tinh huong

3

Click here to load reader

Upload: nguyen-thuy-duong

Post on 15-Apr-2017

80 views

Category:

Travel


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tinh huong

HUỲNH BÁ HỌC 1/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TÌNH HUỐNG IChị A có ý định sẽ xây một căn nhà trên mảnh đất X

được chị mua lại từ một người quen nhưng vì chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính quyền không cho phép xây dựng. Để tìm cách “lách” luật chị đã nhờ đến một người mô giới C (cò đất) giúp đỡ.

Vì mảnh đất X là một mảnh đất rất đắt giá nên người C bèn làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chính mảnh đất X nhưng C lại là người đứng tên cùng một số giấy tờ giả mạo cá nhân khác. Sau đó, người C đã bán mảnh đất X cho một người khác tên D với giá 6 tỉ đồng. Giữa C và D đã soạn một hợp đồng mua bán và đem đến phòng công chứng E để xác thực hợp đồng giao dịch trên. Cuối cùng việc mua bán diễn ra một cách trót lọt trong khi D không hề biết mình bị lừa và người C sau đó đã bỏ trốn.

Sau khi mua được mảnh đất X từ người C bán, người D tiến hành xây một ngôi nhà trên chính mảnh đất đó. Khi nhà vừa được xây xong thì chị A phát hiện ra vụ việc. Giữa A và D đã xảy ra tranh chấp quyết liệt và cuối cùng đã nhờ đến chính quyền địa phương can thiệp.

Bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình, công an đã phát hiện ra giao dịch giữa C và D là bất hợp pháp. Vì có dính dán đến vụ việc, Phòng công chứng E đã bị công an tra hỏi. Phòng công chứng E đã cho rằng vì giấy tờ giả mạo quá tinh vi rất khó phát hiện nên họ đã vô tình để xảy ra vụ việc như trên.

Câu hỏi: Theo nhóm bạn ai là người chịu trách nhiệm chính đối với vụ việc nêu trên? Phòng công chứng E có trách nhiệm với vụ việc nêu trên hay không? Phòng công chứng E có bị xử phạt hay không? Chị A có được Phòng công chứng bồi thường thiệt hại hay không? Căn cứ vào đâu mà nhóm bạn khẳng định như vậy?

TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG INgười chịu trách nhiệm chínhCăn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Chương I Nghị định số

75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ “Người yêu cầu công chứng, chứng thực phải xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng, chứng thực và phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của giấy tờ đó; trong trường hợp yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch, thì người yêu cầu công chứng, chứng thực còn phải bảo đảm sự trung thực của mình trong việc giao kết hợp đồng, xác lập giao dịch, không được lừa dối”.

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 72, Chương IX, Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ:

“2. Người yêu cầu công chứng, chứng thực có hành vi sửa chữa giấy tờ, sử dụng giấy tờ giả mạo khi yêu cầu công chứng, chứng thực, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

Trong trường hợp này ông C rõ ràng đã có tình làm giả giấy tờ tức là đã vi phạm nội dung của Điều 7 vừa nêu nên ông C là người chịu trách nhiệm chính trong trường hợp trên.

Trách nhiệm của phòng công chứng EPháp luật không quy định cụ thể việc công chứng

viên Công chứng viên phải có trách nhiệm phân biệt giấy tờ giả, giấy tờ thật. Tuy nhiên, căn cứ vào Điểm b, Khoản 2, Điều 22, Chương II, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 quy định về công chứng có nêu rõ người công chứng viên có nghĩa vụ “tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng” từ đó có thể suy ra rằng việc Công chứng viên xem xét tính hợp pháp của các loại giấy tờ cũng là biện pháp để thực hiện nghĩa vụ trên. Do đó, tôi cho rằng Công chứng viên có một phần trách nhiệm trong việc xác định giấy tờ giả mạo. Tôi nói “một phần” bởi lẽ không thể quy hết trách nhiệm cho Công chứng viên được. Đối với những giấy tờ giả mạo một cách thô sơ, đơn giản thì Công chứng viên phải phát hiện. Còn đối với những trường hợp giả mạo quá tinh vi thì ngay cả Công chứng viên cũng là nạn nhân vì không thể nhận ra được. Tất nhiên, thế nào là giả thô thiển, thế nào là giả tinh vi xem ra cũng rất khó phân định vì nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và cảm tính của từng Công chứng viên.

Xử phạtNhư những gì đã trình bày, vì chịu trách nhiệm một

phần nên Phòng công chứng E cũng bị xử phạt tùy theo mức độ do mình gây ra. Theo như Khoản 1, Điều 72, Chương IX, Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có quy định: “Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng, chứng thực, người dịch là cộng tác viên của Phòng Công chứng do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác về công chứng, chứng thực, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Bồi thường thiệt hạiVì là người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật là

người C nên người C phải là người đầu tiên và chủ yếu có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chị A.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 5, Điều 32, Chương III Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 quy định về công chứng có quy định rõ một trong những Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng là “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”.

http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/

Page 2: Tinh huong

HUỲNH BÁ HỌC 2/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC

Do đó chị A sẽ được bồi thường một phần thiệt hại từ Phòng công chứng E. Và đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường là công ty bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà Phòng công chứng A đã mua. Tuy nhiên, thủ tục bồi thường cũng khá khó khăn do bên bảo hiểm luôn yêu cầu phải đem sự việc ra toà để xác định mức độ lỗi.

TÌNH HUỐNG IIBà H là chủ doanh nghiệp tư nhân ABC, bà H có một

người con tên T hiện là một công chứng viên làm việc cho một phòng công chứng A. Khi thấy sức khỏe của mình ngày càng yếu, bà H mong muốn lập di chúc để lại doanh nghiệp ABC cho T. Thật không may do nhầm lẫn bà H đã làm mất Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ABC nhưng bà lại có một Bản sao được UBND phường X chứng thực. Ngày lập di chúc bà vẫn minh mẫn và có nguyện vọng đến Phòng công chứng A để xác thực di chúc nhưng toàn thân bà bị liệt nên không thể nào đến tận nơi được và bà cũng không còn khả năng ký văn bản di chúc.

Câu hỏi: Theo nhóm bạn, bà H có quyền được lập và chứng thực di chúc tại phòng công chứng A hay không? Người con T có quyền được thừa hưởng tài sản do mẹ mình để lại hay không? Căn cứ vào đâu mà nhóm bạn lại khẳng định như vậy?

TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG IIBà H được phép lập và chứng thực di chúc một cách

hợp pháp theo đúng các quy định của Pháp luật và dĩ nhiên người con T có quyền được thừa hưởng tài sản do mẹ mình để lại. Bởi vì:

1. Bà H vẫn minh mẫn cho dù sức khỏe đã yếu.

2. Vì bà H là chủ doanh nghiệp tư nhân ABC nên bà H có quyền bán, tặng, cho doanh nghiệp của mình (Luật Doanh nghiệp 2005) và đối tượng được nhận quyền thừa kế trong trường hợp này (người con T) là hợp pháp theo luật định.

3. Bà H được quyền chứng thực di chúc của mình tại Phòng công chứng A, vì mặc dù T con bà là công chứng viên làm việc tại đây nhưng bà H vẫn được quyền nhờ đến một công chứng viên khác miễn là người đó không có dính dáng gì đến lợi ích có trong di chúc.

4. Việc bà H để mất giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ABC, có thể thay thế bằng Bản sao. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 73, Chương X, Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ “Bản sao giấy tờ được cấp đồng thời với bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc có giá trị như bản sao được công chứng, chứng thực theo quy định tại Nghị định này”. Và căn cứ vào Điều 3, Chương I, Nghị định Số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có nêu rõ “Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch”.

Như vậy, giấy tờ của bà H có đầy đủ tính pháp lý để tiến hành lập di chúc.

5. Việc bà H không đến được Phòng công chứng thì ta căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Chương I Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ “Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể đến trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì việc công chứng, chứng thực di chúc được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc. Đối với việc lập di chúc mà tính mạng bị cái chết đe doạ, thì không nhất thiết phải xuất trình giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định này”.

6. Bà H không còn khả năng ký văn bản di chúc thì bà H có thể điểm chỉ vào văn bản. Cụ thể là căn cứ vào Khoản 2 và 3 Điều 41 Mục I Chương IV Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 quy định về công chứng có nêu rõ:

“2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:

a) Công chứng di chúc;b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền

lợi cho người yêu cầu công chứng”.

7. Trong trường hợp bà H không thể điểm chỉ vào văn bản thì ta căn cứ vào Điều 8, Chương I, Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ:

“1. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng, chứng thực phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định phải có người làm chứng, nhưng người yêu cầu công chứng, chứng thực không đọc, không nghe, không ký hoặc không điểm chỉ được, thì phải có người làm chứng.

Người làm chứng do người yêu cầu công chứng, chứng thực chỉ định; nếu họ không chỉ định được hoặc trong trường hợp khẩn cấp, thì người thực hiện công chứng, chứng thực chỉ định người làm chứng.

2. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, không phải là người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng, chứng thực.

http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/

Page 3: Tinh huong

HUỲNH BÁ HỌC 3/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC

Kết luận: Qua những gì tôi vừa phân tích, ta có thể kết luận rằng bà H được quyền lập và chứng thực di chúc của mình một cách hợp pháp.

http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/