tỔng quan cỘng ĐỒng kinh tẾ asean - gibc.com.vnfinal).pdf · chênh lệch về phát...

26
TỔNG QUAN CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN Date: 05 – 02 – 2015 A COMMITMENT TO SUSTAIN YOUR BUSINESS GROWTH

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TỔNG QUAN CỘNG ĐỒNG

KINH TẾ ASEAN

Date: 05 – 02 – 2015

A COMMITMENT TO SUSTAIN YOUR BUSINESS GROWTH

3

Một số hiệp định thương mại quốc tế tiềm năng của Việt Nam trong tương lai

Nguồn: GIBC tổng hợp và phân tích

Sau khi thành lập năm 2015, AEC sẽ là thị trường chung với hơn 600 triệu

người tiêu dùng và GDP hằng năm khoảng 2,000 tỷ USD qua các liên kết trên

cơ sở sản xuất thống nhất như tự do thương mại về đầu tư, lưu chuyển vốn,

lao động và dịch vụ…

Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ hai về đối

tác thương mại song phương.

Dự kiến ít nhất 90% hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào

Châu Âu.

TPP chiếm gần 40% GDP và 30% giá trị thương mại toàn thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, đến 2025, khi tham gia TPP, GDP Việt Nam có

thể tăng trưởng thêm (lên đến 10.5%) và xuất khẩu đạt mốc 307 tỷ USD (tăng

67.9 tỷ USD) so với bối cảnh không có TPP của Việt Nam.

4

I.TỔNG QUAN VỀ

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

5 Nguồn: Trung tâm WTO và Thư ký ASEAN

Mục Tiêu Của AEC

Tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn

& lao động có kỹ năng

Đẩy mạnh hội nhập các khối & ngành ưu tiên

Hợp nhất thị trường ngành

thực phẩm, nông – lâm nghiệp

Hoàn thiện chính sách cạnh tranh

Bảo vệ người tiêu dùng & quyền sở hữu trí tuệ

Từng bước xóa bỏ hàng rào

thuế quan & phi thuế quan

Mở rộng TM điện tử

Phát triển cơ sở hạ tầng

Góp phần tích cực vào mạng

lưới kinh tế toàn cầu

Liên kết kinh tế giữa ASEAN

và các tổ chức và đối tác khác

Phát triển doanh nghiệp vừa

và nhỏ

Chủ động kết nối ASEAN

6

Các Cấp Độ Của Hội Nhập

Lộ trình: Từ MỨC 2 – Khu vực TM tự do, AEC đặt mục tiêu vươn đến

MỨC 4 – Thị trường chung trước 2025.

Hiện tại: AEC vừa vượt qua được MỨC 3 – Liên minh thuế quan, và đạt được

một số yếu tố của MỨC 4 – Thị trường chung. Sẽ còn xa để AEC đạt được đến

MỨC 5 – Liên minh kinh tế và sử dụng đồng tiền chung trong khối.

1. Giảm thuế quan

trong khu vực

2.Loại bỏ thuế

quan trong khu

vực

3.Thuế quan

chung đối với

ngoài khu vực

4.Dịch chuyển tự

do lao động &

nguồn vốn trong

khu vực

5.Chính sách kinh

tế chung &

đồng tiền chung

1.Hiệp định

Thương mại ưu đãi

2.Khu vực

Thương mại Tự do

3.Liên minh

Thuế quan

4.Thị trường chung

5.Liên minh Kinh tế

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới

7

GDP & Tốc Độ Tăng Trưởng của AEC

11.14 15.25 16.1153.14

171.4

272297.9 312.4

387.3

868.4

Tỷ USD

GDP các nước ASEAN 2013

Việt Nam nằm trong các nước đạt mứctăng trưởng GDP cao hơn trung bình

của khối ASEAN năm 2013 (3.5%).

Theo dự đoán đến năm 2025, GDP của Việt Nam sẽ tăng 14.5%, so với bối cảnh

không tham gia AEC.

Tốc độ tăng trưởng GDP 2013

0.1%

0.9%

1.4%

1.9%

2.5%

5.4%

6.4% 6.5%

7.2%

7.6%

Nguồn: Asian Development Bank và International Labor Organization

8

Dân số & GDP Bình Quân Đầu Người của AEC

Đến năm 2013, năng suất và mức lương của Việt Nam khá thấp so với các nền kinh tế ASEAN khác như Thái Lan, Malaysia, Brunei

và Singapore.

Việt Nam có 50 triệu người lao động, chiếm 1/6 tổng số lao động của ASEAN.

GDP bình quân đầu người

0.4 5.4 6.815.1

29.8

53.3

67.0

89.798.4

247.4

Triệu người

824 1,008 1,646 1,911 2,765 3,4755,779

10,514

38,563

55,182

USD/ năm

Biểu đồ dân số ASEAN năm 2013

Nguồn: Asian Development Bank và International Labor Organization

9

3 Trụ Cột Chính Của Cộng Đồng ASEAN

AEC là 1 trong 3 trụ cột chính của cộng đồng ASEAN, bao gồm:

Cộng đồng CHÍNH TRỊ - AN NINH (APSC) | Cộng đồng KINH TẾ (AEC) |

Cộng đồng VĂN HÓA - XÃ HỘI (ASCC)

AEC là mô hình liên kết khu vực dựa trên những liên kếtkinh tế hiện có của ASEAN.

10 Nguồn: Tổng cục thống kê

11

4 Đặc Điểm Chính Của AEC

AEC kết nối 11 lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN đang có lợi thế cạnh tranh: nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, cao su, ô tô, giày dép, du lịch, vận tải, và hàng không.

AEC có những đổi mới về thuế quan, các biện pháp phi thuế, thủ tục

hải quan, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, dịch vụ, đầu tư, môi

trường, thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực.

AEC bao gồm nhiều thỏa thuận thương mại song phương và đa phương.

Dự kiến đến năm 2025, AEC sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tếtrong khu vực thêm 7.1% và tạo thêm 14 triệu việc làm mới.

12

Tiến Trình Thực Hiện AEC

ASEAN-6 (Singapore, Malaysia, Thái Lan,Philippines, Indonesia & Brunei) đã xóa bỏ thuếquan đối với 99.65% số dòng thuế.

ASEAN-4 (Campuchia, Myanmar, Lào & Việt Nam)đã đưa 98.86% dòng thuế tham gia chương trìnhưu đãi thuế quan (CEPT) để xây dựng khu vựcthương mại tự do ASEAN (AFTA) về mức 0-5%.

Mức thuế trung bình đã giảm từ mức 4.4% (2000)xuống còn 0.9% (2009).

91/124 văn kiện pháp lý của AEC đã có hiệu lực(73%).

Đưa AEC là thị trường sản xuất thống nhất: 65.9%

Đưa AEC là khu vực kinh tế cạnh tranh: 67.9%

Đưa AEC là khu vực phát triển kinh tế đồng đều:66.7%

Hội nhập AEC với nền kinh tế toàn cầu: 85.7%

VN đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 ngàndòng thuế xuống mức 0-5% & là 1 trong 4 nướcASEAN có tỉ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kếttrong lộ trình AEC.

Cho đến nay, ASEAN đã thực hiện được 2/3tổng khối lượng công việc đề ra.

Vẫn còn hơn 30% biện pháp cần được triển khaitrong giai đoạn 2014 – 2015, bao gồm các vấnđề quan trọng như: thu hẹp khoảng cách pháttriển, nâng cao năng lực cạnh tranh, thỏa thuậnlao động, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,v…v…

Nhiều lĩnh vực quan trọng còn cách xa mục tiêuhội nhập: dịch chuyển tự do của ngành dịch vụ,bảo vệ người tiêu dùng, thực phẩm, nôngnghiệp, lâm nghiệp, thuế.

(Đây là những số liệu chủ quan do các nước trongkhối ASEAN tự đánh giá.)

Nguồn: Asian Development Bank, GIBC tổng hợp và phân tích

13

II.ẢNH HƯỞNG CỦA AEC

ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

14

Hiện Trạng Ngành Nông Nghiệp Trồng Trọt

Việt Nam vẫn còn bất lợi so với Thái Lan về cây mía và các

giống cây ăn trái. Về cây mía niên vụ 2011/2012:

Năng suất: VN 62 tấn/ha | Thái Lan 76 tấn/ha

Sản lượng mía: VN 17.5 triệu tấn | Thái Lan: 95 triệu tấn

Diện tích: VN 283 ngàn ha | Thái Lan: 1,259 ngàn ha

DT canh tác/hộ: VN 4-5 ha/hộ | Thái Lan: 40 – 50 ha/hộ

Việt Nam có lợi thế ở một số ngành nông sản như lúa gạo,

hồ tiêu, hạt điều. Ví dụ lúa gạo với Thái Lan vụ 2012/2013:

Năng suất: VN 56.4 tấn/ha | Thái Lan: 35 tấn/ha

Sản lượng lúa: VN 44 triệu tấn | Thái Lan: 38 triệu tấn

Diện tích: VN 7.8 triệu ha | Thái Lan: 10.7 triệu ha

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

15

Hiện Trạng Ngành Dệt May/ Giày Da

Trong khối ASEAN: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia có ngành công nghiệp da giày phát triển nhất.

Ưu điểm của Việt Nam là lợi thế nguồn lao động tay nghề cao và giá nhân công rẻ.

Các nước nhập khẩu đã xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm giày dép nhập khẩu và doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng sản phẩm.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày Việt Nam đang xây dựng kế hoạch, lựa chọn địa điểm đầu tư, quy mô dự án, chính sách hỗ trợ và lựa chọn loại nguyên liệu được ưu tiên đầu tư.

Nguồn: Bộ Công Thương, Hiệp hội dệt may, da- giày Việt Nam

16

Hiện Trạng Ngành Công Nghiệp Ô Tô/ Điện Tử

Cạnh tranh trực tiếp với các nước Singapore, Thái Lan,

Indonesia, Malaysia.

Các doanh nghiệp Nhật hiện tại có thể mua 28% linh kiện

hỗ trợ ở Việt Nam, 43% ở Indonesia, 53% ở Thái Lan.

Doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tự sản xuất những bộ

phận máy móc đơn giản như ốc vít, dây điện hay plastic.

Gần đây, Samsung thông báo tìm nhà cung cấp cho 170

bộ phận linh kiện cho điện thoại Galaxy S4, doanh nghiệp

Việt Nam cũng không thể đáp ứng.

Mazda tuyên bố chọn Thái Lan làm cơ sơ sản xuất với

quy mô lớn nhằm cung cấp sản phẩm cho khu vực Đông

Nam Á. Chương trình này được chính phủ Thái Lan dành

khá nhiều ưu đãi

Hyundai cũng tuyên bố tập trung cho sản xuất tại

Malaysia.

Nguồn: Bộ Công Thương

17

VIỆT NAM TRƯỚC THỀM AEC

Nguồn: Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Chênh lệch về phát triển giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác, đặc biệt là Indonesia,

Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore. 1

Chính sách của Việt Nam vẫn mang tính chất bị động, trong khi các nước đã cụ thể hóa và

áp dụng một cách hoàn chỉnh.2

Doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được những bước chuẩn bị đầy đủ để gia nhập

AEC.3

Hàng rào phòng vệ thương mại sẽ được các nước ASEAN dựng lên để bảo vệ lợi thế cạnh

tranh.4

76% doanh nghiệp chưa biết về AEC, 63% doanh nghiệp cho rằng AEC không ảnh hưởng hoặc ảnh

hưởng rất ít đến việc kinh doanh của mình. (ISEAS)

Hầu hết doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường

nội địa, chưa có chiến lược dài hạn và hành động cụ thể để phát triển thị trường ASEAN.

Yếu điểm về thể chế có thể sẽ cản trở sự vận động củanền kinh tế Việt Nam

18

CHỈ TIÊUXẾP HẠNG TRÊN

144 NƯỚCĐIỂM SỐ (1-7)

Thể chế 92 3.5

Thể chế công 85 3.5

Luật về sở hữu 104 3.4

Chi phí vận động hành lang cho xuất, nhập khẩu 109 3.2

Chi phí vận động hành lang cho nộp thuế hằng năm 121 2.6

Chi phí vận động hành lang để nhận được kết quả tư pháp

thuận lợi104 3.5

Hiệu quả của chính phủ 117 2.9

Gánh nặng của chính phủ 91 3.2

Gánh nặng của quy định của chính phủ 101 3.1

Tính minh bạch của quá trình soạn thảo văn bản của chính phủ 116 3.5

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới

19

Thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi AEC có hiệu lực

Nguồn: GIBC tổng hợp và phân tích

Hàng hóa giá rẻ, đa dạng và chất lượng cao hơn.

Khả năng gặp phải sản phẩm chất lượng kém,

nếu chính sách bảo hộ cho người tiêu dùng

không được cải thiện.

• Nâng cao năng lực cạnh tranh

• Nâng cao hiệu quả sản xuất

• Giảm thiểu chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí

sản xuất và phân phối, chi phí lao động cấp cao

• Nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào

với giá thành rẻ hơn

Doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng cạnh

tranh cao, dễ mất thị trường vào tay các doanh

nghiệp khác trong ASEAN

Thị trường lớn hơn đối với các sản phẩm nông

nghiệp trong và ngoài ASEAN

Cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp

chất lượng với giá thành rẻ hơn trong khu vực

• Tăng trưởng xuất khẩu với thuế suất thấp, nhập

khẩu thuận lợi

• Cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, công

khai minh bạch phù hợp với chuẩn quốc tế

• Đẩy mạnh quan hệ kinh doanh

• Tăng năng lực đàm phán

• Cạnh tranh từ các thị trường lớn hơn

• Hàng rào thương mại được các nước dựng lên

để bảo vệ sản phẩm nội địa

• Lao động Việt Nam được di chuyển dễ dàng hơn

trong ASEAN

• Tiếp cận thị trường lao động lớn hơn

• Nhiều lựa chọn hơn về các nguồn chuyên gia

Nguồn nhân lực giỏi trong nước có thể bị thu

hút bởi các nước khác trong khu vực với nhiều

ưu đãi hơn chảy máu chất xám

20

Cơ hội và thách thức về lao động từ AEC đối với Việt Nam

Nguồn: GIBC tổng hợp và phân tích

HREATS

EAKNESSES

PPOTUNITIES

TRENGTHS

Thị trường lao động Việt Nam hiện có tới 82% lực lượng lao

động (tương đương 43,5 triệu người)

Số lượng lao động đông đảo, giá rẻ, tiếp thu nhanh, khéo

tay, chăm chỉ.

Ước tính, năng suất lao động của người lao động Việt

Nam chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, 2/5 so với Thái Lan,

thậm chí chỉ bằng 1/18 so với Singapore (ILO).

Thiếu kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp,

ngoại ngữ và kỹ năng mềm nói chung là thấp.

Hiện tại AEC chỉ cho phép 8 ngành nghề được dịch chuyển

tự do trong ASEAN nhờ đạt được những thỏa thuận công

nhận bằng cấp tương đương: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư,

nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch.

Gia nhập AEC tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động

Việt Nam.

Lao động giỏi có thể bị doanh nghiệp nước ngoài thu hút

với nhiều ưu đãi hơn dẫn tới tình trạng mất đi nhiều lao

động kỹ năng cao, và lao động kỹ năng thấp bị tận dụng

với giá rẻ.

Hiện tượng “chảy máu chất xám” và bóc lột sức lao động

người Việt Nam

21

III.ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP

AEC HIỆU QUẢ

22

Các nước ASEAN đón đầu AEC như thế nào?

• Đã hoàn thành hơn 80% các biện pháp trong kế hoạch đề ra để hội nhập AEC, trong khi tiến độ trung bình

của các nước trong khu vực là 72%.

• Tổ chức nhiều hội chợ giới thiệu sản phẩm, tài trợ chi phí cho doanh nghiệp các nước sang Malaysia tham

khảo, nắm bắt thị trường.

• Doanh nghiệp Thái Lan được chính phủ cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết các lĩnh vực xuất nhập khẩu

các nước ASEAN, ưu nhược điểm của các đối tác & đang hiện diện ngày càng nhiều ở các nước ASEAN

thông qua các thương vụ sáp nhập trong nhiều lĩnh vực như nông sản, hàng công nghiệp nhẹ và hệ thống

dịch vụ bán lẻ.

• Cố gắng thực hiện mục tiêu mỗi địa phương có một sản phẩm đặc thù.

• Tháng 6/2013, chính phủ Indonesia đã thành lập Ủy ban quốc gia để chuẩn bị cho AEC.

• Indonesia đã thiết lập lộ trình cụ thể cho những khu vực có khả năng phát triển mạnh khi AEC có hiệu lực

trong các ngành điện tử, ô tô, ximăng, dệt may và da giày đối với thị trường trong nước, và các ngành nông

nghiệp, thủy sản, da giày, nội thất, thực phẩm, đồ uống đối với thị trường ASEAN.

• Là nước trong ASEAN duy nhất đã sẵn sàng hội nhập AEC vào 2015.

• Là nước chuẩn bị tốt nhất cho AEC, nhấn mạnh đến việc mở cửa thị trường chung ASEAN cần tập trung kết

nối trên 3 phương diện: trên đất liền, trên biển và kết nối không dây.

• Chính phủ Philippines thành lập nhóm công tác kỹ thuật để nghiên cứu nâng cao khả năng cạnh tranh.

• Tích cực cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, gia tăng các luật lệ chống độc quyền trong các lĩnh vực năng

lượng và viễn thông.

Nguồn: GIBC tổng hợp và phân tích

23

Gợi ý chiến lược đối với chính phủ Việt Nam

Tuyên truyền rộng rãi, sâu rộng về AEC cho doanh nghiệp và lao động.

• Tiến hành tập huấn và đào tạo cho DN về các kiến thức cơ bản trong cạnh tranh kinhdoanh khi AEC hình thành.

• Thúc đẩy các phong trào tìm hiểu về AEC để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp vànhân dân.

Thành lập các Uỷ ban / Cơ quan quốc gia để chuẩn bị cụ thể các đầu công việc lớn cho AEC.

Đơn giản hóa các thủ tục, xây dựng các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất mặthàng hiện đang có lợi thế cạnh tranh.

Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Ưu tiên nâng cao năng suất lao động ở lĩnh vực nông, ngư nghiệp; mở rộng hơn độ bao phủphúc lợi xã hội, củng cố hệ thống đào tạo phát triển kỹ năng mềm và đào tạo nghề.

Chú trọng việc ký kết các thỏa thuận trong khu vực để kỹ năng nghề và bằng cấp của laođộng Việt Nam được công nhận tại các quốc gia ASEAN khác.

Lắng nghe, tiếp thu các đề xuất của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách và địnhhướng phù hợp.

Nguồn: GIBC tổng hợp và phân tích

24

Gợi ý chiến lược đối với doanh nghiệp Việt Nam

Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu như: điện thoại, linh kiện, máy vi tính, gạo,…

Xác định mục tiêu chiến lược dài hạn và cụ thể cho từng năm.

Tìm hiểu, nắm bắt thông tin của đối thủ để có điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.

Xây dựng thương hiệu, hình ảnh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tập trung đáp ứng các quy định về xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan.

Gia tăng tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu, giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Xây dựng chiến lược liên kết để tăng quy mô chuỗi sản xuất để có khả năng nhận những đơn hàng lớn.

Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp.

Chủ động tiếp cận, trao đổi với các cơ quan chính phủ nhằm nói lên nhu cầu, đề xuất của mình, gợi ý để việc đàm phán đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

Nguồn: GIBC tổng hợp và phân tích

25

Gợi ý chiến lược đối với lao động Việt Nam

• Để đáp ứng được yêu cầu của môi trường thường xuyên đổi mới.

• Hỗ trợ quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của bản thân.

• Ngoài nền tảng kiến thức vững vàng, nguồn lao động chất lượng cao còncần có thái độ tích cực với công việc của mình.

• Cần có đạo đức với công việc, nuôi dưỡng đam mê, lòng nhiệt tình, sự trungthực và ý chí cầu tiến.

• Kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý, xử lý tình huống, giao tiếp, v.v…

Nhìn chung, điểm yếu của lao động Việt Nam là thiếu kỹ năng mềm, như làm việc theo nhóm,

giao tiếp, ngoại ngữ, tuân thủ quy trình lao động, v.v…

Vì vậy, người lao động Việt Nam cần chuẩn bị để nắm bắt cơ hội khi AEC chính thức có hiệu lực:

Nguồn: GIBC tổng hợp và phân tích

26

Suite 16-05, 16th Floor,Vincom Center B72 Le Thanh Ton St., Dist. 1Ho Chi Minh City – VietnamWebsite: www.gibc.com.vn