nhỮng yẾu tỐ Ảnh hƯỞng ĐẾn thỰc hiỆn bÌnh ĐẲng...

15
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- TRỊNH MINH THÁI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2008

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------

TRỊNH MINH THÁI

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC

HIỆN

BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2008

Page 2: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 8

CHƢƠNG 1: BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ NHỮNG YẾU TỐ CƠ

BẢN ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

8

1.1. Quan niệm chung về bình đẳng dân tộc 8

1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc 19

CHƢƠNG 2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƢỚC TA

HIỆN NAY

48

2.1. Nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý 50

2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội 57

2.3. Nhóm giải pháp về văn hóa - tư tưởng 62

KẾT LUẬN 76

PHỤ LỤC 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Page 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề dân tộc đang trở thành vấn đề quốc tế, mang tính thời sự

nóng bỏng, là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến ổn định, an

ninh chính trị ở nhiều nƣớc và khu vực trên thế giới. Đây cũng là vấn đề

mà các thế lực thù địch thƣờng lợi dụng triệt để nhằm kích động sự trỗi

dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến, chủ nghĩa tộc ngƣời là

trung tâm; kích động sự ly khai, chia rẽ giữa các dân tộc, các tộc ngƣời

trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề dân tộc

nói chung, bình đẳng dân tộc nói riêng là một yêu cầu cấp thiết đang

đƣợc đặt ra.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em sống

trên khắp các vùng miền của đất nƣớc. Trong quá trình xây dựng và bảo

vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn kiên định lập trƣờng của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, coi thực hiện bình đẳng dân tộc là

mục tiêu cơ bản và là nội dung chủ yếu trong giải quyết vấn đề dân tộc.

Đây là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, là động lực và nhân tố quan

trọng đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển nhƣ nghị quyết Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết

dân tộc có vị trí chiến lƣợc lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nƣớc ta.

Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng

và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[14;121].

Page 4: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

Những năm qua, mặc dù việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nƣớc

ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận, toàn diện trên các lĩnh vực

song trên thực tế còn nhiều vấn đề tồn tại, cần đặc biệt quan tâm, giải

quyết nhƣ sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, về các điều

kiện giáo dục, y tế, văn hóa… giữa các dân tộc còn khá xa. Thêm vào đó,

các thế lực thù địch thƣờng xuyên lợi dụng các vấn đề dân tộc, đặc biệt là

vấn đề thực hiện bình đẳng dân tộc để kích động đồng bào dân tộc thiểu

số, gây chia rẽ dân tộc nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng, ảnh hƣởng

đến sự tồn vong của chế độ ta. Vì vậy, thực hiện đại đoàn kết toàn dân

tộc để bảo vệ và phát triển đất nƣớc, giải quyết tốt vấn đề dân tộc trong

đó có thực hiện bình đẳng dân tộc là đòi hỏi hết sức cấp bách hiện nay.

Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu một

cách sâu sắc các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện bình đẳng dân

tộc, để từ đó có những giải pháp hiệu quả nhằm phát huy những ảnh

hƣởng tích cực, hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực góp phần thực hiện

tốt hơn bình đẳng dân tộc là nhiệm vụ về lý luận cũng nhƣ thực tiễn đối

với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ làm

công tác dân tộc.

Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn vấn đề: “Những yếu tố ảnh

hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay” làm đề

tài luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nƣớc ta, nhất là những năm gần đây, vấn đề dân tộc nói chung và

bình đẳng dân tộc nói riêng đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu và

đã có nhiều công trình đƣợc công bố. Trong đó có thể kể ra đây một số

công trình tiêu biểu sau đây:

Page 5: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp của

Trịnh Quốc Tuấn (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996). Trong cuốn

sách này, tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác

– Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc; từ đó tìm hiểu

thực trạng tình hình dân tộc ở nƣớc ta, sự phát triển không đồng đều giữa

các dân tộc; tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và nêu ra những giải pháp

nhằm góp phần từng bƣớc khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa

các dân tộc ở nƣớc ta.

Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi

của Bế Viết Đẳng (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996). Cuốn sách đề

cập đến quan điểm, đƣờng lối, chính sách dân tộc; những vấn đề phong

phú, sinh động, nóng hổi và cấp bách về thực trạng phát triển kinh tế, văn

hoá, xã hội thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi. Đồng thời

đƣa ra những đề xuất cho việc hoạch định chính sách đối với các dân tộc

thiểu số miền núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc

ta hiện nay.

Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở

Việt Nam của Nguyễn Quốc Phẩm – Trịnh Quốc Tuấn (Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 1999). Các tác giả của cuốn sách đã tập trung trình

bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc và chính sách dân tộc của

Đảng và Nhà nƣớc ta. Đồng thời, các tác giả còn đề cập đến một số nội

dung nhƣ: quản lý xã hội, nội dung công tác cán bộ, đào tạo cán bộ trong

chính sách dân tộc hiện nay ở nƣớc ta.

Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta của Ủy ban Dân tộc

và Miền núi (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Các tác giả đã đề cập

đến nhiều vấn đề cơ bản trong vấn đề dân tộc, chính sách và công tác dân

Page 6: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

tộc làm cơ sở định hƣớng và tài liệu bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ các

cán bộ làm công tác dân tộc, góp phần quán triệt chính sách và công tác dân

tộc của Đảng và Nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi Nghị quyết

Đại hội IX của Đảng.

Miền núi Việt Nam – Thành tựu và phát triển những năm đổi mới

của Uỷ ban Dân tộc Trung ƣơng, xuất bản năm 2002. Cuốn sách đã đƣa

ra những thông tin chung về miền núi và thực trạng phát triển miền núi

hiện nay, đặc biệt đi sâu phân tích các vấn đề: Xoá đói giảm nghèo, bảo

tồn các giá trị văn hoá và bảo vệ môi trƣờng, giúp cho việc tăng cƣờng

nhận thức sâu sắc của xã hội về thành tựu cũng nhƣ cơ hội, thách thức,

trở ngại trong việc phát triển miền núi trƣớc những biến đổi kinh tế – xã

hội – môi trƣờng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo, đại đoàn kết trong

cách mạng Việt Nam của Bộ Quốc phòng (Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội, 2003). Cuốn sách đƣợc chia làm hai nội dung lớn: vấn đề dân tộc và

vấn đề tôn giáo. Trong đó, các tác giả tập hợp những bài viết, những bài

nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về vấn đề tôn

giáo; đồng thời, các tác giả cũng đƣa ra những suy nghĩ, phân tích về tình

hình dân tộc, tôn giáo nói chung ở nƣớc ta hiện nay, cũng nhƣ những vấn

đề liên quan đến bình đẳng dân tộc nói riêng.

Thực hiện chính sách dân tộc, vấn đề và giải pháp. (Kỷ yếu hội

thảo của Tạp chí Cộng sản – Uỷ ban Dân tộc, Hà Nội, 2004). Các bài

viết đều tập trung vào việc làm rõ những vấn đề nhƣ: quan điểm, chủ

trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề dân tộc và thực

hiện chính sách dân tộc; thực trạng vấn đề dân tộc và thực hiện chính

sách dân tộc ở nƣớc ta trong những năm gần đây; đề xuất những giải

Page 7: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc ở nƣớc ta trong thời gian

tới.

Một số vấn đề về dân tộc và phát triển của PGS.TS. Lê Ngọc

Thắng - Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2005). Trên cơ sở phân tích một số nội dung về vấn đề lý luận, chính

sách dân tộc, các vấn đề kinh tế, mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa

trong phát triển; vai trò của cơ quan công tác dân tộc và cơ quan hành

chính các cấp trong việc thực hiện chính sách dân tộc; đổi mới nội dung

công tác dân tộc..., tác giả đƣa ra một vài ý kiến, gợi ý về hệ thống các

vấn đề thuộc nội dung công tác dân tộc nhằm góp phần nâng cao nhận

thức về công tác dân tộc, góp phần hoạch định tốt việc thực hiện chính

sách dân tộc trong tình hình mới.

Công bằng và bình đẳng xã hội trong quan hệ tộc người của các

quốc gia đa tộc người của PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm (Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội, 2006). Trên cơ sở phân tích quan điểm Mác – Lênin và

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công bằng, bình đẳng xã hội từ góc độ dân tộc

và quan hệ dân tộc, tác giả đã đánh giá về những vấn đề dân tộc và sự

phát triển của các quốc gia dân tộc trong bối cảnh và xu thế hiện nay của

thế giới nói chung; về công bằng, bình đẳng và tăng cƣờng hợp tác giữa

các tộc ngƣời ở các vùng dân tộc, miền núi Việt Nam nói riêng. Trong đó

tác giả cũng phân tích một số yếu tố tác động đến việc thực hiện công

bằng, bình đẳng xã hội trong quan hệ tộc ngƣời ở nƣớc ta hiện nay.

Ngoài các tác phẩm tiêu biểu kể trên, còn có rất nhiều bài trong các

tạp chí lý luận nghiên cứu về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, thực

hiện bình đẳng dân tộc ở nƣớc ta.

Page 8: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

Trong các tác phẩm và bài viết đó, tuy ở chỗ này, chỗ kia có đề cập

đến các yếu tố tác động đến việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nƣớc ta

hiện nay, song chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt,

có hệ thống về vấn đề này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích: Phân tích một cách có hệ thống ảnh hƣởng của một số

yếu tố cơ bản đến vấn đề bình đẳng dân tộc ở nƣớc ta hiện nay, từ đó đề

xuất cácgiải pháp nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực, hạn chế

những ảnh hƣởng tiêu cực để thực hiện tốt hơn vấn đề bình đẳng dân tộc

ở nƣớc ta.

* Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ khái niệm dân tộc, bình đẳng, bình đẳng dân tộc.

- Xác định những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới việc thực hiện bình

đẳng dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố ảnh

hƣởng tích cực, hạn chế những yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực góp phần thực

hiện tốt hơn vấn đề bình đẳng dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra trong việc thực hiện bình đẳng dân

tộc ở nƣớc ta, nhƣng luận văn này chủ yếu tập trung nghiên cứu những yếu

tố cơ bản ảnh hƣởng đến việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong

quốc gia dân tộc Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Page 9: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

- Cơ sở lý luận: Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về

vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, bình đẳng dân tộc.

- Cơ sở thực tiễn: tình hình dân tộc, bình đẳng dân tộc ở nƣớc ta

trong những năm đổi mới vừa qua.

Luận văn có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trong

và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài những năm gần đây.

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở

phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử và chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp,

lôgíc và lịch sử; ngoài ra còn kết hợp một số phƣơng pháp cụ thể của xã

hội học nhƣ điều tra, thống kê, so sánh.

6. Đóng góp mới của luận văn

- Nêu ra và phân tích những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng (cả tích cực

và tiêu cực)đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.

- Đề xuất đƣợc một số giải pháp thiết thực nhằm phát huy những

yếu tố ảnh hƣởng tích cực, hạn chế những yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực đến

việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Góp phần vào nghiên cứu vấn đề bình đẳng dân tộc

nói chung mà trƣớc hết là vấn đề bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham

khảo cho giảng dạy và nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến dân tộc

và bình đẳng dân tộc.

Page 10: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và

một số phụ lục, luận văn còn gồm 2 chƣơng, 5 tiết.

Page 11: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lƣu Đình Á (chủ biên) (1994): Hãy cảnh giác cuộc chiến tranh thế giới

không có khói súng, Nxb Chính trị quốc gia, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng.

2. Ban nghiên cứu Lịch sử đảng Trung ƣơng (1986), Chủ tịch Hồ Chí

Minh: tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.

3. Ban Tƣ tƣởng – Văn hoá Trung ƣơng (2002), Vấn đề dân tộc và chính

sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

4. Ban Tƣ tƣởng văn hoá Trung ƣơng (1994): Quyết tâm làm thất bại chiến

lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

5. GS.TS Hoàng Chí Bảo (chủ nhiệm) (2006), Nghiên cứu các giải pháp

bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát

triển kinh tế - xã hội tại các vùng đa dân tộc ở miền núi, Đề tài độc lập

cấp Nhà nƣớc (ĐTĐL 2002 - 2005).

6. Nguyễn Thái Bình (2004), “Phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc

Khmer ở tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí cộng sản (8), tr.45-49.

7. Phan Thanh Châu(2001), “Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở

Quảng Nam”, Tạp chí Cộng sản (9), tr.64-71.

8. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc,

một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 12: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương

Đảng 2001 - 2004, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi

mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban

chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Bế Viết Đẳng (1996) (chủ biên), Các dân tộc thiểu số trong sự phát

triển kinh tế - xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị Quốc gia - Nxb Văn hoá

dân tộc, Hà Nội.

19. Võ Nguyên Giáp (1997) (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con

đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Vũ Công Giao (2002), “Xoá đói nghèo – một điều kiện đảm bảo quyền

con ngƣời”, Tạp chí cộng sản (8), tr.58-62.

21. Phạm Hiệp (2003), “Những thách thức cần vƣợt qua để miền núi phát

triển”, Tạp chí cộng sản (2), tr.34-37.

22. Đỗ Quang Hƣng (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc,

tôn giáo, đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam, Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội.

23. Trƣơng Mỹ Hoa (2003), “Bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giúp nhau

cùng phát triển giữa các dân tộc”, Tạp chí Cộng sản (5), tr.12-15.

24. Đỗ Thanh Hà (2004), “Bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu

số trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (8), tr.49-52.

Page 13: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia (2003),

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Hồ Chí Minh (2003), Về công tác dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

28. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001): Tập bài giảng lý

luận dân tộc và chính sách dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Vũ Hiền - Ngô Mạnh Lân (1995): Vấn đề dân tộc, giai cấp, nhân loại.

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Cốc Văn Khang (1994): Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội bàn về

chống "Diễn biến hoà bình", Nxb Chính trị quốc gia, tổng cụ II, Bộ

Quốc phòng.

31. Bùi Chí Kiên (2002), “Thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng

bào dân tộc Khơ Me ở Nam Bộ”, Tạp chí Cộng sản (12), tr.38-42.

32. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.

33. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.

34. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.

35. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 1995.

36. Vũ Viết Mỹ (2001), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc và

đoàn kết dân tộc”, Tạp chí Triết học (5), tr.16-20.

37. PGS.TS. Trần Quang Nhiếp (1997), Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

38. Lê Hữu Nghĩa - Lê Ngọc Tòng (2004): Toàn cầu hóa những vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Lê Khả Phiêu(2000), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh soi sáng con đƣờng

Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI”, Tạp chí Cộng sản (11),

tr.3-7.

Page 14: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

40. Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và

thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

41. Phạm Ngọc Quang - Trần Đình Nghiêm (Chủ biên) (2001), Thời kỳ

mới và sứ mệnh của Đảng ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. PGS.TS Tô Huy Rứa - GS.TS Hoàng Chí Bảo - PGS.TS Trần Khắc

Việt - PGS.TS Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên) (2005), Nhìn lại quá

trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 – 2005, tập 2, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.

43. Trần Nam Sơn - Lê Hải Anh (2001), Những quy định về chính sách

dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội.

44. Ngô Ngọc Thắng (2003), “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”,

Tạp chí Cộng sản (4), tr.50-53.

45. PGS.TS Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát

triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

46. PTS. Nguyễn Thế Thắng (1999), Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng

Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội.

47. Tiêu Phong (2004): Hai chủ nghĩa – một trăm năm, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

48. Trần Hữu Tiến, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Xuân Sơn (2002): Quan

hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

49. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (2001), Toàn cầu

hóa và ảnh hưởng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Các khía

cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa, Kỷ yếu Đại hội lần thứ 14 hiệp hội các

hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội châu Á.

50. Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà

Nội (2002), Toàn cầu hóa và tác động với hội nhập của Việt Nam, Hội

thảo khoa học Việt - Đức.

Page 15: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17379/1/V_L2_01184.pdfBÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN

51. Trịnh Quốc Tuấn (chủ biên) (1996): Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện

nay. Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Hoàng Tùng (1998), Từ tư duy truyền thống đến tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

53. Từ Thanh - Kim Ngọc Đàm (2008), Thực hiện chính sách hỗ trợ đất

sản xuất, đất ở, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, Tạp chí

Cộng sản, số 790, tr.92-95.

54. Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Nxb Sự thật, 1986.

55. Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 1999.

56. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa

Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1995, tập 1.

57. Uỷ ban dân tộc (2002): Miền núi Việt Nam –Thành tựu và phát triển

những năm đổi mới, Nxb Nông nghiệp.

58. Uỷ ban dân tộc và miền núi (1997), Hệ thống các văn bản chính sách

dân tộc và miền núi, tập I (về nông lâm nghiệp), Nxb Nông nghiệp.

59. Uỷ ban dân tộc và miền núi (1997), Hệ thống các văn bản chính sách

dân tộc và miền núi, tập II (về kinh tế - xã hội), Nxb Nông nghiệp.

60. Uỷ ban dân tộc và miền núi (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân

tộc ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. Tạp chí cộng sản – Uỷ ban dân tộc (2004): Kỷ yếu Hội thảo khoa học

– Thực hiện chính sách dân tộc, vấn đề và giải pháp.

62. GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam,

Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

63. Văn kiện của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc (1960 -1977),

Nxb Sự thật, 1978.

64. J.V.Xtalin (1976), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

65. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng việt, Nxb Văn hoá

- Thông tin, Hà Nội.