nhỜ cẬy chÚa - songdaoonline.com cay chua.pdflời ngài cách trọn vẹn, không thể...

34

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm
Page 2: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

NHỜ CẬY CHÚA

Page 3: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Nhờ Cậy Chúa MS Peter The Van Le

"Nhìn xem Chúa Jesus là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng, đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Vậy anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng "(Hê-bê-rơ: 12: 2).

Người chăn bầy là tôi tớ của Đức Chúa Trời, cho nên phải luôn lắng nghe tiếng Chúa và làm theo. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo thuộc linh, thuộc về Chúa, không thuộc về thế gian. Kinh Thánh là kim chỉ nam soi dẫn những nguyên tắc mà người chăn bầy phải bước theo và vâng giữ. Người chăn bầy không những vâng lời Chúa mà còn hướng dẫn con cái Chúa học cách vâng lời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm gương cho con cái Chúa nhìn vào sự trông cậy của bản thân mình đối với Chúa.

Cho dù có gặp những sự cố khó khăn, những hoàn cảnh nghiệt ngã cho đến mấy, người chăn bầy cũng không thể bỏ cuộc, ngã lòng; mà ngược lại luôn sống trong sự trông đợi Chúa, nương dựa nơi Ngài, và chỉ một mình Ngài mà thôi. Người chăn bầy không những nhìn xem Chúa là Đấng duy nhất tha thứ những tội lỗi của chính mình; kêu gọi bản thân bước vào chức vụ chăn bầy chiên; mà còn luôn tiếp trợ đáp ứng mọi nhu cầu trong công việc Chúa; cũng như sự sinh sống mỗi ngày cho bản thân và gia đình. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết của từng phần trong sự nhờ cậy Chúa.

1. Không nhờ cậy con người

"Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va và làm điều lành. Khá ở trong xứ và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài" (Thi-Thiên 37: 3).

Con người vốn được dựng nên từ bụi đất, rồi cũng trở về với bụi đất. Vốn dĩ của nó là yếu đuối. Chính vì vậy, người chăn bầy, không trông đợi sự khôn ngoan từ nơi con người; cũng như không trông đợi sự tiếp trợ đến từ con người; mà là Đức Chúa Trời. "Ta ngước mắt lên trên núi, sự tiếp trợ ta đến từ đâu, đến từ Đức Giê-hô-va." Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết rằng người công bình, tức là kẻ được Đức Chúa Trời lựa chọn, sẽ không bị bỏ. Điều đó khẳng định tình yêu và sự quan phòng của Ngài không lìa bỏ những ai đặt trọn niềm tin nơi Chúa. Con dân Chúa nhờ cậy Chúa bao nhiêu; thì người chăn bầy càng nhờ cậy Chúa gấp mấy lần hơn những tín hữu bình thường. Đặt sự tin cậy nơi Ngài vì những lý do sau đây:

a. Lời hứa của Chúa

"Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi" (Giô-suê 1:9).

Đối với loài người đang sống ở thế gian, không ai có thể tin cậy tuyệt đối về lời hứa của họ được; bởi vì con người hay bội bạc, thất hứa là chuyện bình thường trong xã hội và đời sống.

Page 4: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Là con dân của Chúa, chúng ta được phước hơn vì có Đấng ban lời hứa và luôn giữ sự thành tín của Ngài. Nếu người chăn bầy, không tin cậy, hoặc thiếu tin cậy Chúa thì làm sao dẫn dắt dân sự của Ngài được? Sau khi Môi-se qua đời, Đức Chúa Trời đã kêu gọi Giô-suê tiếp tục trách nhiệm, dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào đất hứa. Ngài đã phán hứa cùng Giô-suê như những mệnh lệnh, và Giô-suê vâng lời Ngài vì tin cậy Chúa.

"Đức Giê-hô-va phán rằng: Hãy sắm sẵn thực vật,vì trong ba ngày nữa các ngươi sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh này, đặng đánh lấy xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã ban cho mình làm sản nghiệp"(Giô-suê 1: 11).

Giô-suê vâng lời Chúa, không nghi ngờ hay chất vấn Chuá điều gì. Việc của ông cần làm là vâng theo mệnh lệnh, và rao truyền mệnh lệnh đó cho dân sự Chúa làm theo:

"Bấy giờ Giô-suê truyền lịnh cho các quan trưởng của dân sự mà rằng: Hãy chạy khắp trại quân truyền lịnh cho dân sự rằng: Vì trong ba ngày nữa các ngươi sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh này, đặng đánh phá lấy xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi ban cho mình làm sản nghiệp. Giô-suê cũng nói cùng người Ru-bên, người Gát, và phân nửa chi phái Ma-na-se: Hãy nhớ lại điều Môi-se, tôi tớ Giê-hô-va đã dặn các ngươi khi người có nói: Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã cho các ngươi an nghỉ và ban xứ này cho các ngươi...Những người ấy thưa cùng Giô-suê rằng: Chúng tôi sẽ làm mọi điều ông dặn bảo, và đi khắp nơi nào ông sai; chúng tôi sẽ vâng theo ông trong mọi việc y như đã vâng theo Môi-se. Nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời ông ở cùng ông, y như Ngài đã ở cùng Môi-se vậy. Phàm ai nghịch mạng lịnh không vâng theo lời ông trong mọi điều ông dặn biểu chúng tôi, thì người đó sẽ bị xử tử; chỉ ông hãy vững lòng bền chí" (Giô-suê1: 10, 11, 16, 17, 18).

Là người được Chúa sai và giao phó chăn bầy chiên của Ngài, chúng ta cần phải noi gương Giô-suê trong uy quyền của một người lãnh đạo. Ông đã mạnh mẽ truyền lịnh của Đức Giê-hô-va cho dân sự nghe theo, và thực hành những điều ông dặn bảo. Dân sự không những đã vâng lời ông mà còn nhắc nhở ông hãy vững lòng bền chí. Đây là bài học cho bất cứ ai giữ chức vụ chăn bầy hôm nay. Chúng ta cũng phải cầu xin Chúa ban cho uy quyền, mệnh lệnh của Ngài qua mặc khải và các dấu hiệu về sự sai bảo của Ngài. Rồi, hãy mạnh dạn truyền đạt lại cho con dân Chúa trong Hội Thánh nghe theo và vâng lời. Người chăn bầy phải mạnh mẽ đủ để truyền rao sứ điệp và mệnh lệnh cho dân sự Chúa. Đừng bao giờ để bị cuốn trôi bởi những điều con cái Chúa làm theo ý riêng; hoặc muốn nghịch lại sự mặc khải mà người chăn nhận được từ nơi Chúa.

Ngày nay, rất nhiều Hội Thánh điạ phương đã không nghe theo người quản nhiệm Hội Thánh, bởi vì những người trong ban chấp hành đã lạm quyền và muốn cai trị Hội Thánh. Họ thường xem vị Mục sư như là người phải trực thuộc dưới quyền điều hành của họ; bởi vì họ đã mời vị Mục sư về và trả lương. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong các Hội Thánh ngày nay vì quá tự do. Họ không được sự chỉ đạo thống nhất từ các Giáo hạt. Hội Thánh điạ phương trải qua rất nhiều thời kỳ mời các Mục sư về quản nhiệm. Họ đã phỏng vấn, và có quyền quyết định mời hay từ chối. Từ thể thức chọn lựa Mục sư, cộng thêm quyền hạn đề nghị mức lương trả cho người quản nhiệm.

Page 5: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Sau khi trải qua nhiều lần như vậy, ban chấp hành nghiễm nhiên trở thành những "ông chủ", lãnh đạo và quản trị Hội Thánh điạ phương.

Đây là thảm kịch đáng rủa sả và vô cùng tệ hại trong Hội Thánh Chúa hôm nay! Người chăn bầy không có đủ uy quyền để lãnh đạo, truyền rao những sứ điệp mạnh mẽ từ nơi Chúa; thì làm sao dám truyền lịnh như Giô-suê đã truyền lịnh cho dân sự! Chính vì lẽ đó, mà những người chăn bầy hôm nay, phải có trách nhiệm thay đổi những điều nghịch lý này. Trách nhiệm này là của những Giáo sư dạy ở các trường Kinh Thánh, ở các vị lãnh đạo các Giáo hạt, cũng như các Mục sư đương nhiệm.

Người chăn bầy không bao giờ bị khuất phục bất cứ ai chống nghịch lại mệnh lệnh của Đức Chúa Trời; không bị cám dỗ bởi tiền bạc hay quyền lực nào. Thẩm quyền của người chăn bầy là dẫn dắt dân sự theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Cho nên không nuông chìu con cái Chúa về những yêu sách không đúng với lời Chúa. Các nhân sự trong nhiều ban chấp hành ngày nay, có quyền tuyển chọn Mục sư quản nhiệm, có quyền ký giấy mời và làm hợp đồng trả lương. Chính đây là nguyên nhân biến những người phục vụ trở thành giới lãnh đạo, công khai cầm quyền trên Hội Thánh. Người chăn bầy, dù muốn hay không cũng phải trở thành "người chăn thuê." Ông ấy không có quyền gì cả ngoại trừ những bài giảng làm vui lòng con dân Chúa, chứ không phải làm vui lòng Đức Chúa Trời!

Tôi thiết nghĩ, đã đến lúc các vị Mục sư cần phải lấy lại uy quyền lãnh đạo; mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho mỗi người trong chúng ta. Hãy dứt khoát một điều: Không bao giờ đến một Hội Thánh mà hệ thống điều hành dưới một Ban Chấp hành. Trong Kinh Thánh không hề có nhóm từ "Ban Chấp hành", mà chỉ có những người "Chấp sự", là những người được bầu ra để phục vụ chăm sóc. Theo sách Công vụ (chương 6:1-6) cho biết lý do những Chấp sự được lập nên với nhu cầu và mục đich như sau:

"Khi số môn đệ Chúa gia tăng gấp bội, các tín hữu Hy lạp gốc Do Thái phàn nàn về người Do Thái bản xứ vì các quả phụ trong nhóm họ bị bỏ bê trong việc cung cấp vật thực hằng ngày. Mười hai sứ đồ triệu tập toàn thể tín hữu tuyên bố: Bỏ việc phục vụ lời của Đức Chúa Trời đi phục vụ bàn là điều không nên làm. Vậy thưa anh em, hãy chọn giữa vòng mình bảy người được chứng nhận là tốt, đầy dẫy Thánh Linh và khôn ngoan; chúng tôi sẽ giao trách nhiệm này. Còn chúng tôi sẽ chuyên tâm cầu nguyện và phục vụ lời Chúa."

Như vậy, không có lý do gì từ những Chấp sự trở thành những người cai trị Hội Thánh? Điều này là một hiện trạng làm gãy đổ mối thông công trong Hội Thánh giữa người chăn bầy và con dân Chúa. Đồng thời, cũng là cây đà ngăn trở chức vụ của người chăn bầy. Chính vì vậy, người chăn bầy hôm nay hãy mạnh mẽ noi gương Giô-suê vâng theo mạnh lịnh của Chúa, mà truyền rao lại cho dân sự của Ngài những điều răn và mạng lịnh phải thực hiện. Nói cách khác, người lãnh đạo Hội Thánh phải được mặc lấy uy quyền của Đức Chúa Trời, nương dựa tuyệt đối vào quyền năng của Chúa mà dẫn dắt dân sự của Chúa sẵn sàng bước xuống sông Giô-đanh. Có

Page 6: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

như vậy, mới hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho dòng nước dồn thành một đống, cho dân sự Chúa khiên hòm giao ước đi qua.

"Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê rằng: Ngày nay ta khởi tôn ngươi lên trước mặt cả Y-sơ-ra-ên, để chúng nó biết rằng ta ở cùng ngươi như ta đã ở cùng Môi-se vậy. Ngươi phải truyền lịnh này cho những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước: Khi nào các ngươi đến mé sông Giô-đanh, thì hãy dừng lại ở giữa sông...Khi các người khiên hòm đến sông Giô-đanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống...'' (Giô-suê 3: 7-16).

Hơn lúc nào hết, người chăn bầy hôm nay phải mạnh mẽ, phải vững lòng bền chí, phải sử dụng uy quyền Chúa giao, và nhờ cậy nơi Ngài tuyệt đối, mới có thể dẫn dắt bầy chiên của mình không đi sai đường, trật lối, không làm những điều chống nghịch lại mạng lịnh và điều răn của Chúa.

b. Sự quan phòng của Chúa

"Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi"(Ê-sai 49:15).

Thế gian là con đường khoảng khoát, nhưng dẫn đến sự chết. Thiên đàng là con đường hẹp, nhưng dẫn đến sự sống đời đời. Người muốn vào con đường hẹp lại hiếm, còn kẻ muốn sống buông thả giữa thế gian thì nhiều. Là đầy tớ của Chúa chắc chắn sẽ không đi theo con đường khoảng khoát, nhưng đi trên lối hẹp giữa những điều răn Chúa. Người chăn bầy của Chúa là tôi tớ của Đức Chúa Trời. Trọng trách của một tôi tớ Chúa là phục vụ con người, là tìm kiếm những con chiên đi lạc, là rao truyền tình yêu của Chúa Jesus cho muôn người. Thiên chức này không dễ dàng chút nào cho những ai đã được Chúa kêu gọi vào chức vụ. Cuộc sống nếu như chỉ có bằng phẳng, suông sẻ trong mọi sự, thì ý nghĩa của hai danh từ kép:"tôi tớ" và "chăn bầy" trở nên một món hàng mà ai cũng có thể mua được. Nó không phải là một nghề nghiệp, mà là thiên chức Chúa ban cho. Vì thế, người chăn bầy phải trả giá, đôi khi ngay cả tính mạng nữa. Nếu không vác thập tự giá cho Chúa được, thì cũng không thể làm môn đồ của Ngài, chứ đừng nói đến chức vụ chăn bầy.

Chính vì lẽ đó, đầy tớ của Chúa phải trải qua những chông gai, thử thách, gian truân đầy cam go để hoàn thành chức vụ Chúa giao. Nơi học đường, nhiệm vụ của một thầy giáo là trang bị cho học sinh kiến thức chuyêm môn hoặc phổ thông theo tài liệu các sách giáo khoa. Bên cạnh đó, cũng làm tấm gương cho học sinh về đời sống mẫu mực; về sư phạm của một người đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, nghề nghiệp này cũng khác hẳn với thiên chức của một người chăn bầy.

Điều kiện đầu tiên của một người được bước vào chức vụ chăn bầy, là nguời đó phải được Chúa kêu gọi. Điều này, hơn ai hết chính bản thân người được kêu gọi phải nhận thức rõ ràng. Tiếp đến, người này phải được trang bị về kiến thức Kinh Thánh, thần học và những kiến thức phổ thông liên quan đến chức vụ; chẳng hạn như kế hoạch chiến lược phát triển Hội Thánh; công tác tư vấn cho các giới tuổi, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, v.v...

Page 7: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Khi được Chúa sai phái đến một Hội Thánh nào đó, hoặc được Chúa sai bảo gầy dựng một Hội Thánh từ ban đầu. Tất cả công việc đó, không đơn giản chút nào bởi vì, tất cả mọi sự không phải sẵn sàng cho người chăn bầy; mà có thể nói rằng đầy dẫy những khó khăn, thách thức. Nếu không bước đi bởi đức tin thì không làm gì được. Có những Hội Thánh đang tồn tại cả núi nan đề như cơ ngơi thờ phượng còn lụp xụp, tất cả các phương tiện còn thiếu thốn, con cái Chúa thì nghèo nàn, thiếu học như ở các vùng cao nguyên, hoặc ở các làng quê xa thành phố. Việc gầy dựng một Hội Thánh ban đầu thì cũng phải trải qua hàng trăm hàng nghìn sự khó khăn về tài chánh, nhân sự, giấy tờ, sự bắt bớ từ các tôn giáo khác, sự khó khăn của những chính quyền vô thần, v.v...

Đứng trước những thách thức quá nan giải này, nếu không có sự quan phòng, che chở và sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh thì không có một con người nào khắc phục được. Tuy nhiên vấn đề nêu ra ở đây, là làm sao để nhận được sự quan phòng của Chúa? Thiết nghĩ, người chăn bầy cần phải thực hiện ít nhất những bước sau đây:

* Tin cậy: Hoàn toàn không một chút nghi ngờ, phó thác kế hoạch lên cho Đức Chúa Trời:

"Hãy phó thác việc mình cho Đức Giê-hô-va, thì những mưu ý mình sẽ được thành công"(Châm-ngôn 16:3).

* Bước đi bằng đức tin: Không nhờ cậy sức riêng của mình, tài năng, tiền bạc, kiến thức của con người để đặt nền tảng xây dựng công việc Chúa. Đó là việc sai lầm phải tránh!

"Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi"(Phi-líp 4:13).

* Khẩn nguyện nài xin và luôn ở trong mối tương giao riêng với Chúa: Đó là bí quyết đắc thắng sự cám dỗ hay ngã lòng và nghe được tiếng phán dạy của Chúa qua lởi của Ngài.

"Các bước của loài người do Đức Giê-hô-va nhứt định; vậy loài người hiểu đường lối mình sao được?"(Châm-ngôn 20: 24).

Câu chuyện trong sách Ma-hi-ơ thuật lại về sự quan phòng của Chúa:

"Đến chiều tối, môn đồ đến gần Ngài mà thưa rằng: Ở đây vằng vẻ, mà trời tối rồi, xin thầy cho dân chúng về, để họ đi vào các làng đặng mua đồ ăn. Đức Chúa Jesus phán rằng: Không cần họ phải đi, chính các ngươi phải cho họ ăn. Môn đồ thưa rằng: Chúng tôi có đây năm cái bánh và hai con cá mà thôi. Ngài phán rằng: Hãy đem đây cho ta. Ngài bèn truyền cho chúng ngồi xuống trên cỏ, đoạn, lấy năm cái bánh và hai con cá đó, ngửa mặt lên trời mà tạ ơn; rồi bẻ bánh ra đưa cho môn đồ phát cho dân chúng. Ai nấy đều ăn no, cò bánh thừa thâu được đầy mười hai giỏ. Số người ăn ước chừng năm ngàn, không kể đàn bà con nít" (Ma-thi-ơ 13: 13-21).

Câu chuyện này, chỉ là một biểu tượng của hàng trăm phép lạ mà Chúa Jesus đã làm, khi còn tại thế. Ở đây, chúng ta thấy rằng Chúa là Đấng quyền năng, Ngài có uy quyền làm mọi sự khi Ngài muốn. Chúa là Đấng quan phòng chăm sóc cho con người nói chung và dân sự Chúa nói riêng. Đầy tớ của Chúa, dỉ nhiên là người phải có đức tin tuyệt đối vào sự quan phòng của Ngài.

Page 8: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Nếu không, thì không hội đủ điều kiện để chăn dắt bầy chiên cho Ngài. Đó là một trong những phẩm hạnh không thể thiếu.

c. Chúa đáp ứng nhu cầu

Bất cứ một Hội Thánh nào, gia đình nào, hay bản thân của người nào, ít khi nói rằng, tôi, hay chúng tôi luôn luôn đầy đủ mọi sự, không bao giờ thiếu thốn gì cả! Nếu điều này xảy ra, thì Hội Thánh, gia đình và cá nhân sẽ không cần cầu nguyện, nài xin Chúa nữa. Kinh nghiệm của Mục sư Ríck Warren khi bắt đầu Hội Thánh mới ở California, ông kể rằng trong khi lái xe đến chỗ nhà thuê, ông hỏi, " Don có sinh hoạt tại một Hội Thánh nào không?" Anh ấy trả lời: "Không." Thế là Mục sư Rick công bố anh Don là tín hữu đầu tiên của Hội Thánh ông. Rồi Mục sư Rick Warren bắt đầu Hội Thánh Saddleback với gia đình của người kinh doanh bất động sản đó và gia đình của ông. Hai tuần lễ sau, họ bắt đầu lớp học Kinh Thánh tại nhà Mục sư Rick Warren.

Tài chánh là nhu cầu cần thiết để mở mang Hội Thánh mới. Nhưng niềm tin vào Chúa, là Đấng đáp ứng mọi nhu cầu lại càng cần thiết và mãnh liệt hơn. Đức Chúa Trời cảm động một Hội Thánh Baptist tại Anaheim, California tài trợ cho Hội Thánh ban đầu sáu trăm đô-la một tháng. Sau đó, một Hội Thánh khác ở Texas và một Hội Thánh nữa ở Norwalk, California cung ứng hai trăm đô-la một tháng cho bầy chiên non. Mục sư Rick kể lại rằng, một buổi sáng nọ, ông nhận được một cú điện thoại của một người đàn ông chưa hề gặp mặt, đề nghị trả tiền nhà cho ông trong hai tháng. Người đàn ông này nói rằng, ông có nghe việc mở Hội Thánh mới, và ông muốn giúp đỡ. Có lần kia, dường như tài khoản trống rỗng, vợ ông cùng ông đi tìm những trang bị cần thiết đang bán hạ giá để chuẩn bị cho buổi nhóm đầu tiên. Hai vợ chồng ông đã dùng những đồng tiền cuối cùng của mình để mua thức ăn. Khi ông về đến nhà, mở hộp thư ra và nhận được một tấm séc của một người đã từng nghe ông giảng ở Texas. Số tiền trong tấm sec (check) $37, 50 vừa đúng số tiền mà vợ chồng ông đã chi cho các thiết bị đã mua.

Đó là bài học cho người chăn bầy hôm nay học biết cách bước đi bằng đức tin. Đức Chúa Trời là Đấng thành tín. Ngài luôn đáp ứng những nhu cầu cho Hội Thánh, gia đình, và bản thân khi ai đó biết trông đợi và đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Mục sư Rick Warren bày tỏ một đức tin mãnh liệt khi ông nói rằng: " Nếu như chúng ta cứ khăng khăng rằng mọi thứ cần phải được giải quyết hết trước khi có quyết định, có nghĩa là mọi vấn đề phải được chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện kế hoạch, thì làm sao kinh nghiệm được câu chuyện ly kỳ của đức tin." 1

Tuy nhiên, để được Đức Chúa Trời đồng hành với mình, trước hết cần phải nhận biết kế hoạch, chương trình của Chúa qua những dấu hiệu mà chúng ta cảm nhận rõ ràng. Mục sư Rick Warren đã tóm tắt một câu nói đầy ý nghĩa trong kinh nghiệm ngọt ngào với Ngài: "Chúa dẫn đi tới đâu, Ngài chu cấp tới đó."

Kinh nghiệm của Mục sư Rick Warren mang lại cho chúng ta một bài học rất quý giá là Đức Tin. Hãy trông đợi nơi Chúa vì Ngài là đấng quan phòng, nhìn thấy tất cả mọi nhu cầu trong

1 Rick Warren, (2002). Sống Theo Đúng Mục Đich. (Copy right by Rick Warren), tr. 35

Page 9: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

đời sống thuộc linh cũng như thuộc thể của chúng ta. Vấn đề của chúng ta là không phải cố gắng làm điều gì để xứng đánh nhận được sư chu cấp của Chúa, nhưng chính là tấm lòng đơn sơ trong sự tin cậy hết lòng. Chúng ta luôn nhớ rằng, con người có thể quên đi lời hứa, nhưng Chúa thì không bao giờ. Ngài trước sau như một:"Đức Chúa Jesus hôm qua, hôm nay và đời đời không hề thay đổi"(Hê-bơ-rơ 13:8).

Khi Chúa sai tôi đến quản nhiệm Hội Thánh X. Ban Quản Trị của Hội Thánh đã ký hợp đồng với tôi về số lương mà Ban Chấp hành ở đó đã đề nghị. Tôi không hề có ý kiến gì về tiền bạc; bởi tôi hoàn toàn tin cậy về sự cung ứng của Chúa. Tuy nhiên, Hội Thánh mới cung lương cho tôi chưa được một năm, liền than thở rằng Hội Thánh không còn tiền nữa. Con cái Chúa bầy giờ dâng không đủ chi. Trong khi đó, tiền dâng của con cái Chúa trong quỹ tạo mãi vẫn còn hai trăm nghìn đô-la. Nhưng chuyện mua nhà thờ coi như bỏ cuộc vì không còn đủ điều kiện để thực hiện; bởi vì con cái Chúa đã tan lạc nhiều nơi sau những biến cố bất ổn của Hội Thánh.

Tôi được Chúa sai phái đền đây như câu Kinh Thánh mà Chúa đã phán cùng Giô-na 1:2" Ngươi khá chờ dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi." Trong suốt nhiều tuần lễ, cứ mỗi đêm Chúa đánh thức tôi dậy lúc hai giờ sáng, mở Kinh Thánh ra liền trúng nhằm câu kinh Thánh này. Tôi vâng lời Chúa, vì tin rằng đây là mạnh lịnh Chúa sai tôi đi. Thật lòng, tôi không muốn sống xa gia đình ở một tiểu bang quá xa xôi, và buồn bã vào những ngày đông băng giá. Nhưng, tôi không thể trốn chạy. Chính vì sự vâng lời Chúa, và hiểu rõ ý định của Ngài trên đời sống tôi, nên tôi không đặt nặng về vấn đề luơng bổng.

Thế nhưng, nghe tiếng phàn nàn, than thở của mấy vị trong Ban Chấp hành mỗi khi gặp tôi, nên tôi đã nhẹ nhàng nói: "Xin quý ông hãy nhờ cậy Chúa. Tại sao qúy ông không cầu nguyện với Chúa điều này? Câu trả lời mà tôi nhận được: "Mục sư ạ, có thực mới vực được đạo!" Thì ra, mấy vị này chỉ hầu việc Chúa bằng sức lực của con người. Nhìn vấn đề bởi con mắt xác thịt, chứ không phải bằng đức tin. Sau đó, tôi mới hiểu ra được những mưu chước mà Sa-tan đã bày vẻ ra cái bẫy này. Tôi hiểu rất rõ rằng, ma quỉ không muốn tôi xâm chiếm vào vùng lãnh địa của nó; bởi vì tôi giảng lời Chúa, mang sứ điệp của Ngài đến cho dân sự Chúa, nhằm giúp cho Hội Thánh thức tỉnh trong cơn ngủ mê. Tôi đã không giảng theo ý người. Tôi cũng chẳng nghe theo tiếng con người, bèn là nghe theo tiếng phán dạy của Chúa.

Tuy nhiên, khi con dân Chúa khước từ lời của Ngài bởi sự kiêu ngạo cố hữu, buớc đi bằng những tính toan của loài người, khôn ngoan theo cách của thương trường và chính trị; thì đầy tớ của Chúa cũng đành bó tay! Từ bài học chua cay này, mà Chúa đã trang bị cho tôi từ những kinh nghiệm khó khăn đầy gian nan, trở nên những bài học vô cùng hữu ích cho những tháng ngày hầu việc Chúa hôm nay. Và tôi cũng tin rằng đây là những thứ mà Chúa muốn trang bị cho tôi khi bắt đầu cho một Hội Thánh tương lai của Đức Chúa Trời. Mục sư Rick Warren đã viết: "Đức Chúa Trời luôn dùng những người bất toàn trong những hoàn cảnh bất tiện để hoàn thành ý muốn Ngài."2

2 Rick Warren (2002). Hội Thánh Theo Đúng Mục Đích. (Sđd), tr 34, 35, 36

Page 10: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Thật tuyệt vời và đúng như những từng trải của chính bản thân tôi, trong những tháng năm chăn bầy cho Chúa!

2. Nhờ cậy lời của Chúa

"Hãy hết lòng nương cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy sự thông sáng của con;

"Phàm các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con" (Châm ngôn 3:5-6).

Một nguyên tắc thuộc linh mà con dân Chúa không thể không biết, đó là biết nhờ cậy ai trong cuộc sống mỗi ngày: Chúa, hay thế gian? Tất nhiên trong sự sinh hoạt mỗi ngày, con dân Chúa sống giữa Cộng đồng xã hội, tiếp xúc với mọi thành phần khác nhau, trong những đạo giáo khác nhau, và phải giao lưu với mọi người để đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt mỗi ngày. Con dân Chúa không nhờ cậy thế gian, không có nghĩa là sống cô lập, không liên hệ tới mọi người. Nhưng, điều này chỉ có nghĩa là sống giữa thế gian, nhưng trong tâm hồn, trí não luôn nghĩ về Chúa, cầu xin Ngài dẫn dắt mọi sinh hoạt của chúng ta trong đời sống. Nhờ cậy Ngài trong mối tương giao bằng sự cầu nguyện để không vấp phạm trong hành vi, cử chỉ hay lời nói của mình.

Người chăn bầy có trách nhiệm hướng dẫn cho tín hữu học hỏi lời Chúa, trang bị lời Chúa khá cẩn trọng như một vũ khí sắc bén để hướng dẫn cuộc sống của mình theo ý Ngài. Bởi vì lời Chúa giúp cho con dân của Ngài sống đắc thắng, làm vui lòng Chúa. Căn cứ vào Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhận ra được chân giá trị của lời Chúa, là lẽ thật giúp cho con cái Chúa sống theo chuẩn mực của Kinh Thánh:

"Vì lời Đức Chúa Trời là sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến nỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng" (Hê-bơ-rơ 4:12).

Phần này sẽ được trình bày qua ba ý chính:3

a. Chân giá trị của lời Chúa trong Kinh Thánh

Kinh thánh không phải ý tưởng của con người viết nên, nhưng do sự mặc khải đến từ thần của Đức Chúa Trời, đó là Đức Thánh Linh dẫn dắt người viết. Nói cách khác, con người chỉ là công cụ Chúa dùng để truyền đạt những chân lý, thông điệp, sự dạy dỗ, cả những sự huyền nhiệm mà trí khôn của con người không thể hiểu biết được. Sứ đồ Phao Lô đã đề cập trong (1Cô-rinh-tô 13:13):"Nên bây giờ còn có ba điều này: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn hết trong ba điều đó là tình yêu thương." Con dân Chúa có đời sống khác hơn những người vô tín về mặt đạo đức. Tiêu chuẩn đạo đức ở đây không theo những triết thuyết của thế gian, hay thuần phong mỹ tục, truyền thống của con người; nhưng theo tiêu chuẩn của lời Chúa.

3 Mục sư Nguyễn Trọng Vinh (2016). Lời Chúa sắc hơn gươm hai lưỡi. Tuy cập từ web http:// www.cd nvn, ngày 25/10/2016

Page 11: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Kinh Thánh giúp cho con dân Chúa nhận được sự dạy dỗ cần thiết cho đời sống tâm linh:

"Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ich cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm việc lành" (2Ti-mô-thê 3: 16-17).

Kinh Thánh là do Đức Thánh Linh hướng dẫn chúng ta học, hiểu biết, và làm theo:

"Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật..."(Giăng 16:13a).

Thể chất con người cần thức ăn để sống, phát triển và tồn tại. Nếu thiếu dinh dưỡng lâu ngày, thì thân xác sẽ hao mòn và có thể dẫn đến cái chết. Tương tự như vậy, con dân Chúa cần thức ăn tâm linh để bổi bổ cho đời sống tâm linh mỗi một ngày được tăng trưởng. Nếu tin Chúa rồi, mà không chịu đọc lời Chúa mỗi ngày, suy gẫm lời Chúa thường xuyên, không áp dụng lời Chúa thì sự tin Chúa ấy không thể lớn lên được, và không thể nào sống đẹp lòng Chúa.

Chính vì vậy, người chăn bầy phải ưu tiên một trong sự đầu tư cho con dân Chúa trong Hội Thánh, học hỏi lời Chúa cách sâu nhiệm, vững vàng. Ý thức được điều này, thì Hội Thánh sẽ được phước, con cái chúa sẽ phản ảnh đời sống sáng danh Chúa. Trong Thi Thiên có chép rằng:

"Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, chớ để tôi lạc các điều răn Chúa. Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa." (Thi-Thiên 119:10, 11)

b. Những bày tỏ về sự khôn ngoan của Kinh Thánh

Kinh thánh bày tỏ Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo vũ trụ, muôn loài, vạn vật trong đó có con người. Kinh Thánh cũng cho biết tổ phụ loài người đã phạm tội, vì không vâng theo mạng lịnh Chúa. Vì yêu thương thế gian, nên Đức Chúa Trời đã sai Con một là Chúa Jesus vào thế gian để cứu loài người (Giăng 3:16).

* Về sự sáng tạo vũ trụ trời đất, đêm và ngày:

"Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm. Vậy có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất (Sáng Thế Ký 1:1-5).

* Về sự dựng nên con người:

"Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài sức vật, loài côn trùng bò trên mặt đất và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người giống như hình Ngài. Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời. Ngài dựng nên người nam cùng người nữ" (Sáng -Thế- Ký1:26, 27).

Page 12: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

* Về sự cứu chuộc loài người khỏi sự chết:

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời"(Giăng 3: 16).

Như vậy, Kinh Thánh là sự bày tỏ về quyền năng cũng như sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết được chương trình cứu rỗi của Ngài qua sự chết của Chúa Jesus. Hễ ai tin nhận Chúa Jesus, ăn năn thật về tội lỗi của mình, thờ phượng Chúa và vâng theo lời phán dạy của Ngài thì nhận được sự sống đời đời. Chính vì lẽ đó, mà tất cả các vị chăn bầy cho Chúa phải ưu tiên một dạy lời Chúa cho con dân của Ngài. Không vì bất cứ một lý do nào để bỏ qua việc dạy Kinh Thánh. Có thể không dạy trực tiếp cho các ban ngành trong Hội Thánh, nhưng phải đào tạo, hoặc mởi gọi những người có kiến thức và đủ ơn để thực hiện công việc này. Lời Chúa đem lại cho chúng ta sự khôn ngoan, là ngọn đèn soi sáng cho chúng ta, học và bước đi theo thánh ý của Chúa.

c. Đặc tính của lời Chúa

Theo (Hê-bơ-rơ 4:12) có thể rút ra ba đặc tính:

Thứ nhất, lời Chúa là lời sống:

Nghĩa là không có lỗi thời, luôn được áp dụng qua mọi thời đại, cần thiết và sống động, ảnh hưởng tốt đến người đọc. Lời Chúa sống không như những lý thuyết hay huyền thoại, những bài thơ du dương chỉ đưa con người vào cái vòng luẩn quẩn của cõi hư vô mà thôi. Khi nói đến lời Chúa, chúng ta hãy nhớ đến (Giăng 1:1) giải thích chính Chúa Jesus là ai? "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời..." Chúng ta phải hiểu Đức Chúa Trời là Thần. Trong Cựu Ước người Do Thái không nhìn thấy Ngài bằng mắt trần. Nhưng họ biết Chúa qua những lời Ngài phán. Hễ ai bằng lòng tiếp nhận Ngài, thì Ngài ban cho sự sống và được sống dư dật, vì Ngôi Lời là sự sống (Giăng 10:10).

Thứ nhì lời Chúa là linh nghiệm:

Với bản dịch mới thì dũng chữ "năng lực" nghĩa là quyền phép: "Vì lời của Đức Chúa Trời sống động và đầy năng lực, sắc bén hơn gươm hai lưỡi, xuyên thấu đến mỗi phần chia hồn, linh, cốt, tủy, xét đoán các tư tưởng và ý định trong lòng người."

Trong Kinh Thánh chép lại rất nhiều phép lạ của Chúa, đã làm bằng một lời phán của Ngài mà thôi (Sáng Thế Ký 1:1-20). Trong (Giăng 1143:-44) có chép câu chuyện Chúa đã kêu La-xa-rơ từ kẻ đã chết, chôn trong mồ mả được sống lại. Trong (Khải Huyền 19:21) giúp chúng ta nhận biết được ngày tận thế sắp đến.

Thứ ba lời Chúa sắc bén hơn gươm hai lưỡi:

Page 13: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Lời Chúa sắc bén để có thể xuyên thủng vào lòng chúng ta khi nghe hoặc đọc lời của Ngài. Lòng người có nhiều bí ẩn, không ai có thể hiểu hết được. Nhưng chính lời Chúa có quyền năng làm thay đổi lòng người, từ xấu xa tội lỗi trở nên thánh khiết, trọn lành. Lời Chúa cáo trách, sửa trị chúng ta trở nên con người mới theo tiêu chuẩn của lời Ngài. Trong Sách (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13) chép rằng:"Hỡi anh em yêu dấu của Chúa, còn như chúng tôi phải vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi, vì vừa lúc ban đầu Ngài đã chọn anh em nên thánh của Thánh Linh, và bởi tin lẽ thật đặng ban sự cứu rỗi cho anh em..." Trong (Giăng 17:7) chép rằng: "Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật."

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định một điều chắc chắn là lời Chúa giúp cho con người được thanh tẩy trở nên trắng trong trước mặt Chúa. Không có một học thuyết đạo đức nào, hay một nền giáo dục nào làm cho con người trở nên thánh sạch từ bên trong. Chính vì lẽ đó, mà con dân Chúa cần lời Ngài như lương thực để nuôi dưỡng đời sống tâm linh. Bất cứ ai phủ nhận điều này, thì rõ ràng đã phủ nhận lời Chúa. Đã khước từ lời Chúa, thì không thể là con cái của Đức Chúa Trời được.

Người chăn bầy, Chúa giao cho trọng trách là rao truyền sự cứu rỗi cho muôn dân. Đồng thời phải chăm lo đời sống thuộc linh cho con cái Chúa trong Hội Thánh. Khi con dân Chúa nắm giữ lời Chúa trong lòng, vâng theo lời Chúa trong cách sống giữa muôn người xung quanh, vẫn luôn bày tỏ bản chất của một Cơ đốc nhân chân chính, là:

"Muối của đất, là ánh sáng của thế gian tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, chăm xem đường lối Chúa, tôi ưa thích luật lệ Chúa, sẽ chẳng quên lời của Chúa"(Thi-Thiên119: 15,16).

3. Nhờ cậy sức của Chúa

"Chúng tôi có lòng tin cậy trong Chúa rằng anh đang làm và sẽ làm những việc chúng tôi dặn biểu"(2Tê-sa-lô-ni-ca3:4).

Thông thường, những nhà lãnh đạo trong thế gian trông cậy sức lực, kiến thức, sự khôn ngoan hay kinh nghiệm của con người để điều hành công việc. Đối với những nguyên tắc thông thường trong thuật lãnh đạo, rõ ràng đó là những điều kiện cần có để trở thành người lãnh đạo. Tuy nhiên, trong phương diện thuộc linh, lãnh đạo một Hội Thánh thì những điều kiện trên không phải là yếu tố quyết định sự thành công; mặc dủ cần thiết.

Bài học từ nhà lãnh đạo Môi-se bày tỏ cho biết, nếu chỉ trông cậy vào tài sức của con người không thể làm nên những việc quá khó khăn; nhưng nếu biết nhờ cậy sức của Chúa; bằng cách vâng theo các mạng lệnh của Chúa, thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Người hầu việc Đức Chúa Trời phải nhận ra ít nhất ba nguyên tắc sau đây:

a. Làm theo mạng lệnh của Đức Giê-hô-va:

Page 14: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

"Vậy, Môi-se gọi cả Y-sơ-ra-ên mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe những luật lệ và mạng lịnh mà ngày nay ta rao truyền nơi lỗ tai các ngươi; các ngươi phải học tập và cẩn thận làm theo những điều đó"(Phục Truyền 5: 1).

"Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức là khỏi nhà nô lệ"(Phục Truyền 5: 6).

Tại đây, Môi-se muốn truyền rao mạng lịnh, mà ông đã nhận được từ Đức Giê-hô-va cho dân Y-sơ-ra-ên. Ông muốn dân sự của Ngài phải lắng nghe, phải học tập và làm theo. Đức Chúa Trời đã lập giao ước không phải chỉ dành cho những tổ phụ của Y-sơ-ra-ên, nhưng cho tất cả dân sự của Ngài. Giao ước đó vẫn tồn tại giá trị cho đến ngày nay. Đức Giê-hô-va đã khẳng định chính Ngài là Đấng đã rút dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ nô lệ Ê-díp-tô, chứ không phải Đấng nào khác. Môi -se muốn nhắc nhở cho dân sự Chúa ghi nhớ rõ điều này mà kính sợ Chúa, yêu mến Ngài.

Điều này, chúng ta có thể áp dụng cho những người lãnh đạo Hội Thánh hôm nay rằng: Chính Đức Chúa Trời vì yêu thương loài người phạm tội từ tổ phụ. Ngài không muốn con người mà chính Ngài đã dựng nên phải bị chết mất trong hồ lửa. Vì vậy, bởi lòng yêu thương, nên Ngài đã phó Con một của mình là Chúa Jesus vào đời để chết thay cho loài người, hầu cứu những ai tin cậy Ngài. Huyết Chúa sẽ bôi xóa tội lỗi và nhận được sự sống đời đời. Môi-se không muốn dân Y-sơ-ra-ên lại sa ngã trong những lỗi lầm, sẽ cho rằng những thần khác đã dẫn họ ra khỏi xứ nô lệ! Điều này sẽ phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Đó là tội thờ thần tượng, là tội lỗi Đức Giê-hô-va gớm ghiếc! Môi-se cũng không muốn dân Y-sơ-ra-ên vì sự thiếu trí hiểu mà quên ơn Đức Chúa Trời.

Ngày nay, con dân Chúa cũng dễ lắm, sẽ quên ơn Đức Chúa Trời là Đấng vì lòng yêu thương họ, nên đã phó chính mạng sống con mình; chết thay để chuộc tội cho những ai tin nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa. Lòng con người hay nao núng, sa ngã và sa vào cái bẫy cám dỗ của Sa-tan và ma quỉ. Con dân Chúa rất có thể thờ nhiều thần cùng một lúc. Rất có thể họ vừa thờ Chúa, lại vừa thờ Phật, thờ tượng Đức Mẹ Ma-ri-a, thờ các Thánh Thần của những giáo chủ khác.

Tôi có đọc trên trang mạng xã hội, có một vị Giáo sư rất trí thức, đã từng dạy ở một trường đại học ở tại Việt Nam; ông viết trên mạng Facebook rằng: "Người thân thương của tôi là những người thầy, người bạn, các vị tu hành, các bạn đồng nghiệp, học trò, sinh viên...Tôi tôn thờ tất cả thần thánh gọi chung đó là Trời." Khổ nổi, là vị Giáo sư này không phân biệt được Đức Chúa Trời là Đấng chỉ có một! Con cái Chúa ngày nay, nếu không được học hỏi lời Chúa cho vững vàng, thì rất dễ mắc phải sai lầm này. Tôi cũng đã nghe về trường hợp có những con cái Chúa, đi nhà thờ vào Chúa nhật; lại đi đến chùa để cúng Phật vào ngày rằm và mồng một. Vừa đọc lời Chúa, lại vừa xin xăm, bói quẻ!

Thật vô cùng nguy hại cho đời sống đức tin vì mắc phải trọng tội với Đức Chúa Trời. Ngài sẽ trừng phạt tội thờ hình tượng! Điều này, cho thấy trách nhiệm của người chăn bầy rõ ràng hơn trong việc dạy lời Chúa cho dân sự của Ngài. Hình thức của việc thờ thần tượng ngày nay ra sao, sẽ được trình bày trong phần kế tiếp.

Page 15: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

"Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác"(Phục Truyền 5:7) Câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên được chép trong Sáng Thế Ký, (chương 32: 1-6) là bằnng chứng cụ thể cho việc thờ thần tượng. "Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, vội bỏ đạo ta truyền dạy, đúc một con bò tơ, mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên! Đây là các thần đã dẫn các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân này, kìa là một dân cứng cổ. Vả, bây giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thịnh nộ ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi!"

"Ngươi chớ có làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống như những vật trên trời cao kia, hoặc ở nơi đất thấp này, hoặc trong nước dưới đất"(Phục Truyền 5:8).

Ngày nay, có thể con cái Chúa không đúc tượng con bò bằng vàng để thờ lạy, nhưng lại thờ lạy hình tượng bằng nhiều hình thức khác, chẳng hạn như thờ tiền bạc, danh vọng, chạy theo những thú vui vật chất, hoặc những say mê khác. Thay vì đặt Chúa lên trên tất cả mọi sự, lại xem Chúa chỉ là một Đấng để cầu cứu lúc khó khăn. Còn khi bình thường, lại bị cuốn trôi theo những thú vui trần thế. Trách nhiệm của người chăn bầy, là dạy dỗ cho con cái Chúa biết tôn cao danh Chúa, là ưu tiên số một trong đời sống. Quan tâm, hướng dẫn con cái Chúa đi đúng lời Chúa, nhờ cậy một mình Ngài, đó là phẩm hạnh nhiệt thành mà người chăn bầy cần có.

"Ngươi chớ lấy danh của Đức Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va không cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi"(Phục Truyền 5: 11).

Một số con cái Chúa ngày nay vì thiếu hiểu biết, nên hay lạm dụng danh Chúa trên môi miệng của mình, kêu danh Chúa như một thói quen, không có sự tôn trọng. Đó cũng là sự phạm tội. Tôi thường nghe người Mỹ hay nói "Oh, my God!" trong những cuộc đàm thoại để biểu hiện một sự ngạc nhiên thú vị, hoặc một sự đáng tiếc nào đó. Hành động này, nếu là con dân Chúa thì thật là đáng trách vì không hiểu biết điều răn của Chúa. Một số con dân Chúa người Việt, cũng bắt chước cách lạm dụng xưng danh Chúa như một hành động vô tư! Chính vì những sai phạm này, mà người lãnh đạo thuộc linh cần có sự quan tâm và đầu tư trong sự dạy lời Chúa hầu giúp cho con cái Chúa biết nhờ cậy Chúa, vâng giữ điều răn và mạng lịnh Chúa. Ngoài ra, một số người còn lợi dụng danh Chúa để mưu cầu những ích lợi cá nhân, tư kỷ; lừa gạt con dân Chúa bằng danh của Ngài! Đó là tội trọng, Đức Chúa Trời gớm ghiếc!

b. Thực hành nếp sống đạo

Hiếu kính cha mẹ (Phục Tr 5: 16-21)

Đối với đạo đức thế gian vẫn luôn đề cao những gương hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay trong một số quốc gia tiên tiến, con người bận rộn đến nỗi không còn thì giờ để chăm sóc cho cha

Page 16: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

mẹ lúc về già. Họ thường đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Đành rằng nơi đây có những phương tiện về y tế, chăm sóc tốt hơn ở gia đình. Nhưng cha mẹ rất cô đơn vì không có những người thân yêu bên cạnh. Người chăn bầy chiên của mình, nên nhắc nhở con cái Chúa luôn kính trọng, yêu thương, chăm sóc, thăm viếng, an ủi cha mẹ lúc về già. Đó là bổn phận của con cái và cũng là một trong những điều răn của Chúa.

Truyền dạy điều răn và các mạng lịnh (Phục Truyền 5: 31).

"Còn ngươi, hãy ở lại đây với ta, ta sẽ truyền các điều răn, luật lệ và mạng lịnh mà ngươi sẽ dạy lại cho, để chúng nó làm theo các điều đó trong xứ ta sẽ ban cho họ nhận lấy."

Vâng theo mạng linh của Đức Giê-hô-va để được phước (Phục Tr. 5: 33).

"Các ngươi khá đi theo trọn đường mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã chỉ cho, để cho các ngươi được sống, hưởng phước, và ở lâu dài trong xứ mà mình đã nhận được."

c. Kính yêu Chúa hết lòng (Phục truyền 5: 4, 5).

"Hãy hết lòng nương cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con."

Thông thường, bản chất con người hay bội bạc ngay cả con dân Chúa. Dân Y-sơ-ra-ên là một bằng chứng cụ thể cho những người thường quên ơn Chúa. Chính Ngài đã dùng Môi-se để giải cứu họ ra khỏi xứ nô lệ Ê-díp-tô; nhưng họ luôn quên ơn của Ngài, trở lòng thờ phượng hình tượng là con bò vàng do họ đúc lên:

"Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, vội bỏ đạo ta truyền dạy, đúc một con bò tơ, mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên, đây là các thần đã dẫn ngươi lên khỏi xứ E-dip-tô. Đức Giê-hô-va phán Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân này, kìa là một dân cứng cổ!"(Xuất 32: 7-10).

Tóm lại, bản tính yếu đuối của con người thường hay bội bạc và quên ơn Chúa. Đây là bài học để giúp cho người chăn bầy; cần phải gần gũi con cái Chúa thường xuyên, để nhắc nhở họ chớ quay lưng lại với Đức Chúa Trời, là Đấng đã và đang ban ơn lành trên đời sống họ. Chớ đem lòng phản trắc khi gặp nguy biến. Hãy hết lòng thờ kính Đức Chúa Trời trong bất cứ cảnh ngộ nào dù thuận cảnh hay nghịch cảnh. Bí quyết giúp cho con dân Chúa không gì khác hơn là trang bị lời Chúa cho bầy của mình vững vàng, thì họ mới không bị lung lay khi đối đầu với những gian truân, hoạn nạn. Luyện tập cho con dân Chúa lòng kiên nhẫn; khuyến khích họ đặt đức tin trên nền tảng vững chắc trong Chúa Jesus.

Muốn giúp đỡ cho con cái Chúa luôn có tấm lòng nhờ cậy Chúa; trước hết chính bản thân người chăn phải có được đức tính này. Không bao giờ trông đợi sự giúp đỡ nơi con người. Tin cậy

Page 17: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Chúa trong mọi hoàn cảnh dù trong phước hạnh hay trong lúc gian truân; luôn nhận biết rằng Chúa khôn bao giờ lìa bỏ chúng ta:

"Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô-suê 1:9).

Biết được lời hứa của Chúa như vậy, thái độ của mỗi chúng ta là tin cậy tuyệt đối, nắm chặt lấy lời Chúa và có một thái độ thờ kính Ngài một cách chân thành:

"Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Đức Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi" (Phục Truyền 6: 5).

Con người thường làm cho chúng ta thất vọng, vì họ không thể làm được tất cả điều họ nói. Qua những kỳ tranh cử tổng thống, thường các ứng viên hứa hẹn nhiều thứ, nghe thật là hấp dẫn để thu hút phiếu bầu. Nhưng sau khi đắc cử mọi việc đâu vào đó, ít khi họ thực hiện được những gì họ đã cam kết. Nhưng đối với Đức Chúa Trời, Ngài luôn giữ những gì Ngài đã phán và thi thố quyền năng trên cõi vũ trụ, con người cũng như vạn vật. Không có gì là khó đối với Đức Chúa Trời.

Có lẽ Gióp là nhân vật tiêu biểu cho sự khốn khó, hoạn nạn mà chúng ta thấy trong Kinh Thánh. Nhưng trong tận cùng của sự đau đớn trên thân thể ghẽ lở của mình, con cái, tài sản mất hết; nhưng tấm lòng ông vẫn tin cậy nơi sự nhân từ và công bình của Đức Chúa Trời:

"Gióp thưa với Đức Chúa Trời rằng: Tôi biết Chúa có thể làm được mọi sự, chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm... Trước tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ mắt tôi đã thấy Ngài: Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi"(Gióp 42:1, 2, 5, 6).

Chính đức tin này, mà Đức Chúa Trời đã bù đắm cho Gióp về sự ban cho không xiết kể sau thử thách. Đời sống của con dân Chúa nói chung, và người chăn bầy nói riêng luôn luôn đối diện với bệnh tật, đau đớn, sự chết chóc, tang chế, nghèo thiếu, tù đày,vv. Có lẽ không một ai tránh khỏi, không ít thì nhiều đều phải phải trải qua những hoạn nạn. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây, chính là đức tin và thái độ của mỗi người chăn trong cơn hoạn nạn thử thách thách ấy. Chúng ta có bằng lòng chấp nhận lấy nghịch cảnh hay phàn nàn, trách móc Chúa?

Đức Chúa Trời luôn nhìn thấy mọi hoàn cảnh, gian nan của con dân Chúa. Con người có thể không quan tâm đến nỗi đau hay hoạn nạn của người khác. Nhưng, đối với Đức Chúa Trời thì không bao giờ bỏ rơi con dân của Ngài, trừ phi chúng ta khước từ ân điển và sự nhân từ của Chúa. Những cơn bão của đời sống chắc chắn rồi sẽ qua, "hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai." Nhưng, lời phán hứa của Chúa không bao giờ thay đổi. Cho nên, đầy tớ của Chúa là người chăn dắt con dân Chúa trước hết phải là tấm gương trong sự trông cậy. Nếu người chăn luôn mệt mỏi, ngã lòng, chán nản, thiếu sự cậy trông nơi Đức Chúa Trời; thì không thể lãnh đạo dân sự của Chúa được.

Người chăn bầy phải mạnh mẽ trong những cơn thử thách, dám đương đầu với những nguy khốn. Gương của những môn đệ của Chúa Jesus trong Kinh Thánh như Phao Lô, Phi-e-rơ, Gia-

Page 18: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

cơ...đã không sợ hãi trước tù đày, bắt bớ, sự đánh đập, bị chặt đầu, đóng đinh và cuối cùng là sự chết. Nhưng tất cả hoạn nạn đó, không thể làm nao sờn sự trông cậy vào niềm tin về sự cứu rỗi; và cuộc sống thiên đàng mà Chúa Jesus đã phán hứa. Tôi muốn mượn câu Kinh Thánh sau đây để kết thúc chương này:

"Vả đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy"(Hê-bơ-rơ 11: 1).

Page 19: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

CHƯƠNG 7: NHỜ CẬY CHÚA

"Nhìn xem Chúa Jesus là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng, đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Vậy anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng "(Hê-bê-rơ: 12: 2).

Người chăn bầy là tôi tớ của Đức Chúa Trời, cho nên phải luôn lắng nghe tiếng Chúa và làm theo. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo thuộc linh, thuộc về Chúa, không thuộc về thế gian. Kinh Thánh là kim chỉ nam soi dẫn những nguyên tắc mà người chăn bầy phải bước theo và vâng giữ. Người chăn bầy không những vâng lời Chúa mà còn hướng dẫn con cái Chúa học cách vâng lời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm gương cho con cái Chúa nhìn vào sự trông cậy của bản thân mình đối với Chúa.

Cho dù có gặp những sự cố khó khăn, những hoàn cảnh nghiệt ngã cho đến mấy, người chăn bầy cũn

g không thể bỏ cuộc, ngã lòng; mà ngược lại luôn sống trong sự trông đợi Chúa, nương dựa nơi Ngài, và chỉ một mình Ngài mà thôi. Người chăn bầy không những nhìn xem Chúa là Đấng duy nhất tha thứ những tội lỗi của chính mình; kêu gọi bản thân bước vào chức vụ chăn bầy chiên; mà còn luôn tiếp trợ đáp ứng mọi nhu cầu trong công việc Chúa; cũng như sự sinh sống mỗi ngày cho bản thân và gia đình. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết của từng phần trong sự nhờ cậy Chúa.

1. Không nhờ cậy con người

"Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va và làm điều lành. Khá ở trong xứ và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài" (Thi-Thiên 37: 3).

Con người vốn được dựng nên từ bụi đất, rồi cũng trở về với bụi đất. Vốn dĩ của nó là yếu đuối. Chính vì vậy, người chăn bầy, không trông đợi sự khôn ngoan từ nơi con người; cũng như không trông đợi sự tiếp trợ đến từ con người; mà là Đức Chúa Trời. "Ta ngước mắt lên trên núi, sự tiếp trợ ta đến từ đâu, đến từ Đức Giê-hô-va." Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết rằng người công bình, tức là kẻ được Đức Chúa Trời lựa chọn, sẽ không bị bỏ. Điều đó khẳng định tình yêu và sự quan phòng của Ngài không lìa bỏ những ai đặt trọn niềm tin nơi Chúa. Con dân Chúa nhờ cậy Chúa bao nhiêu; thì người chăn bầy càng nhờ cậy Chúa gấp mấy lần hơn những tín hữu bình thường. Đặt sự tin cậy nơi Ngài vì những lý do sau đây:

a. Lời hứa của Chúa

Page 20: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

"Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi" (Giô-suê 1:9).

Đối với loài người đang sống ở thế gian, không ai có thể tin cậy tuyệt đối về lời hứa của họ được; bởi vì con người hay bội bạc, thất hứa là chuyện bình thường trong xã hội và đời sống. Là con dân của Chúa, chúng ta được phước hơn vì có Đấng ban lời hứa và luôn giữ sự thành tín của Ngài. Nếu người chăn bầy, không tin cậy, hoặc thiếu tin cậy Chúa thì làm sao dẫn dắt dân sự của Ngài được? Sau khi Môi-se qua đời, Đức Chúa Trời đã kêu gọi Giô-suê tiếp tục trách nhiệm, dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào đất hứa. Ngài đã phán hứa cùng Giô-suê như những mệnh lệnh, và Giô-suê vâng lời Ngài vì tin cậy Chúa.

"Đức Giê-hô-va phán rằng:Hãy sắm sẵn thực vật,vì trong ba ngày nữa các ngươi sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh này, đặng đánh lấy xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã ban cho mình làm sản nghiệp"(Giô-suê 1: 11).

Giô-suê vâng lời Chúa, không nghi ngờ hay chất vấn Chuá điều gì. Việc của ông cần làm là vâng theo mệnh lệnh, và rao truyền mệnh lệnh đó cho dân sự Chúa làm theo:

"Bấy giờ Giô-suê truyền lịnh cho các quan trưởng của dân sự mà rằng: Hãy chạy khắp trại quân truyền lịnh cho dân sự rằng: Vì trong ba ngày nữa các ngươi sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh này, đặng đánh phá lấy xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi ban cho mình làm sản nghiệp. Giô-suê cũng nói cùng người Ru-bên, người Gát, và phân nửa chi phái Ma-na-se: Hãy nhớ lại điều Môi-se, tôi tớ Giê-hô-va đã dặn các ngươi khi người có nói: Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã cho các ngươi an nghỉ và ban xứ này cho các ngươi...Những người ấy thưa cùng Giô-suê rằng: Chúng tôi sẽ làm mọi điều ông dặn bảo, và đi khắp nơi nào ông sai; chúng tôi sẽ vâng theo ông trong mọi việc y như đã vâng theo Môi-se. Nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời ông ở cùng ông, y như Ngài đã ở cùng Môi-se vậy. Phàm ai nghịch mạng lịnh không vâng theo lời ông trong mọi điều ông dặn biểu chúng tôi, thì người đó sẽ bị xử tử; chỉ ông hãy vững lòng bền chí" (Giô-suê1: 10, 11, 16, 17, 18).

Là người được Chúa sai và giao phó chăn bầy chiên của Ngài, chúng ta cần phải noi gương Giô-suê trong uy quyền của một người lãnh đạo. Ông đã mạnh mẽ truyền lịnh của Đức Giê-hô-va cho dân sự nghe theo, và thực hành những điều ông dặn bảo. Dân sự không những đã vâng lời ông mà còn nhắc nhở ông hãy vững lòng bền chí. Đây là bài học cho bất cứ ai giữ chức vụ chăn bầy hôm nay. Chúng ta cũng phải cầu xin Chúa ban cho uy quyền, mệnh lệnh của Ngài qua mặc khải và các dấu hiệu về sự sai bảo của Ngài. Rồi, hãy mạnh dạn truyền đạt lại cho con dân Chúa trong Hội Thánh nghe theo và vâng lời. Người chăn bầy phải mạnh mẽ đủ để truyền rao sứ điệp và mệnh lệnh cho dân sự Chúa. Đừng bao giờ để bị cuốn trôi bởi những điều con cái Chúa làm theo ý riêng; hoặc muốn nghịch lại sự mặc khải mà người chăn nhận được từ nơi Chúa.

Ngày nay, rất nhiều Hội Thánh điạ phương đã không nghe theo người quản nhiệm Hội Thánh, bởi vì những người trong ban chấp hành đã lạm quyền và muốn cai trị Hội Thánh. Họ thường xem vị Mục sư như là người phải trực thuộc dưới quyền điều hành của họ; bởi vì họ đã mời vị Mục sư

Page 21: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

về và trả lương. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong các Hội Thánh ngày nay vì quá tự do. Họ không được sự chỉ đạo thống nhất từ các Giáo hạt. Hội Thánh điạ phương trải qua rất nhiều thời kỳ mời các Mục sư về quản nhiệm. Họ đã phỏng vấn, và có quyền quyết định mời hay từ chối. Từ thể thức chọn lựa Mục sư, cộng thêm quyền hạn đề nghị mức lương trả cho người quản nhiệm. Sau khi trải qua nhiều lần như vậy, ban chấp hành nghiễm nhiên trở thành những "ông chủ", lãnh đạo và quản trị Hội Thánh điạ phương.

Đây là thảm kịch đáng rủa sả và vô cùng tệ hại trong Hội Thánh Chúa hôm nay! Người chăn bầy không có đủ uy quyền để lãnh đạo, truyền rao những sứ điệp mạnh mẽ từ nơi Chúa; thì làm sao dám truyền lịnh như Giô-suê đã truyền lịnh cho dân sự! Chính vì lẽ đó, mà những người chăn bầy hôm nay, phải có trách nhiệm thay đổi những điều nghịch lý này. Trách nhiệm này là của những Giáo sư dạy ở các trường Kinh Thánh, ở các vị lãnh đạo các Giáo hạt, cũng như các Mục sư đương nhiệm.

Người chăn bầy không bao giờ bị khuất phục bất cứ ai chống nghịch lại mệnh lệnh của Đức Chúa Trời; không bị cám dỗ bởi tiền bạc hay quyền lực nào. Thẩm quyền của người chăn bầy là dẫn dắt dân sự theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Cho nên không nuông chìu con cái Chúa về những yêu sách không đúng với lời Chúa. Các nhân sự trong nhiều ban chấp hành ngày nay, có quyền tuyển chọn Mục sư quản nhiệm, có quyền ký giấy mời và làm hợp đồng trả lương. Chính đây là nguyên nhân biến những người phục vụ trở thành giới lãnh đạo, công khai cầm quyền trên Hội Thánh. Người chăn bầy, dù muốn hay không cũng phải trở thành "người chăn thuê." Ông ấy không có quyền gì cả ngoại trừ những bài giảng làm vui lòng con dân Chúa, chứ không phải làm vui lòng Đức Chúa Trời!

Tôi thiết nghĩ, đã đến lúc các vị Mục sư cần phải lấy lại uy quyền lãnh đạo; mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho mỗi người trong chúng ta. Hãy dứt khoát một điều: Không bao giờ đến một Hội Thánh mà hệ thống điều hành dưới một Ban Chấp hành. Trong Kinh Thánh không hề có nhóm từ "Ban Chấp hành", mà chỉ có những người "Chấp sự", là những người được bầu ra để phục vụ chăm sóc. Theo sách Công vụ (chương 6:1-6) cho biết lý do những Chấp sự được lập nên với nhu cầu và mục đich như sau:

"Khi số môn đệ Chúa gia tăng gấp bội, các tín hữu Hy lạp gốc Do Thái phàn nàn về người Do Thái bản xứ vì các quả phụ trong nhóm họ bị bỏ bê trong việc cung cấp vật thực hằng ngày. Mười hai sứ đồ triệu tập toàn thể tín hữu tuyên bố: Bỏ việc phục vụ lời của Đức Chúa Trời đi phục vụ bàn là điều không nên làm. Vậy thưa anh em, hãy chọn giữa vòng mình bảy người được chứng nhận là tốt, đầy dẫy Thánh Linh và khôn ngoan; chúng tôi sẽ giao trách nhiệm này. Còn chúng tôi sẽ chuyên tâm cầu nguyện và phục vụ lời Chúa."

Như vậy, không có lý do gì từ những Chấp sự trở thành những người cai trị Hội Thánh? Điều này là một hiện trạng làm gãy đổ mối thông công trong Hội Thánh giữa người chăn bầy và con dân Chúa. Đồng thời, cũng là cây đà ngăn trở chức vụ của người chăn bầy. Chính vì vậy, người chăn bầy hôm nay hãy mạnh mẽ noi gương Giô-suê vâng theo mạnh lịnh của Chúa, mà

Page 22: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

truyền rao lại cho dân sự của Ngài những điều răn và mạng lịnh phải thực hiện. Nói cách khác, người lãnh đạo Hội Thánh phải được mặc lấy uy quyền của Đức Chúa Trời, nương dựa tuyệt đối vào quyền năng của Chúa mà dẫn dắt dân sự của Chúa sẵn sàng bước xuống sông Giô-đanh. Có như vậy, mới hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho dòng nước dồn thành một đống, cho dân sự Chúa khiên hòm giao ước đi qua.

"Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê rằng: Ngày nay ta khởi tôn ngươi lên trước mặt cả Y-sơ-ra-ên, để chúng nó biết rằng ta ở cùng ngươi như ta đã ở cùng Môi-se vậy. Ngươi phải truyền lịnh này cho những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước: Khi nào các ngươi đến mé sông Giô-đanh, thì hãy dừng lại ở giữa sông...Khi các người khiên hòm đến sông Giô-đanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống...'' (Giô-suê 3: 7-16).

Hơn lúc nào hết, người chăn bầy hôm nay phải mạnh mẽ, phải vững lòng bền chí, phải sử dụng uy quyền Chúa giao, và nhờ cậy nơi Ngài tuyệt đối, mới có thể dẫn dắt bầy chiên của mình không đi sai đường, trật lối, không làm những điều chống nghịch lại mạng lịnh và điều răn của Chúa.

b. Sự quan phòng của Chúa

"Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi"(Ê-sai 49:15).

Thế gian là con đường khoảng khoát, nhưng dẫn đến sự chết. Thiên đàng là con đường hẹp, nhưng dẫn đến sự sống đời đời. Người muốn vào con đường hẹp lại hiếm, còn kẻ muốn sống buông thả giữa thế gian thì nhiều. Là đầy tớ của Chúa chắc chắn sẽ không đi theo con đường khoảng khoát, nhưng đi trên lối hẹp giữa những điều răn Chúa. Người chăn bầy của Chúa là tôi tớ của Đức Chúa Trời. Trọng trách của một tôi tớ Chúa là phục vụ con người, là tìm kiếm những con chiên đi lạc, là rao truyền tình yêu của Chúa Jesus cho muôn người. Thiên chức này không dễ dàng chút nào cho những ai đã được Chúa kêu gọi vào chức vụ. Cuộc sống nếu như chỉ có bằng phẳng, suông sẻ trong mọi sự, thì ý nghĩa của hai danh từ kép:"tôi tớ" và "chăn bầy" trở nên một món hàng mà ai cũng có thể mua được. Nó không phải là một nghề nghiệp, mà là thiên chức Chúa ban cho. Vì thế, người chăn bầy phải trả giá, đôi khi ngay cả tính mạng nữa. Nếu không vác thập tự giá cho Chúa được, thì cũng không thể làm môn đồ của Ngài, chứ đừng nói đến chức vụ chăn bầy.

Chính vì lẽ đó, đầy tớ của Chúa phải trải qua những chông gai, thử thách, gian truân đầy cam go để hoàn thành chức vụ Chúa giao. Nơi học đường, nhiệm vụ của một thầy giáo là trang bị cho học sinh kiến thức chuyêm môn hoặc phổ thông theo tài liệu các sách giáo khoa. Bên cạnh đó, cũng làm tấm gương cho học sinh về đời sống mẫu mực; về sư phạm của một người đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, nghề nghiệp này cũng khác hẳn với thiên chức của một người chăn bầy.

Điều kiện đầu tiên của một người được bước vào chức vụ chăn bầy, là nguời đó phải được Chúa kêu gọi. Điều này, hơn ai hết chính bản thân người được kêu gọi phải nhận thức rõ ràng.

Page 23: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Tiếp đến, người này phải được trang bị về kiến thức Kinh Thánh, thần học và những kiến thức phổ thông liên quan đến chức vụ; chẳng hạn như kế hoạch chiến lược phát triển Hội Thánh; công tác tư vấn cho các giới tuổi, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, v.v...

Khi được Chúa sai phái đến một Hội Thánh nào đó, hoặc được Chúa sai bảo gầy dựng một Hội Thánh từ ban đầu. Tất cả công việc đó, không đơn giản chút nào bởi vì, tất cả mọi sự không phải sẵn sàng cho người chăn bầy; mà có thể nói rằng đầy dẫy những khó khăn, thách thức. Nếu không bước đi bởi đức tin thì không làm gì được. Có những Hội Thánh đang tồn tại cả núi nan đề như cơ ngơi thờ phượng còn lụp xụp, tất cả các phương tiện còn thiếu thốn, con cái Chúa thì nghèo nàn, thiếu học như ở các vùng cao nguyên, hoặc ở các làng quê xa thành phố. Việc gầy dựng một Hội Thánh ban đầu thì cũng phải trải qua hàng trăm hàng nghìn sự khó khăn về tài chánh, nhân sự, giấy tờ, sự bắt bớ từ các tôn giáo khác, sự khó khăn của những chính quyền vô thần, v.v...

Đứng trước những thách thức quá nan giải này, nếu không có sự quan phòng, che chở và sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh thì không có một con người nào khắc phục được. Tuy nhiên vấn đề nêu ra ở đây, là làm sao để nhận được sự quan phòng của Chúa? Thiết nghĩ, người chăn bầy cần phải thực hiện ít nhất những bước sau đây:

* Tin cậy: Hoàn toàn không một chút nghi ngờ, phó thác kế hoạch lên cho Đức Chúa Trời:

"Hãy phó thác việc mình cho Đức Giê-hô-va, thì những mưu ý mình sẽ được thành công"(Châm-ngôn 16:3).

* Bước đi bằng đức tin: Không nhờ cậy sức riêng của mình, tài năng, tiền bạc, kiến thức của con người để đặt nền tảng xây dựng công việc Chúa. Đó là việc sai lầm phải tránh!

"Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi"(Phi-líp 4:13).

* Khẩn nguyện nài xin và luôn ở trong mối tương giao riêng với Chúa: Đó là bí quyết đắc thắng sự cám dỗ hay ngã lòng và nghe được tiếng phán dạy của Chúa qua lởi của Ngài.

"Các bước của loài người do Đức Giê-hô-va nhứt định; vậy loài người hiểu đường lối mình sao được?"(Châm-ngôn 20: 24).

Câu chuyện trong sách Ma-hi-ơ thuật lại về sự quan phòng của Chúa:

"Đến chiều tối, môn đồ đến gần Ngài mà thưa rằng: Ở đây vằng vẻ, mà trời tối rồi, xin thầy cho dân chúng về, để họ đi vào các làng đặng mua đồ ăn. Đức Chúa Jesus phán rằng: Không cần họ phải đi, chính các ngươi phải cho họ ăn. Môn đồ thưa rằng: Chúng tôi có đây năm cái bánh và hai con cá mà thôi. Ngài phán rằng: Hãy đem đây cho ta. Ngài bèn truyền cho chúng ngồi xuống trên cỏ, đoạn, lấy năm cái bánh và hai con cá đó, ngửa mặt lên trời mà tạ ơn; rồi bẻ bánh ra đưa cho môn đồ phát cho dân chúng. Ai nấy đều ăn no, cò bánh thừa thâu được đầy mười hai giỏ. Số người ăn ước chừng năm ngàn, không kể đàn bà con nít" (Ma-thi-ơ 13: 13-21).

Page 24: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Câu chuyện này, chỉ là một biểu tượng của hàng trăm phép lạ mà Chúa Jesus đã làm, khi còn tại thế. Ở đây, chúng ta thấy rằng Chúa là Đấng quyền năng, Ngài có uy quyền làm mọi sự khi Ngài muốn. Chúa là Đấng quan phòng chăm sóc cho con người nói chung và dân sự Chúa nói riêng. Đầy tớ của Chúa, dỉ nhiên là người phải có đức tin tuyệt đối vào sự quan phòng của Ngài. Nếu không, thì không hội đủ điều kiện để chăn dắt bầy chiên cho Ngài. Đó là một trong những phẩm hạnh không thể thiếu.

c. Chúa đáp ứng nhu cầu

Bất cứ một Hội Thánh nào, gia đình nào, hay bản thân của người nào, ít khi nói rằng, tôi, hay chúng tôi luôn luôn đầy đủ mọi sự, không bao giờ thiếu thốn gì cả! Nếu điều này xảy ra, thì Hội Thánh, gia đình và cá nhân sẽ không cần cầu nguyện, nài xin Chúa nữa. Kinh nghiệm của Mục sư Ríck Warren khi bắt đầu Hội Thánh mới ở California, ông kể rằng trong khi lái xe đến chỗ nhà thuê, ông hỏi, " Don có sinh hoạt tại một Hội Thánh nào không?" Anh ấy trả lời: "Không." Thế là Mục sư Rick công bố anh Don là tín hữu đầu tiên của Hội Thánh ông. Rồi Mục sư Rick Warren bắt đầu Hội Thánh Saddleback với gia đình của người kinh doanh bất động sản đó và gia đình của ông. Hai tuần lễ sau, họ bắt đầu lớp học Kinh Thánh tại nhà Mục sư Rick Warren.

Tài chánh là nhu cầu cần thiết để mở mang Hội Thánh mới. Nhưng niềm tin vào Chúa, là Đấng đáp ứng mọi nhu cầu lại càng cần thiết và mãnh liệt hơn. Đức Chúa Trời cảm động một Hội Thánh Baptist tại Anaheim, California tài trợ cho Hội Thánh ban đầu sáu trăm đô-la một tháng. Sau đó, một Hội Thánh khác ở Texas và một Hội Thánh nữa ở Norwalk, California cung ứng hai trăm đô-la một tháng cho bầy chiên non. Mục sư Rick kể lại rằng, một buổi sáng nọ, ông nhận được một cú điện thoại của một người đàn ông chưa hề gặp mặt, đề nghị trả tiền nhà cho ông trong hai tháng. Người đàn ông này nói rằng, ông có nghe việc mở Hội Thánh mới, và ông muốn giúp đỡ. Có lần kia, dường như tài khoản trống rỗng, vợ ông cùng ông đi tìm những trang bị cần thiết đang bán hạ giá để chuẩn bị cho buổi nhóm đầu tiên. Hai vợ chồng ông đã dùng những đồng tiền cuối cùng của mình để mua thức ăn. Khi ông về đến nhà, mở hộp thư ra và nhận được một tấm séc của một người đã từng nghe ông giảng ở Texas. Số tiền trong tấm sec (check) $37, 50 vừa đúng số tiền mà vợ chồng ông đã chi cho các thiết bị đã mua.

Đó là bài học cho người chăn bầy hôm nay học biết cách bước đi bằng đức tin. Đức Chúa Trời là Đấng thành tín. Ngài luôn đáp ứng những nhu cầu cho Hội Thánh, gia đình, và bản thân khi ai đó biết trông đợi và đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Mục sư Rick Warren bày tỏ một đức tin mãnh liệt khi ông nói rằng: " Nếu như chúng ta cứ khăng khăng rằng mọi thứ cần phải được giải quyết hết trước khi có quyết định, có nghĩa là mọi vấn đề phải được chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện kế hoạch, thì làm sao kinh nghiệm được câu chuyện ly kỳ của đức tin." 4

Tuy nhiên, để được Đức Chúa Trời đồng hành với mình, trước hết cần phải nhận biết kế hoạch, chương trình của Chúa qua những dấu hiệu mà chúng ta cảm nhận rõ ràng. Mục sư Rick

4 Rick Warren, (2002). Sống Theo Đúng Mục Đich. (Copy right by Rick Warren), tr. 35

Page 25: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Warren đã tóm tắt một câu nói đầy ý nghĩa trong kinh nghiệm ngọt ngào với Ngài: "Chúa dẫn đi tới đâu, Ngài chu cấp tới đó."

Kinh nghiệm của Mục sư Rick Warren mang lại cho chúng ta một bài học rất quý giá là Đức Tin. Hãy trông đợi nơi Chúa vì Ngài là đấng quan phòng, nhìn thấy tất cả mọi nhu cầu trong đời sống thuộc linh cũng như thuộc thể của chúng ta. Vấn đề của chúng ta là không phải cố gắng làm điều gì để xứng đánh nhận được sư chu cấp của Chúa, nhưng chính là tấm lòng đơn sơ trong sự tin cậy hết lòng. Chúng ta luôn nhớ rằng, con người có thể quên đi lời hứa, nhưng Chúa thì không bao giờ. Ngài trước sau như một:"Đức Chúa Jesus hôm qua, hôm nay và đời đời không hề thay đổi"(Hê-bơ-rơ 13:8).

Khi Chúa sai tôi đến quản nhiệm một Hội Thánh ở Virginia. Ban Quản Trị của Hội Thánh đã ký hợp đồng với tôi về số lương mà Ban Chấp hành ở đó đã đề nghị. Tôi không hề có ý kiến gì về tiền bạc; bởi tôi hoàn toàn tin cậy về sự cung ứng của Chúa. Tuy nhiên, Hội Thánh mới cung lương cho tôi chưa được một năm, liền than thở rằng Hội Thánh không còn tiền nữa. Con cái Chúa bầy giờ dâng không đủ chi. Trong khi đó, tiền dâng của con cái Chúa trong quỹ tạo mãi vẫn còn hai trăm nghìn đô-la. Nhưng chuyện mua nhà thờ coi như bỏ cuộc vì không còn đủ điều kiện để thực hiện; bởi vì con cái Chúa đã tan lạc nhiều nơi sau những biến cố bất ổn của Hội Thánh.

Tôi được Chúa sai phái đền đây như câu Kinh Thánh mà Chúa đã phán cùng Giô-na 1:2" Ngươi khá chờ dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi." Trong suốt nhiều tuần lễ, cứ mỗi đêm Chúa đánh thức tôi dậy lúc hai giờ sáng, mở Kinh Thánh ra liền trúng nhằm câu kinh Thánh này. Tôi vâng lời Chúa, vì tin rằng đây là mạnh lịnh Chúa sai tôi đi. Thật lòng, tôi không muốn sống xa gia đình ở một tiểu bang quá xa xôi, và buồn bã vào những ngày đông băng giá. Nhưng, tôi không thể trốn chạy. Chính vì sự vâng lời Chúa, và hiểu rõ ý định của Ngài trên đời sống tôi, nên tôi không đặt nặng về vấn đề luơng bổng.

Thế nhưng, nghe tiếng phàn nàn, than thở của mấy vị trong Ban Chấp hành mỗi khi gặp tôi, nên tôi đã nhẹ nhàng nói: "Xin quý ông hãy nhờ cậy Chúa. Tại sao qúy ông không cầu nguyện với Chúa điều này? Câu trả lời mà tôi nhận được: "Mục sư ạ, có thực mới vực được đạo!" Thì ra, mấy vị này chỉ hầu việc Chúa bằng sức lực của con người. Nhìn vấn đề bởi con mắt xác thịt, chứ không phải bằng đức tin. Sau đó, tôi mới hiểu ra được những mưu chước mà Sa-tan đã bày vẻ ra cái bẫy này. Tôi hiểu rất rõ rằng, ma quỉ không muốn tôi xâm chiếm vào vùng lãnh địa của nó; bởi vì tôi giảng lời Chúa, mang sứ điệp của Ngài đến cho dân sự Chúa, nhằm giúp cho Hội Thánh thức tỉnh trong cơn ngủ mê. Tôi đã không giảng theo ý người. Tôi cũng chẳng nghe theo tiếng con người, bèn là nghe theo tiếng phán dạy của Chúa.

Tuy nhiên, khi con dân Chúa khước từ lời của Ngài bởi sự kiêu ngạo cố hữu, buớc đi bằng những tính toan của loài người, khôn ngoan theo cách của thương trường và chính trị; thì đầy tớ của Chúa cũng đành bó tay! Từ bài học chua cay này, mà Chúa đã trang bị cho tôi từ những kinh nghiệm khó khăn đầy gian nan, trở nên những bài học vô cùng hữu ích cho những tháng ngày hầu việc Chúa hôm nay. Và tôi cũng tin rằng đây là những thứ mà Chúa muốn trang bị cho tôi khi bắt

Page 26: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

đầu cho một Hội Thánh tương lai của Đức Chúa Trời. Mục sư Rick Warren đã viết: "Đức Chúa Trời luôn dùng những người bất toàn trong những hoàn cảnh bất tiện để hoàn thành ý muốn Ngài."5

Thật tuyệt vời và đúng như những từng trải của chính bản thân tôi, trong những tháng năm chăn bầy cho Chúa!

2. Nhờ cậy lời của Chúa

"Hãy hết lòng nương cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy sự thông sáng của con;

"Phàm các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con" (Châm ngôn 3:5-6).

Một nguyên tắc thuộc linh mà con dân Chúa không thể không biết, đó là biết nhờ cậy ai trong cuộc sống mỗi ngày: Chúa, hay thế gian? Tất nhiên trong sự sinh hoạt mỗi ngày, con dân Chúa sống giữa Cộng đồng xã hội, tiếp xúc với mọi thành phần khác nhau, trong những đạo giáo khác nhau, và phải giao lưu với mọi người để đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt mỗi ngày. Con dân Chúa không nhờ cậy thế gian, không có nghĩa là sống cô lập, không liên hệ tới mọi người. Nhưng, điều này chỉ có nghĩa là sống giữa thế gian, nhưng trong tâm hồn, trí não luôn nghĩ về Chúa, cầu xin Ngài dẫn dắt mọi sinh hoạt của chúng ta trong đời sống. Nhờ cậy Ngài trong mối tương giao bằng sự cầu nguyện để không vấp phạm trong hành vi, cử chỉ hay lời nói của mình.

Người chăn bầy có trách nhiệm hướng dẫn cho tín hữu học hỏi lời Chúa, trang bị lời Chúa khá cẩn trọng như một vũ khí sắc bén để hướng dẫn cuộc sống của mình theo ý Ngài. Bởi vì lời Chúa giúp cho con dân của Ngài sống đắc thắng, làm vui lòng Chúa. Căn cứ vào Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhận ra được chân giá trị của lời Chúa, là lẽ thật giúp cho con cái Chúa sống theo chuẩn mực của Kinh Thánh:

"Vì lời Đức Chúa Trời là sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến nỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng" (Hê-bơ-rơ 4:12).

Phần này sẽ được trình bày qua ba ý chính:6

a. Chân giá trị của lời Chúa trong Kinh Thánh

Kinh thánh không phải ý tưởng của con người viết nên, nhưng do sự mặc khải đến từ thần của Đức Chúa Trời, đó là Đức Thánh Linh dẫn dắt người viết. Nói cách khác, con người chỉ là công cụ Chúa dùng để truyền đạt những chân lý, thông điệp, sự dạy dỗ, cả những sự huyền nhiệm mà trí khôn của con người không thể hiểu biết được. Sứ đồ Phao Lô đã đề cập trong (1Cô-rinh-tô 13:13):"Nên bây giờ còn có ba điều này: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn hết trong ba điều đó là tình yêu

5 Rick Warren (2002). Hội Thánh Theo Đúng Mục Đích. (Sđd), tr 34, 35, 36 6 Mục sư Nguyễn Trọng Vinh (2016). Lời Chúa sắc hơn gươm hai lưỡi. Tuy cập từ web http:// www.cd nvn, ngày 25/10/2016

Page 27: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

thương." Con dân Chúa có đời sống khác hơn những người vô tín về mặt đạo đức. Tiêu chuẩn đạo đức ở đây không theo những triết thuyết của thế gian, hay thuần phong mỹ tục, truyền thống của con người; nhưng theo tiêu chuẩn của lời Chúa.

Kinh Thánh giúp cho con dân Chúa nhận được sự dạy dỗ cần thiết cho đời sống tâm linh:

"Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ich cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm việc lành" (2Ti-mô-thê 3: 16-17).

Kinh Thánh là do Đức Thánh Linh hướng dẫn chúng ta học, hiểu biết, và làm theo:

"Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật..."(Giăng 16:13a).

Thể chất con người cần thức ăn để sống, phát triển và tồn tại. Nếu thiếu dinh dưỡng lâu ngày, thì thân xác sẽ hao mòn và có thể dẫn đến cái chết. Tương tự như vậy, con dân Chúa cần thức ăn tâm linh để bổi bổ cho đời sống tâm linh mỗi một ngày được tăng trưởng. Nếu tin Chúa rồi, mà không chịu đọc lời Chúa mỗi ngày, suy gẫm lời Chúa thường xuyên, không áp dụng lời Chúa thì sự tin Chúa ấy không thể lớn lên được, và không thể nào sống đẹp lòng Chúa.

Chính vì vậy, người chăn bầy phải ưu tiên một trong sự đầu tư cho con dân Chúa trong Hội Thánh, học hỏi lời Chúa cách sâu nhiệm, vững vàng. Ý thức được điều này, thì Hội Thánh sẽ được phước, con cái chúa sẽ phản ảnh đời sống sáng danh Chúa. Trong Thi Thiên có chép rằng:

"Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, chớ để tôi lạc các điều răn Chúa. Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa." (Thi-Thiên 119:10, 11)

b. Những bày tỏ về sự khôn ngoan của Kinh Thánh

Kinh thánh bày tỏ Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo vũ trụ, muôn loài, vạn vật trong đó có con người. Kinh Thánh cũng cho biết tổ phụ loài người đã phạm tội, vì không vâng theo mạng lịnh Chúa. Vì yêu thương thế gian, nên Đức Chúa Trời đã sai Con một là Chúa Jesus vào thế gian để cứu loài người (Giăng 3:16).

* Về sự sáng tạo vũ trụ trời đất, đêm và ngày:

"Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm. Vậy có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất (Sáng Thế Ký 1:1-5).

* Về sự dựng nên con người:

Page 28: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

"Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài sức vật, loài côn trùng bò trên mặt đất và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người giống như hình Ngài. Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời. Ngài dựng nên người nam cùng người nữ" (Sáng -Thế- Ký1:26, 27).

* Về sự cứu chuộc loài người khỏi sự chết:

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời"(Giăng 3: 16).

Như vậy, Kinh Thánh là sự bày tỏ về quyền năng cũng như sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết được chương trình cứu rỗi của Ngài qua sự chết của Chúa Jesus. Hễ ai tin nhận Chúa Jesus, ăn năn thật về tội lỗi của mình, thờ phượng Chúa và vâng theo lời phán dạy của Ngài thì nhận được sự sống đời đời. Chính vì lẽ đó, mà tất cả các vị chăn bầy cho Chúa phải ưu tiên một dạy lời Chúa cho con dân của Ngài. Không vì bất cứ một lý do nào để bỏ qua việc dạy Kinh Thánh. Có thể không dạy trực tiếp cho các ban ngành trong Hội Thánh, nhưng phải đào tạo, hoặc mởi gọi những người có kiến thức và đủ ơn để thực hiện công việc này. Lời Chúa đem lại cho chúng ta sự khôn ngoan, là ngọn đèn soi sáng cho chúng ta, học và bước đi theo thánh ý của Chúa.

c. Đặc tính của lời Chúa

Theo (Hê-bơ-rơ 4:12) có thể rút ra ba đặc tính:

Thứ nhất, lời Chúa là lời sống:

Nghĩa là không có lỗi thời, luôn được áp dụng qua mọi thời đại, cần thiết và sống động, ảnh hưởng tốt đến người đọc. Lời Chúa sống không như những lý thuyết hay huyền thoại, những bài thơ du dương chỉ đưa con người vào cái vòng luẩn quẩn của cõi hư vô mà thôi. Khi nói đến lời Chúa, chúng ta hãy nhớ đến (Giăng 1:1) giải thích chính Chúa Jesus là ai? "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời..." Chúng ta phải hiểu Đức Chúa Trời là Thần. Trong Cựu Ước người Do Thái không nhìn thấy Ngài bằng mắt trần. Nhưng họ biết Chúa qua những lời Ngài phán. Hễ ai bằng lòng tiếp nhận Ngài, thì Ngài ban cho sự sống và được sống dư dật, vì Ngôi Lời là sự sống (Giăng 10:10).

Thứ nhì lời Chúa là linh nghiệm:

Với bản dịch mới thì dũng chữ "năng lực" nghĩa là quyền phép: "Vì lời của Đức Chúa Trời sống động và đầy năng lực, sắc bén hơn gươm hai lưỡi, xuyên thấu đến mỗi phần chia hồn, linh, cốt, tủy, xét đoán các tư tưởng và ý định trong lòng người."

Trong Kinh Thánh chép lại rất nhiều phép lạ của Chúa, đã làm bằng một lời phán của Ngài mà thôi (Sáng Thế Ký 1:1-20). Trong (Giăng 1143:-44) có chép câu chuyện Chúa đã kêu La-xa-

Page 29: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

rơ từ kẻ đã chết, chôn trong mồ mả được sống lại. Trong (Khải Huyền 19:21) giúp chúng ta nhận biết được ngày tận thế sắp đến.

Thứ ba lời Chúa sắc bén hơn gươm hai lưỡi:

Lời Chúa sắc bén để có thể xuyên thủng vào lòng chúng ta khi nghe hoặc đọc lời của Ngài. Lòng người có nhiều bí ẩn, không ai có thể hiểu hết được. Nhưng chính lời Chúa có quyền năng làm thay đổi lòng người, từ xấu xa tội lỗi trở nên thánh khiết, trọn lành. Lời Chúa cáo trách, sửa trị chúng ta trở nên con người mới theo tiêu chuẩn của lời Ngài. Trong Sách (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13) chép rằng:"Hỡi anh em yêu dấu của Chúa, còn như chúng tôi phải vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi, vì vừa lúc ban đầu Ngài đã chọn anh em nên thánh của Thánh Linh, và bởi tin lẽ thật đặng ban sự cứu rỗi cho anh em..." Trong (Giăng 17:7) chép rằng: "Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật."

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định một điều chắc chắn là lời Chúa giúp cho con người được thanh tẩy trở nên trắng trong trước mặt Chúa. Không có một học thuyết đạo đức nào, hay một nền giáo dục nào làm cho con người trở nên thánh sạch từ bên trong. Chính vì lẽ đó, mà con dân Chúa cần lời Ngài như lương thực để nuôi dưỡng đời sống tâm linh. Bất cứ ai phủ nhận điều này, thì rõ ràng đã phủ nhận lời Chúa. Đã khước từ lời Chúa, thì không thể là con cái của Đức Chúa Trời được.

Người chăn bầy, Chúa giao cho trọng trách là rao truyền sự cứu rỗi cho muôn dân. Đồng thời phải chăm lo đời sống thuộc linh cho con cái Chúa trong Hội Thánh. Khi con dân Chúa nắm giữ lời Chúa trong lòng, vâng theo lời Chúa trong cách sống giữa muôn người xung quanh, vẫn luôn bày tỏ bản chất của một Cơ đốc nhân chân chính, là:

"Muối của đất, là ánh sáng của thế gian tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, chăm xem đường lối Chúa, tôi ưa thích luật lệ Chúa, sẽ chẳng quên lời của Chúa"(Thi-Thiên119: 15,16).

3. Nhờ cậy sức của Chúa

"Chúng tôi có lòng tin cậy trong Chúa rằng anh đang làm và sẽ làm những việc chúng tôi dặn biểu"(2Tê-sa-lô-ni-ca3:4).

Thông thường, những nhà lãnh đạo trong thế gian trông cậy sức lực, kiến thức, sự khôn ngoan hay kinh nghiệm của con người để điều hành công việc. Đối với những nguyên tắc thông thường trong thuật lãnh đạo, rõ ràng đó là những điều kiện cần có để trở thành người lãnh đạo. Tuy nhiên, trong phương diện thuộc linh, lãnh đạo một Hội Thánh thì những điều kiện trên không phải là yếu tố quyết định sự thành công; mặc dủ cần thiết.

Bài học từ nhà lãnh đạo Môi-se bày tỏ cho biết, nếu chỉ trông cậy vào tài sức của con người không thể làm nên những việc quá khó khăn; nhưng nếu biết nhờ cậy sức của Chúa; bằng cách vâng theo các mạng lệnh của Chúa, thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Người hầu việc Đức Chúa Trời phải nhận ra ít nhất ba nguyên tắc sau đây:

Page 30: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

c. Làm theo mạng lệnh của Đức Giê-hô-va:

"Vậy, Môi-se gọi cả Y-sơ-ra-ên mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe những luật lệ và mạng lịnh mà ngày nay ta rao truyền nơi lỗ tai các ngươi; các ngươi phải học tập và cẩn thận làm theo những điều đó"(Phục Truyền 5: 1).

"Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức là khỏi nhà nô lệ"(Phục Truyền 5: 6).

Tại đây, Môi-se muốn truyền rao mạng lịnh, mà ông đã nhận được từ Đức Giê-hô-va cho dân Y-sơ-ra-ên. Ông muốn dân sự của Ngài phải lắng nghe, phải học tập và làm theo. Đức Chúa Trời đã lập giao ước không phải chỉ dành cho những tổ phụ của Y-sơ-ra-ên, nhưng cho tất cả dân sự của Ngài. Giao ước đó vẫn tồn tại giá trị cho đến ngày nay. Đức Giê-hô-va đã khẳng định chính Ngài là Đấng đã rút dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ nô lệ Ê-díp-tô, chứ không phải Đấng nào khác. Môi -se muốn nhắc nhở cho dân sự Chúa ghi nhớ rõ điều này mà kính sợ Chúa, yêu mến Ngài.

Điều này, chúng ta có thể áp dụng cho những người lãnh đạo Hội Thánh hôm nay rằng: Chính Đức Chúa Trời vì yêu thương loài người phạm tội từ tổ phụ. Ngài không muốn con người mà chính Ngài đã dựng nên phải bị chết mất trong hồ lửa. Vì vậy, bởi lòng yêu thương, nên Ngài đã phó Con một của mình là Chúa Jesus vào đời để chết thay cho loài người, hầu cứu những ai tin cậy Ngài. Huyết Chúa sẽ bôi xóa tội lỗi và nhận được sự sống đời đời. Môi-se không muốn dân Y-sơ-ra-ên lại sa ngã trong những lỗi lầm, sẽ cho rằng những thần khác đã dẫn họ ra khỏi xứ nô lệ! Điều này sẽ phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Đó là tội thờ thần tượng, là tội lỗi Đức Giê-hô-va gớm ghiếc! Môi-se cũng không muốn dân Y-sơ-ra-ên vì sự thiếu trí hiểu mà quên ơn Đức Chúa Trời.

Ngày nay, con dân Chúa cũng dễ lắm, sẽ quên ơn Đức Chúa Trời là Đấng vì lòng yêu thương họ, nên đã phó chính mạng sống con mình; chết thay để chuộc tội cho những ai tin nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa. Lòng con người hay nao núng, sa ngã và sa vào cái bẫy cám dỗ của Sa-tan và ma quỉ. Con dân Chúa rất có thể thờ nhiều thần cùng một lúc. Rất có thể họ vừa thờ Chúa, lại vừa thờ Phật, thờ tượng Đức Mẹ Ma-ri-a, thờ các Thánh Thần của những giáo chủ khác.

Tôi có đọc trên trang mạng xã hội, có một vị Giáo sư rất trí thức, đã từng dạy ở một trường đại học ở tại Việt Nam; ông viết trên mạng Facebook rằng: "Người thân thương của tôi là những người thầy, người bạn, các vị tu hành, các bạn đồng nghiệp, học trò, sinh viên...Tôi tôn thờ tất cả thần thánh gọi chung đó là Trời." Khổ nổi, là vị Giáo sư này không phân biệt được Đức Chúa Trời là Đấng chỉ có một! Con cái Chúa ngày nay, nếu không được học hỏi lời Chúa cho vững vàng, thì rất dễ mắc phải sai lầm này. Tôi cũng đã nghe về trường hợp có những con cái Chúa, đi nhà thờ vào Chúa nhật; lại đi đến chùa để cúng Phật vào ngày rằm và mồng một. Vừa đọc lời Chúa, lại vừa xin xăm, bói quẻ!

Thật vô cùng nguy hại cho đời sống đức tin vì mắc phải trọng tội với Đức Chúa Trời. Ngài sẽ trừng phạt tội thờ hình tượng! Điều này, cho thấy trách nhiệm của người chăn bầy rõ ràng hơn

Page 31: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

trong việc dạy lời Chúa cho dân sự của Ngài. Hình thức của việc thờ thần tượng ngày nay ra sao, sẽ được trình bày trong phần kế tiếp.

"Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác"(Phục Truyền 5:7) Câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên được chép trong Sáng Thế Ký, (chương 32: 1-6) là bằnng chứng cụ thể cho việc thờ thần tượng. "Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, vội bỏ đạo ta truyền dạy, đúc một con bò tơ, mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên! Đây là các thần đã dẫn các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân này, kìa là một dân cứng cổ. Vả, bây giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thịnh nộ ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi!"

"Ngươi chớ có làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống như những vật trên trời cao kia, hoặc ở nơi đất thấp này, hoặc trong nước dưới đất"(Phục Truyền 5:8).

Ngày nay, có thể con cái Chúa không đúc tượng con bò bằng vàng để thờ lạy, nhưng lại thờ lạy hình tượng bằng nhiều hình thức khác, chẳng hạn như thờ tiền bạc, danh vọng, chạy theo những thú vui vật chất, hoặc những say mê khác. Thay vì đặt Chúa lên trên tất cả mọi sự, lại xem Chúa chỉ là một Đấng để cầu cứu lúc khó khăn. Còn khi bình thường, lại bị cuốn trôi theo những thú vui trần thế. Trách nhiệm của người chăn bầy, là dạy dỗ cho con cái Chúa biết tôn cao danh Chúa, là ưu tiên số một trong đời sống. Quan tâm, hướng dẫn con cái Chúa đi đúng lời Chúa, nhờ cậy một mình Ngài, đó là phẩm hạnh nhiệt thành mà người chăn bầy cần có.

"Ngươi chớ lấy danh của Đức Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va không cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi"(Phục Truyền 5: 11).

Một số con cái Chúa ngày nay vì thiếu hiểu biết, nên hay lạm dụng danh Chúa trên môi miệng của mình, kêu danh Chúa như một thói quen, không có sự tôn trọng. Đó cũng là sự phạm tội. Tôi thường nghe người Mỹ hay nói "Oh, my God!" trong những cuộc đàm thoại để biểu hiện một sự ngạc nhiên thú vị, hoặc một sự đáng tiếc nào đó. Hành động này, nếu là con dân Chúa thì thật là đáng trách vì không hiểu biết điều răn của Chúa. Một số con dân Chúa người Việt, cũng bắt chước cách lạm dụng xưng danh Chúa như một hành động vô tư! Chính vì những sai phạm này, mà người lãnh đạo thuộc linh cần có sự quan tâm và đầu tư trong sự dạy lời Chúa hầu giúp cho con cái Chúa biết nhờ cậy Chúa, vâng giữ điều răn và mạng lịnh Chúa. Ngoài ra, một số người còn lợi dụng danh Chúa để mưu cầu những ích lợi cá nhân, tư kỷ; lừa gạt con dân Chúa bằng danh của Ngài! Đó là tội trọng, Đức Chúa Trời gớm ghiếc!

b.Thực hành nếp sống đạo

Hiếu kính cha mẹ (Phục Tr 5: 16-21)

Page 32: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Đối với đạo đức thế gian vẫn luôn đề cao những gương hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay trong một số quốc gia tiên tiến, con người bận rộn đến nỗi không còn thì giờ để chăm sóc cho cha mẹ lúc về già. Họ thường đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Đành rằng nơi đây có những phương tiện về y tế, chăm sóc tốt hơn ở gia đình. Nhưng cha mẹ rất cô đơn vì không có những người thân yêu bên cạnh. Người chăn bầy chiên của mình, nên nhắc nhở con cái Chúa luôn kính trọng, yêu thương, chăm sóc, thăm viếng, an ủi cha mẹ lúc về già. Đó là bổn phận của con cái và cũng là một trong những điều răn của Chúa.

Truyền dạy điều răn và các mạng lịnh (Phục Truyền 5: 31).

"Còn ngươi, hãy ở lại đây với ta, ta sẽ truyền các điều răn, luật lệ và mạng lịnh mà ngươi sẽ dạy lại cho, để chúng nó làm theo các điều đó trong xứ ta sẽ ban cho họ nhận lấy."

Vâng theo mạng linh của Đức Giê-hô-va để được phước (Phục Tr. 5: 33).

"Các ngươi khá đi theo trọn đường mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã chỉ cho, để cho các ngươi được sống, hưởng phước, và ở lâu dài trong xứ mà mình đã nhận được."

c. Kính yêu Chúa hết lòng (Phục truyền 5: 4, 5).

"Hãy hết lòng nương cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con."

Thông thường, bản chất con người hay bội bạc ngay cả con dân Chúa. Dân Y-sơ-ra-ên là một bằng chứng cụ thể cho những người thường quên ơn Chúa. Chính Ngài đã dùng Môi-se để giải cứu họ ra khỏi xứ nô lệ Ê-díp-tô; nhưng họ luôn quên ơn của Ngài, trở lòng thờ phượng hình tượng là con bò vàng do họ đúc lên:

"Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, vội bỏ đạo ta truyền dạy, đúc một con bò tơ, mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên, đây là các thần đã dẫn ngươi lên khỏi xứ E-dip-tô. Đức Giê-hô-va phán Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân này, kìa là một dân cứng cổ!"(Xuất 32: 7-10).

Tóm lại, bản tính yếu đuối của con người thường hay bội bạc và quên ơn Chúa. Đây là bài học để giúp cho người chăn bầy; cần phải gần gũi con cái Chúa thường xuyên, để nhắc nhở họ chớ quay lưng lại với Đức Chúa Trời, là Đấng đã và đang ban ơn lành trên đời sống họ. Chớ đem lòng phản trắc khi gặp nguy biến. Hãy hết lòng thờ kính Đức Chúa Trời trong bất cứ cảnh ngộ nào dù thuận cảnh hay nghịch cảnh. Bí quyết giúp cho con dân Chúa không gì khác hơn là trang bị lời Chúa cho bầy của mình vững vàng, thì họ mới không bị lung lay khi đối đầu với những gian truân, hoạn nạn. Luyện tập cho con dân Chúa lòng kiên nhẫn; khuyến khích họ đặt đức tin trên nền tảng vững chắc trong Chúa Jesus.

Page 33: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Muốn giúp đỡ cho con cái Chúa luôn có tấm lòng nhờ cậy Chúa; trước hết chính bản thân người chăn phải có được đức tính này. Không bao giờ trông đợi sự giúp đỡ nơi con người. Tin cậy Chúa trong mọi hoàn cảnh dù trong phước hạnh hay trong lúc gian truân; luôn nhận biết rằng Chúa khôn bao giờ lìa bỏ chúng ta:

"Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô-suê 1:9).

Biết được lời hứa của Chúa như vậy, thái độ của mỗi chúng ta là tin cậy tuyệt đối, nắm chặt lấy lời Chúa và có một thái độ thờ kính Ngài một cách chân thành:

"Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Đức Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi" (Phục Truyền 6: 5).

Con người thường làm cho chúng ta thất vọng, vì họ không thể làm được tất cả điều họ nói. Qua những kỳ tranh cử tổng thống, thường các ứng viên hứa hẹn nhiều thứ, nghe thật là hấp dẫn để thu hút phiếu bầu. Nhưng sau khi đắc cử mọi việc đâu vào đó, ít khi họ thực hiện được những gì họ đã cam kết. Nhưng đối với Đức Chúa Trời, Ngài luôn giữ những gì Ngài đã phán và thi thố quyền năng trên cõi vũ trụ, con người cũng như vạn vật. Không có gì là khó đối với Đức Chúa Trời.

Có lẽ Gióp là nhân vật tiêu biểu cho sự khốn khó, hoạn nạn mà chúng ta thấy trong Kinh Thánh. Nhưng trong tận cùng của sự đau đớn trên thân thể ghẽ lở của mình, con cái, tài sản mất hết; nhưng tấm lòng ông vẫn tin cậy nơi sự nhân từ và công bình của Đức Chúa Trời:

"Gióp thưa với Đức Chúa Trời rằng: Tôi biết Chúa có thể làm được mọi sự, chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm... Trước tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ mắt tôi đã thấy Ngài: Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi"(Gióp 42:1, 2, 5, 6).

Chính đức tin này, mà Đức Chúa Trời đã bù đắm cho Gióp về sự ban cho không xiết kể sau thử thách. Đời sống của con dân Chúa nói chung, và người chăn bầy nói riêng luôn luôn đối diện với bệnh tật, đau đớn, sự chết chóc, tang chế, nghèo thiếu, tù đày,vv. Có lẽ không một ai tránh khỏi, không ít thì nhiều đều phải phải trải qua những hoạn nạn. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây, chính là đức tin và thái độ của mỗi người chăn trong cơn hoạn nạn thử thách thách ấy. Chúng ta có bằng lòng chấp nhận lấy nghịch cảnh hay phàn nàn, trách móc Chúa?

Đức Chúa Trời luôn nhìn thấy mọi hoàn cảnh, gian nan của con dân Chúa. Con người có thể không quan tâm đến nỗi đau hay hoạn nạn của người khác. Nhưng, đối với Đức Chúa Trời thì không bao giờ bỏ rơi con dân của Ngài, trừ phi chúng ta khước từ ân điển và sự nhân từ của Chúa. Những cơn bão của đời sống chắc chắn rồi sẽ qua, "hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai." Nhưng, lời phán hứa của Chúa không bao giờ thay đổi. Cho nên, đầy tớ của Chúa là người chăn dắt con dân Chúa trước hết phải là tấm gương trong sự trông cậy. Nếu người chăn luôn mệt mỏi, ngã lòng, chán nản, thiếu sự cậy trông nơi Đức Chúa Trời; thì không thể lãnh đạo dân sự của Chúa được.

Page 34: NHỜ CẬY CHÚA - songdaoonline.com CAY CHUA.pdflời Ngài cách trọn vẹn, không thể bước đi hàng hai giữa đời và đạo. Người chăn bầy, phải là tấm

Người chăn bầy phải mạnh mẽ trong những cơn thử thách, dám đương đầu với những nguy khốn. Gương của những môn đệ của Chúa Jesus trong Kinh Thánh như Phao Lô, Phi-e-rơ, Gia-cơ...đã không sợ hãi trước tù đày, bắt bớ, sự đánh đập, bị chặt đầu, đóng đinh và cuối cùng là sự chết. Nhưng tất cả hoạn nạn đó, không thể làm nao sờn sự trông cậy vào niềm tin về sự cứu rỗi; và cuộc sống thiên đàng mà Chúa Jesus đã phán hứa. Tôi muốn mượn câu Kinh Thánh sau đây để kết thúc chương này:

"Vả đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy"(Hê-bơ-rơ 11: 1).