phạm thị thùy ĐÁnh giÁ nỒng ĐỘ cỒn trong mÁu Ở cÁc … · và ngộ độc,...

95
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Thị Thùy ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU Ở CÁC BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO DO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2014

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Phạm Thị Thùy

ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU Ở CÁC BỆNH NHÂN

CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO DO TAI NẠN GIAO THÔNG

ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Phạm Thị Thùy

ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU Ở CÁC BỆNH NHÂN

CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO DO TAI NẠN GIAO THÔNG

ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Mã số: 60420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. BS NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

PGS. TS NGUYỄN QUANG HUY

Hà Nội – Năm 2014

Lêi c¶m ¬n

:

TS. BS Nguyễn Đức Chính - Trƣởng khoa Phẫu Thuật Nhiễm Khuẩn, Phó

trƣởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Hữu n

.

PGS. TS Nguyễn Quang Huy - Chủ nhiệm khoa Sinh học, Trƣờng Đại học

Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

.

, phòng Kế hoạch Tổng

hợp, Khoa Khám bệnh cấp cứu –

, u.

Ban G , p Đ

-

.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, những ngƣời

thân , chăm sóc trong suốt quá trình

, .

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2014

Học viên

Phạm Thị Thùy

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT : An toàn giao thông

BAC (Blood alcohol concentration) : Nồng độ cồn trong máu

CTSN : Chấn thƣơng sọ não

ĐUCC : Đồ uống có cồn

NĐR : Ngộ độc rƣợu

GRSP (Global road safety partners) : Hiệp hội An toàn đƣờng bộ toàn cầu

GTĐB : Giao thông đƣờng bộ

TNGT : Tai nạn giao thông

TNGTĐB : Tai nạn giao thông đƣờng bộ

TNTT : Tai nạn thƣơng tích

UBATGTQG : Ủy ban an toàn giao thông quốc gia

WHO (World Health Organization) : Tổ chức Y tế thế giới

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN ......................................................................... 3

1.1. Chuyển hóa của đồ uống có cồn trong cơ thể ........................................ 3

1.1.1. Khái niệm đồ uống có cồn ................................................................... 3

1.1.2. Chuyển hóa rƣợu trong cơ thể con ngƣời ............................................ 3

1.1.3. Cơ chế gây độc của đồ uống có cồn đối với cơ thể con ngƣời ............ 4

1.1.4. Tại sao cần xác định mức độ cồn ở nạn nhân tai nạn giao thông

đƣờng bộ ........................................................................................................ 5

1.1.5. Khái niệm nồng độ cồn trong máu ..................................................... 6

1.2. Tình hình sử dụng đồ uống có cồn và tai nạn giao thông trên thế giới ...... 6

1.2.1. Tình hình sử dụng đồ uống có cồn liên quan đến lái xe trên thế giới . 6

1.2.2. Va chạm đƣờng bộ do sử dụng chất có cồn trên thế giới .................... 8

1.2.3. Ảnh hƣởng của đồ uống có cồn đến việc lái xe .................................. 9

1.2.4. Ảnh hƣởng của đồ uống có cồn tới nguy cơ của một vụ va chạm .... 11

1.3. Tình hình sử dụng rƣợu bia và tai nạn giao thông tại Việt Nam ...... 13

1.4. Công tác phòng chống tai nạn giao thông liên quan đến rƣợu bia: .. 16

1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................... 16

1.4.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 17

1.5. Chấn thƣơng sọ não ............................................................................... 19

1.5.1. Khái niệm .......................................................................................... 19

1.5.2. Có những tổn thƣơng gì ngay sau khi bị CTSN ............................... 19

1.5.3. Hậu quả của chấn thƣơng sọ não ...................................................... 20

1.5.4. Di chứng tiếp diễn sau chấn thƣơng sọ não ...................................... 21

1.5.5. Đánh giá độ nặng của chấn thƣơng sọ não theo thang điểm Glasgow. .. 22

1.6. Chấn thƣơng sọ não liên quan đến đồ uống có cồn khi tham gia giao

thông ............................................................................................................... 23

CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 25

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 25

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu ..................... 25

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................. 25

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 25

2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................... 25

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................... 25

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 26

2.6. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 26

2.7. Quy trình thu thập số liệu tại bệnh viện .............................................. 27

2.8. Quy trình xét nghiệm BAC ở bệnh nhân CTSN do tai nạn giao

thông tại bệnh viện ........................................................................................ 28

2.8.1. Nguyên tắc phản ứng ........................................................................ 28

2.8.2. Các bƣớc chuẩn bị ............................................................................ 28

2.8.3. Lấy mẫu bệnh phẩm (máu) ............................................................... 28

2.8.4. Tiến hành xét nghiệm ....................................................................... 28

2.8.5. Kết quả .............................................................................................. 29

2.8.6. Tổng hợp kết quả ............................................................................... 29

2.9. Quy trình tổng hợp thông tin ............................................................ 29

2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ............................................................. 29

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................. 31

3.1. Chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng đồ

uống có cồn khi tham gia giao thông. .......................................................... 31

3.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có nồng độ cồn trong máu .......... 31

3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép .. 31

3.1.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật ....................................... 37

3.1.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tuổi và giới ............ 38

3.1.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo nghề nghiệp ........... 41

3.1.6. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo kết quả xét nghiệm 43

3.1.7. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tình trạng có hay

không đội mũ bảo hiểm ............................................................................... 45

3.2. Mối liên quan giữa độ nặng của chấn thƣơng sọ não và nồng độ cồn

máu ................................................................................................................. 47

3.2.1. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo chấn thƣơng phối hợp 47

3.2.2. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thang điểm Glasgow.. 49

3.2.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo phƣơng pháp điều trị . 51

3.2.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thời gian nằm viện . 51

3.2.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo kết quả điều trị ....... 53

KẾT LUẬN .................................................................................................... 55

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Độ rƣợu của một số rƣợu thƣờng gặp ......................................................... 3

Bảng 1.2: Ảnh hƣởng của BAC đối với cơ thể và hành vi lái xe ............................. 10

Bảng 1.3. Giới hạn BAC cho ngƣời điều khiển phƣơng tiện tại các quốc gia và khu

vực ............................................................................................................................ 12

Bảng 1.4. Cách tính điểm Glasgow ........................................................................... 22

Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 26

Bảng 3.2. Mức tiêu thụ rƣợu bia bình quân đầu ngƣời qua các năm (từ 15 tuổi) ..... 36

Bảng 3.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật ............................................... 37

Bảng 3.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo giới tính ........................ 38

Bảng 3.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tuổi ................................ 39

Bảng 3.6. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo số lƣợng bạch cầu trong

máu WBC .................................................................................................................. 43

Bảng 3.7. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo số lƣợng hồng cầu trong

máu RBC ................................................................................................................... 43

Bảng 3.8. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo ....................................... 44

Bảng 3.9. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thể tích hồng cầu trong

máu HCT ................................................................................................................... 45

Bảng 3.10. Phân bố BAC của bệnh nhânvi phạm luật theo tình trạng có hay không

đội mũ bảo hiểm ........................................................................................................ 45

Bảng 3.11. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo chấn thƣơng phối hợp ...... 47

Bảng 3.12. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thang điểm Glasgow ... 49

Bảng 3.13. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo phƣơng pháp điều trị .. 51

Bảng 3.14. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo theo thời gian nằm viện ... 51

Bảng 3.15. Phân bố kết quả điều trị của bệnh nhân vi phạm luật theo thời gian nằm

viện ............................................................................................................................ 52

Bảng 3.16. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo theo kết quả điều trị .... 53

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Tình hình sử dụng chất có cồn theo đơn vị trên thế giới ............................ 7

Hình 1.2. Sử dụng chất có cồn và lái xe là yếu tố nguy cơ tử vong tai nạn giao thông ...... 9

Hình 1.3. Ƣớc lƣợng nguy cơ tử vong tƣơng đối của những lái xe sử dụng chất có

cồn theo tuổi và giới trong các vụ va chạm xe cộ đơn lẻ ........................................ 13

Hình 1.4: Tỉ lệ tử vong giảm ở ngƣời lái xe ô tô và mô tô sau khi áp dụng tiêu chuẩn

mức BAC tối thiểu là 0,05g/100ml, Úc, 1981-2001 ................................................ 17

Hình 3.1. Phân bố BAC của bệnh nhân CTSN do TNGT ........................................ 32

Hình 3.2. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo nghề nghiệp nồng độ

Hemoglobin trong máu HGB .................................................................................... 44

1

MỞ ĐẦU

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi năm có gần 1/3 số nạn nhân tử vong

trong số 5,8 triệu ngƣời chết do tai nạn thƣơng tích, dự tính đến năm 2030 tai nạn

thƣơng tích vẫn là một trong số 20 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới,

trong đó tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại hình tai nạn thƣơng

tích. Tai nạn giao thông đã và đang là một vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong y

tế công cộng với tỷ lệ mắc là tử vong cao nhất trong các loại hình tai nạn thƣơng

tích toàn cầu. Khoảng 1,2 triệu ngƣời chết và hàng triệu ngƣời bị thƣơng tích hoặc

tàn tật vì tai nạn giao thông hàng năm. Một trong những nguyên nhân hàng đầu của

tai nạn giao thông là do uống rƣợu-lái xe [62].

Tại Mỹ, nửa triệu ngƣời bị thƣơng và 17.000 ngƣời tử vong mỗi năm do các

vụ va chạm giao thông liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn trƣớc khi lái xe. Hầu

hết 40% tổng số trƣờng hợp thanh niên tử vong do tai nạn giao thông đƣờng bộ có

liên quan trực tiếp tới việc tiêu thụ chất có cồn [50].

Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ nạn nhân tai nạn giao thông cao

trên thế giới. Số liệu của Cục quản lý Môi trƣờng Y tế cho thấy tử vong do tai nạn

thƣơng tích tại các bệnh viện từ 2005 đến 2009 chiếm 15% tử vong chung. Trong

các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tai nạn giao thông có tỷ suất tử vong cao

nhất chiếm từ 18 đến 20 ngƣời trên 100.000 dân, cao gấp 2,4 lần so với đuối nƣớc

và ngộ độc, gấp 5 lần so với tự tử và các loại thƣơng tích khác [7]. Theo kết quả

khảo sát quốc gia công bố mới đây về tai nạn thƣơng tích tại Việt Nam (VNIS

2010) do trƣờng n, mỗi năm tại Việt Nam có gần

35.000 tử vong do tai nạn thƣơng tích, tỷ suất tử vong do tai nạn thƣơng

tích năm 2010 là 38,6/100.000 dân, so với năm 2001 là 88/100.000 có sự thay đổi

lớn nhƣng tỷ lệ còn cao [8]. Sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông đƣợc

coi là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông. Các số

liệu thống kê của Việt Nam cho thấy có tỷ lệ khá lớn ngƣời tham gia giao thông bị

tai nạn có sử dụng rƣợu bia. Cục Quản lý môi trƣờng Y tế thống kê trong năm tháng

(từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2011) tại 5 bệnh viện ở Hà Nam, Ninh Bình, Bắc

2

Giang cho thấy trong 1453 trƣờng hợp tai nạn thƣơng tích, tai nạn giao thông chiếm

60%, trong đó, số trƣờng hợp bị tai nạn giao thông có sử dụng chất uống có cồn

chiếm 45% [10]. Số liệu của Cục cảnh sát giao thông đƣờng bộ - đƣờng sắt từ năm

2000-2004, tỷ lệ ngƣời tham gia giao thông bị xử phạt vì sử dụng rƣợu bia cho thấy

càng về cuối tuần, tỷ lệ ngƣời sử dụng rƣợu bia tham gia giao thông càng tăng lên.

Theo điều tra hộ gia đình, có 3,6% những ngƣời sử dụng rƣợu cho biết bị tai nạn

giao thông do uống rƣợu, tỷ lệ này ở ngƣời sử dụng bia là 1,2% [50].

Mặc dù có nhiều nghiên cứu đề cập đến tình trạng ngƣời tham gia giao thông

bị tai nạn liên quan đến việc sử dụng đồ uống có cồn, nhƣng các nghiên cứu sâu về

ảnh hƣởng đồ uống có cồn đến tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn gây chấn

thƣơng sọ não, nguyên nhân hàng đầu gây thƣơng tật và tử vong hầu nhƣ có rất ít

hoặc chƣa đƣợc công bố trong thời gian gần đây tại Việt Nam do phƣơng tiện xét

nghiệm và điều luật còn đang trong quá trình hoàn thiện.

Bệnh viện Việt Đức - trung tâm ngoại khoa tuyến cuối của Việt Nam với số

lƣợng bệnh nhân ngoại khoa vào khám và cấp cứu lớn, trong đó số trƣờng hợp tai

nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất. Với đội ngũ cán bộ đƣợc trang bị kỹ năng tham

gia nghiên cứu tốt, nhiều kinh nghiệm; trang thiết bị của bệnh viện Việt Đức mới,

chính xác, việc tiến hành nghiên cứu sẽ đảm bảo độ tin cậy. Thông tin về tác hại

của đồ uống có cồn liên quan đến tại nạn giao thông nói chung, đến các nạn nhân

chấn thƣơng sọ não nói riêng là cần thiết, giúp cho việc khuyến cáo và đƣa ra các

phƣơng pháp phòng tránh tai nạn giao thông hiệu quả hơn.

Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá nồng độ cồn trong máu ở

các bệnh nhân chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp cứu tại bệnh

viện Hữu nghị Việt Đức” với mục đích :

1- Tìm hiểu tỷ lệ bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông liên

quan đến sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông.

2- Đánh giá mối liên quan giữa độ nặng của chấn thương sọ não và nồng

độ cồn trong máu.

3

Chƣơng 1 – TỔNG QUAN

1.1. Chuyển hóa của đồ uống có cồn trong cơ thể

1.1.1. Khái niệm đồ uống có cồn

Thuật ngữ “đồ uống có cồn” theo nghĩa thuần tuý là “ethyl ancohol hay

ethanol”, một loại chất lỏng thu đƣợc từ việc lên men đƣờng, nhƣng theo nghĩa rộng

nhất, thuật ngữ này đƣợc dùng để chỉ “các loại đồ uống nhƣ bia, rƣợu và rƣợu mạnh

có thể khiến con ngƣời bị say” [34].

Độ rƣợu là tỷ lệ thể tích ethanol trên thể tích dung dịch [55]. Ví dụ: rƣợu

Vokda có độ 40% tức là trong 100 ml rƣợu có 40 ml ethanol.

Bảng 1.1. Độ rượu của một số rượu thường gặp

Loại đồ uống Độ rƣợu Loại đồ uống Độ rƣợu

Bia 6-8% Rƣợu tự nấu 30-40%

Vokda nếp mới 38% Wisky 40-50%

Vokda lúa mới 45% Rhum 40-50%

Vang hoa quả 8-12% Brandy 45%

1.1.2. Chuyển hóa rượu trong cơ thể con người

Khi uống rƣợu vào cơ thể, nó đƣợc hấp thu nhanh 20% tại dạ dày và 80% tại

ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rƣợu đƣợc hấp thu hết. Sau khi hấp thu, rƣợu đƣợc

chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lƣợng nhỏ rƣợu còn nguyên dạng (khoảng

5-10%) thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nƣớc tiểu. Ngƣời lớn không nghiện

chuyển hóa khoảng 7-10g ethanol một giờ với sự giảm dần nồng độ ethanol máu

xấp xỉ 15-20mg/dL/giờ. Ngƣời nghiện rƣợu hoặc đã dung nạp có thể chuyển hóa

nhanh hơn và nồng độ ethanol máu có thể giảm với tốc độ 30-40 mg/dL/giờ. Nhƣ

vậy, sau 6 giờ, nồng độ ethanol trong máu có thể giảm 90-240 mg/dL [62].

4

Quá trình chuyển hóa của rƣợu tại gan chia làm 3 giai đoạn:

- GĐ 1: chuyển ethanol thành acetaldehyd qua 3 con đƣờng chuyển hóa:

Enzyme ADH (alcohol dehydrogenase) là con đƣờng chính >80%, oxy hóa ethanol

thông qua việc làm tăng NADH dẫn đến tăng tỷ lệ NADH/NAD+ ; hệ thống

microsome gan (MEOS): hoạt động ít khi nồng độ rƣợu thấp và tăng hoạt động khi

nồng độ rƣợu cao và ngƣời nghiện rƣợu; hệ thống peroxidase-catalase: tham gia rất

ít trong chuyển hóa ethanol.

- GĐ 2: Chuyển acetaldehyd thành acetate nhờ enzyme ALDH (Acetaldehyd

dehydrogenase) cũng thông qua việc biến NAD thành NADH.

- GĐ 3: Acetate thành AcetylCoenzyme A đƣa vào chu trình Krebs chuyển hóa

thành CO2 và nƣớc. Tốc độ chuyển hóa của acetate trong chu trình Krebs phụ thuộc

vào lƣợng Thiamine trong máu.

Ethanol + NAD Acetaldehyde + NADH + H+

Alcohol Dehydrogenase

Acetaldehyde + H2O + NAD Acetate + NADH + H+

Acetaldehyd Dehydrogenase

Acetate AcetylCoA CO2 + H2O

Chu trình Krebs

1.1.3. Cơ chế gây độc của đồ uống có cồn đối với cơ thể con người

Ethanol gây độc cho các cơ quan trong cơ thể qua 2 cơ chế chính: qua hệ

thống thần kinh và qua rối loạn chuyển hóa.

- Qua hệ thống thần kinh: Ethanol làm suy giảm cả 2 quá trình hƣng phấn và

ức chế hệ thần kinh trung ƣơng. Thực hiện điều này bằng 3 cách:

1. Ức chế dẫn truyền TK thông qua hệ Acetylcholine giảm tổng hợp

Acetylcholine mà acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh của hệ phó giao cảm.

2. Ức chế dẫn truyền TK thông qua hệ GABA bằng cách kích thích GABA mà

GABA là chất ức chế hệ thống não.

3. Ức chế dẫn truyền TK thông qua hệ NMDA. Có 2 acid amine kích thích

trong hệ thống TKTW là: Glutamate và Aspartat. NMDA là 1 receptor của

5

glutamate. Ngộ độc rƣợu cấp ức chế NMDA (gây giải phóng dopamine gây nghiện),

ngộ độc rƣợu mạn tái hoạt NMDA.

- Qua rối loạn chuyển hóa: Toan chuyển hóa: Toan lactic: do ethanol làm tăng

NADH, mà NADH luôn có xu hƣớng loại trừ 1 ion H+ để thành NAD+, ion H+ đó

sẽ kết hợp với oxy để acid pyruvic đi vào chu trình Krebs. Khi có quá nhiều NADH

và H+, acid pyruvic sẽ kết hợp với H+ thành lactate. Toan cetone: Uống rƣợu làm

giảm thiểu năng lƣợng, có thể có hạ đƣờng huyết. Dẫn đến tăng phân hủy glycogen

dự trữ ở gan. Khi đó sẽ xuất hiện 2 cơ chế điều hòa của cơ thể nhầm làm tăng ĐH

là: giảm tiết insuline và tăng tiết glucagon. Điều này sẽ làm tăng chuyển acid béo tự

do vào trong tế bào gan, thúc đẩy quá trình oxy hóa acid béo thành acetyl coA (sản

phẩm thoái hóa cuối cùng của G,P,L). Rồi sau đó acetylcoA biến thành acetoacetate

gây toan cetone. Toan hỗn hợp: phối hợp 2 cơ chế trên.

- Hạ : Cơ chế do ethanol làm giảm tổng hợp cortisol, giảm tổng

hợp GH, và có thể làm tăng bài tiết Insuline , ngoài ra còn do uống rƣợu nhiều nên

ngƣời bệnh sẽ ăn kém [54,55].

1.1.4. Tại sao cần xác định mức độ cồn ở nạn nhân tai nạn giao thông

đường bộ

Ngộ độc chất có cồn khiến việc đánh giá và điều trị nạn nhân trở nên phức

tạp:

- Các ảnh hƣởng của chất có cồn có thể lẫn với các triệu chứng chấn thƣơng sọ

não.

- Ngộ độc chất có cồn khiến cho nạn nhân bị chấn thƣơng nghiêm trọng hơn.

- Bệnh nhân bị say rƣợu có thể không nói đƣợc chỗ bị đau hay bị tổn thƣơng.

- Chất cồn có thể tƣơng tác với các loại thuốc khác, đặc biệt là loại thuốc giảm

đau và gây buồn ngủ.

- Say rƣợu có thể gây phức tạp cho việc phẫu thuật, ảnh hƣởng tới lựa chọn

thuốc gây mê và cách giảm đau.

Chất có cồn làm nghiêm trọng hơn các bệnh mạn tính:

6

- Bệnh nhân ngộ độc rƣợu (đồ uống có cồn) có thể đang bị các bệnh lý hoặc

thần kinh khác làm khó khăn cho việc điều trị.

- Say rƣợu làm nặng thêm các bệnh trƣớc đó của bệnh nhân nhƣ các bệnh về

tim, chứng máu không đông và bệnh nhiễm trùng.

Chất có cồn làm tăng khả năng tái phạm:

- Bệnh nhân có sử dụng chất có cồn khi bị thƣơng sẽ có nhiều nguy cơ lại bị

thƣơng sau đó.

- Trong nhóm vi phạm quy định sử dụng chất có cồn và lái xe, nhiều ngƣời

trong đó vi phạm nhiều lần.

Chất có cồn có thể gây ra các biến chứng:

- Bệnh nhân ngộ độc chất có cồn có nguy cơ cao bị biến chứng trong giai đoạn

hồi phục, thƣờng gặp là nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng nhƣ bệnh viêm phổi, viêm

da… [32,55].

1.1.5. Khái niệm nồng độ cồn trong máu (Blood Alcohol Concentration = BAC)

Trên thế giới hiện nay sử dụng hai khái niệm nồng độ cồn là nồng độ cồn

trong máu (BAC: Blood Alcohol Concentration) và nồng độ cồn trong huyết thanh

(SAC: Serum Alcohol Concentration). Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia trên thế

giới có quy định về nồng độ cồn đối với ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông,

khái niệm hay đƣợc sử dụng là nồng độ cồn trong máu BAC. Tỷ lệ quy đổi

SAC:BAC nằm trong khoảng 1,04 đến 1,26 [54].

1.2. Tình hình sử dụng đồ uống có cồn và tai nạn giao thông trên thế giới

1.2.1. Tình hình sử dụng đồ uống có cồn liên quan đến lái xe trên thế giới

Tình hình sử dụng chất có cồn và sau đó lái xe có sự khác biệt đáng kể trên

thế giới. Tại những quốc gia tiêu thụ chất có cồn, những ngƣời uống cũng là ngƣời

cầm lái. Việc nhận thức đƣợc tình hình sử dụng chất có cồn và phòng tránh nguy cơ

và tiêu thụ có hại là nhân tố cơ bản để giảm tác hại chất có cồn nói chung, bao gồm

cả giảm va chạm đƣờng bộ. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ tiêu thụ chất có cồn

tại mỗi quốc gia bao gồm các nhân tố về môi trƣờng, kinh tế- xã hội, tôn giáo, đặc

thù cá nhân và hành vi.

7

Báo cáo thực trạng toàn cầu về chất có cồn năm 2004 của WHO đã cho thấy

sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ ngƣời kiêng rƣợu, ngƣời nghiện rƣợu nặng và thƣờng

xuyên say xỉn tại các nƣớc [57]. Ví dụ, tỉ lệ ngƣời kiêng rƣợu trong đối tƣợng dân

số trẻ theo báo cáo là khá thấp tại Luxembourg (2-5%) trong khi tỷ lệ này là 99,5%

tại Ai Cập. Những ngƣời nghiện rƣợu nặng (luôn vƣợt quá mức độ và số chén mỗi

lần hoặc uống hàng ngày) chỉ chiếm 1-4% tại Ấn Độ, nhƣng tại Colombia, tỷ lệ này

là 31,8% [58] .

Ngoài lƣợng uống, thói quen uống cũng liên quan tới tình trạng điều khiển

phƣơng tiện sau khi sử dụng đồ uống có cồn. Hình 1.1 cho thấy sự khác biệt về mức

độ sử dụng chất có cồn giữa các khu vực trên thế giới, bắt đầu từ điểm 1 (ít nguy cơ

nhất) đến điểm 4 (nguy cơ cao nhất). Theo đó, các điểm nguy cơ sử dụng chất có

cồn cao đặc biệt tập trung tại các nƣớc thu nhập thấp và trung bình [58].

Đơn vị sử dụng:

1.00-2.00

2.00-2.50

2.50-3.00

3.00-4.00

Hình 1.1. Tình hình sử dụng chất có cồn theo đơn vị trên thế giới

8

1.2.2. Va chạm đường bộ do sử dụng chất có cồn trên thế giới

TNGT đã trở thành nguy cơ đe dọa sức khoẻ và tính mạng cộng đồng lớn

nhất ở Châu Á-Thái Bình Dƣơng, với hơn 10 triệu ngƣời bị thƣơng và thiệt mạng

mỗi năm. Thông tin này đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình

Dƣơng đƣa ra ngày 5/4/2004 [57].

WHO dự báo nếu xu hƣớng hiện nay còn tiếp tục duy trì, TNGT sẽ trở thành

nguyên nhân gây hại cho sức khoẻ con ngƣời đứng hàng đầu thế giới vào năm 2020,

chỉ sau bệnh đau tim và trầm cảm. Khi đó số ngƣời chết và thƣơng tật do TNGT sẽ

tăng hơn 60% hiện nay. Đằng sau nỗi đau thể xác, tinh thần, TNGT còn tác động

mạnh tới xã hội.

Ngoại trừ một số quốc gia nghiêm cấm sử dụng chất có cồn, sự ảnh hƣởng

của rƣợu bia là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ va chạm giao thông đƣờng bộ

và mức độ nghiêm trọng, hậu quả của chấn thƣơng do va chạm. Tần suất sử dụng

chất có cồn và lái xe khác nhau giữa các quốc gia, nhƣng hàng thập kỉ nghiên cứu

đã cho thấy những lái xe sử dụng chất có cồn có nguy cơ bị va chạm đƣờng bộ cao

hơn nhiều so với các lái xe không sử dụng chất có cồn.

Sử dụng rƣợu bia dù chỉ một lƣợng rất nhỏ cũng làm tăng nguy cơ tai nạn

giao thông đặc biệt đối với ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông và ngƣời đi bộ.

Rƣợu bia không chỉ làm giảm tầm nhìn, thời gian xử lý mà còn tác động đến việc

phán đoán tình huống và các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ khi tham gia giao

thông nhƣ vƣợt quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn. Theo

Báo cáo thế giới về phòng chống tai nạn thƣơng tích (TNTT), hầu hết các nƣớc có

mức thu nhập cao, khoảng 20% lái xe bị thƣơng tích dẫn đến tử vong có lƣợng cồn

trong máu vƣợt quá giới hạn cho phép. Ngƣợc lại, nghiên cứu ở những nƣớc có mức

thu nhập thấp và trung bình cho thấy từ 33-69% lái xe bị thƣơng tích tử vong và 8-

29% các lái xe bị các chấn thƣơng không tử vong có sử dụng chất có cồn trƣớc khi

xảy ra va chạm [52]. Ảnh hƣởng của chất có cồn lên các va chạm gây tử vong của

một số nƣớc đƣợc trình bày trên hình 1.2.

9

Ghi chú:

Tại Úc: tỷ lệ 7% chưa phản ánh hết tình hình thực tế do việc kiểm tra nồng độ cồn

không được phép thực hiện ở người đã tử vong.

Tại Bồ Ðào Nha: dữ liệu thống kê chưa đầy đủ do không phải tất cả người điều

khiển phương tiện bị kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.

Hình 1.2. Sử dụng chất có cồn và lái xe là yếu tố nguy cơ tử vong tai nạn giao thông (dữ

liệu của 2002, 2003, 2004) [35]

1.2.3. Ảnh hưởng của đồ uống có cồn đến việc lái xe

Tác dụng tức thời của chất có cồn lên não bộ có thể vừa làm ức chế và vừa

làm kích thích tự nhiên, phụ thuộc vào lƣợng tiêu thụ (bảng 1.1). Theo một cách

khác, chất có cồn gây ra sự suy yếu, làm tăng khả năng bị va chạm do nó làm giảm

khả năng phán đoán, tăng thời gian phản ứng, cảnh giác thấp hơn và giảm nhạy bén

trong quan sát. Theo sinh lý học, chất có cồn làm giảm áp lực máu và ức chế trạng

thái tỉnh táo và hô hấp. Chất có cồn cũng làm giảm cảm giác đau và có khả năng

gây mê. Chất có cồn có thể làm suy giảm sự phán đoán và làm tăng nguy cơ va

chạm mặc dù BAC chỉ ở mức thấp [46].

10

Bảng 1.2: Ảnh hưởng của BAC đối với cơ thể và hành vi lái xe [46]

BAC (g/100 ml) Những ảnh hƣởng tới cơ thể

0,01-0,05

Tăng nhịp tim và nhịp thở

Giảm các chức năng thần kinh trung ƣơng

Mâu thuẫn khi thể hiện các hành vi cƣ xử

Giảm khả năng phán đoán và sự ức chế

Cảm thấy phấn chấn, thƣ giãn và thoải mái

0,06-0,10

Giảm đau về mặt sinh lý ở hầu nhƣ toàn bộ cơ thể

Giảm sự chú ý và cảnh giác, phản ứng chậm, làm giảm sự phối

hợp và giảm sức mạnh của các cơ bắp

Giảm khả năng đƣa ra các quyết định dựa trên lý trí hoặc khả

năng đánh giá

Tăng sự lo âu và chán nản

Giảm tính kiên nhẫn

0,10-0,15

Phản ứng chậm một cách rõ ràng

Suy giảm khả năng giữ cân bằng và di chuyển

Suy giảm một số chức năng thị giác

Nói líu lƣỡi

Nôn, đặc biệt nếu BAC tăng lên nhanh

0,16-0,29

Suy yếu trầm trọng các giác quan, bao gồm sự giảm của nhận

thức về các kích thích bên ngoài

Suy yếu trầm trọng cơ vận động/thần kinh vận động, ví dụ nhƣ

thƣờng xuyên bị choáng, ngã

0,30-0,39

Không có phản ứng

Bất tỉnh, có thể so sánh với việc bị gây mê khi phẫu thuật

Tử vong (nhiều trƣờng hợp)

≥ 0,40

Hôn mê

Ngƣng thở

Tử vong, thƣờng do suy hô hấp

11

1.2.4. Ảnh hưởng của đồ uống có cồn tới nguy cơ của một vụ va chạm

Sự suy giảm do đồ uống có cồn có ảnh hƣởng rõ ràng tới nguy cơ bị tai nạn

của ngƣời lái xe và ngƣời đi bộ và thƣờng đƣợc báo cáo nhƣ một yếu tố nghiêm

trọng góp phần gây tai nạn giao thông đƣờng bộ ở các nƣớc cơ giới hóa. Ngƣời lái

xe sử dụng chất có cồn có nguy cơ bị va chạm cao hơn nhiều so với những ngƣời

không có cồn trong máu, và nguy cơ này tăng lên nhanh chóng cùng với sự gia tăng

BAC. Đối với những ngƣời điều khiển xe môtô, nếu BAC trên 0,05 g/100 ml đƣợc

ƣớc lƣợng là có nguy cơ bị va chạm cao gấp 40 lần so với những ngƣời có BAC

bằng 0 [36].

Năm 1964, một nghiên cứu bệnh chứng đƣợc tiến hành tại Michigan, Mỹ đã

chỉ ra rằng những ngƣời lái xe có sử dụng đồ uống có cồn có nguy cơ bị va chạm

cao hơn nhiều so với những ngƣời có mức BAC bằng 0, và nguy cơ này tăng lên

nhanh chóng cùng với sự tăng của mức độ cồn trong máu [29]. Những kết quả này

đã đƣợc chứng thực và tăng cƣờng thông qua các nghiên cứu trong những năm 80,

90 và vào năm 2002 [30,37,48].

- Ngƣời lái xe ô tô và xe máy có BAC > 0 đã là đối tƣợng nguy cơ cao của

thƣơng tích giao thông đƣờng bộ hơn là ngƣời không sử dụng chất có cồn. Trong

nhóm lái xe chung, khi mức BAC bắt đầu tăng từ 0, nguy cơ bị va chạm bắt đầu

tăng đáng kể ở mức BAC bằng 0,04g/ 100ml.

- Lái xe trẻ chƣa có kinh nghiệm: nếu có mức độ BAC từ 0,05g/ 100ml thì nguy

cơ va chạm giao thông tăng gấp 2,5 lần so với nhóm đã có kinh nghiệm lái xe.

- Lái xe trẻ từ 20-29 tuổi: có nguy cơ cao gấp 3 lần so với nhóm trên 30 tuổi ở

mọi mức BAC.

- Lái xe tuổi vị thành niên: có nguy cơ bị va chạm giao thông tử vong gấp 5 lần

so với nhóm tuổi trên 30 ở mọi mức BAC.

- Lái xe vị thành niên có BAC 0,03 g/100ml chở từ 2 ngƣời trở lên có nguy cơ

bị va chạm giao thông cao gấp 34 lần so với lái xe 30 tuổi trở lên không sử dụng

chất có cồn và không chở khách.

12

- Việc lái xe sử dụng chất có cồn làm tăng nguy cơ bị va chạm của ngƣời đi bộ

và đi xe hai bánh có động cơ.

Những nghiên cứu này cung cấp cơ sở cho việc thiết lập giới hạn hợp pháp của

lƣợng cồn trong máu và hơi thở tại rất nhiều quốc gia trên thế giới (bảng 1.2) [52].

Bảng 1.3. Giới hạn BAC cho người điều khiển phương tiện tại các quốc gia và khu vực [52]

Nƣớc hoặc khu vực BAC (g/100ml)

Úc 0,05

Áo 0,05

Bỉ 0,05

Benin 0,08

Botswana 0,08

Brazil 0,08

Canada 0,08

Côte d’Ivoire 0,08

Cộng hòa Séc 0,05

Đan Mạch 0,05

Estonia 0,02

Phần Lan 0,05

Pháp 0,05

Đức 0,05

Hy Lạp 0,05

Hungary 0,05

Ai Len 0,08

Ý 0,05

Nƣớc hoặc khu vực BAC (g/100ml)

Luxembourg 0,05

Hà Lan 0,05

New Zealand 0,08

Norway 0,05

Bồ Đào Nha 0,05

Liên bang Nga 0,02

Nam Phi 0,05

Tây Ban Nha 0,05

Swaziland 0,08

Thụy Điển 0,02

Thụy Sĩ 0,08

Uganda 0,15

Anh 0,08

Cộng hòa Tazania 0,08

Mỹ* 0,10 hoặc 0,08

Zambia 0,08

Zimbawe 0,08

Nhật 0,00

Lesotho 0,08

*Tùy theo luật pháp từng bang

13

Những nghiên cứu đó cũng tìm ra nguy cơ tƣơng đối gây ra va chạm bắt đầu

tăng rõ rệt khi BAC đạt mức 0,04g/dl và ở mức 0,1 g/100 ml thì nguy cơ tƣơng đối

xảy ra va chạm cao gấp 5 lần so với mức BAC bằng 0, và khi mức BAC là 0,24

g/100 ml thì nguy cơ va chạm cao gấp 140 lần so với nguy cơ tƣơng đối ở mức

BAC bằng 0 [43].

Hình 1.3. Ước lượng nguy cơ tử vong tương đối của những lái xe sử dụng chất có cồn

theo tuổi và giới trong các vụ va chạm xe cộ đơn lẻ [43]

1.3. Tình hình sử dụng rƣợu bia và tai nạn giao thông tại Việt Nam

Việc sử dụng rƣợu bia là một thói quen mang đậm nét văn hóa truyền thống

ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Sử dụng rƣợu bia hợp lý sẽ đem lại cho con

ngƣời cảm giác hƣng phấn, khoan khoái. Tuy nhiên nó lại có thể gây nghiện và gây

ra các tác hại khác, đặc biệt là sử dụng rƣợu bia trƣớc khi tham gia giao thông dễ

gây tai nạn.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia

(UBATGTQG) trong riêng 09 ngày Tết Nguyên đán 2014 đã xảy ra 338 vụ TNGT

làm 286 ngƣời chết và 324 ngƣời bị thƣơng. Trong tháng 02/2014 xảy ra hơn 2700

vụ TNGT, làm trên 3400 ngƣời bị thƣơng. Nhƣ vậy, từ đầu năm đến nay, bình quân

14

mỗi ngày xảy ra 33 vụ TNGT, làm chết 30 ngƣời, 75 ngƣời bị thƣơng. Các chuyên

gia cũng cho rằng một trong những nguyên nhân liên quan đến mùa lễ hội và việc

uống đồ uống có cồn khi tham gia giao thông tăng cao vào dịp này. Nhƣ vậy, chỉ

riêng 02 tháng đầu năm 2014 đã có trên 1800 ngƣời chết vì TNGT (Nguồn

UBATGTQG).

Theo nghiên cứu ”Đánh giá tình hình lạm dụng rƣợu bia tại Việt Nam” của

Viện Chiến lƣợc và Chính sách y tế, tỷ lệ tham gia giao thông có sử dụng rƣợu bia

nhiều nhất thuộc về những ngƣời điều khiển xe máy. Tại Sơn La, bệnh nhân bị tai

nạn giao thông do sử dụng rƣợu bia nhập vào khoa ngoại của Bệnh viện đa khoa

tỉnh chiếm từ 7-10%. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, hàng năm có từ 15-

20% bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông, 2/3 trong số đó khi nhập viện hơi

thở có cồn (chiếm 5-7% tổng số bệnh nhân) [50].

Số liệu của Cục cảnh sát giao thông đƣờng bộ - đƣờng sắt từ năm 2000-2004,

tỷ lệ ngƣời tham gia giao thông bị xử phạt vì sử dụng rƣợu bia cho thấy càng về

cuối tuần, tỷ lệ ngƣời sử dụng rƣợu bia tham gia giao thông càng tăng lên. Theo

điều tra hộ gia đình, có 3,6% những ngƣời sử dụng rƣợu cho biết họ đã bị TNGT do

uống rƣợu, tỷ lệ này ở ngƣời sử dụng bia là 1,2%. Nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất

trong số ngƣời đƣợc xét nghiệm lạm dụng rƣợu bia. Liên quan đến nghề nghiệp thì

nông dân là nhóm có tỷ lệ sử dụng rƣợu cao nhất [50] .

Nghiên cứu của Hiệp hội An toàn Đƣờng bộ Toàn cầu (GRSP) về tình trạng

sử dụng bia rƣợu khi tham gia giao thông đƣợc thực hiện từ tháng 11/ 2008 đến

tháng 05/2009 tại hai trung tâm lớn về cấp cứu chấn thƣơng của Việt Nam và Hà

Nội là bệnh viện Việt Đức và Xanh Pôn, cho thấy tình trạng sử dụng bia rƣợu trong

tham gia giao thông khá phổ biến, tỷ lệ nạn nhân có BAC lên tới 56,4%, trong đó

33,4% có BAC vƣợt quá quy định theo Luật GTĐB năm 2008 [39].

Theo số liệu nghiên cứu giám sát đo BAC của bệnh nhân tai nạn giao thông

nhập viện ở 5 bệnh viện chấn thƣơng tại Yên Bái, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, TP Hồ

Chí Minh và Bệnh viện Việt Đức từ tháng 08 đến tháng 10/2009 của Cục Quản lý

môi trƣờng y tế, có 3774 bệnh nhân tai nạn giao thông đƣợc xét nghiệm BAC.

15

Trong đó trung bình 67,5% bệnh nhân có BAC với tỷ lệ từ 41% ở Bệnh viện Việt

Đức đến 95% ở Bình Dƣơng. Trong số bệnh nhân xét nghiệm BAC, có tới 58,5%

bệnh nhân có mức giới hạn trên 50 mg/dl. Trên 95% lái xe là nam giới [23].

Ngoài ra, nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống

chấn thƣơng về tình hình tai nạn giao thông tại 3 tỉnh Yên Bái, Đà Nẵng và Bình

Dƣơng từ 11/2007 đến 2/2008 cho thấy thông tin về sử dụng rƣợu bia khi tham gia

giao thông của bệnh nhân nhập viện tại 3 tỉnh. Trong 3 tỉnh, Yên Bái ghi nhận đƣợc

3,8% là có sử dụng rƣợu/bia khi bị tai nạn giao thông. Những nguyên nhân gây

TNGT chủ yếu là do ý thức chấp hành giao thông của ngƣời dân chƣa tốt, kiến thức

về ATGT chƣa đầy đủ, điều kiện đƣờng xá xuống cấp và hệ thống biển báo giao

thông chƣa đầy đủ, mật độ tham gia giao thông ngày càng tăng, bên cạnh nguyên

nhân lạm dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông [20].

Do tính chất nghiêm trọng của tai nạn giao thông liên quan đến đồ uống có

cồn nên chính phủ đã ra nhiều quy định về việc hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn

khi tham gia giao thông. Ngoài những quy định về uống rƣợu bia khi tham gia giao

thông trong Luật giao thông đƣờng bộ 2009 quy định cụ thể: nghiêm cấm ngƣời

“điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc

hơi thở có nồng độ cồn”, còn đối với ngƣời điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì

nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở không đƣợc “vượt quá 50 miligam/100

mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở ” [1]. Về phía ngành y tế, Bộ Y tế đã ban

hành Quyết định 1356/QĐ-BYT ngày 18/4/2008 về ghi chép biểu mẫu tình hình tai

nạn giao thông tại bệnh viện và Quyết định 933/QĐ-BYT ngày 23/3/2010 về quy

định hƣớng dẫn đo nồng độ cồn trong máu của bệnh nhân TNGT tại bệnh viện để

xác định nồng độ cồn (Ethanol) trong máu phục vụ cho việc chẩn đoán xác định tai

nạn giao thông có sử dụng rƣợu, bia. Kết quả này sẽ là cơ sở pháp lý để xét bảo

hiểm y tế cho các bệnh nhân bị tai nạn giao thông (với những trƣờng hợp không vi

phạm luật An toàn giao thông). Mặt khác, quy trình này giúp cảnh sát xử lý các vấn

đề khác liên quan đến tai nạn giao thông.

16

1.4. Công tác phòng chống tai nạn giao thông liên quan đến rƣợu bia:

1.4.1. Trên thế giới

Trên thế giới cho đến nay mới có 88 quốc gia (49%) có luật uống rƣợu- lái

xe sử dụng giới hạn BAC <= 0,05 g/dl. 86% các quốc gia ở khu vực Châu Âu có

các quy định về BAC, ở các khu vực khác trên thế giới hoặc không có giới hạn

BAC hoặc có giới hạn trên 0,05 g/dl [19].

Do nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vì TNGT nên chính phủ, các tổ chức

quốc tế, các cơ quan ban ngành liên quan đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đƣa

ra những văn bản chính thức để giảm thiểu tử vong do TNGT.

Tại Úc, chƣơng trình can thiệp bền vững giảm các vụ va chạm có liên quan

đến chất có cồn đã đƣợc triển khai từ những năm 1970. Các thông tin nghiên cứu về

tác hại của chất có cồn đã đƣợc thu thập, và đây là cơ sở để vận động chính sách và

phê duyệt qui định về mức độ tối đa BAC cho lái xe. Mặc dù cùng theo hệ thống

liên bang, song mỗi bang lại chịu trách nhiệm về các vấn đề an toàn đƣờng bộ riêng.

Do đó, tiêu chuẩn tối đa về BAC của các bang không có sự đồng nhất. Ở một số

bang tiêu chuẩn là 0,05 BAC trong khi ở nơi khác là 0,08 BAC. Sau khi phê chuẩn

qui định về tiêu chuẩn BAC, việc thực thi pháp luật trên diện rộng của cảnh sát giao

thông đƣợc thực hiện từ những năm 1980 cùng với việc triển khai các chƣơng trình

can thiệp khác bao gồm tuyên truyền, vận động cộng đồng, các chƣơng trình tại

cộng đồng, thay đổi giấy phép về chất có cồn. Sau hơn 30 năm thực hiện, yếu tố

chất có cồn trong các vụ va chạm đã giảm một nửa và thái độ của cộng đồng về sử

dụng chất có cồn và lái xe đã thay đổi căn bản, theo đó, cộng đồng đã nhận thức

rằng sử dụng chất có cồn khi lái xe là hành vi thiếu trách nhiệm xã hội [52].

17

Hình 1.4: Tỉ lệ tử vong giảm ở người lái xe ô tô và mô tô sau khi áp dụng tiêu chuẩn

mức BAC tối thiểu là 0,05g/100ml, Úc, 1981-2001 [52]

Tại Pháp, năm 2002, những hình phạt cho lái xe sử dụng chất có cồn nghiêm

khắc hơn và một số luật mới đƣợc ban hành. An toàn giao thông đƣờng bộ của Pháp

trong giai đoạn 2002-2004 là một thành công lớn, khi tử vong do giao thông đƣờng

bộ giảm 32%. Kết quả trên là tổng hợp của nhiều biện pháp, trong đó tập trung chủ

yếu vào tốc độ và sử dụng chất có cồn khi lái xe [52]. Liên quan đến sử dụng chất

có cồn khi lái xe, các biện pháp bao gồm giảm mức độ BAC từ 0,08 (quy định từ

năm 1978) xuống 0,05 và 0,02 cho lái xe buýt. Việc thực thi pháp luật cũng đƣợc

triển khai nghiêm túc, nhƣ xét nghiệm nồng độ cồn trong hơi thở tăng lên 15%. Bên

cạnh đó, việc xử phạt cũng nghiêm khắc hơn, trong đó, phạt từ 3 lên 6 điểm nếu

BAC từ 0,05 đến 0,08 (phạt đến 12 điểm thì tƣớc bằng lái xe). Kết quả là việc sử

dụng chất có cồn và lái xe đã giảm mạnh, năm 2004 giảm 40% so với năm 2003.

Một nghiên cứu đã cho thấy 38% số ngƣời đƣợc cứu sống trong năm 2003 và 2004

do cải thiện hành vi về sử dụng chất có cồn khi tham gia giao thông [33].

1.4.2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngày 27 tháng 12 năm 2001, Quyết định số 197/2001/QĐ-

TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng, chống tai

nạn, thƣơng tích giai đoạn 2002 – 2010 với mục tiêu giảm thiểu tỉ lệ tử vong do tai

nạn giao thông.

18

Việt Nam cũng đã có các chính sách và luật pháp cụ thể nhằm kiểm soát việc

sử dụng rƣợu bia. Rƣợu bia là sản phẩm áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, dao động từ

15-75% tùy theo loại sản phẩm và nồng độ của rƣợu. Việc kinh doanh cũng bị hạn

chế bằng cách không cho bán bằng máy tự động, không bán ở những điểm công

cộng nhƣ bệnh viện, trƣờng học, công sở, bến tàu, bến xe,…Ngoài ra, nghị định

chính phủ 150/2005/NĐ-CP không cho phép bán rƣợu cho trẻ em và trẻ vị thành

niên (<16 tuổi) [50].

Ngày 18/4/2008, Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 1356/QĐ-BYT về

việc báo cáo tình hình tai nạn giao thông tại bệnh viện (Phụ lục 1, 2).

Đến ngày 01/7/2009, Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua thay thế cho Luật giao thông

đƣờng bộ ngày 29/6/2001 đã có hiệu lực thi hành. Luật Giao thông đƣờng bộ cũng

có quy định chặt chẽ hơn đối với hành vi sử dụng đồ uống có cồn (rƣợu, bia) của

ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông, cụ thể: nghiêm cấm ngƣời “điều

khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở

có nồng độ cồn”, còn đối với ngƣời điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì nồng độ

cồn trong máu hoặc trong hơi thở không đƣợc “vượt quá 50 miligam/100 mililít

máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở ”. Nhƣ vậy, với những đối tƣợng điều khiển ô

tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đƣờng, do mức độ nguy hiểm cao hơn nên

Luật quy định nghiêm cấm sử dụng đồ uống có cồn (rƣợu, bia...); đối với ngƣời

điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đƣờng, tuy Luật không cấm nhƣng quy định

nồng độ cồn thấp hơn so với quy định của Luật năm 2001 và là mức 35 nƣớc trên

thế giới áp dụng [1, 3].

Đến ngày 1/7/2009, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 có hiệu lực, tại

khoản 12 điều 23 quy định không thanh toán BHYT cho các đối tƣợng bị thƣơng

tổn về thể chất do hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời đó gây ra.

Trong các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, tỷ lệ ngƣời tham gia giao

thông gây tai nạn do sử dụng rƣợu, bia chiếm tỷ lệ khá cao. Để thuận lợi cho việc

xác minh bệnh nhân có sử dụng rƣợu bia hay không, ngày 23/3/2010, Bộ Y tế đã

19

ban hành Quyết định số 933/QĐ-BYT quy định hƣớng dẫn đo nồng độ cồn trong

máu của bệnh nhân TNGT tại bệnh viện. Quyết định này nhằm xác định nồng độ

cồn trong máu của những ngƣời tham gia giao thông phục vụ cho việc xác định

nguyên nhân tai nạn giao thông và làm cơ sở thanh toán BHYT.

1.5. Chấn thƣơng sọ não

1.5.1. Khái niệm

Chấn thƣơng sọ não là tình trạng ngƣời bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn

thƣơng hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ sau tai nạn.

CTSN là loại chấn thƣơng tác động mạnh mẽ quá mức bù chỉnh của não, gây

rối loạn hàng loạt chức năng hoặc tổn thƣơng thực thể ở não. Về mặt tổn thƣơng

bệnh lý, CTSN gồm có hai loại là CTSN hở và CTSN kín.

- CTSN kín bao gồm tất cả các CTSN có tổn thƣơng sọ não nhƣng chƣa gây

rách màng cứng (màng bao bọc não), chƣa gây thông não bộ với môi trƣờng bên

ngoài. Tổn thƣơng hộp sọ có thể lún sọ, rạn vỡ sọ. Tổn thƣơng não gồm chấn động

não, giập não, chèn ép não do máu tụ, phù não, lún sọ, tràn khí...

- CTSN hở bao gồm tất cả các CTSN gây rách màng cứng, khai thông não bộ

với bên ngoài. Loại này gây nguy cơ nhiễm khuẩn não cao.

Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác nhƣ theo bản chất tổn thƣơng não, vị

trí tổn thƣơng não…[45,47]

1.5.2. Có những tổn thương gì ngay sau khi bị CTSN

- Máu tụ nội sọ: Quan trọng bậc nhất là sự hình thành máu tụ nội sọ do nhiều

điểm hoại tử não hợp thành hoặc do đứt rách những động mạch lớn do chấn thƣơng

quá mạnh. Các khối máu tụ này có thể khu trú ở nhiều vùng của não. Tùy theo mức

độ chấn thƣơng, máu tụ có thể tập trung ở ngoài màng cứng, dƣới màng cứng, trong

não, trong não thất, dƣới lều tiểu não. Trong đó, máu tụ trong não thất là một hậu

quả nặng nề của CTSN. Khi bị vỡ, đứt các mạch máu lớn, máu tràn vào các não thất

đến mức nặng là “lụt não thất” cũng thƣờng xảy ra trong trƣờng hợp xuất huyết não

trong đột quỵ mạch máu não.

20

- Phù não: Có hai loại phù não là phù não do căn nguyên mạch và do nhiễm

độc tế bào. Trong các hậu quả của CTSN, phù não là biến chứng phổ biến nhất và

nguy hại nhất, đe dọa tính mạng nạn nhân.

- Thoát vị não: Trƣờng hợp phù não nặng sẽ gây nên thoát vị não. Phù não

chèn ép quá mạnh gây nên tình trạng một phần của não bị đẩy ra, chui vào các

khoang, khe, lỗ hở, đặc biệt nguy hiểm nhất là thể thoát vị não tại lỗ lớn của xƣơng

chẩm gây chèn ép hành tủy, nơi có “nút sống” là trung tâm chi phối hô hấp và tim

mạch. Do đó, thoát vị não lỗ chẩm là một nguy cơ tử vong trong giây phút nếu

không đƣợc phát hiện sớm và xử trí tại chỗ kịp thời.

- Hội chứng tăng áp lực nội sọ: Tất cả những biến chứng của chấn thƣơng sọ

não, trong đó có vai trò quan trọng của phù não đã dẫn đến hội chứng tăng áp lực

nội sọ với ba triệu chứng chủ yếu: đau đầu (cảm giác đau theo nhịp mạch đập, đau

giật hay đau nhƣ nổ tung đầu. Đau với cƣờng độ ngày càng tăng lên làm bệnh nhân

kêu rên, la hét); nôn mửa do tăng áp lực nội sọ chèn ép các nhân dây thần kinh sọ

não; phù đĩa thị hay phù gai thị.

- Thiếu máu não: Tại vùng thiếu máu não sẽ phát sinh những “ổ thiếu máu”

kể cả trong trƣờng hợp thiếu máu não không do chấn thƣơng (thiếu máu não tạm

thời hoặc vĩnh viễn, nhồi máu não…). Ở thiếu máu não sẽ hình thành ba vùng: vùng

thiếu máu não quá mức sẽ xuất hiện vùng não hoại tử, không hồi phục; vùng bán

ảnh là vùng nhu mô não cũng bị thiếu máu tƣơng đối nặng nhƣng chƣa đến mức

hoàn toàn bị hủy hoại, vẫn còn khả năng hồi phục; vùng não nguyên lành, vùng này

có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là vùng gần mạng lƣới động mạch, có nhiều khả

năng nhận và chuyển tiếp máu “ứng cứu” cho tế bào não tại vùng bán ảnh [24,26].

1.5.3. Hậu quả của chấn thương sọ não

- Chảy máu não: Sau chấn thƣơng sọ não kín vẫn có thể xảy ra chảy máu

não với những ổ máu tụ nhỏ và vừa, rải rác ở nhiều vùng của não. Diến biến bệnh

lặng lẽ nhƣng vẫn có thể phát sinh biến chứng không kém nguy hiểm nên phải theo

dõi chặt chẽ. Sau chấn thƣơng, bệnh nhân tỉnh táo, không có rối loạn ý thức nhƣng

sau một thời gian ngắn lại đi vào hôn mê. Ngƣời ta gọi đấy là “khoảng tỉnh” chứng

tỏ chảy máu não lại tái phát hoặc xuất phát từ những ổ đụng giập não.

21

- Chấn động não: Là trƣờng hợp CTSN loại nhẹ nhất. Nạn nhân không mất ý

thức, không có “khoảng tỉnh” nhƣng không phải là hết hậu quả đáng lo ngại [24].

1.5.4. Di chứng tiếp diễn sau chấn thương sọ não

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của CTSN có thể xuất hiện sau một thời

gian tạm ổn định.

- Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và

thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong điều trị.

- Động kinh: Thƣờng gặp trong 40-50% trƣờng hợp do CTSN. Đây là thể động

kinh có ổ khu trú. Hình thái lâm sàng rất đa dạng, phức tạp tùy theo ổ khu trú đó ở

vùng nào của não. Lại có những vùng có ổ khu trú xuất hiện không chỉ là những cơn

động kinh mà còn phối hợp cả những rối loạn tâm thần rất khó điều trị.

- Bệnh lý cột sống cổ: Thƣờng xuất hiện sớm và nặng do lực chấn động từ sọ

não dội xuống cột sống cổ. CTSN còn đẩy mạnh tốc độ tiến triển thoái hóa đĩa đệm

- cột sống, gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy

sống cổ, hẹp ống sống cổ dẫn đến liệt tứ chi.

- Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng: Giảm sút trí tuệ, trƣờng hợp nặng

dẫn đến mất ngôn ngữ, đòi hỏi quá trình điều trị phục hồi chức năng rất phức tạp và

lâu dài.

CTSN là chấn thƣơng gây đau đớn và di chứng nặng nề nhất cho bệnh nhân,

đồng thời cũng mang lại chi phí tốn kém nhất. CTSN sẽ để lại hậu quả rất nặng nề

cho bản thân, gia đình và xã hội cả về mặt sức khoẻ, kinh tế và tâm lý.

Về mặt sức khoẻ, sau chấn thƣơng ngƣời bệnh ít nhiều gì cũng bị ảnh hƣởng

trên hệ thần kinh. Di chứng thƣờng gặp nhất là động kinh(co giật), nói đớ, ngọng,

méo miệng, đi lại khó khăn, rối loạn về thần kinh-tâm thần, tính khí thất thƣờng…

Về mặt kinh tế-xã hội, ngƣời bị CTSN thƣờng bị ảnh hƣởng về sức khoẻ nên

thƣờng nghỉ việc sớm, thu nhập giảm sút. Chi phí cho một ca điều trị CTSN cũng

khá đắt.

Trong gia đình, ngƣời bệnh lúc nào cũng mang mặc cảm là ngƣời tàn phế, bị

ngƣời khác coi rẻ, hay rơi vào tình trạng bi quan, chán nản. Trƣớc đây, họ có thể là

22

trụ cột gia đình, nay rơi vào cảnh khốn khó, đôi lúc phải khánh kiệt vì chi phí điều

trị mà thu nhập lại không có [24, 26, 38].

1.5.5. Đánh giá độ nặng của chấn thương sọ não theo thang điểm Glasgow.

Bảng 1.4. Cách tính điểm Glasgow

Biểu hiện Điểm

Mở mắt

Mở mắt tự nhiên 4

Mở khi gọi to 3

Mở khi gây đau 2

Không mở 1

Lời nói

Xác định: thời gian, không gian, người… 5

Trả lời lẫn lộn 4

Lời nói không thích hợp 3

Kêu rên 2

Không 1

Vận động

Làm theo lệnh 6

Gạt tay đúng khi đau 5

Quờ quạng 4

Gấp cứng 3

Duỗi cứng 2

Không 1

Mức độ nặng của chấn thƣơng sọ não đƣợc đánh giá là:

Nguy kịch, khi GCS ≤5,

Nặng, khi GCS từ 6 đến 8,

Trung bình, với GCS từ 9 đến 12,

Nhẹ, khi GCS ≥ 13.

23

Đánh giá độ nặng theo thang điểm Glasgow đƣợc coi là nhanh, cụ thể và tƣơng

đối chính xác, không phụ thuộc vào tổn thƣơng thực thể của não, hộp sọ... [47].

1.6. Chấn thƣơng sọ não liên quan đến đồ uống có cồn khi tham gia giao thông

CTSN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn giao thông. Theo một

thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011, trong số 12.749 trƣờng hợp cấp cứu do

tai nạn giao thông có tới 2.365 trƣờng hợp bị CTSN, trong đó nhiều trƣờng hợp phát

hiện có BAC và gần 30% số nạn nhân CTSN do không đội mũ bảo hiểm. Tai nạn

do xe gắn máy gây ra chiếm đa số, kế đến là xe ô tô.

Theo số liệu của Cục Quản lý môi trƣờng y tế, trong năm tháng (từ tháng

11/2010 đến tháng 3/2011) tại 5 bệnh viện ở Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang cho

thấy trong 1453 trƣờng hợp tai nạn thƣơng tích, tai nạn giao thông chiếm 60%,

trong đó, số trƣờng hợp bị tai nạn giao thông có sử dụng chất uống có cồn chiếm

47,5%, số trƣờng hợp CTSN chiếm 31,5% [10].

Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế tổng

hợp từ 84 bệnh viện thực hiện Quyết định 1356/QĐ-BYT ngày 18/4/2008 của Bộ

trƣởng Bộ Y tế về việc báo các tình hình TNGT nhập viện từ tháng 1 – 12/2009 cho

thấy: có 419.612 trƣờng hợp bệnh nhân tới cấp cứu, trong đó có 34,3% là do TNGT.

Số trƣờng hợp TNGT có sử dụng rƣợu bia chiếm 11,0%; nam chiếm 96,0%; lứa

tuổi từ 20-59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 85%, 15-19 tuổi chiếm 11,4%. Tỷ lệ

TNGT do mô tô, xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất 71,6% [7].

Nhƣ vậy có thể thấy TNGT liên quan đến CTSN và lạm dụng rƣợu bia là

mối quan tâm của toàn thế giới. Việt Nam nằm trong số những quốc gia có TNGT

tăng, CTSN cũng cao, đặc biệt tiêu thụ mạnh rƣợu bia nên tình hình CTSN liên

quan đến đồ uống có cồn cũng đặc biệt đƣợc quan tâm.

Do vậy cần có những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện phản ánh mức độ nguy

hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông giúp cho việc đƣa ra

khuyến cáo và chính sách phù hợp (quy định BAC vƣợt ngƣỡng) nhằm góp phần

tăng cƣờng hiệu quả của chƣơng trình phòng chống TNTT quốc gia, giảm thiểu sử

dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông.

25

Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu

Các trƣờng hợp chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông đƣợc chẩn đoán

bằng hình ảnh (qua chụp cắt lớp vi tính CT), và trên lâm sàng bằng thang điểm

Glasgow vào điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có xét nghiệm BAC

theo quy trình ban hành của Bộ Y tế.

Là ngƣời điều khiển xe máy.

Không phân biệt giới, trên 16 tuổi.

Bao gồm cả các trƣờng hợp tử vong tại viện.

Thời gian từ lúc xảy ra tai nạn đến khi bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện

không quá 06 tiếng.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Không thuộc các đối tƣợng nằm trong nghiên cứu trên.

Các trƣờng hợp chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông tử vong trƣớc viện.

Gia đình và bệnh nhân từ chối cung cấp thông tin.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Các tháng 06, 07, 10, 11, 12 năm 2012 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Thông tin thu thập dựa vào biểu mẫu ghi chép thông tin của bệnh nhân tai

nạn giao thông theo Quyết định 1356/QĐ-BYT ngày 18/04/2008 của Bộ Y tế (Biểu

mẫu 1) và Hồ sơ ghi chép thông tin của bệnh nhân đƣợc lƣu tại phòng Hồ sơ - Bệnh

viện Hữu Nghị Việt Đức.

- Biên bản pháp y các bệnh nhân tử vong.

- Việc thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu đƣợc thực hiện theo quy

định 933/QĐ-BYT ngày 23/3/2010 của Bộ Y tế.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu nghiên cứu đƣợc xử lý theo chƣơng trình SPSS.16.0.

26

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu qua hồ sơ bệnh án và biên bản

pháp y.

2.6. Biến số nghiên cứu

Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu

Tên biến Định nghĩa biến

Tuổi Tuổi của bệnh nhân đến thời điểm nhập viện

Giới tính Giới tính của bệnh nhân: nam, nữ

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên; Cán bộ, công chức; Công nhân;

Bộ đội, công an; Nông dân; Lao động tự do; Khác;

Không rõ

Chấn thƣơng sọ não

(Chụp cắt lớp vi tính)

Bệnh nhân có bị chấn thƣơng sọ não hay không? Có,

Không

Chấn thƣơng phối hợp Bệnh nhân có bị các tổn thƣơng khác : chấn thƣơng

hàm mặt, Cổ, Chi, Ngực bụng, Đa chấn thƣơng

Điểm Glasgow ≤ 5, 6-8, 9-12, ≥ 13

Việc sử dụng mũ bảo hiểm Có, Không

Nồng độ cồn trong máu mg/100ml hay mg/dl máu hay mg%

WBC Số lƣợng bạch cầu trong máu (X 109/L )

RBC Số lƣợng hồng cầu trong máu (X 1012

/L )

HGB Nồng độ Hemoglobin trong máu (g/l)

HCT Thể tích hồng cầu trong máu (%)

Cách thức điều trị Có phẫu thuật, không phẫu thuật

Thời gian nằm viện Thời gian từ khi vào viện đến khi xuất viện

Kết quả điều trị Chuyển viện, Ra viện, Nặng xin về

27

2.7. Quy trình thu thập số liệu tại bệnh viện

- Tiếp nhận bệnh nhân chấn thƣơng đầu do tai nạn giao thông tại phòng khám

cấp cứu.

- Phỏng vấn bệnh nhân hoặc ngƣời nhà bệnh nhân theo bộ câu hỏi theo mẫu

ghi chép thông tin tai nạn giao thông.

- Bệnh nhân đƣợc lấy máu làm xét nghiệm, đƣợc chỉ định chụp cắt lớp vi tính

để chẩn đoán có chấn thƣơng sọ não hay không, đƣợc chụp XQ, siêu âm ổ bụng để

xác định có chấn thƣơng phối hợp hay không.

- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân sẽ đƣợc chuyển viện hoặc đƣợc chuyển

vào khoa Phẫu thuật Thần kinh để phẫu thuật hoặc điều trị hồi sức. Các trƣờng hợp

bệnh nhân tử vong tại viện sẽ đƣợc tiến hành lập biên bản pháp y và chuyển biên

bản pháp y về khoa Giải phẫu bệnh.

- Sau khi xuất viện, hồ sơ của bệnh nhân sẽ đƣợc lƣu tại kho Hồ sơ - phòng Kế

hoạch Tổng hợp.

Bệnh nhân bị chấn thƣơng đầu

do tai nạn giao thông

Phòng khám cấp cứu bệnh viện

Phòng xét nghiệm, XQ, siêu âm,

chụp cắt lớp vi tính

Thu thập số liệu nghiên cứu từ phòng

khám cấp cứu, phòng lƣu Hồ sơ,

khoa Giải phẫu bệnh

Chuyển viện hoặc chuyển Khoa

Phẫu thuật Thần kinh

28

2.8. Quy trình xét nghiệm BAC ở bệnh nhân CTSN do tai nạn giao thông tại

bệnh viện:

2.8.1. Nguyên tắc phản ứng

Phƣơng pháp đƣợc miêu tả bởi Gadsen R.H và cộng sự. Phản ứng diễn ra

nhƣ sau:

Alcohol + NAD+ Acetaldehyde + NADH

+ + H

+

2.8.2. Các bước chuẩn bị

- Trang bị và dụng cụ

+ Dung dịch sát khuẩn: Benzalkonium hoặc Povidone-iodin (không dùng chất

sát khuẩn có cồn).

+ Ống nghiệm (tube) lấy máu có nút đậy kín và chặt, có chất chống đông

(Heparine, EDTA hoặc Citrat), bơm tiêm lấy máu.

2.8.3. Lấy mẫu bệnh phẩm (máu)

- Sát trùng: Dùng dung dịch sát khuẩn (không dùng cồn)

- Lấy máu tĩnh mạch (2 ml)

- Ống nghiệm đựng máu chuyên dùng cho xét nghiệm định lƣợng cồn (có nắp

đậy kín)

- Sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm ngay và chuyển đến phòng xét

nghiệm trong vòng 30 phút

- Trên giấy yêu cầu xét nghiệm, phải ghi rõ giờ lấy bệnh phẩm, tên tuổi, địa

chỉ đối tƣợng xét nghiệm, tên ngƣời lấy máu, bác sỹ chỉ định ký phiếu xét nghiệm

và ngày, giờ.

2.8.4. Tiến hành xét nghiệm

- Sau khi nhận mẫu, bệnh phẩm vẫn đƣợc đậy nút kín, ly tâm ngay 3000 rpm x

5 phút.

- Bệnh phẩm sau khi ly tâm, mở nút đậy và tiến hành phân tích ngay trong

vòng 05 phút

- Dán Barcode

29

- Xét nghiệm đƣợc tiến hành trên máy phân tích hoá sinh theo kỹ thuật định

lƣợng cồn trong huyết thanh.

- Bấm máy tính cài đặt test

- Bấm máy để chạy xét nghiệm.

2.8.5. Kết quả

- Máy AU sẽ tự động tính nồng độ chất thử cho từng xét nghiệm.

- Khi kết quả > 300mg/dl (300mg%) phải pha loãng mẫu bằng nƣớc muối sinh

lý và chạy lại mẫu. Kết quả sẽ nhân với độ pha loãng.

- Đơn vị của kết quả: mg/100ml hay mg/dl hay mg%.

2.8.6. Tổng hợp kết quả

- Kết quả chuyển về đơn vị điều trị bệnh nhân theo quy định của bệnh viện.

2.9. Quy trình tổng hợp thông tin

- Thu thập phiếu phỏng vấn thông tin tai nạn giao thông từ phòng khám cấp

cứu vào 16h ngày thứ 6 hàng tuần.

- Thu thập số liệu nghiên cứu từ hồ sơ đƣợc lƣu tại kho Hồ sơ – phòng Kế

hoạch Tổng hợp sau khi bệnh nhân xuất viện, từ biên bản pháp y tại Khoa Giải phẫu

bệnh.

2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu phù hợp, đƣợc sự chấp thuận và đồng ý của Ban giám

đốc bệnh viện, cũng nhƣ các khoa phòng liên quan trong bệnh viện.

- Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc giải thích kỹ về mục đích và nội dung nghiên cứu

trƣớc khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự hợp tác, chấp thuận của đối

tƣợng nghiên cứu

- Mọi thông tin về cá nhân của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc giữ kín. Các số

liệu, thông tin thu thập đƣợc chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ

cho mục đích nào khác.

- Nghiên cứu chỉ đƣợc tiến hành sau khi đƣợc Hội đồng Đạo đức của trƣờng

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua.

30

- Kết quả nghiên cứu đƣợc báo cáo tới Ban giám đốc, các khoa phòng trong

bệnh viện nơi tiến hành nghiên cứu khi quá trình nghiên cứu kết thúc.

- Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để trình các cơ quan chức năng, các cấp có

thẩm quyền liên quan đến TNGT và đồ uống có cồn trong chƣơng trình phòng

chống TNTT Quốc gia.

31

Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng đồ

uống có cồn khi tham gia giao thông.

3.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có nồng độ cồn trong máu

Trong 05 tháng nghiên cứu 06, 07, 10, 11, 12 năm 2012 có 1263 trƣờng hợp

bệnh nhân CTSN do TNGT liên quan đến xe máy vào cấp cứu tại bệnh viện, trong

đó có 412 bệnh nhân có BAC chiếm tỷ lệ 32,6%, 252 bệnh nhân có BAC vƣợt

ngƣỡng cho phép theo quy định của Luật giao thông đƣờng bộ là 50 mg/dl, chiếm tỷ

lệ 20%.

3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vượt ngưỡng cho phép

Thông qua xét nghiệm BAC để tìm hiểu về việc sử dụng rƣợu bia của bệnh

nhân CTSN do TNGT trƣớc khi tham gia giao thông. Đối tƣợng đƣợc chọn cho

nghiên cứu là những ngƣời điều khiển xe máy nên trong nghiên cứu, BAC đƣợc

chia làm hai nhóm theo Luật giao thông đƣờng bộ dành cho ngƣời lái xe máy là

dƣới 50 mg/dl và trên 50 mg/dl.

Bảng 3.1. Phân bố BAC của bệnh nhân CTSN do TNGT

BAC n %

< 50 160 38,8

≥ 50 252 61,2

Tổng 412 100,0

32

Hình 3.1. Phân bố BAC của bệnh nhân CTSN do TNGT

Trong 05 tháng nghiên cứu 06, 07, 10, 11, 12 năm 2012, chúng tôi đã thu

thập đƣợc thông tin 412 bệnh nhân là ngƣời điều khiển xe máy trên 16 tuổi bị chấn

thƣơng sọ não do tai nạn giao thông đến cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức và đƣợc xét

nghiệm BAC. Đây là thời điểm không có những ngày lễ lớn trong năm nhƣ Tết

dƣơng lịch, Tết âm lịch, 30/4, 1/5, lễ quốc khánh. Tại Việt Nam, vào những ngày lễ

lớn, tai nạn giao thông lại tăng lên đáng kể, đặc biệt là tình trạng sử dụng rƣợu bia

cũng tăng lên nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã chọn những thời điểm trên tiến hành

nghiên cứu để có số liệu đánh giá khách quan tình hình CTSN liên quan đến TNGT.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì trong 412 bệnh nhân CTSN do

TNGT đƣợc xét nghiệm BAC có 160 trƣờng hợp có BAC dƣới 50 mg/dl, chiếm tỷ

lệ 38,8%; 252 trƣờng hợp vi phạm luật GTĐB có nồng độ cồn trong máu vƣợt

ngƣỡng cho phép là 50 mg/dl, chiếm tỷ lệ 61,2%.

Số liệu thống kê trong 5 năm gần đây cho thấy mỗi năm bệnh viện Việt Đức

tiếp nhận khám và điều trị cấp cứu khoảng 33,000 đến 35,000 trƣờng hợp tai nạn

thƣơng tích các loại, trong đó tai nạn giao thông khoảng 18,000 đến trên 18,000

trƣờng hợp. Rất nhiều trong số đó là CTSN và liên quan đến sử dụng đồ uống có

cồn (Báo cáo năm của bệnh viện Việt Đức).

Theo một nghiên cứu của Viện pháp Y quốc gia, trong số 500 trƣờng hợp tử

vong do TNGT năm 2001 thì có tới 34% các trƣờng hợp nồng độ ethanol trong máu

vƣợt quá ngƣỡng cho phép (BAC = 80mg/100ml) [56].

33

Hoàng Thị Phƣợng và cộng sự nghiên cứu tại 03 tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và

Bà Rịa Vũng Tàu từ 2004 đến 2006 thấy 1.222 trƣờng hợp lái xe say rƣợu bia trong

khi điều khiển phƣơng tiện giao thông, chiếm 6,7% tổng số nguyên nhân gây

TNGT; 28% ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông bị thƣơng tích có sử dụng

rƣợu bia; 33,8% nạn nhân tử vong do TNGT xét nghiệm có BAC, trong đó 71% là

lái xe mô tô, xe máy [16].

Nghiên cứu của WHO tại Việt Nam từ tháng 07/2009 đến tháng 10/2010 trên

18.412 nạn nhân TNGT nhập viện, 36% ngƣời đi xe máy có BAC cao hơn mức cho

phép (50 mg/dl), 34% trƣờng hợp tử vong do TNGT có BAC cao hơn mức cho phép

là 50 mg/dl [60].

Theo thống kê của Cục Quản lý môi trƣờng Y tế 2012, CTSN ở những đối

tƣợng uống rƣợu bia nhiều với BAC cao trên 50 mg/dl chiếm tới 59.3% so với

những trƣờng hợp có BAC dƣới 50 mg/dl [9]. Cũng theo số liệu của Cục Quản lý

môi trƣờng y tế, trong năm tháng (từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2011) tại 5 bệnh

viện ở Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang cho thấy trong 1453 trƣờng hợp tai nạn

thƣơng tích, tai nạn giao thông chiếm 60%, trong đó, số trƣờng hợp bị tai nạn giao

thông có sử dụng đồ uống có cồn chiếm 47,5% [10].

Nghiên cứu năm 2009 của Hiệp hội An toàn Đƣờng bộ Toàn cầu (GRSP),

phối hợp với Viện Dân số và Các vấn đề xã hội – Đại học Kinh tế quốc dân về tình

trạng sử dụng bia rƣợu khi tham gia giao thông đƣợc thực hiện từ tháng 11/ 2008

đến tháng 05/2009 tại bệnh viện Việt Đức và Xanh pôn, qua 800 mẫu máu đƣợc xét

nghiệm cho thấy tình trạng sử dụng bia rƣợu trong tham gia giao thông khá phổ

biến, tỷ lệ đối tƣợng điều tra có BAC lên tới 56,4%, trong đó 33,4% có BAC vƣợt

quá quy định theo Luật GTĐB năm 2008 [23, 50].

Theo số liệu nghiên cứu giám sát đo BAC của bệnh nhân TNGT nhập viện ở

5 bệnh viện chấn thƣơng tại Yên Bái, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, TP Hồ Chí Minh và

Bệnh viện Việt Đức từ tháng 08 đến tháng 10/2009 của Cục Quản lý môi trƣờng y

tế, có 3774 bệnh nhân TNGT đƣợc xét nghiệm BAC. Trong đó, trung bình 67,5%

bệnh nhân có BAC, từ 41% ở Bệnh viện Việt Đức và 95% ở Bình Dƣơng. Trong số

34

bệnh nhân xét nghiệm có BAC, có tới 58,5% bệnh nhân có mức giới hạn trên

50mg/dl [23].

Theo Báo cáo thế giới về phòng chống TNTT, hầu hết các nƣớc có mức thu

nhập cao, khoảng 20% lái xe bị thƣơng tích dẫn đến tử vong có BAC vƣợt quá giới

hạn cho phép. Ngƣợc lại, nghiên cứu ở những nƣớc có mức thu nhập thấp và trung

bình cho thấy từ 33-69% lái xe bị thƣơng tích tử vong và 8-29% các lái xe bị các

chấn thƣơng không tử vong có sử dụng chất có cồn trƣớc khi xảy ra va chạm [52].

Chỉ một số quốc gia có hệ thống giám sát toàn diện để giám sát mối liên

quan của chất có cồn trong tất cả các vụ va chạm. Thêm vào đó, định nghĩa thế nào

là cấu thành một vụ va chạm do sử dụng chất có cồn và lái xe cũng nhƣ giới hạn

nồng độ cồn trong máu hợp pháp và việc yêu cầu kiểm tra các nạn nhân của vụ va

chạm cũng rất khác nhau giữa các nƣớc. Vì những lý do này, việc so sánh trực tiếp

giữa các quốc gia rất khó thực hiện. Một số nghiên cứu ở những quốc gia đƣợc lựa

chọn đã lƣu ý những vấn đề đó và chỉ ra rằng:

• 26% đến 31% những lái xe bị thƣơng tích không tử vong ở Nam Phi có

mức BAC cao hơn giới hạn của quốc gia (là 0,08 g/100 ml) [51].

• Ở Thái Lan, gần 44% nạn nhân thƣơng tích giao thông điều trị tại các bệnh

viện công có mức BAC là 0,1 g/100 ml hoặc cao hơn [44]. Trong khi đó, một

nghiên cứu sau gần 1000 vụ đâm xe máy chỉ ra rằng chất có cồn là một yếu tố trong

36% các vụ đâm xe [41].

• Ở Bangalor, Ấn Độ, 28% các vụ va chạm liên quan đến nam giới trên 15

tuổi đƣợc quy cho việc sử dụng chất có cồn [35].

• Ở Colombia, 34% ca tử vong của lái xe ô tô và 23% ca tử vong của lái xe

mô tô có liên quan tới tốc độ và/hoặc chất có cồn [53].

• Ở Sunsai và Dharari, Nepal, 17% trong số 870 vụ va chạm giao thông

đƣờng bộ bị quy cho việc sử dụng chất có cồn. Trong những ngƣời sử dụng chất có

cồn khi điều khiển xe, 50% là ngƣời đi xe đạp, 28% là ngƣời đi xe máy, 17% ngƣời

điều khiển xe bò và 5% là lái xe tải [40].

35

• Tại Mỹ, nửa triệu ngƣời bị thƣơng và 17 000 ngƣời bị chết mỗi năm do các

vụ va chạm giao thông liên quan đến sử dụng chất có cồn khi lái xe. Hầu hết 40%

trong tổng số trƣờng hợp thanh niên tử vong do giao thông đƣờng bộ có liên quan

trực tiếp tới việc tiêu thụ chất có cồn [49].

• Tại Thụy Điển, Hà Lan và Vƣơng quốc Anh, tỉ lệ các lái xe bị thƣơng tích

tử vong có BAC vƣợt quá mức cho phép là khoảng 20%, mặc dù mức giới hạn hợp

pháp của BAC ở các quốc gia này rất khác nhau, lần lƣợt là 0,02 g/ 100 ml, 0,05

g/100 ml và 0,08 g/100 ml [42].

Theo hệ thống giám sát quốc gia về tử vong do thƣơng tích của Nam Phi, các

xét nghiệm BAC đƣợc tiến hành trong 2372 trƣờng hợp trong tổng số 6859 trƣờng

hợp chết do giao thông (chiếm 34,6%). Hơn một nửa (51,9%) trong số tất cả các

trƣờng hợp tử vong liên quan tới giao thông có mức BAC cao, và trong những

trƣờng hợp dƣơng tính, có tới 91% có mức BAC là 0,05 g/100 ml hoặc cao hơn

[52].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có

BAC trên 50 mg/dl tức là vƣợt quá quy định của luật giao thông đƣờng bộ, chiếm

61,2%. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với những kết quả đã đƣợc công bố trƣớc đây, cả

trong và ngoài nƣớc. Chứng tỏ thực trạng sử dụng đồ uống có cồn trƣớc khi tham

gia giao thông tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động.

Theo số liệu thống kê cho thấy những năm gần đây trong khi nhiều ngành

sản xuất điêu đứng, khó khăn thì ngành rƣợu, bia, nƣớc giải khát ở nƣớc ta vẫn tăng

trƣởng rất ấn tƣợng. Tháng 4-2013, sản xuất bia tại VN ƣớc đạt 233,4 triệu lít, tăng

15% so với tháng 4-2012. Trong Báo cáo toàn cầu về thực trạng sử dụng rƣợu bia

và sức khỏe năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận định Việt Nam là một

trong số ít các quốc gia có xu hƣớng gia tăng nhanh về mức độ tiêu thụ bình quân

rƣợu bia/ngƣời/năm, trong khi trên phạm vi toàn cầu suốt cả thập kỷ qua mức tiêu

thụ hầu nhƣ không thay đổi.

Bằng chứng là mức tiêu thụ rƣợu bia bình quân của những ngƣời từ 15 tuổi

trở lên ở nƣớc ta (quy đổi thành rƣợu nguyên chất) đã tăng từ 1,35 lít năm 2001 lên

36

3,3 lít năm 2007; 3,54 lít năm 2008 và 4 lít vào năm 2010, trong đó mức tiêu thụ bia

tăng nhanh hơn so với mức tiêu thụ rƣợu. Theo quy hoạch phát triển ngành bia -

rƣợu - nƣớc giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, mức tiêu

thụ rƣợu bia quy rƣợu nguyên chất bình quân (với ngƣời từ 15 tuổi trở lên) ở Việt

Nam năm 2025 có thể sẽ tăng lên 7 lít/ngƣời/năm, cao hơn mức trung bình chung

của thế giới hiện nay (6,13 lít) [61].

Bảng 3.2. Mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người qua các năm (từ 15 tuổi)

Năm 2001 1,35 lít/ngƣời/năm

Năm 2007 3,3 lít/ngƣời/năm

Năm 2008 3,54 lít/ngƣời/năm

Năm 2010 4 lít/ngƣời/năm

Năm 2025 (dự kiến) 7 lít/ngƣời/năm

Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng Eurowatch thống kê lƣợng bia rƣợu tiêu thụ

tại Việt Nam trong năm 2013 cho thấy, trong năm qua ngƣời Việt đã tiêu thụ tới 3

tỷ lít bia tƣơng đƣơng với lƣợng tiền phục vụ cho bia rƣợu lên tới con số 3 tỷ USD,

gấp 3,5 lần so với năm 2004. Lƣợng bia sử dụng trung bình/ngƣời/năm là 32 lít, xếp

thứ nhất khu vực ASEAN và thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Trong

khi thu nhập bình quân của ngƣờiViệt Nam chỉ đứng 8/11 nƣớc trong khu vực Đông

Nam Á, thì Việt Nam lại đang nắm giữ vị trí quán quân về kỷ lục tiêu thụ bia, vƣợt

xa so với hai nƣớc đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Việt Nam

đƣợc xếp là 1 trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ bia

gia tăng nhiều nhất (Nigeria tăng 17,2%, Ấn Độ tăng 17%, Brazil tăng 16% và VN

tăng 15%) [17].

Một trong các nguy cơ gây nặng nề thêm cho chấn thƣơng sọ não do tai nạn

giao thông là sự say sỉn. Nếu tỉnh táo, nguy cơ tử vong của bạn đã là rất cao. Nhƣng

nếu nhƣ bạn bị tai nạn trong tình trạng say, nguy cơ tử vong có thể đạt đến con số

37

tối đa. Nguyên do của sự tác động nặng thêm này nằm ở 3 khía cạnh. Khía cạnh thứ

nhất, nạn nhân trong tình trạng say thƣờng không làm chủ tốc độ mà phóng rất

nhanh. Tốc độ nhanh làm cho sự va chạm trong tai nạn càng mạnh và càng gây tổn

thƣơng nặng nề. Khía cạnh thứ hai, ngƣời say không làm chủ đƣợc mình nên trong

tai nạn không có phản xạ bảo vệ cơ thể tự nhiên nhƣ lấy tay chắn, lấy tay che đầu

hay các phản xạ chống đỡ… Do đó đã say thì chấn thƣơng rất nặng. Thứ ba, sự say

sỉn làm ức chế các trung tâm của não bộ. Đồng thời nó cũng ức chế luôn trung tâm

hô hấp, tuần hoàn, gây rối loạn nhịp tim, nhịp thở. Khi bị tai nạn, sự tác động gây

biến động hô hấp tuần hoàn càng nặng nề và càng làm cho nạn nhân dễ tử vong. Sử

dụng rƣợu bia trƣớc khi điều khiển xe không những làm tăng nguy cơ TNGT mà

còn làm tăng độ nặng của chấn thƣơng khi ngƣời điều khiển xe bị tai nạn, làm tăng

độ nặng của CTSN khi đánh giá bằng thang điểm Glasgow, điều đó dẫn tới dễ nhầm

trong chẩn đoán mức độ tổn thƣợng, đặc biệt đối với bệnh nhân chấn thƣợng sọ não,

gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.

3.1.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật

Bảng 3.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật

BAC n %

50≤BAC< 150 143 56,7

150≤BAC<250 104 41,3

BAC>250 5 2,0

Tổng 252 100,0

Bệnh nhân CTSN do TNGT vi phạm luật GTĐB chủ yếu có BAC từ 50-150

mg/dl, có 143 trƣờng hợp chiếm tỷ lệ 56,7%; có 104 trƣờng hợp có BAC từ 150-

250 mg/dl và có 5 trƣờng hợp có BAC > 250 mg/dl chiếm tỷ lệ 2%.

38

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm và cộng sự trên 224 bệnh nhân bị TNGT

đến khám và cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Huế cho thấy 60% trƣờng

hợp có BAC > 80 mg/dl, trong đó 83,8% trên 150 mg/dl [22].

Nghiên cứu của Viện bảo hiểm an toàn giao thông đƣờng cao tốc (Insurance

Insitute for Highway Safety - IIHS) tại Australia cho thấy tỷ lệ BAC của nạn nhân

tử vong do TNGT là 160 mg/dl [31].

3.1.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tuổi và giới

Bảng 3.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo giới tính

Giới tính

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

Nam 142 99,3 104 100 5 100 251 99,6

Nữ 1 0,7 0 0 0 0 1 0,4

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Hầu hết bệnh nhân CTSN do tai nạn giao thông có BAC vƣợt ngƣỡng cho

phép là nam giới, có 251 trƣờng hợp chiếm 99,6 %, chỉ có duy nhất 1 trƣờng hợp là

nữ chiếm 0,4% và bệnh nhân nữ duy nhất có BAC trong khoảng từ 50-150 mg/dl.

39

Bảng 3.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tuổi

Tuổi 50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

15-20 11 7,7 5 4,8 0 0 16 6,3

21-30 80 55,9 57 54,8 1 20,0 138 54,8

31-40 26 18,2 25 24,0 3 60,0 54 21,4

41-50 17 11,9 11 10,6 1 20,0 29 11,5

51-60 7 4,9 6 5,8 0 0 13 5,2

>60 2 1,4 0 0 0 0 2 0,8

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép chủ yếu tập

trung ở nhóm tuổi từ 21-30, có 138 trƣờng hợp, chiếm 54,7% so với các nhóm tuổi

khác, đứng thứ hai là nhóm tuổi từ 31-40, chiếm 21,4 %. Trong hai nhóm có BAC

từ 50-150 mg/dl và 150-250 mg/dl thì lứa tuổi 21-30 đều chiếm hơn một nửa. Tất cả

các trƣờng hợp có BAC cao trên 250 mg/dl đều thuộc nhóm tuổi từ 21-50, trong đó

lứa tuổi 31-40 chiếm tới 60%. Những con số này chứng tỏ rằng thanh niên trong độ

tuổi lao động là nhóm có nguy cơ cao trong việc lạm dụng rƣợu bia.

Tuổi và giới của bệnh nhân CTSN do TNGT trong nghiên cứu có BAC cao

vƣợt mức cho phép tập trung chủ yếu ở nam giới (chiếm 99,6%) (bảng 3.4) và nhóm

tuổi từ 21-30 (chiếm 54,8%) so với các nhóm tuổi khác, đứng thứ hai là nhóm tuổi từ

31-40 (chiếm 21,4%) (bảng 3.5). CTSN trong độ tuổi từ 21-40 không những để lại

những di chứng nặng nề cho chính bản thân ngƣời bị tai nạn mà còn ảnh hƣởng không

nhỏ tới kinh tế gia đình, thời gian chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân, gia đình

mất đi một trụ cột về kinh tế, xã hội mất đi một nhân lực lao động. Do vậy, việc ban

hành Luật phòng chống lạm dụng rƣợu bia là yêu cầu cấp thiết.

40

Theo Nguyễn Hữu Tú, TNGT liên quan đến ngƣời tham gia giao thông có sử

dụng rƣợu bia là 8,5%, chủ yếu là nam giới, tuổi từ 20 đến 49 chiếm đa số, trong đó

chấn thƣơng sọ não chiếm tỷ lệ cao tới 68,6%. Nghiên cứu cũng cho thấy các

trƣờng hợp bị tai nạn giao thông có mức độ tổn thƣơng nghiêm trọng hơn so với

nhóm bệnh nhân không uống rƣợu bia (7,3% so với 3,3%, OR= 2.2) [25]

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Thống kê báo cáo TNTT năm 2010 của

Cục Quản lý môi trƣờng Y tế, tuổi và giới của bệnh nhân TNGT tập trung ở nam

giới và nhóm tuổi từ 19-29 (chiếm 51,5%) so với các nhóm tuổi khác, đứng thứ hai

là nhóm tuổi từ 30-39 (chiếm 24,1%) [8].

Theo Báo cáo toàn cầu về thƣơng tích giao thông đƣờng bộ, trên thế giới,

trong năm 2003, tử vong do giao thông đƣờng bộ trong độ tuổi 15-44 chiếm hơn

một nửa số tử vong toàn cầu [2]. Còn ở Việt Nam, độ tuổi bị TNGT cao nhất là từ

15-49 tuổi (chiếm 73,7%) theo nghiên cứu Tình hình TNGT tại 3 tỉnh Yên Bái, Đà

Nẵng, và Bình Dƣơng của Trƣờng Đại học Y tế công cộng [20].

Kết quả của Cục Quản lý môi trƣờng Y tế thống kê tử vong do TNGT trong

cả nƣớc năm 2005-2006 cũng cho kết quả tử vong do TNGT trong độ tuổi 20-59 là

cao nhất so với các nhóm tuổi khác, chiếm 74,27% [6].

Nam giới là đối tƣợng tham gia giao thông và điều khiển phƣơng tiện nhiều

hơn nữ giới. Từ nhỏ tuổi, nam giới đã có khả năng ảnh hƣởng từ các vụ va chạm

giao thông đƣờng bộ nhiều hơn nữ giới. Điều này có thể phản ánh thực tế rằng nam

giới có thể dễ đi ra đƣờng, thƣờng có thể với các lý do về văn hóa, xã hội, cũng là

một xu hƣớng lớn hơn trong việc gặp phải các nguy cơ so với nữ giới. Kết quả của

59 tỉnh/thành phố trong năm 2009 của Cục Quản lý môi trƣờng y tế cũng có tỉ lệ

nam giới mắc và tử vong do TNTT (68,7% và 75,8%) cao hơn nữ giới (31,3% và

24,2%), trong đó TNGT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây TNTT chiếm

39,4% [7].

Năm 2009, số liệu đƣợc ghi chép từ các trƣờng hợp đến cấp cứu tại 84 bệnh

viện từ tháng 1/2009 đến 12/2009, có tới 36.412 trƣờng hợp bị CTSN do TNGT

chiếm 25,3%, trong đó 74,2% là nam giới [7].

41

Điều đáng chú ý là tỉ lệ sử dụng rƣợu bia ở tuổi vị thành niên, thanh niên và

phụ nữ đều đang gia tăng nhanh. Tỉ lệ sử dụng rƣợu/bia trong vị thành niên và thanh

niên đã tăng 10% sau năm năm (2003-2008). Vào năm 2008, tỉ lệ nam vị thành niên

và thanh niên có sử dụng rƣợu, bia xấp xỉ 80%, và tỉ lệ nữ trong nhóm này có sử

dụng là trên 36%, trong đó có 60% nam và 22% nữ cho biết từng say rƣợu/bia. Tỉ lệ

có sử dụng trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14-17 tuổi) là 45%, trong độ

tuổi 18-21 là 67%, trong khi số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2002 cho thấy tỉ lệ

thấp hơn rất nhiều: nữ uống rƣợu bia trong một tuần chỉ là 1,9%, nam là 46%. Đến

năm 2010, đã có 6% nữ và 70% nam có uống rƣợu bia trong tháng. Hiện nay trong

số nam giới có sử dụng rƣợu bia hằng ngày có 25% đã dung nạp vƣợt ngƣỡng cho

phép, với mức > 5 đơn vị rƣợu tƣơng đƣơng 50g cồn rƣợu nguyên chất/ngày [17].

3.1.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo nghề nghiệp

Hình 3.2. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo nghề nghiệp

Về nghề nghiệp, nông dân vẫn là đối tƣợng có BAC cao trên 50 mg/dl chiếm

tỷ lệ cao nhất với 30,2%, đứng thứ hai là lao động tự do chiếm tỷ lệ 21%, sau đó

đến công nhân chiếm tỷ lệ 18,7%. Ở tất cả các nhóm BAC, nông dân luôn là nhóm

chiếm tỷ lệ cao nhất, với 29,4% ở nhóm 50-150 mg/dl; 30,8% ở nhóm 150-250

42

mg/dl và tới 40% ở nhóm BAC > 250 mg/dl, sau đó đến lao động tự do và công

nhân. Những bệnh nhân có BAC > 250 mg/dl cũng thuộc 3 nhóm nghề nghiệp trên.

Vì vậy, khi đƣa ra những chính sách, khuyến nghị trong việc giảm thiểu sử dụng đồ

uống có cồn trƣớc khi tham gia giao thông cần phải lƣu ý đặc biệt đến 3 nhóm đối

tƣợng là nông dân, công nhân và lao động tự do.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với báo cáo thống kê của Cục quản lý môi

trƣờng Y tế về nghề nghiệp của những bệnh nhân bị TNGT phần lớn là lao động tự

do và công nhân (chiếm 39,5% và 21%) [68]. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên là

những đối tƣợng hàng ngày tham gia giao thông khi trên đƣờng đến trƣờng cũng có

nguy cơ bị CTSN do TNGT (chiếm 5,2%). Vì vậy, học sinh, sinh viên cũng là đối

tƣợng cần đƣợc quan tâm khi đƣa ra những khuyến nghị trong quá trình giảm thiểu

tai nạn giao thông.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với Thống kê báo cáo TNTT năm

2010 của Cục Quản lý môi trƣờng y tế, tỉ lệ mắc TNGT nhiều nhất ở nông dân

(56,7%) và học sinh, sinh viên chiếm 16,1% [8].

Theo Từ Quốc Hiệu tiến hành nghiên cứu trên 593 bệnh nhân bị TNGT cấp

cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang và Bệnh viện Đa khoa huyện Lạng

Giang năm 2011, kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân là đối tƣợng bị TNGT

nhiều nhất (chiếm 54,1%) [15].

43

3.1.6. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo kết quả xét nghiệm

Bảng 3.6. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo

số lượng bạch cầu trong máu WBC

WBC (x 109/l)

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

< 4 0 0 0 0 0 0 0 0

4 – 10 11 7,7 9 8,7 0 0 20 8,0

10 – 20 65 45,5 57 54,8 5 100 127 50,4

>20 67 46,9 38 36,5 0 0 105 41,6

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy hầu hết bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC

vƣợt ngƣỡng cho phép có lƣợng bạch cầu trong máu tăng cao > 10 (x 109/l) chiếm

tới 92%, chỉ có 8% bệnh nhân có lƣợng bạch cầu ở ngƣỡng bình thƣờng từ 4 – 10 (x

109/l), đặc biệt có 105 trƣờng hợp lƣợng bạch cầu tăng lên rất cao > 20 (x 10

9/l),

chiếm 41,6%. Tất cả các bệnh nhân có BAC > 250 mg/dl đều có lƣợng bạch cầu

trong máu tăng cao trong khoảng 10 – 20 (x 109/l) (bảng 3.6).

Bảng 3.7. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo

số lượng hồng cầu trong máu RBC

RBC (x 1012

/l) 50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

< 4,2 28 19,6 12 11,5 2 40,0 42 16.7

4,2 – 5,9 112 78,3 90 86,5 3 60,0 205 81.3

>5,9 3 2,1 2 1,9 0 0 5 2.0

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

44

Hầu hết bệnh nhân CTSN do TNGT có lƣợng hồng cầu trong máu ở mức

bình thƣờng từ 4,2 – 5,9 (x 1012

/l) , có 205 trƣờng hợp chiếm 81,3%, có 42 trƣờng

hợp RBC < 4,2 (x 1012

/l) (bảng 3.7). Nhƣ vậy có thể thấy các trƣờng hợp CTSN do

TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép có số lƣợng hồng cầu trong máu thấp dƣới

chỉ số bình thƣờng chỉ chiếm 16,7%.

Bảng 3.8. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo

nồng độ Hemoglobin trong máu HGB

HGB (g/1)

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

< 140 71 49,7 35 33,7 3 60 109 43,3

140 - 160 67 46,9 57 54,8 2 40 126 50,0

>160 5 3,5 12 11,5 0 0 17 6,7

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì gần một nửa số bệnh nhân CTSN

do TNGT có nồng độ Hemoglobin trong máu thấp < 140 g/l, chiếm 43.3%, chỉ có

17 trƣờng hợp có HGB cao > 160 g/l, chiếm tỷ lệ 6,7%. Ở hai nhóm BAC 50-150

mg/dl và > 250 mg/dl, tỷ lệ bệnh nhân có HGB thấp đều chiếm cao nhất lần lƣợt là

49,7% và 60%, riêng nhóm BAC từ 150-250 mg/dl thì tỷ lệ này chỉ là 33,7%.

45

Bảng 3.9. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo

thể tích hồng cầu trong máu HCT

HCT (%)

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

< 38 38 26,6 17 16,3 2 40,0 57 22,6

38 - 50 105 73,4 87 83,7 3 60,0 195 77,4

>50 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết bệnh nhân CTSN do TNGT có

thể tích hồng cầu trong máu ở mức bình thƣờng, có 195 trƣờng hợp chiếm 77,4%,

có 57 bệnh nhân có HCT ở mức thấp < 38 %, chiếm tỷ lệ 22,6 % và không có

trƣờng hợp nào có HCT cao > 50% (bảng 3.9).

3.1.7. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tình trạng có hay

không đội mũ bảo hiểm

Bảng 3.10. Phân bố BAC của bệnh nhânvi phạm luật theo tình trạng

có hay không đội mũ bảo hiểm

Đội mũ

bảo hiểm

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

Có 114 79,7 77 74,0 3 60,0 194 77,0

Không 29 20,3 27 26,0 2 40,0 58 23,0

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

46

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong 252 trƣờng hợp bệnh nhân có

BAC vƣợt ngƣỡng cho phép thì 194 trƣờng hợp khi tham gia giao thông có đội mũ

bảo hiểm chiếm tỷ lệ 77,0%, 58 trƣờng hợp không đội mũ bảo hiểm chiếm tỷ lệ

23,0%. Tỷ lệ 23% số trƣờng hợp CTSN không đội mũ bảo hiểm trong nghiên cứu

của chúng tôi cũng đủ nói lên ý thức của ngƣời dân về phƣơng tiện bảo vệ có giá trị

này còn hờ hững (bảng 3.10). Thực trạng này cũng có thể thấy ở những địa phƣơng

khác trong cả nƣớc.

Theo kết quả nghiên cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, qua điều tra trên 658 bệnh

nhân đƣợc chẩn đoán bị chấn thƣơng đầu do TNGT khi đi xe gắn máy vào khám tại

khoa Cấp Cứu – Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 1

đến tháng 12 năm 2008, số trƣờng hợp không đội nón bảo hiểm khi tham gia lƣu

thông chiếm tỷ lệ 23,2% [21].

Theo dõi tình hình cấp cứu bệnh nhân CTSN tại bệnh viện Việt Đức sau một

năm thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ thấy năm 2008 có 7326 trƣờng hợp

CTSN, trong đó 1205 trƣờng hợp CTSN không đội mũ bảo hiểm chiếm 16,5% [4] .

Trong 821 ca CTSN vào Bệnh viện Nhân dân 115 trong năm 2008, 221

trƣờng hợp không đội mũ bảo hiểm chiếm tỷ lệ 26,9% [11].

Theo Phạm Hồng Thái nghiên cứu tình hình chấn thƣơng do TNGT đến cấp

cứu tại Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre trong 09

tháng đầu năm 2010 thấy 60% có đội mũ bảo hiểm, 4% không đội, 36% không rõ

có đội mũ hay không do ngƣời đƣa nạn nhân đến bệnh viện không nắm đƣợc [18].

Theo nghiên cứu của chúng tôi thì BAC càng cao, tỷ lệ không đội mũ bảo

hiểm càng tăng, có 20,3% bệnh nhân trong nhóm BAC từ 50-150 mg/dl không đội

mũ bảo hiểm, ở nhóm BAC 150-250 mg/dl, con số này là 26,0% và ở nhóm BAC >

250 mg/dl, tỷ lệ bệnh nhân không đội mũ bảo hiểm tăng lên tới 40%.

47

3.2. Mối liên quan giữa độ nặng của chấn thƣơng sọ não và nồng độ cồn máu

3.2.1. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo chấn thương phối hợp

Bảng 3.11. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo chấn thương phối hợp

Chấn thƣơng phối

hợp

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

CTSN đơn thuần 90 62,9 63 60,6 4 80 157 62,3

CTSN kèm chấn

thƣơng khác 53 37,1 41 39,4 1 20 95 37,7

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Về chấn thƣơng phối hợp, có 157 trƣờng hợp CTSN đơn thuần chiếm 62,3%,

95 trƣờng hợp CTSN có kèm theo chấn thƣơng nặng khác nhƣ chấn thƣơng hàm

mặt, cột sống, chi, ngực, bụng, đa chấn thƣơng chiếm 37,7%. Ở tất cả các nhóm

nồng độ cồn, bệnh nhân chủ yếu bị CTSN đơn thuần, chiếm tỷ lệ trên 60% ở mỗi

nhóm (bảng 3.11).

Theo nghiên cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, qua điều tra trên 658 bệnh nhân

đƣợc chẩn đoán bị chấn thƣơng đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy vào

khám tại khoa Cấp Cứu – Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong khoảng thời gian từ

tháng 1 đến tháng 12 năm 2008, có 43 trƣờng hợp chiếm 6,8% số trƣờng hợp có

chấn thƣơng kết hợp [21]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 37,7% bệnh nhân có

chấn thƣơng kết hợp, cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, điều

này chứng tỏ những ngƣời có sử dụng đồ uống có cồn trƣớc khi lái xe, khi bị tai nạn

CTSN thì mức độ chấn thƣơng sẽ nặng hơn, không chỉ có CTSN đơn thuần mà còn

kèm theo một hay nhiều chấn thƣơng nặng khác nhƣ chấn thƣơng hàm mặt, chấn

thƣơng cổ, cột sống, chi, ngực, bụng và đa chấn thƣơng.

48

Theo thống kê của Cục quản lý môi trƣờng y tế năm 2012, tỷ lệ bệnh nhân

uống rƣợu tai nạn giao thông bị CTSN khá cao, chiếm tới 55,5%, sau là chấn

thƣơng chi và đa chấn thƣơng chiếm 43,5% và 38,5% [9].

Theo kết quả nghiên cứu 04 tháng đầu năm 2008 tại bệnh viện Việt Đức trên

5681 bệnh nhân TNGT, CTSN chiếm gần 40%. Qua các nghiên cứu, CTSN là một

trong những nguy cơ cao của các trƣờng hợp TNGT. Theo kết quả của nghiên cứu

của chúng tôi, 62,3% bệnh nhân TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép đƣợc chẩn

đoán là CTSN, 37,7% bệnh nhân ngoài CTSN còn kèm theo một hay nhiều loại

chấn thƣơng nặng khác nhƣ chấn thƣơng cột sống, chấn thƣơng chi, chấn thƣơng

ngực, bụng và đa chấn thƣơng.

Viện Sức khỏe tâm thần và khoa học thần kinh quốc gia, Bangolore - Ấn Độ

(NIM- HANS) ƣớc tính rằng 21% nạn nhân bị CTSN do va chạm giao thông bị ảnh

hƣởng bởi đồ uống có cồn (do bác sĩ chẩn đoán) vào thời điểm bị va chạm và 90%

ngƣời sử dụng chất có cồn trong vòng 3 giờ trƣớc khi va chạm xảy ra. Nạn nhân say

rƣợu thƣờng bị nhiều thƣơng tích và bị nặng hơn so với nhóm không say rƣợu. So

sánh với nhóm không say rƣợu, tỷ lệ cần phẫu thuật ở nhóm nạn nhân say rƣợu cao

hơn (8% so với 5%), tử vong cao hơn (6,5% so với 4%) và bị các di chứng thần

kinh khi ra viện cũng cao hơn (13% so với 9%) [28].

Năm 1964, một nghiên cứu bệnh chứng đƣợc tiến hành tại Michigan, Mỹ đã

chỉ ra rằng những ngƣời lái xe có sử dụng chất có cồn có nguy cơ bị va chạm cao

hơn nhiều so với những ngƣời có mức BAC bằng 0, và nguy cơ này tăng lên nhanh

chóng cùng với sự tăng của mức độ cồn trong máu [19].

- Ngƣời lái xe ô tô và xe máy có BAC > 0 đã là đối tƣợng nguy cơ cao

của thƣơng tích giao thông đƣờng bộ hơn là ngƣời không sử dụng chất có cồn.

Trong nhóm lái xe chung, khi mức BAC bắt đầu tăng từ 0, nguy cơ bị va chạm bắt

đầu tăng đáng kể ở mức BAC bằng 0,04g/ 100ml.

- Lái xe trẻ chƣa có kinh nghiệm: nếu có mức độ BAC từ 0,05g/ 100ml thì

nguy cơ va chạm giao thông tăng gấp 2,5 lần so với nhóm đã có kinh nghiệm lái xe.

49

- Lái xe trẻ từ 20-29 tuổi: có nguy cơ cao gấp 3 lần so với nhóm trên 30

tuổi ở mọi mức BAC.

- Lái xe tuổi vị thành niên: có nguy cơ bị va chạm giao thông tử vong gấp

5 lần so với nhóm tuổi trên 30 ở mọi mức BAC.

- Lái xe vị thành niên có BAC 0,03 g/100ml chở từ 2 ngƣời trở lên có

nguy cơ bị va chạm giao thông cao gấp 34 lần so với lái xe 30 tuổi trở lên không sử

dụng chất có cồn và không chở khách.

Những kết quả này đã đƣợc chứng thực và tăng cƣờng thông qua các nghiên

cứu trong những năm 80, 90 và vào năm 2002 [30,37,48]. Những nghiên cứu này

cung cấp cơ sở cho việc thiết lập giới hạn hợp pháp của lƣợng cồn trong máu và hơi

thở tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những nghiên cứu đó cũng tìm ra nguy cơ

tƣơng đối gây ra va chạm bắt đầu tăng rõ rệt khi BAC đạt mức 0,04 g/dl và ở mức

0,1 g/100 ml thì nguy cơ tƣơng đối xảy ra va chạm cao gấp 5 lần so với mức BAC

bằng 0, và khi mức BAC là 0,24 g/100 ml thì nguy cơ va chạm cao gấp 140 lần so

với nguy cơ tƣơng đối ở mức BAC bằng 0. Đối với những ngƣời điều khiển xe

môtô, có BAC trên 0,05 g/100 ml đƣợc ƣớc lƣợng là có nguy cơ bị va chạm cao gấp

40 lần so với những ngƣời có BAC bằng 0 [43].

3.2.2. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thang điểm Glasgow

Bảng 3.12. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thang điểm Glasgow

Điểm

Glasgow

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % N % n % n %

≥ 13 78 16,1 50 48,1 2 40,0 130 51,6

9 - 12 23 16,1 36 34,6 2 40,0 61 24,2

6 - 8 24 16,8 14 13,5 0 0 38 15,1

≤ 5 18 12,6 4 3,8 1 20,0 23 9,1

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

50

Dựa trên thang điểm Glasgow để đánh giá tình trạng CTSN do TNGT,

nghiên cứu cho thấy 51,6% bệnh nhân có điểm Glasgow trên 13, có nghĩa là CTSN

ở mức nhẹ; 24,2% bệnh nhân CTSN mức trung bình; 15,1% bệnh nhân có điểm

Glasgow tử 6 - 8, có nghĩa là CTSN nặng và 9,1% bệnh nhân CTSN nguy kịch, đe

dọa tụt não. Trong số các bệnh nhân CTSN nguy kịch, đe dọa tụt não (có điểm

Glasgow ≤ 5), bệnh nhân có BAC ≥ 250 mg/dl chiếm tỷ lệ cao nhất 20,0%.

Theo “báo cáo nghiên cứu nồng độ cồn trong máu và nồng độ cồn trong

huyết thanh của bệnh nhân tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức” của Cục

Quản lý môi trƣờng Y tế năm 2012 có 69,5% trƣờng hợp tai nạn giao thông với

mức độ hôn mê nhẹ, 24,5% trƣờng hợp mức độ trung bình và có 6% ở mức độ nặng

[9].

Theo kết quả báo cáo “Tình hình tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng

rƣợu bia tại bệnh viện Việt Đức qua nghiên cứu 2009 -2010”, tiến hành nghiên cứu

trên 3.239 trƣờng hợp TNGT đến khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức có làm

xét nghiệm BAC trong 02 năm 2009, 2010, kết quả cho thấy mức độ chấn thƣơng

nhẹ chiếm tỷ lệ 45,5%; vừa chiếm tỷ lệ 35,9%; nguy kịch và nặng chiếm 15,6% và

tối nguy kịch chiếm tỷ lệ 3,0%. [5].

Trong nghiêm cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, qua điều tra trên 658 bệnh nhân

đƣợc chẩn đoán bị chấn thƣơng đầu do TNGT khi đi xe gắn máy có hoặc không có

đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong

khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2008, đa số bệnh nhân có điểm

Glasgow từ 13 đến 15 điểm chiếm 61,6%, có 193 bệnh nhân có Glasgow từ 9 đến

12 điểm chiếm 29,3%, có 60 trƣờng hợp có glasgow từ 8 điểm trở xuống, trong đó

có 25 ca trong tình trạng rất nặng đe dọa tụt não chiếm 3,8% [21].

Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép bị hôn mê

sâu, đe dọa tụt não trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,1%, cao hơn so với nhiều

nghiên cứu đã đƣợc công bố trƣớc đây. Điều này chứng tỏ việc sử dụng đồ uống có

cồn trƣớc khi lái xe có khả năng đã làm tăng mức độ nặng của chấn thƣơng, cụ thể

ở đây là mức độ hôn mê theo thang điểm Glasgow.

51

3.2.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo phương pháp điều trị

Bảng 3.13. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo phương pháp điều trị

Cách thức

điều trị

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

Có phẫu

thuật 42 29,4 28 26,9 1 20,0 71 28,2

Không phẫu

thuật 101 70,6 76 73,1 4 80,0 181 71,8

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Về cách thức điều trị, có 71 trƣờng hợp phải phẫu thuật sọ não chiếm 28.2%,

181 trƣờng hợp không phải phẫu thuật về sọ não chiếm 71,8%. Ở cả 3 nhóm BAC,

bệnh nhân không phải phẫu thuật đều chiếm tỷ lệ trên 70% (bảng 3.13).

3.2.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thời gian nằm viện

Bảng 3.14. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo theo thời gian nằm viện

Thời gian

nằm viện

(ngày)

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

1 13 9,1 13 12,5 3 60,0 29 11,5

2 - 4 76 53,1 53 51,0 1 20,0 130 51,6

5 – 9 33 23,1 24 23,1 1 20,0 58 23,0

10 - 19 18 12,6 10 9,6 0 0 28 11,1

≥ 20 3 2,1 4 3,8 0 0 7 2,8

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

52

Hầu hết bệnh nhân CTSN do TNGT có thời gian nằm viện từ 2 - 4 ngày, có

130 trƣờng hợp chiếm 51,6%, 28 trƣờng hợp có thời gian nằm viện kéo dài trên 10

ngày chiếm tỷ lệ 11,1%; đặc biệt có 7 trƣờng hợp có thời gian nằm viện kéo dài trên

20 ngày, chiếm tỷ lệ 2,8%. Tất cả bệnh nhân có BAC > 250 mg/dl có thời gian nằm

viện < 10 ngày, trong đó 60% bệnh nhân có thời gian nằm viện là 1 ngày (bảng

3.14).

Bảng 3.15. Phân bố kết quả điều trị của bệnh nhân vi phạm luật theo

thời gian nằm viện

Thời gian

nằm viện

(ngày)

Chuyển viện Ra viện Nặng xin về Tổng

n % n % n % n %

1 16 55,2 2 6,9 11 37,9 29 100

2 - 4 103 79,2 21 16,2 6 4,6 130 100

5 – 9 34 58,6 21 36,2 3 5,2 58 100

10 - 19 10 35,7 18 64,3 0 0 28 100

≥ 20 3 42,9 4 57,1 0 0 7 100

Tổng 143 65,9 104 26,2 5 7,9 252 100

Những bệnh nhân có thời gian nằm viện là 1 ngày chủ yếu là đƣợc chuyển

viện (chiếm 55,2%) và bệnh nhân nặng, tiên lƣợng tử vong, gia đình xin về (chiếm

37,9%) (bảng 3.15).

53

3.2.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo kết quả điều trị

Bảng 3.16. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo theo kết quả điều trị

Kết quả

điều trị

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

Chuyển viện 90 62,9 73 70,2 3 60,0 166 65,9

Ra viện 39 27,3 26 25,0 1 20,0 66 26,2

Nặng xin về 14 9,8 5 4,8 1 20,0 20 7,9

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Về kết quả điều trị, có 166 trƣờng hợp chuyển viện chiếm 65.9%, 66 trƣờng

hợp ra viện chiếm 26,2% và 20 trƣờng hợp bệnh nhân nặng gia đình xin về chiếm

7,9%; trong đó có 06 trƣờng hợp bệnh nhân nặng gia đình xin về có BAC ≥ 150

mg/dl, chiếm tỷ lệ 30%. Những bệnh nhân có BAC > 250 mg/dl thuộc cả 3 nhóm

chuyển viện, ra viện và nặng xin về. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN chuyển viện chiếm

65,9% phù hợp với tỷ lệ bệnh nhân nằm viện dƣới 5 ngày (chiếm 63,1 %), chủ yếu

là do tình trạng bệnh nhân đã ổn định hơn, bệnh nhân điều trị CTSN tại khoa Phẫu

thuật thần kinh lại luôn trong tình trạng quá tải nên bệnh nhân thƣờng điều trị 2-3

ngày đã đƣợc cho chuyển viện.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 7,9% bệnh nhân nặng gia đình xin

về. Tỷ lệ này cũng phù hợp với báo cáo “Tình hình tai nạn giao thông liên quan đến

sử dụng rƣợu bia tại bệnh viện Việt Đức qua nghiên cứu 2009 -2010”, tử vong tại

viện chiếm tỷ lệ 9,4%, tuy nhiên tử vong do CTSN chiếm tới trên 83%, đặc biệt tử

vong liên quan đến BAC cao hơn mức cho phép chiếm tới 45,7% [5].

Nguyễn Hồng Long nghiên cứu BAC ở những ngƣời chết do TNGT đƣờng

bộ qua giám định Y pháp 2009 cho kết quả tỷ lệ tử vong do CTSN chiếm 49% [13].

Những số liệu này chứng tỏ tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC tử vong trƣớc

viện (ngay sau khi tai nạn hoặc trên đƣờng đi cấp cứu ) là khá cao, cho thấy việc sử

54

dụng đồ uống có cồn trƣớc khi tham gia giao thông không những làm tăng độ nặng

của chấn thƣơng mà còn làm trầm trọng thêm các vụ tai nạn.

Theo nghiên cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, qua điều tra trên 658 bệnh nhân

đƣợc chẩn đoán bị chấn thƣơng đầu do TNGT khi đi xe gắn máy vào khám tại khoa

Cấp Cứu – Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến

tháng 12 năm 2008, có 13 trƣờng hợp tử vong tại cấp cứu do CTSN nặng, diễn biến

nhanh, chiếm tỷ lệ 2,0% [21]. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu

của chúng tôi, có 7,9% bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép

bị CTSN nặng, nguy cơ tử vong cao. Điều này chứng tỏ bệnh nhân CTSN do TNGT

có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép thì càng làm trầm trọng hơn mức độ nặng của

CTSN, nguy cơ tử vong càng cao.

55

KẾT LUẬN

1. Chấn thương sọ não do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng đồ uống có

cồn khi tham gia giao thông.

412 bệnh nhân CTSN do tai nạn xe máy, BAC dƣơng tính đủ tiêu chuẩn

trong nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 32,6%.

BAC trên 50 mg/dl có 252 trƣờng hợp, chiếm 61,2%, trong đó :

- Nam giới chiếm 99,6% và nhóm tuổi từ 21-30 chiếm 54,8%, tiếp đến là

nhóm tuổi từ 31-40 chiếm 21,4%.

- Nghề nghiệp nông dân chiếm đa số, tiếp đến là lao động tự do và công

nhân (chiếm 30,2%; 21,0% và 18,7%).

- 23% không đội mũ bảo hiểm.

2. Mối liên quan giữa độ nặng của chấn thương sọ não và nồng độ cồn máu.

- 62,3% CTSN đơn thuần; 37,7% kèm theo một hay nhiều loại chấn thƣơng

khác.

- 51,6% bệnh nhân CTSN mức độ nhẹ (Glasgow từ trên 13 điểm); 24,2%

CTSN mức độ vừa (Glasgow 8-13 điểm); 15,1% CTSN nặng (Glasgow 6 – 8 điểm)

và 9,1% nguy kịch. Trong số các bệnh nhân CTSN nguy kịch, bệnh nhân có BAC ≥

250 mg/dl chiếm tỷ lệ cao nhất 20,0%.

- Về kết quả điều trị, có 166 trƣờng hợp chuyển viện chiếm 65,9%; 66 trƣờng

hợp ra viện chiếm 26,2%; 20 trƣờng hợp bệnh nhân nặng gia đình xin về chiếm

7,9%, trong đó có 06 trƣờng hợp BAC ≥ 150 mg/dl, chiếm tỷ lệ 30%.

56

KIẾN NGHỊ

Qua đề tài nghiên cứu „Đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân

chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị

Việt Đức”, chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị nhằm góp phần tăng cƣờng hiệu

quả của chƣơng trình giảm thiểu sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông nhƣ sau:

- Cần tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục, xây dựng các chiến dịch truyền

thông đặc biệt nhằm vào đối tƣợng có nguy cơ cao nhƣ trong nghiên cứu, bao gồm

nông dân, học sinh ... nam giới, trẻ.

- Tăng cƣờng việc giám sát, kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên của cảnh sát

trên các tuyến đƣờng quốc lộ.

- Nên bổ sung các nghiên cứu điều tra đánh giá nguy cơ tử vong do tai nạn

giao thông, đánh giá ảnh hƣởng về mặt kinh tế, xã hội đối với ngƣời bị tai nạn giao

thông để từ đó đƣa ra các kiến nghị và chính sách thích hợp.

- Điều chỉnh BAC trong quy định của Luật giao thông đƣờng bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giao thông vận tải (2008), Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12,

Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2004), Báo cáo toàn cầu về phòng chống thương tích do giao thông

đường bộ - Bản tóm tắt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Chính phủ (2010), Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đường bộ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Chính (2008), “Tình hình cấp cứu chấn thƣơng sọ não tại

Bệnh viện Việt Đức sau một năm thực hiện nghị quyết 32 của Chính phủ về

việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm”, Báo cáo tóm tắt Hội nghị Châu Á Thái Bình

Dương lần thứ hai về phòng chống tai nạn thương tích, 11/2008, tr. 87.

5. Nguyễn Đức Chính, Trần Văn Oánh, Đỗ Mai Dung, Tôn Nữ Hồng Tâm,

Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Quyết (2011), “Tình hình tai nạn giao

thông liên quan đến sử dụng rƣợu bia qua điều tra các ca tai nạn giao thông

tại bệnh viện Việt Đức 2009 -2010”, Y học thực hành, 786, tr.45.

6. Cục Quản lý môi trƣờng Y tế (2008), Tình hình tử vong do tai nạn giao thông

trên toàn quốc 2005-2006, Hà Nội, truy cập ngày 13/6/2013, tại trang web

http://203.20.210/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=222&...cat=1911.

7. Cục Quản lý môi trƣờng Y tế (2009), Tình hình tai nạn thương tích năm

2009, truy cập ngày 13/6/2013, tại trang web

http://203.162.20.210/homebyt/vn/portal/InfoList.jsp?area=222&cat=1911.

8. Cục Quản lý môi trƣờng Y tế (2011), “Thông báo tình hình tai nạn thƣơng

tích năm 2010”, TB-MT, 256, tr.14.

9. Cục Quản lý môi trƣờng Y tế (2013), “Báo cáo nghiên cứu nồng độ cồn

trong máu và nồng độ cồn trong huyết thanh của bệnh nhân tai nạn giao

thông tại bệnh viện Việt Đức”, Hội thảo của các Nghị sĩ Cămpuchia, Lào,

Thái Lan và Việt Nam về chính sách phòng chống lạm dụng rượu, bia, Hà

Nội, 04/2013.

10. Trần Thị Ngọc Lan, Lƣơng Mai Anh, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn

Trƣờng Giang, Nguyễn Quảng Thức (2011), ” Đánh giá tình hình sử dụng

rƣợu bia ở bệnh nhân tai nạn giao thông tại 3 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Bắc

Giang từ tháng 11/2010 đến tháng 03/2011”, Y học thực hành, 786, tr.45.

11. Võ Thành Liêm, Nguyễn Hữu Chỉnh, và Hà Văn Lợi (2008), “Tình hình

chấn thƣơng sọ não sau nghị quyết 32/2007/NQ-CP đánh giá qua số liệu ghi

nhận tại BV Nhân dân 115’ Báo cáo tóm tắt Hội nghị Châu Á Thái Bình

Dương lần thứ hai về phòng chống tai nạn thương tích, 11/2008, tr. 62.

12. Lĩnh vực Chính sách Y tế, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế (2002),

Tình hình tai nạn thương tích ở Việt Nam, các giải pháp phòng chống, Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội.

13. Nguyễn Hồng Long (2009), Nghiên cứu nồng độ rượu trong máu ở những

người chết do tai nạn giao thông đường bộ qua giám định Y pháp 2009,

Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa, Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

14. Trần Văn Luyện (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ thực trạng và

giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

15. Từ Quốc Hiệu và Nguyễn Thị Hạ (2011), ”Đánh giá tình hình sử dụng

rƣợu, bia ở bệnh nhân tai nạn giao thông tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc

Giang và Bệnh viện Đa khoa huyện Lạng Giang năm 2011”, Y học thực

hành, 786, tr. 61-64.

16. Hoàng Thị Phƣợng, Vũ Thị Minh Hạnh, Đàm Viết Cƣơng (2006), “Rƣợu

bia với tai nạn giao thông”, Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học quốc tế

phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng đồng an toàn, Hà Nội,

10/2006, tr. 51-58.

17. Huỳnh Văn Sơn (2014), “Thực trạng hành vi nghiện rƣợu bia của sinh viên

và ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi tại Việt Nam”, truy cập ngày 01/03/2014 tại

trang web http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=594171.

18. Phạm Hồng Thái (2010), “Kháo sát tình hình tai nạn giao thông qua các

trƣờng hợp chấn thƣơng do tai nạn giao thông tại Khoa cấp cứu Bệnh viện

Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu năm 2010”, Y học thực hành, 786, tr. 43-45.

19. Tổ chức Y tế thế giới (2009), Báo cáo thực trạng toàn cầu về an toàn đường

bộ: thời điểm hành động, Tổ chức Y tế thế giới, Geneve, tr. 289.

20. Trƣờng Đại học Y tế công cộng (2008), “Báo cáo nghiên cứu tình hình tai

nạn giao thông tại 3 tỉnh Yên Bái, Đà Nẵng và Bình Dƣơng”, Báo cáo tóm

tắt Hội nghị Châu Á Thái Bình Dương lần thứ hai về phòng chống tai nạn

thương tích, Hà Nội, 11/2008, tr. 57.

21. Trƣơng Phƣớc Sở, Tô Vĩnh Ninh, Phạm Dũng Nghiệp, Hồ Thái Sơn,

Nguyễn Minh Bằng (2009), “Nghiên cứu tình trạng chấn thƣơng sọ não từ sau

khi quy định đội mũ bảo hiểm”, Y Hoc TP. Ho Chi Minh, 13(6), tr. 319 – 327.

22. Nguyễn Minh Tâm, Phạm Văn Linh, Đinh Thanh Huệ, Trần Thị Đoan

Trang, Michael P. Dunne, Ross McD Young, Peter S. Hill (2008), “Tai

nạn giao thông sau khi uống rƣợu bia tại Việt Nam: nhận thức và nguy cơ”,

Báo cáo tóm tắt Hội nghị Châu Á Thái Bình Dương lần thứ hai về phòng

chống tai nạn thương tích, Hà Nội, 11/2008, tr. 157.

23. Nguyễn Thị Thiềng (2009), “Nghiên cứu việc sử dụng rƣợu bia của các nạn

nhân bị tai nạn giao thông”, Báo cáo tóm tắt Hội nghị Quốc tế về sáng kiến

an toàn giao thông đường bộ, Hà Nội, 11/2009, tr. 92.

24. Lê Xuân Trung và cs. (1997), “Chấn thƣơng và vết thƣơng sọ não ở trẻ em và

ngƣời trƣởng thành”, Bệnh học ngoại thần kinh, 1, ĐHYD: TPHCM, tr. 148.

25. Nguyễn Hữu Tú, Lê Thúy An, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Hồng Tú

(2008), “Đánh giá tác hại của việc dùng đồ uống có cồn đến tính nghiêm

trọng và hậu quả của các vụ tai nạn giao thông”, Báo cáo tóm tắt Hội nghị

Châu Á Thái Bình Dương lần thứ hai về phòng chống tai nạn thương tích,

Hà Nội, 11/2008, tr. 148.

26. Trần Quang Vinh (2012), Xử trí chấn thương sọ não nặng trong khoa

HSCC Phẫu thuật thần kinh, Hội nghị Châu Á lần thứ V, Hà Nội, 04/2012.

Tiếng Anh

27. Barbar T, Caetano R, Casswell S (2003), Alcohol: no ordinary commodity.

Research and public policy, Oxford, Oxford University Press.

28. Benegal (2010). Alcohol and injury in emergency departments : summary of

the report from the WHO collaborative study on alcohol and injuries, the

WHO Collaborative Study Group on Alcohol and Injuries.

29. Borkenstein RF (1964), The role of the drinking driver in traffic accidents.

Bloomington, IN, Department of Police Administration, Indiana University.

30. Crompton RP (2002), Crash risk of alcohol-impaired driving. In: Mayhew

DR, Dussault C, eds. Proceedings of the 16th International Conference on

Alcohol, Drugs and Traffic Safety, Montreal, 4-9 August 2002. Montreal,

Société de l’assurance automobile du Québec, pp. 39-44.

31. David J. Hanson (2009), Alcohol Consumption and Traffic Crashes,

Sociology Department, state University of New York, 1997-2009.

32. Fine S J (1998), Alcohol intoxication, Emergency toxicology, 2 ed,

Lippincott-Raven, pp.900-917.

33. Gerondeau C (2005), Road safety in France: reflections on three decades of

road safety policy, London, FIA Foundation for the Automobile and Society.

34. Goodenberger D (2007), Ethanol and other alcohols, The Washington manual

of medical therapeutics, 32 ed, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 734.

35. Gururaj G and V Benegal (2005), “Driving under the influence of alcohol

and road traffic injuries in Bangalore (unpublished report) quoted in

Cherpitel CJ et al. Multi-level analysis of alcoholrelated injury among

emergency department patients: a cross-national study”, Addiction, 100(12),

pp. 1840-1850.

36. Haworth N, Smith R, Brumen I (2002), Case-control study of motorcycle

crashes, Canberra, ACT, Australian Transport Safety Bureau, (Report CR174).

37. Hurst PM, Harte D, Frith WJ (1994), “The Grand Rapids dip revisited”,

Accident Analysis and Prevention, 26, pp. 647-654.

38. Hutchinson P.J and Korkpatrick P.J (2004), “Decompressive Craniectomy in

head injury”, Current Opinion in Critical Care, 10(2), pp. 101- 104.

39. J.G. Wigmore and M.Elliot (2004), “Serum, blood, and breath alcohol

results in a case of impaired driving causing bodily harm”, Center for studies

of law in action, 9(1), pp. 142.

40. Jha N (1997), “Road traffic accident cases at BPKHS, Dharan, Nepal: one

year in retrospect”, Journal ofNepal Medical Association, 35, pp. 241-244.

41. Kasantikul V, Ouellet J, Smith T (2005), “The role of alcohol in Thailand

motorcycle crashes”, Accident Analysis and Prevention, 37, pp. 357-366.

42. Koornstra M (2002), Sunflower: a comparative study of the development of

road safety in Sweden, the United Kingdom and the Netherlands,

Leidschendam, Institute for Road Safety Research.

43. Lang A. Alcohol (1992), “Teenage drinking. In: Synder S, series ed”

Encyclopedia of psychoactive drugs, 2(3), New York, NY, Chelsea House.

44. Lapham SC (1999), “Use of audit for alcohol screening among emergency

room patients in Thailand”, Substance Use and Misuse, 34, pp. 1881-1895.

45. Marshall LF (1996), “Head injury”, Cecil eds, Texbook of Medecine, 10,

Mc Graw-Hill, USA, pp. 2135-2138.

46. Marr JN (1999), The interrelationship between the use of alcohol and other

drugs: overview for drug court practitioners. Washington DC, Office of

Justice Programs, American University, (www.ncjrs.

gov/pdffiles1/bja/178940.pdf, accessed 9 January 2013).

47. Matula Ch (2012), “Traumatic Brain Injury (TBI), Myth and Facts”, the 5th

Conference on Neurogenesis Neuroplasticity.

48. McLean AJ, Holubowycz OT (2013), “Alcohol and the risk of accident

involvement”, Proceedings of the 8th International Conference on Alcohol,

Drugs and Traffic Safety, Stockholm, pp. 113-123.

49. National Highway Traffic Safety Administration (2000), Traffic safety

facts 2000: alcohol, Washington DC, Report DOT HS 809 3232001.

50. Nguyễn Phƣơng Nam and Jon Passmore (2010), “Investigating blood

alcohol concentration among RTI victims admitted to hospitals in five

hospitals in VietNam”, The 10th World Conference on Injury Prevention and

Safety Promotion, BMJ Publishing Group, London, pp. 65.

51. Peden M (2001), The sentinel surveillance of substance abuse and trauma, 1999-

2000: final report, Tygerberg, South Africa, Medical Research Council.

52. Peden M (2004), World report on road traffic injury prevention, Geneva,

World Health Organization.

53. Posada J, Ben-Michael E, Herman A (2000), “Death and injury from motor

vehicle crashes in Colombia”, Pan American Journal of Public Health, 7, pp. 88-91.

54. R.C.Charlebois, M.R. Corbett, and J.G. Wigmore (1996), Comparision of

ethanol concentrations in blood, serum, and blood cells for forensic

application, Journal of Analytical Toxicology.

55. Stone C K, Humphries R L (2008), Current Diagnosis & Treatment

Emergency Medicine, 6 ed, McGraw-Hill.

56. Yip L (2006), Ethanol, Goldfrank's Toxicologic Emergencies, 8 ed,

McGraw-Hill.

57. World Health Organization (2002), Reducing Risks, Promoting Healthy Life.

58. World Health Organization (2004), Global status report on alcohol, World

Health Organization, Geneva.

59. World Health Organization (2005), Alcohol policy in the WHO European

Region: Current status and the way forward, Fact sheet EURO/10/05,

Europe, Bucharest.

60. World Health Organization (2006), International Statistical Classification

of Diseases and Related Health Problems, tenth revision, Geneva.

61. World Health Organization (2011), Global status report on alcohol and

health, World Health Organization, Switzerland, pp. 286.

62. Wu KL, Chaikomin R, Doran S, Jones KL, Horowitz M, Rayner CK.

(2006), “Artificially sweetened versus regular mixers increase gastric

emptying and alcohol absorption”, The American Journal of Medicine,

119(9), pp. 802-804.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU GHI CHÉP TRƢỜNG HỢP

TAI NẠN GIAO THÔNG ĐẾN KHÁM CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN

Chào Anh/Chị,

Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu nồng độ cồn trong máu và trong huyết

thanh của các trƣờng hợp bị tai nạn giao thông để phục vụ công tác quản lý nhà

nƣớc.

Mọi thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu,

ngoài ra hoàn toàn đƣợc giữ bí mật và không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào

khác.

Anh/chị có quyền từ chối tham gia nghiên cứu này của chúng tôi.

Anh/chị có đồng ý tham gia nghiên cứu của chúng tôi không? Nếu đƣợc

phiền anh/chị trả lời các câu hỏi sau:

BIỂU MẪU 1-

PHIẾU GHI CHÉP TRƢỜNG HỢP

TAI NẠN GIAO THÔNG CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN

Tỉnh / Thành phố:

………………….………….

Ngày: ..… / ….. / 201

Bệnh viện:

………………………...……………

Phiếu số: ……………….

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:……………………………………………………………………

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Tuổi: …………………….

4. Địa chỉ: …………………………………………

5. Nghề nghiệp:

5.1. Học sinh, sinh viên 5.2. Cán bộ, công chức 5.3. Công nhân

5.4. Bộ đội, công an 5.5. Nông dân 5.6. Lao động tự do

5.7.Doanh nghiệp 5.8. Hƣu trí 5.9. Không rõ

5.10. Khác:

6. Địa điểm xảy ra tai nạn: ……………………………………………………….....

7. Thời gian xảy ra tai nạn: ……giờ…… ngày…….tháng………năm ……

Thời gian đến cấp cứu:……..giờ……. ngày…….tháng……năm…….

8. Sơ cấp cứu ban đầu: Có Không

9. Phƣơng tiện đƣa nạn nhân đến viện: Xe cứu thƣơng Xe ôm Xe taxi

Khác: …………

10. Phƣơng tiện giao thông sử dụng khi bị tai nạn: Ô tô Xe máy Xe đạp

Đi bộ Khác: …….

11. Đối tƣợng bị tai nạn là:

Ngƣời lái xe máy Ngƣời lái xe ô tô Ngƣời đi bộ

Ngƣời ngồi sau xe máy Hành khách trên ô tô

Khác (ghi rõ)…..............................

12. Khi tham gia giao thông, có đội mũ bảo hiểm không?

Có Không Không rõ

Không thuộc đối tƣợng phải đội mũ bảo hiểm

13. Thông tin về sử dụng rƣợu bia:

* Theo cảm quan: Có Không

* Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu: Có Không

Nếu có, Kết quả:………………………mg/100 ml

II. TÌNH TRẠNG THƢƠNG TÍCH

14. Chấn thƣơng sọ não Có Không

15. Glassgow: ..................... điểm

16. Chấn thƣơng cổ Có Không

17. Tổn thƣơng khác: Chấn thƣơng hàm mặt Chi Ngực, bụng

Đa chấn thƣơng

V. XỬ TRÍ:

18. Nhập viện: Có Không

19. Mổ cấp cứu: Có Không

20. Tử vong: Trƣớc bệnh viện Trong bệnh viện

21. Nặng, xin về: Có Không

22. Chuyển tuyến: Có Không

CHỮ KÝ CỦA BỆNH NHÂN

HOẶC NGƢỜI NHÀ BỆNH NHÂN

CÁN BỘ LẬP PHIẾU

Phụ lục 2

HƢỚNG DẪN GHI CHÉP, BÁO CÁO CÁC BIỂU MẪU

I. THÔNG TIN CHUNG

Câu 1. Họ tên: Viết họ tên đầy đủ của bệnh nhân

Câu 2. Giới tính: Tích vào ô phù hợp với giới tính của bệnh nhân

Câu 3. Tuổi: Hỏi và điền số tuổi của bệnh nhân vào chỗ trống (lớn hơn hoặc

bằng 15 tuổi)

Câu 4. Địa chỉ: Ghi nơi thƣờng trú của bệnh nhân

Câu 5. Nghề nghiệp: Hỏi về nghề nghiệp của bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân

đƣợc tính một nghề chính.

Lƣu ý: Những trƣờng hợp tham gia các doanh nghiệp kinh doanh, không phải

là cán bộ hành chính đơn thuần mà không phải là công nhân, đƣợc tính là

doanh nghiệp.

Câu 6. Địa điểm xảy ra tai nạn: Hỏi và ghi rõ vị trí, tên đƣờng xảy ra tai nạn

giao thông

Câu 7: Thời gian xảy ra tai nạn: Hỏi và điền thời gian xảy ra tai nạn và bị

thƣơng vào chỗ trống. Ví dụ: 6giờ 30 hoặc 18 giờ 20

Thời gian đến khám: Hỏi và điền thời gian bệnh nhân đến bệnh

viện/Phòng khám/Phòng cấp cứu.

Câu 8: Sơ cấp cứu ban đầu: Tích vào ô phù hợp với việc bệnh nhân có đƣợc

xử trí ban đầu ngay sau khi tai nạn xảy hay không

Câu 9: Phƣơng tiện đƣa bệnh nhân đến viện: Hỏi về phƣơng tiện vận

chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Câu 10: Phƣơng tiện giao thông sử dụng khi bị tai nạn: Hỏi và ghi rõ

phƣơng tiện giao thông mà bệnh nhân đang sử dụng khi bị tai nạn.

Câu 11: Phƣơng tiện gây tai nạn: Tích vào nội dung phù hợp với phƣơng

tiện va chạm với bệnh nhân.

II. THÔNG TIN VỀ SỬ DỤNG MŨ BẢO HIỂM:

Câu 12: Đội mũ bảo hiểm: Tích vào ô phù hợp với việc sử dụng mũ bảo

hiểm, việc cài quai mũ và tình trạng vỡ của mũ của bệnh nhân khi xảy ra tai

nạn.

III. THÔNG TIN VỀ SỬ DỤNG RƢỢU BIA

Câu 13. Sử dụng rƣợu bia: Tích vào ô có nội dung phù hợp với việc sử dụng rƣợu

bia, nhận biết bằng cảm quan của bác sỹ về việc sử dụng rƣợu bia của bệnh nhân

trƣớc khi xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, cần lƣu ý, những bệnh nhân đƣa vào nghiên

cứu phải đƣợc tích là có, hoặc không rõ.

Tích cụ thể vào nội dung phù hợp bằng chứng của việc uống rƣợu bia của bệnh nhân

Ghi rõ khoảng thời gian từ khi uống rƣợu đến lúc vào khám: ví dụ 2 giờ 20 phút

Tích vào nội dung phù hợp có hay không có xét nghiệm đo nồng độ cồn trong

máu/huyết thanh.

Phòng Xét nghiệm sẽ điền kết quả đo nồng độ cồn trong máu và trong huyết thanh

vào phiếu.

IV: TÌNH TRẠNG THƢƠNG TÍCH

Câu 14. Chấn thƣơng sọ não: Tích vào ô có nội dung phù hợp với tình trạng chấn

thƣơng sọ não của bệnh nhân.

Câu 15: Glasgow: Điền điểm Glasgow của bệnh nhân vào chỗ trống:

Cách tính điểm Glasgow:

Biểu hiện Điểm

Mở mắt

Mở mắt tự nhiên 4

Mở khi gọi to 3

Mở khi gây đau 2

Không mở 1

Lời nói

Xác định: thời gian, không gian, người… 5

Trả lời lẫn lộn 4

Lời nói không thích hợp 3

Kêu rên 2

Không 1

Vận động

Làm theo lệnh 6

Gạt tay đúng khi đau 5

Quờ quạng 4

Gấp cứng 3

Duỗi cứng 2

Không 1

Các thông tin: huyết áp tối đa, nhịp thở, điểm Glasgow đƣợc sử dụng để

phân loại mức độ nặng nhẹ của thƣơng tích.

Việc phân tích chi tiết dành cho các nhà chuyên môn, nhƣng nhìn chung,

mức độ hôn mê đƣợc đánh giá là:

nặng, khi GCS ≤ 8,

trung bình, với GCS từ 9 đến 12,

nhẹ, khi GCS ≥ 13.

Câu 16. Chấn thƣơng cột sống cổ: Tích vào ô có nội dung phù hợp với tình trạng

chấn thƣơng cột sống cổ của bệnh nhân

Câu 17: Tổn thƣơng khác: Tích vào ô có nội dung phù hợp với vị trí bị tổn thƣơng

trên cơ thể của bệnh nhân.

V. XỬ TRÍ:

Câu 18: Xử trí tại phòng khám và cho về (tiểu phẫu, bó bột... và đơn về): Tích

vào ô có nội dung phù hợp với tình trạng nhập viện của bệnh nhân

Câu 19: Nhập viện: Tích vào ô có nội dung phù hợp với tình trạng nhập viện của

bệnh nhân

Câu 20: Mổ cấp cứu: Tích vào ô có nội dung phù hợp với tình trạng mổ của bệnh

nhân.

Câu 21: Tử vong: Tích vào ô có nội dung phù hợp với tình trạng tử vong của bệnh

nhân. Bỏ qua nếu bệnh nhân ổn định, bình phục.

Câu 22: Nặng, xin về: Tích vào ô này nếu tình trạng của bệnh nhân quá nặng và

gia đình xin về nhà.

Câu 23: Nơi chuyển đến: Ghi rõ cơ sở y tế tiếp theo bệnh nhân chuyển đến nếu

bệnh nhân chuyển viện.

Một số hình ảnh bệnh nhân chấn thương sọ não vào cấp cứu tại

bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Quá trình ly tâm

Dán barcode để chạy bệnh phẩm

Chạy bệnh phẩm trên hệ thống máy AU

Một số hoạt động phòng chống uống rượu bia và lái xe tại Việt Nam

Pano

Áp phích

Tờ rơi

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

STT Số HS Họ và tên Giới Tuổi Nồng độ cồn máu

(mg/dl)

1 15517 LÊ VĂN T. M 33 ETH:157.4

2 15581 NGUYỄN XUÂN S. M 27 ETH:156.7

3 15508 NGUYỄN VĂN T. M 30 ETH:196.5

4 15690 NGUYỄN VĂN Q. M 30 ETH:150.3

5 15637 LÃ VĂN H. M 57 ETH:221.5

6 15632 NGUYỄN TUẤN S. M 63 ETH:110.5

7 15636 VŨ BÁ H. M 25 ETH:231.9

8 15829 NGUYỄN HỒNG Q. M 29 ETH:62.1

9 15691 NGUYỄN TIẾN N. M 46 ETH:216.1

10 15825 HOÀNG VĂN Q. M 21 ETH:63.6

11 15826 PHAN ĐỨC S. M 27 ETH:113.9

12 15823 PHẠM VĂN L. M 48 ETH:142.8

13 16234 NGUYỄN THÀNH TR. M 33 ETH:122.2

14 16292 MAI VĂN S. M 22 ETH:188.6

15 16293 NGUYỄN VĂN V. M 26 ETH:132.2

16 16520 NGUYỄN VĂN PH. M 28 ETH:136.2

17 16402 HÀ DUY T. M 17 ETH:227.5

18 16630 NGUYỄN NGỌC D. M 25 ETH:205.0

19 16508 NGUYỄN DANH H. M 33 ETH:183.7

20 16571 NGUYỄN VĂN N. M 28 ETH:151.2

21 16810 TRẦN VĂN H. M 38 ETH:136.9

22 16801 PHẠM HỮU M. M 26 ETH:188.3

23 16994 NGUYỄN VĂN M. M 25 ETH:392.8

24 17304 NGUYỄN THANH H. M 21 ETH:123.0

25 17678 NGUYỄN QUỐC CH. M 35 ETH:111.4

26 17388 NGUYỄN TÀI D. M 26 ETH:188.3

27 17846 NGUYỄN ĐÌNH C. M 27 ETH:230.4

28 18071 VŨ ĐÌNH T. M 22 ETH:78.2

29 17963 LƢU VĂN TR. M 26 ETH:164.5

30 17844 NGUYỄN VĂN TH. M 23 ETH:159.1

31 17972 ĐỖ VĂN KH. M 45 ETH:69.8

32 18301 NHÃ TUẤN A. M 19 ETH:98.6

33 18257 NGUYỄN THẾ H. M 41 ETH:174.8

34 18256 PHẠM LƢƠNG TH. M 22 ETH:80.4

35 18336 NGUYỄN ANH T. M 52 ETH:77.6

36 18559 NGUYỄN TRƢỜNG S. M 49 ETH:66.7

37 18415 NGUYỄN QUỐC H. M 36 ETH:109.8

38 18436 NGUYỄN VĂN D. M 26 ETH:149.2

39 18979 BÙI VĂN Y. M 32 ETH:113.0

40 19005 CAO VĂN TH. M 28 ETH:57.8

41 19000 NGUYỄN THÀNH TR. M 25 ETH:160.6

42 19248 NGUYỄN ĐĂNG Đ. M 48 ETH:212.9

43 19250 BÙI QUANG B. M 33 ETH:69.8

44 19469 NGUYỄN VIẾT H. M 19 ETH:136.1

45 19459 VŨ CHÂU T. M 51 ETH:95.7

46 19652 NGUYỄN VĂN H. M 21 ETH:104.0

47 19786 TRẦN VĂN C. M 47 ETH:154.0

48 19825 NGUYỄN SỸ T. M 37 ETH:71.9

49 19738 NGUYỄN VĂN KH. M 21 ETH:76.9

50 19730 ĐỖ NHƢ C. M 31 ETH:151.9

51 19889 BÙI VĂN L. M 37 ETH:183.3

52 19719 TRẦN NGỌC X. M 17 ETH:179.2

53 19972 NGUYỄN VĂN TH. M 55 ETH:211.2

54 19973 ĐỖ VĂN Đ. M 26 ETH:118.6

55 20015 ĐÀO HỮU TH. M 36 ETH:236.8

56 20058 VĂN ĐỨC N. M 37 ETH:195.2

57 20110 NGUYỄN VĂN Q. M 20 ETH:127.5

58 20124 TRỊNH MINH H. M 32 ETH:142.3

59 20879 PHAN TUẤN M. M 25 ETH:113.1

60 20761 NGUYỄN VĂN T. M 26 ETH:36.9

61 20889 TRẦN VĂN PH. M 22 ETH:54.4

62 20983 NGUYỄN TRỌNG T. M 24 ETH:180.9

63 21317 NGUYỄN ĐÌNH TH. M 29 ETH:222.9

64 21335 ĐỖ VIỆT H. M 43 ETH:263.3

65 21449 NGUYỄN KIM L. M 22 ETH:195.5

66 21454 DƢƠNG VĂN B. M 36 ETH:138.6

67 21652 NGUYỄN ĐỨC TH. M 30 ETH:153.1

68 21895 PHẠM VĂN KH. M 29 ETH:144.6

69 21843 NGUYỄN VĂN S. M 22 ETH:111.6

70 21860 ĐÀM VĂN TH. M 41 ETH:169.6

71 21899 ĐÀM NGỌC S. M 21 ETH:102.3

72 21890 LÊ MẠNH C. M 19 ETH:113.0

73 21983 ĐÀO VĂN V. M 21 ETH:153.4

74 22023 NGUYỄN ĐĂNG Đ. M 36 ETH:206.4

75 22193 NGUYỄN VĂN TR. M 21 ETH:181.4

76 22341 TRẦN NGỌC A. M 48 ETH:127.7

77 22343 LÊ KHẮC CH. M 50 ETH:93.0

78 22407 ĐINH KHẮC T. M 30 ETH:156.4

79 22634 LÊ ĐĂNG Q. M 32 ETH:204.3

80 22762 NGUYỄN ANH T. M 29 ETH:197.1

81 22816 BÙI TIẾN L. M 37 ETH:230.3

82 22813 ĐÌNH BÁ Đ. M 41 ETH:192.4

83 23075 GIÁP VĂN CH. M 39 ETH:228.4

84 23081 TRIỆU VĂN D. M 25 ETH:194.5

85 23117 NGUYỄN QUANG TH. M 50 ETH:244.2

86 23109 NGUYỄN MINH PH. M 19 ETH:116.9

87 30849 CAO XUÂN TR. M 21 ETH:89.9

88 30832 PHÙNG XUÂN X. M 25 ETH:109.9

89 30985 NGUYỄN MẠNH H. M 20 ETH:95.8

90 31511 NGÔ VĂN Đ. M 52 ETH:57.1

91 31564 PHAN ĐÌNH D. M 29 ETH:77.5

92 31566 TRẦN HUY KH. M 58 ETH:193.9

93 31503 NGUYỄN MINH H. M 23 ETH:179.6

94 31559 NGUYỄN THÀNH C. M 30 ETH:116.9

95 31568 NGUYỄN VĂN T. M 23 ETH:68.0

96 31567 TRẦN QUỐC L. M 19 ETH:135.3

97 31692 HOÀNG QUANG M. M 36 ETH:124.5

98 31917 VƢƠNG VĂN TR. M 43 ETH:54.5

99 31910 ĐINH XUÂN D. M 40 ETH:218.4

100 32097 NGUYỄN MẠNH C. M 29 ETH:151.0

101 31911 NGUYỄN VĂN S. M 48 ETH:60.0

102 32159 BÙI VĂN L. M 26 ETH:69.1

103 32332 DƢƠNG VIỆT D. M 18 ETH:240.1

104 32330 NGUYỄN VĂN B. M 26 ETH:141.8

105 32327 ĐỖ VĂN Đ. M 22 ETH:160.9

106 32462 ĐINH QUỐC C. M 34 ETH:183.4

107 32329 PHẠM VĂN T. M 46 ETH:83.0

108 32328 NGUYỄN VĂN C. M 56 ETH:228.2

109 32499 NGUYỄN VĂN H. M 24 ETH:146.5

110 32323 ĐẶNG HOÀNG Y. F 30 ETH:102.2

111 32463 ĐẶNG ĐÌNH T. M 24 ETH:130.2

112 32765 NGUYỄN VĂN PH. M 48 ETH:142.8

113 32741 NGUYỄN ĐỨC L. M 28 ETH:122.7

114 33303 LÊ HỮU H. M 29 ETH:195.3

115 33364 NGUYỄN VĂN Q. M 28 ETH:165.4

116 33378 PHAN TRUNG H. M 34 ETH:183.0

117 33381 NGUYỄN NGỌC H. M 30 ETH:204.2

118 33377 NGUYỄN ĐỨC TH. M 28 ETH:131.0

119 33335 NGUYỄN VĂN H. M 20 ETH:70.0

120 33948 LÊ VĂN Q. M 24 ETH:101.6

121 34011 ĐÀM VĂN T. M 25 ETH:117.8

122 34091 NGUYỄN VĂN S. M 28 ETH:157.8

123 34132 MAI XUÂN L. M 28 ETH:81.1

124 34202 PHẠM HỒNG A. M 23 ETH:98.1

125 34201 NGÔ DUY T. M 23 ETH:97.7

126 34210 PHÙNG VĂN TH. M 25 ETH:73.1

127 34497 LÊ MẠNH C. M 19 ETH:140.1

128 34485 VƢƠNG VĂN N. M 35 ETH:125.9

129 34750 PHẠM VĂN Đ. M 32 ETH:141.4

130 34636 TĂNG QUỐC KH. M 29 ETH:219.9

131 34884 NGUYỄN KIM C. M 28 ETH:93.3

132 34745 NGUYỄN THANH B. M 22 ETH:158.6

133 34825 NGUYỄN HỮU TH. M 27 ETH:110.5

134 35031 TRẦN VĂN CH. M 54 ETH:132.1

135 34877 ĐỖ HOÀNG CH. M 22 ETH:110.7

136 34982 VŨ ĐĂNG H. M 21 ETH:102.3

137 34981 NGUYỄN TRƢỜNG M. M 27 ETH:130.7

138 34986 NGUYỄN VĂN H. M 46 ETH:136.3

139 35094 NGUYỄN CÔNG H. M 28 ETH:178.0

140 35028 ĐÀO HẢI GI. M 31 ETH:203.5

141 35020 HOÀNG THÁI B. M 20 ETH:225.2

142 35272 NGUYỄN XUÂN Q. M 22 ETH:80.2

143 35152 NGUYỄN DUY S. M 23 ETH:163.6

144 35304 PHẠM VĂN PH. M 24 ETH:131.4

145 35457 NGÔ VĂN Đ. M 27 ETH:113.1

146 35577 NGUYỄN VĂN TH. M 39 ETH:162.2

147 35697 HOÀNG VĂN T. M 30 ETH:124.1

148 35570 KHÀ VĂN M. M 26 ETH:91.2

149 35569 LÊ VĂN NG. M 41 ETH:192.4

150 35567 LÊ VĂN PH. M 29 ETH:134.8

151 35696 NGÔ KHẮC ANH M. M 19 ETH:77.1

152 35699 NGUYỄN ĐỨC B. M 22 ETH:82.0

153 35694 TRẦN THANH TH. M 34 ETH:198.6

154 35800 NGÔ VĂN H. M 22 ETH:88.3

155 35809 TẠ NGỌC V. M 37 ETH:140.3

156 36224 NGUYỄN VĂN TR. M 29 ETH:147.3

157 35865 NGUYỄN XUÂN Đ. M 24 ETH:87.2

158 35875 ĐỒNG VĂN C. M 27 ETH:130.7

159 35868 NGUYỄN VIỆT Đ. M 21 ETH:130.7

160 35876 NGUYỄN NGỌC T. M 29 ETH:220.1

161 35871 NGUYỄN QUANG TR. M 25 ETH:130.5

162 36008 NGUYỄN HỮU D. M 20 ETH:57.1

163 36261 NGUYỄN VĂN PH. M 25 ETH:124.9

164 36696 ĐỖ THÁI H. M 23 ETH:198.5

165 36751 LÊ THANH NH. M 26 ETH:68.8

166 36846 PHẠM TUẤN A. M 44 ETH:108.0

167 36866 TRỊNH NGỌC H. M 25 ETH:116.1

168 36768 ĐINH VĂN H. M 36 ETH:102.8

169 36770 TRẦN VĂN T. M 22 ETH:91.0

170 37492 TRẦN VĂN Đ. M 29 ETH:187.4

171 37491 ĐẶNG VIỆT D. M 35 ETH:194.6

172 37602 NGÔ XUÂN C. M 44 ETH:145.9

173 37610 ĐẶNG VĂN T. M 24 ETH:109.1

174 37673 TRỊNH VŨ H. M 27 ETH:193.0

175 37675 NGUYỄN VĂN Q. M 23 ETH:141.1

176 38210 NGUYỄN ĐỨC H. M 42 ETH:89.1

177 38076 NGUYỄN VĂN T. M 35 ETH:179.5

178 38327 NGUYỄN VĂN T. M 19 ETH:180.8

179 38490 NGUYỄN ĐỨC TH. M 22 ETH:107.7

180 38458 NGUYỄN VĂN Ƣ. M 48 ETH:212.7

181 38513 ĐỖ VĂN TH. M 35 ETH:106.3

182 38612 NGUYỄN VĂN O. M 20 ETH:60.8

183 38615 NGUYỄN VĂN S. M 31 ETH:100.9

184 38759 VŨ VIỆT TH. M 23 ETH:103.9

185 38790 NGUYỄN VĂN O. M 49 ETH:130.3

186 38616 NGÔ XUÂN V. M 34 ETH:307.3

187 38893 DƢƠNG TIỄN M. M 47 ETH:233.1

188 39139 TẠ VĂN T. M 37 ETH:82.3

189 39011 BÙI VĂN Đ. M 33 ETH:132.5

190 38886 NGUYỄN HỮU L. M 22 ETH:134.2

191 38977 CHU VĂN H. M 24 ETH:189.7

192 39010 THÂN VĂN V. M 32 ETH:126.4

193 39037 BÙI CHÍ TH. M 31 ETH:91.6

194 39151 TRẦN VĂN Đ. M 37 ETH:260.5

195 39143 NGUYỄN HỮU T. M 21 ETH:88.6

196 39153 NGUYỄN VĂN H. M 30 ETH:87.2

197 39239 LÊ THANH L. M 21 ETH:169.1

198 39240 NGÔ VĂN C. M 28 ETH:187.6

199 39296 NGUYỄN CÔNG PH. M 27 ETH:147.8

200 39413 NGUYỄN VĂN Đ. M 36 ETH:133.2

201 39273 NGUYỄN TRUNG NGH. M 21 ETH:71.9

202 39288 NGUYỄN THÁI HOÀNG. M 23 ETH:157.2

203 39415 VÕ VĂN S. M 45 ETH:117.7

204 39425 PHẠM TƢỜNG NGH. M 24 ETH:152.9

205 39284 PHAN HUY KHƢƠNG D. M 25 ETH:85.7

206 39291 HÀ CÔNG S. M 40 ETH:165.2

207 39409 TRẦN VĂN T. M 35 ETH:57.6

208 39504 ĐỖ QUANG N. M 22 ETH:179.3

209 39616 TRẦN HỮU T. M 32 ETH:110.6

210 39509 ĐỖ ĐĂNG KH. M 21 ETH:220.7

211 39642 NGUYỄN VĂN TH. M 27 ETH:154.3

212 39644 NGUYỄN VĂN D. M 17 ETH:117.5

213 39899 NGUYỄN HỮU H. M 26 ETH:226.2

214 40043 ĐỖ VĂN Q. M 40 ETH:182.0

215 40081 NGUYỄN ĐỨC C. M 20 ETH:152.8

216 40110 NGUYỄN THẾ TR. M 21 ETH:173.5

217 40115 NGUYỄN ĐÌNH T. M 64 ETH:116.3

218 40103 NGUYỄN VĂN TH. M 23 ETH:197.6

219 40192 VŨ TRỌNG Q. M 36 ETH:146.9

220 40353 NGUYỄN NAM A. M 20 ETH:144.7

221 40632 NGUYỄN VĂN L. M 28 ETH:243.4

222 40627 BÙI DUY H. M 56 ETH:92.2

223 40492 TRẦN HOÀNG C. M 51 ETH:180.4

224 40630 PHẠM VĂN Đ. M 21 ETH:198.1

225 40880 NGUYỄN VĂN M. M 36 ETH:74.3

226 40878 NGUYỄN TRUNG H. M 25 ETH:196.1

227 40879 TRỊNH VĂN H. M 29 ETH:139.8

228 40876 NGUYỄN VĂN T. M 30 ETH:225.4

229 40934 LÊ VĂN NG. M 21 ETH:170.6

230 40882 LÊ VĂN S. M 31 ETH:175.8

231 40945 VŨ VĂN H. M 44 ETH:133.5

232 40881 LƢU VĂN B. M 27 ETH:139.3

233 40990 NGUYỄN VĂN Đ. M 48 ETH:119.4

234 41215 NGUYỄN ĐỨC B. M 30 ETH:62.7

235 41305 VŨ VĂN CH. M 30 ETH:137.9

236 41314 MAI ĐÌNH PH. M 25 ETH:112.4

237 41304 PHẠM VĂN T. M 36 ETH:252.1

238 41324 PHẠM VĂN B. M 36 ETH:92.8

239 41211 CAO THÁI H. M 21 ETH:161.6

240 41594 HOÀNG VĂN Q. M 22 ETH:112.1

241 41446 VŨ VĂN H. M 27 ETH:126.4

242 41573 TRẦN MINH PH. M 46 ETH:171.8

243 41661 DƢƠNG ĐỨC H. M 30 ETH:124.7

244 41652 ĐẶNG QUỐC B. M 39 ETH:140.2

245 41715 LƢU ANH T. M 27 ETH:141.0

246 41708 ĐỖ NGỌC L. M 34 ETH:180.2

247 41657 ĐINH MẠNH TH. M 26 ETH:187.3

248 41656 NGUYỄN Q. M 46 ETH:111.2

249 41663 NGUYỄN ĐỨC H. M 19 ETH:123.1

250 41714 NGUYỄN VĂN V. M 24 ETH:165.6

251 41716 ĐÁO MINH H. M 26 ETH:134.3

252 41756 NGUYỄN VĂN TH. M 43 ETH:208.9

Xác nhận của thầy hƣớng dẫn Xác nhận của phòng KHTH

Bệnh viện HN Việt Đức

TS. Nguyễn Đức Chính