tập san sinh viên khoa quốc tế số 1 (chuẩn)

20

Upload: kpmedia

Post on 25-Jul-2016

223 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Trang tin Sinh Viên

TRANSCRIPT

Page 1: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)
Page 2: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)
Page 3: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)
Page 4: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

Sáng ngày 16/9, GS.TS Đặng Kim Vui, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã trao Quyết định bổ nhiệm PGS.

TS Nguyễn Duy Hoan, Giám đốc Trung tâm Học Liệu (ĐHTN) giữ chức Trưởng khoa Khoa Quốc tế trong nhiệm kỳ 5 năm (2011- 2016).PGS. TS Nguyễn Duy Hoan sinh năm 1961, Tiến sĩ chuyên ngành chăn nuôi và đã trải qua nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng trong ngành giáo dục. Trên các cương vị công tác của mình, PGS. TS Nguyễn Duy Hoan luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phát biểu tại buổi Lễ công bố Quyết định, GS.TS Đặng Kim, Giám đốc ĐHTN đã chúc mừng PGS. TS Nguyễn Duy Hoan được Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHTN tín nhiệm giao nhiệm vụ kiêm giữ chức Trưởng khoa Khoa Quốc tế. Để làm tốt nhiệm vụ của mình trên cương vị công tác mới, Giám đốc ĐHTN Đặng Kim Vui đề nghị đồng chí tân Trưởng Khoa cùng với các đồng chí trong Ban Chi ủy, Ban Chủ nhiệm Khoa Quốc tế cần nhanh chóng ổn định tổ chức, xem xét lại cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Khoa cho hợp lý, hiệu quả và đúng quy chế. Cần nhanh chóng xây dựng nhiệm vụ chiến lược trong việc xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên vừa có trình độ cao, vừa tâm huyết gắn bó với Khoa. Đồng thời tích cực, chủ động liên kết hợp tác với các tổ chức Quốc tế, các trường Đại học trên thế giới để phát triển chương trình đào tạo... Tiếp nhận Quyết định của Giám Đốc Đại học Thái Nguyên, PGS.TS. Nguyễn Duy Hoan - tân Trưởng Khoa Quốc tế bày tỏ “Nhận Quyết định ngày hôm nay đối với tôi, đó là một niềm vui và là niềm vinh dự vì đã được sự tin tưởng của Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Nhưng đó cũng là sự thử thách và trách nhiệm rất nặng nề, tôi xin ghi nhớ và tiếp thu những đóng góp của Ban Giám đốc, tôi và toàn thể cán bộ Khoa Quốc tế rất mong muốn nhận được sự ủng hộ của Ban Giám đốc, các Trường Đại học thành viên. Cuối cùng tôi trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu và toàn thể cán bộ, sinh viên Khoa Quốc tế đã có mặt trong buổi lễ trao Quyết định ngày hôm nay”BBT - Tổng hợp

SỐ 1

1 TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

THẦY TRÒ KHOA QUỐC TẾ VUI MỪNG CHÀO ĐÓN LỄ CÔNG BỐ BỔ NHIỆM TRƯỞNG KHOA

Page 5: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

GÓC TÌNH NGUYỆN

Hưởng ứng tinh thần “Tình nguyện từ thiện” vào ngày 14/10/2015 vừa qua Hội

sinh viên Khoa Quốc tế đã phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc Sở Ngoại Vụ tỉnh Thái Nguyên thực hiện hoạt động tình nguyện đóng gói 3 container hàng hóa vật phẩm bao gồm quần áo, giầy, túi sách, bút viện trợ cho những hộ dân khó khăn tại tỉnh Thái Nguyên.

Với sự tham gia của gần 100 sinh viên dù trong thời gian học vẫn cố gắng sắp xếp đi tình nguyện trong suốt 5 ngày tại phòng Trung tâm Bảo trợ trẻ em tỉnh Thái nguyên, hoạt động tình nguyện đã thể hiện được tinh thần nhiệt tình, năng đông của sinh viên Khoa Quốc tế cũng như đề cao tinh thần nhân văn “lá lành đùm lá rách” của con người Việt Nam.

Sinh viên Khóa 5 tưng bừng ngày nhập trường

Khoa Quốc tế là một đơn vị mới thành lập, chưa thực sự được nhiều người biết đến và số lượng sinh viên còn hạn chế nên công tác tuyển sinh rất được coi trọng. Ngay từ những

ngày đầu học sinh các trường Trung học phổ thông trên cả nước bắt đầu nộp hồ sơ nguyện vọng 1 Khoa Quốc tế đã đẩy mạnh các hoạt động tuyển sinh, quảng bá hình ảnh của Khoa, kết quả vào năm học mới 2015 -2016 Khoa Quốc tế đã chào đón 35 tân sinh viên khóa 5.

Tuần Lễ định hướng cho Tân sinh viên Khóa 5

Trong chuỗi các hoạt động chào đón tân sinh viên khóa 5 của Khoa Quốc tế năm học 2015- 2016, từ ngày 14 -18/09/2015 Khoa Quốc tế

đã tổ chức “Tuần Lễ định hướng cho Tân sinh viên Khóa 5” với tiêu chí giúp các bạn Tân sinh viên Khóa 5 làm quen với bạn bè, thầy cô, môi trường học tập mới, phương pháp học tập tại Khoa đồng thời giải đáp những câu hỏi thắc mắc của các bạn về Khoa Quốc tế và các chương trình đào tạo Khoa cung cấp.

2TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Page 6: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

KHOA QUỐC TẾ TƯNG BỪNG ĐÓN HALLOWEEN

3 TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Tối ngày 30/10, tại Sân khấu ngoài trời Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên đã tổ chức “Đêm hội Halloween 2015”, nhằm đem đến cho các sinh viên Thái

Nguyên một sân chơi bổ ích và những phút thư giãn thoải mái sau thời gian học tập căng thẳng.

Tới dự chương trình, có sự hiện diện của PGS – TS Nguyễn Tuấn Anh Vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc Hội, nguyên trưởng Khoa Quốc tế - ĐHTN, PGS – TS Hoàng Văn Phụ - Phó trưởng Khoa Quốc tế, Thạc sĩ Trần Lưu Hùng – Phó Trưởng Khoa Quốc tế, cùng đại diện Hội sinh viên Lào trường ĐHSP Thái Nguyên, các cán bộ, giáo viên Khoa Quốc tế và hơn 1000 bạn sinh viên ĐHTN có mặt trong chương trình.

Với chủ đề “Sự trỗi dậy của bóng đêm” được dàn dựng công phu, đặc sắc lễ hội đã thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Thái Nguyên tham gia. Đặc biệt, khán giả còn được thưởng thức những tiết mục giao lưu văn nghệ của các bạn sinh viên đến từ Philippines và Lào nhằm giúp sinh viên Thái Nguyên nâng cao tinh thần tích cực hội nhập quốc tế.

Phát biểu tại đêm hội, Thạc sĩ Trần Lưu Hùng – Phó trưởng Khoa Quốc tế chia sẻ: “Chương trình là cơ hội cho các bạn sinh viên hiểu biết thêm về nhiều nền văn hóa, nhiều quốc gia khác nhau. Với mục tiêu tạo môi trường học tập vui tươi, hiệu quả. Thầy và trò Khoa Quốc tế sẽ nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng đào tạo, đem đến nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ xu thế hội nhập của đất nước.”

Cũng tại chương trình, Ban tổ chức đã tiến hành trao giải thưởng cho Cuộc thi sáng tạo Logo và Slogan trong Tuần lễ định hướng học tập, rèn luyện cho các tân sinh viên Khóa 5 Khoa Quốc tế - ĐHTN.

Đêm hội Halloween 2015 kết thúc, để lại nhiều ấn tượng với mỗi người tham dự. Với sự năng động, nhiệt huyết sức trẻ của sinh viên Khoa Quốc tế nói riêng và ĐHTN nói chung, năm học 2015 – 2016 hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa trong thời gian sắp tới.- Nguồn tin: Website ĐTN ĐHTN -

Page 7: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

SINH VIÊN KQT HÀO HỨNG ĐÓN GIẢNG ĐƯỜNG MỚI

Chiều ngày 18/11/2015 Đại học Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Lễ cắt băng khánh thành tòa nhà T1 – Đại học

Thái Nguyên.

Tham dự Lễ cắt băng khánh thành có NGND. GS. Đặng Kim Vui - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc ĐHTN, các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng ủy, Ban Giám đốc; các đồng chí là cán bộ viên chức của khối cơ quan Đại học, Trung tâm Học liệu, Nhà Xuất bản, Trung tâm Phát triển nguồn lực ngoại ngữ, Viện Kinh tế và Khoa Quốc tế. Đến tham dự lễ cắt băng còn có đại diện của đơn vị thi công, giám sát công trình.

Tại buổi lễ, ThS. Nguyễn Xuân Tiến – Phó trưởng ban Cơ sở vật chất – ĐHTN báo cáo tóm tắt quá trình tiến hành đầu tư và thi công công trình. Tòa nhà T1 được khởi công xây dựng vào ngày 07/01/2015 thời gian hoàn thành công trình là 375 ngày, công trình đã được bàn giao vượt mức thời hạn quy định là 2 tháng, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế.

Phát biểu tại buổi lễ NGND. GS. Đặng Kim Vui - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHTN phát biểu và giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng tòa nhà T1. NGND. GS. Đặng Kim Vui cho biết: “Công trình T1 hoàn thành có ý nghĩa rất lớn, chào mừng Đại hội Đảng Bộ ĐHTN lần thứ 5 và ngày nhà giáo Việt Nam. Tòa nhà nhằm để phục vụ cho các Trung tâm, một số Viện nghiên cứu sẽ sử dụng, khai thác, ổn định nơi làm việc và đặc biệt một phần phục vụ cho Khoa Quốc tế. Tòa nhà T1 sẽ giúp cho Khoa được ổn định về cơ sở vật chất, giúp cho các em sinh viên có được một môi trường học tập khang trang, đầy đủ tiện nghi để phục vụ tốt trong quá trình học tập của các em.”

Thay mặt Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng ban NGND. GS. Đặng Kim Vui, PGS.TS. Nguyễn Hữu Công – Phó giám đốc ĐHTN, ThS. Nguyễn Khắc Hùng – Trưởng ban cơ sở vật chất, PGS.TS. Nguyễn Duy Hoan – Trưởng Khoa Quốc tế lên cắt băng khánh thành tòa nhà T1- Đại học Thái Nguyên.

Tin bài: Hoàng Ngọc Bích – Tổ TT&TV

4TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Page 8: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

THẦY TRÒ KHOA QUỐC TẾ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Trong không khí sôi nổi của cả nước kỷ niệm 30 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, ngày 18/11/2015, Khoa Quốc tế - Đại học Thái

Nguyên đã long trọng tổ chức buổi lễ tri ân và tôn vinh công lao dạy dỗ “trăm năm trồng người” của các thầy cô giảng viên Khoa Quốc tế.

Tới dự buổi lễ có sự hiện diện của PSG.TS Trần Viết Khanh – Phó giám đốc ĐH Thái Nguyên, Các thầy ban chủ nhiệm Khoa Quốc tế, các thầy cô là giáo viên nước ngoài đã cống hiến nhiều năm cho Khoa Quốc Tế, cùng toàn thể các cán bộ, giảng viên của Khoa Quốc tế.

Mở đầu cho buổi lễ là các tiết mục văn nghệ chào mừng của tập thể sinh viên Khoa Quốc tế, bằng tiếng hát các bạn sinh viên đã gửi gắm những lời cảm ơn và lời chúc tới các thầy cô đã ngày ngày vất vả dìu dắt các thế hệ sinh viên Khoa Quốc tế.

Trong buổi lễ, Ths. Đặng Hoàng Hà đã công bố đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm của Khoa Quốc tế. Với đội ngũ giảng viên trẻ có chuyên môn cao và tinh thần nhiệt huyết vì sinh viên Khoa Quốc tế cam kết sẽ đem đến cho xã hội những sản phẩm về giáo dục tốt nhất, giúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước vững vàng về kiến thức, tự tin về năng lực, đem đến cho các em những hành trang tốt nhất để bước vào công cuộc hội nhập quốc tế.

Phát biểu tại lễ kỉ niệm PGS.TS Nguyễn Duy Hoan – Trưởng Khoa Quốc tế cũng gửi lời chúc mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam đến các thầy cô.

Đại diện ĐH Thái Nguyên PSG.TS Nguyễn Viết Khanh – Phó giám đốc cũng có bài phát biểu tại buổi lễ, thầy đánh giáo cao công lao của đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên khoa Quốc Tế đã đóng góp công sức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Thầy dặn dò, động viên các thầy cô tiếp tục phát huy truyền thống của nhà trường, không ngừng trau dồi kiến thức, năng lực giảng dạy để nâng chất lượng đào tạo, tiếp tục đưa Khoa Quốc tế phát triển lớn mạnh hơn nữa.- BBT Tổng hợp -

5 TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Page 9: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

6TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

KĨ NĂNG: Quản lý thời gian - dễ hay khó?

Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, điều quan trọng là chúng ta

làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Chắc hẳn trong số chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng có thể làm giàu được khi có kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả. Có tin được không?

Có lẽ nhiều bạn rất phân vân không biết thực hư như thế nào. Thời gian có thể ví như tiền bạc, bạn phải học cách đầu tư thời gian chứ không học cách tiêu dùng thời gian. Đầu tư thời gian sẽ sinh lời, còn ngược lại, tiêu dùng thời gian sẽ mất đi…

Chắc hẳn bạn đã biết đến nhà tỷ phú nổi tiếng thế giới Bill Gate. Ông là một người điển hình về kĩ năng quản lý thời gian rất tốt. Ông luôn mang theo bên mình một quyển sổ nhỏ để ghi những công việc mà ông phải làm trong ngày tiếp theo, đó là cách mà ông quản lý thời gian như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Là một CEO nổi tiếng nhưng ông vẫn tuân theo những nguyên

tắc nhất định của mình, và quản lý thời gian là việc ưu tiên hàng đầu. Trong cuốn sách 11 lời khuyên cho học sinh sinh viên thì lời khuyên thứ 9 là: “Quản lý tốt quỹ thời gian của chính mình”

Tôi đã được ai đó hỏi về ước mơ, nhưng thực sự quá khó để trả lời rằng ước mơ của tôi đang lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết, nó là trở nên lãng phí. Hãy tự thử làm 1 phép tính cộng về việc bạn tiêu tốn thời gian trong 1 ngày vào những việc gì (mạng xã hội, “ngủ nướng”, game, v.v…) và suy nghĩ về kết quả thời gian mà bạn tính được, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi để đạt được giá trị thời gian hữu ích cho riêng mình. Vì thế, đừng để thời gian chết quá nhiều.

Hãy một lần thay đổi mình bằng cách thực hiện những điều cơ bản nêu trên, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống khá thú vị. Bạn tập tạo lập cho mình những bước đi chắc chắn để có được thành công, trước tiên hãy quản lý thật tốt quỹ thời gian mà mình có.

8 CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢCăn bệnh “không có thời gian” bắt nguồn từ

việc họ không biết từ chối những buổi hội họp

vô bổ, không biết phân việc, lên kế hoạch cho

mình, những sự cố bất ngờ phải giải quyết ngay,

cuộc gọi của khách hàng… – những yếu tố có

thể vượt ngoài tầm kiểm soát, nhưng chúng

cũng có thể bắt nguồn từ hành vi và thói quen

cá nhân. Đó chính là những “kẻ cắp thời gian”

giấu mặt mà các nhà quản lý cần nhanh chóng

nhận diện và “tiêu diệt”.

Dưới đây là 8 cách để quản lý thời gian một

cách hiệu quả nhất được tổng hợp từ cuốn sách

nổi tiếng “Quản lý thời gian của Đại học Kinh

doanh Harvard”

1. Từ bỏ thói quen trì hoãn

2. Không nhận những việc vượt ngoài khả năng

3. Không nhận lấy trách nhiệm và vấn đề của

cấp dưới

4. Tránh việc di chuyển không cần thiết

5. Kiểm soát email

6. Giải quyết việc giấy tờ

7. Loại bỏ những cuộc họp không hiệu quả

8. Không sao nhãng ở nơi làm việc

Cách rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả!

Hãy có thời gian cho cả công việc và hưởng thụ; khiến mỗi ngày vừa hữu ích vừa thoải mái, và chứng tỏ rằng bạn hiểu giá trị của thời gian bằng cách sử dụng nó thật tốt. Và rồi tuổi trẻ sẽ tươi vui, và tuổi già không có nhiều hối tiếc, và cuộc đời sẽ là một thành công tươi đẹp.

“Ngày đi, tháng chạy, năm bay. Thời gian nước chảy, chẳng quay được về”Tác giả: Nguyễn Cẩm Chi

Page 10: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

Du học là một trong những mong muốn ấp ủ bấy lâu nay của mình, nó thực sự đã mở ra chân trời

mới tạo cơ hội cho mình khám phá thế giới rộng lớn cũng như thử thách chính mình. Để thực hiện được mong ước đó mình đã theo học tại Khoa Quốc tế và cố gắng hết mình để đạt được thành tích học tập tốt cũng như tìm kiếm cơ hội du học.Và may mắn đã mỉm cười với mình, khi biết đến chương trình trao đổi sinh viên của Khoa với Trường Đại Học Daegu mình đã nộp đơn đăng ký, kết quả thật bất ngờ, mình không thể diễn tả được niềm vui sướng khi đó. Mình thật sự chỉ biết nói lời cảm ơn từ đáy lòng đến ngôi nhà IS thân yêu, Khoa đã tạo điều kiên thuận lợi để mình có những trải nghiệm hứa hẹn đầy thử thách và cơ hội mới. Mọi người xung quanh cũng đã từng hỏi mình : “cậu đã sẵn sàng du học chưa? sẽ có nhiều khó khăn lắm đấy, phải tự lập trên một đất nước xa lạ, phải làm quen với cách sống mới,và tự chăm sóc bản thân những lúc ốm đau” Các bạn biết lúc đó mình trả lời thế nào không? Mình chỉ mỉm cười và nói rằng “mình là sinh viên Khoa Quốc tế”. Vâng! vì mình là thành viên của ngôi nhà IS nên sẵn sàng đón nhận thử thách và chào đón thành công. Nhưng thực sự thì lúc đầu mình cũng chưa nghĩ nhiều đến cuộc sống của một du học sinh nó sẽ như thế nào đâu vì mình đang ngập tràn niềm vui sướng mà. Hiện tại, mình ở Hàn Quốc được gần 3 tháng, mình cũng dần quen với cách sinh hoạt và làm việc của con người Hàn Quốc. Thời gian này mình đang theo khóa học tiếng Hàn dành cho những sinh viên nước ngoài tại trường. Tiếng Hàn rất dễ thương và như cảm nhận của riêng mình thì tiếng Hàn cũng không quá khó, rất dễ nắm bắt và học. Nếu như là mình của những ngày cấp 3 thì việc giao tiếp với mọi người cũng khá khó khăn rồi chứ chưa nói đến việc ở một môi trường xa lạ và không thể hiểu mọi người nói gì như bây giờ, nhưng phải cảm ơn Khoa rất nhiều, học tập tại Khoa không chỉ đơn giản là cắp sách tới trường mà còn là giao lưu trò chuyện với bạn bè, thầy cô, đặc biệt là những thầy cô nước ngoài. Mình chưa bao giờ tự tin khi đứng trước người nước ngoài để trò chuyện vì rất sợ nói không đúng, nhưng học tại Khoa mình đã tự tin nên rất nhiều, thầy cô giống như người thân trong nhà

vậy. Cũng nhờ sự tự tin đã được Khoa tôi luyện thì giờ dù là Beginner trong việc học tiếng Hàn thì mình vẫn tin là mình có thể học tốt. Còn về phần Hàn Quốc thì, thật đúng như những gì mình tưởng tượng, rất đẹp và sạch sẽ, con người rất thân thiện và nhiệt tình. Mình sang Hàn là lúc trời đang dần chuyển sang thu, những hàng cây bắt đầu chuyển màu, những con đường trải dài một màu vàng. Chỉ có thể nói rằng rất tuyệt mọi người ạ! Khuôn viên trường rất rộng, lúc mới sang thì chỉ việc tới lớp thôi mình cũng đã bị lạc mấy lần, cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt cho sinh viên nước ngoài như bọn mình rất hiện đại và tiện nghi. Tại đây, mình được làm quen với những điểm văn hóa đặc sắc của Hàn ngay trong Bảo tàng của Trường, được đi du lịch tìm hiểu về những địa danh lịch sử nổi tiếng của Hàn Quốc, ăn món ăn truyền thống Hàn Quốc. Lớp học của mình có một quy định đó là nếu bạn đi muộn 1 phút thì bạn bị phạt tự học trong 1 giờ đồng hồ vì vậy nên mình cũng đã sửa được thói quen đi muộn lúc còn ở nhà rồi. Hiện tại, mình đã quen được rất nhiều bạn nước ngoài tại đây nào là Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật, Nga và cả Mỹ nữa chứ, bạn cùng phòng mình là một cô bạn Philipin.

Các bạn đã và đang ươm mầm ước mơ du học hãy cố gắng lên nhé, đừng ngần ngại khát vọng và hành động khi mình còn tuổi trẻ, còn đam mê và tràn đầy nhựa sống. Cánh cửa cơ hội luôn mở ra với bạn và thần may mắn luôn ủng hộ tất cả mọi người. Lời cuối cùng mình chỉ muốn gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tất cả các thầy cô của Khoa, vì không có Khoa, không có thầy cô, và không là thành viên trong ngôi nhà IS thì em cũng không có cơ hội ở Hàn Quốc, được trải nghiệm, được học tập như lúc này. Lời cảm ơn xuất phát từ đáy lòng em xin được gửi đến tất cả các thầy cô ! Cảm ơn thầy cô đã cho em một bước đệm vững chắc để em đạt được ước mơ của mình ngày hôm nay !- Ngô Thị Hiền - Sinh viên nghành Quản lý tài nguyên môi trường bền vứng Khóa 3, hiện tại đang Du học theo chương trình trao đổi sinh viên giữa Khoa Quốc tế và Đại học Degu của Hàn Quốc.

7 TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Chia sẻ của Sinh viên Khoa Quốc tế đang du học tại Hàn Quốc

Iser’s Life: Chạm tay vào điều ước..!

CAPTION: sumquunt adi aut aut atis quiscia pro ini-mos que di dus conecuptas as maximo que n quiscia

Tác giả: Ngô Thị Hiền - Lớp EMS2K3 hiện đang là du học sinh Khoa Quốc tế tại Đại học Deagu của Hàn Quốc

Page 11: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

Một bài thuyết trình phản ánh bản thân và công việc của bạn. Thuyết trình là

cách hiệu quả để truyền tải những gì bạn muốn chia sẻ với khán giả và đó cũng là cách mà bạn gây ấn tượng với mọi đối tượng nghe : từ khách hàng, đối tác, nhà đầu tư cho đến thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè. Một bài thuyết trình tốt không chỉ yêu cầu nội dung hay mà cách truyền tải hấp dẫn cũng rất quan trọng. Đặc biệt, khi thuyết trình bằng tiếng Anh, chúng ta cần làm cho bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, dẫn dắt hợp lý.

Trong khi chuẩn bị một bài thuyết trình với bất cứ ngôn ngữ nào, đây là những nguyên tắc nhất định người thuyết trình phải tuân thủ: 1. “Đơn giản”, “Dễ hiểu” và công nghệ chỉ hỗ trợ cho bài nói, bạn muốn những gì đọng lại trong người nghe là nội dung và chất lượng của nghiên cứu hơn là những thủ thuật Powerpoint mà bạn có.2. Để làm một bài thuyết trình tốt. Bạn cần tự hỏi những câu hỏi sau:

- Những “key points” của bài nói là gì?- Đối tượng người nghe là ai?- Những gì họ muốn và thích nghe?3. Luôn ghi nhớ: Một bản thuyết trình khác với một bản báo cáo. Bạn không nên cố trình bày toàn bộ mọi thứ bạn có, từ khái niệm đến dữ liệu lên trên slide.4. Đến sớm hơn và chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ bài thuyết trình nhằm tránh rủi ro không đáng có về mặt công nghệ ( máy chiếu, loa, mic, laptop, kết nối internet,...) Bạn cũng nên chuẩn bị bảng, bút để hỗ trợ nếu thiết bị kĩ thuật hỗ trợ gặp trục trặc.5. Bạn phải quản lí thời gian cho bài nói, cách tốt nhất là luyện tập nhiều lần ở nhà trước bài thuyết trình thực sự.6. Luôn vui vẻ và đầy năng lượng, bởi đó chính là nét hấp dẫn người nghe mà bạn không tốn thời gian để chuẩn bị.

Với một bản thuyết trình bằng tiếng Anh, để một bài thuyết trình thành công, ngoài việc kỹ năng nói tiếng anh trôi chảy, bạn cần

có được các kỹ năng khác đi kèm như: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tác động với người khác, kỹ năng dẫn dắt câu chuyện, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đúc kết vấn đề ...57% thông tin được chuyển tải là nhờ vào những gì mà khán giả nhìn thấy & cảm nhận được. Trên đây là một số thông tin hữu ích để xây dựng một bài thuyết trình tiếng Anh hay và thu hút nhất, hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị cho những bài thuyết trình của mình sắp tới.

Tác giả: Vũ Khánh Ly, CLB Tiếng Anh Khoa Quốc tế - ĐHTN.

CLB Tiếng Anh Khoa Quốc tế đang là nơi sinh hoạt của hơn 30 bạn Sinh viên KQT, nếu bạn quan tâm và muốn nâng cao khả năng giao tiếp, sự tự tin thì không ngần ngại gì nữa hãy đăng ký tham gia CLB ngay nhé: SĐT: 0969733694

Làm thế nào để có bài thuyết trình Tiếng Anh tốt

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

8TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

“Thuyết trình là cách hiệu quả để truyền tải những gì bạn muốn chia sẻ với đối tượng nghe”

Page 12: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG- Tên đầy đủ: Macheal John Tan- Ngày sinh: 18/08/1935- Cung: Sư Tử - Sở thích: đồ ăn ngon - Không đặc biệt yêu thích loại động vật nào, không có màu sắc đặc biệt yêu thích thầy chọn màu theo tâm trạng. - Điểm mạnh : Luôn đưa ra quyết định đúng. Ngoài ra, thầy còn là một giáo viên giỏi. - Điểm yếu: “He loves his students too much” - Môn thể thao yêu thích: Golf - Tài năng: Khả năng giao tiếp tốt và dễ kết bạn với mọi người - Nấu ăn: “Lũ trẻ nhà tôi thích tôi nấu ăn hơn vợ mình và chúng thường bảo tôi nấu ăn thay bà ấy , Tôi không nghĩ mình là người nấu ăn giỏi nhưng có lẽ lũ trẻ nhà tôi là người biết rõ câu trả lời nhất”

- “Thầy có thể giới thiệu một chút về gia đình thầy không ạ?”“Đầu tiên giới thiệu về gia đình của tôi, các thành viên trong gia đình tôi sống ở nhiều nơi trên thế giới, người anh em của tôi sinh sống tại Úc, vợ tôi hiện đang ở Hong Kong cùng với con gái, hai con trai đang ở Mỹ tại New York. Nếu tôi phải nói về một thành viên của gia đình tôi thì tôi sẽ không nói về riêng một ai cả. Bởi vì những điều tôi nói chỉ có lợi cho một người. Nếu tôi nói về vợ tôi thì con tôi sẽ nghĩ là tôi không yêu chúng, tôi chỉ quan tâm đến vợ mình vì vậy tôi không muốn bản thân gặp rắc rối. Tôi không muốn nói về một ai vì họ đều có phẩm chất tốt đẹp riêng. Tôi yêu gia đình tôi, yêu vợ và các con của tôi.”

NGƯỜI THẦY LỚN CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ

Thực hiện: Lớp BK5

Đó là một “người thầy lớn” của các sinh viên Khoa Quốc tế từ những bước đi đầu tiên

vào giảng đường trường đại học - thầy Michael Tan. Thầy đã gắn bó với Khoa Quốc tế rất nhiều năm, quãng thời gian đủ để hiểu tâm lý học sinh và có biết bao kỉ niệm. Đối với học sinh, thầy là người nghiêm khắc, tuy vậy, thầy luôn là người truyền cảm hứng học tiếng Anh cho sinh viên. Bài phỏng vấn lần này đề cập đến những khía cạnh trong cuộc sống cũng như sự nghiệp của thầy.

9

“Vì tôi nghĩ nuối tiếc là một thứ gì đó khiến tôi không mơ ước hay tham vọng gì. Có điều tôi không còn có nhiều thời gian đủ để tiếp tục thực hiện những việc mà tôi thích.” - Michael Tan -

Page 13: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

- Thầy đã đến bao nhiêu quốc gia và trường đại học tại Việt Nam?“Tôi đã đến khoảng 20 quốc gia trên thế giới. Khi mới tới Việt Nam, tôi đã dạy tiếng Anh tại Phú Thọ, sau đó là đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên và cuối cùng là Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên, ngôi trường gắn bó lâu dài nhất với tôi ở Việt Nam. Ngoài ra tôi cũng đã từng tới thăm vài trường đại học ở Việt Nam như trường đại học Đồng Tháp và đại học Hà Nội. Tôi cũng từng dạy giáo viên trường đại học Đồng Tháp trong hai tuần.”

- Điều gì đã giữ chân thầy ở lại với KQT lâu như vậy? “Tôi muốn đào tạo ra những sinh viên có thể nói tiếng Anh thành thạo và tôi muốn giúp sinh viên Việt Nam đạt đến trình độ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực họ lựa chọn cũng như có kĩ năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Một lí do khác khá mang tính chất cá nhân đó là người Mỹ đã chiến đấu ở đất nước này, chiến đấu với người dân Việt Nam, bản thân tôi ủng hộ người dân Việt Nam và tôi phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

- Điều thầy muốn chia sẻ với sinh viên Khoa Quốc tế?Có hai điều:Thứ nhất, cơ hội có ở khắp mọi nơi cho những người trẻ ngày nay và nó nổi lên để cho những người như bạn, những sinh viên trẻ có thể chạm mặt nó, để nắm giữ lấy nó. Họ đều có khả năng nhưng để làm để điều đó thì họ phải làm việc rất chăm chỉ. Hãy làm việc chăm chỉ để xây dựng cho mình nền tiếng Anh thật vững chắc. Chính tiếng Anh đã giúp tôi đi du lịch khắp thế giới, tiếng Anh cho tôi công việc và tiếng Anh giúp tôi nhận ra tiềm năng của mình. Vì vậy, tôi chắc rằng nếu bạn giỏi tiếng Anh bạn có thể chạm tới rất nhiều cơ hội.Thứ hai, đừng quên những người kém may mắn, nghèo đói hơn bạn.Khi bạn trở nên thành công, hãy dành một chút quan tâm, tình thương và chăm sóc cho họ. Hãy cố gắng giúp nhân loại của mình bằng hết khả năng mà bạn có.

- Theo thầy, sự khác biệt giữa Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên và các trường Đại học khác ở Việt Nam là gì vậy ạ?”“Trước hết, Khoa Quốc tế (KQT) còn là Khoa còn non trẻ, mang trong mình những khát khao, hoài bão lớn. Đó là một trong những lý do tôi tiếp tục ở lại và giảng dạy tại đây. Theo như PGS - TS Tuấn Anh, ông ấy mong muốn có thể đào tạo ra một thế hệ trẻ mới ở Việt Nam để chúng có thể ra ngoài và sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông thường. Vì thế tiếng Anh trở thành ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình học của KQT. Tôi nghĩ đó là một điểm mạnh mà ít có trường đại học nào ở Việt Nam có thể làm được.

10TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Page 14: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

CÂU HỎI NHANH(Thầy sẽ có 3s rất nhanh để trả lời các câu hỏi mà Sinh viên KQT gửi về cho BBT Tập San về Thầy)

1. Món ăn yêu thích của Thầy ở Việt Nam? “CÁ (nấu các món ăn có CÁ mọi lúc)”2. Địa điểm du lịch yêu thích của thầy là gì?“Phòng NGỦ vì tôi có thể thư giãn khi ở đó” 3. Thầy thích đọc thể loại sách gì? TẤT CẢ, thỉnh thoảng tôi có đọc truyện phiêu lưu, truyền thuyết thần bí hay truyện trinh thám.4. 3 điều để thầy miêu tả về điểm yếu của sinh viên KQT: - Thiếu sự tự tin- Không có mong muốn cố gắng - Chưa có chuẩn bị trước thời hạn 5. Còn về Giảng viên tại Khoa Quốc tế thì sao ạ? Tất cả Giảng viên đều cố gắng, làm việc chăm chỉ để trau dồi kỹ năng, hoàn thiện bản thân.6. Ngay lúc này, thầy muốn làm điều gì nhất ạ?“Ngay bay giờ, tôi muốn đến phòng tập gym và tập thể dục” 7. Điều làm thầy cảm thấy tiếc nuối nhất?Không có. “Vì tôi nghĩ nuối tiếc là một thứ gì đó khiến tôi không mơ ước hay tham vọng gì. Có điều tôi không còn có nhiều thời gian đủ để tiếp tục thực hiện những việc mà tôi thích.”8. Nếu không là giảng viên tiếng Anh, nghề nghiệp mà thầy muốn làm là?Vẫn sẽ dạy nhưng sẽ là dạy lĩnh vực khác, thể thao như chơi golf chẳng hạn

---------------------------------------------------------------------------------------- Feedback của Sinh viên Khoa Quốc tế về Thầy@NGÔ THỊ QUÝ (IBK2): Mình rất thích phong cách giảng dạy của thầy: nghiêm khắc nhưng cũng vui tính không kém, coi trọng chất lượng bài giảng nên giờ của thầy cháy giáo án là chuyện bình thường. Tiếc là không được học với thầy nhiều cũng chưa bao giờ gặp thầy trong phòng thi vấn đáp luôn. Chúc thầy luôn mạnh khoẻ để đem nhiệt huyết của mình truyền cho sinh viên chúng em. (Nguồn: Facebook)@LÊ HẢI YẾN: I love you, sir (Nguồn: Facebook)@HÀ TRƯƠNG: Em là một sinh viên K5 và mới chỉ được học thầy 3 tháng nhưng phong cách giảng dạy của thầy khiến chúng em rất ấn tượng và cuốn hút. Thay mặt các bạn sinh viên k5 em chúc thầy thật nhiều sức khỏe để chèo lái con thuyền tri thức đến bến bờ thành công.

11 TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Page 15: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

KHÁM PHÁ HÀ GIANG VỚI MIỀN HOA

TAM GIÁC MẠCHTẬP SAN SỐ 1

Hoa tam giác mạch nở thời gian nào? Mùa hoa Tam Giác Mạch Hà Giang thường kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12. cũng có hoa trái vụ màu trắng, nhưng phải

Từ cuối tháng 10 đến nửa đầu tháng 11 hàng năm là mùa khoe sắc thắm của hoa Tam Giác Mạch, loài hoa đặc trưng của vùng cao Đông Bắc. Vẻ đẹp quyến rũ của vùng địa đầu tổ quốc làm trỗi dậy cảm xúc thăng hoa đối với những người đã quen cuộc sống đời thường nơi phố thị và đánh thức nỗi nhớ trong lòng những ai thích chinh phục bao điều kỳ thú của thiên nhiên

Tam Giác Mạch là loại hoa đặc trưng của vùng núi phía Bắc, nhưng chỉ ở Hà Giang thì loài hoa này mới được trồng nhiều và đẹp nhất. Nảy lên từ mày lúa, mày ngô, những cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác giữ ở giữa hạt mạch quý… Trong vòng một tháng, hoa nở màu trắng, sau chuyển sang phớt hồng, ánh tím, rồi cuối cùng là đỏ sậm. Hoa mọc bạt ngàn trên cánh đồng, khi mọc chênh vênh thành những nương hoa, khi lại ẩn mình lấp ló trong

Nhắc đến hoa Tam Giác Mạch tại Hà Giang, nhiều người thường nghĩ tới cao nguyên Đồng Văn, chân cột cờ Lũng Cú...

Giữa những cánh trắng hồng nhỏ xinh, vẻ hồn nhiên của các em nhỏ như thể nét nhấn nhá cho bức tranh của núi đồi.

12TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Page 16: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôiCho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữaGọi tiếng Thầy Cô với tất cả Tin Yêu…!

TRỞ LẠI MIỀN KÝ ỨC

Mỗi khi nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh trong tôi lại ùa về. Ký ức nhớ về “Ngôi Nhà Thứ

Hai” rất đáng tự hào của tôi. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em, gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Và đó là “Miền ký ức đẹp đẽ” chưa bao giờ phai nhòa trong tâm trí tôi dù ở bất kì nơi nào.

Thầy cô ơi! Em muốn cất cao hai tiếng “TỰ HÀO” vì em đã thật may mắn được sống và học tập dưới một mái trường đó là nơi đầy ắp yêu thương, nơi có những người cha, người mẹ hiền thứ hai – những người đã chắp thêm đôi cánh, nâng bổng những ước mơ được bay cao mãi, xa mãi.

Và đâu chỉ có thế, điều mà em dưng dưng nước mắt khi nhớ về trường đó còn là nơi có hàng ghế đá thân thuộc, có hàng keo tỏa bóng mát dịu dàng, có sắc tím thơ dại của bằng lăng, có sắc đỏ rực rỡ của phượng vỹ lan tỏa cả một vùng trời, được tô điểm bởi bản hòa tấu tuyệt vời đã thành lệ mỗi độ hè về của những chú ve. Những bản hòa tấu ấy, năm nay sao nghe thật lạ lùng, bâng khuâng, thúc dục, xao xuyến đến chạnh lòng….KHOA QUỐC TẾ - NGÔI NHÀ THỨ HAI

Thầy cô không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy cô còn là người dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy chúng em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Dạy chúng em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.

Thầy cô ơi…!Hãy để con gọi Người hai tiếng “Cha Mẹ”

Khoa Quốc tế - Ngôi nhà thứ hai trong tôi !!!

Ôi! Thời học sinh ơi sao thân thương quá đỗi! Những gương mặt tự bao giờ đã trở nên quen thuộc, sao bỗng nhớ quá những nụ cười thơ ngây, nhớ quá những phút giận hờn vô cớ, nhớ quá những giọt nước mắt lăn trên má ai thật nhẹ nhàng, nhớ quá một ánh nhìn ấm áp, nhớ quá một lời động viên và nhớ lắm những trái tim chân thành luôn hướng về nhau cầu nguyện an lành, hạnh phúc.

Giờ đây, đứa con tinh nghịch ấy đã là một cô sinh viên năm thứ 3 của Khoa Quốc tế - ĐHTN, một mái trường giống như “Ngôi nhà thứ hai”, một mái trường có thầy cô và bạn bè đoàn kết, luôn yêu thương và giúp đỡ nhau và hơn nữa là con còn được học tập trong môi trường Quốc tế với những thầy cô người nước ngoài. Điều đó, làm con cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc biết bao vì được học tập cũng như tìm hiểu thêm về nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới… Không chỉ vậy, là những sinh viên sống xa nhà gặp rất nhiều khó khăn, nên thầy cô cũng giúp đỡ, chỉ bảo tận tình,tạo điều kiện tốt nhất để học tập.

Chúng con hứa sẽ tích cực hơn trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng, luôn luôn trau dồi, phát huy tinh thần học tập, nghiên cứu và nỗ lực không ngừng để tiếp thu, ứng dụng và phát triển kỹ năng nghề nghiệp mà thầy cô truyền dạy để trở thành những người tốt.

Tác giả: Nguyễn Thị Như Quỳnh – Lớp: AF-K3 đăng trên Website Khoa Quốc tế BBT Tập San sinh viên số 1 biên tập và đặt lại tiêu đề.

13 TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SÔ 1

Page 17: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA TPP?Bài viết đăng trên Tạp trí Sinh viên Việt Nam

“Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”(TPP) vừa kết thúc đàm phán sau hơn 5 năm. Việc tham gia của Việt Nam và khả năng ràng buộc của thị trường lao động Việt Nam với những quy định của Hiệp định gần kề. Sinh viên phải làm gì để thích nghi với cơ hội cũng như thách thức này?

Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – TPP)

là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm: New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Úc, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. TPP được coi là hiệp định thương mại của thế kỷ 21 và là một trong những cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất trên thế giới, với tỷ trọng GDP của các nước tham gia chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu.

Khi Việt Nam tham gia vào TPP, giới trẻ sẽ gặp những thay đổi gì liên quan đến thị trường lao động?

Khi Việt Nam mở cửa thị trường theo cam kết trong Hiệp định của TPP, các dự án và nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng, nhu cầu sử dụng nhân sự là công dân của nước cấp phép đầu tư tăng. Bản thân những nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam sẽ chịu áp lực về tay nghề, chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn tại Hiệp định, sẽ hướng đến việc sử dụng lực lượng lao động có tay nghề cao và đội ngũ trí thức trẻ quốc tế, trong trường hợp lực lượng lao động Việt Nam, trong đó, có lực lượng sinh viên mới ra trường khó đáp ứng các kỳ vọng của họ. Lúc này vấn đề không còn là cân sức hay không cân sức mà là thực sự là một thách thức đối với lực lượng lao động trẻ.

“Cơ hội và thách thức lớn nhất, được mong đợi nhất của TPP đối với giới trẻ, lực lượng lao động trẻ của Việt Nam là làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài được dự báo sẽ tăng vọt. Liệu người trẻ có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động sẽ rất sôi động và đầy cạnh tranh, sau khi Việt Nam tham gia TPP? Hơn bao giờ hết, giới trẻ Việt Nam cần sẵn sàng đón đầu những xu hướng mới, nắm bắt những cơ hội mới và giải quyết những bài toán mới về kỹ năng và trình độ làm việc” ThS Hoàng Huy (nghiên cứu sinh, ĐH London, Anh).

Theo báo cáo của WB, Việt Nam đã thành công với việc đào tạo kỹ năng cơ bản nhưng công tác chuẩn bị cho sinh viên và học sinh sẵn sàng đảm đương được công việc được trả lương cao hơn, với năng suất lao động cao hơn vẫn chưa đạt yêu đầu

SINH VIÊN CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

14TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Page 18: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

Như vậy, người trẻ Việt sẽ chịu sự cạnh tranh trực tiếp của lực lượng lao động trẻ nước ngoài?

Trước hết, “công dân toàn cầu” là thuật ngữ dùng để chỉ những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Có những bạn trẻ nước ngoài mới 25 - 27 tuổi nhưng đã đi mấy chục nước trên thế giới, nói tốt 3 – 4 thứ tiếng, thông thạo âm nhạc, thể thao, văn hóa xã hội, địa lý, chính trị, luật pháp về nhiều quốc gia khác nhau, là “sản phẩm” từ hoạt động của các công ty đa quốc gia.

Trong khi đó, kỹ năng sống, hội nhập môi trường toàn cầu của không ít các bạn trẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhận thức được những hạn chế trên “đấu trường tri thức” trong khu vực và quốc tế không phải để người trẻ Việt “sợ”, để tự ái mà để quyết tâm thay đổi vì “không bao giờ là muộn”.

Cơ hội có nhiều hơn thách thức đối với các bạn trẻ lao động “cao cấp”, có chuyên môn, giàu “chất xám” hơn không?

Khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam, cơ hội tiếp cận của hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam với các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Canada, với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn. Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, do TPP đem lại.

Ở cấp độ này, cần đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ, được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu quy định pháp luật, có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng làm việc, kỹ năng lãnh đạo và quản lý để có thể làm việc ở các vị trí quản lý, cố vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí là các tập đoàn đa quốc gia. Đội ngũ trí thức trẻ cần phải xác định mục tiêu, kể cả tham vọng và hoài bão thực tế của bản thân để có chiến lược trong học tập và nghiên cứu, hình thành các kỹ năng để đạt được các mục tiêu tìm được môi trường làm việc tương xứng với năng lực.

Hội thảo “Việt Nam đi về đâu trong thời kỳ Hội nhập Quốc tế” do HSV ĐHTN và HSV Khoa Quốc tế tổ chức. Với mục đích cho sinh viên định hình được hướng phát triển của bản thân trong thời kỳ Hội nhập. Đây cũng là bước chuẩn bị cho sinh viên KQT trước những cơ hội của TPP trong thời gian tới”

Sinh viên ĐH Edith Cowan (Úc) và sinh viên KQT tham dự hội thảo về “Biến đổi khí hậu” và những vấn đề của toàn cầu hóa trong thời kỳ Hội nhập.

“Thế giới ngày càng “phẳng”, giao lưu kinh tế và văn hóa ngày càng sâu. Lợi thế sẽ thuộc về người biết thích nghi văn hóa tốt, giỏi ngoại ngữ. Ngoài ra, TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này. Người trẻ hãy chủ động tham gia thật tốt vào vai của “người chủ tương lai” của đất nước”.Bà Tô Thùy Trang (giảng viên trường ĐH Ngoại thương, Cơ sở 2, TP.HCM):

15 TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

SINH VIÊN CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Page 19: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

Tư vấn tuyển sinh Khoa Quốc tếHỌC NGHÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Với những thông tin tham khảo bổ ích, bài viết sau sẽ cho bạn định hướng rõ hơn nghề nghiệp của mình trong tương lai nếu bạn theo đuổi ngành Kinh doanh quốc tế.Trong quá trình hội nhập, việc gặp gỡ, giao thương với giữa các nền kinh tế của các quốc gia sẽ

diễn ra ngày càng sâu rộng. Với kế hoạch mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, cả doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng những cử nhân kinh doanh quốc tế. Nhân sự ngành này có rất nhiều lựa chọn về việc làm, đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau ở các công ty và tập đoàn kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước. Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?Khi chọn ngành kinh doanh quốc tế làm hành trang cho tương lai thì cơ hội việc làm của bạn rộng mở. Với nhiều lựa chọn hấp dẫn, bạn có thể trở thành:- Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không;- Nhân viên xuất nhập khẩu;- Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế;- Chuyên gia nghiên cứu thị trường;Chuyên gia marketing quốc tế;- Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;- Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế; Chuyên gia xúc tiến thương mại;- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế; Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh doanh quốc tế.

Làm việc ở đâu?Tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế bạn có thể làm việc tại:- Các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, tập đoàn đa quốc gia,...- Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế.Để thành công với những công việc trên đòi hỏi bạn phải lựa chọn cho bản thân một chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế uy tín ở các trường đại học phù hợp như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương Mại, Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên với giáo trình nhập từ Anh và đội ngũ giảng viên nước ngoài ... Có như vậy, bằng Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế của bạn mới phát huy hết tác dụng trong lĩnh vực nghề nghiệp. Bạn hoàn toàn tự tin khởi động quá trình học tập, rèn luyện mà không phải trăn trở về việc học ngành Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì và làm việc ở đâu.

- Jeams Khanh Tổng hợp -

16TẬP SAN SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - SỐ 1

Page 20: Tập San Sinh Viên Khoa Quốc tế số 1 (Chuẩn)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG ĐOÀN - HỘI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNThS: Trần Lưu Hùng - Phó trưởng Khoa Quốc tế

BAN BIÊN TẬPThS: Phạm Thị Nhật Anh - Bí thư LCĐ Khoa Quốc tế

Nguyễn Khắc Bảo Trung - Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tếPhan Kim Khánh - UVBTK Hội sinh viênKhoa Quốc tế

BÀI VIẾTNHÓM CTV TẬP SAN

TRÌNH BÀYBan kỹ thuật Tập san

Lưu hành nội bộ