phẬt thuyẾt ĐẠi thỪa vÔ lƯỢng thỌ trang...

Click here to load reader

Upload: others

Post on 17-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Thuyết giảng PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

MỤC LỤC

13PHẦN THỨ III: CHÁNH KINH

13(VCD 041)

13PHẨM THỨ NHẤT: PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG

13CHÁNH KINH: “Viễn siêu Thanh Văn, Bích Chi Phật địa, nhập Không, Vô Tướng, Vô Nguyện pháp môn, thiện lập phương tiện, hiển thị tam thừa”

14Thứ nhất: “Viễn siêu Thanh văn, Bích Chi Phật địa”

15Điểm khác biệt của Tiểu thừa cùng Bồ Tát:

17Thứ hai: “Nhập không, Vô tướng, Vô nguyện pháp môn”

17Một là “Không, Vô tướng, Vô nguyện”.

18Cửa “Không”.

19Cửa “Vô tướng”.

20Cửa “Vô nguyện”.

24Hai là: Cửa vào của Tịnh tông

27Công phu thành khối là gì?

28Bình thường dùng công phu gì?

29Phan duyên là gì?

30Thứ ba: “Thiện lập phương tiện, hiển thị Tam thừa”

30Một là “Thiện lập phương tiện”.

30Khế lý là gì?

31Khế cơ là gì?

31Thành kiến là gì vậy?

34Bạn là người đang dẫn chúng phải làm thế nào?

37Hai là “Hiển thị tam thừa”.

38Cái gì gọi là Nhất thừa?

39(VCD 042)

39Sáu cái Tin.

39Cái thứ nhất “Tin chính mình”.

40Cái tin thứ hai mới là “Tin tha”.

42Vậy thì vì sao chúng ta còn phải giảng kinh?

43Có hai loại người Phật dễ độ nhất.

43Thế nào là người có đại phước báo?

48CHÁNH KINH: “Ư thử trung hạ, nhi hiện diệt độ”

48Tướng thứ 8: Nhập Bát Niết Bàn

52CHÁNH KINH: “Đắc vô sanh vô diệt chư tam ma địa, cập đắc nhất thiết đà-ra-ni môn, tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm tam-muội, cụ túc tổng trì bách thiên tam-muội”

52Người nào có thể làm ra thị hiện 8 tướng này?

55“A Duy Việt Trí” là ai?

55Thứ nhất: “Đắc vô sanh vô diệt”

56Thứ hai: “Chư Tam Ma Địa”

59Thứ ba: “Cập đắc nhất thiết đà-ra-ni môn”

59“Đà Ra Ni”

67Thứ tư: “Tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam muội”

69(VCD 043)

80“Hoa Nghiêm” hai chữ này cách nói thế nào vậy?

83Nhất tâm, cái gì gọi là “Nhất tâm”?

89(VCD 044)

89Cái gì gọi là độ hoá?

90Những ai là người căn tánh lanh lợi?

90Những ai là người độn căn?

92Hoa Nghiêm Tam Muội tu thế nào?

92Ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam Muội.

94Thứ năm: “Cụ túc tổng trì bách thiên Tam-muội”

94Một là “Bách thiên Tam muội”.

95Hai là “Tổng trì”.

104CHÁNH KINH: “Trụ thâm Thiền Định, tất đổ vô lượng chư Phật”

104Thứ nhất: “Trụ thâm thiền định”

109Thứ hai: “Tất đổ vô lượng chư Phật”

113CHÁNH KINH: “Ư nhất niệm khoảnh, biến du nhất thiết Phật độ”

114(VCD 045)

115Thứ nhất: “Ư nhất niệm khoảnh”

116Thứ hai: “Biến du nhất thiết Phật độ”

116Một là “Nhất thiết”.

116Hai là “Biến du”.

123Mê tín là gì?

125Cái gì gọi là Bất Tương Ưng Hành Pháp?

126Thiền định là cái ý gì?

130CHÁNH KINH: “Đắc Phật biện tài, trụ Phổ Hiền hạnh, thiện năng phân biệt chúng sanh ngữ ngôn, khai hóa hiển thị chân thật chi tế, siêu quá thế gian chư sở hữu pháp”

131Thứ nhất: “Đắc Phật biện tài”

131Loại thứ nhất là “Nghĩa”.

132Loại thứ hai là “Pháp”.

132Loại thứ ba là “Từ”.

132Loại thứ tư là “Lạc thuyết”.

135Thứ hai: “Trụ Phổ Hiền hạnh”

135“Phổ Hiền hạnh” là gì?

135Hạnh Phổ Hiền dáng vẻ của nó thế nào?

138(VCD 046)

138Thứ ba: “Thiện năng phân biệt chúng sanh ngữ ngôn”

143Thứ tư: “Khai hoá hiển thị chân thật chi tế”

146Một là “Khai hóa” là gì?

146Hai là “Chân thật chi tế” là gì?

147Ba là “Hiển thị” là gì?

148“Thọ, Trì” là gì?

148“Đọc, Tụng” là gì?

150“Diễn” là cái gì?

150“Thuyết” là gì?

152Thứ năm: “Siêu quá thế gian, chư sở hữu pháp”

153CHÁNH KINH: “Tâm thường đế trụ độ thế chi đạo. Ư nhất thiết vạn vật tùy ý tự tại, vị chư thứ loại tác bất thỉnh chi hữu”

153Thứ nhất: “Tâm thường đế trụ độ thế chi đạo”

154Cái gì gọi là “Độ”?

155Càng là nơi có khổ nạn, thì Phật Bồ Tát càng thị hiện nhiều.

155Nếu chư Phật Bồ Tát đến giúp đỡ vậy tại vì sao họ còn bị tai nạn lớn đến như vậy?

158Vì sao hoàn cảnh vật chất lại tùy theo sóng của tư tưởng chân thật mà thay đổi?

160Thứ hai: “Ư nhất thiết vạn vật tùy ý tự tại”

161“Tùy ý” là gì?

161Cái gì gọi là phan duyên?

164(VCD 047)

164Thứ hai: “Ư nhất thiết vạn vật tuỳ ý tự tại”. (tiếp theo)

164A Di Đà Phật ở đâu vậy?

166“Tuỳ ý tự tại”

166Thứ ba: “Vị chư thứ loại tác bất thỉnh chi hữu”

167“Giá loại” là gì?

167“Tác bất thỉnh chi hữu” là gì?

171CHÁNH KINH: “Thọ trì Như Lai thậm thâm pháp tạng, hộ Phật chủng tánh thường sử bất tuyệt”

171Thứ nhất: “Thọ trì Như Lai thậm thâm pháp tạng”

175Thứ hai: “Hộ Phật chủng tánh thường sử bất tuyệt”

175“Phật chủng tánh” là gì?

176Vậy con người sau khi chết rồi đi đến cõi nào?

177Vậy thì “Phật chủng” là gì?

182CHÁNH KINH: “Hưng đại bi, mẫn hữu tình, diễn từ biện, thọ pháp nhãn, đỗ ác thú, khai thiện môn”

183Thứ nhất: “Hưng đại bi, mẫn hữu tình”

184Thứ hai: “Diễn từ biện”

185(VCD 048)

187Thứ ba: “Thọ Pháp Nhãn”

187Chữ “Thọ” là gì ?

188“Pháp Nhãn”

189Thứ tư: “Đỗ ác thú, khai thiện môn”

189“Đỗ ác thú”

192“Khai thiện môn”

196CHÁNH KINH: “Ư chư chúng sanh, thị nhược tự kỷ, chửng tế phụ hà, giai độ bỉ ngạn”

196Thứ nhất: “Ư chư chúng sanh, thị nhược tự kỷ”

197Cái gì gọi là pháp thân?

197“Chúng sanh” là gì?

198Thức là cái gì?

202Thứ hai: “Chửng tế phụ hà, giai độ bỉ ngạn”

203Những người nào là người có duyên?

208(VCD 049)

208CHÁNH KINH: “Tất hoạch chư Phật vô lượng công đức. Trí huệ thánh minh, bất khả tư nghị”

208Một là “Chư Phật”.

208Hai là “Trí tuệ Thánh minh”.

209Ba là “Bất khả tư nghì”.

213Mục đích giáo học của Phật pháp là gì?

216Nội dung giáo học của nhà Nho là gì?

216Thứ nhất là “Đức hạnh”: Dạy chúng ta quan hệ giữa người và người.

217Thứ hai là: Dạy chúng ta nhận biết quan hệ của con người với vạn vật tự nhiên.

227(VCD 050)

228Rốt cuộc là chướng ngại gì?

228Đoạn phiền não mà thôi.

229Xả bỏ là gì?

230Buông bỏ là gì?

237CHÁNH KINH: “Như thị đẳng chư đại Bồ Tát, vô lượng vô biên, nhất thời lai tập”

239Pháp giới nhất chân là như thế nào vậy?

240CHÁNH KINH: “Hựu hữu tỳ-kheo-ni ngũ bách nhân, thanh tín sĩ thất thiên nhân, thanh tín nữ ngũ bách nhân.”

240Thứ nhất: “Hựu hữu Tỳ Kheo Ni ngũ bách nhân”

240Thứ hai: “Thanh Tín sĩ thất thiên nhân”

241Thứ ba: “Thanh Tín nữ ngũ bách nhân”

242CHÁNH KINH: “Dục giới thiên, Sắc giới thiên, chư thiên Phạm chúng, tất cộng đại hội”

242Thứ nhất: Dục giới thiên

243Thứ hai: Sắc giới thiên

247Căn bản trí là gì?

247“Vô, Tri” là cái gì?

248Hậu Đắc Trí là gì?

250Thứ ba: “Chư thiên phạm chúng, tất cộng đại hội”

253Chú giải:

KHAI KINH KỆ

Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT! (3 lần)

PHẦN THỨ III: CHÁNH KINH

(tiếp theo)

(VCD 041)

PHẨM THỨ NHẤT

PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG

(tiếp theo)

CHÁNH KINH: “Viễn siêu Thanh Văn, Bích Chi Phật địa, nhập Không, Vô Tướng, Vô Nguyện pháp môn, thiện lập phương tiện, hiển thị tam thừa”

[Dịch nghĩa: Vượt xa địa vị Thanh Văn, Bích Chi Phật, nhập pháp môn Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, khéo lập phương tiện hiển thị tam thừa]

Cái đoạn này là đến một tiết sau cùng của Tướng thứ bẩy “Thỉnh chuyển pháp luân”. Như trong kinh đã nói, đều là chư Phật Như Lai thị hiện ở trong sáu cõi vì chúng ta làm ra tấm gương hoằng pháp lợi sanh tốt nhất. Đợi sau khi cái tiết này giảng xong, chúng ta sẽ làm một tổng kết xem làm thế nào để đem thị hiện của Phật thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày của chính ta, ở ngay trong hoàn cảnh công tác của chính ta, như vậy chúng ta mới có thể học được Phật pháp chân thật.

Thứ nhất: “Viễn siêu Thanh văn, Bích Chi Phật địa” [Vượt xa địa vị Thanh Văn, Bích Chi Phật]

Chính là quyết định sẽ không đọa lạc vào Nhị thừa. Mặc dù hàng Nhị thừa ở trong cái nhìn của phàm phu chúng ta cũng đã là thánh nhân, không phải phàm phu và họ đã có năng lực siêu việt sáu cõi luân hồi. Thành thật mà nói, loại công phu nghị lực tu trì đó của họ, người thông thường chúng ta đích thực là không thể nào so sánh. Thế nhưng khi đem họ so với Bồ Tát thì cự ly này phải kém rất xa.

Ở ngay chỗ này chúng ta cần phải hiểu rõ ở trong pháp Đại thừa, Phật đối với người tiểu thừa (Thanh văn chính là A La Hán, Duyên Giác chính là Bích Chi Phật) thường hay trách cứ hai hạng người của Tiểu thừa này. Việc này phải hiểu thế nào? Việc trách cứ này trên thực tế chính là khích lệ cho họ, là khuyên họ bỏ tiểu, hướng đại. Tiểu thừa tuy là phá được ngã chấp, cũng chính là nói họ đã bỏ được chấp trước, thế nhưng họ vẫn còn phân biệt, cho nên họ không thể siêu việt mười pháp giới, họ có thể siêu việt sáu cõi, nhưng không thể siêu việt mười pháp giới. Những con người này như Phật đã nói qua, họ cũng chẳng qua là ở trong “Thiên chân Niết Bàn”, trụ được một giai đoạn mà thôi. Cho nên họ không thể nào vĩnh viễn đọa ở trong hàng Nhị thừa này, nhất định họ sẽ quay đầu.

Thế nhưng những người Tiểu thừa này họ quay đầu sớm trễ không đồng.

Một cái là do căn tánh không đồng. Duyên giác tương đối thông minh, căn tương đối sắc bén, quay đầu được nhanh, còn A La Hán căn tánh tương đối độn hơn, quay đầu tương đối chậm, nhưng nhất định là sẽ quay đầu. Quay đầu cũng chính là quay tiểu hướng đại. Ngoài ra là gặp duyên có khác biệt. Thông thường chúng ta gọi là cơ hội, họ phải có cơ hội thường xuyên gặp được đại thừa, thường xuyên gặp được thiện tri thức, có như vậy thì quay đầu liền nhanh.

Điểm khác biệt của Tiểu thừa cùng Bồ Tát:

Người tiểu thừa không chịu chủ động đi giúp người khác. Còn hàng Bồ Tát thì như phía sau của đoạn kinh này nói “Làm bạn không mời của tất cả chúng sanh”. Chỗ này người tiểu thừa nhất định không làm được.

Người tiểu thừa không phải là không độ chúng sanh, mà là nếu chúng sanh cầu đến họ, thì họ còn phải xem bạn có thiện căn hay không, có duyên phận hay không, nếu bạn có thiện căn có duyên phận, họ hoan hỉ giúp bạn và cũng dạy bảo bạn, còn như họ xem bạn không có thiện căn, không có duyên phận thì họ sẽ rất lãnh đạm với bạn.

Không như Bồ Tát, Bồ Tát dùng tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, không có phân biệt, không có chấp trước. Cái điểm này trên mặt đức hạnh người tiểu thừa không thể sánh với Bồ Tát. Đương nhiên cả sức định, đạo lực, trí tuệ hàng Tiểu thừa cũng không thể bằng Bồ Tát. Tuy là công phu đoạn chứng của Bồ Tát cũng giống y như họ, nhưng trí tuệ đạo lực không như nhau.

Thí dụ trong Đại kinh nói với chúng ta, Bồ Tát Viên giáo Thất tín vị đã đoạn kiến tư phiền não, cái tầng công phu này của họ giống như A La Hán, A La Hán cũng đoạn kiến tư phiền não, Bồ Tát thất tín vị cũng đoạn kiến tư phiền não, cho nên đó là bình đẳng. Tuy nhiên, ngoài việc đã đoạn phiền não thì giống nhau ra, nhưng còn thần thông, đạo lực, trí tuệ, thiền định không giống nhau, Bồ Tát thất tín vị thì cao hơn rất nhiều so với A La Hán. Cái đạo lý này chúng ta tuyệt nhiên không khó hiểu, đó là vì tâm lượng của Bồ Tát lớn, tâm lượng của A La Hán nhỏ, vậy thì không như nhau, khác biệt ngay chỗ này.

Cho nên “Kinh Hoa Nghiêm” nói ở thời kỳ Mạt pháp, người đương cơ là người như thế nào? Là người phát “Đại tâm phàm phu”. Đại tâm phàm phu còn đáng quý hơn so với Thanh văn, Duyên giác. Thanh văn, duyên giác không có cơ duyên tu học Đại kinh, ví như “Kinh Hoa Nghiêm” “Kinh Pháp Hoa” họ không có phần. Không phải Phật không bình đẳng, mà vì họ không tin tưởng, họ không bằng lòng tiếp nhận. Riêng ở cái điểm này họ còn thua xa với đại tâm phàm phu (gọi là phàm phu là vì một phẩm phiền não cũng chưa đoạn), A La Hán không thể so sánh, tiểu thừa Tu Đà Hoàn cũng không thể so sánh. Thế nhưng luận tâm lượng, luận kiến giải, Bồ Tát ngay từ Thất tín vị chân thật là siêu việt tiểu thừa, siêu việt Thanh văn, Duyên giác. Đó là nói căn tánh một loại nhất thừa viên giáo, chân thật rất là đáng quý.

Những Bồ Tát dự hội này siêu vượt hơn rất xa hàng nhị thừa, đó là tán thán đối với Bồ Tát “Khế nhập Tam muội”.

Thứ hai: “Nhập Không, Vô Tướng, Vô Nguyện pháp môn” [Nhập pháp môn Không, Vô Tướng, Vô Nguyện]

Một là: “Không, Vô tướng, Vô nguyện”.

Cũng lại gọi là “Tam giải thoát pháp môn”. Câu này cũng chính là nói ba loại pháp này Đại, Tiểu thừa đều có. (“Vô nguyện”, có kinh gọi là “Vô tác”, ý nghĩa đều như nhau).

Ở trong Tiểu thừa nói bạn có thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi, nhất định là từ trong ba pháp môn này mà thành tựu, bạn có thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Còn ở trong đại thừa pháp nói ba pháp môn này có thể giúp bạn siêu việt mười pháp giới, bạn liền chứng được “Pháp giới nhất chân”. Cho nên Tam Giải Thoát Môn thông cả Đại, Tiểu thừa. Cái danh tướng này tuy là như nhau, nhưng cảnh giới không giống nhau.

Thí dụ nói “Không môn”, đối với người Tiểu thừa là chứng được “Ngã không” có thể siêu việt được sáu cõi, nhưng đối với người Đại thừa là chứng được “Pháp không” có nghĩa là không chỉ ngã là không mà pháp cũng không, cho nên họ có thể siêu việt mười pháp giới, họ có thể chứng được pháp giới nhất chân.

Cửa “Không”.

Cửa “Không” là từ tự tánh mà nói, là từ trên lý thể tất cả vạn sự vạn vật mà nói, đó chính là như trên kinh thường nói “Tướng có, tánh không, sự có, lý không”. Những vị Bồ Tát này họ có thể từ “tướng” mà thấy được “tánh”, từ “sự” có thể quan sát được “lý”. Họ chân thật tường tận được sự tướng là huyễn hoán hư trên “Kinh Kim Cang” đã nói “Như mộng huyễn bào ảnh”.

Bạn không thể nói nó không có, bạn cũng không thể nói nó có. Nếu bạn nói nó không có, nó hiện tướng, đích thực có cái tướng này tồn tại. Còn nếu bạn nói nó có, cái tướng này là giả tướng không phải thật tướng, cái tướng này là sát na sanh diệt không thực tại, nếu như bạn cho rằng tướng là thật có, thì bạn sai rồi, thì bạn mê trên cái giả tướng đó, tướng là giả, không phải là thật.

Từ nơi cửa “không” này mà bước vào. Cũng chính là từ nơi pháp môn này, cái phương pháp này, ngộ nhập mà thoát sanh tử siêu ba cõi, bạn chính là từ cửa “không” này mà vào, từ trong cửa “không” này mà chứng đạo. Nếu như không vào được cái cửa này thì học cái môn này không có được lợi ích.

Chúng ta thường nói “Không khế cơ”, có nghĩa là không khế hợp căn cơ của chính mình. Nếu chính mình không phải căn cơ này thì khi tu học pháp môn này, bạn sẽ không dễ gì khế nhập, cái cửa này không thể vào. Vậy còn có một cái cửa nữa là “Vô tướng”.

Cửa “Vô tướng”.

Nhập “Không” là vào từ “Cửa Không”, còn cái cửa “Vô Tướng” này là gì? Tướng là hữu môn, có thể từ nơi hữu môn mà vào.

Nhưng vì sao “Hữu” gọi là “Vô tướng”? Bởi vì tướng là duyên sanh. Trên “Kinh Bát Nhã” thường nói“Vạn pháp duyên sanh”, phàm hễ pháp do nhân duyên sanh đều không có tự tánh. Cho nên từ ngay chỗ này bạn tỉ mỉ mà quan sát, bạn thấy ra được tướng là giả tướng, nếu bạn chân thật có thể thấy ra được tất cả tướng đều là giả tướng thì bạn đã nhìn thấu. Nhìn thấu là chân thật thông suốt, chân thật thông đạt, cái chân tướng sự thật này đã bị bạn nhìn thấu. Sau khi nhìn thấu, bạn liền tự nhiên không còn chấp trước đối với hiện tướng này, bạn liền có thể buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Buông bỏ chấp trước. Vừa buông bỏ chấp trước thì liền siêu việt sáu cõi. Như vậy mà vào cửa thì bạn chính là từ cửa vô tướng mà vào. Nếu như không cách gì vào được cái cửa này, bạn vẫn còn một cái cửa nữa “Vô nguyện”.

Cửa “Vô nguyện”.

“Vô nguyện” vừa rồi mới nói qua, cũng còn gọi là “Vô tác”. Trong Phật pháp việc thứ nhất chính là dạy bạn phát nguyện. Vậy nếu không có nguyện thì làm sao được? Không có nguyện thì làm sao có thể thành công? Cho nên có một số đồng tu đến hỏi tôi, họ nói rằng:

- Liệu có phải khi chúng ta làm việc tốt nhưng không cầu bất cứ thứ gì, đó mới là việc tốt chân thật?

Lời nói này nói được không sai! Trên thực tế tưởng như đúng mà lại là sai. Bạn không có mong cầu, bạn thật đạt đến không mong cầu chăng? Bụng đói rồi còn phải có cơm ăn, bạn vẫn là có sở cầu, mệt rồi bạn còn phải nghỉ ngơi, thì sao bạn có thể nói là vô sở cầu? Nếu như bạn chân thật đến được vô cầu, thì đó không phải là cảnh giới phàm phu của chúng ta, mức độ thấp nhất là “Pháp thân đại sĩ” mà trên “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói. Đó là họ chân thật đến được vô niệm. Họ có thể đến được, nhưng chúng ta không thể được. Nhưng cho dù họ ở trong cảnh giới đó, họ vẫn thị hiện có sở cầu. Đừng nói là Bồ Tát Viên Sơ Trụ, Bồ Tát Đẳng Giác, chư Phật Như Lai thừa nguyện tái lai đến giúp chúng sanh chúng ta, cũng phải thị hiện phát nguyện.

Thích Ca Mâu Ni Phật không phải ở nơi đây thị hiện tám tướng thành đạo hay sao? Không phải đã dạy chúng ta phát Tứ hoằng thệ nguyện hay sao? A Di Đà Phật phát ra 48 nguyện. Vậy vì sao mà nói vô nguyện? Vô nguyện thì làm sao có thể thành tựu? Cho nên văn tự trong đây hàm nghĩa của nó nhất định phải hiểu cho tường tận, còn nếu là nhìn văn hiểu nghĩa thì “Ba đời chư Phật đều bị hàm oan”, vì bạn đã hiểu sai đi ý nghĩa của Ngài.

Cái “Vô nguyện” ở ngay chỗ này chính là nói “Lìa tâm năng sở”. Cái nguyện này mới gọi là cái nguyện chân thật.

Người thế gian, mọi người đều có nguyện vọng, thế nhưng nguyện vọng của người thế gian không dài lâu, qua vài ngày thì họ thay đổi, lại thay đổi chủ ý, gặp duyên họ lại thoái tâm. Đó là do nguyên nhân gì? Đó là bởi vì cái nguyện mà họ phát ra là vọng tâm, không phải chân tâm. Thông thường người thế gian chúng ta phát ra cái nguyện này xuất phát từ một lý do nào đó, khi cái lý do đó của bạn mất đi thì bạn sẽ thoái tâm, nên cái nguyện đó không thoái chuyển thì là thay đổi. Qua đây có thể biết nguyện đó là giả không phải là thật.

Chân thật phát nguyện thì không có điều kiện. Chư Phật Như Lai:“Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”, chính là không có điều kiện. Đối với tất cả chúng sanh, hữu tình, vô tình, quan tâm, thanh tịnh, bình đẳng. Thương yêu bình đẳng, đó là thật không phải là giả.

Phàm hễ có điều kiện đều là giả, đều là không thật.Có điều kiện là “có năng, có sở”, năng, sở là hai pháp. Lục tổ Huệ Năng Đại sư đã nói hai pháp thì không phải Phật pháp. Phật pháp là pháp không hai, có thể đoạn dứt hai bên năng sở, đó mới gọi là vô nguyện, đó mới thật gọi là vô tác.

Sau đó chúng ta mới có thể hiểu được đại đức xưa đã nói:“Làm mà không làm, không làm mà làm”. Đó là lìa khỏi cả hai bên, hai bên đều không chấp trước. Không phải nói vô nguyện thì không làm, phải làm! Bạn xem A Di Đà Phật 48 nguyện, mỗi nguyện đều hiện thực, đó là có nguyện. Chúng ta lại hỏi A Di Đà Phật có chấp trước đối với 48 nguyện hay không? Không có, tâm địa thanh tịnh không nhiễm một trần, Ngài liền vô nguyện.

Có nguyện cùng vô nguyện là một không phải là hai, cái này tuyệt diệu. Do đây có thể biết vô nguyện, cái cửa này chính là thường gọi pháp môn không hai. Cho nên vào đạo, có từ “cửa không” mà vào, có từ “cửa có” mà vào, có từ cửa “không hai” mà vào. Vô tác, vô nguyện chính là cửa không hai, hai mà không hai “Nguyện tức vô nguyện, vô nguyện tức nguyện”. Rất nhiều Bồ Tát đại thừa, từ cái cửa này mà khế nhập cảnh giới của như lai quả địa, chính là pháp giới nhất chân.

Chúng ta tu học Tịnh Độ, sanh vào thời kỳ Mạt pháp, chúng ta phải hiểu những đạo lý này, liệu chúng ta có năng lực từ ba cái cửa này mà vào hay không? E rằng bất cứ cửa nào trong ba cửa này, chúng ta cũng không thể vào được, không cách gì tiến vào được. Ba cái cửa này là con đường thông lộ. Hiện tại chúng ta phải mở con đường sau, không đi ba cái cửa này. Cho nên Tịnh Độ tông gọi là pháp môn đặc biệt “Môn dư đại đạo”. Ngoài ba cửa chính qui ra vẫn còn có một cửa, cái cửa này rất đặc biệt, cái cửa này rất nhiều Bồ Tát đều không biết, cho nên cái cửa này gọi là pháp khó tin. Nếu bạn nói cho người khác nghe “Không, Vô tướng, Vô nguyện”, mọi người đều biết sẽ không hoài nghi, chỗ này mọi người đều biết, họ rất dễ dàng tin tưởng. Còn nếu bạn nói là niệm Phật vãng sanh thì họ không tin tưởng.

Hai là: Cửa vào của Tịnh tông

Niệm Phật vãng sanh dường như không có cửa, không có trong ba cái cửa này, nó là một pháp môn đặc biệt riêng biệt “Môn dư đại đạo”.

Trên đây là nói pháp môn thông thường Đại, Tiểu thừa khế nhập, không luận họ tu học một pháp môn nào trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, đến sau cùng quy nguyên đều không ngoài ba cửa này, đó là trên kinh đại tiểu thừa thường nói.

Còn Tịnh tông chúng ta, Tịnh tông cũng có bí quyết vào cửa. Hiện tại chúng ta xây dựng Niệm Phật Đường, mỗi một vị đồng tu bước vào Niệm Phật Đường đều sanh tâm hoan hỉ, được Phật lực gia trì. Bạn xem trước khi bạn chưa bước vào Niệm Phật Đường bạn hoài nghi, bạn rất khó tin tưởng, cũng có người hoài nghi thể lực chính mình không đủ, một ngày một đêm làm sao có thể chịu nổi, hai ngày hai đêm thì càng không thể chịu nổi. Thế nhưng sau khi bước vào Niệm Phật Đường rồi, càng niệm càng hoan hỉ, chính mình đều cảm thấy ngoài sức tưởng tượng, không tin tưởng chính mình có được cái thể lực này vì sao mà hai ngày hai đêm cũng qua được? Tín tâm của bạn liền sanh khởi. Không chỉ hai ngày hai đêm, bảy ngày bảy đêm cũng được, thể lực của bạn nhất định đủ. Làm sao biết được đủ? Ngạn ngữ thường nói:“Người gặp việc vui tinh thần thoải mái”. Bạn bước vào Niệm Phật Đường một mảng hoan hỉ, hoan hỉ thì tinh thần liền lên cao, nếu bạn bước vào Niệm Phật Đường không hoan hỉ, thì bạn sẽ không có tinh thần. Từ hoan hỉ mà có, hoan hỉ là thứ bổ dưỡng tốt nhất cho sinh lý chúng ta, bất cứ thứ dinh dưỡng nào cũng không thể sánh được với dinh dưỡng hoan hỉ, việc này phải biết.

Phật pháp đại thừa dạy người thường sanh tâm hoan hỉ. Thế nhưng bình thường làm gì có được nhiều việc vui đến như vậy? Chỉ có Niệm Phật mới là chân thật hoan hỉ, hoan hỉ của niệm Phật phải chính bạn đích thân cảm thọ. Bạn không bước vào Niệm Phật Đường, thì bạn không có được cảm thọ.

Giống như cái đạo lý này, ở trong sáu cõi chúng ta, bạn thấy người trời sắc giới họ không cần ăn uống, họ đã đoạn tuyệt hết tất cả ăn uống, không chỉ họ không cần phải ăn đồ ăn, nước họ cũng không cần phải uống, nhưng người trời sắc giới không nghe nói bị bệnh. Vậy chúng ta muốn hỏi họ, họ dùng phương pháp gì để duy trì sắc thân của họ? Trên kinh nói với chúng ta:“Thiền duyệt vi thực”. “Thực” là thí dụ thứ bổ dưỡng, chúng ta phải dùng ăn uống để bổ dưỡng thân thể, nhưng họ không cần ăn uống mà là “Thiền duyệt”, an vui trong thiền định có thể nuôi được thân thể của họ.

Ngày nay chúng ta ở trong Niệm Phật Đường “Niệm Phật Tam muội”, so với thiền duyệt của người trời sắc giới, còn cao hơn thế. Thiền duyệt của họ, thành thật mà nói không có Phật lực gia trì, còn chúng ta niệm Phật Tam muội, không chỉ được A Di Đà Phật oai thần bổn nguyện gia trì mà chỗ này tôi thường nói qua với các vị, mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều gia trì, thì bạn làm sao mà không hoan hỉ chứ? Ta chưa bước vào Niệm Phật Đường, nhưng ta mới nghe được đều hoan hỉ, huống hồ ở ngay trong đó, đích thực là pháp hỉ sung mãn, tinh thần phấn khởi trăm phần, càng niệm càng hoan hỉ, càng niệm càng có tinh thần, càng niệm càng có thể lực. Thường hay ở trong Niệm Phật Đường, nếu như các vị sức khoẻ không tốt thường hay có bệnh thì nên thường ở trong Niệm Phật Đường, những thứ bệnh nhỏ đó đều không còn, đều niệm tiêu hết. Chúng ta chính mình phải có lòng tin, phải biết không thể nghĩ bàn oai thần gia trì của Phật Bồ Tát.

Cho nên pháp môn niệm Phật thù thắng không gì bằng. Làm thế nào để công phu niệm Phật nếu được đắc lực? Đó là điều mỗi một vị đồng tu đều rất quan tâm. Nếu bạn luôn ở trạng thái nhìn thấu buông bỏ, thì công phu của bạn mới chân thật có lực.

Ngày nay chúng ta không thể hy vọng quá cao, quá cao không đạt đến, chúng ta đem mức độ yêu cầu giáng xuống thấp nhất, chỉ cần đạt “Công phu thành khối”, chỉ cần bạn niệm đến công phu thành khối, tương lai vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc quyết định nắm được phần chắc, hay nói cách khác ngay đời này bạn nắm chắc sẽ làm Phật. Ở trong mười pháp giới, chọn lựa của bạn là thù thắng nhất. Thế nên có đồng tu đến hỏi tôi công phu thành khối là như thế nào? Việc này các bạn cần phải nên biết.

Công phu thành khối là gì?

Công phu thành khối là trong lòng chỉ có “Nhớ Phật niệm Phật”. Ngoài nhớ Phật niệm Phật ra, các vọng niệm khác đều không có, vọng niệm chính là phiền não. Công phu niệm Phật thành khối tuy rằng gốc của phiền não tuyệt nhiên chưa đoạn được, còn nếu gốc đoạn được rồi mà nói thì cảnh giới đó cao, bạn không dễ gì làm được. Chúng ta niệm Phật, cái niệm này, nhớ cũng là niệm, trong lòng tưởng Phật, sức niệm này mạnh làm cho phiền não bị đè xuống, phiền não tuy là chưa đoạn nhưng nó không khởi tác dụng, không khởi hiện hành, đó gọi là làm được công phu thành khối. Còn nếu như khi chúng ta lìa khỏi Niệm Phật Đường, ở ngay trong cuộc sống thường ngày vẫn còn khởi lòng tham, gặp phải việc không vui vẫn còn khởi tâm sân hận, thì bạn phải biết công phu của bạn chưa đạt đến trình độ này.

Công phu chân thật đạt đến thành khối là khi bạn gặp việc hoan hỉ không khởi tâm tham ái, gặp việc không vui cũng không khởi tâm sân hận, tâm của bạn vĩnh viễn giữ được bình lặng, vĩnh viễn giữ được cảnh giới ở trong Niệm Phật Đường, đó gọi là thành khối.

Ở trong Niệm Phật Đường rèn luyện chí ít phải luyện đến công phu này, bạn mới được xem là có thành tựu. Bạn niệm Phật đúng cách, đúng cách thì là quyết định vãng sanh, phải đạt đến mục tiêu này.

Có một số đồng tu nói: “Việc này khó, rất khó”. Không sai! Rất khó, làm gì có thể dễ dàng làm Phật như vậy? Đương nhiên không dễ dàng, sự việc này bình thường bạn phải dụng công.

Bình thường dùng công phu gì?

Nhìn thấu buông bỏ, cũng chính là nói ngay trong một đời này của chúng ta, đối với tất cả mọi người, mọi việc, mọi vật, phải thấy nhạt đi một chút, không nên quá chấp trước. Phàm mọi việc phải học lớn hoá nhỏ, nhỏ hoá không, không nên chấp trước từng ly từng tí, thì công phu chúng ta mới có lực.

Còn như mọi thứ đều rất chăm chỉ, mọi thứ đều so đo tính toán, vậy thì rất đáng lo, vì nếu bạn muốn đạt đến công phu cảnh giới này, thì tương đối không dễ dàng. Việc gì cũng nên qua loa, có cũng tốt, không có cũng tốt, thiệt thòi cũng tốt, chịu lỗ cũng tốt, bị chiếm tiện nghi cũng tốt, thứ gì cũng đều tốt. Không nên tính toán, cũng không cần phải hỏi qua. Chân thật là nhiều một việc không bằng ít đi một việc, ít đi một việc không bằng không có việc gì, tất cả tuỳ duyên qua ngày thì tốt.

Những đồng tu lãnh đạo đạo tràng Cư Sĩ Lâm của chúng ta, chân thật là rất hiếm có. Chúng ta ở bên cạnh quan sát khởi tâm động niệm của họ, tất cả việc làm của họ khiến cho chúng ta rất bội phục, họ làm được rất đúng pháp, rất tương ưng, đều có thể hoá nặng thành nhẹ, đều có thể tuỳ duyên mà không phan duyên.

Phan duyên là gì?

Phan duyên chính là bạn nhất định phải làm như thế nào đó, nhất định phải chấp trước làm như vậy, vậy thì sai rồi. Trong đó có một đạo lý rất lớn, phía sau đã nói chính là “thiện lập phương tiện”.

Thứ ba: “Thiện lập phương tiện, hiển thị Tam thừa” [Khéo lập phương tiện hiển thị tam thừa]

Một là “Thiện lập phương tiện” [Khéo lập phương tiện].

“Thiện” là khéo léo. Phật pháp là chú trọng khế lý, khế cơ.

Khế lý là gì?

Khế lý nhất định phải tương ưng với tánh đức, trí tuệ, đức năng đầy đủ trong tự tánh, phải tương ưng với chỗ này, đó là khế lý.

Nếu như chúng ta dùng một câu phía trước “Không, Vô tướng, Vô nguyện”, đó là tánh đức, cùng tương ưng với đây, thì họ liền siêu việt.

Vậy thì pháp môn niệm Phật, bạn có thể tương ưng với nguyện của Phật (nguyện của Phật là 48 nguyện mà trên kinh này đã nói), tương ưng với đức của Phật. Đức là danh hiệu, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Danh hiệu “A DI ĐÀ PHẬT” nếu hoàn toàn chuyển thành ý nghĩa Trung văn là “Vô Lượng Giác” (“A” dịch là “Vô”, “Di Đà” dịch là “Lượng”, “Phật” dịch là “Giác”). Hay nói cách khác mỗi giờ mỗi lúc, mọi chỗ mọi nơi, đối với người, với việc, với vật đều là “giác” mà không “mê”, đó gọi là A Di Đà Phật. Còn mê rồi thì là phàm phu. Giác ngộ rồi thì là Phật, cho nên mỗi niệm phải tương ưng với giác, vậy mới có thể vào được cửa, đó chính là khế lý. Ngoài khế lý ra còn phải khế cơ.

Khế cơ là gì?

Cơ là gì vậy? Là căn tánh đại chúng hiện tiền.

Phật pháp là độ người sống không phải là chết, Phật pháp là độ người hiện tại, là độ người khu vực này của chúng ta. Nếu bạn hiểu được cái đạo lý này, không phải là để độ người xưa, cũng không phải để độ người vị lai, cũng không phải để người thế giới phương khác, là độ đại chúng hiện tiền này. Cho nên bạn phải hiểu được căn cơ của đại chúng hiện tiền.

Hôm qua tôi đặc biệt nói với đồng tu phụ trách dẫn chúng Niệm Phật Đường, họ phải tường tận cái đạo lý này. Đồng tu dẫn chúng Niệm Phật Đường, chính mình phải thường hay khích lệ khuyến tấn lẫn nhau, phải nghiên cứu cải tiến lẫn nhau, không được chấp trước thành kiến của chính mình. Bạn nhất định phải tường tận, chư Phật Như Lai tất cả Bồ Tát đều không có thành kiến.

Thành kiến là gì vậy?

Là chấp trước. Chư Phật Như Lai đều: “Hằng thuận chúng sanh, tuỳ hỷ công đức”. Các Ngài không có ý kiến của chính mình, là lấy ý nghĩ của mọi người làm ý nghĩ chính mình, cho nên mọi người thích làm thế nào, thì chúng ta làm như thế đó. Người nhiều thì phải thành lập thanh qui, qui củ luôn là thiểu số phục tùng đa số, đó là chế độ dân chủ.

Nhà Phật hơn ba ngàn năm trước đã nói đến dân chủ, đã nói đến cộng hoà, cũng nói đến lục hoà “Lợi hoà đồng huân”. Phật giáo đề xướng những thứ này sớm nhất, đã đề xướng hơn 3000 năm trước, không chỉ đề xướng, còn làm theo, chân thật đang làm. Phật không có cái ý của riêng mình, Bồ Tát cũng không có cái ý của riêng mình. Ngày trước tổ sư đại đức đã lập ra những qui củ này là tùy theo căn tánh của chúng sanh thời đại đó mà lập ra, lập được rất tốt. Nếu như hiện tại chúng ta một mực không đổi, cứ chiếu theo qui củ của Ngài mà làm, đem “Bách Trượng Thanh Qui” hoàn toàn chiếu theo đó mà làm, vậy thì biến thành cái gì? Đều đem người hiện tại chúng ta đưa ngược về quá khứ, đều thành người triều nhà Đường, các vị đều biến thành người nhà Đường, vậy thì người hiện tại không làm được.

Cho nên nhất định phải hiểu được tinh thần của nó, nguyên tắc của nó, thậm chí trên thực tế cách làm, chúng ta cần phải tu đính. Bạn xem đến pháp luật của thế gian, trải qua mấy năm còn cần phải tu đính một lần. Vì sao vậy? Vì pháp luật của mười năm trước định ra, vào thời gian đó đối với xã hội đương thời thì có tác dụng, còn sau mười năm xã hội thay đổi rất lớn, pháp luật thời kỳ trước không còn thích hợp với hiện tại nữa. Không thích hợp thì phải thay đổi, cho nên qui củ có thể cải đính, giới luật của nhà Phật có thể cải đính.

Bạn thấy Bách Trượng Thanh Qui chính là giới luật của Thích Ca Mâu Ni Phật, vào lúc đó đã làm một cuộc tu đính rất lớn, biến thành Trung Quốc hoá, hiện đại hoá, bổn thổ hoá. Dùng danh từ hiện tại mà nói chính là hiện đại hoá, bổn thổ hoá, nhưng tinh thần nguyên tắc giới luật của Phật không thay đổi. Còn cách làm thế nào thì phải thích hợp với người hiện đại chúng ta, thích hợp với người địa phương này chúng ta, vậy thì mới có thể nói được thông, đó gọi là khế cơ.

Do đó người xưa đã định là Thanh qui, đáng được để cho chúng ta tham khảo, nhưng bạn xem nên thay đổi của nó như thế nào để có thể thích ứng với Niệm Phật Đường hiện tiền của chúng ta, thích ứng với đồng tu của Niệm Phật Đường chúng ta, bạn mới gọi là chân thật khế cơ.

Chúng ta phải hiểu được cái nguyên tắc này. Qui củ của Niệm Phật Đường chúng ta căn cứ vào đâu để định ra? Nguyên lý nguyên tắc không thay đổi, nhưng một số điều kiện bên trong căn cứ vào hoạt động hiện thực của chúng ta mà chế định ra. Sau khi chế định vẫn phải thường tu sửa lại, e định ra có một số đồng tu cảm thấy không được thuận tiện. Cho nên chân thật là đồng tu dẫn chúng phải học loại tinh thần của Khổng Lão Phu tử: “Nhập Thái miếu, mỗi sự vấn”.

Bạn là người đang dẫn chúng phải làm thế nào?

Khi bạn là người đang dẫn chúng phải thường thỉnh giáo với pháp sư: “Thời khoá của ngày hôm nay các vị cảm thấy như thế nào? Có chỗ nào cần cải tiến không?” Phải thường hay thỉnh giáo, thành thật cung kính mà thỉnh giáo, không phải qua loa, không phải khách sáo, mà còn thường hay hướng đến mỗi một vị đồng tu đến tham gia niệm Phật, hỏi nhiều ở nơi họ, thỉnh giáo nhiều lần với họ, khiến cho đạo tràng của chúng ta được cải tiến mỗi ngày.

Cải sửa khuyết điểm của đạo tràng chúng ta, thì chúng ta liền có tiến bộ, ngày ngày sửa, ngày ngày tiến bộ, vậy thì còn gì bằng. Cái đạo tràng này tự nhiên là đạo tràng mô phạm của thế gian, đạo tràng đệ nhất. Đạo tràng đệ nhất từ do đâu mà có? Là do ngày ngày cải tiến, phát hiện không thích hợp thì lập tức sửa đổi, sửa rồi lại không thích hợp, thì lại sửa, ngày ngày đang cải tiến, như vậy mới có thể làm đến được khế cơ, như vậy mới gọi là “Hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức”. Hai câu nói này của Bồ Tát Phổ Hiền không phải là tuỳ tiện nói, hai câu nói này chân thật làm đến được khế cơ. Chúng ta tu Tịnh Độ, lý luận, phương pháp, cảnh giới, thảy đều nương vào “Kinh Vô Lượng Thọ”,tương ưng với Kinh Vô Lượng Thọ, đó chính là khế lý. Những phương pháp thúc đẩy này, nhất định là mỗi một vị đồng tu đều có thể rất hoan hỉ, hoan hỉ tiếp nhận, pháp hỉ sung mãn, thì cái Niệm Phật Đường này thành công.

Cho nên đồng tu dẫn chúng phải không hề có chút nào ý riêng của mình trong đó, không hề có, lãnh tụ thế xuất thế gian chân thật hiền minh đều không có ý nghĩ của riêng mình, lắng nghe người khác, nghe nhiều, sau đó bình lặng mà chọn lựa, cái ý kiến nào thì tốt, thì chúng ta chọn lấy cái đó, khi chọn lựa cũng phải trưng cầu sự đồng ý của mọi người, bạn có trí tuệ, có năng lực, chọn lấy phương thức này của bạn, giải thích tỉ mỉ với mọi người, trưng cầu tán đồng của mọi người. Bạn cứ như vậy mà thúc đẩy thì sẽ thuận tiện.

“Thiện lập phương tiện”, trong pháp Đại thừa nói câu nói này, còn trong nhà Phật cũng có một thuật ngữ “Không trụ hai bên, không ở trung đạo”, đó mới là chân thật thiện lập phương tiện. Bạn xem cái tâm đó mới thật thanh tịnh, đó là chỗ mà chúng ta phải nên học theo Phật, học theo Bồ Tát. Trong lòng Phật, Bồ Tát, thanh tịnh “Trừng thanh”, vốn dĩ không một vật, không có một ý kiến nào, một chút thành kiến cũng không có.

Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta giảng kinh nói pháp 49 năm, cũng không có một ý riêng. Việc này mọi người phải nên biết, cho nên Thế Tôn ở trên hội Bát Nhã nói Ngài không có giảng kinh, nếu như có người nói Phật giảng kinh là báng Phật, Phật không có giảng kinh.

Chúng ta xem thấy ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”, trong chú giải của Đại sư Thanh Lương đã nói, Phật nói kinh là thuật lại chứ không có sáng tác. Phật chính mình không có giảng kinh. Ngài nói ra cái gì? Nói ra những gì mà cổ Phật đã nói, không phải chính mình nói, không có ý riêng của chính mình, đó là thánh nhân của xuất thế gian. Thánh nhân thế gian như Khổng lão phu tử Trung Quốc, Phu tử Ngài cả đời cũng là cũng là thái độ như vậy, “Thuật lại chứ không có sáng tác”, Khổng lão phu tử không có sáng tác, đều là thuật lại của người khác, chuyển cáo của cổ thánh tiên hiền cho mọi người, không có ý của riêng mình.

Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói 49 năm, nói Ngài không phải là chính mình nói, xin nói với các vị, chân thật là chính mình. Vì sao nói chân thật là chính mình? Ngài nói ra là lưu xuất từ trong tự tánh, cho nên nói Ngài không có ý riêng, không có ý riêng mình, không phải lưu xuất từ trong tâm ý thức, lưu xuất từ trong tâm ý thức chính là có ý riêng, không phải lưu xuất từ trong tâm ý thức. Lưu xuất ra từ đâu vậy? Từ trong chân như bổn tánh mà lưu xuất ra. Các vị phải nên biết tâm ý thức mỗi một người đều không giống nhau, còn chân như bổn tánh thì mỗi người đều như nhau. Do đây có thể biết từ trong tự tánh Thích Ca Mâu Ni Phật lưu xuất ra, chính là từ trong tự tánh của chính chúng ta lưu xuất ra.

Có một ngày chúng ta minh tâm kiến tánh, sau đó mở kinh điển ra, thảy đều là thứ từ trong tự tánh của chính ta, sau đó mới biết được kinh quyển không phải chuyên lợi của Thích Ca Mâu Ni Phật, không phải của Ngài, mà là tất cả chúng sanh đều có. Bạn xem thân thiết dường nào đối với chúng ta. Ngài kiến tánh rồi, chúng ta kiến tánh cùng Ngài kiến tánh không hề khác biệt, cho nên có thể đem công đức tu hành từ trong vô lượng kiếp của Ngài, biến thành công đức của chính mình. Công đức mà chúng ta tu tích được, cũng có thể biến thành công đức của người khác, đến lúc đó không còn có chướng ngại “Ta và người không hai”, “Chúng sanh cùng Phật không hai”.

Hai là “Hiển thị tam thừa” [Hiển thị tam thừa].

“Hiển” là “minh hiển”, “Thị” là “thị hiện”. Pháp “Tam thừa” là thị hiện, pháp tam thừa là pháp phương tiện. Thế Tôn sau cùng ở trong Kinh Pháp Hoa nói ra, Thế Tôn Ngài sau cùng đưa ra kết luận: “Duy hữu nhất thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”.

Chỗ này rất rõ ràng nói với chúng ta “Tam thừa” là Phật phương tiện nói, còn Phật chân thật nói chỉ có pháp Nhất thừa.

Cái gì gọi là Nhất thừa?

Thành Phật gọi Nhất thừa. Có thể thấy được tất cả chư Phật Như Lai bổn nguyện của các Ngài đều là hy vọng chúng ta cùng tất cả chúng sanh, ở ngay trong một đời này thành Phật, không phải dạy chúng ta làm Bồ Tát, làm A La Hán, không phải vậy.

******

(VCD 042)

Bổn nguyện của chư Phật Như Lai rất hay, cũng chính là cái kỳ vọng của các Ngài đối với chúng ta, chúng ta cũng rất là cảm kích.

Vấn đề chính là chúng ta có thể làm được hay không? Khẳng định tất cả chúng sanh quyết định đều có thể làm đến được, bạn ở ngay trong một đời này, bạn có thể chứng được quả Phật cứu cánh viên mãn, đó là khẳng định.

Vậy vấn đề là ở chỗ nào? Là ở ngay chính bạn, bạn có chịu tin vào chính mình hay không? Nếu như mình còn không tin vào chính mình, vậy thì không còn cách nào. Trong nhà Phật gọi “Tín”. Việc trước tiên là phải tin chính mình.

Bạn xem trong “Di Đà Kinh Yếu Giải” của Ngẫu Ích Đại Sư giảng sáu cái “Tín” cho chúng ta nghe.

Sáu cái Tin.

Cái thứ nhất “Tin chính mình”.

Nếu như bạn chính mình không có lòng tin đối với chính mình, không tin tưởng ngay một đời này ta có thể làm Phật, vậy thì tất cả chư Phật cũng không còn có cách nào và bạn nhất định không thể thành Phật. Nếu bạn hỏi vì sao vậy? Bởi vì bạn không có lòng tin ở chính mình. Cái mấu chốt này rất lớn. Đây là điều kiện thứ nhất.

Cái tin thứ hai mới là “Tin tha”.

Cái thứ hai này mới là tin tha. Còn cái thứ nhất phải tin chính mình, tin tưởng chính mình ở ngay trong một đời này làm được, có thể làm đến được. Tin “tha” gồm 5 cái tin, đó là: Một là: Tin tưởng Thích Ca Mâu Ni Phật; Hai là: Tin tưởng A Di Đà Phật; Ba là: Tin tưởng lý luận, phương pháp, cảnh giới mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói là chính xác, quyết định không có sai lầm, ta nhất định chịu y giáo phụng hành; Bốn là: Tin tưởng 48 nguyện của A Di Đà Phật, nguyện nguyện đều hiện thực; Năm là: Tin rằng ta y theo pháp môn này để tu, Ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn ta vãng sanh bất thoái thành Phật.

Đó là tin tha! Cho nên Phật pháp không giống như các tôn giáo khác, tôn giáo khác việc đầu tiên là phải tin Thần, không phải là tin chính mình.

Có một năm tôi hoằng pháp ở Hoa kỳ, gặp được một số mục sư của Ki Tô giáo, ba bốn người đến nói chuyện với tôi. Họ nói Tịnh Độ tông chúng ta rất giống như Ki Tô giáo của họ. Tôi nói:

- Rất giống chỗ nào?

Họ nói:

- Đều là chữ tín, chúng tôi tin Thiên Chúa, các vị tin A Di Đà Phật.

Tôi nói:

- Không giống nhau.

Họ hỏi:

- Không giống nhau chỗ nào?

Tôi nói:

- Chúng tôi cái thứ nhất là tin chính mình, cái thứ hai tin A Di Đà Phật, còn các vị hoàn toàn tin tưởng Thiên Chúa, các vị không có lòng tự tin, vậy thì làm sao như nhau?

Không như nhau, nhất định phải xây dựng lòng tự tin mình, tin tưởng những gì Phật đã nói. Phật chân thật hy vọng mọi người ngay trong một đời viên mãn thành Phật. Pháp môn Tịnh Độ chân thật là: “Thiện lập phương tiện”. Bốn chữ này nói đến được chỗ cứu cánh, lý luận của pháp môn này, hiểu, không hiểu, không hề gì. Vì sao? Không hiểu cũng có thể thành tựu, bạn nói xem pháp này thuận tiện dường nào, thiện xảo đến như vậy, không hiểu vẫn đều có thể thành tựu, cứ thành thật mà niệm Phật thì được.

Vậy thì vì sao chúng ta còn phải giảng kinh?

Chúng ta ngày ngày giảng kinh là bởi vì mọi người không có phước. Không có phước báo cho nên ngày ngày phải giảng kinh!

Vậy người thế nào mới gọi là có phước báo?

Đó là người thành thật mà niệm Phật là có phước báo. Ngày ngày một câu A Di Đà Phật không nghĩ đến bất cứ thứ gì, loại người đó có phước báo.

Còn chúng ta vì sao không có phước báo?

Một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy, vậy thì không có phước báo. Bởi vì một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy, cho nên mới cần giảng kinh cho bạn nghe, dạy bạn giác ngộ, dạy bạn tường tận.

Còn nếu như một ngày từ sớm đến tối bạn không còn nghĩ tưởng xằng bậy, không còn một vọng niệm nào, chỉ có một câu A Di Đà Phật, thì 3 tạng, 12 bộ kinh đều có thể xem thành rác rưởi, không cần đến, Thích Ca Mâu Ni Phật 49 năm giảng kinh, cũng là lời thừa.

Có hai loại người Phật dễ độ nhất.

Cho nên Phật độ chúng sanh, có hai loại người dễ độ nhất.

Một là thượng căn lợi trí, khuyên họ, họ liền thông đạt tường tận, họ một vọng niệm cũng không có, trung thực mà niệm.

Ngoài ra là một loại ngu hèn. Ngu hèn là gì vậy? Họ cũng không muốn hiểu, bảo họ niệm thì họ trung thực mà niệm, thì họ một ngày từ sớm đến tối không có bất cứ vọng niệm nào, loại người này có thể thành công. Thượng trí và ngu hèn là dễ độ nhất.

Khó độ nhất chính là ở giữa hai loại người này, rất khó độ. Chúng ta thuộc về loại người ở giữa này, rất phiền phức. Cho nên Thế Tôn 49 năm khổ cực cần lao đều là vì loại người này chúng ta. Vì vậy không thể không đem đạo lý, phương pháp, cảnh giới nói ra một cách tỉ mỉ, khi chúng ta thật đã tường tận, thật đã thông suốt, mới chịu buông bỏ. Buông bỏ là đại phước báo!

Thế nào là người có đại phước báo?

Thế gian này loại người nào có phước báo lớn nhất? Người không có vọng niệm là có đại phước báo.

Tuyệt đối không thể nói người có địa vị rất cao, có rất nhiều của cải là người có phước báo. Không phải vậy, đó không phải phước báo, vì hiện tiền tuy là người đó hưởng thụ đời sống vật chất rất sung túc, nhưng bạn có thể hưởng được bao năm? Chết rồi thì phải làm sao? Luân hồi trong ba cõi sáu đường, vậy làm sao có thể xem là phước báo được.

Còn người trong lòng không có một vọng tưởng nào, một ngày từ sớm đến tối nhớ Phật niệm Phật, con người này chỉ qua vài năm thì họ liền đi làm Phật, vậy mới gọi là đại phước báo.

Cho nên Phật nói “Tam thừa” là phương tiện nói, “Ngũ thừa” thì càng không cần phải nói, vì mục đích của Phật là dạy chúng ta một đời thành Phật. Nhưng do có người hoài nghi, cho rằng ta rất ngu si, ta tạo ra nghiệp chướng rất nặng, tội nghiệp rất sâu, liệu có thể thành Phật được hay không? Các vị phải biết một câu Phật hiệu ở trong Niệm Phật Đường này của chúng ta, một câu Phật hiệu trên Quán kinh này nói:“Tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội”. Vậy các vị niệm một ngày một đêm niệm được bao nhiêu? Thì bạn tính xem với cái số lượng này, bạn đã tiêu được bao nhiêu tội nghiệp? Không thể nghĩ bàn! Lời của Phật nói là thật không phải là giả, đích thực có hiệu quả như vậy. Bạn chân thật thông hiểu tường tận, mới biết được Niệm Phật Đường công đức thù thắng không gì bằng.

Thế nhưng dù bạn đã niệm một ngày một đêm rồi mà nghiệp chướng vẫn là rất nặng. Vì sao nặng? Vì nghiệp chướng của bạn quá nhiều. Một ngày một đêm đã tiêu được rất nhiều rồi, nhưng nghiệp chướng nguyên gốc của bạn so với nghiệp chướng tiêu được trong một ngày một đêm này đây không biết là nhiều hơn gấp bao nhiêu lần, nên bạn vẫn còn phải tiêu, ngày ngày đến niệm ngày ngày tiêu nghiệp, đạo lý này chính là như vậy. Nghiệp chướng có nặng hơn, nếu như bạn là tiếp tục niệm không ngừng, niệm như trên kinh Phật nói “Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn”.

Niệm “Không xen tạp” sức mạnh này rất lớn. Bạn có thể không gián đoạn tiếp tục niệm tiếp đến ba năm thì tội nghiệp vô lượng kiếp của bạn thảy đều tiêu hết. Làm sao biết được? Khi bạn vãng sanh là tự tại, đứng mà đi, ngồi mà đi, sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không phải ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư, mà đều là cõi Thật Báo. Trong kinh này có nói ba bậc vãng sanh thì bạn chính là thượng phẩm vãng sanh. Do đây bạn mới biết được câu Phật hiệu này tiêu nghiệp chướng không thể nghĩ bàn.

Cho nên khoảng năm Càn Long đầu nhà Thanh, lời nói của Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh rất có đạo lý, Ngài đã nói ở trong “Chú giải Quán Vô Lượng Thọ Kinh” (chú giải đó của Ngài gọi là “Quán Kinh Trực Chỉ”, thâu tập trong “Đại Tạng Kinh”), Ngài nói:

“Nghiệp chướng của chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, nghiệp chướng cực trọng, bất cứ kinh luận nào trong Phật pháp, bất cứ sám pháp nào, đều không sám trừ được nghiệp chướng. Hay nói cách khác, thí dụ có một người bị bệnh, bệnh độc quá nặng, tất cả thuốc men đều vô hiệu, đều không thể trị được loại bệnh này. Nhưng sau cùng vẫn còn một phương pháp, là niệm Phật có thể tiêu trừ được”.

Vậy bạn mới biết được công đức niệm Phật quá lớn, niệm Phật pháp môn này là thù thắng như vậy.

Lời nói của Ngài có đạo lý! Khi tôi đọc qua chú giải này của Ngài, tôi rất là bội phục, nếu Ngài không phải là người tái sanh thì không thể khế nhập được cảnh giới này, không thể nói ra được câu nói này. Người thông thường quyết định không thể nói ra được câu này.

Pháp sư Quán Đảnh ở trong nhà Phật được xem là một nhà thông thái, Tông, Giáo, Hiển, Mật, Ngài đều có thể quán thông. Trước tác của Ngài rất là phong phú, ở trong “Vạn Tự Tục Tạng Kinh” thâu tập rất hoàn bị, đại khái có hơn 30 loại. Ngài có chú giải “Kinh Lăng Nghiêm”. Từ xưa đến nay “Lăng Nghiêm Thần Chú” trong “Kinh Lăng Nghiêm” không có người nào chú giải, nhưng trong chú giải của Ngài, ngay đến Lăng Nghiêm Thần Chú Ngài cũng chú giải ra. Cho nên từ xưa đến nay chú giải Lăng Nghiêm Thần Chú chỉ có một mình Ngài.

Vì vậy đây nói rõ “Tam thừa” là Phật phương tiện nói, “Nhất thừa” mới là nói thật, mà trong nhất thừa chính là niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ. Cho nên mười phương tất cả chư Phật Như Lai đều khuyên người niệm Phật, tất cả chư Phật Như Lai đều giảng kinh Tịnh Độ. Các kinh điển khác không nhất định giảng và khi giảng phải xem khế cơ, không khế cơ thì Phật không nói, chỉ có Tịnh Độ ba kinh thì nhất định phải nói, tất cả chư Phật Như Lai đều giảng giải. Vì sao vậy? Ba kinh Tịnh độ có thể khế cơ được tất cả chúng sanh, cho nên tất cả chư Phật Như Lai nhất định giảng ba kinh Tịnh Độ, nhất định khuyên người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Trừ khi bạn không tin tưởng, bạn không ưa thích pháp môn này thì Phật mới khai mở pháp môn khác, khai ba thừa.

Đó là hiển thị rõ ra“Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”. Nếu bạn không cầu vãng sanh, mà bạn cầu thứ khác, cũng được, Phật cũng dạy cho bạn, Phật không bỏ rơi bạn. Thậm chí nếu bạn nói “Làm người vẫn không tệ”, thì Phật cũng dạy cho bạn, dạy cho bạn đời sẫu vẫn có được thân người, vẫn trở lại làm người, luôn mãn cái nguyện của bạn. Bạn muốn làm người, Phật liền dạy cho bạn phương pháp làm người, bạn muốn sanh thiên, Phật liền dạy cho bạn phương pháp sanh thiên.

Bạn thấy Phật đích thực là không có cố chấp, không có thành kiến. Phật không yêu cầu chúng sanh tùy thuận Ngài, mà Ngài có thể tùy thuận tất cả chúng sanh. Thật cừ khôi! Chỗ này chúng ta phải nên học tập, phải học tập có thể tuỳ thuận người khác, không nên yêu cầu người khác tuỳ thuận ta. Nếu học Phật mà ngay đến cái điểm này cũng không học được, vậy thì thật đáng tiếc, tất cả đều là ở ngay trong Mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền. “Chuyển pháp luân” chúng ta chỉ giới thiệu đến chỗ này. Phía sau là tướng thứ 8 “Nhập Bát Niết Bàn”.

CHÁNH KINH: “Ư thử trung hạ, nhi hiện diệt độ”

[Dịch nghĩa: Trong hạng trung căn, hạ căn ấy, thị hiện diệt độ]

Tướng thứ 8: Nhập Bát Niết Bàn

Đoạn này chỉ có 2 câu, nhưng ý nghĩa hai câu này rất sâu rộng. Phật, Bồ Tát có diệt độ hay không? Xin nói với các vị, không có! Phật đã chứng được không sanh không diệt thì làm gì còn có sanh tử? Cho nên sanh tử chỉ là thị hiện. Cũng giống như biểu diễn trên sân khấu, lên đài xuống đài là biểu diễn, không phải là thật.

“Ư thử trung hạ”, cũng có nghĩa là “Đối với người căn tánh trung hạ”,“Nhi hiện diệt độ” “Mà nói diệt độ”. Nói xuất sanh, nói diệt độ, với người căn tánh thượng đẳng, họ rất rõ ràng Phật “Đến mà không đến, đi mà không đi”.

Trên Kinh Bát Nhã đã nói:“Như Lai giả”. Ý nghĩa Như Lai ở đây là gì? Không có chỗ đến, cũng không có chỗ đi, đó gọi là Như Lai. Cái ý này rõ ràng đã nói ra Như Lai là xuất sanh “Sanh mà không sanh, diệt mà không diệt”, căn bản là không có sanh diệt. Cái đạo lý không có sanh diệt này chúng ta để lại khi giảng “Kinh Hoa Nghiêm” sẽ nói, vì trên “Kinh Hoa Nghiêm” có một đoạn nói đến:“Không sanh không diệt”, sẽ thảo luận tỉ mỉ với các vị.

Chư Phật Như Lai đích thực là không có sanh diệt. Vậy chúng ta muốn hỏi chúng ta có sanh diệt hay không? Chúng ta cũng không có sanh diệt, nếu chúng ta có sanh diệt thì chúng ta khác nhau với chư Phật Như Lai rồi? Chúng ta khác chư Phật Như Lai chỉ là chỗ mê ngộ khác nhau thôi, ngoài mê ngộ ra, không có thứ nào khác nhau cả.

Thí dụ: Không sanh không diệt, Phật Như Lai họ rõ ràng tường tận việc này, vì họ giác, còn chúng ta không rõ ràng đối với những việc này, không tường tận, cho rằng thật có sanh diệt, sai rồi, hiểu sai, vì chúng ta mê.

Cho nên nói thật là:“Không sanh không diệt” thì không có người nào hiểu, mọi người đều sẽ kháng nghị: “Ông nói năng xằng bậy”. Nhưng nói giả thì mọi người liền gật đầu thừa nhận. Bạn nói xem vậy thì còn cách nào nữa không? Cho nên Chư Phật Như Lai nói lời thành thật này chỉ có ở trên Hội Hoa Nghiêm là nói thật với những vị pháp thân đại sĩ này, những vị này họ đều gật đầu, còn nói giả với họ thì họ lắc đầu. Đổi lại, trường hợp này của chúng ta, nói giả thì mọi người đều gật đầu, nói thật thì đều lắc đầu. Đây chính là chỗ mà chúng ta khác với chư Phật Bồ Tát. Thực tế mà nói chỗ khác nhau này chính là do hai chữ “mê, ngộ”. Nhưng bạn phải biết tất cả vạn sự vạn pháp “Thể tánh, hiện tướng, tác dụng” đều không liên quan với mê ngộ, trong đây không có mê ngộ, mê ngộ ở người, mê ngộ không ở pháp, trong pháp không có mê ngộ.

Chính bởi vì cái đạo lý này, cái chân tướng sự thật này, cho nên Phật mới nói “Chỉ nói pháp Nhất thừa”, cũng chính là nói tất cả chúng sanh đích thực là có thể bình đẳng thành Phật, trên từ Bồ Tát Đẳng Giác, dưới đến địa ngục A Tỳ đều có thể bình đẳng thành Phật. Vậy thì còn gì sánh bằng? Vậy pháp môn nào có thể khiến cho tất cả chúng sanh bình đẳng thành Phật? Phải nương vào pháp môn gì? Xin nói với các vị, bất cứ pháp môn nào cũng làm đến được, vì “Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”.

Thế nhưng căn tánh của chúng sanh thì lại không như nhau. Vậy nếu từ ở nơi căn tánh của chúng sanh mà nói thì “Pháp môn niệm Phật” là pháp môn thù thắng nhất để bình đẳng thành Phật. Còn nếu từ trên lý luận mà nói thì bất cứ pháp môn nào cũng đều như nhau, nhưng vì căn tánh của chúng sanh thì không như nhau, cơ duyên không như nhau, nên chúng ta có gặp được các pháp môn đó thì chúng ta vẫn là không thể thành tựu, không hề được thuận tiện như pháp môn này, thù thắng như pháp môn này

Cho nên Thế Tôn thị hiện tám tướng thành đạo đều là đối với người căn tánh “trung hạ” mà thị hiện, mới có tám tướng thành đạo, còn trong hàng thượng căn thì không có. Vì họ là căn tánh trung hạ, nên Thế tôn đến để diễn kịch, đến biểu diễn, để chúng ta từ ngay trong biểu diễn của Ngài mà thể hội, mà giác ngộ, mục đích đều là hy vọng chúng ta đại triệt đại ngộ.

Đó là trong đoạn lớn thứ hai chúng ta cũng phân ra ba đoạn đại trung tiểu. Phía sau đó là đoạn thứ ba: “Đức dụng vô phương”, đó là tán thán.

CHÁNH KINH: “Đắc vô sanh vô diệt chư tam ma địa, cập đắc nhất thiết đà-ra-ni môn, tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm tam-muội, cụ túc tổng trì bách thiên tam-muội”

[Dịch nghĩa: Ðắc các tam-ma-địa vô sanh vô diệt, và đắc hết thảy đà-ra-ni môn, tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm tam-muội, đầy đủ tổng trì, trăm ngàn tam-muội]

Cái đoạn nhỏ này là nói “Định, Huệ đẳng trì”. Kinh văn tuy là không dài, nhưng ý nghĩa rất sâu rất rộng, nói những Bồ Tát này vì tất cả chúng sanh thị hiện tám tướng thành đạo.

Người nào có thể làm ra thị hiện 8 tướng này?

Trong Phật pháp Đại thừa nói đó là Bồ Tát Viên Giáo Sơ Trụ thì đã có cái năng lực này. Vậy thì Bồ Tát sơ trụ công phu của họ là đã đoạn được kiến tư phiền não, trần sa phiền não, còn trong 41 phẩm vô minh họ đã phá được một phẩm. Phá một phẩm vô minh liền có được cái năng lực này, đáng dùng thân gì để độ họ liền có thể thị hiện ra thân phận đó. Phá một phẩm vô minh liền có thể ứng hoá trăm ngàn ức thân.

Nếu chúng ta cũng muốn thành tựu công đức lợi ích thù thắng như vậy thì không tu không được. Công đức lợi ích này quá thù thắng, thực tế mà nói chúng ta rất là ngưỡng vọng. Vậy có thể đạt được hay không? Có thể rất nhanh đạt được hay không? Có thể! Niệm Phật vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc thì đạt được. Hơn nữa cái đạt được còn thù thắng hơn nhiều so với Bồ Tát Viên Giáo Sơ Trụ, đó là điều không thể nghĩ bàn của pháp môn Tịnh Độ. Bạn xem vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, cho dù là hạ hạ phẩm vãng sanh cũng có năng lực này.

Thực tế mà nói bạn kiến tư phiền não một phẩm chưa phá, vậy bạn dựa vào cái gì để vãng sanh? Dựa vào công phu “Nhớ Phật niệm Phật” làm cho phiền não bị khống chế. Đây là phục phiền não, không phải là đoạn phiền não. Đoạn phiền não rất khó, ngay trong một đời này của chúng ta không dễ gì đạt được.

Cho nên trong vô lượng pháp môn khác thì tiêu chuẩn của họ đều là đoạn phiền não, chỉ có pháp môn niệm Phật này không cần đoạn phiền não mà chỉ cần yêu cầu bạn phục phiền não. Phục phiền não dễ hơn nhiều so với đoạn. Thành thật mà nói phục phiền não thì mỗi một vị đồng tu đều có thể làm được, nhưng vấn đề là nếu bạn không chịu làm thì không cách gì, còn nếu bạn phải chịu làm thì thảy đều làm đến được. Còn nói đoạn phiền não, đó không phải là người thông thường dễ dàng làm được. Phục làm được, chỉ cần nhớ Phật, niệm Phật công phu sâu liền có thể phục.

Tôi nói việc này cũng là có sự thật làm chứng cứ, từ xưa đến nay người niệm Phật ở Niệm Phật Đường, bạn xem niệm ba năm, năm năm thì thành tựu, không biết là có đến bao nhiêu, quá nhiều quá đông. Thế nhưng điều kiện là cái Niệm Phật Đường này nhất định là Niệm Phật Đường đúng pháp, mọi người cùng ở với nhau đều là một phương hướng, một mục tiêu, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, vậy mới đúng pháp, y theo lý luận nguyên tắc “Kinh Vô Lượng Thọ” “Kinh A Di Đà” mà tu học, đó là Niệm Phật Đường chân thật. Nên nếu Niệm Phật Đường đúng lý đúng pháp, thì từ 3 đến 5 năm thì thành tựu, thành tựu vượt bậc. Thế gian làm gì có thể so sánh? Không gì có thể so sánh, xuất thế gian Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát đều không thể so sánh.

Vậy sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là như thế nào vậy? Trên kinh giảng nói rất rõ ràng “đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát”. Câu nói này chúng ta xem thấy ở trong 48 nguyện. 48 nguyện là A Di Đà Phật chính mình nói, còn trong văn kinh là Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta chuyển nói. Hai vị Phật đều có cách nói như vậy, chúng ta còn có thể không tin hay sao?

“A Duy Việt Trí” là ai?

Là Bồ Tát Thất Địa trở lên.Đó chính là nói rõ sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, một phẩm phiền não cũng chưa đoạn, hạ hạ phẩm vãng sanh, còn đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, trí tuệ, thiền định, thần thông, đạo lực của chính mình, gần giống như Bồ Tát Thất Bát địa vậy. Đó không phải chính mình chân thật tu đến được mà là oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì. Bạn nói xem thù thắng dường nào, rất khó được.

Vậy chúng ta chỉ cần cắn chặt răng, dùng thời gian 3 đến 5 năm thì thành công. Người ta 3 đến 5 năm đi học Phật Học Viện, khi học ra vẫn là phàm phu sanh tử, còn bạn trong Niệm Phật Đường, 3 đến 5 năm, ây da! Bạn làm Phật, họ làm sao có thể so sánh được? Không thể so sánh. Cho nên lợi hại được mất ở trong đây, chính mình phải đưa lên bàn tính mà tính cho kỹ lưỡng, sau đó mới có chọn lựa trí tuệ chân thật, không theo pháp thế gian, ở Niệm Phật Đường từ 3 đến 5 năm, bạn được niệm Phật Tam Muội rồi.

Thứ nhất: “Đắc vô sanh diệt” [Ðắc vô sanh vô diệt]

“Công phu thành khối” là hạ phẩm trong Niệm Phật Tam Muội.“Sự nhất tâm bất loạn” là trung phẩm Niệm Phật Tam Muội.“Lý nhất tâm bất loạn” là thượng phẩm Niệm Phật Tam Muội.

Bạn được niệm Phật Tam Muội, chính là “Đắc vô sanh diệt, chư tam ma địa”, chính là công phu thành khối. Cho nên lợi ích chân thật là không thể nghĩ bàn. Vậy thì “Không sanh không diệt”, chỗ khác rất khó giảng, còn vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc chân thật chính là không sanh không diệt. Người niệm Phật ở Niệm Phật Đường phải hạ quyết tâm ngay hiện tại đạt không sanh không diệt, không phải nói ta sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc thì không sanh không diệt, hiện tại đã không sanh không diệt. Bạn tường tận hay không? Cho nên cái cảnh giới này là cảnh giới hiện chứng của chúng ta, liễu sanh tử ra ba cõi chính ngay hiện tiền, như Phật đã chứng, như Pháp Thân đại sĩ đã chứng.

Thứ hai: “Chư Tam Ma Địa” [Các Tam Ma Ðịa]

Là tiếng Phạn, dịch thành ý Trung Quốc là “Chánh thọ”, cũng dịch là “Chánh định”.

“Thọ” là hưởng thọ, vô số cảm thọ ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, cái thọ này là bình thường, bình thường, giản biệt cái thọ của phàm phu sáu cõi không bình thường. Trên kinh Phật thường nói phàm phu sáu cõi có 5 loại cảm thọ, đó là, chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày vô số cảm thọ, vô lượng, vô biên, Phật đem vô lượng vô biên cảm thọ quy nạp thành 5 loại lớn, gọi là 5 loại thọ. Năm loại lớn này phân thành thân, tâm hai bên để nói:

“Thân” có hai loại là khổ thọ, có lạc thọ. Cảm thọ nhiều hơn cũng không ngoài hai loại lớn này: Khổ, vui, hai loại lớn.

“Tâm” cũng có hai loại cảm thọ, chúng ta gọi là đời sống tinh thần. Phật cũng đem nó quy nạp thành hai loại buồn, mừng. Trong tâm bạn có buồn lo, hoan hỉ, tất cả cảm thọ cũng không ngoài hai loại lớn này.

Ngoài ra một loại gọi là “Xả thọ”, thân không có khổ vui, tâm cũng không có buồn lo. Cái thọ lúc này không sai, khổ vui lo mừng tạm thời dừng lại, vào lúc này gọi là “Xả thọ”. Thọ của tất cả chúng sanh trong sáu cõi, luôn không ngoài 5 loại lớn.

Thực tế mà nói trong 5 loại thọ nay thì “Xả thọ” chính là “Chánh thọ”. Vậy thì “Chánh thọ” tại vì sao không gọi là chánh thọ mà phải gọi nó là “Xả thọ”? Vì cái chánh thọ này của họ thời gian rất ngắn, không thể giữ được dài lâu, cho nên chỉ là tạm thời xả khổ vui lo mừng, không phải là thiền định chân thật, nên không phải là chánh thọ chân thật.

Trời sắc giới, trời vô sắc giới, họ đều là trụ ở xả thọ. Ở cõi trời vô sắc, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ là cao nhất, thọ mạng tám vạn đại kiếp, thời gian đó quá dài không cách gì tưởng tượng. Các vị phải nên biết, một đại kiếp là một lần: “Thành, Trụ, Hoại, Không” của thế giới. Vậy cái thế giới này thành trụ hoại không bao nhiêu lần thì họ mới hết xả thọ? Tám vạn lần. Bạn biết được thời gian này dài bao lâu? Họ xả thọ có được thời gian dài đến như vậy. Sau tám vạn đại kiếp qua đi, họ lại khởi tâm động niệm, họ lại có lo, mừng, khổ, vui. Cho nên họ vẫn không phải vĩnh hằng.

Do đó cả tứ thiền, bát định, thế gian thiền định thảy đều thuộc về xả thọ. Vậy đến lúc nào “Xả thọ” mới có thể trở thành “Chánh thọ”? Siêu việt sáu cõi luân hồi. Trên Hội Lăng Nghiêm Thế Tôn đã nói đó là:“A La Hán chứng được cửu thứ đệ định”. Bát định là trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ, còn cửu thứ đệ định là định thứ 9 là siêu việt ba cõi sáu đường, vào lúc này gọi là chánh thọ, họ không còn thoái chuyển. A La Hán chứng được cửu thứ đệ định là chứng được định thứ 9 này nên họ không còn thoái chuyển, cái họ được là chánh thọ, cái họ được là tam ma địa, cái được là chánh định, chánh thọ.

Thông thường nói tất cả thiền định đều có thể nhiếp tâm, làm cho tâm lìa buồn lo, mừng; thân lìa khổ, vui, thân tâm an ổn, cho nên đều gọi là Tam ma địa. Tam ma địa ở chỗ này là cao cấp không phải là thông thường, bởi vì không sanh không diệt, cái chánh thọ này thì cao. Phàm phu chúng ta một phẩm phiền não chưa đoạn, nếu muốn được cảnh giới này, pháp môn thuận tiện nhất là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, chỉ cần sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, loại tam ma địa này bạn liền chứng được. Cái chứng đắc này, thành thật mà nói không phải nương vào công phu của chính mình. Cho nên pháp môn Tịnh Độ gọi là pháp môn nhị lực. Sức mạnh tự lực của chính chúng ta chính là nhớ Phật, niệm Phật, khống chế được tập khí phiền não của chính mình, đạt đến công phu thành khối. Còn sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc được cái cảnh giới này, đó là tha lực, đó là sức mạnh của A Di Đà Phật. Pháp môn nhị lực, chỗ này không có trong các pháp môn khác, chỉ riêng Tịnh Độ là pháp môn nhị lực.

Thứ ba: “Cập đắc nhất thiết Đà-ra-ni môn” [Đắc hết thảy Đà-ra-ni môn]

“Đà Ra Ni”

Cũng là tiếng Phạn, dịch thành ý Trung Quốc gọi là “Tổng trì”, tổng tất cả pháp, trì tất cả ý, đó là danh tướng mà thời xưa dịch kinh. Còn nếu dùng lời hiện tại mà nói gọi là “Cương lĩnh, Đại cương”, tổng cương lĩnh của hết thảy Phật pháp gọi là Đà Ra Ni Môn. Bạn nắm vững được tổng cương lĩnh thì bạn đạt được. Thông thường giải thích cái tổng cương lĩnh này, thường được nói nhiều nhất là:“Tất cả ác không sanh, tất cả thiện thêm lớn”, đó là Đà Ra Ni Môn, đó là tổng cương lĩnh.

Ngày nay chúng ta người niệm Phật, tất cả Đà Ra Ni môn chính là:“Chấp trì danh hiệu”. Các vị thử nghĩ xem, một ngày từ sớm đến tối một câu Nam Mô A Di Đà Phật này, các ý niệm khác thảy đều không có. Ý niệm không có chính là các việc ác không sanh, nên càng không cần phải nói đến tạo ác. Ý niệm ác cũng không có, một câu vạn đức hồng danh này, cả thế xuất thế gian đều là đệ nhất thiện pháp. Từng câu từng câu tiếp tục niệm là tăng trưởng thiện, tất cả thiện pháp đang tăng trưởng. Các vị khi bước vào Niệm Phật Đường, bạn liền được tất cả Đà Ra Ni môn, tuy là bạn rời khỏi Niệm Phật Đường công phu liền mất hết, liền sẽ loạn lên, thế nhưng nếu bạn ở trong một tuần lễ, có thể có được thời gian một ngày được:“Không sanh không diệt, các tam ma địa, tức đắc tất cả Đà Ra Ni môn”, là rất cừ khôi rồi, không dễ dàng. Mỗi một tuần lễ đều đến luyện một lần, huấn luyện hai ba năm, công phu của bạn sẽ rất cao. Nếu như bạn có thời gian, bạn có rảnh rỗi ngày ngày đến tiếp nhận huấn luyện này, ba năm sau bạn liền thành Phật, tội nghiệp trong vô lượng kiếp đều sẽ tiêu được sạch trơn.

Chúng ta ngay trong một đời thường hay xem thấy, nghe thấy (ngay trong “Vãng sanh truyện”) rất nhiều chuyện về người niệm Phật vãng sanh, có người đứng mà đi, có người ngồi mà đi, biết trước giờ chết không bị bệnh, đi được hoan hỉ, đi được tự tại, đi được rất đẹp. Đó là công phu gì vậy? Đều là công phu niệm Phật thành tựu.

Có một số người nghe được liền nghĩ:“Ây da! Cái Niệm Phật Đường này niệm ba năm thì phải chết, không nên đi”. Vậy còn gì nói chăng? Sợ chết khiếp, vậy thì được sao? Có loại ý niệm này, chính là mê hoặc điên đảo, xả không được sáu cõi luân hồi, xả không được ba đường ác, vẫn phải tiếp nối sanh tử, tham sống sợ chết, bạn còn có sanh tử vì cái vọng niệm này chưa xả bỏ.

Trong pháp môn niệm Phật không có sanh tử. Bạn không nên cho rằng đó là chết, không chết, vãng sanh là sống mà vãng sanh, chết thì không thể vãng sanh, cho nên pháp môn này gọi là không sanh không diệt. Vậy thì đúng! Vì sao vậy? Khi vãng sanh, bạn rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, Phật đến tiếp dẫn, ta cùng đi với Phật, cái túi da thối này không dùng nữa, phải đổi một cái thân, phải đổi lấy cái thân kim sắc tử ma, bởi vì đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, đến nơi đó tướng mạo trang nghiêm, giống y như tướng mạo của A Di Đà Phật, thân có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp. Còn cái tướng của chúng ta thật là quá xấu, đến nơi đâu cũng không có người hoan nghênh. Cho nên chúng ta phải đổi một cái thân này, phải đổi tướng hảo, đi đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, cái thân thể này không cần đến nữa thì bỏ đi, cho nên sống mà ra đi quyết định không phải chết mà đi.

Tôi thường hay nói:“Pháp môn này của chúng ta là pháp môn không già, pháp môn không bệnh, pháp môn không chết”. Vậy bạn có thể đi đến đâu để tìm? Tôi nói thảy đều là lời thật, chỉ cần bạn niệm Phật, tâm địa niệm đến thanh tịnh, vừa rồi mới nói bất cứ bệnh khổ nào cũng sẽ niệm tiêu hết, đều không còn, bạn sẽ không bị bệnh, bạn cũng không già yếu, ngày ngày hoan hỉ, hoan hỉ thì trẻ trung.

Con người vì sao mà già? Lo buồn thì già, người xưa thường nói: “Lo có thể khiến cho người già”. Bạn thường hay lo buồn, thì bạn dễ dàng lão hoá. Còn như trong lòng bạn thường hay hoan hỉ, thì bạn làm sao có thể già? Bạn không thể già. Cho nên bạn ở trong Niệm Phật Đường thân tâm thế giới tất cả buông bỏ, pháp hỉ sung mãn, thì bạn không già, không bệnh, không chết, bạn đi làm Phật. Hơn nữa thật đến được chỗ này, khi công phu chín muồi, sanh tử tự tại, bạn muốn đi lúc nào thì có thể đi ngay lúc đó, bạn muốn ở thêm vài năm cũng không ngại gì. Sau khi công phu thuần thục, đó không còn là thân nghiệp báo.

Ngày nay chúng ta muốn ở thêm vài năm, không được, thọ mạng đến rồi không đi không được, không được tự tại, thọ mạng chưa đến muốn chết cũng chết không được, thọ mạng đến rồi muốn sống cũng sống không được, phiền phức này thật lớn. Còn như công phu niệm Phật của bạn thành tựu, bạn liền tự tại, muốn ở thêm vài năm không ngại gì, muốn đi sớm một chút, liền được, liền có thể đi sớm. Đến lúc đó bạn chính mình liền biết được chính mình phải nên làm thế nào. Nếu như nói ở thêm vài năm nữa ở thế gian này thì lý do lưu lại vài năm là để độ chúng sanh vì còn có một số chúng sanh có duyên với mình, nên bạn vì để giúp đỡ những chúng sanh này mà ở thêm vài năm để độ họ, đó mới là lý do, quyết định không phải ham thích hưởng thụ thế gian này. Hưởng thụ thế gian làm gì có thể sánh được với Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.

Ở thế giới này của chúng ta ví như phòng ở cũng xem là không tệ, nhưng cũng cái phòng như vậy thì ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không có người nào ở, vì người ở đều là cung điện bằng bảy báu. Còn nhà ở thế giới này, bên trên chúng ta chỉ dám hoạ một số phù điêu, thiếp vàng lên trên, đó là loài vàng giấy rất mỏng dán lên một lớp vậy thôi, còn Thế Giới Tây Phương Cực Lạc những đồ vật đó đều thuần là vàng, làm gì lại có chuyện chỉ dán lên một lớp mỏng.

Bạn xem dưới đất, đất bằng lưu ly, lưu ly là gì vậy? Hiện tại người thế gian chúng ta gọi là tủy thuý, ở trong kinh Phật gọi là lưu ly, ngọc màu xanh, loại ngọc quý nhất trong loại ngọc, vậy mà đất đai Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là bằng lưu ly, trong suốt. Cho nên từ mặt đất có thể nhìn thấu xuống lòng đất, đó là đất, vàng ròng làm đất, loại đất vàng ròng đó là để đắp đường, như chúng ta lót thảm, đắp đường đi, còn ở Tây phương Cực lạc thì dùng cái gì để đắp? Vàng ròng! Vậy thì bạn làm sao có thể lưu luyến đối với thế gian này. Nếu bạn còn lưu luyến thế gian này vậy thì quá kỳ lạ, không hề có đạo lý này.

Ăn uống, bạn thấy trên kinh nói, muốn ăn thứ gì, ý niệm vừa nghĩ thì đồ ăn đã bày ra trước mắt, đến lúc đó liền sẽ nghĩ, chúng ta không phải là phàm phu nữa, không phải chúng sanh sáu cõi, cái ý niệm muốn ăn là tập khí ở trong sáu cõi, khi tập