tapchi dau khi - vpi.pvn.vn · xuaân taân maõo 2011 t¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc...

99

Upload: vunhan

Post on 13-Apr-2018

230 views

Category:

Documents


13 download

TRANSCRIPT

dÇu khÝ - Sè 1/2011 3

PETROVIETNAM

Nửa thế kỷ qua, các thế hệ người làm công tác Dầu khí Việt Nam luôn ý thức được trách nhiệm đối vớiđất nước, với nhân dân, vượt mọi khó khăn, biến niềm tin và ý chí của Bác Hồ về dầu khí trở thành

hiện thực. Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã xây dựng được một ngành công nghiệp dầu khíhoàn chỉnh, góp phần xứng đáng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Đặc biệt, trongnăm 2010, Petrovietnam đã phát động thi đua “về đích trước” kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoàn thành vượtmức và toàn diện tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao năm 2010 và kế hoạch 5năm 2006 - 2010, với doanh thu năm 2010 lần đầu tiên đạt 478,4 nghìn tỷ đồng, bằng 145% kế hoạch năm, tăng59% so với cùng kỳ năm 2009 và tương đương 24% GDP của cả nước; Nộp ngân sách Nhà nước 128 nghìn tỷđồng, bằng 30% tổng thu ngân sách Nhà nước; Đồng thời tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền và biên giới quốcgia, đóng góp thiết thực vào công tác an sinh xã hội. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã vinh dự đượcĐảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương cao quý nhất - Huân chương Sao Vàng.

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, Tập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam sẽ triển khai Chiến lược tăng tốc phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 với mục tiêuchiến lược là xây dựng Petrovietnam trở thành Tập đoàn kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh cao ở trongnước và quốc tế, đạt hiệu quả kinh doanh cao bằng cách tối ưu hóa sử dụng mọi nguồn lực sẵn có, đẩy mạnhhoạt động và tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi; Xây dựng Tập đoàn thành một hình mẫudoanh nghiệp Nhà nước tốt nhất, thể hiện rõ nhất vai trò trụ cột, chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong quá trìnhphát triển đất nước. Những nhiệm vụ lớn như vậy, khó như vậy đang đòi hỏi cả tập thể trên 40 nghìn CBCNVngành Dầu khí trong giai đoạn tới tiếp tục “Đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt” để phát triển “Nhanh vàbền vững” ngành Dầu khí Việt Nam. Đó chính là cơ sở, là phương tiện, là con đường để chúng ta vượt lên phíatrước; Là mục tiêu và động lực để thực hiện khát vọng đưa con tàu Dầu khí ra biển lớn, khẳng định vị thế thươnghiệu Việt của Tập đoàn trong khu vực và trên thế giới. Tôi tin tưởng rằng, với sự đoàn kết nhất trí của nhữngngười lao động Dầu khí, cùng với truyền thống tròn nửa thế kỷ của đơn vị Anh hùng; Với tình cảm, trách nhiệmtrước Đảng, đất nước và nhân dân, nhất định Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi toàndiện tất cả các chỉ tiêu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2011, bước sang một giai đoạn phát triển mới:mạnh mẽ và vững chắc hơn. Đó chính là những bó hoa tươi thắm nhất, thiết thực nhất để chào mừng thànhcông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

Nhân dịp Xuân Tân Mão, qua Tạp chí Dầu khí, tôi xin chúc toàn thể cán bộ, công nhân viên chức lao độngngành Dầu khí Việt Nam, quý độc giả của Tạp chí Dầu khí và gia đình sức khỏe, hạnh phúc, thành công; Chúcnăm mới thắng lợi mới!

Tổng Biên tập

Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

TSKH. Phùng Đình Thực

Chúc mừng năm mớiChúc mừng năm mớiXuân Tân Mão 2011

dÇu khÝ - Sè 1/20114

Ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Việt Nam sẽ xây dựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh - đã trở thành niềm tin,là ước vọng của đất nước, đồng thời trở thành mục tiêu hành động, là “kim chỉ nam” trong suốt quá trình xây dựng và phát triển củaTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý của Nhànước, sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của các Bộ ngành Trung ương, địa phương, đến nay, Tập đoàn Dầukhí Quốc gia Việt Nam đã lớn lên cùng đất nước, khẳng định rõ nét vai trò của Tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vị trí đầu tàu trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thựcvà chủ động tham gia bảo vệ, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm khu công nghiệp dầu khí Bacu,Azerbaijan ngày 23/7/1959. Ảnh: Tư liệu

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh với cán bộ, đảng viênTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày 23/7/2010

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nga DmitriA. Medvedev chứng kiến lễ ký thỏa thuận giữa

Petrovietnam và OAO Zarubezhneft

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao tặng Huân chươngSao Vàng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Ảnh: Duy Khánh, Hải Hưng, Quốc Tuấn

Petrovietnam lớn lên cùng đất nước

TI£u §IÓM

dÇu khÝ - Sè 1/2011 5

Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trương Tấn Sang trao tặng bứctượng đồng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đảng bộ PVEP

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việctại Cảng dầu khí Vietsovpetro ngày 22/4/2010

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trao Huy hiệu Bác Hồ cho các cá nhâncó thành tích xuất sắc trong 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“ tại Tập đoàn Dầu khí

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trao bằng công nhận côngtrình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cho rạp Kim Đồng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm ghi nhận nghĩa tình của

CBCNV Ngành Dầu khí dành cho đồng bào nghèo cả nước trong năm 2011

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải phát biểu tại Lễ mừng sựkiện đón dòng dầu đầu tiên tại mỏ Nhenhexky Liên bang Nga

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/20116

Thực hiện ước vọng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đối với mỗi cán bộ, công nhân viên của Ngành Dầukhí, sự trưởng thành vượt bậc mà Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam đạt được ngày hôm nay có ý nghĩathiêng liêng. Sự trưởng thành ấy được khởi đầu bởi ướcvọng lớn và đầy tính tiên tri của Bác Hồ. Trong chuyếnthăm nước cộng hoà Azerbaijan (thuộc Liên Xô) vàtham quan vùng mỏ dầu ở Bacu ngày 23/7/1959, Chủtịch Hồ Chí Minh đã trao đổi với các nhà lãnh đạo và cáckỹ sư dầu khí: “Tôi nghĩ Việt Nam chúng tôi có biển, nhấtđịnh sẽ có dầu, nhưng đang chiến tranh, chưa làm được,tôi hy vọng và tin rằng sau khi Việt Nam kháng chiếnthắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu, rồithì giúp khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khucông nghiệp dầu khí như Bacu ngày nay”. Và khi bay quavùng biển Caspian Người chỉ cho chị Phạm Thị XuânPhương, khi đó đang là cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tạiLiên Xô: “Đây là vùng biển dầu đấy và kia là những giànkhoan để hút dầu. Dầu quý lắm! Nước nào có dầu làgiàu lên ngay”.

Với khát vọng thực hiện thành công mong muốn củaChủ tịch Hồ Chí Minh và của cả dân tộc Việt Nam là “xâydựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh”, Chínhphủ Liên Xô đã cử chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam.Không lâu sau đó, ngày 27/11/1961 “Đoàn 36 Dầu lửa”chính thức ra đời. Trong từng giai đoạn phát triển của đấtnước, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đếnchiến lược phát triển của Ngành Dầu khí: Ngày 9/8/1975,Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết về việctriển khai thăm dò dầu khí trên cả nước; ngày 3/9/1975,Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Dầu mỏ vàKhí đốt Việt Nam (tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốcgia Việt Nam hôm nay); ngày 7/7/1988, Bộ Chính trị đãban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướngphát triển của Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2000…Đến ngày 19/1/2006, Bộ Chính trị có Kết luận số 41-KL/TWvà ngày 9/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 386/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triểnNgành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướngđến 2025 với mục tiêu: “Phát triển ngành Dầu khí trởthành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao

50 năm Ngành Dầu khí Việt Namthực hiện mong ước của Bác Hồ

Trong gần nửathế kỷ từ lúc phôi thai,các thế hệ người làmcông tác Dầu khí ViệtNam luôn ý thức đượctrách nhiệm đối vớiđất nước, với nhândân, vượt mọi khókhăn, từng bước xâydựng Ngành Dầu khívững mạnh, biến niềmtin và ý chí của Bác Hồvề dầu khí trở thànhhiện thực.

50Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm khu công nghiệp dầu khí Bacu, Azerbaijan ngày 23/7/1959. Ảnh: Tư liệu

TI£u §IÓM

gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chếbiến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu;xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đangành trong nước và quốc tế”.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước,tập thể cán bộ, công nhân lao động Ngành Dầu khí ViệtNam qua các thời kỳ đã cống hiến không mệt mỏi, vượtqua mọi thử thách, khó khăn, xây dựng ngành Dầu khíViệt Nam trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọnghàng đầu của đất nước, có đóng góp to lớn vào côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 6/1986, tấndầu thô đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ đãchính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước sảnxuất, xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới và là đóng gópquan trọng cho nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kỳđổi mới. Tháng 2/2009, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất -công trình trọng điểm Nhà nước về dầu khí bắt đầu chodòng sản phẩm đầu tiên, đánh dấu việc xây dựng đượcmột ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộtừ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến vậnchuyển, chế biến, lọc hóa dầu, góp phần xứng đángthực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng chođất nước.

Noi theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác

Theo đồng chí Đinh La Thăng - Ủy viên BCH Trungương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoànDầu khí Việt Nam: “Chúng ta tự hào vì đã thực hiện đượcmong ước của Bác. Có được điều kỳ diệu đó cũng chínhlà nhờ trong mỗi bước đi bền bỉ và mạnh mẽ của chúngta đều có ánh sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi đường.

Đó là ánh sáng tỏa ra từ một trí tuệ lớn, một trái tim baola, một cốt cách vĩ đại với kết tinh những giá trị đạo đứcViệt Nam cao quý nhất”. Được Ban chỉ đạo Trung ươngCuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” chọn là một trong 24 đơn vị chỉ đạođiểm, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đãtích cực, cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Cuộc vậnđộng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp trên tinh thần“Đổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu tráchnhiệm, quyết định kịp thời” với phương châm “Đồngtâm hiệp lực, hiện đại hội nhập, tăng tốc phát triển” vàbằng các phong trào “Lao động sáng tạo, phát huy sángkiến”, “Việc hôm nay không để ngày mai”, thi đua “Vềđích trước” kế hoạch 2010, Cuộc vận động “Phấn đấutrở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” trongngười lao động toàn Ngành. Cuộc vận động đã thực sựmang đến cho Tập đoàn một luồng sinh khí mới, tạo ratinh thần đoàn kết, nhất trí, chủ động, sáng tạo, sẵnsàng đương đầu với khó khăn thách thức, kịp thời ứngphó với mọi diễn biến bất thường vốn là đặc thù củaNgành Dầu khí, với phương châm hành động là tăngtốc phát triển đã tạo ra sự tăng trưởng đột biến trongsản xuất kinh doanh. Ở hầu khắp các công trường, dựán, tinh thần sống, làm việc và học tập theo gương BácHồ vĩ đại là đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, hiệuquả đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy ngườilao động Ngành Dầu khí hăng say trong lao động sảnxuất.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam luôn hun đúc,cháy bỏng, đau đáu về ước vọng vươn ra biển lớn “sánhvai cùng các cường quốc năm châu”, gắn thương hiệu

của Ngành mình với thương hiệuQuốc gia. Để làm được điều này, Bíthư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam cho rằng: Chúngta cần đổi mới tư duy để biến điềukhông thể thành có thể, biến ướcmơ trở thành hiện thực, đã quyếtliệt cần quyết liệt hơn nữa, đã khátvọng cần khát vọng hơn nữa đểgóp sức xây Tổ quốc Việt Nam nhưước nguyện của Bác kính yêu “Xâydựng đất nước ta ngày càng đànghoàng hơn, to đẹp hơn”…

Việt Phương

PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 7

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/20118

“Chúc Ngành Dầu khí nước ta tiếp

tục phát triển ngày càng vững mạnh,

xứng đáng là một ngành kinh tế mũi

nhọn, đóng góp to lớn hơn nữa vào sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, xứng đáng với truyền thống

vẻ vang của Ngành, xứng đáng với lòng

tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân

dân ta.

Nhân dịp đầu năm mới, xin chúc

các vị đại biểu, các vị khách, các mẹ Việt

Nam Anh hùng, các vị lão thành cách

mạng cùng toàn thể đồng chí, đồng

bào, sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Với tất cả niềm vui, phấn khởi, tự hào,

thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ long trọng tuyên bố Khánh thành

NMLD Dung Quất - Nhà máy lọc dầu

đầu tiên, hiện đại của Việt Nam”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phátbiểu chỉ đạo tại Lễ khánh thành NMLD)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ khánh thành NMLDDung Quất ngày 6/1/2011

TI£u §IÓM

dÇu khÝ - Sè 1/2011 9

Đòn bẩy để kinh tế miền Trung cất cánh

Phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu là chỉ số đánh giá thành công sự nghiệpcông nghiệp hóa của mỗi quốc gia, bởi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò nềntảng với những ảnh hưởng sâu rộng về nhiều mặt của một nền kinh tế. Với tầm nhìn chiếnlược, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư và Chính phủ đã quyết định đầu tư NMLDDung Quất, với số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD. Đây là quyết sách quan trọng của Đảng vàChính phủ trong việc hình thành ngành công nghiệp lọc hóa dầu của Việt Nam và phát triểnvùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau hơn 2 năm kể từ khi Nhà máy đã sản xuất ra dòngsản phẩm đầu tiên (22/2/2009), ngày 30/5/2010, NMLD Dung Quất đã được tổ hợp nhà thầu

NMLD Dung Quất: NMLD Dung Quất:

Bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triểnNgành công nghiệp lọc hóa dầu Việt NamBước khởi đầu quan trọng cho sự phát triểnNgành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam

Từ một vùng gần như không ai biết đến, muốn vào chỉ có cách đi thuyền thúng và đibộ, Dung Quất đang được thế giới biết đến như là trái tim của miền Trung với NMLD DungQuất. Phát biểu tại Lễ khánh thành NMLD Dung Quất ngày 6/1/2011, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việc đưa NMLD Dung Quất vào hoạt động có ý nghĩaquan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, trong tiến trình phát triểnnhanh và bền vững của Quảng Ngãi, của khu vực miền Trung và cả nước, góp phần bảođảm an ninh năng lượng quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu cắt băng khánh thành NMLD Dung Quất ngày 6/1/2011. Ảnh: Duy Khánh

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201110

bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu thờiđiểm chính thức chuyển sang giai đoạn vận hành thươngmại. Năm 2010, tính từ khi bàn giao, Nhà máy đạt doanhthu 60 nghìn tỷ đồng, dự kiến lợi nhuận đạt trên 237 tỷđồng và nộp ngân sách 10 nghìn tỷ đồng. Năm 2011, Nhàmáy sẽ phấn đấu đạt mức doanh thu 77 nghìn tỷ đồng, lợinhuận 550 tỷ đồng và nộp ngân sách 15 nghìn tỷ đồng.

Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,TSKH. Phùng Đình Thực: Việc NMLD Dung Quất đã sảnxuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao và vận hành antoàn, ổn định đã và sẽ mang lại các kết quả chính quantrọng: Về kinh tế và an ninh năng lượng, NMLD DungQuất đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sản phẩm xăng dầutrong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ thịtrường bên ngoài, góp phần đảm bảo an ninh nănglượng; tạo ra các sản phẩm có giá trị, gia tăng hiệu quảsử dụng nguồn tài nguyên dầu khí; phù hợp với quyhoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với doanhsố hàng năm dự kiến đạt trên 75.000 tỷ đồng, NMLDDung Quất sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhànước, tăng nguồn thu ngân sách và phát triển cácngành công nghiệp, tham gia tích cực vào quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch vụ khác của tỉnhQuảng Ngãi và khu vực miền Trung, đưa kinh tế của tỉnhQuảng Ngãi phát triển một bước nhảy vọt, từ tỉnhnghèo phụ thuộc vào ngân sách Trung ương cấp vươnlên tỉnh có thu ngân sách cao trong cả nước. Về xã hội,tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho khoảng1.400 lao động trực tiếp trong NMLD và hàng vạn laođộng trong các ngành sử dụng sản phẩm của Dự án vàcác ngành phụ trợ khác. Một đội ngũ kỹ sư, công nhânViệt Nam trình độ cao đã được đào tạo, đang vận hànhan toàn nhà máy có công nghệ hiện đại bậc nhất hiệnnay trên thế giới. Về chính trị - an ninh - quốc phòng,việc phát triển các khu công nghiệp lọc hóa dầu tạiDung Quất và các nơi khác sẽ góp phần tăng cường hệthống phòng thủ bảo vệ đất nước, đặc biệt là khu vựcđặc quyền kinh tế cũng như vùng kinh tế - quân sựchiến lược Tây Nguyên, hỗ trợ cho các hoạt động tìmkiếm thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa ViệtNam. Về môi trường, dự án NMLD Dung Quất được đầutư công nghệ mới, hiện đại thân thiện với môi trường,được trang bị đầy đủ các phân xưởng, thiết bị xử lý cácchất thải, xử lý sự cố tràn dầu, đảm bảo an toàn môitrường theo qui định, chuẩn mực Việt Nam và quốc tế.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, NMLD Dung Quất đãgóp phần làm tăng trưởng đột biến GDP của Quảng Ngãi,thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiệnđại, biến một tỉnh thuần nông thành tỉnh có nền côngnghiệp tiên tiến. Diện mạo của một vùng cát khô cằn từngàn đời đã bước đầu trở thành khu công nghiệp, đô thịsung túc. Nhà máy đã góp phần tạo công ăn việc làm, thuhút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bước đầu tham giacó hiệu quả nhiệm vụ an sinh, xoá đói giảm nghèo, nângcao đời sống nhân dân không chỉ ở Dung Quất mà còn ởcác vùng sâu, vùng xa khác của tỉnh Quảng Ngãi và cáctỉnh bạn. NMLD Dung Quất và các nhà máy sau lọc dầu đãtạo ra nhu cầu công nghiệp phụ trợ cho lọc hoá dầu, nhucầu cung ứng các dịch vụ cao cấp, làm tăng thêm tính hấpdẫn của môi trường đầu tư ở Quảng Ngãi, thực sự trởthành trái tim của Khu kinh tế Dung Quất, thành đầu tầucủa nền kinh tế khu vực miền.

Để gia tăng hiệu quả, độ linh hoạt trong chế biếncủa Nhà máy và không ngừng tăng nguồn thu cho ngânsách quốc gia, ngay từ năm 2008, Tập đoàn Dầu khí ViệtNam đã lập kế hoạch tổng thể thay thế dần việc sử dụngdầu thô Bạch Hổ giá trị cao bằng chế biến dầu thô nhậpkhẩu. Hiện nay, Tập đoàn đang cùng các đối tác nướcngoài nghiên cứu khả năng nâng cấp, mở rộng NMLDDung Quất. Cuối tháng 10/2010, Tập đoàn đã thuê Tưvấn JGC - Nhật Bản lập Dự án đầu tư, theo đó nguyênliệu sẽ được bổ sung bằng dầu chua, có giá rẻ và nguồncung dồi dào hơn, công suất cũng sẽ được nâng lên đếngần 10 triệu tấn/năm. Dự kiến việc nâng cấp, mở rộngNMLD sẽ hoàn thành vào năm 2016 với số vốn đầu tư bổsung trên 1 tỷ USD.

Góp phần bảo đảm an ninh năng lượng

Phát biểu tại Lễ khánh thành Nhà máy, Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng biểu dương sự cố gắng, nỗ lực, tinhthần vượt khó, hăng say lao động, sáng tạo của cán bộ,công nhân viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, BanQLDA Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tổng thầuTechnip, các nhà thầu khác trong và ngoài nước; sự chỉđạo sát sao, tích cực của Ban chỉ đạo Nhà nước các côngtrình trọng điểm về dầu khí; sự phối hợp có hiệu quả củacác Bộ, Ngành liên quan; đặc biệt là sự ủng hộ tích cực củanhân dân huyện Bình Sơn và sự hợp tác chặt chẽ chặt chẽ,ủng hộ quý báu của lãnh đạo, nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.Việc đưa NMLD Dung Quất vào hoạt động có ý nghĩa

TI£u §IÓM

quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng anninh trong tiến trình phát triển nhanh và bền vững củaQuảng Ngãi, của khu vực miền Trung và cả nước, gópphần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Cho rằngđây là bước phát triển quan trọng đối với Ngành Dầu khíViệt Nam, Thủ tướng khẳng định việc lựa chọn địa điểmvà xây dựng NMLD Dung Quất là một quyết định đầu tưđúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Với công suất chếbiến 6,5 triệu tấn/năm và sản xuất ra nhiều loại sản phẩmxăng dầu chất lượng cao, NMLD Dung Quất đáp ứngkhoảng 30% nhiên liệu cho thị trường trong nước, giảmdần sự phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, tiết kiệmngoại tệ cho đất nước từ nhập khẩu xăng dầu.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, sự thành công củadự án xây dựng Nhà máy có ý nghĩa đặt nền móng, đánhdấu bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển Ngànhcông nghiệp lọc hóa dầu của Việt Nam. NMLD Dung Quấtcòn là đòn bẩy, là hạt nhân công nghiệp tại tỉnh QuảngNgãi và khu vực miền Trung, tạo điều kiện phát triểnnhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan, gópphần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa Quảng Ngãi và cả khu vực miền Trung. Từ khi chạythử, Nhà máy đã từng bước hiện thực hóa vai trò và ýnghĩa to lớn của mình đối với đất nước, tiếp nhận khoảng8,3 triệu tấn dầu thô, chế biến và cung cấp cho thị trường7,2 triệu tấn sản phẩm… Việc xây dựng thành công NMLDDung Quất hiện đại theo hình thức Việt Nam tự đầu tưcùng với việc vận hành an toàn, ổn định và Nhà máy đãđạt công suất tối đa ngay trong năm vận hành thươngmại đầu tiên, đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuậtViệt Nam đã từng bước làm chủ được công nghệ và nângcao tay nghề, hiện nay đã đảm nhận hầu hết các vị tríquan trọng trong quá trình vận hành của Nhà máy. Điềunày đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về năng lựcquản lý, thi công và vận hành Nhà máy hiện đại của độingũ cán bộ công nhân Việt Nam nói chung và Ngành Dầukhí nói riêng. Đặc biệt, với sự ra đời của NMLD Dung Quất,Tập đoàn Dầu khí đã hoàn thành được khâu cuối cùngtrong chuỗi các hoạt động dầu khí hoàn chỉnh từ tìmkiếm, thăm dò, khai thác, đến chế biến, lọc hóa dầu, mởđầu cho một giai đoạn phát triển toàn diện của NgànhDầu khí Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu CBCNV Ngành Dầu khíViệt Nam nói chung và NMLD Dung Quất nói riêng tiếptục phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành, quản lý

và vận hành thật tốt để Nhà máy hoạt động an toàn, ổnđịnh, đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, từ những bàihọc, kinh nghiệm quý giá trong quá trình xây dựngNMLD Dung Quất, Tập đoàn tiếp tục thực hiện thànhcông việc nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất, hoànthành dự án Lọc hóa dầu tại Nghi Sơn (Thanh Hóa), LongSơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Cùng với các dự án trọng điểmkhác về dầu khí, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng rằngTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ góp phần to lớnhơn nữa bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng cho đấtnước. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi,Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban quản lý Khukinh tế Dung Quất, NMLD Dung Quất có trách nhiệmcùng tiếp tục chăm lo giải quyết tốt việc làm, đời sốngcho đồng bào địa phương, nhất là đồng bào phải táiđịnh cư đến nơi ở mới để bàn giao mặt bằng cho xâydựng Nhà máy. Tỉnh Quảng Ngãi phối hợp chặt chẽ vớiBộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan cóphương án bảo vệ tuyệt đối an toàn cho NMLD DungQuất. Việc đưa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vào hoạtđộng là một lợi thế và cơ hội mới của tỉnh Quảng Ngãicũng như của cả khu vực miền Trung, do vậy các bộ,ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ với tỉnh QuảngNgãi và các tỉnh trong khu vực khẩn trương rà soát, bổsung quy hoạch, kế hoạch phát triển toàn diện về kinhtế - xã hội, tạo động lực mới, sức mạnh tổng hợp mới,đưa khu vực miền Trung phát triển nhanh và bền vữngtrong những năm sắp tới.

Việc hoàn thành xây dựng NMLD đầu tiên của ViệtNam tại Dung Quất có ý nghĩa chiến lược về chính trị -kinh tế - xã hội, khẳng định chủ trương đúng đắn củaĐảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về đầu tư dự ánNMLD Dung Quất. Dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực vềchính trị - kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Dự án làmốc quan trọng trong hiện thực hóa mục tiêu chiến lược:công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặt nền móngvững chắc cho việc hình thành ngành công nghiệp lọchóa dầu hoàn chỉnh ở Việt Nam. NMLD đã mang lại diệnmạo mới cho vùng kinh tế trọng điểm Quảng Ngãi nóiriêng và miền Trung nói chung, đánh dấu một mốc sontrong lịch sử phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam, xứngđáng là biểu tượng của giai cấp công nhân Việt Namtrong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 11

Minh Nghĩa

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201112

Tăng tốc phát triển nhanh và bền vững

PV: Năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đãcó bước tiến vượt bậc, toàn diện và vững chắc, khẳng định rõnét vai trò của Tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vị trí đầu tàutrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xinđồng chí cho biết những những điểm nhấn trong sự tăngtrưởng đáng tự hào của Ngành Dầu khí Việt Nam trong năm2010 khi nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam vẫn cònnhiều khó khăn?

Đồng chí Đinh La Thăng: Ý thức đầy đủ về tráchnhiệm của Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã chủ động tổ chứcthực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngay từnhững ngày đầu, tháng đầu của năm kế hoạch 2010 vàtổ chức phát động thi đua quyết tâm nỗ lực, phấn đấu“Về đích trước” tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạchsản xuất, kinh doanh được giao năm 2010 và kế hoạch

5 năm 2006 - 2010. Nhờ vậy, Tập đoàn đã hoàn thànhtoàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ratrong năm 2010, trong đó “về đích trước” các chỉ tiêu là:tổng doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước, kim ngạchxuất khẩu và sản xuất điện đã hoàn thành kế hoạchnăm 2010 vào tháng 10/2010; khai thác khí, sản xuấtđạm và sản xuất xăng dầu đã hoàn thành kế hoạch năm2010 vào tháng 11/2010; khai thác dầu hoàn thành kếhoạch năm vào cuối tháng 12/2010. Cụ thể, tổng doanhthu đạt 478,4 nghìn tỷ đồng, bằng 145% kế hoạch năm,tăng 59% so với cùng kỳ năm 2009, tương đương 24%GDP cả nước. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt49,8 nghìn tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm, tăng43% so với cùng kỳ năm 2009; doanh thu từ dịch vụ dầukhí năm 2010 đạt 152,5 nghìn tỷ đồng, bằng 135% kếhoạch, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 32,0%tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Nộp ngân sách Nhànước đạt 128,7 nghìn tỷ đồng, bằng 134% kế hoạch

Vươn ra biển lớn với thếvà lực mới

Kết thúc năm 2010 - năm cuốithực hiện kế hoạch 5 năm 2006 -2010, năm thứ 5 thực hiện Chiếnlược phát triển Ngành Dầu khíViệt Nam đến năm 2015 và địnhhướng đến năm 2025, Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam đã cánmốc �doanh thu ấn tượng với478,4 nghìn tỷ đồng, bằng 145%kế hoạch năm, tăng 59% so vớicùng kỳ năm 2009, tương đương24% GDP cả nước. Xoay quanhcâu chuyện chuẩn bị tiền đề chotăng tốc phát triển nhanh và bềnvững trong giai đoạn mới, PV Tạpchí Dầu khí có trao đổi với đồngchí Đinh La Thăng - Ủy viên BCHTrung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy,Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khíViệt Nam.

TÊÅP ÀOAÂN DÊÌU KHÑ QUÖËC GIA VIÏåT NAM

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng thăm Cảng dầu khí Vietsovpetro ngày 22/4/2010. Ảnh: Đức Hậu

TI£u §IÓM

dÇu khÝ - Sè 1/2011 13

năm, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm khoảng30% tổng thu ngân sách nhà nước.

Năm 2010 ghi nhận Tập đoàn có 7 phát hiện dầu khímới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 43 triệu tấn quy đổi(bằng 123% kế hoạch năm), đưa 5 mỏ dầu khí mới và 5khu vực dầu khí mới vào khai thác, tổng sản lượng khaithác quy dầu năm 2010 đạt 24,41 triệu tấn (bằng 106% kếhoạch năm), sản lượng khai thác khí đạt 9,4 tỷ m3 (bằng118,0% kế hoạch năm), cung cấp khí khô cho các hộ tiêuthụ đạt 9,29 tỷ m3 (bằng 122% kế hoạch năm), sản xuất vàcung cấp cho lưới điện quốc gia đạt 12,55 tỷ kWh (bằng125% kế hoạch năm và tăng 47% so với năm 2009). Sảnlượng sản xuất đạm đạt 806 nghìn tấn, bằng 109% kếhoạch năm, tăng 7% so với năm 2009; sản phẩm sản xuấtcủa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đạt 5,71 triệu tấn; sảnphẩm xăng dầu từ Nhà máy condensate Phú Mỹ đạt 467nghìn tấn… Trong năm 2010, Tập đoàn đảm bảo tiến độthực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí vàcác dự án trọng điểm của Tập đoàn; đưa vào vận hành 36công trình, khởi công mới 36 công trình/dự án; tiếp tụcđẩy mạnh công tác mở rộng đầu tư ra nước ngoài và hộinhập quốc tế. Tập đoàn đã nâng cao chất lượng hệ thốngchính trị qua việc tổ chức thành công Đại hội đại biểuĐảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ I vàtiếp tục triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, làm tăng sứcmạnh, vai trò, vị trí, năng lực và sức chiến đấu của Đảngbộ. Khắc ghi niềm mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúcsinh thời “Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũngđược học hành”, Petrovietnam còn là đầu tàu trong thực

hiện công tác an sinh xã hội, với tổng số tiền thực hiệncho công tác này trên 714,4 tỷ đồng, bằng 143% so với sốtiền cam kết cả năm 2010 (500 tỷ đồng).

PV: Năm 2010, Chiến lược tăng tốc phát triển Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2015 và định hướngđến năm 2025 đã được Hội đồng thành viên phê duyệt vớiquan điểm chiến lược là xây dựng Petrovietnam thành Tậpđoàn kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh ở trongnước và quốc tế. Theo đồng chí để vươn ra biển lớn,Petrovietnam đã chuẩn bị thế và lực mới như thế nào?

Đồng chí Đinh La Thăng: Quan điểm chỉ đạo củaChiến lược tăng tốc là đưa ra các giải pháp có trọng điểm,mũi nhọn và có tính chất đột phá, nhằm đạt được nhữngmục tiêu chiến lược đã đề ra và vượt một số chỉ tiêu màPetrovietnam có thế mạnh. Quan điểm chiến lược là xâydựng Petrovietnam thành Tập đoàn kinh tế năng động,có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệuquả kinh doanh cao bằng cách tối ưu hóa việc sử dụngmọi nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh hoạt động và tập trungđầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là: thăm dò,khai thác, lọc hóa dầu, sản xuất điện khí và dịch vụ kỹthuật dầu khí, gia tăng giá trị tài nguyên dầu khí trongnước, gia tăng nguồn tài nguyên dầu khí từ nước ngoài,tăng cường xã hội hóa để thu hút nguồn đầu tư khác vàocác lĩnh vực không phải là cốt lõi của Tập đoàn, tạo điềukiện cho các lĩnh vực này hỗ trợ cho các lĩnh vực cốt lõi vàcùng phát triển, trên cơ sở đó giữ vững vai trò đầu tàu củanền kinh tế, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, tíchcực tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an

ninh năng lượng, an ninh lương thực,bảo vệ môi trường, phát triển bềnvững và đi đầu trong công tác an sinhxã hội. Từ đó, mục tiêu tổng quát màTập đoàn đặt ra là phấn đấu đạt vàvượt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chiếnlược phát triển Ngành Dầu khí ViệtNam đến năm 2015 và định hướngđến năm 2025 đã được Bộ Chính trịkết luận và Thủ tướng Chính phủquyết định; xây dựng Petrovietnamtrở thành thương hiệu quốc gia biểutượng của đất nước Việt Nam năngđộng trên con đường hội nhập kinhtế quốc tế, là hình mẫu tốt nhất củadoanh nghiệp Nhà nước, thể hiện rõnhất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà

PETROVIETNAM

Giàn khoan đất liền PVD11 làmviệc tại sa mạc Sahara (Algieria)

dÇu khÝ - Sè 1/201114

nước.

Từ chỗ xác định được hướng đi rõ ràng, Petrovietnamđã chủ động, quyết liệt vượt qua khó khăn, tạo ra thế vàlực để bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, với cácchỉ tiêu chủ yếu đạt được năm 2010, Tập đoàn đã hoànthành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch 5năm 2006 - 2010 được Chính phủ giao, với doanh thutoàn Tập đoàn đạt 1 424,5 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân28%/năm, tương đương 18 - 20% GDP cả nước, tăng 3,1lần so với thực hiện 5 năm 2001 - 2005; nộp ngân sáchnhà nước đạt 508,1 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân18,3%/năm, chiếm trung bình 28 - 30%/năm tổng thungân sách Nhà nước, tăng gần 2,5 lần so với thực hiện 5năm 2001 - 2005; kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình5%/năm, chiếm trung bình 15%/năm tổng kim ngạchxuất khẩu của cả nước, tăng trên 95% so với thực hiện 5năm 2001 - 2005; năng suất lao động trung bình tăng 1,8lần so với thực hiện 5 năm 2001 - 2005; vốn chủ sở hữutăng 2,4 lần so với đầu kỳ kế hoạch; hệ số nợ trên tổng tàisản là 0,36 - đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh vàđầu tư… Thực hiện khát vọng hiện đại, hội nhập, tăng tốcphát triển, làm chủ biển lớn, toàn Tập đoàn đồng tâmhiệp lực tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện triệt để3 giải pháp đột phá: về quản lý, về phát triển nguồn nhânlực và về khoa học và công nghệ nhằm rút ngắn khoảng

cách phát triển với các tập đoàn dầu khí lớn trong khu vựcvà trên thế giới, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượtmức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 - 2015.

Biến áp lực thành động lực phát triển

PV: Năm 2011 với nhiều khó khăn đang chờ đợi phíatrước, đây cũng là năm đầu tổ chức thực hiện Nghị quyết Đạihội lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tậpđoàn lần thứ nhất, là năm Tập đoàn tập trung thực hiện kếhoạch 5 năm 2011 - 2015. Petrovietnam sẽ chèo lái conthuyền Dầu khí vươn ra biển lớn như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Đinh La Thăng: Đối với Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam, Cuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có ý nghĩa đặc biệtthiêng liêng bởi những trưởng thành vượt bậc mà chúngta đạt được ngày nay đều khởi đầu bởi một ước vọng lớnvà đầy tính tiên tri của Bác Hồ. Và dưới sự lãnh đạo tài tìnhvà sáng suốt của Đảng, Nhà nước, tập thể lãnh đạo, các thếhệ những người lao động Ngành Dầu khí “những người đitìm lửa say mê và sáng tạo” đã cống hiến không mệt mỏi,đã vượt qua mọi trở ngại để xây dựng Ngành Dầu khí ViệtNam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng hàngđầu của đất nước. Có được điều kỳ diệu đó cũng chính lànhờ trong mỗi bước đi bền bỉ và mạnh mẽ của chúng tađều có ánh sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi đường.

TI£u §IÓM

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xác định, hoạtđộng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí luôn đượcĐảng, Nhà nước coi là hoạt động cốt lõi của Ngành Dầukhí, vì vậy, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư phát triểnkhông chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Như chỉ đạocủa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: “Phải xây dựng Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam thành một hình mẫu doanhnghiệp nhà nước tốt nhất, thể hiện rõ nhất vai trò trụ cột,chủ đạo của kinh tế nhà nước trong quá trình phát triểnđất nước”. Đó chính là mục tiêu, động lực và giải pháp đểtăng tốc phát triển, thực hiện khát vọng đưa con tàu Dầukhí ra biển lớn, khẳng định vị thế thương hiệu Việt của Tậpđoàn trong khu vực và trên thế giới. Bước sang năm 2011,một năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam, là năm đầu tổ chức thực hiệnNghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng và Nghịquyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ViệtNam lần thứ nhất, cũng là năm chúng ta tập trung bướcvào thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và kỷ niệm 50năm Ngày truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam; Đảngủy, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam mongmuốn và kêu gọi toàn thể hơn 45.000 cán bộ, đảng viên,công nhân viên lao động với truyền thống quý báu củanhững người làm dầu khí, bằng sự nỗ lực, lòng yêu nghề,sự lao động sáng tạo và ý chí quyết tâm, hãy chung sức

chung lòng, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệmvụ đề ra.

Dẫu biết rằng nhiệm vụ phía trước rất nặng nề, khókhăn với nhiều thách thức, nhưng khi quyết tâm thựchiện được điều đó, Tập đoàn sẽ biến áp lực thành độnglực phát triển, khẳng định quyết tâm “Phát huy truyềnthống Anh hùng, đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt,tăng tốc phát triển, giữ vững vị trí đầu tàu trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chúng ta chỉ cóthể tự tin mang cái gánh nặng ấy và bước đi vững chãi khicùng ghé vai vào, cùng bước đi một nhịp với tinh thần“Đổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu tráchnhiệm, quyết định kịp thời”, với phương châm “Đồng tâmhiệp lực, hiện đại hội nhập, tăng tốc phát triển”. Và hơn lúcnào hết, mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần phát huy truyềnthống đơn vị Anh hùng Lao động, với những phầnthưởng cao quí nhất mà Đảng, nhà nước và nhân dân đãtặng thưởng, bằng tất cả nhiệt huyết, quyết tâm, khátvọng vươn lên và niềm tự hào về thương hiệu Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam, tạo ra thế và lực mới cho sựphát triển của Tập đoàn, quyết tâm đưa Tập đoàn sánh vaicùng các Tập đoàn kinh tế lớn trong khu vực và trên thếgiới trong thời gian không xa.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí! PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 15

Việt Hà (thực hiện)

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201116

PV: Bước vào năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm2011 - 2015 để tăng tốc phát triển bền vững, nâng cao nănglực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Xin Tổng giám đốccho biết Tập đoàn sẽ triển khai kế hoạch trong năm đầu tiêncủa giai đoạn mới như thế nào?

TSKH. Phùng Đình Thực: Qua gần 5 năm thực hiệnChiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm2015 và định hướng đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậccả về quy mô và chiều sâu, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đềra, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của đất nước, công cụ ổnđịnh kinh tế vĩ mô của Chính phủ và góp phần đắc lựctrong việc đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ chủquyền quốc gia trên biển và đảm bảo an sinh xã hội. Xácđịnh năm 2010 là một năm có ý nghĩa hết sức bản lề, vừađể hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm, vừa tạo tiền đề

quan trọng cho kế hoạch 5 năm tới, Tập đoàn đã xây dựngcác mục tiêu trong năm 2010 bảo đảm cho sự phát triểncao hơn nhiều so với năm 2009, với các chỉ tiêu tăngtrưởng trong từng lĩnh vực đạt mức cao hơn năm 2009 từ20 đến 30%. Đây cũng là năm ghi nhận quyết tâm nỗ lựccủa toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao độngNgành Dầu khí, phấn đấu “Về đích trước” tất cả các chỉtiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2010và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 với tổng doanh thu đạt478,4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, Tập đoàn đã tăng cườngmở rộng hợp tác đầu tư ra nước ngoài, đẩy mạnh năng lựcvề kỹ thuật - công nghệ, cơ sở vật chất và chất lượngnguồn nhân lực, uy tín của Tập đoàn ngày càng đượckhẳng định cả ở trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyểnmình mạnh mẽ sang giai đoạn mới thực hiện Chiến lược

Petrovietnam

tăng tốc để phát triển bền vững

TSKH. Phùng Đình Thực - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệpTrung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoànDầu khí Việt Nam

Bước sang giai đoạn phát triển mới, trước yêu cầu hộinhập và toàn cầu hóa, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽtriển khai Chiến lược tăng tốc phát triển đến năm 2015 vàđịnh hướng đến năm 2025, với mục tiêu xây dựngPetrovietnam trở thành Doanh nghiệp dân tộc, biểu tượngcủa đất nước Việt Nam năng động trên con đường hội nhậpkinh tế quốc tế, là hình mẫu của doanh nghiệp Nhà nước, thểhiện rõ nhất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. TSKH.Phùng Đình Thực - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy KhốiDoanh nghiệp Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, UVHĐTV,Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao đổi với PV Tạpchí Dầu khí xung quanh vấn đề này!

TI£u §IÓM

kinh tế xã hội 10 năm 2011 - 2020, Tập đoàn Dầu khí Quốcgia Việt Nam không thỏa mãn với những kết quả đã đạtđược, mà quyết tâm tăng tốc phát triển bền vững, nângcao năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Đối vớinăm 2011, Tập đoàn đã xây dựng và phấn đấu tổ chứcthực hiện thành công các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 vớicác chỉ tiêu: gia tăng trữ lượng dầu khí 30 - 35 triệu tấnquy đổi; khai thác dầu khí 23,2 triệu tấn quy đổi (trong đó,khai thác 15 triệu tấn dầu thô và 8,2 tỷ m3 khí); sản xuất12,3 tỷ kWh điện, 0,74 triệu tấn phân đạm, 5,6 triệu tấnxăng dầu các loại. Doanh thu toàn Tập đoàn năm 2011phấn đấu đạt 486 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhànước đạt 101,2 nghìn tỷ đồng, năng suất lao động đạt10,8 tỷ đồng/người/năm. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đặtra kế hoạch cho cả giai đoạn 2011 - 2015 với các chỉ tiêuchính: gia tăng trữ lượng dầu khí 175 - 225 triệu tấn quyđổi; khai thác dầu khí 142,1 triệu tấn quy đổi, bằng120,18% so với thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 (trong đó,khai thác 90,5 triệu tấn dầu thô và 51,6 tỷ m3 khí); sản xuất

108 tỷ kWh điện, 8 triệu tấn phân đạm, 45 triệu tấn xăngdầu các loại. Doanh thu toàn Tập đoàn giai đoạn 2011 -2015 phấn đấu đạt 3,04 triệu tỷ đồng, bằng 213,41% sovới thực hiện giai đoạn 2006 - 2010; nộp ngân sách Nhànước đạt 650 nghìn tỷ đồng, năng suất lao động đạt 13,5tỷ đồng/người/năm.

PV: Được xác định là một trong những lĩnh vực cốt lõicủa Ngành Dầu khí, trong năm 2010, Petrovietnam đã tăngcường đầu tư phát triển tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khíkhông chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Bước đi cụ thểtrong lĩnh vực này sẽ được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ViệtNam thực hiện như thế nào trong Chiến lược tăng tốc pháttriển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, thưaTổng giám đốc?

TSKH. Phùng Đình Thực: Theo Chiến lược tăng tốc,Tập đoàn sẽ tập trung đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm, thămdò và khai thác trong nước, trong đó dành tỷ lệ tham giacao nhất có thể tại các bể truyền thống như Cửu Long,

dÇu khÝ - Sè 1/2011 17

PETROVIETNAM

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nga Dmitri A. Medvedev chứng kiến lễ ký thỏa thuận giữa Tổng giám đốc Petrovietnam vàTổng giám đốc OAO Zarubezhneft về hợp tác dầu khí Việt - Nga tại Liên doanh Vietsovpetro sau năm 2010

dÇu khÝ - Sè 1/201118

Nam Côn Sơn, Malay Thổ Chu, Sông Hồng. Đồng thời, tíchcực chủ động tự thực hiện điều tra cơ bản và tiến hànhtìm kiếm thăm dò; đầu tư phương tiện, thiết bị phục vụcông tác tìm kiếm, thăm dò, đặc biệt đối với khu vực nướcsâu, xa bờ; song song với kêu gọi các đối tác tiềm năng cóquan tâm đầu tư vào tìm kiếm, thăm dò tại những vùngnước sâu, xa bờ thuộc thềm lục địa Việt Nam. Sớm đưa cácphát hiện dầu khí vào khai thác; tích cực tận thăm dò,tăng cường và nâng cao thu hồi; có chính sách về giá khíđể thu hút đầu tư và thúc đẩy các dự án thăm dò khai tháckhí; nghiên cứu các dạng hydrocarbon phi truyền thống(khí than, khí nông, hydrate khí). Tập đoàn cũng sẽ tíchcực tìm kiếm đối tác chiến lược, đầu tư thích hợp để mởrộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài, kết hợp giữa muatài sản và hợp đồng tìm kiếm, thăm dò nhằm tập trungđầu tư 2 - 3 “khu vực trọng điểm” trong vòng 10 năm tới.Giai đoạn 2011 - 2015, Tập đoàn phấn đấu gia tăng trữlượng 38 - 44 triệu tấn quy dầu/năm (trong đó trong nướclà 26 - 28 triệu tấn quy dầu/năm, ngoài nước là 12 - 16triệu tấn quy dầu/năm); giai đoạn 2016 - 2025, phấn đấugia tăng trữ lượng 36 - 48 triệu tấn quy dầu/năm (trong đó

trong nước là 20 - 26 triệu tấn quy dầu/năm, ngoài nướclà 16 - 22 triệu tấn quy dầu/năm). Về khai thác dầu khí,đến năm 2015 đạt 33 triệu tấn quy dầu/năm (trong đótrong nước là 29 triệu tấn, ngoài nước là 4 triệu tấn); đếnnăm 2020 đạt 43 triệu tấn quy dầu/năm (trong đó trongnước là 31 triệu tấn, ngoài nước là 12 triệu tấn); đến năm2025 đạt 43 triệu tấn quy dầu/năm (trong đó trong nướclà 27 triệu tấn, ngoài nước là 16 triệu tấn).

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, bên cạnh giảipháp về tài chính và thu xếp vốn, giải pháp an toàn, môitrường và phát triển bền vững, Tập đoàn đã xây dựng giảipháp đột phá bao gồm nhóm giải pháp trong lĩnh vựcquản lý, phát triển nguồn nhân lực và khoa học - côngnghệ. Được coi là giải pháp động lực và nền tảng của sựphát triển, xác định đầu tư mạnh cho khoa học công nghệđể tăng tốc phát triển bền vững, nhằm thực hiện bằngđược mục tiêu đã đề ra trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò,khai thác dầu khí, Tập đoàn đẩy nhanh tiếp nhận và đổimới công nghệ một cách đồng bộ: kỹ thuật thu nổ, xử lý,minh giải tài liệu, chương trình phân tích tổng hợp, môhình hóa và đánh giá trữ lượng dầu khí. Lựa chọn công

TI£u §IÓM

nghệ khoan phù hợp, chú ý công nghệ khoan thângiếng nhỏ, khoan ngang, khoan dưới áp suất cân bằng.Triển khai và phát triển công nghệ khai thác mỏ cóđiều kiện địa chất phức tạp như móng nứt nẻ, áp suấtnhiệt độ cao, tương đồng với các đặc điểm dầu ViệtNam có nhiều parafin, khí có CO2… công nghệ khaithác thứ cấp nhằm gia tăng thu hồi dầu và duy trì sảnlượng giếng. Các nhà nghiên cứu và phát triển khoahọc công nghệ của Ngành Dầu khí phải giải quyếtđược các bài toán như: đánh giá tiềm năng dầu khí củacác tập trầm tích Oligocen bể Cửu Long (đặc biệt là cáctập E, F); hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu E&P; nghiêncứu nâng cao hệ số thu hồi dầu các mỏ đang khai tháccủa Việt Nam; nghiên cứu các giải pháp tổng hợp đểkhai thác các mỏ nhỏ, mỏ tới hạn; nghiên cứu có lựachọn về địa chất dầu khí nước ngoài, điều kiện pháp lý,địa lý, chính trị làm cơ sở cho các kế hoạch đầu tư ranước ngoài của Petrovietnam…

PV: Có thể nói, những kết quả ấn tượng màPetrovietnam đạt được trong năm qua, khẳng định sựhiệu quả trong việc tổ chức đẩy mạnh thực hiện Cuộc vậnđộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” bên cạnh phong trào thi đua “Về đích trước” ngaytừ ngày đầu, tuần đầu của năm 2010. Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các phong tràothi đua như thế nào để phát huy sức mạnh tập thể của độingũ hơn 45.000 CBCNV, thưa Tổng giám đốc?

TSKH. Phùng Đình Thực: Tập đoàn đã, đang và sẽthực hiện tốt tinh thần “Đổi mới quyết liệt, dám nghĩdám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời”,với phương châm “Đồng tâm hiệp lực, hiện đại hộinhập, tăng tốc phát triển”, tạo được các phong trào“Lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến”, “Việc hôm naykhông để ngày mai” cùng với các phong trào thi đuasôi nổi, rộng khắp trên mọi mặt sản xuất kinh doanhcủa Tập đoàn. Xác định trách nhiệm là Tập đoàn kinh tếchủ lực của đất nước, toàn Đảng bộ và cả hệ thốngchính trị của Tập đoàn thể hiện quyết tâm chính trị caonhất của mình bằng việc phát động thi đua “Về đíchtrước”. Kết thúc năm 2010, Tập đoàn hoàn thành vượtmức và toàn diện tất cả các chỉ tiêu đã đề ra, trong đócó 9 đơn vị đạt mức doanh thu vượt trên 130% kếhoạch (Vietsovpetro, PVEP, PV GAS, PV OIL, PV Power,PTSC, DMC, PV EIC, PVMTC); 13 đơn vị có tốc độ tăng

trưởng doanh thu trên 30% so với thực hiện năm 2009(Vietsovpetro, PV GAS, PV Power, PV OIL, PETEC, PVDrilling, PTSC, PVC, DMC, Petrosetco, PVTrans, PV EIC,VPI); 8 đơn vị đạt mức lợi nhuận trước thuế vượt trên130% kế hoạch (Vietsovpetro, PVEP, PV GAS, PETEC,PVFCCo, PTSC, PVC, Petrosetco); 10 đơn vị có mức nộpngân sách Nhà nước vượt trên 130% kế hoạch (PVEP,PV GAS, PETEC, PVFCCo, PTSC, PVC, PV Trans, PV EIC,VPI, Vietsovpetro).

Giai đoạn 2011 - 2015 là giai đoạn có ý nghĩa quyếtđịnh trong việc thực hiện Chiến lược tăng tốc pháttriển, Tập đoàn tiếp tục phát động phong trào thi đua,quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đãđề ra với chủ đề “Tập thể lao động dầu khí Anh hùng,đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắnglợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 -2015”. Xác định trong giai đoạn mới vẫn còn nhiều khókhăn và thách thức đang chờ đợi chúng ta phía trướckhi điều kiện tìm kiếm thăm dò dầu khí ngoài khơingày càng phức tạp, nguồn nhân lực trình độ cao cònthiếu, khả năng tiếp cận vốn còn hạn chế, cạnh tranhgay gắt trong việc tiếp cận các nguồn dầu khí trongkhu vực và trên thế giới… Những nhiệm vụ lớn nhưvậy, khó như vậy đang đòi hỏi cả tập thể trên 40 nghìncán bộ công nhân viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ViệtNam trong giai đoạn tới tiếp tục “Đồng tâm hiệp lực,đổi mới quyết liệt” để “Tăng tốc phát triển”. Đó chính làcơ sở, là phương tiện, là con đường để chúng ta vượtlên phía trước. Tôi luôn tin tưởng vững chắc rằng, vớibản lĩnh, kinh nghiệm của những người lao động Dầukhí, cùng với truyền thống nửa thế kỷ và 35 năm pháttriển trưởng thành của đơn vị Anh hùng; với tình cảm,trách nhiệm trước Đảng, đất nước và nhân dân, bằngsự đoàn kết nhất trí, sự nỗ lực cố gắng cao nhất của tậpthể cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong NgànhDầu khí, nhất định Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ViệtNam sẽ thực hiện thắng lợi toàn diện tất cả các chỉ tiêuvà nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2011, năm đầutiên của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, đưa Tập đoànsang một giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ hơn vàvững chắc hơn.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Tổng giám đốc! PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 19

Việt Hà (thực hiện)

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201120

Các đồng chí thân mến,

Tôi rất phấn khởi khi nhận được tin Nhà máy Lọc dầuDung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta đãđược xây dựng thành công và đi vào hoạt động một cáchổn định, hiệu quả. Tôi xin nhiệt liệt biểu dương và chúcmừng tập thể cán bộ, công nhân viên Ngành Dầu khí về

thành tích này. Có thể nóiviệc xây dựng thành côngNhà máy lọc dầu tại QuảngNgãi là thành tựu lớn củangành công nghiệp dầukhí, một bước tiến dài củasự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nướcvà cũng là sự khẳng địnhtính đúng đắn của chủtrương, đường lối củaĐảng, Nhà nước trong việcthúc đẩy phát triển kinh tếcủa khúc ruột miền Trung.

Đảm bảo an ninhnăng lượng quốc gia,trong đó có việc dự báo vàđáp ứng nhu cầu vềnguồn xăng dầu phục vụyêu cầu phát triển kinh tế -xã hội, thực hiện côngnghiệp hóa hiện đại hóađất nước là vấn đề cơ bảnluôn được Đảng, Nhànước ta đặc biệt quantâm, bảo đảm đầu tư đitrước một bước với tốc độcao, đồng bộ, bền vững.Tôi rất mừng Ngành Dầu

khí với tư cách là ngành kinh tế chiến lược, mũi nhọn đãcó những nỗ lực vượt bậc, phát huy sự năng động, sángtạo của của tập thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viêntrong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đãtrở thành một Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước,đi tiên phong trong việc triển khai đầu tư các dự án đáp

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam:

Phát huy tối đa trí tuệ,sức mạnh Việt Nam(*)

Phát huy tối đa trí tuệ,sức mạnh Việt Nam(*)

Trong thư gửi tập thể cán bộ, công nhân viên Ngành Dầu khí Việt Nam nhân sựkiện Khánh thành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấnmạnh: Việc xây dựng thành công Nhà máy lọc dầu tại Quảng Ngãi là thành tựu lớncủa ngành công nghiệp dầu khí, một bước tiến dài của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và cũng là sự khẳng định tính đúng đắn của chủ trương, đườnglối của Đảng, Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khúc ruột miền Trung.BBT Tạp chí Dầu khí trân trọng giới thiệu với độc giả nội dung bức thư của nguyênTổng Bí thư Đỗ Mười.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm NMLD Dung Quất. Ảnh: Tư liệu

TI£u §IÓM

(*) Tiêu đề bài viết do BBT Tạp chí Dầu khí đặt

ứng nhu cầu năng lượng quốc gia mà việc xây dựngthành công Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính là mộtminh chứng tiêu biểu cho điều này.

Các đồng chí thân mến,

Trong những năm tiếp theo, với đà phát triển khôngngừng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũngnhư các sản phẩm lọc hóa dầu chắc chắn sẽ tăng mạnh. Vìvậy, Ngành Dầu khí cần tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữađể giữ vững tốc độ phát triển; đẩy mạnh thăm dò khaithác, chế biến dầu khí; tích cực đầu tư nâng cấp, mở rộngNhà máy Lọc dầu Dung Quất bảo đảm sản xuất an toàn,ổn định, tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục khẩn trương

triển khai một cụm công nghiệp lọc hóa dầu ở phía Bắc,

một cụm công nghiệp lọc hóa dầu ở phía Nam đáp ứng

nhu cầu năng lượng của nền kinh tế. Tôi tin tưởng rằng trí

tuệ, sức mạnh Việt Nam trong mỗi con người của Ngành

Dầu khí sẽ được phát huy tối đa. Ngành Dầu khí sẽ hoàn

thành tốt các trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân

giao phó.

Nhân dịp này, tôi xin gửi đến các đồng chí cán bộ,

công nhân viên Ngành Dầu khí lời chúc mừng năm mới

mạnh khỏe, hạnh phúc với nhiều thắng lợi mới. Chúc cho

Ngành Dầu khí nói chung và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

nói riêng ngày càng phát triển.

dÇu khÝ - Sè 1/2011 21

Đỗ Mười

Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam

Chào thân ái,

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201122

2. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ViệtNam tổ chức thành công Đại hội thi đuayêu nước lần thứ 2 (giai đoạn 2011 - 2015)và được Đảng, Nhà nước trao tặng Huânchương Sao Vàng - Huân chương cao quýnhất của Đảng và Nhà nước trao cho nhữngthành tích mà các thế hệ cán bộ, công nhânviên Ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt đượctrong suốt chặng đường gần nửa thế kỷ qua.Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 2 đã tôn vinh16 tập thể xuất sắc nhất trong phong trào thiđua yêu nước, tôn vinh 49 gương điển hìnhxuất sắc và 35 gương điển hình tiên tiến.

3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ViệtNam tròn 35 tuổi và chuyển sang hoạtđộng theo mô hình Công ty TNHH 1 TV kểtừ ngày 1/7/2010. Trong thư chúc mừng, Thủtướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mong“Ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục phát huythành tựu to lớn và truyền thống anh hùngcủa Ngành, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao, xây dựng Ngành Dầu khínước ta ngày càng vững mạnh, xứng đáng làmột ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớnhưn nữa vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, xứng đáng với truyền thốngvẻ vang của Ngành, với lòng tin yêu của Đảng,Nhà nước và nhân dân ta”.

1. Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam lần thứ nhất nhiệm kỳ2010 - 2015 thành công tốt đẹp, là Đại hội“Phát huy truyền thống Anh hùng, đồng tâmhiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển,giữ vững vị trí đầu tàu trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Với tinhthần “Đổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời”,theo phương châm “Đồng tâm hiệp lực, hiệnđại hội nhập, tăng tốc phát triển”, Đại hội thựcsự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cánbộ, đảng viên, công nhân viên và người laođộng toàn Tập đoàn.

10 SÛÅ KIÏ åN NÖÍ I BÊÅT NÙM 2010 CUÃA

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đ/c Phạm Thế Duyệt, đ/c Hà Thị Khiết với cán bộ,đảng viên Ngành Dầu khí Việt Nam tại Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ I Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đ/c Phạm Thế Duyệt, đ/c Hà Thị Khiết với cán bộ,đảng viên Ngành Dầu khí Việt Nam tại Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ I

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao tặng Huân chương Sao Vàng choTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Dầu khí”cho các cá nhân có đóng góp to lớn nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Ngành

TI£u §IÓM

dÇu khÝ - Sè 1/2011 23

TÊÅP ÀOAÂN DÊÌU KHÑ QUÖËC GIA VIÏåT NAM

4. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđạt kỷ lục mới về doanh thu (đạt 478,4 nghìntỷ đồng, tăng 59% so với năm 2009, tươngđương 24% GDP), nộp ngân ngân sách nhànước (đạt 128,7 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so vớinăm 2009, chiếm khoảng 30% thu ngân sáchNhà nước) và doanh thu dịch vụ (đạt 152,5nghìn tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2009). Khaithác tấn dầu thô thứ 260 triệu vào ngày22/10/2010; sản xuất m3 khí khô thứ 50 tỷ vàongày 24/6/2010; sản xuất kWh điện thứ 25 tỷvào ngày 6/12/2010 và sản xuất tấn phân đạmurê thứ 4 triệu vào ngày 29/4/2010.

5. Có 7 phát hiện dầu khí mới, đưa 5 mỏ dầu khímới vào khai thác; đưa công trình Thu gom khíđồng hành và gaslift mỏ Rồng - Đồi Mồi vào vậnhành trước 5 tháng 22 ngày; khai thác tấn dầucông nghiệp đầu tiên từ mỏ Nhenhexky Liên bangNga. Đưa Liên doanh Gazpromviet (tại Liên bangNga) và Liên doanh khai thác dầu khí tại mỏ Junin2 - Venezuela vào hoạt động. Đặc biệt, sau biểutượng cho sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực dầu khícủa XNLD Vietsovpetro, Liên doanh Rusvietpetro hứahẹn là đơn vị đầu tàu, đóng vai trò định hướng quantrọng cho việc triển khai các hoạt động hợp tác đã thoảthuận cũng như tìm kiếm những cơ hội hợp tác mớicủa ngành Dầu khí hai nước ở Liên bang Nga.

6. Ký kết Hiệp định giữa Chính phủ Cộnghòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bangNga về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vựcthăm dò địa chất và khai thác dầu và khíthềm lục địa Việt Nam trong khuôn khổ liêndoanh Việt - Nga “Vietsovpetro” và XNLDVietsovpetro được Đảng, Nhà nước trao tặngHuân chương Sao Vàng. Phát huy truyền thốngcủa đơn vị hai lần Anh hùng lao động, Huânchương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng,tập thể lao động quốc tế Liên doanh Vietsovpetroquyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kếhoạch được giao với sản lượng dầu khai thác ítnhất 6,31 triệu tấn trong năm 2011.

Phát hiện dầu khí mới tại mỏ Sư Tử Nâu

Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lãnh đạo Zarubezhneft và Liêndoanh Rusvietpetro tại lễ mừng sự kiện đón dòng dầu đầu tiên tại Liên bang Nga Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lãnh đạo Zarubezhneft và Liêndoanh Rusvietpetro tại lễ mừng sự kiện đón dòng dầu đầu tiên tại Liên bang Nga

Lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga về việc tiếp tục hợptác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí thềm lục địa Việt Namtrong khuôn khổ liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201124

7. Đưa Nhà máy Lọc dầu DungQuất và Nhà máy sản xuấtPolypropylene vào vận hành thươngmại, là mốc quan trọng trong hiện thựchóa mục tiêu chiến lược: công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, đặt nền móng vữngchắc cho việc hình thành ngành côngnghiệp lọc hóa dầu hoàn chỉnh ở Việt Nam,đảm bảo từng bước về an ninh nănglượng; mang lại diện mạo mới cho vùngkinh tế trọng điểm Quảng Ngãi nói riêng vàmiền Trung nói chung. Năm 2010, tính từkhi bàn giao, Nhà máy Lọc dầu Dung Quấtđạt doanh thu 60 nghìn tỷ đồng, dự kiến lợinhuận đạt trên 237 tỷ đồng và nộp ngânsách 10 nghìn tỷ đồng.

8. Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2phát điện lên lưới điện quốc gia. Sau18 tháng thi công kể từ ngày khởi công27/6/2009, đến nay dự án đã cơ bản xâydựng lắp đặt đạt 86,50% khối lượng toànbộ Nhà máy; hòa đồng bộ phát điện lầnđầu tổ máy GT11 lên lưới điện Quốc giavào 15 giờ 59 phút ngày 26/12/2010 sớmhơn 2 ngày so với đăng ký với Trung tâmđiều độ (Ao) đảm bảo chất lượng, an toàn,tiến độ đạt yêu cầu đề ra. Theo kế hoạch,Nhà máy sẽ vận hành chu trình đơn tổmáy GT11 vào 1/3/2011, vận hành chutrình đơn tổ máy tổ máy GT12 vào31/3/2011 và vận hành chu trình hỗn hợpvào 31/10/2011.

9. IPO thành công Tổng công ty KhíViệt Nam (PV GAS) và Công ty Thươngmại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC. Việc PVGAS chào bán cổ phiếu lần đầu ra côngchúng được xem là sự kiện đấu giá cổ phầnlớn nhất từ trước đến nay với 27 công tychứng khoán đăng ký làm đại lý đấu giá tại82 điểm đấu giá trên cả nước, 14 công tydầu khí và các quỹ đầu tư tài chính hàngđầu thế giới tham gia đấu giá làm nhà đầutư chiến lược. Bên cạnh đó, PETEC cũng trởthành doanh nghiệp đầu mối kinh doanhxăng dầu đầu tiên của Nhà nước được cổphần hóa.

Lễ bàn giao Nhà máy sản xuất Polypropylene

Tổ máy turbine khí G11 Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2 chính thức hòa lưới điện Quốc giavào ngày 30/12/2010, là công trình chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng

Một góc công trình khí của Tổng công ty Khí Việt Nam

TI£u §IÓM

dÇu khÝ - Sè 1/2011 25

DỰ KIẾN 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2011 CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

3. Đưa 4 mỏ và 2 khu vực dầu mới vào hoạt động, ký 7 hợpđồng dầu khí mới.

4. Đưa các Nhà máy: Nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Phong điệnPhú Quý vào vận hành thương mại và chạy thử tổ máy số 1 Nhàmáy Nhiệt điện Vũng Áng 1. IPO Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1.

5. Khởi công Hợp đồng EPC các dự án: Nhà máy Nhiệt điệnLong Phú 1, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Nhà máy Nhiệtđiện Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 và dự ánLiên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

6. Đưa các nhà máy trong lĩnh vực chế biến dầukhí vào vận hành: Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máyEthanol Phú Thọ, Nhà máy Ethanol Dung Quất, Nhàmáy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ.

7. Hạ thủy giàn khoan tự nâng 90m nước - côngtrình cơ khí trọng điểm Nhà nước. Khánh thành Nhàmáy sản xuất ống thép dầu khí đầu tiên của Việt Nam.

8. Hoàn thành đóng tàu chở dầu thô lớn nhất ViệtNam (tàu 104 và 105 nghìn tấn).

9. Khởi công xây dựng trường Đại học Dầu khíViệt Nam.

10. Hoàn thành hệ thống cung cấp nước sạchcho Quần đảo Trường Sa.

1. Kỷ niệm 50 năm ngày Truyền thống Ngành Dầu khí ViệtNam và Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Công đoàn NgànhDầu khí Việt Nam.

2. Kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp định liên Chính phủ và 30năm ngày thành lập Liên doanh Vietsovpetro.

10. Hoàn thành đầu tư dự án nănglượng sạch, chiếu sáng tại quần đảoTrường Sa. Dự án ứng dụng công nghệmới để xây dựng hệ thống cung cấp nănglượng sạch, góp phần bảo vệ môi trườngbiển đảo. Sau khi dự án hoàn thành cácđảo thuộc Quần đảo Trường Sa và các nhàgiàn DK sẽ được cung cấp điện 24 giờ/ngày thay cho việc cấp điện bằng nguồndiesel với công suất hạn chế. Mặt khác việcxây dựng được nguồn điện ổn định sẽ gópphần cải thiện và nâng cao đời sống, tạođiều kiện đưa các trang thiết bị y tế vàohoạt động chăm sóc sức khỏe bộ đội vànhân dân trên đảo.

Phó Tổng giám đốc Thường trực Tập đoàn Dầu khí TS. Đỗ Văn Hậu cắt băngkhánh thành Dự án năng lượng sạch, chiếu sáng Quần đảo Trường Sa

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201126

TH¡M Dß - KHAI TH¸C DẦU KHÍ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 27

NGUYÊN LÝ HAY CƠ SỞ VẬT LÝ ĐỊA CHẤT CỦAPHƯƠNG PHÁP SBL

Tất cả đất đá được đặc trưng bởiđộ dẫn điện. Sự khác nhau về độdẫn điện, ví dụ giữa sét và cát kết làtương đối nhỏ khi chúng được bãohoà nước (điện trở từ 0,5 đến 5ohm),nhưng khi cát kết được bão hoà dầuhoặc khí, độ dẫn của nó giảm đángkể (điện trở từ 20 đến trên 200ohm).Nguyên lý này đã được ứng dụng từlâu trong địa vật lý giếng khoan:phương pháp điện trở.

Trong SBL, trường điện từ phátra từ một máy phát (lưỡng cựcphát) kéo sau tàu ở độ sâu khoảng30m trên mặt đáy biển theo cáctuyến được thiết kế trước và đượcthu lại bởi các máy thu cũng là cáclưỡng cực thu đặt trên mặt biển

trong một mạng lưới đều sẽ có khả năng “nhìn” đượcvỉa chứa dầu khí từ bên trên. Để đạt được độ xuyênsâu xuống hàng vài nghìn mét, nơi dự đoán có thểtồn tại các vỉa dầu khí, tín hiệu phát cần phải có một

Một phương pháp tìm kiếm thăm dòdầu khí mới: Phương pháp SeaBed

logging của EMGSKS. Phạm Văn TiềmViện Dầu khí Việt Nam

GIỚI THIỆU

Năm 1997, ElectroMagnetic GeoService (EMGS) khởi xướng một công nghệ gọi là SeaBed Logging (SBL) để tìmkiếm thăm dò các lớp dầu khí trước khi khoan bằng việc ứng dụng năng lượng trường điện từ. SBL sử dụng nguồnđiện từ có kiểm soát (Controlled Sourse Electro-Magnetic - CSEM) để khảo sát thăm dò dầu khí và đã chứng tỏ là mộtphương pháp cung cấp thông tin bổ trợ tốt cho minh giải địa chấn giúp các công ty dầu khí có nhiều cơ hội tìm thấydầu khí ở các vùng mới cũng như các bể dầu khí đã được thăm dò khai thác nhiều. Công ty EMGS là một công ty côngnghệ độc lập có trụ sở tại Trondheim, Norway, với các văn phòng ở Houston, Texas, Kuala Lumpur, Stavanger, Paris,London, Rio de Janeiro và Mumbai.

Hình 1. Cơ sở vật lý địa chất

PETROVIETNAM

nguồn phát mạnh và các tần số thấp(thường là 0,25 - 10Hz). Nguồn phát là mộtlưỡng cực điện gồm hai điện cực dài 10mđặt cách nhau 300 - 400m và nối với nhaubằng một cáp nối. Dòng điện công suất lớndao động đi qua từ đầu đến đuôi lưỡng cựctạo nên trường điện từ phát sóng đi khắpmọi hướng. Khi sóng gặp một đối tượngđiện trở thấp, nó xuyên qua và yếu đi chútít rồi bị hấp thụ tắt dần. Khi gặp một đốitượng điện trở cao, sóng bị lệch đi dọctheo lớp và bị hấp thụ tắt dần ở mức độyếu hơn nhiều. Như vậy, nguồn phát tạo ramột tín hiệu và tín hiệu này bị méo bởi cáclớp điện trở cao ở dưới sâu tạo thành cácghi nhận dị thường so với xung quanh. Cáclớp biểu hiện dị thường điện trở cao này cóthể là các vỉa dầu khí. Cường độ của trườngđiện, đối với một máy thu đặt trên mặt đáybiển, được đo ghi còn phụ thuộc vàokhoảng cách giữa máy phát và máy thu(offset). Dữ liệu sau đó được xử lý sử dụnghình ảnh độ sâu (depth imaging), nghịchđảo (inversion) và các công nghệ xử lý tiêntiến khác để tạo nên các tuyến điện trở.Toàn bộ đo đạc trên đối tượng vỉa được sosánh với phông chung là những đo đạc đãtham khảo và thực hiện ở ngoài khu vựcnghiên cứu.

Độ lớn tín hiệu từ đối tượng vỉa tănglên với khoảng cách thu - phát (offset) vàđến điểm có khoảng cách thu - phát gầnbằng hoặc lớn hơn ba lần độ sâu chôn vùicủa đối tượng. Năng lượng từ đối tượngđiện trở cao sẽ chiếm ưu thế so với cácnguồn năng lượng khác.

Xử lý số liệu: Chạy các mô hình 1D, 3D,tiến hành khảo sát, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu địa chất, địa chấnvà địa vật lý giếng khoan về tính chất vật lý- địa chất của đối tượng dầu khí và môitrường xung quanh, trước hết xây dựngmô hình 1D và 3D để đánh giá khả năng

dÇu khÝ - Sè 1/201128

TH¡M Dß - KHAI TH¸C DẦU KHÍ

Hình 2. Sơ đồ thi công thực địa

Hình 3. Cực phát

Hình 4. Đặt cực thu xuống đáy biển

dÇu khÝ - Sè 1/2011 29

ứng dụng của phương pháp, tìmra các thông số kỹ thuật củakhảo sát, sau đó tiến hành khảosát với tàu khảo sát được thiếtkế đặc biệt (giống như các tàukhảo sát địa chấn) cho khảo sátSBL. Các số liệu thu thập đượcxử lý sơ bộ trên tàu xem mụctiêu khảo sát có đạt được không,hay cần khảo sát thêm sau đóđược truyền về trung tâm xử lýtại Trondheim. Tại đây số liệuđược xử lý và kết quả được thểhiện qua cường độ tín hiệu EMvới khoảng cách (MOF) và phavới khoảng cách (PVO) có thểchỉ ra vị trí trên tuyến đo có cácdị thường điện trở.

ỨNG DỤNG VÀ KẾT QUẢ

SBL đã được chứng minh làhiệu quả qua các khảo sát kiểmđịnh trên một mỏ dầu ngoàikhơi Angola và mỏ khí OrmenLange ngoài khơi Norway, mỏkhí Troll ở độ sâu 350m, mỏ dầuGrane ở độ sâu 150m ở biển Bắc.SBL đã được Bộ Dầu khí và Nănglượng Norway chấp nhận đưavào trong các hợp đồng thămdò dầu khí. Năm 2003, côngnghệ SBL của EMGS đã được giảithưởng của World Oil cho giảipháp tìm kiếm thăm dò tốt nhất.

EMGS đã có phát hiện dầukhí thương mại đầu tiên vàonăm 2001 chỉ dựa trên SBL.EMGS đã thực hiện thành côngnhiều khảo sát cho nhiều côngty dầu khí, trong số đó phải kểđến Shell, Apache, Woodside vàStatoil, trong nhiều vùng khácnhau như Tây châu Phi, biển ĐịaTrung Hải, biển Barent, vịnh

Hình 5. Tuyến khảo sát

Hình 6. Lát cắt điện trở suất

PETROVIETNAM

Mexico, biển Đông, biển Bắc và đã thực hiện hơn 180khảo sát với độ dài tuyến gần 15,000km trong nhữngđiều kiện khác nhau về thời tiết và độ sâu nước. Gầnđây EMGS thông báo đã ký dự án EM 3D trên các mỏdầu khí của thềm lục địa Norway và tiến hành dự ánEM 3D nhiều năm trị giá 150 triệu USD với một trongnhững công ty dầu khí lớn nhất thế giới PEMEX.

Tại Việt Nam, SBL đã được giới thiệu với Viện Dầukhí và Petrovietnam từ năm 2006 qua một hợp tácnghiên cứu giữa Viện Dầu khí với Công ty NewField vềkhả năng ứng dụng phương pháp thăm dò sử dụngtrường điện từ SBL trên một số đối tượng play ở bểPhú Khánh và Nam Côn Sơn.

Hạn chế của SBL: Hiện tại độ sâu nước nơi tiếnhành khảo sát hạn chế ở độ sâu lớn hơn 200m. Cáckhảo sát thường được tiến hành trên các vùng có độsâu nước lớn (trên 1000m) để cực tiểu hoá tín hiệu sơcấp phản hồi từ mặt phân cách không khí - nước.

Giá thành khảo sát SBL: Cũng giống như trongkhảo sát địa chấn, phụ thuộc phần lớn vào việc huyđộng tàu và thời gian giải phóng tàu, cỡ khoảng vài

trăm nghìn USD so với vài triệu USD một khảo sátđịa chấn.

Ngày nay SBL là một phương pháp đã được chứngminh hiệu quả để phát hiện từ xa và trực tiếp các tíchtụ dầu khí ngoài khơi. Phương pháp này hiện tại cóhiệu quả ở độ sâu nước từ 100 đến 3000m. SBL củaEMGS là một phương pháp bổ sung quan trọng chokhảo sát địa chấn truyền thống, là một công nghệ đãđược chứng minh hiệu quả và giá thành hợp lý cho tìmkiếm thăm dò từ xa các lớp điện trở cao trong trầm tíchđộ dẫn điện tốt. SBL ngày càng trở thành một công cụquan trọng trong tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏvì nó giảm giá thành đầu tư và gia tăng trữ lượng quaviệc ứng dụng giải pháp mới để phát hiện dấu hiệudầu khí trước khi khoan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. www. emgs.com.

2. Report on the Joint Stady on the applicability ofSea Bed Logging, Offshore Vietnam, VPI and NEWFIELD,2007. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/201130

TH¡M Dß - KHAI TH¸C DẦU KHÍ

Hình 7. Trung tâm xử lý số liệu

dÇu khÝ - Sè 1/2011 31

TS. Phạm Quang NgọcThS. Lữ Đình ViXNLD Vietsovpetro

Trên thế giới, tại nhiều mỏ dầu khí đã áp dụng các phương pháp nhiệt tác động lên vùng cận đáy giếng đểtăng cường thu hồi dầu. Bản chất của các phương pháp nhiệt là tác động nâng cao nhiệt độ vỉa, làm giảm độnhớt, tăng độ linh động chất lưu, tăng tính bay hơi của các phần tố nhẹ... Các phương pháp nhiệt thường đượcáp dụng ở những vỉa dầu có độ nhớt cao, dầu có các tính chất phi newton và những vỉa có nhiệt độ thấp hơnnhiệt độ đông đặc của parafin.

Thực tế hoạt động của nhiều giếng ở các mỏ, sau thời gian dài làm việc, sản lượng dầu giảm rõ rệt.Nguyên nhân là do trong quá trình hoạt động, vùng đáy giếng bị nhiễm bẩn, parafin lắng đọng... đã cản trởdòng thấm. Để khắc phục tình trạng này, một số giải pháp đã được áp dụng để làm sạch vùng đáy giếng. Mộttrong các phương pháp đó là tạo phản ứng hoá học giữa Mg và HCl làm nóng vùng cận đáy giếng, tăngcường thu hồi dầu.

Tuy nhiên vùng cận đáy giếng được đốt nóng bằng nhiệt do phản ứng hoá học tạo nên chưa được nghiêncứu đầy đủ, không xác định được bán kính ảnh hưởng của vùng bị đốt nóng. Một số đặc trưng giữa nhiệt độ vỉavà các thông số đá chứa chưa được khảo sát, vì vậy việc xác định khối lượng hoá phẩm cần để làm sạch vùngđáy giếng một cách hợp lý bị hạn chế.

Trong bài viết này chúng tôi bước đầu nghiên cứu quy luật biến đổi nhiệt độ ở vùng bị đốt nóng trên cơ sởgiải bài toán nhiệt thuỷ động; khảo sát quan hệ giữa độ rỗng và bán kính ảnh hưởng và sự phân bố nhiệt trongvùng cận đáy giếng.

Bài toán làm nóng vùng đáy giếngbằng nhiệt hoá học

PETROVIETNAM

BÀI TOÁN NHIỆT THỦY ĐỘNG

Phương pháp sử dụng nhiệt do phản ứng giữa Mg vàaxit HCl để nâng cao khả năng thu hồi dầu của giếngkhai thác được các nhà nghiên cứu người Mỹ áp dụngdầu tiên [1]. Phản ứng hoá học tạo nhiệt khi cho Mg vàHCl tác dụng với nhau xảy ra theo phương trình sau:

Mg + 2HCl →MgCl2 + H2↑ + Q

Kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ vùng cận đáygiếng có thể nóng lên đến 250 - 3000C. Đây là phươngpháp đơn giản, cho hiệu quả cao, vì vậy được tập trungnghiên cứu hoàn thiện.

Khảo sát quá trình đốt nóng vùng đáy khi giếngđược đóng lại và bơm các hoá chất Mg và HCl, gây phảnứng hoá học tạo nhiệt. Phản ứng hoá học được xem làxảy ra ở các khoảng làm việc của giếng. Vì giếng đóng lạinên quá trình truyền nhiệt ở vùng đáy giếng bão hoàdầu diễn ra theo quy luật đối lưu.

Giả sử giếng có khoảng làm việc hiệu dụng là h vớinhiệt dung là cv, nhiệt độ ban đầu của vùng đáy giếnglà Tk, được bơm khối lượng hoá phẩm tham gia phảnứng tạo nhiệt, làm cho thành giếng nóng lên ở nhiệt độTc (Tc > Tk). Xem rằng lượng hoá phẩm cháy trong mộtđơn vị thời gian là V0 và nhiệt lượng toả ra đồng đều.Nhiệt toả ra theo phương kính là chính, bỏ qua nhiệttruyền trong vỉa và phát tán lên phía trên và phía dướicủa khoảng làm việc. Phương trình truyền nhiệt viếttrong hệ tọa độ trụ sẽ là:

(1)

Ở đây c - hệ số nhiệt dung theo thể tích chất lỏng; cv

= cf + ckd (1 - f) với ckd - nhiệt dung theo khối lượng riêngcủa khung đá, f - độ rỗng của đá chứa dầu.

Vùng cận đáy giếng được làm nóng nhờ đối lưu,trong trường hợp này phương trình truyền nhiệt có dạngnhư sau:

(2)

Phương trình (2) được giải với các điều kiện:

T(r, 0) = Tk (nhiệt độ vùng đáy ban đầu);

T(rc, t) = Tc (nhiệt độ đáy giếng với t > 0, khi có phảnứng toả nhiệt);

T(R, t) = Tk (nhiệt độ ở biên ngoài vùng được đốtnóng khi t > 0). (3)

Á p d ụ n g p h ư ơ n g p h á p I u . D. S o c o l o v -G.P.Guxaynov [2], với xấp xỉ gần đúng:

Phương trình (2) cùng các điều kiện (3) có nghiệm ởdạng:

Trong công thức (5) không có các thông số vỉa ởdạng hiển. Ảnh hưởng của những thông số này lên quátrình đốt nóng vùng đáy giếng được thể hiện thôngqua bán kính vùng bị đốt nóng R(t). Để xác định dạngtường minh của bán kính R(t), cần lấy đạo hàm biểuthức (5) theo t, theo phương pháp nêu trên, sau một vàibiến đổi sẽ nhận được biểu thức:

Hệ số c2 được xác định từ điều kiện:

R = rc khi t = 0.

Như vậy bán kính vùng đáy giếng bị đốt nóng theothời gian sẽ là:

Thực tế bán kính giếng khoan khá bé, rc ~ 0,1m, dođó r2

c có thể bỏ qua, khi đó R(t) có dạng:

Quy luật biến đổi của nhiệt độ theo bán kính r, theocông thức (5) có dạng:

hoặc xấp xỉ gần đúng sau:

Các công thức (7, 7’), (8, 8’) biểu diễn quy luật biếnđổi của bán kính ảnh hưởng theo thời gian và quy luật

dÇu khÝ - Sè 1/201132

TH¡M Dß - KHAI TH¸C DẦU KHÍ

2

2

2 zT

rTr

rrrT

rhcQ

tTc z

rV ∂

∂+

∂∂

∂∂

=∂∂

+∂∂ λλ

π. (0 < z < h)

0

20 =∂∂

+∂∂

rT

rhcV

tTcv π

∫ ∂∂

−=

)(

22 )(2)(

tR

rc c

rdrtp

rtRtF

( )( )22

22

c

ckcc rR

rrTTTT−

−−−=

2

02 2)( chctcVtR

v

+=π

202)( cv

rhc

tcVtR +=π

vhctcVtR

π02)( ≈

(5)

(6)

(7)

(7’)

(4)

( )( )tcV

rrTThcTT ckcvc

0

22

2−−

−=π (8)

( )tcV

rTThcTT kcvc

0

2

2−

−=π (8’)

dÇu khÝ - Sè 1/2011 33

biến đổi của nhiệt độ vỉa ở vùng bị đốt nóng theo thờigian và theo bán kính r.

Trên cơ sở các công thức (7), (8) tiến hành khảo sátmột số đặc trưng giữa độ rỗng của đá chứa, nhiệt độ vỉavà bàn kính ảnh hưởng nhiệt do phản ứng hoá học tạonên.

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ RỖNG ĐÁ CHỨA LÊNBÁN KÍNH NHIỆT RT

Khảo sát giếng khai thác có khoảng làm việc hiệu

dụng là 5m, độ rỗng của đá chứa xung quanh giếng nhậncác giá trị: 5%, 7,5%, 10%, 12,5%, 15%, 17,5%, 20%, 22,5%,25% và 28%. Kết quả tính toán thực hiện với cv = 2,3 đượcdẫn ở Hình 1. Từ Hình 1 thấy rõ trong cùng điều kiệngiống nhau, độ rỗng đá chứa ảnh hưởng mạnh lên bánkính nhiệt RT do phản ứng hoá học tạo nên. Độ rỗng củađá chứa tăng từ 5% lên đến 28% thì bán kính ảnh hưởnggiảm từ 3,6m xuống còn 1,9m. Kết quả này chỉ ra yếu tốtruyền nhiệt do đối lưu yếu hơn truyền nhiệt của khungđá (Hình 1).

Như vậy khi tiến hành bơm hoá phẩm để xử lý bằngnhiệt hoá học cần đánh giá độ rỗng của vùng cận đáygiếng.

Kết quả vừa nhận được chỉ đúng đối với các đá trầmtích, đối với đá chứa nứt nẻ cần có những nghiên cứusâu hơn.

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ VỈA LÊN BÁNKÍNH ẢNH HƯỞNG NHIỆT RT

Khảo sát trường nhiệt vùng bị đốt nóng do phản ứnghóa học giữa Mg và HCl gây nên xung quanh giếngkhoan. Nhiệt độ vỉa trước khi tiến hành xử lý được chấpnhận đưa vào khảo sát gồm các giá trị: 70, 75, 80, 85, 90,95, 100, 105, 110, 115 và 1200C, nhiệt độ vùng đáy giếngđược đốt nóng lên đến 2500C. Chênh nhiệt độ vỉa giữa giátrị lớn nhất và bé nhất là ∆T = 500C. Tuy nhiên bán kínhảnh hưởng nhiệt chỉ chênh có 2,6%, khoảng vài chục cmtheo tính toán. Kết quả này cho phép đưa ra nhận xét:Nhiệt độ vỉa của thân dầu ít ảnh hưởng lên bán kính vùngbị đốt nóng (Hình 2). Khảo sát tiếp theo, khi thay giá trị hệ

số truyền nhiệt cv = 2,3 bằng cv = 6,05thì bán kính ảnh hưởng nhiệt giảm38,3%. Rõ ràng giá trị của hệ số cv cóảnh hưởng rất lớn lên bán kính ảnhhưởng nhiệt (Hình 2).

Kết quả này chỉ ra khả năng giagiảm khối lượng hoá phẩm tuỳ thuộcvào hệ số cv của đá chứa và mức độnhiễm bẩn ở vùng cận đáy giếng.

KHẢO SÁT QUY LUẬT BIẾN ĐỔI CỦABÁN KÍNH ẢNH HƯỞNG NHIỆT RT

Từ công thức (8) dễ dàng thấyrằng quy luật biến đổi của nhiệt độvùng bị đốt nóng (với giếng làm tâm)có bán kính ảnh hưởng nhiệt RT biếnđổi giảm dần theo đường cong bậchai và tỉ lệ nghịch với thời gian.

Kết quả khảo sát sự lan toả nhiệtdo phản ứng hoá học gây nên đượcdẫn ở Hình 3. Nhiệt độ vùng cận đáygiảm dần theo đường cong bậc haikhi ra xa giếng khoan và nằm trongvùng có bán kính < 4m.

Trong thực tế khai thác dầu, việc

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

4.00

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Thời gian, phút.

Bán k

ính ản

h hưở

ng, m

.

R5 R7.5 R10 R12.5 R15 R17.5 R20 R22.5 R25 R28

QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ VỈA VÀ BÁN KÍNH VÙNG BỊ ĐỐT NÓNG

0.00.51.01.52.02.53.03.54.0

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Thời gian, phút.

Bán

kính

vùn

g bị

dốt

nón

g, m

.

T70, Cv =2.3 T75, Cv =2.3 T80, Cv =2.3 T85, Cv =2.3 T90, Cv =2.3 T95, Cv =2.3T100, Cv =2.3 T105, Cv =2.3 T110, Cv =2.3 T115, Cv =2.3 T120, Cv =2.3 T70, Cv =6.05T75, Cv =6.05 T80, Cv =6.05 T85, Cv =6.05 T90, Cv =6.05 T95, Cv =6.05 T100, Cv =6.05T105, Cv =6.05 T110, Cv =6.05 T115, Cv =6.05 T120, Cv =6.05

Cv = 2.3

Cv = 6.05

Hình 1. Quan hệ giữa bán kính ảnh hưởng nhiệt RT và độ rỗng của đá chứa

Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ vỉa lên bán kính nhiệt vùng bị đốt nóng

PETROVIETNAM

xử lý làm sạch vùng đáy giếng bằng axit có bán kính ảnhhưởng nằm trong khoảng 1- 1,5m. Như vậy bán kínhvùng ảnh hưởng chịu tác động nhiệt lớn hơn so với xử lýbằng axit. Phương pháp xử lý xùng cận đáy bằng nhiệthóa học đặc biệt có hiệu quả đối với đối với dầu có độnhớt cao, vùng đáy giếng bị paraffin lắng đọng nhiều vànhiệt độ vỉa < 1000C. Tuy nhiên cũng cần lưu ý trườngnhiệt tạo ra ở vùng cận đáy giếng chỉ tồn tại trong mộtkhoảng thời gian xác định. Sau đó trường nhiệt trở lại cânbằng và tình trạng nhiễm bẩn sẽ lặp lại với nhiều mức độkhác nhau. Vì vậy cần đánh giá thời gian cần thiết để tiếnhành xử lý nhiệt nhắc lại đối với từng giếng cụ thể.

Như vậy với việc giải bài toán nhiệt thuỷ động củavùng bị đốt nóng do kết hợp các hoá phẩm, tạo nhiệt (Mgvà HCl…) đã cho phép khảo sát một số đặc trưng có tínhđịnh tính nêu ở trên. Những kết quả này dễ dàng đạtđược khi giải quyết được bài toán nhiệt thuỷ động nhưnghết sức khó khăn khi tiến hành khảo sát trên mẫu lõitrong phòng thí nghiệm.

Một loạt các thí nghiệm ứng dụng kết hợp các hoáphẩm, tạo nhiệt với mục đích tăng cường thu hồi dầu củacác giếng đã được tiến hành ở các mỏ dầu phía Nam nướcta. Kết quả thử nghiệm trên thực tế tại 3 giếng được dẫnở Bảng 1.

Kết quả khảo sát ở trên cho phép đưa ra một số kết

luận như sau:

+ Vùng đáy giếng được đốt nóng dưới tác độngnhiệt của phản ứng hoá học diễn ra theo nguyên lý đốilưu là cơ bản;

+ Bán kính vùng bị đốt nóng phụ thuộc vào độ rỗngcủa đá chứa; giá trị bán kính ảnh hưởng RT tăng khi độrỗng bé;

+ Nhiệt độ vỉa của thân dầu ít ảnh hưởng đến bánkính nhiệt RT. Thể tích vùng cận đáy giếng bị đốt nóngphụ thuộc rất mạnh vào hệ số cv;

+ Phân bố nhiệt độ vùng bị đốt nóng giảm dần theođường cong bậc hai khi tiến ra xa giếng và nằm trongvùng bán kính < 4m;

+ Phương pháp gây phản ứng hoá học đốt nóng, làmsạch vùng cận đáy giếng cần được tiến hành theo chu kỳvới mức độ giảm dần để đảm bảo tăng cường thu hồi dầucủa giếng ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Rolling J.T., Taylor L,C, Member AIME, Dowell Tulsa,OKLA. Using heat in combination with solvents to clean upformation flow channels. Journal of Petroleum technology,October 1959.

2. К .С .Басниев, А .М.Власов,И.Н.Кочина, В.М.Максимов.Подземная гидравлика. МоскваНедра 1986г.

3. Г.Г.Вахитов, Ю.П.Гаттенбергер,В.А.Лутков. Геотермические методы.контроля за разработкой нефтяныхместорождений Москва Недра1984г.

4. В. С. Бойко. Разработка и экс-плуатация нефтяных месторож-дений. Москва Недра 1990г., 427стр.

5. Б. М. Сучков. Температурныережимы работающих скважин итеплоаые методы добычи нефти.ISBN 978-5-93972-633-7. ИКИ 2007г.427 стр. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/201134

TH¡M Dß - KHAI TH¸C DẦU KHÍ

100

120

140

160

180

200

220

240

260

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Bán kính ảnh hưởng, m.

Nhi

ệt đ

ộ, 0

C.

T5 T7.5 T10 T12.5 T15 T17.5 T20 T22.5 T25 T28

Giếng được xử lý X-601 X-676 X-133 X-68 X-173

1 Trước khi xử lý, tấn/ng. đ. 5,6 4,1 6,6 10,8 5,2

2 Sau khi xử lý, tấn/ng. đ. 11,9 9,5 20,8 22,9 13,8

3 Gia tăng sản lượng sau khi xử lý ∆Q 112,5% 131,7% 215,1% 112,0% 165,4%

STT

Hình 3. Sự suy giảm nhiệt độ theo bán kính ảnh hưởng nhiệt

Bảng 1. Kết quả xử lý vùng đáy giếng bằng tác nhân nhiệt hoá học

dÇu khÝ - Sè 1/2011 35

1. MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với việc cạn dần của nguồn nănglượng hoá thạch như dầu mỏ, than đá, một vấn đề nóngbỏng loài người rất quan tâm là hiện tượng ô nhiễm môitrường sinh thái toàn cầu và sự thay đổi bất thường củakhí hậu trái đất do hiệu ứng nhà kính. Một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính là khíthải của động cơ đốt trong. Chính vì vậy, việc tìm ra cácdạng năng lượng mới có thể dần dần thay thế nguồnnăng lượng truyền thống từ nguyên liệu hóa thạch ngàycàng trở nên cấp thiết. Một trong các dạng năng lượnghiện đang được quan tâm hơn cả và đang được thế giới

tập trung nghiên cứu là nhiên liệu diesel sinh học haycòn gọi là biodiesel [1, 2].

Trên thế giới biodiesel chủ yếu được sản xuất theophương pháp truyền thống là phản ứng este hóa dầumỡ động thực vật sử dụng xúc tác kiềm hoặc axit. Quátrình este hóa chéo trên xúc tác kiềm diễn ra nhanh hơntrên xúc tác axit. Tuy nhiên nếu dầu mỡ động thực vật cóhàm lượng axit béo tự do cao hơn thì quá trình este hóachéo sử dụng xúc tác axit lại thích hợp hơn. Bên cạnh đócũng đã có một số công trình nghiên cứu việc sử dụngxúc tác enzym cho phản ứng tổng hợp biodiesel. Tuynhiên, giá thành của xúc tác enzym đắt hơn rất nhiều so

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình điềuchế xúc tác Na2CO3/y-Al2O3 đến hiệu suất

tổng hợp biodiesel từ dầu bông

ThS. Hoàng Linh Lan ThS. Phạm Thị Hường ThS. Nguyễn Hồng QuânViện Dầu khí Việt Nam

TÓM TẮT

Hiện nay nhiên liệu sinh học biodiesel chủ yếu được sản xuất từ dầu thực vật bằng phản ứng este hóa sử dụngxúc tác đồng thể. Tuy nhiên, dầu thực vật ăn được có giá thành tương đối cao và việc dùng chúng làm nguyên liệusản xuất biodiesel sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Hơn nữa, xúc tác đồng thể không thể tái sử dụng, quátrình lọc tách sản phẩm rất khó khăn, mất nhiều công sức trong việc xử lý ô nhiễm môi trường và làm giảm hiệuquả kinh tế.

Do vậy, xu hướng mới trên thế giới hiện nay là sử dụng dầu thực vật phi thực phẩm để sản xuất biodiesel và sửdụng xúc tác bazơ rắn dị thể. Dầu thực vật phi thực phẩm là nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam và không làmảnh hưởng tới an ninh lương thực. Xúc tác bazơ rắn dị thể chế tạo đơn giản, giá thành thấp, hoạt tính cao, có thểsử dụng cho các nguồn nguyên liệu khác nhau và có khả năng tái sử dụng nhiều lần.

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình điều chế xúc tác dị thể Na2CO3/Al2O3 đếnhiệu suất phản ứng tổng hợp biodiesel từ dầu hạt bông là loại dầu không có giá trị xuất khẩu. Kết quả cho thấy vớihàm lượng chất hoạt hóa Na2CO3 là 40% khối lượng, nhiệt độ nung xúc tác 9000C, thời gian nung xúc tác là 4 giờthì hiệu suất thu biodiesel là cao nhất, đạt 90%.

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201136

với xúc tác kiềm nên phương pháp này vẫn chưađược ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp mặc dùhiệu suất sản phẩm thu được khi dùng xúc tácenzym rất cao và yêu cầu công nghệ không phức tạp[3, 4].

Mặc dù các xúc tác đồng thể nói trên cho độchuyển hóa triglyxerit có trong dầu mỡ động thựcvật thành este rất cao trong khoảng thời gian ngắnnhưng phản ứng dễ bị xà phòng hóa dẫn đến quátrình lọc tách sản phẩm rất khó khăn, xúc tác lạikhông thể tái sử dụng nên mất nhiều công sức trongquá trình rửa sản phẩm, giảm hiệu quả kinh tế và gâyô nhiễm môi trường. Với hy vọng vượt qua được trởngại này, nhiều công trình khoa học đã tập trungnghiên cứu khả năng ứng dụng của xúc tác dị thểtrong quá trình này. J.Aracil và các cộng sự đã nghiêncứu phản ứng este hóa chéo dầu thực vật trên rấtnhiều xúc tác rắn khác nhau như nhựa trao đổication, nhựa trao dổi anion, oxyt kim loại… nhưngkhông có xúc tác nào trong số đó cho độ chuyển hóaeste cao hơn 1% ngoại trừ xúc tác MgO (cho độchuyển hóa 11%). Clau Moreau và các cộng sự đãnghiên cứu phản ứng este hóa dầu hạt cải dầu vớimetanol với sự có mặt của xúc tác octahydrat barithấy rằng hiệu suất tạo este là đáng kể nhưng mớichỉ đạt 80%. Một công trình khác cho biết, nếu sửdụng xúc tác Na/NaOH/Al2O3 thì hiệu suất đạt đượctrên 80% [5, 6, 7, 8].

Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiêncứu tổng hợp biodiesel và đã có đề tài được đưa vàothực tế sản xuất. Tuy nhiên các đề tài này hầu hếtđều sử dụng công nghệ cổ điển là phản ứng estehóa dầu thực vật sử dụng xúc tác đồng thể bazơkiềm (NaOH hoặc KOH). Đây là nhược điểm rất lớn vìdầu thực vật ăn được có giá thành tương đối cao vàviệc dùng chúng làm nguyên liệu sản xuất biodieselsẽ làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Bên cạnhđó, việc sử dụng xúc tác đồng thể trong quá trìnhsản xuất biodiesel đòi hỏi nhiều công đoạn xử lýphía sau nên làm giảm hiệu quả kinh tế.

Vì vậy, nhóm tác giả đã nghiên cứu khắc phục

những vấn đề trên bằng cách sử dụng dầu hạt bôngđể tổng hợp biodiesel. Dầu hạt bông là phụ phẩmcủa cây bông, trong dầu bông có chứa chất gossypollà chất có hại cho con người nên không được dùnglàm thực phẩm. Ở Việt Nam, bông chủ yếu đượctrồng để phục vụ cho công nghiệp dệt may nên saukhi thu hoạch hạt bông thường bị bỏ đi. Trong khiđó, dầu hạt bông có chứa thành phần axit béokhông no cao nên đây là nguồn nguyên liệu rất tốtcho sản xuất biodiesel và có khả năng cho hiệu suấtcao. Việc sử dụng hệ Na2CO3/Al2O3 làm xúc tác chophản ứng este hóa tạo biodiesel sẽ khắc phục đượcnhững nhược điểm của việc sử dụng xúc tác đồngthể, lại có thể sản xuất từ các vật liệu rẻ tiền sẵn có ởViệt Nam và đây cũng là xu hướng dị thể hoá xúc tácphù hợp với thế giới hiện nay.

Trong khuôn khổ bài báo này kết quả nghiêncứu ảnh hưởng của ba yếu tố chính trong quá trìnhchế tạo hệ xúc tác Na2CO3/Al2O3 đến hiệu suấtchuyển hóa biodiesel từ dầu bông sẽ được trình bày.Ba yếu tố chính trong quá trình chế tạo hệ xúc tácNa2CO3/Al2O3 là hàm lượng chất hoạt hóa Na2CO3,thời gian nung xúc tác và nhiệt độ nung xúc tác.

2. THỰC NGHIỆM

2.1. Chế tạo xúc tác Na2CO3/γ-Al2O3

Cân chính xác γ-Al2O3 và Na2CO3 theo tỷ lệ phầntrăm khối lượng đã định trước, trộn đều γ-Al2O3 vàNa2CO3, sau đó hòa tan hỗn hợp bằng nước cất vàđể khô tự nhiên qua đêm. Sấy hỗn hợp thu được ở1200C trong 2 giờ, sau đó nung tiếp ở 9000C trong 4giờ sẽ thu được hệ xúc tác Na2CO3/γ-Al2O3. Tiếnhành tương tự với các tỷ lệ nguyên liệu, thời giannung và nhiêt độ nung khác nhau sẽ thu được cácmẫu xúc tác khác nhau.

2.2. Tổng hợp biodiesel với hệ xúc tác Na2CO3/γ-Al2O3 [3, 9]

Dầu bông đã tinh chế cùng với xúc tácNa2CO3/γ-Al2O3 được đưa vào bình cầu ba cổ có lắpsinh hàn hồi lưu và nhiệt kế. Hệ thống được đặt trên

HãA - CHÕ BIÕN DẦU KHÍ

máy khuấy từ, khuấy với tốc độ 600 vòng/phút và tiếnhành gia nhiệt đến 400C rồi tiếp tục cho metanol vào.Nâng nhiệt độ lên 600C và duy trì nhiệt độ phản ứngnày trong 5 giờ. Sau khi kết thúc phản ứng, ngừngkhuấy, để nguội đến nhiệt độ phòng và thu sản phẩmbằng cách lọc tách xúc tác, metanol dư và glyxerin.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng chất hoạt hóa đếnhiệu suất tổng hợp biodiesel

Tiến hành hoạt hóa γ-Al2O3 bằng Na2CO3 với hàmlượng khác nhau, sau đó đem nung ở 9000C trong 4giờ (do nhiệt độ nóng chảy của Na2CO3 là 8500C nênnhóm tác giả đã lựa chọn nung ở 9000C nhằm mụcđích để Na2CO3 phân bố được trên bề mặt của γ-Al2O3). Sản phẩm thu được dùng làm xúc tác chophản ứng tổng hợp biodiesel từ dầu bông.

Kết quả khảo sát cho thấy nếu xúc tác chỉ có phaγ-Al2O3 thì hiệu suất phản ứng thấp, chỉ đạt 11%. Dophản ứng trao đổi este có thể xảy ra khi có mặt xúc tácaxit mà γ-Al2O3 là một axit rắn có tâm axit yếu nên chohiệu suất este hóa thấp. Khi cho thêm một lượng nhỏNa2CO3, Na2CO3 sẽ trung hòa một phần các tâm axityếu trên γ-Al2O3, làm cho γ-Al2O3 bị giảm hoạt tínhdẫn đến hiệu suất phản ứng giảm. Khi tiếp tục chothêm lượng Na2CO3 vào thì lúc này xúc tác đã trở

thành xúc tác bazơ. Do đó phản ứng trao đổi este xảyra mạnh hơn và hiệu suất thu biodiesel cao hơn. Hiệusuất phản ứng đạt cực đại (90%) khi nồng độ Na2CO3

hoạt hóa trên γ-Al2O3 là 40%. Khi tăng tỷ lệ Na2CO3

hoạt hóa trên γ-Al2O3 lên trên 40% thì hiệu suất tổnghợp biodiesel gần như không tăng, ngược lại sẽ gâytốn năng lượng và hiệu quả kinh tế không cao.

Để xác định bề mặt và sự phân bố pha hoạt tínhNa2CO3 trên bề mặt xúc tác khi thay đổi hàm lượngNa2CO3 trong hỗn hợp phối trộn ban đầu, nhóm tácgiả đã chụp ảnh SEM của mẫu xúc tác và thu được kếtquả như Hình 2.

dÇu khÝ - Sè 1/2011 37

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

0 10 20 30 40 50 60Hàm lượng Na2CO3, %

Hiệ

u su

ất th

u B

iodi

esel

, %

Hình 1. Ảnh hưởng của hàm lượng Na2CO3 đến hiệu suất tổng hợp biodiesel

(a)

Hình 2. Ảnh SEM của xúc tác a) Mẫu γ-Al2O3 hoạt hóa 40% Na2CO3 nung ở 9000C, b) Mẫu γ-Al2O3hoạt hóa 60% Na2CO3 nung ở 9000C

(b)

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201138

Từ kết quả ảnh SEM nhận thấy khi hoạt hóa γ-Al2O3 bằng Na2CO3 với tỷ lệ 40% khối lượng thìNa2CO3 phân bố đều trên bề mặt của γ-Al2O3 vàkhông có hiện tượng co cụm. Nhưng khi lượngNa2CO3 chiếm 60% khối lượng thì Na2CO3 bị co cụmthành đám lớn dẫn đến xúc tác dễ bị bong ra khikhuấy trộn và không làm tăng hiệu suất biodiesel.Như vậy, qua khảo sát thấy rằng hoạt hóa Na2CO3 lênγ-Al2O3 theo tỷ lệ 40% khối lượng là phù hợp.

3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung xúc tác đến hiệusuất tổng hợp biodiesel

Tiến hành nung xúc tác ở các điều kiện nhiệt độkhác nhau trong cùng thời gian 4 giờ, với cùng mộtlượng Na2CO3 hoạt hóa trên γ-Al2O3 là 40% và thựchiện phản ứng tổng hợp biodiesel ở cùng điều kiện.Kết quả khảo sát được thể hiện trên đồ thị Hình 3.

Có thể nhận thấy rằng khi nhiệt độ nung tăng thìhiệu suất của phản ứng tạo biodiesel cũng tăng. Ởnhiệt độ nung thấp Na2CO3 bám dính không bền trênγ-Al2O3 và rất dễ bong ra khỏi bề mặt chất mang nênlàm giảm mạnh hoạt tính của xúc tác. Khi nhiệt độnung tăng, khả năng bám dính cũng tăng lên. Ở nhiệtđộ 9000C Na2CO3 nóng chảy bám dính đều trên bềmặt chất mang. Nếu nhiệt độ nung cao quá hiệu suấtbiodiesel tăng không đáng kể đồng thời lại gây tốnnăng lượng. Như vậy nung xúc tác ở nhiệt độ 9000C làthích hợp.

3.3. Ảnh hưởng của thời gian nung xúc tác đếnhiệu suất tổng hợp biodiesel

Thời gian nung xúc tác quyết định độ bám dínhcủa Na2CO3 lên γ-Al2O3. Nếu thời gian nung ngắn quáthì Na2CO3 chưa thiêu kết hoàn toàn trên γ-Al2O3, dođó, rất dễ bị bong ra khỏi γ-Al2O3 trong quá trình phảnứng. Nếu thời gian nung lâu quá thì tốn năng lượng,giảm hiệu quả kinh tế. Kết quả khảo sát ảnh hưởngcủa thời gian nung xúc tác đến hiệu suất tổng hợpbiodiesel được chỉ rõ trong đồ thị Hình 4.

Từ đồ thị Hình 4 chỉ ra rằng khi thời gian nungtăng lên thì hiệu suất thu biodiesel cũng tăng theo.Qua khảo sát thấy khi nung xúc tác trong 4 giờ thìhiệu suất biodiesel thu được là 90%, nếu tiếp tụckéo dài thời gian nung thì hiệu suất tăng khôngđáng kể. Như vậy, thời gian nung thích hợp là 4 giờ,khi đó xúc tác có hoạt tính tốt nhất và độ bền lựcliên kết của Na2CO3 trên γ-Al2O3 là cao nhất.

Dựa trên các kết quả khảo sát các thông số côngnghệ ở trên, nhóm tác giả đã lập quy hoạch thựcnghiệm và tìm ra điều kiện thích hợp nhất cho quátrình chế tạo xúc tác như sau:

- Hàm lượng chất hoạt hóa Na2CO3: 40% khốilượng.

- Thời gian nung xúc tác: 4 giờ.

- Nhiệt độ nung xúc tác: 9000C.

60

70

80

90

100

500 600 700 800 900 1000 1100 1200

Nhiệt độ nung, oC

Hiệ

u su

ất th

u bi

odie

sel,

%

60

70

80

90

100

1 2 3 4 5 6 7Thời gian nung, giờ

Hiệ

u su

ất th

u bi

odie

sel,

%

Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung xúc tác đến hiệu suất tổng hợp biodiesel

Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian nung xúc tác đến hiệu suất tổng hợp biodiesel

HãA - CHÕ BIÕN DẦU KHÍ

3.4. Phân tích chỉ tiêu chất lượng của Biodieseltổng hợp từ dầu hạt bông

Mẫu biodiesel tổng hợp từ dầuhạt bông được chụp phổ hồngngoại (Hình 5). Từ phổ đồ IR tathấy, trong sản phẩm có gốc metyl(ứng với bước sóng 2923cm-1) vàchức este (ứng với bước sóng1740cm-1) tức là metyl este của cácaxit. Điều này chứng tỏ đã cómetyl este tạo thành.

Mẫu biodiesel tổng hợp từ dầuhạt bông được chụp sắc ký khốiphổ (GC-MS) và kết quả được trìnhbày ở Hình 6.

Từ kết quả phân tích sắc kýkhối phổ cho thấy các mẫubiodiesel tổng hợp được có cácđỉnh (peak) có thời gian lưu tươngứng với các metyl este của các loạiaxit có mặt trong dầu hạt bông.Độ trùng lặp của các phổ này sovới phổ chuẩn trong thư viện đạttrên 95%.

Để đánh giá chất lượng củamẫu biodiesel tổng hợp từ dầu hạtbông, nhóm tác giả đã xác định

các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, kết quả thể hiệntrong Bảng 1.

dÇu khÝ - Sè 1/2011 39

Ten may: GX-PerkinElmer-USA

Resolution: 4cm-1

BO MON HOA VAT LIEU-KHOA HOA-TRUONG DHKHTN

Nguoi do: Phan Thi Tuyet Mai DT:01684097382

Mail: [email protected]

mau 4Date: 5/25/2010

4000.0 3600 3200 2800 2400 2000 1800 1600 1400 1200 1000 800 600.00.36

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

1.7

1.8

1.9

2.00

cm-1

A

mau 4

3007

2923

2853

1740

1456

1435

1398

1360

1247

1195

1170

1119

1012851

717613

Hình 5. Phổ hồng ngoại của biodiesel tổng hợp từ dầu bông

Hình 6. Phổ GC-MS của biodiesel tổng hợp từ dầu hạt bông

TT Chỉ tiêu Phương pháp B100 theo TCVN 7717:2007 [10]

Biodiesel từ dầu hạt bông

1 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3 TCVN 6594 (ASTM D 1298) 860 - 900 887 2 Hàm lượng este EN 14103 > 96,5 97,29 3 Độ nhớt động học ở 400C, mm2/s TCVN 3171 (ASTM 445) 1,9 - 6,0 4,7

4 Nhiệt độ chớp cháy cốc kín, min (0C) TCVN 2693 (ASTM D 93) 130 170 5 Nhiệt độ cất 90% thể tích, 0C ASTM D 1160 ≤ 360 344 6 Nhiệt trị, kJ/kg ASTM D240 - 41.079 7 Trị số xetan TCVN 7630 (ASTM D 613) > 47 52 8 Hàm lượng lưu huỳnh, %kl ASTM D 5453/ TCVN 6701 < 0,05 0,005

9 Độ ăn mòn đồng ở 500C, 3 giờ TCVN 2694 (ASTM D 130) 1a 1a 10 Glyxerin tự do, % khối lượng, max ASTM D 6584 0,020 <0,001 11 Glyxerin tổng, % khối lượng, max ASTM D 6584 0,240 0,003

Bảng 1. Chỉ tiêu chất lượng của biodiesel tổng hợp từ dầu hạt bông

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201140

Qua kết quả ở Bảng 1 nhận thấy rằng mẫubiodiesel tổng hợp được thoả mãn các chỉ tiêu theotiêu chuẩn TCVN 7717:2007.

KẾT LUẬN

1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của quá trình chếtạo xúc tác dị thể Na2CO3/γ-Al2O3 đến hiệu suất phảnứng tổng hợp biodiesel từ dầu hạt bông cho thấy điềukiện thích hợp nhất để chế tạo hệ xúc tác cho hiệusuất tổng hợp biodiesel 90% là hoạt hóa 40% khốilượng Na2CO3 trên Al2O3 và nung ở 9000C trong 4 giờ.

2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của biodiesel tổng hợp từdầu hạt bông cho thấy biodiesel thu được đạt tiêuchuẩn chất lượng theo yêu cầu của TCVN 7717:2007cho B100.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.S. Ramadhas, S. Jayaraj, C. Muraleedharan. Useof vegetable oils as I.C. engines fuels a review.Renewable Energy 2004; 29 : p. 727 - 742.

2. Christopher Strong, Charlie Ericksonand, PeepakShukla. Evaluation of Biodiessel Fuel. WesternTransportation Institute College of Engineering,Montana State University Bozeman, 2004.

3. J.Van Gerpen, B. Shanhks, and R. Pruszko Iowa

State University D. Clements Renewable ProductsDevelopment Laboratory G. Knothe USA/NCAUR.Biodiesel Production Techonology. August 2002 January2004, NREL/SR - 510 - 36240.

4. http://www.biodiesel.org/pdf files/emissions.PDF.

5. Caio C.S. Macedo, Frederique R. Abreu (2006).New heterogenous Metal - Oxides based catalyst for veg-etable oil transesterification”.

6. J.Aracil, Vicente G., Coteron A., Martinez M.(1998) Application of the factorial dessigne of experi-ments and response surface methodology to optimizebiodiesel production. Industrial Corps and Product 8,29-35.

7. Claude Moreau, Elisabeth Leclercq et AnnieFiniels. Tranesterification de l’huile de colza par le mes-thanol en présence de catalyseurs solides basiques.

8. Ma F, Clements LD, Hanna MA (1998). The effectof catalyst, free fatty acids, and water on transesterifica-tion of 8 5 7 beef tallow. Trans ASAE; 41(5):1261 - 4.

9. Staat, F.Vallet. Vegetable oil methylester as adiesel subtitute. Chem. Ind. 21, 863 - 865.

10. TCVN 7717 : 2007. Nhiên liệu diesel sinh học gốc(B100). Yêu cầu kỹ thuật. PVJ

HãA - CHÕ BIÕN DẦU KHÍ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 41

PETROVIETNAM

1. GIỚI THIỆU

Trong thành phần khí thải từ công nghiệpdầu khí và từ các nguồn khác (công nghiệp hóamàu, giao thông…) thường tồn tại một lượngđáng kể các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs).Các VOCs này có đặc tính chủ yếu sau:

+ Là những hợp chất dễ bay hơi ở nhiệt độthường (có dạng mạch thẳng, mạch nhánh, mạchvòng).

+ Thành phần cấu tạo chủ yếu gồm cacbon vàhydro, ngoài ra có thể có một số nguyên tố khácnhư oxy, nitơ, lưu huỳnh, clo....

+ Nhiều VOCs được xác định là chất độc, cókhả năng gây ra các bệnh như ung thư, viêmphổi… và dễ gây cháy nổ cũng như ảnh hưởngđến môi trường xung quanh.

+ Số lượng các VOCs trong thực tế rất lớn vàlên đến hàng ngàn cấu tử thuộc nhiều nhóm khácnhau.

Do vậy, cùng với sự phát triển của các ngànhcông nghiệp, chúng ta cần tăng cường giám sáthàm lượng các VOCs phục vụ công tác kiểm soátvề an toàn, sức khỏe và môi trường.

Ở nước ta hiện nay nói chung và trong ngànhDầu khí nói riêng chưa có tiêu chuẩn hoặc hướngdẫn, quy định thống nhất phương pháp lấy mẫuvà phân tích mẫu xác định hàm lượng VOCs. Dođó, chúng ta cần xây dựng một bộ quy trình chitiết để hướng dẫn phương pháp lấy mẫu và phântích nhằm xác định hàm lượng các cấu tử này. Bộquy trình sẽ được sử dụng cho công tác đánh giávà giám sát ô nhiễm môi trường không khí tại cáccông trình dầu khí.

Quy trình được xây dựng trên cơ sở áp dụngnguyên tắc của tiêu chuẩn ASTM D3686-08 vàD3687-07 (American Society For Testing andMaterials - Hoa Kỳ) có bổ sung, cải tiến các bướcthực hiện để phù hợp với điều kiện thực tiễn tạiViệt Nam.

Hoạt động của công nghiệp dầu khí và các ngành công nghiệp có liên quan thường tạo ra nhiềuhợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds, VOCs). Đây là những hợp chất hữu cơ dễbay hơi ở nhiệt độ thường, phần lớn được xác định là có độc tính và dễ gây cháy nổ. Vì vậy, việc tăngcường giám sát hàm lượng các cấu tử VOCs trong môi trường không khí là điều cần thiết nhằm phụcvụ công tác kiểm soát về an toàn, sức khỏe và môi trường.

Để xác định hàm lượng các cấu tử VOCs phát sinh, chúng ta cần xây dựng quy trình lấy mẫu vàphân tích. Quy trình xây dựng sẽ được áp dụng trong công tác đánh giá tác động môi trường vàgiám sát môi trường.

Xây dựng quy trình xác định hàm lượng hợp chấthữu cơ dễ bay hơi trong môi trường không khínhằm đánh giá và giám sát ô nhiễm không khí

KS. Trần Khánh TùngViện Dầu khí Việt Nam

3.3. Tiêu chuẩn ASTM-phương pháp lấy mẫu và phân tích

3.3.1. Tiêu chuẩn ASTM D 3686-08

Standard Practice for Sampling Atmospheres to Collect OrganicCompound Vapors (Activated Charcoal Tube Adsorption Method)

Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp lấy mẫu không khí đểxác định hàm lượng các VOCs bằng cách hấp phụ lên các hạtthan hoạt tính chứa trong ống thủy tinh sử dụng bơm hút thíchhợp. Phương pháp này được dùng để hấp phụ các hơi hợp chấthữu cơ phân cực và không phân cực.

3.3.2. Tiêu chuẩn ASTM D 3687-07

Standard Practice for Analysis of Organic Compound Vapors bythe Activated Charcoal Tube Adsorption Method

Các VOCs trong không khí được hấp phụ lên bề mặt thanhoạt tính và được giải hấp bằng dung môi CS2, sau đó được xácđịnh bằng sắc ký khí đầu dò ion hóa ngọn lửa (GC/FID). Phương

dÇu khÝ - Sè 1/201142

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp chính sau đây được áp dụng:

+ Phương pháp ngiên cứu tài liệu.

+ Phương pháp thựcnghiệm (lấy mẫu, phântích mẫu, tính toán kếtquả).

+ Phương pháp sosánh và phân tích thốngkê (áp dụng các kỹ thuậtthống kê trong phân tíchđể đánh giá độ lặp, độthu hồi trên mẫu chuẩncủa phương pháp...).

+ P h ư ơ n g p h á pchuyên gia.

3. NỘI DUNG NGHIÊNCỨU

3.1. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi lựa chọn và lập danh sách các cấu tửVOCs (Bảng 1). Đây là các cấu tử có trong thành phầncác sản phẩm của ngành công nghiệp lọc dầu và hóadầu.

Thông số STT Cấu tử Công thức

phân tử Phân tử lượng

(g/mol) Nhiệt độ sôi

(0C) 1 Methane CH4 16 -161,6 2 Ethane C2H6 30 -88,6 3 Propane C3H8 44 -42,1 4 iso-Butane C4H10 58 -10,2 5 n-Butane C4H10 58 -0,6 6 Pentane C5H12 72 36,1 7 Benzene C6H6 78 80,1 8 Toluene C7H8 92 110,6 9 Ethyl Benzene C8H10 106 136

10 o-Xylene C8H10 106 144 11 p-Xylene C8H10 106 138 12 m-Xylene C8H10 106 139 13 Vinyl chloride C2H3Cl 62,5 -13 14 Propylene C3H6 42 -47,6

Bảng 1. Danh sách cấu tử phân tích và các thông số đặc trưng

3.2. Xây dựng quy trình

Việc xây dựng quy trình được thực hiện theo sơ đồ sau:

Bắt đầu

Xây dựng dự thảo quy trình lấy mẫu và

phân tích

Phân tích mẫu, kiểm soát chất

lượng phân tích

Ban hành quy trình

Đạt

Không đạt

Lấy mẫu phân tích thử nghiệm

Lấy ý kiến chuyên gia Hoàn thiện quy trình lấy

mẫu và phân tích

Rà soát, đánh giá quy trình

Thu thập tài liệu, biên dịch

AN TOµN - M¤I TR¦êNG DẦU KHÍ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 43

pháp này được dùng để xác định hàm lượng các hơihợp chất hữu cơ phân cực và không phân cực.

3.4. Tóm tắt quá trình thực nghiệm

Toàn bộ nội dung các bước công việc từ giai đoạnbắt đầu chuẩn bị lấy mẫu đến giai đoạn phân tích thửnghiệm được tóm tắt trong sơ đồ sau:

3.5. Lấy mẫu

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu không khíđể phục vụ việc xây dựng quy trình lấy mẫu và phântích tại các địa điểm như sau:

+ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố (Bà Rịa - Vũng Tàu);

+ Tổng kho PVOIL (Tp. HCM);

+ Nhà máy Nhựa và hóa chất Phú Mỹ (Bà Rịa - VũngTàu).

Phương pháp lấy mẫu:

+ Lấy mẫu trực tiếp bằng xy lanh: Hút mẫu bằng xylanh 250 - 500mL có van khóa, ứng dụng để xác địnhcác cấu tử khí C1-C5.

+ Hấp phụ làm giàu mẫubằng than hoạt tính: Sử dụngống than hoạt tính loại100/50mg, ứng dụng để xácđịnh các cấu tử khí BTEX vàVinyl chloride.

3.6. Phân tích

Các mẫu khí thu được tạihiện trường được phân tíchbằng phương pháp sắc ký khíGC-FID, mẫu hấp phụ bằngthan hoạt tính được giải hấpbằng dung môi CS2.

3.6.1. Làm sạch dung môi CS2

Dung môi CS2 trước khi sửdụng được tinh chế nhằm làmgiảm hàm lượng benzene vì đâyđồng thời cũng là cấu tử nghiêncứu. Hàm lượng benzene sau xửlý chỉ còn 0,01µg/ml, tức đãgiảm trên 99% và đáp ứng đượcyêu cầu phân tích.

3.6.2. Phân tích trên sắc kýkhí

Hai phần than hoạt tínhđã hấp phụ được chuyển vào 2

vial 1,5ml khác nhau, cho chính xác một lượng dungmôi ml CS2 đã có nội chuẩn 2,4,4 trimetyl-1-pentenevào mỗi vial chứa mẫu than đã hấp phụ để thực hiệnquá trình giải hấp trước khi phân tích.

Thiết bị phân tích chính là hệ sắc ký AgilentTechnologies 6890N Network GC. Quá trình phân tíchmẫu chia làm 2 giai đoạn như sau:

Bơm mẫu vào máy GC - Tiến hành phân tích

Lấy mẫu tại vị trí

thích hợp

Ghi chú mẫu bảo quản

mẫu tránh ánh sáng Ghi chép điều kiện hiện trường - bảo quản mẫu

Bơm mẫu vào máy GC -

Tiến hành phân tích

Tiến hành lấy mẫu theo các thông số trong quy

trình

Rửa giải mẫu với CS2

Lắp rắp hệ thống lấy mẫu theo quy trình

Xác định vị trí lấy mẫu

Tiến hành quá trình

lấy mẫu

Lấy mẫu bằng than hoạt tính

Làm sạch xy lanh

Lấy mẫu trực tiếp bằng xy lanh

Kết quả tính toán

Lập loạt mẫu chuẩn

Lập loạt mẫu chuẩn

PETROVIETNAM

+ Giai đoạn 1: Tiến hành phân tích các các mẫu chứatrong xylanh bằng cột Agilent 19095P-S25 50m x530µm x 15µm chịu nhiệt tối đa ở 2000C.

+ Giai đoạn 2: Tiến hành phân tích các mẫu dungmôi CS2 sau giải hấp bằng cột Agilent 122-1564 60m x250µm x 1,4µm chịu nhiệt tối đa ở 2600C.

3.6.3. Chuẩn bị hỗn hợp chuẩn

+ Hỗn hợp khí chuẩn C1-C5 SCOTTY II.

+ Dùng phân tích các cấu tử methane, ethane,propane, butane, pentane, propylene.

+ Dung dịch chuẩn BTEX và vinyl chloride (pha trongdung môi CS2 với nội chuẩn là 2,4,4 trimetyl-1-pentene)dung để phân tích các cấu tử benzene, toluene, ethyl-benzene, xylene và vinyl choride.

dÇu khÝ - Sè 1/201144

Hình 1. Đường chuẩn sắc ký tiêu biểu (Methane và Benzene)

STT 106*Hàm lượng (mg)

Trung bình diện tích peak

1 0,644 0,93

2 1,609 2,03

3 3,218 4,18

4 4,827 6,65 5 6,436 8,47

STT Nồng độ (mg/m3)

Nội chuẩn Peak Tỷ lệ

1 0,073 2,5 0,6 0,236 2 0,183 4,6 2,9 0,636 3 0,366 3,3 3,9 1,169 4 0,550 5,3 9,6 1,798 5 0,733 3,9 9,4 2,410

Hình 2. Sắc đồ tiêu biểu của hỗn hợp các cấu tử chuẩn (hỗn hợp C1-C5)

AN TOµN - M¤I TR¦êNG DẦU KHÍ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 45

3.6.4. Tính toán kết quả

+ Đối với các mẫu khí trong xylanh xác định C1-C5

Hàm lượng chất X tính bằng mg/m3 khí được tínhtheo công thức sau:

Trong đó:

A: Giá trị diện tích peak của chất X trong mẫu.

A0: Giá trị diện tích peak của chất X trong mẫu trắng.

b: Hệ số góc của đường chuẩn đối với chất X.

a: Tung độ gốc của đường chuẩn đối với chất X.

+ Đối với các mẫu khí hấp phụ trên than hoạt tínhxác định BTEX

Hàm lượng chất X tính bằng mg/m3 khí được tínhtheo công thức sau:

Trong đó:

A: Tỉ lệ diện tích peak của chất X trong mẫu.

A0: Tỉ lệ diện tích peak của chất Xtrong mẫu trắng.

b: Hệ số góc của đường chuẩn đốivới chất X.

a: Tung độ gốc của đường chuẩnđối với chất X.

Vkhi: Thể tích khí hấp thụ qua bẫythan ở điểm lấy mẫu (L).

Thể tích không khí ở điều kiện lấymẫu được quy đổi về thể tích ở điềukiện tiêu chuẩn theo công thức sau:

Trong đó:

Vm: Thể tích mẫu khí sục qua dung dịch hấp thụ - lít

Pm: Áp suất không khí trong suốt quá trình lấymẫu - hPa

tm: Nhiệt độ không khí trong suốt quá trình lấymẫu - 0C

3.7. Kiểm soát chất lượng phân tích

Việc đảm bảo chất lượng phân tích được thực hiệnthông qua các phép phân tích thống kê sau:

3.7.1. Mẫu trắng

Phân tích mẫu trắng được thực hiện mỗi khi sử dụnghóa chất mới và định kỳ theo yêu cầu của từng phươngpháp phân tích. Số lượng mẫu trắng là khoảng 5% lượngmẫu phân tích.

3.7.2. Kiểm tra độ lặp lại, độ tái lặp nội bộ

Thực hiện với mẫu lặp tại phòng thí nghiệm, sốlượng mẫu lặp quy định như sau:

+ Khi tiến hành phân tích một loạt mẫu thì phảiphân tích 10% mẫu lặp trên tổng số mẫu phân tích.

+ Độ lệch của mẫu lặp được tính theo công thức sau:

Hình 3. Sắc đồ tiêu biểu của các điểm trên đường chuẩn (đường chuẩn hỗn hợp C1-C5)

63 10

)(

)mg/m( ×

−−

=loop

o

Vb

aAA

X

298273 1013

PmVs Vmtm

= ´ ´+

63 10

)(

)/( ×

−−

=khi

o

Vb

aAA

mmgX

Độ lệch - R (%) = dC

C x 100 %

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201146

Trong đó: dC: Hiệu nồng độ của hai mẫu

C: Giá trị nồng độ trung bình

Kết quả phân tích của loạt mẫu thử được xem là đạtnếu độ lệch giữa hai kết quả phân tích lặp nhỏ hơn 20%.

Độ tái lặp nội bộ cũng được tiến hành với cùngnguyên tắc như trên nhưng do hai phân tích viên khácnhau cùng tiến hành phân tích trên một mẫu với cùngđiều kiện thí nghiệm (mẫu, thiết bị, hóa chất…).

3.7.3. Kiểm tra hiệu suất thu hồi chất thêm

Hiệu suất thu hồi chất thêm cũng có thể sử dụngđể đánh giá độ chính xác của phương pháp phân tích.Kiểm tra hiệu suất thu hồi chất thêm bằng cách thêmmột lượng chất chuẩn đã biết trước nồng độ vào mẫu,sau đó tiến hành phân tích và tính toán hiệu suất thuhồi chất thêm theo công thức sau:

Trong đó:

Cchuan+mau: Giá trị đo của mẫu có thêm chất chuẩnđã biết nồng độ.

Cchuan: Giá trị đo của lượng chuẩn thêm vào tínhtheo lý thuyết.

Cmau: Giá trị đo của mẫu không có chất chuẩn.

3.7.4. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp

Giới hạn phát hiện là hàm lượng nhỏ nhất của chấtphân tích có thể phát hiện bởi quy trình.

Để xác định thực nghiệm LOD của quy trình, tiếnhành đo tín hiệu nền YBL của mẫu trắng với n ≥ 20. Từđó tính ra sBL. Bước đầu tính giới hạn phát hiện của tínhiệu nền, ký hiệu là LODY:

LODY = Ymin-YBL = 3×sBL

Sau đó lấy LODY chia cho hệ số góc b trongphương trình hồi quy Y = a + bW để tính ra sBL,w vàLOD:

LOD = 3 × sBL,w

3.8. Tính toán kết quả phân tích

+ Kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng

- Độ lặp: Các giá trị ghi nhận được biến thiên trongkhoảng 4 - 19%.

100*(%)

mau

chuanmauchuan

CCCHSTH −

= +

Bảng 2. Hàm lượng các cấu tử C1-C5 (giá trị trung bình cho từng trạm)

Hàm lượng (mg/m3) STT Địa

điểm Vị trí Kí

hiệu mẫu CH4 C2H6 C3H8 n-C4H10

iso-C4H10

C5H12 C3H6

1 Cổng xuất LPG trước đây DC-1 5,44 3,23 3,35 2,32 0,925 2,10 0,982

2 Dinh Cố

Bồn chứa Condensate DC-2 3,51 2,13 2,11 2,68 1,13 1,23 1,12

3 Bồn chứa xăng thành phẩm PO-1 0,895 1,51 1,83 1,96 1,72 2,12 0,958

4 Bồn chứa xăng thành phẩm PO-2 1,02 0,927 1,01 2,20 1,53 3,89 0,828

5

PV Oil

Ngoài hàng rào PO-3 0,894 0,098 0,095 0,925 0,456 0,145 0,095

6 Khu vực công nghệ PM-1 2,13 2,60 0,082 0,095 0,069 KPH 0,099

7

Nhựa và HC

Phú Mỹ Khu vực công nghệ PM-2 1,57 1,98 0,102 0,074 0,072 KPH 0,078

AN TOµN - M¤I TR¦êNG DẦU KHÍ

- Độ tái lặp nộibộ: Các giá trị độ lệchbiến thiên trongkhoảng 4,4 - 9,2%.

- Độ thu hồi:Phép phân tích độthu hồi được thựchiện ở 3 mức nồngđộ cấu tử chuẩn, giátrị độ thu hồi daođộng trong khoảng76-81%.

+ Tại Nhà máy xửlý khí Dinh Cố

Chúng tôi pháthiện hầu hết các cấutử C1-C5 và BTEX.Ngoại trừ khímethane vốn tồn tạitrong môi trườngkhông khí với hàmlượng nhất định, cáccấu tử được pháthiện còn lại tươngđối phù hợp với thựctế hoạt động củaNhà máy xử lý khíDinh Cố với sảnphẩm chính là khíkhô (trong thànhphần chủ yếu là C1 vàmột phần C2), LPG(chứa nhiều C3-C4)và condensate (chứanhiều cấu tử mạchcacbon lớn hơn).Trong quá trình hoạtđộng của nhà máy,một phần các cấu tửnêu trên có thể theodòng hơi sản phẩmthoát ra ngoài môitrường không khíxung quanh.

dÇu khÝ - Sè 1/2011 47

LOD (mg/m3)

CH4 C2H6 C3H8 n-C4H10 iso-C4H10 C5H12 C3H6

0,024 0,038 0,022 0,023 0,022 0,028 0,023

LOD (mg/m3)

Benzene Toluene m, p- xylene o-xylene Ethyl-

benzene Vinyl-

chloride

0,009 0,014 0,013 0,014 0,013 0,019

STT Địa điểm Vị trí Mẫu Benzene Toluene m,p-Xylene o-Xylene Ethyl-

benzene Vinyl

chloride

1 Cổng xuất LPG trước đây

DC-1 0,094 0,068 0,038 0,033 0,044 KPH

2

Dinh Cố

Bồn chứa Condensate DC-2 0,628 0,407 0,056 0,045 0,053 KPH

3 Bồn chứa xăng thành phẩm

PO-1 1,68 0,064 0,053 0,053 0,064 KPH

4 Bồn chứa xăng thành phẩm

PO-2 2,23 0,051 0,040 0,045 0,068 KPH

5

PV Oil

Ngoài hàng rào PO-3 0,060 0,036 < 0,013 -

0,029 0,027 0,043 KPH

6 Khu vực công nghệ PM-1 0,021

< 0,014 -

0,020

< 0,013 -0,018

< 0,014 -0,018

< 0,013 -0,041 0,068

7

Nhựa và HC Phú Mỹ Khu vực

công nghệ PM-2 0,019 KPH KPH KPH KPH -0,040

< 0,019 -0,029

Bảng 3. Hàm lượng các cấu tử BTEX và vinyl chloride (giá trị trung bình cho từng trạm)

Hình 4. Sắc đồ GC/FID tiêu biểu cho mẫu BTEX (mẫu tại Dinh Cố)

Giới hạn phát hiện LOD

Giới hạn phát hiện LOD

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201148

+ Tại tổng kho PVOIL

Tại tổng kho PVOIL cũng phát hiện hầu hết cáccấu tử C1-C5 và BTEX. Trong khuôn viên nhà máy,hàm lượng các cấu tử nhìn chung cao hơn giá trịtương ứng tại trạm ngoài hàng rào. Tổng kho PVOILlà tổng kho xăng dầu nên trong môi trường khôngkhí có khuynh hướng tồn tại hơi của các cấu tử nặngnhư BTEX.

+ Tại Nhà máy Nhựa và hóa chất Phú Mỹ

Các cấu tử C1-C5 được phát hiện ở mức khá thấpso với các công trình khác. Tuy nhiên, cấu tử vinylchloride được phát hiện tại đây. Điều này cũng phùhợp với thực tế vì monomer vinyl chloride được nhàmáy dùng làm nguyên liệu để tổng hợp nhựa PVC.

4. SO SÁNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC VỚIQUY TRÌNH CỦA TIÊU CHUẨN ASTM

4.1. Quy trình lấy mẫu

- Điểm giống nhau: Dựa trên phương pháp hấpphụ các VOCs bằng than hoạt tính. Đây là phươngpháp hấp phụ chủ động được ứng dụng rộng rãitrong phân tích khí.

- Điểm cải tiến: Quy trình mà chúng tôi xây dựngđã kết hợp với phương pháp lấy mẫu trực tiếp bằngxy lanh dùng phân tích các khí C1-C5.

4.2. Quy trình phân tích mẫu

- Điểm giống nhau: Dựa trên phương pháp giảihấp phụ các VOCs trên than hoạt tính bằng dung môiCS2 và phân tích bằng hệ sắc ký GC/FID.

- Điểm cải tiến: Quy trình đã kết hợp thêmphương pháp phân tích mẫu khí thu được bằngphương pháp lấy mẫu trực tiếp sử dụng xy lanh.

Quy trình đã nêu ra được những nội dung chi tiếtnhằm giúp người phân tích có thể triển khai côngviệc một cách nhanh chóng và phù hợp với tình hìnhthực tiễn, cụ thể như sau:

+ Chỉ rõ các điểm cần lưu ý cũng như trang thiếtbị bảo hộ chuyên dụng cần thiết khi sử dụng dungmôi CS2;

+ Đưa ra chi tiết phương pháp pha dung dịchchuẩn gồm chuẩn cấu tử nghiên cứu và nội chuẩn.

+ Chuẩn hóa các thao tác phân tích và thao tácvận hành hệ thống sắc ký, ví dụ quá trình bơm CS2

vào vial chứa than ở trạng thái kín. Điểm cần lưu ý làkhi bơm khí trong xy lanh vào loop mẫu sao cho mẫuphân bố đều trong loop;

+ Đưa ra quy trình tinh chế dung môi CS2 cónhiễm Benzene;

+ Đưa ra giới hạn phát hiện và phương pháp tínhLOD.

Trên cơ sở kết quả đạt được, các quy trình lấymẫu và phân tích mẫu được đánh giá là có thể ápdụng trong công tác quan trắc môi trường không khínhằm xác định hàm lượng các VOCs như đã nêu.

5. SOẠN THẢO QUY TRÌNH

Kết thúc quá trình thực nghiệm, nhóm tác giả đãxây dựng được 2 quy trình sau:

+ Quy trình lấy mẫu: Xác định hàm lượng hợpchất hữu cơ dễ bay hơi trong môi trường không khí.

+ Quy trình phân tích: Xác định hàm lượng hợpchất hữu cơ dễ bay hơi trong môi trường không khí.

6. KẾT LUẬN

Các quy trình phân tích VOCs đã được xây dựngcó tính thực tiễn cao, đã nêu ra được các nội dung về:phạm vi áp dụng, nguyên tắc, dụng cụ, hóa chất, cácbước tiến hành thực nghiệm, phương pháp kiểmsoát chất lượng phân tích.

Có thể áp dụng quy trình này để phân tích các cấutử khác có tính chất hóa lý tương tự các cấu tử thuộcphạm vi nghiên cứu. Ví dụ như dùng than hoạt tính đểhấp phụ các cấu tử phân cực khác (cyclohexane, cyclo-hexanol..) và phân tích trên cột phân cực DB-VRX.

Các quy trình này sau khi ban hành có thể ápdụng để xác định hàm lượng các VOCs trong quantrắc môi trường các công trình dầu khí hoặc cácngành công nghiệp khác có liên quan.

AN TOµN - M¤I TR¦êNG DẦU KHÍ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cù Thành Long, 2007. Phương pháp Thống kêtrong Thực nghiệm Hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục.

2. PDC, 2008. Báo cáo giám sát môi trường định kỳTổng kho xăng dầu Vũng Tàu.

3. Agilent Technologies, 2005. The Instrumentand Accessories Catalogue, European Edition.

4. ASTM. D3686-95, ASTM. D3686-08. StandardPractice for Sampling Atmospheres to Collect OrganicCompound Vapors (Activated Charcoal TubeAdsorption Method).

5. ASTM. D3687-95, ASTM. D3687-07. StandardPractice for Analysis of Organic Compound VaporsCollected by the Activated Charcoal Tube AdsorptionMethod.

6. Dean, R.B., and Dixon. Simplified Statistics for

Small Numbers of Observations. Analytical chemistry,Vol 23, 1951, pp.636 - 638.

7. N I O S H S t a n d a r d C D C 9 9 - 7 4 - 4 5 .Documentation of NIOSH Validation Tests.

8. NIOSH Standard HSM 99-71-31. PersonnelSampler Pump For Charcal Tubes, Final report.

9. Levadie, B., and Macaskill, S.M. Analysis ofOrganic Solvents Taken on Charcoal Tube Samplers bySimplified Technique.Analytical chemistry, Vol 48, No1, 1976, pp.76-78.

10. OSHA Standard. CFR 1910 General IndustrialOSHA Safety and Health Standard

11. Turner, B.C., and Glotfelty, D.E. Field Sampling ofPesticide Vapors with Polyurethane Foam. Analyticalchemistry, Vol 49, 1977, pp.7 - 10. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 49

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201150

1. GIỚI THIỆU CHUNG CÁC DỰ ÁN NƯỚC NGOÀI

Hiện nay, đa số các dự án dầu khí ở nước ngoài

của PVN đều do PVEP quản lý điều hành. Các dự án

này trải rộng trên nhiều vùng, lãnh thổ khác nhau nhưchâu Á - Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Trung Đông vàchâu Phi. Một số dự án có văn phòng, trụ sở làm việcở nước ngoài.

Vấn đề bảo đảm an ninh an toàn tronghoạt động dầu khí ở nước ngoài

ThS. Nguyễn Bá LộcTổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

Hoạt động dầu khí ở nước ngoài luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, không chỉ về kinh tế kỹ thuật mà còn về anninh an toàn, đặc biệt khi các hoạt động diễn ra tại các nước có tình hình bất ổn về chính trị, kinh tế, điểmnóng về an ninh, khủng bố, xung đột. Bài viết này sẽ tóm lược các khó khăn thách thức và tham khảo nhữngbiện pháp bảo đảm an ninh an toàn cho con người và dự án dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Thăm dòKhai thác Dầu khí (PVEP).

Hình 1. Địa bàn hoạt động của PVEP

AN TOµN - M¤I TR¦êNG DẦU KHÍ

Tại một số nước, mức độ nguy hiểm về an ninhđược đánh giá từ trung bình, cao, đến rất cao dotình hình an ninh chính trị bất ổn, có các hoạtđộng khủng bố, cướp có vũ trang, kinh tế khôngổn định và nhiều rủi ro (cấm vận, đói nghèo, lạchậu, lạm phát cao, tỉ lệ người nghèo cao) nhưVenezuela, Algeria, Iran....

Để đánh giá các nguy cơ về an ninh an toàn(ANAT) của các nước, Control Risks Group - mộttổ chức chuyên nghiên cứu về ANAT đã phân loại4 cấp độ rủi ro như sau:

Mức rủi ro rất cao: chiến tranh/mất chínhquyền/ không kiểm soát. Khách nước ngoài bị đedọa nghiêm trọng bởi các hoạt động khủng bố vàcác loại hình tội phạm khác diễn ra thường xuyên.

Mức rủi ro cao: mất ổn định về chính trị/thoái

hóa và yếu kém của chính quyền. Bạo lực côngcộng cũng như các hoạt động tội phạm khácthường hướng tới người nước ngoài.

Mức rủi ro trung bình: mất ổn định chínhtrị/biểu tình/nổi loạn dữ dội/hoạt động khủng bố,bạo lực công cộng và các loại hình tội phạm khácthường hướng đến cả người địa phương và kháchnước ngoài.

Mức rủi ro thấp: ổn định về chính trị/chínhquyền đủ sức mạnh để kiểm soát tình hình cũngnhư cung cấp sự hỗ trợ về ANAT. Tỷ lệ tội phạmnhỏ và hầu như không có các hoạt động khủngbố, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.

Bảng 1 tổng hợp đánh giá rủi ro và tình hìnhan ninh của Control Risks về chính trị, an ninh,khủng bố và du lịch tại một số quốc gia.

dÇu khÝ - Sè 1/2011 51

Hình 2. Bản đồ đánh giá mức độ rủi ro về an ninh thế giới năm 2010

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201152

Tuy vậy, vấn đề đáng lo ngại nhất trong việc đảm bảoANAT cho các hoạt động dầu khí là tình hình chính trịkhông ổn định, là những mối đe dọa thường trực nhưkhủng bố với các mục tiêu xác định là các cơ quan vàcông ty nước ngoài nhằm chống phá chính phủ (Algieria,Iraq), bạo động chính trị (Thái Lan, Iran), cướp có vũ trang(Tunisia, Venezuela), tội phạm, an ninh không đảm bảo,phân biệt đối xử…

Trung Đông và châu Phi là hai khu vực bất ổn nhất vềan ninh chính trị, cùng với nghèo đói và lạc hậu, tôn giáo

là đạo Hồi, rủi ro có thể xảy ra ngay tại trụ sở, tại khu nhàở, tại công trường đang thi công hay ngay trên đường đi.

2. TÌNH HÌNH ANAT TẠI CÁC KHU VỰC

2.1. Khu vực Trung Đông

Iran và Iraq là nơi các tổ chức an ninh quốc tế đánh giálà cực kỳ nguy hiểm không chỉ với người nước ngoài màcòn với cả người bản địa.

Bạo lực và đổ máu ở Iraq vẫn gia tăng trong bối cảnhMỹ chuẩn bị chokế hoạch rút toànbộ quân vào năm2011, các nhómkhủng bố vẫn nổidậy mạnh mẽ,cạnh tranh giữacác nước lớn đốivới nguồn dầu khítại đây càng làmcho khu vực nóngbỏng hơn.

Iran quyếttâm theo đuổitham vọng hạtnhân như mộtchiến lược răn đeđối với bất cứ mộtcuộc tấn côngnào từ bên ngoài,khiến tình hìnhcàng trở nên căngthẳng.

Tuy nhiên,trong nhữngtháng đầu năm2010, sự bất ổn anninh tại Iran vàIraq giảm đáng kể,số vụ bạo loạn,đánh bom khủngbố ít xảy ra hơn sovới trước.

Nước Chính trị Kinh tế An ninh Khủng bố Du lịch Cuba Trung bình Trung bình Thấp Bình thường Thấp Peru Trung bình Trung bình Trung bình Thấp Trung bình

Venezuela Cao Cao Trung bình Thấp Trung bình Bolivia Cao Cao Trung bình Thấp Trung bình

Nicaragua Cao Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Algeria Trung bình Trung bình Cao Cao Cao

Cameroon Trung bình Cao Trung bình Low Trung bình Congo Trung bình Trung bình Trung bình Bình thường Trung bình Tunisia Thấp Trung bình Thấp Thấp Thấp

Madagascar Cao Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Iran Cao Cao Thấp Thấp Thấp Iraq Cao Cao Rất cao Rất cao Rất cao

Indonesia Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Myanmar Cao Cao Thấp Thấp Trung bình Cambodia Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình

Laos Trung bình Trung bình Trung bình Thấp Thấp Malaysia Thấp Medium Thấp Thấp Thấp

Azerbaijan Trung bình Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Russia Cao Cao Cao Cao Cao

Uzbekistan Cao Cao Trung bình Trung bình Thấp

Bảng 1. Tổng hợp đánh giá rủi ro tại một số nước

Hình 3. An ninh phức tạp tại Trung Đông

AN TOµN - M¤I TR¦êNG DẦU KHÍ

2.2. Khu vực Đông Nam Á

Tình hình an ninh khu vực Đông Nam Á cơ bản ổn

định, quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực và với

các nước bên ngoài ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, các nước trong khu vực vẫn phải đối mặt

với nhiều khó khăn thách thức, trong đó nổi bật là tình

hình chính trị nội bộ và tranh chấp biên giới lãnh thổ một

số nước diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng lên như

tình hình chính trị nội bộ ở Malaysia, tranh chấp biên giới

lãnh thổ giữa Indonesia và Malaysia.

Một số nước như Trung Quốc, Philippines, Malaysia…

đẩy mạnh việc tuyên bố chủ quyền ở khu vực biển Đông,

nên tình hình ổn định tại Đông Nam Á càng có nguy cơ

bất ổn.

2.3. Khu vực Nam Mỹ

Venezuela là một đất nước có tình hình an ninh, an

toàn kém, người dân được tự do sử dụng súng đạn.

Venezuela lại giáp với Colombia, là khu vực buôn bán ma

túy chủ yếu của khu vực châu Mỹ. Điều này đã khiến cho

Venezuela có mức độ hoạt động tội phạm cao và chứa

đựng nhiều rủi ro đối với khách nước ngoài đến làm ăn và

sinh sống.

Hoạt động tội phạm liên tục gia tăng trong nhiều

năm qua tại Venezuela, với quy mô và tần suất ngày càng

nhiều. Chính phủ Venezuela đã triển khai nhiều biện pháp

để ngăn chặn nhưng tình hình chưa được cải thiện nhiều,

nạn cướp giật và bắt cóc tống tiền là hai loại hình tội

phạm chính vẫn diễn ra tại đây.

dÇu khÝ - Sè 1/2011 53

Hình 4. Mức độ ANAT tại Đông Nam Á Hình 5. Mức độ ANAT tại Nam Mỹ

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201154

2.4. Khu vực châu Phi

Châu Phi là khu vực đang thu hút sự quan tâm và chúý vì hai lý do trái ngược nhau. Một mặt, châu Phi giàu tiềmnăng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú vàcó chính sách mở cửa cho đầu tư từ bên ngoài. Mặt khác,nghèo đói, năng lực quản lý và điều hành của Chính phủyếu kém, bệnh tật gia tăng…Hơn nữa đây cũng là khu vựcsớm hứng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tại Algeria, luôn tiềm ẩn những bất ổn, tác động rất

lớn đến phát triển kinh tế, xãhội. Nhóm Hồi giáo cực đoanchính ở Algeria là GPSC thuộcmạng lưới khủng bố quốc tếAl-queada hoạt động trênvùng lãnh thổ các nước nhưAlgeria, Morocco, Tunisiathường tổ chức các cuộc tấncông nhằm vào các công dânnước ngoài và lực lượng anninh.

3. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ANATTẠI CÁC DỰ ÁN

Để đảm bảo ANAT cho cácdự án dầu khí nước ngoài, cầnphải thực hiện những biệnpháp sau:

- Thường xuyên cập nhậttình hình ANAT các nước có dựán để có hướng dẫn ứng cứu sựcố khẩn cấp kịp thời, phù hợp.

- Hợp đồng cấp cứu y tếvà sơ tán khẩn cấp với Intl.SOS, trang bị thẻ thành viênSOS cho CBCNV công tác, làmviệc nước ngoài.

- Mua bảo hiểm mức tráchnhiệm cao cho CBCNV làm việctại dự án.

- Lựa chọn địa điểm đặt trụsở làm việc và nhà ở cho

CBCNV tại các khu vực có tình hình an ninh tốt nhất, tránhxa các khu vực nhạy cảm.

- Thuê các công ty bảo vệ, quân đội nước sở tại bảo vệnghiêm ngặt trụ sở làm việc, căn cứ, công trường, phụtrách an ninh; trang bị thẻ mã hóa cho CBCNV để đảm bảokiểm soát an ninh an toàn khi ra vào trụ sở làm việc.

- Lắp đặt hệ thống giám sát an ninh tại trụ sở làm việcnhằm kiểm soát 24/24h. Trang bị điện thoại vệ tinh và hệthống định vị GPS.

Hình 6. Mức độ bất ổn tại châu Phi

AN TOµN - M¤I TR¦êNG DẦU KHÍ

- Thường xuyên trang bị kiến thức về ANAT cho CBCNV.

- Hạn chế tới mức thấp nhất các trường hợp phải dichuyển ra khỏi khu vực làm việc và nhà ở. Trong trườnghợp phải di chuyển từ khu vực này tới khu vực khác tại cácnước có tình hình an ninh bất ổn, CBCNV phải được lựclượng bảo vệ và/hoặc quân đội hộ tống.

- Có phương án và lộ trình di chuyển an toàn, đảmbảo sự hỗ trợ tối đa của đối tác tại nước sở tại.

Triển khai quy trình/quy định về an ninh, an toàntrong CBCNV trên cơ sở các quy định bảo đảm an ninh, antoàn tại nước sở tại.

- Tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương.

- Bố trí cán bộ phụ trách công tác an ninh, an toàn tạidự án.

4. KẾT LUẬN

Theo nhận định, tình hình ANAT ngày càng xấu hơn

và ở mức rủi ro cao (Algeria, Iraq), bấtổn về xã hội ngày càng nhiều hơn, cáccuộc biểu tình ở quy mô lớn hơn, tấncông khủng bố và cướp bóc nhằm vàongười nước ngoài nhiều hơn, nguy cơvề an ninh an toàn có xu hướng tăng. Vìvậy để bảo đảm không xảy ra sự cố vềngười và tài sản đối với các dự án dầukhí ở nước ngoài, bên cạnh việc đã làm,cần phải thực hiện những công việcsau:

- Phối hợp hiệu quả giữa các dự ánvới Bộ Công an, Bộ Ngoại giao về cácthông tin an ninh, an toàn chính thống,chuẩn xác, đáng tin cậy.

- Thông qua ngoại giao hướngdẫn, giới thiệu và hỗ trợ các dự án vớicác công ty bảo vệ, quân đội, công annước sở tại để có được sự bảo vệ tốtnhất.

- Có chính sách ANAT cho các dự ánnước ngoài.

- Thường xuyên đào tạo, tập huấncác kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp cho các CBNVcủa dự án, diễn tập ứng phó khẩn cấp định kỳ và đột xuất.

- Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên trách về các kỹnăng khai thác, xử lý thông tin để có những quyết địnhứng phó chính xác và kịp thời; phối hợp chặt chẽ với cácđơn vị cung cấp dịch vụ an ninh nước sở tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Công tác ANAT trong quá trình triển khaicác hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoàicủa PVEP dự Hội nghị 35 năm Ngành Dầu khí.

2. www.pvep.com.vn

3. www.control-risks.com

4. Bản tin An ninh An toàn PVEP.

5. Báo cáo của các đơn vị thành viên PVEP về tình hìnhtriển khai công tác ANAT tại các dự án. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 55

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201156

1. MỞ ĐẦU

Thế kỷ 21 đang chứng kiến sự bùng nổ của một hệthống các công nghệ mới, công nghệ của nền kinh tế trithức. Hệ thống công nghệ này đang làm biến đổi sâu sắcthế giới, từ nền kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinhtế tri thức. Có thể nói xu thế tất yếu của nền kinh tế thếgiới trong những thập kỷ tới chính là xu thế kinh tế trithức dựa vào các tiến bộ khoa học công nghệ đi đôi vớiquá trình toàn cầu hoá.

Nhận thức được xu thế tất yếu này, nền kinh tế ViệtNam đang khởi động quá trình tái cấu trúc nhằm pháttriển theo chiều sâu, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa họcvà công nghệ (KHCN) để phát triển nhanh đi đôi với pháttriển bền vững. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp củaViệt Nam muốn vững vàng vươn ra bể lớn, rút ngắnkhoảng cách phát triển với các Tập đoàn/Công ty lớn trênthế giới, tăng khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế,không có lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy mạnh ápdụng và làm chủ các thành tựu khoa học và công nghệtiên tiến, sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao và cótrình độ quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định khoa học và côngnghệ, cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển củanền khoa học và công nghệ Việt Nam chưa đáp ứng đượcyêu cầu của sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đấtnước, như đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tổng kết

trong Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và côngnghệ: “Hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta hiệnnay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong xu thế hộinhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thếgiới; chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của cácngành kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kếtquả đã được nghiên cứu; trình độ khoa học và công nghệcủa ta còn thấp nhiều so với các nước xung quanh; năng lựctạo ra công nghệ mới còn rất có hạn...”.

Để góp phần khắc phục các tồn tại và yếu kém củanền khoa học và công nghệ nước nhà, tạo nguồn vốn chophát triển khoa học và công nghệ, trong những năm quanhiều chính sách dành ưu tiên cho phát triển khoa học vàcông nghệ đã được ban hành và được cụ thể hóa trong hệthống phát luật của Việt Nam, trong đó phải kể đến cácquy định của pháp luật về việc trích lập Quỹ phát triểnkhoa học và công nghệ trong doanh nghiệp.

Bài viết giới thiệu các cơ sở pháp lý trích lập Quỹ Pháttriển KHCN trong doanh nghiệp, thực trạng trích lập Quỹnày trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và củaTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng và đưa ramột số gợi ý về cơ chế quản lý/sử dụng Quỹ phát triểnKHCN nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn từ Quỹnày nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế,thực hiện định hướng phát triển theo chiều sâu và pháttriển nền kinh tế tri thức ngay trong các Tổng công ty/Đơnvị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

KINH TÕ - QU¶N Lý DẦU KHÍ

Một số vấn đề về trích lập và sử dụngquỹ phát triển khoa học và công nghệ

trong doanh nghiệp

TS. Vũ Văn Viện Ths. Nguyễn Văn TuấnTập đoàn Dầu khí Việt Nam

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRÍCH LẬP QUỸ PHÁT TRIỂNKHCN TRONG DOANH NGHIỆP

Điều 38 Luật Khoa học và công nghệ số 21/2000/QH10 quy định: (i) Doanh nghiệp được dành một phần vốnđể đầu tư phát triển khoa học và công nghệ nhằm đổimới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.Vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của doanhnghiệp được tính vào giá thành sản phẩm; (ii) Doanhnghiệp được lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệđể chủ động đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.

Điều 45 Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 quy định: Doanh nghiệp được trích một phần lợinhuận trước thuế hàng năm lập Quỹ Phát triển khoa họcvà công nghệ để tiến hành hoạt động nghiên cứu pháttriển và đổi mới công nghệ. Trong thời hạn năm năm, nếuQuỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mụcđích thì doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nướcphần thuế thu nhập doanh nghiệp trên số lợi nhuận trướcthuế mà Nhà nước để lại cho doanh nghiệp và phần lãiphát sinh từ khoản lợi nhuận trước thuế đó.

Điều 17 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số17/2008/QH 12 quy định: (i) Doanh nghiệp được thànhlập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Namđược trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm đểlập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanhnghiệp; (ii) Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập,nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không đượcsử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụngkhông đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngânsách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tínhtrên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụnghoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phátsinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Điều 41 và 42 Nghị định 81/2002/NĐ-CP hướng dẫnthi hành chi tiết Luật Khoa học và Công nghệ quy định: (i)Doanh nghiệp được tính các khoản chi phí phát triểnkhoa học và công nghệ vào chi phí hợp lý khi xác định thunhập chịu thuế, bao gồm các khoản chi cho nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ, mua thông tin, tư liệucông nghệ, sở hữu công nghiệp và chi phí cho các hoạtđộng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Cáckhoản đầu tư về công nghệ tạo thành tài sản cố địnhđược phân bổ trừ dần vào chi phí sản xuất; (ii) Doanhnghiệp được lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

để chủ động đầu tư cho khoa học và công nghệ theo yêucầu phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn của Quỹ nàyđược hình thành từ lợi nhuận trước thuế của doanhnghiệp và các nguồn khác nếu có; (iii) Thu nhập từ việcthực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.Việc xác định thu nhập không phải chịu thuế thực hiệntheo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp; (iv) Kinhphí tổ chức khoa học và công nghệ nhận được từ việc kýkết hợp đồng thực hiện các chương trình, đề tài, dự án sửdụng ngân sách nhà nước và các đề tài, dự án do các quỹphát triển khoa học và công nghệ tài trợ không phải chịuthuế giá trị gia tăng.

Như vậy, cơ sở pháp lý của việc hình thành Quỹ Pháttriển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp (sauđây gọi tắt là Quỹ) đã rõ ràng và cụ thể: Theo các quy địnhhiện hành, doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quyđịnh của phát luật được phép trích lập tối đa 10% lợinhuận trước thuế để lập Quỹ phát triển khoa học và côngnghệ. Ngoài ra, các hoạt động khoa học và công nghệđược tài trợ từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ củadoanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về thuế giá trị giatăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…

3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂNKHCN TRONG DOANH NGHIỆP

Nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc tríchlập và sử dụng Quỹ Phát triển KHCN, ngày 16/05/2007, BộTài chính đã có Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ban hànhQuy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KHCNcủa tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Căn cứ vào các quyđịnh hiện hành của pháp luật và các hướng dẫn của Bộ Tàichính, Quỹ Phát triển KHCN trong doanh nghiệp có mộtsố đặc trưng sau đây:

n Doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, hoạtđộng có lãi mới được phép trích lập Quỹ phát triển KHCN.

n Quỹ có thể được tổ chức dưới một trong hai hìnhthức:

- Đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ trựcthuộc doanh nghiệp.

- Một bộ phận (không có tư cách pháp nhân riêng)thuộc doanh nghiệp.

n Người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp

dÇu khÝ - Sè 1/2011 57

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201158

quyết định thành lập Quỹ: Chủ tịch Hội đồng quản trị (đốivới công ty cổ phần), Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặcChủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh), Chủ doanh nghiệp tư nhân (đối vớidoanh nghiệp tư nhân) hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc(đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị).

n Đối với doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Công tymẹ, Công ty con: Trên cơ sở quy định về tỷ lệ trích quỹ, căncứ quyền hạn, trách nhiệm của Công ty mẹ đối với doanhnghiệp thành viên, Công ty mẹ quy định tỷ lệ điều chuyểnnguồn vốn giữa Quỹ của Công ty mẹ với Quỹ của doanhnghiệp thành viên, Công ty con trên cơ sở phát triển khoahọc và công nghệ của toàn hệ thống.

n Đối với Công ty trực thuộc Tổng công ty, hoặc làCông ty con được sử dụng nguồn vốn của Quỹ để chi nộpvề Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Tổng côngty hoặc Công ty mẹ.

n Mục tiêu hoạt động của Quỹ tương đối mở rộng, tạođiều kiện thuận lợi tối đa để giúp doanh nghiệp pháttriển tiềm lực khoa học công nghệ, nâng cao khả năngcạnh tranh. Nguồn vốn của Quỹ được sử dụng để tài trợ

không những cho hoạt động nghiên cứu và phát triển vàcòn cho các mục đích ứng dụng và đổi mới công nghệ,hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sảnxuất, cụ thể:

- Cấp kinh phí để thực hiện các đề tài, dự án khoahọc và công nghệ của doanh nghiệp.

- Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt độngkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

- Mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyềnsở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng côngnghiệp, ... phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệcủa doanh nghiệp;

- Trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng vớitổ chức khoa học và công nghệ để thực hiện các hoạtđộng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (khôngbao gồm tiền lương quản lý chung của Quỹ);

- Chi phí cho đào tạo nhân lực khoa học và côngnghệ của doanh nghiệp;

- Chi cho các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật,hợp lý hoá sản xuất.

KINH TÕ - QU¶N Lý DẦU KHÍ

n Vốn hoạt động của Quỹ không sử dụng hết trongnăm tài chính được chuyển sang năm tài chính tiếp theo.Mỗi chu kỳ 05 năm, nếu số dư của quỹ còn từ 70% trở lêntrên tổng số lợi nhuận đã trích trong 05 năm, thì doanhnghiệp phải trích nộp ngân sách nhà nước số thuế thunhập doanh nghiệp trên số lợi nhuận trước thuế mà Nhànước để lại cho doanh nghiệp tương ứng với số dư cònlại của Quỹ cộng phần quỹ sử dụng không đúng mụcđích và phần lãi phát sinh từ khoản lợi nhuận trước thuếđó. Lãi suất tính lãi được áp dụng theo lãi suất tiền gửikhông kỳ hạn của ngân hàng nơi Quỹ mở tài khoản giaodịch và thời gian tính lãi là 2 năm.

n Doanh nghiệp không được sử dụng nguồn vốn củaQuỹ để đầu tư cho các hoạt động khác không gắn với việcphát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

n Hàng năm Quỹ lập kế hoạch tài chính cho hoạtđộng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp báo cáongười có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp phêduyệt. Kế hoạch hỗ trợ tài chính hàng năm cho hoạtđộng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp baogồm cả hoạt động khoa học và công nghệ của công ty

thành viên, công ty con (trong trường hợp là Quỹ củaTổng công ty, Công ty mẹ).

4. NGUỒN VỐN CHO KHCN VÀ THỰC TRẠNGTRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHCNTRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Hàng năm, Quốc hội phân bổ 2% tổng chi ngân sáchnhà nước (tương đương khoảng 0,5% GDP) cho KHCNnhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và áp dụngthành tựu KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuynhiên, tỷ trọng đầu tư cho KHCN của doanh nghiệp cònít, chưa đến 0,1% GDP. Hầu hết các doanh nghiệp củachúng ta đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa cóđiều kiện đầu tư cho KHCN. Các doanh nghiệp lớn chủyếu là doanh nghiệp nhà nước, nhưng đầu tư cho lĩnhvực này còn rất khiêm tốn.

Tại cuộc Hội thảo về Quỹ Phát triển KHCN trongdoanh nghiệp do Học viện Tài chính tổ chức tháng11/2010 vừa qua, các tham luận tại Hội thảo cho thấymặc dù cơ sở pháp lý đã có nhưng Quỹ Phát triển KHCNvẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Số lượng các doanh

dÇu khÝ - Sè 1/2011 59

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201160

nghiệp đã trích lập Quỹ Phát triển KHCN để tạo nguồnvốn ứng dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnhtranh của doanh nghiệp chưa nhiều. Nguyên nhân chủyếu là nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai tròvà tầm quan trọng của KHCN trong việc nâng cao nănglực cạnh tranh và sự phát triển vững chắc theo chiều sâucủa doanh nghiệp. Mặt khác, một số ý kiến cũng cho rằngtuy hành lang pháp lý đã có nhưng các quy định về sửdụng Quỹ Phát triển KHCN còn một số điểm hạn chế,thiếu hướng dẫn cụ thể dẫn đến chưa thực sự khuyếnkhích doanh nghiệp trích lập Quỹ Phát triển KHCN.

Đại diện Bộ Tài chính tại Hội thảo cho biết, Bộ đang chủtrì soạn thảo để ban hành trong thời gian tới một Thôngtư/Quy định mới hướng dẫn trích lập và sử dụng Quỹ Pháttriển KHCN trong doanh nghiệp, theo hướng tạo hành langpháp lý thông thoáng hơn với các hướng dẫn cụ thể hơn.Một số chế tài khuyến khích hơn hiện nay đang được tínhtới, ví dụ như cứ trích 1 đồng cho nghiên cứu và phát triểnKHCN thì sẽ được miễn thuế 1,5 đồng. Hy vọng rằng Thôngtư/Quy định sắp ban hành của Bộ Tài chính sẽ khắc phụcđược các tồn tại được xem là chưa khuyến khích của Quyếtđịnh 36/2007/QĐ-BTC và bởi vậy, đưa Quỹ Phát triển KHCNvào cuộc sống thực tiễn của các doanh nghiệp.

5. CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ VỀ KHCN VÀ VIỆCTRÍCH LẬP, SỬ DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHCNTRONG CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN DẦUKHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

Trong những năm qua, khoa học và công nghệ luônđược xác định là lĩnh vực ưu tiên trong định hướng chínhsách phát triển của Tập đoàn. Tỷ trọng đầu tư trang bị cơsở vật chất và cho nghiên cứu khoa học của Công ty mẹ -Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày càng tăng. Tuy vậy,nguồn vốn cho phát triển KHCN trong phạm vi toàn Tậpđoàn (của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên) vẫn còn ởmức độ khiêm tốn và chưa đáp ứng được nhu cầu pháttriển và để nâng cao tiềm lực KHCN Dầu khí Việt Nam.

Bước vào giai đoạn phát triển mới tiếp theo (2011 -2015 và sau 2015), nhằm phát triển từng bước vững bềnNgành Dầu khí Việt Nam, với mục tiêu bắt kịp các Tậpđoàn/Công ty dầu khí lớn trong khu vực và trên thế giới,khoa học và công nghệ đã được Lãnh đạo Tập đoàn xácđịnh là một trong ba mũi nhọn đột phá, cùng với đột phávề quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Ngày 20/10/2010vừa qua, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã ký Quyết địnhsố 9521/QĐ-DKVN phê duyệt “Các giải pháp đột phá về

KINH TÕ - QU¶N Lý DẦU KHÍ

Khoa học và Công nghệ nhằm phát triển nhanh và bềnvững Petrovietnam”. Một trong các giải pháp đột phá vềKHCN được phê duyệt chính là cơ chế tạo nguồn vốn choKHCN thông qua việc trích lập Quỹ Phát triển KHCN trongcác Tổng công ty/Đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam theo các quy định hiện hành của Nhànước. Tổng giám đốc Tập đoàn đã có CV số 9691/DKVN-KHCN ngày 26/10/2010 yêu cầu người đại diện phần vốnTập đoàn tại các đơn vị thành viên triển khai các biệnpháp và hành động cụ thể để thực hiện thành công nhấtcác giải pháp đột phá về KHCN đã được HĐTV phê duyệt.

Hy vọng rằng giải pháp tạo nguồn vốn cho KHCNthông qua trích lập Quỹ Phát triển KHCN sẽ đi vào thựctiễn hoạt động của các Tổng công ty/Đơn vị thành viênTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Cùng với nguồn lựctừ Quỹ NCKH và Đào tạo của Công ty mẹ, sẽ tạo ra đượcnguồn lực vật chất đáng kể làm tiền đề hết sức quantrọng để nghiên cứu & phát triển khoa học và công nghệ,chuyển giao, đổi mới và ứng dụng công nghệ cao, tiêntiến trong các lĩnh vực hoạt động cốt lõi, từ đó nâng caonăng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, nâng cao hiệuquả và chất lượng tăng trưởng của mỗi đơn vị và toàn Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Vấn đề còn lại là làm sao sử dụng một cách hiệu quảnhất nguồn vốn từ các Quỹ Phát triển KHCN này. Muốnvậy, mỗi Tổng công ty/Đơn vị thành viên phải xây dựngđược Quy chế sử dụng Quỹ Phát triển KHCN để sử dụngnguồn vốn này một cách “khôn ngoan nhất”, hiệu quảnhất, thiết thực nhất và đúng mục tiêu chiến lược đã lựachọn dựa trên các định hướng phát triển của đơn vị, nằmtrong chiến lược phát triển tổng thể của Tập đoàn và phùhợp với đặc thù riêng của đơn vị. Với các Tổng côngty/Đơn vị SXKD, nguồn vốn từ Quỹ Phát triển KHCN nêndành ưu tiên số một cho vấn đề đổi mới, ứng dụng côngnghệ, bảo dưỡng, sửa chữa và nhận chuyển giao côngnghệ hiện đại/tiên tiến nhằm nâng cao năng lực sản xuấtkinh doanh, khả năng cạnh tranh quốc tế hoặc để pháttriển các sản phẩm mới/lĩnh vực dịch vụ KHCN cao mới,hơn là để giải quyết các đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoahọc thuần tuý.

KẾT LUẬN

Việc cho phép trích lập Quỹ Phát triển KHCN trongdoanh nghiệp là một bước đi nhằm cụ thể hoá các chínhsách ưu tiên phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước, tạo

nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp đổi mới và ứng dụngcông nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất laođộng và khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầuhoá và phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Với cácTổng công ty, Công ty hoạt động theo mô hình Công tymẹ/Công ty con, các quy định hiện hành cho phép hìnhthành một hệ thống các Quỹ Phát triển KHCN từ Công tymẹ đến các Công ty con thành viên và cho phép Công tymẹ quy định tỷ lệ điều chuyển nguồn vốn giữa các Quỹnày nhằm phát triển khoa học và công nghệ trong toànhệ thống (Tổng công ty, Công ty mẹ và các Công ty con).Để sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ hệ thống các Quỹphát triển KHCN này, hàng năm Công ty mẹ và các Côngty con phải lập kế hoạch ứng dụng, đổi mới công nghệ,nghiên cứu khoa học sát với yêu cầu thực tế sản xuấtkinh doanh. Vấn đề cuối cùng là doanh nghiệp (Tổngcông ty, Công ty mẹ/Công ty con), trên cơ sở các quyđịnh hiện hành của Nhà nước, phải soạn thảo và banhành áp dụng Quy chế sử dụng Quỹ Phát triển KHCNphù hợp nhất với mô hình tổ chức và thực tiễn củadoanh nghiệp mình để nguồn vốn từ Quỹ Phát triểnKHCN được tài trợ đúng yêu cầu đổi mới, ứng dụng côngnghệ của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu nâng cao năngsuất lao động, khả năng cạnh tranh trong nước và quốctế và qua đó định hướng phát triển doanh nghiệp bềnvững theo chiều sâu, hướng tới phát triển nền kinh tế trithức ngay trong doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án Đổi mới cơ chế quản lý Khoa học và Côngnghệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyếtđịnh số 171/2004/QĐ-TTg ngày 29/8/2004.

2. Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH 10.

3. Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH 11.

4. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH 12.

5. Nghị định 81/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thihành Luật Khoa học và Công nghệ.

6. Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ban hành Quy chếtổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KHCN của tổchức, cá nhân và doanh nghiệp.

7. Tuyển tập các tham luận tại Hội thảo về trích lập vàsử dụng Quỹ phát triển KHCN trong doanh nghiệp do Họcviện Tài chính, Bộ Tài chính tổ chức tháng 11/2010. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 61

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201162

BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN và tăng cường hội nhập kinh tế quốctế. Toàn Đảng, toàn dân ta đang gia sức thi đua chàomừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐảngCộng sản Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đãthông qua Nghị quyết về “Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên CNXH” (Cương lĩnh bổ sung, pháttriển năm 2011) và “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội10 năm 2011 - 2020”. Chính phủ đang thực hiện tái cấutrúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăngtrưởng và sức cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảmkinh tế. Việt Nam gia nhập WTO ngày 11-1-2007 khẳngđịnh cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc cải cáchkinh tế đất nước, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng

chưa từng có, nhưng cũng phát sinh những nguy cơ bấtổn do dòng vốn vào tăng mạnh, việc kiểm soát vĩ mô trởnên khó khăn hơn.

Đất nước đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khisố người lao động hiện gấp đôi số người phụ thuộc. Theocác chuyên gia về dân số thời kỳ này chỉ kéo dài khoảng10 năm và là cơ hội vàng để đất nước cũng như NgànhDầu khí phát triển.

Về bối cảnh quốc tế, dự kiến có 3 kịch bản phát triểncho kinh tế thế giới, trong đó kịch bản “dễ xảy ra nhất” làGDP tăng nhẹ trong 2010, nhu cầu dầu khí tuy giảm trong2009 nhưng tăng nhẹ trở lại trong 2010 và tiếp tục tăngtrong các năm tiếp theo. Trong khi theo dự báo, thế giớisẽ đạt sản lượng khai thác dầu cực đại vào khoảng gần100 tr.thùng/ngày trong vòng chưa đến một thập kỷ tớido những giới hạn tự nhiên về trữ lượng dầu khí.

KINH TÕ - QU¶N Lý DẦU KHÍ

Về một số định hướng cơ bản trongChiến lược tăng tốc phát triển của Tập

đoàn Dầu khí Quốc gia Việt NamTS. Phan Ngọc Trung và nhóm tác giả Viện Dầu khí Việt Nam

TÓM TẮT

Trong 35 năm xây dựng và phát triển vừa qua, nhất là sau khi Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đếnnăm 2015 và định hướng đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 3/2006, Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam (PVN) đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu, khẳng định thươnghiệu, thể hiện tốt vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong thực hiệnổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốcgia trên biển.

Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, sự tái cơ cấu lại nền kinh tế đất nước theo hướng nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững, PVN cần rà soát lại cácmục tiêu chiến lược của mình, nhằm đề ra những giải pháp tăng tốc phát triển, đưa PVN phát triển mạnh mẽ hơn, hiệuquả hơn, trở thành doanh nghiệp dân tộc hàng đầu của Việt Nam, xứng đáng với sứ mạng mà đất nước giao phó.

Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu nêu trên, bài viết điểm qua bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước; phân tích thựctrạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN; chỉ ra cơ hội, thách thức đối với quá trình phát triển để trên cơ sở đóđề xuất những định hướng chiến lược cơ bản cần được thực hiện nhằm đưa PVN đạt được các mục tiêu đề ra.

Đến 2015, Việt Nam sẽ tham gia vào nhóm cácnước nhập khẩu khí, trong khi Châu Á-Thái BìnhDương không có đủ nguồn cung khí để đáp ứng nhucầu của mình. Vì vậy, thị trường nhập khẩu khí sẽ rấtcạnh tranh và sẽ có tác động mạnh tới giá khí trongtương lai.

Liên quan tới lĩnh vực hạ nguồn, nhu cầu sảnphẩm dầu của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có xuhướng tăng cao hơn các khu vực còn lại. Bên cạnh cơhội này là thách thức do tính cạnh tranh trong khu vựcrất gay gắt và rủi ro do lợi nhuận biên thấp và nguy cơbị thuế phát thải CO2.

Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng kinhtế vào loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng vàChâu Á- Thái Bình Dương nói chung. Bờ biển dài, vùngđặc quyền kinh tế rộng đã tạo thuận lợi cho Việt Namphát triển kinh tế biển, trong đó có mũi nhọn hết sứcchiến lược là thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi.Thách thức lớn của Châu Á là nhu cầu dầu khí tăngtrưởng cao, trong khi trữ lượng, sản lượng của khu vựccòn hạn chế. Sự mất cân bằng này tạo nên xu thế cạnhtranh vô cùng gay gắt trong việc tiếp cận với cácnguồn tài nguyên dầu khí trong và ngoài khu vực.

Do vị trí địa lý gần nhau và nhu cầu dầu khí củaViệt Nam cũng tăng nhanh, nước ta cũng như cácnước láng giềng sẽ cùng có mối quan tâm như nhauđến những khu vực dầu khí tiềm năng xung quanh.Đồng thời, vấn đề chủ quyền trên biển Đông là mộtyếu tố địa chính trị có ảnh hưởng đến hoạt động củaPetrovietnam. Đây là những thách thức không nhỏtrong trong chiến lược phát triển của Petrovietnam.Gần đây, việc Việt Nam hợp tác cùng Malaysia nộphồ sơ đăng ký về ranh giới ngoài thềm lục địa cho Cơquan Liên hợp quốc là thể hiện quan điểm nhấtquán hợp tác và liên kết với các nước có liên quan đểgiữ vững ổn định an ninh trên biển Đông.

So sánh với các công ty dầu khí quốc gia trongkhu vực và trên thế giới, Việt Nam có thứ hạng khôngcao về trữ lượng, sản lượng dầu khí, năng lực lọc hóadầu. Tuy nhiên, tỉ lệ trữ lượng/sản lượng dầu khí trongnước và tỉ lệ ngân sách Ngành Dầu khí đóng góp chonền kinh tế của Việt Nam tương đối cao.

Về mặt tài chính, doanh thu và lợi nhuận củaPetrovietnam đều nhỏ so với các công ty dầu khíquốc gia khác. Tuy nhiên, tỉ lệ đầu tư/doanh thu củaPetrovietnam ở mức khá cao, chứng tỏ Tập đoàncũng rất tích cực tìm kiếm cơ hội, mở rộng hoạtđộng.

Nhìn nhận tổng thể, Petrovietnam thuộc nhómnhững công ty dầu khí quốc gia vừa hạn chế về trữlượng trong nước, vừa hạn chế về tiềm lực công nghệvà tài chính. Thách thức đối với nhóm này là phảinhanh chóng phát triển tiềm lực công nghệ, nhân lựcvà tài chính để từ đó có đủ năng lực cạnh tranh chiếmlĩnh những nguồn trữ lượng chiến lược trong khu vựcvà trên thị trường quốc tế.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦAPETROVIETNAM

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tế đang diễn ra sâu rộng, sự biến động về kinhtế - tài chính thế giới, Tập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam phải chịu tác động lớn và sâu rộng, tuynhiên toàn thể Tập đoàn đã nỗ lực phấn đấu, về cơbản hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006-2010, thể hiện tốt vai trò là công cụ điều tiết kinh tếvĩ mô của Chính phủ, đầu tàu kinh tế của đất nướctrong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước, thực hiện ổn định kinhtế vĩ mô, đảm bảo an ninh năng lượng và chủ quyềnquốc gia trên biển, góp phần đảm bảo an sinh xãhội.

Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kếhoạch đề ra về gia tăng trữ lượng dầu khí. Việc kêu gọiđầu tư nước ngoài vào tìm kiếm thăm dò trong nướcvà triển khai tìm kiếm dự án đầu tư thăm dò dầu khí ranước ngoài của Tập đoàn đạt được kết quả cao. Chỉtiêu duy nhất chưa hoàn thành là sản lượng khai thácdầu thô và condensate do một số khó khăn kháchquan và chủ quan.

Trong lĩnh vực khí, Tập đoàn đã đạt được mục tiêukế hoạch về cung cấp khí khô cho toàn bộ giai đoạn2006- 2010. Các hệ thống đường ống sẵn có và các hệthống đường ống mới đưa vào hoạt động đều đượcvận hành an toàn, hiệu quả.

dÇu khÝ - Sè 1/2011 63

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201164

Lĩnh vực lọc dầu và chế biến dầu khí đã được xúc tiếnmạnh, cơ bản hình thành được ngành công nghiệp dầukhí Việt Nam hoàn chỉnh. Một số sản phẩm dầu khí như:xăng, dầu, LPG, phân đạm… đã chiếm lĩnh và đóng gópđáng kể vào sự ổn định thị trường trong nước.

Lĩnh vực dịch vụ dầu khí đạt tốc độ tăng trưởng cao(44,5%/năm) và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thutoàn Tập đoàn (đạt 27,6%); việc triển khai các dự án đầutư và thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia vàophát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí được triển khai tốt.

Trong lĩnh vực điện Tập đoàn đã hoàn thành đầu tư,đưa vào vận hành an toàn 03 nhà máy điện (Cà Mau 1và2, Nhơn Trạch 1), hiện cung cấp hơn 10% sản lượng điệncả nước.

ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Xuất phát từ những phân tích trên đây, có thể đưa ramột số nhận định về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức đối với Petrovietnam như sau:

Điểm mạnh:

- Vai trò to lớn về kinh tế - xã hội với đất nước, bướcđầu khẳng định được thương hiệu Dầu khí Việt Nam;

- Có đội ngũ cán bộ, công nhân viên dầu khí có trìnhđộ, đoàn kết, yêu nghề, giàu nhiệt huyết, sáng tạo và sẵnsàng hội nhập;

- Có trữ lượng dầu khí trong nước đủ để phát triển cảchuỗi giá trị dầu khí.

Điểm yếu:

- Kinh nghiệm ngoài lĩnh vực dầu khí ngoài khơitruyền thống còn hạn chế, bao gồm cả kỹ năng quản lýdự án và năng lực kỹ thuật;

- Nguồn nhân lực trình độ cao còn thiếu, chưa đápứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn;

- Thủ tục hành chính còn làm chậm các dự án trongnước và giảm khả năng cạnh tranh của các dự án quốc tế;

- Khả năng tiếp cận vốn còn hạn chế.

Cơ hội:

- Nhu cầu về năng lượng tăng cao ở Việt Nam, tạo cơhội về thị trường, đầu tư và phát triển;

- Có sự hỗ trợ của Chính phủ trong một số lĩnh vực;

- Có điều kiện phát triển theo hướng tích hợp cảchuỗi giá trị dầu khí;

- Quan hệ truyền thống với một số nước, tạo điềukiện để đẩy mạnh hoạt động ở nước ngoài;

- Việt Nam là thành viên của nhiều Hiệp ước quốc tếđem lại nhiều cơ hội hợp tác.

Thách thức:

- Tranh chấp chủ quyền trên biển;

- Trách nhiệm xã hội cao;

- Hành lang pháp lý đang trong quá trình hoàn thiệncó thể cản trở quá trình đầu tư nước ngoài vào Việt Namvà đầu tư của Petrovietnam ra nước ngoài;

- Cạnh tranh gay gắt trong việc tiếp cận các nguồndầu khí trong khu vực và trên thế giới.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢCTĂNG TỐC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍQUỐC GIA VIỆT NAM

Quan điểm chỉ đạo là Chiến lược tăng tốc cần đưa ragiải pháp tăng tốc có trọng điểm, mũi nhọn và có đột phá,nhằm sớm đạt được những mục tiêu Chiến lược 2006 đặtra, vượt một số mục tiêu mà Petrovietnam có thế mạnh.

Tăng tốc có trọng điểm là đẩy mạnh phát triểnnhững lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm thăm dò,khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, sản xuất điện khí và dịchvụ kỹ thuật dầu khí là những lĩnh vực gắn liền với chuỗigiá trị dầu khí, nằm trong thế mạnh của Tập đoàn Dầukhí Quốc gia Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu góp phần đảm bảo an ninhnăng lượng, giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước,gia tăng đáng kể tổng tài sản, cần đưa hiệu quả kinh tế lênhàng đầu trong tam giác trách nhiệm Kinh tế-An ninh-Xãhội. Hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cao là tiền đề, điềukiện để Tập đoàn hoàn thành tốt các trách nhiệm khác vớiđất nước. Mục tiêu đạt hiệu quả kinh doanh cao là mụctiêu xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển. Tuynhiên, trong từng giai đoạn, có thể có điều chỉnh ngắnhạn thứ tự ưu tiên các mục tiêu cho phù hợp với tình hìnhthực tế và yêu cầu của đất nước.

Quan điểm, mục tiêu chiến lược là xây dựngPetrovietnam trở thành Tập đoàn kinh tế năng động, cónăng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả

KINH TÕ - QU¶N Lý DẦU KHÍ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 65

PETROVIETNAM

kinh doanh cao bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng mọinguồn lực sẵn có, đẩy mạnh hoạt động và tập trung đầu tưvào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là: thăm dò, khai thác,lọc hóa dầu, sản xuất điện khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí,gia tăng giá trị tài nguyên dầu khí trong nước, gia tăngnguồn tài nguyên dầu khí từ nước ngoài, tăng cường xã hộihóa để thu hút nguồn đầu tư khác vào các lĩnh vực khôngphải là cốt lõi của Tập đoàn, tạo điều kiện cho các lĩnh vựcnày hỗ trợ cho các lĩnh vực cốt lõi và cùng phát triển, trêncơ sở đó giữ vững vai trò là đầu tàu của nền kinh tế đấtnước, công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, tích cực thamgia bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh nănglượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và đi đầu trongcông tác an sinh xã hội.

Với quan điểm nêu trên, mục tiêu Chiến lược tăng tốclà phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chiếnlược 2006, trên cơ sở đó xây dựng Petrovietnam trở thànhdoanh nghiệp Dân tộc, hình mẫu doanh nghiệp nhànước, thể hiện rõ nhất vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước, của thương hiệu Việt, biểu tượng của Việt Namnăng động trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số định hướng cơ bản trong các lĩnh vực cụ thểnhư sau:

Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõiđược ưu tiên tăng tốc làm đòn bẩy cho các lĩnh vực khácphát triển. Quan điểm trong lĩnh vực này là đẩy mạnh đầutư tìm kiếm, thăm dò và khai thác trong nước, trong đógiành tỉ lệ tham gia cao nhất có thể tại các bể truyền thốngCửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Sông Hồng; tíchcực quảng bá, ưu tiên kêu gọi các đối tác tiềm năng cóquan tâm đầu tư vào tìm kiếm thăm dò tại những vùngnước sâu, xa bờ phía Nam bể Sông Hồng, Tây Hoàng Sa,Đông bể Phú Khánh, Đông bể Nam Côn Sơn, Tư Chính-Vũng Mây và Trường Sa, kể cả chỉ định thầu khi cần thiết,song song với chủ động tự thực hiện điều tra cơ bản vàtiến hành tìm kiếm thăm dò (TKTD); đầu tư phương tiện,thiết bị phục vụ công tác TKTD và sớm đưa các phát hiệndầu khí vào khai thác một cách hợp lý, hiệu quả, đặc biệtkhu vực nước sâu, xa bờ, nhạy cảm chính trị; tích cực tậnthăm dò, tăng cường và nâng cao thu hồi; sớm có chínhsách về giá khí để thu hút đầu tư và thúc đẩy các dự ánTDKT khí; nghiên cứu, điều tra cơ bản, nghiên cứu pháttriển các dạng hydrocarbon phi truyền thống (khí than, khínông, hydrate khí). Bên cạnh đó, tích cực tìm kiếm đối tác

chiến lược, đầu tư thích hợp để mở rộng hoạt động dầukhí ra nước ngoài, kết hợp giữa mua tài sản và hợp đồngtìm kiếm, thăm dò nhằm tập trung đầu tư 2-3 “khu vựctrọng điểm” trong vòng 7-10 năm tới.

Lĩnh vực chế biến, phân phối dầu khí

Đầu tư vào lọc dầu và sản xuất nhiên liệu sinh họcnhằm đưa tổng công suất trong nước đáp ứng khoảng80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu của thị trường trongnước; tham gia sản xuất một số sản phẩm hóa dầu nhưphân bón, chất dẻo, sợi và chất tẩy rửa tổng hợp; mở rộngmạng lưới phân phối và bán lẻ thông qua mua bán hoặcsáp nhập, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia,đạt lợi nhuận phù hợp, cân đối giữa công suất lọc và khảnăng phân phối sản phẩm lọc dầu, có khả năng điều tiếtthị trường sản phẩm lọc dầu, một số nguyên liệu cho hoádầu và sản phẩm hoá dầu.

Lĩnh vực khí-điện

Mục tiêu trong lĩnh vực khí là phát triển công nghiệpkhí đồng bộ từ khâu đầu, khâu giữa, đến khâu cuối, trongđó tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở côngnghiệp khí quốc gia: hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp khíkhu vực phía Nam, hình thành hạ tầng công nghiệp khíkhu vực phí Bắc; đẩy mạnh công tác tự lực cũng nhưkhuyến khích đầu tư thăm dò, khai thác khí thông qua cơchế giá khí và điều khoản PSC phù hợp; đầu tư và đàmphán ngay việc nhập khẩu LNG một cách hiệu quả bảođảm cân bằng cung cầu khí trong nước, đa dạng hóa thịtrường tiêu thụ

Trong lĩnh vực điện, chủ động tích cực đầu tư pháttriển nhiệt điện khí, hợp tác với các đối tác, tham gia thựchiện các dự án thủy điện và điện than được Chính phủgiao, góp phần bảo đảm nguồn cung điện đáp ứng yêucầu sản xuất và phát triển kinh tế của đất nước. Đẩy mạnhcông tác tìm kiếm và ký kết các hợp đồng nhập khẩu thanđối với các dự án chưa có kế hoạch cung cấp than từnguồn trong nước.

Lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí

Tăng cường đầu tư, nâng cao tiềm lực, khả năng cạnhtranh, chiếm lĩnh thị phần chủ đạo của thị trường trongnước cho các dạng dịch vụ có khả năng hỗ trợ có hiệu quảcho thăm dò, khai thác dầu khí. Bên cạnh đó, hợp tác vớicác đối tác nước ngoài, nhận chuyển giao kinh nghiệm,công nghệ, nâng dần tỷ lệ nội địa trong một số loại hìnhdịch vụ đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao.

Trong tìm kiếm, thăm dò trong nước, dịch vụ kỹ thuậtphải giúp Petrovietnam có thể chủ động tiến hành TKTDnhững vùng nước sâu, xa bờ, qua đó “định hướng”, kêugọi các đối tác khác tham gia, vừa gia tăng trữ lượngtrong nước, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển.

Chiến lược đi ra nước ngoài của dịch vụ kỹ thuật dầukhí là song hành với các hoạt động khác tại nước ngoàicủa Petrovietnam vừa để hỗ trợ một cách có hiệu quả chocác lĩnh vực cốt lõi vừa từng bước chiếm lĩnh thị trườngkhu vực và quốc tế về dịch vụ các phương tiện nổi, dịchvụ khoan và kỹ thuật giếng khoan, dịch vụ khảo sát địachấn, địa chất công trình.

Khi tăng cường hơn nữa năng lực dịch vụ tàu, vận

chuyển, cảng, hậu cần… Petrovietnam tạo điều kiện tăng

cường năng lực vươn ra biển của cả nền kinh tế. Bằng

cách đó, Petrovietnam góp phần thực hiện thắng lợi chủ

trương của Đảng và Nhà nước là xây dựng và tăng tỉ trọng

của kinh tế biển trong nền kinh tế quốc dân, góp phần

củng cố, bảo vệ chủ quyền biển của Tổ quốc.

Trên cơ sở các định hướng nêu trên, đề ra các mục

tiêu cho từng lĩnh vực cụ thể, gọi là các trọng điểm tăng

tốc. Tổng hợp các trọng điểm tăng tốc được trình bày trên

Bảng 1.

dÇu khÝ - Sè 1/201166

KINH TÕ - QU¶N Lý DẦU KHÍ

Chiến lược tăng tốc Lĩnh vực Chiến lược 2006 Kết quả thực hiện 2006-

2010 Trọng điểm tăng tốc

Mu c tiêu

Chú thích

Tìm kiếm Thăm dò

- Đẩy mạnh TKTD, gia tăng TL xác minh; - Ưu tiên phát triển vùng nước sâu, xa bờ, chồng lấn, tranh chấp. Tích cực đầu tư TKTD ra nước ngoài; - Gia tăng 35-40 Tr. tấn qui dầu/năm.

- Gia tăng 320 tr. tân (trong nước: 160 tr.t; ngoài nước: 160 tr.t.; đat 136% kê hoach); - Ký kết nhiều HĐ cho các lô vùng nước sâu, xa bờ; - Tiến hành khảo sát vùng nước sâu, xa bờ (CSL07, PKBE08, PV08, PKI09, PKG09); - Triển khai nhiều dự án nước ngoài.

- Tăng cường TKTD trong nước; tạo đột phá ở vùng nước sâu, xa bờ; -Tăng cường đầu tư nước ngoài thông qua mua tài sản và TKTD nhằm xây dựng 2-3 "khu vực trọng điểm".

2011-2015: bổ sung 190-220 tr. t. qui dầu ; 2016-2025: gia tăng 360-480 tr. t. qui dầu.

Trữ lượng và sản lượng trong nước tính tổng; nước ngoài ước tính theo tỷ lệ được chia của Petrovietnam trong các HĐ dầu khí

Khai thác

- Phấn đầu khai thác 25-38 tr. tấn qui dầu/năm; - Dầu thô: 18-20 tr tấn/năm; khí: 6-17 tỷ m3/năm.

- Khai thác 116,5 tr.t qui dầu, Trong đó: dâu thô+condensat: 79,2 tr.t.; khi: 37,3 ty m3

- Tăng sản lượng trong nước và hiệu quả khai thác thông qua nâng cao thu hồi; - Tăng sản lượng nước ngoài và hiệu quả đầu tư thông qua mua tài sản.

- 2015: 32,2-33 tr.t. qui dầu /năm; - 2020: 42-44 tr.t. qui dầu/năm; - 2025: 42-45 tr.t. qui dầu/năm.

Khí

- Phát triển thị trường tiêu thụ khí trong nước; - Xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, kết nối với đường ống dẫn khí khu vực ĐNA.

- Hệ thống đường ống vận hành an toàn và hiệu quả; - Nguồn khí cho phát triển công nghiệp và các hộ tiêu thụ dân sinh; - Tích cực triển khai các dự án khác.

- Đẩy mạnh xây dựng hệ thống ha tâng cơ sở công nghiêp khi quốc gia; - Gia tăng giá trị tài nguyên khí; - Nhanh chóng đàm phán hợp đồng và đầu tư nhập LNG.

- Xây dư ng hoàn chinh, đồng bộ ngành công nghiệp khi vào năm 2015; - Đa dạng hoá thị trường tiêu thụ với qui mô sản lượng khoảng 14 tỷ m3/năm vào năm 2015; - Nhập LNG: 2016: 1 tỷ m3/năm; 2020: 3 tỷ m3/ năm; 2025: 5 tỷ m3/năm.

Điện - Sản xuất 10-15% tổng sản lượng điện của cả nước

- Vận hành an toàn các NMĐ Cà Mau 1,2 và NMĐ Nhơn Trạch 1; Sản lượng điện 2007-2010 đạt gần 24 tỷ kWh, chiếm 10,5% sản lượng điện quốc gia; - Triên khai các dự án điên khác.

Tập trung phát triển điện khí

- Sản lượng (tỷ KWh): 2015:39; 2020: 78; 2025: 96; - Tỷ lệ trên tổng sản lượng (%): 2015: trên 20%.

Chế biến phân phối

- Tích cực thu hút vốn đầu tư; lần lượt đưa 3 NMLD vào hoạt động - Phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. - Phát triển năng lượng tái tạo, dự trữ quốc gia

- Vận hành an toàn NM Đạm đáp ứng 35-40% nhu cầu trong nước, LPG và condensate; - Đưa NMLD Dung Quất vào hoạt động; - Triển khai các dự án khác.

- Định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư NMLD Long Sơn; - Tăng cường đầu tư vào mạng lưới phân phối; - Tăng cường đầu tư vào một số sản phẩm trọng điểm của hóa dầu (đạm, sơ sợi, nhựa).

- Đảm bảo duy trì tông công suất lọc dầu và sản xuất nhiên liệu sinh học trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu; - Đảm bảo tổng công suất sản xuất PET xơ sợi trong nước đáp ứng khoảng 90% nhu cầu; - Đảm bảo tổng công suất sản xuất nhựa trong trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu; - 2015: chiếm 50% thị phần bán buôn, 40%

Bảng 1. Tổng hợp các trọng điểm và mục tiêu tăng tốc

dÇu khÝ - Sè 1/2011 67

PETROVIETNAM

Để đạt được các mục tiêu đề ra, đã tính toán dự kiếntổng mức đầu tư cần thiết cho các lĩnh vực cốt lõi của toànTập đoàn trong giai đoạn 2011-2015, trong đó có dự kiếnvốn vay và vốn chủ sở hữu bao gồm vốn củaPetrovietnam, vốn FDI và vốn huy động qua cổ phần hóa.Cơ cấu huy động vốn như vậy, cùng với các giải pháp cụthể huy động vốn trong từng lĩnh vực cho thấy các mụctiêu và kế hoạch đặt ra là khả thi, nhưng đòi hỏi nỗ lực vàquyết tâm cao của toàn Tập đoàn.

KẾT LUẬN

Các phân tích nêu trên đã cho thấy vai trò, vị trí hiệnnay của Petrovietnam trong nền kinh tế quốc dân, cũngnhư trên bản đồ dầu khí khu vực và thế giới. Mục tiêu đềra qua phân tích là có thể thực hiện được dựa trên cácnguồn lực hiện có và có thể huy động trong tương lai.Điều quan trọng là cần triển khai đồng bộ các giải phápđột phá và thường xuyên nhằm biến các định hướng đãđề ra thành hành động trong thực tiễn.

Các giải pháp đột phá để thực hiện Chiến lược tăngtốc bao gồm các nhóm giải pháp trong các lĩnh vực quảnlý, phát triển nguồn nhân lực và khoa học-công nghệ,cùng với các giải pháp thường xuyên về tài chính và thuxếp vốn; an toàn, môi trường và phát triển bền vững songsong với kế hoạch tổ chức triển khai, bao gồm việc thànhlập Ban chỉ đạo và giám sát thực hiện chiến lược tăng tốccủa Tập đoàn, xây dựng kế hoạch hành động và phâncông thực hiện cụ thể, chắc chắn sẽ đưa quan điểm Chiếnlược tăng tốc vào thực tiễn, biến các mục tiêu tăng tốc đềra thành hiện thực, đáp ứng sự tin tưởng và kỳ vọng của

nhân dân, Đảng, Nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí Quốcgia Việt Nam là trở thành doanh nghiệp Dân tộc, hình mẫudoanh nghiệp nhà nước, thể hiện tốt vai trò đầu tàu kinh tếcủa đất nước, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủtrong thực hiện ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội,đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng và bảovệ chủ quyền quốc gia trên biển, có khả năng cạnh tranhcao trên thị trường quốc tế, khẳng định thương hiệu Việt, làbiểu tượng của Việt Nam năng động trên con đường hộinhập kinh tế quốc tế.

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả Viện Dầu khí Việt Nam xin chân thànhcảm ơn Lãnh đạo Tập đoàn, các đồng chí cố vấn nguyên làLãnh đạo Tập đoàn đã tạo điều kiện, quan tâm, chỉ đạo vàđóng góp nhiều ý kiến quý báu; Ban KH và các Ban Tậpđoàn đã hỗ trợ, phối hợp và tạo điều kiện; các đơn vịthành viên PTSC, PVD, PVOil, PVGas, PVEP… đã hợp tácchặt chẽ, cung cấp số liệu và có nhiều trao đổi thiết thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCNViệt Nam (http://www.chinhphu.vn), 2010. Các quyết địnhphê duyệt chiến lược phát triển của Chính phủ.

2. PFC Energy, 2009-2010. Các báo cáo nhiệm vụ “Hỗtrợ xây dựng Chiến lược Tăng tốc phát triển của Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam”.

3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, 2009-2010.Các báo cáo nội bộ. PVJ

Chế biến phân phối

- Tích cực thu hút vốn đầu tư; lần lượt đưa 3 NMLD vào hoạt động - Phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. - Phát triển năng lượng tái tạo, dự trữ quốc gia

- Vận hành an toàn NM Đạm đáp ứng 35-40% nhu cầu trong nước, LPG và condensate; - Đưa NMLD Dung Quất vào hoạt động; - Triển khai các dự án khác.

- Định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư NMLD Long Sơn; - Tăng cường đầu tư vào mạng lưới phân phối; - Tăng cường đầu tư vào một số sản phẩm trọng điểm của hóa dầu (đạm, xơ sợi, nhựa).

- Đảm bảo duy trì tông công suất lọc dầu và sản xuất nhiên liệu sinh học trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu; - Đảm bảo tổng công suất sản xuất PET xơ sợi trong nước đáp ứng khoảng 90% nhu cầu; - Đảm bảo tổng công suất sản xuất nhựa trong trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu; - 2015: chiếm 50% thị phần bán buôn, 40% thị phần bán lẻ.

Dịch vụ kỹ thuật

- Doanh thu dịch vụ KTDK: 2010: 20-25%; 2015: 25-30% tổng doanh thu của ngành và ổn định đến năm 2025.

- Doanh thu lĩnh vực dịch vụ dầu khí đạt 347 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,6% tổng doanh thu toàn Tập đoàn, tăng trưởng 44,5%/năm.

- Tăng cường đầu tư: mua/đóng thêm giàn khoan; tàu địa chấn 3D; NM đóng tàu, sửa chữa

- Tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn khoảng 25%

dÇu khÝ - Sè 1/201168

Bí ẩn dưới đáy biển

Sau thăm dò không thành ở đồng bằng sôngCửu Long, mũi tên trên bản đồ tìm “vàng đen”hướng ra phía biển. “Thập niên 1980, đất nướcchênh vênh bên vực khủng hoảng. Ngoại tệ khôngcó, lương thực khan hiếm, xăng dầu thiếu hụtnghiêm trọng. Nhiều cán bộ cấp cao còn phải đi xeđạp để tiết kiệm xăng. Trọng trách tìm kiếm dầukhí càng nặng nề hơn”... Tiến sĩ danh dự (TS) NgôThường San - Nguyên Tổng giám đốc Tổng công tyDầu khí Việt Nam, nhớ lại.

Cùng khoán 10 trong nông nghiệp, nhữngngười thực hiện cuộc trường chinh tìm “vàng đen”đã chạm tay vào cánh cửa đổi mới rất sớm. TS. NgôThường San kể: “Sau khi đất nước thống nhất,Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có tầm nhìn rất rộng khichủ trương vừa hợp tác với Liên Xô vừa quan hệ đaphương và tự lực để đẩy nhanh tiến độ khai thácdầu khí đất nước. Ông yêu cầu dành một số lô trênthềm lục địa để Việt Nam tự lực, còn các lô khácmời công ty quốc tế tham gia, nếu Mỹ quay lại

cũng sẵn sàng hợp tác”. Sau đó, Tổng Cục Dầu khíđã hợp tác với các Công ty Bow Valley (Canada),Agip (Ý), Deminex (Cộng hòa liên bang Đức)... Hainăm 1979 - 1980, các công ty này đã khảo sát địachấn và khoan nhiều giếng với tổng chiều sâukhoảng 35.000m. Đặc biệt, Deminex đã tìm thấybiểu hiện dầu ở một giếng, Agip cũng thấy khítrong ba giếng. Tuy nhiên, do bối cảnh cấm vận lúcđó, đặc biệt tình hình địa chính trị khu vực chuyểnbiến phức tạp nên các nhà thầu rút lui giữa chừng.

Trong lúc này, hợp tác hoạt động dầu khí vớiLiên Xô vẫn phát triển. “Chúng tôi quyết định đinhanh để cùng các bạn xây dựng cho Việt Nammột nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh và chủđộng được năng lượng ...”. TS. Ngô Thường Sannhớ mãi câu nói “đi nhanh” này của chuyên giaLiên Xô, bởi nó đã làm ông trăn trở suốt thời giandài về kết cục thành công hay thất bại. Ngày13/7/1980, Hiệp định hợp tác dầu khí giữa Chínhphủ Việt Nam và Liên Xô được ký kết dẫn đến sựkiện ra đời Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô. Sau

NG¦êI DẦU KHÍ

Rực sáng

đuốc dầu

Rực sáng

đuốc dầu

Năm 1986, Việt Nam khai thác tấn dầu thương mại đầu tiên. Sự kiện ấy được đánh giá “góp phầnquan trọng cho sự nghiệp đổi mới đất nước thành công”. Phía sau thành công ấy là cả một cuộc trườngchinh đầy khát vọng để tìm kiếm nguồn “vàng đen” ròng rã suốt mấy chục năm trời. Giờ đây, ngànhcông nghiệp Dầu khí Việt Nam mạnh mẽ, tự tin bước ra “sân chơi” quốc tế. Ngoài đem lại nguồn lợi kinhtế lớn, mỗi giàn khoan, mỗi cơ sở hoạt động dầu khí còn mang sứ mệnh thiêng liêng là bia đá chủquyền, là lá quốc kỳ Việt Nam trên biển đảo Tổ quốc.

những nỗ lực dang dở của các công ty quốc tế, Xínghiệp liên doanh Việt - Xô đã đảm nhiệm vai tròchủ lực tìm kiếm dầu khí.

Sau hàng loạt khảo sát địa vật lý trên thềm lục địavà phân tích tài liệu các nhà thầu quốc tế để lại, ngày31/12/1983, tàu khoan Mirchin, Liên Xô bắt đầu đưamũi khoan xuống giếng Bạch Hổ 5 nằm gần Bạch Hổ1X mà Mobil từng khoan thấy dầu năm 1975. TS.Đặng Của, giám sát công trình này, nhớ rõ tàu Mirchinđược thiết kế định vị động học, không cần thả neo,chịu được sức gió 40 hải lý/giờ và khoan những nơi cómực nước biển sâu 90m trở lên. Nhưng đáy biển vùngBạch Hổ chỉ sâu 50m nên không phát huy được tối đahiệu quả tàu khoan. Thời tiết cuối năm 1983 đầu 1984cũng hay thất thường, nhiều lần tàu phải vào tránh ởVũng Tàu.

Giếng khoan Bạch Hổ 5 chính thức khởi côngngày 2/1/1984 trong sự hồi hộp chờ đợi. 4g sáng26/4/1984, mũi khoan đến độ sâu 2.775m. Dấu dầuvẫn bặt tăm. 19g15, một cơn mưa lớn và gió mạnhđột ngột đến 28 hải lý/giờ. Hệ thống neo động họcbáo ngừng khoan. Ngày 27 rồi 28 trôi qua vẫn chưathấy gì... 20 giờ đêm 30/4/1984, mũi khoan đến2.828m. Mẫu đá được lấy lên. TS. Đặng Của đã xúcđộng run tay với dầu rỉ từ mẫu đá. “Thấy dầu rồi!”. Mọingười trên tàu hét lên. TS. Đặng Của chạy vội đi gọiđiện cho Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dầu khí NguyễnHòa. Đầu dây kia ông Hòa cũng hồi hộp, xúc độngđến run giọng. Thế nhưng họ cố nén vui, giữ thông tinnội bộ ngành. Phải kiểm tra cẩn thận. Ngày26/5/1984, dòng dầu công nghiệp đầu tiên của đấtnước ở mỏ Bạch Hổ 5 đã rừng rực cháy trên đuốckhoan và cả nước biết tin vui!

Trên bờ, TS. Ngô Thường San nhớ đây là thời gianhạ tầng khai thác dầu khí được hối hả xây dựng. Quânđội điều cả lực lượng xây dựng cảng bãi. Xí nghiệpliên doanh Việt - Xô gấp rút xây dựng một khu nhànăm tầng ở Vũng Tàu và hai giàn khai thác cố địnhMSP-1, MSP-2 trị giá hàng chục triệu đôla. Lẽ ra phảithăm dò đảm bảo được trữ lượng dầu khí côngnghiệp mới tính đến chuyện này. “Nhiều người lo lắm.Cảm giác đi tắt mà chưa biết chính xác cái gì đang đợimình”. TS. San kể sự đầu tư này chủ yếu dựa trên cơ sởtài liệu tìm thấy dầu của Mobil trước năm 1975 và kếtquả khảo sát địa vật lý. Ngay cả khi dòng dầu công

nghiệp đầu tiên tìm thấy ở mỏ Bạch Hổ 5, năm 1984,việc đầu tư vẫn mong manh vì lưu lượng dầu quáthấp. Trong lúc đó, đất nước lại đang quá khó khăn.Một đồng ngoại tệ, một bao ximăng, một thanh sắtđều rất quý hiếm.

Nhiều cuộc họp căng thẳng về “bước đi tắt phiêulưu” này đã nổ ra. TS. Ngô Thường San và các bạn LiênXô phải đóng cửa phòng họp, để những lời to tiếngkhông lọt ra ngoài. Ông nhớ mãi chuyên gia Seremetanói thẳng: “Thế các anh muốn Việt Nam sớm có dầukhông? Các anh thử chỉ cho xem ở Việt Nam có chỗnào triển vọng hơn Bạch Hổ để đầu tư khai thác sớm?Việt Nam phải sớm có dầu. Nhưng trường hợp xấunếu không có dầu, thì vẫn để lại cho các bạn khu nhàở năm tầng, cảng biển Vũng Tàu, có rủi ro chỉ là haigiàn khai thác MSP”.

Thế rồi, niềm vui thấy dầu ở Bạch Hổ vừa bùnglên, người trong cuộc đã lo âu. Lưu lượng dầu khí thửở mỏ này chỉ 20 tấn/ngày, bằng 1/15 lưu lượng màMobil công bố trước năm 1975. Tại sao? Một số ngườile lói suy nghĩ: “Phải chăng chính quyền Sài Gòn đãlàm tài liệu giả để tuyên truyền?”. Các giàn MSP-1,MSP-2 cũng đã được kéo ra Bạch Hổ để khai thác dầu.TS. San kể: “Ngay chọn giếng cũng phức tạp. Có nhómmuốn khoan gần giếng Bạch Hổ 5 để chắc ăn. CònVietsovpetro lại tính khoan phía Bắc, cách đó khoảng10km. Sự việc phải báo lên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng Đỗ Mười và được chuẩn thuận”. Ngày22/7/1984, mũi khoan bắt đầu xuống lòng giếng BạchHổ 4 và đến ngày 15/2/1985 thì dầu phun lên với lưulượng khoảng 1.200 tấn/ngày. Đích thân Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, Phó Chủ tịch ĐỗMười đi tàu trong biển động ra chúc mừng giàn.

Niềm vui khi tấn dầu công nghiệp Bạch Hổ đầutiên được bơm lên ngày 26/8/1986 vừa lóe thì sảnlượng khai thác tụt nhanh. Giàn MSP-1 ở Bạch Hổ khaithác chưa đến 100 tấn dầu/ngày và có dầu hiệu tắtdần. TS San xúc động: “Trong lúc có suy nghĩ bi quantrữ lượng dầu Việt Nam quá nhỏ không đáng đầu tưkhai thác, tôi nhìn đuốc dầu cháy leo lét ở giàn khoanmà bùi ngùi!”. Có người còn nặng nề: “Chắc cưa bánsắt vụn các giàn này, vì có mấy dầu đâu mà khai thác!”Bên nửa kia trái đất, Moscow cũng quan tâm sát sao.Nhiều chuyên gia Liên Xô bị thuyên chuyển công tác.Tại Vũng Tàu, đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm, yêu

dÇu khÝ - Sè 1/2011 69

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201170

cầu báo cáo rõ thực trạng Bạch Hổ. Lúc này, làn gió đổimới đã bắt đầu lay động đất nước. Người dân chưa đượcbiết nội tình dầu khí bấp bênh. Nhưng người trong cuộcnhư ngồi trên đống lửa. Cuộc trường chinh tìm “vàng đen”ròng rã suốt từ năm 1961 chẳng lẽ cũng không đủ thắp...đèn dầu?

Rực sáng đuốc dầu

Là người trong cuộc với nhiều niềm vui nhưng cũnglắm lo âu của cuộc trường chinh tìm “vàng đen”, TS NgôThường San tâm sự: “Lúc ấy, việc tiếp tục hay dừng khaithác mỏ Bạch Hổ đang có dấu hiệu tắt dần và trở thành gaygắt với chúng tôi”. Trước tình hình giàn khai thác MSP-1đang tụt nhanh sản lượng ở Bạch Hổ 1, các chuyên giadầu khí Việt Nam và Liên Xô quyết định mở rộng khoanthăm dò trên vùng thềm lục địa mà các công ty quốc tếtừng tìm thấy dầu trước năm 1975. Tàu khoan Mirchintừng tìm thấy dầu ở Bạch Hổ 1 được điều đến khu vực

giếng Bạch Hổ 6, mũi khoan bắt đầu đi xuống thềm lụcđịa với chiều sâu thiết kế dự kiến 3.800m.

Theo TS. San, Phó Tổng giám đốc Vietsovpetro thời kỳđó, vị trí giếng khoan nằm ở vòm Bắc và Nam mỏ Bạch Hổ.Mục đích thăm dò giếng này nhằm đánh giá tiềm năngcủa mỏ và xây dựng thêm các giàn khai thác cố định mới.Mọi người cũng hồi hộp, nhưng thật sự không ai dámnghĩ đến kết quả tốt đẹp bất ngờ khi giếng dầu Bạch Hổ1 gần đó đang leo lét tàn dần. 16g ngày 5/5/1986, mũikhoan kết thúc ở độ sâu 3.533m. Sau đó một tuần, mọingười trên tàu hồi hộp thử vỉa ở độ sâu 3.508 - 3.515m.Kết quả thật bất ngờ: lưu lượng dầu phun lên 505 tấn vàhơn 23.000m3 khí/ngày đêm. Mọi người nghi ngờ tìmthấy dầu dưới độ sâu vỉa đáy của giếng Bạch Hổ 6 nên thửlại lần hai trong ngày 24/5/1986. Và kết quả gần tươngđương khi lưu lượng dầu phun lên gần 478 tấn và31.700m3 khí/ ngày đêm ...

NG¦êI DẦU KHÍ

Giàn công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ

Dầu từ đâu ra? Trước đó ít ai nghĩ, ngay cả tài liệudầu khí quốc tế cũng hiếm thấy tìm được dầu từ tầngphong hóa trong đá móng. Đặc biệt, tài liệu khoanthăm dò dầu khí trước năm 1975 của Chính quyền SàiGòn cũng không đề cập dầu dưới tầng đá này. Làngười chuyên ngành địa chất, TS. Ngô Thường San kể:Nhiều ý kiến được đưa ra. Nhóm cho rằng dầu từ chínhtầng đá móng. Nhóm “truyền thống” thì nghi ngờ dầutừ tầng trầm tích trên chảy xuống. Nhưng rồi do khẩntrương khai thác phục vụ đất nước đang khó khăn lúcđó, nên cuộc tranh luận quan trọng này tạm lắng.Sang mùa xuân năm 1988, trong lúc cánh cửa đổi mớiđã mở, ngoài thềm lục địa việc thăm dò, khai thác dầukhí cũng được tăng cường thực hiện để góp phần vàocuộc đổi mới thành công.

Đầu tháng 8/1988, giếng Bạch Hổ 1 được khoanlại. Đây là giếng đã khai thác dầu từ năm 1986 nhưngcho sản lượng thấp dần. Trước đó, quá trình khoangiếng này cũng có nhiều đột phá khi lần đầu sử dụngđất sét và vỏ trấu nhét vào kẽ nứt và hang hốc dướigiếng khoan. Sự sáng tạo này đem lại niềm vui chonông dân khi đất sét được mua tận Lâm Đồng, còntrấu thì mua ở Bà Rịa và chở ra biển bằng trực thăngMI8. TS. San kể chỉ sau khoảng một tháng khoan lại thìsự kiện lịch sử quan trọng nhất của Ngành Dầu khí ViệtNam đã diễn ra trong ngày 6/9/1988. Từ tầng phonghóa của đá móng, dòng dầu công nghiệp cực mạnhbất ngờ phun lên với lưu lượng khoảng 2.000tấn/ngày. Cả giàn khoan rung chuyển vì áp lực dầu vàkhông thể đóng giếng được do thiết bị không đủ chịuáp suất này.

TS. San nhớ, ông và các đồng nghiệp đã xúc độngđến run người, bật khóc vui mừng. Có lãnh đạo ở HàNội nghe báo tin vừa mừng vừa hồi hộp hỏi lại mấylần: “Có thật không? Có thật không?”. Và dòng dầu dướigiếng Bạch Hổ 1 đã được khai thác ngay sau đó bằngchính cần khoan để đưa lên tàu chứa chở đi bán. Năm1988, mặc dù đã bắt đầu đổi mới, nhưng thực tế đấtnước rất khó khăn với tình hình lạm phát. TS. San nhớ:“Chỉ một tháng sau ngày khai thác, ngoại tệ từ bán dầuđã về ngân hàng trong nước, góp phần ổn định lạmphát và thúc đẩy đổi mới”.

Sau này, TS. Đặng Của, chuyên gia khoan củaNgành Dầu khí Việt Nam, đúc kết việc phát hiện trongtầng móng đá granite dưới đáy sâu giếng dầu là mộtbước tiến lịch sử cực kỳ quan trọng, mở ra tương laimới cho Ngành Dầu khí Việt Nam. Nhiều mỏ dầu mớitrên thềm lục địa như: Rạng Đông, Sư Tử Đen, Rồng,Hồng Ngọc (Ruby)... cũng đều tìm thấy dầu trong tầngmóng. Còn TS. San, nhà địa chất dầu khí, văn vẻ hơnkhi viết rằng: “Bạch Hổ đã đi vào văn liệu dầu khí thếgiới và được ghi nhận là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam... từtầng móng granite trong bể trầm tích Đệ tam trên thếgiới”. Các phân tích địa chất cho thấy tầng móng đáthềm lục địa Việt Nam đã trải qua nhiều quá trình biếnđổi sau khi được hình thành. Với những sự kiến tạo,phong hóa, thủy nhiệt và co giãn nhiệt của macma đãlàm xuất hiện trong tầng móng các khe nứt, hang hốcvà dầu đã được tìm thấy trong đó.

Bắt đầu từ điểm mốc 1988, cuộc trường chinh tìm“vàng đen” của Tổ quốc đã chuyển sang một trangmới với hoạt động thăm dò chính xác hơn và khaithác quy mô công nghiệp lớn để góp phần phát triểnđất nước. Không còn giai đoạn mò mẫm tìm kiếmnhư trước nữa, ngay cuối năm 1988, sản lượng khaithác dầu khí Việt Nam đã gần đạt ngưỡng 1 triệu tấn,sang năm 1989 vọt lên mức 1,5 triệu tấn và tiếp tụctăng trưởng mạnh ...

Sau nỗ lực trực tiếp tìm dầu khí, bước ngoặtquan trọng nữa lại đến khi Việt Nam xây dựng LuậtDầu khí để làm cơ sở phát triển nền công nghiệp nàyvà kêu gọi đầu tư nước ngoài. Tại kỳ họp thứ ba Quốchội khóa IX, ngày 6/7/1993, Luật Dầu khí đầu tiêncủa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thông qua.Từ đây, Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam mạnhmẽ, tự tin bước ra “sân chơi” quốc tế. Ngoài đem lạinguồn lợi kinh tế lớn, mỗi giàn khoan, mỗi cơ sởhoạt động dầu khí còn mang sứ mệnh thiêng liêng làbia đá chủ quyền, là lá quốc kỳ Việt Nam trên biểnđảo Tổ quốc!

Quốc Việt

PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 71

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201172

Thi đua để “Ngày mai sẽ tốthơn ngày hôm nay”

Qua 19 năm phát triển, Côngđoàn Dầu khí Việt Nam đã thựcsự trở thành cầu nối giữa tổ chứcđảng, chính quyền với người laođộng, đồng thời là chỗ dựa đángtin cậy, chăm lo, bảo vệ quyền vàlợi ích chính đáng, hợp pháp chongười lao động. Đó là nhữngngười đang ngày đêm làm việcmiệt mài trên những giàn khoan,trên những công trình, nhà máycủa Tập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam ở trong nước và 15nước, vùng lãnh thổ trên thếgiới. Đặc biệt, năm 2010, Côngđoàn Dầu khí Việt Nam đã độngviên, khích lệ đoàn viên thựchiện Cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”, với nội dung học tập và làm theo thiết thực:“Sống và làm việc ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua vàphấn đấu ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay”, góp phầncùng Tập đoàn hoàn thành và hoàn thành vượt mức cácchỉ tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao.

Theo TS. Hà Duy Dĩnh - Ủy viên BCH Tổng Liên đoànLao động Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tậpđoàn, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam, trong năm2010, Công đoàn đã đứng ra phát động nhiều phong tràothi đua trên các công trình trọng điểm của Nhà nước vàcủa Tập đoàn. Với quan điểm: Mọi người đều phải thi đua,lấy công việc hàng ngày làm nội dung thi đua đã mang lại

kết quả đáng mừng. Công đoàn đã đảm nhận phát độngthi đua trên 10 công trình, dự án trọng điểm của Nhà nướcvà của Ngành, góp phần thúc đẩy tiến độ thi công, đảmbảo chất lượng, an toàn lao động. Hiệu quả của các phongtrào thi đua đã được các đơn vị nhà thầu nước ngoài đánhgiá cao. Do đó, phong trào thi đua do Công đoàn Dầu khíphát động đã thu hút nhiều chuyên gia, kỹ sư người nướcngoài đăng ký tham gia, tạo thành phong trào thi đua củamột doanh nghiệp mang tính chất quốc tế.

Ngành Dầu khí là ngành kỹ thuật đặc thù, do đó,Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã nghiên cứu và chọn cácphương án tổ chức phong trào thi đua cho phù hợp với

Công đoàn Dầu khí Việt Nam:

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nướcĐẩy mạnh phong trào thi đua yêu nướcGiai đoạn 2011 - 2015, Ngành Dầu khí Việt Nam sẽ tập trung thực hiện các giải pháp đột phá để tăng tốc phát

triển. Công đoàn Dầu khí Việt Nam là hạt nhân “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015” tập trung tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, trởthành động lực cho phát triển bền vững của Tập đoàn.

NG¦êI DẦU KHÍ

Đ/c Hoàng Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đ/c Đinh La Thăng -Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chúcmừng Công đoàn Dầu khí Việt Nam được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng cờ đơnvị xuất sắc trong phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn năm 2010. Ảnh: Khánh Linh

những điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng côngtrình, từng đơn vị. Tập đoàn đã giao cho Công đoànNgành phát động phong trào thi đua trên khắp cáccông trình trọng điểm với các hình thức tổ chức thi đua:tổ chức phát động phong trào thi đua ngay khi khởicông cho tổng thể cả công trình với nội dung về: “Chấtlượng, tiến độ, an toàn”; tổ chức thi đua từng đợt nhâncác ngày lễ; phát động và thực hiện thi đua theo từnghạng mục công trình hoặc theo đường găng của tiếnđộ; phát động tuần/tháng/theo thời gian/caođiểm…Một kinh nghiệm trong tổ chức các phong tràothi đua thành công là Công đoàn Dầu khí đã xây dựngkế hoạch kiểm tra tiến độ thi công của các công trình,dự án, qua đó trực tiếp tháo gỡ các khó khăn, vướngmắc cho đơn vị trong quá trình triển khai. Đến nay có 7công trình, dự án đạt và vượt tiến độ, trong đó có Nhàmáy Lọc dầu Dung Quất, dự án Nhà máy sản xuất xơ sợitổng hợp Polyester Đình Vũ, dự án Đóng mới giànkhoan tự nâng 90m nước... Bằng tinh thần lao độngsáng tạo, lao động giỏi mà tổ chức công đoàn đã “châmlửa”, đội ngũ cán bộ, CNVC-LĐ Ngành Dầu khí đã làmviệc với tinh thần quyết tâm “Dám nghĩ, dám làm, dámchịu trách nhiệm, quyết định kịp thời”.

Thi đua để tăng tốc phát triển

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Ngành Dầu khí Việt Namsẽ tập trung thực hiện các giải pháp đột phá để tăng tốc

phát triển nhằm xây dựngTập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam thành một Tậpđoàn kinh tế hùng mạnhtrong khu vực và trên thếgiới, trở thành biểu tượng vàsức mạnh kinh tế - là niềmkiêu hãnh và tự hào của dântộc Việt Nam. Để làm đượcđiều đó, Công đoàn Dầu khíViệt Nam xác định phải trởthành hạt nhân “Đoàn kết,năng động, sáng tạo, thi đuathực hiện thắng lợi nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2011 - 2015” tập trungtổ chức thực hiện tốt phongtrào thi đua yêu nước. Trongđó, đẩy mạnh và đa dạnghóa các phong trào thi đua

yêu nước trong toàn Tập đoàn gắn với Cuộc vận động “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’ để khơidậy mọi tiềm năng, nguồn lực, sức mạnh tổng hợp, lòng tựhào Petrovietnam của cả hệ thống chính trị nhằm tạo raniềm tin, sự lao động sáng tạo, nhiệt huyết, nhu cầu đượcthi đua trong lao động sản xuất kinh doanh để hoàn thànhvượt mức các chỉ tiêu và về đích trước thời gian thực hiện kếhoạch 5 năm lần thứ II.

Xác định thi đua phải thực sự đã trở thành động lựccho phát triển bền vững của Tập đoàn, Công đoàn Dầukhí Việt Nam sẽ phát động các phong trào thi đua khơidậy lòng yêu nghề, sự lao động sáng tạo, sáng kiến cảitiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và quản lý; tăng năngsuất lao động, tiết kiệm chi phí, kiểm soát tiến độ, chấtlượng công việc, rút ngắn thời gian làm việc. Bên cạnhđó, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp; làmcho mọi người gần nhau hơn, gắn bó hơn với công việc,với đơn vị và tạo ra hiệu quả kinh tế văn hóa - xã hội tolớn trong toàn Tập đoàn. Đặc biệt, từ các phong trào thiđua, Công đoàn Ngành sẽ phát hiện và nhân rộng cáctập thể và cá nhân điển hình tiên tiến. Chính họ là hạtnhân của các phong trào thi đua yêu nước, đại diện ưutú cho các tập thể và thế hệ lao động mới có trí tuệ, cóbản lĩnh, dám đương đầu với các thách thức và dám chịutrách nhiệm.

Ngọc Linh

PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 73

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201174

174 công trình, ý tưởng, sáng kiến từ thanh niên

Năm 2010 là năm đánh dấu Đoàn thanh niên Tậpđoàn đẩy mạnh phong trào thi đua với nhiều công trình,phần việc thanh niên đăng ký đảm nhận, thể hiện vị trí vaitrò của tuổi trẻ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa đơn vị. Đây cũng là năm đầu tiên Đoàn thanh niênTập đoàn đã làm tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triểnkhai và nắm bắt thông tin từ cơ sở đồng thời cũng là đơnvị dẫn đầu Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương. Trongnăm 2010, Đoàn Thanh niên Tập đoàn đã nhận được 174công trình, phần việc, ý tưởng, sáng kiến, giải pháp từđoàn viên thanh niên; được Đoàn Khối Doanh nghiệpTrung ương ra quyết định công nhận và gắn biển 13 côngtrình, trong đó có 9 công trình chào mừng Đại hội Đảngbộ Khối doanh nghiệp Trung ương lần thứ Nhất. NgànhDầu khí Việt Nam có một công trình được Trung ươngĐoàn TNCS Hồ Chí Minh bình chọn và một trong 10 côngtrình tiêu biểu toàn quốc năm 2010 đó là công trình Thiếtkế - tích hợp - lập trình hệ thống điều khiển và giám sát(PCS & SIS) Giàn khai thác dầu khí RC3/RC1 do Đoàn cơ sở

Xí nghiệp Khai thác Dầu khí thực hiện. Giá trị thực hiệncông trình là 328.403,46 USD, có giá trị làm lợi so với dựtoán là 165.596,54 USD, giá trị làm lợi so với công trìnhtương tự là 180.425,50 USD.

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số công trình thanhniên tiêu biểu khác như: công trình “Xây dựng tủ sáchthanh niên trên 27 công trình biển” do Đoàn cơ sở Xínghiệp Khai thác Dầu khí thực hiện; Đề án “Cải hoánRiser Block và lắp đặt By-pass kết nối hệ thống khí cácmỏ Sư Tử Đen, Rạng Đông, Bạch Hổ giai đoạn 2 (nângcông suất hệ thống từ 1,5 triệu m3 khí/ngày đêm lên 2,5triệu m3 khí/ngày đêm” do Đoàn cơ sở Xí nghiệp Khaithác các công trình khí thực hiện; hạng mục công trình“Đóng cọc đại trà mặt bằng nhà máy chính và Cụmmóng Turbine, Nhà Turbine Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2”do Đoàn cơ sở Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Namvà Đoàn Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam thựchiện; công trình “Dây chuyền cấp khí Nhà máy Điện CàMau” với tổng trị giá 59,586 tỷ đồng, tiết kiệm được 9,38tỷ đồng; công trình “Nâng công suất đường ống dẫn khí

Xung kích, sáng tạo đưa Tập đoàntăng tốc phát triển

Với chủ đề công tác năm 2010“Tuổi trẻ Dầu khí tiếp bước truyềnthống, chung sức, chung lòng, xungkích vì sự phát triển bền vững củaTập đoàn”, Đoàn TNCS Hồ Chí MinhTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã triển khai mạnh mẽ phong trào“5 xung kích, 4 đồng hành” qua việclao động sáng tạo, phát huy sángkiến, đẩy mạnh các hoạt động sảnxuất kinh doanh trong toàn Tậpđoàn.

Tuổi trẻ Dầu khí:

NG¦êI DẦU KHÍ

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Minh Hồng phát biểu chỉ đạo tại Diễnđàn “Thanh niên với hoạt động sáng tạo trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí”

PM3 - Cà Mau từ 2 tỷ m3 khí/năm lên 2,2 tỷ m3 khí/năm”do Đoàn cơ sở Công ty Khí Cà Mau thực hiện, tiết kiệmđược 2,5 tỷ đồng…

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các diễn đàn của tuổi trẻ

Bí thư Đoàn Thanh niên Tập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam Nguyễn Quốc Thịnh cho biết: Thực hiện sự chỉđạo của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về tăngcường các hoạt động phong trào nhằm phát huy sángkiến, cải tiến kỹ thuật, hiến kế các giải pháp nhằm thựchiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, sản xuất, kinhdoanh, đặc biệt là công tác vận hành các Nhà máy Khí -Điện - Đạm và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Đoàn Tậpđoàn đã xây dựng kế hoạch tổ chức các diễn đàn, toạđàm, đối thoại trong năm 2010. Trong năm 2010, ĐoànThanh niên Tập đoàn đã tổ chức thành công 6 diễn đàn,trong đó có 4 diễn đàn thanh niên với các giải phápnâng cao hiệu quả vận hành ổn định, an toàn các Nhàmáy: Khí, Điện, Đạm và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; 2Diễn đàn trực tuyến đóng góp ý kiến Văn kiện Đại hộiĐảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Vănkiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đặc biệt,tại diễn đàn “Thanh niên với hoạt động sáng tạo trongtìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí” được tổ chứcmới đây, đoàn viên thanh niên các đơn vị đã tập trungthảo luận các giải pháp kỹ thuật, nghiên cứu khoa họctrong các lĩnh vực: địa chất, địa vật lý trong tìm kiếm,thăm dò, khai thác dầu khí; công tác khoan thăm dò,khoan khai thác dầu khí; thiết kế và xây dựng các côngtrình dầu khí; công nghệ khai thác, xử lý dầu khí; vậnhành, bảo dưỡng các thiết bị khai thác, xử lý dầu khí;công tác đảm bảo an toàn - sức khỏe - môi trường trongkhai thác dầu khí…

Thực hiện phong trào “Sáng tạo trẻ”, nhiều cơ sở Đoànđã chủ động tổ chức các buổi hội thảo khoa học, diễn đànliên quan trực tiếp tới nhiệm vụ chuyên môn như: côngnghệ khoan, sử dụng công nghệ thông tin áp dụng vàocác hoạt động quản lý, điều hành, công tác xuất nhậpkhẩu, phát triển dịch vụ dầu khí; vấn đề biển Đông, kiếnthức chung về dầu khí; Tìm hiểu về quy trình đánh giámột đề án tìm kiếm thăm dò - khai thác dầu khí ở nướcngoài; Diễn đàn về vai trò của tuổi trẻ PVOIL trong côngtác quản lý vận hành an toàn hiệu quả các tổng kho xăng

dầu, nhà máy chế biến condensate, Hội thảo phong tràolao động sáng tạo... Đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viênthanh niên đã tích cực trong công tác nghiên cứu khoahọc, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm chủ khoahọc công nghệ trong điều hành máy móc, thiết bị hiệnđại, phần mềm tin học, quản trị mạng, quản lý sản xuất tạicác công trình, dự án trọng điểm.

Năm 2010, Đoàn Thanh niên Tập đoàn còn tổ chứccác phong trào thi đua trên các công trường dự án trọngđiểm Nhà nước về dầu khí: Nhà máy Đạm Cà Mau, dự ánĐường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn, Nhà máy Điện NhơnTrạch 2. Tại Công trình thanh niên Nhà máy Điện NhơnTrạch 2, Đoàn Thanh niên Tập đoàn và các cơ sở Đoàntham gia đã tổ chức phát động nhiều đợt thi đua caođiểm như: 45 ngày đêm đóng cọc đại trà mặt bằng Nhàmáy chính, 40 ngày đêm hoàn thành Cụm móng Turbinevà Nhà Turbine, 70 ngày đêm hoàn thành các mục tiêu:Bàn giao móng và Nhà Turbine hơi, Bàn giao móng Lò thuhồi nhiệt, lắp đặt Cụm Turbine khí, Tổ máy phát số 1 và hồsơ các hạng mục, phục vụ công tác nghiệm thu; tháng thiđua cao điểm nhận lưới điện; đợt thi đua cao điểm hoànthành các hạng mục lắp đặt để phát điện thương mại Tổmáy số 1 chào mừng 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHồ Chí Minh vào 26/3/2011.

Phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện vàsức mạnh đoàn kết của tuổi trẻ, nâng cao chất lượng tậphợp thanh niên trong từng phong trào, xây dựng công tácĐoàn và phong trào thanh niên cho phù hợp với tình hìnhphát triển của Tập đoàn, xứng đáng với vai trò Tập đoànkinh tế đầu tàu của đất nước là những nhiệm vụ quantrọng mà lãnh đạo Tập đoàn đã tin tưởng giao cho tuổi trẻNgành Dầu khí. Cũng chính từ nhiệm vụ nặng nề này,trong năm 2011, Đoàn Thanh niên Tập đoàn sẽ tiếp tụcphát huy lòng nhiệt huyết qua mỗi phong trào thi đua,đóng góp hiến kế để xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh,đưa phong trào thanh niên đi vào chiều sâu và thể hiệnđược sức mạnh của tuổi trẻ Ngành Dầu khí trong việcthực hiện phương châm hành động “Phát huy truyềnthống Anh hùng, tuổi trẻ Dầu khí Việt Nam xung kích,sáng tạo, đổi mới tích cực góp phần thực hiện Chiến lượctăng tốc phát triển của Tập đoàn”. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 75

Hà Linh

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201176

Thi đua vận hành an toàn mỏ

Là người gắn bó 24 năm ở Xí nghiệp Khai thác Dầukhí, ông Từ Thành Nghĩa - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Xínghiệp cho biết, theo lời dạy của Bác Hồ “phải đặt phongtrào sản xuất và tiết kiệm làm trung tâm của phong tràothi đua ái quốc”, Đảng bộ Xí nghiệp Khai thác Dầu khí luônluôn chỉ đạo phát huy quyền làm chủ tập thể của ngườilao động khai thác dầu khí trong việc tìm tòi và đề xuấtcác biện pháp tổ chức - kỹ thuật để bảo đảm quá trìnhcông nghệ khai thác dầu khí được liên tục. Nhờ đó, Xínghiệp đã tiết kiệm vật tư, giảm thiểu thời gian dừng hệthống công nghệ để sửa chữa, bảo dưỡng, bảo đảm chodòng dầu chảy liên tục suốt ngày đêm từ các giếng khaithác đến các tàu xuất dầu kể cả điều kiện thời tiết khôngthuận lợi. Trong hơn 23 năm qua, Xí nghiệp Khai thác Dầukhí không ngừng lớn mạnh, thường xuyên đổi mới về tổ

chức sản xuất và đặc biệt là đổi mới công nghệ, thiết bị,đào tạo nguồn nhân lực, song song đó là tăng cườngcông tác điều hành và quản lý nhằm nâng cao hiệu quảtrong sản xuất, đáp ứng những yêu cầu ngày càng caocủa công nghệ khai thác dầu khí trên biển cũng như thỏamãn các yêu cầu của khách hàng trong công tác dịch vụ.Hiện tại, Xí nghiệp Khai thác Dầu khí là đơn vị trực tiếpkhai thác dầu trên 2 mỏ Bạch Hổ và Rồng và cung cấpdịch vụ vận hành, xử lý, xuất bán sản phẩm dầu cho kháchhàng Hoàn Vũ JOC, điều hành khai thác, xử lý, vận chuyểnvà xuất bán sản phẩm dầu cho mỏ Nam Rồng - Đồi Mồicủa Liên doanh VRJ. Đầu tháng 12/2010, tập thể lao độngquốc tế Việt - Nga của Xí nghiệp Khai thác Dầu khí đã đạtđược 2,5 triệu giờ công lao động an toàn, với quyết tâmđảm bảo các dòng dầu chảy liên tục trên các công trìnhbiển, đồng thời đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho ngườilao động.

NNooii tthheeoo ttấấmm ggưươơnngg ccủủaa BBáácc đđểể kkhhaa ii tthháácc nnhh iiềềuu ddầầuu cchhoo TTổổ qquuốốcc

Trong những năm qua, Xínghiệp Khai thác Dầu khí(thuộc XNLD Dầu khíVietsovpetro) được biết đếnlà đơn vị điển hình khi lồngghép Cuộc vận động “Học tậpvà làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” thànhphong trào thi đua vận hànhan toàn mỏ, khai thác nhiềudầu cho Tổ quốc. Theo lời dạycủa Chủ tịch Hồ Chí Minh:phải đặt phong trào sản xuấtvà tiết kiệm làm trung tâmcủa phong trào thi đua áiquốc.

Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (OGPE):

Thi §ua VỀ ĐÍCH TRƯỚC

BK15 - một trong những giải pháp đột phá để tăng sản lượng khai thác dầu năm 2010.Ảnh: Vũ Văn Bằng

dÇu khÝ - Sè 1/2011 77

Xí nghiệp Khai thác Dầu khí hiện quản lý 10 giàn cốđịnh, 2 giàn công nghệ trung tâm, 10 giàn nhẹ, 2 giànbơm ép nước duy trì áp suất vỉa tại mỏ Bạch Hổ; 3 giàncố định, 3 giàn nhẹ tại mỏ Rồng; 3 tàu chứa dầu vớitổng sức chứa hơn 0,45 triệu tấn; hệ thống đường ốngngầm dẫn dầu khí dưới biển dài trên 320km; căn cứdịch vụ sản xuất trên bờ, các nhà xưởng, kho bãi bảoquản vật tư, thiết bị và phụ tùng cho công tác khai thácdầu khí ngoài biển. Hiện nay tổng quỹ giếng của Xínghiệp khai thác dầu khí là 324, trong đó có 222 giếngdầu, 58 giếng bơm ép nước, 7 giếng quan trắc, 21 giếngđóng và 16 giếng hủy. Nếu như trước đây, việc đưađược 1 hoặc 2 giàn BK vào khai thác mỗi năm đã là mộtthành tích lớn. Vậy mà trong năm 2010, Xí nghiệp Khaithác Dầu khí đã phối hợp cùng các đơn vị khác trongXNLD Vietsovpetro đưa 5 trong số 7 giàn BK vào khaithác (các giàn RC-ĐM, RC-4, RC-5, BK-15 và BK-9), đảmbảo chặn đứng đà suy giảm sản lượng khai thác dầu khíso với các năm trước). Xí nghiệp Khai thác Dầu khí đãhoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tất cả cácchỉ tiêu kế hoạch được giao, kể cả nhiệm vụ bổ sung vềkhai thác dầu hàng năm trong khi vẫn đảm bảo an toànkhai thác mỏ, duy trì áp suất vỉa cao hơn áp suất bãohòa, với quỹ giếng hoạt động an toàn và ổn định. Bêncạnh đó, Xí nghiệp đã tận thu được tối đa nguồn khíđồng hành để vận chuyển về bờ phục vụ phát triểnkinh tế trong vùng. Đây sẽ là kỷ lục về đưa công trìnhmới vào hoạt động trong lịch sử hình thành và pháttriển của XNLD Vietsovpetro và cũng là bằng chứngsống động về sự thành công của Cuộc vận động “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Điều đặc biệt ở Đội “tăng sản lượng”

Từ lâu, lao động sáng tạo trở thành một việcthường xuyên trong nếp suy nghĩ và công việc hàngngày của người lao động trong Xí nghiệp với số lượngngười tham gia ngày càng đông đảo, có chiều sâu vềchất lượng các sáng kiến và giải pháp hợp lý hóa sảnxuất. Hiện nay, Xí nghiệp Khai thác Dầu khí đang sửdụng nhiều phương pháp khai thác như: tự phun,gaslift, bơm điện ly tâm. Là đơn vị trực tiếp khai thácdầu, Xí nghiệp đã tiếp thu được các phương pháp khaithác công nghệ mới trên thế giới, luôn hoàn thành vàhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phầnnâng cao hiệu quả sản xuất chung của toàn XNLD. Sản

lượng khai thác dầu khí bình quân hiện tại toàn mỏ là:18.000 tấn/ngày đêm; sản lượng khí đưa vào bờ 4 triệum3 ngày/đêm; bơm ép nước bình quân đạt 30.000 m3

ngày/đêm.

Trong những năm qua, Xí nghiệp Khai thác Dầu khíluôn luôn là lá cờ đầu trong phong trào sáng kiến - sángchế của XNLD. Riêng trong năm 2010, số sáng kiến sángchế được đăng ký nhiều nhất, trong đó có 23/30 sángkiến được công nhận. Từ quỹ giếng khai thác do Xínghiệp quản lý, Đảng bộ Xí nghiệp đã chỉ đạo sát saocông tác gia tăng sản lượng khai thác bằng công nghệxử lý vùng cận đáy giếng và được người lao độnghưởng ứng mạnh mẽ. Những người lao động tham giacông việc trên đều quan niệm rằng việc gia tăng chođất nước thêm từng tấn dầu thô với công nghệ xử lývùng cận đáy giếng tuy phức tạp, có yêu cầu cao về antoàn và bảo vệ môi trường nhưng có chi phí thấp, hiệuquả đạt được lớn là niềm tự hào của những người làmcông tác khai thác dầu khí. Trong giai đoạn từ 2007 đếnhết tháng 9/2010, Xí nghiệp Khai thác Dầu khí đã ápdụng công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng bằng acidkhai thác được 249.923 tấn dầu vượt 94.057 tấn so vớikế hoạch (151.866 tấn).

Giám đốc Từ Thành Nghĩa chia sẻ, điều đặc biệt ở Xínghiệp Khai thác Dầu khí có Đội gia tăng sản lượng,chuyên đi đến các giàn khoan để làm công việc bơmacid nhằm tăng sản lượng. Mỗi năm, Đội công tác đặcbiệt này được Xí nghiệp giao nhiệm vụ tăng sản lượng30 nghìn tấn dầu. Đây đã là một việc khó khăn, nhưnganh em lúc nào cũng hoàn thành. Trong 3 năm trở lạiđây, đội chỉ có 18 người nhưng đã gia tăng mỗi năm 60- 65.000 tấn dầu, tương đương với 30 - 40 triệu USD.Theo định mức, anh em đi làm ngoài biển 15ngày/tháng, nhưng có lúc anh em phải đi 20 - 22 ngày.Mỗi người đóng góp sức mình và đạt kết quả rất lớn lao.Năm 2010, ngoài việc chính của XNLD, Đội gia tăng sảnlượng còn đi bơm acid gia tăng sản lượng cho các mỏdo PVEP quản lý và đạt được kết quả rất cao. Trong giaiđoạn mới, Xí nghiệp Khai thác Dầu khí tiếp tục thựchiện các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường hệ số thuhồi dầu tại mỏ Bạch Hổ, giảm thiểu thời gian dừng sửachữa, bảo đảm sản lượng khai thác tối đa, tiếp tục thiđua vận hành an toàn mỏ.

Việt Hà

PVJ

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201178

Vượt qua thách thức, khai thác vượt mức 200 nghìn tấn dầu

Xác định vai trò là đầu tàu trong ngành kinh tế mũi nhọn,Vietsovpetro thường xuyên tổ chức chỉ đạo thực hiện khẩntrương và quyết liệt việc bảo đảm khai thác dầu khí một cáchan toàn và hiệu quả trên cơ sở Sơ đồ công nghệ khai thác vàxây dựng mỏ Bạch Hổ hiệu chỉnh được Thủ tướng Chính phủphê duyệt năm 2008 và Sơ đồ tổng thể phát triển mỏ Rồng.Ngay từ đầu năm 2010, Vietsovpetro đã chủ động đề ra kếhoạch các biện pháp tổ chức - kỹ thuật ngay từ đầu năm vàphân công trách nhiệm cụ thể, nên các nội dung của chươngtrình sản xuất và những giải pháp thực hiện được triển khaiđồng bộ, đảm bảo tiến độ đề ra. Vào 21giờ ngày 31/12/2010,Vietsovpetro khai thác 6,4 triệu tấn dầu, vượt mức 200 nghìntấn so với kế hoạch và nhiệm vụ bổ sung được giao trong năm2010. Kết thúc năm, Vietsovpetro đã khai thác được 6.401.888tấn dầu (vượt kế hoạch 201.888 tấn), xuất bán 6,32 triệu tấn,trong đó 5,3 triệu tấn được cung cấp cho Nhà máy Lọc dầuDung Quất. Doanh thu bán dầu năm 2010 đạt 3,93 tỷ USD, nộpngân sách Nhà nước và lợi nhuận phía Việt Nam từ bán dầu2,25 tỷ USD.

Vietsovpetro sẽ khai thácít nhất 6,31 triệu tấn dầutrong năm 2011

Vietsovpetro sẽ khai thácít nhất 6,31 triệu tấn dầutrong năm 2011

Với những nỗ lực vượt bậc của

tập thể lao động quốc tế, vào 21giờ

ngày 31/12/2010, Liên doanh

Vietsovpetro đã khai thác 6,4 triệu

tấn dầu, vượt mức 200 nghìn tấn so

với kế hoạch và nhiệm vụ bổ sung

được giao trong năm 2010. Như

cánh én báo hiệu tin vui trong

những ngày đầu năm mới,

Vietsovpetro đã đạt mốc khai thác

tấn dầu thứ 190 triệu, khởi đầu một

năm sẽ quyết tâm hoàn thành và

hoàn thành vượt mức kế hoạch

được giao với sản lượng dầu khai

thác ít nhất 6,31 triệu tấn.

Thi §ua VỀ ĐÍCH TRƯỚC

Vượt qua nhiều khó khăn thách thức, tập thể laođộng Vietsovpetro đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Hộiđồng giao, kiểm soát tốt tình trạng mỏ và đảm bảo khaithác an toàn. Vào 12giờ ngày 5/1/2011, Liên doanhVietsovpetro đã khai thác thành công tấn dầu thứ 190triệu từ hai mỏ Bạch Hổ và Rồng. Đặc biệt, việc hoànthành xuất sắc kế hoạchnăm 2010 đã góp phầnthực hiện thắng lợi kếhoạch 5 năm 2006 - 2010,sản lượng dầu khai thácvượt mức củaVietsovpetro đạt 1,14triệu tấn với tổng sảnlượng 38,4 triệu tấn,doanh thu bán dầu đạt160% kế hoạch với tổnggiá trị trên 23,2 tỷ USD,chiếm gần 45% tổngdoanh thu bán dầu từtrước đến nay, phần nộpngân sách và lợi nhuậnphía Việt Nam đạt 15,5 tỷ USD. Đồng thời, Vietsovpetrothể hiện vai trò là cầu nối, là chất keo gắn bó tình hữunghị và quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Liênbang Nga. Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng TrungHải, một trong những nhiệm vụ trọng tâm củaVietsovpetro trong thời gian tới là tiếp tục củng cố, vunđắp tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga trong mỗitập thể lao động, xây dựng môi trường làm việc đoànkết, hữu nghị, đa văn hóa, có phong trào thi đua laođộng quốc tế sôi nổi, hiệu quả cao, để XNLDVietsovpetro luôn là biểu tượng sinh động của tình hữunghị Việt Nam - Liên bang Nga, góp phần củng cố quanhệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Giữ vững vai trò chủ lực trong thăm dò và khai thácdầu khí

Ông Nguyễn Hữu Tuyến - Tổng giám đốcVietsovpetro cho biết: Trong giai đoạn 2011 - 2015 vàtriển vọng đến năm 2020, Liên doanh Vietsovpetro tậptrung đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò để gia tăngtrữ lượng dầu khí. Hướng phát triển chủ yếu của VSP là

thềm lục địa Việt Nam, trong đó ưu tiên tìm kiếm, thămdò ở các vùng nước sâu, xa bờ. Tích cực nghiên cứu, tìmkiếm cơ hội để mở rộng vùng hoạt động tìm kiếm -thăm dò - khai thác ở Liên bang Nga, các nước cộng hòathuộc Liên Xô trước đây và các nước thứ ba. Hiện tại,Vietsovpetro tiếp tục khai thác một cách an toàn và

hiệu quả hệ thốngcông nghệ hiện có,nhằm tận thu tối đanguồn tài nguyêndầu khí tại hai mỏBạch Hổ và Rồng,nhanh chóngnghiên cứu, ứngdụng công nghệ vàxây dựng hệ thốngthiết bị phù hợp đểkhai thác khí vàcondensate tạinhững vùng mỏnước sâu. Bên cạnhđó, triệt để tận dụng

năng lực tiềm tàng của Vietsovpetro về cán bộ, về khảnăng khoa học, công nghệ và cơ sở vật chất để phục vụcho hoạt động cả bên trong và bên ngoài Vietsovpetronhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận; không ngừngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV.

Năm 2011 là năm Liên doanh Vietsovpetro bướcvào năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015và cũng là năm hiệu lực đầu tiên của Hiệp định LiênChính phủ Việt - Nga về việc tiếp tục thăm dò địa chấtvà khai thác dầu khí trong khuôn khổ Liên doanh Việt -Nga vừa được ký kết vào ngày 27/12/2010. Phát huytruyền thống của đơn vị hai lần Anh hùng Lao động,Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng,tập thể lao động quốc tế liên doanh Vietsovpetro đoànkết một lòng tiếp tục phấn đấu vượt mọi khó khăn thửthách, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mứckế hoạch được giao với sản lượng dầu khai thác ít nhất6,31 triệu tấn, giữ vững vai trò đội quân chủ lực và tiênphong của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tronglĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.

Việt Hà

PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 79

Những mốc thời gian quan trọng trong quá trình khai thácmỏ Vietsovpetro

Ngày 28/12/1998: Khai thác tấn dầu thứ 1 triệu

Ngày 5/12/1990: Khai thác tấn dầu thứ 5 triệu

Ngày 2/3/1992: Khai thác tấn dầu thứ 10 triệu

Ngày 12/10/1997: Khai thác tấn dầu thứ 50 triệu

Ngày 21/11/2001: Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu

Ngày 3/12/2005: Khai thác tấn dầu thứ 150 triệu

Ngày 9/6/2009: Khai thác tấn dầu thứ 180 triệu

Ngày 5/1/2011: Khai thác tấn dầu thứ 190 triệu

Dự kiến tấn dầu thứ 200 triệu sẽ khai thác vào Quý III/2012.

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201180

PVEPPVEP

ttăănngg ttốốcc vvưươơnn ttớớii vvịị tthhếế llàà ccôônngg ttyyddầầuu kkhhíí qquuốốcc ttếế cchhuuyyêênn nngghhiiệệpp

Thi §ua VỀ ĐÍCH TRƯỚC

Tiên phong trong đầu tư ra nước ngoài

Khẳng định vai trò là một đơn vị chủ lực của Ngành Dầu khí Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2010,PVEP đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Sau khi chuyển đổi thành côngmô hình tổ chức quản lý từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập, vốn điều lệ và tổng tàisản của PVEP đã đạt tăng trưởng 400%; tổng mức đầu tư trung bình hàng năm đạt 1,0 - 1,5 tỷUSD. Hiện nay, Tổng công ty có hơn 2000 cán bộ công nhân viên, hoạt động tổ chức theo môhình công ty mẹ - công ty con với 12 công ty thành viên điều hành, 11 công ty điều hành chung,1 công ty du lịch khách sạn và 2 công ty liên kết. Hiện tại, PVEP đang triển khai thực hiện 63 dựán đầu tư, trong đó có 55 dự án dầu khí (34 dự án trong nước, 21 dự án nước ngoài, trong đó tựđiều hành 18 dự án, điều hành chung 13 dự án), 4 dự án điều tra cơ bản và 4 dự án đầu tư khác.Cũng trong giai đoạn này, PVEP đã đạt kỷ lục về phát hiện dầu khí mới với 27 phát hiện, trong đócó 18 ở trong nước và 9 ở nước ngoài, gia tăng trữ lượng đạt 272 triệu tấn quy dầu bằng 152% kế

Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí ViệtNam hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn là tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khítrong và ngoài nước. Trong những năm qua, cùng với sự tăng tốc phát triển của Tập đoàn Dầukhí Việt Nam, PVEP đã có bước phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, bền vững, từng bước khẳng địnhuy tín, vị thế ở trong nước, khu vực và trên trường quốc tế.

hoạch, đưa 13 mỏ mới vào khai thác, trong đó có 10 mỏ ởtrong nước và 3 ở nước ngoài, đang triển khai công tácphát triển tại 15 mỏ ở trong và ngoài nước. Tháng 9/2006,lần đầu tiên PVEP đã có sản lượng khai thác dầu khí từnước ngoài tại mỏ Cendor, lô PM 304 - Malaysia. Năm2010, PVEP đã ký 7 hợp đồng dầu khí mới, đưa 4 mỏ vàokhai thác gồm: Sư Tử Đen Đông Bắc, Pearl, Topaz và D30từ lô SK 305 - Malaysia. Sản lượng khai thác của PVEP đạt17,2 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó khai thác 8,45 triệutấn dầu thô và 8,74 tỷ m3 khí. Gia tăng trữ lượng đạt 33,7triệu tấn dầu quy đổi.

Đặc biệt, với việc thực hiện 21 dự án dầu khí tại 15quốc gia khác nhau trên thế giới, PVEP đã thực sự là đơnvị tiên phong trong đầu tư ra nước ngoài của của Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng và Việt Nam nóichung. Cán bộ, đảng viên, người lao động của PVEP đãlàm việc với tinh thần quyết tâm và trách nhiệm cao, bấtchấp các khó khăn thách thức, các rủi ro về an ninh nhưkhủng bố, trật tự an toàn xã hội… để thực hiện một chủtrương lớn của Đảng và Chính phủ là mở rộng đầu tưthăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài, nhằm góp phầnbảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Với nhữngthành tích đã đạt được, PVEP được vinh dự bình chọn làmột trong Top 100 doanh nghiệp đạt giải thưởng SaoVàng Đất Việt năm 2010, tạo đà cho PVEP tiếp tục pháttriển mạnh mẽ và bền vững cả về chiều rộng và chiều sâu,thương hiệu PVEP ngày càng được khẳng định và có uytín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Công ty dầu khí quốc tế có sức cạnh tranh cao

Giai đoạn 2010 - 2015 là thời kỳ đặc biệt quan trọngđối với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí để thựchiện thắng lợi Chiến lược và Quy hoạch phát triển đếnnăm 2015, định hướng đến năm 2025 và trở thành côngty dầu khí quốc tế chuyên nghiệp. Với tinh thần “Đổi mớiquyết liệt, hiện đại hội nhập, tăng tốc phát triển” vàphương châm hành động “Đồng tâm, hiệp lực, đi đầuvượt khó, dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo”, PVEPquyết tâm vượt qua thách thức, xây dựng và phát triển đểtrở thành công ty dầu khí quốc tế mạnh đứng trongnhóm 3 công ty dầu khí hàng đầu trong khu vực vào năm2015 (xét về quỹ trữ lượng, sản lượng khai thác hàng năm,tỷ suất trữ lượng thay thế và tỷ suất lợi nhuận trên vốnchủ sở hữu), có tiềm lực kinh tế, kỹ thuật, tài chính mạnh,có sức cạnh tranh cao.

Thực hiện chiến lược đó, kế hoạch phát triển 5 năm

2011 - 2015 của Tổng công ty đã xây dựng và được Tậpđoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt với mục tiêu tăng tốcphát triển PVEP trên cơ sở đẩy mạnh, mở rộng các hoạtđộng thăm dò khai thác dầu khí ở cả trong nước và nướcngoài nhằm mục tiêu phát hiện/mua các mỏ mới, giatăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí. Theo đó,trong giai đoạn 2011 - 2015, PVEP sẽ tiếp tục đẩy mạnhthăm dò và khai thác dầu khí ở cả trong và ngoài nước;phấn đấu gia tăng trữ lượng đạt 122 triệu tấn quy dầu;tổng sản lượng khai thác đạt 44 triệu tấn quy dầu, trongđó, ở trong nước đạt 34 triệu tấn quy dầu, tại nước ngoàiđạt 10 triệu tấn quy dầu. Để đặt cơ sở cho phát triển bềnvững, trong giai đoạn này, Tổng Công ty cũng dự kiến sẽđầu tư khoảng 16,5 tỷ USD cho thăm dò khai thác dầu khí,phấn đấu ký kết từ 20 - 22 hợp đồng dầu khí mới ở cảtrong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, PVEP sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tácthăm dò khai thác nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí; tíchcực tham gia thực hiện các dự án dầu khí ở những vùngnước sâu, xa bờ, chồng lấn, nhạy cảm, góp phần bảo vệchủ quyền quốc gia trên biển Đông. Đồng thời, đẩy mạnhthực hiện đầu tư các dự án hiện có ở nước ngoài, tiếp tụclựa chọn những dự án thăm dò khai thác khả thi cao vàthuận lợi về quan hệ chính trị để đầu tư; khai thác an toàn,hiệu quả các mỏ hiện có, bảo đảm đưa các mỏ mới vàokhai thác đúng tiến độ nhằm duy trì mức sản lượng khaithác tối ưu; tích cực nghiên cứu các giải pháp nâng cao hệsố thu hồi dầu; tích cực thúc đẩy các hoạt động khai thácdầu khí ở nước ngoài, sớm đưa các phát hiện dầu khí mớivào khai thác; ưu tiên cho việc mua mỏ/trữ lượng ở nướcngoài nhằm đạt mục tiêu sản lượng và giảm thiểu rủi ro…

Trong 5 năm tới, PVEP sẽ tập trung đẩy nhanh côngtác phát triển các mỏ mới, bảo đảm đưa các mỏ như Pearl,Topaz, Đại Hùng giai đoạn 2, Chim Sáo, Hải Sư Trắng vàHải Sư Đen, Tê Giác Trắng, Sư Tử Trắng, Thăng Long, ĐôngĐô, Sư Tử Nâu, Cá Voi - Kim Long - Ác Quỷ vào khai thácđúng tiến độ. Công tác đầu tư thăm dò khai thác dầu khíở nước ngoài sẽ được tiếp tục tích cực thực hiện trênnguyên tắc hiệu quả kinh tế góp phần bảo đảm an ninhnăng lượng cho đất nước; triển khai đa dạng các hìnhthức đầu tư và lựa chọn các khu vực có tiềm năng dầu khícao, thuận lợi về quan hệ chính trị như Nga và các nướcthuộc Liên Xô (cũ), Đông - Nam Á, Nam Mỹ, Trung Đông,châu Phi để ưu tiên đầu tư; tích cực thúc đẩy các hoạtđộng khai thác dầu khí ở nước ngoài, sớm đưa các pháthiện dầu khí mới vào khai thác. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 81

PETROVIETNAM

Hồng Hạnh

dÇu khÝ - Sè 1/201182

Xây dựng hoàn chỉnh ngành công nghiệp khí

Ngay sau khi được thành lập, PV GAS đã nhanh chóngtổ chức triển khai xây dựng dự án đầu tiên, đó là “Thugom và sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ”, nhằm tậnthu khí đồng hành, vốn phải đốt bỏ ngoài khơi, đưa vàobờ phục vụ nền kinh tế quốc dân. Đây là một dự án phứctạp, bao gồm hệ thống đường ống thu gom và vậnchuyển khí, giàn nén khí, nhà máy xử lý khí, kho chứa vàcảng xuất sản phẩm lỏng, các trạm phân phối khí, vớitổng mức đầu tư khoảng 450 triệu USD. Giữa năm 1995,dòng khí đầu tiên đã được đưa vào bờ làm nhiên liệu choNhà máy Điện Bà Rịa hoạt động với lưu lượng 1 triệum3/ngày đêm, góp phần giảm bớt khoản chi ngoại tệ lớntừ ngân sách Nhà nước cho việc nhập khẩu nhiên liệudiesel. Đây là bước ngoặt đánh dấu một kỷ nguyên mới,kỷ nguyên của Ngành công nghiệp khí Việt Nam. Khôngdừng lại ở đó, PV GAS tiếp tục phối hợp hoàn thành giàn

nén khí nhỏ, giàn nén khí lớn và mở rộng hệ thống đườngống dẫn khí trên bờ, hoàn thành đầu tư xây dựng Nhàmáy xử lý khí Dinh Cố, Kho chứa và cảng xuất Thị Vải vàhàng loạt dự án khí khác: Nam Côn Sơn, PM3 - Cà Mau,Phú Mỹ - Tp. HCM, trạm phân phối khí Hiệp Phước, NhơnTrạch… Các dự án này đều có ý nghĩa rất to lớn cho sựphát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ðến nay, PV GAS đang quản lý và sở hữu hệ thống tàisản công trình khí với giá trị hơn 19 nghìn tỷ đồng, tươngđương 1 tỷ USD; vận hành an toàn và hiệu quả các hệthống đường ống dẫn khí khu vực Ðông và Tây Nam Bộ. Từhệ thống này, PV GAS đã cung cấp gần 60 tỷ m3 khí khô đểsản xuất 40% sản lượng điện, 35 - 40% sản lượng đạm và70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp vàtiêu dùng dân sinh trong cả nước, góp phần tích cực vàoviệc bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thựcquốc gia. Bên cạnh đó, PV GAS còn là đơn vị đi đầu trong

Ngành công nghiệp khí Việt Nam:

Mạnh mẽ, vững vàngở tuổi 20

Trải qua 20 năm phấn đấu vàtrưởng thành, PV GAS đã nỗ lựcphấn đấu, xứng đáng với vai tròchủ đạo trong ngành công nghiệpkhí toàn quốc, đặt nền móng pháttriển cho ngành công nghiệpnăng lượng của đất nước. TheoTổng giám đốc PV GAS Ðỗ KhangNinh: “Hình ảnh trẻ trung của PVGAS, đại diện xứng đáng củaNgành công nghiệp khí Việt Nam,ngày càng trở nên mạnh mẽ, vữngvàng ở tuổi 20”.

Mạnh mẽ, vững vàngở tuổi 20

Thi §ua VỀ ĐÍCH TRƯỚC

việc triển khai phát triển hệ thống trạm nén khí thiênnhiên sạch, cung cấp cho các hộ tiêu dùng và sử dụng chocác phương tiện giao thông vận tải, góp phần thực hiệngiảm thiểu ô nhiễm môi trường; chủ động bảo đảm nguồnkhí hóa lỏng và thực hiện hiệu quả các giải pháp để thamgia thực hiện bình ổn giá khí hóa lỏng trên thị trườngtrong nước, góp phần cùng Tập đoàn và Chính phủ thựchiện kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Chiếm lĩnh vị thế cao trong khu vực và châu Á

Trong giai đoạn mới, PV GAS sẽ thực hiện mục tiêuchiến lược phát triển Tổng công ty Khí Việt Nam đếnnăm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Tập đoànphê duyệt, đó là: “Phát triển Tổng công ty Khí Việt Namvững mạnh, an toàn, chất lượng, hiệu quả, hiện đại; hoạtđộng hoàn chỉnh trong tất cả các khâu: thu gom - vậnchuyển - chế biến - tàng trữ - kinh doanh - dịch vụ vàxuất nhập khẩu; hoạt động đa ngành; đóng vai trò chủđạo trong công nghiệp khí trên toàn quốc và phát triểnra thị trường quốc tế, vươn lên hàng thứ tư khu vựcASEAN và có tên trong các tập đoàn khí mạnh của châuÁ; với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 15%”.Tổng giám đốc PV GAS Ðỗ Khang Ninh cho biết: “Hìnhảnh trẻ trung của PV Gas, đại diện xứng đáng của Ngànhcông nghiệp khí Việt Nam, ngày càng trở nên mạnh mẽ,vững vàng ở tuổi 20. PV GAS đang tiến về phía trước vớiquyết tâm mới: Ðồng tâm hiệp lực, quyết liệt đổi mới,tăng tốc xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh Ngành côngnghiệp khí Việt Nam.

Năm 2010, PV GAS đã sản xuất và tiêu thụ 9.332 triệum3 khí khô (trong đó: khí thiên nhiên - CNG 54,5 triệu m3

và khí thấp áp 458 triệu m3); condensate đạt 58.511 tấn(bằng 102% kế hoạch); khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đạt1.063.000 tấn (bằng 131% kế hoạch). Doanh thu toànTổng công ty đạt 46.057 tỷ đồng (bằng 156% kế hoạch,tăng 51% so với năm 2009); lợi nhuận trước thuế đạt5.120 tỷ đồng (bằng 184% kế hoạch, tăng 35% so vớinăm 2009). Trong năm 2011, PV GAS phấn đấu đạtdoanh thu 39.653 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt4.219 tỷ đồng, nộp ngân sách 2.097 tỷ đồng; phấn đấuđạt và cung cấp trên 8 tỷ m3 khí khô, tổng sản lượngLPG cung cấp chiếm 70% nhu cầu LPG cả nước; đẩymạnh hoạt động kinh doanh khí thấp áp và CNG, tậptrung mở rộng, phát triển thị trường, phấn đấu sảnlượng bán ra trong năm 2011 đạt 611 triệu m3 khí thấpáp và 107 triệu m3 khí CNG; tăng cường công tác chuẩnbị nhập khẩu và kinh doanh LNG, bổ sung cho lượng khíthiếu hụt trong nước, góp phần đảm bảo an ninh nănglượng quốc gia… Tầm nhìn của PV GAS đến năm 2015 làphát triển PV GAS theo hướng tăng tốc, đột phá, bảođảm an toàn, chất lượng, hiệu quả và bền vững trên nềntảng công nghệ tiên tiến nhất, hướng tới lợi ích chungcủa đất nước và cộng đồng xã hội. Trong đó, mục tiêuhàng đầu của PV GAS là đóng vai trò chủ đạo trongngành công nghiệp khí trên toàn quốc, phát triển ra thịtrường quốc tế và có tên trong các Tập đoàn khí mạnhcủa châu Á. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 83

Ngọc Quang

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201184

Đồng tâm hiệp lực để “vững tay chèo”

Với khẩu hiệu “Giải pháp tốt nhất cho nềncông nghiệp dầu khí”, PTSC chọn con đường đicho mình là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chongành công nghiệp dầu khí. Trong đó, cónhiều loại hình dịch vụ chiến lược mang tínhchất mũi nhọn, đã phát triển và được chuyênnghiệp hóa đạt trình độ quốc tế như: dịch vụtàu chuyên ngành; dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụthiết kế, chế tạo lắp đặt các công trình dầu khí;dịch vụ vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các

công trình dầu khí, dịch vụ khảo sát công trìnhngầm, địa chất, tàu chứa và xử lý dầu thô, đầunối chạy thử các công trình dầu khí; dịch vụvận hành bảo dưỡng, đóng tàu dịch vụ, cungcấp nhân lực kỹ thuật và vật tư thiết bị dầukhí… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, PTSCluôn nỗ lực không ngừng, nâng cao chất lượngdịch vụ, tiếp tục phát triển với vị thế dẫn đầuvề cung cấp các dịch vụ dầu khí theo tiêuchuẩn quốc tế tại Việt Nam và trong khu vực.Đồng thời, Tổng công ty tiếp tục triển khai các

Ngày 13/6/2010, tại Lễ đón nhận Huân chương Sao Vàng và Đại hội thi đua yêu nước củaTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC)được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Có thể nói, sau 17 năm hình thành và phát triển,PTSC đã khẳng định vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại ViệtNam, vươn mình phát triển mạnh mẽ để “làm chủ biển lớn”, hội nhập với thị trường khu vực vàquốc tế.

PTSCPTSC vững bước hội nhập,

làm chủ biển lớn

Thi §ua VỀ ĐÍCH TRƯỚC

công tác tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm các thị trườngtiềm năng, phát triển việc cung cấp dịch vụ không chỉcho khu vực Đông Nam Á mà ra các nước trên thế giới.

Tổng giám đốc PTSC Nguyễn Hùng Dũng cho biết:“Trong hành trình phát triển của mình, bất cứ doanhnghiệp nào cũng gặp không ít khó khăn, sóng gió. Nhấtlà với chúng tôi, những người cưỡi trên những consóng lớn để tìm ra biển cả. Song với truyền thống đoànkết, năng động, sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo, CBCNVvà người lao động, đã hiệp lực để “vững tay chèo”, PTSCđã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, khắc phục khókhăn, tận dụng thời cơ, không ngừng đẩy mạnh cáchoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ được giao, hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế xãhội khác; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, công táctổ chức cán bộ, các vấn đề an ninh chính trị đoàn kếtnội bộ, đời sống người lao động, công tác từ thiện xãhội… Chúng tôi đã từng bước chinh phục những tầmcao mới để đưa đến những thành công nối tiếp thànhcông, thành công này làm nền tảng và bàn đạp đểchinh phục những thành công tiếp theo”.

Từ đầu năm 2010, Tổng công ty đã tổ chức phátđộng nhiều phong trào thi đua nhằm khơi dậy niềm tựhào dân tộc, truyền thống đơn vị Anh hùng, tinh thầnđoàn kết, thi đua lao động sáng tạo. PTSC đã về đíchtrước 3 tháng, hoàn thành xuất sắc, trước thời hạn cácnhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 đã được Tập đoànchấp thuận và Đại hội đồng cổ đông phê duyệt thôngqua từ đầu năm. Nhưng không dừng lại ở đó, CBCNVPTSC tiếp tục thực hiện giao ước thi đua để phấn đấutổng doanh thu năm 2010 của PTSC đã chinh phục mốc1 tỷ USD, góp phần cùng Tập đoàn thực hiện tốt cácnhiệm vụ kế hoạch, các chủ trương của Đảng và Chínhphủ về chống lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tếnhằm duy trì mức tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinhxã hội.

Xuất khẩu dịch vụ dầu khí ra nước ngoài

Hiện nay, PTSC đang nắm giữ đội tàu dịch vụ vớihơn 20 chiếc (con số này dự kiến sẽ tăng lên hàng trămchiếc theo Chiến lược phát triển đến 2025) và đã khaithác hiệu quả, đảm bảo cung cấp đầy đủ phương tiệnphục vụ cho công tác thăm dò, khai thác, khảo sát địachất công trình… của các công ty, nhà thầu dầu khí với90% thị phần dịch vụ tàu thuyền trong nước. Bên cạnh

đó, PTSC cũng đầu tư sở hữu và đồng sở hữu 5 kho nổichứa xuất và xử lý dầu thô hiện đại có giá trị lớn, lên đếnhàng trăm triệu USD. Một hệ thống căn cứ cảng đượcPTSC đầu tư phát triển tại nhiều trung tâm kinh tế - dầukhí khắp cả nước, từ Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bìnhđến Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu… Đặc biệt, căn cứcảng dịch vụ dầu khí tại Vũng Tàu đã cung cấp hỗ trợdịch vụ cảng và hậu cần cho toàn bộ các hoạt độngchính về thăm dò và khai thác của các nhà thầu dầu khítại Việt Nam. Những xưởng đóng tàu, những xưởng cơkhí bảo dưỡng, những công trường thi công, đóng mớicác chân đế giàn khoan và các công trình dầu khí ngàyđêm tấp nập. Bên cạnh đó, lực lượng lao động của PTSCcòn tỏa đi khắp nơi, vươn sang nhiều thị trường khuvực và thế giới như Malaysia, Indonesia, Singapore… vàsắp tới là các khu vực khác như châu Phi, châu Mỹ…nhằm mục tiêu mở rộng và phát triển dịch vụ ra nướcngoài. PTSC phấn đấu đến năm 2015, doanh thu từ việcxuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài chiếm 30% tổngdoanh thu.

Mạnh mẽ, quyết liệt và đưa ra những giải pháp hợplý, để nhanh chóng hội nhập, khẳng định mình trên thịtrường quốc tế, Ban lãnh đạo PTSC đã đưa ra tinh thần“Nâng cao nhận thức, vững bước hội nhập, làm chủbiển lớn”. Với quan điểm phát triển nhanh, mạnh và bềnvững, kết hợp phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường vàan ninh quốc phòng, lấy việc thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng một cách hiệu quả trên cơ sở khai thác tốiđa các nguồn lực của PTSC, hợp tác với các đối táctrong và ngoài nước. PTSC sẽ tập trung đầu tư nguồnlực cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực để thựchiện thành công chiến lược tăng tốc phát triển, trongđó tập trung vào 6 lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn có thếmạnh là dịch vụ tàu; dịch vụ căn cứ cảng; dịch vụ tàuchứa và xử lý dầu FSO/FPSO; dịch vụ cơ khí dầu khí,đóng mới sửa chữa phương tiện nổi, dịch vụ vậnchuyển, lắp đặt, đấu nối vận hành, bảo dưỡng và tháodỡ các công trình dầu khí; dịch vụ khảo sát địa chấn,khảo sát địa chất, khảo sát và sửa chữa công trình ngầmbằng ROV… Bằng những chiến lược hợp lý, PTSC đangtừng bước khẳng định chiến lược kinh doanh của mìnhtrong giai đoạn từ nay đến năm 2015, định hướng pháttriển cho đến năm 2025 với mục tiêu tổng quát là xâydựng PTSC trở thành Tổng công ty mạnh có thươnghiệu trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực cungcấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 85

Hoàng Linh

PETROVIETNAM

PV: Sau hơn hai năm hoạt động theo Nghị định 115 vớimô hình tổ chức KHCN tự chủ, tự trang trải kinh phí, VPI đãnỗ lực vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng nghiên cứuvà dịch vụ KHCN, được nhiều nhà thầu dầu khí nước ngoàivà các đối tác khác đánh giá cao. Theo TS đó có phải là độnglực để VPI tăng tốc bước vào giai đoạn mới?

TS. Phan Ngọc Trung: Có thể nói, hơn 2 năm triểnkhai công tác chuyển đổi cơ chế hoạt động theo Nghịđịnh 115 với việc áp dụng các quy chế về quản lý NCKH,tài chính mới, đã thay đổi được cái khó nhất đó là tưtưởng và nhận thức, tạo sự bứt phá mạnh mẽ, phấn đấuthi đua Về đích trước kế hoạch được giao. Trên thực tế,trong năm 2010, VPI đã thực hiện 159/138 đề tài/nhiệmvụ được giao, trong đó có 7 đề tài/nhiệm vụ cấp Nhànước, 98 đề tài/nhiệm vụ cấp Tập đoàn, 14 đề tài cấp Việnvà 40 đề tài với các đối tác khác. Đối với Viện nghiên cứu,quan trọng nhất là chất lượng và hiệu quả của các đề tàinghiên cứu, phải có tác dụng như là tư vấn đối với việcphục vụ công tác sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.Thông qua các hoạt động NCKH, VPI đã góp phần làmsáng tỏ tiềm năng trữ lượng dầu khí của Việt Nam, đưamột số công nghệ tiến bộ vào ứng dụng trong các lĩnh vựcthăm dò, khai thác, tăng cường thu hồi dầu, tham gia lựachọn thiết kế quy trình công nghệ các nhà máy lọc hóadầu, chế biến khí, giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực an

toàn và bảo vệ môi trường cũng như kinh tế và quản lýdầu khí… góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tàinguyên quý giá của đất nước. Bên cạnh công tác NCKH,VPI đã triển khai hiệu quả dịch vụ KHCN chất lượng cao vớicác công ty dầu khí nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vàcác JOCs về: minh giải tài liệu địa chấn; xây dựng mô hìnhthủy nhiệt động học cho đá móng; đánh giá tác động môitrường, giám sát mô phỏng môi trường; nghiên cứu khảnăng thay thế các loại dầu thô Bạch Hổ làm nguyên liệucho NMLD Dung Quất…

Năm 2011 được xác định là năm đặc biệt quan trọngkhi đây là năm đầu tiên Tập đoàn tăng tốc phát triển bướcvào thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, năm đầu thựchiện Chương trình nghiên cứu khoa học 5 năm 2011 -2015, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng khoa học côngnghệ khóa 2011 - 2013... Còn đối với đội ngũ nghiên cứukhoa học, đây sẽ là năm quyết liệt để giải quyết nhữngchương trình nghiên cứu dài hạn cho Ngành Dầu khí, màmỗi lĩnh vực lại đặt ra các chương trình khác nhau khẳngđịnh vị thế công nghệ. Đối với lĩnh vực thăm dò khai tháclà phải hoàn thiện nghiên cứu quá trình tìm kiếm thăm dòkhai thác dầu trong đối tượng móng. Bên cạnh đó, trữlượng dầu khí có hạn, do vậy cần phải hoàn thiện nângcấp công nghệ khai thác hiện tại, để đảm bảo thu hồi dầucao hơn, đồng thời tìm kiếm và đưa vào khai thác các

dÇu khÝ - Sè 1/201186

Thi §ua VỀ ĐÍCH TRƯỚC

Hội tụ chất xám, thắp sáng ngọn lửa trí tuệDầu khí Việt Nam

Viện Dầu khí Việt Nam:

Hơn 30 năm qua, Viện Dầu khíViệt Nam (VPI) đã khẳng định vai tròcủa tổ chức khoa học công nghệ(KHCN) hàng đầu của cả nước trongmọi lĩnh vực công nghiệp dầu khí từthượng nguồn đến hạ nguồn, đónggóp đáng kể cho sự phát triển bềnvững Ngành Dầu khí Việt Nam. Tuynhiên, để đáp ứng những đòi hỏi củasự phát triển trong giai đoạn mới,TS. Phan Ngọc Trung - Viện trưởngcho rằng Viện Dầu khí Việt Nam cầnphải trở thành điểm đến của nhữngngười đam mê với công tác nghiêncứu khoa học và là nơi hội tụ chấtxám của Ngành Dầu khí.

TS. Phan Ngọc Trung - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam

dạng dầu khí phi truyền thống. Còn đối với khâu sau,NMLD Dung Quất vừa được khánh thành ngày 6/1/2011,khẳng định chuỗi hoạt động dầu khí khép kín. Tuy nhiên,vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến hoàn thiện côngnghệ, nâng cao công suất, phát triển lĩnh vực hóa dầu, đòihỏi phải nhanh chóng thiết lập và triển khai các chươngtrình nghiên cứu nhất định.

PV: Xin TS cho biết, năm 2010 có phải là năm đánh dấuviệc VPI đã tích cực, chủ động hợp tác nghiên cứu khoa họcvới các đối tác nước ngoài?

TS. Phan Ngọc Trung: Năm 2010, Viện Dầu khí ViệtNam đã triển khai hợp tác sâu rộng với các Viện nghiên cứuvà những nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới, đặc biệtlà các đối tác của Liên bang Nga - nơi có kiến thức cơ bảnrất chuyên sâu. Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Liên bangNga (RANS) rất quan tâm đến đối tượng móng nứt nẻ chứadầu của Việt Nam và đang phối hợp với VPI để thử nghiệmcông nghệ xác định các vùng nứt nẻ bằng công nghệ củaRANS trên tài liệu địa chấn mỏ Cá Ngừ Vàng. Đồng thời, sửdụng các phương pháp tổng hợp các số liệu khảo sát vệtinh, từ, trọng lực, địa chấn và khoan do RANS giới thiệunghiên cứu các bể trầm tích trước Đệ tam trên đất liền ViệtNam; áp dụng phần mềm TimeYZX trong nghiên cứu địachất và quản lý mỏ.

Trên thực tế 2 - 3 năm vừa qua, VPI đã hợp tác vớiJOMEG (Nhật Bản) nghiên cứu bơm ép khí CO2 để tăngcường thu hồi dầu trong đối tượng cát kết Miocene,Oligocene các mỏ bể Cửu Long. VPI cũng đã hoàn chỉnh hồsơ dự án hợp tác nghiên cứu ENRECA với Cục Địa chất ĐanMạch và Greenland thực hiện dự án “Nghiên cứu và đào tạovề phân tích tổng hợp các bể trầm tích ở Việt Nam” - Pha III:Bắc bể sông Hồng; hợp tác với Idenmitsu trong điều phốithực hiện dự án “Áp dụng kỹ thuật địa hóa nghiên cứu hệthống dầu khí các bể trầm tích Việt Nam” - Pha IV: Bể PhúKhánh. Bên cạnh đó, VPI trao đổi khả năng áp dụng côngnghệ GTL của Nhật Bản với JOGMEC; hợp tác với Nauy trongthực hiện 3 dự án “Trợ giúp phát triển hệ thống quản lý antoàn và môi trường lao động và kiểm soát ô nhiễm môitrường trong Ngành Dầu khí Việt Nam”; hợp tác với EGI, Đạihọc Utah (Mỹ) thực hiện dự án “Tuổi địa tầng và tướng trầmtích trong các bể rìa thềm lục địa Việt Nam thuộc khu vựcbiển Đông”; hợp tác với SOCAR, Azerbaijan trong nghiêncứu ứng dụng công nghệ nano trong tìm kiếm, thăm dò vàkhai thác dầu khí ở Azerbaijan và Việt Nam.

PV: Giai đoạn 2011 - 2015, Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnhcông tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả NCKH và công nghệđể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng việc triểnkhai những giải pháp đột phá. Viện Dầu khí Việt Nam sẽ triểnkhai công tác này như thế nào, thưa TS?

TS. Phan Ngọc Trung: Ngay những ngày đầu năm2011, nhóm tác giả của Viện Dầu khí Việt Nam (do PGS.TS.Nguyễn Trọng Tín chủ đề tài) đã bảo vệ xuất sắc đề tài“Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầukhí các khu vực Trường Sa và Tư Chính - Vũng Mây”, đượcđánh giá là 1 trong 3 đề tài xuất sắc trong tổng số 28 đề tàithuộc chương trình “Khoa học và công nghệ biển phục vụphát triển bền vững kinh tế xã hội” - chương trình trọngđiểm cấp Nhà nước. Năm 2011 là năm VPI sẽ quyết liệt đểhoàn thành trước thời hạn đề án cấp Nhà nước “Đánh giátiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa ViệtNam”. Dự kiến, giữa năm nay, Viện sẽ hoàn thành các tiểuđề tài để tổng hợp và hoàn thiện vào cuối năm 2011. Hiệnnay, VPI tập trung ưu tiên nguồn lực cán bộ NCKH, tậptrung giải quyết đề tài ngay trong cả dịp nghỉ Tết Nguyênđán. Việc hoàn thành sớm Đề án này sẽ là tiền đề dẫn dắtđể Viện triển khai những bước tiếp theo liên quan đếnnghiên cứu tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, VPI tiếp tục khẳng địnhvai trò lập, tư vấn thẩm định các dự án dầu khí, thực sựđóng vai trò tham mưu chiến lược trong toàn bộ hoạtđộng dầu khí từ thượng nguồn đến hạ nguồn của Tậpđoàn. Bên cạnh đó, VPI hình thành các chương trìnhnghiên cứu KHCN dài hạn và ngắn hạn, kết hợp hài hòagiữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng gắn kếtvới hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của Ngành, chútrọng nâng cao chất lượng NCKH, gia tăng giá trị NCKHcủa Viện lên 250 - 280 tỷ vào 2015 với nhịp độ phát triểntrung bình hàng năm khoảng 15%. Đồng thời, tiếp tụcduy trì và phát triển dịch vụ KHCN, duy trì nhịp độ pháttriển hàng năm khoảng 15 - 20%; đẩy mạnh hoạt độngứng dụng chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế...

Theo chương trình hành động năm 2011, Tập đoàntiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng kếtquả NCKH và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh, triển khai những giải pháp đột phá, đầu tưphương tiện hiện đại để làm chủ công nghệ… Tôi nghĩvấn đề quan trọng nhất vẫn là câu chuyện xoay quanhvấn đề con người và làm sao để thay đổi nhận thức. Tronggiai đoạn mới, Viện Dầu khí Việt Nam xác định cần phảitiếp tục tập hợp được sự chung sức, đồng lòng của nhữngngười đam mê với công tác NCKH để hội tụ chất xám củatoàn Ngành, coi đó là trách nhiệm, là niềm tự hào của độingũ cán bộ làm công tác khoa học dầu khí. Mà đối vớikhoa học phải thực sự có niềm đam mê với công tácnghiên cứu. Chỉ có như vậy, mới thực hiện đột phá vềKHCN, để thắp sáng ngọn lửa trí tuệ Dầu khí Việt Nam.

PV: Xin trân trọng cảm ơn TS!

PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 87

Ngọc Linh (thực hiện)

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201188

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Ngay từ đầu năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đãgiao kế hoạch năm 2010 cho PV Power với các chỉ tiêunhiệm vụ chính như tăng hơn năm 2009 cả về sản lượng

và doanh thu, tập trung đẩy nhanh tiến độcác dự án trọng điểm của PV Power và các dựán mà PV Power tham gia góp vốn. Bằng việcchủ động trong điều hành sản xuất, triểnkhai có hiệu quả các phong trào thi đua, sựđoàn kết nhất trí và sự nỗ lực không mệt mỏi,đúng vào Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - HàNội (10/10/2010), PV Power đã hoàn thànhxuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạchđược giao. Kết thúc năm 2010, PV Power vậnhành tốt các Nhà máy Điện Cà Mau 1&2,Nhơn Trạch 1; sản lượng điện sản xuất đạt12,685 tỷ kWh, bằng 125% kế hoạch năm vàtăng 47% so với năm 2009 , chiếm trên 14%tổng sản lượng điện quốc gia. Tập đoàn Dầukhí Quốc gia Việt Nam đã đạt mốc sản xuất

kWh điện thứ 25 tỷ vào ngày 6/12/2010.

Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, ngày26/12/2010, Tổ máy turbine khí G11 Nhà máy Điện NhơnTrạch 2 chính thức hòa vào lưới điện quốc gia, được gắn

góp phần đảm bảo an ninh năng lượng

Hơn 3 năm làgiai đoạn Tổng côngty Điện lực Dầu khíViệt Nam (PV Power)thực sự chuyển mìnhtừ doanh nghiệp mớithành lập đang tronggiai đoạn đầu tư xâydựng các dự án điện,trở thành nhà sảnxuất điện năng đứngthứ hai trong nước,góp phần quan trọngđảm bảo an ninhnăng lượng điện củađất nước.

PV Power

Thi §ua VỀ ĐÍCH TRƯỚC

Tổ máy turbine khí G11 Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2 chính thức hòa lưới điện Quốc gia vào ngày 26/12/2010, là công trình chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng

biển công trình chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XI.Bên cạnh đó, PV Power hoàn thành công tác lập thiếtkế FEED, tổng dự toán và Hồ sơ mời thầu EPC Nhà máyNhiệt điện Thái Bình 2; hoàn thành việc ký hợp đồngcung cấp thiết bị cho dự án Nhà máy Thủy điện HủaNa, đảm bảo mục tiêu phát điện vào năm 2012; triểnkhai thi công dự án Nhà máy Phong điện Phú Quý vớimục tiêu hoàn chỉnh phát điện cả 3 turbine gió trước15/2/2011. Dự án Thủy điện Đăkđrinh hiện nay đanghoàn chỉnh phương án chuẩn bị lễ khởi công và ngănsông đợt 1 theo đúng tiến độ vào Quý I/2011. Ngoài racác dự án khác gồm: Luang Prabang, Nậm Cắt và cácdự án đầu tư tài chính như Thủy điện Nậm Chiến, ViệtLào... cũng được Tổng công ty chỉ đạo sát sao nhằmđảm bảo tiến độ phát điện theo dự kiến.

Năm 2015, sản lượng điện khoảng 36,8 tỷ kWh/năm

Trong thời gian tới, cùng với việc duy trì ổn định,bảo đảm vận hành an toàn, hiệu quả các nhà máyđiện, Tổng công ty đang tập trung nguồn lực để đẩymạnh tiến độ hàng loạt các dự án điện khí, điện than,thủy điện và phong điện khác. Đến năm 2015, dựkiến tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của Tậpđoàn và Tổng công ty đang đầu tư triển khai thựchiện sẽ đạt hơn 8.600MW với sản lượng điện khoảng36,8 tỷ kWh/năm. Đồng thời, Tổng công ty sẽ triểnkhai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: ưutiên tập trung đầu tư xây dựng các dự án điện khí,điện than có công suất lớn; chú trọng đầu tư các dựán thủy điện vừa trong nước, đặc biệt các dự án thủyđiện lớn tại Lào và Campuchia. Tăng cường phát triểnnăng lượng điện tái tạo; tích cực đầu tư các dự ánnhiệt điện khí tại các nước mà Tập đoàn có khai thácdầu khí, đồng thời áp dụng mạnh mẽ và hiệu quảquá trình chuyển giao công nghệ cao; táo bạo, chủđộng tìm kiếm các giải pháp công nghệ cao, có tínhđón đầu, trong đó lấy công nghiệp điện và các dịchvụ tư vấn, kỹ thuật về điện là hướng phát triển chủđạo, chú trọng phát triển các dịch vụ, thương mại.Đồng thời, Tổng công ty tiếp tục đưa ra những giảipháp cụ thể về công tác tổ chức nhân lực; quản lý,điều hành; kỹ thuật, công nghệ, an toàn; chiến lượcđầu tư; giải pháp về tài chính… để vững bước vàogiai đoạn phát triển mới. PVJ

dÇu khÝ - Sè 1/2011 89

Ngọc Dung

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201190

Góp phần đảm bảo an ninh lương thực

Việc quản lý và vận hành thành công Nhà máy ÐạmPhú Mỹ, công trình đầu tiên của ngành hóa dầu tại ViệtNam chính là biểu tượng của sự phát huy nội lực, tiết kiệmcho Nhà nước hàng tỷ USD tiền nhập khẩu phân bón. Đặcbiệt, với quyết tâm lập thành tích chào mừng Đại hộiĐảng các cấp cũng như hoàn thành kế hoạch giai đoạn2006 - 2010 làm tiền đề phát triển cho giai đoạn 2011 -2015, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2010tập thể cán bộ, đảng viên và người lao động toàn Tổng

công ty đã phát động thi đua thực hiện phong trào sảnxuất an toàn, hiệu quả, tiết kiệm... Kết thúc năm 2010,PVFCCo đã sản xuất được trên 800.000 tấn urê Phú Mỹ(đạt 108% kế hoạch), amoniac dư trên 28.000 tấn (đạt100% kế hoạch), tổng doanh thu toàn Tổng công ty đạt6.400 tỷ đồng (bằng 113% kế hoạch), lợi nhuận nhuận sauthuế đạt 1.630 tỷ đồng (bằng 176% kế hoạch), nộp ngânsách Nhà nước đạt 273 tỷ đồng (không tính 117 tỷ đồngthuế thu nhập doanh nghiệp được giãn nộp năm 2009chuyển sang), đạt 115% kế hoạch năm, tăng 8% so vớithực hiện năm 2009.

Đặt lợi ích nông dân lên hàng đầu

Sẵn sàng đương đầu với những khó khăn và thử thách trong giai đoạn mới, Tổng công ty CPPhân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) sẽ thực hiện phương án tái cấu trúc doanh nghiệp, tạo cơsở vững chắc cho sự bền vững, duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bónhóa chất ở Việt Nam và vươn ra nước ngoài, sánh vai với các đối tác trong khu vực và thế giới.

PVFCCo:PVFCCo:

Thi §ua VỀ ĐÍCH TRƯỚC

Dự án thu hồi khí thải CO2 Nhà máy đạm Phú Mỹ hoàn thành trước 5 tháng so với kế hoạch, nâng công suất Nhà máy thêm60 nghìn tấn urê/năm, được gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ I

dÇu khÝ - Sè 1/2011 91

Cũng trong năm 2010, Tổng công ty triển khai 12 dựán, trong đó có 1 dự án nhóm A, 7 dự án nhóm B, 4 dự ánnhóm C. Đáng chú ý phải kể đến việc hoàn thành dự án thuhồi khí thải CO2 trước 5 tháng so với kế hoạch, nâng côngsuất Nhà máy thêm 60 nghìn tấn urê/năm. Tổng công tyđang hoàn thiện gói thầu tư vấn và lập tổng dự toán chodự án xây dựng Nhà máy sản xuất NPK cạnh Nhà máy ÐạmPhú Mỹ với công suất 400 nghìn tấn/năm, dự kiến sẽ đi vàohoạt động năm 2012. Các dự án sản xuất nitrat amol vàamoniac cũng đang được xem xét để chuẩn bị đầu tư. Năm2010, PVFCCo có 73 sáng kiến và hợp lý hóa sản xuất đượccông nhận với tổng giá trị làm lợi là 63 tỷ đồng.

Cùng với việc lập thành tích chào mừng Ðại hội Ðảngtoàn quốc lần thứ XI bằng việc hoàn thành kế hoạch năm2010 trước một tháng, PVFCCo tiếp tục tham gia chươngtrình bình ổn thị trường của Chính phủ qua việc bán ĐạmPhú Mỹ đến tận tay nông dân nghèo ở các tỉnh miềnTrung vừa phải chịu hậu quả lũ lụt liên tiếp với giá thấphơn 15% so với giá thị trường. Ðến nay, đã có 200.000 hộnông dân thuộc 25 huyện ở các tỉnh Quảng Ngãi, QuảngNam, Thừa Thiên - Huế, Bình Ðịnh, Quảng Trị, Phú Yênđược mua phân đạm với giá ưu đãi. Bên cạnh đó, Tổngcông ty còn tích cực triển khai chương trình an sinh xãhội, đóng góp 38 tỷ đồng xây dựng gần 5.000 căn nhà Đại

đoàn kết tại 21 tỉnh thành; thực hiện gần 20 công trình,chương trình y tế, giáo dục, hỗ trợ thiên tai...

Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Trong năm 2011, PVFCCo sẽ tích cực triển khaichương trình tái cấu trúc các đơn vị thành viên của Tổngcông ty nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao hiệuquả và tính công khai minh bạch trong điều hành sảnxuất kinh doanh những năm tới. Về cơ bản, Tổng Côngty đã hoàn tất phương án và lộ trình thực hiện chuyểnđổi mô hình hoạt động, tái cấu trúc về tổ chức, bộ máyquản lý, cơ cấu vốn, nhân lực… nhằm triển khai và hoànthành sớm trong Quý I/2011. Ông Cao Hoài Dương -Tổng giám đốc PVFCCo cho biết: “Chương trình tái cấutrúc doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quantrọng mà Tổng công ty đang nỗ lực triển khai nhằm tậndụng, phát huy và khơi dậy những thế mạnh sẵn cócũng như tiềm tàng của PVFCCo để tăng cường năng lựccạnh tranh, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn vàthử thách trong giai đoạn mới, tạo cơ sở vững chắc chosự bền vững của PVFCCo, duy trì vị trí hàng đầu tronglĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hóa chất ở ViệtNam và vươn ra nước ngoài, sánh vai với các đối táctrong khu vực và thế giới”.

Thùy Trang

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201192

Cái vòng tuần hoàn của chu kỳ trời đất năm nàocũng đến. Ấy vậy mà khi đứng trước khí trời se

lạnh cùng những hạt mưa Xuân lất phất vương trênnhững nụ đào, lại thấy lòng xốn xang lạ thường! Và cònbồi hồi, nao lòng hơn nữa khi hình ảnh của Xuân xưa cùngnhững kỷ niệm về Tết cổ truyền dân tộc cứ ùa về…

Dường như đã thành quy luật, những điều khiến conngười hoài niệm sẽ luôn trở nên thiêng liêng, đẹp đẽ. Bạnsẽ cảm nhận rõ điều này qua ánh mắt reo vui, qua giọngnói hồ hởi, đôi lúc chùng xuống như thầm tiếc nuối… củanhững ai từng một thời được sống trong không khí Tếtxưa. Ngày ấy, tuy điều kiện vật chất còn hạn chế nhưngchẳng thể làm phai nhạt không khí rộn ràng của nhữngngày Tết đến Xuân về. Thậm chí, “Hồn xuân” trong lòngngười còn tới sớm hơn cả sắc Xuân đất trời.

Vài tháng trước Tết, người ta đã lo sắm khi thì chútmăng khô, lúc ít bóng, ít miến… còn tụi trẻ đếm ngàyđếm tháng trông chờ đến Tết. Cứ thế, cứ thế, rồi cũng đếnlúc Tết cận kề bên mình. Nhớ lắm cái khung cảnh cả giađình tíu tít dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm: chếbiến nào mứt quất, mứt cà chua hay ô mai khế, nào thịtđông, hành muối, dự trữ cái chân giò tới cả súp lơ, củ suhào… Nếu nhà nào không có điều kiện sắm cành đào,chậu quất thì cũng có lọ hoa lay ơn điểm tô cùng mấybông thược dược đủ màu và sắc tím nhẹ nhàng củaViolet… Dù không có nhiều loài hoa đa dạng như ngàynay, nhưng chừng ấy cũng đủ để con người cảm nhận vềmột mùa Xuân đang đến thật gần.

Góp phần làm nên không khí ấy, có một thứ khôngthể thiếu trong mỗi gia đình là những chiếc bánh chưngtự gói. Mỗi người một việc, nào vo nếp, đãi đỗ, rửa lá,chuẩn bị củi lửa… người lớn thì gói bánh to, trẻ con “gópcông” với những chiếc bánh nhỏ nhân đường. Không khíxoay quanh nồi bánh chưng thật rôm rả với chuyện nămtrước năm nay của ông bà, cha mẹ, còn tụi trẻ thì loayhoay đánh dấu “thành quả lao động” vào chiếc bánh mớigói, thi thoảng lại nhấn mạnh thêm: “Chiếc buộc 6 lạt củaem, cái 8 lạt của chị đấy nhé”...

Đến ngày 30 Tết, không khí đón Xuân càng thêm ấmáp, tươi vui khi hương nước lá mùi lan tỏa, trẻ con ngườilớn cũng được tắm bằng nước lá thơm ấy. Tất cả mọi lo âuthường nhật cũng như thể được trút bỏ, chỉ còn lại tâmtrạng hồ hởi, chờ đón năm mới. Mọi việc được hoàn tấtcũng là lúc nàng Xuân tới gõ cửa. Các thành viên trong giađình diện những bộ quần áo đẹp nhất để đón chờ thờikhắc của năm mới. Không khí trước giao thừa trở nên lắngđọng biết bao.

Và khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, khi lộc non trêncành như cựa mình vươn lên... thì người người, nhà nhàcũng chuyển mình theo để đón lấy những điều vui tươinhất của mùa Xuân. Bên tách trà ấm nóng, bên nhữngchiếc kẹo hoa hồng, kẹo lạc… con cháu kính cẩn chúcông bà sống lâu trăm tuổi; người lớn “mừng tuổi” trẻ conchăm ngoan, học giỏi; thanh niên đến tuổi dựng vợ gảchồng được chúc đi có đôi, về có lứa… âm thanh củatiếng nói, tiếng cười cứ thế vang lên hòa cùng nhịp thởmùa Xuân đã tràn ngập mọi nhà.

Và như tự xa xưa, ngày Tết vẫn là ngày quây quần,đoàn tụ của gia đình, dòng tộc. Sau bữa cơm thân mật,ấm áp tình thân bên chén rượu nồng, các thành viên từông bà, cha mẹ tới con cháu lại xúm xít quanh chiếc chiếuvới những trò chơi ngày Tết như tổ tôm, tam cúc… Thithoảng lại rộ lên tiếng “ồ, à” của cả đại gia đình, và chẳngbao giờ thiếu tiếng cười sảng khoái của ông, tiếng cười“giòn tan” của bà hay lanh lảnh của đám con cháu…

Xuân nay cũng lại sắp về, mong rằng những nét đẹpcủa Tết xưa sẽ không chỉ còn là khoảnh khắc đáng lưugiữ trong tim mỗi người mà còn trở về hiện hữu nơi mỗinếp nhà.

vvàà nnhhữữnngg hhooààii nniiệệmm

Tết xưa

Tường Linh

T¶n m¹n ĐẦU XUÂN

Hình ảnh ông Đồ đã gắn liền với Tết Việt từ xa xưa

dÇu khÝ - Sè 1/2011 93

Mùa Xuânđang đến từnhững côngtrình biển

Mùa Xuânđang đến từnhững côngtrình biển

Mặc dù đã đón nhiều mùa Xuân trên biểnnhưng trong tâm hồn những người đi

biển, vẫn lưu giữ những hồi quang tiềm thức của mùaXuân miền Bắc: Có mưa bụi giăng giăng, trời se lạnh,nhiều hôm trời hơi giá. Những con đường đất nhãonhoẹt dưới mưa phùn, mọi người đi bộ dắt xe vìkhông thể đạp đi nổi trên những con đường trơnnhão như vậy. Mùa Xuân miền Bắc - Mùa xuân củahoa đào khoe sắc dưới nắng ấm, làn gió Xuân nhẹlướt đưa tiếng chim ríu rít, lảnh lót vang xa.

Nằm trong mùa Xuân phương Nam, mùa XuânVũng Tàu, mùa Xuân từ những giàn khoan, nhữngcông trình biển có những nét đẹp, nét riêng, độc đáovà đặc sắc. Tuy không có làn mưa bụi giăng giăng mịtmờ, nhưng trong cái se lạnh của biển trời mùa Xuân,không gian cũng trở nên đậm màu, đặc quánh hơn,những khối sắt thép cũng hiền dịu hơn giảm bớt

những bức xạ nắng nóng oi nồng. Những cánh bay,những con tàu lướt sóng càng vào Xuân càng thêmhối hả. Mùa Xuân trên các công trình biển đến từnhững nụ hoa lửa hàn, từ đuốc lửa dầu Faken sángngời, từ những mét khoan xuyên sâu vào lòng đất, từnhững dòng dầu không ngừng tuôn chảy qua nhữngtay van, vòng nối vòng, từ những niềm vui giản dị, sựnáo nức, hân hoan khi nghe tin: Giếng khoan mới tạiBK-5 cho nhiều dầu, giàn Bumanxkaya khoan giếngthăm dò cấu tạo mới, khi thử vỉa cho sản lượng rấtkhá!. Mới đầu tháng 12 mà đã hoàn thành kế hoạchkhai thác của năm...

Mùa Xuân đang đến từ những công trình biển.Mùa Xuân đang ở trong anh, trong tôi - Những ngườilao động vì dòng suối dầu của hôm nay và tương lai.

Dương Trung Kiên

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201194

Có lẽ theo chiều dài lịch sử đất nước, câu đối vàodịp Tết đến điểm thêm nét đẹp và sức sống cho

mùa Xuân từ ngàn đời nay. Nó đi theo năm tháng, có khicùng hành quân trên đường ra chiến dịch, đi vào nơigian khổ, chiến tranh.

Có câu chuyện kể lại rằng: Trong dịp Tết Mậu thâncó phái đoàn nhà văn, nhà thơ hành quân vào Nam doĐại tá, nhà văn Gia Thiều làm truởng đoàn. Nhà văn cóphong độ cao, và chiếc đầu hói bóng nhưng bù lại ôngcó tài hài hước và dí dỏm. Trong phái đoàn đi B năm đócó nữ nhà thơ Ngọc Trai người gốc Huế, và nhà vănTrọng Địch. Về nữ nhà thơ Ngọc Trai thì bà bạo dạn vàngỗ nghịch như con trai, trên đường hành quân có lúcđoàn tắm sông bà cũng nhảy xuống tắm chung và thậmchí còn lặn xuống túm chân mấy người, làm cho cánhđàn ông hoảng quá chạy re kèn. Thế là trong đoàn có ramột vế đối mà chưa ai đối được: “Tên là Trai lại là gáitính tình nửa gái nửa trai”

Đi đến mảnh đất lửa miền trung, máy bay Mỹ némbom dữ dội quá, đoàn phải đi gấp thế mà nhà văn TrọngĐịch ta với dáng người lòng khòng vừa đi chậm, lắm lúccòn đứng lại như suy nghĩ điều gì lung lắm (?). Trưởngđoàn Quang Thiều quay lại giục thì thấy ông đang đứngbên một hố bom tấn rộng như cái ao to. Gia Thiều hỏi:

- Ông không đi còn suy nghĩ gì vậy?

- Tôi thấy nó đẹp quá.

- Cái gì đẹp?

- Hố bom.

Nhà văn Quang Thiều la lên:

- Trời ơi cái thứ chết người này mà ông khen đẹp thìtôi cũng chịu ông!

- Không, tôi khen là khen cái mặt nước trong xanhnhư ao làng kia.

Thế là trong đầu nhà văn nảy ra một vế còn lại củacâu đối: “Tên là Địch lại phe ta lập trường nửa ta nửađịch”. Nhà văn Trọng Địch kêu lên: Trời ơi tôi tham giakháng chiến từ những ngày đầu mà ông phê tôi về mặtlập trường thế này thì chết tôi rồi, thôi xin ông sửa lạicho chữ “Lập trường” thành “Nói năng” nhẹ đi cho tôinhờ! Cả đoàn vỗ tay tán thưởng và tiếng cười, tiếng hát

cùng với mùa Xuân đi vào tận chiến trường…

Câu đối cùng với mùa Xuân còn theo cánh bay trênbiển, đến những nơi mà ít ai ngờ tới. Trong một buổichiều ngày cuối năm (2010), khi đang làm việc ở mộttrạm thăm dò dầu khí trên giàn khoan biển, trong tiếngrú rít của ngọn lửa Faken nóng rực và tiếng máy động cơkhoan rền vang cả một vùng trời mỏ Bạch Hổ, ca kípđang hối hả, khẩn trương cho việc hoàn thành và vượtmức kế hoạch năm, thì có một anh thợ khoan đến vớidáng vẻ rụt rè, nhờ tôi đánh máy và in hộ mấy dòng chữtrong mảnh giấy lem dầu mỡ, nhìn kỹ lại thì hoá ra đó làmột câu đối anh vừa sáng tác để chuẩn bị đón giao thừa.Anh viết:

Câu đối thật ra chưa thật hoàn chỉnh, cũng chưaphải là hay, song khi nhìn thấy người thợ giàn khoanbiển, mồ hôi ướt đẫm lưng, trên tay là câu đối mừngXuân của anh, lòng đầy xúc động, tôi chợt hiểu ra: Có lẽcâu đối chính là trái tim và sức sống của mùa Xuân dântộc. Hơn bốn nghìn năm qua, bao thế hệ đã đứng dậy đểcho đất nước ta không bao giờ cúi đầu khuất phục trướcbất kỳ bọn giặc ngoại xâm nào. Để làm được điều này,biết bao xương máu của ông cha ta, của những ngườianh hùng yêu nước đã ngã xuống. Họ đã chiến đấu choTổ quốc, cho mùa Xuân, cho những câu đối Tết mỗi dịpXuân về.

T¶n m¹n ĐẦU XUÂN

Tản mạn về câu đối ngày Xuân

Nguyễn Quốc Thắng

dÇu khÝ - Sè 1/2011 95

Trăng lấp ló ngọn tre Đợi ai trong những đêm hè trăng ơi.Long lanh mặt nước biển khơiPhải chăng, trăng đợi đón người thương yêu.Ôi có phải đó là nàng KiềuĐể cho Kim Trọng luống xiêu xiêu lòng.Mắt đen, răng trắng, môi hồngEm ơi lòng đã hiểu lòng từ lâu.Nhớ sao những cánh áo nâuNhững ngày xưa ấy in sâu dáng hình.Ngát thơm hương lúa quê mìnhHương quê Nam Định - Thái Bình đôi ta.Yêu em anh tặng đóa hoaĐúng vào giữa lúc là là trăng lên.Ô, kìa ngọn lửa mới nhenBao giàn khoan thép đau chen nhả tời.Anh dầu khí, anh dầu khí ơiEm đây anh đấy cùng vời đón trăng.

Trần Anh Tuấn

Hôm qua còn ở Thái BìnhHôm nay ta đón bình minh Vũng TàuBước chân theo những mỏ dầuLòng vương bao nỗi sắc màu, hương quê Rồng vàng, Bạch Hổ đi vềĐường bay trên biển tràn trề sức traiGấu Chúa nối tiếp ngày maiĐường lên hạnh phúc rộng dài ta đi !

Chiều sâu kia bướng bỉnh gìChoòng khoan xoáy xuống nằm ì được saoTrạm đo, tần thấp, tần caoVỉa dày, mấy lớp, lớp nào chẳng ra !

Mênh mông biển bát ngát trờiMùa Xuân đang đến cho đời đó emĐứng nhìn ngọn lửa pha-kenMà anh thấy cả hình em Vũng Tàu.

Nguyễn Quốc Thành

Đón trăng

Tình ca mùa Xuântrên giàn khoan

Chỉ gió mới đo được công anhChỉ biển mới đếm được mồ hôi anh đổ xuốngThương nhà nông còng lưng trên mặt ruộngMũi khoan dầu thẳng xuống đáy biển sâu.

Bão nổi sóng cồn mới càng thấy thương nhauNhững chàng traiĐối mặt cùng bão tốThắp lửa pha-kenLấy vàng đen cho tổ quốcĐể con Lạc cháu HồngSánh bước với năm châuXin cảm ơn anh - người đứng trên mặt biển khoan dầu!

Đinh Thị Minh Thanh

Xin cám ơn anh

PETROVIETNAM

dÇu khÝ - Sè 1/201196

T¶n m¹n ĐẦU XUÂN

Từng hạt mưa dập vùi theo sóng dữ Làn nước mưa rơi xuống mặt biển khơiBiển tắm dưới mưa ướt sũng tả tơiVà ướt sũng những đường cong lồ lộ.

Biển khát khao cánh buồm mang niềm nhớTừng đợt dâng trào nâng cánh buồm ơi.

Chiều nay một mình lang thang buồm trôiTrên cánh sóng buồm chở đầy sức sốngCánh buồm căng vượt lên ngàn con sóngBuồm đi tìm biển nỗi nhớ dịu êm.

Thấp thoáng xa những ngọn đuốc trong đêmBùng cháy lên, biển căng tràn sức sốngBuồm yêu ơi hãy mang dòng máu nóngThôi thúc biển khơi sinh những mạch dầu.

Gửi những yêu thương trên cánh hải âuTấm chân tình của chàng trai thợ mỏTừ khơi xa đất liền bao nỗi nhớNhư biển dạt dào nâng cánh buồm trôi.

N.B.L

Viết ngoài giàn khoan trong đêm giao thừa

Ước gì có cánh bay cùng énĐể về với mẹ đón Xuân sangMẹ già thế mà con thì xa thếHai góc trời mẹ Bắc con Nam!

Cũng giờ này ở mùa Xuân năm ngoáiHai mẹ con ninh bánh đợi giao thừaNghe náo nức tiếng mùa Xuân vẫy gọiÁnh lửa hồng soi tỏ ước mơ xưa.

Ước mơ xưa nay đã thành hiện thựcRuộng nhà mình cao lại những bờ ngănSân Hợp tác biến thành sân bóng đáRuộng nhà nào nhà ấy tự do chăm.

Không còn cảnh ngày công năm lạng thócKhi Xuân về lo Tết toát mồ hôiKhông ai nhắc câu “No ba ngày tết”Và khi ăn con phải nhớ trông nồi.

Ôi ! kỳ diệu một bước lùi sáng suốtCảm ơn ai rẽ lối mở đườngÔi! vui quá nền văn minh lúa nướcĐã vươn lên theo kinh tế thị trường.

Năm mới đến, mừng mẹ thêm tuổi nữaĐêm giao thừa nhớ mẹ quá đi thôiChắc giờ này mẹ cũng bên bếp lửaCũng rộn ràng nghe tiếng bánh chưng sôi.

Ngoài giàn khoan con cũng bên ngọn lửaNgọn lửa pha-ken rực sáng một khung trờiSóng vỗ nhịp hay gió Xuân vỗ nhịp Ngọn lửa hồng hay bóng mẹ giữa trùng khơi (?).

Đinh Thị Kim Anh

Tình biển

dÇu khÝ - Sè 1/2011 97

Tình biển

PETROVIETNAM

Trong mỗi nền văn hóa khác nhau trên thế giới,ý nghĩa biểu tượng của mèo lại mang những

nét khác nhau.

► Ở Trung Quốc cổ đại, mèo hay được xem như mộtcon vật báo lành; ở Ấn Độ, con mèo biểu thị cho phúc lạccủa thế giới động vật…

► Ở Ấn Độ, người ta tìm thấy tượng những con mèokhổ hạnh biểu thị cho phúc lạc của thế giới động vật.

► Ở Campuchia, người ta vẫn nhốt mèo vào lồng rồivừa đi vừa ca hát, rước nó từ nhà này sang nhà kia để cầumưa: Mỗi người dân làng tưới nước cho mèo và tiếng kêucủa nó, như người ta nói, làm động lòng thần Indra, ngườiphân phối nước làm phì nhiêu đất.

► Trong truyền thuyết của đạo Do Thái cũng nhưtrong đạo Phật, mèo được liên kết với rắn: chỉ sự tội lỗi, sựlạm dụng những phúc lợi ở thế gian này.

► Tranh dân gian châm biếm Việt Nam biến con mèothành biểu tượng của ông quan tham lam, hống hách.

► Người Ai Cập cổ đại tôn thờ nữ thần Bastet nhưlà một vị thần ban phúc và bảo hộ cho con người. Rấtnhiều tác phẩm nghệ thuật về con mèo thần ấy cầmdao cắt đầu con rắn Apephis - Rồng của Bóng Tối, hiệnthân cho những kẻ thù của mặt trời: con rắn này cố lậtngược con thuyền thần thánh bơi qua cõi âm phủ. Ởđây con mèo biểu trưng cho sức mạnh, và sự khéo léocủa giống mèo đã được nữ thần giám hộ sai khiếnphục vụ con người, giúp loài người chiến thắng nhữngkẻ thù ẩn nấp.

► Trong thế giới Hồi giáo, con mèo được ưa chuộnghơn, kể cả mèo đen. Người ta ăn thịt mèo đen để tu luyệntrở thành thuật sĩ; dùng máu mèo đen thay mực, có thểviết nên những áng văn mê hồn.

An Khê

và biểutượngtrong cácnền vănhóa trênthế giới

Mèo

dÇu khÝ - Sè 1/201198

1. Mèo không có các xươngđòn cứng, xương sống của mèocó nhiều đốt di chuyển dễ dàng,xương đuôi dài để giữ thăngbằng, thân thể mèo cấu tạo 7đốt sống cổ, 13 đốt sống ngực, 7lưng và 3 hông, tùy theo đuôidài hay ngắn mèo có từ 14 đến28 đốt sống đuôi.

2. Chân mèo có vuốt nhọn,các vuốt chân trước sắc hơnchân sau đều thu lại nằm trongda và lông bao quanh đệm ngónchân, mèo đi nhẹ nhàng trên cácngón chân có lớp đệm. Từ trêncao rơi xuống mèo có phản xạtự xoay thân tới vị trí thích hợpvà rơi chân xuống trước.

3. Mèo không thích tắmnước nhưng có thói quen thèlưỡi tiết nước bọt vào chân củanó bôi lên toàn thân để làm sạch cơ thể, chải chuốtlông.

4. Mắt mèo có tầm nhìn tốt nhất vì bóng tối tạo ramột màng lưới thị giác sáng hơn. Sự biến đổi màu sắccủa mắt mèo giữa ánh sáng và màng trạch, ban ngàynơi trời sáng tròng đen của mèo khép lại để khỏi bị lóamắt. Nhưng mèo lại mù màu đỏ, khiến cho chúng đắmchìm trong thế giới của hai màu đen trắng.

5. Mèo có chất kim loại magnetite chứa sắt rấtnhạy cảm với từ trường, ở xoang mặt và sau những sợilông dài mọc ở chân trước mèo. Ngoài ra nó còn có mộttrí giác rất mạnh để nhớ rõ những nơi đã đi qua mộtcách chính xác, dù chỉ một lần. Mèo còn có những máyphát sóng nằm dưới chân chuyên sản xuất chấtPhéromore là một loại hormone dùng làm vạch mốckhứu giác, đánh dấu các địa điểm đã đi qua.

6. Mèo uống nước rất nhanh lưỡi chạm nhẹ mặtnước kéo theo một lượng lớn nước. Mèo không nhậnđược vị ngọt của đường, nhưng xúc giác của mèo rấtnhạy bén và tai mèo rất thính.

7. Mèo thích thịt chuột, vì chuột cũng có khả năngsản xuất được chất acid mật (đảm toan) mang gốc NH2chữa được nhiều thứ bệnh và làm tăng thị lực trongđêm. Mèo là con vật chuyên săn mồi ban đêm rất cầnthị lực, nên phải ăn chuột để thay thế chất đảm toankhông có trong cơ thể mình. Mèo cũng ăn thịt cá hoặcđôi khi cũng nhai cỏ tươi để giúp cho sự tiêu hóa.

8. Các thủy thủ bao giờ cũng là những người yêumèo. Họ tin rằng mèo mang lại sự may mắn, thời tiếtthuận lợi, thêm vào đó là còn diệt chuột ở trên tàu.

9. Mèo trở thành người bạn trung thành của cácnhà văn: Ernest Hemingway có hơn 30 con mèo, cònMark Twain có cả chục con… Mèo là đề tài cho nhiềutác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng thế giới: Conmèo trong mưa, Chú mèo đi hia, Lịch sử cuộc đời chúmèo Murr, Alice ở xứ sở diệu kỳ, Nghệ nhân vàMargarita...; phim hoạt hình Tom&Jerry, Garfield…

10. Các nhà tâm lý học đã khảo sát và chứng minhđược những người nuôi mèo sống lâu và hạnh phúchơn những người khác...

10điều có thể bạn chưa biết về mèo

Minh Khang

T¶n m¹n ĐẦU XUÂN