thiet bi vi ba so-tct

136
Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504 PHẦN I. LÝ THUYẾT Chương I : THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD-1504 I/- CHỈ TIÊU KỸ THUẬT 1. Đặc tính cơ * Máy phát RMD 1504 - Kích thước (2RU) 88 x 436 x 230 mm - Trọng lượng 4,5kg * Máy thu RMD 1504 - Kích thước (2RU) 88 x 436 x 230 mm - Trọng lượng 3,5kg * Bộ lọc song công RMD 1500 - Kích thước (3RU) 130 x 436 x 230 mm - Trọng lượng 6,0 kg * Bộ máy đơn RMD 1504 - Kích thước (7RU) 310 x 436 x 235 mm - Trọng lượng 17,0 kg 2. Đặc tính về môi trường * Phạm vi nhiệt độ hoạt động - Danh định 0 0 C đến 50 0 C - Có thể hoạt động -10 0 C đến 60 0 C * Độ ẩm tương đối 95% RH ở 40 0 C 3. Đặc tính điện 3.1. Hệ thống - Dung lượng kênh thoại - Dải tần số vô tuyến 1427 - 1535 MHz - Công suất phát đo tại cổng an ten +36dBm 1 dBm - Mức ngưỡng máy thu tại BER = 10 -3 -92 dBm - Phương pháp điều chế của luồng số liệu OQPSK - Dung lượng luồng số liệu vào 2.048Mbit/s hay 2x2,048Mbit/s 75 không cân bằng mã HDB3 - Phương pháp điều chế của kênh nghiệp vụ FM - Đáp tuyến tần số của kênh nghiệp vụ +2/-3 dB từ 300 Hz đến 2,2 kHz - Mức vào của kênh nghiệp vụ 0 dBm 600 - Mức ra của kênh nghiệp vụ 0 dBm 600 - Tỉ số tín hiệu trên tạp âm của kênh nghiệp vụ > 40 dBm 0p/chặng - Tần số âm hiệu gọi 2,0 kHz PHÒNG KHOA HỌC Trang 1 Phần I. Lý thuyết

Upload: vanvu12310

Post on 19-Jul-2016

89 views

Category:

Documents


13 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

PHẦN I. LÝ THUYẾTChương I : THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD-1504

I/- CHỈ TIÊU KỸ THUẬT1. Đặc tính cơ

* Máy phát RMD 1504- Kích thước (2RU) 88 x 436 x 230 mm- Trọng lượng 4,5kg

* Máy thu RMD 1504- Kích thước (2RU) 88 x 436 x 230 mm- Trọng lượng 3,5kg

* Bộ lọc song công RMD 1500- Kích thước (3RU) 130 x 436 x 230 mm- Trọng lượng 6,0 kg

* Bộ máy đơn RMD 1504- Kích thước (7RU) 310 x 436 x 235 mm- Trọng lượng 17,0 kg

2. Đặc tính về môi trường * Phạm vi nhiệt độ hoạt động

- Danh định 00C đến 500C- Có thể hoạt động -100C đến 600C

* Độ ẩm tương đối 95% RH ở 400C

3. Đặc tính điện3.1. Hệ thống

- Dung lượng kênh thoại- Dải tần số vô tuyến 1427 - 1535 MHz- Công suất phát đo tại cổng an ten +36dBm 1 dBm- Mức ngưỡng máy thu tại BER = 10-3 -92 dBm- Phương pháp điều chế của luồng số liệu OQPSK- Dung lượng luồng số liệu vào 2.048Mbit/s hay

2x2,048Mbit/s75 không cân bằng mã HDB3

- Phương pháp điều chế của kênh nghiệp vụ FM- Đáp tuyến tần số của kênh nghiệp vụ +2/-3 dB từ 300 Hz

đến 2,2 kHz- Mức vào của kênh nghiệp vụ 0 dBm 600 - Mức ra của kênh nghiệp vụ 0 dBm 600 - Tỉ số tín hiệu trên tạp âm của kênh nghiệp vụ > 40 dBm 0p/chặng- Tần số âm hiệu gọi 2,0 kHz- Phương pháp điều chế cho kênh giám sát FM- Độ di tần kênh giám sát 5kHz 0,5 kHz- Đáp tuyến tần số cyả kênh giám sát +2/-3 dB từ 2,7kHz

đến 5,0kHz- Mức vào của kênh giám sát -10dBm 600 - Mức ra của kênh nghiệp vụ -10 dBm 600 - Công suất tiêu thụ tổng cộng để cho công suất ra RF:

+ Tương đương 5w 63 w+ Tương đương 1w 43 w

PHÒNG KHOA HỌC Trang 1 Phần I. Lý thuyết

Page 2: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

3.2. Máy phát- Công suất phát 37 dBm- Trở kháng ra 50 - Độ ổn định tần số 15 ppm- Bước thay đổi tần số nhỏ nhất 100kHz- Độ phát nhiễu 70dBm- Công suất tiêu thụ để cho công suất ra RF

Tương đương 5w 51wTương đương với 1w 31w

3.3. Máy thu- Nền tạp âm 2,8dB- Mức ngưỡng tại BER = 10-3 -94dBm- Trở kháng vào 50 - Độ ổn định tần số 15ppm- Đáp ứng nhiễu < -70dB- Bước thay đổi tần số nhỏ nhất 100kHz- Tần số IF 35 MHz- Dải thông IF 2,6 MHz- Tầm hoạt động của AGC 50bB- Phương pháp giải điều chế kết nối- Công suất tiêu thụ 12W

3.4. Bộ lọc song công- Khoảng cách tần số giữa Tx/Rx

Tối thiểu 40 MHzThông thường 60,5 MHz

- Suy hao bộ lọcRx < 1,5dBTx < 1,5dB

- Suy hai phản hồi Rx < - 20dB trên 6 MHzTx < - 20dB trên 6 MHz

- Giải thông 3 dB Rx 10 MHz danh địnhTx 10 MHz danh định

II/- SƠ ĐỒ KHỐI CỦA THIẾT BỊ RMD-1504 VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG TRÊN SƠ ĐỒ KHỐI 1. Máy phát1.1. Cấu tạo: Máy phát RMD-1504 được cấu tạo gồm 4 khối- Khối băng tần gốc: khối băng tần gốc gồm có các mạch

+ Băng tần gốc chính+ Băng tần gốc phụ+ Mạch giao tiếp cảnh báo+ Mạch cấp nguồn

- Khối kích thích: Khối kích thích gồm có các mạch+ Mạch điều chế QPSK.+ Băng tần gốc phụ.+ Mạch giao tiếp cảnh báo.+ Mạch cấp nguồn.

- Khối khuếch đại công suất+ Mạch định thiên.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 2 Phần I. Lý thuyết

Page 3: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

+ Mạch khuếch đại.- Khối hiển thị

Các khối nói trên đều được lắp trên một bộ máy nói chung, các đầu nối từ bên ngoài như luồng số, nguồn..v.V đều được đấu đến máy phát tại khối băng tần gốc. Đầu ra của máy phát có một bộ cách ly gần bên cạnh khối khuếch đại công suất. Bên hông của máy phát có chiết áp để điều chỉnh mức công suất phát, ngưỡng cảnh báo...v.V. Trên khối kích thích có các chuyển mạch xoay để chỉnh tần số của máy phát.

1.2 Nguyên lý hoạt động trên sơ đồ khốiA. Khối băng tần gốc* Khối băng gốc chính

Khối băng gốc chính nhận hai luồng số 2048kb/s với mã đường HDB3 ở đầu vào thông qua biến áp sau đó thực hiện biến đổi từ HDB3 sang NRZ và khôi phục xung nhịp. Hai luồng tín hiệu NRZ sau đó được đưa đến khối ghép khung vô tuyến (DIGITAL MULTIPLEXER). Tại đây hai luồng số được ghép với nhau và được bổ sung thêm các từ mã đồng bộ khung vô tuyến, các bit kiểm tra chẵn lẻ, các bit nhận dạng tuyến..v.v. Luồng số sau khi ghép khung vô tuyến có tốc độ là 4,245Mb/s được thực hiện ngẫu nhiên hoá tại mạch ngẫu nhiên hoá SCRAMBLER nhằm tăng chuyển đổi mức của luồng số. Tín hiệu sau khi ngẫu nhiên hoá được chia 2 và mã hoá vi sai. Hai luồng số thu được sau khi mã hoá vi sai được đưa đến mạch điều chế QPSK trong khối kích thích.* Khối băng gốc phụ

Các tín hiệu nghiệp vụ, giám sát và tone gọi được xử lý ở khối băng tần gốc phụ và được gọi là tín hiệu băng tần gốc phụ. Tín hiệu thoại nghiệp vụ từ micro được xử lý qua các mạch nén và hạn biên sau đó được lọc bởi mạch lọc thông thấp 2,2Khz. Tín hiệu sau khi lọc được khuếch đại đến mức đủ lớn để đưa vào đầu vào một mạch khuếch đại cộng và một phần được đưa vòng về tai nghe của tổ hợp nghiệp vụ. Các tín hiệu nghiệp vụ. Các tín hiệu nghiệp vụ từ các máy thu tại trạm, tín hiệu kênh giám sát có băng tần 2,7 đến 5Khz và tín hiệu tone gọi 2Khz được tạo ra từ mạch tạo tone 2Khz cùng được đưa đến đầu vào của mạch khuếch đại cộng. Mạch khuếch đại cộng thực hiện khuếch đại tất cả các tín hiệu nói trên đến mức đủ lớn theo yêu cầu. Tín hiệu ở ngõ ra của mạch này được đưa qua một mạch hạn chế biên độ và sau đó được lọc bởi một mạch lọc thông thấp 5 Khz. Tín hiệu sau lọc được đưa đến khối kích thích thông qua một chiết áp điều chỉnh mức của tín hiệu băng tần gốc phụ SBB (Sab Base Band Level Set).

PHÒNG KHOA HỌC Trang 3 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

1 Sơ

đồ

khối

của

máy

phá

t và

máy

thu

RM

D-1

504

Page 4: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

B. Khối kích thích* Khối điều chế QPSK

Khối điều chế QPSK nhận hai luồng số đã mã hoá vi sai từ khối băng tần gốc chính sau đó thực hiện chuyển đổi mã từ NRZ đơn cực sang NRZ lưỡng cực và lộc thông thấp để hạn chế phổ của tín hiệu. Tín hiệu sau khi lọc được đưa đến hai bộ nhân điều chế để nhân với hai sóng mang trung tần lệch pha nhau 90o (sóng mang Sint và sóng mang Cost). Sóng mang trung tần được tạo ra từ bộ dao động thạch anh 220MHz. Sau khi nhân, các tín hiệu được cộng lại với nhau để được tín hiệu QPSK. Tín hiệu này được khuếch đại đến mức -9dbm và đưa đến mạch trộn nâng tần phát.* Mạch trộn nâng tần phát

Mạch trộn nâng tần phát nhận tín hiệu sóng mang trung tần phát 220MHz đã điều chế QPSK từ khối điều chế QPSK sau đó trộn với tín hiệu dao động được tạo ra từ bộ dao động VCO. Sau khi trộn ta thu được tín hiệu có tần số :

Fct = fvco + ftt = fvco + 220MHz (fct là tần số công tác của máy phát, ftt: Tần số trung tần, fVCO : Tần số dao động của bộ dao động VCO)

PHÒNG KHOA HỌC Trang 4 Phần I. Lý thuyết

Page 5: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Bộ dao động Vco hoạt động ở tần số thấp hơn tần số công tác của máy phát một khoảng bằng 220MHz và được điều chế FM bởi tín hiệu băng tần cơ sở phụ.Tín hiệu tạo ra từ bộ dao động VCO được khuếch đại đến mức đủ lớn và được chia làm 2 đường. Đường thứ nhất đi qua 2 bộ chia 4 (tạo thành mạch chia 16) và đưa tới tổng hợp tần số. Đường thứ 2 được đưa đến mạch trộn nâng tần để trộn với sóng mang trung tần phát 220MHz. Tín hiệu sau khi trộn có băng tần trong khoảng 1427 đến 1535MHz. Tín hiệu này được lọc thông thấp để loại bỏ các thành phần không mong muốn phát sinh trong quá trình trộn. Sau đó tín hiệu được đưa qua một mạch suy hao có điều khiển để tự động hiệu chỉnh mức. Cuối cùng tín hiệu được khuếch đại đến mức +8dbm để sang mạch khuếch đại công suất.* Mạch tổng hợp tần số

Mạch tổng hợp tần số có nhiệm vụ thiết lập và ổn định tần số của bộ dao động VCO. Việc thiết lập tần số được thực hiện bằng cách điều chỉnh các chuyển mạch BCD trong mạch tổng hợp tần số. Mạch tổng hợp tần số nhận mẫu VCO đã qua chia 16 để thực hiện xử lý và so sánh với một tín hiệu chuẩn nhằm phát hiện sự sai pha và tần số của VCO, các sai số đó được thể hiện bằng điện áp để đưa về điều chỉnh tần số và pha của VCO.

2. Máy thu RMD - 1504 :2.1 Cấu tạo máy thu : gồm 4 khối chính

- Khối đổi tần : Rx CONVERTER+ KĐ tạp âm nhỏ+ Trộn hạ tần+ Tổng hợp tần số (tạo ra dao động nội máy thu và đã định

tần số)- Khối trung tần : IF MOUDULE

+ Lọc trung tần : đảm bảo độ chọn lọc máy thu+ KĐ trung tần : đảm bảo tín hiệu có mức ra ổn định

- Khối băng gốc :+ Giải điều chế QPSK+ Xử lý tín hiệu băng gốc+ Băng gốc phụ+ Khối cấp nguồn

- Khối hiển thị :

2.2 Nguyên lý hoạt động :- Khối trộn hạ tần : Tín hiệu từ ănten qua diplexer đến đầu vào máy thu đưa đến đầu

khối trộn hạ tần trước hết mạch đưa qua mạch KĐ tạp âm nhỏ để KĐ bù vào những suy hao trên đường truyền và đưa đến mạch trộn hạ tần để trộn với tín hiệu dao động nội máy thu lấy từ bị dao động VCO và ở đầu ra mạch trộn ta thu được tín hiệu trung tần 35MHZ đưa đến mạch trung tần.

Việc trộn hạ tần áp dụng công thức : ftt = fct – fvco fct - fvco = 35MHZ

1427 fvco = 1427 - 35 = 1392MHZ1535 fvco = 1535 - 35 = 1500MHZ

PHÒNG KHOA HỌC Trang 5 Phần I. Lý thuyết

Page 6: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Mạch trộn hạ tần còn loại trừ tần số ảnh, tần số ảnh là tần số đối xứng với tần số vco qua tần số công tác 1 khoảng trung tần thu.

Tín hiệu từ vco còn được trích 1 phần đưa qua 2 mạch chia 4 (tương đương với chia 16) để đưa đến mạch tổng hợp tần số để so sánh với mẫu chuẩn trong mạch tổng hợp tần số nhằm phát hiện sai pha và tần số của vco thể hiện bằng điện áp lỗi để đưa về diều chỉnh tần số và pha của vco.

* Khối trung tần IF :Tín hiệu trung tần 35MHZ được đưa vào khối trung tần được đưa

qua lọc thông giải để đảm bảo 1/2 độ chọn lọc của máy thu, sau đó tín hiệu được KĐ đệm để nâng mức tín hiệu và tiếp tục đưa qua mạch lọc thông giải thứ 2 để đảm phân nữa độ chọn lọc của máy thu, cuối cùng tín hiệu được đưa qua mạch phối hợp trở kháng T và đến mạch KĐ trung tần, sau đó tín hiệu được KĐ qua 5 lần KĐ có điều khiển AGC để đảm bảo 1 mức ra ổn định - 5dBm đưa tới mạch giải diều chế và khối băng gốc tín hiệu AGC tạo ra bằng cách trích 1 phần tín hiệu đầu ra nắn tạo thành điện áp DC để đưa về điều chỉnh hệ số KĐ của tầng KĐ - đưa qua hạn biên về bằng gốc.

* Khối băng gốc:-Băng tần gốc chính :Tín hiệu trung tần có mức ổn định với tần số = 35MHZ được đưa

đến mạch giải điều chế QPSK, mạch thực hiện giải điều chế để lấy lại luồng số đã điều chế ở bên phát , đồng thời nó cũng tách tín hiệu vào bảng tần cơ sở phụ đã điều tần VCD ở máy phát .

Các luồng số sau khi giải điều chế được đưa đến mạch khôi phục đồng hồ tín hiệu để khôi phục lại xung nhịp từ các luồng số, tín hiệu sau đó được giải mã vi sai và biến đổi song song sang nối tiếp rồi được thực hiện giải ngẫu nhiên hoá để lấy lại luồng số không ngẫu nhiên, tiếp đó đưa đến mạch phân khung vô tuyến để loại bỏ các bit đồng bộ khung, bit kiểm tra, bit chèn, bit chỉ thị tuyến và được tách thành 2 luống ố nguyên thuỷ ban đầu.

Cuối cùng 2 luồng số được lập mã NRZ thành HDB3 và đưa ra đường truyền thông qua các biến áp.

- Băng tần gốc phụ : Tín hiệu băng tần gốc phụ trước hết được đưa qua mạch lọc thông

thấp 5 KHZ sau đó được chia làm 3 đường.Đường 1 đưa qua VR đến mạch lọc thông cao 2,7 KHZ để lấy lại tín

hiệu kênh giám sát đưa ra ngoài.Đường 2 đưa qua mạch KĐ và đưa ra đầu ra kênh nghiệp vụ. Đầu ra

của kênh nghiệp vụ được nối tới giám sát máy phátĐường 3 được đưa vào mạch lọc thông thấp 2,2 KHZ qua KĐ và qua

mạch lọc phát Tone 2KHZKhi có tín hiệu Tone 2 KHZ thì Tone sẽ được nắn thành điện áp 1

chiều kích thích cho Role để động tác các tiếp điểm đưa tín hiệu tone ra loa.

III. GIỚI THIỆU MẠCH ĐIỆNIII.1 Máy phát 1. Khối băng tần gốc phátA. Khối băng tần gốc chính

PHÒNG KHOA HỌC Trang 6 Phần I. Lý thuyết

Page 7: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Khối băng tần gốc chính có nhiệm vụ nhận 2 luồng số liệu HDB3 2048kb/s ở đầu vào, thực hiện biến đổi HDB3 sang NRZ và khôi phục xung nhịp sau đó ghép khung vô tuyến, ngẫu nhiên hoá, chia 2 và mã hoá vi sai. Hai luồng số thu được sau mã hoá vi sai được đưa đến mạch điều chế QPSK ở khối kích thích.

* Mạch giao tiếp số liệu vào 2048kb/s.Luồng số HDB3 2048kb/s thứ nhất được đưa đến khối băng tần gốc

chính ở X1:26, 27, 28 và được ghép qua biến áp T1. Cuộn thứ cấp của biến áp T1 được dấu với các cặp diode V1 và V2 để hạn chế biên độ tín hiệu đưa vào các bộ so sánh. Tín hiệu HDB3 cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến áp T1 được các bộ so sánh N4(a): 4+5+12, N4(a): 1+2+4, N1(b): 7+9+10 và N1(b): 9+11+12 biến đổi thành 2 luồng HDB3+ và HDB3- rồi đưa vào IC chuyên dụng D1:16 và D1:17.

Luồng số HDB3 2048kb/s thứ hai đưa đến khối băng tần gốc ở X1: 29+30+31, được ghép qua biến áp T2. Cuộn thứ cấp của biến áp T2 được đấu với các cặp diode hạn chế biên độ V3 và V4. Tín hiệu HDB3 cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến áp T2 được các bộ khuếch đại so sánh N3(a): 4+5+12 và N3(b): 7+9+10 tách thành 2 luồng HDB3+ và HDB3- rồi đưa vào IC chuyên dụng D1:22 và D1:23.

* Mạch khôi phục xung nhịpCác luồng HDB3+ và HDB3- của luống số thứ nhất được công với

nhau thông qua cổng OR D2(b): 4+5+6. Tín hiệu thu được sau cổng OR kích thích cho một mạch dao động LC gồm C4, C6 và biến áp cộng hưởng T3.

Mạch dao động LC này dao động với tần số 2048Khz. Tín hiệu thu được sau cuộn thứ cấp của biến áp T3 là tín hiệu hình sin 2048 Khz. Tín hiệu này được đưa vào 2 bộ khuếch đại so sánh N2(a): 5,6,12 và N5(a) 1,2,4 mắc song song với nhau, ở ngõ ra của hai bộ so sánh nói trên là xung nhịp 2048Khz. Xung nhịp khôi phục được đưa qua cổng OR D2: 11+12+13, Jack x 21 và đưa vào D1:6.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 7 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

2 M

ạch

điện

của

khố

i băn

g tầ

n gố

c ch

ính

tron

g m

áy p

hát

RM

D-1

504

Page 8: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Các luồng HDB3+ và HDB3- của luồng số thứ 2 được cộng với nhau thông qua cổng OR D2(a): 1+2+3. Tín hiệu thu được sau cổng OR này kích thích cho mạch dao động LC gồm C5, C7 và biến áp cộng hưởng T4. Tín hiệu thu được trên cuộn thứ cấp của T4 là tín hiệu hình sin 2048Khz. Tín hiệu này được đưa vào hai bộ khuếch đại so sánh N2(b): 7+9+10 và N5(b) mắc song song với nhau. Ở ngõ ra của hai bộ so sánh ta thu được tín hiệu xung nhịp 2048Khz. Xung nhịp này được đưa qua D2(c): 8+9+10 và đưa vào D1:66.

* Mạch cảnh báo mất số liệu vào và điều khiển chèn AIS cho luồng 2048kb/s

Mạch băng tần gốc chính có các Jack x18 và x19 để cho phép cấm cảnh báo mất số liệu vào (Data In). X18 dùng cho luồng 1, x19 dùng cho luồng 2. Khi sử dụng luồng số nào thì Jack tương ứng với luồng số đó phải được đặt sang vị trí U (Use), nếu không sử dụng luồng số thì Jack tương ứng được đặt sang vị trí NU (Not Use).Khi có luồng HDB3-1 ở đầu vào thì sau Jack X21 sẽ có xung nhịp. Ngoài việc đưa vào D1: 6 xung nhịp này còn được đưa vào mạch phát hiện luồng số vào và điều khiển chèn AIS. Xung nhịp sau X21 được R27 và C10 tích phân tạo 1 điện áp ổn định và đặt vào N17(a):2 làm cho điện áp ở chân này dương hơn điện áp ở N17(a):3 do đó ngõ ra N17(a):1 có mức thấp, không tác động cảnh báo mất số liệu vào và không điều khiển chèn AIS.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 8 Phần I. Lý thuyết

Page 9: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Khi luồng HDB3-1 bị mất thì sau X21 sẽ không có xung nhịp, điện áp tại N17(a):2 bằng 0v. Lúc này, N17(a):3 có điện áp dương hơn N17(a):2 làm cho ngõ ra N17(a):1 có mức cao. Mức cao này đưa vào D1:24 để điều khiển chèn AIS vào thay thế luồng số thứ nhất. Khi đó, nếu Jack X18 đặt ở vị trí NU thì mạch không tác động cảnh báo, nhưng nếu X18 đặt ở vị trí U thì mức cao này được đặt vào D3(c):9 làm cho D3(c):8 có mức cao, D3(b):5 dẫn đến D3(b):6 có mức cao tác động cảnh báo mất số liệu vào (Data In).

Tương tự, khi có luồng số HDB3-2 ở đầu vào thì sau N2(b) và N5(b) sẽ có xung nhịp. Xung nhịp này ngoài việc đưa vào D1: 66 còn được đưa vào mạch phát hiện luồng số vào và điều khiển chèn AIS. Xung nhịp của luồng số HDB3-2 được tích phân bởi R28 và C11 tạo một điện áp ổn định đặt vào N10(a):2 làm cho điện áp ở N10(a):2 dương hơn điện áp ở N10(a):3 và do đó ngõ ra N10(a):1 có mức thấp, không tác động cảnh báo và không điều khiển chèn AIS.

Khi luồng số HDB3-2 bị mất thì sau N2(b) và N5(b) sẽ không có xung nhịp. Điện áp đặt vào N10(a):2 bằng 0v. Lúc này, N10(a):3 có điện áp dương hơn N10(a):2 làm cho ngõ ra N10(a):1 có mức cao. Mức cao này đưa vào D1: 36 để điều khiển chèn AIS vào thay thế luồng số 2. Khi đó nếu x19 đặt ở NU thì mạch không tác động cảnh báo, nhưng nếu x19 đặt ở U thì mức cao sau N10(a): 1 sẽ đặt vào D3(c):10 và cuối cùng làm cho D3(b):6 có mức cao để tác động cảnh báo mất số liệu vào (Data In).Trong trường hợp luồng số vào bị mất thì xung nhịp để nhịp cho luồng số AIS thay thế được lấy từ mạch tạo xung nhịp 2048Khz ở khối băng tần gốc phụ thông qua R53, Jack X23 (AIS CLK) và đưa vào D1:28.

* Xử lý số liệu trong IC D1.D1 là một IC chuyên dụng. Các luồng số liệu HDB3+ và HDB3- đưa

vào IC được biến đổi thành NRZ, sau đó thực hiện ghép khung vô tuyến (Ghép 2 luồng số lại với nhau và ghép thêm từ mã đồng bộ vô tuyến các bit kiểm tra chẵn lẻ, các bit nhận dạng vô tuyến...). Sau khi ghép khung vô tuyến luồng số có tốc độ là 4,245Mb/s. Luồng số này tiếp tục được ngẫu nhiên hoá, chia hai và mã hoá vi sai. Hai luồng số đã mã hoá vi sai mỗi luống có tốc độ 2,1225 Mb/s được đưa ra ở D1:2 và D1:3. Xung nhịp dùng cho mạch ghép khung vô tuyến, ngẫu nhiên hoá và mã hoá vi sai được lấy từ mạch tạo xung nhịp gồm thạch anh G2, cổng đảo D6(a):1+2 và các mạch kết hợp.

Nếu vì một lý do nào đó mà không có số liệu đưa vào đầu vào mạch ghép khung vô tuyến thì mạch này sẽ tạo ra một tín hiệu điều khiển và đưa ra ở D1:56 để điều khiển mạch một trạng thái ổn định D10. Khi được điều khiển thì ngõ ra D10:13 có mức cao (bình thường D10:13 có mức thấp) đưa vào D3(c):4 làm cho D3(c):6 có mức cao để thông báo sự cố số liệu vào.

* Mạch đệm số liệu raCác luồng số đã mã hoá vi sai đưa ra ở D1:2 và D1:3 được đưa qua

mạch đệm số liệu D5. Tín hiệu điều khiển cho D3 hoạt động được khống chế bởi chuyển mạch S3. Khi S3 ở vị trí English (ENABLE: cho phép) thì mức 0v được đưa vào D5:9+12 cho phép D3 hoạt động đưa các luồng số liệu A, B qua mạch điều chế QPSK. Khi S3 đặt ở vị trí DIS (Disable: cấm)

PHÒNG KHOA HỌC Trang 9 Phần I. Lý thuyết

Page 10: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

thì mức cao (5v) được đưa vào D5: 9+12 không cho phép D5 hoạt động do đó các luống số không được đưa đến khối điều chế QPSK.Khi thiết bị hoạt động bình thường thì S5 phải được đặt ở vị trí English. S3 chỉ được đặt ở vị trí DIS khi cần phát song mang không điều chế hay khi cần đo tần số công tác của máy phát, đo tần số xung tần của máy phát.

B. Khối cấp nguồn.Khối cấp nguồn cho máy phát có nhiệm vụ nhận nguồn trạm -48v (-

40 đến -60v) hoặc -24v (-20 đến -30v) để biến đổi thành các nguồn thành phần: +36v, +20v, +10v, +5V, -5v cung cấp cho các mạch trong máy phát. Nguồn trạm được dấu đến thiết bị RMD-1504 ở tầm mạch in phía sao Diplexer và được dẫn vào máy phát bằng đường dây cáp dẹt X1 (cực âm của nguồn được dẫn đến X1:32,34,36,38,40). Nguyên lý hoạt động của khối cấp nguồn có thể phân tích như sau:

* Các mạch bảo vệ ở đầu vào:- Hai cầu chì bảo vệ (F1 và F2) có giá trị 3,15A.- V32 chống đảo cực: khi cực tính của nguồn được đấu đúng thì V32

không dẫn do bị phân cực ngược. Khi đấu sai cực tính của nguồn thì V32 được phân cực thuận, V32 dẫn, dòng qua V32 rất lớn sẽ làm nổ các cầu chì bảo vệ và do đó bảo vệ được các mạch điện trong máy.

- V29, V33 và V34 tạo thành một mạch chống quá áp. V29 và V34 tạo thành mạch chống quá áp khi sử dụng nguồn -24v. V33 và V34 tạo thành mạch chống quá áp khi sử dụng nguồn -48v. Việc chuyển đổi chế độ chống quá áp được thực hiện bởi Jack X37. Khi điện áp vượt quá ngưỡng cho phép thì tuỳ từng chế độ công tác (-24v hoặc -48v) mà V29 hoặc V33 sẽ bị đánh thủng, khi đó sẽ có dòng kích cho Thysistor V34 làm cho V34 dẫn. Dòng qua V39 rất lớn sẽ làm nở các cầu chì, ngắt mạch điện để bảo vệ cho các phần tử trong máy.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 10 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

3 M

ạch

điện

của

khố

i cấp

ngu

ồn tr

ong

máy

phá

t RM

D-

1504

Page 11: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

* Mạch biến đổi DC/ACSau khi qua các mạch bảo vệ ở đầu vào và mạch lọc hạn chế nhiễu

gồm C204, L1, L2 và C200, nguồn trạm được cấp cho mạch biến đổi DC/AC. Mạch này gồm các phần tử cơ bản như: bộ điều chế độ rộng xung N20, hai Transistor chuyển mạch V30 và V31, biến áp T3 và một số mạch phụ trợ khác. Hai tín hiệu xung ngược pha nhau và có tần số 30Khz được N20 đưa ra ở N20:14 và N20:11, và đưa vào cực cổng của các Transistor chuyển mạch V30, V31 để điều khiển. Khi V30 được điều khiển thì V30 dẫn, trong khi đó V31 không được điều khiển do đó V31 tắt. Lúc này có dòng điện chạy từ 0v qua nửa dưới của cuộn sơ cấp của biến áp T5, X30, V31, S1 về âm nguồn. Ở nửa chu kỳ sau thì V30 không được điều khiển do đó V30 tắt, V31 được điều khiển, V31 dẫn. Lúc này có dòng điện chạy từ 0v qua nửa trên của cuộn sơ cấp của biến áp T5, X30, V31, S1 về âm nguồn. Xét trong cả chu kỳ thì dòng điện trên cuộn sơ cấp của biến áp T5 là dòng xoay chiều. Dòng điện này tạo ra một từ thông biến thiên qua cuộn sơ cấp và gây ra trong các cuộn thứ cấp các suất điện động cảm ứng khác nhau. Điện áp cảm ứng trên các cuộn thứ cấp sẽ được nắn thành các điện áp một chiều theo yêu cầu.

Trong trường hợp dòng qua V30 và V31 quá lớn thì mạch phát hiện quá dòng gồm V46, V47 và R278, R320 cùng một số phần tử kết hợp sẽ tác động và điều khiển N24 tạo ra một xung ở N24:3 thông qua V45 và X27 điều khiển vào N20:9 làm ngắt một xung ở đầu ra N20:14 và N20:11 để tránh hiện tượng quá dòng.

* Mạch biến đổi AC/DCNguồn +36v được nắn bởi mạch nắn bội áp gồm V5s, V53, tụ C230,

được lọc bởi C232, ổn áp bởi V63 và đưa đi cấp nguồn thông qua X35.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 11 Phần I. Lý thuyết

Page 12: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

- Nguồn +20 được nắn bởi V54(a), V54(b), dược lọc bởi L4, C234, L3, C239, được chống quá áp bởi V64 và V65 và được đưa đi cấp nguồn thông qua X36. Nguồn +20v được hồi tiếp về N20:1 thông qua R305, R256 và V37. Khi điện áp ra +20 thay đổi thì điện áp hồi tiếp về N20:1 cũng thay đổi để điều khiển N20 thay đổi độ rộng xung ra ở N20:14 và N20:11 để thay đổi dòng qua V30, V31 và do đó ổn định được điện áp ra +20v.

- Nguồn +10v được nắn bởi V56, V57, lọc bởi C240, C245, ổn áp bởi N21 và đưa đi cấp nguồn thông qua X32.

- Nguồn +5v được nắn bởi V58 và V59, được lọc bởi C241, ổn áp bởi N22 và đưa đi cấp nguồn thông qua X33.

- Nguồn +5v còn được dùng để cấp cho đèn chỉ thị nguồn H1 ở trên mặt máy. Khi không có nguồn đèn H1 tắt khi nguồn tốt, đèn sáng xanh. Khi nguồn bị quá tải đèn H1 sẽ nhấp nháy.

- Nguồn -5v được nắn bởi V60 và V61, được lọc bởi C247, ổn áp bởi N23 và đưa đi cấp nguồn thông qua X34.

* Đo thử và điều chỉnh:Trước khi cấp nguồn cho thiết bị, các Jamper chuyển đổi chế độ

nguồn trạm gồm X28, X29, X30, X37 phải được đặt đúng vị trí -24v hoặc -48v. Để giảm toả nhiệt trên biến áp T5 thì hai tín hiệu xung ở đầu ra của N20:14 và N20:11 được điều chỉnh bởi chiết áp R306.Các điểm đo kiểm tra nguồn DC ở đầu ra được liệt kê ở bảng sau:

Nguồn DC Điểm đo Dung sai cho phép

Điểm điều chỉnh

+ 20v X36 0,2v R305+10v X32 0,3v R301+5v X33 0,3v R300+36v X35 +3/-1,5v-5v X34 0,3v

C. Khối khuếch đại logarit và xử lý cảnh báoKhối khuếch đại logarit và xử lý cảnh báo thu thập các tín hiệu

thông báo cảnh báo và điện áp mẫu từ đầu ra của mạch khuếch đại công suất để xử lý thành các tín hiệu điều khiển, chỉ thị cảnh báo, chỉ thị mức phát và tín hiệu tự động điều chỉnh mức.

Điện áp một chiều RF MONITOR từ đầu ra của mạch khuếch đại công suất được đưa đến khối băng gốc phát ở đầu RF MONITOR X4:3. Điện áp này được khuếch đại bởi N5(b). Tín hiệu ở ngõ ra của N5(b) được sử dụng cho 3 mục đích:

- Tạo tín hiệu tự động điều chỉnh múc ALC: điện áp ở N5(b):7 được đưa đến mạch từ gồm N16(c) và các điện trở kết hợp. Điện áp ra sau mạch từ được khuếch đại bởi N16(a) để tạo thành điện áp ALC. Nếu công suất ra ở tầng khuếch đại công suất tăng thì điện áp RF MONITOR tăng điện áp ở N15(b):7 tăng làm cho điện áp ở N16(c):8 giảm do đó điện áp ALC ở N16(a):1 giảm làm tăng suy hao nên diode PIN ở khối trộn nâng tần phát. Nếu công suất ra ở tầng khuếch đại công suất giảm thì điện áp RF MONITOR giảm, điện áp ở N15(b):7 giảm làm cho điện áp ở N16(c):8 tăng do đó điện áp ALC ở 16(a):1 tăng làm giảm suy hao trên diode PIN ở khối trộn nâng tần phát.PHÒNG KHOA HỌC Trang 12 Phần I. Lý thuyết

Page 13: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

- Tạo tín hiệu chỉ thị mức phát: Điện áp RF MONITOR sau khi đã khuếch đại bởi N15(b) được đưa vào mạch khuếch đại logarit gồm N15(a), N15(c), N15(d), N16(d), V69 và các phần tử kết hợp. Điện áp ra của mạch ở N16(d):14 biến thiên theo hàm logarit. Điện áp này được sử dụng để hiển thị mức phát dưới dạng dBm bằng dãy LED hiển thị mức phát trên mặt máy phát.

- Giám sát mức phát và đưa ra cảnh báo: Điện áp RF MONITOR đã khuếch đại bởi N15(b) được đưa vào N17(b):6 để so sánh với một điện áp ngưỡng ở N17(b):5, điện áp này được thiết lập bởi chiết áp RE FAIL R311. Khi công suất ra lớn thì điện áp RF MONITOR lớn làm cho điện áp ở N17(b):6 dương hơn điện áp ở N17(b):5 nên điện áp ra ở N17(b):1 có mức thấp, không tác động cảnh báo mức phát thấp RF LEVEL. Khi công suất ra giảm quá ngưỡng thì điện áp ở N17(b):6 âm hơn điện áp ở N17(b):5 làm cho điện áp ở N17(b):1 có mức cao tác động cảnh báo mức phát thấp (sự cố mức phát) RF LEVEL. Cảnh báo này làm sáng đèn RF LEVEL trên mặt máy phát. Khi N17(b):1 có mức cao thì N17(c):10 có mức cao làm cho N17(c):8 có mức cao sẽ tác động cảnh báo TX FAIL làm sáng đèn TX FAIL trên mặt máy phát.

Khi mạch kích thích bị sự cố (mất số liệu vào khối kích thích hoặc mạch tổng hợp tần số bị sự cố) thì tín hiệu cảnh báo EXCITER FAULT mức thấp được đưa đến mạch xử lý cảnh báo ở X3:5. Lúc này, ngõ ra D7(f):14 có mức cao, N17(c):10 có mức cao làm cho N17(c):8 có mức cao tác động cảnh báo TX FAIL.

Khi số liệu vào khối băng tần gốc phát bị mất thì tín hiệu cảnh báo sự cố số liệu DATA FAIL mức cao được đưa đến mạch xử lý cảnh báo. Mức cao này đặt vào N17(d):12 làm cho N17(d):14 có mức cao tác động cảnh báo sự cố số liệu vào làm đèn cảnh báo DATA IN trên mặt máy phát sáng. Khi tín hiệu DATA FAIL có mức cao thì N17(c):10 cũng có mức cao làm cho N17(c):8 có mức cao tác động cảnh báo TX FAIL làm sáng đèn TX FAIL trên mặt máy phát.

D. Khối băng tần gốc phụ.Tín hiệu nghiệp vụ từ tổ hợp được khuếch đại qua N11(c), N11(d) và

N11(a), các mạch khuếch đại này đều có tự động điều chỉnh mức nhằm mục đích nén tín hiệu. Tín hiệu sai khi khuếch đại được đưa qua mạch hạn chế gồm các diode V7, V8 và được đua qua mạch lọc số thông thấp N7 với tần số cắt 2,2 KHz. Tín hiệu ta ở chân 7 của N7 được đưa qua chiết áp điều chỉnh mức R303 và được khuếch đại bởi N12a. Tín hiệu ra sau N12a được đưa tới mạch xử lý tín hiệu ra và đồng thời được đưa đến ngõ vào của mạch khuếch đại cộng N12c.

Tone gọi nghiệp vụ 2 KHz được tạo ra từ mạch dao động thạch anh hoạt động với tần số 4096 KHz. Tín hiệu nàu được dưa qua các mạch chi để được tone 2 KHz. Khi công tắc S2 được ấn thì các xung 2KHz được đưa qua D3d vào mạch lọc tone để tạo tín hiệu hình sin đưa vào đầu vào của mạch khuếch đại cộng N12c.

Tín hiệu kênh giám sát được khuếch đại, nén và lọc qua mạch lọc thông cao với tần số cắt là 2,7 KHz và cũng được đưa vào đầu vào mạch khuếch đại cộng N12c.

Ba tín hiệu thoại nghiệp vụ, tone gọi và tín hiệu giám sát được mạch khuếch đại cộng N12c khuếch đại sau đó đưa qua chiết áp điều chỉnh mức R312 đưa vào mạch lọc số thông thấp N8 với tần số cắt là 5 KHz.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 13 Phần I. Lý thuyết

Page 14: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Ngõ ra chân 7 của N8 là tín hiệu băng tần cơ sở phụ có băng tần từ 0 đến 5 KHz. Tín hiệu này được đưa tới khối kích thích để điều tần vào VCO.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 14 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

4 M

ạch

điện

của

khố

i băn

g gố

c ph

ụ tr

ong

máy

phá

t RM

D-

1504

Page 15: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

2. Khối kích thíchKhối kích thích gồm 3 phần mạch chính là mạch điều chế QPSK,

mạch trộn nâng tần phát và mạch tổng hợp tần số.

A. Mạch điều chế QPSKHai luồng số A và B đã mã hoá vi sai từ khối băng gốc chính được

đưa đến khối kích thích và đưa vào mạch điều chế QPSK ở 9X3 và 9X2. Bộ khuếch đại so sánh N1(a) và bộ khuếch đại hạn biên N2 biến đổi luồng số A từ mức 0 và 5v thành mức 0,7v. Luồng số B được bộ khuếch đại so sánh N1(b) và bộ khuếch đại hạn biên biến đổi từ mức 0 và 5v thành mức 0,7v. Mức 0,7v của hai luồng số A và B được gim bởi mạng diode N4.

Tiếp sau đó các luồng số A, B được lọc để hạn chế phổ. Luồng số A được lọc bởi các tầng lọc thông thấp gồm L1, L2, L5, L7 và các tụ C8, C9, C12, C13, C16, C17. Tín hiệu sau khi lọc được đưa đến bộ nhân U1:3,4 (chân 3 và 4 của U1).

Luồng số B được lọc bởi các tầng lọc thông thấp gồm L2, L4, L6, L8 và các tụ C10, C11, C14, C15, C18, C19. Tín hiệu sau khi lọc được đưa đến bộ nhân U2:3,4 (chân 3 và 4 của U2). Sóng mang trung tần 220 MHZ được tạo ra từ bộ dao động thạch anh G1, V2 và mạch nhân ba V3. Bộ dao động thạch anh G1, V3 và các phần tử kết hợp hoạt động ở tần số 73, 3333 MHX. Tín hiệu sau dao động được ghép qua biến áp T1 để đưa vào mạch nhân 3 gồm V3 và các phần tử kết hợp. Sau khi nhân 3 ta thu được sóng mang trung tần có tần số 220MHz. Tín hiệu này được ghép qua biến áp T2 và được mạch khuếch đại V4 khuếch đại đến mức đủ lớn theo yêu cầu. Tín hiệu sau khi khuếch đại được ghép qua biến áp T3 và được chia làm 2 đường. Đường thứ nhất qua một cuộn cảm mạch in và đưa vào U2:2, đường thứ 2 qua tụ dịch pha 900 C57 và đưa vào U1:2. Tụ C57 điều chỉnh để đảm bảo pha của hai sóng mang đưa vào V1 và V2 khác nhau 900. Các bộ nhân V1 và V2 nhân sóng mang trung tần đưa vào ở chân 2 với các số liệu số đưa vào ở chân 4. Ở ngõ ra của U1:7 và U2:7 ta thu được các sóng mang đã điều chế 2PSK. Hai tín hiệu này được cộng với nhau trên điện trở R21 và R22 để được sóng mang đã điều chế QPSK (Sóng mang đã điều chế 4PSK). Tín hiệu QPSK 220MHz sau đó được V1 khuếch đại đến mức -9dbm và đưa sang khối nâng trộn tần phát. Ở đầu vào của mạch điều chế QPSK có một mạch phát hiện mất số liệu vào. Mạch này gồm 2 bộ so sánh N5(a), N5(b) và các phần tử kết hợp. Luồng số A được nắn thành điện áp

PHÒNG KHOA HỌC Trang 15 Phần I. Lý thuyết

Page 16: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

1 chiều bởi V6 và đưa vào N5(a):5. Luồng số B được nắn thành điện áp một chiều bởi V5 và đưa vào N5(b):3. Trong trường hợp các luồng số A, B đều tốt thì điện áp ở N5(b):5 lớn hơn điện áp ở N5(a):6 và điện áp ở N5(b):3 dương hơn điện áp ở N5(b):2 làm cho các ngõ ra N5(b):7 và N5(b):1 đều có mức cao và không tác động cảnh báo. Trong trường hợp số liệu vào bị mất (mất ít nhất một luồng) thì điện áp ở N5(a):5 sẽ âm hơn điện áp ở N5(b):2 làm cho các ngõ ra N5(a):7 và / hoặc N5(b):1 có mức thấp tác động cảnh báo sự cố số liệu vào (INPUT FAIL). Cảnh báo này được dấu chung với cảnh báo về sự cố của bộ tổng hợp tần số để cùng đưa ra một cảnh báo chung và sự cố của khối kích thích (EXITER FAULT).

PHÒNG KHOA HỌC Trang 16 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

5. M

ạch

điện

của

khố

i kíc

h th

ích

tron

g m

áy p

hát R

MD

-15

04

Page 17: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

B. Mạch trộn nâng tần phátMạch trộn nâng tần phát gồm một mạch dao động VCO (Mạch dao

động có tần số điều khiển bằng điện áp), một mạch trộn tần kết hợp với các mạch lọc, khuếch đại và mạch suy hao có điều khiển. Mạch điện có thể phân tích như sau:Tín hiệu trung tần phát 220MHz đã điều chế QPSK được đưa đến mạch trộn nâng tần ở 8X10. Tín hiệu này được lọc bởi mạch gồm L103, L104, C132, C133 để loại bỏ các hài và sau đó được đưa vào mạch trộn nâng tần. Đầu vào thứ hai của mạch trộn nâng tần là tín hiệu dao động lấy từ dao động VCO. Mạch dao động VCO gồm V102, V101, V103 và các phần tử kết hợp. Mạch này hoạt động ở tần số thấp hơn tần số của máy phát một trung tần phát (fvco = tần số máy phát - tần số trung tần = tần số máy phát - 220MHz) và được điều tần bởi tín hiệu băng tần cơ sở phụ với độ di tần cực đại là 15Khz. Tín hiệu dao động tần lấy ra ở cực C của V102 và được chia làm hai đường bởi các điện trở R111, R112 và R113. Đường thứ nhất được mạch khuếch đại vi ba chuyên dụng (MMI) N101 khuếch đại và được chia 16 bởi hai bộ chia tốc độ cao ECL và D1 và D2, mỗi bộ chia thực hiện chia 4. Tín hiệu chia ra sau bộ chia D2 được đưa đến mạch tổng hợp tần số. Phần tín hiệu còn lại được khuếch đại bởi các mạch khuếch đại vi ba chuyên dụng (MMI) N102 và N103 tới mức +7dbm để đưa đến bộ trộn. Mạch trộn nâng tần gồm các diode Schottky V105, V106 và biến áp T1 thực hiện trộn tín hiệu dao động VCO với tín hiệu trung tần phát 220MHz. Sau khi trộn ta thu được tín hiệu RF (Radio Frequency) có tần số là tần số công tác cảu máy phát (nằm trong băng tần 1427 ( 1535MHz). Tín hiệu này được khuếch đại bởi MMI N104 và lọc bởi mạch lọc elip 5 cực C137, C138, c139, C140, C141 và các mạch kết hợp để loại bỏ các thành phần không mong muốn sau khi trộn. Sau khi lọc tín hiệu được khuếch đại bởi MMI N105, qua mạch suy hao có điều khiển sử dụng diode PIN V107 và tiếp tục khuếch đại bởi MMI N106. Tín hiệu ra sau MMI N106 lại được lọc bởi một mạch lọc 5 cực gồm C152 C156 và các phần tử kết hợp. Cuối cùng tín hiệu được V1 khuếch đại đến mức đủ lớn +8dBm để đưa sang tầng khuếch đại công suất.

Trasistor V1 cùng các phần tử kết hợp tạo thành mạch định thiên cho V8. Suy hao trên diode PIN được điều khiển bởi điện áp 1 chiều ALC lấy từ tầm băng tần gốc thông qua R128.

Trong trường hợp máy phát hoạt động bình thường thì đầu Tx Mute (làm câm máy phát) và đầu LOCAL MUTE (làm câm nội bộ) đều có mức thấp. Lúc V7 tắt, V3 dẫn để cấp nguồn cho N106 và định thiên cho V2. V2 dẫn. Có dòng một chiều chạy từ ALC IN qua V7, R129 và V2 về mass đảm bảo cho mạch suy hao có điều khiển V7 hoạt động. Khi có lệnh làm câm máy phát và/ hoặc bộ tổng hợp tần số bị sự cố thì đầu Tx Mute và / hoặc đầu Local Mute có mức cao làm cho V5 và /hoặc V6 dẫn, V7 được định thiên. Khi đó V7 sẽ dẫn đưa mức )v vào ngõ ra của N106 làm cho N106

PHÒNG KHOA HỌC Trang 17 Phần I. Lý thuyết

Page 18: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

không được cấp nguồn và do đó N106 không hoạt động, đồng thời 0v được đặt vào cực B của V2 làm cho V2 tắt, không có dòng một chiều chạy qua diode PIN V7 làm cho suy hao trên V7 bằng vô cùng. Vì suy hao trên V7 bằng vô cùng và n106 không hoạt động làm cho tín hiệu không thể tới được tầng khuếch đại công suất. Lúc này không có tín hiệu ra ở đầu ra của máy phát.

C. Mạch tổng hợp tần sốMẫu VCO được đưa đến khối tổng hợp tần số ở 10x1 sau đó được

ghép qua biến áp T1 được vào bộ chia D2 : D2 này chia 10 hoặc chia 11 tuỳ theo tín hiệu điều kiện chia chính D1. Tín hiệu sau D2 được chuyển thành CMOS nhờ V44, V46, V47 sau đó đưa đến D1 ở chân 20. Đến đây D1

chia với hệ số chia có thể lập trình được bởi mã diode và chuyền mạch thập phân S1, S2, S3, S4. Khi điều chỉnh các S1 S4 ta thay đổi được fVCO

dẫn đến thay đổi tần số máy phát.Lưu ý : hàng ngàn đấu cứng (không thay đổi)- S1 : Điều chỉnh hàng trăm- S2 : Điều chỉnh hàng chục- S3 : Điều chỉnh hàng đơn vị- S4 : Điều chỉnh hàng thập phânMáy phát công tác ở tần số = 1.453,5 MHZS1 = 4 ; S3 = 3 S2 = 5 ; S4 = 5=> FVCO = 1.453,5 = 220 MHZĐầu ra D1 chân 25, 27 gồm 2 tín hiệu cóĐầu ra nhanh : f = 62,5 KHZĐầu ra chậm : f = 6,25 KHZVà đưa vào D3 để so sánh với 1 mẫu chuẩn tạo ra từ bộ dao động

thạch anh G1 (G1 dao động với tần số = 5 MHZ) tần số đó được D3 chia 80 or 81 để tạo thành mẫu chuẩn so sánh với mẫu VCO. Kết quả so sánh tần số và pha giữa mẫu chuẩn và mẫu VCO sẽ được thể hiện bằng các đ.Áp lỗi về pha và tần số ở chấn 8 và 9 của D3 các đáp này được cộng với nhau rồi được lọc vòng về thông qua N1. Điện áp sau khi lọc được đặt vào diode biến dung V101 để thay đổi tần số và pha của VCO sao cho tần số và pha của VCO hoạt động ổn định.

Nếu như mạch hoạt động tần số bị lỗi thì đầu ra chân 4 của D3 sẽ có mức cao thông qua V41 đưa vào chân 12 D1 để Reset lại hệ thống chia của D1.

Nếu như mạch vẫn tiếp tục bị sự cố thì D3 chân 4 luôn ở mức cao tác động cực B của V48 làm cho V48 dẫn đưa mức 0v ra đầu Eciter fault để cảnh bảo về sự cố của khối kích thích, đồng thời mức cao chân 4 D3 cũng được đưa vào chân B của V49 làm cho V49 dẫn đưa mức cao ra đầu local mute để điều khiển làm câm ngõ ra của bộ trộn nâng tần phát.

Công tắc S5 nối với chân 12 của D1 có tác dụng đặt lại hệ số chia cho D1. Khi đặt lại tần số cho máy phát thì ta phải ấn công tắc này để tải vào D1 hệ số chia mới.

3. Mạch khuyếch đại công suất.A. Phần định thiên: Nhận nguồn +10 or + 20v để tạo ra các thiên áp cần thiết cho các

transistor trong tầng KĐ đồng thời thực hiện chức năng ổn định làm việc

PHÒNG KHOA HỌC Trang 18 Phần I. Lý thuyết

Thay đổi lần là 100KHZ

Page 19: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

tính cho các cho các trasistor KĐ. Mạch này cũng làm cân mạch KĐCS khi có điều kiện.

Để mạch định thiên hoạt động được thì đầu Tx mute phải ở mức cao để không làm ảnh hưởng đến V1 khi đó sẽ có dòng điện chạy từ + 20 R1

R2 R3 tạo thiên áp cho V1 dẫn vào cho phép mạch định thiên hoạt động.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 19 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

6. M

ạch

điện

của

khố

ikhu

yếch

đại

côn

g su

ất tr

ong

máy

ph

át R

MD

-150

4

Page 20: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

* Định thiên cho V1KĐ : Dòng điện từ +10v R5 V7 R6 V1 Mass, tạo thiên áp cho V2 dẫn, khi V2 dẫn có dòng chạy từ +10v R7 V2

R8 vào cực B ra cực E của V1KĐ dẫn khi V1KĐ dẫn sẽ có dòng +10v chạy qua R7 cực C ra E V1KĐ. Giả sử 1 lý do dòng Ic V1KĐ tăng thì sụt áp trên R7 UBE của V2 giảm làm V2 bớt thông dòng điện qua V2 giảm Ib của V1KĐ giảm IC V1KĐ giảm. Nếu Ic V1KĐ giảm dòng trên R7 giảm làm UBE

V2 tăng V2 thôngmạnh Dòng qua V2 tăng Ib của V1ĐK tăng Ic của V1KĐ tăng kết quả Ic

của V1ĐK ổn định.* Định thiên cho V2KĐ Dòng điện từ + 20v qua R9 R8 R10 R11 V1 Mass tạo thiên

áp cho V3 dẫn khi V3 dẫn có dòng chạy qua + 20v R12 V3 R13 đưa vào cực B của V2 ra cực E của V2KĐ Mass định thiên cho V2KĐ dẫn khi V2KĐ

dẫn sẽ có dòng + 20v R12 Cực C ra cực E của V2KĐ về Mass. Khi dòng IC của V2KĐ tăng thì sụt áp trên R12 tăng UBE của V3 giảm v3 bớt thông dòng điện qua V3 giảm Ib của V2KĐ giảm Ic của V2KĐ giảm.

Nếu Ic của V2KĐ giảm R12 giảm UBE của V3 tăng V3 dẫn dòng qua V3 tăng làm cho Ib của V2KĐ tăng Ic của V2KĐ tăng V2KĐ ổn định.

* Định thiên cho V3KĐDòng điện từ + 20v qua chiết áp R14, V9, R15, R16 V1 Mass tạo

thiên áp cho V4 dẫn. Khi V4 dẫn dòng từ + 20 v R17 V4 R18 vào cực B của V3 KĐ ra cực E của V3KĐ Mass định thiên cho V3KĐ làm cho V3KĐ dẫn. Khi V3KĐ dẫn sẽ có dòng từ + 20 R17 cực C của V3KĐ ra cực E của V3KĐ

Mass. Khi Ic của V3KĐ tăng sụt áp trên R17 tăng UBE của V4 giảm V4

bớt thông Ic V4 giảm Ib của V3KĐ giảm Ic của V3KĐ giảm.

* Định thiên cho V4KĐDòng điện từ + 20v qua chiết áp R19, V10, R20, R21 V1 Mass tạo

thiên áp cho V5 dẫn. Khi V5 dẫn dòng từ + 20 v R22 V5 R23 vào cực B, ra cực E của V4KĐ Mass định thiên cho V4KĐ làm cho V4KĐ dẫn. Khi V4KĐ

dẫn sẽ có dòng từ + 20 R22 cực C của V4KĐ ra cực E của V4KĐ Mass. Khi Ic của V3KĐ giảm sụt áp trên R22 giảm UBE của V4 tăng V5

thông mạnh Ic V5 tăng Ib của V4KĐ tăng Ic của V4KĐ tăng.

B. Phần khuếch đại : Tín hiệu SCT từ khối kích thích với mức + 8 dbm, trở kháng 50 được đưa đến khối kích thích ở X2 đưa qua mạch suy hao phối hợp trở kháng R1 R2 R3 sau đó lần lượt được KĐ qua tần KĐ công suất cao chế độ A V1, V2, V3, V4 ( tín hiệu ra ở cực C của tầng trước được đưa trực tiếp vào cực B của tầng sau.

Ngõ ra của V4 tín hiệu của mức từ 30 đến 37 dbm,k tín hiệu được đưa qua mạch cách ly để đến Diplexer. Mạch cách ly có nhiệm vụ chống hiện tượng phản xạ SĐT ở đầu ra của mạch KĐCS. Ngõ ra của mạch KĐCS (sau V4KĐ) tín hiệu được trích 1 phần nắn qua V5 tạo thành điện áp 1 chiều và được chia áp qua R25 R26 R27 để đưa ra đầu RF MON. Tín hiệu RFMON được dùng để chỉ thị mức phát, giám sát mức phát và tạo tín hiệu tự động điều chỉnh mức AGC.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 20 Phần I. Lý thuyết

Page 21: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

III.2. Máy thu1. Khối RF CONVERTERA. Bộ đổi tần

Tín hiệu SCT với băng tần từ 1427 1535 MHz được đưa vào đầu vào khối tần ở 17X1. Sau đó tín hiệu được khuyếch đại bởi 2 tầng Kđại tạp âm nhỏ V107 và V106. V108 và V105 tạo ra các nguồn dông để cung cấp thiên áp cho V107 và V106 đảm bảo V107 và V106 luôn thiên áp ổn định.

Nếu vì một lý do nào đó mà dòng điện định thiên trong V107 và V106 thay đổi thì các nguồn dong này sẽ tự động điều chỉnh để chồng lại các sự thay đổi đó.

Giả sử dòng điện Ic trong V107 tăng thì sụt áp nên R105 tăng VBE của V108 giảm V108 bớt thông dòng điện thiên cho V107 giảm VBE của V107 giảm V107 bớt thông đưa dòng IC về giá trị ổn định.

Giả sử nếu dòng IC trong V106 giảm thì sụt áp trên R101 giảm UBE của V105 tăng V105 thông mạnh dòng định thiên cho V106 tăng

V106 thông mạnh đưa IC về giá trị ổn định.Tín hiệu SCT sau khi khuếch đại được đưa đến mạch trộn hạ tần

loại trừ tần số ảnh (được tạo bởi 1 mạch 900, 1 mạch sai động 900, các đi ot pin V101 V104 và các tụ điện, cuộn cảm) để trộn với tín hiệu dao động nội của máy thu được tạo ra từ bộ dao động VCO (mạch này bao gồm V111, V109 và các phần tử R,L,C kết hợp) đã qua khuếch đại bởi N102 và N103.

Sau bộ trọn ta thu được tín hiệu trung tần 35 NHZ đưa sang khối trung tần

Tín hiệu từ bộ dao động Vco được trích 1 phần khuếch đại qua N101, đưa đến 2 bộ chia tốc độ cao D1,D2. Mỗi bộ thực hiện chia 4, 2 bộ tương ứng với mạch chia 16, đầu ra D2 ta thu được 1 mẫu thực hiện VCO có tần số từ 87 đến 93, 75 MHZ đưa đến mạch tổng hợp tần số.

B. Mạch tổng hợp tần sốMẫu VCO có tần số nằm trong băng 87 đến 93,75 MHZ được ghép

qua biến áp T1 và đưa vào bộ chia ECL D2. Ới đây tín hiệu được chia 10 hoặc 11 tuỳ theo tín hiệu điều khiển từ bộ chia vạn năng hợp tình được D1.

Tín hiệu ra sau D2 được chuyển đổi mức thành CMOS nhờ Transitor V47 và các V44, V45,46. Sau đó được đưa đến D1.

Mẫu VCO lúc này có tần số từ 8,7 đến 9,375 MHZ được D1 chia theo hệ số được lập trình bởi các chuyển mạch thập phân S1,S2,S3,S4 và mạng Diode.

Trong đó S1,S2,S3,S4 xác định tần số công tác của máy thu. Ví dụ máy thu công tác ở tần số 1452,5 MHZ thì hàng tần số cao nhất 1000 được đầu cứng

S1 = 4, S2 = 5, S3 = 2, S4 = 5S1 điều chỉnh hàng năm MHZS2 điều chỉnh hàng chụcS3 điều chỉnh hàng đơn vịS4 điều chỉnh hàng thập phânSau khi chia D1 đưa ra 2 mẫu VCO 1 mẫu có tần số 6,25 MHZ và 1

mẫu có tần số 62,5 MHZ. Các mẫu VCO này được đưa đến D3 để so sánh với 1 mẫu tín hiệu chuẩn được lấy từ bộ dao động thạch anh 5MHZ đã được D3 chia 80 hoặc 81.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 21 Phần I. Lý thuyết

Page 22: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Sau khi so sánh các và tần số giữa mẫu VCO và mẫu chuẩn được thể hiện bằng các điện áp lỗi và được lọc vòng qua N1 đưa về đặt vào 2 đầu diode biến dung V109 để thay đổi tần số và pha của VCO đảm bảo tần số và pha của VCO luôn luôn ổn định.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 22 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

7. M

ạch

điện

của

khố

i RF

CO

NVE

RR

T su

ất tr

ong

máy

thu

RM

D-1

504

Page 23: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Nếu D1 có sự cố thì D3 : 4 có mức cao đưa qua V41 về reset lại bộ chia D1. Nếu mạch vẫn tiếp tục bị sự cố thì mức cao ở D3 : 4 làm cho V48 dẫn đưa ra cảnh báo về sự cố của mạch tổng hợp tần số.

2. Khối trung tần : A. Khối lọc trung tần

Tín hiệu trung tần 35 MHZ từ khối đổi tần đưa vào trung tần ở 20 x1 được ghép qua biến áp phối hợp trở kháng T1 sau đó được khuếch đại bởi 2 tầng khuếch đại V1 và V2, trong đó V2 là transistor thường đặt trong hợp kim loại và vỏ hộp được nối đất để tránh các ảnh hưởng nhiễu. Sau khi tín hiệu đưa đến mạch lọc thông giải gồm L1, L2, L3, L4, cùng với các phần tử tụ kết hợp với nó. Mạch lọc này đảm bảo 1/2 độ chọn lọc của máy thu và tín hiệu ra sau mạch đưa đến mạch khuếch đại đệm V3.

Sau đó được bởi mạch lọc gồm L5, L6, L7, kết hợp với các tụ điện. Mạch lọc này đảm bảo 1/2 độ chọn lọc lại máy thu, sau khi lọc thì tín hiệu đưa qua mạch suy hao phối hợp trở kháng R17, R18, R19, để đưa đến khối khuếch đại trung tần.

Tất cả được lọc trong hộp kim loại kín để tránh nhiễu.B. Khối khuếch đại trung tần;

Sau khi thì tín hiệu trung tần được đưa vào 20 x 20 qua mạch phối hợp trở kháng L5, L6 và lần lượt được khuếch đại qua 5 tầng khuếch đại gồm : V1 - V2, V4 - V5, V7 - V8, V10 - V11, V13 - V14, các tầng khuếch đại này mắc theo kiểu Dalington để nhằm tăng hệ số khuếch đại của mỗi tầng.

5 Tầng khuếch đại thì được điều khiển bởi 2 mạch AGC.- Mạch 1 điều khiển 4 tầng đầu.- Mạch AGC điều khiển tầng cuối.* Nguyên lý của mạch AGC thứ nhấtỞ ngõ ra của tầng khuếch đại thứ 4 tín hiệu được trích 1 phần để

nắn thành điện áp 1 chiều để chỉnh diode V17 sau đó lọc bởi C36 và thông qua X6 đặt vào N1 chân 3 (chân không đảo) chân đảo N1 (N1 : 2) là đáp chuẩn được lấy từ mạch phân áp R65, R69. Nếu mức ra của tín hiệu sau tầng thứ 4 tăng thì đ. Áp 1 chiều nắn được sẽ lớn ngõ ra N1 : 6 tăng cực B của V15 làm UBE của V15 giảm V15 bớt thông dòng qua V15 giảm dòng qua các diode pin V3, V6, V9, giảm làm tăng suy hao tại các diode pin này dẫn đến giảm mức vào của các tầng khuếch đại. Do đó mức ra của tín hiệu sẽ giảm.

* Mạch AGC thứ 2 : Ở sau tầng 5 tín hiệu được trích 1 phần để nắn qua diode V23 lọc

bởi C45 đưa vào N2 chân 3 (chân không đảo) chân đảo của N2 là đáp chuẩn được lấy từ chiết áp R17. Nếu mức ra sau tầng 5 lớn thì đ. Áp 1 chiều nắn được cũng lớn. Ngõ ra N2 lớn làm UBE V21 giảm và do đó dòng qua V21 giảm dòng qua diode pin V12 giảm làm tăng suy hao đầu vào của tầng khuếch đại thứ 5, do đó mức ra giảm xuống.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 23 Phần I. Lý thuyết

Page 24: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Ngược lại mứt ra nhỏ đ. Áp 1 chiều về V23 nhỏ dẫn đến sau N2

giảm UBE V21 tăng (thông mạnh) dòng qua diode pin V12 tăng làm tầng khuếch đại 5 thông mạnh trở lại.

Tín hiệu đầu vào của mạch khuếch đại trung tần biến động trong khoảng 50 dbm sau tầng khuếch đại thứ 4 thì tín hiệu biến động khoảng 10 dbm và sau tầng 5 thì tín hiệu biến động trong khoảng 2 dbm. Và tín hiệu ra luôn ổn định ở mức - 5 dbm 1 dBm.

C. Mạch khuếch đại logarit và giám sát mức thu.Mẫu tín hiệu AGC thì được đưa vào N3d sau đó đưa vào mạch

khuếch đại logarit gồm N4a N4b, N4c, N4d và N3a, N3b, để tạo 1 điện áp logarit biến thiên phù hợp với mẫu đáp AGC. Điện áp logarit sẽ được đưa đến mức chỉ thị mức thu để hiện thị mức thu của máy thu.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 24 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

8. M

ạch

điện

của

khố

i IF

tron

g m

áy th

u R

MD

-150

4

Page 25: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Đồng thời mẫu AGC sau N3d được đưa vào chân không đảo của N3c, khi tín hiệu vào ở máy thu đủ lớn thì mẫu đ. Áp AGC này sẽ nhỏ Ngõ ra N3c có mức thấp và không tác động cảnh báo.

Ngược lại thì điện áp AGC sẽ lớn làm cho ngõ ra N3c có mức cao điều kiện V29 dẫn đưa mức cao ra làm sáng đèn led level ở máy thu để cảnh báo về sự mức thu.

Ngưỡng cảnh báo của mức thu được thiết lập chiết áp R109 thông thường ngưỡng cảnh báo - 80 90 dbm

3. Khối băng tần gốcA. Khối băng tần gốc chính

* Giải điều chế QPSK Tín hiệu trung tần được đưa đến khối giải điều chế QPSK ở X24,

trích 1 phần để đưa đến IFMonitor (giám sát tín hiệu trung tần). Để đưa đến băng tần cơ sở phụ (mạch giám sát và xử lý tín hiệu cảnh báo)

Tín hiệu trung tần đồng thời đưa vào chân 8 của các bộ nhân N1,N2

để nhân với tín hiệu song mang khôi phục từ bộ dao động VCO và tín hiệu sóng mang khôi phục được đưa vào bộ nhân N1, N2 sau khi nhân tín hiệu sau N1, N2 đưa mạch lọc thông thấp để loại bỏ các thành phần tần số cao không mong muốn.

Sau N1 mạch lọc gồm : L3 L4 L7 L8

Sau N2 mạch lọc gồm : L5 L6 L9 L10

Tín hiệu sau khi lọc thì được đưa đến 2 mạch so sánh tốc độ cao N5a, N5b, ở đầu ra bộ so sánh là tín hiệu đã giải điều chế đưa qua X53, X54 để đến D1 (IC lớn)

Sau khi tín hiệu còn được nhận chéo với nhau tại N3, N4 (bộ nhân M3 máy phát, M4) để phát hiện lỗi pha.

Tín hiệu ra ở 2 bộ nhân thì được trừ với nhau tại N15 được lọc thông qua N10 và N11 đưa về đặt vào giữa các diode biến dung V41a, V41b để hiệu chỉnh tần số và tần số của sóng mang khôi phục. Sau N11 nhận được tín hiệu băng tần cơ sở phụ.

Sau N15 còn đưa ra tín hiệu giám sát sóng mang khôi phục.* Mạch khôi phục đồng hồ ký hiệu STR Tín hiệu sau giải điều chế ở X53,54 được đưa vào mạch khôi phục

đồng hồ ký hiệu dùng vòng pha BANG BANG khi có mặt của số liệu điều chế thì sau D10c sẽ xuất hiện các xung ngắn tác động vào D13 tạo ra 1 mức logarit đưa vào mạch so sánh N12 chân 2 điện áp so sánh sau N12 được đặt vào giữa V42a và V42b để điều chỉnh tần số và pha của mạch dao động. Tín hiệu sau khi dao động thì được qua X 26 động. Tín hiệu sau khi dao động thì được qua X26 chia 2 D13d đưa về D1 thông qua X27. Tín hiệu sau bộ chia 2 D13b thì cũng được đưa vào chân không đảo của N12.

* Mạch xử lý số liệu : Tín hiệu sau giải điều chế ở X53, X54 được đưa vào D1 được giải

mà visai, ghép 2 luồng số lại với nhau, giải ngẫu nhiên hoá và phân khung vô tuyến để loại bỏ các bit đồng bộ, bit chèn, bit kiểm tra và tách thành 2 luồng số riêng biệt. 2 luông số sau đó được cân bằng tốc độ để trở lại tốc độc nguyên thuỷ ban đầu 2048 Kb/s nhờ đồng hồ được tạo ra bởi các vòng khoá pha có mặt thạch anh G3 và G4.

Luồng số sau khi cân bằng tốc độ biến đổi NRZ HDB3 và đưa ra D1 ở các chân 13,12 và 10, 14 đệm qua D5 và được đưa lên đường truyền thông qua biến áp T1, T2.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 25 Phần I. Lý thuyết

Page 26: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

D1 sẽ đưa ra các tín hiệu giám sát với đồng hồ ký hiệu khôi phục (STR Monitor), tỷ số lỗi bit vượt quá ngưỡng (BER Monitor) và các tín hiệu thông báo về sự cố của khối phân khung vô tuyến (MUX Fail)

Khi số liệu điều chế có sự cố thì đồng hồ từ dao động AIS thông qua X29 sẽ được đưa vào D1 để thay thế đồng hồ khôi phục, khi đó chèn AIS cho các luồng số ở đầu ra sẽ được lấy từ băng tần gốc phụ.

B. Khối băng tần gốc phụ : Tín hiệu băng tần cơ sở phụ từ khối giải điều chế được đưa qua

X32, qua D17 sau đó tín hiệu được khuếch đại bởi N19a sau đó tín hiệu được chia làm 2 đường.

Đường 1 đi vào mạch lọc số thông cao. N9 với tần số cắt là 2,7 KHZ để lọc lấy Tín hiệu kênh giám sát. Tín hiệu kênh giảm sát chiết áp điều chỉnh mức R344 khuếch đại bởi N19c để đưa đến các thiết bị giám sát

Đường 2 đưa qua mạch lọc số thông thấp N8 với tần số cắt = 2,2 KHZ để lọc lấy tín hiệu kênh nghiệp vụ và tone gọi, tín hiệu ra ở N8

được chia làm 2 đường.+ Đường 1 qua chiết áp điều chỉnh mức R345 khuếch đại bở N19d đưa

đến đầu ra kênh nghiệp vụ và đưa đến tai nghe tổ hợp nghiệp vụ+ Đường 2 đưa xuống mạch xử lý tín hiệu nghiệp vụ và tone ra loa.S2 : Thao tác bằng nhân công : Việc đưa tín hiệu ra loa có thể thực hiện bằng việc bật công tắc S 2

sang vị trí on. Khi đó cả tone gọi và tiếng nói đều được đưa ra loa.Khi S2 ở vị trí OFF thì chỉ có Tone gọi được đưa ra loa.Khi có Tone gọi 2 KHZ thì Tone sẽ được đưa qua C132 vào N26, N26 sẽ

cảm nhận tín hiệu tone và tạo ra tín hiệu điều khiển để có dòng 1 chiều chạy qua Role K1, khi K1 có dòng DC chạy qua thì tiếp điểm K1/1 chuyển từ 9 5 và K1/2 đóng vào 6 để đưa tín hiệu tone qua N25 khuếch đại và đưa ra loa.

- Con tắc S3 : Làm câm or không làm câm kênh nghiệp vụ

PHÒNG KHOA HỌC Trang 26 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

9. M

ạch

điện

của

khố

i băn

g gố

c ch

ính

tron

g m

áy th

u R

MD

-15

04

Page 27: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

PHÒNG KHOA HỌC Trang 27 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

10. M

ạch

điện

của

khố

i băn

g gố

c ph

ụ tr

ong

máy

thu

RM

D-

1504

Page 28: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

C. Xử lý tín hiệu giám sát cảnh báo.* Tín hiệu cảnh báo về sự cố khối tổng hợp tần số

(SYNTHESISER FAULT)Khi có cảnh báo thì tín hiệu SYNTHESISER FAULT có mức thấp

qua cổng đảo D8 sẽ có mức cao, mức cao này sẽ được đưa qua D3d, D3c, D3b vào chân 10 của N18c điện áp ở chân 10 của N18c dương hơn chân 9 của N18c ngõ ra chân 8 của N18c có mức cao làm sáng đèn Rx Fail

Đồng thời mức cao sau D3b đưa qua D4c và D4d tác động vào D17c để ngõ ra chân D17c có mức cao điều khiển máy thu chèn AIS vào thay thế các luồng số.

* Tín hiệu cảnh báo về sự cố mức tín hiệu trung tần (IF MONITOR)

Tín hiệu trung tần được nắn qua V30 và được tích phân thành điện áp 1 chiều đặt vào chân không đảo của N16a, khi tín hiệu trung tần có biên độ lớn thì điện áp ở N16a, khi tín hiệu trung tần có biên độ lớn thì điện áp ở N16a chân 3 sẽ dương hơn N16 chân 2 làm cho ngõ ra N16a chân 1 có mức cao, mức cao này đặt vào chân đảo của N16b làm cho điện áp ở 16b chân 5 sẽ lớn N16b chân 6 ngõ ra N16b chân 7 có mức thấp không tác động cảnh báo.

Khi biên độ của tín hiệu trung tần giảm xuống 1 ngưỡng nào đó thì điện áp ở N16a chân 3 sẽ thấp hơn N16a chân 2 ngõ ra N16a chân 1 có mức thấp làm cho điện áp N16b chân 5 > N16b chân 6 Ngõ ra N16 chân 7 có mức cao tác động tín hiệu cảnh báo làm sáng đèn Rx Fail và điều kiện máy thu chèn AIS.

* Tín hiệu cảnh báo về số liệu giải điều chế (SIGNAL MONITOR)

PHÒNG KHOA HỌC Trang 28 Phần I. Lý thuyết

Page 29: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Từ khối băng tần gốc chính toạ độ a/10 nối tới khi tín hiệu sau giải điều chế tốt thì đầu Signal monitor sẽ có các xung ngắn, các xung này sẽ được tính phân tạo thành điện áp đưa vào chân đảo của N17c làm cho điện áp N17c chân 9 dương hơn N17c chân 10 Ngõ ra N17c chân 8 có mức thấp và không tác động cảnh báo khi số liệu giải điều chế có sự cố thì sẽ không có các xung đưa vào đầu Signal monitor Điện áp N17c chân 9 = 0 khi đó điện áp ở N17c chân 10 dương hơn N17c : 9 Ngõ ra N17c có mức cao tác động cảnh báo làm sáng đèn Rx Fail và điều khiển chèn AIS.

* Tín hiệu cảnh báo về sự cố của mạch khôi phụcKhi mạch khôi phục đồng hồ ký hiệu hoạt động bình thường thì đầu

STR Monitor sẽ không có các xung tác động.Khi mạch khôi phục đồng hồ ký hiệu có sự cố thì sẽ có các xung

được đưa đầu STR Monitor các xung này sẽ được tích phân thành điện áp 1 chiều đưa vào chân không đảo (chân 12) N17d làm cho điện áp chân 12 > chân 13 ngõ ra của N17d có mức cao tác động cảnh báo làm sáng đèn Rx Fail và điều khiển chèn AIS.

* Tín hiệu giám sát về sự cố mạch khôi phục sóng mang (CR Monitor)

Bình thường thì đầu CR Monitor thì được xác định điện áp nào đó và điện áp này được tích phân C150, R162 đưa vào chân đảo của N17a làm cho N17a chân 2 > N17a chân 3 Ngõ ra N17a có mức thấp đưa vào chân không đảo của N17b làm cho N17b chân 5 < N17b chân 6 ngõ ra N17b có mức thấp và không tác động cảnh báo.

- Khi mạch sáng mang có sự cố thì đầu CR Monitor có điện áp rất thấp N17a chân 2 < N17a3 Ngõ ra N17a có mức cao đưa vào N17b chân 5 làm cho N17b chân 5> N17b chân 6 ngõ ra N17b sẽ có mức cao tác động cảnh báo làm sáng đèn Rx Fail và điều khiển chèn AIS

* Tín hiệu giám sát BER (tỷ số bit lỗi)Bình thường khi số liệu tốt thì đầu BER Monitor sẽ có mức 0 qua

cổng đảo D17a có mức cao đưa vào chân 2 của N6 N6 không hoạt động.Khi đường truyền bị lỗi thì đầu BER Monitor sẽ xuất hiện các xung

thông báo lỗi thông qua D17a đặt các mức thấp vào chân 2 của N6 kích thích N6 hoạt động khi đó sẽ có các xung được tạo ra N6 chân 3. Tuỳ theo X52 được đặt ở vị trí 10-3 or 10-6mà các xung này sẽ được đưa vào các mạch tích phân khác nhau để tạo điện áp 1 chiều đưa vào chân không đảo của N18a làm cho N18a chân 3 > N18a chân 2 ngõ ra N18a có mức cao đặt vào N18b chân 5 làm cho N18 chân 5 > N18b chân 6 ngõ ra N18b có mức cao làm sáng đèn cảnh báo BER và tác động điều khiển chèn AIS.

Khi có sự cố khối MUX hoặc khối EB fail thì máy thu sẽ chèn AIS (tín hiệu đều có mức cao MUX Fail và EB Fail nằm trong D1 nên không cần thiết đưa ra, cảnh báo.

E. Mạch cấp nguồn : * Mạch bảo vệ đầu vào :

Cầu chì F1, F2 = 1A, diode chống đảo cực V1 chống quá áp V3, V11, R251, R250

C204, L20, L21, L22 : mạch lọc nguồn.* Mạch DC sang AC

PHÒNG KHOA HỌC Trang 29 Phần I. Lý thuyết

Page 30: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Khi S1 đóng mạch được cấp nguồn V12 dẫn kéo theo V14 dẫn đưa + nguồn cấp vào chân 15 của N20 khi đó điện áp giữa chân 8 và 15 là 8 13V.

Khi được cấp nguồn thì N20 hoạt động và tạo ra chân 11 dãy xung có tần số = 30 KHZ, các xung này thông qua V8 và V18 x 35 đặt vào cực cổng của transistor chuyển mạch chạy từ OV Sơ cấp biến áp V19 về âm nguồn. Đường qua biến áp là dòng xung biến thiên sẽ gây ra 1 từ thông biến thiên cảm ứng sang thứ cấp qua Sđđ cảm ứng và các cảm ứng này sẽ được nắn thành DC mong muốn khi trong mạch sơ cấp có dòng điện thì 1 phần điện áp cảm ứng sang cuộn thứ cấp (2 - 1) được nắn và lọc thành DC 1 chiều, ổn định thông qua V21 đưa về cấp cho N20 và làm tắt V14.

Khi trong mạch của cuộn sơ cấp xảy ra hiện tượng qua dòng. Thì điện áp trên R326 cảm biến dòng đủ lớn làm cho V16 tắt V15 dẫn đưa mức trong vào chân 2 của n24 kích cho N24 hoạt động tạo ra xung chân 3 N24 R274 điều kiện cực B của V17 làm V17 dẫn vào đưa mức trong thông qua x 34 vào chân 9 của N20 làm giảm độ rộng or ngắt đi 1 số xung điều khiển để tránh hiện tượng quá dòng.* Mạch biến đổi AC sang DC

+ Nguồn + 36v thì được nắn bởi V2 lọc C230, C230 và ổn áp V7, đưa qua X 39 để cung cấp cho máy thu.

+ Nguồn + 10v thì được nắn bởi V24 lọc bởi C240 ổn áp N21 , đưa qua X 36 để cung cấp cho máy thu. Có thể điều chỉnh R335

+ Nguồn + 5v thì được nắn bởi V25 lọc C241 ổn áp N22 điều chỉnh mức ra R336 và cung cấp thông qua X37. Nguồn + 5v còn cấp cho đèn H1 trên máy.

+ Nguồn - 5v được nắn bởi V26, lọc bởi C248, ổn áp bởi N23 và thông qua X 38 cung cấp cho các mạch trong máy thu.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 30 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 1.

10. M

ạch

điện

của

khố

i cấp

ngu

ồn tr

ong

máy

thu

RM

D-

1504

Page 31: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

CHƯƠNG II. THIẾT BỊ VI BA SỐ DM2G – 1000

Thiết bị vi ba số DM2G-1000 là thiết bị vi ba dung lượng trung bình do Hảng Fusitsu - Nhật Bản sản xuất đang được sử dụngrộng rãi trong mạng truyền dẫn ở Việt Nam. Thiết bị có kết cấu gọn nhẹ và thông tin ổn định.

I. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ1. Thông số chính - Băng tần công tác : 2025 đến 2110MHZ

2200 đến 2290MHZ- Dạng điều chế : QAM- Dung lượng truyền dẫn : 8 luồng số 2,048Mbit/s- Cấu hình hệ thống : 1+0- Các đầu nối cáp+ Các đầu nối cao tần RF : loại N (ổ cái có ốc vặn) : Z0 = 50+ Các đầu nối tín hiệu băng tần cơ sở : đầu nối nhiều chân- Nguồn cung cấp : - 24V hoặc -48V phạm vi biến đổi cho phép

của nguồn từ- 19V đến -60V

- Công suất tiêu thụ : 75W

2. Suy hao bộ lọc phân nhánh antena. Phía phát :Suy hao phía phát gồm bộ lọc phát, chuyển mạch phát và van 1

chiều (circulator) (TBF : TSW, CIR) : 3dB đến 3,5dB, cao nhất 5,5dBb. Phía thu ;Suy hao phía thu gồm bộ lọc thu, bộ ghép, van 1 chiều là : 5,5dB.

Cao nhất là 6dB

PHÒNG KHOA HỌC Trang 31 Phần I. Lý thuyết

Page 32: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

3. Máy phát vo tuyến- Công suất đưa ra là 33dB- Độ ổn định tần số là 10-5

- Phương thức điều chế : điều chế trực tiếp tín hiệu số vào sóng mang RF 2GHz

- Tốc độ dự liệu số liệu đầu vào : 2 luồng số liệu 8,448Mbit/s và 2 luồng số liệu nghiệp vụ 140,8kbit/s DSC

4. Máy thu vô tuyến- Loại máy thu : đổi tần 1 lần- Tạp âm hình : 3,5dB - 4dB- Độ ổn định tần số dao động nội (VCO ) 10-5

- Mức tín hiệu đầu vào máy thu lớn nhất cho phép : -42dBm- Ngưỡng thu tại BER = 10-3 là -89dBm- Tần số trung tần : 70MHz- Tốc độ số liệu đầu ra là : 2 luồng dự liệu có tốc độ 9,01764Mbit/s

5. Giao tiếp tín hiệu băng cơ sở- Tốc độ dự liệu vào ra : 8 luồng số liệu 2,048Mbit/s- Trở kháng đầu vào :- Trở kháng đầu ra :+ 75 cân bằng/không cân bằng+ 120 cân bằng- Dạng mã sử dụng : HDB3 hoặc AMI6. Giao tiếp kênh nghiệp vụ số :- Tố độ dự liệu : 2 đường 140,9kbit/đường- Dung lượng truyền : 4 đường 64kbit/s (4 kênh 64kbit/s)

7. Giao tiếp tín hiệu số :- Tốc độ 64kbit/s- Điều kiện giao tiếp số : CCITT G703

8. Giao tiếp tín hiệu tương tự (giao tiếp tín hiệu tần số âm thanh)

- Băng tần : (300-3400)Hz- Mức tín hiệu vào : (-16 1)dBm điều chỉnh được- Mức tín hiệu ra : (-8 7)dBm điều chỉnh được- Trở kháng vào/ra : 600 cân bằng

9. Giao tiếp máy điện thoại kéo dài (Giao tiếp thoại mở rộng)- Băng tần : (300-3400)Hz- Mức tín hiệu vào : -4dBm- Mức tín hiệu ra : -4dBm

10. Cấu hình hệ thốngCấu hình 1+0 của 1 thiết bị DM2G-1000 được mô tả như ở

hình 2.1.

11. Phân bố tần số

PHÒNG KHOA HỌC Trang 32 Phần I. Lý thuyết

X: Khoảng cách kênh lân cận : 14 MHzY: Khoảng cách thu phát : 28 MHz

X

Y 119 MHz

175 MHz2155 MHz2025 MHz 2290 MHz

Page 33: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Nửa băng thấp : fn = f0 -130,5 + 14n(n=1,2,3,4,5)Nửa băng cao : fn = f0 - 44,5 + 14n (n=1,2,3,4,5)

II. SƠ ĐỒ KHỐI THIẾT BỊ VI BA SỐ DM2G-1000II.1 Máy phát

1. Sơ đồ khốiSơ đồ khối thiết bị phát được trình bày trên hình 2.2Máy phát DM2G 1000 được cấu trúc gồm có 4 khối :- Bộ xử lý dự liệu phát : TDP- Dao động : OSC- Điều chế : MOD- Khếch đại công suất siêu cao tần : HPA

PHÒNG KHOA HỌC Trang 33 Phần I. Lý thuyết

Hình 2.1 Cấu hình 1+0 của một thiết bị DM2G 1000

TDP MOD HPA

OSC

U-B

B-U

DEM RIF R CONV

1

3RSW

B IN

B OUT

LỌC PHÁT

LỌC THU

RF IN/OUTOSC: Bộ dao độngTDP: Khối xử lý số liệu phát.MOD: Khối điều chếHPA: Khối khuếch đại công suấtB IN: các luồng số 2Mb/s vào

B OUT: các luồng số 2Mb/s raDEM: Khối giải điều chếR CONV: Khối biến đổi hạ tầnRIF: Khối trung tần

RF IN/OUT: Điểm nối

anten

Luồng tín hiệu chínhLuồng tín hiệu phụ

VF/DGTL

DIGCONN

DSC INTF(MUX/

DEMUX, STF/DSTF

)

TEL/BR NET

Hiển thịKhai thác

DRVPIU

30 EXL INTF MPU

DI

SW CONT

1

3

DSPL 2

DSC 2

SV LGC 1- VF/DGTL: Kênh điện thoại tương tự hay số- DIG CONN: Đấu nối số- DSC INTF(MUX/DEMUX, STF/DSTF): Giao tiếp DSC (Ghép kênh/Phân kênh)- TEL/BR NET: Mạng chia nhánh điện thoại- SPK: Loa - DRV: Điều khiển- MPU: Khối xử lý chính- SW CONT: Điều khiển chuyển mạch- PIU: Giao tiếp ngoại vi

SPK

VF/DGTL

Các AS-30 EXL khác

Lặp/ phân nhánhPhân

nhánh điện thoại

nghiệp vụ

Giám sát vô tuyến

nhiều mứcHai mức

cảnh báo

Điều khiển RSW

Tổ hợp nói

nghe

1 5’2 3 4 5 1’ 2’ 3’ 4’

Page 34: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

PHÒNG KHOA HỌC Trang 34 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 2.

2 Sơ

đồ

khối

máy

phá

t DM

2G 1

000

Page 35: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

2. Chức năng của các khốia. Khối xử lý tín hiệu phát TDPSơ đồ khối bộ xử lý dữ liệu phát mô tả trên hình 2.3. Khối xử lý tín

hiệu phát nhận 2 luồng số liệu 8Mbit/s từ khối B-U/U-B đưa tới tiến hành các khâu xử lý để sau đó đưa sang khối điều ché MOD. Quá trình xử lý là thực hiện biến đổi luống số từ nối tiếp thành song song, biến đổi tốc độ luồng số để có tốc độ cao hơn, đưa thêm vào luống số các bit của kênh nghiệp vụ số, thực hiện ngẫu nhiên hoá số liệu. Tại khối TDP còn có mạch điều khiển công suất ra của máy phát một cách tự động ALC, có mạch giao tiếp số liệu cho giám sát của SVLGC1, cảnh báo công suất phát cảnh báo vòng khoá pha PLL, mở tắt mạch điều khiển mức tự động (ALC). Để thực hiện các nhiệm vụ trên thì khối TPD phải có các khâu xử lý tín hiệu sau :

- Biến đổi tốc độ luồng số liệu chung- Kiểm soát các bit chẳn lẽ- Tổ chức ghép số liệu gồm :+ Các bit số liệu luồng chính+ Các bít đồng bộ khung+ Các bít kiểm soát chẳn lẽ+ Các bit số liệu kênh nghiệp vụ số DSC+ Các bit điều khiển chèn+ Các bit nhận dạng tuyến- Ngẫu nhiên hoá luồng số liệu- Mã hoá vi sai số liệu- Gửi tín hiệu nhận dạng cảnh báo AIS- Khối xử lý TDP gồm có 4 bộ phận đó là :+ Mạch xử lý tín hiệu số bằng IC tổ hợp cao LSI (DP)+ Mạch giao tiếp số liệu giám sát và điều khiển+ Mạch giao tiếp số liệu giám sát+ Mạch điều khiển nguồn cấp điệnNguyên lý hoạt động của khối được mô tả tóm tắt như sau : Hai

luồng số chính và đồng hồ của nó từ khối B-U/U-B đưa sang và tới mạch LSI tốc độ 8,448Mbit/s qua mạch biến đổi nối tiếp thành song song qua bộ nhớ đàn hồi, ở đây số liệu được viết vào và đọc ra nhờ đồng hồ chủ. Tín hiệu số lại được đưa qua khối điều khiển AIS. Khối này chịu sự điều khiển bởi tín hiệu sự cố số liệu đưa từ khối B-U/U-b tới. Sau đó các luồng số liệu được ngẫu nhiên hoá nhờ chuỗi bit giả ngẫu nhiên được tạo ra trong IC. Hai dãy số sau ngẫu nhiên hoá được cộng thêm các bit của kênh nghiệp vụ số, các bit kiểm tra chẳn lẽ, các bit đồng bộ khung, các bit nhận dạng tuyến ID.

Hai luồng số có tốc độ 9,0176Mbit/s tiếp tục được đưa qua bộ mã hoá vi sai để có đầu ra hai luồng số S1,S2 để đưa sang khối điều chế sóng mang MOD. Khi mất số liệu đầu vào thì LSI sẽ gửi đi tín hiệu AIS thay thể luồng số vào. Quá trình xử lý tín hiệu AIS cũng giống như quá trình xử lý tín hiệu số đã trình bày ở trên.

Với kênh nghiệp vụ số DSC thì : hai luồng số liệu của các kênh nghiệp vụ số được đồng bộ bởi đồng bộ bởi đồng bộ DSC CLK và được ghép vào luồng số chính như mô tả ở trên.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 35 Phần I. Lý thuyết

MẠCH XỬ LÝ SỐ

LIỆU LSI(DP)

8,448 Mb/s số liệu vào từ B-U8,448MHz đồng hồ vào từ B-U

Mất tín hiệu vào từ B-U1

2

VCXO9,01764

MHz

CONT

OUT PUT

2

1140,8 Kb/s từ DSC

CW CONT

SW2

9,01764 Mb/s

9,01764 Mb/s

Tới mạch điều chế

CW ON TO SV LGC 2

SIG IN

T PWR

PLL

ALC CONT & SV DATA INTERFACE

CIRCUIT

Mất DSC vào SV LGC 2

Phát hiện mức phát từ HPA

Điều khiển mức tự động cho HPAGiám sát mức phát tới SV LGC

2Cảnh báo công suất phát tới SV LGC 2Đóng mở ALC tới SV LGC 2

SV DATA INTERFACE

CIRCUIT

Cảnh báo PLL từ bộ dao động Cảnh báo PLL tới SV LGC 2

POWER SUPPLY CONT

Tới khuếch đại công suất siêu cao

tầnTừ khối cấp

nguồn

+ 10V

+ 5V + 5V

+ 10V

Page 36: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Hình 2.3 Sơ đồ khối xử lý số liệu phát

Nếu một trong hai luồng dự liệu DSC IN bị mất, cảnh báo SIG In xuất hiện và SIG IN LED sáng đỏ trên panel của máy phát sáng.

Khối TDP còn tham gia mạch giao tiếp tín hiệu giám sát và cảnh báo, mạch điều khiển ALC. Một bộ tách sóng mức công suất phát ở khối khuếch đại công suất HPA luôn luôn theo dõi mức công suất ra của máy phát. Điện áp 1 chiều DC ở đầu ra bộ tách sóng (TL VL DET) sử dụng cho ALC và giám sát mức phát (TLVL MON). Để thay đổi công suất ra RF có thể thay đổi điều khiển ALC bằng bộ suy hao có thể thay đổi AVTT ở khối HPA. Tín hiệu đầu ra bộ TLVLs (Transmit - LEVEL) DET được đưa qua mạch logic giám sát một (SVLGC1) để tới bộ giám sát công suất ra của máy phát.

Khối TDP nhận cảnh báo vòng khoá pha (PLL-ALARM) khi bộ dao động OSC không được khoá pha.

Chuyển mạch SW2 dùng để điều khiển mạch điều khiển sóng mang (CW CONT). Khi SW2 được đặt máy phát ở CWON và một sóng mang không điều chế được đưa tới đầu ra Tx

Điệp áp nguồn lấy từ khối nguồn nuôi PS : Điệp áp + 10V + 5V cấp cho khối khuếch đại công suất HPA chịu điều khiển bởi mạch chuyển mạch nguồn ở khối TDP. Chuyển mạch này ở vị trí ON khi vòng khoá pha PLL của bộ dao động OSC hoạt động bình thường, nó sẽ tự động đặt tới OFF khi phát hiện có cảnh báo vòng khoá pha và cắt nguồn cung cấp cho khối khuếch đại công suất HPA.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 36 Phần I. Lý thuyết

Page 37: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

b. Khối dao động chủ sóng OSCKhối OSC là một bộ phận tạo tín hiệu RF được sử dụng cho hệ điều

chế trực tiếp tín hiệu RF. Nó cung cấp sóng mang RF tới MOD. Phần chủ yếu là bộ tạo dao động điều khiển áp VCO, bộ dao động VCO được ổn định tần số - pha bằng vòng khoá pha PLL. Dải tần sóng mang nằm trên băng tần : 2000MHz - 2150MHz và 2150MHz - 2300MHz . Độ ổn định tần số công tác : 10-6

Mức công suất đầu ra để kiểm tra -15dBm. Bộ dao động VCO thực hiện vòng khoá pha với tần số dao động chuẩn là 8MHz, dao động chuẩn này được chia thấp để có tần số so sánh tại 250kHz. Để thay đổi tần số RF khi cần thiết thiết bị có bộ phận chỉnh kênh với bước nhảy là 500kHz. Tần số công suất của máy phát có thể điều chỉnh được nhờ các chuyển mạch từ SW1 đến SW4.

c. Khối điều chế MODKhối MOD lấy sóng mang RF từ khối OSC đưa tới và tín hiệu số đến

được điều chế trực tiếp vào sóng mang này với phương thức 4QAMKhối này có đặc tính kỹ thuật sau :Dải tần công tác :2000MHz - 2150MHz

2150MHz - 2300MHz Mức tín hiệu đầu vào -5dBm 1bBTín hiệu đầu ra sau điều chế có mức : 5dBm 1dBLỗi pha nhỏ hơn 50

Điện áp điều chế 800mVHoạt động của khối được trình bày như sau : Sóng mang RF lấy từ

bộ dao động VCO sau khi được lọc và khuếch đại thì chia làm 2 đường nhờ cầu chia. Một đường RF đưa tới đầu ra ở mặt máy LOF MON để kiểm tra. Đường thứ 2 sóng mang RF được chia 2 và lệch pha 900, để đưa tới bộ điều chế 4QAM. Hai luồng số S1,S2 có tốc độ mỗi luồng là 9,0176Mbit/s từ khối xử lý băng tần phát TDP đến để điều chế sóng mang RF.Sóng mang sau điều chế được khuếch đại tới -5dBm, rồi đưa sang khối khuếch đại công suất phát.

d. Khối khuếch đại công suất phát (HPA)Khối khuếch đại công suất phát HPA có nhiệm vụ khuếch đại sóng

mang đã điều chế từ đầu vào lên công suất yêu cầu ở đầu ra, khối gồm có các khối nhỏ : bộ khuếch đại công suất siêu cao tần RF, bộ suy hao có thể thay đổi AVTT, bộ chia và tổng hợp công suất, bộ khuếch đại công suất lớn siêu cao tần. Khối nhận tín hiệu ở đầu vào từ khối điều chế sang mức +33dBm. Sau đó đưa đến bộ phân nhánh siêu cao tần BRNTWK đến fiđơ, đến anten bức xạ ra không gian.

3. Nguyên lý hoạt độngHai luồng số liệu chính BB DATA IN cùng với 2 luồng số liệu DSC

DATA IN 1 và DSC DATA IN 2, cùng với các đồng hồ tương ứng được đưa đến khối STB. Các số liệu này đưa đến IC tích hợp mất độ cao trong TDP, ở độ tín hiệu sẽ được chuyển đổi tốc độ, phát hiện AIS khi tín hiệu vào có sự cố, và được ngẫu nhiên hóa và thực hiện ghép khung vô tuyến. Việc ghép khung vô tuyến được thực hiện bằng cách ghép các số liệu chính

PHÒNG KHOA HỌC Trang 37 Phần I. Lý thuyết

Page 38: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

8,448 Mb/S với số liệu nghiệp vụ 140,8 Kb/s cùng với các bit đồng bộ khung, kiểm tra chẵn lẽ, các bit chèn và nhận dạng tuyến, sau khi ghép khung ta thu được 2 luồng số 9,01764 Mb/S (S1 và S2) đưa sang khối điều chế MOD để điều chế trực tiếp vào sóng mang SCT. Các luồng số S1, S2

đồng thời được đưa ra ngoài để phục vụ cho việc đấu vòng.Sóng mang siêu cao tần đưa vò khối điều chế MOD được lấy từ bộ

dao động VCO thông qua tầng khuếch đại và 2 mạch suy hoa. tín hiệu ra ở đầu VCO được trích 1 phần để đưa về vòng khóa pha PLL. Tại vòng khóa pha PLL tín hiệu được so sánh với 1 mẫu chuẩn có tần số = 8MHZ, Với tần số so sánh là 250KHZ các điện áp sai pha và tần số ở PLL được lọc vòng về để điều chỉnh tần số và pha của VCO.

Khi vòng khóa pha bị sự cố thì tín hiệu cảnh báo được đưa đến đầu PLL A lam để thông báo về sự cố của vòng khóa pha đồng thời điều khiển khối cấp nguồn để ngắt nguồn cung cấp cho máy KĐCS và đồng thời tác động Led cảnh báo PLL trên mặt máy phát.

Đưa tín hiệu siêu cao tần vào khối điều chế MOD, trước hết tín hiệu đưa qua 1 mạch chia, để chia làm 2 đường.

Đường 1 qua 2 mạch suy hao và 1 mạch khuếch đại đưa ra đầu giám sát tín hiệu dao động nội (với mức -15 dbm/50)

Đường 2 thông qua 2 suy hao Mạch khuếch đại rồi chia làm 2 đường để đưa vào mạch điều chế MOD các luồng số S1, S2 trước hết lọc thông thấp để hạn chế phổ sau đó được khuếch đại và được đưa đến mạch MOD để nhận được sóng mang, sau khi điều chế ta thu được tín hiệu 4QAM, tín hiệu này được khuếch đại đến mức -5dBm để đến khối KĐCS.

tín hiệu siêu cao tần với mức -5dBm được đưa vào khối KĐCS HPA trước hết tín hiệu được qua 1 mạch suy hao phổi hợp trở kháng tầng khuếch đại thứ 1 suy hao có điều khiển (điều khiển từ khối điều khiển ALC) tiếp đó tín hiệu lại được đưa qua 2 tầng khuếch đại được chia làm 2 đường để đưa tới 2 tầng khuếch đại mắc song song với nhau, công suất ra ở 2 tầng khuếch đại này được cộng với nhau để đưa ra đầu RF out.

Ở ngõ ra của tầng KĐCS được đưa 1 phần vẽ suy hao để đến giám sát. Ngoài ra ở ngõ ra KĐSC tín hiệu được trích 1 phần nắn thành DC đưa về khối ALC Cont thực hiện điều chỉnh mức ra ALC. tín hiệu này được đưa đến mạch suy hao có điều khiển để điều khiển.

Khi cần phát sóng mang không điều chế thì Contac S2 sang on để cấm các luồng số S1, S2 đưa vào khối điều chế MOD.

Khi công suất ra ở máy thu có sự cố thì mạch ALC Cont cũng tác động tín hiệu cảnh báo làm sáng đèn TPWR.

Nếu 1 trong các tín hiệu vào bị mất thì STP tác động cảnh báo làm đèn SIG IN

II.2 Máy thu DM2G-10001. Sơ đồ khốiSơ đồ khối máy thu DM2G-1000 biểu thị trên hình 2.4Máy thu gồm có 2 khối chính :- Khối biến đổi hạ tần thu RCONV. Khối này có nhiệm vụ biến đổi

tần số sóng mang từ siêu cao tần RF xuống tần số trung tần IF.- Khối trung tần và giải điều chế IFDEM : Khối có chức năng lọc lấy

phổ sóng mang trung tần IF, ổn định tín hiệu đầu ra bằng AGC và giải điều chế 4QAM, khôi phục định thời, phát hiện lỗi.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 38 Phần I. Lý thuyết

Page 39: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

2. Chức năng các khốia. Khối biến đổi hạ tần thu RCONVSóng mang RF thu được từ anten qua fiđơ vào bộ lọc phân nhánh

anten BRNTWK tới đầu vào máy thu tức là vào khối biến đổi hạ tần RCONV. Sóng mang được khuếch đại với bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA (Low Noise Ampliter). Bộ dao động riêng với tổng hợp tần số sử dụng vòng khoá pha PLL tạo ra tín hiệu ngoại sai nhằm mục đích đổi tần thu. Tín hiệu RF và tín hiệu ngoại sai được trộn với nhau để lấy ra sóng mang trung tần 70MHz sau đó tín hiệu trung tần được khuếch đại tiếp để đưa sang khối trung tần thu.

b. Khối trung tần thu và giải điều chế IFDEMTín hiệu trung tần từ khối biến đổi hạ tần RCONV đưa sang khuếch

đại với hệ số khuếch đại lớn, ở khối trung tần có hệ thống tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại AGC để đảm bảo mức tín hiệu ra ổn định đưa sang giải điều chế, trong khối có sử dụng bộ lọc SAW để giới hạn độ rộng phổ của tín hiệu trung tần, khối cũng có đường đưa ra để dẫn tới chỉ thị cảnh báo nếu có sự cố IF.

Phần giải điều chế bao gồm giải điều chế 4QAM. Với bộ khôi phục sóng mang CR, không phục đồng hồ BTR, sóng mang có tần số trung tần thu được khôi phục tại bộ CR được khoá pha theo sóng mang tới IF nhờ vòng khoá pha DET A/D ROM lọc tích phân tới bộ dao động VCO. Tại DET trung tần đến so pha với sóng mang khôi phục để lấy ra các tín hiệu đưa sang bộ biến đổi tương tự số A/dBm dưới tác động của đồng hồ khôi phục BTR.

Bộ biến đổi A/D và FF tạo lại hai luồng số để đưa sang bộ xử lý số dung lượng nhỏ SRP. Sơ đồ khối IFDEM biểu diễn trên hình 2.4

Chức năng của khối xử lý số dung lượng nhỏ SRP (Small Capacity Receive Digital Processor) như sau :

- Hai luồng số từ khối giải điều chế đưa sang, ở đây khối SRP sẽ thực hiện các chức năng sau :

+ Phân kênh các bit đồng bộ khung+ Tách bit kiểm tra chẳn lẽ+ Phân kênh các bit kênh nghiệp vụ+ Tách bit kiểm tra chèn+ Tách các bit chỉ thị tuyến

PHÒNG KHOA HỌC Trang 39 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 2.

3 Sơ

đồ

khối

máy

thu

DM

2G -1

000

Page 40: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Ngoài ra trước đó khối SRP còn phải thực hiện giải mã vi sai, giải ngẫu nhiên hoá số liệu. Đầu ra của khối SRP ta lấy được các tín hiệu sau :

+ Hai luồng số liệu DATA1, DATA2+ Hai đường đồng hồ cho các luồng số+ Hai luồng kênh nghiệp vụ số DSC1, DSC2+ Một đường dẫn tín hiệu để chỉ thị cảnh báo BER+ Một đường tín hiệu ra để ra để cảnh báo mất đồng bộ khung.Các đầu ra số liệu của khối được đưa sang khối B-U/U-B và khối

kênh nghiệp vụ số DSC2, khối hiển thị DSPL

PHÒNG KHOA HỌC Trang 40 Phần I. Lý thuyết

Page 41: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Hình 2.4 Sơ đồ khối mạch trung tần thu và giải điều chế IFDEM

3. Nguyên lý hoạt động Tín hiệu siêu cao tần từ Anten với tần số trong khoảng 2000

2300 MHZ được đưa vào đầu vào khối biến đổi hạ tần RF IN.Trước hết đưa vào mạch khuếch đại tạp âm nhỏ sau đó lọc thông

thấp lại bỏ tín hiệu nhiễu và các tín hiệu phát sinh sau khi khuếch đại tín hiệu được chia hai đường để đưa vào mạch trộn hạ tần để loại trừ tần số ảnh. Tín hiệu dao động nội của máy thu được lấy từ bộ dao động VCO thông qua các mạch khuếch đại và suy hao, tín hiệu dao động này cũng được chia làm 2 đường để đưa đến 2 mạch trộn Mix sau khi trộn tín hiệu được ghép lại với nhau để thực hiện chức năng loại trừ tần số ảnh và ta thu được tín hiệu trung tần có tần số fTT. Với:

fTT = fcông tác - fVCO hay fcông tác - fVCO = 70 MHz. Tín hiệu này được khuếch đại qua 2 mạch khuếch đại để đưa đến

khối trung tần.Ở ngõ ra của VCO được trích 1 phần tín hiệu đưa về vòng khóa pha

PLL. Tín hiệu VCO được chia xuống tần số = 250 KHZ để so sánh với mẫu chuẩn điện áp lỗi pha và tần số được lọc vòng về thông qua mạch thông thấp để đưa về điều chỉnh pha và tần số. Nếu khóa pha PLL có sự cố thì 1 tín hiệu cảnh báo được đưa ra đầu PLL ALM để thông báo cảnh báo về sự cố PLL, đồng thời tác động làm đèn led cảnh báo PLL trên máy thu sáng màu đỏ.

Tín hiệu trung tần 70 MHZ được đưa vào khối trung tần, tín hiệu được khuếch đại qua các mạch khuếch đại có điều chỉnh AGC đồng thời được lọc mạch lọc SO FAW để đảm bảo độ chọn lọc máy thu. Sau khi khuếch đại tín hiệu có mức ổn định để đưa đến khối giải điều chế 1 phần tín hiệu trung tần sẽ được đưa đến đầu giám sát tín hiệu trung tần IF Monitor với mức là 10 dBm.

Việc tạo tín hiệu AGC được thực hiện bằng cách lấy 1 phần tín hiệu ở đầu ra nắn tạo thành điện áp 1 chiều để đưa về điều khiển các tầng khuếch đại.

Mẫu tín hiệu AGC được sử dụng để đưa ra tín hiệu cảnh báo về mức thu (Level 1 và Level 2) đồng thời mẫu AGC này cũng được use để giám sát mức thu của máy thu (Rlevel Mon)

PHÒNG KHOA HỌC Trang 41 Phần I. Lý thuyết

Page 42: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Nếu mức thu giảm quá ngưỡng thì các thông báo cảnh báo Level 1, Leve 2 sẽ tác động làm sáng đèn Level trên máy thu. Các điện áp trên đầu Level 1 và Level cũng được sử dụng để chỉ thị mức thu.

Tín hiệu trung tần với mức ổn định được đưa vào khối giải điều chế 4 QAM. Tín hiệu được khuếch đại và chia làm 2 đường để đưa đến 2 bộ phận để nhân với sóng mang khôi phục được lấy từ bộ dao động VCO thông qua các bộ nhớ ROM và các mạch biến đổi A/D để trọn với VCO. Sau 2 bộ phận tín hiệu được lọc thông thấp để loại bỏ các thành phần tần số cao sau đó được khuếch đại và biến đổi A/D và đưa qua 1 mạch Flip Flop để đưa đến khối xử lý dung lượng nhỏ.

Việc khôi phục đồng hồ bit cho số liệu giải điều chế được thể hiện bằng bộ dao động VCXO.

Khối SRP nhận 2 luồng số sau giải điều chế thực hiện giải mã visai, giải phẫu nhiên hóa và phân khung vô tuyến để tách các bit luồng số chính và các luồng số phụ đồng thời loại bỏ các bit đồng bộ, bit kiểm tra chẳn lẽ, bit chèn, bit nhận dạng tuyến. Các luồng số chính được đưa vào đưa vào khối B - U/ U – B, còn các luồng số phụ 140,8 Kb/s được đưa đến DSC2. Khối SRP cũng thực hiện kiểm tra các từ mã đồng bộ vô tuyến và nếu mất đồng bộ thì nó sẽ đưa ra tín hiệu thông báo về mất đồng khung (Frame) và làm sáng đèn Frame trên máy thu. Khối SRP cũng tính toán các bit bị lỗi trong luồng số để đưa ra BER các luồng số bị lỗi trong tính toán.

II.3 Khối biến đổi lưỡng cực/đơn cực và đơn cực/lưỡng cực (KHỐI B-U/U-B)

1. Chức năng của khối- Phía phát : Thực hiện các chức năng sau :+ Biến đổi lưỡng cực thành đơn cực+ Bù tiêu hao cáp+ Khôi phục các xung đồng hồ+ Phát hiện AIS+ Giải mã HDB3 sang NRZ- Phía thu :+ Biến đổi tốc độ xung+ Phát AIS+ Biến đổi đơn cực thành lưỡng cực+ Mã hoá NRZ sang HDB3

2. Nguyên lý hoạt độnga. Phần lưỡng cực - đơn cực (B-U)8 luồng số 2,048 Mb/S 50 ppm được đưa đến 8 khối B - U tương

ứng. Tại B-U tín hiệu sẽ được biến đổi từ luồng cực đơn cực và tái sinh tín hiệu và tại đây các luồng số cũng được bù cân bằng cáp.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 42 Phần I. Lý thuyết

B-U

HDB3 lưỡng cực

2,048 Mb/s

B-U

B-U

B-U

B-U

B-U

B-U

B-U

Biến đổi

HDB3 sang

NRZ và khôi phục xung nhịp

Biến đổi

HDB3 sang

NRZ và khôi phục xung nhịp

12MUX1

12MUX2

1

2

3

4

5

6

7

8

No1 S1 out 8,448 Mb/s

No1 CLK1 8,448 MHz

No1 S2 out 8,448 Mb/s

No1 CLK2 8,448 MHz

No2 S1 out 8,448 Mb/s

No2 CLK1 8,448 MHz

No2 S2 out 8,448 Mb/s

No2 CLK2 8,448 MHz

XO1/2 XO

16,384 MHz (8x2,048 MHz)

16,896 MHz (2x8,448 MHz)

B IN LOSS 1B IN LOSS 8

OR B IN LOSS

AIS RCV 1AIS RCV 8

OR AIS REC

ANDOR

B IN LOSS 1

B IN LOSS 4

12 MUX1 OUT FL

DATA FL 1 No1 SYS

DATA FL 1 No2 SYS

ANDOR

B IN LOSS 1

B IN LOSS 4

12 MUX2 OUT FL

DATA FL 2 No1 SYS

DATA FL 2 No2 SYS

Page 43: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Hình 2.5: Sơ đồ khối phần biến đổi lưỡng cực thành đơn cực (B-U) Tín hiệu sau biến đổi thành đơn cực đưa đến khối giải mã HDB3 NRZ và khôi phục xung nhịp . Sau đó các luồng số được đưa đến 12MUX 1 và 12 MUX 2 và chúng được chia làm 2 nhóm để thực hiện ghép kênh cấp 2. Các luồng số vào từ 1 đến 4 được đưa đến 12 MUX1 sẽ được khối này ghép kênh tạo thành 1 luồng 8,448 Mb/s. Các luồng số vào từ 5 đến 8 được đưa đến 12 MUX2 sẽ được khối này ghép kênh tạo thành 1 luồng 8,448 Mb/s. Các luồng số đầu ra của 12MUX 1 và 12 MUX 2 được chi làm 2 đường để đồng thời đưa đến các máy phát làm việc và máy phát dự phòng (trong hệ thống 1 + 1), còn các hệ thống 1 + 0 chỉ có 1 đầu ra của các đầu ra 12 MUX 1 và 12 MUX 2. Các xung nhịp tương ứng với 2 luồng số nó cũng đồng thời đưa đến máy phát.

Ở đầu vào của từng khối B -U tương ứng với các luồng số sẽ có các mạch giám sát số liệu vào.

Nếu số liệu vào bị mất thì sẽ có 1 tín hiệu thông báo cảnh báo ở mức cao được đưa đến các đầu vào BIN LOSS tương ứng để thông báo cảnh báo mất số liệu vào (BIN LOSS). (Bình thường các ngõ vào cổng OR = 0)

Ở đầu vào của khối B-U còn có các mạch giám sát tín hiệu AIS, khi phát hiện luồng số đầu vào là tín hiệu AIS thì 1 tín hiệu thông báo thu được tín hiệu AIS ở mức cao sẽ được đưa đến 1 trong 8 đầu vào các cổng OR tương ứng với thông báo cảnh báo thu được tín hiệu AIS.

Các tín hiệu giám sát mất số liệu vào được chia làm 2 nhóm các cổng and khác nhau. tín hiệu giám sát của luồng 1 đến 4 sẽ được đến cổng anh thứ 1. Ngõ ra của cổng and này được đến đầu vào cổng OR cùng với tín hiệu cảnh báo về sự cố số liệu ra của 12 MUX 1 để thông báo về sự cố của luồng số thứ 1.

Tương tự tín hiệu giám sát số liệu vào của luồng số 5 đến 8 thì đồng thời đưa đến cổng and thứ 2. Ngõ ra của cổng and được đưa đến

PHÒNG KHOA HỌC Trang 43 Phần I. Lý thuyết

Page 44: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

cổng OR kết hợp với tín hiệu cảnh báo về sự cố số liệu ra của 12 MUX 2 để thông báo sự cố của luồng số thứ 2.

Nếu sự cố của MUX 1 or MUX 2 thì đầu B IN LOSS tương ứng có mức cao thông qua cổng OR để đưa ra thông báo tương ứng (số liệu luồng)

b. Phần đơn cực - lưỡng cực (U-B)Các luồng số S1, S2 với tốc độ 9,01764 Mb/s từ các máy thu được

định đưa đến các mạch chuyển luồng số trong hệ thống 1 + 1 khối CM sẽ chọn các luồng số S1, S2 có chất lượng tốt nhất.

Còn ở hệ thống 1+0 các luồng số S1, S2 được đưa trực tiếp qua khối chuyển mạch chọn luồng số vào các khối 12 DMUX 1 và 12 DMUX2 các luồng số S1 và S2 tương ứng sẽ được thực hiện cân bằng tốc độ sau đó thực hiện phân kênh để tạo thành 8 luồng số 2,048 Mb/s để đưa đến khối lập mã HDB3 sau khi lập mã tín hiệu được biến đổi đơn cực/ lưỡng cực để đưa ra đầu ra tương ứng.

Việc phên kênh số liệu lập mã HDB3 được thể hiệnk bằng các đồng hồ tạo ra từ các bộ dao động VCXO hoạt động với tần số = 16,384 MHZ. Các xung nhịp này được chia 8 để tạo thành xung nhịp 2,048 MHZ.

Trong hệ thống 1+1 nếu các máy thu 1 và 2 đồng thời có sự cố thì các tín hiệu thông báo cảnh báo ở No1 RxALN và No2 Rx ALM sẽ có mức cao làm cho ngõ ra của cổng and sẽ có mức cao đưa ra chỉ thị tín hiệu chèn AIS vào thay thế các luồng số.

Trong hệ thống 1 + 0 thì 1 đầu vào của cổng and được đấu cố định ở mức cao.

- Bout FL : ở các ngõ ra của khối U - B tương ứng với luồng số và sẽ có mạch giám sát ra. Nếu luồng số ra nào bị sự cố thì mạch giám sát tương ứng của luồng số đó sẽ gửi 1 mức cao đến đầu Bout FL tương ứng của cổng OR 8 lối vào để thông báo cảnh báo về sự cố của luồng số ra. Nếu tín hiệu ra ở các ngõ 2Mb/s là AIS thì các mạch giám sát AIS sẽ đưa ra tín hiệu cảnh báo ở mức cao đến các đầu vào AIS SND tương ứng của cổng OR 8 lối vào để thông báo cảnh báo đã gởi tín hiệu AIS.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 44 Phần I. Lý thuyết

2/1 DEMUX

VCXO VCXO VCXO VCXO

LẬP MÃ

HGB3

U-BU-BU-BU-B

2/1 DEMUX

LẬP MÃ

HGB3

U-BU-BU-BU-B

VCXO VCXO VCXO VCXO

HDB3 lưỡng cực

2,048 Mb/s

SSW

1/2

VCXO

16,896 MHz

1/2

VCXO16,896 MHz

SWCONT

SEL số 1SEL số 2MNL SWUSW DRV: điều khiển chuyển mạch đơn cực

No1 S1 In 9,01764 Mb/sNo1 S2 In 9,01764 Mb/sNo1 CLK1 In 9,01764 MHz

No1 CLK2 In 9,01764 MHzNo2 S1 In 9,01764 Mb/sNo2 S2 In 9,01764 Mb/sNo2 CLK1 In 9,01764 MHz

No2 CLK2 In 9,01764 MHz

ANDNo1 Rx ALM

No2 Rx ALM

AIS CONT

OR1

8

B OUT FL 1

B OUT FL 8

B OUT FL

OR1

8

AIS SND 1

AIS SND 8

AIS SND

Page 45: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Hình 2.6: Sơ đồ khối phần biến đổi đơn cực thành lưỡng cực(U-B)

II.4 Khối kênh nghiệp vụ số (DSC2)Sơ đồ khối của khối kênh nghiệp vụ số hình 2.7

1. Các chức năng chính của khối DSC2- Ghép kênh và tách kênh của :+ Tín hiệu điện thoại nghiệp vụ số 64kbit/s+ Kênh điều khiển và giám sát từ xa+ Kênh số 64kbit/s : 64kbit/s x 2+ Kênh âm tần (0,3 3,4)KHz (tương đương với 64kbit/s x 2)- Nối tín hiệu số với thiết bị vô tuyến khác :+ Tín hiệu điện thoại nghiệp vụ+ Kênh điều khiển và giám sát từ xa- Điện thoại nghiệp vụ+ Phân nhánh (5 hướng) của tín hiệu âm tần- Báo cảnh nghe được qua loa

PHÒNG KHOA HỌC Trang 45 Phần I. Lý thuyết

Page 46: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Hình 2.7: Sơ đồ khối của khối kênh nghiệp vụ số2. Nguyên lý hoạt động

Khối DSC2 có nhiệm vụ phát 4 luồng dự liệu 64kbit/s- Ở phía phát : bốn luồng số liệu 64kbit/s được biến đổi thành một

luồng số liệu nối tiếp 281,8kbit/s cùng với bit đồng bộ khung, bit chèn, bit điều khiển chèn, luồng số liệu 281,8kbit/s được chuyển thành 2 luồng số bởi bộ biến đổi nối tiếp thành song song và gửi tới bộ điều chế.

- Ở phía thu : Khối nhận 2 luồng số liệu 140,9kbit/s từ bộ giải điều chế. Hai luồng số liệu đó được biến đổi thành một luồng số liệu 281,8kbit/s bởi bộ biến đổi song song thành nối tiếp rồi qua tách thành 4 luồng số liệu 64kbit/s sau khi đã tách chèn.

II.5 KHỐI CHỈ THỊ (DSPL)Khối chỉ thị gồm có các đèn LED chỉ thị, các chuyển mạch, nút ấn.

Khối hiển thị này có thể giúp cho người cán bộ quản lý vận hành thiết bị thực hiện việc kiểm tra các giá trị tham số, các trạng thái báo cảnh thiết bị trong trạm và giám sát các giá trị tham số, các trạng thái báo cảnh của các trạm khác trong tuyến, đồng thời nó cũng giúp ta đánh giá được chất lượng đường truyền.

- Điện thoại nghiệp vụ : TEL- Hiển thị chung : COMMON- Hiển thị giám sát : SUPERVISORY- Hiển thị cảnh báo và đổi trạng thái : TSW và RSWSơ đồ khối của khối hiển thị như hình 2.8

PHÒNG KHOA HỌC Trang 46 Phần I. Lý thuyết

Page 47: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Hình 2.8: Sơ đồ khối của khối hiển thị

PHÒNG KHOA HỌC Trang 47 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 2.

9 M

ặt h

iển

thị c

ủa th

iết b

ị DM

2G-1

000

Page 48: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

1. Điện thoại nghiệp vụ (TEL)Phần hiển thị điện thoại nghiệp vụ gồm :+ Đèn TALK màu xanh : đèn TALK sáng khi ta nhấc điện thoại

nghiệp vụ. Đèn tắt khi ta cài điện thoại nghiệp vụ vào vị trí đặt của nó.+ Volume (VOL) : là chuyển mạch trượt. Âm lượng loa có thể được

điều chỉnh bằng chuyển mạch trượt này. Ta muốn nghe to hơn thì gạt sang phải, ta muốn nghe nhỏ hơn thì thực hiện ngược lại.

+ Jack Telephone : vị trí để cắm điện thoại nghiệp vụ

2. Bảng hiển thị chung (COMMON) Tác dụng của các LED và phím ấn trên bảng hiển thị chung như

sau :- Các đèn LED :+ Đèn LED SVALM (khi sáng màu đỏ). Đèn này sáng đỏ khi báo

cảnh giám sát. Nguyên nhân gây ra cho đèn SVALM sáng đỏ là do khối kênh nghiệp vụ số DSC2 hỏng hoặc đơn vị xử lý trung tâm CPU trong khối SVLGC1 hỏng.

+ Đèn LED NORM sáng màu xanh. Đèn này sáng màu xanh khi thiết bị trong trạm làm việc bình thường. Khi thiết bị trong trạm có sự cố đèn này sẽ tắt.

+ Đèn LED AL-RA : sáng màu vàng khi ấn nút AL-RA- Các nút ấn :+ DISP - OFF : khi ấn nút này ta thực hiện tắt toàn bộ bảng hiển thị,

lúc đó đèn LED màu vàng của nút DISP-OFF sẽ sáng. Khi muốn sử dụng bảng hiển thị ta ấn nút DISP-OFF một lần nữa, lúc đó bảng hiển thị sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Chú ý : Khi thiết bị DM1000 đang tắt ta bật máy lên thì bảng hiển thị lúc này sẽ tắt (LED DISP-OFF sáng vàng)

+ Núm BZ RST : Khi mà một báo cảnh xảy ra, chuông báo cảnh bắt kêu, ta thực hiện ấn nút BZ RST, chuông báo cảnh không kêu nữa. Sau đó một báo cảnh xuất hiện trở lại, như vậy ta biết có một báo cảnh khác lại xảy ra.

+ Núm BZ OFF : tắt chuông. Khi ta ấn núm BZ OFF đèn LED màu vàng nằm dưới núm BZ OFF sẽ sáng. Ta thực hiện tắt chuông báo cảnh nếu có sự cố xuất hiện sẽ không có chuông kêu.

+ Núm AL-RA : Khi mà núm AL-RA được ấn đèn LED AL-RA sẽ sáng vàng. Khi thực hiện bảo dưỡng thiết bị những báo cảnh không mong muốn có thể được đưa ra và những báo cảnh này có thể mở rộng tới thiết bị bên ngoài, điều đó gây ra thông tin báo cảnh không cần thiết. Ấn nút AL-RA ta thực hiện ngăn chặn các báo cảnh đưa ra bên ngoài.

+ Núm HST RST : Khi mà núm HST RST được ấn thì các đèn màu vàng sẽ tắt. Khi ấn nút HST RST thì SYS ALM được chỉ thị.

+ Núm IND CHK : Khi núm IND CHK được ấn ta thực hiện kiểm tra các đèn LED ở các bảng sau (các khối trong phần hiển thị) :

* TEL * ALM/STATUS* COMMON * MONITOR* SUPERVISORY * TSW và RSWCác đèn LED ở các khối này lần lượt sáng sau đó lại trở lại trạng

thái bình thường. Việc kiểm tra này thực hiện trong 5 giây.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 48 Phần I. Lý thuyết

Page 49: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

3. Bảng hiển thị giám sát (SUPERVISORY)Bảng hiển thị giám sát gồm có các nút ấn và các đèn LED, sau đây

chúng ta sẽ đề cập đến tác dụng của các đèn LED, các nút ấn.a. Các đèn LED - EQP ALM từ số 1 tới số 8 : Các đèn LED này cho ta biết báo cảnh

thiết bị (đỏ) hoặc (vàng)Khi một thiết bị ở bất cứ trạm nào trong một tuyến bị báo cảnh (giả

sử thiết bị số 6 chẳng hạn). Khi đó đèn LED EQP ALM sẽ đỏ. Trong trường hợp ta cần quan tâm cụ thể thiết bị số 6 báo cảnh gì sẽ được xét phần sau :

- Đèn MASTER (màu xanh) : Đèn Master sẽ sáng khi ta ấn núm MASTER, lúc đó trạm của ta sẽ là trạm chủ. Khi LED MASTER không sáng trạm khác sẽ là trạm chủ.

- EQP NO biểu thị tên của thiết bị từ 1 tới 8 : Đèn LED chỉ thị đỏ/vàng. Đèn LED sáng đỏ kho mà có 1 báo cảnh của thiết bị đó. Khi báo cảnh được xử lý xong thì đèn LED đang đỏ sẽ chuyển sang màu vàng.

Khi mà núm HST RST của bảng hiển thị chung COMMON được ấn thì đèn LED EQP ALM màu vàng sẽ tắt.

b. Các nút ấn - Nút ấn EQP NO : giúp ta chọn lựa tên thiết bị cần giám sát. Mỗi

một lần ấn phím này số trên bảng hiển thị tăng lên một đơn vị. Tổng số thiết bị DM1000 lớn nhất có thể được giám sát là 8. Tên thứ tự từ 1 đến 8 được quy định cụ thể cho tăng lên lần lượt từ 1 đến 8. Tên thứ tự từ 1 đến 8 được quy định cụ thể cho từng tuyến và từng trạm nhưng tổng thiết bị có thể giám sát lớn nhất là 8.

Ví dụ : 1 tuyến vi ba gồm có 5 trạm dùng thiết bị DM1000 như :Trạm : A,B,C,D,ETại trạm A là thiết bị số 1, tiếp theo trạm B sẽ là thiết bị 2 và 3,

trạm C là thiết bị 4 và 5, trạm dBm sẽ là 6 và 7, trạm cuối E sẽ là 8. Điều đó giúp ta có thể giám sát được các thiết bị của trạm khác nhờ việc đưa số trên bảng hiển thị về số trạm tương ứng.

- Nút ấn MASTER : nút này được ấn đèn LED MASTER sẽ sáng lúc đó trạm sẽ là trạm chủ. Trong trường hợp nhiều trạm cùng 1 lúc ấn nút MASTER thì trạm ấn sau cùng sẽ là trạm chủ.

4. Bảng hiển thị báo cảnh và trạng thái (ALM/STATUS) Trong bảng phần này sử dụng chung với hệ thống dự phòng nóng

1+1. Với cấu hình 1+0 hệ thống báo cảnh No2 (TALM, RALM, CH ALM, PS ALM) không sử dụng. Đèn LED sáng đỏ khi mà có 1 báo cảnh. Khi báo cảnh được xóa, đèn LED sẽ đổi thành màu vàng.

Núm HST RST của phần COMMON những tin tức này được chỉ thị bằng đèn vàng sẽ tắt.

- Đèn LED T.ALM màu đỏ hoặc vàng. Khi LED T.ALM đỏ máy phát NI1 hỏng

- Đèn CH R. ALM (đỏ/vàng), LED này sáng đỏ máy thu NO1 hỏng- Đèn CH ALM (đỏ/vàng). Khi đèn LED này đỏ là mất khung vô

tuyến hoặc tỷ số bit lỗi xấu.- PS. ALM (đỏ/vàng), LED đỏ là khối cung cấp nguồn PS có sự cố

PHÒNG KHOA HỌC Trang 49 Phần I. Lý thuyết

Page 50: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

- WS ALM không sử dụng- Đèn SV FL (đỏ/vàng) không trả lời trên mạch giám sát (chỉ thị của

việc không thu được dữ liệu giám sát của các trạm khác gây ra lỗi truyền)- Đèn AIS REC (vàng) khi sáng vàng tức là thiết bị của trạm đang

thu AIS.- Đèn AIS SND (vàng) khi sáng nghĩa là thiết bị của trạm đang phát

đi AIS.- Đèn MAINT (vàng) thiết bị trạm hiện đang bảo dưỡng.- Đèn AL RA (vàng), chú ý thu báo cảnh, LED sáng khi mà núm AL-

RA được ấn.

5. Phần do hiển thị số MONITORTrước khi đề cập đến tác dụng của các đèn LED, các nút ấn chúng

ta cần chú ý rằng : phần này mô tả cho hệ thống có dự phòng nóng (1+1). Vì vậy thiết bị của ta phím chọn lựa tên thiết bị (No SEL) được ấn sao cho đèn LED số 1 luôn sáng. Nếu đèn LED số 2 sáng trên bảng hiển thị sẽ chỉ có 1 dãy gạch ngang (---)

a. Tác dụng của các đèn LED * TLVL (dBm) mức công suất phát* RLVL (dBm) mức thu* +5,3V nguồn cung cấp +5,3VCO* -10V nguồn cung cấp +10VCO* -10V/-5,5V nguồn cung cấp -10, V hoặc -5,5V* DC IN (V) nguồn cung cấp 1 chiều vào* EC Đếm lỗi* BER Tỷ số bít lỗi nghiêm trọng* ES Những giây lỗi* SES Những giây lỗi nghiêm trọng* DM Những phút suy giảm* PT Đếm thời gian(Đèn PT sáng xanh trên bảng hiển thị chỉ cho ta biết số giây ta đã

thực hiện do lỗi đường truyền. Điều này chỉ có khi ta đang thực hiện đo, bảng hiển thị sẽ chỉ 0 nếu ta không đo)

- Đèn LED 1 hệ thống số 1 : như trên đã nói đèn này phải luôn sáng xanh

- Đèn LED 2 hệ thống số 2 : đèn này luôn tắt vì ta không sử dụng máy 2 (máy dự phòng nóng)

- LED COUNT : đèn này sáng khi thực hiện đếm lỗi, nếu không đo đèn (COUNT) sẽ tắt

b. Tác dụng của các nút ấn- Nút ấn No SEL nút chọn lựa hệ thống (hệ thống 1 hoặc hệ thống

2). Nút này ta phải ấn sao cho luôn chọn lựa hệ thống 1 (đèn LED màu xanh số 1 luôn sáng)

- ITEM SEL nút chọn lựa tin tức cần kiểm tra. Khi bật máy và bật bảng hiển thị (nút DISP) đèn LED TLVL luôn sáng trên bảng hiển thị, sẽ chỉ cho ta biết mức công suất phát máy số 1 của 1 trạm nào đó trong tuyến. Ta ấn nút EQP.No của bảng ALM/STATUS sao cho nó chỉ đúng tên thiết bị trạm của ta (ví dụ số 3 chẳng hạn). Như vậy công suất phát của máy số 3 được hiển thị trên màn hiển thị (+33dBm), ấn nút ITEM SEL khi

PHÒNG KHOA HỌC Trang 50 Phần I. Lý thuyết

Page 51: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

đó đèn TLVL sẽ tắt và đèn RLVL sẽ sáng, trên bảng hiển thị sẽ chỉ cho ta biết mức thu của thiết bị số 3 (Ví dụ -54dBm). Ta tiếp tục ấn nút ITEM SEL các đèn +5,3V, +10V, -10V/-5,5V.

DC IN (V) sẽ lần lượt sáng, khi đó trên bảng hiển thị sẽ chỉ lần lượt các giá trị điện áp +5,3V, +10V, -10V/-5,5V và điện áp vào một chiều mà ta cần kiểm tra trong khối nguồn của thiết bị DM1000 số 1. Các giá trị EC, BER,ES,SES,DM,PT cũng sẽ được chỉ thị ra trên bảng hiển thị nếu như ta tiếp tục, ấn nút ITEM SEL. Khi đèn PT đang sáng ta ấn nút ITEM SEL một lần nữa, khi đó nó lại quay trở về vị trí đầu tiên kiểm tra công suất phát đèn T.LVL sáng.

- Nút ST và SPON nút lệnh khởi động hoặc ngừng đo- EXEC nút thực hiện hoạt động. Khi đo hoặc dừng đo ta thực hiện

ấn đồng thời cả 2 nút này.

6. Phần điều khiển chuyển mạch (TSW và RSW)Phần điều khiển chuyển mạch được phân chia làm 2 như sau :a. Phần điều khiển chuyển mạch phát (TSW)- NO1/NO2 INI Bộ số 1/số 2 chỉ trạng thái của lệnh chuyển mạch- NO1/NO2 OP chỉ thị hệ thống số 1 hay số 2 hoạt động- NG không tốt (đèn đỏ) tức chuyển mạch không thành công- AUTO tự động (đèn xanh) chỉ trạng thái chuyển mạch tự động- Nút ấn số 1 khoá hệ thống NO1- Nút ấn số 2 khoá hệ thống NO2b. Phần điều khiển chuyển mạch thu (RSW)- NO1/NO2 INI Bộ số 1/số 2 (đèn đỏ) chỉ trạng thái của lệnh

chuyển mạch- NO1/NO2 OP bộ số 1/số 2 hoạt động- NG (đèn đỏ) chuyển mạch không thành công- AUTO đèn xanh chỉ trạng thái chuyển mạch tự động- Nút ấn số 1 khoá hệ thống NO1- Nút ấn số 2 khoá hệ thống NO2Cần chú ý : phần điều khiển chuyển mạch phát TSW và thu RSW chỉ

được sử dụng với cấu hình 1+1 còn ở cấu hình 1+0 thì không sử dụng

II.6 KHỐI LOGIC GIÁM SÁT 1 (SV LGC1)Khối này thu nhập 52 tin tức của thông tin tình trạng thiết bị vô

tuyến và 32 tin tức thông tin kiểm tra, thiết bị vô tuyến và gửi lệnh điều khiển thiết bị số 1 và số 2 tới nhánh mạng (BR NT WK) và bộ B-U/U-B. Khối này giao tiếp thông tin với thiết bị vô tuyến khác cùng loại, cho phép phát và thu số liệu điều khiển xa và giám sát.

Khối logic giám sát 1 (SVLGC1) có các chức năng chính sau :- Thu thập thông tin tình trạng thiết bị vô tuyến và số đo tương tự- Điều khiển chuyển mạch NO1 và NO2 (không dùng)- Đếm số hoặc các xung lỗi và đưa ra khối hiển thị (DSPL)- Chỉ báo tình trạng thiết bị và giá trị đo trên khối hiển thị- Thông tin số liệu với thiết bị vô tuyến cùng loại khác trong khu vực* Nguyên lý hoạt động của khối là :

PHÒNG KHOA HỌC Trang 51 Phần I. Lý thuyết

Page 52: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Hình 2.10: Sơ đồ khối của khối logic giám sát 1 (SVLGC1)Thu thập thông tin tình trạng thiết bị vô tuyến và số liệu kiểm tra và

nhớ số liệu nhận được cuối cùng cho tất cả các tin tức. Số liệu này được phát tới trạm khác khi có yêu cầu của trạm chủ của hệ thống giám sát. Tốc độ truyền là 64kbit/s với HDLC (điều khiển liên kết đường số liệu bậc cao)

Trạm chủ với chức năng quét của hệ thống giám sát, yêu cầu tất cả các trạm khác thường xuyên gửi mọi số liệu về.

Sơ đồ khối của khối logic giám sát 1 (SVLGC1) hình 2.10.Al-RA Chú ý cảnh báo thuPTM Khối lập trình thời gian

PHÒNG KHOA HỌC Trang 52 Phần I. Lý thuyết

Page 53: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

RL RơleMPSC Bộ điều khiển đa giao thứcDMAC Bộ điều khiển truy nhập trực tiếp

II.7 KHỐI NGUỒN (PS)Khối nguồn cung cấp các mức điện áp cho các mạch trong thiết bị

DM -1000 có chức năng sau :- Thực hiện chuyển đổi điện áp 1 chiều vào từ -19V đến -60V thành

các mức điện áp ra +10V,-10V,+5,3V.- Ổn định điện áp ra và dòng tải- Ra báo cảnh cho chức năng giám sátỞ mặt trước khối có vị trí để kiểm tra các giá trị điện áp ra, điện áp

vào đồng thời còn có các vị trí để điều chỉnh các mức điện áp ra rất thuận tiện cho cán bộ vận hành khai thác thiết bị.

III. THIẾT BỊ DM2 G –1000 THẾ HỆ MỚI1. Chỉ tiêu kỹ thuật. (Phần này chỉ nêu một số điểm khác so với thiết bị cũ)

- Băng tần công tác : 2000 MHz đến 2300 MHz được chia làm 9 kênh vô tuyến.

- Công suất tiêu thụ : 40W (Không có các khối tuỳ chọn)- Công suất đưa ra là : 30dB danh định- Độ ổn định tần số là: 1 x 10-5

- Phương thức điều chế : điều chế ở trung tần.- Tần số trung tần phát:

+ 758 MHx đối với băng thấp+ 963 MHz đối với băng cao

- Tốc độ dự liệu số liệu đầu vào : 8luồng số liệu 2,048 và 4 uồng số liệu nghiệp vụ 64kbit/s.

- Loại máy thu : đổi tần 2lần- Mức tín hiệu đầu vào máy thu lớn nhất cho phép : -50 dBm (danh

định)- Ngưỡng thu tại BER = 10-3 là -90dBm- Tần số trung tần :

+ 933 MHz và 70MHz đối với băng cao+ 788 MHz và 70MHz đối với băng thấp

- Tốc độ số liệu đầu ra là : 2 luồng dự liệu có tốc độ 9,372327 Mbit/s và 4 luồng nghiệp vụ số 64 kb/s.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 53 Phần I. Lý thuyết

Hìn

h 2.

11: S

ơ đồ

khố

i của

thiế

t bị D

M2G

– 1

000

thế

hệ

mới

Page 54: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

2. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động.a. Phần phát : * Khối BB (băng gốc)8 luồng số 2,048 MB/s được đưa đến khối BB được biến đổi từ lưỡng

cực/ đơn cực và đưa giải mã HDB3 NRZ sau đó được đưa đến khối xử lý thu phát dung lượng nhỏ 4QAM (STRP 4 - LSI).

Khối STR - 4 sẽ thực hiện biến đổi tốc độ luồng số sau đó thực hiện ghép thêm các tín hiệu nghiệp vụ, các bit đồng bộ khung, các bit kiểm tra chẵn lẻ, các bit nhận dạng tuyến cùng với các luồng số chính để tạo thành 2 luồng số 9,372327 Mb/s. Sau đó tín hiệu được ngẫu nhiên hóa và mã hóa visai được đưa đến khối thu phát thông qua mạch lọc hạn chế phổ.

* Khối TR (thu - phát )Ở khối TR 2 luồng số 9,372327 Mb/s được điều chế với sóng mang

trung tần, được tạo ra từ bộ dao động TLO với tần số = 75 MHZ (băng thấp) or 963 MHZ (băng cao), sau điều chế ta thu được tín hiệu 4 QAM, tín hiệu này được lọc thông thấp để loại bỏ các thành phần không mong muốn, sau đó tín hiệu được đưa đến mạch trộn nâng tần để trộn với tín hiệu dao động được tạo ra từ mdạch Synt. Sau khi trộn ta thu được tín PHÒNG KHOA HỌC Trang 54 Phần I. Lý thuyết

Page 55: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

hiệu siêu cao tần ở tần số công tác của máy phát. tín hiệu này được đưa qua bộ lọc băng, đảm bảo băng tần công tác của máy phát đưa đến khối KĐCS cao HDA để khuếch đại đến mức +30 dBm +1 và đưa đến mạch phân nhánh siêu cao tần để đưa ra Anten.

b. Phần thu : * Khối TR tín hiệu siêu cao tần thu được từ Anten đưa qua mạch phân nhánh

siêu cao tần đến đầu vào máy thu, trước hết tín hiệu vào mạch khuếch đại tạp âm nhỏ, sau đó lọc để loại bỏ nhiễu và đưa đến mạch trộn hạ tần thứ I để trộn tín hiệu dao động được tạo ra từ mạch Synt, sau khi trộn ta thu được trung tần thứ I với tần số = 933 MHZ với băng cao hoặc 788 MHZ với băng thấp. tín hiệu trung tần thứ I được đưa qua mạch lọc trung tần (R -1St - IF) để đến mạch trộn hạ tần thứ II để trộn với tín hiệu dao động được tạo ra từ mạch dao động RLO, sau khi trộn ta thu được trung tần 2 = 70 MHZ.

tín hiệu này được lọc bởi mạch lọc trung tần II và được đưa đến mạch khuếch đại trung tần có điều chỉnh AGC để đảm bảo 1 mức ra ổn định - 10dBm đưa đến khối băng gốc.

* khối băng gốc : Mạch giải điều chế thực hiện giải điều chế số liệu để lấy lại 2 luồng

số 9,372327 Mb/s, khôi phục xung nhịp 9,372327 MHZ và sóng mang trung tần 70 MHZ, hai luồng số 9,372327 Mb/s được đưa đến khối xử lý dung lượng nhỏ 4 QAM (STRP 4) Ở đây số liệu được giải mã visai, giải ngẫu nhiên hóa và phân khung vô tuyến để tách thành 8 luồng số chính 2,048 Mb/s và 4 kênh nghiệp vụ số 64 Kb/s đồng thời loại bỏ các bit đồng bộ khung, các bit kiểm tra chẳn lẽ, các bit chèn và chỉ thị chèn, bít nhận dạng tuyến.

Khối STRP 4 cũng phát hiện mất đồng bộ khung vô tuyến và tính toán chẵn lẻ để đưa ra cảnh báo BER và thực hiện chuyển máy thu tự động (trong chế độ 1+1)

8 luồng số 2,048 Mb/s được đưa đến khối U - B để lập mã NRZ HDB3 và biến đổi từ đơn cực/ lưỡng cực và đưa lên đường dây.

Tại các khối B-U/ U-B các luồng số cũng được giám sát để.- Nếu số liệu vào bị mất thì đưa ra cảnh báo BINLOSS (Cảnh báo

giám sát)- Nếu số liệu vào là AIS thì đưa ra cảnh báo AIS REC- Nếu số liệu ra có sự cố thì đưa ra cảnh báo BOUT FAIL- Nếu số liệu là AIS thì đưa ra cảnh báo AIS SND

PHÒNG KHOA HỌC Trang 55 Phần I. Lý thuyết

TALK VOL

BZ OFF BZ RST IND CHK

HST RST

COMMON AL-RA DISP OFFNORM

SYS ALM

SV ALM

MASTER

SELL

EQO No.

87654321

SUPERVISORY

ALM/STATUS

MAINTAIS SNDAIS RECSC FL

WS ALMPS ALMCH ALMR ALM

AL-RA

T ALM

ITEM SELL

No. SELL

1T LVL

EXEC

ST & SPON

COUNT

R LVL5,3 V

+ 10 V- 10/-5,5DC IN

ECBERES

SESDMPT

MONITOR

No.2

No.1

AUTO No.2

No.1

AUTO

No.1

No.2No.2

No.1INI INI OPOP NGNG

TSW RSW

EXEC

ON

Page 56: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Hình 2.13. Mặt hiển thị của thiết bị DM2G-1000 thế hệ mới.CHƯƠNG 1. VẬN HÀNH - KHAI THÁC- BẢO

DƯỠNGTHIẾT BỊ VI BA SỐ RMD - 1504

I. LẮP ĐẶT1.1. YÊU CẦU CHUNG :1.1.1. Công tác lắp đặt thiết bị được tiến hành khi các giai đoạn thiết kế, xây dựng cơ bản về nhà trạm, cột an ten, nguồn điện đã hoàn tất. Quy trình lắp đặt gồm các bước:* Khảo sát và thực hiện các công việc chuẩn bị.* Thi công lắp đặt.* Đo thử1.1.2. Công cụ, thiết bị sử dụng cho công tác lắp đặt :- Dụng cụ cơ khí :* Bộ cờ - lê : 10 - 19mm.* Mỏ lết 300mm* Khoan, cưa* Tuốc-nơ-vit dẹt* Dao cắt* Ròng rọc* Dây kéo.* Dây an toàn, mũ bảo hộ* Thước dây.- Dụng cụ điện :* Đồng hồ vạn năng hiện số (DVM)PHÒNG KHOA HỌC Trang 56 Phần I. Lý thuyết

Page 57: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

* Vít chỉnh cao tần.* Máy đo độ lỗi bit (BER)* Máy phân tích phổ.* Máy bộ đàm* La bàn* Ống ngắm- Tài liệu :* Hồ sơ khảo sát và thiết kế tuyến.* Tài liệu kỹ thuật của thiết bị RMD 1504

1.2. KHẢO SÁT :Trước khi triển khai lắp đặt tuyến, cần thực hiện khảo sát để có được các số liệu cần thiết, từ đó thực hiện các bước để chuẩn bị lắp đặt, gồm :1.2.1. Gia công giá đỡ an ten : Tuỳ thuộc loại an ten và tháp an ten, gia công bộ giá đỡ an ten thích hợp.1.2.2. Chọn phụ kiện an ten và kẹp cáp : Tuỳ thuộc vào chiều dài loại phi đơ, chọn loại phụ kiện (đầu nối, bộ tiếp đất) và loại kẹp cáp với số lượng thích hợp.1.2.3. Giá máy : Chọn loại giá máy tiêu chuẩn 19" (483mm).1.2.4. Giao tiếp : Truyền dẫn luồng 2 Mbit/s với thiết bị ghép kênh DMS-2 hoặc với tổng đài. Từ đó xác định loại cáp truyền dẫn, chiều dài của dây cáp nối, loại đầu nối cáp, giao tiếp nghiệp vụ giám sát...1.2.5. Cấp nguồn : Thiết bị sử dụng nguồn cung cấp danh định 24VDC hoặc 48VDC.1.3. THI CÔNG LẮP ĐẶT.1.3.1. Lắp đặt thiết bị :Thiết bị đã được kiểm tra đóng gói cẩn thận trước khi xuất xưởng và kèm theo các bảng kê và cách chỉ dẫn đo thử các thông số kỹ thuật. Công việc lắp đặt tại trạm bao gồm :1/ Tháo dỡ bao bì đóng gói :2/ Kiểm tra sơ bộ thiết bị trong quá trình vận chuyển có thể có hiện tượng bị va đập gây hỏng.

Để tháo các máy phát, máy thu, bộ lọc song công ra khỏi vỏ máy :* Xoay các chốt giữ ở mặt trước nhiều vòng ngược chiều kim đồng

hồ.* Kéo ngăn máy trượt ra trước.* Tháo các đầu nối cáp phía dưới mỗi máy.* Tháo đầu nối SMA - 50 bên trái mỗi máy.* Rút ngăn máy ra khỏi vỏ máy bằng cách ẩn chốt cài bên dưới.Lưu ý : Cẩn thận, tránh chạm tay vào các linh kiện nhạy tĩnh điện.

3/ Kiểm tra và đặt cấu hình cho thiết bị :+ Máy phát :

Các đầu nối X16, X17 phải đặt ở vị trí 4T. Các đầu nối X21, X22 phải đặt ở vị trí HDB. Các đầu nối X28, X29, X30, X37 dùng để chọn chế độ cấp nguồn

(24VDC hoặc 48VDC). Cầu nối X31 phải đặt ở vị trí NORM. Kiểm tra các đầu nối, khớp nối từ mạch kích thích (Exciter) đến

mạch khuyếch đại công suất (PA), đến mạch băng gốc (BB) và từ mạch khuyếch đại công suất đến bộ cách ly (ISOLATOR)...

PHÒNG KHOA HỌC Trang 57 Phần I. Lý thuyết

Page 58: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Kiểm tra tần số của mát phát bằng cách kiểm tra vị trí của các chuyển mạch S1, S2, S3, và S4 trên khối kích thích. Mỗi chuyển mạch có 10 vị trí được đánh số từ 0 đến 9. Thí dụ : Tần số của máy phát là 1445,5 MHz thì S1 phải ở vị trí 4 và S2, S3, S4 ở các vị trí tương ứng là 4, 6, 5.

+ Máy thu : Máy thu hoạt động ở cả 24VDC và 48VDC mà không cần chuyển

đổi gì. Cầu nối X51 để ở vị trí cao và chỉ để sang vị trí TEST khi thực

hiện kiểm tra tại xưởng. Cầu nối X52 dùng để chọn chế độ cảnh báo (BER = 103 hay 10-6) Cầu nối X55 phải được đặt ở vị trí VCO Công tắc S3 phải được đặt ở vị trí ENABLE.Lưu ý là các cầu nối phải được đặt đúng vị trí, không đặt sai cũng

như gỡ ra ngoài. Kiểm tra các đầu nối, khớp nối từ bộ đổi tần (converter) đến

trung tần (IF), và đến bộ băng gốc máy thu (Rx baseband). Kiểm tra tần số máy thu bằng cách kiểm tra vị trí của các chuyển

mạch S1, S2, S3 và S4 trên bộ đổi tần. Mỗi chuyểnmạch có 10 vị trí được đánh số từ 0 tới 9. Thí dụ tần số của máy thu là 1495,5MHz thid S1 phải đặt ở vị trí 4 và S2, S3, S4 ở các vị trí tương ứng là 9, 5, 5.

+ Bộ lọc song công : Kiểm tra các dây nối, đầu nối tại các nhánh lọc phát, lọc thu...4/ Lắp đặt giá máy : Xác định vị trí đặt máy sao cho thông thoáng, dễ

quan sát, dễ dàng trong thao tác lắp đặt, khai thác, sửa chữa và an toàn.

Thiết bị được đặt trên giá máy tiêu chuẩn 19" (483mm), chọn giá cao hay thấp tuỳ điều kiện thực tế. Giá máy phải được lắp đặt chắc chắn, cố định bằng 4 vít nở 12 - 14 ở chân đế xuống nền nhà trạm. Tiếp đất cho giá máy.

Thiết bị tiêu thụ công suất từ 43w đến 134w tuỳ thuộc cấu hình, do đó cần bố trí thiết bị nơi thông thoáng, nếu có điều kiện thì bố trí thiết bị trong phòng có điều hòa nhiệt độ.

5/ Lắp đặt vỏ máy vào giá máy : Tất cả các kết nối giao tiếp ra ngoài (trừ kết nối an ten) thông qua bảng đối nối, các công việc thực hiện trên bảng đấu nối (nằm trên ngăn chứa bộ lọc song công).

6/ Đấu nối dây cấp nguồn đầu nối X6 : (lưu ý đầu dương nối đất). Nối đất tới bảng phân phối nguồn bên dưới. Ở bảng phân phối nguồn, dây được nối tới tiếp điểm qua công tác RMD. Sau đó, cố định dây nguồn vào lưng máy (phía trong) bằng hai kẹp nhựa.

Lưu ý : Kiểm tra cực tính nguồn trước khi đấu vào X6 (bên phải có bảng đấu nối).

7/ Đấu nối hai đường số liệu phát vào X1, X2, (A, B) HDB3 IN bên trái bảng đấu nối.

8/ Đấu nối hai đường số liệu thu vào X3, X3 (A, B) HDB3 OUT. Đặc tính giao tiếp số liệu 3Mbit/s :

Trở kháng 75 không cân bằng. Suy hao cực đại trên cáp cho phép : 6đảm bảo ở 1,024MHz.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 58 Phần I. Lý thuyết

Page 59: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Loại đầu cuối : 1,6/5,6 mm đồng trục. Nên dùng loại đấu nối Siemens và cáp đồng trục tương ứng RG 59/U có đặt tính như sau :

- Điện môi : Polyethylene 0,146" vỏ ngoài lưới đồng.- Vỏ bọc : Nhựa đen Vinyl đường kính ngoài 0.242".- Suy hao/100m : 1MHz 0,3dB

2MHz 0,6dBTừ đó ta tính được chiều dài cáp đồng trục RG 59/U cho phép nối

luồng số liệu. Tuỳ theo dung lượng khai thác ta dùng 2 hay 4 dây cáp đồng trục RG59/U.9/ Đấu nối giữa bộ lọc song công và máy thu phát : Đặt máy phát, máy thu

vào ngăn máy đúng vị trí, đấu nối cáp đến bộ lọc song công qua đầu nối SMA, đấu nối cáp từ X10 bảng đấu nối tới máy phát, X11 tới máy thu.

10/ Đấu nối dây phi đơ : Sử dụng cáp nhảy Cellflex 1/2" dài 3m - đầu nối N đực (male).

11/ Gắn tổ hợp vào ổ cắm mặt trước máy phát, gắn tai giữ tổ hợp vào bên hông trái máy phát, đóng các khối máy vào ngăn chứa, dùng chốt giữ khóa chặt máy.

1.3.2. Lắp đặt an ten - phi đơ.Từ bảng thiết kế tuyến ta có các số liệu : Loại an ten sử dụng, độ cao

an ten và loại và phi đơ được sử dụng, loại phân cực an ten. Qua khảo sát, xác định được kết nối của tháp an ten và chiều dài phi đơ cần thiết nối an ten đến thiết bị.1/ Công việc chuẩn bị : Gia công bộ giá đỡ an ten thích ứng với kết cấu tháp an ten và loại an

ten được sử dụng. Các chi tiết bộ giá được gia công phải có tính chịu lực lớn để đảm bảo an toàn trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt như gió bão.. tương ứng với chỉ tiêu kỹ thuật loại an ten đã cho. Các vật liệu gia công đạt chất lượng tốt, đảm bảo độ bền theo thời gian, cần thiết phải sử dụng loại thép tốt, sau đó mạ kẽm bảo vệ bề mặt. Nếu sử dụng các bu-long bằng thép không rỉ.

Các loại an ten phải được lắp ráp kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật, nhất là an ten pa-ra-bol loại 1,8m trở lên... (Xem tài liệu hướng dẫn lắp ráp an ten kèm theo khi nhận an ten), đúng phân cực quy định trước khi kéo an ten lên độ cao yêu cầu. Nếu trên tháp đã có sẵn nhiều an ten và nếu là loại an ten 1,8m trở lên, chỉ nên lắp chấn tử sau khi đã treo xong lưới an ten.

2/ Thực hiện treo an ten : Treo ròng rọc lên độ cao thích hợp, nếu sử dụng loại an ten và cáp lớn,

cần thiết phải sử dụng 2 ròng rọc (trên, dưới) bố trí dây cáp, dây lái thích hợp đảm bảo an toàn trong thi công. Lưu ý chọn hướng để mang dây kéo lên tháp.

Treo bộ giá đỡ an ten ở độ cao định trước, khoá chặt bộ giá vào cột. Treo an ten vào bộ giá đỡ an ten. Lắp ráp đầu nối vào phi đơ : An ten RFS có đầu nối N cái (female), do

đó đấu nối lắp vào vào phi đơ phía an ten gọi là N đực, và phía thiết bị là loại N cái. Các bước lắp ráp đấu nối phi đơ phải được thực hiện đúng

PHÒNG KHOA HỌC Trang 59 Phần I. Lý thuyết

Page 60: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

hướng dẫn, chắc chắn đảm bảo tiếp xúc tốt, chống nước (sử dụng keo Plast 2000 đã cung cấp).

Sử dụng rọ kéo cáp để kép phi đơ, với loại phi đơ 7/8" của hãng RFS có quy định khoảng cách các rọ kéo 1m/kẹp.

Để bảo vệ an ten tránh sét, cần thiết phải tiếp đất tốt ở hai đầu cuối phi đơ, sử dụng bộ tiếp đất tương ứng. Việc thi công bộ tiếp đất phải đảm bảo tiếp đất tốt đồng thời đúng kỹ thuật chống ẩm, chống nước cho phi đơ.

Đấu cáp nhảy loại cáp mềm từ phi đơ nối vào thiết bị. Đấu phi đơ vào ống phóng (Feed Assembly).Lưu ý :

+ Khi sử dụng loại phi đơ 7/8" hay lớn hơn, trước khi đấu vào ống phóng an ten phải uốn cáp theo độ cong thích hợp (cho phép đường kính uón cong nhỏ nhất R = 0,7m với cáp 7/8"). Tránh phi đơ bị gấp khúc hoặc không thẳng hàng với ống phóng dể gây hỏng đầu nối khi đấu nối.

+ Lúc điều chỉnh xoay hướng an ten phải sử dụng một đoạn cáp mềm 50 đấu nối giữa phi đơ và ống phóng an ten để tránh làm hỏng các đầu nối. Sau khi đã điều chỉnh đúng, bỏ đoạn cáp mềm ra, đầu nối phi đơ vào an ten chắc chắn, phải sử dụng các loại cao su non, băng keo chống nước để bảo vệ các khớp nối tránh nước, hơi ẩm, ở phía chân tháp an ten, khi kéo phi đơ đến thiết bị, phải lắp đặt gọn và giữ chặt trên máng đỡ cáp.

+ Để đảm bảo an toàn cho người thao tác lắp đặt trên cột cao cũng như người đang làm việc bên dưới an ten, phải tuân thủ theo những nguyên tắc an toàn lao động : dây an toàn, mũ bảo hộ, dây kéo chắc chắn, tác phong cẩn thận, tuyệt đối tránh để rơi đồ vật, dụng cụ từ độ cao xuống. Không được thi công trong điều kiện thời tiết xấu, ban đêm.

Sau khi lắp đặt xong thiết bị, an ten, phi đơ, các giao tiếp, nguồn, cần kiểm tra lại toàn bộ công việc, bảo đảm đúng quy địng, đúng kỹ thuật.

1.4. KIỂM TRA :1.4.1. Quy trình kiểm tra hiệu chỉnh tuyến :

* Kiểm tra nguồn cấp điện : Dùng đồng hồ đo vạn năng hiện số DVM

+ Với nguồn danh định 48VDC : 40V - 60V, dương nối đất+ Với nguồn danh định 24VDC : 20v - 30v, dương nối đất* Kiểm tra tiếp xúc giữa phi đơ, an ten : Dùng đồng hồ vạn năng số

DVM.(Lưu ý loại an ten của hãng RFS có kết cuối nối đất)

* Kiểm tra các dây cáp tín hiệu HDB3, dùng đồng hồ vạn năng số* Kiểm tra việc đấu nối các thiết bị thu phát với bộ lọc qua đầu nối

SMA 50* Kiểm tra đấu nối cáp tín hiệu HDB3 tương ứng được nối giữa phần

vô tuyến với các thiết bị khác.* Kiểm tra lần cuối tần số làm việc của máy phát, máy thu đúng với

bộ lọc song công

1.4.2. Chạy thử :* Bật công tắc RMD trên bộ phân phối nguồn .* Mở máy thu, khi trạm xa chưa phát, mỹ thu không có chỉ thị mức

thu (LED chỉ thị - 50 đến - 100 dBm).

PHÒNG KHOA HỌC Trang 60 Phần I. Lý thuyết

Page 61: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

* Mở máy phát LED vạch sẽ chỉ thị mức công suất phát đúng danh định ( ví dụ 35 hay 37 dBm)

* Thực hiện các thao tác tương tự ở trạm xáSau khi hai trạm đã mở máy, đối chiếu kết quả mức thu phát thực tế

ở hai trạm với kết quả của bảng thiết kế tuyến, ghi nhận sự sai biệt để có biện pháp xử lý hiệu chỉnh thích hợp.

1.4.3. Hiệu chỉnh sơ bộ tuyến thông tin1. Chỉnh hướng an ten

Thông thường với tuyến thông tin sử dụng an ten định hướng, phải điều chỉnh hướng an ten sao cho hai máy thu ở hai trạm thu được mức tín hiệu cao tần (RF) cực đại. Thiết bị vi ba của hãng AWA có chỉ thị trực tiếp mức tín hiệu thu RF trên mặt máy. Do vậy, việc điều chỉnh hướng an ten tương đối dễ dàng.

Việc điều chỉnh hướng tính an ten được thực hiện ở cả hai trạm để cho kết quả mức thu, phát ở hai nơi đồng đều như nhau. Đối chiếu với kết quả thiết kế tuyến, chỉ cho phép sau lệch 1-3 dB. Nếu có sự khác biệt nhiều, nhất thiết phải kiểm tra lại toàn bộ quá trình thiết kế lắp đặt tuyến.

2. Phương pháp chỉnh an ten : Nên dùng la bàn để xác định sơ bộ hướng an ten. Đơn giản nhất là

dùng máy bộ đàm liên lạc giữa người thao tác ở trên tháo an ten và người theo dõi chỉ thị ở mặt máy.

Thay đoạn dây cáp mềm 50 vào giữa an ten và phi đơ. Nới lỏng các bu lông ở bộ giá phụ an ten xoay hướng an ten thích hợp .

Lần lượt xoay theo góc phương vị, sau đến góc ngẩng. Nên thực hiện các bước trên ở từng trạm riêng biệt, không nên thao tác cùng lúc ở hai trạm.

Sau khi đã điều chỉnh đúng phương hướng an ten, xiết chặt các bu lông giữ an ten, tháo đoạn dây cáp mềm 50 ra, đấu nối phi đơ vào an ten.

Sau khi lắp đặt và cân chỉnh an ten tối ưu, nếu như kết quả thu được sai lệch với bảng thiết kế quá 3dB, cần kiểm tra lại suy hao phản hồi của hệ thống an ten bằng cách thông qua một đồng hồ đo công suất (wattmeter) hoặc bộ ghép trực tiếp và một miliwatt kế đặt ở đầu cuối dây phi đơ an ten (xem hình 1). Nếu dùng dây phi đơ loại 1/2 “dài hơn 20m, loại 7/8” dài hơn 40m thì khi đo suy hao phản hồi của an ten, suy hao của cáp cũng cần được quan tâm.

Tỷ số giữa suy hao phản hồi và điện thế sóng đứng phải đảm bảo chỉ tiêu xuất xưởng. Đối với hệ thống thiết bị này suy hao phản hồi được chấp nhận là 12dB.

3. Đo độ dữ trữ pha đinh : sau khi chỉnh an ten, đo lại đồ dự trữ pha đinh theo sơ đồ sau :

PHÒNG KHOA HỌC Trang 61 Phần I. Lý thuyết

Hệ thống vô tuyến đầu cuối Máy đo

công suấtMáy đo

công suất

Chiều dài dây feeder

Hình 1. mạch đo suy hao phản hồiBộ lọc

song công

Máy thu phát

Trạm vô tuyến đầu

cuối

Máy kiểm

tra BER

20dBm5W

0 - 30Trạm vô

tuyến đầu cuối

2

Đấu vòng

dữ liệu HDB3

Hình 2. Mạch đo độ dự trữ pha đinh

Page 62: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Theo sơ đồ trên thì tín hiệu băng gốc (luồng số liệu HDB3) sẽ được đấu vòng ở trạm xa từ thu sang phát, như vậy toàn bộ việc đo thử sẽ được thực hiện tại một trạm gần. Dùng một bộ suy ho có thể diều chỉnh được đặt giữa máy phát và bộ lọc song công, thay đổi giá trị suy hao sao cho đạt được độ lỗi bít theo yêu cầu tại mức ngưỡng của máy thu ở trạm vô tuyến đầu cuối 2. Lúc này tại trạm vô tuyến đầu cuối 2, máy thu phải đặt công tắcS3 về vị trí cấm cài tín hiệu AIS (AIS DISABLE)

Giá trị dB đọc được trên bộ suy giảm chính là độ dữ trữ pha đinh của hệ thống máy thu hoạt động gần xấp xỉ ở thềm mức ngưỡng, độ lỗi bit do khai thác viên tạo ra lúc này sẽ lớn nhất, tương tự lúc khai thác thực tế trên tuyến, mức thu đang bị ảnh hưởng bởi khí quyển.

4. Đấu nối truyền dẫn số liệu : sau khi điều chỉnh hướng an ten, thực hiện đấu nối truyền dẫn số liệu 2 Mbit/s. Dùng máy kiểm tra độ lỗi bit BER (Measurement test set PF2). Từ đầu

ra của máy PF2, phát số liệu 2,048 Mbit/s - HDB3 75 vào đầu phát của luồng A (DATA IN A ở XI bảng đấu nối.

Lấy tín hiệu đầu thu A (HĐB3 OUT X3 trên bảng đấu nối) đưa vào máy đo kiểm tra độ lỗi bit (BER). Đối chiếu kết quả đo với kết quả trong bản tường trình kỹ thuật khi xuất xưởng .

Thao tác tương tự với luồng số liệu B.Đối chiếu kết quả, xử lý váv hỏng hóc (nếu có) trước khi đưa vào

khai thác. Ghi nhận kết quả thực tế để làm luận cứ cho công tác bảo hành, bảo trì, khai thác thiết bị.

5. Kiểm tra chỉ thị và cảnh báoMáy phát :

Kiểm tra LED chỉ thị mức phát RF ban đầu Kiểm tra các cảnh báo

+ DATA IN (LED sáng khi mất số liệu 2 Mbit/s)+ RF level : Mức phát xuống thấp hơn 3 dB so với mức ban đầu+ Tx Fail : lED sáng khi có các sự cố trên hay sự cố bên trong máyKiểm tra chung

Dòng tiêu thụ theo mức danh định+ Với nguồn 48VDC không quá 1,3A+ Với nguồn 24VDC không quá 2,6A

Kiểm tra tín hiệu nghiệp vụ qua tổ hợp nghiệp vụ, loa, tín hiệu gọi ... Kiểm tra tín hiệu giám sát theo điều kiện thực tế cho phép. Nếu trong

mạng có chuyển tiếp, tín hiệu băng tần gốc phụ này được đấu nối qua điểm nối X5 (loại D) trên bảng liên nối.

Sau cùng, đối với những thông tin cự ly ngắn có độ dự trữ pha đinh lớn, cần thiết điều chỉnh giảm mức công suất phát RF thấp nhất có

PHÒNG KHOA HỌC Trang 62 Phần I. Lý thuyết

Page 63: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

thể được (trong khoảng 30 - 37dB). Khi giảm công suất nguồn tiêu thụ, máy sẽ ít tổn hao công suất, ít bị nóng, và kéo dài được tuổi thọ các linh kiện công suất cao tần.

II. QUY TRÌNH KHAI THÁC2.1. YÊU CẦU CHUNG

Với cấu trúc khối và mạch giao tiếp tuân theo các yêu cầu của CCITT, thiết bị vi ba số RMD 1504 được đấu nối với thiết bị ghép kênh DMS - 2/DMD - 2 hoặc với các thiết bị khác (theo tiêu chuẩn CCITT), để thực hiện việc thông tin liên lạc trên tuyến trục hoặc các tuyến nhánh rẽ, mỗi tuyến có thể là một chặng hoặc gồm nhiều chặng. Trạm vi ba số có thể liên kết với các tổng đài số hay các tổng đài tương tự thông qua mạch giao tiếp của các thiết bị ghép kênh DMS/DMD.

Thiết bị truyền dẫn một hay hai luồng tín hiệu 2.048 Mbit/s tương ứng với khả năng truyền tối đa 60 kênh thoại tiêu chuẩn PCM. Nhờ thiết bị tiêu thụ công suất thấp, độ tin cậy hệ thống cao, vi phạm nhiệt độ hoạt động rộng và có hệ thống giám sát nên thiết bị có thể được lắp đặt tại những trạm có ít hoặc không cần nhân viên trực máy như những trạm chuyển tiếp sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.

2.2. CẤU HÌNH CƠ BẢNNhiều dạng kết cấu được thực hiện dễ dàng nhờ vào cấu trúc khối

của thiết bị RMD 1504. Khung máy được chọn thích hợp cho các dạng kết cấu và tương ứng với số khối vô tuyến cần thiết. Những dạng kết cấu chính gồm có :

- Cấu hình 1 + 0 : Bộ đơn không dự phòng- Cầu hình 1+1 : Bộ đơn có dự phòng

2.2.1. Cấu hình 1+0:Đây là cấu hình đơn giản nhất để thực hiện liên lạc điểm đối điểm.

Với độ tin cậy của hệ thống cao cho phép ta sử dụng chỉ 1 máy phát và thu ở mỗi trạm mà không cần thiết bị dự phòng. Trong trường hợp hư hỏng, nhờ vào cấu trúc khối và hệ thống cảnh báo, ta có thể phát hiện và sửa chữa nhanh chóng bằng cách thay thế khối máy tốt vào chỗ khối máy hư hỏng.

2.2.2. Cấu hình 1+1Nhằm tăng độ tin cậy truyền dẫn, thiết bị vô tuyến được ghép đôi

theo cấu hình 1+1 với thiết bị vô tuyến được dự phòng nóng hoặc ấm (trạng thái nghỉ).

Cấu hình 1+1 gồm có môt bộ vô tuyến (phát và thu) chính và một bộ dự phòng. Tất cả được kiểm soát thường xuyên bằng thiết bị chuyển đổi bảo vệ PSD (Protection swith) và khi bộ phận chính có sự cố, bộ phận dự phòng sẽ tự động chuyển qua thay thế.

Cấu hình 1 + 1 có dạng chính sau :- Dự phòng (nóng hoặc ấm)- Dự phòng có phân tập không gian- Phân tập tần số 1 an ten- Phân tập tần số 2 an tena. Dự phòng (nóng hoặc ấm)* Dự phòng ấm

PHÒNG KHOA HỌC Trang 63 Phần I. Lý thuyết

Page 64: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Máy phát thu dự phòng hoạt động cùng tần số với máy phát thu chính. Máy phát dự phòng có đầu ra là bộ ngăn cách (Isolator), máy thu dự phòng nhận tín hiệu cao tần (RF) từ bộ chia (Splitter) suy hao 3dB. Những máy phát thu được kiểm soát liên tục và điều khiển qua bộ PSD một cách tự động.

* Dự phòng nóng :Máy thu phát dự phòng hoạt động khác tần số với máy thu phát

chính, thường cách nhau 4 kênh vô tuyến (tương ứng 8 MHz). Với dạng dự phòng nóng, máy phát dự phòng luôn hoạt động, còn trong dạng dự phòng ấm, mạch khuyếch đại công suất RF của máy phát dự phòng không hoạt động nhằm tiết kiệm công suất tiêu thụ. Dạng này thích hợp khi sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.

b. Dự phòng có phân tập không gianMáy phát hoạt động giống như dạng trên (nóng hoặc ấm). Về mát

thu, mỗi máy sẽ thu tín hiệu RF từ một an ten cho phép tránh được suy hao qua bộ chia, đồng thời bảo đảm chống lại pha đinh giao thao qua việc thu phân tập không gian.

c. Phân tập tần số 1 an ten và 2 an tenHai máy thu phát hoạt động thường xuyên trên các kênh tần số RF

khác nhau với 1 an ten (có đấu nối qua bộ phân hướng an ten) hoặc 2 an ten (không đấu nối qua bộ phân hướng an ten).

Dạng dự phòng tuyến này có chi phí xây dựng cao hơn các dạng trên vì phải thêm một tuyến riêng, tần số riêng để làm dự phòng nhưng có nhiều ưu điểm : khắc phục ảnh hưởng pha đinh, có thể tiến hành bảo trì, bảo dưỡng toàn tuyến mà không gián đoạn thông tin. Ngoài ra, ta có thể giảm chi phí toàn bộ nếu chọn mức độ dự phòng một cách tương đối như nhiều kênh RF hoạt động dùng chung 1 kênh dự phòng (kết cấu N +1), hoặc chặng có kênh dự phòng sẽ bao gồm nhiều chặng trung gian.

2.3. QUY TRÌNH KHAI THÁC2.3.1. Bảng điều khiển trước mặt này

Trong khai thác, yêu cầu cơ bản của khai tjác viên là phải biết chức năng của các công tắc và các cảnh báo bằng đèn, hiển thị trước mặt máy.1. Đối với máy phát

Máy phát viba RMD 1504 có các chỉ thị và điều khiển trước mặt máy như sau :

Công tắc tắt mở nguồn cho máy : tùy điều kiện nguồn điện hiện tại của đài trạm, chuyển các cầu nối thích hợp về vị trí nguồn tương ứng,

PHÒNG KHOA HỌC Trang 64 Phần I. Lý thuyết

RMD 1504TRANSMITE

RAWA

POWER ON CALL HANDSET

DATA INRF LEVEL

Tx FAIL30

dBm40

dBm

Hình 3. Sơ đồ mặt máy phát

Page 65: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

máy hoạt động được ở hai chế độ nguồn 24V và 48V. Sau khi chuyển đúng chế độ nguồn tương ứng, rồi mới tiến hành mở máy. Công tắc mở máy là loại công tắc kéo ra, bật và chốt lại, do đó cần phải lưu ý để tránh làm hư hỏng.

Đèn led báo nguồn : Một đèn Led máu xanh lá cây sẽ bật sáng lên khi nguồn được cung cấp vào máy, đèn này sẽ chớp sáng liên tục khi máy bị quá tải.

Chỉ thị mức ra của công suất : Trên mặt máy có một dãy Led đỏ chỉ thị từ 30dBm đến 40dBm để biểu diễn mức công suất ra thực tế của máy phát (tính bằng dBm).

Chỉ thị cảnh báo hư hỏng máy phát : Các cảnh báo sau đây sẽ được chỉ thị bằng các Led màu đỏ. Cảnh báo hỏng đường truyền số liệu (Data fail) khi máy phát không

nhận được tín hiệu HDB3 ở đầu vào. Cảnh báo RF Level khi mức công suất ra thấp hơn 3dB so với lúc lắp

đặt ban đầu. Trong trường hợp công suất đầu ra đột nhiên giảm đi 3 dB so với điều kiện hoạtộng bình thường thì Led này sáng, và tắt khi công suất trở lại bình thường. Trong chế độ dư phòng ấm, nếu đèn này sáng thì khai thác viên sẽ biết được phần khuyếch đại công suất của máy đó đã được ngắt.

Chỉ thị Tx fail cho biết có một khối trong mát phát bị hỏng. Cảnh báo này là tổng hợp của các cảnh báo.

Ổ cắm tổ hợp (Handset socket) : gắn tổ hợp vào ổ cắm này để sử dụng kênh nghiệp vụ. Trong trường hợp máy hoạt động ở chế độ bộ đôi, cả hai ổ cắm ở hai máy phải được nối lại với nhau.

Nút nhấn gọi chuông (Call tone) : Khi khai thác viên nhấn nút này thì âm hiệu 2kHz sẽ được đưa lên mạch nghiệp vụ để phát đến trạm xa. Trong hệ thống RMD 1504 khi nhấn nút này thì toàn mạch sẽ đáp ứng, trong chế độ bộ đôi, khai thác viên có thể bấm nút này ở 1 trong 2 máy phát khi cần.

2. Đối với máy thu Máy thu vi ba RMD 1504 có các chỉ thị và nút điều khiển trước mặt

như sau :

Công tắc tắt mở nguồn trong máy : tương tự như máy phát sau khi đã chuyển đổi các cầu nối về các vị trí thích hợp với các điện thế 24VDC hoặc 48VDC. Kéo công tắc và bật về vị trí ON để hoạt động.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 65 Phần I. Lý thuyết

POWER ON

BERRF LEVEL

Rx FAIL-100 dBm

-50 dBm

Hình 4. Sơ đồ mặt máy thu

SPEAKER ON

RMD 1504RECEIVERAWA

Page 66: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Đèn Led báo nguồn : Một đèn Led màu xanh lá cây sẽ sáng lên khi nguồn cung cấp vào máy, đèn này sẽ chớp sáng liên tục khi máy bị quá tải.

Chỉ thị mức thu tín hiệu cao tần : khi máy thu hoạt động, mức tín hiệu thu sẽ được hiển thị lên dãy Led phía trước mặt máy, tầm chỉ thị từ -100dBm đến -50dBm, khai thác viên chỉ cần nhìn vào đó để đọc mức thu khi khai thác.

Chỉ thị cảnh báo hư hỏng máy thu : các cảnh báo sau đây sẽ được chỉ thị bằng các Led đỏ : Cảnh báo mức thu thấp (RF level) : Khi mức thu xuống thấp quá mức

ngưỡng thì đèn này sẽ cảnh báo. Cảnh báo tỷ lệ lỗi bit (BER = Bit Error Rate) :khi mức thu ở gần mức

ngưỡng thì sẽ có lỗi bit. Nếu hệ thống hoạt động ở chế độ phân tập hay dự phòng nóng thì máy sẽ dựa vào rín hiệu này mà chuyển mạch, còn nếu ở hệ thống đơn thì tín hiệu AIT sẽ được chen vào.

Cảnh báo hư hỏng máy thu (Rx Fail) : Để chỉ thị hư hỏng các khối ở máy thu, một số thông tin về hư hỏng bên trong các khối sẽ được mạch cảnh báo tổng hợp để đưa ra hiển thị trên đèn Rx fail. Vì vậy khai thác viên phải xác định được khối nào hỏng mà kịp thời thay thế cho đúng. Trong chế độ thu bộ đôi thì bộ chuyển đổi cũng dựa vào tín hiệu này mà chuyển đổi máy thu.

Loa (speaker) : Loa trong máy thu RMD 1504 làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu kênh nghiệp vụ ra âm thanh, giúp cho khai thác viên ở hai đầu có thể liên lạc được với nhau, mức điện thế ra của loa có thể chỉnh được.

Công tắc loa : Khi khai thác viên không muốn nghe âm thanh nghiệp vụ qua loa thì có thể tắt bằng công tắc này.

3. Đối với bộ lọc song công Đầu ra Tx Monitor dùng để kiểm tra máy thu tại chỗ bằng cách đấu

vòng từ phát qua thu thông qua một suy hao 40 dB sau khi đã chuyển tần số máy thu giống như tần số phát.

Mặt trước bộ lọc song công như sau :

2.3.2. Đặt trước các công tắc và cầu nốiMột số chức năng khai thác của thiết bị có thể được thay đổi bằng

cách đặt các cầu nối và công tắc ở các vị trị thích hợp khi kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, trong thực tế việc đặt trước các công tắc này rất thuận tiện cho kỹ thuật viên đo thử cuối.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 66 Phần I. Lý thuyết

RMD 1504DIPPLEXER

AWA

RF MONITOR

Hình 5. Mặt trước của Diplexer

Page 67: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Khi thay thế một khối hư hỏng cũng cần phải xem xét lại các vị trí các cầu nối và công tắc đã được đặt đúng chưa.

Các phương pháp hiệu chỉnh và đặt các cầu nối, công tắc này hầu hết đều được thực hiện trên các mạch băng tần gốc máy thu và máy phát. Sau đây là vị trí của các cầu nối, công tắc mà khai thác viên cần phải kiểm tra trước khi đưa máy vào hoạt động :

1. Đối với máy phát : a. Khối công suất : Kiểm tra dây cấp nguồn và mạch cảnh báo phải được nối xuống X4

của mạch băng tần gốc máy phát.Kiểm tra dây dẫn tín hiệu từ X2 của mạch phải được nối đến X1 trên

khối kích thích b. Mạch kích thích :Kiểm tra dây cấp nguồn và mạch cảnh báo phải được nối xuống X3

của mạch băng tần gốc máy phát.Kiểm tra các công tắc chọn tần số cho hệ thống máy phát dựa vào

các công tắc S1,S2,S3 và S4 nằm ở các khe hình vuông trên mặt che của khối kích thích. Cách chọn này do xưởng sản xuất cung cấp và phù hợp với quy hoạch tần số đã được quốc gia quy định trước, nhiệm vụ của khai thác viên là kiểm tra lại các vị trí này theo bảng đo thử cuối.

Trong hệ thống RMD 900, 1500, 1800 các công tắc chọn tần số cho máy phát được chỉnh trực tiếp bằng tay với mỗi bước chỉnh khác nhau 100 kHz . Chú ý các băng tần hoạt động trên 1000MHz thì vị trí 1 không cần chỉnh.

c. Khối băng tần gốc máy phát X28, X29, X30 và X37 dùng để chọn chế độ nguồn cung cấp cho máy

phát là 24V hoặc 48V. X31 đặt ở chế độ NORMAL khi khai thác.’ Ở chế độ dự phòng ấm thì

chuyển cầu nối này sang vị trí LOAD WARM. X22, X33, X34, X35 và X36 dùng để cung cấp các điện thế +10V, +5V,

-5V, +36V, +20V cho các mạch băng tần gốc máy phát, mạch kích thích và khối công suất.

X27 dùng để thử mạch bảo vệ quá dòng X16, X17 được đặt ở vị trí 4T. X18, X19 dùng để đặt cảnh báo hư hỏng đường số liệu vào. X18 dùng

cho luồng A, X19 dùng cho luồng B. khi sử dụng thì đặt ở vị trí U, khi không sử dụng phải đặt ở vị trí NU để khỏi phát sinh cảnh báo.

X21, X22 dùng để chuyển chức năng sử dụng mã đường truyền HDB3 hoặc NRZ

X24 MUX CLK tạo xung đồng bộ cho mạch ghép đa hợp của IC chuyên dùng.

X23 tạo xung chuẩn cho mạch AIS. X26 tạo xung chuẩn đồng hồ cho các mạch nghiệp vụ. Công tắc S3 : Bình thường khi khai thác đặt ở vị trí ENABLE. Khi đặt ở

vị trí DISABLE, máy phát sẽ ở tình trạng phát sóng mang không có điều chế.

Kiểm tra dây dẹt từ mạch cảnh báo đến mạch băng tần gốc máy phát.

2. Đối với máy thuTương tự máy phát, máy thu cũng có một số cầu nối và công tắc

được đặt trước ở mạch băng gốc máy thu.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 67 Phần I. Lý thuyết

Page 68: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

a. Mạch đổi tần Các đầu nối phải được thực hiện đúng như sau :

Đầu vào RF X1 nối đến bộ lọc thu Đầu vào IF X2 nối đến X1 của khối IF Dây cáp dẹt cung cấp nguồn và cảnh báo nối đến X4 của mạch băng

gốc máy thuTương tự như máy phát, việc chọn lựa tần số cho máy thu cũng được

thực hiện bằng cách đặt công tắc S1, S2 , S3 và S4 trên khối đổi tần.b. Mạch trung tần

Đầu vào X2 nối đến băng gốc máy thu Trên khối trung tần, 2 đầu nối X1 và X2 phải được nói với nhau bằng

01 dây cáp ngắn.Dây cáp dẹt cung cấp nguồn cảnh báo nối đến X3 của mạch băng gốc máy thu.c. Mạch băng gốc máy thuQuan sát các cầu nối và công tắc sau đây có nằm đúng vị trí quy định hay không.

X35 kích xung mở nguồn cho máy thu X34 bảo vệ quá dòng X36, X37, X38, X39 cung cấp nguồn cho các khối máy thu như + 10V,

5V, -5V X53, X54 tách 02 luồng số liệu A và B X30, X31 dùng để nối tín hiệu dao động 4096MHz đến mạch chia 2 X29 kết nối giao động AIS vào IC chuyên dùng X33 tạo xung cho các IC kênh nghiệp vụ X52 đặt cảnh báo độ lỗi bit BER ở 10-3, 10-6

X28 đoản mạch chân 63 và 64 của IC chuyên dụng X32 nối tín hiệu SSB cung cấp cho các nghiệp vụ X55 và X51 dùng cho kỹ thuật viên đo thử giao động trung tần 35MHz. X27 và X26 đây là tổ hợp của mạch phục vhồi ký tự thời gian Công tắc S3 (Mute switch) : Bình thường đặt ở vị trí ENABLE, mạch

này sẽ không cho phép khai thác viên đo thử BER, hay khai thác kênh nghiệp vụ dưới mức ngưỡng số liệu

2.3.3. Đo thử và kiểm tra hệ thống trước khi khai thác Đo thử và kiểm tra hệ thống trước khi đưa vào khai thác là để khẳng

định rằng hệ thống RMD - 1504 đang làm việc đúng với các chỉ tiêu hệ thống của nó, khi khai thác viên đặt máy vào hoạt động thông thoại chính thức.

1. Bước chuẩn bị sơ bộTrước khi mở công tắc nguồn cho một hệ thống mới được lắp đặt hoạt

động, yêu cầu khai thác viên kiểm tra sơ bộ các mục sau đây :a. Nguồn cung cấp điện thế : Đo điện thế nguồn cung cấp và kiểm

tra cực tính nguồn ở đầu ra trước khi gắn vào thiết bị.b. An ten : Kiểm tra an ten và dây phi đơ có được gắn vào hệ thống

chưac. Băng tần gốc : Kiểm tra cáp đầu vào - ra của băng tần gốc được

đấu nối hoàn chỉnh chưa.d. Dây kết nối bên ngoài : Kiểm tra các dây kết nối bên ngoài như :

cáp dẹt, cáp tín hiệu ... đấu nối đúng vị trí chưa.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 68 Phần I. Lý thuyết

Page 69: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

e. Vị trí các cầu nối : Kiểm tra các cầu nối ở các khối đã đặt đúng vị trí khai thác và thích nghi với cấu hình hệ thống hay chưa. Đặc biệt chú ý đến các cầu nối chuyển đổi chế độ nguồn ở máy phát.

f. Đo thử luồng : Đưa một luồng tín hiệu HDB3 của máy đo đến đầu vào số liệu của máy phát để đo thử luồng.

2. Mở máy : Mở công tắc nguồn cho toàn bộ các khối thu và phát hoạt động,

quan sát xem đèn báo nguồn cho máy thu và phát không ở tình trạng chớp sáng liên tục (quá dòng). Nếu trường hợp sử dụng hệ thống là bộ đôi, khai thác viên nên đặt lại bằng nút “RESET” cho máy phát chuyển đổi về máy phát A.

Lặp lại các bước từ (a) đến (f) cho trạm xa, rồi sau đó mới mở nguồnQuan sát phía trước mặt máy thu và phát, toàn bộ các đèn cảnh báo

phải ở trong tình trạng tắt, công suất đầu ra của máy phát sẽ được biểu thị trên mặt chỉ thị, ở chế độ hoạt động bình thường công suất được chỉnh từ 35 dBm đến 37dBm, đồng thời lúc này đặt chỉ thị mức thu cũng sẽ xuất hiện mức thu được phải xấp xỉ với mức đã được tính toán trong thiết kế tuyến. Sau đó nên làm một cuộc điện đàm thông qua kênh nghiệp vụ với đầu bên kia nếu có thể được ...

Lưu ý : Nếu công tác mute S3đặt ở vị trí Disable, thì có nghĩa là kênh nghiệp vụ có thể làm việc được tới mức thấp hơn 3 dB so với ngưỡng số liệu, điều này rất có lợi khi tỉ số tín hiệu trên tạp âm quá xấu hoặc dùng để liên lạc với trạm xa trong suốt quá trình cân chỉnh an ten.

2.4. NHIỆM VỤ CỦA KHAI THÁC VIÊN2.4.1. Nhiệm vụ hàng ngày :

Hàng ngày phải theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật, các chỉ thị cảnh báo trên mặt máy và ghi vào sổ báo cáo.

- Kiểm tra máy phát : Công suất phát Các mạch chỉ thị cảnh báo DATA In, RF LEVEL, TX FAIL ...

- Kiểm tra máy thu : Mức thu trên đồng hồ chỉ thị trước mặt máy Các cảnh báo BER, RF LEVEL, RX FAIL ...

Ghi lại tất cả các thông số kỹ thuật trên. Nếu các thông số này vượt quá chỉ tiêu cho phép hoặc thay đổi đột ngột, phải báo cáo cho bộ phận quản lý kỹ thuật, để tiến hành sửa chữa, hiệu chỉnh lại.- Kiểm tra nguồn DC :

Điện áp Độ gợn sóng Các tính năng hoạt động của bộ nắp nạp (nạp đnệm và nạp thúc) Làm vệ sinh và kiểm tra nước bình điện- Hệ thống an ten, phi đơ : Kiểm tra độ tiếp đất phi đơ và hệ thống

tiếp đất của phòng máy.- Vệ sinh công nghệp thiết bị

2.4.2. Nhiệm vụ khi có sự cố :Khi có sự cố mất liên lạc trên tuyến thông tin, khai thác viên cần phải :- Xác định trạng thái sự cố bằng các chỉ thị, cảnh báo trên mặt máy phát

hoặc thuPHÒNG KHOA HỌC Trang 69 Phần I. Lý thuyết

Page 70: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

- Sử dụng kênh nghiệp vụ, dùng phương pháp đấu vòng để xác định phần hư hỏng.

- Xử lý sự cố theo quy định chức năng của khai thác viên. Trường hợp không xử lý được ngay thì thay máy dự phòng để duy trì liên lạc.

- Báo cáo trưởng ca và ghi vào biên bản trực caGhi chú : Khi thay máy dự phòng, mọi chế độ của máy phải được đặt

giống như máy cũ như đã mô tả trong phần 3.3.2

III. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG3.1. YÊU CẦU CHUNG

Thiết bị qua quá trình hoạt động, khai thác trên mạng cần thiết phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ. Các chỉ tiêu cần kiểm tra, hiệu chỉnh để đảm bảo chỉ tiêu lắp đặt ban đầu :

- Máy phát : Đo, hiệu chỉnh mạch phân cực khối công suất phát Đo công suất ra của máy phát Hiệu chỉnh đồng hồ đo công suất trên mặt máy Kiểm tra các chỉ thị cảnh báo trên mặt máy Đo kiểm tra độ di tần kênh nghiệp vụ, kênh giám sát

- Máy thu : Hiệu chỉnh đồng hồ chỉ thị mức thu trên mặt máy Kiểm tra độ nhạy máy thu Kiểm tra, hiệu chỉnh các chỉ thị, cảnh báo của máy thu Kiểm tra kênh nghiệp vụ và kênh giám sát

- Bộ lọc song công : Đo suy hao bộ lọc phát, thu tại tần số làm việc- Hệ thống an ten, phi đơ : Đo, kiểm tra suy hao phản hồi của hệ

thống- Hệ thống truyền dẫn : Đo BER của hệ thống truyền dẫn để đánh

giá độ tin cậy, độ dự trũ pha đing của hệ thống.

3.2. KIỂM TRA, HIỆU CHỈNH MÁY PHÁTHình 6 : sơ đồ bố trí mạch đo máy phát

Thiết bị đo gồm : - Máy đo công suất cao tần- Bộ suy hao 20dB/25w- Đồng hồ vạn năng hiện số DVM

3.2.1. Kiểm tra mạch phân cực khối công suất phát - Đo điện áp và dòng phân cực bằng đồng hồ vạn năng số- Điểm đo :

PHÒNG KHOA HỌC Trang 70 Phần I. Lý thuyết

Máy phát RMD-1504

Máy phát sóng âm tần

Máy phát BER

Máy đo công suất

Máy đo Di tần

20 dBm

20 dBm

2 x 2 Mb/s

Page 71: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

+ Điểm dương của nguồn 20V (X3) với X12 (VV4). Hiệu chỉnh bằng biến trở R19 trên mạch phân cực của khối công suất để đạt giá trị VV4 theo bảng 7.

+ Điểm dương nguồn 21V(X3) với X10 (VV3). Hiệu chỉnh bằng biến trở R14 để đạt giá trị VV3 theo bảng 7.

Bảng chỉ tiêu giữa mức điện áp tại các điểm đo này và công suất ra của khối công suất cho ở bảng 1.

Lưu ý :Khi đo và hiệu chỉnh mạch phân cực, phải giảm công suất máy phát

ở 32 dBm bằng biến trở RF LEVEL bên hông trái của máy phát, sau khi hiệu chỉnh xong cần chỉnh công suất về lại mức cũ.

3.2.2. Kiểm tra công suất phátMở máy phát, đọc công suất chỉ thị trên máy đo công suất, đối

chiếu với chỉ thị mức công suất trên mặt máy. Nếu công suất chỉ thị trên mặt máy không đúng với công suất chỉ thị trên máy đo công suất, phải tiền hành hiệu chỉnh thang đo công suất máy phát và cảnh báo mức phát thấp RF LEVEL.

Trình tự tiến hành :1. Hiệu chỉnh biến trở RF LEVEL bên hông trái máy để đạt được

mức công suất ra 30 dBm (chỉ thị trên máy đo công suất là 30 dBm trừ suy hao của bộ suy hao và suy hao của dây đo). Chỉnh biến trở LOG OFFSET 11R309 trên mạch băng gốc máy phát để đồng hồ mặt máy chỉ thị chính xác là 30 dBm.

2. Dùng biến trở RF LEVEL chỉnh công suất máy phát đến 37 dBm và chỉnh biến trở LOG GAIN 11R308 trên mặt băng gốc máy phát để đồng hồ mặt máy chỉ thị đúng 37 dBm.Do các bước chỉnh này tương tác lẫn nhau nên phải lập lại bước 1 và bước 2 lần nữa để sự hiệu chỉnh này được chính xác.

3. Chỉnh cảnh báo mức phát thấp RF LEVEL. Mức cảnh báo này được chỉnh ở mức thấp hơn 3dBm so với mức công suất phát. Ví dụ công suất phát là 37 dBm thì cảnh báo phát thấp được chỉnh ở 34 dBm.

Hiệu chỉnh biến trở RF LEVEL để đưa công suất đến mức cảnh báo là 34 dBm.

Chỉnh biến trở RF FAIL bên hông trái máy hát sao cho đèn cảnh báo mức phát thấp RF LEVEL trên mặt máy tắt, sau đó chỉnh ngược lại cho vừa cháy sáng (chỉnh cùng chiều kim đồng hồ đèn sáng, ngược lại thì tắt). Chú ý khi tăng công suất lên 1 dBm so với mức cảnh báo thì đèn này phải tắt.

Chỉnh biến trở RF LEVEL đưa công suất phát về lại mức cũ.

3.2.3. Kiểm tra cảnh báo DATA In

PHÒNG KHOA HỌC Trang 71 Phần I. Lý thuyết

Bảng 1 :Công suất

VV3 (R14)

VV4 (R19)

(dBm) (Volt)

(mA)

(Volt)

(mA)

30 0,370

370 0,600

150

31 0,445

445 0,640

160

32 0,520

520 0,690

173

33 0,600

600 0,750

187

34 0,71 710 0,82 205

Page 72: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Khi mất luồng 2Mbit /s HDB3 đèn cảnh báo DATA IN trên mặt máy sẽ sáng. Kiểm tra bằng cách ngắt 1 hoặc 2 luồng 2 Mbit/s HDB3 khỏi đầu vào máy phát. Chú ý là nếu X18 và X19 trên mạch băng gốc máy phát đều ở vị trí U thì khi ngắt 1 trong 2 luồng HDB3 sẽ gây cảnh báo DATA IN. Nếu X18 ở vị trí U. X19 ở vị trí NU thì cảnh báo DATA IN chỉ xảy ra khi mất luồng A (luồng 1). Nếu X18 ở vị trí NU, X19ở vị trí U thì cảnh báo chỉ xảy ra khi mất luồng B (luồng 2).

3.2.4. Kiểm tra độ di tần của kênh nghiệp vụ và kênh giám sát Thiết bị đo gồm :- Máy đo di tần MARCONI- Máy phát sóng âm tần- Bộ suy hao cao tần 20 dB/25w- Hộp đấu nối bên ngoài BREAK OUT - BOX cho mạch nghiệp vụ

và giám sát. Hộp này đấu nồi từ X5 (trên EXTERNAL CONNECTION BOARD) và đưa ra ngoài các tín hiệu vào ra của kênh nghiệp vụ, kênh giám sát, tín hiệu cảnh báo, để có thể đấu nối đến các hệ thống cảnh báo ngoài.

1. Kiểm tra độ di tần kênh nghiệp vụ- Máy đo biến điệu (MODULATION 2305) ở chế độ sau :

* Prequency : Auto Tune ONcarrier ONMod ON

* Filters : 300Hz - 3 kHz (khi đo kênh nghiệp vụ )50Hz - 15 kHz (khi đo kênh giám sát )

* Deemphasis OFF* Function FM ON

ABS ONNOISE AVG ON

- Máy phân tích âm tần (AUDIO ANALYZED UPA3) để ở chế độ sau :* output C ON

L/R ON (Tùy đầu ra tương ứng)- Điều chỉnh máy phát âm tần có đầu ra 1kHz/0dBm/600 và nối

đến đầu vào kênh nghiệp vụ qua bộ nối ngoài BREAK OUT BOX. Bộ lọc trên máy đo được đạt ở 300Hz - 3kHz.

- Chỉnh độ di tần đến 15 kHz bằng biến trở R307 trên mạch băng gốc máy phát. Mức sai số cho phép là 0,5 kHz so vói 5 kHz.

3.3. KIỂM TRA, HIỆU CHỈNH MÁY THU3.3.1. Chuẩn suy hao đường truyền

Để đảm bảo mức tín hiệu cao tần thu được (chỉ thị trên mặt trước máy thu) chính xác, phải chuẩn bị suy hao đường truyền : Bao gồm bộ suy hao và dây nối giữa máy phát và máy thu. Để thực hiện điều này, suy hao nội tại của mọi phần tử trên đường truyền phải được đo lường.

Sơ đồ thiết trí mạch đo chuẩn suy hao đường truyền.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 72 Phần I. Lý thuyết

Máy phát RMD-1504 20 dBm

Suy hao điều chỉnh

0-139 dBm

Máy đo công suất20 dBm

Hình 7. Sơ đồ đấu nối chuẩn suy hao đường truyền

Page 73: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

a. Nối máy đo công phát với máy phát qua bộ suy hao theo hình 7b. Đặt suy hao của bộ suy hao điều chỉnh từng nấc về mức 000c. Mở nguồn cho máy phát, đọc công suất đo được trên máy đo

công suất cao tần. Công suất này thường nhỏ hơn 0dBm, ví dụ là : -10dBm. Khi đó muốn đặt mức tín hiệu RF bao nhiêu ở đầu vào máy thu thì ta tăng hoặc giảnm suy hao của bộ suy hao từng nấc, rồi cộng với giá trị đọc được trên máy đo công suất, ở trưởng hợp này là 10 dB. Như vậy, muốn đặt mức tín hiệu vào tại đầu máy thu là -85dBm thì bộ suy hao từng nấc phải đặt là 75 dB.

3.3.2. Kiểm tra tần số IF của máy thu Sơ đồ thiết trí mạch đo kiểm tra tần số trung tần máy thu

Kiểm tra tần số trung tần của máy thu là phương pháp gián tiếp để kiểm tra độ chính xác và ổn định của các tầng : dao động nội dung tổng hợp tần số, tầng trộn tần và trung tân.

* Tiến trình thao tác :- Đặt tần số làm việc của máy thu theo tần số của máy phát- Đặt công tắc S3 của bộ suy hao từng nấc để mức tín hiệu tại đầu

vào máy thu là -85dBm.Tháo dây dẫn đồng trục ra khỏi đầu ra của khối trung tần. Nối một

dây dẫn từ đầu ra khối trung tần tới máy đếm tần số.’ Tần số trung tần này không được lệch quá 0,015MHz so với tần số 35 MHz.

3.3.3. Kiểm tra mạch báo động Khi do trung tần, đèn LED báo thu sai (Rx FAIL) sẽ sáng và công tắc

mạch báo động ngoài của máy thu ở vị trí đóng mạch. Nối lại cáp đồng trục SMB từ mạch băng gốc máy thu đến đầu nối 21X2 của khối trung tần. Đèn báo thu sai (rx FAIL) sẽ tắt và công tắc báo động ngoài của máy thu ở vị trí hở mạch.

3.3.4. Kiểm tra mạch chỉ thị mức thu Khi đã biết suy hao nội tại của những phần tử xác định trên đường

truyền tín hiệu cao tần, điều chỉnh bộ suy hao thay đổi được để có mức -85dBm tại đầu vào của khối đổi tần máy thu. Hiệu chỉnh lạc vạch đo chỉ thị mức thu ở mặt trước máy để đọc được - 85dBm, bằng cách sử dụng biến trởchuẩn mạch chỉ thị mức thu (RF Meter Cal) trên khối trung tần. Sau đó hiệu chỉnh bộ suy hao chỉnh được sao cho vạch đo mặt trước của máy thu đọc được tuần tự là - 55dBm, -65dBm, -85dBm, -95dBm. Bằng cách tính toán, ghi lại mức cao tần thực sự tại đầu vào khối đổi tần của

PHÒNG KHOA HỌC Trang 73 Phần I. Lý thuyết

Máy phát RMD-1504 20 dBm

Suy hao điều chỉnh

0-139 dBm

Máythu RMD-1504

20 dBm

Hình 8. Sơ đồ đấu nối kiểm tra tần số trung tần của máy thu

Máy đếm tần số

Đầu ra IF

Page 74: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

máy thu. Trị số này nằm trong khoảng 3dB so với trị số chỉ thị danh định .

3.3.5 Hiệu chỉnh mạch cảnh báo mức thu thấp.Máy thu được cảnh báo khi mức thu thấp - 90 dBm. Chỉnh bộ suy

hao từng nấc để mức thu là - 90dBm. Sử dụng biến trở RF Level Fail trên khối trung tần để chỉnh mức cảnh báo. Đầu tiên chỉnh biến trở này cho tới khi dèn báo mức thu thấp ( RF level) tắt, và sau đó chỉnh lại cho đến điểm đèn này sáng lên. Giảm bọ suy hao 2dB, đen báo này phải tắt, và tăng lại đến 2dB đèn phải sáng.

3.3.6 Đo độ nhạy máy thu.Để kiểm tra độ nhạy máy thu, cần biết chính xác mức tín hiệu trên

đầu vào máy thu, nên một máy phát hiệu chỉnh đúng được dùng như một nguồn tín hiệu chuẩn để điều chỉnh máy thu.

Biết dược công suất đầu ra máy phát, có thể đặt chính xác mức tín hiệu trên máy thu nhờ bộ suy hao chỉnh được.

Sơ đồ thiết trí mạch đo kiểm tra máy thu.

a. Nối máy phát BER tới hai đầu HDB3 của máy phát. Dùng tín hiệu giả ngẩu nhiên 215 - biên độ 2,37V với 2Mbit/s.

b. Nối máy phát, thu qua đường truyền đã được chuẩn.c. Chỉnh mức tín hiệu nhận được tới - 85dBm ở đầu vào khối chuyển

đổi (converter ) máy thu.d. Chỉnh công tắc S3 ở

mạch băng tần gốc máy thu tới vị trí DÍSABLE để ngắt AIS . Nối may đo lỗi bít ra tới đầu ra HDB3 của máy thu (X3) trên tấm mạch EXTERNAL CONNECTION BOARD của thùng may chứa máy thu đang kiểm tra. Độ lỗi bít đọc trên máy đo phải là 0. Kiểm tra độ nhạy máy thu vi ba số là kiểm tra mức lỗi bit với tín hiệu thu có mức thấp gần ngưỡng. Kết quả đo mức lỗi bít chỉ thị trên máy thu BER tại mỗi mức tín hiệu thu theo bảng 2.

Mức sai số không được vượt quá mức chỉ định theo bảng trên.Nối dây HDB3 từ đầu ra 2 ( X4) của máy thu RMD đến máy thu lỗi

bít. Lặp lại tiến trình đo lỗi bít như trên.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 74 Phần I. Lý thuyết

Máy phát RMD-1504 20 dBm

Suy hao điều chỉnh

0-139 dBm

Máythu RMD-1504

20 dBm

Hình 9. Sơ đồ đấu nối kiểm tra độ nhạy của máy thu

Máy phát BER

Bộ nối ngoài

Máy phân tích âm tần

Bộ nối ngoài

Máy thu BER

Bảng 2Mức tín

hiệu thu

Mức lỗi bit

cho phép

Mức lỗi bit

thu được

- 70 0 x 10-7

- 87 0 x 10-6

- 88 0 x 10-5

- 89 0 x 10-4

- 90 0 x 10-3

- 91- 92- 93-94

Page 75: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

3.3.7 Hiệu chỉnh mạch báo động lỗi bít.Với một máy thu đã được điều chỉnh chính xác, mức ngưỡng cảnh

báo lỗi bít( BER ALM ) được hiệu đúng để chỉ thị mức hoạt động của ngưỡng ( được dùng cho hệ thống đôi tác động trên mạch chuyển đổi bảo vệ số PSD để chọn thiết bị dự phòng hay đường truyền khác chằm duy trì thông tin).

Tiến trình thao tác.- Đặt cầu nhảy X52 ở vị trí 10 -6 . Chỉ bộ suy hao tới mức mà lỗi bít

nằm giữa 5x10-5 và 5x10-6. Chỉnh R337 cho tới khi đèn báo lỗi bit ( BER) tắt. Song lại chỉnh R337 cho tới khi đèn này sáng lại. Giảm bộ suy hao 2dB đèn báo BER phải tắt, và khi tăng suy hao thì đèn BER phải sáng ở mức suy hao mong muốn.

- Đặt cầu nhảy X52 ở vị trí 10-3, chỉnh bộ suy hao để có mức sai số bít giữa 5x10-4 và 5x10-3, chỉnh R338 cho đến khi đèn báo BER tắt, song lại chỉnh R338 cho đến điêmt đèn BER sáng. Giảm bộ suy hao 2 dB để đèn BER tắt và kiểm tra đèn BER sáng ở mức mong muốn. Công tắt S3 đặt lại ở vị trí ENABLE. Sau đó để cầu nhảy X52 ở vị trí 10-3 .

Ghi chú: Trong trường hợp máy thu lhông đạt độ nhạy theo chỉ định kiểm tra, phải tiến hành hiệu chỉnh p[hục hồi sóng mang và phục hồi xung mẫu.

3.3.8 Hiệu chỉnh mạch phục hồi sóng mangViệc phục hồi sóng mang là nhằm tách hai dòng số liêu I,Q và tín

hiệu băng gốc phụ đã được điều chế FM. Việc này được thực hiện bằng mạch giải điệu vòng Costas, tắt hiệu đồng bộ đưa vào mạch giải điệu này là tín hiệu trung tần dùng mạch vòng khóa pha 35 MHz.

Trình tự các bước thực hiện trên mạch băng gốc phụ máy thu như sau:

. Dời cầu nhảy X51 đến vị trí TEST.

. Nối máy đến tần số với đầu nối SMB đến x10.

. Kiểm tra tần số VCO là 35 MHz 0,01MHz.

. Chỉnh C71 với vít chỉnh bằng nhựa hoặc phi kim loại khi tần số vượt quáchỉ định là 35 MHz 0,01MHz..Chỉnh tần số máy phát lệch đi 0,1 MHz..Nối Von kế số đến điểm 1 của X32 và đất đo được điện thế là 0V, sai số cho phép 10mV. . Chỉnh R341 để đạt mức diện thế là 0V, với sai số cho phép 10mV như bước trên ... . Chỉnh tần số máy phát về lại tần số đúng và nhấn reset.Chuyển cầu nhảy X51 trở lại vị trí bình thường.

3.3.9 Hiệu chỉnh mạch phục hồi thời gian mẫuMạch phục hồi thời gian mẫu dùng để tách xung nhịp và hai dòng

số liệu từ tín hiệu I và Q. Đo điện thế trên 2 đầu tụ C83 bằng Vôn kế số Dùng dụng cụ chỉnh phi kim loại, chỉnh C72 để mức điện thế trên C83

đạt 0V, sai số cho phép 10mV. Sau khi đã hiệu chỉnh lại mạch phục hồi sóng mang và khung thời gian

mẫu, kiểm tra lại mức lỗi bit như ở phần kiểm tra độ nhạy máy thu.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 75 Phần I. Lý thuyết

Page 76: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

3.3.10. Hiệu chỉnh hệ thống mạch băng tần gốc phụ a. Hiệu chỉnh đáp tuyến tần số kênh nghiệp vụ

Nối đầu vào máy phân tích âm tần UPA 3 đến đầu của kênh nghiệp vụ qua bộ nối ngoài BREAKOUT BOX. Mở bộ lọc (theo tiêu chuẩn TELEPH CCITT WTD). Điều chỉnh biến trở SER VICE ở bên phải máy thu để mức tín hiệu kênh nghiệp vụ ở đầu ra máy thu đọc trên máy phân tích âm tần UPA3 là 0dBm.

Thực hiện việc kiểm tra đáp tuyến tần số kênh nghiệp vụ theo bảng 3.

Đáp tuyến này cho phép không bằng phẳng ở mức - 3dBm và + dBm so với mức 0dB. Mức tín hiệu ngoài dải tần kênh nghiệp vụ phải - 30 dBm.

b. Kiểm tra đáp tuyến tần số kênh giám sát Nối đầu ra máy phân tích âm tần UPA3 đến đầu vào kênh giám sát của

máy phát qua bộ nối ngoài, mức tín hiệu đầu ra của máy phân tích âm tần là 4kHz/600 /-10dBm.

Nối đầu vào máy phân tích âm tần UPA3 đến đầu ra kênh giám sát của máy thu qua bộ nối ngoài.

Mở bộ lọc (theo tiêu chuẩn TELEPH CCITT WTD) Điều chỉnh biến trở SUPER VISORY ở bên phải máy thu để mức tín

hiệu kênh giám sát ở đầu ra máy thu đọc trên máy phân tích âm tần UPA3 là -10 dBm.

Đo kiểm tra đáp tuyến tần số kênh nghiệp vụ theo bảng 4.

Biên độ tín hiệu trong giải tần kênh giám sát cho phép ở mức 98 dBm đến -13dBm, mức tín hiệu ngoài giải tần kênh giám sát -30dBm.

c. Kiểm tra chức năng kênh nghiệp vụ :Tháo máy phân tích âm tần UPA3 ra khỏi hệ thống, công tắc loa để

OFF. Nhấn nút CALL trên máy phát, kiểm tra tín hiệu gọi 2kHz trên máy thu.

Gắn tổ hợp (hand set) vào máy phát, kiểm tra tiếng nói ở máy thu trung thực và đủ mức không. Nếu không đủ mức, chỉnh biến trở SPEAK ở bên hông trái của máy thu.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 76 Phần I. Lý thuyết

Bảng 3 :Tần số Giới hạn cho phép Mức tín

hiệu đo được

500 Hz

Từ - 3dBm đến 2dBm

500 Hz

Từ - 3dBm đến 2dBm

700Hz Từ - 3dBm đến 2dBm

1000 Hz

Từ - 3dBm đến 2dBm

1500Hz

Từ - 3dBm đến 2dBm

2000H Từ - 3dBm đến

Bảng 4 : Đo kiểm tra đáp tuyến tần sốkênh giám sát

Tần số Giới hạn cho phép

Mức tín hiệu

đo được2200 Hz

- 8dBm đến -13dBm

2700 Hz

- 8dBm đến -13dBm

3500Hz

- 8dBm đến -13dBm

4000 Hz

- 8dBm đến -13dBm

Page 77: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

3.4. KIỂM TRA BỘ LỌC SONG CÔNGTrong quá trình lắp đặt và khai thác, dưới sự tác động về cơ học,

nhiệt độ môi trường, đáp tuyến của bộ lọc có thể bị thay đổi, dẫn đến suy hao nội tại của bộ lọc thay đổi. Vì vậy phải tiến hành kiểm tra lại suy hao của bộ lọc song công.

Máy phát RMD 1504 được coi như là một nguồn phát tín hiệu dùng để kiểm tra bộ lọc song công.

3.4.1. Kiểm tra suy hao nội tại bộ lọc phátĐầu nối các thiết bị

đo theo sơ đồ 10Đặt tần số máy phát

RMD 1504 ở tần số làm việch của bộ lọc phát. Đo công suất ở đầu ra của máy phát, gọi là P1.

Nối đầu ra của máy phát đến đầu vào của bộ lọc phát. Nối máy đo công suất cao tần đến đầu ra của bộ lọc phát. Đo công suất của máy phát ở đầu ra bộ lọc phát (chính là cổng nối ra an ten của bộ phân hướng an ten trên bộ lọc song công), gọi là P2. Chênh lệch mức công suất giữa P1 và P2 chính là suy hao nội tại của bộ lọc phát.

Nếu suy hao nội tại bộ lọc phát vượt quá 20% so với mức suy hao cho phép (1,5dB) thì cần phải gửi đến nhà sản xuất để chỉnh lại.

3.4.2. Kiểm tra suy hao nội tại bộ lọc thuĐặt tần số máy phát RMD 1504 ở tần số làm việc của bộ lọc thu. Đo

công suất ở đầu ra của máy phát, gọi là P3.Nối đầu ra của máy phát đến đầu vào của bộ lọc song công. Nối

máy đo công suất cao tần đến đầu ra của bộ lọc thu. Đo công suất của máy phát ở đầu ra bộ lọc thu, gọi là P4. Chênh lệch mức công suất giữa P3 và P4 chính là suy hao nội tại của bộ lọc thu.

Nếu suy hao nội tại bộ lọc thu vượt quá 20% so với mức suy hao cho phép (1.5dB) thì cần phải được gửi đến nhà sản xuất để hiệu chỉnh lại.

3.5. KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN DẪNKiểm tra hệ thống truyền dẫn chính là kiểm tra mức ngưỡng BER

thực tế của hệ thống ở 10-6. Sơ đồ mạch đo như hình 12.Phương pháp đo :Tại trạm máy B nối luồng 2Mbit/s HDB3 từ đầu ra A(hoặc B) của

máy thu đến đầu vào A (hoặc B) của máy phát.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 77 Phần I. Lý thuyết

Máy đo công suất

Bộ lọc phát

Bộ lọc thu

Máy phát RMD - 1504

Bộ phân hướng anten

Hình 10 : Sơ đồ bố trí mạch đo kiểm tra suy hao nội tại bộ lọc phát

Máy phát RMD - 1504

Bộ lọc thu

Bộ lọc phát

Máy phát đo công

suất

Bộ phân hướng anten

Hình 11 : Sơ đồ bố trí mạch đo kiểm tra suy hao nội tại bộ lọc thu.

Page 78: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Tại trạm máy A dùng máy phát BER phát luông 2Mbit/s HDB3 vào đầu vào máy phát tại đầu vào A(hoặc B). Nối luồng 2Mbit/ từ đầu ra A(hoặc B) của máy thu đến máy đo BER. Suy hao của bộ suy hao điều chỉnh được đặt ở mức odB. Đọc mức độ lỗi bit trên máyô BER. Tăng mức suy hao của bộ suy hao điều chỉnh đến khi vị trí số BER đọc trên máy đo BER là 10-6. Đọc mức thu trên đồng hồ chỉ thị mức thu của máy thu. Giá trị này chính là mức ngưỡng thực tế của hệ thống truyền dẫn. Giá trị suy hao trên bộ suy hao điều chỉnh được chính là mức dự trữ pha đinh của tuyến truyền dẫn.

Trong trường hợp mức sai số BER đi được khi suy hao của bộ suy hao điều chỉnh để ở mức 0dB, hoặc khi mức tín hiệu thu ở khoảng > - -85dBm là 10-6 thì tuyến truyền dẫn đang bị giảm mức ngưỡng, độ tin cậy. Khi đó cần kiểm tra lại hệ thống an ten, phi đơ, độ nhạy máy thu, công suất phát, suy hao bộ lọc song công, can nhiễu cao tần kênh lân cận ...để xác định nguyên nhân xử lý.

3.6. KIỂM TRA HỆ THỐNG AN TENHệ thống an ten - phi đơ qua thời gian sử dụng cần được kiểm tra.

Có thể sử dụng máy đo công suất cao tần với cầu đo để kiểm tra, hoặc dùng máy đo phân tích mạng SCALAR NETWORK ANALYZER.

Sơ đồ thiết trí mạch đo dùng đo công suất tần và cầu đo.

Bước 1 :PHÒNG KHOA HỌC Trang 78 Phần I. Lý thuyết

Hình 12 : Sơ đồ bố trí mạch đo kiểm tra hệ thống truyền dẫn

Máy thu BER

Máy phát BER

Máy phát RMD-1504

Bộ lọc phát

Bộ lọcthu

Máy thu RMD - 1504

0 – 120 dB

Máy phát RMD-1504

Bộ lọc phát

Bộ lọcthu

Máy thu RMD - 1504

Bộ suy hao điều chỉnh

được

Máy phát RMD - 1504

Diplexxer20 db25 W

Máy phát đo công suất

Cầu đo

Hình 13

Máy thu RMD - 1504

Hệ thống anten, feeder

12

3

Page 79: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504

Nối đầu ra máy phát qua bộ lọc song công, qua suy hao 20dB/25W đến cổng số 1 của cầu đo.

Nối máy đo công suất đến cổng số 2 của cầu đoNối tải 50 đến cổng số 3 của cầu đoMở máy phát, đọc công suất đo được trên máy đo công suất. Ghi lại

giá trị này, gọi là P1.Bước 2 :Nối đầu ra máy phát qua bộ lọc song công, qua suy hao 20dB/25W

đến cổng số 1 của cầu đo.Nối hệ thống an ten - phi đơ đến cổng số 2 của cầu đoNối máy đo công suất đến cổng số 3 của cầu đoMở máy phát, đọc công suất đo được trên máy đo công suất . Ghi lại

giá trị này gọi là P2.Nếu mức chênh lệch công suất giữa p1 và P2 nhỏ hơn -15dB cộng

với suy hao của dây phi đơ thì hệ thống an ten - phi đơ ở tình trạng tốt.Nếu mức chênh lệch công suất giữa P1 và P2 lớn hơn -15dB cộng

với suy hao của dây phi đơ, thì hệ thống an ten - phi đơ ở tình trạng xấu. Có thể đầu nối phi đơ tiếp xúc xấu hoặc bị ẩm, thấm nước. Vì vậy phải tiến hành kiểm tra lại các đầu nối và tình trạng dây phi đơ. Sau khi kiểm tra xong phải tiến hành đo thử lại như ban đầu.

Nếu kiểm tra phi đơ tốt, nhưng đo cả hệ thống phi đơ - an ten không đạt yêu cầu thì có thể bộ phận bức xạ của an ten bị hư hỏng do thấm nước hoặc tiếp xúc xấu. Kiểm tra sơ bộ lại về cơ khí và hình dạng bên ngoài sau đó tiến hành đo lại, nếu không đạt phải thay bức xạ mới và gửi bức xạ hỏng về nhà sản xuất xử lý lại.

Hệ thống dây nối đất của phi đơ cũng phải kiểm tra có tiếp đất tốt hay không.

PHẦN II. VẬN HÀNH – KHAI THÁC - BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ DM2G-1000.

I. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ VẬN HÀNH1.1. NĂM VỮNG MẶT MÁY VÀ VỊ TRÍ CÁC KHỐI

Trong khi khai thác yêu cầu cơ bản của kỹ thuật viên là phải biết chức năng của các công tắc và cảnh báo bằng đèn hiện thị trước mặt máy.

Vị trí các ngăn bộ kết nối bên trong thiết bị DM2G - 1000 có cấu hình 1+0 như sau

- Phía trước mặt máy có :+ DSPL 2 : Bộ hiển thị+ TEL SET : Bộ thoại nghiệp vụ cầm tay

- Phía sau nắp máy có các ngăn bộ :

PHÒNG KHOA HỌC Trang 79 Phần I. Lý thuyết

Page 80: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Chương 1. Thiết bị Vi ba số RMD-1504+ TX (No.1) : Bộ phát số 1+ DSC2 : Bộ kênh nghiệp vụ số+ B-U/U-B : Bộ biến đổi tín hiệu băng tần gốc+ RX (No.1) : Bộ thu số 1+ PS (No.1) : Bộ cấp nguồn số 1

- Phía dưới các ngăn bộ và sau bộ hiển thị là mạng phân nhánh cao tần BR NTWK

1.2. ĐẤU NỐI CÁPToàn bộ các đầu nối cáp từ thiết bị chính đến thiết bị bên ngoài

được bố trí mặt sau thiết bị như hình 2.1.

1.2.1. Nối cáp phi đơ - an ten và cáp nguồn

- Đấu nối đồng trục RF IN/OUT được nối đến cáp phi đơ - an ten qua một đoạn cáp đồng trục mềm hoặc bán mềm.

- Nguồn cung cấp đầu vào được đưa đến khối đầu cuối G-V bằng loại cáp nguồn có tiết diện 6.6mm2 đến 10.5mm2, thông thường là 8mm2.

- Điểm nối đất FG trên khung máy phải được nối với dây đất ở trạm

1.2.2. Đấu nối cáp tín hiệu băng tần gốc (B IN/OUT)Có 8 luồng số 2Mbit/s được đấu vào đầu nối 50 chân. Đấu nối 50

chân chia làm 2 dãy, dãy bên phải đánh số từ 1 đến 25, dãy bên trái đánh số từ 26 đến 50, có thể đầu giao tiếp ở 120 hhoặc 75 theo yêu cầu thực tế.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 80 Phần I. Lý thuyết

Máy số 2 No2

Máy số 1 No1

G -V G -V

EXTALM

EXTSV

CONT

EXF/DGTLExt TEL

RF IN/OUT

Đấu nối Feeder loại N

B IN/OUT

EXT

Hình 2.1

Page 81: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba sốBố trí chân tín hiệu trên đầu nối B IN/ OUT theo bảng sau (bảng

2.1)Châ

nTín hiệu

Hướng Chân

Tín hiệu

Hướng

12345678910111213141516171819202122232425

B IN 1B IN 2

GB IN 3B IN 4

GB In 5B IN 6

GB IN 7B IN 8

GG

B OUT 1

B OUT 2G

B OUT 3

B OUT 4G

B OUT 5

B OUT 6G

B OUT 7

B OUT 8G

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U -

26272829303132333435363738394041424344454647484950

B IN 1B IN 2

GB IN 3B IN 4

GB In 5B IN 6

GB IN 7B IN 8

GG

B OUT 1

B OUT 2G

B OUT 3

B OUT 4G

B OUT 5

B OUT 6G

B OUT 7

B OUT 8G

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Đến B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U - B

Từ B - U/U -

PHÒNG KHOA HỌC Trang 81 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 82: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

BTừ B - U/U -

B

BTừ B - U/U -

B

- Nếu đầu giao tiếp ở trở kháng 120 đấu đầu vào và đầu ra ở cả 2 dãy chân phải, trái (1-25 và 26-50)

Thí dụ : Đầu luồng 1: 2 dây vào (phải) , chân số 1 và 261 dây đất , chân số 3 hoặc 282 dây ra (thu) : chân số 14 và 391 dây đất : Chân số 16 (hoặc 14)

1.2.3. Đầu nối cáp tín hiệu nghiệp vụ VF DGTLĐầu nối cáp dành cho tín hiệu nghiệp vụ theo bảng sau

PHÒNG KHOA HỌC Trang 82 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 83: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba sốBảng 2.2.

Tên đầu nối

Số chân

Thiết bị nối Phương pháp đầu

nối

Loại tín hiệu

ALM 32 Thiết bị bên ngoài

Quấn dây trên đầu nối

Điện áp AGC đầu ra cảnh báo từ bộ RX

EX 32 DM - 1000 dung lượng thấp/trung

bình

Quấn dây trên đầu nối

Kênh tín hiệu điều hànhKênh tín hiệu giám sát và điều khiển từ xa

DM - 1000 dung lượng

cao

Kênh số liệu nhận dạng các tín hiệu điều khiển và giám sát từ xa, chuyển đưa các tín hiệu giám sát

VF/DGTLEXT TEL

32 Thiết bị bên ngoài

Quấn dây trên đầu nối

Giao tiếp các kênh âm, tần hay số liệuThoại nghiệp vụ mở rộng

DM - 1000 dung lượng

cao

Kênh âm tần nhận dạng các tín hiệu điều khiển và giám sát từ xa, chuyển đưa các tín hiệu giám sát

DM - 1000 dung lượng

thấp/trung bình

Nối bằng cáp dẹt loại M66L -

1361-0344

Kênh điều hànhKênh tín hiệu điều khiển và giám sát từ xa.

Bố trí chân tín hiệu trên đầu nối ALM theo bảng sau:Bảng 2.3

Chân

Tín hiệu Hướng Chân

Tín hiệu Hướng

12345678910111213141516

No.1 T ALMNo.1T ALMNo.1 R ALMNo.1 R ALMNo. 1 CH ALMNo. 1 CH ALMNo. 1 PS ALMNo. 1 PS ALMNo. 2 T ALMNo. 2 T ALMNo. 2 R ALMNo. 2 R ALMNo. 1 CH ALMNo. 1 CH

Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC

17181920212223242526272829303132

WS ALMWS ALMMAINTMAINTAIS RECAIS RECAIS SNDAIS SNDAL - RAAL - RASV ALMSV ALMNo.1 LVL OUTG(R LVL OUT)G(R LVL OUT)

Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC

PHÒNG KHOA HỌC Trang 83 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 84: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

ALMNo. 1 PS ALMNo. 1 PS ALM

1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1

1Từ SV LGC 1Từ SV LGC 1

Bố trí chân tín hiệu trên đầu nối EX theo bảng sau: Bảng 2.4

Chân

Tín hiệu Hướng Chân Tín hiệu Hướng

171819202122

EXL SV CH2 D OUTEXL SV CH2 D OUTEXL SV CH2 S CLK OUTEXL SV CH2 S CLK OUTEXL SV CH2 D IN EXL SV CH2 D IN

Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Đến DSC2Đến DSC2

232425262728

EXL SV CH2 R CLK INEXL SV CH2 R CLK INEXL OW CH2 R CLK OUTEXL OW CH2 R CLK OUTEXL OW CH2 INEXL OW CH2 IN

Đến DSC2Đến DSC2Từ DSC2Từ DSC2Đến DSC2Đến DSC2

Chú ý : các ký hiệu chữ nghiêng chỉ tín hiệu âm tần VF , các ký hiệu khác là giao tiếp V.

Các chân tín hiệu từ 1 đến 16 dành cho bộ DSC2Bố trí chân tín hiệu trên đầu nối EXL theo bảng sau:Bảng 2.5

Chân Tín hiệu Hướng Chân Tín hiệu Hướng1234567891011121314

EXL SV CH1 D OUTEXL SV CH1 D OUTEXL SV CH1 T CLK OUTEXL SV CH1 T CLK OUTEXL OW CH1 OUTEXL OW CH1 OUTEXL OW TALK OUTEXL OW TALK OUTEXL OW DATA OUTEXL OW DATA OUTEXL T TIMING OUTEXL T TIMING OUTEXL T CLK OUTEXL T CLK OUT

Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2

2728293031323334353637383940

EXL R CLK IN EXL R CLK IN EXL R TIMING INEXL R TIMING INEXL OW DATA INEXL OW DATA INEXL OW TALK INEXL OW TALK INEXL OW CHI INEXL OW CHI INEXL SV CH1 R CLK INEXL SV CH1 R CLK INEXL SV CH1 D CLK INEXL SV CH1 D CLK IN

Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2Đến DSC 2

Ghi chú : các ký hiệu in nghiêng chỉ tín hiệu âm tần VF, các tín hiệu khác là tín hiệu giao tiếp V11. Các chân từ 15 đến 26 không dùng.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 84 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 85: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba sốBố trí chân tín hiệu trên đầu nối VF/DGTL & EXT TEL theo bảng

sau Bảng 2.6

Chân

Tín hiệu cho tấm DGTL

Tín hiệu cho tấm VF

Hướng

12345678910111213141516

CH 1 DATA OUTCH 1 DATA OUTCH 1 T CLK OUTCH 1 T CLK OUTCH 1 DATA INCH 1 DATA INCH I R CLK IN /OUTCH I R CLK IN /OUTCH 2 DATA OUTCH 2 DATA OUTCH2 DATA OUTCH2 T CLK OUTCH2 DATA INCH 2 DATA INCH 2 R CLK IN/OUTCH 2 R CLK IN/OUT

CH 1 DA TA OUTCH 1 DA TA OUT

CH 1 DA TA INCH 1 DA TA IN

CH 2 DA TA OUTt

CH 2 DATA INCH 2 DATA IN

Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Đến DSC2Đến DSC2Đến/từ DSC2Đến/từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Từ DSC2Đến SDC2Đến SDC2Đến SDC2Đến SDC2

17 EXT TEL OUT Từ DSC 218 EXT TEL OUT Từ DSC 219 EXT TEL IN Đến DSC220 EXT TEL IN Đến DSC2Ghi chú : Các ký hiệu in nghiêng chỉ tín hiệu âm tần, các ký hiệu

khác là tín hiệu V11

1.3. CÀI ĐẶT BAN ĐẦU VÀ CÁC VỊ TRÍ ĐIỀU CHỈNH1.3.1. Không được thay đổi các chuyển mạch cài đặt mà không có chỉ định trong phần này, vì chúng đã được cài đặt trước một cách tối ưu.1.3.2. Cài đặt bộ phát Txa. Các cài đặt chuyển mạch

* Trên khối TDPSW1 : chọn chức năng điều khiển mức tự động ALC (SW 1 ở vị trí

ON) hay điều chỉnh mức nhân công MNL (SW1 ở vị trí OFF).SW2 : Chọn mức năng điều khiển sóng mang cho phép sóng mang

chưa được điều chế sẽ được đưa ra từ bộ Tx (SW2 ở vị trí CW ON) hay chọn chế độ bình thường (SW2 ở vị trí NORMAL)

* Trên khối OSC :SW1 đến SW4 : đặt tần số kênh vô tuyến làm việc theo bảng 2.7Bảng 2.7

Dải tần

Kênh

Tổng số RF/dao động nội

SW1

SW2

SW3

SW4

Nửabăngtầndưới

1234

2038.5 MHz2052.5 MHz2066.5 MHz2048.5 MHz

A2A2

1100

F012

8888

PHÒNG KHOA HỌC Trang 85 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 86: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

5 2094.5 MHz A 3 2 8Nửabăngtầndưới

1’2’3’4’5’

2213.5 MHz2227.5 MHz2241.5MHz2255.5 MHz2269.5 MHz

8E6E6

10033

ABCCD

88888

Trên khối MODSW1 : Đặt dài tần làm việc theo bảng 2.8Bảng 2.8

Băng tần

Dải tần (MHz)

SW1-1

SW1-2

SW1-3

SW1-4

SW1-5

SW1-6

Dưới 2000 đến 2050

2050 đến 2100

2100 đến 2150

ONOFFOFF

OFFONOFF

OFFOFFON

OFFOFFON

OFFONOFF

ONOFFOFF

Trên 2150 đến 2200

2200 đến 2250

2250 đến 2300

ONOFFOFF

OFFONOFF

OFFOFFON

OFFOFFON

OFFONOFF

ONOFFOFF

b. Điều chỉnh công suất phát như sau :- Trường hợp có điều khiển mức tự động ALCON thì chỉnh công suất

phát bằng RV8- Trường hợp có điều khiển mức nhân công ALC OFF thì chỉnh công

suất phát bằng PV9

1.3.2. Cài đặt bộ thu Rxa. Các chuyển mạch cài đặt

- Trên khối 1F ĐEMSW1 : Chọn chế độ điều khiển độ lợi tự động hay nhân công AGC

ON/ OFFSW2 : Đặt chế độ điều chỉnh

MNL DATE (cân bằng thời gian trễ sai lệch tuyệt đối) nhân công để điều chỉnh độ lệch bit giữa luồng số từ hai bộ Rx trong thiết bị có cấu hình 1+1, nhằm mục đích chuyển mạch không gây lỗi tín hiệu băng tần gốc . Thông thường, SW2 này được đặt ở vị trí 7.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 86 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Bảng 2.9SW3/SW5

Ngưỡng cảnh báo BER

01234567

1 x 10-4

1 x 10-5

1 x 10-6

1 x 10-7

1 x 10-8

1 x 10-9

1 x 10-10

1 x 10-11

Page 87: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

Trong thiết bị có cấu hình 1+0, chuyển mạch này được đặt ở vị trí 6 hay 8.

SW3 : Cài đặt ngưỡng khởi đầu cho cảnh báo BERSW5 : Cài đặt ngưỡng kết thúc cho cảnh báo BER theo bảng 2.9 - Trên khối R CONVSW1 đến SW4 : Cài đặt tần số dao động nội thu theo bảng 2.10

Bảng 2.10Băng tần

Kênh

Tần số RF

Tần số dao động nội

SW1

SW2

SW3

SW4

Dưới 12345

2038.52052.52066.52080.52094.5

1968.51982.51996.52010.52024.5

2A2A2

03322

BBCDE

77777

Trên 12345

2213.52227.52241.52255.52269.85

2143.52157.52171.52185.52199.5

E6E6E

33221

56789

88888

Điều chỉnh mức trung tần (IF MON) như sau :- Nếu chế độ điều khiển độ lợi tự động (AGC ON) thì điều chỉnh

mức trung tần bằng RV5- Nếu chế độ điều khiển độ lợi nhân công (AGC OFF) thì điều

chỉnh mức trung tần bằng RV6

1.3.3. Cài đặt bộ B-U/U-Ba. Cài đặt các bộ chuyển mạch

SW1-1 : ON : Mã tín hiệu HDB3OFF : Mã tín hiệu AMI

SW1-2 và SW1-3 : chọn dung lượng E/M ở phía thuKhi xuất xưởng : SW1-2, OFF, SW1-3 : ONSW1-4 : Không sử dụng, đặt ở vị trí OFFSW2-n (n=1...8) đặt ở ON cấm cảnh báo AIS SND cho luồng 2Mbit/s thứ nSW2 : Điều khiển chuyển mạch nhân công tín hiệu đơn cực ở phía thuVí trị No.1 : Chọn tín hiệu đầu ra bộ Rx No.1Vị trí AUTO : Chọn tự động tín hiệu thu nhờ bộ SV LGCIVị trí No.2 : Chọn tín hiệu thu từ bộ Rx No.2Với cấu hình 1+0, chuyển mạch này được đặt ở vị trí No.1-SW5-n(n=1...8) : Đặt ở ON cấm cảnh báo B IN LOSS cho luồng 2Mbit/s thứ n

b. Cài đặt các cầu nối- CN1, CN8, CN9, CN12, CN13, CN 32, CN35, CN39 : chọn tín hiệu

lưỡng cực vào/ra bộ chuyển đổi B-U/U-B là tín hiệu cân bằng hay không cân bằng

- CN2 đến CN7, CN10, CN 11, CN14 đến CN25, CN 31, CN33, CN34, CN36 đến CN 38, CN 40 đến CN 48 : chọn trở kháng đường truyền tín hiệu lưỡng cực vào/ra bộ chuyển đổi B-U/U-B là 75 hay 120

- CN26, CN27 : Chọn thủ tục chuyển mạchPHÒNG KHOA HỌC Trang 87 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 88: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

Chế độ A : Được dùng cho hoạt động bình thường Chế độ B : Được dùng cho tuyến SD

Chú ý : Nếu đấu ở 75 không cân bằng (cáp đồng trục) cần đặt thêm các cầu nối sau đây :

CN8 - CN1 - CN9 - CN13 - CN12 - CN32 - CN35 - CN39 sang vị trí UNBAL

1.3.4. Cài đặt bộ DSC2a. Cài đặt các chuyển mạch và vị trí điều chỉnh của bảng chính

- Bảng chínhCác chức năng chuyển mạch SW1

Bảng 2.11Bit

Vị trí

Chức năng

1 ONOFF

Cho phép truyền tín hiệu nghiệp vụ sốKhông cho phép truyền tín hiệu nghiệp vụ số

2

3

ONOFFONOFF

Thiết lập chế độ đồng bộ ngoài (tín hiệu phát đi đồng bộ với tín hiệu thu về)Trạm đầu cuốiTrạm đầu cuối képTrạm đầu cuốiTrạm đầu cuối kép

4 ONOFF

Tạo cảnh báo kênh nghiệp vụPhát cảnh báo khi cả hai hệ thống số 1 và số 2 có sự cốPhát cảnh báo khi một hệ thống số 1 hay hệ thống số 2 có sự cố

5 ONOFF

Sử dụng kênh 3 của khối DIG CON trong bộ DSC 2Không sử dụng kênh nói trên

6 ONOFF

Sử dụng kênh 4 của khối DIG CON trong bộ DSC 2Không sử dụng kênh nói trên

7 ON

OFF

Chuyển mạch thu tín hiệu nghiệp vụ phụ thuộc vào việc chọn hệ thống thu số liệu chính dựa vào các tín hiệu điều khiển đến từ các ngăn bộ khácChuyển mạch thu tín hiệu nghiệp vụ không phụ thuộc vào việc chọn hệ thống thu số liệu chính : Khi tín hiệu đến khối DEMUX trong bộ DSC 2 mất đồng bộ khung hay mất đồng hồ tách tách kênh 140.8KHz tín hiệu cổng ra bộ DEMUX bình thường sẽ được chọn

PHÒNG KHOA HỌC Trang 88 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

120 75 UNBAL BAL

Hình 2

Page 89: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

8 ONOFF

Đặt chế độ loop vòng ở khối MUX/DEMUXThông thường

Các chức năng chuyển mạch SW2Bảng 2.12

Bit

Vị trí

Chức năng

1

234

ONOFF

ONOFF

Không ngẫu nhiên hóa cho luồng tín hiệu no.1Ngẫu nhiên hóa cho luồng tín hiệu no.1Không dùngKhông dùngKhông ngẫu nhiê hóa cho luồng tín hiệu no.2Ngẫu nhiên hóa cho luồng tín hiệu no.2

SW5 đến SW7 và SW8 đến SW10 : Đây là các chuyển mạch xoau, dùng để đặt số gọi cho bộ thoại nghiệp vụ. Chuyển mạch có 10 chữ số, các chữ số này nằm trong phạm vi từ 0 đến 9. Các vị trí chuyển mạch từ A đến tần số không được sử dụng. Có thể đặt 2 số gọi một cách độc lập với nhau.

Gọi từng trạm : dùng SW7 đến SW5Gọi đồng thời các trạm : Dùng SW10 đến SW8Một trong hai số này sẽ được dùng để gọi chọn từng trạm, số kia

được dùng để gọi đồng loạt trong khu vực điều hành.

SW4 : Nút kiểm tra các LED : Các LED D57 đến D62.D123 đến D134 và D136 sẽ sáng khi ấn chuyển mạch này.

ATTI đến ATT6 : Đây là các bộ suy hao cài đặt, được dùng cho các kênh nghiệp vụ . có thể điều chỉnh mức các tín hiệu vào/ra của kênh nghiệp vụ theo bước 0.5 dB . Thiết bị đã được đặt sẵn mức cho cả tín hiệu vào và ra là -4dBm.

Bảng giá trị cài đặt suy haoBảng 2.13

Đầu vào (ATT1 đến ATT3) Đầu ra (ATT4 đến ATT6)Mức tín hiệu

(dBm)Giá trị suy hao

(dB)Mức tín hiệu

(dBm)Giá trị suy hao

(dB)-4-3-2-10

+1+2+3+4+5+6

012345678910

-4-5-6-7-8-9-10-11-12-13-14

012345678910

PHÒNG KHOA HỌC Trang 89 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

SW70 - 9

SW60 - 9

SW50 - 9

SW100 - 9

SW90 - 9

SW80 - 9

Hình 3

Page 90: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

+7+8+9+10+11

1112131415

-15-16-17-18-19

1112131415

Ghi chú : Phần được tô là giá trị đặt trước tại xưởng : vào -4dBm, ra -4dBm

Hình vẽ Cài đặt giao tiếp tín hiệu số DGTL của bảng phụ- SP 1 : Chọn thiết bị đầu cuối mạch số liệu (DCE) loại đồng hướng

hay ngược hướng

Cài đặt giao tiếp tín hiêu âm tần của bảng phụ - SP 1 : Đặt chế độ đấu vòng tín hiệu âm tần

- ATT1, ATT2 : Các bộ suy hao thay đổi được dùng cho tín hiệu âm tần. Các mức tín hiệu âm tần vào/ra có thể thay đổi được theo bước 0.5 dB

Bảng các giá trị cài đặt suy haoBàng 2.14

Mức tín hiệu

(dBm)

Giá trị suy hao(dB)

Mức tín hiệu

(dBm)

Giá trị suy hao(dB)

-16-15-14-13-12-11-10-9-8-7-6-5-4-3-2-1

0123456789101112131415

+7+6+5+4+3+2+10-1-2-3-4-5-6-7-8

0123456789101112131415

Ghi chú : Các giá trị đánh dẫu đã được đặt trước

PHÒNG KHOA HỌC Trang 90 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Hình 3

DCE ngược hướng DCE đồng hướng

Hình 4

Bình thường Chế độ đấu vòng

Page 91: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

1.3.5. Cài đặt bộ SV LGC 1- SW1 : CPU RESET : Dùng để khởi động lại CPU- SW2 : OFF LINE : Dùng để sửa lỗi, thông thường không dùng- SW3 : LED TEST : Dùng để kiểm tra LED- SW4 : Vị trí và chức năng như bảng 2.15Bảng 2.15

Mạch Vị trí

Chức năng

12

3 đến 8

OFFOFFON

OFF

Độ ưu tiên khi thiết lập cảnh báo kênh ALMHoạt động bình thường, không có ưu tiên

Dùng cho tuyến SD : Ưu tiên 1 : cảnh báo mất đồng bộ khung

Ưu tiên 2 : cảnh báo BER

SW5 : Đặt số hiệu trạm - Vị trí và chức năng như bảng 2.16

Bảng 2.16Mạch

Vị trí

Chức năng

1234

20 = 121 = 222 = 423 = 8

Đặt số thiết bị từ 1 đến 8

5678

20 = 121 = 222 = 423 = 8

Đặt số thiết bị trong khu vực điều hành từ 1 đến 8

- SW7 : Có vị trí và chức năng như bảng sau :Bảng 2.17Mạch

Cài đặt Cài đặt trước

1 Đặt điện áp kiểm traON : -5,5VOFF : -10V

ON

23

Phân biệt loại bộ DSC2 : OFF .3 : OFF : 1 x 2M (DSC 3)2 : OFF .3 : OFF : 4 x 2M (DSC 2)2 : ON .3 : OFF : 34M (DSC 1)2 : ON .3 : OFF : 34M (DSC 1)

2 : ON3:ON

45

Đặt số kênh cho bộ B-U/U-B4:OFF.5 : OFF : 1 kênh

4 : OFF5 : OFF

PHÒNG KHOA HỌC Trang 91 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 92: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

4:OFF.5 : ON : 1 đến 2kênh 4:ON.5 : OFF : 1 đến 3 kênh4:ON.5 : OFF : 1 đến 4 kênh

78

Đặt độ rộng xung tín hiệu đầu ra điều khiển từ xa7 : OFF : 8 : OFF : 200ms7 : OFF : 8 : OFF : 500ms7 : ON, 8 OFF : Is7 : ON , 8 : On ....

7 : OFF8 : OFF

3.6 Bộ cấp nguồn PS-S1 : Công tắc nguồn cung cấp đầu vào- Các vị trí điều chỉnh mức điện áp

Điều chỉnh điện áp ra + 10V bằng chiết áp RV2Điều chỉnh điện áp ra + 5.3V bằng chiết áp RV4Điều chỉnh điện áp ra - 10V bằng chiết áp RV3

2.3.7. Các cài đặt kháca. Cài đặt mã nhận dạng luồng

Cài đặt mã nhận dạng luồng cho mỗi tuyến truyền dẫn cho phép phân biệt nhiều phát sinh trên các tuyến các trong hệ thống vô tuyến. Chức năng này được cài đặt trước ở mức 0. Có thể cài đặt lại bằng các chuyển mạch xoay trên mặt trước của bảng đầu dây sau đó Tx No.1. Trình tự cài đặt như sau :

- Tháo nắp thiết bị- Đặt vị trí chuyển mạch nói trên đến giá trị tương đương với mã

xác định của tuyến theo mong muốn nằm trong phạm vi từ 0 đến 7.

- Đậy lại nắp thiết bịb. Đặt chuyển mạch phát TSW

Đặt chuyển mạch này trong mạng phân nhánh cao tần đến vị trí No.1 đối với thiết bị có cấu hình 1+0.

2.4. CẤP NGUỒN VÀ KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CƠ BẢNa. Cấp nguồn

Trước khi cấp nguồn cho thiết bị, dùng đồng hồ đo điện áp một chiều để kiểm tra cực tính và điện áp đầu vào. Điện áp cấp nguồn phải nằm trong phạm vi cho phép từ -19V đến -60V cực dương nguồn được nối đất. Sau đó, đóng cầu dao cấp nguồn.b. Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng :

Kiểm tra các mức cấp nguồn thứ cấp, mức công suất phát, mức thu, tần số dao động nội theo các bước đã nêu trong quy trình này.

2.5. SỬ DỤNG THOẠI NGHIỆP VỤ OMNIBUS CẦM TAYBộ thoại nghiệp vụ có các nút ấn nằm ở mặt phía trước để quay số.

Các bước thiết lập và kết thúc cuộc gọi như sau :- Bước 1 : Nhấc ống thoại để gọi- Bước 2 : Ấn số gọi gồm 3 chữ số trong vòng 8 giây, có hai kiểu

quay số gọi : Quay số gọi từng trạm và quay số gọi đồng loại tất PHÒNG KHOA HỌC Trang 92 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 93: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

cả các trạm. Nếu cần sửa lại số gọi, ấn phím # hhoặc đặt lại ống thoại và gọi lại. Khi ấn số gọi có nghe thấy âm đa tần DTMF, sau đó nghe thấy hồi âm chuông.

- Bước 3 : Khi nhận được tín hiệu báo gọi, LED TALK bắt đầu nhấp nháy và loa phát ra âm gọi. Có thể chỉnh âm lượng nhờ núm VOL. Nếu bên được gọi không trả lời sau khoảng 16 giây , âm báo gọi sẽ tắt.

- Bước 4 : Khi bên gọi nhấc ống nghe, âm gọi sẽ tắt và đường truyền được nối thông

- Bước 5 : khi kết thúc cuộc thoại, cả hai bên đặt lại các ống thoại, kênh thoại sẽ được giải phóng.

II. CẢNH BÁO, GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA2.1. KHÁI QUÁT

2.1.1. Các tín hiệu cảnh báo chỉ báo thay đổi trạng thái từ các ngăn bộ kết nối trong thiết bị sẽ được thu thập về bộ SV LGC 1 để đưa đến hiển thị trên bộ DSPL2 dưới dạng tổ hợp cảnh báo. Có hai loại tổ hợp cảnh báo :

+ Cảnh báo hệ thống xuất hiện khi xảy ra cảnh báo đầu tiên trong thiết bị. Cảnh báo này sẽ tạo ra âm thanh cảnh báo.

+ Cảnh báo giám sát xuất hiện khi hệ thống giám sát có sự cố kể cả trường hợp sự cố CPU. Các cảnh báo này vẫn xuất hiện ở trạng thái tắt hiển thị (DISP OFF)

2.1.2. Các thông tin giám sát và điều khiển từ xa trao đổi giữa bộ SV LGC 1 và bộ DSPL2 được truyền đi giữa các thiết bị khác nhau thông qua kênh nghiệp vụ số của bộ DSC 2. Tại thiết bị vô tuyến chủ, có thể giám sát và điều khiển 7 thiết bị khác.

2.1.3. Có thể phân biệt các loại chỉ báo nhờ các màu LED khác nhau :

a. Trên bộ DSPL 2+ Các cảnh báo T ALM, R ALM, CH ALM và PS ALM : dùng các

LED 2màu (đỏ và vàng)+ Các mục thay đổi trạng thái AISREC và AIS SND : dùng LED một

màu (vàng)+ Cảnh báo chung NORM : dùng LED một màu (lục)+ Lưu ý nhận được cảnh báo AL - RA : Dùng LED một màu (vàng)Chỉ định chung về các màu LED trên bộ DSPL 2 :+ Màu đỏ dùng để chỉ thị cảnh báo+ Màu vàng dùng để chỉ báo sự kiện đã qua, cho biết đã có thay đổi

trạng thái từ cảnh báo sang bình thường và cũng được dùng để gợi sự chú ý.

+ Màu lục dùng để chỉ báo trạng thái làm việc bình thườngkhi có cảnh báo, LED chỉ thị về loại cảnh báo đó sẽ sáng đỏ. Nếu

nguyên nhân đưa đến cảnh báo được loại trừ, LED sẽ chuyển sang màu vàng để ghi nhận một cảnh báo đã xảy ra và sẽ tiếp tục sáng cho đến khi ấn nhú HST RST để tắt đi.

b. Trên các ngăn bộ khác + Các LED chỉ báo AIS có màu vàng+ Các LED cảnh báo khác có màu đỏ

2.2. CÁC ĐÈN LED CẢNH BÁO TRÊN CÁC NGĂN BỘPHÒNG KHOA HỌC Trang 93 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 94: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

2.2.1. Trên bộ phát Tx Bảng 2.1Tên LED

Mã Màu LED

Ý ngchĩa chỉ báo khi sáng

TPWR D5 Đỏ Mức công suất phát giảm đi 3dB hay nhiều hơn so với mức ban đầu

PLL D8 Đỏ Mạch khóa pha có sự cốSIGIN D1

2Đỏ Mất luồng tín hiệu chính hay kênh nghiệp vụ

đấu vào

2.2.4. Trên bộ DSC 2 :Mã LED

Màu

Ý nghĩa chỉ báo khi sáng

D62 Đỏ Chỉ báo sự cố ngăn bộD133 Đỏ Hệ thống No.1 đang làm việcD134 Đỏ Hệ thống no.2 đang làm việcD136 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồ cung cấp cho khối DIG COND123 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồ cho hệ thống phát No.1D124 Đỏ Mất đồng hồ cho chức năng giải ngẫu nhiên hóa tín hiệu

No.1D129 Đỏ Mất đồng bộ khối tách kênh No.1D131 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồ cho mạch vòng khóa pha No.1D127 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồ cho hệ thống phát No.2D125 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồ cho hệ thống thu No.2D126 Đỏ Mất đồng bộ cho chức năng giải ngẫu nhiên hóa tín hiệu

No.2D130 Đỏ Mất đồng bộ khối tách kênh No.2D132 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồ cho mạch vòng khóa pha No.2D128 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồphát hay thu ở cổng 1 mạch LSI khối

DIG COND57 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồphát hay thu ở cổng 2 mạch LSI khối

DIG COND58 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồphát hay thu ở cổng 3 mạch LSI khối

DIG COND60 Đỏ Mất tín hiệu đồng hồphát hay thu ở cổng 4 mạch LSI khối

DIG COND61 Đỏ Tín hiệu đồng hồ mạch LSI khối DIG CON bị sai pha

2.2.5. Trên bộ SVLGC1Mã Màu Ý nghĩa chỉ báo khi sáng

D3D57 đến D64

ĐỏLục

Sự cố CPUGiám sát số liệu trên bus 8 bit để sửa lỗi, bình thường : tắt

2.2.6. Trên bộ PS

Tên LED Mã Màu Ý nghĩa chỉ báo khi sáng

NORMALM

D14D-

LụcĐỏ

Hoạt động bình thườngĐiện áp ra xuống thấp

2.3. MẶT HIỂN THỊ DSPL2PHÒNG KHOA HỌC Trang 94 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 95: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba sốMặt DSPL2 gồm các LED chỉ báo và các nút ấn được chia thành các

phím chức năng như sau :- Thoại nghiệp vụ TEL- Hiển thị chung COMMON- Hiện thỉ giám sát SUPER VISORI- Hiển thị thay đổi trạng thái và cảnh báo ALM/STATUS- Đồng hồ đo bên trong MONITOR- Điều khiển chuyển mạch TSW và RSW, phần này không được sử

dụng trong cấu hình 1+02.3.1. Phần thoại nghiệp vụ (TEL)

- Chức năng của LED chỉ thị : LED TALK (màu lục) : sáng liên tục khi bộ thoại nghiệp vụ đang làm việc, nhấp nháy khi đang phát ra tín hiệu gọi.

- Chức nưng của chiết áp âm lượng loại trượt (VOL) : Điều chỉnh âm lượng bằng cách di chuyển con trượt .

3.3.2. Phần hiện thị chung (COMMON)- Chức năng của các LED :Bảng 3.7

Tên LED

Màu Ý nghĩa khi sáng

SYS ALM

Đỏ/vàng

Cảnh báo hệ thống : Khi có ít nhất 1 sự cố thiết bị (ngoại trừ thiết bị giám sát)

SV ALM

Đỏ Cảnh báo giám sát : Bộ SV LGC 1 có sự cố

NORM Lục Trạng thái làm việc bình thườngAL - RA Vàng Lưu ý nhận được cảnh báo

- Chức năng của các nút ấn

Bảng 3.8Tên nút

ấnChức năng

DISP OFF Tắt hiện thỉ, LED màu vàng trong nút ấn sẽ sáng khi ở trạng thái DISP OFF

BZ RST Reset chuông. Khi xuất hiện cảnh báo, sẽ bắt đầu có chuông, sau khi ghi nhận cảnh báo gay ấn nút này để tắt chuông.

BZ OFF Tắt khuông cảnh báo, khi ở trạng thái này, LED vàng trong nút ấn sẽ sáng

AL-RA Ghi nhận cảnh báo. Khi ấn nút này, LED AL - RA sẽ sáng. Khi thực hiện việc bảo dưỡng, có thể xuất hiện các cảnh báo ngoài ý muốn và chúng có thể đưa ra thiết bị bên ngoài, do đó dẫn đến các thông tin cảnh báo không cần thiết. Âún nút AL - RA để ngăn không cho tín hiệu cảnh báo đưa ra bên ngoài. Riền các loại cảnh báo như AL - RA MAINT, PS ALM, AI S SND và AIS REC là không thể ngăn được.

HST - RST Reset sự kiện đã qua. Sau khi đã hết cảnh báo, ấn nút này, các LED cảnh báo mày vàng sẽ tắt.

IND CHK Kiểm tra kết quả các LED chỉ báo. Khi ấn nút này, các LED chỉ báo trên mặt DSPL 2 sẽ được lần lượt sáng theo thứ tự

PHÒNG KHOA HỌC Trang 95 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 96: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

các phần sau :TEL & COMMON, SUPERVISORY & ALM/STATUS, MONITOR, TSW & R SW. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vòng 5 giây.

2.3.3. Phần giám sát (SUPER VISORY)Chức năng của các LED Bảng 3.9

Tên LED Màu ý nghĩa khi sángEQP ALM LEDSố 1 đến số 8

Đỏ/vàng

Cảnh báo cho 8 thiết bị trong khu vực giám sát

MASTER Lục Đèn sáng : thiết bị chủ có chức năng hỏi vòngĐèn nháy : thiết bị đang yêu cầu để trở thành thiết bị chủ

EQPNO Chỉ số thiết bị được chọn trong phạm vi từ 1 đến 8

- Chức năng của các nút ấn: Bảng 3.10Tên LED

Chức năng

EQPNO

MASTER

Chọn chỉ số của thiết bị cần giám sát và điều khiển, chỉ số này sẽ tăng lên I sau I lần ấn, các chỉ thị về cảnh báo, trạng thái và chỉ tiêu lỗi của thiết bị đwọc chọc sẽ hiển thị trên mặt DSPL 2 của thiết bị chủ. Các chỉ thị và chức năng của các nút ấn trên hai phần TEL và COMMON là độc lập cho từng thiết bị riêng biệt, không thể truy nhập được từ thiết ị chủ.Cho phép chọn thiết bị này trở thành thiết bị chủ.

2.3.4 Phần hiển thị ALM/STATUS:- Chức năng các LED:

Bảng 3:11Tên LED

Màu Ý nghĩa khi sáng

TALM đỏ/vàng

Cảnh báo hệ thống phát: Bộ Tx bị sự cố hoặc mất tín hiệu băng tần gốc đầu vào.

RALM đỏ/ vàng

Cảnh báo hệ thống thu : Bộ Rx bị sự cố hoặc mấttín hiệu băng tàn gốc đầu ra

CHALM

đỏ/vàng

Mất đồng bộ khung hoặc tỷ số lỗi bít (BER) cao.

PSALM đỏ/vàng

Bộ cấp gồm nguồn bị sự cố.

WSALM

đỏ/vàng

Không sử dụng

SVFL đỏ/vàng

Không nhận được trả lởitên mạch giảm sát, tức không nhận được số liệu giám sát của trạm khác do sự cố đường truyền.

AISRE vàng Thiết bị đang nhận AISPHÒNG KHOA HỌC Trang 96 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 97: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

CAISSND

vàng Thiết bị đang phát đi AIS

MAINT vàng Thiết bị đang được bảo dưỡng như khi tắt AGC ở bộ Rx hay thực hiện chuyển mạch nhân công trên bộ DSPL 2.

AL-RA vàng Ghi nhận cảnh báo khi ấn nút AL-RA

Các LED nằm theo hai cột dọc cho biết hệ thống nào đang phát ra cảnh báo. Các LED nằm trên một cột dọc là chung cho cả hai hệ thống . Các LED nằm trên một cột dọc là chung cho cả hai hệ thống No.1 và No.2. Trong hệ thống có cấu hình 1+0 cột LED No.2 không được sử dụng.

2.3.5. Phần hiển thị MONITOR- Chức năng các LED, các LED màu xanh sáng cho biết kết quả mục

kiểm tra tương ứng đang được hiển thị trên mặt hiển thị số.Bảng

3.12Tên LED Mục kiểm tra hoặc ý nghĩa nếu

sángDài cho phép

TLVL (dBm)RLVL (dBm)+5,3V+10V-10/5,5VDC IN (V)ECBERESSESDMPT (sec)

COUNT

12

Mức công suất phát tần caoMức thu tần caoMức cấp nguồn đầu ra +5,3VMức cấp nguồn đầu ra +10VMức cấp nguồn đầu ra -10VMức cấp nguồn đầu bào DCSỗ lỗiTỷ số bit lỗiSố giây có lỗiSố giây có lỗi nghiêm trọngSố phút bị suy giảm chất lượngThời gian trôi qua trong quá trình đánh giá chỉ tiêu lỗiQuá trình đánh giá chỉ tiêu lỗi đang tiến hànhHệ thống No.1 đang được kiểm traHệ thống No.2 đang được kiểm tra

+27,5 đến 33,5dBm-27 đến -89 dBm+5,3V + /10 %+10V + /-10 %-10V + /-10 %-19V ĐẾN – 60V0 đến 999999 giâyXE đến XX0 đến 999999 giây0 đến 999999 giây0 đến 999999 giây

0 đến 999999 giây

- Chức năng của các nút ấn :Bảng 3.13Tên nút

ấnChức năng

Bo.SELITEM SETST & SP OnEXEC

Chọn hệ thống 1 hay 2Chọn mục kiểm tra (khi ấn, 12LED ở giữa lần lượt sáng)Bắt đầu và kết thúc lệnh đánh giá chỉ tiêu lỗiẤn đồng thời hai nút ST & SP ON để thực hiện đánh giá lỗi

2.3.6. Phần hiển thị TSW & RSW- Chức năng các LEDBảng 3.14

PHÒNG KHOA HỌC Trang 97 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 98: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

Tên LED Màu

Ý nghĩa khi sáng

No.1/No.2 INI

No.1/No.OP

NGAUTO

Đỏ

Lục

ĐỏLục

Khởi động hệ thống 1 hay 2Cho biết trạng thái lệnh chuyển mạchCho biết hệ thống 1 hay 2 đang làm việc.Ý nghĩa này không được dùng cho thiết bị có cấu hình 1+0Cho biết chuyển mạch không thànhg công Cho biết đang ở chế độ chuyển mạch tự động

- Chức năng các nút ấn Bảng 3.15

Tên nút ấn Chức năngNo.1

No.2

AUTOON & EXEC

Chuyển mạch nhân công đến hệ thống No.1, LED vàng bên trong sẽ sángChuyển mạch nhân công đến hệ thống No.1, LED vàng bên trong sẽ sángChọn chế độ chuyển mạch tự động, LED vàng bên trong sẽ sángẤn đồng thời để thực hiện lệnh cho các nút trên

- Chọn chế độ nhân công + Chọn hệ thống No.1 (hoặc No.2) là nhân công. Ấn nút No.1 (hoặc

N0.2) L vàng trong nút ấn sáng. Sau đó ấn đồng thời 2 nút ON & EXEC để thực hiện lệnh. Nếu lệnh đã được thực hiện thì LED xanh OP ở hệ thống No.1 (hoặc No.2) phát sáng. Nếu LED đỏ NG sáng, báo là lệnh không thành công.

Chọn chế độ tự động+ Ấn nút AUTO LED vàng trong nút ấn sáng. Sau đó ấn đồng thời

hai nút ON & EXEC để thực hiện lệnh. Nếu lệnh đã được thực hiện thì LED xanh AUTO sáng , nếu LED đỏ NO sáng, báo là lệnh không thành.

2.4. KÉO DÀI CHỈ THỊ CẢNH BÁO VÀ TRẠNG THÁI RA NGOÀIBảng sau cho biết các đầu ra cảnh báo và trạng thái được phép đưa

ra ngoài thiết bị

Bảng 3.16Tên đầu

raChức năng cảnh báo

No.1 T ALM

Cảnh báo phát do :- Sự cố công suất phát- Sự cố giao động nội phát- Mất tín hiệu lưỡng cực đầu vào bộ B-U/U-B- Mất luồng tín hiệu chính hay tín hiệu kênh nghiệp vụ số đầu vào bộ Tx

No.1 R ALM

Cảnh báo thu do :- Sự cố tín hiệu trung tần ra- Sự cố dao động nội thu- Mất tín hiệu lưỡng cực đàu vào bộ Rx

No.1 CH Các cảnh báo kênh doPHÒNG KHOA HỌC Trang 98 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 99: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

ALM - Chất lượng BER suy giảm (bộ Rx)- Mất đồng bộ khung (bộ Rx)

No.1 PS ALM

Sự cố nguồn cung cấp

SV ALM Cảnh báo phần giám sát do :- Hỏng CPU trong bộ SV LGCI- Sự cố bộ DSC2- Mất tín hiệu kênh nghiệp vụ số ở đầu vào bộ Tx

AIS REC Nhận được AIS ở bộ B-U/U-BAIS SND Phát AIS ở bộ B-U/U-B AL - RA Trong trường hợp tiến hành bảo dưỡng

- Không cho phép điều khiển mức tự động (ALC OFF) hay cho phép phát sóng mang (CW - ON)- Không cho phép điều khiển độ lợi tự động ở bộ Rx (AGC OFF)

AL - RA Cho phép ghi nhận cảnh báo trên bộ DSPL 2 III. ĐO THỬ KIỂM TRA THIẾT BỊ3.1. ĐO KHỐI PHÁT :3.1.1 Đo công suất phát.Phép đo này được thực hiện tại đầu ra an ten, tức điểm để đấu phi đơ vào.A/ Dụng cụ đo.

- Máy đo công suất 436A- Đầu cảm ứng công suất (Powr sensor)- Dây cáp (50)- Đầu nối chuyển đổi (convergion connector APC.3.5N)- Bộ suy hao cố định 20dB.

B. Trình tự do 1. Nối đầu cảm ứng công suất với máy đo công suất thông qua đầu

cắm (# 14)2. Bật công tắc điện (#9)3. Đặt các công tắc còn lại như :

CAL FACTOR % (#12) : 100POWER REF (#7) : tắtMODE (#15) : WanttRANGE HOLD (#11) : Tắt

4. Ấn và giữ nút SENSOR ZERO (#10), đợi cho màn hiển thị (#1) ổn định, đèn ZERO (#5) phải sáng và màn hiển thị (#1) chỉ 0.00+0.02

Chú ý : Trong quá trình này không được phép nối bất kỳ nguồn RF nào tới máy.

5. thôi không giữ nút SENSOR ZERO (#10) và đợi cho đèn ZERO (#5) hết sáng

6. Nối đầu cảm ứng công suất với PPOWER REF (#8) và bật công tắc POWOR REF (#7) . Dùng tuốc nơ vít nhỏ điều chỉnh CAL ADJ (#13) sao cho màn hiển thị (#1) chỉ thị chính xác là 1.000mW.

7. Tắt công tắc (#7) POWER REF và tháo đầu cảm ứng công suất ra khỏi đầu nối POWER REF OUTOUT (#8)

8. Xác định chỉ số % CAL FACTOR chính xác đối với tần số 2GHz dựa trên bảng % được ghi trên đầu nối cảm ứng công suất và đặt CAP FACTOR (#12) theo con số phần trăm đó.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 99 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000Tx

DM2G1000

Máy đo công suất 436A

Dây cáp 50

Suy hao cố định

Cảm ứng công suất

Hình 3.1 Đo công suất máy phát

RF

Page 100: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

9. Đặt MODE (#15) theo đơn vị dBm và đầu nối bộ cảm ứng công suất với đầu ra cao tần của khối phát. Đấu nối được mô tả trên hình (3.1). Bộ cảm ứng công suất chỉ có thể đo được trên giải công suất nhất định, chính vì vậy ta phải dùng một suy hao thích hợp.

10. Bật máy phát và đọc số liệu hiển thị. Công suất thực được tính theo công thức sau

Pphát = Phiển thị + Lsuy hao + Lcáp + Lbộ nối

Trong đó : Pphát : công suất phátPhiển thị : Suy hao chỉ thỉ ở máy đoLsuy hao : Suy hao của bộ suy haoLcáp : Suy hao đoạn cáp nốiLbộ nối : Suy hao bộ nối

c. Đánh giá kết quả đo :Máy DM2G - 1000 có công suất phát đầu ra là 33dBm 1dB, công

suất phát có thể điều chỉnh bằng việc chỉnh RV8 trên mặt của khối phát.

3.1.2. Đo tần số cao tầnTrong máy DM2G -1000, tín hiệu số được điều chế trực tiếp, vì vậy

việc kiểm tra tần số có thể được thực hiện tại những điểm đo khác nhau trên máy.

- RF MON với các đặc tính kỹ thuật : 50 0dBm. 2.000 - 2.300 MHz

- Đầu ra an ten với các thông số sau : Từ 31 - 33 dBm 50a. Dụng cụ đo - Máy đếm tần số HP 5351B- Cáp đồng trục 50 - Bộ nối chuyển đổi- Suy hao cố định 10dB đến 30dBb. Trình tự đo 1. Bật công tắc nguồn (#1)2. Đặt độ phân giải tần số cho phép đo : Ấn nút ENTER/SET (#20)

và (#6) sau đó dùng các nút (#4) và (#5) để đặt độ phân giải cho máy là 1Hz.

3. Đặt nút AUTO (#4) cho cổng INPUT 1 (#19). Máy sẽ tự động tìm tần số của sóng có biên độ lớn nhất.

4. Đặt thang (scale) 100Hz5. Đấu nối như hình vẽ (3.2). Máy đo chỉ cho phép đấu nối với

nguồn công suất cực đại nhất định, do vậy để đảm bảo an toàn ta phải dùng suy hao trước đầu vào của máy đo. Nếu đo ở RF MONITOR thì không phải dùng suy hao.

6. Bật máy phát và đọc kết quả đo. Trong khi đọc kết quả đo nên chú ý hững chữ số nhấp nháy trên màn hiển thị.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 100 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000Tx

DM2G1000

Máy tần số 5351B

Dây cáp 50

Suy hao cố định

Hình 3.2 Đo tần số máy phát

RF

RF Monitor #19

Page 101: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

c. So sánh kết quả đo Thiết bị DM2G - 1000 có tần số phát nằm trong giải từ 2.100 - 2.300

MHz và được sắp xếp như sau :Bảng 3.1

1 2.038,5 MHz 1’ 2.213,5 MHz2 2.052,5 MHz 2’ 2.227,5 MHz3 2.066,5 MHz 3’ 2.241,5 MHz4 2.080,5 MHz 4’ 2.255,5 MHz5 2.094,5 MHz 5’ 2.269,5 MHz

Trong các tài liệu kỹ thuật kèm theo của từng thiết bị DM - 1000 có ghi rõ tần số phát. So sánh kết quả đo được với tần số phát của từng máy. Nếu có sự sai lệch ngoài phạm vi cho phép, phải kiểm tra lại bộ đảo mạch hay đổi tần số.

3.1.3. Đo tần số dao động nội phátTrong thiết bị khối phát DM 1000 có bố trí 1 điểm đo dao động nội

LO tần số MON với các thông số sau : 2.000 - 2.300MHz, -15dBm 50.Việc tiến hành đo được thựchiện như miêu tả tại phần 4.1.2 nhưng

cần lưu ý những điểm sau :- Không cần phải đấu suy hao trước đầu vào của máy đo- Trong khi đọc kết quả đo cần chú ý những chữ số nhấp nháy trên

màn hiển thị để lấy giá trị trung bình. Những con số này chỉ thị sự không ổn định của tần số.

- Trong khi so sánh kết quả đo, chỉ tiêu của sự ổn định tần số dao động nội của máy DM - 1000 là 10-5 (tức là độ mất ổn định của tần số dao động nội nằm trong khoảng 20000Hz 2.104HZ).

3.1.4. Đo phổ của tín hiệua. Dụng cụ đoPHÒNG KHOA HỌC Trang 101 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Tx DM2G1000

Máy tần số 5351B

Dây cáp 50

Hình 3.3 Đo tần số dao động nội máy phát

RF

RF Monitor #19

LO Mon

Tx DM2G1000

Máy phân tích phổ 8569B

Dây cáp 50

Hình 3.4 Phân tích phổ tín hiệu

RF

Page 102: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số- Máy phân tích phổ 8.569B- Cáp đồng trục 50- Bộ suy hao

b. Trình tự do Tiến hành phép đo phổ tín hiệu của thiết bị vi ba số DM2G - 1000 sẽ

kiểm tra được đặt tính chọn lọc tần số cao của thiết bị. Các bước tiến hành như sau :

1. Bật máy đo, hiệu chỉnh màn hình phù hợp, dễ nhìn2. PREQUENCI PEAK (#23) chọn trước đỉnh chuẩn (nếu cần đo

biên độ) theo dao động chuẩn nội bộ của máy.3. PREQUENCI SPAB/DIV (#25) bằng 2MHz . Như vậy ta có thể

theo dõi được một giải phổ là 20MHz4. FREQUENCI BAND GHz (#20) tại giải tần số là 1,7 - 4,1 GHz5. SWEEP SOUCE (#32) đặt INT . Tín hiệu đo được Trigger bằng

một nguồn nội6. SWEEP trigger (#33) đặt PREERUN7. SWEEPTIME/DIV (#34) đặt AUTO8. AMPLITUDE SCAL (#30) đặt 10dB9. REF LEVEL (#28) đặt -10bBm như vậy ta có thể đo được tín hiệu

có biên độ lớn nhất là -10Bm.10. ATTENUATOR đặt 20dB . cùng với một bộ suy hao cố định

bên ngoài ta đã tạo ra một suy hao tổng cộng là 50dB.11. Đọc kết quả trên màn hiển thị (#39) . Đọc độ rộng của phô tại

những điểm có biên độ thấp hơn so với biên đổ tần số giữa là 3.0-4.7 - 9.77 dB. Đây chính là phổ của 90% , 95%, tín hiệu.

c. So sánh và đánh giá kết quảĐo phổ cao tần ta tiến hành hai bước : Phổ cao tần có điều chế và phổ cao tần không điều chế. Phổ cao tần không điều chế phải đạt được yêu cầu là :- Độ rộng : Hẹp- Biên độ : Lớn- Đường bao : Trơn, nhẵnPhổ cao tần bị điều chế

phải có độ rộng chứa dải thông và không có hai bậc cao của tín hiệu điều chế.

Dạng phổ tín hiệu là dạng gần hình sine có độ uốn là 50% do vậy 90% , 95% , 99% công suất của tín hiệu phải được tập trung trong dải thông là 6,3 - 8,46 và 9,99 MHz. So sánh kết quả đo được với những thông số trên.

3.2. ĐO KHỐI THU (Rx)3.2.1. Đo tỷ lệ lỗi bit theo mức thu

Tiến hành phép đo này sẽ tạo lập được một đồ thị chỉ sự liên quan giữa BER và công suất thu. Từ đồ thị này xác định được mức thu ở hai ngưỡng BER = 10-3 và BER = 10-6, nếu thiết bị ở trạng thái BER 10-3 thì

PHÒNG KHOA HỌC Trang 102 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

+10

-10-20-30-40

-500 5 10 15 20

Công suất

Tần số (MHz)

5

8,511

16

Hình 3.5 Mật độ phổ công suất máy phát

Page 103: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

không dùng được cho luồng tín hiệu cơ bản 2MHz mà chỉ đảm bảo truyền dẫn cho kênh nghiệp vụ. Khi thiết bị ở BER 10-3 kênh nghiệp vụ không đảm bảo độ tin cậy. Trên một tuyến thực, phép đo này cũng cho phép ta đánh giá chất lượng đường truyền trong công tác bảo trì định kỳ.A. Dụng cụ đo :

- Máy đo công suất 436A .- Đầu đo công suất- Bộ suy hao cố định- Máy phân tích đường truyền ME 520B- Suy hao thay đổi được (Variable attennator) - Bộ phối hợp trở kháng 75 – 120 . (Hoặc cài đặt về 75 ở bộ B-

U/U-B) - Dây cáp (50 )

B. Các bước tiến hành :- Đo công suất thu :Để tiến hành được phép đo này phải tạo lập một tuyến giả,; gồm

một bộ suy hao thay đổi nối giữa hai điểm ra an ten của một cặp vi ba. Bộ suy hao này phải đảm bảo sao cho khi đấu nối công suất ở máy thu không vượt quá dải thu cho phép 1 thiết bị (theo tài liệu thiết minh). Khi đó công suất thu sẽ là :

Pthu = Pphát - Lsuy hao - Lkhớp nối - LcápTrong đó :

Pthu : công suất thuPphát : Công suất phátLsuy hao : Suy hao của bộ suy haoLbộ nối : Suy hao bộ nốiLcáp : Suy hao dây cáp

- Đo tỷ lệ lỗi bit theo mức thu : Thực hiện phép đo công suất phát của máy (1) (xem mục 3.1.1) nhờ

đó ta có công suất thu được tính ở công suất ghi trên sau đó tiến hành các bước sau :

Đối với phần phát của máy đo

PHÒNG KHOA HỌC Trang 103 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

RF OUT RF IN

Tx Rx

B-U/U-B B-U/U-B

OUTPhát

ME520B

INThu

ME520B

Adapter 8 luồng

OUT OUT

ININ

Adapter 8 luồng

Hình 3.6: Đo tỷ lệ lỗi bit theo mức thu

Suy hao cố địnhSuy hao thay đổi

Page 104: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số1. Đấu nối thiết bị như hình vẽ. Lấy luồng 2MHz mã HDB3 từ phần

phát của máy đo ME520B thông qua bộ Adaptor đưa vào một luồng (giả sử luồng 1). Phần B - U/U/B của thế bị vi ba (1) bằng cáp đồng trục HDB3. Nối bộ suy hao cố định và bộ suy hao thay đổi được giữa hai điểm ra an ten RS của hai thiết bị vi ba số DM2V - 1000. Sau đó lấy tín hiệu từ luồng 1 từ phần B - U/U-B của thiết bị vi ba (2) đưa vào phần thu của máy ME520B thông qua cáp đồng trụ HDB3.

2. Đặt Bit Rate là hai MHz, đặt FORMAT là HDB3 3. Đặt PAT TERN là 215-1 khi cần thiết thay thế ZERO, sử dụng phím

^ 4. Sử dụng MODE để đặt ERROR ADDITION là bit , và dùng RATE

để đặt OFF .5. Đặt OUT PUT LEVEL là 2,37V6. Dùng MODE để đặt FREQ OFFSET/ INTER MOD Normal off.

Đối với phần thu của máy đo :7. Dùng RECOVER để đặt BIT RATE

như bên phát. Đặt FORMAT có giá trị như bên phát.

8. Đặt PARTERN có giá trị như bên phát

9. Sử dụng MOD để đặt INPUT là TERM

10. Đặt GATING PERIOD là TIME sử dụng phím và để đặt thời gian cần đo

11. SINGLE trên phần MEAS/EVALUTION. Chọn lựa CURRENT DATA

12. Đặt ERROR MODE là BIT. Đặt SYNC là AUTO

13. Chọn chế độ RATE để đo bit lỗi.

14. Đọc kết quả . Thay đổi suy hao theo các bước như ghi trong bảng dưới đây và đọc kết quả trên màn hiển thị.

Công suất thu được tính theo công thức ở trên’

15. ta có thể in kết quả thông qua máy in bên phải phần thu

Chú ý : - Nếu như màn hiển thị Jitter còn nhấp nháy thì máy thu chưa ổn định

- Trước khi thực hiện phép đo ta cần đợi một thời gian nhất định để cho máy thu có thể phân tích được tín hiệu.

c. So sánh kết quả. Hình 3.8 đo tỷ lệ lỗi bit theo mức thu

PHÒNG KHOA HỌC Trang 104 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

BIT RATE /FORMAT704204884483436868376139246RECOVER

AMIHDB3CMINRZRZFORMAT

Hình 3.7 Phần BIT RATE/FORMAT của máy thu

phân tích đường truyền.Bảng 4.2STT

Mức thu (dBm)

BER đo được

01 -45 10-11

02 -50 10-11

03 -55 10-11

04 -60 10-11

05 -65 10-10

06 -70 10-9

07 -75 10-9

08 -76 10-9

09 -77 10-8

10 -78 10-8

11 -79 10-8

12 -80 10-7

13 -81 10-7

14 -82 10-6

15 -83 10-6

16 -84 10-6

17 -85 10-5

18 -86 10-5

19 -87 <10-5

20 -88 <10-5

Page 105: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba sốThay đổi suy hao cho mức thu thay đổi từ -42 dBm đến -90dBm (như

bảng 4.2). Lúc đó chúng ta đo BER tương ứng.Kết quả thu được này sẽ so sánh với thuyết minh kỹ thuật của thiết

bị. Mức tối đa là -42dBm. BER 10-6 tương đương với mức thu -85dBm và BER 10-3 tương đương với mức thu -91dBm.

3.2.2. Đo tần số dao động nội, trung tần thu

a. Dụng cụ đo- Máy đếm tần số 5351B- Cáp mềm 50- Bộ nối chuyển đổi (APC - 35N)b. Các bước tiến hànhTrong khối thu DM2G - 1000 có bố trí

một điểm đo dao động nội LO F MON với các thông số sau : 2000 đến 2300 MHz - 15dBm, 50 và một điểm đo trung tần với các thông số sau : -10dBm, 75

Đo tần số dao động nôi của phần thu : Đấu nối như hình vẽ (4.9) theo cáp số (1) tiến hành đo theo các bước được mô tả trong phần đo tần số dao động nội của phần phát.

Đo tần số trung tần1. Đấu nối như hình vẽ 4.9 theo cáp số (2). Thiết bị DM2G - 1000 có

tần số trung tần là 70MHz nên phải đấu nối tín hiệu trung tần vào cổng INPUT 2 có dải đo từ 10Hz đến 500MHz.

2. Đặt trở kháng vào là 1M3. Đọc kết quả đo

c. So sánh kết quả đoSo sánh kết quả đo được của tần số dao động nội với tần số được tính như sau:Fnội : tần số dài rộngFthu : tần sốFnội = Fthu - Ftrung tần

Theo chỉ tiêu kỹ thuật, độ ổn định của tần số dao động nội của phần thu là 10-5.

3.2.3. Đo mức tín hiệu trung tần so với mức tín hiệu cao tầnTrong phần thu tín hiệu cao tần được biến đổi thành tín hiệu trung

tần và được khuyếch đại tự động (AGC). Chính vì vậy mức tín hiệu trung tần luôn được đảm bảo trong một dải công suất thu nhất định . Phép đo này cho phép chúng ta xác định được dải công suất đó.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 105 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

-90-92 -88-87 -84 -80

10-3

10-6

Hình 3.8 đo tỷ lệ lỗi bit theo mức thu

Máy đến tần số5351B #13

#19

(1)

(2)

Connector

RFLO MON

RF MON

Hình 3.9. Đo tần số dao động nội và tần số trung tần của phần thu

Page 106: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba sốTrên khối thu của máy DM2G - 1000 có bố trí một điểm đo IF MON,

để đo mức của tín hiệu trung tần.a. Dụng cụ đo- Máy đo công suất 436 A- Đầu đo công suất có dải -30dB đến -20dBm- Suy hao thay đổi (viriable attennator)- Cáp 50- Bộ đấu nối chuyển đổi (APC - 3.5N)b. Các bước tiến hành1. Tiến hành đo công suất phát của máy (1)2. Đấu nối trên hình vẽ (3.10)3. Thay bộ cảm ứng để có thể đo được trong dải công suất từ -

30dBm đến 0dBm. Đọc kết quả. Thay đổi suy hao theo các bước như ghi trong bảng dưới đây và đọc kết quả hiển thị trên máy đo công suất. Công suất thu được tính teo công thức sau

Pthu = Pphát - Psuy hao

c. So sánh kết quả :Theo tài liệu thuyết minh khi

mức thu từ -42dBm đến -80dBm thì công suất IF luôn được đảm bảo là -10dBm và sau đó dần dần tụt xuống, tại công suất thu là -87dBm thì công suất IF thu được là -15dBm.

3.3. KHỐI CHUYỂN ĐỔI B-U/U-B3.3.1. Đo kiểm đồng hồ của đầu ra 2Mbit/s

Thiết bị DM2G - 1000 bao gồm 8 luồng 2Mbit , nhưng việc tạo ra các luồng 2Mbit/s được điều khiển bởi một tín hiệu đồng hồ duy nhất. Vì vậy việc đo kiểm chỉ cần thực hiện trên một luồng dây. Đây là một cách đo gián tiếp thông qua việc kiểm tra tín hiệu AIS.

a. Dụng cụ đo- Máy đếm tần số ME 520B- Cáp 120- Bộ suy haob. Các bước tiến hành

PHÒNG KHOA HỌC Trang 106 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Bảng 4.3STT

Công suất thu

Công suất IF

đo được12345678910111213141516171819202122

-15-50-55-60-65-70-75-76-77-78-79-80-81-82-83-84-85-86-87-88-89-90

RF

TxDM2G-1000(1)

RF

TxDM2G-1000(1)

IF MON

Suy hao

Máy đo công suất 436A

Hình 3.10. Mức tín hiệu trung tần so với mức tín hiệu cao tần

Page 107: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số1. Đầu nối như hình vẽ 4.11. Đầu nối tín hiệu cơ bản 2Mbit /s vào

INPUT 2 của máy đếm tần số.2. Đặt Scale bằng 1Hz3. Đặt trở kháng đầu vào 1M

4. Bật máy DM2G-10005. Đọc tần số được hiển thị trên máy đoc. So sánh kết quả Vì thiết bị không nhận được tín hiệu vào do vậy tín hiệu luồng ra 2Mbit/s là tín hiệu AIS. Tín hiệu AIS ở dưới dạng mã đường HDB là tín hiệu tuần hòan có tần số 1/2 tần số của đồng hồ cho nên kết quả đo sẽ là 1024 kHz

3.3.2. Kiểm tra mặt nạ xunga. Dụng cụ đo- Máy hiện sóng- Bộ phối hợp trở kháng- Các đồng trục 75 - 120b. Các bước tiến hành

Đo kiểm tra mặt nạ xung của giao diện 2Mbit/s : đấu nối như hình 4.121. Đặt biên độ là 1V trên một độ chia (Division)2. Đặt thời gian là 100ms trên mộ độ chia3. Đặt trigger ở chế độ tự động (AUTO)4. Đấu nối đầu ra của tín hiệu cơ bản 2Mbit/s với máy đo thông

qua bộ phối hợp trở kháng. Việc thực hiện đo chi thực hiện trên

PHÒNG KHOA HỌC Trang 107 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Tx

B-U/U-B

Máy đếm tần sốME520BRF OUT

Cáp 120

Suy hao thay đổi

Rx

B-U/U-B

RF IN

Cáp 75

Cáp 50

Bộ phối hợp trở kháng

Hình 3.11. Đo kiểm tra tín hiệu đồng hồ

Tx

B-U/U-B

Máy hiện sóngRF OUT

Cáp 120

Suy hao thay đổi

Rx

B-U/U-B

RF IN

Cáp 75

Cáp 50

Bộ phối hợp trở kháng

Hình 3.12. Đo kiểm tra mặt nạ xung của giao diện 2 Mb/s

Page 108: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

một máy nhưng vẫn phải đấu nối lập tuyến giá tránh sóng phản hồi.

5. Bật máy DM2G -1000 được đấu nối với máy đo.

c. So sánh kết quả :Hình vẽ 3.13. chỉ thị mặt nạ xung

của tín hiệu 2048 Kbit/s theo khuyến nghị G.703 của CCITT. Dựa trên mặt nạ xung để so sánh xung thu được. Nếu kết quả so sánh không đảm bảo thì máy thu không đạt, phải lập biên bản và báo cáo cấp trên.

IV. BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ4.1. PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ BẢO DƯỠNG

Mạng vi ba hiện nay, có thể chia ra làm ba cấp quản lý

- Bảo dưỡng cấp 1 : Bảo dưỡng do các xưởng, các trung tâm thực hiện

- Bảo dưỡng cấp 2 : Bảo dưỡng do các đài, tuyến thực hiện

- Bảo dưỡng cấp 3 : Bảo dưỡng tại các trạm vi ba

4.2. NHIỆM VỤ BẢO DƯỠNG Ở TRẠM1. Bảo dưỡng hàng tuần

- Dùng máy hút bụi, hút sạch bụi ở trên đầu cáp, ở sau bảng điện, ở xung quanh máy

- Mở nắp trước ra, hút bụi bên trong máy, đặc biệt là dưới đáy, lưu ý hai bộ lọc thu - phát ở dưới đáy. Tuyệt đối không dùng chổi để quét, không dùng khen để lau, việc làm này phải thận trọng, bền bỉ, không vội vàng, tránh xây xước vỏ, mặt máy, mạch in, đứt dây dẫn.

- Kiểm tra dây phi đơ từ máy đến an ten, chỗ nào kẹp cáp không đảm bảo, thay lại kẹp cáp khác cùng chủng loại, chỗ nào bị hỏng, xiết chặt vào, tuyệt đối không dùng dây thép hụt phi đơ.

- Kiểm tra lại băng cao su bịt các đầu nối giữa phi đơ và ống phóng. Nếu băng cao su đã cũ bị kém phẩm chất, phải dùng loại mới để buộc lại.

- Đo điện trở đất của cột an ten và đất công tắc. Nếu điện trở tại thời điểm đó lớn hơn thiết kế, phải tăng cường thêm cọc đất mà lâu ngày có thể bị rĩ ăn mòn nên dẫn điện kém. Sau đó vẹn chặt thêm các điểm tiếp đất.

2. Đo các chỉ tiêu hàng tuần :- Đo chế độ nguồn 1 chiều : ấn nút ITEM SEL để các đèn LED sau

đây sáng màu xanh : +5,3V, +10V, -10/-5,5V, DC IN . Led nào sáng, ta xem trên màn hiển thị để đọc trị số của nó. Nếu sai khác với giá trị danh định đã ghi thì điều chỉnh lại cho đạt yêu cầu. Các nút đã được điều chỉnh tương ứng được gho rõ ở bộ nhớ nguồn PS nằm sát thành bên phải. Riêng DCIN , khi kiểm tra giá trị khoản 52V - 54V. Nếu không đạt phải kiểm tra lại ắc quy và máy nắn.

PHÒNG KHOA HỌC Trang 108 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

10 %

100 %

50 %

219 ms

488 ms

Hình 3.13. Mặt nạ xung của giao diện 2Mbit/s

Page 109: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số- Đo mức phát : Ấn nút ITEM SEL để Led TLVL sáng xanh. Đọc trị

số trên màn hiển thị với đơn vị đo là dBm ta có công suất ra của máy phát tại thời điểm đo. Nếu công suất phát ra bị thấp ta có thể điều chỉnh để đạt yêu cầu. Chỉnh công suất phát bằng chiết áp R257 ở khối phát Tx.

- Tra mức thu : ấn nút ITEM SEL để đến Led - RLVL sáng xanh đọc trọ số trên màn hiển thị với đơn vị là dBm. Ta có mức thu. Mức thu, chủ yếu là để kiểm tra mức thu tại thời điểm bảo dưỡng.

4.3. NHIỆM VỤ BẢO DƯỠNG Ở CÁC ĐÀI TUY- Có kế hoạch kiểm tra định kỳ và bất thường các trạm để nắm được

một cách rõ ràng tình hình của trạm mình quản lý.- Hàng tháng, hàng quý và hàng năm phải báo cáo lên cấp trên tình

hình kỹ thuật của toàn bộ thiết bị trong đài hoặc trong tuyến mình quản lý.

- Khi các đài có sự cố, phải nhanh chóng đưa các ngăn, bộ và khối dự phòng đến thay thế ngày để bảo đảm an toàn thông tin . Sau đó gửi ngay những ngăn, bộ có sự cố về xưởng bảo dưỡng hoặc các đơn vị có nhiệm vụ sửa chữa .

Bất kỳ trạm nào có sự cố, dù nhỏ cũng phải lập biên bản và tìm ra nguyên nhân xảy ra sự cố và gởi lên cấp trên giải quyết.

4.4. NHIỆM VỤ BẢO DƯỠNG CỦA XƯỞNG, TRUNG TÂM BẢO DƯỠNG1. Điều kiện bảo dưỡng, thiết bị phải có đầy đủ máy đo và người bảo dưỡng phải nắm rất vững thiết bị.

- Phải tiến hành kiểm tra định kỳ trạng thái hoạt động của hệ thống. Thường xuyên kểm tra các chỉ thị của đồng hồ trên mặt hiển thị nhất là trong năm đầu tiên khi lắp đặt, kiểm tra chỉ tiêu chất lượng của toàn bộ hệ thống hai lần trong năm đầu và sau đó 1 năm 1 lần.

- Lưu hồ sơ bảo dưỡng cho từng trạm, ghi chép cẩn thận toàn bộ các kết quả kiểm tra khi bảo dưỡng, thời gian xảy ra sự cố, cách khắc phục và các vấn đề có liên quan khác để tham khảo khi cần,; có thể dựa trên kết quả công việc bảo dưỡng để điều chỉnh thời hạn kiểm tra hợp lý nhất.

2. Các mục và thời hạn kiểm tra bảo dưỡng định kỳ như liệt ke ở bảng 4.1:

3. Các thiết bị kiểm tra dùng trong việc bảo dưỡng

Bảng 5.2PHÒNG KHOA HỌC Trang 109 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Bảng 4.1Mục kiểm tra Thời hạn kiểm

traLau chùi và kiểm tra bên ngoàiĐọc số đo của đồng hồCông suất phátCông suất/ tần số dao động nội phát Công suất/ tần số dao động nội phátCông suất/ tần số dao động nội thuMức tín hiệu trung tần bộ RxBERMức tín hiệu cao tần thu

Hàng ngàyMột lần/thángMột lần/6thángMột lần/6thángMột lần/6thángMột lần/6thángMột lần/6thángMột lần/6thángTùy theo yêu cầu

Page 110: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba số

Thiết bị kiểm tra Đặc tính yêu cầu tối thiểu

Mục kiểm tra

Đồng hồ đo DC Thang đo cực đại : 100v, 10M

Đồng hồ đo công suất cao tần

Thang đo cực đại : 3GHz, +20dBm

T.hiệu cao tần đầu ra bộ Tx

Bộ suy hao 30dBm, 1W, 8GHZ T.hiệu cao tần đầu ra bộ Tx

Bộ đếm tần Thang đo cực đại : 3GHz, 50

Tần số tín hiệu

Bộ phát tín hiệu 10Hz đến 10MHz, 75/600

Thu/phát

Đồng hồ đo mức tín hiệu 10Hz đến 10MHz-50 đến +20dBm

Kênh nghiệp vụ số

Đồng hồ đo mức có khả năng chọn lọc

10Hz đến 10MHz-100 đến +20 dBm

Kênh nghiệp vụ số

Máy phân tích phổ 10MHz đếb 3GHz Phổ tín hiệu ở bộ Tx, Rx

Máy vẽ biểu đồ Đầu vào : 0đến 5V Mức tín hiệu

4. Các bước kiểm traa. Kiểm tra bằng đồng hồ bên trongKiểm tra các chi tiết cơ bản của thiết bị.Chọn hệ thống cần kiểm tra bằng cách ấn nút No. SET, chọn lần

lượt các mục kiểm tra bằng cách ấn lắp lại nút ITEM SEL. Ghi lại các số liệu đọc được vào sổ lưu

Phạm vi giá trị cho phép như bảng 4.3.Bảng 4.3

Mục kiểm tra

Giá trị chuẩn

TLVLRLVL+5,3V10V

-10V/-5,5VDC IN

+33+/-1tùy thuộc vào từng

thiết bị+5,3+/-0,2+10+/-0,3-10+,-0,2

-19 đến -60

Kiểm tra các chỉ tiêu lỗi : Nhờ đồng hồ bên trong, có thể xác định tỷ số lỗi BER gần đúng của một chặng vô tuyến mà không phải cắt thông tin. Khi cần giá trị chính xác hơn, phải dùng thiết bị đo. Quy trình kiểm tra BER bằng đồng hồ bên trong như sau :

Ấn nút No. SEL để chọn hệ thống 1 hay 2Âún nút ITEM SEL cho đến khi đèn Led - Ber sángÂún đồng thời các nút EXC và ST & SP ON, quá trình đo BER bắt

đầu và LED COUNT sẽ sáng.Đọc và nghị lại giá trị chỉ thị trên mặt hiển thịẤn đồng thời các nút ST & ON EXEC để kết thúc phép đoTheo phương pháp tương tự như trên, có thể đếm số lỗi EC, số giây

có lỗi ES, số giây có lỗi nghiêm trọng SES, số phút suy giản chất lượng DM.PHÒNG KHOA HỌC Trang 110 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 111: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba sốb. Đo bằng các thiết bị kiểm tra- Đo điện áp cấp nguồn- Đo công suất ra bộ Tx- Đo công suất ra cao tần ở đầu nối RF OUT bộ phát Tx- Lấy chuẩn zero cho đồng hồ công suất và đặt thang đo 5dBm- Nối bộ suy hao với bộ cảm ứng công suất rồi nối bộ phối hợp với

bộ suy hao.3. Tắt nguồn cung cấp4. Tháo cáp bán nền nối giữa bộ Tx với BRN NTWK 5. Nối đầu kia của bộ phối hợp với đầu RFOUT trên bộ Tx , nếu cần

có thể dùng cáp bán nền nói trên.6. Bật nguồn công tắc sau đó đọc giá trị chỉ thị trên đồng hồĐể có được giá trị công suất thực + giá trị đọc được với giá trị của

bộ cảm ứng công suất. - Đo công suất ra cao tần ở đầu nối kiểm tra tín hiệu cao tần RF

MON.- Phép đo này không đòi hỏi phải cắt thông tin, tuy nhiên kết quả

đo không chính xác bằng phương pháp đo nói trên. Mức công suất ở đây đủ nhỏ đối với sensor, công suất (0dBm + /-3dB) nên không cần dùng bộ suy hao.

+ Lấy chuẩn ZERO cho đồng hồ công suất và đặt thang đo +5dBm.+ Nối sensor công suất trực tiếp đến đầu nối RF MON/bộ Tx, nếu

cần có thể dùng cáp bán mềm nói trên .+ Để có được giá trị công suất thực, hãy cộng giá trị chỉ thị trên

đồng hồ đo công suất với hệ số phối ghép trên nhãn dán ở phía trước bộ Tx.

Ngoài ra, còn có thể kiểm tra công suất phát thông qua mức điện áp giám sát trên khối TDP (T PWR LVL MON). Mức điện áp đo được từ 0 - 5V tương ứng với công suất phát xấp xỉ +27 -> +35dBm.

- Đo tần số và công suất giao động nội phát : + Các thiết bị đo :

Bộ đếm tần, dải tần 2GHz, trở kháng 50Cáp đồng trục (M66L - 1281 - 0001 #2000)Cáp đồng trục bán mềm (M29L - 1052-0325 # 100)Bộ phối hợp JACK SMA - JACK N (M63L - 1022 - 0017)Bộ phối hợp JACK SMA - chân cắm N (M63L - 1022 - 00180Đồng hồ công suất cao tần, giải tần 2GHz, trở kháng 50 với

SENSOR công suất 50.+ Các giá trị chuẩn :

Công suất ra : -15 dBm + /-3dBTần số : sai lệch trong phạm vi + /-2x10-5

+ Quy trình đo :- Đo công suất dao động nội phát :

+ Lấy chuẩn đồng hồ đo công suất và đặt đến thang đo -10dBm. + Nối bộ phối hợp đồng trục với SENSOR công suất rồi nối cáp

đồng trụ bán mềm với bộ phối hợp.+ Nối đầu kia của bộ phối hợp với điểm kiểm tra tần số dao động

nội trên bộ TX(LOF MON) + Đọc giá trị chỉ thị trên đồng hồ đo- Đo tần số dao động nội phát

PHÒNG KHOA HỌC Trang 111 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000

Page 112: Thiet Bi Vi Ba So-TCT

Phần 2: Thực hành thiết bị vi ba sốDùng cáp nối đầu vào của bộ đếm tần số với điểm kiểm tra LO tần

số MON của bộ Tx rồi đọc giá trị chỉ thị trên máy đo.- Đo tần số và công suất dao động nội thu :Thiết bị và quy trình đo cũng tương tự như khi đo tần số và công

suất cho dao động nội phát, chỉ khác điểm cần đo ở đây là Lo tần số MON của bộ Rx

- Đo mức ra trung tần của bộ Rx+ Thiết bị đoĐồng hồ đo công suất, dải tần 70MHz, trở kháng là 75Cáp đồng trục (M66L - 1360 - 0583# 2000)+ Giá trị chuẩn : - 10dBNm - 1360 - 0583 # 2000)+ Quy trình chuẩn :-10dBm +/-1 dBm+ Quy trình đo : dùng dây phích mềm đồng trục nối đồng hồ đo

công suất với đầu nối IF MON trên bộ Rx rồi đọc giá trị chỉ thị trên đồng hồ đo.

- Kiểm tra mức tín hiệu cao tần thu được Có thể ghi nhận mức tín hiệu cao tần thu được thông qua điện áp giám sát mức thu (AGC) trên đầu nối ALM+ Mức điện áp 0 đến 5V+ Trở kháng : 50

PHÒNG KHOA HỌC Trang 112 Chương 2. VH-KT-BD thiết DM2G-1000