tình huống 5 pldn

14
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN QUẢN TRỊ RỦI RO TỪ CÁC HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH BÀI TẬP TÌNH HUỐNG SỐ 5 LỚP: CAO HỌC K23 TÂY NGUYÊN TỔ: 5 GIÁO VIÊN : PGS. TS Trần Văn Nam TÊN THÀNH VIÊN TỔ 5 1. NGUYỄN THỊ NGÂN 2. TRẦN ĐỨC LỘC 3. NGUYỄN THI KIM NGỌC 4. VÕ THI KIM MAI 1

Upload: bui

Post on 03-Feb-2016

220 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tình Huống 5 PLDN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO TỪ CÁC HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG SỐ 5

LỚP: CAO HỌC K23 TÂY NGUYÊN

TỔ: 5

GIÁO VIÊN : PGS. TS Trần Văn Nam

TÊN THÀNH VIÊN TỔ 5

1. NGUYỄN THỊ NGÂN

2. TRẦN ĐỨC LỘC

3. NGUYỄN THI KIM NGỌC

4. VÕ THI KIM MAI

Đắk Lắk, tháng 6 năm 2015

1

Page 2: Tình Huống 5 PLDN

Chuyên đề 4: Quản trị rủi ro từ các hợp đồng trong kinh doanh

Tình huống 5:

Đầu năm 2009, công ty A (Quốc tịch Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội, ký

kết hợp đồng bằng văn bản bán cho Công ty B( quốc tịch Hà Lan) một lô hàng tôm

đông lạnh trị giá 50 000 đô la Mỹ. Theo hợp đồng hai bên thòa thuận hàng được

giao tại cảng Hải phòng trước ngày 15/3/2010, thanh toán bằng tín dụng thư không

hủy ngang và L/C phải mở trước ngày 30/2/2010.Bên vi phạm sẽ chịu phạt 10%

giá trị hợp đồng, tranh chấp được giải quyết tại VIệt Nam.

Ngày 02/3/2010 Công ty B mở tín dụng thư với số tiền là 50 000 đô la Mỹ và

thông báo cho bên A giao hang trước ngày 15/3/2010. Ngày 16/3/2010 Công ty A

gửi fax cho công ty B thông báo không thể giao hang được do tôm nguyên liệu lên

giá và công ty A gặp khó khăn về vốn, đồng thời đề nghị công ty B tăng giá mua

tôm đông lạnh thêm 5% và gia hạn thời gian giao hàng thêm 30 ngày

Công ty B không chấp nhận các nội dung trong fax ngày 16/3/2010 của công

ty A và ngay sau đó phát đơn kiện công ty A tại tòa kinh tế, Tòa Án nhân dân

Thành phố Hà Nội, yêu cầu phạt công ty A 10% giá trị hợp đồng đã ký.

Cho rằng mình không có lỗi với công ty B, công ty A đưa ra các lý do:

a. Do công ty A đã ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu với một doanh nghiệp

trong nước nhưng doanh nghiệp này không giao tôm;

b. Do công ty B vi phạm hợp đồng với công ty A trước; đã mở L/C chậm 2

ngày so với thỏa thuận

c. Do công ty A không thuộc diện được phép trực tiếp xuất khẩu thủy sản sang

thị trường EU.

1.Hãy xác định các loại hợp đồng được giao kết trong tình huống trên? Đưa ra

lập luận đối với mỗi loại hợp đồng ấy.

2.Hãy đưa ra hướng giải quyết tranh chấp thông qua việc nhận xét từng lý do

dẫn tới vi phạm hợp đồng mà công ty A nêu ra.

2

Page 3: Tình Huống 5 PLDN

(Lưu ý đọc thêm Hiệp định TBT về hàng rào kỹ thuật trong thương mại)

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Xác định các loại hợp đồng được giao kết và lập luận đối với mỗi lọai

hợp đồng:

1.1. Hợp đồng thương mại:

Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được thiết lập giữa các chủ thể là

thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại, thương nhân bao gồm tổ chức

kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,

thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Điểm mấu chốt là tất cả chủ thể của quan

hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại (thương nhân) đều phải có đăng ký kinh

doanh. Thương nhân là chủ thể của hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể là

thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Luật Thương mại quy định

về thương nhân nói chung và thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại

Việt Nam.

Hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể được thiết lập dưới hình thức văn

bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong những trường

hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng kinh

doanh,thương mại bằng hình thức văn bản (Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế,

hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại…). Luật

Thương mại cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức thức văn bản

bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị

tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.

Công ty A và Công ty B là hai công ty hoạt động thương mại một cách độc

lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hợp đồng giữa công ty A và công ty

B đã được thiết lập dưới hình thức là văn bản phu hợp với luật thương mại. Vì vậy

đây là hình thức hợp đồng thương mại giữa công ty A và công ty B

1.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế ( Hợp đồng xuất khẩu):

Theo Điều 27 - Luật thương mại 2005: mua bán hàng hóa quốc tế được thực

hiện gưới hình thức xuất khẩu.3

Page 4: Tình Huống 5 PLDN

- Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

+ Chủ thể: bên bán_bên mua có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.

(Công ty A: Việt Nam; Công ty B: Hà Lan)

+ Đối tượng hợp đồng: là hàng hóa có thể chuyển qua biên giới ( Tôm )

+ Đồng tiền thanh toán: Đô la Mỹ

- Hợp đồng mở tài khoản L/C

+ Chủ thể: ngân hàng và bên B

+ Đối tượng: mở L/C không hủy ngang.

1.3. Hợp đồng song vụ và hợp đồng có điều kiện:

Theo Điều 406 và Điều 414 của Luật dân sự thì

Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ tương ứng đối

với nhau;

Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát

sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. 

Theo Điều 414 của Luật dân sự; thực hiện hợp đồng song vụ: 

Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa

vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn

thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp

quy định tại Điều 415 và Điều 417 của Bộ luật này. 

Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước

thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể

thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì

nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước. 

Bên công ty A giao hàng Tôm đông lạnh cho bên công ty B và công ty B có

nghĩa vụ trả tiền cho công ty A sau khi nhận được hàng trả tiền. nên đây là hợp

đồng song vụ theo khoản 1 điều 406 và Điều 414 của Bộ Luật Dân sự

Theo hợp đồng hai bên thỏa thuận hàng được giao tại cảng Hải Phòng trước

ngày 15/3/2010, thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang và L/C phải mở

4

Page 5: Tình Huống 5 PLDN

trước ngày 30/2/2010. Bên vi phạm sẽ chịu phạt 10% giá trị hợp đồng, tranh chấp

được giải quyết tại Việt Nam.

Theo hợp đồng đã ký kết thì công ty A giao hàng cho công ty B tại cảng Hải

Phòng vào ngày 15/3/2010, công ty B có nghĩa vụ thanh toán bằng tín dụng thư

không hủy ngang và L/C phải mở trước ngày 30/2/2010. Bên nào vị phạm hợp

đồng thì sẽ chịu phạt 10% giá trị hợp đường. Vậy theo khoản 6 điều 406 của Bộ

Luật Dân sự thì đây là hợp đồng có điều kiện.

2 bên thỏa thuận với nhau nơi nhận hàng là cảng Hải Phòng và ngày giao hàng

là trước ngày 15/3/2010, thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang và L/C

phải mở trước ngày 30/2/2010. Nếu bên nào vi phạm sẽ chịu phạt 10% giá trị hợp

đồng, tranh chấp được giải quyết tại Việt Nam.

2. Phân tích và hướng giải quyết tranh chấp thông qua việc nhận xét từng

lý do Công ty A đưa ra:

Vì trong hợp đồng có nêu tranh chấp được giải quyết tại Việt Nam nên để giải

quyết tranh chấp tình huống trên ta áp dụng Luật pháp của Việt Nam để giải quyết

tranh chấp.

Theo Điều 301 của Luật Thương mại quy định mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với

nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị

phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật

này.

Tuy nhiên, trong hợp đồng có ghi bên vi phạm sẽ chịu phạt 10% giá trị hợp

đồng đã vượt quá mức quy định phạt khi có xảy ra vi phạm nên việc Công ty B

phát đơn kiện công ty A tại tòa kinh tế, Toàn Án nhân dân thành phố Hà Nội, yêu

cầu phạt công ty A 10% giá trị hợp đồng đã ký là không không đung với Luật

Thương mại.

Trong tình huống này, công ty A đã có lỗi vi phạm hợp đồng tuy nhiên mức vi

phạm hợp đồng là 10% là quá mức quy định của Luật Thương mại và công ty B

chưa chứng minh được căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nghĩa

vụ chứng minh tổn thất căn cứ theo điều 303 và 304 của Luật Thương mại.

5

Page 6: Tình Huống 5 PLDN

Theo Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này,

trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Theo Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do

hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được

hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Lý do 1: Do công ty A ký hợp đồng mua tôm với doanh nghiệp trong nước

nhưng doanh nghiệp này không giao tôm.

Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty A và công ty B chỉ có 2 chủ thể

(không liên quan tới bên thứ 3). Trong các điều khoản trong hợp đồng, bên A cũng

không nhắc đến bên thứ 3. Việc bên A ký hợp đồng với bên thứ 3 thì 2 bên chịu

trách nhiệm với nhau không liên quan đến Công ty B. Công ty A phải có trách

nhiệm thực hiện nghĩa vụ với công ty B theo đung thỏa thuận của 2 bên trong hợp

đồng về thời hạn giao hàng và số lượng.

Theo luật Doanh nghiệp Điều 294, 295 của Luật Thương mại quy định:

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau

đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết

hợp đồng.

6

Page 7: Tình Huống 5 PLDN

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách

nhiệm.

Theo Điều 295. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm

1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về

trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải

thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo

không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp

miễn trách nhiệm của mình.

Trong trường hợp này lí do mà công ty A đưa ra không nằm trong các trường

hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.

Lý do 2: Do công ty B vi phạm hợp đồng với công ty A trước, đã mở L/C

chậm hai ngày so với thỏa thuận.

Trong hợp đồng hai bên ký kết mở L/C trước ngày 30/2/2010. (tháng 2 chỉ có

28 ngày) cho nên với điều khoản này là thiếu sót của hai bên. Vậy liệu điều khoản

này có được chấp nhận hay không? Và được chấp nhận như thế nào? Ngày

30/2/2010 có còn được xem là mốc giới hạn không?

Theo Điều 308 của Luật Thương mại: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm

ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong

hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng

thực hiện hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Công ty B đã không vi phạm các trường hợp phải tạm ngừng thực hiện hợp

đồng bởi vì, tuy Công ty B đã mở chậm 2 ngày so với quy định tuy nhiên trên thực

tế công ty A đã nhận được L/C và không có khiếu nại gì trong thời gian chậm trễ

đó.

7

Page 8: Tình Huống 5 PLDN

Lý do thứ 3: Do công ty A không thuộc diện được phép trực tiếp xuất khẩu

thủy sản sang thị trường EU:

Sai. Vì Việt Nam và Hà Lan đều tham gia hiệp định TBT về hàng rão ký thuật

thương mại nên không có chuyện công ty A không được xuất khẩu sang EU.

Mặt hàng thủy sản là mặt hàng nằm trong danh mục các loại hàng hóa của các

biện pháp TBT. Công ty A phải có trách nhiệm đảm bảo các tiểu chuẩn của hiệp

định thương mại này khi giao hàng cho công ty B. Vì vậy công ty A vẫn thuộc diện

được phép trực tiếp xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU nếu không có lệnh cấm

từ các nước xuất khẩu mặt hàng này.

Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT: Có 6 nguyên tắc cơ bản:

- Tránh sự cản trở không cần thiết cho thương mại.

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Gồm đãi ngộ tối huệ quốc MFN (mỗi

thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu

đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba), đãi ngộ

quốc gia (mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình đối

xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài).

- Nguyên tắc hài hòa của Hiệp định TBT.

- Nguyên tắc về tính tương đương: yêu cầu các thành viên chấp nhận các quy

chuẩn KT khác với quy chuẩn KT của chính quốc gia đó, miễn sao đáp ứng được

cung một mục tiêu chính sách.  

- Nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau: tiến đến cấp một chứng chỉ - Kiểm tra một

lần - được chấp nhận ở một nơi.

- Nguyên tắc minh bạch hóa;

Vì vậy: các lý do công ty A đưa ra đều không hợp lệ. Vì vậy hướng giải quyết

là công ty A vẫn phải thực hiện hợp đồng hoặc bị phạt vi phạm hợp đồng và bồi

thường thiệt hại cho công ty B. Tuy nhiên hợp đồng 2 bên chỉ nêu ra giải quyết

tranh chấp tại Việt Nam.

3. Nêu hướng giải quyết vần đề:

8

Page 9: Tình Huống 5 PLDN

Trong hợp đồng 2 bên ký kết hợp đồng đưa ra mức phạt 10% giá trị hợp đồng

đã vượt quá mức quy định là 8% điều này không đung với Luật Thương mại. Vì

vậy khi công ty A vi phạm hợp đồng tuy nhiên mức phạt vi phạm hợp đồng là 10%

là quá mức quy định của Luật Thương mại.

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do

hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được

hưởng nếu không có hành vi vi phạm. ở đây công ty B chưa chứng minh được để

làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ chứng minh tổn

thất căn cứ theo điều 303 và 304 của Luật Thương mại, vì vậy bên B phải chứng

minh được mức độ tổn thất của mình và bên A chịu phạt vi pham hợp đồng không

quá mức quy định của Luật thương mại.

Việc bên A ký hợp đồng với bên thứ 3 thì 2 bên chịu trách nhiệm với nhau

không liên quan đến Công ty B. Công ty A phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ

với công ty B theo đung thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng về thời hạn giao

hàng và số lượng. Trong trường hợp này lí do mà công ty A đưa ra không nằm

trong các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nên phải chịu

phạt vi phạm hợp đồng.

Nhưng cần lưu ý thêm trong hợp đồng hai bên ký kết mở L/C trước ngày

30/2/2010. (tháng 2 chỉ có 28 ngày) cho nên với điều khoản này là thiếu sót của hai

bên. Vậy liệu điều khoản này có được chấp nhận hay không? Và được chấp nhận

như thế nào? Ngày 30/2/2010 có còn được xem là mốc giới hạn không?

Công ty B đã không vi phạm các trường hợp phải tạm ngừng thực hiện hợp

đồng bởi vì, tuy Công ty B đã mở chậm 2 ngày so với quy định tuy nhiên trên thực

tế công ty A đã nhận được L/C và không có khiếu nại gì trong thời gian chậm trễ

đó.

Vì vậy theo ý kiến của tổ 5 Bên A cần tiếp tục thực hiện hợp đồng và chịu

hình thức phạt theo mức mà Luật thương mại quy định khi bên B chứng minh

được mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra./.

9