quan ly truong hop

23
Quản lý trường hợp bảo vệ trẻ em Nguyễn Quốc Phong Email: [email protected]

Upload: phongnq

Post on 26-May-2015

443 views

Category:

Education


4 download

DESCRIPTION

This presentation is maybe useful for child protection social worker in case management. Thanks for any comment from readers.

TRANSCRIPT

Page 1: Quan ly truong hop

Quản lý trường hợp

bảo vệ trẻ em Nguyễn Quốc Phong

Email: [email protected]

Page 2: Quan ly truong hop

Định nghĩa Quản lý trường hợp là một phương pháp cung

cấp dịch vụ nhằm hướng dẫn và tổ chức tiến

trình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hiệu quả.

(UNICEF)

Page 3: Quan ly truong hop

Mục đích

Tăng cường khả năng phát triển, giải quyết vấn đề, ứng phó của thân chủ.

Tạo ra và thúc đẩy hệ thống các dịch vụ hỗ trợ.

Tạo cơ hội và kết nối thân chủ với tài nguyên dịch vụ. Cải thiện phạm vi và năng lực của hệ thống cung cấp dịch vụ.

Góp phần cho sự phát triển và hoàn thiện của chính sách xã hội.

Page 4: Quan ly truong hop

Nhóm đối tượng TECHCĐB

1. Trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; 2. Trẻ khuyết tật, tàn tật; 3. Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; 4. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; 5. Trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc,

nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; 6. Trẻ em phải làm việc xa gia đình; 7. Trẻ em lang thang; 8. Trẻ em bị xâm hại tình dục; 9. Trẻ em nghiện ma túy; 10. Trẻ em vi phạm pháp luật.

Page 5: Quan ly truong hop

Quy trình quản lý trường hợp

Tiếp

nhận

đánh giá

sơ bộ

Xác minh

và đánh

giá

Lập kế

hoạch

can thiệp

Triển

khai kế

hoạch

can thiệp

Còn các

yếu tô

nguy cơ Kết

thúc

và lưu

trữ hồ

Kết

thúc

Đã phục

hồi và

giảm các

yếu tố

nguy cơ

Page 6: Quan ly truong hop

Bước 1: Tiếp nhận thông tin 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thông tin của

mọi công dân, tổ chức về các vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. 2. Khi tiếp nhận thông tin về vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, cán

bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm:

a) Ghi chép kịp thời, đầy đủ thông tin về vụ việc; b) Báo cáo với chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và phối hợp với các cá nhân, cơ

quan, tổ chức có liên quan, gia đình, trường học, hàng xóm, bạn bè của trẻ em nạn nhân kiểm tra tính xác thực của thông tin, đồng thời bổ sung các thông tin liên quan đến vụ việc bằng cách đến trực tiếp địa bàn hoặc qua điện thoại;

c) Thực hiện đánh giá nguy cơ sơ bộ làm cơ sở đưa ra nhận định về tình trạng hiện tại của trẻ;

d) Trường hợp trẻ em trong tình trạng khẩn cấp, cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ trước khi thực hiện các bước tiếp theo;

e) Báo cáo vụ việc với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ.

3. Việc tiếp nhận, ghi chép thông tin, tiến hành đánh giá nguy cơ sơ bộ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ trong tình trạng khẩn cấp được thực hiện theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 1).

Page 7: Quan ly truong hop

Bước 2: Thu thập thông tin, xác minh và

đánh giá nguy cơ 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cá nhân, gia

đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

2. Nội dung thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể bao gồm: a) Thu thập thông tin liên quan đến môi trường sống của trẻ (tình trạng trẻ

trong quá khứ và hiện tại; mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình; mối quan hệ của trẻ với đối tượng xâm hại; mối quan hệ của trẻ với môi trường chăm sóc trẻ...);

b) Trên cơ sở các thông tin liên quan, thực hiện đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ nhằm xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp phù hợp, hiệu quả;

c) Thu thập bằng chứng cho việc tố giác tội phạm, làm cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

3. Việc thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với các trường hợp thực hiện theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 2).

Page 8: Quan ly truong hop

Đánh giá nguy cơ

1. Không có bằng chứng về

xâm hại xảy ra với trẻ

2. Chưa có đầy đủ thông tin và

không kết luận được trẻ đã bị

xâm hại hay chưa.

4. Có bằng chứng về

xâm hại xảy ra với trẻ

Không cần cung cấp

thêm sự hỗ trợ/giúp đỡ

Có chứng cớ cho thấy gia

đình có vấn đề khác

.

Chuyển đến

nơi có trách

nhiệm xem

xét

Tiến hành điều

tra thêm

Kết luận về xâm

hại

Thu thập thông

tin, tìm bằng cớ

về sự xâm hại

Đánh giá nguy cơ

Page 9: Quan ly truong hop

BẢO VỆ VÀ

CẢI THIỆN

PHÚC LỢI

CHO TRẺ

EM

YẾU TỐ GIA ĐÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG

CHĂM SÓC CƠ BẢN

ĐẢM BẢO AN TOÀN

ĐỘNG VIÊN VỀ MẶT

TÌNH CẢM

KHUYẾN KHÍCH

SỰ CHỈ DẪN VÀ GIỚI HẠN

Ổn định

Hoàn cảnh gia

đình và chức

năng của gia

đình

Gia

đình

họ

hàng

Nhà ở Công

việc

làm

Thu

nhập

Hòa nhập

gia đình

với xã hội

Nguồn lực

cộng đồng

Kỹ năng tự chăm

sóc bản thân

Khả năng bộc lộ

trước xã hội

Mối quan hệ

GĐ và XH

Khả năng tự khăng

định minh

Phát triển tình cảm và

hành vi

Giáo dục

Y tế (sức khoe thể chât)

Page 10: Quan ly truong hop

Bước 3: Xây dựng và thông qua kế hoạch

can thiệp, trợ giúp

1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cán bộ các ngành công an, tư pháp, y tế, giáo dục và các tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

2. Kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên cơ sở các kết luận của việc đánh giá nguy cơ tại Mẫu 2 và ý kiến thống nhất của cán bộ các ngành liên quan, bao gồm các nội dung sau:

a) Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các vấn đề cần giải quyết của trẻ; b) Chỉ ra các nhu cầu cần can thiệp, trợ giúp để giải quyết từng vấn đề của trẻ; c) Xác định mục tiêu cần đạt được để giải quyết các vấn đề và đáp ứng các nhu

cầu cơ bản của trẻ trên cơ sở nguồn lực và khả năng hiện có; d) Xác định các biện pháp can thiệp, trợ giúp và nguồn lực cần hỗ trợ để đạt được

mục tiêu; e) Đề xuất trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, đơn vị trong việc phối hợp cung

cấp dịch vụ hỗ trợ.

3. Kế hoạch can thiệp, trợ giúp trường hợp được xây dựng theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 3) và trình Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua.

Page 11: Quan ly truong hop

Các bước lập kế hoạch can thiệp

Bước 1: Liệt kê các vấn đề của trẻ

Bước 2: Xác định Nhu cầu cần cung cấp dịch vụ chăm sóc cho trẻ

Bước 3: Mục tiêu cung cấp dịch vụ

Bước 4: Các hoạt động

Bước 5: Tổ chức thực hiện (bao gồm phân công trách nhiệm thực hiện, nguồn lực, thời gian thực hiện các hoạt động...)..

Page 12: Quan ly truong hop

Bước 4: Thực hiện hoạt động can thiệp, trợ

giúp 1. Căn cứ vào kế hoạch được thông qua, cán bộ bảo vệ, chăm sóc

trẻ em cấp xã phối hợp với các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

2. Khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm: a) Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp

nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp cho phù hợp;

b) Vận động cộng đồng, cá nhân, tổ chức tham gia và hỗ trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục;

c) Kết nối với các dịch vụ sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

3. Việc theo dõi, giám sát tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 4).

Page 13: Quan ly truong hop

Các bước thực hiện kế hoạch can thiệp

Bước 1: Liên kết và xây dựng cam kết giữa CBQLTH và người có liên

quan.

Bước 2:CBQLTH cung ứng dịch vụ phù hợp với từng giai đoạn trợ giúp

trẻ theo những mục tiêu đã đặt ra.

Bước 3: CBQLTH thường xuyên thảo luận những người

liên quan

Bước 4: Lượng giá thường xuyên, điều chỉnh kế

hoạch

Page 14: Quan ly truong hop

Thực hiện kế hoạch can thiệp

CÁN BỘ

QLTH

LÀM VIỆC VỚI TRẺ

LÀM VIỆC VỚI GIA

ĐÌNH TRẺ

LÀM VIỆC VỚI CỘNG

ĐỒNG

LÀM VIỆC VỚI CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC

Page 15: Quan ly truong hop

Bước 5: Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can

thiệp, trợ giúp và báo cáo 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với

các ngành liên quan tổ chức tiến hành rà soát, đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp.

2. Việc đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện kế hoạch can

thiệp, trợ giúp nhằm đưa ra các nhận định, kết luận về tình trạng của trẻ, làm cơ sở đề xuất các giải pháp tiếp theo:

a) Nếu trẻ không còn nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, các yếu tố về

thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ ổn định, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã lưu hồ sơ và báo cáo theo quy định;

b) Nếu trẻ vẫn có nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ chưa ổn định, cần tiếp tục rà soát, đánh giá nguy cơ, kết quả can thiệp, trợ giúp lần trước và xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp tiếp theo.

3. Việc rà soát, đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 5).

Page 16: Quan ly truong hop

Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp, trợ

giúp và báo cáo LÀM VIỆC VỚI

ĐỐI TƯỢNG LÀM VIỆC VỚI CÁN

BỘ QUẢN LÝ CA

ĐÁNH GIÁ HOẠT

ĐỘNG TRỢ GIÚP

CỦA CBQL CA

LƯU GIỮ HỒ SƠ

RÀ SOÁT/ KẾT

LUẬN TRƯỜNG

HỢP

KẾT THÚC CA

CHƯA KẾT THÚC

CA ĐÁNH GIÁ LẠI CA

YẾU TỐ NGUY CƠ

MỚI

YẾU TỐ HỖ TRỢ

MỚI

LẬP KẾ HOẠCH

CAN THIỆP MỚI

TRIỂN KHAI KẾ

HOẠCH

Page 17: Quan ly truong hop

Đánh giá lại tình trạng của trẻ

Mục đích: nhằm xác định

• Sau khi được trợ giúp, các yếu tố gây nguy

hiểm với trẻ có giảm không?

• Có yếu tố nào mới nảy sinh mà có thể đe doạ

tới sự an toàn của trẻ không?

• Có yếu tố hỗ trợ nào cho trẻ mới mới xuất hiện

không?

Page 18: Quan ly truong hop

Đánh giá lại hoạt động quản lý trường hợp

Mục đích: Đánh giá lại các hoạt động QLTH nhằm giúp

CBQLTH biết mình đã làm được gì và có thể làm gì tốt

hơn (tự đánh giá và/hoặc đánh giá của người giám sát)

Nhận xét

Phân tích tại sao mình

lại hiểu và giải quyết

trường hợp này theo

phương pháp đó?

Đánh giá

Chú ý đến những khía

cạnh chính đã xảy ra

trong một trường hợp:

• Đã làm tốt được

những gì?

• Những vấn đề đó

thuộc các lĩnh vực

nào?

Học hỏi

Xác định những điều

cốt yếu đã học được

từ trường hợp đó

Chuyển đổi

Thay đổi cách thức

hành động trong

tương lai

HOẠT ĐỘNG BẢO

VỆ TRẺ EM TỐT

HƠN. =

Page 19: Quan ly truong hop

Lưu giữ hồ sơ

Mục đích: • Để có được các văn bản hồ sơ liên quan đến trường

hợp, làm căn cứ để sử dụng trong bước giám sát và rà

soát trường hợp sau này.

• Lưu giữ lại tiến trình tư duy làm việc của CBQLTH, tạo

điều kiện tốt cho việc trao đổi thông tin giữa các cán bộ

ban ngành có liên quan tới trường hợp.

• Chứng tỏ tính trách nhiệm của CBQLTH với nhiệm vụ

đảm trách.

Page 20: Quan ly truong hop

Hồ sơ của thân chủ có thể bao gồm

• Giấy tiếp nhận khi mới đến, giấy giới thiệu

chuyển giao

• Giấy đánh giá thực trạng thân chủ (trẻ em) hoàn

cảnh gia đình, tiến trình can thiệp đã có.

• Các phiếu đánh giá sự thay đổi, đánh giá nhu

cầu, mức độ tổn thương, kế hoạch trợ giúp.

• Các giấy tờ khác có liên quan (ví dụ: giấy khám

bệnh).

Tất cả những giấy tờ này đều quan trọng.

Page 21: Quan ly truong hop

Lưu giữ hồ sơ (tiếp)

Nguyên tắc: • Không phán xét: Quá trình ghi chép hồ sơ không được tỏ

thái độ phán xét, mà phải dựa vào sự thực với lập luận nghề nghiệp.

• Minh bạch: Các thông tin được chi chép là những thông tin rõ ràng chuẩn xác không phải giấu diếm.

• Chuyên nghiệp: Hồ sơ cần được viết một cách rõ ràng, đơn giản nhưng bài bản để mọi người có thể đọc,theo dõi thông tin và học được chuyên môn thông qua việc tiếp cận hồ sơ.

• Bảo mật: Những thông tin trong hồ sơ chỉ được phép cung cấp cho các dịch vụ trong việc theo dõi và thực hiện. Người có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ thì mới được tiếp cận hồ sơ.

Page 22: Quan ly truong hop

Đóng vai CBQLTH làm việc với các bên

để QLTH trẻ bị xâm hại, bóc lột • Bố

• Mẹ

• Hàng xóm

• Giáo viên

• Tổ trưởng khu phố

• Trẻ em (nạn nhân)

• Cộng tác viên BVTE

• Chủ tịch/Phó chủ tịch

Page 23: Quan ly truong hop

Xin cảm ơn anh/chị đã tích cực tham gia trao đổi!

Địa chỉ liên hệ:

Email: [email protected]

Web: www.childsafetourism.org/vi