tin trong tỈnh - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây,...

12
Soá 09 thaùng 05 naêm 2018 TIN TRONG TỈNH TIN TRONG TỈNH Lễ phát động “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2018 Thực hiện Kế hoạch số 1431/KH-BCĐ ngày 09/4/2018 về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2018, sáng ngày 12/4/2018 Ban chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2018 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận. Tham dự buổi Lễ với sự có mặt của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Bình kiêm Phó Trưởng ban thứ nhất BCĐ liên ngành ATTP tỉnh; các đồng chí Lãnh đạo các Sở, ban, ngành là thành viên BCĐ; Lãnh đạo các Chi cục quản lý chuyên ngành về ATTP; Lãnh đạo các cơ quan y tế huyện, thành phố; đại diện của 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng 200 Đoàn viên thanh niên của ngành Y tế, 200 Đoàn viên của các Hội Phụ nữ tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Ninh Thuận cùng tham gia Lễ phát động và diễu hành. Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, đồng chí Lê Văn Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của An toàn thực phẩm đối với sự phát triển của xã hội và sự duy trì giống nòi, do đó mọi tầng lớp nhân dân đều phải nâng cao nhận thức đối với việc bảo đảm an toàn thực phẩm, từng bước đẩy lùi và tiến tới ngăn chặn triệt để vấn nạn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng thực phẩm. vậy, cần phải nêu cao tinh thần, ý thức và (Ảnh chụp. Đồng chí Lê Văn Bình – PCT UBND tỉnh phát biểu tại buổi Lễ)

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

TIN TRONG TỈNHTIN TRONG TỈNH

Lễ phát động “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2018

Thực hiện Kế hoạch số 1431/KH-BCĐ ngày 09/4/2018 về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2018, sáng ngày 12/4/2018 Ban chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2018 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận.

Tham dự buổi Lễ với sự có mặt của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Bình kiêm Phó Trưởng ban thứ nhất BCĐ liên ngành ATTP tỉnh; các đồng chí Lãnh đạo các Sở, ban, ngành là thành viên BCĐ; Lãnh đạo các Chi cục quản lý chuyên ngành về ATTP; Lãnh đạo các cơ quan y tế huyện, thành phố; đại diện của 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng 200 Đoàn viên thanh niên của ngành Y tế, 200 Đoàn viên của các Hội Phụ nữ tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Ninh Thuận cùng tham gia Lễ phát động và diễu hành.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, đồng chí Lê Văn Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của An toàn thực phẩm đối với sự phát triển của xã hội và sự duy trì giống nòi, do đó mọi tầng lớp nhân dân đều phải nâng cao nhận thức đối

với việc bảo đảm an toàn thực phẩm, từng bước đẩy lùi và tiến tới ngăn chặn triệt để vấn nạn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Vì vậy, cần phải nêu cao tinh thần, ý thức và

(Ảnh chụp. Đồng chí Lê Văn Bình – PCT UBND tỉnhphát biểu tại buổi Lễ)

Page 2: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

trách nhiệm, nhất là đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, vì lẽ đó mà Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã lựa chọn chủ đề năm nay là: “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Qua đó, đồng chí Lê Văn Bình đã kêu gọi, phát động toàn thể các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm của tỉnh Ninh Thuận hãy vì sức khỏe và sự phát triển bền vững của cộng đồng mà chung tay xây dựng tạo nên một

nền sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Tại buổi Lễ, đại diện của 03 cơ sở: bếp ăn tập thể, kinh doanh thủy sản và sản xuất rượu gạo nếp đã lên phát biểu hưởng ứng, đồng tình, cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định phát luật về ATTP, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối người tiêu dùng.

Đồng thời để kịp thời khích lệ, động viên tinh thần của các Sở, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản

lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong năm 2017, Lãnh đạo tỉnh cũng đã trao Bằng khen cho 04 tổ chức và 06 cá nhân. Qua đó, nhằm tạo động lực, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân phát huy những kết quả đạt được, vươn lên thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ đối với việc đảm bảo ATTP trong năm 2018.

Kim Toàn(P.KTAT-MT)

Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV

Ngày 01/3/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 667/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 (gọi tắt là Quy hoạch Điện 110kV), đây là định hướng quan trọng về phát triển lưới điện Ninh Thuận trong thời gian tới.

Quy hoạch Điện 110kV

được phê duyệt lần này nhằm mục tiêu phát triển đồng bộ lưới điện truyển tải và phân phối trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình từ nay đến năm 2025 hơn 10% /năm. Dự kiến năm 2020 công suất cực đại Pmax của tỉnh Ninh Thuận đạt 139,3MW với sản lượng điện thương phẩm 846,2 triệu kWh (nếu tính KCN Cà Ná thì Pmax = 157,9 MW, điện thương phẩm 929,9 triệu kWh). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 10,5%/

năm. Đến năm 2025, công suất cực đại Pmax = 221,3 MW, điện thương phẩm là 1.367,4 triệu kWh (nếu tính KCN Cà Ná thì Pmax = 341,2 MW, điện thương phẩm 1.907,4 triệu kWh). Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 là 10,1%/năm.

Với định hướng đảm bảo chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện tỉnh Ninh Thuận ngày càng nâng cao, đạt ngang tầm với các nước trong khu vực, sự phát triển lưới điện trong giai đoạn 2016-2025 phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn giai

Page 3: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

đoạn trước, thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường tỉnh Ninh Thuận. Bên cạnh đó, các tiêu chí phát triển lưới điện truyền tải và phân phối được đề cập cụ thể trong Quy hoạch Điện 110kV.

Theo Quy hoạch Điện 110kV phê duyệt, giai đoạn 2016-2020 tỉnh Ninh Thuận sẽ xuất hiện thêm TBA 220kV là trạm điện mặt trời (ĐMT) Phước Thái công suất 250 MVA, TBA 220kV ĐMT Mỹ Sơn-Hoàn Lộc Việt công suất 125 MVA, xây dựng mới 22

TBA 110kV với tổng dung lượng là 1.246 MVA (trong đó: có 18 TBA, dung lượng 1.078MW do khách hàng đầu tư phục vụ điện gió và điện mặt trời). Tiếp đến năm 2025, xuất hiện TBA 220kV Ninh Phước công suất 2x250 MVA và TBA 220kV Cà Ná công suất 250 MW.

Tổng vốn đầu tư xây mới và cải tạo các công trình điện có cấp điện áp từ 220kV trở xuống theo quy hoạch ước tính cần huy động tới năm 2025 là 3.930 tỷ đồng (không kể vốn đầu tư lưới điện các dự án điện gió và điện mặt trời).

Để ngành điện thực hiện Quy hoạch Điện 110kV đúng định hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quan tâm bố trí quỹ đất để đầu tư công trình điện, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan hỗ trợ ngành điện, chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, bảo vệ an toàn hành lang lưới điện./.

Võ Hùng - P.QLNL

Chính phủ ban hành Quy định chi tiết đầu tư cho doanh nhiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục phát triển, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, ngày 11 tháng 3 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết đầu tư cho doanh nhiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Nghị định này hướng dẫn về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; việc thành lập, tổ chức

quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư khở nghiệp sáng tạo và cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Ngoài ra, Nghị định này của Chính phủ điều chỉnh đối tượng nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo các hình thức như: góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh

nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; thành lập, góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện đầu tư. Doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp có quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định này.

Để nắm bắt, nghiên cứu đầy đủ nội dung quy định của Nghị định số 38/NĐ-CP của Chính phủ, Doanh nghiệp truy cập trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: chinhphu.gov.vn hoặc theo file đính kèm dưới đây.

Phòng KHTCTH

Page 4: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Giá heo hơi bật tăng

Theo bảng báo giá heo của các công ty, tập đoàn chăn nuôi lớn ở Đồng Nai, giá mua heo từ 35,5-37,5 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 8 ngàn đồng/kg so với tuần trước đó.

Theo đó, 1 tuần trở lại đây, giá heo hơi liên tục biến động theo chiều hướng tăng. Giá heo hơi bán tại các trại chăn nuôi tư nhân cũng tăng lên, dao động từ 34-35 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 6 ngàn đồng/kg so với đầu tháng 4.

Theo một số thương lái, nguyên nhân chủ yếu khiến giá heo hơi tăng cao là do tổng đàn giảm mạnh vì sau một thời gian dài thua lỗ, các hộ chăn nuôi tư nhân đồng loạt giảm đàn, bỏ đàn.

Hiện nay, nguồn heo cung cấp ra thị trường chủ yếu từ các doanh nghiệp chăn nuôi lớn. Ngoài ra, thị trường Cam-puchia gần đây có dấu hiệu tăng nhanh số lượng heo tiêu thụ từ Việt Nam qua, do nước này đang đón tết cổ truyền.

Giá thức ăn chăn nuôi rục rịch tăng

Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, trong khi giá bán thức ăn chăn nuôi lại không thể tăng tương ứng.

Tăng mạnh nhất là giá khoai mì, đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, lên 6.200-6.300 đồng/kg. Cho dù giá tăng cao nhưng sản lượng khoai mì không thể đáp ứng đủ nhu cầu nên các nhà máy phải tìm thêm nguồn nguyên liệu khác thay thế. Tương tự, giá nguyên liệu bắp cũng tăng mạnh, từ 5.000 lên 6.400 đồng/kg.

Ngoài ra, nguyên liệu sản xuất thức ăn nhập khẩu cũng tăng giá liên tục, từ 165 USD/tấn lên 185 USD và gần đây tăng lên 230 USD. Đặc biệt, bã đậu nành nhập khẩu năm 2016 là 300 USD/tấn, 2017 tiếp tục lên 350 USD và năm nay lên tiếp 465 USD. Các loại cám gạo dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hiện lên đến 5.600 đồng/kg, tăng hơn 1.000 đồng/kg so với năm trước.

Trước sức ép tăng giá nguyên liệu, từ đầu năm đến nay, các nhà máy buộc phải điều chỉnh tăng giá thức ăn chăn nuôi thêm khoảng vài trăm đồng/kg. Mức tăng được cho là khá nhẹ nhằm hỗ trợ người chăn nuôi. Tuy nhiên, để tránh bị lỗ do giá nguyên liệu đang tăng cao, sắp tới các nhà máy sẽ tiếp tục điều chỉnh giá bán tăng với mức hợp lý.

Với ngành chăn nuôi, dù giá thức ăn tăng trong thời gian qua nhưng nhờ thương

lái tăng cường thu gom heo xuất bán sang Campuchia để đáp ứng nhu cầu Tết ở nước này nên giá heo hơi tại các trại chăn nuôi ở khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng lên 36.000-37.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi có lãi vài ngàn đồng/kg. Dù vậy, người chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết sắp tới, khi nhu cầu ở Campu-chia giảm, heo hơi có thể về lại quanh mức 30.000 đồng/kg, cộng thêm giá thức ăn chăn nuôi tăng có thể đẩy người nuôi đến phá sản nhanh hơn.

Cá cóc giảm giá

Cá cóc (họ cá chép, loại cá đặc hữu vùng sông Mê Kông) hiện đang xuất hiện nhiều trên các dòng sông thuộc tỉnh An Giang, nguồn đánh bắt được khá dồi dào nên giá giảm.

Thương lái thu mua tại xuồng của ngư dân từ 140.000 - 180.000 đồng/kg, giá bán lẻ tại chợ từ 200.000 - 220.000 đồng/kg, giảm 30.000 - 50.000 đồng/kg so với 2 tháng trước.

Cam sành rớt giá.

Tại H.Trà Ôn (Vĩnh Long), cam sành loại 1 (từ 3 - 4 trái/kg) đang được thương lái thu mua tại vườn với giá từ 17.000 - 20.000 đồng/kg, cam xô giá 15.000 đồng/kg, giảm 3.000

HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓAĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN

Page 5: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

- 5.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước.

Theo nhà vườn, nguyên nhân giá cam giảm do diện tích cam trồng mới bắt đầu cho trái, dẫn đến sản lượng tăng mạnh, nguồn cung vượt cầu.

Giá chanh TP HCM tăng gấp bốn, đắt hơn cam sành

Nếu năm ngoái giá bán chanh tại các chợ chỉ 10.000 đồng/kg thì nay lên 40.000 đồng/kg, do thời tiết nắng nóng.

Khảo sát tại các chợ TP HCM cũng cho thấy, giá chanh còn tăng cao hơn cả cam sành.

Theo các thương lái thu mua, giá chanh tăng cao là vì nắng nóng kéo dài. Theo thương lái ở huyện Giồng Trôm thừa nhận, năm nay trồng chanh có lời hơn cả cam. Bởi lẽ, một kg cam sành loại ngon mua tại vườn chỉ 15.000 -20.000 đồng một kg còn chanh lên tới 30.000 đồng.

Đà Lạt giá hành tây và khoai tây giảm mạnh

Hiện đang là thời điểm thu hoạch chính vụ nhưng giá hành tây, khoai tây Đà Lạt đang ở mức dưới giá thành.

Giá hành tây loại đẹp thu mua tại vườn ở Đà Lạt chỉ 3.000 đồng một kg và thương lái cũng rất kén hàng, chỉ chọn những vườn hành đẹp để mua trữ.

Một người trồng hành ở Đà Lạt cho biết, với những vườn hành đẹp, sản lượng đạt mức cao thì 1.000 m2 cũng chỉ thu được 8 tấn. Với mức giá 3.000 đồng một kg như hiện nay

thì nông dân khó thu hồi vốn vì hành tây chính vụ thường được nhà vườn đầu tư rất mạnh tay, chưa tính tới việc chi phí nhân công thu hoạch. Ở cùng thời điểm năm trước, hành tây có giá 6.000 đồng nên nhà vườn lãi khá cao.

Nguyên nhân giá giảm, do năm nay xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc (thị trường nhập khẩu lớn) sụt giảm do nhu cầu tại đây yếu.

Hành tây chính vụ ở Lâm Đồng được canh tác chủ yếu tại các huyện Đơn Dương, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt; sản lượng hàng năm lên tới 30.000 tấn.

Cùng với hành tây, các nhà vườn trồng khoai tây cũng đang trong tình cảnh lao đao vì giá. Hiện khoai tây da hồng, loại một (4-5 củ một kg) chỉ có giá 7.000 đồng; khoai tây loại nhỏ hơn 4.000-5.000 một kg. Mức giá này theo nhiều nhà vườn chỉ những vườn đạt sản lượng cao mới có thể hoà vốn.

Một nông dân trồng khoai ở Đà Lạt cho hay, ở cùng thời điểm này năm trước, khoai tây Đà Lạt có giá 11.000 đồng/kg, còn trước và sau Tết, khoai tây Đà Lạt có giá 14.000 – 16.000 đồng; hành tây cũng rất cao ở mức 11.000 đồng/kg.

Ngoài nguyên nhân hành tây, khoai tây chính vụ rớt giá mạnh vì xuất khẩu kém, các nhà vườn Đà Lạt còn cho biết năm nay sản phẩm này sẽ bị cạnh tranh bởi nguồn hàng phía Bắc và Trung Quốc.

Đối với thị trường Trung Quốc giờ đây đã trở nên khó tính hơn. Theo Bộ Công thương, từ ngày 1.4.2018,

Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu hoa quả nước này khi làm thủ tục xin “Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu” phải cung cấp thêm “hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm”. Thông tin bao gồm: tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Bên cạnh đó, ngành chức năng nước này cũng khuyến cáo DN có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.

Trước đó, vào cuối năm 2016 đầu năm 2017, Trung Quốc cũng đã đặt ra các yêu cầu rất nghiêm ngặt với hạt gạo VN và đã cử đoàn công tác sang tận ruộng, vào tận nhà máy để kiểm tra quy trình sản xuất, chế biến gạo.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt 2,65 tỉ USD, tăng 52% so với năm 2016. Thị trường Trung Quốc hiện chiếm đến 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu vào Trung Quốc tăng mạnh vì nhu cầu rất lớn và VN là nguồn cung bổ sung.

Nhìn vấn đề ở góc độ lạc quan, các rào cản sẽ giúp VN nâng cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, kể cả thị trường Trung Quốc cũng ngày càng khó tính và chúng ta cần phải thay đổi tư duy để bắt kịp thị trường.

Trung tâm TTCN&TM

Page 6: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

XUAÁT NHAÄP KHAÅUArgentina nhập khẩu

đậu tương Mỹ nhiều nhất 20 năm

Argentina – nước sản xuất đậu tương lớn thứ 3 thế giới – đăng ký nhập khẩu đậu tương Mỹ nhiều nhất trong 20 năm, sau khi hạn hán cắt giảm sản lượng vụ thu hoạch, buộc nước này chuyển sang nhập khẩu đậu tương.

Động thái bất ngờ này đẩy giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago tăng lên mức cao nhất 1 tháng, sau khi nước nhập khẩu hàng đầu – Trung Quốc – tuần trước đề xuất thuế quan đối với nhập khẩu hàng hóa của Mỹ, trong bối cảnh tranh chấp thương mại Washington – Bắc Kinh ngày càng căng thẳng.

Bộ Nông nghiệp Mỹ trong báo cáo doanh số xuất khẩu hàng ngày cho biết, 120.000 tấn đậu tương Mỹ xuất khẩu sang Argentina giao trong năm marketing 2018/19 bắt đầu từ ngày 1/9 – mức cao nhất kể từ năm 1997.

USDA dự báo sản lượng đậu tương Argentina năm 2018/19 sẽ đạt 40 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2009, ở mức 32 triệu tấn.

Argentina là nước xuất khẩu khô đậu tương và dầu đậu tương hàng đầu thế giới.

Argentina có thể nhập khẩu 500.000 đến 1 triệu tấn đậu tương Mỹ trong năm nay. Nhập khẩu khối lượng lớn đậu tương Mỹ là hiếm có, mặc dù Argen-tina thường nhập khẩu đậu tương từ nước láng giềng Paraguay.

Argentina sẽ cần đậu tương trong tháng 10, thời điểm khi mà các nhà máy nghiền tại đất nước Nam Mỹ thường thiếu nguồn cung, và họ muốn đảm bảo đủ nguồn cung sau hạn hán trong năm nay. Andrés Al-caraz, phát ngôn viên tại Cơ quan xuất khẩu Argen-tina cho biết, đậu tương Mỹ bán trong tuần này sẽ được nghiền và xuất khẩu như là khô đậu tương và dầu đậu tương.

Trung Quốc – nước mua khoảng 2/3 lượng đậu tương xuất khẩu toàn cầu, chuyển sang đậu tương Brazil và đe dọa áp thuế đối với nhập khẩu đậu tương Mỹ nhằm trả đũa thuế quan của Mỹ đối với hàng điện tử và các hàng hóa khác của Trung

Quốc.Giá đậu tương kỳ hạn tại

Sở giao dịch hàng hóa Chi-cago khởi đầu giảm 5% sau khi Trung Quốc công bố mức thuế đề xuất, nhưng sau đó đã hồi phục trở lại.

Giá đậu tương giao kỳ hạn tháng 5 tại CBOT tăng 3 cent lên 10,5 USD/bushel, trong phiên dao động ở mức 10,64 USD/bushel, mức cao nhất kể từ ngày 9/3.

Bangladesh sẽ giảm nhập khẩu gạo khi sản lượng trong nước hồi phục

Nhập khẩu gạo của Bang-ladesh năm 2018/19 có thể sẽ giảm 66% so với năm trước xuống còn 1,2 triệu tấn, khi nước Nam Á có thể thu hoạch một vụ mùa sản lượng cao hơn năm trước.

Các chuyên gia nhận định Bangladesh giảm nhập khẩu gạo có thể khiến xuất khẩu của Ấn Độ giảm theo vì Ấn Độ là nhà cung cấp lớn nhất cho nước láng giềng Bang-ladesh.

Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh gạo của Olam India, Nitin Gupta, cho biết: "Trong tài khóa tới Bangla-

Page 7: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

desh có thể không tích cực mua như năm nay”.

Bangladesh đã nhập khẩu 3,5 triệu tấn gạo tính từ đầu tài khóa đến nay (tài khóa này sẽ kết thúc vào tháng 6), tăng rất mạnh so với chỉ 133.000 tấn của năm trước do lũ lụt.

Giám đốc Cơ quan Lương thực Bangladesh, Badrul Hasan, cũng đã xác nhận rằng nguồn cung tăng, dự trữ đầy lên sẽ giúp nước này giảm nhập khẩu trong những tháng tới.

Dự trữ gạo ở Bangladesh đã tăng lên 1 triệu tấn, từ mức chỉ 245.000 tấn hồi tháng 5/2017 – mức thấp nhất trong vòng 10 năm.

Tuy nhiên giá tăng mạnh trong năm vừa qua đã khích lệ nông dân trồng lúa, với diện tích vụ Hè (Boro) đã đạt 4,9 triệu ha, vượt cả mục tiêu đề ra (4,7 triệu ha). Nhờ đó, sản lượng vụ Hè có thể tăng gần 6% lên 19 triệu tấn. Vụ Boro thường góp hơn một nửa sản lượng gạo hàng năm (khoảng 35 triệu tấn) của nước này.

Vụ Boro bắt đầu thu hoạch, và có thể xong vào đầu tháng 7. Sản lượng gạo Bangladesh tài khóa 2018/19 dự báo hồi phục lên 34,7 triệu tấn, cao hơn 6,3% so với năm trước.

Theo Olam, xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2018 có thể sẽ giảm 1 triệu tấn so với

mức 12,5 triệu tấn của năm 2017.

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh, một số thị trường khác khó khăn

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, tính đến hết tháng 2/2018 giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 55,8 triệu USD, tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 21,1% tổng giá trị.

Trong 2 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 264,7 triệu USD tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong top 10 thị trường nhập khẩu dẫn đầu, so với năm 2017, hầu hết giá trị xuất khẩu đều tăng trưởng dương, ngoại trừ thị trường EU và Brazil.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng thời gian tới có thể sẽ giảm dần mặc dù đây được coi là thị trường trọng điểm của nhiều doanh nghiệp cá tra trong hoàn cảnh các thị trường lớn như EU hay Brazil chững lại. Những rủi ro về giá cả, chất lượng và thanh toán khiến nhiều doanh nghiệp thận trọng hơn khi đẩy mạnh hàng sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông.

Đối với thị trường Mỹ,

tính riêng tháng 2/2018, giá trị xuất khẩu cá tra giảm nhẹ 4,3% so với cùng kỳ năm trước đạt 15,9 triệu USD. Cả hai tháng tổng giá trị xuất khẩu đạt 42 triệu USD, tăng 15% và chiếm 15,9% so với hai tháng đầu năm 2017. Cho tới thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ vẫn còn nhiều lo lắng về chương trình thanh tra cá da trơn và thuế chống bán phá giá. Dự báo, trong quý II/2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng nhẹ, không quá 5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường ASEAN trong 2 tháng đầu năm 2018 đạt 29,8 triệu USD tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Vasep cho biết, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn tiếp tục giảm, trong đó giá trị xuất khẩu sang Hà Lan và Italy ổn định nhưng xuất khẩu sang thị trường Anh, Đức, Bỉ giảm sâu thêm. Với tình hình tiếp diễn như hiện nay, dự báo xuất khẩu cá tra sang EU trong quý II/2018 giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài EU, giá trị xuất khẩu sang các thị trường khác như: Mexico tăng 14,9%; Colombia tăng 52,5%; Ảrập Xêut tăng 54,8% nhưng Brazil lại giảm 30,3%.

Trung tâm TTCN&TM

Page 8: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

SAÛN XUAÁT KINH DOANHChile - Thị trường sức

hút cá ngừ Việt Nam đầu năm 2018

Điểm khác biệt và nổi bật nhất trong bức tranh XK cá ngừ 2 tháng đầu năm 2018 là giá trị XK cá ngừ sang thị trường Canada giảm trong khi XK sang Chile tăng đột biến 191% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 2/2018, tổng giá trị XK cá ngừ đạt 86,1 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng trưởng tốt so với năm 2017.

Mỹ là thị trường XK cá ngừ lớn nhất, đạt 25,8 triệu USD, chiếm 29,9%, tăng nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đó là thị trường EU đạt 20,9 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước. Thăn, philê cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến, đóng hộp là nhóm sản phẩm XK thế mạnh của Việt Nam XK sang hai thị trường lớn nhất này.

Giá trị XK cá ngừ sang thị trường Israel, ASEAN và Nhật Bản tiếp tục tăng trong 2 tháng đầu năm nay với mức tăng lần lượt là: 10,3%; 31,1% và 29,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường tiềm năng nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2018 là thị trường Chile. Trong thời gian này, giá trị XK cá ngừ

sang Chile đạt 2,5 triệu USD, tăng 191% so với cùng kỳ năm ngoái. So với các thị trường XK lớn thì Chile chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thị trường XK lớn của cá ngừ Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng chú ý, kể từ cuối năm 2017, giá trị XK cá ngừ sang thị trường này bắt đầu tăng trưởng liên tục.

Theo thống kê của ITC, Việt Nam đang là thị trường XK cá ngừ lớn thứ 5 của Chile (sau Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan và Tây Ban Nha). Trong đó, riêng Ecuador và Thái Lan đã chiếm gần trọn thị phần cá ngừ tại Chile. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2017, thị phần này bị chia sẻ bởi một số nguồn cung, trong đó có Việt Nam.

Đầu năm 2018, giá NK cá ngừ trung bình cá ngừ của thị trường Chile ở mức 1,95 - 2,2 USD/kg. Trong đó, giá cá ngừ của Việt Nam và Thái Lan đang được trả với mức cao nhất tại thị trường này.

Australia là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Australia tăng trưởng cao nhất 76,2% đạt 16,6 triệu USD.

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay 10 thị trường nhập khẩu

(NK) chính của tôm Việt Nam bao gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Aus-tralia, Canada, ASEAN, Đài Loan, Thụy Sĩ, chiếm 88,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Những tháng đầu năm, thời tiết thuận lợi, người nuôi tôm thu được sản lượng cao, bên cạnh đó nhu cầu thị trường vẫn cao, giá tôm thế giới ổn định hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu (XK) tôm. XK tôm Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018 đạt 440,5 triệu USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 8 thị trường chính, trừ Nhật Bản, XK sang tất cả các thị trường còn lại đều tăng trưởng dương trong đó XK sang Australia tăng mạnh nhất 76,2%. Hàn Quốc cũng là thị trường có mức tăng trưởng tốt 40,2%. XK sang Nhật Bản trong tháng 2/2018 giảm 38% do tồn kho còn cao nên XK cả 2 tháng đầu năm nay giảm 68,2 triệu USD, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Tôm chân trắng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu các sản phẩm tôm XK của Việt Nam, chiếm 69,6%, tôm sú chiếm 19,4% và tôm biển 11%. Trung Quốc là thị trường NK tôm sú lớn nhất của Việt Nam với giá trị NK 23,3 triệu USD tôm sú từ Việt Nam trong

Page 9: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

2 tháng đầu năm nay. Trong khi Mỹ là thị trường NK tôm chân trắng lớn nhất của Việt Nam với 45,8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm nay.

Đối với tôm chân trắng, giá trị XK tôm chân trắng chế biến và tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh tăng lần lượt 28% và 29%. Đối với tôm sú, giá trị XK tôm sú chế biến giảm 38% và tôm sú sống/tươi/đông lạnh giảm 16%. XK tôm khác khô tăng mạnh nhất 178%.

VASEP cũng cho biết hiện nay EU vẫn là thị trường NK lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 18,6% tổng XK tôm Việt Nam đi các thị trường. XK tôm sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 81,9 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang 3 thị trường chính trong khối (Hà Lan, Đức và Bỉ) đều tăng trưởng ở mức 2 con số. XK sang Hà Lan và Đức tăng lần lượt 62,6% và 42,5% trong khi XK sang Bỉ tăng trưởng thấp hơn đạt 31,8%.

EU được coi là thị trường "năng động" nhất của tôm Việt Nam trong năm 2017. Bước sang năm 2018, XK sang thị trường này vẫn duy trì được đà đi lên. XK tôm Việt Nam sang thị trường EU hiện khá thuận lợi do tôm Ấn Độ (đối thủ chính của Việt Nam tại EU) gặp khó khăn trên thị trường EU và đối mặt với nguy cơ EU cấm NK nên tôm Việt Nam được lựa chọn thay thế. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam có lợi thế được hưởng GSP từ EU mà Thái Lan và Trung Quốc không có.

XK sang Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi sau khi liên tục sụt

giảm trong năm 2017. XK sang Mỹ tháng 2/2018 đạt trên 75 triệu USD, tăng 6,6%. Nhờ tăng trưởng nên Mỹ đã vươn lên vị trí thứ 2 về NK tôm Việt Nam sau khi đứng ở vị trí thứ 4 trong năm 2017. Cùng với đó, Nhật Bản là thị trường NK tôm lớn thứ ba của Việt Nam, chiếm 15,5% tổng kim ngạch XK tôm của Việt Nam đi các thị trường.

Giá trị XK sang Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm nay đạt 68,2 triệu USD, giảm 15,8% do tồn kho còn cao. Nhật Bản được coi là thị trường có sức tiêu thụ ổn định nhất trong số các thị trường chính NK tôm Việt Nam. Các doanh nghiệp XK có nhiều cải thiện về chất lượng và quy cách chế biến sản phẩm nên ngày càng "thu hút" thị trường Nhật Bản.

Trong 2 tháng đầu năm nay, trong số các thị trường chính, XK tôm sang Australia tăng trưởng cao nhất 76,2% đạt 16,6 triệu USD. Nhu cầu NK tôm từ thị trường này khá lớn và Việt Nam đang có triển vọng XK được tôm nguyên con sang Australia sau những đánh giá tích cực của đoàn công tác Australia sang đánh giá quy trình, chất lượng sản xuất tôm của Việt Nam.

Thị trường chuối của Trung Quốc đang ấm dần lên

Chuối là loại trái cây phổ biến ở Trung Quốc, hàng năm được nhập khẩu một lượng lớn. Rất nhiều nước đã đạt tiêu chuẩn chất lượng và kiểm dịch để được phép xuất khẩu vào thị trường này, gồm: Phil-ippines, Việt Nam, Ecuador,

Costa Rica và Colombia.Thị trường chuối đã trầm

lắng một thời gian khá giài nhưng năm nay đã có tín hiệu nóng trở lại. Theo ông Lu HouChang – công ty chuyên nhập khẩu chuối Shanghai Good Farmer Food Co., Ltd, giá chuối trung bình cao hơn rất nhiều trong năm 2016-2017, hiện tại đã vượt đỉnh năm 2014.

Giá chuối nhập khẩu đang cao hơn 30% so với giá chuối nội địa, nhưng do mức sống của người tiêu dùng đang tăng lên, nên thị trường vẫn chấp nhận sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao, đắt đỏ nhưng nhờ có giá trị mới lạ và hương vị khác biệt vẫn kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng. Mặc dù vậy, rất nhiều thương nhân vẫn do dự nhập khẩu chuối với số lượng lớn, do điều kiện thị trường có thể không còn lý tưởng như 2 năm qua, chính vì vậy nhu cầu thị trường hiện đang vượt cung.

Good Farmer dự báo thị trường sẽ tiếp tục trong điều kiện tốt ít nhất cho đến đầu tháng 5. Sau đó, giá chuối nhập khẩu có thể sẽ giảm khoảng 15-20%. Nguyên nhân do: thứ nhất, chuối được sản xuất tại vùng Quảng Tây sẽ được đưa vào thị trường đầu tháng 5 này, khiến cho lượng cung tăng mạnh trên thị trường. Thứ 2, thời tiết lạnh tại phía bắc khiến người tiêu dùng mua chuối nhưng khi thời tiết ấm lên, người tiêu dùng sẽ chuyển qua những loại trái cây theo mùa như dưa, do đó nhu cầu cho chuối giảm.

Trung tâm TTCN&TM

Page 10: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

TIN THẾ GIỚI

Tin

THEÁ GIÔÙI

Trung tâm TTCN&TM

Thị trường lúa gạo: Giá tăng tại Việt Nam và Ấn Độ, giảm ở Thái Lan

Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm tăng 6 USD so với tuần trước lên 425-429 USD/tấn khi nhu cầu từ khách hàng châu Phi và châu Á tăng lên.

Bangladesh đã nhập khẩu 3,5 triệu tấn gạo trong giai đoạn tháng 7/2017-3/2018, mức chưa từng có (trong cả năm 12 tháng) của những năm trước. Dự báo Bangla-desh có thể mua thêm gạo trong vài tháng tới bởi giá trên thị trường nội địa vẫn cao.

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm tăng lên 410-428 USD/tấn, từ mức 405-415 USD/tấn cách đây một tuần, vì nông dân và các đại lý bán ra cầm chừng bởi dự đoán sẽ ký được hợp đồng với khách hàng quốc tế.

Xuất khẩu gạo Việt Nam trong quý 1 năm nay đạt 1,35 triệu tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng này tăng 23,8% lên 668 triệu USD, trong đó riêng tháng 3 xuất 520.000 tấn, trị giá 260 trieuj USD, so với 340.000 tấn trị giá 169 triệu USD của tháng 2.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá hiện ở mức 415-435 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 430-

432 USD/tấn cách đây một tuần trong bối cảnh thiếu vắng đơn đặt hàng mới. Các nhà xuất khẩu nước này đang kỳ vọng sẽ ký được hợp đồng với Indonesia và Philippines. Vào lúc này họ chỉ giao hàng cho Trung Quốc theo các đơn hàng cũ. Nhiều nhà xuất khẩu đang mua gạo vào với dự đoán sẽ ký được hợp đồng với các khách hàng Đông Nam Á trong thời gian tới.

Chính phủ Thái Lan thông bán sẽ bán 44.000 tấn gạo dự trữ loại đủ chất lượng dùng làm lương thực cho người tại phiên đấu giá tháng 4 hoặc tháng 5.

Hiện tổng kho dự trữ gạo cũ của Chính phủ Thái Lan còn 2,04 triệu tấn, trong đó 2 triệu tấn không thể dùng làm thức ăn cho người hoặc vật nuôi mà chỉ phù hợp làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp. Chính phủ nước này dự định sẽ bán toàn bộ số này trong 2 tháng tới.

Bộ Thương mại ước tính sản lượng lúa năm 2018/19 sẽ đạt 30,52 triệu tấn (tương đương 19,84 tấn gạo). Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 9,5 triệu tấn gạo trong năm nay.

Một số thông tin khácIndonesia nhập khẩu

500.000 tấnCơ quan Lương thực quốc

gia Indonesia (Bulog) đã ký các hợp đồng mua tổng cộng khoảng 500.000 tấn gạo vào ngày 28/3, Reuters dẫn nguồn tin từ các thương gia châu Âu cho biết. Cụ thể, nước này đã mua khoảng 300.000 tấn của Việt Nam và 200.000 tấn của Thái Lan. Nguồn tin cho biết giá đã được thỏa thuận vào ngày 28, và hợp đồng ký ngày 29.

Bulog ngày 20/3 thông báo kế hoạch nhập khẩu 500.000 tấn gạo từ nay tới cuối tháng 6 nhằm tăng cung và hạ giá gạo trên thị trường trong nước.

Trong khối lượng mua lần này, 300.000 tấn mua của Việt Nam là loại 15% tấm, giá 465,90 USD/tấn, CIF Indonesia; 200.000 tấn mua của Thái Lan là loại 5% tấm, giá 473,80 USD/tấn, CIF Indonesia. Tất cả hàng sẽ giao trong tháng 4 và 5.

Trước đó, ngày 21/3 Bulog đã mua 50.000 tấn gạo Pakistan, kỳ hạn giao trước ngày 31/5.

Chi phí sản xuất gạo Hàn Quốc năm 2017 tăng mạnh

Chi phí sản xuất gạo Hàn Quốc năm 2017 đã tăng mạnh 2,5% sau 3 năm liên tiếp giảm. Lý do bởi giá phân bón và thuốc trừ sâu tăng 1,6%, giá thuê đất và các chi phí gián tiếp khác tăng 4,3%.

Page 11: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

CAÀN BIEÁTDOANH NGHIEÄP CAÀN BIEÁTXuất khẩu thủy sản của

Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ chấp nhận báo cáo sơ bộ về thuế chống phá giá mới đối với tôm

Theo Economic Times, báo cáo sơ bộ về việc tăng thuế chống phá giá tôm từ Ấn Độ sang Mỹ đã gây ra mối lo ngại cho cộng đồng xuất khẩu thủy sản nước này vì họ đang chờ đợi vụ thu hoạch tôm kỷ lục 600 nghìn tấn trong các trang trại trong năm nay.

Tuy nhiên, ông M Nagesh, Giám đốc tài chính của Nek-kanti Seafoods – tập đoàn xuất khẩu hải sản lớn của Ấn Độ, nói: "Sự lo sợ này là không có căn cứ, đây mới chỉ là một báo cáo sơ bộ”.

Mỹ là nước mua tôm Ấn Độ lớn nhất, chiếm 30% tổng xuất khẩu thủy sản từ nước này, dự kiến sẽ đạt 6 tỷ USD trong năm nay.

Mức thuế chống bán phá giá hiện tại là 0,84% đối với tất cả các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ. Theo kết quả sơ bộ, mức thuế cao nhất là 2,34% có thể sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu sẽ được phỏng vấn ý kiến về báo cáo sơ bộ này. Cho đến khi tuyên bố kết luận cuối cùng, các nhà xuất khẩu vẫn sẽ chỉ phải nộp thuế hiện tại là 0,84%.

Anwar Hashim, Giám đốc điều hành của Abad Fisheries nói: “Thật không công bằng

khi áp dụng mức thuế vụ cao nhất. Ít nhất họ cũng nên lấy trung bình 2,34% và 0%” .

Việc tiêu thụ hải sản của Mỹ đã giảm trong vài tuần gần đây vì mùa đông cực kỳ khắc nghiệt dẫn đến sự suy giảm về nhu cầu. "Người ta không đi mua tôm vì lạnh. Do đó có dư thừa trong các siêu thị ", L Satyanarain, Chủ tịch của Hiệp hội ươm giống All India. Nhu cầu yếu đã đẩy giá xuống.

Ấn Độ hiện là nhà xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên toàn thế giới sau Trung Quốc và sản lượng tôm đã tăng đều trong vài năm qua, đạt 550 nghìn tấn trong năm 2016-17. Trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản trị giá khoảng 5,85 tỷ USD thì gần 70% là từ tôm đông lạnh.

Thách thức mới với cá tra

Con cá tra, cá ba sa lại gặp khó, khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định áp mức thuế chống bán phá giá cao kỷ lục đối với sản phẩm cá tra, cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, với sự chủ động mở rộng thị trường, ngành nuôi trồng thủy sản này sẽ không chịu tác động lớn.

Áp thuế chống bán phá giá làm thị trường thiên lệch

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận

cuối cùng trong việc rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về chống bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Căn cứ kết luận này, các DN xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 đến 7,74 USD/kg. Đây là các mức thuế rất cao, tác động lớn tới xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Theo đại diện Bộ Công thương, mức thuế mà Hoa Kỳ đưa ra là không khách quan, mang tính bảo hộ quá mức. Vì vậy, đề nghị phía Hoa Kỳ xem xét, điều chỉnh lại trên nguyên tắc khách quan, tuân thủ quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), công bằng cho tất cả các bên liên quan… Như vậy, một lần nữa con cá tra của Việt Nam gặp khó khi xuất vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là điều không mới nhưng thực tế khiến không ít DN bất ngờ bởi áp thuế lần này là cao kỷ lục, tới 7,74 USD/kg.

Ngành thủy sản Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ những chính sách bảo hộ, hàng rào kỹ thuật từ phía Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu (EU). Một DN có thâm niên trong ngành hàng kinh doanh cá tra nhận định: Cá tra luôn chịu cảnh thăng trầm ở thị trường Mỹ và EU với nhiều lý do. Trong đó có nguyên nhân

Page 12: TIN TRONG TỈNH - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 09.pdf · ăn chăn nuôi cho biết gần đây, giá hầu hết các nguyên liệu tăng khá cao, gây khó khăn cho hoạt động

Soá 09 thaùng 05 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

do cá tra Việt Nam thuộc cùng nhóm nhưng giá bán thấp hơn khoảng 30%; do đó các nước liên tục dựng lên những rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế cá tra vào nước họ. Đây là vấn đề tất yếu, đòi hỏi chúng ta phải bình tĩnh và tìm cách ứng phó thích hợp.

“Việc áp thuế chống bán phá giá từ phía Hoa Kỳ đối với các công ty xuất khẩu cá tra Việt Nam làm cho thị trường bị thiên lệch. Đồng nghĩa việc làm cho giá cá tra ở Hoa Kỳ sẽ cao hơn EU và Trung Quốc. Bên cạnh đó là tình trạng cạnh tranh giữa các công ty trong nước vì một số công ty thuế suất thấp xuất sang Hoa Kỳ thì có lợi còn công ty thuế suất cao không xuất khẩu được, trở nên thoái hóa. Mặt khác, vụ việc này còn ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân” - ông Võ Hùng Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam nhận định.

Tạo thương hiệu, đa dạng hóa thị trường

Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2017 đạt 1.788 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, các khối thị trường dẫn đầu là Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Ca-na-đa, Trung Đông, Nhật Bản. Đại diện Hiệp hội cá tra Việt Nam nhận định:

Thị trường xuất khẩu cá tra năm 2017 đã có sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu, theo hướng giảm ở thị trường EU; Mỹ và tăng ở thị trường mới như Trung Quốc và Hồng Công. Cụ thể, thị trường EU chiếm

tỷ trọng là 11,4% (năm 2016 là 18,22%); thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 19,3% (năm 2016 là 22,6%); Trung Quốc và Hồng Công chiếm tỷ trọng 23% (năm 2016 là 17,8%)...

Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, Mỹ là thị trường tiềm năng cho cá tra xuất khẩu của Việt Nam (luôn chiếm tỷ trọng khoảng 20%). Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào về hàng rào kỹ thuật, thương mại theo hướng siết chặt từ phía Mỹ cũng gây tác động cho ngành cá tra Việt Nam nói chung.

“Giá cá tra đang ở mức cao nhưng thị trường xuất khẩu vẫn tiềm ẩn khó khăn, nhất là thị trường Mỹ tiếp tục áp mức thuế suất chống bán phá giá rất cao và gia tăng các hàng rào cản kỹ thuật. Mặc dù Trung Quốc tuy đang là thị trường dẫn đầu nhưng chính sách nhập khẩu thay đổi khôn lường” - ông Võ Đông Đức, Tổng Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex) nhận định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: Thị trường xuất khẩu cá tra đã được đa dạng hóa, đặc biệt là thị trường mới nổi là Trung Quốc. Do vậy sự ảnh hưởng của các công bố POR sẽ không còn ảnh hưởng nhiều đến giá cá.

Trên thị trường, hiện tại giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL ở mức ổn định, người nuôi đạt lợi nhuận cao. Khó có thể xảy ra sự biến động về diện tích nuôi. Bởi sau nhiều lần chịu cảnh thăng trầm, người nuôi và các DN đã “bắt tay” liên kết khá chặt để cân đối “cung - cầu” hợp lý cho thị trường.

Mặt khác, mặt hàng cá tra Việt Nam đã từng bước khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó! Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 200 DN xuất khẩu cá tra đến khoảng 138 thị trường.

Trong chiến lược phát triển, cá tra Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định là một trong năm mặt hàng chiến lược của nông nghiệp tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện từ 2017. Vấn đề đấu tranh với việc áp giá thuế cao giống như một “hàng rào bảo hộ” của phía Mỹ đối với cá tra Việt Nam là rất cần thiết. Song song với đó, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở nuôi cung cấp nguyên liệu; lấy mẫu nước, thức ăn và kiểm tra, xử lý vi phạm khi kết quả điều tra nguyên nhân lô hàng bị phát hiện không bảo đảm an toàn thực phẩm có liên quan đến công đoạn nuôi. Nhất là việc xúc tiến sản phẩm cá tra tiêu thụ thị trường trong nước có ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng. Mặt khác, các DN chế biến thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của NAFIQAD tại Công văn số 1568/QLCL-CL1 ngày 31-8-2017 về việc triển khai Chương trình kiểm soát cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản; chủ động giám sát các cơ sở nuôi cung cấp nguyên liệu cho DN...