pp về năng kượng dau mo-khi-thien-nhien

14
DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thanh Hòang - Hồ Thị Như Ngọc - Dương Phương Nhung - Đặng Thị Tiến

Upload: ngochoang21122008

Post on 22-Jan-2017

381 views

Category:

Environment


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN

Nhóm thực hiện:- Nguyễn Thanh Hòang- Hồ Thị Như Ngọc- Dương Phương Nhung- Đặng Thị Tiến

Page 2: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

I/ Nguồn gốc

Khí thiên nhiên được tạo ra từ sinh vật phù du, các VSV sống dưới nước(tảo, động vật nguyên sinh). Khi các vi sinh vật này chết đi và tích tụ trên đáy đại dương, chúng bị chôn đi và xác của chúng được nén dưới các lớp trầm tích. Trải qua hàng triệu năm, áp suất và nhiệt độ do các lớp trầm tích chồng lên nhau tạo nên trên xác các loại sinh vật này đã chuyển hóa hóa học các chất hữu cơ này tạo thành khí thiên nhiên.

Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường được tạo ra bằng các quá trình tự nhiên tương tự nhau, hai loại hydrocarbon này thường được tìm thấy cùng nhau ở trong các bể chứa ngầm tự nhiên. Sau khi dần được tạo nên trong lòng vỏ Trái Đất, dầu mỏ và khí thiên nhiên đã dần chui vào các lỗ nhỏ của các tầng đá xốp xung quanh, những tầng đá xốp này có vai trò như các bể chứa tự nhiên.

Page 3: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Dầu chứa các hợp chất hóa dầu: Cc nhiên liệu cho các động cơ Nguồn nguyên liệu tạo ra các sản phẩm

phục vụ CN, nông nghiệp, tiêu dùng:• Sợi tổng hợp• Chất dẻo• Cao su nhân tạo• Chất tẩy rửa• Huơng liệu• Dung môi sơn

II/ Tình hình sử dụng1. Tình hình sử dụng dầu:

Page 4: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

II/ Tình hình sử dụng

Dầu thô

Khí dầu mỏ, xăng Dầu xăng Dầu hỏa Mazút Hắc ín, nhựa

đường

Làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong

Làm nhiên liệu cho động cơ phản lực, máy bay

Làm nhiên liệu cho động cơ diesel và cracking

Sd trực tiếp hoặc qua chế biến làm nhựa

đường, tấm lợp

Chưng chân

không để tạo ra

dầu bôi trơn và nhựa đường

Page 5: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Khí thiên nhiên chỉ chứa vài hydrocacbon (C1 đến C4), mêtan và một lượng nhỏ hơn các êtan, propan, butan. Propan và butan được tách khỏi khí thiên nhiên và lưu trữ dưới áp suất (nén) trong các thùng dầu ở dạng lỏng gọi là khí dầu mỏ hoá lỏng (liquefied petroleum gas), chủ yếu được dùng làm nhiên liệu để sưởi ấm và nấu nước ở những vùng thôn quê.

II/ Tình hình sử dụng1. Tình hình sử dụng Khí thiên nhiên:

Page 6: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Khí thiên nhiên

Khí thiên nhiên chỉ chứa vài hydrocacbon (C1 đến C4), mêtan và một lượng nhỏ hơn các êtan, propan, butan. Propan và butan được tách khỏi khí thiên nhiên và lưu trữ dưới áp suất (nén) trong các thùng dầu ở dạng lỏng gọi là khí dầu mỏ hoá lỏng (liquefied petroleum gas), chủ yếu được dùng làm nhiên liệu để sưởi ấm và nấu nước ở những vùng thôn quê.

Khí thiên nhiên ngày càng phổ biến do nó là một nguồn năng lượng hiệu quả và tương đối sạch. Khí thiên nhiên hầu như không chứa S

Page 7: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Methanol tổng hợp từ khí thiên nhiên Metanol (CH3OH) có thể được sản xuất từ khí thiên nhiên hay tổng hợp từ than đá, khí sinh học (biogas). Hiện nay, người ta thường dùng khí thiên nhiên để sản xuất metanol.

Metanol đã được chọn làm nhiên liệu cho các xe đua. Nó cháy ở nhiệt độ ngọn lửa thấp hơn so với xăng và dầu diesel, như vậy nguồn thải hydrocacbon và CO cũng giảm, ít muội khói. Khí hydrocacbon ít sẽ làm giảm các phản ứng quang hoá.

Page 8: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Tuy nhiên, metanol có những hạn chế như : nguồn thải của nó nhiều formaldehyd (HCHO) hơn xăng (khí này làm cay mắt và gây ung thư). Metanol lỏng tương đối độc, có tính ăn mòn cao nên đòi hỏi thùng chứa phải làm bằng những vật liệu đặc biệt. Thêm vào đó, động cơ chạy bằng metanol sẽ khó khởi động trong đk khí hậu lạnh (do mức độ bay hơi của nó thấp hơn xăng). Nó cháy với ngọn lửa không nhìn thấy (nguy hiểm). Hàm lượng năng lượng của nó chỉ bằng 1/2 xăng, do đó nó chạy được quãng đường ngắn hơn khi so với cùng một thể tích nhiên liệu.

Page 9: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

III. Trữ lượng - tiềm năng dầu và khí thiên nhiên trên thế giới

Trữ lượng khổng lồ đến 63,2% lượng dầu của cả thế giới tập trung ở Vịnh Ba Tư, nhất là Ảrập Saudi (thành viên số 1 của OPEC :Organization of Petroleum Exporting Countries). Các mỏ dầu quan trọng còn lại khác nằm ở vịnhư Venezuela, Mehico, Nga, Libi và Mỹ (Alaska và vịnh Mehico).

Gần 1/2 (49%) trữ lượng khí thiên nhiên của thế giới nằm ở 2 nước Nga và Iran. Các mỏ khí thiên nhiên quan trọng khác nằm ở Các Tiểu Vương Quốc Arap thống nhất, Arap Saudi, Mỹ và Venezuela. 

Page 10: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

III. Trữ lượng - tiềm năng dầu và khí thiên nhiên trên thế giới

Page 11: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, với trữ lượng dầu mỏ toàn cầu 1.332 tỷ thùng (theo ước tính năm 2008), mức tiêu thụ 85,22 triệu thùng/ngày hiện nay tăng 1,3% mỗi năm, dầu mỏ sẽ cạn kiệt vào năm 2041 hoặc chậm nhất vào năm 2054. Trong khi đó, theo tính toán của các nhà nghiên cứu, các nguồn năng lượng mới chỉ có thể thế chỗ của dầu mỏ sớm nhất là vào năm 2140. 

Page 12: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Các vấn đề môi truờng

Dầu và khí thiên nhiên đều là nhiên liệu hoá thạch nên giống như than, cũng phát sinh khí CO2.  góp phần vào hiệu ứng nhà kính cũng như mưa axit, mặc dù lượng ô nhiễm thấp hơn than. Dầu đốt không sinh ra lượng sulfur oxit đáng kể nhưng lại sinh ra nitơ oxit, chủ yếu từ xăng đốt trong các xe ôtô. Nitơ oxit góp phần gây mưa axit.

Các chất khí thải từ những động cơ xe ôtô còn gây ra các khói quang hóa(photochemical smog), hiện tượng thường xảy ra ở những thành phố lớn, mật độ xe lưu thông cao

Page 13: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Các vấn đề môi truờng

Page 14: pp về năng kượng Dau mo-khi-thien-nhien

Tài liệu tham khảo

http://nangluong.blogspot.com/2005/02/1-nhin-liu-ha-thch.html