quan hỆ ĐẶc biỆt viỆt nam - lÀo trƯỜng...

77
Như cây đời mãi mãi xanh tươi QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG TỒN THEO THỜI GIAN Năm 2012, Việt Nam và Lào kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2012), 35 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (1977 - 2012), và cũng là “Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào”. 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, nhân dân hai nước Việt - Lào luôn kề vai sát cánh bên nhau trên tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Quan hệ đoàn kết cao đẹp, trong sáng, thủy chung Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt - Lào và sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvi hản trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp. Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam - Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” . Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”. Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước mà bằng chứng sinh động là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký ngày 18/7/1977. Created by Nguyen Anh - 1 -Nguyen Anh Page 1 4/12/2022 Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 1

Upload: others

Post on 29-Feb-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiQUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG TỒN THEO THỜI GIAN

Năm 2012, Việt Nam và Lào kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2012), 35 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (1977 - 2012), và cũng là “Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào”. 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, nhân dân hai nước Việt - Lào luôn kề vai sát cánh bên nhau trên tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Quan hệ đoàn kết cao đẹp, trong sáng, thủy chungLà hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào

đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt - Lào và sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvi hản trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp.

Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam - Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.

Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước mà bằng chứng sinh động là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký ngày 18/7/1977.

Tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào trong thời kỳ mới. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, hai bên luôn khẳng định quan điểm nhất quán, tiếp tục coi trọng và dành mọi ưu tiên cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau.

Quan điểm, chủ trương đó đã được thể hiện sinh động trên thực tế. Mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước không ngừng được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng - an ninh, đối ngoại đến kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục - đào tạo và bảo vệ trật tự trị an tại khu vực biên giới hai nước, cùng hợp tác giúp nhau phát triển, góp phần xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định; Hợp tác ngăn chặn và phòng, chống các tội phạm xuyên biên giới. Hai bên

Created by Nguyen Anh - 1 -Nguyen Anh Page 1 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 1

Page 2: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươithường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hoạt động về vấn đề hội nhập quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN, cũng như trong khuôn khổ ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đặc biệt, hai nước hợp tác tốt và có hiệu quả trong việc thực hiện các dự án Hành lang Đông - Tây, hợp tác Tiểu vùng Mê Công và Ủy hội Mê Công. Hai bên đã thỏa thuận  tăng cường hơn nữa sự hợp tác sẵn có, nhất là hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, nhằm góp phần củng cố tình đoàn kết và sự hợp tác trong ASEAN, vì hòa bình và phát triển của Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Quan hệ kinh tế không ngừng phát triểnTrong 35 năm qua, thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào,

trong đó trọng tâm là hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc, đi vào chiều sâu; Các dự án thuộc các lĩnh vực hợp tác, như thương mại và đầu tư, giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy điện... được tạo điều kiện thuận lợi để triển khai; Sự hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp hai nước được thúc đẩy, tăng cường.

Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định trong một số lĩnh vực hợp tác, chưa khai thác được hết tiềm năng của mỗi bên, tuy nhiên, cần khẳng định rằng, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước liên tục phát triển và đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.

Năm 2011, trong quan hệ thương mại, giá trị xuất nhập khẩu Việt - Lào đạt 734 triệu USD, tăng 38,1%, nhập khẩu đạt 460 triệu USD tăng 57,5% so năm 2010. Hàng của Việt Nam chiếm từ 15% - 40% thị phần ở Lào (tùy theo vùng), xuất khẩu của Lào sang Việt Nam chiếm 30 - 50% xuất khẩu của Lào ra thị trường thế giới. Việt Nam xuất sang Lào vật liệu xây dựng, xăng, dầu, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng; Nhập của Lào một số mặt hàng, như gỗ, khoáng sản, nông sản… Hai nước khuyến khích thành lập các cặp chợ biên giới, các khu kinh tế, thương mại tại các cửa khẩu lớn và tích cực triển khai thực hiện các thỏa thuận về tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại, trong đó có chính sách giảm thuế 50% cho hàng hóa có xuất xứ mỗi nước. Hai nước cũng xúc tiến hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc quá cảnh hàng hóa tiêu thụ tại nước thứ ba.

Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào với 424 dự án, trị giá 3,57 tỉ USD. Một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, như dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đắk Lắk... đã được triển khai nhanh, bước đầu có hiệu quả tích cực cả về kinh tế và an sinh xã hội.

Về giáo dục, đào tạo, hợp tác giáo dục, đào tạo giữa hai nước trong thời gian qua được triển khai theo đúng tinh thần Ðề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực”, đáp ứng yêu cầu của cả hai nước. Năm 2011, Chính phủ Việt Nam dành 695 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam; Chính phủ Lào dành 40 suất học bổng đào tạo chính quy dài hạn tập trung cho cán bộ, học sinh Việt Nam. Hai

Created by Nguyen Anh - 2 -Nguyen Anh Page 2 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/20122

Page 3: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươingành giáo dục Việt - Lào đã phối hợp tổ chức tuyển chọn học sinh Việt Nam và Lào sang học tập tại mỗi nước, theo tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu nâng cao trình độ dân trí và thắt chặt tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.

Các lĩnh vực khác cũng được hai nước quan tâm như hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng, du lịch, văn hóa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, du lịch. Hai bên tiếp tục thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận đã được ký kết, như Nghị định thư tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam và Lào, Hiệp định vận tải qua biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Thỏa thuận 3 bên Việt Nam - Lào - Thái Lan về hoạt động vận tải khách du lịch bằng đường bộ, Hiệp định ba bên về tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Các dự án viện trợ Lào của Chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã được hai bên phối hợp triển khai bảo đảm chất lượng, tiến độ và đạt kết quả tốt cho dù những biến động giá cả nguyên, nhiên vật liệu cũng gây những khó khăn nhất định đối với nhiều chủ dự án đầu tư.

Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước giai đoạn 2001 - 2010 về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Hai bên đã có nhiều cố gắng thực hiện các thỏa thuận, cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh, tạo điều kiện hỗ trợ thiết thực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Các địa phương, nhất là những địa phương có chung đường biên giới đã có nhiều hoạt động hợp tác phong phú, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau bằng khả năng của mình, góp phần tích cực vào việc củng cố và phát huy truyền thống tốt đẹp sẵn có.

Tương lai tốt đẹpNăm 2012 là năm đặc biệt trong quan hệ Việt - Lào với nhiều sự kiện quan

trọng của cả hai nước, mở ra triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển bền vững trong những năm tới. Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang diễn ra sau các chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone (tháng 8/2011), Thủ tướng Thongsing Thammavong (tháng 3/2011), Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu (tháng 8/2011). Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thăm chính thức Lào trong tháng 6 và tháng 9 năm 2011. Các chuyến thăm cấp cao này không chỉ là những sự kiện chính trị quan trọng trong quan hệ hai nước, mà còn là những cuộc gặp giữa những người đồng chí, người bạn, người anh em thân thiết, thể hiện tình cảm sâu đậm của hai dân tộc cùng chung dòng sông Mê Công, đã, đang và luôn luôn sát cánh bên nhau trong đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước.

Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, hai bên đều khẳng định luôn coi trọng và dành mọi ưu tiên cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau. 

Created by Nguyen Anh - 3 -Nguyen Anh Page 3 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 3

Page 4: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Lãnh đạo hai bên cũng cho biết sẽ tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp nhằm tăng cường sự gắn bó, tin cậy lẫn nhau trong quan hệ hợp tác hai nước. Hai bên nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục; Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 2 tỉ USD vào năm 2015; Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường các dự án hợp tác thiết thực và thực chất, vì sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội của mỗi nước. Theo đó, dự báo, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào sẽ tăng mạnh trong những năm 2012 - 2015 với các ngành nông, lâm nghiệp, thủy điện và chế biến nông, lâm sản với tổng vốn đầu tư 5 - 6 tỉ USD vào năm 2015.

Bên cạnh đó, Việt Nam khẳng định ủng hộ Lào sớm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hỗ trợ Lào tổ chức thành công các sự kiện quốc tế quan trọng trong năm 2012. Đặc biệt, lãnh đạo hai nước đã chính thức công bố, khởi động “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012”. Theo đó, hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công các sự kiện trọng đại này với các nội dung sinh động hiệu quả, trong đó chú trọng tăng cường trao đổi đoàn ở các cấp, hợp tác giữa các bộ, ban, ngành, địa phương, công tác giáo dục, tuyên truyền về lịch sử và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Nguyễn Sinh Cúc (www.tapchicongsan.org.vn)

"QUAN HỆ HỢP TÁC QUỐC HỘI VIỆT NAM - LÀO, ĐOÀN KẾT - HỮU NGHỊ" Chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ký Hiệp ước

Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, Quốc hội Việt Nam - Quốc hội Lào phối hợp tổ chức Hội nghị "Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, Đoàn kết - Hữu nghị” tại tỉnh Sơn La, từ ngày 22 - 26/4/2012. Đây là điểm nhấn quan trọng về quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào trong “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt - Lào 2012”.

Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc, đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.

Ngày 5/9/1962 là dấu ấn quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và kể từ đó, quan hệ Lào - Việt Nam đã có một cơ sở vững chắc được hai nước gìn giữ và nâng niu, trân trọng và phát huy, đến năm 2012 đã tròn 50 năm. Một sự kiện quan trọng khác trong quan hệ giữa hai nước là ngày 18/7/1977, nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào của đồng chí Phạm Văn Đồng, hai nước đã ký Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác. Năm nay, kỷ niệm sự kiện này tròn 35 năm.

Ôn lại truyền thống quan hệ Việt Nam - Lào thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn nửa thế kỷ sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và ký kết Hiệp định

Created by Nguyen Anh - 4 -Nguyen Anh Page 4 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/20124

Page 5: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiHữu nghị và Hợp tác, có thể khẳng định rằng: Dù cho tình hình khu vực và quốc tế có những xáo trộn, biến đổi nhanh chóng khó lường, nhưng mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước vẫn được gìn giữ và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; Được thể hiện qua nhiều lĩnh vực như: Chính trị, đối ngoại, an ninh - quốc phòng, kinh tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao; Hợp tác giữa các địa phương…

Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên cũng đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế. Việt Nam tích cực hỗ trợ Lào tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM 9, ASEP 7 vào cuối năm 2012; Tăng cường hợp tác trong Ủy hội sông Mê Công (MRC)…

Quan hệ giữa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội nước CHDCND Lào được triển khai trên cơ sở mối quan hệ hợp tác bền chặt của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua, đã đi vào chiều sâu và phát triển toàn diện.

Để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước đi vào chiều sâu và toàn diện, trong những năm qua, các khóa của Quốc hội nước CHDCND Lào đã tăng cường quan hệ, hợp tác với Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Hai bên đã quyết tâm mở rộng và phát huy mối quan hệ giữa hai Quốc hội bằng nhiều hình thức để giúp đỡ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan lập pháp một cách hiệu quả; Có sự ấn định các chuyến thăm, trao đổi kinh nghiệm ở tất cả các cấp, kể từ cấp lãnh đạo cao nhất của Quốc hội, cấp các Ủy ban, cấp các Văn phòng Quốc hội và cấp chuyên viên. Từ đó, hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu và ở mọi cấp độ.

Quốc hội hai nước đã tích cực triển khai các biên bản ghi nhớ quan hệ, hợp tác hai Quốc hội của từng khóa đi vào thực tiễn và có nội dung ngày càng phong phú thông qua các Ủy ban, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ở các khu vực bầu cử của hai nước một cách rộng rãi và có hiệu quả. Điểm nổi bật trong những năm qua, các ủy ban liên quan của hai Quốc hội, đặc biệt là Ủy ban Văn hóa -Xã hội, Ủy ban Kinh tế - Kế hoạch và Tài chính, Ủy ban Đối ngoại và các ủy ban khác đã hợp tác theo dõi giám sát và thúc đẩy tổ chức thực hiện các hiệp định hợp tác mà Chính phủ hai nước đã ký kết, làm cho các dự án đầu tư và dự án viện trợ không hoàn lại phát huy hiệu quả.

Ở cấp Văn phòng Quốc hội của hai nước cũng tổ chức hội nghị thảo luận 2 năm một lần luân phiên nhau làm chủ tịch để cùng nhau trao đổi bàn bạc, trao đổi thông tin tư liệu và trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau trong việc làm tham mưu trên các mặt cho những hoạt động của Quốc hội; Tạo điều kiện tốt cho các cán bộ chuyên viên ở các cấp của hai Quốc hội có gắn bó thân thiết hơn nữa; Là cơ hội tốt để thế hệ trẻ kế tiếp thấm nhuần và hiểu sâu sắc thêm mối quan hệ, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào anh em.

Trong những năm qua, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã tiếp tục tăng cường giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho Quốc hội Lào như: Xây dựng

Created by Nguyen Anh - 5 -Nguyen Anh Page 5 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 5

Page 6: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươitrung tâm dữ liệu thông tin, công tác thư viện, công tác công nghệ thông tin, giúp bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ Quốc hội Lào trên các mặt với số lượng rất lớn. Đặc biệt là Quốc hội Việt Nam đã giúp Lào xây dựng Tòa nhà làm việc của Văn phòng Quốc hội tương đối hiện đại. Tất cả các thành quả trên đều là biểu tượng phản ánh mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Quốc hội hai nước còn hợp tác và trao đổi quan điểm trong các lĩnh vực công việc đối ngoại khác. Quốc hội Việt Nam đã giúp đỡ các mặt trong nhiệm kỳ Lào làm nước chủ nhà tổ chức Hội nghị AIPA lần thứ 26 năm 2005, Hội nghị APPF năm 2009, Hội nghị Nghị viện các nước Pháp ngữ APF và hợp tác trong tiểu khu vực GMS, CLV.

Đồng thời, ở cấp địa phương, các Đoàn đại biểu Quốc hội ở khu vực bầu cử của Lào và Đoàn đại biểu Quốc hội ở khu vực bầu cử và Hội đồng nhân dân địa phương của Việt Nam thường xuyên thăm hỏi và trao đổi kinh nghiệm, đặc biệt là các tỉnh có chung đường biên giới. Tất cả đều góp phần làm cho tình hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện ngày càng gắn bó bền chặt giữa hai Quốc hội nói riêng và hai nước Lào và Việt Nam nói chung.

Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam – Lào, thời gian qua, mối quan hệ toàn diện giữa hai cơ quan lập pháp hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, không chỉ trên các mặt hợp tác song phương và đa phương, mà còn được thể hiện trên mảng công tác giám sát.

Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến nay, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam đã tiến hành chương trình giám sát tổng thể: Giám sát việc thực hiện các điều ước song phương Việt Nam – Lào giai đoạn 1991 – 2003; Giám sát chuyên đề việc thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2003 – 2008 và giám sát việc đào tạo du học sinh Lào tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các ủy ban khác của Quốc hội cũng quan tâm đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan tương ứng của Quốc hội Lào trong công tác giám sát. Hai bên đã tích cực trao đổi thông tin, bàn các biện pháp tăng cường cơ chế phối hợp và năng lực giám sát; Lồng ghép các nội dung, chương trình giám sát trong đoàn công tác của các ủy ban chuyên môn sang nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, trong các buổi hội thảo. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Quốc phòng An ninh, Ủy ban các vấn đề xã hội cũng đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác với các ủy ban tương ứng của Quốc hội Lào. Các văn bản này là cơ sở pháp lý tạo tiền đề quan trọng để hai bên xác định được trọng tâm, trọng điểm và triển khai các hoạt động giám sát sau này.

Nhìn chung, các chương trình giám sát đều được hai bên chuẩn bị chu đáo từ khâu lập kế hoạch, phối hợp thu thập tài liệu, triển khai các Đoàn công tác đến khâu tổng kết báo cáo. Từ các chương trình giám sát này, các cơ quan của Quốc hội hai nước đã đưa ra được nhiều kiến nghị thiết thực, xác đáng với Chính phủ và các cơ

Created by Nguyen Anh - 6 -Nguyen Anh Page 6 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/20126

Page 7: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiquan hữu quan quan tâm giải quyết những vấn đề phát sinh, thiết thực góp phần vào việc thực thi các Hiệp định song phương giữa hai nước thời gian qua.

Hội nghị “Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, Đoàn kết - Hữu nghị” năm 2012 được tổ chức tới đây sẽ đánh giá về tình hình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào; Về tình hình hợp tác giữa hai Quốc hội; Về tình hình hợp tác giữa các địa phương hai bên biên giới; Về công tác tuyên truyền tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào tại các tỉnh biên giới và các cơ quan của hai nước. Với Chương trình nghị sự này, Hội nghị sẽ góp phần tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội; Tăng cường giao lưu giữa các địa phương có chung đường biên giới và là cơ hội để các đại biểu Quốc hội, đại diện các Bộ, ngành và địa phương hai nước gặp gỡ, trao đổi thông tin, thảo luận về việc thực hiện các hiệp định giữa hai nước, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.

T.L (www.cpv.org.vn – Ngày 20/4/2012)

TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong những năm qua đã được lãnh đạo cấp cao hai nước đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng còn nhiều tồn tại cần khắc phục: Hợp tác giáo dục, đào tạo đáp ứng được nhu cầu về số lượng, nhưng chất lượng còn có vấn đề, còn thiếu một kế hoạch cụ thể; Hợp tác thương mại chưa vững chắc, thị phần và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Lào còn thấp; Hợp tác đầu tư sôi động và đạt mức vốn đăng ký cao, nhưng vốn thực hiện còn thấp và chậm, còn để mất thời cơ; Vốn viện trợ triển khai chậm, dàn trải; Cơ chế chính sách đã thông thoáng hơn, nhưng việc thực hiện chưa thống nhất (giữa mong muốn của hai Chính phủ và việc thi hành của các bộ, ngành, đặc biệt các địa phương hai bên); Việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện những hiệp ước hợp tác đã được ký kết giữa hai bên chưa thường xuyên; Hợp tác giữa các địa phương và doanh nghiệp được mở rộng, nhưng hạn chế về nguồn lực nên chưa đáp ứng được mong muốn giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước... Đây là những vấn đề được đặt ra trong quá trình xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thời gian tới.

Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới, trước mắt cần tập trung tiếp tục thực hiện những định hướng lớn đã được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị, tháng 1 năm 2008 tại Viêng Chăn và tiếp tục thực hiện sáu chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010.

Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra những giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu trong kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam

Created by Nguyen Anh - 7 -Nguyen Anh Page 7 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 7

Page 8: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươigiai đoạn 2006 - 2010. Theo đó, yêu cầu các chương trình hợp tác phát triển với Lào giai đoạn này phải được triển khai theo nguyên tắc quản lý tập trung thống nhâ't trên cơ sở Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010 và Hiệp định hợp tác hằng năm. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các chương trình hợp tác trong Hiệp định với Lào phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương mình. Việc ký kết các nội dung hợp tác với Lào không nằm trong các chương trình mục tiêu của Hiệp định phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Các chương trình dự án sử dụng vốn viện trợ phải được thực hiện theo “Quy chế tài chính và quản lý các dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào”... Với tinh thần đó, năm 2007 hai bên đã triển khai thực hiện nhiều thỏa thuận, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh, các bộ, ban, ngành, địa phương hai bên đã có nhiều hoạt động giúp đỡ lẫn nhau và có kết quả tốt. Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước có chuyển biến tích cực. Những năm còn lại của giai đoạn 2006 - 2010 hy vọng sự hợp tác toàn diện giữa hai bên sẽ được tăng cường, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc xây dựng chiến lược hợp tác giữa hai nước giai đoạn 2011 - 2020.

Chiến lược hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong thời gian tới (2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020) được xây dựng và thực hiện trong bối cảnh quốc tế, khu vực và ở từng nước có những thuận lợi và khó khăn đan xen cùng những chuyển biến rất mau lẹ, tác động trực tiếp đến quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Thuận lợi cơ bản trong quan hệ hợp tác là sự ổn định về chính trị của hai bên, kinh tế cũng có những bước phát triển khả quan trước sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ mỗi nước, đây là nhân tố quyết định tới quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai nước được hai bên đánh giá là ngày càng được củng cố và phát triển tốt đẹp.

Trong những năm qua, quan hệ chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại được tăng cường; Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù kinh tế thế giới từ cuối năm 2007 bắt đầu có nhiều biến động lớn, phức tạp; Giá cả nhiên liệu, vật tư, xăng dầu, phôi thép... tăng liên tục chưa có điểm dừng, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, nền kinh tế của cả hai nước vẫn có tốc độ tăng trưởng tương đối khá so với các nước trong khu vực (năm 2007 ở Việt Nam là 8,4% và Lào là 7,5%). Đây là một lợi thế để Việt Nam và Lào khẳng định vai trò của mình trong các hoạt động của tổ chức hợp tác khu vực như ASEAN, GMS, CLV, CLVM... Trong quan hệ hợp tác, hai nước đã và đang nhận được sự ủng hộ của các nước và các tổ chức kinh tế thế giới trên nhiều lĩnh vực, góp phần củng cố và thúc đẩy nền kinh tế của mỗi nước, trong đó chủ yếu là Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Do ảnh hưởng của suy thoái chung toàn cầu, trong thời gian tới thị trường xuất khẩu của mỗi nước còn bị thu hẹp, do đó ảnh hưởng lớn tới việc làm của người

Created by Nguyen Anh - 8 -Nguyen Anh Page 8 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/20128

Page 9: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươilao động, lao động dư thừa ở mỗi nước sẽ tăng lên. Hợp tác hai nước sẽ được đặt ra trước bối cảnh cần phải tăng cường, dành ưu tiên, ưu đãi cho đầu tư vào mỗi nước. Trước hết là các dự án thủy điện và trồng cây công nghiệp, nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và tạo nguồn lực bổ sung cho nhau phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi nước trong giai đoạn trước mắt (2011 - 2015); Đồng thời tạo điều kiện để hội nhập kinh tế thế giới của những năm sau này. Như vậy, hợp tác toàn diện giữa hai nước giai đoạn 2011 - 2020 trước bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình thực tế của mỗi nước vừa là cơ hội vừa là thách thức.

Nhằm tăng cường, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, định hướng cơ bản hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đặt ra trong giai đoạn 2011 - 2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trở thành động lực tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của mỗi nước”. Trong đó, không ngừng nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm với quan hệ truyền thống giữa hai nước. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo “Coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ cho lợi ích đảm bảo ổn định an ninh, chính trị và phát triển của mỗi nước”. Đồng thời, coi hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tạo lòng tin vững chắc lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường mối quan hệ bền vững giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, trước hết là đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các dự án giữa hai nước; Kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số lượng và chất lượng đào tạo, giữa đào tạo chính quy các bậc học với đào tạo nghề.

Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào nội dung hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước. Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật pháp của mỗi nước nhằm tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, trên cơ sở:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã ký kết. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi

Created by Nguyen Anh - 9 -Nguyen Anh Page 9 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 9

Page 10: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươinước, trong đó đối với Lào là đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm 2020.

Trước mắt, ưu tiên và có cơ chế đặc biệt để doanh nghiệp hai nước có điều kiện triển khai các dự án trực tiếp bổ sung, khuyến khích hỗ trợ nguồn lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế mỗi nước; Các dự án trực tiếp giải quyết việc làm; Các dự án có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện đời sống dân cư trong khu vực dự án, các dự án phục vụ giảm nghèo và các dự án có đóng góp thiết thực vào việc tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

- Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 2 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD năm 2020. Quan tâm đặc biệt, bảo đảm kết nối giao thông đường bộ trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển của Việt Nam để phục vụ đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước, trên nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa hai bên.

- Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương chiến lược vững chắc, ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau, góp phần củng cố ngày càng vững chắc mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa các dân tộc và nhân dân hai nước.

- Nâng cao chất lượng hợp tác và sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ của Việt Nam dành cho Lào. Tránh dàn trải, tập trung có trọng tâm, trọng điểm vào các chương trình, dự án phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của Lào nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước. Các chương trình, dự án mang tính xã hội có tác động trực tiếp vào việc tăng cường quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát bổ sung, sửa đổi các văn bản thỏa thuận, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế của mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông lệ quốc tế, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi nước.

Thường xuyên trao đổi thông tin và phản ánh những bất cập trong quá trình thực hiện những thỏa thuận song phương; Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời việc thực hiện những nội dung thỏa thuận hợp tác mà hai bên đã ký kết. Điều chỉnh linh hoạt các nội dung đã cam kết phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời điểm.

Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận trong các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến hai nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế vào mục tiêu thúc đẩy, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.

(Trích “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam 1930 – 2007”. -Nxb Chính trị Quốc gia, 2011)

Created by Nguyen Anh - 10 -Nguyen Anh Page 10 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201210

Page 11: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

“NĂM ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ VIỆT - LÀO 2012”Ngày 10/2/2012, ngay sau cuộc hội đàm cấp cao, Chủ tịch nước Trương

Tấn Sang đã có bài phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chu-ma-ly Xay-nha-xỏn, công bố triển khai "Năm Ðoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012". 

Kính thưa đồng chí Chu-ma-ly Xay-nha-xỏn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào,

Thưa các đồng chí và các bạn,Tôi rất vui mừng được trở lại đất nước Lào tươi đẹp, thân thiết và thăm hữu

nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lần này. Ðây là chuyến thăm Lào đầu tiên của tôi trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa  Việt Nam và để mở đầu cho "Năm Ðoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012".

Hôm nay, tôi và đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chu-ma-ly Xay-nha-xỏn, cùng hai Ðoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm cởi mở, chân tình và đạt kết quả rất quan trọng.

Hai bên đánh giá cao và rất hài lòng thấy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua không ngừng được củng cố và tăng cường, và đã bàn các biện pháp nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp này trên tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác chính trị, đối ngoại, quốc phòng - an ninh đến thương mại, đầu tư, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác.

Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp nhằm tăng cường quan hệ gắn bó và tin cậy lẫn nhau; Triển khai tốt việc phổ biến, tuyên truyền về lịch sử quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, phối hợp tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm trong năm 2012.

Hai bên nhất trí đẩy mạnh và đưa quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của hai nước; Quyết tâm phấn đấu đưa trị giá kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước lên hai tỷ USD vào năm 2015. Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư ở Lào, đóng góp tích cực vào sự phát triển và an ninh xã hội của Lào. 

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; Khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động đối ngoại và tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Việt Nam sẽ tích cực hỗ trợ Lào tổ chức thành công Diễn đàn đối tác Nghị viện Á - Âu (ASEP-7) và Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM-9) trong năm 2012.

Năm 2012 có ý nghĩa rất quan trọng đối với hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào. Ðó là kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và 35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị Việt Nam - Lào.

Created by Nguyen Anh - 11 -Nguyen Anh Page 11 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 11

Page 12: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Ðược sự đồng ý của lãnh đạo Ðảng và Nhà nước hai nước, cùng với đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chu-ma-ly Xay-nha-xỏn, tôi trân trọng công bố và chính thức khởi động “”Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012”.

Năm đoàn kết hữu nghị sẽ được tổ chức thông qua những hoạt động kỷ niệm trang trọng, phong phú và thiết thực ở cả hai nước, nhằm làm sâu đậm thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, tài sản vô giá đã được xây dựng và dày công vun đắp bởi các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, việc tổ chức thành công sự kiện này sẽ là mốc son đánh dấu sự phát triển vượt bậc của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào. Xin chúc quan hệ hữu nghị truyền thống và tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Xin cảm ơn! Trương Tấn Sang Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (www.gdtd.vn – Ngày 12/02/2012)

QUAN HỆ THẮM TÌNH HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT GIỮA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LÀO

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời Việt Nam - Lào bắt nguồn từ tình cảm láng giềng thân thiết, đã trải qua muôn vàn thử thách, được nhiều thế hệ lãnh đạo hai Đảng và nhân dân hai nước, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính mến dày công vun đắp, đã không ngừng phát triển và trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng và là mẫu mực hiếm có trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau... Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng nói: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”. Tư tưởng lớn của hai nhà lãnh đạo đã trở thành kim chỉ nam soi đường, chỉ lối, được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện nhất quán trong suốt những năm tháng chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển.

Nhớ lại, ngay sau khi Chính phủ Lào Ítxala ra đời (12/10/1945), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức công nhận nước Lào độc lập. Tiếp ngay sau đó, hai Chính phủ đã ký Hiệp ước Liên minh chiến đấu và Hiệp định Quân sự Việt -

Created by Nguyen Anh - 12 -Nguyen Anh Page 12 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201212

Bài viết của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam - Lào

Page 13: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiLào, tạo cơ sở pháp lý cho quân đội hai nước sát cánh bên nhau cùng chiến đấu chống kẻ thù chung.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo tài tình của hai Đảng và Chính phủ hai nước, quân và dân Việt Nam và Lào đã hết lòng hỗ trợ nhau, chiến đấu anh dũng, liên tiếp giành những thắng lợi oanh liệt trên khắp các chiến trường tại cả Trung, Hạ và đặc biệt tại Bắc Lào, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, công nhận nền độc lập của cả Việt Nam, Lào và Campuchia. Thế giới cũng công nhận Chính phủ kháng chiến Lào Ítxala và lực lượng yêu nước Lào cũng có hai tỉnh tập kết tại Sầm Nưa và Phôngxalỳ. Tiếp đó, quân và dân hai nước Việt Nam, Lào đã cùng kề vai sát cánh bên nhau, với tình cảm “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Việt Nam và Lào. Không thể liệt kê hết những tấm gương, hình ảnh về chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam cùng với chiến sĩ quân giải phóng Lào đã hỗ trợ, giúp đỡ nhau chiến đấu, hy sinh và giành chiến công vang dội trên khắp chiến trường Đông Dương. Để cuối cùng, với thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975, cách mạng Lào cũng giành được thắng lợi vẻ vang ngày 02/12/1975, mở ra trang sử mới cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Kể từ đó, quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, cả về bề rộng lẫn chiều sâu với những thuận lợi mới. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác được ký giữa hai Chính phủ, ngày 18 tháng 7 năm 1977, đã tạo khung pháp lý thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện. Hàng loạt các văn bản, hiệp định hợp tác được ký kết, tạo ra những bước chuyển to lớn về chất trong quan hệ đặc biệt giữa hai Chính phủ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa,... Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ đã tạo ra mối liên kết gắn bó hữu cơ, bổ trợ lẫn nhau và tạo môi trường thuận lợi đối với sự nghiệp phát triển của cả Việt Nam và Lào.

Bước vào thời kỳ đổi mới với muôn vàn khó khăn, Chính phủ hai nước phải đổi mới cả về nội dung, phương thức và cơ chế hợp tác để giữ vững và phát huy hiệu quả quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, đặc biệt Việt Nam - Lào.

Về kinh tế, từ những năm 1990, hai Chính phủ đã triển khai hàng loạt dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực như xây dựng hạ tầng giao thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, bưu chính, viễn thông, trồng rừng, công nghiệp,... Để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, hai Chính phủ đã xem xét, dành cho nhau hàng loạt các ưu tiên. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hai chiều không ngừng tăng nhanh. Năm 2008, đạt 423 triệu USD, tăng 35% so với 2007. Việt Nam chiếm vị trí thứ ba trong thị phần hàng hóa ở Lào và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Lào năm 2007. Hai Chính phủ đang tích cực phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch thương mại song phương đạt 1 tỷ USD, năm 2015 đạt 2 tỷ USD và năm 2020 đạt 5 tỷ USD. Hợp tác đầu tư cũng phát triển mạnh nhờ các biện pháp phối hợp lên kế hoạch, tạo thuận lợi cho các

Created by Nguyen Anh - 13 -Nguyen Anh Page 13 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 13

Page 14: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươidoanh nghiệp hai bên triển khai các dự án tại mỗi nước. Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng thủy điện và nhập điện từ Lào đến năm 2020 đạt công suất trên 5.000 MW. Lào dành cho Việt Nam 100.000ha đất để đầu tư trồng cây công nghiệp đến 2010. Hai bên đang triển khai một số dự án lớn về khai khoáng, thăm dò khí đốt và thủy điện ở Lào. Việt Nam là một trong ba nước dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Tính đến tháng 6 năm 2009, đã có 186 dự án của Việt Nam được cấp phép với vốn đăng ký là 2,08 tỷ USD. Đầu tư của Lào vào Việt Nam tính đến cuối năm 2008 đạt 48 triệu USD.

Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là điểm sáng trong hợp tác hai bên và được sự quan tâm thường xuyên của hai Chính phủ, ngày càng phát triển và được mở rộng đến cả cấp bộ, ngành, địa phương. Nhiều học sinh và cán bộ Lào đào tạo tại Việt Nam trở về nước đã và đang giữ những cương vị quan trọng. Hiện tại, số cán bộ, học sinh Lào thường xuyên có mặt học tập tại Việt Nam khoảng 3.500 người, trong đó, 2.300 người theo thỏa thuận hai Chính phủ và 1.200 người do các địa phương Việt Nam giúp đào tạo. Đổi lại, tính đến tháng 6 năm 2009, có 461 lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại Lào trên nhiều lĩnh vực.

Hợp tác quốc phòng - an ninh có truyền thống từ liên minh chiến đấu đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến, trong thời kỳ mới đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hợp tác giữa hai nước, góp phần bảo vệ vững chắc địa bàn biên giới, lãnh thổ, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch với các thủ đoạn “diễn biến hòa bình, bạo loạn, lật đổ”, dưới các chiêu bài dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ở mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Hai bên chú trọng hợp tác quản lý và phát triển toàn diện vùng biên giới, phấn đấu hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên toàn tuyến vào năm 2014, phát triển hàng loạt khu kinh tế cửa khẩu, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dọc các tuyến đường nối hai nước, biến vùng biên cương xa xôi thành trung tâm kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho bảo đảm an ninh và phát triển chung của cả hai nước.

Hàng chục năm qua, hợp tác nông, lâm nghiệp luôn luôn được hai Chính phủ quan tâm thúc đẩy qua việc trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ sinh thái gắn với định canh, định cư, khai thác chế biến lâm sản, triển khai các dự án thủy lợi và phát triển lương thực ở bảy đồng bằng lớn của Lào, góp phần giúp Lào bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu.

Hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển, luôn luôn được Chính phủ hai nước coi trọng qua việc tích cực phối hợp tìm kiếm vốn đầu tư, xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông kết nối giữa hai nước và với bên ngoài như trong dự án Hành lang Đông - Tây, dự án đường sắt từ Thái Lan qua Lào sang Việt Nam; Xây dựng và nâng cấp

Created by Nguyen Anh - 14 -Nguyen Anh Page 14 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201214

Page 15: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươinhiều tuyến đường bộ quan trọng: Mở thêm tuyến bay Hà Nội - Luông Pha Băng. Việt Nam đã nâng cấp một số cảng miền Trung và dành ưu tiên cho Lào sử dụng.

Bên cạnh đó, hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao thường xuyên được Chính phủ hai nước quan tâm chỉ đạo và đạt hiệu quả khá toàn diện như trưng bày, triển lãm giới thiệu về lịch sử, văn hóa, con người, về quan hệ đặc biệt giữa hai nước; Phối hợp xây dựng và nâng cấp các bảo tàng, đài kỷ niệm, quảng trường, công viên, xâv dựng Làng vận động viên SEAGames 25 và Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Lào; Nghiên cứu xây dựng các khu tưởng niệm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào...

Với những thành công trong việc mở rộng và đa dạng hóa quan hệ quốc tế, vai trò và vị thế hai nước cùng tăng cao, đòi hỏi việc tăng cường phối hợp để đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Chính vì vậy, hợp tác giữa hai Chính phủ trên lĩnh vực đối ngoại luôn luôn diễn ra chặt chẽ với việc thường xuyên phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn tiểu vùng, khu vực và quốc tế, mang lại thành công chung trên lĩnh vực đối ngoại, góp phần nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế của mỗi nước. Việt Nam tích cực giúp Lào tổ chức thành công nhiều hội nghị khu vực và quốc tế như ASEAN 10, AMM 38, AIPO 26..., chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Lào gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hai Thủ tướng Chính phủ có đường dây liên hệ trực tiếp và thường xuyên gặp gỡ song phương bên lề các hội nghị khu vực và quốc tế. Bộ Ngoại giao hai nước duy trì chặt chẽ các cuộc giao lưu hằng năm.

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, quan hệ Việt Nam - Lào bắt nguồn từ tình hữu nghị láng giềng thân thiết đã không ngừng được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước nâng niu, vun đắp thành mối quan hệ đồng chí, anh em trong sáng, đặc biệt, thủy chung, gắn liền vận mệnh, chia sẻ lợi ích, hợp tác bổ sung cho nhau, được coi là mẫu mực, hiếm có trong quan hệ quốc tế và là tài sản quý báu của cả hai dân tộc đến tận mai sau. Đó thực sự là mối quan hệ chiến lược.

Bước sang những thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XXI, trước yêu cầu mới của mỗi nước và trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hai Chính phủ sẽ tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương của lãnh đạo Đảng hai nước, củng cố, phát triển và làm phong phú thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Về chính trị, tăng cường hơn nữa sự tin cậy, quan hệ gắn bó, đoàn kết đặc biệt qua việc đẩy mạnh trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp gắn với các nhu cầu hợp tác; Phát triển quan hệ kết nghĩa, hợp tác giữa chính quyền các tỉnh, thành hai nước, đặc biệt là ở khu vực biên giới; Phối hợp thường xuyên trên những vấn đề có tính chiến lược; Đẩy mạnh hợp tác giao lưu; Tăng cường giáo dục về truyền thống quan hệ đối với nhân dân, đặc biệt là đối với thanh, thiếu niên.

Về kinh tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác song phương qua việc xác định rõ trọng tâm hợp tác cụ thể, phù hợp với khả năng, nhu cầu và mang lại lợi ích thiết thực trong từng giai đoạn; Tiếp tục dành các ưu tiên cho nhau, thể hiện tính

Created by Nguyen Anh - 15 -Nguyen Anh Page 15 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 15

Page 16: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươichất quan hệ đặc biệt; Tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ dành cho Lào.

Về quốc phòng - an ninh, tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp giữ vững an ninh và trật tự xã hội, đặc biệt là khu vực biên giới, chống lại mọi âm mưu của các thế lực thù địch và tội phạm các loại, nhất là tội phạm xuyên quốc gia; Hoàn thành đúng tiến độ việc tăng dày và tôn tạo mốc giới quốc gia; Tiếp tục phối hợp tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ Việt Nam tại Lào.

Về giáo dục - đào tạo, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ; Thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các trường đại học, các cơ sở đào tạo hai nước.

Về đối ngoại, tiếp tục hợp tác chặt chẽ và dành cho nhau sự ủng hộ trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Việt Nam tiếp tục ủng hộ Lào gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời, chia sẻ với bạn Lào kinh nghiệm đàm phán quốc tế trên lĩnh vực này. Thực hiện chính sách hợp lý giúp đỡ kiều dân hai nước, tạo cơ hội để họ có thể đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của mỗi nước.

Đồng thời, Chính phủ hai nước cần mở rộng và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, thông tin truyền thông, thể thao, bưu chính viễn thông,... qua việc xây dựng và triển khai các đề án thúc đẩy hợp tác trong từng lĩnh vực cụ thể.

Mối quan hệ thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào đã trở thành một di sản vô cùng quý giá, trở thành mẫu mực hiếm có trong quan hệ quốc tế hiện nay. Với bề dày truyền thống đã được thử thách qua lịch sử vẻ vang của hai dân tộc, với tất cả những điều tốt đẹp đã đạt được trong quan hệ thủy chung, son sắt Việt Nam - Lào, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào sẽ ngày càng được gìn giữ, vun đắp và phát triển, tươi thắm như hoa Chămpa, dạt dào như dòng Mê Công và mãi mãi vững bền như dãy Trường Sơn. Nguyễn Tấn Dũng Ủy viên Bộ Chính trị Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

(Trích “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007 - Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.- Nxb Chính trị Quốc gia, 2011)

VỀ MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT GIỮA QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ QUỐC HỘI LÀO

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải, có nhiều nét văn hóa tương đồng; Nhân dân hai nước cần cù, sáng tạo, đã có mối quan hệ qua lại thân thiết từ lâu đời và cùng chịu cảnh bị đô hộ của các thế lực thực dân, đế quốc. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, hai dân tộc Việt Nam - Lào đã đoàn kết, luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau kề vai, sát cánh để giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.

Gần 80 năm qua kể từ ngày có Đảng cách mạng lãnh đạo, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn

Created by Nguyen Anh - 16 -Nguyen Anh Page 16 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201216

Page 17: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiPhômvihản cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp càng không ngừng đơm hoa kết trái. Mối quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm có này đã đi suốt chặng đường lịch sử vẻ vang, trở thành tài sản vô cùng quý giá của hai dân tộc. Đến nay, hai nước đã ký gần 40 hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận ở cấp cao làm cơ sở pháp lý để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện trong mọi lĩnh vực.

Trong tổng thể mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, mối quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào là một bộ phận cấu thành rất quan trọng đã và đang được nhân dân và các thế hệ lãnh đạo của hai Quốc hội không ngừng quan tâm bồi đắp, ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng và phát triển của mỗi nước.

Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 1993 của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, lãnh đạo hai Quốc hội đã thống nhất tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan của hai Quốc hội, hằng năm duy trì việc trao đổi đoàn lãnh đạo Quốc hội. Tháng 10/2002, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã phát biểu tại phiên họp toàn thể Quốc hội Lào. Chủ tịch Quốc hội Lào các khóa III, IV, V Xámản Vinhakệt và Chủ tịch Quốc hội Lào khóa VI Thoong xỉng Thămmavông cũng đã phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Đây là những cử chỉ đặc biệt dành cho những người đồng chí, anh em thân thiết; Là những mốc sự kiện quan trọng trong quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Quốc hội. Cùng với các hoạt động của lãnh đạo cấp cao, các cơ quan của Quốc hội và nhóm nghị sĩ hữu nghị mỗi nước đã hoạt động tích cực, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước. Hằng năm, các ủy ban của Quốc hội hai bên tiến hành nhiều hội thảo chuyên đề, giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đi sâu vào các lĩnh vực xây dựng luật pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Nhiều cán bộ, chuyên gia của Quốc hội Việt Nam sang giúp các bạn Lào trong công tác xây dựng pháp luật, xây dựng các cơ sở dữ liệu, tin học, giới thiệu kinh nghiệm của Việt Nam trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Từ năm 2004 trở lại đây, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp các cán bộ của Văn phòng Quốc hội Lào, như tổ chức các khóa học tiếng Việt; Tổ chức các hội thảo, trao đổi công tác chuyên môn và tiến hành giao lưu các hoạt động văn hóa, thể thao luân phiên tại mỗi nước. Việt Nam cũng đã giúp các bạn Lào phát triển Trung tâm thông tin, tư liệu, thư viện; Trang bị hệ thống máy tính văn phòng cho 18 văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội Lào.

Về quan hệ đa phương, Quốc hội hai nước đã phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Quốc hội Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ giúp các bạn Lào tổ chức thành công Đại hội đồng AIPO-26. Các đoàn đại biểu của hai Quốc hội đã tham khảo ý kiến và phối hợp hành động chặt chẽ, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong mối quan hệ hai Quốc hội Việt Nam - Lào nói riêng, sự đồng thuận của Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam Á nói chung và luôn luôn ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện quốc tế khác, như IPU, APPF, ASEP, APF, AAPP...

Created by Nguyen Anh - 17 -Nguyen Anh Page 17 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 17

Page 18: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Năm 2007, nhân kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962 – 5/9/2007) và 30 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt - Lào (18/7/1977 – 18/7/2007), Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Quốc hội Lào đã trao tặng nhiều huân chương, huy chương cao quý của Lào cho các đồng chí lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Việt Nam.

Trong điều kiện mới hiện nay, chúng ta càng có cơ hội lớn để tiếp tục tăng cường và phát triển mối quan hệ đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào. Đây không chỉ là yêu cầu phát triển khách quan mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, là trách nhiệm của lãnh đạo mỗi nước. Mới đây, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào đã ký văn bản thỏa thuận hợp tác nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu (tháng 4 năm 2007) nhằm tạo cơ sở pháp lý, đưa mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp phát triển lên một tầm cao mới. Trong thời gian tới, Quốc hội hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện thỏa thuận hợp tác đã ký; Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn trong các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội, thúc đẩy Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp triển khai thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước. Các ủy ban của hai Quốc hội sẽ trao đổi và hợp tác để giám sát việc thực hiện các thỏa thuận mà hai bên đã đạt được. Quốc hội hai nước cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật để góp phần tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị, bảo đảm các mục tiêu xây dựng và phát triển của mỗi nước. Trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA), hai bên tiếp tục tăng cường sự phối hợp trong các hoạt động, góp phần vào tiếng nói chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Việc tăng cường và củng cố tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào có ý nghĩa hết sức quan trọng, là một nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào ngày càng đi vào chiều sâu, toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững quan hệ chung giữa hai nước. Với bề dày truyền thống đã được thử thách qua lịch sử vẻ vang của hai dân tộc Việt Nam - Lào, với những gì đã có hôm nay, chúng ta hoàn toàn tin tưởng mối quan hệ thủy chung, son sắt Việt Nam - Lào ngày càng được gìn giữ, vun đắp và phát triển.

Nhân dân Việt Nam rất tự hào có người bạn Lào láng giềng, vừa là đồng chí vừa là anh em, luôn luôn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”; Rất vui mừng trước những thành tựu mà nhân dân các bộ tộc Lào đã đạt được trong thời gian qua và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào do đồng chí Tổng Bí thư Chummaly Xaynhaxỏn đứng đầu, nhân dân các bộ tộc Lào anh em sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trên con đường xây dựng một nước Lào phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Created by Nguyen Anh - 18 -Nguyen Anh Page 18 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201218

Page 19: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Quốc hội Việt Nam nguyện cùng Quốc hội Lào làm hết sức mình để góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI

(Trích “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007 - Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.- Nxb Chính trị Quốc gia,2011)

QUỐC HỘI VIỆT NAM - LÀO TÍCH CỰC GÓP PHẦN CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỮU NGHỊ TRUYỀN

THỐNG, ĐOÀN KẾT ĐẶC BIỆT VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM - LÀO TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Kính thưa đồng chí Pany Yathotu, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Kính thưa đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý hai nước Lào và Việt Nam,Hôm nay trong không khí thắm tình đoàn kết hữu nghị, cùng hòa mình với

không khí phấn khởi của nhân dân hai nước trong năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012, chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 35 năm hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, được sự ủy nhiệm của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, tôi rất vinh dự được báo cáo về mối quan hệ hữu nghị giữa hai Quốc hội Việt Nam - Lào trong tổng thể mối quan hệ hai nước tại Hội nghị Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, Đoàn kết - Hữu nghị tổ chức tại tỉnh Sơn La tươi đẹp, là tỉnh có biên giới với Lào, đặc biệt là nơi giáp tỉnh Hủa-phăn là khu căn cứ cách mạng Lào, là nơi đồng chí Cayxỏn Phômvihản và các đồng chí lãnh đạo cách mạng Lào đã từng hoạt động.

Lịch sử quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt – LàoMối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện

Việt - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta dày công vun đắp, ngày càng phát triển bền vững, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng, đã trở thành tài sản chung vô giá của cả hai dân tộc và được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Hai dân tộc Việt - Lào đã từng chung một chiến hào, cùng chiến đấu và chiến thắng giành độc lập, tự do cho Tổ quốc thiêng liêng của mỗi dân tộc. Ngày nay, chúng ta đang cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam và đất nước Lào giàu mạnh, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước không ngừng được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng - an ninh, đối ngoại đến kinh tế,

Created by Nguyen Anh - 19 -Nguyen Anh Page 19 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 19

Page 20: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươithương mại, đầu tư, giáo dục - đào tạo và bảo vệ trật tự trị an tại khu vực biên giới hai nước, cùng hợp tác giúp nhau phát triển, góp phần xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định; Hợp tác ngăn chặn và phòng, chống các tội phạm xuyên biên giới. Hai bên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hoạt động về vấn đề hội nhập quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN. Đặc biệt, hai nước hợp tác tốt và có hiệu quả trong việc thực hiện các dự án Hành lang Đông - Tây, hợp tác Tiểu vùng Mê Kông và Ủy hội Mê Kông. Hai bên đã thỏa thuận tăng cường hơn nữa sự hợp tác sẵn có, nhất là hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, nhằm góp phần củng cố tình đoàn kết và sự hợp tác trong ASEAN, trong APPF, vì hòa bình và phát triển của Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Trong tổng thể mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, mối quan hệ hợp tác hữu nghị và đặc biệt giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào là một bộ phận cấu thành rất quan trọng, đã và đang được các thế hệ lãnh đạo của hai Quốc hội không ngừng quan tâm bồi đắp. Quốc hội Việt Nam với phương châm giúp bạn như giúp chính mình, kế thừa thành quả của các thế hệ lãnh đạo trước đã tiếp tục vun đắp đưa quan hệ giữa Quốc hội hai nước lên một tầm cao mới, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.

Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội LàoThưa các quý vị đại biểuHai nước Việt - Lào cùng có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có thể chế chính trị,

mục tiêu phát triển tương đồng, cùng hướng tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, hai Quốc hội Việt Nam và Lào đã không ngừng tự hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động, phát huy vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Với nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm và giao lưu công tác, những kinh nghiệm quý báu về tổ chức hoạt động của Quốc hội đã được các đại biểu và cán bộ hai Quốc hội cùng nhau chia sẻ. Có thể nói, sự hợp tác giữa hai Quốc hội ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển của mỗi nước.

Hợp tác trên lĩnh vực song phương:Trong giai đoạn hiện nay, hai bên đang triển khai các hoạt động hợp tác song

phương trong khuôn khổ của văn bản thỏa thuận hợp tác đã được Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào ký nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội khóa XI Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu tháng 4/2007. Hai bên đã và đang triển khai tổ chức thực hiện tốt các nội dung thỏa thuận hợp tác này. Các cơ quan của hai Quốc hội đã và đang đẩy mạnh việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật để góp phần tăng cường sức mạnh của hệ thống chính

Created by Nguyen Anh - 20 -Nguyen Anh Page 20 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201220

Page 21: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươitrị, bảo đảm các mục tiêu xây dựng và phát triển của mỗi nước. Công tác giám sát, một chức năng của cơ quan lập pháp cũng được Quốc hội hai nước quan tâm và phối hợp tổ chức giám sát thực hiện các hiệp định, thỏa thuận, các dự án đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh một cách thiết thực, hiệu quả. Trong những năm qua, hai bên đã hợp tác rất hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Quốc hội Lào, nhiều cán bộ, chuyên gia của Quốc hội Việt Nam sang giúp Quốc hội Lào trong công tác xây dựng pháp luật, cơ sở dữ liệu, tin học; Giới thiệu các kinh nghiệm của Việt Nam trong việc đổi mới và cải tiến phương pháp xây dựng pháp luật, kinh nghiệm về tổ chức bộ máy các cơ quan của Quốc hội, kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế. Vinh dự lớn trong năm 2007, Nhà nước CHDCND Lào và Quốc hội Lào đã trao tặng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Quốc hội, cán bộ Văn phòng Quốc hội Việt Nam huân chương, huy chương cao quý. Bên cạnh đó, hai bên cũng tăng cường hợp tác, giúp đỡ vật chất, kỹ thuật, phương tiện tác nghiệp của cơ quan Quốc hội. Vừa qua chúng ta đã tổ chức khánh thành Trụ sở làm việc của Văn phòng Quốc hội Lào là quà tặng của Quốc hội Việt Nam. Hiện nay hai bên đang triển khai công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử và phối hợp xây dựng tờ nhật báo của Quốc hội Lào.

Hợp tác trên lĩnh vực đa phương:Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào đều là thành viên của các tổ chức liên

nghị viện lớn như Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA), Diễn đàn Liên nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), Đối thoại Nghị viện Á – Âu (ASEP)… Trong một thế giới đa cực ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngoại giao nghị viện, Quốc hội hai nước đã phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, hai Quốc hội đã góp phần vào tiếng nói chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào đã có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị liên nghị viện quốc tế lớn như AIPA, APPF, ASEP... Các đoàn đại biểu của hai Quốc hội đã có sự tham khảo ý kiến và phối hợp hành động chặt chẽ, tạo sự đoàn kết, thống nhất về những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm... Thông qua các diễn đàn nghị viện quốc tế, chúng ta đã hợp tác tích cực với nghị viện các nước, chúng ta tin tưởng rằng, tháng 10 năm nay, Quốc hội Lào sẽ tổ chức thành công tốt đẹp hội nghị ASEP-7. Quốc hội Việt Nam vui mừng chia sẻ kinh nghiệm và góp phần hỗ trợ giúp Quốc hội Lào tổ chức thành công các hoạt động nghị viện quốc tế. Những sự thành công trong hợp tác đa phương này giữa Quốc hội hai nước đã góp phần quan trọng đưa vị thế của hai nước, hai Quốc hội ngày càng tăng cao trên trường quốc tế.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc tăng cường và củng cố tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào có ý nghĩa hết sức thiêng liêng, là nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Created by Nguyen Anh - 21 -Nguyen Anh Page 21 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 21

Page 22: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiở mỗi nước. Trong bối cảnh đó, Quốc hội hai nước tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, toàn diện, thiết thực góp phần hơn nữa vào sự phát triển bền vững quan hệ đặc biệt thủy chung trong sáng giữa hai nước. Với bề dày truyền thống đã được thử thách qua lịch sử vẻ vang của hai dân tộc Việt - Lào, với những gì đã có hôm nay, chúng ta hoàn toàn tin tưởng mối quan hệ thủy chung, son sắt Việt - Lào ngày càng được gìn giữ, vun đắp đơm hoa kết trái phát triển tốt đẹp hơn nữa.

Một số đề xuất và kiến nghị:Thưa các quý vị đại biểu,Để tiếp tục góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống,

sự hợp tác toàn diện, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt - Lào, cũng như quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Quốc hội, chúng tôi kiến nghị hai Quốc hội chúng ta tập trung hợp tác triển khai trong thời gian tới những nội dung như sau:

1. Để đảm bảo tính kế thừa, phát huy kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai bên thời gian qua, trong việc triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội thời gian tới, phù hợp với sự phát triển của mỗi nước, đáp ứng tình hình quốc tế trong giai đoạn tới, hai bên cùng nhau nghiên cứu và ký thỏa thuận hợp tác mới giữa hai Quốc hội làm cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội một cách bền vững và có hiệu quả thiết thực.

2. Hai Quốc hội nghiên cứu thiết lập cơ chế hợp tác mới giữa Quốc hội với Phân ban hợp tác Việt - Lào, Lào - Việt theo cơ chế trao đổi thông tin về tiến độ, kết quả triển khai các hiệp định, thỏa thuận, dự án hợp tác giữa hai nước; Kết quả giám sát việc triển khai này của hai nước.

3. Có sự phối hợp để có tiếng nói thống nhất giữa các đoàn đại biểu Quốc hội và các đoàn đại biểu của Chính phủ hai nước khi tham gia các diễn đàn liên nghị viện và diễn đàn đa phương quốc tế có liên quan với nhau như ASEAN - AIPA, ASEP - ASEM…

4. Tiếp tục mô hình hợp tác giữa các cơ quan của hai Quốc hội giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, các dự án đầu tư giữa các đơn vị hai nước, để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước đạt hiệu quả cao.

5. Các cơ quan của hai Quốc hội, hai Chính phủ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong công tác bồi dưỡng cán bộ, phát huy nội lực, vai trò của các địa phương, các đơn vị dọc tuyến biên giới trong công tác đào tạo cán bộ địa phương.

6. Hai bên xây dựng cơ chế trao đổi thông tin đối ngoại về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, thúc đẩy Chính phủ hai nước hỗ trợ lẫn nhau hoàn thiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

7. Tiếp tục tăng cường việc trao đổi các đoàn sang thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Nhân dân Việt Nam tự hào có nhân dân các dân tộc Lào anh em, có người bạn láng giềng gần gũi thân thiết. Quốc hội Việt Nam tự hào có những người đồng chí thủy chung, trong sáng, luôn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, “hạt muối cắn

Created by Nguyen Anh - 22 -Nguyen Anh Page 22 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201222

Page 23: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiđôi, cọng rau bẻ nửa”, kề vai sát cánh bên nhau, trong quá khứ đấu tranh đầy gian khổ hy sinh cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Quốc hội Việt Nam trân trọng và vui mừng trước những thành tựu mà nhân dân các dân tộc Lào đã đạt được trong thời gian qua. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Tổng Bí thư Chu-ma-ly Xay-nha-xỏn đứng đầu, nhân dân các dân tộc Lào anh em sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra.

Trong không khí trang trọng và thắm tình hữu nghị anh em của Hội nghị đặc biệt này, thay mặt lãnh đạo Quốc hội Việt Nam, tôi xin khẳng định: Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Quốc hội Lào, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, kết quả hợp tác giữa hai Quốc hội từ những khóa trước, tích cực góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào trong giai đoạn mới.

Cuối cùng, xin chúc đồng chí Pany Yathotu, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam, các vị đại biểu, toàn thể các đồng chí và các bạn có mặt tại đây sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Chúc mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Xin trân trọng cảm ơn! Tòng Thị Phóng Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (daibieunhandan.vn – Ngày 23/4/2012)

TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT, HỢP TÁC TOÀN DIỆN

LÀO – VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI...Chúng tôi rất phấn khởi và thấy rằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã

có vai trò nổi bật trên trường quốc tế. Kinh tế của Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định; Đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt; An ninh xã hội ổn định; Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được củng cố và nâng cao. Điều đó đã chứng minh sự trưởng thành vững mạnh và khả năng lãnh đạo của Đảng cũng như uy tín của Đảng đối với toàn xã hội trong điều kiện mới.

Những thành công đó là bài học quý báu, là sự động viên tinh thần to lớn và mạnh mẽ cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào chúng tôi trong công cuộc tiếp tục sự nghiệp đổi mới cũng như trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đạt được kết quả to lớn.

Created by Nguyen Anh - 23 -Nguyen Anh Page 23 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 23

Page 24: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

...Chúng tôi thấy rằng, tình hình quốc tế vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp cũng như hai Đảng chúng ta đã đánh giá. Vấn đề an ninh, xung đột khu vực trên thế giới có xu hướng tăng lên...

Đối với tình hình ở Lào: Nhìn chung, vẫn ổn định. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 - 2006 đã được thực hiện khá tốt, những mục tiêu lớn đạt được theo kế hoạch; Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ở mức 7,4% (kế hoạch là 7,5 - 8%); Tỷ lệ lạm phát một con số, tỷ giá hối đoái ổn định, phong trào sản xuất của nhân dân sôi nổi, tích cực, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn tiếp tục được triển khai, công tác văn hóa - xã hội cũng được tiến hành theo kế hoạch. Sự đầu tư của toàn xã hội cũng như đầu tư trực tiếp của nước ngoài có bước phát triển, riêng đầu tư nước ngoài tính theo giá trị tăng hơn 2,5 tỷ USD, trong đó, giá trị đầu tư của Việt Nam đứng thứ hai trong số 30 nước đầu tư tại Lào.

Mặc dù chúng tôi vẫn gặp khó khăn, chủ yếu là vấn đề tài chính, thương mại, ngân sách vẫn thiếu hụt cao, tỷ lệ lạm phát của Lào ở mức 8,5%, so với các nước trong khu vực còn cao, sản xuất hàng hóa, xuất khẩu chưa nhiều; Quản lý kinh tế vĩ mô, ý thức kỷ luật và thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cấp, hiện tượng tiêu cực trong xã hội và tham nhũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Về vấn đề quốc phòng - an ninh, có thể nhận thấy rằng, kẻ thù vẫn không ngừng tăng cường phá hoại cách mạng Lào, chủ yếu là tập trung kích động vấn đề dân tộc, lợi dụng vấn đề tôn giáo, hòng phá hoại đoàn kết, can thiệp vào công việc nội bộ của Lào, đồng thời, chúng vẫn dùng đất Thái Lan làm bàn đạp để triển khai, lập kế hoạch phá hoại Lào và tình hình có xu hướng sẽ ngày càng phức tạp hơn.

Trước tình hình đó, chúng tôi phải chú trọng việc tuyên truyền giáo dục, cả chiều sâu và bề rộng, để cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tăng cường ý thức cảnh giác, chăm lo củng cố nội bộ vững mạnh, chủ yếu là tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nước cho vững chắc hơn, chú ý động viên toàn dân tham gia vào việc tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như làm chủ về quốc phòng - an ninh; Tiếp tục đi sâu đi sát cơ sở để nắm dân, tập trung làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết tệ nạn xã hội, xây dựng làng, xã vững mạnh và nhiều cụm làng, xã để phát huy được sức mạnh tổng hợp từ cơ sở lên. Ngoài ra, chúng tôi còn tích cực tranh thủ quan hệ hợp tác với nước ngoài, đồng thời, cố gắng xây dựng các chính sách và các cơ chế phù hợp để tham gia vào quan hệ kinh tế đối ngoại.

Chúng tôi rất phấn khởi nhận thấy mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam ngày càng phát triển, thể hiện ở mối quan hệ hợp tác về mặt chính trị vững chắc, lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc, gặp gỡ trao đổi tình hình và kinh nghiệm giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đảng, tổ chức Nhà nước và các tổ chức quần chúng ngày càng có hiệu quả.

Về quốc phòng - an ninh và đối ngoại, các cấp, các ngành có liên quan của hai bên đã phối hợp chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, trao đổi

Created by Nguyen Anh - 24 -Nguyen Anh Page 24 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201224

Page 25: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươithường xuyên, kịp thời nguồn thông tin. Sự hợp tác xây dựng biên giới hữu nghị của hai nước có bước phát triển tốt.

Quan hệ hợp tác về kinh tế - văn hóa đã được thúc đẩy với nhiều nhân tố mới nảy sinh cả ở cấp Trung ương và địa phương. Hai bên đều cố gắng tổ chức triển khai những nhiệm vụ mà Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước đã thống nhất đề ra. Nhiều công trình của sự hợp tác đã hoàn thành theo yêu cầu đề ra và được đưa vào sử dụng, góp phần phát triển nước Lào của chúng tôi cũng như góp phần phát huy mối quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam. Vấn đề nổi bật là các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam đã đầu tư vào Lào nhiều hơn, chủ yếu về nông nghiệp, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết đời sống của nhân dân ở cơ sở.

Đối với phương hướng hợp tác sau này, dù trong điều kiện quan hệ quốc tế sẽ diễn biến như thế nào, chúng tôi bao giờ cũng coi tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác Lào - Việt Nam là truyền thống quý báu, là mối quan hệ trong sáng, mẫu mực, hiếm có trong quan hệ quốc tế và trong cuộc đấu tranh cứu nước của hai nước chúng ta trong nửa thế kỷ qua - đó là tài sản quý báu của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta. Nhân dịp này, chúng tôi khẳng định rằng, sẽ tiếp tục hợp tác cùng các đồng chí Việt Nam để gìn giữ và vun đắp tài sản đó ngày càng phát triển, kiên quyết giữ vững mãi mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục kiên định sự chỉ đạo tăng cường quan hệ hợp tác hai bên mà hai Bộ Chính trị cũng như hai Chính phủ đã thống nhất. Tăng cường tình đoàn kết và sự hợp tác toàn diện giữa hai bên với tính chất đặc biệt và ưu tiên ưu đãi giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần nâng cao tính độc lập, tự chủ, phù hợp với khả năng cụ thể của mỗi nước cũng như sự hợp tác phát triển trong khu vực và thế giới.

Cố gắng khai thác và tập trung hợp tác trong lĩnh vực có khả năng phát huy thế mạnh và điều kiện thuận lợi của mỗi nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi, bảo đảm có hiệu quả. Chúng tôi sẽ cùng các đồng chí tích cực nghiên cứu và xây dựng cơ chế hợp tác có hiệu quả và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay để làm cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước có tính chiến lược lâu dài và có thêm bước phát triển mới.

Về chính trị, tiếp tục chỉ đạo thúc đẩy thực hiện những nhiệm vụ mà hai Bộ Chính trị đã thống nhất, tăng cường hợp tác về quốc phòng - an ninh, về đối ngoại, đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu giữa các đoàn đại biểu của các ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương. Chăm lo và tích cực làm công tác giáo dục truyền thống về tình đoàn kết Lào - Việt Nam trong đội ngũ cán bộ, nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ hai nước...

Thúc đẩy các bộ phận có liên quan của hai bên trong việc viết lịch sử, hồi ký, xây dựng phim tư liệu, phim truyện và hoạt động cần thiết khác để giáo dục về tình đoàn kết đặc biệt giữa Lào - Việt Nam.

Created by Nguyen Anh - 25 -Nguyen Anh Page 25 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 25

Page 26: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Về kinh tế - văn hóa cũng tiếp tục đẩy mạnh quan hệ để đạt được những kết quả cụ thể hơn nữa.

Tiếp tục tập trung hợp tác giữa hai bên trong việc đào tạo cán bộ theo hướng bảo đảm về tiêu chuẩn và chất lượng. Chúng tôi sẽ củng cố hệ thống dạy - học và nghiêm túc trong việc tuyển chọn đối tượng đi học; Chú ý đầu tư hợp lý đối với việc củng cố, nâng cao chất lượng các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, giải quyết những vấn đề còn tồn tại về mặt chế độ chính sách, cơ chế quan hệ hợp tác về kinh tế thương mại. Thúc đẩy sự hợp tác trong việc phát triển vùng biên giới, khuyến khích các địa phương của hai nước cùng nhau làm chủ; Cùng với các đồng chí giải quyết vấn đề còn tồn tại trong việc cắm mốc biên giới; Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế của Việt Nam sang đầu tư tại Lào; Đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, khuyến khích các ngành và các địa phương của hai nước có quan hệ với nhau ngày càng nhiều hơn. Ưu tiên cho các công ty của Việt Nam sang đấu thầu xây dựng các công trình tại Lào và khuyến khích sử dụng lao động có tay nghề cao của Việt Nam tại Lào. Trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong việc xóa đói giảm nghèo và quốc phòng - an ninh.

Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy thực hiện quy hoạch nối liền cơ sở hạ tầng, dịch vụ và du lịch giữa hai nước, đặc biệt là nối liền đường giao thông giữa hai nước (đường bộ và đường sắt); Hợp tác về phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản và trồng trọt, chăn nuôi để tạo nguồn lợi cho cả hai nước và tạo điều kiện cho Lào chúng tôi có cơ sở kinh tế độc lập, vững mạnh và có khả năng tham gia vào quá trình hội nhập với bên ngoài.

Đó là những ý kiến mà chúng tôi muốn đề nghị trao đổi với các đồng chí. Chúng tôi tin tưởng rằng, trên cơ sở của sự thông cảm và tinh thần đoàn kết, yêu thương trong sáng như anh em trong một nhà, mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta sẽ được tổ chức thực hiện, phát huy với kết quả to lớn và ngày càng vững chắc, đáp ứng được lợi ích và sự mong muốn của cả hai bên, góp phần quan trọng trong việc củng cố sức mạnh của nhau về cả trước mắt và lâu dài.

Nhân cuộc gặp gỡ có ý nghĩa quan trọng này, chúng tôi thay mặt Đảng. Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ vô cùng quý báu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của chúng tôi.

Chúng tôi đánh giá cao và tin tưởng rằng kết quả đạt được trong cuộc gặp gỡ lần này sẽ tạo thêm tiền đề vững chắc cho việc tăng cường mối quan hệ khăng khít, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam; Chỉ đạo và thúc đẩy cho các thành phần có liên quan của hai bên tổ chức triển khai rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực.

Xin chúc Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam anh em đạt được những kết quả to lớn hơn nữa trong việc tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn thành tốt sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam

Created by Nguyen Anh - 26 -Nguyen Anh Page 26 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201226

Page 27: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươigiàu có, hùng mạnh; Nhân dân Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng xã hội Việt Nam công bằng, dân chủ và thịnh vượng. Chu-ma-ly Xay-nha-xỏn Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Chủ tịch nước CHDCND Lào

(Trích “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007 - Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.- Nxb Chính trị Quốc gia, 2011)

TÌNH HỮU NGHỊ VĨ ĐẠI, ĐOÀN KẾT ĐẶC BIỆT VÀ SỰ HỢP TÁC TOÀN DIỆN LÀO - VIỆT NAM MÃI MÃI XANH TƯƠI VÀ MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN...Tôi rất vui mừng phấn khởi là một thành viên của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc

hội Lào sang dự Hội nghị về quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Lào – Việt Nam được tổ chức tại Sơn La là tỉnh có truyền thống cách mạng anh dũng kiên cường và là một tỉnh đã giúp đỡ cách mạng Lào vô tư kể từ khi mới bắt đầu cho đến ngày nay.

Khi đặt chân tới mảnh đất Sơn La, tôi nhớ ngay là giữa những năm 60 của thế kỷ trước, mà hồi đó tôi đã từng qua lại tỉnh Sơn La trên đường đi làm nhiệm vụ giữa tỉnh Hủa Phăn với các tỉnh Bắc Lào. Cứ mỗi lần qua lại, chúng tôi đều được chính quyền và nhân dân Sơn La giúp đỡ, trông nom và tạo điều kiện thuận lợi. Lần này sang, cũng vậy, các đồng chí cũng tiếp đón rất trọng thị và nồng nhiệt đối với đoàn đại biểu chúng tôi chẳng khác nào đón tiếp người thân đi xa lâu ngày trở lại thăm quê hương mình. Điều mà chúng tôi đặc biệt vui mừng đó là đã được chứng kiến những thành tựu to lớn và cuộc đời mới của nhân dân Sơn La giành được dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh kể từ nhiệm kỳ của đồng chí Tòng Thị Phóng làm Bí thư Đảng bộ cho tới ngày nay mà Đảng bộ đã cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình. Nhân dịp này tôi xin nhiệt liệt biểu dương tinh thần cách mạng cao cả, sự nỗ lực phấn đấu và sáng kiến trong lao động của nhân dân tỉnh Sơn La anh em.

Các đồng chí thân mến,Năm nay, là năm có một ý nghĩa quan trọng đối với hai nước chúng ta, như:

Chúng ta đang cùng nhau kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước. Trong suốt nửa thế kỷ qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến đi thế nào chăng nữa nhưng hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai dân tộc chúng ta vẫn rất mực thủy chung, kiên định mối quan hệ hợp tác, cùng đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau như anh em đồng bào thai, cùng chống kẻ thù chung cho tới khi giành được thắng lợi, đất nước hoàn toàn giải phóng và hiện nay đang cùng nhau xây dựng đất nước mình trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Những thành tựu của mối quan hệ hợp tác trong 50 năm qua như thế nào tôi hoàn toàn nhất trí với tổng kết đánh giá của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, đồng chí Pany Yathotu và đồng chí Nguyễn Xuân Phúc vừa đề cập tới, tôi chỉ xin bổ sung

Created by Nguyen Anh - 27 -Nguyen Anh Page 27 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 27

Page 28: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươithêm một khía cạnh là việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước được tiến hành trong điều kiện lịch sử đặc biệt mà lúc đó Chính phủ Lào là chính phủ liên hiệp, là thành quả của cuộc đấu tranh của lực lượng cách mạng Lào đã liên minh chiến đấu chặt chẽ với các đồng chí Việt Nam. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao trên đây đã làm cho quan hệ giữa hai nước chúng ta bước vào một thời kỳ mới mà điều quan trọng nhất là thế hợp pháp cho lực lượng yêu nước Lào trong hoạt động đối ngoại của mình bằng cách thông qua nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Mặt khác, đó cũng là điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng Lào nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Vì thế, đã làm cho lực lượng cách mạng Lào càng đánh càng mạnh và luôn luôn giành thắng lợi cho tới khi hoàn toàn giải phóng đất nước và thành lập nước CHDCND Lào ngày 2 tháng 12 năm 1975.

Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Lào đã từng đúc kết rằng: “Mối quan hệ Lào – Việt Nam là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, mẫu mực và hiếm có trong quan hệ quốc tế, mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt đó đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển trưởng thành của cách mạng hai nước chúng ta”.

Các đồng chí thân mến,Sau khi nước CHDCND Lào được thành lập, bọn đế quốc và các thế lực phản

động vẫn không chịu từ bỏ âm mưu phá hoại cách mạng Lào. Trong tình hình mới đó, Đảng và Nhà nước cả hai nước chúng ta đã thống nhất ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18 tháng 7 năm 1977 tại Thủ đô Viêng Chăn. Hiệp ước này là cơ sở pháp lý của sự hợp tác toàn diện và củng cố tăng cường tình đoàn kết đặc biệt truyền thống tốt đẹp giữa hai nước chúng ta.

Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào rất tự hào và vô cùng khâm phục nhân dân Việt Nam anh em luôn luôn đề cao tấm lòng quốc tế trong sáng, dành sự ủng hộ giúp đỡ hữu hiệu và kịp thời theo yêu cầu của cách mạng Lào, mặc dù đất nước mình vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn và trở ngại.

Trong quá trình liên minh chiến đấu và hợp tác toàn diện trong nửa thế kỷ qua nhân dân hai nước chúng ta đã thấu hiểu lòng nhau, thà hy sinh vì bạn, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng mỗi nước không ngừng tiến lên. Chúng ta đã từng bước được nghe và tiếp xúc một cách trực tiếp về Đường mòn Hồ Chí Minh tuyến đường chiến lược là một biểu tượng trong sáng của mối quan hệ hiếm có trên thế giới. Đồng thời, tôi xin nhấn mạnh thêm một điều rằng, sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam cho cách mạng Lào là to lớn, toàn diện, kịp thời và rất hiệu nghiệm. Điều mang ý nghĩa chiến lược lâu dài hơn đó là các đồng chí Việt Nam đã tập trung giúp đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như phát triển nguồn nhân lực mà là vốn quý nhất đảm bảo bước tiến vững chắc của cách mạng Lào. Như chúng ta đã thấy, hầu hết các cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào chúng tôi hiện nay kể từ cấp Trung ương cho tới cấp cơ sở đều được đào tạo, học tập, bồi dưỡng từ các đồng chí Việt Nam với rất nhiều hình thức.

Kính thưa các đồng chí!Created by Nguyen Anh - 28 -Nguyen Anh Page 28 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201228

Page 29: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Trong khi chúng ta đang vui mừng với những thành tựu của mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu sâu sắc rằng làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ và phát huy di sản quý giá do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính yêu cùng với các vị tiền bối của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai dân tộc cùng nhau xây đắp nên bằng biết bao hy sinh cuộc đời, xương máu đó cho mãi mãi bền vững và đơm hoa kết trái? Tôi nhận thấy rằng, điều quan trọng trước hết là chúng ta phải tăng cường công tác giáo dục về truyền thống vẻ vang của liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam bằng những nội dung, hình thức và phương pháp phong phú, phù hợp cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và nhân dân ta mà nhất là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc, cho tới khi trở thành ý thức bản lĩnh của từng người một: Nếu không trong điều kiện hòa nhập quốc tế rộng rãi như hiện nay và trong khi hai nước chúng ta đang gặp nhiều khó khăn này, sẽ làm nảy sinh kẽ hở mà thế lực thù địch lợi dụng, thâm nhập phá hoại với âm mưu thâm độc và tinh vi. Vì vậy, tôi đánh giá cao và xin bày tỏ lòng biết ơn tới QH Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị về mối quan hệ hợp tác giữa hai QH Lào – Việt Nam tại Sơn La mà là địa phương biểu tượng của mối quan hệ bền chặt giữa cách mạng hai dân tộc chúng ta, thể hiện rõ nét là bản Lao Khô – Căn cứ vững chắc cho Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản hoạt động để xây dựng cơ sở cách mạng đầu tiên giáp biên giới và từ đó mở rộng ra cả tỉnh Hủa Phăn và cả nước. Chúng ta hãy cùng nhau lấy sự kiện này làm nội dung sinh động cho công tác giáo dục tuyên truyền về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam.

Đồng thời, tôi cũng nhận thấy rằng hai bên chúng ta nên tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị và hai Chính phủ về vấn đề tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc và phương hướng hợp tác toàn diện giữa Lào – Việt Nam tìm kiếm hình thức, mọi biện pháp và con đường phù hợp nhằm khai thác và phát huy thế mạnh tiềm năng của nhau, những gì sẽ gây cản trở cho sự hợp tác phải cùng nhau giải quyết kịp thời theo truyền thống mà chúng ta đã từng tiến hành trong nửa thế kỷ qua, nghĩa là chúng ta nên kết hợp hài hòa giữa tính chất đặc biệt của quan hệ hữu nghị giữa hai nước với tập quán quốc tế, vừa thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, ưu tiên ưu đãi cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau. Căn cứ vào những bài học kinh nghiệm từ quá trình hợp tác những năm qua, tôi đề nghị hai bên tiếp tục tích cực đẩy mạnh sự hợp tác đồng thời cả ba cấp như: Cấp một là giữa các ban ngành Trung ương, cấp hai là giữa các địa phương và cấp ba là giữa các doanh nghiệp với nhau làm cho quan hệ hợp tác được tiến hành toàn diện, thiết thực hơn và có kết quả cao hơn, chú trọng tránh rập khuôn hình thức, không làm theo kế hoạch và không tính tới chất lượng. Trên tinh thần đó, tôi đề nghị QH hai nước hãy tăng cường phối hợp thực hiện vai trò, chức năng giám sát, kiểm tra dự án hợp tác hai bên, kể cả lĩnh vực pháp lý, cơ chế chính sách... nhằm ngăn chặn và xóa bỏ những cản trở, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nhau vững bước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện hòa nhập quốc tế.

Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn về sự đón tiếp trọng thị, thân thiết và nồng nhiệt của QH Việt Nam và tỉnh Sơn La đối với Đoàn đại biểu chúng tôi.

Created by Nguyen Anh - 29 -Nguyen Anh Page 29 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 29

Page 30: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiĐồng thời xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng, QH, Chính phủ và địa phương hai nước cùng với toàn thể các đồng chí tham dự Hội nghị này dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Kính chúc tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam mãi mãi xanh tươi và mãi mãi trường tồn, quyết không thế lực thù địch nào phá vỡ nổi.

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí và các bạn! Somsavat Lengsavat

Phó Thủ tướng, Chủ tịch phân ban hợp tác Lào - Việt (daibieunhandan.vn – Ngày 25/4/2012)MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG LÀO ĐỀU GẮN CHẶT VỚI SỰ GIÚP ĐỠ, ỦNG HỘ

MẠNH MẼ, HY SINH TO LỚN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH EM

...Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm

ơn chân thành tới Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có lời mời tôi cùng đoàn đại biểu Lào sang dự Hội nghị với chủ đề “Quan hệ hợp tác Quốc hội Lào - Việt Nam, Đoàn kết - Hữu nghị” trong bầu không khí hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai dân tộc Lào - Việt Nam đang sôi nổi kỷ niệm hai sự kiện lịch sử quan trọng của hai dân tộc chúng ta: 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào - Việt Nam.

Chúng tôi đặc biệt xúc động vì Hội nghị mang ý nghĩa trọng đại này đã được tổ chức tại tỉnh Sơn La, tỉnh có truyền thống cách mạng anh dũng kiên cường, căn cứ vững chắc cho cách mạng của cả hai nước. Có thể nói rằng, Sơn La đã giúp đỡ Cách mạng Lào từ đầu theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La cũng như Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân Thành phố Sơn La

đã chuẩn bị tốt cho Hội nghị lần này và đã dành cho Đoàn đại biểu Lào chúng tôi sự đón tiếp trọng thị, nồng nhiệt; Thể hiện rõ nét tính sinh động của mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam.

Các đồng chí Việt Nam và Lào thân mến!

Cuộc gặp của chúng ta lần này là một trong những chương trình mang ý nghĩa vô cùng trọng đại chào mừng Năm đoàn kết, hữu nghị Lào - Việt Nam; Là cơ hội tốt để chúng ta ôn lại truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết vĩ đại và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính yêu đã sáng lập, gìn giữ và được kế tục, phát triển bởi các thế hệ lãnh đạo, các chiến sỹ cách mạng và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, hai nước đã cùng nhau lập những chiến công hiển hách, giành độc lập dân tộc cho cả hai dân tộc chúng ta; Đưa mối quan hệ đó trở thành di sản quý giá, thành quy luật tồn tại và phát triển của hai nước và cũng là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đặc biệt và hiếm có trong quan hệ quốc tế. Chúng tôi ghi

Created by Nguyen Anh - 30 -Nguyen Anh Page 30 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201230

Page 31: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươinhận rằng mọi thắng lợi của Cách mạng Lào đều gắn chặt với sự giúp đỡ, ủng hộ mạnh mẽ, hy sinh to lớn của nhân dân Việt Nam anh em với tinh thần đồng chí chung một chiến hào, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” cùng đồng cam cộng khổ, từng bước đi tới thắng lợi cuối cùng, chiến thắng đế quốc xâm lược và phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Việc tham dự Hội nghị tại Việt Nam lần này còn là cơ hội tốt để chúng tôi được chứng kiến những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển toàn diện của đất nước và của nhân dân Việt Nam nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng. Chúng tôi coi những thành tựu đó như của chính mình, cổ vũ mạnh mẽ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mình.

Ôn lại truyền thống quan hệ nửa thế kỷ qua, chúng tôi rất tự hào nhận thấy rằng, mặc dù tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, nhanh chóng nhưng tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam vẫn tiếp tục được vun đắp và phát triển toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu, vì sự phồn vinh của hai dân tộc, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân mỗi nước.

Tôi xin thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về sự giúp đỡ quý giá, kịp thời và hiệu quả đối với sự nghiệp cách mạng Lào trong suốt thời gian qua.

Chúng tôi cam kết sẽ cùng với các đồng chí Việt Nam tiếp tục bảo vệ và vun đắp mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, hiệu quả và không ngừng đơm hoa kết trái.

Các đồng chí Việt Nam và Lào thân mến!

Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, Hội nghị của chúng ta sẽ đạt kết quả tốt đẹp. Sự tham gia tích cực, trách nhiệm cao của hai bên sẽ làm phong phú thêm ý nghĩa đặc biệt của việc kỷ niệm hai sự kiện lịch sử trọng đại trong quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta.

Xin kính chúc nhân dân Việt Nam anh em, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh sẽ đạt được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đúng với tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam; Hoàn thành mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Kính chúc mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam mãi mãi bền vững.

Xin cảm ơn.Pany Yathotu

Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào(daibieunhandan.vn – Ngày 23/04/2012)

Created by Nguyen Anh - 31 -Nguyen Anh Page 31 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 31

Sơn La xây dựng tình hữu nghị Việt Nam - Lào

Page 32: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

MỖI THẮNG LỢI TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRƯỚC ĐÂY CŨNG NHƯ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY CỦA TỈNH SƠN LA ĐỀU GẮN LIỀN VỚI SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUÝ BÁU, HẾT LÒNG HẾT SỨC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC LÀO ANH EM...Trong không khí sôi động, phấn khởi và đẩy mạnh các hoạt động trong Năm

đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào, kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và 35 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị Hợp tác Việt Nam – Lào; Tỉnh Sơn La rất xúc động và thật vui mừng được QH hai nước Việt Nam và Lào chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị Quan hệ hợp tác QH Việt Nam – Lào. Đây là vinh dự và tự hào rất lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La; Là dịp để các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh của hai nước Việt Nam và Lào tìm hiểu, cảm thông và chia sẻ cùng với Sơn La trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng – an ninh của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc Việt Nam; Đồng thời là cơ hội để tỉnh Sơn La được giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm với các địa phương, bạn bè trong nước và quốc tế.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La, tôi xin nhiệt liệt chào mừng đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới dự và chủ trì Hội nghị.

Nhiệt liệt chào mừng đồng chí Pany Yathotu, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tới dự và chủ trì Hội nghị.

Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, QH hai nước Việt Nam – Lào tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ban Chỉ đạo Hội nghị, lãnh đạo các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc của QH Việt Nam và QH Lào; Các đồng chí lãnh đạo các Ban Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương của Việt Nam; Các đồng chí lãnh đạo đại biểu các tỉnh của hai nước Việt Nam và Lào về dự Hội nghị.

Kính thưa hai đồng chí Chủ tịch QH hai nước Việt Nam và Lào,Kính thưa các đồng chí và các bạn,Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới có diện tích tự nhiên là 14.174km2, có

250km đường biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, dân số trên một triệu người với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tỉnh có 10 huyện, 1 thành phố và 204 xã, phường, thị trấn; Có 3.233 bản, tiểu khu, tổ dân phố, trong đó, có 5 huyện, 17 xã, 308 bản khu vực biên giới. Những năm

Created by Nguyen Anh - 32 -Nguyen Anh Page 32 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201232

Page 33: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiqua, thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La đã nghiêm túc thực hiện một cách sáng tạo Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Trung ương Đảng, QH và Chính phủ, triển khai nhiều chủ trương và biện pháp khá đồng bộ để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác xây dựng Đảng, củng cố vững chắc hệ thống chính trị của tỉnh, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng và khá toàn diện.

Kính thưa hai đồng chí Chủ tịch QH hai nước Việt Nam và Lào,Kính thưa các đồng chí và các bạn,Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ hữu nghị

truyền thống lâu đời, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính mến trực tiếp xây dựng và dày công vun đắp, được hun đúc bằng cả máu, nước mắt và tình cảm thiêng liêng của biết bao thế hệ người Việt Nam và người Lào trong hơn nửa thế kỷ qua. Những giá trị văn hóa đẹp đẽ và mối quan hệ quốc tế mẫu mực, thủy chung trong sáng đó là nguồn sức mạnh to lớn và là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước ngày nay. Trong những năm qua, phát huy truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào không ngừng được củng cố và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, tỉnh Sơn La đã có quan hệ tốt và ký văn bản hợp tác toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh với cả 8 tỉnh Bắc Lào gồm: Hủa Phăn, Luông Pha Băng, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà, Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, Xiêng Khoảng và Xay Nha Bu Ly; Và có 9 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La kết nghĩa và có quan hệ hợp tác với 9 huyện của các tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng, U Đôm Xay và Bò Kẹo. Hai bên thường xuyên tuyên truyền và giáo dục cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc về truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; Cùng thực hiện tốt Hiệp định quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào và các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ hai nước; Cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng hai nước. Đặc biệt là thời gian qua đã cùng nhau trao đổi và thống nhất nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng, đập tan âm mưu phá hoại và giải quyết triệt để các nhóm phản động, bọn người xấu hoạt động trong rừng, làm ổn định tình hình an ninh, chính trị khu vực biên giới, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, phát triển kinh tế, xã hội và củng cố bền chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

Đảng bộ, chính quyền và nhân các dân tộc tỉnh Sơn La luôn nhận thức sâu sắc rằng, mỗi thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay của tỉnh Sơn La đều gắn liền với sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, hết lòng hết sức của Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào anh em. Mãi mãi ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của nhân các dân tộc Lào anh em nói chung và các tỉnh

Created by Nguyen Anh - 33 -Nguyen Anh Page 33 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 33

Page 34: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiBắc Lào nói riêng đối với nhân dân Sơn La trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhân dịp này, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ to lớn của Trung ương Đảng, QH, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh của hai nước Việt Nam và Lào đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Sơn La trong giai đoạn qua.

Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Sơn La rất tự hào về những cống hiến của mình, góp phần xây đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc Việt Nam - Lào; Nguyện mãi mãi giữ gìn tình đoàn kết thủy chung Việt Nam - Lào vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân mỗi nước.

Một lần nữa, xin kính chúc hai đồng chí Chủ tịch Quốc hội hai nước Việt Nam và Lào, cùng toàn thể các đồng chí đại biểu mạnh khỏe; Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn! Thào Xuân Sùng Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

(daibieunhandan.vn – Ngày 23/4/2012)

QUAN HỆ HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆNGIỮA SƠN LA VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO

Sơn La là một tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 14.174 km2, có 250km đường biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Dân số trên 1,108 triệu người với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống; Có 10 huyện, 01 thành phố, 204 xã, phường, thị trấn, có 3.233 bản, tiểu khu, tổ dân phố; Đã và đang xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La với công suất 2.400MW với yêu cầu di dân tái định cư lớn nhất nước ta từ trước tới nay; Đòi hỏi tỉnh có sự phát triển ổn định và mạnh mẽ trên các lĩnh vực của cuộc sống.

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã luôn kiên định và nỗ lực phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai tích cực nhiệm vụ chính trị mà trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế nhất là quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Những năm qua, thực hiện đường lối đối ngoại giữa hai Đảng, hai Chính phủ, Đảng bộ tỉnh Sơn La luôn không ngừng xây dựng và vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào; Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn khu vực vùng biên giới, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển toàn diện. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc

Created by Nguyen Anh - 34 -Nguyen Anh Page 34 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201234

Page 35: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiLào có nhiều nét tương đồng là cầu nối cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào không ngừng được mở rộng. Từ chỗ được Trung ương giao kết nghĩa với ba tỉnh: Hủa Phăn, Luông Pha Băng và tỉnh Bò Kẹo, đến nay tỉnh Sơn La đã ký kết văn bản hợp tác toàn diện với 8 tỉnh gồm: Hủa Phăn, Luông Pha Băng, U Đôm Xay, Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, Luông Nặm Thà, Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Thực hiện nội dung văn bản đã ký kết, tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã duy trì trao đổi giữa các đoàn đại biểu cấp cao, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố thăm hữu nghị, học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và triển khai các nội dung hợp tác góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Năm 2011, có 41 đoàn với 461 lượt người của các tỉnh Bắc Lào thăm, làm việc tại tỉnh Sơn La; 45 đoàn với 468 lượt người của tỉnh Sơn La sang thăm và làm việc tại các tỉnh Bắc Lào. Tổ chức thường xuyên các hoạt động xúc tiến, quảng bá, mở rộng và thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương, trao đổi hàng hóa nhất là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và vật liệu xây dựng...; Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và khuyến khích các doanh nghiệp của hai bên tăng cường trao đổi buôn bán hàng hóa và xuất khẩu, tham gia hội chợ thương mại, cung ứng và trao đổi vật tư, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phối hợp tổ chức Hội nghị thu hút đầu tư, hội chợ thương mại. Trong hai năm (2010 - 2011), tỉnh Sơn La đã hỗ trợ cho các tỉnh Bắc Lào triển khai một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, thiết bị văn phòng, đào tạo cán bộ như: Xây dựng Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Bò Kẹo; Đài phát thanh huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Lỳ, tỉnh Luông Nậm Thà; Hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão Nook - ten; Thiết bị y tế bệnh viện tỉnh Xiêng Khoảng... với tổng số tiền khoảng 84 tỷ VNĐ (bao gồm cả vốn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam giao cho tỉnh Sơn La thực hiện). Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa với các tỉnh Bắc Lào trong năm đạt 439 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 316 triệu USD.

Về giáo dục, đào tạo: Năm 2011 đã hoàn thành việc bàn giao lưu học sinh của tỉnh Sơn La sang học tập tại Lào năm học 2010 - 2011; Hoàn tất các thủ tục chuyển đổi ngành học cho một số lưu học sinh Lào đang học tập tại các trường: Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng Y tế, Trung cấp Kinh tế. Tiếp nhận 69 lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào sang học tập tại tỉnh Sơn La theo chương trình hợp tác đã ký kết nâng tổng số lưu học sinh đang học tập tại tỉnh Sơn La hiện nay lên 215 em. Ngoài ra, các ngành của tỉnh còn tổ chức cho hàng trăm lượt cán bộ của các tỉnh Bắc Lào sang tham dự các đoàn trao đổi nghiệp vụ ngắn hạn: Công tác tổ chức cán bộ, công đoàn, quân sự, an ninh, biên phòng, y tế, công tác đoàn, công tác hội phụ nữ, nông nghiệp, cựu chiến binh...

Về Y tế: Bệnh viện tỉnh Sơn La đã tiếp nhận một số bệnh nhân của tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng và các tỉnh khác sang khám chữa bệnh, đón hàng trăm lượt bệnh nhân các tỉnh Bắc Lào sang khám, điều trị tại trung tâm y tế các huyện và trạm y tế các xã giáp biên. Ngành y tế tỉnh Sơn La đã cử các đoàn cán bộ y tế, hỗ trợ trang thiết bị và thuốc sang phối hợp với bạn thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh phát sinh ở khu vực biên giới.

Created by Nguyen Anh - 35 -Nguyen Anh Page 35 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 35

Page 36: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Về xây dựng biên giới hữu nghị: Lực lượng quân sự, an ninh tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thường xuyên duy trì công tác giao ban, phối hợp xử lý kịp thời những vụ việc phát sinh liên quan đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của mỗi bên. Tỉnh Sơn La phối hợp với phía bạn duy trì đều đặn giao ban công tác biên giới việc tuần tra song phương và triển khai thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào. Tính đến ngày 31/10/2011 đã hoàn thành xây dựng 51 mốc (tuyến Sơn La - Luông Pha Băng 13 mốc, tuyến Sơn La - Hủa Phăn 38 mốc); Đang thi công xây dựng 13 mốc. Dự kiến đến hết năm 2011 tổng số mốc được xây dựng trên toàn tuyến là 70/125 mốc. Những năm qua, nhân dân vùng biên giới của tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào ngày càng tăng cường đoàn kết, thực hiện tốt quy chế biên giới, tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ nhau để ổn định và phát triển.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã không ngừng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Mối quan hệ đó đã được Trung ương Đảng, Chính phủ hai nước ghi nhận và đánh giá cao; Luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La trân trọng, giữ gìn và phát huy qua các thời kỳ và mãi mãi sẽ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Trong thời gian tới, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và chuẩn bị kỷ niệm các ngày lễ lớn giữa quan hệ hai nước Việt Nam - Lào trong năm 2012 tỉnh Sơn La không ngừng mở rộng quan hệ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; Làm tốt công tác văn hóa - thông tin đối ngoại; Hợp tác quốc tế về lĩnh vực kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực cho đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh, quảng bá tiềm năng và phát triển du lịch; Hợp tác quốc tế về văn hóa - xã hội trên cơ sở bảo đảm giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; Hợp tác quốc tế trong cải cách hành chính nhằm tiếp thu có chọn lọc các tiến bộ trong quản lý, điều hành. Tiếp tục mở rộng hợp tác với các tỉnh trong khu vực, trong cả nước, các tập đoàn, tổng công ty; Chủ động thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn theo định hướng của tỉnh, các tiến bộ khoa học trong quản lý, sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh. Tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào và mở rộng ra các tỉnh khác của nước bạn Lào nhằm thực hiện thỏa thuận của hai Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho các tỉnh Bắc Lào, đầu tư các công trình hữu nghị, triển khai dự án tôn tạo, tăng dày cột mốc quốc gia. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhất là đối với nhân dân khu vực biên giới nhận thức đúng đắn và thực hiện Quy chế khu vực biên giới đất liền, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển toàn diện. Thào Xuân Sùng

Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

(Tạp chí Đối ngoại - Tháng 1 + 2/2012)LUÔN NGỜI SÁNG TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT VÀ HỢP

TÁC TOÀN DIỆN Created by Nguyen Anh - 36 -Nguyen Anh Page 36 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201236

Page 37: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

VIỆT NAM - LÀO, SƠN LA VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO...Cho tới nay, trong mối quan hệ quốc tế, hiếm có nơi nào trên thế giới có được

mối quan hệ đoàn kết, hợp tác lâu dài, mẫu mực, thủy chung, trong sáng như mối quan hệ Việt Nam - Lào. Cùng với thời gian, mối quan hệ đó đã không ngừng được củng cố và phát triển, từ quan hệ láng giềng gần gũi, thân thiện giữa hai quốc gia trong lịch sử, cũng như trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào được củng cố và nâng cao thành một quy luật tồn tại, phát triển, một nhân tố cơ bản đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Với sự dày công vun đắp và xây dựng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, cho đến nay, mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng được củng cố, phát triển và nâng lên tầm cao mới. Nhiều văn kiện quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... đã được ký kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và các bộ, ngành, đoàn thể quần chúng, nhân dân hai nước đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, tạo ra một truyền thống quý báu, làm sâu sắc và củng cố vững chắc sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Trên nền tảng vững chắc của mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, với điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Sơn La có nhiều nét tương đồng với các tỉnh Bắc Lào, Sơn La có 250 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vì vậy, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào không ngừng được củng cố, tăng cường và mở rộng. Đến nay, tỉnh ta đã ký văn bản hợp tác toàn diện với 8 tỉnh Bắc Lào gồm: Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Bò Kẹo, U Đôm Xay, Phông Sa Lỳ, Luông Nậm Thà, Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng. Trên cơ sở các nội dung văn bản đã ký kết, tỉnh ta và các tỉnh Bắc Lào đã duy trì trao đổi giữa các đoàn đại biểu cấp cao, các đoàn chuyên môn, đoàn công tác của các cấp, các ngành, đoàn thể sang thăm hữu nghị, thăm và làm việc, thăm quan học tập kinh nghiệm... Tỉnh ta đã thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc về truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào; Sơn La với các tỉnh Bắc Lào, các chủ trương, chính sách của hai Đảng, hai Nhà nước. Nhiều lĩnh vực hợp tác giữa tỉnh ta với các tỉnh Bắc Lào đã phát huy hiệu quả, thiết thực góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh; Phát triển KT-XH, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân mỗi bên. Nhân dân vùng biên giới giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh của nước CHDCND Lào đã chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, xây dựng khu vực biên giới ổn định và phát triển bền vững. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh ta với các tỉnh Bắc Lào đã không ngừng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Mối quan hệ đó đã được Trung ương Đảng, Chính phủ hai nước

Created by Nguyen Anh - 37 -Nguyen Anh Page 37 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 37

Page 38: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươighi nhận và đáng giá cao; Luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta trân trọng, giữ gìn và phát huy qua các thời kỳ và mãi mãi sẽ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.

Hội nghị “Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, Đoàn kết - Hữu nghị” được tổ chức tại tỉnh ta là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Sự kiện quan trọng này tiếp tục khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân hai dân tộc Việt Nam - Lào tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và tiến bộ ở khu vực và trên thế giới . Huy Nghĩa (www.baosonla.org.vn – Ngày 23/4/2012)

NHƯ CÂY ĐỜI MÃI MÃI XANH TƯƠISơn La những ngày này thật

sôi động. Phố, phường rộng mở, tấp nập. Trong sắc thắm cờ hoa tung bay rợp phố, khắp các miền quê chào mừng Hội nghị “Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, Đoàn kết - Hữu nghị” được tổ chức tại Sơn La, sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, làm rạo rực lòng người.

Điều khẳng định rằng, mối quan hệ gắn bó, tin cậy, thủy chung của hai dân tộc Việt Nam - Lào được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cùng hai Ðảng, nhân dân hai nước dày công vun đắp, ngày càng phát triển, không ngừng đơm hoa kết trái, đem lại lợi ích thực sự cho nhân dân hai nước Việt Nam và Lào. 

Vinh dự cho Sơn La được Quốc hội Việt Nam chọn là nơi tổ chức Hội nghị “Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, Đoàn kết - Hữu nghị”. Đây không chỉ là sự kiện quan trọng, điểm nhấn trong “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012” mà còn tô thắm thêm tình hữu nghị đặc biệt và tình đoàn kết gắn bó keo sơn của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung; Sơn La với các tỉnh Bắc Lào anh em nói riêng, góp phần tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội; Tăng cường giao lưu giữa các địa phương có chung đường biên giới.

Trong mối quan hệ chung của hai nước, mối quan hệ Sơn La với các tỉnh Bắc Lào ngày càng sâu sắc, thủy chung, gắn bó keo sơn. Sơn La có 308 bản của 17 xã, thuộc 5 huyện dọc theo 250 km đường biên giới với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng (nước

Created by Nguyen Anh - 38 -Nguyen Anh Page 38 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201238

Page 39: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiCHDCND Lào). Sơn La có quan hệ và hợp tác với các tỉnh Bắc Lào trong quá trình chiến đấu giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tỉnh Sơn La đã sớm thiết lập và đặt quan hệ hợp tác với các tỉnh bạn Lào, đặc biệt là với hai tỉnh giáp biên giới là Hủa Phăn và Luông Pha Băng... Đến nay, Sơn La đã thiết lập quan hệ hữu nghị với 8 tỉnh Bắc Lào, gồm: Hủa Phăn, Luông Pha Băng, U Đôm Xay, Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, Luông Nặm Thà, Xay Nha Bu Ly và Xiêng Khoảng. 

Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc mỗi tỉnh về truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào; Các chủ trương, chính sách của hai Đảng, pháp luật của mỗi nước; Giúp nhân dân hai bên nhận thức đầy đủ việc tăng cường tình đoàn kết đặc biệt, hữu nghị vừa là truyền thống, vừa là lợi ích sống còn của nhân dân mỗi nước trong quá trình phát triển. Trên cơ sở các nội dung văn bản đã ký kết, tỉnh Sơn La và các tỉnh bạn Lào đã thường xuyên cử các đoàn đại biểu cấp cao sang thăm làm việc, thăm hữu nghị chính thức lẫn nhau; Tổ chức các cuộc đàm phán song phương, thỏa thuận những nội dung, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng. Ngoài các huyện giáp biên, Sơn La tạo điều kiện để một số huyện trong tỉnh tổ chức kết nghĩa và giúp đỡ hợp

tác với các huyện bạn. Đến nay, có 8 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La ký kết hợp tác với 5 huyện của tỉnh Hủa Phăn, 2 huyện của tỉnh Luông Pha Băng và 1 huyện của tỉnh U Đôm Xay. 

Trong hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật, hàng năm, Sơn La đã giúp các tỉnh Bắc Lào trong các lĩnh vực: Đào tạo cán bộ, xây dựng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị văn phòng... Nổi bật là công trình Nhà văn hóa tỉnh Hủa Phăn; Trường Chính trị - Hành chính hai tỉnh Luông Pha Băng, U Đôm Xay; Trạm thu phát truyền hình tỉnh Hủa Phăn; Trường DTNT tỉnh Phông Sa Lỳ; Trạm hạ thế và lưới điện cung cấp điện cho khu vực Phiềng Sa (Xiềng Khọ, Hủa Phăn), sửa chữa, nâng cấp bến phà Mường Ét; Hỗ trợ thiết bị văn phòng cho các tỉnh; Xây dựng ngân hàng bò cho tỉnh Phông Sa Lỳ; 6 phòng học Trường cấp III Phăn La; Trụ sở làm việc cụm bản Pa Háng (Sốp Bau); Nhà văn hóa cụm bản Đán (Mường Ét); Hỗ trợ và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi gắn với chuyển giao kỹ thuật... Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ do Trung ương giao, Sơn La đã triển khai một số công trình là quà tặng của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào: Bệnh viện Tôn Phợng (Bò Kẹo), Trường dạy nghề tỉnh Bò Kẹo, Trường dân tộc nội trú tỉnh Hủa Phăn tại căn cứ  cách mạng huyện Viêng Xay. Giai đoạn 2005 - 2011, tỉnh Sơn La đã giúp các tỉnh Lào hơn 128 tỷ đồng.

Sơn La còn tạo điều kiện giúp đỡ các tỉnh Bắc Lào sang thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm phát triển

Created by Nguyen Anh - 39 -Nguyen Anh Page 39 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 39

Page 40: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươinông lâm nghiệp - nông thôn; Cung cấp giống cây, con giống; Xây dựng các chương trình dự án, liên doanh, liên kết, thu mua nông sản. Đầu tư, đào tạo giúp bạn kỹ thuật viên trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; Xây dựng mô hình trình diễn, dây chuyền nghiền thức ăn, tủ ấp trứng… Hai bên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được xúc tiến hoạt động thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường.

Hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, hai bên thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào. Đồng thời, Sơn La tiếp nhận hàng trăm cán bộ, học sinh của các tỉnh Bắc Lào sang học tập tại các trường Chính trị tỉnh, Cao đẳng Sơn La, Trung cấp Kinh tế kỹ thuật, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La. Ngoài ra, còn tiếp nhận và điều trị hàng ngàn lượt bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến huyện, trạm xá các xã giáp biên. 

Về thực hiện Quy chế biên giới, Sơn La và các tỉnh giáp biên thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình

kinh tế, chính trị, xã hội giữa hai bên; Phối hợp quản lý, bảo vệ an toàn hệ thống đường biên, mốc quốc giới, chủ quyền lãnh thổ và an ninh khu vực biên giới. Duy trì tuần tra song phương và sửa chữa mốc giới. Thường xuyên tuyên truyền nhân dân hai bên biên giới chấp hành nghiêm Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia cùng nhau xây dựng, củng cố tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định và cùng phát triển.

Mối quan hệ gắn bó mật thiết, truyền thống đoàn kết mẫu mực, thủy chung, trong sáng và đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt Nam và Lào là tài sản vô giá được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau, được thử thách qua bao thăng trầm lịch sử. Tài sản vô giá, niềm tự hào đó luôn được giữ gìn, bảo vệ, truyền cho các thế hệ mai sau, như cây đời mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Lã Tuấn(Báo Sơn La – Ngày 23/4/2012)

Created by Nguyen Anh - 40 -Nguyen Anh Page 40 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201240

Page 41: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiKHÔNG NGỪNG CỦNG CỐ VÀ VUN ĐẮP TÌNH HỮU NGHỊ TRUYỀN THỐNG,

ĐOÀN KẾT ĐẶC BIỆT, HỢP TÁC TOÀN DIỆN VIỆT NAM – LÀO

Hội nghị “Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, Đoàn kết - Hữu nghị” đang được chuẩn bị tổ chức tại tỉnh ta, cũng như các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào trong “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012” có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng tự hào trong cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân về những thành tựu to lớn của Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung, cũng như thành tựu của tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào nói riêng.

Nhân dịp sự kiện quan trọng này được tổ chức tại tỉnh ta, báo Sơn La xin trân trọng giới thiệu đôi nét về đất nước Lào anh em.

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có diện tích 236.800 km2; Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây Bắc giáp Myanmar, phía Tây Nam giáp Thái Lan, phía Nam giáp Campuchia và phía Đông giáp Việt Nam; Thủ đô Viêng Chăn; Dân số khoảng trên 6 triệu người, Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và Lào Xủng (sống ở vùng núi cao) chiếm 13% dân số.

Ngày 12/10/1945, nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Lào Itxala đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập. Từ 1953 - 1974 tiến hành kháng chiến chống Mỹ. Thời kỳ này có 3 lần hòa hợp dân tộc (Lần thứ nhất: 18/11/1957; Lần thứ hai: 23/6/1962; Lần thứ ba: 5/4/1974). Ngày 2/12/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lật đổ chế độ quân chủ lập hiến. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời.

Nước CHDCND Lào nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi, trong đó 47% diện tích là rừng, có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Chăm-pa-xắc... 45% dân số sống ở vùng núi. Hiện nay, nước CHDCND Lào có trên 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông. Đất nước Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thủy điện.

Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IX (3/2011) tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020: Xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; Kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển nông nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; Phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh, GDP tăng gấp 3 lần năm 2000; Chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.

Created by Nguyen Anh - 41 -Nguyen Anh Page 41 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 41

Page 42: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Sau gần 25 năm đổi mới, đất nước Lào đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân 6,2%/năm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2010, Lào đạt mức tăng GDP 7,9%, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt gần 990 USD. Văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ.

Thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, nước CHDCND Lào đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ rộng rãi của bạn bè trên thế giới, trở thành thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của CHDCND Lào trên trường quốc tế. Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào được nhân dân các bộ tộc Lào hết lòng tin yêu và ủng hộ. Những người cộng sản và nhân dân Việt Nam vui mừng trước những thành tựu to lớn của Ðảng và nhân dân Lào anh em, coi đó như thành tựu của chính mình.

Ðảng Cộng sản Việt Nam và Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào cùng chung cội nguồn là Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Trải qua thử thách, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản gây dựng, không ngừng vun đắp, luôn thủy chung son sắt, thắm đượm nghĩa tình, không ngừng được củng cố và nâng lên tầm cao mới. Ðó là những tài sản vô giá được vun đắp bằng công sức, xương máu, sự hy sinh to lớn và niềm tự hào của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào. Những tài sản vô giá đó chắc chắn sẽ được hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước tiếp tục giữ gìn, bảo vệ và truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Nhìn lại những chặng đường cách mạng đã qua, càng phấn khởi và tự hào về những thắng lợi của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta càng phấn khởi và tự hào về quan hệ Việt Nam - Lào, mối quan hệ đặc biệt, bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết giữa hai dân tộc anh em, được hai Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản trực tiếp xây dựng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện trong thực tế và hun đúc bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ, bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào, lớp lớp thế hệ đã nối tiếp nhau cầm súng chiến đấu chống kẻ thù chung để giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc. Quan hệ Việt Nam - Lào đã trở thành mối quan hệ quốc tế mẫu mực, thủy chung, trong sáng, là nguồn sức mạnh và nhân tố bảo đảm thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Huy Nghĩa (www.baosonla.org.vn – Ngày 19/4/2012)

Created by Nguyen Anh - 42 -Nguyen Anh Page 42 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201242

Page 43: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

NƠI KHỞI NGUỒN CỦA NGHĨA TÌNH VIỆT NAM - LÀO ANH EMVào ngày 24/4, Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô,

một bản giáp biên thuộc xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, chính thức được khởi công xây dựng. Đây là di tích quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định công nhận.

Khu Di tích lịch sử có tổng diện tích khoảng 3.500m2, toàn bộ là rừng cây nguyên sinh. Sau khi hoàn thành xây dựng, đây sẽ là điểm du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào.

Trở về Phiêng SaTừ trung tâm huyện lỵ Yên Châu theo Quốc lộ 6 hướng Hà Nội - Sơn La, rẽ

trái theo tỉnh lộ 103 vào đến Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào khoảng 47km. Nơi đây có thể coi là một trong những điểm khởi nguồn của nghĩa tình Việt -Lào anh em.

Di tích lịch sử cánh mạng Việt - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, là một di tích quan trọng chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử, khẳng định mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Nơi đây ghi dấu các hoạt động cách mạng thời kỳ 1948 - 1950 của Ban xung phong Lào - Bắc do ông Cayxỏn Phômvihản làm Trưởng ban và là người chủ trì thành lập Quân bản Itsala, tiền thân của quân đội nhân dân Lào ngày nay.

Theo tài liệu sưu tầm của Bảo tàng tỉnh Sơn La, mốc lịch sử quan trọng là ngày 14/6/1948, Bộ Tổng chỉ huy (Bộ Chỉ huy Liên khu 10) ra chỉ thị thành lập Ban xung phong Lào - Bắc gồm 14 người. Ông Cayxỏn Phômvihản được cử làm Trưởng ban xung phong, ông Thạo Hanh làm Phó Trưởng ban và ông Đông Tùng làm Chính trị viên. Ban xung phong Lào - Bắc đã chọn địa điểm Phiêng Sa (nay là bản Lao Khô), xã Phiêng Khoài (xã Chiềng On trước đây) làm nơi dừng chân, đồng thời xây dựng khu căn cứ cách mạng Việt - Lào, chuẩn bị mọi điều kiện cho Ban xung phong Lào - Bắc phát triển các căn cứ cách mạng trên đất Lào thời kỳ 1948 - 1950.

Trong lý lịch Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt - Lào của Bảo tàng tỉnh Sơn La còn ghi: Tháng 4/1948, Ban xung phong Lào - Bắc hành quân qua các địa phương của Việt Nam như Mộc Hạ, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Phiêng Sa. Khu Phiêng Sa trước đây theo người dân địa phương gồm 4 bản của người Mông, nay thuộc bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu. Trong thời gian ở Lao Khô (năm 1948), Ban xung phong Lào - Bắc đã đặt căn cứ hoạt động tại hang Thẳm Me hay còn gọi là Pha Me, Thẳm Mãng (giáp Việt Nam) và huấn luyện quân sự để trở về xây dựng khu căn cứ địa tại huyện Viêng Xay. Trong thời gian này, ông Cayxỏn Phômvihản đã được tổ chức bố trí đến nhà ông Tráng Lao Khô thuộc bản Phiêng Sa (Việt Nam).

Người dân kể rằng, thời kỳ hoạt động bí mật ở Phiêng Sa, ông Cayxỏn Phômvihản đã được người dân cưu mang. Đặc biệt, ông Cayxỏn và ông Tráng Lao

Created by Nguyen Anh - 43 -Nguyen Anh Page 43 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 43

Page 44: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiKhô cùng các thành viên trong gia đình đã “cắt máu ăn thề” kết tình anh em. Kể từ đó, giữa ông Cayxỏn Phômvihản với gia đình ông Tráng Lao Khô trở thành anh em “gò sí lu, tùa sí chầu” - anh em sống chết có nhau, dựa lưng vào nhau để chiến đấu chống kẻ thù chung.

Vùng đất Phiêng Sa có những ngọn núi cao từ 800 - 1.000m (so với mặt nước biển) tạo ra nhiều thung sâu, rừng già rậm rạp, ẩn chứa những hang động bên vách núi. Nếu muốn đến Phiêng Sa chỉ có luồn rừng theo lối con hươu, con nai mà đi. Nhưng đồng bào dân tộc thiểu số ở đây là những con người thật thà, chất phác, có lòng căm thù giặc Tây, ghét tạo phìa, thống lý đè nén bóc lột dân lành. Bởi vậy, Phiêng Sa trở thành nơi đắc địa cho việc đóng quân và hoạt động bí mật của các Ban du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp.

Già làng ở bản Lao Khô kể: Vùng đất này ngày xưa, ban ngày thì lính Tây, lính dõng đi càn, lùng sục từng nhà để tìm manh mối cán bộ Việt Minh, đêm đến thì nghe tiếng hổ gầm, cọp đến rình rập bên hiên nhà bắt lợn, trẻ con khóc vì đói, người lớn thì nằm queo quắp bên bếp lửa rít từng hơi thuốc phiện vào người một cách sầu muộn. Từ khi có bộ đội Quyết Tiến về đây, thằng Tây nó bỏ chạy. Người Mông ở Phiêng Sa mới có cuộc sống tự do, ơn bộ đội Cụ Hồ, ơn Đảng suốt đời, nặng tình nghĩa Việt - Lào anh em.

“Sự tích” Lao KhôĐứng trên mỏm núi đầu bản Lao Khô nhìn xuống, con suối Mơ Tươi vẫn chảy

hiền hòa qua lũng nhỏ Phiêng Sa, nơi cách đây 63 năm về trước được chọn làm điểm tập kết của Ban xung phong Quyết Tiến Sơn La và Ban xung phong Lào - Bắc. Tại đây, huyện Yên Châu và huyện Xiềng Khọ của nước bạn Lào đã cùng nhau xây dựng khu căn cứ du kích, cơ sở bí mật đầu tiên từ bản Phiêng Sa, Đin Chí (Việt Nam) đến Lao Hùng (Lào), tạo tiền đề cơ bản để phong trào kháng chiến vùng Thượng Lào phát triển.

Ban xung phong Lào - Bắc được đồng bào Phiêng Sa nuôi giấu và cho mượn đất để xây dựng cơ sở trong những năm hoạt động bí mật tại đây. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng đồng bào Phiêng Sa đã hết lòng giúp đỡ, cung cấp lương thực, thực phẩm, cũng như tiền của giúp Ban xung phong Lào - Bắc mua sắm vũ khí để phục vụ chiến đấu. Đặc biệt, ông Lao Khô là người trực tiếp dẫn đường đưa cán bộ cách mạng Lào vào rừng hoạt động. Hàng ngày, ông Lao Khô mang lương thực, thực phẩm từ nhà mình đến hang Thẳm Me nuôi cán bộ Việt Minh cùng các đồng chí cán bộ nước bạn Lào. Đó là những hình ảnh ghi đậm tình đoàn kết, chiến đấu đặc biệt keo sơn của nhân dân huyện Yên Châu nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung đối với cách mạng Lào.

Ông Tráng Lao Lử, năm nay 72 tuổi là con cả của cụ Tráng Lao Khô kể rằng: Những năm 40 của thế kỷ trước, cán bộ Việt Minh nhiều lần đã đến nghỉ tại nhà mình, coi đây là chỗ tin cậy mà địch khó phát hiện được. Bởi lúc đó, bản chỉ có vài

Created by Nguyen Anh - 44 -Nguyen Anh Page 44 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201244

Page 45: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươinóc nhà túm tụm vào nhau ở trên lưng chừng núi. Mái nhà thì lợp cỏ gianh, xung quanh có nhiều cây rừng che chắn, nên địch ở đồn Phiêng Sa không thể nhìn thấy.

Một lần, có 4 cán bộ Việt Minh hoạt động từ bên đất Lào trở về, nghỉ tại gia đình. Trong bốn cán bộ ấy có một người bị ốm nặng do mắc bệnh đậu mùa, trên người, mặt mọc đầy mụn đỏ mọng nước. Khi cán bộ Việt Minh rời khỏi nhà để tiếp tục lên đường, đến ngày thứ ba thì nhiều người trong gia đình ông Lao Khô lăn ra ốm bởi bệnh đậu mùa lây lan. Hồi đó, không có thuốc chữa, bà con chỉ biết cúng chay hy vọng xua đuổi được “con ma” trong người, nhưng bệnh thì vẫn không khỏi, mà còn làm chết cùng lúc bảy đến tám mạng người của bản. Em ruột của ông Lao Khô cũng bị chết, ông Lao Lử cũng suýt mất mạng bởi căn bệnh lạ này, để lại di chứng là những cái sẹo trên khuôn mặt. Ông Lao Lử (cười) kể tiếp: May mà số tôi không bị “con ma” đậu mùa hồi đó bắt đi. Nếu không, tôi đã trở thành người thiên cổ mất rồi.

Khi biết được cảnh tang thương của gia đình, ông Cayxỏn Phômvihản đã khuyên ông Lao Khô phải dời nhà qua một con suối, phải di chuyển ngay, không được ở chỗ cũ nữa, sẽ chết hết đấy. Ngay sau đó, ông Cay xỏn cùng ông Lao Khô đi tìm chọn đất mới. Hai người lội qua con suối Mơ Tươi đến khu này, nơi nhà ông Lao Lử đang ở hiện nay. Nghe theo lời Cayxỏn, gia đình ông Lao Khô dời nhà ở từ quả đồi phía Tây Phiêng Sa qua bên này con suối (cách bản cũ khoảng 2 cây số đường rừng), đến đây lập bản mới gồm 4 hộ anh em. Nhà ông Lao Khô tiếp tục là nơi để cán bộ Lào - Việt qua lại nghỉ ngơi, hoạt động cách mạng và gia đình ông ở đây đến tận bây giờ.

Ông Lao Lử nhớ lại: Khi tôi còn nhỏ tuổi, một lần thấy nhiều bộ đội Việt Nam đến nghỉ chân tại gia đình. Bộ đội cũng vất vả ăn đói như dân, nhưng họ luôn lạc quan yêu đời. Bộ đội còn dạy cho tôi biết hát. Rồi ông Lử phấn khích hát vài câu: “Đường ta, ta cứ đi; Nhà ta, ta cứ xây; Ruộng ta, ta cứ cày…”.

Ngày xưa khổ như thế, nhưng bà con ở đây vẫn giữ bí mật nuôi giấu cán bộ, bởi họ có lòng tin vào Đảng và chỉ có bộ đội Cụ Hồ mới đánh đuổi được giặc Tây, mang lại cuộc sống ấm no cho dân lành.

Nhân lúc đang vui chuyện, chúng tôi hỏi: Tại sao lại có địa danh là Lao Khô. Ông Lử trả lời: Trước đây Phiêng Sa là địa danh chung cho cả thung lũng này. Bố tôi đến bản này đầu tiên, nên người ta quen gọi là bản ông Lao Khô. Đến năm 1962, bản này vẫn chưa chính thức có tên trên bản đồ.

Theo cán bộ văn hóa giải thích, bà con ở Phiêng Sa và ông Tráng Lao Khô có nhiều công lao trong việc giúp đỡ, nuôi giấu ông Cayxỏn Phômvihản và Ban xung phong Lào - Bắc, nên được lấy tên riêng của ông Lao Khô đặt tên chung cho bản.

Gia đình ông Tráng Lao Lử hiện còn lưu giữ một số kỷ vật, đồ dùng sinh hoạt như ống đun nước bằng đồng, xanh đồng, ninh đồng, nồi đồng, vỏ chăn và còn nguyên vẹn cái cối xay ngô bằng đá đặt bên hiên nhà, hiện gia đình ông Lử hàng

Created by Nguyen Anh - 45 -Nguyen Anh Page 45 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 45

Page 46: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươingày vẫn dùng để xay ngô. Đó là những hiện vật có giá trị lịch sử mà gia đình ông Tráng Lao Khô và dân bản Lao Khô dùng để giúp đỡ Ban xung phong Lào - Bắc, đồng chí Cayxỏn Phômvihản trong thời gian hoạt động cách mạng tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La từ năm 1948 đến 1950. Sau này, khi cách mạng thành công, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập, ông Cayxỏn Phômvihản được bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương (2/1972) và giữ cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (năm 1991).

Đã hơn 63 năm trôi qua, nhưng đồng bào Mông ở bản Lao Khô vẫn nhớ về Ban xung phong Quyết Tiến, Ban xung phong Lào - Bắc. Họ đã để lại ấn tượng, tình cảm sâu sắc với dân bản Lao Khô, đặc biệt là gia đình ông Tráng Lao Khô. Với những công lao to lớn đó, Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tặng Huân chương Tự do cho gia đình ông Tráng Lao Khô và Huân chương Hạng Ba cho nhân dân bản Lao Khô (tháng 10 năm 2009).

Bản Phiêng Sa trước đây và bản Lao Khô ngày nay có gần 100 hộ dân tộc Mông với 530 nhân khẩu luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đời sống của bà con đã thoát đói nghèo, có đường ôtô về đến bản, có điện lưới quốc gia thắp sáng đến từng hộ. Phát huy truyền thống cách mạng, người dân bản Lao Khô luôn giữ vững đoàn kết dòng họ, cùng nhau xây dựng bản nông thôn mới, định canh định cư, bài trừ hủ tục lạc hậu, trong bản không còn người nghiện hút, phấn đấu không còn hộ nghèo.

Bản có đủ lớp từ mẫu giáo đến tiểu học, cho trên 100 cháu đến học. Nhiều con em của bản sau khi tốt nghiệp đại học trở về quê hương và đang công tác tại các cơ quan tỉnh, huyện. Bản đã thành lập cụm liên gia tự quản đường biên mốc giới, phối hợp cùng bộ đội biên phòng Đồn 461 ngày đêm canh giữ, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, góp phần gìn giữ, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Điêu Chính Tới (www.vietnamplus.vn – Ngày 20/4/2012)

Created by Nguyen Anh - 46 -Nguyen Anh Page 46 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201246

Page 47: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Tết LàoBoun Pi May(1) tới rồiem có biết?Chàng trai Việt trên đất Lào – da diếtMong đợi em nơi đền thiêng Sisakét chiều nayHoa Chăm pa em hãy cài lên mái tóc mâyAnh dễ tìm em trong ngàn thanh nữVũ điệu Lăm vông nhận nhau trong ánh lửaNhịp tay em những búp hoa thonMỗi bước chân em bừng sáng lửa Đôn tàn

Ngày Sang Khen Đay(2) dù năm mới chưa sangTiễn thần năm cũ em nguyện cầu gì vậy?Màu hoa lá thắm tươi màu váyNước cầu may ướt nhịp Lăm vôngBoun Pi May tới rồiem biết khôngNơi đền thiêng anh thầm nguyện với lòngMãi mãi cùng em - bông Chăm pa đẹp nhấtKhú(3) luôn đầy nước mắt tưới cho nhauCùng dạo Vientiane trên xe tuk tuk(4)

Té nước chúc mừng ướt đẫm trăng sao. Nguyễn Thị Kim (Báo Văn nghệ số 10 – Ngày 10/3/2012)

1.Tết Lào2. Ngày cuối cùng năm cũ3. Xô nước nhỏ4. Loại xe chở khách (giống xích lô)

Created by Nguyen Anh - 47 -Nguyen Anh Page 47 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 47

Trang

thơ

Page 48: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi

Mùi thơmCó mùi thơm nào quyến rũ như loài hoa đẹp đẽ đóNgưỡng mộ như tình yêu tôi dành cho bạn gáiThơm như mùi hoa Champa(1)

Vẫn đáng yêu ngay cả khi xa tận chân trời

Ngửi mùi cơm mới cuộn của mẹMà nghĩ tới dân tộc Lào ngàn đờiNgay cả khi ăn súp tây và bơTôi vẫn muốn được nếm cơm gạo nếp

Cơm nếp mang vị thực đậm đàPadek(2) Lao lại thơm ngon da diếtDù người nước ngoài không thích mùi vị của nóNhưng đó mới thực là biểu tượng ẩm thực của tổ tiên người Lào

Hương vị của thế giới không thơm hơn hoa ChampaGạo nếp dính trên tay và padek đậm trong lưỡiDù có sống ở mảnh đất xa xôi này vẫn luôn nghĩ tớiNhững mùi thơm và hương vị đậm đà ta yêu thích suốt đời.

Soukhee Norasilp (Lào) (Báo Văn nghệ số 5 – Ngày 4/2/2012)

1. Champa: Quốc hoa của Lào2. Padek: Một món cá được lên men dùng trong nhữngbữa ăn truyền thống, tương tự như nước mắm

Created by Nguyen Anh - 48 -Nguyen Anh Page 48 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201248

Page 49: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươi GIỚI THIỆU SÁCH

1. HOÀI NGUYÊN. Lào - Đất nước - Con người/ Hoài Nguyên.-H. : Chính trị quốc gia, 2008. -906tr. ; 21cm

959.4L108Đ

Với độ dày hơn 900 trang in, tác phẩm không chỉ đơn thuần là một công trình nghiên cứu khoa học mà còn là một trong những biểu tượng sinh động về tình cảm thiêng liêng của mối quan hệ Lào - Việt, trải qua bao biến cố của lịch sử vẫn đậm đà tình nghĩa thủy chung, trong sáng như Chủ tịch Xuphanuvông đã khẳng định: "Mối tình hữu nghị đó cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm, ngát thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất".

2. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào Lào - Việt Nam 1930 - 2007: Biên niên sự kiện .- H. : Chính trị quốc gia, 2011. T.1.- 951tr. ; 24cm

327.5970594 L302S

Tập hợp các sự kiện lịch sử về tình đoàn kết son sắt thủy chung giữa hai nước trong những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay; Cuốn sách đã trình bày khái quát, phục dựng lại tiến trình lịch sử của tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, giúp bạn đọc hiểu rõ thêm một giai đoạn lịch sử hào hùng nhất của hai dân tộc Việt - Lào anh em. Tình đoàn kết đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp trong gần một thế kỷ đã lập nên kỳ tích, đem lại độc lập, hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho hai dân tộc.

3. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào Lào - Việt Nam 1930 - 2007.- H. : Chính trị quốc gia, 2011 . - 884.tr. ; 24cm

327.5970994 L302S

Được chia thành 4 phần, 10 chương có giá trị khoa học và mang ý nghĩa lý luận chính trị vô cùng sâu sắc, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau từ lâu đời của hai nước láng giềng thân thiện “tối lửa tắt đèn có nhau”. Nội dung cuốn sách thể hiện rõ bản chất và quá trình phát triển của mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào qua những chặng đường lịch sử với biết bao hy sinh, gian khổ và vô

Created by Nguyen Anh - 49 -Nguyen Anh Page 49 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 49

Page 50: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươivàn những thử thách khắc nghiệt; Nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân hai nước bằng sức lực, trí tuệ và cả máu xương của mình đã góp phần bảo vệ, gìn giữ, vun đắp và phát triển mãi mãi mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc… đồng thời cuốn sách còn đúc kết các bài học kinh nghiệm, gợi mở những vấn đề vận dụng vào hiện tại và tương lai.

4. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) : Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.- H. : Chính trị Quốc gia, 2011.- 546tr. ; 24cm

327.5970594 L302S

Bao gồm các bài viết được chọn lọc của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và một số địa phương của Việt Nam và Lào như: Tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, niềm tự hào của hai dân tộc chúng ta của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn; Một tình bạn trong sáng, thủy chung, mẫu mực của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Xây dựng và vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Về mối quan hệ đặc biệt giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Quan hệ thắm tình hữu nghị đặc biệt giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Tình hữu nghị đặc biệt vĩ đại giữa Lào và Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đơm hoa kết trái của đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào; Tình hữu nghị, đoàn kết trong sáng Lào - Việt Nam đời đời bền vững của đồng chí Khăm Tày Xiphănđon, Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào; Tăng cường mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam trong thời kỳ mới của đồng chí Chummaly Xaynhaxỏn, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào; Tình hữu nghị, đoàn kết vĩ đại Lào - Việt Nam đời đời sống mãi của đồng chí Xámản Vinhakệt, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII… Cuốn sách Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước thể hiện tầm tư tưởng lớn về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam quan điểm, đường lối, chủ trương và chính sách đối ngoại của cả hai nước đồng thời khẳng định quyết tâm của hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước trong việc đưa mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam lên một tầm cao mới.

5. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) = History of Viet Nam - Laos, Laos - Viet Nam special relationship (1930 - 2007).- H. : Tiến bộ, 2011.- 224tr. ; 29cm

327.5970594 L302S

Là kết quả của tinh thần lao động, tình cảm, tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ và cán bộ văn hóa của hai nước; Cuốn sách đã phản ánh một cách chân thực và sinh động tầm vóc vĩ đại quan hệ

Created by Nguyen Anh - 50 -Nguyen Anh Page 50 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/201250

Page 51: QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRƯỜNG …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso52012.doc · Web viewTrong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, Việt

Như cây đời mãi mãi xanh tươiđặc biệt Việt - Lào trong suốt 80 năm qua. Tập hợp hơn 300 bức ảnh tư liệu quý giá, được chú thích bằng ba thứ tiếng: Việt Nam, Lào và Anh, có nội dung chia thành ba phần chính: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân hai nước Việt Nam và Lào đoàn kết giúp đỡ nhau đấu tranh giành độc lập, tự do (1930 - 1945); Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào chống thực dân, đế quốc xâm lược (1945 - 1975); Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1976 - 2007) công trình lịch sử bằng ảnh này là một tài liệu quý, có giá trị to lớn cả về nội dung, hình thức và nghệ thuật, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc cả về đối nội và đối ngoại. Cuốn sách đã góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, vun đắp truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, nương tựa vào nhau của nhân dân hai nước với tinh thần đồng cam cộng khổ "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa"; Đồng thời, làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về mối tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào - tài sản vô giá cần phải giữ gìn, phát huy và truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau.

Created by Nguyen Anh - 51 -Nguyen Anh Page 51 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 5/2012 51