quy tac trong tai icc

34
Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998 QUY TẮC TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ÐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI MẪU CỦA ICC ICC khuyến nghị tất cả các bên có ý định chọn trọng tài ICC đưa vào hợp đồng điều khoản mẫu dưới đây. Các bên cần lưu ý là tốt hơn nên qui định trong điều khoản trọng tài luật điều chỉnh hợp đồng, số lượng các trọng tài viên, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài. Quyền tự do lựa chọn của các bên về luật điều chỉnh hợp đồng, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài không bị giới hạn bởi Qui tắc Trọng tài ICC này. Lưu ý cũng tới vấn đề là Luật của một số các nước nhất định yêu cầu các bên tham gia hợp đồng thể hiện rõ việc chấp thuận các thoả thuận trọng tài, theo cách thức cụ thể và rõ ràng. "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm theo Qui tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Qui tắc nêu trên" QUY TẮC TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ § CÁC ĐIỀU KHOẢN MỞ ĐẦU § BẮT ĐẦU QUÁ TRÌNH TRỌNG TÀI § UỶ BAN TRỌNG TÀI § TỐ TỤNG TRỌNG TÀI § PHÁN QUYẾT § PHÍ TỔN § CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Upload: du-muc

Post on 27-Jun-2015

331 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quy Tac Trong Tai ICC

Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC)

 Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998  QUY TẮC  TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ   ÐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI MẪU CỦA ICC ICC khuyến nghị tất cả các bên có ý định chọn trọng tài ICC đưa vào hợp đồng điều khoản mẫu dưới đây.  Các bên cần lưu ý là tốt hơn nên qui định trong điều khoản trọng tài luật điều chỉnh hợp đồng, số lượng các trọng tài viên, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài. Quyền tự do lựa chọn của các bên về luật điều chỉnh hợp đồng, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài không bị giới hạn bởi Qui tắc Trọng tài ICC này.  Lưu ý cũng tới vấn đề là Luật của một số các nước nhất định yêu cầu các bên tham gia hợp đồng thể hiện rõ việc chấp thuận các thoả thuận trọng tài, theo cách thức cụ thể và rõ ràng.  "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm theo Qui tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Qui tắc nêu trên"   QUY TẮC  TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ    

§         CÁC ĐIỀU KHOẢN MỞ ĐẦU   §         BẮT ĐẦU QUÁ TRÌNH TRỌNG TÀI   §         UỶ BAN TRỌNG TÀI   §         TỐ TỤNG TRỌNG TÀI  §         PHÁN QUYẾT    §         PHÍ TỔN  §         CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC    

 Phụ lục 1:   ÐIỀU LỆ CỦA TOÀ ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (ICC) Phụ lục   2:   QUY CHẾ NỘI BỘ CỦA TOÀ ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (ICC)  Phụ lục 3:   PHÍ TỔN VÀ CÁC CHI PHÍ TRỌNG TÀI  

 

Page 2: Quy Tac Trong Tai ICC

 CÁC ĐIỀU KHOẢN MỞ ĐẦU  Ðiều 1: Tòa án Trọng tài Quốc tế  1. Toà án Trọng tài Quốc tế ("Tòa án") của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) là cơ quan trọng tài bên cạnh ICC. Ðiều lệ của Tòa án được qui định tại Phụ lục I. Các Thành viên của Tòa án do Hội đồng ICC chỉ định. Tòa án có chức năng qui định việc giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp thương mại có yếu tố quốc tế theo qui định của Qui tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế "Qui tắc". Tòa án cũng có thể qui định giải quyết các tranh chấp không có yếu tố quốc tế theo Qui tắc này nếu các bên có thoả thuận trọng tài ghi như vậy. 2. Tòa án không giải quyết tranh chấp. Tòa án có chức năng đảm bảo việc áp dụng Qui tắc này. Tòa án soạn ra Qui chế nội bộ riêng (Phụ lục II).  3. Chủ tịch Toà án, hoặc, khi Chủ tịch vắng mặt hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch, một trong các Phó chủ tịch sẽ có quyền thay mặt cho Tòa án ra các quyết định khẩn cấp, với điều kiện các quyết định này phải được báo cáo lại cho Tòa án tại phiên họp tiếp theo. 4. Như quy định trong Qui chế nội bộ, Tòa án có thể giao cho một hoặc nhiều uỷ ban bao gồm các thành viên của Tòa án được quyền ra một số quyết định nhất định, với điều kiện các quyết định đó phải được báo cáo lại cho Tòa án tại phiên họp tiếp theo.  5. Ban thư ký Tòa án (Ban Thư ký) dưới sự chỉ dẫn của Tổng thư ký sẽ làm việc tại trụ sở chính của ICC.  Ðiều 2: Ðịnh nghĩa  Trong Qui tắc này:  i. "Ủy ban Trọng tài" bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên ii. "Nguyên đơn" bao gồm một hoặc nhiều nguyên đơn và "Bị đơn" bao gồm một hoặc nhiều bị đơn.  iii. "Phán quyết" bao gồm, trong số những cái khác, phán quyết tạm thời, phán quyết từng phần hoặc phán quyết chung thẩm.  Ðiều 3: Thông báo bằng Văn bản hoặc Văn thư giao dịch; Thời hạn  1. Mọi văn thư bào chữa và những văn thư giao dịch văn bản khác do bất cứ bên nào gửi đến, cũng như tất cả tài liệu đính kèm sẽ được lập thành một số bản đủ để gửi cho mỗi bên, các trọng tài viên và ban thư ký mỗi người một bản. Ủy ban Trọng tài sẽ gửi cho Ban thư ký một bản bất kỳ văn thư giao dịch nào gửi cho các bên.  2. Mọi thông báo hay văn thư giao dịch của Ban Thư ký và của uỷ ban Trọng tài sẽ được gửi đến địa chỉ cuối cùng của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do bên đó hoặc bên kia thông báo. Các thông báo như vậy có thể được gửi theo phương thức có giấy ký nhận, thư bảo đảm, bưu điện, fax, telex, telegram hoặc bất kỳ

Page 3: Quy Tac Trong Tai ICC

phương tiện truyền thông nào có ghi nhận việc gửi thông báo. 3. Một thông báo được coi là đã được gửi tới vào ngày mà các bên hoặc đại diện của bên đó đã nhận được, hoặc được coi là đã nhận được nếu gửi theo các phương thức trên.  4. Thời hạn qui định trong hoặc được ấn định theo Qui tắc hiện hành, sẽ tính từ ngày tiếp theo ngày mà một thông báo được coi là đã gửi theo theo các phương thức nêu ở trên. Nếu ngày tiếp theo của ngày đó là ngày lễ Chính thức, hoặc ngày nghỉ tại nước nơi mà thông báo được gửi tới thì thời hạn sẽ bắt đầu vào ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Những ngày lễ chính thức và ngày nghỉ đều được tính đến khi xác định thời hạn này. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày lễ chính thức hoặc ngày nghỉ ở nước nơi mà thông báo được gửi đến thì ngày hết hạn sẽ rơi vào cuối ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.   BẮT ĐẦU QUÁ TRÌNH TRỌNG TÀI Ðiều 4: Ðơn khởi kiện 1. Một bên muốn nhờ đến trọng tài theo Qui tắc này sẽ nộp Ðơn khởi kiện (Ðơn kiện) cho Ban Thư ký và Ban Thư ký sẽ thông báo Nguyên đơn và Bị đơn về việc nhận được Ðơn kiện và ngày nhận được Ðơn kiện. 2. Ngày mà Ban Thư ký nhận được Ðơn kiện sẽ được coi là ngày bắt đầu tố tụng trọng tài.  3. Ðơn kiện sẽ, không kể những vấn đề khác, gồm các nội dung sau:  a. Tên đầy đủ, nêu rõ địa chỉ của từng bên;  b. Một bản dẫn giải bản chất và hoàn cảnh dẫn đến phát sinh tranh chấp;  c. Một bản giải trình yêu cầu đòi bồi thường, bao gồm trong phạm vi có thể, chỉ rõ số tiền khiếu nại đòi bồi thường.  d. Các thoả thuận có liên quan và đặc biệt là thoả thuận trọng tài;  e. Tất cả những vấn đề cụ thể liên quan đến số lượng trọng tài viên và sự lựa chọn trọng tài viên theo các qui định của Ðiều 8, 9 và 10, và bất kỳ yêu cầu chỉ định một trọng tài viên nào; và f. Các ý kiến, nơi xét xử trọng tài, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài. 4. Cùng với Ðơn kiện, Nguyên đơn sẽ nộp một số bản như qui định tại Ðiều 3(1) và sẽ ứng trước các chi phí hành chính theo qui định tại Phụ lục III ("Phí tổn và các Chi phí trọng tài") có hiệu lực vào thời điểm nộp Ðơn kiện. Trong trường hợp Nguyên đơn không thực hiện một trong các yêu cầu này, Ban Thư ký có thể ấn định thời hạn để Nguyên đơn thực hiện, nếu Nguyên đơn không thực hiện thì hồ sơ đơn kiện sẽ không được thụ lý, tuy nhiên Nguyên đơn vẫn có quyền được nộp các khiếu kiện tương tự vào khoảng thời gian sau đó trong đơn kiện khác. 

Page 4: Quy Tac Trong Tai ICC

5. Một khi Ban Thư ký có đủ số bản đơn kiện và khoản ứng trước đã nộp theo ý kiến thì Ban thư ký sẽ gửi một bản Ðơn kiện và các tài liệu khác kèm theo cho Bị đơn.  6. Khi một bên nộp Ðơn kiện có liên quan tới mối quan hệ pháp lý mà theo đó tố tụng trọng tài giữa cùng các bên đang dừng để giải quyết theo Qui tắc này thì Tòa án có thể theo yêu cầu của một bên, quyết định giải quyết các khiếu nại trong Ðơn kiện đang trong giai đoạn tạm treo với điều kiện là Văn bản Ðiều khoản Tham chiếu chưa được Tòa án ký hoặc phê chuẩn. Một khi Văn bản Ðiều khoản Tham chiếu đã được Tòa án ký hoặc phê chuẩn, thì các khiếu nại chỉ có thể được giải quyết trong giai đoạn đang tạm treo đó theo các qui định của Ðiều 19.  Ðiều 5: Trả lời Ðơn kiện; Ðơn kiện lại  1. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Ðơn kiện từ Ban Thư ký, Bị đơn sẽ nộp Bản trả lời, không kể những văn bản khác bao gồm các thông tin sau:  a. Tên đầy đủ và địa chỉ của mình;  b. Ý kiến về bản chất và hoàn cảnh của tranh chấp đưa tới khiếu nại phát sinh;  c. Trả lời về yêu cầu đòi bồi thường;  d. Các ý kiến liên quan đến số lượng trọng tài viên và sự lựa chọn trọng tài viên của mình theo các đề nghị của Nguyên đơn theo Ðiều 8, 9 và 10, và bất kỳ việc chỉ định 1 trọng tài viên nào theo yêu cầu; e. Các ý kiến về nơi xét xử trọng tài, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài.  2. Ban thư ký có thể gia hạn cho Bị đơn thời hạn nộp bản trả lời, với điều kiện đơn xin gia hạn của Bị đơn phải chỉ rõ quan điểm liên quan đến số lượng trọng tài viên và sự lựa chọn của mình và chỉ định một trọng tài viên theo qui định tại Ðiều 8, 9 và 10. Nếu Bị đơn không thực hiện thì Tòa án sẽ tiến hành theo qui định của Qui tắc này.  3. Văn thư trả lời sẽ được làm thành một số bản (theo qui định tại Ðiều 3(1)) và gửi cho Ban Thư ký. 4. Một bản Văn thư trả lời và các tài liệu kèm theo sẽ được Ban Thư ký gửi cho Nguyên đơn.  5. Bất kỳ đơn kiện lại nào của Bị đơn sẽ phải được nộp cùng với văn thư trả lời và đưa ra các nội dụng:  a/ Một bản trình bày về bản chất và hoàn cảnh tranh chấp dẫn đến việc kiện lại; và b/ Một bản giải trình về yêu cầu đòi bồi thường, trong phạm vi có thể, chỉ ra trị giá kiện lại.  6. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện lại do Ban Thư ký gửi đến, Nguyên đơn phải nộp văn bản trả lời đơn kiện lại của Bị đơn. Ban Thư ký có thể gia hạn cho Nguyên đơn thời hạn nộp văn thư trả lời. 

Page 5: Quy Tac Trong Tai ICC

 Ðiều 6: Hiệu lực của Thoả thuận Trọng tài 1. Khi các bên thoả thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết theo Qui tắc này thì ngày bắt đầu tố tụng trọng tài được coi là có hiệu lực từ ngày mà các bên đưa tranh chấp ra giải quyết theo Qui tắc này, trừ khi các bên đã thoả thuận chọn Qui tắc có hiệu lực vào ngày các bên ký thoả thuận trọng tài.  2. Nếu Bị đơn không nộp văn thư trả lời như qui định tại Ðiều 5, hoặc nếu bất kỳ bên nào đưa ra một hoặc nhiều nguyên cớ liên quan đến sự tồn tại, giá trị pháp lý hoặc phạm vi của thoả thuận trọng tài, thì Tòa án có thể quyết định, không ảnh hưởng đến việc có chấp nhận hay không hoặc nội dung nguyên do hoặc các nguyên do, rằng trọng tài sẽ được tiếp tục tiến hành nếu xét theo những tài liệu hiện có thấy rằng một thoả thuận trọng tài theo Qui tắc này là có thể tồn tại. Trong trường hợp đó, bất cứ quyết định nào về thẩm quyền giải quyết của uỷ ban Trọng tài sẽ do chính uỷ ban Trọng tài quyết định. Nếu Tòa án không thoả đáng với quyết định của Uỷ ban Trọng tài thì sẽ thông báo cho các bên rằng quá trình trọng tài không thể tiếp tục được. Trong trường hợp đó thì bất kỳ bên nào vẫn có quyền yêu cầu bất kỳ tòa án có thẩm quyền nào giải quyết cho dù có hay không thoả thuận trọng tài ràng buộc.  3. Nếu bất kỳ bên nào trong các bên từ chối hoặc không tham gia trọng tài hoặc trong bất kỳ giai đoạn nào của trọng tài thì tố tụng trọng tài vẫn được tiến hành bất kể sự không tham gia hoặc từ chối tham gia của các bên.  4. Trừ khi có thoả thuận khác, thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban Trọng tài sẽ không mất đi vì bất kỳ khiếu nại nào cho rằng hợp đồng bị vô hiệu và không có giá trị pháp lý hoặc cho rằng hợp đồng không tồn tại, với điều kiện là Uỷ ban Trọng tài xác nhận giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài. Ủy ban Trọng tài sẽ tiếp tục có thẩm quyền giải quyết để xác định các quyền tương ứng của các bên và xét xử các khiếu kiện và biện hộ cho dù bản thân hợp đồng có thể không tồn tại hoặc vô hiệu.   UỶ BAN TRỌNG TÀI    Ðiều 7: Các qui định chung  1. Các trọng tài viên phải đảm bảo duy trì tính độc lập với các bên liên quan đến trọng tài.  2. Trước khi chỉ định hoặc xác nhận, từng trọng tài viên tương lai sẽ ký vào bản tuyên thệ về tính độc lập và công khai bằng văn bản gửi cho Ban Thư ký nêu rõ bất kỳ sự việc hoặc hoàn cảnh nào mà có thể nẩy sinh sự nghi ngờ về tính độc lập của trọng tài viên theo ý kiến của các bên. Ban Thư ký sẽ cung cấp những thông tin này cho các bên bằng văn bản và ấn định một thời hạn để các bên bày tỏ quan điểm của mình.  3. Một trọng tài viên công khai ngay bằng văn bản với Ban Thư ký và các bên về bất kỳ sự việc hoặc hoàn cảnh có bản chất tương tự có thể phát sinh trong quá trình trọng tài.  4. Các quyết định của Toà án về việc chỉ định, xác nhận, khước từ hay thay thế 1 trọng tài viên sẽ là chung thẩm và các lý do để ra các quyết định đó không được gởi đi.

Page 6: Quy Tac Trong Tai ICC

 5. Bằng việc chấp nhận làm trọng tài viên, các trọng tài viên cam kết thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của Qui tắc này.  6 Nếu các bên không có quy định khác, Ủy ban Trọng tài sẽ được thành lập theo quy định của các Ðiều 8, 9 và 10.   Ðiều 8: Số lượng trọng tài viên  1.Các tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một trọng tài viên duy nhất hoặc 3 trọng tài viên.  2.Khi các bên không có quy định về số lượng trọng tài viên, thì Tòa án sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất, trừ khi thấy rằng trước Toà tranh chấp cần có sự bảo đảm về việc chỉ định 3 trọng tài viên. Trong trường hợp đó, Nguyên đơn sẽ chỉ định một trọng tài viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định của Toà án, và Bị đơn sẽ chỉ định một trọng tài viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chỉ định của Nguyên đơn.  3.Trường hợp các bên thoả thuận rằng tranh chấp sẽ do một trọng tài viên duy nhất giải quyết, họ có thể bằng thoả thuận chỉ định trọng tài viên duy nhất để xác nhận việc này. Nếu các bên không chỉ định trọng tài viên duy nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bị đơn nhận được Ðơn yêu cầu ra trọng tài giải quyết của Nguyên đơn hoặc trong thời hạn bổ sung mà Thư ký cho phép thì trọng tài viên duy nhất sẽ do Toà án chỉ định.  4. Trường hợp tranh chấp đưa ra cho 3 trọng tài viên giải quyết, từng bên sẽ lần lượt chỉ định một trọng tài viên trong Ðơn kiện hay Văn thư trả lời và một trọng tài viên nữa sẽ do Toà án xác nhận. Nếu các bên không chỉ định trọng tài viên, Toà án sẽ tiến hành chỉ định. Trọng tài viên thứ 3 do Toà án chỉ định sẽ tiến hành với tư cách Chủ tịch ủy ban Trọng tài, trừ khi các bên có thoả thuận một thủ tục chỉ định khác, trong trường hợp này việc chỉ định sẽ phải tuân theo việc xác nhận theo Ðiều 9. Nếu thủ tục này không đi đến kết quả chỉ định trong thời hạn mà các bên hay toà án ấn định, thì trọng tài viên thứ 3 sẽ do Toà án chỉ định.  Ðiều 9: Việc chỉ định và xác nhận các trọng tài viên 1. Trong việc xác nhận hoặc chỉ định các trọng tài viên, toà án sẽ cân nhắc quốc tịch của trọng tài viên tương lai, nơi cư trú và các mối quan hệ khác với các nước mà các bên và các trọng tài viên là công dân và khả năng của trọng tài viên tương lai tiến hành trọng tài theo Qui tắc này. Trong trường hợp Tổng Thư ký xác nhận trọng tài viên theo Ðiều 9 (2) thì cũng sẽ làm tương tự như vậy. 2. Tổng Thư ký có thể xác nhận đồng trọng tài viên, trọng tài viên duy nhất và các Chủ tịch của uỷ ban Trọng tài, người được các bên chỉ định hoặc theo thoả thuận riêng của họ, với điều kiện họ gửi bản tuyên bố về tính độc lập mà không kèm điều kiện phẩm chất hoặc một bản tuyên bố đủ điều kiện về tính độc lập không bị phản đối. Bản xác nhận này sẽ được gửi tới Toà án tại phiên họp tiếp theo. Nếu Tổng thư ký thấy rằng đồng trọng tài viên, trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch ủy ban Trọng tài không cần phải xác nhận thì vấn đề sẽ được đưa ra toà án.  3. Trường hợp Toà án buộc chỉ định trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch ủy ban Trọng

Page 7: Quy Tac Trong Tai ICC

tài, toà sẽ chỉ định căn cứ theo đề nghị của uỷ  ban Quốc gia của ICC mà nó thấy thích hợp. Nếu toà không chấp nhận đề nghị đưa ra này hoặc nếu uỷ  ban Quốc gia không đưa ra đề nghị theo yêu cầu trong thời hạn Toà ấn định thì Toà có thể nhắc lại yêu cầu của mình hoặc có thể yêu cầu một uỷ  ban Quốc gia khác mà thấy thích hợp.  4. Trường hợp Toà thấy rằng do hoàn cảnh yêu cầu như vậy, Toà có thể chọn trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch ủy ban trọng tài từ một nước nơi không có uỷ  ban Quốc gia, với điều kiện là không một trong bên nào phản đối việc này trong thời hạn mà Toà án ấn định. 5. Trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch uỷ  ban Trọng tài sẽ có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên. Tuy nhiên, trong các trường hợp thích hợp và với điều kiện không một trong bên nào phản đối trong thời hạn Toà án ấn định thì trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch ủy ban trọng tài có thể được chọn từ một nước là một trong các nước mà một trong các bên là công dân. 6. Trường hợp Toà phải chỉ định một trọng tài viên thay cho một bên do không chỉ định, Toà sẽ ra quyết định chỉ định căn cứ vào đề nghị của uỷ   ban Quốc gia tại nơi mà bên đó là công dân. Nếu Toà không chấp nhận đề nghị đưa ra này, hoặc nếu uỷ ban Quốc gia không đưa ra đề nghị theo yêu cầu trong thời hạn Toà án ấn định, hoặc nếu quốc gia mà bên đó là công dân không có uỷ ban quốc gia trên thì Toà án sẽ tự do để lựa chọn bất kỳ người nào mà thấy là phù hợp . Ban thư ký sẽ thống  báo cho uỷ ban Quốc gia, nếu ở nước mà bên đó là công dân có ủy ban quốc gia của mình.   Ðiều 10: Nhiều bên  1. Trường hợp có nhiều bên tham gia, bên Nguyên đơn hay bên Bị đơn, và tranh chấp phải đưa ra 3 trọng tài viên thì các Nguyên đơn và các Bị đơn sẽ cùng chỉ định một trọng tài viên để xác nhận theo Ðiều 9. 2. Trong trường hợp không có đồng chỉ định và tất cả các bên không thể thoả thuận cách thức thành lập ủy ban trọng tài thì Toà án có thể chỉ định từng thành viên của ủy ban trọng tài và sẽ bổ nhiệm một trong số họ làm chủ tịch ủy ban. Trong trường hợp đó, Toà án sẽ tự do chọn bất cứ người nào mà Toà thấy là phù hợp để trở thành trọng tài viên, áp dụng Ðiều 9 khi Toà thấy là thích hợp.     Ðiều 11: Khước từ các trọng tài viên  1. Việc khước từ trọng tài viên, cho dù có bị coi là thiếu tính độc lập hay về phương diện khác, sẽ phải được lập bằng văn bản trình lên Ban Thư ký ghi rõ những sự việc và hoàn cảnh làm căn cứ của việc khước từ đó.  2. Ðể việc khước từ được chấp thuận, thì một bên sẽ phải gửi bản khước từ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bên đó thông báo việc chỉ định hoặc xác nhận trọng tài viên, hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mà bên đưa ra việc khước từ đó được biết về những sự việc và hoàn cảnh làm căn cứ của việc khước từ nếu ngày đó là ngày sau khi nhận được thông báo trên. 3. Toà án sẽ quyết định về việc có chấp thuận hay không, và đồng thời, nếu thấy cần thiết, sẽ quyết định về nội dung của việc khước từ sau khi Ban Thư ký đã trao cơ hội cho

Page 8: Quy Tac Trong Tai ICC

trọng tài viên liên quan, bên kia và các bên và các thành viên khác của ủy ban Trọng tài, để cho ý kiến bằng văn bản trong một khoảng thời gian hợp lý. Những ý kiến này sẽ được gửi cho các bên và các trọng tài viên biết.  Ðiều 12: Thay thế các trọng tài viên 1. Một trọng tài viên sẽ bị thay thế khi người này qua đời, hay khi có sự chấp thuận của Toà án về đơn đề nghị thôi việc của trọng tài viên, hoặc khi có sự đồng ý của Toà án về việc khước từ hoặc căn cứ vào yêu cầu của các bên.  2. Toà án cũng sẽ chủ động thay thế một trọng tài viên khi Toà thấy rằng trọng tài viên đó bị cản trở trên thực tế thực hiện các chức năng của mình hoặc trọng tài viên đó không thực hiện chức năng của mình theo Qui tắc này hoặc trong thời hạn đã nêu.  3. Khi dựa trên những thông tin làm cho Toà phải lưu ý, thì Toà sẽ xem xét áp dụng Ðiều 12 (2), Toà sẽ quyết định về vấn đề sau khi trọng tài viên liên quan, các bên và các thành viên khác của ủy ban Trọng tài đã có cơ hội cho biết ý kiến bằng văn bản trong thời gian hợp lý. Những ý kiến đó sẽ được gửi cho các bên và các trọng tài viên.  4. Khi một trọng tài viên bị thay thế, Toà án có quyền quyết định xem là có tuân theo quá trình chỉ định ban đầu hay không.Một khi thiết lập lại và sau khi mời các  bên cho ý kiến,  uỷ ban Trọng tài sẽ xác định xem và trong phạm vi nào các tố tụng trước đó sẽ phải làm lại trước khi thành lập lại ủy ban Trọng tài khác.  5. Tiếp theo việc kết thúc tố tụng, thay bằng việc thay thế một trọng tài viên - người qua đời hoặc bị Toà án thay thế theo các Ðiều 12 (1) và 12 (2), Toà có thể quyết định xem, khi thấy phù hợp, để các trọng tài viên còn lại sẽ tiếp tục giải quyết. Trong quá trình đưa ra quyết định đó, Toà sẽ tính đến các quan điểm của các trọng tài viên còn lại và của các bên và những vấn đề khác mà Toà thấy thích hợp với hoàn cảnh.  TỐ TỤNG TRỌNG TÀI Điều 13: Việc chuyển hồ sơ cho uỷ  ban Trọng tài Ban thư ký sẽ chuyển hồ sơ cho uỷ ban Trọng tài ngay khi ủy ban được thành lập, với điều kiện là khoản phí ứng trước theo yêu cầu của Ban Thư ký tại giai đoạn này đã được nộp đủ.  Ðiều 14: Ðịa điểm trọng tài  1. Ðịa điểm trọng tài sẽ do Toà ấn định trừ khi các bên có thoả thuận khác.  2. Ủy ban trọng tài có thể sau khi tham vấn ý kiến với các bên tiến hành phiên họp và các cuộc gặp tại bất kỳ địa điểm nào mà nó thấy là phù hợp trừ khi các bên có thoả thuận khác.  3. Ủy ban trọng tài có thể bàn bạc thảo luận tại bất cứ địa điểm nào mà thấy là thích hợp.  Ðiều 15: Qui tắc điều chỉnh tố tụng

Page 9: Quy Tac Trong Tai ICC

 1. Quá trình tố tụng trước ủy ban trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi Qui tắc này và trong trường hợp Qui tắc không nói tới, thì tố tụng sẽ được điều chỉnh bởi bất kỳ qui tắc nào của các bên hoặc nếu không có những qui tắc đó của các bên thì ủy ban trọng tài có thể quyết định, dù có hay không việc dẫn chiếu, theo qui tắc tố tụng của luật quốc gia áp dụng vào trọng tài.  2. Trong mọi trường hợp, ủy ban trọng tài sẽ hành động công bằng và vô tư và đảm bảo rằng mỗi bên có cơ hội hợp lý để trình bày vụ việc của mình.  Ðiều 16: Ngôn ngữ trọng tài  Trong trường hợp các bên không thoả thuận ngôn ngữ, ủy ban trọng tài sẽ xác định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ trong trọng tài, có tính tới mọi hoàn cảnh liên quan, kể cả ngôn ngữ hợp đồng.  Điều 17: Quy ắc áp dụng Luật 1. Các bên sẽ tự do thoả thuận qui tắc luật được ủy ban trọng tài áp dụng đối với nội dung tranh chấp. Trong trường hợp không có thoả thuận đó, ủy ban trọng tài sẽ áp dụng qui tắc luật mà cho là phù hợp.  2. Trong mọi trường hợp, Ủy ban Trọng tài sẽ tính tới các điều khoản của hợp đồng và các tập quán thương mại liên quan.  3. Ủy ban Trọng tài sẽ đảm nhận các quyền hạn của một người trung gian hoà giải (Amiable Compositeur) hoặc quyết định một cách công bằng và hợp lý (Ex aequo et bono) chỉ nếu các bên thoả thuận trao quyền hạn đó cho ủy ban thực hiện như vậy  Ðiều 18: Bản Ðiều khoản tham chiếu, Lịch trình tố tụng 1. Ngay khi ủy ban nhận được hồ sơ đơn kiện từ Ban Thư ký gửi đến, ủy ban trọng tài sẽ soạn thảo một văn bản xác định Bản Ðiều khoản tham chiếu của mình, trên cơ sở các tài liệu hoặc dưới sự trình bày của các bên và bằng các văn bản giải trình của họ. Văn bản này sẽ bao gồm những nội dung sau:  a. Tên đầy đủ và chi tiết của các bên  b. Các địa chỉ của các bên nơi muốn các thông báo hoặc giấy tờ giao dịch phát sinh trong quá trình trọng tài có thể gửi tới.  c. Một bản tóm tắt lần lượt về các khiếu kiện của các bên và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của mỗi bên với những chỉ dẫn trong chừng mực có thể về trị giá khiếu nại hoặc trị giá của đơn kiện lại;  d. Một danh sách các vấn đề cần phải xác định trừ khi ủy ban Trọng tài thấy không thích hợp;  e. Tên đầy đủ, chi tiết và địa chỉ của các trọng tài viên;  

Page 10: Quy Tac Trong Tai ICC

f. Ðịa điểm trọng tài, và  g. Những vấn đề cụ thể của qui tắc tố tụng áp dụng và nếu trong trường hợp, có sự tham chiếu tới quyền hạn được giao cho ủy ban trọng tài thực hiện như là hoà giải viên trọng tài hoặc quyết định trên cơ sở công bằng và hợp lý.  2. Bản Ðiều khoản tham chiếu sẽ được các bên và ủy ban Trọng tài ký. Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày hồ sơ đơn kiện được chuyển tới ủy ban Trọng tài, ủy ban Trọng tài sẽ gửi tới Toà bản điều khoản tham chiếu được ký kết giữa các bên và uỷ ban. Toà án có thể gia hạn thời hạn này theo yêu cầu hợp lý của uỷ ban Trọng tài hoặc chủ động gia hạn nếu Toà thấy cần thiết phải làm như vậy.  3. Nếu một trong bất cứ bên nào từ chối tham gia soạn thảo Bản Ðiều khoản Tham chiếu hoặc ký vào đó, thì Bản Ðiều khoản tham chiếu sẽ được nộp lên Toà án để phê chuẩn. Khi Bản Ðiều khoản tham chiếu được ký theo Ðiều 18(2) hoặc được Toà án phê chuẩn, thì quá trình trọng tài sẽ bắt đầu.  4. Khi soạn thảo Ðiều khoản tham chiếu, hoặc ngay sau đó, ủy ban Trọng tài sau khi có tham khảo ý kiến với các bên sẽ lập dưới hình thức một văn bản riêng lịch trình tố tụng mà ủy ban có ý định tuân theo để tiến hành trọng tài và sẽ gửi lịch trình này cho Toà và các bên. Mọi sửa đổi tiếp theo của lịch trình dự kiến sẽ được gửi cho Toà và các bên biết.   Ðiều 19: Khiếu kiện mới  Sau khi Bản Ðiều khoản Tham chiếu được Toà ký và phê chuẩn, không bên nào sẽ đưa ra khiếu kiện mới hoặc đơn kiện lại nằm ngoài phạm vi của Ðiều khoản Tham chiếu trừ khi bên này được ủy ban Trọng tài cho phép làm như vậy, đó là ủy ban sẽ xem xét nội dung của các khiếu nại mới hoặc đơn kiện lại, giai đoạn của quá trình trọng tài và các hoàn cảnh liên quan khác.    Ðiều 20: Xác minh các sự việc của vụ kiện  1. ỦY ban trọng tài sẽ tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn để xác minh các sự việc của vụ kiện bằng mọi phương thức thích hợp.  2. Sau khi nghiên cứu mọi giải trình bằng văn bản của các bên và các tài liệu dựa vào, thì uỷ ban Trọng tài sẽ nghe các bên trình bày riêng nếu một trong các bên có yêu cầu như vậy hoặc nếu không có yêu cầu, ủy ban trọng tài có thể chủ động quyết định nghe các bên trình bày.  3. Ủy ban Trọng tài có thể quyết định nghe các nhân chứng, giám định viên do các bên chỉ định hoặc bởi bất kỳ người nào, dưới sự hiện diện của các bên hoặc không có sự hiện diện của các bên mặc dù đã được triệu tập hợp lệ.  4. Ủy ban Trọng tài sau khi tham khảo ý kiến với các bên, có thể chỉ định một hoặc nhiều giám định viên, xác định điều khoản tham chiếu và nhận báo cáo của các giám định viên này. Theo yêu cầu của một bên, các bên sẽ được trao cơ hội để chất vấn tại phiên họp bất cứ giám định viên nào do ủy ban chỉ định.  

Page 11: Quy Tac Trong Tai ICC

5. Tại bất cứ thời điểm nào của quá trình tố tụng, ủy ban Trọng tài có thể triệu tập bất kỳ bên nào để đưa ra chứng cứ bổ sung.  6. Ủy ban trọng tài có thể quyết định vụ kiện chỉ trên các tài liệu được các bên nộp lên trừ khi một trong các bên yêu cầu mở phiên họp xét xử.  7. Ủy ban trọng tài có thể đưa ra các biện pháp bảo đảm giữ kín các bí quyết thương mại và thông tin mật.  Ðiều 21: Phiên họp xét xử  1. Khi phiên họp được tổ chức, ủy ban trọng tài bằng việc đưa ra thông báo hợp lý sẽ triệu tập các bên hiện diện trước uỷ ban Trọng tài  vào ngày và nơi mà uỷ ban Trọng tài đã ấn định.  2. Nếu một trong các bên, mặc dù đã được triệu tập hợp lệ, không hiện diện mà không có lý do chính đáng , thì uỷ ban trọng tài sẽ có quyền tiếp tục tiến hành phiên họp.  3. Ủy ban Trọng tài sẽ chịu trách nhiệm về phiên họp, tại nơi mà tất cả các bên sẽ có quyền trình bày . Với sự phê chuẩn của uỷ ban Trọng tài và các bên, những người không liên quan tới tố tụng sẽ không được vào.  4. Các bên có thể tự mình hiện diện hoặc thông qua các đại diện ủy quyền. Ngoài ra, các bên có thể được các cố vấn viên trợ giúp.  Ðiều 22: Kết thúc tố tụng 1. Khi thấy rằng các bên đều đã có cơ hội hợp lý để trình bày vụ việc của mình thì uỷ ban Trọng tài sẽ tuyên bố kết thúc tố tụng. Sau đó thì không văn bản giải trình hay biện luận nào thêm nữa được đưa ra hoặc bằng chứng thêm nào đưa ra , trừ khi uỷ ban Trọng tài cho phép hoặc yêu cầu.  2. Khi uỷ ban Trọng tài tuyên bố tố tụng kết thúc, uỷ ban sẽ chỉ dẫn Ban Thư ký ngày thích hợp mà phán quyết dự thảo sẽ được gửi đi cho Toà án phê chuẩn theo Ðiều 27. Bất cứ sự trì hoãn nào về ngày này sẽ được uỷ  ban trọng tài gửi cho Ban Thư ký.  Ðiều 23: Các biện pháp bảo toàn và tạm thời.  1. Trừ khi các bên có thoả thuận khác, ngay khi hồ sơ đơn kiện được gửi đi cho uỷ ban trọng tài, uỷ ban Trọng tài có thể theo yêu cầu của một bên, ra biện pháp bảo toàn hoặc tạm thời mà thấy là thích hợp. Ủy ban Trọng tài có thể ra các biện pháp đó với sự bảo đảm thích hợp mà bên yêu cầu đưa ra. Mọi biện pháp đó sẽ đưa ra dưới hình thức quyết định có nêu lý do hoặc dưới hình thức phán quyết khi ủy ban trọng tài thấy thích hợp. 2. Trước khi hồ sơ đơn kiện được gửi đi cho uỷ ban Trọng tài, và trong trường hợp thích hợp ngay cả sau đó, các bên có thể nộp cho bất cứ cơ quan tư pháp có thẩm quyền nào để ra các biện pháp bảo toàn và tạm thời. Ðơn yêu cầu của một bên lên cơ quan tư pháp có thẩm quyền về các biện pháp trên hoặc thi hành bất kỳ biện pháp nào đó mà ủy ban trọng tài ra lệnh sẽ không bị coi là vi phạm hoặc từ bỏ thoả thuận trọng tài và sẽ không ảnh hưởng tới các quyền hạn liên quan được bảo lưu với uỷ ban Trọng tài. Bất cứ đơn yêu

Page 12: Quy Tac Trong Tai ICC

cầu và các biện pháp nào do cơ quan tư pháp có thẩm quyền đưa ra phải được thông báo không chậm trễ cho ban thư ký biết. Ban thư ký sẽ thông báo cho uỷ  ban Trọng tài về việc đó.  PHÁN QUYẾT   Điều 24: Thời hạn ra phán quyết 1. Thời hạn mà uỷ ban Trọng tài phải ra phán quyết chung thẩm của mình là 6 tháng. Thời hạn này sẽ bắt đầu từ ngày có chữ ký cuối cùng của uỷ ban Trọng tài và của các bên trong Bản Ðiều khoản tham chiếu, hoặc trong trường hợp áp dụng Ðiều 18(3), là ngày Ban Thư ký thông báo cho uỷ ban Trọng tài về việc phê chuẩn Ðiều khoản tham chiếu của Toà án.  2. Toà án có thể gia hạn thời hạn theo yêu cầu hợp lý của uỷ ban trọng tài hoặc uỷ ban Trọng tài chủ động làm việc này nếu uỷ ban thấy là cần thiết để làm như vậy.    Ðiều 25: Ra phán quyết  1. Khi ủy ban Trọng tài gồm nhiều trọng tài viên, thì phán quyết phải được lập theo nguyên tắc đa số. Nếu phán quyết khong được đa số chấp nhận, thì  phán quyết sẽ do chủ tịch uỷ  ban Trọng tài quyết định.  2. Phán quyết sẽ phải nêu những căn cứ mà phán quyết dựa vào đó để ra.  3. Phán quyết sẽ được coi là lập tại nơi trọng tài và vào ngày được lập.  Ðiều 26: Phán quyết trên cơ sở thoả thuận hoà giải  Nếu các bên đạt được hoà giải sau khi hồ sơ đơn kiện đã được gửi đi cho uỷ   ban Trọng tài theo Ðiều 13, thì việc hoà giải sẽ được ghi nhận dưới hình thức một phán quyết được lập với sự chấp thuận của các bên khi có yêu cầu của các bên và uỷ ban Trọng tài đồng ý làm như vậy.   Ðiều 27: Xem xét phán quyết của Toà án  Trước khi ký bất kỳ phán quyết nào , uỷ ban Trọng tài sẽ nộp bản dự thảo phán quyết lên Toà án. Toà án có thể quyết định sửa đổi về hình thức phán quyết, không ảnh hưởng tới quyền tự quết định của uỷ ban, toà án có thể lưu ý uỷ ban trọng tài  vào những vấn đề chính trong tranh chấp .Uỷ ban trọng tài sẽ không ra được phán quyết khi chưa được toà án phê chuẩn về hình thức của phán quyết.  Ðiều 28: Thông báo, ký thác và khả năng thi hành phán quyết  1. Một khi phán quyết được lập, Ban thư ký sẽ thông báo cho các bên bản phán quyết được uỷ  ban trọng tài ký, với điều kiện là mọi phí tổn trọng tài đã được các bên hoặc một trong các bên nộp đủ cho ICC.  2. Các bản được chứng thực thêm bởi Tổng Thư ký sẽ được gửi cho các bên vào bất cứ

Page 13: Quy Tac Trong Tai ICC

lúc nào khi có yêu cầu chứ không phải một ai khác.  3. Vì thông báo được gửi theo Ðoạn 1 của Ðiều này, các bên từ bỏ bất kỳ hình thức thông báo nào khác hoặc ký thác một phần cho uỷ  ban Trọng tài.  4. Bản chính của mỗi phán quyết lập theo Qui tắc hiện hành sẽ được ký thác lưu giữ tại Ban Thư ký.  5. Ủy ban trọng tài và Ban Thư ký sẽ hỗ trợ các bên tuân theo mọi thủ tục tiếp theo nữa khi cần thiết.  6. Mọi phán quyết sẽ ràng buộc với các bên. Bằng việc đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết theo Qui tắc này, các bên cam kết thực hiện mọi phán quyết không chậm trễ và sẽ xem như là từ bỏ quyền kháng cáo của mình dưới bất cứ hình thức nào trong phạm vi mà việc từ bỏ quyền kháng cáo đó đưa ra có giá trị pháp lý theo luật.    Ðiều 29: Sửa và giải thích phán quyết  1. Ủy ban trọng tài có thể chủ động sửa lỗi in ấn, máy tính hay đánh máy hoặc những lỗi tương tự trong phán quyết, với điều kiện những sửa chữa đó phải được nộp lên cho Toà án để phê chuẩn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phán quyết được lập.  2. Bất kỳ đơn yêu cầu nào của một bên về việc sửa lỗi được nêu tại Ðiều 29 (1) hoặc để giải thích phán quyết, phải được gửi cho Ban Thư ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bên này nhận được phán quyết bằng số bản đã ghi tại Ðiều 3 (1). Sau khi chuyển đơn yêu cầu này lên uỷ ban trọng tài, uỷ ban sẽ cho bên kia một thời hạn ngắn, thường không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của bên đưa ra ý kiến nói trên. Nếu ủy ban quyết định sửa hoặc giải thích phán quyết thì ủy ban sẽ trình dự thảo quyết định của mình với Toà án không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận ý kiến trả lời của bên kia hoặc trong thời hạn khác mà Toà án có thể quyết định.  3. Quyết định sửa hoặc giải thích phán quyết sẽ lập dưới hình thức phụ lục và sẽ lập thành một phần của Phán quyết. Các qui định trong các Ðiều 25, 27 và 28 sẽ áp dụng với những sửa đổi thích hợp.   PHÍ TỔN  Ðiều 30: Phí ứng trước cho chi chí trọng tài  1. Sau khi nhận được Ðơn kiện, Tổng thư ký có thể yêu cầu Nguyên đơn nộp một khoản ứng trước tạm thời để trả cho các chi phí trọng tài cho tới khi Bản Ðiều khoản Tham chiếu được soạn thảo.  2. Toà án sẽ ấn định khoản chi phí ứng trước này như là các khoản phí và thù lao cho các trọng tài viên và chi phí hành chính của ICC cho các đơn kiện và các đơn kiện lại mà các bên đưa ra giải quyết. Khoản tiền này có thể được điều chỉnh lại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình trọng tài. Trường hợp, ngoài các đơn kiện, các đơn kiện lại đã được nộp lên, Toà án có thể ấn định các khoản chi phí ứng trước riêng cho đơn kiện và đơn kiện lại.

Page 14: Quy Tac Trong Tai ICC

 3. Khoản chi phí ứng trước do Toà ấn định sẽ được Nguyên đơn và Bị đơn nộp như nhau. Bất kỳ khoản ứng trước tạm thời nào nộp theo Ðiều 30 (1) sẽ được coi như thanh toán một phần. Tuy nhiên, bất cứ bên nào sẽ tự do nộp toàn bộ khoản phí ứng trước này về đơn kiện chính hoặc đơn kiện lại nếu bên kia không nộp phần phí đó của mình. Khi Toà đặt ra các khoản phí ứng trước riêng biệt theo Ðiều 30 (2), thì từng bên sẽ nộp khoản phí ứng trước tương ứng với đơn kiện của mình.  4. Khi yêu cầu về khoản tiền ứng trước không được tuân thủ ,và sau khi có tham khảo ý kiến với uỷ ban Trọng tài , tổng thư ký có thể chỉ dẫn uỷ ban Trọng tài dừng công việc của mình và đặt thời hạn không quá 15 ngày, nếu hết thời hạn này mà vẫn không nộp thì đơn kiện và đơn kiện lại sẽ coi như bị rút bỏ. Nếu có bên nào muốn phản đối biện pháp này thì bên đó phải lập đơn yêu cầu trong thời hạn nói trên về vấn đề cần phải được Toà án quyết định. Bên đó sẽ không bị ngăn cản trên cơ sở của việc rút bỏ đó để đưa ra lại đơn kiện hay đơn kiện lại tương tự vào một thời điểm sau tại bất kỳ một qúa trình tố tụng khác.  5. Nếu một trong các bên khiếu nại quyền phản kiện liên quan tới đơn kiện hoặc đơn kiện lại, thì việc phản kiện đó sẽ được tính đến trong quá trình xác định khoản phí trọng tài ứng trước theo cách thức tương tự như đơn kiện riêng trong phạm vi mà việc này có thể yêu cầu ủy ban trọng tài xem xét những vấn đề bổ sung.   Ðiều 31: Quyết định về phí tổn trọng tài  1. Phí tổn trọng tài sẽ bao gồm các phí và chi phí cho trọng tài viên và các phí hành chính của ICC do Toà ấn định, theo biểu phí đang có hiệu lực tại thời điểm khởi đầu tố tụng trọng tài, cũng như các khoản phí và chi phí của bất kỳ giám định viên nào do uỷ  ban Trọng tài chỉ định và các chi phí pháp lý hợp lý và phí khác mà các bên chịu tại trọng tài.  2. Toà án có thể ấn định phí thù lao của trọng tài viên ở mức cao hơn hoặc thấp hơn mức áp dụng trong biểu phí liên quan mà được coi là cần thiết do các trường hợp ngoại lệ của vụ kiện. Các quyết định về phí tổn ngoài những phí do Toà án ấn định có thể được uỷ ban Trọng tài đưa ra tại bất cứ thời điểm nào của quá trình tố tụng.  3. Phán quyết chung thẩm sẽ ấn định phí tổn trọng tài và quyết định bên nào sẽ chịu chi phí đó hoặc theo tỷ lệ nào mà các bên sẽ chịu.   CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC   Ðiều 32: Thời hạn sửa đổi  1. Các bên có thể thoả thuận rút ngắn các thời hạn khác nhau được nêu trong Qui tắc này. Bất cứ thoả thuận nào được lập sau khi ủy ban trọng tài thành lập sẽ có hiệu lực ngay khi có sự phê duyệt của ủy ban Trọng tài.  2. Toà án có thể chủ động gia hạn bất kỳ thời hạn nào mà đã được sửa đổi theo Ðiều 32(1) nếu toà quyết định rằng là cần thiết phải làm như vậy để uỷ  ban Trọng tài hoặc Toà án có thể thực hiện trách nhiệm của mình phù hợp với Qui tắc này.   Ðiều 33: Từ bỏ quyền

Page 15: Quy Tac Trong Tai ICC

 Một bên mà tiến hành tham gia trọng tài không đưa ra việc phản đối của mình về việc không tuân theo bất cứ qui định nào trong Qui tắc này, hoặc bất cứ Qui tắc nào khác áp dụng đối với thủ tục tố tụng, bất cứ sự chỉ dẫn nào của uỷ ban Trọng tài đưa ra hoặc bất cứ yêu cầu nào theo thoả thuận trọng tài liên quan tới việc thành lập uỷ ban Trọng tài hoặc tới việc tiến hành thủ tục tố tụng thì sẽ được coi là từ bỏ quyền phản đối.  Ðiều 34: Miễn trừ trách nhiệm  Các trọng tài viên, toà án và các thành viên của mình , ICC và nhân viên của mình hay các uỷ ban Quốc gia ICC sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ ai về bất kỳ hành động hoặc bỏ sót liên quan tới trọng tài.   Ðiều 35: Qui tắc chung  Về những vấn đề không được qui định rõ trong Qui tắc này, thì toà án và ủy ban trọng tài sẽ hành động theo tinh thần của Qui tắc này và sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng phán quyết ra sẽ có khả năng thi hành theo Luật.   PHỤ LỤC 1 ÐIỀU LỆ CỦA TOÀ ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (ICC)  Ðiều 1: Chức năng  1. Chức năng của Toà án Trọng tài Quốc tế của Phòng Thương mại Quốc tế (gọi tắt là Toà) là để bảo đảm việc áp dụng Qui tắc trọng tài và Qui tắc hoà giải của Phòng Thương mại Quốc tế và Toà có tất cả các quyền hạn cần thiết để thực hiện việc này.  2. Là một cơ quan tự quản, Toà thực hiện các chức năng một cách độc lập hoàn toàn với ICC và các bộ phận của ICC.  3. Thành viên của toà là độc lập với các uỷ ban Quốc gia ICC.    Ðiều 2: Cơ cấu của Toà  Toà sẽ bao gồm một Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các thành viên và các thành viên thay thế (được chỉ định một cách tập thể tại các thành viên). Công việc của Toà sẽ được Ban Thư ký hỗ trợ (Ban Thư ký của Toà).    Ðiều 3: Chỉ định  1. Chủ tịch do Hội đồng ICC bầu chọn căn cứ vào sự giới thiệu của Hội đồng Thừa hành của ICC.  2. Hội đồng ICC chỉ định các Phó chủ tịch của Toà từ trong số các thành viên của Toà án.  3. Các thành viên được Hội đồng ICC chỉ định trên cơ sở đề xuất của uỷ ban quốc gia,

Page 16: Quy Tac Trong Tai ICC

một thành viên cho mỗi uỷ ban. 4. Căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Toà, Hội đồng có thể chỉ định các thành viên thay thế.  5. Nhiệm kỳ của các thành viên là 3 năm. Nếu một thành viên không thể ở vị trí lâu hơn để thực hiện chức năng của mình, thì người kế nhiệm của thành viên đó sẽ do Hội đồng chỉ định cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó.    Ðiều 4: Phiên họp toàn thể của Toà  Phiên họp toàn thể của Toà sẽ do Chủ tịch điều khiển hoặc nếu trong trường hợp vắng mặt thì một trong các phó chủ tịch do Chủ tịch ủy nhiệm điều khiển. Việc bàn bạc thảo luận sẽ chỉ có giá trị khi có ít nhất 6 thành viên có mặt. Quyết định đưa ra theo nguyên tắc đa số, Chủ tịch có lá phiếu quyết định trong trường hợp số phiếu bằng nhau.   Điều 5: Các uỷ ban  Toà có thể thành lập một hoặc nhiều uỷ ban và qui định chức năng và tổ chức của uỷ ban đó.    Ðiều 6: Tính bí mật  Công việc của Toà mang tính bí mật và những người tham gia vào công việc đó dù ở bất cứ cương vị nào cũng cần phải tôn trọng. Toà án qui định các qui tắc liên quan tới những người tham dự các cuộc gặp của toà và các uỷ ban của Toà và những người có quyền tiếp cận với những tài liệu nộp lên Toà và Ban Thư ký.    Ðiều 7: Sửa đổi Qui tắc trọng tài  Bất cứ đề nghị nào của Toà nhằm sửa đổi Qui tắc này phải đưa ra trước uỷ ban về Trọng tài Quốc tế trước khi đưa lên Ban Chấp hành và Hội đồng của ICC để phê chuẩn.   PHỤ LỤC  2 QUY CHẾ NỘI BỘ CỦA TOÀ ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (ICC)  Ðiều 1: Tính bí mật về công việc của Toà án Trọng tài Quốc tế  1. Các phiên họp của Toà, dù là toàn thể hoặc là các phiên họp của một uỷ ban Toà án chỉ công khai với các thành viên của mình và Ban Thư ký.  2. Tuy nhiên, trong các trường hợp ngoại lệ, Chủ tịch của Toà có thể mời những người khác tham dự. Những người đó phải tôn trọng tính bí mật của công việc trong Toà.  3. Mọi tài liệu nộp lên Toà án hoặc do Toà soạn thảo trong quá trình tố tụng, chỉ được gửi cho các thành viên của Toà và tới Ban Thư ký và những người được Chủ tịch ủy quyền để tham dự các phiên họp của Toà.  

Page 17: Quy Tac Trong Tai ICC

4. Chủ tịch hoặc Tổng Thư ký của Toà có thể ủy quyền cho các nhà nghiên cứu tiến hành các công việc có tính khoa học về luật thương mại quốc tế để tìm hiểu rõ về phán quyết và các tài liệu khác vì lợi ích chung, trừ những biên bản, ghi chép, giải trình và các tài liệu được các bên gửi tới trong khuôn khổ tố tụng trọng tài.  5. Giấy phép sẽ không được cấp trừ khi người hưởng lợi cam kết tôn trọng tính bí mật của các tài liệu và hạn chế mọi sự công bố về việc này nếu không có sự đệ trình văn bản trước đó lên Tổng Thư ký của Toà để phê duyệt.  6. Ban Thư ký sẽ lưu giữ tại hồ sơ của Toà mọi phán quyết, điều khoản tham chiếu và các quyết định của Toà cũng như các văn thư liên quan trong từng vụ kiện đưa lên trọng tài giải quyết.  7. Mọi tài liệu, văn thư giao dịch hoặc thư từ được các bên nộp lên hoặc các trọng tài viên đưa ra có thể hủy bỏ trừ khi một bên hoặc một trọng tài viên yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn do Ban Thư ký ấn định gửi trả các tài liệu này. Mọi chi phí và phí tổn liên quan tới việc gửi trả các văn bản tài liệu sẽ do bên đó hoặc trọng tài viên đó chịu.    Ðiều 2: Sự tham gia của các thành viên trong Toà án trọng tài Quốc tế của ICC  1. Chủ tịch và các thành viên của Ban Thư ký của Toà có thể không tiến hành với tư cách là trọng tài viên hoặc luật sư tư vấn trong các vụ kiện được nộp lên trọng tài ICC.  2. Toà án sẽ không chỉ định các Phó Chủ tịch, hoặc các thành viên của Toà án như là các trọng tài viên. Tuy nhiên, họ có thể được một hoặc nhiều bên đề xuất để đảm trách nhiệm vụ này, hoặc theo bất cứ thủ tục nào khác do các bên thoả thuận có sự xác nhận của Toà.  3. Khi Chủ tịch, một Phó Chủ tịch hoặc một thành viên của Toà hoặc của Ban Thư ký có liên quan tới ở bất cứ cương vị nào trong quá trình tố tụng đang treo để giải quyết trước Toà, thì người đó phải thông báo cho Tổng Thư ký của Toà ngay khi biết được sự liên quan đó.  4. Người đó phải hạn chế tham gia vào quá trình thảo luận hoặc vào quyết định của Toà liên quan tới tố tụng và phải vắng mặt trong phòng xử vào bất cứ khi nào xem xét vấn đề.  5. Người đó sẽ không được nhận bất cứ tài liệu hoặc thông tin quan trọng nào liên quan tới tố tụng.    Điều 3: Quan hệ giữa các thành viên của toà án và uỷ ban Quốc gia của ICC 1. Vì khả năng của mình, các thành viên của toà là độc lập với các uỷ ban Quốc gia ICC, ủy ban đã đề xuất họ về việc chỉ định bởi Hội đồng ICC.  2. Ngoài ra, họ phải tôn trọng tính bí mật với uỷ ban Quốc gia nói trên mọi thông tin liên quan đến từng vụ kiện mà có họ có biết với tư cách là thành viên của Toà, trừ khi họ được Chủ tịch của Toà hoặc Tổng Thư ký yêu cầu gửi các thông tin cụ thể lần lượt cho uỷ ban Quốc gia của mình.    Điều 4: Ủy ban của Toà  

Page 18: Quy Tac Trong Tai ICC

1. Theo các qui định của Ðiều 1 (4) Qui tắc và Ðiều 5 của điều lệ (phụ lục 1), toà dưới đây thành lập uỷ ban của Toà.  2. Các thành viên của uỷ ban gồm một Chủ tịch và ít nhất hai thành viên. Chủ tịch Toà đóng vai trò là Chủ tịch của uỷ ban. Nếu vắng mặt, Chủ tịch có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch của Toà, hoặc, trong những trường hợp ngoại lệ, các thành viên khác của toà có thể tiến hành với tư cách là Chủ tịch của uỷ ban.  3. Hai thành viên khác của uỷ ban do Toà chỉ định trong số các Phó Chủ tịch hoặc các thành viên khác của Toà. Tại từng phiên họp toàn thể, Toà chỉ định các thành viên có nhiệm vụ tham dự các cuộc gặp của uỷ ban được tổ chức trước khi phiên họp toàn thể tiếp theo.  4. Ủy ban tiến hành gặp gỡ khi Chủ tịch triệu tập. Hai thành viên tạo thành số đại biểu cần thiết theo qui định.  5. (a) Tòa sẽ xác định các quyết định do uỷ ban có thể đưa ra.     (b) Những quyết định của ủy ban được đưa ra một cách nhất trí.     (c) Khi uỷ ban không thể đạt được một quyết định hoặc thấy là nên bỏ phiếu trắng, ủy ban chuyển vụ việc sang Phiên họp toàn thể tới, đưa ra các kiến nghị mà cho là thích hợp.     (d) Các quyết định của uỷ ban được đưa ra thành thông báo của Toà tại Phiên họp toàn thể tới.    Ðiều 5: Ban Thư ký Toà  1. Trong trường hợp vắng mặt, Tổng Thư ký có thể giao nhiệm vụ cho Cố vấn Trưởng và Phó Tổng Thư ký quyền để xác nhận các trọng tài viên, chứng thực các bản sao phán quyết và yêu cầu thanh toán khoản ứng trước được qui định tại các Ðiều 9 (2), 28 (2) và 30 (1) của Qui tắc này.  2. Ban Thư ký có thể với sự phê chuẩn của Toà, ra thông báo và các văn bản tài liệu khác cho các bên và các trọng tài viên biết hoặc thấy cần cho việc tiến hành tố tụng trọng tài.    Ðiều 6: Xem xét cẩn thận các phán quyết trọng tài  Khi Toà tiến hành xem xét cẩn thận dự thảo phán quyết theo Ðiều 27 của Qui tắc, toà xem xét trong phạm vi thực tế các yêu cầu của luật bắt buộc tại nơi tiến hành trọng tài.   PHỤ LỤC 3 PHÍ TỔN VÀ CÁC CHI PHÍ TRỌNG TÀI  Ðiều 1: Các khoản ứng trước  1. Mỗi đơn kiện khởi đầu quá trình trọng tài theo Qui tắc này phải được nộp kèm theo một khoản ứng trước là 2.500 USD như là chi phí hành chính. Khoản nộp này là không hoàn trả và sẽ được tính vào phần của Nguyên đơn trong chi phí ứng trước đó.  2. Các khoản ứng trước tạm thời mà Tổng Thư ký ấn định theo Ðiều 30 (1) của Qui tắc

Page 19: Quy Tac Trong Tai ICC

thường sẽ không vượt quá số tiền có được bằng cách cộng cùng với chi phí hành chính, mức tối thiểu của phí (như nêu trong biểu phí dưới đây) dựa trên trị giá tranh chấp và phí bồi hoàn có thể xảy ra của ủy ban trọng tài liên quan đến việc soạn thảo Bản Ðiều khoản tham chiếu. Nếu trị giá này không xác định được, thì khoản phí tạm thời sẽ được ấn định theo quyết định của Tổng Thư ký. Việc thanh toán của Nguyên đơn sẽ được tính vào phần phí ứng trước của Nguyên đơn do Toà ấn định.  3. Nói chung, sau khi Bản Ðiều khoản tham chiếu được ký hoặc được toà phê chuẩn và lập thời gian biểu dự kiến, thì uỷ ban Trọng tài sẽ theo Ðiều 30 (4) của Qui tắc, chỉ xem xét giải quyết đối với các đơn kiện hoặc đơn kiện lại mà toàn bộ khoản phí ứng trước đã được nộp. 4. Khoản phí ứng trước do Toà ấn định theo Ðiều 30 (2) của Qui tắc gồm phí thù lao trọng tài viên hoặc các trọng tài viên (dưới đây gọi là "trọng tài viên"), bất kỳ chi phí liên quan đến trọng tài của trọng tài viên và chi phí hành chính. 5. Mỗi bên sẽ nộp bằng tiền mặt phần của mình trong tổng chi phí ứng trước. Tuy nhiên, nếu phần của bên đó vượt quá khoản tiền được Toà ấn định, thì một bên có thể ghi vào bảo lãnh ngân hàng về khoản nộp thêm này.  6. Một bên nếu đã nộp đủ phần phí ứng trước của mình do Toà ấn định có thể theo Ðiều 30 (3) của Qui tắc, thanh toán phần chưa nộp phải ứng trước của bên không thực hiện bằng việc ghi vào bảo lãnh ngân hàng.  7. Khi Toà ấn định các khoản phí ứng trước riêng theo Ðiều 30 (2) của Qui tắc này, Ban Thư ký sẽ mời từng bên nộp khoản phí ứng trước tương ứng với từng đơn kiện của mình.  8. Trong trường hợp, do việc ấn định khoản phí ứng trước riêng biệt như vậy, khoản ứng trước đã ấn định cho đơn kiện của một trong các bên này vượt quá một nửa trong tổng số tiền ứng trước toàn bộ đã được ấn định trước đó (cho cùng đơn kiện và đơn kiện lại là đối tượng của các khoản phí ứng trước riêng), thì bảo lãnh ngân hàng có thể được ghi nhận để chi trả bất cứ khoản vượt nào. Trong trường hợp khoản tiền ứng trước riêng này bị tăng lên sau đó, thì ít nhất một nửa của phần tăng lên đó sẽ phải được nộp bằng tiền mặt.  9. Ban Thư ký sẽ lập các điều khoản điều chỉnh các bảo lãnh của ngân hàng mà các bên có thể ghi nhận theo các qui định nói trên.  10. Như qui định tại Ðiều 30 (2) của Qui tắc, khoản phí ứng trước có thể được điều chỉnh lại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình tố tụng, đặc biệt có tính tới sự dao động về trị giá tranh chấp, thay đổi về các khoản chi phí ước tính cho trọng tài viên hoặc những khó khăn hay phức tạp nảy sinh trong quá trình tố tụng trọng tài.  11. Trước khi bất cứ giám định viên nào được ủy ban trọng tài chỉ định bắt đầu tham gia, các bên hoặc một trong các bên sẽ phải nộp khoản tiền ứng trước được ủy ban trọng tài ấn định đủ để chi trả các phí hoặc chi phí ước tính cho giám định viên. Ủy ban Trọng tài sẽ chịu trách nhiệm để đảm bảo khoản thanh toán này của các bên cho các phí và chi phí đó.    Ðiều 2: Chi phí và các phí

Page 20: Quy Tac Trong Tai ICC

 1. Theo Ðiều 31 (2) của Qui tắc này, Toà sẽ ấn định các khoản thù lao cho trọng tài viên theo biểu phí được nêu theo đây hoặc nếu trong trường hợp trị giá tranh chấp không tính được thì sẽ do Toà tự quyết định.  2. Khi định phí thù lao của trọng tài viên, Toà sẽ xem xét tới tính cần mẫn của trọng tài viên, thời gian bỏ ra, tốc độ của tố tụng trọng tài và tính phức tạp của tranh chấp để ra một con số trong giới hạn qui định, hoặc trong các trường hợp ngoại lệ (Ðiều 31(2) của Qui tắc) ở mức cao hơn hoặc thấp hơn mức hạn định.  3. Nếu vụ kiện được đưa lên cho nhiều trọng tài viên giải quyết thì Toà sẽ có quyền tự quyết định tăng tổng phí thù lao tới mức cao nhất mà thường sẽ không cao hơn 3 lần mức thù lao cho một trọng tài viên.  4. Thù lao và các chi phí của trọng tài viên sẽ chỉ duy nhất Toà án ấn định theo qui định của Qui tắc này. Những dàn xếp riêng về thù lao giữa các bên và trọng tài viên là trái với Qui tắc này.  5. Toà sẽ ấn định chi phí hành chính của từng vụ việc trọng tài theo biểu phí dưới đây, hoặc trong trường hợp trị giá tranh chấp không xác định thì Toà có thể tự ấn định chi phí hành chính ở mức thấp hơn hoặc cao hơn mức được áp dụng trong Biểu phí nói trên, với điều kiện là những chi phí này sẽ không vượt quá mức tối đa cho phép của Biểu phí. Ngoài ra, Toà có thể yêu cầu thanh toán các chi phí hành chính bên cạnh những chi phí được qui định trong biểu phí hành chính như là một điều kiện để tiến hành trọng tài đang trong quá trình xem xét giải quyết theo yêu cầu của các bên hoặc một trong các bên với sự chấp thuận của bên kia.  6. Nếu quá trình trọng tài kết thúc trước khi ra phán quyết chung thẩm, Toà sẽ tự ấn định chi phí trọng tài có tính đến giai đoạn đạt được trong quá trình tố tụng và các hoàn cảnh liên quan khác.  7. Trong trường hợp áp dụng theo Ðiều 29 (2) Qui tắc, Toà có thể ấn định khoản ứng trước để chi trả các phí và chi phí bổ sung của ủy ban trọng tài và có thể phụ thuộc vào việc chuyển đơn yêu cầu đó lên ủy ban trọng tài trước khi thanh toán bằng tiền mặt đầy đủ cho ICC khoản ứng trước này. Toà sẽ có quyền ấn định bất cứ khoản phí nào cho trọng tài viên khi phê chuẩn quyết định của ủy ban trọng tài.  8. Khi quá trình trọng tài trước đó được cố gắng giải quyết bằng hoà giải, thì một nửa chi phí hành chính đã trả cho quá trình hoà giải này sẽ được tính vào phí hành chính của trọng tài.  9. Khoản tiền trả cho trọng tài viên không bao gồm thuế trị giá gia tăng (VAT) hoặc các loại thuế khác hoặc phí và các thứ thuế khác áp dụng tính vào chi phí trọng tài viên. Các bên sẽ trả bất cứ khoản thuế hoặc phí nào, tuy nhiên, việc hoàn trả bất cứ khoản thuế hoặc phí là vấn đề giải quyết riêng giữa trọng tài viên và các bên.    Ðiều 3: Việc chỉ định các trọng tài viên  1. Phí đăng ký thường không vượt quá 2.500 USD do bên khởi kiện nộp cho mỗi đơn kiện đưa ra ICC để chỉ định một trọng tài viên cho bất cứ quá trình trọng tài nào không

Page 21: Quy Tac Trong Tai ICC

được tiến hành theo Qui tắc này. Ðơn yêu cầu để chỉ định trọng tài viên sẽ không được xét tới nếu không kèm theo khoản phí nói trên, khoản phí đó là không hoàn trả và trở thành tài sản sở hữu của ICC.  2. Khoản phí trên sẽ chi trả cho bất cứ dịch vụ bổ sung nào mà ICC đưa ra liên quan tới việc chỉ định, chẳng hạn như các quyết định về khước từ trọng tài viên hoặc chỉ định trọng tài viên thay thế.    Ðiều 4: Biểu phí hành chính và Thù lao trọng tài viên  1. Biểu phí hành chính và thù lao trọng tài viên được qui định dưới đây sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998 đối với các vụ việc trọng tài bắt đầu vào hoặc sau ngày này, bất kể lối diễn giải về Qui tắc này áp dụng cho các vụ trọng tài đó.  2. Ðể tính toán chi phí hành chính và thù lao các trọng tài viên thì trị giá được tính cho mỗi một mức của trị giá tranh chấp phải được cộng cùng, trừ khi trị giá tranh chấp vượt trên 80 triệu USD thì chi phí cố định 75.800 USD sẽ là toàn bộ chi phí hành chính này.   A. CHI PHÍ HÀNH CHÍNH  

Trị giá tranh chấp (USD) Chi phí hành chính(*)

Từ 50.000 trở xuống 2.500 USD

Từ 50,001 đến 100.000 3.5 %

Từ 100,001 đến 500,000 1,7%

Từ 500,001 đến 1.000.000 1.15%

Từ 1.000.001 đến 2.000.000 0.60%

Từ 2.000.001 đến 5.000.000 0.20%

Từ 5.000.001 đến 10.000.000 0.10%

Từ 10.000.001 đến 50.000.000 0.06%

Từ 50.000.001 đến 80.000.000 0.06%

Trên 80.000.000 75.800 USD

* Chỉ để minh họa, bảng biểu trong trang sau nêu chi phí hành chính tính theo đồng đôla Mỹ bằng việc đưa ra tính toán cụ thể.  B. PHÍ TRỌNG TÀI   

  Phí (**)

Trị giá tranh chấp (USD) Tối thiểu Tối đa

Từ 50.000 trở xuống 2.500 USD 17 %

Từ 50,001 đến 100.000 2% 11%

Từ 100,001 đến 500,000 1% 5.5%

Từ 500,001 đến 1.000.000 0.75% 3.5%

Từ 1.000.001 đến 2.000.000 0.5% 2.5 %

Từ 2.000.001 đến 5.000.000 0.25% 1%

Page 22: Quy Tac Trong Tai ICC

Từ 5.000.001 đến 10.000.000 0.10% 0.55%

Từ 10.000.001 đến 50.000.000 0.05% 0.17%

Từ 50.000.001 đến 80.000.000 0.03% 0.12%

Từ 80.000.001 đến 100.000.000 0.02 0.1%

Trên 100.000.000 0.01% 0.05%

     

* Chỉ để minh họa, bảng biểu trong trang sau nêu chi phí hành chính tính theo đồng đôla Mỹ bằng việc đưa ra tính toán cụ thể.   

   

  A. Chi phí hành chính (USD)

B. Tiền thù lao cho trọng tài viên (USD)

 

Trị giá tranh chấp (USD)

  Tối thiểu Tối đa

Từ 50,000 trở xuống

2.500 2.500 17% trị giá tranh chấp

Từ 50.001 đến 100.000

2.500 + 3,5% của trị giá vượt trên 50.000

2.500 + 2% của trị giá vượt trên 50.000

8.500 + 11% của trị giá vượt trên 50.000

Từ 100,001 đến 500,000

4.250 + 1.7% của trị giá vượt trên 100.000

3.500 + 1% của trị giá vượt trên 100.000

14.000 + 5.5% của trị giá vượt trên 100.000

Từ 500,001 đến 1.000.000

11.050 + 1.15% của trị giá vượt trên 500.000

7.500 + 0.75% của trị giá vượt trên 500.000

36.000 + 3.5% của trị giá vượt trên 500.000

Từ 1.000.001 đến 2.000.000

16.800 + 0.60% của trị giá vượt trên 1.000.000

11.250 + 0.50% của trị giá vượt trên 1.000.000

53.500 + 2.5% của trị giá vượt trên 1.000.000

Từ 2.000.001 đến 5.000.000

22.800 + 0.20% của trị giá vượt trên 2.000.000

16.250 + 0.25% của trị giá vượt trên 2.000.000

78.500 + 1% của trị giá vượt trên 2.000.000

Từ 5.000.001 đến 10.000.000

28.800 + 0.1% của trị giá vượt trên 5.000.000

23.750 + 0.1% của trị giá vượt trên 5.000.000

108.500 + 0.55% của trị giá vượt trên 5.000.000

Từ 10.000.001 đến 50.000.000

33.800 + 0.06% của trị giá vượt trên 10.000.000

28.750 + 0.05% của trị giá vượt trên 10.000.000

136.000 + 0.17% của trị giá vượt trên 10.000.000

Từ 50.000.001 đến 80.000.000

57.800 + 0.06% của trị giá vượt trên 50.000.000

48.750 + 0.03% của trị giá vượt trên 50.000.000

204.000 + 0.12% của trị giá vượt trên 50.000.000

Từ 80.000.001 đến 100.000.000

75.800 57.750 + 0.02% của trị giá vượt trên 80.000.000

240.000+ 0.10% của trị giá vượt trên 80.000.000

Trên 100.000.000

75.800 61.750 + 0.01% của trị giá vượt trên

260.000 + 0.05% của trị giá vượt trên

Page 23: Quy Tac Trong Tai ICC

100.000.000 100.000.000(*) (**) Xem trang trước