nhom 4 de tai 2

33
1 Mục lục MỞ ĐẦU.....................................................2 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN....................................3 1. Năng lực lãnh đạo:....................................3 2. Năng lực tổ chức...................................... 3 2.1. Khái niệm năng lực tổ chức:..............................3 2.2. Đặc điểm của năng lực tổ chức............................3 3. Năng lực sư phạm......................................6 3.1Khái niệm năng lực sư phạm:..............................6 3.2.Vai trò của năng lực sư phạm:.............................6 3.3. Đặc điểm của năng lực sư phạm...........................6 II. VẬN DỤNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI BILLGATE VÀ TẬP ĐOÀN MICROSOFT..................................................7 1.Giới thiệ Bill Gates và tập đoàn Microsoft.............7 1.1.Bill Gates:.............................................7 1.2.Microsoft...........................................7 2.Năng lực tổ chức lãnh đạo..............................8 2.1Xây dựng kế hoạch toàn diện cho bộ máy:.....................8 2.2.Thực hiện hóa kế hoạch:.................................10 1.1.1 2.3.Kiểm tra đánh giá............................13 3.Năng lực sư phạm......................................13 3.1 Nắm vững tri thức chuyên môn............................13 3.2. Khả năng quan sát, lắng nghe, nhạy cảm để thấu hiểu.........14 3.3.Sử dụng uy tín cá nhân hướng nhân viên tới ý đồ của mình......14 3.4. Nguyên tắc làm việc....................................15 4.Mở rộng: Sự ra đi của Bill Gates :....................16 III. LIÊN HỆ THỰC TẾ......................................17 1, Đối với các doanh nghiệp hiện nay....................17 2.Đối với sinh viên.....................................19 KẾT LUẬN..................................................21

Upload: buong-binh-bee

Post on 30-Jul-2015

47 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhom 4 de tai 2

1

M c l cụ ụ

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................2I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN..........................................................................................3

1. Năng lực lãnh đạo:...................................................................................................32. Năng lực tổ chức.......................................................................................................3

2.1. Khái niệm năng lực tổ chức:................................................................................32.2. Đặc điểm của năng lực tổ chức............................................................................3

3. Năng lực sư phạm.......................................................................................................63.1Khái niệm năng lực sư phạm:................................................................................63.2.Vai trò của năng lực sư phạm:..............................................................................63.3. Đặc điểm của năng lực sư phạm..........................................................................6

II. VẬN DỤNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI BILLGATE VÀ TẬP ĐOÀN MICROSOFT.....................................................................................................................7

1.Giới thiệ Bill Gates và tập đoàn Microsoft................................................................71.1.Bill Gates:...............................................................................................................71.2.Microsoft................................................................................................................7

2.Năng lực tổ chức lãnh đạo...........................................................................................82.1Xây dựng kế hoạch toàn diện cho bộ máy:............................................................82.2.Thực hiện hóa kế hoạch:.....................................................................................101.1.1 2.3.Kiểm tra đánh giá...................................................................................13

3.Năng lực sư phạm......................................................................................................133.1 Nắm vững tri thức chuyên môn...........................................................................133.2. Khả năng quan sát, lắng nghe, nhạy cảm để thấu hiểu....................................143.3.Sử dụng uy tín cá nhân hướng nhân viên tới ý đồ của mình............................143.4. Nguyên tắc làm việc............................................................................................15

4.Mở rộng: Sự ra đi của Bill Gates :...........................................................................16III. LIÊN HỆ THỰC TẾ..................................................................................................17

1, Đối với các doanh nghiệp hiện nay..........................................................................172.Đối với sinh viên.........................................................................................................19

KẾT LUẬN.......................................................................................................................21

Page 2: Nhom 4 de tai 2

2

MỞ ĐẦU

Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường. Chính vì vậy, để trở thành một nhà quản trị giỏi phải có rất nhiều những phẩm chất như quyết đoán, cởi mở, dân chủ, nhạy bén, thấu hiểu lòng nhân viên,…bên cạnh đó, nhà quản trị phải mang trong mình một năng lực đặc biệt : năng lực lãnh đạo. Tất nhiên, không phải một nhà quản trị nào cũng mang trong mình năng lực lãnh đạo giỏi ngay từ khi mới bắt đầu mà nhà quản trị còn phải trải qua quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân từ môi trường làm việc và thực tế cuộc sống, nhà quản trị phải biết củng cố không chỉ là năng lực chuyên môn mà còn bao gồm cả năng lực lãnh đạo tài ba sao cho nhân viên dưới quyền tâm phục khẩu phục, tự nguyện hết mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vai trò của mình. Một nhà quản trị mà không có năng lực lãnh đạo sẽ gây bất lợi cho công việc cũng như làm xấu đi hình ảnh cá nhân trong mắt mọi người. Điển hình cho một nhà quản trị tài ba là ông chủ của tập đoàn Microsoft, Bill Gates đã thể hiện mình là một nhà quản trị xuất sắc thông qua năng lực của mình cùng các đồng sự đã đem đến thành công hôm nay cho tập đoàn Microsoft. Để tìm hiểu rõ hơn về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị cần thiết như thế nào đối với doanh nghiệp và chỉ ra những ví dụ cụ thể thể hiện năng lực lãnh đạo của Bill Gates nhóm 5 đã làm bài thảo luận về đề tài: “ Phân tích và chứng minh hiệu quả của yêu cầu năng lực lãnh đạo của một nhà quản trị trong doanh nghiệp cụ thể.”

Page 3: Nhom 4 de tai 2

3

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Năng lực lãnh đạo: năng lực lãnh đạo bao gồm năng lực tổ chức và năng lực sư phạm.

2. Năng lực tổ chức

2.1. Khái niệm năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là một trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động quản lý. Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, sự linh hoạt, tự tin và sự đam mê, yêu thích công việc.

2.2. Đặc điểm của năng lực tổ chức2.2.1.Các đặc điểm chung.Đó là những chức năng tâm lý phổ biến của mọi cá nhân.Đây là những đặc điểm làm cơ sở, nền tảng cho cho sự hình thành năng lực tổ chức ở người lãnh đạo. Các đặc điểm này bao gồm xu hướng cá nhân, sự đào tạo về hoạt động tổ chức và những phẩm chất chung cần thiết.- Xu hướng cá nhân:Nổi bật trước hết ở lý tưởng, lập trường giai cấp, tính tư tưởng và đạo mới- Sự đào tạo về hoạt động tổ chức.Bao gồm vốn kiến thức văn hóa và khoa học (chuyên môn, và nhất là khoa học quản lý) cùng kinh nghiệm tương ứng với yêu cầu của công tác được giao.- Một số phẩm chất chung cá nhân:(Gọi là chung vì cả những người không có năng lực tổ chức cũng có thể có phẩm chất này)

Sự nhanh trí Tính cởi mở Óc suy xét sâu sắc Tính tích cực hoạt động Óc sáng kiến Tính kiên trì Tính tự kiềm chế Khả năng làm việc bền lâu Tính Tổ chức, tính tự lập

- Những phẩm chất kể trên có thể phát triển cao hay thấp ở từng người, song không thể thiếu được một phẩm chất nào.Những phẩm chất rất quan trọng trong đặc điểm chung cấu thành năng lực tổ chức là sự linh hoạt mềm dẻo của trí tuệ- Tính kiên quyết, sự tự kiềm chế, thể hiện ý chí của nguời lãnh đạo. Người lãnh đạo có ý chí sẽ có sư hăng hái, có khát vọng mong muốn thành đạt.- Khả năng quan sát và óc sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong năng lực tổ chức của người lãnh đạo. Khả năng quan sát giúp người lãnh đạo thu nhận thông tin qua đó nắm bắt được cái chung, cái toàn thể để hiểu cái riêng cái cụa bộ một cách sâu sắc.

Page 4: Nhom 4 de tai 2

4

- Óc sáng tạo là yếu tố giúp người lãnh đạo có những giải pháp trong những tình huống độc đáo xẩy ra. Óc sáng tạo luôn giúp người lãnh đạo tìm ra cái mới, đổi mới phương thức làm việc để nâng cao hiệu quả của mình .

2.2.2. Các đặc điểm chuyên biệt:Đây là những phẩm chất tâm lý đặc biệt, nếu không có nó thì không có năng lực tổ chức Các đặc điểm chuyên biệt của năng lực tổ chức gồm: - Sự nhạy cảm về tổ chức (linh cảm tổ chức, hay trực giác tổ chức)

Thứ nhất: là sự tinh nhạy về tâm lý: Nhận biết được phẩm chất và năng lực của người khác, đồng cảm với người khác

Thứ hai: sự khéo léo ứng xử về mặt tâm lý Thứ ba: có đấu óc tâm lý- thực tế, tức là biết đặt mỗi người vào vị trí thích hợp để

đóng góp tốt nhất nhiều nhất cho công việc chung - Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí khơi dậy ở mọi người tính tích cực họat động Thể hiện khơi dậy ở người khác lòng nhiệt tình, yêu cầu cao đối với bản thân, năng lực thuyết phục cảm hóa mọi người- Hứng thú đối với hoạt động tổ chức Người có hứng thú tổ chức là thường tự mình đứng ra tập hợp, tổ chức mọi người khi có việc của đòan thể, công tác chuyên môn với bất kỳ công tác xã hội nào. Trong việc tổ chức này, họ không đòi hỏi lợi lộc mà chủ yếu là do nhu cầu, có hứng thú tổ chức.

2.2.3. Các đặc điểm cá biệt:Đây là những phẩm chất tâm lý đảm bảo cho người lãnh đạo thực hiện chức năng đặc trưng nhất của mình là chỉ huy, Lọai năng lực này không nhiều và không phải ai cũng có, nó bao gồm:- Tầm vực công tác: Là thể hiện ở trên nhiều lĩnh vực. Thể hiện ba mức độ

Tầm vực chung ( trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, quan sự, kinh tế) Tầm vực riêng (Chỉ có thể tổ chức tập hợp người trong một lĩnh vực nhất định,

chẳng hạn chỉ huy quân đội thì giỏi nhưng sang quản lý kinh tế thì kém) Tầm vực hẹp (ngay trong một lĩnh vực cũng chỉ tổ chức thực hiện được ở một mặt

nào đó ) Ví dụ: quản lý tổ chức sản xuất thì giỏi nhưng kinh doanh lại kém.Trên thực tế người lãnh đạo có có năng lực tổ chức ở tầm vực chung thường ít hơn so với người lãnh có năng lực tổ chức ở tầm vực riêng và tầm vực hẹp.Những hạn chế về tầm vực công tác đếu có thể khắc phục được thông qua công tác và sự rèn luyện trong thực tế- Giới hạn lứa tuổi: Có người lãnh đạo có thể tập hợp tổ chức được nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi, nhưng có người chỉ hợp với một độ tuổi nào đó. Đó là giới hạn lứa tuổi trong hoạt động tổ chức của họ tạo ra. Có 3 giới hạn sau:

Không bị hạn chế về lứa tuổi. Đó thường là người đứng tuổi Bị hạn chế về lứa tuổi. Rơi vào tuổi thanh niên Có sự lựa chọn về lứa tuổi.Thường thấy người cao tuổi.

Những giới hạn lứa tuổi này có thể khắc phục được - Tính cơ động trong tác phong công tác:

Page 5: Nhom 4 de tai 2

5

Để tập hợp người khác, có người dùng lý luận, quan điểm tư tưởng của mình, có người dùng hành động, tấm gương của bản thân, lại có người dùng nhiệt tình, cử chỉ điệu bộ hấp dẫn. Một số kết hợp cả mấy cach thức này. Điều này phụ thuộc phong thái cá nhân của người tổ chức. Đặc biệt khí chất in dấu ấn rất rõ rệt lên tính cớ động trong tác phong cống tác của mỗi ngườiCó 4 kiểu khí chất cơ bản . Từ đó có bốn kiểu nhà tổ chức sau đây:

Người tổ chức – tính nóng . Người tổ chức - linh hoạt. Người tổ chức - tính đằm. Người tổ chức - tính trầm

Mỗi kiểu người tổ chức trên đều có mặt mạnh và mặt hạn chế, Không có kiểu nào xấu hay tốt cả. Phải tuỳ yêu cầu của công tác tổ chức, quản lý mà chọn kiểu người cho phù hợp. Rõ ràng có công tác thì người tổ chức – linh họat là rất phù hợp, nhưng có công tác cần tới những người tổ chức tính đằm thì hay hơn. Trong cuộc sống, có một số người lộ rõ năng khiếu tổ chức từ rất sớm. Nếu biết phát hiện kịp thời, có kế hoạch đào tạo rèn luyện cac năng khiếu này thì sẽ có một số tài năng tổ chức. Nói chung, năng lực tổ chức không phải do bẩm sinh, di truyền mà chủ yếu thông qua hoạt động tổ chức, quản lý thực tế mới có được.

2.3.Biểu hiện của năng lực tổ chức:Năng lực tổ chức được biểu hiện qua các hoạt động sau đây:- Xây dựng kế hoạch toàn diện cho bộ máy:Bao gồm các hoạt động, các mối quan hệ và các nguồn nhân lực như: Nhân sự, chuyên môn, cơ sở vật chất, phân công lao động, xác định các điều kiện thực hiện và thiết lập các quan hệ trong và ngoài, trên và dưới nhằm tranh thủ tối đa sự hợp tác của các bộ phận cũng như bộ máy với các cơ quan đơn vị khác.- Hiện thực hoá kế hoạch:Từ kế hoạch đến hiện thực hoá là một quá trình, thường xuyên có nhiều biến đổi do những điều kiện khách quan và chủ quan chi phối. Vì vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh về kế hoạch và thúc đẩy nhân viên thực hiện đúng kế hoạch . Người có năng lực tổ chức thường có những biểu hiện:

Luôn bám sát các nhiệm vụ các mục tiêu, các hoạt động chung để điều chỉnh và triển khai kế hoạch.

Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của của các thành viên, cơ quan bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.

Tạo mọi điều kiện để ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào công tác tổ chức và hoạt động quản lý cũng như hoạt động được thực hiện trong cơ quan, đơn vị .

Quan tâm đến các mối quan hệ đa dạng trong các cơ quan đơn vị mình nhằm đảm bảo cho các bộ phận, các cá nhân có sự phối hợp với nhau một cách tốt nhất trong khi thực hiện các hoạt động chung.

- Kiểm tra đánh giá :

Page 6: Nhom 4 de tai 2

6

Kiểm tra đánh giá được xem là như một khâu để khép kín trong hoạt động tổ chức. Kiểm tra đánh giá khác qua, công bằng, chình xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho sự sắp xếp trình tự công việc, sắp xếp đúng người, đúng năng lực chuyên môn đồng thời phát huy được ý thức của các cá nhân, các bộ phận trong bộ máy. Tóm lại: năng lực tổ chức của người lãnh đạo là điều kiện quan trọng để người lãnh đạo thực hiện tốt vai trò quản lý của mình đối với bộ máy. Năng lực này được hình thành từ những đặc điểm vốn có của người lãnh đạo phù hợp với yêu cầu hoạt động quản lý thực tiễn của người lãnh đạo.

3. Năng lực sư phạm3.1Khái niệm năng lực sư phạm:

Năng lực sư phạm là hệ thống các đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo ảnh hưởng giáo dục có hiệu quả đối với mọi thành viên cũng như đối với tập thể. Mục đích của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xã hội.

Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không biết cách tổ chức, quản lý mọi thành viên, cũng như nhà quản lý không thể tiến hành công tác tổ chức có hiệu quả nếu không có năng lực sư phạm để giáo dục, động viên quần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể.

3.2.Vai trò của năng lực sư phạm:Tập thể lao động là một nhóm người không đồng nhất và không được giáo dục, đào tạo đầy đủ toàn diện như nhau. Vì vậy ở mỗi người có thể còn những nhược điểm nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của tập thể. Do đó, nhà quản trị phải có năng lực giáo dục, động viên, thuyết phục, tính nguyên tắc, nhất quán… để xây dựng một tập thể thống nhất, vững mạnh theo các chuẩn mực nhất định của xã hội và của doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo thường chỉ chú ý đến năng lực tổ chức mà ít đầu tư và quan tâm đến năng lực sư phạm, họ coi đó là nhiệm vụ của các nhà sư phạm. Tuy nhiên trong tập thể lao động, các mối quan hệ không diễn ra một cách bình thường. Những vi phạm về đạo đức, luật pháp thường xuyên xảy ra ở một số người hay bộ phận nào đó, gây trở ngại, ách tắc cho quá trình thực hiện kế hoạch chung của tập thể, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải phát huy cao độ năng lực sư phạm để lập lại kỷ cương, đưa hoạt động của tập thể trở lại bình thường.

3.3. Đặc điểm của năng lực sư phạm Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế, từ đó nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi người… nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu chung của tập thể. Mức độ tác động và ảnh hưởng của năng lực sư phạm phụ thuộc nhiều vào uy tín và khả năng thuyết phục của người lãnh đạo. Uy tín cá nhân của người lãnh đạo càng cao thì tác động giáo dục càng lớn, từ đó tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui vẻ, phấn chấn trong tập thể.

Page 7: Nhom 4 de tai 2

7

II. VẬN DỤNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI BILLGATE VÀ TẬP ĐOÀN MICROSOFT

1.Giới thiệu Bill Gates và tập đoàn Microsoft

1.1.Bill Gates:William Henry Bill Gates (sinh ngày 28 tháng 10, 1955) là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới

Trong sự nghiệp ở Microsoft, Gates làm CEO và kiến trúc sư trưởng phần mềm định hướng cho sự phát triển của tập đoàn. Ông là cổ đông với tư cách cá nhân lớn nhất trong tập đoàn, nắm giữ trên 8 phần trăm cổ phiếu. Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của một số cuốn sách.

Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Mặc dù nhiều người ngưỡng mộ ông, nhiều đối thủ cạnh tranh đã chỉ trích những chiến thuật trong kinh doanh của ông, mà họ coi là cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền và công ty của ông đã phải chịu một số vụ kiện tụng. Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp, Gates đã theo đuổi một số nỗ lực từ thiện, quyên góp và ủng hộ một số tiền lớn cho các tổ chức từ thiện và nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates, được thành lập năm 2000.

Gates đã thôi giữ chức giám đốc điều hành của Microsoft từ tháng 1 năm 2000 nhưng ông vẫn còn là chủ tịch và kiến trúc sư trưởng về phần mềm tại tập đoàn. Tháng 6 năm 2006, Gates thông báo ông sẽ chỉ giành một phần thời gian làm việc cho Microsoft và giành nhiều thời gian hơn cho Quỹ Bill & Melinda Gates. Bill dần dần chuyển vị trí kiến trúc sư trưởng sang cho Ray Ozzie, và vị trí giám đốc chiến lược và nghiên cứu sang cho Craig Mundie. Ngày làm việc toàn phần cuối cùng dành cho Microsoft của Gates là ngày 27 tháng 6 năm 2008. Ông vẫn còn giữ cương vị chủ tịch Microsoft nhưng không điều hành hoạt động tập đoàn.

1.2.Microsoft

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kì, đặt trụ sở chính tại Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởiBill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Nó cũng được gọi là "một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới".

Năm 1979, cả công ty có 25 nhân công nhưng đã cho ra đời một vài sản phẩm ngôn ngữ máy tính mới và doanh thu hằng năm là 2.5 triệu USD.

Năm 1980, MS phát triển chương trình DOS cho máy tính cá nhân IBM đầu tiên. Đây là bước đột phá trong thế giới công nghệ thông tin. Thị phần của MS liên tục được mở

Page 8: Nhom 4 de tai 2

8

rộng.Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng.

Năm 1981 Máy tính cá nhân IBM được công bố và chính thức phát hành phần mềm đầu tiên MS-DOS.

Năm 1986, MS đã có trên 1.200 nhân viên và doanh thu đạt tới 197 triệu USD, trở thành tập đoàn thương mại lớn và Bill Gates trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới.

Năm 1988, tbộ phần mềm văn phòng (đứng thứ hai với Microsoft Office). Công ty sản xuất trên quy mô lớn những phần mềm cho máy tính để bàn và máy chủ, hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến (với Bing), tham gia ngành công nghiệp video game (với máy chơi game Xbox 360), thị trường dịch vụ kỹ số (với MSN), và điện thoại di động (với hệ điều hành Windows Phone)

Về tuyển dụng Microsoft chỉ tuyển những người có năng lực thật sự, có niềm say mê, sáng tạo trong công việc. Rất nhiều người được tuyển vào làm việc tại Microsoft đều tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng nhất một số còn lại thì được đào tạo ngành máy tính tốc độ cao.Xuyên suốt lịch sử, tập đoàn này luôn là mục tiêu của rất nhiều sự chỉ trích, bao gồm các thủ đoạn độc quyền kinh doanh. Trong đó có từ phía Ủy ban công lý Hoa Kỳ (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ), và Ủy ban châu Âu, đã làm Microsoft dính vào rất nhiều vụ kiện tụng về chống độc quyền.

Tên tuổi của MS được cả thế giới biết đến. Đây là tập đoàn phần mềm đầu tiên trên thế giới đạt được doanh thu hằng năm hàng trăm triệu USD. Trong năm 2012, Microsoft chiếm ưu thế trên cả hai thị trường hệ điều hành PC và bộ phần mềm văn phòng

2.Năng lực tổ chức lãnh đạo

2.1Xây dựng kế hoạch toàn diện cho bộ máy:2.1.1.Nhân sự:

- Trong tuyển dụng Bill Gates luôn tìm kiếm và tuyển dụng những người thông minh nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Đây là một chiến lược mà Gates cố ý đề ra nhằm bảo đảm công ty có thể thu hút được những bộ não ưu tú nhất của ngành. Một vài người chỉ trích Gates quá khắt khe khi nhất định chỉ tuyển những người tài giỏi nhất cho công ty. Tuy thế, ông là một trong những nhà kinh doanh đầu tiên hiểu được tầm quan trọng của vốn trí tuệ.

Vì vậy những người làm việc tại Microsoft, người có ít tài năng nhất cũng là người rất thông minh. Họ thuộc trong số 5% những người thông minh nhất toàn cầu. Microsoft chỉ đi ìm những người có thể vận dụng đầu óc và suy nghĩ thực sự. Đó là những mẫu người biết sáng tạo những ý tưởng mới, nhanh chóng nhận ra sự nhầm lẫn và làm việc theo một

Page 9: Nhom 4 de tai 2

9

đường hướng hữu hiệu nhất. Xét về bản chất, khi tuyển dụng những người thông minh nhất, Microsoft đã hướng đến việc đảm bảo một lực lượng lao động có năng suất cao.

- Duy trì tình trạng thiếu hụt nhân lực: Ông chủ Bill Gates cho rằng: nếu trong công ty chỉ cần tồn tại một số nhỏ nhân viên, không thực sự đóng góp cho công ty, khi nhàn rỗi họ thường nghĩ ra nhiều trò vớ vẩn. Nếu công ty duy trì tình trạng thiếu hụt nhân lực, không còn ai nhàn rỗi để nghĩ ra nhiều trò vớ vẩn,tiện lợi đôi đường. Không chỉ các nhân viên luôn phải làm việc dưới áp lực mà các ông chủ tập đoàn lớn cũng như vậy. Quản lý 25000 ngàn nhân viên với 640000 đầu mối giao dịch nhưng Bill Gates và các phó chủ tịch mỗi người chỉ có một trợ lý riêng, không có thư kí riêng. Tất nhiên, các trợ lý này có nhiệm vụ phải hộ trợ đắc lực các nhà quản lý có toàn quyền quyết định 1 số lĩnh vực được giao. Đến Bill Gates và Steve Ballmer đều tự mình đọc e mail, đánh máy khi cần thiết thì không ai trong công ty còn nghĩ đến việc dùng thư kí riêng.

Theo phân tích của các nhà quản lý, khi trực tiếp làm các việc vặt này, hiệu suất công tác sẽ tăng rõ rệt. Điều này sẽ tạo ra áp lực không nhỏ, bắt buộc các nhân viên phải làm sao để hoàn thành nhiệm vụ. Trong những điều kiện đặc biệt con người sẽ phát huy được tối đa năng lực siêu phàm của mình, năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người. Môi trường làm việc áp lực, khó khăn mới là môi trường giúp cho con người phát triển tốt theo hướng tích cực.

2.1.2.Chuyên môn:

- Ở Microsoft, đặc tính quan trọng nhất của người quản lý là năng lực chuyên môn trong lĩnh vực mà anh ta quản lý. Các nhà quản lý ở Microsoft hiện rất rõ những công việc mà các cộng sự của họ làm. Họ có thể làm công việc của bất cứ cá nhân nào trong đội ngũ của họ. Chẳng hạn như nhà quản lý trong đội marketing phải là những nhà tiếp thị xuất sắc, người quản lý trong bộ phận lập trình phải là những nhà lập trình giỏi. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả Bill Gates.

Bill Gates không chỉ có năng lực chuyên môn và ông còn có tầm hiểu biết rộng về nhiều khía cạnh khác do đó ông có một tầm vực công tác rộng. Chính vì vậy ông ảnh hưởng lên nhân viên bằng chính tài năng và hiểu biết của mình, bản thân ông là một tấm gương để nhân viên phấn đấu noi theo, học tập.

2.1.3.Phân công lao động- Bill Gates và các nhà quản lý nhân lực của tập đoàn luôn biết cách bố trí vị trí công

tác để nó gây sự hứng thú và hấp dẫn cho tất thảy đội ngũ kỹ sư, chuyên gia…Thực tế cho thấy chỉ khi thích thú với công việc người ta mới làm trọn nhiệm vụ được giao. Tiếp đến, người ta sẽ đánh giá công việc của các cá nhân qua hiệu suất công việc của họ và mức độ thành công của nhóm. Điều này có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi nếu làm tốt từng vị trí của mình, nhóm của mình và rộng hơn là tập đoàn có bước phát triển mạnh mẽ, một khi Microsoft thành công lại khiến cho các nhân viên của tập đoàn cảm thấy mình có giá trị hơn

Page 10: Nhom 4 de tai 2

10

Có thể thấy Bill Gates là một người khá nhạy cảm về tổ chức, ông không chỉ có cách nhì người mà còn biết đặt mỗi người vào vị trí thích hợp để đóng góp tốt nhất nhiều nhất cho công việc chung

- Microsoft được tổ chức như là tập hợp các nhóm làm việc nhỏ gọn. Công ty dành mọi ưu tiên tối đa về thời gian và nguồn lực, phương tiện cho các nhóm. Trong công ty chỉ có vài bộ phận như bộ phận làm nhiệm vụ thư tín-điện thoại, thông tin quản lý hay trung tâm quảng cáo, luật để đảm bảo sự hiện diện của công ty như một bức tranh thống nhất. Các bộ phận này được quản lý bởi một trung tâm điều hành, theo dõi sự phối hợp giữa các nhóm trong công ty mẹ.

đấy chính là một bí quyết của sự tăng trưởng nhanh chóng của Microsoft công ty lớn nhưng hoạt động vẫn linh hoạt như một công ty nhỏ. Các nhóm làm việc nhỏ thường có rất nhiều sáng tạo trong công việc, đổi mới công nghệ, cải tiến để làm tăng hiệu suất chung. Cấu trúc tổ chức được thiết kế theo nhóm dự án là hợp lý, vừa sát với công việc lại rất dễ dàng đổi mới khi cần thiết. đồng thời duy trì một tinh thần đồng đội cao, từ các cấp quản ý cao đến các nhân viên của mình, không có khoảng cách lớn. Ở đó mỗi người cùng hướng về một mục tiêu chung. Nhân viên của Microsoft tự hào về công việc của họ, một phần do họ có nhiều tự do để lựa chọn cách thức thực hiện công việc. Điều đó chứng tỏ được cách tổ chức sang tạo, khoa học của Bill Gates

2.2.Thực hiện hóa kế hoạch:2.2.1. Lãnh đạo sát sao, bám sát vào các mục tiêu:

- Ông và những viên chức điều hành cao cấp của Microsoft biết rõ những gì diễn ra trong tập đoàn. Hàng tháng, người đứng đầu mỗi dự án gửi qua Email cho Gates và các nhà quản lý hàng đầu khác những bản báo cáo về hiện trạng của dự án họ đang quản lý và nêu lên những vấn đề gặp phải.

- Mỗi sáng thứ bẩy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và “thọc” vào các chi tiết của từng dự án. Bill đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc. Bill giữ được kiểm soát tới từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch công ty. Đôi khi để tiếp xúc thực tế, Bill tạt ngẫu nhiên thăm các nhóm làm việc để nhận thêm những hình ảnh chi tiết về một dự án và phỏng vấn tốt nhất về dự án, tham dự vào nhận tin của từng cá nhân. Bill có thể xuất hiện, bất kỳ lúc nào là một nhắc nhở với mỗi nhân viên Microsoft rằng Bill sẽ luôn ở bên bạn.

Việc cực hoạt động và khả năng làm việc bền lâu đã giúp cho Gates thường đưa ra những quyết định chính xác phù hợp với hướng chiến lược của Microsoft. Hiểu biết rõ tình hình của công ty, biết được công ty đang trong giai đoạn nào, cái gì được chưa đươc của các nhân viên, phòng ban. Để từ đó có hướng điều chỉnh sao cho hiệu quả nhất, đem lại kết quả tốt nhất.

Page 11: Nhom 4 de tai 2

11

2.2.2. Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của của các thành viên- Tạo môi trường làm việc tốt: Ông chủ Bill Gates quan niệm rằng văn phòng tại nhà

là mô hình lý tưởng cho các các nhân viên của mình phát huy hết khả năng,tìm tòi được sáng kiến và giải pháp sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ được tốt nhất. Bill Gates luôn tìm cách tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên và cho chính bản thân mình. Nơi làm việc cũng là nhà. Một cách đơn giản để tối đa hóa năng suất của nhân viên, đó là cho phép văn phòng làm việc của mỗi cá nhân được sắp xếp theo ý riêng của họ.

- Microsoft không dùng cubicle (khoang riêng, ngăn bằng vách thấp), các nhân viên đặc biệt là những người làm việc suốt ngày (full-time) đều có phòng riêng. Họ toàn quyền bố trí phòng làm việc, mở nhạc và điều chỉnh ánh sáng tùy thích...khác với nhiều công ty, những người thường ngày làm việc cật lực thì lại được bố trí ngồi chung (với lý do để nâng cao hiệu quả công việc) còn các “sếp” (rất cần hiệu quả trong công việc) lại được bố trí phòng riêng. Bill Gates quan niệm “văn phòng là của nhân viên” nên các nội thất đều có sự thống nhất chung, để mọi người tập trung cao độ vào công việc, thay vì chỉ lo quan tâm đến các đặc quyền, đặc lợi. Điều đó có nghĩa là văn phòng làm việc tạo cho họ cảm giác như đang ở nhà. Hiệu quả của cách chức ứng xứ này của Gates làm tinh thần người nhân viên luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao. Việc nhắm bắt được tâm lý nhân viên khiến Bill Gates luôn đưa ra được nhứng quyết định sang tạo trong công tác tổ chức đồng thời hướng nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

- Không bắt buộc mặc đồng phục: Bill Gate cho rằng công việc bạn làm mới quan trọng, cách ăn mặc không hề mang lại giá trị đích thực. Thực tế, với quy định “tự do” như vậy nên rất ít nhân viên của họ khoác vest, thắt caravat như những doanh nhân thành đạt. Tòa nhà cao ốc hạng sang tại Belllevue, Washington dành cho bộ phận PSS (hỗ trợ kỹ thuật) của Microsoft. Một khi đã trở thành nhân viên của Microsoft, bạn hãy nhớ rằng tập đoàn đã không bắt buộc mọi người tốn thời gian ăn mặc chỉnh chu, làm sao nhãng sự tập trung thì bạn chỉ còn duy nhất một việc đó là chúi mũi vào làm việc. Làm việc sao cho hiệu quả nhất. Mọi người đến làm việc đều có thể mặc tùy theo ý thích cá tính riêng của mỗi người, không phải gò bó trong bộ đồng phục của công ty. Điều này tạo ra tâm lý thoải mái làm việc hiệu quả hơn.

- Không quy định giờ làm việc:Theo số liệu thống kê, hầu hết nhân viên của tập đoàn đều làm việc ít nhất 10 giờ/ngày . Bill Gates đã có lý khi cho rằng: Nếu tập đoàn quy định nghiêm ngặt mỗi ngày làm việc 8 tiếng thì nhân viên chỉ chú ý để thực hiện cho đúng quy định đó, thậm chí còn ít hơn. Nhưng khi tập đoàn cho phép nhân viên “làm việc bất cứ lúc nào, bao nhiêu lâu cũng được” thì mọi người lại có khuynh hướng làm thêm giờ.

Điều này cho phép nhân viên được làm việc theo đúng nhịp của đồng hồ sinh học, tạo hưng phấn khi bắt tay vào làm việc. Ngày nào phấn chấn, thoải mái bạn có thể ngồi thêm, ngược lại khi mệt mỏi, căng thẳng bạn có thể làm ít đi và ra về sớm hơn thường lệ. Những quy định về giờ giấc, phong thái làm việc mà Gates đưa ra khác biệt với các công ty khác, sự khác biệt này đã tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên của mình,

Page 12: Nhom 4 de tai 2

12

nhân viên thỏa sức sáng tạo, làm việc để có kết quả công việc tốt nhất. Sự khác biệt đó đã đưa Microsoft đến với thành công như ngày hôm nay.

- Khắt khe với nhân viên: nhân viên nhận xét ông là 1 người rất khắt khe trong công việc, một khi nhân viên không hoàn thành công việc được giao, ông cho họ là người ngu dốt. Bill Gates sang tạo và khác biệt trong cách tổ chức nhưng không phải là sự buông lỏng trong quản lý, đối với công việc ông cúng rất khắt khe, luôn thẳng thắn phê bình nhân viên điều đó lầm cho các nhân viên rút ra được bài học sau những thất bại và hoàn thành tốt công việc được giao.

2.2.3. Quan tâm đến nhân viên và các mối quan hệ đa dạng trong các cơ quan đơn vị

- Microsoft duy trì một tinh thần đồng đội cao, từ các cấp quản ý cao đến các nhân viên của mình, không có khoảng cách lớn. Ở đó mỗi người cùng hướng về một mục tiêu chung. Nhân viên của Microsoft tự hào về công việc của họ, một phần do họ có nhiều tự do để lựa chọn cách thức thực hiện công việc.

- Tại tất cả các phòng làm việc, nhân viên được cung cấp nước giải khát, nước ép trái cây, sữa tươi và nước suối miễn phí. Món đồ uống khoái khẩu của các nhân viên Microsoft Việt Nam là Coca-cola (không đường), trung bình mỗi ngày một người dùng hết hơn 1 lít. Không những thế, thỉnh thoảng vào các buổi chiều bạn sẽ thấy vợ (hoặc chồng) cùng đứa con đến văn phòng đón người thân, họ sẽ tự nhiên mở tủ lạnh...trong khi viên quản lý vẫn nở nụ cười tươi trên môi. Khi làm việc tại nhà, khi cần thư giãn, bạn có thể mở tủ lạnh lấy một thứ đồ uống rồi quay lại bàn làm việc, công việc không hề bị ngắt quãng. Thực ra khi thực hiện điều này ngoài việc tăng năng suất lao động, còn làm cho đội ngũ nhân viên Microsoft thấy mình được quan tâm chu đáo, tự hào hơn với người thân xung quanh khi được đứng trong đội ngũ tập đoàn này. Chưa kể, hầu hết các loại đồ uống này đều có caffeine hay đường, hoặc cả hai thứ, sẽ kích thích não hoạt động hăng hái hơn.

- Trong công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích duy nhất là giải trí, và ở đó đã diễn ra nhiều trò chơi như những cuộc đấu gươm giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên chẳng hạn. Mọi người đều cùng cười vui với nhau, mọi người đều có điều gì đó để nói về những ngày sắp tới, tham dự vào những sự kiện chung là một phần chủ chốt để xây dựng nên tinh thần của toàn công ty bên trong tổ chức. Phần lớn những cuộc chơi này đều kết thúc với một bữa tiệc với những thức ăn tươi, ngon.

Điều này làm cho mọi người một cơ hội phụ để nói chuyện với nhau và xây dựng nên tinh thần nhóm. Chạy quanh và bắn bóng hay súng phun nước trong các phòng hoặc làm một cái gì đó rất thú vị là chuyện bình thường ở công ty. Mọi người đang làm việc cũng đều cảm thấy vui vẻ. Vấn đề là họ quyết định làm theo cách của riêng mình nên mọi sự họ làm nói chung không thể tìm thấy được làm ở đâu khác nữa. việc tổ chức tiệc tùng ở công ty nào hầu như cũng có nhưng Bill Gates lại khéo léo và tâm lý hơn ở chỗ làm những

Page 13: Nhom 4 de tai 2

13

quay ăn nhỏ trong phòng làm việc, biến văn phòng như quán ba mini khiến cho nhân viên luôn thoải mái và hang hái làm việc.

2.3.Kiểm tra đánh giá.

- Cứ 6 tháng một lần, mọi người phải trải qua các cuộc đánh giá hiệu quả làm việc. Những cuộc đánh giá như vậy sẽ cho thấy một người có làm tụt hậu công ty không, nếu có chắc kết quả sẽ là gì rồi. Kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăng tiến nghề nghiệp của bạn, mức lương, số cổ phiếu được phân phối.

- Lương không phải là điều hấp dẫn nhất tại Microsoft. Bill Gates từng nói: “Tôi không trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác rằng mình là người đang thay đổi thế giới”. Thực tế, tiền lương Microsoft trả cho nhân viên kém các công ty khác đến 15%. Nhưng không sao, cái quan trọng là thu nhập từ stock-option mà tổng trị giá lên đến 25 tỷ.

- Không có nhiều phần thưởng được trao tại Microsoft. Phần thưởng trong mọi trường hợp là cổ phiếu Microsoft bổ sung. Việc mua bán cổ phiếu không phải là mục tiêu chủ chốt để xây dựng nên tinh thần toàn công ty, nhưng là cách hiệu quả nhất và dễ dàng thực hiện nhất. Việc mua bán cổ phiếu cũng quan trọng tương đương trong việc giữ mọi người ở lại công ty. Có một thực tế là hơn 5000 nhân viên Microsoft đã trở thành các triệu phú thông qua hoạt động cổ phiếu ưu đãi (stock-option) - một điều chưa từng có ở bất kỳ một công ty nào trên thế giới.

Cách trả lương và thưởng của công ty rất sang tạo và đặc biệt, nó không chỉ tạo nên sự gắn kết trong nội bộ công ty, mà còn kích thích tinh thần làm việc của nhân viên bởi thàng công hay thất bại của công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tài sản, lợi ích của họ. Chính vì vậy nhân viên luôn hết lòng vì công việc, gắn bó với công ty như một phần máu thịt của mình

3.Năng lực sư phạm

3.1 Nắm vững tri thức chuyên môn.

- Bill Gates là một người am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mà mình hoạt động. Ngày từ khi còn ở trên ghế nhà trường, ông và người bạn đã tạo ra lập thành công chương trình ngôn ngữ Altair cơ bản. Chính việc nắm vững những kiến thức chuyên môn đã tạo cho Bill Gates nhiều hơn cơ hôi thành công như ngày nay. Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của Gates là khả năng cùng một lúc điều hành nhiều dự án khác nhau. Bản thân Gates vốn là một người đa nhiệm và người ta nói rằng ông có thể chủ trì nhiều cuộc đối thoại khác nhau về đề tài kỹ thuật trong cùng một thời gian. Ông cũng chứng tỏ mình rất giỏi trong việc rào trước đón sau để tận dụng mọi cơ hội nếu có. Nhưng ông làm việc không chỉ có 1 mình mà luôn có bạn bè, đồng nghiệp. Họ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm về công việc để mình có để có thể hoàn thiện hơn.

Page 14: Nhom 4 de tai 2

14

- Là giám đốc điều hành, Gates thường xuyên gặp gỡ với các nhà quản lý cấp cao và quản lý chương trình phần mềm của Microsoft. Những người tham dự các cuộc họp này mô tả ông luôn sẵn sàng tranh luận trực tiếp, hoặc trách móc các thành viên quản lý để mọi người nhận thấy được các lỗ hổng trong chiến lược kinh doanh của họ hoặc những rủi ro trong đề xuất khi tính đến lợi ích lâu dài của công ty. Có những cuộc họp của Bill chỉ là để Bill biết thêm về một dự án hay một vấn đề đặc biệt. Những cuộc họp này mang tính chất trực tiếp, tập trung và thẳng thắn đôi khi có những tranh luận kịch liệt. Bill nói chuyện trực tiếp với chính người thực hiện dự án, kể cả những chi tiếp lập trình. Đặc biệt là Bill có thể nhớ tất cả về cuộc họp đã từng diễn ra trước đó.

Nhờ có việc có được những kiến thức uyên thâm đó mà ông không chỉ tạo nên sự nghiệp từ chính bản thân mình mà còn biết thông qua những kiến thức mình có giáo dục, truyền đạt lại cho nhân viên…để hướng họ tới công việc một cách tốt nhất. Một người có khả năng truyền đạt, khả năng“ sư phạm”giỏi không thể thiếu được kiến thức và Bill Gates đã có được điều này.

3.2. Khả năng quan sát, lắng nghe, nhạy cảm để thấu hiểu - Bill Gate rời khỏi trường khi ông đang học đại học ở Havard vào năm 1976, ông tự

lập còn rất sớm vì vậy ông có 1 vốn sống thực tế rất phong phú, trải qua nhiều biến cố mới có được sự thành công nên ông có sự nhạy bén trong cách nhìn người, ông luôn tìm ra những mặt mạnh, yếu của nhân viên từ đó tác động tới, làm cho họ phát huy hết khả năng của bản thân, đó là điều mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng làm được.

- Bill Gates là người biết nắm bắt tâm lý của con người 1 cách nhạy bén, sâu sắc. Ông hiểu bản thân con người luôn muốn làm việc theo ý muốn của bản thân nhưng lại muốn thăng tiến trong công việc, muốn đạt được mức lương cao... mà bản thân nhân viên có làm việc tốt thì lợi nhuận mang lại với cao, mục tiêu của công ty mới dễ dàng thực hiện được… Vì vậy ông để cho nhân viên làm việc trong một môi trường thoải mái không bị gò bó về thời gian làm việc, cho họ một không gian làm việc thoải mái như ở nhà…Chính vì biết cách tác động, gây ảnh hưởng tới nhân viên theo hướng tích cực, hướng mà họ muốn mà mục tiêu của Microsoft luôn đạt được 1 cách xuất sắc.

3.3.Sử dụng uy tín cá nhân hướng nhân viên tới ý đồ của mình- Khi có được sự thành công nhất định trong sự nghiệp, uy tín của Bill Gates ngày

càng được nâng cao trong mắt mọi người đặc biệt là nhân viên- những người luôn nỗ lực làm và học tập theo Bill Gates, khi đã tạo được uy tín trong lòng mọi người thì việc ông tác động tới nhân viên càng trở nên rõ ràng hơn, từ đó tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui vẻ trong tập thể. Trong một tập thể lớn mà có được sự đoàn kết chung sức từ mọi người thì mục tiêu của doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện hơn và Microsoft cũng vậy.

- Hàng năm, toàn thể công ty Microsoft được chở tới tụ tập ở những nơi có sân khấu biểu diễn bằng những chuyến xe buýt để vui vẻ nói chuyện với nhau về những vấn đề lớn nhất của công ty như mục tiêu chiến lược và chiến thuật thực hiện của Microsoft do Bill Gates trực tiếp diễn giảng. Các thành viên của nhóm cũng thoải mái thảo luận xem xét sắp

Page 15: Nhom 4 de tai 2

15

tới nhóm mình sẽ đi về đâu. Nó tuy là những cuộc họp nhưng “không buồn ngủ” vì Bill nói chuyện rất vui và sâu sắc. Sau những buổi vui như vậy, mọi người đều hiểu hơn về tầm nhìn xa trông rộng của Bill Gates.

Tại Microsoft, những nhân viên điều hành khác cũng có những cách làm việc tương tự như phong cách của Bill. Điều này nói lên rằng với Microsoft bức tranh diễn ra hiện tại và tương lai với giới lãnh đạo là rất rõ ràng và sáng sủa. Bill Gates ngoài việc được biết đến là người diễn giả xuất sắc, người truyền động lực tuyệt vời thì ông còn là một tác giả tài ba của nhiều cuốn sách nổi tiếng. Ông tạo ảnh hưởng tới người khác không chỉ qua lời nói mà còn qua ngôn ngữ. Qua những bài viết, cuốn sách của mình ông truyền cảm hứng, kiến thức…vào, những ngôn từ đó cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi người, đặc biệt là nhân viên.

3.4. Nguyên tắc làm việcĐể đạt được thành công, tập đoàn Microsoft của ông cũng không phải được xây dựng trên cơ sở của sự ngẫu nhiên. Đằng sau những tài sản của ông chính là những bài học kinh nghiệm giúp ông đứng dậy sau những lần vấp ngã, những nguyên tắc quý hơn cả vàng.

3.4.1.Thất bại là mẹ thành công- Ở Microsoft người ta không sợ thất bại và sai lầm, và đôi khi còn hơn thế nữa: sai

lầm được coi là tất yếu, điều có thể xảy ra với tất cả mọi người. Microsoft, người ta "trông chờ” sự thất bại, vì nguy cơ của sự thất bại là con đường duy nhất để thúc đẩy sự phát triển. Như một nguyên tắc hành động, nhân viên Microsoft nhắm đến sự thành công mà không sợ thất bại. Và nếu họ thất bại, họ nắm bắt ngay được nguyên nhân của thất bại và không lãng phí thì giờ thêm nữa. Những nhân viên của Microsoft không bao giờ bị khiển trách khi không may gặp những sai lầm, hay thất bại trong quá trình làm việc (trừ những trường hợp quá mức); và sẽ được thưởng xứng đáng khi thành công. Do đó, mọi người luôn cố gắng, mà không phải lo lắng về những thất bại cò thể xảy ra. Với Microsoft, thất bại là điều bình thường! Không ai có thể thành công mà không từng thất bại.

3.4.2. Việc hôm nay mới là quan trọng- Khẩu hiệu của công ty Microsoft thật là đơn giản: Ngày hôm nay bạn định đi đâu?

(Where do you want to go today ?) . Microsoft luôn hiểu rõ những quy luật vận động khắt khe đầy những sôi động và biến chuyển khó lường hết của thị trường và luôn trông chờ những kết quả mới của bạn ở phía trước chứ không nhìn vào những cái bạn đã làm. Đây chính là khái niệm đáng sợ cho mọi nhân viên vì bạn không thể dừng lại để nghỉ ngơi nhiều được. 10 năm phục vụ tận tình chẳng có nghĩa gì cả, hàng ngày bạn phải tiếp tục chứng minh, khẳng định giá trị của mình. Hàng ngày họ cố gắng nâng giới hạn khả năng của cá nhân mình: làm cho công việc hiện tại tốt hơn, cần cù hơn, đổi mới nhiều hơn, sáng tạo nhiều nữa. Tất cả mọi người đều giúp nhau làm cho tính tích cực của cá nhân, tập thể trong việc đưa công việc của công ty tiến triển nhanh.

Page 16: Nhom 4 de tai 2

16

3.4.3. Chấm dứt chủ nghĩa hình thức- Tại Microsoft có một cách nhìn về nề nếp làm việc trong công ty rất độc đáo. Công

ty giả thiết rằng tất cả các nhân viên của mình đều thông minh và dựa trên những nhân viên này mà đưa ra những quyết định thông minh và nếu một nhân viên không làm như vậy thì công ty sẽ giải quyết riêng với nhân viên đó thay vì áp đặt những quy tắc không cần thiết lên tất cả mọi người. Microsoft thực thi một nguyên tắc là đừng bao giờ tạo ra một quy định nếu như người ta không định tuân theo. ở đây, các quy tắc được đề ra không nhiều, vì vậy các nhân viên đều có thể nhớ hết và tuân thủ chúng. Từ nhận thức, các cuộc họp thường làm hao mòn hiệu suất lao động lớn nhất, việc tổ chức các cuộc họp ở Microsoft được cân nhắc hết sức cẩn thận. Nhiều cuộc họp đáng ra phải tổ chức đã được xoá bỏ, bởi việc sử dụng một cách hiệu quả hệ thống e-mail và mạng nội bộ. Có thể nói, đó là dòng máu sống của Microsoft. Qua e-mail và các trang Web, thông tin được thông suốt trong công ty, từ người này tới người khác, từ một người tới mọi người. Phần lớn những vấn đề nhỏ và cả nhiều vấn đề quan trọng đã được quyết định nhờ e-mail.

3.4.4. Tiết kiệm là nguyên tắc- Tiết kiệm và tiết kiệm hơn nữa: “Microsoft là công ty chỉ dùng thực phẩm là loại

xúc xích rẻ tiền, chứ không dùng thứ đắt tiền như tôm tươi”- đó chính là điểm đầu tiên của bản ghi nhớ. Tuy câu từ sử dụng khá hoa mỹ, nhưng ông chủ Bill Gates muốn qua đây truyền đạt thông điệp rất đơn giản: hãy chi tiêu tiết kiệm, tiết kiệm hơn nữa. Microsoft và Bill Gates vẫn luôn coi việc tiết kiệm là một vấn đề có tính nguyên tắc với quan niệm tiết kiệm là trách nhiệm của công ty đối với niềm tin của các nhà đầu tư đối với Microsoft và tiết kiệm là sự giảm bớt tối đa mọi chí phí không cần thiết, không đem lại hiệu quả thiết thực. Thực tế Bill Gates và Steve Ballmer (với giá trị tài sản trên 15 tỷ USD, đứng thứ 24 thế giới) chính là 2 tỷ phú tiền đô duy nhất trên thế giới còn chấp nhận xe buýt làm phương tiện đi lại.

Có thể thấy từ những trải nghiệm cuộc sống cùng với nguyên tắc của bản thân Bill Gates đã xây xựng lên một tập thể đoàn kết, vững mạnh , nguyên tắc, nhất quán trong công việc nhưng luôn linh hoạt chứ không cứng nhắc. chính phong thái làm việc cũng như uy tín của ông đã là một tấm gương mà các nhân viên luôn phấn đấu học tập từ đó tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui vẻ, phấn chấn trong tập thể.

4.Mở rộng: Sự ra đi của Bill Gates :- Từ sau khi rời khỏi vị trí của mình và trao quyền lại cho Steve Ballmer vào năm

2008, tình hình kinh doanh của MS xấu đi với sự giảm liên tục của doanh thu thấy rõ, cổ phiếu tụt dốc không phanh trên thị trườn, giá cổ phiếu xuống mức thấp nhất là 31,4 USD/ cổ phiếu đồng thời cy này mất 32 tỷ USD mỗi ngày tính đến thời điểm năm 2013.

- Nguyên nhân là khách quan là do trên thị trường xuất hiện 2 hệ điều hành mới là IOS và Android và các thiết bị di dộng thông minh hoạt động trên chúng.Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng hơn cả vẫn là nguyên nhân chủ quan. Sự kém nhạy bén và sáng

Page 17: Nhom 4 de tai 2

17

tạo trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Steve Ballmer là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới thất bại này.

- 2 năm sau khi IOS và Android ra đời thì MS mới cho ra đời hệ điều hành do hãng này phát triển là Windows phone như vậy là rất muộn màng. Thêm nữa , với độ lùi về thời gian như vậy MS dưới sự lãnh đạo của Steve Ballmer phải rút được những kinh nghiệm từ các đối thủ của mình và cho ra đời một sản phẩm mới tốt hơn Windows phone bởi hiện nay sự chênh lệch và thua kém về các tính năng cũng như hiệu năng hoạt động của những hệ điều hành này là khá rõ ràng.- Biểu hiện rõ nhất cho sự sụt giảm:

Lợi nhuận dòng trong quý II năm 2009 chỉ đạt 3,05 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2008.

Doanh thu quý II năm 2009 giảm 17% so với cùng kỳ năm 2008 xuống còn 13,1 ỉ USD

Ngày 23/7/2009 giá cổ phiếu của MS giảm hown8 xu xuống 23,47 USD/ cổ phiếu Lợi nhuận cả năm 2009 giảm 18% so với năm trước xuống còn 14,57 tỉ USD Giới tài chính phố Wall nhận định lợi nhuận dòng quý II năm tài khóa 2008-2009

của MS sẽ chỉ dừng lại ở mức 49US cen/ cổ phiếu. Trong khi đó mục tiêu đặt ra là 51-52 US cen/ cổ phiếu. Lợi nhuận dòng chỉ còn ở mức 17,77 tỉ USD , tổng doanh thu toàn hãng cũng giảm 4,4% so với năm trước xuống còn 63,68 tỉ USD.

Muốn kéo doanh thu lên buộc MS phải nghĩ đến việc cắt giảm nhân viên. Theo các chuyên gia phân tích MS phải cắt giảm khoảng 6000-8000 nhân viên tương đương với 6-8% tổng số nhân viên của hãng

III. LIÊN HỆ THỰC TẾTrở thành người giàu nhất thế giới ở tuổi 39 nhưng BillGates cũng là một người bình thường như chúng ta. Điểm khác biệt lớn nhất của ông là ông biết làm thế nào, biết tận dụng ưu thế của bản thân để nắm bắt lấy những cơ hội và ông đã thành công, có được tất cả những gì mà ông khát vọng như tiền tài, danh vọng, địa vị... Nắm bắt những nguyên tắc của Bill Gates có thể giúp những người trẻ tuổi tìm ra con đường đáng tin cậy nhất để đi từ cái bình thường đến cái vĩ đại, vượt qua mọi khó khăn thử thách để dần từng bước tiếp cận thành công, hoàn thành sự nghiệp lớn...

1, Đối với các doanh nghiệp hiện nay.Từ những thực tế trong năng lực lãnh đạo công ty Microsoft của Bill Gate các doanh nghiệp hiện nay cần: - Bố trí nhân lực hợp lý: thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng vừa thiếu vừa thừa nhân lực – đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Thiếu và thừa ở chỗ có nhiều nhân viên nhưng lại có ít người đáp ứng được các yêu cầu công việc. Dẫn tới tình trạng người làm không hết kẻ nhàn rỗi ngồi buôn chuyện tán gẫu. Theo Bill Gate thì nếu công ty duy trì tình trạng thiếu hụt nhân lực, buộc người lao động phải làm việc tích cực, không còn ai nhàn rỗi để nghĩ ra những trò vớ vẩn…tiện cả đôi đường – không còn người phá đám mà chi phí chi trả cho nhân viên giảm. Bố trí nhân lực là năng lực tổ chức của nhà quản trị. Các doanh nghiệp cần học tập để bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý, sử dụng

Page 18: Nhom 4 de tai 2

18

đúng người đúng việc,đảm bảo đủ số lượng chất lượng nhân lực nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. - Tạo môi trường làm việc tốt: Đó là một không gian, thời gian linh hoạt, với Bill Gate văn phòng tại nhà là mô hình lý tưởng cho các nhân viên của mình phát huy hết khả năng. Các doanh nghiệp thay vì bắt nhân viên theo khuôn khổ chung, được xếp chỗ ngồi chung, tới công ty là phải ngăn lắp, gọn gang, trong giờ phải trật tự, kỉ luật thì có thể thay bằng cách xếp cho họ những không gian riêng, phòng riêng,khuyến khích nhân viên sáng tạo bày biện bàn làm việc của mình, có thể nghe nhạc, điều chỉnh ánh sáng nơi làm việc như Bill Gate đã làm rất thành công với công ty của mình. - Để tổ chức và lãnh đạo tốt nhà quản trị cần tích cực theo sát nhân viên, quan tâm tới nhu cầu, mong muốn của họ để khích lệ động viên người lao động trong quá trình làm việc. Microsoft cung cấp nước lọc, sữa tươi, coca, nước ngọt…miễn phí cho nhân viên. Giúp tiết kiệm thời gian rời văn phòng đi mua nước để làm việc hơn nữa đảm bảo tốt sức khỏe cho nhân viên. - Tôn trọng và ghi nhận những ý kiến, phương án và những ý tưởng của nhân viên để hoàn thiện phong cách lãnh đạo hơn. Người lãnh đạo không nên chỉ biết thuyết phục cấp dưới thực hiện những kế hoạch của mình. Bạn cần chú ý lắng nghe khi các thành viên trong nhóm thổ lộ những mối bận tâm và âu lo của họ và cùng tìm biện pháp giải quyết. Giống như Bill Gate mỗi năm ông dành ra 2 tuần sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, cắt tất cả liên lạc với gia đình, bạn bè và cộng sự tại Microsoft chỉ để suy ngẫm và gọi nó là “tuần lễ suy ngẫm". Trong suốt khoảng thời gian một mình đó, ông đọc tất cả các phác thảo, báo cáo về mọi đề tài liên quan, từ công nghệ tương lai đến dự báo sản phẩm “hot", việc cải thiện sản phẩm hiện tại... Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có thể trình bày và gửi cho ông xem xét.  - Nhà quản trị trong doanh nghiệp cần tích cực học hỏi, tìm hiểu nâng cao kiến thức của bản thân.  Quyền lực của năng lực chuyên môn được hình thành từ khả năng thuyết phục và sự thể hiện tài năng của nhà quả trị. Muốn thuyết phục người khác, nhà quản trị cần luôn nắm vững những thông tin mới nhất. Vì thế, nhà quản trị phải thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình trong nhóm, trong công ty và môi trường bên ngoài. - Hành động tự tin và quyết đoán khi gặp khó khăn: Trong tình huống “nước sôi lửa bỏng”, cấp dưới luôn tin tưởng hơn vào những người lãnh đạo dám nhận trách nhiệm, những người biết cách chỉ đạo nhóm giải quyết vấn đề. Những lúc như vậy, cấp dưới sẽ xem khả năng lãnh đạo kiên định, tự tin như một trong những biểu hiện năng lực của nhà quản trị. Là nhà quản trị ngay cả khi không chắc mình nên xử trí tình huống như thế nào, bạn cũng không nên mất bình tĩnh vì nhân viên của bạn đang quan sát và trông chờ vào bạn.

Page 19: Nhom 4 de tai 2

19

2.Đối với sinh viên

- Năng lực lãnh đạo là một yếu tố quan trọng với người đứng đầu lãnh đạo một doanh nghiệp, một tổ chức… - Đối với sinh viên, khi đã sinh hoạt trong một tập thể một tổ chức, khi đứng đầu với cương vị lớp trưởng hay nhóm trưởng thì để có thể điều hành tốt các hoạt động của tập thể thì yếu tố năng lực lãnh đạo là vô cùng quan trọng- Năng lực lãnh đao thể hiện ở 2 yếu tố

Thực tế Bài học

Năng lực tổ chức

Ưu điểm:- sinh viên hòa đồng thân thiện, có ý thích học hỏi-Óc sáng tạo, khả năng học hỏi nhanh nhẹn, dễ tiếp thu…Nhược điểm:- Tính tổ chức chưa chuyên nghiệp, làm việc còn rời rạc.- Nhạy cảm trong công viêc, dễ hành động theo cảm tính- Chưa có khả năng truyền nghị lực sâu sắc đến đội nhóm- Năng lực điều hành tập thể chưa cao- Khả năng ra quyết định còn trì hoãn- khả năng phân công công việc còn chưa hợp lí

-Bản thân người đứng đầu một tập thế cần có một tinh thần hào hứng, nhiệt tình, chủ động trong việc đôn đốc , phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm- Cần có sự phân công bố trí công việc rõ ràng với từng cá nhân- Lắng nghe tất cả các ý kiến dựa trên cơ sở sự hiểu biết của bản thân giúp đội nhóm ra quyết định cuối cùng nhanh gọn.- Trong các cuộc trao đổi người đội trưởng nên tạo không khí sôi nổi, duy trì bầu không khí thoải mái tránh sự tranh luật gay gắt những vấn đề bên lề

Năng lực sư phạm

-Có chuyên môn và tinh thần học tập xong tầm nhìn và sự hiểu biết chưa sâu rộng- Kỉ cương trong tổ chức chưa chặt chẽ, chỉ mang tính chất hình thức- Nhà quản trị chưa có khả

- Không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân để nâng cao học vấn và trình độ của bản thân về các lĩnh vực trong học tập-Nghiêm nghị hơn về vấn đề kỉ luật trong đội nhóm mình

Page 20: Nhom 4 de tai 2

20

năng ảnh hưởng sang người khác về tầm của cá nhân mình- Chưa quan sát và nắm bắt được hết ưu nhược điểm của từng cá nhân.

quản líVề giờ giấc, đúng hẹn…

Page 21: Nhom 4 de tai 2

21

KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên của nhóm chúng tôi đã phần nào thấy được những lợi ích cho doanh nghiệp từ một nhà lãnh đạo có năng lực hay bất lợi khi doanh nghiệp sử dụng một nhà quản trị không có năng lực. Điều thể hiện rõ nhất là thành công của Microsoft ngày mà ít doanh nghiệp nào so sánh được và người được ca ngợi nhiều nhất là Billgates với khả năng của mình đã tạo ra thành công ấy ngày hôm nay. Và tất nhiên thành công ấy phải dựa trên một người có năng lực điều hành cũng như năng lực chuyên môn xuất sắc đem lại.

Tóm lại, để trở thành một nhà quản trị giỏi việc quan tâm trau dồi năng lực của mình là không thể thiếu và việc tạo ra cơ hội, môi trường để cho nhân viên dưới quyền phát triển năng lực hoàn hiện bản thân là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi nhà quản trị phải biết chú ý tới. Để trở thành một nhà quản trị giỏi cần rất nhiều yếu tố mà phát triển năng lực lãnh đạo là cốt lõi trọng tâm nhất.

Page 22: Nhom 4 de tai 2

22

Nguồn tham khảohttp://art.rolo.vn/a/chi-tiet/662386123386522/cung-duong-microsoft-trieu-hoi-bill-gates/http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Tieu-su-Chu-tich-tap-doan-Microsoft-Bill-Gates/65049102/217/http://www.vietnamplus.vn/loi-nhuan-cua-microsoft-giam-manh-trong-quy-ii/12352.vnphttps://www.tinhte.vn/threads/microsoft-q1-2014-doanh-thu-18-53-ti-usd-loi-nhuan-5-24-ti-usd.2195708/http://advice.vietnamworks.com/vi/career/chuyen-cong-so/quyen-luc-tu-nang-luc-chuyen-mon.htmlhttp://sdtc.tdt.edu.vn/index.php/doc-va-suy-ngam/ky-nang/179-c-hc-hi-va-hoch-nh-thanh-conghttp://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-nghe-thuat-lanh-dao-67656/

Page 23: Nhom 4 de tai 2

23