phÂn tÍch thỰc trẠng sẢn xuẤt-tiÊu thỤ rau an toÀn ĐỒng bẰng sÔng cỬu long...

30

Click here to load reader

Upload: cerberus-kero

Post on 13-Apr-2017

1.273 views

Category:

Business


25 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Khoa Kinh Tế

Chuyên đề:KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Đề tài:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM

2013 ĐẾN 2015

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:T.S.Phạm Lê Thông Nguyễn Ngọc Danh (B1308095)

Cần Thơ,4/2016

Page 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Diện tích và sản lượng trồng rau an toàn ĐBSCL qua các nămBảng 2: Một số địa bàn sản xuất rau an toàn chủ lực tại ĐBSCL

Bảng 3: Hiệu quả một số loại rau trồng theo qui định rau an toàn ĐBSCL

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diển giải

HTX Hợp tác xã

RAT Rau an toàn

ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

Page 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

MỤC LỤC1. Đặt vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………..12. Số liệu nghiên cứu ……………………………………………………………...23. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..24. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………25. Lượt khảo tài liệu……………………………………………………………….3CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………..41.1. Rau an toàn…………………………………………………………………....41.2. Các yêu cầu chất lượng rau an toàn…………………………………………..41.3. Vai trò sản xuất và tiêu thụ rau an toàn………………………………………41.4. Đặc điểm của sản xuất rau an toàn…………………………………………....51.5. Đặc điểm của tiêu dùng rau an toàn…………………………………………..6CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT – TIÊU THỤ RAT…..71. Tổng quan về ĐBSCL………………………………………………………….72. Phân tích thực trạng sản xuất-tiêu thụ rau an toàn……………………………72.1 Phân tích thực trạng sản xuất…………………………………………………72.2 Phân tích thực trạng tiêu thụ …………………………………………………102.3 Phân tích ma trận SWOT………………………………………………….....11CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN…………………………………………………………………15KẾT LUẬN………………………………………………………………………16TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..17

Page 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

1. Đặt vấn đề nghiên cứu: Rau là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của con người, cung cấp nhiều dinh dưỡng mà các thực phẩm khác không thể thay thế như chất xơ, vitamin,… Hiện nay, do nhu cầu hội nhập Quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đang được triển khai rộng rãi, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để sản xuất được rau an toàn cần phải giám sát, áp dụng quy trình từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng,… liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng? Có một nghịch lý là người nông dân trồng rau an toàn đủ để gia đình mình sử dụng và trồng rau sử dụng nhiều phân bón, hóa chất bẩn để bán ra thị trường. Những người trồng rau sạch họ không biết mình sẽ bán cho ai, giá cả như thế nào và có nhiều thương nhân mượn danh rau an toàn để bán gây mất lòng tin khách hàng. Làm thế nào để người trồng rau ở ĐBSCL có đầu ra ổn định là vấn đề nan giải hiện nay. Trước những bất cập trên, tôi chọn đề tài “Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ĐBSCL” để nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhằm giúp người tiêu dùng có cái nhìn đúng về việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, từ đó đưa ra một số giải pháp hình thành chiến lược Marketing, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ, tìm ra giải pháp tăng thu nhập cho nông hộ, tăng hiệu quả kinh doanh.Mục tiêu của nghiên cứu: (1) Phân tích thực trạng sản xuất các loại rau an toàn chủ yếu trong vùng ĐBSCL theo phương diện: quy mô, chất lượng, hiệu quả kinh tế,… qua đó hệ thống tình hình sản xuất rau an toàn vùng. (2) Phân tích hệ thống tiêu thụ rau an toàn vùng ĐBSCL theo quy mô, kênh phân phối,… qua đó đề xuất mô hình dựa vào thế mạnh địa phương. (3) Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ như: mở rộng kênh phân phối, hình thành hợp tác xã…Bố cục bài viết gồm 3 phần chính:Chương 1: Cơ sở lý luận.Chương 2: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn ở ĐBSCL.Chương 3: Giai pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-tiêu thụ Rau an toàn ĐBSCL

1 | P a g e

Page 5: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

2. Số liệu nghiên cứu: Số liệu được thu thập chủ yếu từ webside của Tổng cục thống kê Việt Nam ( gso.gov.vn) và Cục Trồng Trọt thuộc bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn ( cuctrongtrot.gov.vn). Số liệu phản ánh tình hình sản xuất rau an toàn từ năm 2013-2015 thông qua các báo cáo và ấn phẩm thống kê.Ngoài ra bày viết còn sử dụng số liệu từ các bài báo cáo,tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín để biết thêm một số thông tin về hoạt động sản xuất rau an toàn tại ĐBSCL.

3. Phương pháp nghiên cứu: Mục tiêu 1: Sử dụng bảng số liệu thống kê,phương pháp so sánh để

cung cấp thông tin một cách chính xác về tình hình sản xuất-tiêu thụ rau an toàn ĐBSCL.

Mục tiêu 2: Sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh,yếu cơ hội cũng như thách thức của RAT

Mục tiêu 3: Từ (1) (2) ,đưa ra một số giải pháp thích hợp.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

o Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông hộ trồng rau an toàn ở ĐBSCL

o Phạm vi không gian: Thực hiện nghiên cứu trên khu vực ĐBSCLo Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất-tiêu thụ rau an roàn

giai đoạng từ 2010-2015o Phạm vi nội dung: Bài nghiên cứu tập trung phân tích các chỉ tiêu như:diện

tích,năng suất,sản lượng để đánh giá thực trạng sản xuất cũng như tiêu thụ.Phân tích SWOT,thông qua đó đưa ra một số giải pháp thích hợp.

5. Lượt khảo tài liệu: Lưu Thanh Đức Hải (2008) tạp chí khoa học số 22,10/2008 ”Hiệu quả sản xuất-tiêu thị và giải pháp phát triển thị trường rau an toàn trên địa bàn ĐBSCL”.Bài viết cho rằng thực trạng sản xuất-tiêu thụ hoa màu nói chung,rau an toàn nói riêng tuy có nhiều triển vọng song còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: việc kiểm tra chất lượng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng còn hạn chế,việc sử dụng bừa bải các loại thuốc hóa học làm cho tăng khả năng ngộ độc,…Thông qua số liệu điều tra trực tiếp kết hợp các số liệu thứ cấp,tác giả sử dụng phân tích thống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn,nêu ra các vấn đề bất cập và đề xuất một số giải pháp tương ứng.

Lê Thị Hoa Sen, Hồ Thị Hồng (2012) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin phân tích trong nghiên cứu này được thu thập thông qua thảo luận nhóm người sản xuất rau ở hai hợp tác xã Kim Thành và Quảng Thọ tỉnh Thừa Thiên Huế; phỏng vấn 161 hộ tiêu dùng ở hai Phường Tây Lộc và Thuận Hòa thành phố Huế và các tiểu thương ở chợ và cán bộ hai phường

2 | P a g e

Page 6: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

nói trên. Kết quả cho thấy rằng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đang gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất rau an toàn có tính rủi ro cao hơn, năng suất thấp hơn rau thường từ 15 đến 30% và mất nhiều công lao động hơn rau thường. Trong khi đó người tiêu dùng còn thiếu nhận thức và thiếu thông tin về rau an toàn. Bên cạnh đó chưa xác định rõ cơ quan ban ngành quản lý và đảm bảo chất lượng rau an toàn nên khó tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Do vậy, chỉ khoảng 20% sản lượng rau an toàn được bán vào thị trường cần có xác nhận rau an toàn. 80% sản lượng rau an toàn còn lại phải bán lẫn lộn với rau không sản xuất theo qui trình an toàn. Đây là những yếu tố chính cản trở sản xuất rau an toàn ở địa bàn nghiên cứu. Để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Huế cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào (i) nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng;(ii) cung cấp thông tin đầy đủ về rau an toàn; (iii) xác định cơ quan quản lý rau an toàn và (iv) tổ chức bán ở địa điểm thuận lợi cho người tiêu dùng.

Trần Thị Ba (2008),Chuỗi cung ứng rau ĐBSCL theo tiêu chuẩn GAP.Bài viết trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để người tiêu dùng trong nước yên tâm ăn rau thì lúc đó rau Việt Nam mới có thể xuất khẩu được. Đây là một trong những vấn đề thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phải giải quyết.Tác giả cho rằng để áp dụng quy trình nông nghiệp an toàn thì cần: (1)Tìm hiểu đồng bằng sông Cửu Long và sản xuất rau của ĐBSCL.(2)Tìm hiểu chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL.(3)Phân tích những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức của rau ĐBSCL.(4)Đưa ra giải pháp quản lý chuỗi cung ứng rau của ĐBSCL theo hướng GAP.Từ những nghiên cứu,tác giả khẳng định: Quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP là giải pháp quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng rau đồng bằng, mọi thành viên tham gia trong chuỗi sản xuất và cung ứng rau đều có trách nhiệm của họ đối với chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp cạnh tranh cao nhất giúp việc truy nguyên nguồn gốc của rau dễ dàng.

3 | P a g e

Page 7: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một số khái niệm: 1. Rau an toàn: Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn" 2. Các yêu cầu chất lượng của rau an toàn:

Chỉ tiêu về nội chất: Chỉ tiêu nội chất được quy định cho rau tươi bao gồm: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hàm lượng nitrat (NO3). Hàm lượng một sốm kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,... Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella ...) và kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris). 

Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.

3. Vai trò của sản xuất tiêu thụ rau an toàn; 3.1.Vai trò của sản xuất rau an toàn: Tạo cho nông dân có thu nhập cao,người sản xuất có thể tiếp cận các kỷ thuật tiên tiến vào trong sản xuất,với xu hướng tiêu dùng sạch,sức khỏe là vấn đề đặt lên hàng đầu,do đó việc sản xuất rau an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 3.2. Vai trò của tiêu thụ rau an toàn: Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong sản xuất kinh doanh,là cầu nối kết nối giữa người sản xuất và tiêu dùng ,trong sản xuất hàng hóa,tiêu thụ giữa vai trò quan trọng giúp người sản xuất thu lợi nhuận. 4. Đặc điểm của sản xuất rau an toàn: Việc sản xuất rau an toàn đòi hỏi yêu cầu khắt khe trong cả quá trình sản xuất và phải có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật đồng thời phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn theo quy định về đất trồng, nước tưới, quy trình gieo trồng, chăm sóc cho đến thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm; người tham gia sản xuất RAT cũng phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT hoặc đã được đào tạo qua lớp IPM rau. Để sản xuất ra sản phẩm rau an toàn, cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

o Đất trồng RAT phải là loại đất phù hợp với sinh trưởng, phát triển của các loại rau, đồng thời phải đảm bảo không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác. Tuyệt đối không được trồng rau trên đất đã bị ô nhiễm vì như vậy sản phẩm rau sẽ có hàm lượng tồn dư kim loại nặng như: chì, thuỷ ngân… rất cao; các chất này chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng. Phải thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra mức độ ô nhiễm đối với đất trồng RAT.

4 | P a g e

Page 8: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

o Việc sử dụng phân bón trong sản xuất RAT phải đảm bảo đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón, cách bón, thời gian cách ly theo quy trình cho từng loại rau. Không sử dụng phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho rau vì như rậy rau rất dễ bị bệnh đồng thời rất dễ tồn dư các sinh vật gây bệnh như giun đũa, giun tóc, khuẩn E.Coli gây bệnh đường ruột… Tuyệt đối không được phép sử dụng phân đạm vượt tiêu chuẩn vì sẽ dẫn đến lượng độc tố tích tụ trong rau rất cao, các chất này có thời gian phân hủy lâu và là một trong những tác nhân gây ra bệnh ung thư, nguy hiểm cho người tiêu dùng.

o Nguồn nước tưới cho RAT phải đảm bảo là nước sạch như: nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch, không bị ô nhiễm. Tuyệt đối không sử dụng nước bị ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp, bệnh viện, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, nước ao tù đọng… để tưới trực tiếp cho rau vì như vậy rau sẽ rất dễ tồn dư kim loại nặng và vi khuẩn gây bệnh vượt ngưỡng cho phép. Nguồn nước tưới cho các vùng RAT cũng phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất như đối với đất trồng.

o Về kỹ thuật canh tác RAT: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loài rau, giữa rau với cây trồng khác. Trồng xen giữa rau với các cây trồng khác không tạo điều kiện để sâu bệnh phát sinh, phát triển. Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác. Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các trà, vụ gieo trồng. Không được sử dụng các giống rau biến đổi gen (GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học. Khuyến khích phát triển rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP); khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau và điều kiện sinh thái của từng vụ, từng vùng, đặc biệt với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ.

o Về phòng trừ sâu bệnh: Cần tăng cường áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên rau. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời; Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là các biện pháp bắt sâu, bắt bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu huỷ các cây, bộ phận của cây bị bệnh; Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên địch trong các vùng rau; Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hoá học phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và tuyệt đối tuân thủ thời gian cách ly, ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học, nhất là đối với các loại rau ngắn ngày.

o Về thu hoạch bảo quản RAT: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời phải đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học. Sau khi thu hoạch phải được

5 | P a g e

Page 9: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

bảo quản bằng biện pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm.

5. Đặc điểm của nhu cầu đối với rau an toàn: Rau không bị bệnh không có Rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng

không bị hư hại, dập nát, héo, và không ủ bằng hóa chất độc hại. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat và kim loại nặng

dưới mức cho phép.

6 | P a g e

Page 10: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

CHƯƠNG II.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2013-2015

1. Tổng quan ĐBSCL: ĐBSCL có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó đất phù sa chiếm gần 30%. Hiện nay khí hậu biến đổi, nhiệt độ tăng cao và nguồn nước từ sông MeKong ngày càng ít cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất các loại rau màu. Diện tích đất nông nghiệp của vùng ĐBSCL đến năm 2014 khoảng 2,6 triệu ha, trong đó 1,9 triệu ha lúa, 575,8 triệu ha cây ăn trái các loại. ĐBSCL là vùng sản xuất Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản với hơn 2,6 triệu ha (2104), cung cấp hơn nữa sản lượng lương thực, thực phẩm cho cả nước và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế trong vùng.

2. Phân tích thực trạng sản xuất - tiêu thụ rau an toàn ĐBSCL 2.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn ở ĐBSCL Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những năm gần đây, ĐBSCL có diện tích rau tăng nhanh. Tính đến 2015, toàn vùng có khỏang 246,240 ha trồng rau, chiếm 30% diện tích trồng rau cả nước. Một số khu vực có diện tích trồng rau lớn như: Tiền Giang 46.600 ha, Sóc Trăng 37.700 ha. Trong đó diện tích rau ăn lá 106.154 ha, rau ăn trái 77.068 ha và còn lại một số loại rau ăn củ và rau khác. Năng suất trung bình ở ĐBSCL cao hơ 4,7 % năng suất của các tỉnh phía Nam, sản lượng rau an toàn 4.400 tấn/năm ( Viện khoa học kỹ thuật miền Nam).Trong những năm gần đây, diện tích trồng rau của ĐBSCL cũng tăng lên nhanh chóng, trở thành vùng sản xuất rau chủ yếu của cả nước. Tuy nhiên ngành sản xuất rau chỉ mới hướng đến phục vụ thị trường trong nước. Năm 2014, có 244.000 ha sản xuất rau, đạt năng suất 16,25 tấn/ha với sản lượng 3863 tấn/năm. (Viện khoa học kỹ thuật miền Nam).Do diện tích 2015 so với 2014 tăng khoảng 2.240 ha, sản lượng tăng khoảng 500.000 tấn/năm, tốc độ bình quân 7,9%/năm nên năng suất cũng tăng khoảng 0,75 tấn/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2015 , rau an toàn hướng tới sản xuất theo công nghệ cao, mô hình hiện đại, đặc biệt mô hình nhà kính, nhà lưới sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt đã áp dụng phổ biến tại vùng ĐBSCL.

7 | P a g e

Page 11: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

Bảng 1. Diện tích và sản lượng trồng rau an toàn ĐBSCL qua các nămNăm 2013 2014 2015 Chênh

lệch2014-2015

Diện tích(1000 ha)

231,6 244 246,2 2.2

Sản lượng(1000 tấn)

3242,5 3863 4400 537

Năng suất(Tấn/ha)

16,2 16,25 17 0.75

Nguồn: Tổng cục thống kê Thực trạng diện tích sản xuất rau an toàn ở ĐBSCL là chưa đủ lớn, 2015 nơi cao nhất là Tiền Giang với hơn 46.600 ha. Nhưng diện tích này lại nằm rãi rác, bằng chứng là diện tích tập trung 21 ha tại HTX Gò Công Và HTX Long Thuận là 6,08 ha.Hoạt động sản xuất nói chung vẫn còn manh múng, quy mô hộ gia đình hoặc HTX . nhưng hiện nay, hoạt động của HTX vẫn còn một số bất cập.Hiện nay các địa phương có quan tâm chỉ đạp, giúp đở các nông dân chuyển sang canh tác rau an toàn (RAT), nhưng chỉ một số nơi như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang là thực hiện tương đối hiệu quả, các địa phương còn lại chỉ ở mức thử nghiệm mô hình với diện tích nhỏ. Tiêu biểu, tại An Giang mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất RAT theo hoạt động thực hành Nông nghiệp tốt phát huy hiệu quả, giá bán cao hơn 20-25%. Ở Cần Thơ việc sản xuất RAT được liên kết với HTX sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh nên hiệu quả đem lại cao. Sản phẩm RAT tuy đa dạng, nhưng lại mang tính chủ quan chưa tiếp cận thị trường, vì thế hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó, hiện nay do chạy theo lợi nhuận, người sản xuất không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, gây mất long tin người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng không biết số RAT có đáng tin và RAT cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Bằng chứng, tại An Giang, trong một tấn rau màu của HTX sản xuất RAT, thì chỉ có 300-400 kg là đóng dấu Vietgap, còn lại bán đồng giá các mặt hàng nông sản sạch chỉ có mặt ở chợ và các siêu thị lớn.

8 | P a g e

Page 12: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

Người tiêu dùng khó phân biệt được sản phẩm nào là thông thường, sảm phẩm nào là RAT.

Bảng 2. Một số địa bàn sản xuất rau an toàn chủ lực tại ĐBSCLTỉnh, Thành phố

Mô hìnhSản xuất

Diện tích Hình thứcSản xuất

Chủng loại

Tp. Cần ThơBình ThủyCái Răng

Quận, huyệnkhác

HTX và Tổ sản xuấtTổ sản xuất vàsản xuất lẻTổ sản xuất vàsản xuất lẻ

22517150

58

Chuyên canh,Xen canh

Rau ăn lá, su hào, bí xanhrau củ,…

Vĩnh LongTp. Vĩnh LongLong HồBình TânHuyện khác

Tổ sản xuất và lẻHTX và hộ nông dânHTXSản xuất và lẻ

1005425 và 15028798

Chuyên canh,Xen canh

Rau muống, mồng tới, cà tím, cải, rau ăn lá, rau củ,…

Tiền GiangTp. Mỹ ThoGò CôngHựu ThànhHuyện khác

HTXHTXHTXTổ sản xuẩ và lẻ

494,5885158,5377,08

Chuyên canh,Xen canh

Cải bắp, cà chua, đậu que, cà , rau ăn lá, rau củ,…

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ

9 | P a g e

Page 13: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

Bảng 3: Hiệu quả một số loại rau trồng theo qui định rau an toàn ĐBSCL

Nguồn: Lưu Thanh Đức Hải (2008)

2.2 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn ở ĐBSCLSơ đồ 1: Hệ thống kênh tiêu thụ rau an toàn

Rau an toàn ở ĐBSCL sau khi thu hoạch sẽ được tiêu thụ qua các kênh chủ lực sau:

10 | P a g e

Page 14: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

Kênh 1: Nông hộ Thương lái Chủ vựa/đại lý Bán lẻ Tiêu dùng.Đây là kênh truyền thống hình thành lâu đời chiếm hơn 30% sản lượng rau hàng cung ứng thị trường.Kênh 2: Nông hộ HTX Công ty thu mua ngoài ĐBSCL Tiêu dùng/xuất khẩuĐây là kênh tiêu thụ ngoài vùng ĐBSCL, chiếm khoảng 18-20% lượng rau trên thị trường.Kênh 3: Nông hộ HTX Siêu thị Nhà hàng Người tiêu dùngChiếm trên 50% lượng rau cung ứng trên thị trường.Kênh 4: Nông hộ Người tiêu dùng.Kênh này chủ yếu tiêu thụ ở địa phương, lượng tiêu thụ khoảng 1-2%. Sự phân phối giá trị tăng thêm của một số mặt hàng rau trên thị trường: thực tế cho thấy, kênh tiêu thụ rau không có sự tập trung lợi ích quá lớn của một tác nhân nào. Giá bán ra của nông dân và các trung gian phân phối phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thi trường. Nếu giá bán rau trên thị trường thay đổi thì các thành viên trong kênh có khả năng điều chỉnh mức giá thấp xuống hay cao lên tùy theo biến động.

2.3 Phân thích ma trận SWOT rau an toàn ĐBSCLĐiểm mạnh và điểm yếu

Các vấn để cốt lõi

Điểm mạnh Điểm yếu

Vật tư - Có nhiều công ty giống, đa dạng và phong phú chủng loại rau thích nghi đất đai thời tiết của từng vùng- Thuốc bảo vệ thực vật đa dạng, phong phú từ nhiều công ty khác nhau.- Nhiều loại thuốc và phânbón sinh học ra đời, đáp

- Ý thức người dân chưa cao, nhiều người vẫn còn chọn mua giống trôi nổi bên ngoài hoặc tự để giống từ giống lai (F1).- Cũng do thị trường có nhiều thuốc bảo vệ thực vật với xuất xứ khác nhau, các hang thuốc tiếp thị tràn lan, không kiểm soát, gây khó khăn cho nông dân trong việc chọn sản phẩm để mua trong khi người dân vẫn ham sản phẩm giá rẻ, thiếu quan tâm đến tác hại cho mình (người trồng) và người tiêu dùng sản phẩm.

11 | P a g e

Page 15: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

ứng yêu cầu sản xuất rau sạch

Ngoài ra, trong quá trình trồng trọt, 1 số sâu bệnh cây khó phòng trị cũng dẫn đến sản phẩm có chất lượng kém, không an toàn.

Đất đai, khíhậu

- Khí hậu ĐBSCL dễ chịu, điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, tương đối ổn định với hai mùa rõ rệt, là điều kiện phù hợp phát triển rau nhiệt đới- Các chính sách quy hoạch trồng trọt rau của ĐBSCL đang tạo một bước phát triển mới trong tương lai

- Tốc độ phát triển đô thị ở Cần Thơ và các thành phố ở ĐBSCL trong vài năm gần đây ít nhiều ảnh hưởng đến quỹ đất, giá đất nông nghiệp và môi trường trồng trọt.- Phần nhiều các chương trình quy hoạch và phát triển tập trung vào trái cây, nhưng cho rau vẫn còn ít.

Chất lượngsản phẩm

- Có thể tạo ra sản phẩm rau chất lượng cao trong điều kiện canh tác tự nhiên ngoài đồng, đặc biệt dưa hấu, dưa lê trong mùa nắng và nhà lợp nóc nilon trong mùa mưa rau ăn lá.

- Sản xuất rau đến nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung nên khó quản lý và kiểm soát số lượng, sản lượng cũng như chất lượng.- Rau an toàn chưa được chứng nhận chất lượng sản phẩm, nên không có thương hiệu. Đây là điểm yếu cho việc lưu thông hàng hoá vào các chuỗi siêu thị lớn, nhất là xuất khẩu.

Quy trìnhsau thuhoạch

- Mô hình hợp tác xã được tổ chức khá tốt với các điểm sơ chế tập trung, vận chuyển xe tải, nên đã giúp giảm bớt một phần khâu hao hụt sau thu hoạch.

- Ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, siêu thị có địa điểm sơ chế, tồn trữ, bảo quản riêng, hầu như các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị chưa có hoặc nếu có thì các cơ sở vật chất cho các điểm sơ chế, đóng gói, bảo quản vẫn còn chật hẹp, vệ sinh kém, đặc biệt về công nghệ chế biến sản phẩm còn nghèo nàn.- Phương tiện vận chuyển và cách đóng gói lạc hậu khiến hao hụt qua từng khâu

12 | P a g e

Page 16: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

trong chuỗi cung ứng vẫn còn cao.- Thiếu nguồn nhân lực quản lý có trình độ, có kinh nghiệm.

Giá cả

- Đối với một số mặt hàngxuất khẩu, giá đạt cao, tăng lợi nhuận và giá trị cho rau nói chung.- Giá mua vào của các siêu thị về rau quả an toàn cao hơn bên ngoài

- Rau quả xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều bởi giá dầu tăng, giá vận chuyển tăng cao. Khiến cho giá thành của một số mặt hàng cao hơn khu vực (Thái Lan, Trung Quốc...)- Giá cả thị trường nội địa không ổn định, đặc biệt vào mùa mưa lũ, từ phía các nhà thu mua, gây xáo động thị trường.- Hợp tác xã rau an toàn hoạt động chưahiệu quả, chưa đảm bảo hết đầu ra cho sản phẩm, nên một lượng rau phải bán ra chợ lẻ với mức giá ngang với rau thường, gây thiệt thòi cho nông dân.

Quan hệtrong chuỗigiá trị

- Đã áp dụng mô hình liênkết 4 nhà. Các quan hệ này đang bắt đầu được xây dựng trên nền tảng pháp lý, có sự ràng buộc bằng tín chấp, sổ theo dõi (Hợp Tác xã, nông dân), một số đã có hợp đồng giấy.- Có vai trò các cơ quan tổchức liên quan (Sở Nôngnghiệp và Phát triển Nôngthôn, Sở Thương mại, Viện Cây ăn quả Miền Nam,Đại học Cần Thơ…)

- Nhà nước vẫn tập trung hỗ trợ nông dân là chính, thông qua khuyến nông: tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí làm điểm trình diễn… Các chính sách ưu tiên kích thích các mấu chốt khác trong chuỗi còn ít và chưa đủ mạnh.- Thiếu sự liên kết của các khâu trong chuỗi, đặc biệt vai “người tiêu dùng” - mấu chốt quan trọng, quyết định chất lượng sản phẩm được chấp nhận - còn mờ nhạt.- Các cơ quan chức năng chưa phát huy hếthiệu quả, thiếu một sự quản lý đồng bộ, xuyên suốt.

- Còn thiếu sự tham gia tích cực của các cơ quan đài báo trong việc tuyên truyền dùng rau sạch và quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và giúp đỡ thông tin

13 | P a g e

Page 17: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

phản hồi.

Cơ hội và thách thức

Các vấn đề cốt lỗi

Cơ hội Thách thức

Nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường về rau an toàn ngày càng tăng về số lượng và chất lượng không chỉ trong nước (nhà hàng, khách sạn, siêu thị,..) mà còn xuất khẩu (Nhật, Đài Loan, Hongkong, Singapore,…)ĐBSCL, đã trở thành một vùng du lịch sinh thái nổi tiếng về sông nước, có chợ nổi trên sông và sự ra đời của các chuỗi siêu thị sẽ là cơ hội lớn cho thị trường rau tại đây.

Khi nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu rau tăng cao thì yêu cầu về số lượng, chất lượng, sự cải tiến về năng suất cây trồng ổn định, nâng cao chất lượng rau cũng ngày một tăng cao

Sản phẩm/cạnhtranh

Sản phẩm rau của ĐBSCL dễ dàng vận chuyển đến TP. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội - Sản phẩm rau của ĐBSCL không bị cạnh tranh gay gắt như trái cây (nhập nội từ Thái Lan, Trung Quốc).

Một số sản phẩm rau (cà chua, cải bắp, cải bông, xà lách..) của ĐBSCL bị canh tranh với rau Đà Lạt vì năng suất, chất lượng kém và hiệu quả kinh tế thấp.

Chương III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT – TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐBSCL

14 | P a g e

Page 18: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

Qua kết quả nghiên cứu, nhằm thúc đẩy hệ thống sản xuất và tiêu thụ RAT trong những năm tới, có một số giải pháp như sau: (1) Tổ chức sản xuất- Ưu tiên kiểm tra, thẩm định cấp giấy chứng nhận RAT cho nông hộ, HTX.- Rà soát nhu cầu sử dụng RAT và quy hoạch vành đai thực phẩm cung cấp tại địa phương, sau đó mở rộng quan hệ hợp tác với các vùng lân cận và xuất khẩu.(2) Xây dựng mô hình hợp tác sản xuất: Xây dựng vùng tổ hợp sản xuất RAT trọng điểm, có thể thành lập câu lạc bộ RAT.(3) Vấn đề đầu ra của sản phẩm: Các nghành chức năng nên quan tâm và làm cầu nối, tìm kiếm và mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu cho vùng sản xuất RAT giàu iềm năng ở ĐBSCL.(4) Về hoạt động Marketing: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu RAT độc quyền, xây dựng niềm tin nơi người tiêu dùng, tuyên truyền về sản phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể hổ trợ, xây dựng website về RAT, tổ chức các cuộc thi về rau sạch,…(5) Nâng cao ý thức của nông dân về RAT , có biện pháp xử lý những người sản xuất rau kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

15 | P a g e

Page 19: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

Sản xuất rau an toàn vừa là nhu cầu vừa là mục tiêu và định hướng của sản xuất rau cả nước. Tuy nhiên sản xuất rau an toàn ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và bất cập: công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức; việc áp dụng các biệp pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất chưa được hỗ trợ giải quyết thỏa đáng; thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được  quan tâm đúng mức. Đặc biệt là chất lượng RAT khi phân tích vẫn còn dư lượng Nitrate, thuốc trừ sâu và các vi sinh vật gây hại còn khá cao. Việc quản lý, sản xuất RAT cần phải được quan tâm đặc biệt và cũng là những vấn đề cần được giải quyết ngay trong thời gian hiện nay và những năm tiếp theo. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16 | P a g e

Page 20: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

Trần Thị Ba (2008),Chuỗi cung ứng rau ĐBSCL theo tiêu chuẩn GAP

Lưu Thanh Đức Hải (2008) tạp chí khoa học số 22,10/2008 ”Hiệu quả sản xuất-tiêu thị và giải pháp phát triển thị trường rau an toàn trên địa bàn ĐBSCL”

Lê Thị Hoa Sen, Hồ Thị Hồng (2012) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Phạm Văn Dư, Đào Quang Hưng và Lê Thanh Tùng. 2008. Tình hình sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến 2010 ở các tỉnh phí Nam. Trong Hội nghị “Sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến 2010 các tỉnh phí Nam” ngày 7/5/2008 tại Đà Lạt. Trang 198-217.

Lưu Thành Đức Hải (2008), nghiên cứu đề xuất mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo hướng liên kết vùng tại ĐBSCL.

Tổng Cục Thống Kê

Cục trồng trọt (Bộ Nông và Phát triển Nông Thôn)

17 | P a g e