mỤc l - tvtth.hcmussh.edu.vntvtth.hcmussh.edu.vn/resources/docs/subdomain/tvtth/hoithao/... · 2....

122
1

Upload: others

Post on 10-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

2

MỤC LỤC

1. Bài học từ các chính sách truy cập mở trên thế giới ...................................................... 3

2. Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu trong hoạt động thư viện điện tử ........................................ 16

3. Đánh giá trình độ kiến thức thông tin của học sinh trung học phổ thông tại VN ........ 25

4. Hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin mở tại Thư

viện Trung tâm ĐHQG-HCM ...................................................................................... 35

5. Đào tạo kiến thức số cho sinh viên trong thư viện đại học .......................................... 41

6. Hợp tác giữa cán bộ thư viện với giáo viên và việc xây dựng nguồn học liệu trong

trường phổ thông .......................................................................................................... 49

7. Khai thác nguồn tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học trong TVĐH .............. 55

8. Khóa học đại trà trực tuyến mở xu hướng phát triển giáo dục đại học ........................ 61

9. Không gian dữ liệu mở, một xu hướng xây dựng thư viện số ...................................... 71

10. Quản lý, chia sẻ và truy cập dữ liệu nghiên cứu .......................................................... 81

11. Thư viện số và văn hóa xã hội ...................................................................................... 88

12. Tìm hiểu các công cụ chia sẻ và phổ biến tri thức trong chu trình quản trị tri thức tích

hợp ................................................................................................................................ 95

13. Truy cập mở phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong TVĐH .......... 100

14. Ứng dụng và xu hướng phát triển của khai thác dữ liệu ............................................ 106

15. Vai trò của truy cập mở trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở VN ...... 111

16. Xây dựng bộ sưu tập số phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng

viên, học viên trường Đại học An ninh Nhân dân ...................................................... 118

3

BÀI HỌC TỪ CÁC CHÍNH SÁCH TRUY CẬP MỞ TRÊN THẾ GIỚI

Lê Trung Nghĩa, [email protected]

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở,

Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT)

Đặt vấn đề

Ngày 27/05/2016, Ủy ban châu Âu đã ra thông cáo báo chí [8] về việc “Tất cả các bài

báo khoa học sẽ được truy cập tự do tới năm 2020”. Thông cáo báo chí còn nêu: “Truy cập

mở ngụ ý rằng các xuất bản phẩm khoa học về các kết quả nghiên cứu được các khoản vốn

công - tư và nhà nước hỗ trợ phải được truy cập tự do bởi tất cả mọi người”.

Đi ngược lại thời gian mấy năm về trước để tìm kiếm các chính sách có liên quan tới

truy cập mở của một số tổ chức, quốc gia để học hỏi về các khái niệm, các cách thức chuẩn

bị và triển khai truy cập mở và quan trọng hơn là để trả lời cho câu hỏi “vì sao lại là truy

cập mở”, từ đó rút ra được những bài học nhằm đưa ra các gợi ý cho Việt Nam, là mục đích

chính của bài viết này.

1. Định nghĩa về Truy cập Mở - OA (Open Access)

Chính sách truy cập mở của Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn

hóa (UNESCO) [5], đã nêu khái niệm 'truy cập công bằng' như sau:

“Truy cập công bằng tới khoa học không chỉ là một yêu cầu có tính xã hội và đạo đức

đối với sự phát triển của loài người, mà còn là cơ bản cho việc hiện thực hóa tiềm năng

đầy đủ của các cộng đồng khoa học toàn thế giới và cho việc định hướng sự tiến bộ khoa

học hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của loài người”.

Tại Hội nghị Khoa học Thế giới, 1999, do UNESCO và ICSU tổ chức, khái niệm 'truy

cập mở' lần đầu tiên được nêu trong một tài liệu như sau:

Có nhiều mức và dạng truy cập rộng hơn và dễ dàng hơn tới tài liệu này. Bằng việc

'truy cập mở' tới tài liệu này, chúng tôi ngụ ý tính sẵn sàng tự do trên Internet công khai,

cho phép người sử dụng bất kỳ đọc, tải về, sao chép, phân phối, in ấn, tìm kiếm, hoặc liên

kết tới toàn văn các bài báo, xem chúng để đánh chỉ mục, truyền chúng như là các dữ liệu

tới các phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác, không có

các rào cản về tài chính, pháp lý, hoặc kỹ thuật khác ngoài những rào cản không thể tách

rời khỏi sự truy cập tới Internet. Ràng buộc duy nhất về tái sản xuất và phân phối, và vai

trò duy nhất về bản quyền trong lĩnh vực này, là nên trao cho các tác giả sự kiểm soát đối

với tính toàn vẹn của tác phẩm và quyền được hiểu và trích dẫn chính xác của họ [11].

Dù là theo định nghĩa nào, thì khái niệm truy cập mở cũng đều có nghĩa là loại bỏ mọi

rào cản để bất kỳ ai cũng được truy cập tự do tới tất cả các kết quả đầu ra của các công trình

nghiên cứu được Nhà nước cấp vốn.

Khái niệm truy cập mở khẳng định một nguyên tắc bất di bất dịch như sau:

'Nguyên tắc theo đó các kết quả nghiên cứu từng được nhà nước cấp tiền sẽ được truy

cập tự do trong phạm vi công cộng là nguyên tắc đầy sức thuyết phục, về cơ bản không cãi

lại được' [2].

4

2. Các dạng và mức truy cập mở

Ngay cả trong định nghĩa đầu tiên về truy cập mở của Sáng kiến Truy cập Mở

Budapest, chúng ta đã thấy có gợi ý rằng đối với một tài liệu, dù là truy cập mở, cũng có

nhiều mức và dạng truy cập mở khác nhau, như được chi tiết hóa bên dưới đây.

Có 2 cơ chế, còn được gọi là 2 con đường, cho truy cập mở:

Truy cập mở 'Vàng' (Gold OA): việc xuất bản theo cách thức cho phép truy cập tức

thì tới bất kỳ ai bằng điện tử và không mất tiền. Các nhà xuất bản có thể bù đắp các chi phí

của họ thông qua một số cơ chế, như thông qua các khoản thanh toán từ các tác giả được

gọi là các khoản tiền xử lý bài báo - APCs (Article Processing Charges), hoặc thông qua

quảng cáo, tài trợ hoặc các khoản bao cấp khác.

Truy cập mở 'Xanh' (Green OA): ngụ ý việc ký gửi kết quả nghiên cứu đã được thẩm

định ngang hàng vào kho lưu trữ điện tử. Các kho có thể được cơ sở của nhà nghiên cứu

quản lý, nhưng các kho được chia sẻ hoặc theo chủ đề cũng được sử dụng chung. Sự truy

cập tới kết quả nghiên cứu có thể được trao hoặc tức thì hoặc sau một khoảng thời gian cấm

vận được đồng thuận.

Hình 1. Các cơ chế - con đường truy cập mở

Bên cạnh các cơ chế - con đường, còn có 2 mức truy cập mở có thể phân biệt được:

Truy cập mở không mất tiền (Gratis OA): truy cập không mất tiền trên trực tuyến.

Truy cập mở tự do (Libre OA): truy cập không mất tiền trên trực tuyến cộng thêm

với các quyền sử dụng bổ sung khác nhau. Các quyền sử dụng bổ sung đó thường được trao

qua việc sử dụng các giấy phép Creative Commons nhất định khác nhau. Truy cập mở tự

do là tương đương với định nghĩa về truy cập mở trong Sáng kiến Truy cập Mở Budapest,

Tuyên bố Bethesda về Xuất bản Truy cập Mở và Tuyên bố Berlin về Truy cập Mở tới Tri

thức trong các khoa học và nhân văn.

3. Khác biệt giữa truy cập mở và tài nguyên giáo dục mở

Hiện nay chúng ta đang nói nhiều về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational

Resources). Vì vậy câu hỏi thường gặp là truy cập mở (OA) và tài nguyên giáo dục mở

5

(OER) khác nhau như thế nào? Câu trả lời có trong tài liệu 'Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên

giáo dục mở (OER)' [10].

Xuất bản truy cập mở là khái niệm quan trọng, nó rõ ràng có liên quan tới - nhưng

khác biệt với - khái niệm OER.

Wikipedia lưu ý rằng 'truy cập mở' thường được dùng để chỉ : (1) '(xuất bản) truy cập

mở'; hoặc (2) 'truy cập tới tư liệu (chủ yếu các xuất bản phẩm khoa học) thông qua Internet

theo một cách thức sao cho tư liệu đó là tự do cho tất cả mọi người để đọc, và sử dụng (hoặc

sử dụng lại) ở các mức độ khác nhau'; hoặc (3) 'tạp chí truy cập mở, các tạp chí trao sự truy

cập mở cho tất cả mọi người hoặc một phần đáng kể các bài báo của chúng'. “Xuất bản truy

cập mở” thường được dùng để chỉ các xuất bản phẩm nghiên cứu khoa học được phát hành

theo một giấy phép mở. OER là các tư liệu dạy và học được phát hành theo một giấy phép

mở. Rõ ràng, đặc biệt trong giáo dục đại học, có một sự chồng lấn, khi các xuất bản phẩm

nghiên cứu khoa học thường tạo thành một phần quan trọng của toàn bộ tập hợp tư liệu mà

sinh viên cần truy cập để hoàn thành việc học tập, nghiên cứu của họ một cách thành công,

đặc biệt ở bậc sau đại học.

Truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở hay dữ liệu mở có những phần giống nhau, có

sự chồng lấn nhau nhưng là những khái niệm khác nhau và có khả năng phân biệt được. Dù

vậy, nên áp dụng sự khác biệt vì nó cho phép thảo luận và lên kế hoạch có nhiều sắc thái

hơn về các dạng giấy phép mở thích hợp nhất cho các dạng tài nguyên khác nhau.

4. Chính sách truy cập mở của một số tổ chức

Bài viết này xem xét chính sách truy cập mở của một số tổ chức được nêu bên dưới.

4.1. Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới

Ngày 02/04/2012, Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank) đã xuất bản tài liệu 'Chính

sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất bản phẩm chính thức' [1]. Ngoài các

nội dung quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các nhân viên của WB và các bên đối tác

khi tạo ra các xuất bản phẩm được áp dụng chính sách có hiệu lực từ ngày 01/07/2012, điều

đáng lưu ý nhất là chính sách đề cập tới các giấy phép Creative Commons cụ thể cho các

xuất bản phẩm truy cập mở được ký gửi vào Kho Tri thức Mở của WB như sau:

1. Giấy phép CC BY-NC-ND (Creative Commons Attribution Non-Commercial No-

Derivative) là giấy phép Creative Commons “ghi công, phi thương mại, không có

phái sinh” - phù hợp với truy cập mở không mất tiền (Gratis OA) - cho phép các

bên thứ 3 phân phối tác phẩm không cần sự cho phép rõ ràng từ người nắm giữ bản

quyền, nhưng không vì các mục đích thương mại và không xây dựng dựa vào tác

phẩm đó được, miễn là bên thứ 3 thừa nhận tác phẩm đó theo cách được người cấp

phép chỉ định (nhưng không theo bất kỳ cách gì gợi ý rằng người cấp phép thừa

nhận cho bên thứ 3 hoặc sử dụng tác phẩm của bên thứ 3)

2. Giấy phép CC BY (Creative Commons Attribution) là giấy phép “ghi công” của

Creative Commons - phù hợp với truy cập mở tự do (Libre OA) - nó cho phép các

bên thứ 3 phân phối, sử dụng lại, và xây dựng dựa vào tác phẩm đó, bao gồm cả

6

cho các mục đích thương mại, không cần sự cho phép rõ ràng nào từ người nắm

giữ bản quyền, miễn là bên thứ 3 đó thừa nhận tác phẩm theo cách được người cấp

phép chỉ định (nhưng không theo bất kỳ cách gì gợi ý rằng người cấp phép thừa

nhận cho bên thứ 3 hoặc sử dụng tác phẩm của bên thứ 3)

Chi tiết các khoản mục nội dung của chính sách này, xin xem tài liệu [1].

4.2. Chính sách truy cập mở của UNESCO

Chính sách này được xuất bản vào ngày 31/07/2013, chi tiết xem trong tài liệu [5].

Ngoài các nội dung quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các nhân viên của

UNESCO và các bên đối tác khi tạo ra các xuất bản phẩm được hưởngchính sách có hiệu

lực từ ngày 31/07/2013, một vài điều đáng lưu ý nhất là việc chính sách đó đề cập tới hệ

thống các giấy phép Creative Commons dành cho các tổ chức liên chính phủ - IGO

(Intergovernmental Organizations), hay còn được gọi là Creative Commons IGO5, đặc biệt

nhấn mạnh tới quyền sở hữu tài liệu và thời hạn cấm vận đối với việc xuất bản truy cập mở,

cụ thể đối với:

1. Bất kỳ nhân viên nào của UNESCO: các tài liệu được Ban biên tập xuất bản

(Publications Board) đã phê chuẩn trong hoặc sau ngày 31/07/2013 sẽ được xuất bản

theo giấy phép CC BY-SA, với tất cả các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan thuộc về

UNESCO.

2. Bất kỳ người ngoài nào đối với UNESCO là các đồng tác giả của xuất bản phẩm của

một nhân viên UNESCO sẽ nhượng lại bản quyền cho UNESCO và tác phẩm cũng

sẽ được xuất bản với giấy phép CC BY-SA.

3. Bất kỳ xuất bản phẩm nào được một nhân viên của UNESCO sản xuất hoàn toàn và

được một nhà xuất bản bên ngoài xuất bản, thì UNESCO giữ lại bản quyền của xuất

bản phẩm đó. Nếu được nhà xuất bản cho phép (có thương lượng), thì giấy phép CC

BY-SA sẽ được sử dụng.

4. Các tài nguyên được các nhà xuất bản bên ngoài xuất bản mà đã nhận được vốn cấp

toàn bộ hoặc một phần từ UNESCO sẽ được áp dụng theo một trong các giấy phép

CC IGO, với giai đoạn cấm vận chấp nhận được nếu được nhà xuất bản yêu cầu

nhưng không vượt quá 12 tháng. Các đối tác xuất bản bên ngoài sẽ được khuyến

khích mạnh mẽ áp dụng giấy phép tự do nhất có thể.

5. Bất kỳ tài nguyên nào khác của UNESCO được các nhà xuất bản bên ngoài xuất bản

phải tuân thủ các yêu cầu của nhà xuất bản. Dù vậy, UNESCO sẽ giữ lại quyền tác

giả và sự kiểm soát hoàn toàn bản quyền cho nội dung của riêng mình.

6. Bất kỳ nội dung nào được xuất bản trước ngày 31/07/2013 và theo đó UNESCO sở

hữu các quyền, được coi là theo Truy cập Mở và được phát hành trên cơ sở từng

trường hợp một theo một trong 3 giấy phép sau đây: CC BY-SA, CC BY-NC-SA và

CC BY-ND.

7. Chính sách không áp dụng cho các xuất bản phẩm mà UNESCO đã tham gia vào các

thỏa thuận đặc biệt với các nhà tài trợ, các cơ quan hoặc các nhà xuất bản bên ngoài

7

trước 31/07/2013.

8. Bất kỳ tư liệu nào (như các hình ảnh, hình minh họa, đồ thị, ...) được sử dụng trong

một xuất bản phẩm không được áp dụng Chính sách này, trừ phi (1) UNESCO sở

hữu đầy đủ các quyền hoặc (2) sự sử dụng của nó hoàn toàn không bị hạn chế (theo

giấy phép CC BY hoặc tương đương).

Có thể nói, dải các giấy phép Creative Commons được sử dụng trong chính sách truy

cập mở của UNESCO là rộng hơn so với của WB. Trong khi WB sử dụng 2 loại giấy phép

là CC BY và CC BY-NC-ND, thì UNESCO đã nhắc tới 4 loại giấy phép Creative Commons

trong chính sách của mình là: CC BY, CC BY-SA, CC BY-NC-SA, CC BY-ND.

4.3. Chính sách về truy cập mở của RCUK

Tài liệu 'Chính sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ', Hội đồng Nghiên

cứu của Vương quốc Anh - RCUK (Research Councils UK), xuất bản 08/04/2013. Bản thân

tiêu đề đã cho thấy tài liệu không chỉ nói về chính sách truy cập mở, mà còn về các chỉ dẫn

hỗ trợ, đặc biệt khi mà RCUK là một trong các cơ quan cấp vốn chính cho nghiên cứu ở

Vương quốc Anh. Tóm tắt các phần của tài liệu được nêu bên dưới. Chi tiết xin xem tài liệu

số [4].

Sau đây là một số điều đáng lưu ý nhất trong chính sách truy cập mở của RCUK. Giai

đoạn quá độ: RCUK nhận thức được rằng con đường hướng tới truy cập mở đầy đủ là một

quá trình và không phải là một sự kiện duy nhất và vì thế nó được kỳ vọng tuân thủ sự phát

triển qua một giai đoạn chuyển tiếp được biết trước sẽ là 5 năm.

1. Mục tiêu của chính sách. Các Hội đồng Nghiên cứu làm việc để đảm bảo rằng đầu

tư của nhà nước vào nghiên cứu có được sự hoàn vốn tối đa về kinh tế và xã hội.

Một trong những cách thức để đạt được điều này là thông qua truy cập mở. Chính

sách về truy cập mở của RCUK nhằm đạt được sự truy cập tức thì, không bị hạn chế,

trực tuyến tới các tài liệu nghiên cứu được thẩm định ngang hàng và được xuất bản,

tự do không mất tiền truy cập.

2. Phạm vi. Chính sách này áp dụng cho các bài báo nghiên cứu được thẩm định ngang

hàng (gồm việc rà soát lại các bài báo không được các nhà xuất bản ủy quyền), thừa

nhận Hội đồng Nghiên cứu cấp vốn, được đệ trình để xuất bản từ 01/04/2013, và

được xuất bản trong các tạp chí hoặc các kỷ yếu hội nghị.

3. Tất cả các tài liệu nghiên cứu được RCUK cấp vốn phải đưa vào các chi tiết cấp vốn

hỗ trợ nghiên cứu và, nếu được, một tuyên bố về cách mà các kết quả nghiên cứu -

như các dữ liệu, các mẫu hoặc các mô hình - có thể được truy cập.

4. Khoản tiền Xử lý Bài báo - APC (Article Proccessing Charges) - Từ 01/04/2013,

thanh toán các APC và các khoản tiền xuất bản có liên quan tới nghiên cứu được

RCUK cấp vốn được hỗ trợ thông qua các trợ cấp trọn gói truy cập mở của RCUK

cung cấp cho các tổ chức nghiên cứu hợp pháp.

5. Giai đoạn cấm vận. RCUK sẽ chấp nhận độ trễ không lớn hơn 6 tháng giữa sự xuất

bản trực tuyến và bản thảo cuối cùng được chấp nhận trở thành truy cập mở. Trong

8

các tài liệu về các môn khoa học nghệ thuật, xã hội và nhân văn (chúng sẽ chủ yếu

được AHRC và ESRC cấp vốn - các cơ quan cấp vốn nghiên cứu khác của Vương

quốc Anh), thì giai đoạn cấm vận tối đa sẽ là 12 tháng.

Hình 2. Cây quyết định về truy cập mở và giai đoạn cấm vận của RCUK

1. Trong triển khai và tuân thủ, RCUK sẽ cho phép vài sự linh hoạt trong triển khai

chính sách của mình, bao gồm việc xem xét độ dài các giai đoạn cấm vận, trong giai

đoạn quá độ. Một rà soát lại triển khai dựa vào bằng chứng sẽ có vào năm 2014. Các

rà soát lại tiếp sau sẽ diễn ra định kỳ (có thể trong 2016 và 2018).

2. Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ hướng tới truy cập mở đầy đủ, RCUK sử dụng

cây quyết định như trên Hình 2 cho nghiên cứu được cấp vốn nhà nước, được Hiệp

hội các Nhà xuất bản tạo ra. Khi sử dụng cây quyết định, nên lưu ý rằng dù ưu tiên

của RCUK là cho sự truy cập mở tức thì RCUK vẫn cho phép tiếp cận pha trộn về

truy cập mở và quyết định đi theo con đường nào - vàng hay xanh - là tùy vào ý

muốn của các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu của họ.

3. Về các giấy phép. Chính sách truy cập mở của RCUK cũng sử dụng hệ thống giấy

phép Creavite Commons, dù không nêu cụ thể giấy phép nào và đặc biệt có quan

tâm tới giấy phép CC BY và có ý định phân tích chi tiết giấy phép này ở phiên bản

sau của chính sách.

4. Quan điểm của RCUK về các kho. Đặc biệt chú trọng tới dự án về Tính tương hợp

9

của Kho - RIOxx (Repository Interoperability) và các Từ vựng cho Truy cập Mở -

V4OA (Vocabularies For Open Access) để phát triển tiêu chuẩn siêu dữ liệu kho của

Vương quốc Anh và kỳ vọng điều này sẽ sẵn sàng để áp dụng cho các kho của Vương

quốc Anh từ tháng 7/2013 trở đi.

5. Quan điểm của RCUK về thẩm định ngang hàng. Thẩm định ngang hàng là phần

sống còn của quy trình đảm bảo chất lượng nghiên cứu và RCUK muốn đảm bảo

rằng tất cả những người sử dụng có thể truy cập tới các tài liệu nghiên cứu đã được

thẩm định ngang hàng.

4.4. Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau 2014 của HEFCE

Hội đồng Cấp vốn cho Giáo dục Đại học cho nước Anh - HEFCE (Higher Education

Funding Council for England) đã xuất bản tài liệu 'Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất

sắc Nghiên cứu sau năm 2014' vào ngày 03/07/2014 và tài liệu được cập nhật vào tháng

07/2015. Một vài điểm nổi bật của chính sách được nêu bên dưới. Xem chi tiết chính sách

trong tài liệu [6].

1. Mục đích của tài liệu. Tài liệu này đưa ra các chi tiết yêu cầu rằng các kết quả đầu

ra nghiên cứu nhất định phải được truy cập mở để hợp pháp đệ trình cho Khung

Xuất sắc Nghiên cứu - REF (Research Excellence Framework) tiếp theo. Yêu cầu

này sẽ áp dụng cho các bài báo trên tạp chí và các kỷ yếu hội nghị được chấp nhận

để xuất bản sau ngày 01/04/2016.

2. Tóm tắt các điểm chính

a) Chính sách nêu rằng, để hợp pháp đệ trình cho REF sau 2014, các kết quả đầu

ra của các tác giả phải được ký gửi vào một kho theo chủ đề hoặc của cơ sở. Tư

liệu được ký gửi sẽ có khả năng phát hiện được, và một người sử dụng Internet

bất kỳ có thể tự do đọc và tải về. Yêu cầu này chỉ áp dụng cho các bài báo trên

tạp chí và các kỷ yếu hội nghị với với chỉ số ISSN (International Standard Serial

Number). Nó sẽ không được áp dụng cho các chuyên khảo, các chương sách,

các xuất bản phẩm dạng dài khác, các tài liệu làm việc, các kết quả đầu ra, hoặc

các dữ liệu nghiên cứu dựa vào thực hành hoặc có tính sáng tạo. Chính sách áp

dụng cho các kết quả đầu ra nghiên cứu được chấp nhận để xuất bản sau ngày

01/04/2016, nhưng HEFCE có thể thúc giục mạnh mẽ các cơ sở triển khai nó

ngay bây giờ.

b) Chính sách cho phép các kho tôn trọng các giai đoạn cấm vận được các nhà xuất

bản đặt ra. Ở những nơi nhà xuất bản chỉ định giai đoạn cấm vận, các tác giả có

thể tuân thủ chính sách bằng việc tiến hành ký gửi 'đóng' ('closed' deposit). Các

ký gửi đóng phải sẵn sàng để một người sử dụng Internet bất kỳ có thể tìm được

trước khi văn bản toàn văn trở nên sẵn sàng để đọc và tải về (điều sẽ xảy ra sau

khi giai đoạn cấm vận hết hạn). Nếu vẫn còn cấm vận trong ngày đệ trình REF

tiếp theo, thì các ký gửi đóng sẽ được chấp nhận cho REF đó.

c) Có một số ngoại lệ cho các yêu cầu khác nhau sẽ được chính sách này cho phép.

10

Các ngoại lệ đó bao trùm các trường hợp khi sự ký gửi từng không có khả năng,

hoặc những trường hợp truy cập mở tới tư liệu được ký gửi có thể không đạt

được theo các yêu cầu của chính sách.

3. Hành động được yêu cầu. Các cơ sở giáo dục đại học bây giờ được khuyến cáo triển

khai các quy trình và thủ tục tuân thủ theo chính sách này, có thể bao gồm việc sử

dụng kết hợp các con đường 'xanh' và 'vàng' cho truy cập mở. Các cơ sở có thể đạt

được sự tuân thủ đầy đủ mà không nảy sinh ra bất kỳ chi phí xuất bản bổ sung nào

thông qua các khoản chi phí xử lý bài báo (APC).

4. Các tiêu chí cho truy cập mở trong chính sách này gồm 3 loại yêu cầu rất quan trọng

và rất hữu ích để học hỏi: các yêu cầu ký gửi, các yêu cầu phát hiện và các yêu cầu

truy cập. Xem chi tiết các yêu cầu này trong tài liệu [6, từ trang 6 tới trang 8].

5. Về giấy phép. Chính sách này cũng sử dụng hệ thống giấy phép Creative Commons.

4.5. Chính sách truy cập mở của LSE

Trường kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn - LSE (London School of Economics

and Political Science) đã ban hành chính sách truy cập mở, có hiệu lực từ 01/01/2015. Chi

tiết xem trong tài liệu [7].

Chính sách này, trước hết, là để tuân thủ các chính sách truy cập mở của các cơ quan

cấp vốn nghiên cứu cho LSE được nêu ở bên trên như HEFCE và RCUK.

Chính sách này dành cho các nhân viên giảng dạy và nghiên cứu và các sinh viên của

LSE, tối thiểu, phải tuân theo con đường truy cập mở 'Xanh' đối với các kết quả nghiên cứu

được xuất bản và ký gửi vào kho cơ sở trên trực tuyến - LSERO (LSE Research Online) và

các tác giả nghiên cứu phải thừa nhận nguồn vốn cấp cho nghiên cứu là cơ sở của các xuất

bản phẩm và một tuyên bố về cách truy cập các kết quả nghiên cứu, như các ví dụ hoặc các

mô hình dữ liệu.

Hình 3. Tuân thủ từng bước với chính sách OA của HEFCE cho REF tiếp sau

5. Vài nhận xét rút ra từ các chính sách nêu trên

Truy cập mở, như tất cả các chính sách được liệt kê ở trên, đều nhằm mục đích làm

cho các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp tiền được tất cả mọi người truy cập tự do

và vì lợi ích của xã hội và tất cả mọi người. 'Nguyên tắc theo đó các kết quả nghiên cứu

từng được nhà nước cấp tiền sẽ được truy cập tự do trong phạm vi công cộng là nguyên tắc

đầy sức thuyết phục, về cơ bản không cãi lại được' [2, trang 5 và 18]. Hệ quả của điều này

là nó làm thay đổi cơ bản hệ thống truyền thông nghiên cứu, làm dịch chuyển từ hệ thống

11

độc giả trả tiền sang tác giả trả tiền, điều tới lượt nó đòi hỏi sự dịch chuyển trong các mô

hình kinh doanh và các quy trình xuất bản trong một môi trường cạnh tranh hơn theo một

cách thức bền vững tránh đổ vỡ, nơi các tay chơi đã thành danh và những người mới tới đều

có khả năng phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực chủ chốt như các mối liên kết giữa các

xuất bản phẩm và dữ liệu nằm bên dưới, sự xuất bản các chuyên khảo, và thí điểm về các

cơ chế thẩm định ngang hàng.

Sự dịch chuyển trong các mô hình kinh doanh và các quy trình xuất bản được đặt

trong và tính tới sự phát triển không chỉ ở riêng một quốc gia, trong trường hợp cụ thể này

là Vương quốc Anh, mà còn phải xem xét ở mức toàn cầu, và trong một giai đoạn chuyển

đổi quá độ cần thiết, với Vương quốc Anh, là khoảng 5 năm.

Sự dịch chuyển trong các mô hình kinh doanh và các quy trình xuất bản đòi hỏi sự

hợp tác và hài hòa hóa lợi ích của tất cả các bên tham gia đóng góp, điều sống còn nhưng

rất không dễ thực hiện, khi mà lợi ích của từng bên là không giống nhau, mà theo [2, mục

8.5] thì:

1. Các nhà nghiên cứu có lợi ích trong việc xuất bản và phổ biến nhanh và có hiệu quả

các xuất bản phẩm nghiên cứu. Như là các tác giả, họ có lợi ích trong việc đảm bảo

xuất bản trên các tạp chí có uy tín cao nhằm tối đa hóa cơ hội của họ để đảm bảo

ảnh hưởng và độ tin cậy cao về tác phẩm của họ, và các cơ hội họ giành được trợ

cấp nghiên cứu tiếp sau. Như là các độc giả và những người sử dụng, họ có quan

tâm đến truy cập nhanh, tự do ở thời điểm sử dụng; dễ dàng điều chỉnh; và khả

năng để sử dụng, sử dụng lại, nội dung với càng ít hạn chế có thể càng tốt. Các

trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khác có lợi ích trong việc tối đa hóa doanh

số và hiệu năng nghiên cứu của họ, trong khi luôn muốn giảm chi tiêu xuống. Các

trường đại học lớn hơn có hoạt động nghiên cứu mạnh được hưởng (và trả tiền cho)

sự truy cập tới đa số các tạp chí thích hợp cho công việc của họ; nhưng họ có thể đối

mặt với các chi phí bổ sung như là kết quả của sự dịch chuyển sang các thanh toán

ở phía của các tác giả. Các trường đại học có ít hoạt động nghiên cứu hơn có thể

thấy sự giảm bớt các chi phí như là kết quả của sự chuyển dịch như vậy.

2. Các nhà cấp vốn nghiên cứu có lợi ích trong việc đảm bảo ảnh hưởng tối đa từ

nghiên cứu chất lượng cao, và vì thế trong việc đảm bảo rằng các xuất bản phẩm nảy

sinh từ công việc được họ cấp vốn sẽ có khả năng được truy cập rộng rãi - khắp cộng

đồng nghiên cứu toàn cầu cũng như tất cả các cộng đồng khác có thể có quan tâm

về các kết quả đó - với càng ít các hạn chế càng tốt. Giống như các trường đại học,

họ cũng có lợi ích trong việc giảm thiểu các chi phí.

3. Các thư viện - đặc biệt trong khu vực giáo dục đại học - có lợi ích trong việc tối đa

hóa số lượng các tạp chí và các xuất bản phẩm nghiên cứu khác mà họ có thể cung

cấp cho các độc giả của họ, với chi phí thấp nhất có thể. Các thủ thư từng đi tiên

phong trong việc tìm cách hạn chế sự gia tăng các chi phí của các tạp chí, và trong

việc thúc đẩy sự phát triển của các kho. Họ cũng đang phát triển vai trò của mình

12

trong việc cung cấp các dịch vụ mới cho các nhà nghiên cứu trong môi trường thông

tin đã thay đổi một cách cơ bản trong thập niên vừa qua.

4. Các nhà xuất bản nhiều loại hình khác nhau: những người xuất bản hàng ngàn đầu

tạp chí và những người xuất bản chỉ một đầu tạp chí; thương mại và phi thương mại;

các nhà in ở các trường đại học và của xã hội học tập; và dựa vào đăng ký thuê bao

và truy cập mở, với nhiều mô hình vận hành khác nhau cho cả 2 dạng đó. Tất cả đều

có lợi ích trong việc duy trì bền vững và phát triển các dịch vụ để xuất bản và phổ

biến các xuất bản phẩm nghiên cứu có hiệu quả đang được sự thẩm định ngang hàng

hỗ trợ. Các nhà xuất bản dựa vào đăng ký thuê bao và truy cập mở vận hành các mô

hình kinh doanh khác nhau; nhưng cả 2 đều có lợi ích trong việc đảm bảo doanh thu

để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các tác giả và các độc giả/người sử dụng.

Đối với các nhà xuất bản dựa vào đăng ký thuê bao, sự phát triển các kho như vậy -

đặc biệt nếu các giai đoạn cấm vận và các hạn chế khác về các quyền sử dụng và sử

dụng lại được giảm thiểu - đặt ra các rủi ro gây cho họ lo ngại lớn, vì điều này có

thể làm xói mòn các mô hình kinh doanh bằng việc cản trở họ lấy lại các chi phí của

mình. Đối với các nhà xuất bản truy cập mở, những phát triển như vậy là không thực

sự quan trọng vì họ đã lấy lại các chi phí trước đó thông qua các APC; các kho chỉ

đơn giản cung cấp kênh bổ sung cho sự phổ biến các bài báo họ xuất bản.

5. Các xã hội học tập có lợi ích trong việc duy trì bền vững sự hỗ trợ của họ cho xuất

bản và phổ biến nghiên cứu chất lượng cao và cũng là cho công việc của họ vì lợi

ích của công chúng trong việc thúc đẩy, hỗ trợ mở rộng tri thức trong các chuyên

ngành mà họ đại diện Bất kỳ rủi ro nào cho thặng dư mà họ đảm bảo thông qua các

xuất bản phẩm của họ cũng gây nguy hiểm cho các hoạt động rộng rãi của các xã

hội được tài trợ bởi nguồn thặng dư từ các xuất bản phẩm đó.

Để gia tăng truy cập mở, có 3 cơ chế có quan hệ mật thiết với nhau cần phải được xem

xét kỹ lưỡng trong giai đoạn chuyển đổi quá độ, đó là: (1) Các tạp chí dựa vào thuê bao;

(2) Các tạp chí truy cập mở và (3) Các kho, đặc biệt là các kho theo chủ đề. Làm thế nào

để có được chính sách từ tất cả các bên tham gia đóng góp sao cho 3 cơ chế đó làm việc

được hiệu quả mà không loại trừ lẫn nhau, phụ thuộc vào sự phối hợp và hợp tác của tất cả

các bên tham gia đóng góp, như các trường đại học, các nhà cấp vốn, các thư viện, các nhà

xuất bản, các xã hội học tập, các nhà nghiên cứu. Có lẽ chính vì thế mà Vương quốc Anh

đã thành lập ra nhóm nghiên cứu với các đại diện từ tất cả các bên tham gia đóng góp đó -

Nhóm Finch - để nghiên cứu thực tế hệ thống truyền thông nghiên cứu nhằm đưa ra các đề

xuất phù hợp thực tiễn nhất cho Chính phủ trong khi vẫn đảm bảo tương đối quyền lợi của

các bên.

Thực tế ở Vương quốc Anh chỉ ra rằng, trong giai đoạn chuyển đổi, nhiều nhà xuất

bản áp dụng mô hình lai, nghĩa là doanh thu của họ vừa dựa vào sự thuê bao và vừa dựa vào

các khoản tiền xử lý các bài báo (APC) cho xuất bản truy cập mở. Các nhà cấp vốn chính

cho nghiên cứu của Vương quốc Anh, như RCUK hoặc HEFCE đều có các chính sách cấp

13

vốn cho các APC cho các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục công lập có tăng cường

nghiên cứu hoặc trực tiếp cả gói, hoặc gián tiếp để xây dựng các quỹ thanh toán cho các

APC tại các cơ sở đó. Chính vì vậy, cây quyết định về truy cập mở và giai đoạn cấm vận

của RCUK như trên Hình 2 rất đáng được quan tâm xem xét.

Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ, đầu tư cho hệ thống truyền thông nghiên cứu

không giảm đi (do những khoản tiết kiệm được từ truy cập mở có khả năng tạo ra), mà tăng

lên, đặc biệt từ các nguồn vốn cấp của nhà nước, cả cho: (1) các tạp chí truy cập mở thông

qua các APC; (2) cho việc mở rộng cấp phép truy cập tới lượng người sử dụng lớn hơn với

số lượng nhiều hơn các tạp chí cho các khu vực giáo dục và y tế; (3) các kho và (4) các vấn

đề khác có liên quan tới truy cập mở. Tất cả các khoản đầu tư này, dù là một lần hay thường

niên, hầu hết, như đối với Vương quốc Anh, là từ ngân sách nhà nước.

Về các giấy phép được áp dụng trong các chính sách truy cập mở được nêu ở trên,

cũng như trong các tài liệu có liên quan được nêu trong bài viết này, đều sử dụng hệ thống

giấy phép Creative Commons với các giấy phép khác nhau, thể hiện các sắc thái khác nhau

của các tư liệu mà các khái niệm đó bao trùm. Bản thân các chính sách được nêu ở trên, phụ

thuộc vào mục đích và điều kiện cụ thể của từng cơ quan hoặc tổ chức ban hành và các

nguồn vốn cấp, chỉ định các giấy phép Creative Commons khác nhau cho các tư liệu khác

nhau có sự tham gia của các nhân viên của họ với tư cách là tác giả và/hoặc đồng tác giả.

Điều này cho thấy, nếu đi theo tiếp cận truy cập mở, thì nhu cầu hiểu biết rõ về hệ thống

giấy phép Creative Commons là vô cùng lớn hiện nay.

Việc liệt kê vắn tắt chính sách truy cập mở của vài tổ chức ở trên, đặc biệt các chính

sách của các tổ chức ở Vương quốc Anh - như của RCUK, HEFCE và LSE - cho thấy các

chính sách được nghiên cứu kỹ lưỡng để từng bước triển khai truy cập mở có hiệu lực và

hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống, thể hiện rất rõ ở vài chi tiết như: (1) có giai đoạn chuyển

tiếp dự kiến 5 năm; (2) cho từng loại tư liệu chứ không phải là tất cả cùng một lúc; (3) chính

sách có dự kiến được rà soát lại và sửa đổi bổ sung từng năm một hoặc 2 năm một.

Chính sách truy cập mở trong tương lai của Vương quốc Anh đầy tiềm năng hứa hẹn,

thể hiện trong việc cả 10 đề xuất trong báo cáo của Nhóm Finch [2] đều đã được Chính phủ

Vương quốc Anh chấp nhận (ngoại trừ một điểm nhỏ có liên quan tới thuế VAT áp dụng

cho các tạp chí điện tử nhưng không cho các cuốn sách và tạp chí được in). Các khuyến cáo

của Nhóm Finch về truy cập mở trong tương lai của Vương quốc Anh gồm (xem bình luận

giải thích vì sao Chính phủ đồng ý trong tài liệu [3]):

1. Đường hướng chính sách rõ ràng nên được đặt ra hướng tới hỗ trợ xuất bản các tạp

chí truy cập mở hoặc lai, được các APC cấp vốn, như là phương tiện chính để xuất

bản kết quả nghiên cứu, đặc biệt khi nó được cấp vốn nhà nước.

2. Các Hội đồng Nghiên cứu và các cơ quan khác của khu vực nhà nước cấp vốn nghiên

cứu ở Vương quốc Anh nên thiết lập các dàn xếp có hiệu quả và mềm dẻo hơn để

đáp ứng các chi phí xuất bản các tạp chí truy cập mở và lai;

3. Hỗ trợ để xuất bản truy cập mở nên được đi kèm với các chính sách để giảm thiểu

14

những hạn chế về các quyền sử dụng và sử dụng lại, đặc biệt vì các mục đích phi

thương mại và về khả năng sử dụng các công cụ và dịch vụ mới nhất để tổ chức và

thao tác văn bản và các nội dung khác;

4. Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ sang xuất bản truy cập mở toàn cầu, để tối đa

hóa sự truy cập trong các khu vực giáo dục đại học và y tế tới các tạp chí và các bài

báo được các tác giả ở Vương quốc Anh và từ khắp nơi trên thế giới sản xuất ra còn

chưa truy cập được theo các điều khoản truy cập mở, thì các vốn cấp sẽ được mở

rộng và hợp lý hóa các giấy phép hiện có để bao trùm tất cả các cơ sở trong các khu

vực đó;

5. Các cuộc thảo luận hiện hành về cách triển khai đề xuất cho truy cập mở tới đa số

các tạp chí sẽ được cung cấp trong các thư viện công cộng khắp Vương quốc Anh

sẽ được theo đuổi với sức mạnh, cùng sự công khai và chiến dịch tiếp thị hiệu quả;

6. Các cơ quan đại diện cho các khu vực chính bao gồm cả Chính phủ trung ương và

địa phương, các tổ chức tự nguyện, và các doanh nghiệp sẽ làm việc cùng nhau với

các nhà xuất bản, các xã hội học tập, các thư viện và các tác nhân khác với sự sáng

suốt để cân nhắc các điều khoản và chi phí các giấy phép để cung cấp sự truy cập tới

dải rộng lớn các nội dung thích hợp vì lợi ích của các nhóm các tổ chức trong các

khu vực của họ; và cách thức các giấy phép như vậy có thể được cấp vốn;

7. Các cuộc thảo luận và thương thảo trong tương lai giữa các trường đại học và các

nhà xuất bản (bao gồm các xã hội học tập) về định giá các vụ làm ăn lớn và các đăng

ký thuê bao khác nên tính tới các dự định tài chính cho sự dịch chuyển sang xuất

bản các tạp chí truy cập mở và lai, các mở rộng cấp phép, và những thay đổi là kết

quả trong doanh thu được cung cấp cho các nhà xuất bản;

8. Các trường đại học, các nhà cấp vốn, các nhà xuất bản, và các xã hội học tập nên

tiếp tục làm việc cùng nhau để áp dụng kinh nghiệm trong xuất bản truy cập mở đối

với các chuyên khảo hàn lâm;

9. Hạ tầng các kho theo chủ đề và của cơ sở nên được phát triển sao cho chúng đóng

vai trò có giá trị bổ sung cho việc xuất bản chính quy, đặc biệt trong việc cung cấp

sự truy cập tới dữ liệu nghiên cứu và tư liệu xám, và trong lưu trữ số.

10. Những hạn chế về cấp vốn theo độ dài các giai đoạn cấm vận và về bất kỳ hạn chế

nào khác trong truy cập tới nội dung chưa được xuất bản theo các điều khoản truy

cập mở, sẽ được cân nhắc thận trọng, để tránh rủi ro quá đáng cho các tạp chí có

giá trị còn chưa được cấp vốn chủ yếu qua các APC. Các quy định nên được rà soát

lại phù hợp với bằng chứng có sẵn về khả năng ảnh hưởng của chúng lên các tạp

chí như vậy.

Báo cáo của Nhóm Finch [2] cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn quá độ dịch chuyển

sang truy cập mở đầy đủ, có khả năng có nhiều rủi ro cho tất cả các bên tham gia đóng góp,

cho các trường đại học, các nhà cấp vốn, các thư viện, các nhà xuất bản, các xã hội học tập,

các nhà nghiên cứu nhưng Nhóm cũng nhấn mạnh đặc biệt rằng, rủi ro lớn nhất là không

làm gì cả [2, mục 8.52, trang 109].

15

6. Thay cho lời kết

Với truy cập mở, có rất nhiều khái niệm và đi với chúng là các quy trình xử lý mới,

rất mới đối với Việt Nam, cần có thời gian để hiểu thấu và so sánh chúng với những gì đang

diễn ra trong việc truy cập tới các kết quả đầu ra của các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước,

trong hệ thống truyền thông nghiên cứu ở Việt Nam. Từ đó mới có thể có những khuyến

cáo chính xác cho Việt Nam nên làm gì và như thế nào nếu đi theo tiếp cận truy cập mở.

Có lẽ, việc đầu tiên Việt Nam có thể và nên làm, là thành lập một nhóm nghiên cứu

có đại diện từ các bên tham gia đóng góp như các trường đại học, các nhà cấp vốn, các nhà

xuất bản, và các xã hội học tập để thảo luận về hiện trạng hệ thống truyền thông nghiên cứu

ở Việt Nam và cách thức để dịch chuyển hệ thống đó sang tiếp cận truy cập mở sao cho lợi

ích của từng bên có thể hài hòa ở mức tất cả các bên đều có thể chấp nhận được.

Quyết định gần đây nhất của Liên minh châu Âu khi tuyên bố về Khoa học Mở và

chương trình Horizon 2020 của mình, với sự đầu tư kinh phí lên tới 70 - 80 tỷ EUR và các

phong trào mở, hay như phong trào giáo dục mở - tài nguyên giáo dục mở ở Mỹ [6] Vương

quốc Anh và các quốc gia khác trên thế giới [7] đã và đang được triển khai tích cực là dấu

hiệu cho thấy truy cập mở tới các kết quả của các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước là cái

đích mà thế giới hướng tới, mà Việt Nam có lẽ không có cách gì để thoái thác nếu không

muốn, như trong báo cáo của Nhóm Finch đã nêu, gặp rủi ro lớn nhất vì không làm gì cả

[2, mục 8.52, trang 109].

Tài liệu tham khảo

[1] 'Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất bản phẩm chính thức',

Ngân hàng Thế giới được xuất bản ngày 02/04/2012.

[2] 'Khả năng truy cập, tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới

các xuất bản phẩm nghiên cứu', báo cáo của Nhóm Finch, xuất bản tháng 06/2012.

[3] Thư trả lời của Chính phủ Anh cho Báo cáo của Nhóm Finch về “Khả năng truy cập,

tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm

nghiên cứu”, xuất bản ngày 16/07/2012.

[4] 'Chính sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ', Hội đồng Nghiên cứu của

Vương quốc Anh (Research Councils UK), xuất bản 08/04/2013.

[5] 'Chính sách truy cập mở của UNESCO cho các xuất bản phẩm', UNESCO xuất bản

ngày 31/07/2013.

[6] 'Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau 2014', Hội đồng Cấp

vốn cho Giáo dục Đại học cho nước Anh - HEFCE (Higher Education Funding

Council for England) xuất bản 03/07/2014, được cập nhật vào tháng 07/2015.

[7] 'Chính sách về các xuất bản phẩm truy cập mở của LSE' - Trường Kinh tế và Khoa

học Chính trị Luân Đôn - LSE (London School of Economics and Political Science),

có hiệu lực từ 01/01/2015.

[8] Thông cáo báo chí của Ủy ban châu Âu - EC (European Commission) sau cuộc họp

ngày 27/05/2016 về việc phê chuẩn các kết luận chuyển đổi quá độ hướng tới Hệ

thống Khoa học Mở.

[9] Thông tin về truy cập mở trên website của HEFCE, được dịch sang blog tiếng Việt.

[10] 'Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở (OER)', UNESCO và COL xuất bản năm

2011, 2015.

[11] http://www.budapestopenaccessinitiative.org/read

16

ĐẢM BẢO TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONG

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

Ths. Nguyễn Văn Hiệp

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQG TPHCM)

Đặt vấn đề

Hoạt động thông tin - thư viện Việt Nam nói chung và thư viện điện tử nói riêng đang

trong quá trình phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện và nâng cao chất lượng để hòa nhập với thế

giới. Thư viện ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Ngày nay, để tham

khảo một cuốn sách, giáo trình, hay luận văn, luận án… người sử dụng không nhất thiết

phải đến trực tiếp thư viện, mà chỉ cần ngồi tại nhà, thông qua kết nối internet là có thể sử

dụng được các tài liệu này một cách nhanh chóng và dễ dàng. Để làm được điều đó các thư

viện đã không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ

và xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số nội sinh nhằm phục vụ tốt nhất cho người sử dụng.

Tuy nhiên, việc “mở rộng khả năng truy cập” cũng đem lại nhiều thách thức đối với

các cơ quan thông tin - thư viện như: vấn đề bản quyền, vấn đề phân cấp, phân quyền người

sử dụng, vấn đề kinh phí, đường truyền… đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn thông tin trước

nguy cơ tấn công từ các đối tượng xấu, trong đó vấn đề đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, ngăn

ngừa việc sửa đổi nội dung thông tin được đặt lên hàng đầu.

Toàn vẹn dữ liệu trong hoạt động thư viện là việc đảm bảo các file dữ liệu không bị

thay đổi trong quá trình lưu trữ, chuyển giao và sử dụng. Để đảm bảo dữ liệu được toàn vẹn

người ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, trong đó cách được coi là tối ưu nhất là sử

dụng các mô hình mật mã một chiều (One Way Hash cripto system) để tính giá trị băm

(Message Digest - MD) của văn bản. Giá trị băm này được coi như “dấu tay” của văn bản.

Mỗi văn bản có một MD duy nhất. Hai văn bản khác nhau dù chỉ 1 bit cũng sẽ cho hai giá

trị MD khác nhau. Dựa vào tính chất này người ta dùng MD để kiểm tra tính toàn vẹn của

dữ liệu.

Tính toàn vẹn là một thuộc tính rất quan trong đối với các hệ thống thông tin (HTTT)

nói chung và HTTT thư viện nói riêng. Nó đảm bảo tính chính xác, không thay đổi của dữ

liệu trong mọi tình huống

Đây là cách làm không mới đối với rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống ngày

nay như giao dịch điện tử, ngân hàng, quân sự… Tuy nhiên nó còn khá mới trong hoạt động

của các cơ quan thông tin – thư viện và trong bối cảnh hiện nay, áp dụng hàm băm (Hash)

trong hoạt động các thư viện điện tử là việc làm rất cần thiết.

I. Khái quát về an toàn thông tin

1.1. Khái niệm an toàn thông tin

Công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển, những khái niệm như an

ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin, không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. An toàn thông

tin (ATTT) giờ đây không chỉ còn là mối quan tâm của các công ty, tổ chức liên quan đến

17

tài chính, ngân hàng mà nó cũng là mối quan tâm của các thư viện. Đặc biệt là các TVĐT,

thư viện số nơi mà các hoạt động thư viện đang dần được tự động hóa, mục lục truyền thống

được thay thế bằng mục lục điện tử, cùng với đó là các dịch vụ trực tuyến dựa trên web

được cung cấp cho người sử dụng.

An toàn nghĩa là thông tin được bảo vệ, các hệ thống và những dịch vụ có khả năng

chống lại những tai họa, lỗi và sự tác động không mong đợi, các thay đổi tác động đến độ

an toàn của hệ thống là nhỏ nhất. Đảm bảo an toàn là một trong những chỉ tiêu chất lượng

cơ bản của hệ thống truyền tin số.

Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng. Thông tin có thể được in hoặc được viết trên

giấy, được lưu trữ dưới dạng điện tử như các thư viện hiện nay đang thực hiện, được trình

diễn trên các bộ phim, hoặc được nói trên các cuộc đàm thoại. Nhưng cho dù tồn tại dưới

dạng nào đi chăng nữa, thông tin được đưa ra với hai mục đích chính là chia sẻ và lưu trữ,

nó luôn cần sự bảo vệ thích hợp. Vậy an toàn thông tin là gì?

An toàn thông tin bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với HTTT

nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự

nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong HTTT

nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một

cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo

mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng [1].

Theo ISO 17799/27001 [6] An toàn thông tin là khả năng bảo vệ đối với môi trường

thông tin kinh tế xã hội, đảm bảo cho việc hình thành, sử dụng và phát triển vì lợi ích của

mọi công dân, mọi tổ chức và của quốc gia. Thông qua các chính sách về ATTT, lãnh đạo

thể hiện ý chí và năng lực của mình trong việc quản lý HTTT. ATTT được xây dựng trên

nền tảng một hệ thống các chính sách, quy tắc, quy trình và các giải pháp kỹ thuật nhằm

mục đích đảm bảo an toàn tài nguyên thông tin mà tổ chức đó sở hữu cũng như các tài

nguyên thông tin của các đối tác, các khách hàng trong một môi trường thông tin toàn cầu.

An toàn thông tin là sự duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của thông

tin; ngoài ra còn có thể bao hàm một số tính chất khác như tính xác thực, kiểm soát được,

không từ chối và tin cậy [3].

1.2. Các mục tiêu cơ bản của ATTT trong TVĐT

Như chúng ta đều biết, đối với các cơ quan thông tin – thư viện, thông tin/dữ liệu đóng

một vai trò hết sức quan trọng, chúng ảnh hướng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của

các thư viện. Vì vậy, việc bảo mật những thông tin và dữ liệu là điều vô cùng cần thiết, nhất

là trong bối cảnh hiện nay khi các HTTT TV ngày càng được mở rộng về quy mô và khả

năng truy cập.

Khi phân tích một hệ thống bảo mật chúng ta cần xuất phát từ những tính chất cơ bản

của ATTT. Có vùng dữ liệu yêu cầu tính bảo mật của thông tin, có vùng dữ liệu cần tính

toàn vẹn, tất cả các dữ liệu đó đều phải được đáp ứng khi yêu cầu đó là tính sẵn sàng của

hệ thống. Các tính chất:

18

Tính bảo mật của thông tin (CONFIDENTIALITY)

Tính toàn vẹn thông tin (INTERGRITY)

Tính sẵn sàng của hệ thống (AVAILABILITY)

Là ba góc của tam giác bảo mật CIA của một đối tượng cần bảo vệ (Hình 1)

CONFIDENTIALY

AVAILABILITY INTEGRITY

SECURITY

OBJECTIVIES

Tính bảo mật (confidentiality): đảm bảo thông tin chỉ được truy cập bởi người

dùng hợp pháp. Giảm thiểu tối đa mọi hành vi ăn cắp, khai thác thông tin bất hợp

pháp.

Tính sẵn sàng (availability): đảm bảo những người dùng hợp pháp mới được truy

cập các thông tin và tài sản liên quan khi có yêu cầu. Hệ thống cần được sẵn sàng

phục vụ và đứng vững trước mọi rủi ro khách quan và chủ quan [2]

Tính toàn vẹn (integrity): bảo vệ tính chính xác, đầy đủ của thông tin cũng như

các phương pháp xử lý; ngăn ngừa các hành vi sửa đổi, giả mạo thông tin

1.2.1 Tính bảo mật

Dữ liệu trong HTTTTVĐT rất đa dạng, chúng khác nhau về nội dung, mục đích và

đối tượng sử dụng. Xét về khía cạnh ATTT, các thông tin trên cần được phân cấp theo mức

độ bảo mật như thông tin dùng chung (public), các thông tin dùng riêng cho một số đối

tương (private) và thông tin mật (secret).

Để đảm bảo tính bảo mật của thông tin, ngoài việc phân cấp bảo mật thông tin, người

ta sử dụng các hệ thống mật mã đối xứng và bất đối xứng để mã hóa thông tin. Tùy theo độ

mật, môi trường sử dụng ta có thể sử dụng các thuật toán mật mã phù hợp. Hiện nay trong

các hệ điều hành như WINDOWS, LINUX có tích hợp sẵn các công cụ mật mã như DES,

3DES, RSA… Ngoài ra ta cũng có thể xây dựng các phần mềm mật mã dùng riêng, phục

vụ nhu cầu của từng thư viện.

Tính mật của thông tin được đại diện bởi quyền READ (đọc).

2.2.2. Tính sẵn sàng

Khả năng đáp ứng của thông tin là điều rất quan trọng, điều này thể hiện tính sẵn sàng

phục vụ của các dịch vụ. Khả năng đáp ứng của hệ thống chịu ảnh hưởng bởi khá nhiều

thành phần như phần cứng, phần mềm hay hệ thống Backup.

Khả năng đáp ứng của hệ thống cần được tính đến dựa trên số người truy cập và mức

độ quan trọng của dữ liệu.

Hình 1. Tam giác an toàn bảo mật thông tin CIA

19

2.2.3. Tính toàn vẹn

Tính toàn vẹn dữ liệu trước hết liên quan đế an ninh vật lý. Nếu các thiết bị vật lý này

bị hư hỏng thì tính toàn vẹn của TVĐT sẽ bị phá hủy. Tiếp theo là việc đảm bảo an toàn

phần mềm. Hoạt động của HTTT thư viện được xây dựng trên các phần mềm hệ thống, nếu

hệ thống bị nhiễm virus, tài liệu bị phá hủy thì tính toàn vẹn của HTTT TVĐT cũng bị phá

hủy. Bên cạnh đó cần quan tâm tới các vấn đề phòng chống sự phá hoại của các hacker đối

với hệ thống và trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập tới việc chống lại sự phá hoại của các

hacker đối với các dữ liệu trong thư viện điện tử.

Tính toàn vẹn là một thuộc tính rất quan trọng đối với các HTTT nói chung và HTTT

thư viện nói riêng. Nó đảm bảo tính chính xác, không thay đổi của dữ liệu trong mọi tình

huống.

Tính toàn vẹn của thông tin được đại diện bởi quyền MODIFY (sửa đổi). Và như đã

nói ở phần trên, để đảm bảo tính toàn vẹn phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là

sử dụng các mô hình mật mã một chiều (One Way Hash cripto system) để tính giá trị băm

(Message Digest -MD) của văn bản.

II. Hàm băm (Hash) và ứng dụng

2.1. Khái niệm hàm băm

Hàm băm là thuật toán dùng để “tóm tắt” (băm) tài liệu, bản tin hoặc thông điệp và

cho kết quả là một giá trị “băm” có kích thước cố định. Giá trị băm này còn được gọi là “đại

diện tài liệu”, “đại diện bản tin” hay “đại diện thông điệp” [7]

Hàm băm (hash function) là hàm một chiều mà nếu đưa một lượng dữ liệu bất kì qua

hàm này sẽ cho ra một chuỗi có độ dài cố định ở đầu ra.

2.2. Tính chất cơ bản của hàm Hash

Tính một chiều: không thể suy ra dữ liệu ban đầu từ kết quả, điều này tương tự

như việc bạn không thể chỉ dựa vào một dấu vân tay lạ mà suy ra ai là chủ của nó

được.

Tính duy nhất: xác suất để có một vụ va chạm (hash collision), tức là hai thông

điệp khác nhau có cùng một kết quả hash là cực kỳ nhỏ.

2.3. Các ứng dụng của hàm Băm Hash

Xác thực mật khẩu

Mật khẩu thường không được lưu dưới dạng văn bản rõ (clear text), mà ở dạng tóm

tắt. Để xác thực một người dùng, mật khẩu do người đó nhập vào được băm ra bằng hàm

Hash và so sánh với kết quả băm được lưu trữ.

20

Xác thực thông điệp (Message authentication – Thông điệp tóm tắt -message

digests)

Giá trị đầu vào (tin nhắn, dữ liệu...) bị thay đổi tương ứng giá trị băm cũng bị thay

đổi. Do vậy nếu một kẻ tấn công phá hoại, chỉnh sửa dữ liệu thì server có thể biết ngay lập

tức.

Bảo vệ tính toàn vẹn của tập tin, thông điệp được gửi qua mạng

Hàm băm mật mã có tính chất là hàm 1 chiều. Từ khối dữ liệu hay giá trị đầu vào chỉ

có thể đưa ra 1 giá trị băm duy nhất. Với tính chất của hàm 1 chiều, một người nào đó dù

bắt được giá trị băm họ cũng không thể suy ngược lại giá trị, đoạn tin nhắn băm khởi điểm.

Ví dụ: việc xác định xem một file hay một thông điệp có bị sửa đổi hay không có thể

thực hiện bằng cách so sánh tóm tắt được tính trước và sau khi gửi (hoặc một sự kiện bất

kỳ nào đó). Còn có thể dùng tóm tắt thông điệp làm một phương tiện đáng tin cậy cho việc

nhận dạng file.

Hàm băm thường được dùng trong bảng băm nhằm giảm chi phí tính toán khi tìm một

khối dữ liệu trong một tập hợp. Giá trị băm đóng vai trò gần như một khóa để phân biệt các

khối dữ liệu.

Tạo chữ ký điện tử (Digital signatures)

Chữ ký số có được bằng cách đem mã hóa bản tóm tắt của thông điệp bằng khóa bí

mật của người ký.

Chứng thực bằng chữ ký số

Nếu kết quả băm giống nhau, thông điệp được xác thực vì nếu bất kỳ BIT nào của M

hay SIG bị thay đổi, kết quả băm sẽ khác.

21

2.4. Ứng dụng hàm băm Hash đảm bảo toàn vẹn dữ liệutrong hoạt động các thư viện

điện tử

Thư viện thế kỷ XXI không chỉ là một trung tâm tri thức, mà còn trở thành một trung

tâm thông tin, ở đó không chỉ có sách, báo, tạp chí in trên giấy mà còn có các xuất bản phẩm

dưới dạng điện tử. Vì vậy, hình thức tổ chức và phương pháp hoạt động của các thư viện

cũng có nhiều thay đổi; trong đó việc sử dụng máy tính để lưu giữ, khai thác thông tin và

xây dựng các bộ sưu tập số là xu hướng quan trọng nhất trong việc phát triển tự động hóa

các thư viện. Không những thế, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày một cao của người dùng,

các thư viện không ngừng sử dụng mạng internet và “mở kết nối” nhằm tạo điều kiện tối đa

cho người sử dụng có thể truy cập từ xa tới các nguồn dữ liệu này.

Việc làm trên đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng cũng như nâng cao vị thế

của thư viện trong mắt người dùng cũng như xã hội. Tuy nhiên, việc mở rộng khả năng truy

cập tới các nguồn tài nguyên đó lại đem tới rất nhiều rủi ro cho các thư viện như: tăng khả

năng bị hacker tấn công, dễ dẫn tới mất mát dữ liệu… đặc biệt các đối tượng xấu có thể lợi

dụng thư viện làm bàn đạp để thực hiện các âm mưu đen tối của mình.

Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu trong các thư viện điện tử bao gồm rất nhiều công việc khác

nhau. Đó là đảm bảo toàn vẹn trong việc vận hành hệ thống quản lý thư viện, đảm bảo việc

lưu trữ mật khẩu, thông tin hệ thống đều được giữ bí mật và đảm bảo các tài liệu điện tử

trong các bộ sưu tập số luôn luôn toàn vẹn trong khi lưu trữ và truyền trên mạng internet.

Với việc sử dụng hàm băm (Hash) các thư viện có thể xác định xem một file hay một

thông điệp có bị sửa đổi hay không và thực hiện bằng cách so sánh tóm tắt được tính trước

và sau khi gửi (hoặc một sựkiện bất kỳnào đó). Hoặc có thể dùng tóm tắt thông điệp làm

một phương tiện đáng tin cậy cho việc nhận dạng file. Một ứng dụng nữa các thư viện có

thể áp dụng là kiểm tra mật khẩu. Mật khẩu thường không được lưu dưới dạng văn bản rõ

(clear text), mà ở dạng tóm tắt. Để xác thực một người dùng, mật khẩu do người đó nhập

vào được băm và so sánh với kết quả băm được lưu trữ. Các hàm băm có thể được dùng để

tạo các bit giả ngẫu nhiên (pseudorandom) có thể kể tới như: SHA-1, MD5…

2.4.1. Ứng dụng trong lưu trữ mật khẩu các tài khoản trong hệ thống thư viện

Hầu hết các phần mềm quản lý thư viện ngày nay đều có chứng thực người sử

dụng. Nghĩa là để sử dụng ứng dụng, người sử dụng phải qua một cơ chế chứng thực

username và mật khẩu, và từ đó được cung cấp các quyền sử dụng tương ứng đã được thư

viện cung cấp. Do đó vấn đề bảo mật mật khẩu là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các

thư viện điện tử.

Mật khẩu người sử dụng thường gồm các chữ cái thường và hoa, cộng thêm các chữ

số. Giả sử mật khẩu được lưu trữ dưới dạng thường, không mã hóa trên máy chủ, trong một

file dữ liệu hay trong hệ quản trị thư viện tích hợp. Như vậy sẽ xuất hiện một nguy cơ là có

một người khác, hoặc là người quản trị administrator, hoặc là hacker, có thể mở được file

dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu, và xem trộm được mật khẩu. Như vậy mật khẩu không thể được

giữ bí mật tuyệt đối.

22

Một phương pháp để bảo vệ mật khẩu là dùng mã hóa, chương trình phần mềm sẽ

dùng một khóa bí mật để mã hóa mật khẩu trước khi lưu mật khẩu xuống file hay cơ sở dữ

liệu. Do đó tránh được vấn đề xem trộm mật khẩu. Tuy nhiên phương pháp này có yếu điểm

là lại phải lo bảo vệ khóa bí mật này. Nếu khóa bí mật bị lộ thì việc mã hóa không còn ý

nghĩa.

Phương pháp bảo vệ mật khẩu hiệu quả nhất là dùng hàm băm. Khi người sử dụng

đăng ký mật khẩu, giá trị băm của mật khẩu được tính bằng một hàm băm nào đó (MD5

hay SHA-1…). Giá trị băm được lưu trữ vào file hay cơ sở dữ liệu. Vì hàm băm là một

chiều, nên dù biết được giá trị băm và loại hàm băm, hacker cũng không thể suy ra được

mật khẩu. Khi người sử dụng đăng nhập, mật khẩu đăng nhập được tính giá trị băm và so

sánh với giá trị băm đang được lưu trữ. Do tính chống trùng, chỉ có một mật khẩu duy nhất

có giá trị băm tương ứng, nên không ai khác ngoài người sử dụng có mật khẩu đó mới có

thể đăng nhập ứng dụng.

Hình 2. Dùng hàm Hash để lưu trữ mật khẩu

Lưu trữ password không mã hóa

Lưu trữ password mã hóa bằng hàm hash MD5

m’ Tính Hash h’

Lưu trữ

h

So sánh

b. Chứng thực mật khẩu, theo tính chống trùng, nếu

h’ = h thì m’ = m

a. Lưu trữ mật khẩu

m Tính Hash h Lưu trữ

23

2.4.2. Ứng dụng hàm băm nhằm kiểm tra sự toàn vẹn của dữ liệu lưu trữ trong các

bộ sưu tập số

Hiện nay, các thư viện đang xây dựng cho mình các bộ sưu tập số và cung cấp khả

năng truy cập từ xa tới các bộ sưu tập này cho người sử dụng. Câu hỏi đặt ra là làm cách

nào thư viện có thể kiểm tra được các tài liệu số do mình lưu trữ và cung cấp cho người sử

dụng có bị thay đổi nội dung hay không? Đây thật sự là một bài toán khó đối với các thư

viện điện tử. Một số cách các thư viện hiện nay đang thực hiện đó là: đặt mật khẩu cho các

tài liệu điện tử, để tài liệu ở chế độ chỉ xem… Tuy nhiên, tất cả các cách trên đều tồn tại

nhược điểm và cũng rất dễ để hacker có thể phá bỏ hoặc tìm ra mật khẩu của các tập tin đó.

Một cách đơn giản để các thư viện có thể đảm bảo được tính toàn vẹn đối với các dữ

liệu số của mình đó là sử dụng hàm băm (Hash). Như ta đã biết, hai văn bản dù chỉ khác

nhau một ký tự thì cũng cho ta hai giá trị băm khác nhau. Do đó, trước khi lưu trữ hoặc gửi

dữ liệu cho người sử dụng, cán bộ thư viện sẽ tiến hành quá trình băm (Hash) và gắn giá trị

băm tìm được vào tài liệu. Người sử dụng sau khi nhận được tài liệu sẽ dùng một phần mềm

bất kỳ để kiểm tra giá trị băm từ tài liệu nhận được, so sánh hai giá trị này, nếu trùng khớp

thì tài liệu không thay đổi, ngược lại, nếu không trùng khớp tức là tài liệu đã bị thay đổi so

với nội dung ban đầu.

Tạo ra giá trị SHA – 1 với phần mềm Mutihasher

Kết luận

Mở rộng khả năng truy cập từ xa đến thư viện nói chung, đến các bộ sưu tập số và

dịch vụ thư viện nói riêng là xu thế tất yếu trong hoạt động của các thư viện ngày nay. Đây

là việc làm cần thiết đối với các thư viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng.

Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động thư viện luôn được ổn định và xuyên suốt, các thư viện

nên có lộ trình thực hiện cụ thể và có những bước chuẩn bị kỹ càng cả về trình độ của cán

bộ thư viện, cơ sở vật chất cũng như các giải pháp công nghệ về an toàn bảo mật. Việc sử

dụng hàm băm (Hash) là một giải pháp tối ưu cho các thư viện trong việc xây dựng các giải

pháp công nghệ nhằm đảm bảo an toàn, toàn vẹn dữ liệu cho hoạt động của mình.

24

Tài liệu tham khảo

1. Trần Minh Văn (2008), An toàn và bảo mật thông tin: giáo trình, Đại học Nha Trang,

Nha Trang.

2. Phan Đình Diệu (2002), Lý thuyết mật mã & An toàn thông tin, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Vinh (2006), Cơ sở an toàn thông tin: giáo trình, Ban Cơ yếu chính phủ,

Học viện Kỹ thuật mật mã, Hà Nội.

4. VNCERT – Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam //

http://www.vncert.gov.vn/ (truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2016)

5. Cryptography and Network Security Principles and Practices, 4th Edition – William

Stallings – Prentice Hall – 2005.

6. Chuẩn bảo mật ISO 17799 – Toàn tập //

http://vnexperts.net/bai-viet-ky-thuat/security

7. Trịnh Nhật Tiến (2009), Giáo trình An toàn dữ liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25

ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ KIẾN THỨC THÔNG TIN CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI VIỆT NAM

Ths. Ngô Thị Huyền

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM)

Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả của một khảo sát đánh giá trình độ Kiến thức thông tin

(KTTT) được thực hiện tại hai trường Trung học phổ thông tại Việt Nam. Một phiên bản

mở rộng của mô hình Các Tiêu chuẩn đối với Người học trong Thế kỷ 21 (Standards for the

21st-Century Learner model) được giới thiệu bởi Hiệp hội Cán bộ Thư viện Trường học Mỹ

đã được sử dụng để đánh giá năng lực KTTT của các học sinh. Khảo sát sử dụng các câu

hỏi nhiều lựa chọn để khám phá khả năng tìm kiếm thông tin, đánh giá nguồn tin, sử dụng

thông tin một cách có đạo đức và sử dụng tiếng Anh để tương tác với thông tin một cách

hiệu quả của học sinh. Ngoài ra khảo sát còn tìm hiểu xem các học sinh tự đánh giá như

thế nào về năng lực KTTT của chính mình. Các học sinh tại hai trường đã được lựa chọn

một cách ngẫu nhiên. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng việc cải thiện năng lực KTTT của học

sinh tại các trường được khảo sát là cần thiết.

1. Giới thiệu

“Kiến thức thông tin và học tập suốt đời là những ngọn hải đăng trong xã hội thông tin,

soi sáng những con đường dẫn đến sự phát triển, thịnh vượng và tự do”

(UNESCO, 2006)

Tự do ở đây bao gồm tự do ngôn luận hay mở rộng ra là tự do thông tin, cái được xem

như là quyền cơ bản của con người. Tự do thông tin có thể được hiểu một cách đơn giản là

quyền truy cập thông tin được nắm giữ bởi các tổ chức công (UNESCO, 2016). Sự tự do

truy cập, đánh giá, sử dụng và tạo ra thông tin một cách hợp pháp thể hiện sự bình đẳng của

các cá nhân trong môi trường thông tin. Kiến thức thông tin (KTTT) phát triển dựa trên sự

tự do thông tin vì nó cho phép các cá nhân truy cập, đánh giá và sử dụng thông tin trong

quyền hạn của mình. Từ đó cho phép họ đưa ra những quyết định giải quyết các vấn đề

trong cuộc sống của chính mình (UNESCO, 2016). Để giúp cho các học sinh Trung học

phổ thông (THPT) tại Việt Nam thực hiện được sự tự do và bình đẳng của mình trong môi

trường thông tin thì trước hết một câu hỏi đặt ra là năng lực KTTT của đối tượng này đang

ở mức độ như thế nào?

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KTTT (Folk, 2014), việc đánh giá năng lực KTTT

của người sử dụng cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế

giới. Điều này được chứng minh thông qua một khối lượng lớn những dự án nghiên cứu tập

trung vào đánh giá KTTT trong những năm gần đây (Walsh, 2009). Việc đánh giá là cần

thiết để hiểu được năng lực KTTT của các cá nhân cũng như để đưa ra những đề xuất hoặc

mô hình đào tạo KTTT phù hợp với họ. Chính vì thế học sinh tại hai trường THPT tại Việt

26

Nam đã được mời tham gia vào một khảo sát với mục đích là khám phá năng lực KTTT của

họ, làm cơ sở để hướng đến xây dựng một mô hình đào tạo KTTT có hiệu quả.

2. Bối cảnh nghiên cứu

Tại Việt Nam, các trường THPT thường được chia thành hai khối trường chính bao

gồm trường công lập và trường tư thục.

Nhằm xây dựng một lực lượng lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường trong

tương lai thì một trong những mục tiêu giáo dục của Việt Nam là phát triển năng lực sử

dụng ngoại ngữ cho học sinh (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2013). Bên cạnh đó, khả năng sử

dụng ngoại ngữ giúp học sinh tương tác tốt hơn với thông tin được trình bày ở những ngôn

ngữ phổ biến hơn. Theo kết quả nghiên cứu thực hiện bởi W3Techs, tiếng Anh được sử

dụng là ngôn ngữ nội dung của xấp xỉ 53.2% trong tổng số những trang web được ghé thăm

nhiều nhất trên thế giới. Trong khi đó tiếng Việt chỉ chiếm khoảng 0.6% (W3Techs, 2016).

Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Peyina (2010) và Johnson (2014) cũng thừa nhận rằng

việc sử dụng ngôn ngữ có tác động đến việc phát triển KTTT của các cá nhân. Do đó, học

sinh có thể nhận được rất nhiều lợi ích nếu họ có thể sử dụng tiếng Anh để tương tác với

những nguồn thông tin này.

Mô hình Các Tiêu chuẩn đối với Người học trong Thế kỷ 21 (Standards for the 21st-

Century Learner) do Hiệp hội Cán bộ Thư việnTrường học Mỹ (American Association of

School Librarians – AASL) (AASL, 2007) giới thiệu đã được sử dụng để đánh giá trình độ

KTTT của các học sinh. Tuy nhiên dựa trên những gì đã trình bày ở trên thì một tiêu chuẩn

gọi là “Sử dụng ngoại ngữ để tương tác với thông tin một cách hiệu quả” đã được bổ sung

vào mô hình AASL (Sơ đồ 1).

Sơ đồ 1: Mô hình AASL mở rộng

3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu

3.1. Kiến thức thông tin

Thuật ngữ KTTT có thể được hiểu theo nhiều hướng khác nhau (Hepworth and

Walton, 2009). Những hướng nghiên cứu này được trình bày một cách cụ thể hơn trong bài

27

viết về khái niệm KTTT của tác giả (Ngô, 2015). Ở đây tác giả chỉ trình bày hai hướng

nghiên cứu chính trong KTTT. Một trong những định nghĩa có ảnh hưởng nhất cho đến hiện

tại được giới thiệu bởi Hiệp hội Thư viện Mỹ (American Library Association - ALA). Theo

định nghĩa này thì “KTTT là một tập hợp các năng lực nhận biết nhu cầu tin của các cá nhân

và khả năng định vị, đánh giá và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” (ALA,

1989, p1). Đây được xem là định nghĩa nền tảng có ảnh hưởng đến những định nghĩa về

KTTT được giới thiệu sau này (Eisenberg et al., 2004).

Một hướng tiếp cận khác được giới thiệu bởi Christine Bruce khi tác giả này cho rằng

KTTT cần phải được giải thích dựa trên sự hiểu biết của người dùng tin thông qua những

trải nghiệm thông tin của chính họ (Bruce, 1997). Coonan có cùng chung quan điểm với

Bruce khi phản biện rằng cần phải xem xét lại nhận thức về KTTT vì nó không đơn giản

“chỉ là một tập hợp các kỹ năng và năng lực mà là một quá trình liên tục bắt đầu với những

kỹ năng và năng lực và tiến đến những hành vi cũng như những cách tiếp cận siêu nhận

thức và hiểu biết ở mức độ cao” (Coonan, 2011, p20).

3.2. Đánh giá Kiến thức thông tin

Đánh giá KTTT là cần thiết để hiểu năng lực KTTT của các cá nhân cũng như xác

định những gì cần cải thiện đối với chương trình đào tạo hiện tại (Warmkessel, 2007, Chang

et al., 2012).

Có khá nhiều công cụ khác nhau được sử dụng để đánh giá KTTT ở những mức độ

khác nhau (Rozzi-Ochs et al., 2012). Người làm nghiên cứu có thể lựa chọn phương pháp

đánh giá phù hợp nhất tùy vào những điều kiện và bối cảnh cụ thể. Tính đến thời điểm hiện

tại, việc sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn được xem là phương pháp phổ biến nhất dùng để

đánh giá KTTT, những ví dụ cụ thể có thể tìm thấy trong khảo sát được thực hiện bởi tác

giả Chang et al. (2012) và Mohammad (2014).

Tự đánh giá KTTT cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong

những năm gần đây (Walsh, 2009). Mối quan hệ giữa năng lực KTTT trên thực tế và sự tự

đánh giá được thể hiện khá rõ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những kết luận cuối cùng

về mối quan hệ giữa hai yếu tố được nêu trên (Gross and Latham, 2007). Có tác giả thì cho

rằng có mối quan hệ thuận giữa sự tự đánh giá và năng lực KTTT thực sự của người dùng

tin (Ivanitskaya et al., 2006). Ngược lại, Geffert and Christensen (1998) chỉ ra rằng không

có mối tương quan nào giữa hai biến nêu trên trong khi Maughan (2001), Gross and Latham

(2007), Price et al. (2011) và Shenton et al. (2014) nhận định rằng các học sinh thường đánh

giá quá cao khả năng thực sự của họ.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát được thực hiện dựa trên những đề xuất của một nghiên cứu thử nghiệm đã

được thực hiện trước đó tại một trường THPT (Ngô and Walton, 2016). Việc đánh giá trình

độ KTTT của học sinh được thực hiện bằng cách sử dụng một bảng hỏi với những câu hỏi

nhiều lựa chọn. Bảng hỏi được chia ra 3 phần nhằm thu thập dữ liệu (1) nhân khẩu học, (2)

trình độ KTTT của học sinh bao gồm 4 kỹ năng phát triển chiến lược tìm tin, đánh giá nguồn

28

tin, sử dụng thông tin một cách có đạo đức và sử dụng tiếng Anh để tương tác với thông tin

một cách hiệu quả và (3) sự tự đánh giá về năng lực KTTT của học sinh.

Khảo sát đã được thực hiện dưới sự kiểm soát của giáo viên chủ nhiệm và tác giả.

Đồng thời khảo sát được thực hiện trong điều kiện giống như làm bài kiểm tra và sự trao

đổi giữa các học sinh bị hạn chế nhằm bảo đảm kết quả phản ánh đúng năng lực KTTT của

học sinh.

Tác giả sử dụng mẫu mục tiêu để lựa chọn 2 trường THPT tại Tp. Hồ Chí Minh bao

gồm một trường công lập và một trường dân lập (gọi là trường B và trường C) để làm mẫu

đại diện. Tại mỗi trường các học sinh đã được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để tham gia

vào khảo sát (N=183).

Các kỹ thuật phân tích mô tả và suy luận của SPSS đã được sử dụng để phân tích dữ

liệu định lượng thu được từ các phiếu khảo sát.

5. Kết quả khảo sát và thảo luận

5.1. Điểm số Kiến thức thông tin

Các điểm số thô đã được chuyển đổi sang điểm số tỷ lệ bao gồm 3 nhóm: nhỏ hơn

hoặc bằng 30%, cao hơn 30% và nhỏ hơn 70%, và cao hơn hoặc bằng 70%. Những nhóm

điểm số phần trăm này sau đó lần lượt được mã hóa lại ở 3 mức độ tương đương bao gồm

thấp, trung bình và cao. Kết quả cho thấy điểm trung bình (ĐTB) KTTT của học sinh là

46.43/100 (Sơ đồ 2), trong đó chỉ có 4.4% đạt điểm số cao. Kết quả chỉ ra rằng điểm số

KTTT của mẫu được khảo sát không cao. ĐTB về KTTT của học sinh thấp dưới mức chờ

đợi là 50%. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc học sinh yếu hoàn toàn về

KTTT mà các học sinh này về cơ bản vẫn có sự hiểu biết và kỹ năng nhất định để tương tác

với thông tin. Điều này được chứng minh thông qua một số lượng lớn các học sinh đạt điểm

ở mức trung bình.

Sơ đồ 2: Điểm số Kiến thức thông tin của học sinh

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng số lượng học sinh đạt điểm số cao của trường B là 6.52%.

Tỷ lệ này cao hơn so với trường C là 2.2%. Ngược lại, trường C lại có số lượng học sinh

đạt điểm thấp nhiều hơn trường B (21.98% vs. 5.43%) (Sơ đồ 3). Nhìn chung, học sinh của

trường B đã thể hiện tốt hơn trong bài đánh giá so với học sinh của trường C. Kết quả này

29

không mang lại quá nhiều ngạc nhiên vì trường B là một trường công lập thường tuyển

những học sinh có năng lực học tập tốt hơn so với trường C là một trường dân lập. Những

học sinh nhập học tại trường C có năng lực học tập không tốt bằng trường B. Kết quả này

có thể nói lên rằng những học sinh có năng lực học tập tốt hơn sẽ có năng lực KTTT tốt

hơn. Kết quả này củng cố kết quả của nghiên cứu được thực hiện bởi Chang et al. (2012)

bởi tác giả này đã chỉ ra rằng khối ngành học có ảnh hưởng đến trình độ KTTT của học sinh

trung học. Đồng thời, Mohammad (2014) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ

KTTT của sinh viên và năng lực học tập của họ. Kết quả này có thể được xem là một gợi ý

nhằm giúp cho trường THPT dân lập chú trọng hơn đến việc rút ngắn khoảng cách chênh

lệch về trình độ KTTT của hai khối trường.

Sơ đồ 3: Điểm số Kiến thức thông tin của học sinh hai trường

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chứng minh rằng học sinh ưa chuộng sử dụng các

công cụ tra cứu trực tuyến mà điển hình là Google hơn so với các công cụ tra cứu khác, ví

dụ như mục lục thư viện. Cụ thể, 72.1% học sinh đã lựa chọn đáp án “Sử dụng công cụ tra

cứu trực tuyến như Google” thay vì lựa chọn “Bách khoa toàn thư” khi được hỏi đâu là nơi

tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm thông tin về một quốc gia. Kết quả này củng cố kết quả nghiên

cứu của Pickard et al. (2011). Tác giả này đã phát triển mô hình i-Trust thể hiện niềm tin

của học sinh khi tương tác với thông tin và nghiên cứu này khám phá ra rằng các dịch vụ

tìm kiếm của Google, ví dụ như Google Scholar vẫn được ưa chuộng hơn.

Trong số 4 kỹ năng được đánh giá thì học sinh ghi điểm cao nhất trong việc sử dụng

thông tin với ĐTB là 60.11. Trong khi đó, khả năng đánh giá nguồn tin lại nhận được số

điểm thấp nhất với ĐTB là 38.36. Hai kỹ năng còn lại là phát triển chiến lược tìm tin và sử

dụng tiếng Anh để tương tác với thông tin một cách hiệu quả nhận được các số điểm lần

lượt là 43.28 và 49.40. Kết quả này chỉ ra rằng học sinh đã thể hiện tốt hơn trong việc sử

dụng và tìm kiếm thông tin so với đánh giá nguồn tin (Bảng 1). Kết quả này tương đối nhất

quán với kết quả được tìm thấy bởi Chang et al. (2012). Cụ thể, Chang et al. (2012) chỉ ra

rằng các học sinh trung học tại Singapore cần phải cải thiện hơn nữa những kỹ năng như

đánh giá thông tin, tổng hợp thông tin và sử dụng thông tin khi so sánh với những kỹ năng

30

khác. Kết quả này cho thấy các trường cần chú trọng hơn nữa việc cải thiện kỹ năng đánh

giá thông tin của học sinh.

Bảng 1: Điểm số trung bình của bốn kỹ năng Kiến thức thông tin

Kỹ năng ĐTB Thấp nhất Cao nhất

Đánh giá nguồn tin 38.36 0 100

Phát triển chiến lược tìm tin 43.28 0 100

Sử dụng tiếng Anh để tương tác với

thông tin một cách hiệu quả

49.40 0 100

Sử dụng thông tin một cách có đạo đức 60.11 0 100

5.2. Tự đánh giá về trình độ Kiến thức thông tin

Học sinh đã được yêu cầu tự đánh giá trình độ KTTT của mình sau khi hoàn thành

phần đánh giá năng lực dựa trên những gì họ đã thực hiện trong phần kiểm tra bằng cách sử

dụng thang đo Likert (5 dành cho mức đánh giá cao nhất và 1 dành cho mức đánh giá thấp

nhất). Ba nhóm thang đo gồm 1 đến 2, 3, và 4 đến 5 đã được mã hóa lại với 3 mức độ tương

ứng gồm thấp, trung bình và cao. Có thể thấy rằng một số lượng lớn học sinh đã tự đánh giá

khá tích cực về trình độ KTTT của chính mình (26.78%). Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ

4.4% học sinh đạt được điểm số cao trong khảo sát. Điều này chứng tỏ học sinh đã đánh giá

trình độ KTTT của họ cao hơn so với thực tế. Kết quả này phản ánh kết quả của những

nghiên cứu được thực hiện bởi Maughan (2001), Gross and Latham (2007), Price et al.

(2011) và Shenton et al. (2014). Các nghiên cứu này đều tìm ra rằng học sinh cũng như sinh

viên đánh giá quá cao khả năng KTTT của họ.

Các học sinh nữ đã ghi được điểm số cao hơn so với các học sinh nam (ĐTB: 47.92

vs. 44.67). Tuy nhiên, điều thú vị là các học sinh nam lại có xu hướng tự đánh giá trình độ

KTTT của họ tích cực hơn với các học sinh nữ. Cụ thể 29.76% học sinh nam tự đánh giá là

trình độ KTTT của họ ở mức cao. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của học sinh nữ với 24.24%.

Kết quả nghiên cứu của Chu (2012), Liu and Sun (2012), và Chang et al. (2014) được củng

cố bởi kết quả của nghiên cứu này khi chỉ ra rằng học sinh nữ đã ghi những điểm số cao

hơn học sinh nam về KTTT. Những nghiên cứu trên được thực hiện để khám phá sự khác

biệt về trình độ KTTT giữa hai nhóm người học trải dài từ bậc tiểu học cho đến cao học và

đều nhận được những kết quả tương đối giống nhau. Do đó, điều chỉnh sự chênh lệch về

trình độ KTTT của hai giới cũng cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động học tập của họ.

5.3. Mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học, điểm số Kiến thức thông tin và sự tự

đánh giá

Kỹ thuật phân tích suy luận SPSS đã được sử dụng để khám phá mối quan hệ giữa các

biến nhân khẩu học và điểm số KTTT cũng như sự tự đánh giá của học sinh. Kết quả cho

thấy rằng loại trường học và bậc học đã tạo ra sự khác biệt trong điểm số KTTT và các kỹ

năng của họ, với p<0.05. Tuy nhiên, có thể kết luận là không có sự khác biệt lớn về mặt

thống kê trong điểm số KTTT của nhóm học sinh nam và học sinh nữ, với p>0.05 (Bảng

2).

31

Tương tự như vậy, giới tính của học sinh không ảnh hưởng đến việc tự đánh giá của

họ (p>0.05). Tuy nhiên, sự tự đánh giá của họ lại chịu ảnh hưởng bởi loại trường và bậc

học, với p<0.05 (Bảng 3).

Bảng 2: Mối quan hệ giữa dữ liệu nhân khẩu học và điểm số Kiến thức thông tin

Kỹ năng Trường Giới tính Bậc học

Phát triển chiến lược tìm tin .001 .716 .139

Đánh giá nguồn tin .000 .959 .297

Sử dụng thông tin một cách có đạo

đức

.010 .078 .042

Sử dụng tiếng Anh để tương tác với

thông tin một cách hiệu quả

.347 .784 .909

Điểm số KTTT chung .001 .342 .012

Bảng 3: Mối quan hệ giữa dữ liệu nhân khẩu học và tự đánh giá Kiến thức thông tin

Kỹ năng Trường Giới tính Bậc học

Phát triển chiến lược tìm tin .021 .777 .734

Đánh giá nguồn tin .019 .173 .095

Sử dụng thông tin .160 .543 .247

Sử dụng tiếng Anh để tương tác với

thông tin

.000 .057 .134

Điểm số KTTT chung .033 .183 .008

5.4. Mối tương quan giữa các kỹ năng Kiến thức thông tin

Phân tích suy luận đã khám phá ra mối tương quan tuyến tính thuận giữa 4 kỹ năng

được khảo sát (r > 0). Hay nói cách khác, những học sinh thể hiện tốt hơn trong những kỹ

năng đầu tiên trong quá trình tương tác với thông tin cũng có khuynh hướng thể hiện tốt

hơn trong những kỹ năng được thực hiện trong giai đoạn sau. Ví dụ, những học sinh thể

hiện tốt kỹ năng tìm tin thì cũng có khả năng thể hiện tốt hơn trong việc đánh giá thông tin.

Bảng 4: Mối tương quan giữa các kỹ năng Kiến thức thông tin

Phát triển

chiến lược

tìm tin

Đánh giá

nguồn tin

Sử dụng

thông tin

Sử dụng

tiếng Anh

để tương

tác với

thông tin

Điểm số

KTTT

chung

Phát triển chiến lược

tìm tin

.287** .277** .285** .803**

Đánh giá nguồn tin .234** .188* .569**

Sử dụng thông tin .267** .567**

Sử dụng tiếng Anh để

tương tác với thông

tin

.669**

**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2-tailed)

*. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05 (2-tailed)

32

5.5. Mối tương quan giữa điểm số Kiến thức thông tin và tự đánh giá

Kết quả phân tích suy luận chỉ ra rằng có mối tương quan tuyến tính thuận tồn tại giữa

sự tự đánh giá và điểm số KTTT. Hay nói cách khác những học sinh tự đánh giá trình độ

KTTT của họ cao cũng có khuynh hướng đạt được những điểm số cao hơn trên thực tế. Tuy

nhiên mối tương quan đó chỉ dừng ở mức độ yếu, với r<0.2.

6. Kết luận

Kết quả khảo sát đã cung cấp một sự hiểu biết tương đối về năng lực KTTT của học

sinh THPT Việt Nam. Nhìn chung việc cải thiện năng lực KTTT của học sinh tại hai trường

được khảo sát là rất cần thiết, đặc biệt là kỹ năng đánh giá nguồn tin. Bên cạnh đó, việc

giảm tải sự chênh lệch về trình độ KTTT giữa các nhóm học sinh cũng như giữa hai trường

cũng cần phải được chú ý.

Tài liệu tham khảo

AASL 2007. AASL Standards for the 21st Century Learner, Chicago, American Library

Association.

ALA. 1989. American Library Association Presidential Committee on Information

Literacy. Final Report. Available:

http://www.ala.org/acrl/publications/whitepapers/presidential.

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 2013. Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhằm

triển khai Chiến lược giáo dục 2011-2020.

BRUCE, C. 1997. The Seven Faces of Information Literacy, Adelaide, Auslib Press.

CHANG, Y.-K., FOO, S. & MAJID, S. 2014. Assessing IL skills of primary - 5 students in

Singapore. In: KURBANOGLU, S., SPIRANEC, S., GRASSIAN, E., MIZRACHI,

D. & CATTS, R. (eds.) Information literacy: Lifelong learning and digital

citizenship in the 21st century. London: Springer.

CHANG, Y.-K., ZHANG, X., MOKHTAR, I. A., FOO, S., MAJID, S., LUYT, B. &

THENG, Y.-L. 2012. Assessing students' information literacy skills in two

Secondary schools in Singapore. Journal of Information Literacy, 6, 19-34.

CHU, S. K. W. 2012. Assessing information literacy: A case study of primary 5 students in

Hong kong. School Library Media Research, 15, 1-24.

COONAN, E. 2011. A new curriculum for information literacy: Transitional - transferable

- transformational. Theoretical background: Teaching learning: Perceptions of

information literacy.

EISENBERG, M., SPITZER, K. & LOWE, C. 2004. Information literacy: essential skills

for the information age, Westport, Conn, Libraries Unlimited.

FOLK, A. L. 2014. How Well Are We Preparing Them?: An Assessment of First-Year

Library Student Assistants' Information Literacy Skills. College and Undergraduate

Libraries, 21, 177-192.

33

GEFFERT, B. & CHRISTENSEN, B. 1998. Things they carry: Attitudes toward, opinions

about, and knowledge of libraries and research among incoming college students.

Reference and User Services Quarterly, 37, 279-285.

GROSS, M. & LATHAM, D. 2007. Attaining information literacy: An investigation of the

relationship between skill level, self-estimates of skill, and library anxiety. Library

and Information Science Research, 29, 332-353.

HEPWORTH, M. & WALTON, G. 2009. Teaching information literacy for inquiry-based

learning, Oxford, Chandos.

IVANITSKAYA, L., O'BOYLE, I., CASEY, A. M. & IVANITSKAYA, L. 2006. Health

information literacy and competencies of information age students: Results from the

interactive online Research Readiness Self-Assessment (RRSA). Journal of Medical

Internet Research, 8, e6.

JOHNSON, N. 2014. Understanding the information literacy experiences of EFL (English

as a foreign language) student. Doctor of Philosophy, Queensland University of

Technology

LIU, T.-T. & SUN, H.-B. 2012. Gender differences on information literacy of science and

engineering undergraduates. I.J.Modern Education and Computer Science, 2, 23-30.

MAUGHAN, P. 2001. Assessing information literacy among undergraduates: A discussion

of the literature and the University of California-Berkley assessment experience.

College and Research Libraries, 62, 71-85.

MOHAMMAD, R. S. 2014. Investigating the relationship between information literacy and

academic performance among students. J Educ Health Promot, 3, 95.

NGÔ, H. 2015. Khái niệm Kiến thức thông tin được hiểu như thế nào? Tạp chí Thư viện

Việt Nam, 4, 26-32.

NGÔ, H. & WALTON, G. 2016. Examining the practice of information literacy teaching

and learning in Vietnamese upper secondary schools. Education for Information, 32,

291-303.

PEYINA, L. 2010. Information literacy barriers: Language use and social structure. Library

Hi Tech, 28, 548-568.

PICKARD, A., GANNON-LEARY, P. & COVENTRY, L. 2011. The onus on us? Stage

one in developing an i-Trust model for our users. Library and Information Research,

35, 87-104.

PRICE, R., BECKER, K., CLARK, L. & COLLINS, S. 2011. Embedding information

literacy in a first-year business undergraduate course. Studies in Higher Education,

36, 705-718.

ROZZI-OCHS, J. A., EGELHOFF, C. J., JACKSON, H. V. & ZELMANOWITZ, S. Work

in progress: Building information literacy assessment. 2012 2012. IEEE, 1-3.

34

SHENTON, A. K., PICKARD, A. J. & JOHNSON, A. 2014. Information evaluation and

the individual's cognitive state: Some insights from a study of British teenaged users.

IFLA Journal, 40, 307-316.

UNESCO. 2006. Beacons of the Information Society - The Alexandria Proclamation on

Information Literacy and Lifelong Learning. Available:

http://portal.unesco.org/ci/en/ev.php-

URL_ID=20891&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html [Accessed

10/07 2015].

UNESCO. 2016. UNESCO [Online]. Available: WWW.UNESCO.ORG [Accessed 08/08

2016].

W3TECHS. 2016. Usage of content languages for websites [Online]. Available:

http://w3techs.com/technologies/overview/content_language/all [Accessed 08/08

2016].

WALSH, A. 2009. Information literacy assessment: Where do we start? Journal of

Librarianship and Information Science, 41, 19-28.

WARMKESSEL, M. 2007. Information literacy assessment. Public Services Quarterly, 3,

243-250.

35

HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN MỞ

TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐHQG-HCM

Ths. Hoàng Thị Hồng Nhung

Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM

Đặt vấn đề

Hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở đã được đội ngũ

cán bộ của Thư viện Trung tâm (TVTT) triển khai từ cuối năm 2010, dựa trên nền tảng của

công tác đào tạo người dùng tin được Thư viện thực hiện từ nhiều năm trước đó. Trong điều

kiện các nguồn tài nguyên điện tử còn nhiều hạn chế do thiếu hụt kinh phí bổ sung, việc

quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở thực sự là một giải pháp quan

trọng giúp tăng cường khả năng cung cấp các nguồn thông tin cập nhật và phong phú. Chính

vì vậy, TVTT đã từng bước xây dựng và phát triển công việc này thành một hoạt động

thường xuyên và gắn bó với người dùng tin. Mặc dù còn nhiều thiếu sót và trở ngại cần

khắc phục, nhìn chung hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở

đã tạo được bước khởi đầu đáng khích lệ cho sự phát triển của hoạt động này trong tương

lai. Dưới đây là những kinh nghiệm tại TVTT trong quá trình xây dựng, triển khai và cải

tiến công tác này để phục vụ các đối tượng người dùng tin thuộc Đại học Quốc gia TP.

HCM (ĐHQG-HCM).

1. Yêu cầu đối với hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên

thông tin mở

Đánh giá sự cần thiết của các nguồn tài nguyên mở là yêu cầu đầu tiên và quan trọng

để có thể triển khai hiệu quả các hoạt động quảng bá và hướng dẫn. TVTT xác định nguồn

tài nguyên thông tin mở là cần thiết nhằm bổ sung nguồn tài liệu có chất lượng cho công

tác nghiên cứu khoa học, hoạt động học tập và giảng dạy, đồng thời gia tăng thói quen sử

dụng tài liệu khoa học trong cộng đồng trường đại học. Trên thực tế, không phải người dùng

tin nào cũng nhận thức đủ và hình thành thói quen trong việc khai thác và sử dụng các sản

phẩm và dịch vụ tại các thư viện đại học. Do đó, hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn lực

thông tin của thư viện cũng như các nguồn mở còn chưa cao. Vì vậy, để người dùng tin có

thể hiểu và khai thác thành thạo các nguồn tài nguyên mở, họ cần được hướng dẫn để có

thể tìm kiếm, sử dụng thông tin tốt hơn, hoặc hiểu rõ hơn về những nguồn tài nguyên này.

Để làm tốt việc này, cần có một chiến lược quảng bả và tổ chức tập huấn kỹ năng tra cứu,

sử dụng các nguồn tài nguyên, vừa để giúp thư viện chủ động giới thiệu các nguồn tin điện

tử và dịch vụ thông tin đến với người dùng tin, vừa giúp xây dựng hình ảnh thư viện như là

một trung tâm tài nguyên và trang bị kỹ năng cho việc giảng dạy và học tập. Từ đây, mục

tiêu của các hoạt động quảng bá và hướng dẫn được hình thành: Mục tiêu thứ nhất “quảng

bá để ai cũng biết”; Mục tiêu thứ hai “hướng dẫn để ai cũng nắm được cách sử dụng”.

36

Yêu cầu tiếp theo là xác định các nguồn lực sẵn có cho hoạt động quảng bá và hướng

dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở. Nguồn lực này sẽ quyết định quy mô và mức độ đáp

ứng nhu cầu được hướng dẫn của người dùng tin. Các nguồn lực này bao gồm: cơ sở vật

chất, trang thiết bị, nguồn nhân sự và tài chính phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng, quảng

bá và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin. Trong đó nguồn nhân lực là vô

cùng quan trọng. Cần có một nhóm cán bộ chuyên thực hiện công tác quảng bá và hướng

dẫn người dùng tin. Các cán bộ này cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tốt và có khả

năng sư phạm để tự tin trong việc hướng dẫn và giảng dạy người dùng tin. Tại TVTT, các

cán bộ giàu kinh nghiệm của phòng Phục vụ độc giả là nhóm trực tiếp tập huấn và quảng

bá; bên cạnh đó cần có sự hợp tác và hỗ trợ của cán bộ thuộc các bộ phận khác như công

nghệ thông tin, nghiệp vụ và hành chánh. Những người này cũng đóng vai trò hết sức quan

trọng trong việc chuẩn bị tốt phòng học, trang thiết bị, các yêu cầu liên quan đến hạ tầng

công nghệ.

2. Thực tiễn công tác quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở

2.1. Công tác quảng bá các nguồn tài nguyên mở

Trong những năm qua, để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu học tập và nghiên cứu

của sinh viên, giảng viên và cán bộ (tại 7 trường thành viên của ĐHQG-HCM và các trung

tâm trực thuộc với nhiều ngành học khác nhau), TVTT đã không ngừng tăng cường nguồn

lực thông tin của mình. Tuy nhiên, với nguồn tài chính hạn chế, việc đầu tư mua quyền truy

cập từ các nhà xuất bản uy tín gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, việc tận dụng các nguồn tài

nguyên mở được thư viện quan tâm triển khai mạnh mẽ. Hiện nay TVTT cung cấp các

nguồn tài liệu điện tử mua quyền truy cập từ các nhà xuất bản nước ngoài như:

1.ScienceDirect: CSDL toàn văn các tạp chí khoa học với các chủ đề thế mạnh về lĩnh

vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, y học, xã hội và nhân văn.

2. SpringerLink: CSDL đa ngành, cung cấp các bài báo, tạp chí và sách điện tử có thế

mạnh là các lĩnh vực y học, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.

3. Proquest: CSDL đa ngành, cung cấp các bài báo, tạp chí, luận án, tài liệu hội nghị,

công trình nghiên cứu dưới dạng tóm tắt, toàn văn, hình ảnh và đồ họa.

4.ACS: CSDL hàng đầu về lĩnh vực hóa học của The Publications Division of the

American Chemical Society, cung cấp truy cập đến các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực hóa

học gồm các bài viết kèm hình ảnh minh họa về các phản ứng hóa học từ 35 ấn phẩm của

ACS.

5. IEEE CS: CSDL cung cấp các bài báo, tạp chí về lĩnh vực Khoa học máy tính &

Khoa học công nghệ.

6. IG Publishing: CSDL cung cấp các sách điện tử về lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật,

Khoa học xã hội.

7. IOP Science Journals: CSDL cung cấp các bài báo, tạp chí về lĩnh vực Vật lý, Toán

học, Hóa học.

8. MathScinet: CSDL tra cứu dữ liệu về lĩnh vực toán học.

37

9. OECD: CSDL bao gồm sách điện tử, bài báo, tạp chí, công trình nghiên cứu kinh

tế, báo cáo và số liệu xác suất thống kê kinh tế của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(OECD).

10. Emerald: CSDL cung cấp các bài báo, tạp chí về chủ đề Kinh doanh, Quản lý,

Khoa học xã hội, Ngôn ngữ.

Để bổ sung vào nguồn thông tin nêu trên, TVTT đã tìm hiểu kỹ lưỡng chất lượng của

nhiều nguồn mở để tổ chức cung cấp, khai thác cho người dùng tin của mình. Dưới đây là

các nguồn được các đơn vị có uy tín cung cấp bao gồm Nhà xuất bản SpringerLink,

ScienceDirect, AGORA, JL, MIT, OARE và TVTT đã chọn để quảng bá và tập huấn cho

người dùng tin.

1. AGORA: CSDL thuộc tổ chức Lương Nông của Liên hiệp quốc cung cấp truy cập

miễn phí các tạp chí khoa học lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học sinh học, môi

trường và xã hội liên quan đến tổ chức công cộng ở các nước đang phát triển.

2. JL: CSDL John Libbey Eurotext cung cấp truy cập toàn văn tạp chí khoa học chuyên

ngành có uy tín trong lĩnh vực y khoa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

3. MIT: CSDL bao gồm các tài liệu học tập (course wares) các chủ đề về Khoa học

xã hội, Quản lý, công nghệ và sức khoẻ.

4. OARE: CSDL thuộc tổ chức Môi trường của Liên hiệp quốc cung cấp truy cập

miễn phí các sách và tạp chí toàn văn chủ đề Khoa học môi trường cho các trường học và

viện nghiên cứu của các nước đang phát triển.

Việc quảng bá những nguồn mở này được kết hợp với quảng bá các cơ sở dữ liệu trực

tuyến kể trên; các hoạt động quảng bá được thực hiện dựa trên nhiều kênh truyền thông như

tờ rơi, poster, website, email, facebook, tại các lớp học, tại các hoạt động giao lưu, từ sự

giới thiệu thường xuyên, ngẫu nhiên của cán bộ thư viện. Tại hệ thống Thư viện ĐHQG-

HCM, hàng năm có sự kiện Ngày hội Thư viện và một chuỗi hoạt động liên quan giúp sinh

viên biết đến và gần gũi với hoạt động của thư viện hơn. Cán bộ thư viện đã tận dụng sự

kiện này như một kênh thông tin quảng bá cho các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên

mở.

Để các hình thức quảng bá hữu ích và thu hút người dùng tin, những công tác sau

được chú trọng thực hiện: Biên soạn, thiết kế đẹp mắt các tài liệu hướng dẫn tra cứu, sử

dụng nguồn học liệu mở; Thiết kết banner trên web giới thiệu các nguồn học liệu mở; Sử

dụng logo các nguồn học liệu mở để thu hút người dùng tin; Thiết kế trò chơi, câu đố tìm

kiếm từ các nguồn học liệu mở, trao quà tặng cho người dùng tin trả lời đúng; Thay đổi

hình bìa facebook của thư viện bằng logo hoặc hình ảnh giới thiệu về nguồn học liệu mở.

Việc thực hiện những công tác này đòi hỏi cán bộ thư viện phải đầu tư thời gian và không

ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới lạ, liên tục cập nhật và đổi mới thì mới thu hút sự quan

tâm của người dùng tin.

38

2.2. Công tác hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở

Để người dùng tin có thể hiểu và khai thác thành thạo các nguồn tài nguyên mở do

thư viện cung cấp, thư viện phải đưa ra những hướng dẫn cần thiết để giúp họ có thể tìm

kiếm, sử dụng thông tin tốt hơn, hoặc hiểu rõ hơn về những nguồn học liệu này. Người dùng

tin tại TVTT phần lớn là sinh viên, học viên sau đại học; họ thường muốn tự tìm hiểu, tự

học các kỹ năng hơn là đến tham gia các buổi hướng dẫn tại thư viện. Chính vì vậy, việc

định hướng, hướng dẫn người sử dụng phải được tổ chức dựa trên các yêu cầu, sở thích và

tâm lý của người sử dụng nhưng vẫn đảm bảo truyền tải, định hướng được cho họ những

kiến thức cần thiết. Vì vậy, thư viện đã thực hiện hướng dẫn sử dụng với nhiều nội dung và

hình thức khác nhau, bao gồm: Hướng dẫn sử dụng bằng cách tiếp xúc trực tiếp với người

dùng tin (face to face) hoặc qua email, điện thoại, facebook, chat qua website thư viện; Tổ

chức các khóa tập huấn (training workshops); Phổ biến tài liệu hướng dẫn dưới dạng in hay

trực tuyến được thiết kế dễ hiểu và bố trí hợp lý tại nhiều nơi khác nhau như trên website,

tại các máy tra cứu OPAC, các khu vực đọc (Printed or online materials); Kết hợp với các

Khoa, Bộ môn tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu cho sinh viên, học viên sau đại học và giảng

viên sử dụng các nguồn tài liệu điện tử, nguồn học liệu mở chuyên ngành.

2.3. Kết quả từ hoạt động quảng bá và hướng dẫn người dùng tin

Trong giai đoạn 2010-2015, với mục tiêu thứ nhất “quảng bá để ai cũng biết”, TVTT

đã đạt được nhiều kết quả như: Tổ chức các buổi giới thiệu tổng quan về nguồn tài liệu mở

vào đầu mỗi năm học cho hơn 6.000 tân sinh viên/năm; Biên soạn tời rơi, poster và thiết kế

sổ tay giới thiệu về 10 nguồn tin điện tử mua quyền quy cập và 4 nguồn học liệu mở; In và

phát hơn 5.000 tài liệu quảng bá/năm. Với mục tiêu thứ hai “hướng dẫn để ai cũng nắm

được cách sử dụng” TVTT đã tổ chức hoạt động hướng dẫn sử dụng để gia tăng lượt truy

cập các nguồn tài liệu điện tử, nguồn học liệu mở. Mặc dù là một chương trình không bắt

buộc và không được thực hiện liên tục vì những lý do khách quan, nhưng các lớp hướng

dẫn kỹ năng thông tin tra cứu sử dụng các nguồn tài liệu điện tử, nguồn học liệu mở tại

TVTT cũng thu hút được một lượng người dùng tin đáng kể là 4000 lượt người tham gia

lớp học bao gồm các giảng viên, sinh viên và học viên cao học.

Thành công của chương trình quảng bá nguồn tài nguyên điện tử, nguồn học liệu mở

tại các khoa và đơn vị thuộc ĐHQG-HCM đã nâng tổng số lượt truy cập và tải tài liệu toàn

văn của người dùng tin lên đến 1.200.084 lượt trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến

2015. Do hoạt động quảng bá được TVTT duy trì thường xuyên nên chỉ tính riêng trong

năm 2015 con số này đã là 435.027 luợt (theo số liệu thống kê của các CSDL). Ngoài ra,

TVTT còn nhận được những phản hồi và đóng góp tích cực của người dùng tin và các đơn

vị. Đây chính là nguồn động viên lớn giúp các cán bộ có thêm động lực và niềm tin để tiếp

tục duy trì và cải thiện các hoạt động này.

39

2.4. Tồn tại và thách thức trong công tác quảng bá và hướng dẫn sử dụng nguồn tài

nguyên mở

Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng nguồn

tài nguyên mở vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. Một hạn chế trước mắt là chương

trình hay bị gián đoạn do thiếu nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động. Nguyên nhân thiếu

hụt nguồn nhân lực là do các cán bộ hướng dẫn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau

nên thiếu thời gian để đầu tư cho chương trình quảng bá và hướng dẫn. Thêm vào đó, không

phải cán bộ nào cũng có năng lực về công tác quảng bá để có thể đưa ra các phương án hoặc

hoạt động quảng bá sôi nổi, thu hút người sử dụng. Về mặt kinh phí, với nguồn kinh phí

hạn hẹp, không phải lúc nào thư viện cũng in và phát các tờ rơi, poster, sổ tay hướng dẫn.

Đây là một trở ngại không nhỏ cho mục tiêu xây dựng, phát triển và cải tiến các hoạt động

quảng bá để ngày càng đáp ứng nhu cầu của độc giả. Một trong những lý do của những trở

ngại nói trên là TVTT vẫn chưa xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hành động cho

hoạt động quảng bá và hướng sẫn sử dụng nguồn học liệu mở tại TVTT mà mới thực hiện

theo thời điểm.

Hoạt động quảng bá và hướng dẫn truy cập tốt sẽ nâng lượng người truy cập sử dụng

các nguồn học liệu mở ngày càng nhiều. Tuy việc truy cập tới các nguồn tài nguyên mở là

hoàn toàn miễn phí, nhưng việc tái sử dụng các nguồn tài nguyên này phải dựa trên các điều

khoản nhất định và không được vi phạm luật bản quyền. Vì dễ dàng kết nối vào mạng nên

người sử dụng thường không có một khái niệm cụ thể về các nguồn thông tin trực tuyến và

cách thức để có quyền sử dụng chính đáng các nguồn tài liệu đó. Vì vậy, ngoài việc giới

thiệu quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn học liệu mở thì thư viện cũng phải giáo

dục, hoặc cung cấp các kiến thức về luật bản quyền. Một trong những thách thức mà các

thư viện số đang phải đối mặt là làm thế nào để người dùng tin không chỉ dừng lại ở việc

sử dụng mà sử dụng thế nào cho đúng và tránh lạm dụng.

Sự phát triển liên tục của các công nghệ hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn

học liệu mở, các phần mềm quản lý truy cập và sử dụng nguồn học liệu mở dẫn đến những

thay đổi thường xuyên về công nghệ. Nhiều khi thư viện vẫn chưa khai thác được hết các

tính năng của chúng thì lại phải tiếp tục tìm hiểu những tính năng mới khác. Do đó, các tài

liệu hướng dẫn hoặc các tờ rơi quảng bá cũng nhanh chóng bị lạc hậu so với thực tế.

Thêm vào đó, làm sao để quảng bá, cung cấp tài liệu hướng dẫn đến với người dùng

tin và thu hút họ sử dụng chúng nhiều hơn – tức là tìm cách để người dùng tin áp dụng

những hướng dẫn được cung cấp và tìm cách để họ có phản hồi, đóng góp ý kiến cho thư

viện về những tài liệu hướng dẫn này – cũng là một thách thức nữa cho thư viện.

Kết luận

Từ sự kết hợp trong hoạt động xây dựng các nguồn học liệu mở cho đến hoạt động

quảng bá và hướng dẫn sử dụng nguồn tài liệu mở, TVTT đã và đang từng bước xây dựng

một kế hoạch chiến lược phát triển hoàn chỉnh. Năng lực của cán bộ thư viện trong các hoạt

40

động quảng bá và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên mở đóng vai trò then chốt. Cho

đến nay, tuy đã có nhiều hoạt động tích cực, TVTT cũng còn gặp không ít khó khăn và trở

ngại để thực hiện tốt các hoạt động này. Bằng những trải nghiệm được rút ra trong quá trình

hoạt động của mình, TVTT hy vọng được đóng góp một số kinh nghiệm thực tiễn tổng hợp

từ nhiều khía cạnh khác nhau về hoạt động quảng bá và hướng dẫn sử dụng nguồn tài liệu

mở. Mỗi thư viện đều có sự lựa chọn những hướng đi khác nhau trên con đường phát triển

nguồn học mở nhưng đích đến cuối cùng vẫn là mong muốn đem lại hiệu quả cho người

dùng tin.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thanh Thuỷ (2008). Marketing – hoạt động thiết yếu của các thư viện đại học Việt

Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 119-123.

2. Hoàng Thị Hồng Nhung (2011). Huấn luyện kỹ năng thông tin cho độc giả tại Thư viện

Trung tâm ĐHQG-HCM Thực tiễn và triển vọng. Kỷ yếu hội thảo-tập huấn.

3. Trịnh Khánh Vân. Sinh viên với luật bản quyền trong việc sử dụng nguồn học liệu mở.

repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/.../OER-Book(6).pdf

41

ĐÀO TẠO KIẾN THỨC SỐ CHO SINH VIÊN

TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC

TS. Ngô Thanh Thảo

Khoa Thư viện - Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQG TPHCM)

Đặt vấn đề

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức

cho mọi thành viên trong xã hội nói chung và sinh viên đại học nói riêng. Để có thể sống,

học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường số ngày càng đa dạng, sinh viên cần được

trang bị kiến thức số. Trước tình hình đó, nhiều TVĐH trên thế giới đã chú trọng hoạt động

đào tạo kiến thức số nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển các năng lực như tìm và sử dụng

thông tin; tạo lập, phân phối, chia sẻ thông tin; hợp tác làm việc và đóng góp cho xã hội

trong môi trường số.

1. Khái quát về kiến thức số

Do chưa có một định nghĩa chính thức nên hiện nay có nhiều khái niệm kiến thức số

được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu, các tổ chức giáo dục, các tổ chức phục vụ cộng đồng,

các nhà hoạch định chính sách. Sau đây là một số khái niệm kiến thức số được sử dụng phổ

biến hiện nay.

Theo Digital Strategy Glossary of Key Terms, kiến thức số là khả năng sử dụng công

nghệ số, các công cụ truyền thông hoặc mạng máy tính để tìm, đánh giá, sử dụng và tạo lập

thông tin [4]. Theo Hiệp hội Thư viện Mỹ (American Library Association –ALA), (1) Kiến

thức số phải bao gồm khả năng nắm vững những kiến thức nền tảng và (2) các kỹ năng kiến

thức số thay đổi khi công nghệ thay đổi. Vì vậy, ALA đưa ra định nghĩa “kiến thức số là

khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tìm, đánh giá, tạo lập và truyền

thông tin dựa trên các kỹ năng kỹ thuật cũng như nhận thức”[3].

Cũng theo ALA, người có kiến thức số có thể đáp ứng những yêu cầu sau:

Có các kỹ năng kỹ thuật và nhận thức cần thiết để tìm, hiểu, đánh giá, tạo lập và

chuyển giao thông tin số ở nhiều dạng thức khác nhau;

Có khả năng sử dụng các công nghệ khác nhau một cách thích hợp và hiệu quả để

tìm thông tin, trình bày các kết quả và đánh giá chất lượng của thông tin tìm được;

Hiểu mối liên hệ giữa công nghệ, học tập suốt đời, sự riêng tư và quản lý thông

tin;

Sử dụng các kỹ năng và công nghệ thích hợp để giao tiếp và hợp tác với những

người đồng lứa, đồng nghiệp và với công chúng;

Sử dụng các kỹ năng nói trên để tham gia tích cực vào xã hội công dân và đóng

góp cho một cộng đồng năng động, hiểu biết và bận rộn [3].

Theo Trung tâm kiến thức số và phương tiện truyền thông Canada (Canada’s Centre

for Digital & Media Literacy), thuật ngữ “đa kiến thức” thường được dùng để chỉ những

42

khả năng và kỹ năng cần thiết để chúng ta sử dụng, hiểu và tạo lập thông tin số. Do đó, có

thể xem kiến thức số không chỉ là một tập hợp các kỹ năng mà là một khung được xây dựng

dựa trên nhiều kiến thức và năng lực khác nhau, bao gồm kiến thức về phương tiện truyền

thông, kiến thức công nghệ, kiến thức thông tin, kiến thức truyền thông và kiến thức xã hội.

Kiến thức về phương tiện truyền thông bao gồm khả năng truy cập, phân tích, đánh

giá và tạo lập phương tiện truyền thông dựa trên sự hiểu biết các vấn đề cơ bản như: ý nghĩa,

thông điệp của các dạng thức văn bản truyền thông khác nhau; tác động và ảnh hưởng của

truyền thông đại chúng và văn hóa cộng đồng; cấu trúc của các văn bản truyền thông và

nguyên nhân tạo lập chúng; cách sử dụng phương tiện truyền thông để phổ biến ý tưởng

một cách hiệu quả.

Kiến thức công nghệ là khả năng sử dụng công nghệ liên quan nhiều nhất với kiến

thức số. Khả năng này bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau, từ các kỹ năng sử dụng máy tính

cơ bản đến những kỹ năng phức tạp hơn như lập trình cho máy tính. Ở đây cần tránh nhầm

lẫn giữa khả năng sử dụng công nghệ với kiến thức và sự hiểu biết. Chẳng hạn, một thiếu

niên sử dụng rất thành thạo công nghệ vẫn có thể không biết cách đánh giá và sử dụng hợp

lý thông tin tìm được trên mạng Internet hoặc không ý thức được sự cần thiết của việc bảo

vệ sự riêng tư của mình khi sử dụng các dịch vụ trên mạng. Kiến thức số bao hàm cả các kỹ

năng và các thói quen sử dụng mạng tốt như biết suy xét, tư duy phản biện, có trách

nhiệm,…

Kiến thức thông tin bao gồm khả năng xác định nhu cầu thông tin, tìm kiếm thông tin

trên các phương tiện số, đánh giá và sử dụng thông tin tìm được. Kiến thức thông tin đặc

biệt quan trọng trong môi trường số vì đây là nơi có nhiều thông tin trực tuyến không được

chọn lọc nên kỹ năng đánh giá các nguồn tin cũng như nội dung thông tin được xem là một

kỹ năng thiết yếu.

Kiến thức truyền thông bao gồm khả năng sử dụng các nguồn thông tin số khác nhau

để phân phối và chia sẻ kiến thức. Những khả năng này tạo cơ sở cho việc giao tiếp với

những thành viên khác trong một xã hội được nối mạng.

Kiến thức xã hội bao gồm những kỹ năng cần thiết giúp chúng ta tham gia tích cực

vào xã hội số như kỹ năng làm việc trong các mạng xã hội; đóng góp kiến thức cho trí tuệ

tập thể; kỹ năng thương thuyết trong các cộng đồng có nhiều khác biệt về văn hóa [5].

Như vậy, kiến thức số không chỉ là khả năng tìm và sử dụng thông tin (được biết như

kiến thức thông tin) mà còn bao gồm các khả năng tạo lập, phân phối, chia sẻ thông tin, hợp

tác làm việc trong môi trường số. Những khả năng này giúp con người có thể sống, học tập

và làm việc trong một xã hội số [2].

2. Đào tạo kiến thức số cho sinh viên trong thư viện đại học

2.1. Đào tạo kiến thức số trong thư viện đại học ở một số nước trên thế giới

Kiến thức số đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của sinh viên nói riêng

và sự phát triển các hoạt động dạy, học, nghiên cứu và quản lý của các trường đại học nói

chung. Đầu tư phát triển kiến thức số cho sinh viên và cán bộ giảng dạy, nghiên cứu đem

lại nhiều lợi ích cho cá nhân và tổ chức như:

43

Cung cấp các chương trình giáo dục chất lượng với các phương thức linh hoạt và

đổi mới;

Đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng đa dạng của sinh viên thông qua việc phát triển

kinh nghiệm học tập;

Nâng cao năng lực làm việc và kỹ năng trong nền kinh tế số;

Hoàn thiện các qui trình, hệ thống và năng lực xây dựng của tổ chức;

Tăng tối đa giá trị của đầu tư vào công nghệ, nội dung và dịch vụ dạy và học.

Vì tầm quan trọng nói trên của kiến thức số, hoạt động đào tạo kiến thức số cho sinh

viên được các thư viện đại học ở nhiều nước trên thế giới chú trọng. Ở Anh, các chương

trình đào tạo kiến thức số cho sinh viên trong nhiều thư viện đại học (TVĐH) được xây

dựng dựa trên mô hình phát triển kiến thức số của Beetham và Sharpe (2010) (Beetham and

Sharpe ‘pyramid model’ of digital literacy development model) (2010) [7].

Theo mô hình này, kiến thức số là một quá trình phát triển từ những kỹ năng cơ bản

đến các khả năng ở mức độ cao hơn. Quá trình này thay đổi phụ thuộc vào bối cảnh vì vậy

nó cũng phản ánh cách thức các cá nhân tích cực phát triển các kỹ năng mới trong những

hoàn cảnh khác nhau.

Mô hình này có thể được sử dụng để: (1) Mô tả (hoặc dự báo) kiến thức của sinh viên

hiện tại và tương lai, ví dụ xác định những lĩnh vực sinh viên cần được hỗ trợ; (2) Xây dựng

chuẩn đầu ra một cách chi tiết ở cấp độ trường; (3) Kiểm định một chương trình đào tạo –

chuẩn đầu ra sẽ bao gồm những khía cạnh và mức độ nào của kiến thức số?

Nhiều trường đại học ở Anh đã sử dụng mô hình Beetham và Sharp để xây dựng các

khung chương trình đào tạo kiến thức số và áp dụng trong các dự án kiến thức số như ĐH

Cardiff, ĐH Oxford Brookes, ĐH Leeds Metropolitan, ĐH Mở… Ví dụ, ĐH Mở đã xây

dựng khung chương trình đào tạo kiến thức số với nội dung gồm năm phần như sau [6]:

1. Hiểu và thực hành kiến thức số

2. Tra cứu thông tin

3. Đánh giá thông tin, các tương tác trực tuyến và các công cụ trực tuyến

4. Quản trị và truyền thông tin

5. Hợp tác và chia sẻ nội dung số

44

Kiến thức và kỹ năng của mỗi phần nêu trên được chia thành 4 mức độ khác biệt nhau

về sự phức tạp và độ sâu của nội dung. Ví dụ, phần “Đánh giá thông tin, các tương tác trực

tuyến và các công cụ trực tuyến” được chia thành 4 mức độ với nội dung tương ứng như

sau:

Mức 1

- Xác định và

sử dụng các

tiêu chí thích

hợp để đánh

giá thông tin

đã được xác

định trước.

- Xác định và

sử dụng các

tiêu chí đánh

giá thích hợp

để chọn lọc tài

liệu từ các kết

quả tìm.

- Đóng góp ý

kiến trong các

cuộc thảo luận

trực tuyến (ví

dụ forum,

blog, wiki)

- Phân biệt

được các

trường hợp

của các công

cụ trực tuyến

dựa trên tính

phù hợp với

bối cảnh cụ

thể.

Mức 2

- Sử dụng các tiêu

chí thích hợp để

đánh giá các

nguồn thông tin

(ví dụ sách, bài

báo, websites)

một cách hiệu

quả.

- Sử dụng các tiêu

chí đánh giá chất

lượng thích hợp

để chọn lọc kết

quả tìm.

- Cung cấp thông

tin phản hồi hữu

ích cho các ý kiến

đóng góp của

những người khác

trong các tương

tác trực tuyến.

- Sử dụng các tiêu

chí thích hợp để

đánh giá tính phù

hợp của các công

cụ trực tuyến với

bối cảnh cụ thể.

Mức 3

- Sử dụng các tiêu

chí thích hợp để

đánh giá thông tin

từ một nguồn bất

kỳ nhằm xác định

mức độ đáng tin

cậy, định kiến…

- Sử dụng các tiêu

chí đánh giá chất

lượng thích hợp để

chọn lọc kết quả

tìm và chú trọng

vào những thông

tin quan trọng nhất

trong các tài liệu.

- Tham gia đánh giá

các ý kiến khác

trong các tương tác

trực tuyến…

- Có khả năng đánh

giá các công cụ

trực tuyến trong

bất kỳ bối cảnh

nào.

Mức 4 (Thành thạo)

- Có khả năng đánh

giá, bao gồm nhận

xét về tính đáng

tin cậy và giá trị

các tài liệu/ công

trình của chính

mình hoặc của

người khác.

- Xác định rõ ràng

phạm vi của một

vấn đề nghiên cứu

và sử dụng các

tiêu chí thích hợp

để chọn lọc một

lượng lớn thông

tin liên quan đến

vấn đề này.

- Phân biệt rõ ràng

ưu và nhược điểm

của các hình thức

thẩm định ý kiến

chuyên gia.

- Đánh giá tính hiệu

quả và phù hợp

của các trường hợp

cộng tác làm việc

trực tuyến.

- Sử dụng các tiêu

chí thích hợp để

đánh giá các công

cụ trực tuyến

không quen thuộc.

45

ĐH Mở cung cấp tài liệu học tập trực tuyến trên trang web “Being digital” nhằm giúp

người học nắm được các kỹ năng và kiến thức trong khung chương trình đào tạo kiến thức

số. Nội dung của chương trình đào tạo nói trên được chia thành nhiều hoạt động cung cấp

các kỹ năng và kiến thức khác nhau như hoạt động “Tránh đạo văn” giải thích đạo văn là gì

và hướng dẫn cách tránh đạo văn; “Chọn lọc thông tin nhanh” hướng dẫn các chiến lược

chọn lọc nhanh từ các kết quả tìm được trên web. Trang web “Being digital” cũng cung cấp

một bộ tiêu chí để sinh viên tự xác định những kiến thức và kỹ năng cần phải trang bị, sau

đó lựa chọn hoạt động thích hợp để thực hiện. Ví dụ, tiêu chí “Tự đánh giá: tìm tin” xác

định những kỹ năng cần thiết để giúp sinh viên trở nên tự tin hơn khi tìm tin trực tuyến,

chẳng hạn biết tìm ở đâu và tìm như thế nào. Để có được những kỹ năng này sinh viên có

thể chọn các hoạt động thích hợp như: “Chọn các từ khóa thích hợp” hướng dẫn cách sử

dụng từ khóa để tìm tin; Hoạt động “Tìm thông tin ẩn trên mạng Internet” hướng dẫn cách

truy cập những thông tin không thể tìm được trên Internet bằng cách sử dụng các công cụ

tìm kiếm.

Ngoài ra, nhiều trường đại học còn lồng ghép việc đào tạo kiến thức số vào nội dung

các môn học trong chương trình giảng dạy chuyên ngành của trường. Ví dụ, ĐH Oxford

Brookes đã thực hiện đào tạo kiến thức số cho sinh viên thông qua chương trình giảng dạy

của các ngành. “Chiến lược tăng cường kinh nghiệm cho sinh viên 2010-2015” của trường

yêu cầu tất cả các chương trình giảng dạy phải bao gồm nội dung phát triển kiến thức thông

tin và kiến thức số cho sinh viên. Hiện nay mỗi chương trình đều đưa ra một đặc tả chương

trình mới cùng với một mô tả chi tiết về trình độ kiến thức số và thông tin sinh viên tốt

nghiệp phải đạt được và những hoạt động học tập cũng như những đánh giá cần thiết để hỗ

trợ sinh viên đạt được trình độ này [7].

Ở Mỹ, hoạt động đào tạo kiến thức số cho sinh viên được các TVĐH thực hiện với

nhiều hình thức khác nhau như: hướng dẫn trực tiếp, cung cấp hướng dẫn hoặc chương trình

huấn luyện trực tuyến trên website thư viện, tích hợp trong các môn học chuyên ngành, dạy

như một môn học riêng biệt (bắt buộc hoặc tùy chọn) trong chương trình đào tạo… Ví dụ,

TV của University of Illinois cung cấp chương trình huấn luyện kiến thức số trực tuyến bao

gồm các nội dung như: kỹ thuật sử dụng các công cụ tìm tin như CSDL, bảng tra, mục lục,

công cụ tìm kiếm; các phương thức tìm kiếm các nguồn thông tin khác nhau như sách, bài

báo, tài liệu tra cứu, trang web… Bên cạnh đó, TV của ĐH Illinois còn bố trí nhân viên

chuyên trách về đào tạo kiến thức số. Nhân viên này có nhiệm vụ hợp tác với các nhân viên

thư viện khác và giảng viên để tạo lập các công cụ hỗ trợ thư viện tham gia vào quá trình

dạy và học, ví dụ như các nguồn trực tuyến tập trung vào việc tích hợp các kỹ năng thông

tin với công nghệ dạy học nhằm giúp sinh viên tích lũy kiến thức số [8].

2.2. Đào tạo kiến thức số cho sinh viên ở Việt Nam

Mặc dù kiến thức số có vai trò rất quan trọng với sinh viên nhưng hiện nay TVĐH ở

Việt Nam chưa chú trọng đến hoạt động đào tạo kiến thức số cho sinh viên. Nhằm trang bị

kiến thức số cho sinh viên, các TVĐH ở Việt Nam có thể dựa trên kinh nghiệm của TVĐH

46

ở nước ngoài và điều kiện thực tế của mình để phát triển CTĐT kiến thức số, với nội dung

và phương thức thực hiện như sau:

Nội dung: CTĐT kiến thức số của TVĐH phải hỗ trợ cho sinh viên có những khả

năng để sống, học tập và làm việc hiệu quả trong một xã hội số. Có thể chia các khả

năng này thành ba nhóm chính là sử dụng, hiểu và tạo lập.

Khả năng sử dụng là sự thành thạo về kỹ thuật để sử dụng máy tính và mạng

Internet hiệu quả. Các kỹ năng và hiểu biết thuộc nhóm này rất đa dạng, từ kỹ

năng sử dụng các chương trình máy tính cơ bản như soạn thảo văn bản, các trình

duyệt web, email và các công cụ truyền thông khác đến kỹ năng phức tạp hơn như

sử dụng các công cụ tìm kiếm, CSDL trực tuyến, kỹ thuật đám mây điện toán…

để truy cập và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet.

Khả năng hiểu là tập hợp các kỹ năng giúp sinh viên hiểu, đặt đúng bối cảnh và

đánh giá một cách phản biện thông tin số hoặc các phương tiện số để có thể đưa

ra quyết định đúng đắn về những gì sinh viên thực hiện hoặc đối mặt trên mạng.

Hiểu cũng bao gồm việc nhận biết cách công nghệ mạng tác động đến hành vi,

nhận thức, lòng tin và cảm xúc của sinh viên về thế giới xung quanh.

Tạo lập là khả năng tạo ra nội dung và truyền thông một cách hiệu quả dựa trên

các công cụ truyền thông số khác nhau, bao gồm: khả năng làm cho các sản phẩm

được sinh viên tạo ra thích ứng với nhiều bối cảnh và người sử dụng khác nhau;

khả năng tạo lập và truyền thông với các phương tiện như hình ảnh, âm thanh,

phim ảnh; tham gia một cách hiệu quả và có trách nhiệm vào việc tạo lập nội dung

trên web qua các phương tiện như blog, diễn đàn thảo luận, chia sẻ video và hình

ảnh, mạng xã hội… Khả năng sử dụng các phương tiện số để tạo lập thông tin

giúp sinh viên trở thành những người đóng góp tích cực cho xã hội số [2].

Cụ thể, CTĐT kiến thức số của TVĐH phải cung cấp cho sinh viên những kiến thức,

kỹ năng cơ bản như sau: [1]

- Tự tin, nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ cho các hoạt động học tập,

nghiên cứu, tu dưỡng đạo đức, nghề nghiệp…

- Phân tích thành thạo nhu cầu tin trong học tập, nghiên cứu, đời sống hàng ngày…

- Xây dựng các chiến lược hiệu quả và lựa chọn các công cụ/nguồn tin thích hợp để

tìm tin;

- Đánh giá mức độ phù hợp của thông tin tìm được với nhu cầu tin;

- Lựa chọn và sử dụng thông tin một cách hợp lý;

- Sử dụng thành thạo các công cụ số để trình bày và lưu giữ kiến thức, thông tin phục

vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu…

- Tham gia một cách hiệu quả các cộng đồng trực tuyến phù hợp;

- Tích hợp thông tin với sự hiểu biết của cá nhân về mặt học thuật, nghề nghiệp;

- Quản trị, chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và hợp lý.

47

Để trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng nói trên, CTĐT kiến thức số nên

tập trung vào những nội dung cơ bản dưới đây:

Cấu trúc, quy ước, giao thức của các phương tiện truyền thông số và tài liệu số;

Các ứng dụng khai thác tài liệu dạng số/nguồn thông tin số thông dụng;

Thiết kế văn bản/tài liệu dạng số;

Tạo lập tài liệu số với nội dung, dạng thức phù hợp với người đọc và mục đích đã

đề ra;

Cách xác định, đánh giá và chọn lọc các công cụ tìm tin/nguồn tin số để tìm kiếm

thông tin;

Kỹ thuật tìm tin;

Đánh giá, chọn lọc, quản trị thông tin tìm được;

Sử dụng và chia sẻ thông tin một cách hợp lý;

Phân tích, đánh giá và lựa chọn các công cụ số để trình bày và chia sẻ thông tin;

Đánh giá, lựa chọn và tham gia các cộng đồng trực tuyến một cách hiệu quả.

Phương thức đào tạo: dựa trên nguồn lực của TV, đặc điểm của trường đại học và

nhu cầu thực tế của sinh viên, TVĐH có thể thực hiện CTĐT kiến thức số với nhiều

hình thức khác nhau như: tổ chức các lớp học truyền thống; cung cấp CTĐT trực

tuyến trên website của TV; lồng ghép trong các môn học chuyên ngành; thiết kế

thành một môn học riêng biệt (có thể là môn bắt buộc hoặc tự chọn) hoặc đưa vào

CTĐT kiến thức đại cương của trường đại học… Nội dung CTĐT, các hoạt động

giảng dạy phải phù hợp với phương thức đào tạo cũng như đặc điểm của người học.

Điều kiện thực hiện: để đào tạo kiến thức số cho sinh viên một cách hiệu quả, TVĐH

cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và công nghệ hiện đại để tạo môi trường đa dạng

cho sinh viên thực hành với các hoạt động học tập tích cực và sáng tạo. TVĐH phải

bố trí ít nhất một nhân viên chuyên trách hoạt động đào tạo kiến thức số cho sinh

viên. Đặc biệt, TVĐH cần hợp tác chặt chẽ với đội ngũ giảng viên trong trường để

thiết kế và thực hiện CTĐT kiến thức số hiệu quả với các phương thức giảng dạy

linh hoạt, tích cực và luôn đổi mới.

Kết luận

TVĐH đóng vai trò quyết định trong việc đào tạo kiến thức số cho sinh viên đại học.

TVĐH ở Việt Nam cần nhanh chóng phát triển hoạt động đào tạo kiến thức số với nội dung

và phương thức đào tạo phù hợp với điều kiện của TV cũng như yêu cầu thực tế nhằm hỗ

trợ cho sinh viên dễ dàng thích ứng và phát triển trong môi trường số.

48

Tài liệu tham khảo

1. A Taxonomy of Digital and Information Literacies // https://wiki.brookes.ac.uk (truy cập

ngày 15/08/2016)

2. Developing student’s digital literacy // https://www.jisc.ac.uk/guides/developing-

students-digital-literacy (truy cập ngày 15/08/2016)

3. Digital Literacy Definition // http://connect.ala.org (truy cập ngày 24/08/2016)

4. Digital Literacy Definition // http://www.digitalstrategy.govt.nz/Media-Centre (truy cập

ngày 15/08/2016)

5. Digital Literacy fundamentals // http://mediasmarts.ca/digital-media-literacy (truy cập

ngày 15/08/2016)

6. Digital and Information Literacy Framework //

http://www.open.ac.uk/libraryservices/pages (truy cập ngày 24/08/2016)

7. Digital Literacy Framework // http://jiscdesignstudio.pbworks.com/ (truy cập ngày

24/08/2016)

8. http://www.library.illinois.edu/diglit/tutorial/index.html (truy cập ngày 24/08/2016)

49

HỢP TÁC GIỮA CÁN BỘ THƯ VIỆN VỚI GIÁO VIÊN VÀ VIỆC XÂY

DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Ths. Đoàn Thị Thu

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQGTPHCM)

Thư viện vốn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ dạy và học trong các trường phổ

thông (bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông),

đồng thời có nhiệm vụ giảng dạy các kỹ năng thông tin, giúp người học có khả năng tự học.

Tại Điều 1, Quy chế tổ chức và hoạt động TVTPT có quy định rõ: “Thư viện góp phần nâng

cao chất lượng giảng dạy của GV (giáo viên), bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư

viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi

phương pháp giảng dạy và học...”[1].

Bên cạnh đó, quá trình đổi mới giáo dục đang diễn ở hầu khắp các bậc học đang đặt

ra rất nhiều cơ hội và thách thức đối với công tác thư viện trường phổ thông, cũng như việc

khẳng định vai trò của thư viện. Rõ ràng, để đạt được mục tiêu: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ

phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và

vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi

nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người

học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu

trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,

nghiên cứu khoa học” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI) [2], đòi hỏi sự phối hợp

của các nguồn lực trong nhà trường, nhất là nguồn lực từ phía thư viện. Sự phối hợp đầu

tiên cần được nhấn mạnh, đấy là giữa CBTV (cán bộ thư viện) với GV trong nhà trường

nhằm thực hiện hiệu quả quá trình dạy và học cũng như đào tạo kỹ năng thông tin cho học

sinh.

Sự cần thiết của việc hợp tác giữa CBTV và GV trong trường phổ thông

Trong nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả nhấn mạnh: hợp tác là con đường để

cải thiện TVTPT. Sự hợp tác giữa GV và CBTV cũng là một trong những giải pháp được

nhiều tác giả trong và ngoài nước đề xuất cho phát triển thư viện. Patricia Montiel-Overall

– một tác giả chuyên nghiên cứu về đề tài này cho rằng: “Hợp tác là cùng suy nghĩ, chia sẻ

nguồn lực và chuyên môn để có lợi cho bản thân và học sinh của mình. Đó là một quá trình

cho và nhận, có thể dẫn tới kết quả lớn hơn so với việc thực hiện một mình”[9]. Như vậy,

hợp tác giữa CBTV và GV được hiểu là việc họ cùng suy nghĩ và hành động để cùng đạt

mục tiêu. Mục tiêu ở đây vừa là mục tiêu chung của cả GV và CBTV (hỗ trợ học tập của

học sinh), vừa là mục tiêu riêng của GV (giảng dạy) và CBTV (hỗ trợ dạy và học). Sự hợp

tác bao gồm quá trình cho và nhận những hành động hỗ trợ, giúp đỡ, ủng hộ giữa hai phía

GV và CBTV. Thông qua hợp tác, kết quả mà GV và CBTV đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều

so với khi họ làm một mình.

50

Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa CBTV và GV thực sự cần thiết vì giúp mang

lại rất nhiều lợi ích.

Thứ nhất, phối hợp giữa CBTV và GV giúp thư viện hiểu được nhu cầu tin của học

sinh. Do GV có nhiệm vụ giảng dạy nên họ thường xuyên làm việc trực tiếp với học sinh.

Trong khi đó, CBTV lại thuộc bộ phận gián tiếp (giống như các bộ phận văn phòng trong

nhà trường), nên cơ hội tiếp xúc trực tiếp với học sinh không nhiều. Trong khi đó, để có thể

thực hiện tốt vai trò hỗ trợ học tập, CBTV cần nắm bắt nhu cầu, cung cấp tài liệu phù hợp,

đào tạo kỹ năng thông tin… cho học sinh. Do vậy, để thực hiện được các nhiệm vụ này,

một trong những cách thức hiệu quả đó là CBTV phải thông qua GV, phối hợp với GV để

có thể nắm bắt được thông tin về nhu cầu của học sinh, từ đó có biện pháp phù hợp.

Thứ hai, hợp tác giữa CBTV và GV giúp TVTPT thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động

giảng dạy và học tập trong nhà trường. Để thực hiện tốt được điều này, đòi hỏi CBTV là

người am hiểu sâu sắc về chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên, điều này là

khó có thể thực hiện trong thực tế, bởi CBTV thường chỉ được đào tạo chuyên môn thư

viện, đối với những CBTV là GV kiêm nhiệm cũng thường chỉ am hiểu về môn học mình

đảm nhiệm. Do vậy, nếu muốn thực hiện tốt vai trò của mình, CBTV cần phối hợp với GV

để có thể kịp thời nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy mà GV sử dụng, từ đó hỗ

trợ cung cấp tài liệu cho học sinh cũng như các tài liệu giúp cải thiện phương pháp giảng

dạy cho GV.

Thứ ba, lồng ghép giảng dạy kỹ năng thông tin cho học sinh là một trong những lợi

ích của hợp tác giữa CBTV và GV. Rõ ràng, đào tạo kỹ năng thông tin giúp người học có

khả năng tự học, tự nghiên cứu suốt đời là một trong những nhiệm vụ chính mà xã hội và

ngành giáo dục kỳ vọng ở TVTPT. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa trường nào đưa môn học

cũng như dành thời lượng để CBTV giảng dạy nội dung này cho học sinh. Cách hiệu quả

nhất là CBTV phải lồng ghép việc giảng dạy những kỹ năng này thông qua các môn học

khác. Do đó, một lần nữa, để thực hiện được nhiệm vụ này, không còn cách nào khác là

CBTV phải hợp tác với từng GV để nắm bắt nội dung môn học, từ đó mới có thể lồng ghép

giảng dạy kỹ năng thông tin vào bài giảng hay yêu cầu của GV.

Thứ tư, hợp tác giữa CBTV và GV góp phần hình thành và phát triển thói quen đọc

sách của học sinh. Có thể thấy, tâm lý của lứa tuổi học sinh là noi gương, nghe lời GV.

Trong nhận thức của học sinh, GV là người giỏi giang, trực tiếp truyền đạt kiến thức cho

mình. Chính những điều này khiến cho học sinh thường có xu hướng nghe lời GV hơn

những người khác trong nhà trường. Do vậy, nếu muốn học sinh tham gia đầy đủ các hoạt

động do thư viện tổ chức, việc CBTV phối hợp với GV để GV nhắc nhở, động viên các em,

sẽ đem lại nhiều kết quả. Bên cạnh đó, để phát triển văn hóa đọc cho học sinh, ngoài việc

CBTV tổ chức các hoạt động đọc sách, giới thiệu lợi ích của việc đọc sách, thì việc GV đọc

sách, khuyến khích học sinh đọc sách sẽ có tác động trực tiếp tới học sinh hơn.

Như vậy, ở vị trí một bộ phận hỗ trợ đào tạo trong nhà trường, nếu muốn thực hiện tốt

vai trò của mình, CBTV cần phải hợp tác với GV. GV vừa là người dùng tin của thư viện,

vừa là “cầu nối” giúp CBTV tiếp xúc được với học sinh cũng như chương trình dạy và học.

51

Do vậy, thông qua hợp tác với GV, CBTV vừa có thể phục vụ tốt người dùng tin của mình,

đồng thời có thể tiếp cận và phục vụ tốt các đối tượng người dùng tin khác trong nhà trường.

Việc hợp tác với GV sẽ giúp CBTV vừa giúp hỗ trợ GV và học sinh trong học tập, nhưng

đồng thời cũng giúp chính bản thân CBTV thể hiện vai trò, vị trí của mình trong nhà trường

và xã hội. Vì vậy, CBTV cần phải xem việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với GV như là

công việc, là nhiệm vụ của chính mình. Có như vậy, TVTPT mới có thể phát triển trở thành

một bộ phận trọng yếu, hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường.

Các mức độ hợp tác giữa CBTV và GV

Trong những năm qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự hợp tác giữa CBTV

và GV. Năm 2011, thực hiện một cuộc nghiên cứu đánh giá TVTPT ở 8 trường tiểu học ở

Carolina (Mỹ), nhóm tác giả Lee, E. A., và Klinger, D. A. đã phát hiện ra rằng: “tất cả các

TVTPT được đánh giá hoạt động thành công đều có chung đặc điểm là có sự hợp tác giữa

CBTV và GV”[7]. Cũng có nhiều bài viết của các tác giả trong nước đề xuất xây dựng sự

hợp tác giữa CBTV và GV như một giải pháp để phát triển TVTPT [4,5]. Tuy nhiên, cũng

có một vấn đề đáng lưu ý là trong một số nghiên cứu, các tác giả phát hiện ra rằng GV và

CBTV đều nhận thức được sự cần thiết của hợp tác, đã và đang tham gia hợp tác, nhưng

hiệu quả lại chưa được nâng cao. Theo nhiều tác giả, điều này có thể do nguyên nhân hiện

nay chưa có sự thống nhất về cách hiểu cũng như các mức độ của sự hợp tác.

Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về sự hợp tác giữa CBTV và GV có thể chia sự hợp

tác thành 4 loại. Ở mỗi loại, mức độ toàn diện, sâu sắc của sự hợp tác có phần khác nhau.

Dưới đây sẽ trình bày các loại hợp tác theo mức độ hợp tác.

Mức độ 1: Phối hợp. Đây là mức độ hợp tác thấp nhất giữa CBTV và GV. Ở mức

độ này, CBTV và GV cùng nhau làm việc để sắp xếp lịch trình, quản lý thời gian hiệu quả,

tránh chồng chéo [8,9]. Thực tế cho thấy, các bộ phận khác nhau có thể tổ chức các hoạt

động hỗ trợ việc học tập của học sinh trong cùng thời điểm. Vì vậy, rất có thể xảy ra hiện

tượng trùng lặp thời gian giữa các hoạt động, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt

động. GV là người nắm rõ lịch hoạt động của học sinh, do vậy, CBTV cần phối hợp với GV

để sắp xếp lịch trình hoạt động, tránh chồng chéo giữa lịch học tập và lịch tham gia hoạt

động thư viện. Ví dụ, khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động thư viện như: giới thiệu sách,

sinh hoạt câu lạc bộ thư viện, giờ đọc sách… CBTV cần phải trao đổi và thống nhất lịch

trình với GV, đặc biệt là GV chủ nhiệm các lớp. Bên cạnh đó, ở mức độ hợp tác này, GV

còn đóng vai trò là cầu nối để thông báo những hoạt động, yêu cầu của thư viện tới học

sinh. Ở mức độ này, CBTV đóng vai trò là người chủ động tiếp cận với GV để nhờ GV hỗ

trợ.

Mức độ 2: Hợp tác. Ở mức độ này, trách nhiệm được chia cho những người cùng

tham gia một hoạt động/dự án chung [8,9]. Mức độ này có thể gặp khi GV và CBTV cùng

tham gia các hoạt động chung của nhà trường. Khi đó, mỗi bên tham gia đều được quy định

trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ, khi nhà trường tổ chức cuộc thi giới thiệu sách cho học sinh

toàn trường, trách nhiệm của CBTV là chuẩn bị và cung cấp sách cho học sinh, GV Văn có

52

trách nhiệm hướng dẫn học sinh giới thiệu sách và làm ban giám khảo cuộc thi (theo sự

phân công của Ban Giám hiệu) [5,6]... Hoặc khi nhà trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp

luật cho học sinh, CBTV có trách nhiệm cung cấp tài liệu, GV có trách nhiệm ra câu hỏi,

chấm thi... Tuy nhiên, mức hợp tác này chỉ đạt được khi các hoạt động trên được xây dựng

thành kế hoạch, được Ban Giám hiệu duyệt và phân công nhiệm vụ. Ở mức độ này, CBTV

không còn là người ở tâm thế nhờ sự hỗ trợ của GV, mà đã có sự hợp tác rõ ràng về trách

nhiệm. Tuy nhiên, dù ở mức độ hợp tác nào, CBTV cũng luôn đóng vai trò chủ động, khởi

xướng sự hợp tác này.

Mức độ 3: Tích hợp giảng dạy. Ở mức độ này, CBTV và GV cùng lập kế hoạch,

thực hiện và đánh giá việc tích hợp giảng dạy kỹ năng thông tin với nội dung chương trình

trong 1 bài học, 1 môn học [8,9]. Mức độ hợp tác này xảy ra ở một hoặc một số môn học -

CBTV và GV môn học làm việc cùng nhau về nội dung, lịch trình cũng như những bài tập

mà GV yêu cầu học sinh thực hiện. Với một số môn học, GV có thể yêu cầu học sinh thực

hiện những bài tập lớn, dự án... đòi hỏi phải tìm, đọc nhiều tài liệu. Khi đó, GV cần hợp tác

với CBTV trong việc xác định nguồn tài liệu do thư viện cung cấp. Đồng thời khi này,

CBTV phối hợp với GV sắp xếp lịch trình để học sinh lên thư viện, CBTV sẽ giới thiệu các

nguồn tài liệu cũng như kỹ năng tìm kiếm thông tin giúp học sinh thực hiện tốt bài tập được

giao [6].

Mức độ 4: Tích hợp chương trình giảng dạy. Mức độ hợp tác này chính là sự hợp

tác – tích hợp giảng dạy ở mức độ 3 nhưng diễn ra trên một phạm vi lớn hơn: trong toàn

trường hoặc trong một quận/huyện nào đó [8,9].

Như vậy, mặc dù vấn đề hợp tác giữa CBTV và GV đã được nhiều tác giả đề xuất như

một trong những giải pháp phát triển thư viện, nhưng rõ ràng việc thống nhất cách hiểu về

mức độ hợp tác còn cần tiếp tục xem xét. Ở mức độ hợp tác càng cao, thì thư viện càng tác

động sâu hơn vào hoạt động dạy và học của GV và học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên,

cũng như một số tác giả đã nhận định: “hợp tác giống như con đường mòn phát triển thư

viện”, sự hợp tác giữa CBTV và GV cần được xây dựng từng bước, có lộ trình, từ đơn giản

đến phức tạp. Và để xây dựng mối quan hệ hợp tác này, dù ở mức nào thì CBTV luôn đóng

vai trò là tác nhân thay đổi, là người khởi xướng và chủ động tiếp cận với GV.

Hợp tác giữa CBTV và GV trong việc xây dựng nguồn học liệu

Để đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

tiếp cận năng lực của người học, với vai trò của một bộ phận quan trọng của nhà trường,

TVTPT đã và đang thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như: cung cấp các tài liệu về phương

pháp giảng dạy cho GV, cung cấp tài liệu học tập cho học sinh, đào tạo kỹ năng thông tin

cho học sinh. Trong đó, việc xây dựng nguồn học liệu mở, làm phong phú nguồn học liệu

phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của học sinh cũng là xu hướng mà các thư viện đang

hướng tới. Tuy nhiên, theo một số tác giả, “học liệu mở là một “gợi ý” về cách tiếp cận

nhiều hơn là giải quyết vấn đề” [3]. Việc xây dựng nguồn học liệu mở ở các trường phổ

thông ở Việt Nam hiện nay còn là một con đường dài, tuy nhiên, bằng sự hợp tác giữa

CBTV và GV, chúng ta có thể bước đầu tạo lập con đường cho việc xây dựng nguồn học

liệu mở.

53

Với việc thực hiện 4 mức độ của sự hợp tác giữa CBTV và GV, chúng ta hoàn toàn

có thể xây dựng bước đầu nguồn học liệu phục vụ cho việc dạy và học trong trường phổ

thông. Bằng cách thực hiện hợp tác giữa CBTV và GV ở mức độ 3 trở lên, chúng ta có thể

bước đầu xây dựng nguồn học liệu cho nhà trường. Việc xây dựng nguồn học liệu được

thực hiện qua mô hình sau:

Mô hình thể hiện quy trình xây dựng nguồn học liệu dựa trên sự hợp tác giữa CBTV và GV

Theo mô hình, việc xây dựng nguồn học liệu phục vụ dạy và học trong nhà trường

được thực hiện dựa trên kết quả hợp tác của CBTV và GV theo từng môn học. Theo đó,

trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hợp tác được thể hiện như sau:

GV: đối với từng môn học cụ thể, vào đầu kỳ học, GV sẽ gửi cho CBTV nội dung

môn học, bài giảng, kế hoạch giảng dạy cũng như bài tập của học sinh. Đồng thời, GV sẽ

nhận lại từ CBTV những tài liệu tham khảo (trong và ngoài thư viện) cho từng nội dung

học, kỹ năng thông tin bổ trợ cho từng nội dung hoặc những gợi ý liên quan đến việc hỗ trợ

từ phía thư viện liên quan tới môn học…

CBTV: nhận và lưu trữ những tài liệu liên quan đến môn học do GV môn học cung

cấp. Đồng thời, CBTV cần trao đổi với GV nội dung môn học để bổ sung hoặc cung cấp tài

liệu tham khảo cho từng phần học; hợp tác với GV (nếu cần) để hỗ trợ học sinh thực hiện

các bài tập theo yêu cầu của GV như: hướng dẫn kỹ năng tìm kiếm tài liệu, đánh giá và sử

dụng thông tin hoặc lồng ghép kiến thức thông tin vào bài giảng của GV…

Ví dụ, thông qua việc GV gửi những thông tin môn học đến CBTV từ đầu học kỳ,

CBTV biết được trong học kỳ này học sinh sẽ được yêu cầu thực hiện một bài thuyết trình

về một Triều đại hoặc thời kỳ lịch sử. Khi đó, CBTV sẽ có nhiệm vụ kiểm tra số lượng tài

liệu trong thư viện viết đề chủ đề đó hoặc có kế hoạch bổ sung các tài liệu này. Ngoài ra,

CBTV cũng phải chuẩn bị nội dung hướng dẫn kỹ năng tìm kiếm thông tin bằng cách dạy

lồng ghép vào thời gian GV giao và hướng dẫn làm bài tập trên lớp (CBTV đến trực tiếp

lớp học giới thiệu cho GV và học sinh về những nguồn tài liệu liên quan tới chủ đề cùng

cách tìm kiếm trong thư viện và trên Internet) hoặc hướng dẫn tại thư viện. Bằng sự hợp tác

này, GV có thể biết thêm các nguồn thông tin trong thư viện, cách tra cứu tin. Học sinh

được hướng dẫn, hỗ trợ trong việc thực hiện bài tập nên sẽ hào hứng tham gia, kết quả học

54

tập qua đó cũng được nâng cao. Bằng sự hợp tác, CBTV có thể thu thập và bước đầu xây

dựng nguồn học liệu, đồng thời có cơ hội trực tiếp hỗ trợ dạy và học cho GV và học sinh,

qua đó vai trò, vị thế của CBTV cũng được nâng cao trong nhà trường.

Như vậy, sự hợp tác đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. CBTV và GV đều

được hưởng lợi từ việc tham gia hợp tác, học sinh cũng sẽ được thụ hưởng lợi ích này khi

GV và CBTV trong trường hợp tác với nhau. Đặc biệt, khi tham gia hợp tác, kết quả mỗi

bên tham gia đạt được luôn cao hơn so với việc họ thực hiện một mình. Tuy nhiên, điều này

không có nghĩa là việc hợp tác giữa CBTV và GV không gặp khó khăn nào. Có rất nhiều

nguyên nhân khiến sự hợp tác giữa CBTV và GV bị cản trở trong thực tế. Những nguyên

nhân này có thể xuất phát từ GV, từ phía CBTV hay có thể từ phía nhà trường. Tuy nhiên,

theo quan điểm của tác giả, khi vấn đề nhận thức về lợi ích hợp tác được giải quyết, các bên

liên quan sẽ có động lực để tham gia. Về phía thư viện, mặc dù sự hợp tác đem lại lợi ích

cho tất cả các bên tham gia, nhưng CBTV luôn phải xác định tâm thế chủ động trong việc

khởi xướng, liên hệ hợp tác với GV, bởi đây là con đường hiệu quả nhất trong việc thể hiện

vai trò của thư viện trong nhà trường.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998). Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ

thông: ban hành theo quyết định số 61/1998/QĐ/BGD & ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Truy cập tại website:

http://thuvienphapluat.vn/van-ban/

2. Ngô Quốc Đường (2015). Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học theo định

hướng phát triển năng lực người học. Truy cập tại website: http://bacgiang.edu.vn/vn

3. Lan Hương (2007). Xây dựng “học liệu mở”: mở cách học mới. Truy cập tại website:

http://vnn.vietnamnet.vn/giaoduc/2007/12/758914/ (tháng 9/2016)

4. Trần Văn Toản (2011), Đề xuất về một hình thức giới thiệu sách hấp dẫn ở thư viện

trường học, Tạp chí Dạy và học ngày nay, Số 2, Tr. 76-77.

5. Trần Thị Minh Nguyệt (2007). Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện. Hà

Nội, Nxb. Giáo dục, 2007, 155 tr.

6. Vũ Thị Nha (2013). Sự thay đổi vai trò của thư viện trường học tại Việt Nam. Truy cập

tại website: http://web.hdu.edu.vn/

7. Lee, E. A., & Klinger, D. A. (2011). Against the flow: A continuum for evaluating and

revitalizing school libraries. School Libraries Worldwide, 17(1), p. 24-36. Truy cập tại

website: http://proxy.vnulib.edu.vn:2087 (ngày 27/05/2016)

8. Patricia Montiel-Overall (2005). A Theoretical Understanding of Teacher and

Librarian Collaboration (TLC). School Libraries Worldwide, Volume 11, Number 2,

July 2005, 24-48.

9. Patricia Montiel-Overall (2008). Teacher and librarian collaboration: A qualitative

study. Library & Information Science Research 30 (2008) 145–155.

55

KHAI THÁC NGUỒN TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC

Ths. Bùi Vũ Bảo Khuyên

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQGTPHCM)

Tóm tắt: Bài viết trình bày khái quát về nguồn tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa

học và vai trò của nguồn tài liệu điện tử đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phân tích

những yếu tố tác động đến vấn đề khai thác tài liệu điện tử trong thư viện các trường đại

học, từ đó đề xuất những nhiệm vụ thư viện đại học cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả

khai thác tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học.

Đặt vấn đề

Tài liệu điện tử - thành phần không thể thiếu trong các thư viện điện tử đang ngày

càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trước thực trạng này, vấn đề quản

lý, khai thác hiệu quả nguồn tài liệu điện tử đang được chú trọng trong các cơ quan thông

tin - thư viện. Bên cạnh đó, trước yêu cầu của xã hội, hiện nay nhiều trường đại học đang

phát triển theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu. Vì vậy, khai thác hiệu quả nguồn

tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học trở thành một trong những vấn đề quan trọng

đối với hệ thống thư viện đại học và thư viện chuyên ngành ở Việt Nam.

1. Sơ lược về nguồn tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học

Đối với các trường đại học ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học là một hoạt động thiết

yếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng, theo đó, thư viện đại học cũng được đầu tư phát

triển theo hướng phục vụ nghiên cứu. Vì vậy, ngoài nguồn tài liệu truyền thống, ngày nay

nguồn tài liệu điện tử phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học đã được khai thác và sử

dụng một cách phổ biến. Với đặc tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian và khắc phục trở ngại về

không gian, người dùng tin có thể dễ dàng sử dụng tài liệu điện tử để hỗ trợ hoạt động

nghiên cứu khoa học. Hàng loạt cơ sở dữ liệu điện tử với nội dung phong phú đã được các

thư viện đại học, trung tâm học liệu xây dựng để hỗ trợ tối đa cho hoạt động nghiên cứu

khoa học.

Dưới đây là một số nguồn tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học tại thư viện

đại học:

Cơ sở dữ liệu luận văn, luận án: Tập hợp luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ và các

công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nhà trường. Truy cập vào cơ sở dữ liệu này,

người dùng sẽ biết được thông tin cơ bản về mô tả vật lý, chủ đề của tài liệu cũng như tình

hình lưu trữ tại thư viện. Bên cạnh đó, một số luận văn, luận án, công trình nghiên cứu đã

được số hóa và cho phép bạn đọc tải về.

56

Hình 1. Giao diện tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu luận văn luận án tại website thư

viện trường Đại học Ngân hàng TP. HCM [3]

Cơ sở dữ liệu điện tử tạp chí chuyên ngành: Ngoài việc cấp quyền truy cập đến các

cơ sở dữ liệu tạp chí chuyên ngành trong nước, một số thư viện còn phục vụ các tạp chí

chuyên ngành nước ngoài truy cập trực tiếp được các thư viện/ trung tâm thông tin mua

quyền truy cập và cung cấp cho người dùng. Đây là nguồn tài nguyên phong phú bao gồm

các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng và uy tín trên thế giới thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu

như: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn,…

Hình 2. Danh mục các tạp chí điện tử chuyên ngành được phục vụ tại thư viện

trường ĐH KHXH & NV TP. HCM [2]

Cơ sở dữ liệu sách điện tử: Các thư viện đại học phục vụ sách điện tử dưới hai hình

thức:

- Xây dựng các bộ sưu tập sách điện tử theo từng chuyên ngành, thư viện hoặc cung

cấp toàn văn, hoặc cung cấp cho người dùng đường dẫn truy cập.

57

Hình 3. Bộ sưu tập sách điện tử lĩnh vực Công nghệ thông tin của

trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM [6]

- Liên kết với các nhà xuất bản uy tín về sách điện tử trong và ngoài nước: Thư viện

mua quyền truy cập một khối lượng sách điện tử từ các nhà xuất bản này và cung

cấp tài khoản, mật khẩu cho người dùng truy cập.

Hình 4. Bộ sưu tập sách điện tử liên kết với nhà xuất bản của

trường Đại học Ngân hàng TP. HCM [4]

Các cơ sở dữ liệu liên kết: Đây là các cơ sở dữ liệu nước ngoài được các thư viện

mua trực tiếp quyền sử dụng hoặc phối hợp chia sẻ quyền sử dụng với các thư viện khác.

CSDL loại này được xem là nguồn học liệu tổng hợp đa lĩnh vực với nhiều loại hình tài liệu

khác nhau như: báo, tạp chí, luận văn, luận án, sách và tài liệu tham khảo v.v…Tài nguyên

được cung cấp từ cơ sở dữ liệu này có giá trị vô cùng to lớn, nhất là đối với đối tượng các

nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau.

58

Hình 5. Các cơ sở dữ liệu nước ngoài được phục vụ tại

Trung tâm Thông tin học liệu Đà Nẵng [5]

Để sử dụng được các nguồn tài liệu điện tử trên, người dùng phải đăng nhập tài

khoản cá nhân do thư viện cung cấp và quản lý. Qua số liệu thống kê các loại hình tài liệu

điện tử đang được phục vụ tại các thư viện, có thể thấy rằng, hiện nay việc sử dụng cơ sở

dữ liệu điện tử hỗ trợ nghiên cứu khoa học ngày càng phổ biến, số lượt truy cập vào website

của thư viện các trường đại học ngày càng tăng. Tài liệu điện tử dần trở thành một phần

không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của một thư viện đại học.

Như vậy việc nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu

khoa học trong các thư viện đại học là một nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện nay,

khi các trường đại học đang phát triển theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu.

2. Những yếu tố tác động đến khai thác tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học

tại các thư viện đại học

Để tăng hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên điện tử, thư viện đại học cần xác định

được những yếu đố tác động đến quá trình cung cấp tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu

khoa học như sau:

Trình độ của cán bộ thư viện phụ trách quản lý và hỗ trợ tài liệu điện tử phục vụ

nghiên cứu khoa học: Đối tượng phục vụ chính của thư viện đại học là giảng viên, sinh

viên, học viên và nghiên cứu viên trong trường. Đây cũng là những đối tượng chính thực

hiện hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học của một trường đại học. Để phục vụ được tất

cả các đối tượng tham gia nghiên cứu khoa học nói trên, bên cạnh kiến thức và kỹ năng

chuyên môn, CBTV còn phải tìm hiểu và nắm bắt kiến thức về nghiên cứu khoa học, kiến

thức chung về các chuyên ngành đào tạo của trường. .

Trình độ của người dùng tin:

Để có thể sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu điện tử trong quá trình nghiên cứu, người

dùng tin cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

- Có kiến thức cơ bản về tài liệu điện tử và các nguồn tài liệu điện tử có thể sử

dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học;

59

- Hiểu và tuân thủ nghiêm túc vấn đề bản quyền trong nghiên cứu khoa học và

khai thác tài liệu điện tử (về vấn đề trích dẫn)

- Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, am hiểu về các quy trình sử dụng

tài liệu điện tử, phương pháp tìm tin trên các cơ sở dữ liệu điện tử.

- Biết sử dụng và khai thác hiệu quả thư viện như một nguồn trung gian cung cấp

tài liệu điện tử uy tín, chất lượng.

Vấn đề lưu trữ và bảo mật tài liệu điện tử:

Với đặc tính dễ thay đổi, tài liệu điện tử có thể dễ dàng bị sửa đổi nội dung, bị xóa

một phần hoặc toàn bộ chỉ với vài thao tác đơn giản. Vì vậy việc lưu trữ đóng vai trò vô

cùng quan trọng. Bên cạnh đó, tài liệu điện tử không tồn tại độc lập mà cần có sự hỗ trợ của

hàng loạt các thiết bị đọc, lưu dữ liệu, thư viện cần đảm bảo vấn đề lưu trữ tài liệu điện tử

trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Sự phát triển của tài liệu truy cập mở:

Truy cập mở cho phép người sử dụng dễ dàng tiếp cận với vô số nguồn tài liệu và

ấn phẩm truy cập mở, đây là nguồn tài nguyên dồi dào giúp thư viên đại học bổ sung vào

bộ sưu tập tài liệu nghiên cứu khoa học. Để khai thác được tối đa nguồn tài liệu này, thư

viện cần giải quyết một số vấn đề như: bản quyền với ấn phẩm truy cập mở [1], trình độ

ngoại ngữ và kỹ năng thông tin của CBTV.

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu

khoa học

Để nâng cao hiệu quả khai thác tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học, thư

viện đại học (TVĐH) có thể áp dụng những giải pháp dưới đây:

3.1. Nâng cao trình độ của cán bộ thư viện:

CBTV phải được trang bị kiến thức và kỹ năng về xây dựng, lưu trữ, quản lý và phục

vụ nguồn tài liệu điện tử, cụ thể như sau:

- Tìm hiểu chi tiết và hệ thống những vấn đề liên quan đến tài liệu điện tử: đặc

tính, ưu, nhược điểm cũng như vấn đề an toàn bảo mật nguồn tài liệu điện tử của

thư viện.

- Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tin học, mạng máy tính và phần mềm mã nguồn

mở.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng khai thác hiệu quả tài liệu truy cập mở bằng cách

tham dự những hội thảo, chuyên đề liên quan đến vấn đề truy cập mở.

3.2. Đào tạo kỹ năng thông tin cho người dùng tin:

Thư viện cần tổ chức định kỳ các lớp tập huấn với nội dung như: giới thiệu các cơ

sở dữ liệu, bộ sưu tập, tạp chí chuyên ngành phục vụ nghiên cứu khoa học, giới thiệu và

hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm trích dẫn phục vụ nghiên cứu khoa học v.v…Tiếp

theo, cần hỗ trợ, tư vấn tối đa cho người sử dụng bằng các hình thức gián tiếp như: điện

thoại, email, mạng xã hội trong trường hợp người nghiên cứu gặp khó khăn trong vấn đề

truy cập và sử dụng nguồn tài liệu điện tử.

60

3.3. Thực hiện hợp tác, chia sẻ với hệ thống các thư viện đại học:

Việc chia sẻ nguồn tin điện tử với những thư viện đại học có cùng/ gần các chuyên

ngành đào tạo vừa giúp thư viện làm gia tăng sự đa dạng và phong phú của vốn tài liệu, vừa

tăng hiệu quả kinh tế cho thư viện.

3.4. Đề xuất đổi mới chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo ngành Thư viện –

Thông tin học:

Cần kịp thời trao đổi với các cơ sở đào tạo về yêu cầu đối với một cán bộ thư viện

đại học. Ngoài các kiến thức cơ sở ngành, các cơ sở đào tạo cần trang bị cho sinh viên những

kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin, cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với các

cơ sở dữ liệu, bộ sưu tập tài liệu điện tử, giúp sinh viên có kỹ năng khai thác và sử dụng tài

liệu điện tử song song với quá trình nghiên cứu khoa học trong nhà trường.

3.5. Tư vấn cho người nghiên cứu về các nguồn tài liệu điện tử uy tín phục vụ nghiên

cứu khoa học:

Ngoài những buổi đào tạo kỹ năng thông tin cho người dùng, thư viện đại học cần

tổ chức thêm những buổi giới thiệu, tư vấn nguồn tài liệu điện tử cũng như nguồn học liệu

mở uy tín phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học. Thư viện có thể cung cấp cho người

nghiên cứu danh mục những cơ sở dữ liệu, tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong và

ngoài nước. Điều này sẽ hỗ trợ tối đa cho người nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm tài liệu

thực hiện đề tài nghiên cứu.

Kết luận

Khai thác hiệu quả nguồn tài liệu điện tử phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa

học không chỉ giúp thư viện khẳng định vai trò tất yếu trong trường đại học mà còn góp

phần nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường. Thư viện đại

học cần thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài liệu

điện tử để phục vụ cho các đối tượng thực hiện hoạt động nghiên cứu trong các trường đại

học.

Tài liệu tham khảo

[1] Học liệu mở và hướng phát triển tài nguyên số tại các thư viện đại học Việt Nam, Nguyễn

Huy Chương, Nguyễn Tiến Hùng.

[2] http://lib.hcmussh.edu.vn (truy cập ngày 9/9/2016)

[3] http://library.buh.edu.vn/ (truy cập ngày 9/9/2016)

[4] http://library.buh.edu.vn/

[5] http://www.lirc.udn.vn/ (truy cập ngày 5/9/2016)

[6] http://www.glib.hcmuns.edu.vn (truy cập ngày 5/9/2016)

61

KHÓA HỌC ĐẠI TRÀ TRỰC TUYẾN MỞ

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Ths. Nguyễn Tấn Công

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQGTPHCM)

Tóm tắt: Khóa học đại trà trực tuyến mở (Massive Open Online Course - MOOC), là một

mô hình đào tạo trực tuyến từ xa kiểu mới, được áp dụng ở nhiều trường đại học hàng đầu

trên thế giới hiện nay. Mô hình này nhận được sự quan tâm của các nhà giáo dục. Với sự

phát triển nhanh chóng trong những năm trở lại đây, MOOC đã khiến cho việc học trở nên

thuận lợi cho mọi người vì có thể học tập ở mọi nơi và hơn thế nữa tiêu chí của mô hình

này là hoàn toàn miễn phí. Nội dung bài viết giới thiệu tổng quát mô hình khóa học đại trà

trực tuyến mở và phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế của mô hình kiểu mới này so

với mô hình đào tạo truyền thống. Do mang tính mở và chi phí thấp, mô hình giáo dục này

có thể áp dụng tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Từ khóa: Massive Open Online Course (MOOC), Open Educational Resources (OER),

Open Education, Open Course Ware, Self-directed Learning, Informal Learning, E-

learning.

Giới thiệu

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) đã giúp ngành giáo dục có

sự chuyển mình đáng kể trong hoạt động dạy và học, có nhiều đổi mới so với mô hình giáo

dục truyền thống [1], ví dụ như sự chuyển đổi các bài giảng tĩnh từ giấy sang các dạng tài

liệu điện tử với tính trực quan được tăng cường thông qua dữ liệu đa phương tiện.

Theo thống kê từ tổ chức Internet Society, số lượng người dùng mạng Internet đã tăng

đột biến trong một thập kỷ nay, và con số này đã đạt 2.89 tỉ vào năm 2014 [2]. Con số này

nói lên sự tác động của internet đến mọi mặt của đời sống con người, từ hoạt động thương

mại đến giáo dục. Với sự hỗ trợ từ Internet, việc học hiện nay không chỉ diễn ra theo hình

thức học tập trung mà còn theo hình thức phân tán, tức là người học ngoài việc lĩnh hội kiến

ở trường lớp còn có thể học tập qua các kênh giáo dục dựa trên môi trường mạng Internet

như: UdaCity, You Tube EDU, iTunes U... [3]. Việc học giờ đây trở nên dễ dàng hơn, với

một máy tính có kết nối mạng, người học có thể tham khảo được các nguồn học liệu mở

nhiều hơn dựa trên các kênh giáo dục kể trên.

Theo một nghiên cứu của CC. Chen [3], xu hướng của giáo dục hiện đại phải chứa

đựng hai yếu tố quan trọng, đó là tính cộng tác và tính mở, do sự phát triển vượt bậc và

phức tạp của các ngành khoa học hiện đại đòi hỏi về tính cộng tác ngày càng cao giữa các

nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau và trên những mức độ khoa học khác nhau.

Nghiên cứu hiện đại đòi hỏi phải làm việc dựa trên nhóm, có thể liên ngành hay thậm chí

là sự kết hợp của nhiều tổ chức nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới, mang tính chất

quốc tế. Bên cạnh đó, một yếu tố khác của xu hướng giáo dục hiện đại là tính mở, có thể

62

hiểu là tính công khai và tự do sử dụng nguồn tài liệu. Tính mở trong chia sẻ nguồn tài liệu

đã thúc đẩy việc lĩnh hội nguồn tri thức diễn ra nhanh hơn, xóa bỏ nhiều rào cản trong học

tập và nghiên cứu. Do đó, ngày càng nhiều hệ thống mở được xây dựng với mục đích phục

vụ đào tạo như: Nguồn truy cập mở (Open Access), Nguồn tài nguyên giáo dục mở (Open

Educational Resource - OER), Open Scholar, Học liệu mở (OpenCourseWare - OCW). Tóm

lại, tính tương tác và tính mở được xem là hai yếu tố quan trọng trong giáo dục hiện đại,

dẫn đến việc hình thành một mô hình giáo dục mới. Mô hình này mang tính chất đại trà,

không giới hạn phạm vi hay thành phần người tham gia, cho phép tất cả mọi người đều có

thể tham gia học tập ở bậc đại học.

Với hai yếu tố quan trọng trong giáo dục hiện đại đã mô tả ở trên, một nghiên cứu

khác của tác giả L. Yuan và S. Powell [4], đã chỉ ra rằng hiện tượng Đào tạo đại trà trực

tuyến mở (Massive Online Open Courses - MOOC) đang được lan rộng và ngày càng phát

triển trong giáo dục đại học (GDĐH). Tình trạng ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp cho

việc đầu tư các nguồn tài liệu giáo dục có chất lượng và xu hướng phổ cập tri thức mang

tính chất toàn cầu là những nguyên nhân chính giúp MOOC phát triển. MOOC là một cải

tiến của mô hình học tập trực tuyến và mô hình này tương đối mới trong cộng đồng giáo

dục, chỉ mới được phát triển trong thời gian gần đây. MOOC hiện nay đang gây sự chú ý

lớn trong giới truyền thông, các tổ chức đầu tư giáo dục và sự quan tâm rất đáng kể của các

trường đại học (ĐH).

1. Khái quát về khóa học đại trà trực tuyến mở (Massive Open Online Course –

MOOC)

1.1. Sự ra đời của MOOC

Vào năm 2008, Dave Cormier và Bryan Alexander bắt đầu đưa ra thuật ngữ MOOC,

đánh dấu sự ra đời của mô hình khóa học đại trà trực tuyến mở và mở ra một loại hình đào

tạo mới của đào tạo từ xa. Mô hình này có thể xem như là bước phát triển của e-learning,

một dạng đào tạo trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ trong những năm trước đó. Khóa học

đầu tiên được thử nghiệm có tên là “Connectivism and connective Knowledge”, với sự tham

gia của 25 sinh viên University of Manitoba và 2,200 học viên trên toàn thế giới học tập

miễn phí qua mạng [5] và hiện tượng MOOC tiếp tục bùng nổ trong những năm sau đó.

Vào năm 2012, hàng loạt các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ như Stanford, MIT,

Harvard, UC Berkeley… bắt đầu có ấn tượng và tham gia vào hệ thống MOOC của các nhà

đầu tư phi lợi nhuận lẫn thương mại như: Udacity, Coursera và edX, FutureLearn... [1,3].

Sự xuất hiện của MOOC được đánh giá là một cuộc cách mạng lớn trong nền giáo dục và

sự bùng nổ của nó mạnh mẽ đến mức vào năm 2012, tạp chí The New York Times đã gọi

2012 là năm của MOOC. Mặc dù ra đời tại Hoa Kỳ nhưng MOOC hiện nay đã nhanh chóng

lan rộng ra khắp nơi trên thế giới và được chào đón nhiệt tình tại châu Á, nơi các nước đang

phát triển chiếm số đông [6].

63

1.2. Khái niệm MOOC

MOOC là một khái niệm tương đối mới, được định nghĩa và bổ sung qua nhiều giai

đoạn và cho đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức dành cho MOOC. Một

định nghĩa của OpenupEd, cho rằng “MOOC là các khóa học được thiết kế cho một số

lượng lớn người tham dự, các khóa học này có thể được truy cập ở bất cứ nơi nào và cho

bất kì ai nếu như họ có thể kết nối với Internet. Là nguồn mở cho tất cả mọi người, không

đòi hỏi phải chứng thực trình độ mới có thể tham gia, cung cấp các khóa học trực tuyến

hoàn chỉnh và hoàn toàn miễn phí” [7].

Bản thân MOOC là từ viết tắt của Massive Open Online Course. Mỗi chữ trong

MOOC đều mang một ý nghĩa và nói lên những điểm đặc trưng vốn có của mô hình này,

bao gồm:

M (Massive): mang ý nghĩa đại trà, tức nhắm vào số đông người học, với số lượng

lớn hơn so với hình thức học tập trung trên lớp hay các khóa học trực tuyến truyền thống.

Số lượng người học có thể lên đến hàng trăm ngàn người. Một ví dụ điển hình là trong năm

2011, khóa học Machine Learning của giáo sư Andrew Ng thuộc đại học Stanford được

triển khai trên hệ thống Coursera, thu hút trên 100,000 học viên tham gia trên toàn thế giới,

là khóa học đông người tham gia nhất của Coursera cho đến hiện nay.

O (Open): tính mở trong MOOC mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên, tính mở

được hiểu như chính sách tham gia không giới hạn của người học, không cần chứng nhận

kiến thức hay bằng cấp mới có thể tham gia các khóa học này. Ý nghĩa thứ hai là tính mở

của tài nguyên học tập - MOOC đảm bảo tài nguyên học tập của khóa học luôn luôn có thể

truy cập và hoàn toàn miễn phí. Và cuối cùng là tính mở trong vấn đề bản quyền - nội dung

của khóa học có thể tái sử dụng trong mục đích học tập và giảng dạy.

O (Online): dựa trên nền tảng mạng Internet, hoạt động dạy và học hoàn toàn được

tiến hành trên môi trường trực tuyến. Không phụ thuộc vào thời gian hay khoảng cách vị trí

vật lý của người học, chỉ cần có kết nối Internet là có thể học được.

C (Course): mang ý nghĩa là một khóa học hoàn chỉnh. Các khóa học này được thiết

kế phù hợp với đặc thù dạy học trực tuyến, bao gồm: tài nguyên học tập, cơ chế tương tác

(người dạy – người học và người học – người học), các hoạt động trong dạy học (nhiệm vụ,

bài tập, kiểm tra, phản hồi)…

Bản thân định nghĩa ở trên chỉ là một mô tả khái quát về mô hình MOOC nói chung.

Tuy nhiên trên thực tế, hiện tại có hai loại mô hình chính của MOOC là: mô hình xMOOC

và cMOOC [8].

xMOOC (Traditional Extended Course): dựa trên cấu trúc như lớp học truyền thống.

Mở rộng ở đây có thể hiểu như là sự bổ sung cơ chế học tập trực tuyến như là cơ chế học

tập chính bởi việc cung cấp tài liệu điện tử kết hợp bài giảng video ghi lại trên lớp, các câu

hỏi, các bài kiểm tra và đánh giá... Nội dung bài giảng trong mô hình xMOOC tập trung

xoay quanh người dạy chứ không phải cộng đồng người học.

cMOOC (Connective Knowledge): khác với mô hình học tập truyền thống, nơi nội

dung học tập chỉ được cung cấp bởi người dạy, mô hình cMOOC theo tiêu chí xây dựng

64

một cộng đồng cùng học tập. Đặc điểm của mô hình này dựa trên triết lý chia sẻ, đóng góp

và kết nối tri thức. Người dạy cũng là người học và mạng xã hội là công cụ chính được sử

dụng trong mô hình này.

1.3. Mô hình hoạt động của MOOC

Phần này sẽ đề cập cách thức hoạt động của các mô hình MOOC. Như đã nêu ở trên,

có hai loại mô hình MOOC đang phát triển mạnh ở thời điểm hiện tại là xMOOC và

cMOOC. Hai mô hình đều hoạt động trên nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, xMOOC theo cơ

chế dạy học truyền thống, nội dung được cung cấp bởi người giảng. Ngược lại, cMOOC

mang tính tự học dựa trên cộng đồng học tập với công cụ chính là các mạng xã hội. Bài này

chỉ tập trung vào xMOOC, như là chuẩn mô hình của đào tạo đại trà trực tuyến mở vì mô

hình xMOOC tương thích với tính chất đào tạo chính quy trong các trường đại học, theo

kiến trúc người dạy và người học. Trong khi đó, cMOOC phù hợp cho cộng đồng nghiên

cứu hơn vì để tham gia học tập một lĩnh vực trong cMOOC, người học phải có sẵn một kiến

thức chuyên môn nhất định về lĩnh vực đó mới có thể tham gia cộng đồng này được.

Ngày nay xMOOC phát triển rất mạnh ở các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ,

nơi ra đời của ba nền tảng MOOC được xem là những hệ thống MOOC đầu tiên cũng là

mạnh nhất hiện nay là: Edx [14], Coursera [15] và Udacity [16]. Các hệ thống này liên kết

với các trường đại học nổi tiếng, cung cấp các khóa học có giá trị để chiêu mộ người học

trên toàn thế giới. Với sự thành công MOOC, hiện nay các hệ thống MOOC khác đang được

xây dựng và triển khai tại nhiều nước trên thế giới.

Hình 1. Mô hình hoạt động cơ bản của một hệ thống MOOC

Mô hình hoạt động cơ bản của MOOC được minh họa bởi Hình 1, hệ thống mang tính

chất kết nối học tập giữa người dạy và người học trên toàn thế giới. Những hệ thống MOOC

này được cung cấp bởi các tổ chức phi lợi nhuận từ các trường đại học hoặc bởi các tổ chức

có mục đích thương mại. Họ cung cấp hệ thống MOOC và nhân viên để vận hành hệ thống

cũng như hổ trợ người sử dụng bao gồm: người quản trị hệ thống, người hỗ trợ công nghệ,

nhân viên marketing… Các trường đại học uy tín sẽ được chiêu mộ và liên kết đến hệ thống

MOOC nhằm triển khai các khóa học trực truyến có chất lượng. Một ví dụ điển hình là hệ

thống Coursera được liên kết bởi Stanford University, Princeton University và Universities

of Michigan And Pennsylvania…[4]. Những vị giáo sư trong các trường đại học chịu trách

65

nhiệm cho việc thiết kế khóa học với sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật về mặt công nghệ.

Họ tiến hành xây dựng khóa học với các công đoạn bao gồm: khảo sát và lên kế hoạch của

khóa học muốn mở, đảm bảo tính khả thi và thu hút nhiều học viên. Tiếp theo, họ sẽ tiến

hành thu thập các tài nguyên học tập. Các tài nguyên này có thể là sách, tài liệu tham khảo,

hoặc các tài nguyên khác hỗ trợ cho môn học. Tiếp sau đó là công đoạn biên soạn đề cương

và xây dựng hướng dẫn dạy học dựa trên công nghệ đa phương tiện. Đây là điểm khác biệt

lớn so với dạy học truyền thống. Hoạt động dạy học chủ yếu dựa trên video, được quay lại

từ các bài giảng trực tiếp trên lớp, có sự hỗ trợ của các studio xử lý phim ảnh. Và công

đoạn cuối cùng là hoạch định hoạt động của khóa học. Do tính chất học trực tuyến, việc

hoạch định này có những đặc trưng riêng như cách thức người học tương tác học tập, sử

dụng phương tiện gì để học, hình thức kiểm tra và đánh giá…

Một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống MOOC chính là quản lý học tập

trực truyến. Bộ phận này gồm hai thành phần chính. Thành phần thứ nhất đảm nhận vai trò

quản lý người học và các khóa học trong hệ thống. Một khóa học sau khi được thiết kế xong

sẽ được triển khai trong hệ thống. Khóa học sẽ được bộ phận marketing phổ biến trên các

phương tiện truyền thông nhằm chiêu mộ người học trên toàn thế giới. Quy mô của chiến

lược marketing được tiến hành sẽ phụ thuộc vào tính thương mại hay phi thương mại của

tổ chức. Thành phần này trong hệ thống cũng đảm trách nhiệm vụ giao tiếp với người học,

cho phép ghi danh và báo cáo tiến trình học tập. Như hạt nhân của hệ thống quản lý, nó đảm

nhiệm việc quản lý hồ sơ người học và các khóa học trong hệ thống và đảm bảo sao cho các

khóa học được tổ chức và vận hành song song, không xảy ra tình trạng đụng độ và tuân thủ

theo hoạch định hoạt động được thiết kế từ trước của khóa học.

Thành phần thứ hai cũng chính là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống MOOC

là thành phần quản lý học tập cho khóa học. Các nhiệm vụ của thành phần này bao gồm:

đảm bảo tính khả dụng của tài nguyên học liệu có thể truy xuất bởi các học viên bao gồm:

đề cương, sách, bài giảng, video bài giảng và các tài nguyên đa phương tiện khác; cung cấp

cơ chế tương tác trong cộng đồng học tập gồm: sử dụng các phần mềm học tập tương tác

thời gian thực, diễn đàn trao đổi môn học và các trang mạng xã hội như Wiki, Blog,

Facebook, Twitter… Thành phần quản lý học tập còn đảm nhận công tác kiểm tra và đánh

giá chất lượng tiếp thu của học viên trong suốt quá trình dạy học. Đây là công đoạn có nhiều

cải tiến trong thời gian qua, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về tính nghiêm túc và pháp

lý.

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày sự phát triển của mô hình MOOC đối với giáo

dục hiện đại ngày nay. Trào lưu học tập trên nền tảng MOOC nhanh chóng được lan tỏa

khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến trái chiều cho rằng MOOC đang

bị thổi phồng thái quá [6,9]. Những quan điểm trái triều về MOOC cũng sẽ được trình bày

trong phần này, qua đó giúp ta có cái nhìn tổng quan về ưu thế cũng như mặt hạn chế của

MOOC khi áp dụng trong giáo dục đào tạo tại nước nhà.

66

1.4.Tầm ảnh hưởng và sự lan rộng của MOOC

Chính thức được cộng nhận sự xuất hiện vào năm 2008, với tuổi đời chưa được một

thập kỷ, nhưng MOOC đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong sự phát triển của nền giáo dục.

Đánh dấu sự phát triển này, một số hệ thống MOOC nổi tiếng đã ra đời, kèm theo sự nẩy

nở ngày càng lan rộng trên toàn thế giới [1,4,6]. Đặc trưng của các hệ thống này được mô

tả ở Bảng I.

- Coursera: vào năm 2011, với việc thành công từ ba khóa học thử nghiệm của ĐH

Stanford, mỗi khóa học có số lượng thành viên tham gia hơn 100,000 học viên, dẫn

đến trường đại học này quyết định khai trương Coursera, là hệ thống MOOC đầu

tiên và cũng là lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại với tổng vốn đầu tư ban đầu lên

đến 22 triệu đô la, Coursera tuyên bố đã liên kết với nhiều trường đại học danh

tiếng khác như: Pennsylvania, Princeton và Michigan… Và hiện nay mạng lưới

liên kết của hệ thống này lên đến 100 trường đại học.

- edX: theo trào lưu MOOC, vào mùa xuân năm 2012, ĐH Harvard tham gia hợp tác

với ĐH MIT phát triển hệ thống MITx, là một nền tảng học liệu mở trực tuyến

trước đó, thành hệ thống MOOC và đổi lại tên là edX. Đây là hệ thống MOOC

mang tính chất phi thương mại với tổng vốn đầu tư lên đến 80 triệu đô la. Ngày

nay, edX cung cấp khoảng 200 khóa học và liên kết với 53 trường đại học khác

trên toàn thế giới, trong đó có các trường nổi tiếng như: Brown, Columbia, Cornell,

Darthmouth, Harvard, Princeton và Yale…

- Udacity: khác với hai hệ thống MOOC trước, hệ thống này được đầu tư bởi các

công ty liên doanh với mục đích thương mại, với tổng vốn đầu tư ước tính là 21.1

triệu đô la [4]. Hiện nay Udacity cung cấp khoảng 39 khóa học với sự liên kết của

11 trường đại học thành viên. Người học với Udacity sau khi hoàn thành khóa học

sẽ được kiểm tra bằng các kì thi cuối khóa và được cấp chứng nhận bởi tổ chức.

- FutureLearn: trào lưu MOOC đã vươn ra khỏi Hoa Kỳ. ĐH Open University của

Vương quốc Anh quyết định triển khai hệ thống FutureLearn, được xem là một

trong những hệ thống MOOC thương mại có quy mô lớn được xây dựng bên ngoài

Hoa Kỳ. Hệ thống này liên kết với khoảng 40 trường đại học thành viên và cung

cấp khoảng 53 khóa học đại trà.

Ngày nay, MOOC lan tỏa ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình Iversity và

OpenCourseWorld là hai hệ thống MOOC được xây dựng tại Đức. Tương tự, tại châu Á,

Úc đã cho khởi động hai hệ thống MOOC là Open2Study và OpenLearning. Trào lưu cũng

đang thu hút nhiều sự quan tâm và đầu tư xây dựng tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc… [3].

67

Bảng I. Thống kê một số hệ thống MOOC nổi tiếng hiện nay [1]

MOOC Đặc Trưng Của Hệ Thống

Quốc Gia Năm Mô Hình Thành Viêna Khóa Họcb

Coursera Hoa Kỳ 2012 Trả phí 100 571

edX Hoa Kỳ 2012 Miễn phí 53 200

Udacity Hoa Kỳ 2011 Trả phí 11 39

FutureLearn Anh 2012 Trả phí 40 53

a Thành viên là số lượng trường đại học liên kết với hệ thống b Khóa học là số lượng khóa học được thiết kế và đang vận hành

2. Ưu điểm và hạn chế của mô hình MOOC

2.1. Những ưu điểm của mô hình MOOC

Tuy được xem như là bước ngoặt của sự phát triển trong nền giáo dục nhưng mô hình

này không thể thay thế hoàn toàn mô hình dạy học truyền thống. Mặc dù vậy, chúng ta

không thể phủ nhận những lợi ích to lớn do chính mô hình MOOC mang lại [6,10] nhờ

những ưu điểm chính sau:

Đi theo xu thế phát triển hiện đại của CNTT, phá bỏ rào chắn về thời gian và vị trí địa

lý của người học. Chỉ cần có mạng người học có thể tham gia học tập.

Người học được tiếp xúc với các khóa học chất lượng, được giảng dạy bởi các vị giáo

sư của các trường đại học hàng đầu thế giới. Vì tính kết nối toàn cầu, người học có cơ hội

học tập và giao tiếp với cộng đồng quốc tế.

Mang tính chất đại trà, góp phần giảm ngân sách đầu tư vào đào tạo của quốc gia. Do

các khóa học chủ yếu dựa vào công nghệ đa phương tiện nên các tài nguyên học tập có tính

tái sử dụng cao như: video, ebook…

Không cần phải chứng thực trình độ hay bằng cấp mới có thể tham gia các khóa học

trực tuyến, kích thích phương pháp tự học và hỗ trợ triết lý học tập suốt đời.

2.2. Những hạn chế và thách thức của mô hình MOOC

Trào lưu học tập trên nền tảng MOOC nhanh chóng lan tỏa khắp nơi trên thế giới. Tuy

nhiên, vẫn còn một số ý kiến trái chiều cho rằng MOOC đang bị thổi phồng thái quá [6,9].

Bên cạnh sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều người là những ý kiến trái chiều, phản ánh những

hạn chế của hệ thống MOOC như sau [3,6,10]:

Ngôn ngữ là vấn đề đầu tiên được đề cập đến trong mô hình MOOC. Hiện nay, các

khóa học và các trường đại học liên kết chủ yếu tập trung ở các quốc gia phương Tây, do

đó ngôn ngữ chính quy áp dụng cho các khóa học vẫn là tiếng Anh. Đây là một trở ngại lớn

cho người học khi tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính của họ.

Dễ gây ra tình trạng nhiễu thông tin trong quá trình học do số lượng học viên tham

gia quá đông. Trả lời những bình luận, nhận xét, câu hỏi của hàng ngàn học viên là một

thách thức lớn cho người dạy và trợ giảng. Không thể tương tác trực tiếp như một lớp học

chính quy.

Chi phí để thiết kế và vận hành một khóa học khá cao. Theo University of Texas chi

phí để xây dựng một khóa học online có giá từ 100,000 đến 300,000 đô la tùy thuộc đặc

68

điểm môn học. Người dạy gặp khó khăn trong việc xây dựng các video hướng dẫn và cần

sự giúp đỡ từ nhân viên kỹ thuật, thiết kế. Chi phí trung bình một giờ của một thước phim

hoàn chỉnh là 4,300 đô la [12].

Đến với MOOC, người học phải trang bị kỹ năng tự học và phải có tính kỷ luật cao.

Hình 2 là một minh họa cho thấy sự thổi phồng quá mức của dư luận xã hội. Tỉ lệ học viên

tham dự đầy đủ tất cả các buổi học chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số tham gia, gần 50%

học viên bỏ học trong buổi đầu tiên [11].

Ngoài ra, vấn đề thi cử và kiểm tra là thách thức lớn của mô hình này, khi mà số lượng

học viên quá đông và hầu hết phân tán khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, vấn đề cấp chứng

chỉ và đảm bảo chất lượng vẫn còn bị bỏ ngỏ trong mô hình này.

Hình 2. Tỉ lệ học viên bỏ học ở các tuần trong một khóa học của Coursera [11]

3. Sự phát triển của MOOC tại Việt Nam

Truyền thống dân tộc Việt Nam luôn coi trọng việc học là hàng đầu. Theo kết quả của

một khảo sát, tổng chi tiêu của người Việt Nam đầu tư trong giáo dục là 45%. Cũng theo

một khảo sát diện rộng, tỉ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học làm việc trái nghề chiếm

đến 70% [13]. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều tổ chức ở Việt Nam đã quan tâm đến việc triển

khai các hoạt động hỗ trợ người dân học tập suốt đời. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho

việc phát triển MOOC ở thị trường Việt Nam. MOOC có thể đáp ứng mọi nhu cầu học tập

của mọi đối tượng khác nhau như: những người làm trái nghề và muốn lĩnh hội kiến thức

thuộc lĩnh vực chuyên môn khác lĩnh vực đã được đào tạo trước đó; những người theo đuổi

triết lý học tập suốt đời…

Theo xu thế của thế giới, vào năm 2008, GiapSchool, hệ thống MOOC đầu tiên được

xây và triển khai ở Việt Nam. Được sáng lập bởi Giáp Văn Dương, người trực tiếp đảm

nhận tất cả các vai trò trong hệ thống, từ việc quản trị đến việc thiết kế bài giảng và giảng

dạy. Các khóa học trong GiapSchool đa dạng trong nhiều lĩnh vực dành cho sinh viên hệ

chính quy cũng như các học viên đại trà. Hiện tại, GiapSchool đã liên kết với hai giảng viên

đại học khác, cung cấp 11 khóa học đại trà với sự tham gia của hơn 4000 học viên. Đây là

bước đánh dấu sự thâm nhập của MOOC vào thị trường Việt Nam.

69

Tuy có tiềm năng thị trường cao, nhưng phát triển MOOC ở Việt Nam cũng gặp nhiều

trở ngại lớn. Vấn đề về tài chính, sự quan tâm của các nhà phát triển giáo dục và một trong

những bất cập lớn nhất chính là thói quen sử dụng Internet của người học. Mặc dù có số

lượng người dùng Internet cao, nhưng phần lớn chỉ tập trung vào mục đích giải trí.

Với những hạn chế đã phân tích ở trên, việc phát triển MOOC ở Việt Nam phải có

biến đổi sáng tạo nhất định trong mô hình MOOC để phù hợp hơn với ngữ cảnh nước nhà.

Theo sự đánh giá của các chuyên gia, so với bậc phổ thông thì bậc giáo dục đại học vẫn còn

rất nhiều hạn chế. Mặc dù đã được nhiều cơ sở đào tạo áp dụng nhưng giáo dục trực tuyến

ở nước ta hiện tại chỉ tập trung chủ yếu vào mảng luyện thi đại học, ngoại ngữ, tin học văn

phòng, và kỹ năng mềm... Chính vì vậy, chúng ta cần tập trung triển khai mô hình MOOC

cho giáo dục ở bậc đại học. Trong đó, mô hình xMOOC được đánh giá là phù hợp để triển

khai trước tiên so với cMOOC do ở bậc đại học sinh viên vẫn chưa đủ tri thức và kỹ năng

để tham gia vào các hệ thống cMOOC, nơi chủ yếu dành cho giới chuyên gia nhằm mục

đích nghiên cứu khoa học. Hơn thế nữa, xMOOC là sự tiếp nối của phương pháp dạy học

truyền thống do đó phù hợp hơn cho người học khi tiếp cận.

Để áp dụng cMOOC ở Việt Nam, trước hết phải tuyên truyền để thay đổi cách nhận

định của xã hội và nhà nước đối với MOOC. Hiện nay có một số định kiến cho rằng, với

việc học tập trên lớp có sự ràng buộc tính kỷ luật mà hiện nay chất lượng đào tạo còn yếu

kém thì đào tạo trực tuyến với tiêu chí tự do sẽ không đảm bảo được chất lượng. Hơn thế

nữa, một số ý kiến khác cho rằng khi MOOC phát triển sẽ thu hút hết học viên dẫn đến tình

trạng thiếu việc làm cho giảng viên. Đây là những định kiến gây trở ngại lớn cho MOOC.

Để áp dụng các khóa học trực tuyến chúng ta có thể đi theo hai phương pháp. Với

phương pháp thứ nhất, các trường đại học Việt Nam có thể liên kết với các hệ thống lớn có

sẵn ở nước ngoài như Edx, Coursera và Udacity… để đưa các khóa học nội địa vào hệ thống

giáo dục quốc tế. Cách tiếp cận này đang được áp dụng bởi nhiều trường đại học tại nhiều

nước ở châu Á như Nhật, Hàn quốc và Trung Quốc. Với phương pháp thứ hai thì cần có

một tổ chức trong nước đứng đầu liên kết các trường đại học và tổ chức này phải đủ mạnh

về kinh tế để đầu tư cơ sở vật chất cho môi trường học tập mang tính chất công nghệ.

Trong bước xây dựng các khóa học, mặc dù các khóa học đa lĩnh vực như kinh tế, văn

hóa, công nghệ đã được triển khai thành công ở nhiều nước nhưng với điều kiện kinh tế như

hiện nay chúng ta nên bước đầu tập trung vào các khóa học có tính khả thi cao với các môn

học về công nghệ. Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng kết hợp trong các môn học khác, chẳng

hạn kết hợp MOOC trong giảng dạy thực hành, vì thực hành đòi hỏi nhiều thời gian, khả

năng tự học cao và đó cũng là thế mạnh của MOOC.

Cuối cùng, cần đưa hệ thống MOOC vận hành như một thành phần chính quy trong đào tạo

đại học, tức có sự đánh giá, ghi nhận kết quả trong quá trình học tập và xem đó là điểm học

chính thức. Khi đó sẽ đảm bảo tính nghiêm túc học tập của sinh viên. Ngoài ra, trong chương

trình đào tạo nên thêm các môn học mang tính bắt buộc, khuyến khích sinh viên tham gia

các khóa học MOOC của nước ngoài nhằm tiếp thu kiến thức chuyên sâu để tiếp cận phương

pháp đào tạo mới và có thể tiếp tục học tập sau khi tốt nghiệp theo triết lý học tập suốt đời.

70

Kết luận

Được hình thành và phát triển trong gần một thập kỷ qua, MOOC được xem là một

hiện tượng và là trào lưu mới trong giáo dục hiện đại. Nó đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc

trong sự phát triển ngành giáo dục, với tiêu chí mang nguồn tri thức mở chất lượng đến với

số đông người học. Với lợi ích to lớn do MOOC mang lại, hàng loạt các hệ thống lớn đã ra

đời không chỉ ở quê hương của MOOC là Hoa Kỳ, mà còn lan rộng đến các quốc gia khác

trên toàn thế giới.

Mặc dù được tiên đoán như là bước nhảy vọt trong công nghệ dạy học, nhưng bản

thân MOOC vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nội tại chưa khắc phục được. Vấn đề về ngôn

ngữ, tài chính, chất lượng, thói quen vẫn đang là rào cản lớn đối với các quốc gia đang phát

triển trong đó có Việt Nam. MOOC vẫn đang từng bước trưởng thành và là xu hướng dạy

học của tương lai. Hiện tại, MOOC vẫn đang là mô hình lý tưởng và nên áp dụng kết hợp

mô hình này với mô hình dạy học chính quy truyền thống để phát huy tối đa thế mạnh của

cả hai mô hình.

Tài liệu tham khảo

[1] G. Peters, D. Sacker and J. Seruga, A comparative analysis of MOOC - Australia's

position in the international education market, in CoRR, vol. abs/1606.00885, 2016.

[2] K. Brown, Global internet report 2014, Internet Society, 2014.

[3] C-C. Chen, Opportunities and challenges of MOOCS: perspectives from Asia, in IFLA

World Library and Information Congress, 2013.

[4] L. Yuan and S. Powell, MOOCs and Open Education: implications for higher

education, in JISC CETIS, 2013.

[5] D. T. Tấn và N. K. Thành, MOOC - một hiện tượng giáo dục số toàn cầu //

http://chungta.vn (truy cập lần cuối 17/9/2016)

[6] N. N. Tuấn, Các khóa học đại trà trực tuyến mở MOOC // https://hocthenao.vn (truy

cập lần cuối 17/9/2016)

[7] OpenupEd, Definition Massive Open Online Courses (MOOCs), www.openuped.eu

(truy cập lần cuối 17/9/2016)

[8] F.B. Ángel, S.E L. María, G. P. J. Francisco, Methodological approach and

technological framework to break the current limitations of MOOC model, Journal of

Universal Computer Science, vol. 21, no. x (2015), 712-734, 2014.

[9] P. Hiệp, MOOCs giữa ngã ba đường // http://www.tiasang.com.vn (truy cập lần cuối

22/9/2016)

[10] H.Q. Vũ, Vài suy nghĩ về tác động của MOOC tới giảng dạy toán trong lớp học

truyền thống // http://www.math.hcmus.edu.vn (truy cập lần cuối 22/9/2016)

[11] P. Hill, Combining MOOC Student Patterns Graphic with Stanford Analysis,

http://mfeldstein.com (truy cập lần cuối 22/9/2016)

[12] Open edX, $70K is the Average Cost of Producing An Online Course //

https://www.iblstudios.com (truy cập lần cuối 22/9/2016)

[13] Action.vn, Mô hình kinh doanh của MOOC // http://www.action.vn (truy cập lần

cuối 22/9/2016)

[14] Hệ thống MOOC Edx // https://www.edx.org

[15] Hệ thống MOOC Coursera: // https://www.coursera.org

[16] Hệ thống MOOC Udacity: // https://www.udacity.com

71

KHÔNG GIAN DỮ LIỆU MỞ, MỘT XU HƯỚNG XÂY DỰNG

THƯ VIỆN SỐ

TS. Đào Thế Long

1. Mở đầu

CNTT phát triển tạo ra các không gian tri thức mở cho toàn xã hội. Sự ra đời của

Internet và mạng xã hội đã tạo ra một môi trường thông tin mở, không giới hạn cho người

dùng. Mặt khác, nhu cầu tiếp cận và xử lý thông tin của toàn xã hội trở nên cần thiết hơn

bao giờ hết. Tổ chức LHQ đã xác nhận quyền tiếp cận thông tin trên Internet là một nhu cầu

quan trọng của con người. Đó là tiền đề tất yếu để xây dựng một môi trường truy cập mở,

đặc biệt trong lĩnh vực xã hội, giáo dục đào tạo, nghiên cứu phát triển. Chúng ta đang bước

vào thời kỳ đầu của cuộc cách mạng KHKT lần thứ tư. Ở đó, với sự trợ giúp của CNTT và

mạng internet, một không gian thông tin ảo được hình thành, cung cấp dữ liệu cho mọi hoạt

động kinh tế, xã hội từ điều khiển học, công nghệ, văn hóa, giáo dục đến mọi dịch vụ công

và tư. Mọi người có thể tương tác với nhau trên môi trường này thông qua các thiết bị cầm

tay hoặc mobile. Như vậy, mọi vấn đề từ đào tạo nguồn nhân lực đến quan điểm vận hành

và xây dựng hệ thống sẽ có nhiều thay đổi về hình thức cũng như nội dung. Các mô hình

thông tin cũ sẽ dần bị thay thế bởi những mô hình mới và lĩnh vực thông tin - thư viện không

phải là một ngoại lệ.

Dữ liệu mở mang lại cho cộng đồng nhiều lợi ích như: giảm chi phí đăng tải, truy cập

thông tin dẫn đến giảm chi ngân sách đối với tổ chức, chính phủ trong việc tổ chức, khai

thác dữ liệu; giảm gánh nặng về chi phí tiếp cận thông tin đối với các tổ chức, vùng lãnh

thổ chậm phát triển; giảm thời gian nghiên cứu và đưa phát minh sáng chế vào sử dụng; huy

động toàn thể cộng đồng mở tham gia và phát triển sản phẩm công nghệ trên cơ sở tuân thủ

giấy phép bằng sáng chế mở (Copy Left_GNU)

Để xây dựng một không gian dữ liệu mở, cần có các quy trình truy cập mở, các công

cụ đảm bảo cho quy trình truy cập mở và các quy tắc, các tiêu chuẩn giúp cho việc vận

hành trên môi trường mở được thông suốt.

Trong thế kỷ 20 đã nổi lên một loạt các lý thuyết và mô hình thực tế về khái

niệm“không gian mở”. Nó là kết quả của nhiều nỗ lực khác nhau trong lĩnh vực truyền

thông và công nghệ - bao gồm cả việc chia sẻ tự do, việc ngăn ngừa sao chép, hạn chế bản

quyền, việc thúc đẩy hiệu quả kinh tế và việc cải thiện sự truy cập tới các nhóm và các bên

tham gia đóng góp rộng lớn. Nhiều kết quả do các cộng đồng mở tạo ra đã được thừa nhận.

Những lợi ích mà cộng đồng mở mang lại đã có tác động tích cực đối với các cộng đồng

lớn hơn. Dưới đây là một số kết quả quan trọng:

Nguồn mở - OS (OSS) (có liên quan tới kinh doanh và công nghệ)

Phần mềm mã nguồn mở - OSS (OSS Software)

Phần cứng nguồn mở - OH (Open Hardware)

Các tiêu chuẩn mở - OS (Open Standards)

72

Truy cập mở (nghiên cứu) - OA (OR) - Open Access (Open Research)

Thiết kế mở - OD (Open Design)

Tri thức mở - OK (Open Knowledge)

Dữ liệu mở - OD (Open Data)

Nội dung mở - OC (Open Content)

Khóa học mở - OCW (OpenCourseWare)

Tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources)

Thực hành giáo dục mở - OEP (Open Educational Practices)

Phần tiếp theo sẽ đề cập một số yếu tố cơ bản để xây dựng một hệ thống dữ liệu mở,

bao gồm: truy cập mở (Open Access), phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software) và

các chuẩn mở (Open Standards). Đó cũng là các thành phần chính để xây dựng một thư

viện số trong tương lai.

2. Các yếu tố cơ bản để xây dựng hệ thống dữ liệu mở

2.1. Truy cập mở (OA)

Truy cập mở là khái niệm mô tả các quy trình truy cập vào các tập hợp dữ liệu được

cấp phép mở, có khả năng tương tác và sử dụng lại. Quy trình này đã được các chính phủ

quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, các nhà nghiên cứu, hoặc các tổ chức khác tạo ra và được công

bố cho cộng đồng. Các tập dữ liệu đó có thể được truy cập, sử dụng và chia sẻ không có bất

cứ hạn chế, ràng buộc nào ngoài sự thừa nhận sở hữu trí tuệ của những người sáng tạo ra

chúng.

Truy cập mở là một chủ đề nóng trong các cuộc tranh luận giữa những người làm thư

viện, các nhà nghiên cứu và các nhà xuất bản trong vài năm qua. Có rất nhiều ý kiến xung

quanh vấn đề này. Có thể nói đa số các ý kiến đều cho rằng xây dựng một không gian dữ

liệu mở trong môi trường đào tạo, nghiên cứu khoa học là một việc hết sức cần thiết. Nó

đem lại nhiều lợi ích trong học thuật cũng như phát triển xã hội [2]. Có nhiều định

nghĩa khác nhau về truy cập mở, trong đó định nghĩa Budapest được sử dụng rộng rãi nhất

(Goodman 2004)[1]. Các định nghĩa khác bao gồm tuyên bố Berlin về các truy cập mở cho

kiến thức khoa học và nhân văn, các tuyên bố Bethesda về xuất bản truy cập mở và các

nguyên tắc Washington DC miễn phí truy cập vào khoa học.

Truy cập mở là một quá trình tiến hóa. Nó vừa là kết quả của quy trình vừa là yếu tố

tác động lên chính quy trình đó để phát triển. Bằng việc chia sẻ tài nguyên một cách cởi mở,

thông tin được tự do phát triển trực tuyến và được cấp phép để sử dụng lại.

Willinsky (2003)[9] đã xác định 9 nét đặc trưng của OA: 1) In lưu trữ (tác giả tự lưu

trữ trước hoặc sau khi in); 2) Truy cập không hạn chế (truy cập ngay lập tức và đầy đủ,

không hạn chế; 3) Chế độ kép (cung cấp đồng thời cả dịch vụ in và truy cập mở đến các

phiên bản của một tạp chí); 4) Trì hoãn truy cập mở (thực hiện quyền truy cập có sẵn sau

một thời gian nhất định); 5) Lệ phí tác giả (tác giả phải trả một khoản phí để hỗ trợ truy cập

mở); 6) Truy cập mở từng phần (truy cập mở đến một số bài báo từ một tạp chí có sẵn); 7)

Bình quân đầu người (quyền truy cập mở được thực hiện cho các quốc gia dựa trên thu nhập

73

bình quân trên mỗi đầu người); 8) Tóm tắt (quyền truy cập mở đến các bảng tóm tắt nội

dung; 9) Co-op (tổ chức thành viên hỗ trợ các tạp chí truy cập mở).

Truy cập mở đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp hỗ trợ việc ra quyết định

trong thực tế và sự đổi mới. Đó là các các cơ hội tuyệt vời để các trường đại học và các

vùng lãnh thổ có thể sử dụng hiệu quả hơn các dữ liệu của họ bằng việc xuất bản dữ liệu

một cách cởi mở, công khai, có tính tương tác. Điều này bao gồm cả quy trình nghiên cứu

cũng như các chức năng vận hành của trường đại học, tức là các dịch vụ và sự hỗ trợ được

cung cấp cho các sinh viên và các nhân viên. Hơn nữa, quy trình truy cập mở sẽ tạo ra cơ

hội thực tế như một chất xúc tác nhằm nâng cao các kỹ năng sử dụng dữ liệu trong chương

trình giảng dạy của một loạt các chủ đề và tạo cơ hội để áp dụng các kỹ năng đó trong thực

tế. Truy cập mở cũng tạo ra các khả năng tồn tại trong môi trường giáo dục đại học với quy

trình sử dụng dữ liệu mở từ các nguồn khác nhau để giúp cho các sinh viên phát triển các

kỹ năng đa dạng và phù hợp, bao gồm cả các kỹ năng có liên quan tới quản lý dữ liệu, như

việc làm “tươi mới” dữ liệu và cấp phép. Trên tất cả, truy cập mở giúp người nghiên cứu

có kỹ năng áp dụng dữ liệu để giải quyết các vấn đề, ra các quyết định và kết luận. Hơn

nữa, tất cả các loại dữ liệu đều có thể được sử dụng, từ các dữ liệu nghiên cứu của các nhóm

nghiên cứu hàn lâm phát triển và phân phối cho tới các dữ liệu của các tổ chức nhà nước.

Dữ liệu mở được coi như là chìa khóa cho sự minh bạch thông tin và sự tiến bộ. Các

sinh viên được truy cập tới những tư liệu thô mà các nhà khoa học và những người ra chính

sách mới khởi xướng. Điều này tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết các vấn đề thực tế

ở các mức nội bộ và toàn cầu. Ví dụ, như mới đây Mark Zuckerberg, ông chủ FaceBook đã

có ý tưởng xây dựng một cơ sở dữ liệu mở về y tế toàn cầu, giúp cho các nhà khoa học, bác

sỹ, và mọi người dân có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm phòng chống các bệnh dịch với

mục đích chấm dứt các nạn dịch vào cuối thế kỷ này. Các nhà giáo dục sử dụng OA để truy

cập dữ liệu mở trong việc dạy và học khuyến khích các sinh viên suy nghĩ như các nhà

nghiên cứu, các nhà báo, các nhà khoa học, và như những người ra chính sách và các nhà

hoạt động xã hội. Một trong những mô hình dữ liệu mở phổ biến hiện nay là mô hình “Tài

nguyên giáo dục mở - OER”.Việc triển khai dữ liệu mở như OER đã hỗ trợ cho sự phát

triển các kỹ năng phản biện, phân tích, mang tính xã hội và đề cao quyền công dân và có

tiềm năng to lớn để sinh ra những tri thức mới.

Tài nguyên giáo dục mở (OER - Open Educational Resources) bao gồm:

Các tài nguyên số - thường là tệp dữ liệu (như hình ảnh, video hoặc audio), đôi khi

được gọi là 'tài nguyên dữ liệu thô'

Các đối tượng thông tin - sự tổng hợp có cấu trúc các tài nguyên số, được thiết kế

thuần túy để trình bày thông tin

Các đối tượng học tập - sự tổng hợp của một hoặc nhiều tài nguyên số đại diện cho

một đơn vị đứng riêng rẽ có nghĩa về mặt giáo dục

Các hoạt động học tập - các nhiệm vụ có liên quan tới những tương tác với thông tin

để đạt được các kết quả đầu ra học tập nhất định

74

Thiết kế quy trình học tập – quá trình và các hoạt động để thúc đẩy việc học thông

qua hệ thống thông tin có cấu trúc

Khái niệm “Tài nguyên giáo dục mở” (OER)[3] lần đầu tiên đã được giới thiệu ở hội

nghị được UNESCO tổ chức vào năm 2002 và đã được quảng bá trong bối cảnh có nhu cầu

cung cấp truy cập tự do tới các tài nguyên giáo dục ở phạm vi toàn cầu. Không có định

nghĩa chính thức về OER, tuy nhiên định nghĩa OECD (OER Commons) được sử dụng rộng

rãi hơn: “Các tư liệu số được sử dụng tự do và mở cho các nhà giáo dục, các sinh viên và

những người tự học để sử dụng và tái sử dụng, phục vụ việc dạy, học và nghiên cứu”

(OECD, 2007)

OER là các tư liệu dạy và học được công bố trực tuyến một cách tự do cho bất kỳ ai.

Các ví dụ về OER bao gồm: các khóa học đầy đủ, các module khóa học, các kế hoạch học

tập, các bài giảng, các bài tập ở nhà, các câu đố, các hoạt động trong phòng thí nghiệm và

trong phòng học, các tư liệu sư phạm, các trò chơi, các mô phỏng và nhiều tài nguyên có

trong các bộ sưu tập phương tiện số từ khắp nơi trên thế giới.

OER thường được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như lập trình, thiết kế các cổng

thông tin tri thức, xây dựng môi trường E –learning... Đây là những ví dụ thuyết phục về sự

phát triển của OER trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, khả năng làm việc được với

lượng dữ liệu ngày một gia tăng có thể trở thành kỹ năng cốt lõi trong tương lai, đặc biệt

trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng.

2.2. Phần mềm nguồn mở (Open Soure Software - OSS)

Phần mềm mã nguồn mở (OSS) là những phần mềm được cung cấp miễn phí dưới cả

dạng mã và nguồn. Người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số

nguyên tắc chung quy định trong giấy phép OSS (ví dụ General Public Licence – GPL) mà

không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng

(tức là phần mềm thương mại). Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người

dùng trả một số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn… tức là

những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản

phẩm nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà

cung cấp nào.

Tiện ích mà OSS mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho mọi mục

đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu,

truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản cho nhiều người, quyền tự

do cải tiến chương trình và phát hành những bản cải tiến vì mục đích công cộng.

Lợi ích của phần mềm mã nguồn mở - miễn phí:

Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí

Các tiêu chuẩn như định dạng file text (metadata), định dạng file ảnh không hoàn

toàn bị kiểm soát bởi một vài nhà cung cấp. Khi gặp khó khăn về tính tương

thích, với phần mềm độc quyền, chỉ có duy nhất nhà cung cấp có thể giải quyết

vấn đề của người dùng. Nhưng với OSS, người dùng có thể gặp nhiều nhà cung

cấp làm vừa lòng mình

75

Hầu hết các nguyên phẩm OSS đều có khả năng bảo mật tuyệt vời. Khi một lỗ

hổng được tìm thấy, nó thường được vá nhanh hơn phần mềm có bản quyền

Do cấu trúc module và được mô tả chi tiết, các OSS thường rất linh hoạt. Rất dễ

để tùy biến nhiều chức năng và giao diện của hệ thống. OSS được một cộng đồng

hỗ trợ mạnh mẽ và không bị phụ thuộc vào bất cứ một công ty độc quyền nào

OSS đã được chấp nhận trong các công ty lớn. Nhiều công ty lớn chẳng hạn như IBM,

Oracle, Sun và thậm chí Microsoft đã phải lưu tâm đến OSS như đối thủ cạnh tranh tiềm

năng.

Với OSS, việc phân phối và phát triển là một phương pháp lâu dài để tạo ra phần mềm,

người mua được cung cấp cả giải pháp phần mềm lẫn những dòng mã có giấy phép OSS.

Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ ưa chuộng phần mềm OSS hơn.

Hiện nay đã có nhiều tổ chức dự định sử dụng OSS để xây dựng những thành phần

cốt lõi của hệ thống - từ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng và Web server… đến các hệ

thống quản trị nội dung (CMS) và nhiều phần mềm kinh doanh thông minh. Mặc dù con

đường để OSS khẳng định vị trí vẫn còn dài, nhưng đáng chú ý là OSS đã giành được

khoảng 70% thị trường ứng dụng Web, và dường như con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng

năm.

Trái với sự lo ngại của nhiều người cho rằng: “Nguồn mở rất khó học và sử dụng”,

việc sử dụng các phần mềm nguồn mở không đòi hỏi phải có kiến thức sâu về CNTT như

lập trình. Thâm chí, một số phần mềm nguồn mở CMS như Wordpress hay Joomla… người

bình thường với một trình độ hiểu biết nhất định về CNTT cũng có thể sử dụng được. Tất

nhiên người bình thường ở đây phải hiểu là người đã được “xóa mù” về CNTT.

Khi sử dụng OSS, cả công ty lẫn khách hàng đều có lợi. Về phía khách hàng, họ được

dùng phần mềm chất lượng tốt, hỗ trợ khách hàng đầy đủ với giá rẻ. Về phía nhà cung cấp,

dựa trên OSS, tiết kiệm đáng kể các chi phí về phát triển, kiểm lỗi, quản lý dự án. Đồng

thời, nhân viên của họ lại nhanh chóng nâng cao trình độ, giảm bớt thời gian làm việc “chân

tay” khi tiếp nhận source code có “giá trị” và “chất lượng” từ những OSS được xây dựng

chuyên nghiệp, cấu trúc phần mềm, lập trình… tốt ngay từ đầu.

Có nhiều loại OSS như sau:

Phần mềm thương mại (Commercial Software)

Phần mềm thử nghiệm giới hạn (Limited Trial Software). Loại nguyên phẩm này

không chỉ giới hạn về tính năng mà còn giới hạn về thời gian dùng thử (thường

là 60 ngày)

Phần mềm “chia sẻ” (Shareware). Nhiều tiện ích Internet (như “WinZip” dùng

các thuận lợi của Shareware như một hệ thống phân phối)

Phần mềm sử dụng phi thương mại (Non-commercial Use). Loại phần mềm này

được sử dụng tự do và có thể phân phối lại bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng

các tổ chức kinh tế, ví dụ các doanh nghiệp… muốn dùng phải mua. Netscape

Navigator là một thí dụ của loại phần mềm này.

76

Phần mềm nhị phân không phải trả tiền cho nhà sản xuất (Royalties Free Binaries

Software). Ví dụ: bản nhị phân của các phần mềm Internet Explorer và

NetMeeting.

Thư viện phần mềm không phải trả tiền (Royalties Free Software Libraries)

là những thư viện phần mềm mà mã nhị phân cũng như mã nguồn được dùng và

phân phối tự do, nhưng người dùng không được phép sửa đổi. Thí dụ: các thư

viện lớp học, các tệp “header”…

Phần mềm mã nguồn mở kiểu BSD – (OSS BSD-style). Tuy người dùng có

quyền sửa đổi mã, nhưng về nguyên tắc nhóm phát triển không cho phép người

dùng tự do lấy mã nguồn từ kho mã ra sửa (gọi là check-out) và đưa mã đã sửa

vào lại kho mã mà không được họ kiểm tra trước (gọi là các “check-in”)

OSS kiểu Apache (OSS Apache-style). Nguồn mở kiểu BSD nhưng cho phép

những người ngoài nhóm phát triển xâm nhập vào lõi của mã nền (core

codebase), tức là được phép thực hiện các “check-in”

OSS kiểu CopyLeft (CPL) hay kiểu Linux (OSS CopyLeft, Linux-style)

OSS kiểu CopyLeft (trò chơi chữ của Free Software Foundation – FSF – và GNU

– Gnu’s Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight!) hay còn gọi là giấy

phép GPL (General Public Licence) là một bước tiến quan trọng theo hướng tự

do hóa của các giấy phép phần mềm. Giấy phép GPL yêu cầu không những mã

nguồn gốc phải được phân phối theo các qui định của GPL mà mọi sản phẩm

dẫn xuất cũng phải tuân thủ GPL.

GPL cho người dùng tối đa quyền hạn và tự do đối với các OSS theo GPL, cụ thể

người dùng có quyền không những sao chép, sửa đổi, mua bán các OSS dưới CopyLeft mà

còn được quyền tự do như vậy đối với các phần mềm dẫn xuất. Tóm lại, nếu OSS gốc đã

theo CopyLeft thì mọi OSS dẫn xuất của nó cũng đương nhiên theo CopyLeft.

Trong lĩnh vực thư viện số, có hai loại OSS được sử dụng: loại OSS quản lý thư viện

số (Open Source Library Management Softwares – OSLMS) và các OSS xây dựng thư

viện số (Open Source Library For Creating Softwares – OSLCS)

Trong số OSLMS phổ biến trên thị trường phải kể đến Koha [4]. Đây là một OSLMS

thích hợp với môi trường giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu. Koha được xây dựng theo

các chuẩn ILS (Intergration Library Standards) và sử dụng OPAC (Open Public Access

Catalog). Các thư viện sử dụng Koha đều được hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà cung cấp. Koha

sử dụng công nghệ web - dựa trên nền tảng ILS và hệ quản trị CSDL SQL (MySql). Dữ

liệu được lưu trữ theo MARC và truy cập theo chuẩn Z39.50.

Ngoài Koha có thể kể đến các OSLMS như NewGenLib, Evergreen, Senayan,

Ibiblio...[4]. Các phần mềm trên đều dựa trên chuẩn truy cập OPAC, ILS, MySQL, Z39.50.

Trong các loại phần mềm OSLCS phải kể đến DSpace [3]. Đây là phần mềm xây dựng

thư viện số (DL) được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt nam. Dspace là một bộ phần

mềm nguồn mở, cung cấp giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số hóa trên

internet, cho phép các thư viện, các cơ quan nghiên cứu phát triển và mở rộng. Nó cung

77

cấp một phương thức mới trong việc tổ chức và xuất bản thông tin trên internet. DSpace

do HP và The MIT Libraries phát triển vào năm 2002 và được các trường đại học, các tổ

chức văn hóa sử dụng để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên: sách, tạp chí, luận văn và

các sưu tập hình ảnh, âm thanh và phim ảnh... DSpace còn được sử dụng như một phần

mềm cơ bản lưu trữ và phân phối tài liệu số với các chức năng chính:

Quản lý tài liệu được dễ dàng, bao gồm siêu dữ liệu của tài liệu

Truy cập tài liệu được dễ dàng

Bảo quản tài liệu lâu dài

Phần mềm Dspace có những điểm nổi bật sau:

Là một phần mềm mã nguồn mở, miễn phí, có một cộng đồng lớn người sử dụng

và phát triển trên toàn thế giới; Dspace được cấp phép theo kiểu BSD licence

Dễ dàng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của từng đơn vị; giao diện phần mềm

thân thiện trong môi trường web nên dễ dàng trong việc truy cập

Sử dụng được trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, Unix...

Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu độc lập nên đáp ứng tốt với thư viện có số

lượng tài liệu lớn. Có thể dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu như Postgres SQL hoặc

Oracle

Có thể quản lý và lưu giữ tất cả các loại tài liệu kỹ thuật số. Tài liệu được biên

mục theo chuẩn Dublin Core Metadata

Cung cấp cơ chế tìm kiếm toàn văn đối với các dạng tài liệu như: PDF, Word,

Excel, Powerpoint, Text, HTML…

Phân quyền và bảo mật mạnh. Có thể phân quyền đến từng tài khoản người

dùng, đến từng bộ sưu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu. Các quyền được cấu

hình khá chi tiết như: quyền xem biểu ghi thư mục, quyền xem toàn văn... Ngoài

ra DSpace còn cho phép phân quyền truy cập theo cơ chế tài khoản truy cập

hoặc qua địa chỉ IP

Hỗ trợ nhiều kiểu báo cáo: lượt truy cập, lượt xem biểu ghi thư mục, lượt tải tài

liệu...

Hỗ trợ đa ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt

Hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm GreenStone sang DSpace

Có khả năng tích hợp vào các môi trường E-learning, ví dụ như Moodle, tạo một

môi trường học tập hoàn chỉnh

Một phần mềm OSLCS khác là Greenstone [3]. Đây là phần mềm cung cấp các công

cụ để xây dựng các DL. Nó cung cấp một phương thức mới để tạo và cung cấp dữ liệu trên

internet dưới dạng truy cập tự do theo các chuẩn siêu dữ liệu (metadata). Phần mềm này đã

được UNESCO và các tổ chức phi chính phủ sử dụng để truyền bá kiến thức. Phần mềm

này được cấp phép theo GNU (GPL).

Một số phần mềm không phải chuyên dụng cho các thư viện nhưng là những công cụ

cơ bản hỗ trợ việc xây dựng các hệ quản trị nội dung (CMS) như Wordpress, Joomla,

Drupan, Moodle… cũng đang được sử dụng rộng rãi và chiếm một thị phần lớn. Riêng

78

Moodle được hàng ngàn tổ chức sử dụng và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

khuyến cáo sử dụng trong các trường học như một hạ tầng E-learning.

2.3. Tiêu chuẩn mở (Open Standard)

Tiêu chuẩn đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống thông tin số nói chung và

hệ thống thông tin trong thư viện nói riêng. Không có các chuẩn, các máy tính không thể

kết nối và hiểu nhau, dữ liệu không thể chuyển giao trên mạng. Người dùng không thể đọc

được thông điệp từ các nguồn khác nhau. Nhờ các chuẩn này mà các hệ thống thông tin

khác nhau có thể tương tác mà không cần phân biệt nhà cung cấp phần cứng và phần mềm.

Nhờ các mô hình cấp phép sáng tạo và các phương thức hợp tác phát triển, phần mềm

miễn phí và mã nguồn mở đã có những thành công nhất định. Điều này cho phép mọi người

chia sẻ giải pháp và cùng nhau giải quyết thông qua các nỗ lực hợp tác của họ. Khi tạo ra

các sản phẩm OS, các chuyên gia về công nghệ đã tạo ra các tiêu chuẩn cho phép các nguyên

phẩm và dịch vụ làm việc tương tác, để có thể mang lại lợi ích cho chính mình và khách

hàng. Các tiêu chuẩn này ngày càng được công nhận và được sử dụng rộng rãi trong cộng

đồng, chúng được cung cấp giấy phép GPL. Giống như phần mềm miễn phí và mã nguồn

mở, các tiêu chuẩn này cũng thường được mô tả như là 'tiêu chuẩn mở'.

Dưới đây là một số chuẩn mở được dùng trong thư viện số:

Tiêu chuẩn MARC (MAchine-Readable cataloging) là một tập hợp các định dạng số

dùng để định dạng các dữ liệu thư mục. Khi làm việc với Thư viện Quốc hội Hoa kỳ, nhà

khoa học người Mỹ về khoa học máy tính Henriette Avram đã phát triển MARC trong thập

niên 1960 với mục đích tạo ra các bản ghi để các máy tính có thể hiểu và chia sẻ dữ liệu

giữa các thư viện [5]. Đến năm 1997, Thư viện Quốc hội Hoa kỳ và Thư viện Quốc gia

Canada thống nhất USMARC và CANMARC thành MARC 21. Ở Việt Nam,

TTTTKH&CNQG đã xuất bản “Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục: Hướng dẫn áp

dụng định danh nội dung” (2004) và “MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục” (2005).

Z39.50 là một tiêu chuẩn quốc tế theo mô hình client–server, nó hoạt đông trên lớp

“Application layer” của mô hình TCP/IP. Tiêu chuẩn này cho phép tìm kiếm và lấy thông

tin từ một database. Đây là một sự kết hợp giữa chuẩn ANSI/NISO - Z39.50, và ISO -

23950. Cơ quan đưa ra các tiêu chuẩn trên là thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn Z30-

50 được sử dụng rộng rãi trong môi trường thư viện số. Nó dùng để kết nối một hệ thống

thư viện số và các phần mềm thư viện cá nhân phía người dùng.

3. Ứng dụng công nghệ mở trong xây dựng thư viện số ở Việt nam

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ mở, DL được xây dựng và phát triển mạnh

mẽ. Sự phát triển này dựa trên ba yếu tố: 1. Truy cập mở - xác định phương thức và các quy

trình truy cập, 2. Phần mềm nguồn mở – cung cấp những công cụ và cơ sở hạ tầng, 3. Các

tiêu chuẩn mở – xác định các quy tắc, các tiêu chuẩn để có thể kết nối tương tác dữ liệu

giữa máy và máy, máy với người dùng và người dùng với người dùng. Các thư viện số

mang tính mở đã tạo điều kiện tiếp cận nhanh thông tin với chi phí thấp nhất.

Ở Việt Nam, tuy việc áp dụng và phát triển công nghệ mở vào các thư viện số không

rầm rộ song cũng có những kết quả đáng kể. Một rào cản lớn nhất trong việc phát triển

79

không gian dữ liệu mở là quan điểm, nhận thức về khái niệm “không gian dữ liêu mở”. Một

số người nhìn nhận thông tin là hàng hóa nên phải trả tiền. Một số khác coi thông tin là tài

nguyên thuộc sở hữu riêng của thư viện, muốn khai thác tài nguyên chung của cộng đồng

song lại giữ riêng tài nguyên của mình, không muốn chia sẻ, có nghĩa là mới “mở” một

nửa. Mặt khác, văn hóa làng xã và tính cộng đồng của người Việt cũng là một trở ngại cho

việc phát triển một không gian dữ liệu mở. Không nên hiểu “mở” có nghĩa là tự do sử dụng

dữ liệu không mất tiền (xài chùa) mà trên hết đây phải được coi là một môi trường học

thuật, trao đổi các ý tưởng, kiến thức một cách công khai, minh bạch.

Mặc dù vậy, một số cộng đồng đã đi tiên phong trong việc triển khai các công nghệ mở

như UBUNTU Việt Nam, W3C... Trong lĩnh vực thư viện số có thể kể đến cộng đồng thư

viện số Dreamlib.vn [7]. Đây là cộng đồng chia sẻ những kinh nghiệm ứng dụng các phần

mềm nguồn mở để quản lý và tạo thư viện số như Koha, Dreamlib, DSpace, Moodle…

Nhiều cơ sở đã và đang phát triển các phần mềm trên để xây dựng các thư viện số và đã có

những kết quả ban đầu như Trường ĐH Đà Lạt, Trung tâm đào tạo Blue Đà nẵng, Đại học

Thái Nguyên, Đại học Vinh… Thư viện Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy nguyên [8] có vốn

tài liệu tuy khiêm tốn nhưng rất đa dạng và phong phú về mặt chủng loại. Thư viện tổ chức

theo kho mở, với vốn tài liệu khoảng 5000 bản, bao gồm các báo cáo chuyên ngành thủy

nguyên, các công trình nghiên cứu khoa học, sách tham khảo kinh tế, thủy sản, từ điển tra

cứu và hơn 20 loại các ấn phẩm báo tạp chí, băng đĩa, pano, áp phích... Thư viện chủ yếu

phục vụ các cán bộ nghiên cứu trong Viện. Một số đề tài luận văn cao học của Khoa Thư

viện – Thông tin học (Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã đi theo hướng

xây dựng môi trường dữ liệu mở như luận văn “Xây dựng cổng tri thức – thư viện trường

Đại học Tôn Đức Thắng”[10]. Những đề tài này đã định hướng theo sự phát triển của

HTTTTV trong tương lai. Đây cũng là một hướng nghiên cứu, phát triển đầy tiềm năng

trong học thuật cũng như thực tế.

4. Kết luận

Truy cập mở, phần mềm mã nguồn mở và tiêu chuẩn mở đã tạo ra một môi trường cho

việc xây dựng và phát triển các hệ thống dữ liệu mở. Nó có ý nghĩa ứng dụng đặc biệt trong

nền kinh tế tri thức trong tương lai. Đây cũng chính là các yếu tố cơ bản để phát triển thư

viện số, tạo môi trường lý tưởng phục vụ cho hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa

học cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội…

80

Tài liệu tham khảo

[1] Dr. David Goodman Associate Professor Palmer School of Library and Information

Science Long Island University C. W. Post Campus Brookville, NY 11548

[email protected]

[2] Book-Open-Data-as-Open-Educational-Resources1-Vi-23032016.pdf

Edited by Javiera Atenas & Leo Havemann – Open Educations 2015

[3] Open Source Software for Creation of Digital Library: A Comparative Study of

Greenstone Digital Library Software & DSpace Indian Journal of Library and

Information Science Volume 6 Number 3(Supl), Sept - Dec 2012

[4] Open Source Library Management Softwares

Vol.1, Issue.7/May. 2013 ISSN: 2319-8435 Sukhwinder Randhawa Assistant

Librarian. Centre for Research in Rural and Industrial Development (CRRID)

[5] Schudel, Matt. "Henriette Avram, 'Mother of MARC,' Dies". Library of Congress.

Retrieved June 22, 2013.

[6] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7539:2005 về Thông tin và tư liệu - Khổ mẫu MARC21

cho dữ liệu thư mục do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

[7] www.Dreamlib.vn/www.vietnamlib.net

[8] Thư Viện Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy nguyên

http://dreamlib.vn/threads/thư-viện-viện-kinh-tế-và-quy-hoạch-thủy-nguyên.1853

[9] The Importance of Open Access, Open Source, and Open Standards for Libraries

Edward M. Corrado, Systems Librarian The College of New Jersey

[10] Tô, Sanya Minh Kha (2015). Xây dựng cổng tri thức - thư viện Trường Đại học Tôn

Đức Thắng : luận văn thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện. ĐHKHXH&NV, TP. Hồ

Chí Minh.

81

QUẢN LÝ, CHIA SẺ VÀ TRUY CẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

ThS. Nguyễn Thanh Huy

ThS. Nguyễn Hoàng Huy Hạnh

Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGTPHCM)

Tóm tắt:

Access Control (AC) là tiến trình điều phối mỗi yêu cầu đến tài nguyên và dữ liệu lưu

trên một hệ thống và xác định liệu yêu cầu đó được chấp nhận hoặc từ chối.

Mô hình quản lý truy xuất truyền thống và ngôn ngữ giới hạn khả năng AC và cần

một phương pháp mới để nâng cao quản lý truy xuất. Sau đó nó có thể được áp dụng trên

các hệ thống phức tạp, nơi đó các quyết định cấp quyền truy xuất có thể phụ thuộc vào

thuộc tính (Properties-Attributes) của người yêu cầu hơn là nhận dạng hoặc nơi mà giới

hạn truy xuất phải tuân theo có thể đến từ một sự ủy quyền khác.

Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức để thiết kế và thực thi trong các hệ thống quản lý

truy xuất, chia sẻ và truy cập dữ liệu nghiên cứu.

1. Giới thiệu

Thông tin đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ một tổ chức nào và việc bảo vệ nó

chống lại các truy xuất không được phép và chỉnh sửa không được phép của hệ thống trở

thành một vấn đề quan trọng. Một dịch vụ quan trọng trong việc đảm bảo thông tin được

bảo vệ là một dịch vụ quản lý truy xuất.

Một hệ thống điều khiển truy xuất có thể xét ở ba mức: chính sách quản lý truy xuất

(Access Control Policy), mô hình quản lý truy xuất (AC Model) và cơ chế quản lý truy xuất

(AC Mechanism).

Policy xác định các luật để thẩm tra liệu yêu cầu được chấp nhận hay từ chối. Policy

sau đó được hình thức hóa thông qua mô hình bảo mật (Security Model) và được làm cho

có hiệu lực qua cơ chế quản lý truy xuất. Sự tách biệt của Policy và Mechanism có một số

ưu điểm:

Thứ nhất, có thể yêu cầu bảo vệ độc lập với việc thực thi của nó,

Thứ hai, có thể so sánh sự khác biệt cùng một chính sách trên các cơ cấu khác nhau,

Thứ ba, thiết kế cơ cấu có nhiều chính sách khác nhau.

Với cách này, một sự thay đổi trên các chính sách điều khiển việc truy cập không đòi

hỏi phải có bất cứ sự thay đổi trên cơ cấu.

Sự tách biệt giữa mô hình và cơ cấu tạo khả năng chứng minh một cách hình thức các

thuộc tính bảo mật trên mô hình, mà bất cứ hệ thống nào áp dụng đúng mô hình đó thì có

cùng kết quả.

Sự đa dạng và phức tạp yêu cầu bảo vệ trong các hệ thống ngày nay có thể xác định

các chính sách điều khiển truy xuất từ rất sớm thông qua các tiến trình bình thường. Hệ

thống điều khiển truy xuất nên đơn giản và có nghĩa để dễ dàng quản lý và duy trì bảo mật

82

nhất định. Có ý nghĩa để đáp ứng nhu cầu trên các tài nguyên và dữ liệu khác nhau. Hơn

nữa một hệ thống điều khiển truy xuất nên có các đặc tính sau:

Kết hợp chính sách: thông tin không được quản lý với ủy quyền đơn, các chính

sách quản lý truy xuất thông tin có thể thay đổi nhưng đòi hỏi sự chấp thuận của

Owner, cũng như của Collector và phần còn lại. Kịch bản đa ủy quyền nên được

hỗ trợ từ quan điểm quản trị cung cấp giải pháp mang tính Modun, quy mô lớn,

tính co giãn trong việc ghép và tích hợp chính sách,

Tính ẩn: đa số dịch vụ không cần biết nhận diện thực sự người dùng, sau đó nếu

cần thiết sẽ ra quyết định AC phụ thuộc vào đặc tính của yêu cầu, thường được cấp

thông qua chứng nhận số,

Data Outsourcing: khuynh hướng hiện nay là thể hiện thông qua Outsourcing, qua

đó các công ty sẽ chuyển từ quản lý cục bộ sang quản lý Outsourcing thông qua

các nhà cung cấp. Vấn đề thách thức là phát triển hệ thống lựa chọn cách truy xuất

dữ liệu từ xa hiệu quả.

2. Classical Access Control Models

2.1. Điều khiển truy cập phân quyền (Discretionary Access Control – DAC)

Do chủ tài nguyên cấp quyền thiết lập một danh sách kiểm soát truy cập (ACL –

Access Control List). Chủ nhân của tài nguyên quyết định ai là người được phép truy cập

tập tin và những đặc quyền (Privilege) nào người đó được phép thi hành.

Hai quan niệm quan trọng trong truy cập phân quyền là:

Quyền sở hữu tập tin và dữ liệu (File and Data Ownership): bất cứ một đối tượng

nào trong một hệ thống cũng phải có một chủ nhân là người sở hữu nó. Chính sách

truy cập các đối tượng là do chủ nhân tài nguyên quyết định, những tài nguyên bao

gồm: các tập tin, các thư mục, dữ liệu, các tài nguyên của hệ thống, và các thiết bị

(Devices). Theo lý thuyết, đối tượng nào không có chủ sở hữu thì đối tượng đó bị

bỏ lơ, không được bảo vệ. Thông thường thì chủ nhân của tài nguyên chính là người

đã kiến tạo nên tài nguyên (như tập tin hoặc thư mục).

Các quyền và phép truy cập: đây là những quyền khống chế những thực thể tài

nguyên mà chủ nhân của tài nguyên chỉ định cho mỗi một người hoặc mỗi một

nhóm người dùng.

Điều khiển truy cập phân quyền được áp dụng thông qua kỹ thuật khác như danh sách

điều khiển truy cập (Access Control List - ACL): định danh các quyền và phép được chỉ

định cho một chủ thể hoặc một đối tượng. Danh sách điều khiển truy cập cho ta một phương

pháp linh hoạt để áp dụng quy chế điều khiển truy cập tùy ý.

Hình 1. Mô hình DAC

83

Nhược điểm của DAC (Discretionary Access Control – DAC): DAC cho phép các

user chia sẻ thông tin một cách linh động, song nó cũng dẫn đến nguy cơ thông tin mật bị

tiết lộ ra bên ngoài. Nhân viên quản trị phải kiểm soát các kết nối để đảm bảo các kết nối là

hợp lệ.

2.2. Truy cập bắt buộc (MandatoryAccess Control – MAC)

Truy cập bắt buộc (Mandatory Access Control – MAC) được dùng để bảo vệ và ngăn

chặn các quy trình máy tính, dữ liệu và các thiết bị hệ thống khỏi sự lạm dụng. Kỹ thuật này

có thể mở rộng và thay thế kỹ thuật điều khiển truy cập phân quyền đối với các phép truy

cập và sử dụng hệ thống thông tin (File System Permissions) cùng những khái niệm về

người dùng và nhóm người dùng.

Đặc trưng quan trọng nhất của MAC bao hàm việc từ chối người dùng toàn quyền

truy cập, sử dụng tài nguyên do chính họ kiến tạo. Chính sách an ninh của hệ thống được

Administrator quy định hoàn toàn quyết định các quyền truy cập được công nhận và người

dùng không thể tự hạn chế quyền truy cập vào các tài nguyên của họ hơn những gì mà

Administrator chỉ định.

Các hệ thống dùng DAC cho phép người dùng toàn quyền quyết định quyền truy cập

được công nhận cho các tài nguyên của họ, có nghĩa là họ có thể ban quyền truy cập cho

những người dùng bất hợp pháp. Mục đích của MAC là định nghĩa một kiến trúc trong đó

đòi hỏi sự đánh giá tất cả các nhãn hiệu có liên quan đến an ninh và đưa ra những quyết

định dựa trên cơ sở ngữ cảnh của các thao tác cùng các nhãn hiệu dữ liệu tương đồng.

Những yêu cầu của một kiến trúc trong đó đòi hỏi sự phân tách giữa dữ liệu và các

thao tác bên trong một máy tính bao gồm:

Không tránh né hoặc qua mắt được (Non-Bypassable),

Có thể đánh giá và so sánh được (Evaluatable) để xác định tính hữu dụng và tính

có hiệu lực của một chính sách,

Luôn luôn được khởi động do yêu cầu - không tự động (Always-Invoked) để ngăn

ngừa việc tránh né những kiểm duyệt của hệ thống,

Chống can thiệp bên ngoài - như xáo trộn, giả mạo, quấy nhiễu... (Tamper-Proof).

Nhược điểm chính của phương pháp này là mất nhiều thời gian để chỉnh lại hệ thống

khi có sự thay đổi. Bên cạnh đó phương pháp này yêu cầu các admin phải là những người

có năng lực, nếu không sự ổn định của hệ thống khó mà được giữ vững.

Hình 2. Mô hình MAC

84

2.3. Điều khiển truy cập theo vai trò (Role-Based Access Control – RBAC)

Trong an ninh, đối với các hệ thống máy tính, điều khiển truy cập theo vai trò (Role-

Based Access Control - RBAC) là một trong số các phương pháp điều khiển và đảm bảo

quyền sử dụng cho người dùng. Đây là một phương pháp có thể thay thế Discretionary

Access Control (DAC) và Mandatory Access Control (MAC).

Điều khiển truy cập theo vai trò (RBAC) khác với hình thức MAC và DAC truyền

thống. MAC và DAC là hai mô hình duy nhất được phổ biến trong điều khiển truy cập. Nếu

một hệ thống không dùng MAC thì người ta chỉ có thể cho rằng hệ thống đó dùng DAC,

hoặc ngược lại. RBAC không phải là MAC hoặc DAC.

Trong nội bộ một tổ chức, các vai trò (Roles) được kiến tạo để đảm nhận các chức

năng công việc khác nhau. Mỗi vai trò được gắn liền với một số quyền hạn cho phép nó

thao tác một số hoạt động cụ thể (Permissions). Các thành viên (hoặc những người dùng

trong hệ thống) được phân phối một vai trò riêng và thông qua việc phân phối vai trò này

mà họ nhận được một số quyền hạn cho phép họ thi hành những chức năng cụ thể trong hệ

thống.

Vì người dùng không được cấp phép một cách trực tiếp, song chỉ nhận được những

quyền hạn thông qua vai trò của họ, việc quản lý quyền hạn của người dùng trở thành một

việc đơn giản và người ta chỉ cần chỉ định những vai trò thích hợp cho người dùng. Việc

chỉ định vai trò này đơn giản hóa những công việc thông thường như việc cho thêm một

người dùng vào trong hệ thống, hay thay đổi công việc của người dùng.

RBAC khác với các danh sách điều khiển truy cập (Access Control List - ACL) được

dùng trong hệ thống điều khiển truy cập tùy ý ở chỗ nó chỉ định các quyền hạn tới từng hoạt

động cụ thể trong hệ thống, thay vì các đối tượng dữ liệu hạ tầng.

Khi định nghĩa một mô hình RBAC, những quy ước sau đây là những quy ước hữu

dụng và cần phải cân nhắc:

U = Người dùng = Một người hoặc một tác nhân tự động

R = Vai trò = Chức năng công việc

P = Phép được cấp = Sự phê chuẩn một hình thức truy cập tài nguyên

S = Phiên giao dịch

UA = Chỉ định người dùng

PA = Cấp phép

RH = Sắp xếp trật tự một phần nào theo thứ tự cấp bậc của vai trò

Một người dùng có thể có nhiều vai trò

Một vai trò có thể có nhiều người dùng

Một vai trò có thể có nhiều phép được cấp cho nó

Một phép được cấp có thể được chỉ định cho nhiều vai trò

Việc sử dụng RBAC để quản lý các đặc quyền của người dùng trong một hệ thống

duy nhất hay trong một chương trình ứng dụng là một thực hành tốt nhất được rộng rãi chấp

thuận. Các hệ thống bao gồm Active Directory của Microsoft, SELinux, Oracle DBMS,

85

PostgreSQL, SAP R/3 và nhiều cái khác đều hầu như thực thi một trong những hình thức

của RBAC.

RBAC dựa vào chức vụ và vai trò của từng cá nhân trong tổ chức để thiết lập các kết

nối. Các nhân viên có vị trí cao sẽ được phép truy cập vào các thông tin nhạy cảm. Nếu

nhân viên được thuyên chuyển sang vị trí khác những quyền truy cập cũ sẽ bị hủy bỏ. Chế

độ RBAC linh hoạt hơn MAC và kém linh động hơn DAC. Tuy nhiên nó có ưu điểm là

quyền truy cập dựa trên chức vụ chứ không phải dựa trên nhu cầu.

Hình 3. Mô hình RBAC

3. Credential-Based Access Control

Trong một ngữ cảnh mở và động, các bên không biết nhau và việc phân chia cổ điển

giữa xác thực và điều khiển truy cập không thể được áp dụng nữa. Các bên đóng vai trò

khách (Client) khi yêu cầu truy cập đến một tài nguyên nào đó và đóng vai trò là chủ (Server)

khi cung cấp tài nguyên cho những người dùng khác trong hệ thống. Những phương pháp

giải quyết việc điều khiển truy cập tiên tiến cho phép quyết định những yêu cầu nào, Client

nào được gán quyền truy cập đến tài nguyên và Server nào là đủ điều kiện cung cấp tài

nguyên.

Hướng tiếp cận đầu tiên đề nghị một giải pháp cho quản lý tin cậy đối với điều khiển

truy cập là PolicyMarker và KeyNote.

Mô hình điều khiển truy cập dùng chứng chỉ số để cấp phép hay từ chối quyền truy

cập đối với các tài nguyên, tạo ra những quyết định truy cập trên cơ sở của những tập hợp

của những đặc tính mà Requester/Client có. Người dùng sau cùng có thể chứng minh đã có

những đặc tính như vậy bằng cách cung cấp một hay nhiều chứng chỉ số.

Chứng chỉ số là một mẩu thông báo dạng số, được định dạng theo một chuẩn nhất

đinh, ví dụ như X509. Mô hình CA theo chuẩn X509 đang được áp dụng phổ biến trong các

lĩnh vực như ngân hàng, hành chính công.

Khi phát triển một hệ thống điều khiển truy cập dựa trên credentials, những vấn đề

dưới đây cần được xem xét:

Ontologies: có một số khác những thuộc tính bảo mật và những yêu cầu cần được

xem xét, để bảo đảm rằng các bên khác nhau sẽ có thể hiểu nhau, bằng cách định

nghĩa một tập những ngôn ngữ, tự điển và ontologies thông thường,

Sự hạn chế quyền ở phía Client và Server: quy luật điều khiển truy cập cần được

định nghĩa cả client và server,

86

Những quy luật điều khiển truy cập dựa trên Credential: ngôn ngữ điều khiển truy

cập mới cần được phát triển. Những ngôn ngữ này phải có thể biểu lộ được ý nghĩa

(để định nghĩa những loại khác nhau của chính sách) và đơn giản (để dễ dàng định

nghĩa chính sách),

Kết quả ước lượng điều khiển truy cập: những người yêu cầu truy cập tài nguyên

không hiểu rõ về những đặc tính họ cần có để đạt được sự truy cập đến tài nguyên

đó. Do vậy, cơ chế điều khiển truy cập không nên chỉ đơn giản trả về một câu trả

lời là cho phép hay từ chối, mà nên hỏi người dùng về những sự ủy thác cần thiết

để truy cập vào tài nguyên,

Chiến lược thỏa thuận tin cậy: vì có một số lượng lớn những Credentials khác nhau

ra nên một Server không thể nào tạo ra một công thức chung đối với một yêu cầu

theo tất cả những Credentials này.

Hình 4. Mô hình Credential Base Access Control

4. Kết luận

Hướng đến việc thực hiện hình thành sự tin cậy lớn dần giữa hai phía tương tác nhau,

Server định nghĩa một tập các quy luật truy cập dịch vụ và cả Client và Server định nghĩa

tập hợp những quy luật thể hiện của nó. Quy luật truy cập dịch vụ đó chỉ ra sự cần thiết và

những điều kiện hiệu quả cho việc truy cập một tài nguyên. Cả hai loại quy luật đó được

đại biểu lộ bằng cách dùng một ngôn ngữ logic.

Hình 5. Mô hình Server – Client

87

Thuận lợi chính của đề xuất này là tối đa hóa tính riêng tư ở cả hai phía Client và

Server bằng cách tối thiểu hóa tập các chứng nhận trao đổi, trong khi Client phát hành tập

tối thiểu các chứng chỉ để truy cập tài nguyên. Đối với mục đích này, quy luật truy cập dịch

vụ được phân biệt thành tiên quyết và cần thiết.

Tiên quyết là những điều kiện phải được thỏa cho một yêu cầu phục vụ cần phải được

xem xét (chúng không bảo đảm rằng sẽ được gán quyền), cần thiết là những điều kiện cho

phép yêu cầu phục vụ cần được cấp quyền một cách thành công. Do đó, Server sẽ không

thể hiện một quy luật cần thiết cho đến khi thỏa mãn một quy luật tiên quyết.

.

Tài liệu tham khảo

1. S. Castano, M.G. Fugini, G. Martella and P. Samarati. Database Security, Addison-

Wesley and ACM Press (1995).

2. The Grid Computing Information Centre // www.gridcomputing.com

3. The Globus Alliance // www.globus.org

4. P. Herrmann, V. Issarny, S. Shiu (eds.): Proc. of the 3rd Int. Conf. on Trust Management

(iTrust2005), LNCS 3477, INRIA-Rocquencourt, France (May 2005)

5. The PRIME project : Privacy and Identity Management for Europe // www.prime-

project.eu.org

6. Semantic Grid Community Portal // www.semanticgrid.org

7. B. Thuraisingham. Database and Applications Security : Integrating Information

Security and Data Management, Auerbach Publications, Taylor & Francis Group (May

2005).

88

THƯ VIỆN SỐ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI

TS. Đỗ Quang Vinh

Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tóm tắt: Thư viện số là một trong những hướng nghiên cứu chính về ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông trong lĩnh vực thông tin – thư viện hiện nay. Bài viết trình bày

khái niệm thư viện số và một số vấn đề liên quan đến thư viện số như vấn đề kinh tế, xã hội,

luật pháp…

Từ khóa: Thư viện số, Văn hóa xã hội

1. Mở đầu

Ngày nay, cách tìm kiếm và thu thập thông tin thay đổi đáng kể. Người dùng tin không

cần phải ra khỏi nhà mà vẫn có thể truy cập được lượng thông tin lớn sẵn có trực tuyến,

được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp thông tin như: các thư viện số (DL – Digital Library),

NXB điện tử, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Việc thu thập thông tin không còn bị giới hạn

trong các cuốn sách hay tạp chí sẵn có ở thư viện gần nhất, mà có thể từ các kho chứa thông

tin phân tán toàn cầu.

Thông tin không chỉ là văn bản và dữ liệu số mà còn bao gồm các dạng khác như hình

ảnh, âm thanh/ tiếng nói, video, audio, multimedia. Điều này làm tăng tính đa dạng của

thông tin, cho phép người sử dụng thực hiện các cuộc du lịch ảo qua các viện bảo tàng, các

di tích lịch sử và các kỳ quan thiên nhiên, tham dự những buổi hòa nhạc và biểu diễn sân

khấu ảo, xem phim, nghe giảng, đọc sách báo... thông qua thư viện số.

2. Định nghĩa Thư viện số

Dưới đây là một số định nghĩa về thư viện số:

Định nghĩa 1: Theo Arms W.Y. (2003), thư viện số là một kho thông tin có tổ chức

với các dịch vụ liên kết, trong đó thông tin được lưu trữ ở dạng số và có thể truy cập qua

một mạng.

Ý chính của định nghĩa này là thông tin có tổ chức. DL chứa các loại kho thông tin

khác nhau được dùng bởi nhiều NSD khác nhau. DL có quy mô từ nhỏ đến rất lớn. DL có

thể sử dụng bất kỳ loại thiết bị tính toán nào và bất kỳ phần mềm phù hợp. Chủ đề thống

nhất là thông tin được tổ chức trên máy tính và có sẵn trên mạng với các thủ tục lựa chọn

tài liệu trong các kho để tổ chức, làm cho sẵn có với người sử dụng (NSD) và lưu trữ.

Định nghĩa 2: Reddy R., Wladawsky-Berger I. (2001) cho rằng, thư viện số là các kho

dữ liệu mạng về tài liệu văn bản số, ảnh, âm thanh, dữ liệu khoa học và phần mềm là lõi

của Internet hiện nay và các kho dữ liệu số có thể truy cập phổ biến về tất cả tri thức của

loài người trong tương lai.

Định nghĩa 3: Liên đoàn Thư viện số - The Digital Library Federation đã định nghĩa

thư viện số là những tổ chức cung cấp các nguồn lực gồm cả cán bộ chuyên môn để lựa

chọn, xây dựng, truy cập tri thức, giải thích, phân phát, bảo tồn tính toàn vẹn và đảm bảo

89

tính bền vững vượt thời gian của các kho tài liệu số, do đó chúng luôn sẵn sàng đáp ứng

nhu cầu sử dụng của một cộng đồng cụ thể hoặc của một nhóm cộng đồng.

Tóm lại, thư viện số là một kho thông tin số khổng lồ có tổ chức với các dịch vụ liên

kết qua mạng.

3. Các vấn đề văn hóa xã hội của Thư viện số

Thư viện số cho phép con người tương tác với nhau và thông tin theo các cách mới và

đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc phát triển thư viện số cũng gặp

một số vấn đề về kinh tế, xã hội và luật pháp.

3.1 Kinh tế

Khi thông tin điện tử được sản xuất, lưu trữ, sửa đổi và phân phối rẻ, xác định giá thị

trường và chi phí cho nó là khó hơn nhiều so với cho một vật thể vật lý. Cho đến nay, không

có một mô hình kinh tế đạt được sự chấp nhận chung có thể xác định chính xác và rành

mạch giá trị và chi phí đối với các dịch vụ thư viện số.

Hiện tại, ít nhất có hai mô hình định giá cơ bản cho thông tin trên Internet:

Cho phép truy cập tự do nhưng tính giá cho nội dung, nghĩa là, truy cập tự do bảng

chỉ dẫn và bảng nội dung, nhưng tính giá cho bất kỳ thứ nào khác,

Tính giá cho truy cập nhưng cho phép nghiên cứu và sử dụng tự do nội dung.

Hai mô hình này là không loại trừ lẫn nhau và cùng tồn tại trên Internet.

Một vài mô hình tài trợ thư viện số khác nhau được đề xuất, nhưng các mô hình cơ

bản là dựa vào thời gian, dựa vào yêu cầu. Một số mô hình được đề xuất bao gồm:

Tiền bao cấp cơ quan (chung và riêng) - mô hình hiện tại đối với hầu hết các thư

viện số;

Các dịch vụ chung “miễn phí” và tính giá đối với các dịch vụ không thông thường,

đặc biệt đòi hỏi sự can thiệp của con người;

Tính giá cho mọi thứ, bao gồm phí cho thời gian kết nối, cách sử dụng CPU, phí

cho mỗi lần tìm kiếm, phí cho mỗi lần truy tìm và phục hồi và phí tải xuống;

Bao cấp các dịch vụ thông qua quảng cáo, điển hình là các tạp chí, tivi và Web;

Các cơ chế bao cấp khác, chẳng hạn, kêu gọi quyên góp công khai tương tự với

truyền hình và phát thanh công cộng;

Thuế hoặc các nguồn tài trợ công cộng khác;

Tiền đóng trả trước cho một thời hạn/ tiền đăng ký;

Các hội tương tự với câu lạc bộ bán hàng, trong đó các khách hàng riêng lẻ góp các

tài nguyên của họ cho phép truy cập thông tin;

Tính giá cho các tác giả một phí đơn vị đối với “quyền” có thông tin của họ và các

dịch vụ truy cập được, sau đó tính giá cho những người dùng đối với giá truy cập

thông tin tăng không đáng kể;

Chi phí hợp lý: chi phí hợp lý được xác định bởi quan hệ giữa cung và cầu đối với

một tài nguyên cho trước, sao cho chi phí hợp lý của một tài nguyên không dùng

đến là gần bằng 0, nhưng của một tài nguyên sử dụng nhiều là cao đến mức là

không thể có;

90

Sử dụng một thuật toán tính giá từng byte chi tiết.

Các mô hình chi phí và công cụ tài chính hiện thời đã dùng trong sản xuất và sử dụng

thông tin truyền thống không đáp ứng thỏa đáng yêu cầu của thư viện số. Các mô hình chi

phí cố định là không nhạy cảm với những thay đổi ở nội dung và chi phí. Thông tin điện tử

với tính đa dạng có những chi phí sản xuất và phân phối liên kết khác nhau. Các mô hình

chi phí linh động và thích nghi được đòi hỏi để điều khiển tính đa dạng và tính phức tạp.

Các mô hình kinh tế đối với thư viện số đòi hỏi một loạt giải thuật định giá và ước lượng

chuyên dụng có thể xác định chi phí và giá thông tin hoặc dịch vụ và sửa đổi mô hình với

nhiều yếu tố môi trường.

3.2 Luật pháp

Các vấn đề luật pháp liên quan thư viện số bao gồm:

Vấn đề chủ sở hữu: khi một thư viện làm chủ một bản sao chép vật lý, những quyết

định về thu thập và lưu trữ là tương đối dễ. Nếu một thư viện số chỉ làm chủ một

liên kết tới thông tin, các loại bài toán chủ sở hữu nhất định tăng lên. Chẳng hạn,

nếu một thư viện số quyết định hủy bỏ việc đặt mua dài hạn cho thông tin xuất bản

bình thường, sự truy cập sẽ được kiểm soát như thế nào? Rõ ràng, sự truy cập tới

các số phát hành tương lai sẽ không được cho phép nhưng quyền truy cập các số

phát hành quá khứ hoàn toàn được thỏa thuận. Phải giữ gìn động loại thông tin này

dẫn đến làm phức tạp các chính sách, thủ tục và quá trình điều khiển truy cập và

giữ gìn bản ghi đối với thư viện số. Điều gì nên làm khi một nhà cung cấp thông

tin “vượt khỏi kinh doanh” hoặc một mục thông tin “vượt khỏi in ấn”. Trong cả hai

trường hợp nhà cung cấp thông tin có thể không còn đủ khả năng trợ giúp lưu trữ

vật lý. Các quyền của chủ sở hữu về các liên kết tới thông tin đó được bảo vệ như

thế nào?

Truy cập không hợp pháp: thông tin điện tử dường như dễ bị tấn công theo hướng

truy cập không hợp pháp, lấy trộm và gian lận hơn các bản sao chép vật lý vì những

xâm nhập như thế khó phát hiện hơn. Nhiều kỹ thuật đang được nghiên cứu để trợ

giúp bảo vệ thông tin điện tử, bao gồm tường lửa, chữ ký điện tử, mật mã, phần

mềm và phần cứng biến đổi đặc biệt và các hình mờ điện tử.

Trách nhiệm pháp lý: luật truyền thống phân biệt tác giả và nhà xuất bản là người

có trách nhiệm đối với thông tin họ sản xuất và các nhà phân phối (bưu điện, thư

viện và hiệu sách) là không có trách nhiệm. Thư viện số có thể phân phối cũng như

sản xuất thông tin và làm nảy sinh các vấn đề về trách nhiệm của họ đối với thông

tin đã xuất bản, trình bày hoặc phân phối từ các điểm của họ. Trong các trường hợp

thông tin điện tử có nhiều tác giả và nhiều ấn bản, ý kiến chuyên môn có thể được

xác định và gắn trách nhiệm như thế nào?

Sự vi phạm nhãn hiệu đăng ký: biểu tượng đăng ký thương mại, ví dụ như một con

dấu trường đại học hoặc một bức tranh thương mại, có thể bị sao chép, hoặc quét,

hoặc sử dụng như là giấy dán tường hoặc hình ảnh trong thông tin điện tử. Nhiều

91

tổ chức yêu cầu thông báo và/hoặc trả tiền cho việc sử dụng các nhãn hiệu đăng

ký. Những quyền này được bảo vệ như thế nào?

Bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ: các vấn đề bản quyền, trong sự vi phạm bản

quyền nói riêng và các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, là các vấn đề luật

cơ bản của thư viện số.

Hầu như bất kỳ thứ gì được giữ bản quyền cũng có thể được số hóa. Một lần số hóa,

bất kỳ người nào với một máy tính có thể sao chép nó, sửa đổi nó và phân phối nó tới bất

kỳ người khác có truy cập tới một mạng. Thông tin điện tử là dễ sao chép và phân phối lại,

nhưng khó phân biệt một bản sao chép hợp pháp với một bản không hợp pháp. Những điều

chỉnh hiện có, như là không tải xuống toàn bộ; không lưu trữ điện tử; không sao chép và

phân phối, ngay cả nội bộ; không sao chép và phân phối tới thành phần thứ ba và những

hạn chế sử dụng riêng biệt khác nhau, phần lớn bị phớt lờ. Các nhà cung cấp thông tin hoàn

toàn chứng thực hành vi này bằng cách “nhìn hướng khác” trong nhiều trường hợp. Những

trách nhiệm của thư viện số là gì trong việc tuân theo các luật bản quyền áp dụng cho thông

tin và các dịch vụ nó cung cấp?

Các luật bản quyền mới và thực thi, tối thiểu đối với thông tin điện tử, cần được tạo

ra bởi vì tốc độ của các thành tựu công nghệ bỏ lại xa phía sau các hệ thống luật. Khi các

luật mới có hiệu lực và được thực thi, chúng phải dựa vào công nghệ mới để trợ giúp bảo

vệ tài liệu có bản quyền khỏi truy cập không hợp pháp, tái sản xuất, thao tác, phân phối và

trình bày. Công nghệ mới cũng có thể trợ giúp phát hiện những vi phạm bản quyền thông

qua các phương pháp mới của xác thực, quản lý tài liệu được bảo vệ bản quyền và các kỹ

thuật cấp giấy phép.

Một số phương pháp bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của thông tin điện

tử hiện tại đang được nghiên cứu, bao gồm :

1) Truy cập phân đoạn: chỉ áp dụng cho các nguồn tin rất lớn và giá trị của chúng nằm

trong lượng thông tin và tri thức có thể được lượm lặt từ phân tích toàn bộ tập hợp.

Không có lợi thế kinh tế nào để sao chép những phần nhỏ dữ liệu và sao chép không

hợp pháp toàn bộ nguồn dữ liệu là tương đối dễ phát hiện.

2) Điều khiển giao diện: đòi hỏi một giao diện giữ độc quyền để truy cập thông tin,

ngụ ý rằng truy cập phổ quát là không thể.

3) Khóa phần cứng: truy cập thông tin bị hạn chế bởi phần cứng truy cập độc quyền.

4) Kho chứa thông tin: các bản sao chép hợp pháp chỉ có sẵn từ một kho chứa lớn; bất

kỳ bản sao chép khác là không hợp pháp.

5) Hình mờ số: nhúng các thông báo ẩn vào trong thông tin. Mỗi một bản sao chép

hợp pháp được gán nhãn với một số định danh khác nhau cho phép các bản sao

chép không hợp pháp để lại dấu vết đằng sau người mua gốc, nghĩa là hình mờ số.

Các bài toán chính là thông báo dễ di chuyển, khó chèn và khi mà phương pháp có

vẻ như hợp với ảnh phức tạp, lại không hợp với văn bản đơn giản và không thể áp

dụng ngay cả cho dữ liệu audio.

92

6) Mật mã: thông tin được mã hóa và không thể dịch được khi không có một khóa

mật mã.

7) Các cách tiếp cận kinh tế: định rõ các cách làm cho sao chép không hợp pháp thông

tin điện tử trở nên không kinh tế. Các ý tưởng bao gồm: các trang nhà cung cấp

tính giá để làm giảm giá mỗi lần sao chép, điểm đăng ký để làm giảm điểm lừa đảo

và nhà quảng cáo trợ giúp các xuất bản phẩm.

8) Lập lòe: công nghệ thông tin cho phép một khách hàng xem nhưng không lưu trữ

thông tin.

3.3 Vấn đề chất lượng và an toàn

Chất lượng thông tin trực tuyến rất khó xác định. Hiện nay không có một công cụ tìm

kiếm nào có một cách đánh giá chất lượng thông tin điện tử và vì thế không có cách nào về

sắp xếp hoặc lọc thông tin dựa trên chất lượng.

Sự thiếu thông tin về chất lượng có xu hướng hạn chế tìm kiếm tới các chuyên gia nổi

tiếng. Một số công cụ tìm kiếm thực sự sử dụng một profile của chuyên gia riêng lẻ hoặc

một profile nhóm để hỏi thông tin. Tuy nhiên, toàn vẹn thông tin vẫn là một vấn đề bởi vì

thông tin điện tử không dễ sửa đổi như vậy. Thông tin điện tử hiếm khi được bảo đảm là

được thực sự tạo ra hoặc chứng thực bởi chuyên gia. Hiện tại, xuất bản khoa học điện tử là

một chủ đề tranh luận nóng. Nhiều khái niệm tập trung quanh các câu hỏi về thông tin và

phẩm chất trí tuệ.

Các vấn đề an toàn và điều khiển liên quan tới các vấn đề chất lượng. Thư viện số cần

xem xét an toàn ít nhất ở bốn khía cạnh:

1) Độ tin cậy: bảo vệ truy cập tới nội dung thông tin, đặc biệt là thông tin nhạy cảm,

như là thông tin cá nhân, tài chính hoặc sức khoẻ và thông tin kinh doanh chiến

lược hoặc quốc gia, khỏi truy cập và phân phối không hợp pháp.

2) Tính xác thực: quy thông tin cho tác giả chính xác và xác nhận nó là gốc, chính xác

và gán đúng. Điều này có thể là khó khăn đặc biệt trong một môi trường nhiều tác

giả và nhiều ấn bản.

3) Tính toàn vẹn: bảo vệ nội dung thông tin khỏi sửa đổi không hợp pháp. Loại an

toàn này đòi hỏi một sự cân bằng giữa cho việc phép cập nhật hợp pháp dễ dàng và

ngăn cản cập nhật không hợp pháp. Sự chứng thực sửa đổi phải được xác nhận.

4) Tính chính xác: bảo vệ truy cập thông tin và mẫu sử dụng khỏi sự truy cập và bán

lại không hợp pháp.

Một thách thức quan trọng đối với sự cài đặt của bất kỳ kỹ thuật an toàn là sự cân

bằng nhu cầu đối với an toàn với nhu cầu đối với thực hiện. Truy cập và sửa đổi hợp pháp

không phải là khó đến nỗi nó không bao giờ được thử. Tương tự, khi các kỹ thuật xác nhận

phải chính xác cũng như khả thi về mặt kỹ thuật, chúng không thể đòi hỏi nhiều thời gian

và nguồn sao cho tính truy cập được và tính kịp thời của thông tin được thỏa hiệp. Thông

tin không có giá trị nếu nó không truy cập được đúng lúc và có ích.

93

3.4 Các vấn đề văn hóa xã hội khác

Các vấn đề khác bao gồm:

Học vấn: để sử dụng một thư viện số phải có một trình độ học vấn cơ bản nhất định

về vận hành máy tính. Ai sẽ có trách nhiệm đào tạo các kỹ năng sử dụng máy tính

cơ bản? Đào tạo thông qua các hệ thống giáo dục công cộng, hoặc là một phần

trong những dịch vụ cung cấp bởi thư viện số? Sự tiếp cận các chương trình đào

tạo cũng như tiếp cận thiết bị máy tính và các phương tiện thích hợp có chia đôi xã

hội thành có và không có thông tin không?

Ảnh hưởng đến văn hóa: lọc và tổ chức thông tin điện tử để hỗ trợ đối phó với sự

quá tải thông tin là một dịch vụ hữu ích. Tuy nhiên, kết quả có thể ảnh hưởng đến

văn hóa và các giá trị xã hội của nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ đơn giản nhất là ảnh

hưởng đến ngôn ngữ. Thông tin nên được truy cập bằng ngôn ngữ gốc của nó hay

nên dịch ra ngôn ngữ ưa thích của khách hàng không?

Nên dịch tài liệu ở các dạng thức khác nhau như thế nào? Hơn nữa, thông tin nói

chung có thể thích hợp đối với nhóm người này nhưng lại có thể là xúc phạm hoặc

thậm chí không hợp pháp đối với nhóm khác. Một giải pháp có thể áp dụng là phát

triển giao diện người dùng tùy ý để có thể thích nghi với một cá nhân hoặc văn hóa

và sở thích ngôn ngữ của nhóm.

Sự suy xét đạo đức: truy cập phổ quát kéo theo các vấn đề đạo đức liên quan tới

công tác kiểm duyệt và ảnh hưởng đến văn hóa. Không phải tất cả thông tin đều

thích hợp đối với mọi nhóm người. Thư viện số nên có hạn chế về loại thông tin có

thể cung cấp truy cập tới? Hoặc nên có hạn chế về loại thông tin một cá nhân có

thể nhận được?

Sự bình đẳng: câu hỏi cần quan tâm là các cá nhân có cơ hội truy cập bình đẳng tới

thông tin như nhau hay không? Khả năng bảo đảm truy cập bình đẳng của ấn bản

điện tử cao hơn so với ấn bản in, vì thông tin được cung cấp đầy đủ và bất kỳ ai

đều có thể truy cập nó. Không có khó khăn nào về cung cấp thông tin điện tử bình

đẳng, nhưng các khách hàng có thể được khuyến khích truy cập một cách bình đẳng

như thế nào?

4. Kết luận

Nói tóm lại, thư viện số ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích cho người sử

dụng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan quá trình xây dựng và phát triển thư viện

số như vấn đề kinh tế, pháp luật, an toàn, chất lượng… Nhiều giải pháp đã được đưa ra để

giải quyết các vấn đề này nhằm nâng cao vai trò của thư viện số trong bối cảnh thông tin

gia tăng nhanh chóng và công nghệ liên tục đổi mới hiện nay.

94

Tài liệu tham khảo

1. Arms W.Y. (2003), Digital Libraries, MIT Press, Cambridge.

2. Đỗ Quang Vinh (2009), Thư viện số - Chỉ mục và Tìm kiếm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Lesk M. (2005), Understanding Digital Libraries, 2nd Edition, Morgan Kaufmann, San

Francisco.

4. Marcum D.B. (2001), Development of Digital Libraries, Greenwood Press, Connecticut.

5. Pace A.K. (2003), The Ultimate Digital Library, American Library Association,

Chicago.

6. Reddy R., Wladawsky-Berger I. (2001). Digital Libraries: Universal Access To Human

Knowledge. A Report to the President. President’s Information Technology Advisory

Committee Panal on Digital Libraries.

Available at https://www.nitrd.gov/pubs/pitac/pitac [Accessed 9 October 2016]

7. Sun Microsystems (2002), Digital Library Technology Trends.

8. Theng Y.L., Foo S. (2005), Design and Usability of Digital Libraries, Information

Science Publishing, London.

9. Witten I.H., Bainbridge D. (2003), How to Build a Digital Library, Morgan Kaufmann,

San Francisco.

10. https://www.diglib.org

95

TÌM HIỂU CÁC CÔNG CỤ CHIA SẺ VÀ PHỔ BIẾN TRI THỨC

TRONG CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC TÍCH HỢP

PGS.TS. Đoàn Phan Tân

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tóm tắt: Sau khi giới thiệu một số khái niệm cơ bản về tri thức và quản trị tri thức, sự vận

hành của chu trình quản trị tri thức tích hợp, bài viết giới thiệu một số công cụ chia sẻ và

phổ biến tri thức trong chu trình quản trị tri thức tích hợp, bao gồm phần mềm nhóm và

công cụ hợp tác, Wikis, công nghệ mạng và cổng tri thức.

1. Chu trình quản trị tri thức tích hợp

Theo Oxford Dictionaries, tri thức là những sự kiện, thông tin và kỹ năng có được qua

trải nghiệm hoặc giáo dục; là sự hiểu biết lý thuyết hay thực tiễn về một chủ đề. Còn theo

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (Organization for Economic Cooperation

and Developement) tri thức là toàn bộ kết quả về trí lực của con người sáng tạo ra từ

trước đến nay, trong đó tri thức về khoa học, về kỹ thuật, về quản lý là các bộ phận quan

trọng nhất.

Ngay từ thời cổ đại con người đã biết "Tri thức là sức mạnh". Trong nền kinh tế tri

thức ngày nay, tri thức đang trực tiếp tạo ra quyền lực, tiền bạc và sức cạnh tranh. Tri thức

được xem là hàng hóa có giá trị nhúng trong các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chất

lượng cao. Việc nắm bắt, sáng tạo và phổ biến tri thức hơn bao giờ hết trở thành yếu tố quan

trọng nhất trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh. Quản trị tri thức là một trong những chủ

đề nóng nhất hiện nay trong cả giới công nghiệp và giới nghiên cứu.

Quản trị tri thức là sự phối hợp có chủ đích và có hệ thống của con người với công

nghệ và những quy trình quản lý nhằm thúc đẩy việc nắm bắt, sáng tạo, chia sẻ, và sử dụng

có hiệu quả các tri thức cá nhân cũng như tri thức của tổ chức.

Quản trị tri thức là quản trị hệ thống tài sản tri thức của một tổ chức để tạo ra giá trị

và đáp ứng yêu cầu chiến thuật và chiến lược của tổ chức. Trọng tâm của quản lý tri thức là

kết nối con người, quy trình và công nghệ với mục đích tận dụng tri thức của tổ chức.

Chu trình quản trị tri thức là một quá trình chuyển đổi thông tin thành tri thức trong

một tổ chức. Nó giải thích tri thức được nắm bắt, chia sẻ và phân phối trong một tổ chức

như thế nào.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các cách tiếp cận khác nhau đối với chu trình quản trị tri

thức của Meyer và Zack (1996), Bukowitz và William (2003), McElroy (1999), và Wiig

(1993), các nhà nhà nghiên cứu đã đưa ra một chu trình quản trị tri thức tích hợp. Ngày nay

96

chu trình này là sự lựa chọn ưu tiên trong chiến lược quản trị tri thức của bất kỳ tổ chức

nào.

Chu trình quản trị tri thức tích hợp vận hành theo ba giai đoạn sau:

1. Nắm bắt và sáng tạo tri thức

2. Chia sẻ và phổ biến tri thức

3. Bổ sung và sử dụng tri thức

Một khi tri thức đã được tạo ra, tri thức cần được chia sẻ và phổ biến thông qua tổ

chức. Khi chuyển từ bước nắm bắt và sáng tạo tri thức sang bước chia sẻ và phổ biến tri

thức, nội dung tri thức đã được đánh giá. Khi đó tri thức được đưa vào ngữ cảnh để hiểu

(bổ sung) và sử dụng. Sau đó bước này sẽ quay trở về bước ban đầu để cập nhật nội dung

tri thức. Quá trình đó của chu trình quản trị tri thức tích hợp được thể hiện trên hình vẽ sau:

Ba giai đoạn của chu trình quản trị tri thức tích hợp

Việc hiện thực quản trị tri thức đòi hỏi một loạt các công cụ khá đa dạng tham gia

trong suốt chu trình quản trị tri thức. Công nghệ được sử dụng trước tiên để tạo điều kiện

giao tiếp, hợp tác và quản lý nội dung sao cho có thể nắm bắt, chia sẻ, phổ biến và ứng

dụng tri thức tốt hơn. Nhiều loại công cụ quản trị tri thức đã được giới thiệu, trong đó có

những công cụ mới đang được phát triển với một tốc độ nhanh chóng.

2. Công cụ chia sẻ, phổ biến tri thức trong chu trình quản trị tri thức tích hợp

Bài viết này giới thiệu một số công cụ chia sẻ và phổ biến tri thức trong chu trình

quản trị tri thức tích hợp. Chia sẻ và phổ biến tri thức là một hoạt động mà qua đó tri

thức (cụ thể là, thông tin, kỹ năng, chuyên môn) được trao đổi và phổ biến giữa các cá

nhân, cộng đồng hoặc tổ chức.

Mặc dầu Roller (2003) phân biệt giữa công nghệ truyền thông (như điện thoại và thư

điện tử) và công nghệ hợp tác (như quản lý quy trình làm việc – workflow management),

nhưng thật khó mà tạo một đường ranh giới giữa chúng. Hai công cụ này đã được nhóm

lại dưới phạm trù phần mềm nhóm và công cụ hợp tác, trong đó Wikis là một công cụ hợp

tác phổ dụng. Ngoài ra công nghệ mạng, với kho tri thức và cổng thông tin là công cụ cốt

lõi, cũng có vai trò quan trọng trong chia sẻ và phổ biến tri thức.

97

Phần mềm nhóm và các công cụ hợp tác

Phần mềm nhóm (Groupware) là một lớp phần mềm hỗ trợ nhóm các đồng nghiệp

gắn với một mạng truyền thông (tức là một mạng LAN – Local Area Network) để tổ chức

các hoạt động của họ.

Thông thường, một phần mềm nhóm hỗ trợ các hoạt động sau đây:

Lịch trình họp và phân bổ nguồn lực (Scheduling meetings and allocating

resouses)

Thư điện tử (E-mail)

Bảo vệ mật khẩu của tài liệu (Password protection for document)

Phân phối tệp tin (File distribution)

Bản tin điện tử (Electronic newsletters)

Các công nghệ truyền thông (Communication technologies) thường được dùng nhiều

nhất là: điện thoại, fax, hội nghị truyền hình (videoconferencing), hội nghị từ xa

(teleconferencing), phòng chat (chat rooms), thông báo khẩn (instant messaging), điện thoại

qua interet (Internet telephone), thư điện tử (e-mail), và diễn đàn thảo luận (discussion

forums).

Các công nghệ truyền thông hầu hết thường tích hợp với một vài dạng hợp tác, dù là

lập kế hoạch hợp tác hay tổ chức lao động hợp tác.

Công nghệ phần mềm nhóm thường phân chia theo hai tuyến:

1. Người sử dụng phần mềm nhóm làm việc với nhau tại cùng một thời điểm hoặc

tại hai thời điểm khác nhau

2. Người sử dụng phần mềm nhóm làm việc với nhau tại cùng một địa điểm hoặc

tại hai địa điểm khác nhau khác nhau

Sự phân chia đó thể hiện trong bảng hai chiều sau:

Cùng thời điểm Khác thời điểm

Cùng địa điểm Bỏ phiếu

Hỗ trợ trình bày Máy tính dùng chung

Khác địa điểm Điện thoại truyền hình

Trò chuyện

E-mail

Quy trình làm việc

Công nghệ hợp tác thường đề cập tới là phần mềm nhóm (groupware) hoặc phần mềm

sản xuất theo nhóm làm việc (workgroup productivity software). Đó là công nghệ được thiết

kế để tạo thuận lợi cho làm việc của nhóm. Những công nghệ này có thể dùng để giao tiếp,

hợp tác, phối hợp, giải các bài toán, cạnh tranh, hay đàm phán.

Wikis

Wiki là một phần mềm dựa trên công nghệ web, hỗ trợ một khái niệm như là một hệ

soạn thảo mở, cho phép nhiều người sử dụng có thể tạo lập và sửa đổi nội dung trên một

trang web. Một wiki là một trang web cho phép hợp tác thay đổi nội dung và cấu trúc của

98

nó trực tiếp từ trình duyệt web. Trong một wiki điển hình, văn bản được viết bằng cách sử

dụng ngôn ngữ đánh dấu đơn giản hóa (được gọi là "wiki").

Một trang Wiki được hình thành và thay đổi theo ý muốn của người tham gia. Người

ta có thể bổ sung và sửa đổi trang theo ý muốn, sử dụng một màn hình tựa như một màn

hình soạn thảo văn bản, mà không cần biết lập trình hay các lệnh của ngôn ngữ HTML. Đặc

biệt, wiki là một trang web, ở đó người ta có thể đưa vào những thông tin và tạo những kết

nối với trang khác để có thông tin chi tiết hơn về một chủ đề. Bất kỳ ai cũng có thể tham

gia soạn thảo, bổ sung, xóa bỏ hay chỉnh sửa thông tin trong một trang wiki.

Một ví dụ điển hình của wiki là Wikipedia, một bách khoa toàn thư mở được biên tập

bởi hàng ngàn người trên khắp thế giới. Wikipedia là một trang web được xem nhiều nhất

trên thế giới hiện nay.

Trang wiki đầu tiên, có tên là WikiWikiWeb ra đời năm 1995, do nhà lập trình Ward

Cunningham phát triển. Ban đầu nó được mô tả như là "cơ sở dữ liệu trực tuyến đơn giản

nhất mà có thể làm việc". "Wiki" là một từ Hawaii có nghĩa là "nhanh chóng”.

Hiện nay, có hai loại wiki tồn tại: Wiki công cộng và Wiki hợp tác. Wiki công cộng

được phát triển đầu tiên và là một diễn đàn tự do với ít kiểm soát. Các Wiki hợp tác được

dùng cho quản lý các dự án, giao tiếp công ty, diễn đàn tương tác và quản lý các cơ sở tri

thức. Wiki cũng đã được sử dụng trong cộng đồng khoa học để hợp tác, chia sẻ và phổ biến

thông tin vượt qua các biên giới và thể chế quốc gia.

Công nghệ mạng

Công nghệ mạng (Networking Technologies) bao gồm: Intranets (intraorganizational

network), Extranets (Extraorganizational network), kho tri thức (Knowledge repositories),

cổng tri thức (Knowledge portals), không gian làm việc chia sẻ dựa trên web (Web – based

shared workspace), máy chủ web (Web servers), trình duyệt web (Web browsers).

Kho tri thức được Liebowitz và Becman (1998) định nghĩa là kho trực tuyến dựa trên

máy tính, lưu trữ các thẩm định của chuyên gia, tri thức, kinh nghiệm và các tài liệu thuộc

các lĩnh vực.

Kho tri thức (Knowledge Repository) khác với kho dữ liệu (Data Warehouse) và kho

thông tin (Information Repository) trước tiên bởi bản chất của nội dung được lưu giữ. Nội

dung tri thức thường bao gồm những nội dung theo ngữ cảnh, chủ quan và khá thực dụng.

Các nội dung này có xu hướng không cấu trúc (như các công việc trong một tiến trình, các

dự thảo báo cáo, các bản trình bày). Kho tri thức cũng năng động hơn các loại khác vì nội

dung tri thức luôn được cập nhật và đáp ứng yêu cầu của một lớp đối tượng rất rộng rãi.

Hầu hết kho tri thức bao gồm các yếu tố sau (theo Tiwana, 2000):

1. Tri thức khai báo (khái niệm, thể loại, định nghĩa, giả định – trả lời câu hỏi cái gì?)

2. Tri thức thủ tục (quá trình, sự kiện, hoạt động, hành động, hướng dẫn sử dụng – trả

lời câu hỏi thế nào?)

3. Tri thức nguyên nhân (tính hợp lý trong các quyết định, lý do từ chối quyết định –

trả lời câu hỏi tại sao ?)

99

4. Bối cảnh (tình huống của quyết định, tri thức không chính thức... – trả lời câu hỏi

thực hiện trong tình huống nào?)

Kho tri thức thường được quản lý bởi một phần mềm quản lý nội dung, vận hành như

một mạng intranet trong tổ chức, với chế độ bảo mật và biện pháp an toàn thích hợp. Phần

mềm này cung cấp một giao diện để người sử dụng của tổ chức có thể tiếp cận tất cả những

nội dung tri thức có giá trị trong kho. Người sử dụng có thể tiếp nhận nội dung, cũng như

có thể đóng góp vào kho những nội dung của riêng họ.

Cổng tri thức

Cổng tri thức (Knowledge Portals) là phương tiện lưu trữ và phổ biến tri thức của tổ

chức như quá trình kinh doanh, các chính sách, các phương thức, các tài liệu, và các tri thức

hợp pháp khác. Nét đặc trưng của nó thể hiện ở khả năng tìm kiếm theo nội dung cũng như

theo nội dung đã được phân loại. Cộng đồng cũng có thể thông qua cổng thực hiện các mục

tiêu giao tiếp và hợp tác.

Cổng tri thức, tích hợp nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, cho phép nhà quản lý tiếp

cận các tri thức bên trong và bên ngoài tổ chức để có thể hợp nhất, phân tích và được dùng

như những đầu vào để ra những quyết định.

Thế hệ đầu của cổng tri thức chủ yếu là công cụ quảng bá thông tin đến mọi thành

viên của tổ chức. Ngày nay chúng đã phát triển thành những không gian làm việc tương tác

tinh vi, ở đó những công nhân tri thức không chỉ đóng góp và chia sẻ nội dung mà còn tiếp

nhận và áp dụng những tri thức có giá trị. Cổng tri thức hỗ trợ việc sáng tạo, chia sẻ và sử

dụng tri thức bằng cách cho phép tương tác hai chiều ở trình độ cao với người dùng.

Cuối cùng, cổng tri thức hỗ trợ việc tiếp nhận và sử dụng tri thức bằng cách cho phép

tiếp cận các tri thức đã được tích lũy, các bí quyết, các kinh nghiệm và thẩm định của mọi

thành viên làm việc trong tổ chức.

Tài liệu tham khảo

1. Kimiz Dalkir (2005). Knowledge management in theory and practice. Boston, MA.:

Elsevier Butterworth – Heinemann.

2. MacElroy (2003). The new knowledge management : complexity, learning and

sustainable innovation. Boston, MA.: Butterworth – Heinemann.

100

TRUY CẬP MỞ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO,

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC

Ths. Dương Thị Phương Chi

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQG TPHCM)

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu tổng quát về truy cập mở; hiện trạng, xu hướng phát triển của

truy cập mở trong thư viện đại học. Qua đó, tác giả cũng trình bày những khó khăn, thách

thức và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của truy cập mở trong thư viện đại

học ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Truy cập mở, Xuất bản truy cập mở, Tạp chí truy cập mở, Thư viện đại học

Đặt vấn đề

Những năm gần đây, truy cập mở đã không ngừng phát huy vai trò và ảnh hưởng to

lớn trong việc đẩy mạnh sự hợp tác, chia sẻ thông tin, tri thức thuộc nhiều lĩnh vực như

nghiên cứu, giáo dục, phát triển khoa học… ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế. Đặc biệt,

truy cập mở có nhiều tác động đối với hoạt động thông tin – thư viện nói chung và hoạt

động của các thư viện đại học nói riêng.

1. Khái quát về truy cập mở

1.1. Khái niệm

Theo Sáng kiến Budapest về Truy cập mở (Budapest Open Access Initiative - BOAI,

2002), “Open access” - truy cập mở là việc người sử dụng được tự do truy cập đến tài liệu

thông qua Internet, cho phép tất cả người dùng đọc, tải về, sao chép, phân phối, in ấn, tìm

kiếm hoặc liên kết đến toàn văn của các tài liệu đó để làm chỉ mục, chuyển đổi chúng thành

dữ liệu cho phần mềm hoặc sử dụng chúng cho bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác mà

không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật. Từ khái niệm này, có thể rút ra một

số đặc điểm của truy cập mở như sau:

Không hạn chế về bản quyền và cấp phép,

Người sử dụng được quyền truy cập tự do đến tài liệu,

Tài liệu ở dạng toàn văn, được truy cập trực tuyến thông qua Internet,

Tài liệu có thể được truy cập bởi tất cả mọi người, không có sự phân biệt,

Tài liệu truy cập mở có thể bao gồm nhiều dạng thức như văn bản, dữ liệu cho

phần mềm, âm thanh, hình ảnh, tài liệu đa phương tiện, tài liệu khoa học, kết quả

nghiên cứu… và cả bản thảo của những tài liệu này.

Ngoài ra, mặc dù truy cập mở cho phép người sử dụng tự do truy cập đến tài liệu

nhưng tác giả vẫn có quyền kiểm soát sự toàn vẹn đối với tác phẩm của họ, không cho phép

phân phối tác phẩm này với mục đích thương mại [6].

Một khái niệm khác cũng cần được hiểu rõ là tài liệu truy cập mở hay còn được gọi

là xuất bản truy cập mở. Theo Peter Suber (2010), tài liệu truy cập mở là tài liệu số, trực

101

tuyến, miễn phí và gần như không có yêu cầu về bản quyền và các quy định về cấp phép.

Như vậy, đối với các tài liệu truy cập mở thì người sử dụng được tự do truy cập miễn phí,

trực tuyến [9].

1.2. Sự ra đời và phát triển của truy cập mở

Số lượng và giá thành của các tạp chí khoa học ngày càng gia tăng, vì vậy, Sáng kiến

Budapest về Truy cập mở (2002) ra đời nhằm khắc phục sự hạn chế về khả năng tiếp cận

hay mua những tạp chí này của người sử dụng. Sáng kiến Budapest về truy cập mở cũng

đưa ra hai cơ chế truy cập mở, bao gồm [2]:

Green OA, seft-archiving: truy cập đến kho tự lưu trữ. Với cơ chế này, tác giả tự

xuất bản các bài viết của mình dưới dạng điện tử, tự lưu trữ chúng. Sau đó, tác

giả sẽ cung cấp sự truy cập mở đến các bài viết này,

Gold OA, open-access journals: truy cập đến tạp chí truy cập mở. Theo cơ chế

này, nhà xuất bản sẽ xuất bản những tạp chí truy cập mở và người sử dụng được

tự do truy cập đến các tạp chí mở.

Bên cạnh đó, Tuyên bố Bethesda về xuất bản truy cập mở (Bethesda Statement on

Open Access Publishing, 2003) cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục đẩy mạnh việc xuất bản

các tài liệu truy cập mở. Truy cập mở sẽ là một phần thiết yếu của các xuất bản khoa học

trong tương lai; báo cáo, kết quả của của các công trình nghiên cứu khoa học hiện tại nên

được công khai, sử dụng miễn phí và không hạn chế. Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng, thư

viện và các nhà xuất bản nên nỗ lực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ tài liệu truyền

thống sang dạng tài liệu truy cập mở [1].

Cho đến nay, số lượng tạp chí được truy cập mở không ngừng tăng lên. Theo ghi nhận

mới nhất, tính đến tháng 8/2016, Danh mục tạp chí truy cập mở (Directory of Open Access

Journals) đã có 9.189 tên tạp chí truy cập mở, với 2.273.423 bài viết từ 130 quốc gia, trong

đó 6.373 tạp chí cho phép tìm kiếm theo bài trích [4].

1.3. Lợi ích của truy cập mở

Nhờ có những đặc điểm nêu trên nên truy cập mở mang đến nhiều lợi ích cho các

nhóm đối tượng khác nhau, cụ thể là:

Với nhà nghiên cứu, tác giả: với hiệu quả của truy cập mở, họ có thể tiếp cận với

nhiều nguồn tài liệu gần như ngay lập tức, điều này sẽ giúp họ có cái nhìn bao

quát và chi tiết hơn về lĩnh vực mà họ nghiên cứu. Mặt khác, họ cũng có thể tăng

thêm uy tín bằng việc tự xuất bản bài viết, công trình nghiên cứu mà không cần

chi phí in ấn. Hơn nữa, bài viết và kết quả nghiên cứu trên có thể được truy cập,

sử dụng hoặc trích dẫn nhiều hơn bởi lượng người đọc nhiều hơn và đa dạng hơn

trước,

Với tạp chí, nhà xuất bản: truy cập mở giúp cho các bài viết được tìm kiếm dễ

hơn, truy cập nhiều hơn, hữu ích hơn. Ngoài ra, một tạp chí truy cập mở có thể

thu hút quảng cáo hay tài trợ và khi đó nó không còn chỉ là tạp chí để đọc và trích

dẫn,

102

Với người sử dụng: truy cập mở không chỉ loại bỏ các rào cản về chi phí, thời

gian hay khoảng cách địa lý khi họ muốn sử dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu mà

họ còn có thể chuyển đổi những điều được tiếp cận đó sang ý tưởng mới, giải

quyết vấn đề, ra quyết định…

Ở phạm vi quốc gia, truy cập mở tạo ra sự kết nối chặt chẽ cho các nghiên cứu trong

nước; trao đổi hoặc sử dụng được mạng lưới tri thức toàn cầu; làm tăng ảnh hưởng của

nghiên cứu trong nước trên phạm vi quốc tế; cung cấp nhiều mối liên hệ hoặc cơ hội hợp

tác nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những tác động này sẽ đẩy

nhanh sự phát triển kinh tế của đất nước thông qua việc không ngừng phát triển nền tảng

khoa học quốc gia mạnh mẽ.

2. Truy cập mở trong thư viện đại học

2.1. Truy cập mở trong thư viện đại học ở các nước trên thế giới

Thư viện đại học phải giữ vai trò tiên phong trong việc mở rộng truy cập mở trong

hoạt động thông tin – thư viện bởi truy cập mở giải quyết sự khủng hoảng về mặt tài chính

và khả năng tiếp cận đến các tài liệu khoa học. Thông qua truy cập mở, thư viện có thể giúp

người sử dụng tìm được thông tin mà họ cần cho dù ngân sách được cấp để phát triển nguồn

lực thông tin là có hạn. Như đã trình bày, do số lượng tài liệu truyền thống được xuất bản

ngày càng nhiều với giá thành ngày càng cao, trong khi đó, việc xuất bản và phân phối tài

liệu dưới dạng điện tử thông qua Internet luôn thấp hơn, dễ dàng hơn nên truy cập mở trở

thành lựa chọn hiển nhiên cho các hệ thống thư viện, bao gồm cả thư viện đại học. Truy cập

mở trở nên đặc biệt quan trọng với các thư viện đại học, đặc biệt là khi các trường đại học

đều quan tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Truy cập mở tác động đến mọi

khía cạnh của thư viện đại học như tài chính, quản lý và phát triển nguồn lực thông tin, cung

cấp dịch vụ thông tin – thư viện, đánh giá hiệu quả hoạt động thư viện… Truy cập mở có

thể được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để thư viện đại học tồn tại và phát

triển.

Trên thế giới, hiện đã có nhiều trường đại học xây dựng kho lưu chiểu ấn phẩm và

khuyến khích các thành viên trong trường, học viên thuộc các hệ đào tạo sau đại học đóng

góp ấn phẩm của họ vào những kho lưu chiểu này, ví dụ như UC Research Repository

(University of Canterbury, New Zealand), Research Repository UCD (University College

Dublin, Ireland), UWA Research Repository (The University of Western Australia),

Victoria University Research Repository (Victoria University, Australia) hay UWE

Research Repository (University of the West of England)… Hầu hết những trường đại học

này giao lại cho thư viện quyền quản lý, tổ chức khai thác kho lưu chiểu ấn phẩm. Tài liệu

được lưu trữ trong kho lưu chiểu bao gồm nhiều dạng thức khác nhau như: kết quả nghiên

cứu (sách, chương/phần của sách, bài báo, bài tham luận hội thảo/ hội nghị), bản thảo không

công bố, báo cáo nghiên cứu, luận văn, luận án, báo cáo kỹ thuật… hoặc bộ dữ liệu nghiên

cứu và các dạng tài liệu khác được xem như là một phần của các công trình nghiên cứu.

Thông qua website thư viện/cổng thông tin, tất cả mọi đối tượng đều được truy cập không

giới hạn đến kho lưu chiểu để xem tài liệu ở dạng toàn văn hoặc tải về. Người dùng có thể

103

tìm kiếm tài liệu trong kho lưu chiểu theo nhiều điểm truy cập như thời gian xuất bản, tác

giả, nhan đề, chủ đề hoặc tìm theo tên của các bộ sưu tập. Ngoài ra, tài liệu trong một số

kho lưu chiểu được đánh chỉ số bởi các công cụ tìm kiến trên Internet, do đó người dùng

cũng có khả năng tiếp cận đến nguồn tài liệu lưu trữ trong kho lưu chiểu bằng cách tra cứu

từ các công cụ tìm kiếm Google, Google Scholar, Yahoo, Bing… Các thư viện đại học gặp

một số trở ngại chính trong việc xây dựng, quản lý kho lưu chiểu như: khó khăn trong việc

xem xét lựa chọn nội dung, xác định bản quyền; chính sách quy định về nhiệm vụ hoặc sự

hỗ trợ để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài từ đơn vị chủ quản chưa rõ ràng; nhiều kết quả

nghiên cứu được đóng góp rất miễn cưỡng bởi nhận thức chưa cao hoặc do các tác giả chưa

hiểu rõ giá trị thực của kho lưu chiểu. Để khắc phục những trở ngại này, các thư viện đã đề

ra những giải pháp cụ thể sau [8]:

Chủ động hợp tác làm việc với các bên liên quan,

Cung cấp các chính sách chuẩn hóa kho lưu chiểu đến các thành viên trong trường,

Tổ chức chương trình, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về kho

lưu chiểu,

Không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực làm việc của cán bộ thư viện trong môi

trường truy cập mở.

2.2. Phát triển truy cập mở trong thư viện đại học ở Việt Nam

Hiện nay, nhiều trường đại học ở Việt Nam cũng đã yêu cầu cán bộ nghiên cứu, giảng

dạy, học viên sau đại học nộp lại kết quả đầu ra các công trình nghiên cứu của họ ở dạng

bản in và bản điện tử nhằm hướng đến việc phát triển nguồn tài liệu nội sinh, xây dựng cơ

sở dữ liệu toàn văn. Tuy nhiên, việc truy cập mở đến nguồn này còn rất hạn chế. Vì vậy, để

tăng cường hiệu quả truy cập mở trong thư viện đại học thì tương ứng với hai chiến lược

của Sáng kiến Budapest về truy cập mở, truy cập mở trong các thư viện đại học ở Việt Nam

cũng nên được phát triển theo hai hướng: một là xây dựng kho nội bộ và hai là xây dựng

danh mục tạp chí truy cập mở.

Xây dựng kho nội bộ

Kho nội bộ là những kho lưu trữ tài liệu số và cho phép truy cập mở, nơi mà người sử

dụng có thể truy cập được toàn văn của tài liệu thông qua mạng Internet. Thư viện đại học

cần đổi mới dịch vụ cung cấp cho người sử dụng bằng cách xây dựng các kho nội bộ như

là nguồn lưu trữ nội sinh, lưu trữ và bảo quản lâu dài tài sản trí tuệ của trường. Kho nội bộ

sẽ chứa bài viết, kết quả nghiên cứu thu thập được từ các cán bộ, giảng viên trong trường

và cả học viên thuộc các hệ đào tạo sau đại học của trường. Kho nội bộ nên đặt ở thư viện

để sinh viên, giảng viên hoặc các đối tượng khác thuộc diện phục vụ của thư viện dễ dàng

tiếp cận. Mặt khác, cán bộ thư viện cũng là người có thể hỗ trợ thực hiện kiểm tra bản

quyền, tạo ra các siêu dữ liệu, kiểm soát quyền tác giả hay các vấn đề pháp lý khác.

Nếu được xây dựng, sử dụng hiệu quả thì kho nội bộ sẽ mang lại những lợi ích sau:

Đối với trường: dữ liệu được lưu tập trung ở kho nội bộ góp phần tăng uy tín,

nâng cao danh tiếng, vị thế của trường; giảm nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu

hay có thể thu hút thêm nguồn tài trợ từ các cơ quan, tổ chức khác,

104

Đối với cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu: kho nội bộ giúp tăng uy tín của họ

nếu như tài liệu được sử dụng nhiều; tài liệu được lưu trữ an toàn hơn, hạn chế

tình trạng mất dữ liệu nếu so sánh với việc họ tự mình lưu trữ; có thể tìm kiếm

khả năng mở rộng hợp tác với nhà nghiên cứu khác; tránh nghiên cứu trùng lặp...

Đối với sinh viên, học viên: họ được tiếp cập đến nguồn tài liệu tham khảo đầy

đủ, phong phú hơn.

Thực tiễn cho thấy, kho nội bộ trong hệ thống thư viện đại học ở Việt Nam chưa được

xây dựng nhiều bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như quan niệm chưa đúng hoặc chưa đầy

đủ về truy cập mở, về kho nội bộ; lo ngại về vấn đề bản quyền, chính sách xuất bản; không

có động lực đóng góp do không được khuyến khích hay chỉ đơn giản là vì tác giả cho rằng

họ biết cách kiểm soát và có phương pháp lưu trữ các bài viết hay công trình nghiên cứu

của họ… Ngoài ra, còn có hạn chế về chi phí thiết lập và duy trì kho nội bộ, cam kết ủng

hộ từ cơ quan chủ quản.

Do vậy, thư viện đại học cần phải nỗ lực hơn nữa để chứng minh tầm quan trọng và

lợi ích của kho nội bộ với nhà trường, cán bộ, giảng viên và cả học viên, sinh viên của

trường. Để việc xây dựng thành công kho nội bộ thì vai trò và nhiệm vụ của các đối tượng

liên quan cũng cần được xác định rõ ràng, cụ thể. Ví dụ như:

Nhà trường cần ban hành quy định, chính sách về việc nộp lưu chiểu bài viết, kết

quả nghiên cứu và các quy định tài chính, nhân sự… nhằm đảm bảo sự tồn tại và

phát triển của kho nội bộ,

Cán bộ thư viện phối hợp chặt chẽ hơn với các với các khoa/bộ môn, với cán bộ,

giảng viên để thu thập tài liệu của họ; lưu trữ, tổ chức khai thác và bảo quản nguồn

tài liệu này,

Cán bộ, giảng viên, học viên có nhiệm vụ nộp lại cho thư viện bài viết, công trình

nghiên cứu của họ.

Xây dựng danh mục tạp chí truy cập mở

Tạp chí truy cập mở là một bước tiến quan trọng khác trong truy cập mở, đây là việc

tạo ra các tạp chí truy cập mở hoàn toàn mới hoặc chuyển đổi các tạp chí hiện tại sang hình

thức truy cập mở. Các tạp chí truy cập mở đều cung cấp sự truy cập miễn phí cho người

dùng. Hiện nay một số tạp chí truy cập mở duy trì sự tồn tại bằng cách thu phí quản lý bài

viết từ các tác giả. Khi truy cập vào các tạp chí truy cập mở, người sử dụng tự do đọc, tải

về, sao chép, phân phối hoặc in các bài viết hoặc các tài liệu thông tin khác.

Thư viện đại học nên tập hợp, chọn lọc và xây dựng danh mục các tạp chí truy cập

mở chất lượng cao, đã được thẩm định phù hợp ngành, lĩnh vực đào tạo của nhà trường.

Ngoài ra, thư viện cũng có thể hợp tác thực hiện việc xây dựng, chia sẻ danh mục tạp chí

này với các thư viện khác trong cùng hệ thống.

Để phát huy hiệu quả sử dụng của kho nội bộ và danh mục tạp chí mở nói trên thì thư

viện nên chú trọng các hoạt động quảng bá và hỗ trợ sử dụng các nguồn truy cập mở, cụ thể

như sau:

105

Quảng bá:

Thư viện nên chủ động giới thiệu, cung cấp thông tin về kho nội bộ, danh mục tạp chí

mở để người sử dụng có thể biết đến và hiểu rõ hơn về chúng. Về nội dung, thông điệp

quảng bá cần nêu được giá trị của kho nội bộ, danh mục tạp chí mở.Về phương thức, ngoài

các kênh quảng bá truyền thống, thư viện nên kết hợp nhiều hình thức quảng bá qua mạng

phổ biến hiện nay như quảng bá qua website của thư viện, dựa vào các cơ sở dữ liệu email

của người sử dụng để gửi các email với nội dung quảng bá đến họ hoặc sử dụng blog, các

trang mạng xã hội để vừa quảng bá vừa tạo mối liên kết với người sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng:

Để tăng cường hiệu quả khai thác các nguồn truy cập mở, hỗ trợ người dùng phát triển

kỹ năng tra tìm, đánh giá thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu lâu dài của họ

thì việc tổ chức lớp hướng dẫn, đào tạo kỹ năng, kiến thức thông tin là một hoạt động mà

thư viện không thể bỏ qua. Nội dung hướng dẫn có thể là phương thức truy cập vào kho nội

bộ hoặc các danh mục; hướng dẫn cách tra cứu, đánh giá bài viết trên các tạp chí truy cập

mở; hướng dẫn sao lưu/in ấn… Có thể thực hiện các khóa hướng dẫn sử dụng này một cách

định kỳ vào đầu năm học hoặc khi có nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, thư viện cũng

nên cung cấp tài liệu hướng dẫn trực tuyến để người sử dụng tự tham khảo hoặc là cán bộ

thư viện thực hiện hướng dẫn trực tuyến theo yêu cầu của người dùng thông qua mạng

Internet.

Kết luận

Truy cập mở đang đem lại nhiều cơ hội mới cho các thư viện đại học. Mặc dù có nhiều

trở ngại nhưng việc phát triển truy cập mở phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học

trong các trường đại học ở Việt Nam là cần thiết và cần được quan tâm đầu tư đúng mức.

Tài liệu tham khảo

[1] Bethesda statement on open access publishing // http://legacy.earlham.edu (truy cập

ngày 28/8/2016)

[2] Budapest Open Access Initiative // http://www.budapestopenaccessinitiative.org/ (truy

cập ngày 28/8/2016)

[3] Chadwell. F. A., Sutton, S. C. (2014). The future of open access and library publishing

// http://ir.library.oregonstate.edu (truy cập ngày 14/9/2016)

[4] Directory of Open Access Journals (DOAJ) // https://doaj.org/ (truy cập ngày 28/8/2016)

[5] Directory of Open Access Repositories (OpenDOAR) // http://www.opendoar.org (truy

cập ngày 29/8/2016)

[6] Giarlo, Michael J. The Impact of Open Access on Academic Libraries //

http://mike.giarlo.name/michael/papers/532.pdf (truy cập ngày 29/8/2016)

[7] Hỗ trợ nghiên cứu: vai trò và hoạt động của thư viện đại học : tài liệu hội thảo tập huấn,

TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

[8] Klungthanaboon, Wachiraporn. University-based Institutional Repositories: The Future

of AcademicLibraries in Thailand //https://conferencepapers.shef.ac.uk (truy cập ngày 11

tháng 10 năm 2016)

[9] Suber, Peter (2010). A Very Brief Introduction to Open Access //

http://scholarworks.wmich.edu (truy cập ngày 28/8/2016)

106

ỨNG DỤNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHAI THÁC DỮ LIỆU

Ths. Nguyễn Minh Tuấn

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQGTPHCM)

Tóm tắt: Các kỹ thuật và công cụ khai thác dữ liệu đã được áp dụng thành công trong

nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài viết trình bày tổng quát về ứng dụng cũng như xu hướng phát

triển trong tương lai của khai thác dữ liệu.

Từ khóa: Khai thác dữ liệu, Ứng dụng, Kỹ thuật và phương thức Khai thác dữ liệu, Phân

tích dữ liệu, Xu hướng

Dẫn nhập

Khai thác dữ liệu (đôi khi được gọi là dữ liệu hoặc khám phá tri thức) là quá trình

phân tích dữ liệu từ những quan điểm khác nhau và tổng hợp nó thành thông tin hữu ích -

thông tin có thể được sử dụng để tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, hoặc cả hai. Phần mềm

khai thác dữ liệu là một trong những công cụ để phân tích dữ liệu. Nó cho phép người sử

dụng phân tích dữ liệu từ nhiều khía cạnh hoặc góc độ khác nhau, phân loại và tổng hợp các

mối quan hệ xác định. Về mặt kỹ thuật, khai thác dữ liệu là quá trình tìm kiếm các mối

tương quan hoặc các mô hình trong số rất nhiều trường trong cơ sở dữ liệu quan hệ lớn

Error! Reference source not found..

Khai thác dữ liệu là một công cụ mạnh có khả năng xử lý đưa ra quyết định và tiên

đoán những xu hướng tương lai của thị trường. Các kỹ thuật và công cụ khai thác dữ liệu

đã được áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay nhiều tổ chức bắt

đầu sử dụng khai thác dữ liệu để đối phó với môi trường đầy tính cạnh tranh trong việc phân

tích dữ liệu. Nhờ sử dụng những kỹ thuật và công cụ khai thác dữ liệu, nhiều lĩnh vực khác

nhau của doanh nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh

nghiệp [2].

1. Ứng dụng của Khai thác dữ liệu

Khai thác dữ liệu được sử dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực dưới đây [1] [2] [5] [6]

[7] [8]:

Phân tích dữ liệu tài chính

Công nghiệp bán lẻ

Công nghiệp viễn thông

Phân tích dữ liệu trong ngành y tế

Các ngành khoa học và kỹ thuật

Khai thác dữ liệu trong phân tích dữ liệu tài chính

Trong ngành công nghiệp ngân hàng, khai thác dữ liệu được sử dụng khá nhiều trong

các lĩnh vực về mô hình và tiên đoán như sự giả mạo thẻ tín dụng, trong đánh giá rũi ro,

trong phân tích xu hướng hoạt động, trong phân tích lợi nhuận cũng như giúp đưa ra các

chiến dịch tiếp cận thị trường [4]. Trong thị trường tài chính, mạng trí tuệ nhân tạo được sử

107

dụng để dự báo giá cổ phiếu, các lựa chọn thương mại, quản lý danh sách vốn đầu tư, dự

đoán giá hàng hóa và dự báo các rủi ro tài chính [1].

Khai thác dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong phân tích dữ liệu tài chính. Khai thác

dữ liệu được thực hiện với các bước sau: thu thập dữ liệu, tinh chế (lựa chọn) dữ liệu, xây

dựng mô hình, đánh giá mô hình và triển khai. Những bước này giúp xử lý phân tích dữ liệu

tài chính. Sự phân tích đúng đắn dữ liệu tài chính có thể hỗ trợ khả năng đưa ra quyết định

tốt hơn trong phân tích thị trường [2]. Kỹ thuật và công cụ khai thác dữ liệu giúp phân tích

dữ liệu tài chính theo các cách sau đây [5]:

Thiết kế và xây dựng kho dữ liệu với khai thác dữ liệu và phân tích dữ liệu đa chiều

Dự đoán cho vay thanh toán và phân tích chính sách thẻ tín dụng khách hàng

Phân loại và phân cụm khách hàng cho mục tiêu thị trường

Phát hiện sự giả mạo và các hành vi lừa đảo bởi dữ liệu liên quan từ cơ sở dữ liệu

khác nhau và từ các giao dịch đã hoàn tất của các khách hàng

Khai thác dữ liệu trong công nghiệp bán lẻ

Khai thác dữ liệu được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp bán lẻ vì đây là lĩnh

vực có số lượng lớn dữ liệu bán hàng, lịch sử mua sắm của khách hàng, vận chuyển hàng

hóa, các mẫu hình tiêu dùng và hồ sơ dịch vụ… Số lượng dữ liệu được thu thập tiếp tục mở

rộng nhanh chóng, đặc biệt do sự gia tăng số lượng giao dịch của doanh nghiệp được tiến

hành trên Web hoặc thương mại điện tử. Ngày nay nhiều cửa hàng có Web sites, nơi khách

hàng có thể thực hiện mua sắm trực tuyến. Sự đa dạng của các nguồn tài nguyên và các thể

loại dữ liệu bán lẻ cung ứng một nguồn tài nguyên dồi dào cho khai thác dữ liệu [1].

Khai thác dữ liệu bán lẻ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: có thể giúp xác

định các hành vi mua sắm của khách hàng, khám phá những xu hướng và mẫu hình mua

sắm của khách hàng, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng, đạt được sự hài lòng và duy

trì khách hàng tốt hơn, tăng mức độ tiêu thụ hàng hóa, thiết kế hiệu quả hơn các chính sách

phân bổ và vận chuyển hàng hóa, cắt giảm chi phí của doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận…

[1]

Khai thác dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp bán lẻ.

Yêu cầu chính của ngành công nghiệp bán lẻ là thông tin kịp thời liên quan đến các yêu cầu

của khách hàng, các xu hướng của thị trường… Để có được thông tin này một cách hiệu

quả, yêu cầu về sức mạnh của các công cụ trực quan và phân tích đa chiều cũng được đặt

ra. Ngành công nghiệp bán lẻ cũng đưa ra các chiến dịch quảng cáo, giảm giá để thu hút

khách hàng. Sự phân tích này được kiểm chứng bằng cách thống kê số lượng bán hàng trước

và sau khi có chiến dịch quảng cáo hay giảm giá. Phân tích kết hợp cũng giúp có được thông

tin trong quảng bá bán hàng. Theo cách này, những công cụ khai thác dữ liệu đã giúp ngành

công nghiệp bán lẻ phát triển hơn nữa trong một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức

[2].

Khai thác dữ liệu trong công nghiệp viễn thông

Ngày nay ngành công nghiệp viễn thông là một trong những ngành công nghiệp phát

triển nhanh nhất với các dịch vụ khác nhau như: fax, pager, cellular phone, internet

108

messenger, images, e-mail, web data transmission… Bản chất sự cạnh tranh khắt khe của

ngành công nghiệp viễn thông đã tạo ra nhu cầu tìm hiểu thị hiếu của khách hàng nhằm đưa

ra thị trường những sản phẩm mới. Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng khai thác dữ liệu

để xác định các mẫu hình viễn thông, nắm bắt các hoạt động giả mạo, sử dụng hiệu quả các

nguồn tài nguyên và cải thiện chất lượng của các dịch vụ [1].

Khai thác dữ liệu hỗ trợ cải tiến các dịch vụ viễn thông theo những cách sau [2]:

Dữ liệu viễn thông bao gồm các loại cuộc gọi, vị trí người gọi, thời điểm cuộc gọi

và khoảng thời gian cuộc gọi… Phân tích dữ liệu đa chiều giúp xác định và so sánh

hệ thống truyền tải, tắc nghẽn dữ liệu, lợi nhuận… Các hoạt động giả mạo gây ra

nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp viễn thông. Những hoạt động giả mạo có

thể gồm giả mạo các cuộc gọi trong thời gian cao điểm, khoảng thời gian cuộc

gọi… Các hoạt động này có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của mạng truyền thông.

Những phương thức khai thác dữ liệu như phân tích phân cụm, phân tích ngoại biên

giúp phát hiện những mẫu hình giả mạo và cải tiến các dịch vụ viễn thông.

Phân tích mẫu hình kết hợp và liên tục giúp quảng bá những dịch vụ viễn thông

khác nhau.

Các công cụ trực quan như trực quan kết hợp, phân cụm rất hữu ích trong việc phân

tích dữ liệu viễn thông.

Khai thác dữ liệu trong ngành Y tế

Dữ liệu trực quan và mạng trí tuệ nhân tạo là những lĩnh vực quan trọng của khai thác

dữ liệu được áp dụng cho lĩnh vực Y tế [1].

Trong những năm gần đây, khai thác dữ liệu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực

khoa học Y tế như Y sinh, DNA, Gen và Dược… [5]. Khai thác dữ liệu là công cụ rất quan

trọng để giúp cải thiện việc chẩn đoán bệnh, ngăn ngừa và điều trị các bệnh [2]. Các ứng

dụng được phát triển để đánh giá hiệu quả trong điều trị Y tế, quản lý bảo hiểm, quản lý

quan hệ khách hàng, giúp phát hiện các hành vi giả mạo và lạm dụng bảo hiểm y tế [3].

Khai thác dữ liệu trong Khoa học và kỹ thuật

Một số lượng rất lớn dữ liệu đã được tạo ra trong khoa học và kỹ thuật, ví dụ như

trong ngành Vũ trụ học, ngành Sinh học phân tử và ngành Kỹ thuật hóa học… [1]. Trong

ngành Vũ trụ học, các công cụ tính toán tiên tiến rất cần thiết để giúp các nhà thiên văn học

hiểu được nguồn gốc của những cấu trúc vũ trụ quy mô lớn cũng như thông tin về sự tiến

hóa các thành phần vật lý thiên văn của chúng (thiên hà, những ngôi sao rất xa…). Trong

sinh học phân tử, gần đây sự tiến bộ của kỹ thuật đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như

là Gen phân tử, chuỗi protein and cấu trúc cao phân tử … Mạng trí tuệ nhân tạo và một số

phương pháp thống kê tiến bộ cho thấy triển vọng đặc biệt trong những ứng dụng này. Trong

Kỹ thuật hóa học, các mô hình tiên tiến cũng được sử dụng để mô tả sự tương tác giữa

những cấu trúc hóa học khác nhau và cũng có các công cụ mới đã được phát triển để có

được hình ảnh mô phỏng của các cấu trúc và quy trình.

109

2. Xu hướng phát triển của khai thác dữ liệu

Sau đây là một số hướng nghiên cứu trong khai thác dữ liệu đang được quan tâm

[5][10]:

Khai thác dữ liệu và công nghệ phần mềm (Data mining and software engineering):

hiện nay có một số công nghệ hỗ trợ rất đắc lực trong việc phân tích dữ liệu, phổ

biến như:

o Hadoop: hỗ trợ một số cấu trúc NoSQL, chẳng hạn như định dạng không lược

đồ và khả năng sử dụng một MapReduce để xử lý dữ liệu đã lưu,

o Kho dữ liệu InfoSphere: cung cấp bộ công cụ đầy đủ để xây dựng và phân

tích dữ liệu để hỗ trợ nhiều kỹ thuật khai thác dữ liệu,

o WEKA: là một công cụ dựa trên Java dùng để hỗ trợ nhiều thuật toán khai

thác dữ liệu và thống kê khác nhau,

o SPSS: là một gói phần mềm thống kê bao gồm các khả năng phân tích dự báo

mạnh,

o Oracle Data Miner: là một công cụ mạnh của hãng Oracle, phần mở rộng của

Oracle SQL Developer trong việc phân tích dự đoán, khai thác dữ liệu, khai

thác văn bản, phân tích thống kê…

o …

Khai thác dữ liệu web (Web mining): khai thác dữ liệu web bao gồm khai thác nội

dung web, khai thác cấu trúc web và khai thác theo sử dụng web.

o Khai thác nội dung web tập trung vào nội dung các trang web hay kết quả tìm

kiếm, không chỉ đơn thuần là các văn bản đơn giản mà còn có thể là dữ liệu

đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, phần biến đổi dữ liệu hay siêu liên

kết…

o Khai thác theo sử dụng web thông qua việc khai thác lịch sử các mẫu truy

xuất người dùng web, không chỉ thông tin về web được sử dụng như thế nào

mà còn nhiều đặc tính khác như hành vi của người dùng có thể được xác

nhận…

o Khai thác cấu trúc web để phát hiện thông tin cấu trúc về web tức phát hiện

cấu trúc liên kết của các siêu liên kết ở mức trong của tài liệu…

Khai thác dữ liệu phân tán (Distributed Data mining): khi dữ liệu được lưu trữ trên

một cơ sở dữ liệu phân tán thì cần một thuật toán khai thác dữ liệu phân tán để khai

thác dữ liệu như khai thác luật kết hợp, cụ thể là áp dụng các thuật toán khai thác

luật kết hợp tuần tự, thuật toán khai thác luật kết hợp song song, thuật toán khai

thác luật phân tán…

Khai thác dữ liệu thời gian thực (Real time data mining): kỹ thuật khai thác dữ liệu

thời gian thực thường được áp dụng vào các bài toán thực tế đang được quan tâm

như bài toán dự báo như dự báo chứng khoán, thời tiết… bằng các mô hình áp dụng

cho dữ liệu chuỗi thời gian như mô hình ARIMA kết hợp phần mềm Eviews…

Nghiên cứu kết hợp giữa khai phá dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu và CSDL web,

110

Chuẩn hóa ngôn ngữ truy vấn khai thác dữ liệu (Standardization of data mining

query language): xác định công cụ khai thác dữ liệu cung cấp cho người dùng ngôn

ngữ dùng để truy vấn kết quả từ mô hình khai thác dữ liệu đã được xây dựng trên

môi trường tương tác nào? đồ họa (GUI) hay dòng lệnh (CUI), các công cụ dùng

ngôn ngữ truy vấn để khai thác dữ liệu phổ biến như SQL Server Data Miner,

Oracle Data Miner…

Khai thác dữ liệu trực quan (Visual Data Mining): đây là một chức năng rất quan

trọng đối với một công cụ khai thác dữ liệu, giúp biểu diễn tri thức trực quan, dễ

hiểu, dễ kiểm tra thông qua các khía cạnh sau: trực quan hóa dữ liệu, trực quan hóa

tiến trình khai thác dữ liệu và trực quan hóa kết quả khai thác dữ liệu,

Nghiên cứu các phương pháp mới để khai phá các kiểu dữ liệu phức tạp: đây là

dạng dữ liệu phức tạp, ví dụ như dạng dữ liệu hướng đối tượng bao gồm các cấu

trúc dữ liệu phức tạp, có thể kế thừa nhiều lớp… Một công cụ thích hợp để nghiên

cứu để khai thác dữ liệu dạng này là hệ thống Caché,

Nghiên cứu về chính sách và an toàn thông tin trong khai phá dữ liệu.

Kết luận

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng khai thác dữ liệu đã được ứng dụng

thành công trong nhiều lĩnh vực. Với sự phát triển nhanh chóng và theo nhiều xu hướng

khác nhau, trong tương lai khai thác dữ liệu sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn và hiệu quả hơn

trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Tài liệu tham khảo

[1] Data Mining: Concepts, Models, Methods, and Algorithms, 2nd ed., Mehmed

Kantardzic. © 2011 by Institute of Electrical and Electronics Engineers. Published 2011

by John Wiley & Sons, Inc.

[2] Simmi Bagga, Dr. G.N. Singh (2012). Applications of Data Mining.

[3] HC Koh, G Tan (2011). Data Mining Applications in Healthcare.

[4] Radhakrishnan B, Shineraj G, Anver Muhammed K.M (2013). Application of Data

Mining In Marketing.

[5] http://www.tutorialspoint.com/data_mining/dm_applications_trends.htm

[6] http://bigdata-madesimple.com/14-useful-applications-of-data-mining/

[7] https://en.wikipedia.org/wiki/Examples_of_data_mining

[8] http://www.zentut.com/data-mining/data-mining-applications/

[9] http://www.anderson.ucla.edu/faculty/jason.frand

[10] http://bis.net.vn/forums/t/815.aspx

111

VAI TRÒ CỦA TRUY CẬP MỞ TRONG VIỆC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Ths. Nguyễn Danh Minh Trí

Khoa Thư viện – Thông tin học, ĐHKHXH&NV (ĐHQGTPHCM)

Tóm tắt: Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) đã trở thành một

phần quan trọng của giáo dục hiện đại. Truy cập và chia sẻ học liệu mở đang là xu hướng

mới của các trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Bài viết nêu lên các khái niệm cơ

bản và vai trò của truy cập mở trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Việt

Nam.

Từ khóa: OER, VOER, Giáo dục mở, Học liệu mở, Tài nguyên mở, Thông tin mở, Truy

cập mở, Tính mở, Giảng dạy học liệu mở, Mô hình học liệu mở

Dẫn nhập

Giáo dục mở đang ngày càng khẳng định giá trị trong quá trình phát triển của các quốc

gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp xây dựng và cải tiến nhằm

nâng cao chất lượng của giáo dục mở. Một trong những phương pháp quan trọng là xây

dựng một hệ thống tài nguyên giáo dục mở chất lượng, được bổ sung và hoàn thiện không

ngừng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp tương tác, truy cập mở cũng là một

phần thiết yếu giúp cho quá trình dạy và học đạt được hiệu quả cao. Với sự hỗ trợ ngày càng

nhiều từ Internet và các phần mềm mã nguồn mở, việc chia sẻ tài nguyên thông tin và trao

đổi tri thức đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều và đang dần trở thành một xu thế chủ đạo trong

một nền giáo dục hiện đại.

1. Khái niệm học liệu mở và truy cập mở

1.1. Khái niệm học liệu mở

Theo tuyên bố của UNESCO vào tháng 6/2012, OER là “các tư liệu dạy, học và nghiên

cứu trong bất kỳ phương tiện nào, dù là số hay không, nằm trong miền công cộng hoặc đã

được phát hành theo một giấy phép mở cho phép những người khác truy cập, sử dụng, tùy

biến thích nghi và phân phối lại không mất chi phí, không có các giới hạn hoặc có các giới

hạn được hạn chế. Việc cấp phép mở được xây dựng trong khuôn khổ các quyền sở hữu trí

tuệ hiện hành như được các quy ước quốc tế thích hợp xác định và tôn trọng vị thế tác giả

của tác phẩm”. Đồng thời, UNESCO kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới công khai

giấy phép tài liệu giáo dục, công khai tài trợ cho công chúng sử dụng. Tuyên bố này được

coi là một bước ngoặt lịch sử của phong trào phát triển OER. [7]

Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) có thể được hiểu là bất kỳ tài nguyên nào được thiết

kế để sử dụng trong việc dạy và học (bao gồm các chương trình giảng dạy, các tư liệu của

khóa học, các sách giáo khoa, các ứng dụng đa phương tiện…) sẵn có và cho phép các giảng

viên và sinh viên sử dụng mà không đòi hỏi phải trả các khoản phí bản quyền hoặc giấy

phép [9].

112

Nguồn tài nguyên, học liệu là một phần không thể thiếu trong giáo dục. OER đã xuất

hiện như một khái niệm mới khơi dậy tiềm năng to lớn để thay đổi giáo dục, đặc biệt là giáo

dục hiện đại [5]. Tính chất truy cập dễ dàng của các OER đã trở thành một trong số những

yếu tố tối quan trọng. OER thường tồn tại ở dạng số hóa và có thể được chia sẻ dễ dàng qua

Internet. Điểm khác biệt quan trọng giữa một OER và bất kỳ tài nguyên giáo dục nào khác

là ở giấy phép của nó. Vì thế, một OER đơn giản là một nguồn tài nguyên giáo dục kết hợp

với một giấy phép tạo thuận lợi cho sử dụng lại và tiềm tàng cho sự tùy biến thích nghi,

không cần phải có sự cho phép trước từ người nắm giữ bản quyền.

1.2. Khái niệm truy cập mở

Từ góc độ học thuật, truy cập mở nhằm mục đích làm cho các kết quả nghiên cứu sẵn

sàng ngay lập tức ở dạng điện tử, không phải trả phí và hầu hết không có các hạn chế về

bản quyền hoặc việc cấp phép sử dụng. Do vậy, có thể nói truy cập mở là làm cho các

nghiên cứu và tài nguyên mở được truy cập tự do tới tất cả mọi người [1].

Truy cập mở giúp nâng cao chất lượng quá trình nghiên cứu nhờ các lợi ích như: cho

phép nghiên cứu được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi, giúp quy trình nghiên cứu hiệu

quả hơn, nâng cao sự hiểu biết về nghiên cứu của doanh nghiệp, chính phủ và các cơ sở từ

thiện. Khái niệm truy cập mở không thể tách rời sự truy cập các nguồn tài nguyên mở trực

tuyến. Vì vậy, sẽ không có giới hạn các kết quả nghiên cứu được xuất bản. Để phát huy hơn

nữa tác dụng của truy cập mở, các trường đại học cần hỗ trợ tốt các cách thức xuất bản truy

cập mở và làm gia tăng sự truy cập công khai tới các kết quả nghiên cứu.

Có 2 cơ chế cho truy cập mở. Hai cơ chế đó thường được gọi là các con đường 'vàng'

và 'xanh' ('gold' and 'green') tới truy cập mở [10]:

Hình 1. Hai con đường vàng – xanh đến truy cập mở [10]

Đường màu vàng thể hiện việc xuất bản cho phép truy cập nhanh chóng tới bất kỳ ai

thông qua Internet và không mất tiền. Các nhà xuất bản có thể bù đắp các chi phí của họ

thông qua một số cơ chế, như thông qua các thanh toán từ các tác giả được gọi là các khoản

tiền xử lý bài báo – APCs (Article Processing Charges) hoặc thông qua quảng cáo, tài trợ

hoặc các khoản thu khác.

113

Đường màu xanh thể hiện việc lưu kết quả nghiên cứu đã được thẩm định ngang hàng

lần cuối vào kho lưu trữ điện tử. Các kho có thể được cơ sở của nhà nghiên cứu quản lý,

nhưng các kho được chia sẻ hoặc theo chủ đề cũng được sử dụng chung. Sự truy cập tới kết

quả nghiên cứu có thể được cho phép ngay hoặc sau một khoảng thời gian đạt được sự thỏa

thuận với tác giả.

Các chính phủ và các nhà cấp vốn nghiên cứu, ở cả quốc gia lẫn quốc tế, gần đây đã

khuyến khích sự dịch chuyển sang hướng mở, trong đó có sự ưu tiên hướng tới truy cập mở.

Điều này bắt nguồn từ quan điểm rằng sự tự do truy cập và sử dụng các kết quả nghiên cứu

có những lợi ích đáng kể đối với các tác giả, sinh viên, các cơ quan cấp vốn và các cơ sở

giáo dục đại học. Để truy cập mở được triển khai tốt, cần có kế hoạch thực hiện và sự ủng

hộ rộng rãi.

Từ góc độ người học, cụ thể là sinh viên, truy cập mở là làm cho các nguồn tài nguyên

học tập sẵn có trên mạng và cho phép sinh viên truy cập tự do mà không phải trả bất kỳ

khoản phí nào. Do tính chất của quá trình truy cập tự do, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận được

các nguồn tài nguyên mới nhanh hơn và nhiều hơn. Điều này góp phần không nhỏ trong

việc cung cấp nguồn học liệu giúp cho sinh viên học tập và trao dồi kỹ năng tốt hơn.

2. Vai trò của nguồn học liệu mở và truy cập mở đối với các trường đại học

Hiện nay, đã có nhiều dịch vụ truy cập mở (Open Access) được triển khai khắp nơi

trên thế giới và Việt Nam. Dịch vụ truy cập mở đem đến cho người dùng khả năng truy cập

miễn phí các nguồn tài nguyên điện tử trên thế giới, bao gồm các tạp chí, sách điện tử, cơ

sở dữ liệu. Việc triển khai nguồn học liệu mở và truy cập mở góp phần hỗ trợ các trường

đại học trong việc không ngừng nâng cao chất lượng các nguồn tài nguyên giáo dục, làm

cho hệ thống ngày càng hiện đại và chất lượng hơn. Dựa trên sự đóng góp và xây dựng từ

nhiều phía (nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, chuyên gia giáo dục...), nguồn học liệu

mở ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, việc cho phép truy cập đến các nguồn tài nguyên mở sẽ hỗ trợ các trường

đại học trong việc đề ra và cải thiện chính sách, chiến lược giáo dục ngày càng tốt hơn. Các

trường đại học sẽ nắm bắt được nhiều hơn nhu cầu của người học, những đóng góp của đội

ngũ giảng dạy, các nhà nghiên cứu để đưa ra những kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

tốt hơn trong tương lai.

Truy cập mở đến các kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ quá trình nghiên cứu được thuận

lợi hơn, dễ dàng chia sẻ tri thức, phổ biến các công trình khoa học đến công chúng. Từ đó

sẽ giúp các nhà nghiên cứu liên kết với nhau trong một mạng lưới rộng lớn, giúp cho họ có

định hướng tốt và nâng cao chất lượng nghiên cứu của mình.

Truy cập mở đến OER sẽ góp phần hỗ trợ các trường đại học trong việc xây dựng và

hoàn thiện các khung chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo. Quá trình truy cập mở sẽ

giúp họ thu thập được nhiều hơn các ý kiến đóng góp, đề xuất và qua đó dần có những thay

đổi phù hợp đối với các kế hoạch đào tạo. Bên cạnh đó, truy cập mở dưới hình thức các

diễn đàn thảo luận cũng sẽ hỗ trợ các trường đại học tiếp nhận các phản hồi tốt hơn, phục

vụ cho công tác dạy và học đạt chất lượng cao hơn.

114

Một vai trò khác khá quan trọng của truy cập mở đến OER đó là nó giúp sinh viên có

được nhiều hơn các nguồn tài liệu học tập và cơ hội để tham gia vào quá trình giáo dục hiệu

quả hơn. Bằng việc sử dụng mạng lưới truy cập mở đến OER, sinh viên không chỉ tiếp cận

tri thức nhanh hơn mà còn có nhiều cơ hội mở rộng hiểu biết, được giải đáp thắc mắc thông

qua học tập tương tác và trao đổi với giáo viên.

3. Cơ hội và thách thức truy cập mở đem lại cho các trường đại học

Truy cập mở ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng

giáo dục của các trường đại học. Nó mở ra cơ hội lớn cho tất cả các trường, giúp họ có

những kế hoạch chiến lược mới phù hợp, giúp cải tiến quá trình dạy học và nghiên cứu đạt

kết quả cao hơn.

Tuy nhiên, để xây dựng được các nguồn tài nguyên OER chất lượng, cần có sự nỗ lực

từ nhiều phía và nhiều thời gian để không ngừng hoàn thiện nó. Bên cạnh đó, một thách

thức không nhỏ là nhận thức của nhiều trường đại học còn theo lối cũ, tư duy cũ, chưa thực

sự nắm được xu thế và tinh thần tự do chia sẻ các nguồn học liệu mở. Điều này cộng thêm

sự non yếu về các nền tảng công nghệ mới hỗ trợ quá trình truy cập mở đã kìm hãm sự lan

tỏa và phát triển của mạng lưới giáo dục mở.

Do vậy, điều cấp thiết hiện nay đối với các trường đại học là cần có những hoạch định

chiến lược phù hợp để triển khai OER và truy cập mở. Các trường đại học cần xem xét các

điều kiện hiện có của cơ sở, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng các OER, các

nền tảng công nghệ hỗ trợ chia sẻ và đóng góp, sự chuẩn bị từ phía đội ngũ cán bộ giảng

dạy, nghiên cứu và người học.

Một nền tảng vững chắc ban đầu sẽ giúp cho mạng lưới giáo dục mở phát triển tốt hơn

trong tương lai. Trong quá trình cải tiến không ngừng đó không thể thiếu sự đóng góp,

không ngừng hoàn thiện chất lượng OER và sự hỗ trợ lan tỏa mạng lưới truy cập rộng rãi

và tiện lợi cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục.

4. Xu hướng sử dụng học liệu mở ở nước ngoài

Tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources) là một công cụ hỗ trợ

tất cả mọi người trong xã hội để họ có cơ hội nắm bắt thông tin, làm giàu kiến thức và đáp

ứng nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của bản thân. OER chứa nguồn tài liệu được số hóa

khổng lồ của nhân loại và cho phép mọi đối tượng được tiếp cận với tri thức, từ đó nâng

cao chất lượng giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó tạo thuận lợi cho việc học tập

nhờ có những lợi ích từ ưu thế chính là mở, có thể học mọi lúc, mọi nơi và miễn phí. Do

đó, OER giúp cải thiện chất lượng giáo dục trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo hoặc

các nước đang phát triển, nơi mà có nhiều người không có khả năng trả chi phí cho việc

mua sách vở, đến trường lớp hoặc thiếu giáo viên và các chương trình đào tạo. Đối với các

nước khác, OER cũng là cơ hội giúp mọi người tiết kiệm đáng kể các khoản đầu tư cho giáo

dục.

Phong trào sử dụng học liệu mở trong giáo dục và xu hướng chuyển sang hướng mở

đã có từ lâu trên thế giới. Quá trình này vẫn còn đang tiếp diễn và sẽ phát triển mạnh mẽ

hơn nữa trong tương lai. Đã có rất nhiều trường đại học trên thế giới thành công trong mô

115

hình giáo dục mở của họ. Mạng lưới chia sẻ các OER trên thế giới là rất rộng lớn và sẽ luôn

được cải thiện, nâng cao chất lượng [3].

Cùng với các chính phủ, các cơ quan quốc tế, các tổ chức tư nhân vì lợi nhuận và phi

lợi nhuận, các đối tác chiến lược đã và đang tham gia trong việc hỗ trợ tài chính cho sự phát

triển của mạng lưới OER. Với sự xuất hiện của Internet và dòng chảy các nguồn tài nguyên

số hóa khổng lồ, việc chia sẻ tri thức và các nguồn tài nguyên giáo dục đã trở nên tiện lợi

rất nhiều. Đối tượng chia sẻ và tiếp nhận cũng được mở rộng hơn, cùng với đó là sự phát

triển như vũ bão của các nền tảng công nghệ thông tin – truyền thông đã góp phần quan

trọng trong sự thành công của các mạng lưới giáo dục mở trên thế giới.

Rất nhiều khóa học trực tuyến mở đại chúng đã ra đời, sự thành công của học tập

tương tác, sự đóng góp không ngừng của các nhà nghiên cứu đã giúp cho các trường đại

học trên thế giới phát triển rất nhanh trong những thập kỷ qua. Xu hướng này sẽ luôn tiếp

diễn và chất lượng của quá trình giáo dục nhờ đó được nâng cao hơn nữa trong tương lai.

5. Hiện trạng sử dụng học liệu mở ở Việt Nam

Năm 2005, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của phong trào Khóa học

mở/Học liệu mở (OCW/OER) toàn cầu. Chương trình học liệu mở của Việt Nam đã giúp

cho các cơ sở giáo dục, đội ngũ giảng viên và người học có nhiều cơ hội hơn để truy cập tự

do các nguồn học liệu mở ở trong và ngoài nước và đóng góp vào kho tàng học liệu mở

tiếng Việt bằng việc sử dụng các công cụ phần mềm thích hợp. Tuy nhiên, thói quen dạy

học theo truyền thống, thái độ thờ ơ, thiếu văn hóa chia sẻ là các thách thức không nhỏ trong

việc sử dụng rộng khắp nguồn học liệu mở ở Việt Nam [2].

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số

vàng với hơn 65% dân số dưới độ tuổi 30. Đây là một lợi thế lớn cho quốc gia vì đội ngũ

lao động trẻ là yếu tố quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển mạnh. Tuy nhiên, Việt

Nam vẫn chưa tận dụng hiệu quả nguồn lao động tiềm năng này vì chất lượng của lực lượng

lao động còn thấp. Một trong số những nguyên nhân chính là do hệ thống giáo dục vẫn còn

nhiều điểm yếu và đang cản trở quá trình trang bị các tri thức phù hợp và các kỹ năng làm

việc cần thiết cho sinh viên [2].

Việt Nam có kết nối Internet vào năm 1997 và sau đó nhanh chóng trở thành một trong

những nước phát triển nhanh nhất Châu Á về công nghệ thông tin và truyền thông. Tận

dụng lợi thế này, một số trường đại học lớn ở Việt Nam đã dần dần áp dụng các hệ thống

học tập điện tử vào trong các hoạt động dạy và học của họ. Tuy nhiên, sau 5 năm, học tập

điện tử ở các trường đại học Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn rất sơ khai [6]. Các trường tuy

đã triển khai thành công hệ thống quản lý học tập (LMS) đơn giản, nhưng đã không lôi cuốn

được đội ngũ giảng viên sử dụng hệ thống trong việc dạy học hàng ngày của họ.

Giảng viên vẫn chưa tham gia nhiều trong các hoạt động diễn đàn với các sinh viên.

Do vậy, chức năng tích cực nhất của hệ thống là diễn đàn vẫn chưa thể phát huy hết tác

dụng tích cực của nó. Diễn đàn học tập hiệu quả phải là nơi mà các sinh viên có thể nêu các

câu hỏi và các ý tưởng, được giải đáp và trao đổi, chia sẻ tài liệu. Từ 2008 tới nay, số lượng

các trường đại học có các hệ thống học tập điện tử dựa vào hệ thống phần mềm nguồn mở

116

Moodle đã gia tăng. Tuy nhiên, số lượng giảng viên sử dụng hệ thống này vẫn còn chưa

cao, chủ yếu vẫn là giảng viên trẻ trong các trường đại học có thế mạnh về công nghệ.

Cùng với sự phát triển của học tập điện tử ở Việt Nam, các khóa học mở (OCW –

Open Course Ware) và tài nguyên giáo dục mở (OER) đóng một vai trò quan trọng trong

việc giúp các giảng viên và sinh viên có thể truy cập tự do tới các tài nguyên có giá trị trên

môi trường trực tuyến.

Từ năm 2005, Việt Nam đã áp dụng OCW của MIT bằng việc thiết lập máy chủ địa

phương, như một bản sao nguồn tài nguyên của MIT OCW, để cho phép các giảng viên và

sinh viên truy cập các tài nguyên mở. Sau 3 tháng khởi xướng chương trình OCW/OER,

các thành viên đội dự án đã nhận thấy các khó khăn sau đây có thể hạn chế Việt Nam sử

dụng trực tiếp MIT OCW:

• Tri thức nền tảng khác nhau của sinh viên Việt Nam,

• Các kỹ năng tiếng Anh bị hạn chế của sinh viên Việt Nam,

• Phương pháp luận dạy và học khác nhau của giảng viên và sinh viên,

• Sự truy cập bị hạn chế đối với sinh viên Việt Nam tới các tài liệu tham khảo.

Cũng vào thời điểm đó, đội đã phát hiện rằng Đại học Rice đã phát triển phần mềm

Connexions, một công cụ giáo dục mạnh cho phép các tác giả chia sẻ các tư liệu giáo dục

của họ thông qua World Wide Web giúp người dùng tự do sử dụng và sử dụng lại.

Một website OER cho cộng đồng giáo dục Việt Nam, dựa vào phần mềm Connexions,

đã được khởi xướng đầy đủ vào năm 2008 để chia sẻ tiếp các tư liệu giáo dục. Sau 4 năm

vận hành, đội chương trình OER Việt Nam (VOER) đã phổ biến tập huấn phần mềm cho

hơn 1.000 thành viên giáo viên ở khoảng 25 trường đại học. Website đó (www.voer.edu.vn),

hiện nay lưu trữ hơn 20.000 module, cho phép các thành viên giảng viên dễ dàng tìm kiếm

và truy xuất các tư liệu tài nguyên thích hợp để xây dựng các bài giảng hoặc các cuốn sách

giáo khoa của họ. Các tư liệu đó là sẵn sàng tự do theo giấy phép Creative Commons

Attribution (CC BY phiên bản 3.0) và đã được chuyển ngữ thành công sang ngôn ngữ tiếng

Việt vào năm 2007 [4].

Việt Nam có thể tận dụng đầy đủ các cơ hội để cải tiến hệ thống giáo dục của mình

với chi phí thấp nhất [6]. Nhưng đáng lưu ý rằng cùng với sự phát triển của các dịch vụ giải

trí công nghệ cao và các dịch vụ giá trị gia tăng khác, những phát triển như các trò chơi trên

trực tuyến và các mạng xã hội đã nắm bắt được mối quan tâm của công chúng và thời gian

trực tuyến của họ. Kết quả là, có nhu cầu ngày một gia tăng về tầm nhìn lâu dài cho việc sử

dụng công nghệ để hỗ trợ cho các mục tiêu giáo dục và huấn luyện. Ở Việt Nam chúng ta

cần nhận diện ra những vấn đề chính ảnh hưởng tới hệ thống giáo dục và đưa ra sự hỗ trợ

nhiều hơn cho sự phát triển hệ thống giáo dục nói chung.

Để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn học liệu mở, các trường đại học ở Việt Nam cần

có các kỹ năng cốt lõi. Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng nguồn học

liệu mở là chưa đủ, trường đại học cần có các phương pháp và chiến lược thực hiện cụ thể.

Trước tiên, trường đại học phải nắm vững mục tiêu và thúc đẩy sự phát triển của học liệu

mở. Tư tưởng này rất quan trọng và nó phải luôn được dùng như kim chỉ nam hành động.

117

Song song đó, các trường đại học phải nắm vững tính pháp lý để phục vụ cho việc cấp phép

các tài nguyên mở. Tuy rằng ít hạn chế nhưng các tài nguyên mở cũng cần có những giấy

phép quy định một số quyền hạn và cấp quyền sử dụng [8].

Một điều khác không thể thiếu là trường đại học cần tinh thông trong thiết kế và phát

triển chương trình, khóa học và các tư liệu mở. Họ cần nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện

việc này. Một số điểm quan trọng khác mà trường đại học cần chú ý là: quản lý và chia sẻ

học liệu mở có hiệu quả, giám sát và xây dựng các quy trình đánh giá, quản lý tốt đội ngũ

tham gia đào tạo, nâng cao chất lượng của làm việc hợp tác [2].

Kết luận

Học liệu mở và truy cập mở đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng

giáo dục đại học. Đã có rất nhiều trường đại học ở khắp nơi trên thế giới thành công với mô

hình truy cập mở đến các OER. Nắm bắt được xu thế chủ đạo đó, giáo dục đại học Việt

Nam cần có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để hòa vào dòng chảy tri thức của nhân loại

và nâng cao chất lượng giáo dục. Để giáo dục mở của Việt Nam tiến lên đòi hỏi các giải

pháp thích hợp và lâu bền, cũng như sự nỗ lực từ các cơ sở đào tạo, các trường đại học và

giảng viên, sinh viên.

Tài liệu tham khảo

[1]. Neil Butcher, A Basic Guide to Open Educational Resources (OER), UNESCO và

COL, 2015.

[2]. Gajaraj Dhanarajan and David Porter, Open Educational Resources: An Asian

Perspective, Commonwealth of Learning and OER Asia, Vancouver

[3]. Mundy, D., and Geskell, C. Dimensions of openness in MOOC environments, 2013.

[4]. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) // http://voer.edu.vn/

[5]. Những khái niệm cơ bản liên quan tới tài nguyên giáo dục mở //

http://edu.net.vn/media/p/455708.aspx

[6]. Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam, Hà

Nội, 2015.

[7]. OER và ứng dụng trong giáo dục // http://huc.edu.vn/chi-tiet/3805/OER-va-ung-dung-

trong-giao-duc.html

[8]. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc sang giáo dục mở //

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/chuyen-he-thong-giao-duc-cung-nhac-

sang-giao-duc-mo-1380111243.htm

[9]. Học liệu mở và các khái niệm cơ bản //

http://vnn.vietnamnet.vn/giaoduc/2007/09/745043/

[10]. Truy cập mở là gì? // http://vnfoss.blogspot.com/2016/07/truy-cap-mo-la-gi.html

118

XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ

HỌC TẬP CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN, HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC AN NINH NHÂN DÂN

HCVH. Phạm Thị Thùy Dung

Trường Đại học An ninh Nhân dân

Đặt vấn đề

Trong hoạt động của các Nhà trường, đặc biệt là các trường đại học, công tác lưu trữ

- thư viện là một bộ phận hợp thành, một yếu tố không thể thiếu trong quá trình đào tạo và

nâng cao chất lượng đào tạo. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục là việc tăng cường mở

rộng ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ thiết thực và hiệu quả cho công tác quản lý,

công tác đào tạo, nghiên cứu. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo của

Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Thư viện trường Đại học An ninh Nhân dân đã không ngừng

đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động hướng đến mục tiêu xây dựng thư viện

Nhà trường theo hướng thư viện điện tử, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng,

hiệu quả giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Do mang tính đặc thù nên

thư viện trường Đại học An ninh Nhân dân là nơi duy nhất lưu giữ và cung cấp một cách

đầy đủ, có hệ thống các quy định về công tác nghiệp vụ, hồ sơ vụ án, báo cáo tổng kết

chuyên án, chuyên đề nghiệp vụ cũng như các văn bản, giáo trình, tài liệu thuộc danh mục

mật, tuyệt mật, tối mật của ngành. Để việc quản lý, tổ chức khai thác phục vụ có hiệu quả

nguồn thông tin này thì việc số hóa dữ liệu, xây dựng các bộ sưu tập số theo từng chuyên

đề, chuyên ngành cụ thể là việc làm cần thiết. Cơ sở dữ liệu số hóa mang lại nhiều lợi ích

thiết thực đối với từng nhóm người dùng tin cụ thể như:

- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm Ban giám hiệu, trưởng, phó các phòng,

khoa, bộ môn, trung tâm, và các ban, đoàn thể của Trường. Do cường độ lao động cao và

thời gian để đến thư viện đọc tài liệu gốc rất hạn chế nên yêu cầu thông tin của nhóm này

là những chuyên đề, số liệu, dữ kiện cô đọng, súc tích; sản phẩm thông tin thường là các

bản tóm tắt, thư mục chuyên đề, tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc được trình bày và

lưu giữ theo dạng điện tử để có thể sử dụng từ phòng làm việc cá nhân thông qua mạng nội

bộ của Trường.

- Nhóm chuyên viên, giảng viên phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ giảng dạy và

nghiên cứu khoa học. Nhóm này vừa là người sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin sẵn có

tại Thư viện đồng thời cũng là chủ thể cung cấp thông tin cho thư viện thông qua các bài

giảng, đề cương nghiên cứu, công trình nghiên cứu khoa học được công bố. Vì thế việc sử

dụng nguồn tài liệu số hóa để xây dựng bài giảng rất cần thiết, đồng thời cũng góp phần

nâng cao chất lượng của bộ sưu tập số trong Thư viện.

- Nhóm học viên là nhóm người dùng tin đông đảo nhất bao gồm hệ đào tạo chính

quy, không chính quy, liên thông, sau đại học. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi

người học phải chủ động thay đổi phương pháp học, chủ động nghiên cứu thì Thư viện là

119

nơi lý tưởng và cần thiết để học viên học tập, tìm tài liệu, thông tin phục vụ cho quá trình

học tập và tự học của cá nhân. Việc nghiên cứu tài liệu số hóa đã giải quyết được nhu cầu

tin của học viên trong điều kiện tài liệu giấy còn hạn chế (tài liệu được số hóa chủ yếu là tài

liệu nghiệp vụ chuyên ngành).

Thư viện trường Đại học An ninh Nhân dân và bộ sưu tập số

Trường Đại học An ninh Nhân dân nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của

công tác lưu trữ - thư viện nên ngay từ khi trở thành một trường đại học độc lập theo quyết

định số 154/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà trường đã tổ

chức triển khai xây dựng một thư viện khang trang, hiện đại theo chuẩn thư viện của một

trường đại học tiên tiến. Sau hơn 15 năm triển khai thư viện điện tử, đến nay nguồn lực

thông tin của Thư viện có gần 16.000 đầu sách với trên 81.000 bản, bình quân hàng năm có

hơn 1.000 đầu sách được bổ sung, xây dựng được kho dữ liệu lớn về tài liệu số như danh

mục, nội dung tóm tắt các tài liệu khoa học, cơ sở dữ liệu toàn văn một số tạp chí chuyên

ngành (tạp chí Khoa học & Giáo dục An ninh trường Đại học An ninh Nhân dân), tạp chí

chuyên khảo (tài liệu tham khảo đặc biệt); CSDL toàn văn sách, giáo trình, sách tham khảo

chuyên ngành (hơn 300 đầu sách); sách, tài liệu xã hội phục vụ tham khảo (gần 400 đầu

sách); CSDL bài trích tạp chí chuyên ngành, tạp chí nghiên cứu (gần 300 bài)…; gần 500

bộ phim giáo khoa, phim tham khảo về nghiệp vụ điều tra tội phạm, kỹ thuật hình sự…

Để xây dựng thư viện điện tử theo hướng “hiện đại, tiện lợi, đại chúng, thiết thực”,

trong những năm qua Trung tâm Lưu trữ & Thư viện đã phát huy nguồn nhân lực cũng như

sự hỗ trợ của phần mềm để xây dựng nguồn tài liệu số hóa. Bộ sưu tập số hiện có tại Thư

viện chủ yếu là nguồn số hóa nội sinh. Thư viện tự tiến hành lựa chọn nguồn tài liệu để tiến

hành số hóa. Quy trình bao gồm các bước:

- Lựa chọn tài liệu cần số hóa

- Lập danh mục trình cấp trên phê duyệt

- Lựa chọn công nghệ và cán bộ thực hiện

- Số hóa, tổ chức lưu giữ, kiểm tra dữ liệu

- Khai thác dữ liệu số

Việc lựa chọn tài liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bộ sưu tập số, do đó cần có

tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Thư viện thường căn cứ vào các tiêu chí sau để lựa chọn tài liệu số

hóa:

- Ưu tiên tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành, tài liệu đặc thù, tài liệu tham khảo đặc biệt,

các chỉ thị, văn bản hướng dẫn của cấp trên; báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học

các cấp, luận văn luận án…

- Tài liệu ít bản, tần suất sử dụng cao

- Tài liệu trên các vật mang tin đặc biệt như giấy giòn, dễ rách, băng đĩa đã cũ (không

còn thiết bị để sử dụng)

- Tài liệu thuộc danh mục tài liệu được quy định trong “Quy định bảo vệ tài liệu mật”

ban hành kem theo quyết định số 1099 của Hiệu trưởng trường Đại học An ninh Nhân dân.

120

Quy trình và tiêu chí lựa chọn tài liệu số hóa tài liệu ở trên đều do cán bộ thư viện tự

quy ước với nhau. Dữ liệu sau khi số hóa được cán bộ quản trị mạng kiểm tra và đưa vào

hệ thống máy chủ để phục vụ.

Công nghệ được thư viện sử dụng để số hóa tài liệu là các phần mềm chuyển dạng tài

liệu như VN Doc, phần mềm ABBYY… Hiện tại, Thư viện sử dụng máy scan Cannon

5200F và quản lý bộ sưu tập số bằng phân hệ Sưu tập số trên phần mềm Libol 6.0. Việc sử

dụng đến nay tương đối ổn định, chỉ có hạn chế khi bạn đọc sử dụng phải cập nhật phần

mềm Plash Player, song hệ thống máy tra cứu không cho kết nối Internet nên định kỳ cán

bộ quản trị mạng phải cài đặt lại mới đọc được.

Kho dữ liệu số được thư viện xây dựng từ năm 2003 đến nay chủ yếu vẫn là sách,

khóa luận, luận văn, luận án. Thư viện chưa xây dựng thêm được bộ sưu tập số của những

dạng tài liệu khác (báo, tạp chí, file âm thanh, hình ảnh…)

Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do:

- Kính phí đầu tư ít ỏi. Mặc dù việc đầu tư cho thư viện điện tử đã được quan tâm

thích đáng, song việc đầu tư này còn dàn trải ở rất nhiều hạng mục mà chưa chú trọng đến

công tác xây dựng nguồn tài liệu số hóa. Các trang thiết bị phục vụ cho việc số hóa tài liệu

còn lạc hậu, máy tính dùng chung cho rất nhiều công việc chuyên môn khác, chưa có máy

chuyên dùng cho việc số hóa tài liệu nên chất lượng hiệu quả chưa cao. Ví dụ: năm 2013,

“Dự án nâng cấp thư viện điện tử” được triển khai thì kinh phí tập trung cho việc nâng cấp

phần mềm, trang bị cổng từ, máy đọc mã vạch, hệ thống camera… mà không trang bị thêm

máy scan, máy tính phục vụ số hóa. Kinh phí hàng năm không cân đối được việc bổ sung

tài liệu giấy và số hóa tài liệu.

- Phương pháp và quy trình phát triển tài liệu số chưa khoa học. Thực tế cho thấy, việc

xây dựng tài liệu số hóa mất nhiều thời gian, do chưa theo kịp với trình độ phát triển của

khoa học công nghệ, các trang thiết bị máy móc đi kèm cũng lạc hậu. Việc số hóa các tài

liệu cũng không tuân theo một quy trình cụ thể, chưa xây dựng được văn bản về tiêu chí lựa

chọn tài liệu để số hóa. Chủ yếu là người làm trước hướng dẫn người làm sau, đôi khi dữ

liệu số hóa xong mà không được xử lý, gây lãng phí. Vì không có văn bản hướng dẫn, quy

định cụ thể nên đôi khi có sự khác biệt giữa danh mục tài liệu được duyệt so với tài liệu đã

được số hóa. Trang thiết bị phục vụ số hóa được cấp từ năm 2003 đến nay vẫn chưa được

thay thế, cấp mới. Một thời gian dài, Thư viện sử dụng dữ liệu số là file *.doc, việc chuyển

dạng tài liệu sang file này mất rất nhiều thời gian (phải sửa lỗi chính tả). Cuối năm 2013,

phần mềm nâng cấp Libol 6.0 sử dụng file *.pdf tạo lập bộ sưu tập số thì việc số hóa tài liệu

mới nhanh chóng và tiện lợi hơn.

- Cơ chế, chính sách, quy định của Ngành, Nhà trường cho việc phát triển thư viện

mang tính chất chung chung, khó áp dụng nên không tạo động lực cho đội ngũ cán bộ thư

viện làm công tác số hóa. Khi xây dựng các đề án, dự án cải tạo, nâng cấp thư viện điện tử

chỉ tập trung vào nâng cấp cải tạo hạ tầng, cơ sở vật chất, không đầu tư phát triển nguồn tài

liệu số. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc xây dựng Bộ sưu tập số tiến tới hoàn

thiện thư viện điện tử gặp khó khăn.

121

- Đội ngũ cán bộ còn hạn chế, kiêm nhiệm rất nhiều công việc. Cán bộ vừa phải làm

công tác phục vụ, vừa xử lý tài liệu, những công việc hành chính nên thời gian đầu tư cho

việc số hóa tài liệu còn ít. Mặt khác do trình độ về tin học không đồng đều nên thời gian

thực hiện kéo dài.

Giải pháp phát triển bộ sưu tập số của Thư viện trường Đại học An ninh Nhân dân

Để xây dựng thành công bộ sưu tập số, Thư viện trường Đại học An ninh Nhân dân

cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một là, tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu Nhà trường có chủ trương và có sự đầu

tư thích đáng trong việc triển khai xây dựng thư viện điện tử.

Có như vậy việc xây dựng bộ sưu tập số mới được quan tâm thực sự, từ sự đầu tư

trang thiết bị; xây dựng lộ trình để phát triển bộ sưu tập số ngày càng đa dạng về nội dung,

phong phú về dạng tài liệu. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được đầu tư sẽ giúp Thư viện có

kinh phí để triển khai đào tạo nguồn nhân lực số hóa tài liệu, cũng như người dùng tin giúp

họ biết cách sử dụng nguồn tài nguyên thông tin hiệu quả.

Hai là, đẩy nhanh hoạt động số hoá tài liệu hiện có làm nguồn dữ liệu xây dựng bộ

sưu tập số.

Hiện nay đa phần tài liệu ở Thư viện là tài liệu dưới dạng bản in. Để phát triển vốn tài

liệu số, Thư viện cần tiến hành số hoá tài liệu, xây dựng các bộ sưu tập theo từng lĩnh vực

cụ thể. Việc tạo nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng bộ sưu tập số có thể bằng một số cách như

sau:

- Tự tiến hành số hoá nguồn tài liệu giấy của Thư viện. Tức là chuyển tài liệu hiện có

sang dạng số bằng phương pháp chuyển dạng tài liệu, đây là hướng phải đầu tư lớn, đầu tư

liên tục và tốn kém thời gian, tiền của, công sức,

- Phối hợp với các Khoa, Phòng, Bộ môn, Trung tâm để tiến hành thu thập nguồn tài

liệu nội sinh. Hiện nay Nhà trường đầu tư kinh phí rất lớn cho việc nghiên cứu khoa học và

biên soạn bài giảng, giáo trình, sách chuyên khảo. Vì vậy vốn tài liệu nội sinh được tạo ra

là không nhỏ, cụ thể như: các công trình nghiên cứu khoa học các cấp của cán bộ, giáo viên,

học viên; luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp; kỷ yếu hội thảo; tạp chí khoa học… Nguồn

tài liệu này đã có sẵn ở dạng file điện tử rất thuận tiện cho việc xây dựng bộ sưu tập số,

- Tổ chức mua tài liệu đã được số hóa ở các thư viện khác hoặc mua lại bản quyền của

các nhà xuất bản.

Ba là, hoàn thiện hệ thống các văn bản, nội quy, hướng dẫn liên quan đến công tác tổ

chức xây dựng và khai thác bộ sưu tập số.

Đây là cơ sở pháp lý giúp cho hoạt động này được tiến hành thường xuyên, lâu dài,

phù hợp với quy định của Nhà trường, của Ngành. Việc số hoá tài liệu và xây dựng các bộ

sưu tập số rất tốn kém và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, khi lựa chọn tài liệu cần chú ý: tiêu

chí về bản quyền; đối tượng sử dụng; nội dung tài liệu cần số hoá… Để xây dựng bộ sưu

tập số cần đảm bảo theo đúng quy trình, với các nội dung cơ bản như: điều tra nhu cầu tin

của cán bộ, giáo viên, học viên Nhà trường cùng với các điều kiện thực tế về các nguồn lực

khác của Thư viện. Hiện nay, việc tổ chức điều tra nhu cầu tin đối với người dùng tin không

122

thường xuyên được triển khai nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tài liệu số trong

bộ sưu tập.

Bốn là, đội ngũ cán bộ cần được chuyên môn hóa và cập nhật kiến thức nghiệp vụ

trong việc xây dựng bộ sưu tập số.

Phát triển thư viện số nói chung và tài liệu số nói riêng đòi hỏi những người có kinh

nghiệm trong lĩnh vực này không chỉ nắm vững kiến thức nghiệp vụ mà còn phải có kiến

thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Trước khi tiến hành số hóa tài liệu cần chú trọng

tuyển lựa những người có khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ số hóa tài liệu, đảm

bảo tài liệu được số hóa có chất lượng và khả năng quản trị tài nguyên thông tin số. Để làm

được điều này, Thư viện cần có kế hoạch dài hạn và tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng

cao trình độ, dự hội thảo khoa học, tham quan các thư viện số, đặc biệt là phải được tập

huấn về công tác phát triển tài liệu số trên phần mềm Libol 6.0.

Kết luận

Xây dựng bộ sưu tập số phong phú là điều kiện tiên quyết giúp hoạt động của thư viện

điện tử Trường Đại học An ninh Nhân dân ngày càng hoàn thiện. Công việc này đòi hỏi quá

trình lâu dài với những chính sách cụ thể từ Ban giám hiệu Nhà trường; sự quan tâm đầu tư

của Bộ Công an; sự quyết tâm đoàn kết của tập thể cán bộ thư viện. Với lịch sử hình thành

và phát triển hơn 50 năm, Nhà trường luôn quyết tâm xây dựng trường trở thành trường

trọng điểm của ngành Công an khu vực phía Nam, cùng với cơ sở vật chất ngày càng phát

triển, trang thiết bị hiện đại thì Nhà trường luôn quan tâm xây dựng phát triển hoạt động

thông tin – thư viện để có thể sánh vai với các thư viện đại học trong và ngoài nước. Việc

chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ cũng đặt ra cho

Thư viện Nhà trường nhiều cơ hội cũng như thách thức. Thư viện cần có sự chuyển biến

sâu sắc để phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục đào tạo của Nhà trường, là nơi lưu giữ hệ

thống tài liệu nghiệp vụ thuộc bí mật Nhà nước nên luôn tuân thủ nguyên tắc, quy chế bảo

quản tài liệu mật.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 của Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu giáo

khoa.

2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Thực trạng và định hướng phát triển Trung tâm Lưu trữ và

Thư viện” Trường Đại học An ninh Nhân dân, năm 2015.

3. Kỷ yếu Tọa đàm khoa học: “Nâng cao hiệu quả chia sẻ nguồn lực thông tin khoa học

trong Công an Nhân dân”, năm 2015.

4. Xây dựng thư viện số Đại học Khoa học Tự nhiên – nơi sử dụng công nghệ để chuyển

câu hỏi thành câu trả lời // www.glib.hcmuns.edu.vn/fesal/bantin303/bai7.pdf (truy cập

ngày 14/9/2016)