toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - số 1092 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1092 ngày 11/9/2014 - Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (Tr.4) - Kiểm tra, rà soát các công trình thể thao (Tr.7) - Quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch (Tr.5) - Xử phạt nhà sản xuất phim “Căn hộ số 69” (Tr.7) troNg số NàY Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Ngày 06/9, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đến thăm và làm việc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) về việc xem xét triển khai đề án cấp thiết “Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang Bảo tàng Lịch sử quốc gia”. Bộ trưởng đã đi thăm khu trưng bày ngoài trời, các kho bảo quản hiện vật, trong đó có kho đặc biệt, nơi bảo quản nhiều hiện vật đặc biệt quý hiếm của BTLSQG. Báo cáo Bộ trưởng về hiện trạng cơ sở vật chất của Bảo tàng, TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng, Trưởng ban Xây dựng Nội dung và Hình thức trưng bày BTLSQG cho biết, trên thực tế Bảo tàng hiện đang kế thừa cơ sở vật chất của Trường Viễn Đông Bác Cổ và Sở Thương chính Đông Dương để trưng bày và giới thiệu lịch sử VN từ thời tiền sử đến nay. (Xem tiếp trang 3) Giảm học phí cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo văn hoá - nghệ thuật Theo Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo văn hoá - nghệ thuật sẽ được giảm học phí, được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề, được trang bị trang phục học tập. Quyết định có hiệu lực từ 09/9/2014. (Xem tiếp trang 5) Sáng 04/9, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập (1959-2014) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất. Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ Nhà hát đã nỗ lực không ngừng thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng truyền thống. Từ 15 thành viên từ ngày đầu thành lập, cho tới nay Nhà hát đã có 122 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, công nhân viên cùng với hơn hai chục vở diễn và chương trình nghệ thuật được tặng thưởng HCV, HCB, Giấy khen của cá nhân các nghệ sĩ, các giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 14 NSND và 35 NSƯT, nhiều tài năng trẻ. (Xem tiếp trang 2) Nhà hát Tuồng Việt Nam đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất Ảnh: TTXVN Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho các đồng chí lãnh đạo Nhà hát Tuồng Việt Nam

Upload: pham-viet-long

Post on 27-May-2015

149 views

Category:

News & Politics


6 download

DESCRIPTION

Tuàn tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1092 ngày 11/9/2014

- Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

(Tr.4)- Kiểm tra, rà soát các công trình thể thao

(Tr.7)- Quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa,gia đình, TDTT và du lịch

(Tr.5)- Xử phạt nhà sản xuất phim“Căn hộ số 69”

(Tr.7)

troNg số Này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tại Bảo tàngLịch sử quốc gia

Ngày 06/9, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đã đến thăm và làm việc tại Bảotàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) vềviệc xem xét triển khai đề án cấp thiết“Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang Bảo tàngLịch sử quốc gia”. Bộ trưởng đã đi thămkhu trưng bày ngoài trời, các kho bảoquản hiện vật, trong đó có kho đặc biệt,nơi bảo quản nhiều hiện vật đặc biệt quýhiếm của BTLSQG. Báo cáo Bộ trưởngvề hiện trạng cơ sở vật chất của Bảo tàng,TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảotàng, Trưởng ban Xây dựng Nội dung vàHình thức trưng bày BTLSQG cho biết,trên thực tế Bảo tàng hiện đang kế thừacơ sở vật chất của Trường Viễn ĐôngBác Cổ và Sở Thương chính ĐôngDương để trưng bày và giới thiệu lịch sửVN từ thời tiền sử đến nay.

(Xem tiếp trang 3)

Giảm học phí cho học sinh, sinh viên tại các cơsở đào tạo văn hoá - nghệ thuật

Theo Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, học sinh,sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo văn hoá - nghệ thuật sẽ được giảmhọc phí, được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề, được trang bị trang phục họctập. Quyết định có hiệu lực từ 09/9/2014.

(Xem tiếp trang 5)

Sáng 04/9, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập(1959-2014) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất.

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ Nhà hátđã nỗ lực không ngừng thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồngtruyền thống. Từ 15 thành viên từ ngày đầu thành lập, cho tới nay Nhà hát đã có122 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, công nhân viên cùng với hơn hai chục vở diễn vàchương trình nghệ thuật được tặng thưởng HCV, HCB, Giấy khen của cá nhâncác nghệ sĩ, các giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 14 NSND và 35NSƯT, nhiều tài năng trẻ. (Xem tiếp trang 2)

Nhà hát Tuồng Việt Nam đón nhậnHuân chương Độc lập Hạng Nhất

Ảnh:

TTX

VN

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho các đồng chí lãnh đạoNhà hát Tuồng Việt Nam

Page 2: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1092 l11.9.2014

Sáng 04/9, tại trụ sở Bộ VHTTDL,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổilàm việc với đoàn công tác tỉnh ThừaThiên Huế do Chủ tịch UBND tỉnh -Nguyễn Văn Cao làm Trưởng đoàn vềhợp tác phát triển du lịch với hãng dulịch tàu biển Royal Caribbean Cruisecủa Mỹ.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Caovà Phó Chủ tịch hãng Royal CaribbeanCruise - Jonh Tercek cho biết, là mộttrong những hãng du lịch tàu biển lớnnhất thế giới hiện nay - Royal CaribbeanCruise có mối quan tâm đặc biệt đến thịtrường du lịch Việt Nam. Dự kiến trongthời gian tới, hãng Royal CaribbeanCruise sẽ đưa đến Việt Nam khoảng25.000 khách/năm. Đặc biệt vào tháng6/2015, tàu Voyager có sức chứa 5.000khách sẽ cập bến cảng Chân Mây, khicập bến, du khách sẽ tham gia cácchương trình tham quan, khám phá, tìmhiểu các danh thắng, văn hóa, lịch sử, đờisống, ẩm thực địa phương.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việctham quan, mua sắm của du khách, Chủtịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và PhóChủ tịch hãng Royal Caribbean Cruiseđã kiến nghị Bộ VHTTDL có ý kiến vớiBộ Giao thông vận tải có sự hỗ trợ để xửlý kết nối hạ tầng: Nạo vét cảng ChânMây; nâng cấp đường cao tốc từ cảngChân Mây đến Huế… Đồng thời, BộVHTTDL có ý kiến với Chính phủ, BộCông an tạo điều kiện cho tàu du lịch khicập cảng Chân Mây vẫn được phép mởcasino; massage, vui chơi giải trí; kinhdoanh các dịch vụ bán hàng lưu niệmtrên tàu phục vụ cho du khách.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá caonhững đóng góp của hãng RoyalCaribbean Cruise cho ngành du lịchViệt Nam trong thời gian qua. Bộtrưởng khẳng định, Việt Nam luôn là

điểm đến an toàn, thân thiện và hấp đốivới du khách, đồng thời Việt Nam luônkhuyến khích các hãng tàu quốc tế đưakhách du lịch đến Việt Nam tham quan,nghỉ dưỡng. Để kéo dài thời gian lưutrú của du khách tại Việt Nam, Bộtrưởng lưu ý tỉnh Thừa Thiên Huế cầnmở rộng và đa dạng hóa các loại hìnhdịch vụ vui chơi, giải trí trên bờ, đồngthời tăng cường các hoạt động quảng bádu lịch tàu biển tại các hội chợ du lịchtrong nước và quốc tế.

Đối với các kiến nghị của Chủ tịchUBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Phó Chủtịch hãng Royal Caribbean Cruise, Bộtrưởng đồng ý về chủ trương và giao cácđơn vị liên quan phối hợp, hướng dẫnUBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựngcác văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ vàBộ Giao thông vận tải phê duyệt.

M.Ước

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhà hát cũng đã được Đảng, Nhànước trao tặng Huân chương Laođộng Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba,Huân chương Độc lập Hạng Nhất,Hạng Nhì, Hạng Ba và nhiều Huân,Huy chương cho cá nhân nghệ sĩ, diễnviên, viên chức. Trong những nămgần đây, Nhà hát luôn được BộVHTTDL tặng cờ “Đơn vị thi đuaxuất sắc”, Thủ tướng tặng cờ “Đơn vịdẫn đầu phong trào thi đua” năm2013 và nhiều giấy khen, Bằng khencho tập thể, cá nhân.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã biểu dươngnhững thành tích, công lao đóng gópcủa các thế hệ nghệ sĩ của Nhà hát.Để Nhà hát ngày càng phát triển vữngmạnh và đạt được nhiều thành tựuhơn trong hoạt động nghệ thuật, Bộtrưởng nhấn mạnh: “Lãnh đạo Nhà

hát xây dựng kế hoạch, lộ trình, giảipháp thực hiện có hiệu quả Nghịquyết số 23 của Bộ Chính trị “Về pháttriển văn học nghệ thuật trong thời kỳmới”, Nghị quyết Trung ương 9 khóaXI “Về xây dựng và phát triển vănhóa, con người VN đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước”; Quyhoạch ngành nghệ thuật biểu diễn vừađược Thủ tướng Chính phủ phê duyệtvà kế hoạch phát triển Nhà hát giaiđoạn 2016-2020.

Phát huy những thành quả đã đạtđược, đoàn kết, phấn đấu khắc phụckhó khăn, chú trọng đào tạo tài năngtrẻ, các nghệ sĩ có trình độ cao vềchuyên môn để nâng cao chất lượngtrong sáng tác, dàn dựng và biểu diễn.

Đổi mới toàn diện trong tư duysáng tạo, phương thức hoạt động đểgiới thiệu rộng rãi hơn với nhân dân

trong nước, đặc biệt là đối với khángiả trẻ và khán giả nước ngoài về cácgiá trị độc đáo của nghệ thuật Tuồngtruyền thống”.

Bộ trưởng mong muốn Nhà hát sẽxứng đáng là “cánh chim đầu đàn”của ngành Tuồng cả nước, vững bướcđi lên trong cơ chế thị trường, khôngngừng nâng cao đời sống cán bộ,nghệ sĩ, tiếp tục phấn đấu, xây dựngNhà hát là một đơn vị nghệ thuậttruyền thống mẫu mực, đáp ứng đượclòng yêu mến của khán giả phục vụnhân dân ở mọi miền đất nước.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã traoHuân chương Độc lập Hạng Nhất choNhà hát Tuồng và Huân chương Laođộng Hạng Ba cho ba cá nhân cóthành tích xuất sắc.

V.Hóa

Nhà hát Tuồng Việt Nam... (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1092 l11.9.2014

Đề án cấp thiết “Cải tạo, nâng cấp,chỉnh trang Bảo tàng Lịch sử quốc gia”được xây dựng với mục tiêu chỉnh lý,nâng cấp hệ thống trưng bày thườngtrực tại hai khu vực số 1 Tràng Tiền vàsố 25 Tông Đản, Hà Nội; cải tạo mộtsố kho bảo quản, quản lý hiện vật, khotư liệu, phim ảnh, tài liệu của Bảotàng; cải tạo, nâng cấp hệ thống côngnăng, phụ trợ; cải tạo, nâng cấp hệthống hạ tầng cấp điện chiếu sáng cả 2khu vực do quá tải, nâng cấp hệ thốngđiều hòa và hệ thống phòng cháy, chữacháy, bổ sung camera hồng ngoại,chống đột nhập trong kho đặc biệt,đảm bảo an ninh.

Đồng thời, cải tạo, nâng cấp hệthống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụkhách tham quan; sửa chữa, nâng cấptrang thiết bị âm thanh, chiếu sáng, ghếngồi của Hội trường tại 25 Tông Đản;cải tạo sân vườn, cảnh quan khu số 1Tràng Tiền. Lắp đặt mới hệ thống cửa

cuốn các phòng trưng bày ở nhà trưngbày số 1 Tràng Tiền và hệ thống cửa từ,cửa sổ sắt bảo vệ hệ thống kho hiện vật,đảm bảo an ninh, an toàn.

Sau khi kiểm tra thực tế và nghebáo cáo, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhnhấn mạnh, BTLSQG cần tập trungđánh giá, xây dựng kế hoạch, đề xuấtcác hạng mục cơ sở vật chất cần nângcấp, cải tạo; đặc biệt chú ý và cần cónhững biện pháp bảo quản phù hợp đốivới các hiện vật đang được trưng bàyngoài trời, chịu nhiều tác động của khíhậu, thời tiết. Đối với các kho bảoquản, cần lắp đặt hệ thống camera quansát và bảo vệ bên ngoài, bên trong vìđây là nơi lưu giữ những hiện vật đặcbiệt quý hiếm.

Bộ trưởng cũng yêu cầu BTLSQGcần tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hơnnữa các hoạt động sưu tầm, trưng bày,giáo dục công chúng, quảng bá cáchiện vật, hình ảnh của Bảo tàng và kết

nối với các sưu tập tư nhân. Bên cạnhđó, cần tập trung đẩy mạnh công tácchuẩn bị nội dung cho BTLSQG mới;tiếp tục đẩy mạnh hơn các hoạt độngchuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng...

Đối với những hiện vật quý hiếm,giá trị đang được lưu giữ tại Bảo tàng,Bộ trưởng yêu cầu cần có những hoạtđộng nhằm quảng bá, giới thiệu nhiềuhơn về các hiện vật có ý nghĩa là biểutrưng, biểu tượng của văn hóa truyềnthống VN qua các thời kỳ như hìnhtượng sư tử, nghê, rồng Việt... để rộngrãi người dân nắm bắt, có nhận thức rõràng hơn. Tránh tình trạng như hiệnnay, trong khi các biểu tượng văn hóatruyền thống xuất hiện ít ỏi thì lại cóquá nhiều những hiện vật ngoại lai,không phù hợp đang xâm lấn vào cácdi tích và cơ sở thờ tự, trụ sở các cơquan, công sở và địa điểm vui chơicông cộng...

P.anH

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL vừa ban hànhQuyết định số 2714/QĐ-BVHTTDLban hành Kế hoạch xây dựng khunglý thuyết, tổng quan tài liệu và đánhgiá nhanh thực trạng, nhu cầu giáodục đời sống gia đình phục vụ xâydựng Đề án quốc gia về giáo dục đờisống gia đình Việt Nam giai đoạn2016-2020. Theo đó, nội dungkhung lý thuyết trên cơ sở phân tíchcác chuyên đề: Hệ thống khái niệmcó liên quan về giáo dục đời sốnggia đình VN (GDĐSGĐ) hiện nay;Chính sách và các chương trình củaĐảng và Nhà nước có liên quan vềgiáo dục đời sống gia đình; Thựctrạng giáo dục đời sống gia đình tạiVN hiện nay; Đề xuất nội dung giáodục đời sống gia đình VN; Vai tròcủa cơ quan nhà nước trong tạo lậpmôi trường pháp lý về giáo dục đời

sống gia đình tại VN; Cơ sở lý luậncủa việc GDĐSGĐ với việc hìnhthành nhân cách con người ViệtNam; Vai trò của gia đình trongGDĐSGĐ Việt Nam hiện nay trongviệc xây dựng nhân cách, lối sốngtốt đẹp và lành mạnh; Đẩy mạnhcông tác xã hội hóa GDĐSGĐ nhằmxây dựng con người Việt Nam cónhân cách, lối sống tốt đẹp, lànhmạnh; Đề xuất khung chương trìnhGDĐSGĐ Việt Nam: Khung lýthuyết về khái niệm giáo dục đờisống gia đình Việt Nam.

Tổng quan tài liệu gồm: Sưu tầmtài liệu, tư liệu bằng tiếng Việt vàtiếng nước ngoài; Dịch các tư liệu từtiếng nước ngoài ra tiếng Việt; Viếtbáo cáo tổng quan tài liệu trong nướcvà quốc tế. Đánh giá nhanh thựctrạng, nhu cầu GDĐSGĐ tập trung

vào việc làm sáng tỏ khái niệm vềgiáo dục đời sống gia đình; nhu cầucủa người dân về giáo dục đời sốnggia đình; những nội dung giáo dụcđời sống gia đình người dân có nhucầu; thời điểm, phương thức cungcấp nội dung giáo dục đời sống giađình và vai trò của cơ quan, đơn vịcung cấp loại hình giáo dục đời sốnggia đình…

Thời gian xây dựng khung lýthuyết, tổng quan tài liệu và đánh giánhanh thực trạng, nhu cầu giáo dụcđời sống gia đình từ tháng 8 đếntháng 12 năm 2014. Vụ Gia đình (BộVHTTDL) chủ trì, phối hợp với Vănphòng Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, cácchuyên gia liên quan tổ chức khảosát nhằm đảm bảo về chất lượngchuyên môn và tiến độ.

H.PHƯợng

Đánh giá thực trạng nhu cầu giáo dục đời sống gia đình

Page 4: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

4 số 1092 l11.9.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 2779/QĐ-BVHTTDL ngày 03/9/2014, BộVHTTDL giao Tổng cục Du lịch, CụcHợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp vớiSở VHTTDL thành phố Hồ Chí Minh,Cục Công tác phía Nam đón các Bộtrưởng du lịch các nước Campuchia,Lào, Myanmar, Thái Lan và tổ chứcTọa đàm Bộ trưởng về hợp tác du lịchACMECS trong khuôn khổ Hội chợDu lịch quốc tế thành phố Hồ ChíMinh 2014 (ITE HCMC 2014). Thờigian tổ chức từ ngày 09-12/9/2014, tạithành phố Hồ Chí Minh.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2780/QĐ-BVHTTDL ngày03/9/2014, giao Nhà hát Nghệ thuật

Đương đại Việt Nam và Công tyTNHH Production Thanh Việt tổchức Liên hoan Âm nhạc quốc tế“Gió mùa” (Monsoon Festival) vàđón đoàn nghệ sĩ quốc tế từ ĐanMạch, Thụy Điển, Bỉ, Vương quốcAnh, Nhật Bản, Hàn Quốc tham giabiểu diễn trong chương trình. Thờigian tổ chức chương trình từ ngày02-04/10/2014, tại Hoàng thànhThăng Long, Hà Nội.

- Ngày 04/9/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2791/QĐ-BVHTTDL, giao Vụ Pháp chế tổchức hội nghị-Hội thảo tập huấncông tác pháp chế và quán triệt cácvăn bản quy phạm pháp luật mới ban

hành trong lĩnh vực văn hóa, giađình, thể dục, thể thao và du lịch tại2 khu vực (miền Bắc và miền Nam).Thời gian tổ chức tháng 10/2014.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2793/QĐ-BVHTTDL ngày04/9/2014, trao giải cho các tác giảđoạt giải tại “Festival Mỹ thuật trẻ2014”, Ban Tổ chức đã trao giải Nhấtcho tác phẩm “Dự án mới” của tácgiả Trần Văn An (Nam Định); 2 giảiNhì cho “Những con mèo” của tácgiả Thái Nhật Minh (Vĩnh Phúc) và“Cánh” của tác giả Lập Phương (HảiPhòng); cùng 03 giải Ba và 10 giảiKhuyến khích.

tHtt

VăN BảN mới

Theo Quyết định số 1572/QÐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệtÐề án “Tuyên truyền về xây dựng giađình và phòng, chống bạo lực giađình (PCBLGÐ) trên các phương tiệnthông tin đại chúng đến năm 2020”.Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằmnâng cao nhận thức của các cấp, cácngành, cá nhân, gia đình và cộngđồng, bảo đảm đến năm 2020 thôngqua các phương tiện thông tin đạichúng, tối thiểu 95% hộ gia đình vàcộng đồng được tuyên truyền về chủtrương, đường lối, chính sách, phápluật về bình đẳng giới, hôn nhân, giađình, phòng, chống bạo lực gia đình(chú trọng đối tượng trong độ tuổi kếthôn, đặc biệt là nam giới); về phúclợi xã hội dành cho gia đình chínhsách, gia đình nghèo và kiến thức, kỹnăng, phát triển kinh tế gia đình, ứngphó với thiên tai và khủng hoảngkinh tế; về chính sách dân số và kếhoạch hóa gia đình, không phá thai vìgiới tính của thai nhi.

Đồng thời, Đề án hướng tới đảm

bảo 100% phóng viên phụ tráchchuyên trang, chuyên mục, chuyênđề về xây dựng gia đình, phòng,chống bạo lực gia đình tại các cơquan báo chí có kiến thức về xâydựng gia đình, phòng, chống bạo lựcgia đình.

Nội dung tuyên truyền của Đề ánlà chủ trương, đường lối chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước vềxây dựng gia đình, phòng, chống bạolực gia đình, bình đẳng giới, quyền vànghĩa vụ của các thành viên gia đình;truyền thống tốt đẹp của con người,gia đình Việt Nam; kiến thức, kỹ năngvề hôn nhân gia đình và xây dựng giađình văn hóa; kiên quyết đấu tranhvới các hành vi vi phạm đạo đức, viphạm pháp luật trong hôn nhân giađình, phòng, chống bạo lực gia đìnhvà các nội dung khác có liên quan.

Trên cơ sở những nội dung này,Đề án đặt ra yêu cầu: thông tin, tuyêntruyền bảo đảm lồng ghép với cácchương trình, đề án khác có liên quantrên cơ sở tận dụng tối đa và sử dụng

hiệu quả mọi nguồn lực, các hìnhthức tuyên truyền hiện có; khuyếnkhích các cơ quan báo chí phối hợpchặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhànước, chính quyền các địa phươngchủ động tham gia vào việc tuyêntruyền.

Nội dung tuyên truyền phải bảođảm chính xác, rõ ràng, đơn giản,thiết thực, đa dạng; phù hợp với từngđối tượng, truyền thống, văn hóa, bảnsắc dân tộc, tôn giáo, không ảnhhưởng đến bình đẳng giới, danh dự,nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạolực gia đình và các thành viên kháctrong gia đình.

Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợpvới các Ban, Bộ, ngành, địa phương,tổ chức có liên quan cung cấp thôngtin chính xác, đầy đủ và kịp thời chocác cơ quan báo chí về nội dung,thông tin, tình hình triển khai xâydựng gia đình và phòng, chống bạolực gia đình để thực hiện các hoạtđộng truyên truyền…

H.PHƯợng

Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

Page 5: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

5số 1092 l11.9.2014

quản lý nhà nước

Ngày 04/9, Bộ VHTTDL đã ban hànhQuyết định số 2792/QĐ-BVHTTDL phêduyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị-Hộithảo tập huấn công tác pháp chế và quántriệt các văn bản quy phạm pháp luật mớiban hành trong lĩnh vực văn hóa, gia đình,thể dục, thể thao và du lịch. Hội nghị-Hộithảo nhằm bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụpháp chế cho cán bộ, công chức pháp chế,nghiệp vụ tại các địa phương từ cấp huyệntrở lên. Tiếp thu, giải đáp những vướngmắc trong quá trình thi hành pháp luậtthuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thaovà du lịch ở địa phương; giúp cán bộ,

công chức nắm bắt kịp thời những vănbản mới ban hành, hiểu đúng, đủ văn bảncó cơ sở áp dụng pháp luật một cách đúngđắn và hợp lý. Thông qua hoạt động tạiHội nghị-Hội thảo, các địa phương cóđiều kiện gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinhnghiệm lẫn nhau trong kỹ năng xử lý cáctình huống thực tế; giúp cơ quan quản lýnhà nước có cách đánh giá thực tế, kháchquan hơn khi xây dựng văn bản pháp quy.

Nội dung tập huấn bao gồm: nghiệpvụ pháp chế nói chung và nghiệp vụpháp chế của ngành VHTTDL; phươngpháp thực hiện nghiệp vụ pháp chế có

hiệu quả và đảm bảo tính hiệu lực quảnlý; quán triệt nội dung cơ bản có liênquan đến công tác quản lý của địaphương tại các văn bản mới ban hành.Trong tháng 10/2014, Hội nghị-Hộithảo dự kiến sẽ diễn ra tại 2 khu vực:miền Bắc tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa vàmiền Nam tổ chức tại tỉnh Long An. Đốitượng tham dự gồm lãnh đạo SởVHTTDL các tỉnh/thành, Trưởng hoặcPhó phòng quản lý nghiệp thuộc Sở, cánbộ làm công tác pháp chế thuộc Sở.

Đ.ngọc

Quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch

Quyết định quy định chế độ ưu đãi đốivới học sinh, sinh viên học các ngành nghệthuật truyền thống và đặc thù trong cáctrường văn hóa - nghệ thuật công lập vàngoài công lập, gồm nhạc công kịch hátdân tộc, nhạc công truyền thống Huế, Đờnca tài tử Nam bộ, diễn viên sân khấu kịchhát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuậtCa Trù, nghệ thuật Bài Chòi, biểu diễnnhạc cụ truyền thống.

Học sinh, sinh viên theo học tại các cơsở đào tạo văn hóa-nghệ thuật công lậpđược giảm 70% học phí. Học sinh, sinhviên theo học tại các cơ sở đào tạo văn hóa-nghệ thuật ngoài công lập được giảm mứchọc phí không vượt quá mức quy định củacác ngành đào tạo tương ứng trong các cơsở đào tạo văn hóa-nghệ thuật công lập.

Học sinh, sinh viên theo học tại các cơsở đào tạo văn hóa-nghệ thuật công lậpđược hưởng chế độ bồi dưỡng nghề vớimức bằng 40% suất học bổng khuyếnkhích toàn phần/tháng. Học sinh, sinhviên theo học tại các cơ sở đào tạo vănhóa-nghệ thuật ngoài công lập đượchưởng chế độ bồi dưỡng nghề khôngvượt quá mức quy định của các ngànhđào tạo tương ứng trong các cơ sở đào tạovăn hóa-nghệ thuật công lập.

Về chế độ trang bị học tập, học sinh,sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạovăn hóa-nghệ thuật công lập được trangbị trang phục học tập và cấp một năm mộtlần. Các cơ sở đào tạo văn hóa-nghệ thuậtcông lập dự toán kinh phí để thực hiện chế

độ ưu đãi được quy định nêu trên và bốtrí trong dự toán ngân sách chi thườngxuyên hàng năm dành cho đào tạo, trìnhcơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt theoquy định của pháp luật. Các cơ sở đào tạovăn hóa-nghệ thuật chi trả cho các đốitượng được hưởng chế độ ưu đãi theo sốlượng người học thực tế và phải thực hiệnchế độ ưu đãi đúng mục đích.

Nhà nước bố trí kinh phí trực tiếp chocác cơ sở đào tạo văn hóa-nghệ thuật cônglập để thực hiện chế độ ưu đãi quy định.Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ chế độgiảm học phí, bồi dưỡng nghề cho họcsinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đàotạo văn hóa-nghệ thuật ngoài công lập.

Đ.ngọc

Giảm học phí... (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết địnhsố 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014công bố danh sách 19 di sản văn hóa phivật thể cấp quốc gia mới được công nhậntheo. Theo đó, 19 di sản văn hóa phi vậtthể cấp quốc gia được công nhận lần nàythuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết;Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quánxã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ côngtruyền thống; Lễ hội truyền thống; Trithức dân gian. Cụ thể danh sách 19 di sảngồm: Chữ Nôm của người Tày - tỉnh Bắc

Kạn; Lượn Slương của người Tày - tỉnhBắc Kạn; Hát Bội Bình Định - tỉnh BìnhĐịnh; Nghệ thuật Bài Chòi - tỉnh BìnhĐịnh; Phú Yên, Quảng Nam; Nghi lễThen của người Tày - tỉnh Cao Bằng;Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước -Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; Lễhội năm mới của người Giáy - tỉnh HàGiang; Tri thức canh tác hốc đá của cưdân cao nguyên đá Hà Giang - tỉnh HàGiang; Tết Khu Cù Tê của người La Chí- tỉnh Hà Giang; Kéo co của người Tày,

người Giáy - tỉnh Lào Cai; Lễ hội rước cộBà Chợ Được - tỉnh Quảng Nam; Nghềdệt thổ cẩm của người Cơ Tu - tỉnh QuảngNam; Múa Tân “tung Da” dá của ngườiCơ Tu - tỉnh Quảng Nam; Nghi lễ dựngCây Nêu và bộ Gu của người Co - tỉnhQuảng Nam; Nghệ thuật sân khấu Dù Kêcủa người Khmer - tỉnh Sóc Trăng; Nghilễ cấp sắc của người Dao - tỉnh TháiNguyên; Múa Tắc Xình của người SánChay - tỉnh Thái Nguyên; Lễ hội Ok OmBok của người Khmer - tỉnh Trà Vinh.

Đ.anH

Công bố 19 DSVH phi vật thể cấp quốc gia

Page 6: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

6 số 1092 l11.9.2014

quản lý nhà nước

Hội thảo khoa học “45 năm bảo tồnvà phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịchHồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2014)” đã diễn ra sáng 05/9 tại Hà Nội,thu hút sự tham gia của các đồng chílãnh đạo, nhà nghiên cứu, khoa họctrên nhiều lĩnh vực và cán bộ của Khudi tích qua nhiều thời kì. Đây là hoạtđộng thiết thực do Khu Di tích Chủ tịchHồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chứcnhân Kỷ niệm 45 năm thực hiện Dichúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới45 năm gìn giữ, bảo tồn, phát huy giátrị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại PhủChủ tịch.

Hội thảo là diễn đàn quan trọng,góp phần khẳng định các giá trị nổi bậtvà ý nghĩa to lớn của Khu Di tích, sựcố gắng, tận tụy, tình cảm gắn bó, tinhthần trách nhiệm của các thế hệ cán bộ,người lao động trong Khu Di tíchtrong việc gìn giữ, phát huy giá trị củadi sản Bác Hồ để lại. Hội thảo cũng làdịp tổng kết kinh nghiệm thực tế, cậpnhật, bổ sung các nguồn tài liệu, kếtquả nghiên cứu mới nhất về Khu ditích, làm cơ sở khoa học đề xuất cácđịnh hướng phát huy giá trị của KhuDi tích trong thời gian tới. Tại Hộithảo này, các đại biểu đã đóng gópnhiều ý kiến quý báu, trong đó nêu rõnhững đặc điểm nổi bật liên quan đếnđạo đức, tư tưởng, tác phong của BácHồ gắn với từng điểm di tích, kỉ vậtmà Người để lại tại Khu Di tích cũngnhư các nguồn tư liệu khác. Nhiều ýkiến khác đề cập đến những khó khăn,tác động bất lợi ảnh hưởng đến hoạtđộng bảo tồn, phát huy giá trị Khu Ditích; các giải pháp mang tính địnhhướng để bảo tồn lâu dài...

Trong bài phát biểu đề dẫn Hộithảo, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịchHồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch -Nguyễn Văn Công nhấn mạnh: Chủtịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải

phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuấtkhi qua đời đã để lại cho dân tộc ViệtNam một khối di sản vô giá, trong đócó Khu Di tích về Người tại Phủ Chủtịch. Đây là nơi Bác Hồ đã sống, làmviệc trong suốt 15 năm cuối đời (1954-1969). Trong Khu Di tích có các di tíchbất động sản, tài liệu, hiện vật gốc vàmôi trường cảnh quan. Mỗi di tích, tàiliệu, hiện vật đều chứa đựng nội dunglịch sử khác nhau, là minh chứngthuyết phục về chiều sâu tư tưởng,phong cách, đạo đức, lối sống và tinhthần cống hiến không mệt mỏi của BácHồ cho sự nghiệp cách mạng, hạnhphúc của nhân dân. Ngay sau khiNgười qua đời, Ban Bí thư Trung ươngĐảng đã quyết định bảo quản khu lưuniệm, các di tích, hiện vật lưu niệm củaChủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịchđể bày tỏ lòng biết ơn, đời đời ghi nhớcông lao của Người, động viên toàndân học tập tư tưởng, đạo đức, tácphong của Bác Hồ. Tại đây, Chủ tịchHồ Chí Minh đã viết bản Di chúc lịchsử, để lại cho đời sau những lời căn dặntâm huyết....

Xét trên góc độ bảo tàng học, KhuDi tích có những đặc thù riêng so vớinhiều khu di tích khác. Công tác bảotồn ở đây được thực hiện như là mộtkho mở hoàn toàn, vừa kết hợp bảoquản gìn giữ với phát huy giá trị.Công tác bảo quản không chỉ thựchiện với các tài liệu, hiện vật mà cònvới các ngôi nhà, cảnh quan di tích.Khu Di tích thường xuyên đón kháchnên công tác bảo tồn, bảo quản khótiến hành đúng theo quy trình. Các tàiliệu, hiện vật luôn chịu áp lực trực tiếpcủa môi trường tự nhiên, ảnh hưởnggián tiếp từ con người, trong khi đóviệc ứng dụng khoa học công nghệmới vảo bảo quản còn hạn chế. Đó lànhững khó khăn, thách thức nổi bậttrong việc giữ gìn, bảo quản nguyên

vẹn di sản Bác Hồ để lại. Tuy nhiên,trong suốt 45 năm qua, tập thể cán bộ,người lao động Khu Di tích Chủ tịchHồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã luônsáng tạo, linh hoạt kết hợp bảo quảnthông thường với bảo quản khoa học,từng bước áp dụng khoa học côngnghệ, tiên tiến vào công tác bảo quảnđịnh kì, chống xuống cấp di tích, lắpđặt thiết bị bảo quản, áp dụng côngnghệ khí khô, xử lí thoát nước, lắp đặthệ thống báo cháy, chữa cháy tự động,tu bổ và nâng cấp vườn quả, hút bùnao cá bằng công nghệ tiên tiến... Đếnnay, các công trình, cảnh quan, hiệnvật, tư liệu liên quan đến cuộc đời,hoạt động của Bác Hồ trong 15 nămcuối đời vẫn được bảo tồn, bảo quảnnguyên trạng.

Toàn bộ không gian khu vực, ngôinhà, cây hoa, ao cá, đường đi, lối mòn,thảm cỏ... trong Khu Di tích đã đượcđịnh vị chính xác trên bản đồ, đượcquy hoạch cụ thể, chi tiết. Các cán bộcủa Khu Di tích cũng đã nỗ lực triểnkhai các hoạt động giáo dục, tuyêntruyền, truyền đạt tâm hồn, cốt cách,cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại của Chủtịch Hồ Chí Minh đến với du kháchtrong nước, quốc tế đến thăm Khu Ditích. Nhiều thập kỉ qua, Khu Di tíchđã trở thành nơi hội tụ tình cảm và tấmlòng của nhân dân cả nước, đồng bàota ở nước ngoài, bạn bè quốc tế đếnViệt Nam. Khu Di tích mở cửa đónkhách tham quan tất cả các ngày trongnăm, từ năm 1970 đến nay đã đóntiếp, phục vụ gần 60 triệu lượt kháchtham quan, học tập trong đó có kháchquốc tế đến từ hơn 160 quốc gia, vùnglãnh thổ, hàng trăm tổ chức quốc tế.Từ năm 2007, từ khi diễn ra Cuộc vậnđộng học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh, mỗi năm Khudi tích đón hơn 2 triệu khách...

t.t.n

45 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí minh tại Phủ Chủ tịch

Page 7: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

7số 1092 l11.9.2014

quản lý nhà nước

Bồi dưỡng kiến thức quản lýNgành VHTTDL

Ngày 04/9, Trường Cán bộ quản lý VHTTDL đã tổ chứckhai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý NgànhVHTTDL năm 2014.

Lớp học năm 2014 được triển khai nhằm tiếp tục, kịpthời đáp ứng những yêu cầu trong sự phát triển chung củađất nước và của Ngành, nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức,kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ, đặcbiệt là bổ sung, cập nhật thông tin khoa học phục vụ côngtác lãnh đạo, quản lý.

Đánh giá cao tầm quan trọng của các lớp bồi dưỡng kiếnthức quản lý đối với việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụchiến lược của Ngành, Thứ trưởng Lê Khánh Hải yêu cầucác học viên tập trung nghiên cứu, học tập và tiếp thu cáckiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực củaNgành, đặc biệt cần quan tâm đến các vấn đề “nóng”, cấpthiết đang đặt ra trong công tác quản lý VHTTDL hiện nayđể vận dụng tốt vào thực tiễn công việc, góp phần nâng caohiệu quả công tác quản lý và chuyên môn ở cơ quan, đơn vị.

n.Hà

Kiểm tra, rà soát các công trình thể thao

Sau sự cố sập trần nhà thi đấu Phan Đình Phùng, ngày03/9, Tổng cục Thể dục thể thao đã ban hành 2 Công văngửi Sở VHTTDL TPHCM và Sở VHTTDL các tỉnh/thành,các đơn vị thuộc Tổng cục Thể dục thể thao về việc đảm bảoan toàn trong việc tổ chức các hoạt động thể thao.

Theo đó, Tổng cục TDTT yêu cầu Sở VHTTDL TPHCMđảm bảo tuyệt đối an toàn, thuận lợi cho các VĐV, HLV,trọng tài, khán giả và đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổchức giải Cầu lông quốc tế Việt Nam mở rộng 2014 khichuyển sang địa điểm tổ chức mới. Sở VHTTDL TPHCMcũng cần kiểm tra, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố sập trầnnhà thi đấu Phan Đình Phùng và gửi báo cáo về Tổng cụcThể dục thể thao.

Đồng thời, Tổng cục Thể dục thể thao đề nghị SởVHTTDL các tỉnh/thành, các đơn vị trực thuộc Tổng cụcThể dục thể thao khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộcác công trình thể thao trên địa bàn, thực hiện duy tu,bảo dưỡng các công trình thể thao theo quy định. Đối vớinhững công trình bị hư hỏng, xuống cấp, có khả nănggây nguy hiểm phải có phương án sửa chữa, khắc phụckịp thời.

Đ.anH

Ban hành mẫu quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạophát triển du lịch cấp tỉnh

Ngày 29/8, Bộ VHTTDL đã có Công văn số2993/BVHTTDL-TCDL đề nghị UBND các tỉnh/thành thựchiện công tác kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạophát triển du lịch tại địa phương.

Theo đó, Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướngVũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch tạiThông báo số 227/TB-VPCP ngày 05/6/2014 của Vănphòng Chính phủ, Bộ VHTTDL đề nghị UBND cáctỉnh/thành khẩn trương thành lập, kiện toàn tổ chức Ban Chỉđạo phát triển du lịch, đảm bảo thiết thực, hiệu quả trongcông tác chỉ đạo, điều hành hoạt động du lịch tại địa phương.

Đồng thời, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạophát triển du lịch trên cơ sở hướng dẫn tại Quy chế mẫu và tổchức thực hiện theo Quy chế, đảm bảo hoạt động nền nếp vàphối hợp chặt chẽ liên ngành, giữa Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch cáctỉnh/thành báo cáo tình hình thực hiện công tác kiện toàn,ban hành quy chế hoạt động về Tổng cục Du lịch (Văn phòngBan Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch) trước ngày 05/10/2014để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch.

H.PHƯợng

Xử phạt nhà sản xuất phim“Căn hộ số 69”

Ngày 05/9, Chánh thanh tra Bộ VHTTDL Vũ XuânThành đã ký quyết định số 140/QĐ-XPHC xử phạt hànhchính đối với ông Nguyễn Thành Nam (Nam Cito) - Giámđốc sản xuất phim “Căn hộ số 69”. Ông Nguyễn Thành Namđã vi phạm quy định: Chiếu phim chưa được phép phổ biếntại nơi công cộng quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị địnhsố 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thểthao, du lịch và quảng cáo. Ông Nam bị phạt tiền với mứcphạt 10 triệu đồng và không có thêm hình thức xử phạt bổsung; không yêu cầu các biện pháp khắc phục hậu quả.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quyết định của Thanh tra Bộ VHTTDL cũng nêu rõ:Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định nàyông Nguyễn Thành Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyếtđịnh xử phạt, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi thành.Ông Nguyễn Thành Nam có quyền khiếu nại, khởi kiện đốivới Quyết định xử phạt này theo quy định của pháp luật.

H.PHƯợng

Page 8: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

8 số 1092 l11.9.2014

quản lý nhà nước

Liên hoan Diễn xướng dân gianvăn hóa dân tộc và trình diễn trangphục dân tộc sẽ được tổ chức tại thànhphố Đà Lạt (Lâm Đồng) trong 3 ngàytừ ngày 31/10 đến ngày 02/11/2014.Liên hoan do Cục Văn hóa cơ sở (BộVHTTDL), Sở VHTTDL Lâm Đồngphối hợp tổ chức, nhằm hưởng ứngNăm Du lịch quốc gia 2014 - TâyNguyên - Đà Lạt.

Liên hoan Diễn xướng dân gianvăn hóa dân tộc và trình diễn trangphục dân tộc năm nay sẽ có sự thamgia của 36 đoàn đến từ cáctỉnh/thành: An Giang, Bạc Liêu,Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh,Bình Phước, Cao Bằng, Cần Thơ,Đà Nẵng, Điện Biên, Đắk Nông,Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Giang, HàNam, Hà Nội, Hải Dương, thànhphố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, KonTum, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn,Lâm Đồng, Phú Thọ, Phú Yên,Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng

Ninh, Sơn La, Tây Ninh, TháiNguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang,Tuyên Quang, Yên Bái.

Với chủ đề “Vũ khúc Lạc Hồng”,Liên hoan Diễn xướng dân gian vănhóa dân tộc và trình diễn trang phụcdân tộc sẽ có các hoạt động chínhnhư: Trình diễn các tích, trò trongsinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, lễ hội;Trình diễn các loại hình dân ca, dânvũ, các trò diễn dân gian tiêu biểucủa từng vùng, miền; Trình diễn, giớithiệu nét đẹp độc đáo của trang phụcdân tộc các vùng.

Theo quy định của Ban Tổ chức,thời lượng biểu diễn của mỗi đoàntham gia là 35 phút, các tiết mụctham gia Liên hoan phải có cốttruyện, kết hợp hài hòa giữa lời ca,điệu nhạc với hành động diễn xuất;Chương trình của mỗi đoàn phải bảođảm yếu tố biểu diễn độc lập trênđường phố. Ngoài ra, để phục vụ chochương trình khai mạc, mỗi đoàn sẽ

chọn một tiết mục đặc sắc nhất vớithời lượng 05 phút để biểu diễn.Phần trình diễn trang phục dân tộc sẽdo các đoàn chủ động lựa chọn diễnviên nam hoặc nữ tham gia. Lễ khaimạc Liên hoan sẽ được tổ chức vào19h30 ngày 31/10 và bế mạc vàongày 02/11.

Liên hoan Diễn xướng dân gianvăn hóa dân tộc và trình diễn trangphục dân tộc là dịp để diễn viên,nghệ sĩ đến từ khắp các tỉnh/thành cócơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau.Bên cạnh đó, đây còn là dịp để ngườidân thành phố Đà Lạt cũng như tỉnhLâm Đồng có thể hiểu hơn về vănhóa, con người các vùng miền khác.Ngoài ra, Liên hoan cũng góp phầnkhông nhỏ trong việc giới thiệu nétvăn hóa truyền thống độc đáo củacác vùng miền, các dân tộc Việt Namđến với đông đảo du khách trongcũng như ngoài nước.

Đức anH

UBND tỉnh An Giang vừa ban hànhQuyết định số 1131/QĐ-UBND phêduyệt quy hoạch phát triển văn hóa tỉnhgiai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đếnnăm 2030.

Theo đó, tỉnh đề ra mục tiêu đếnnăm 2030: Gắn kết chặt chẽ những hoạtđộng xây dựng đời sống văn hóa vớinhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội phùhợp với các khu vực, góp phần xâydựng An Giang thực hiện mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”; Tiến tới mục tiêu nâng chấttoàn diện phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” từ cơsở đến tỉnh, làm cho phong trào pháttriển sâu rộng toàn xã hội; Hoàn thànhcơ bản tổng điều tra kiểm kê di sản vănhóa vật thể, văn hóa phi vật thể trên địa

bàn toàn tỉnh để bảo tồn và phát huy giátrị di tích lịch sử-văn hóa và văn hóa phivật thể; bảo tồn giữ gìn và lưu truyềncác loại hình nghệ thuật cổ truyền đặcsắc, văn hóa dân gian của từng vùng,của từng dân tộc; nghề thủ công truyềnthống, lễ hội văn hóa ở từng địaphương. Kết hợp hài hòa việc bảo tồnvà phát huy giá trị di sản văn hóa vớiphát triển kinh tế, du lịch…

Về văn hóa nghệ thuật, tiếp tụcđộng viên, thúc đẩy lực lượng văn nghệsĩ sáng tạo nhiều tác phẩm văn họa,nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệthuật cao. Vừa coi trọng những đề tàivề truyền thống dân tộc, vừa bám sátthực tiễn cuộc sống để có được nhữngtác phẩm lớn giá trị cao.

Mở rộng hợp tác giao lưu ngoại

giao văn hóa, gắn văn hóa với pháttriển du lịch, với các vùng miền trongnước và với các nước.

Hoàn thiện cơ bản thiết chế vănhóa ở cả 3 cấp: Cơ sở, cấp huyện vàcấp tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, cơbản có các công trình văn hóa củatỉnh, 90% các huyện có trung tâm vănhóa, thư viện, nhà bảo tàng, phòngtruyền thống…

Quyết định cũng phê duyệt một sốgiải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch,trong đó nhấn mạnh đến các giải phápvề cơ chế chính sách, tăng cường quảnlý nhà nước, giải pháp về vốn đầu tư,tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ;nghiên cứu và ứng dụng khoa học côngnghê, giải pháp quan hệ đối ngoại.

H.PHƯợng

An Giang: Quy hoạch phát triển ngành văn hóa tầm nhìn 2030

Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa dân tộc và trình diễn trang phục dân tộc

Page 9: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

9số 1092 l11.9.2014

Sự kiện vấn đề

Trong khuôn khổ Lễ hội mùa thuCôn Sơn-Kiếp Bạc 2014, ngày 08/9,tại Khu di tích Kiếp Bạc, thị xã ChíLinh đã diễn ra Chương trình trìnhdiễn múa rối nước dân gian.

Chương trình biểu diễn múa rốinước tại Lễ hội năm nay do Phườngmúa rối nước dân gian của xã Lê Lợi,huyện Gia Lộc (Hải Dương) trìnhdiễn. Các tiết mục múa rối với các tíchtrò phản ánh nhiều hoạt động, sản xuất,sinh hoạt cộng đồng gắn bó, gần gũivới người nông dân Việt Nam đã đượccác diễn viên, nghệ nhân, nhạc côngcủa phường rối nước thể hiện bằng 2hình thức, múa rối điều khiển bằng dâyvà bằng sào như: rước ảnh Bác Hồ,chăn vịt, mở hội đình làng, Chú Tễu...

Múa rối nước là một sáng tạo đặcsắc của người Việt. Ở Hải Dương hiệnvẫn còn lưu giữ được loại hình nghệthuật dân gian này. Các phường múarối nước Hải Dương đã phát huy tốttruyền thống của mình góp phầnkhông nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy,

quảng bá di sản văn hoá nói chung vànghệ thuật múa rối nước dân gian đặcsắc nói riêng. Năm 2012, múa rối nướcở Hải Dương đã được Bộ VHTTDLđưa vào Danh mục Di sản văn hoá phivật thể quốc gia. Chương trình trìnhdiễn múa rối nước sẽ diễn ra trong suốtthời gian lễ hội. Đây là cơ hội để giớithiệu với nhân dân, du khách về truyềnthống văn hoá xứ Đông và quảng bánhững giá trị di sản văn hóa tiêu biểutại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc2014.

* Sáng cùng ngày, tại hồ Kiếp Bạcthuộc Khu di tích, danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh HảiDương đã diễn ra Giải đua thuyền chải.Giải đua này nằm trong trong chuỗi cáchoạt động chào mừng lễ hội mùa thuCôn Sơn-Kiếp Bạc năm 2014. Tham dựgiải có 4 đội với khoảng 50 vận độngviên nam, nữ. Các vận động viên thiđấu ở 2 nội dung cự ly 500m và cự ly200m nam nữ phối hợp. Các đội thi đấutheo thể thức đấu loại trực tiếp, chọn 2

đội mạnh nhất vào chung kết. Kết thúcgiải, ở nội dung cự ly 500m nam nữphối hợp, Ban Tổ chức đã trao giải Nhấtcho đội tuyển 1 (Trung tâm Đào tạo,huấn luyện và thi đấu thể thao dướinước tỉnh Hải Dương). Ở nội dung cựly 200m nam, nữ phối hợp, giải Nhất đãthuộc về Đội tuyển 2 (Trung tâm Đàotạo, huấn luyện và thi đấu thể thao dướinước tỉnh Hải Dương).

Theo Ban Tổ chức, từ nhiều nămqua, Giải đua thuyền chải đã trở thànhmột hoạt động văn hóa thường niên tạiLễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạchàng năm, minh chứng cho thực tếphát triển mạnh mẽ của bộ môn đuathuyền truyền thống ở Hải Dương, gópphần nâng cao sức khỏe, đời sống tinhthần nhân dân, phòng chống lụt bão,góp phần đáng kể vào sự phát triểnkinh-tế xã hội, an ninh quốc phòng địaphương và góp phần gìn giữ, phát huynét văn hóa truyền thống đặc sắc củadân tộc

Hải PHong

Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc 2014

UBND TP. Hà Nội vừa ban hànhKế hoạch số 149/KH-UBND tổ chứcLiên hoan Du lịch Làng nghề truyềnthống Hà Nội, tại Cung Thể thaoQuần Ngựa Hà Nội từ ngày 09-12/2014 với chủ đề “Tinh hoa hội tụ”.

Liên hoan có quy mô trên 400gian hàng được chia làm 6 khu,tương ứng với 6 nhóm hoạt động,quy tụ các làng nghề truyền thốngcủa Hà Nội và các tỉnh/thành kháctrên cả nước. Ngoài ra còn có khu ẩmthực, khu trò chơi dân gian, khutrưng bày và giới thiệu các sản phẩmdu lịch kích cầu mùa thu đông sắp tớicủa các doanh nghiệp du lịch. Trongkhuôn khổ Liên hoan sẽ diễn ra các

hoạt động trình diễn tay nghề của cácnghệ nhân và các hoạt động trìnhdiễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc.Bên cạnh đó nhiều hoạt động bên lềnhư: tôn vinh một số làng nghềtruyền thống tiêu biểu, ký kết hợp tácgiữa các cơ quan quản lý nhà nước,các Hiệp hội, Hội nghề nghiệp nhằmphát triển du lịch làng nghề của HàNội, tổ chức chương trình du lịchchuyên về phố nghề, làng nghề củaHà Nội… góp phần tôn vinh, bảo tồnvà phát triển các nghề thủ côngtruyền thống của Hà Nội và cáctỉnh/thành trong cả nước, phát huy cóhiệu quả loại hình du lịch làng nghềtruyền thống, giới thiệu quảng bá

tinh hoa nghề truyền thống và ẩmthực Hà Nội và các địa phương trongcả nước đến đông đảo công chúng.

Liên hoan Du lịch Làng nghềtruyền thống Hà Nội tạo điều kiệngiao lưu, tăng cường hợp tác pháttriển về văn hóa - du lịch và kinh tếgiữa các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực du lịch, dịch vụ củaThủ đô Hà Nội với các doanh nghiệptrong và ngoài nước; tạo cơ hội thuhút du khách trong nước và quốc tế,qua đó nâng cao hơn sự hiểu biết vềdu lịch làng nghề thủ công truyềnthống của Hà Nội nói riêng và ViệtNam nói chung.

Duyên trần

Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2014

Page 10: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

10 số 1092 l11.9.2014

Sự kiện vấn đề

Theo Sở VHTTDL tỉnh Thừa ThiênHuế, từ đầu năm đến nay, tỉnh ThừaThiên Huế đón gần 2,3 triệu lượt kháchdu lịch (tăng 14,06% so với cùng kỳnăm trước), trong đó có 726.297 lượtkhách nước ngoài, doanh thu du lịch đạthơn 1.854 tỷ đồng. Riêng trong 4 ngàynghỉ lễ dịp 02/9, tỉnh đã đón hơn 4,6 vạnlượt du khách đến thăm cố đô Huế;trong đó có 4.800 khách nước ngoài(chưa kể có khoảng 2 vạn lượt du kháchngười Việt Nam và người dân địaphương đến tham quan miễn phí khu ditích Huế trong ngày 02/9).

Từ tháng 9/2014, Sở VHTTDLThừa Thiên Huế sẽ phối hợp với Trungtâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, các đơnvị lữ hành, khách sạn, doanh nghiệpthực hiện các gói kích cầu du lịch, mangđến cho du khách nhiều ưu đãi và sựthưởng thức đa dạng hơn về du lịch xứHuế. Sở cũng đẩy mạnh hoạt động xúctiến du lịch tại các hội chợ trong nướcvà quốc tế nhằm quảng bá hình ảnhThừa Thiên Huế, thu hút du khách đếnHuế trong những tháng cuối năm 2014và những năm tiếp theo.

Giai đoạn từ tháng 8/2014 đến cuốinăm 2015, tỉnh Thừa Thiên Huế còn

triển khai dự án phát triển du lịch bềnvững do Tổ chức Lao động quốc tế(ILO) và UNESCO hỗ trợ đầu tư vớitổng nguồn vốn 230.000 USD. Dự ántập trung phát triển điểm đến du lịchsinh thái làng quê Thanh Toàn; quảng bátuyến đường Hồ Chí Minh kết nối ALưới với miền núi phía tây của tỉnhQuảng Nam; đẩy mạnh môi trường kinhdoanh du lịch, nâng cao nhận thức về dulịch trách nhiệm và bền vững cho khốidoanh nghiệp; phát triển đội ngũ nhânsự cho các khách sạn, nhà hàng nhỏquanh điểm du lịch cộng đồng... Ngoàinâng cao chất lượng phục vụ tại cácđiểm di tích cố đô Huế, Thừa Thiên Huếcòn ký kết thoả thuận với tỉnh Bạc Liêutrong việc khảo sát để xây dựng tour,tuyến du lịch mới. Dịp cuối tháng 8 vừaqua, Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huếđã tổ chức đoàn Famtrip (tìm hiểu, làmquen, tiếp thị) khảo sát điểm đến của cáctỉnh/thành miền Tây Nam bộ, gồm: CầnThơ, Bạc Liêu và Cà Mau với các điểmdu lịch nổi tiếng của Tây Nam bộ như:mũi Cà Mau; tham quan đền thờ BácHồ, khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tàitử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, nhàCông tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán, khu

Quan Âm phật đài của tỉnh Bạc Liêu;bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng,thuyền viện Trúc Lâm phương Nam vàkhu du lịch Mỹ Khánh (thành phố CầnThơ)... Từ bước khởi đầu này, các doanhnghiệp lữ hành trong tỉnh sẽ xây dựngtour, tuyến, đưa khách của miền TâyNam bộ đến Huế và ngược lại.

Từ nay đến cuối năm, Thừa ThiênHuế tăng cường hoạt động xúc tiếnquảng bá du lịch; xúc tiến các hoạt độngmời các đoàn Famtrip từ Nhật Bản, HànQuốc, Thái Lan đến khảo sát thị trườngHuế và miền Trung; chủ động tổ chứccác hội nghị xúc tiến du lịch tại thànhphố Hồ Chí Minh, Hà Nội, miền Trung;tập trung mạnh vào việc khai thác thịtrường khách mới là miền Tây Nam bộ,đón vị khách thứ 30 triệu đến thăm khudi sản Huế kể từ khi Quần thể di tíchHuế được UNESCO công nhận là di sảnthế giới...

Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huếphấn đấu đón đạt từ 2,8-3 triệu lượtkhách, trong đó khách quốc tế đạt từ1,2-1,3 triệu lượt; doanh thu du lịch toànngành tăng từ 16-8%, đóng góp 54-55%GDP của toàn tỉnh.

Q.Việt

Thực hiện các gói kích cầu, thu hút khách du lịch đến Huế

Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa(Monsoon Music Festival) lần đầutiên diễn ra tại Hà Nội từ 02-04/10 vớisự tham gia của các nghệ sĩ tài năngcủa Việt Nam và quốc tế.

Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùađược UBND thành phố Hà Nội lựachọn là một trong những sự kiện vănhoá tiêu điểm trong chuỗi các hoạtđộng chào mừng Kỷ niệm 60 nămngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014). Các nghệ sĩ của ViệtNam như: Thanh Lam, Hà Trần, NgũCung, Nhóm Cội nguồn… và cácnghệ sĩ đến từ các quốc gia Đan

Mạch, Anh, Pháp, Bỉ, Hàn Quốc, NhậtBản… sẽ tham gia lễ hội.

Đêm nhạc mở màn cho Lễ hộiâm nhạc quốc tế Gió mùa còn mangý nghĩa khác là đêm nhạc giao lưuViệt Nam-Đan Mạch sẽ diễn ra tạiHoàng thành Thăng Long Hà Nội tốingày 02/10, được truyền hình trựctiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.Các buổi biểu diễn tiếp sau sẽ lànhững chuỗi hoạt động nghệ thuậtđa dạng từ những sự kết hợp giữacác nghệ sĩ quốc tế và Việt Nam,diễn ra từ 16h đến 23h tại sân khấuchính ngoài trời tại Hoàng thành

Thăng Long.Trong thời gian diễn ra Lễ hội Âm

nhạc, những hoạt động xã hội - cộngđồng sẽ đồng loạt diễn ra ở nhiều nơi,dưới nhiều hình thức. Các nghệ sĩ sẽtham gia biểu diễn âm nhạc đườngphố và cùng các tình nguyện viên pháttờ rơi truyền tải thông điệp về môitrường, nâng cao chất lượng cuộcsống và hành động vì một hành tinhxanh. Địa điểm dự kiến sẽ là Tượngđài Lý Thái Tổ, Khu chợ đêm ĐồngXuân, các phố Hàng Bạc, Tạ Hiện,Hàng Buồm, Công viên Thống Nhất.

Đ. ngọc

Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa

Page 11: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

11số 1092 l11.9.2014

Sự kiện vấn đề

“Cuộc thi làm phim dành cho họcsinh Việt Nam lần thứ 8” với chủ đề“Giấc mơ của em” đã diễn ra tại HàNội, ngày 06/9. Chương trình do Đạisứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phốihợp với Bộ VVHTTDL, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo tổ chức.

Có 31 tác phẩm tham gia cuộc thiđến từ các cơ sở giáo dục đến từ bamiền Bắc, Trung, Nam đã được trìnhchiếu. Ban Giám khảo đã trao giảiNhất đối với tác phẩm “Lọ thuốc”của Làng trẻ em mồ côi Birla (HàNội); giải Nhì là tác phẩm “Nụ cườicủa bà - Một ước mơ” của TrườngTrung học cơ sở Thăng Long - HàNội; giải Ba là tác phẩm “Khát vọng”của Trường Trung học cơ sở PhanChu Trinh - Hà Nội.

Cuộc thi là cơ hội để học sinh Việt

Nam thể hiện sự sáng tạo về nhữngđiều các em quan tâm và cần phải họctập từ cuộc sống. Cuộc thi đã tạo sânchơi bổ ích, tạo điều kiện cho các mầmnon tài năng về lĩnh vực điện ảnh đượcthể hiện và từ đó làm tăng thêm niềmsay mê nghệ thuật từ các em, thông quaviệc làm phim, các em sẽ tạo dựngđược những ước mơ, hoài bão củariêng mình. Bộ Giáo dục và Đào tạobiểu dương những nỗ lực của các emhọc sinh và luôn khuyến khích học sinhmạnh dạn thể hiện các ước mơ, hoàibão, các cảm nhận của bản thân mìnhđối với các vấn đề trong học tập, cuộcsống xã hội vào trong những đoạnphim ngắn.

Đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tạiViệt Nam - Công sứ Yanagi Jun chobiết: Cuộc thi này do Đại sứ đặc biệt

Nhật-Việt Sugi Ryotaro khởi xướng,thông qua việc làm phim các em sẽ xâydựng cho mình một mục tiêu, mục đíchsống tốt đẹp, nâng cao tính cạnh tranhvà có ý thức tự giác, nuôi dưỡng cácem trở thành những con người giàucảm xúc, giúp các em tạo dựng ước mơvà hoài bão của riêng mình. Các emnhỏ sẽ xây dựng các bộ phim trong thờilượng dưới 3 phút, truyền tải nhữngsuy nghĩ mong muốn của mình trongbộ phim đó.

Các nhóm làm phim được giảiNhất, Nhì, Ba sẽ được mời sang NhậtBản tham gia “Cuộc thi làm phim quốctế dành cho trẻ em Châu Á 2014” dựkiến được tổ chức vào ngày 29/11/2014tại thành phố Minamiawaji, tỉnhHyogo, Nhật Bản.

Đức Kiên

Việt Nam tham dự Cuộc thi làm phim quốc tế dành cho trẻ em

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5khóa VIII về “Xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc”, tỉnh Kiên Giang đầutư xây dựng nhiều dự án, công trình thiếtchế văn hóa phục vụ đời sống tinh thầncủa nhân dân.

Tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồngnâng cấp sân vận động tỉnh, công viênvăn hóa An Hòa, rạp chiếu phim (thànhphố Rạch Giá); sửa chữa một số tượngđài và nâng cấp một số khu vui chơi,giải trí ở các địa phương. Bên cạnh đó,tỉnh còn đầu tư xây dựng 8/15 trung tâmvăn hóa huyện, thị xã, thành phố; 12 thưviện huyện; 14 trung tâm văn hóa xã,hơn 100 bưu điện văn hóa xã và gần 100phòng đọc sách. Thực hiện xã hội hóahoạt động văn hóa - thể thao, toàn tỉnhxây dựng 243 sân bóng đá mi ni, quầnvợt, cầu lông, bóng chuyền, hồ bơi…với mức đầu tư 300 - 600 triệu đồng/sân.

Ngoài việc đầu tư các thiết chế vănhóa, tỉnh củng cố lại 2 trường nghiệp vụ

văn hóa - thông tin và thể dục thể thaođể đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa,thể dục thể thao. Đồng thời, thành lập 3đội chiếu phim lưu động phục vụ nhândân vùng sâu, vùng xa và trên cơ sở xãhội hóa hình thành hơn 180 tổ, đội,nhóm, câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật,Đờn ca tài tử.

Tuy nhiên, theo Sở VHTTDL KiênGiang việc đầu tư xây dựng hệ thốngthiết chế văn hóa của tỉnh còn nhiều khókhăn, bất cập, nhất là ở cấp xã. Cơ sởvật chất phục vụ cho sinh hoạt văn hóacộng đồng như: rạp hát, rạp chiếu phim,bảo tàng, thư viện chưa được đầu tưđúng mức, khai thác kém hiệu quả.Trung tâm văn hóa, bảo tàng, thư việntỉnh và nhiều trung tâm văn hóa - thểthao huyện đã xuống cấp nhưng thiếukinh phí xây dựng mới, nâng cấp, sửachữa. Hiện tỉnh còn 7/15 huyện và121/145 xã, phường, thị trấn chưa cótrung tâm văn hóa - thể thao.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa XI về “Xây dựng và phát triển vănhóa, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vững đất nước”, KiênGiang tiếp tục tập trung nguồn lực đầutư xây dựng các thiết chế văn hóa nângcao đời sống tinh thần của nhân dân.

Theo đó, Tỉnh ủy Kiên Giang đưaviệc xây dựng hệ thống thiết chế vănhóa, thể thao vào kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội hàng năm của tỉnh và tăngdần ngân sách đầu tư cho văn hóa. Tỉnhtranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợkết hợp với nội lực của địa phương xâydựng hoàn thành một số công trình vănhóa trọng điểm như: Trung tâm văn hóa- biểu diễn nghệ thuật - triển lãm tỉnh,bảo tàng và thư viện tỉnh; xây dựng mộtsố công trình văn hóa trung tâm tạođiểm nhấn tại các đô thị trên địa bàn, thểhiện lịch sử, văn hóa, vùng đất và conngười Kiên Giang…

K.Hoàn

Kiên Giang chú trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa

Page 12: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1092 l11.9.2014

Tại Festival Mỹ thuật trẻ lần thứIII - 2014, có 16 tác phẩm xuất sắcđã được tôn vinh; trong đó có 1 giảiNhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10giải Khuyến khích. Đây là các tácphẩm được ghi nhận ở những mứcđộ khác nhau thể hiện được sự vượttrội về ý tưởng tạo hình độc đáo,tính thẩm mỹ cao, sáng tạo về kỹthuật và chất liệu.

Với 762 tác phẩm tham dự, Hộiđồng nghệ thuật đã chọn 112 tácphẩm của 98 tác giả trưng bày tạiTriển lãm và 16 tác phẩm xuất sắctrong số đó được trao giải. GiảiNhất thuộc về tác phẩm điêu khắcvới chất liệu sắt hàn “Dự án mới”của tác giả Trần Văn An.

Theo Ban Tổ chức, tại Festivalnăm nay, các tác phẩm tham dự cóchất lượng nghệ thuật khá tốt, đồngđều; hiện thực xã hội được phản ánh

phong phú, thể hiện được tráchnhiệm của người nghệ sĩ với cuộcsống. Tác phẩm trong triển lãm đãphản ánh hơi thở của đời sốngđương đại, những ước vọng trongtương lai và những khía cạnh, góckhuất của con người… Các nghệ sĩđã có nhiều nỗ lực tìm tòi, thểnghiệm sáng tạo về hình thức nghệthuật, kỹ thuật, chất liệu. FestivalMỹ thuật trẻ 2014 khẳng định mộtthế hệ nghệ sĩ trẻ đang trưởngthành, đầy hứa hẹn với những tưduy mới; kỳ vọng một sự sáng tạocó giá trị nghệ thuật cao, có sự kếthợp nhuần nhuyễn giữa truyềnthống và hiện đại, bản sắc dân tộcvà xu hướng toàn cầu hóa.

Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ III-2014 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch), Trường Đại học Mỹ thuật

Việt Nam phối hợp tổ chức từ 20/8-05/9. Đây là sự kiện dành cho cácnghệ sĩ trẻ từ 18-35 tuổi, được tổchức 3 năm một lần nhằm thúc đẩycác hoạt động sáng tạo nghệ thuật,công bố các tác phẩm phản ánhnhững vấn đề trong cuộc sống đươngđại của các nghệ sĩ trẻ Việt Nam.Tham dự Festival lần này chủ yếu làcác tác phẩm hội họa, điêu khắc vàđồ họa. Các hình thức nghệ thuậtđương đại như sắp đặt, video artkhông có nhiều tác phẩm tham gia.Ở sự kiện đặc biệt của ngành mỹthuật này, điêu khắc và đồ họa cónhững chuyển biến mạnh mẽ trongngôn ngữ nghệ thuật, hình thức biểuđạt, xử lý chất liệu; nhiều gương mặtmới xuất hiện, đặc biệt là các nghệ sĩở miền Trung đã có sự bứt phá đemđến sự mới mẻ và bản sắc riêng.

t.LâM

Ngày 08/9, tại Hà Nội, Hội Nghệsĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp vớiHội Văn học nghệ thuật Quảng Ninhphát động cuộc thi ảnh nghệ thuật cấpkhu vực, với chủ đề “Vịnh Hạ Long- Di sản thiên nhiên thế giới”, nhânKỷ niệm 20 năm Vịnh Hạ Long đượcUNESCO công nhận là Di sản thiênnhiên thế giới (tháng 12/1994-12/2014). Nội dung ảnh dự thi phảinêu bật được những nét đẹp đặc sắc,phong phú, đa dạng về cuộc sống vănhoá độc đáo, tài nguyên du lịch, cảnhquan thiên nhiên, các điểm thamquan du lịch, loại hình hoạt động dulịch, công tác bảo tồn giá trị văn hoá,giá trị cảnh quan thiên nhiên củaVịnh Hạ Long. Ảnh phải được chụptrên phạm vi Vịnh Hạ Long, thuộctỉnh Quảng Ninh. Riêng với ảnh chụp

về các loại hình dịch vụ du lịch phảiđược chụp trong thời gian từ năm2012 đến nay.

Ảnh dự thi là ảnh màu hoặc đentrắng, không chấp nhận ảnh bộ. Ảnhcó kích thước 30x40cm đến30x45cm, ảnh vuông 30x30cm, ảnhpanorama chiều dài nhất 45cm;không hạn chế số lượng ảnh dự thi.Tác giả có thể ghi rõ tên nhân vật, sựkiện hoặc một số lời bình nhưngkhông quá 100 từ. Ban Tổ chứckhông chấp nhận những tác phẩm đãđoạt giải tại các cuộc thi cấp khu vựctrở lên do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh ViệtNam phối hợp tổ chức; không chấpnhận ảnh chắp ghép, sử dụng kỹ xảolàm sai lệch thực tế.

Ban Tổ chức được sử dụng ảnhđoạt giải, ảnh trưng bày triển lãm vì

các mục đích quảng bá, tuyên truyềncho cuộc thi, cho công tác đối ngoạivà các ấn phẩm Kỷ niệm 20 nămVịnh Hạ Long được công nhận là Disản thiên nhiên thế giới, không vìmục đích kinh doanh. Về cơ cấu giảithưởng, Ban Tổ chức sẽ trao 1 Huychương Vàng kèm theo 20 triệuđồng; 2 Huy chương Bạc, mỗi giảikèm theo 10 triệu đồng; 3 Huychương Đồng, mỗi giải kèm theo 5triệu đồng và 5 giải Khuyến khích,mỗi giải 2 triệu đồng.

Thời gian nhận tác phẩm dự thi từngày phát động đến hết ngày 01/10.Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnhsẽ diễn ra ngày 14/10 tại Bảo tàngQuảng Ninh.

MạnH Huân

Phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Vịnh Hạ Long - Di sảnthiên nhiên thế giới”

16 tác phẩm được tôn vinh tại Festival mỹ thuật trẻ 2014

Page 13: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1092 l11.9.2014

Theo các doanh nghiệp lữ hành tạithành phố Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 02/9 nămnay kéo dài 4 ngày nên lượng kháchmua tour đến Đà Nẵng trong dịp lễ nămnay tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đặcbiệt, việc giữ giá, giảm giá tour của mộtsố công ty tham gia chương trình Kíchcầu du lịch là một trong những lý dogiúp các công ty du lịch kéo được nhiềukhách hơn trong dịp lễ.

Ông Trần Chí Cường - Phó Giámđốc Sở VHTTDL Đà Nẵng cho biết, donghỉ lễ dài ngày nên Đà Nẵng vẫn làđiểm đến được ưa thích và là lựa chọncủa du khách trong và ngoài nước. Bêncạnh việc tập trung đẩy mạnh công tácxúc tiến, quảng bá du lịch, mở cácđường bay mới Đà Nẵng - Narita, ĐàNẵng - Cần Thơ, mở lại đường bay ĐàNẵng - Kuala Lumpur, đưa vào nhiềusản phẩm du lịch mới... các đơn vị dulịch ở Đà Nẵng đã xây dựng nhiều góisản phẩm hấp dẫn, thu hút lượng lớn dukhách đến tham quan, lưu trú trên địabàn thành phố.

Dự kiến, dịp lễ 02/9 năm nay, tổnglượt khách khách đến tham quan, du lịchthành phố Đà Nẵng là gần 100.000 lượtkhách, tăng 36% so với cùng kỳ năm2013. Trong đó, khách quốc tế ước đạttrên 20.000 lượt khách, tăng 50% so với

cùng kỳ; khách nội địa ước đạt trên70.000 lượt khách, tăng 30% so vớicùng kỳ. Lượng khách lưu trú trong kỳnghỉ lễ ước đạt trên 32.000 lượt khách,tăng khoảng 39% so với cùng kỳ năm2013. Trong đó, khách quốc tế ướckhoảng trên 10.000 (tăng 38% so vớicùng kỳ) và trên 21.000 khách nội địa(tăng 39% so với cùng kỳ).

Các doanh nghiệp lữ hành ở ĐàNẵng cũng cho biết, lượng khách muatour trong dịp lễ năm nay tăng hơn sovới cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lượngkhách đến với Đà Nẵng do các đơn vịlữ hành khai thác trong 4 ngày nghỉ tăng5,8% so với cùng kỳ năm 2013. Giốngxu hướng những năm gần đây, dịp nàykhách du lịch tự đi, tự đặt dịch vụ ngàycàng tăng. Lượng khách mua tour củacác công ty lữ hành chủ yếu là những cơquan, tổ chức và các nhóm gia đình.

Cũng theo các doanh nghiệp du lịch;Năm nay, du khách có xu hướng chọnnhững điểm du lịch rẻ và tiết kiệm, chiphí hợp lý. Việc mở các đường bay trựctiếp mới cũng đã tạo điều kiện thuận lợicho một số thị trường khách tới ĐàNẵng, nhiều tổ chức, đơn vị còn kết hợpdu lịch với nghỉ dưỡng với tổ chức hộithảo khách hàng...

Dịp lễ năm nay, nhiều resort, khách

sạn ở Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt độngthu hút du khách như Centara SandyBeach DaNang Resort với tiệc nướnghải sản trong 3 ngày 30, 31/8 và 1/9;Furama Resort tổ chức chương trình ẩmthực từ ngày 30/8 đến 01/9. Các kháchsạn còn lại đều có chương trình khuyếnmại giảm nhẹ giá buồng phòng (khoảng10-15%) và các nội dung tham gia trongchương trình Kích cầu du lịch 2014.

Đặc biệt, Furama Resort Đà Nẵnggiới thiệu đến du khách chương trìnhẩm thực Mừng Quốc khánh 02/9 trong3 đêm (từ 30/8 đến 01/9). Chươngtrình ẩm thực sẽ tái hiện lại khungcảnh đất nước thời điểm tháng 9 của69 năm về trước (năm 1945). Theo đó,nhà hàng và khuôn viên khu nghỉ mátsẽ được bài trí với khung cảnh xưa cũ,toát lên sắc màu vàng đỏ của quốc kỳ,màu xanh áo lính của bộ đội Cụ Hồ,mang lại không khí chân thật về ngàytrọng đại của đất nước. Trong các đêmtiệc, có hơn 40 món ăn đậm đà hươngvị Việt Nam do bếp trưởng bếp Việtchế biến phục vụ du khách như bún ốc,bún thang, nem tai lợn trộn thính,phở... cho đến các món ngon của miềnTrung và Nam như mì Quảng, gỏicuốn, thịt kho dừa...

V.Sơn

Khách du lịch đến Đà Nẵng tăng cao

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 nămnay với 4 ngày nghỉ cùng thời tiết tại ĐàLạt khá đẹp, đã thu hút đông đảo dukhách đến thành phố ngàn hoa. Các hoạtđộng vui chơi, giải trí ngoài trời diễn rasôi động, một số điểm tham quan và khudu lịch trở nên quá tải trong những ngàyvui lễ.

Theo ước tính sơ bộ của ngành dulịch Lâm Đồng, lượng du khách đến ĐàLạt dịp này tăng 30% so với dịp lễ nămngoái. Riêng khách du lịch đến thamquan, khám phá các con thác ở Đà Lạttăng trên 20%.

Thác Đatanla với các tầng thác đẹp

và hệ thống máng trượt cùng nhiều dịchvụ vui chơi khá lý thú đã đón gần 3.000lượt du khách trong 2 ngày nghỉ đầu. Bêncạnh những ưu đãi về thiên nhiên và vẻđẹp riêng có của ghềnh thác, năm naykhu du lịch thác Prenn còn thu hút kháchbởi các dịch vụ cưỡi voi, ngựa, đà điểuvà lạc đà.

Trong khi đó, Khu du lịch Thunglũng Tình yêu ngoài việc khai thác cácdịch vụ có sẵn đã đưa vào phục vụ kháchtham quan trò chơi mới có tên gọiHighwire. Đây là trò chơi thể thao giữthăng bằng trên dây cáp, đem lại cảmgiác mạnh xuất hiện ở các nước Châu Âu

nhưng rất mới lạ tại Việt Nam. Khu dulịch Dalat Star với đường hầm điêu khắcbằng đất đỏ bazan độc đáo đã trở thànhđiểm hút khách mới của Đà Lạt và nhữngngày qua chật kín khách tham quan.

Nhằm thu hút khách du lịch, SởVHTTDL tỉnh Lâm Đồng cũng đã tổchức nhiều sự kiện văn hóa, thể thaonhằm phục vụ du khách như: Giải đua ôtô địa hình Năm Du lịch quốc gia 2014 -Tây Nguyên - Đà Lạt, Giải đua xe đạpnước trên hồ Xuân Hương, chương trìnhhòa nhạc “Piano Sings 2014” với chủ đề“Đà Lạt tình em”…

Hồ tHanH

Khách du lịch đến Đà Lạt dịp lễ Quốc khánh tăng 30%

Page 14: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

14 số 1092 l11.9.2014

Sự kiện vấn đề

Sau hơn 5 tháng phát động, ngày 04/9Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Đồngbằng sông Cửu Long lần thứ 29 năm2014 do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh ViệtNam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Vănhọc Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp tổ chứcđã kết thúc.

Với chủ đề “Đất nước - Con ngườiĐồng bằng sông Cửu Long”, có 2.619tác phẩm ảnh màu và đen trắng của 393tác giả chuyên và không chuyên của 13tỉnh/thành: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre,Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, HậuGiang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng,Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long thamgia. Tại Liên hoan này, các tác giả thểhiện vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, conngười trong khu vực Đồng bằng sôngCửu Long, những thành tựu kinh tế, khoahọc kỹ thuật, an sinh xã hội, an ninh quốcphòng... trong thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước; những tấm gươngđiển hình tiên tiến, học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhữngnét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thầncủa đồng bào các dân tộc... Nhiều tácphẩm mang nội dung giới thiệu thếmạnh, tiềm năng phát triển du lịch trongkhu vực, đề tài xây dựng nông thôn mớivà chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theohướng hiện đại. Đa số các tác phẩm đượcBan Giám khảo đánh giá cao về thể hiệnđường nét, bố cục, màu sắc, với nhữngtác phẩm mang đậm hơi thở cuộc sống.

Qua 3 vòng tuyển chọn, chấm ảnhtrên phần mềm vi tính, đến ngày 04/9 kếtquả có 180 tác phẩm được chọn vào vòngchung kết gồm 105 ảnh màu và 75 ảnhđen trắng. Kết quả Huy chương Vàngcho ảnh màu với tác phẩm “Sức khỏe chocộng đồng” của tác giả Võ Thị Bạch Yến(Bến Tre); 2 Huy chương Bạc cho tácphẩm “Ngư dân Bám biển, bám rừng”của tác giả Tạ Hoàng Nguyên (Cà Mau),tác phẩm “Điện gió - nguồn năng lượngsạch” của tác giả Đặng Quang Vinh (Bạc

Liêu); 3 Huy chương Đồng cho tác phẩm“Nhịp cầu mơ ước” của tác giả PhạmHoàng Giám (Cà Mau), “Tháp Mười quêtôi” của tác giả Lâm Minh Nhựt (ĐồngTháp), tác phẩm “Sinh tồn” của tác giảBùi Văn Chung (Kiên Giang). Huychương Vàng ảnh đen trắng cho tácphẩm “Trên đỉnh công trình” tác giả LâmThanh Liêm (Bạc Liêu); 2 Huy chươngBạc cho tác phẩm “Trinh sát đặc nhiệm”của Tô Hoàng Vũ (Cần Thơ), “Bámbiển” của Hoàng Giang (Cà Mau); 3 Huychương Đồng cho tác phẩm “Lạnh” tácgiả Đỗ Thị Quỳnh (Kiên Giang), “Bênkhung dệt” của Trịnh Lâm Tuyền (SócTrăng), “Một ngày mới” của tác giảThành Văn (Đồng Tháp) và 8 giảiKhuyến khích cho 2 thể loại ảnh màu vàđen trắng. Ban Tổ chức chọn 180 tácphẩm ảnh màu và đen trắng triển lãm tạiKhu Văn Miếu, thành phố Cao Lãnh,tỉnh Đồng Tháp.

trần nguyện

Ngày 06/9, tại thôn Làng Ngòi, xãMỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh TuyênQuang đã diễn ra lễ khánh thành côngtrình phục hồi, tôn tạo Khu di tích lịchsử quốc gia cách mạng Lào.

Dự lễ khánh thành có các đồng chíPheng-Phăn Lương-Many, Tham táncông sứ, Đại sứ quán nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam;Say-Khỏng-Sai Nạ-Xín, Tổng Thư kýTrung ương Hội hữu nghị Lào-ViệtNam; Đuông-Chít-Chăng-Xay-Vàng,Phó tỉnh Trưởng tỉnh Xiêng Khoảng,cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và cácSở, Ban, ngành tỉnh Tuyên Quang.

Công trình phục hồi, tôn tạo Khu ditích lịch sử quốc gia cách mạng Lào doSở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang làmchủ đầu tư bằng nguồn vốn Chương

trình mục tiêu quốc gia về văn hóa vàhuy động nguồn vốn hợp pháp khác.

Công trình đã phục hồi nhà ở vànhà làm việc của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông theo kiến trúc văn hóa Lào,gồm 2 gian, chất liệu bê tông giả tre,gỗ, phục hồi bàn, ghế, giường tạiphòng khách, phòng làm việc và phòngnghỉ bằng chất liệu composit; tôn tạođường nội bộ trong khu di tích; các biasự kiện, lát nền sân nhà bia…

Việc phục hồi, bảo tồn, tôn tạo cáchạng mục trong Khu di tích lịch sửquốc gia cách mạng Lào thể hiện lòngtrân trọng, ghi nhớ công lao đối với cácthế hệ lãnh đạo đi trước, minh chứngcho tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệtgiữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dânhai nước Việt-Lào. Để phát huy hơn

nữa những giá trị đặc biệt về văn hóa,lịch sử của Khu di tích lịch sử quốc giaCách mạng Lào, Đảng bộ, chính quyềnvà nhân dân các dân tộc tỉnh TuyênQuang sẽ tiếp tục thực hiện tốt nhiệmvụ quản lý, giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo vàphát huy có hiệu quả các giá trị lịch sửcủa khu di tích; đưa Khu di tích lịch sửquốc gia cách mạng Lào tại TuyênQuang thực sự trở thành biểu tượngcủa tình đoàn kết hữu nghị đặc biệtgiữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dânhai nước Việt-Lào. Đồng thời, làm tốtcông tác giáo dục truyền thống cáchmạng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ của hainước để tiếp tục nuôi dưỡng, vun đắpvà đưa mối quan hệ Việt Nam-Lào mãimãi gắn bó, ngày càng hiệu quả...

MạnH cƯờng

Khánh thành công trình phục hồi, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia cách mạng Lào tại Tuyên Quang

Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 29

Page 15: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

15số 1092 l11.9.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 06/9, tại Hà Nội diễn ra giảiBoxing và Võ thuật cổ tuyền các vận độngviên xuất sắc toàn quốc tranh đai vô địchLet’s Việt lần thứ 2 năm 2014. Giải doTổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Võthuật Quân đội nhân dân Việt Nam , Quânkhu 7, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền ViệtNam, Liên đoàn Boxing Việt Nam, Côngty Cổ phần Truyền thông đa phương tiệnLát Sa Ta đồng phối hợp tổ chức.

Giải đấu năm nay quy tụ 163 võ sĩ ởhai bộ môn là Boxing và Võ cổ truyền đếntừ các địa phương trong cả nước, trong đó,các đơn vị có phong trào võ thuật mạnhđều tham dự như: Hà Nội, Bình Định,Quảng Ngãi, Quân khu 7, Nghệ An, TP.Hồ Chí Minh, Bình Phước...

Giải Boxing, Võ thuật cổ truyền các

vận động viên xuất sắc toàn quốc tranh đaivô địch Let’s Việt lần thứ I năm 2013 đãdiễn ra thành công và đã chính thức đượcBộ VHTTDL, Tổng cục Thể dục thể thaođưa vào hệ thống thi đấu quốc gia kể từmùa giải thứ 2 này. Đây sẽ trở thành giảiđấu thường niên của các võ sĩ xuất sắcnhất toàn quốc tham gia tranh tài. Các vậnđộng viên vô địch mùa giải này sẽ đượcphong Kiện tướng quốc gia. Ngoài ra,những tay đấm vô địch sẽ là lực lượngnòng cốt tham dự ASIAD 2014 tới cũngnhư các giải trong khu vực và quốc tế.

Sau 6 tháng tranh tài quyết liệt, 20tay đấm xuất sắc đã loạt vào vòng

Chung kết với (12 nam và 8 nữ) thiđấu. Giải đấu năm nay được đầu tư kỹhơn từ chương trình, chất lượngchuyên môn, cơ sở vật chất, cũng nhưgiải thưởng và thu hút nhiều vận độngviên chuyên nghiệp tham dự. Giảinhằm giới thiệu rộng rãi hơn mônBoxing và Võ thuật cổ truyền đến đôngđảo khán giả cũng như góp phần pháttriển rèn luyện võ thuật nâng cao sứckhoẻ người dân cả nước, đồng thời hỗtrợ cho các vận động viên có thêm sânthi đấu chuyên nghiệp để nâng caotrình độ chuyên môn.

a.tùng

Tối 06/9, tại Nhà thi đấu Thể dụcthể thao tỉnh Đắk Lắk, Báo Nhân Dân,Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phốihợp với Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk tổchức giải Vô địch Bóng bàn toàn quốcBáo Nhân Dân lần thứ 32 năm 2014tranh Cúp PV - Đạm Cà Mau.

Giải đấu năm nay có sự góp mặtcủa 100 vận động viên đến từ 14 đoàncủa các tỉnh/thành, ngành trong cảnước. Các vận động viên tranh tài ở 7nội dung, gồm: Đồng đội nam, đồngđội nữ, đơn nam - đơn nữ, đôi nam -đôi nữ và đôi nam nữ.

Ở nội dung đồng đội nam và đồngđội nữ, thi đấu theo hai giai đoạn, giai

đoạn I chia bảng thi đấu vòng trònxếp hạng trong bảng, giai đoạn II đấuloại trực tiếp. Nội dung đôi nam, đôinữ và đôi nam nữ đấu loại trực tiếptrong 5 ván, thắng ba sẽ vào vòngtrong; đơn nam, đơn nữ sẽ đấu loạitrực tiếp trong 7 ván, thắng bốn sẽvào vòng trong. Theo Ban Tổ chức,chất lượng giải đấu năm nay đượcđánh giá rất cao về mặt chuyên môn,giải quy tụ đầy đủ các tay vợt đỉnhcao trên cả nước. Ngoài những câyvợt kỳ cựu, còn có đông đảo các tàinăng trẻ, đầy triển vọng, tiềm năngnhư Tiến Đạt, Tuấn Anh… Sau Lễkhai mạc đã diễn ra các cặp đấu nội

dung đồng đội nam và đồng đội nữ,với nhiều pha bóng đỉnh cao cốnghiến cho người hâm mộ yêu mônbóng bàn những trận đấu hấp dẫn,kịch tính.

Giải Vô địch Bóng bàn toàn quốcBáo Nhân Dân là giải đấu thườngniên, có truyền thống hơn 30 năm.Qua các lần tổ chức, cho thấy mônBóng bàn ngày càng thu hút đông đảovận động viên tham dự và đã pháttriển rộng khắp trên toàn quốc. Quađây, cũng nhằm phát hiện, bồi dưỡngcác vận động viên xuất sắc, thi đấu cácgiải bóng bàn trong nước và khu vực.

naM anH

Khai mạc Giải Bóng bàn Báo Nhân Dân lần thứ 32

Ngày 05/9, tại Hà Nội, Liên đoànCầu lông Việt Nam tổ chức họp báo côngbố điều lệ và nhà tài trợ chính giải Cầulông vô địch Hà Nội mở rộng năm 2014.Theo đó, Giải này sẽ diễn ra từ ngày 11-14/9, nhà tài trợ chính là Công ty cổ phầnmiền đất thể thao Bùi Gia (ASTEC).Theo Ban Tổ chức, giải Cầu lông vô địchHà Nội mở rộng tranh Cúp ASTEC lầnthứ 2 năm 2014 là dịp để kiểm tra, đánhgiá công tác đào tạo tập luyện phát triểnphong trào của các địa phương; đồng

thời, thông qua giải đấu kịp thời pháthiện, tuyển chọn những tay vợt xuất sắctham dự các giải đấu lớn trong nước cũngnhư quốc tế. Đối tượng tham dự là cácvận động viên cầu lông trong nước và cácvận động viên quốc tế đang sống, làmviệc tại Việt Nam thuộc các quận, huyện,thị xã, Sở, ban, ngành đoàn thể, các cơquan đơn vị Trung ương, bệnh viện, côngty, doanh nghiệp, các Câu lạc bộ cầu lôngđều được đăng ký thi đấu.

Giải sẽ áp dụng hệ thống tính điểm

của Liên đoàn Cầu lông thế giới với nộidung thi đấu đơn nam, đơn nữ, đôi nam,đôi nữ ở 10 nhóm tuổi gồm: 9-12, 13-15,16 -18, 19-30, 31-35, 36-40, 41-45, 46-50, 51-55 và từ 56 trở lên. Cũng theoBan Tổ chức, đã có 42 đơn vị thuộc 3khối quận, huyện, cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp, Câu lạc bộ và 8 tỉnh/thànhđăng ký tham dự giải đấu. Giải đượcCông ty cổ phần miền đất thể thao BùiGia (ASTEC) tài trợ trên 500 triệu đồng.

Vũ MinH

Giải Boxing và Võ thuật cổ truyền các vận động viên xuất sắc toàn quốc

526 VĐV tham dự giải Cầu lông vô địch Hà Nội mở rộng 2014

Page 16: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

16 số 1092 l11.9.2014

Thực hiện Nghị quyết Trung ương5 khóa VIII về “Xây dựng và pháttriển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc”, tỉnh KiênGiang chăm lo bảo tồn, phát huy, pháttriển văn hóa dân tộc thiểu số, nângcao đời sống tinh thần đồng bào cácdân tộc.

Theo Sở VHTTDL tỉnh KiênGiang, những năm qua, tỉnh tập trungchăm lo bảo tồn, phát triển các loạihình văn hóa của các dân tộc, qua đóphong trào văn hóa, văn nghệ trongđồng bào dân tộc thiểu số, nhất là dântộc Khmer, Hoa duy trì, phát huy bảnsắc. Đoàn Nghệ thuật Khmer KiênGiang được đầu tư, nâng cao chấtlượng hoạt động, dàn dựng nhiềuchương trình, tổ chức lưu diễn phục vụnhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới,vùng đồng bào dân tộc. Một số huyệnnhư: Gò Quao, Châu Thành, GiồngRiềng, Kiên Lương, Hòn Đất duy trì tổchức hội diễn văn nghệ quần chúngdân tộc Khmer, nhất là trong nhữngdịp lễ hội truyền thống của đồng bàodân tộc.

Đặc biệt, lễ hội Ok Om Bok tổchức hàng năm tại huyện Gò Quaonâng lên thành Ngày hội Văn hóa -Thể thao và Du lịch dân tộc Khmercấp tỉnh. Lễ hội với nhiều hình thức,nội dung đa dạng, phong phú sắcmàu, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộcnhư: Liên hoan văn nghệ; hội chợthương mại - triển lãm giới thiệu,quảng bá sản phẩm, thương hiệu hàngViệt Nam chất lượng cao; triển lãmtranh, ảnh, hiện vật phản ánh thànhtựu kinh tế-xã hội văn hóa chung củatỉnh và đời sống kinh tế, văn hóa, ẩmthực của đồng bào dân tộc Khmer; thiđấu thể dục thể thao, đua thuyềntruyền thống và đua Ghe Ngo… thuhút hàng chục ngàn người dân trong

và ngoài tỉnh. Các loại hình văn hóatruyền thống của đồng bào Khmerđược ngành văn hóa, thể thao và dulịch tỉnh Kiên Giang sưu tầm, bảo tồnvà phát huy. Trong bảo tồn, phát huy,phát triển văn hóa dân tộc thiểu số,tỉnh đẩy mạnh công tác vận động,tuyên truyền trong đồng bào dân tộcvề xóa mù chữ, nâng cao dân trí, thựchiện chương trình dạy song ngữ chohọc sinh Khmer ở các cơ sở giáo dụcphổ thông, trường dân tộc nội trú vànhiều chùa Khmer. Các huyện ChâuThành, Gò Quao, Giồng Riềng, AnBiên, Hòn Đất, Kiên Lương, GiangThành và thị xã Hà Tiên là những địaphương tập trung đông đồng bào dântộc thiểu số sinh sống, duy trì thườngxuyên việc dạy tiếng mẹ đẻ cho conem đồng bào dân tộc thiểu số. Hàngnăm, hơn 30 trường trong tỉnh cóđông học sinh đồng bào dân tộcKhmer được học song ngữ theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cácchùa tổ chức hàng trăm lớp dạy tiếngmẹ đẻ cho con em Phật tử đồng bàodân tộc Khmer trong dịp hè. Tỉnh hỗtrợ kinh phí mua sách giáo khoa và hỗtrợ giáo viên là các vị sư, Àchar dạytiếng Khmer. Qua đó, đồng bào dântộc thiểu số sử dụng chính tiếng nói,chữ viết của dân tộc mình để sưu tập,nghiên cứu các giá trị văn hóa nghệthuật, phong tục tập quán, góp phầngiáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa củađồng bào các dân tộc thiểu số đượcgiữ gìn và phát huy. Các chùa Khmer,Hoa được tạo điều kiện trùng tu, sửachữa khang trang phục vụ nhu cầusinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và tổchức lễ hội của đồng bào dân tộc.Trong số này, 8 chùa có nhiều thànhtích trong kháng chiến được hỗ trợtrùng tu, tôn tạo và đề nghị công nhận

là di tích lịch sử, kiến trúc văn hóacấp tỉnh và quốc gia. Tỉnh còn quantâm hỗ trợ xây dựng Chùa Phật Lớn(thành phố Rạch Giá), Tháp 4 sư liệtsĩ (huyện Châu Thành), xây dựng 48lò hỏa táng, mua 8 dàn nhạc ngũ âmvà sửa chữa, đóng mới hàng chục ghengo ở các chùa với tổng số tiền hơn25 tỷ đồng. Chùa Thôn Dôn (thànhphố Rạch Giá) và Trường Dân tộc nộitrú tỉnh Kiên Giang mở nhiều lớp dạyđánh nhạc ngũ âm cho con em đồngbào dân tộc Khmer.

Tỉnh thực hiện tốt chính sách vănhóa đối với tôn giáo và giao lưu vănhóa trong đồng bào dân tộc thiểu số,đặc biệt là tôn trọng tự do tín ngưỡngvà không tín ngưỡng. Các ý tưởnghoạt động mang tính bác ái, hướngthiện được khuyến khích, phát huy vàtích cực đấu tranh loại bỏ các hủ tụclạc hậu, mê tín dị đoan, chống lợidụng tôn giáo, tín ngưỡng để thựchiện ý đồ xấu của các thế lực thù địch.Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệtrong đồng bào dân tộc Khmer giữaKiên Giang với các tỉnh/thành trongkhu vực, trên cả nước và các tỉnh giápbiên giới với Vương quốc Campuchiađạt nhiều kết quả, qua đó góp phầntích cực giới thiệu văn hóa, con ngườiKiên Giang, trong đó có đồng bào cácdân tộc thiểu số ra bên ngoài, gắn vớinghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc cácgiá trị văn hóa tiên tiến phù hợp vớivăn hóa dân tộc.

Hiện nay, mức hưởng thụ văn hóa,đời sống tinh thần của đồng bào cácdân tộc thiểu số trên địa bàn khôngngừng được cải thiện và nâng lên.Các lễ hội truyền thống được duy trìvà tổ chức chu đáo. Trên 85% số hộdân tộc Khmer và 100% số hộ dân tộcHoa ở tỉnh có phương tiện nghe nhìn.Chương trình phát thanh truyền hình

Bảo tồn, phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 17: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

17số 1092 l11.9.2014

bằng tiếng Khmer tăng thêm thờilượng và nâng cao chất lượng. Ngoàira, tỉnh thực hiện khá tốt việc cấpmiễn phí một số loại báo, tạp chí chocác xã có đông đồng bào dân tộc thiểusố, các chùa và người có uy tín trongđồng bào dân tộc.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 9 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI về xây dựng và phát

triển văn hóa, con người Việt Namđáp ứng yêu cầu phát triển bền vữngđất nước, tỉnh Kiên Giang tiếp tục tậptrung nguồn lực đầu tư xây dựng cácthiết chế văn hóa, bảo tồn phát huy,phát triển văn hóa dân tộc thiểu số,nâng cao đời sống tinh thần đồng bàocác dân tộc. Tỉnh huy động nhiềunguồn lực xã hội vào công tác bảo tồn,phát huy có hiệu quả các di sản văn

hóa vật thể và phi vật thể, gắn với pháttriển kinh tế-xã hội, phát triển du lịchcủa địa phương; giữ gìn và phát huygiá trị văn hóa của các dân tộc thiểusố thông qua việc sưu tầm, bảo tồn vàphát huy tiếng nói, chữ viết, trangphục, lễ hội truyền thống và các giá trịvăn hóa tiêu biểu khác trong đồng bàodân tộc.

t.t.n

Nhằm tôn vinh giá trị của bản Dạcổ hoài lang, tri ân công lao của cốnhạc sĩ Cao Văn Lầu và các thế hệnghệ sĩ, nghệ nhân có công phát triểnbản Dạ cổ hoài lang trở thành bảnVọng cổ, tối 08/9, Sở VHTTDL BạcLiêu tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày rađời bản Dạ cổ hoài lang (1919-2014).

Lễ kỷ niệm 95 năm ngày bản Dạcổ hoài lang (1919-2014) diễn ra tạiKhu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tàitử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu.Đây là công trình nhằm tôn vinh giátrị của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nambộ và tôn vinh cố nhạc sĩ Cao VănLầu, là một trong các hoạt động tích

cực của tỉnh Bạc Liêu nhằm góp phầnbảo tồn và phát huy giá trị bản Dạ cổhoài lang trong đời sống đương đại.Trong chương trình lễ kỷ niệm, nghệnhân, nghệ sĩ, đại biểu và khách mờiđã cùng ôn lại hoàn cảnh ra đời bảnDạ cổ hoài lang và ôn lại những đónggóp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùngnhiều thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân chosự ra đời và phát triển của bản nhạcgiàu truyền thống này.

Dịp này, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBNDtỉnh Bạc Liêu đã trao Quỹ hỗ trợ, bảotồn và phát triển nghệ thuật Đờn catài tử Nam bộ Lê Tài Khí cho 14 giađình nghệ sĩ, nghệ nhân có hoàn cảnh

khó khăn với số tiền 10 triệuđồng/gia đình. Đây là hoạt động có ýnghĩa trong lễ kỷ niệm 95 năm ra đờibản Dạ cổ hoài lang, nhằm tiếp nốitruyền thống, góp phần phát triểnnghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộtrong thời gian tới.

Sau chương trình lễ kỷ niệm, đạibiểu, khách mời và nhân dân thànhphố Bạc Liêu đã được thưởng thứcnhững tiết mục biểu diễn nghệ thuậtđặc sắc trong chương trình giao lưucủa các đoàn nghệ thuật Cải lươngcủa bốn tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, LongAn và Trà Vinh.

nguyễn cúc

Kỷ niệm 95 năm ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang

Lễ hội Ok Om Bok của đồng bàoKhmer tỉnh Trà Vinh là một trongnhững di sản văn hóa phi vật thểquốc gia vừa được Bộ VHTTDLcông bố. Đây là di sản văn hóa phivật thể quốc gia thứ tư của tỉnh TràVinh được công nhận. Trước đó, lễhội Cúng biển Mỹ Long, Nghệ thuậtChầm Riêng-Chà Pây của nghệ nhânKhmer xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú...đã được công nhận là Di sản văn hóaphi vật thể quốc gia.

Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễcúng trăng, một trong 3 lễ chínhhàng năm của đồng bào Khmer Nam

bô (Sêne Đolta, Ok Om Bok vaChôl-Chnam-Thmây) đươc tô chưcvào ngày rằm tháng 10 âm lịch hàngnăm, thời điểm vừa kết thúc vụ lúamùa. Theo quan niệm tín ngưỡngcủa người Khmer, mặt trăng là vịthần cai quản thời tiết và mùa màngtrong năm. Lễ cúng trăng thườngđược tổ chức tại phum sóc, ở sânchùa hay khuôn viên nhà. Đồng bàoKhmer cúng tạ ơn thần mặt trăngtrong năm đã cho mưa thuận gióhòa, giúp mùa màng bội thu và cầucho năm tới, thời tiết được thuận lợi,giúp người dân trúng mùa, no đủ…

Trong những ngày diễn ra lễ hội,tỉnh Trà Vinh còn tổ chức nhiều hoạtđộng thể thao, vui chơi, giải trí như:đua Ghe Ngo, đánh bóng chuyền,các trò chơi dân gian như kéo co,đẩy gậy, hội chợ thương mại…

Trà Vinh hiện có hơn 320.000người dân tộc Khmer sinh sống,chiếm 32% dân số của tỉnh. Hàngnăm, vào dịp lễ hội Ok Om Bok, tạikhu di tích văn hoa Ao Bà Om thuhút hàng ngàn người dân trong tỉnhvà du khách các nơi về vui lễ cùngđồng bào Khmer Trà Vinh.

Huy Long

Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 18: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

18 số 1092 l11.9.2014

Thành phố Hội An (Quảng Nam) làmột trong những nơi còn lưu giữ và pháttriển được những sản phẩm truyền thốngphục vụ cho dịp Tết Trung thu, đặc biệt lànghề làm đầu lân và đèn lồng.

Choáng ngập với những đầu lân đủkích cỡ và màu sắc tươi sáng đó là ấntượng của chúng tôi khi tới thăm xưởnglàm đầu lân lớn nhất ở thành phố Hội Ancủa anh Nguyễn Hưng (phường CẩmHà). Với 25 năm kinh nghiệm gắn bó vớinghề làm đầu lân, anh Hưng không nhớnổi bản thân mình đã tạo lên bao nhiêuchú lân để mang niềm vui Tết Trung thuđến với các em thiếu nhi. Trong dịp TếtTrung thu năm nay, cơ sở sản xuất củaanh Hưng đã cung cấp ra thị trườngkhoảng 3.000 đầu lân. Những đầu lân ởHội An thường được làm theo hai loại làtheo khuôn đúc và theo khung sườn bằngtre với những kích cỡ khác nhau. Làmtheo khuôn đúc thường là loại đầu lânnhỏ, người thợ chỉ việc gián giấy dựa vàokhuôn có sẵn. Còn làm đầu lân theo

khung sườn bằng tre người thợ có thểsáng tạo ra những chiếc đầu lân với nhiềubiểu cảm khác nhau như tinh nghịch, ngộnghĩnh hay hung dữ…

Để kịp làm số lượng lớn đầu lân theonhu cầu của khách hàng, xưởng của giađình anh Hưng phải chuẩn bị làm khungđầu lân ngay từ đầu năm và nhộn nhịpnhất là từ tháng 6 đến đầu tháng 8 âm lịchvới khoảng 20 thợ làm việc liên tục. Theoanh Hưng để làm ra được những chiếcđầu lân đẹp người thợ mất khoảng 2 nămđể học nhưng phải là người khéo tay. Mộtcon lân hoàn chỉnh gồm đầu lân, mìnhlân và mặt nạ của ông địa có giá thấp nhấtlà 50.000 đồng đến cao nhất lên đến 9triệu đồng tùy thuộc vào chất liệu làmbằng giấy hay vải, kỹ thuật trang trí, trangphục và kích cỡ của con lân.

Trong dịp Tết Trung thu năm naykhông chỉ sản phẩm đầu lân ở Hội Anbán chạy mà sản phẩm đèn lồng cũngđược thị trường tiêu thụ mạnh. Đèn lồnglà một trong những sản phẩm thủ công

đang rất phát triển ở Hội An, với nhiềuxưởng sản xuất quanh năm để xuất đikhắp nơi và phục vụ khách du lịch. Khuvực chợ đêm Hội An là nơi tập trungnhiều cửa hàng bán các loại đèn lồng.Những ngày này bên cạnh các loại đèncao cấp phục vụ du khách còn có rấtnhiều các loại đèn lồng nhỏ giành cho cácem thiếu nhi với những màu sắc bắt mắtchỉ có giá khoảng 10.000 đồng/1 chiếc.Chị Trần Thị Thanh chủ một của hàngbán đèn lồng ở khu vực chợ đêm chobiết: Những ngày gần Tết Trung thu mặthàng đèn lồng ở đây bán ra nhiều hơnngày bình thường, trung bình mỗi ngàybán được khoảng 100 chiếc.

Cùng với những làng nghề truyềnthống khác trên cả nước, những sảnphẩm truyền thống trong ngày Tết Trungthu ở phố cổ Hội An đang tỏa đi về khắpmọi miền quê, góp phần bồi đắp thêmtình yêu văn hóa dân tộc trong mỗi emnhỏ hôm nay.

MinH HạnH

Hấp dẫn sản phẩm Tết Trung thu truyền thống phố cổ Hội An

Ngày 07/9, tại Đền Lảnh Giang (xãMộc Nam, huyện Duy Tiên), SởVHTTDL tỉnh Hà Nam phối hợp vớiCâu lạc bộ Chầu Văn tỉnh lần đầu tiên tổchức Liên hoan diễn xướng Chầu Vănmở rộng tỉnh Hà Nam năm 2014. Thamgia Liên hoan có gần 200 thanh đồng,cung văn đến từ 14 đoàn thuộc 6 huyện,thành phố trong tỉnh Hà Nam và 4 đoàncủa các tỉnh Lạng Sơn, Ninh Bình, NamĐịnh và Hải Phòng với gần hai mươi tiếtmục đặc sắc thể hiện tinh thần của nghilễ Chầu Văn.

Liên hoan nhằm tạo cơ hội cho cácnghệ nhân, các đoàn diễn xướng trongtỉnh và các tỉnh/thành trong khu vực họchỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trìnhđộ chuyên môn, vốn kiến thức về nghệthuật diễn xướng Chầu Văn. Đây cũng làdịp tôn vinh, quảng bá di sản, đẩy mạnhcông tác xã hội hóa, hướng tới hoàn thiệnhồ sơ “Nghi lễ Chầu Văn của người Việt”

trình UNESCO vinh danh là di sản vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại;đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch,góp phần phát triển kinh tế của địaphương và đất nước. Đặc biệt, Liên hoanđược tổ chức tại Đền Lảnh Giang là ngôiđền thờ Mẫu nổi tiếng khu vực phía Bắchiện nay, di tích văn hóa lịch sử khôngchỉ thu hút sự chú ý của giới nghiên cứuvăn hóa mà còn trở thành điểm đến hấpdẫn của hàng vạn du khách mỗi năm.

Ông Lê Xuân Huy - Phó Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Hà Nam cho biết,Liên hoan diễn xướng Chầu Văn tỉnh HàNam lần thứ I sẽ góp phần nâng cao vịthế của di tích, gắn nghệ thuật hầu bóngvới di tích một cách giàu bản sắc nhất.Liên hoan còn là cơ hội để nhân dân HàNam, bạn bè và du khách thập phươngđến với đền Lảnh Giang, được tậnhưởng những làn điệu đặc sắc của Hátvăn cũng như diễn xướng độc đáo của

nó, để thêm một lần hiểu sâu sắc hơn giátrị văn hóa của loại hình nghệ thuật nàytrong đời sống tín ngưỡng, văn hóa tinhthần của nhân dân.

Diễn xướng Chầu Văn, Hát văn trảiqua bao đời trên quê hương Hà Namđược bảo tồn, gìn giữ trong không gianvăn hóa đình, đền, miếu, điện và trongtri thức của các nghệ nhân dân gian. ỞHà Nam, nghi lễ Chầu Văn diễn ra vàonhiều dịp trong năm, nhưng linh thiêngvà điển hình nhất là vào tháng Ba (tưởngnhớ ngày hóa của Mẫu Liễu Hạnh) vàtháng Tám (tưởng nhớ ngày giỗ củaHưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Vớinhững giá trị về lịch sử và văn hóa tiêubiểu, năm 2012, nghi lễ Chầu Văn củangười Việt ở Hà Nam và Nam Định đãvinh dự được Bộ VHTTDL ghi danh vàodanh mục Di sản văn hóa phi vật thểquốc gia.

L.KHánH

Hà Nam: Liên hoan diễn xướng Chầu Văn

Page 19: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

19số 1092 l11.9.2014

Trong các năm 2011 và 2012 tỉnhPhú Thọ được UNESCO công nhận“Hát Xoan Phú Thọ” là Di sản văn hóaphi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp củanhân loại và “Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương ở Phú Thọ” là di sản vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Đây là vinh dự lớn không chỉ củangười dân Phú Thọ mà còn cả của cộngđồng người Việt trong và ngoài nước.Vì thế, tỉnh Phú Thọ đã và đang tiếp tụcnỗ lực bảo tồn và phát huy những giátrị các loại di sản văn hóa này.

Tỉnh triển khai đồng bộ công tác vềbảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa vùng đất Tổ thông qua công tácnghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa cáctư liệu để đánh giá giá trị của từng disản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trêncơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn,khai thác giá trị phù hợp và đạt hiệuquả thiết thực, phục vụ công tác giáodục truyền thống, quảng bá phát triểndu lịch và góp phần gìn giữ bản sắc vănhóa dân tộc, đưa văn hóa trở thành nềntảng tinh thần của xã hội, đặc biệt là disản văn hóa phi vật thể là tài nguyênphong phú và trở thành sản phẩm dulịch lợi thế vùng đất Tổ.

Ông Phạm Bá Khiêm - Phó Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ chobiết: Tỉnh đang triển khai một số nhiệmvụ trọng tâm về bảo tồn, phát huy giátrị di sản văn hóa phi vật thể cần bảovệ khẩn cấp của nhân loại “Hát XoanPhú Thọ” theo từng giai đoạn cụ thể.Trong đó, năm 2014 tỉnh tập trungtruyền dạy và thực hành Hát Xoanthông qua tổ chức đào tạo lớp nghệnhân kế cận, đặc biệt là nghệ nhân trẻ,truyền dạy cho lớp trẻ trong cộng đồngcác phường Xoan gốc và cán bộ vănhóa xã, phường, hạt nhân văn nghệ cáccâu lạc bộ dân ca trên địa bàn tỉnh. Đâylà nội dung quan trọng, quyết định tínhbền vững cho sự bảo tồn lâu dài của disản Hát Xoan; đồng thời, phát huy vaitrò của các nghệ nhân cao tuổi đào tạocác nghệ nhân trẻ để đến năm 2015, cóthể trở thành lớp nghệ nhân kế cận cáclớp nghệ nhân cao tuổi hiện nay làmnhiệm vụ truyền dạy cho các thế hệ saunày. Đặc biệt, hiện Hát Xoan Phú Thọđã được ngành giáo dục đưa đến tậntrường học theo chương trình giáo dụccủa tỉnh.

Giai đoạn từ 2015 đến 2020,Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh

xây dựng Đề án điều tra hiện trạng tạicác phường Xoan gốc và các địaphương có Hát Xoan lan tỏa; thựctrạng công tác bảo tồn và phát huy giátrị di sản Hát Xoan; tổng hợp, phântích, xử lý thông tin, số liệu thu thập từcông tác điều tra, kiểm kê. Đồng thời,triển khai thực hiện đề án theo các biệnpháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thểđược xác định theo Công ướcUNESCO và mục tiêu phát triển kinhtế-xã hội, phát triển văn hóa, du lịchcủa tỉnh…

Theo thống kê của ngành văn hóathể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, hiệnPhú Thọ có 1.372 di tích, các địa điểmliên quan đến di tích và 260 lễ hội cácloại. Nhiều lễ hội đã trở thành biểutượng văn hóa tâm linh, độc đáo như:Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu ÂuCơ, hội Trò Trám Tứ Xã, hội Phết HiềnQuan, hội rước voi Đào Xá... Bên cạnhđó, Phú Thọ còn có các loại hình di sảnvăn hóa phi vật thể nổi tiếng khác như:Xoan, Ghẹo, Trống Quân, Ví ống,Trình nghề, Đâm đuống, múa Tùng dí,múa Mỡi, múa Chuông... của đồng bàocác dân tộc trong tỉnh...

V.toàn

Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vùng đất Tổ

Tối 07/9, Lễ hội Thành Tuyênđược tổ chức vào dịp Tết Trung thutại thành phố Tuyên Quang (tỉnhTuyên Quang) đã kết thúc sau 2 ngàydiễn ra sôi nổi, hấp dẫn với nhiều hoạtđộng văn hóa mang đậm nét truyềnthống, thu hút hàng vạn người dânTuyên Quang, du khách trong vàngoài nước tới tham gia.

Năm 2014 là năm đầu tiên Lễ hộiThành Tuyên được tổ chức ở quy môcấp tỉnh với nhiều hoạt động nhằmdành tặng cho các em thiếu nhi mộtTrung thu ấm áp, nhiều niềm vui đồngthời giới thiệu với đồng bào cả nước

và bạn bè quốc tế về hình ảnh, conngười và các giá trị di sản văn hóa củađồng bào các dân tộc tỉnh TuyênQuang, đặc biệt là những giá trị lịchsử của quê hương cách mạng, qua đóthu hút khách du lịch. Tại Lễ hộiThành Tuyên năm nay, người dân vàdu khách được thưởng thức nhữngtiết mục diễn xướng dân gian do cácnghệ sỹ đến từ Lào, Hàn Quốc vàTrung Quốc biểu diễn, đồng thời diễnra nhiều hoạt động như: thi “Ngườiđẹp Xứ Tuyên”, giới thiệu ẩm thực“Hương vị Xứ Tuyên”, Hội trại thanhniên, Lễ hội hóa trang và các hoạt

động giao lưu văn nghệ, thể thao sôinổi, hấp dẫn…

Điểm nhấn của Lễ hội ThànhTuyên năm 2014 là hoạt động “Đêmhội Thành Tuyên” với màn diễu hànhcủa 88 mô hình đèn trung thu khổnglồ mô phỏng theo những câu truyệncổ tích dân gian, các nhân vật lịch sử,những hoạt động lao động sản xuấtcủa người dân miền núi do người dânTuyên Quang tự làm, được sách kỷlục Guiness Việt Nam xác nhận là lễhội có nhiều mô hình đèn lớn nhấtViệt Nam.

H.Lan

Đậm đà nét văn hóa truyền thống tại Lễ hội Thành Tuyên

Page 20: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1092 l11.9.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PhaN ĐìNh TâN

Biên tậpTruNg kIêN, Thế hùNg

Địa chỉ51 Ngô Quyền - hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNg Ty TNhh mộT ThàNh VIêN

IN Và VăN hóa Phẩm

Năm 1954, hoà bình được lập lại mởmiền Bắc, ngoài các đoàn văn côngkháng chiến và miền Nam ra tập kết,phong trào hát Tuồng phát triển, làmgiàu thêm hương sắc cho vườn hoa nghệthuật dân tộc. Trước tình hình phát triểncủa phong trào Tuồng và vị trí của nghệthuật sân khấu Tuồng Bắc, đòi hỏi phảicó một đơn vị nghệ thuật mẫu mực vềtổ chức, tiêu biểu về phong cách. Do đó,năm 1959 Bộ Văn hóa (nay là BộVHTTDL) quyết định thành lập ĐoànTuồng Bắc. Quyết định này không chỉlàm nức lòng các nghệ sỹ và khán giảyêu Tuồng mà còn là sự kiện có ý nghĩa,quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhànước về đường lối xây dựng và pháttriển nền văn hóa dân tộc, xã hội chủnghĩa. Để có được một Nhà hát Tuồngbề thế, mạnh mẽ với nhiều thế hệ nghệsĩ, diễn viên tài năng như hiện nay, đặcbiệt là thành tựu 55 năm gìn giữ, pháthuy giá trị nghệ thuật Tuồng, phục vụnhân dân, bạn bè quốc tế, các thế hệnghệ sĩ của Nhà hát không thể quêncông lao của hai người thầy đáng kính,vợ chồng Nghệ sỹ Nhân dân QuangTốn-Bạch Trà. Họ là những người đầutiên, trụ cột tổ chức, xây dựng ĐộiTuồng miền Bắc, tạo nên phong cáchnghệ thuật của Đoàn Tuồng Bắc Trungương, nay là Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Lúc đầu, Đoàn chỉ có 15 người,chưa có nơi ăn ở, phải ở nhờ nhà dân vàtập luyện trong chùa Hà, Đoàn được sựgiúp đỡ của Đội Tuồng Liên khu 5, tấtcả đều chung một ý chí: “Tất cả vì sựnghiệp Tuồng”. Những vai mẫu như:Đào Phi Phụng, Đắc Kỷ, TrạiBa,Trương Phi, Triệu Tử Long, XuânĐào cắt thịt... được khai thác, tập luyệnlại kỹ càng. Những vở Tuồng cổ: “ĐàoTam Xuân loạn trào”, “Mục Quế Anhdâng cây”, “Ngũ Viên Thiệu” được dàndựng. Đây là những vở Tuồng đầu tiênđến với khán giả trong buổi sơ khai

thành lập Đoàn Tuồng Bắc. Năm1962,vở Tuồng: “Tiếng gọi non sông” củaĐoàn đã tham gia Hội diễn Sân khấuchuyên nghiệp toàn quốc, giành tấmHuy chương Vàng đầu tiên, đánh dấubước đi quan trọng. Nối tiếp thành quảtrên, Đoàn tiếp tục dàn dựng vở tuồnglịch sử “An Tư công chúa”, vở diễn cónội dung phong phú, mang đậm chấtTuồng. Đặc biệt là vở tuồng “Đề Thám”đã để lại dấu ấn quan trọng trong nhiệmvụ xây dựng và phát triển sự nghiệptuồng Bắc...

Qua 55 năm kế thừa, gìn giữ và pháthuy nghệ thuật sân khấu Tuồng truyềnthống của dân tộc, Nhà hát Tuồng ViệtNam đã tập trung sức lực và trí tuệ củacác tác giả, đạo diễn, nghệ nhân, nghệsĩ, diễn viên khai thác, dàn dựng 88 tácphẩm sân khấu Tuồng thuộc nhiều đềtài: Truyền thống, lịch sử, dân gian, hiệnđại, nước ngoài. Trong đó có hàng loạtcác vở tuồng cổ mẫu mực: “Sơn Hậu”,“Triệu Đình Long cứu chúa”, “Đào PhiPhụng”, “Phụng Nghi đình”... Ngoàicác vở Tuồng cổ, hàng chục trích đoạnđặc sắc cũng được chọn lọc, khai thác,phục hồi, tinh luyện để biểu diễn, nghiêncứu giới thiệu nghệ thuật và truyền dạycho các thế hệ diễn viên trẻ. Nhà hát đã

biểu diễn thường xuyên biểu diễn Tuồngphục vụ du khách trong nước, quốc tế,đầu tư xây dựng không gian nghệ thuậttạo điểm nhấn đề du khách thăm quan,khám phá, tương tác nghệ thuật. Nhữngnăm gần đây, Nhà hát cũng hợp tác quốctế để đưa di sản Tuồng ra thế giới...

Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam- Phạm Ngọc Tuấn cũng khẳng định:Trong giai đoạn hội nhập văn hóa sâurộng như hiện nay, Nhà hát Tuồng ViệtNam đặt lên hàng đầu nhiệm vụ gìn giữtinh hoa của nghệ thuật Tuồng truyềnthống, trên cơ sở đó cách tân, cải tiến đểphục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuậtcủa công chúng. Đây là công việc khágian nan, vất vả của các nghệ sĩ, diễnviên của Nhà hát bởi phải xác định đượcđâu là tinh hoa, di sản văn hóa đích thựccủa dân tộc, cái nào không còn phù hợpvới xã hội, cuộc sống hiện đại để cócách thức bảo tồn, phát huy đúng đắnnhất. Càng khai thác, học tập, phục hồicác vở Tuồng truyền thống, các nghệ sĩNhà hát càng thấy rõ giá trị quý báutrong di sản cha ông để lại, ẩn chứatrong đó bao đức tính cao đẹp của ngườiViệt Nam qua các chặng đường lịch sửdựng nước, giữ nước của dân tộc.

t.t.n

NHà HáT TuồNG ViệT NAm

Hành trình 55 năm giữ lửa truyền thống

Một cảnh trong vở "Đề Thám” do Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn