phần i.gui

20

Click here to load reader

Upload: davidcuonglyson

Post on 24-May-2015

164 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phần i.gui

Phần ICƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠII. Vai trò và nhiệm vụ về hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.1.Vai trò của hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

+ Đối với doanh nghiệp: Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trên cơ sở tạo ra doanh thu, giá trị tăng thêm nhằm mục đích bù đắp chi phí và góp phần tích luỹ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được tức là sản phẩm đó đã đươc người tiêu dung chấp nhận, biểu hiện sự chấp nhận của thị trường về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm nữa, tiêu thụ hàng hoá thể hiện uy tín của doanh nghiệp trên thương trường; tạo mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp với khách hàng từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp để hoàn thiện các chính sách trong qua trình sản xuất kinh doanh.

+ Đối với xã hội: Tiêu thụ góp phần cân đối cung cầu trên phạm vi thị trường và trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân về các sản phẩm sản xuất và lưu thông, dự đoán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực thị trường nói riêng về từng loại sản phẩm.

+ Việc xác định kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác định được lãi- lỗ trong năm, của toàn doanh nghiệp đồng thời xác định được lãi-lỗ của từng mặt hàng. Từ đó giúp cho doanh nghiệp nên mở rộng hay thu hẹp qui mô hoạt động, mở rộng hay thu hẹp như thế nào để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp có quyết định đúng đắn cho sự phát triển của bản thân không chỉ ở hiện tại mà còn hướng tới tương lai.2. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:

Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có những nhiệm vụ chủ yếu sau đòi hỏi các nhân viên kế toán phải thực hiện tốt:

+ Phản ánh chính xác, kịp thời tình hình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ của đơn vị.

+ Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ kế toán liên quan đến bán hàng đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán, tính toán các chỉ tiêu bán ra.

+ Tổ chức lựa chọn phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tính toán đúng đắn, chính xác giá vốn của hàng xuất bán.

+ Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu và thanh toán với Ngân sách Nhà nước về các khoản thuế phải nộp.

+ Tổng hợp và phân bổ các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho thích hợp với từng mặt hàng bán ra.

+ Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, kết quả kinh doanh của Công ty, đồng thời tiến hành xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.II. Kế toán tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

Page 2: Phần i.gui

1.Khái niệm và yêu cầu quản lý tiêu thụ hàng hóa:1.1 Khái niệm:

Tiêu thụ hàng hóa là quá trình cung cấp hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, nếu có giá thành hạ thì lợi nhuận thu được từ hàng hóa, sản phẩm đó sẽ tăng lên.1.2 Yêu cầu quản lý tiêu thụ hàng hóa:

- Phản ánh và giám sát kế hoạch tiêu thụ hàng hóa. Tính toán và phản ánh chính xác kịp thời doanh thu bán hàng

- Ghi chép và phản ánh kịp thời các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng, hoặc doanh thu của số hàng bán bị trả lại, để xác định chính xác doanh thu thuần bán hàng

- Tính toán chính xác, đầy đủ, và kịp thời kết quả tiêu thụ1.3 Phương thức tiêu thụ:

Hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức:

Bán hàng trực tiếp cho khách hàng: Phương thức này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã xuất hàng cho khách hàng ngay tại kho hoặc đã cung cấp dịch vụ, lao vụ và đã được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp này sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ xuất kho hoặc cung cấp được coi là tiêu thụ ngay.

Phương thức chuyển hàng: Phương thức này thì doanh nghiệp chuyển hàng đến cho người mua theo địa điểm trong hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi hàng được giao xong và người mua thanh toán (đã ký kết vào chứng từ giao hàng) thì số hàng đó được xác định là tiêu thụ. Mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển đến cho người mua do doanh nghiệp chịu. Phương thức này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ mua bán thường xuyên với doanh nghiệp.

Phương thức tiêu thụ qua các đại lý: Bán hàng qua các đại lý, kí gửi là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý kí gửi) xuất hàng cho bên nhận đại lý (bên đại lý) để bán. Bên đại lý hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng hoặc hưởng chênh lệch giá.Theo luật thuế giá trị gia tăng nếu bên đại lý bán hàng theo đúng giá do bên giao đại lý quy định thì toàn bộ thuế giá trị gia tăng sẽ do chủ hàng chịu. Ngược lại, nếu bên đại lý hưởng khoản chênh lệch thì bên đại lý phải chịu thuế giá trị gia tăng trong phạm vi doanh thu của mình.

Phương thức bán hàng trả góp: là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua hàng, số tiền còn lại người mua chấp nhận thanh toán dần ở các kì tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định, thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau vì phần lãi trả chậm.

Page 3: Phần i.gui

Các phương thức tiêu thụ khác: các doanh nghiệp còn có thể sử dụng sản phẩm để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, trao đổi vật tư, hàng hóa khác.

1.4 Ý nghĩa: Tiêu thụ là khâu trung gian đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu

dùng Tiêu thụ là khâu quyết định các khâu khác trong quá trình kinh doanh. Tất

cả các khâu khác đều phục vụ cho quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Qua quá trình tiêu thụ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu khách

hàng và giúp cho quá trình định hướng cũng như kế hoạch cho chu kì kinh doanh mới.2. Kế toán doanh thu bán hàng2.1 Khái niệm doanh thu bán hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng2.1.1 Khái niệm:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hoá,cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí phụ thu ngoài giá bán(nếu có). Là một chỉ tiêu quan trọng vì nó phản ánh được khả năng tiêu thụ hàng hóa của Công ty nhằm thể hiện hiệu quả hoạt động của Công ty.2.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận nếu đồng thời thoả mãn 5 điều kiện:- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích phần lớn gắn liền với

quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. Với điệu kiện này, để ghi nhận doanh thu doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.- Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán

hàng. Theo nguyên tắc thận trọng, doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ được ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong.

- Xác định được chi phí liên quan từ giao dịch bán hàng. Nguyên tắc phù hợp, doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời. 2.2 Nguyên tắc đo lường doanh thu

Doanh thu được đo lường trên cơ sở giá gốc2.3 Chứng từ làm cơ sở hạch toán:

Hoá đơn giá trị gia tăngBảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụCác chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo ngân hàng

Page 4: Phần i.gui

2.4 Tài khoản sử dụng:TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”TK 511 có 4 tài khoản cấp 2:TK 5111 Doanh thu bán hàng hoáTK 5112 Doanh thu bán các thành phẩmTK 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụTK 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giáKết cấu và nội dung phản ảnh của TK 511 Nợ TK511

- Số thuế phải nộp ( thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu ) trên doanh số bán trong kỳ theo phương pháp trực tiếp- Số giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển vào doanh thu - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 xác định kết quả kinh doanh

- Tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.- Số thu từ trợ cấp, trợ giá cho doanh nghiệp

TK 511 không có số dư cuối kỳ.2.5 Trình tự hạch toán

2.5.1 Trường hợp bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp tại doanh nghiệp

2.5.2 Trường hợp bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồngTheo phương thức này, Kế toán hạch toán:

Xuất thành phẩm.hàng hóa gửi bán

TK 33311

Doanh thu chưa thuế

Giá vốn của số hàng được chấp nhận thanh toán

Tổng giá thanh toán

Thuế GTGT đầu ra

TK 155,156 TK 157 TK 632

TK 511 TK 111,112,131

Thuế GTGT đầu ra

Tổng giá

thanh toán

K/c các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại

K/c doanh thu thuần

Doanh thu tiêu thụ hàng hoá chưa thuế

TK 521,531,532

TK 911

TK 511 TK 111,112,131

TK 33311

Page 5: Phần i.gui

2.5.3 Trường hợp nhận bán hàng đại lý ký gửi

2.5.4: Trường hợp bán hàng theo thức trả góp ,trả chậm

Trình tự hạch toán như sau:

3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:3.1 Kế toán chiết khấu thương mại

3.1.1 Khái niệm

Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ,hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng

TK 003Nợ Có

(2)

Khi nhận hàng đại lý để bán

Khi quyết toán hàng đại lý đã bán

(1)

(4a)Thuế GTGT

Nợ 111,112,331 CóNợ TK 511 Có Nợ TK 331 Có

Doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý

(3)Tiền bán hàng đại lý phải trả cho chủ hàng

(4b)Trả tiền bán hàngNợ TK 33311 Có

(4a)

K/c lãi định kỳ Lãi phải thu KH

Thuế GTGTđầu ra

Số tiền đã thu của KH

Tổng số tiền còn phải thu

Doanh thu bán hàng(giá thu tiền ngay)

TK 911 TK 511 TK 131

TK 111,112TK 33311

TK 3387TK 515

K/c xđ kqkd

Page 6: Phần i.gui

3.1.2 Chứng từ làm cơ sở hạch toánCăn cứ vào Biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh để phản ánh chiết

khấu thương mại3.1.3 Tài khoản sử dụng:

TK 521 “ chiết khấu thương mại3.1.4 Trình tự hạch toán:

TK 521 không có số dư cuối kỳ3.2 Kế toán giảm giá hàng bán3.2.1 Khái niệm

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trong hoá đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng3.2.2 Chứng từ làm cơ sở hạch toánCăn cứ vào Biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh để phản ánh giảm giá hàng bán3.2.3 Tài khoản sử dụng: TK 532 “Kế toán giảm giá hàng bán”Kết cấu và nội dung phản ánh giảm giá hàng bán

TK 511TK 521TK 111,112,131

Chiết khấu hàng giảmCuối kỳ kết chuyển

chiết khấutrừ cho người mua bán hàng sang tài khoản

doanh thu

Page 7: Phần i.gui

TK 532 không có số dư cuối kỳ3.2.4 Trình tự hạch toán

Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng hàng đã bán,kế toán phản ánh:

3.3 Kế toán hàng bán bị trả lại3.3.1 Khái niệm

Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất,sai quy cách, chủng loại

3.3.2 Chứng từ làm cơ sở hạch toánDoanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn và biên bản để điều chỉnh doanh số và

thuế GTGT (nếu có).3.3.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán hàng bán bị trả lại sử dụng TK 531 “hàng bán trả lại”Kết cấu và nội dung phản ánh hàng bán bị trả lại

Nợ TK 531 Có

TK 531 không có số dư cuối kỳ3.3.4 Trình tự hạch toán

111,112,131

632

511

155, 156

531

Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại

Trị giá vốn hàng bán bị trả lại

Trị giá hàng bán trả lại theo phương pháp trực tiếp

Trị giá hàng bán trả lại theo phương pháp khấu trừ

3331

TK511, 512TK 532 TK111,112,131Trả tiền giảm hàng bán cho người mua

Cuối kỳ kết chuyển số giảm giá hàng bán

TK3331

- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng

- Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng".

Nợ TK532 Có

Kết chuyển giá bán của hàng bán bị trả lại vào doanh thu trong kỳ.

Giá bán của hàng bán hàng bị trả lại

Page 8: Phần i.gui

4. Kế toán giá vốn hàng bán4.1 Phương pháp tính giá bán của hàng xuất kho4.1.1 Phương pháp giá thực tế đích danh

Phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp mà giá thực tế đơn vị khi hàng tồn kho mua và nhập kho được tính chính xác cho số lượng của chính mặt hàng đó khi xuất dùng hoặc tồn kho cuối kỳ. Phương pháp này đòi hỏi mỗi loại hàng quản lý ở kho được làm dấu riêng biệt để có thể xác định chi phí ở bất kỳ thời điểm nào4.1.2 Phương pháp giá bình quân

Phương pháp giá bình quân được vận dụng theo hai cách, tùy thuộc vào hệ thống quản lý hàng tồn kho vận dụnga) Trong kê khai thường xuyên, giá thực tế đơn vị hàng tồn kho được xác định phương pháp giá bình quân thời điểm sau mỗi lần hàng hóa nhập kho. Trình tự xác định như sau:

- Xác định đơn giá thực tế của hàng i khi xuất kho:

Giá thực tế của mặt hàng i khi xuất kho sau lần nhập thứ t

=Số lượng mặt

hàng i xuất khox

đơn giá thực tế của mặt hàng i sau lần nhập thứ t

Trong đó : + Tính đơn giá thực tế của hàng i sau mỗi lần nhập kho:- Xác định giá trị hàng tồn kho vào cuối kỳ:

Giá thực tế mặt hàng i tồn kho

vào cuối kỳ=

Giá thực tế hàng i tồn kho đầu kỳ

+giá thực tế hàng

i nhập kho-

giá thực tế mặt hàng i xuất kho

b) Trong hệ thống kiểm kê định kỳ, đơn giá thực tế hàng tồn kho được tính theo giá bình quân của toàn bộ kỳ kế toán.Đơn giá thực tế bình quân của hàng tồn kho được xác định theo công thức sau:

Đơn giá thực tế bình quân của hàng tồn

kho loại i=

Trị giá thực tế hàng i tồn đầu kỳ

+Trị giá thực tế hàng i

tăng trong kỳSố lượng hàng i tồn

đầu kỳ+

Số lượng hàng i tăng trong kỳ

Giá thực tế hàng i tồn kho cuối kỳ =

Số lượng hàng i tồn kho cuối kỳ x

Đơn giá thực tế bình quân của hàng tồn kho loại i

Giá thực tế hàng i = Giá thực tế hàng i + Giá thực tế hàng i - Giá thực tế hàng i

Page 9: Phần i.gui

xuất kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ tăng trong kỳ tồn kho cuối kỳ

4.1.3 Phương pháp giá nhập trước – xuất trước (FIFO) Phương pháp này dựa trên giả thuyết dòng chi phí là giá của những mặt hàng nào nhập kho trước tiên sẽ sử dụng để tính giá cho hàng xuất dùng hay giá của những mặt hàng còn tồn kho cuối kỳ là giá của những mặt hàng vừa nhập kho ở lần gần nhất. Nghĩa là: đơn giá của hàng xuất kho được tính theo đơn giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ; đơn giá của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho4.1.4 Phương pháp giá nhập sau – xuất trước (LIFO)

Phưong pháp này dựa trên giả thuyết dòng chi phí là giá của những mặt hàng nào nhập kho ở lần gần nhất với lần xuất dùng sẽ sử dụng để tính giá cho hàng xuất dùng; hay giá của những mặt hàng tồn kho cuối kỳ là giá của những mặt hàng còn tồn đầu kỳ hay mua sớm nhất trong kỳ4.2 Chứng từ làm cơ sở hạch toán

- Hợp đồng kinh tế- Phiếu xuất kho- Thẻ kho

4.3 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản dùng để phản ánh giá vốn hàng bán là TK 632

Kết cấu và nội dung phản ánh Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632-“Giá vốn hàng bán” - Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ- Chi phí NVLTT, NCTT vượt trên mượt bình thường- Giá trị hàng tồn kho bị hao hụt, mất mát sau khi trừ bồi thường- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho- Thuế GTGT đầu vao không được khấu trừ

- Giá vốn hàng bán bị trả lại- Hoàn nhập giảm giá hàng tồn

kho cuối năm tài chính- Kết chuyển giá vốn của sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ

TK 632 không có số dư cuối kỳ4.4 Trình tự hạch toán:

4.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên:4.4.1.1 Nội dung ứng dụng của phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp KKTX thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và các DN thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như xe hơi, máy móc… 4.4.1.2 Sơ đồ hạch toán

Trị giá thành phẩm, hàng hóa xuất bán

Thành phẩm, hàng hóa xuất bán bị trả lại

TP, HH gửi bán được chấp nhận thanh toán

Thành phẩm, hàng hóa gửi bán

K/c giá vốn hàng bán

TK 155, 156

TK 157

TK 632 TK 911

Page 10: Phần i.gui
Page 11: Phần i.gui

4.4.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:4.4.2.1Nội dung ứng dụng của phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp KKĐK thường áp dụng ở các DN kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách…như các nguyên phụ liệu để may mặc (kim, chỉ, khuy áo,…) và các đơn vị sản xuất ra 1 loại sản phẩm, hàng hoá nào đó vì trong trường hợp này mới tính được tương đối chính xác giá thành.4.4.2.2 Sơ đồ hạch toán

Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán tính giá gốc hàng tồn kho rồi mới tính gia gốc của hàng đã bán trong kỳ. Kế toán ghi:

III. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp1.Kế toán chi phí bán hàng1.1 Nội dung chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ. Theo nội dung kinh tế của chi phí, chi phí bán hàng được chia thành các nội dung sau:

- Chi phí nhân viên - Chi phí vật liệu, bao bì- Chi phí dụng cụ, đồ dùng- Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí bảo hành- Chi phí dịch vụ mua ngoài- Chi phí bằng tiền khác

1.2 Chứng từ làm cơ sở hạch toánCác chứng từ kế toán liên quan đến chi phí bán hàng như: hóa đơn GTGT,

phiếu chi, bảng khấu hao....1.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng để phản ánh chi phí bán hàng của doanh nghiệp là TK 641Kêt cấu và nội dung phản ánh TK 641

Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng” CóTập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng - Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh

Kế toán chi phí bán hàng gồm 7 tài khoản cấp 2 - TK 6411 : Chi phí nhân viên bán hàng- TK 6412 : Chi phí vật liệu- TK 6413 : Chi phí công cụ, dụng cụ- TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ

Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ

K/c giá dốc hàng hóa tồn kho cuối kỳ

Kêt chuyển giá vốn hàng hóa đã bán trong

kỳ

TK 155, 157 TK 611 TK 911TK 632

Page 12: Phần i.gui

- TK 6416 : Chi phí bảo hành - TK 6417 : Chi phí dịch vụ mua ngoài- TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác

1.4 Trình tự hạch toánSơ đồ kế toán chi phí bán hàng

2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp2.1 Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí liên quan đên bộ máy quản lý hành chính và quản lý hoạt động kinh doanh chung toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý bao gồm các nội dung sau:

- Chi phí nhân viên quản lý- Chi phí vật liệu quản lý- Chi phí dụng cụ, đồ dùng- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý và dùng chung cho doanh

nghiệp- Thuế, phí, lệ phí- Chi phí dự phòng- Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 152

TK 334,338

TK 641

TK 911

Chi phí bảo hành thực tế phát sinh(trường hợp không trích lập dự phòng)

TK 214 TK 154,336,111,112

TK 352

Chi phí công cụ, dụng cụ

TK 153,142,242

TK 111,112,331

Chi phí vật liệu Cuối kỳ kết chuyển CPBH để xác định KQKD

Chi phí nhân viên bán hàng

Chi phí bán hàng khác

Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí bảo hành

Trích lập dự phòng bảo hành SP

Page 13: Phần i.gui

- Chi phí bằng tiền khác2.2 Chứng từ làm cơ sở hạch toán

Các chứng từ kế toán liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp như: hóa đơn GTGT, phiếu chi, bảng khấu hao....2.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp là TK 642Kết cấu và nội dung phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK “chi phí quản lý doanh nghiệp” CóTập hợp chi phí quản lý thực tế phát sinh trong kỳ

- Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp- Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp gồm 8 tài khoản cấp 2 2.4 Trình tự hạch toánSơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 334,338 TK 642 TK 911

Chi phí nhân viên QLDN

TK 152,153,142,242

Chi phí vật liệu, CCDC Cuối kỳ kết chuyển chi phí TK 214 QLDN để xác định kết quả kinh doanh

Chi phí khấu hao TSCĐ TK 333

Thuế, phí, lệ phí tính vào CP QLDN TK 351

Trích lập dự phòng trợ cấp mất việc TK 111,112

Số chi trả trợ cấp mất việc vượt quá số quỹ dự phòng đã trích lập TK 139 TK 139

Trích lập dự phòng phải thu khó đòi Hoàn nhập DP phải thu khó đòi

Page 14: Phần i.gui

TK 131,138 Số nợ không thu hồi được sau khi đã bù đắp bằng các quỹ dự phòng TK 352 TK 352 Trích lập các khoản DP phải trả Hoàn nhập các khoản DP phải trảTK 111,112,331,...

Chi phí QLDN khácIV. Kế toán xác định kết quả kinh doanh1. Khái niệm:

1.1 Khái niệm kết quả kinh doanh:Kết quả kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu với giá thành toàn bộ sản

phẩm hàng hoá,dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định của pháp luật(trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của từng kỳ kế toán).1.2 Ý nghĩa:

Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị sau một thời kì nhất định.1.3 Sự cần thiết phải xác định kết quả kinh doanh:

Đối với tất cả các doanh nghiệp, dù sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ, mục tiêu quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Vì lợi nhuận của doanh nghiệp là thước đo hiệu năng của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó thể hiện quá trình tổ chức, quản lý của doanh nghiệp. Tất cả những đổi mới về nội dung, phương hướng và biện pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thật sự mang ý nghĩa khi và khi làm tăng kết quả kinh doanh mà qua đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.Để đạt được điều đó, sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận, tiêu thụ tốt. Do đó, xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các thông tin nhằm giúp cho Giám đốc doanh nghiệp nắm bắt và xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa2. Cấu thành kết quả kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán, nó bao gồm:

Kết quả sản xuất kinh doanh chínhKết quả hoạt động tài chínhKết quả hoạt động bất thường

3.Tài khoản sử dụng:Kế toán sử dụng tài khoản 911 “ xác định kết quả kinh doanh”Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 911

Nợ TK 911-“Xác định kết quả kinh doanh”

Page 15: Phần i.gui

Có- Tri giá vốn của sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường- Tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ- Phản ánh số liệu về hoạt động kinh doanh

- Tập hợp toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ (doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác)

Page 16: Phần i.gui

3.Trình tự hạch toán:Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh

TK 911 TK 632,635 K/chuyển giá vốn hàng bán TK 521, 531, 532 TK 511, 512

K/chuyển CKTM, TK 641, 642,811,821 GVHB, HBBTL

K/chuyển doanh thu thuần K/chuyển CPBH,CPQLDN, Về tiêu thụ CP khác, CPTTNDN TK 711 TK 142

K/ chuyển CPBH và Kết chuyển TN khác CPQLDN còn lại kỳ trước TK 421

TK 421

K/ chuyển lãi K/ chuyển lổ