trả lời vấn Đáp - Đtqt - k51e

48
Đầu tư quốc tế - Trli vấn đáp K51E Be Enthusiastic Người Thun Hi ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VĐẦU TƢ QUỐC TCâu 1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tƣ Đầu tƣ là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định, nhằm thu lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội. Các đặc điểm của đầu tư: 3 đặc điểm: - Có vốn đầu tư: Tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, đất đai,…), tài sản vô hình (bằng phát minh, sáng chế,…), và tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu, trái phiếu,…). - Tính sinh lời: lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội. - Tính mạo hiểm, rủi ro: Do + Nguyên nhân khách quan (tình hình chính trị khu vực,…) + Nguyên nhân chủ quan (khả năng quản lí doanh nghiệp,…) Dẫn đến: Có thể kết quả đầu tư không như dự kiến, lợi nhuận hoặc lợi ích KTXH thấp, thậm chí bị thua lỗ. Câu 2 Đầu tƣ quốc tế là gì? Khái niệm đầu tƣ quốc tế và đầu tƣ nƣớc ngoài có khác nhau không? Đầu tƣ quốc tế việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sáng một nước khác đẻ thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt được hiệu quả xã hội. Hai khái niệm đầu tư quốc tế và đầu tư nước ngoài được dùng để chỉ cùng một hoạt động, nhưng khác tên gọi do khác góc nhìn - Đứng trên góc độ một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ QG này sang QG khác và ngược lại → Đầu tư nước ngoài - Xem xét tất cả hoạt động đầu tư đó trên phương diện tổng thể nền kinh tế thế giới → Đầu tư quốc tế Câu 3 Đầu tƣ quốc tế và xut khẩu tƣ bản khác nhau cơ bản nhƣ thế nào? Xuất khẩu tƣ bản là việc đưa tư bản ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư tạo ra ở nước ngoài. (XKTB là hình thức ban đầu của ĐTQT.) Khác nhau cơ bản: - Phương tiện của xuất khẩu tư bản là tư bản, phương tiện của đầu tư quốc tế gồm tài sản và tiền tệ. - Chủ thể của xuất khẩu tư bản thường là tư nhân hoặc chính phủ các nước tư bản, chủ thể của đầu tư quốc tế là chủ sở hữu vốn như chính phủ, doanh nghiệp - Phạm vi của xuất khẩu tư bản thường bó hẹp trong khuôn khổ giữa các nước chính quốc với các nước thuộc địa, trong khi phạm vi của đầu tư quốc tế là giữa các quốc gia với nhau. - Đặc trưng của xuất khẩu tư bản mang tính bóc lột, bất bình đẳng (chỉ mang lại lợi ích cho chính quốc), còn đầu tư quốc tế mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho các bên.

Upload: tran-huu-dao

Post on 16-Jan-2016

83 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

van dap dau tu

TRANSCRIPT

Page 1: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ QUỐC TẾ

Câu

1

Khái niệm và đặc điểm của đầu tƣ

Đầu tƣ là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định, nhằm thu lợi

nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội.

Các đặc điểm của đầu tư: 3 đặc điểm:

- Có vốn đầu tư: Tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, đất đai,…), tài sản

vô hình (bằng phát minh, sáng chế,…), và tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu,

trái phiếu,…).

- Tính sinh lời: lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội.

- Tính mạo hiểm, rủi ro: Do

+ Nguyên nhân khách quan (tình hình chính trị khu vực,…)

+ Nguyên nhân chủ quan (khả năng quản lí doanh nghiệp,…)

Dẫn đến: Có thể kết quả đầu tư không như dự kiến, lợi nhuận hoặc lợi

ích KTXH thấp, thậm chí bị thua lỗ.

Câu

2

Đầu tƣ quốc tế là gì? Khái niệm đầu tƣ quốc tế và đầu tƣ nƣớc ngoài có

khác nhau không?

Đầu tƣ quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá

nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sáng một nước khác

đẻ thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác

nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt được hiệu quả xã hội.

Hai khái niệm đầu tư quốc tế và đầu tư nước ngoài được dùng để chỉ cùng

một hoạt động, nhưng khác tên gọi do khác góc nhìn - Đứng trên góc độ một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ QG này

sang QG khác và ngược lại → Đầu tư nước ngoài

- Xem xét tất cả hoạt động đầu tư đó trên phương diện tổng thể nền kinh tế

thế giới → Đầu tư quốc tế

Câu

3

Đầu tƣ quốc tế và xuất khẩu tƣ bản khác nhau cơ bản nhƣ thế nào?

Xuất khẩu tƣ bản là việc đưa tư bản ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt giá

trị thặng dư tạo ra ở nước ngoài. (XKTB là hình thức ban đầu của ĐTQT.)

Khác nhau cơ bản:

- Phương tiện của xuất khẩu tư bản là tư bản, phương tiện của đầu tư quốc tế

gồm tài sản và tiền tệ.

- Chủ thể của xuất khẩu tư bản thường là tư nhân hoặc chính phủ các nước

tư bản, chủ thể của đầu tư quốc tế là chủ sở hữu vốn như chính phủ, doanh

nghiệp

- Phạm vi của xuất khẩu tư bản thường bó hẹp trong khuôn khổ giữa các

nước chính quốc với các nước thuộc địa, trong khi phạm vi của đầu tư

quốc tế là giữa các quốc gia với nhau.

- Đặc trưng của xuất khẩu tư bản mang tính bóc lột, bất bình đẳng (chỉ

mang lại lợi ích cho chính quốc), còn đầu tư quốc tế mang lại lợi ích kinh

tế xã hội cho các bên.

Page 2: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 2

Câu

4

Phân loại đầu tƣ quốc tế theo chủ đầu tƣ?

Đầu tư tư nhân quốc tế gồm:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là hình thức đầu tư quốc tế trong đó

chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư

cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia

kiểm soát dự án đó.

- Đầu tư chứng khoán nước ngoài (FPI): Là hình thức đầu tư quốc tế, trong

đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, tổ chức

phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lại lợi

nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát

hành chứng khoán.

- Tín dụng quốc tế (International loans): Là hình thức đầu tư quốc tế, trong

đó chủ đầu tư ở một nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước vay

vốn trong một khoảng thời gian nhất định.

Đầu tư phi tư nhân quốc tế:

- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): ODA là khoản viện trợ không hoàn

lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ

chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức thuộc

hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước

đang và chậm phát triển.

- Hỗ trợ chính thức (OA): OA có các đặc điểm gần giống ODA. Điểm khác

nhau là đối tượng tiếp nhận đầu tư. Ngoài các quốc gia đang và chậm phát

triển như ODA, OA còn có thể dành cho các quốc gia có nền kinh tế

chuyển đổi

Câu

5

Các giả định và kết luận của mô hình MacDougall – Kemp

Các giả định của mô hình MacDougall – Kemp (Học thuyết về sản lượng

cận biên của vốn):

- Thế giới chỉ bao gồm 2 QG: nước đi đầu tư (nước cho vay) và nước tiếp

nhận đầu tư (nước đi vay).

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin thị trường hoàn hảo.

- Trước khi có sự di chuyển vốn giữa các quốc gia, lợi nhuận cận biên/sản

lượng cận biên của vốn ở nước đi đầu tư thấp hơn lợi nhuận cận biên/sản

lượng cân biên ở nước tiếp nhận đầu tư. (quan trọng)

- Không có hạn chế về đầu tư, vốn được dịch chuyển hoàn toàn tự do.

- Các quốc gia sản xuất cùng một loại sản phẩm.

Kết luận của mô hình:

- Tổng sản lượng trên thế giới tăng.

- Thu nhập của người lao động ở 2 quốc gia thay đổi: tăng một cách tương

đối ở cả 2 quốc gia

- Về phúc lợi xã hội:

Page 3: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 3

+ Người lao động ở nước chủ đầu tư giảm

+ Người lao động ở nước nhận đầu tư tăng.

Câu

6

Các giai đoạn trong Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm của

Raymon Vernon? FDI xuất hiện ở giai đoạn nào?

Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm của Raymon Vernon chia thành 3

giai đoạn:

- Sản phẩm mới xuất hiện: Cần thông tin phản hồi nhanh, và được sản xuất

và bán ở trong nước phát minh (xuất khẩu không đáng kể sang các nước

phát triển khác) với qui mô nhỏ, giá cao.

- Sản phẩm chín muồi: Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng

mạnh, các đối thủ cạnh tranh xuất hiện (nước ngoài), FDI xuất hiện, giá

giảm so với GĐ 1.

- Sản phẩm và quy trình được tiêu chuẩn hóa: Thị trường ổn định, hàng hóa

trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng

nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận và giảm giá để cạnh tranh, FDI tiếp tục

phát triển. Nước phát minh không còn sản xuất mà chuyển sang nước

ngoài (nước nhận đầu tư) rồi nhập khẩu lại, giá giảm so với GĐ 1.

Như vậy, FDI xuất hiện ở giai đoạn 2 – giai đoạn chín muồi của sản

phẩm do nhu cầu trong nước và xuất khẩu tăng, lại có thêm đối thủ cạnh

tranh, nên cần đầu tư FDI ra nước ngoài để cắt giảm chi phí (tìm nguồn

nhân công, nguyên liệu,… giá rẻ)

Câu

7

Các lợi thế trong mô hình OLI của Dunning? Theo Dunning, các nhà đầu

tƣ chỉ nên đầu tƣ ra nƣớc ngoài khi nào?

Lợi thế về quyền sở hữu (Ownership advantages) – còn gọi là Lợi thế

riêng của doanh nghiệp (Firm specific advantages – FSA): DN sở hữu một

hoặc một số lợi thế cạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế về quyền sở hữu hoặc

lợi thế riêng của doanh nghiệp. Ví dụ: tài sản trí tuệ, thương hiệu, kinh

nghiệm quản lý; lợi thế theo quy mô; khả năng nhận biết các cơ hội

M&A;…

Lợi thế nội bộ hóa (Internalization advantages): FDI được sử dụng

nhằm thay thế các giao dịch trên thị trường bằng các giao dịch nội bộ khi

các nhà đầu tư thấy các giao dịch nội bộ sẽ ít tốn kém, an toàn, và khả thi

hơn các giao dịch trên thị trường bên ngoài.

Lợi thế địa điểm (Location advantages) – còn gọi là Lợi thế riêng của

nước nhận đầu tư (Country specific advantages – CSA), gồm:

- Lợi thế kinh tế: số lượng và chất lượng các YTSX, CPSX và năng xuất

- Lợi thế văn hóa xã hội: khác biệt văn hóa giữa nước chủ đầu tư và nước

tiếp nhận đầu tư

- Lợi thế chính trị: tính ổn định về chính trị, chính sách và luật pháp về thu

hút vốn FDI của nước tiếp nhận đầu tư…

Page 4: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 4

Như vậy, các nhà đầu tư nên đầu tư ra nước ngoài khi thỏa mãn đủ 3 lợi

thế trong mô hình OLI.

Page 5: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 5

CHƢƠNG II: CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƢ QUỐC TẾ

Câu

8

Khái niệm và đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế trong đó

chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lơn vốn đầu tư

cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia

kiểm soát dự án đó.

Đặc điểm:

- Ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận.

- Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn

pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước để

giảnh quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát DN nhận đầu tư (Luật đầu

tư nước ngoài Việt Nam: không dưới 30% vốn pháp định, trừ những

trường hợp do CP quy định).

- FDI thường đi kèm chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư.

- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh và tự chịu trách

nhiệm về lỗ lãi.

Câu

9

Khái niệm và đặc điểm của đầu tƣ chứng khoán nƣớc ngoài

Đầu tƣ chứng khoán nƣớc ngoài (FPI) là hình thức đầu tư quốc tế trong

đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của

các công ty, tổ chứng phát hành ở một nước khác với một mức khống chế

nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối

với tổ chức phát hành CK.

Đặc điểm:

- Phạm vi đầu tư có giới hạn trong số các hàng hóa được lưu thông trên thị

trường chứng khoán của nước nhận đầu tư.

- Số lượng chứng khoán mà công ty nước ngoài mua được có thể bị khống

chế ở mức nhất định tùy từng loại chứng khoán và tùy theo từng nước.

- Thu nhập của chủ đầu tư cố định hay không cố định phụ thuộc vào tùy

loại chứng khoán đầu tư.

- Chủ đầu tư chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm quyền kiểm soát hoạt

động của tổ chức phát hành chứng khoán.

- FPI không được tiến hành với kì vọng về một khoản lợi nhuận tương lai

dưới dạng cổ tức hoặc phần chênh lệch giá.

- Các nhà đầu tư chứng khoán thường là các tổ chức tài chính, các nhà đầu

tư cá nhân.

Câu

10

Khái niệm và đặc điểm của tín dụng quốc tế (vay thƣơng mại nƣớc ngoài)

Tín dụng quốc tế (International loans) là hình thức đầu tư quốc tế trong

đó chủ đầu tư ở một nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước khác

vay vốn và kiếm lời thông qua khoản lãi suất tiền vay trong một khoảng

thời gian nhất định.

Đặc điểm:

Page 6: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 6

- Nguồn tín dụng do bên cho vay tự tạo bằng vốn tự có hoặc bằng vốn huy

động trên thị trường vốn trong nước hay quốc tế.

- Đồng tiền cho vay có thể là đồng tiền của nước chủ đầu tư, hoặc ngoại tệ

có khả năng chuyển đổi.

- Thời hạn tín dụng là một yếu tố quan trọng để xác định giá cả mỗi khoản

tín dụng.

- Lãi suất là yếu tố chính cấu thành giá cả khoản tín dụng và cũng là yếu tố

quan trọng để xác định hiệc quả của khoản tín dụng đối với 2 bên → Dựa

vào lãi suất liên ngân hàng tại London (London Interbank Offered Rate –

LIBOR), trung bình khoảng 0.55%.

- Phí suất tín dụng (tỷ lệ phần trăm tính theo năm của quan hệ so sánh giữa

tổng số chi phí vay thực tế và tổng số tiền vay thực tế) là một yếu tố quan

trọng trong quan hệ tín dụng (để tính lỗ lãi khi vay).

- Bên cho vay thường yêu cầu các khoản vay phải được bảo đảm bởi các cơ

quan tài chính hoặc ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường trong nước và

quốc tế.

- Quan hệ giữa chủ đầu tư và đối tượng nhận đầu tư là quan hệ vay nợ.

- Chủ đầu tư không tham gia vào quản lí hoạt động doanh nghiệp tiếp nhận

vốn, nhưng trước khi cho vay đều xem xét tính khả thi của dự án đầu tư

(tính NPV), có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm

rủi ro.

- Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất ngân hàng theo thỏa thuận giữa 2 bên

và ghi trong hợp đồng vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp (đối tượng nhận đầu tư).

Câu

11

Khái niệm và đặc điểm cuả ODA? OA khác ODA chỗ nào?

ODA: Official Development Assistance: Hỗ trợ và phát triển chính

thức. Vốn ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại

hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ

chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc

(UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát

triển

Như vậy ODA

- Bao gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi ( có

yếu tố viện trợ/ yếu tố cho không chiếm ít nhất 25%)

- Do: cơ quan chính thức của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế

cung cấp.

- Mục đích: hỗ trợ công cuộc phát triển KT-XH của nước nhận viện trợ.

Đặc điểm:

- Vốn ODA mang tính ưu đãi

- Vốn ODA có tính ràng buộc

- Nguồn vốn ODA chứa đựng cả lợi ích của nước viện trợ

Page 7: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 7

- ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ

ODA khác OA chỗ nào?

OA: Official Assistance : Hỗ trợ chính thức, có những đặc điểm giống

ODA. Điểm khác nhau là đối tƣợng tiếp nhận đầu tƣ:

OA: các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (các nước có chế độ tập

trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường)

ODA: các nước đang và kém phát triển

Câu

12

Nêu những điều kiện để các nƣớc đang và chậm phát triển có thể nhận

đƣợc ODA?

2 điều kiện

Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu ngƣời thấp: nước có GDP bình

quân đầu người càng thấp thì:

- Tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn

- Khả năng vay với lãi suất thấp càng lớn

- Thời hạn ưu đãi càng lớn

Khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định qua ngưỡng đói nghèo

thì sự ưu đãi này sẽ giảm.

Mục tiêu sử dụng vốn ODA của nƣớc nhận phải phù hợp với chính

sách ƣu tiên cấp ODA của nhà tài trợ

- Mục tiêu và yêu cầu của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể, tuy nhiên, ngày

càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về một số

vấn đề:

+ Tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế.

+ Xóa đói giảm nghèo.

+ Bảo vệ môi trường.

+ Hỗ trợ khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng.

- Lợi cho cả hai bên

+ Bên nhận: được nhận vốn

+ Bên đầu tư: phát triển phù hợp cho các công ty, ng dân của nước cấp tại

nước nhận.

- Vd: Giai đoạn 1995- 2000:

+ Nhật Bản: ưu tiên cấp ODA cho lĩnh vực hạ tầng kinh tế và dịch vụ

+ Mỹ: tăng trưởng kinh tế, ổn định dân số và môi trường

+ Pháp: phát triển đô thị, giao thông vận tải

Câu

13

Tính ƣu đãi của ODA thể hiện qua những yếu tố nào? Các khoản viện trợ

không hoàn lại có thành tố ƣu đãi là bao nhiêu?

Tính ƣu đãi của ODA:

- Lãi suất cho vay thấp/ không lãi suất ( 1-2% tùy vào dự án)

- Thời gian trả nợ dài (hoàn trả vốn) , kèm thời hạn ân hạn ( chỉ trả lãi, chưa

trả nợ gốc)

Page 8: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 8

- Có thành tố viện trợ không hoàn lại ( đây là điểm phân biệt giữa viện trợ

và cho vay thương mại)

Ví dụ:

- Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan

Bank forInternational Cooperation - JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm

và thời gian ân hạn là 10 năm.

- Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho Việt Nam vay 55 triệu USD năm

2004 để "phát triển giáo dục trung học cơ sở", với thời gian trả nợ là 32

năm, 8 năm ân hạn, lãi suất 1%/ năm trong thời gian ân hạn và 1,5%/ năm

trong thời gian sau đó.

Vốn ODA phải có thành tố ƣu đãi ≥ 25 %.

GE ≥ 25% (Grant Element)

GE = ( MG vay – KTTT ) / MG vay × 100%

- MG vay: mệnh giá vay

- KTTT: khoản tiền thanh toán ( giá trị hiện tại )

Câu

14

So sánh điểm giống nhau và khác nhau của FDI và FPI?

Giống nhau:

- Đều là hình thức đầu tư tư nhân quốc tế.

- Mục đích thu lại lợi nhuận.

- Đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật đầu tư.

- Đều chịu những rủi ro chính trị và tỷ giá hối đoái.

Khác nhau

FDI- Đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài

FPI- Đầu tƣ chứng khoán nƣớc

ngoài

Hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Nhà đầu

tƣ Các nhà đầu tư trực tiếp thường là

các nhà sx hàng hóa hoặc dịch vụ

Các nhà đầu tư chứng khoán thường

là các tổ chức tài chính, các nhà đầu

tư tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân

Quyền

kiểm soát

Nắm quyền quản lý, kiểm soát

trực tiếp

Chỉ nắm giữ chứng khoán, không

nắm quyền kiểm soát hoạt động của

tổ chức phát hành chứng khoán.

Quyền sở hữu và quyền sử dụng

vốn gắn liền với nhà đầu tư

Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn

tách rời nhau

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư,

sản xuất kinh doanh và tự chịu

trách nhiệm về lỗ, lãi

Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có toàn

quyền chủ động trong kinh doanh

Phƣơng

tiện đầu

Các chủ đầu tư nước ngoài phải

đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu

trong vốn pháp định

Số lượng chứng khoán được mua có

thể bị khống chế ở mức độ nhất định

tùy theo từng nước; thường là < 10%

Mức rủi Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư Ít rủi ro

Page 9: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 9

ro

Lợi

nhuận

Thu được theo lợi nhuận của công

ty và được phân chia theo tỷ lệ

góp vốn

Thu được chia theo cổ tức hoặc việc

bán chứng khoán thu chênh lệch

Mục đích Lợi nhuận, giành quyền kiểm soát

hoặc giành ảnh hưởng đáng kể

trong quản lý doanh nghiệp được

đầu tư

Lợi nhuận, chỉ kỳ vọng về một

khoảng lợi nhuận tương lai dưới

dạng cổ tức, trái tức hoặc phần

chênh lệch giá

Kèm theo

chuyển

giao

KHCN

Có Không

Tính hiệu

quả

Cao Thấp

Câu

15

So sánh FDI và ODA

Giống nhau:

- Đều là hình thức đầu tư quốc tế.

- Đều chịu rủi ro về tỉ giá hối đoái và các rủi ro chính trị, kinh tế - xã hội từ

nước tiếp nhận đầu tư.

Khác nhau:

FDI ODA

Hình thức Đầu tư trực tiếp

Đầu tư gián tiếp dưới hình thức hỗ

trợ phát triển

Mục tiêu Lợi nhuận

Lợi ích kinh tế - xã hội (thu hút đầu

tư trực tiếp)

Chủ đầu

tƣ Công ty tư nhân hoặc cá nhân

Chính phủ, Liên chính phủ, các tổ

chức của Liên hợp quốc

Nhận đầu

tƣ Tất cả các nước trên thế giới

Chỉ những nước đang và kém phát

triển

Gánh

nặng nợ

nần

Không Có nếu không sử dụng vốn đúng

cách

Tính rang

buộc ở

nƣớc chủ

đầu tƣ

Không vì được dựa trên sự tự do

đầu tư Có do các điều kiện của chủ đầu tư

Tính ƣu

đãi Ít

Cao, thời hạn cho vay và ân hạn dài,

lãi suất thấp

Hình thức

tồn tại

Thường đi kèm với chuyển giao

CN, KH-KT

Tồn tại dưới các dòng vốn hỗ trợ

(viện trợ không hoàn lại hoặc cho

Page 10: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 10

vay ưu đãi)

Trách

nhiệm Chủ đầu tư tự đưa ra các quyết

định sản xuất, kinh doanh

Nước tiếp nhận đầu tư tự quản lý

nguồn vốn đã tiếp nhận sao cho có

hiệu quả nhất

Câu

16

Nêu, phân tích và cho ví dụ về 3 tác động tích cực của FDI đối với nƣớc

chủ đầu tƣ

Bành trƣớng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín trên trƣờng quốc tế

- Có thể can thiệp vào các chính sách và các quyết định của nước tiếp nhận

đầu tư.

- Tăng vị thế của quốc gia trong các chính sách của thế giới về cả kinh tế lẫn

chính trị.

- Ví dụ: Trung Quốc đầu tư trên 400 dự án tại Cambodia từ 1994 đến nay

với tổng giá trị trên 10 tỷ USD đã giúp nước này chi phối Cambodia trong

các quyết sách chính trị kinh tế trên Biển Đông

Đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực

cạnh tranh

- Đối với các nước phát triển thì FDI góp phần bổ sung và hoàn thiện công

nghệ vốn có của mình, còn đối với các nước đang phát triển trình độ công

nghệ lạc hậu, thấp kém thì FDI được coi là phương tiện hữu hiệu để nhập

công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài vào bằng các con đường khác

nhau. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công

nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.

- Ví dụ: trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt Nam, hầu hết công

nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao công nghệ từ nước

ngoài

Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, giải quyết tình trạng lão hóa

sản phẩm

- FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa.

- Bằng sự chuyển giao công nghệ và lĩnh vực sản xuất đã mất sức cạnh tranh

ở chính quốc nhưng còn mới và khá hiện đại đối với nước tiếp nhận đầu

tư, FDI góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế nước tiếp nhận đầu tư theo

hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và quốc tế hóa. Ở những nền KT

mới công nghiệp hóa, đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tập trung vào

lĩnh vực chế tạo.

- Ví dụ: ở Thái Lan năm 1988 FDI vào nông nghiệp, khai thác mỏ, thăm dò

dầu khí chiếm 12,2% còn gần 90% tập trung vào công nghiệp. Điều này

giải thích tại sao FDI đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình

sản xuất xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tại Thái Lan.

Câu Nêu, phân tích và cho ví dụ về 3 tác động tiêu cực của FDI đối với nƣớc

Page 11: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 11

17 chủ đầu tƣ

Nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nƣớc đầu tƣ.

- Các nhà đầu tư tư bản đầu tư ra nước ngoài nhằm sử dụng lao động không

lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển, cho nên nó làm tăng thất

nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề ở nước đầu tư. Thêm vào

đó nước chủ nhà lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc

nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư càng làm cho nguy cơ thất nghiệp

thêm trầm trọng.

- Ví dụ: Sau hơn 2 thập kỷ đầu tư mạnh vào Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ

bắt đầu thắt chặt các khoản vốn vay tín dụng để đầu tư ra nước ngoài của

các công ty, tập đoàn lớn như Microsoft, Ford,… và hiện tại Trung Quốc

cũng đang là nước dự trữ nguồn USD lớn nhất của Hoa Kỳ.

Việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán quốc tế

của nƣớc đầu tƣ.

- Do việc chuyển một phần lợi nhuận về nước nên có ảnh hưởng tích cực, do

lưu động vốn ra bên ngoài nên có ảnh hưởng tiêu cực, tạm thời. Trong năm

có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng lên và gây

ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán. Vì vậy nó khiến cho một

số ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ.

- Ví dụ: trong năm 2011, mức thâm hụt cán cân thanh toán của Hoa Kỳ là

3,1% GDP (một mức khá cao so với những năm trước đây ở Hoa Kỳ)

Chủ đầu tƣ có thể gặp rủi ro lớn trong quản lí vốn và công nghệ

- Nếu không nắm vững và xử lý tốt các thông tin thị trường và luật pháp của

nước sở tại, thì chủ đầu tư có thể gặp rủi ro trong quá trình đầu tư với mức

độ lớn.

- Ví dụ: Sự mất giá của đồng USD trong vài năm trở lại đây là do các Công

ty, tập đoàn lớn ở Hoa Kỳ đã đầu tư ra nước ngoài với một lượng vốn khá

lớn.

Câu

18

Nêu, phân tích và cho ví dụ về 3 tác động tích cực của FDI đối với nƣớc

nhận đầu tƣ?

Có đƣợc các công nghệ phù hợp, đẩy nhanh quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nƣớc

- Thu hút FDI sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu CN và bí quyết quản lý

kinh doanh đã được tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những

khoản chi phí lớn từ những quốc gia khác hoặc từ những công ty đa QG.

- Với các nước phát triển, đầu tư quốc tế là phương tiện để nâng cao trình độ

công nghệ của quốc gia, tiếp cận công nghệ tiên tiến và tri thức quản lý sẵn

có trên thế giới, đồng thời tiết kiệm được chi phí nghiên cứu, thúc đẩy tốc

độ phát triển kinh tế.

- Ví dụ:

Page 12: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 12

+ Công ty Lenovo (Trung Quốc) mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay

của công ty IBM (Mỹ) là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ

sản xuất máy tính ưu việt của IBM.

+ Công ty TCL (Trung Quốc) sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-

Thompson Electroincs.

FDI giúp tăng trƣởng GDP và tăng ngân sách nhà nƣớc

- Mở rộng các nguồn thu thuế và trở thành nguồn thu ngân sách quan trọng

của chính phủ và địa phương ở các nước nhận đầu tư.

- Ví dụ: Ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50%

số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.

- Nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân vì FDI tạo các việc

làm mới, tạo nguồn thu ngoại tệ.

- So với các nước phát triển thì tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đang

phát triển cao hơn rất nhiều nhờ vốn đầu tư nước ngoài: từ năm 2000-2009

GDP Trung Quốc tăng 77%, Việt Nam tăng 62%.

Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên

thị trƣờng thế giới

- Nhờ vốn FDI và chuyển giao KHCN, sản phẩm mới có khả năng cạnh

tranh cao hơn và có thể vươn tầm ra thị trường quốc tế.

- Ví dụ: các nước Mỹ Latin áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất

khẩu vào những năm 90 thế kỷ XX giá trị xuất khẩu tăng liên tục với

tốc độ ổn định

Câu

19

Nêu, phân tích và cho ví dụ về 3 tác động tiêu cực của FDI đối với nƣớc

nhận đầu tƣ?

Tiếp thu công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng

- Hơn 70% thiết bị của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tư bản

phát triển là CN lạc hậu.

- Do lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra và định giá chính xác những

máy móc được chuyển giao nên các nước ASEAN gặp khó khăn trong việc

tính tỷ lệ góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh và chịu nhiều thiệt

thòi.

- Ngoài ra, công nghệ lạc hậu còn gây thiệt hại đến môi trường sinh thái của

nước tiếp nhận, biến các nước này thành bãi rác thải công nghệ.

- Ví dụ: 70% công nghệ được các nước Mỹ Latin trong những năm 90 của

thế kỷ XX là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ảnh hƣởng đến doanh thu thuế do hoạt động chuyển giá:

- Thường nảy sinh giữa các doanh nghiệp có mối liên kết, gây ra sự cạnh

tranh không công bằng cho các doanh nghiệp khác và làm giảm nguồn thu

thuế của Nhà Nước. nguy cơ tạo ra các Doanh nghiệp độc quyền mang

vốn đầu tư nước ngoài.

Page 13: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 13

- Ví dụ: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty mẹ tại Nhật và công

ty con tại Việt Nam lần lượt là 35% và 28%. Khi giao dịch với công ty

con, công ty mẹ sẽ tính giá hàng hoá thấp hơn giá thực tế. Doanh thu và lợi

nhuận thu từ giao dịch này sẽ thấp và thuế thu nhập phải nộp của công ty

mẹ sẽ ít hơn so với mức giá thực. Ngược lại, công ty con sẽ có chí phí đầu

vào thấp, phần lợi nhuận và thu nhập chịu thuế tăng lên. Tuy nhiên, phần

thu nhập này cũng phải chịu mức thuế 28%, thấp hơn so với mức 35% tại

Nhật Bản. Khi hợp nhất báo cáo giữ công ty mẹ và công ty con, tổng lợi

nhuận thu về sẽ lớn hơn so với giao dịch bằng mức giá thực tế.

Có thể tạo sự thâm hụt về cán cân thanh toán

- Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu do chỉ nhập nguyên liệu sản xuất và tiêu

thụ tại thị trường trong nước đang là tình trạng ở nhiều quốc gia đang phát

triển.

- Ví dụ: ở Việt Nam, các sản phẩm điện tử của SAMSUNG, LG hầu hết

được lắp ráp và tiêu thụ tại Việt Nam.

Câu

20

Tại sao nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giữ vai trò quan trọng

trong số các nguồn vốn nƣớc ngoài vào các nƣớc đang phát triển? Liên hệ

Việt Nam

Nguyên nhân:

- FDI là nguồn vốn dài hạn (công nghệ, đất đai, nhà xưởng,…) nên ít có khả

năng gây sốc cho nền kinh tế so với đầu tư thông qua chứng khoán (vì đầu

tư chứng khoán có tính thanh khoản không cao thường là mầm mống của

các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu).

- FDI chủ yếu là vốn đầu tư của tư nhân nên các chủ đầu tư tự quản lý đầu

tư, sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm về các khoản lỗ lãi nên

thường đạt hiệu quả cao hơn, không để lại gánh nặng nợ nần cho các nước

nhận đầu tư.

- FDI thường đi kèm với chuyển giao công nghệ, điều mà các nước đang

phát triển thiếu và rất cần để phát triển kinh tế.

- FDI sẽ là nguyên nhân giúp kích thích sự cạnh tranh và không ngừng thay

đổi của các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời cũng thúc đẩy Nhà nước

tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn (đường xá, cầu cống, đất nền, quy hoạch

công nghiệp, dịch vụ,…).

- Doanh nghiệp FDI liên kết với các doanh nghiệp trong nước một cách

chặt chẽ hơn thông qua việc cung cấp nguyên vật liệu, gia công đầu tư….

Liên hệ với Việt Nam: Sau 25 năm mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư trực

tiếp từ nước ngoài (FDI), nguồn vốn này đã tác động tích cực đến phát

triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Bình quân hằng năm, các DN FDI đóng góp

khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu...Tính đến tháng 6-2013, Việt Nam

có 15.067 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỷ

Page 14: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 14

USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỷ USD, chiếm khoảng 48,6%.

- Tăng trưởng vốn đầu tư: năm 2013, lượng vốn đăng ký lên tới 22,3 tỷ

USD; Vốn giải ngân tăng lên 11,5 tỷ USD. Xu thế này tiếp tục được thể

hiện qua kết quả 6 tháng đầu năm 2014,

- Đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và các cân đối vĩ mô: 58,4% vốn FDI

tập trung vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và tạo ra gần 45% giá trị

sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ

lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử,

công nghệ thông tin, thép, xi-măng…

- Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động: hoạt động FDI đã

lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế; phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao, tạo việc làm (hiện có trên 2 triệu lao động trực tiếp, từ 3

đến 4 triệu lao động gián tiếp liên quan đến các doanh nghiệp (DN) FDI)...

khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách

DN nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần tăng cường mối

quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển quan hệ hữu nghị với nhiều quốc

gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thế giới.

- Góp phần chuyển giao công nghệ: chuyển giao công nghệ trong khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 90% trong số 200 HĐ chuyển giao công

nghệ đến năm 2002 ở Việt Nam thúc đẩy khoa học thực tiễn trong

SXKD đi lên.

- Tạo tiền đề cho nhiều hiệp định quan trọng được ký kết: hoạt động thu hút

FDI đã góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi để Việt

Nam gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương

mại với Hoa Kỳ, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư với 62 quốc

gia/vùng lãnh thổ và Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản và

nhiều quốc gia; đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất

toàn cầu..

- Làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu: trong khu vực FDI, năm 1995 đóng

góp vào tổng kim ngạch XNK là 27% thì đến giai đoạn 2006-2010 chiếm

bình quân 55% tổng kim ngạch.

Câu

21

Nêu những xu thế vận động của FDI trên thế giới những năm gần đây?

FDI biến động qua các năm

- 1990 – 2000: tăng trưởng mạnh.

- 2001 – 2003: giảm (khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ, dịch bệnh).

- 2004 – 2007: tăng mạnh.

- 2008 – 2010: suy giảm tương đối (do cuộc khủng hoảng tài chính)

- 2011 – 2013: dần dần tăng trở lại và có xu hướng tăng trong tương lai (Dự

đoán của UNCTAD: 2014 – 2016: tăng khoảng 52%)

Page 15: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 15

FDI phân bố không đồng đều giữa các nƣớc trên thế giới cả về dòng

vốn ra và vốn vào

- FDI vào

+ Trước 2012: tập trung ở nước phát triển

+ Sau 2012: tập trung ở các nước đang phát triển

- FDI ra: Tập trung ở các nước công nghiệp phát triển (2013: 61% tổng FDI

ra)

- Giữa các nước đang phát triển, FDI phân bố không đồng đều, chủ yếu tập

trung vào một số ít nước (2/3 FDI vào các nước đang phát triển tập trung

vào 10 nước trong đó có 7 nước Châu Á, 3 nước châu Mỹ, 1/3 FDI còn lại

chia sẻ cho hơn 100 nước). 2013 APEC chiếm ½ FDI vào của toàn thế

giới, Trung Quốc dẫn đầu về thu hút FDI.

FDI chủ yếu bị chi phối bởi các công ty xuyên quốc gia TNCs

- Trên thế giới năm 2008, có khoảng 82 000 TNCs với hơn 810 000 chi

nhánh .

- Chiếm 25% tổng giá trị sản xuất toàn cầu, 90% FDI toàn thế giới do TNCs

tạo ra.

- Ngày càng nhiều hịệp định đầu tư được ký kết → Xu hướng tự do hoá đầu

tư diễn ra mạnh mẽ.

- Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng các chủ đầu tư.

FDI chủ yếu đƣợc thực hiện dƣới hình thức đầu tƣ mới (2004 – 2013)

- Cuối 1960: FDI chủ yếu dưới hình thức chi nhánh

- Nửa đầu những năm 70 – 80: M&A phổ biến

- Ngày nay: Chủ yếu là hình thức đầu tư mới (2013: 672 tỉ USD)

Có sự thay đổi sâu sắc về lĩnh vực đầu tƣ

- Những năm 80: Chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất

- Hiện nay: Tập trung vào ngành dịch vụ

Câu

22

Nêu những xu hƣớng mới của dòng ODA trên thế giới?

Phân phối ODA theo các nước nhận tài trợ không đồng đều và

mất cân đối trầm trọng theo khu vực lãnh thổ: Tập trung chủ yếu ở

châu Phi (2012: hơn 51 tỉ USD) và châu Á (2012: gần 34 tỉ USD), châu

Mỹ, châu Âu và châu Úc chỉ chiếm khoảng 19% tổng ODA thế giới

(2012).

ODA tập trung nhiều vào các lĩnh vực: giáo dục, y tế và dân số, bảo vệ

môi trường sinh thái.

Ngày càng thêm nhiều cam kết quan trọng trong quan hệ hỗ trợ phát

triển chính thức: Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs - Millennium

Development Goals, target date of 2015)

- Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng và thiếu ăn;

- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;

Page 16: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 16

- Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ

- Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;

- Cải thiện sức khỏe bà mẹ;

- Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác;

- Đảm bảo sự bền vững của môi trường;

- Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển.

Vấn đề “Phụ nữ trong phát triển” thường xuyên được đề cập tới trong

chính sách ODA của nhiều nhà tài trợ.

Mục tiêu và yêu cầu của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể, tuy nhiên,

ngày càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về một

số mục tiêu:

- Tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế.

- Xoá đói giảm nghèo.

- Bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ khai thác tiềm năng sẵn có và sử dụng chúng một cách có hiệu quả

Nguồn vốn ODA có xu hướng tăng: các nước cung cấp viện trợ dành

0,7% GNP cho viện trợ (1969), hiện nay dựa vào GNI: Tuy nhiên, năm

2013, chỉ có 5 nước DAC đạt mục tiêu (Na Uy, Thụy Điển, Luxembourg,

Đan Mạch và Anh)

Cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn ODA

đang tăng lên

Câu

23

Phân biệt ODA song phƣơng và ODA đa phƣơng? Cho ví dụ cụ thể?

ODA song phƣơng:

- Là ODA của một quốc gia khác tài trợ trực tiếp cho một quốc gia khác.

Chủ yếu do các nước là thành viên của DAC cung cấp.

- Ví dụ : Chính phủ Nhật Bản , Pháp và Hàn Quốc là 3 nguồn ODA song

phương lớn của Việt Nam.

ODA đa phƣơng:

- Là ODA của nhiều quốc gia tài trợ cho một quốc gia khác,

- Ví dụ:

+ Các tổ chức thuộc hệ thống LHQ: Quỹ nhi đồng LHQ, Quỹ dân số LHQ,

Tổ chức y tế thế giới,…

+ Các tổ chức tài chính quốc tế: IMF, WB (nhà tài trợ đa phương lớn nhất

của Việt Nam), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)/châu Phi, Quỹ viện

trợ của các tổ chức OPEC, …

+ Các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Câu

24

Phân loại ODA theo tính chất tài trợ, mục đích, điều kiện và nhà cung

cấp?

Theo tính chất tài trợ

- Viện trợ không hoàn lại: Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận

Page 17: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 17

không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo

sự thoả thuận trước giữa các bên. Viện trợ không hoàn lại thường được

thực hiện dưới các dạng:

+ Hỗ trợ kỹ thuật.

+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.

- Viện trợ có hoàn lại:Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ

theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian

trả nợ thích hợp. những điều kiện ưu đãi thường là:

+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).

+ Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)

+ Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)

- ODA cho vay hỗn hợp: Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không

hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức

Hợp tác kinh tế và phát triển.

Theo mục đích

- Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế xã hội môi trường, thường là những khoản vay ưu đãi

- Hỗ trợ kĩ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công

nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền

đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực, thường là viện trợ không

hoàn lại.

Theo điền kiện

- ODA không ràng buộc: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi

nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng nào

- ODA ràng buộc:

+ Bởi nguồn sử dụng: việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ

bằg nguồn vốn ODA chỉ giới hạn từ một số công ty do nước ngoài tài trợ

sở hữu hay kiểm soát (viện trợ song phương) hoặc từ các cty của các nước

thành viên (viện trợ đa phương)

+ Bởi mục đích sử dụng: chỉ được sd nguồn vốn ODA cho một số mục

đích nhất định hoặc một số dự án cụ thể

- ODA có ràng buộc một phần: một phần chịu, phần còn lại không chịu bất

kì ràng buộc nào

Theo nhà cung cấp

- ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước

kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.

- ODA đa phương: Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF,

WB...) hay tổ chức khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của

một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được

thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát

Page 18: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 18

triển Liên hiệp quốc). Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ

yếu: Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát

triển châu Á (ADB),…

Theo hình thức thực hiện: Các loại vốn ODA nêu trên có thể được thực

hiện dưới hình thức dự án hoặc hình thức phi dự án với các mục tiêu khác

nhau, trong đó:

- Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể.

Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là viện trợ không

hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi. Điều kiện là phải có dự án cụ thể, chi tiết về

các hạng mục sẽ sử dụng ODA.

- Hỗ trợ phi dự án có thể là hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ, hoặc

viện trợ chương trình.

+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển

giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhậpkhẩu (ngoại tệ hoặc

hàng hoá được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ

ngân sách) .

+ Hỗ trợ trả nợ: giúp thanh toán các khoản nợ quốc tế đến hạn

+ Viện trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát

với thời gian nhất định mà không yêu cầu phải xác định ngay một cách cụ

thể, chi tiết nó sẽ được sử dụng như thế nào.

Câu

25

Trình bày vai trò của ODA đối với nƣớc nhận tài trợ?

ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nƣớc

đang và chậm phát triển

- Để phát triển kinh tế, các nước đang và chậm phát triển cần một

khối lượng vốn đầu tư rất lớn

- Do tính chất ưu đãi, ODA thường dành cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh

tế - xã hội như đường, cầu, cảng,… (Philippin 1972 – 1974: 60% ODA

dành cho CSHT, Việt Nam 1993 – 2008: ODA chiếm 12% tổng đầu tư xã

hội, tương đương 24% tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước)

- Thông qua khoản hỗ trợ lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế, ODA

còn là nguồn vốn quan trọng giúp các nước lâm vào tình trạng

khủng hoảng có thể phục hồi giá trị đồng nội tệ.

- Ví dụ:

+ Các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB,...) hỗ trợ hàng

chục tỉ USD cho một số nước trong khu vực Đông Nam Á giai

đoạn 1997-1998.

+ Việt Nam: Vốn ODA tiếp nhận ngày càng tăng (2012: 4116 triệu USD).

Năm 2012, ODA/GNI của Việt Nam là 3,07%, GNI/CAP là 1400 USD.

ODA giúp các nƣớc ngh o tiếp thu những thành tựu khoa học,

công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực

Page 19: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 19

- Hợp tác kỹ thuật

- Huấn luyện, đào tạo

- Cử trực tiếp chuyên gia hỗ trợ dự án

- CC thiết bị kỹ thuật, dây chuyền CN hiện đại

Ví dụ:

+ Dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin sởi tại Việt Nam”

(6/2006).

+ Chương trình học bổng Phát triển nguồn nhân lực (JDS).

+ Chương trình thám hiểm không gian (480 triệu USD)

ODA giúp các nƣớc đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế

- Ở hầu hết các nước châu Phi đang gặp nhiều khó khan về kinh tế do nợ

công và thâm hút cán cân thanh toán .

- Kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng.

Các quốc gia trên có sự phối hợp với WB, IMF và các tổ chức phi chính

phủ khác để tập trung khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng

kinh tế tư nhân.

ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để

mở rộng đầu tƣ phát triển trong nƣớc ở các nƣớc đang và

chậm phát triển

- Cơ sở hạ tầng: CSHT tốt (cầu đường, giao thông vận tải thông suốt,…) sẽ

tạo môi trường kinh doanh tốt, tăng khả năng thu hút vốn FDI.

- Hệ thống ngân hàng: hệ thống thanh toán tốt sẽ tạo điều kiện luân chuyển

vốn tốt, làm cho hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn.

Câu

26

Trình bày vai trò của ODA đối với nhà tài trợ?

Đem lại lợi nhuận cho hàng hoá, dịch vụ và tƣ vấn trong nƣớc

- ODA thường kèm theo các thỏa thuận ngầm hoặc các điều kiện ràng buộc

cũng chính là mưu cầu lợi ích của nahf tài trợ.

- Ví dụ: Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ dành

cho các nước đang phát triển phải được dùng để mua hàng hoá và dịch

vụ của nước mình

Tăng cƣờng lợi ích chính trị của các nƣớc tài trợ

- Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ tài chính, xác định vị

trí và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA.

- Ví dụ: Mỹ “lái” các nước nhận viện trợ chấp nhận một lập trường ngoại

giao nào đó; đồng thời tác động và can thiệp vào sự phát triển trên chính

trường của các nước đang phát triển.

Câu

27

Phân biệt FDI theo phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng. Cho ví dụ. Phân

biệt FDI chiều dọc, chiều ngang và hỗn hợp? Cho ví dụ?

Phân loại theo cách thức xâm nhập thị trƣờng

- Đầu tư mới (Greenfield Investment):

Page 20: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 20

+ Là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn

toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã

tồn tại.

+ Ví dụ : tập đoàn Samsung xây dựng nhà máy sản xuất điện thoạt di động

tại Bắc Ninh, Việt Nam.

- Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A: Cross-border Merger and

Acquisition):

+ Chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập một cơ sởsản xuất kinh

doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư.

+ Ví dụ : công ty UCB SA của Bỉ hoạt động trong lĩnh vực hóa dược và

sản phẩm thực vật mua lại công ty Celltech Group Plc (Anh) nghiên cứu

thương mại vật lý và sinh học với giá 2,7 tỷ USD.

Phân biệt FDI chiều dọc, chiều ngang và hỗn hợp:

- FDI theo chiều dọc (vertical FDI):

+ Là hình thức đầu tư vào các công ty khác nhau trong cùng một dây

chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm khai thác nguyên, nhiên vật

liệu (Backward vertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng hơn

(Forward vertical FDI) thông qua việc mua lại cáckênh phân phối ở nước

nhận đầu tư.

+ Ví dụ: Honda sản xuất chi tiết ở Nhật, đồng thời xây dựng nhà máy lắp

ráp ở VN, sản phẩm đầu ra được tiêu thụ ngay tại thị trường Việt Nam

- FDI theo chiều ngang (horizontal FDI):

+ Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc

các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước chủ đầu tư. Như

vậy, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hình thức FDI này

chính là sự khác biệt của sản phẩm.

+ Ví dụ: Tập đoàn bán lẻ quần áo GAP Inc. đã kết hợp 3 công ty Banana

Republic, Old Navy và GAP, mỗi 1 công ty này bán các loại quần áo giá

khác nhau phù hợp với túi tiền của những khách hàng khác nhau. Banana

Republic bán các loại quần áo giá cao phù hợp với tầng lớn thượng lưu,

còn GAP bán quần áo giá vừa phải cho tầng lớp trung lưu tuổi trung niên,

Old Navy bán quần áo rẻ hướng tới đối tượng khách hàng là trẻ em và

thanh thiếu niên. Sự sáp nhập giữa 3 công ty này đã làm cho tập đoàn GAP

Inc có được một thị trường bán lẻ quần áo rộng lớn.

- FDI hỗn hợp (conglomerate FDI):

+ Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động

trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

+ Ví dụ: Công ty General Electric của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng

lượng, phân phối máy biến thế mua lại công ty Amersham Plc của Anh

hoạt động trong lĩnh vực các sản phẩm sinh học, sản phẩm chẩn đoán loại

Page 21: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 21

trừ, thương vụ này kết thúc vào 8/4/2004.

Câu

28

Phân loại FDI theo định hƣớng nƣớc nhận đầu tƣ? Ví dụ? Phân loại FDI

theo mục đích nƣớc chủ đầu tƣ? Ví dụ?

Theo định hƣớng nƣớc nhận đầu tƣ Theo mục đích nƣớc chủ đầu

FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được

tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị

trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước

đây nước này phải nhập khẩu.

Ví dụ: Tập đoàn Toyota của Nhật Bản đầu tư

FDI, sản xuất và tiêu thụ hơn ½ sản lượng ô tô tại

nước ngoài (Hoa Kỳ, Canada, Anh, Thổ Nhĩ

Kỳ…)

FDI tăng cường xuất khẩu: thị trường mà hoạt

động đầu tư này nhắm tới không phải hoặc không

chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị

trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới và có thể

có cả thị trường ở nước chủ đầu tư.

Ví dụ: Singapore đầu tư vào Việt Nam vào các

KCN VSIP để sản xuất cho nhu cầu của Việt

Nam và xuất khẩu ra toàn thị trường Đông Nam

Á là chủ yếu

FDI theo các định hướng khác của Chính phủ:

Chính phủ nước nhận đầu tư có thể áp dụng các

biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh

dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý

đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI

để giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh

toán.

Ví dụ: Chính phủ Đức đầu tư thành lập trường đại

học Việt Đức ở Việt Nam nhằm thu hút đào tạo

lực lượng lao động kĩ thuật có tay nghề cao

FDI phát triển

(expansionary FDI): nhằm

khai thác các lợi thế về

quyền sở hữu của doanh

nghiệp ở nước nhận đầu tư

giúp chủ đầu tư tăng lợi

nhuận bằng cách tăng

doanh thu nhờ mở rộng thị

trường ra nước ngoài.

Ví dụ: tập đoàn SAM

SUNG (Hàn Quốc) mở

rộng thị trường bằng cách

đầu tư vào khu công nghệ

cao TP.HCM.

FDI phòng ngự (defensive

FDI): nhằm khai thác

nguồn lao động giá rẻ ở các

nước nhận đầu tư với mục

đích giảm chi phí sản xuất

và như vậy lợi nhuận của

các chủ đầu tư cũng tăng

thêm.

Ví dụ: Công ty Apple mở

nhà máy sản suất linh kiện

tại Trung Quốc nhằm khai

thác lao động rẻ,dồi dào

Câu

29

Nêu những hình thức FDI tại Việt Nam (phân loại theo hình thức pháp

lý)?

Doanh nghiệp liên doanh:

- Là doanh nghiệp do 2 hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên

cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và

các nước.

- Ví dụ: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác:

Page 22: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 22

+ Công ty Honda Motor (Nhật Bản- 42%)

+ Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan- 28%)

+ Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam- 30%

Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài:

- Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, thuộc sở hữu

của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tự quản lý và chịu hoàn toàn trách

nhiệm về kết quả kinh doanh.

- Ví dụ: Cty TNHH SEEBERGER VIỆT NAM nhận được vốn đầu tư 100%

từ SEEBERGER ĐỨC đang sản xuất tại KCN Mỹ Phước (Bến Cát – Bình

Dương)

Hợp tác kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

(BCC):

- Là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả

kinh doanh để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân

mới có quy định rõ việc phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên theo tỷ

lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận giữa các bên và quyền lợi, nghĩa vụ của

các bên được quy định rõ trong hợp đồng.

- Ví dụ: Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) là một điển hình cho

liên doanh thành công. Thành lập năm 1991, VBL là liên doanh giữa Tổng

công ty thương mại Saigon (Satra) và tập đoàn Asia Pacific Breweries Ltd.

(APBL), có trụ sở tại Singapore, liên kết với Heineken N.V. (Hà Lan).

Theo ký kết ban đầu, Satra góp 40% vốn và phía đối tác 60%.

Đầu tƣ theo hình thức xây dựng- kinh doanh - chuyển giao (BOT):

- Là mô hình liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm

quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng ( kể

cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) trong một thời gian nhất

định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi

hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.

- Ví dụ: Cầu Phú Mỹ do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ (PMC)

làm chủ đầu tư xây dựng từ năm 2004 theo hình thức BOT, và đã chính

thức đưa vào khai thác năm 2009

Đầu tƣ theo hình thức xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO):

- Là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam với các

nhà đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng

xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt

Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời

hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

- Khác với BOT thì BTO sẽ được cấp phép kinh doanh sau khi được Chính

phủ của nước nhận đầu tư cho phép chứ không được kinh doanh ngay sau

khi xây dựng.

Page 23: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 23

Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT):

- Là hình thức hợp đồng kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của

Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi

xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước

Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài

thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

- Ví dụ: 1 trong 2 gói dự án hầm Đèo Cả (Phú Yên – Khánh Hòa) được đầu

tư theo dự án BT, phần còn lại theo dự án BOT.

Đầu tƣ thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company):Là

một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ kiểm soát hoạt

động quản lý và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc

lựa chọn thành viên hội đồng quản trị. Holding company được thành lập

dưới dạng công ty cổ phần.

Hình thức đầu tƣ mua lại và sáp nhập M&A (Merger & Acquisition):

- Là một hình thức liên quan tới việc mua lại và hợp nhất với một doanh

nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Với hình thức này có tận thể tận dụng

lợi thế của đối tác ở nơi tiếp nhận đầu tư, tận dụng thị trường, tiết kiệm

thời gian, giảm thiểu rủi ro.

- Ví dụ: tháng 8/2014, Công ty Berli Jucker Public Company Limited (BJC)

của Thái Lan đã chi 879 triệu USD mua toàn bộ hệ thống Metro Cash &

Carry Việt Nam.

Câu

30

Trình bày những lợi ích và hạn chế của đầu tƣ chứng khoán nƣớc ngoài

đối với nhà đầu tƣ?

Lợi ích:

- Các chứng khoán có giá là các phương tiện sinh lợi, mang lại thu nhập cho

người sở hữu chúng.

- Cổ phiếu có thể giúp nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực

nào.

- Cổ phiếu có thể giúp nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư vào các công

ty nước ngoài 1 cách đơn giản.

- Cổ phiếu có thị trường rộng lớn nên việc mua bán nhanh chóng và

dễ dàng.

Hạn chế

- Rủi ro tài chính: khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho trái

phiếu đầy đủ, đúng hạn hay không

- Rủi ro do yếu tố đầu cơ: cổ phiếu tăng giá giả tạo

- Rủi ro do mua bán nội gián: cá nhân lợi dụng việc nắm giữ thông tin

nội bộ của đơn vị kinh tế để mua bán cổphiếu 1 cách không bình

thường

- Rủi ro lãi suất: lãi suất đi vay/tái chiết khấu tỷ lệ nghịch với giá cả

Page 24: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 24

chứng khoán

- Rủi ro sức mua tiền tệ: lạm phát/ giảm phát

Câu

31

Trình bày những lợi ích và hạn chế của đầu tƣ chứng khoán nƣớc

ngoài đối với ngƣời sử dụng vốn?

Lợi ích:

- Huy động vốn với chi phí thấp hơn lãi suất cho vay trực tiếp từ ngân hàng.

- Kích thích các doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoạt động tốt hơn.

- Quyền kiểm soát công ty có vốn đầu tư nước ngoài luôn thuộc về nước chủ

nhà.

Hạn chế:

- Ảnh hưởng đến cán cân thanh toán do mục đích đầu cơ của nhà đầu tư

nước ngoài.

- Không mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ kỹ thuật hiện đại.

Câu

32

Trình bày nguồn gốc ra đời của ODA

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước công nghiệp phát triển đã thỏa

thuận về sự trợ giúp dưới dạng viện trợ khong hoàn lại hoặc cho vay với

điều kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển

IMF và WB được thành lập tại hội nghị về tài chính, tiền tệ tháng 7/1944

tại Bretton Woods, Hampshire (Hoa Kỳ) nhằm hỗ trợ quá trình tái thiết lại

các nước tham chiến trong Đại chiến thế giới lần thứ hai.

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) thành lập 14/12/1960 tại

Paris, gồm 20 thành viên. Tổ chức này góp phần quan trọng nhất trong

việc cung cấp ODA song phương và đa phương

Thành lập Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát

triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Chức năng của DAC:

- Hỗ trợ tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để tham gia vào

nền kinh tế toàn cầu.

- Tăng cường năng cho người dân ở các nước đang phát triển vượt đói

nghèo và tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển xã hội.

(Hiện nay: 29 nước)

Câu

33

Tình hình thu hút FDI của Việt Nam năm gần nhất (quy mô vốn, đối tác,

ngành nghề, hình thức đầu tƣ phổ biến, địa bàn tiếp nhận)

Quy mô vốn:

- 14-12-2014 (VF) – Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), trong

11T.2014, đã có 17,33 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào VN, giảm 16,7% so

cùng kỳ năm ngoái.

- Trong đó:

+ Vốn đăng ký cấp mới: 1.427 dự án với tổng vốn 13,41 tỷ USD, giảm

6,7% so với cùng kỳ 2013.

Page 25: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 25

+ Vốn tăng thêm: 515 lượt dự án tăng vốn, tổng giá trị 3,92 tỷ USD – giảm

mạnh (44,3%) so với 11T.2013.

Theo lĩnh vực đầu tƣ:

- 5/10 nhóm ngành hàng đầu chứng kiến sự sụt giảm vốn FDI được đầu tư,

tính đến T11-2014, trong đó giảm mạnh nhất là lĩnh vực SX, phân phối

điện, khí, nước, điều hòa khi giảm gần 90% so với cùng kỳ 2013.

- Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh BĐS và Xây dựng lại tăng đột biến và

cùng với CN chế biến, chế tạo trở thành ba nhóm ngành thu hút được trên

1 tỷ USD vốn trong 11 tháng đầu năm. Mười nhóm ngành hàng đầu chiếm

tới 99% lượng vốn FDI thu hút trong 11T.2014.

Theo đối tác đầu tƣ:

- Hàn Quốc và Singapore vẫn tiếp tục là các đối tác hàng đầu với Việt Nam

tính đến T11-2014. Đáng chú ý, lượng vốn Hàn Quốc đầu tư vào VN tăng

mạnh, chủ yếu tập trung vào các dự án của SamSung tại Thái Nguyên, Bắc

Ninh và TP.HCM. Có thể thấy, với hơn 6,8 tỷ USD FDI đầu tư vào VN,

Hàn Quốc chiếm tới hơn 39% vốn FDI 11T.2014 tại VN.

- Tuy thứ tự của Nhật Bản có cải thiện (tăng 1 bậc so với tháng 10) nhưng

vẫn thấp hơn nhiều so với mức của cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc cũng

là một trong những nhà đầu tư giảm FDI vào VN, với mức giảm mạnh

nhất trong 10 nhà đầu tư hàng đầu vào VN.

STT Đối tác

Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm

(tỷ đồng)

11T.2013 11T.2014 Tăng/ giảm

(%)

1 Hàn Quốc (3) 4.129,61 6.820 65,15

2 Singapore (2) 4.728,84 2.755,73 -35,60

3 Nhật Bản (1) 5.682,24 1.716,29 -69,80

(.) là xếp hàng cùng kỳ năm 2013

Theo địa bàn đầu tƣ:

- Giai đoạn hai của dự án Samsung Display tại Thái Nguyên đã giúp cho

tỉnh này trở lại một cách ngoạn mục ở vị trí hàng đầu về thu hút FDI tính

đến T11-2014, sau hơn 10 tháng vắng bóng trong top10.

- Thái Nguyên, TP.HCM, Bình Dương và Bắc Ninh là bốn địa phương trong

top4 về FDI 11 tháng đầu năm, nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục ghi dấu ấn từ

Bắc chí Nam tại VN và chứng tỏ là đối tác đầu tư quan trọng hàng đầu của

VN năm 2014.

Hình thức đầu tƣ: chủ yếu là FDI cho phát triển điển hình là dự án SAM

SUNG Display với quy mô vốn 3 tỷ USD tại Thái Nguyên cho dây chuyền

sản xuất linh kiện điện thoại di động,…

Page 26: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 26

Câu

34

Câu 34: Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam năm gần nhất

(tổng vốn cam kết, ký kết, giải ngân; đối tác; lĩnh vực; địa bàn)

Báo cáo kết quả thực hiện ODA năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày

03/02/2015 tại Hà Nội

Tổng vốn cam kết, ký kết:

- Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 đạt 4.362,13 triệu

USD (4.160,08 triệu USD ODA và vay ưu đãi, 202,05 triệu USD viện trợ

không hoàn lại) bằng khoảng 68% của năm 2013.

- Nguyên nhân dẫn đến giá trị ký kết năm 2014 thấp hơn so với năm 2013 là

do các cơ quan Việt Nam chú trọng đến công tác chuẩn bị dự án, chất

lượng văn kiện và tính khả thi của các chương trình, dự án đảm bảo duy trì

nợ công bền vững.

Giải ngân:

- Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân trong năm 2014 đạt khoảng

5.600 triệu USD, trong đó, ODA vốn vay là 5.300 triệu USD và ODA viện

trợ không hoàn lại là 300 triệu USD, cao hơn 9% so với năm 2013.

- Trong tổng số vốn giải ngân năm 2014 có khoảng 2.498 triệu USD thuộc

nguồn vốn xây dựng cơ bản, khoảng 2.100 triệu USD thuộc nguồn vốn cho

vay lại, khoảng 270 triệu USD thuộc nguồn vốn hành chính sự nghiệp và

khoảng 732 triệu USD từ các khoản hỗ trợ ngân sách.

Lĩnh vực:

- ODA tiếp tục được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã

hội, trong đó các ngành giao thông vận tải, năng lượng và công nghiệp,

môi trường và phát triển đô thị chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 70%).

- Các ngành nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục

và đào tạo, khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực thể chế, phát triển

nguồn nhân lực…chiếm tỷ trọng khiêm tốn (trên 20%).

Đối tác: Theo số liệu thống kê từ các cơ quan chủ quản, các nhà tài trợ quy

mô lớn vẫn tiếp tục duy trì được mức giải ngân cao như Nhật Bản (JICA):

1.788 triệu USD; WB 1.595 triệu USD, ADB 1.512 triệu USD.

Địa bàn: Trong năm 2014, một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia

như cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân – sân bay Nội Bài, Nhà ga hành

khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Nội Bài –

Lào Cai đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, góp phần hoàn

chỉnh, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng trong

tiến trình phát triển khu vực phía Bắc.

Page 27: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 27

CHƢƠNG III: MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ QUỐC TẾ

Câu

35

Môi trƣờng đầu tƣ quốc tế là gì? Sự cần thiết của việc nghiên cứu môi

trƣờng đầu tƣ đối với doanh nghiệp và đối với chính phủ

Môi trƣờng đầu tƣ (quốc tế) là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan

đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài

chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư

Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ:

- Đối với doanh nghiệp:

+ Là căn cứ để các nhà đầu tư ra quyết định có đầu tư hay không, đầu tư

cái gì, lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô dự án ra sao để ở đó hoạt động đầu tư

có hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất được rủi ro.

+ Chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: điều kiện tự nhiên, chế độ chính

trị, chính sách & luật pháp, các yếu tố xã hội như: truyền thống, văn hóa,

tập quán.

+ Tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng tới hoạt động đầu tư và khả năng

sinh lời của dự án.

- Đối với chính phủ: Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia mình

trong việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt. Có chính sách, biện pháp

thích hợp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dòng vốn đầu tư

quốc tế, đặc biệt là FDI, tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu

quả.

Câu

36

Trình bày những yếu tố quyết định thu hút FDI của nƣớc nhận đầu tƣ

đƣợc trình bày trong Hội nghị của Liên hiệp quốc về thƣơng mại và Phát

triển (UNCTAD, WIR, 1998)

Theo UNCTAD (WIR 1998), môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (của

nước tiếp nhận đầu tư) gồm 3 nhóm nhân tố: khung chính sách, các yếu tố

kinh tế, và các nhân tố tạo thuận lợi cho kinh doanh.

Khung chính sách:

- Quy định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp đến FDI:

+ Các quy định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước

ngoài (cho phép, hạn chế, cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực,…)

+ Các tiêu chuẩn đối xử với FDI (Phân biệt hay không phân biệt đối xử

giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau).

+ Cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của các thành

phần kinh tế có vốn ĐTNN (cạnh tranh có bình đẳng hay không, thông tin

trên thị trường rõ ràng, minh bạch không….)

- Các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI:

+ Chính sách thương mại ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu

tư vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Page 28: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 28

+ Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các công

ty.

+ Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự

ổn định của nền kinh tế.

+ Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận

đầu tư, giá trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực

cạnh tranh của các hàng hóa XK của các chi nhánh nước ngoài.

+ Chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và vùng lãnh thổ

(khuyến khích phát triển ngành nào, vùng nào,…).

+ Chính sách lao động: có hạn chế hay không hạn chế sử dụng lao động

nước ngoài; ưu tiên hay không ưu tiên cho lao động trong nước… .

+ Chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách y tế, ảnh hưởng đến chất lượng

nguồn lao động cung cấp cho các dự án FDI.

+ Các quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu tư tham gia

ký kết

Các yếu tố kinh tế:

- Chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường quan tâm đến các yếu tố như:

+ Quy mô thị trường và thu nhập bình quân đầu người.

+ Tốc độ tăng trưởng của thị trường.

+ Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới.

+ Các sở thích đặc biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư.

+ Cơ cấu thị trường

- Chủ đầu tư có dộng cơ tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản quan tâm

đến các yếu tố như:

+ Sự sẵn có của nguyên vật liệu và tài nguyên thiên nhiên (VD: Cho du

lịch…)

+ Lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ, lao động có tay nghề

+ Cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, đường sắt, điện, viễn thông)

- Chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm hiệu quả quan tâm đến các yếu tố như:

+ Chi phí của các nguồn lực và lao động điều chỉnh theo năng suất

+ Các chi phí đầu vào khác (VD: chi phí vận tải và truyền thông với bên

ngoài và bên trong nước chủ nhà)

+ Các thỏa thuận hội nhập khu vực (phân công lao động giữa các quốc

gia)

- Chủ đầu tư có động cơ định hướng tài sản chiến lược quan tâm đến các

yếu tố như: sự sẵn có của các tài sản riêng của công ty, năng lực công

nghệ, đổi mới và marketting, thương hiệu…(Hình thức này diễn ra thông

qua M&A qua biên giới) (Tham khảo)

Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh

Bao gồm các biện pháp mà chính phủ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh

Page 29: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 29

của NĐT nước ngoài gồm:

- Hoạt động xúc tiến đầu tư

- Các biện pháp khuyến khích đầu tư

- Các biện pháp nhằm giảm tiêu cực phí

- Các biện pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ, tiện ích xã hội nhằm đảm

bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài

- Dịch vụ hậu đầu tư.

Câu

37

Trình bày các thế mạnh của môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam

Về môi trƣờng chính trị - xã hội: ổn định, không có đấu đá nội bộ giữa

các Đảng giống các nước lân cận (điển hình Thái Lan).

Về vị trí địa lý: nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là gạch

nối biên giới Khu vực FTA ASEAN – Trung Quốc.

Nguồn nhân lực:

- Nhân lực dồi dào, có trí thức và tương đối trẻ.

- Dân số đứng thứ 13 thế giới khoảng trên 90 triệu.

- Nhân lực có khả năng tiếp thu và thígch nhi nhanh với chuyển giao công

nghệ.

- Mức lương kỹ sư chỉ bằng khoảng 60% tại Trung Quốc và Thái Lan.

Tài nguyên thiên nhiên: phong phú, đa dạng gồm cả dầu thô, khí đốt, hải

sản và các sản phẩm nông nghiệp.

Thể chế kinh tế thị trƣờng:

- Đã được hình thành và phát triển; đồng thời được thúc đẩy theo hướng tự

do thương mại và đầu tư tạo điều kiện cho các DN hợp tác và cạnh

tranh.

- Cải cách tài chính, tiền tệ được đẩy mạnh thông qua cải cách hệ thống

Ngân hàng, điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, hệ thống thuế

và thủ tục hành chính.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đề ra các chính sách khuyến khích sản

xuất. Ví dụ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu trong vòng 9 tháng.

- Chính sách đối ngoại đa dạng và đa phương hóa phát triển kinh tế đối

ngoại của Việt Nam.

Câu

38

Các hạn chế của môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam

Việt Nam vẫn là một nƣớc nông nghiệp, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, các

cơ sở công nghiệp và trình độ kỹ thuật còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển

biến chậm, hiệu quả chưa cao. Kết cấu kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu

phát triển.

Các chi phí dịch vụ về cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh doanh, chi phí trung

gian, chi phí gia nhập thị trường của các nhà đầu tư còn lớn so với các

nước trong khu vực.

Hệ thống thị trƣờng các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, lao động, bất

Page 30: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 30

động sản, khoa học công nghệ…còn chưa đồng bộ và kém phát triển so

với các nước trong khu vực.

Hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng dễ bị tổn thuơng do tỉ lệ nợ xấu cao,

rủi ro lãi suất và tỷ giá lớn, hệ số tín nhiệm đối với hệ thống tài chính ngân

hàng rất thấp.

Hệ thống pháp luật kinh tế chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo tính bình

đẳng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thiếu tính ổn định

và minh bạch, rủi ro pháp luật còn lớn, hệ thống văn bản lut còn nhiều bất

cập.

Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, mất thời gian dẫn đến sự chậm trễ

trong quá trình đầu tư và giải ngân. Quá trình cải cách thủ tục hành chính

còn chậm.

Page 31: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 31

CHƢƠNG IV: TỰ DO HÓA ĐẦU TƢ

Câu

39

Nêu khái niệm, nội dung cơ bản của tự do hóa đầu tƣ?

Tự do hóa đầu tƣ là việc các rào cản với hoạt động đầu tư, các phân biệt

đối xử trong đầu tư từng bước được dỡ bỏ, các tiêu chuần đối xử dần được

thiết lập vào các yếu tố để đảm bảo sự hoạt động đúng đắn của thị trường

được hình thành.

Nội dung cơ bản:

- Loại bỏ rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trong đầu

Quy định có tính cản trở, hạn chế đối với đầu tư:

+ Hạn chế liên quan đến việc tiếp nhận và thành lập

+ Hạn chế về vốn và quyền kiểm soát của nước ngoài

+ Hạn chế về hoạt động: hạn chế liên quan đến tuyển dụng và sử

dụng lao động; hạn chế về thương mại; kiểm soát ngoại hối; công

nghệ; các hạn chế khác.

+ Các rào cản mang tính hành chính:Thiếu rõ ràng, minh bạch trong

các qui định của luật pháp có liên quan đến đầu tư;

+ Phân tán quyền lực của các cơ quan quản lý Nhà nước dẫn đến

chồng chéo gây khó khăn cho đầu tư.

Quy định dành ưu đãi, khuyến khích cho một số hoạt động đầu tư nhất

định

+ Các ưu đãi về thuế:

Trực tiếp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

Ưu đãi cho việc đầu tư cơ bản

Giảm các rào cản đối với các hoạt động xuyên quốc gia

Các ưu đãi khác về thuế: miễn, giảm các loại thuế khác cho

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Các ưu đãi về tài chính:

Tài trợ, cho vay ưu đãi;

Bảo lãnh vốn vay và ưu tiên trong việc tiếp cận các khoản tín

dụng;

Miễn, giảm tiền thuê đất;

Bán/cho thuê đất đai, nhà xưởng với giá ưu đãi;

Thành lập các khu vực đặc biệt dành cho các nhà đầu tư nước

ngoài cùng với các thoả thuận đặc biệt về thủ tục hải quan và thuế

quan (KCN, KCX...);

Hỗ trợ việc đào tạo lao động;

Hỗ trợ làm các thủ tục hành chính; …

+ Ưu đãi miễn thực hiện một số quy định pháp luật: Cho phép các

nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện một số yêu cầu của

Page 32: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 32

luật pháp hoặc các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp,

thường là các quy định nhằm hạn chế đầu tư (yêu cầu về bảo vệ môi

trường, về lao động, về xã hội, ...).

- Thiết lập đối xử tiến bộ với hoạt động đầu tư.

Không phân biệt đối xử;

Đối xử công bằng và bình đẳng;

Sử dụng các công cụ quốc tế để giải quyết các tranh chấp trong

đầu tư;

Chuyển tiền;

Tính minh bạch;

Bảo hộ khỏi việc tước đoạt quyền sở hữu.

- Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường để đảm bảo sự vận hành

đúng đắn của thị trường.

Thiết lập các quy định về cạnh tranh, chống độc quyền;

Công khai hóa thông tin;

Giám sát, kiểm soát một cách chặt chẽ đối với thị trường.

Câu

40

+41

+42

Trình bày vấn đề “Hạn chế liên quan đến tiếp nhận và thành lập” trong

nội dung “Loại bỏ dần các rào cản và những ƣu đãi mang tính phân biệt

đối xử trong hoạt động đầu tƣ”?

Trình bày vấn đề “Hạn chế về vốn và quyền kiểm soát ngƣời nƣớc ngoài”

trong nội dung “Loại bỏ dần các rào cản và những ƣu đãi mang tính

phân biệt đối xử trong hoạt động đầu tƣ”?

Trình bày vấn đề “ Hạn chế về hoạt động” trong nội dung “Loại bỏ dần

các rào cản và những ƣu đãi mang tính phân biệt đối xử trong hoạt động

đầu tƣ”?

Hạn chế liên quan đến việc tiếp nhận và thành lập

Quyền tiếp nhận: quyền được tiếp cận hoặc hiện diện

Quyền thành lập: các hình thức hiện diện được phép.

Cụ thể là:

Không cho phép hoặc hạn chế đầu tư trong một số ngãnh, lĩnh vực;

Hạn chế số lượng các công ty nước ngoài được phép hoạt động trong một

số ngành, lĩnh vực đặc biệt;

Yêu cầu phải đặt trụ sở chính của vùng hoặc của toàn thế giới ở

nước nhận đầu tư;

Yêu cầu phải liên doanh với một doanh nghiệp trong nước;

Hạn chế về hình thức đầu tư, hình thức xâm nhập (không cho phép mua

lại và sáp nhập,…);

Không cho phép đầu tư vào một số địa bàn;

Hạn chế NK các tài sản cố định cần thiết cho đầu tư;

Page 33: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 33

…v.v…

Gồm các mô hình: “kiểm soát đầu tư”, “tự do hóa có chọn lọc”, “chương trình

công nghiệp hóa khu vực”, “kết hợp NT/MFN” và trên thực tế thì mô hình đầu

tiên sẽ được sử dụng rộng rãi nhất.

Hạn chế về vốn và quyền kiểm soát ngƣời nƣớc ngoài

- Quy định tỷ lệ phần trăm vốn góp tối thiểu hoặc tối đa;

- Kiểm soát quyền sở hữu để đảm bảo cho sự tham gia của các đại diện nước

sở tại vào quá trình kiểm soát doanh nghiệp;

- Các quy định về việc rút vốn, dùng lợi nhuận để tái đầu tư, khống chế tỷ lệ

tối đa vốn vay trên vốn góp.

Hạn chế về hoạt động: là những hạn chế áp dụng sau khi doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập.

- Hạn chế liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động: về số lượng nhà

quản lý, kỹ thuật viên hoặc nhân viên khac người nước ngoài

- Hạn chế về thương mại: hạn chế nhập khẩu máy móc thiết bị, bán thành

phẩm; yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa; yêu cầu phải gắn kết với sản xuất trong

nước;…

- Kiểm soát ngoại hối: yêu cầu tự cân đối ngoại tệ, kết hối bắt buộc, hạn chế

vốn bằng ngoại tệ vào một doanh nghiệp; hạn chế vốn và lợi nhuân ra

nước ngoài.

- Công nghệ: yêu cầu chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất hoặc các tri

thức đặc biệt khác; khống chế giá, phí chuyển giao công nghệ;…

- Các hạn chế khác: thuê đất dài hạn sở hữu nhà ở, đất đai; di chuyển đầu tư

trong phạm vi nước nhận đầu tư;…

Câu

43

Trình bày nội dung “Không phân biệt đối xử” trong nội dung “Thiết lập

các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tƣ”?

MFN trong đầu tư: một bên ký kết có nghĩa vụ dành cho nhà đầu tư của

bên ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà

đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào trong toàn bộ quá trình đầu tư từ khi

thành lập, hoạt động, mở rộng cho đến khi thanh lý hay giải thể hay chấm

dứt hoạt động.

NT trong đầu tư: một quốc gia dành cho nhà đầu tư nước ngoài sự đối xử

không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư nước mình.

Câu

44

Nêu những xu hƣớng tự do hóa đầu tƣ cơ bản trên thế giới ở cấp quốc gia

từ 1990 đến nay

Cuối những năm 80: tiếp tục xu hướng tự do hóa FDI.

Những năm 1990 – 2000: tăng cường thu hút FDI bằng cách dỡ bỏ các

hạn chế việc thành lập, hoạt động của FDI.

Từ năm 1991: cải cách pháp luật và chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài

của phần lớn các nước theo xu hướng tự do hóa, thể hiện qua:

Page 34: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 34

- Đối với việc tiếp nhận và thành lập: luật pháp quốc tế công nhận thẩm

quyền tuyệt đối của các quốc gia đối với việc kiểm soát tiếp nhận và thành

lập đầu tư của người nước ngoài trên lãnh thổ nước mình.

- Các quy định về hoạt động của các công ty nước ngoài được tự do hóa

mạnh mẽ hơn các quy định về tiếp nhận và thành lập.

- Một số biện pháp khuyến khích, ưu đãi được áp dụng chung cho mọi hoạt

động đầu tư.

- Các chuẩn mực đối xử như NT, MFN, đối xử công bằng, bình đẳng, …

được sử dụng đối với các dự án FDI trong quá trình hoạt động.

- Các quy tắc và cơ chế nhằm giám sát thị trường, đảm bảo sự hoạt động

đúng đắn của thị trường cũng đã được đề cập.

Câu

45

Trình bày nội dung liên quan đến tự do hóa đầu tƣ trong TRIMS?

Cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại hàng hóa của dự án đầu

tư.

Mục tiêu: xóa bỏ các hạn chế, tác động tiêu cực đối với hoạt động thương

mại hàng hóa của dự án đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hóa thương

mại và ĐTQT.

Quy định các nước thành viên không được áp dụng bất kỳ biện pháp nào

trái với nghĩa vụ dành NT và loại bỏ hạn chế về số lương của GATT 1994.

Cụ thể: cấm các yêu cầu sau đối với DN có vốn FDI:

- Phải mua hoặc sử dụng 1 tỷ lệ nhất định hàng hóa có xuất xứ trong nước

hoặc từ nguồn cung cấp trong nước;

- Chỉ được mua hoặc sử dụng hàng hóa NK với số lượng hoặc giá trị ngang

bằng với số lượng hoặc giá trị hàng hóa mà DN đó XK;

- Thu ngoại tệ từ nguồn XK để đáp ứng nhu cầu NK;

- Xuất khẩu hoặc bán 1 mặt hàng XK nhất định, hoặc chỉ được XK hàng hóa

tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa SX trong nước của DN.

Câu

46

Nêu lý do thành lập, mục tiêu và nguyên tắc quan trọng nhất của AIA?

Lý do thành lập:

- Cuối những năm 1980: FDI vào các nước ASEAN tăng mạnh => các nước

ASEAN ngày càng quan tâm đến việc hợp tác nhằm khuyến khích và bảo

hộ đầu tư.

- Từ sức ép cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt (đặc biệt từ TQ và Ấn

Độ), hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 của ASEAN (1995) đưa ra ý tưởng

thành lập

- AIA.

- Các nước ASEAN ký kết hiệp định khung về AIA vào 7.10.1998.

- 14.9.2001, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về AIA được thông

qua.

Mục tiêu:

Page 35: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 35

- Xây dựng AIA có môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn giữa

các quốc gia thành viên nhằm:

+ Đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN;

+ Thúc đẩy ASEAN thành khu vực ĐT hấp dẫn nhất;

+ Củng cố, tăng cường tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế của

ASEAN;

+ Giảm dần/loại bỏ những quy định và điều kiện ĐT có thể cản trở các

dòng ĐT và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN.

- Đảm bảo rằng việc thực hiện những mục tiêu trên sẽ góp phần hướng tới tự

do lưu chuyển đầu tư vào 2020.

Nguyên tắc quan trọng nhất: thực hiện chế độ NT và mở cửa các ngành

nghề cho các nhà đầu tư theo 1 lộ trình với những ngoại lệ trong 1 số lĩnh

vực và vấn đề nhất định.

Câu

47

Nêu các ƣu đãi tài chính và tài khóa các quốc gia cần loại bỏ theo xu

hƣớng tự do hóa đầu tƣ

Các ƣu đãi về tài chính:

- Tài trợ, cho vay ưu đãi;

- Bảo lãnh vốn vay và ưu tiên trong việc tiếp cận các khoản tín dụng;

- Miễn, giảm tiền thuê đất;

- Bán/cho thuê đất đai, nhà xưởng với giá ưu đãi;

- Thành lập các khu vực đặc biệt dành cho các nhà đầu tư nước ngoài cùng

với các thoả thuận đặc biệt về thủ tục hải quan và thuế quan (KCN,

KCX...);

- Hỗ trợ việc đào tạo lao động;

- Hỗ trợ làm các thủ tục hành chính;

Các ƣu đãi về tài khóa (thuế):

- Trực tiếp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Ưu đãi cho việc đầu tư cơ bản (khấu hao nhanh, khấu trừ thuế, cho nợ

thuế,...)

- Giảm các rào cản đối với các hoạt động xuyên quốc gia (giảm thuế nhập

khẩu, giảm phí hải quan, giảm bảo hiểm xã hội, ...)

Các ƣu đãi khác về thuế: miễn, giảm các loại thuế khác cho các doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ

đặc biệt, ...)

Page 36: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 36

CHƢƠNG V: HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƢ QUỐC TẾ

Câu

48

Hãy nêu khái niệm và mục đích chính của IIAs?

Khái niệm:

- IIAs (International Investment Agreements) là các thỏa thuận giữa các

nước đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh

hoạt động này, trong đó có FDI.

- Các quy định của IIAs ảnh hưởng đến: Nhà đầu tư, Nước chủ đầu tư và

Nước nhận đầu tư.

- IIAs thường tập trung vào những nội dung: Đãi ngộ, xúc tiến và bảo hộ

ĐTQT; đặc biệt là FDI.

Mục đích:

- Giúp các nước nhận đầu tư có khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả các

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Là cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết để đảm bảo sự tin tưởng cho các nhà

đầu tư khi họ hoạt động ở nước ngoài.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, tạo nên môi trường đầu tư

thông thoáng, có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Câu

49

Hãy trình bày những nội dung cơ bản của IIAs?

Gồm có 3 nội dung cơ bản sau:

Định nghĩa “đầu tƣ” và “nhà đầu tƣ”:

- Định nghĩa “đầu tư”:

+ Các hiệp định về tự do hóa đầu tư thường định nghĩa “đầu tư” theo phạm

vi hẹp.

+ Các hiệp định về bảo hộ đầu tư thường định nghĩa “đầu tư” theo phạm vi

rộng.

- Định nghĩa “nhà đầu tư”:

+ Thường bao gồm các cá nhân, pháp nhân.

+ Thông thường, tiêu chí quốc tịch được sử dụng để xác định xem nhà đầu

tư đó có thuộc phạm vi điều chỉnh của IIAs hay không.

Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa ĐT (3 điều khoản):

- Quy tắc đối xử tối huệ quốc

- Quy tắc đãi ngộ quốc gia

- Điều khoản về đối xử công bằng và thỏa đáng

Các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ ĐT (3 điều khoản):

- Quốc hữu hóa và trưng thu tài sản

- Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp

Câu

50

Hiện nay trên thế giới có những loại hình IIA nào?

Trên thế giới hiện nay có 2 loại hình IIAs:

Page 37: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 37

Các hiệp định QT chỉ dành cho ĐT (gồm 3 loại nhỏ):

- Hiệp định ĐT đa phương:

+ Hiệp định được ký kết giữa các Chính phủ của một nhóm nước với nhau.

Nó không giới hạn cho các nước hay các khu vực cụ thể nào và có thể kết

nạp tất cả các bên với điều kiện chấp nhận các quy định của thỏa thuận.

+ Hiện nay chưa có bất kỳ Hiệp định ĐT đa phương nào được ký kết.

- Hiệp định ĐT khu vực:

+ Hiệp định được ký kết giữa một số nước trong cùng một khu vực. Các

hiệp định đầu tư khu vực thường gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế ở

các khu vực, do đó các hiệp định theo kiểu này thường đạt được sự thống

nhất và hợp tác rất cao giữa các thành viên.

+ VD: Hiệp định khung về thiết lập Khu vực đầu tư chung ASEAN, Hiệp

định ĐT toàn diện ASEAN (ACIA) 2012.

- Hiệp định ĐT song phương:

+ Là thỏa thuận được ký kết giữa hai quốc gia, nước đầu tư và nước nhận

đầu tư, nhằm khuyến khích, xúc tiến và bảo hộ đầu tư trên lãnh thổ của

nhau.

+ VD: BIT Vietnam – Chile, BIT Vietnam – Nhật Bản, …

Các thỏa thuận QT khác có liên quan đến ĐT (gồm 3 loại nhỏ):

- Các thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư:

Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (DTTs) (Sinh viên xem thêm phần này để

trả lời câu hỏi ngoài), …

- Các thỏa thuận song phương hoặc khu vực điều chỉnh các lĩnh vực

rộng, trong đó có đầu tư: Thị trường chung, Liên minh Kinh tế, Liên minh

tiền tệ, …

- Các thỏa thuận đa phương về các lĩnh vực cụ thể: Hiệp định chung về

thương mại và dịch vụ (GATS), …

Câu

51

Những xu hƣớng chính liên quan đến số lƣợng, đặc điểm của BITs từ năm

1990 đến nay, từ đó hãy nêu lý do lựa chọn ký kết BITs ngày càng nhiều

của các quốc gia trên thế giới?

Số lượng BIT trên thế giới ngày càng tăng nhanh: 385 BITs (1990)

1939 BITs (2000) 2902 BITs (2013)

Tỷ lệ BITs giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển chiếm ưu

thế (41%, 2013)

Tỷ lệ hiệp định giữa các nước đang phát triển và giữa các nước có nền kinh

tế chuyển đổi tăng

Số lượng BITs ký kết giữa các nước phát triển với nhau là khá ít (9%,

2013)

Các quốc gia trên thế giới lựa chọn ký kết BITs ngày càng nhiều bởi vì:

- Trên cương vị nhà đầu tư: BITs là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu để

Page 38: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 38

đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi họ đầu tư ở nước ngoài. Nói cách

khác, chúng là biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư chủ yếu đối với

các nhà đầu tư nước ngoài.

- Trên cương vị nước nhận đầu tư: BITs giúp thúc đẩy sự di chuyển của

dòng vốn FDI từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư.

Câu

52

BIT là gì? Hãy liệt kê những điều khoản chủ yếu trong BIT?

BIT (Bilateral Investment Treaties) - Hiệp định đầu tư song phương, là

thỏa thuận được ký kết giữa 2 quốc gia, nước ĐT và nước nhận ĐT, nhằm

khuyến khích, xúc tiến và bảo hộ đầu tư trên lãnh thổ của nhau.

Những điều khoản chủ yếu trong BIT: (có 8 ý chính)

- Khái niệm (đối tượng đầu tư, nhà đầu tư, …);

- Khuyến khích và bảo hộ đầu tư;

- Nguyên tắc MFN, NT ;

- Chế độ “đối xử công bằng và thỏa đáng”;

- Trưng thu tài sản, quốc hữu hóa;

- Bồi thường thiệt hại (vd: thiệt hại do chiến tranh);

- Chuyển vốn, tài sản hợp pháp của NĐT về nước ;

- Giải quyết tranh chấp phát sinh.

Câu

53

Trình bày các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tƣ trong IIAs?

Gồm có điều khoản:

Quy tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN):

- Khái niệm: nước tiếp nhận đầu tư phải dành cho các nhà đầu tư của một

nước khác sự đối xử ngang bằng như sự đối xử dành cho các nhà đầu tư

đến từ một nước thứ ba trong các trường hợp tương tự.

- Mục đích: đảm bảo sự không phân biệt đối xử giữa các nhà ĐT nước ngoài

có quốc tịch khác nhau trong hoạt động FDI ở nước tiếp nhận ĐT.

- Phạm vi áp dụng: Tất cả các loại hình hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, sự đối

xử khác nhau sẽ được áp dụng trong các hoàn cảnh khách quan khác nhau.

VD: khi tham gia ký kết các Hiệp định thành lập Khu thương mại tự do,

Liên minh thuế quan, Thị trường chung, Liên minh kinh tế, … thì được đối

xử tùy theo Hiệp định đã tham gia.

Quy tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT):

- Khái niệm: Nước tiếp nhận đầu tư mở rộng đãi ngộ hay ứng xử đối với các

nhà đầu tư nước ngoài ít nhất như những thuận lợi mà dành cho các

nhà đầu tư trong nước.

- Mục đích: đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các nhà ĐT trong nước và

các nhà ĐT nước ngoài.

- Phạm vi áp dụng: thường được áp dụng ở giai đoạn sau khi thành lập dự

án đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo quy định của một số Hiệp định đầu

tư quốc tế thì NT có thể áp dụng trong giai đoạn trước lẫn sau khi thành lập

Page 39: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 39

dự án đầu tư.

Điều khoản về đối xử công bằng và thỏa đáng (Fair and Equitable

Treatment – FET):

- Chuẩn mực mới và đang trở nên phổ biến trong hầu hết IIAs hiện nay.

- Dành cho các nhà đầu tư nước ngoài 1 sự an toàn tối thiểu trong hoạt động

ĐT, ngoài các đảm bảo về MFN và NT.

- Không đặt ra trách nhiệm quá nặng nề với nước nhận ĐT trong khi cố gắng

đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài 1 cách công bằng và thỏa đáng.

Câu

54

Trình bày các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ đầu tƣ trong IIAs?

Gồm 3 điều khoản:

Quốc hữu hóa và trƣng thu tài sản (Nationalization and

Expropriation): đây là điều khoản liên quan đến vấn đề tước đoạt quyền

sở hữu của nhà ĐT nước ngoài. Gồm 2 biện pháp: Tước đoạt trực tiếp và

Tước đoạt gián tiếp

- Tước đoạt trực tiếp:

+ Khái niệm: Tước đoạt triệt để quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

đối với mọi tài sản thuộc thành phần kinh tế tư nhân hoặc của một ngành

công nghiệp hoặc của một doanh nghiệp cụ thể.

+ Biện pháp: Quốc hữu hóa, Trưng thu tài sản.

+ Để hành vi tước đoạt quyền sở hữu được coi là hợp pháp theo luật pháp

quốc tế, phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

Vì mục đích công cộng và theo đúng thủ tục của pháp luật.

Các biện pháp phải không phân biệt đối xử (nghĩa là nếu quốc hữu

hóa công ty khai thác than của Chile thì cũng phải quốc hữu hóa

công ty khai thác than của các quốc gia khác).

Các biện pháp được kèm theo những quy định về đền bù nhanh

chóng, tương đương và hiệu quả.

- Tước đoạt gián tiếp:

+ Bao gồm các hành vi Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư can thiệp vào hoạt

động của nhà đầu tư nước ngoài làm mất quyền kiểm soát, sử dụng hoặc

quản lý hoặc làm giảm nghiêm trọng giá trị tài sản của nhà đầu tư nước

ngoài.

+ VD: thường xuyên thanh tra gây khó dễ, đưa ra những quy định ngặt

nghèo, …

Điều khoản về chuyển tiền ra nƣớc ngoài của nhà ĐT:

- Tiền được chuyển ra nước ngoài có thể là lợi nhuận, vốn, tiền bản quyền

thu được từ hoạt động chuyển giao công nghệ hoặc các thanh toán khác.

- Đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi nhuận từ thành công

của hoạt động đầu tư.

Điều khoản về giải quyết tranh chấp:

Page 40: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 40

- Tranh chấp giữa NĐT nước ngoài và 1 bên tư nhân khác => cơ quan tài

phán nước tiếp nhận đầu tư/cơ quan trọng tài do các bên thỏa thuận.

- Tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích/áp dụng IIAs =>

cơ chế tòa án quốc tế/trọng tài quốc tế.

- Tranh chấp giữa NĐT nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư => tòa án nước

nhận đầu tư/cơ quan tài phán quốc tế.

Page 41: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 41

CHƢƠNG VI: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CỦA CÁC TNCs

Câu

55

Theo quan điểm của UNCTAD hãy phân tích định nghĩa TNC. Theo định

nghĩa này, đâu là điểm khác biệt giữa các dạng chính của công ty con ở

nƣớc ngoài?

Định nghĩa: các TNC là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc

không có tư cách pháp nhân bao gồm công ty mẹ và các công ty con ở

nước ngoài của chúng.

- Công ty mẹ: công ty kiểm soát tài sản của những thực thể kinh tế khác ở

nước ngoài, thường được thực hiện thong qua việc sở hữu 1 tỷ lệ vốn góp

nhất định (>= 10%)

- Công ty con: doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách

pháp nhân trong đó 1 nhà đầu tư, cư trú tại nước khác, sở hữu 1 tỷ lệ vốn

góp cho phép, có được lợi ích lâu dài trong việc quản lý công ty đó.

Theo định nghĩa này thì điểm khác biệt giữa các dạng chính của công

ty con ở nƣớc ngoài là tư cách pháp nhân của nó tại nước chủ nhà và phần

trăm quyền biểu quyết của các cổ đông.

[Một chủ thể được coi là có tư cách pháp nhân khi có đầy đủ 4 điều kiện sau:

1. Ðược thành lập hợp pháp;

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng

tài sản đó;

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

(Theo điều 84, Luật Dân sự Việt Nam)]

Có 3 dạng chính của công ty con ở nước ngoài:

- Công ty con (Subsidiary Enterprise): Có TCPN, công ty mẹ > 50% quyền

biểu quyết.

- Công ty liên kết hoặc liên doanh (Associate Enterprise): Có TCPN, công

ty mẹ chiếm 10 – 50% quyền biểu quyết.

- Chi nhánh (Branches): Không có TCPN, thuộc sở hữu toàn bộ hoặc 1

phần của công ty mẹ

Câu

56

Trình bày tóm tắt các chiến lƣợc hoạt động của TNC theo Phân

loại mức độ hội nhập các chức năng của sản xuất quốc tế? Cho ví dụ?

Một TNC tham gia vào sản xuất quốc tế thông qua chiến lƣợc tìm kiếm

nguồn lực bên ngoài (outsourcing) thì TNC này đang sử dụng chiến lƣợc

gì?

Chiến lƣợc hoạt động của TNC theo phân loại mức độ hội nhập các

chức năng của sản xuất quốc tế, có 3 loại chiến lược:

- Chiến lược thành lập các công ty con tự chủ (Stand-alone strategies):

+ TNC thành lập các công ty con chủ yếu hoạt động tự chủ trong nền kinh

Page 42: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 42

tế nước chủ nhà.

+ Công ty con tự chủ chịu trách nhiệm về phần lớn chuỗi giá trị sản phẩm

mà mình phụ trách.

+ Ít hoặc hầu như không có sự hội nhập giữa các công ty con.

+ Phổ biến trong những ngành có áp lực đáp ứng nhu cầu địa phương cao

(ngành thực phẩm, dịch vụ, …)

+ VD: Tập đoàn Nestlé (trụ sở tại Thụy Sỹ) thành lập các công ty con tự

chủ ở Việt Nam (Nestlé Vietnam), ở Trung Quốc (Nestlé TQ), …

- Chiến lược hội nhập đơn giản (Simple integration strategies):

+ Việc tham gia vào sản xuất quốc tế được thực hiện chủ yếu thông qua

chiến lược tìm kiếm nguồn lực bên ngoài (outsourcing) – một số hoạt động

tạo giá trị gia tăng được thực hiện ở nước chủ nhà và liên kết với các hoạt

động được thực hiện ở những nơi khác, chủ yếu là tại nước chủ đầu tư.

+ Động cơ cơ bản của outsourcing là tận dụng lợi thế địa điểm của 1 nước

chủ nhà đối với 1 phần của chuỗi giá trị gia tăng.

+ Có sự liên kết giữa các công ty con để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

+ VD: Nike: trụ sở ở Mỹ chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm và marketing,

công ty con ở Đài Loan chịu trách nhiệm vẽ mẫu vật và hiệu chỉnh, sau đó

đưa sang sản xuất và phân phối ở các công ty ở Việt Nam, TQ, Lào, …

- Chiến lược hội nhập phức hợp (Complex integration strategies):

+ Chiến lược hội nhập phức hợp dựa trên cơ sở khả năng của công ty trong

việc chuyển dịch sản xuất và cung cấp tới những địa điểm sinh lời nhất.

+ Thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực: R&D, sản xuất, kế toán, tài chính,

đào tạo, …

+ Có sự liên kết giữa công ty mẹ với công ty con, giữa các công ty con với

nhau.

+ VD: IBM nghiên cứu về hiện tượng siêu nhẫn tại nhiệt độ cao được thực

hiện tại Thụy Sỹ, Toyota có 1 mạng luwois các nhà sản xuất linh phụ kiện

tại 4 nước ASEAN, …

Một TNC tham gia vào sản xuất quốc tế thông qua chiến lược tìm kiếm

guồn lực bên ngoài (outsourcing) thì TNC này đang sử dụng Chiến lược

Hội nhập đơn giản.

Câu

57

Trình bày ngắn gọn vai trò của TNC trong nền kinh tế toàn cầu?

Có 3 vai trò chính:

TNCs là “những ngƣời di chuyển và định dạng” nền kinh tế toàn cầu:

- Phối hợp và kiểm soát nhiều công đoạn của các chuỗi sản xuất riêng lẻ

trong và giữa nhiều quốc gia khác nhau;

- Khai thác (tận dụng) những khác biệt về mặt địa lý trong việc phân phối

các nhân tố sản xuất;

- Có độ linh hoạt về mặt địa lý.

Page 43: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 43

TNC thúc đẩy hội nhập quốc tế và chuyển giao CN:

- TNC giữ vị trí của những nhà đầu tư quốc tế chủ yếu, kiểm soát và chi phối

trên 90% FDI toàn thế giới.

- TNC có ưu thế về R&D, tài chính hùng mạnh => đóng vai trò quan trọng

trong hoạt động chuyển giao công nghệ của toàn thế giới.

TNC chịu trách nhiệm về một tỷ trọng lớn thƣơng mại thế giới: ba

dòng lưu thông hàng hoá cơ bản:

- Hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ.

- Hàng hoá bán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài.

- Hàng hoá trao đổi nội bộ.

TNC chi phối hầu hết các chu chuyển hàng hóa giữa các quốc gia, thu hút

phần lớn các sản phẩm vào các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình.

Page 44: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 44

CHƢƠNG VII: MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRÊN THẾ GIỚI

Câu

58

Mua lại và sáp nhập là gì? Cho ví dụ cụ thể về hoạt động mua lại và sáp

nhập?

Mua lại và sáp nhập (Mergers and acquisitions - M&A): hình thức đầu

tư trong đ ó chủ đầu tư mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ lớn t ài sản của

một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có với mục tiêu kiểm soát công ty đ ó

hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo th ành công ty mới.

(Mua lại và sáp nhập qua biên giới là hoạt động mua lại và sáp nhập được

tiến hành giữa các chủ thể ở ít nhất 2 quốc gia khác nhau).

VD về Mua lại:

- Microsoft đã hoàn tất thương vụ mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của

Nokia với giá 7.2 tỷ USD (2013).

- Cuối tháng 12/2012, Tập đoàn xi măng Siam (SCG) của Thái Lan đã ký

thỏa thuận mua 85% cổ phần Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam)

với giá khoảng 240 triệu USD (gần 5.000 tỷ đồng ).

VD về Sáp nhập: Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank - MSB) và

Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MeKong Bank - MDB) vừa công

bố hợp đồng sáp nhập (2015). Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ

đồng, của MeKong Bank là 3.750 tỷ đồng, và sau hợp nhất ngân hàng sẽ

có tên là Maritime Bank (MSB) với vốn điều lệ là 11.750 tỷ đồng.

Câu

59

Nêu 2 lý do có thể khiến M&A là phƣơng thức thâm nhập phổ biến hơn

tại các nƣớc phát triển so với các nƣớc đang phát triển?

Hạ tầng tại nƣớc nhận đầu tƣ: môi trường pháp lý hoàn chỉnh, thị trường

vốn tốt, nhu cầu thị trường đa dạng, mức độ an toàn của vốn đầu tư cao, cơ

sở hạ tầng phát triển, thuận tiện cho vận tải, phân phối, di chuyển, mạng

lưới viễn thông phát triển mạnh.

Lợi thế từ doanh nghiệp nƣớc nhận đầu tƣ: hình ảnh doanh nghiệp, các

bí quyết dây chuyền sản xuất kinh doanh riêng biệt, hình ảnh sản phẩm, hệ

thống phân phối rộng lớn, quan hệ với chính quyền sở tại, quan hệ với

chính phủ,…

Câu

60

Lấy ví dụ về hoạt động M&A theo chiều dọc, chiều ngang, và tổ hợp trên

thế giới? Cho biết mục tiêu của các công ty trong các thƣơng vụ cụ thể

này?

M&A theo chiều dọc (trong cùng 1 dây chuyền sản xuất)

M&A theo chiều ngang (trong cùng 1 ngành):

M&A tổ hợp (trong những ngành khác nhau)

(Các bạn tự cho ví dụ của riêng mình)

Page 45: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 45

Câu

61

Lấy ví dụ về hoạt động M&A theo chiều dọc, chiều ngang, và tổ hợp tại

Việt Nam? Cho biết mục tiêu của các công ty trong các thƣơng vụ cụ thể

này?

(Các bạn có thể lấy ví dụ cụ thể khác)

M&A theo chiều dọc (trong cùng 1 dây chuyền sản xuất)

M&A theo chiều ngang (trong cùng 1 ngành): Ngân hàng TMCP Hàng hải

(Maritime Bank - MSB) và Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MeKong

Bank - MDB) vừa công bố hợp đồng sáp nhập (2015). Vốn điều lệ của

Maritime Bank là 8.000 tỷ đồng, của MeKong Bank là 3.750 tỷ đồng, và sau

hợp nhất ngân hàng sẽ có tên là Maritime Bank (MSB) với vốn điều lệ là

11.750 tỷ đồng.

Mục tiêu: Việc sáp nhập các ngân hàng thương mại là chủ trương của Nhà

nước trong năm nay, với mục tiêu sẽ giảm từ 40 NHTM xuống còn 15 – 7

NHTM. Việc sáp nhập giữa 1 ngân hàng lớn thứ 15 như Maritime Bank và

1 ngân hàng nhỏ như MeKong Bank sẽ giúp cải tổ hệ thống ngân hàng,

nâng tổng số vốn điều lệ lên, giúp giữ vững vị thế trên thị trường tài chính

vốn không mấy khả quan hiện nay.

M&A tổ hợp (khác ngành)

Page 46: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 46

Câu

62

Có các cách tái cấu trúc doanh nghiệp nhƣ thế nào trong hoạt động

M&A? Các cách thức này phù hợp với những doanh nghiệp có đặc điểm

nhƣ thế nào? Cho ví dụ?

Có 4 cách tái cấu trúc doanh nghiệp trong hoạt động M&A:

Bán công ty con (sell off):

- Hình thức này được biết đến như 1 hình thức chia tách doanh nghiệp, hình

thức bán toàn bộ công ty.

- Đặc điểm: được thực hiện vì công ty con không phù hợp với chiến lược

của công ty mẹ.

- Ví dụ: Năm 2008 ,công ty Ericson (Thụy Sỹ) bán công ty PBX Solutions

cho công ty Aastra của Canada

Chào bán cổ phần ra công chúng (Equity carve out):

- Một công ty mẹ đưa một công ty con ra công chúng bằng cách chào bán cổ

phần lần đầu (IPO), phần nào tương tự như bán công ty con nhưng công ty

mẹ vẫn giữ 1 phần kiểm soát khi công ty con đã được bán.

- Đặc điểm: áp dụng khi một trong các công ty con tăng trưởng nhanh và

nhiều giá trị hơn các công ty khác mà công ty mẹ sở hữu. Chào bán cổ

phần ra công chúng mang lại tiền mặt cho công ty.

- Ví du: Nhà đầu tư tài chính như Blackstone hoặc KKR nhằm mục đích mua

Page 47: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 47

các công ty giá rẻ à khi đạt được lợi nhuận mong muốn thì bán lại cho các

nhà đầu tư công nghiệp của thị trường chứng khoán sau này.

Phân bố cổ phiếu của công ty con (spinoffs):

- Hoạt động này diễn ra khi công ty con đã là một thực thể độc lập với bộ

máy quản lý và quản trị riêng.

- Đặc điểm: công ty mẹ phân bố cổ phần của công ty con cho các cổ đông

thông qua cổ phiếu và sẽ không thu được tiền mặt spinoffs sẽ không

được khuyến khích khi công ty cần huy động vốn.

- Ví dụ: Tháng 11/1999,Bảo Việt chào bán 59,91 % vốn điều lệ ra công

chúng

Phát hành cổ phiếu theo lĩnh vực (tracking stock):

- Là 1 loại cổ phiếu đặc biệt được phát hành bởi 1 công ty đại chúng để định

giá 1 lĩnh vực hoạt động của công ty. Cổ phiếu này cho phép những lĩnh

vực khác nhau của công ty có thể được định giá khác nhau thông qua các

nhà đầu tư

- Đặc điểm: sử dụng khi 1 công ty tăng trưởng chậm giao dịch ở tỷ lệ P/E

thấp (price/earnings) bỗng nhiên tăng trưởng nhanh cty có thể phát hành

cổ phiếu theo lĩnh vực và thị trường có thể định giá hoạt động kinh doanh

mới tăng trưởng này tại mức P/E cao hơn nhiều.

- Ví dụ: Công ty Walt Disney phát hành cổ phiếu theo lĩnh vực cho công ty

Disney Internet Group (DIG)

Câu

63

Trình bày các lợi ích đối với doanh nghiệp khi thực hiện M&A? Cho ví

dụ?

Lợi ích đối với doanh nghiệp khi thực hiện M&A:

- Kế hoạch đầu tư được tiến hành nhanh chóng.

- Loại bỏ các đối thủ cạnh tranh (Đúng với M&A theo chiều ngang, còn

M&A theo chiều dọc thì đúng trong trường hợp chỉ có 1 vài doanh nghiệp

lớn phân phối).

- Ít rủi ro hơn so với hoạt động đầu tư mới (vì có sẵn nguồn lực, tài sản, có

đối tác trước và tiếp cận thị trường dễ).

- Mang lại xung lực mới cho nhà đầu tư:

+ Cắt giảm nhân lực

+ Lợi thế kinh tế nhờ quy mô

+ Mua được công nghệ mới

+ Thúc đẩy tiếp cận thị trường và khẳng định vị thế trong ngành.

Ví dụ:

Câu

64

Trình bày một số nguyên nhân thất bại trong hoạt động M&A? Cho ví

dụ?

Doanh nghiệp mua lại trả giá qúa cao (định giá tài sản mua lại

quá cao). Ví dụ:

Page 48: Trả Lời Vấn Đáp - ĐTQT - K51E

Đầu tư quốc tế - Trả lời vấn đáp K51E – Be Enthusiastic

Người Thuận Hải ft. SiunhưnĐà Mắthí Micong 48

- Năm 1999: Yahoo mua lại Broadcast.com với giá 5,7 tỷ USD – gấp 100

lần tổng DT hàng năm của công ty này.

- Tháng 3/2003, dịch vụ này được phân ra thành Yahoo Launchcast

(hiện là Yahoo Music) và Yahoo Platinum.

- Bảy tháng sau, Yahoo Platinum “t t hơi thở cuối cùng”.

- Kể từ tháng 2/2009, toàn bộ phần nội dung của Yahoo Music cũng

được chuyển sang thuê ngoài (CBS Radio).

Do xung đột văn hóa. Ví dụ: trong thương vụ Daimler (Đức) sáp nhập với

Chrysler (Mỹ) thành công ty DaimlerCrysler:

- Quyền quyết định chủ yếu thuộc về các nh à quản lý của công ty Daimler

Đức + Người Đức tức giận về các nhà quản lý người Mỹ ở Chrysler mất

gấp 2 đến 3 lần thời gian để giải quyết một công việc tương tự ở Đức;

- Daimler điều hành công ty theo hướng coi trọng lễ nghĩa, hình thức, trong

khi Chrysler quản lý theo phương châm coi trọng sự thoải mái.

Thời gian để liên kết hoạt động của hai công ty bị k o dài.

Do chưa tính tón k trước khi quyết định M A

CHÚC CÁC BẠN HỌC BÀI VÀ THI TỐT