sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

61

Upload: hoang-ly-quoc

Post on 18-Jul-2015

224 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Page 2: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

2

Page 3: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

3

I. Chúc mừng bạn đắc đạo rồi !

“Chúc mừng! Chúc mừng! Chúc mừng bạn đắc đạorồi!”

Niềm vui này rốt cuộc từ đâu đến? Và chúng ta đắcđược “đạo” là gì? Đắc được đạo lại là việc gì to tát vậy? Vìsao mọi người lại chúc mừng chúng ta?

“Đạo” là gì vậy? Thỉ Tổ của Đạo gia là Lão Tử, trongThanh Tĩnh Kinh có nói: “Đại Đạo vô hình, sanh dục Thiênđịa; Đại Đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt; Đại Đạo vôdanh, trưởng dưỡng vạn vật.” Nói đơn giản hơn, “Đạo” làChủ Tể và căn nguyên sanh Thiên sanh Địa sanh vạn sựvạn vật trong vũ trụ này, cũng là chân lý duy nhất tronggiữa vũ trụ. Tại trên thân người, chính là bộ não nhân loạichúng ta có thể suy nghĩ, là một điểm linh căn đó mà thânnày có thể hoạt động, cũng là bổn lai diện mục của chúngta đến từ Thượng Thiên, bởi vậy “cầu Đạo” chẳng quadùng một câu nói tóm tắt, đó chính là “tìm lại tự tánh cănnguyên” đã đánh mất từ lâu.

Từ xưa đến nay, Thánh nhân các giáo và đại đức caotăng, các vị đó đã nhiều đời khổ tu khổ luyện, chính vìmuốn tìm được bổn lai diện mục này, để cầu có thể thoát lybể khổ nhân sanh, vượt khỏi sanh tử luân hồi, siêu sanhliễu tử, đạt bổn hoàn nguyên, trở về cố hương của linh tánh.

Page 4: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

4

Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Châu Công, KhổngTử, Mạnh Tử, đời đời tương truyền Thánh Đạo chính làtruyền cái “đó”. Nhiên Đăng Cổ Phật thụ kí cho Thích CaMâu Ni Phật, Thích Ca Phật Tổ lại truyền cho Đại Ca DiếpTôn Giả cái “chánh pháp nhãn tàng”, là đời Tổ thứ nhấtcủa nhà Phật, cũng như Đạt Ma Tổ Sư truyền cho ThầnQuang Tổ Sư vô tự tâm pháp, cũng là cái “đó”. Quan ThếÂm Bồ Tát khổ tu đắc Đạo cũng là cái “đó”, vị tiên tri ĐứcJohn nói về Thánh hỏa trong lễ rửa tội, cũng là nói về việccầu đạo, việc này chính là Thánh sự lớn nhất dưới gầmTrời.

Song, từ cổ xưa thiên cơ mật bảo này là bất khinhtruyền. Khi xưa phần nhiều là đơn truyền độc thụ. Trongthời thượng cổ, Đạo tại Quân vương, đến thời đại KhổngTử ở Trung Quốc, Thích Ca ở Ấn Độ, là Đạo giáng Sư Nho,vả lại cần phải “tu trước đắc sau”, phải khổ tu khổ luyệnđến một trình độ nào, được công quả viên mãn, ThượngThiên mới âm thầm cử Tiên Phật điểm hóa truyền Đạo cho,nhưng một trăm người cũng khó một người thành. Hômnay mọi người có thể đắc Đạo dễ dàng như vậy, thực ra làtại vì Thiên thời Thiên vận đã đến tam kì mạt kiếp là lúcthu thúc. Vì lòng người bại hoại mà dẫn đến tai họa chưatừng có trên thế giới, vận mệnh của nhân loại sắp gặp phảiđại nạn thiên cổ, nhưng lòng từ bi của chư Thiên Tiên PhậtBồ Tát không nhẫn tâm thấy toàn bộ chúng sanh gặp nạn,bèn khấu đầu Thượng Thiên giáng xuống Đại Đạo tôn quý

Page 5: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

5

này, do không thể đợi chúng sanh khổ tu khổ luyện để điđến “đắc đạo”, mới có nhân duyên đặc thù thế này, đại khaiphổ độ, bất luận nam nữ già trẻ, kiếp này có tu không tu,chỉ cần là người có duyên đều có thể “đắc đạo trước, tuhành sau”. Sau khi đắc đạo, y theo Đạo mà hành, noigương Thánh Hiền, tế thế cứu người, tích tụ thiện niệm,cứu vãn ác nghiệp của nhân loại để được chuyển hóa, cùngnhau sáng tạo một Tịnh Thổ nhân gian, đưa đến Thế GiớiĐại Đồng, đây là một kì duyên may mắn xưa nay chưatừng gặp, chúng ta nhất thiết không thể xem nhẹ phần đắcđạo nhân duyên thù thắng này.

Chúng ta là một kẻ phàm phu, kiếp này vô công vôđức, nay gặp được một kì duyên hằng cổ chưa hề có là đắcđược “Thánh truyền Chân Đạo” này, vốn chỉ có Thánhnhân đời đời tương truyền, chẳng lẽ không đáng chúcmừng sao?

Ngoài ra, cầu đạo chẳng phải là muốn người ta bỏ đitín ngưỡng vốn có để gia nhập một tôn giáo mới nào, mà làmượn sự thông qua cầu đạo để ấn chứng “ngũ giáo đồngnguyên”, “vạn giáo nhất lý”, tất cả nguồn gốc tín ngưỡngđều là “Đạo”; mà chúng sanh cũng là “Đạo” sanh dụctrưởng dưỡng mà đến. “Đạo” tức là một loại hình thức linhtánh ở trên thân người, cầu đạo chính là tìm được nơi trúngụ của linh tánh, tìm lại bổn lai diện mục mất đi đã lâucủa chính mình, có thể nhận định một điểm chân linh của

Page 6: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

6

mình, hiểu ra ý nghĩa và sứ mệnh sống làm người củachúng ta, tự nhiên thấy cuộc sống của chúng ta có giá trịhơn, mạng sống càng vẻ vang hơn.

Page 7: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

7

II. Ý nghĩa của tam bảo:

Song, “Đạo” vốn dĩ là vô hình vô tướng mà sinh ra vũtrụ vạn vật, một điểm linh quang trên thân chúng ta, đó làcội nguồn bất sanh bất diệt trong Thiên địa, người phàmmắt thịt phải thế nào để tìm tòi diệu đạo vô hình này? Hãytham khảo tình trạng lúc Thánh hiền Tiên Phật từng đờitruyền đạo đắc đạo, bèn biết được có đạo tất có “pháp”, BềTrên muốn giáng đạo cho chúng sanh hữu duyên, cũng cầnphải thông qua dược pháp trong vô hình vô tướng, mới cóthể nhằm vào trị bệnh khổ não vô tận của chúng sanh. Màhôm nay chúng ta đắc đạo, là Thánh Thánh tương truyềntâm pháp ngàn xưa đến nay không dễ dàng tiết lộ, về mặthữu hình mà nói: Lúc chúng ta cầu đạo, Điểm Truyền Sưđại biểu Thiên mệnh Minh Sư truyền thụ “Tam bảo” chochúng ta là Quan - Quyết - Ấn. Cũng chỉ có tam bảo nàymới có thể ấn chứng tái sanh của linh tánh chúng ta, có thểlàm cho lương tâm đã biến chất của nhân loại khôi phụcđạt tới bổn lai thanh tịnh huyền diệu, tìm được cảnh giớitương thông với Trời, tiến mà làm cho một điểm linh cănbổn tánh này, ở trong sinh mệnh vốn có trí năng lươngthiện được khai mở, nâng cao tầng giới sinh mệnh.

1. Bảo thứ nhất - Huyền Quan Khiếu:

Thông Thiên khiếu là cổng xuất nhập của linh tánh.

Page 8: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

8

Đây là con đường “huyền” tương thông giữa ngườivới Bề Trên, là nơi cư trú của linh tánh trên thân người, làtổng quản của tinh khí thần, là tổng chủ tể của ngũ quanhình hài, chính là cổng cửa của linh tánh sanh đến chết đi,đây là sự huyền bí lớn nhất giữa vũ trụ, là huyền cơ bất giảicủa sinh mệnh, là đại linh căn của Thiên địa vạn vật giữangười và Trời, chính là nhờ vào cửa khiếu tuyệt diệu nàymà tương thông trong từng động tĩnh, cảm ứng lẫn nhau.Vì sao gọi là “Huyền Quan Khiếu” vậy?

- “Huyền”: Là ý nói thông Thiên quán địa thật huyềndiệu; “Quan”: là ý nói thông đến con đường, thông đến cửanẻo; “Khiếu” là lổ nhỏ. Ba chữ này gộp lại là chỉ lối cửachánh của linh tánh, lúc sanh ra từ Trời mà đến, khi chết lạitrở về Trời.

Con người khi giáng sanh tại thế gian, vị chủ tể “Chânchủ nhân” này của chúng ta - Linh Tánh - là từ Lý Thiênthông qua lỗ nhỏ thần bí này mới tiến vào thân người. Chỉđáng tiếc nơi tiên thiên Chí Thiện này, lúc chúng ta lạc vàohồng trần hậu thiên, sau đó sa vào thất tình lục dục, rồi bịche lấp đi, làm cho sau khi trăm tuổi xác thân này hủy hoại,linh tánh lại không thuận theo “con đường lúc đến” để trởvề nơi cần trở về, ngược lại là từ nơi “bàng môn tả đạo” rờikhỏi thể xác, đi vào trong sáu nẻo luân hồi. Từ đó trở đi,linh tánh phải chịu ở trong thế giới sa bà này, với hình tháibên ngoài không giống nhau, ở trong trào lưu sanh tử trôi

Page 9: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

9

nổi không ngừng.

Cái gọi là “bàng môn tả đạo”, chính là chỉ nơi HuyềnQuan chánh môn sanh đến chết đi chưa được Minh Sư khaimở, linh tánh của chúng ta thông qua ống dẫn khác rơi vàotrong sanh tử luân hồi:

- Linh hồn người đó từ mắt đi ra, kiếp sau họ sẽ đầuthai làm noãn sanh là loài cầm bay, như loài chim ưng,chim yến… Đây là do lúc tại thế mắt ham nhìn hoa sắc quáđáng gây nên.

- Linh hồn người đó từ lỗ tai đi ra, thì đầu thai chuyểnkiếp làm thai sanh, có lực nghe rất thính, đó là loài súc sinhnhư: chó, trâu, dê, heo… Đây là do lúc tại thế lỗ tai thíchnghe lời tà quá đáng.

- Nếu linh hồn người đó từ lổ mũi đi ra, thì sẽ đầu thailoài hóa sanh, khứu giác đặc biệt nhạy cảm như: kiến, gián,ruồi, muỗi… Đây là vì mũi ngửi hương vị đặc biệt quáđáng, kiếm đồng tiền ô uế hại đời mà gây nên.

- Nếu linh tánh người đó từ miệng đi ra, thì kiếp sauchuyển thành loài thấp sanh, loài thủy tộc như: cá, tôm, …Đây là vì người đó lúc tại thế thích nói lời thị phi hại ngườidanh tiết mà gây nên.

- Nếu linh tánh người đó từ lỗ rún đi ra, kiếp sau tuycó thể đầu thai làm người, nhưng phải chịu vận mệnhnghèo khổ, đây là do khi tại thế lỗi nhiều công ít, cho nên

Page 10: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

10

chuyển kiếp phải chịu quả báo khổ cực nghèo khó.

- Nếu linh tánh người đó từ chỗ gọi là Nê hoàn cung(mỏ ác) rời khỏi thân người, kiếp sau sẽ chuyển sanh vàogia đình phú quý như công hầu, tể tướng, thậm chí thăngThiên thành Khí Thiên Thần Tiên được hưởng hương quảcung phụng của nhân gian, vì lúc tại thế họ làm công nhiềulỗi ít, cho nên chuyển kiếp được hưởng phúc báo.

Nhưng mà, bất luận linh tánh từ đường lối nào đi ra,đều vẫn còn trong sanh tử luân hồi, đến cả Thần Tiên cũngnhư vậy, được người cung phụng, một khi thời gian đã đến,vẫn phải đầu thai trở lại làm người, lại lần nữa rơi vàotrong hồng trần, tiếp nhận quay cuồng của vận mạng,không cách nào làm chủ bản thân, cứ như thế không cáchnào liễu thoát sanh tử, duy chỉ có mở khai chánh lộ duynhất này, mới thật sự vượt khỏi vực thẳm khổ hải nhânsanh, siêu Khí nhập Lý trở về nguyên lai cố hương của linhtánh.

Cho nên, hễ là những người đắc đạo, lúc họ quy Thiên,nét mặt như đang sống, thân thể tay chân mềm mại tựnhiên, nét mặt mỉm cười, thậm chí đầy phòng hương thơm,đây đủ để chứng minh linh tánh không còn từ lục đạo sáungả bàng môn đi ra, mà là đã ứng chứng đăng thế giới CựcLạc, trong thời cổ xưa chỉ người tu luyện có thành tựu côngđức viên mãn cực lớn, mới có thể thấy điềm tốt lành này làtướng mạo đoan trang “gân cốt dịu lại như lông vũ”.

Page 11: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

11

Nhưng hôm nay người có duyên cầu đạo, đắc thụ Minh Sưnhất chỉ điểm, chỉ cần tam bảo khắc ghi trong lòng, lúc cònsống nên hành thiện tích đức nhiều, sau khi trăm tuổi, đượcnương nhờ Phật lực mà siêu sanh Lý Thiên tiếp tục tu hành,ở trong đạo trường Thiên Đạo này, đã có vô số đạo thânđắc đạo quy không, thân xác cũng có thể mềm mại, đều làcái ấn chứng tốt nhất, ngoài việc lấy thân người sau khiquy không để ấn chứng nhất chỉ điểm này là chân thật bấthư, Huyền Quan nhất khiếu cũng không phải do người đờinay đề xuất ra “cách nhìn” này, mà là kinh điển các giáo cóđủ chân thật để ấn chứng. Nhận thức kinh điển các giáo đểấn chứng Minh Sư nhất chỉ điểm của Thiên Đạo, đối vớiđạo thân đã cầu đạo là tương đối quan trọng, đây là lòng tincơ sở để bước vào đạo, học đạo tu đạo cho sau này. Tại đâyđặc biệt phân tích và nói rõ:

- Chứng minh của nhà Phật:

Trong kinh điển nhà Phật là có tương đối nhiều để ấnchứng Huyền Quan nhất khiếu là cổng cửa quan trọng nhấtcủa nhân sanh, Phật nói: “Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu,Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu, nhân nhân hữu cá Linh Sơntháp, hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu”, đây chính là nóicho người đời sau biết, chúng sanh đều có Phật tánh, tỏ ýthêm là Phật cư trụ tại Linh Sơn Tháp dưới tâm đầu củamỗi một người, Phật tại tự tâm, ngoài thân không có Phậtđể cầu, cái gọi là “tháp hạ tu”, tức là chỉ chỗ ẩn tàng huyền

Page 12: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

12

diệu trong đó.

“Chỉ Nguyệt Lục” ghi lại: Thế Tôn xưa kia tại hộiLinh Sơn dùng “niêm hoa vi tiếu” là ám truyền chân đạocho đại đệ tử Ca Diếp Tôn Giả, lúc đó nói “Ngô hữu chánhpháp nhãn tàng, niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vidiệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, phóchúc MaHaCaDiếp”. “Chánh pháp nhãn tàng” này tại nơiđâu? Là mắt phải hay mắt trái? Đương nhiên đều khôngphải! Nơi Minh Sư nhất chỉ, đó là mắt trí tuệ thông Thiên.Trong đó có ẩn tàng chánh pháp, là Phật Phật duy truyềnbổn thể, chánh pháp này là không dùng văn tự lời nói biểuđạt, hơn nữa, là ngoài chánh thống giáo môn, mới âm thầmdặn dò truyền cho thiên cơ bí bảo, đây không phải là sự ấnchứng quá rõ ràng hay sao? Nhưng nếu không cầu đạo,chưa được Minh Sư nhất chỉ điểm, dù cho bạn thông minhhơn Nhan Hồi, đọc nát 12 bộ tam tạng kinh điển, suy nghĩvỡ óc cũng không thể ngộ ra.

Ngoài ra, “Tử trúc lâm trung quán tự tại, song lâm thụhạ kiến Như Lai”, “tử trúc lâm” và “song lâm thụ” đều làđang hình dung vị trí liên quan chỗ Huyền Quan chúng ta,chỉ có tại nơi đó mới có thể thấy được Quan Âm tự tạitrong bổn tánh, mới có thể thấy được chân chánh bổn laidiện mục như như bất động. “Như Lai”, cũng không phải làmột danh xưng có hình tướng của Phật Bồ Tát, mà là PhậtTánh tự tại của mỗi một người, là “như kì bổn lai” đấy,

Page 13: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

13

“Tự Tại” và “Như Lai” này, đều ở chỗ nơi Minh Sư nhấtchỉ điểm.

Trong “Đạt Ma Bửu Truyện”, cũng là Đạt Ma ví dụchánh pháp nhãn tàng là Nhất Khiếu hoặc Vô Phùng Tháp.Thần Quang hỏi: “Nhị lục thời trung, quy y hà xứ, phúngtụng hà kinh?”, Đạt Ma rằng: “Quy y Vô Phùng Tháp, mặcniệm Vô Tự Chân Kinh”; Thần Quang rằng: “Vô PhùngTháp ở nơi nào?” Tổ rằng: “Chân bảo của chính mình tạingay trước mắt, hà tất khéo tìm bên ngoài, bên trong có XáLợi Tử, không phân ngày đêm phóng ra hào quang”. Cáigọi là Nhất Khiếu và Vô Phùng Tháp, chính là chỉ HuyềnQuan Khiếu.

- Sự chứng minh của nhà Nho:

Trên Kinh Dịch nói: “Hoàng Trung thông lý, chánh vịcư thể, Thiên quân thái nhiên, bách thể tòng lệnh, mỹ tại kìtrung hỉ”, ‘Hoàng Trung chánh vị’ chính là chỉ nơi Thánhđịa trung nhất chánh nhất trên thân chúng ta, chỉ có nơi đólà tuyệt đối vô nhị, cũng chính là Huyền Quan diệu khiếucủa chúng ta.

Khổng Tử nói: “Thùy năng xuất bất do hộ, hà mạc dotư đạo dã”, lại nói: “Chiêu văn đạo tịch tử khả hỉ”, chữ “hộ”(戶 ) đây là một cánh cửa, cũng chính là cửa duy nhất, đắcrồi, thì có thể thoát khỏi cái khổ luân hồi, nếu như chữ “hộ”(戶 ) phía trên thiếu một chấm, sẽ trở thành chữ “thi” (thihài) ( 尸 ), là lưu lãng trong sanh tử luân hồi. Cho nên

Page 14: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

14

Khổng Tử mới nói, một khi được nghe Đại Đạo sanh tửnày, cho dù buổi sáng đắc đạo, buổi tối chết đi, cũng khônglấy làm tiếc!

Trong Đại Học nói: “Thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ,kì nghiêm hồ”, chữ “thập” này ( 十 ) không phải là nói cóthập con mắt, thập ngón tay, chữ thập (十 ) này ám chỉ nơichữ thập trên gương mặt chúng ta, tức Huyền Quan Khiếu,“mục sở thị” chính là chỗ lưỡng mục hợp chiếu, “thủ sở chỉ”chính là nơi chỉ điểm của Minh Sư đấy. Đây là Thánh nhânTăng Tử sau khi đắc được chân truyền của Khổng Tử, lầnnữa đem thiên cơ này chứng minh một điều ám chỉ trongkinh điển.

- Sự chứng minh của Đạo gia:

Đạo Đức Kinh nói: “Cốc Thần bất tử gọi là HuyềnTẫn, cửa của Huyền Tẫn, gọi là gốc của Thiên địa, miênmiên nhược tồn, dụng tri bất cần”. “Cốc Thần”, đó lànguyên thần linh tánh của chúng ta; “bất tử” tức là bất sanhbất diệt, “Cốc Thần bất tử” chính là chỉ nguyên thần bổntánh chúng ta thọ Minh Sư nhất chỉ điểm, vĩnh cửu tồn tại,tử mà bất vong, nơi đó là cánh cửa sanh tử của linh tánh ravào, là tổng căn nguyên của Thiên Địa vạn vật, linh tánh sẽcư trụ trong “Cốc” của thân người. Cái “Cốc” này tại đâuđây? Trải qua Minh Sư nhất chỉ sẽ sáng tỏ minh bạch ngay.

Đạo gia cũng nói: “Nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, Lưỡngnhân thủ nhất thổ, Giải khai kì trung ý, Biện thị Tây Thiên

Page 15: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

15

Tổ”, “nhất, nhị, tam, tứ, ngũ” này là đại biểu ngũ quan củacon người; mắt, tai, mũi, miệng, cộng thêm Huyền Quan, lànơi Minh Sư nhất chỉ, có thể trong nhị lục thời thủ trú nơiChí Thiện Bửu Địa, là “Trung Ương Mậu Kỉ Thổ”, sẽ thểhội được nơi đó có trú ngụ một Chân Nhân, chính là TâyThiên Đại Phật Tổ, cũng chính là bổn tâm bổn tánh củachính mình.

- Sự chứng minh của Giê-Su giáo:

Trong Thánh Kinh Cựu Ước: “Chúa Thượng ThiênChúa dùng bụi trên mặt đất để hình thành nên con người,trong lỗ mũi người đó thổi vào một luồng sức sống, thì đãthành một sinh vật có linh” (Sáng Thế Kỉ 2 - 7), một luồngsinh khí này chính là linh khí của con người. Thượng Đếtạo người đem luồng sinh khí này thổi vào trong lỗ mũi,cũng đang gợi ý rõ nơi Minh Sư nhất chỉ. Tại vì một điểmnày Giêsu gọi là linh hồn, ẩn tàng trong Thập Tự Giá củabản thân ta, trở thành người sống có linh tánh. Vì sao luồngsinh khí này phải thổi từ lổ mũi vậy? Tại vì từ xưa đến nay,Huyền Quan nhất khiếu này không thể nói rõ ra, chỉ có thểnói đại khái gần đó, ví như tượng Phật trên trán đều có mộtchấm son giống như Phật Tổ, đó là Thần Tánh của ThượngĐế, linh tánh của chúng ta, là luồng sinh khí của chúng ta.

Giê-su trong Thánh Kinh “Mã Thái Phúc Âm”chương thứ 16 đoạn 24 nói “Phàm có muốn theo Ta, thìphải xả kỉ, vác lên Thập Tự Giá của chính mình để theo

Page 16: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

16

Ta”. Cái Thập Tự Giá của mình, là loại Thập Tự Giá vàngbạc đồng sắt? Đương nhiên đều không phải! Mà là ThậpTự Giá vô hình của bản thân, chính là tại nơi Minh Sư nhấtchỉ.

Giê-su cũng nói: “Các con muốn vào cửa hẹp, vì dẫnđến diệt vong, là cánh cửa rộng, con đường lớn, người đivào cũng nhiều; dẫn đến vĩnh sanh là cánh cửa hẹp, là conđường nhỏ, người tìm đến cũng ít” (“Mã Thái Phúc Âm”chương thứ 8 đoạn 13), ở đây Giêsu chỉ cánh cửa hẹp chínhlà Huyền Quan sanh tử khiếu, nơi đó có một lỗ rất nhỏ, saukhi trăm tuổi, linh tánh của người cần phải từ nơi đó đi ra,mới có thể bước lên con đường vĩnh sanh; bàng môn tả đạolà rất rộng lớn (mắt, tai, mũi, miệng), sau khi trăm tuổi từlổ khiếu đó rời khỏi, thì chuyển vào con đường tứ sanh lụcđạo luân hồi đi rồi.

Ngoài ra, Giêsu sau cùng bị đóng và tử trên Thập TựGiá, cũng là đang gợi ý con đường chúng ta trở về Trời,chính là phải từ Thập Tự Giá trở về. Chúa nói: “Nếu ainguyện đi theo Ta, nên bỏ đi chính mình, ngày ngày vácThập Tự Giá của chính mình đi theo Ta”. Cái Thập Tự Giánày là Thập Tự Giá vô hình, tuyệt đối không phải Thập Tựgiá hữu hình đeo ở trước ngực, vậy thì trên thân chúng tanơi nào có Thập Tự Giá đây? Trong lúc Giêsu bị đóng trênThập Tự Giá, bên phải bên trái không nhiều không ít cũngđóng một cái Thập Tự Giá, trên đó đóng hai kẻ cướp, đây

Page 17: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

17

chẳng phải rất rõ ràng đang ám thị nơi Huyền Quan củachúng ta sao?

- Sự chứng minh của Hồi Giáo:

Trên Kinh Khả Lan, mỗi một câu kinh văn mở đầuđều viết: “Phụng đại nhân đại từ Chân Chủ chi danh, ALập Phủ, lưỡng mục, mật mục”, “A Lập Phủ” là ý nghĩ củaChân Thần mật mục, là chỗ giữa lưỡng mục, cũng ấnchứng Minh Sư nhất chỉ Huyền Quan Khiếu là chân thậtbất hư.

Kinh kệ khác cũng có nhiều ám chỉ, ví dụ: “Điểmkhai Huyền Quan Khiếu, Diêm Vương giật cả mình, Địaphủ rút tên hiệu, Thiên bảng được ghi danh”; “Đọc nátthiên kinh vạn điển, không bằng Minh Sư nhất điểm”;“Trồng dưa vẫn được dưa, trồng đậu vẫn được đậu, đọcnát Kim Cang Kinh, niệm triệt Đại Bi Chú, vi thụ Minh Sưchỉ, vĩnh tại luân hồi thụ”; “Điểm phá trí tuệ Thông ThiênNhãn, thiên kinh vạn điển khoát nhiên thông”; “Nhất chỉnăng siêu tam giới ngoại, nhất điểm năng thoát Thập DiêmLa”, chính là đang ấn chứng Minh Sư nhất chỉ điểm, sự thùthắng và chân thật của điểm khai Huyền Quan Khiếu.

- Sự chứng minh của khoa học:

Ngoài ra, trên khoa học sau thời gian dài tiến hànhnghiên cứu, rốt cuộc phát hiện trong đại não của thân người,có một lực lượng không nhìn thấy đang chủ đạo cho đại

Page 18: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

18

não vận hành, họ rất không bằng lòng thừa nhận cái khôngchứng cứ này, luận về điểm siêu hình này, nhưng lại khôngthể không thừa nhận, đành phải gọi đó là “tinh thần”. Giớiy học đều biết được mạng sống của con người hoạt động, lànhờ vào sự dẫn truyền của mạch thần kinh xung đến đạinão chỉ huy, nhưng là lực lượng gì đang chủ tể cho đại nãocó công năng này đây? Là một thứ họ gọi là lực lượng của“tinh thần”.

Nhưng cái “tinh thần” này lại ẩn tàng ở đâu đây? Thếkỉ thứ 16 ở nước Pháp, nhà đại triết học Dicker tìm đượctrên thân người duy nhất tồn tại đơn độc cái tuyến thể -“Tùng quả thể” (thân người ngoài tuyến thể đó, còn lạitoàn là phân bố thành đôi), họ nói: “Trung ương của đạinão có tùng quả thể, nơi đó mới là chỗ của tinh thần”. Hiệnnay, y học gọi vị trí của “tùng quả thể”, gọi là bộ hạ củakhưu não, cũng phát hiện bộ phận này là bộ phận quantrọng nhất của đại não, thậm chí gọi là “sinh mệnh trungtâm”, toàn thân cơ quan con người với “nó” có quan hệ mậtthiết không thể tách rời. Nhưng nhà khoa học cũng chỉ cóthể tiến hành tới đây thôi, đối với “tùng quả thể” vận hànhnhư thế nào, thậm chí “nó” đối với toàn bộ mạng sốngnhân loài có gì ảnh hưởng lớn lao, cũng là không cách nàogiải thích việc khó hiểu này, không cách nào đi sâu hơn,được nhìn thấy mọi bí ẩn hoàn mỹ trong đó, bởi vì sự pháthiện Huyền Quan Khiếu, tuy không phải Thiên Đạo pháthiện trước nhất, nhưng muốn mở ra lực lượng thần bí của

Page 19: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

19

“nó”, duy chỉ có thông qua chỉ thụ của Thiên mệnh MinhSư, nhờ vào đại uy thần lực mới có thể thật sự mà tiến vàoChí Thiện Bửu Địa này, khai thác trí tuệ đầy đủ vô cùng vôtận của chúng ta. Vị trí của “tùng quả thể” này là HuyềnQuan Khiếu tiến vào Tam Thốn, nơi Minh Sư nhất chỉđiểm, Đạo gia gọi nơi đó là “nội Huyền Quan”, “TrungCung”, “Thượng Đan Điền”, trên y học gọi nơi đó là “Sinhvật từ”. Nơi này chính là sự huyền diệu nhất trong kho báumạng sống nhân loại.

2. Bảo thứ hai - Khẩu Quyết:

Là Thông Thiên Thần Chú của tránh kiếp lánh nạn.

Bảo thứ hai của tam bảo là “Khẩu Quyết”, còn gọi là“Ngũ tự chân ngôn”, là một thứ chú ngữ, là khẩu lệnh quacửa ải để trở về cố hương Lý Thiên, cũng là câu thôngthiên thần chú tránh kiếp lánh nạn lúc tại thế, hơn nữa, làtâm pháp của Bạch Dương kì để chúng sanh thời mạt pháphàng phục vọng niệm phiền não trong lúc tu hành.

Người tu hành từ xưa đến nay, nếu muốn đắc đạo,ngoài những việc phải khổ tu khổ luyện như lời nói trên,hơn nữa phải “Thiên lý tầm Minh Sư, vạn lý cầu KhẩuQuyết”, cầu Minh Sư nhất chỉ điểm, còn phải cầu Minh Sưtruyền thụ tâm pháp để tu luyện; mà tâm pháp này khôngtại trong văn tự kinh điển hữu hình, mà là một thứ phápthậm thâm vi diệu của khẩu truyền tâm ấn. Cho nên, tronglúc chúng ta cầu đạo, Điểm Truyền Sư đại diện Thiên

Page 20: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

20

mệnh Minh Sư, trong lúc truyền thụ Khẩu Quyết, chẳngphải thông qua văn tự ở trên giấy, chỉ là khẩu truyền, ngườicầu đạo chỉ cần khắc ghi trong tâm được rồi, khi sử dụngcũng không thể niệm ra tiếng, đây là chỗ huyền bí củaKhẩu Quyết.

Sau khi chúng ta cầu đạo, đại đa số tâm người vẫnnhư cũ cứ phóng ra ngoài, nếu chúng ta thường niệm KhẩuQuyết - ngũ tự chân ngôn, tất có thể trụ “lao thuyên ýniệm”, không bị tùy tiện phóng ra ngoài mà không thể chếngự được. Bởi vì sự dẫn dụ bên ngoài thật sự quá nhiều rồi,chúng ta không cách nào dùng niệm lực tự mình để khắcphục, đành phải tiếp dẫn lực lượng của bên ngoài để hàngphục, mà phương pháp tốt nhất chính là dựa vào niệm Phậthiệu này để hàng phục vọng tâm vọng niệm của chúng ta,chỉ cần có thể nhất tâm bất loạn trì niệm Phật hiệu, nhấtđịnh được kiến tánh.

“Ngũ tự chân ngôn” này là Thông Thiên thần chú, làquán thông Lý - Khí - Tượng tam thiên, trong đó có chânnghĩa rất thù thắng.

- Chữ thứ nhất “O”, tượng trưng cho tánh hư linh, VôCực Lý Thiên, là cái “Lý” thường hằng mà không đổi.Linh tánh của chúng ta đến từ Vô Cực Lý Thiên, bổn tánhtất cả chúng sanh tại nơi đây không phân biệt nam nữ, chỉlà một khối hư linh mà thôi, vô tư vô ngã, tự do tự tại,thường thanh thường tĩnh, tiêu diêu vui sướng.

Page 21: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

21

- Chữ thứ hai “O”, tượng trưng cho khí hô hấp trênthân người, Thái Cực Khí Thiên, là cái “Số” thường haythay đổi. Bổn tánh của chúng ta từ khi giáng sanh xuốnghậu thiên nhân gian này, tiếp nhận chủ tể của “khí số” ngũhành, vạn vật sự sống, chết, mất đi, lớn lên, nhật nguyệttinh tú xoay quanh nhau, không cái gì không nhận được sựchưởng quản của Khí Thiên.

- Chữ thứ ba “O”, tượng trưng Phật Tổ thị hiện tạiphàm gian, chỉ bảo chúng sanh phải từ tượng thiên siêu Khínhập Lý. Thân hữu hình này kết cuộc cũng là hư ảo, nênsớm ngày mượn giả tu chân, trở về bổn vị. Vì vậy tất cảchúng sanh trong tượng thiên đều nên noi theo Tiên Phật,lấy đó làm tôn, lấy đó làm quý, nỗ lực noi theo Thánh Hiền,để mai này tất nhất định trở về Lý Thiên.

- Chữ thứ tư và thứ năm, đó là Phật hiệu Tổ Sưchưởng Thiên bàn của thời kì Bạch Dương đại khai phổ độ,đồng thời cũng tượng trưng cho người hữu duyên đắc đạotu đạo trong thời kì mạt hậu này, nên theo gương hoan hỉđộ lượng của Di Lặc Lão Tổ Sư, tri túc cảm ân, phù hợpbổn hoài tâm từ của Di Lặc Tôn Phật, sửa thói hư bỏ tậtxấu, tu tâm dưỡng tánh, hồi phục lại bổn tánh viên giác,tiến bước nữa là thay Trời tuyên hóa, thế Sư tuyên ngôn,độ hóa đồng bào anh em hữu duyên chưa được cầu đạo,đây mới là chân chánh trì dụng Khẩu Quyết, mai sau nhấtđịnh có thể nương tựa nguyện lực Phật lực của Di Lặc Tổ

Page 22: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

22

Sư và Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát tiến cử.Chẳng những lúc tại thế trong tâm luôn luôn là Thiên đàng,thân này sau khi qua đời cũng nhất định có thể với chưPhật chư Tổ gặp nhau trên Lý Thiên. Cho nên, bảo thứ haiKhẩu Quyết có thể hiểu thêm là: Để cho sinh mạng thể xáccó giới hạn này trở về bổn lai diện mục nguyên thủy nhấttrong Vô Cực Thái Cực, do sinh mạng thể xác này đượchòa nhập viên mãn với vạn vật trong vũ trụ mà phản bổnhoàn nguyên, từ phàm tục viên mãn chuyển biến thànhPhật, từ đây về sau, sinh mạng không còn “tham, sân, si”,mà là như tên gọi Thánh Danh của Phật Di Lặc, nghĩa làmọi người đều lấy chữ “Từ” làm họ tên, để tỏ ra tâm hoàitừ bi vô bờ bến như Phật Di Lặc.

Phương thức trì niệm Khẩu Quyết cũng bắt đầu từ tambảo là nhanh chóng nhất, cũng là phương pháp đơn giảnnhất chính là mặc niệm, chỉ là không niệm ra tiếng hoặcviết ra là được rồi. Mặc niệm, trì tụng năm chữ này, chẳngnhững không trở ngại trong việc đi đứng nằm ngồi, hơnnữa còn trợ lực cho trạng thái tâm linh và sức khỏe củachúng ta được nâng cao, có thể hàng phục vọng tâm tạpniệm, trong lúc chúng ta có nạn, còn có thể cầu xin chưThiên Thần Phật đả bang trợ đạo để xoay chuyển nguy kịch.Cho nên chúng ta còn gọi là “Thông Thiên Thần Chú”.

3. Bảo thứ ba - Hợp Đồng:

Là Thông Thiên thủ ấn hồi hương diện kiến Mẫu nhan.

Page 23: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

23

Bảo thứ ba gọi là “Hợp Đồng”, từ cổ xưa người tuhành đều có thủ ấn để nhận kí, đương lúc mạt hậu BạchDương Kì, lúc chúng ta cầu đạo, Điểm Truyền Sư truyềncho chúng ta, đó chính là đôi tay chắp chéo, là thủ ấn HợpĐồng. Tiên Phật nói: “Tí Hợi chấp chéo ôm trong lồngngực, có thể thoát khỏi cửu cửu đại kiếp quan”. Đây là biểuthị, đôi tay thường ngày ôm lấy Hợp Đồng nơi trước ngực,tự nhiên sẽ thâu thúc lại những loạn tâm tạp niệm. Đồngthời cũng tượng trưng khôi phục lại cái tâm xích tử, lạicộng thêm thủ huyền và mặc niệm Ngũ tự chân ngôn, thìcó thể tránh kiếp lánh nạn, ý nghĩa sâu hơn nữa là tránhkhỏi kiếp luân hồi, không bị vọng niệm quấy nhiễu. Đôitay con người là đại biểu tất cả sự hiện tượng tương đối,tay trái thuộc thanh, là dương, là thiện sanh, là mặt quangminh; tay phải thuộc âm, là trược, là ác tử, là mặt hắc ám.Cho nên Hợp Đồng đôi tay, tay trái ôm lấy tay phải, hàm ýtrong tâm linh con người nên vứt bỏ đi mọi ý thức đối lậpvà phân biệt, và mọi thứ khởi đầu của ý niệm không tốt,hồi phục lại ý thức bổn lai cho thuần nhiên tuyệt đối.

Một số người lúc trầm tư, hay vô tình đôi tay hợp lạitự nhiên, trong lúc này tâm linh dễ dàng bình lặng yên tĩnh,dễ dàng tập trung ý thức, suy xét cũng được sáng suốt hơn,và tự nhiên cũng sẽ tiêu trừ tạp niệm. Hợp Đồng thủ ấn nàychẳng những có tác dụng trừ bỏ đi vọng niệm, làm cho tinhthần con người tập trung, cũng giống như “dây anten” vậy,để con người tiếp nhận được mọi thứ tốt đẹp trong đại tự

Page 24: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

24

nhiên. Tại vì Hợp Đồng thủ ấn là bàn tay hợp lại, làphương thức đại diện bổn lai thân phận của mỗi con người,đều là con của Chúa tạo vật, là Linh tử, cũng là Phật tử,mọi người nếu có thể thường tồn cái tâm xích tử, tâm ấn vàthủ ấn hợp lại, chính là lớn cùng Thiên địa vậy, cũng là ấnkí hiệu sau này trở về cố hương quy căn nhận Mẫu.

Phương pháp ôm Hợp Đồng, là đôi tay chắp chéo nơiTý Hợi, “Tý” “Hợi” là đầu và đuôi của 12 địa chi, Chữ “Tý”子 và chữ “Hợi” 亥 hợp lại trở thành chữ “Hài” 孩 . Dângian chúng ta xưa nay tục ngữ hay nói, phàm là người cóchuyện vui, thường nói là bồng một đứa bé không biếtkhóc, thử nghĩ xem đứa bé nào có thể không khóc? Chỉ cóôm Hợp Đồng, đó là đứa bé không biết khóc, còn có thểtiêu tai lánh nạn, mới là việc vui mừng lớn nhất. Vì vậyHợp Đồng còn gọi là “Tý Hợi quyết”, diệu quyết này lànắm khí số sanh diệt của Thiên địa vào lòng bàn tay, hơnnữa, tu trì có thể siêu Khí nhập Lý trở về Lý Thiên, chonên còn gọi là “Phiên Thiên ấn” (ấn trở về Trời).

Tay ôm Hợp Đồng khấu đầu lễ Phật, nếu có thể sớmtối giữ lấy tâm chân thành, thiên chân hiển lộ, hết sức chămchú khấu đầu, công phu thủy chung như vậy không ngừng,thì chẳng những trong lúc thắp hương khấu đầu tâm vô tạpniệm, mà trong lúc không có thắp hương khấu đầu cũng cóthể thanh tĩnh như thường, không bị vọng niệm quấy nhiễu,thì tự nhiên đạt bổn hoàn nguyên, không còn vướng vào

Page 25: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

25

sanh tử luân hồi.

Ngoài ra, trong lúc tay ôm Hợp Đồng khấu đầu lễPhật, tư thế đó tựa như tư thế đứa bé còn trong bụng mẹchưa sanh ra, cúi người cong lưng, Huyền Quan đối HợpĐồng (“Vô ảnh sơn tiền đối Hợp Đồng”) hàm ý là chúng taphải quay về cái tâm xích tử, quay về bổn lai diện mụcthuần khiết vô nhiễm, tâm xích tử là tâm thuần thiện thuầndương tuyệt đối không chút phân biệt đối đãi, duy chỉ cógiữ lấy bổn lai diện mục đó, linh tánh chúng ta mới có thểtrở về trong lòng Lão Mẫu.

Page 26: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

26

III. Trì dụng tam bảo như thế nào?

Tam bảo tu trì là pháp môn thù thắng nhất của NhấtQuán Đạo, sự linh diệu và ứng nghiệm thực tế chứng minhnhiều vô số kể. Cho nên, phàm là đạo thân đã cầu đạo tuyệtđối không thể nào quên, không chỉ là phải ghi nhớ, mà cònphải biết vận dụng như thế nào. Diệu dụng của tam bảo,những người thuộc “tầng giới tiểu” có thể thoát kiếp lánhnạn, những người thuộc “tầng giới trung” là bùa hộ thânlúc trăm tuổi về Trời, những người thuộc “tầng giới thượng”là có thể khế nhập tam bảo, cũng là cốt lõi của thiên kinhvạn điển, là chân truyền của ngũ giáo, đắc được tam bảotức thì có thể khai ngộ, làm quyến thuộc của Di Lặc, tùyduyên liễu nguyện, thay Trời tuyên hóa, thế Thiên hànhđạo, đồng trợ thu viên.

Vậy, tam bảo phải sử dụng như thế nào? Nếu như xảyra hung hiểm bất ngờ, khi sức người không cách nào khángcự, hay lúc sinh mạng gặp nguy hiểm, ví dụ gặp phải thiêntai nhân họa, hoặc là bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật,hoặc đột nhiên bệnh cấp tính… Chỉ cần lập tức để ý niệmtập trung tại Huyền Quan Khiếu, tưởng nơi Minh Sư nhấtchỉ nơi đó, đồng thời trong tâm mặc niệm nhiều lần ngũ tựchân ngôn, đôi tay bắt Hợp Đồng, ngón tay khép kín, chắpchéo hợp lại để nơi trước ngực, thành tâm kính ý, tánh tâmthân hợp nhất, chí thành khẩn cầu, hướng chư Thiên Tiên

Page 27: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

27

Phật báo ra họ tên của mình, sau đó hướng Tiên Phật bẩmbáo khó khăn gì mà bạn gặp phải, cầu xin Ơn Trên từ bixoay chuyển trợ giúp hóa giải, tức được phùng hung hóacát, gặp nạn hóa lành. Đây là tình huống thường dùng nhấtcủa tam bảo. Nhưng có một điểm cần chú ý là, bạn đã dùngtam bảo rồi, đã thành tâm hướng chư Thiên Tiên Phật cầuxin rồi, thì phải để tâm khẩn cầu buông xuống, việc gì cầngiải quyết cũng phải đi giải quyết, không thể một mực ỷ lại,chờ đợi sự trợ giúp hóa giải của Tiên Phật.

Thù thắng nhất của cầu đạo chính là đắc thụ Minh Sưtruyền thụ tiên thiên tam bảo, vì thế cần hiểu rõ sự ảo diệucủa tam bảo, diệu dụng của tam bảo tuy có trợ giúp chongười tránh kiếp lánh nạn, nhưng đó là một sự từ tâm binguyện của Tiên Phật Bồ Tát đối với chúng sanh, và ấnchứng sự tôn quý của Thiên Đạo mà thôi. Mà công dụngcủa tam bảo chẳng phải duy nhất như vậy, cần thiết sửdụng tam bảo hằng ngày, công phu luyện đến thuần thục,mới có thể khế nhập thâm thúy tâm pháp, cũng mới có thểphát hiện trong tam bảo vốn dĩ bao hàm ảo diệu thâm sâucủa chân lý, là đúc kết của ngũ giáo kinh điển, là tổng tinhhoa tâm pháp của các giáo Thánh nhân, chẳng những tronglúc gặp nạn có thể sử dụng mà trong lúc bình thường, nếucó thể luôn luôn bảo thủ thì sẽ dần dần nhiếp thụ suy nghĩrối ren của chúng ta, để cho tạp niệm trong lòng trở về nơiMinh Sư nhất chỉ, lâu ngày công phu thuần thục, thủ nhưkhông thủ, niệm như không niệm, quán như không quán,

Page 28: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

28

nghĩ như không nghĩ, như vậy tùy duyên bất biến, thì lụccăn sẽ được thường ứng thường tĩnh, mai này tức được siêuthoát lục đạo luân hồi, trở về Vô Cực.

Bảo thứ nhất - Cách sử dụng Huyền Quan Khiếu:

Hai mắt nhắm lại tám phân mở hai phân (người mớihọc có thể nhắm lại hết), để ý niệm tập trung tại chỗ MinhSư nhất chỉ, lúc này tức “thủ huyền” “ý thủ huyền quan”.Lúc thủ huyền phải chú ý là, đó là “ý thủ”, chẳng phải“nhãn thủ”, tuyệt đối không thể để hai mắt nhìn nhau chằmchằm (mắt lé), phải để ý niệm - tinh thần quán tưởngHuyền Quan Khiếu, đồng thời còn có thể quán tưởng hơithở ra vào tại Huyền Quan, giúp cho tập trung ý niệm. Lâungày công phu thuần thục rồi, lúc thủ huyền có thể khôngcần nhắm mắt, để ý niệm chuyên chú việc gì đó, tự nhiênsẽ tiến vào trạng thái thủ huyền.

Bảo thứ hai - Sự trì dụng Khẩu Quyết:

Trong lúc ý thủ Huyền Quan, thành tâm kính ý, lưỡicong lên hàm trên, ngậm môi lại, trong tâm mặc niệm ngũtự chân ngôn ba đến năm lần (nhiều hơn nữa cũng được)có thể giúp cho ý niệm tập trung, đồng thời trong lúc mặcniệm chân ngôn, có thể phối hợp hơi thở ra vào cùng quántưởng Huyền Quan, trong lúc thở ra, tức thì niệm một chữhoặc một biến, như vậy đối với thu nhiếp niệm đầu tươngđối có thần hiệu.

Page 29: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

29

Bảo thứ ba - Sự trì dụng Hợp Đồng:

Đương nhiên có thể bắt Hợp Đồng trong lúc đôi taykhông bị công việc ảnh hưởng, tay phải ở trong, tay trái ởngoài, ngón tay khép chặt, bắt chắp chéo ở trước ngực hoặcđể tự nhiên trên đùi. Ngoài ra, nếu vận dụng tam bảo cùnglúc khấu đầu lễ Phật thì hiệu dụng càng tốt.

Nhưng, nếu gặp phải thực sự nguy nạn, trong lúckhông kịp sử dụng tam bảo (như lái xe gặp phải tình huốngkhẩn cấp), nhất thiết không thể cố chấp tay bắt Hợp Đồnghoặc nhắm mắt thủ huyền, lúc đó phải nhờ vào thườngngày thành tâm bảo thủ đối với tam bảo, cùng với ChânNhân tĩnh tọa tu luyện thuần thục, bởi vì duy chỉ có hằngngày tương thông cảm ứng cùng chư Thiên Tiên Phật BồTát, bình thường luyện cho được ý niệm tập trung, và sựkiền tâm thành kính hợp với ngũ tự chân ngôn, trong lúcgặp phải thực sự nguy nạn, đương nhiên có thể không cầuchư Phật Bồ Tát cũng tự đến, vô hình hóa giải nguy hiểm.Đây mới là chỗ diệu dụng chân chánh của tam bảo tâmpháp.

Tam bảo là Thiên cơ mật bảo, không đúng thời khônggiáng không đúng người không truyền, từ xưa đến naythiên cơ không dễ dàng tiết lộ, cho nên không thể nói ra,cũng không thể viết rõ văn tự, như vị trí chính xác củaHuyền Quan, ngũ tự chân ngôn là ngũ tự gì, tay bắt HợpĐồng thế nào… Nếu quên đi tam bảo, cũng không thể hỏi

Page 30: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

30

đạo thân hoặc Dẫn bảo sư, càng không thể tiết lộ, chỉ cóthể ở trong tiên thiên Phật đường, thắp lên ba ngọn đènPhật, mới có thể diễn giảng. Tại vì trong tiên thiên Phậtđường này, ba ngọn đèn Phật có Phật lực che chở khôngthể nghĩ bàn, lúc thắp lên đèn Phật, chư thiên Thần Thánhvà Tiên Phật lập tức đến đàn hộ pháp, bốn phía Phật đườnghình thành một luồng hào quang bao phủ, có thể cản lạikhông cho bốn phía sơn tinh thủy quái và những đối tượngkhác trong giới vô hình không được đắc đạo len lỏi vàonhìn thấy, như thời cổ xưa đơn truyền độc thụ dùng cà sache phủ. Cho nên thiên cơ nhất định phải ghi nhớ, tuyệt đốikhông thể tiết lộ, cho dù là người thân như cha mẹ, anh em,vợ chồng cũng vậy, mong muốn đắc thụ tam bảo, duy chỉcó trải qua Thiên mệnh Minh Sư khẩu truyền tâm ấn, nếukhông, dù cho biết được danh tướng của tam bảo mà chưacầu đạo, thì đối với tam bảo cũng không có bất kì tác dụnggì, ngược lại còn trở thành chướng ngại của cầu đạo saunày; người tiết lộ thiên cơ, cũng sẽ chịu cái khổ Thiênkhiển lôi chu của lương tâm khiển trách.

Page 31: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

31

IV. Đừng quên ba vị Sư:

Từ xưa đến nay, vì sao “Tu đạo như lông trâu, thànhđạo như sừng trâu”? Vì sao người tu đạo nhiều, ngườithành đạo lại ít? Thực ra nguyên nhân chủ yếu là “Minh Sưnan ngộ” “Chân đạo nan phùng” đấy. Mà chân đạo cầnphải dựa vào Minh Sư có Thiên mệnh, chỉ điểm truyền thụ,mới có thể lưu truyền phổ độ. Ngày xưa, chân đạo là đơntruyền độc thụ, cái gọi là “chánh pháp bất truyền lục nhĩ”,nếu không phải người có phước phần căn cơ thâm hậu,tuyệt đối khó gặp Thiên mệnh Minh Sư ứng vận giáng thếmà cầu được đạo. Mấy ngàn năm đến nay, cái gọi là “giáocó ngàn vạn pháp, tông môn một con mắt”, giáo hóa sớmlưu hành đã phổ biến toàn thế giới. Tại sao Chân Đạo lạichưa được phổ truyền rộng rãi như những giáo môn khácđến người hữu duyên? Cũng vì nguyên nhân là Thiên mệnhtruyền thừa ngưng đoạn, Minh Sư chưa giáng thế.

Hôm nay, chúng ta may mắn gặp được tam kì phổ độ,Thượng Thiên đại khai ân điển phổ độ tam tào, vì giángxuống Tiên Thiên Đại Đạo này, Ơn Trên lại lần nữa giángxuống Thiên mệnh, do Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu phụngThiên thừa vận, tiếp nối minh mệnh của Ơn Trên, vì bànmột đại sự nhân duyên của mạt hậu thâu viên, quảng độchúng sanh hữu duyên. Cho nên chúng ta sau khi cầu đạo,càng phải ghi nhớ tam bảo của Đại Đạo, là do Thiên mệnh

Page 32: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

32

Minh Sư truyền thụ cho chúng ta, cũng duy chỉ có Thiênmệnh Minh Sư này, mới có thể truyền tam bảo tâm phápmà xưa nay không dễ truyền cho, cũng mới có thể thật sựgiúp chúng ta mở ra Huyền Quan bị bụi trần che lấp trùngtrùng bế tắc đã lâu, để chúng ta thấy ngay bổn lai chân như.

Vì vậy, sau khi chúng ta cầu đạo rồi, trước tiên nênhiểu rõ không được quên “ba vị Sư”, bởi vì nếu thiếu mộttrong ba vị Sư, tất chúng ta không thể đắc đạo, cho nên, ơncủa ba vị Sư không được quên.

1. Đương thời Thiên mệnh Minh Sư

Là Bạch Dương tam Thánh:

Tổ Sư - tức Di Lặc Cổ Phật chấp chưởng Thiên bàncủa thời kì Bạch Dương, phân linh giáng thế kiếp này làĐời Tổ Sư thứ 17 của Thiên Đạo chúng ta, tục gọi là họ Lộ,Thánh húy thượng Trung hạ Nhất. Sanh vào ngày 24 tháng4 năm Đạo quang thứ 29, đản sanh tại Tế Ninh tỉnh SơnĐông. Giữa năm Quang Tự được Tiên Phật chỉ dẫn, phỏngcầu Thanh Hư Tổ Sư để đắc đạo, vào ngày 15 tháng 03Thanh Quang Tự năm 31 phụng Thiên mệnh chưởng ThiênBàn, phổ độ chúng sanh, nay là Sơ Tổ Bạch Dương, saukhi quy không, Thượng Thiên phong là Kim Công Tổ Sư.

Sư Tôn - tức Tế Công Hoạt Phật (thường xưng làHoạt Phật Sư Tôn), phân linh giáng thế kiếp này là Sư Tôncủa chúng ta, tục gọi là họ Trương, Đạo hiệu thượng Thiên

Page 33: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

33

hạ Nhiên, Thánh húy thượng Khuê hạ Sanh, tự thượngQuang hạ Bích. Sanh vào ngày 19 tháng 07 năm Quang Tựthứ 15, cũng đản sanh tại Tế Ninh tỉnh Sơn Đông, năm1915 cầu đạo, năm 1930 phụng mệnh. Từ Đạt Ma Tổ Sưđến nay là đời Tổ thứ 18, tức là Bạch Dương nhị Tổ. Năm1947 vào đêm trung thu tại Tứ Xuyên Thành Đô quykhông, Thượng Thiên sắc phong là Thiên Nhiên Cổ Phật.

Sư Mẫu - tức Nguyệt Tuệ Bồ Tát, phân linh giáng thếkiếp này là Sư Mẫu, tục gọi là họ Tôn, đạo hiệu thượng Tốhạ Chân, Thánh hiệu thượng Tuệ hạ Minh. Sanh vào ngày28 tháng 08 năm Quang Tự thứ 21, đản sanh tại ĐơnHuyện tỉnh Sơn Đông. Đến năm 1930, cùng Sư Tôn đồnglãnh Thiên mệnh, phổ độ nguyên-thai càn khôn. Vào năm1975 quy không, Thượng Thiên sắc phong là Trung HoaThánh Mẫu.

2. Đại biểu Minh Sư - Là Điểm Truyền Sư:

Trung Dung viết: “Đại đức giả tất thụ mệnh” (Ngườicó đức lớn mới lãnh được Thiên mệnh). Sư Tôn và Sư Mẫugánh vác Thiên mệnh truyền đạo, do chúng sanh vô tận,không cách nào phân thân độ hóa chúng sanh khắp mọi nơi,cho nên ở Thượng Thiên thọ mệnh, được đem “Thiênmệnh” truyền đạo điểm đạo này, đề bạt tuyển chọn ngườicó đức vì đạo hy sinh cống hiến mà lãnh thụ từ mệnh nàynhư Lão Tiền nhân, Tiền nhân đạo cao đức trọng... để đạibiểu Sư Tôn Sư Mẫu truyền đạo, xưng là Điểm Truyền Sư.

Page 34: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

34

Vì thế, sau khi cầu đạo, đương nhiên không thể quên ơnĐiểm Truyền Sư, chỉ điểm thụ kí Tiên Thiên Đại Đạo chochúng ta, phải cảm tạ ân khai đạo đó. Chúng ta cũng phảihiểu rõ, chúng ta cảm ơn người đó là vì tôn kính “Thiênmệnh” truyền đạo của Điểm Truyền Sư, chẳng phải vịĐiểm Truyền Sư điểm đạo lúc đó, để tránh không rơi vàosùng bái cá nhân một cách mù quáng, cùng phân biệt đốiđãi hoặc tu đạo nhân tình. Đương nhiên, đối với cá nhânĐiểm Truyền Sư, chúng ta cũng nên đáp lại bằng lễ kínhtrong đạo là tôn Sư trọng đạo, và luân lý đạo trường là thừathượng khởi hạ, tại vì Điểm Truyền Sư chẳng những là đạidiện Thiên mệnh Minh Sư truyền thụ chỉ điểm, còn là tinhthần và trụ cột thực tế khai sáng đạo vụ của đạo trường.Nếu không có Thiên mệnh vô hình của Thượng Thiên hộtrì và sự lãnh đạo hi sinh của Điểm Truyền Sư, đạo vụ rấtkhó khai sáng đấy, hôm nay chúng ta cũng không thấyđược đạo vụ hồng triển, đạo truyền vạn quốc cửu châu rồi.

3. Dẫn Bảo Sư:

Phật gia có nói: “Phật có tam bất độ: Người vô duyênkhông độ, người vô nguyện không độ, người vô tín khôngđộ”. Hôm nay chúng ta dưới tình trạng một chút công đứccòn chưa lập, vô công vô đức, mà có thể được nghe TiênThiên Chân Đạo hằng cổ chưa truyền này, ngoài ra, làchúng ta lũy kiếp có tu trì, tổ đức che chở, căn cơ duyênphận chín mùi, nhưng khác với quá khứ là, kiếp này tuy

Page 35: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

35

gặp Đại Đạo phổ truyền, nếu không có sự tiếp dẫn của dẫnsư và bảo sư, tại trước Phật lập nguyện bảo chứng, thì dùcho trên tay bạn có vạn lượng vàng, Điểm Truyền Sư cũngkhông thể nào đem đạo truyền cho bạn. Nay bởi vì thời kìmạt pháp, đạo và kiếp cùng giáng, Chân Đạo để cứu thiệnnam tín nữ hữu duyên, kiếp nạn để thâu thúc những kẻ ácvô duyên, cho nên cần phải có người hữu duyên dẫn độ vàngười bảo chứng đến tiếp dẫn chúng ta vào cửa Phật cầuđạo, và còn hướng Thượng Thiên bảo chứng chúng ta làthân gia thanh bạch, phẩm tánh đoan chánh, là người tốt cótư cách cầu đạo, bảo sư còn phải bảo chứng cho chúng tacầu đạo này là chánh đạo, chân đạo, tuyệt đối không phảiviệc lừa dối chúng ta, còn ở trước Phật lập nguyện bày tỏ,Điểm Truyền Sư mới có thể đem đạo truyền cho chúng ta.Cho nên hai vị Dẫn sư Bảo sư có thể nói là một chiếc thiêncầu của Thượng Thiên tiếp dẫn vô vàn chúng sanh, côngơn này không thể mai một đi, không thể quên đấy!

Page 36: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

36

V. Đem đạo vào cuộc sống:

A. Tu đạo không tách rời cuộc sống thường ngày.

“Cầu đạo” là vì muốn chúng ta hiểu ra bổn lai diệnmục sanh từ đâu đến, chết đi về đâu, cùng được siêu sanhliễu tử, mục tiêu tối cao là trở về cố hương Lý Thiên; saukhi cầu đạo còn phải “học đạo”, đó là bài tập tiến một bước,để chúng ta hiểu rõ ý nghĩa và giá trị hiện thực của mạngsống con người, để bồi dưỡng nhân sinh quan, giá trị quanvà thái độ tích cực trong đời sống cho chính xác, để chúngta qua một cuộc sống đầy đủ hơn, chẳng phải như trong ấntượng một số người là người tu đạo đều phải rời xa trần thế,thoát tục, không dòm ngó đến cuộc sống nhân gian, đó làviệc làm tiêu cực bi quan và lẫn tránh hiện thực.

Sau khi “học đạo”, càng phải “tu đạo”. Ý nghĩa của tuđạo:

1. Là sửa lại quan niệm giá trị và hành vi của mìnhcho đúng, loại trừ đi thói hư tật xấu và cá tánh ham muốnkhông tốt;

2. Nghiên cứu chân lý chánh đạo, ngộ ra liền thựchành theo, và tiến bước nữa là ảnh hưởng người khác, bướcthêm là tiếp dẫn người ta cầu đạo. Tại vì, quan điểm giá trịcủa chúng ta nếu có chỗ lệch đi, lúc phải đối mặt cuộc sốngmuôn màu muôn vẻ, thường là phiền não không dứt; tiến

Page 37: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

37

thêm nữa mà hành vi có chỗ sai lệch, ắt sẽ tạo thành tội ác,để lại mối hại cho nhân gian, lương tâm sẽ càng không yên.

Tiến thêm một bước mà nói, trong thời kì mạt phápnày, người hữu duyên kiếp này đắc được đạo, không cầnxuất gia rời bỏ trần thế, ẩn vào không môn, càng khôngphải là hành vi kì dị khác biệt với người phàm, mà là phảitích cực đem Chân Đạo này hòa vào trong cuộc sống, nhấtlà cương thường luân lý, là văn hóa tinh túy của nhà Nho:ngũ luân bát đức, tam cương ngũ thường, v.v… cho thờiđại ngày nay có được giá trị và ý nghĩa, sửa đổi quan niệmtư tưởng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Tây phương mà biếnchất, để cho cuộc sống đi vào quỹ đạo nhân luân đạo đức,về mặt nhỏ là làm người đời nay đường đường chính chínhkhông ưu sầu không lo âu, về mặt lớn là có thể chỉnh đốntrật tự nguy kịch trong thế giới, vậy mới là người tu đạohiện đại hóa.

Bởi vậy, tu đạo có thể cho chúng ta cuộc sống tâm anlý đắc, ngay thẳng trong sạch, dưới sự dẫn dắt của chân lýĐại Đạo, mỗi một vai diễn thích hợp nhất của chúng ta đềuphải diễn cho tốt, ở trong cuộc sống làm tròn trách nhiệm,để trong mạng sống được thêm vào ánh quang, kỉ lập lậpnhân, kỉ đạt đạt nhân, để cho sinh mạng được đầy đủ ýnghĩa, để cho cuộc sống thoải mái tự tại, an lành vui sướng.

Cái nhìn cao hơn nữa, là mục đích của tu đạo cũngphải dựa vào thân giả này để tu luyện tự tánh của chúng ta,

Page 38: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

38

để cho tâm linh được thấm nhuần đến thuần khiết, khôiphục lại đặc tánh cho thuần linh. Cho nên, ngoài cuộc sốngthực tế ra, tu đạo càng phải xem trọng về tầng giới linhtánh. Nếu như linh tánh càng được thanh minh, đươngnhiên có thể làm cho bệnh tình thân xác thay đổi. Cũnggiống nhau nếu như tâm linh không nho nhã, túi da cũng sẽlà thô đấy; nếu như thân xác yếu đuối không chịu nổi,mạng cũng khó giữ được, thì làm sao tu đạo để cho linhtánh được đề thăng đây! mà chỉ rèn luyện một mặt tâm linh.Chẳng thà hai thứ phối hợp dựa vào nhau để tu, càng có thểtăng tốc tu trì, để cho một kiếp tu một kiếp thành, giúpngắn lại thời gian trong quá trình khôi phục bổn lai diệnmục.

B. Phương pháp tu luyện khấu đầu lễ bái:

Phương pháp tu trì sau khi cầu đạo, một số chú trọngnhiều ở sự trì giới hữu hình, bố thí, độ người, làm việcthiện, in sách thiện hoặc đọc tụng trên kinh văn, nếu có thểđi sâu hơn nữa dựa vào tam bảo tâm pháp, vận dụng vàotrong cuộc sống, là càng có thể phát huy được những điểmbình dị và ảo diệu của đạo, tam bảo tâm pháp này cũng làphương pháp của khấu đầu lễ bái thường ngày: động tĩnhhợp nhất, tánh tâm thân hợp nhất, tam bảo hợp nhất, đây làmột thứ pháp môn tu luyện thượng thừa. Phương pháp tuđạo này, ngoài rèn luyện tâm tánh để tầng giới linh tánh

Page 39: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

39

được nâng cao, còn dùng rèn luyện để phụ trợ cho sức khỏetốt hơn, có thể khiến người sức khỏe vốn suy nhược, ngườiý chí không kiên cường, được chuyển từ yếu đuối trở thànhmạnh mẽ, khôi phục lòng tin đối với nhân sanh, xuất tiếncho linh tánh trưởng thành, đạt đến mục đích bên trongthanh tĩnh thuần chân viên mãn và bên ngoài thân thể khỏemạnh. Pháp này không có sự lý luận phức tạp, hoàn toàn làsự sắp xếp diệu kì của Chúa tạo vật, dựa vào cấu tạo tâmsinh lý tự nhiên của con người mà truyền xuống pháp môntu luyện tối cao, tự tự nhiên nhiên, người người có thể hànhtrì, có thể thực hành, nguyện hành, là phương pháp tu luyệntuyệt đối không có bất kì tác dụng phụ.

Phương pháp và yếu tố của khấu đầu lễ bái, trước tiêncần thả lỏng các bộ phận khớp của cơ thể, để cho toàn thâncảm giác không có chút phụ lực, đem tất cả tạp niệm trongtâm cũng vứt bỏ đi. Sau khi chờ thân tâm hoàn toàn thảlỏng, ý thủ Huyền quan, để toàn thân tinh khí thần và ýniệm đều tập trung tại nhất điểm, sau đó chiếu theo tư thếquỳ lạy trên bái đệm, đôi tay bắt nhau đặt trên bái đệm, bộđầu đưa lên đưa xuống khấu đầu lễ bái tự nhiên.

Lúc khấu đầu, quan trọng nhất chính là ‘đầu’ khấukhông phải ‘tay’ khấu, bộ đầu cần thiết cử động lên xuống,không phải chỉ dùng tay để vỗ động bái đệm. Đôi tay ômhợp đồng nhẹ nhàng đặt trên bái đệm ở một vị trí cố định,hai đầu gối cùng nhau chóng đỡ thành tư thế quỳ lạy, để

Page 40: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

40

lực chóng đỡ đặt trên hai đầu gối; đôi khuỷu tay giữ thoảimái tự nhiên, chớ trở thành trạng thái cứng đơ, sau đó, bộđầu cử động lên xuống khấu lạy. Còn về phần khấu đầu,mỗi một người dựa vào khoảng rộng cảm thấy thoải máicho mình, là rất dễ tiến vào cảnh giới quên ngã. Nguyên dobởi vì thân thể thả lỏng, trong lúc bộ đầu cử động khấu lạylên xuống, vị trí phụ lực là ở bộ cổ và bộ eo. Cũng nhờ ởbộ cổ và bộ eo phụ lực, mà bộ đầu phối hợp cử động khấulạy, bộ eo trở lên và cột sống sẽ sản sinh ra một luồng sứcmạnh co động hướng lên trên, theo đà tự nhiên hít vào thởra, cùng với lồng ngực lúc co lúc nở, chẳng những lượnghít thở tăng thêm và sẽ càng đi sâu vào lồng ngực, đem ôtrược của âm khí bên trong cơ thể bài tiết ra, sẽ hít vàocàng nhiều không khí trong lành, do tốc độ tuần hoàn củakhí huyết thúc đẩy cả toàn thân, làm toàn bộ lục phủ ngũtạng nhận được luồng khí chậm rãi mà hoạt động mạnh lên.

Hơn nữa, phương pháp khấu đầu lễ bái này ít nhiềuđối với tâm linh được đề thăng và công hiệu về sức khỏe,hoàn toàn phải xem mỗi một người trình độ tập trung ýniệm mà định trong khi khấu đầu. Nếu như có thể hoàntoàn không có tạp niệm, thậm chí luôn cả hít thở và tất cảnhững thứ bên ngoài đều hồn nhiên vô tri, đạt tới cảnh giớiquên đi chính mình, thì trong tự nhiên hình thành linh tánhđược đề thăng. Nếu có tạp niệm vọng tưởng, thì công hiệuấy tự nhiên sẽ giảm bớt đi.

Page 41: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

41

Bởi vậy, trong lúc khấu đầu lễ bái, tốt nhất đem mọithứ trước đó trong ngày từ thân khẩu ý thể hiện ra, làm mộtphen kiểm thảo, phản tỉnh sám hối cho triệt để, để bóng âmtrong thân tâm ô uế ô nhiễm tẩy trừ cho sạch sẽ, rồi lại bắtđầu lễ bái khấu đầu, tự nhiên hiệu quả này sẽ khác nhau.Nếu như niệm đầu cứ khởi lên không cách nào tập trung,và trong lúc khởi nhiều tạp niệm vọng tưởng, lúc đó có thểdụng tâm mặc niệm Ngũ tự chân ngôn, hoặc là Thanh TĩnhKinh, Tâm Kinh cùng với các kinh văn khác đều được, vảlại toàn tâm toàn ý để ý niệm quán trú tại Huyền quan nhấtđiểm, một chữ khấu đầu một cái, thời gian lâu rồi, ý niệmsẽ trở nên dễ dàng tập trung hơn, hiệu quả này cũng tươngđối thấy rõ.

Ngoài ra, trong lúc lễ bái cũng có thể một mặt khấuđầu, một mặt đối với khuyết điểm sai lầm của thân tâmngôn hành trong quá khứ và hiện tại, và tương lai như thếnào để thay đổi, làm một phen phản tỉnh kiểm thảo cho cóhệ thống, nhằm diệt đi những suy nghĩ lung tung, để chotâm không dẫn đến tán loạn phóng ra ngoài.

C. Tham dự Thánh nghiệp cứu thế của đạo trường:

Ngoài siêng năng lễ bái khấu đầu ra, sau khi cầu đạocũng phải tham gia vào hàng ngũ học đạo tu đạo nhiều mặt,bởi vì sáng tạo hoàn cảnh tu đạo cho mình là tương đốiquan trọng đấy. Dưới đây chỉ đề ra vài điểm để tham khảo:

Page 42: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

42

1. Tham gia lớp nghiên cứu đạo lý:

Cái gọi là “Đạo đại lý vi”, chân lý là vô cùng vô tận,muốn hiểu sâu xa sự thù thắng và tôn quý, thì cần thiết họctập nhiều mặt và tham gia nghiên cứu. Đạo trường vì giúpđỡ cho đạo thân vươn cao hơn, đều có mở ra tầng lớpnghiên cứu đạo lý khác nhau, như mở ra lớp nghiên cứu cơsở (còn gọi là lớp “minh đức”) các nơi, sự thù thắng củapháp hội là Trời người cùng làm, và các lớp bồi huấn nângcao để lý niệm đạo học được thâm sâu (các đạo trường lớpnghiên cứu tên gọi không giống nhau, như lớp Tân Dân,lớp Chí Thiện, lớp Bồi Đức, lớp Lệ Đức… trình tự các lớpcó tên gọi khác nhau), cùng với lớp kinh điển… từ cạn đivào sâu, từ rộng đi vào cốt lõi, đem đạo hòa vào trong cuộcsống hằng ngày của chúng ta, để cho mình trở thành mộtngười chân chánh có đạo.

2. Nghiên cứu đọc sách đạo:

Sau khi cầu đạo nên nghiên cứu đọc nhiều sách đạo,nhờ cái thấy cái nghe mà được tăng thêm trí tuệ. Tại vì lộtrình tu đạo của Thánh hiền xưa kia đều là tấm gương tốtnhất để chúng ta tham khảo tu trì bản thân.

3. Thường xuyên về Phật đường:

Phật đường là nơi tốt nhất để học đạo tu đạo, ở Phậtđường cũng có thể thông qua học tập Phật quy lễ tiết, họctheo sở trường của những tiền hiền trong đạo, lấy quy tắc

Page 43: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

43

giới luật thân tâm, học tập khiêm tốn và hạ cái tâm xuống,dần dần thâm nhập vào mùi vị thật sự của đạo.

4. Tham gia hoạt động liên kết gắn bó:

Đạo trường có đôi lúc tổ chức một số hoạt động liênnghị, như thăm viếng đạo thân, giao lưu, leo núi, bữa cơmcắm trại, đêm hội trà họp mặt… để tăng thêm tình cảm gắnbó giữa nhau, chia sẽ tâm đắc của tu đạo.

5. Sắp xếp bài học tu hành cho mình:

Thông thường người mới cầu đạo, bước khởi đầu đốivới “Đạo”, đều chưa có cảm giác gì, chưa cảm thấy đượcđạo có điểm tôn quý hoặc thù thắng gì, hơn nữa, cũng bởivì đạo là bình thường đơn giản, cầu đạo rồi cũng chẳngphải nhất định sẽ có thay đổi hoặc cảm ứng đặc biệt gì, mọithứ cũng bình thường, cho nên cũng sẽ xem nhẹ lơ là sựquan trọng và cần thiết của tu đạo. Nhưng Sư Tôn từng nói:“Tri nhi bất hành, đạo phi ngã hữu”1, nếu sau khi đắc đạochúng ta không đem ý nghĩa và lý niệm cần thiết học đạotu đạo cho triệt để hiểu rõ, đem đạo hành ra thực tiễn trongcuộc sống, thì cũng khó cảm thấy hứng thú trong tu hành,làm hỏng đi nhân duyên thù thắng của cầu đạo. Bởi vậychúng ta nên dựa vào tình trạng sinh hoạt của mình, sắpxếp bài tập tu hành cho thích hợp, để tâm được tinh tấn vàlý niệm tu đạo của chúng ta được tăng cường, mới có thể

(1) Tạm dịch : Biết mà không hành, chẳng phải mình có đạo

Page 44: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

44

chân chánh thể ngộ sự tôn quý và chân thật của đạo.

Bài tập tu hành kiến nghị tại đây đại khái chia ra 2môn học là: cần tu và chọn tu, sơ lược như sau:

a. Cần tu: Cái gọi là bài tập cần tu của tu hành, chínhlà mỗi một vị có tâm học đạo, người đó cần phải có đề tàitu trì. Nội dung này kiến nghị như sau:

- Phản tỉnh sám hối: Tăng Tử nói: “Ngô nhật tam tĩnhngô thân”2. Nói đến tu hành, nếu như không có công phuphản tỉnh chính mình, sẽ không biết được cái lỗi cái sai ởchỗ nào, không biết dựa vào đâu mà tu. Nếu sau khi phảntỉnh mà chưa thể sám hối, thì không dễ nảy sinh quyết tâmsửa lỗi. Cho nên, phản tỉnh và sám hối thực ra là một thể.Mà việc phản tỉnh và sám hối không phân thời gian nào. Ởtrong cuộc sống, chúng ta phải học biết luôn luôn chú ýniệm đầu và ngôn hành cử chỉ của mình, hễ là có chỗkhông thích đáng, đều phải ngay lập tức tĩnh tâm hối lỗi;nếu không thể hồi quang phản chiếu ngay thời khắc đó, ítra cũng phải mỗi ngày trước khi ngủ, bình tâm tịnh khí, taybắt hợp đồng, quỳ hoặc nằm ở trên giường, tâm hướngTiên Phật bày tỏ cái lỗi sai trong ngày hôm đó, cầu xin xátội, cầu xin Tiên Phật từ bi chứng cho, sau này quyết khôngtái phạm. Nếu có thể làm theo như vậy, lâu ngày công phu

(2) Mỗi ngày phản tỉnh mình ba việc: 1. Làm việc cho người cóbất trung không? Giao tiếp bạn bè có giữ chữ “Tín” không?Những gì học được do thầy dạy có ôn lại không?

Page 45: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

45

thuần thục, trong lúc bình thường vọng tâm có chút khởidậy, cũng có thể lập tức tự giác mà hàng phục rồi.

- Y giới mà hành: Mạnh Tử nói: “Không dựa vàokhuôn phép, không thể nào trở thành vuông tròn”, cho nêncần phải học tập Phật quy lễ nghi cơ bản trong đạo và quygiới của các giáo Thánh nhân, mà chiếu theo đó cho sự tutrì. Đối với người mới học đạo, góp ý một nguyên tắc đơngiản để tham khảo: “Những việc không thể để người biết,tuyệt đối không làm; những sự việc không thể làm, kiênquyết không nghĩ”. Nếu chúng ta làm những việc gì, thấytrong tâm bất an, thấy trong lòng hổ thẹn, vậy thì khôngnên đi làm, ngay cả cái nghĩ cũng đừng nên nghĩ, có lẽ nhưkhông có ai định tội chúng ta, nhưng tâm linh của mình đãbị ô nhiễm, trên con đường tu hành sẽ gặp sự chướng ngạicực lớn.

b. Chọn tu : Có thể dựa vào cá nhân mỗi người tự sắpxếp thời gian thoải mái.

- Đọc sách: Mỗi ngày nghiên cứu đọc sách Thánhhuấn nửa giờ hoặc một giờ.

- Khấu đầu: Thường về Phật đường thành tâm kính ýkhấu đầu lễ bái Thánh Hiền Tiên Phật, tự nhiên vọng tâmtạp niệm sẽ tự lắng đi, tịnh hóa tâm linh, sẽ dần dần trừ bỏtập tánh tự cao tự đại, và còn bồi dưỡng mỹ đức khiêmcung.

Page 46: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

46

- Thường hát thiện ca : Thiện ca là từ huấn của TiênPhật từ bi khai thị, thường hát thiện ca có thể thể hội tiếnglòng của Tiên Phật và cũng là một cách dưỡng tánh vui vẻthư thái, có thể cảm chiêu thiện thần tập hợp như mây, đểnơi ở của chúng ta càng thêm tường hòa.

- Hành công lập đức: Cổ nhân nói: “Nhân gian vô bấttrung hiếu Thánh, Thượng Thiên vô vô công đức thần”(3).Người có đại công đức, có thể tiêu đi oan nghiệp, có thểtránh qua tai nạn, Đạo quả tất tinh tấn. Đặc biệt, nhân loạichúng ta tại thế đã lưu lãng luân hồi sáu mươi mấy ngànnăm, những thứ ác nghiệp tạo ra cao như núi, sâu như biển,muốn tu thành chánh quả hoặc là tế thế cứu người, trướctiên cần phải hóa giải oan trái như núi trong lũy kiếp củamình, mà muốn tiêu oan giải nghiệt, ngoài bản thân phảisiêng năng tu tập để bồi dưỡng “nội đức”, thì càng phảilàm nhiều việc tế thế lợi nhân, không được dừng lại đểkhông ngừng tích lũy “ngoại công” cho mình. Với ngườimới học đạo mà nói, dưới đây là cách đơn giản để hànhcông lập đức:

. Đến Phật đường giúp làm việc đạo: Phật đường lànơi quan trọng cho chúng sanh học đạo tu đạo, cần phải cónhiều nhân lực tham gia và hộ trì. Chỉ cần mỗi người thờigian cho phép, đều có thể đến Phật đường tự động tham gia

(3) Nhân gian không có Thánh nhân không trung hiếuTrên Trời không có vị Thần không công đức.

Page 47: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

47

làm những công việc vặt, ví như thu dọn hoàn cảnh, lauchùi đèn Phật, chiêu đãi và việc bếp núc, sắp xếp văn thư,an bài giao thông, tiếp đưa nhân viên… đều là trực tiếptham gia vào Thánh nghiệp hoằng pháp lợi sanh tại Phậtđường trong việc cứu độ chúng sanh.

. Độ hóa thân hữu: Tục ngữ nói: “Cứu một mạngngười hơn xây bảy cấp phù đồ”, mà hôm nay chúng ta độngười cầu đạo, không chỉ là cứu thể xác của họ thôi, màcòn cứu linh tánh của họ thoát khỏi bể khổ sanh tử, miễn đikiếp luân hồi, vả lại cũng cho cả tổ tiên nhờ được ánhquang. Cho nên độ người công đức lớn biết bao, là khôngthể nghĩ bàn. Vì vậy, khi bạn cảm nhận được cái tốt củacầu đạo, thì đừng quên đi phải độ hóa họ hàng bạn bè đếnPhật đường cầu đạo, để họ cũng được chia sẽ sự vui sướngđắc được tam bảo.

. Trợ in sách thiện hoặc bố thí: Tục ngữ nói: “Thiệntài nan xả(4)”. Do vậy, có thể bố thí hoặc trợ in sách thiện,để giúp ích cho chánh pháp lưu truyền và tuyên dương đạonghĩa, để có thể khởi phát nhân trí, phong thái của xã hội đivào nề nếp, đều là công đức chẳng phải nhỏ.

. Cứu cấp cứu nạn: Ngoài làm việc Phật sự ra, ngườitu đạo trong lòng cần phải luôn tồn tâm từ bi, quan tâm xãhội, làm nhiều việc thiện, cứu nạn tế cấp, phải lấy tinh thầnhi sinh phụng hiến đi phục vụ chúng sanh, để một luồng(4) Tiền làm việc thiện khó bỏ ra.

Page 48: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

48

thanh khí này được chảy vào trong xã hội, sau này mới cóthể gầy dựng lên nền tảng Tịnh Thổ nhân gian.

Sự kiến nghị phương pháp tu hành trên đây, đều làpháp môn đơn giản nhất trong học tập tu trì tự nhiên. Bởivì “Đạo” vốn tự nhiên, cái gọi là “Tu Đạo”, nói một cáchnghiêm khắc hơn, cũng chỉ là khôi phục lại bổn lai chínhmình mà thôi, tìm lại cái tâm bổn lai đó, cũng chỉ là ngaytrong nhất niệm mà thôi. Cho nên nói tu đạo, kì thực chẳngkhó khăn, chỉ cần ở trong cuộc sống thường ngày, đem tinhthần của Đạo thật sự phát huy ra là được rồi. Thời kì BạchDương, người tu đạo là tại gia xuất gia, tại gia tu hành,không cần phải thoát ly xã hội quần chúng mà đến thâmsơn cùng cốc bế quan khổ tu. Tuy nói là “tiên đắc đạo, hậutu đạo”, nhưng cũng phải đối với ý nghĩa và giá trị trongthời đại này nghiên cứu một chút để biết tu hành, tiến thêmnữa là đem đạo thực tiễn hành ra, mới có thể bước trên conđường tu đạo được thuận lợi vui vẻ.

Cho nên, bạn ơi! Trong lúc bạn vì tương lai sự nghiệpgiao tế bôn ba, xin đừng quên đi cũng phải vì linh tánhmình mà dụng tâm nhiều hơn, đừng đến lúc sắp với nhângian nói câu tạm biệt, mới phát hiện ra sinh mệnh của mìnhhình như không chút ý nghĩa gì, vậy là quá muộn màng rồi.

Page 49: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

49

VI. Lợi ích của tu đạo - Câu chuyện thực tế:

Thực ra, cầu Đạo tu Đạo có cái gì tốt? Làm người thờiđại ngày nay, trong thế giới cuộc sống rối bời gào thét vàtranh đấu, rốt cuộc phải dùng biện pháp nào để lòng ngườikhông sợ hãi và tự tại đối mặt khi thiên biến vạn hóa, và dưsức tung hoành trong khoảng thời gian biến hóa kì ảo vôthường. Cầu Đạo! Duy chỉ có cầu Đạo! Sáu bảy chục nămnay, toàn thế giới đã có mấy trăm ngàn người ấn chứng choviệc cầu Đạo đắc đạo tu đạo có hữu ích đối với nhân sanh.

Sự phiền não đau khổ của nhân loại là đến từ nguồngốc không thể “làm chủ nhân của chính mình”, nguyênnhân là không biết ngọn nguồn từ chân thật bên trong củatự thân, và sở hữu khả năng tiềm lực sung mãn do Thiênphú, và tràn đầy tất cả khả năng chân thực trong sinh mạngbản thân, mà không cách nào nắm lấy vận dụng khai thácthêm. Cầu đạo, đơn giản mà nói, chính là sự truyền thừachỉ điểm của Thiên mệnh Minh Sư, và lễ nghi Thần Thánhcủa “Thiên nhân hợp nhất”, để pháp môn giải thoát bất khảtư nghị này, chúng ta lũy kiếp tu hành mới đắc được, kiếpnày được nhiếp thụ lại trong giây phút cầu đạo, truyền thụcho người cầu đạo, mở ra cửa chánh của linh tánh tuệ mệnhbị bẩm tánh thói hư tật xấu trong lũy kiếp che lấp, để chúngta vốn có diệu trí tuệ và tiềm năng vô hạn Thiên phú sẽ tựnhiên dần dần thể hiện ra ngoài; nếu thành tâm hơn, từ nơi

Page 50: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

50

Minh Sư điểm hóa mà hạ công phu tu trì, học tập giác ngộsự tồn tại của trí tuệ sinh mệnh bên trong, tìm hiểu hàmnghĩa chân thật về sự kết hợp giữa mình và vũ trụ, thì “đờingười” sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Vầng sáng của sinhmạng cũng sẽ được phát huy dưới niềm vui “mọi việcthuận ý” trong cuộc sống hằng ngày.

Không chừng “pháp môn giải thoát” vượt khỏi nhữnglý giải thường thức này lại không được nhiều người cảmnhận ra. Nhưng, sự đề thăng của tầng giới sinh mệnh, cũngđều là từ trong cuộc sống thường ngày từng chút thể hội vàtích lũy, cho nên, lợi ích và thù thắng của cầu đạo tu đạo,tất là trong cuộc sống thường ngày bạn và tôi có thể thểngộ và cảm nhận ra mới là thực tế. Ví như một vị đại sưthiền tông đã nói: “Thế nào là tu đạo, thật thà ăn cơm, thậtthà ngủ, đó là tu đạo”.

oo0oo

Câu chuyện thứ nhất:

Lâm đàn chủ là một vị càn đạo khoảng 30 tuổi, quákhứ là người tự cho mình là có tinh thần mạnh mẽ vượt trội,là một thanh niên có tương lai, có thể chịu trách nhiệmchính mình, tất nhiên là không kém tài năng. Do vậy, tuổitrẻ cũng đã có năng lực thành tựu trên sự nghiệp. Nhưng,cá tính chủ nghĩa “gia trưởng”, bốn năm trước cũng khôngđem lại cuộc hôn nhân viên mãn; bởi vì người vợ cũngphải đi làm lo kế sinh nhai, còn phải chăm sóc bé gái mới

Page 51: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

51

chào đời, nhưng lúc đó Lâm đàn chủ chưa cầu đạo, lại mộtmực chỉ lo cho sự nghiệp, nên vừa mới đầu tư cùng bạn bè,không chút màng đến người vợ ban ngày đi làm, ban đêmcực khổ chăm sóc con nhỏ quấy khóc. Chẳng những nhưvậy, đối với người mẹ già ban ngày thay họ chăm sóc connhỏ và gia đình, Lâm đàn chủ cũng chưa từng có chút cảmơn, từ nhỏ có cá tính mạnh mẽ, anh ta lúc đó không biết thếnào gọi là cảm ơn và hiếu thuận. Cho đến có một ngày…

“Tìm tôi kêu đi cầu đạo, lúc đầu chẳng phải là vì tìnhngười khách hàng hay sao! xem trên mặt làm ăn mua bánvới nhau thì tôi mới đi, ngược lại tôi cũng không phải làngười hoàn toàn vô thần luận”. Song, nói cũng lạ kì, anh talại nói: “Sau khi tôi cầu đạo rồi, khoảng ngày chủ nhật tuầnlễ thứ 2, buổi tối có một người bạn bè khách hàng kêu tôiđi uống rượu, nếu như bình thường, tôi không đợi tiếng thứhai là đã đi rồi, nhưng hôm đó tôi lại trả lời “Không được,tối nay tôi phải dẫn mẹ và vợ tôi ra ngoài ăn cơm”, mà thựcra trước đó trong lòng tôi không có dự định này, cũngchẳng phải trước đó nói với gia đình cùng nhau đi ăn cơm,nhưng ngay lúc đó lại thoát ra câu nói này”.

Từ lúc đó trở đi, Lâm đàn chủ lại thêm một lần cảmnhận được sự vui vẻ cả nhà cùng nhau đến quán ăn; cũngđêm hôm đó, người vợ giải bày nỗi buồn khổ ngấm ngầmchịu đựng trong lòng đã lâu không muốn nói ra, Lâm đànchủ là một người có tính chủ nghĩa “gia trưởng”, cá tính đó

Page 52: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

52

chẳng hiểu sao nay cảm thấy hổ thẹn, trong lòng chợt dấylên sự sám hối, “Tôi không biết phải phản ứng như thế nàođối với sự oán trách của vợ. Tôi không nói gì cả, chuyểnmình qua, lại chẳng hiểu vì sao mà rơi nước mắt, lúc đóhình như tôi mới cảm nhận được thực ra vợ mình còn vấtvả hơn mình nhiều.”

Một tháng sau, anh ta tham gia 3 ngày pháp hội, bài“Nhân Sanh Chân Đế”, “Hiếu Đạo”, “Nhân Quả Báo ứngvà Tiêu Oan Giải Nghiệt”, mấy bài này làm cho tâm linhcủa anh ta bị những cú sốc và rung động trước giờ chưa hềcó. Bởi vì đêm hôm đó, hồi tưởng lại mỗi một lời nói củagiảng sư trên giảng đài, trong lòng anh ta tự mình phê phán,anh ta ngẫm nghĩ lại mục tiêu và trọng tâm của cuộc sống;anh ta bắt đầu phát hiện người mẹ già hiền từ suốt đời âmthầm vì anh ta bỏ ra bao công sức, thì ra luôn luôn bảo vệanh ta (bao gồm số tiền đầu tư mua bán, phần lớn tiền đầutư đều đến từ người mẹ), anh ta bắt đầu có thể cảm nhậnđược tâm trạng của người khác, đó là một điều hưởng thụ;anh ta bắt đầu thích về nhà ăn cơm, bế con, thậm chí lúcrãnh thích dẫn người nhà cùng nhau đến Phật đường ngheđạo lý!

“Nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên, bạn cótài lắm chăng nữa, giỏi lắm đi nữa, cũng chẳng qua là nhưvậy thôi. Hơn nữa, sự nghiệp của tôi căn bản chỉ là mộtcông ty nhỏ, giám đốc tôi đây đến công ty khác, có thể

Page 53: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

53

không bằng cả quản đốc, tôi có gì đáng để tự phụ đây?”“Điều này do giảng sư ở Phật đường nói tôi hay, tôi cảmthấy rất có đạo lý”, bắt đầu biết được hạ cái tâm xuống vàhiểu được sự thiếu sót của mình, khiến cho Lâm đàn chủ cótấm lòng săn sóc và quan tâm. Anh ta cũng không rõ vì saochính mình có sự thay đổi như vậy, hỏi một số đạo thântrong đạo trường, người ta đều nói với anh ta, đây chính làích lợi của cầu đạo, là sức mạnh của đạo trên thân anh talàm sự ấn chứng tốt nhất. Hiện giờ trong gia đình anh ta đãthiết lập Phật đường, cả nhà ngày ngày đều tắm gội trongtừ quang của Tiên Phật. giống như anh ta nói “Nhân gianThiên đàng” tại đâu đây? đến nhà anh ta xem sẽ biết thôi!

oo0oo

Câu chuyện thứ hai:

Trương tiểu thơ, trước đây cô ta làm trong công tyquảng cáo ai cũng biết tiếng là “băng sơn mỹ nhân”. Lúcđó cô ta làm chức vụ thư kí, mỗi ngày đều phải đối mặt rấtnhiều vấn đề với đồng sự, thêm nữa còn phải ứng đối sổsách của công ty. Công việc có thể nói là tương đối bận rộn,còn phải thường xuyên tăng ca đêm, có thể cảm nhận đượcáp lực công việc rất lớn. Thêm nữa, bản thân cá tính vốn dĩhướng về nội tâm, ít khi chủ động trò chuyện với ngườikhác, lại nữa, vì ngoại hình cô ta cũng không tệ, tuy luônluôn giữ khoảng cách với người khác, nhưng ít ra ở trongmắt đồng nghiệp vẫn còn có thứ đẹp mông lung, cho nên

Page 54: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

54

mới được phong hiệu là “băng sơn mỹ nhân”. Nhưng lại là“nhân vật đi đầu” bị các đồng nghiệp trình chủ quản nói làthái độ công việc phải kiểm điểm lại. Vấn đề của cô tachính là quản giao với người không được tốt, thật ra bảnthân cô ấy cũng rất rõ, cũng rất muốn cải thiện, nhưng vìtính cách cao ngạo lạnh lùng luôn đề phòng người khác, dùcô ta đã xem nhiều sách về cải thiện quan hệ giữa ngườicũng không hữu dụng.

Có một ngày, vì nhà họ hàng thiết lập Phật đường, côta cùng người nhà đi chúc mừng, tình hình lúc đó khônghiểu gì nhưng cũng cầu được đạo. Nhưng Trương tiểu thơsau khi cầu đạo cũng chẳng có cảm giác gì đặc biệt, vẫnnhư bình thường. Cho đến một ngày, dẫn bảo sư của cô tacũng chính là người bà cô đã thiết lập Phật đường, đến kêucô ta đi Phật đường nghe lớp, (dù sao ấn tượng đối với Phậtđường cũng không tệ, và không có bận gì khác, nên đitheo). Kết quả, lớp Minh đức của Phật đường hôm đó giảnglại chính là đề tài “Như thế nào đột phá chướng ngại củabản thân, mở ra cho thành công quan hệ giữa người” thật làđúng vị! Trương tiểu thơ nghe tới say sưa, câu nào cũng làđạo, cô ta xem qua rất nhiều sách về cách quản giao vớingười, chính là không tìm được điểm nào có thể thay đổichính mình. Nhưng đêm hôm đó ở Phật đường nghe đạo lý,giảng sư nói sau khi cầu đạo phải thường dùng “tam bảo”,trong vô hình có thể thay đổi thói hư tật xấu của mình, vảlại còn rất tỉ mỉ nói cho mỗi một đạo thân phải sử dụng tam

Page 55: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

55

bảo như thế nào.

Từ đó trở đi, Trương tiểu thơ thí nghiệm xem coi,tranh thủ trước khi ngủ học tập “Chân Nhân tĩnh tọa” 5 đến10 phút, hơn nữa, bắt đầu hiểu ra sự quan trọng của việcquan chiếu và phản tỉnh chính mình. Trải qua sử dụng tambảo “Thủ huyền, mặc niệm Ngũ tự chân ngôn, tay ôm Hợpđồng”, “Rất kì lạ, có luồng sức mạnh giúp tôi có thể hồi ứclại mỗi một niệm đầu của mình trong ngày, cảm giác đó rấtrõ ràng, rất thư thái, mà tôi còn cảm nhận được lợi ích củaviệc thay đổi”, “Từ khi tôi biết dùng tam bảo rồi, mỗi đêmtôi đều có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, suốt đêm không cómộng, một giấc đến sáng, ngủ ngon, tinh thần tốt, tâmtrạng cũng tốt hơn”.

Trải qua khoảng 2 đến 3 tháng, đồng nghiệp ở công tyđã có thể thấy Trương tiểu thơ buổi sáng chủ động chào hỏimọi người, lúc làm việc cũng có nụ cười. Vốn dĩ cô takhuôn mặt cũng không tệ, lúc cười lại càng đẹp hơn. Chođến có một ngày, có người khách hàng tặng cô ta một bóhoa và tấm thiệp khen nụ cười cô ta. Hôm nay cô Trươnglà một vị tiền hiền khôn đạo có nụ cười ngọt ngào nhấttrong Phật đường, nơi nào có cô ta sẽ là tràn đầy tinh thầnvà sức sống. Bất luận ai thấy được nụ cười ngọt ngào củacô ta, vốn dĩ không được vui vẻ thì cũng lập tức tan thànhmây khói. Vậy là cô Trương chẳng những cải thiện đượcquan hệ giữa người, đối với công việc áp lực phiền muộn

Page 56: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

56

cũng đều có thể cười cho qua chuyện, ngược lại càng nỗlực hơn. Hiện nay cô ta đã là thư kí của chủ quản trung cấpcông ty đó, cũng là một vị giảng sư trên đạo trường.

oo0oo

Câu chuyện thứ ba:

Cai thuốc, đối với người nghiện mà nói, tuyệt đối làmột việc đau khổ nhất, tin rằng cũng có nhiều người đều cónhiều lần kinh nghiệm việc cai thuốc, thí dụ có người mộtlần cai thuốc thì thành công, ngoại trừ có nghị lực và dũngkhí cực mạnh, nếu không thì có thể trong ngàn người cũngkhó có một người. Nhưng mà cầu đạo, đích thực có thể đểmột người thói hư không tốt, ở trong vô hình được hóa giảiđi, dưới đây là sự thật một gương mẫu không thể nghĩ bàn.

Anh Lâm này nghiện thuốc đã mười mấy năm, mộtngày phải hút thuốc thơm ít nhất một gói rưỡi. Sau khi tốtnghiệp đại học đã quyết tâm nhiều lần muốn cai thuốc, bởivì tự hiểu được hút thuốc đối với sức khỏe có hại. Trướckhi nhập ngũ đã cai một lần, vì phải chạy bộ luyện tập sứckhỏe, trong thời gian hai tháng; lần thứ 2 là trước khi kếthôn, vì muốn cưới được cô vợ hiền này, anh ta lại một lầnđồng ý cai thuốc, rất vất vả chống cự nửa năm, lại bị bạnlàm ăn ảnh hưởng mà phá giới; lần thứ 3 là trao đổi điềukiện với vợ đồng ý cho anh ta mua xe, thấy rõ cai thuốc đãđược một năm, nhưng vẫn là không chống chọi lại cơnnghiện thuốc, mà vẫn lén hút trộm. Ba năm rưỡi trước, vào

Page 57: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

57

một buổi tối, anh ta được dẫn đến một Phật đường lớn cầuđạo, theo anh ấy nói căn bản là không nhớ được cầu cái đólà gì, tại vì lúc đó trong tâm trí muốn ra ngoài hút thuốc, ởtrong Phật đường 2 - 3 tiếng đồng hồ không thể hút thuốc,làm cho anh ta khó chịu vô cùng.

Nửa tháng sau gặp một nhân duyên, anh Lâm đi thamgia hai ngày pháp hội. Vốn dĩ cho là không cách nào chốngnổi hai ngày không hút thuốc, song nói cũng kì lạ, “Haingày đó lại không thèm hút, làm như không có chuyện đó,cũng không phạm vào nghiện thuốc, tinh thần cũng rất tốt,có thể là tôi quá chú tâm nghe giảng, nghe tới quên đichính mình”. Sự việc xảy ra càng không thể nghĩ bàn theolời anh Lâm tự mình nói ra “Ấn tượng sâu sắc nhất chính làtiết giảng ‘Ý nghĩa của trì chay và lợi ích’, chỉ nhớ giảngsư nói ăn chay là bản năng của người, con người vốn làkhông nên ăn thịt, cũng như con người vốn dĩ là không biếthút thuốc, hà tất cứ nắm chặt không buông nhỉ? Trong tâmtôi đã âm thầm nói với Phật Tổ, ‘Được! Bắt đầu ngày maitôi không hút thuốc nữa, không thể làm nô lệ thuốc nữa!”Như vậy là ngày hôm sau bắt đầu, anh Lâm đã không hútthuốc nữa, vả lại không phải cai thuốc mà là “đoạn thuốc”.Anh Lâm nói “Từ lúc đó bắt đầu đến nay đã hơn ba nămrồi, ngay cả lên cơn nghiện thuốc cũng không có, không cónghiện làm gì có muốn hút đây?”

Cùng một kì tích sự việc lại xảy ra ở một người bạn

Page 58: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

58

học của anh Lâm. Anh Trần, là do anh Lâm độ đến Phậtđường cầu đạo, anh Lâm lấy kinh nghiệm của chính bảnthân mình, sau khi cầu đạo có một sức mạnh không thểnghĩ bàn, mà giới trừ đi tật xấu mười mấy năm hút thuốc,thuyết phục được anh Trần cầu đạo. Dùng tâm niệm giốngnhau “Vốn dĩ là không biết, hà tất phải khổ cực nắm chặtkhông buông?” Lại nói thêm, nếu như có cơn nghiện thìdùng tam bảo để hàng phục dục vọng. Cách này quả nhiêncó hiệu quả, anh Trần cũng hạ quyết tâm, sau hai ngày đãdễ dàng “chặt đứt” cơn nghiện thuốc, từ đó không còn khởitâm muốn hút thuốc nữa. Sự thật này gần như là nơiphương Trời và ánh trăng dưới đầm, nói ai nghe ai nấy đềukhông thể tin, nhưng sự thật vẫn là sự thật, chúng ta khôngthể không tin. Đây là sức mạnh gì? Đương nhiên là sau khicầu đạo đối với đạo có lòng tin, vả lại thường xuyên tiếpcận Phật đường, tiếp nhận rửa tội của Phật quang phổ chiếu,toàn thân rất nhiều thói hư sẽ dần dần được thay đổi, chỉcần có lòng, tự có sức mạnh trợ giúp hóa giải.

oo0oo

Câu chuyện thứ tư:

Một vị đạo thân họ Chu, quá khứ là một người rất dễkhẩn trương, có thể nói là một ngày 24 tiếng đều trongtrạng thái tinh thần cau có, không chỉ là khẩn trương trongviệc làm, luôn cả đi bộ, ngồi xe, nghĩ ngơi… bất luận giờnào cũng phát hiện tay anh ta nắm chặt lại, nắm chặt đến rỉ

Page 59: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

59

ra mồ hôi. Tuy luôn luôn nhắc nhở mình phải thả lỏng,nhưng tâm khẩn trương đã trở thành trạng thái phản xạ củatiềm thức, không cách nào khống chế được.

Anh Chu tự mình mở ra một công ty điện tử nhỏ, mỗibuổi sáng đều đến công ty trước nửa giờ, chăm chú nhìnnhân công có đến trễ không, có làm biếng không; sau đósuốt ngày với tinh thần cau có, làm cho tánh tình hay nổicáu, động một chút là hét to lên, cũng không biết đangphiền não gì, cứ là mặt mày nhăn nhó khổ sở cau có, côngnhân nhìn thấy anh ta giống như nhìn thấy ma quỷ, tránhđược thì tránh, không một người nào chịu ăn cữ cơm vớianh ta. Ban đêm mất ngủ là chuyện bình thường, rất khóvào giấc ngủ, lại hay giật mình thức dậy, dù cho đã ngủ say,thân thể vẫn là siết chặt; sáng hôm sau thức dậy, mệt mỏitựa như suốt đêm không ngủ vậy, trải qua thời gian, toànthân đương nhiên đều sanh bệnh.

Vì muốn giải tỏa tâm rối bời của mình, anh Chu đãlàm thử mọi cách: tĩnh tọa, niệm Phật, vận động… đềukhông cách nào khắc chế tâm gấp gáp không yên của mình.Cho đến khi được cầu đạo, giảng sư nói với anh ta, tam bảocó thể giúp giải quyết vấn đề khổ não này. Do đó, anh tadụng tâm đi nghiên cứu, cũng thử sử dụng tam bảo lúc thầnkinh căng thẳng hoặc để hàng phục vọng tâm của mình.Kết quả, anh ta rất kinh ngạc phát hiện dùng tam bảo cóhiệu quả rất lớn đối với tâm trạng bực tức. Từ đó anh Chu

Page 60: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

求道後别忘了三寳與修道

60

bắt đầu biết dùng giọng nói ôn hòa hơn để nói chuyện,cũng nhờ từ nơi Phật đường nghe đạo lý, biết được làmmột người đạo thân, biểu hiện căn bản nhất đó là quan tâmđến người khác, cho nên, từ rất miễn cưỡng cho đến rất tựnhiên, anh Chu đã biết quan tâm ý kiến của công nhân vàkhách hàng, thậm chí buổi trưa biết chủ động đi mua cơmhộp về mời công nhân ăn, khó thấy nội bộ công ty có bầukhông khí ấm cúng này, đương nhiên tình hình công việccủa công nhân được nâng cao hơn, năng suất nhiều hơn, tựnhiên sự nghiệp được thành tựu lớn lao trước đây chưa hềthấy.

Quan trọng hơn nữa, là tâm trạng lo lắng bất an củaanh Chu cũng dần dần được giải trừ đi, hiện tượng nằm mơác mộng cũng không còn nữa, sức khỏe cũng tốt hơn, tất cảmọi thứ đều cải thiện. Anh ta nói “Thật là quá ảo diệu rồi!Cầu đạo được tam bảo quả là cứu sự nghiệp của tôi đấy.Nếu như không phải cầu đạo, tinh thần tôi có thể đã sụp đổ,sự nghiệp cũng kết thúc rồi!”

Page 61: Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo

Sau khi caàu ñaïo ñöøng queânTam Baûo vaø Tu Ñaïo

61

Mục lục

1. Chúc mừng bạn đắc đạo rồi2. Ý nghĩa của tam bảo:

- Bảo thứ nhất: Huyền Quan Khiếu là Thông Thiên Khiếucủa linh tánh ra vào- Bảo thứ hai: Khẩu quyết là Thông Thiên Thần Chú củatránh kiếp lánh nạn- Bảo thứ ba: Hợp đồng, là Thông Thiên Thủ Ấn để hồihương diện kiến Mẫu.

3. Trì dụng tam bảo như thế nào?4. Tam Sư đừng quên:

- Đương thời Thiên mệnh Minh Sư - tức Bạch Dương TamThánh- Đại biểu Minh Sư - Điểm Truyền Sư- Dẫn Bảo Sư

5. Đem đạo vào cuộc sống:- Tu đạo không rời cuộc sống thường ngày- Pháp tu luyện của khấu đầu lễ bái- Tham gia Thánh nghiệp cứu thế của đạo trường

6. Câu chuyện thực tế - Lợi ích của tu đạo.