thoÂng baÙo khoa hoÏc - ntu.edu.vnntu.edu.vn/portals/66/tap chi khcnts/so 02_2017/so 02.2017_04...

6
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 27 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata) GIỐNG EFFECTS OF WATER FOLLOW ON GROWTH AND SURVIVAL OF BEN TRE HARD SHELL CLAM (Meretrix lyrata) JUVENILE Nguyễn Văn Đức 1 , Nguyễn Quang Huy 2 Ngày nhận bài: 04/4/2017; Ngày phản biện thông qua: 18/5/2017; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giống cỡ chiều dài 2,39 ± 0,26 mm (4,7 mg/con), ương với mật độ 3 con/cm 2 trong 8 ống PVC hình trụ có đáy lưới với đường kính 20 cm, gồm 2 nghiệm thức khác nhau. Nghiệm thức 1, nghêu được ương trong điều kiện có dòng chảy nhẹ từ dưới lên nhờ máy thổi khí và nghiệm thức 2 không có dòng chảy (nước tĩnh). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm sau 60 ngày ương, nghêu giống ương trong điều kiện nước chảy có tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (0,71 ± 0,01 %/ngày) và về khối lượng (3,10 ± 0,59 %/ngày), cao hơn tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (0,28 ± 0,01%/ngày) và khối lượng (1,41 ± 0,79%/ngày) của nghêu ương trong điều kiện nước tĩnh (P<0,05). Tỷ lệ sống của nghêu ương trong điều kiện nước chảy đạt 85,8 ± 5,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ương nước tĩnh, chỉ đạt 53,5 ± 6,8% (P<0,05). Kết quả thí nghiệm này cho thấy dòng chảy có tác dụng tích cực trong nâng cao tăng trưởng và tỉ lệ sống của nghêu giống, đây là cơ sở khoa học cho việc áp dụng biện pháp ương nghêu trong ao đất sử dụng hệ thống chảy ngược (up-welling) để nâng cao hiệu quả trong ương nghêu giống. Từ khóa: Ương nghêu, Meretrix lyrata, dòng chảy, tăng trưởng, tỉ lệ sống ABSTRACT The experiment was conducted on Ben Tre hard shell clam (Meretrix lyrata) with initial size of 2,39 ± 0,26 mm (4,7 mg), nursed at a density of 3 individuals per cm 2 in 8 cylindrical PVC pipes of 20 cm diameter with a mesh bottom. There were two different treatments. In the first treatment, the clams were nursed in follow-through upwelling system by means of the slight air blower. In the second treatment, the clams were nursed in static water system. Each treatment had four replicates. After 60 days of nursing, the specific growth rate in length (0.71 ± 0.01%/day) and in weight (3,10 ± 0,59 %/day) of clams nursed in upwelling system were significantly higher than those nursed in static sytem in terms of length (0,28 ± 0,01% /day) and weight (1,41 ± 0,79% /day) (P <0,05). The survival rate of clam seed in upwelling system was 85.8 ± 5.1%, which is significantly higher than those nursed in static water system, only 53,5 ± 6,8% (P <0, 05). The results of this experiment showed that the upwelling water flow has a positive effect on the growth and survival of clam seed. This then provides a scientific basis for effective application upwelling system in nursing hard shell clam Keywords: hard shell clam nursery, Meretrix lyrata, upwelling, growth, survival 1 Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ, Nghi Hải - Cửa Lò - Nghệ An 2 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1, Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh

Upload: others

Post on 04-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 02_2017/So 02.2017_04 N.V.Duc... · tạo tiền đề cho những cải tiến công nghệ, nâng cao

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata) GIỐNG

EFFECTS OF WATER FOLLOW ON GROWTH AND SURVIVAL OF BEN TREHARD SHELL CLAM (Meretrix lyrata) JUVENILE

Nguyễn Văn Đức1, Nguyễn Quang Huy2

Ngày nhận bài: 04/4/2017; Ngày phản biện thông qua: 18/5/2017; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành trên nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giống cỡ chiều dài 2,39 ± 0,26 mm (4,7 mg/con), ương với mật độ 3 con/cm2 trong 8 ống PVC hình trụ có đáy lưới với đường kính 20 cm, gồm 2 nghiệm thức khác nhau. Nghiệm thức 1, nghêu được ương trong điều kiện có dòng chảy nhẹ từ dưới lên nhờ máy thổi khí và nghiệm thức 2 không có dòng chảy (nước tĩnh). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm sau 60 ngày ương, nghêu giống ương trong điều kiện nước chảy có tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (0,71 ± 0,01 %/ngày) và về khối lượng (3,10 ± 0,59 %/ngày), cao hơn tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (0,28 ± 0,01%/ngày) và khối lượng (1,41 ± 0,79%/ngày) của nghêu ương trong điều kiện nước tĩnh (P<0,05). Tỷ lệ sống của nghêu ương trong điều kiện nước chảy đạt 85,8 ± 5,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ương nước tĩnh, chỉ đạt 53,5 ± 6,8% (P<0,05). Kết quả thí nghiệm này cho thấy dòng chảy có tác dụng tích cực trong nâng cao tăng trưởng và tỉ lệ sống của nghêu giống, đây là cơ sở khoa học cho việc áp dụng biện pháp ương nghêu trong ao đất sử dụng hệ thống chảy ngược (up-welling) để nâng cao hiệu quả trong ương nghêu giống.

Từ khóa: Ương nghêu, Meretrix lyrata, dòng chảy, tăng trưởng, tỉ lệ sống

ABSTRACT

The experiment was conducted on Ben Tre hard shell clam (Meretrix lyrata) with initial size of 2,39 ± 0,26 mm (4,7 mg), nursed at a density of 3 individuals per cm2 in 8 cylindrical PVC pipes of 20 cm diameter with a mesh bottom. There were two different treatments. In the fi rst treatment, the clams were nursed in follow-through upwelling system by means of the slight air blower. In the second treatment, the clams were nursed in static water system. Each treatment had four replicates. After 60 days of nursing, the specifi c growth rate in length (0.71 ± 0.01%/day) and in weight (3,10 ± 0,59 %/day) of clams nursed in upwelling system were signifi cantly higher than those nursed in static sytem in terms of length (0,28 ± 0,01% /day) and weight (1,41 ± 0,79% /day) (P <0,05). The survival rate of clam seed in upwelling system was 85.8 ± 5.1%, which is signifi cantly higher than those nursed in static water system, only 53,5 ± 6,8% (P <0, 05). The results of this experiment showed that the upwelling water fl ow has a positive effect on the growth and survival of clam seed. This then provides a scientifi c basis for effective application upwelling system in nursing hard shell clam

Keywords: hard shell clam nursery, Meretrix lyrata, upwelling, growth, survival

1 Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ, Nghi Hải - Cửa Lò - Nghệ An2 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1, Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh

Page 2: THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 02_2017/So 02.2017_04 N.V.Duc... · tạo tiền đề cho những cải tiến công nghệ, nâng cao

28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀNghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là một trong

bốn đối tượng nuôi chủ lực của ngành Thủy sản. Loài nhuyễn thể này có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nghề nuôi nghêu Bến Tre đã phát triển mạnh ở các tỉnh Nam Bộ và một số tỉnh ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Trong giai đoạn 2010 - 2015 diện tích nuôi nghêu tăng bình quân 3,2%/năm, sản lượng tăng 25,4%/năm. Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2015 có sản lượng nghêu đạt 258.569 tấn chiếm 78,6% tổng sản lượng nhuyễn thể. Nghề nuôi nghêu thương phẩm đã và đang mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, góp phần đa dạng sinh kế, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàm giàu cho nhiều cộng đồng dân cư vùng bãi triều. Thêm vào đó, việc chuyển đổi các ao nuôi tôm kém hiệu quả sang ương nghêu giống ở vùng ven biển đã góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản nước lợ.

Bên cạnh nguồn nghêu giống khai thác từ tự nhiên, nghêu giống nhân tạo đã được sản xuất thành công (Nguyễn Đình Hùng và cs, 2003; Chu Chí Thiết và Kumar, 2008). Kỹ thuật sản xuất giống nghêu đã được áp dụng ở quy mô sản xuất đại trà trong ao xi măng hoặc ao đất lót bạt ở nhiều tỉnh phía Nam (Lê Xuân Sinh, 2010) và một số tỉnh phía Bắc như Nam Định, Thái Bình. Để giảm chi phí nuôi nghêu thương phẩm, cỡ giống nghêu nhỏ (cỡ 1 - 2 mm) được nhiều người dân lựa chọn mua để ương lên cỡ giống lớn hơn trước khi đưa ra nuôi lớn. Tuy nhiên hiện nay quy trình sản xuất giống đại trà vẫn chủ yếu dựa vào ương nghêu trong các ao nước lợ nước tĩnh có diện tích lớn, từ vài trăm đến vài nghìn m2. Hiện nay công nghệ sản xuất giống nhuyễn thể tiên tiến trong đó có nghêu trong các hệ thống đẩy ngược (up-welling system) đã phát triển ở châu Âu (Hadley và Whetstone, 2007) để tăng tốc độ dòng chảy, đưa thức ăn (tảo, mùn bã hữu cơ) đến cho nghêu một cách chủ động, nhờ đó có năng suất ương trên diện tích nhỏ, chưa được áp dụng ở Việt Nam. Do năng suất ương cao

nên ương nghêu trong hệ thống chảy ngược có thể hoàn toàn thực hiện trong trại sản xuất có mái che vì vậy có thể không cần diện tích lớn ao ương ngoài trời, hạn chế được cảc rủi ro do điều kiện thời tiết bất lợi. Hơn nữa có thể tạo được giống nghêu sạch, không nhiễm tạp (giống các loài nhuyễn thể khác) và bị hao hụt do địch hại trong ao ương. Mặt khác hệ thống này cũng có thể triển khai ở trong điều kiện ao ương để tận dụng thức ăn tự nhiên.

Để cung cấp cơ sở khoa học về ưu điểm của hệ thống up-welling trong ương nghêu và tạo tiền đề cho những cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất giống đối tượng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của dòng chảy đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giống” nhằm góp phần vào việc xây dựng quy trình ương nghêu thâm canh.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu nghiên cứuNghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giống cấp 1

cỡ chiều dài 2,39±0,26 mm/con (4,7 mg) có nguồn gốc từ sản xuất nhân tạo ở Nam Định. Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ven biển thuộc xã Thiên Phú, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Thời gian thực hiện từ 17/8 đến 16/10/2014.

2. Bố trí thí nghiệmHệ thống ương up-welling bao gồm 8 ống

PVC hình trụ có đường kính 20 cm, chiều cao 360 mm. Mặt đáy ống được căng một lớp lưới PE có mắt lưới nhỏ (1 mm), có tác dụng giữ cho nghêu không bị lọt qua nhưng nước vẫn có thể lưu thông được dễ dàng. Trong số đó có 4 ống được lắp đặt thêm một ống nhựa đường kính 21 mm và ống dẫn khí thổi từ dưới đáy có tác dụng đẩy nước chảy từ dưới đáy lên trên và thoát ra ngoài (hệ thống ương nước chảy ngược-up-wellinng). Bốn ông PVC còn lại không được cung cấp khí (Hệ thống ương nước tĩnh- đối chứng). Toàn bộ 8 ống PVC

Page 3: THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 02_2017/So 02.2017_04 N.V.Duc... · tạo tiền đề cho những cải tiến công nghệ, nâng cao

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29

nói trên được gắn vào một ống phao PVC (đường kính 60 mm) nhằm giữ cho các ống

nổi ổn định theo phương thẳng đứng và được đặt trong cùng một ao (Hình 1, Hình 2).

Thí nghiệm được bố trí gồm 2 nghiệm thức. Nghiệm thức 1: Nghêu giống được nuôi trong các ống nhựa PVC trong điều kiện nước tĩnh, không có dòng chảy từ đáy lên. Nghiệm thức 2: nghêu giống được ương trong các ống PVC nói trên trong điều kiện nước chảy, nước chảy nhẹ từ dưới đáy lên, tốc độ dòng chảy đạt 4 lít/phút nhờ hệ thống khí đẩy. Mật độ ương nghêu: 3 con/cm2, tương đương 30.000 con/m2. Mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại. Thời gian ương 60 ngày. Hệ thống thí nghiệm được đặt trong ao nước lợ ven biển diện tích 3000 m2, độ sâu 0,8 m.

Chế độ chăm sóc, quản lý: Định kỳ mỗi tuần thay nước ao theo chế độ thuỷ triều. Vệ sinh hàng ngày đáy lưới và bên trong thành ống loại bỏ rong rêu và tạp chất, đảm bảo nước thông thoáng.

3. Thu thập và xử lý số liệu3.1. Số liệu môi trường

Nhiệt độ môi trường trong ao được đo vào 7h và 14h hàng ngày, bằng nhiệt kế bách phân có độ chính xác đến 1oC. Độ mặn ao nuôi được đo hàng ngày bằng khúc xạ kế đo độ mặn có độ chính xác đến 1‰. Oxy hòa tan (DO) và pH

Hình 1. Bản vẽ hệ thống up-welling và bố trí thí nghiệm, (a): cấu tạo ống nhựa với đáy lưới;(b): cấu tạo cách thổi khí; (c): hệ thống ống nuôi nước chảy ngược up-welling

Hình 2. Hệ thống ương nghêu giống trong nước tĩnh (a) và ương trong nước chảy ngược up-welling (b)

Page 4: THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 02_2017/So 02.2017_04 N.V.Duc... · tạo tiền đề cho những cải tiến công nghệ, nâng cao

30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017

được đo định kỳ hàng tuần bằng máy đo đa chức năng HACH (Mỹ). 3.2. Số liệu tăng trưởng và tỉ lệ sống

Tăng trưởng của nghêu được được xác định theo chiều dài và khối lượng, định kỳ đo hai tuần một lần với số lượng 60 cá thể/ống PVC. Chiều dài nghêu được đo bằng thước kẹp có độ chính xác đến 0,02mm. Cân nặng của nghêu được xác định bằng cách cân mẫu gồm 60 cá thể sau đó tính trung bình khối lượng cá thể, sử dụng cân điện tử có độ chính xác đến 10 mg.

Tốc độ tăng trưởng tương đối ngày theo các chỉ số chiều dài và khối lượng được tính bằng công thức:

SGR (%/ngày) = 100 x (LnZ2-LnZ1)/(t2 –t1).Trong đó: Z1 và Z2 lần lượt là chiều dài

(mm) hoặc khối lượng (mg) của nghêu giống tại các thời điểm đo t1 và t2.

Tỷ lệ sống được xác định theo công thức:Tỉ lệ sống (%) = số nghêu còn lại x 100/

tổng số nghêu ban đầu3.3. Xử lý số liệu

Số liệu trong nghiên cứu này được thể hiện là giá trị trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD).

Kết quả nghiên cứu được so sánh bằng cách phân tích T-test để xác định sự sai khác các chỉ tiêu đánh giá giữa hai nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Window.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả theo dõi biến động môi trườngNhiệt độ trong thời gian thí nghiệm tương đối

cao, dao động trong khoảng 27-32oC với nhiệt độ trung bình là 30.5oC (Hình 3a). Nghêu Bến Tre là loài rộng nhiệt, có thể sống được trong ở nhiệt độ 13-40oC nhưng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng của nghêu trong khoảng 27- 30oC(Nguyễn Hữu Phụng, 1996). Vì vậy nhiệt độ nước trong thời gian của thí nghiệm này là phù hợp cho sự phát triển của nghêu giống. Độ mặn ao ương biến động từ 17-28‰ (Hình 3b), trong đó giai đoạn từ 07/9 đến 7/10 biến động tương đối mạnh do có mưa lớn trong thời gian này. Tuy nhiên biến động độ mặn giữa hai ngày liên tục luôn nhỏ hơn hoặc bằng 5‰, quá trình biến động độ mặn diễn biến chậm trong suốt cả ngày do đó không làm sốc đối với nghêu giống.

Hình 3. Biến động nhiệt độ (a) và độ mặn (b) trong ao thí nghiệm

Hàm lượng oxy trong nước biến động từ 5-6mg/L, pH nước dao động trong khoảng 7,5-8. Các thông số môi trường nước đều nằm trong ngưỡng phù hợp cho nghêu giống.

2. Kích thước của nghêu giống theo thời gianChiều dài và khối lượng trung bình của

nghêu giống (Hình 4) ương trong điều kiện nước chảy ngược sau 20 ngày ương đã lớn hơn rõ rệt so với nghêu giống ương trong điều kiện

nước tĩnh (P<0,05). Mức độ khác biệt về chiều dài và khối lượng tăng lên theo thời gian ương. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, nghêu ương trong điều kiện nước chảy đạt chiều dài trung bình 4,17 ± 0,03 mm và khối lượng trung bình 30,0 ± 1,1 mg/con, cao hơn so với nghêu ương trong điều kiện nước tĩnh với các chỉ số về chiều dài và khối lượng tương ứng là 3,23 ± 0,05 mm và 10,9 ± 0,5 mg/con (P<0,05).

Page 5: THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 02_2017/So 02.2017_04 N.V.Duc... · tạo tiền đề cho những cải tiến công nghệ, nâng cao

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31

Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của nghêu giống ương trong điều kiện nước chảy đều cao hơn so với nghêu ương trong điều kiện nước tĩnh ở các khoảng thời gian 20 ngày ương (Bảng 1). Tốc độ tăng trưởng về chiều dài nghêu đạt cao nhất ở giai đoạn 20-40 ngày ương trong khi đó tốc độ tăng tưởng về khối lượng đạt cao nhất ở 20 ngày ương đầu tiên ở cả hai nghiệm thức ương nước chảy và ương nước tĩnh. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cho cả quá trình ương (60 ngày) ở nghêu ương nước chảy đạt 0,71%/ngày, cao gấp 2,5 lần nghêu ương trong điều kiện nước tĩnh (0,28%/ngày). Tốc độ tăng trưởng về khối lượng cho cả quá trình ương của nghêu ương trong điều kiện nước chảy đạt 3,1 %/ngày, cao hơn 2,2 lần so với nghêu ương trong điều kiện nước tĩnh (1,41%/ngày). Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của nghêu trong điều kiện nước chảy ở thí nghiệm này (0,71%/ngày) cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nghêu trong

nghiên cứu Nguyễn Thị Thảo và ctv (2012) là 0,39 %/ngày khi ương nghêu giống trong bể có bổ sung chế phẩm sinh học. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của nghêu ương trong điều kiện nước chảy trong thí nghiệm này cũng cao hơn tăng trưởng của nghêu giống (cỡ ban đầu 2,15 mm) ương trong ao đất (0,67%/ngày) với mật độ ương thấp hơn (10.000 con/m2) trong thí nghiệm của Nguyễn Quang Huy và cs (2014).

Tăng trưởng của nghêu giống ương trong điều kiện nước chảy cao hơn so với nghêu ương trong điều kiện nước tĩnh có thể là do dòng chảy trong ống được thay đổi liên tục, mang theo nguồn thức ăn mới (tảo, mùn bã hữu cơ) bổ sung từ bên ngoài vào. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999), Zhang và Yang (2006) khi cho biết dòng chảy sẽ kích thích nghêu lọc nhanh hơn, làm cho chúng thu nhận nhiều thức ăn và tăng trưởng nhanh hơn.

Hình 4. Chiều dài (a) và khối lượng (b) của nghêu giống theo thời gian thí nghiệm ươngtrong điều kiện nước chảy và nước tĩnh

3. Tăng trưởng của nghêu giốngBảng 1. Tăng trưởng chiều dài và khối lượng nghêu giống ương

trong điều kiện nước chảy và nước tĩnh

Ngày nuôiTăng trưởng tương đối %/ngày

theo chiều dàiTăng trưởng tương đối %/ngày

theo khối lượng

Nước chảy Nước tĩnh Nước chảy Nước tĩnh

0 ÷ 20 ngày 0,66 ± 0,12a 0,41 ± 0,06b 4,42 ± 0,55a 2,26 ± 0,37b

20 ÷ 40 ngày 1,05 ± 0,21a 0,24 ± 0,11b 3,06 ± 0,81a 1,01 ± 0,66b

40 ÷ 60 ngày 0,46 ± 0,14a 0,20 ± 0,08b 1,81 ± 0,59a 0,97 ± 0,29b

0 ÷ 60 ngày 0,71 ± 0,01a 0,28 ± 0,01b 3,10 ± 0,59a 1,41 ± 0,79b

Số liệu trên cùng một hàng (đối với mỗi chỉ tiêu về chiều dài hoặc khối lượng) có ký hiệu mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Page 6: THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 02_2017/So 02.2017_04 N.V.Duc... · tạo tiền đề cho những cải tiến công nghệ, nâng cao

32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017

4. Tỉ lệ sống của nghêu giốngTỉ lệ sống của nghêu giống ương trong

điều kiện nước chảy đạt 85,8 ± 5,1%, cao hơn khi ương trong điều kiện nước tĩnh, chỉ đạt 53,5 ± 6,8% (p<0,05). Tỉ lệ sống của nghêu trong điều kiện nước chảy cao hơn có thể là do sự lưu thông của nước ngoài việc cung cấp thức ăn cho nghêu còn làm tăng khả tự làm sạch, chống bám bẩn, tăng khả năng lọc, cung cấp thêm ô xy cho nghêu giống. Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khoa học cho thấy hình thức ương nghêu mật độ cao trong hệ thống chảy ngược (up-welling) có thể áp dụng để nâng cao mật độ ương, tốc độ

tăng trưởng và tỉ lệ sống so với hệ thống ương nước tĩnh trong ao đất.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghêu giống được ương trong điều kiện

có dòng chảy, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn so với nghêu ương trong điều kiện không có dòng chảy.

Cần có những thử nghiệm hệ thống ương nghêu áp dụng kỹ thuật nước chảy ngược trong trại sản xuất giống cũng như trong ao ương ở quy mô lớn hơn và áp dụng vào thực tiễn sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hình thức ương nghêu giống hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt1. Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Văn Đức, Lê Văn Khôi, Nguyễn Dương Đức, Chu Chí Thiết, 2014. Ảnh hưởng của

mật độ và cỡ giống đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) ương trong ao đất. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 22, 87-92.

2. Nguyễn Đình Hùng, Huỳnh Thị Hồng Châu, Nguyễn Văn Hảo, Trình Trung Phi, Võ Minh Sơn, 2003. Nghiên cứu sản xuất giống nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851). Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ ba. NXB Nông Nghiệp, 100-114.

3. Trương Quốc Phú. 1999. Đặc điểm sinh trưởng của nghêu Meretrix lyrata vùng biển Gò Công Đông, Tiền Giang. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất. NXB Nông Nghiệp, 169-175.

4. Nguyễn Hữu Phụng, 1996. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi ấu trùng nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby). Tạp chí Khoa học và công nghệ, 7, 13-21.

5. Lê Xuân Sinh, 2010. Thực trạng và giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng (Meretrix lyrata) ở các tỉnh ven biển phía Nam. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ. Mã số B2009-16-142. Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, 110 trang.

6. Ngô Thị Thu Thảo, Đào Thị Mỹ Dung và Võ Minh Thế, 2012. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata) ở giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 21, 97-107.

7. Chu Chí Thiết và Martin S Kumar, 2008. Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851).

Tiếng Anh8. Hadley, N.H. and Whetstone, J.M., 2017. Hard Clam Hatchery and Nursery Production September. Southern

regional aquaculture center. SRAC Publication No.4301, 8 pp.9. Zhang, Y.X. and Yang, G.F., 2006. Effects of diet, stocking density, and environmental factors on growth,

survival, and metamorphosis of Manila clam Ruditapes philippinarum larvae. Aquaculture, 253, 350-358.