pho_hk2_2011

20

Upload: thuy-ai-tran-thi

Post on 24-Jun-2015

712 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHO_HK2_2011
Page 2: PHO_HK2_2011
Page 3: PHO_HK2_2011

- Phở là một món ăn truyền thống rất đặc sắc và phổ biến của người Việt. Món phở có mặt từ Nam tới Bắc với nhiều hương vị khác nhau tùy từng vùng miền. Phở phổ biến và hấp dẫn người ăn vì nước súp có hương vị rất ngon và bổ dưỡng do được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau kết hợp với cấu trúc bánh phở vừa mềm vừa dai ăn rất hấp dẫn. Phở Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới và còn được tôn vinh là “di sản Việt Nam”.

- Khẩu vị và cách thưởng thức phở thay đổi tùy vùng. Ở Miền Bắc, ngoài Phở bò còn có Phở gà, ăn Phở chỉ dùng chung với hành cọng hoặc hành tím, ít dùng rau. Ở Miền Nam thì gần như chỉ có Phở bò và dùng rất nhiều loại rau mùi kèm với Phở. Miền Trung thì nước dùng Phở có bổ sung nhiều sản vật của biển như khô mực, tôm khô tạo hương vị đặc trưng cho nước dùng Phở. Hầu hết tại các địa phương đều có một vài quán nấu phở ngon nổi tiếng mang hương vị đặc trưng. Công thức nấu nước súp Phở và làm bánh Phở rất độc đáo và được xem là tài sản gia truyền của nhiều gia đình.

Page 4: PHO_HK2_2011
Page 5: PHO_HK2_2011

Giải thích qui trình chế biến bánh phởNgâm: giúp hạt gạo mềm dễ xay mịn.. Thời gian ngâm 1-2 giờ ở nhiệt độ thường. Xay: làm mịn và chuyển khối gạo thành khối đồng nhất. Điều này sẽ giúp quá trình tráng được dễ dàng và bề mặt của bánh phở được mịn. Tỉ lệ nước:gạo trong lúc xay là 1:1.Lọc hoặc bồng: để thu hồi tinh bột và loại bỏ tạp chất. Việc lọc còn giúp làm giảm lượng nước có trong dịch tinh bột tạo thuận lợi cho việc tráng bánh sau này. Khuấy: sau khi lọc, bột được pha với nước theo tỉ lệ nhất định. Để tăng thêm tính dai và giữ lâu cho bánh phở, người ta thường bổ sung bột khoai mì, bột năng hoặc muối. Ngoài ra còn có một số phụ gia khác để tăng tính dai của bánh phở. Việc áp dụng các chất tạo dai phải tuân theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.Nếu cho nước quá ít, khi phơi khô các hạt tinh bột mất nước không đều nhau sẽ làm bánh phở bị nứt, gãy. Nếu cho nước quá nhiều khi hồ hóa, phá vở lớp màng sẽ làm bánh bị bở, không dai, không thể cắt sợi.Tráng: Bột sau được hòa với nước ở tỉ lệ nhất định sẽ được tráng lên mặt vải. Mặt vải này đặt trên một nồi nước sôi để cung cấp nhiệt cho tinh bột hồ hóa. Sau đó đậy nấp trong khoảng 2 phút rồi dùng thanh tre mỏng lấy lớp bánh lên.Lớp tráng khoảng 2mm nếu quá dày bánh phở sẽ khó phơi khô và dễ đứt gãy do các lớp tinh bột giãn nở không đều. Tráng bánh quá mỏng sẽ không cho ra bánh phở dai và giữ được cấu trúc tốt khi nấu phở.Phơi bánh phở: Bánh phở sẽ được phơi trên vĩ khoảng 3 giờCắt sợi: Các bánh phở được đem cắt thành sợi bằng máy cắt.Phơi Khô: phơi khô nhằm sẽ giảm lượng nước trong bột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, giúp kéo dài thời gian bảo quản và kinh tế hơn trong quá trình vận chuyển.

Page 6: PHO_HK2_2011
Page 7: PHO_HK2_2011

*Nguyên liệu - Một ít xương bò,hoặc xương heo. - Gừng, lá gừng - Tinh dầu cà cuống. - Ít sá sùng ( sâu đất, sâm đất). - Rau ghém. - Thịt bò hoặc gà. - Trứng - Bánh phở - Hành

*Cách làm - Hầm xương đến khi xương rục hoàn toàn, sau đó nêm nếm nước hầm xương - Thái nhỏ gừng và lá gừng, bỏ lá gừng vào nước dùng đun lên đến sôi - Bỏ ít tinh dầu cà cuống vào ( ít thôi không cay lắm), rồi đợi sôi và nêm nếm vừa miệng - Bánh phở thái nhỏ, hành cắt 5 phân, gừng thái chỉ. - Thái nhỏ thịt bò, xé nhỏ gà - Bỏ bánh phở vào tô, bỏ hành lên trên, gừng lên trên, bỏ thịt bò hoặc thịt gà lên trên cùng ( nếu ăn chín nhớ luộc thịt bò lên, thịt gà chắc chắn phải chín), và nếu ai thích ăn trứng thì đập trứng lấy lòng đỏ để vào tô, và múc nước dùng đổ vào tô. bỏ rau ghém vào, và thêm tương hay bất cứ thứ gì bạn thích vào. và..... - Rửa sạch rau ghém rồi bày ra đĩa (dùng kèm)

Page 8: PHO_HK2_2011

BÍ QUYẾT NẤU PHỞBÍ QUYẾT NẤU NƯỚC DÙNG NGỌT

-Nước dùng ngọt, phải nấu nhiều xương. Chính ngọt từ xương nên phải biết chọn xương. Trong đó xương ống ngọt nhất rồi đến xương cột sống rồi xương xườn. Xương phải nấu 10-12 giờ mới ngọt. Có người dùng nồi áp suất nấu cho nhanh để tiết kiệm thời gian và năng lượng. BÍ QUYẾT CHỌN BÁNH PHỞ-Bánh làm bằng gạo thơm ngon, bánh mới ngon. Bánh phở mềm, dẹp nhưng không dễ bỡ mới đạt vì như thế nước phở mới nhanh ngấm vào. Ăn bánh phở thường có vị bùi ngọt như cơm. Tuy nhiên bánh phở khi chưa nhúng qua nước sôi thì có mùi hơi hôi. Do vậy khi chuẩn bị tô phở người ta thường trụng bánh phở vào nước thật sôi và lắc xốc cho ráo nước, rồi cho nước dùng vào ngay, không nên để lâu quá vì sẽ nguội bánh, làm giản độ nóng của bánh phở.-Đầu tiên cho bánh phở đã nhúng quá nước sôi, để ráo rồi cho vào tô. Sau đó, dùng đũa xới đều bánh phở cho bánh không dính vào nhau. Tiếp theo, cho thịt bò xắt từng lát hoặc tùy theo sở thích của người ăn mà xếp vào tái, nạm, gầu, làm sao thật khéo léo để cho mỗi đũa gắp bánh phở của khách đều kèm theo thịt. Ngoài màu trắng của bánh phở, màu nấu của thịt bò hay màu vàng trong gầu, hành lá, hành tây và ngò cũng góp phần đẹp mắt và ngon miệng. Đối với bước chan nước phở vào tô mới lắm cong phu vì nước ngọt nhưng phải được chan vào đều trên mặt tô phở xung quanh miếng thịt khi đó vẫn chính nóng đều ma vẫn giữ màu xanh của hành lá, hành cũ, ngò trên tô phở.

Page 9: PHO_HK2_2011
Page 10: PHO_HK2_2011

Gợi ý

Phở đã được rất nhiều nhà văn nhắc đến và viết rất nhiều, như: Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam, Băng Sơn, Nguyễn Duy...

Câu hỏi: Hãy cho biết món phở trên là của vùng miền (tỉnh, thành phố) nào?

Page 11: PHO_HK2_2011

Gợi ýBánh phở là loại đặc biệt có sợi nhỏ ngon và mềm, khác với sợi bánh của vùng khác. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt...

Là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông.

Câu hỏi: Hãy cho biết món phở trên là của vùng miền (tỉnh, thành phố) nào?

Page 12: PHO_HK2_2011

Gợi ýThịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách.

Câu hỏi: Hãy cho biết món phở trên là của vùng miền (tỉnh, thành phố) nào?

Page 13: PHO_HK2_2011

Câu hỏiCâu hỏi : Bạn có thể kể tên một số thương hiệu phở ăn liền?

Page 14: PHO_HK2_2011

Câu hỏi: Bạn biết gì về nguồn gốc của món phở?

Trả lời: nguồn gốc của Phở hiện nay vẫn chưa thống nhất, người ta có nhận thấy rằng Phở là cách kết hợp sáng tạo từ món bò hầm của Pháp và mì sợi của Trung Quốc. Theo Nguyễn Tùng (nhà nghiên cứu nhân loại học, Paris) và Apple (nhà báo của tờ New York Time), món Phở xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 tại Nam Định.

Page 15: PHO_HK2_2011

Câu hỏi: bánh phở còn được dùng để làm các món gì?

Trả lời:

1. Phở cuốn

2. Phở xào: - Phở xào thịt bò

- Phở xào khô

- Phở áp chảo

Page 16: PHO_HK2_2011

CÁCH LÀM PHỞ CUỐNThịt bò thái mỏng sau đó đem xào vừa tới, luộc rau cải, thịt ba chỉ, tôm chín tới, trứng gà tráng lát thật mỏng. Thịt ba chỉ thái mỏng lát dài vừa quấn, trứng thái lát như thịt ba chỉ, tôm luộc xong bóc vỏ, giò thái như thịt ba chỉ tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị xong thì tiến hành quấn phở, cho rau cải, thịt ba chỉ, trứng, giò tôm, thịt bò, rau thơm vào cuốn lại rồi chấm với nước chấm.

Page 17: PHO_HK2_2011

PHỞ XÀO THỊT BÒ-Nếu dùng phở khô thì ngâm cho mềm rồi luộc chín, xối nước lạnh, để ráo nước là có thể dùng.-Nếu dùng phở tươi cần chần sơ bằng nước sôi cho sạch, để ráo nước.-Thịt bò thái mỏng, ướp với gia vị, tiêu xay và bột năng cho ngấm.-Trong một chiếc chảo để xào, cho một chút dầu ăn, cho tỏi tép vào phi thơm. Tiếp tục cho thịt bò vào xào chín. Cho cần và tỏi tây vào xào vừa chín tới. Cho nước dùng bò hoặc gà, nếu không có thì dùng khoảng 100ml nước. Nấu sôi trở lại, nêm gia vị vừa, trút ra đĩa.-Dùng chiếc chảo đó để xào bánh phở. Làm nóng chảo, cho một thìa canh dầu ăn và bánh phở vào xào. Nêm gia vị, chắt nước xào thịt bò vào chảo bánh phở.-Xào cho ngấm đều. sau cùng trút thịt bò xào cần tỏi, đảo cho đều. bày ra đĩa, rắc tiêu, dùng nóng.

Page 18: PHO_HK2_2011

149 Đường D2, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

42 chi nhánh

620 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Page 19: PHO_HK2_2011

Phở Khanh – 534 Trần Hưng Đạo, P2, Q5

241 - 243 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

413-415 Nguyễn Trãi, P.7, Q.5, TP. Hồ Chí Minh. 260C Đường Pasteur

Page 20: PHO_HK2_2011

1. Huỳnh Bảo Sang

2. Nguyễn Ngọc Mai

3. Nguyễn Ngọc Thảo Lam

4. Nguyễn Thị Lan Phương

5. Nguyễn Lý Bửu Ngọc

6. Nguyễn Thị Kiều Tiên