phuong phap do luong tong hop tfp

9
PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG NĂNG SUT TNG HP TFP 1. Gii thiu chung 1.1. Năng sut Được hiu khái quát là quan hso sánh (ts) gia đầu ra và đầu vào. Tùy theo các đầu ra, đầu vào khác nhau sđược các chsnăng sut khác nhau. Năng sut có các đặc đim sau: + Năng sut là mi quan hgia các kết quca đầu ra vi chi phí ca đầu vào, thhin mc Giá trgia tăng (AV) cao và tc độ tăng AV cao. + Năng sut được biu hin qua các đặc trưng: Nhanh”: Thi gian thc hin và phân phi sn phm (Delivery timing) Nhiu”: Năng lc sn xut (Production capacity) Tt”: Cht lượng sn phm, dch v, quá trình, hthng (Quality) R”: Giá thành sn phm (Cost) An toàn”: Cho con người, môi trường, nhân loi (Safety) Đạo đức”: Trong sn xut, kinh doanh (Morale) + Năng sut hướng theo các kết quca đầu ra, có định hướng khách hàng và thtrường. Cht lượng là mt thuc tính ca năng sut và cùng nhau to thnh vượng chung. + Năng sut là thước đo phương thc sn xut, là kim chnam cho đầu tư phát trin. + Để ci tiến năng sut cn khi đầu tnâng cao năng sut cht lượng ca sn phm, các yếu t, quá trình và toàn bhthng qun lý. + Để tăng năng sut không nht thiết phi tăng vn hay lao động. Kết quđầu ra vn có thkhquan hơn nếu biết sdng ti ưu ngun lao động và vn bng cách phi hp sdng tt nht các yếu tđầu vào kết hp ci tiến tchc sn xut, đổi mi công ngh, áp dng tiến bkhoa hc kthut, nâng cao cht lượng lao động... . Nhtác động tng hp các yếu tnêu trên sto ra Giá trgia tăng mi cao hơn. Như vy ngoài phn đóng góp ca tng nhân tđầu vào, chúng ta còn thy mt phn Giá trmi do nhân tvô hình to ra. Bphn này được thhin thông qua Năng sut các yếu ttng hp (TFP – Total Factor Productivity). + TFP suy cho cùng là kết qusn xut mang li do nâng cao hiu qusdng vn và lao động (các nhân thu hình) nhtác động ca các nhân tvô hình như đổi mi công ngh, hp lý hóa sn xut, ci tiến qun lý, nâng cao trình độ lao động...(gi 1

Upload: sunhuynh

Post on 19-Jan-2015

1.365 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Phuong phap do luong tong hop tfp

PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG NĂNG SUẤT TỔNG HỢP TFP

1. Giới thiệu chung

1.1. Năng suất

Được hiểu khái quát là quan hệ so sánh (tỉ số) giữa đầu ra và đầu vào. Tùy theo các đầu ra, đầu vào khác nhau sẽ có được các chỉ số năng suất khác nhau. Năng suất có các đặc điểm sau:

+ Năng suất là mối quan hệ giữa các kết quả của đầu ra với chi phí của đầu vào, thể hiện mức Giá trị gia tăng (AV) cao và tốc độ tăng AV cao.

+ Năng suất được biểu hiện qua các đặc trưng:

“Nhanh”: Thời gian thực hiện và phân phối sản phẩm (Delivery timing)

“Nhiều”: Năng lực sản xuất (Production capacity)

“Tốt”: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hệ thống (Quality)

“Rẻ”: Giá thành sản phẩm (Cost)

“An toàn”: Cho con người, môi trường, nhân loại (Safety)

“Đạo đức”: Trong sản xuất, kinh doanh (Morale)

+ Năng suất hướng theo các kết quả của đầu ra, có định hướng khách hàng và thị trường. Chất lượng là một thuộc tính của năng suất và cùng nhau tạo thịnh vượng chung.

+ Năng suất là thước đo phương thức sản xuất, là kim chỉ nam cho đầu tư phát triển.

+ Để cải tiến năng suất cần khởi đầu từ nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm, các yếu tố, quá trình và toàn bộ hệ thống quản lý.

+ Để tăng năng suất không nhất thiết phải tăng vốn hay lao động. Kết quả đầu ra vẫn có thể khả quan hơn nếu biết sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn bằng cách phối hợp sử dụng tốt nhất các yếu tố đầu vào kết hợp cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động... . Nhờ tác động tổng hợp các yếu tố nêu trên sẽ tạo ra Giá trị gia tăng mới cao hơn. Như vậy ngoài phần đóng góp của từng nhân tố đầu vào, chúng ta còn thấy một phần Giá trị mới do nhân tố vô hình tạo ra. Bộ phận này được thể hiện thông qua Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity).

+ TFP suy cho cùng là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình) nhờ tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động...(gọi

1

Page 2: Phuong phap do luong tong hop tfp

chung là các nhân tố tổng hợp). Chỉ có tăng trưởng kinh tế nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Để nâng cao năng suất một cách bền vững, cần hoàn thiện hóa phương thức sản suất với hai bộ phận có tính quan hệ hữu cơ là lực lượng sản xuất (yếu tố hữu hình) và quan hệ sản xuất (yếu tố vô hình) hướng theo giảm dần sự lệ thuộc của năng suất vào yếu tố hữu hình và tăng dần sự đóng góp của các yếu tố vô hình. Trong bối cảnh nguồn lực hữu hình là hữu hạn, phần vốn vô hình còn rất nhiều tiềm năng đòi hỏi chúng ta cần đo lường năng suất các yếu tố tổng hợp và khai thác, phát triển phần tài sản vô tận này.

1.2. Đo lường năng suất tổng hợp TFP (Total Factor Productivity)

Là phương pháp đo lường dựa trên hệ thống các chỉ số năng suất các bộ phận đầu vào (gồm vốn, lao động và các yếu tố tổng hợp), chỉ ra cho doanh nghiệp biết được hiệu quả tổng hợp của việc sử dụng các nguồn lực hữu hình và vô hình của mình.

Trước đây thường chỉ tính toán các chỉ tiêu năng suất như năng suất lao động, năng suất máy... mà chưa đo được năng suất của nguồn lực vô hình. Từ thập niên 80 Thế kỷ 20, chỉ số TFP đã được thế giới nghiên cứu và bổ sung thêm vào hệ thống các chỉ số năng suất. Tổ chức Năng suất châu Á APO đã giới thiệu áp dụng tính toán chỉ số này dưới dạng các chỉ số: Tốc độ tăng TFP (là tỉ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp theo nguồn lực) và Chỉ tiêu Tỉ phần đóng góp của tốc độ tăng TFP (là tỉ lệ của tốc độ tăng TFP trên tốc độ tăng của GDP hay AV, phản ánh mức độ đóng góp của TFP so với tăng trưởng GDP hay AV).

Tùy nhu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể xây dựng và áp dụng đo lường theo một hệ thống các chỉ số năng suất khác nhau.

2. Mục đích

Xây dựng và áp dụng một Hệ thống các chỉ số năng suất để có thể đo lường được toàn diện hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực hữu hình và vô hình của tổ chức.

Thông qua đo lường năng suất của các bộ phận Vốn, Lao động và Các Yếu tố tổng hợp, cho phép đánh giá, hoạch định và cải tiến năng suất một cách bền vững cho một tổ chức, ngành, khu vực hay quốc gia.

3. Lợi ích

Có được một hệ thống chỉ số năng suất khá toàn diện, trong đó có những chỉ số rất cụ thể, dễ hiểu như năng suất lao động, năng suất năng lượng, năng suất vốn..., đồng thời có những chỉ số như Chỉ tiêu tốc độ tăng TFP (phản ánh chất lượng tăng trưởng) hay Chỉ tiêu tỉ phần đóng góp của tốc độ tăng TFP (phản ánh mức độ đóng góp của các yếu tố vô hình so với tăng trưởng GDP).

Dựa trên bức tranh vừa chi tiết và toàn diện về năng suất để từ đó tiến hành đánh giá, hoạch định và cải tiến năng suất một cách bền vững, đặc biệt là định hướng cải

2

Page 3: Phuong phap do luong tong hop tfp

tiến hiệu quả sử dụng các nguồn lực vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao phẩm chất và năng lực của lao động, phát triển tài sản trí tuệ...

Thu hút mọi nguồn lực và nỗ lực của tổ chức vào nâng cao năng suất bền vững.

4. Triết lý

Năng suất biểu thị trình độ của một Phương thức sản xuất nên cần phải đo lường nó.

“Cái gì đo lường được thì mới thực hiện được” và “Hãy đo lường những gì quan trọng”

Các Chỉ số năng suất là “Nam châm” và “Kim chỉ nam” cho hành động của mọi người.

Hãy đo lường và phát triển phần tài sản vô hình (được biểu thị bằng TFP) vốn đang có tỉ trọng ngày càng lớn, được chiếm giữ bởi người lao động, thể hiện qua cách thức tổ chức thực hiện các Quan hệ về Sở hữu, Tổ chức&Quản lý sản xuất và Phân phối.

5. Nguyên tắc áp dụng

Đo lường năng suất là bước khởi đầu để quản lý năng suất (Đo lường, Đánh giá, Hoạch định và Cải tiến năng suất), vì vậy phải thực hiện đo lường một cách thường xuyên và liên tục để có thể Quản lý năng suất hiệu quả.

Năng suất được tạo bởi mọi người nên cần phải trao quyền cho nhân viên một cách thích hợp để tự họ có thể thực hiện đo lường và cải tiến năng suất.

Để đo lường và quản lý năng suất một cách bền vững cần phải tính đến lợi ích của mọi người, xã hội và môi trường.

Hệ thống chỉ số đo lường năng suất cần có sự liên kết với Sứ mệnh, Giá trị, Tầm nhìn và Chiến lược của tổ chức.

Kết hợp đo lường, báo cáo, thực thi cải tiến năng suất với cải tiến hệ thống chỉ số đo lường năng suất một cách khả thi và phù hợp với trình độ quản lý của tổ chức.

Cần nắm vững ý nghĩa của các Chỉ số năng suất, cấu trúc của các Dữ liệu cấu thành và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng.

6. Yêu cầu của phương pháp: gồm các yêu cầu như sau:

6.1. Phải có quyết tâm của lãnh đạo cao nhất:

Cần có quyết tâm thực hiện đo lường năng suất, Tổ chức một bộ phận chuyên trách, Tạo môi trường thuận lợi, Đáp ứng nguồn lực và Động viên, khen thưởng kịp thời.

6.2. Thực hiện phổ biến tạo nhận thức và kỹ năng về đo lường, đánh giá, hoạch định và cải tiến năng suất.

6.3. Xây dựng Hệ thống chỉ số năng suất và cách tính toán phù hợp, khả thi, toàn diện.

3

Page 4: Phuong phap do luong tong hop tfp

6.4. Không ngừng hoàn thiện cơ sở dữ liệu để việc tính toán năng suất được chính xác,

đầy đủ.

6.5. Thực hiện Tiêu chuẩn hóa hệ thống đo lường và quản lý năng suất: xây dựng, ban

hành và áp dụng các tài liệu quy định về cách thức xây dựng, duy trì áp dụng, báo cáo,

đánh giá, hoạch định và cải tiến Hệ thống đo lường và quản lý năng suất của tổ chức

(nên bao gồm cả việc đo lường hiệu suất theo Key Performance Indiacator - KPI và

Balanee Score Card - BSC).

6.6. Kết hợp việc Đo lường Năng suất, Hiệu suất với Đánh giá, Hoạch định và Cải tiến

năng suất một cách liên tục.

6.7. Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp:

Cần triển khai phương pháp Đo lường năng suất theo cách thức sao cho nó có thể

tích hợp hoàn hảo nhất vào Hệ thống quản lý chung đang tồn tại của tổ chức.

7. Cách thức áp dụng: gồm 9 bước như sau:

- Bước 1: Bước khởi đầu: xác định sự cần thiết và quyết tâm đo lường năng suất

- Bước 2: Tổ chức bộ phận chuyên trách: phổ biến đào tạo, Xây dựng chương trình

quản lý năng suất, Xây dựng hệ thống chỉ số năng suất, Thu thập, tính toán và báo cáo

năng suất.

- Bước 3: Phát động chương trình năng suất: để Truyền thông rộng rãi, hình thành văn

hóa năng suất chất lượng, lôi kéo toàn bộ tổ chức tham gia vào cải tiến năng suất

- Bước 4: Xây dựng Hệ thống chỉ số đo lường năng suất: nên khai thác các phương

pháp, hệ thống đo lường đã được áp dụng và tiếp tục cải tiến nếu thấy cần.

- Bước 5: Tiêu chuẩn hóa hệ thống đo lường năng suất

- Bước 6: Xác định và chuẩn bị dữ liệu cần thu thập: xác định, thu thập, xử lý dữ liệu cần thu

thập để tính toán các chỉ số năng suất

- Bước 7: Tính toán các chỉ số năng suất: nên xây dựng phần mềm để tính toán

- Bước 8: Báo cáo kết quả đo lường năng suất

- Bước 9: Duy trì và cải tiến hệ thống đo lường và quản lý năng suất: để duy trì việc

đo lường, đánh giá, hoạch định và liên tục cải tiến năng suất.

8. Ví dụ minh họa

8.1. Các dữ liệu sử dụng để tính toán các chỉ tiêu năng suất

4

Page 5: Phuong phap do luong tong hop tfp

Giá trị gia tăng (Value Added – AV): Sơ đồ Giá trị gia tăng:

Tổng đầu ra: TO/RSO

Tổng Giá trị gia tăng: AV/RSAV

Giá trị gia tăng ròng

Lãi trước khi trả lãi suất

lợi nhuận trước thuế:OPt

Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào: BIMS/MI

Khấu hao máy móc thiết bi: Fa/MEI

Chi phí lao động: LC (WI +SI)

Lãi suất vay vốn (IB)

Chi phí khác (thuế ..) : OI

Lợi nhuận sau thuế : OPS

Sơ đồ các dữ liệu đầu vào (Input) và đầu ra (Output)

TO

BIMS

LC = WI + SI

Fa

OI

IB

OP

TI AV

8.2. Hệ thống các chỉ số theo phương pháp đo lường năng suất tổng hợp

Một Hệ thống chỉ số năng suất điển hình gồm 4 nhóm chỉ tiêu như sau:

Nhóm 1: Nhóm chỉ tiêu Năng suất lao động

1.1 Giá trị gia tăng làm ra từ một đơn vị Chi phí lao động

= GTGT (AV)/ CPLĐ (LC)

1.2 Năng suất lao động tính theo Giá trị gia tăng

= GTGT (AV)/ Số Lao động làm việc (LT)

1.3 Năng suất lao động tính theo Giá trị sản xuất

= GTSX (TO)/ Số Lao động làm việc (LT)

5

Page 6: Phuong phap do luong tong hop tfp

Nhóm 2: Nhóm chỉ tiêu năng suất vốn

2.1 Giá trị gia tăng làm ra từ một đơn vị Tài sản cố định

= GTGT (AV)/ Tài sản cố định (FA)

2.2 Giá trị gia tăng làm ra từ một đơn vị Khấu hao tài sản cố định

= GTGT (AV)/ Chi phí khấu hao tài sản cố định (Fa)

2.3 Năng suất vốn cố định tính theo Giá trị sản xuất

= GTSX (TO)/ Tài sản cố định (FA)

Nhóm 3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi

3.1 Chi phí lao động để làm ra một đơn vị Giá trị sản xuất

= CPLĐ (LC)/ GTSX (TO)

3.2 Chí phí lao động cho một Lao động

= CPLĐ (LC)/ số lượng lao động (LT)

3.3 Tỉ phần Chi phí lao động trong Tổng đầu vào

= CPLĐ (LC) / Tổng đầu vào (TI) x 100%

3.4 Tỉ phần lợi nhuận trong Giá trị sản xuất

= Lợi nhuận thực hiện (OP)/ GTSX (TO) x 100%

3.5 Lợi nhuận làm ra từ một đơn vị Vốn cố định

= Lợi nhuận thực hiện (OP)/ Vốn cố định (FA) x 100%

3.6 Lợi nhuận làm ra từ một đơn vị Chi phí

= Lợi nhuận thực hiện (OP)/ Tổng đầu vào (TI)

Nhóm 4: Những chỉ tiêu năng suất tổng hợp

4.1 Năng suất chung

= GTSX (TO) / Tổng chi phí (TI)

4.2 Hiệu quả quá trình (PE)

= GTGT (AV) / (Tổng chi phí – Nguyên vật liệu và Dịch vụ mua vào)

4.3 Cường độ vốn (CI)

= TSCĐ (FA)/ Số lượng lao động (LT)

4.4 Hàm lượng Giá trị gia tăng

= GTGT (AV)/ GTSX (TO) x100%

4.5 Tốc độ tăng của Giá trị gia tăng

6

Page 7: Phuong phap do luong tong hop tfp

İAV = (AV – AV0)/ AV0 x 100%

4.6 Tốc độ tăng Lao động

İ L = (LT – LT0)/ LT0 x 100%

4.7 Tốc độ tăng Vốn cố định

İ K = (FA – FA0)/ FA0 x 100%

4.8 Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp

İTFP = İAV – [ α.İ K + .İ L]

İAV là tốc độ tăng Giá trị tăng thêm;

İ K là tốc độ tăng của vốn cố định;

İ L là tốc độ tăng của lao động;

α là số đóng góp của vốn cố định. α = 1 - ;

là số đóng góp của lao động;

= tổng thu nhập đầy đủ của người lao động/ Giá trị gia tăng (AV);

4.9 Tỷ phần đóng góp của Tốc độ tăng Vốn (K) vào kết quả tăng lên của AV:

%İ K = αİ K/ İAV x 100%

4.10 Tỷ phần đóng góp của Tốc độ tăng Lao động (L) và kết quả tăng lên của AV:

%İ L = İ L/ İAV x 100%

4.11 Tỷ phần đóng góp của Tốc độ tăng TFP vào kết quả tăng lên của AV:

% İTFP= İTFP / İAV x 100%

8.3. Bảng tính toán dữ liệu cơ bảo để đo lường năng suất

Stt

Dữ liệu tinh của PP năng suất tổng hợp

Giải thích và các dữ liệu thô cấu thành dữ liệu tinh

Đơn vị tính

1 Tổng đầu vào (TI) = (LC + BIMS + Fa + OI + IB)

Tổng Giá trị đầu vào cho SXKD. đồng

1.1 Chi phí lao động (LC) = SI + WI

- SI = Tiền lương, phụ cấp lương, tiền hưu trí (lương cứng).

- WI = Tiền công, làm thêm giờ, bồi thường, phụ cấp làm thêm, thưởng… (lương mềm).

đồng

1.2 Chi phí vật tư và dịch vụ mua vào (BIMS)

- Nguyên, nhiên, vật liệu để tạo sản phẩm.

- Tiền thanh toán dịch vụ, hợp đồng phụ tạo sản phẩm.

đồng

7

Page 8: Phuong phap do luong tong hop tfp

1.3 Khấu hao thiết bị (Fa)

- Khấu hao, bảo hiểm, sửa chữa bảo dưỡng, tiền thuê máy móc thiết bị.

đồng

1.4 Đầu vào khác (OI)

- Thuế, thuê nhà, bảo hiểm.

- Nguyên, nhiên, vật liệu, tiền dịch vụ khác cho văn phòng.

- Thuê vận chuyển, khấu hao xe cộ, quảng cáo, giải trí…

đồng

1.5Tiền trả ngân hàng (IB)

-Tiền trả các khoản lãi suất vay mượn và chi phí có liên quan.

đồng

2 Tổng vốn sử dụng (TCE)

TCE = FA + CA

Tổng huy động vốn (trung bình cho cả thời kỳ)

đồng

2.1 Tài sản cố định (FA)

Tổng Giá trị còn lại của tài sản lâu bền (không kể đất đai, nhà xưởng)

đồng

2.2 Tài sản lưu động (CA)

Tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho và tài sản khác có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng 1 năm

đồng

3 Tổng đầu ra (TO)

- Doanh thu từ SP, DV

- Tồn kho vật tư, bán TP, T.Phẩm

- Sản phẩm dở dang

- Thu từ đầu tư và thu khác

đồng

4

Giá trị gia tăng (AV): = TO – BIMS

= OP + LC + Fa + OI + IB

Tổng Giá trị mới được tạo thêm do doanh nghiệp làm ra.

đồng

5 Lợi nhuận sau thuế (OP)

OP = TO - TI

Lợi nhuận (sau khi trả lãi suất và thuế) phát sinh từ hoạt động của DN, không kể từ hoạt động đầu tư, tiền bán tài sản cố định.

đồng

6 Số lượng lao động của công ty (LT)

người

9. Thông tin tham khảo

Khi nào cần áp dụng TFP ?

Muốn cải tiến năng suất cần phải biết năng suất của mình đang ở đâu. Muốn vậy cần phải đo lường năng suất (gồm nhiều chỉ số năng suất như năng suất các bộ phận,

8

Page 9: Phuong phap do luong tong hop tfp

9

khả năng cạnh tranh, đóng góp của TFP... Từ đó cho phép quản lý năng suất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Đo lường năng suất khác gì phương pháp đo lường hiệu suất theo KPI và BSC?

Năng suất thường là các tỉ số đầu ra/đầu vào (chỉ số kết quả), còn hiệu suất cho ta thấy kết quả công việc nói chung. Hai phương pháp này có những điểm mạnh yếu khác nhau, và nếu kết hợp sử dụng thì sẽ có một phương pháp đo lường khá hoàn hảo. Trong khi Đo lường năng suất TFP lượng hóa được đóng góp của các yếu tố tài sản vô hình (tuy chu kỳ đo dài), thì KPI và BSC chỉ báo nhanh hơn kết quả công tác (thông qua các chỉ số hiện tại và tương lai) để từ đó có thể đưa ra hành động kịp thời để nâng cao năng suất.

Khả năng thất bại gì? Cốt lõi của đo lường năng suất tổng hợp là thiết lập hệ thống các chỉ số hiệu suất và thực hiện đo lường, đánh giá và cải tiến năng suất. Vì vậy không tốn kinh phí và không có thất bại, mất mát gì đáng kể.

Nên tránh gì? Tránh việc lấy kết quả đo lường để xử phạt nhân viên.

Chi phí áp dụng? Có thể bao gồm phí: Đào tạo (khoảng 10-15 triệu), Tư vấn áp dụng (khoảng 30 - 40 triệu), Xây dựng phần mềm tính toán.

Thời gian thực hiện? Khoảng từ 1-3 tháng tùy năng lực của công ty.

10. Tài liệu tham khảo

Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, phương pháp tính và ứng dụng, Tăng Văn Khiên, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2005.

Năng suất theo cách tiếp cận mới, Văn Tình, Trung tâm Quản lý chất lượng và ứng dụng công nghệ.

Đo lường năng suất tại doanh nghiệp, Văn Tình - Lê Hoa, NXB Thế giới, Hà Nội, 2003.

Tài liệu đào tạo năng suất - chất lượng, Trung tâm năng suất Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, , 2004.

Đo lường năng suất trong doanh nghiệp – Chi cục TĐC TPHCM năm 2008.