sỐ 39 - 2013 - vca.gov.vnvca.gov.vn/newsletters/ctntd_39_vn.pdf · luôn cố gắng lựa chọn...

32
Cuộc họp Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) lần thứ 7: Việt Nam làm Chủ tịch ACCP Hội thảo ASEAN – USFTC - ACCC về cơ chế giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng trong khu vực ASEAN BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 39 - 2013 BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: lytruc

Post on 10-Jul-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cuộc họp Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN

(ACCP) lần thứ 7: Việt Nam làm Chủ tịch ACCP

Hội thảo ASEAN – USFTC - ACCC về cơ chế giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng trong khu vực ASEAN

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 39 - 2013

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 06/GP-XBBT Cấp ngày 15/01/2013

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,

PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM HƯƠNG GIANG, CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH,

BÙI NGUYỄN ANH TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công ThươngÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dânPGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhTầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC 18 TIN TỨC - SỰ KIỆN

26 VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

25 HỎI ĐÁP

27 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Thời gian gần đây rất dễ nhận thấy xu hướng quảng cáo và bán hàng trên các kênh truyền hình đang

phát triển nở rộ cả về số lượng và tần suất phát sóng. Hầu như bất cứ hãng truyền hình nào đều có một hoặc một số kênh truyền hình dành riêng cho chuyên mục quảng cáo và bán hàng. Các mặt hàng được quảng cáo trên sóng truyền hình cũng rất đa dạng và phong phú, từ các vật dụng trong nhà, thực phẩm dinh dưỡng đến các thiết bị điện tử, y tế, chăm sóc sức khỏe và đồ trang sức…Chất lượng của các mặt hàng này luôn được các nhà quảng cáo ca ngợi và đảm bảo ở mức độ tốt nhất trong khi giá thành sản phẩm luôn được nhấn mạnh là vô cùng hợp lý và dành riêng cho các khách hàng đặt hàng trực tiếp qua số điện thoại của chương trình bán hàng. Rất nhiều người tiêu dùng đã bị choáng ngợp trước các tính năng và vẻ đẹp long lanh của sản phẩm, lại thêm giá hấp dẫn đi kèm các hình thức giao hàng và chăm sóc khách hàng cực kỳ thuận tiện và chuyên nghiệp nên đã nhanh chóng đặt mua sản phẩm mà bỏ qua giai đoạn tìm hiểu, so sánh giá cả và chất lượng của hàng hóa. Hệ lụy của những quyết định mau chóng này là rất nhiều trường hợp người mua phải ngậm ngùi tiếc nuối vì hàng kém chất lượng mà giá thì lại… trên trời.1. Các hình thức lừa đảo

Thông qua các hệ thống, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh của người tiêu dùng về các hình thức

CẨN TRỌNG VỚI HÌNH THỨC

MUA BÁN HÀNG QUA KÊNH

TRUYỀN HÌNH

lừa đảo liên quan đến các giao dịch mua bán hàng qua kênh truyền hình. Nhìn chung, các phản ánh tập trung vào một số hình thức lừa đảo như sau:

1.1. Bán hàng kém chất lượng, không đúng như quảng cáo.

Hầu hết người tiêu dùng đều phản ánh sau khi đặt mua hàng và sử dụng thì mới phát hiện ra chất lượng của sản phẩm không đúng như nội dung quảng cáo. Thậm chí, với một số trường hợp, chất lượng của sản phẩm không đúng như quảng cáo ngay từ vẻ bề ngoài. Hình thức lừa đảo này đã diễn ra từ rất lâu, điển hình là cách đây không lâu, người dân vẫn chưa hết bức xúc khi vụ việc công ty mua sắm có tên Happy Shopping chỉ bị xử phạt hành chính sau khi phát hiện công ty này bán hàng giả hàng nhập lậu và quảng cáo sai sự thật khiến người dân tiền mất tật mang. Nhiều trường hợp sau khi đặt mua điện thoại di động được quảng cáo với đủ mỹ từ đẹp đẽ và tính năng hiện đại thì chỉ nhận được một chiếc điện thoại bị xây xước vỏ ngoài, các linh kiện đi kèm thì không đồng bộ, giấy tờ mua bán, bảo hành thì mập mờ, không ghi rõ đầy đủ thông tin… Vấn đề càng nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng đặt mua các sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm chăm sóc vì các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Rõ ràng, khi thực hiện một chương trình quảng cáo, người bán luôn cố gắng lựa chọn và truyền tải các thông tin tốt nhất về sản phẩm của mình tới người xem. Tuy nhiên, việc thổi phồng các thông tin hoặc quảng cáo gian dối thông tin là một hình thức vi phạm các quy định pháp luật và vi phạm trực tiếp

tới quyền lợi người tiêu dùng.1.2. Đề nghị người tiêu dùng đặt

cọc tiền mua rồi không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng.

Hình thức lừa đảo này không phải là mới vì trước đây rất nhiều cảnh báo liên quan tới mua bán hàng qua mạng Internet đã lưu ý người mua về hình thức này. Tuy vậy, rất nhiều người tiêu dùng vẫn bị mắc lừa. Thông qua số điện thoại tư vấn của chương trình bán hàng, người mua sẽ được nói chuyện trực tiếp với nhân viên tư vấn, được cung cấp rất nhiều thông tin “trên trời” về sản phẩm, cũng như những thông tin cam kết về sự uy tín, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp của công ty. Mục đích của những thông tin này nhằm làm cho người tiêu dùng tin tưởng vào hoạt động bán hàng của công ty, sau đó, người tiêu dùng sẽ được tư vấn chuyển tiền đặt cọc qua ngân hàng để có quyền mua sản phẩm với giá ưu đãi và phục vụ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau khi đặt cọc người tiêu dùng có thể chỉ nhận được một sản phẩm vô cùng kém chất lượng hoặc rủi ro hơn là người tiêu dùng không nhận được hàng giao. Cố gắng liên lạc với đơn vị bán hàng thì người tiêu dùng hoặc không gặp được người chịu trách nhiệm hoặc liên tục được hứa hẹn sẽ chuyển hàng vào thời gian tới hoặc nhiều thông tin khác từ phía người bán gây khó dễ cho người tiêu dùng. Phần lớn người tiêu dùng mệt mỏi với quy trình liên lạc với đơn vị bán hàng nên đành chấp nhận mất tiền oan.

1.3. Không thực hiện trách nhiệm bảo hành.

Nhiều người tiêu dùng sau khi phát hiện hàng hóa có chất lượng không đúng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

như quảng cáo và sau khi gọi điện đến đơn vị bán hàng thì được tư vấn là gửi chuyển hàng lại để công ty bảo hành. Tuy nhiên, sau khi hàng được gửi lại theo địa chỉ công ty cung cấp thì người tiêu dùng cũng không làm cách nào biết được sản phẩm của mình đang được bảo hành như thế nào. Đến trực tiếp địa chỉ bảo hành do công ty cung cấp thì không tìm thấy văn phòng. Vì vậy, mới có nhiều trường hợp khi người tiêu dùng đến trực tiếp địa chỉ bán hàng/bảo hành do công ty quảng cáo trên chương trình bán hàng thì phát hiện ra địa chỉ đó là một quán trà đá hoặc là địa chỉ của bưu điện nơi công ty bán hàng đăng ký dịch vụ chuyển phát thư từ, bưu phẩm.

1.4. Thực hiện chương trình bán hàng giảm giá đặc biệt

Đánh vào tâm lý thích mua hàng được giảm giá của phần lớn người tiêu dùng, các chương trình bán hàng trên mạng hầu hết đều tập trung vào mức giảm giá đặc biệt của sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng đã có ý thức cảnh tỉnh trước thông tin giảm giá của người bán nhưng trước tần suất quảng cáo liên tục và “lời hay ý đẹp” họ vẫn bị cuốn hút vào việc gọi điện để đặt hàng. Rất nhiều vụ việc “mua một bán mười” của các doanh nghiệp đã bị cơ quan nhà nước phát hiện. Gần đây nhất, vào đầu tháng 5 năm 2013, Chi Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH MTV TMDV Vạn Gia Hảo và phát hiện hàng loạt sai phạm trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm quảng cáo qua truyền hình và bán hàng qua điện thoại. Cụ thể, ngoài các vi phạm về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, vi phạm về dán nhãn phụ khi lưu thông trên thị trường thì đoàn kiểm tra cũng phát hiện mức độ “thổi phồng” giữa giá bán với giá nhập khẩu của các sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm máy matxa Body Pro nhập khẩu từ Trung Quốc có giá khoảng 8 USD (chưa đến 170.000 đồng). Tuy nhiên, sau khi “thổi phồng” công hiệu trên các kênh truyền hình, sản phẩm được bán gần 2 triệu đồng. Theo công bố trên một số kênh truyền hình, mức giá này đã được giảm 50%! Đặc biệt, loại quần lót định hình có giá gốc chỉ khoảng 10.000 đồng nhưng giá bán lẻ lên đến gần 400.000 đồng/cái. Với khả năng “thồi phồng” giá bán như vậy thì với mức giảm giá dù có lên đến 100%

thì người tiêu dùng vẫn bị mua sản phẩm với giá quá đắt.

1.5. Chỉ chấp nhận giao dịch qua điện thoại và không có cửa hàng bán hàng trực tiếp

Thông qua các thông tin thu thập từ phản ánh của người tiêu dùng, một trong những dấu hiệu rõ ràng của hành vi bán hàng lừa đảo trên truyền hình là nhà cung cấp từ chối hoặc đưa ra lý do hạn chế việc người tiêu dùng trực tiếp giao dịch với người bán. Người bán chỉ chấp nhận đặt hàng qua điện thoại và hàng sẽ được giao, cũng như thanh toán tại nhà người mua. Đối với các quảng cáo này, mặc dù có thể địa chỉ và số điện thoại của công ty được đăng tải rõ ràng, nhưng phần lớn khi người tiêu dùng đến các địa chỉ quảng cáo thì công ty không tồn tại và người tiêu dùng cũng rất khó để có thể liên hệ với người bán thông qua số điện thoại.

Như vậy, mặc dù là một hình thức giao dịch mới xuất hiện nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã biến tướng rất nhiều hình thức lừa đảo người tiêu dùng gắn liền với hình thức mua bán qua truyền hình. Do vậy, khi tiến hành giao dịch qua các kênh truyền hình, người tiêu dùng cần lưu ý những biện pháp sau.2. Lưu ý cho người tiêu dùng khi mua bán qua các kênh truyền hình

2.1. Lựa chọn các kênh truyền hình uy tín

Tham khảo ý kiến bạn bè, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu về các kênh truyền hình quảng cáo, bán hàng trên mạng. Hiện nay, bên cạnh một số đài truyền hình dành riêng một số kênh để chuyên thực hiện các quảng cáo bán hàng thì cũng có nhiều đài truyền hình cho thuê kênh để quảng cáo và bán hàng. Với những kênh truyền hình bán hàng trực tiếp thì nhà đài là đơn vị thực hiện quảng cáo và bán hàng, trong khi đối với các trường hợp còn lại thì nhà đài chỉ là đơn vị cung cấp sóng truyền hình, các doanh nghiệp bên thứ ba mới là người quảng cáo và bán hàng. Người tiêu dùng, đặc biệt là các người tiêu dùng đang làm nội trợ ở nhà, cần tham khảo ý kiến bạn bè trước khi lựa chọn các kênh truyền hình quảng cáo và bán sản phẩm.

2.2. Kiểm tra lại thông tin quảng cáo trước khi quyết định đặt hàng.

Việc thực hiện đặt mua hàng hóa

thông qua kênh quảng cáo trên truyền hình rất đơn giản và nhanh gọn. Người tiêu dùng chỉ việc gọi điện đến đơn vị bán hàng theo số điện thoại được quảng cáo, hàng sẽ được giao và thanh toán tận địa chỉ nhà người tiêu dùng. Vì sự tiện lợi như vậy nên nhiều người tiêu dùng sau khi choáng ngợp trước những thông tin quảng cáo của người bán đã không ngần ngại gọi điện đặt hàng ngay. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp bán hàng qua kênh truyền hình mong muốn vì nội dung, hình ảnh quảng cáo của doanh nghiệp luôn cố gắng nhấn mạnh và thúc đẩy hành vi đặt hàng ngay lập tức của người mua. Trong mọi trường hợp, người tiêu dùng cần phải tự đặt ra nguyên tắc kiểm tra lại thông tin về hàng hóa, doanh nghiệp và các chính sách bán hàng trước khi thực hiện giao dịch mua bán.

2.3. Xác định rõ danh tính và địa chỉ của đơn vị bán hàng

Thực tế các vụ việc khiếu kiện của người tiêu dùng cho thấy, một trong những vấn đề phát sinh khi người tiêu dùng mua bán hàng qua truyền hình là việc liên hệ với bên bán thường rất khó khăn sau khi giao dịch đã được thực hiện xong. Phần lớn các quảng cáo hiện nay trên truyền hình chỉ đăng tải tên công ty, số điện thoại liên hệ, rất ít công ty công bố địa chỉ cửa hàng rõ ràng. Để đảm bảo quyền lợi của mình, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ thông tin về người bán thông qua một số cách:

- Gọi điện đến đài truyền hình để kiểm tra thông tin về người bán;

- Gọi các tổng đài hỗ trợ (1080) để kiểm tra thông tin người bán;

- Gọi điện trực tiếp đến số điện thoại của bên bán và yêu cầu được đến trực tiếp cửa hàng/showroom để xem sản phẩm (trong trường hợp cùng địa bàn với người tiêu dùng);

- Gọi điện đến Cục Quản lý cạnh tranh theo số 04.39387846 để kiểm tra lịch sử giao dịch của số điện thoại hoặc tên công ty đã có khiếu nại gì chưa;

- Hỏi ý kiến bạn bè, tham khảo thông tin trên Internet (Google) để xem thông tin của doanh nghiệp có chuẩn xác hay không….

Thông qua các ý kiến phản ánh của người tiêu dùng, thời gian vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã bước đầu xem xét một số công ty chuyên quảng cáo và bán các điện thoại di động có dấu hiệu không

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Thời gian gần đây, cùng với sự nở rộ của rất nhiều kênh truyền hình bán hàng đã xuất hiện nhiều ý kiến

phản ánh và thực tế đã diễn ra nhiều vụ việc lừa đảo liên quan đến chất lượng, giá cả, uy tín của doanh nghiệp quảng cáo và bán hàng trên tivi. Các nội dung lừa đảo tập trung vào nội dung quảng cáo thổi phồng tính năng, công dụng, nguồn gốc và chất lượng của hàng hóa; về giá trị của hàng hóa và trách nhiệm bảo hành, cung cấp thông tin của đơn vị bán hàng. Tại sao một mô hình bán hàng tuy mới xuất hiện nhưng đã mang lại lợi nhuận rất lớn cho các đơn vị sở hữu đồng thời lại kéo theo nhiều hình thức lừa đảo như vậy? Và các quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý hình thức này là như thế nào? Bài viết dưới đây nhằm phân tích một số ưu thế của mô hình bán hàng qua truyền hình đồng thời trích dẫn các quy định của pháp luật về trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. 1. Ưu thế phát triển của mô hình bán hàng trên truyền hình

Chỉ trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây số lượng các kênh truyền hình quảng cáo và bán hàng liên tục tăng. Những kênh mua sắm phổ biến được phát sóng và trở nên quen thuộc với khán giả trên truyền hình cáp như: Style TV, cuộc sống tiện ích, mua sắm thú vị (Truyền hình Hà Nội); Viet Home Shopping (VHS) trên HTVC+; Home Shopping Network (HSN) phát sóng 24/24 giờ trên SCTV; TVS – VHS trên SCTV5; Let’s Việt trên VTC9… Ngoài ra, các đài truyền hình địa phương như Bình Dương, Vĩnh Long, Long An cũng có giờ riêng dành cho quảng cáo loại này…. Các dịch

vụ bán hàng trên các kênh truyền hình này, nhìn chung, có rất nhiều ưu điểm trong việc tiếp cận với nhu cầu mua bán của người tiêu dùng.

1.1. Hình ảnh, nội dung quảng cáo ấn tượng, sinh động và luôn luôn đẹp

Lợi thế của việc áp dụng các kỹ xảo hình ảnh, phối trộn màu sắc và dàn người mẫu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đi kèm các hỗ trợ khác về kịch bản chuyên nghiệp, nội dung lôi cuốn người nghe…các đoạn quảng cáo sản phẩm trên truyền hình luôn thực sự thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng. Nếu để ý kỹ các đoạn quảng cáo có thể dễ dàng nhận thấy nhiều “chiêu trò” của các nhà sản xuất để thu hút sự chú ý của người xem. Đầu tiên, không thể không chú ý là người dẫn chương trình/người thuyết minh nội dung quảng cáo rất đẹp và gợi cảm. Điều này được thể hiện rõ ràng trong các sản phẩm quảng cáo về máy tập thể dục hoặc các sản phẩm chăm sóc da, sức khỏe, mỹ phẩm…Tiếp đến, đi kèm với giọng nói của người dẫn, trên màn hình liên tục xuất hiện các dòng chữ chạy tên sản phẩm, hình ảnh sản phẩm rõ ràng và nổi bật, giá khuyến mại hấp dẫn…nhằm hằn sâu vào trí óc người xem những đặc tính nổi trội của sản phẩm. Và cuối cùng, liên tục lặp đi lặp lại trong suốt thời gian quảng cáo là nội dung khuyến khích, cổ vũ đặt hàng ngày lập tức của người dẫn. Những nội dung kêu gọi như: đặt hàng ngay để không bỏ lỡ kỳ giảm giá đặc biệt; chương trình bán hàng cuối cùng trong năm…đều nhằm tạo cho người xem cảm giác cần phải mua ngay nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội hiếm có này. Chỉ xét riêng về hiệu ứng của hình ảnh, kỹ xảo…nêu trên thì mô hình bán hàng qua truyền hình đã thành công đến trên 80% so với các mô hình bán hàng truyền thống.

TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA ĐƠN VỊ TRUYỀN HÌNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG QUẢNG CÁO, BÁN HÀNG TRÊN CÁC

KÊNH TRUYỀN HÌNH

rõ nguồn gốc trên một số kênh truyền hình. Khi cố gắng liên hệ với các công ty này thông qua số điện thoại quảng cáo và đề nghị được đến cửa hàng để xem sản phẩm thì các công ty đều đưa ra lý do là cửa hàng chỉ bán hàng trực tuyến (online) nên khách hàng nếu muốn mua thì chỉ cần tham khảo thông tin trên website hoặc gọi điện để được tư vấn, còn nếu muốn đến xem sản phẩm thì …không được.

2.4. Lưu ý dành riêng cho các người tiêu dùng là các bà/chị nội trợ

Nếu như mô hình bán hàng trên mạng có đối tượng chính hướng tới là dân công sở, hàng ngày đều tiếp xúc và sử dụng Internet thì mô hình bán hàng qua sóng truyền hình nhằm hướng tới đối tượng là các bà nội trợ. Đặc điểm của nhóm người tiêu dùng này là thời gian ở nhà nhiều, ít có điều kiện cập nhật thông tin về giá cả của một số mặt hàng (ngoại trừ lương thực, thực phẩm là những thứ các bà, các chị mua bán hàng ngày), và thời gian tiếp xúc, xem ti vi khá nhiều. Nắm bắt được đặc điểm này, các nội dung quảng cáo đều cố gắng truyền tải một hình ảnh sản phẩm hoàn hảo, một nội dung quảng cáo đầy hấp dẫn đi cùng với mức giá hợp lý và cung cấp hình thức giao hàng và thanh toán tiền tận nhà cho mọi người. Các bà nội trợ vốn ít thời gian lựa chọn lại sẵn tâm lý tính toán mua hàng tiết kiệm và không muốn dành nhiều thời gian đi lại mua bán nên rất dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán với các công ty bán hàng qua truyền hình. Ngoài ra, một đặc điểm cần phải lưu ý nữa là hiện nay, tâm lý của rất nhiều người đều tin vào những gì quảng cáo trên tivi. Thói quen này xuất phát và kéo dài từ nhiều năm trước, khi các nhà đài 100% đều thuộc quyền kiểm soát của các cơ quan nhà nước, đăng tải những thông tin chính thống và nội dung đã được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, khi lĩnh vực truyền hình, viễn thông đã phát triển với sự tham gia của lĩnh vực tư nhân thì mức độ kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực truyền hình đã không còn được chặt chẽ như trước. Do vậy, khi tiếp nhận một thông tin quảng cáo từ các kênh truyền hình, người tiêu dùng cần luôn cảnh giác và phải có sự đối chiếu, so sánh thông tin trước khi giao dịch, mua bán.

TùNg BáCH

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

1.2. Phương thức mua hàng và thanh toán đơn giản

Một quy trình mua hàng truyền thống của người tiêu dùng, bao gồm Ý thức được nhu cầu – Tìm kiếm thông tin – Lựa chọn và Cân nhắc các phương án – Quyết định mua đã được nhà sản xuất chương trình quảng cáo nghiên cứu, cô lập, giới hạn lại và định hướng trong những thông tin được cung cấp một cách có chủ ý và đầy tính kỹ thuật. Người tiêu dùng không còn mất nhiều thời gian để tìm kiếm hàng hóa, thậm chí với những nội dung quảng cáo được thiết kế tốt có thể đánh thức nhu cầu và ham muốn mua bán của người tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có ý định mua sản phẩm đó. Kết hợp với các hình thức hỗ trợ mua bán như đặt hàng qua điện thoại, giao hàng và thanh toán tận nhà, khi hàng mang đến không ưng ý thì có thể trả lại… rõ ràng, mô hình bán hàng trên các kênh truyền hình như trên rất thuận tiện và đơn giản cho mọi người.

1.3. Thông tin về giá cả, khuyến mại luôn hấp dẫn và luôn nổi bật

Một trong những nội dung quảng cáo luôn được chú trọng và gần như là thành phần không thể thiếu trong các kịch bản bán hàng trên truyền hình là mức giảm giá sản phẩm và các chương trình khuyến mại đi kèm. Giống như các mô hình bán hàng qua Internet hay bán hàng trực tiếp, thông tin về giảm giá và khuyến mại luôn là những thông tin thu thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Do vậy, các thông tin này luôn được bố trí và sắp xếp sao cho thật nổi bật và “đập ngay” vào mắt người xem.

1.4. Người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý tin vào những gì được đăng tải trên sóng truyền hình.

Xuất phát từ quan niệm truyền hình là của nhà nước nên hiện nay, đặc biệt tại các vùng nông thôn, thị thành, vùng sâu vùng xa, nhiều người vẫn luôn tin tưởng vào những nội dung quảng cáo trên truyền hình. Nhiều người vốn tính cẩn thận khi mua bán, nhưng lần đầu tiếp xúc với kênh truyền hình bán hàng cũng đều không tránh khỏi tâm lý tin vào những gì phát sóng trên đài truyền hình. Đây cũng là một trong những lợi thế sẵn có của mô hình bán hàng này, giúp cho các nội dung quảng cáo dễ dàng đi vào lòng người hơn. 2. Biến tướng của mô hình bán hàng trên truyền hình

Rõ ràng mô hình bán hàng qua tivi có rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, ở đâu có sự phát triển nhanh chóng thì đi kèm cũng

là các hiện tượng biến tướng, lợi dụng để trục lợi phi pháp. Thực tế đã xuất hiện nhiều vụ việc lợi dụng việc bán hàng qua truyền hình để lừa đảo người tiêu dùng.

Vụ việc vòng Titan là một trong những vụ việc nổi bật về việc lừa đảo liên quan đến quảng cáo gian dối chất lượng sản phẩm và thổi phồng giá bán so với giá nhập khẩu. Theo nội dung quảng cáo được phát trên rất nhiều kênh truyền hình: “Sản phẩm có chứa 99,99% titan và germanium (nguyên liệu quý), đã được hãng SGS của Thụy Sĩ kiểm định và chứng nhận có tác dụng tăng khả năng lưu thông máu, chống bức xạ”. Cũng theo quảng cáo, sản phẩm đang được nhiều minh tinh màn bạc Hollywood, người mẫu tại nhiều nước trên thế giới tin dùng; một bộ sản phẩm gồm 2 vòng đeo tay và 2 dây chuyền có giá là 1.688.000 đồng, khuyến mãi có giá 999.000 đồng. Tuy nhiên, kết quả điều tra của các cơ quan nhà nước cho thấy, vòng vàng “Titan - Phật Quan âm” đã được mua từ Công ty đồ trang sức Thâm Quyến (Trung Quốc) với giá 32 nhân dân tệ/20 bộ sản phẩm (tương đương 4.000 đồng/bộ sản phẩm). Qua giám định đã cho thấy vòng vàng “Titan - Phật Quan âm” có tới 71,31% là sắt, chỉ có 2,8% titan còn lại là các tạp chất, không tìm thấy nguyên tố germanium.

Một hình thức lừa đảo mới xuất hiện gần đây liên quan đến bán hàng trên truyền hình là việc đơn vị bán hàng không cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin liên hệ khi quảng cáo và bán hàng. Lợi dụng việc giao dịch qua điện thoại và sử dụng dịch vụ giao hàng và

thanh toán tận nhà của người mua (thông qua dịch vụ bưu điện), người mua nếu không cẩn thận, kiểm tra kỹ thông tin của người bán thì khi xảy ra vấn đề thường rất khó liên lạc được với người bán. Rất nhiều người tiêu dùng đã phản ánh tới Cục Quản lý cạnh tranh về việc quảng cáo một đằng nhưng khi nhận hàng thì chất lượng một nẻo. Mặc dù nội dung quảng cáo có ghi rõ có thể trả lại hàng nếu không thích khi nhân viên giao hàng mang hàng tới nhưng thực tế chính sách giao hàng của nhiều đơn vị lừa đảo là: chỉ khi thanh toán tiền xong cho người giao hàng thì người tiêu dùng mới được mở hộp sản phẩm. Vì vậy, khi phát hiện ra hàng kém chất lượng thì người giao hàng đã đi khỏi. Người tiêu dùng khi đó có thể liên lạc với người bán để khiếu nại. Nhưng hệ lụy của hình thức lừa đảo này dẫn tới rất nhiều thiệt thòi cho người tiêu dùng. Thứ nhất, người tiêu dùng chỉ biết số điện thoại liên lạc của người bán. Khi liên lạc với số điện thoại này, người tiêu dùng có thể được nhân viên tư vấn là gửi hàng trở lại theo địa chỉ do công ty cung cấp hoặc tồi tệ hơn là nhân viên tư vấn phớt lờ, có lời nói coi thường người tiêu dùng. Thứ hai, một số người bán nhã nhặn tư vấn người tiêu dùng gửi hàng trở lại theo địa chỉ do công ty cung cấp để được đổi hàng, sửa chữa hoặc thay thế. Tuy nhiên, đây không phải là địa chỉ thực tế của công ty. Trong phần lớn trường hợp, đây chỉ là địa chỉ “ma” hoặc là địa chỉ của bưu cục- nơi công ty đăng ký để nhận bưu phẩm. Người tiêu dùng sau khi gửi hàng xong thì lại tiếp tục thời gian chờ và đợi. Nếu có gọi điện tới công

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

ty người bán để hỏi thì sẽ bị đối xử như trường hợp thứ nhất nêu trên. Việc tìm hiểu địa chỉ thật sự của các công ty này rất khó khăn.

Như vậy, những lợi thế về mặt công nghệ, về phương thức bán hàng…do không được kiểm soát chặt chẽ đã trở thành kẽ hở để kẻ lừa đảo lợi dụng, tiến hành các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Các hành vi này, do đặc tính phát sóng rộng rãi của sóng truyền hình, khi xảy ra thường phát tán và ảnh hưởng tới rất nhiều người tiêu dùng. Ví dụ như vụ vòng Titan, số lượng người tiêu dùng mua sản phẩm lan ra tới hơn 13 tỉnh thành, địa phương, thậm chí kéo dài tới cả các vùng cao như Hà Giang, Yên Bái.

Nhằm hạn chế các hành vi lừa đảo qua mô hình bán hàng trên truyền hình, hiện nay, pháp luật đã và đang bổ sung nhiều quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan. Cụ thể là trách nhiệm của các đơn vị truyền hình – nơi cung cấp giải pháp kỹ thuật để truyền bá các chương trình quảng cáo và bán hàng của doanh nghiệp. 3. Trách nhiệm liên đới của đơn vị truyền hình đối với nội dung quảng cáo, bán hàng trên các kênh truyền hình.

Để có thể thực hiện các nội dung quảng cáo và bán hàng trên truyền hình, các đài truyền hình đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện để truyền dẫn các nội dung quảng cáo từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, bản thân các đài truyền hình cũng trực tiếp tham gia là đơn vị bán hàng, tức là vừa tổ chức sóng truyền hình vừa tổ chức bán hàng. Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp đến việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, bản thân các đài truyền hình cũng phải chịu trách nhiệm liên đới bảo đảm thông tin chính xác cho các bên.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành năm 2010 và chính thức có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2011 đã có quy định rõ ràng và cụ thể tại:

Điều 13. Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

1. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:

a) Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được

cung cấp;b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;

c) Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;

d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm:

a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;

c) Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng;

d) Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, với vị trí là bên thứ ba cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, các đài truyền hình phải có trách nhiệm bảo đảm về tính chính xác, đầy đủ thông tin của hàng hóa, dịch vụ. Để thực hiện trách nhiệm này, nhà đài được phép yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu để chứng minh nội dung quảng cáo và phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp thông tin quảng cáo không chính xác. Đối với các vi phạm của bên thứ ba trong lĩnh vực cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, theo Nghị định 19/2012/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Điều 8. Hành vi vi phạm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng thực hiện một trong các hành vi vi

phạm sau:a) Cung cấp thông tin không đầy

đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp;

b) Không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông là bên thứ ba thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Không có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;

c) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:a) Tịch thu tang vật, phương tiện

được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Như vậy, đài truyền hình nếu vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thì có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 50 triệu đồng và có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 12 tháng.

Với những quy định về trách nhiệm liên đới của đài truyền hình trên đây, trường hợp người tiêu dùng phát hiện các doanh nghiệp quảng cáo và bán hàng có dấu hiệu lừa đảo thì có thể liên hệ trực tiếp tới các đài truyền hình thông báo về dấu hiệu vi phạm và đề nghị đài truyền hình có trách nhiệm kiểm tra thông tin và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể phản ánh các thông tin lừa đảo người tiêu dùng tới Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương thông qua số điện thoại 04.3938.7846 hoặc gửi thông tin khiếu nại thông qua Trang tin bảo vệ người tiêu dùng tại địa chỉ: http://bvntd.vca.gov.vn .

TùNg BáCH

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Hiện nay, mua bán hàng qua các trang web trên mạng Internet hay còn gọi là mua sắm trực tuyến

ngày càng nở rộ mang lại rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng như tiết kiệm thời gian, chi phí, thoải mái lựa chọn, thanh toán bằng thẻ tín dụng, giao hàng tận nhà…Tuy nhiên, mua bán hàng trực tuyến cũng là hình thức giao dịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng nhất.

Thực tế cho thấy không chỉ tại các nước phát triển tỷ lệ người tiêu dùng thường xuyên khiếu nại về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được trao đổi qua hình thức mua sắm trực tuyến cao hơn các hình thức mua bán khác mà tại Việt Nam vấn đề này đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với các cơ quan quản lý nhà nước và chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Hiện chúng ta vẫn đang hoàn thiện luật chuyên biệt về thương mại điện tử làm khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại này nên chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thực thi pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng tham gia hoạt động mua sắm trực tuyến, đồng thời chưa có chế tài hay quy

định để xử lý bên vi phạm.Những quy định về mua sắm hàng trực tuyến của Australia

Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) là cơ quan tối cao thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của đất nước này. Bên cạnh đó, dựa trên những thay đổi của thực tiễn ACCC còn đưa vào những quy định chặt chẽ nhằm ngăn ngừa tình trạng người tiêu dùng bị lừa đảo khi tham gia mua sắm trực tuyến.

Theo đó, tất cả các quyền của người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại thông thường được pháp luật bảo vệ đều được áp dụng khi tham gia mua sắm với đối với hình thức trực tuyến ở nước Úc. Các quyền đó cũng được áp dụng khi người tiêu dùng Úc mua bán hàng trực tuyến ở nước ngoài mặc dù các điều kiện về bảo đảm, bảo hành hàng hóa như sửa chữa, thay thế hoặc hoàn tiền có thể bị hạn chế hay gặp khó khăn vì bên kinh doanh trực tuyến không có trụ sở tại Úc.

Bất cứ một đơn vị kinh doanh mua bán hàng trực tuyến nào trên lãnh thổ nước Úc cũng phải tuân theo quy định như sau:

- Đảm bảo sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phải đáp ứng các quy định về an toàn sản phẩm của Úc.

- Không được đánh lừa người tiêu dùng bằng cách không công bố công khai giá cả và các chi tiết sản phẩm (nguồn gốc xuất xứ, thông tin cảnh báo…).

- Cạnh tranh công bằng, lành mạnh để đảm bảo người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về chất lượng và giá cả sản phẩm hàng hóa.

- Đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể truy nhập vào hệ thống tự động để thực hiện các quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế, hoàn tiền, hủy bỏ việc mua hàng hoặc bồi thường cho phù hợp khi hàng hóa, dịch vụ mắc lỗi.

- Các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ bày bán phải là tài sản của cá nhân, tổ chức kinh doanh, cấm bán hàng ăn cắp và hàng hóa đảm bảo cho một khoản vay nợ.

Mua bán hàng trực tuyến từ các đơn vị kinh doanh ngoài lãnh thổ Australia

ACCC khuyến cáo rằng nếu người tiêu dùng mua hàng hóa từ một người bán trực tuyến có trụ sở ở nước ngoài, người tiêu dùng nên tự biết rằng họ có thể gặp khó khăn thực tế trong việc yêu cầu các biện pháp khắc phục khi hàng hóa, dịch vụ có vấn đề.

Bảo vệ quyền của người tiêu dùng khi tham gia mua bán trực tuyến

ACCC đưa ra những lời khuyên đối với người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến như sau:

- Chỉ xem xét việc mua từ người bán hàng trực tuyến tại Australia hoặc ở nước ngoài nếu bên bán là đơn vị có uy tín, hệ thống cũng phải hiện thị rõ ràng quy trình giải quyết khiếu nại, thắc mắc liên quan đến việc thay thế sản phẩm hàng hóa và hoàn tiền. Người tiêu dùng cũng phải xem xét hệ thống bán hàng trực tuyến đó có hiển thị những hướng dẫn, cảnh báo rõ ràng nhằm bảo vệ an ninh và sự riêng tư thông tin cá nhân và thông tin tài chính của người mua hay không. Chú ý đến số đăng ký kinh doanh, số điện thoại liên lạc, số fax và địa chỉ có thật của người bán trực tuyến.

- Trước khi mua, kiểm tra các điều khoản và điều kiện (giao hàng, thanh toán, bảo hành…) cẩn thận để biết rằng những gì mình đang trả tiền và chắc rằng không có việc gian lận về giá cả hay bị

MUA HÀNG TRựC TUYếN – NHữNG QUY ĐỊNH pHÁp Lý CỦA AUsTRALIA VÀ THựC TIễN TạI VIỆT NAM

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

hạn chế các thông tin về sản phẩm.- Trước khi bắt đầu truy cập vào

hệ thống mua sắm trực tuyến, đảm bảo rằng máy tính cá nhân, máy tính bảng hay điện thoại hoặc phương tiện truy cập được bảo vệ an toàn bằng cách cài đặt hoặc cập nhật bảo mật và phần mềm chống virus, chống gián điệp.

- Đừng mua sắm ngay lập tức từ một địa chỉ duy nhất, hãy chú ý đến các địa chỉ mua sắm trực tuyến khác. Đưa ra các câu hỏi và yêu cầu cung cấp chi tiết hình ảnh sản phẩm, hàng hóa để biết những gì mình sẽ nhận được. So sánh giá cả trên các trang web khác nhau để lựa chọn giá tốt nhất có thể.

- Trước khi trả tiền: Hết sức cẩn thận khi nhận được yêu cầu từ người bán đòi cung cấp mã PIN ngân hàng hay mật khẩu của bạn. Đây là trang mua sắm trực tuyến có dấu hiệu lừa đảo nhằm đánh cắp tài khoản ngân hàng của người mua. Không bao giờ mua từ những người bán hàng trực tuyến này và Báo ngay cho ACCC biết. Hãy kiểm tra xem trang web có an toàn hay không. Nó cần phải có một biểu tượng ổ khóa và một địa chỉ bắt đầu bằng https://. Xem xét những điều kiện, điều khoản cung cấp và vận chuyển hàng hóa để đảm bảo rằng bạn có thể kiểm tra tiến độ đặt hàng trực tuyến của mình. Không nên trả tiền trực tiếp vào tài khoản của người bán đối với những mặt hàng có giá trị. Hãy sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của bên thứ ba. Thường thì các địa chỉ mua sắm trực tuyến uy tín đều sử dụng dịch vụ này, hãy yêu cầu cho đến khi nhận được chấp thuận thanh toán qua một bên thứ ba.

- Giữ lại bản sao của tất cả các tài liệu, bao gồm kể cả hồ sơ điện tử dự thầu, đấu giá, giới thiệu sản phẩm, địa chỉ thư điện tử (email) và các hóa đơn, khoản thu để đề phòng trường hợp có vấn đề phát sinh.

- Nếu xảy ra vấn đề trong quá trình mua sắm trực tuyến, lập tức gửi email cho người bán có nêu rõ các vấn đề nảy sinh và làm thế nào để giải quyết.

- Nếu bạn trả tiền bằng thẻ tín dụng mà không nhận được sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ, hãy liên hệ với ngân hàng thực hiện việc thanh toán qua thẻ yêu cầu họ hủy bỏ ngay khoản phí thanh toán trái phép.

Thực tiễn hoạt động mua sắm trực tuyến ở Việt Nam

Có thể dễ dàng điểm thấy trên mặt báo chí hàng loạt những phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến việc mua hàng trực tuyến bị lừa đảo, rao bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng trộm cắp và đã không ít người tiêu dùng bị rơi vào bẫy quảng cáo hàng đẹp, hàng xịn, hàng xách tay đảm bảo chất lượng hàng hiệu giá rẻ, giao hàng tận nơi…

Người tiêu dùng mua hàng trực tuyến dễ mua phải hàng kém chất lượng với giá cao, hàng nhái nhãn hiệu không như mẫu hàng được rao bán, thậm chí là mua phải hàng hỏng. Người bán không có cửa hàng, không có địa chỉ cụ thể, điểm giao hàng lại ở một quán cà phê, hoặc trên đường phố hoặc mang tới tận nơi. Người mua chỉ có số điện thoại di động, một cái tên ảo (nick-name) hay một gian hàng ảo của người bán trên mạng Internet. Đến khi biết bị lừa thì điện thoại không liên lạc được, đi tìm thì toàn bộ thông tin người bán cung cấp đều không tồn tại.

Theo thống kê ước tính Việt Nam hiện có khoảng 31 triệu người sử dụng mạng Internet, tương ứng 34% dân số. Đây là môi trường màu mỡ cho các dịch vụ mua sắm trực tuyến phát triển song cũng là mục tiêu của tội phạm công nghệ cao. Chúng ta đã có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Quảng cáo, Luật Thương mại…và hàng loạt các văn bản pháp lý khác có đề cập đến hình thức thương mại điện tử song chưa có một luật chuyên biệt điều chỉnh một cách có hệ thống hình thức mua bán này. Chính vì thế việc kiểm soát họat động mua sắm trực tuyến rất khó khăn, các giao dịch chủ yếu do các bên tự tìm hiểu và thực hiện mà không có một bảo đảm chắc chắn nào cho quá trình mua bán. Những người quản lý trang web mua bán trực tuyến (admin) chủ yếu kiểm soát số lượng thành viên đăng các thông tin rao bán và hạn chế những mặt hàng cấm còn việc người rao bán tung ra các loại hàng giả, hàng hỏng, hàng kém chất lượng không như quảng cáo thì không quản lý nổi. Đây chính là nguyên nhân của việc người mua (bên tiêu dùng) bị lừa khi sự việc mua bán đã rồi.

Ngoài việc người tiêu dùng bị lừa về hàng hóa, dịch vụ thì còn rất nhiều vụ việc người tiêu dùng bị đánh cắp tài

khoản ngân hàng, bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị mất tiền mà không nhận được hàng. Thậm chí khi biết bị lừa, tìm đến bên bán thì mới tá hỏa nhận ra đó chỉ là một địa chỉ ảo, địa chỉ “ma” hoặc bị bên bán đe dọa đã mua rồi thì không có chuyện đòi hỏi, phủ nhận chuyện mua bán và không trả lại tiền. Đó là hệ quả của việc trao đổi trực tuyến chỉ dựa vào việc tin tưởng bên bán, chuyển tiền thẳng vào tài khoản bên bán mà không dùng các hình thức thanh toán an toàn. Hầu như người mua cũng chẳng bao giờ đòi hỏi, yêu cầu những giấy tờ, tài liệu làm bằng chứng cho quá trình mua bán hoặc có thì bên bán cũng không cung cấp. Chính vì vậy các vụ khiếu nại của người tiêu dùng dù rất nhiều nhưng khó giải quyết vì thiếu căn cứ, thiếu bằng chứng.

Tìm hiểu những quy định về mua sắm trực tuyến của Úc nêu trên, người tiêu dùng Việt Nam trước tiên hãy tự biết cách bảo vệ chính mình bằng việc hết sức cảnh giác và thận trọng cũng như tìm hiểu kỹ càng trước khi mua sắm trực tuyến. Một số lời khuyên khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam như sau:

- Kiểm tra độ tin cậy và uy tín của các trang web bán hàng trực tuyến thông qua phần cho điểm uy tín trên chính trang web đó do các người mua trước đánh giá.

- Chú ý đến danh sách đen (black list) mà các thành viên tham gia mua sắm trực tuyến thông báo cho nhau để biết các địa chỉ, các tên giao dịch trực tuyến có dấu hiệu lừa đảo, không có uy tín và bị cấm hoạt động.

- Lựa chọn các cổng thanh toán trực tuyến trung gian là các kênh thanh toán thông qua hệ thống của các ngân hàng nhằm đảm bảo quyền được hoàn tiền khi hàng hóa dịch vụ không được giao hay hỏng hóc đồng thời bảo mật được thông tin tài khoản.

- Thanh toán bằng thẻ tín dụng và giữ lại các hóa đơn, chứng từ đề phòng trường hợp phát sinh các vấn đề liên quan.

- Hình thành thói quen bảo vệ máy tính hay các phương tiện truy cập mạng Internet của mình bằng cách cập nhật các phần mềm bảo mật, không truy cập mạng wifi công cộng khi mua sắm trực tuyến, chú ý đến địa chỉ của bên bán, số điện thoại và thông tin liên lạc.

PHAN KHáNH AN

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Australia quy định về

những điều kiện bảo hành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng rất chặt chẽ, theo đó người tiêu dùng có quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc hoàn lại tiền khi hàng hóa dịch vụ bị hỏng hóc, lỗi hay kém chất lượng.

Những khiếu nại, phàn nàn của người tiêu dùng về dịch vụ hậu mãi ngày càng kém chất lượng, có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm của người bán đã khiến những nhà làm luật phải đưa ra hàng loạt quy định pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Thiết lập sự công bằng, tôn trọng quyền tiêu dùng của con người và tăng cường trách nhiệm của các thương nhân đối với tài sản và sức khỏe người tiêu dùng, Luật Bảo vệ người tiêu dùng Australia đã hướng tới siết chặt các dịch vụ hậu mãi khi mà các hình thức thương mại ngày càng phát triển đa dạng.

Dưới đây là những quy định mang ý nghĩa bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của con người hết sức văn minh và phù hợp với thực tiễn xã hội hiện đại.Điều kiện để yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc hoàn tiền

Khi xảy ra những lỗi, hỏng hóc thông thường đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, cá nhân, tổ chức kinh doanh hay nhà cung cấp có thể lựa chọn phương thức sửa chữa miễn phí sản phẩm cho người tiêu dùng. Nhưng nếu sản phẩm là hàng hóa bị hỏng hóc nghiêm trọng làm mất hoặc thay đổi tính năng, công năng sử dụng thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu bên bán thay thế bằng sản phẩm khác hoặc hoàn tiền. Đối với dịch vụ bị lỗi người tiêu dùng có quyền đòi bồi thường tương ứng với giá trị số tiền đã trả cho dịch vụ đó hoặc yêu cầu hoàn tiền.

Những nhà bán lẻ, người trực tiếp bán, cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng không có quyền từ chối trách nhiệm của họ bằng cách đẩy người tiêu dùng cho nhà sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu sản phẩm.

Người tiêu dùng có thể tiếp cận trực tiếp với nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu nhưng người tiêu dùng chỉ có quyền đòi lại một phần giá trị sản phẩm từ nhà sản xuất trong trường hợp đòi bồi thường phần bị thiệt hại hay tổn thất. Người tiêu dùng không thể yêu cầu sửa chữa, thay thế hay hoàn lại tiền từ nhà sản xuất.Sửa chữa

Nếu sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mắc những lỗi thông thường, người tiêu dùng phải chấp nhận phương án sửa chữa miễn phí do cá nhân, tổ chức kinh doanh đưa ra.

Nếu nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo việc sửa chữa miễn phí trong khoảng thời gian hợp lý hoặc không có khả năng sửa lỗi sản phẩm thì người tiêu dùng có quyền:

- Mua sản phẩm từ một nơi bán khác và yêu cầu cá nhân, tổ chức kinh doanh đã bán sản phẩm lỗi trả chi phí cho sản phẩm thay thế

- Yêu cầu thay thế sản phẩm- Yêu cầu trả lại tiền- Đòi bồi thường giảm giá dưới mức

giá đã thanh toánTheo Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng của Australia, cá nhân, tổ chức kinh doanh chấp nhận sửa chữa sản phẩm lỗi phải cung cấp cho người tiêu dùng bản hướng dẫn yêu cầu sửa chữa sản phẩm đối với các loại hàng hóa sau:

- Loại hàng hóa có tính năng lưu trữ các loại thông tin, dữ liệu như điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc và các loại máy móc điện tử có tính năng tương tự

- Loại hàng hóa mà người sửa chữa có thể tái tạo tính năng hoạt động của sản phẩm hoặc tái tạo một phần khi sửa chữa sản phẩm

Chú ý ở đây là người tiêu dùng buộc phải có bằng chứng là đã nhận bản hướng dẫn yêu cầu sửa chữa sản phẩm từ người bán khi mua hàng hóaThay thế và hoàn tiền

Người tiêu dùng có quyền đòi thay thế sản phẩm khác hoặc hoàn tiền nếu như mua phải sản phẩm hàng hóa bị lỗi

nghiêm trọng.Việc thay thế sản phẩm hàng hóa

khác cho người tiêu dùng phải đảm bảo giống hệt chủng loại hàng hóa đã mua ban đầu. Việc hoàn tiền cũng phải đảm bảo bằng với số tiền ban đầu mà người tiêu dùng bỏ ra mua sản phẩm.

Cá nhân, tổ chức kinh doanh cũng dựa trên khoảng thời gian kể từ thời điểm người tiêu dùng mua sản phẩm, hàng hóa để làm căn cứ xác định trách nhiệm của họ đối với sản phẩm hàng hóa.

Điều này được xem xét dựa vào các yếu tố sau:

- Chủng loại sản phẩm, hàng hóa- Người tiêu dùng đã sử dụng và bảo

quản hàng hóa như thế nào.- Khoảng thời gian người tiêu dùng

sử dụng sản phẩm- Số lần sử dụng sản phẩm một cách

hợp lý so với ngưỡng cho phép trong hướng dẫn sử dụng hoặc cảnh báo.

Đối với những lỗi nghiêm trọng xảy ra với dịch vụ, người tiêu dùng có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ đó và đòi hoàn tiền hoặc đòi bồi thường giảm giá dưới mức giá đã thanh toán.Như thế nào được coi là lỗi nghiêm trọng đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Một sản phẩm hàng hóa được xem là mắc lỗi nghiêm trọng khi có biểu hiện sau:

- Có sự cản trở người tiêu dùng trả giá sản phẩm trong khi họ biết rõ về sản phẩm đó.

- Sản phẩm không an toàn cho người sử dụng.

- Sản phẩm khác biệt rõ ràng so với hàng mẫu hoặc so với hướng dẫn, miêu tả.

- Sản phẩm không có tính năng hoạt động như được công bố hoặc sản phẩm mà người tiêu dùng yêu cầu mua không được đáp ứng đúng như nguyện vọng.

Dịch vụ được xem là mắc lỗi nghiêm trọng khi có biểu hiện sau:

- Có sự cản trở người tiêu dùng trả giá dịch vụ trong khi họ biết rõ về dịch vụ đó.

QUYỀN ĐượC sửA CHữA, THAY THế HOặC HOÀN TIỀN ĐỐI VỚI HÀNG HóA, DỊCH Vụ KHUYếT TậT, LỗI THeO LUậT BẢO VỆ QUYỀN LợI NGườI TIÊU DùNG AUsTRALIA

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

- Dịch vụ không đạt tiêu chuẩn cơ bản theo tiêu chuẩn phổ biến và không được cung cấp trong một thời gian hợp lý.

- Dịch vụ không được đáp ứng theo yêu cầu cụ thể mà người tiêu dùng đưa ra và không được cung cấp trong khoảng thời gian hợp lý.

- Dịch vụ gây ra những sự cố không an toàn cho người sử dụng.Quy định về những điều kiện người bán không có trách nhiệm sửa chữa, thay thế hoặc hoàn tiền

Cá nhân, tổ chức kinh doanh có thể từ chối sửa chữa miễn phí, thay thế sản phẩm hay hoàn lại tiền cho người tiêu dùng trong một số trường hợp sau:

- Khi người tiêu dùng thay đổi quyết định.

- Người tiêu dùng sử dụng sai hay lạm dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ vào việc khác với tính năng của nó trong bất cứ trường hợp nào.

- Người tiêu dùng đưa ra những yêu sách khác với giới thiệu của nhà cung cấp khi dịch vụ đã được hoàn thiện hoặc yêu sách vô lý, không rõ ràng.

- Các vấn đề khác ngoài tầm kiểm soát của nhà cung cấp dịch vụ.Trả lại sản phẩm hàng hóa

Khi trả lại sản phẩm hàng hóa, người tiêu dùng có trách nhiệm đối với việc mang trả lại hàng, trừ khi việc mang trả lại hàng làm phát sinh những chi phí đáng kể. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức kinh doanh phải trả chi phí cho việc mang trả lại hàng hóa hoặc đổi hàng.

Đặc biệt, khi trả lại hàng, người tiêu dùng không phải đóng gói lại theo đúng như đóng gói khi mua. Họ có thể mang sản phẩm tới trả lại và yêu cầu hoàn tiền.Chú ý về quyền được hoàn tiền và hết hạn bảo hành

Trong bất cứ trường hợp nào, cho dù là quà tặng từ cá nhân, tổ chức kinh doanh hay trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ thì người tiêu dùng đều có quyền hoàn lại tiền theo luật định. Khi cá nhân, tổ chức kinh doanh nói rằng sẽ không được hoàn lại tiền trong bất kỳ trường hợp nào có nghĩa là họ đang làm sai pháp luật.

Được hoàn lại tiền, trả lại sản phẩm hàng hóa dịch vụ khi xảy ra những lỗi nghiêm trọng theo quy định là quyền của người tiêu dùng. Thậm chí quyền này không hề mất giá trị kể cả khi giấy bảo hành sản phẩm hàng hóa đã hết hạn.

PHAN KHáNH AN

Chấm dứt hợp đồng tín dụngMột tổ chức tín dụng đã đưa ra phản

đối chống lại việc ngăn cản họ thu các khoản phí khi chấm dứt hợp đồng cho vạy. Họ cho rằng khi chấm dứt hay hủy bỏ một hợp đồng cho vay đối với người tiêu dùng, những chi phí như phí tư vấn, phí lưu giữ hồ sơ liên lạc, phí soạn thảo là phải thu. Theo cơ quan Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, không có điều khoản hợp đồng nào cũng như không có bằng chứng nào từ người tiêu dùng xác nhận rằng tồn tại các chi phí được hoàn lại. Đây là kết quả của việc các tổ chức tín dụng cố ý giữ lại các khoản thanh toán ban đầu. Như một hệ quả, cơ quan điều tra dự định khởi kiện trong trường hợp này.Những thay đổi của quy định pháp luật

Thực tế kiểm tra cho thấy các tổ chức cấp tín dụng giải thích các quy định của Đạo luật mới được sửa đổi về cho vay tiêu dùng thực sự khác nhau. Dựa trên những thông tin về thị trường tín dụng, kinh nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước và thông tin từ khiếu nại của người tiêu dùng, cần phải xem xét sự thay đổi của pháp luật để đáp ứng những thay đổi của thực tiễn. Một trong số đó là vấn đề liên quan đến việc xác định thời hạn tối thiểu để ràng buộc người tiêu dùng với các nghĩa vụ theo hợp đồng khi họ tiếp nhận các dữ liệu thông tin trên các mẫu thông tin mà tổ chức tín dụng cung cấp. Một số đơn vị cho vay tín dụng áp dụng thời hạn không đủ dài để người tiêu dùng có thể hiểu chi tiết và so sánh các mẫu thông tin của các tổ chức tín dụng khác

nhau.Cân nhắc kỹ càng trước khi ký hợp đồng

Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Ba Lan hướng dẫn người tiêu dùng rất chi tiết và cụ thể các bước xem xét trước khi đưa ra quyết định vay mượn tài chính đồng thời giúp người vay nắm thông tin khi lựa chọn các tổ chức cho

vay thông qua trang web: www.zanim-podpiszesz.pl (bằng tiếng Ba Lan). Một người tiêu dùng sẽ tìm thấy ở đây các thông tin cơ bản về rủi ro vay tiêu dùng, họ có thể ước tính được chi phí cho vay, hoặc tìm hiểu các quy tắc mới nhằm quyết định vay môt số tiền hợp lý . Khi đưa ra các quyết định tài chính, người tiêu dùng có thể tìm thấy câu trả lời hữu ích. Ngoài ra, hỗ trợ miễn phí được cung cấp bởi Liên đoàn người tiêu dùng Ba Lan theo số điện thoại 800.007.707, tại chi nhánh văn phòng công nghệ thông tin địa phương, hoặc bằng cách gửi các vấn đề khúc mắc qua hòm thư điện tử [email protected] được quản lý bởi Hiệp hội của người tiêu dùng Ba Lan. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ miễn phí đối với các thỏa thuận, giao kết với các tổ chức tài chính tại Cơ quan Thanh Tra của người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên đây là kinh nghiệm thực tiễn về việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung do các ngân hàng và các tổ chức tín dụng Ba Lan phát hành để giao dịch với người tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Ba Lan đã và đang thực hiện những biện pháp kiểm soát hết sức chặt chẽ và quyết liệt nhằm chấn chỉnh hoạt động tài chính ngân hàng nước này trước những vi phạm ngày càng tinh vi ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, mặc dù hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung của ngân hàng và các tổ chức tín dụng không có tên trong

THắT CHặT KIểM sOÁT Hợp ĐồNG MẫUCỦA NGâN HÀNG VÀ CÁC Tổ CHỨC TíN DụNG– KINH NGHIỆM CỦA BA LAN (tiếp kỳ trước)

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định tại điều 16 như sau:Điều 16. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không thuộc phạm vi phải đăng ký.

1. Trường hợp nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm đó.

2. Trường hợp nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không rõ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình làm rõ các nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đó.

3. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng. Trường hợp việc sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm dẫn đến điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực và phát sinh thiệt hại đối với người tiêu dùng thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

Trước thực tế người tiêu dùng ngày càng có nhiều khiếu nại đối với các ngân hàng trong quá trình giao dịch, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ cần sớm bắt tay vào kiểm soát những hành vi vi phạm Luật bảo vệ người tiêu dùng để bảo đảm tính nghiêm minh và tinh thần thượng tôn pháp luật.

PHAN KHáNH AN(Tài liệu tham khảo: http://icpen.org/

news/)

Theo kinh tế học, cơ chế thị trường là công cụ tối ưu để phân bổ nguồn lực nếu thị trường vận động cạnh

tranh và hiệu quả1. Người tiêu dùng sẽ có thể chủ động tham gia vào thị trường nếu họ được trang bị đầy đủ thông tin về các hàng hóa, dịch vụ, nhà cung cấp, và công nghệ đang sẵn có trên thị trường; và nếu họ có thể so sánh giữa các dịch vụ, hàng hóa đó về mặt giá cả và chất lượng; khi người tiêu dùng luôn tìm kiếm những hàng hóa, dịch vụ và công nghệ mới; cũng như khi người tiêu dùng có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp mà họ thấy hài lòng hơn.

Khi người tiêu dùng chỉ có những thông tin không đầy đủ, gây nhầm lẫn, không đáng tin cậy, thiếu minh bạch và khó kiểm chứng, họ sẽ chịu rất nhiều thiệt hại, cụ thể bao gồm:

Người tiêu dùng không được tham gia một cách hiệu quả vào thị trường (bao gồm cả việc thay đổi nhà cung cấp) bởi họ thiếu thông tin về hàng hóa và dịch vụ hay bởi tình trạng thiếu hụt/dư thừa những thông tin sẵn có khiến cho họ bối rối;

Người tiêu dùng chi tiêu quá nhiều hay mua những hàng hóa và dịch vụ không phù hợp nhu cầu của họ; và

Người tiêu dùng cảm thấy giận giữ và thất vọng về một loại hàng hóa và dịch vụ nhất định bởi chúng thiếu những phẩm chất mà họ mong muốn, dẫn đến việc người tiêu dùng đi khiếu nại.

Thông tin và trao quyền cho người tiêu dùng

Để trao quyền cho người tiêu dùng, tạo áp lực khiến cạnh tranh trên thị trường mang lại những lợi ích hứa hẹn cho người tiêu dùng như giá thấp hơn, nhiều lựa chọn hơn, chất lượng hàng hóa và dịch vụ được cải thiện, v.v., người

1 Điều kiện để cạnh tranh hiệu quả tồn tại bao gồm người tiêu dùng được trao quyền, có khả năng và sẵn sàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, thông tin đối xứng, chi phí giao dịch bằng không và không tồn tại hàng hoá công cộng hay các yếu tố ngoại vi trong tiêu dùng hay sản xuất. Bất kỳ sai lệch nào trong số tập hợp các điều kiện phổ biến nói trên trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự không hoàn hảo của thị trường hoặc thất bại của thị trường.

tiêu dùng cần phải: tiếp cận thông tin về các lựa chọn khác nhau sẵn có trên thị trường; đánh giá đúng những gì đang được cung cấp; và hành động dựa trên các thông tin có sẵn đó và bằng những phân tích của chính họ như mua những hàng hóa và dịch vụ đem lại cho khách hàng giá trị tốt nhất. Khi một trong những nhân tố nói trên trong quá trình người tiêu dùng lựa chọn và quyết định mua sắm không tồn tại hoặc yếu, khả năng người tiêu dùng có thể tác động cạnh tranh hiệu quả bị triệt tiêu. (Xem minh họa trong Hình 1)

Việc người tiêu dùng có nhận được thông tin đầy đủ hay không rất quan trọng đối với việc tạo ra cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, để người tiêu dùng có thể được hưởng những lợi ích của cạnh tranh dưới dạng nhiều lựa chọn hơn, giá thành rẻ hơn, chất lượng và cải tiến ở mức thích hợp. Nhưng để cạnh trạnh có thể đem lại những hiệu quả thiết thực cho người tiêu dùng thì có hai nhân tố không thể thiếu:

Người tiêu dùng cần được trang bị với những thông tin, kỹ năng và sự tự tin cần thiết để tham gia một cách hiệu quả vào tiến trình cạnh tranh. Điều này đòi hỏi người tiêu dùng phải nhận thức được về những lựa chọn đang sẵn có trên thị trường, về các đặc điểm, công năng, giá cả, ưu khuyết điểm của hàng hóa, dịch vụ và các công nghệ mới (để họ có thể đánh giá đúng những lợi ích tiềm tàng), và cả về sự tồn tại và cách thức sử dụng một số chức năng khiến họ có khả năng cao hơn để chuyển đổi giữa các nhà cung cấp.

Người tiêu dùng cần có khả năng và sẵn sàng chuyển đổi giữa các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách dễ dàng và nhanh chóng, với chi phí thấp mà không cần nỗ lực quá mức hay bị ngăn trở và rơi vào trạng thái lo âu. Nếu không có các điều kiện này, người tiêu dùng sẽ rất miễn cưỡng khi phải chuyển đổi nhà cung cấp, và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới tiến trình cạnh tranh cũng như giảm cả những lợi ích từ cạnh tranh mà người tiêu dùng có thể nhận được.

VAI TRò CỦA THôNG TIN TRONG BẢO VỆ NGườI TIÊU DùNG

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Hình 1. Quan hệ giữa người tiêu dùng và cạnh tranh

Nguồn: Văn phòng Thương mại Công bằng Vương quốc Anh (2010c), Kinh tế học hành vi có nghĩa gì với chính sách cạnh tranh? OFT1224, tháng Ba.

Hình 2 minh họa đầy đủ ba khía cạnh quan trọng của chính sách bảo vệ người tiêu dùng: (1) khuyến khích người tiêu dùng chủ động tham gia thị trường vì điều này sẽ tạo động lực cho các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau, (2) người tiêu dùng chủ động và được trao quyền sẽ khuyến khích các nhà cung cấp hành xử theo cách có thể bảo vệ người tiêu dùng; (3) khiến người tiêu dùng tin tưởng hơn, bao gồm cả việc sẵn sàng để chuyển đổi nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Tính sẵn có của các thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng rất quan trọng đối với cả ba khía cạnh trên. Mất cân bằng đáng kể trong các thông tin sẵn có sẽ ngăn cản người tiêu dùng tự tin tham gia thị trường và làm biến dạng kết quả thị trường.

Thông tin không đầy đủ, không phù hợp, và đôi khi gây nhầm lẫn ở các phân đoạn khác nhau trong quan hệ giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều vụ khiếu nại của người tiêu dùng ở bất cứ một thị trường nào. Thiếu thông tin cũng ngăn người tiêu dùng chuyển đổi giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và là một trong những nguyên nhân làm chất lượng phục vụ khách hàng kém trong nhiều lĩnh vực. Vấn đề này càng trầm trọng trong bối cảnh các hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trên thị trường đang ngày càng đa dạng và phức tạp, trong khi những người tiêu dùng thông thái nhất cũng chỉ có hiểu biết chuyên sâu, hay nắm giữ thông tin đáng kể trong một hoặc vài nghành. Ví dụ như trong nghành dịch vụ viễn thông, các cách trình bày khó hiểu, nặng về kỹ thuật và dễ gây nhầm lẫn trong các hợp đồng mẫu hoặc các đơn chào hàng là nguyên nhân khiến việc người tiêu dùng ‘bị sốc vì hóa đơn’, dẫn tới việc họ đâm đơn khiếu nại trong nhiều trường hợp.

Hình 2: Ba mục tiêu chủ yếu của chính sách người tiêu dùng

(Nguồn: Waddams-Price, C. với Garrod, L., Hviid, M. và Loomes, G. (2009), Biện pháp khắc phục hậu quả cạnh tranh trong các thị trường tiêu dùng, Tạp chí Nghiên cứu về Luật bảo vệ người tiêu dùng Loyola, 21:04, 439-495, 2009)

Trách nhiệm của người tiêu dùng khi sử dụng thông tin

Thông tin bất đối xứng là một hạn chế cơ bản đối với sự vận hành trôi chảy của thị trường, khiến gây ra tình trạng không thỏa mãn và khiếu nại của người tiêu dùng. Thông tin mà các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng phải rành mạch, dễ hiểu và dễ tiếp nhận mới có thể giúp giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng để hỗ trợ người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng. Ủy ban Năng suất Úc (2008)2 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người tiêu dùng được giáo dục, được thông tin là ‘bước đầu của quá trình bảo vệ người tiêu dùng chống lại các hành vi sai trái của các nhà cung cấp’, vì việc sử dụng quy định pháp luật ứng phó với tất cả những vấn đề mà người tiêu dùng có thể phải đối mặt là không có tính khả thi và không hợp lý. Sự đồng thuận của người tiêu dùng khi có đầy đủ thông tin là một nhân tố quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách đảm bảo rằng họ có đầy đủ kiến thức về những gì họ đã đồng ý với, do đó cũng có khả năng làm giảm số lượng các khiếu nại về hàng hóa và dịch vụ trong tương lai.

Tuy nhiên, người tiêu dùng thường gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu đúng các cách trình bày thông tin. Như trong ví dụ đã nói ở trên, người tiêu dùng khó mà hiểu được hết các hợp đồng mẫu dài dằng dặc, được soạn thảo sử dụng những ngôn từ phức tạp, và kéo dài nhiều trang. Một trường hợp khác là khi các thông tin về hàng hóa hoặc những chỉ dẫn trong sử dụng dịch vụ bao gồm các thuật ngữ kỹ thuật quá phức hợp. Người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tiếp nhận một lượng thông tin quá lớn trên thị trường, khiến cho họ bối rối và bị lẫn lộn vì các thông điệp cạnh tranh khác nhau. Cộng thêm sự hạn chế về nhận thức của cá nhân người tiêu dùng và một vài xu hướng hành vi khác, có nguy cơ người tiêu dùng sẽ bỏ qua hoặc hiểu nhầm một hay vài thông tin. Những yếu tố này ngăn cản sự hiểu biết của người tiêu dùng về những gì họ đang được cung cấp, cũng như khả năng so sánh và sử dụng hàng hóa cùa họ.

Nhóm Better Regulation Executive và Hội Đồng Tiêu dùng Quốc gia Vương

2 Ủy ban Năng suất Australia (2008), Đánh giá về khung chính sách bảo vệ người tiêu dùng Úc, số 45, Ủy ban Năng suất Australia, Canberra.

< w w w.p c .gov. a u /_ d a t a /a s s e t s / p d f _file/0006/79170/consumer1.pdf> <www.pc.gov.au/_data/assets/pdf_file/0008/79172/consumer2.pdf>

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

quốc Anh (2007)3 cũng đưa ra một kết luận, trên cơ sở các nghiên cứu của họ, rằng mặc dù thông tin có thể là một công cụ mạnh mẽ, nhưng chẳng những nó không an toàn mà còn đi kèm theo các chi phí nhất định.

“Khi trình bày thông tin tới người tiêu dùng, nhiều mảng thông tin từ những nghiên cứu đối tượng của chúng tôi đã không gặt hái được kết quả như mong muốn. Người tiêu dùng từ chối rất nhiều thông tin, đôi khi đơn giản chỉ vì có quá nhiều thông tin, hoặc đôi khi do thông tin được trình bày dưới các hình thức

3 Nhóm Better Regulation Executive (BRE) và Hội đồng Tiêu dùng Quốc gia Vương quốc Anh (2007), Cảnh báo: Quá nhiều thông tin có thể gây tổn hại - Một báo cáo giữa kỳ về tối đa hóa các tác động tích cực của thông tin được hài hòa hóa đối với người tiêu dùng và thị trường. Có thể xem thêm tại địa chỉ <http://www.berr.gov.uk/files/file44588.pdf>

phức tạp và không hấp dẫn ...Chúng tôi đã nói chuyện với một số nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương hơn để nhận ra rằng những thông tin quá phức tạp không chỉ gây khó khăn mà còn làm họ thấy xấu hổ. Trong cộng đồng xã hội nói chung, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người tiêu dùng mong muốn được tiếp nhận những thông tin đơn giản, súc tích.”

Trên thế giới, mặc dù đã có một số quốc gia đưa ra quy định pháp lý về nghĩa vụ công bố thông tin bởi các nhà cung cấp trong một số lĩnh vực, có rất ít nghiên cứu về các kết quả mà việc cung cấp thông tin như vậy mang lại. Có vẻ như từ số lượng khiếu nại của người tiêu dùng, thì rất nhiều trong số các quy định này không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Người tiêu dùng cần thông tin như thế nào?

Chỉ khi nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của mình theo các phương cách sau mới có thể mang lại hiệu quả tích cực đối với người tiêu dùng:

Mô tả bằng ngôn từ thông dụng sao cho người tiêu dùng với trình độ giáo dục bình thường nhất có thể hiểu được;

Trong các chào hàng, luôn sử dụng tùy chọn “tham gia” (opt-in) thay vì tùy chọn “không tham gia” (opt-out) để tăng cường quyền chọn lựa của người tiêu dùng và đảm bảo họ không vô tình hay lãng ý mà bị đưa vào thế tự động tham gia sử dụng hàng hóa, dịch vụ;

Cung cấp bản in hợp đồng cho bất kỳ thỏa thuận nào – bất kể thỏa thuận ban đầu được thực hiện như thế nào (bằng điện thoại, trực tuyến, gặp mặt trực tiếp);

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2013, EU sẽ áp dụng quy định cấm các doanh nghiệp không được phép

thu phí đối với khách hàng cao hơn mức chi phí thực hiện các phương thức thanh toán mà thương nhân phải chịu khi giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Những quy định mới này đưa ra một số thay đổi trong khuôn khổ pháp luật và các thương nhân sẽ phải cẩn trọng, đảm bảo việc tính toán phí đối với khách hàng không trái với quy định.

Quy chế Quyền người tiêu dùng 2012 (liên quan đến phụ phí thanh toán) quy định rằng thương nhân không được thu phụ phí đối với người tiêu dùng cao hơn mức phí khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc các phương thức thanh toán khác. Theo đó, quy chế vẫn cho phép áp dụng tính phụ phí trong một số hình thức thanh toán cụ thể, nhưng số tiền phí được giới hạn không quá mức chi phí thương nhân phải chịu.

Quy chế này thể hiện việc thi hành Điều 19 Chỉ thị Bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh Châu Âu và được đưa ra nhằm cho phép người tiêu dùng so sánh mức giá dễ dàng hơn, thức đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực phụ phí thanh toán được xem là khá phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Quy chế cũng quy định rằng “thương nhân không được tính phí đối với khách

hàng, trong việc sử dụng phương tiện thanh toán, lệ phí vượt quá mức chi phí khi các nhà kinh doanh sử dụng phương tiện thanh toán đó”.

Trong quy định pháp luật, không có định nghĩa chính xác về “chi phí mà các thương nhân phải chịu”, Bộ Thương mại, Đổi mới và Kỹ năng (BIS) cũng cho rằng mục đích của Quy chế Quyền người tiêu dùng không nhằm cấm việc các thương nhân thu các khoản phí thanh toán, mà chỉ giảm thiểu các chi phí trực tiếp mà các thương nhân tính phát sinh khi thực hiện thanh toán cho khách hàng.

BIS cũng không cho rằng các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý hành chính chung nên đưa vào tính toán chi phí thanh toán, mà chỉ bao gồm trong giá niêm yết của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có nghĩa là chi phí hoạt động được xác định đơn thuần phát sinh từ các hoạt động thanh toán thẻ có thể bao gồm trong việc tính toán phụ phí thanh toán. Tuy nhiên, các chi phí gián tiếp, chi phí cơ hội và chi phí tự nguyện phát sinh của nhà kinh doanh trong việc vận hành tổ chức không nên đưa vào tính toán phụ phí.

Quy chế này được áp dụng để điều chỉnh đối với phụ phí thanh toán, không phải các hình thức phụ thu khác không liên quan đến thanh toán. Lưu ý rằng các thương nhận được tự định mức phí quản lý, khi các mức phí này không liên quan

ANH BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN Lý pHụ pHí THANH TOÁN

Cho phép người tiêu dùng có một thời gian cân nhắc (‘cooling-off period’) nhất định trong đó họ được phép đổi hoặc trả hàng hóa cho tất cả các loại hợp đồng, thỏa thuận;

Độ dài thời gian trong đó người tiêu dùng chấp thuận cho các thông tin cá nhân của họ được các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ lưu giữ nên tương đồng với mục đích của mối quan hệ giữa người tiêu dùng-nhà cung cấp, trừ khi trường hợp ngược lại được đồng ý một cách rõ ràng.

Mặc dù các hành động của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước là tối quan trọng để đảm bảo rằng người tiêu dùng có thông tin tốt hơn và trao quyền cho họ, cũng phải nhấn mạnh rằng người tiêu dùng cũng có trách nhiệm tự ‘kiểm tra’ các nhà cung cấp và chủ động tìm kiếm thông tin khi mua hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, người tiêu dùng thường không chú tâm lắm tới việc ‘tìm kiếm’ nhà cung cấp tốt nhất. Có thể giải thích hiện tượng này là do việc ‘tìm kiếm’ thường tiêu tốn nhiều thời gian hơn là khoản tiền mà người tiêu dùng có thể tiết kiệm được trong mua sắm. Một nguyên nhân nữa là người tiêu dùng có thể nghĩ rằng các quy định hiện hành đã đảm bảo cho chất lượng của nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ rồi và lợi ích của việc ‘tìm kiếm’ một nhà cung cấp tốt hơn trong số đó sẽ trở nên tương đối thấp so với chi phí thực hiện. Vấn đề ở đây là, nếu các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ tin rằng người tiêu dùng không tìm kiếm thông tin hoặc không quan tâm đến việc lựa chọn một nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định có thể mang lại cho họ những dịch vụ khách hàng tốt hơn, các nhà cung cấp sẽ không có động lực phải đầu tư thêm công sức, tiền bạc vào việc cung cấp các hàng hóa chất lượng hay dịch vụ tốt hơn. Trong thực tế, việc người tiêu dùng quyết định mua hàng dựa trên tiêu chuẩn ‘trung bình’ về dịch vụ khách hàng còn tác động theo chiều ngược lại đối với các nhà cung cấp, vì dù họ có đầu tư vào các dịch vụ khách hàng tốt hơn cũng không thể tăng thị phần lên được.

QUế ANH

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

đến phương thức thanh toán sử dụng.Quy chế không áp dụng đối với các

“hợp đồng được loại trừ”. Hợp đồng được loại trừ bao gồm việc bán hàng từ các máy bán hàng tự động, hợp đồng thuê nhà hoặc chỗ ở và hợp đồng dịch vụ tài chính.

Nếu thương nhân áp đặt một khoản phụ phí thanh toán đối với khách hàng vượt quá chi phí liên quan đến khoản thanh toán cụ thể, thương nhân có thể bị cơ quan thi hành pháp luật liên quan tham vấn để ứng xử đúng pháp luật, hoặc phải đối mặt với thủ tục tố tụng nếu vi phạm. Thương nhân cũng có thể phải có trách nhiệm hoàn lại khách hàng số tiền thu phụ phí quá với mức được phép.

Cùng với các văn bản pháp luật khác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng ở Anh, Quy chế về phụ phí sẽ áp dụng trong việc định giá và tiếp thị hàng hóa và dịch vụ, ví dụ như Quy chế Bảo vệ người tiêu dùng đối với hành vi thương mại không lành mạnh 2008 (gọi tắt là CPRs) và các quy tắc tự điều chỉnh ví dụ như Bộ Luật CAP. Luật CPRs cấm các thương nhân không được đưa ra cách tính phụ phí thông qua các hành vi gây hiểu nhầm hoặc thiếu sót (ví dụ như thông tin chi phí ẩn). Bộ luật CAP yêu cầu các

thương nhân chỉ rõ các yếu tố cấu thành giá niêm yết bao gồm phí và các khoản lệ phí khác.Quy định và hành xử

Các thương nhân có thể thu phụ phí một cách minh bạch và rõ ràng, và định ở mức không vượt quá chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng phương thức thanh toán đó. Bên cạnh đó, các thương nhân có thể phụ thu khách hàng một số khoản phí không liên quan trực tiếp đến phương thức thanh toán sử dụng, nhưng cần tuân thủ quy định trong CPRs và các tiêu chuẩn áp dụng khác.

Sau đây là một số các cách thức mà các thương nhân có thể thực hiện theo quy định về tính phí, bao gồm:

- Loại bỏ các khoản phụ phí đang áp dụng và các chi phí đầy đủ, thể hiện mức giá cao hơn mức giá niêm yết đối với sản phẩm hoặc dịch vụ;

- Tính các khoản phụ phí, giới hạn tới mức chi phí do thương nhận chịu; và/hoặc

- Tính các phí khác đối với dịch vụ không liên quan tới phương thức thanh toán cụ thể.

Quá trình xây dựng Quy chếQuy chế là kết quả tham vấn giữa

BIS và Phòng thương mại lành mạnh Anh (OFT) sau vụ việc điều tra đơn khiếu nại liên quan tới việc một số doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tính phụ phí thẻ đối với khách hàng.

Điều tra của OFT và nghiên cứu của BIS đã chỉ ra một số hành vi gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Điều này bao gồm việc “tính giá nhỏ giọt”, khi giá niêm yết được công bố và các khoản phí khác được thêm vào khi người tiêu dùng phải đầu tư và thời gian và nỗ lực để sở hữu sản phẩm; thiếu thông tin minh bạch và không thể sử dụng bất kỳ hình thức thanh toán thay thế nào khác. Đặc biệt, trong quá trình giao dịch qua các trang web và cổng đặt hàng trực tuyến từ xa, việc sử dụng thẻ tín dụng có phát sinh phụ phí, và các thương nhân không được tính phí vượt quá mức hợp lý để hoàn tất thanh toán.

Quy chế này sẽ thực thi Điều 19 Chỉ thị Quyền người tiêu dùng. Các điều khoản khác của Chỉ thị Quyền Người tiêu dùng sẽ có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 6 năm 2014.

QUyếT THắNg

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ASEAN Commitee

on Consumer Protection), Ban thư ký ASEAN phối hợp với Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (USFTC), Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC) tổ chức Hội thảo về cơ chế giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng trong khu vực ASEAN. Cuộc họp được tổ chức tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh hòa, Việt Nam từ ngày 09 đến ngày 10 tháng 5 năm 2013.

Tham dự cuộc họp có sự tham gia của Ban thư ký ASEAN, Đại diện cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các quốc gia thành viên ASEAN, Đại diện Ủy

ban Thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc. Hội nghị tập trung nghe các diễn giả Ủy ban thương mại Hoa Kỳ, Ủy Ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp người tiêu dùng tại Mỹ, tại Úc những vụ việc giả định để cùng nhau trao đổi học hỏi kinh nghiệm.

Thông qua buổi Hội thảo này các quốc gia thành viên học tập được nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của mình sao cho phù hợp với các quy định quốc tế, tạo điều kiện tiến tới hình thành thị trường chung thống nhất trong khu vực ASEAN trong tương lai. QUANg ĐôNg

HỘI THẢO AseAN – UsFTC - ACCC

VỀ CƠ CHế GIẢI QUYếT TRANH

CHấp CHO NGườI TIÊU DùNG TRONG

KHU VựC AseAN

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Ban Thư ký ASEAN đã

tổ chức cuộc họp Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ASEAN Commitee on Consumer Protection) lần thứ 7 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tham gia Cuộc họp có đại diện Ban Thư ký ASEAN; đại diện từ các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của 9 nước ASEAN. Kết thúc 3 ngày họp, Cuộc họp đã có những kết quả nổi bật về công tác bảo vệ người tiêu dùng trong khu vực ASEAN như sau:

Cuộc họp ACCP lần thứ 7 đã chứng kiến lễ bàn giao Chức Chủ tịch từ Philippines cho Việt Nam. Ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh sẽ chính thức nhận chức Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN nhiệm kỳ 2013-2014. Cuộc họp cũng đã thống nhất địa điểm tổ chức Cuộc họp ACCP lần thứ 8 tại Singapore từ ngày 3 – 5 tháng 9 năm 2013 và lần thứ 9 tại Philippines.

Đại diện các nước đã trao đổi về thông tin liên quan đến sản phẩm bị thu hồi/bị cấm. Indonesia với tư cách là Trưởng Nhóm Cảnh báo sớm và Trao đổi thông tin đã thông báo trước Cuộc họp về (i) Danh sách chính thức Sản phẩm bị thu hồi/bị cấm của các quốc gia trong khu vực ASEAN từ ngày 1 tháng 9 năm 2012 đến ngày 30 tháng 4 năm 2013 và

(ii) Danh sách Sản phẩm bị thu hồi/bị cấm tự nguyện của các quốc gia trong khu vực ASEAN từ ngày 1 tháng 9 năm 2012 đến ngày 30 tháng 4 năm 2013. Bản danh sách cập nhật tiếp sẽ được giới thiệu vào Cuộc họp ACCP tiếp theo tại Singapore.

Với tư cách là nước Chủ tịch, Việt Nam đề xuất các hoạt động phối hợp giữa Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) và Nhóm Chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC):

- Xây dựng Chính sách đối thoại giữa Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và Nhóm Chuyên gia cạnh tranh ASEAN về các vấn đề giao thoa giữa cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.

- Xây dựng các kênh tư vấn giữa các nhóm chuyên gia cạnh tranh và các thành viên Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN nhằm hỗ trợ công tác điều tra các vụ việc liên quan đến cả hai lĩnh vực.

- Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các nhóm chuyên gia cạnh tranh và các thành viên Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN nhằm nâng cao hiệu quả thực thi.

- Đẩy mạnh trao đổi bằng văn bản các vấn đề trọng tâm hoặc các vấn đề mới nổi liên quan đến cả hai lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và lợi ích xã hội.

Trước đây, tại Cuộc họp ACCP lần thứ 6, các nước đã giao Việt Nam chủ

trì xây dựng đề xuất hợp tác giữa ACCP và Nhóm AEGC. Tại Cuộc họp lần này, Cuộc họp đã đồng ý giao Việt Nam, với tư cách là cơ quan vừa tham gia thành viên của ACCP và AEGC, sẽ đại diện ACCP trình bày đề xuất hợp tác tại Cuộc họp thường niên của AEGC dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Tagaytay, Philippines từ ngày 30 – 31 tháng 5 năm 2013.

Cuộc họp cũng cập nhật thông tin liên quan đến các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ Dự án hợp tác phát triển ASEAN – Úc giai đoạn II (AADCPII), trong đó thảo luận các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước thành viên trong lĩnh vực xây dựng và phát triển các Hệ thống giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề người tiêu dùng, hỗ trợ nghiên cứu và đối thoại về công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Kể từ khi được thành lập năm 2008, Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực về bảo vệ người tiêu dùng trong khu vực ASEAN. Cuộc họp ACCP lần thứ 7 là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam nói riêng và các quốc gia thành viên ASEAN nói chung.

VâN ANH

CUỘC HỌp ỦY BAN BẢO VỆ NGườI TIÊU DùNG AseAN (ACCp) LầN THỨ 7: VIỆT NAM LÀM CHỦ TỊCH ACCp

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

ĐạI HỘI HỘI TIÊU CHUẨN VÀ BẢO VỆ QUYỀN LợI NGườI TIÊU DùNG TỉNH THANH HóA NHIỆM Kỳ IV

Đại hội được tổ chức vào ngày 16 tháng 5 năm 2013, tại Hội trường B, Sở Khoa học và Công nghệ

Thanh Hóa, số 17 đường Hạc Thành, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa. Đây là đại hội nhiệm kỳ IV (2013-2018) của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa. Tới dự Đại hội có GS-TSKH Nguyễn Thiện Phúc – Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, TS. Vũ Thị Bạch Nga – Trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, cùng Lãnh đạo các Sở, Ban ngành, tổ chức đoàn thể, thành viên ban chấp hành nhiệm kỳ cũ và nhiệm kỳ mới của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa.

Hội nghị nghe ông Lê Đình Nội chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa báo cáo kết quả hoạt động của hội trong nhiệm kỳ III, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV, thông qua chương trình Đại hội.

Đại hội cũng nghe GS-TSKH Nguyễn Thiện Phúc – Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, TS. Vũ Thị Bạch Nga – Trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, TS. Lê Đình Sơn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thừa lệnh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phát biểu và chỉ đạo hoạt động của Hội trong thời gian tới.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ mới với 33 đồng chí là đại diện các Sở Ban ngành, cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tại Đại hội lần này ông Lê Đình Nội tiếp tục đắc cử Chủ tịch Hội tiêu chuẩn

và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ IV.

Thay mặt cho Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Đình Nội kêu gọi người tiêu dùng Thanh Hóa hãy phấn đấu trở thành người tiêu dùng thông thái, tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Đồng thời ông Nội cũng kêu gọi không chỉ Ban chấp hành Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa, mà các Sở Ban ngành, cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp hãy hành động vì quyền lợi người tiêu dùng, vì xã hội phát triển bền vững và ổn định. Đại hội Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ IV kết thúc lúc 11h cùng ngày và thành công tốt đẹp.

QUANg ĐôNg

KHóA ĐÀO TạO VỀ “Kỹ NăNG ĐIỀU TRA THỏA THUậN HạN CHế CạNH TRANH” TạI TAM ĐẢO, VĩNH pHúC

Trong ba ngày từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 4 năm 2013 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Cục Quản lý cạnh

tranh đã tổ chức Khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia cạnh tranh đến từ Cục Chống độc quyền, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Tham dự Khóa đào tạo bao gồm một số cán bộ của Cục và đại diện của một số cơ quan/đơn vị liên quan như: Sở Công Thương Hà Nội, Học viện cảnh sát, Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường và Tòa hành chính – TANDTC.

Tại Khóa đào tạo, các chuyên gia của Cục Chống độc quyền Hoa Kỳ đã có các bài trình bày: tổng quan về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (cartel); tác động tiêu cực của cartel đối với nền kinh tế Hoa Kỳ; các công cụ và kỹ năng điều tra cartel; kinh nghiệm về hợp tác quốc tế trong điều tra và xử lý cartel xuyên quốc gia.

Cartel là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất luật cạnh tranh, là “bóng ma nguy hiểm” đối với bất kỳ cơ quan quản lý cạnh tranh nào. Do đó, phát hiện, điều tra và ngăn ngừa cartel là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quản lý cạnh tranh. Cartel

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

là hành vi liên kết, thỏa thuận ngầm giữa các thành viên cartel nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận cho các bên tham gia thông qua ấn định giá, hạn chế sản lượng, thông thầu hoặc phân chia thị trường gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với nền kinh tế nói chung.

Theo quy định pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ, cartel mặc nhiên bị coi là bất hợp pháp, bị phạt nặng và bị kết án như tội hình sự. Mức phạt tù đối với hành vi cartel có thể lên tới 20 năm.

Để điều tra cartel, Cục Chống độc quyền – Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã sử dụng rất nhiều phương thức và công cụ điều tra như điều tra ngầm, khám xét bất ngờ, khám trụ sở và lấy lời khai nhân chứng, áp dụng chương trình khoan dung... Trong số đó, chương trình khoan dung được cho là một công cụ hỗ trợ điều tra hiệu quả hơn cả. Theo thống kê của Cục Chống độc quyền Hoa Kỳ, hàng năm, số vụ việc được phát hiện và điều tra nhờ việc sử dụng chương trình khoan dung lớn hơn tổng số các vụ việc được phát hiện và điều tra do các công cụ khác đem lại. Cụ thể, từ năm 1997 đến năm 2009, tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ đã bị phạt tiền lên tới 5.6 tỷ USD, trong đó trên 90% số vụ việc bị phát hiện và điều tra này là có sự hỗ trợ của chương trình khoan dung.

Chương trình này được sử dụng tương đối phổ biến ở Hoa Kỳ và một số nước như Châu Âu, Canada, Nhật Bản...

nhưng vẫn còn khá “mới và lạ” đối với Việt Nam. Nội dung chính của chương trình là miễn phạt hành chính và phạt tù đối với tổ chức/cá nhân đầu tiên đến khai báo với cơ quan điều tra những thông tin liên quan đến cartel (mà tổ chức/cá nhân đó có tham gia).

Tại Khóa đào tạo, các đại biểu tham dự còn có cơ hội tìm hiểu về thực tiễn quá trình điều tra và xử lý một số vụ cartel thông qua các vụ việc điển hình mà Cục Chống độc quyền Hoa Kỳ đã tiến hành trong thời gian gần đây như vụ việc về ‘Thỏa thuận ấn định giá đối với màn hình LCD”, vụ việc “Thỏa thuận áp đặt giá bê tông trộn sẵn”. Với cách tiếp cận này, các đại biểu tham dự Khóa đào tạo

Ngày 06 tháng 5 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương đã nhận được hồ sơ đầy

đủ và hợp lệ của công ty TNHH POSCO VST và công ty cổ phần Inox Hòa Bình yêu cầu điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội được nhập khẩu vào Việt Nam từ 4 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia.

CụC QUẢN Lý CạNH TRANH TIếp NHậN Hồ sƠ YÊU CầU Áp DụNG BIỆN pHÁp CHỐNG BÁN pHÁ GIÁ ĐỐI VỚI sẢN pHẨM THép KHôNG Gỉ CÁN NGUỘI NHập KHẨU VÀO VIỆT NAM

Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11về việc chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ ra quyết định có hay không khởi xướng điều tra vụ việc này.

Thông tin xin liên hệ: Ban Phòng vệ thương mại – Cục

Quản lý cạnh tranh Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn

Kiếm, Hà Nội Tel: +84 4 22205012 Fax:

+84 4 222 05003Email: [email protected](Nguồn: Ban phòng vệ thương mại

– Cục Quản lý cạnh tranh)

đã có được cái nhìn tổng quan và chi tiết về các quy định pháp luật cũng như kinh nghiệm thực tế trong thực thi pháp luật chống cartel của Hoa Kỳ.

Thảo luận tại Khóa đào tạo, các đại biểu tham dự tập trung tìm hiểu sâu hơn về các kỹ năng điều tra phát hiện và xử lý cartel cũng như công tác phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh với nhau để xử lý các hành vi cartel xuyên quốc gia. Đây là những bài học hữu ích mà các cán bộ của cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam có thể áp dụng trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong thời gian tới.

THúy NgA(Nguồn: Phòng Hợp tác Quốc tế)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Ngày 22 tháng 04 năm 2013, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) Malaysia đã

thông báo quyết định cuối cùng vụ việc điều tra bán phá giá mặt hàng giấy BOPP (Biaxially Oriented Polypropylene Films) nhập khẩu từ Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

Một số thông tin chung về vụ việc: - giai đoạn điều tra: từ ngày 1

tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011;

- Sản phẩm bị điều tra: Giấy màng có Mã HS 3920.20.200 và Mã AHTN 3920.20.00.20;

- Nguyên đơn: San Miguel Yamamura Plastic Films Sdn. Bhd.

Nội dung của quyết định cuối cùng- Mức thuế đối với các nhà xuất khẩu

của Việt Nam là từ 2,59% – 12,37%; Mức thuế đối với các doanh nghiệp của Đài Loan là 12,37%, Thái Lan là 1.54%-12,37%, Indonesia là 12,37% và Trung Quốc là 0-12,37%.

- Lệnh áp thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 23 tháng 4 năm 2013 đến ngày 23 tháng 4 năm 2018 (5 năm).

- MITI tiến hành áp thuế sau khi điều tra và xác định các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bán phá giá vào thị trường Malaysia và gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa;

Tuy nhiên, hầu hết các mức thuế cuối cùng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đều thấp hơn mức thuế sơ bộ trong quyết

định ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngoại trừ các công ty của Thái Lan);

Mức thuế cuối cùng áp dụng với Việt Nam thấp hơn so mức thuế sơ bộ 10.41% đối với công ty bị đơn và 21.43% đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khác.

Các công ty liên quan có thể liên hệ với MITI để nhận bản quyết định cuối cùng (bản công khai) trước ngày 30 tháng 4 năm 2013.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập chi tiết tại: http://www.miti.gov.my/cms/content.jsp?id=com.tms.cms.section.Section_e6b64c55-c0a8156f-282d282d-66570a29

(Ban Phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh

MALAYsIA BAN HÀNH QUYếT ĐỊNH CUỐI CùNG Vụ VIỆC ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN pHÁ GIÁ MặT HÀNG GIấY MÀNG BOpp NHập KHẨU Từ ĐÀI LOAN, THÁI LAN,TRUNG QUỐC, INDONesIA VÀ VIỆT NAM

Các công cụ phòng vệ thương mại là gì? Các công cụ phòng vệ thương mại - gồm chống bán phá

giá, chống trợ cấp và tự vệ - xử lý các hành vi không công bằng diễn ra trong thương mại quốc tế. Chống bán phá giá là công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng thường xuyên nhất. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tất cả các nước thành viên, bao gồm cả EU, trong một số trường hợp được quy định cụ thể, có quyền áp thuế bổ sung với sản phẩm nhập khẩu để ngăn ngừa thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của mình.Các công cụ phòng vệ thương mại là gì?

Các công cụ phòng vệ thương mại - gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ - xử lý các hành vi không công bằng diễn ra trong thương mại quốc tế. Chống bán phá giá là công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng thường xuyên nhất. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tất cả các nước thành viên, bao

gồm cả EU, trong một số trường hợp được quy định cụ thể, có quyền áp thuế bổ sung với sản phẩm nhập khẩu để ngăn ngừa thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của mình.

Một ngành sản xuất của EU có thể khiếu kiện với Ủy ban Châu Âu nếu đang phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh do một hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp bởi nước xuất xứ hoặc được bán tại EU với giá thấp hơn giá trị thị trường. Khiếu kiện này phải được chứng minh bằng các chứng cứ về các hành vi không lành mạnh và sự khó khăn về kinh tế mà các hành vi này gây ra. Ủy ban Châu Âu điều tra các cáo buộc và, nếu có chứng minh được, sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp.

Liên minh Châu Âu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại một cách vừa phải. Về kim ngạch thương mại, các biện pháp này chỉ tác động tới khoảng 0,25% hàng hóa nhập khẩu vảo EU. Cuối năm 2012, EU có 102 biện pháp chống

bán phá giá (AD) và 10 biện pháp chống trợ cấp đang có hiệu lực và có thêm 19 vụ việc chống bán phá giá và 6 vụ việc chống trợ cấp đã khởi xướng trong năm đang được tiếp tục điều tra. Trong khi đó, theo số liệu nửa đầu năm 2012 được nộp lên WTO, Hoa Kỳ có 232 biện pháp chống bán phá giá và 50 biện pháp chống trợ cấp đang có hiệu lực, Ấn Độ có 222 biện pháp chống bán phá giá, Thổ Nhĩ Kỳ có 118 biện pháp chống bán phá giá, Trung Quốc có 110 biện pháp chống bán phá giá và 4 biện pháp chống trợ cấp và Ác- hen- ti- na có 87 biện pháp chống bán phá giá, 1 biện pháp chống trợ cấp.Tại sao các công cụ phòng vệ thương mại của EU cần phải được sửa đổi cho phù hợp?

Pháp luật phòng vệ thương mại của EU đã được duy trì không thay đổi phần lớn trong hơn 15 năm. Lần sửa đổi lớn gần nhất liên quan đến các công cụ phòng vệ thương mại được thực hiện vào năm 1995 để thực thi Vòng đàm phán Uruguay

HIỆN ĐạI HóA CÁC CôNG Cụ pHòNG VỆ THưƠNG MạI CỦALIÊN MINH CHâU âU (eU)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

về các đàm phán thương mại quốc tế. Một sự sửa đổi đã được thực hiện vào năm 2004 thể hiện trong các thay đổi về quy trình ra quyết định của Hội đồng (theo phương thức đa số đơn giản (simple majority) để phản đối một đề xuất của Ủy ban thay vì phương thức đa số đơn giản ủng hộ). Một “Bản thảo Xanh” (Green Paper) được xây dựng năm 2006/2007 trong một nỗ lực nhằm cải cách lại hệ thống đã không được thực hiện do sự bất đồng lớn về các quan điểm.

Khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào tháng 1 năm 2010, Ủy viên De Gucht phát biểu với Nghị viện Châu Âu rằng ông sẽ rà soát lại các công cụ phòng vệ thương mại chỉ khi vòng đàm phán Doha kết thúc. Các cuộc đàm phán đa phương đã đình trệ kể từ đó và cùng với đó là sự trì hoãn trong việc thay đổi các công cụ phòng vệ thương mại của EU trong khuôn khổ đa biên.

Nhưng môi trường kinh tế đã phát triển trong những năm gần đây và các hành vi thương mại không công bằng đã tăng lên. Ngoài ra, các mô hình thương mại thay đổi và điều kiện kinh tế khó khăn có nghĩa là tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng cần phải được xem xét kỹ hơn. Chính trong hoàn cảnh này, vào mùa thu 2011, Ủy viên De Gucht đã khởi động quá trình sửa đổi mà dẫn đến đề xuất hiện nay của Ủy ban Châu Âu.Đề xuất này dựa vào căn cứ gì?

Đầu năm 2012, Ủy ban tổ chức một buổi tham vấn công khai và nhận được hơn 300 phản hồi từ các bên liên quan khác nhau bao gồm các nhóm nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người sử dụng, người tiêu dùng tại EU và các quốc gia thành viên. Tháng 5 năm 2012, một hội nghị được Tổng vụ Thương mại tổ chức tạo thêm điều kiện cho 200 đối tượng thể hiện quan điểm của mình. Ủy ban đã phân tích tất cả các ý kiến được đưa ra trong các sự kiện này để xác định vấn đề chính cần sửa đổi. Một cuộc nghiên cứu độc lập được hoàn thành vào tháng 3 năm 2012 phân tích các công cụ phòng vệ thương mại hiện tại của EU và cung cấp thêm thông tin về vấn các lĩnh vực cần rà soát. Cùng với các kinh nghiệm của Ủy ban về việc quản lý các công cụ phòng vệ thương mại thường ngày, tất cả các đóng góp đó đã xây dựng nên đề xuất này.Các thay đổi chính được đề xuất là gì?

• Ủy ban đề xuất cải thiện sáu lĩnh

vực ưu tiên đã sớm được xác định trong quá trình sửa đổi:

• Tăng tính minh bạch và khả năng dự báo;

• Chống lại sự trả đũa;• Tăng tính hiệu quả và tính thực thi;• Thủ tục phối hợp đơn giản hơn;• Tối ưu hóa quá trình rà soát và• Luật hóa một số thông lệ tại quy

định pháp luật.• Lợi ích với từng nhóm bên liên quan

cụ thể là gì?Các công cụ phòng vệ thương mại

có các tác động khác nhau tới hai nhóm bên liên quan chính: các nhà sản xuất EU và các nhà nhập khẩu/ người sử dụng. Trong khi chuẩn bị bản đề xuất, Ủy ban đã ý thức được sự cần thiết phải có sự cân bằng để các công cụ này hiệu quả hơn và thích ứng tốt hơn với môi trường kinh tế khó khăn tác động với tất cả các bên liên quan.

Các nhà sản xuất sẽ có lợi, cùng với các bên khác, từ việc Ủy ban tự khởi xướng các cuộc điều tra, mà không cần đơn yêu cầu chính thức từ ngành công nghiệp của EU. Khả năng này sẽ đặc biệt quan trọng nếu có nguy cơ cao rằng các công ty yêu cầu công cụ phòng vệ thương mại sẽ bị trả đũa. Ủy ban tự khởi xướng sẽ củng cố quyền của nhà sản xuất để được hưởng lợi từ việc được pháp luật bảo vệ.

Các nhà sản xuất cũng sẽ có lợi từ cấp độ bảo vệ cao hơn trong các trường hợp cụ thể khi mà EU đề nghị không áp dụng “quy tắc mức thuế thấp hơn” như thông lệ. EU hiện có thể sử dụng quyền của mình theo luật WTO để áp thuế bổ sung bằng với biên độ phá giá / trợ cấp mà không cần áp dụng quy tắc chỉ áp thuế đủ để loại bỏ thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất của liên minh như hiện nay (quy tắc thuế thấp hơn- lesser duty rule). Việc gia tăng trợ cấp với hàng nhập khẩu cũng như các thao túng về giá nguyên vật liệu và giá của các nước xuất khẩu sẽ là đối tượng điều chỉnh của đề xuất này.

Các nhà nhập khẩu/người sử dụng sẽ có lợi từ khả năng dự báo tốt hơn về các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Họ cũng sẽ được thông báo trước về bất cứ quyết định áp thuế tạm thời chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp cũng như dự định về việc không áp dụng các biện pháp này. Điều này sẽ giúp cho các nhà nhập khẩu dễ lên kế hoạch kinh doanh hơn.

Các nhà nhập khẩu cũng sẽ có lợi từ

việc hoàn trả thuế được đề xuất khi các cuộc rà soát cuối kỳ cho thấy không có đủ bằng chứng để tiếp tục áp dụng biện pháp này. Hiện nay, khi rà soát cuối kỳ được tiến hành, thuế vẫn tiếp tục được thu và không được hoàn lại dù cho kết quả của cuộc rà soát là gì. Đề xuất hoàn thuế sẽ đảm bảo công bằng với các nhà nhập khẩu trong các vụ việc này.

Tất cả các bên liên quan sẽ có lợi từ sự minh bạch hơn do các hướng dẫn được đề xuất sẽ củng cố thực tiễn hiện nay trong bốn lĩnh vực phức tạp của thủ tục phòng vệ thương mại. Việc luật hóa một số thông lệ tại quy định pháp luật cũng sẽ đảm bảo một sự chắc chắn về mặt luật pháp mà sẽ hữu ích với mọi đối tượng.Mục đích của hướng dẫn được dự thảo là gì?

Hướng dẫn được dự thảo xuất phát từ thực tiễn hiện nay. Mục đích của các hướng dẫn này là nhằm cải thiện tính minh bạch và hiểu biết về các vấn đề phức tạp và kỹ thuật của các cuộc điều tra. Các quy tắc này điều chỉnh quyết định liệu có lợi ích của liên minh không để thực hiện hành động, việc lựa chọn nước thay thế trong trường hợp liên quan đến nước có nền kinh tế phi thị trường, việc tính toán biên độ thiệt hại và phương pháp rà soát cuối kỳ có được làm rõ không. Các bên liên quan sẽ có cơ hội góp ý về hướng dẫn được đề xuất này thông qua một đợt tham vấn công khai.Các bước tiếp theo?

Từng yếu tố trong ba yếu tố của gói này – đề xuất pháp lý, hướng dẫn dự thảo và các thay đổi khác không liên quan đến pháp luật – cần được xem xét riêng rẽ:

Đề xuất pháp lý sẽ theo thủ tục pháp lý thông thường của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu trong năm 2013 và 2014.

Tài liệu làm việc của cán bộ xây dựng bản dự thảo hướng dẫn mà hiện nay là đối tượng của đợt tham vấn công khai. Các bên liên quan quan tâm có thể đưa ra quan điểm của họ trong suốt ba tháng tới. Vào cuối thời hạn này, Ủy ban sẽ phân tích các ý kiến. Bản hướng dẫn cuối cùng sẽ được Ủy ban thông qua và được công bố trên website của Tổng vụ Thương mại, cũng như Công báo của EU.

Các thay đổi không liên quan đến pháp luật được đề xuất sẽ thực thi từng bước trong các tháng tới.

ViệT Hà(Nguồn: europa.eu)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

CụC QUẢN Lý THưƠNG MạI QUỐC Tế HOA Kỳ(ITA) CôNG BỐ QUYếT ĐỊNH NHằM TăNG CườNG QUẢN Lý CÁC

THỦ TụC ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN pHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRợ Cấp( AD/CVD)

Cục Quản lý Thương mại quốc tế vừa công bố quyết định cuối cùng, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5,

về việc sửa đổi những quy định về định nghĩa thông tin thực tế và cách cung cấp các thông tin này trong thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp. Cụ thể như sau:

Về định nghĩa thông tin thực tế: Thay đổi định nghĩa về thông tin

thực tế, trong đó, thông tin thực tế gồm có 5 loại: (1) những bằng chứng được cung cấp để trả lời bản câu hỏi, (2) những bằng chứng được cung cấp để củng cố cho cáo buộc, (3) những thông tin sẵn có công khai để đánh giá các yếu tố theo Điều 19 CFR 351.408(c) hoặc để xác định hàng hóa, dịch vụ có được cung cấp thấp hơn giá trị thông thường theo Điều 19 CFR 351.511(a)(2), (4) bằng chứng trong hồ sơ của ITA, và (5) các bằng chứng khác với thông tin thực tế được mô tả ở trên;

Định nghĩa mới trên không thay đổi các loại thông tin được cung cấp trong từng giai đoạn điều tra, mà chỉ đưa ra một cách phân loại chính xác hơn cách định nghĩa cũ về thông tin thực tế.

Trước khi có quyết định này, thông tin thực tế được định nghĩa là: (1) các bản trả lời của bản câu hỏi ban đầu và bổ sung, (2) các bằng chứng thực tế (số liệu hoặc tuyên bố) củng cố cho các cáo buộc,(3) các số liệu hoặc tuyên bố thực tế khác và (4) bằng chứng trong hồ sơ.

Về thời hạn cung cấp các thông tin thực tế

Thay đổi về thời hạn cung cấp thông tin thực tế trong đó, sẽ đưa ra thời hạn cụ thể dựa theo loại thông tin thực tế được cung cấp căn cứ vào định nghĩa mới nêu trên và yêu cầu người cung cấp thông tin phải chỉ rõ thông tin mà họ cung cấp thuộc loại nào .

Việc thay đổi này sẽ khiến cho thay vì quy định về thời hạn một cách chung chung, sẽ có quy định về thời hạn cụ thể dựa trên từng loại thông tin thực tế được nộp. Điều này cho phép ITA xem xét và phân tích các thông tin thực tế theo từng giai đoạn phù hợp của thủ tục và tránh trường hợp phải xem xét một lượng lớn thông tin thực tế khi quá muộn để có thể kiểm tra, phân tích, tiến hành điều tra tiếp theo và nếu cần thiết là thẩm tra một cách đầy đủ. Việc sửa đổi này cũng giúp các bên liên quan biết rõ hơn về thời hạn nộp các thông tin thực tế có liên quan trong từng giai đoạn của vụ việc, bao gồm việc nộp thông tin thực tế để phản bác, làm rõ hoặc sửa lại cho đúng thông tin thực tế đã được nộp trong hồ sơ.

Trước khi có quyết định trên, Điều 19.351.310 CFR quy định thời hạn cung cấp thông tin thực tế gồm có thời hạn chung, thời hại cho từng bản cung cấp ví dụ như bản trả lời câu hỏi, và thời hạn cho từng cáo buộc. Quy định mới cũng yêu cầu bên cung cấp thông tin phải nêu rõ nhóm/loại (category) của thông tin mà

họ cung cấp. ITA khẳng định rằng, nếu một bên

nhận thấy rằng hồ sơ vụ việc thiếu thông tin thực tế, họ cần phải giải thích họ muốn cung cấp thông tin bổ sung nào, và tại sao không thể cung cấp những thông tin đó đúng hạn và yêu cầu ITA chấp nhận chúng. Điều này sẽ giúp cơ quan điều tra và các bên liên quan có thể xác định hiệu quả thông tin thực tế và phân tích thông tin phù hợp với mục đích mà thông tin được nộp. Nếu có đủ thời gian để phản biện, bình luận, phân tích và xem xét kỹ lưỡng những thông tin mới, trước đây không có và ITA có khả năng thẩm tra chúng, cơ quan này có thể bỏ phiếu để chấp nhận bản cung cấp bổ sung. Nếu không, tính chân thực của những thông tin được nộp muộn như vậy không thể được đảm bảo.

Quy định này sẽ được áp dụng cho bất cứ bên liên quan nào cung cấp thông tin cho ITA trong các vụ điều tra AD/CVD, điều này có nghĩa là bao gồm cả các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất sản phẩm bị điều tra và các chi nhánh của họ, nhà nhập khẩu sản phẩm bị điều tra, nhà sản xuất nội địa của sản phẩm tương tự, và các chính phủ nước ngoài. (Ban Phòng vệ Thương mại- Cục Quản

lý Cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

HỎI - ĐÁP

Câu hỏi 1: Thế nào là hợp đồng theo mẫu (theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung gồm những hàng hóa, dịch vụ nào? Trình tự thủ tục đăng ký như thế nào?

Trả lời:[Kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung]Hợp đồng theo mẫu: là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùngĐiều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch

vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng

Danh mục hàng hoá dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung

TT Hàng hóa, dịch vụ1 Cung cấp điện sinh hoạt2 Cung cấp nước sạch sinh hoạt3 Truyền hình trả tiền4 Thuê bao điện thoại cố định5 Thuê bao điện thoại di động trả sau6 Kết nối internet7 Vận chuyển hành khách hàng không8 Vận chuyển hành khách đường sắt

9 Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp

Trình tự thủ tục đăng ký

Câu hỏi 2: Quyền của người tiêu dùng về việc yêu cầu bên kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện như thế nào?

Trả lời:Người tiêu dùng có quyền yêu cầu

bên kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện phải:

- Cung cấp giấy tiếp nhận bảo hành, thời hạn bảo hành.

- Cung cấp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời trong thời gian thực hiện bảo hành.

- Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền khi đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi hoặc không sửa chữa được.

- Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển. Câu hỏi 3: Thế nào là hàng hóa có

khuyết tật theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Trả lời:Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa

không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:

a) Hàng hoá sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;

b) Hàng hoá đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển lưu giữ;

c) Hàng hoá tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trogn quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.

AN BìNH

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời

Ngày 30 tháng 11 năm 2012, Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam đã nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam. Sau khi xem xét hồ sơ, ngày 26 tháng 12 năm 2012, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng nêu trên, cụ thể: dầu nành và dầu cọ tinh luyện.

Dựa trên kết quả điều tra sơ bộ cho thấy hàng hóa nhập khẩu gia tăng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất, ngày 22 tháng 04 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ra Quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, cụ thể là dầu nành tinh luyện, dầu cọ stearin tinh luyện và dầu cọ olein tinh luyện với các mã HS: 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99 nhập khẩu vào Việt Nam.

Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng đối với hàng hóa của tất cả các nước, ngoại trừ một số nước được loại trừ khỏi vụ việc theo quy định về lượng nhập khẩu không đáng kể (Điều 13 của Nghị định 150/2003/NĐ-CP).

Theo Quyết định này, Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới dạng thuế nhập khẩu với mức 5% đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra nhập khẩu vào Việt Nam và được áp dụng trong khoảng thời gian không vượt quá 200 ngày kể từ ngày biện pháp có hiệu lực (ngày 7 tháng 5 năm 2013). Sau khi biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực, Tổng Cục Hải quan Việt Nam sẽ tiến hành áp dụng mức thuế nhập khẩu 5% đối với hàng hóa bị điều tra từ các nước/vùng lãnh thổ trong phạm vi vụ việc điều tra này.

Sau khi ban hành Quyết định sơ bộ và áp dụng biện pháp tạm thời, cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu nhằm xác định thiệt hại của ngành sản xuất nội địa.

Ngày 12 tháng 6 năm 2013, Bộ Công Thương sẽ tiến hành tổ chức phiên tham vấn công khai cho tất cả các bên liên quan có cơ hội trình bày các quan điểm, lập luận về vụ việc điều tra nêu trên.

Đến 2016, người tiêu dùng sẽ được bảo vệ quyền của mình hơn thông qua việc hoàn thiện hệ thống cảnh báo

nhanh về an toàn thực phẩm.Ngày 27 tháng 03 năm 2013, Thủ

tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 518/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng mong muốn đến năm 2016, hoàn thiện việc xây dựng và tổ chức hoạt động hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm trong toàn từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở; đồng thời, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn quốc.

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2016, 100% điểm cảnh báo an toàn thực phẩm của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực

thuộc T r u n g

ương, các đơn vị đầu mối liên quan được kết nối hoạt

động với Điểm cảnh báo Trung tâm; 100% cán bộ, nhân viên liên quan đến hoạt động của hệ thống được tập huấn về kỹ thuật; 100% điểm cảnh báo được trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện tiếp nhận thông tin - xử lý thông tin - cảnh báo về an toàn thực phẩm...

Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng được phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm tiến hành phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với một số nhóm thực phẩm thông dụng ở Việt Nam; thực hiện đánh giá nguy cơ ô nhiễm cao đối với 5 - 10 loại thực phẩm thông dụng mỗi năm; thiết kế, tổ chức và triển khai các nghiên cứu khẩu phần ăn tổng số cho các đối tượng khác nhau trong phạm vi toàn quốc...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

AN BìNH (TổNg HợP)

VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Châu âuGiá trị các giao dịch M&A tại Châu

Âu cho tới thời điểm hiện tại trong Quý 1 năm 2013 đã giảm đáng kể so với quý trước đó – giảm 68%, từ 177 tỉ euro trong Q4 2012 xuống 57 tỉ euro trong Q1 2013. Giá thị các giao dịch mua bán sáp nhập này là thấp nhất kể từ Q3 2009 với 55,1 tỉ euro.

Tình hình tương tự cũng diễn ra ở số lượng giao dịch được ghi nhận trong Q1 2013 tính đến thời điểm hiện tại là 557 giao dịch, giảm 59% so với 1346 thương vụ quý trước đó. Nước Anh củng cố vị trí trong hoạt động M&A

Phân tích các thương vụ chủ yếu trong hoạt động M&A tại Châu Âu, nước Anh vẫn là nước có nhiều giao dịch nhất trong khu vực. Việc mua lại công ty truyền thông Virgin Media của Liberty Global với 16,2 tỉ USD đã đánh dấu một thương vụ lớn nhất trong tháng Hai tại Châu Âu và góp phần đưa nước Anh vào vị trí dẫn đầu trong Q1 2013 với 112 thương vụ trị giá 22,7 tỉ euro, chiếm 39,8% tổng số các giao dịch tại Châu Âu. Khu vực CEE (khu vực Trung và Tây Âu) giữ vị trí thứ hai với 55 thương vụ trị giá 11 tỉ euro và Benelux xếp vị trí thứ ba với 44 thương vụ trị giá 4,8 tỉ euro.

Việc Liberty Global mua lại Virgin Media, công ty truyền hình cáp cạnh tranh với Công ty truyền hình British Sky Broadcasting của Anh, góp phần đáng kể vào việc tăng giá trị giao dịch trong lĩnh vực Công nghệ, Truyền thông và Viễn thông. 82 thương vụ trong lĩnh vực này đạt trị giá 23,1 tỉ euro tương ứng 40,5% tổng giá trị giao dịch M&A khu vực Châu Âu trong Q1 2013. Lĩnh vực lớn thứ hai về giá trị giao dịch là lĩnh vực Dịch vụ tài chính với 39 thương vụ trị giá 7,9 tỉ euro.

Vị trí thứ ba thuộc về lĩnh vực Năng lượng, khai khoáng và dịch vụ phụ trợ, chiếm 12,6% thị phần về giá trị giao dịch M&A tại Châu Âu. Lĩnh vực này ghi nhận một thương vụ lớn thứ hai tại Châu Âu trong tháng Hai – thương vụ mua lại nhà sản xuất vàng lớn thứ 2 của Nga Polyus Gold International với 2,7 tỉ euro.Quỹ đầu tư tư nhân

Phân tích các giao dịch mua bằng vốn đầu tư tư nhân, khu vực này ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong Q1 2013 tính tới thời điểm hiện tại so với quý trước đó.Tổng giá trị các giao dịch mua lại trong Q1 2013 tính tới hiện tại là 7,6 tỉ USD, tương ứng sự giảm 62,9% so với quý trước trong năm 2012. Số lượng giao dịch mua lại cũng đồng thời ghi nhận sự

TÌNH HÌNH M&A TOÀN CầU QUý 1 NăM 2013

(Tiếp)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

sụt giảm trong Q1 2013 tính tới hiện tại, giảm 55,9% so với Q4 2012.Về mặt các giao dịch thoái vốn, các chuyên gia cũng ghi nhận xu hướng giảm. Về mặt giá trị giao dịch, Q1 2013 cũng đạt

tổng cộng 6,3 tỉ euro, tương ứng sự giảm 68,9% so với Q4 2012. Đáng chú ý là giá trị trung bình của các giao dịch thoái vốn, giảm từ 135 triệu euro trong Q4 2012 xuống 89 triệu euro trong Q1 2013. Số giao dịch thoái vốn, hai tháng đầu năm giảm 52,7% so với Q4 2012.10 giao dịch hàng đầu trong tháng tại Châu Âu (tháng 2)

Ngày thông báo Công ty mua Công ty mục tiêu Lĩnh vực Công ty bán giá trị (US$m)06/2/2013 Liberty Global Inc Virgin Media Inc Truyền thông 16.171

22/2/2013Gavril Yushvaev; Zelimkhan Mutsoev

Polyus Gold International Ltd

Năng lượng,, khai khoáng, dịch vụ phụ trợ

Onexim Group 2.739

06/2/2013 Biogen Idec Inc Elan Corporation Pld

Dược, Y tế, Kĩ thuật sinh học

Elan Corporation Plc 2.404

11/2/2013 Hakon Invest AB ICA AB Tiêu dùng Royal Ahold NV 2.31901/2/2013 Chính phủ Hà Lan SNS Reaal NV Dịch vụ tài chính 2.20019/2/2013 Orix Robeco Groep NV Dịch vụ tài chính Rabobank NV 1.935

01/2/2013 Group DF Limited UA Inter Media Group Limited Truyền thông Valery

Khoroshkovsky 1.833

06/2/2013 Selini Costruttori SpA Impregilo SpA Xây dựng 1.579

19/2/2013 Great-West Lifeco Inc

Irish Life Group Limited Dịch vụ tài chính Chính phủ Ailen 1.299

28/2/2013 Arkady Rotenberg Rostelecom OAO Viễn Thông Marshall Capital Partners 1.181

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Khu vực Trung Đông và Châu PhiGiá trị giao dịch M&A trong quý 1 năm 2013 tính tới hiện tại đạt 6,8 tỉ USD, giảm 67% trong tổng số 20,6 tỉ USD trong

quý trước đó, tuy nhiên vẫn có thể mong đợi đạt tới giá trị giao dịch 9,1 tỉ USD ghi nhận cùng kì năm ngoái. Tổng số lượng giao dịch giảm xuống 38, tương ứng tỉ lệ giảm 56% trong 87 giao dịch trong cùng kì năm ngoái. Mặc dù giá trị và số lượng giao dịch thấp hơn, quy mô giao dịch trung bình vẫn đạt 179 triệu USD, tăng 9% so với năm 2012 và tăng 37% so với năm 2011, đưa giá trị giao dịch trung bình khu vực về gần hơn với mức thời kì trước khủng hoảng tài chính.

Giao dịch bằng vốn đầu tư tư nhân có xu hướng tụt dốc. Các giao dịch mua lại giảm 98% từ 892 triệu USD quý trước đó xuống còn 15 triệu USD. Mức này thấp hơn 99% so với các giao dịch mua lại Q1 2012 (1,5 tỉ USD). Gần hết quý đầu tiên, giá trị giao dịch mua lại bằng vốn đầu tư tư nhân trung bình quý này chỉ đạt 3 triệu USD so với 99,1 triệu USD trong quý trước và 96,4 triệu USD trong quý đầu 2012. Các giao dịch của các công ty tầm trung cũng ghi nhận sự tụt giảm. Giá trị đạt 703 triệu USD tính tới thời điểm hiện tại, trung thấp hơn 75% so với Q1 2012 (2,9 tỉ USD).

Trong khi đó, các giao dịch thoái vốn đang hướng tới sự khởi đầu tốt hơn nhờ vào sự đơn phương thoái vốn ra khỏi công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Hoa Kỳ Bessemer Venture Partners bởi Intucell (Israel) . Sau khi đầu tư 6 triệu usd hai năm trước, Intucell hiện nay được bán cho Cisco Systems với 475 triệu USD, tăng giá trị thoái vốn lên 70% từ 280 triệu USD trong quý trước đó. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 32% so với cùng kì năm ngoái, thời kì bận rộn hơn với 11 thương vụ thoái vốn đạt giá trị trung bình 63 triệu USD trong quý đầu.

Các giao dịch tại Trung Đông và Châu Phi trong năm 2013 đã trở nên mạnh mẽ trong những lĩnh vực mà trước kia kém năng động nhất, bao gồm lĩnh vực Xây dựng, Bất động sản, Dược Phẩm, Y tế và kĩ thuật sinh học. Các giao dịch thuộc lĩnh vực xây dựng (bao gồm giao dịch mua lại Orascom Construction Industriel trị giá 2,1 tỉ USD của OCI N.V) đạt 2,2 tỉ USD, lớn hơn gấp bốn lần trị giá các giao dịch M&A lĩnh vực xây dựng trong năm 2012 (427 triệu usd). Trong khi đó, với giao dịch sáp nhập trị giá 2,03 tỉ USD lĩnh vực bất động sản, tất cả kết hợp lại đạt 62% thị phần về tổng giá trị giao dịch trong khu vực.

Lĩnh vực Dược, Y tế và Kỹ thuật sinh học là lĩnh vực năng động nhất về số lượng (cùng với lĩnh vực năng lượng, khai khoáng và dịch vụ phụ trợ) với số lượng tăng khoảng 250% và giá trị tăng mạnh mẽ hơn đạt tỉ lệ 640% so với năm 2012. Giá trị giao dịch trung bình trong lĩnh vực này đạt 94 triệu USD, tăng 112% từ giá trị trung bình 44 triệu USD năm 2012.

Các giao dịch mua lại truyền thống tại Israel và Bắc Phi vẫn duy trì sự năng động, xấp xỉ 44% trong tổng số giao dịch tính tới thời điểm hiện tại là của hai quốc gia này. 10 giao dịch hàng đầu trong tháng tại Trung Đông và Châu Phi(13 tháng 2)

Ngày thông báo Công ty mua Công ty mục tiêu Lĩnh vực Công ty bán giá trị (US$m)

28/2/2013 Cipla Medpro South Africa Ltd Cipla Ltd Dược, Y tế, và kĩ

thuật sinh học 548

25/2/2013 Tamweel PJSC Dubai Islamic Bank Dịch vụ ngân hàng 340

25/2/2013 Abuja Electricity Distribution Plc

KANN Utility Company Limited

Năng lượng, Khai khoáng, Dịch vụ phụ trợ

164

10/2/2013 Algatechnologies Ltd

Grovepoint Capital LLP Nông nghiệp

Kibbutz Ketura; JCA Charitable Foundation

50

04/2/2013 Rosetta Green Ltd Monsanto Company

Dược, Y tế, Kĩ thuật sinh học Rosetta Green Ltd 35

21/2/2013 Protech Khuthele Holdings Limited Eqstra Holdings Xây dựng Protech Khuthele

BÊ 30

20/2/2013 Manganese Metal Company Không được tiết lộ

Năng lượng, khai khoáng và dịch vụ phụ trợ

Valmont Industries 30

20/2/2013Superkolong Proprietary Limited

Emu Nickel NL; El Nino Mining Proprietary Limited

Năng lượng, khai khoáng, dịch vụ phụ trợ

15

06/2/2013 Oceanic Life Assurance limited

Old Mutual Life Assurance Company (Bắc Phi) Limited

Dịch vụ tài chínhEcobank Transnational Incorrporated

14

04/2/2013 Zam Chick Limited

Rainbow Chicken Limited Nông nghiệp Zambeef Products

Plc 14

Lê NgUyễN (TổNg HợP)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 3 9 - 2 0 1 3

Hoạt động: Hội thảo chuyên đề: Doanh nghiệp sản xuất ô tô xe máy với quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian: 18/6/2013Nội dung: Doanh nghiệp sản xuất ô tô xe máy

với quyền lợi người tiêu dùngThành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Hà Nội

Hoạt động: Hội thảo: Nhìn lại 2 năm triển khai thực hiện Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian: Trong tháng 7/2013Nội dung: Tổng kết 2 năm triển khai thực hiện

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Thanh Hóa

Hoạt động: Hội nghị của OECD về Điều tra và Xử lý hành vi thông thầu

Thời gian: 24 - 28/6/2013Nội dung: Nâng cao kỹ năng phát hiện và điều

tra các vụ việc thông thầu trên phạm vi quốc tếThành phần/Dự án: Đại diện các cơ quan

cạnh tranh ASEANĐịa điểm: Malaysia

Hoạt động: Hội thảo chuyên đề: Thực trạng cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực truyền hình trả tiền

Thời gian: 07/6/2013Nội dung: Thực trạng cạnh tranh và bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực truyền hình trả tiền

Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Hà Nội

Hoạt động: Cuộc họp Xây dựng ý tưởng của Nhóm Chuyên gia cạnh tranh AEGC

Thời gian: 29/5 - 1/6/2013Nội dung: Xây dựng sáng kiến và kế hoạch

hợp tác trong khuôn khổ hoạt động của AEGC giai đoạn từ nay đến 2015 và sau đó

Thành phần/Dự án: Đại diện các cơ quan cạnh tranh ASEAN

Địa điểm: Tagaytay - Philippines

1

3

5

2

4

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền vềquản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháptự vệ và các hoạt động khác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;� Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc

theo chỉ đạo của Cục trưởng; � Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Hành chính Tổng hợpPhòng Khai thác và Phát triển dịch vụ

Phòng Công nghệ - Thông tin

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Lãnh đạo CCID

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC ẤN PHẩM Đã XUẤT BẢNCủA CụC QUẢN lý CẠNH TRANH