số: 1387/qĐ-ubnd an giang, ngày 15 tháng 6 năm...

5
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Số: 1387/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 15 tháng 6 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An GiangCHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang; Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang; Căn cứ Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang; Căn cứ Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang; Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 - 2018; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình s577/TTr-SKHCN ngày 04/6/2018 về việc phê duyệt đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang”, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang, với các nội dung cụ thể như sau:

Upload: others

Post on 22-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Số: 1387/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 15 tháng 6 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 - 2018;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 577/TTr-SKHCN ngày 04/6/2018 về việc phê duyệt đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang”, với các nội dung cụ thể như sau:

2

1. Mục tiêu đề tài:

1.1. Mục tiêu tổng quát: Xác định thực trạng nguồn nhân lực và đề xuất nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Xác định thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch của tỉnh hiện nay.

- Dự báo số lượng lao động và việc làm đối với từng ngành nghề cụ thể đến năm 2030 phục vụ cho việc định hướng và xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực dài hạn, phát triển việc làm của địa phương.

- Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp và du lịch theo từng nhóm đối tượng: Quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp, quản lý cấp trung, nhân viên, người dân và cộng đồng dân cư.

- Xây dựng 01 mô hình mẫu về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp. Đào tạo 40 cán bộ kỹ thuật trẻ đã ký hợp đồng với cơ quan sử dụng lao động có đủ khả năng kỹ thuật, kỹ năng quản lý và giao tiếp để làm việc hiệu quả với chuyên ngành đang đảm trách.

- Xây dựng 01 mô hình mẫu về đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang. Chọn 01 mô hình du lịch gắn với nông nghiệp và sinh thái đang hoạt động để đào tạo. Đào tạo 35 cán bộ quản lý và 25 kỹ thuật viên phục vụ mô hình du lịch có đủ kỹ năng quản lý và giao tiếp để làm việc hiệu quả với hoạt động phát triển du lịch của tỉnh An Giang.

2. Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học An Giang.

3. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Võ Lâm.

4. Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 07/2018 đến tháng 07/2020).

5. Nội dung thực hiện:

5.1. Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn lao động trong ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang

- Xác định rõ khái niệm và tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực. - Cơ sở để phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

nguồn nhân lực. - Một số lý thuyết và kết quả nghiên cứu về nguồn nhân lực trong bối cảnh

phát triển kinh tế và hội nhập. 5.2. Nội dung 2: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong ngành nông

nghiệp và du lịch tỉnh An Giang - Đặc điểm nguồn nhân lực trong nông nghiệp và du lịch: làm rõ các vấn đề về

đặc điểm dân số học và trình độ lao động.

3

- Thực trạng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong các ngành nghề lao động nông nghiệp và du lịch của tỉnh.

- Đánh giá thực trạng đào tạo và phân bố nguồn nhân lực. - Các giới hạn về chất lượng nguồn nhân lực hiện có để đáp ứng yêu cầu về

phát triển ngành nghề trong nông nghiệp và du lịch. Thực trạng nguồn nhân lực được đánh giá thông qua điều tra để thu thập số

liệu sơ cấp và thứ cấp các đối tượng sử dụng lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, do tính đặc thù của 02 ngành này nên trong đánh giá, nhóm nghiên cứu sẽ chia thành 02 phần riêng biệt để sử dụng các công cụ đánh giá khác nhau.

5.3. Nội dung 3: Xác định nhu cầu và dự báo nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang

- Chính sách và quản lý lao động. - Hiện trạng việc làm và thất nghiệp. - Phân tích nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các chủ sở hữu lao động. - Xác định các hạn chế trong đào tạo so với nhu cầu phát triển hiện tại. - Dự báo các nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động trong nông nghiệp

và du lịch của tỉnh trong dài hạn. - Dự báo phân bố cơ cấu nguồn nhân lực trong các ngành nghề để phát triển

nông nghiệp và du lịch. 5.4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình mẫu về đào tạo nguồn nhân lực trong

ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang - Xây dựng mô hình mẫu về đào tạo kỹ năng thực hành bền vững cho cán bộ

kỹ thuật nông nghiệp địa phương. - Xây dựng mô hình đào tạo nguồn nhân lực du lịch gắn với nông nghiệp và

sinh thái tỉnh An Giang. 5.5. Nội dung 5: Đề xuất nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong

ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang - Phân tích sự khác biệt giữa hiện trạng và dự báo trên cơ sở lưu ý các hướng

ưu tiên phát triển dựa trên lợi thế sẵn có của địa phương. - Đưa ra các giải pháp về định hướng nghề nghiệp cho lực lượng lao động tiềm

năng, tổ chức quản lý, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và du lịch của địa phương một cách bền vững.

- Đề xuất giải pháp trong quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực cho từng nhóm đối tượng phục vụ phát triển nông nghiệp và du lịch của tỉnh An Giang.

6. Tổng dự toán kinh phí cần thiết thực hiện: 455.679.500 đồng (Bốn trăm, năm mươi lăm triệu, sáu trăm, bảy mươi chín ngàn, năm trăm đồng) từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, bao gồm:

4

6.1. Công lao động: 233.234.500 đồng (nghiên cứu tổng quan; điều tra, khảo sát, thu thập số liệu; công lao động phổ thông; báo cáo tổng kết).

6.2. Chi khác: 222.445.000 đồng (công tác phí; hội thảo; tập huấn; khảo sát tiền trạm; nghiệm thu cơ sở; văn phòng phẩm).

7. Sản phẩm chính giai đoạn 1 của đề tài: 7.1. Có 03 báo cáo: (1) Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả nghiên cứu; (2)

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu; (3) Báo cáo về hiện trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang.

7.2. Có 02 báo cáo chuyên đề: (1) thực trạng và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp tỉnh An Giang: trường hợp nghiên cứu; (2) thực trạng và phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh An Giang: trường hợp nghiên cứu.

7.3. Hình thành được 02 mô hình mẫu: (1) mô hình mẫu về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp tỉnh An Giang; (2) mô hình mẫu về đào tạo nguồn nhân lực du lịch gắn với nông nghiệp và sinh thái trên địa bàn tỉnh An Giang.

7.4. Hình thành 01 chương trình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất và kỹ thuật cho cán bộ quản lý, công ty và người dân địa phương.

7.5. Hỗ trợ đào tạo ít nhất 01 sinh viên đại học cho tỉnh An Giang (giấy xác nhận hỗ trợ đào tạo); Đào tạo cho ít nhất 100 học viên bao gồm lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật các đơn vị tham gia phục vụ mô hình du lịch.

7.6. Đề xuất kế hoạch 05 năm cho đơn vị tiếp nhận, sử dụng kết quả nghiên cứu trong việc triển khai ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu.

8. Đơn vị phối hợp thực hiện:

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

9. Đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả:

Kết quả nghiên cứu của đề tài này hiện có 02 đơn vị đăng ký nhận sử dụng, đó là: (1) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang; (2) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang;

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trên có thể sẽ chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân khác nếu có yêu cầu.

Điều 2.

1. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện đề tài theo quy định hiện hành. Nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc cần xử lý, phải báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định chuyên môn và Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh.

2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và địa phương có liên quan: Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang” và báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Đồng thời, có

5

trách nhiệm kiểm tra sản phẩm giao nộp và bàn giao sản phẩm cho đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này với biên bản bàn giao trách nhiệm cụ thể nhằm có cơ sở đánh giá việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

3. Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài và thủ trưởng đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Trường Đại học An Giang (đơn vị chủ trì đề tài), PGS.TS. Võ Lâm (chủ nhiệm đề tài) và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - TT. UBND tỉnh (b/c); - Sở KH&CN (05 bản); Sở Tài chính; - Sở Nông nghiệp và PTNT; - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; - Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM; - Trường Đại học An Giang; - PGS.TS. Võ Lâm; - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; - P. KTN, P.HCTC.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Dk

Lâm Quang Thi