phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây...

75
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VIỆT QUANG SINH VIÊN THỰC HIỆN : DƢƠNG THỊ HỒNG LĨNH MÃ SINH VIÊN : A16737 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2013

Upload: httpswwwfacebookcomgarmentspace

Post on 23-Jan-2017

10 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN XÂY DỰNG VIỆT QUANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : DƢƠNG THỊ HỒNG LĨNH

MÃ SINH VIÊN : A16737

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HÀ NỘI – 2013

Page 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN XÂY DỰNG VIỆT QUANG

Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy

Sinh viên thực hiện : Dƣơng Thị Hồng Lĩnh

Mã sinh viên : A16737

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

HÀ NỘI – 2013

Thang Long University Library

Page 3: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 3 năm học tập và nghiên cứu dưới mái trường Đại học Thăng Long,

được sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Thăng

Long, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản lý, đã giúp em có được những kiến

thức quý báu. Với những kiến thức đã được học ở trường và những kinh nghiệm thực

tế trong quá trình thực tập tại công ty TNHH xây dựng Việt Quang em đã hoàn thành

luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Quý thầy cô trường Đại học Thăng long, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế -

Quản lý đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong

suốt thời gian học. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo, Th.s Chu Thị Thu

Thủy, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các cô, chú, anh, chị trong

công ty TNHH xây dựng Việt Quang đã tạo điều kiện cho em thực tập, giúp em có

điều kiện hoàn thành luận văn của mình.

Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên bài luận văn

cuae em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý

kiến của quý thầy cô cùng các cô chú trong công ty để bài luận văn của em được hoàn

thiện và có ý nghĩa thực tế hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Dương Thị Hồng Lĩnh

Page 4: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH ........... 1

1.1. Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................... 1

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................................... 1

1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh ..................................................................... 2

1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................ 3

1.1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ................................................................. 3

1.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài .......................................................................................... 4

1.1.3.3. Nhân tố môi trường ngành ................................................................................. 5

1.1.4. Khái niệm về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................... 6

1.1.5. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh ............................................... 6

1.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh ............................................................. 7

1.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................ 7

1.2.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành ......................................................................... 8

1.2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh ............................................................................... 8

1.2.1.3. Khả năng thanh toán tức thời ............................................................................. 8

1.2.1.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE ........................................................ 8

1.2.1.5. Tỷ suất sinh lời của tài sản - ROA ...................................................................... 8

1.2.1.6. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu - ROS ................................................................ 9

1.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ..................................................................... 9

1.2.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản ............................................................................ 9

1.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .................................................. 10

1.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ..................................................... 11

1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ........................................................................ 11

1.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu..................................................... 11

1.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay ................................................................. 12

1.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí................................................................... 13

1.2.4.1. Hiệu quả sử dụng tổng chi phí sản xuất kinh doanh ........................................ 13

1.2.4.2. Phân tích giá vốn hàng bán .............................................................................. 14

1.2.4.3. Phân tích chi phí bán hàng ............................................................................... 14

1.2.4.3. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ........................................................... 15

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY

TNHH VIỆT QUANG ................................................................................................. 16

2.1. Giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Việt Quang ...... 16

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................................... 16

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ..................................... 17

2.2. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh ........................................................... 18

Thang Long University Library

Page 5: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

2.2.1.Khả năng thanh toán ........................................................................................... 18

2.2.1.1. Khả năng thanh toán chung ........................................................................... 18

2.2.1.2. Khả năng thanh toán hiện hành ....................................................................... 19

2.2.1.3. Khả năng thanh toán nhanh ............................................................................. 20

2.2.2. Khả năng thanh toán tức thời ............................................................................ 21

2.2.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE ...................................................... 23

2.2.4. Tỷ lệ sinh lời của tài sản - ROA ......................................................................... 24

2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu – ROS .......................................................... 25

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ..................................................................... 27

2.3.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản ........................................................................... 27

2.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .................................................................. 28

2.3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ...................................................................... 33

2.4. Hiệu quả sử dụng vốn ........................................................................................... 35

2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .................................................................... 35

2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay .................................................................................. 37

2.4.2.1. Khả năng thanh toán lãi vay ............................................................................ 37

2.4.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tiền vay của công ty ......................................................... 38

2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh ................................................ 38

2.5.1. Phân tích giá vốn hàng bán ............................................................................... 41

2.5.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp ............................................................................ 42

2.5.3. Chi phí tài chính ................................................................................................. 43

2.5.4. Tổng chi phí ........................................................................................................ 44

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT QUANG ........................................ 46

3.1. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây

dựng Việt Quang .......................................................................................................... 46

3.1.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ......................................... 46

3.1.1.1. Thế mạnh .......................................................................................................... 46

3.1.1.2. Điểm yếu ........................................................................................................... 47

3.1.1.3. Cơ hội ............................................................................................................... 48

3.1.1.4. Thách thức ........................................................................................................ 48

3.1.2. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tài sản .................................................... 49

3.1.2.1. Tổng tài sản ...................................................................................................... 49

3.1.2.3. Các khoản phải thu ........................................................................................... 49

3.1.2.4. Hàng tồn kho .................................................................................................... 49

3.1.2.5. Tài sản dài hạn ................................................................................................. 49

3.1.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ..................................... 50

Page 6: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

3.1.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn vay .................................................. 50

3.1.5. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng chi phí ................................................... 50

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty ...................................... 51

3.2.1. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .................................................................. 51

3.2.1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền ................................................................. 51

3.2.1.2. Phải thu ngắn hạn ............................................................................................ 52

3.2.1.3. Hàng tồn kho .................................................................................................... 55

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ...................................................... 57

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý chi phí ................................................................ 57

3.2.3.1. Giá vốn hàng bán ............................................................................................. 58

3.2.3.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp .......................................................................... 58

3.2.4. Xây dựng phướng án huy động vốn cho công ty .............................................. 59

3.2.5. Công tác thu hồi nợ ............................................................................................ 60

3.2.6. Nâng cao khả năng thanh toán ......................................................................... 61

Thang Long University Library

Page 7: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

CSH Chủ sở hữu

EBIT Thu nhập trước thuế và lãi vay

GVHB Giá vốn hàng bán

HTK Hàng tồn kho

QLDN Quản lý doanh nghiệp

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ Tài sản cố định

TSDH Tài sản dài hạn

TSLĐ Tài sản lưu động

TSNH Tài sản ngắn hạn

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Page 8: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Hệ số khả năng thanh toán chung ................................................................. 18

Bảng 2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .......................................................... 19

Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.............................................................. 23

Bảng 2.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản ............................................................................ 24

Bảng 2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .................................................................. 25

Bảng 2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung ..................................................... 27

Bảng 2.7. Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động ........................................................ 29

Bảng 2.8. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản ngắn hạn ........................ 31

Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng khoản phải thu.................................................................. 32

Bảng 2.10. Hiệu quả quản lý hàng tồn kho ................................................................... 33

Bảng 2.11. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản dài hạn .......................... 34

Bảng 2.12. Bảng chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh dưới góc độ vốn chủ sở hữu ........... 36

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay ......................................... 37

Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh ....................... 39

Bảng 2.14. Bảng chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí ......................... 40

Bảng 3.1. Dự báo kết quả kinh doanh năm 2013 .......................................................... 52

Bảng 3.2. Mẫu hình phải thu khoản doanh thu tháng 1 của Việt Quang ...................... 54

Bảng 3.3. Mô hình tính điểm tín dụng........................................................................... 54

Bảng 3.4. Đánh giá điểm tín dụng của Công ty TNHH Hoàng Hà ............................... 55

Thang Long University Library

Page 9: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Hệ số thanh toán nhanh ............................................................................. 20

Biểu đồ 2.2. Hệ số thanh toán tức thời .......................................................................... 23

Biểu đồ 2.3. Tỷ suất sinh lời trên tài sản ....................................................................... 25

Biểu đồ 2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .............................................................. 26

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2011 .................................................. 30

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2012 .................................................. 30

Biểu đồ 2.7. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán lãi vay .......................................... 37

Biểu đồ 2.8. Giá vốn hàng bán của công ty qua 3 năm ................................................. 41

Biểu đồ 2.9. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 3 năm .............................. 42

Biểu đồ 2.10. Chi phí tài chính của công ty qua 3 năm ................................................. 43

Biểu đồ 2.11. Tổng chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm .................................... 45

Page 10: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là khi chúng ta chính

thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì hoạt động của các

công ty ở Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Để tận dụng

được những cơ hội và hạn chế được những thách thức trên bước đường hội nhập thì

đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động phải có lãi.

Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo lòng tin

cho các đối tác, giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với các công ty khác. Vì vậy,

doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Từ trước tới nay, việc phân tích hiệu quả sản

xuất kinh doanh ít được quan tâm và đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, vì hiệu quả

hay kết quả của hoạt động doanh nghiệp rất dễ được nhìn qua thông số lợi nhuận của

doanh thu. Do vậy người quản lý cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối

quan hệ qua lại giữa các số liệu phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh để đạt được

từng phần hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể để

khai thác các tiềm năng và khắc phục các nhược điểm của doanh nghiệp nhằm nâng

cao hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty TNHH xây dựng Việt Quang là một trong những doanh nghiệp tư nhân

có tiếng trên địa bản Tỉnh Phú Thọ. Sau nhiều năm hoạt động trên thị trường công ty

đã có những tiến bộ vượt bậc trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy,

trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, với sự xuất hiện của hàng loạt đối thủ

cạnh tranh cùng lĩnh vực xây dựng thì việc đánh giá và phân tiichs thực trạng kinh

doanh để tìm ra giải pháp kinh doanh tối ưu nhất là vấn đề luôn được công ty xem xét

để có thể giũ vững vị thế và ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Hiện

nay, công ty đã tìm hiểu và nghiên cứu ở các khía cạnh về các chỉ tiêu tài chính, tốc độ

giảm doanh thu và lợi nhuận qua các năm, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên

thị trương. Tuy nhiên, quá trình phân tích của công ty chỉ dừng lại ở việc tính toán các

chỉ tiêu tài chính, tốc độ giảm doanh thu, lợi nhuận mà chưa đề cập đến nguyên nhân

làm tăng giảm và chưa làm rõ được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố giá vốn, chi phí

hoạt động và thuế đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh là

rất caanh thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty

TNHH xây dựng Việt Quang nói riêng. Thông qua việc phân tích này, ban lãnh đạo

mới thấy được tình hình lợi nhuận, doanh thu mà công ty đã đạt được, đồng thời xác

ddingj được những nhân tố ảnh hưởng từ đó ban lãnh đạo có thể đề ra mục tiêu,

phương hướng và kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo.

Tài liệu dùng để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ

yếu dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính được lập theo định kỳ trong đó bảng cân

Thang Long University Library

Page 11: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được sử dụng nhiều nhất trong việc phân

tích các tỷ số tài chính cho ta biết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp tại thời điểm phát triển.

Thấy rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh

nghiệp em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

tại Công ty TNHH xây dựng Việt Quang ” để thực tập với mục tiêu thấy được những

điểm mạnh, điểm yếu, sự phát triển cũng như tiềm năng của công ty trong những năm

qua.

Bài luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh

Chƣơng 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Việt

Quang

Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

TNHH xây dựng Việt Quang

Page 12: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển

và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi các công ty muốn

tồn tại và phát triển phải hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là trong công tác phân tích

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cho các nhà quản trị có được cái nhìn toàn

diện về hoạt động của công ty mình, nhận thấy được những điểm yếu mà công ty mắc

phải để có thể đưa ra được cách khắc phục cũng như phương án hoạt động phù hợp

nhất cho công ty mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ thì đây chính là

nguồn thông tin có giá trị ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định đầu tư.

Qua phân hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Việt

Quang đã cho thấy phần nào tình hình hoạt động của công ty. Nhìn chung trong các

năm qua hiệu quả hoạt động đã được nâng cao lên rõ rệt thể hiện ở doanh thu và lợi

nhuận tăng đáng kể từ năm 2011 sang năm 2012. Tuy nhiên bên cạnh những thành

công đạt được thì công ty còn nhiều hạn chế như hiệu quả đạt được chưa tương xứng

với tiềm năng và quy mô hoạt động, vốn tự chủ còn thấp, khả năng thanh toán chưa

cao…Do đó trong các năm tới công ty cần chú trọng khắc phục những yếu kém trên để

nâng cao hiệu quả hoạt đông hơn nữa cũng như uy tín để công ty có thể đứng vững và

phát triển trong tương lai.

Trong quá trình thực tập ở công ty em đã được tiếp cận và đã hoàn thành luận

văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH

xây dựng Việt Quang”. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Chu

Thị Thu Thủy đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong quá trình nghiên cứu. Em cũng

xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú và anh chị trong phòng kinh doanh, phòng kế

toán của công ty. Với thời gian và kiến thức có hạn nên khóa luận không tránh khỏi

những thiếu sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè và các cô chú

trong công ty để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Dương Thị Hồng Lĩnh

Thang Long University Library

Page 13: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê

2. Nguyễn Công Trình (2008), Phân tích báo cáo tài chính (Lý thuyế, bài tập và bài

giải), nhà xuất bản giao thông vận tải

3. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2008), Phân tích tài chính, nhà xuất bản thống kê

4. Th.s Bùi Anh Tuấn (2006), Giáo trình tài chính doanh nghiệp nhà xuất bản nông

nghiệp

5. Đại học kinh tế TP HCM (2008), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, nhà xuất bản

thống kê

Page 14: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.1. Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của

quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm

mục đích sinh lời. Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả sản xuất.

Sản xuất kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiểu theo

mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu

số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả hoạt động

sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lý

của mỗi doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường

có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, vốn,

máy móc, nguyên vật liệu…nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử

dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả

kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác

nhua.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có quan

điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của

một lượng hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một

nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan

điểm này đã đề cập tới khái cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất

xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đat được việc

sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có

hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà

mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế

theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá

trình tái sản xuất nhằm mục tiêu kinh doanh, với chi phí thấp nhất mà hiệu quả cao

nhất.

Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến

khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh.

- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong

hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa

với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử

dụng nguồn lực sản xuất.

Thang Long University Library

Page 15: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

2

- Hay như Manfred Kuhn lại cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách

lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh, tức là tỷ số giữa kết

quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là

một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình

độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm mục tiêu kinh

doanh, với chi phí thấp nhất mà hiệu quả cao nhất.

- Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng:

H = K – C

Trong đó: H : Là hiệu quả sản xuất kinh doanh

K : Là kết quả đạt được

C : Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào

- Còn về so sánh tương đối thì: H =K/C

Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết

quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết

quả nó là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được như số

sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần…Như vậy kết quả

sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.

1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khảng định bản chất của hiệu quả kinh

doanh là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các

mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định

trong tương quan giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao

động xã hội bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh của donh nghiệp phải được xem xét một cách

toàn diện cả về không gian và thời gian, cả về mặt định tính và định lượng. Về mặt

thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng

giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ, chu kỳ

kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không được vì lợi ích

trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Trong thực tế kinh doanh, điều này dễ xảy ra khi

con người khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cả nguồn lao

động. Không thể coi tăng thu giảm chi là có hiệu quả khi giảm một cách tùy tiện, thiếu

cân nhắc các chi phí cải tạo môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, đầu tư cho giáo

dục, đào tạo nguồn nhân lực…

Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện khi hoạt động

của các bộ phận mang lại hiệu quả không ảnh hưởng đến hiệu quả chung (về mặt định

Page 16: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

3

hướng là tăng thu giảm chi). Điều đó có ý nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí kinh

doanh và khai thác các nguồn lực sẵn có làm sao đạt được kết quả lớn nhất.

1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Môi trƣờng văn hóa trong doanh nghiệp: Môi trường văn hóa trong doanh

nghiệp là mức độ nhận thức và các mối quan hệ tương tác tạo nên văn hóa đặc trưng

của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tác động đến tình cảm. lý trí và hành vi của

các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong kinh doanh

hiện đại, trất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp liên doanh rất quan tâm chú

ý và đề cao môi trường văn hóa của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thành công

trong kinh doanh thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường

văn hóa riêng biệt khác với các doanh nghiệp khác. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi

thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc

hình thành các mục tiêu chiến lược kinh doanh đã lựa chọn của doanh nghiệp. Cho nên

hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi

trường văn hóa trong doanh nghiệp.

Môi trƣờng thông tin: Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong doanh nghiệp

ngày càng lớn hơn bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến từng bộ phân, từng

phong ban, từng người lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác. Để thực

hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì giữa các bộ phận, các phòng ban cũng như

những người lao động trong doanh nghiệp luôn có mối quan hệ ràng buộc đòi hỏi phải

giao tiếp, phải liên lạc và trao đổi thông tin của doanh nghiệp. Việc hình thành quá

trình chuyển thông tin từ người này sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận

khacstaoj sự phối hợp trongm hiểu công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những

kinh nghiệm, những kiến thức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi

nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả

các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nhân tố quản trị lao động: Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc

xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh

ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và

quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ

các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo daonh nghiệp bằng

phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất

quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của

quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các

nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ cức của bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định

Thang Long University Library

Page 17: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

4

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan

hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.

Lao động: Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia

vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trình độ,

năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các

giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất,

chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực

tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh lao động thì tiền

lương và thu nhập của người lao độngcũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sane xuất

kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tới tâm lý người lao động

trong doanh nghiệp. Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó

làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại tác động tới tinh thần và trách

nhiệm người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của

doanh nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mức lương thấp thì

ngược lại. Cho nên doanh nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách

phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hòa giữa lợi ích

của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh: Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh

nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh

doanh, khả năng phân phối, đầu tưu có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có

hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Yêu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy

mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển

của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong

kinh doanh.

1.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài

Môi trƣờng văn hóa xã hội: Hiện nay có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng không chỉ

trực tiếp mà còn gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tình

trạng thất nghiệp ngày càng phổ biến, trình độ giáo dục, phong tục tập quán…có thể

theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp,

người lao động có nhiều cơ hội việc làm thì chi phí sử dụng lao động của doanh

nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng

nếu tình trạng thất nghiệp cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm

làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy nhiên sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có

thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ giáo dục cũng phần nào ảnh hưởng tới

hiệu quả kinh doanh nếu người lao động có trình độ chuyên môn vững chắc sẽ giúp

Page 18: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

5

doanh nghiệp có những nhân công tay nghề cao, tạo ra sản phẩm làm hài lòng khách

hàng, nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra nhưng nếu như người công nhân không có

tay nghề, sản phẩm làm ra kém chất lượng làm mất uy tín của doanh nghiệp tới khách

hàng và ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của doanh nghiệp nên nó ảnh hưởng trực tiếp

tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Môi trƣờng kinh tế chính trị: Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng

trưởng nề kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người…là

các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng

trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các

doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát

được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng…sẽ tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Điều kiện tự nhiên: Các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, thời tiết khí hậu…ảnh

hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh

doanh, năng suất chất lượng sản phẩn, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất

mùa vụ…đặc biệt là trong ngành xây dựng, sản phẩm luôn phải đạt chất lượng cao để

chống chọi với những thay đổi bất thường của thời tiết. Do đó ảnh hưởng tới hiệu quả

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trƣờng khoa học kỹ thuật công nghệ: Tình hình phát triển khoa học kỹ

thuật công nghệ và các ứng dụng của nó vào sản xuất có ảnh hưởng rất lớn tới trình độ

kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Do đó

ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm, tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3.3. Nhân tố môi trường ngành

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành: Theo Micheal

Porter quan niệm rằng, các điều kiện về cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào

nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các yếu tố này, ngoài các doanh nghiệp cạnh tranh

trong nội bộ ngành, còn có các nhân tố khác mà chúng ta đã đề cập một phần như

khách hàng, người cung ứng, các sản phẩm thay thế, các đối thủ tiềm năng. Số lượng

các doanh nghiệp mà càng đông và giống nhau thì tình hình trong tương lai càng

không ổn định.

Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp: Trên thực tế, khi đối thủ cạnh

tranh mới xâm nhập vào thị trường thì nói chung họ mang theo một khả năng sản xuất

mới và với mong muốn mạnh mẽ là bán sản phẩm và dịch vụ của mình. Hệ quả tức

thời của việc các nhà cạnh tranh mới xâm nhập thị trường là việc tăng cường độ thách

thức thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau và tăng sức ép về mặt giá cả. Nguy

cơ này được đánh giá tùy theo các rào cản nhập cuộc của ngành và các biện pháp trả

Thang Long University Library

Page 19: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

6

đũa từ phía các doanh nghiệp hiện tại. Các biện pháp này có thể là các hoạt động

thương mại mang tính cạnh tranh như là giảm giá, quảng cáo hoặc khuyến mại hoặc là

các chiến dịch phản công trên thị trường. Nếu rào cản nhập cuộc của ngành là lớn và

nếu các doanh nghiệp hiện tại sẵn sàng trả đũa thì nguy cơ xâm nhập sẽ rất nhỏ. Trong

trường hợp ngược lại thì sự việc sẽ khác đi. Trong trường hợp ngược lại thì sự việc lại

sẽ khác đi. Ví dụ, việc thâm nhập thị trường Pháp của các nhà sản xuất ôtô Nhật bản

đã bị chậm lại, điều này là do tồn tại hàng rào rất lớn đối với việc thâm nhập: đó chính

là "quota nhập khẩu". Quota nhập khẩu hạn chế được sự tăng cường độ cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp. Nếu biện pháp hạn chế nhập khẩu bị xoá bỏ thì người ta có thể

phải tham gia vào những cuộc chiến tranh giá cả, sản phẩm và dịch vụ của các hãng

sản xuất ôtô khác nhau

1.1.4. Khái niệm về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả

năng sinh lời của doanh nghiệp. Bởi vì mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của

nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp, để thực

hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của

mình. Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lời thì lợi nhuận tương lai sẽ không

chắc chắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn.

1.1.5. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát

triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong kinh

doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư. Muốn vậy

cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng của từng nhân tố đến

kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh doanh. Thời kỳ

chủ nghĩa đế quốc, sự tích tụ cơ bản dẫn đến sự tích tụ sản xuất, các công ty ra đời sản

xuất phát triển cực kỳ nhanh chóng cả về quy mô lẫn hiệu quả. Với sự cạnh tranh gay

gắt và khốc liệt, để chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo quản lý tốt các hoạt động

của công ty đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả, nhà tư bản nhận thông tin từ

nhiều nguồn, nhiều loại và yêu cầu độ chính xác cao. Với đòi hỏi này công tác hạch

toán không thể đáp ứng được vì vậy cần phải có môn khoa học phân tích kinh tế độc

lập với nội dung phương pháp nghiên cứu. Ngày nay với những thành tựu to lớn về sự

phát triển kinh tế - văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật cao thì việc phân tích hiệu quả

càng trở nên quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp bởi nó giúp nhà quản lý

tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất về kinh tế - xã hội – môi trường.

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho nhà quản lý đưa ra

những quyết định về sự thay đổi đó, đề ra những biện pháp sát thực để tăng cường hoạt

Page 20: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

7

động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn,

lao động, đất đai…vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan

trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản ánh trình độ sử dụng các

nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế

thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất

càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả. Tóm lại hiệu quả kinh doanh đem lại cho

quốc gia sự phân bổ, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý đem lại hiệu quả cao

cho doanh nghiệp.

Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối

chính là lợi nhuận đạt được, nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán

bộ công nhân viên. Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động

trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng một vai

trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp

doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa cơ sở

vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

Đối với ngƣời lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy

kích thích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả hoạt động của

mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đòi sống lao động

thúc đẩy năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung hiện nay càng trở thành nhu cầu của

doanh nghiệp nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Có thể nói hầu hết những quyết

định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các

phân tích khoa học và khách quan vì vậy hoạt động phân tích kinh doanh có ý nghĩa

rất quan trọng. Việc phân tích sẽ giúp nhà quản lý đánh giá chính xác hiệu quả kinh

doanh thông qua hệ thống chỉ tiêu được xây dựng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh

hưởng tới quá trình và kết quả kinh doanh. Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất

kinh doanh được sử dụng trong bài luận văn này như sau:

1.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm biết được hiệu quả kinh doanh ở

mức độ nào, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng.

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh một doanh

nghiệp bao giờ cũng cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng

hợp (tổng quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản

xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn (kể cả tổng số

và phần gia tăng). Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản:

Thang Long University Library

Page 21: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

8

1.2.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành

Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển

nhượng, các khoản phải thu và dự trữ; còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản

vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả

nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác…Cả tài sản lưu động và nợ ngắng hạn

đều có thời hạn nhất định – tới một năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước

đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiêp, nó cho biết mức độ của các khoản

nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành

tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ.

1.2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn

hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành

tiền. Tài sản dự trữ là những tài sản khó chuyển đổi hơn trong tổng TSLĐ . Do vậy

khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không

phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).

1.2.1.3. Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ

ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền.

1.2.1.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE

Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế

cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các

nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. tăng

mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản

lý tài chính doanh nghiệp.

1.2.1.5. Tỷ suất sinh lời của tài sản - ROA

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của

một đồng vốn đầu tư. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích

Page 22: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

9

và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau

thuế để so sánh với tổng tài sản.

* Hiệu suất sử dụng tài sản (HTS) được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt

được trên tài sản của doanh nghiệp. Ta có chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản đầu tư vào doanh nghiệp sẽ tạo ra được

bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (doanh thu thuần). Giá trị chỉ tiêu này càng tăng chứng

tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tăng.

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (TL/D): Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa

các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu

thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng

cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng

có tỷ suất lợi nhuận cao. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận tổng hợp của tất cả các hoạt động của doanh

nghiệp, bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và lợi nhuận

từ thu nhập khác.

1.2.1.6. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu - ROS

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau

thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nó phản ánh về sự biến động của hiệu quả.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả càng lớn, lợi nhuận sinh ra

càng nhiều từ doanh thu, cho thấy doanh nghiệp càng thành công trong lĩnh vực của

mình.

1.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Khi phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản người ta thường tính ra và

so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc trên các chỉ tiêu “sức sản xuất”, “sức sinh lời” và

“suất hao phí” của tài sản và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá.

Các chỉ tiêu này được tính cho tổng tài sản bình quân, cho tổng tài sản ngắn hạn và

tổng tài sản dài hạn. Cụ thể đối với hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản ta thường

tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

1.2.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Thang Long University Library

Page 23: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

10

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu

thuần. Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng

và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản

càng giảm. Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính như sau:

Chỉ tiêu sức sinh lời của tổng tài sản cho biết một đơn vị tài sản bình quân đem

lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử

dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại.

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần,

doanh nghiệp phải có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân. Suất hao phí càng lớn

thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại.

1.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng TSNH được phản ánh qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị TSNH bình quân đem lại mấy đơn vị doanh

thu thuần. Sức sản xuất của TSNH càng lớn, hiệu quả sử dụng TSNH càng tăng và

ngược lại, nếu sức sản xuất của TSNH càng nhỏ, hiệu quả sử dụng TSNH càng giảm.

TSNH bình quân được tính như sau:

Page 24: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

11

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay

lợi nhuận gộp trong kỳ. Sức sinh lời của TSNH càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSNH

càng tăng và ngược lại.

Chỉ tiêu này cho ta thấy để có một đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp cần phải

có bao nhiêu TSNH bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSNH càng

thấp và ngược lại.

1.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Hiệu quả sử dụng TSDH được phản ánh qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị TSDH bình quân đem lại mấy đơn vị doanh

thu thuần. Sức sản xuất của TSDH càng lớn, hiệu quả sử dụng TSDH càng tăng và

ngược lại, nếu sức sản xuất của TSDH càng nhỏ, hiệu quả sử dụng TSDH càng giảm.

TSDH bình quân được tính như sau:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSDH làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay

lợi nhuận gộp trong kỳ. Sức sinh lời của TSDH càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSDH

càng tăng và ngược lại.

Để có một đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị

TSDH bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSDN càng thấp và

ngược lại.

1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

1.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Vốn kinh doanh chính là điều kiện để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình, vì vậy khi bỏ vốn vào bất cứ hoạt động kinh

doanh nào người chủ sở hữu luôn quan tâm đến sự bảo toàn và phát triển của doanh

nghiệp cũng như nguồn vốn chủ sở hữu nói trên. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là

Thang Long University Library

Page 25: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

12

một thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh khốc

liệt như hiện nay. Do đó ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản

thì hiệu quả kinh doanh còn được xem xét cả dưới góc độ nguồn vốn mà chủ yếu là

vốn chủ sở hữu. Dưới góc độ này, hiệu quả kinh doanh cũng được nhìn nhận ở sức sản

xuất, sức sinh lời và suất hao phí của vốn chủ sở hữu. Đây là những nội dung phân tích

được các nhà nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích

của họ cả về hiện tại và tương lai.

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đem lại mấy đơn vị

doanh thu thuần. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn chủ

sở hữu càng tăng và ngược lại. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì hiệu quả

sử dụng vốn chủ sở hữu càng giảm. Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ được tính như

sau:

Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cho ta biết một đơn vị vốn chủ sở hữu

bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng

cao thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng cao và ngược lại.

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần

doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân. Suất hao phí

càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng thấp và ngược lại.

1.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay

Hệ số thanh toán lãi vay là một hệ số quan trọng trong các chỉ số về cơ cấu vốn.

Nó cho thấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay có đủ bù đắp lãi vay hay không.

Trong đó lãi trước thuế và lãi vay cũng như lãi vay là của năm cuối hoặc tổng

của 4 quý gần nhất.

Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không

thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận cho người vay. Từ đó đánh giá xem nên vay

Page 26: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

13

thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã tối ưu cần duy trì. Hệ số này cho biết mức

độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này,

các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Việc

tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng. Rõ

ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh

nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn.

Khả năng trả lãi của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài

sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy

giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức

nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên

rủi ro này được hạn chế bởi thực tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy

nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu

hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp phải

đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ

của mình.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích khi doanh nghiệp sử dụng 100 đồng

tiền vay thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả

kinh doanh tốt, đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư

vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này cũng thể hiện tốc độ tăng trưởng của

doanh nghiệp.

1.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho các

chủ sở hữu. Bởi vậy doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá

trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp

mà tỷ trọng các bộ phận chi phí có thể không giống nhau và cũng tùy theo các cách

tiếp cận khác nhau, người ta có thể xem xét các loại chi phí dưới các góc độ khác

nhau.

1.2.4.1. Hiệu quả sử dụng tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ

ra để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Tổng chi phí có

liên quan đến tổng số lượng sản lượng sản phẩm tiêu thu, khi tổng sản lượng sản phẩm

tiêu thụ thay đổi thì tổng chi phí cũng thay đổi theo. Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối

phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh được xác định trên cơ sở tính toán và tổng hợp

mục tiêu chi phí cụ thể. Việc đó phải dựa vào tính toán xác định từng khoản mục chi

phí phát sinh trong kỳ. Tổng chi phí được thể hiện qua công thức sau:

Thang Long University Library

Page 27: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

14

F = Fđk + Pps - Fck

Trong đó: F : là tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Fđk là số dư đầu kỳ (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp còn tồn đầu

kỳ)

Pps là tổng chi phí phát sinh trong kỳ kế hoạch

Fck là số dư chi phí phân bổ cho hàng hóa dự trữ cuối kỳ (Chi phí bán hàng

và quản lý doanh nghiệp)

1.2.4.2. Phân tích giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá vốn hàng bán đem lại mấy đồng doanh thu

thuần. Sức sản xuất của giá vốn hàng bán càng lớn, hiệu quả sử dụng càng tăng và

ngược lại. Sức sản xuất của giá vốn hàng bán càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng càng

giảm. Giá vốn hàng bán bình quân trong kỳ được tính như sau:

Chỉ tiêu sức sinh lời của giá vốn hàng bán cho ta biết một đơn vị gia vốn hàng

bán bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lời của giá vốn hàng bán

càng lớn thì hiệu quả ngày càng cao và ngược lại.

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị doanh thu thuần doanh nghiệp cần

phải có bao nhiêu đơn vị giá vốn hàng bán bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu

quả sử dụng càng thấp và ngược lại.

1.2.4.3. Phân tích chi phí bán hàng

Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng chi phí bán hàng bỏ ra đã tạo được bao

nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của chi phí bán hàng càng lớn, hiệu quả sử

Page 28: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

15

dụng càng tăng và ngược lại. Sức sản xuất của chi phí bán hàng càng nhỏ thì hiệu quả

sử dụng càng giảm. Chi phí bán hàng bình quân trong kỳ được tính như sau:

Chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí bán hàng cho ta biết một đồng chi phí bán hàng

bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần. Sức sinh lời của chi phí bán hàng càng

lớn thì hiệu quả ngày càng cao và ngược lại.

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị doanh thu thuần doanh nghiệp cần

phải có bao nhiêu đơn vị chi phí bán hàng bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu

quả sử dụng càng thấp và ngược lại.

1.2.4.3. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng chi phí quản lý doanh nghiệp bỏ ra đã tạo

được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của chi phí QLDN càng lớn, hiệu

quả sử dụng càng tăng và ngược lại. Sức sản xuất của chi phí QLDN càng nhỏ thì hiệu

quả sử dụng càng giảm. Chi phí QLDN bình quân trong kỳ được tính như sau:

Chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí QLDN cho ta biết một đồng chi phí QLDN

bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần. Sức sinh lời của chi phí QLDN càng lớn

thì hiệu quả ngày càng cao và ngược lại.

Thang Long University Library

Page 29: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

16

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị doanh thu thuần doanh nghiệp cần

phải có bao nhiêu đơn vị chi phí QLDN bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả

sử dụng càng thấp và ngược lại.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY

TNHH VIỆT QUANG

2.1. Giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Việt Quang

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VIỆT

QUANG

- Tên tiếng anh: VIET QUANG CONSTRUCTION LIMITED LIABILITY

COMPANY

- Địa chỉ: Số nhà 2388, đại lộ Hùng Vương, phường Vân Cơ, thành phố Việt

Trì, tỉnh Phú Thọ

- Giám đốc: Vũ Văn Trung

- Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 27/11/2001

- Điện thoại: (0210) 3952194

- Mã số thuế: 260025694

Trải qua 12 năm thực hiện nhiệm vụ bao thầu xây lắp, trong thời kỳ bao cấp

cũng như trong giai đoạn đổi mới cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

Công ty TNHH xây dựng Việt Quang luôn cố gắng khắc phục khó khăn tạo bước đi

hợp lý, phát huy sáng tạo để thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Công ty có lực lượng lao động lành nghề trình độ cao trong mọi công việc: nề, mộc,

sắt, bê tông, hoàn thiện, trang trí nội thất và lắp đặt điện nước, đủ khả năng đảm nhận

thi công công trình từ đơn giản đến phức tạp yêu cầu kỹ thuật cao. Đội ngũ cán bộ

quản lý dày dặn kinh nghiệm về quản lý kinh tế, hạch toán kinh doanh, quản lý kỹ

thuật, tổ chức chỉ đạo thi công. Công ty đã từng đảm nhận thi công nhiều công trình

trọng điểm yêu cầu tiến độ thi công nhanh, chất lượng mỹ thuật cao mang ý ngĩa kinh

tế, chính trị của Tỉnh. Ngoài ra công ty còn đảm nhận thi công nhiều công trình chào

mừng ngày lễ lớn của Tỉnh, được UBND tỉnh Phú Thọ tặng bằng khen về thành tích

thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong nhiều năm.

Trước tình hình thị trường luôn luôn đổi mới, cải tiến dây chuyền công nghệ đi

lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công trình xây dựng ngày càng yêu cầu đẹp, kết cấu

bền vững, vật liệu hoàn thiện, chất lượng kỹ thuật ngày càng cao. Công ty luôn luôn

Page 30: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

17

đổi mới công nghệ, mua mới bổ sung máy móc thiết bị thi công, đáp ứng yêu cầu kỹ

thuật thi công công trình.

Ý thức rõ chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quyết định sự sống còn của

công ty nên phương châm làm việc của tập thể cán bộ nhân viên là luôn nhiệt tình,

năng động, phát huy tính sáng tạo và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong công

tác quản lý và triển khai thi công các công trình như tiêu chuẩn quản lý chất lượng

theo quy trình, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện để đảm bảo cung cấp sản phẩm –

dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động,

bảo vệ môi trường. Và tiêu chí chất lượng được xem là thước đo giá trị đồng thời việc

mang lại những công trình xây dựng chất lượng cho khách hàng là niềm tự hào của

toàn thể nhân viên công ty. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất

kinh doanh gạch ngói, gốm xây dựng, bê tông thương phẩm, các cấu kiện bê tông đúc

sẵn; khai thác, chế biến kinh doanh đá xây dựng; kinh doanh các công trình dân dụng,

công nghiệp, giao thông, thủy lợi, đường dây tải điện cao hạ thế, trạm biến áp; quản lý

kinh doanh cơ sở hạ tầng; tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng dân dụng,

công nghiệp; tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp…

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, việc xây nhà cũng như lắp đặt các

trang thiết bị trong nhà cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn phù hợp với từng

hoàn cảnh, từng điều kiện. Vì thế việc cung cấp những sản phẩm mới, không chỉ đáp

ứng được chất lượng sản phẩm mà còn chú ý đến mẫu mã, kiểu cách sao cho phù hợp

với thị hiếu của người tiêu dùng là vấn đề mà công ty Việt Quang đang và sẽ quan

tâm. Hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty là:

- Xây dụng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường

cống), thủy lợi, điện; San lấp mặt bằng, lắp đặt đường cống thoát nước

- Giám sát kỹ thuật thi công các công trình cấp thoát nước, dân dụng, công

nghiệp, thủy lợi, giao thông, điện

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng

- Cho thuê máy móc, thiết bị thi công công trình

- Trồng rừng và trồng cây xanh hoa viên

- Hoàn thiện công trình xây dựng

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng như bán buôn sắt, thép,

máy móc thiết bị và phụ tùng xây dựng, thiết bị điện, dây điện…

- Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình như thiết kế tổng mặt bằng công

trình, kiến trúc công trình; thiết kế cấp thoát nước đối với công trình dân dụng, công

nghiệp, trạm bơm; thiết kế công trình công cộng (hè, sân vườn)…

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị

Thang Long University Library

Page 31: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

18

- Thi công xây dựng và thực nghiệm chuyển giao công nghệm mới các công

trình: kiến trúc dân dụng, nhà ở, giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật…

- Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công

trình xây dựng…

- Phân tích đánh giá lựa chọn nhà thầu, kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng

và công trình xây dựng

2.2. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

2.2.1.Khả năng thanh toán

2.2.1.1. Khả năng thanh toán chung

Bảng 2.1. Hệ số khả năng thanh toán chung

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 4.958 4.953 7.682 7.698

Tổng nợ phải trả 833 855 3.638 4.285

Hệ số khả năng thanh

toán chung 5,95 5,79 2,11 1,80

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán chung của công ty có xu hướng giảm dần từ

năm 2009 đến 2012 và đạt mức thấp nhất vào năm 2012 bằng 1,8 lần. Hệ số khả năng

thanh toán chung của công ty giảm tức là việc sử dụng tài sản để chi trả cho các khoản

nợ của công ty giảm xuống, điều này làm tăng mức rủi ro tài chính qua các năm của

công ty. Qua bảng trên có thể nhận thấy rằng nguyên nhân của hệ số thanh toán chung

giảm do tốc độ tăng đầu tư vào tài sản chậm hơn so với tốc độ tăng của việc sử dụng

nợ:

Năm 2009-2010: Có thể nhận thấy rằng khả năng thanh toán chung trong hai

năm 2009 và năm 2010 giảm nhẹ từ 5,95 lần xuống còn 5,79 lần, điều này là do năm

2010 mức đầu tư vào tài sản không gia tăng nhiều, sự gia tăng đầu tư chủ yếu là khoản

mục tài sản ngắn hạn do công ty có thêm công trình mới vì vậy hàng tồn kho và khoản

phải thu gia tăng nhẹ. Để đảm bảo tài trợ cho tài sản ngắn hạn gia tăng, công ty tăng

tương ứng nợ ngắn hạn.

Năm 2010-2011: Khả năng thanh toán chung tiếp tục giảm mạnh từ 5,79 lần

xuống 2,11 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do các công trình hoàn thành và ký kết từ

năm trước một phần chưa hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư nên khoản mục chi phí

Page 32: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

19

xây dựng cơ bản dở dang trong hàng tồn kho tăng mạnh, kéo theo nguồn vốn để tài trợ

cho khoản mục này cũng tăng, nợ ngắn hạn tăng từ 833 triệu lên đến 3.673 triệu.

Năm 2011-2012: Khả năng thanh toán chung giảm xuống mức thấp nhất trong 4

năm với mức 1,8 lần. Điều này là do trong năm 2012, cùng với việc ký kết các hợp

đồng mới thì một loạt các công trình của công ty hoàn thành bàn giao quyết toán cho

chủ đầu tư (làm cho khoản mục hàng tồn kho chiếm chủ yếu là chi phí xây dựng cơ

bản dở dang giảm từ 2.045 triệu đồng xuống còn 1.001 triệu đồng. Tuy nhiên các công

trình này công ty vẫn chưa thu được hết tiền làm cho khoản phải thu khách hàng tăng

mạnh từ 1.936 triệu đồng lên tới 3.700 triệu đồng. Hệ quả của điều này là công ty phải

tăng các khoản vay ngắn hạn lên từ 3.763 triệu đồng lên tới 4.285 triệu đồng. Ngoài ra,

do trong năm 2011 công ty làm ăn không hiệu quả thể hiện ở việc lợi nhuận sau thuế

âm 74 triệu đồng làm cho một trong những chủ sở hữu của công ty đã quyết định rút

vốn vì vậy vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm 4.020 triệu đồng xuống còn 3.400 triệu

đồng.

2.2.1.2. Khả năng thanh toán hiện hành

Bảng 2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Đơn vị: Lần

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

1. Khả năng thanh 1,29 1,11 1,15 (0,18) 0,04

toán hiện hành

2. Khả năng thanh 1,20 0,49 0,91 (0,71) 0,42

toán nhanh

3. Khả năng thanh

toán tức thời 0,12 0,002 0,01 (0,118) 0,008

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài

chính của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường

xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu

khả năng thanh toán tổng quát cao. Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường

khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa TSNH và nợ

ngắn hạn. Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của TSNH đối với khoản

nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay nợ thêm nào. Tóm lại cho ta biết tại một

thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động

bao nhiêu từ TSNH để trả nợ. Cụ thể như sau:

Thang Long University Library

Page 33: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

20

(1) Khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành của công ty

năm 2011 giảm 0,18 lần so với năm 2010 và đến năm 2012 thì hệ số này không tăng

nhiều so với năm 2011 là do:

- Năm 2011, hệ số này là 1,11 giảm hơn trước 0,18 lần tương ứng giảm

13,95%. Tuy mức độ giảm là không lớn nhưng là biểu hiện không tốt. Điều này cho

thấy mức dự trữ năm 2011 cao hơn năm 2010 nguyên nhân là do chi phí xây dựng cơ

bản dở dang của các công trình chưa hoàn thành tăng và khoản phải thu khách hàng

của công ty gia tăng do chưa đòi được nợ. Trong khi đó mức nợ ngắn hạn của doanh

nghiệp cũng tăng nhưng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng của dự trữ điều đó sẽ tạo

điều kiện cho mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng.

- Năm 2012, có một sự tăng nhẹ từ 1,11 lên 1,15 tương ứng 3,60%. Nguyên

nhân tăng là do trong năm 2012 một số công trình đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu

tư làm cho hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống và phải thu khách hàng có xu hướng

tăng, hơn nữa trong năm công ty cũng đã trả một số khoản nợ cho nhà cung cấp khiến

cho khoản phải trả người bán giảm từ 1040 triệu đồng xuống còn 311 triệu đồng, tuy

nhiên vay ngắn hạn gia tăng. Kết hợp các nhân tố tăng giảm thì tốc độ tăng của tài sản

ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán ngắn hạn tăng

nhẹ.

Qua phân tích khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua 4 năm ta thấy

các hệ số này lúc tăng lúc giảm nhưng tăng giảm phụ thuộc chính vào khoản phải thu

khách hàng và hàng tồn kho do đó nếu công ty không quản lý tốt hoạt động thu nợ có

thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên hệ số thanh toán hiện hành chưa

phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác hơn ta

tiếp tục phân tích đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu tiếp theo.

2.2.1.3. Khả năng thanh toán nhanh

Biểu đồ 2.1. Hệ số thanh toán nhanh

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Page 34: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

21

Qua bảng phân tích cũng như biểu đồ ta có thể thấy được rằng hệ số thanh toán

nhanh của công ty đang có xu hướng giảm thấp. Điều này là do ta đã loại bỏ lượng

hàng tồn kho (HTK) ra khỏi công thức tính nhưng HTK lại chiếm tỷ trọng quá cao

trong TSNH. Cụ thể:

- Năm 2010 hệ số thanh toán nhanh là 1,2 lần tức là không cần bán HTK hay

vay mượn gì thêm với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 1,2

đồng TSNH. Như vậy công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, đảm bảo khả năng

thanh toán cho khách hàng. Nhưng đến năm 2011 thì con số này chỉ còn 0,49 lần, giảm

0,76 đồng so với năm 2010, tức bây giờ 1 đồng nợ ngắn hạn thì chỉ còn 0,49 đồng tài

sản thanh khoản cao để chi trả. Nguyên nhân là do trong năm nợ phải trả của công ty

tăng cao trong khi đó thì lượng HTK (chủ yếu là các công trình xây dựng dở dang)

chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH là 50,74% nên khi bị loại trừ thì tài sản còn lại (chủ

yếu là khoản phải thu khách hàng chiếm 48,04%) để chi trả cho nợ. Khi cần thanh toán

ngay những khoản nợ lưu động tới hạn thì phải ứng trước lượng nguyên vật liệu tồn

kho để thanh toán. Đồng thời do tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm mạnh

từ 100.848.854 đồng xuống 8.596.267 đồng, tức giảm 91,48%. Đây là một tín hiệu xấu

và mang lại nhiều rủi ro cho công ty khi khả năng thanh toán nhanh của công ty không

đủ để thanh toán nợ. Vì vậy công ty cần phải tăng lượng tiền dự trữ lên đến mức cho

phép và phần nợ ngắn hạn xuống đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng được ngay

những nhu cầu về thanh toán.

- Năm 2012, hệ số thanh toán nhanh của công ty có dấu hiệu phục hồi và đạt

mức 0,91 lần tăng 0,47 lần tức 1 đồng nợ phải trả bây giờ được chi trả bởi 0,91 đồng

tài sản thanh khoản cao. Tuy vậy, với số liệu này, ta thấy khả năng thanh toán nhanh

của công ty là chưa cao, tài sản thanh khoản chưa đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn.

Nguyên nhân là do giá trị HTK chiếm trong TSLĐ năm 2012 thấp hơn năm 2011 là

1.044.256.664 đồng, làm cho khả năng thanh toán nhanh cao hơn năm 2011. Bên cạnh

đó tốc độ tăng của tổng tiền và khoản phải thu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ

ngắn hạn. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên.

Việc loại giá trị HTK của công ty ra khỏi khả năng thanh toán bằng TSLĐ, làm

cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với tỷ số hiện hành của công ty

nhưng nó đã phản ánh đúng thực chất khả năng thanh toán nhanh bằng TSLĐ. Điều

này giúp cho công ty tăng uy tín về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một

cách nhanh chóng.

2.2.2. Khả năng thanh toán tức thời

Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh

thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một

thị trường (tài chính, tiền tệ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản

Thang Long University Library

Page 35: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

22

phải thu” này. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính

nói riêng chưa được phát triển như hiện nay, hệ số thanh toán nhanh thích hợp hơn là

hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Page 36: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

23

Biểu đồ 2.2. Hệ số thanh toán tức thời

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Cũng như hệ số thanh toán nhanh sau khi loại bỏ tiếp những TSNH khác để

xem xét khả năng thanh toán tức thời thì qua đồ thị ta thấy rằng hệ số này là quá thấp

so với nợ ngắn hạn luôn gia tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 hệ số này là 0,002 lần

giảm 0,118 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do vốn bằng tiền của công ty giảm

mạnh còn 8.596.267 đồng, giảm 92.252.587 đồng. Đến năm 2012 hệ số này đang có

dấu hiệu phục hồi đạt 0,01 lần. Điều này là do công ty đã tăng cường nâng cao lượng

tiền dự trữ lên dần qua các năm. Năm 2012 lượng vốn bằng tiền đạt 45.469.012 đồng

tăng 36.872.745 đồng so với năm 2011 nên đã kéo theo sự gia tăng của hệ số trên.

Việc lượng tiền dự trữ không đủ đáp ứng khả năng chi trả sẽ dẫn đến nhiều rủi

ro cho công ty trong việc các nhà cung cấp cũng như các tổ chức tín dụng bất ngờ thu

hồi lại các khoản nợ nhưng việc này lại có khả năng rất thấp. Nên việc sử dụng vốn đi

chiếm dụng để gia tăng hiệu quả của lợi nhuận là một biện pháp tốt, cũng như sử dụng

tiền trong việc thúc đẩy nhanh quá trình xoay vòng vốn cho công ty. Nhưng công ty

cũng không nên chủ quan mà phải có hướng đề phòng những rủi ro không đáng có

trong những năm tới.

2.2.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE

Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: 1000VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011

Mức Tỷ lệ

(%) Mức Tỷ lệ

Lợi nhuận

sau thuế 17.152 (74.868) 10.248 (92.019) (537) 85.116 (114)

Vốn CSH 4.119.241 4.044.373 3.412.318 (74.868) (1,80) (632.055) (156)

ROE (%) 0,42 (1,85) 0,30 (2,27) (540) 2,2 (116)

Thang Long University Library

Page 37: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

24

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng phân tích ta thấy rằng ROE năm 2010 là cao nhất cao hơn năm 2011

và 2012. Điều này cho thấy công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn những năm

sau đó do mở rộng quy mô kinh doanh và đề ra các chính sách không hợp lý. ROE

năm 2011 là -1,85% có nghĩa là cứ 100 đồng bỏ vào sản xuất kinh doanh thì công ty

phải bù lỗ 1,85 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm 2012 doanh thu từ hoạt động

sản xuất kinh doanh chính và doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ đủ bù đắp cho phần

chi phí hoạt động và dư thừa 160 triệu, nhưng chi phí tài chính (chi phí lãi vay) công

ty phải trả trong năm lên tới xấp xỉ 222 triệu, dẫn đến công ty bị lỗ. Năm 2012, tỷ suất

lợi nhuận trên vốn CSH là 0,3 có nghĩa là cứ 100 đồng vốn CSH bỏ vào sản xuất kinh

doanh thì thu lại được 0,3 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 tỷ suất này tăng 2,15 đồng.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm lợi nhuận ròng đã tăng lên đến

10.248.217 đồng với sức tăng 113,69% so với năm 2011, còn vốn CSH giảm nên làm

cho tỷ suất tăng trong năm. Mặc dù tỷ số ROE có xu hướng tăng qua các năm nhưng

có thể thấy rằng tốc độ sinh lời của vốn CSH là khá thấp ở mức trung bình qua 3 năm

là -0,38 tức là 100 đồng vốn mà CSH đầu tư vào doanh nghiệp phải bù lỗ 0,38 đồng

điều này chứng tỏ công ty chưa cân đối hài hòa giữa vốn CSH và vốn đi vay ảnh

hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn phục vụ cho mục

đích mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp quản lý chi phí một cách có hiệu

quả hơn nữa, kết hợp đẩy mạnh dịch vụ cung cấp phục vụ tốt cho các hoạt động bán

hàng, nhằm làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận để phát huy sử dụng đòn bẩy tài chính

hợp lý. Điều này sẽ giúp công ty nâng cao được hệ số ROE từ đó nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh.

2.2.4. Tỷ lệ sinh lời của tài sản - ROA

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo

ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng

lớn. Để có được cái nhìn tổng quan hơn, ta xem bảng phân tích dưới đây:

Bảng 2.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011

Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

Lợi nhuận

sau thuế

17.152 (74.868)

10.248 (92.020) (537%) 85.116 831%

Tổng tài sản

4.952.726

7.682.260

7.697.508 2.729.533 55% 15.248 0,20%

ROA (%) 0,35% (0,97%) 0,13% (1,32%) (381%) 1,11% 832%

(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán)

Page 38: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

25

Biểu đồ 2.3. Tỷ suất sinh lời trên tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có xu hướng giảm. Nếu năm 2010, cứ

100 đồng tài sản đầu tư vào công ty tạo ra được 0,35 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm

2011 công ty phải bù đắp 0,97 đồng do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty thua lỗ hay khả năng sinh lợi của vốn đầu tư thấp. Nguyên nhân là do tổng tài

sản tăng nhanh từ năm 2010 đến 2011: năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.729.533.455

đồng, hiệu quả sử dụng tài sản năm 2011 giảm xuống so với năm 2010 dẫn đến tỷ suất

lợi nhuận trên tổng tài sản cũng giảm. Hệ số này giảm chứng tỏ công ty đang có kế

hoạch và xu hướng khai thác sử dụng tài sản chưa hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới

công ty cần có những biện pháp khai thác năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có, đồng

thời làm tốt công tác quản lý vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

cũng như hiệu suất sử dụng vốn cố định thì càng có điều kiện tăng khả năng sinh lời.

Sang năm 2012 khả năng sinh lời từ tài sản có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2011

cứ 100 đồng tài sản đầu tư vào công ty phải bù đắp 0,97 đồng lợi nhuận trước thuế thì

sang năm 2012 tạo ra được 0,13 đồng. Đây là một dấu hiệu tốt. Do tốc độ tăng của lợi

nhuận thấp hơn tốc độ tăng của tài sản, trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn

nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn,

tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu – ROS

Bảng 2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Đơn vị tính: %

Chỉ

tiêu 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011

Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

ROS 0.47 (4.47) 0.13 (4,94) (1.053) 4,61 (103)

(Nguồn: Tính toán qua báo cáo tài chính)

Thang Long University Library

Page 39: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

26

Biểu đồ 2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2010 là 0,47% có nghĩa là cứ 100

đồng doanh thu thì đem lại 0,47 đồng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào

năm 2010 là chưa cao nhưng có vẻ là cao nhất trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Sang

năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống còn -4,47 % có nghĩa là doanh

thu không đủ để bù đắp chi phí và công ty bị lỗ. Tỷ suất này vào năm 2011 đã giảm

xuống 4.94 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Tỷ số này cho thấy công ty đang dần tụt

dốc, kinh doanh kém hiệu quả nên cần có những biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh

doanh thu tiêu thụ.

Đến năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu đã tăng lên 0,13 đồng lợi nhuận. So với

năm 2011 thì tỷ suất này đã tăng lên với mức 4,61 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do

trong năm 2012 công ty đã kiểm soát tốt hơn chi phí, mức tăng doanh thu lớn hơn mức

tăng chi phí do đó công ty đã có khoản lãi tương ứng là hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên

mức thu nhập như vậy là rất nhỏ so với số vốn bỏ ra, hiệu quả sinh lời ở mức thấp.

Tóm lại, thông qua phân tích hiệu quả sinh lời của công ty có thể nhận thấy

rằng hiệu quả quản lý tài sản, nguồn vốn và cân đối chi phí của công ty kém. Điều này

kéo theo khả năng sinh lời của công ty ở mức thấp. Do đó, trong những năm tới công

ty cần tăng cường quản lý tài sản, nguồn vốn kết hợp với các biện pháp tiết kiệm chi

phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo điều kiện phát

triển bền vững. Để xem xét chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sinh lời của

công ty tác giả đi vào phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và

hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như hiệu quả sử dụng chi phí,

Page 40: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

27

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

2.3.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Bảng 2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Sức sản xuất 0,74 0,26 1,003 (64,06) 278,82

Suất hao phí:

- Tính theo DT

1,36

3,78

0,997

178,23

(73,60)

- Tính theo lợi

nhuận 288,91 (84,39) 750,36 (129,21) (989,18)

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

* Sức sản xuất: Qua bảng trên ta thấy sức sản xuất của tổng tài sản bình quân

năm 2011 giảm so với năm 2010 là 0,48 đồng (tương đương giảm 64,24%). Đến năm

2012 sức sản xuất tăng lên là 1,003 đồng so với năm 2011. Điều này có nghĩa là trong

năm 2011 khả năng tạo ra doanh thu của 1 đồng tài sản là 0,26 đồng nhưng sang năm

2012 thì 1 đồng tài sản tạo ra 1,003 đồng doanh thu cho thấy rằng việc sử dụng tài sản

của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể như sau:

- Năm 2010 – 2011: Năm 2010 sức sản xuất của tổng tài sản là 0,74 lần, sang

năm 2011 là 0,26 lần, giảm 0,48 lần. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt

động kinh doanh thì thu được 0,74 đồng doanh thu thuần. Chỉ số giảm mạnh vào năm

2011 do doanh thu thuần giảm 54,17% trong khi tài sản bình quân tăng với tốc độ

27,50%. Chỉ số này giảm là do trong thời gian này nhiều công trình của công ty chưa

quyết toán, bàn giao cho chủ đầu tư nên hàng tồn kho tăng mạnh, doanh thu thấp.

- Năm 2011 – 2012: Do trong năm 2012 công ty đã hoàn thành và quyết toán

nhiều công trình dở dang với chủ đầu tư nên doanh thu thuần tăng lên kéo theo phải

thu khách hàng tăng lên, hàng tồn kho giảm. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu thuần

lớn hơn tốc độ gia tăng tài sản nên hiệu suất sử dụng tài sản tăng đạt mức 1,003 lần

vào năm 2012 tức 1 đồng tài sản được đầu tư sẽ thu về được 1,003 đồng doanh thu

thuần, tăng so với năm 2011 là 0,743 lần.

* Suất hao phí:

- Về suất hao phí tính theo doanh thu của tổng tài sản bình quân năm 2011 cũng

thể hiện rất rõ việc sử dụng chưa hiệu quả tài sản của công ty so với năm 2010. Cụ thể

để có 1 đồng doanh thu năm 2010 chỉ cần 1,36 đồng tài sản trong khi năm 2011 lại cần

đến 3,78 đồng, tức là đã tăng 2,42 đồng (tương đương tăng 178,23%) cho thấy doanh

Thang Long University Library

Page 41: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

28

nghiệp chưa sử dụng tài sản hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu. Sang năm 2012 do

tốc độ tăng của doanh thu thuần là 361,08% tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài

sản bình quân làm cho suất hao phí giảm xuống còn 0,997 lần. Ta thấy suất hao phí

của tổng tài sản đang có xu hướng tăng và đạt giá trị trung bình khoảng 2,05 tức là với

1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 2,05 đồng tài sản. Đây là một con số không

nhỏ và đều thể hiện rằng hiệu suất sử dụng tài sản còn thấp.

- Về suất hao phí tính theo lợi nhuận cũng cho thấy năm 2011 để bù đắp 1 đồng

thua lỗ công ty phải mất 84,39 đồng tài sản trong khi năm 2010, 1 đồng tài sản công ty

mang ra sử dụng đã tạo ra được 288,91 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012 thì tình hình

này đã được cải thiện một cách rõ rệt 750,36 đồng tài sản công ty đưa vào sử dụng đã

tạo ra được lợi nhuận.

Tóm lại, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty ở mức thấp, một đồng tài sản tạo

ra doanh thu thuần không cao và đạt mức thấp nhất vào năm 2011, kéo theo suất hao

phí của tài sản (hay để tạo ra doanh thu và lợi nhuận cần bao nhiêu đồng tài sản) đạt

mức cao nhất năm 2011 là 3,78 lần. Với khả năng quản lý tài sản kém, suất hao phí

cao dẫn đến khả năng sinh lời thấp. Để xem xét chi tiết hơn công ty đang quản lý loại

tài sản nào yếu kém, tác giả đi vào phân tích khả năng quản lý tài sản ngắn hạn và dài

hạn.

2.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Công ty TNHH xây dựng Việt Quang là công ty chuyên sử dụng và cung cấp

các vật liệu xây dựng, gạch, ngói, thiết bị dân dụng…cao cấp phục vụ cho lắp ráp thiết

bị nội thất, xây dựng dân dụng. Do đặc điểm kinh doanh như vậy nên TSNH tại công

ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản. Vì vậy việc sử dụng hợp lý TSNH

có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển của công ty.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh các sản phẩm

liên quan đến xây dựng, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn, do

vậy nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh là lớn. Hiệu quả sử dụng vốn

lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực

tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp.

Để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua,

ta xem xét phân tích dưới đây:

Page 42: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

29

Bảng 2.7. Cơ cấu vốn đầu tƣ vào tài sản lƣu động

Đơn vị: 1000 đồng

Chỉ

tiêu

2009 2010 2011 2012

Giá trị

(Nghìn

đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(Nghìn

đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(Nghìn

đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(Nghìn

đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Tiền 81.834 10,02 100.849 9,41 8.596 0,21 45.469 0,93

Các

khoản

phải thu

676.999 82,87 872.159 81,36 1.936.511 48,05 3.770.592 76,77

Hàng

tồn kho

45.759 5,60 67.705 6,32 2.045.478 50,76 1.001.221 20,38

TSNH

khác

12.343 1,51 31.148 2,91 39.574 0,98 94.326 1,92

Cộng

TSNH

816.935 100 1.071.861 100 4.030.159 100 4.911.608 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty tăng không đồng đều, đặc biệt

là năm 2011 tăng vọt so với năm 2010 (tăng 2.958.298). Do đặc điểm kinh doanh nên

tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động chiếm một tỷ lệ cao (năm 2009:

82,87%; năm 2010: 81,36%; năm 2011: 48,05%; năm 2012: 76,77%). Giá trị các

khoản phải thu giảm dần từ năm 2009 đến 2011 và tăng nhiều vào năm 2012 (28,72%)

nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tỏng vốn lưu động. Điều này cho thấy vốn của

công ty bị chiếm dụng nhiều, đồng thời cũng phản ánh tình hình thu hồi nợ của công ty

chưa tốt làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn

nói chung. Tỷ lệ nợ cao chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếp

ảnh hưởng đến tố độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Công ty cần có giải

pháp quản lý các khoản phải thu để thu hồi vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Thang Long University Library

Page 43: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

30

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu vốn đầu tƣ vào TSLĐ năm 2011

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2011 có

thể thấy chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động (sau các khoản phải thu),

hàng tồn kho qua các năm vẫn tiếp tục tăng. Lượng tồn kho năm 2010 chuyển sang là

67.705.166 đồng. Tổng số hàng tồn kho năm 2011 là 2.045.477.572 đồng, các mặt

hàng chủ yếu là gạch ngói, gốm xây dựng, bê tông thương phẩm và chi phí công trình

dở dang. Với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn, nhiều công trình chưa hoàn

thành bàn giao nên dẫn đến hàng tồn kho luân chuyển chậm hơn. Đây là nguyên nhân

làm cho doanh thu năm 2011 ở mức thấp với mức dự trữ hàng tồn kho lớn.

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu vốn đầu tƣ vào TSLĐ năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2012, ta

thấy hàng tồn kho năm 2012 là 1.001.220.908 đồng, chiếm tỷ trọng 20,38% trong tổng

tài sản ngắn hạn. So với năm 2011, chỉ tiêu này giảm 1.044.256.664 đồng. Trong năm

công ty đã hoàn thành công trình dở dang năm 2011 và bàn giao do đó cùng với doanh

thu tăng thì mức dự trữ hàng tồn kho cũng giảm xuống.

Tiền và TSNH khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, tăng giảm

theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 44: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

31

Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty, ta xem xét bảng

số liệu dưới đây:

Bảng 2.8. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dƣới góc độ tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Sức sản xuất 3,87 0,66 1,73 (82,95) 162,12

Sức sinh lời 0,02 (0,03) 0,002 (250,00) (106,67)

Suất hao phí:

- Tính theo DT 0,26 1,52 0,58 484,62 (61,84)

- Tính theo lợi

nhuận 55,06 (34,08) 436,31 (161,90) (1.380,25)

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng trên ta thấy, năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản đạt 0,66 lần thấp hơn

năm 2010 là 3,22 lần. Con số này cho biết 1 đồng TSNH được đưa vào hoạt động kinh

doanh thì sẽ thu được 0,66 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2012 việc sử dụng TSNH

đã bắt đầu đạt được hiệu quả khi trong năm này doanh thu thuần đã tăng cao hơn so

với TSNH. Trong năm 2012 nhiều công trình của công ty được quyết toán doanh thu

tăng, hàng tồn kho giảm. Tài sản ngắn hạn quay vòng nhanh hơn. Như vậy, hiệu quả

sử dụng tài sản của công ty năm 2011 có xu hướng giảm so với năm 2010 nhưng đến

năm 2012 chỉ tiêu này bắt đầu tăng lên lại là một dấu hiệu tốt.

* Suất hao phí so với doanh thu: qua bảng trên ta thấy suất hao phí của TSNH

qua các năm trung bình ở mức 0,79 lần tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,79

đồng TSNH. Suất hao phí của TSNH cao nhất trong năm 2011 là 1,52 đồng điều này

là do trong năm 2011, công ty đầu tư nhiều vào HTK do dự đoán giá nguyên vật liệu

đầu vào tăng mạnh năm 2012, điều này khiến cho tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn

tốc độ tăng của TSNH dẫn đến 1 đồng doanh thu cần nhiều đồng TSNH hơn. Suất hao

phí của TSNH ở năm 2012 có xu hướng tăng nhẹ tuy nhiên mức tăng không lớn điều

này cho thấy mức độ sử dụng vốn cho TSNH khá ổn định. Điều này không những tạo

điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch huy động vốn cho TSNH, giúp

cho doanh nghiệp không bị lãng phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi

phí sử dụng vốn và tăng khả năng sinh lời. Do quy mô dự trữ TSNH của công ty khá

lớn để đáp ứng nhu cầu của các công trình. Vì vậy để duy trì suất hao phí TSNH ở

mức thấp và ổn định công ty phải quản lý và có các chính sách dự trữ tiền, HTK và

Thang Long University Library

Page 45: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

32

khoản phải thu khách hàng hợp lý vì bất cứ sự gia tăng nhỏ nào trong suất hao phí

cũng khiến cho các loại chi phí gia tăng và giảm hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp.

* Suất hao phí so với lợi nhuận sau thuế: Nhìn chung suất hao phí của TSNH so

với lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng. Năm 2010 giảm từ 55,06 lần xuống 34,08 lần

năm 2011. Chỉ tiêu này chho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần 34,08 đồng

TSNH bình quân, là chỉ tiêu thấp nhất trong 3 năm qua chứng tỏ việc sử dụng TSNH

đạt hiệu quả nhất. Chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng lên trog năm 2012 đạt 436,31 lần, lớn

hơn rất nhiều lần so với năm 2011 chứng tỏ suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng

TSNH càng thấp. Qua báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy năm 2011, các khoản

mục chi phí của công ty tăng lên rất nhiều so với năm 2010 cùng với nhiều yếu tố khác

làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty bị âm so với năm trước khiến cho 1 đồng lợi

nhuận sau thuế cần đến 34,08 đồng TSNH.

Tóm lại, cùng với hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tăng trong năm 2012 thì

suất hao phí của tài sản ngắn hạn cũng giảm xuống, hay để tạo ra một đồng doanh thu

thuần công ty cần đầu tư ít hơn vào tài sản ngắn hạn, như vậy giảm áp lực cho công ty

trong việc huy động vốn tài trợ cho tài sản, tiết kiệm chi phí tài chính trong năm (cụ

thể như chi phí lãi vay giảm từ 221 triệu xuống còn 213 triệu đồng) từ đó tăng khả

năng sinh lời. Tuy nhiên điều này cho thấy trong 3 năm qua việc quản lý và sử dụng

TSNH có chuyển biến phức tạp, đặc biệt trong khâu quản lý và sử dụng các chỉ tiêu

hàng tồn kho và khoản nợ phải thu ngắn hạn. Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng TSNH

của công ty, ta đi sâu và xem xét việc phân bổ trong khâu dự trữ khả năng thu hồi nợ

của công ty qua các chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn

kho.

- Quản lý phải thu khách hàng

Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng khoản phải thu

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số vòng quay các khoản phải thu (vòng) 4,7 1,2 2,7

Kỳ thu tiền bình quân (lần) 76,4 302,1 133,1

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng trên ta thấy xu hướng của kỳ thu tiền chưa rõ rệt. Cụ thể năm 2011 thì

số vòng quay các khoản phải thu đạt mức 1,2 vòng giảm so với năm 2010 là 3,5 vòng.

Với số vòng quay khoản phải thu trên đã khiến cho kỳ thu tiền tăng lên đến 302,1

ngày/vòng tức tăng 225,8 ngày/vòng, so với năm 2011 tương đương 295,6%. Đây là

điều bất lợi cho công ty khi một số vốn đã bị chiếm dụng với thời gian ngày càng lâu.

Sang năm 2012 thì số vòng quay đạt 2,7 vòng tăng so với năm 2011 là 1,5

vòng. Với số vòng quay khoản phải thu trên đã khiến cho kỳ thu tiền giảm xuống còn

Page 46: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

33

133,1 ngày/vòng tức giảm 169 ngày/vòng. Điều này cho thấy với số vòng quay càng

lớn thì số vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh càng nhanh và càng đạt hiệu quả hơn.

- Quản lý hàng tồn kho

Bảng 2.10. Hiệu quả quản lý hàng tồn kho

Năm 2010 2011 2012

Vòng quay hàng tồn kho (vòng)

53,92 1,22 7,04

Thời gian quay vòng HTK (ngày)

6,77 298,52 51,88

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính)

Vòng quay hàng tồn kho đạt được mức cao nhất năm 2010 do trong năm công

ty dự trữ mức tồn kho ít, doanh thu cao nên hàng tồn kho luân chuyển nhanh dẫn đến

kể từ khi công ty mua hàng tồn kho cho đến khi công ty bán được hàng trung bình là

6,77 ngày, với thời gian luân chuyển trung bình nhanh làm cho công ty tiết kiệm được

chi phí liên quan đến hàng tồn kho. Tuy nhiên sang năm 2011 khả năng quản lý hàng

tồn kho của công ty giảm rõ rệt, thời gian lưu kho từ 6,77 ngày tăng lên đến 298,52

ngày, nguyên nhân chủ yếu là do mức đầu tư vào hàng tồn kho lớn (đặc biệt chi phí

sản xuất kinh doanh dở dang lớn) mà trong năm công ty không bàn giao được công

trình, giá trị bán hàng giảm mạnh do vậy hàng tồn kho trong năm quay vòng chậm

hơn, gây áp lực về huy động vốn cho công ty. Đến năm 2012, giá trị hàng tồn kho

giảm so với năm 2011 và doanh thu tăng làm cho thời gian quay vòng hàng tồn kho

giảm xuống còn 51,88 ngày, quản lý hàng tồn kho của công ty có chiều hướng tốt hơn.

* Sức sinh lời: Nhìn vào bảng trên ta thấy sức sinh lời của TSNH tuy có giảm

vào năm 2011 nhưng sang năm 2012 đã có chiều hướng khôi phục với việc quản lý

hàng tồn kho và phải thu khách hàng có cải thiện. Điều này chứng tỏ 1 đồng TSNH

bình quân trong kỳ tạo ra nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn trước.

Tóm lại, qua phân tích ở trên thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty

chưa cao, phụ thuộc chủ yếu vào công tác quản lý hàng tồn kho và phải thu khách

hàng. Như vậy, muốn nâng cao tỷ suất sinh lời của công ty, công ty cần chú trọng hơn

nữa đến công tác quản lý hàng tồn kho và phải thu khách hàng.

2.3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Thang Long University Library

Page 47: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

34

Bảng 2.11. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dƣới góc độ tài sản dài hạn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Sức sản xuất (%) 9,10 0,34 1,77 (96,32) 427,56

Sức sinh lời (lần) 0,004 (0,01) 0,002 (450,69) (115,66)

Suất hao phí (lần) 11 298 57 2616,21 (81,04)

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

* Sức sản xuất: Qua số liệu phân tích trên ta thấy trong năm 2010, cứ 100 đồng

TSCĐ bỏ ra thì mang lại 9,1 đồng doanh thu, nhưng đến năm 2011 thì cứ 100 đồng

TSCĐ bỏ ra thì chỉ mang lại 0,34 đồng doanh thu. Năm 2012, với 100 đồng TSCĐ bỏ

ra mang lại 1,77 đồng doanh thu. Qua 3 năm sức sản xuất của TSCĐ biến động không

đều lúc tăng lúc giảm nhưng xu hướng là tăng trong năm 2012, điều này rất tốt cho

công ty. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp, nguyên nhân là vì công ty đang mở rộng

quy mô, gia tăng đầu tư tài sản bằng cách đầu tư một dây chuyền sản xuất gạch vào

năm 2012 nên chưa phát huy hết tác dụng. Mục tiêu đầu tư dây chuyền này nhằm đáp

ứng cho chiến lược phát triển cao về quy mô và sản lượng sản xuất, tăng sức cạnh

tranh trên thị trường sản phẩm không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận khác. Vì

vậy việc đầu tư mới này đã góp phần tạo nên doanh thu cho công ty dù chưa đạt được

như mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên sẽ hứa hẹn một tiềm lực lớn trong những năm tới.Do

vậy công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa trong những năm tới để đạt doanh thu cao hơn.

Bên cạnh đó công ty cần xem xét, nâng cao công suất hoạt động và phát huy hết công

suất của dây chuyền trên.

Sức sản xuất của TSCĐ đạt mức cao nhất vào năm 2010 với giá trị là 9,1%. Ở

năm này với 100 đồng TSCĐ bỏ ra mang lại được nhiều đồng doanh thu thuần hơn.

Doanh thu của năm 2010 tăng với tốc độ 4,15% trong khi nguyên giá của TSCĐ chỉ

tăng với tốc độ 0,46%. Trong năm 2010 nền kinh tế đã có được một nền tảng cơ sở hạ

tầng từ chính sách kích cầu năm 2009 ttrong gói kích cầu trị giá 160.000 tỷ đồng đã

được triển khai, có tới 87.000 tỷ đồng dành cho đầu tư công, trong đó đầu tư cho cơ sở

hạ tầng chiếm phần lớn tạo công ăn việc làm, tăng nguồn cầu, duy trì tăng trưởng kinh

tế, góp phần làm tăng doanh thu năm 2010.

* Suất hao phí: Cùng với sự biến động của sức sản xuất TSCĐ qua các năm

trên, suất hao phí TSCĐ trong năm 2011 là 298 lần. Sang đến năm 2012, suất hao phí

TSCĐ giảm xuống còn 57 lần. Nó cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì phải

hao phí bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Chỉ tiêu này giảm xuống cho thấy công ty

Page 48: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

35

đã có biện pháp khai thác TSCĐ một cách hợp lý hơn năm trước nên đã giảm được chi

phí đầu tư TSCĐ.

* Sức sinh lời: Sau khi phân tích sức sản xuất của TSCĐ ta thấy sức sản xuất

của TSCĐ có xu hướng tăng. Ngược lại, sức sinh lời của TSCĐ lại giảm, năm 2011 so

với năm 2010 giảm 450,69%. Điều này cho thấy mức độ sử dụng TSCĐ năm 2011

không mang lại lợi nhuận bằng năm 2010, thậm chí còn phải bù đắp thua lỗ. Lý do là

công ty gia tăng TSCĐ thì nhiều mà lợi nhuận thu được thì không có, không kiểm soát

được lãi vay khiến cho công ty phải chi trả lãi vay khá nhiều, ảnh hưởng không nhỏ

đến lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận chủ yếu là từ cung cấp vật liệu xây dựng, trang

thiết bị dân dụng, thi công các công trình…Nhìn chung vật liệu xây dựng vẫn chiếm

ưu thế nhiều hơn các mặt hàng khác. Trong năm 2011, công ty tiếp tục mở rộng quy

mô kinh doanh vật liệu xây dựng. Đây là một ngành nghề kinh doanh có nhiều rủi ro.

Lợi nhuận thu được rất cao nhưng thiệt hại đem lại cũng không phải nhỏ. Ngoài sự ảnh

hưởng của các nhân tố chủ quan còn chịu tác động bởi các yếu tố khách quan như tình

hình thời tiết, độ ẩm không khí cao khiến vật liệu bị hao mòn, ion hóa…Vì thế phần

vốn đi vay cũng tăng khiến chi phí lãi vay tăng mạnh ảnh hưởng đến lợi nhuận của

công ty. Vì vậy công ty cần phải đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát khoản chi phí

này để có thể cạnh tranh trong môi trường khốc liệt hiện nay, thường xuyên theo dõi,

kiểm tra và đề ra biện pháp xử lý, khác phục những bất lợi xảy ra đới với ngành nghề

kinh doanh của mình để mang lại lợi nhuận cao hơn nữa trong những năm tới.

Đến năm 2012, sức sinh lời của TSCĐ tăng 0,012 đồng so với năm 2011. Đây

là dấu hiệu tốt cho công ty cho thấy ttrong năm 2012 công ty đã khai thác công suất

dây chuyền mới hiệu quả. Do đó đã làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn

tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ.

2.4. Hiệu quả sử dụng vốn

2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Dựa vào những lý thuyết đã được đưa ra ở chương 1 thì vốn chủ sở hữu bình

quân trong 2 năm 2011 – 2012 được tính như sau:

Thang Long University Library

Page 49: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

36

Bảng 2.12. Bảng chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh dƣới góc độ vốn chủ sở hữu

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Chênh lệch(+/-) Tỷ lệ

(%)

1. Doanh thu 1.673.362.433 7.715.528.240 +6.042.165.807 +361,08

2. Lợi nhuận thuần (74.867.852) 60.173.979 +135.041.831 +180,37

3. Nguồn vốn CSH 4.044.373.433 3.412.318.419 (632.055.014) (15,63)

4. Sức SX của vốn CSH

(lần)

0,47 2,15 1,68 357,45

5. Sức sinh lời của vốn

CSH (lần)

(0,02) 0,02 0,04 2

6. Suất hao phí của vốn

CSH

- Tính theo doanh thu

(lần)

- Tính theo lợi nhuận

(lần)

2,15

(48,00)

0,47

59,72

(1,68)

107,72

78,14

224,42

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng trên ta thấy năm 2012 vốn CSH của công ty giảm so với năm 2011 là

632.055.014 nghìn đồng tức là giảm 15,63%. Tổng doanh thu của công ty năm 2012

lại tăng 6.042.165.807 nghìn đồng tức là tăng 361,08%. Và lợi nhuận thuần năm 2012

cũng tăng so với năm 2011. Để phân tích rõ hơn ta xét đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu

quả sử dụng vốn CSH như sức sản xuất, sức sinh lời, suất hao phí của vốn CSH.

- Về sức sản xuất: theo số liệu tính toán ở trên ta thấy, trong năm 2012 với 1

đồng vốn CSH đã tạo ra được 2,15 đồng doanh thu trong khi năm 2011 thì với 1 đồng

vốn CSH chỉ có thể tạo ra 0,47 đông doanh thu. Như vậy sức sản xuất của năm 2012

nhiều hơn năm 2011 là 1,68 đồng (tương ứng 357,45%), công ty đã có biện pháp nâng

cao chất lượng , hạ thấp chi phí sản xuất tăng doanh thu nên trong năm 2012 doanh thu

trên vốn của công ty tăng.

- Suất hao phí tính theo doanh thu của vốn CSH cũng cho thấy với doanh thu

tăng rất cao của năm 2012 so với năm 2011, trong khi vốn CSH lại giảm nhưng không

đáng kể so với doanh thu nên suất hao phí của năm 2012 giảm đi khá nhiều. Cụ thể:

năm 2012 suất hao phí là 0,47 năm 2011 là 2,15 như vậy đã giảm đi 1,68 tương đương

giảm 78,14%.

- Suất hao phí tính theo lợi nhuận: theo số liệu trên cho thấy, năm 2011 công ty

phải dùng vốn CSH để bù đắp phần lỗ do kinh doanh của mình, để bù đắp 1 đồng do

Page 50: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

37

hoạt động kinh doanh thua lỗ, công ty phải bỏ ra 48 đồng vốn CSH. Nhưng sang năm

2012 tình hình kinh doanh đã được cải thiện, với 59,72 đồng vốn CSH bỏ ra kinh

doanh đã thu lại được 1 đồng lợi nhuận. Như vậy năm 2011 suất hao phí đã giảm đi

107,72 tương ứng giảm 224,42%.

- Về sức sinh lời của vốn CSH: năm 2012 với 1 đồng bỏ ra kinh doanh đã đem

lại 0,02 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2011, với chiến lược kinh doanh chưa đúng

hướng hoặc còn gặp nhiều khó khăn, thì 1 đồng vốn CSH bỏ ra phải bù đắp cho 0,02

đồng do thua lỗ. Như vậy sức sinh lời năm 2012 tăng 0,04 đồng so với năm 2011

tương đương tăng 2%. Do hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng nên doanh

nghiệp cần bỏ nhiều chi phí để duy trì hoạt động, để nâng cao tỷ suất sinh lợi của công

ty cần có những biện pháp làm giảm chi phí, tăng doanh thu đem lại lợi nhuận cao.

2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Hệ số thanh toán

lãi vay 0.25 (0,32) 0,28 (226,86) (188,55)

Tỷ suất sinh lời

trên tiền vay 0,03 (0,03) 0,02 (198,74) (154,25)

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua 3 năm)

2.4.2.1. Khả năng thanh toán lãi vay

Biểu đồ 2.7. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán lãi vay

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng và biểu đồ phân tích thì ta có thể thấy rằng hệ số thanh toán lãi vay

của công ty giảm ở năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Cu thể:

Thang Long University Library

Page 51: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

38

Năm 2010 công ty phải chịu khoản lãi vay không cao nên hệ số thanh toán lãi

vay ở mức là 0,25. Đến năm 2011 thì hệ số này đã giảm đi so với năm trước 0,57 lần,

cụ thể lãi vay đã tăng lên đến 234.949.431 đồng trong khi lợi nhuận trước thuế và lãi

vay bị âm, đây cính là nguyên nhân làm cho hệ số thanh toán lãi vay của năm 2011

giảm đi rất nhiều. Năm 2012 hệ số này lại tăng lên 0,06 lần tuy là lãi vay trong năm

giảm 9,23%. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lãi vay thấp hơn tốc độ giảm của lợi

nhuận trước thuế và lãi vay, cụ thể là tốc độ giảm của EBIT là 180,37% còn của lãi

vay là 9,23%.

Hệ số thanh toán lãi vay của công ty có hướng tăng vào năm 2012 cho thấy

công ty bắt đầu kinh doanh có lãi. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng hệ số thanh toán lãi

vay của công ty rất nhỏ chứng tỏ rằng áp lực thanh toán lãi vay của công ty lớn, rủi ro

tài chính cao, do đó công ty cần cân nhắc giảm mức nợ vay hiện có để giảm rủi ro tài

chính.

2.4.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tiền vay của công ty

Hiệu quả sử dụng tiền vay giảm vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Cụ

thể: Năm 2010 tỷ suất sinh lợi trên tiền vay đạt hiệu quả cao nhất. Với 1 đồng tiền vay

trong năm 2010 thì tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận. Năm này nhờ vào sự phục hồi của

ngành vật liệu xây dựng, nguên vật liệu giá thấp và đặc biệt với sự hỗ trợ lãi suất, với 1

đồng vay ngoài thì sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn những năm khác. Sau năm 2010, với

sự nỗ lực đầu tư, mở rộng thị trường chưa thực sự hiệu quả, thị trường tiêu thụ đang có

xu hướng sụt giảm khiến hiệu quả sử dụng tiền vay chưa có kết quả tốt. Cụ thể năm

2011, tỷ suất sinh lời trên tiền giảm 0,06 lần xuống còn 0,03 lần. Nguyên nhân là do

tốc độ tăng của số tiền vay nhỏ hơn tốc độ giảm của EBIT rất nhiều. Năm 2011, EBIT

giảm với tốc độ là 428,54% trong khi số tiền vay tăng với tốc độ là 232,74% so với

năm 2010. Và năm 2011 công ty phải tăng khoản vay để đầu tư vào thiết bị máy móc,

lãi suất vay ngân hàng tăng cao, cùng với lạm phát ở mức 19%, lợi nhuận công ty

giảm một cách đáng kể, thậm chi bị thua lỗ. Tuy nhiên sang đến năm 2012 thì hệ số

này đã được cải thiện, đạt 0,02 lần, tăng 154,25% so với năm 2011.

2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh

Page 52: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

39

Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Doanh thu thuần 3.651.625.454 1.673.362.423 7.715.528.240

Giá vốn hàng bán 3.058.924.539 1.291.903.757 7.194.975.850

Chi phí bán hàng 268.109.252 121.172.646 136.795.025

Chi phí QLDN 211.985.632 100.526.213 111.252.136

Chi phí tài chính 90.723.237 234.949.431 213.260.080

Chi phí khác 0 0 0

Tổng chi phí kinh doanh 3.539.019.423 1.513.602.616 7.443.023.011

Hiệu suất sử dụng chi phí kinh doanh 1,03 1,11 1,04

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm)

Từ kết quả trên ta thấy hiệu suất sử dụng chi phí có xu hướng giảm xuống. Năm

2010 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,03 đồng doanh thu. Năm 2011 cứ 1 đồng chi

phí bỏ ra được 1,11 đồng doanh thu, cao hơn năm 2010 là 0,08 đồng nhưng sang đến

năm 2012 vẫn 1 đồng chi phí bỏ nhưng doanh thu lại ít hơn năm 2011 là 0,07 đồng.

Điều này chứng tỏ công ty sử dụng chi phí chưa phát huy hiệu quả qua mỗi năm.

Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.

- Năm 2010 – 2011, nguồn thu chủ yếu của công ty là hoàn thành xong các

công trình còn đang dang dở những năm trước. Trong hai năm này, thị trường giá cả

biến động về nguyên vật liệu đồng thời năm 2011, nền kinh tế có nhiều biến động, lạm

phát tăng vọt (18,58%), đầu tư công tràn lan kém hiệu quả, thị trường bất động sản

được chứng kiến việc chào bán giảm giá của nhiều dự án, đặc biệt là đối với phân khúc

chung cư. Vì vậy doanh thu và chi phí bỏ ra đều chịu tác động. Năm 2011 so với năm

2010, giá vốn hàng bán giảm 57,77%, chi phí bán hàng giảm 54,80%, chi phí quản lý

doanh nghiệp giảm 54,58% trong khi đó chi phí tài chính tăng 158,97%. Năm 2011 là

một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Năng lực sản xuất

kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận

vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Theo ước

tính của các chuyên gia kinh tê thì có khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm

vào cảnh phá sản. Vì vậy doanh nghiệp nên có những biện pháp trong việc vay vốn để

không phạm sai lầm như các doanh nghiệp trước.

- Đến năm 2012 công ty đưa vào hoạt động một dây chuyền sản xuất gạch nên

thu được doanh thu về gạch các loại. Đặc biệt năm nay, công ty cũng thu được một

Thang Long University Library

Page 53: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

40

lượng doanh thu từ các lĩnh vực khác như doanh thu từ bán vật liệu xây dựng, hoàn

thành công trình…Tương ứng với nó thì các chi phí phải chịu cũng tăng theo. Năm

2012 so với năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 456,93%, chi phí bán hàng tăng 12,89%,

chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10,67% trong khi chi phí tài chính giảm 9,23%. Có

thể nói doanh nghiệp đã có những chính sách trong việc hạn chế vay tiền để đầu tư.

Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán

cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Cụ thể là năm 2010 giá vốn hàng bán

chiếm 73,9% tổng chi phí, năm 2011 chiếm 84,3% và năm 2012 chiếm 94%. Điều đó

cho thấy giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của

công ty. Do vậy công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ. Trong

khi đó tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí.

Cho nên sự tăng giảm của các chi phí này sẽ không ảnh hưởng bằng sự tăng giảm của

chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận.

Để thấy rõ sự ảnh hưởng của chi phí tới hiệu quả kinh doanh ta sẽ đi sâu vào

phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí qua 3

năm thông qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.14. Bảng chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh dƣới góc độ chi phí

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

* Giá vốn hàng bán

Sức sản xuất 1,19 1,30 1,07

Sức sinh lời 0,56% (5,80%) 0,14%

Suất hao phí trên DT 0,84 0,77 0,93

* Chi phí quản lý DN

Sức sản xuất 7,61 7,55 31,11

Sức sinh lời 3,57% (33,77%) 4,13%

Suất hao phí 0,13 0,13 0,03

* Chi phí lãi vay

Sức sản xuất 40,25 7,55 36,18

Sức sinh lời 18,91% (33,77%) 4,81%

Suất hao phí 0,02 0,13 0,03

* Tổng chi phí

Sức sản xuất 1,01 0,96 1,01

Sức sinh lời 0,47% (4,31%) 0,13%

Suất hao phí 0,99 1,04 0,99

Page 54: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

41

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

.5.1. Phân tích giá vốn hàng bán

Biểu đồ 2.8. Giá vốn hàng bán của công ty qua 3 năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm)

- Chi phí giá vốn hàng bán qua 3 năm tăng giảm khá rõ rệt. Năm 2011 so với

năm 2010 giảm 1.767.020.782 đồng. Đó là do trong năm 2012 công ty có đầu tư thêm

một dây chuyền sản xuất gạch đồng thời việc công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh

như thi công ép và thử tải cọc bê tông cốt thép, thi công thực nghiệm; trang trí nội thất,

thẩm định các hồ sơ thiết kế…nên giá vốn hàng bán cũng chịu ảnh hưởng lớn từ việc

mở rộng này. Trong những năm gần đây, thị trường có những biến động, giá cả tăng

giảm bất thường. Đặc biệt là việc vay vốn mua nhà dành cho những người có thu nhập

thấp tại các đô thị gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng mà

công ty đã ký với các chủ thầu. Mặt khác việc xây dựng lắp ráp thiết bị nếu để lâu sẽ

có nhiều rủi ro. Vật liệu xây dựng nếu để lâu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, khí

hậu, độ ẩm, thời gian sử dụng, mẫu mã thiết kế…Muốn bán được công ty phải gia tăng

chi phí để tránh hao mòn. Chính những nguyên nhân này làm giá vốn hàng bán tăng.

So với năm 2011, năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 4.026.539.971 đồng. Bên

cạnh những nguyên nhân ảnh hưởng như trên, năm 2012 ta thấy tốc độ tăng chi phí vật

liệu – nhân công cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2011 đó là do trong năm

2011 nền kinh tế bị biến động nhiều do nhiều nguyên nhân: lương cơ bản tăng (từ

730.000 lên 830.000đ), giá xăng dầu trên thế giới tăng cao, giá nguyên vật liệu vì thế

cũng tăng lên. Tuy trong năm 2012 cũng có sự tăng lương cơ bản (từ 830.000đ lên

1.050.000đ) và giá xăng dầu cũng ổn định hơn so với năm 2011. Do vậy, tương ứng

với từng năm, giá vốn hàng bán cũng tăng một lượng đáng kể phù hợp quy mô hoạt

động của đơn vị. Thế nhưng công ty cần giảm thiểu chi phí đến mức có thể nhằm đem

lại lợi nhuận hơn nữa cho công ty.

Thang Long University Library

Page 55: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

42

- Sức sản xuất của giá vốn hàng bán năm 2011 là 1,3 lần, năm 2010 là 1,19 lần.

Như vậy với 1 đồng giá vốn hàng bán năm 2011 tạo ra được nhiều hơn doanh thu

thuần, công tác quản lý giá vốn năm 2011 tốt hơn so với năm 2010. Đến năm 2012 chỉ

số này đạt khoảng 1,19 lần. So với năm 2011 thì 1 đồng giá vốn hàng bán tạo ra ít

đồng doanh thu thuần, công tác quản lý chi phí giá vốn kém hiệu quả hơn.

- Tương ứng với sức sản xuất của giá vốn thì suất hao phí cũng đạt mức thấp

nhất vào năm 2011 hay để tạo ra một đồng doanh thu cần ít chi phí giá vốn, như vậy

năm 2011 công tác quản lý chi phí giá vốn là hiệu quả nhất tuy nhiên tỷ lệ chi phí giá

vốn chiếm trong doanh thu vẫn cao chiếm trung bình khoảng 90% doanh thu như vậy

công ty cần đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến cách thức sản xuất thi công để

tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu giảm tỷ trọng chi phí giá vốn để tăng khả năng sinh

lời của công ty.

- Tuy khả năng quản lý chi phí giá vốn năm 2011 là tốt nhất nhưng do công ty

quản lý các chi phí khác kém hiệu quả nên trong năm 2011 công ty đã bị lỗ một khoản

là 74 triệu dẫn đến sức sinh lời của giá vốn giảm mạnh hay bị âm. Với năm 2012 công

ty đã chú trọng hơn công tác quản lý các loại chi phí khác, tuy nhiên chi phí giá vốn lại

tăng, suất hao phí tăng nên khả năng sinh lời của công ty tăng không nhiều. Như vậy

công ty cần chú trọng hơn nữa để nâng cao trình độ quản lý chi phí nhằm tăng hiệu

quả sản xuất kinh doanh của công ty.

2.5.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Biểu đồ 2.9. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 3 năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm)

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 giảm 258.396.025

đồng nhưng năm 2012 so với năm 2011 tăng 232.047.723 đồng . Chi phí quản lý

doanh nghiệp tăng chủ yếu là chi phí về lương nhân viên tăng, chi phí tiếp khách tăng

và chi phí điện thoại tăng. Công ty luôn mở rộng quy mô kinh doanh các loại vật liệu

nên phải thu hút nhiều nhà thiết kế giỏi, có chuyên môn về phục vụ cho việc thiết kế

các dự án. Riêng năm 2012, thực chất của khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là

do trong năm nhu cầu cho việc đầu tư trang thiết bị đã chi nhiều hơn năm 2011. Đồng

Page 56: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

43

thời công ty phải cử nhân viên giao tiếp với khách hàng nhằm mang về nhiều hợp

đồng cho công ty.

- Sức sản xuất của chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 giảm khá nhiều so

với năm 2010. Cụ thể năm 2010 cứ 1 đồng chi phí quảm lý doanh nghiệp bỏ ra đã thu

được 7,61 đồng doanh thu. Nhưng năm 2011 thì cứ 1 đồng chi phí quản lý chỉ tạo ra

đươc 7,55 đồng doanh thu. Đến năm 2012 thì sức sản xuất lại tăng rất cao, với 1 đồng

chi phí quản lý bỏ ra tạo ra được 31,11 đồng doanh thu. Như vậy với cách tiết kiệm chi

phí quản lý doanh nghiệp và sử dụng có tiết kiệm và hiệu quả, năm 2012 sức sản xuất

đã tăng so với năm 2011. Công ty cần cố gắng duy trì tình hình khả quan trong quản lý

chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Sức sinh lời: Bên cạnh khả năng tăng doanh thu thì với cách sử dụng chi phí

quản lý một cách hợp lý của năm 2012 cũng đã mang lại cho công ty khả nanngw sinh

lời khác hẳn so với năm 2011 và năm 2010. Theo số liệu của bảng tổng hợp trên ta

thấy năm 2010, với 1 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp bỏ ra đã tạo ra 0,07 đồng lợi

nhuận, đến năm 2011 thì chi phí lớn đã làm công ty không những không mang lại lợi

nhuận mà còn làm công ty thua lỗ với 0,48 đồng chi phí quản lý đã làm thua lỗ 1 đồng.

Nhưng sang năm 2012 tình hình đã khác hẳn, công ty tiết kiệm được một khoản chi

phí lớn nên với 0,1 đồng chi phí bỏ ra đã thu lại được 1 đồng lợi nhuận. Vì thế sức sinh

lời của chi phí quản lý năm 2012 đã tăng 0,58 đồng so với năm 2011.

2.5.3. Chi phí tài chính

Biểu đồ 2.10. Chi phí tài chính của công ty qua 3 năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm)

- Chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay phát sinh do

các khoản vay ngắn hạn của công ty. Chi phí hoạt động tài chính năm 2011 là

90.723.237 đồng, giảm 39% so với năm 2010 do các khoản vay ngắn hạn trong năm

2011 giảm. Đến năm 2012, trong quá trình hoạt động bị thiếu vốn tạm thời nên công ty

cần vay thêm vốn để hoạt động (phần lớn vốn vay là để ứng thêm cho các đội thi

công), tính đến năm 2012, các khoản vay ngắn hạn của công ty lên đến 213.260.080

đồng nên chi phí lãi vay cũng từ đó tăng theo. Chi phí lãi vay năm 2012 là

Thang Long University Library

Page 57: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

44

213.260.080 đồng làm cho chi phí hoạt động tài chính năm 2012 tăng 135% so với

năm 2011. Tuy khoản chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của công ty

nhưng khi nó tăng lên cũng góp phần làm lợi nhuận công ty bị giảm xuống. Do đó

công ty nên hạn chế các khoản vay để làm giảm tối thiểu các khoản chi phí này, công

ty nên có biện pháp thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn của mình để sử dụng trong

quá trình hoạt động, tránh tình trạng bị thiếu vốn phải đi vay ngân hàng làm phát sinh

chi phí.

Tóm lại, trong cả ba năm có thể nhận thấy rằng năm 2011 là năm mà quản lý

chi phí lãi vay kém hiệu quả nhất, nguyên nhân lý giải là do năm 2011, lãi suất vay

ngắn hạn kinh doanh tăng cao làm cho chi phí tài chính của năm tăng đột biến. Đối

mặt với lãi suất cao nhưng công ty không xử lý tốt tình huống làm cho thu nhập từ

hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ bù đắp chi phí lãi vay kéo theo công ty phải

sử dụng một phần vốn chủ sở hữu để chi trả cho lãi vay, thể hiện ở mức vốn chủ sở

hữu giảm đúng bằng khoản lợi nhuận sau thuế âm. Tuy sang năm 2012 công tác quản

lý chi phí lãi vay có hiệu quả hơn, nhưng mức chi phí vẫn cao, tạo áp lực lớn cho công

ty trong việc thanh toán lãi, rủi ro thanh toán cao. Do đó công ty cần cân nhắc sử dụng

nhiều vốn chủ sở hữu hơn nữa để giảm áp lực về thanh toán lãi cho công ty. Nếu làm

một phép tính đơn giản lấy chi phí lãi vay/số tiền vay năm 2012 = 213 triệu/3634 triệu

= 5,87%, như vậy với 100 đồng tiền vay công ty phải trả 5,87 đồng chi phí. Nếu áp

dụng công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:

Trong đó: i: lãi suất vay bình quân

T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

RE: Tỷ suất sinh lời kinh tế

Nợ/ Vốn CSH: đòn bẩy tài chính

Có thể nhận thấy rằng nợ vay chỉ phát huy tác dụng khi tỷ suất sinh lời kinh tế

lớn hơn lãi suất vay, tuy nhiên với công ty năm 2012 tỷ suất sinh lời kinh tế

=(14+213)/7697 =2,77% nhỏ hơn lãi suất là 5,87% (tính trên số tiền vay của công ty)

như vậy đòn bẩy có tác động tiêu cực làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, do

đó công ty nên cân nhắc giảm vốn vay để tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

2.5.4. Tổng chi phí

Page 58: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

45

Biểu đồ 2.11. Tổng chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm)

Tóm lại tổng chi phí của công ty không ngừng tăng qua các năm , trong đó chi

phí giá vốn hàng bán có ảnh hưởng nhiều nhất. Việc mở rộng quy mô càng tăng thì

tương ứng với nó, tổng chi phí cũng tăng. Vì thế công ty cần có biện pháp kiểm soát

hợp lý các chi phí trên.

- Sức sản xuất của tổng chi phí nói chung của năm 2012 cũng tăng so với năm

2011. Điều này có nghĩa là với 1 đồng tổng chi phí bỏ ra năm 2012 đã tạo ra được

nhiều đồng doanh thu hơn so với năm 2011. Mặc dù trong tổng chi phí thì giá vốn

hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn và năm 2012 có sức sản xuất thấp hơn năm 2011.

Tuy nhiên sức sản xuất của chi phí quản lý và chi phí tài chính tăng khá cao. Vì vậy

sức sản xuất của tổng chi phí năm 2012 vẫn tăng so với năm 2011.

- Suất hao phí của chi phí năm 2012 giảm so với năm 2011 do công tác quản lý

chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp được cải thiện công tác quản lý giá

vốn có chiều hướng xấu đi. Tuy nhiên mức tăng doanh thu, cùng việc tiết kiệm chi phí

tài chính và chi phí quản lý cao hơn so với chi phí giá vốn nên suất hao phí giảm so

với năm 2011 song mức giảm không nhiều.

- Sức sinh lời của tổng chi phí năm 2012 tăng 0,032 đồng so với năm 2010. Các

chi phí về giá vốn, bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2011 đều âm

nên với 1 đồng tổng chi phí của năm 2011 doanh nghiệp bị thua lỗ 0,03 đồng lợi

nhuận. Sang năm 2012 tổng chi phí cũng tăng nhưng lại không tăng nhanh bằng tốc độ

tăng của doanh thu nên với 1 đồng tổng chi phí đã tạo ra được 0,002 đồng lợi nhuận.

Tóm lại, qua phân tích hiệu quả chi phí cho thấy công tác quản lý chi phí của

công ty không tốt trong cả ba năm, điều này kéo theo lợi nhuận công ty đạt được ở

mức thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Do đó, công ty cần đưa ra những biện

Thang Long University Library

Page 59: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

46

pháp hợp lý để điều chỉnh mức cân đối doanh thu chi phí để công ty đạt được hiệu quả

sản xuất kinh doanh cao nhất.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT QUANG

3.1. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây

dựng Việt Quang

Trong thời gian qua, mà cụ thể các năm gần đây năm 2012 so với năm 2011

trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình, công ty TNHH xây dựng Việt Quang

đã có những cải thiện trong hoạt động của mình. Bằng chứng được thể hiện qua kết

quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011, trên các phương diện

đều có bước tăng trưởng đều và vững chắc, đó là sự cố gắng khắc phục mọi khó khăn

để đứng vững trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập, khẳng định thương hiệu. Tài sản,

nguồn vốn của công ty được sử dụng hiệu quả; doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ tăng, đặc biệt lợi nhuận công ty tăng 85.116.069 đồng tương đương tăng 114% so

với năm 2011. Đời sống người lao động được cải thiện thu nhập ngày một tăng, công

ty đã đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.

Nhằm để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

TNHH xây dựng Việt Quang trong thời gian tới, cùng với sự cải tiến và những chính

sách mới được đề ra trong hoạt động của doanh nghiệp. Em cũng xin được đưa ra một

số biện pháp của bản thân, được dựa trên những hiểu biết, thu thập trong thời gian qua

tại công ty, cũng như vận dụng những kiến thức đã được học ở trường, với mong

muốn được góp phần tạo ra được một sự chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của

công ty TNHH xây dựng Việt Quang.

Trước hết em xin được tổng quát một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức của công ty.

3.1.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Xuất phát từ thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009 –

2012 cùng với việc phân tích những yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh của công

ty có thể dùng phương pháp phân tích SWOT để chỉ ra những thế mạnh và điểm yếu

của công ty cũng như những cơ hội và thách thức đối với công ty trong tương lai.

3.1.1.1. Thế mạnh

- Với 12 năm kinh nghiệm trong công tác xây dựng, công ty đã dần tạo dựng uy

tín trên thị trường và thu hút được nhiều đối tác hơn. Thị trường của công ty các năm

qua liên tục được mở rộng, công ty đã đảm nhân được nhiều công trình đòi hỏi kỹ

thuật cũng như vốn lớn.

Page 60: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

47

- Khẳ năng đầu tư của công ty tăng lên rõ rệt nhờ công ty trong các năm qua đã

tập trung tăng cường đầu tưu phát triển máy móc, dây chuyền để nâng cao hơn nữa

chất lượng công trình cũng như tăng năng suất hoạt động.

- Hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty được nâng cao, điển hình là năm 2012,

khi đồng vốn của công ty bỏ ra đang ngày càng thu về được nhiều lợi nhuận hơn.Điều

này thể hiện ở việc lợi nhuận kinh doanh của công ty gia tăng đáng kể từ lúc âm năm

2011 phải bù lỗ đến năm 2012 đã tăng được lợi nhuận, cũng như vòng quay vốn ngày

càng được cải thiện hơn, rút ngắn thời gian xoay vòng vốn, giúp đưa vốn vào chu kỳ

sản xuất nhanh hơn.

- Ngoài ra các nhân tố gián tiếp cũng tác động tích cực đến hoạt động kinh

doanh của công ty mà chúng ta cũng cần nêu ra như:

+ Bộ phận kế toán luôn hoàn thành tố nhiệm vụ được giao, tuân thủ chặt chẽ

chế độ kế toán ban hành. Bên cạnh đó chứng từ sổ sách được sắp xếp bố trí một cách

khoa học giúp cho việc tra cứu thuận lợi, dễ kiểm soát cũng như dễ dàng quản lý và

theo dõi tình hình tài chính của công ty.

+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên với tay nghề cao, giàu kinh nghiệm đã giúp

cho công tác thi công được xúc tiến nhanh hơn với chất lượng luôn đảm bảo. Thêm

vào đó hàng năm công ty còn tạo điều kiện bồi dưỡng thêm kỹ năng, nâng cao trình độ

chuyên môn cho các cán bộ kỹ sư để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển,

cũng như nắm bắt được các quy trình công nghệ mới. Tạo được uy tín từ khách hàng

và lòng tin của nhà cung cấp.

+ Cùng với các chính sách ưu đãi về thuế của nhà nước đã giúp công ty yên tâm

hơn trong sản xuất, tăng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó việc tạo điều kiện vay vốn đầu tư

tối đa của các tổ chức tín dụng đã giúp công ty có thể đẩy nhanh quá trình thi công, kịp

tiến độ theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng.

3.1.1.2. Điểm yếu

- Khả năng thanh toán của công ty đã có xu hướng phục hồi sau khi năm 2011

cả 3 khả năng thanh toán của công ty đều giảm, tuy nhiên sự gia tăng trở lại này vẫn

chưa bằng được với các hệ số thanh toán của năm 2010. Điều này cho thấy lượng tài

sản lưu động chưa đáp ứng được với tốc độ gia tăng nợ ngắn hạn của công ty, gây khó

khăn trong việc bảo đảm thanh toán cũng như tạo lòng tin đối với các tổ chức tín dụng

trong việc huy động vốn.

- Giá trị vốn bằng tiền đã có xu hướng tăng lên nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp

ứng được nhu cầu thanh toán của công ty.

- TSCĐ trong 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm. Đối với một công ty chuyên

về thi công xây dựng thì tỷ trọng tài sản cố định có vai trò khá quan trọng, nếu tỷ trọng

Thang Long University Library

Page 61: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

48

này ngày càng thấp sẽ góp phần làm cho năng suất hoạt động của công ty chưa thật sự

hiệu quả.

- Vay ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của công ty ngày càng gia

tăng là một dấu hiệu không thật sự tốt. Dẫu biết rằng đối với đặc thù của ngành xây

dựng thì việc vay vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình là chuyện bình

thường nhưng việc này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty khi mà công ty

hàng năm phải trích một phần lợi nhuận để trang trải cho chi phí lãi vay, làm cho lợi

nhuận của công ty còn lại rất ít, có khi còn phải bù lỗ do vay quá nhiều (năm 2011 bị

lỗ 74.867.852 đồng). Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu các năm qua không tăng, lại có xu

hướng giảm tỷ trọng. Điều này cho thấy được khả năng tự chủ về tài chính của công ty

là chưa cao, vốn tự có của công ty chưa thể trang trải cho tài sản cố định cũng như

trong sản xuất do đó công ty phải huy động từ các nguồn vốn bên ngoài để bù đắp.

- Sức sinh lời của công ty qua 3 năm có chiều hướng tăng nhưng chưa phù hợp

hay có thể nới là đang còn nhỏ so với quy mô hoạt động của công ty. Đây là do công

ty còn bị chiếm dụng vốn nhiều, lượng hàng tồn kho các năm qua luôn đạt ở mức cao.

Là đặc thù riêng của ngành xây dựng, việc thanh toán thường diễn ra chậm, các công

trình dở dang chiếm giá trị lớn nên việc thúc đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn

thành công trình nên là mối quan tâm lớn của công ty.

3.1.1.3. Cơ hội

- Nền kinh tế Việt Nam đag trên đà phát triển với nhu cầu đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng rất lớn. Do vậy, cầu về nguyên vật liệu đặc biệt là vật liệu xây dựng có xu

hướng tăng cao.

- Việt Nam gia nhập WTO tạo ra những làn sóng đầu tư vào Việt Nam, sẽ có

nhiều dự án đầu tư xây dựng được triển khai.

- Giá nguyên vật liệu ổn định hơn sau thời gian biến động mạnh là yếu tố thuận

lợi giúp công ty có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hiệu quả.

- Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất gạch mới giúp công ty thuận lợi trong việc

nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí kho bãi và giảm thời gian giao nhận hàng.

3.1.1.4. Thách thức

- Mật độ cạnh tranh về chất lượng mẫu mã và giá cả giữa các công ty xây dựng

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang diễn ra ngày càng gay gắt.

- Tình trạng vật liệu xây dựng có xuất xứ Trung Quốc giá rẻ đang tràn vào Việt

Nam khiến các công ty xây dựng phải lao đao.

- Công ty hầu hết sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ nhu cầu vốn lưu động nên nếu

có biến động lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí lãi vay.

- Ngành xây dựng đang gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vật liệu xây dựng sẽ bị

sụt giảm qua đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty trong những năm tới.

Page 62: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

49

3.1.2. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tài sản

3.1.2.1. Tổng tài sản

Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó tài sản dài

hạn đang tăng dần tỷ trọng, đến năm 2012 chiếm 36,19% tổng tài sản do các khoản

đầu tư vào nhà xưởng phục vụ cho dây chuyền sản xuất mới đảm bảo quá trình sản

xuất đạt hiệu quả tốt. Mục tiêu đầu tư của công ty nhằm đáp ứng cho chiến lược phát

triển cao về quy mô và sản lượng sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường sản

phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tài sản ngắn hạn cũng tăng khá cao chủ yếu là các

khoản phải thu và hàng tồn kho nên nguồn vốn từ tài sản này bị ứ đọng không đạt

được hiệu suất cao nhất khi sử dụng. Điều này phản ánh khá rõ những khó khăn mà

công ty đang gặp phải.

3.1.2.3. Các khoản phải thu

Quản lý các khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức

tạp, bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề như: chính sách tiêu thụ sản phẩm, việc tổ chức

và bảo toàn vốn lưu động, việc gia tăng chi phí quản lý nợ…Công tác quản lý phải thu

khách hàng của công ty chưa tốt, thời gian thu nợ còn dài, khách hàng chiếm dụng vốn

lớn gây tác động xấu đến dòng tiền của công ty. Nguyên nhân chủ yếu do công ty chưa

xây dựng được chính sách tín dụng và chính sách thu tiền hợp lý vì vậy không có sự

đánh giá uy tín khách hàng cũng như áp dụng các biện pháp thu nợ không hiệu quả.

Do vậy để nâng cao hiệu quả quản lý phải thu khách hàng công ty cần chú trọng hơn

về xây dựng chính sách bán chịu và chính sách thu tiền hợp lý.

3.1.2.4. Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản

xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Hàng tồn kho ở công

ty bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất, chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang, thành phẩm sản xuất. Đối với hàng tồn kho thì chủ yếu các năm qua

chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các công trình dở dang. Đây là kết quả của các công trình có

thời gian thi công lâu dài, điều này cũng nằm trong tầm kiểm soat của công ty nhưng

với tỷ trọng lớn sẽ khiến cho khả năng thanh toán của công ty giảm sut. Do đó đẩy

nhanh tiến độ thi công vượt kế hoạch cũng tăng nên là một mục tiêu mà công ty nên

hướng đến để có thể nhanh chóng nghiệm thu và bàn giao. Điều này sẽ giúp cho công

ty nhanh chóng thu hồi vốn và giải thoát lượng vốn bị chôn chân trong thời gian dài.

3.1.2.5. Tài sản dài hạn

Là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, TSCĐ là

một bộ phân đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Trước năm 2012, mặc dù có sự đổi mới, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ song việc đầu tư

này không đáng kể. Giá trị TSCĐ có sự giảm đi nhiều ( từ 3.880.865.191 đồng xuống

Thang Long University Library

Page 63: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

50

còn 3.652.100.991 đồng) do hao mòn và giá trị TSCĐ đầu tư mới nhỏ hơn giá trị

TSCĐ thanh lý. Phần lớn TSCĐ đều không còn mới, năng suất không cao, giá trị còn

lại rất nhỏ so với nguyên giá. Điều này dẫn đến chất lượng TSCĐ ngày càng giảm làm

tăng chi phí nguyên vật liệu và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong quá trình hoạt động

dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Đây là một trong những nguyên nhân làm giá vốn hàng

bán và dịch vụ của công ty trong lĩnh vực xây dựng khá cao so với các công ty khác

cùng ngành.

Bên cạnh đó chính sách quản lý tài sản chưa phù hợp, chưa có quy định rõ ràng

trong việc phân cấp tài sản để quản lý góp phần làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của

công ty không cao.

3.1.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Qua phân tích ta thấy công ty luôn chủ động đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này phản ánh sự ổn định về tài chính

của công ty trong năm tài chính vừa qua và trong tương lai gần. Nhưng điều đó cũng

đồng nghĩa với việc chưa vận dụng được hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Công ty nên

cân nhắc nguồn tài trợ, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh để phát

huy được hiệu quả đòn bẩy tài chính, nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

3.1.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn vay

Trong các năm qua nợ phải trả của công ty luôn chiếm một tỷ trọng khá cao

trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp,

lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn ít. Nên khi nhu cầu vốn tăng cao, việc huy động

cũng như chiếm dụng vốn trong công ty đạt giá trị thấp bắt buộc công ty phải đi vay từ

các tổ chức bên ngoài để có thể trang trải cho các chi phí phát sinh trong hoạt động của

mình. Điều mà bắt buộc công ty phải kinh doanh có hiệu quả để có thể trang trải cho

chi phí lãi phải trả. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính này cũng như là con dao hai lưỡi có

thể giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn hoặc sẽ gây cho công ty khó khăn về tài

chính và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó công ty nên chú ý đến việc gia tăng

vốn tự có bằng việc phát triển tích lũy từ lợi nhuận hay thu hút đầu tư từ các thành

viên. Bên cạnh đó công ty còn có thể tăng cường chiếm dụng vốn của đơn vị khác để

có thể trang trải thêm mà giảm được áp lực vốn vay.

3.1.5. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng chi phí

Nhìn chung về tình hình quản lý chi phí của công ty chưa được tốt, tổng chi phí

của công ty không ngừng gia tăng qua các năm, trong đó chi phí giá vốn hàng bán ảnh

hưởng nhiều nhất. Việc mở rộng kinh doanh càng tăng thì tương ứng với nó, tổng chi

phí cũng tăng. Vì thế công ty cần có biện pháp kiểm soát hợp lý các chi phí trên. Đánh

đổi với khoản chi phí tăng công ty đã giành được những công trình lớn, nới lỏng thời

gian thu hồi nợ.

Page 64: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

51

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 96,68%.

Đây là kết quả của các công trình có thời gian thi công lâu dài, điều này cũng nằm

trong tầm kiểm soát của công ty nhưng với tỷ trọng lớn sẽ khiến cho khả năng thanh

toán của công ty giảm sút. Do đó đẩy nhanh tiến độ thi công vượt kế hoạch cũng nên

là một mục tiêu mà công ty nên hương đến để có thể nhanh chóng nghiệm thu và bàn

giao. Điều này sẽ giúp cho công ty nhanh chóng thu hồi vốn và giải thoát lượng vốn bị

chôn chân trong thời gian dài.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

3.2.1. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Tỷ lệ TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Tỷ trọng tài sản

phải đạt ở mức phù hợp, nếu quá lớn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Xác định cơ cấu

TSLĐ hợp lý sẽ giúp công ty hạn chế hàng tồn kho tăng vòng quay dự trữ, tồn kho.

Lượng tiền mặt được sử dụng xoay vong, hạn chế được các khoản phải thu làm cho kỳ

thu tiền bình quân giảm xuống. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động sẽ

góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của doanh nghiệp.

3.2.1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền

Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn có một lượng tiền mặt nhất định trong

quỹ, tiền gửi của công ty tại tài khoản ở các ngân hàng. Nó được công ty sử dụng để

trả lương, mua nguyên vật liệu và trả các khoản nợ, trả tiền thuế…Quản lý và sử dụng

có hiệu quả lượng tiền mặt là một trong những nội dug quan trọng để đảm bảo nâng

cao hiệu quả sử dụng TSLĐ và khả năng thanh toán của công ty. Ta có thể thấy tỷ

trọng của tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của công ty là khá lớn phản ánh sự

mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng bên cạnh đó tỷ

trọng của tiền chiếm trong tổng số tài sản ngắn hạn là quá nhỏ, điều này gây khó khan

cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí không đảm bảo cho

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành lien tục. Điều này

dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công ty

cần có ngay biện pháp bổ sung thêm lượng tiền mặt ở mức vừa phải đủ để đảm bảo

cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định.

Dự báo năm 2013, thị trường xây dựng sẽ đón nhận nhiều chính sách vĩ mô tích

cực như lãi suất giảm nên ta có bảng dự báo doanh thu và lợi nhuận của công ty năm

2013 như sau:

Thang Long University Library

Page 65: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

52

Bảng 3.1. Dự báo kết quả kinh doanh năm 2013

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 1.673.362 7.715.528 7.815.459

Giá vốn hàng bán 1.291.904 7.194.975 7.200.122

Lợi nhuận gộp 381.459 520.553 615.337

Doanh thu tài

chính

322 928 700

Chi phí tài chính 234.949 213.261 208.352

Lợi nhuận sau

thuế

(74.868) 10.248 15.723

(Nguồn: Dự báo báo cáo tài chính năm 2013)

3.2.1.2. Phải thu ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều khó tránh khỏi.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả khi đến kỳ hạn thanh toán như một

nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu tài sản lưu động ngắn hạn và đương

nhiên doanh nghiệp cũng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Việc bán chịu sẽ

giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm đồng thời góp phần xây dựng mối

quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ trọng các khoản phải thu quá

lớn trong tổng số tài sản lưu động thì nó sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp

và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Quản trị các khoản

phải thu tốt, tức là hạn chế mức tối thiểu lượng tài sản lưu động bị chiếm dụng sẽ làm

giảm số ngày của chu kỳ thu tiền bình quân, thúc đẩy vòng tuần hoàn của tài sản lưu

động. Đồng thời sẽ làm giảm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi

phí rủi ro...

Trong chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp cần đánh giá kỹ ảnh hưởng

của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời để hạn chế

mức thấp nhất mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu doanh nghiệp có thể xem

xét trên các khía cạnh mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách

hàng...Gọi chung là phân tích tín dụng khách hàng. Trước khi doanh nghiệp cấp tín

dụng cho khách hàng thì công việc đầu tiên phải làm là phân tích tín dụng khách hàng.

Khi phân tích tín dụng khách hàng người ta thường đề ra các tiêu chuẩn, nếu khách

Page 66: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

53

hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì có thể được mua chịu. Các tiêu chuẩn người

ta có thể sử dụng để phân tích tín dụng khách hàng là:

* Uy tín, phẩm chất của khách hàng: Nói lên uy tín của khách hàng qua các lần

trả nợ trước, tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ đối với doanh

nghiệp và các doanh nghiệp khác.

* Vốn: Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng.

* Khả năng thanh toán: Đánh giá các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của khách

hàng và bảng dự trù ngân quỹ của họ.

* Thế chấp: Các tài sản mà khách hàng thế chấp để đảm bảo trả nợ.

* Điều kiện kinh tế: Phân tích về tiềm năng phát triển của khách hàng trong t-

ương lai.

Nếu doanh nghiệp đủ các điều kiện và được chấp nhận cho mua chịu thì doanh

nghiệp phải tiến hành xác định thời kỳ tín dụng thương mại và công cụ tín dụng

thương mại được sử dụng. Thời kỳ tín dụng thương mại là khoảng thời gian doanh

nghiệp cho phép khách hàng nợ. Thời gian này khác nhau tuỳ thuộc ngành nghề kinh

doanh, quy định của doanh nghiệp và thoả thuận của hai bên. Thường thì doanh nghiệp

đưa ra một tỷ lệ % chiết khấu nhất định để nếu khách hàng trả tiền đúng hạn sẽ được

hưởng chiết khấu đó nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm. Để giúp doanh

nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu hạn chế rủi ro và các chi phí

không cần thiết phát sinh làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, doanh nghiệp

cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:

- Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh

nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng,

giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc...)

- Tiến hành xác định và trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí sản xuất

kinh doanh. Quỹ này có thể được sử dụng trong trường hợp có khoản phải thu của

doanh nghiệp nhưng không thể thu hồi được thì doanh nghiệp sẽ trích từ quỹ ra để bù

vào với mục đích bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn

thanh toán theo hợp đồng sẽ bị phạt hoặc được thu lãi suất như lãi suất quá hạn của

ngân hàng. Hiện nay ở nước ta còn chưa có luật rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên đối

với các nước phát triển thì họ đã có luật để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong

trường hợp không đòi được nợ. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm đến

vấn đề này để khi có luật có thể áp dụng được ngay hoặc trong trường hợp làm ăn với

các đối tác nước ngoài có thể áp dụng.

Thang Long University Library

Page 67: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

54

- Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có

biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho

khách hàng, hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.

- Hiệu quả khoản phải thu có thể được đánh giá qua mẫu hình phải thu. Mẫu

hình này là tỷ lệ % của doanh thu bán hàng trả chậm vẫn chưa thanh toán trong tháng

ghi nhận doanh thu và các tháng tiếp theo. Công ty có doanh thu bán hàng trong tháng

1 năm 2012 là 200.528 triệu đồng. Tuy nhiên việc thu tiền từ khoản doanh thu này

được rải rác trong tháng 1 và các tháng tiếp theo như sau:

Bảng 3.2. Mẫu hình phải thu khoản doanh thu tháng 1 của Việt Quang

Tháng Thu tiền từ

doanh thu

tháng 1

Mẫu hính

thanh toán

Phải thu

khách hàng từ

tháng 1

Mẫu hình

phải thu

1 80.154 40% 120.374 60%

2 90.752 45% 29.622 15%

3 29.622 15% 0 0

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012)

Trong tháng 1, khách hàng trả 40% doanh thu của tháng, sang tháng 2 thanh

toán 45% và thanh toán nốt số còn lại vào tháng 3. Trong mẫu hình phải thu, ta lấy

100% trù đi tỷ lệ doanh thu tích lũy để ra tỷ lệ doanh thu bán hàng trả chậm còn lại và

tính từ cuối tháng 1 đến hết tháng 3 tỷ lệ này giảm từ 60% xuống còn 0% trong 3

tháng.

Một chính sách tín dụng thương mại được xây dựng cẩn thận dựa trên việc so

sánh lợi ích tăng thêm từ doanh thu tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến việc

thực hiện chính sách tín dụng tăng tương ứng sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Sử

dụng mô hình điểm tín dụng cũng là một cách quản trị tốt các khoản phải thu, để công

ty có cơ hội xoay nhanh đồng vốn hiện có và giảm áp lực vốn vay. Mô hình này được

tính như sau:

Điểm tín dụng = 4 * Khả năng thanh toán lãi + 11 * Khả năng thanh toán nhanh

+ 1* Số năm hoạt động

Trong công thức trên với số năm hoạt động càng lâu thì khả năng quản lý tài

chính càng cao và theo đó, công ty cung có khả năng trả nợ nhanh hơn. Sau khi tính

được điểm tín dụng như trên ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro như sau:

Bảng 3.3. Mô hình tính điểm tín dụng

Điểm số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro

Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1

Khả năng thanh toán 11 40 – 47 2

Page 68: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

55

nhanh

Số năm hoạt động 1 32 – 39 3

24 – 31 4

<24 5

Ta có thể đánh giá khoản phải thu với một khách hàng của công ty Hoàng Hà

qua mô hình điểm tín dụng này:

Bảng 3.4. Đánh giá điểm tín dụng của Công ty TNHH Hoàng Hà

Chỉ tiêu Năm 2012 Trọng số

EBIT 244.020.000

Lãi vay 11.026.008

TSNH 2.240.525.100

Hàng tồn kho 1.870.546.500

Nợ ngắn hạn 1.500.180.000

Khả năng thanh toán lãi 22,13 4

Khả nảng thanh toán nhanh 0,25 11

Số năm hoạt động 6 1

Điểm tín dụng 97,24

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Hoang Hà)

Với số điểm tín dụng là 97,24 thì công ty TNHH Hoàng Hà được xếp vào nhóm

rủi ro số 1. Tức là mức độ rủi ro thấp nhất, công ty Việt Quang có thể tin tưởng vào uy

tín cũng như khả năng chi trả của công ty Hoàng Hà để tiếp tục cấp tín dụng trong

những năm tiếp theo.

3.2.1.3. Hàng tồn kho

Đối với hàng tồn kho thì chủ yếu các năm qua chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các

công trình dở dang. Đây là kết quả của các công trình có thời gian thi công lâu dài,

điều này cũng nằm trong tầm kiểm soát của công ty nhưng với tỷ trọng lớn sẽ khiến

cho khả năng thanh toán của công ty giảm sút. Do đó đẩy nhanh tiến độ thi công vượt

kế hoạch cũng nên là một mục tiêu mà công ty nên hướng đến để có thể nhanh chóng

nghiệm thu và bàn giao. Điều này sẽ giúp cho công ty nhanh chóng thu hồi vốn và giải

thoát lượng vốn bị chôn chân trong thời gian dài.

Trong công tác xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Với đặc điểm riêng của

công ty, việc xây dựng một mức tiêu thụ nguyên vật liệu công ty sẽ gặp nhiều khó

khăn. Với mỗi một lĩnh vực, sản phẩm công ty cần có các định mức tiêu hao cụ thể.

Công việc xác định này chiếm khoảng thời gian khá lớn do việc sản xuất kinh doanh

Thang Long University Library

Page 69: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

56

có nhiều công đoạn, nhiều khâu khác nhau. Xây dựng định mức cụ thể cho từng khâu

trong quá trình sản xuất sẽ giúp công ty quản lý dễ dàng các nguồn nguyên vật liệu,

nâng cao ý thức trách nhiệm trong từng bộ phận sản xuất. Do vậy việc quản lý toàn

diện hơn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tránh sự lãng phí nguyên vật liệu trong

quá trình sản xuất.

Áp dụng mô hình EOQ để quản lý nguyên liệu hàng tồn kho:

Q* =

Trong đó: Q* là mức dự trữ kho tối ưu

S là lượng hàng cần đặt

O chi phí một lần đặt hàng

C là chi phí dự trữ kho cho một đơn vị hàng lưu kho

Nếu công ty đặt hàng chiết khấu với số lượng lớn, mô hình EOQ cơ bản sẽ có

thể được thay đổi đôi chút. Để quyết định có nên yêu cầu lô hàng với số lượng lớn để

được chiết khấu hay không, doanh nghiệp cần tối thiểu hóa tổng chi phí mua hàng, đặt

hàng và chi phí lưu kho. Tổng chi phí cần phải được tối thiểu hóa: tại lượng đặt hàng

tối ưu EOQ trước chiết khấu – tại đó chiết khấu sẽ không có lợi, hoặc tại lượng đặt

hàng tối thiểu để chiết khấu là có lợi.

Ví dụ: Công ty sử dụng một hàng tồn kho với các thông tin sau:

Giá mua: 120.000 đồng/1 đơn vị sản phẩm

Nhu cầu năm: 4.000 đơn vị

Chi phí 1 lần đặt hàng: 300.000

Chi phí lưu kho hàng năm: bằng 10% giá mua

Lượng đặt mua tối ưu: 500 đơn vị

Nếu công ty đặt mua mỗi lần 1.000 đơn vị sẽ được chiết khấu 8%

Giải pháp:

- Nếu đặt mua mỗi đơn hàng 500 đơn vị sản phẩm thì chi phí 1 năm cho hàng

tồn kho sẽ là:

Chi phí mua hàng: 4.000*120.000=480.000.000 đồng

Chi phí đặt hàng: 300.000*(4.000/500)=2.400.000 đồng

Chi phí lưu kho: 120.000*10%*(500/2)= 3.000.000 đồng

Tổng chi phí: 480.000.000+2.400.000+3.000.000=485.400.000 đồng

- Nếu đặt mua mỗi đơn hàng 1.000 đơn vị sản phẩm với giá chiết khấu 8% thì

chi phí 1 năm cho hàng tồn kho sẽ là:

Page 70: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

57

Chi phí mua hàng: 480.000.000*92%=441.600.000 đồng

Chi phí đặt hàng: 300.000*(4.000/1.000)=1.200.000 đồng

Chi phí lưu kho: 120.000*92%*10%*(1.000/2)=5.520.000 đồng

Tổng chi phí: 441.600.000+1.200.000+5.520.000=448.320.000 đồng

Kết luận: Công ty nên đặt hàngvới lượng 1.000 đơn vị sản phẩm mỗi đơn hàng. Như

vậy, công ty sẽ tiết kiệm được 1 số tiền là: 485.400.000 - 448.320.000 = 37.080.000

đồng mợt năm.

Qua ví dụ trên có thể thấy rằng mô hình đặt hàng chiết khấu cũng có thể được

áp dụng tại Việt Quang vì ưu điểm của nó là công ty có thể giảm chi phí hàng tồn kho

một năm nếu đặt hàng đủ lớn để hưởng tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Tuy nhiên, công ty

phải cân nhắc xem có thể áp dụng mô hình này cho loại hàng tồn kho nào, so sánh chi

phí nào tăng lên (như chi phí lưu kho), chi phí nào giảm giá trị, kết quả là dự phòng

giảm giá hàng tồn kho lại tăng lên, gây khó khăn cho công ty.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Với đặc thù của ngành xây dựng thì với tỷ trọng TSCĐ như trên đang có xu

hướng giảm, điều này là không nên, công ty cần phải cân đối lại tỷ trọng trên bằng

cách đầu tư thêm trang thiết bị, phương tiện vận tải để phục vụ cho công tác thi công.

Công ty cần chú trọng đến công tác thực hiện khấu hao, trích khấu hao nhanh sẽ

tránh được hao mòn vô hình của tài sản và thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện để công ty

có vốn đầu tư mua sắm, đổi mới thiết bị công nghệ, tái sản xuất mở rộng nhanh hơn,

nâng cao chất lượng các công trình cũng như thúc đẩy năng suất. Hơn nữa đẩy nhanh

tốc độ khấu hao, trước mắt lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, quyền lợi trước mắt của

doanh nghiệp giảm. Nhưng xét về lâu dài, đây là con đường đúng đắn để công ty có

thể nâng cao được tỷ trọng của TSCĐ trong xây dựng. Tuy nhiên việc trích khấu hao

nhanh cần phải tính đến giá thành sản phẩm, nếu trích khấu hao quá cao làm cho giá

thành sản phẩm lớn hơn giá bán thì sẽ bị lỗ, ảnh hưởng đến bảo toàn vốn của công ty.

Bên cạnh đó công ty cần chú ý đến việc bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị

định kỳ, việc này sẽ giúp cho công ty sớm nhận ra hư hỏng để kịp thời sửa chữa ít hao

tốn chi phí. Đối với các tài sản kém hiệu quả, cũ kỹ, hư hỏng nặng thì công ty nên sớm

thanh lý hoặc nhượng bán để có thể thu hồi vốn sớm. Việc đầu tư phát triển TSCĐ sẽ

giúp cho công ty mở rộng thêm quy mô phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty

hơn.

Công ty cũng cần phân trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản cho các bộ phận

chuyên trách, cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kiến thức chuyên môn,

nắm rõ quá trình hoạt động của các thiết bị máy móc để từ đó đưa ra cách quản lý tu

dưỡng một cách hợp lý.

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý chi phí

Thang Long University Library

Page 71: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

58

Việc xem xét quản lý các chi phí phát sinh là nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí

không cần thiết hoặc quá lãng phí đối với công ty. Các khoản chi phí này ảnh hưởng

ngược chiều với lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty nên khi giảm thiểu các

chi phí này đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận nếu các yếu tố khác không thay đổi.

Qua phân tích ở chương 2 ta thấy rằng chi phí hoạt động của công ty trong năm 2012

đã gia tăng đáng kể nên những biện pháp đưa ra để hạn chế bớt các chi phí này là cần

thiết.

3.2.3.1. Giá vốn hàng bán

Lựa chọn nguồn cung cấp vật tƣ thích hợp: Đối với lĩnh vực xây dựng như

công ty TNHH xây dựng Việt Quang thì việc chủ động trước nguồn nguyên liệu vật tư

đầu vào là một điều rất cần thiết vì giá cả hiện nay luôn biến động một cách bất

thường. Công ty cần có cán bộ chuyên môn về nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra

nguồn cung cấp tốt nhất với số lượng và giá cả phù hợp. Nhân viên này cần phải am

hiểu về lĩnh vực vật tư kỹ thuật, đồng thời am hiểu thị trường, như vậy mới có thể xác

định được giá mua và chất lượng nguyên vật liệu vật tư một cách chính xác.

Công ty có thể chủ động giảm được giá mua bằng việc lựa chọn nguồn cung

cấp với giá thấp nhất. Ngoài ra công ty cần phải hết sức lưu ý đến các chi phí mua bao

gồm các chi phí như vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho…Công ty cần phải cân nhắc sao cho

giá mua và chi phí mua là tối ưu nhất. Tránh tình trạng tìm ra được nguồn hàng với giá

mua rẻ mà chi phí mua lại cao. Do đó công ty cần lựa chọn địa điểm mua hàng,

phương tiện vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu vật tư sao cho tối thiểu hóa được

chi phí.

3.2.3.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Qua thực tế đi thực tập tại công ty cho thấy tình hình nhân viên dùng điện thoại

của công ty vào việc riêng rất nhiều, sử dụng điện rất lãng phí và sử dụng internet nột

cách tràn lan, nhân viên không có ý thức tiết kiệm. Điều này làm cho chi phí quản lý

doanh nghiệp tăng lên do vậy góp phần làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống.

Ngoài ra chi phí giao dịch cũng chiếm tỷ trọng rất lớn 18,15%. Chi phí giao dịch gồm

chi phí đi lại, chi phí liên hệ với khách hàng và đối tác, chi phí ký kết hợp đồng, chi

phí giao dịch đối ngoại, chi phí tiếp khách…Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí này cần

có sự đồng lòng của ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên trong công ty. Ban lãnh đạo

cần phải chỉ cho nhân viên trong công ty rằng cắt giảm chi phí sẽ giúp tăng lợi nhuận

của công ty. Từ đó định hướng cho toàn thể cán bộ công nhân viên phải có ý thức tiết

kiệm chi phí trong từng công việc và hành động của mình để sử dụng chi phí hợp lý

nhất. Ngoài ra có thể áp dụng một số biện pháp quản lý và sử dụng điện thoại, điện

văn phong, văn phòng phẩm, sử dụng nước công cộng như sau:

Page 72: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

59

- Khoán việc sử dụng chi phí tới từng phòng ban, từng cá nhân theo từng chức

vụ để sử dụng.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện, internet tránh tình trạng nhân viên lãng

phí điện và internet sử dụng vào công việc riêng. Phát động phong trào tiết kiệm trong

toàn công ty, phòng ban nào có ý thức tiết kiệm sẽ được tuyên dương và được khen

thưởng, ngược lại sẽ bị nhắc nhở trước toàn công ty.

- Đối với cán bộ quản lý đi công tác, giám sát các công trình cần xác định rõ

mức công tác phí phù hợp với mọi hoạt động công việc tránh tình trạng chi thừa, tiết

kiệm tối đa các khoản không cần thiết.

Bảng 3.5. Ƣớc tính chi phí quản lý sau khi thực hiện biện pháp

Chỉ tiêu Sau khi thực

hiện

Tỷ lệ

giảm

Số tiền

giảm

Trƣớc khi

thực hiện

1.Chi phí nhân viên quản lý 100.852 0 0 100.852

2. Chi phí công cụ, dụng cụ 15.723 0 0 15.723

3. Chi phí khấu hao TSCĐ 17.950 0 0 17.950

4. Chi phí đồ dùng văn phòng 17.200 0 0 17.200

5. Thuế, phí và lệ phí 3.416 0 0 3.416

6. Chi phí điện thoại, điện nước,

dịch vụ mua ngoài

43.148 14,43 7.277 50.425

7. Chi phí giao dịch 20.144 16,49 3.979 24.123

8. Chi phí bằng tiền khác 18.358 0 0 18.358

Tổng 236.791 30,92 11.256 248.047

(Nguồn: Dự đoán báo cáo tài chính năm 2013)

Như vậy sau khi thực hiện cắt giảm chi phí thì chi phí quản lý doanh nghiệp của

công ty đã giảm đi 11.256 ngìn đồng, cùng với đó thì lợi nhuận công ty tăng lên

11.256 nghìn đồng.

3.2.4. Xây dựng phướng án huy động vốn cho công ty

Khi gia nhập WTO, một trong những nhược điểm của các doan nghiệp Việt

Nam là khả năng tài chính còn yếu dẫn đến sự hạn chế trong năng lực cạnh tranh. Một

trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về tài chính của các doanh nghiệp Việt

Nam là hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu vật tư xây dựng, tuy thời

gian quay vòng vốn là không dài nhưng số lượng vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh

doanh là rất lớn. Hơn nữa tong điều kiện giá cả leo thang thì việc tăng cường hiệu quả

huy động vốn không chỉ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của

công ty mà còn để công ty có thể chủ động hơn về thời gian và khối lượng mua vào.

Thang Long University Library

Page 73: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

60

Hiện nay nhu cầu về vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng năm

của công ty ngày càng cao do giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng cao và công ty

đang đầu tư vào dây chuyền sản xuất gạch mới.Nguồn vốn của công ty tính đến thời

điểm này được huy động từ hai nguồn là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Việc huy động

vốn từ các tổ chức tín dụng trong năm tới có nhiều khó khăn hơn những năm trước do

tình hình lạm phát, giá cả tăng cao, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện một loạt các

chính sách tiền tệ. Và để đối phó với những chính sách đó, các ngân hàng thương mại

đã đồng loạt tăng lãi suất huy động, tăng lãi suất cho vay, hạn chế hồ sơ cho vay…Để

đảm bảo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, công ty có thể thực hiện một số giải

pháp sau:

- Cố gắng duy trì tốt các mối quan hệ hiện có với các tổ chức tín dụng, mở rộng

đối tác tín dụng mới và thực hiện đúng cam kết theo các hợp đồng vay vốn như sử

dụng đúng mục đích, hiệu quả, trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.

- Huy động vốn từ nội bộ công ty

- Giao dịch với các tổ chức kinh tế, các ngân hàng để chọn lựa nơi có lãi suất

thấp

Bên cạnh đó công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng các biện pháp:

- Phân bố lại kết cấu lao động cho hợp lý, giảm chi phí

- Sử dụng hiệu quả vốn vay vì công ty phải chịu lãi

- Khai thác triệt để máy móc thiết bị, sử dụng hết công suất tài sản cố định, sửa

chữa những tài sản còn dùng được, sớm thanh lý tài sản cố định không còn dùng được

để bổ sung vào vốn.

- Thay đổi TSCĐ phù hợp với quy mô công ty

3.2.5. Công tác thu hồi nợ

Công ty cần xem xét vốn thiếu hụt là do đâu để thu hòi vốn và sử dụng vốn có

hiệu quả. Bởi vì khi khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu đọng và đầu tư

ngắn hạn sẽ làm cho công ty mất khả năng thanh toán và vòng quay vốn chậm. Do đó

công ty cần có biện pháp cải thiện tình hình công nợ bằng các biện pháp sau:

- Đối với khoản phải thu: Công ty cần lập các biên bản để thỏa thuận với khách

hàng về thời gian thu hồi nợ; Cho nhân viên của công ty đến chỗ khách hàng nợ nhiều

quá hạn để có biện pháp th hồi các khoản nợ; nhờ pháp luật thu hồi các khoản nợ mà

khách hàng cố tình không trả.

+ Trước khi ký hợp đồng và chấp nhận tín dụng công ty cần phải làm tốt hơn

nữa công tác thẩm định về uy tín và khả năng thanh toán của khách hang. Cụ thể phải

xem xét khả năng thanh toán, hệ số tín nhiệm, uy tín của khách hang trên thương

trường, tình hình hoạt động kinh doanh và cả những yếu tố tiềm năng có thể. Nếu chưa

Page 74: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

61

có điều kiện đi sâu thẩm định thì bắt buộc bên đối tác phải sử dụng đến các biện pháp

như đặt cọc, trả trước một phần giá trị hợp đồng…

+ Để giúp công ty có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế phát

sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, công ty có thể tiến hành các biện pháp

như: Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường

xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn; Có chính sách bán chịu dung đắn đối với từng

khách hang cụ thể. Khi bán chịu cho khách hang phải xem xét kỹ khả năng thanh toán

trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết; Phân loại các chủ nợ quá hạn, tìm nguyên nhân

của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý.

- Đối với khoản phải trả: công ty cũng cần có sự thỏa thuận với nhà cung cấp về

thời gian trả nợ và cần thanh toán đúng hạn để tạo sự bề vững trong quan hệ hợp tác.

3.2.6. Nâng cao khả năng thanh toán

- Đanh giá các chi phí chung của công ty và xem có cơ hội nào cắt giảm những

khoản chi phí này không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ có tác động

trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo,

chi phí văn phòng…là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành

hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động

trực tiếp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế quản lý

điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu

thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Không chỉ có vậy, hệ thống

quản lý chi tiêu từng bước thực hiện tự động hóa, đẩy mạnh phân cấp nhằm cân đối tỷ

lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an

toàn tài chính doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp có tài sản nào không được sử dụng chp các mục đích sinh

lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và dường như chỉ mỗi lưu kho thì doanh

nghiệp nên thanh lý bớt để thu hồi vốn nhằm phục vụ cho mục đích sinh lời.

- Giám sát hiệu quả các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh

nghiệp đang viết hóa đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng

đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn. Các khách hàng thanh toán sớm và

đều đặn hay được khích lệ để làm như vậy luôn đáng được trân trọng. Việc họ tiếp tục

làm như thế sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho công ty.

- Công ty cần định kỳ xem xét lại yếu tố lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch

vụ khác nhau của mình. Không thể bỏ qua việc đánh giá xem nơi nào có thể tăng giá

sản phẩm hay dịch vụ nhằm duy trì hoặc nâng cao doanh số lợi nhuận. Khi mà các chi

phí gia tăng và thị trường có sự thay đổi, giá cả cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo

“sức khỏe” cho doanh nghiệp.

Thang Long University Library

Page 75: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng việt quang

62

Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong giai

đoạn có những biến động tài chính phức tạp như hiện nay sẽ có vai trò quan trọng đối

với sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty nên có những cân nhắc kỹ lưỡng trước khi

đưa ra các quyết định tài chính, đầu tư.