thÖÙ baÛy tieÁng noÙi cuÛa ÑaÛng boÄ, chÍnh quyeÀn, …

12
NAÊM THÖÙ 36 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏ T Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected] BAÙ O LA Â M ÑO À NG PHA Ù T HA Ø NH THÖ Ù HAI, THÖ Ù TÖ, THÖÙ SAÙ U VAØ CUOÁ I TUAÀ N Baùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn CUOÁI TUAÀN SOÁ 181 THÖÙ BAÛY 29 - 3 2014 1 TUAÀN CON SOÁ CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG V ấn đề cuối tuần (XEM TIẾP TRANG 2) (XEM TRANG 4) 3 4 12 5 (XEM TRANG 8) 6 KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3) ĐOÀN KHU VI, MỘT THỜI HÀO HÙNG L âm Đồng có diện tích đất tự nhiên 977.354 ha; trong đó: đất sản xuất nông nghiệp gần 316.170 ha, đất lâm nghiệp có rừng trên 581.990 ha, đất nuôi trồng thủy sản 2.144 ha, đất nông nghiệp khác 140 ha; đất phi nông nghiệp 53.198 ha (đất ở vùng nông thôn 5.382 ha); đất chưa sử dụng 23.711 ha… Bên cạnh đó, tỉnh có dân số trên 1,23 triệu người, hội tụ trên 40 dân tộc anh em. Lâm Đồng có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp để sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa với các loại cây nông sản đặc trưng, mang lại lợi thế so sánh như cây công nghiệp dài ngày (cà phê, chè…), rau, hoa, trái cây cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, bò sữa, cá nước lạnh… Đồng thời, là tỉnh thu hút nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) trong sản xuất nông nghiệp khá lớn, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Lâm Đồng trong 30 năm qua đã thực hiện một số chủ trương lớn, tạo bước đột phá. Đó là: chú trọng xây dựng kết cấu, hạ tầng nông thôn; xây dựng và đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, “phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế”; tập trung xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn… Đặc biệt, bước sang giai đoạn từ 2011 đến nay, kinh tế nông nghiệp đã khẳng định vị trí “mặt trận hàng đầu”, những nhiệm vụ kế hoạch đề ra đều cơ bản hoàn thành... Đến nay, tổng diện tích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao toàn tỉnh đạt 34.985 ha (trong đó: rau các loại 11.887 ha, hoa các loại 2.415 ha, dâu tây 135 ha; Atisô 2 ha, chè chất lượng cao 2.485 ha, chè cành 3.150 ha, vườn ươm 74,5 ha…). Như vậy Lâm Đồng đạt chỉ tiêu về quy mô diện tích ứng dụng công nghệ cao đã đề ra đến năm 2015. Nguồn: Văn phòng Tỉnh ủy NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 ° Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Đức Hòa cùng lãnh đạo tỉnh thăm và tặng hoa Tỉnh Đoàn Lâm Đồng nhân ngày 26/3. Ảnh: THỤY TRANG Lao động là vinh quang Trần Vũ Mai ở làng Phước Hậu Tiếng vọng biên cương 6 Đọc lại bài thơ “Xuân đã về” của Sóng Hồng 8 Du lịch mạo hiểm sẽ còn tiến xa hơn Đồ săn voi của Vua voi vào Bảo tàng VÒNG QUANH ĐẤT VIỆT Festival Huế 2014: Hướng đến cộng đồng và mang tính nhân văn Tập trung lực lượng chuẩn bị tham dự Đại hội TdTT toàn quốc

Upload: others

Post on 17-Jan-2022

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

NAÊM THÖÙ 36 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected]

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

Cuoái tuaàn

SOÁ 181 THÖÙ BAÛY

29 - 3

2014

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNGTIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TRANG 4)

3

4

12

5

(XEM TRANG 8)

6

KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3)

ĐOÀN KHU VI, MỘT THỜI HÀO HÙNG

L âm Đồng có diện tích đất tự nhiên 977.354 ha; trong đó: đất sản xuất nông nghiệp gần 316.170 ha, đất

lâm nghiệp có rừng trên 581.990 ha, đất nuôi trồng thủy sản 2.144 ha, đất nông nghiệp khác 140 ha; đất phi nông nghiệp 53.198 ha (đất ở vùng nông thôn 5.382 ha); đất chưa sử dụng 23.711 ha… Bên cạnh đó, tỉnh có dân số trên 1,23 triệu người, hội tụ trên 40 dân tộc anh em. Lâm Đồng có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp để sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa với các loại cây nông sản đặc trưng, mang lại lợi thế so sánh như cây công nghiệp dài ngày (cà phê, chè…), rau, hoa, trái cây cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, bò sữa, cá nước lạnh… Đồng thời, là tỉnh thu hút nguồn vốn FDI (đầu tư trực

tiếp nước ngoài) trong sản xuất nông nghiệp khá lớn, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Lâm Đồng trong 30 năm qua đã thực hiện một số chủ trương lớn, tạo bước đột phá. Đó là: chú trọng xây dựng kết cấu, hạ tầng nông thôn; xây dựng và đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, “phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế”; tập trung xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn…

Đặc biệt, bước sang giai đoạn từ 2011 đến nay, kinh tế nông nghiệp đã khẳng định vị trí “mặt trận hàng đầu”, những nhiệm vụ kế hoạch đề ra đều cơ bản hoàn thành...

Đến nay, tổng diện tích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao toàn tỉnh đạt 34.985 ha (trong đó: rau các loại 11.887 ha, hoa các loại 2.415 ha, dâu tây 135 ha; Atisô 2 ha, chè chất lượng cao 2.485 ha, chè cành 3.150 ha, vườn ươm 74,5 ha…). Như vậy Lâm Đồng đạt chỉ tiêu về quy mô diện tích ứng dụng công nghệ cao đã đề ra đến năm 2015.

Nguồn: Văn phòng Tỉnh ủy

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

° Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Đức Hòa cùng lãnh đạo tỉnh thăm và tặng hoa Tỉnh Đoàn Lâm Đồng nhân ngày 26/3. Ảnh: THỤY TRANG

Lao động là vinh quang

Trần Vũ Mai ở làng Phước Hậu

Tiếng vọng biên cương

6 Đọc lại bài thơ “Xuân đã về” của Sóng Hồng

8 Du lịch mạo hiểm sẽ còn tiến xa hơn

Đồ săn voi của Vua voi vào Bảo tàng

VÒNG QUANH ĐẤT VIỆT

Festival Huế 2014:Hướng đến cộng đồng

và mang tính nhân văn

Tập trung lực lượng chuẩn bị tham dự Đại hội TdTT toàn quốc

Page 2: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

Cuoái tuaàn Ngaøy 29 - 3 - 20142 tin töùc - söï kieän

N gày 25/3/2014, Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa

VIII tổ chức kỳ họp thứ 9 (bất thường) với sự tham gia của các đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII.

Kỳ họp được tổ chức nhằm tiến hành bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (nhiệm kỳ 2011 - 2016) theo sự phân công của Trung ương và Tỉnh ủy.

Với kết quả 65/66 phiếu bầu, ông Trần Ngọc Liêm - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau Thanh tra - Thanh tra Chính phủ đã được bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ông Trần Ngọc Liêm, sinh

Hội Đồng nHân Dân tỉnH kHóa Viii

° Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Đức Hòa tặng hoa tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm.

năm 1962, quê Thanh Hóa, Tiến sĩ Luật Kinh tế, cử nhân chính trị và là một trong 44 cán bộ vừa được Trung ương

luân chuyển, điều động về nhận công tác tại các địa phương trong cả nước.

Nguyệt thu

Huyện ủy Đức Trọng đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) cho cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện. Tại hội nghị, các cán bộ, đảng viên đã được quán triệt những nội dung cơ bản của các Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) gồm: Kết luận về “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014” và “Đánh giá tình hình thực hiện

Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã hội, trọng tâm là ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng”; Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới… t.VŨ

Đức Trọng tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Sáng 25/3/2014, Huyện Đoàn Đạ Huoai đã tổ chức kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện với thanh niên với chủ đề “Thanh niên với Đảng và Đảng với thanh niên”.

Trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ và cởi mở, các đồng chí lãnh đạo huyện Đạ Huoai đã nghe 14 ý kiến của các Bí thư Đoàn xã, Bí thư các Chi Đoàn. Nội dung ý kiến chủ yếu xoay quanh công tác tập hợp thanh niên còn gặp nhiều khó khăn; qua đó việc hỗ trợ kinh phí giúp

thanh niên lập thân, lập nghiệp cần được quan tâm hơn cũng như giáo dục đạo đức, lối sống; công tác phát triển Đảng trong đoàn viên; phát huy vai trò của đoàn viên trong xây dựng nông thôn mới; quy hoạch cán bộ trẻ…

Qua đó, lãnh đạo huyện đã tiếp thu, giải đáp những thắc mắc của đoàn viên, thanh niên và mong muốn tuổi trẻ trong huyện cần phát huy hơn nữa sức trẻ, trí tuệ, sự năng động, xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương; trong đó, trọng tâm là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. KhÁNh PhÚC

Đạ huoai: Lãnh đạo huyện đối thoại với thanh niên

Nhà thiếu nhi Lâm Đồng đã phối hợp cùng Phòng GD-ĐT, Thành Đoàn Đà Lạt tổ chức lễ trao 71 giải thưởng cho 90 học sinh là thí sinh và nhóm thí sinh xuất sắc của Hội thi Tin học thiếu nhi Tp.Đà Lạt lần thứ 10 - 2014. Tham dự có 360 em đến từ 36 đơn vị trường tiểu học, THCS trên địa bàn Đà Lạt

Đà Lạt:

trao 71 giải thưởng cho thiếu nhi xuất sắc Hội thi tin học

tranh tài ở 7 bảng theo từng độ tuổi, cấp học; với các nội dung thi trắc nghiệm, thực hành ứng dụng và thi phần mềm sáng tạo. Qua cuộc thi đã trao 6 giải Nhất, 6 giải Nhì, 7 giải Ba và 52 giải Khuyến khích cho các em đạt thành tích cao.

Theo bà Thái Thị Tơ - Giám đốc Nhà thiếu

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch chi tiết năm 2014 dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (NCCL, ATSPNN và PTCTKSH) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, tổng nguồn vốn của dự án là 68.062 triệu đồng; trong đó, vốn ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) chiếm 60.356 tỷ đồng, phần còn lại

(7.706 tỷ đồng) thuộc vốn đối ứng của ngân sách tỉnh. Khoản tiền này chủ yếu được sử dụng vào việc triển khai sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng - 67.288 triệu đồng (hợp phần 2); khoản còn lại được chi vào việc phát triển khung thể chế và hệ thống sản phẩm nông nghiệp, an toàn chất lượng (520 triệu đồng, hợp phần 1) và quản lý dự án (254 triệu đồng).

K.D

68.062 triệu đồng cho dự án NCCL, ATSPNN và PTCTKSH

nhi Lâm Đồng cho biết: Vượt xa mục đích nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các em thiếu niên, nhi đồng được thể hiện năng khiếu tin học; hội thi đã giúp các em mạnh dạn ứng dụng kiến thức tin học của mình vào cuộc sống, phục vụ việc học ngày càng tốt hơn. QuỲNh uyỂN

° Trao giải cho các nhóm thí sinh xuất sắc trong phần thi thuyết trình.

... Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của BCH Trung ương về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tỉnh đã chú trọng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, có năng suất và chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ...

Tiếp tục đổi mới ngành nông nghiệp và nông thôn, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã đề ra định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Theo đó, tỉnh tập trung nguồn lực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp có hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái phải dựa trên các căn cứ hợp lý, cân đối giữa mục tiêu đề ra, nâng cao tính khả thi, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tận dụng các lợi thế và điều kiện tự nhiên. Tiếp thu, vận dụng tốt các chủ trương, chính sách, các chương trình phát triển KT-XH của Trung ương và của tỉnh. Quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải coi trọng lĩnh vực nông nghiệp, là nền tảng để phát triển bền vững về kinh tế, ổn định về chính trị, xã hội. Tiếp tục thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp

toàn diện theo hướng tập trung đầu tư thâm canh gắn sản xuất nông nghiệp với sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với phát triển các cơ sở chế biến công nghiệp, đặc biệt là đối với cà phê, chè để ngày càng nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập. Ưu tiên phát triển nhanh một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để tạo bước chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đẩy mạnh hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp… Định hướng cần chú trọng nữa là phát triển lâm nghiệp phải gắn với chủ trương xã hội hóa việc bảo vệ phát triển rừng, khai thác có hiệu quả diện tích rừng và đất rừng; giải quyết hài hòa các mối liên hệ giữa phát triển và bảo vệ sinh thái, môi trường, giữa lợi ích kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; giữa lợi ích doanh nghiệp và người dân sống liền rừng, vừa bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đồng thời phát triển mạnh rừng kinh tế có năng suất, chất lượng cao. Duy trì độ che phủ của rừng đạt trên 60%. BÌNh NguyÊN

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN... (TIẾP TRANG 1)

° Bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Sở Công thương Lâm Đồng cho biết, năm 2014 kinh phí dành cho hoạt động khuyến công là 7,43 tỷ đồng. Theo đó, số tiền này sẽ được dùng để hỗ trợ 56 đề án khuyến công, trong đó, có 36 đề án khuyến công được hỗ trợ kinh phí không hoàn lại với số tiền

2,19 tỷ đồng. Hỗ trợ có thu hồi đối với 20 doanh nghiệp thực hiện đề án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với số kinh phí 5,24 tỷ đồng. Hiện đã có 42 đề án khuyến công được thẩm định và đang triển khai thực hiện trong quy II/2014.

D.Q

Hơn 7,4 tỷ đồng hỗ trợ khuyến công

Page 3: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

Cuoái tuaàn Ngaøy 29 - 3 - 2014 3

T ổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2013 của Khối thi đua Ngân

hàng, có 68 bằng khen được trao cho 9 tập thể, 23 đơn vị cấp phòng và 36 cá nhân; đặc biệt, bà Nguyễn Thị Kim Linh - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Lâm Đồng được trao Huân chương Lao động hạng Ba và Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng được tặng Cờ thi đua dẫn đầu Khối Ngân hàng.

Năm qua, toàn ngành ngân hàng đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu phấn đấu, được UBND tỉnh đánh giá cao, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Phong trào thi đua và công tác an sinh xã hội được các đơn vị trong khối nhiệt tình tham gia với tinh thần trách nhiệm cao. Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 đạt trên 20,6 ngàn tỉ đồng, trong đó, tiền gửi dân cư đạt gần 16,8 ngàn tỉ đồng. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 26,5 ngàn tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 18,1%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng cả nước (8,83%). Khối thi đua Ngân hàng gồm 21 đơn vị (trong tổng số 43 đơn vị thuộc hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đang hoạt động do NHNN chi nhánh Lâm Đồng quản lý). Cùng với việc phấn đấu vì mục tiêu kinh doanh, Khối Ngân hàng đã triển khai tốt công tác phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua giữa các

kinh teá - xaõ hoäi

M ột trưa hè nắng gắt, tôi đặt vấn đề với Bí thư Đảng ủy xã Lộc Quảng (Bảo

Lâm) muốn biểu dương một vài tấm gương điển hình tiêu biểu về làm giàu ở vùng đất khó, ông nói: “Ở địa phương này do có lợi thế về đất đai, có nhiều mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao, nhưng cũng có nhiều mô hình trang trại chăn nuôi, trồng trọt theo phương thức kết hợp VAC mang lại hiệu quả rất cao. Chỉ có điều, sợ chủ trang trại không muốn tiếp xúc vì lẽ: Sợ gây dịch bệnh và không muốn mang tội “khoe mẽ sự giàu có của mình”. Rất may, lúc đó có anh Đỗ Xuân Pháp - công an viên của xã, nghe chuyện anh hăng hái “Nếu anh không ngại đường xe, bụi nắng, tôi sẽ dẫn anh đi, bởi tôi có quen với một “đại gia” trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt tại thôn 7”.

Tôi gật đầu, cảm ơn. Thế là hai chúng tôi bất chấp giữa trưa, trời “đổ lửa” lên đường. Quả thật như anh Pháp nói, đường vào thôn 7 vừa xa, vừa khó đi phần do quanh co, uốn lượn giữa một bên đồi núi, một bên thung lũng, phần bụi đỏ “đặc quánh”, lại thêm gió lớn lùa vào khách qua đường đỏ rực một “màu son”. Sau gần tiếng đồng hồ, chúng tôi đến được trang trại nuôi gà lấy trứng, nhưng chủ nhân đi vắng, anh Pháp phải dùng điện thoại liên hệ, được chủ nhân hẹn đợi một thời gian, lại đứng đợi giữa trưa hè nắng gắt. Chừng 20 phút sau, một người đàn ông lực lưỡng, đi trên một chiếc xe máy cũ rích đến nói lời xin lỗi vì phải đi sửa xe trong xóm. Anh Pháp giới thiệu tôi làm quen với chủ trang trại và sau cái bắt tay nồng ấm, anh bảo phải về xã làm việc, bỏ tôi ở lại với chủ nhân trang trại gà. Sau khi làm thủ tục “khử trùng, tiêu độc”, chủ nhân trang trại mời tôi vào phòng làm việc.

Lao động là vinh quangª hoàNg VươNg Mỹ

Với cơ ngơi và tài sản của gia đình, ông có thể nghỉ ngơi, hưởng thụ vật chất, tinh thần đầy đủ, sung túc mà không hề bận tâm về việc phải kiếm tiền, mưu cầu cuộc sống. Thế nhưng, theo lời Bác Hồ dạy “Lao động là vinh quang, có lao động phẩm giá, nhân cách con người mới được rèn luyện, nâng cao”, ông đã từ bỏ phố phường vào tận rừng sâu mở trang trại chăn nuôi, kết hợp với thâm canh cà phê. Và ông đã thành tỷ phú, với thu nhập hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.

Thấy chủ nhân có vẻ bận rộn công việc, tôi đi ngay vào mục đích chuyến viếng thăm. Cũng không khách khí, chủ nhân bộc bạch ngay tâm sự. Theo đó, ông là Phạm Ngọc Sơn (1962), hộ khẩu thường trú tại 121 Phan Bội Châu, phường I, TP Bảo Lộc. Trước đây, vợ chồng ông kinh doanh lương thực, làm ăn khấm khá, nhưng do đam mê nghề nông vốn đã là huyết thống của gia đình, bởi bố ông là giảng viên cao cấp của Trung học Nông nghiệp Bảo Lộc, nên năm 1995 ông quyết định dồn tiền vào thôn 7, xã Lộc Quảng mua 5 ha đất đồi vừa để lập trang trại chăn nuôi, vừa để trồng cà phê. Rồi chính trên diện tích đất mua này, ông thuê nhân công vỡ hoang trồng cà phê robusta và xây dựng 4 dãy nhà trang trại nuôi gà với tổng diện tích 4.800m2. Từ nguồn thu theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài” của đậu đỗ, hoa màu và tiền bán trứng gà, ông mua lại đất vườn của người dân trong thôn mở rộng diện tích dần dần lên đến 25ha, trong đó hiện có 18ha/22ha cà phê đã cho thu hoạch ổn định trên 3 tấn/ha/vụ.

Riêng với trang trại gà, ông Sơn cho biết, do phải phân chia thị trường cho nhiều trang trại khác, nên quy mô đàn gà của ông giảm xuống 12.000 con (lúc cao điểm 35.000 con), nhưng hiệu quả mang lại khá cao, bởi tỷ lệ gà đẻ trứng luôn đạt ở mức cao 94-96% và do chuồng trại được xây dựng đúng quy cách, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh, nên đàn gà của ông chưa bao giờ bị dịch bệnh. Điều đáng nói nữa là, do chất lượng trứng đảm bảo, nên trứng gà đã khẳng định được thương hiệu, được hệ thống siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, KoMax, Ba Huân, cửa hàng Vạn Ngọc… uy tín tiêu thụ ổn định, lâu dài.

Trang trại gà không những mang lại nguồn thu nhập cho ông Sơn hàng tỷ đồng mỗi năm, mà còn mang lại nguồn phân bón trên dưới 250 tấn/năm để bón cho vườn cà phê. Và để cà phê không bị bệnh, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, nguồn phân bón của trang trại gà được ông xử lý bằng vi sinh trực tiếp, ủ kỹ trước khi đưa bón cho cà phê.

Đưa tôi một vòng quanh trang trại để được chứng kiến đàn gà trên 12.000 con đang đẻ trứng năng suất, chất lượng cao và 22 ha cà phê tốt tươi, vừa rụng hoa kết trái, hứa hẹn vụ thu hoạch bội thu, và lò sấy cà phê công suất 40 tấn/vụ, ông Phạm Ngọc Sơn vừa giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt thế nào để đạt hiệu quả cao, vừa nói về những dự định mở rộng quy mô trang trại trong tương lai, khi sẽ trồng thêm bơ cao sản xen trong vườn cà phê và tổ chức nuôi 10 con bò sữa, vừa tâm sự có tính triết lý về lẽ sống, nhân cách, văn hóa doanh nhân… Ông nói: “Lao động không những tạo ra của cải vật chất cho bản thân, cho xã hội, mà còn rèn luyện cho con người có thêm bản lĩnh, nhân cách và lòng nhân ái, bởi qua lao động mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, vất vả của người lao động chân chất, giản dị, một nắng hai sương. Để từ đó có lòng thương yêu, chia sẻ với họ, nhất là đối với những doanh nhân, nếu không có sự sẻ chia, cộng tác của người lao động thì làm sao mới có ngày thành đạt. Nhận thức được điều đó, nên dù đã có nguồn thu nhập hàng năm từ trang trại lên đến trên dưới 2 tỷ đồng, nhưng tôi vẫn không ngừng lao động và chia sẻ với 15 lao động (4 lao động thường xuyên, 11 lao động thời vụ) từ tâm tư tình cảm, kinh nghiệm cuộc sống, làm ăn, đến tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc (ngoài trả lương thỏa đáng, thực hiện các chế độ bảo hiểm, bồi dưỡng đầy đủ, công nhân thường xuyên còn được tạo chỗ ăn ở đầy đủ tiện nghi). Sẻ chia vất vả, khó khăn, thành quả, vui buồn, hạnh phúc với mọi người, tôi tự thấy như mình lớn lên một bước. Ấy chính là giá trị cốt lõi về học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác!ª

TổNG KếT CôNG TáC THI ĐuA Yêu NướC NăM 2013 CủA KHốI NGâN HÀNG:

Thi đua ngắn ngày tạo động lực liên tục

ª LÊ hoa

° Bà Võ Thị Khiết trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho các tập thể có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước ngành ngân hàng.

° Ông Sơn kiểm tra thức ăn và gà đẻ trứng.

Học tập Và làm tHeo tấm gương Đạo Đức Hồ cHí minH

° Ông Sơn kiểm tra cà phê trong thời kỳ ra quả.

đơn vị trong khối, nên đã đưa phong trào đến từng chi nhánh trên địa bàn. Với đặc thù là các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nên tính trung thực, thật thà và phong cách giao tiếp thanh lịch được đề cao trong cán bộ - viên chức.

Trong phong trào vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã phát hiện nhiều tập thể và cá nhân vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt đã chi trả hơn 1,8 tỉ đồng tiền thừa cho 1.434 khách hàng. Từ phong trào thực hiện sáng kiến cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã có 30 sáng kiến, cải tiến, đề xuất, giải pháp có hiệu quả được công nhận, trong đó, Ngân hàng Phát triển được giải khuyến khích “Phần mềm tra cứu văn bản” do Đoàn khối tỉnh và Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh trao tặng. Phong trào dân chủ ở cơ sở đã duy trì được sự công bằng, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo và tinh thần dân chủ trong xây dựng và thực hiện mục tiêu quản lý, mục tiêu kinh doanh; việc công khai kết quả hoạt động kinh doanh, phân phối thu nhập, thi đua, khen thưởng… tạo nên sự đồng thuận cao trong nội bộ. Công tác an toàn kho quỹ được bảo đảm tuyệt đối, không để xảy ra trộm cắp, mất mát, thừa thiếu, tham ô… Các ngân hàng luôn phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an kinh tế, công an bảo vệ, bảo vệ nội bộ và lực lượng tự vệ… nâng cao ý thức phòng chống tội phạm trong ngành; tổ chức định kỳ luyện tập phòng cháy chữa cháy cho lực lượng tự vệ. Trong năm 2013, các TCTD đã tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, đóng góp quỹ, hỗ trợ hoạt động vì cộng đồng, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới… với tổng số tiền trên 3 tỷ đồng. Phong trào thể dục thể thao tạo nên không khí sôi nổi. Hội thao ngành tháng 4/2013, thu hút 26 đơn vị với gần 300 lượt vận động viên, tham dự 25 nội dung, trao 24 bộ huy chương với 163 huy chương các loại. Ngoài ra, các đơn vị cũng tổ chức và tham gia nhiều hội thi, như:...

(XEM TIẾP TRANG 9)

Page 4: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

4 CUOÁI TUAÀN 29 - 3 - 2014 KINH TEÁ - XAÕ HOÄI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

DI LINH TỌA ĐÀM: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đảng viên trong đoàn viên”

Sáng ngày 25/3/2014, Huyện ủy Di Linh tổ chức buổi tọa đàm “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đảng viên trong đoàn viên”. Gần 150 đoàn viên đại diện cho các cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện về dự.

Những năm qua, công tác phát triển Đảng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở huyện Di Linh đã có những chuyển biến tích cực. Các cấp ủy Đảng đã đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong lực lượng ĐVTN gắn với việc nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng. Bên cạnh đó, Huyện Đoàn Di Linh cũng

đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho ĐVTN thông qua việc tổ chức học tập các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tổ chức hội thi tìm hiểu về “Tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh”, tìm hiểu về lịch sử truyền thống cách mạng và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Tuổi trẻ Di Linh học tập và làm theo lời Bác”… Trong 5 năm qua (2008 - 2013), các cấp bộ Đoàn đã giới thiệu cho Đảng 1.127 đoàn viên ưu tú; trong đó, có 651 đoàn viên được kết nạp vào Đảng. NDONG BRỪM

Ngày 24/3/2014, tại huyện Đạ Tẻh, Huyện Đoàn Đạ Tẻh và Huyện Đoàn Đạ Huoai phối hợp cùng Huyện Đoàn Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) đã tổ chức buổi về nguồn và gặp gỡ, giao lưu với cựu cán bộ Đoàn của 3 huyện qua các thời kỳ.

Tại buổi giao lưu, 150 đoàn viên, thanh niên tiêu biểu của 3 huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Tân Phú ôn lại truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ thông qua các câu chuyện của những cựu cán bộ Đoàn và lắng nghe các cựu cán bộ Đoàn chia sẻ

những kinh nghiệm trong công tác Đoàn cũng như xây dựng công trình thanh niên ở cơ sở. Sau đó, đoàn viên, thanh niên đến thăm, tặng quà cựu binh Tô Đình Cắm (sinh năm 1922), người còn lại duy nhất trong số 34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hiện đang sinh sống tại khu phố 8B, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh và tìm hiểu thực tế công tác phát triển Đoàn tại Đoàn xã Triệu Hải (Đạ Tẻh). T.CHU

Giao lưu công tác Đoàn

Khu VI là một vùng đất gồm nhiều tỉnh nằm ở cuối dãy Trường Sơn chạy xuống phía nam

và các tỉnh miền duyên hải nằm ở Cực nam Trung bộ. Bằng cái nhìn chiến lược cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, từ rất sớm (tháng 10/1945) Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra quyết định thành lập chiến khu VI, sau đó hợp nhất lại hình thành nên liên khu V. Đến năm 1961 thì tách ra lập lại khu VI với một vùng kháng chiến rất rộng bao gồm cả Đăc Lăk, Khánh Hòa, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đến cuối 1974, để phù hợp với tình hình mới của chiến trường, khu VI được tổ chức lại bao gồm các tỉnh Quảng Đức, Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy. Sau 1975, một số tỉnh giải thể và sáp nhập lại. Đến nay, khu VI của năm 1974 còn lại là 3 tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận. Khu VI còn được gọi là khu Nam Trung bộ, gọi theo bí danh là T6 có khi còn được gọi vui là T mì, vì khu VI là một chiến trường vừa ác liệt vừa vô cùng gian khổ, thiếu thốn, nhất là thiếu ăn thiếu mặc… Lương thực chủ yếu trong những năm đánh giặc chính là mì (mì) nên anh em thường gọi đùa là T mì!

Với truyền thống gắn bó giúp nhau trong chiến tranh và phối hợp nhau trong chiến đấu giữa các tỉnh của khu VI nên những năm hòa bình sau này thường vào những dịp hoặc những ngày kỷ niệm, các ngành của khu VI

KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (26/3)

Đoàn khu VI, một thời hào hùngª HOÀNG NGUYÊN

Nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), Ban liên lạc cán bộ Đoàn khu VI năm xưa và các Tỉnh Đoàn của 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận đã tổ chức cuộc họp mặt thân mật cho hơn hai trăm cựu cán bộ Đoàn khu VI tại bờ biển Ninh Chữ xinh đẹp thuộc TP.Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận).

ngày thành lập Đoàn năm nay đã diễn ra 8 lần gặp mặt truyền thống của cán bộ Đoàn khu VI… Nhớ lần đầu tiên gặp nhau vào năm 1988 có khoảng hơn 400 cựu cán bộ Đoàn khu VI, vẫn còn trẻ trung đầy sức sống và mỗi người đang gánh vác một trọng trách trong xã hội, lúc ấy có nhiều người vẫn đang còn tiếp tục làm công tác Đoàn của thời kỳ mới. Rất vui là cuộc gặp mặt lần này còn có anh Chín Đào tức Phan Minh Tánh - nguyên Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam cũng về dự. Anh nay đã ở tuổi tám lăm, sức khỏe yếu đi nhiều nhưng tác phong vẫn rất là thanh niên, nhanh nhẹn, vui vẻ, hòa đồng, gặp lại anh em cũ anh ôm chặt từng người vỗ mạnh vào lưng nhau cười vang bên bãi biển Ninh Chữ! Chúng tôi hỏi anh có nhớ không? Anh trả lời

“Nhớ chứ! nhớ lắm! Không thể quên được anh em khu VI gian khổ nhất trên toàn chiến trường miền Nam mà!”.

Hội ngộ, mọi người kể cho nhau và kể lại cho những cán bộ Đoàn của thế hệ ngày nay nghe những trận đánh ác liệt, không cân sức nhưng bằng lòng quả cảm và mưu trí họ đã giành chiến thắng. Đó là những lúc bị bao vây đói rã người nhưng không đầu hàng, những chuyến đi công tác bị phục kích chạy mất hết cả ba-lô, rách hết cả áo quần, những chuyện tiếu lâm trong kháng chiến cười ra nước mắt và cả những mối tình đơn phương, những mối tình lãng mạn trong chiến tranh. Cười vui hết cỡ cùng với các bạn thanh niên thời nay.

Giao lưu với tuổi trẻ, các cựu cán bộ Đoàn khu VI gửi gắm trọn lòng tin đối với thế hệ trẻ ngày nay, một thế hệ cán bộ Đoàn hiện

đại nhất so với các thế hệ cán bộ Đoàn trước đây. Một nhà kinh điển đã nói “Bất cứ một tổ chức nào nếu không đem lại lợi ích cho quần chúng thì tổ chức đó không có lý do để tồn tại”. Đoàn Thanh niên cũng vậy hãy hướng tất cả các hoạt động của mình tới lợi ích, nhu cầu chính đáng của thanh niên thì mới có thể tập họp được đông đảo nhất lớp trẻ và đó cũng là lý do chính đáng

để tổ chức Đoàn tồn tại và phát triển. Và, người ta cũng thường nói rằng, thanh niên là một lực lượng luôn đi tìm cái mới, hướng tới cái mới, vậy nên tổ chức đoàn và thanh niên cần xóa bỏ những gì cũ kỹ mà lạc hậu nhằm hướng thanh niên tới những mục tiêu mới, cách đi mới, phương pháp hành động mới để đem lại kết quả hữu ích thiết thực cho cuộc sống của đất nước.ª

cũ hay tổ chức họp mặt để những cán bộ chiến sĩ năm xưa có điều kiện thăm nhau, ôn lại những kỷ niệm sinh tử khó quên của một thời và động viên nhau trong công tác, trong cuộc sống. Cũng với tinh thần và tình cảm như vậy, với sự hỗ trợ của các Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày nay, cứ 2 năm một lần vào dịp kỷ niệm sinh nhật Đoàn là các cán bộ Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng khu VI năm xưa lại có dịp gặp nhau mừng mừng tủi tủi nhưng vẫn sôi nổi, vui nhộn như thời trai trẻ ngày nào. Cho đến dịp kỷ niệm

°Cán bộ Đoàn khu VI chụp hình trước Tượng đài chiến thắng ở Phan Rang.

Xuân Giáp Ngọ vừa qua là tròn 70 năm Ngày sinh của chiến sĩ - thi sĩ Trần

Vũ Mai (1944 - 2014) - tác giả Trường ca kháng chiến chống Mỹ nổi tiếng ở làng Phước Hậu (Phú Yên). Bài viết dưới đây thay nén hương lòng tưởng nhớ chiến sĩ - thi sĩ tài hoa Trần Vũ Mai.

Vào một dịp họp mặt cuối năm của Ban vận động thành lập Hội Văn học nghệ thuật Phú Khánh (nay là 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa), anh em văn nghệ sĩ từ các nơi về dự. Tối đó bên chén rượu, anh Trần Vũ Mai đọc bài thơ ưa thích của bạn mình:

“Cuộc đời chau mày đưa cho Chén rượu buồn thứ nhấtNó nốc cạnCuộc đời chau mày đưa tiếpChén rượu buồn thứ haiNó lại nốc cạnCuộc đời ngẫm nghĩThằng cha này, dù có đưa cho

cả biển buồn trái đấtNó cũng sẵn sàng nốc cạn mà

thôi…”Đó là thời điểm khoảng năm

1977 của thế kỷ trước. Lúc ấy loại thơ này chỉ lấp ló ở trong túi, chưa thấy xuất hiện trên các báo. Tôi quý mến Trần Vũ Mai và quen anh từ đó.

Anh tên thật là Vũ Xuân Mai, sinh năm 1944 tại Hà Trung,

Trần Vũ Mai ở làng Phước Hậu ª NGUYỄN TƯỜNG VĂN

tỉnh Thanh Hóa, một thời tham gia kháng chiến ở Phú Yên, mất năm 1991 tại Hà Nội. Anh là cựu sinh viên Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có nhiều thơ, văn xuôi trước đây từng đăng trên các báo ở Trung ương và Phú Khánh. Tác phẩm chính của anh: Trường ca Ở LÀNG PHƯỚC HẬU (1978); trường ca NÀNG CHIM LẠC (1991); tuyển tập TRƯỜNG CA,VĂN XUÔI VÀ THƠ (1995). Sẽ không có gì phải nói, nếu chỉ vài dòng lý lịch trích ngang vừa nêu.

Anh thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cùng trang lứa với Cao Duy Thảo, Ngô Thế Oanh,Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Ý Nhi… và nhiều văn nghệ sĩ miền Trung cũng như cả nước. Riêng Phú Yên, Trần Vũ Mai rất thân với nhà thơ Nguyễn Mỹ và nhà văn Thanh Quế. Trên văn đàn, Trần Vũ Mai luôn trân trọng và tôn vinh nhà văn Mỹ E.HemingWay lên bậc thầy và yêu mến nhà thơ đồng hương Thanh Hóa Trần Mai Ninh như một người anh cả. Bút hiệu

KỶ NIỆM 39 NĂM MIỀN NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

Page 5: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

CUOÁI TUAÀN 29 - 3 - 2014 5 VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

Ngay từ đêm đầu tiên đến thị xã Cao Bằng, chúng tôi đã được nhà thơ Trần Hùng

- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chiêu đãi món hạt dẻ Trùng Khánh, một đặc sản của quê nhà thơ Y Phương. Chả là trong đoàn có 3 nhà văn nữ rất khoái khẩu với món hạt dẻ rang này. Nhà văn Đoàn Lư - Chủ tịch Hội Văn nghệ Cao Bằng - một nhà địa phương học đã viết và biên khảo nhiều cuốn sách về vùng đất biên cương phên dậu này đã nói rất hay và chính xác về xuất xứ hạt dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng. Anh mô tả cây dẻ Trùng Khánh khá cao, quả có nhiều gai. Muốn thu hoạch phải chờ quả dẻ chín và tự rụng xuống đất hoặc đu mình trên cành dẻ rung cho những quả chín rụng xuống khi đó nhặt từng quả mang về tách vỏ. Hạt dẻ Trùng Khánh vỏ cứng, dày, có nhiều lông tơ, nếu đem luộc, hấp hoặc đưa vào lò nướng chín sẽ có hương thơm tự nhiên, ngọt bùi tự nhiên. Chỉ cần ngậm một lúc nó đã tự mềm ra như bột bánh khảo từ từ chín lần nữa trong miệng. Hạt dẻ Trùng Khánh mang hình tròn đều màu nâu, phần thịt màu hoàng yến, khác với hạt dẻ Trung Quốc to, mỏng vỏ, bóng bẩy và rốn không có lông tơ, rang lên không có mùi thơm.

Chương trình của Đoàn nhà văn điểm đầu tiên đến là đồn biên phòng Thị Hoa cách thị xã Cao Bằng gần 100km. Đồn Thị Hoa thuộc huyện Hạ Lang nên nhà văn Hoàng Minh Tường vốn là một thầy giáo dạy địa lý rất am tường lịch sử nhận xét: “Tên địa danh nghe cứ như kiếm hiệp trong Lương Sơn Bạc”. Từ Hạ Lang đến đồn Biên phòng Thị Hoa chỉ 16km mà xe gầm cao lắc lư gần 3 tiếng đông hồ. Đoạn đường ổ voi, ổ trâu chứ không

TRẠI VIẾT CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM TỔ CHỨC Ở CAO BẰNG LÀ MỘT NIỀM HÁO HỨC VỚI 15 NHÀ VĂN KHẮP MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC. HAI TIẾNG BIÊN CƯƠNG BỖNG TRỞ NÊN GẦN GŨI THIÊNG LIÊNG. NHÀ VĂN TÔ NHUẬN VỸ TỪ HUẾ RA ĐƯỢC TÍN NHIỆM LÀM TRẠI TRƯỞNG NÓI VỚI TÔI: “BAO BUỔI CAO ĐÀM KHOÁT LUẬN, BAO KIẾN NGHỊ GAN RUỘT GIỮ TỪNG TẤC ĐẤT

THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC NHƯNG KHÔNG HỀ BIẾT MẢNH ĐẤT THIÊNG LIÊNG ẤY NGANG DỌC, NÓNG LẠNH THẾ NÀO?”. HAI NHÀ THƠ TRẦN QUANG QUÝ VÀ ĐẶNG HUY GIANG TỪNG LÀ LÍNH BIÊN PHÒNG TẬN KIÊN GIANG, PHÚ QUỐC THỜI CHỐNG PÔN PỐT YÊNG XA RY NAY RONG RUỔI LÊN BIÊN CƯƠNG PHÍA BẮC CHẬP CHÙNG NÚI. CAO BẰNG VỚI BAO ĐỊA DANH LỊCH

SỬ THIÊNG LIÊNG QUEN THUỘC NHƯ PẮC BÓ, SUỐI LÊ NIN, NÚI CÁC MÁC, QUÊ HƯƠNG KIM ĐỒNG VÀ NHỮNG MÓN ẨM THỰC ĐẶC TRƯNG NHỚ ĐỜI.

Tiếng vọng biên cương

ª Bút ký: NGUYỄN NGỌC PHÚ

phải ổ gà nữa. Nhà văn Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ bảo: “Đoạn đường này còn kinh hoàng hơn cả đường Trường Sơn nơi trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ”. Lão nhà văn Hoàng Quốc Hải chuyên viết về đề tài lịch sử với bộ sách đồ sộ thời Lý - Trần nay đã hơn 70 nghiêng ngả chao đảo được kẹp giữa hai nhà văn to con là Đặng Huy Giang và Đức Hậu vẫn mẫn cảm đưa ra một nhận xét khiến mọi người ai cũng thót lòng: “Cả nước nói tất cả vì biên cương mà lại để con đường huyết mạch thế này lỡ có gì xẩy ra ở biên giới thì làm sao điều binh kịp thời chi viện được!”. Sau chuyến đi này cả đoàn cùng ký tên gửi về tận tay bộ trưởng giao thông vận tải đang họp Quốc hội. Và Bộ trưởng Đinh La Thăng đã lên làm việc với Cao Bằng. Hy vọng các tuyến đường đó được nhanh chóng nâng cấp.

Ở đồn Thị Hoa, các chiến sỹ biên phòng còn rất trẻ. Các nhà văn nữ được phong U (mẹ) cả lượt.

Cứ “U ơi! U ơi!” Ríu ran cả hội trường nhỏ. Tôi bất ngờ thấy dọc hành lang của đồn treo những chùm chim Khuớu, chim Chìa Vôi

lửa đuôi dài xập xòe, chim Họa Mi líu ríu như trẻ nhỏ thật ấm áp như lạc vào một vườn quê nào đó. Tôi gặp ở đây một cậu lính trẻ đồng hương Hà Tĩnh bởi cái giọng nói trọ trẹ của anh. Anh tặng tôi một dò phong lan rừng vừa thập thò nở mấy bông rất bắt mắt. Tôi hỏi:

- Cậu đi lính lâu chưa, có nhớ nhà không?

- Em vừa nhập ngũ năm ngoái, huấn luyện xong là ra đây luôn. Bây giờ thì quen rồi, em đang ôn thi vào Học viện Biên phòng, muốn gắn bó đời binh nghiệp với biên cương anh ạ.

Đầu giường cậu lính trẻ có một chồng sách học ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung:

- Em đang học tiếng Anh để giao tiếp với khách du lịch và tiếng Trung để làm công tác nghiệp vụ chuyên môn với bạn và cả tiếng đồng bào dân tộc. Không những học tiếng Tày mà cả tiếng Nùng nữa anh ạ.

Từ đồn Biên phòng Thị Hoa đoàn nhà văn chúng tôi lên thăm đồn Biên phòng Đàm Thủy thuộc huyện Trùng Khánh nơi có đặc sản hạt dẻ nổi tiếng. Đồn Đàm Thủy (tên đồn ở biên giới giống như tên một phụ nữ duyên dáng, mĩ miều) phụ trách 18 km đường biên giới gồm 2 xã Đàm Thủy và Chi Viễn quản lý 50 cột mốc (24 chính và 26 phụ). Thiếu tá Nông Văn Hòa - Đồn phó Đàm Thủy tận tình đưa chúng tôi đến những cột mốc có thể tới tận trên cao nhất của thác Bản Giốc. Ở đây có 2 mốc chung số hiệu 836, bên ta là 836 (2), phía Trung Quốc là 836 (1). Khoảng cách nối giữa hai mốc đó chia đôi là đường biên giới. Như vậy biên giới là chỗ giữa sông sâu nhất doi đất giữa thuộc về ta. Trên đỉnh dốc thác

vẫn còn một cái mốc thời Pháp và nhà Thanh cắm. Bây giờ mốc mới cũng dựng cạnh đó. Xung quanh chuyện cắm mốc biên giới thật thú vị. Mốc mới bề thế đàng hoàng bên chữ Việt Nam, bên chữ Trung Quốc. Nông Văn Hòa chỉ cột mốc cũ dưới chân núi:

- Các cụ già nhất trong làng kể cho cha chú bọn cháu, rồi cha chú kể lại lẽ ra cái cột mốc này Tây bắt lý trưởng chỉ huy dân làng gánh lên tận đỉnh núi để đặt. Có nơi lên đỉnh rồi còn dịch qua một quãng nữa. Nhưng chắc vì mệt hết hơi, lý trưởng chắc cũng không ăn giải gì mà cao hay thấp cũng vậy, đặt quách dưới dốc cho khỏe.

Khi đứng bên cột mốc 836 (2) sâu trong đất nhà mình mà phía dưới là 2 nhánh sông sâu do hệ thống thác Bản Giốc ào ào đổ xuống chảy bao quanh hòn đảo dài, lòng tôi dâng lên ngập tràn niềm xúc động. Thác Bản Giốc đấy ư? Một thắng cảnh nổi tiếng mà tôi đã từng được học trong các tập sách Địa lý cấp 1 ngày xưa. Các tầng của tháp nước đẹp mê hồn trong ký ức tôi với những cọn nước quay vòng như chiếc đồng hồ nước khổng lồ lấp lóa trong ánh nắng mặt trời. Và bây giờ đoàn nhà văn đến đây để kiểm chứng một thác Bản Giốc của ngày hôm nay mà trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nói nhiều. Thiếu tá Nông Văn Hòa kéo cả đoàn vây quanh cột mốc giọng tha thiết:

- Nhiều người đến đây thấy đề chữ Việt Nam 836 (2) cứ tưởng qua hết bên kia là của Trung Quốc. Đâu có! Từ nửa dòng sông sâu phía dải đất Trung Quốc mà các cô, các chú thấy đó, nửa dòng sông đó trở lui nghĩa là cả hòn đảo dài và dòng sông phía này cho tới cột mốc này là của mình. Họ giằng dai đòi mốc giới phải cắm giữa hòn đảo kia nhưng mình quyết không chịu. Nửa nhánh sông phía họ trở ngược lên đỉnh thác bốn phần năm của phía mình quản lý rồi. Nhờ các cô các chú nói rõ điều này với bà con chứ cứ nghe ai đó nói Bản Giốc mình không còn gì, bọn cháu đau lòng lắm!

Nhà thơ, nhà mạng Trần Nhương.com hiểu tấm lòng của các chiến sỹ Biên phòng Đàm Thủy đã bao ngày đêm gian nan, kiên trì để giành lại từng tấc đất của Tổ quốc trong cuộc đôi co trường kỳ đã quay phim, chụp ảnh kỹ càng và tối đó thức trắng để đưa tin, đưa vidéo đặc biệt về thác Bản Giốc. Chỉ sau khi đưa bài và đoạn phim ngắn lên mạng, hơn 1 giờ sau đã có 2.000 người truy cập và đến sáng con số lên hơn 10.000 người. Đến đây có một sự thật, chúng tôi được thấy mà ngay cả nhà văn trưởng đoàn Tô Nhuận Vỹ có một thời làm Giám đốc Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế hơi chạnh lòng vì du lịch ở đây khác hẳn. Đường sá dẫn đến thác Bản Giốc bên ta còn khó khăn nhiều, chưa có những dịch vụ đáp ứng cho khách du lịch. Nghe nói năm ngoái bên ta chỉ có 30 ngàn người khách, còn bên Trung Quốc có hơn triệu du lịch đến thăm thác Bản Giốc (Trung Quốc gọi là thác Đức Thiên) vì phía họ có làng tên là Đức Thiên. Từ bên ta nhìn sang thấy phía họ xây nhiều khách sạn cao tầng lộng lẫy. Còn trên sông chảy từ thác có nhiều bè mảng với những người lái đò đội mũ rộng vành chống sào cho khách chiêm ngưỡng cảnh thác...

°Các nhà văn bên cột mốc thời nhà Thanh.

(XEM TIẾP TRANG 10)

Trần Vũ Mai ở làng Phước Hậu ª NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Trần Vũ Mai của anh đã thể hiện điều đó.

Như bao thanh niên khác, năm 1971 chiến trường miền Nam vẫy gọi, anh lên đường chiến đấu, vào công tác ở Hội Văn nghệ giải phóng Khu 5. Với tính cách mạnh mẽ, Trần Vũ Mai hoạt động xâm nhập thực tế các chiến trường rất bạo và tư duy trong

sáng tác cũng mạnh mẽ:“Cực NamGió chướng ngang trờiGió từ La Hai ngược lên Đắc

LắcĐường xuyên sơn thẳm dốcGió quần vang trảng trăng

thu…”Có lần nhà văn Thanh Quế

kể, biết Trần Vũ Mai ở miền Bắc mới vào đi thực tế, nên các anh tuyên huấn Phú Yên muốn bảo vệ Mai, không cho anh ta đi vùng sâu, ưu tiên loanh quanh ở căn cứ. Mai không phản đối nhưng anh ta không làm theo. Anh lẳng lặng bám chân giao liên xuống cơ quan Thị ủy Tuy Hòa. Chẳng hiểu anh thuyết phục lãnh đạo ở đó thế nào mà được đi với du kích vào nằm lại hầm bí mật trong làng Phước Hậu - xã Bình Kiến (giờ là phường 9-thành phố Tuy Hòa) để sau này anh cho ra đời trường ca tâm huyết “Ở làng Phước Hậu”. Rồi theo bộ đội đặc công đánh Xuân Phước; có khi vọt vào phía Nam đến bên biển Cam Ranh, ngay căn cứ địch, anh cùng bộ đội ta “nhìn chúng cho rõ” như trong những trang viết anh thể hiện sau này.

Ngoài những đề tài mang chất sử thi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Trần Vũ Mai rất quan tâm đến đề tài đời sống trong cuộc kháng chiến vừa qua. Cố nhà văn Trần Thiện Lục - một cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội đi B, từng chung tuyến hào với Trần Vũ Mai kể rằng, lúc ở chiến trường có một đồng đội của 2 anh bị kỷ luật oan, Mai trăn trở mãi về điều này trong việc cầm bút sáng tác của mình.

Sau ngày thống nhất Tổ quốc, Trần Vũ Mai cùng với lực lượng văn nghệ sĩ tỉnh Phú Khánh (gồm Phú Yên và Khánh Hòa bây giờ) xây dựng phong trào văn học nghệ thuật, anh rất cởi mở, đoàn kết và yêu mến tất cả văn nghệ sĩ. Anh luôn trung thực trong công tác và đời sống, không hề phân biệt đối xử, những anh em từ chiến khu về, từ miền Bắc mới vào cũng như anh em hoạt động văn nghệ trong vùng tạm chiếm trước đây đều bình đẳng. Những năm tháng ấy tại trụ sở Ban vận động thành lập Hội Văn học nghệ thuật Phú Khánh văn nghệ sĩ tề tựu rất đông vui...

°Di ảnh của chiến sĩ - thi sĩ Trần Vũ Mai.

(XEM TIẾP TRANG 9)

KỶ NIỆM 39 NĂM MIỀN NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

Page 6: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

6

Vaên hoùa - ngheä thuaätCUOÁI TUAÀN Ngaøy 29 - 3 - 2014

F estival Huế 2014 tiếp tục với chủ đề “Văn hóa với hội nhập và phát triển”, trong khuôn khổ là hợp tác giao lưu văn

hóa của các quốc gia Đông Á và Mỹ Latinh. Festival Huế là một sự kiện văn hóa nổi bật của Việt Nam theo tinh thần là nơi giao lưu, hợp tác của các nền văn hóa nghệ thuật trong nước và quốc tế, là nơi quảng bá hình ảnh văn hóa con người của Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.

Ở kỳ thứ 8 này, bạn bè cộng đồng quốc tế hướng đến đồng hành và tham gia với quy mô và chất lượng cao hơn. Lần đầu tiên có thể nói là quy mô đông nhất từ trước đến nay, với hơn 35 quốc gia ở 5 châu lục với hơn 45 đoàn nghệ thuật khẳng định đưa chương trình nghệ thuật đặc sắc của địa phương mình đến tham gia.

Ngoài ra, được sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL, sự hưởng ứng của các địa phương trong cả nước; có rất nhiều đoàn nghệ thuật đến từ các Cố đô của Việt Nam (Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa…) và đến từ nhiều vùng miền

của đất nước: từ Tây Bắc đến Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, TP Hồ Chí Minh…

Hầu hết các chương trình nghệ thuật, lễ hội trong Festival Huế 2014 đều được nâng cao về chất lượng, và có nhiều đổi mới. Sẽ có nhiều nét mới, hấp dẫn ở chương trình Đêm Hoàng cung, Lễ hội Áo dài, Đêm phương Đông, Lễ khai mạc…

Trong đó, phần yến tiệc trong Đêm Hoàng cung sẽ được nâng cấp, chú trọng đến chất lượng; tập trung vào phần xây dựng không gian và dạ nhạc. Chương trình nghệ thuật đường phố với chủ đề “Di sản và màu sắc văn hóa” sẽ đa dạng và phong phú hơn với đoàn dàn nhạc của Ba Lan, đoàn cà kheo của Bỉ, đoàn nghệ thuật của Cuba và Brazil với những vũ điệu Latinh sôi động, đoàn nghệ thuật châu Âu, châu Á… sẽ hấp dẫn du khách và người dân.

Đoàn nghệ sĩ Carabosse (đến từ vùng Poitou - Charentes, Cộng hòa Pháp) nổi tiếng với nghệ thuật sắp đặt lửa sẽ tiếp tục biểu diễn tại Festival Huế 2014 với

màn thắp sáng cầu Trường Tiền bằng lửa. Ngoài ra, lần đầu tiên tại Festival Huế sẽ có chương trình sân khấu hóa tôn vinh Ca Huế “Âm sắc Hương Bình”.

Lễ khai mạc kỳ này rất đặc sắc với chủ đề “Cố đô hội tụ và tỏa sáng”. Tất cả những di sản, văn hóa văn hiến của Việt Nam sẽ được nghệ thuật sân khấu hóa một cách rất tinh tế trong thời lượng 100 phút. Trong thời gian này, tại TP Huế cũng sẽ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa các nước ASEAN theo đề nghị của Bộ VHTTDL Việt Nam.

Ban Tổ chức Festival Huế 2014 đã có những tính toán và cách làm nhằm đưa lại người xem những chương trình ấn tượng, phù hợp với sở thích và từng lứa

tuổi. Không gian nghệ thuật mở rộng không chỉ trong phạm vi Hoàng thành Huế, Ngọ Môn, Cung An Định… mà còn mở ra ở nhiều địa điểm cộng đồng khác của TP Huế.

Ban Tổ chức cũng sẽ tiếp tục mở rộng, đưa các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế về tận nông thôn, từ trung tâm huyện lỵ, thị xã đến miền núi, về miền biển phục vụ người dân; vào bệnh viện phục vụ cho bệnh nhân; đến khu công nghiệp để phục vụ cho công nhân… Điều này có ý nghĩa Festival Huế hướng đến cộng đồng và mang tính nhân văn.

Tại Cung An Định, năm nay, Ban Tổ chức chỉ làm một sân khấu (kỳ trước là 2 sân khấu) - là không gian dành cho tuổi thanh niên, sinh viên. Cho nên nghệ thuật ở đây là những chương trình đương đại, sôi động được bố trí từ các quốc gia… Ngoài ra, còn có một Festival khoa học hướng đến cộng đồng với vấn đề y khoa, sức khỏe dành riêng cho các nhà khoa học, trí thức. TS (Theo Báo Văn hóa)

FESTIVAL HUẾ 2014:

Hướng đến cộng đồng và mang tính nhân văn Từ 12 đến 20/4, những chuỗi ngày lễ hội đa sắc màu của Festival Huế 2014 sẽ diễn ra. Với kỳ thứ 8, Festival Huế hứa hẹn không chỉ ấn tượng về quy mô, chất lượng của lễ hội mà còn mở rộng giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia trên thế giới, và đi sâu lan tỏa vào từng vùng miền, khu dân cư của địa phương Thừa Thiên - Huế. Trước thềm sự kiện này, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2014 đã có thông tin với báo chí xung quanh Festival năm nay.

Các kỳ Festival Huế vừa qua đã mang đến hiệu quả một cách toàn diện, kể cả chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, nổi bật và rõ ràng nhất là tạo ấn tượng để hấp dẫn du khách đến, thúc đẩy phát triển du lịch… Năm 2013, Thừa Thiên - Huế đón 2,6 triệu lượt khách, trong đó 1,7 lượt khách lưu trú. So với năm 2000, thì lượng khách đến Huế của 2013 tăng gần 10 lần. Tại kỳ Festival Huế 2012, chỉ trong 10 ngày nhưng lượng khách quốc tế đến Huế lên đến hơn 80.000 lượt từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ… Trong Festival Huế 2014, sẽ phấn đấu thu hút 200.000 lượt khách, trong đó hơn 90.000 lượt khách quốc tế. Cũng từ việc thúc đẩy phát triển du lịch mà năm 2013, tỷ trọng dịch vụ (trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn) chiếm đến 54,3% trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

° Gương mặt thanh xuân.

Ảnh: PVE

Lãnh tụ của Đảng, của dân tộc Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để vận động Đảng Cộng sản Trung Quốc ủng hộ và giúp đỡ cho thế

và lực của cách mạng Việt Nam; trên đường đi Người bị bọn quân phiệt Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giam từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943. Năm 1943 quỹ của Đảng ta do đồng chí Sao Đỏ (Nguyễn Lương Bằng) giữ, chỉ còn vỏn vẹn ba chục đồng bạc Đông Dương.

Trong hoàn cảnh như vậy, năm 1943, vẫn vang lên tiếng ca xuân trong trẻo, dịu dàng, thú vị của nhà thơ Sóng Hồng:

XUÂN ĐÃ VỀSáng nay xuân đã vềGieo mầm non, hoa thắm khắp sơn khêVà thổi gió ấm vào tâm hồn chiến sĩVì nhân quần nên chiến đấu say mê!Hỡi chiến sĩ!Hãy tạm dừng gót giang hồCho nàng xuân phủi tuyết sương trên áoVà dâng cả một bầu trời tạnh ráoRất đậm hương và tràn ngập ý thơ!A! Tiếng cười trong như phê lê!Cơ sở hiện thực nào, động lực nào đã khiến:

bay lên từ ngọn bút của thi sĩ cách mạng Sóng Hồng một chủ nghĩa lạc quan lịch sử như thế?

Ấy chính là thời cơ cách mạng đã đến trong nửa đầu những năm 40 của thế kỷ XX, khi mà dân tộc Việt Nam sẵn sàng vùng lên lật đổ chế độ thuộc địa; kẻ thù của dân tộc Việt Nam không thể cai trị theo cách cũ được nữa; Đảng ta đã tích lũy đầy đủ sức mạnh và quyết tâm lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm cách mạng.

Nắm bắt chắc chắn thời cơ cách mạng đó, ngày 8/2/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941 Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng) quyết định đường lối, chính sách cứu nước mới, nêu cao khẩu hiệu giải phóng dân tộc, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội (Mặt trận Việt Minh). Ngày 6/6/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra hiệu triệu “Kính cáo đồng bào”:

“Hỡi các bậc phụ huynh!Hỡi các hiền nhân, chí sĩ!Hỡi các bạn sĩ, nông, công, thương, binh”.Pháp đã mất nước cho Đức. Thế lực của

chúng ở ta đã điêu tàn, song đối với chúng ta, chúng tăng sưu tăng thuế để vơ vét tài sản, chúng khủng bố trắng để giết hại nhân dân. Đối với ngoài, chúng quỳ gối chắp tay đầu hàng Nhật Bản. Dân ta một cổ hai tròng: đã làm trâu ngựa cho Tây, lại làm nô lệ cho Nhật.

Trước tình cảnh đau đớn, xót xa ấy, ta có chịu khoanh tay chờ chết không?

Không, quyết không! Hơn 20 triệu con Lạc cháu Hồng quyết không chịu làm vong quốc nô mãi!”.

“Trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao

Đọc lại bài thơ “Xuân đã về” của Sóng Hồng(*)

Page 7: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

7 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 29 - 3 - 2014

Vaên hoùa - ngheä thuaät

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người học trò, người kế thừa xuất sắc tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

ª ĐINH ĐỨC CHÍ(Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lâm Hà)

Vàng nắng tháng TưTrời trong lạÉn Xuân điDiều én tuổi thơ vềPhía mây trắng sấm rềnKhai HạKhắp cánh đồng bừng thức cơn mơTháng TưHàng phượng thai nghén lửaLột tiếng ve cất lời hát gieo mùaNhánh mạ non xanhRuộng đồng cày ảiLũy tre ơi à!... kẽo kẹt giọng nồm trưaTháng TưEm mặt hoa ra phố

I. Cuối xuân hoa đào nở muộnHồng phai nắng nhạt sợi buôngNgười về chiều sương bến vắngBên sông tiếng nhạn kêu buồn

II. Đêm trường dừng chân phút chốcLặng im nhìn ngắm trăng xaTiếng gà gáy ran xóm nhỏÔ hay mộng dài trôi qua

III. Trái tim chai lì khô cứngCõi tình cằn cỗi dửng dưngXin cho mưa dài thương xótRun run một nhánh tin mừng

IV. Chuồn chuồn xưa bay vừa vừaChợ xa đến sớm về trưaNgười đã đi - chùm khế chínRụng vào cô quạnh giếng thời.

ª TÚY TÂM

Giai điệu tháng tưPhố ngàn hoa đỏ thắm cờ hồngĐà Lạt sáng nay rất hào phóng nắngSay vũ điệu mừng xanh biếc hồ, thông…Tháng TưĐồng đội cha hội tụLấp lánh saoSao lấp lánh ngực ngườiChuyện cũ râm ran tình xưa nghĩa cũNhắc những mùa Xuân cháy rực tuổi đôi mươiTháng TưMẹ bàn tính chuyệnSắm mâm trầu cau dạm ngõ tơ hồngEm bối rốiNghe tim mình e thẹnTháng Tư vềNgân mãi khúc tình Xuân.

ª MẠC DO HÙNG

Vô đề

Lãnh tụ của Đảng, của dân tộc Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để vận động Đảng Cộng sản Trung Quốc ủng hộ và giúp đỡ cho thế

và lực của cách mạng Việt Nam; trên đường đi Người bị bọn quân phiệt Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giam từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943. Năm 1943 quỹ của Đảng ta do đồng chí Sao Đỏ (Nguyễn Lương Bằng) giữ, chỉ còn vỏn vẹn ba chục đồng bạc Đông Dương.

Trong hoàn cảnh như vậy, năm 1943, vẫn vang lên tiếng ca xuân trong trẻo, dịu dàng, thú vị của nhà thơ Sóng Hồng:

XUÂN ĐÃ VỀSáng nay xuân đã vềGieo mầm non, hoa thắm khắp sơn khêVà thổi gió ấm vào tâm hồn chiến sĩVì nhân quần nên chiến đấu say mê!Hỡi chiến sĩ!Hãy tạm dừng gót giang hồCho nàng xuân phủi tuyết sương trên áoVà dâng cả một bầu trời tạnh ráoRất đậm hương và tràn ngập ý thơ!A! Tiếng cười trong như phê lê!Cơ sở hiện thực nào, động lực nào đã khiến:

bay lên từ ngọn bút của thi sĩ cách mạng Sóng Hồng một chủ nghĩa lạc quan lịch sử như thế?

Ấy chính là thời cơ cách mạng đã đến trong nửa đầu những năm 40 của thế kỷ XX, khi mà dân tộc Việt Nam sẵn sàng vùng lên lật đổ chế độ thuộc địa; kẻ thù của dân tộc Việt Nam không thể cai trị theo cách cũ được nữa; Đảng ta đã tích lũy đầy đủ sức mạnh và quyết tâm lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm cách mạng.

Nắm bắt chắc chắn thời cơ cách mạng đó, ngày 8/2/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941 Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng) quyết định đường lối, chính sách cứu nước mới, nêu cao khẩu hiệu giải phóng dân tộc, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội (Mặt trận Việt Minh). Ngày 6/6/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra hiệu triệu “Kính cáo đồng bào”:

“Hỡi các bậc phụ huynh!Hỡi các hiền nhân, chí sĩ!Hỡi các bạn sĩ, nông, công, thương, binh”.Pháp đã mất nước cho Đức. Thế lực của

chúng ở ta đã điêu tàn, song đối với chúng ta, chúng tăng sưu tăng thuế để vơ vét tài sản, chúng khủng bố trắng để giết hại nhân dân. Đối với ngoài, chúng quỳ gối chắp tay đầu hàng Nhật Bản. Dân ta một cổ hai tròng: đã làm trâu ngựa cho Tây, lại làm nô lệ cho Nhật.

Trước tình cảnh đau đớn, xót xa ấy, ta có chịu khoanh tay chờ chết không?

Không, quyết không! Hơn 20 triệu con Lạc cháu Hồng quyết không chịu làm vong quốc nô mãi!”.

“Trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao

hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sâu lửa nóng!”.

Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải gánh vác một phần trách nhiệm; người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do, độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề.

Hỡi các chiến sĩ cách mệnh! Giờ giải phóng đã đến! Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo toàn

dân đánh tan thù chung! Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đương vang dội bên tai các đồng chí! Máu nóng của các bậc anh hùng đương sục sôi trong lòng các đồng chí! Chí phấn đấu của quốc dân đương chờ đợi sự lãnh đạo của các đồng chí!

Chúng ta hãy tiến lên! Toàn thể đồng bào hãy tiến lên!

Đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, NhậtViệt Nam cách mệnh thành công muôn

năm!Thế giới cách mệnh thành công muôn năm!”“Kính cáo đồng bào” của lãnh tụ Nguyễn Ái

Quốc với lời văn trong sáng, vừa thiết tha tình cảm, vừa mạnh mẽ, thúc giục, “đã gây một tác động lớn trong đồng bào và các đồng chí ta từ Bắc chí Nam” (1).

Những sự kiện lịch sử lớn nói trên là bệ phóng cho bài thơ “Xuân đã về” cho ý tưởng thơ bay lên khỏi sự ngột ngạt, xấu xa, tàn bạo của cái xã hội thuộc địa dưới sự cai trị của phát xít Nhật và thực dân Pháp.

Xuân đã về như cây đũa thần “gieo mầm non, hoa thắm khắp sơn khê”; tâm hồn các chiến sĩ cách mạng rộng mở đón gió xuân ấm áp; họ “tạm dừng gót giang hồ” để “nàng xuân” trìu mến “phủi tuyết sương trên áo” và hào

phóng “dâng cả một bầu trời tạnh ráo, rất đậm hương và tràn ngập ý thơ”. Ba liên từ “và” trong bài thơ ngắn này giúp thi sĩ dồn dập mô tả sự thay đổi của thiên nhiên cũng như những ban tặng của mùa xuân dành cho những chiến sĩ cách mạng “vì nhân quần nên chiến đấu say mê”. Hai tiếng “giang hồ” mà các nhà thơ mới hay dùng, như “gái giang hồ” (phụ nữ “bán hoa”), giang hồ trong tâm hồn không tìm ra lối thoát, giang hồ từ căn gác trọ này sang căn gác trọ khác của khách giang hồ “tóc lộng tơi bời gió bốn phương”, thì thi sĩ cách mạng Sóng Hồng cũng không né tránh: tác giả “Xuân đã

về” thay máu, thay ta đổi thịt cho hai tiếng “giang hồ”, rằng giang hồ là hoạt động cách mạng trên đất nước Việt Nam trong sự đùm bọc, che chở của dân, “vì nhân quần nên chiến đấu say mê”. Hai tiếng “giang hồ” trở thành điểm nhấn của bài thơ:

Hỡi chiến sĩ!Hãy tạm dừng gót giang hồCho nàng xuân phủi tuyết sương trên áoVà dâng cả một bầu trời tạnh ráoRất đậm hương và tràn ngập ý thơ!A! Những tiếng cười trong như pha lê!Còn nhớ, năm 1939 Tố Hữu đã viết bài thơ

“Ý xuân”:Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mớiBạn đời ơi, vui chút với trời hồng!Hết lạnh rồi, gió bấc với mưa đôngĐây nắng tới với chim ca lanh lảnh...Thì vui chút cho hồn thêm nhựa mạnhGân thêm săn và máu hận thêm nồng!Đời lạt mùi và đau đớn bất côngLà để việc cho thời xuân sức khỏe,Kiêu hãnh chút, bạn đời ơi, tuổi trẻSay tương lai là tuổi trẻ anh hùng!Đứng lên đi, xây dựng cuộc đời chungNắm tay sắt quyết đồng tâm lật đổ...

(XEM TIẾP TRANG 11)

Đọc lại bài thơ “Xuân đã về” của Sóng Hồng(*)ª LÊ CHÍ DŨNG

° Họa sỹ tương lai - Ảnh: PVE

Thứ hai: Về phẩm chất cách mạng trong sáng của người Cộng sản.

Với tinh thần của người Cộng sản, Đại tướng nhớ mãi câu nhắc của Bác “Chú Văn ạ, làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng”, vì vậy Đại tướng luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc, của tập thể lên lợi ích cá nhân, không bao giờ nói đến công lao của bản thân, không kêu ca phàn nàn. Luôn luôn phục tùng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật Đảng, Đảng phân công làm việc gì cũng nỗ lực làm với một tinh thần tận tụy và nỗ lực hết mình, liêm khiết và trung thực, không công thần, kèn cựa địa vị, luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong nội bộ Đảng, đoàn kết dân tộc, nỗ lực phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung. Khi góp ý cho đồng chí đồng đội, cho đất nước bao giờ Đại tướng cũng hết sức thận trọng, xây dựng, ân cần, chân thành và thẳng thắn. Với những chiến công hiển hách, nhưng khi về đời thường Đại tướng vẫn hết sức bình dị, khiêm tốn, chân thành, cởi mở như một người ông, người cha.

Có chuyện kể rằng khi giữ chức vụ phụ trách khoa học - kỹ thuật có việc cần trao đổi với Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương là đồng chí Lê Quang Đạo (nguyên là Phó Chủ nhiệm Chính trị trong Chiến dịch Điện Biên Phủ), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi điện và hỏi đồng chí Lê Quang Đạo ở đâu để đến báo cáo, đồng chí Lê Quang Đạo giẫy nẩy lên nói rằng sẽ đến chỗ Đại tướng để trao đổi, nhưng Đại tướng đã trả lời đây là việc công, nên tôi phải báo cáo anh. Qua đó cho thấy, Đại tướng là một chiến sỹ Cộng sản chân chính, luôn trong trái tim đồng chí, đồng đội và nhân dân, là nhân cách lớn của dân tộc Việt Nam.

(TIẾP THEO)

° Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ.Ảnh: TL

(CÒN NỮA)

Page 8: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

8 CUOÁI TUAÀN 29 - 3 - 2014 du lòch

“Tôi muốn những bảo vật trong gia đình được đưa vào bảo tàng để giới thiệu với công chúng, chứ để nhà mãi cũng mục nát, hư hỏng, chưa kể bị mất…”. Đó là những ý nguyện của ông Khăm Phết Lào, con trai của “Vua voi” Ama Kông, khi trao cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bộ dụng cụ bắt voi rừng đã gắn bó với gia đình ông từ nhiều năm nay.

Bộ dụng cụ bắt voi bao gồm roi mây, dây bảo hiểm cho thợ bắt voi, gậy điều khiển voi, búa, tù và, ống tre đựng nến, sáp ong…, các loại vòng da, vòng mây, vòng cùm gai tròng cổ voi rừng, da trâu phủ lưng voi…

Bộ dụng cụ gồm khoảng 20 hiện vật, trong đó, gồm cả các hiện vật sử dụng trong thực hành tín ngưỡng và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhóm người đi bắt voi. Các dụng cụ này được chế tác từ nguyên liệu thiên nhiên như tre, mây, da trâu, sáp ong rừng… Sau khi làm thịt những con trâu lớn, người ta căng da chúng ra trên một mặt phằng, rồi xén theo những đường vòng tròn đồng tâm, từ đó có được một sợi dây da liền mạch. Nhiều sợi dây như thế được vuốt bằng chính mỡ trâu cho mềm ra, rồi bện lại với nhau thành những cuộn dây dài sử dụng khi bắt voi.

Tính theo niên đại, bộ dụng cụ này có rải rác từ hồi cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, gắn liền với cụ Khun Ju Nốp, người Mnông, là người tổ chức chế tác các công cụ để bắt và thuần dưỡng voi rừng. Sau đó, nghề thuần dưỡng voi và các bộ dụng cụ này được truyền tiếp cho Ama Kông, là con rể nuôi của cụ. Ông Ama Kông đã trở nên nổi tiếng và được phong danh hiệu Vua voi sau khi bắt được con voi trắng và dân tặng cho vua Bảo Đại thời bấy giờ. Con voi được vua Bảo Đại tặng cho vua Thái-lan, và sau đó vua Thái-lan đã ban tặng danh hiệu Vua voi cho Ama Kông.

Trong cuộc đời của mình, Ama Kông đã bắt và thuần dưỡng được tới gần 300 con voi. Nghề săn bắt voi cũng đã được truyền lại cho các con trai của ông, bên cạnh bài thuốc tăng cường sinh lực nổi tiếng mang tên chính ông. Bản thân ông Khăm Phết Lào, một trong số các con trai của Ama Kông, hồi nhỏ cũng từng theo cha đi săn voi rất nhiều lần, và cũng rất nhiều lần gặp voi rừng, nhưng chưa bao giờ bắt được voi cả.

Ông Khăm Phết Lào nói: “Nhiều năm nay, do quy định cấm săn bắt động vật hoang dã của Nhà nước, gia đình không còn ai theo nghề bắt voi nữa, chỉ còn giữ mỗi nghề làm thuốc”. Các bộ hiện vật không còn được sử dụng mà chỉ giữ trong nhà qua năm tháng.

Ông Khăm Phết Lào cho biết, gia đình ông hiện còn ba bộ dụng cụ săn bắt voi như thế này, nhưng riêng bộ đem tặng cho Bảo tàng Dân tộc học là còn đầy đủ và nguyên vẹn nhất. Hai bộ còn lại đã bị mất mát ít nhiều, hiện đang được trưng bày trong ngôi nhà cổ của gia đình tại bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đác Lắc.

Bộ sưu tập hiện vật, dụng cụ săn bắt và thuần dưỡng voi phần nào phản ánh một cách sinh động về vị trí, vai trò của voi trong đời sống, văn hóa của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mặc dù chưa đầy đủ. Sau này, khi đã sưu tập đầy đủ những hiện vật liên quan đến truyền thống này, Bảo tàng sẽ giới thiệu rộng rãi đến công chúng.

Ông Khăm Phết Lào bày tỏ: “Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi đã gắn bó với cả một quá trình lịch sử của gia đình chúng tôi. Nay chúng tôi muốn thông qua bảo tàng, mọi người có thể hiểu và hình dung được phần nào cuộc sống gắn bó với con voi của người Mnông, cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên”.

TS (Theo Báo Nhân Dân)

Vòng quanh đất Việt

Du lịch mạo hiểm sẽ còn tiến xa hơnĐI XUYÊN RỪNG, CHÈO THUYỀN VƯỢT THÁC, LEO NÚI, LẶN DƯỚI ĐÁY BIỂN, NHẢY DÙ… LÀ MỘT

TRONG CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH MẠO HIỂM HẤP DẪN KHÔNG

DÀNH CHO “DU KHÁCH YẾU TIM”. TƯỞNG CHỪNG KHI TRIỂN KHAI TẠI VIỆT NAM, LOẠI HÌNH TRÊN SẼ KHÓ HÚT KHÁCH, THẾ

NHƯNG THỰC TẾ NHIỀU ĐƠN VỊ ĐÃ VÀ ĐANG ĂN NÊN LÀM RA VỚI

NHỮNG TOUR “ĐỘC, LẠ” NÀY.

Thú vui lắm công phuNhắc đến du lịch mạo hiểm

phải kể đến những đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong việc lên ý tưởng, thiết kế và đưa vào khai thác các dạng tour này như: Vietravel, Lửa Việt… Theo các đơn vị lữ hành, có thể tạm chia du lịch mạo hiểm nước ta theo hai hình thức là “lên rừng” và “xuống biển” - khai thác yếu tố cảnh quan thiên nhiên độc đáo như các khu rừng nguyên sinh, đồi núi, sông suối, những bờ biển đẹp, thác nước dốc… để triển khai sản phẩm.

Đáng chú ý là quá trình thiết kế một tour du lịch mạo hiểm tốn kém không ít tiền bạc, công sức lẫn tâm huyết mà đặc biệt là đòi hỏi nhà sản xuất phải có “ý tưởng lạ” và… chịu đi. Thường đối với những tour lặn biển, chèo thuyền vượt thác quá trình khảo sát phải hơn 3 tháng, tour đi xuyên rừng có khi phải chuẩn bị hơn cả năm ròng. Sau khi tìm được địa điểm tổ chức thuận lợi, các đơn vị tiến hành bàn bạc xây dựng tour với mức độ mạo hiểm phù hợp với từng đối tượng khách.

Ông Nguyễn Minh Mẫn - Phó Giám đốc tiếp thị Viet-ravel cho biết, một trở ngại không nhỏ khi đưa tour vào vận hành chính là đào tạo được lực lượng hướng dẫn viên (HDV) có tâm và “đủ tầm”, không ngại khó ngại khổ, luôn bám sát để bảo đảm tuyệt đối an toàn khách. Khi quyết định tham gia chương trình, du khách sẽ được các HDV trang bị, tập huấn nhiều kĩ năng như làm cách nào để sống sót

giữa rừng, sử dụng la bàn, mật khẩu đi rừng (đối với hành trình đi xuyên rừng núi), cũng như cách vượt chướng ngại vật, xử lý chấn thương (đối với tour leo núi, nhảy dù)…

Hiện 2 tour mạo hiểm tại công ty thu hút đông đảo du khách tham gia là lặn biển tại vịnh Nha Trang và leo núi Fansipan. Không dừng lại ở đó, Vietravel đang đẩy mạnh xúc tiến thêm các tour mạo hiểm mới là lặn biển tại hòn đảo xinh đẹp Phú Quốc và đi tham quan bằng đường rừng tại các tuyến điểm miền núi Tây Bắc. Ngoài ra còn lên kế hoạch kết hợp với Hiệp hội Nhảy dù thế giới để tổ chức những giải thi đấu tại Phan Thiết, Đà Lạt… góp phần quảng bá và làm phong phú thêm loại hình này.

Tương lai đầy hứa hẹnÔng Mẫn cho biết, điều

quan trọng nhất khi tổ chức tour mạo hiểm là đơn vị kinh doanh phải bền chí, lấy ngắn nuôi dài nếu không các tour này sẽ dễ “chết yểu” bởi nếu khách nước ngoài từ lâu đã được tiếp cận với loại hình này thì đối với khách Việt du lịch mạo hiểm vẫn còn là một khái niệm lạ lẫm, cần có thời gian cho họ làm quen. Thông thường thì sản phẩm mới ra đời phải quảng bá hơn một năm mới có khách. Ông Mẫn cũng cho biết thêm, nếu trước đây những tour mạo hiểm tại công ty chủ yếu phục vụ khách quốc tế đến từ các thị trường châu Âu, Mỹ, Việt kiều… thì trong vài năm trở lại đây, khách trong nước đã tham gia chương trình với số lượng rất đông, thậm chí có nhiều người sau khi thử một lần đã “nghiện” loại hình này.

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Dã ngoại Lửa Việt thì phấn khởi cho biết, sau một thời gian tạm hoãn vì quá ít khách đăng kí, các tour du lịch mạo hiểm như: chinh phục những hòn hải đăng lớn nhất Nam Trung Bộ, săn cá chình trên biển Phú Yên, đi xuyên rừng, khám phá thác Mù Sương (Hàm Thuận Bắc)… đã bắt đầu “hồi sinh” khi có hơn

trăm khách mua tour. Mặc dù con số không đáng là bao so với khách mua tour thông thường nhưng nó đã góp phần đáng kể cổ vũ những ý tưởng lạ, nỗ lực khai phá để tạo ra những sản phẩm mang màu sắc riêng đơn vị.

Riêng đối với Công ty du lịch Hòa Phú Thành tourist (hoạt động tại Đà Nẵng), một đơn vị thành công trong việc nối tour với các công ty du lịch tại TP.HCM và Hà Nội đưa khách tham gia hành trình du lịch mạo hiểm chèo thuyền vượt thác (những ngày cao điểm có khi phục vụ trên 500 khách), đại diện công ty, ông Chu Văn Long - Trưởng phòng kinh doanh chia sẻ, lúc đầu khi triển khai các sản phẩm này đã gặp nhiều ý kiến trái chiều cho rằng doanh nghiệp sẽ khó trụ vững vì loại hình trên rất kén khách, thế nhưng thực tế công ty đã và đang “sống tốt” với những tour “độc, lạ” này. Chắc chắn nếu được đầu tư đúng mức, tương lai của du lịch mạo hiểm tại Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa.

TS (Theo Báo Văn hóa)

°Du khách trong tour Chèo thuyền vượt thác.

°Lễ hội đua voi.

Đồ săn voi của Vua voi vào Bảo tàng

Page 9: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

9 gia ñình - ñôøi soáng CUOÁI TUAÀN 29 - 3 - 2014

Khoai tây Đà Lạt được mùa, được giáTrung tuần tháng 3, nhà

vườn thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương vào vụ thu hoạch khoai tây. Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh xuống giống trên 400 héc-ta khoai tây, chủ yếu ở Đà Lạt. Địa bàn canh tác khoai nhiều nhất là xã Xuân Thọ (150 héc-ta), tiếp đó là các phường 7, 8 và 11.

Nhờ Trung tâm Nghiên cứu khoai tây và Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp TP. Đà Lạt chọn lọc nguồn giống 7 và Lá láng phù hợp thổ nhưỡng để nhân giống cung cấp cho nhà vườn, cộng với thời tiết thuận lợi nên sản lượng khoai năm nay tăng cao.

Ông Nguyễn Quốc Khánh (Thánh Mẫu, P7) cho biết sản

lượng trung bình đạt khoảng 4 tấn/sào (trung bình 1 kg/1 gốc), cá biệt có hộ anh Nguyễn Văn Tâm (Đất Mới, P.7) đạt 1,5kg/gốc. Giá khoai thương phẩm hiện ở mức 14.500 đồng/ký (khoai hồng), nhiều tiểu thương mua hàng chụ tấn khoai dự trữ.

Cùng thời điểm này, nhiều nhà vườn Đà Lạt xuống huyện Đơn Dương mua củ giống F1 (trồng từ cây cấy mô) về cất giữ để canh tác vụ khoai năm sau. Do đó, củ giống khoai F1 ở huyện Đơn Dương từ 18.000 đồng tăng lên 22.000đồng/ký. Theo nhiều nhà vườn, “khoai đất lạ, mạ đất quen”, nên việc mua củ giống từ Đơn Dương về trồng thấy rõ năng suất đạt cao hơn củ giống F1 trồng tại Đà Lạt.

LÂM VIÊN

CLB Tuổi trăng tròn “Nét đẹp tuổi hoa”Chào mừng 83 năm Ngày

thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thành Đoàn Đà Lạt phối hợp cùng Nhà thiếu nhi Lâm Đồng tổ chức CLB Tuổi trăng tròn - 2014 với chủ đề “Nét đẹp tuổi hoa”. Tham dự chương trình có gần 300 học sinh lứa tuổi 14 - 15 đến từ 11 trường THCS trong thành phố. Hội thi đã diễn ra sôi nổi qua 2 phần trình diễn thời trang và tài năng. Phần thi thời trang được các em thể hiện phong cách trình diễn ấn tượng qua trang phục học đường, trang phục dạo phố, trang phục mùa đông,

thể hiện óc thẩm mỹ, khả năng phối màu của các em. Nhiều bài hát, điệu nhảy về Đà Lạt xinh đẹp đã làm cho đêm hội thêm sôi động. Đây không chỉ là sân chơi lành mạnh cho các em mạnh dạn, tự tin, bộc lộ năng khiếu nghệ thuật mà còn là hoạt động định hướng thẩm mỹ, khơi dậy óc sáng tạo cho các em trong độ tuổi mới lớn.

Kết thúc hội thi, BTC đã trao giải nhất cho đơn vị Trường THCS Quang Trung, giải nhì: THCS Lam Sơn, giải ba: THCS Nguyễn Đình Chiểu và 8 giải khuyến khích. QUỲNH UYỂN

... Sau này có lần từ Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn vào dự Đại hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Khánh năm 1986, Trần Vũ Mai náo nức quay vào với chốn xưa, hầu mong thăm lại đầy đủ bầu bạn trong này, nhất là vùng đất làng Phước Hậu. Lần ấy có vài anh em văn nghệ ở Phú Yên không vào Nha Trang dự được, Trần Vũ Mai biên thư về Tuy Hòa thăm từng anh em đó với tâm trạng nhớ buồn man mát.

Trong công tác biên tập, Trần Vũ Mai rất chuẩn chu, anh cứ lặng lẽ làm việc ở phía sau của những ầm ĩ. Anh như bà đỡ mát tay cho nhiều tác phẩm bụ bẫm ra đời; trong đó có một số tác phẩm do anh biên tập đã được giải thưởng quốc gia của Hội Nhà Văn, như: “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán, “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu…

Với 47 năm ở cõi đời, nhà văn Trần Vũ Mai chưa kịp viết nhiều, in nhiều; song

với những bài thơ anh để lại, những truyện, ký anh viết ra, những trường ca anh làm nên, trong đó đã có những hạt ngọc lấp lánh trên văn đàn cùng cái tâm trong trẻo của người cầm bút chân chính trước cuộc bể dâu.

Khi xuất bản tác phẩm riêng đầu tay của mình, bố đẻ anh vui mừng đón nhận đứa con tinh thần của Trần Vũ Mai tại căn cứ sân bay Cánh Đồng Chum trên nước Lào. Núi Chóp Chài ở làng Phước Hậu Phú Yên lừng lững trong trường ca của con trai. Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Vũ Ngân như uống từng câu chữ nơi trường ca kháng chiến Ở LÀNG PHƯỚC HẬU trên nước bạn. Điều này đã thôi thúc bố Ngân lúc về hưu quyết hành hương vào thăm hộ chiến trường xưa của con trai duy nhất Vũ Xuân Mai và thấm hiểu sâu sắc hơn về những tác phẩm của nhà văn Trần Vũ Mai để lại.ª

Trần Vũ Mai... (TIẾP TRANG 5)

... Hội thi cán bộ bán lẻ giỏi, Hội thi giao dịch viên giỏi, Viết gương “người tốt việc tốt”, Sáng kiến bảo vệ môi trường…

Bà Võ Thị Khiết - Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban thi đua khen thưởng tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước do Khối thi đua Ngân hàng khởi xướng, như phong trào thi đua ngắn ngày nhằm khuyến khích, động viên cán bộ viên chức hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn trong từng giai đoạn, phong trào thể dục thể thao thường xuyên giúp các vận động viên giao lưu, tìm và nuôi dưỡng các nhân tố tốt cho các cuộc thi lớn hơn… Bà cũng cho biết, năm 2014, Luật Thi đua - Khen thưởng có hiệu lực, việc công nhận thành tích sẽ nghiêm túc và khắt khe hơn, nên việc duy trì phong trào thi đua yêu nước của Khối Ngân hàng là rất thiết thực, xây dựng được các điển hình tiên tiến trong toàn

ngành. Ông Trần Văn Anh - Trưởng Khối thi đua, Giám đốc NHNN phát động thi đua giữa các đơn vị thành viên trong Khối Ngân hàng tỉnh Lâm Đồng, khuyến khích các đơn vị tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện triết lý kinh doanh riêng của đơn vị mình, như: “Chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công” (BIDV), “Đồng hành cùng phát triển” (Sacombank), “Nâng cao giá trị cuộc sống” (Vietinbank), “Mang phồn thịnh đến khách hàng” (Agribank), “Chung niềm tin - vững tương lai” (Vietcombank)… Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến tham luận của các đại diện đơn vị thành viên đóng góp cho sự thành công chung của ngành Ngân hàng tỉnh Lâm Đồng năm 2013 và phấn đấu cho các mục tiêu đặt ra trong năm 2014: Hoàn thành nhiệm vụ “Ngân hàng cùng với khách hàng đồng hành, chia sẻ hợp tác để cùng phát triển”, với quyết tâm “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”.ª

Thi đua ngắn ngày... (TIẾP TRANG 3)

Được Hội Phụ nữ huyện Bảo Lâm giới thiệu, tôi có dịp về xã anh hùng vùng sâu, vùng

xa Lộc Lâm. Tiếp đón tôi tại rẫy cà phê, chị Ka Tuyết vui vẻ kể lại về những ngày đầu chị làm quen với nương rẫy: Trước đây, đời sống của gia đình chị cũng gặp không ít khó khăn, vất vả, lại phải nuôi 3 con đang ở tuổi ăn, tuổi học. Do thiếu giáo viên, nên những năm trước, chị ký hợp đồng với ngành Giáo dục đứng lớp dạy trẻ Trường Mầm non xã Lộc Lâm. Sau khi xong hợp đồng, chị nghỉ ở nhà chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Với số tiền tích góp được của gia đình, chị mua một ít đất rẫy của bà con để trồng cà phê, chè và tự khai hoang để mở rộng diện tích, nên đến nay gia đình chị Ka Tuyết đã có 8ha cà phê và 2,5 sào chè.

Khi được hỏi, là người phụ nữ mà phải đảm đương công việc “của người đàn ông”, chị có gặp khó khăn gì không? Chị cười và vui vẻ trả lời: “Lúc đầu cũng gặp khó khăn nhưng dần rồi cũng quen thôi. Những công việc cần thiết thì chị thuê nhân công làm, còn không là chị tự làm hết; vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, những người đi trước và học ở Ban khuyến nông, Hội Phụ nữ xã. Bên cạnh đó, chị cũng

tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT do xã tổ chức…”.

Với quyết tâm vượt khó vươn lên, không cam chịu với cuộc sống nghèo khó, chị đã mạnh dạn áp dụng khoa học KHKT vào sản xuất, nên cà phê của gia đình chị cho năng suất khá ổn định. Trong số 8ha cà phê của gia đình, đến nay đã có 6ha cà phê cho thu hoạch ổn định. Bình quân, mỗi năm gia đình chị Tuyết thu được 20 tấn cà phê nhân và khoảng 6 tấn chè búp tươi. Sau khi trừ chi phí, hàng năm gia đình chị có tổng thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng. Để cà phê của gia đình cho năng suất ổn định, chị đã tìm mua chồi giống cà phê cao sản để ghép cải tạo vào những cây cho năng suất, chất lượng kém và đến nay chị đã ghép được khoảng 50% diện tích.

Khi kinh tế gia đình ổn định, chị còn đầu tư mua đất, xây nhà ở thị trấn Lộc Thắng để tạo điều kiện thuận lợi cho các con học tập được tốt hơn. “Do diện tích cà phê khá nhiều, nên tôi cũng không có nhiều thời gian để chăm lo việc học tập của con cái. Tuy nhiên, chồng tôi (ông Nguyễn Văn Tịnh - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Lâm) đã quan tâm lo lắng cho các con. Những ngày nghỉ, ông còn lên rẫy phụ giúp tôi chăm chút cây cà phê” - chị Tuyết nói.

Thấy ba mẹ vất vả, “một nắng, hai sương”, nên các con của chị đều chăm ngoan, học giỏi. Hiện, người con đầu đang theo học Trường Đại học Quân y (Hà Nội), 2 người con còn lại đang công tác ở xã và Công an huyện Bảo Lâm.

Không chỉ biết phát triển kinh tế gia đình, chị Ka Tuyết còn tích cực hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với các chị em phụ nữ DTTS trên địa bàn xã; hỗ trợ vốn cho bà con có hoàn cảnh khó khăn để cùng nhau vươn lên phát triển kinh tế gia đình và sớm thoát cảnh nghèo khó. Với kinh tế gia đình phát triển vững vàng, chị là “điểm tựa” và là “hậu phương” vững chắc để giúp cho chồng, con yên tâm tham gia tốt công tác xã hội tại địa phương.

Với thành quả mà bản thân chị đạt được, vừa qua, chị Ka Tuyết vinh dự được Hội LHPN huyện Bảo Lâm bình chọn đi dự Hội nghị biểu dương phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi tỉnh Lâm Đồng năm 2013”. Chị Ka Mai Sội - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lộc Lâm, cho biết: Chị Ka Tuyết là tấm gương điển hình nỗ lực vượt khó để phát triển kinh tế. Qua đó, Hội thường xuyên tuyên truyền và nhân rộng mô hình này cho các hội viên phụ nữ trong xã học tập.ª

Người phụ nữ Châu Mạ làm kinh tế giỏi

ª NDONG BRỪM

Đến xã vùng sâu, vùng xa Lộc Lâm (huyện Bảo Lâm), nhắc đến tên chị Ka Tuyết thì người dân nơi đây đều biết đến, bởi chị là một tấm gương phụ nữ điển hình, vượt khó làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

°Chị Ka Tuyết chống hạn cho cà phê.

°Khoai được mùa.

Page 10: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 29 - 3 - 201410 TOØA SOAÏN - BAÏN ÑOÏC

... Sát bờ sông bên mình chỉ có một chợ bình dân họp với đủ thứ hàng cũng bình dân mà lại rất nhiều hàng… Tàu. Mong sao cuộc đi thăm trước tết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đây thăm bà con dân tộc Cao Bằng kéo theo Tập đoàn du lịch Sài Gòn vào cuộc có thể đầu tư xây dựng ở đây một khu du lịch sinh thái văn hóa lịch sử - Các chiến sĩ biên phòng cũng mong mỏi thế.

Dòng sông Quây Sơn chạy từ thác Bản Giốc đã gợi cảm hứng cho tôi viết trường ca “Vọng biển”, có câu: “Tôi gặp đây muôn - chóp - núi - cánh- buồm - Biên giới tổ quốc tôi mặn thấm từng thước đất - cột mốc nơi này giống cột mốc đảo xa - dòng Quây Sơn quấn quít bước chân ta - Thuyền độc mộc thon hình thân cá”. Tổ quốc ở biên cương nơi này thật là gần gũi. Nghe tiếng lá rừng lao xao tôi ngỡ như nghe âm vang sóng biển quê tôi. Ở đồn Đàm Thủy tôi thấy một câu khẩu hiệu ngắn gọn thế này: “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Chỉ 9 chữ ngắn gọn thôi mà dân vận được bao nhiêu việc. Nghe các anh Biên phòng nói dân ở đây thật thà, mộc mạc lắm. Cao Bằng là quê hương cách mạng mà. Lại nhớ cái buổi trưa xe chúng tôi dừng lại mươi phút ở chợ Trùng Khánh họp ngay bên đường, nhà văn Đào Vĩnh vào chợ mua cái áo ấm. Mua xong anh vui vẻ ra xe mà quên béng lấy hàng. Lên Đàm Thủy rồi ra Bản Giốc… Tối về huyện lỵ Trùng Khánh anh cũng không nhớ cái sự quên của mình có lẽ tâm trí anh đang để nơi cột mốc biên giới. Gần nửa đêm có điện từ đồn Đàm Thủy về cho đoàn nhà văn là người bán hàng sáng nay nghe loáng thoáng chúng tôi trên đường lên Bản Giốc nên báo tin nhờ đồn nhắn cho người trong đoàn khách sáng mai trên đường về vào lấy hàng bỏ quên.

Xung quanh chuyện đường biên, hôm đến đồn Biên phòng Sóc Hà, nhà văn Tô Nhuận Vỹ hỏi ngay cái băn khoăn nặng trĩu bấy lâu canh cánh bên lòng ông:

- Các văn bản ký kết về cắm mốc biên giới, với các đồng chí là những người đang trực tiếp ngày đêm bảo vệ

biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Nó là cơ sở pháp lý thuận lợi hơn hay khó khăn hơn?

- Thuận lợi hơn nhiều chứ!- Thượng tá đồn trưởng Trịnh Xuân Khỏe (mà trong dáng vóc của anh cũng khỏe khoắn thật, cứ y như ông Hộ Pháp trấn giữ đất biên cương) - Anh nói giọng hài hước dí dỏm mà thông điệp đưa đến rất cụ thể và rành rẽ: - Anh bạn láng giềng xưa nay vốn ưa tù mù như trạng thái sương mù dày đặc ở biên cương này. Để dễ xâm canh, xâm táng, thoắt cái thêm hàng cây bạch đàn, thoắt cái lùm lùm dăm ba ngôi mộ gió bên đất ta. Có lúc biên phòng ta phải dùng mẹo để giục họ di dời mau chóng xóa màn sương mù để cắm mốc. Hàng tháng, hàng quý hai đồn đối diện gặp nhau, giao ban tình hình, bước đầu phối hợp chống các loại tội phạm. Việc di dời mộ phần của họ nhiều rắc rối vì còn “tìm ngày tốt”, bởi nhiều hủ tục nhiêu khê.

Đến Cao Bằng không hề có cảm giác là khách. Cả những đỉnh núi chót vót như Đèo Gió ngang tàng cũng thân thiết trong vòng tay. Và điệu hát Then, đàn Tính ngọt ngào thân thương. Cả món vịt quay nóng hổi bên bát phở chua bốc khói. Non thì xanh, nước thì biếc. Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Đoàn Lư bỏ nghề bác sĩ để đi viết văn, tự tay lái xe đưa chúng tôi thăm đền thờ Nùng Chí Cao. Ông say sưa ca ngợi người anh hùng lẫm liệt có lẽ đứng hàng đầu trong bản Phong Thần của vùng đất biên cương này. Anh dẫn chúng tôi tới cả nơi ngóc ngách, phải chui qua bụi bờ để đến những nơi có Cự - Thạch, những viên đá khổng lồ mà theo anh đó là chứng tích vô giá về lịch sử hàng ngàn năm oai hùng ở đất này. Tôi chợt nghe âm vang trong lòng mình tiếng vọng của bao thăng trầm lịch sử. Và biên cương hôm nay với những sắc xanh áo lính biên phòng đang lặng lẽ bước tuần tra biên giới. Đó chính là tiếng vọng của những bàn chân đang đạp đá tai mèo, mắt sáng dõi theo “Ánh trăng treo đầu súng” như câu thơ của Chính Hữu.ª

Tiếng vọng... (TIẾP TRANG 5)

ª Em Hoàng Thị Ngọc Trang (học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái):Em là một tấm gương vượt

khó học giỏi đáng khâm phục. Ngọc Trang là con út trong gia đình 4 chị em, từ lúc mới 2 tuổi, em đã chịu cảnh cha mẹ ly hôn. Hiện, cả 4 chị em Trang sống với mẹ là chị Lê Thị Tuyết. Gia đình em không có nổi một sào đất để làm, nên gia cảnh gặp rất nhiều khó khăn. Dù tuổi còn nhỏ, lại là con út trong gia đình, ngoài thời gian học ở trường, Trang còn thường xuyên phụ mẹ nấu cơm, rửa chén, giặt quần áo… Trong suốt thời gian học từ lớp 1 đến lớp 5, em luôn là học sinh giỏi của trường. Ngọc Trang tâm sự: “Nhà cháu chẳng có vườn, nên ngày này qua tháng

Càng khó khăn càng phải vươn lênª KHÁNH PHÚC - HỮU SANG

Xã Đại Lào (thành phố Bảo Lộc) vẫn còn đó những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đó là những đứa trẻ mồ côi cha, mẹ từ khi mới lọt lòng hay cha mẹ ly hôn mỗi người một ngã… Vậy mà, các em đã biết vượt qua “rào cản” của cuộc đời để vươn lên trong cuộc sống và đạt kết quả cao trong học tập.

khác, mẹ cháu phải đi làm thuê kiếm tiền nuôi 4 chị em ăn học. Nhiều lúc trong nhà không có gạo ăn, cháu phải ăn tạm trái bắp cho “lót dạ” để đi học. Thương mẹ vất vả bao nhiêu, thì chị em cháu càng tự bảo ban nhau cố gắng học giỏi để sau này có thể bù đắp lại công ơn của mẹ…”.

ª Em Vũ Thị Bích Hạnh (học sinh lớp 10, Trường THPT Lê Thị Pha):Nhà có 3 chị em, Hạnh là con

cả trong gia đình. Gia cảnh của Hạnh rất khó khăn, bố mẹ cũng đã ly hôn. Hiện, 3 chị em Hạnh đang sống chung với mẹ. Một mình mẹ Hạnh là chị Nguyễn Thị Mừng làm nghề tranh thêu tay

để nuôi 3 chị em ăn học. Là chị cả trong gia đình, lại sớm thiếu bóng cha, nên ngoài việc học, em còn phải làm rất nhiều việc để giúp mẹ và chăm sóc cho 2 em. Vì thế, từ lâu em đã trở thành một thợ thêu giỏi có thể giúp mẹ làm ra tiền góp sức cùng mẹ lo cho cuộc sống gia đình. Đáp lại tình thương của mẹ, trong suốt những

năm học cấp 2 và cả học kỳ 1 năm lớp 10, em luôn là học sinh giỏi. Hạnh chia sẻ: “Bố mẹ không còn sống với nhau, em buồn lắm. Dù có khó khăn đến mấy, em cũng không bỏ học. Em là chị cả, nên phải cố gắng học thật giỏi để làm gương cho 2 em noi theo”.

ª Em Nguyễn Thị Nga(học sinh lớp 6, Trường THCS Đại Lào):Nga là con cả trong một gia

đình có 2 chị em mồ côi cha từ lúc còn nhỏ. Nga lớn lên thiếu vắng sự nâng nui, chăm sóc của cha. Còn mẹ Nga thì luôn phải thức khuya dậy sớm với công việc buôn ve chai để nuôi 2 chị em ăn học. Thấu hiểu được nỗi vất vả của mẹ, Nga đã ý thức được rằng, mình phải làm một người con hiếu thảo với mẹ bằng cách học thật giỏi. Chính vì lẽ đó mà 6 năm qua, năm nào Nga cũng có kết quả học lực giỏi, hạnh kiểm tốt. Ước mơ lớn nhất của Nga, là sau này sẽ trở thành một bác sỹ để chữa bệnh giúp người nghèo. “Gia cảnh cháu khó khăn lắm, nhiều lúc đi học không có vở để viết bài. Nhưng, càng khó khăn cháu càng phải cố gắng học thật giỏi để làm vui lòng mẹ”- Nga bộc bạch.ª

° Em Hoàng Thị Ngọc Trang. ° Em Vũ Thị Bích Hạnh.°Em Nguyễn Thị Nga.

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo được triển khai tại 15 tỉnh, thành trong cả nước. Tại Lâm Đồng, nguồn quỹ này được phân bổ cho hai huyện Đức Trọng và Bảo Lâm. Từ

tháng 7/2013, huyện Bảo Lâm đã bắt đầu giải ngân nguồn vốn với tổng số tiền là 3 tỷ 920 triệu đồng cho 560 chị em phụ nữ ở thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc Thành vay. Bà Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bảo Lâm, cho biết: “Nguồn vốn này cho các phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn vay. Mức vay dành cho mỗi chị em là 7 triệu đồng. Số tiền này sẽ phải trả gốc và trả lãi hàng tháng.

Cách làm này giúp những chị em phải biết cách tính toán và sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý và hiệu quả”. Theo tính toán, để trả hết số tiền vay 7 triệu đồng trong một năm thì hàng tháng người vay phải trả số tiền gốc là 600 ngàn đồng và số tiền lời sẽ giảm dần theo từng tháng (từ 70 ngàn đồng tháng đầu tiên xuống còn 4 ngàn đồng tháng cuối cùng). Ban đầu, nhiều người vay vốn cho rằng cách trả như thế này rất lắt nhắt và phức tạp. Ngay cả Ban điều hành Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo cấp huyện và tổ trưởng các tổ vay vốn cấp xã cũng tốn nhiều thời gian và công sức trong việc thu

Đồng hành cùng phụ nữ nghèoª ĐÔNG ANH

Từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Hội LHPN Việt Nam, hàng trăm phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn này. Vốn ít nhưng sử dụng có hiệu quả, nên cuộc sống của nhiều chị em đang dần được cải thiện và ổn định.

° Nhờ vốn vay của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, chị Lê Thị Hằng có thêm thu nhập từ việc buôn bán trứng.

Page 11: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 29 - 3 - 2014 11

nhìn ra boán phöông

tiền gốc và lãi hàng tháng. Thế nhưng, đến nay, việc sử dụng nguồn vốn này đã bắt đầu đi vào “quỹ đạo” và phù hợp với những người sử dụng vốn vào việc buôn bán nhỏ lẻ. Với người vay vốn, chỉ cần bỏ tiết kiệm 25 ngàn đồng/ ngày là đến tháng đã có đủ tiền trả cả tiền gốc lẫn lãi. Còn đối với Ban điều hành Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo cấp huyện, do được thuê hẳn một kế toán chuyên trách nên việc thu chi hàng tháng đều rất chuyên nghiệp và nguồn vốn xoay vòng rất có hiệu quả.

Sau 7 tháng triển khai Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, đến nay, dư nợ lũy kế đã tăng lên 5,6 tỷ đồng và có đến 800 chị em phụ nữ được tiếp cận nguồn vốn này. Tại 2 đơn vị là xã Lộc Thành và thị trấn Lộc Thắng, Ban điều hành Quỹ đã thành lập 10 tổ vay vốn để triển khai nguồn vốn vay đến các chị em có nhu cầu và đáp ứng được yêu cầu hoàn trả vốn. Đến nay, tại xã Lộc Thành đã có 385 chị vay và thị trấn Lộc Thắng có 415 chị được vay vốn. Bà Nguyễn Thị Phương Mai, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Lộc Thắng, cho biết: “Số tiền được vay tuy không lớn nhưng dễ hoàn trả. Đặc biệt, do không liên quan đến các nguồn vốn vay ngân hàng khác phải cần có thế chấp hoặc tín chấp nên chị em cũng an tâm sử dụng nguồn vốn này hơn. Đa phần chị em vay đều sử dụng cho việc buôn bán hàng rong, hàng ăn, buôn bán nhỏ lẻ tại chợ. Đến nay, nhiều chị đã có hướng làm ăn rất tốt, có “đồng ra đồng vào” hàng ngày và chấp hành tốt việc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Cũng nhờ nguồn vốn này mà rất nhiều chị em buôn bán ở chợ không phải vay “tín dụng đen” hoặc vay “nóng”, vay góp mỗi ngày”.

Gặp nhiều chị được vay nguồn vốn này đang kinh doanh tại chợ Bảo Lâm, ai cũng tỏ ra rất hồ hởi. Bởi lẽ, số tiền

này không chỉ giúp chị em có vốn làm ăn, mà cách trả tiền gốc, lãi hàng tháng còn “dạy” cho các chị cách sử dụng nguồn vốn và hoạch định chi tiêu. Chị Lê Thị Hằng (tổ 9, thị trấn Lộc Thắng) là một trong những người được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo. Trước đây, do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn (vợ chồng chị và con gái lớn đều bị bệnh), chị đã được Hội LHPN huyện Bảo Lâm tạo điều kiện cho vay nhiều nguồn vốn khác nhau. Nhờ đó, chị đã bắt đầu “khởi nghiệp” bằng gánh bún, rồi chuyển qua bán hàng rau ở chợ. Đến nay, nhờ được vay thêm 7 triệu đồng, chị đã mua thêm các loại trứng gia cầm về bán. Vì vậy, thu nhập cũng được cải thiện hơn. Chị Hằng chia sẻ: “Với người buôn bán nhỏ lẻ như tôi thì việc thu gốc và lãi hàng tháng sẽ nhẹ nhàng hơn. Tôi không phải lo đến kỳ đáo hạn cuối năm phải “xoay” một lúc ra số tiền lớn. Nhiều khi không có còn phải đi vay mượn chỗ khác để đắp vào. Cách làm này giúp tôi biết được mỗi ngày mình phải làm sinh lời bao nhiêu, trả nợ bao nhiêu và còn bao nhiêu dành cho chi tiêu gia đình. Có như vậy thì mới không bị “cụt” vốn. Cũng nhờ các nguồn vốn vay của Hội LHPN huyện Bảo Lâm, tôi mới có thêm điều kiện để lo cho con gái lớn theo học Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và con trai học lớp 11”.

Ngoài trách nhiệm trả gốc và lãi hàng tháng, những người vay vốn còn có đóng thêm 50 ngàn đồng tiền tiết kiệm. Số tiền này sẽ tiếp tục góp vào Quỹ và cho các chị em khác có hoàn cảnh khó khăn vay. Và, nếu ai hoàn trả nợ đúng hạn sẽ được tiếp tục vay vốn với số tiền tăng lên tối đa 10 triệu đồng. Với cách làm này, hàng trăm chị em phụ nữ trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã và sẽ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo để có thêm cơ hội làm ăn, ổn định cuộc sống gia đình và thoát nghèo bền vững.ª

Đồng hành cùng phụ nữ nghèoª ĐÔNG ANH

C ơ quan y tế của Liên hợp quốc này lưu ý rằng, số ca tử vong nói trên cao gấp đôi so với ước tính trước đó, nghĩa

là cứ 8 ca tử vong trên thế giới năm 2012 có 1 ca liên quan đến ô nhiễm không khí. Điều này cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường giảm thiểu ô nhiễm bên trong và bên ngoài nơi ở của người dân, để có thể giảm thiệt hại sinh mạng của hàng triệu người trong tương lai.

Theo bà Maria Neira, Giám đốc phụ trách y tế công cộng và môi trường xã hội của WHO, những rủi ro từ ô nhiễm không khí hiện nay lớn hơn nhiều so với những suy nghĩ hay hiểu biết trước đây, đặc biệt là đối với bệnh tim và đột quỵ, bởi những ca tử vong vì ô nhiễm không khí chủ yếu là ca bệnh tim, đột quỵ hay bệnh phổi mãn tính. Ngoài ra còn có các ca liên quan đến ung thư phổi hay nhiễm trùng cấp đường hô hấp.

Báo cáo của WHO nêu rõ các

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ KHIẾN 7 TRIỆU NGƯỜI TỬ VONG

° Ô nhiễm khói bụi tại tỉnh Riau, Indonesia. Ảnh: Skynews

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố một báo cáo nghiên cứu cho biết, trong năm 2012, trên phạm vi toàn cầu đã có tới 7 triệu người bị chết vì ô nhiễm không khí, và ô nhiễm không khí đã trở thành mối nguy hại lớn nhất đối với sức khỏe con người.

nước nghèo và thu nhập trung bình ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương chịu tác động nặng nề nhất với 3,3 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và 2,6 ca tử vong vì ô nhiễm ngoài trời năm 2012.

Flavia Bustreo, một chuyên gia hàng đầu về sức khỏe gia đình của WHO cho biết ô nhiễm trong nhà chủ yếu là do nấu ăn bằng than, củi, hay sinh khối và trên thế giới có khoảng 2,9 tỷ người sống trong các ngôi nhà sử dụng than, củi, hay phân gia súc phơi khô làm nhiên liệu nấu ăn chính. Phụ nữ và trẻ em - đặc biệt là ởnhững nước nghèo - là những người chịu rủi ro cao nhất từ ô nhiễm trong nhà.

Còn ô nhiễm ngoài trời chủ yếu đến từ giao thông, sản xuất điện, khí thải công nghiệp và nông nghiệp, hoạt động sưởi ấm nhà ở và nấu ăn. Nghiên cứu của WHO cho thấy, mức độ

tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời đã tăng đáng kể ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có dân số đông, thông qua công nghiệp hóa nhanh chóng, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi Cơ quan nghiên cứu ung thư của WHO (IARC) trên cơ sở một nghiên cứu tiến hành trong năm 2013 đã khuyến cáo rằng, không

khí chúng ta đang thở có chứa những chất gây ung thư.

Carlos Dora, một chuyên gia khác về y tế công cộng của WHO, đã kêu gọi các chính phủ cần có và thực hiện chính sách phát triển bền vững, các cơ quan y tế cần chú trọng đến tuyên truyền và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, bởi ô nhiễm không khí quá mức

thường là một sản phẩm phụ của chính sách phát triểnkhông bền vững trong các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, quản lý chất thải và công nghiệp. Ngoài ra, có được một chiến lược y tế lành mạnh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời cải thiện sức khỏe con người và cắt giảm tác động của biến đổi khí hậu.

TS (Theo TTXVN/Tin tức)

...Cả chế độ hung tàn gây thống khổVà tị hiềm, và gian dối, điêu vong!Đứng lên đi, hỡi tuổi trẻ xung phongSóng cách mạng đang gầm vang thế giới!Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mớiBạn đời ơi, vui lắm, cả trời hồng!

Xuân 1939Nhà thơ Sóng Hồng và nhà thơ Tố Hữu thuộc

loại những nghệ sĩ - dấn thân (artisterengagés) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bạn đọc hãy còn nhớ, năm 1937 tập thơ “Điêu tàn” đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị”(2). Trong tập thơ này có bài thơ “Xuân”

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?- Với tôi tất cả như vô nghĩa,Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!Ai đâu trở lại mùa thu trước,Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?Với của hoa tươi muôn cánh rã,Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!Ai biết hồn tôi say mộng ảoÝ thu góp lại cản tình xuân?Có một người nghèo không biết tếtMang lì chiếc áo độ thu tàn!Có đứa trẻ thơ không biết khócVô tình bỗng nổi tiếng cườn ran!Chao ôi! mong nhớ! ôi mong nhớ.Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.Dẫn ra bài thơ “Xuân” ở đây, tôi không có ý

định phê bình tác giả bài thơ ấy là “không đau mà rên” (vô bệnh thân ngâm). Tôi đồng cảm với Hoài Thanh và Hoài Chân, rằng tác giả của tập thơ “Điêu tàn” “đã để trong tiếng kêu của mình, một lòng tin đau đớn”(3). Nói giản dị và dễ hiểu hơn là, tác giả này không thể “tồn tại trong hòa bình” với chế độ thuộc địa của Pháp ở nước ta lúc bấy giờ. Bởi vậy, tác giả này đã viết:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránhNhững ưu phiền, đau khổ với buồn lo

(Những sợi tơ lòng).Chính nhà thơ đó sau này đã trả lời một

người bạn ở Nước Cộng hòa Dân chủ Đức:“Trước giải phóng [Cách mạng tháng Tám]

1945, quan trọng nhất với tôi là các vấn đề siêu

hình (métaphysique). Lần lượt yêu Bible (Kinh thánh) (Catholique, protestante, adventiste)(4) - rồi Phật (Bouddisme). Nhưng pas d’issue(5), không tìm ra lối thoát”.

Trong những năm 60 của thế kỷ trước, ông viết các dòng thơ:

“Tôi đến Nha Trang ngắm trời biển đẹpCó hay đâu hang Pác Bó gió lùa,Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép,Manh áo chàm Bác mặc quá đơn sơ”.[...]“Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời

thơ ấy,Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không,Nhân dân ở quanh ta mà chẳng thấy,Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”(Người(6) thay đổi đời tôi, Người thay đổi đời

tôi).Đó là các dòng thơ có tính chất sám hối của

nhà thơ này.Ông đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ những

nghệ sĩ - dấn thân trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc và vì chủ nghĩa xã hội.

Đến đây, thật đúng lúc ghi lại lời tâm sự của nhà thơ Sóng Hồng trong “Cùng bạn đọc” in ở tập 1 Sóng Hồng, “Thơ”, tại đó hiện hữu bài thơ “Xuân đã về”:

“Thơ và cách mạng không thể tách rời”. “Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm riêng đó nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc, những mơ ước của nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người”.

Đà Lạt, 3/2014(*) Sóng Hồng là bút hiệu của Trường Chinh - Tổng

Bí thư của Đảng từ 5/1941 đến 1956 và từ 7/1986 đến 12/1986.

(1) Võ Nguyên Giáp, “Từ nhân dân mà ra”, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1969, tr.40.

(2) Hoài Thanh và Hoài Chân, “Thi nhân Việt Nam”, Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Hà Nội 1942, Nhà xuất Bản Văn học và Hội Nghiên cứu và Giảng dạy TP HCM tái bản 1988, tr.201.

(3) Hoài Thanh và Hoài Chân, sách đã dẫn, tr.199(4) Catholique: Cơ đốc giáo; protestante: Tin lành;

adventiste: giáo phái tái giáng sinh.(5) Không lối thoát.(6) Người: Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài trả lời

người bạn ở Nước Cộng hòa Dân chủ Đức, tác giả dịch “Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi” sang tiếng Pháp là “H a changé ma vie, changé ma poésie”.

Đọc lại bài thơ... (TIẾP TRANG 7)

Page 12: THÖÙ BAÛY TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, …

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 29 - 3 - 201412

GIAÙ3.200ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH May Tinh Long- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: 5801140872Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp như sau:- Quyết định giải thể số: 01/QĐGT/TL ngày 1/1/2013- Lý do giải thể: Hoạt động sản xuất không hiệu quả.Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và

chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.

Ngày 6/4, Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng tổ chức đưa các bệnh nhân bị dị tật sứt môi - hở hàm ếch, sụp mí mắt đi phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật thẩm mỹ miễn phí tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn. Đợt phẫu thuật này do tổ chức Resurge International - Hoa Kỳ tài trợ và các bác sĩ Hoa Kỳ trực tiếp thực hiện. Đối tượng được phẫu thuật là những người có các triệu chứng trên, không phân biệt độ tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Lâm Đồng, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hoặc được UBND xã, phường nơi cư trú xác nhận có hoàn

cảnh khó khăn. Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh

nhân có nhu cầu, xin đăng ký danh sách về Văn phòng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng, số 4 Lê Hồng Phong, Đà Lạt trước ngày 28/3/2014 để Hội kịp tổng hợp gửi cho Nhà tài trợ. Hoặc có thể gửi thông tin bệnh nhân qua email: [email protected] hoặc đăng ký qua số điện thoại: 063 354 1179 trong giờ hành chính. (Danh sách đăng ký ghi rõ: Họ và tên bệnh nhân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, họ và tên và số điện thoại liên lạc của cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ dị tật). T.VŨ

Trong đợt triển khai học tập Hiến pháp năm 2013 do Phòng Tư pháp huyện Lạc Dương phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức tại 3 xã Đạ Sar, Đạ Nhim và Đạ Chais, các trợ giúp viên pháp lý và các luật sư của Trung tâm đã trợ giúp pháp lý miễn phí cho hơn 55 ý kiến của người dân các xã về các lĩnh vực như đất đai, quản lý bảo vệ rừng, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, kết hôn,

chứng minh nhân dân, cải chính hộ tịch, chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng…; đồng thời, gắn thêm 7 bảng thông tin về trợ giúp pháp lý miễn phí tại 3 xã trên. Tại các buổi học tập, các báo cáo viên pháp luật đã phổ biến các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cho người dân 3 xã. Bên cạnh đó, cấp phát hơn 400 cuốn Hiến pháp và 1.500 tờ giấy pháp luật. HÀ LINH

° Nhìn lại TDTT trong năm qua, ông đánh giá như thế nào?

ª ÔNG VŨ VĂN QUANG: Có thể thấy, TDTT của Lâm Đồng năm 2013 vừa qua tiếp tục có những bước phát triển mới. Phong trào TDTT quần chúng được duy trì với khoảng 23,5% dân số Lâm Đồng hiện nay tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, tăng 1% so với năm 2012; số gia đình thể thao chiếm khoảng 13,8% dân số. Sự kiện lớn nhất trong năm 2013 chính là việc tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội TDTT các cấp, thu hút khoảng 30 nghìn lượt người dân và VĐV từ cấp xã, phường đến cấp tỉnh tham dự. Ngành cũng phối hợp với các sở ban ngành, đoàn thể, các đơn vị trong tỉnh tổ chức trên 50 giải thể thao và hội thao; ký kết liên tịch phối hợp tổ chức các hoạt động TDTT với nhiều đơn vị; tổ chức nhiều hoạt động thể thao nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại địa phương.

Thể thao thành tích cao của tỉnh trong năm cũng có bước tiến. Lâm Đồng đã cử gần 500 lượt VĐV tham gia 55 giải của 14 bộ môn các giải thể thao trong nước, khu vực và quốc tế, đạt được 200 huy chương các loại, trong đó, có 55 HCV, 52 HCB, 93 HCĐ; có 7 kiện tướng, 1 dự bị kiện tướng và 20 VĐV cấp I quốc gia.

Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện thi đấu trong tỉnh cũng từng bước được xây dựng mới, chủ yếu ở cấp cơ sở, huyện,

KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THỂ THAO VIỆT NAM (27/3/1946 - 27/3/2014)

Tập trung lực lượng chuẩn bị tham dự Đại hội TDTT toàn quốcª VIẾT TRỌNG (thực hiện)

Nhân 68 năm ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2014), Báo Lâm Đồng đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Quang, Phó Giám đốc Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng về những định hướng lớn của Thể thao Lâm Đồng trong năm 2014.

thành. Công tác xã hội hóa thể thao được các cấp cơ sở đẩy mạnh; các liên đoàn và hội thể thao cấp tỉnh hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Toàn tỉnh, hiện có khoảng 1.200 CLB TDTT hoạt động ở cấp cơ sở, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tập luyện rộng rãi của mọi người dân.

° Trong năm nay, TDTT Lâm Đồng sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính nào?

ª ÔNG VŨ VĂN QUANG: Vâng, TDTT Lâm Đồng đang tích cực phối hợp với các ngành tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của UBND tỉnh Lâm Đồng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển

đến công tác đào tạo cán bộ HLV, cộng tác viên TDTT nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trong năm nay, một nhiệm vụ quan trọng là chuẩn bị lực lượng VĐV để tham dự Đại hội TDTT toàn quốc 2014 tại Nam Định. Lâm Đồng sẽ tham gia 8 môn thi đấu tại Đại hội. Mục tiêu đặt ra cho Thể thao Lâm Đồng trong Đại hội TDTT toàn quốc lần này lọt vào tốp 3 khu vực Tây Nguyên.

Một nhiệm vụ quan trọng khác nữa là việc tập trung tổ chức tốt các giải quốc gia và khu vực do tỉnh đăng cai nhân Năm Du lịch quốc gia, Du lịch Tây Nguyên - Đà Lạt. Từ đầu năm 2014 đến nay, tỉnh đã tổ chức tốt giải Davis Cup tại Đà Lạt giữa đội tuyển Quần vợt Việt Nam với đội tuyển Pakistan thuộc nhóm II khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trong đầu tháng 4/2014, sẽ tiếp tục có các trận đấu với đội Sri Lanka. Giải Việt dã toàn quốc và Marathon báo Tiền Phong cũng vừa diễn ra khá thành công tại Đà Lạt. Sắp đến, sẽ có hàng loạt giải quốc gia diễn ra tại Lâm Đồng được tổ chức tại Đà Lạt hay Bảo Lộc như giải Cờ vua toàn quốc; giải Đua xe ô tô

địa hình trong tháng 8; Ngày hội VHTT các dân tộc Tây Nguyên; giải E Sport toàn quốc; giải Quần vợt miền Trung - Tây Nguyên; giải Bóng rổ trẻ quốc gia…

° Nhân ngày Thể thao Việt Nam, ngành TDTT Lâm Đồng muốn nhắn gửi điều gì đến mọi người thưa ông?

ª ÔNG VŨ VĂN QUANG: Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, lâu nay Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác TDTT, coi TDTT không

chỉ phục vụ sức khỏe mà còn đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân. Phát triển TDTT là một bộ phận không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh và động lực phát triển đất nước.

TDTT Lâm Đồng lâu nay luôn hướng đến lời dạy của Bác, vận động mọi người trong xã hội cùng tập luyện thể thao. Mỗi người tùy theo khả năng có thể lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để rèn luyện thân thể. Thể thao theo tôi không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn góp phần mang lại niềm vui, làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn, để mỗi người mỗi ngày đều thấy mình “khỏe hơn, cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn”, đóng góp tích cực hơn cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà.

° Xin cảm ơn ông!ª

mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Trong TDTT quần chúng, ngành ưu tiên xây dựng và phát triển TDTT tại cơ sở, xây dựng phong trào trong nhiều đối tượng như cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, người cao tuổi…, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT. Ngành cũng tiếp tục tuyên truyền, vận động các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tài trợ, tổ chức các hoạt động TDTT trên địa bàn toàn tỉnh.

Thể thao Lâm Đồng sẽ tập trung nâng cao thành tích thể thao trên đấu trường quốc gia và quốc tế, đặc biệt là các môn thể thao có thế mạnh của tỉnh; quan tâm hơn

° Ông Vũ Văn Quang trao huy chương cho các VĐV tại giải Việt dã toàn quốc và Marathon Báo Tiền Phong tổ chức tại Đà Lạt trong tháng 3/2014.

Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Cùng ngày, trên tờ Cứu Quốc - cơ quan của Mặt trận Việt Minh đã đăng bài viết “Sức khỏe và Thể dục” của Bác.

Trong bài viết này, Bác Hồ đã kêu gọi “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước.”.

Ngày 29/1/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký Quyết định số 25/CT lấy ngày 27/3 hằng năm làm “Ngày Thể thao Việt Nam”.

Lạc Dương: Trợ giúp pháp lý miễn phí cho hơn 55 ý kiến của người dân

Phẫu thuật sứt môi - hở hàm ếch miễn phí