de cuong de tai d - nhom 1 - 54a - sua - copy

38
ĐỀ TÀI D ; VAI TRÒ VÀNG VÀ TIỀN GIẤY TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ - LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ V ÀNG VÀ TIỀN GIẤY 1.1. Khái quát về vàng và vai trò của nó trong lịch sử nhân loại 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tiền giấy CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ TIỀN GIẤY TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 2.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ quốc tế 2.2. Vai trò của vàng và tiền giấy trong các hệ thống tiền tệ quốc tế chủ yếu 2.1.1. Trong chế độ bản vị vàng 2.1.2. Trong hệ thống Giơ-noa 2.1.3. Trong hệ thống Bretton Woods 2.1.4. Thời kỳ hậu Bretton Woods CHƯƠNG 3. VÀNG VÀ TIỀN GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3.1. Vị trí của vàng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 3.2. Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ 3.3. Một số kiến nghị nhằm quản lý thị trường vàng có hiệu quả và nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng LỜI MỞ ĐẦU Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, một mặt có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác quốc tế vì mục tiêu chung

Upload: sontrinh

Post on 16-Jan-2016

14 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

dc

TRANSCRIPT

ĐỀ TÀI D ; VAI TRÒ VÀNG VÀ TIỀN GIẤY TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC

TẾ - LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ V ÀNG VÀ TIỀN GIẤY

1.1. Khái quát về vàng và vai trò của nó trong lịch sử nhân loại

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tiền giấy

CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ TIỀN GIẤY TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ

QUỐC TẾ

2.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ quốc tế

2.2. Vai trò của vàng và tiền giấy trong các hệ thống tiền tệ quốc tế chủ yếu

2.1.1. Trong chế độ bản vị vàng

2.1.2. Trong hệ thống Giơ-noa

2.1.3. Trong hệ thống Bretton Woods

2.1.4. Thời kỳ hậu Bretton Woods

CHƯƠNG 3. VÀNG VÀ TIỀN GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1. Vị trí của vàng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

3.2. Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ

3.3. Một số kiến nghị nhằm quản lý thị trường vàng có hiệu quả và nâng cao vị thế của

Việt Nam Đồng

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, một mặt có tác dụng thúc đẩy sự hợp

tác quốc tế vì mục tiêu chung của sự phát triển, nhưng mặt khác có thể gây trở ngại

nhất định cho các quốc gia. Chính vì vậy, cần thiết phải có những thỏa thuận thống

nhất về lĩnh vực tài chính - tiền tệ để vừa đạt được mục tiêu đối nội, đối ngoại vừa hạn

chế tối đa mâu thuẫn có thể xảy ra. Nhìn lại cả một chặng đường lịch sử của hệ thống

tiền tệ quốc tế, ta thấy vàng và tiền giấy vai trò vô cùng quan trọng như thế nào? Với

một quốc gia như Việt Nam thì vị trí của vàng và tiền giấy đối với sự phát triển kinh tế

- xã hội, và các kiến nghị nhằm quản lý thị trường vàng và nâng cao vị thế Việt Nam

Đồng ra sao ? Là nhưng câu hỏi cơ bản quan trọng và thiết thực trong bối cảnh hệ

thống tiền tệ quốc tế phức tạp như hiện nay. Để có thể trả lời cho những câu hỏi trên,

nhóm 1 đã nghiên cứu tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để có thể hoàn thành

bài tập nhóm dưới sự hướng dẫn của thầy giáo bộ môn Kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ TIỀN GIẤY

1.1. Khái quát về vàng và vai trò của nó trong lịch sử nhân loại

1.1.1. Khái niệm

Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không

phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ

bồi tích. Là 1 kim loại quý, dùng để đúc tiền.

Vàng được dùng làm 1 tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sử dụng trong các

ngành nha khoa, điện tử, và trang sức.

1.1.2. Khái quát lịch sử ra đời

Việc khai thác vàng được cho là đã bắt đầu từ thời Midas, và vàng ở đây đã đóng

vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng tiền đúc đầu tiên tại Lydia khoảng năm

610 trước Công Nguyên. Từ thế kỷ 6 hay thế kỷ 5 trước Công nguyên, Nhà Chu đã cho

sử dụng Ying Yuan, một kiểu đồng tiền xu vàng. Người La Mã bắt đầu phát triển các kỹ

thuật mới để khai thác vàng ở quy mô lớn bằng các phương pháp như khai mỏ thủy lục,

đặc biệt tại Tây Ban Nha từ năm 25 trước công nguyên trở về sau và tại Romania từ

năm 150 sau công nguyên. Đế chế Mali tại chậu Phi nổi tiếng khắp thế giới về trữ

lượng vàng vô cùng lớn.

Dù giá của một số nhóm kim loại platinum cao hơn nhiều, vàng từ lâu vẫn luôn

được coi là kim loại đáng thèm muốn nhất trong các kim loại quý, và giá trị của nó đã

được sử dụng làm bản vị cho nhiều tiền tệ trong lịch sử. Vàng đã được sử dụng như

một biểu tượng cho sự thanh khiết, vương giả, sự giàu sang và danh vọng.

Vàng thời cổ đại về mặt địa chất khá dễ để có được, tuy nhiên 75% tổng lượng vàng

này đã được khai thác từ năm 1910, và trữ lượng này ngày càng giảm do nhu cầu của

phát triển. Trong thế kỷ 19, những cuộc đổ xô đi tìm vàng đã xảy ra bất kỳ khi nào

những trầm tích vàng lớn được phát hiện. Bởi giá trị cao từ trong lịch sử, đa số vàng đã

được khai thác trong suốt lịch sử vẫn đang được lưu hành dưới hình thức này hay hình

thức khác.

Lượng vàng hiện nay chỉ như phần nổi của tảng băng chìm. Các nhà khoa học ước

tính, 80% lượng vàng trên trái đất vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, vàng có khả

năng nằm rất sâu dưới mặt đất nên con người không thể khai thác chúng trong tương

lai gần.

1.1.3. Vai trò của vàng trong lịch sử nhân loại

Thứ nhất, trao đổi tiền tệ. Vàng được sử dụng rộng rãi khắp thế giới như một

phương tiện chuyển đổi tiền tệ, bằng cách phát hành các đồng xu vàng hoặc thông qua

các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng (bản vị vàng) theo đó tổng giá trị tiền

được phát hành tương ứng với một lượng vàng dự trữ. Vàng đã đáp ứng đầy đủ các đặc

tính đầy đủ của một đồng tiền hàng hóa: sự khan hiếm, tính bền, có thể chuyên chở, dễ

phân chia, đồng chất và chất lượng được duy trì lâu bền. Gía trị của vàng được thừa

nhận rộng rãi, và ổn định tương đối so với các hàng hóa khác, chất lượng của chúng có

thể được kiểm tra một cách chính xác và được các chuyên gia công nhận.

Thứ hai, cất trữ của cải. Nhiều người sở hữu vàng và giữ chúng dưới hình thức các

thỏi nén hay thanh như một công cụ cất giữ của cải. Vàng được thừa nhận giá trị, và có

giá trị tương đối ổn định so với các hàng hóa khác.

Vàng là một kênh đầu tư phổ biến nhất. Các nhà đầu tư mua vàng để dự trữ và là địa

chỉ an toàn trước những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội hoặc khủng hoảng tiền

định danh (fiat money) (bao gồm cả sự suy giảm của thị trường đầu tư, nợ quốc gia

đang gia tăng, suy thoái tiền tệ, lạm phát, chiến tranh và bất ổn xã hội).

Thứ ba, trang sức. Vì tính mềm của vàng nguyên chất (24k), nó thường được pha

trộn với các kim loại căn bản khác để sử dụng trong công nghiệp nữ trang, làm biến đổi

độ cứng và tính mềm, điểm nóng chảy, màu sắc và các đặc tính khác. Vàng 18k chứa

25% đồng đã xuất hiện ở đồ trang sức thời cổ đại và đồ trang sức Nga và có kiểu đúc

đồng riêng biệt, dù không phải là đa số, tạo ra vàng hồng. Hợp kim vàng-đồng 14k có

màu sắc gần giống một số hợp kim đồng, và cả hai đều có thể được dùng để chế tạo các

biểu trưng cho cảnh sát và các ngành khác. Vàng xanh có thể được chế tạo bởi một hợp

kim với sắt và vàng tía có thể làm bằng một hợp kim với nhôm, dù hiếm khi được thực

hiện trừ khi trong trường hợp đồ trang sức đặc biệt.

Thứ tư, y tế. Thời Trung Cổ, vàng thường được xem là chất có lợi cho sức khoẻ,

với niềm tin rằng một thứ hiếm và đẹp phải là thứ tốt cho sức khoẻ. Một số loại muối

thực sự có tính chất chống viêm và đang được sử dụng trong y tế để điều trị chứng

viêm khớp và các loại bệnh tương tự khác. Tuy nhiên, chỉ các muối và đồng vị của

vàng mới có giá trị y tế, còn khi là nguyên tố (kim loại) vàng trơ với mọi hoá chất nó

gặp trong cơ thể. Ở thời hiện đại, tiêm vàng đã được chứng minh là giúp làm giảm đau

và sưng do thấp khớp và lao.

Thứ năm, công nghiệp. Hàn vàng được dùng để gắn kết các thành phần vàng trang

sức bằng hàn cứng nhiệt độ cao hay hàn vảy cứng. Vàng có thể được chế tạo thành sợi

chỉ và được dùng trong thêu thùa. Vàng mềm và có thể uốn, có nghĩa nó có thể được

chế tạo thành sợi dây rất mỏng và có thể được dát thành tấm rất mỏng gọi là lá vàng.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tiền giấy

1.2.1. Khái niệm:

Tiền giấy, (hoặc tiền mặt) thường được gọi là giấy bạc ngân hàng, là một công cụ

có thể chuyển nhượng được, một kỳ phiếu do một ngân hàng phát hành phải trả cho

người cầm nó, được sử dụng làm tiền tệ, và theo nhiều phạm vi pháp lý, được sử dụng

làm tiền tệ chính thức.

1.2.2. Quá trình hình thành vả phát triển tiền giấy

Ban đầu, giá trị của tiền giấy đã được xác định bởi giá trị nội tại (giá trị thực chất)

mà đồng tiền đó được đúc, như bạc hay vàng. Tuy nhiên, mang theo trong người nhiều

kim loại quý như thế thường phiền toái và rất nguy hiểm. Để thay thế, tiền giấy đã

được phát hành. Trong thuật ngữ tài chính, một tờ giấy bạc là một tờ giấy hứa trả cho

người nào đó tiền. Ban đầu, các đồng giấy bạc là một lời hứa trả cho người mang nó

một khoản kim loại quý được chứa trong các kho ngầm ở đâu đó. Bằng cách này, giá trị

của kim loại được chứa ở kho (thường là tiền kim loại bằng bạc hoặc vàng) đã ủng hộ

giấy bạc có thể chuyển đổi quyền sở hữu để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ.

Người ta cho rằng tiền giấy lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, được sử dụng từ

thế kỷ VII dưới triều đại nhà Đường. Khi ấy hệ thống tiền tệ chính của Trung Quốc vẫn

là tiền xu tròn lỗ vuông và tiền vàng, bạc. Xuất phát từ hoạt động của các hiệu cầm đồ,

kim hoàn nhận giữ tiền hộ khác hàng, người ta nghĩ ra cách thanh toán bằng những tờ

giấy chứng nhận gửi tiền để dễ vận chuyển và an toàn trong sử dụng. Tiền ngày ấy

được gọi là "phi tệ" vì nó nhẹ. Đến thế kỷ X, tiền giấy Trung Quốc đã được sử dụng rất

rộng rãi trên địa bàn rộng lớn và đã có một hệ thống thanh toán ngân hàng khá hoàn

chỉnh.

CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ TIỀN GIẤY TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ

QUỐC TẾ.

2.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ quốc tế

2.1.1. Định nghĩa

Hệ thống tiền tệ quốc tế là tập hợp các quy tắc, thể lệ, định chế điều chỉnh các quan

hệ tài chính-tiền tệ giữa các quốc gia, nhằm đảm bảo thực hiện các giao dịch thanh toán

quốc tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển các quan hệ kinh tế nói chung.

2.1.2. Đặc điểm

Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại - tài chính giữa các nước

Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các

quốc gia và các định chế tài chính quốc tế.

2.1.3. Phân loại hệ thống tiền tệ quốc tế

Theo mức độ linh hoạt của tỷ giá: Hệ thống tỷ giá cố định, hệ thống tỷ giá thả nổi

hoàn toàn, hệ thống tỷ giá thả nổi có điều tiết, hệ thống cố định có điều chỉnh, chế độ tỷ

giá bò trườn.

Theo đặc điểm của dự trữ ngoại hối quốc tế: Bản vị vàng hóa (pure commodity

standards) , bản vị tiền giấy (pure fiat standards), bản vị kết hợp (mixed standards).

2.1.4. Đánh giá hiệu quả của hệ thống tiền tệ quốc tế

Tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế được xem xét trên ba khía cạnh:

Một là, hệ thống đó phải có khả năng giúp đỡ các quốc gia hạn chế một cách tối đathời

gian và những cái giá phải trả khi tiến hành điều chỉnh cán cân thanh toán của mình.

Hai là, hệ thống đó phải có khả năng cung cấp nguồn dự trữ với quy mô thích hợp

nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh cán cân thanh toán mà không gây tác động tiêu cực

tớinền kinh tế của quốc gia đó và của nền kinh tế thế giới nói chung.

Ba là, hệ thống đó phải có khả năng duy trì giá trị tuyệt đối và tương đối của các nguồn

dự trữ ngoại tệ.

2.2. Vai trò của vàng và tiền giấy trong các hệ thống tiền tệ quốc tế chủ yếu

2.2.1. Trong chế độ Bản vị vàng

Thứ nhất, vàng là chuẩn mực giá trị tiền tệ.Giá trị của mỗi đồng tiền quốc gia được xác

định theo khả năng chuyển đổi ra vàng của đồng tiền ấy. Chính phủ cam kết duy trì tỷ

lệ Ngang Giá Vàng của đồng tiền quốc gia. Tỷ giá giữa 2 đồng tiền căn cứ theo tỷ lệ

ngang giá.

Thứ hai, dự trữ vàng = Mức cung tiền. Lượng vàng dự trữ của mỗi quốc gia quyết định

mức cung tiền tệ của quốc gia ấy. Vàng được phép trao đổi tự do giữa các nước và trở

thành nguồn dự trữ quốc tế chính thức:

- Lạm phát tăng Dự trữ vàng giảm Giảm cung tiền Giảm áp lực lạm phát.

- Chính phủ điều chỉnh mức cung tiền tệ trong nước theo cùng chiều với dòng lưa

chuyển vàng.

Thứ ba, sự trao đổi vàng tự do giữa các nước là yếu tố cơ bản giữ cho tỷ giá hối đoái tự

điều chỉnh về mức ngang giá chính thức.

Thứ tư, dòng vàng điều chỉnh mức giá BOP cân bằng

Quốc gia có thâm hụt BOP Quốc gia có thặng dư BOP

X<M Có dòng xuất vàng X>M Có dòng nhập vàng

Cung tiền giảm Cung tiền tăng

Giảm mức thu

nhập trong nước

Giảm mức giá hàng

trong nước

Tăng mức thu

nhập trong nước

Tăng mức giá hàng

trong nước

Giảm nhập khẩu Tăng xuất khẩu Tăng nhập khẩu Giảm xuất khẩu

BOP trở về trạng thái cân bằng BOP trở về trạng thái cân bằng

Trong giai đoạn tồn tại của chế độ bản vị vàng, kinh tế thế giới phát triển một

cách thuận lợi, cán cân thanh toán của các quốc gia được điều chỉnh một cách có hiệu

quả, và hầu như không xảy ra những mâu thuẫn về chính sách giữa các quốc gia. Vì

vậy, dường như có thể kết luận rằng cơ chế điều chỉnh tỷ giá và cán cân thanh toán hoạt

động có hiệu quả.

Tuy nhiên, diễn biến trên thực tế lại khác với kết luận nói trên do việc tỷ giá hối

đoái luôn được duy trì sát với mức ngang giá và quá trình điều chỉnh CCTT diễn ra một

cách nhanh chóng và suôn sẻ dường như khong liên quan đến sự luân chuyển vàng trên

phạm vi quốc tế. Trên thực tế chỉ có một số lượng nhỏ vàng được trao đổi giữa các

quốc gia, ngay cả khi xảy ra tình trạng mất cân đối lớn trong thanh toán quốc tế. Như

vậy, rõ ràng vẫn có những yếu tố khác tác động đến tỷ giá hối đoái trước khi sự trao đổi

vàng kịp diễn ra như:

Chế độ BVV không ngự trị trên toàn bộ thế giới mà chỉ ở một số quốc gia công

nghiệp chủ yếu – những nước thực sự dựa vào vàng và duy trì chế độ tỷ giá cố định.

Kinh tế các nước đó có sự tăng trưởng nhịp nhàng và đồng bộ với nhau.

Chính sách lãi suất để điều chỉnh dòng vận động của vốn của NHTW Anh. Dòng

vận động của các nguồn vốn ngắn hạn sẽ làm giảm áp lực đối với tỷ giá hối đoái và giữ

cho tỷ giá không dao động vượt quá điểm vàng.

Cùng với sự bùng nổ chiến tranh Thế giới thứ nhất năm 1914, các quốc gia đã

ngừng việc chuyển đổi các đồng tiền ra vàng, áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vàng để bảo

vệ nguồn dự trữ vàng của mình. Điều này đánh dấu sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng

với nguyên nhân :

Chế độ bản vị vàng không còn thích ứng với quy mô phát triển của lực lượng sản

xuất và các quan hệ kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền thời bấy giờ.

Vai trò vàng như phương tiện thanh toán quốc tế duy nhất đã kìm hãm sự bành

trướng kinh tế của các tổ chức độc quyền, hạn chế khả năng dùng chính sách chiết

khấu để tác động đến dòng vận động của nguồn vốn ngắn hạn, từ đó giúp điều chỉnh

cán cân thanh toán.

Trữ lượng vàng là hạn chế và giá vàng biến động mạnh, vận động của vàng làm

triệt tiêu hiệu quả của chính sách tiền tệ ở các nước.

2.2.2. Trong hệ thống Giơ- noa – Chế độ Bản vị vàng hối đoái

Thứ nhất, vàng cùng với một số đồng tiền chủ chốt có thể đổi được ra vàng như

đồng bảng Anh, đô la Mỹ và franc Pháp (còn gọi là “ ngoại tệ vàng”) thực hiện chức

năng dự trữ và thanh toán quốc tế

Thứ hai, chế độ bản vị vàng hối đoái cho phép các quốc gia tiết kiệm được nguồn

dự trữ vàng hạn chế của mình.

Thứ ba, vàng được tích tụ ở trung tâm tài chính tài chính lớn nhất thế giới, cụ thể là

ở các nước phát hành ngoại tệ vàng và tạo nên nguồn dự trữ quốc tế duy nhất của các

quốc gia đó. Dự trữ quốc tế của các quốc gia khác chỉ bao gồm một trong số các ngoại

tệ vàng.

2.2.3. Vai trò của tiền giấy và vàng trong hệ thống Bretton woods

Tư tưởng chủ đạo của hệ thống Bretton woods là ổn định tỷ giá, đảm bảo khả năng

thanh khoản của đồng tiền dự trữ, thúc đẩy tự do kinh tế toàn cầu.

Tại hội nghị Bretton Woods ( 1994) các qội nghị Bretton Woods ( 1994) các quốc gia

thành viên đồng thuận thia thành viên đồng thuận thiết lập một hệ thiết lập một hệ

thống tiền tệ, trong đó :

Hệ thống tỷ giá cố định theo vàng, có thể điều chỉnh nhẹ (1%)

Duy nhất USD có khả năng chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ cố định 1USD = 1 ounce.

USD làm bản vị trung gian giữa vàng và các đồng tiền quốc gia khác.USD trở thành tài

sản dự trữ chủ yếu ( tiền tệ quốc tế) của hệ thống BW.

Chính phủ các nước có nghĩa vụ duy trì tỷ giá cố định theo vàng ( +/- 1%) thông

qua chính sách tiền tệ quốc gia.

Tỷ giá này chỉ được phép điều chính tối đa 10% khi kinh tế quốc gia bị mất cân

bằng nghiêm trọng.

Ở các nước cố định tỷ giá nội địa theo USD, sử dụng USD như tài sản dự trữ quốc

tế.

Từ năm 1970, các giới kinh doanh tiền tệ hoài nghi khả năng tiếp tục duy trì hệ

thống BW, cho rằng Mỹ tất yếu sẽ phải phá giá USD hoặc đình chỉ khả năng chuyển

đổi USD ra vàng.

Các cuộc tấn công đầu cơ tiền tệ liên tục nhắm vào USD buộc Mỹ phải đình chỉ

khả năng chuyển đổi USD ra vàng ( 1971) và phá giá USD.

Giá vàng thường dịch chuyển theo hướng nghịch đảo với đồng đô-la Mỹ vì chúng

có khả năng đứng vững trước rủi ro lạm phát, sự bất ổn về địa chính trị cũng như giá trị

thời gian (time value) của đồng tiền.

2.2.4. Vai trò vàng và tiền giấy trong thời kỳ hậu Bretton Woods

Đến năm 1971, hệ thống Bretton Woods đã hoàn toàn bị lấn át bởi ý chí của công

chúng và các thị trường tự do. Vàng đã một lần nữa ép chính phủ ra tay, nên vào ngày

15 tháng 8 năm 1971, tổng thống Richard Nixon phải ra lệnh đóng cửa giao dịch vàng.

Đồng đôla không còn chuyển đổi sang vàng được nữa, và tất cả tiền tệ thanh toán được

thả nổi. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, đồng tiền của nó hoàn toàn trở thành tiền tệ

sắc lệnh. Và bởi vì hệ thống Bretton Woods đã gắn chặt tất cả đồng tiền trên thế giới

với vàng thông qua đồng đôla, nên giờ đây tất cả tiền tệ trên hành tinh cũng trở thành

tiền tệ sắc lệnh. Điều này ngang với việc Hoa Kỳ tuyên bố phá sản. Trận này vàng lại

thắng, và bây giờ nó được tự do định giá cho mình trên thị trường. Đến lúc đó, hầu hết

các nước và ngân hàng trung ương vẫn theo chế độ bản vị đôla, vẫn dùng đôla trong

giao dịch quốc tế thay cho vàng. Vậy nên khi hệ thống Bretton Woods kết thúc vào

năm 1971, đồng đôla được giải phóng khỏi bất cứ ràng buộc tài chính nào, và nước Mỹ

có thể in bao nhiều “vàng giấy” tùy thích.

Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, không tồn tại một hệ thống tiền tệ quốc tế

hoạt động với nguyên tắc được xác định rõ ràng. Các quốc gia có thể lựa chọn các chế

độ tỷ giá hối đoái khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chế độ tỷ giá hối đoán thả nổi

có quản lý, theo đó các đồng tiền được thả nổi trong tương quan với nhau và chính phủ

tiến hành can thiệp khi cần thiết để tác động đến tương quan tỷ giá.

Hệ thống Bretton Woods sụp đổ cũng đồng nghĩa chấm dứt chế độ bản vị vàng.

Vàng đã bị loại khỏi thanh toán quốc tế, giá vàng chính thức bị bãi bỏ, không một đồng

tiền nào được gắn với vàng, thay vào đó vàng được sử dụng chủ yếu với vai trò dự trữ

CHƯƠNG 3. VÀNG VÀ TIỀN GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1. Vị trí của vàng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

3.1.1. Trong lịch sử

Suốt từ 5000 năm lịch sử của nhân loại, vàng không chỉ là hình thức biểu hiện của

cải cuối cùng mà bất kỳ thời đại nào, dân tộc nào, khu vực nào, thể chế chính trị nào

của bất kỳ nền văn minh nào, vàng cũng đã và đang được chấp nhận. Nó chính là thước

đo đáng tin cậy nhất về giá trị của mọi loại hàng hóa, không chỉ trong hiện tại mà còn

trong tương lai. Lịch sử loài người đã trải qua 4 lần thử tìm cách tước bỏ vị trí của vàng

để tìm ra một chế độ tiền tệ thông minh hơn, nhưng rốt cuộc mọi thử nghiệm đều thất

bại. Trong tác phẩm “ chiến tranh tiền tệ “, SongHongBinh cho rằng : “ tích trữ vàng

trong dân là để chờ khi thiên hạ có biến động, đồng nhân dân tệ có vàng đảm bảo sẽ

bảo vệ được giá trị, và hiên ngang sánh vai với các đồng tiền khác trên thế giới “.

Như vậy, vàng có vị trí nhất định, cao hơn mọi loại tài sản trong lịch sử nhân loại,

Việt Nam cũng không loại trừ. Tại Việt Nam thời xa xưa và hưng thịnh nhất dưới các

triều đại phong kiến, vàng được coi là bảo vật quốc gia. Qua nhiều năm chiến tranh,

đặc biệt từ thế kỷ 19 đến nay, vàng trở thành tài sản cất trữ cho nhiều thế hệ trong các

chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Khái niệm vàng tiền tệ đã chi phối vàng hàng hóa

cho dù thời hiện đại kim loại quý này được dùng khá nhiều trong công nghiệp điện tử,

nha khoa và nữ trang.

Theo dòng thời gian, vàng trở thành phương tiện trao đổi, định giá trực tiếp trong

thập kỷ 80 của thế kỷ 20 khi nước ta chứng kiến lạm phát cao. Tới đầu thập kỷ 90 của

thế kỷ trước, hơn 50% giao dịch nhà đất được quy thành vàng miếng SJC.

Ở khu vực nông thôn, nhẫn vàng là vật bất ly thân của các bà mẹ dành cho con gái

khi về nhà chồng, hay của bà mẹ chồng dùng để đổi lấy bông tai, cái lắc tay cho con

dâu mới, hoặc chỉ là vài phân vàng của anh nông dân chuẩn bị lấy vợ vùng xa. Có thể

nói rằng, cuộc sống người Việt đã gắn khá chặt với kim loại quý này.

Hiện nay, chức năng thanh toán, định giá của vàng không còn nhưng bất chấp giá

trong nước cao hơn thế giới 5 - 6 triệu đồng một lượng, cứ mỗi lần giá giảm xuống

chút ít thì người dân lại đi mua vàng vào. Vậy tại sao tổ chức và cá nhân lại giữ vàng,

họ giữ để làm gì luôn là câu hỏi lớn được nhiều người quan tâm. Cất trữ vàng là thói

quen nhiều đời của người dân Việt Nam, bất kể người già hay trẻ, cứ có vàng trong nhà

là thấy yên tâm. Theo thống kê không chính thức, ước tính 200 - 300 tấn vàng, tương

đương vài chục tỷ USD đang được cất trữ trong dân.

Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử của người Việt Nam đến nay, vàng luôn được

coi là thứ tài sản quý giá nhất. Nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn mang

ý nghĩa về mặt xã hội như phong tục, nét đẹp, sự tôn trọng. Ngoài ra còn mang ý nghĩa

về mặt thẩm mỹ. Cùng với những giai đoạn khác nhau thì vàng cũng có những vị trí

khác nhau ở Việt Nam, nhưng ý nghĩa về mặt kinh tế là không bao giờ suy giảm.

3.1.2. Trong thời kỳ hiện đại

Ngày nay, vị trí của vàng về mặt kinh tế ở Việt Nam đã có những thay đổi nhất

định phù hợp với những diễn biến phức tạp về các mối quan hệ trong hệ thống tiền tệ

quốc tế.

a. Tác động của vàng đối với tỷ giá

Vàng không được xem là một thước đo hoặc một loại hàng hóa chủ lực trong chính

sách điều tiết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và điều hành chính sách vĩ mô của

Nhà nước.

Khi vàng không được xem là một thước đo giá trị một loại hàng hóa thì đồng nội tệ

Việt Nam ( VND ) là đồng tiền duy nhất mà luôn gắn liền với giá trị của hàng hóa, sản

phẩm, và dịch vụ, giữa tiền và vàng có sự liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, khi vàng

tăng giá mạnh những hệ quả của sự tăng giá đó vẫn gây ra những tác động vừa trực

tiếp, vừa gián tiếp đối với tỷ giá VND như trong những năm qua.

Ví dụ : Khi giá vàng tăng 20 - 25%/ năm, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính

không thể không chú ý đến vàng, nhất là khi những loại tài sản khác như cổ phiếu, trái

phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản...chưa mang lại hiệu quả sinh lợi như mong đợi.

Nói cách khác, nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch một phần vồn vào vàng để vừa đa

dạng hóa danh mục đầu tư, vừa hướng tới mục tiêu sinh lợi kỳ vọng.

Có 2 diễn biến trường hợp : Trường hợp 1. Trong tình trạng mất cân đối cung cầu,

không cho phép nhập khẩu chính thức và nếu mức chênh lệch giá quá lớn, sẽ có một

khối lượng nhập khẩu vàng “ không chính thức” vào Việt Nam qua các đường biên giới

giáp ranh với Campuchia, Lào và Trung Quốc để giải tỏa “cơn khát” vàng trong nước.

Để “nhập” được số vàng này, một số đầu mối phải tích cực thu gom USD trên thị

trường tự do để thanh toán số vàng nhập khẩu đó, tạo sức cầu và sự khan hiếm “cục

bộ” đối với tiền mặt USD.

Do tình trạng thâm hụt mậu dịch bị mất cân đối trong một thời gian và do giá vàng

vẫn tiếp tục tăng chưa có điểm dừng, ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh tỷ giá, khi

mà người cần ngoại tệ và người có ngoai tệ đã xác lập trước một mức tỷ giá kỳ vọng

mới. Đây là tình huống tỷ giá USD/VND tăng trong bối cảnh không chô nhập khẩu

vàng chính thức.

Trường hợp 2. Cho phép nhập khẩu vàng chính thức. Nếu ngân hàng nhà nước cho

nhập khẩu vàng chính thức, một lượng ngoại tệ cũng sẽ được chi ra từ hệ thống ngân

hàng để thanh toán tiền nhập khẩu vàng. Có thể nói rằng trong bối cảnh giá vàng tăng

và nhiều nhà đầu tư đang muốn mua vàng, việc nhập khẩu vàng bằng con đường chính

thức hay không chính thức cũng đều tác động lên cung cầu ngoại tệ và gây nên áp lực

tỷ giá.

Như vậy, trong bối cảnh giá vàng tăng và nhiều nhà đầu tư đang muốn mua vàng,

việc nhập khẩu vàng tăng bằng con đường chính thức hay phi chính thức cũng đều tác

động lên cung cầu ngoại tệ, gây áp lực lên tỷ giá.

b. Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư

Hầu hết các danh mục đầu tư ban đầu chỉ tập trung vào những tài sản truyền thống

như cổ phiếu và trái phiếu. Lý do để nắm nhiều tài sản khác nhau là để bảo vệ danh

mục đầu tư tránh được những rủi ro từ biến động giá của một loại chứng khoán nhất

định. Danh mục đầu tư bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với danh mục khác.

Đưa vàng vào danh mục đầu tư của mình - một loại tài sản có giá trị thực ít biến

động hơn từ các loại tài sản tài chính khác sẽ đảm bảo an toàn về giá trị trong trường

hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của các tài sản tài chính. Vàng được

xem là nơi ẩn nấp an toàn khi áp lực lạm phát tăng đồng nghĩa với giá cả hàng hóa dịch

vụ tăng nhanh, đồng tiền mất giá và các nhà đầu tư thường có khuynh hướng mua vàng

vào để cất trữ.

Vàng là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn khi thị trường bất ổn: khi thị trường tồn

tại nhiều bất ổn như thiên tai, chiến tranh...các nhà đầu tư có xu hướng mua vàng để

bảo vệ giá trị của đồng tiền.

c. Vàng là công cụ phòng chống lạm phát

Khi hàng hóa và dịch vụ tăng nhà đầu tư có khuynh hướng mua vàng do sức mua

và giá trị của vàng có khuyng hướng ổn định. Do đó mỗi khi lo sợ về lạm phát, nhà đầu

tư lại mua vàng. Khi có lạm phát thì người giữ tài sản sẽ có lợi hơn người giữ tiền hay

cách nói khác hàng hóa là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát. Khi VND ngày càng bị

mất giá trên thị trường, vật giá thì leo thang một cách nhanh chóng, khó kiểm soát.

Vì vậy, không chỉ có vàng mà các loại hàng hóa khác như kim loại quý, bất động

sản...đều là những công cụ chống lạm phát hữu hiệu. Tuy vậy, vàng là một loại hàng

hóa đặc biệt hơn cả, có giá trị cao, luôn duy trì được giá trị trao đổi cao trên thị trường

và đặc biệt là khả năng thanh khoản trên thị trường.

d. Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD

Vàng thường được sử dụng như một công cụ đầu tư hiệu quả thay thế đông USD

đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới. Nếu đồng USD tăng giá, thì vàng sẽ

giảm. Ngược lại USD giảm giá thì vàng sẽ tăng. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả

nhất trong phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD. Trong bối cảnh nền kinh tế thế

giới và Việt Nam như hiện nay thì đồng USD đã rớt giá quá nhiều, mọi người không

còn đảm bảo về sự ổn định đầu tư tài chính của mình dựa vào đồng USD nữa.

e. Vàng giúp kiểm soát rủi ro

Nhìn chung, vàng ít biến động hơn hầu hết các loại hàng hóa khác cũng như thị

trường chứng khoán. Với việc sở hữu tài sản ít biến động trong danh mục đầu tư, rủi ro

của nhà đầu tư sẽ giảm.

Vàng đã từng được gọi là “ hàng hóa khủng “ bởi vì nó có xu hướng an toàn hơn

các công cụ đầu tư khác trong các thời kỳ khó khăn. Những nhân tố gây cản trở các

công cụ đầu tư khác lại giúp làm cho giá vàng tăng lên. Nền kinh tế trì trệ sẽ dẫn đến

việc một số ngân hàng hoạt động kém phải đóng cửa. Đến lượt nó, hệ thống ngân hàng

gặp khó khăn sẽ gây ra tác động xấu cho nền kinh tế. Và trong một nền kinh tế toàn cầu

ngày nay, ai cùng hiểu rằng những thất bại kinh tế và của hệ thông ngân hàng có thể

phá hủy tất cả.

Khi ngân hàng gặp khủng hoảng công chúng bắt đầu mất lòng tin vào các tài sản

bằng “ giấy “ và do tính chất, đặc tính bền vững của vàng mà người dân chuyển sang

vàng an toàn.

f. Dự trữ ngoại hối

Khi mà đồng ngoại tệ bất ổn như hiện nay, sự phụ thuộc nền kinh tế ( trong lĩnh

vực xuất nhập khẩu ) thì ngày càng có nguy cơ rủi ro cao, do chính sách thay đổi của

các nước, nền kinh tế các nước bất ổn, khủng hoảng tài chính thì vàng vẫn đảm bảo

được giá trị nguyên bản của nó, vẫn là một công cụ có thể kích thích mọi hoạt động của

nền kinh tế khi mà các giao dịch không được đảm bảo bằng ngoại tệ ( giao thương

quốc tế ) thì vàng vẫn có chức năng quan trọng trong giao dịch quốc tế.

Mặc dù giá vàng có thể dao động, nhưng về dài hạn vàng sẽ vẫn lấy lại được sức

mua tương đương lịch sử của nó so với các hàng hóa và sản phẩm trung gian khác.

Trong lịch sử, vàng đã được chứng minh là một loại của cải dùng để dự trữ rất hiệu

quả. Vàng cũng đã chứng minh là nơi an toàn trong những quãng thời gian bất ổn về

kinh tế và xã hội. Những lúc thị trường chứng khoán tăng giá, tỷ lệ lạm phát thấp, thị

trường ngoại hối tương đối ổn định, nhà đàu tư có xu hướng kì vọng mức thu hồi cao ở

các khoản đầu tư. Nhưng khi giá chứng khoán giảm và thị trường bất ổn là lúc nhà đầu

tư nên nhận ra tầm quan trọng của việc chú ý dành một phần danh mục đầu tư vào loại

tài sản có giá trị bền vững.

g. Huy động vàng trong dân để đầu tư phát triển kinh tế

Nếu trường hợp không có lãi thậm chí mất chi phí khi gửi vàng nhưng người dân

vẫn sẵn sàng gửi vàng vào ngân hàng do để bảo đảm tính an toàn. Nhưng nếu tăng lãi

suất lên cao khuyễn khích người dân gửi vàng vào ngân hàng thì nguy cơ xảy ra tình

trạng đầu cơ vàng, gây nên những bất ổn kinh tế ở cả vi mô và vĩ mô.

h. Rủi ro của vàng

Rủi ro tín dụng bằng vàng. Với các hợp đồng tín dụng bằng vàng đã được giải

ngân, nếu giá vàng biến động theo xu hướng tăng, rủi ro đối với các ngân hàng là tài

sản đảm bảo của người đi vay sẽ không đủ bù đắp, còn rủi ro của người đi vay là tổng

chi phí vay tăng lên do bù lỗ giá vàng.

Tóm lại, mặc dù hiện nay thị trường vàng có nhiều biến động, việc sử dụng vàng làm

một loại hàng hóa lưu thông trong nền kinh tế đã có rất nhiều tác dụng trong việc điều

tiết của nền kinh tế, giữ cho thị trường đầu tư, thị trường tài chính có một sự ổn định

nhất định. Cùng với những ưu việt của vàng như vậy, những yếu tố mà VND khó có

thể giữ được sự ổn định của thị trường. Và những yếu tố đó đã giúp cho VND luôn giữ

được vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế hiện nay. Cũng nhờ vàng mà VND luôn

giữ được vai trò của mình, không bị tình trạng đô la hóa trong lưu thông, trong các giao

dịch mua bán trong nước, và tác động rất lớn lên sự ổn định của VND - tình trạng lạm

phát được đẩy lùi.

3.2. Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ

3.2.1. Tiền giấy đầu tiên tại Việt Nam

Tiền giấy đầu tiên tại Việt Nam được nhà Hồ phát hành vào năm 1396, được gọi là

“ Thông bảo hội sao”. Đó là một thời điểm rất sớm so với lịch sử tiền giấy, tuy nhiên

chính sách ban hành tiền giấy không hề được đánh giá là tiến bộ. Để tiền giấy ra đời và

đi vào đời sống thực tế phải có những tiền đề kinh tế xã hội, phù hợp... Với một thực tế

lịch sử chưa cho phép, chính sách tiền giấy của Hồ Quý Ly đã thất bại.

3.2.2. Tiền giấy Việt Nam trong giai đoạn Pháp thuộc

Sau thất bại của việc phát hành tiền giấy thời nhà Hồ, các triều đại Việt Nam về sau

thường đúc một loại tiền riêng, bao gồm tiền đồng, tiền kẽm, tiền sắt. Sau khi bị thực

dân Pháp xâm lược, là một phần Đông Dương, Việt Nam sử dụng đơn vị tiền tệ là

Piastre, thường gọi là “bạc”. Ngân hàng Đông Dương cũng phát hành tiền giấy, như

vậy tới tận 456 năm sau kể từ khi tiền giấy thời nhà Hồ chấm dứt, nước ta mới quay lại

sử dụng đồng tiền giấy. Vì thế mà được nó cũng được coi như là tiền giấy đầu tiên của

Việt Nam. Tờ tiền giấy đầu tiên được lưu thông ở Việt Nam là đồng Đông Dương mệnh

giá 100 đồng bạc, được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm

1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của 3

nước Lào, Campuchia và Việt Nam. Đồng tiền này được lưu hành chung ở ba nước

Việt Nam, Campuchia, Lào

3.2.3. Tiền giấy Việt Nam giai đoạn 1945-1975

a) Giấy bạc cụ Hồ sau cách mạng tháng tám năm 1945

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền

đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự

do.

Ngày 1 tháng 12 năm 1945, Sở Ngân khố đã bắt đầu phát hành các loại tiền kim

loại 2 hào, 5 hào và 1 đồng, 2 đồng.

  Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Chính phủ ra sắc lệnh 48/ SL cho phép lưu hành trong

cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng. Tiền

giấy thời kì này được in LITÔ hay TIPÔ, ốp sét trên giấy in xấu nên có ảnh hưởng rất

lớn đến chất lượng từng mẫu tiền.

Tiền này thay thế đồng bạc Đông Dương với tỷ lệ 1 đồng Việt Nam lấy 1 đồng bạc

Đông Dương. Những năm đầu, tất cả những tờ tiến giấy này đều có hình chủ tịch Hồ

Chí Minh với tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và mệnh giá viết bằng Quốc

Ngữ và chữ Hán. Mặt sau của tờ tiền thường in các hình ảnh khác về giai cấp Nông -

Công - Binh. Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh được đưa vào tất cả các mẫu tiền nên cũng

được nhân dân gọi là Giấy bạc Cụ Hồ.

b) Tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành năm 1951

Ngày 6/ 5/ 1951,  Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân

hàng Quốc gia Việt Nam (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản

xuất” trực thuộc Bộ Tài Chính) với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc,

thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý

tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp. Ngay khi ra đời, theo sắc lệnh số 19/SL

và 20/SL, ngày 12/5/1951, Ngân hàng Quốc gia đã chính thức phát hành đồng tiền giấy

mang tên "Ngân hàng Quốc gia Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính. Đổi 10 đồng tiền

Tài chính ăn 1 đồng tiền Ngân hàng Quốc gia. Đây là một cuộc đổi tiền diễn ra tới 20

tháng, dài nhất trong lịch sử đổi tiền của Ngân hàng Việt Nam.

c) Đồng tiền 2 miền giai đoạn 1954-1975

Từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi miền

lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”.  Cũng trong giai đoạn

này, Việt Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức chuyên in tiền giả nên trên tờ bạc 200 còn ghi

thêm dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do Ngân hàng

Quốc gia Việt Nam phát hành ra".

Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Bắc được đổi

tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh

giá để tránh trùng tên với đồng tiền Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam của chính phủ

nguỵ quyền Sài Gòn.

Ba năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng, để có một thời gian đệm cần thiết và

quan trọng, hai miền vẫn dùng hai đồng tiền khác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam, miền Nam tiếp tục dùng tiền của chính quyền cũ. Ngày

3/5/1975 chính quyền cách mạng tiếp quản Ngân hàng quốc gia của Nguỵ quyền Sài

Gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ trong lưu thông để không gây rối loạn

trong lưu thông tiền tệ ở miền nam những ngày đầu giải phóng.

Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng

hoà miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc

gia Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thống đốc. Đến ngày 22/ 9/1975, Chính phủ

cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui

mô toàn miền nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn

gọi là tiền giải phóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ tiền của chế độ

cũ và tương đương với 1 USD.

d) Tiền giấy giai đoạn sau 1975 đến năm 1985

Ngày 2/5/ 1978, Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi tiền lần thứ 3 trên

phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1đồng tiền NHNN cũ ở miền

Bắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đồng NHNN mới.

Năm 1985, trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng –tiền và nạn

khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày 14/09/1985 Nhà nước phải

công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới phục vụ

cuộc cách mạng về giá và lượng. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào lưu thông một

khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong

đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lượng và giá.

e) Tiền giấy từ năm 1990 đến nay

Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000

được phát hành từ 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000. Trong khi đó, tiền xu

có một vài năm xuất hiện trên thị trường nhưng không phù hợp với phong cách tiêu

tiền của người Việt Nam, nên nhanh chóng bị xếp thành loại vật dụng lưu niệm.

Tiền polymer tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành năm

2003, có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu

lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá (thêm loại tiền có mệnh giá lớn), chủng loại.

Kể từ khi tiền polymer được đưa vào sử dụng, bắt đầu từ ngày 1/9/2007, tiền giấy

mệnh giá 50.000 và 100.000 đã hết giá trị lưu hành, và từ ngày 1/1/2013, các loại tiền

cotton mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng cũng đã ngừng lưu hành trên lãnh thổ Việt

Nam. Hiện nay chỉ còn các tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng (1.000 đồng,

2.000 đồng, 5.000 đồng …) còn giá trị lưu hành tại Việt Nam.

Như vậy kể từ khi đồng tiền giấy “ Thông bảo hội sao” do nhà Hồ phát hành năm

1396 đến đồng tiền hiện đại Poymer, hơn 600 năm đã trôi qua với vô số những thăng

trầm của đồng tiền giấy nhưng qua đó tiền giấy ngày càng khẳng định được vị trí quan

trọng của mình.

3.3. Một số kiến nghị nhằm quản lý thị trường vàng có hiệu quả và nâng cao vị thế của

Việt Nam Đồng

3.3.1. Quản lí thị trường vàng

Trong bối cảnh giá vàng thế giới vẫn tiềm ẩn các biến động lên xuống khó lường,

yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải cải tổ việc quản lý vàng và phát triển thị

trường vàng (TTV). Theo đó, vàng với hàm lượng vàng cao nên được quản lý với tính

chất của một công cụ tiền tệ. Nhà nước cần phải nắm quyền và có các công cụ hữu hiệu

để điều chỉnh cung - cầu vàng, chủ động quản lý có hiệu quả, hiệu lực tổng phương

tiện thanh toán trong nền kinh tế. Bên cạnh việc quản lý vàng với tính chất của một

công cụ tiền tệ, cần có lộ trình cụ thể cho việc phát triển TTV theo thông lệ quốc tế, đa

dạng hoá các kênh đầu tư, liên thông thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể: 

Thứ nhất, vấn đề lưu thông vàng miếng. Do tính chất tiền tệ của vàng vật chất với

hàm lượng cao ở nước ta còn khá mạnh, đặc biệt trong điều kiện tiền đồng chưa ổn

định, song cũng không thể để tình trạng lưu thông vàng miếng có hàm lượng cao thay

thế tiền đồng trong thanh toán. Nhà nước (đại diện là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -

NHNN) cần phải quản lý giao dịch này, từng bước hạn chế nó khi điều kiện kinh tế - xã

hội cho phép. Chỉ trên cơ sở quản lý vàng với tính chất là công cụ tiền tệ, NHNN mới

có thể quản lý được tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, quản lý được giá

cả, góp phần ổn định vĩ mô nền kinh tế. Quản lý nhà nước về vàng với tính chất là

công cụ tiền tệ cần xác định cụ thể tiêu chuẩn vàng với tính chất tiền tệ, điều kiện lưu

thông vàng tiền tệ và quản lý quan hệ cung - cầu vàng tiền tệ trong nền kinh tế (gắn với

sự phát triển lành mạnh của TTV và vấn đề liên thông TTV trong nước và quốc tế).

Thứ hai, đảm bảo sự phát triển lành mạnh TTV trong nền kinh tế. Để một thị

trường phát triển lành mạnh không có nghĩa để thị trường phát triển tự do, nhưng cũng

không thể chỉ bằng các giải pháp hành chính, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Những

biến động mạnh của giá vàng và sự đi trước của giá vàng trong nước so với giá vàng

thế giới vừa qua một phần là hệ quả của việc không có công cụ pháp lý điều tiết và việc

áp dụng một vài giải pháp điều hành mang tính chất hành chính. Do vậy, nhanh chóng

hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTV, điều tiết các chủ thể bằng các công cụ và hàng

rào kỹ thuật trên thị trường. Liên quan tới các công cụ, các loại hình hoạt động trên thị

trường, cần có lộ trình phát triển từng bước, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý

cụ thể của đất nước. Khung pháp lý nên định hướng nguyên tắc thị trường có quản lý

của Nhà nước vì các biện pháp hành chính chỉ có tác động tức thì, nhưng tiềm ẩn các

hành vi lách luật, hoạt động ‘chui”, trong khi chi phí theo dõi, giám sát là rất lớn. Và để

quản lý được cung - cầu trên TTV, thì khung pháp lý phải đảm bảo rằng NHNN thực

hiện được vai trò quản lý cuối cùng trên TTV, tức là phải thực hiện quản lý tập trung

các đầu mối hoạt động kinh doanh vàng. Đồng thời, NHNN cần có các công cụ đủ

quyền lực để có thể can thịêp khi có các biến động quá mức trên thị trường.

Thứ ba, liên thông TTV trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát

hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) vàng. XNK vàng nên được quản lý theo nguyên tắc

thị trường, thay vì quota như hiện nay. Việc áp dụng quota luôn tiềm ẩn các hoạt động

XNK vàng lậu, không thể kiểm soát được và thất thoát nguồn thu cho Nhà nước. Do

không kiểm sóat được lượng vàng XNK nên sẽ không có thông tin chính xác về cung -

cầu vàng trong nền kinh tế. Xoá bỏ cơ chế quota XNK vàng, thì chênh lệch giá vàng

trong nước và quốc tế (sau khi đã cộng các chi phí nhập khẩu) cũng sẽ bị loại bỏ.

Thuế xuất khẩu vàng cũng nên được cân nhắc ở mức phù hợp, khuyến khích việc khơi

thông đầu ra, qua đó phát triển công nghịêp khai thác vàng và công nghiệp chế tác

vàng trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội./.

3.3.2. Nâng cao vị thế Việt Nam Đồng

Việc thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của VND và khắc phục từng bước tình

trạng đô la hoá trong nền kinh tế nhằm hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế bền vững.

Đưa ra những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế. Giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán là 1 trong 6 giải

pháp lớn góp phần nâng cao vị thế của VND.

Về mặt trung, dài hạn, Việt Nam cần cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình phát

triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng; tập trung vốn đầu tư vào những

ngành nghề trọng điểm có thể làm đòn bẩy phát triển kinh tế của cả nước; nâng cao

hiệu quả vốn đầu tư, nói cách khác là hướng tới một mô hình phát triển kinh tế phù hợp

với thực tiễn và hoàn cảnh mới để có thể phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của quốc

gia.

Xây dựng giải pháp và lộ trình cụ thể để giảm dần thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu

tư. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao dự trữ ngoại tệ quốc gia -

một điều kiện đủ để nâng cao vị thế của VND.

Sức mạnh của đồng tiền, ngoài sự bảo trợ tích cực của tiềm lực kinh tế, thì cần ổn

định giá trị đồng tiền và tạo lòng tin cho dân chúng. Vì vậy, các giải pháp, chính sách

kinh tế vĩ mô hàng năm, nhất là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cần coi trọng

mục tiêu kiểm soát lạm phát - mà lạm phát được kiểm soát ổn định ở mức hợp lý là cơ

sở vững chắc cho sự ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng

kinh tế bền vững.

Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ nguồn vốn ra (vào) Việt Nam, đảm bảo khả

năng cung ngoại tệ trong trường hợp có sự dịch chuyển vốn, từ đó đáp ứng được điều

kiện đủ để nâng cao tính chuyển đổi của VND từ đó góp phần nâng cao vị thế của

VND. Nghiên cứu và áp dụng những chính sách đối phó với luồng vốn vào nhiều để có

giải pháp chính sách tiền tệ phù hợp, hạn chế tác động của luồng vốn tới những diễn

biến tiền tệ gây áp lực tăng lạm phát.

Các chính sách cụ thể

Thứ nhất, chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo ổn định tương đối giá

trị của đồng tiền, lấy kiểm soát lạm phát làm mục tiêu. Ngân hàng Nhà nước xây dựng

hệ thống lãi suất chủ đạo để định hướng lãi suất thị trường. Đồng thời phối hợp chính

sách lãi suất và chính sách tỷ giá để đảm bảo cân bằng lợi tức giữa việc nắm giữ VND

và ngoại tệ

Thứ hai, chính sách tỷ giá. Tiếp tục thực hiện chính sách linh hoạt, tương đối ổn

định theo rổ tiền tệ, hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước

ngoài. Hoàn chỉnh các bước để tăng tính linh hoạt của tỷ giá: Tự do hoá việc chuyển

đổi giữa các ngoại tệ mạnh. Duy trì tỷ giá hối đoái phù hợp với định hướng chính sách

nói trên và phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, kích thích tăng

trưởng kinh tế với nhịp độ cao; khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp,

gián tiếp từ nước ngoài, đồng thời không ngừng nâng cao uy tín, vị thế cũng như lòng

tin của dân chúng vào Đồng Việt Nam và từng bước thực hiện chuyển đổi đồng Việt

Nam một cách thận trọng. Tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá thấp để khuyển khích nhập

khẩu vốn (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài) cũng như duy trì chính sách khuyến

khích chuyển kiều hối về nước để tăng lượng ngoại tệ thặng dư của khu vực dân cư,

đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến để phục

vụ xuất khẩu.

Thứ ba, chính sách quản lý ngoại hối. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối và đổi

mới điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá cho phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế

và thị trường tài chính. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối theo

hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, đồng thời xây dựng hệ thống

các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế. Chú trọng mối liên hệ giữa lãi suất

nội tệ, ngoại tệ và tỷ giá để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa việc nắm giữ ngoại tệ với

Đồng Việt Nam, tránh sự dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ làm tăng mức độ đô la hoá

nền kinh tế; kiểm soát thị trường ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, trên

cơ sở đó duy trì ổn định giá trị Đồng Việt Nam, hướng tới mục tiêu trên lãnh thổ Việt

Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam.

Thứ tư, thực hiện tự do hóa GD vãng lai.Xóa bỏ giấy phép chuyển ngoại tệ tiền

mặt ra nước ngoài của tổ chức tín dụng.Xóa bỏ giấy phép mua, chuyển, mang ngoại tệ

của cá nhân là người đi du học, du lịch, chữa bệnh ra nước ngoài.

Thứ năm, giao dịch vốn. Xóa bỏ quy định doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài

phải có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước. Xóa bỏ hạn chế về ngoại hối đối với đầu tư

trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Nâng dần tỷ lệ huy động VND của ngân hàng

nước ngoài áp dụng chung

Các biện pháp quản lý việc sử dụng ngoại tệ trong nước

Tăng cường thể chế pháp lý bằng cách luật hóa các quy định về quản lý ngoại hối

Xóa bỏ giấy phép hoạt động kiều hối và giấy phép lập bàn thu đổi ngoại tệ, chuyển

sang kinh doanh có điều kiện

Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ, chỉ cho vay phục vụ xuất khẩu

Xóa bỏ chế độ thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ tại Việt Nam của các đối tượng

Tiếp tục thu hút ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng. Áp dụng các giải pháp kinh

tế để chuyển dần quan hệ huy động-cho vay trong nước bằng ngoại tệ của các tổ chức

tín dụng sang quan hệ mua-bán ngoại tệ.

Các giải pháp tăng cường sự thuận lợi khi sử dụng VND

Phối hợp với các cơ quan quản lý thực hiện nguyên tắc mọi giao dịch trên lãnh thổ Việt

Nam đều sử dụng VND, kể cả cửa hàng miễn thuế, các khoản thuế, phí và lệ phí, thu

của các cơ quan ngoại giao và người không cư trú khác.

Tăng cường các dịch vụ, tiện ích ngân hàng sử dụng VND, đặc biệt là hệ thống thanh

toán không dùng tiền mặt