quý tỵ - 2013 - isos.gov.vnisos.gov.vn/portals/0/thongtincchc/cchc012013.pdf · nước gửi...

28

Upload: ngokiet

Post on 13-Apr-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/20131

THƯ CỦA TỔNG BIÊN TẬPBạn đọc thân mến,Nhân dịp đón mừng Xuân mới Quý Tỵ 2013, Thông tin cải cách nền hành chính nhà

nước gửi tới các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc gần xa những tình cảm và lời chúcmừng tốt đẹp nhất.

Trong năm qua, Bản tin đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhàquản lý, sự cộng tác, cổ vũ tích cực, nhiệt tình từ cộng tác viên và bạn đọc trong cả nước,nhờ vậy đã kịp thời đưa thông tin về tình hình triển khai và kết quả thực hiện các nghịquyết của Đảng, các văn bản, chính sách của Nhà nước về công tác cải cách hành chínhtới bạn đọc. Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước xin gửi lời cảm ơn chân thànhvà đánh giá cao sự giúp đỡ, cộng tác quý báu đó. Trong thời gian tới, chúng tôi mongmuốn tiếp tục nhận được sự tham gia tích cực hơn nữa của cộng tác viên, sự đóng gópý kiến, tin bài của bạn đọc để nâng cao chất lượng Thông tin cải cách nền hành chínhnhà nước, cung cấp các thông tin về cải cách hành chính kịp thời, chính xác, góp phầnthúc đẩy sự nghiệp cải cách hành chính và thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Thay mặt Ban Biên tập, tôi thân ái gửi tới các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc lờichúc đầu Xuân sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.

Tổng biên tậpTS. Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ,

Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Quý Tỵ - 2013

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/20132

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAICHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢICÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAIĐOẠN 2011 – 2020

Năm 2012 là năm đầu tiên triển khai thựchiện Chương trình tổng thể cải cách hànhchính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ban hànhtheo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày08/11/2011 của Chính phủ (sau đây gọi tắt làNghị quyết số 30c/NQ-CP), thực hiện chỉ đạocủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vàhướng dẫn của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địaphương đã tích cực, chủ động tổ chức hội nghịquán triệt, triển khai thực hiện Chương trìnhtổng thể, đồng thời tiến hành xây dựng, banhành kế hoạch cải cách hành chính năm 2012,kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2012 –2015 phù hợp với điều kiện thực tế của mình.Đến nay, có 13/30 bộ, ngành và 61/63 địaphương đã ban hành kế hoạch cải cách hànhchính năm 2012; có 10/30 bộ, ngành, 55/63địa phương đã ban hành kế hoạch cải cáchhành chính giai đoạn 2012- 2015. Qua theodõi và tổng hợp báo cáo cho thấy, nhiều đơn vịthực hiện tốt công tác cải cách hành chính vàđã hoàn thành 100% kế hoạch đề ra trong năm2012, như: Bộ Công Thương, tỉnh Long An,tỉnh Thái Bình, tỉnh Gia Lai, tỉnh Sóc Trăng,tỉnh Thái Nguyên.... Mặt khác, đến nay có 04bộ, ngành, 08 địa phương đã ban hành kếhoạch cải cách hành chính năm 2013 và nhiềuđịa phương đã hoàn thiện dự thảo kế hoạch đểtrình phê duyệt. Từ kết quả năm 2012 chothấy, công tác cải cách hành chính ngày càngnhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao củalãnh đạo các ngành, các cấp.

Nhìn chung, trong năm 2012, công tác cảicách hành chính ở các bộ, ngành, địa phươngđược triển khai thực hiện trên cả 6 lĩnh vựcđược quy định tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP:

1. Kết quả đạt đượca) Một số thể chế quan trọng được ban

hành trong năm 2012:

- Trong năm 2012, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày18/4/2012 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa bộ, cơ quan ngang bộ (thay thế Nghị địnhsố 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quanngang bộ). Đây là Nghị định rất quan trọng,có ý nghĩa to lớn đối với việc kiện toàn tổchức và vận hành của các bộ, cơ quan ngangbộ, trong đó đã có một số điều chỉnh quantrọng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ củaChính phủ nhiệm kỳ khóa XIII. Trên cơ sởđó, các bộ, ngành đang tích cực thực hiện ràsoát lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chứcđể xây dựng và trình Chính phủ Nghị địnhthay thế, sửa đổi, bổ sung Nghị định quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của cơ quan mình. Cho đến nay, Chínhphủ đã ban hành các Nghị định quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa 06 bộ, cơ quan ngang bộ là: Bộ Nội vụ;Bộ Y tế; Văn phòng Chính phủ; Thanh traChính phủ; Ủy ban Dân tộc; Bộ CôngThương. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tiếp tụckhẩn trương thẩm định, trình Chính phủ banhành Nghị định quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơquan còn lại. Đồng thời, Bộ đã trình Chínhphủ dự thảo Nghị định thay thế các Nghị địnhquy định về tổ chức các cơ quan chuyên môncấp tỉnh, cấp huyện (Nghị định số13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Nghịđịnh số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008).

- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại cơquan hành chính nhà nước và đơn vị sựnghiệp công lập được các bộ, ngành, địaphương tiếp tục duy trì và đẩy mạnh trên cơsở thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CPngày 17/10/2005, Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/4/2006. Nhìn chung cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm đã tạo điều kiệnthuận lợi cho các cơ quan hành chính nhànước, các đơn vị sự nghiệp công lập chủ độnghơn trong việc triển khai kế hoạch sử dụngngân sách, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chứcvà người lao động, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Ngày

Tin cải cách hành chínhKết quả công tác cải cáchhành chính năm 2012

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/20133

15/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 85/2012/NĐ-CP quy định cơ chế hoạtđộng, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sựnghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khámbệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh công lập. Theo đó, Nghị định đãcó nhiều quy định mới về đổi mới cơ chếquản lý trong các đơn vị sự nghiệp y tế cônglập, trong đó có cơ chế tài chính cho các hạngmục chi, sử dụng nguồn thu để chi trả thunhập tăng thêm cho người lao động có nhiềuđóng góp trong việc hoàn thành nhiệm vụchuyên môn của đơn vị nhằm khuyến khích,thu hút các chuyên gia, thầy thuốc giỏi vàolàm việc tại đơn vị, nâng cao chất lượng phụcvụ nhân dân. Đặc biệt, Nghị định đã quy địnhchặt chẽ về giá dịch vụ khám bệnh, chữabệnh, đồng thời nghiêm cấm các cơ sở y tế,công chức, viên chức y tế thu thêm của ngườibệnh ngoài mức giá đã được cơ quan có thẩmquyền quy định, góp phần phòng chống tiêucực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, dầntạo được lòng tin trong nhân dân.

Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối vớicác tổ chức khoa học và công nghệ (theoNghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị địnhsố 96/2010/NĐ-CP) tiếp tục được thực hiện,góp phần nâng cao năng suất, chất lượng vàkhả năng cạnh tranh sản phẩm của các doanhnghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa. Ngày22/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 592/QĐ-TTg phê duyệtChương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệpkhoa học và công nghệ, các tổ chức khoa họcvà công nghệ công lập thực hiện cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm. Theo đó, Chươngtrình hỗ trợ hình thành và phát triển cácdoanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợchuyển đổi các tổ chức khoa học và côngnghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm nhằm tăng cườngtrách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủđộng, năng động, sáng tạo và hiệu quả củacác tổ chức này.

- Công tác xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcđược các bộ, ngành, địa phương thực hiệnnghiêm túc trên cơ sở các quy định của LuậtCán bộ, công chức, Luật Viên chức và các

văn bản hướng dẫn. Trong năm 2012, Thủtướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệtĐề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,công chức” với những nội dung đẩy mạnhphân cấp quản lý và hoàn thiện việc tổ chứccông vụ gọn nhẹ; giảm quy mô công vụ,tránh chồng chéo, tiếp tục tinh giản biên chế,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức. Theo mục tiêu của Đề án, đến năm2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhànước từ Trung ương đến cấp huyện xây dựngvà được phê duyệt Danh mục vị trí việc làmvà cơ cấu công chức theo ngạch; sửa đổi, bổsung và xây dựng được 100% các chức danhvà tiêu chuẩn công chức; thực hiện thí điểmđổi mới việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lýcấp vụ và tương đương trở xuống... Tổ chứcthực hiện tốt Đề án trong thời gian tới sẽđóng vai trò quan trọng hướng tới đạt mụctiêu xây dựng một nền công vụ “Chuyênnghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch,hiệu quả”.

- Để tăng cường quản lý và nâng cao chấtlượng hoạt động của hệ thống đơn vị sựnghiệp công lập từ Trung ương đến địaphương và phù hợp với quy định của LuậtViên chức, ngày 28/6/2012 Chính phủ đã banhành Nghị định số 55/2012/NĐ-CP quy địnhvề thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sựnghiệp công lập. Theo đó, quy định về thànhlập mới đơn vị sự nghiệp công lập đã đượccải cách theo hướng xác định rõ danh mục vịtrí việc làm và số lượng nhân sự dự kiếntrước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt,góp phần khắc phục tình trạng bất hợp lýtrong tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệpcông lập thời gian qua. Đồng thời, Nghị địnhđã quy định cụ thể hơn về thành phần hồ sơ,điều kiện, thời gian và thẩm quyền giải quyếtđối với các thủ tục thành lập, tổ chức lại, giảithể các đơn vị sự nghiệp công lập, góp phầncông khai, minh bạch trong giải quyết thủ tụchành chính.

b) Chỉ số cải cách hành chính của các bộ,cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương:

Triển khai thực hiện nhiệm vụ được Chínhphủ giao tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP, Bộ

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/20134

Tin cải cách hành chínhNội vụ đã nghiên cứu, xây dựng Chỉ số theodõi, đánh giá cải cách hành chính và tổ chứcáp dụng thí điểm thành công tại một số bộ,tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kếtquả đánh giá và xếp hạng các bộ, tỉnh, thànhphố đã phản ánh thực chất mức độ, tình hìnhtriển khai và kết quả đạt được trong công táccải cách hành chính tại các đơn vị thí điểmnăm 2011. Trên cơ sở kết quả thí điểm, Bộ đãnghiên cứu, hoàn thiện Chỉ số để đưa vào Đềán Xác định Chỉ số cải cách hành chính củacác bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vàđã phê duyệt tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012. Từ đó, giúp Chínhphủ có bộ công cụ đánh giá thực chất, kháchquan và lượng hóa được kết quả triển khai cảicách hành chính hàng năm của các bộ, ngành,địa phương, làm cơ sở cho việc xếp hạng kếtquả cải cách hành chính giữa các bộ, ngànhcũng như giữa các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương với nhau. Hơn nữa, Chỉ số cảicách hành chính được triển khai sẽ giúp cácbộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có cơ sở xây dựng cácChỉ số để đánh giá kết quả triển khai cải cáchhành chính hàng năm của các cơ quan, đơn vịtrực thuộc, đánh dấu bước thay đổi quantrọng trong theo dõi, đánh giá cải cách hànhchính của các bộ, ngành và địa phương. Thựchiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc, ngày 17/12/2012, Bộ đãtổ chức Lễ công bố Chỉ số cải cách hànhchính để kịp thời thông tin về mục tiêu, ýnghĩa và nội dung của Chỉ số cho các cơ quanhành chính, tổ chức quốc tế và các cơ quanthông tấn, báo chí.

c) Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấphuyện:

Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thôngtiếp tục được các địa phương quan tâm, triểnkhai thực hiện có hiệu quả. Đến nay, cả nướccó 88,3% số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh,98,4% đơn vị hành chính cấp huyện và96,7% đơn vị hành chính cấp xã đã triển khaithực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thôngtheo quy định tại Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá

trình triển khai, nhiều địa phương đã tăngcường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng côngnghệ thông tin để thực hiện cơ chế một cửa,một cửa liên thông hiện đại tại Bộ phận tiếpnhận và trả kết quả cấp huyện và tiếp tụcnhân rộng. Đến nay, có 203/700 đơn vị hànhchính cấp huyện của 42 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương triển khai thực hiện cơ chếmột cửa, một cửa liên thông hiện đại tạiUBND cấp huyện. Đặc biệt, đã có 9 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương triển khaithực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thônghiện đại tại 100% đơn vị hành chính cấphuyện (các thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội,Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng; các tỉnh: BàRịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, NinhBình). Việc thực hiện cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông hiện đại đã góp phần làm chohoạt động của cơ quan hành chính hiệu quảhơn, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân,minh bạch hoá, giảm chi phí thực hiện thủ tụchành chính, thúc đẩy công tác phòng chốngtham nhũng, tạo niềm tin cho nhân dân.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Nội vụ và ýkiến của các địa phương tại Hội nghị trựctuyến của Chính phủ về tổng kết, nhân rộngtriển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửaliên thông hiện đại tại UBND cấp huyện ngày04/12/2012, Phó Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tiếp tục triểnkhai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiệnđại tại UBND cấp huyện và yêu cầu cơ quanchuyên môn trong giải quyết các công việc cóliên quan trực tiếp tới người dân, tổ chức phảithực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảtheo đúng quy định. Đồng thời, yêu cầu BộNội vụ sớm hoàn thiện Đề án “Hỗ trợ nhânrộng triển khai cơ chế một cửa, một cửa liênthông hiện đại tại UBND cấp huyện” để triểnkhai thực hiện. Đến nay, Bộ Nội vụ đã hoànthiện Đề án và trình Thủ tướng Chính phủxem xét, phê duyệt tại Tờ trình số 4617/TTr-BNV ngày 19/12/2012.

d) Cải cách thủ tục hành chính:Công tác cải cách thủ tục hành chính trong

năm 2012 được các bộ, ngành, địa phươngtiếp tục đẩy mạnh, tập trung vào việc triểnkhai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:Thực thi 25 Nghị quyết của Chính phủ về phê

5 Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013

Tin cải cách hành chínhduyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hànhchính; thực hiện đánh giá tác động về quyđịnh thủ tục hành chính trong các dự án, dựthảo văn bản quy phạm pháp luật; thực hiệnkế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính,nhất là các thủ tục hành chính trọng tâm phảirà soát trong năm đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTgngày 05/3/2012; công bố, công khai và cậpnhật, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủtục hành chính.

Theo báo cáo, tính đến 9/2012, các bộ,ngành đã hoàn thành hoặc trình cấp có thẩmquyền ban hành để đơn giản hóa được 3779thủ tục hành chính trong tổng số 4751 thủ tụchành chính đã được phê duyệt tại 25 Nghịquyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tụchành chính (đạt tỷ lệ 80%). Các bộ, ngành, địaphương đã thực hiện tốt việc rà soát 24 nhómthủ tục hành chính trọng tâm và các quy địnhcó liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh và đời sống của người dân theo chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số263/QĐ-TTg. Hoạt động tiếp nhận và xử lýphản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức vềquy định hành chính có nhiều chuyển biếntích cực tại các bộ, ngành, địa phương, trongnăm đã tiếp nhận hơn 1631 phản ánh, kiếnnghị, qua đó đề xuất, kiến nghị các cơ quan cóthẩm quyền xem xét, tháo gỡ khó khăn,vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp.

Việc cập nhật, công bố, công khai và đánhgiá tác động thủ tục hành chính đã được thựchiện tốt tại nhiều bộ, ngành, địa phương. Đếnnay, hầu hết thủ tục hành chính đã được cácbộ, ngành, địa phương cập nhật, công khaitrên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hànhchính và các phương tiện thông tin đại chúng,giúp cho người dân, tổ chức dễ dàng tiếp cậnvà nắm bắt thông tin về quy trình thủ tục trướckhi tiến hành giao dịch tại cơ quan nhà nước.

đ) Công tác thông tin, tuyên truyền vàkiểm tra cải cách hành chính:

- Công tác tuyên truyền về cải cách hànhchính được nhiều bộ, ngành và địa phươngchú trọng đẩy mạnh trên các phương tiệnthông tin đại chúng để truyền tải nội dung, kếtquả triển khai cải cách hành chính tới cán bộ,công chức, viên chức, người dân và xã hội.

Trong năm, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo các cơquan, đơn vị trực thuộc chủ động phối hợpvới Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Namđể tham gia ghi hình tuyên truyền những nộidung cơ bản của Chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020. Đồng thời, Bộ cũng đã tổ chức 02 Hộinghị tập huấn công tác tuyên truyền cải cáchhành chính cho các cơ quan thông tấn, báochí ở Trung ương và địa phương theo hai khuvực (phía Bắc và phía Nam). Qua tập huấn đãtrang bị cho các học viên là những người trựctiếp thực hiện tuyên truyền cải cách hànhchính hiểu chính xác, nắm rõ những nội dungcơ bản và những điểm mới của Chương trìnhtổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 -2020; trao đổi những biện pháp tuyên truyềncải cách hành chính đạt hiệu quả hơn trongthời gian tới. Ngoài việc tích cực tuyêntruyền trên các báo, tạp chí, đài phát thanh –truyền hình, nhiều nơi thực hiện tuyên truyềncải cách hành chính thông qua các hình thứckhác, như: Phối hợp giữa các cơ quan quản lýnhà nước với các tổ chức đoàn thể (Côngđoàn Viên chức, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,Mặt trận tổ quốc Việt Nam) để tổ chức cáccuộc thi viết, tìm hiểu về cải cách hành chính,Chương trình tổng thể; thông qua các diễnđàn, cuộc tọa đàm, đối thoại trực tuyến trênCổng thông tin điện tử của Chính phủ và cácbộ, ngành, địa phương.

- Công tác thanh tra, kiểm tra tình hìnhthực hiện cải cách hành chính đã được nhiềubộ, ngành và địa phương triển khai thực hiệnnghiêm túc, có nền nếp để đảm bảo kế hoạchcải cách hành chính năm được thực hiện đúngtiến độ, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra. Quathanh tra, kiểm tra đã kịp thời biểu dương,động viên những đơn vị làm tốt và phát hiệnnhững sai phạm để có những chấn chỉnhtrong quá trình thực hiện. Một số nơi thựchiện tốt công tác này là: Bộ Công an, BộCông Thương, tỉnh Thái Bình, tỉnh ĐồngNai, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bạc Liêu, tỉnhQuảng Ninh…

2. Những tồn tại, hạn chếTừ kết quả trên có thể thấy, công tác cải

cách hành chính tại các bộ, ngành, địa

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/20136

phương trong năm 2012 đã có nhiều chuyểnbiến tích cực hơn so với năm trước. Tuynhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, vẫncòn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phụctrong thời gian tới, cụ thể như sau:

- Nhìn chung, việc triển khai thực hiệnChương trình tổng thể cải cách hành chính tạicác bộ, ngành, địa phương còn chậm, kết quảđạt được chưa rõ rệt, chưa mang lại tác độngcụ thể cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp;

- Nhiều thể chế, đề án quan trọng chưađược xây dựng và thông qua, như:

+ Thể chế về xây dựng cơ cấu công chứctheo vị trí việc làm;

+ Thể chế về đánh giá công chức trên cơsở kết quả công việc;

+ Một số đề án, dự án cải cách hành chínhphân công cho các bộ, cơ quan ngang bộ theoquy định tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP;

+ Các Nghị định quy định về tổ chức cơquan chuyên môn cấp tỉnh, huyện.

- Chưa có sự chuyển biến rõ nét trongnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ côngchức, viên chức;

- Thủ tục hành chính vẫn cần cải cáchmạnh mẽ hơn nữa để phục vụ, tạo thuận lợicho cá nhân, tổ chức; môi trường kinh doanhchưa thông thoáng.

3. Nguyên nhân- Người đứng đầu một số bộ, ngành, địa

phương, nhất là các bộ, ngành chưa quan tâmchỉ đạo quyết liệt thực hiện công tác cải cáchhành chính, chưa quan tâm đến khâu lập kếhoạch cải cách hành chính, bố trí nguồn lựcvà đôn đốc, kiểm tra thực hiện. Trong năm2012, chỉ có 13/30 bộ, ngành Trung ương cókế hoạch cải cách hành chính năm 2012 trongkhi ở địa phương là 61/63, trong đó nhiều bộquan trọng không có kế hoạch là: Văn phòngChính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin vàTruyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ytế, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải v.v....Hiện nay, vẫn còn nhiều đề án giao cho cácbộ, cơ quan ngang bộ tại Nghị quyết số30c/NQ-CP chưa được hoàn thành (Đề ánXây dựng Phương pháp đo lường sự hài lòngcủa người dân đối với dịch vụ y tế công, dịchvụ giáo dục công của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục

và Đào tạo; Đề án Văn hóa công vụ của Vănphòng Chính phủ v.v...);

- Công tác cải cách hành chính vẫn chưatạo được động lực cải cách trong đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức;

- Công tác tuyên truyền cải cách hànhchính còn chậm, kém hiệu quả nên nhận thứccủa cán bộ, công chức về nhiệm vụ cải cáchhành chính của Chính phủ và của cơ quan,đơn vị còn hạn chế.

II. TRỌNG TÂM CẢI CÁCH HÀNHCHÍNH NĂM 2013

Trong năm 2013, các bộ, ngành, địa phươngtiếp tục triển khai các nhiệm vụ cải cách hànhchính tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP theohướng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quảhơn. Theo đó, công tác cải cách hành chính tậptrung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Triển khai nhân rộng cơ chế một cửa,một cửa liên thông hiện đại cấp huyện.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án“Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, côngchức”, trong đó trọng tâm là xây dựng cơ cấucông chức theo vị trí việc làm và đổi mớicông tác đánh giá công chức trên cơ sở kếtquả công việc.

3. Xác định Chỉ số cải cách hành chínhnăm 2012 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và tổ chức công bố Chỉ số vàoQuý II/2013.

4. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và ban hànhcác Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cácNghị định quy định tổ chức cơ quan chuyênmôn cấp tỉnh, cấp huyện.

5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đivào thực chất, nhất là các thủ tục hành chínhliên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của người dân, doanh nghiệp như: Đầutư, đất đai, xây dựng, y tế, giáo dục…

6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý hành chính và tronggiải quyết công việc của người dân, doanhnghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, kịp thời trongthực thi công vụ, tính chính xác, khách quantrong đánh giá kết quả hoạt động g

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/20137

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcông chức là một nhiệm vụ quan trọng

của mọi cơ quan nhà nước và được thực hiệnbởi nhiều giải pháp và chính sách. Trong đó,việc tổ chức thi tuyển để lựa chọn những ngườicó đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, bổ sungvào đội ngũ công chức là một trong các giảipháp quan trọng và cần thiết. Theo quy địnhcủa pháp luật, việc tổ chức thi tuyển phải thựchiện theo nguyên tắc: khách quan, công bằngvà chất lượng. Mọi công dân có đủ điều kiện,tiêu chuẩn đều có cơ hội như nhau để đăng kývà tham gia quá trình lựa chọn vào công chức.

Thực hiện Luật Cán bộ, công chức và tạotiền đề cho việc triển khai thực hiện Quyếtđịnh số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩymạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”,theo đó, mục tiêu đến năm 2015, 100% cáccơ quan ở Trung ương và 70% các cơ quan ởđịa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tinhọc vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức.Chính vì vậy, Bộ Nội vụ quyết định đi tiênphong trong việc đổi mới phương thức thituyển công chức bằng việc ứng dụng côngnghệ thông tin. Các thí sinh được thi trắcnghiệm các môn kiến thức chuyên ngành, tinhọc, ngoại ngữ trực tiếp trên máy tính. Vớihình thức thi này, Hội đồng thi chỉ xây dựngngân hàng câu hỏi và đáp án để đưa vào máy

tính, còn việc ra đề thi, chấm thi, đánh giá kếtquả thi và quản lý thời gian thi đều do máytính thực hiện. Điều này sẽ góp phần thựchiện một cách triệt để nguyên tắc khách quan,công bằng trong kỳ thi, đồng thời góp phầnxóa bỏ những băn khoăn, nghi ngờ về cáchiện tượng tiêu cực mà dư luận đề cập đếnđối với việc tuyển dụng công chức trong thờigian gần đây.

Kỳ thi tuyển dụng công chức năm 2012 củaBộ Nội vụ đã diễn ra trong 3 ngày 05 -07/01/2013. Đã có 349 thí sinh dự tuyển vớichỉ tiêu tuyển dụng là 52 để bổ sung cho cácđơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Với tinh thầnnâng cao chất lượng, thực hiện nguyên tắccạnh tranh, khách quan, công bằng để lựa chọnđược những người có đủ phẩm chất, trình độvà năng lực, Bộ Nội vụ đã trở thành cơ quanđầu tiên trong cả nước tuyển chọn công chứcbằng hình thức thi trực tuyến trên máy tính.

Trong thời gian diễn ra kỳ thi, các thí sinhđều cảm thấy phấn khởi, tin tưởng và yên tâmvì được tham gia một kỳ thi có sự cạnh tranhcông bằng. Sau khi làm bài thi trên máy tínhxong, thí sinh được biết ngay điểm bài làm củamình. Có ý kiến đề xuất nên nghiên cứu để tổchức thi toàn bộ các môn thi trên máy tínhtrong những kỳ thi tuyển dụng công chức tới.

Phần mềm phục vụ cho kỳ thi do Viện Khoahọc tổ chức nhà nước chủ trì xây dựng. Phầnmềm này đã được ứng dụng thí điểm thànhcông cho việc tổ chức thi tuyển dụng viên chứcnăm 2011 của Viện Khoa học tổ chức nhànước. Trên cơ sở kết quả của kỳ thi tuyển dụngcông chức lần này, Viện sẽ tiếp tục bổ sung,hoàn thiện phần mềm để phục vụ các nhiệm vụđược Lãnh đạo Bộ giao trong thời gian tới g

(Tin và ảnh: Phạm Huyền Trang – ViệnKhoa học tổ chức nhà nước)

Ngày 03/01/2013 tại Hà Nội, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức họp

triển khai Bộ chỉ số của Chính phủ về cảicách thủ tục hành chính. Thứ trưởng Bộ

Tin cải cách hành chínhBộ Nội vụ: Đổi mới việc thi tuyển dụng công chức

Quang cảnh một buổi thiẢnh: Huyền Trang

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triểnkhai Bộ chỉ số của Chính phủvề cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/20138

GD&ĐT Trần Quang Quý chủ trì, với sựtham dự của lãnh đạo Văn phòng, các cục, vụchức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ trưởng Trần Quang Quý cho biết

cuộc họp được tổ chức trên cơ sở thực hiệncông tác cải cách thủ tục hành chính của BộGiáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ. Đây là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng Chính phủ giao cho cácbộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện,trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo, với yêucầu tạo được sự hài lòng của nhân dân đối vớinền giáo dục và đào tạo đất nước, thông quaviệc đơn giản hoá thủ tục hành chính, nângcao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vựcđược giao.

Ngay từ khi Chính phủ ban hành Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2011 - 2020 (theo Nghị quyết số30c/NQ-CP ngày 08/11/2011), Bộ Giáo dụcvà Đào tạo đã ban hành và triển khai kếhoạch cải cách thủ tục hành chính giai đoạn2011 - 2020. Bộ chỉ số cải cách thủ tục hànhchính được Bộ soạn thảo (trực tiếp thực hiệnlà Vụ Tổ chức Cán bộ) đưa ra lấy ý kiến củacác đơn vị trực thuộc trong cuộc họp này căncứ trên cơ sở Nghị quyết số 30c của Chínhphủ và Đề án “Xác định Chỉ số cải cách thủtục hành chính của các bộ, cơ quan ngangbộ, UBDN các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương” do Bộ Nội vụ xây dựng; giaonhiệm vụ thực hiện công tác cải cách thủ tục

hành chính cho từng đơn vị trong cơ quan Bộtriển khai thực hiện; đồng thời là căn cứ đểđánh giá các kết quả thực hiện trên cơ sởlượng hoá theo tiêu chí với những số điểm cụthể, thay vì đánh giá nặng về định tính nhưtrước đây.

Theo yêu cầu của Thứ trưởng TrầnQuang Quý, đại diện lãnh đạo các đơn vịtrực thuộc cơ quan Bộ trong cuộc họp nàyđã có những ý kiến đóng góp cụ thể cho Dựthảo “Giao nhiệm vụ thực hiện công tác cảicách thủ tục hành chính” (thực tế là Bộ chỉsố của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cải cáchthủ tục hành chính) mà Vụ Tổ chức Cán bộđược giao nhiệm vụ xây dựng; trong đó tậptrung vào các nhiệm vụ, nội dung công việcđơn vị mình được giao, tiến độ thực hiện…Thứ trưởng Trần Quang Quý cho biết các ýkiến góp ý này sẽ được đơn vị chịu tráchnhiệm soạn thảo Dự thảo là Vụ Tổ chức Cánbộ tiếp thu, chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiệnDự thảo trước khi trình Bộ trưởng ký banhành, để kịp thời triển khai trong thời giansớm nhất g

(Nguồn: www.gdtd.vn)

Ngày 07/01/2013, UBND TP. Hà Nội đãban hành văn bản sô 235/UBND-

KSTTHC vê việc thực hiện cơ chê một cửa,một cửa liên thông hiện đại tại UBND câp huyện.

Theo đó, UBND Thành phố (TP) yêu câuGiám đôc các sở, ban, ngành và Chủ tịchUBND các quận, huyện, thị xã quan tâm chỉđạo một cách quyêt liệt hơn nữa việc thựchiện cơ chê một cửa, cơ chế một cửa liênthông hiện đại; phân công nhiệm vụ, quyênhạn và tăng cường kiêm tra, đôn đôc cán bô,công chức thực hiện công vụ theo cơ chê mộtcửa, một cửa liên thông hiện đại; bô trí hòmthư góp ý của công dân và tô chức vê việcthực hiện cơ chê một cửa, một cửa liên thông

Tin cải cách hành chính

TP. Hà Nội: Thực hiện cơ chế mộtcửa, cơ chế một cửa liên thônghiện đại tại UBND cấp huyện

Công tác cải cách thủ tục hành chính đượcBộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chi tiết cho từngđơn vị trực thuộc với các thang điểm đánhgiá cụ thể.

Ảnh: TL

Tin cải cách hành chínhhiện đại tại cơ quan, đơn vị mình. Trong quátrình ứng dụng CNTT khi giải quyêt thủ tụchành chính cân lông ghép với Chương trìnhquôc gia vê ứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại Quyêt định sô 1605/QĐ-TTg ngày28/8/2010.

Các sở, ban, ngành xác định rõ và xâydựng quy trình giải quyêt đôi với các thủ tụchành chính có tính liên thông thuộc lĩnh vựcdo ngành mình quản lý làm đâu môi tiêp nhânvà giải quyêt (liên thông giữa các sở, ban,ngành hoặc liên thông giữa các sở, ban,ngành với câp huyện, xã), tạo điêu kiện thuậnlợi cho công dân, tô chức trong giải quyêt thủtục hành chính được thuận tiện, nhanh chóng,tiêt kiệm thời gian và chi phí khi thực hiệnthủ tục hành chính.

UBND câp huyện cân tận dụng cơ sở vậtchât hiện có đê thực hiện cơ chê một cửa,những nơi chưa có hoặc cơ sở vật chât chưađạt yêu câu so với quy định cân xây dựng đêán, báo cáo UBND TP. UBND TP giao Sở Kêhoạch và Đâu tư chủ trì phôi hợp với các Sở:Tài chính, Nội vụ, Thông tin và Truyên thôngrà soát, tông hợp danh mục các đơn vị cânđược hô trợ kinh phí thực hiện cơ chê mộtcửa, một cửa liên thông hiện đại theo từngnăm và cả giai đoạn 2013-2015 báo cáoUBND TP xem xét, quyêt định bô trí ngânsách cho phù hợp g

(Nguồn: www.hanoimoi.com.vn)

Trong năm 2013, TP. Đà Nẵng sẽ pháttriển phiên bản di động của cổng thông

tin điện tử (TTĐT), tăng cường cung cấp cácdịch vụ công trực tuyến…

Theo thông tin tại buổi tổng kết hoạt độngnăm 2012 của Cổng TTĐT TP. Đà Nẵng,phiên bản di động của Cổng TTĐT TP. ĐàNẵng sẽ được phát triển trong năm 2013,phục vụ việc truy cập từ thiết bị cầm tay.Như vậy, Cổng TTĐT TP. Đà Nẵng sẽ duy trìsong song 4 phiên bản (cùng với phiên bảnTiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Nhật) phục vụngười dân.

Trong năm 2012, Đà Nẵng đã xử lý 2.751thủ tục hành chính qua dịch vụ công trựctuyến, trả lời phần lớn các thắc mắc của ngườidân thông qua Cổng TTĐT thành phố và cácwebsite thành viên, nhiều sở, ngành xử lýthành công 100% dịch vụ công trực tuyến.

Ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịchUBND TP. Đà Nẵng yêu cầu trong năm 2013không để xảy ra trường hợp câu hỏi, thắc mắccủa người dân không có trả lời, tăng cườngcung cấp, giải quyết các dịch vụ công trựctuyến, đó là cơ sở để người dân ngày càngquan tâm hơn tới chính quyền điện tử.

Cổng TTĐT TP. Đà Nẵng đảm bảo hoạt

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/20139

TP. Đà Nẵng đẩy mạnh phát triểncổng thông tin điện tử

Người dân giao dịch tại bộ phận “một cửa”huyện Chương Mỹ - Hà Nội

Ảnh: TL

Trong năm 2012, Đà Nẵng đã xử lý 2.751thủ tục hành chính qua dịch vụ côngtrực tuyến.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013 10

đồng thường xuyên, bảo mật an toàn thôngtin, liên kết chặt chẽ với Cổng TTĐT Chínhphủ, các bộ, ngành và phát triển, nâng cấpcác trang thông tin điện tử của các đơn vị.

Cổng TTĐT TP cũng sẽ tập trung pháttriển mạnh vào các dịch vụ công trực tuyến,giải đáp tất cả câu hỏi của người dân vàtruyền thông rộng rãi, kịp thời các chínhsách, chủ trương của TP g

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Trong năm 2012, công tác cải cách hànhchính (CCHC) đã được Tỉnh ủy -

HĐND- UBND tỉnh Phú Thọ chú trọng quantâm triển khai thực hiện đồng bộ cả 5 nộidung về: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức,bộ máy; xây dựng, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức; cải cách tài chínhcông và hiện đại hóa nền hành chính Nhànước, từ đó tạo những bước chuyển biến tíchcực trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạmpháp luật đã được hoàn thiện, hoạt độngquản lý, điều hành của các cơ quan Nhànước từng bước được công khai, minh bạchvà dân chủ, các cơ quan hành chính Nhànước đã có sự chuyển biến sang nền hànhchính phục vụ.

Chỉ số PCI của tỉnh đã được xếp thứ 27/63tỉnh, thành (tăng 26 bậc so với năm 2010).

Đến nay, 100% các sở, ban, ngành,UBND các huyện, thành, thị, xã, phường, thịtrấn đã duy trì triển khai thực hiện cơ chế mộtcửa để giải quyết các TTHC cho tổ chức,công dân. Đáng chú ý, một số lĩnh vực nhạycảm như thu hút đầu tư, cấp phép xây dựng,đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấucho doanh nghiệp; chuyển nhượng, thừa kế,tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tàisản gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cánhân sử dụng đất tại các phường, thị trấn đãđược thực hiện theo cơ chế một cửa liênthông. Tất cả các quy định về TTHC, thờihạn giải quyết, phí, lệ phí đều đã được các cơquan, đơn vị niêm yết công khai để tổ chức,công dân biết, thực hiện và giám sát kiểm tra,do đó đã từng bước khắc phục được tìnhtrạng sai sót, trả quá hạn, được đông đảonhân dân và doanh nghiệp ghi nhận, đánh giácao. Năm 2012, phòng Kiểm soát TTHC-UBND tỉnh đã tiến hành 2 đợt kiểm tra trựctiếp tại 16 sở, ban, ngành có TTHC và 13/13huyện, thành, thị; trong năm đã tiến hành ràsoát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung đối với 22TTHC thuộc 8 lĩnh vực đảm bảo tiến độ, chấtlượng theo đúng yêu cầu của Cục Kiểm soátTTHC; đến 15/12/2012, phòng đã phối hợpvới các sở, ban, ngành thống kê trình Chủtịch UBND tỉnh công bố sửa đổi, bổ sung đốivới 71 TTHC thuộc 7 lĩnh vực nâng tổng sốlên 1.850 TTHC được cập nhật vào cơ sở dữliệu quốc gia. Theo Phòng CCHC- Sở Nội vụtỉnh, trong năm số nhiệm vụ/đơn vị hoànthành kế hoạch là 1.933/1.934, đạt tỷ lệ99,95%; theo 29 tiêu chí có 7.564 cơ quan,đơn vị (cấp tỉnh, huyện, xã) thực hiện CCHC;số lượng TTHC được công khai đầy đủ, đúngquy định đạt tỷ lệ 100%; có 1.369 TTHCthực hiện ở địa phương được giải quyết theocơ chế một cửa (tỉnh 1.115, huyện 158, xã96); có 8 TTHC giải quyết theo cơ chế mộtcửa liên thông; theo 9 tiêu chí có 20/27 vấnđề đã được xử lý trong quá trình triển khainhiệm vụ CCHC…

Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hànhChương trình hành động nâng cao chỉ sốnăng lực cạnh tranh của tỉnh giai đoạn 2012-

Tin cải cách hành chính

Mô hình “Một cửa hiện đại” tại UBNDphường Gia Cẩm (TP. Việt Trì) được đôngđảo tổ chức, công dân đến giao dịch đánhgiá cao.

Ảnh: TL

Tỉnh Phú Thọ: Hiệu quả từ cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/201311

2015, trong đó tập trung hoàn thiện cải cáchcác thủ tục hành chính, nỗ lực xây dựng hệthống giải pháp, có các cơ chế chính sách phùhợp để khuyến khích các thành phần kinh tếtrên địa bàn tỉnh phát triển, phấn đấu đưa PhúThọ đến năm 2015 có vị trí xếp hạng PCI từmức trung bình trở lên so với toàn quốc, vàonhóm 5 tỉnh hàng đầu của vùng Trung du Bắcbộ. Để đạt mục tiêu đó, trong những năm tiếptheo tỉnh Phú Thọ tiếp tục xây dựng và triểnkhai thực hiện kế hoạch CCHC theo hướngnền hành chính phục vụ nhân dân; nhân rộngmô hình một cửa hiện đại để giải quyết cácTTHC cho tổ chức, công dân tại một số sở,ngành và UBND cấp huyện, xã; đẩy mạnhCCHC nhằm xây dựng một bộ máy hànhchính gọn nhẹ, tuân thủ pháp luật; tăng cườngbồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về CCHC,phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức; tăng cường cơ sở vật chấtcho các cơ quan hành chính Nhà nước, đặcbiệt ở cấp xã; tiếp tục áp dụng hệ thống quảnlý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO vàohoạt động của các cơ quan, đơn vị; ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý, xử lý côngviệc của các cơ quan nhà nước; tăng cườngviệc kiểm tra, giám sát để hoạt động CCHCthực sự đi vào chiều sâu, có chất lượng hơnnữa… tiến tới thực hiện mô hình hành chínhđiện tử tại các cơ quan nhà nước, góp phầntích cực vào việc ổn định chính trị và tăngtrưởng kinh tế của tỉnh g

(Nguồn: www.baophutho.vn)

Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đãđẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

vào cải cách thủ tục hành chính tại các bộphận, đến nay nhiều tiện ích đã được ứngdụng phục vụ tốt công việc hàng ngày chongười dân.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cungcấp các dịch vụ trực tuyến về đăng ký kinhdoanh, đăng ký cấp lại bản chính, bản saogiấy khai sinh, đăng ký cam kết bảo vệ môi

trường, đăng ký giấy phép xây dựng, đăng kýphương tiện thủy nội địa cho phép tổ chức vàcá nhân điền và gửi hồ sơ qua mạnghttp://dichvucongvithanh.haugiang.gov.vn,sau đó chỉ đến xuất trình hồ sơ gốc và nhậnkết quả.

Việc phát hành các văn bản từ thành phốxuống các phòng, ban và các xã, phườngcũng được thực hiện kịp thời, giảm chi phí đilại. Ông Đàm Văn Xám, Trưởng phòng Tàichính - Kế hoạch, thành phố Vị Thanh, nhậnxét: “Tôi thấy hiệu quả mang lại rất rõ, cácvăn bản như lịch làm việc, thông báo, thơmời… của UBND thành phố gửi cho cácphòng, ban và các xã, phường rất nhanh, việcchỉ đạo điều hành của UBND thành phố cũngmang lại hiệu quả hơn”.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịchThường trực UBND thành phố Vị Thanh,cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tụcđẩy mạnh công tác cải cách hành chính theohướng một cửa liên thông hiện đại, triển khaithực hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO vào tất cảcác thủ tục hành chính; xây dựng các phầnmềm chuyên ngành, đầu tư trang thiết bị vànâng cấp đường truyền cho các xã, phườngđể thực hiện trực tuyến trên môi trườngmạng và nhiều lĩnh vực khác, từng bước xâydựng nền hành chính thành phố theo hướnghiện đại…” g

(Nguồn: www.baohaugiang.com.vn)

Tin cải cách hành chính

Tỉnh Hậu Giang: Hiện đại hóagiải quyết thủ tục hành chính

Công chức tại Bộ phận một cửa thành phốVị Thanh, tỉnh Hậu Giang đang giải quyếthồ sơ cho người dân.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013 12

1. Năm 2012 là năm đầu tiên triển khaithực hiện Chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020ban hành theo Nghị quyết số 30c/NQ-CPngày 08/11/2011 của Chính phủ. Thực hiệnchỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủvà hướng dẫn của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành,địa phương đã tích cực, chủ động tổ chức hộinghị quán triệt, triển khai thực hiện Chươngtrình tổng thể, đồng thời tiến hành xây dựng,ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm2012, kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn2012 – 2015 phù hợp với điều kiện thực tếcủa mình. Trong năm 2012, có 13/30 bộ,ngành và 61/63 địa phương đã ban hành kếhoạch cải cách hành chính năm 2012; có10/30 bộ, ngành, 55/63 địa phương đã banhành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn2012- 2015.

2. Công tác cải cách thủ tục hành chínhđược các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩymạnh bằng việc triển khai thực hiện 25 Nghịquyết của Chính phủ về phê duyệt phương ánđơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnhvực quản lý nhà nước và Quyết định số263/QĐ-TTg ngày 05/3/2012 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt kế hoạch rà soát thủ tụchành chính trọng tâm năm 2012. Tính đếntháng 9/2012, các bộ, ngành đã hoàn thànhhoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đểđơn giản hoá được 3779 thủ tục hành chínhtrên tổng số 4751 thủ tục hành chính đã đượcphê duyệt tại 25 Nghị quyết của Chính phủ,đạt tỷ lệ 80%.

3. Chính phủ ban hành Nghị định số36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 quy địnhchức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của bộ, cơ quan ngang bộ thay thế Nghịđịnh số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2012

và một số Nghị định quy định chức năngnhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củacác bộ, cơ quan ngang bộ cho phù hợp vớiyêu cầu nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳkhóa XIII.

4. Đầu năm 2012, Bộ Thông tin và Truyềnthông (TT&TT) đã ban hành Bộ tiêu chí đánhgiá hệ thống một cửa điện tử áp dụng trêntoàn quốc. Đây là Bộ tiêu chí đầu tiên đánhgiá hệ thống Một cửa điện tử (MCĐT), Bộtiêu chí sẽ giúp các đơn vị chuyên tráchCNTT của các bộ, ngành ở Trung ương và SởTT&TT các địa phương tham khảo, đánh giáchất lượng hệ thống MCĐT định kỳ hoặc độtxuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảphục vụ của hệ thống MCĐT.

5. Ngày 17/12/2012, Bộ Nội vụ đã tổchức Lễ Công bố chỉ số cải cách hành chính(PAR Index). Bộ chỉ số PAR Index đã đượcBộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng và thực hiệnthí điểm thành công tại một số bộ, tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương. Ngày03/12/2012, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã banhành Quyết định số 1294/QĐ-BNV phêduyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hànhchính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương”. Việc xác định Chỉ số cải cáchhành chính là một giải pháp quan trọng, đánhdấu sự đổi mới công tác theo dõi, đánh giácải cách hành chính trong quá trình triểnkhai Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày08/11/2012 của Chính phủ phê duyệtChương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước giai đoạn 2011 - 2020, giúp đánhgiá một cách chính xác, khách quan, địnhlượng kết quả cải cách hành chính hàng nămvà so sánh, xếp hạng kết quả cải cách hànhchính hàng năm giữa các bộ, cơ quan ngang

Tin cải cách hành chính10 sự kiện tiêu biểu trong

lĩnh vực cải cách hành chính năm 2012

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/201313

bộ, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương với nhau.

6. Nhằm đánh giá Bộ phận một cửa cấphuyện một cách khoa học, khách quan, ngày15/02/2012, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyếtđịnh số 96/QĐ-BNV về việc triển khai thựchiện thí điểm Bộ chỉ số đánh giá Bộ phậnmột cửa cấp huyện (DOSSI) tại 47 huyệnthuộc 5 tỉnh là Thái Nguyên, Ninh Bình,Khánh Hòa, Long An và Bến Tre. Sau 5tháng thực hiện thí điểm, ngày 9/10/2012 tạiTP. Đà Nẵng, Bộ Nội vụ và Chương trìnhPhát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã tổchức “Tổng kết thí điểm và hoàn thiện Bộchỉ số đánh giá hoạt động của bộ phận mộtcửa cấp huyện”. Các địa phương thực hiệnthí điểm đều đánh giá cao Bộ chỉ số DOSSIvà cho rằng việc áp dụng Bộ chỉ số DOSSIlà hết sức cần thiết, đề nghị Bộ Nội vụ sớmhoàn thiện Bộ chỉ số này để áp dụng trongphạm vi cả nước, góp phần tăng cường chấtlượng giải quyết thủ tục hành chính, nângcao chất lượng phục vụ của cơ quan hànhchính nhà nước.

7. Ngày 18/10/2012, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cáchcông vụ, công chức” nhằm xây dựng một nềncông vụ bảo đảm “chuyên nghiệp, tráchnhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”, vớinhững nội dung đẩy mạnh phân cấp quản lývà hoàn thiện việc tổ chức công vụ gọn nhẹ;giảm quy mô công vụ, tránh chồng chéo, tiếptục tinh giản biên chế, nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức.

8. Bộ Nội vụ đi tiên phong trong việc đổimới phương thức tổ chức thi tuyển côngchức. Từ ngày 05/01/2013 đến ngày07/01/2013, kỳ thi tuyển công chức Bộ Nộivụ năm 2012 được tổ chức với điểm mới là3/5 nội dung thi được tiến hành bằng hìnhthức thi trên máy tính. Cách thi này sẽ gópphần thực hiện một cách triệt để nguyên tắckhách quan, công bằng, minh bạch trong kỳthi đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí vàcông sức.

9. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liênthông đã được các địa phương triển khaitích cực và có hiệu quả. Đến nay, cả nước

đã có 88,3% số cơ quan chuyên môn cấptỉnh, 98,4% đơn vị hành chính cấp huyệnvà 96,7% đơn vị hành chính cấp xã triểnkhai cơ chế một cửa, một cửa liên thôngtheo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đặcbiệt là có 203/700 đơn vị hành chính cấphuyện của 42 tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương triển khai cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông hiện đại tại Uỷ ban nhân dâncấp huyện. Tại Hội nghị trực tuyến tổng kếtvà nhân rộng triển khai cơ chế một cửa, cơchế một cửa liên thông hiện đại tại UBNDcấp huyện ngày 04/12/2012, Phó Thủtướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉđạo cần phải tiếp tục hoàn thiện và nhânrộng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liênthông hiện đại tại UBND cấp huyện nhằmđem lại sự thuận tiện và lợi ích cao hơn nữacho người dân, doanh nghiệp trong giảiquyết công việc với cơ quan hành chínhnhà nước.

10. Từ ngày 27/12/2012, Bộ Nội vụ bắtđầu tổ chức các kỳ thi nâng ngạch công chứcnăm 2011, 2012 theo nguyên tắc cạnh tranh,từ chuyên viên lên chuyên viên chính và từchuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp.Đây là một nỗ lực lớn và quyết tâm của Bộtrong việc đổi mới công tác thi nâng ngạchcông chức theo quy định của Luật Cán bộ,công chức năm 2008 g

Bộ Nội vụ đi tiên phong trong việc đổi mớiphương thức tổ chức thi tuyển công chức là1 trong 10 sự kiện tiêu biểu trong lĩnh vựccải cách hành chính năm 2012. Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013 14

Bất kỳ nền công vụ nào cũng đều chútrọng đến công tác đào tạo, bồidưỡng (ĐTBD) cán bộ, công chức(CBCC) nhằm nâng cao năng lực thực thicông vụ đảm bảo thực hiện hiệu quả chứcnăng, nhiệm vụ được giao. Trong thời gianqua công tác ĐTBD đã có những đóng gópđáng kể trong việc nâng cao chất lượng độingũ CBCC và công tác cải cách hành chính(CCHC). Tuy nhiên, công tác ĐTBD vẫnchưa đạt được hiệu quả như mong muốn,mà một trong những nguyên nhân lại nằm ởchỗ người ta chưa hiểu rõ và chưa đặtĐTBD vào đúng vị trí của nó trong việc xâydựng và phát triển đội ngũ CBCC và thựchiện CCHC. Trong bài viết này, tác giả tậptrung làm rõ quan niệm về ĐTBD CBCC,quy trình ĐTBD và thực hiện cải cách trongĐTBD CBCC nhằm nâng cao hiệu quả củahoạt động này.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcTrước hết, chúng ta cần thống nhất

quan niệm về ĐTBD. Thông thường, đàotạo được cho là “quá trình tác động đếncon người làm cho người đó lĩnh hội vànắm vững những tri thức, kỹ năng kỹxảo... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bịcho người đó thích nghi với cuộc sống vàkhả năng nhận một sự phân công lao độngnhất định”1. Đào tạo được xem như là mộtquá trình làm cho người ta “trở thànhngười có năng lực theo những tiêu chuẩnnhất định”, còn bồi dưỡng được xác địnhlà quá trình làm cho người ta “tăng thêmnăng lực hoặc phẩm chất”. Xét về mặt thờigian, đào tạo có thời gian dài hơn, thườnglà từ một năm học trở lên, về bằng cấp thìđào tạo có bằng cấp chứng nhận trình độđược đào tạo, còn bồi dưỡng thường chỉ

có chứng chỉ chứng nhận đã học qua khoábồi dưỡng. Việc tách bạch khái niệmĐTBD riêng rẽ chỉ để tiện cho việc phântích cặn kẽ sự giống và khác nhau giữađào tạo và bồi dưỡng. Ở đây chúng ta cầnđưa ra một định nghĩa chung cho ĐTBDCBCC.

Đào tạo được xác định như là quá trìnhlàm biến đổi hành vi con người một cáchcó hệ thống thông qua việc học tập. Việchọc tập này có được là kết quả của việcgiáo dục, hướng dẫn, phát triển, và lĩnh hộikinh nghiệm một cách có kế hoạch. Theođịnh nghĩa của Uỷ ban Nhân lực của Anh,ĐTBD CBCC được xác định như là: mộtquá trình có kế hoạch làm biến đổi thái độ,kiến thức hoặc kỹ năng thông qua việc họctập rèn luyện để làm việc có hiệu quảtrong một hoạt động hay trong một loạtcác hoạt động nào đó. Mục đích của nó,xét theo tình hình công tác ở tổ chức, làphát triển nâng cao năng lực cá nhân vàđáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại vàtương lai của cơ quan.

Trong đạo luật Liên bang của Mỹ, đàotạo được xác định như là một quá trìnhcung cấp và tạo dựng khả năng làm việccho người học và bố trí, đưa họ vào cácchương trình, khoá học, môn học, hệthống hoặc nói cách khác là huấn luyện vàgiáo dục được chuẩn bị, có kế hoạch, cósự kết hợp trong các lĩnh vực khoa học,chuyên ngành, kỹ thuật, cơ khí, thươngmại, văn phòng, tài chính, hành chính haycác lĩnh vực khác nhằm nâng cao kết quảthực hiện công việc của cá nhân, tổ chứcvà giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và mụctiêu công tác.

ĐTBD chính là việc tổ chức những cơhội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ

Cải cách quy trình đào tạo nhằm nâng caonăng lực thực thi công vụTS. Ngô Thành Can - Học viện Hành chính,

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/201315

chức đạt được mục tiêu của mình bằng việctăng cường năng lực, làm gia tăng giá trịcủa nguồn lực cơ bản quan trọng nhất làcon người, là CBCC làm việc trong tổchức. ĐTBD tác động đến con người trongtổ chức, làm cho họ có thể làm việc tốthơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khảnăng, tiềm năng vốn có của họ, phát huyhết năng lực làm việc của họ. Với quanniệm như vậy thì ĐTBD CBCC nhằm tớicác mục đích2 sau:

- Phát triển năng lực làm việc CBCC vànâng cao khả năng thực hiện công việc thựctế của họ.

- Giúp CBCC luôn phát triển để có thểđáp ứng được nhu cầu nhân lực trong tươnglai của tổ chức.

- Giảm thời gian học tập, làm quen vớicông việc mới của CBCC do thuyên chuyển,đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ

có đầy đủ khả năng làm việc một cáchnhanh chóng và tiết kiệm.

Nhìn chung, ĐTBD là hoạt động nhằm:- Trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức,

kỹ năng liên quan đến công việc;- Thay đổi thái độ và hành vi;- Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc;- Hoàn thành những mục tiêu của cá

nhân và của tổ chức. Đào tạo và phát triển là một nhiệm vụ

quan trọng trong tổ chức. Nó không chỉnâng cao năng lực công tác cho CBCC hiệntại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhânlực trong tương lai của tổ chức. ĐTBDCBCC là thực hiện nhiệm vụ lấp đầykhoảng trống giữa một bên là những điềuđã đạt được, đã có trong hiện tại với mộtbên là những yêu cầu cho những thứ cần ởtương lai, những thứ mà cần phải có theochuẩn mực4.

Những thứ hiện có - Những kết quả đạt được- Những kiến thức và kỹ

năng có được- Thực hiện công việc

thực tế của các cá nhân

Những thứ cần phải có- Các tiêu chuẩn đề ra- Những kiến thức và kỹ

năng yêu cầu- Những chuẩn mực cho

thực hiện công việc

2. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCCĐTBD xét theo ý nghĩa của một hoạt động

trong tổ chức, là quá trình làm thay đổi hànhvi người học một cách có kế hoạch, có hệthống thông qua các sự kiện, chương trình vàhướng dẫn học tập, cho phép cá nhân đạtđược các trình độ kiến thức, kỹ năng và nănglực để thực hiện công việc của họ có hiệuquả. Học tập được quan niệm như sau:

- “Học tập là một quá trình liên tục nhưngcũng là kết quả.

- Học tập có thể chứng minh được ngườita biết những gì mà họ không biết trước đây.(Kiến thức)

- Học tập có thể chứng minh được ngườita có thể làm được những gì mà họ không thểlàm được trước đây. (Kỹ năng)

- Học tập có thể chứng minh được sự thayđổi trong thái độ. (Thái độ)”

Theo nghiên cứu của David Kolb về quátrình học tập của CBCC cho thấy đây là quátrình chuyển từ kinh nghiệm sang hình thànhquan điểm để sử dụng trong việc hướng dẫnlựa chọn những kinh nghiệm mới. Để họctập có hiệu quả, cá nhân mỗi người luôn phảithay đổi cách tiếp cận trong quá trình họctập. Có khi họ phải là những người quan sátxem các học viên học tập như thế nào, hoặctrực tiếp tham gia vào phân tích một vấn đềmột cách có chủ định. Việc quan sát và phảnánh sẽ giúp hình thành những quan điểm từthực tiễn và tiếp theo là quá trình thử nghiệmchủ động, là đưa vào thí điểm các quan điểm,ý tưởng mới trong những tình huống mới.Tiếp tục phát triển đưa ra kinh nghiệm cụ thểmới và chu kỳ lại tiếp tục. Mô hình về chukỳ học tập chủ động của D. Kolb được mô tảnhư sau3:

Xác định nhu cầu đào tạo CBCCXác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các

câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năngcần thiết cho vị trí công việc? Những kiếnthức, kỹ năng cần thiết mà CBCC hiện có?

Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu củaCBCC đối với vị trí công việc? Làm cách nàođể xác định đúng những thiếu hụt đó? Nhữngkhóa học nào cần tổ chức để khắc phục nhữngthiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho CBCC?

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013 16

Quản lý ĐTBD chính là quá trình tổ chức thực hiện ĐTBD để đạt được mục tiêu của nó.Thông thường người ta cho rằng quy trình ĐTBD bao gồm các thành tố3 sau đây:

Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định yêu cầu học tập

Kế hoạch, Chương trình đào tạo

Thực hiện kế hoạch đào tạo

Đánh giá đào tạo

Kỹ thuật Thiết bị Cơ sở đào tạo Giáo viên

Một cách đơn giản hơn, quy trình ĐTBD dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc baogồm 4 thành tố cơ bản sau:

Xác định nhu cầu đào tạo

Thực hiện kế hoạch đào

Lập kế hoạch đào tạoĐánh giá đào tạo

Thử nghiệm áp dụng các quanđiểm vào tình huống mới

Kinh nghiệm cụ thể

Quan sát và phản ánh

Hình thành quan điểmvà khái quát hoá

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/201317

Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng cácphương pháp sau:

• Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt độngvà kế hoạch nguồn nhân lực.

• Phân tích công việc, Phân tích đánh giáthực hiện công việc.

• Điều tra khảo sát đào tạo (Phiếu khảo sát,Thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia).

Thông thường, người ta thực hiện các hoạtđộng xác định nhu cầu đào tạo như sau:

1. Làm rõ các yêu cầu. Xác định vấn đềđào tạo, quyết định đưa ra những nhiệm vụmới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọngđối với đào tạo, bồi dưỡng.

2. Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầuđào tạo. Phân tích nhu cầu đào tạo.

3. Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc.4. Xác định những sai sót, thiếu hụt trong

thực hiện nhiệm vụ và những hành vi sai lệch.5. Xác định nhu cầu đào tạo từ các bước 2,

3 so sánh với bước 4.6. Xác định các mục tiêu và nội dung đào tạo.Lập kế hoạch ĐTBDXây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần trả

lời các câu hỏi chính như: Mục tiêu kế hoạch?Nội dung là gì? Ai thực hiện? thời gian và địađiểm tiến hành? Cách thức thực hiện? Kinh phí?Kiểm tra đánh giá như thế nào? Để dễ nhớ, ngườita dùng kỹ thuật 5W, 2H, 2C: Why, what, who,when, where, how, how much, control, check.Một vấn đề quan trọng là cần phải xây dựng mộtKế hoạch đào tạo, bao gồm các nội dung sau:

• Mục đích tổng thể• Các mục tiêu cụ thể• Đối tượng: đối tượng học viên, tiêu chuẩn

tuyển chọn tham gia ĐTBD• Hỗ trợ đối với việc học tập, trang thiết bị• Phương pháp đào tạo, các hoạt động của

học viên• Phân phối thời gian• Nội dung chính: các chủ đề• Tài liệu đào tạo• Người dạy: giáo viên, báo cáo viên, cộng

tác viên• Các kết quả, tiêu chí cần đạt.• Chương trình chi tiết.Các nhà nghiên cứu cho rằng, một kế

hoạch tốt cần phải rõ ràng về mục tiêu ĐTBD.Các mục tiêu cần được xây dựng theo kỹ thuật

SMART: Specific – Cụ thể, Measurable – đolường được, Achievable – có thể đạt được,vừa sức, Realistic – Thực tiễn, khả thi, Time-bound – thời hạn.

Để giúp cho việc thực hiện công tác tổchức ĐTBD, người ta đưa ra các công việccần thực hiện trong thiết kế chương trình đàotạo, như sau:

1. Liệt kê những mục tiêu đối với chươngtrình đào tạo.

2. Xem xét về số lượng học viên, nghiêncứu lấy ý kiến của họ về chương trình.

3. Liệt kê những cách thức, hoạt động đểđạt được mục tiêu.

4. Quyết định loại hình thức đào tạo nào:tại cơ quan (đào tạo trong công việc) hay tậptrung ngoài cơ quan.

5. Quyết định hình thức phương pháp đàotạo – như huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn …

6. Thảo luận về Chương trình, kế hoạch vớinhững người liên quan, với chuyên gia, họcviên và những người lãnh đạo quản lý họ.

7. Hoàn thiện Chương trình.Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần

đảm bảo theo công thức PRACTICE: Practical- Tính thực tế, Relevant - Liên quan, Applicable- Tính áp dụng, Current - Hiện hành, mới đây,Time limit - Thời gian giới hạn, Important -Quan trọng, Challenging - Thách thức, kháctrước, Elective - Tuyển chọn, tổng hợp.

Thực hiện kế hoạch ĐTBD Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD cần trả

lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạtđộng cụ thể nào? Phân công phối hợp như thếnào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phíphù hợp để kết quả cao?

Do đó, để thực hiện kế hoạch ĐTBD, cầnphân tích kế hoạch ĐTBD thành các công việccụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệutập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổchức chọn địa điểm, điều phối chương trình,theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phíthanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết,thanh quyết toán.

Đánh giá ĐTBDĐánh giá ĐTBD cần trả lời các câu hỏi

chính như: ĐTBD có đạt mục tiêu không? Nộidung có phù hợp không? Chương trình có phùhợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013 18

cầu của chương trình ĐTBD không? Học viêncó tham gia vào quá trình ĐTBD không?Công tác tổ chức có tốt không? Học viên họcđược những gì và họ áp dụng được nhữngđiều đã học vào thực tế công việc không?Hiệu quả của chương trình ĐTBD?

Theo các nhà nghiên cứu, có 4 cấp độ đánhgiá chương trình đào tạo như sau:

1. Đánh giá phản ứng của người học: Họđánh giá như thế nào về ĐTBD vào các thờiđiểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vàonhững thời điểm sau đào tạo.

2. Đánh giá kết quả học tập: Xem xem họcviên đã tiếp thu những gì từ khóa học. Kiểmtra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu vớinhững mục tiêu đã đề ra.

3. Đánh giá những thay đổi trong công việc:xem người học áp dụng những điều đã học vàocông việc như thế nào. Những thay đổi đối vớiviệc thực hiện công việc.

4. Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức:Việc đào tạo có tác động, ảnh hưởng tới kết quảcủa tổ chức, hiệu quả của ĐTBD như thế nào.

Tùy theo các cấp độ đánh giá mà người tasử dụng các phương pháp đánh giá khác nhauđể xem xem thực hiện quy trình ĐTBD đạt kếtquả đến đâu, hiệu quả như thế nào.

3. Kết quả thực hiện quy trình ĐTBDCBCC thời gian qua

Thời gian vừa qua, công tác ĐTBD CBCCđã nhận được sự quan tâm lớn của các cấplãnh đạo và công tác này đã đạt được nhữngkết quả đáng khích lệ. Công tác hoàn thiệnkhung pháp lý cho công tác ĐTBD CBCCngày càng được chú ý và đã ban hành nhiềuvăn bản quy phạm về công tác ĐTBD CBCC.Theo thống kê của Bộ Nội vụ4 cho thấy trong5 năm từ 2006 – 2010, kết quả đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức, viên chức(CBCCVC) của các bộ, ngành, địa phương là3.948.773 lượt người. Riêng kết quả ĐTBDCBCC trong giai đoạn này là 2.598.965 lượtngười. Theo đó hàng năm, chúng ta đã ĐTBDđược gần 800.000 lượt CBCCVC, riêng khốiCBCC, là trên 500.000 lượt người. Đây là mộtkết quả đáng trân trọng, nói lên những nỗ lựclớn của công tác ĐTBD.

Tuy nhiên theo đánh giá chung của các cơquan có thẩm quyền thì chất lượng đội ngũCBCCVC chưa tăng lên được nhiều, năng lực

của CBCCVC còn chưa đáp ứng được yêu cầucủa công cuộc cải cách hành chính và đổi mớiđất nước. Có những đánh giá cho rằng cókhoảng 30% CBCC thực hiện nhiệm vụkhông đạt kết quả, năng lực thực thi công vụkhông tốt, mặc dù họ được ĐTBD. Nguyênnhân của những yếu kém trong vấn đề nănglực làm việc của CBCC có thể nằm ở mấynguyên nhân chính sau:

Một là, hệ thống chính sách, chế độ chưađồng bộ, chưa thực sự đổi mới để tuyển chọnvà giữ chân được những người giỏi, có tàinăng trong công vụ. Quan điểm chỉ đạo cầnthông suốt và mạnh mẽ hơn trong tổ chức thựchiện chính sách đưa những người có năng lựclàm việc hạn chế chưa phù hợp với yêu cầunhiệm vụ ra khỏi nền công vụ.

Hai là, ĐTBD dàn trải, không tập trung,không đảm bảo thực hiện tốt quy trình ĐTBD,nên hiệu quả không cao. Thực tế cho thấy còncoi ĐTBD là chi phí thuần túy chứ chưa phảilà cách đầu tư vào nguồn vốn con người, vìthế mà cách thức ĐTBD, cách đầu tư còn chưađược chú trọng, gây lãng phí.

Ba là, công tác đánh giá, kiểm tra đối vớiviệc thực hiện công việc của CBCC chưathực sự là động lực cho CBCC thực hiện tốthơn nhiệm vụ được giao. CBCC cần đượcđánh giá, công nhận một cách công bằng,khách quan. Cách đánh giá cào bằng, trungbình chủ nghĩa không khuyến khích CBCClàm việc hăng say, nhiệt tình với tất cả khảnăng của họ.

Để khắc phục các yếu kém, tồn tại nêutrên, chúng ta cần từng bước hoàn thiện và tổchức thực hiện tốt quy trình ĐTBD CBCC, cónhư thế mới cải thiện tăng cường năng lựcthực thi công vụ đối với CBCC.

4. Hoàn thiện quy trình ĐTBD CBCCThứ nhất, đảm bảo thực hiện tốt quy trình

ĐTBD gồm 4 bước cơ bản là: Xác định nhucầu ĐTBD, lập kế hoạch ĐTBD, thực hiện kếhoạch ĐTBD và đánh giá ĐTBD. Tuy nhiêncó một loạt các yếu tố liên quan và ảnh hưởngtrực tiếp đến quy trình này như thể chế, ngânsách ĐTBD, chương trình tài liệu, giảng viênvà năng lực tổ chức ĐTBD, cơ sở vật chất,trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy của cơ sở ĐTcũng như năng lực và động lực học tập củahọc viên. Xác định nhu cầu ĐTBD là bước cơ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/201319

bản, quan trọng để xác định xem CBCC cầnĐTBD cái gì, loại năng lực nào cần và loạinào không cần ĐTBD. Xác định nhu cầuĐTBD cần dựa trên luận thuyết chính là:

Nhu cầu ĐTBD = Năng lực cần có củaCBCC – Năng lực hiện có của CBCC.

Như vậy, nếu CBCC có năng lực làm việchiện tại tốt, cao hơn hoặc bằng mức độ nănglực cần có cho vị trí công việc của họ thìkhông cần ĐTBD. Chúng ta chỉ ĐTBD chonhững người có năng lực làm việc chưa đápứng được mức độ năng lực cần có cho vị trícông việc của họ. Cách thức đánh giá nhu cầuĐT là dựa trên sự so sánh giữa mức độ thànhthạo công việc của CBCC với mức độ quantrọng của công việc mà họ đảm nhận.

Chương trình đào tạo là một yếu tố quantrọng của quy trình ĐTBD, không có chươngtrình tốt, ĐTBD sẽ không mang lại hiệu quảcao. Chương trình ĐTBD cần phải dựa trênthực tế công việc của CBCC và quy trìnhĐTBD cần phải bắt đầu từ các bản mô tảcông việc của CBCC. Bản mô tả công việcnày giúp giảng viên xác định các kiến thức(Knowledge), kỹ năng (Skills) và thái độ(Attude) (viết tắt là KSA) cần thiết để thựchiện công việc. Trên cơ sở mức độ KSA củahọc viên hiện có để xác định khoảng thiếuhụt về năng lực là nhu cầu cần thiết đểĐTBD nhằm thu hẹp khoảng cách thiếu hụtnăng lực này. Chỉ khi tìm ra được khoảngthiếu hụt năng lực, các giảng viên mới thiếtkế được chương trình ĐTBD phù hợp. Môhình các bước thiết kế chương trình ĐTBD(xem hình).

Thứ hai, phát triển đội ngũ giảng viên cókiến thức và năng lực phù hợp với nội dungĐTBD. Trong ĐTBD có 4 vấn đề quan trọngliên quan đến nhau là: Cơ quan quản lý đàotạo, cơ sở đào tạo, người học và người dạy.Đội ngũ giảng viên có vai trò lớn trong việcquyết định chất lượng ĐTBD. Đội ngũ giảngviên hiện nay chưa được đào tạo kỹ lưỡng,chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn cũngkhông nhiều, nên gặp không ít khó khăn trong

ĐTBD CBCC. Hiện nay, đối với các cơ sởĐTBD CBCC cần chú trọng xây dựng đội ngũgiảng viên kiêm chức đủ về số lượng, có bềdầy kinh nghiệm quản lý và năng lực công tácthực tiễn. Đội ngũ này phải được ĐTBD vềnghiệp vụ sư phạm. Các cơ sở ĐTBD cần tìmkiếm những nhà quản lý giỏi, những CBCC cótài năng, giỏi (về lý thuyết và thực hành) tronglĩnh vực làm việc của họ để làm giảng viênkiêm chức.

Đội ngũ giảng viên cần được ĐTBDchuyên môn nghiệp vụ ở các nước pháttriển, nhất là đi học tập và thực hiện chuyểngiao công nghệ đào tạo hiện đại. Các giảngviên phải là những người trước tiên đượctiếp xúc với cách tổ chức quản lý công việcvà quy trình ĐTBD của các nước phát triển.Hiện nay, có thể nói, người đi dạy chủ yếutiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của cácnước qua đọc sách và tra cứu qua internet.Như vậy đã là rất tốt, rất hữu ích, nhưnghình như vẫn chưa đủ để làm giảng viênĐTBD CBCC.

Thứ ba, thành lập quỹ quốc gia ĐTBD.Quỹ đặt dưới sự chỉ đạo của Cơ quan quản lýđào tạo cao nhất để thực hiện nhiệm vụ tuyểnchọn CBCC có đủ năng lực, có thành tíchhọc tập xuất sắc đi học tập, nghiên cứu ởnước ngoài và ĐTBD chuyên sâu ở trongnước để tạo ra một đội ngũ CBCC trẻ tàinăng cho công vụ. Trước hết, cần thống nhấtcác đề án, dự án về ĐTBD CBCC nằm ở cácđơn vị khác nhau về tập trung vào một đầumối để thống nhất quản lý. Hình thành mộtchương trình ĐTBD cán bộ trẻ tài năng, theocách thi tuyển riêng, cạnh tranh để chọn vàĐTBD họ trở thành những cán bộ nòng cốttrẻ cho công vụ.

Quy trình ĐTBD đã được triển khai trênthực tế ở các mức độ khác nhau, tuy nhiênđã đến lúc cần phải thực hiện một bước mớiđể hoàn thiện, đảm bảo thực hiện tốt quytrình ĐTBD này nhằm từng bước nâng caonăng lực thực thi công vụ của đội ngũCBCC g

Mô tả côngviệc

Xác định mứckiến thức, kỹnăng, thái độ(KSA) cần thiết

Xác địnhmức độ KSAhiện có củangười học

Thiết kế đào tạođể lấp khoảngcách về KSAhiện có và cần có

Tổ chứcthực hiện

và đánh giáđào tạo

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013 20

Tài liệu tham khảo:1. Viện Từ điển học và Bách khoa toànthư Việt Nam, Từ điển Bách khoa toàn thưViệt Nam, tập 1, Nxb từ điển bách khoa.2. Bộ Nội vụ, Dự án ADB, 2009, Tài liệuđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức3. Michael Armstrong (1996), A

Handbook of Personnel ManagementPractice, Kogan Page Limited, London4. Bộ Nội vụ, 2011, Tổng kết 5 năm (2006– 2010 thực hiện Quyết định số40/2006/QĐ-TTg và triển khai Quyết định1374/QĐ-TTg v/v phê duyệt Kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn2011 – 2015.

Đột phá khẩu của cải cách hệ thống chính trịCộng hòa nhân dân Trung Hoa nằm ở cấp huyệnTS. Tạ Ngọc Hải, CN. Nguyễn Mạnh Hào

Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ“Thời báo Học tập” của Trưởng ĐảngTrung ương Trung Quốc (Cộng hòa nhândân Trung Hoa) số ra từ 25 đến31/10/2010 đã đăng bài của Giáo sư HứaDiệu Đồng, Chủ nhiệm bộ phận nghiên cứukhoa học thuộc Học viện Hành chính Quốcgia Trung Quốc, cho rằng đột phá khẩucủa cải cách tại Trung Quốc nên nằm ở cấphuyện. Sau khi đọc bài viết chúng tôi thấycó nhiều thông tin có giá trị nghiên cứutrong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cảicách hành chính và tiếp tục đổi mới tổ chứchoạt động của chính quyền địa phương vớiviệc thực hiện thí điểm không tổ chức Hộiđồng nhân dân huyện, quận, phường. Dovậy, chúng tôi mạnh dạn dịch thuật, biêntập và giới thiệu tới độc giả với hy vọngcung cấp thêm thông tin tham khảo cho cáccơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm đến cảicách hành chính khu vực công.1. Quan điểm định hướng việc lựa chọn

đột phá khẩuCộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tiến

hành cải cách hệ thống chính trị được hơn 30năm. Vấn đề “đột phá khẩu” không ngừngđược nêu ra khi bàn về việc làm thế nào đểđẩy mạnh hơn nữa việc cải cách. Qua nghiêncứu các tài liệu, văn kiện cho thấy đã có nhiềuđề xuất khác nhau về đột phá khẩu của cảicách hệ thống chính trị như: cải cách chế độcông vụ viên (công chức); cải cách chế độ đại

biểu nhân dân, chế độ bầu cử; cải cách tưpháp; cải cách thông tin truyền thông hay pháttriển dân chủ nhân dân ở cơ sở, bảo đảmquyền lợi của nhân dân, mở rộng tham chính,xây dựng xã hội công dân… Phải nói rằngnhững đề xuất lựa chọn đột phá khẩu đều làtốt, đều có lý do nhất định và ở một ý nghĩanào đó đều phát huy được vai trò tích cực, ảnhhưởng tới cải cách hệ thống chính trị.

Tuy nhiên có một sự thật là tất cả nhữngđột phá khẩu liên quan đến cải cách hệ thốngchính trị nêu trên không có những đặc điểm cơbản mà một đột phá khẩu thực thụ cần có,nghĩa là “cửa” (khẩu) được mở ra, có thể đisâu mở rộng, tạo ra phản ứng dây chuyền, dẫnđến việc đạt được thắng lợi mang tính chỉnhthể của cải cách thể chế chính trị. Vậy vấn đềnên bắt đầu từ đâu?

Thứ nhất, đột phá khẩu của cải cách thểchế chính trị không nên đơn lẻ. Cũng như cácnước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa(XHCN) trước đây, chế độ XHCN của TrungQuốc có nhiều hạn chế như: quyền lực quá tậptrung, không bị hạn chế bởi sự kiểm soát,giám sát; việc bổ nhiệm điều động nhân sựthiếu dân chủ; nhân dân thiếu tự do… Từnhững hạn chế đó cho thấy cải cách thể chếchính trị chí ít liên quan tới 10 vấn đề lớn sau:

- Cải cách quan hệ giữa đảng và chính quyền;- Cải cách chế độ đại biểu nhân dân (chế độ

nhân đại);- Cải cách chế độ chính hiệp;

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/201321

- Thay đổi chức năng và cải cách cơ cấuchính phủ;

- Cải cách chế độ bầu cử và chế độ nhân sự;- Cải cách thể chế quyết sách;- Cải cách thể chế tư pháp;- Cải cách thể chế phân chia, chế ước và

giám sát quyền lực;- Cải cách thể chế quản lý hạ tầng xã hội và

phát triển dân chủ nhân dân;- Cải cách tự thân đảng cầm quyền và phát

triển dân chủ trong đảng.Từ đó có thể thấy cải cách thể chế chính trị

là một công trình hệ thống có quan hệ phứctạp, chỉ cần tiến hành là sẽ tạo ra sự chuyểnđộng của cả hệ thống, nên phải xem xét mộtcách toàn diện và xử lý theo chỉnh thể. Nếuchỉ tùy tiện tiến hành ở một phương diện nàođó thì không những không đạt được bước tiến,mà còn không mang lại hiệu quả. Lựa chọnđột phá khẩu cải cách thể chế chính trị đơn lẻlà phương pháp phiến diện và cục bộ, giốngnhư “người mù sờ voi” mà không biết rằngcác mặt của cải cách chính trị có quan hệ qualại với nhau, động vào mặt này sẽ chạm tớimặt khác. Nếu chỉ cải cách một mặt mà khôngthực hiện ở mặt khác thì chẳng khác nào một“mối tình đơn phương”.

Thứ hai, đột phá khẩu của cải cách thể chếchính trị không nên đa cấp. Trung Quốc là mộtnước lãnh thổ rộng lớn, việc phân chia khuvực hành chính và hình thành các cấp hànhchính để quản trị đất nước tương đối phức tạp.Hiện nay ở Trung Quốc có 6 cấp là trungương, tỉnh, khu, huyện, xã và thôn, trong đó 5cấp có chính quyền. Thông thường có hai lựachọn về sách lược cải cách thể chế chính trị làcấp tiến và tiệm tiến. Đối với Trung Quốc,việc cải cách thể chế chính trị chỉ có lựa chọncon đường tiệm tiến thì mới thực hiện đượcmột cách ổn thỏa, trong tầm kiểm soát, có lợivà mang lại hiệu quả. Cái gọi là “sách lượctiệm tiến” chính là việc thúc đẩy cải cách từngbước. Biểu hiện cụ thể của nó là thúc đẩy cảicách dần dần từ tầng lớp dưới lên tầng trên,lần lượt đi từng tầng một. Giữa tầng dưới vàtầng trên của các cấp hành chính vừa tồn tạitrục liên hệ ngang lại vừa tồn tại trục liên hệdọc. Vấn đề “ngang dọc” trên phương diệnquan hệ hành chính trước nay vẫn cần nhìnnhận một cách khoa học và xử lý một cáchđúng đắn. Xuất phát từ yêu cầu của sách lược

tiệm tiến mà cải cách thể chế chính trị phải lựachọn, đột phá khẩu của cải cách thể chế chínhtrị nên lựa chọn một cấp hành chính và nằmtrên trục liên hệ ngang để có thể dung nạp tấtcả các hạng mục cải cách thể chế chính trị củacấp hành chính đó. Cần tuyệt đối tránh việctùy tiện chọn nhiều cấp hành chính để thựchiện cải cách thể chế chính trị vì như vậy sẽ đingược lại nguyên tắc tiệm tiến. từ những phântích trên cho thấy những đột phá khẩu liênquan tới cải cách thể chế chính trị được nêu ratrước đây đều là đa cấp.

Thứ ba, đột phá khẩu của cải cách thể chếchính trị không nên cao cấp. Cải cách có thểđi theo một trong hai con đường là tuần tự từtrên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, xem xétkinh nghiệm các nước Âu – Mỹ sẽ thấy đa sốhọ đi theo con đường từ trên xuống dưới, tứclà giải quyết những vấn đề liên quan đến trungương trước, sau đó đến các cấp địa phương.Trung Quốc không giống các nước Âu – Mỹ,nên đi từ dưới lên trên, nghĩa là bắt đầu tiếnhành từ cấp thấp sau đó mới từng bước nânglên tiến hành ở các cấp cao hơn. Trên quanđiểm này, tác giả bài viết cho rằng khi phântích vấn đề đột phá khẩu của cải cách thể chếchính trị, chúng ta cần học tập quyết định củaMác lựa chọn việc nghiên cứu hàng hóa làxuất phát điểm nghiên cứu quan hệ chủ nghĩatư bản. Hàng hóa tuy bé nhỏ, nhưng ở đó lạitập trung tất cả các mâu thuẫn xã hội của chủnghĩa tư bản. Phương pháp nghiên cứu hànghóa của Mác là phương pháp “giải phẫu chimsẻ”. Vấn đề là chim sẻ tuy nhỏ, nhưng vẫn đầyđủ ngũ tạng. Phương pháp giải phẫu chim sẻcũng chính là phương pháp lựa chọn cấp tiếnhành cải cách thể chế chính trị tương đối thấp,nhưng mang tính điển hình và đầy đủ.

Thứ tư, đột phá khẩu của cải cách thể chếchính trị không nên nông cạn. Cải cách thểchế chính trị ở Trung Quốc đương nhiên phảiđi theo con đường tiệm tiến nhưng không thểvì thế mà tránh vấn đề mấu chốt và chỉ bắt taylàm một số vấn đề ngoài rìa, ở ngoại vi.Ngược lại, cải cách thể chế chính trị muốn đạtđược hiệu quả thì phải giỏi nắm chỗ then chốt,dám giải quyết những vấn đề thực chất, nhữngvấn đề cốt lõi. Đã bao năm Trung Quốc thựchiện “tự trị cho người dân thôn bản” và đã gặthái được không ít thành quả, có được ảnhhưởng nhất định, nhưng thôn bản không phải

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013 22

là một cấp chính quyền, nên không có nhiềuthứ để cải cách. Cũng tương tự như vậy, chếđộ báo cáo tài sản của quan chức; chế độ giámsát; cải cách thông tin truyền thông, cải cáchchế độ dự toán tài chính… cũng không thểtrông chờ vào việc có đột phá về cải cáchthông qua chúng.

Như vậy, việc lựa chọn đột phá khẩu của cảicách thể chế chính trị phải tránh tính đơn lẻ,tính đa cấp, tính cao cấp và tính nông cạn. Điềuđó có nghĩa là đột phá khẩu của cải cách thểchế chính trị phải đảm bảo tính tổng hợp, tínhđơn cấp, tính sâu sắc và tính thấp cấp. Do vậy,chỉ có những đột phá khẩu nào đồng thời đápứng được bốn điều kiện trên mới thực sự trởthành đột phá khẩu của cải cách thể chế chínhtrị. Xem xét bốn điều kiện trên thì đột phá khẩuthích hợp nhất của cải cách thể chế chính trị củaTrung Quốc là thực hiện cải cách ở cấp huyện.

2. Phương hướng cải cách ở cấp huyệnTheo Giáo sư Hứa, cải cách thể chế chính trị

cấp huyện được thực hiện theo phương châm“bốn hóa” và triển khai trên “8 phương diện”:

a) “Bốn hóa” là:- Dân chủ hóa. Báo cáo Đại hội 16 và Đại

hội 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc lầnlượt chỉ ra rằng “dân chủ là sinh mệnh của chủnghĩa xã hội” và “dân chủ trong Đảng là sinhmệnh của Đảng”. Mục tiêu của cải cách thểchế chính trị là nhằm xây dựng, thúc đẩy dânchủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện thống nhấttrong việc kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, nhândân làm chủ và quản trị đất nước theo phápluật. Là một bộ phận trong chính thể dân chủxã hội chủ nghĩa, cải cách thể chế chính trị cấphuyện đương nhiên sẽ phải luôn quán triệtphương châm dân chủ hóa. Hơn nữa, do là bộphận nền tảng của việc xây dựng dân chủ xãhội chủ nghĩa, cải cách thể chế chính trị cấphuyện đương nhiên sẽ phải luôn quán triệtphương châm dân chủ hóa. Hơn nữa do là bộphận nền tảng của việc xây dựng dân chủ xãhội chủ nghĩa, cải cách thể chế chính trị cấphuyện còn phải đi trước một bước. Trong cảicách thể chế chính trị cấp huyện, mỗi phươngán, mỗi chính sách, mỗi biện pháp được đưara đều phải có lợi cho việc thực hiện quyềndân chủ của công dân, có lợi cho việc triểnkhai dân chủ trong Đảng.

- Tính giản hóa. Hiện nay, cơ cấu các cơquan chính quyền địa phương của Trung Quốcquá nhiều. Hệ thống chính trị, hành chính cấpnào cũng có tới 5 ban lãnh đạo gồm Đảng ủy,chính quyền, nhân đại (hội đồng nhân dân),chính hiệp (mặt trận tổ quốc) và kiểm tra kỷluật, giống hệt cơ cấu lãnh đạo cấp tỉnh và cấptrung ương. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ cấuchính quyền không nên đi theo mô hình kim tựtháp ngược. Mặt khác, tuy đang theo mô hìnhkim tự tháp ngược, nhưng nếu cộng dồn các cơquan chính quyền cấp dưới lại thì vẫn nhiềuhơn các cơ quan chính quyền cấp trên. Ví dụ:một tỉnh quản lý mấy chục huyện, dù số lượngcơ quan cấp huyện ít hơn so với cấp tỉnh thìtổng số các cơ quan cấp huyện trong toàn tỉnhvẫn sẽ nhiều hơn so với các cơ quan cấp tỉnh.Do đó, cơ quan chính quyền cấp huyện nhấtđịnh phải ít đi, nhất định phải đi theo conđường tinh giản hóa.

- Phục vụ hóa. Tiến hành cải cách thể chếchính trị cấp huyện phải giải phóng tư tưởng,có tầm nhìn rộng, dám nghĩ dám làm, phải dẫndắt cải cách bằng suy nghĩ hoàn toàn mới. Suynghĩ cải cách hoàn toàn mới chính là suy nghĩxây dựng các cơ quan chính quyền vì nhândân phục vụ, trong đó bao gồm cả việc xâydựng chính quyền theo kiểu phục vụ. Thôngqua cải cách thể chế chính trị cấp huyện, phảichuyển từ xây dựng kinh tế là chính sang tạora môi trường phát triển tốt, mang đến dịch vụcông chất lượng tốt, bảo vệ công bằng xã hội;từ cung cấp các sản phẩm công mang tínhkinh tế sang cung cấp các sản phẩm côngmang tính xã hội; từ quản lý của một chínhquyền là chính sang quản lý công với sự thamdự toàn diện của xã hội. Ngược với chínhquyền cấp tỉnh và cấp trung ương lấy quản lývĩ mô và quản lý chính sách là chính, chínhquyền cấp huyện lại lấy việc chi tiết hóa chínhsách, chấp hành đúng pháp luật, cung cấp dịchvụ là chính. Nói một cách khác, chính quyềncấp huyện thực thi năm nhóm công việc quảnlý lớn là: quản lý chính trị, phát triển kinh tế,giám sát thị trường, quản lý xã hội và phục vụcông cộng. Năm nhóm công việc quản lý lớnnày liên quan và bao hàm 6 lĩnh vực xây dựnglớn gồm: xây dựng chính trị, xây dựng kinh tế,xây dựng văn hóa, xây dựng xã hội, xây dựngmôi trường sinh thái và xây dựng Đảng. Do

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/201323

đó, cần phải dốc toàn lực xây dựng cơ quanchính quyền lấy dân làm gốc, liêm khiết, hiệuquả cao và vì nhân dân phục vụ.

- Xã hội hóa. Cần phải triệt để thay đổiquan niệm và hình tượng “Đảng toàn năng” và“chính quyền toàn năng”, thực hiện một cáchthiết thực chức năng công cộng mà Đảng vàchính quyền nên đảm trách, kiên quyết chuyểndịch những mảng công việc mà Đảng và chínhquyền không nên quản lý, nhất định phải loạibỏ kiểu quản lý vi mô, ôm đồm, bao biện tấtcả. Về nguyên tắc, ngoài quyết sách, mặt côngviệc quản lý và phục vụ nào có thể tinh giản thìtinh giản, có thể giao cho các tổ chức dân sự,tổ chức ngành nghề, tổ chức môi giới tiếp nhậnthì giao. Phải mở cửa việc công để toàn xã hộitham dự vào việc quản lý. Quán triệt nguyêntắc xã hội hóa, số cơ quan chính quyền thànhlập sẽ ít đi tương đối, nhưng chức năng phụcvụ lại được nâng cao và tăng cường toàn diện,đồng thời còn giúp thúc đẩy một cách mạnhmẽ sự phát triển lành mạnh của các tổ chức xãhội. Nhờ những nỗ lực xã hội hóa, cục diện đổimới về việc tham dự và cùng quản lý của xãhội đối với việc công tất yếu sẽ được mở ra.

b) “8 phương diện” bao gồm:- Cải cách Đảng. Đảng Cộng sản Trung

Quốc là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạovà trung tâm chỉ huy cải cách thể chế chính trịcấp huyện. Cải cách thể chế chính trị cấphuyện phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng,nhưng Đảng phải tiên phong cải cách. Chỉ cóthông qua việc tự thân cải cách, mang lại hiệuquả, các tổ chức Đảng cấp huyện mới có thểđứng tốt hơn ở vị trí của lực lượng lãnh đạo,của trung tâm chỉ huy cải cách thể chế chính trịcấp huyện và phát huy một cách mạnh mẽ vaitrò lãnh đạo chỉ huy của mình. Các mặt cảicách của tổ chức Đảng cấp huyện bao gồm:

Một là, xây dựng kiện toàn chế độ lâu dàiđối với Đại hội đại biểu của Đảng và chế độnhiệm kỳ đối với đại biểu của Đảng, Đại hộiđại biểu của Đảng cấp huyện ít nhất mỗi nămhọp một lần để xem xét và thẩm định việc cảicách và phát triển;

Hai là, quan hệ giữa ba ủy ban mà Đại hộiđại biểu Đảng cấp huyện sinh ra, gồm Ủy banhuyện, Ủy ban thường vụ huyện và Ủy bankiểm tra kỷ luật huyện phải ngang hàng,không phải là quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo.

Ba ủy ban này đều do Đại hội đại biểu Đảngcấp huyện phụ trách, nếu nảy sinh mâu thuẫnhoặc có vấn đề trong quá trình công tác cũngdo Đại hội đại biểu Đảng cấp huyện đứng rađiều hòa giải quyết;

Ba là, trong thời gian Đại hội đại biểu Đảngcấp huyện nghỉ họp, ba ủy ban trên thực thi cácmặt công tác thường nhật, Ủy ban huyện thựchiện chức trách xem xét chính sách, Ủy banthường vụ huyện phụ trách việc đề ra và thựchiện chính sách và Ủy ban kiểm tra huyện phụtrách việc giám sát;

Bốn là, giữa ba ủy ban trên phải hình thànhmối quan hệ chế ước và phối hợp với nhau:Ủy ban huyện tiến hành thảo luận, xem xét vàphê chuẩn những quyết sách lớn của Ủy banthường vụ huyện, Ủy ban thường vụ huyệnđịnh kỳ phải làm báo cáo công tác về tình hìnhthực hiện trình Ủy ban huyện và Ủy ban kiểmtra kỷ luật huyện, Ủy ban kiểm tra kỷ luậthuyện tiến hành giám sát Ủy ban huyện và Ủyban thường vụ huyện;

Năm là, cho dù Đại hội đại biểu của Đảnghay là thành viên của 3 ủy ban trên đều phải ít(về số lượng) và tinh (về chất lượng).

- Cải cách chính quyền. Phải căn cứ theoyêu cầu tách bạch rõ ràng giữa chức năngquản lý của chính quyền và hoạt động củadoanh nghiệp, giữa chức năng quản lý công vàchức năng người bỏ vốn nhà nước đầu tư sảnxuất của chính quyền, giữa chính quyền vàcác tổ chức sự nghiệp, giữa chính quyền vàcác tổ chức trung gian thị trường để thực hiệnsự chuyển biến thiết thực về chức năng củachính quyền cấp huyện. Dựa vào phươngchâm “nới lỏng đối nội, mở cửa đối ngoại vàgiao quyền cho cấp dưới”, phải ưu việt hóatoàn bộ kết cấu chức năng của chính quyền,sắp xếp một cách khoa học chức năng quản lýhành chính đối nội, đối ngoại và đối với cấpdưới. Giao một số công việc mang tính bổ trợ,tính kỹ thuật và tính phục vụ cho các đơn vịsự nghiệp và tổ chức trung gian thị trường,phát huy một cách đầy đủ vai trò cơ sở của tàinguyên thị trường. Muốn chỉnh đốn và ưu việthóa kết cấu tổ chức của chính quyền và hìnhthành cơ chế làm việc chung trụ sở giữa cơquan chính quyền và các tổ chức đảng, phảikiên quyết thực thi việc làm chung trụ sở. Vídụ, các cơ quan và tổ chức sau có thể làm việc

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1/2013 24

chung trụ sở: Cục Giám sát, Cục Phòng chốnghủ bại và Ủy ban kiểm tra kỷ luật; Văn phòngchính quyền huyện và Văn phòng Đảng ủy;Cục Nhân sự và Ban Tổ chức; Cục Xuất bảnThông tin Truyền thông và Ban Tuyên truyền;Cục Tư pháp và Ủy ban Chính pháp; Cục Dânchính và Ban công tác Mặt trận Thống nhất;Cục Các vấn đề Tôn giáo Dân tộc với Cục Cácvấn đề Kiều bào, Ngoại vụ, Công hội, ĐoànThanh niên Cộng sản, Hội Phụ nữ, Hội Ngườitàn tật… có thể làm việc chung trụ sở và hìnhthành cơ quan chung mới là Cục Công tác Xãhội. Thông qua việc cải cách các cơ quanchính quyền nêu trên sẽ khiến tổng số các cơquan đảng, chính quyền giảm xuống chỉ cònkhoảng 15 đầu mối.

- Cải cách Nhân đại (Hội đồng nhân dân).Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhânđại, Đảng ủy huyện, Ủy ban kỷ luật, Thường vụhuyện ủy, Bí thư và Phó Bí thư huyện nên là đạibiểu của Nhân đại, chức Chủ tịch Nhân đại nêndo Bí thư Đảng ủy huyện đảm nhận. Đại hội đạibiểu nhân dân cấp huyện lựa chọn thông quabầu cử, Đại hội đại biểu Đảng cấp huyện cũngcó thể tham gia bầu chọn đại biểu Nhân đại vàphải nỗ lực vào Nhân đại. Số lượng bầu đại biểuNhân đại cấp huyện cũng phải tinh giản, thựchiện chuyên trách hóa đại biểu Nhân đại, thựchiện chế độ công dân dự thính Hội nghị Nhânđại cấp huyện. Nhân đại có quyền lập pháp vàquyền thẩm nghị (thẩm tra, thảo luận, phát biểuý kiến về những vấn đề liên quan). Nhân đại cóquyền quyết định và có thể phủ quyết về nhânsự cũng như những quyết sách lớn quan trọngcủa Đảng ủy cùng cấp.

- Cải cách Chính hiệp (Mặt trận Tổ quốc).Với vai trò là cơ quan tổ chức hoạt động, hiệpthương chính trị của các đảng phái dân chủcấp huyện, Chính hiệp huyện có thể là một cơquan trong tổ chức Nhân đại huyện. Các tổchức đoàn thể cấu thành từ các ủy viên Chínhhiệp huyện là một bộ phận trong các đoàn thểtổ chức của Nhân đại, tích cực tham gia côngtác nhân đại.

- Cải cách tuyển cử. Các đại biểu Đảng, ủyviên Đảng ủy, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy liênquan đến chính quyền cấp huyện phải do toànthể đảng viên trong đảng trực tiếp bầu chọn; saukhi bầu Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy huyện,thành lập Ban thường vụ Đảng ủy; các đại biểuNhân đại huyện (ủy viên) do nhân dân toànhuyện trực tiếp bầu chọn; các đại biểu Nhân đại

huyện (ủy viên) bầu ủy viên thường vụ Nhânđại huyện và bầu Huyện trưởng, Phó Huyệntrưởng (các ứng cử viên Huyện trưởng, PhóHuyện trưởng là đảng viên Đảng Cộng sảnTrung Quốc trúng cử làm ủy viên thường vụNhân đại). Sau khi đã lựa chọn được Huyệntrưởng và Phó Huyện trưởng, Huyện trưởng cóthể đề cử ban lãnh đạo chính quyền huyện vàngười phụ trách các ngành, nhưng phải đượcHội nghị Nhân đại huyện thẩm tra và phê chuẩn.

- Cải cách giám sát. Dựa trên kết cấuquyền lực và cơ chế vận hành vừa chế ước vừaphối hợp lẫn nhau giữa quyền quyết sách,quyền thực hiện và quyền giám sát, thực hiệnsự độc lập tương đối giữa quyền giám sát vàquyền quyết sách, quyền thực hiện. Giaoquyền giám sát cho Ủy ban kiểm tra kỷ luật,thực hiện nguyên tắc giám sát từ bên ngoài vàđộc lập hóa. Quyền giám sát và thực thi giámsát trực tiếp do Đại hội đại biểu Đảng và Đạihội đại biểu Nhân đại phụ trách.

- Cải cách quan niệm tư tưởng. Cải cáchthể chế chính trị cấp huyện trước tiên phải là cảicách quan niệm tư tưởng. Xã hội phong kiếnTrung Quốc kéo dài hơn 2.000 năm để lại rấtnhiều cặn bã, rác rưởi về quan niệm tư tưởng.Một trong số đó là người dân Trung Quốc chỉ cóý thức thần dân và ý thức con dân mà không biếtquyền lợi của công dân là cái gì. Phải dốc sứcbồi dưỡng ý thức công dân, xây dựng quanniệm mới về chính nghĩa công bằng, tự do, bìnhđẳng, dân chủ pháp trị. Ngành tuyên truyền củaĐảng và chính quyền phải làm tốt công táctuyên truyền giáo dục làm cho quan niệm mớivề chính nghĩa công bằng, tự do, bình đẳng, dânchủ, pháp trị đi sâu vào nhân tâm.

- Cải cách sinh hoạt công. Thực hiệncông khai các công việc của Đảng, của chínhquyền và các sự vụ xã hội trong phạm vi khuvực huyện đảm trách. Thực hiện cởi mởngôn luận và giám sát dư luận hiệu quả trongphạm vi khu vực huyện đảm trách. Trongphạm vi khu vực huyện đảm trách, các ngônluận chỉ cần không phủ nhận sự lãnh đạo củaĐảng và chế độ chính trị cơ bản của đấtnước, không liên quan tới cơ mật, khôngdâm ô, trộm cướp hay cố ý bạo lực giếtngười, đều được cho phép. Đặc biệt là phảitôn trọng và bảo vệ các ngôn luận hiến kếcải cách, phê phán sai lầm của lãnh đạo, củaviệc thực thi chính sách trong phạm vi khuvực huyện đảm trách g