thiẾt bỊ ĐẦu cuỐi kẾt nỐi vÀo mẠng viỄn thÔng cÔng

25
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN --------- THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾP ĐẤT CHO CÁC TRẠM VIỄN THÔNG

Upload: buidien

Post on 31-Dec-2016

226 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN---------

THUYẾT MINH DỰ THẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ TIẾP ĐẤT CHO CÁC TRẠM VIỄN THÔNG

HÀ NỘI - 2013

Page 2: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

MỤC LỤC

1 Tên gọi và ký hiệu tiêu chuẩn........................................................................................31.1 Tên quy chuẩn...........................................................................................................31.2 Ký hiệu của quy chuẩn..............................................................................................3

2 Đặt vấn đề.....................................................................................................................33 Tình hình đối tượng chuẩn hoá trong và ngoài nước..............................................4

3.1 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa quốc tế.............................................................43.2 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong nước........................................................6

4 Lý do rà soát tiêu chuẩn TCVN 7317: 2003 và sở cứ chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật.........................................................................................................................7

4.1 Lý do rà soát tiêu chuẩn............................................................................................74.2 Sở cứ chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật..............................................................84.3 Tiêu chí rà soát cập nhật tiêu chuẩn và chuyển đổi thành quy chuẩn.......................84.4 Nghiên cứu tiêu chuẩn cập nhật CISPR 24: 2010....................................................9

5 Bảng đối chiếu nội dung QCVN với tài liệu tham khảo................................................9

2

Page 3: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

1 Tên gọi và ký hiệu tiêu chuẩn

1.1 Tên quy chuẩn

“ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông ”

1.2 Ký hiệu của quy chuẩn

QCVN 09:201x/BTTTT

2 Đặt vấn đề

Thực hiện tiếp đất và kết nối cho nhà trạm và thiết bị viễn thông một cách hợp lý là quan trọng thiết yếu đối với an toàn con người và độ tin cậy của hệ thống. Do sự gia tăng của mật độ mạch điện và các thiết bị mạch tích hợp điện áp thấp, hệ thống thiết bị thông tin ngày nay rất nhạy cảm đối với sét và các hiện tượng bất thường của đường dây điện lực. Thực hiện liên kết và tiếp đất không đúng và không đủ sẽ gây ra sự chênh lệch điện thế đất giữa các thành phần trong hệ thống, gây mất an toàn cho con người, lỗi hệ thống và hư hỏng thiết bị.

QCVN 9:2010/BTTTT được xây dựng nhằm đưa ra các yêu cầu về tiếp đất cho các trạm viễn thông chứa các thiết bị viễn thông, đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị, đồng thời đảm bảo độ tin cậy hoạt động của hệ thống.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được xây dựng trên cơ sở soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành TCN 68-141: 1999 (soát xét lần 1) "Tiếp đất cho các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật" ban hành theo Quyết định số 571/1999/QĐ-TCBĐ ngày 23 tháng 8 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

Trên thực tế, quy chuẩn này thường được áp dụng để quản lý chất lượng hệ thống điện cực tiếp đất (giá trị điện trở tiếp đất). Các quy định về kết nối đối với hệ thống thiết bị chưa được quan tâm áp dụng. Qua một thời gian dài áp dụng, quy chuẩn này phát sinh một số bất cập nên cần phải rà soát, sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tế.

3 Tình hình đối tượng chuẩn hoá trong và ngoài nước

3.1 Ngoài nước* Lĩnh vực chống sét-Bộ Tiêu chuẩn IEC 62305 Protection against lighning (Bảo vệ chống sét)

3

Page 4: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

Tiêu chuẩn IEC 62305 khẳng định một hướng đi hoàn toàn khác, toàn diện hơn và thực tế hơn về bảo vệ chống sét so với tiêu chuẩn của nước Anh BS 6651:1999 (được dùng làm tài liệu tham chiếu cho tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 ). Kết quả phân tích so sánh tiêu chuẩn BS 6651:1999 với tiêu chuẩn chống sét này do FURSE - Công ty hàng đầu thế giới về thiết kế, chế tạo và cung ứng các hệ thống bảo vệ nối đất và chống sét - đưa ra1 cho thấy những điểm khác biệt cơ bản thậm chí mâu thuẫn nhau của 2 tiêu chuẩn, từ khối lượng thông tin đến định nghĩa rủi ro sét và các quy định về biện pháp bảo vệ chống sét . Bộ tiêu chuẩn này gồm 5 phần :

IEC 62305 -1 Protection against lightning – General principles

IEC 62305 -2 Protection against lightning – Risk management

IEC 62305 -3 Protection against lightning – Physical damage to structures and life hazard

IEC62305- 4 Protection against lightning – Electrical and electronical systems within structrure

IEC 62305-5 Protection against lightning – Services

Bộ tiêu chuẩn này quy định sử dụng một hệ thống điện cực tiếp đất tích hợp duy

nhất cho tòa nhà, dùng cho tiếp đất chống sét, tiếp đất điện lực và viễn thông.

Quy định này được thể hiện rõ trong hai phần 3 và 4:

IEC 62305-3 Protection against lightning – Physical damage to structures and life hazard

Tiêu chuẩn này đề cập đến phương pháp thực hiện các biện pháp bảo vệ chống sét, nhằm tránh thiệt hại vật lý cho công trình và nguy hiểm đến tính mạng con người.

Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài

Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài nhằm để thu các tia sét đánh trực tiếp vào công trình, bao gồm cả các cú sét đánh vào thân công trình, và dẫn dòng sét từ điểm bị sét đánh xuống đất. Hệ thống này cũng có mục đích tản dòng sét xuống đất mà không gây thiệt hại nhiệt hoặc cơ, hoặc gây đánh lửa nguy hiểm dẫn đến cháy nổ. Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài bao gồm các thành phần sau:

- Hệ thống điện cực thu sét

- Hệ thống dây dẫn sét xuống

- Hệ thống điện cực tiếp đất

Hệ thống bảo vệ chống sét bên trong

1 http://www-public.tnb.com/eel/docs/furse/BS_EN_IEC_62305_standard_series.pdf

4

Page 5: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

Hệ thống bảo vệ chống sét bên trong cần phải ngăn được hiện tượng đánh lửa gây nguy hiểm bên trong công trình được bảo vệ do dòng sét chạy trong LPS bên ngoài hoặc trong các bộ phận dẫn điện của công trình.

Có thể tránh được hiện tượng đánh lửa gây nguy hiểm bằng cách:

- Kết nối đẳng thế, hoặc:

- Cách điện với LPS bên ngoài

IEC 62305- 4 (2006) Protection against lightning – Electrical and electronical systems within structrure

Tiêu chuẩn này đề cập đưa ra các yêu cầu nhằm bảo vệ thiết bị điện và điện tử bên trong toà nhà khỏi tác động của xung điện từ do sét (LEMP). Các yêu cầu bảo vệ bao gồm:

- Tiếp đất và kết nối

- Che chắn từ và định tuyến cáp

- Hệ thống thiết bị bảo vệ xung

Tại các phần 3 và phần 4 trên, tiêu chuẩn IEC 62305 khuyến nghị sử dụng một hệ thống điện cực tiếp đất tích hợp duy nhất cho tòa nhà, dùng cho tiếp đất chống sét, tiếp đất điện lực và viễn thông.

* Lĩnh vực lắp đặt điện

-Bộ tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế IEC 60364 Low-voltage electrical installations

Bộ tiêu chuẩn IEC 60364 Low-voltage electrical installations (tên cũ là Electrical installations of buildings) đưa ra các quy tắc thiết kế, lắp đặt và kiểm tra hệ thống lắp đặt điện hạ áp nhằm đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và tài sản khỏi các nguy hiểm hoặc thiệt hại có thể xuất hiện trong sử dụng hệ thống lắp đặt điện và để đảm bảo hoạt động đúng của các hệ thống lắp đặt này. Phiên bản đầu tiên của Bộ tiêu chuẩn này gồm 7 phần (từ phần 1 đến phần 7), mỗi phần có nhiều tập riêng nhưng từ phiên bản năm 2001 các phần 2 và 3 đã được gộp chung vào phần 1 và bố cục đó được giữ cho đến nay như sau:

Phần 1: IEC 60364-1 Fundamental principles, assessment of general characteristics, definitions;

Phần 4: IEC 60364-4 Protection for safety;

Phần 5: IEC 60364-5 Selection and erection of electrical equipment;

Phần 6: IEC 60364-6 Verification;

Phần 7: IEC 60364-7 Requirements for special installations or locations.

5

Page 6: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

Trong đó, có tiêu chuẩn IEC 60364 – 5-54 Electrical installations of buildings - Part 5-54: Selection and erection of electrical equipment - Earthing arrangements, protective conductors and protective bonding conductors quy định các bố trí tiếp đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ để thỏa mãn yêu cầu về an toàn của hệ thống lắp đặt điện trong toà nhà.

* Lĩnh vực tương thích điện từ và đảm bảo chuẩn tín hiệu

- Khuyến nghị ITU- T K.27 (1996) Bonding configurations and earthing inside a telecommunication building

Khuyến nghị này được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn IEC 62305-4 Protection against lightning – Electrical and electronical systems within structrure, trong đó cụ thể hoá và bổ sung các đặc trưng của trung tâm viễn thông. Khuyến nghị này nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối và tiếp đất trong việc đảm bảo chất lượng tương thích điện từ (EMC) trong hệ thống thiết bị điện tử/ viễn thông. Thực hiện tiếp đất và kết nối theo khuyến nghị này nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:

- tăng cường bảo vệ an toàn cho con người và giảm nguy cơ cháy nổ;

- cung cấp đường về đất cho tín hiệu;

- giảm tối thiểu gián đoạn dịch vụ và thiệt hại thiết bị;

- giảm tối thiểu nhiễu điện từ dẫn và bức xạ (EMC);

- giảm mức độ nhạy cảm của thiết bị đối với nhiễu dẫn và bức xạ (EMC);

- tăng cường khả năng chịu đựng của hệ thống đối với năng lượng tĩnh điện và nhiễu do sét.

Khuyến nghị này:

- hướng dẫn kết nối và tiếp đất cho thiết bị viễn thông trong các tổng đài điện thoại hoặc các trung tâm chuyển mạch viễn thông tương tự;

- tuân thủ theo các tiêu chuẩn IEC về yêu cầu an toàn điện đối với hệ thống điện xoay chiều;

- có thể sử dụng cho việc lắp đặt trung tâm viễn thông mới, hoặc mở rộng, thay thế hệ thống tại các trung tâm hiện hành;

- đưa ra cách xử lý phối hợp với hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài;

- đề cập đến tác dụng che chắn của các thành phần trong toà nhà, cabinet, giá cáp, vỏ cáp;

- nhằm tăng cường chất lượng tương thích điện từ trong trung tâm viễn thông.

6

Page 7: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

Khuyến nghị này đưa ra các dạng cấu hình kết nối có thể thực hiện trong các toà nhà viễn thông.

- Mạng liên kết chung CBN

- Mạng liên kết mắt lưới (Mesh-BN)

- Mạng liên kết cách ly mắt lưới (Mesh- IBN)

- Mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN)

Tiêu chuẩn châu Âu ETSI 300 253 (2002) Enviromental Engineering ; Earthing and bonding configuration inside telecommunications centres

Tiêu chuẩn này đề cập đến việc kết nối và tiếp đất cho thiết bị viễn thông trong các trung tâm viễn thông, nhằm đảm bảo an toàn, chức năng hoạt động và khả năng tương thích điện từ.

Tiêu chuẩn này không quy định những yêu cầu đối với hệ thống điện cực tiếp đất, liên quan đến mục tiêu chống sét.

Tiêu chuẩn này lựa chọn một cấu hình đấu nối được nêu trong ITU-T K 27 (CBN/ Mesh- BN) để xây dựng yêu cầu về kết nối và tiếp đất cho trung tâm viễn thông.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho trung tâm viễn thông và các công trình tương tự, quy định về mạng liên kết đối với toà nhà, mạng liên kết đối với thiết bị và kết nối giữa hai mạng liên kết này. Tiêu chuẩn này góp phần vào việc chuẩn hoá công trình viễn thông và trung tâm dữ liệu.

Tiêu chuẩn này, cùng với các điều kiện khác của công trình, nhằm đáp ứng các mục tiêu sau :

- đảm bảo an toàn điện ;

- đảm bảo chuẩn tín hiệu tin cậy ;

- thoả mãn yêu cầu về EMC.

Việc quy định cấu hình liên kết ở mức thiết bị phải tạo thuận lợi cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng của trung tâm viễn thông trong các toà nhà viễn thông hoặc các công trình tương tự, không phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị.

Tiêu chuẩn này không quy định giá trị điện trở tiếp đất đối với hệ thống điện cực tiếp đất.

Tiêu chuẩn này tuân theo ITU- T K27 về các nguyên lý chung về mạng liên kết trong toà nhà viễn thông. Tuy nhiên, theo quan điểm của tiêu chuẩn này, K 27 mới xem xét các mạng liên kết ở cấp độ tổng thể toà nhà và công trình, chưa đi sâu vào xét đến sự phù hợp ở cấp độ thiết bị. Điểm khác biệt của tiêu chuẩn này so với ITU-

7

Page 8: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

K27 là lựa chọn từ các cấu hình kết nối được K27 khuyến nghị, một cấu hình kết nối duy nhất (CBN/ Mesh- BN), phù hợp với thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin được lắp đặt trong toà nhà.

Tiêu chuẩn Mỹ ANSI- J- STD- A- 2002 Commercial Building Grounding (Earthing) and Bonding Requirements for Telecommunications

Tiêu chuẩn này được phát triển bởi sự kết hợp của hai tổ chức Telecommunication Industry Association (TIA) và Electronic Industries Alliance (EIA).

Tiêu chuẩn này phục vụ cho việc thiết kế, lắp đặt hệ thống kết nối và tiếp đất cho các công trình viễn thông, trong điều kiện có/ không biết trước về hệ thống thiết bị viễn thông được lắp đặt sau đó. Kết cấu hạ tầng kết nối và tiếp đất này hỗ trợ cho môi trường nhiều nhà thầu, nhiều loại thiết bị cũng như nhiều cách lắp đặt hệ thống khác nhau.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu đối với cấu hình kết nối và tiếp đất đồng nhất cho viễn thông, đối với các tòa nhà thương mại có lắp đặt thiết bị viễn thông.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với:

- Chuẩn đất cho hệ thống viễn thông bên trong khu vực dẫn vào, phòng thiết bị viễn thông, phòng máy;

- Kết nối các giá cáp bằng kim loại, vỏ cáp, dây dẫn, và vỏ thiết bị tại các phòng thiết bị viễn thông, phòng thiết bị;

Tiêu chuẩn gồm các nội dung chính sau:

- Tổng quan về hệ thống kết nối và tiếp đất cho viễn thông;

- Yêu cầu về các thành phần của cấu hình kết nối và tiếp đất viễn thông:

- Yêu cầu về kết nối bên trong phòng thiết bị, phòng viễn thông.

Phụ luc C của tiêu chuẩn này cung cấp thông tin về bảo vệ chống sét cho tòa nhà và cột cao, theo đó "Nếu đạt được giá trị điện trở tiếp đất thấp thì rất tốt nhưng không phải là thiết yếu. Giá trị điện trở thấp của đường dẫn dòng sét vào trong đất không quan trọng bằng mục tiêu chính là kiểm soát chênh lệch điện áp giữa các kết cấu ở gần nhau".

Tiêu chuẩn Mỹ ANSI/ TIA 942:2005 Telecommunications Infrastructure Standard for Data Centers

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu tối thiểu về thiết kế và lắp đặt đối với cơ sở hạ tầng viễn thông của trung tâm dữ liệu, trong đó có yêu cầu về tiếp đất và kết nối như sau:

- Tuân thủ ANSI- J-STD- 607- A;

8

Page 9: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

- Đối với phòng máy (computer room), cần phải trang bị mạng liên kết chung CBN;

- Phụ lục G của tiêu chuẩn cung cấp thông tin về hệ thống tiếp đất chống sét cho tòa nhà, trong đó quy định:

+ Hệ thống tiếp đất của tòa nhà phải được kết nối trực tiếp vào tất cả các thiết bị phân phối nguồn, bao gồm bảng phân phối, máy phát, hệ thống UPS, máy biến áp, v.v... cũng như với hệ thống viễn thông và hệ thống bảo vệ chống sét.

+ Giá trị điện trở của hệ thống tiếp đất không được vượt quá 5 Ohm.

Chú ý: Tiêu chuẩn ANSI/ TIA 942:2005 là tài liệu tham chiếu để xây dựng tiêu chuẩn TCVN 9250 : 2012, Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông, trừ phần nội dung liên quan đến tiếp đất.

NHẬN XÉT

- Các tiêu chuẩn quốc tế, châu Âu và Mỹ đều thống nhất: dùng chung một hệ thống điện cực tiếp đất cho tất cả các mục đích: tiếp đất chống sét, tiếp đất bảo vệ, tiếp đất cho hệ thống điện, tiếp đất viễn thông. Cấu trúc và kích thước của hệ thống điện cực tiếp đất này là yếu tố quan trọng hơn so với giá trị điện trở tiếp đất. Tuy nhiên, giá trị điện trở này được khuyến nghị càng thấp càng tốt. IEC quy định giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn không được lớn hơn 10 ohm (IEC 62305), Mỹ quy định không được lớn hơn 5 ohm (ANSI/ TIA 942);

- Các tiêu chuẩn này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối thiết bị/ hệ thống thiết bị bên trong tòa nhà để đảm bảo một mức điện thế đất chuẩn duy nhất đối với các hệ thống thiết bị này. Các cấu hình kết nối được đưa ra không phụ thuộc vào bất kỳ một chủng loại thiết bị cụ thể nào (viễn thông/ vô tuyến/ truyền dẫn,v.v...).

- Có 2 lựa chọn về cấu hình kết nối cho thiết bị là MBN và IBN (theo ITU-T K.27) trong đó, châu Âu sử dụng cấu hình Mesh-BN (mạng liên kết mắt lưới), còn Mỹ sử dụng cấu hình IBN (mạng liên kết cách ly) . Theo ETSI EN 300 253, cấu hình Mesh-BN đảm bảo khả năng tương thích điện từ cho thiết bị trong hệ thống so với cấu hình IBN, mặt khác thuận lợi hơn trong công tác lắp đặt và bảo trì.

3.2 Trong nước* Lĩnh vực chống sét :- TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) (chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007) Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

Tiêu chuẩn này chuyển dịch từ tiêu chuẩn gốc của Vương quốc Anh BS 6651:1999. Về mặt pháp lý, đây là tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Tuy nhiên, do tiêu chuẩn gốc đã chính thức bị hủy bỏ, nội dung tiêu chuẩn này cần phải được xem xét.

9

Page 10: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

- Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888 (IEC 62305) Hệ thống bảo vệ chống sét (sắp ban hành)

Bộ tiêu chuẩn này gồm 4 tập, hoàn toàn tương đương với 4 tập của Bộ tiêu chuẩn IEC 62305 mới cập nhật:

TCVN 9888 -1 Bảo vệ chống sét – Nguyên tắc chung

TCVN 9888 -2 Bảo vệ chống sét – Quản lý rủi ro;

TCVN 9888 -3 Bảo vệ chống sét – Thiệt hại vật lý đối với công trình và nguy hiểm đến tính mạng

TCVN 9888 -4 Bảo vệ chống sét – Hệ thống điện và điện tử bên trong công trình

Bộ tiêu chuẩn này là sự cập nhật kịp thời so với tiêu chuẩn quốc tế, được kỳ vọng là góp phần quan trọng đáng kể trong việc cải thiện công tác bảo vệ chống sét tại Việt nam.

- Quy chuẩn QCVN 32:2011/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông”Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp tính trong quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn IEC 62305 phần 1, 2, 3 (2006), và các Khuyến nghị K.39 (1996), K.40 (1996), K.25 (1999) và K.47 (2008) của ITU-T.

Đối tượng áp dụng của quy chuẩn này là nhà trạm viễn thông và các đường dây dịch vụ viễn thông. Các quy định về thiết kế hệ thống chống sét cho nhà trạm viễn thông tuân thủ IEC 62305, vì vậy nội dung này trùng lặp so với TCVN 9888. Quy chuẩn này cần được cập nhật và xem xét sự hài hòa với TCVN 9888 về nội dung.

- Quy chuẩn QCVN 09:2010/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông”Quy chuẩn này công bố: Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của Quy chuẩn này phù hợp với Khuyến nghị K.27 của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU-T) và tiêu chuẩn ETS 300 253 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI)”.

Quy chuẩn này quy định giá trị tiêu chuẩn của điện trở tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ và tiếp đất chống sét cho các hệ thống viễn thông và các cấu hình đấu nối bên trong nhà trạm.

Việc quy định các giá trị điện trở tiếp đất này cần được xem xét lại tính phù hợp. Các quy định về cấu hình đấu nối không hoàn toàn chính xác so với nội dung của tiêu chuẩn ETS 300 253 và Khuyến nghị ITU-T K27.

* Lĩnh vực lắp đặt điện:

10

Page 11: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

- Bộ TCVN 7447 IEC 60364 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà/Hệ thống lắp đặt điện hạ áp Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7447 ban hành các năm 2005÷2011 gồm 18 tập, hoàn toàn tương đương với 18 tập tương ứng của Bộ tiêu chuẩn IEC 60364, xuất bản các năm 2001÷2009.

Trong đó, có các tiêu chuẩn sau liên quan đến các nội dung về tiếp đất:

- TCVN 7447-4-41 (IEC 60364-4-41), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống điện giật

- TCVN 7447-5-54 (IEC 60364-5-54), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ

- QCVN 12: 2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng (sắp ban hành)

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và yêu cầu về quản lý bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế, thi công (xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa) hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng với cấp điện áp tối đa đến 1000 V tần số 50 Hz.

Quy chuẩn này tổng hợp, lựa chọn, khái quát, viện dẫn Bộ tiêu chuẩn TCVN 7447 và các tiêu chuẩn khác, được kỳ vọng góp phần làm giảm đáng kể số lượng tai nạn do điện rất lớn đang xảy ra hàng năm ở Việt Nam.

Một trong những nội dung của Quy chuẩn này quy định về Hệ thống nối đất và dây dẫn bảo vệ, chủ yếu tổng hợp, lựa chọn từ TCVN 7447-5-54: 2005 và IEC 60364- 5- 54: 2011 (tiêu chuẩn tham chiếu mới cập nhật).

Một số điểm đáng chú ý về quy định sơ đồ nối đất của hệ thống điện lực:

Trong 05 sơ đồ nối đất là TT, IT, TN-C, TN-S và TN-C-S, mỗi sơ đồ đều có các ưu khuyết điểm riêng. Sơ đồ TN-C và TN-C-S thực hiện dễ nhất và tiết kiệm nhất nhưng về mặt phòng chống tai nạn do điện và cung cấp điện liên tục lại là sơ đồ yếu kém nhất. Các tiêu chuẩn hiện hành chưa cảnh báo rõ mối nguy hiểm này dẫn đến việc các sơ đồ TN-C và TN-C-S áp dụng vào thực tế một cách tràn lan, tùy tiện gây ra nhiều tan nạn do điện. Xuất phát từ quan điểm đảm bảo an toàn điện, Quy chuẩn không quy định áp dụng các sơ đồ nối đất TN-C và TN-C-S. Đối với các sơ đồ nối đất còn lại, ở những mức độ khác nhau, đòi hỏi phải có thêm thiết bị, kéo thêm dây dẫn hoặc phải có đội ngũ vận hành lành nghề tương ứng với mỗi tình huống thực tế, Quy chuẩn đưa ra những quy định cụ thể để áp dụng một cách hiệu quả nhất mỗi sơ đồ cho những tình huống thực tế thường gặp với định hướng như sau:

11

Page 12: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

- Trường hợp cần ưu tiên đảm bảo cung cấp điện liên tục (như phòng mổ của bệnh viện) chỉ áp dụng sơ đồ IT;

- Trường hợp được cấp điện từ lưới phân phối điện công cộng (như nhà thấp tầng trong khu đô thị) thì lựa chọn sơ đồ nối đất là TT hoặc TN-S;

- Trường hợp có nguồn cung cấp điện là một máy biến áp trung/hạ áp riêng (như nhà cao tầng), tốt nhất là áp dụng sơ đồ TN-S;

- Trường hợp ở khu vực mật độ dân cư thấp, áp dụng sơ đồ TT.

Quy chuẩn có một quy định mới về nối đất (tại 2.1.13.2) đáng lưu ý là: Nhà xây dựng mới và cải tạo phải sử dụng loại ổ cắm điện có cực nối đất an toàn.

Nhận xét:

- Trong thời gian vừa qua, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam đã có sự cập nhật sâu, rộng với hệ thống tiêu chuẩn IEC về lĩnh vực chống sét và bảo vệ an toàn điện, trong đó có các nội dung liên quan đến cấu hình đấu nối và tiếp đất.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam liên quan đến vấn đề đấu nối và tiếp đất chủ yếu giới hạn trong các khái niệm về bảo vệ chống sét, bảo vệ an toàn và tiếp đất công tác. Vai trò quan trọng của việc đấu nối và tiếp đất trong các trung tâm viễn thông là đảm bảo tương thích điện từ chưa được xem xét thỏa đáng và cập nhật so với các tiêu chuẩn quốc tế.

- Quy chuẩn QCVN 32:2011/BTTTT về chống sét cho các trạm viễn thông cần được rà soát và cập nhật so với tiêu chuẩn tham chiếu quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam mới cập nhật.

- Quy chuẩn QCVN 09:2010/ BTTTT về tiếp đất cần được rà soát để đảm bảo tính chính xác và cập nhật so với tiêu chuẩn tham chiếu.

4 Lý do rà soát tiêu chuẩn QCVN 09: 2010/BTTT

4.1 Lý do rà soát tiêu chuẩn- Qua một thời gian dài áp dụng, quy chuẩn này phát sinh một số bất cập về các yêu

cầu tiếp đất (giá trị điện trở tiếp đất, yêu cầu cho các hệ thống tiếp đất khác nhau...)

khiến cho việc áp dụng quy chuẩn có nhiều hạn chế.

- Nội dung của tiêu chuẩn chưa phù hợp và chính xác so với tiêu chuẩn quốc tế

tham chiếu (ETSI 300 253)

- Cách tiếp cận của quy chuẩn không phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế

cùng lĩnh vực.

12

Page 13: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

Vì những lý do trên, quy chuẩn QCVN 09:2010/ BTTTT cần được rà soát sửa đổi

cho phù hợp với tình hình thực tế và phát huy khả năng áp dụng.

4.2 Tiêu chí rà soát cập nhật quy chuẩn

Việc rà soát, cập nhật quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo các tiêu chí sau

đây:

- Hoàn thiện chất lượng: Tổ chức lại nội dung quy chuẩn cho phù hợp với tình

hình chuẩn hóa quốc tế và tình hình thực tế.

- Cập nhật nội dung : Cập nhật đầy đủ và trung thực các nội dung tham chiếu tài

liệu tiêu chuẩn quốc tế ETSI EN 300 253 và các tiêu chuẩn khác.

- Quy chuẩn được biên soạn theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn

quốc tế tương đương, với hình thức dịch có sửa đổi, bổ sung.

- Nội dung quy chuẩn được trình bày theo yêu cầu của cách trình bày nội dung

quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, phù hợp với thông tư 03/2011/TT-BTTTT ngày

04/01/2011 của Bộ Thông tin và Tuyến thông.

4.3 Nghiên cứu tiêu chuẩn tham chiếu Dựa vào các kết quả nghiên cứu, khảo sát ở mục 3 về tình hình tiêu chuẩn hóa về tiếp đất , nhóm thực hiện lựa chọn tài liệu ETSI 300 253, năm 2002 là phiên bản mới nhất làm tài liệu tham chiếu chính của quy chuẩn. Tài liệu ITU- T K.27 được tham chiếu với những nội dung mà ETSI 300 253 viện dẫn đến tài liệu này.

Tiêu chuẩn này đề cập đến việc kết nối và tiếp đất cho thiết bị viễn thông trong các trung tâm viễn thông, nhằm đảm bảo an toàn, chức năng hoạt động và khả năng tương thích điện từ.

Tiêu chuẩn này không quy định những yêu cầu đối với hệ thống điện cực tiếp đất, liên quan đến mục tiêu chống sét.

Tiêu chuẩn này lựa chọn một cấu hình đấu nối được nêu trong ITU-T K 27 (CBN/ Mesh- BN) để xây dựng yêu cầu về kết nối và tiếp đất cho trung tâm viễn thông.

Tiêu chuẩn này, cùng với các điều kiện khác của công trình, nhằm đáp ứng các mục tiêu sau :

- đảm bảo an toàn điện ;

- đảm bảo chuẩn tín hiệu tin cậy ;

- thoả mãn yêu cầu về EMC.

13

Page 14: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

Việc quy định cấu hình liên kết ở mức thiết bị phải tạo thuận lợi cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng của trung tâm viễn thông trong các toà nhà viễn thông hoặc các công trình tương tự, không phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị.

Ngoài tài liệu này, tiêu chuẩn Mỹ ANSI TIA 942 được tham khảo để quy định giá trị điện trở tiếp đất cho tổ tiêp đất của nhà trạm, có cân nhắc đến điều kiện thực tế dông sét tại Việt Nam.

5 Bảng đối chiếu nội dung dự thảo quy chuẩn so với QCVN 09: 2010

QCVN 09: 2010 QCVN 09: 201x Ghi chú

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh 1.1 Phạm vi điều chỉnh Rà soát, tham khảo EN 300 253

1.2. Đối tượng áp dụng 1.2. Đối tượng áp dụng Giữ nguyên

1.3 Tài liệu viện dẫn 1.3 Tài liệu viện dẫn Rà soát (tham khảo EN 300 253) và cập nhật theo TCVN

1.4 Giải thích từ ngữ 1.4 Giải thích từ ngữ Bổ sung và lược bớt một số định nghĩa

1.5 Chữ viết tắt Cập nhật bổ sung theo EN 300 253

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định về tiếp đất cho hệ thống thiết bị viễn thông2.1.1. Yêu cầu chung2.1.2. Tiếp đất cho hệ thống thiết bị viễn thông2.1.3. Tiếp đất cho hệ thống thông tin vô tuyến2.1.4. Tiếp đất cho thiết bị truyền dẫn quang2.2. Quy định về tiếp đất cho nhà trạm viễn thông2.2.1. Yêu cầu chung2.2.2. Liên kết và tiếp đất bên trong nhà trạm viễn thông2.2.3. Mạng liên kết chung đối với nhà trạm mới hoàn toàn2.2.4. Mạng liên kết chung đối với nhà trạm đã có sẵn

2.1 Quy định kỹ thuật chung2.1.1An toàn điện2.1.2 Chuẩn tín hiệu và khả năng tương thích điện từ2.2 Yêu cầu đối với hệ thống tiếp đất2.2.1 Tổ tiếp đất2.2.2 Tấm tiếp đất chính (MET)2.2.3 Cáp tiếp đất2.3 Cấu hình kết nối2.3.1 Mạng liên kết chung CBN bên trong tòa nhà viễn thông2.3.2 Mạng liên kết bên trong hệ thống thiết bị viễn thông2.3.3 Kết nối mạng CBN và các mạng MESH- BN2.3.4 Đi cáp giữa các mạng

Rà soát cập nhật theo EN 300 253, trong đó các tài liệu viện dẫn được quy chiếu sang tài liệu Việt Nam tương đương

- Rà soát, sắp xếp lại các nội dung sao cho hợp lý và phù hợp với tài liệu tham chiếu

- Lược bỏ các nội dung không phù hợp liên quan đến các hệ thống tiếp đất độc lập và kết nối đằng thế các hệ thống này.

- Giá trị điện trở tiếp

14

Page 15: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

QCVN 09: 2010 QCVN 09: 201x Ghi chú

2.2.5. Mạng liên kết mắt lưới (M-BN) 2.2.6. Mạng liên kết cách ly mắt lưới (M- IBN) 2.2.7. Mạng liên kết cách ly hình sao (S- IBN) 2.2.8. Yêu cầu đối với tấm tiếp đất chính2.2.9. Yêu cầu kỹ thuật của cáp dẫn đất2.3. Quy định về liên kết đẳng thế các hệ thống tiếp đất độc lập

2.4. Quy định về tiếp đất điện lực trong nhà trạm viễn thông

MESH- BN

2.4 Yêu cầu đối với hệ thống phân phối điện2.4.1 Phân phối điện một chiều của nguồn thứ cấp2.4.2 Phân phối điện một chiều của nguồn cấp ba2.4.3 Phân phối nguồn điện lưới AC và kết nối dây bảo vệ2.4.4 Phân phối điện AC từ nguồn điện cấp ba

đất (5 ohm) lựa chọn phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Lược bỏ các nội dung liên quan đến mạng liên kết M-IBN và S-IBN.

Nối đất cho hệ thống điện được rà soát theo EN 300 253, kết hợp tham khảo nội dung QCVN 12:201x về các mạng điện được quy định dùng tại Việt Nam.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ Giữ nguyên

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Giữ nguyên

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giữ nguyên

PHỤ LỤC A (Quy định) Phương pháp đo điện trở tiếp đất

Phụ lục A (quy định)

Phương pháp đo điện trở tiếp đất

rà soát, bổ sung

Phụ lục B (khuyến nghị)

Cơ sở của việc phối hợp mạng CBN

Chấp thuận phụ lục A, EN 300 253

15

Page 16: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

16

Page 17: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG

17