Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 các thông...

34
1 Đánh giá tình hình xử lý cht thi ti các trang tri lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Cao Trường Sơn Trường Đại hc Khoa hc Tnhiên Luận văn ThS chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã s: 60 85 02 Người hướng dn: PGS.TS. HThLam Trà Năm bảo v: 2012 Abstract: Tng quan vtình hình phát tri ển chăn nuôi; vấn đề môi trường trong chăn nuôi; tình hình qun lý và xlý cht thải chăn nuôi ở nước ta hi n nay. Phân tích t ng hợp các điều kin Tnhiên Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên. Hiện trng phát tri ển và đặc điểm ca các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. Phân tích, đánh giá hiện trng xlý cht thi ti các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. Đề xut các gii pháp ci thin môi trường ti các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang trong thời gian t i. Keywords: Xlý cht thi; Chăn nuôi ; Ô nhi ễm môi trường; Khoa hc môi trường; Hưng Yên Content LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Trong nh ững năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát trin rt mnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,7%/năm(Cục Chăn nuôi, 2006)[7]. Đặc điểm ni b t nh t trong th i gian qua c ủa ngành chăn nuôi nước ta là chuyn t hình th ức chăn nuôi nhỏ lt i hgia đình sang chăn nuôi tập trung theo quy mô trang tri. Hình thc chăn nuôi tập trung theo quy mô trang tri d ần được hình thành và có xu hướng phát trin mnh, nh t là khi Chính phban hành Nghquyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 vPhát trin kinh tế trang tri [7]. Đây là xu hướng phbiến trên thế giới và là hướng chuyn dịch cơ cấu kinh tế quan trng trong s n xut nông nghip

Upload: others

Post on 29-Feb-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

1

Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các

trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang,

tỉnh Hưng Yên

Cao Trường Sơn

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn ThS chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi; vấn đề môi trường trong

chăn nuôi; tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta hiện nay. Phân

tích tổng hợp các điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện Văn

Giang, Hưng Yên. Hiện trạng phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi

lợn trên địa bàn huyện. Phân tích, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các trang

trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. Đề xuất các giải pháp cải thiện

môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang trong thời

gian tới.

Keywords: Xử lý chất thải; Chăn nuôi; Ô nhiễm môi trường; Khoa học môi

trường; Hưng Yên

Content

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển rất mạnh, tốc độ tăng

trưởng bình quân đạt 8,7%/năm(Cục Chăn nuôi, 2006)[7]. Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian

qua của ngành chăn nuôi nước ta là chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình sang

chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại. Hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại

dần được hình thành và có xu hướng phát triển mạnh, nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị

quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Phát triển kinh tế trang trại [7]. Đây là xu hướng phổ

biến trên thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Page 2: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

2

của nước ta.

Trong các loại vật nuôi, trang trại chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất với tổng số

7.475 trang trại (chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi). Trong đó, miền Bắc có 3.069

trang trại, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 trang trại, chiếm 58,9%. Trong 3 năm gần

đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có xu hướng tăng nhanh do có tương quan

giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lượng đầu con chăn nuôi. Quy mô chăn nuôi lợn nái phổ biến từ

20-50 con/trang trại, chiếm 71,3% trang trại chăn nuôi lợn nái và quy mô lợn thịt phổ biến

từ 100-200 con/trang trại chiếm 75,5% trang trại chăn nuôi lợn thịt (Cục Chăn nuôi,

2008)[8].

Việc hình thành và phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta đã đem

lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của người nông dân. Tuy

nhiên, các trang trại chăn nuôi lợn cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường xung

quanh bởi các loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng nhiều và không được xử

lý triệt để. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn

nuôi lợn là nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm phát triển ngành chăn nuôi một cách bền

vững.

Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình xử

lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng

Yên”.

Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở dẫn liệu tham khảo về tình hình phát

triển, các vấn đề môi trường cũng như các biện pháp xử lý chất thải trong chăn

nuôi nói chung và chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại nói riêng. Đồng thời là

cơ sở dẫn liệu để đánh giá và so sánh với những nghiên cứu khác trong tương

lai.

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cán bộ môi trường, cán bộ nông nghiệp đưa

ra những cảnh báo, khuyến cáo, định hướng cho việc phát triển sản xuất cũng như

là quản lý tốt các vấn đề môi trường phát sinh nhằm phát triển bền vững các trang

trại chăn nuôi lợn.

Mục đích nghiên cứu:

Chỉ ra tình hình phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn

huyện Văn Giang.

Page 3: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

3

Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn

huyện Văn Giang.

Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn.

Nội dung nghiên cứu:

Phân tích tổng hợp các điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện

Văn Giang, Hưng Yên.

Hiện trạng phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn

huyện Văn Giang, Hưng Yên.

Phân tích, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên

địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên.

Chƣơng 1.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi nƣớc ta

Xu hướng phát triển

Hình thức chăn nuôi

Tỷ lệ phân bố

Đặc điểm chuồng trại

1.2 Tổng quan các vấn đề môi trƣờng trong chăn nuôi

Nguồn thải từ chăn nuôi

Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở nước ta

1.3 Tổng quan tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nƣớc ta

Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải chăn nuôi ở nước ta

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi

Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Page 4: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

4

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các trang trại chăn nuôi có số lượng Lợn nuôi xác định

theo Thông tư số 27/2011/BNNPTNT- Quy định về Quy chế và thủ tục cấp giấy

chứng nhận kinh tế trang trại.

Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại Lợn

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại các trang trại chăn nuôi Lợn

trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Thời gian nghiên cứu: từ 02/2011 – 02/2012

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa

học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài nhằm:

Viết tổng quan vấn đề nghiên cứu

Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu

Nắm rõ tình hình phát triển của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn nghiên

cứu trong những năm qua.

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Tiến hành lập và phỏng vấn các chủ trang trại theo bảng hỏi nhằm thu thập các

thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức quản lý, xử lý chất

thải của các trang trại nuôi Lợn. Quá trình phỏng vấn được tiến hành tại 42 trang trại Lợn

trên tổng số 60 trang trại Lợn của huyện Văn Giang. Mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày

trong phần phụ lục 1.

* Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:

Tiến hành điều tra khảo sát các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

nhằm quan sát, chụp ảnh và thu thập các thông tin liên quan tới đề tài.

2.2.3. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích

*Phương pháp lấy mẫu:

Tiến hành lấy mẫu nước mặt tại các ao nuôi cá, kênh mương xung quanh các

trang trại (theo TCVN 5994-1995); mẫu nước thải đầu vào, đầu ra của hệ thống Biogas

và mẫu nước ngầm (theo TCVN 6000-1995) để tiến hành phân tích trong phòng thí

Page 5: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

5

nghiệm:

Mẫu nước mặt trên các ao nuôi cá: chúng tôi lựa chọn 3 trang trại lợn tại mỗi hệ

thống VAC và AC để tiến hành lấy mẫu. Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN

5994-1995.

Tổng số mẫu: 6 mẫu/6 trang trại (3 VAC và 3 AC)

Thời gian và tần suất lấy mẫu: quá trình lấy mẫu được tiến hành 3 lần với

khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng 6/2012 đến 8/2012.

Các thông số phân tích: pH, DO, COD, BOD5, NH4+, NO3

- và PO4

3-

Lấy mẫu nước mặt trên các kênh, mương xung quanh các trang trại Lợn: nhằm

đánh giá ảnh hưởng của việc thải bỏ chất thải ra ngoài môi trường ở hệ thống trang

trại VC và C. Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 5994-1995.

Tổng số mẫu: 6 mẫu/6 trang trại

Thời gian và tần suất lấy mẫu: quá trình lấy mẫu được tiến hành 3 lần với

khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng 6/2012 đến 8/2012.

Các thông số phân tích: pH, DO, Eh, COD, BOD5, NH4+, NO3

- và PO4

3-

Lấy mẫu nước đầu vào và đầu ra của bể Biogas: nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của

bể biogas tại các trang trại nuôi lợn.

Tổng số mẫu lấy: 8 mẫu (4 đầu vào và 4 đầu ra) tại 4 bể biogas (1 bể tại hệ

thống trang trại VAC, 1 bể tại hệ thống trang trại AC, 1 bể tại hệ thống VC và 1

bể tại hệ thống C).

Tần suất và thời gian lấy mẫu: các mẫu đầu vào và đầu ra của bể biogas được

tiến hành lấy 1 lần vào tháng 08 năm 2012.

Các thông số phân tích: pH, COD, BOD5, T-N, T-P

Mẫu nước ngầm: được lấy tại các giếng khoan trong các trang trại tại mỗi hệ thống.

Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 6000-1995.

Tổng số mẫu lấy: 12 mẫu (mỗi hệ thống 3 mẫu)

Tần suất lấy mẫu: mẫu được lấy 3 lần với khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng

6/2012 – 8/2012.

Các thông số phân tích: pH, NO3- và NH4

+

*Phương pháp phân tích

Các thông số đo nhanh như: pH, DO được tiến hành đo ngay tại hiện trường bằng

các máy đo cầm tay.

Page 6: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

6

Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên &

Môi trường Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội theo đúng các thủ tục quy định

hiện hành được chỉ ra trong bảng 2.1:

Bảng 2.1: Các phƣơng pháp phân tích chất lƣợng nƣớc

STT Thông số Phƣơng pháp phân tích

1 pH phương pháp đo pH bằng máy đo pH meter.

2 DO phương pháp đo pH bằng máy đo pH meter.

3 BOD5 TCVN 6001-1995

4 COD TCVN 6941-1999

5 NH4+ TCVN 6179-1996

6 NO3- TCVN 7323-2: 2004

7 PO43-

TCVN 6202-1999

8 T-N SMEWW 4500.Norg.A.B.C

9 T-P SMEWW 4500.P.B.E

Page 7: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

7

2.2.4. Phƣơng pháp so sánh

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được so sánh với một số Quy chuẩn kỹ

thuật sau:

QCVN 08: 2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

QCVN 09: 2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước

ngầm.

QCVN 01-14:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi

Lợn an toàn sinh học.

QCVN 01:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá mùi và tiếng ồn

Mùi và tiếng ồn từ các trang trại Lợn được xác định bằng cảm quan tại các khoảng

cách 50m, 100m và 150m trong quá trình điều tra tại các trang trại.

Mức độ mùi và tiếng ồn được chúng tôi phân thành 4 mức theo bảng 2.2.

Bảng 2.2: Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn

Mức độ ồn Mô tả

Không có Không nghe thấy tiếng ồn từ các chuồng nuôi Lợn

Hơi ồn Có nghe thấy tiếng ồn nhưng ở mức độ vừa phải không khó chịu

Ồn Tiếng ồn nghe rõ và gây cảm giác khó chịu

Rất ồn Tiếng ồn to, liên tục và gây đau đầu

Mức độ mùi Mô tả

Không có mùi Hoàn toàn không gửi thấy mùi hôi

Mùi nhẹ Có mùi thoang thoảng nhưng không khó chịu

Mùi khó chịu Gửi rõ mùi hôi thối, có cảm giác khó chịu

Mùi nặng Mùi nồng nặc, gây cảm giác khó chịu, nhức đầu

2.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được của đề tài được tổng hợp và xử lý thống kê trên phần

mềm Excel 2007.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Giang

Page 8: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

8

3.1.1 Phân tích các điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Văn Giang nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, có toạ độ địa lý là từ 20o54’05’’

đến 20o58’15’’ độ vĩ Bắc và từ 105

o55’33’’ đến 106

o01’05’’ độ kinh Đông. Huyện có tổng

diện tích tự nhiên là 71,79 km2, bao gồm 10 xã và 1 thị trấn trung tâm.

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Văn Giang

3.1.1.2 Các điều kiện tự nhiên

*Địa hình, địa mạo

Văn Giang nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình tương

đối bằng phẳng. Địa hình của huyện nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

*Đặc điểm thủy văn

Do đặc điểm địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam nên tất cả các

sông của huyện cũng chảy theo hướng này.

*Đặc điểm thời tiết, khí hậu

Page 9: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

9

Do nằm trong vùng trung tâm đồng băng châu thổ sông Hồng nên khí hậu của

huyện mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của Văn Giang là 23,2 oC với tổng lượng

nhiệt trung bình năm là 8.503oC/năm.

Chế độ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình của huyện là 1.750 giờ/năm.

Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình của huyện là từ 1.500-1.600 mm/năm.

Gió: bao gồm hai hướng gió chính là: gió Đông Bắc thổi vào mùa đông và gió

Đông Nam thổi vào mùa hè.

Độ ẩm không khí: nhìn chung độ ẩm không khí của huyện là tương đối cao dao

động từ 79% (tháng 3) đến 92% . Độ ẩm trung bình năm là khoảng 85%.

Nhìn chung, huyện Văn Giang có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát

triển các ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3 Các tài nguyên thiên nhiên

*Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Văn Giang

là 7.180,88 ha. Đất đai của huyện Văn Giang chia làm hai phần chính: vùng đất trong đê và

vùng đất ngoài đê.

*Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm với trữ

lượng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện:

Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của Văn Giang chủ yếu được lấy từ hệ thống các

sông ngòi, ao hồ và lượng mưa hàng năm.

Nước ngầm: nguồn nước ngầm của huyện tương đối dồi dào phân bố ở cả tầng

nước nông và tầng nước sâu. Chất lượng nước ngầm của huyện khá tốt bảo đảm

cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

*Một số tài nguyên khác

Bên cạnh hai tài nguyên quan trọng là đất và nước thì trên địa bàn huyện Văn

Giang còn có một số tài nguyên khác có thể kể tới như sau:

Nguồn cát đen: với trữ lượng khá lớn, phân bố tại các vùng dọc theo sông Hồng.

Nguồn cát này có thể khai thác để phục vụ nhu cầu xây dựng cho người dân trong

huyện và các vùng lân cận.

Nguồn than nâu: Văn Giang có trữ lượng than nâu tương đối lớn thuộc mỏ than nâu vùng

Page 10: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

10

đồng bằng châu thổ sông Hồng (tổng trữ lượng của mỏ là 90 tỷ tấn). 3.1.2 Điều kiện Kinh

tế - Xã hội

3.1.2.1 Tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Văn Giang qua các năm 2005 - 2011

Lĩnh vực Chỉ tiêu Năm

2005

Năm

2008

Năm

2011

Tăng/

giảm

Bình

quân/năm

Nông nghiệp

Thủy sản

Giá trị

(tỷ đồng) - 503,69 992,42 488,73 122,18

Tỷ lệ (%) 42,66 27,46 26,00 -16,66 -2,38

Công nghiệp

Xây dựng

Giá trị

(tỷ đồng) - 767,52 1.206,17 438,65 109,66

Tỷ lệ (%) 24,45 41,85 31,60 7,15 1,02

Thương mại

Dịch vụ

Giá trị

(tỷ đồng) - 562,76 1.618,41 1.055,65 263,91

Tỷ lệ (%) 32,89 30,69 42,40 9,51 1,36

Tổng

Giá trị

(tỷ đồng) - 1.833,97 3.817,00 1.983,03 495,76

Tỷ lệ (%) 100 100 100

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang

3.1.2.2 Dân số và nguồn lao động

Bảng 3.2: Dân số và Lao động huyện Văn Giang giai đoạn 2005 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2005 Năm 2008 Năm 2011

Dân số Tỷ lệ

Dân số Tỷ lệ

Dân số Tỷ lệ

(%) (%) (%)

1. Dân số Ngƣời 96.945 100 102.437 100 110.198 100

Đô thị Người 9.053 9,34 9.503 9,28 10.277 9,33

Nông thôn Người 87.892 90,66 92.934 90,72 99.921 90,67

2. Lao động Lao động 48.421 100 50.978 100 51.001 100

Lao động NN Lao động 36.287 74,94 43.309 72 37.760 74,04

Lao động PNN Lao động 12.134 25,06 14.135 28 13.241 25,96

Nguồn: Thống kê huyện Văn Giang

3.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.1.3.1 Phát triển nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp năm 2011 trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi hơn so với

năm trước, được mùa toàn diện cả về năng suất, chất lượng, giá trị. Tổng giá trị sản xuất

năm 2011 đạt 1.074 tỷ đồng.

3.1.3.2 Phát triển công nghiệp – xây dựng

Page 11: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

11

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp của huyện Văn Giang giai đoạn 2004 –

2011

Chỉ tiêu 2004 2006 2008 2011 Tăng/

giảm

Bình

quân/năm

Số doanh nghiệp

(doanh nghiệp) 1.073 1.994 2.158 2.210 1.137 284

Diện tích đất sản xuất

phi nông nghiệp (ha) 52,05 53,78 72,37 201,09 149,04 21,29

Giá trị sản xuất

công nghiệp (triệu đồng) 71.876 211.281 196.056 246.300 174.424 24.917,71

Số lao động công nghiệp

(người) 2.825 4.597 4.247 7.079 4.254 607,71

Đóng góp vào cơ cấu

kinh tế (%) 24,45 28,52 41,85 31,60 7,15 1,02

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Văn Giang

3.1.3.3 Tình hình phát triển ngành dịch vụ

Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn và thường xuyên của lãnh đạo huyện mà giá cả các

mặt hàng trên thị trường khá ổn định, không xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng

hóa, gây sốt giá. Trong năm 2011, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện tiếp tục phát

triển, sức mua trên thị trường tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm

2001 đạt 1.585 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm 2010.

3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Qua quá trình tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Giang

ta có thể rút ra những nhận xét, đánh giá chính như sau:

3.2. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

3.2.1. Tình hình chung

Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2011 của huyện Văn Giang thì hầu hết các loại vật

nuôi của huyện đều giảm so với năm 2010. Theo số liệu thống kê của huyện Văn Giang,

tính đến cuối năm 2011 toàn huyện có 228 trang trại các loại trong đó trang trại chăn nuôi

có 64 trang trại chiếm tỷ lệ khá cao 28% (hình 3.2).

Page 12: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

12

Nguồn: Phòng NN và PTNT, huyện Văn Giang 2012

Hình 3.2: Tỷ lệ các loại hình trang trại trên địa bàn

huyện Văn Giang năm 2011

3.2.2. Đặc điểm của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

* Các kiểu hệ thống trang trại nuôi Lợn

Hiện tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang phát triển theo 4

kiểu hệ thống. Kiểu hệ thống VAC với các bộ phận là Vườn cây – Ao Cá – Chuồng nuôi

Lợn; hệ thống AC với các bộ phận là Ao Cá – Chuồng nuôi Lợn; hệ thống VC với bộ phận

Vườn cây – Chuồng nuôi Lợn và hệ thống C chỉ bao gồm chuồng nuôi Lợn. Tỷ lệ các hệ

thống này được chỉ ra trong hình 3.3:

Hình 3.3: Tỷ lệ các kiểu hệ thống trang trại nuôi Lợn trên địa bàn

huyện Văn Giang

* Lịch sử hình thành

28%

13%

12%

47%

Chăn nuôi Trồng trọt Thủy sản Tổng hợp

38%

19%

19%

24%

VAC AC VC C

Page 13: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

13

Đại đa số các trang trại chăn nuôi Lợn của huyện Văn Giang được thành lập trong

khoảng thời gian từ năm 2000-2010, chỉ có một số ít được thành lập tại các thời điểm trước

và sau giai đoạn này.

Bảng 3.4: Thời gian thành lập của các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn

Giang, Hƣng Yên

Hệ thống Trƣớc năm 2000 Từ 2000 – 2010 Sau năm 2010 Tổng

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

VAC 2 12,50 13 81,25 1 6,25 16 100

AC 2 25,00 5 62,50 1 12,50 8 100

VC 0 0 7 87,50 1 12,50 8 100

C 2 20,00 7 70,00 1 10,00 10 100

Tổng 6 14,29 22 52,38 4 9,52 42 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra.

* Quy mô nuôi

Hầu hết các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang chỉ tiến hành nuôi Lợn,

một số trang trại có nuôi thêm Gà nhưng với số lượng rất ít. Số lượng Lợn nuôi trong các

kiệu hệ thống khác nhau có sự biến động lớn.

Bảng 3.5: Quy mô nuôi trong các kiệu hệ thống trang trại Lợn huyện Văn Giang

Hệ thống Giá trị Lợn thịt (con) Lợn nái (con) Tổng (con)

VAC

(n = 16)

Nhỏ nhất 100 0 100

Lớn nhất 1.000 70 1.000

Trung bình 365 10 375

Trung vị 200 0 235

Sai số chuẩn 69,44 5,42 69,98

Độ lệch chuẩn 277,75 21,68 279,93

AC

(n = 8)

Nhỏ nhất 160 0 160

Lớn nhất 1.600 100 1.700

Trung bình 603,75 26,5 630

Trung vị 310 1 330

Sai số chuẩn 187,29 13,94 193,37

Độ lệch chuẩn 529,74 39,44 546,92

VC

(n = 8)

Nhỏ nhất 0 0 100

Lớn nhất 400 150 415

Trung bình 186 21,88 208

Trung vị 200 0 205

Sai số chuẩn 42,8 18,41 35,96

Page 14: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

14

Độ lệch chuẩn 121,06 52,09 101,7

C

(n = 10)

Nhỏ nhất 100 0 103

Lớn nhất 420 73 420

Trung bình 217 15,4 232

Trung vị 200 3 230

Sai số chuẩn 31,27 8,63 31,58

Độ lệch chuẩn 98,89 27,29 99,87

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

* Vị trí và đặc điểm chuồng trại

Vị trí và một số đặc trưng cơ bản của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn

huyện Văn Giang được trình bày trong bảng 3.6 và 3.7. Diện tích và tình hình sử dụng đất

của các hệ thống trang trại được chỉ ra trong bảng 3.8.

Page 15: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

15

Bảng 3.6: Một số đặc trƣng của các trang trại chăn nuôi Lợn huyện Văn Giang, Hƣng Yên

Hệ

thống Giá trị

Vị trí so với

khu dân cư Nguồn nước Kiểu chuồng Tần suất dọn chuồng

Trong Ngoài Giếng

khoan

Nước

máy Ao hồ Kiên cố

Bán kiên

cố đơn sơ 1 - 2 lần

3 - 4

lần > 4 lần

VAC

(n=16)

Số lượng 3 13 16 0 0 15 1 0 10 6 0

Tỷ lệ (%) 18,75 81,25 100 0 0 93,75 6,25 0 62,50 37,50 0

AC

(n=8)

Số lượng 2 6 8 0 0 8 0 0 6 2 0

Tỷ lệ (%) 25,00 75,00 100 0 0 100 0 0 75,00 25,00 0

CV

(n=8)

Số lượng 2 6 8 0 0 7 1 0 3 5 0

Tỷ lệ (%) 25,00 75,00 100 0 0 87,5 12,5 0 37,50 62,50 0

C

(n=10)

Số lượng 7 3 10 0 0 10 0 0 7 3 0

Tỷ lệ (%) 70,00 30,00 100 0 0 100 0 0 70,00 30,00 0

Tổng

Số lượng 14 28 42 0 0 40 2 0 26 16 0

Tỷ lệ (%) 33,33 66,67 100 0 0 95,24 4,76 0 61,90 38,10 0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Ghi chú: n = số trang trại điều tra

Page 16: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

16

Bảng 3.7. Khoảng cách từ chuồng nuôi trong các hệ thống trang trại lợn huyện Văn

Giang tới một số vị trí nhạy cảm

Hệ thống Giá trị Khu dân cƣ

(m)

Nguồn nƣớc

sinh hoạt (m)

Bếp ăn

(m)

Nhà ở

(m)

VAC

(n = 16)

Nhỏ nhất 0 1 2 3

Lớn nhất 3.000 40 50 35

Trung bình 812,5 9,5 16,79 16,77

Trung vị 500 5 15 15

Sai số chuẩn 212,11 2,95 3,51 2,93

Độ lệch chuẩn 848,43 11,79 13,15 10,55

AC (n = 8)

Nhỏ nhất 0 1 2 0

Lớn nhất 2.000 30 20 30

Trung bình 687,5 7,38 11,14 9,29

Trung vị 200 3 7 7

Sai số chuẩn 308,47 3,5 2,76 3,86

Độ lệch chuẩn 872,5 9,91 7,31 10,21

VC (n = 8)

Nhỏ nhất 0 1 1 2

Lớn nhất 3.000 15 10 78

Trung bình 1.350 6,63 5,88 9,75

Trung vị 1.250 6 5 10

Sai số chuẩn 438,34 1,53 1,29 2,54

Độ lệch chuẩn 1.239,82 4,34 3,64 7,19

C (n = 10)

Nhỏ nhất 0 1 1 2

Lớn nhất 2.000 30 12 13

Trung bình 440 7,4 6,25 7,57

Trung vị 0 5 5,5 5

Sai số chuẩn 216,64 2,74 1,19 1,99

Độ lệch chuẩn 685,08 8,67 3,37 5,26

Page 17: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

17

Bảng 3.8: Sử dụng đất trong các hệ thống trang trại lợn tại Văn Giang, Hƣng Yên

Hệ thống Giá trị Tổng diện tích

m2

Nhà ở

m2

Chuồng lợn

m2

Vƣờn cây

m2

Ao cá

m2

Xử lý chất thải

m2

Khác

m2

VAC

(n=16)

Nhỏ nhất 1.430,00 - 120,00 360,00 500,00 - -

Lớn nhất 38.800,00 180,00 2.000,00 33.010,00 22.430,00 10,00 50,00

Trung bình 11.648,63 43,00 607,50 5.427,50 5.565,00 2,50 3,13

Trung vị 5.412,50 34,00 400,00 1.890,00 3.420,00 - -

Sai số chuẩn 3.045,84 11,28 127,78 2.182,37 1.602,11 1,02 3,13

Độ lệch chuẩn 12.183,38 45,14 511,12 8.729,47 6.408,44 4,08 12,50

AC

(n = 8)

Nhỏ nhất 1.710,00 - 300,00 - 1.000,00 - -

Lớn nhất 29.340,00 360,00 7.200,00 - 28.800,00 10,00 -

Trung bình 12.657,50 111,25 1.340,00 - 11.205,00 1,25 -

Trung vị 10.535.00 75,00 530,00 - 9.835,00 - -

Sai số chuẩn 3.566,87 39,93 840,22 - 3.241,12 1,25 -

Độ lệch chuẩn 10.088,64 112,94 2.376,50 - 9.167,28 3,54 -

VC

(n = 8)

Nhỏ nhất 400,00 20,00 70,00 90,00 - - -

Lớn nhất 5.400,00 200,00 2.000,00 5.070,00 - 10,00 -

Trung bình 1.673,75 86,50 462,50 1.121,63 - 3,13 -

Trung vị 1.095,00 41,00 290,00 415,00 - 2,50 -

Sai số chuẩn 593,39 26,93 225,36 586,84 - 1,32 -

Độ lệch chuẩn 1.678,35 76,16 637,42 1.659,82 - 3,72 -

C

(n = 10)

Nhỏ nhất 155,00 - 100,00 - - - -

Lớn nhất 820,00 170,00 700,00 - - 20,00 360,00

Trung bình 461,90 63,20 342,00 - - 7,00 49,70

Trung vị 437,00 60,00 265,00 - - 5,00 437,00

Sai số chuẩn 76,67 17,40 72,99 - - 2,49 35,44

Độ lệch chuẩn 242,44 55,02 230,83 - - 7,89 112,09

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Page 18: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

18

3.3. Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn

huyện Văn Giang.

3.3.1. Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn

Chất thải rắn và chất thải lỏng phát sinh từ các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn

huyện Văn Giang được ước tính như trong bảng 3.9 và 3.10.

Bảng 3.9: Khối lƣợng phân thải phát sinh tại các hệ thống trang trại Lợn

trên địa bàn huyện Văn Giang.

Đơn vị: kg/ngày

Giá trị VAC AC VC C

Nhỏ nhất 200,00 320,00 200,00 206,00

Lớn nhất 2.000,00 3.400,00 830,00 840,00

Trung bình 750,00 1.260,50 416,25 464,80

Tổng 12.000,00 10.084,00 3.330,00 4.648,00

Trung vị 470 660 410 460

Độ lệch chuẩn 559,87 1.093,85 203,4 199,75

Bảng 3.10: Lƣợng nƣớc thải phát sinh từ các hệ thống trang trại Lợn

huyện Văn Giang (m3/ngày)

Giá trị VAC AC VC C Tổng

Nhỏ nhất 4,0 6,4 4,0 4,12 18,52

Lớn nhất 40,0 68,0 16,6 16,8 141,40

Trung bình 15,0 25,21 8,33 9,3 57,84

Tổng 240,0 201,68 66,6 92,96 601,24

Trung vị 9,4 13,2 8,2 9,2 -

Độ lệch chuẩn 11,2 21,88 4,07 3,99 -

3.3.2. Hiện trạng xử lý chất thải tại các hệ thống trang trại chăn nuôi Lợn

Theo kết quả khảo sát và điều tra tại 42 trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện

Văn Giang thì tỷ lệ phân tách chất thải rắn và chất thải lỏng tại các trang trại là tương đối

thấp chỉ đạt 30,95%; còn lại hầu hết các trang trại đều không tiến hành phân tách chất thải

(69,05%).

Page 19: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

19

Hình 3.4: Tỷ lệ phân tách và không phân tách chất thải

trong các hệ thống trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hƣng Yên

Tình hình xử lý chất thải của các hệ thống này được mô tả qua hình 3.5.

Hình 3.5. Sơ đồ tỷ lệ áp dụng các hình thức xử lý chất thải của các trang trại Lợn trên

địa bàn tỉnh Hƣng Yên

*Biogas

37.5

12.5

50

2030.95

62.5

87.5

50

8069.05

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

VAC AC VC C Tổng

Có phân tách Không phân tách

Page 20: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

20

Xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải đã được áp dụng nhiều ở các trang trại

chăn nuôi trên địa bàn cả nước. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ sử dụng hầm biogas tại các

trang trại Lợn của huyện Văn Giang là 47,62% (20/42 trang trại). Trong đó, các hệ thống

VC và C là những hệ thống có tỷ lệ sử dụng Biogas cao hơn với lần lượt là 75% và 60%.

Tỷ lệ sử dụng biogas tại các hệ thống VAC và AC thấp hơn với 37,5% và 25% (Bảng

3.11).

Bảng 3.11: Các biện pháp xử lý chất thải tại các hệ thống trang trại Lợn

trên địa bàn huyện Văn Giang

Hình thức

xử lý chất thải

VAC AC VC C Tổng

Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ %

Biogas 6 37,50 2 25,00 6 75,00 6 60,00 20 47,62

Compose 2 12,50 0 0,00 2 25,00 0 0,00 4 9,52

Thu gom để bán 5 31,25 1 12,50 4 50,00 2 20,00 12 28,57

Bón cho cây trồng 9 56,25 1 12,50 5 62,50 1 10,00 16 38,10

Cho cá ăn 14 87,50 8 100,00 0 0,00 0 0,00 22 52,38

Thải bỏ ra ngoài

môi trường 2 12,5 0 0 4 50,00 6 60,00 12 28,57

Tỷ lệ xử lý chất thải của các bể Biogas đạt bình quân 51,75% (Bảng 3.12).

Bảng 3.12: Thể tích và tỷ lệ xử lý chất thải của các bể biogas

trong các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

Giá trị Thể tích hiệu dụng

(m3)

Tỷ lệ xử lý

chất thải (%)

Nhỏ nhất 10 10

Lớn nhất 50 100

Trung bình 18,05 51,75

Trung vị 15 55

Sai số chuẩn 1,95 7,4

Độ lệch chuẩn 8,74 33,1

Hiệu quả xử lý của bể biogas được thể hiện trong bảng 3.13

Bảng 3.13: Đặc trƣng nƣớc thải chăn nuôi Lợn trƣớc và sau xử lý Biogas

Giá trị Trƣớc Biogas (mg/L) Sau Biogas (mg/L)

Page 21: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

21

COD BOD T-N T-P COD BOD T-N T-P

Nhỏ nhất 1.220 530 86 68 386 98 41 42

Lớn nhất 1.472 724 151 82 525 212 82 54

Trung Bình 1.352 650 117 75 475 145 63 47

Độ lệch chuẩn 128,28 83,90 33,90 5,97 62,71 54,09 19,45 5,26

Đánh giá về tình hình hoạt động cũng như các vấn đề gặp phải khi sử dụng hầm

biogas của các trang trại được trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14: Tình hình hoạt động và các vấn đề nảy sinh của bể biogas

trong các trang trại Lợn huyện Văn Giang

Hạng mục Tình trạng Số trang trại Tỷ lệ (%)

Hoạt động

Tốt 13 65,00

Bình thường 5 25,00

Không tốt 2 10,00

Lượng khí

sinh ra

Thừa 14 70,00

Đủ 4 20,00

Thiếu 2 10,00

Các vấn đề

gặp phải

Không sinh khí 2 10,00

Tràn bể 3 15,00

Rạn nứt 1 5,00

Không vấn đề gì 14 70,00

*Ủ phân compose

Theo kết quả điều tra tỷ lệ ủ phân compose để xử lý chất thải là khá thấp với 9,52%

(4/42 trang trại).

Bảng 3.15: Tỷ lệ và thời gian xử lý phân thải của biện pháp ủ compose

Giá trị Tỷ lệ xử lý (%) Thời gian ủ (ngày)

Nhỏ nhất 3 8

Lớn nhất 17 28

Trung bình 12,5 14,5

Trung vị 15 12,5

Sai số chuẩn 3,2 3,8

Độ lệch chuẩn 6,4 7,59

* Thu gom phân để bán

Biện pháp này cũng được áp dụng khá phổ biến ở các trang trại Lợn của huyện Văn

Giang với tỷ lệ là 28,57% (12/42 trang trại) (hình 3.5). Trong đó, tỷ lệ cao nhất là ở hệ

thống VC với 50%; tiếp đó là hệ thống VAC 31,25% và hệ thống C với 20%; tỷ lệ thấp

Page 22: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

22

nhất là hệ thống AC với chỉ 12,5% (Bảng 3.16).

Bảng 3.16: Thông tin chung về biện pháp thu gom phân thải để bán

ở các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang.

Giá trị Nhỏ

nhất

Lớn

nhất

Trung

bình

Trung

vị

Sai số

chuẩn

Độ lệch

chuẩn

Tỷ lệ xử lý (%) 3 80 40,25 45 8,08 27,99

Tần suất thu gom (lần/ngày) 0,1 3 1,6 2 0,28 0,95

Thời gian thu gom (phút/lần) 20 180 84,17 75 11,96 41,44

Số bao thu gom được (bao/ngày) 0,2 30 6,06 4,5 2,28 7,91

Giá bán (1.000VNĐ/bao) 10 16 13,17 13,5 0,63 2,21

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

* Bón cho cây

Đây cũng là một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến với tỷ lệ các

trang trại sử dụng là 38,10%. Trong đó, biện pháp này được sử dụng chủ yếu ở hai kiểu hệ

thống VC (62,50%) và VAC (56,25%); khá thấp ở hai hệ thống AC (12,5%) và C (10%).

* Sử dụng làm thức ăn cho cá

Đây là hình thức xử lý chất thải bằng cách đưa chất thải từ các chuồng Lợn xuống

ao nuôi Cá nhằm cung cấp thức ăn cho Cá. Tỷ lệ các trang trại áp dụng biện pháp này là

52,38% cao nhất trong các biện pháp xử lý chất thải. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp

dụng ở hai hệ thống VAC và AC với các tỷ lệ rất cao lần lượt là 87,5% và 100% (Bảng

3.11).

Theo kết quả điều tra thì biện pháp này góp phần giải quyết được khoảng 76,73 %

lượng phân thải và nước thải phát sinh trong các trang trại Lợn thuộc hệ thống VAC và AC

(Bảng 3.17).

Page 23: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

23

Bảng 3.17: Tỷ lệ xử lý chất thải bằng biện pháp cho cá ăn

Giá trị Tỷ lệ xử lý (%)

Nhỏ nhất 10

Lớn nhất 100

Trung bình 76,73

Trung vị 80

Sai số chuẩn 5,81

Độ lệch chuẩn 29,63

* Thải bỏ ra ngoài môi trường

Theo kết quả bảng 3.11 thì tỷ lệ các trang trại xả thải trực tiếp chất thải ra ngoài

môi trường vẫn ở mức khá cao 28,57%. Tỷ lệ này, thường tập trung cao ở các trang trại

thuộc hệ thống VC và C lần lượt là 50% và 60%.

3.3.3. Hiện trạng môi trƣờng của các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

* Mùi và tiếng ồn

Mức độ ảnh hưởng của mùi và tiếng ồn tại các trang trại Lợn trên địa bàn huyện

Văn Giang đã được trình bày trong bảng số 3.18 và 3.19.

Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của mùi từ các trang trại Lợn

trên địa bàn huyện Văn Giang

Mức độ mùi

Khoảng cách

50 m 100 m 150 m

số hộ % Số hộ % Số hộ %

Không có mùi 9 21,43 31 73,81 42 100

Mùi nhẹ 20 47,62 10 23,81 0 0

Mùi khó chịu 7 16,67 1 2,38 0 0

Mùi nặng 6 14,29 0 0,00 0 0

Tổng 42 100,00 42 100,00 100 100

Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của tiếng ồn từ các trang trại Lợn huyện Văn Giang.

Mức độ ồn

Khoảng cách

50 m 100 m 150 m

số hộ % Số hộ % Số hộ %

Không có 26 61,90 41 97,62 42 100

Hơi ồn 16 38,10 1 2,38 0 0

Ồn 0 0,00 0 0,00 0 0

Rất ồn 0 0,00 0 0,00 0 0

Tổng 42 100,00 42 100,00 42 100

* Hiện trạng môi trường nước mặt

Page 24: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

24

Kết quả quan trắc nước mặt trên các ao nuôi cá trong các trang trại thuộc hệ thống

VAC và AC được chỉ ra trong bảng 3.20.

Bảng 3.20: Một số giá trị thống kê kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt

trên các ao nuôi Cá thuộc 2 hệ thống VAC và AC

Thời gian Giá trị COD

mg/L

BOD

mg/L

pH

DO

mg/L

NH4

mg/L

NO3

mg/L

PO4

mg/L

Đợt 1

(n = 6)

06/2012

Nhỏ nhất 20 8 7,03 2,46 0,5 0,46 0,02

Lớn nhất 64 24 7,81 5,26 9,43 1,63 1,89

Trung bình 38,67 13,83 7,42 3,37 3,10 0,79 0,98

Trung vị 34,00 12,50 7,43 2,83 2,20 0,68 1,05

Độ lệch chuẩn 20,19 6,40 0,26 1,16 3,22 0,44 0,92

Đợt 2

(n = 6)

07/2012

Nhỏ nhất 120 40 7,19 1,56 2,20 0,08 0,20

Lớn nhất 200 72 8,05 5,53 11,71 0,31 0,33

Trung bình 153,33 59,00 7,47 4,34 6,21 0,11 0,31

Trung vị 160,00 59,00 7,47 4,34 6,21 0,11 0,31

Độ lệch chuẩn 30,11 10,85 0,30 1,68 4,33 0,09 0,06

Đợt 3

(n = 6)

08/2012

Nhỏ nhất 40,00 10,00 7,21 1,12 2,13 0,08 0,26

Lớn nhất 120,00 64,00 8,02 4,44 15,00 0,36 3,05

Trung bình 73,33 28,50 7,59 3,09 6,82 0,16 2,01

Trung vị 80,00 25,00 7,54 3,83 5,53 0,15 2,64

Độ lệch chuẩn 30,11 19,18 0,30 1,55 5,20 0,10 1,31

Toàn đợt

(n = 18)

Nhỏ nhất 20 8 7,03 1,12 0,50 0,08 0,02

Lớn nhất 200 72 8,05 5,53 15,00 1,63 3,05

Trung bình 88,44 33,50 7,51 3,45 5,48 0,37 1,09

Trung vị 80 26 7,44 3,65 2,98 0,18 0,37

Độ lệch chuẩn 55,63 22,69 0,28 1,43 4,42 0,40 1,14

QCVN08/A2 15 6 6-8,5 >= 5 0,2 5 0,2

Tần suất không đạt chuẩn (%) 100 100 0 66,67 100 0 83,33

Ghi chú: n số trang trại lấy mẫu

Page 25: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

25

Hình 3.6: So sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trắc chất lƣợng nƣớc

ao nuôi Cá với QCVN 08/A2

Từ những nhận xét trên có thể thấy nước ao nuôi Cá trong mô hình VAC và AC

đang khá xấu và không bảo đảm tốt cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật

thủy sinh khi có tới 5/7 thông số quan trắc chất lượng nước thường xuyên không đạt chuẩn

(Hình 3.6).

38.67

153.33

73.3382.57

0

50

100

150

200

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Cả 3 đợt

mg/L

COD QCVN08/A2

13.83

59

28.5 31.31

0

10

20

30

40

50

60

70

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Cả 3 đợt

mg/L

BOD5 QCVN08/A2

3.37

4.34

3.093.45

0

1

2

3

4

5

6

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Cả 3 đợt

mg/L

DO QCVN08/A2

0.980.31

2.01

5.48

3.11

6.216.82

1.09

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Cả 3 đợt

mg/L

PO4 NH4 QCVN08/A2

Page 26: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

26

Bảng 3.21: Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt trên các kênh, mƣơng, ao, hồ xung quanh hai hệ thống trang trại lợn VC và C huyện

Văn Giang.

Thời gian Mẫu/Giá trị COD

(mg/L)

BOD

(mg/L) pH

DO

(mg/L)

NH4+

(mg/L)

NO3-

(mg/L)

PO43-

(mg/L)

Đợt 1

(n=16)

(06/2012)

Nhỏ nhất 520 210 7,20 0,60 5,04 0,77 0,81

Lớn nhất 1.240 540 8,35 2,86 52,00 4,37 10,00

Trung bình 835 352 7,73 1,41 22,47 1,92 3,62

Trung vị 805 335 7,73 0,99 18,40 1,46 2,36

Độ lệch chuẩn 299,85 132,58 0,44 0,92 18,94 1,41 3,42

Đợt 2

(n=8)

(07/2012)

Nhỏ nhất 400 180 7,06 0,54 2,79 0,06 0,19

Lớn nhất 1.200 540 7,92 2,49 20,10 0,42 1,23

Trung bình 807 375 7,34 1,49 9,36 0,14 0,45

Trung vị 810 400 7,25 1,51 7,77 0,09 0,32

Độ lệch chuẩn 334,82 159,72 0,31 0,82 6,27 0,14 0,40

Đợt 3

(n=8)

(08/2012)

Nhỏ nhất 124 64 6,78 0,36 6,13 0,12 1,92

Lớn nhất 1.440 560 7,85 3,04 55,88 0,38 6,86

Trung bình 801 309 7,22 1,55 17,71 0,23 3,65

Trung vị 780 300 7,12 1,22 8,98 0,23 3,13

Độ lệch chuẩn 495,29 213,59 0,38 1,04 19,35 0,10 1,84

Cả 3 đợt

(n=10)

(6 – 8/2012)

Nhỏ nhất 124,00 64,00 6,78 0,36 2,79 0,06 0,19

Lớn nhất 1.440,00 560,00 8,35 3,04 55,88 4,37 10,00

Trung bình 814,11 345,22 7,43 1,49 16,51 0,76 2,57

Trung vị 805,00 335,00 7,31 1,17 8,68 0,25 2,02

Độ lệch chuẩn 363,05 163,96 0,42 0,88 16,07 1,14 2,62

QCVN08/A2 15 6 6-8,5 >= 5 0,2 5 0,2

Tần suất không đạt chuẩn (%) 100 100 0 100 100 0 91,67

Page 27: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

27

Theo kết quả bảng 3.21 ta có thể thấy chất lượng nước tại các kênh, mương, ao, hồ xung

quanh hai hệ thống VC và C đã bị ô nhiễm nghiêm trọng khi các giá trị của COD, BOD5, NH4+

và PO43-

đều ở mức rất cao, vượt quá ngưỡng A2, trong QCVN 08. Như vậy, mặc dù cũng bị ô

nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng như đối với nước mặt của các ao nuôi Cá

nhưng mức độ ô nhiễm tại các kênh, mương, ao hồ này là cao hơn rất nhiều. Kết quả so sánh giá trị

trung bình của các thông số quan trắc chất lượng nước của hai khu vực này được thể hiện qua hình

3.7.

Hình 3.7: So sánh giá trị trung bình của các thông số chất lƣợng nƣớc tại các ao nuôi Cá

(VAC và AC) với nƣớc tại các kênh, mƣơng, ao hồ tự nhiên (VC và C) tại/quanh các hệ

thống trang trại Lợn huyện Văn Giang

*Hiện trạng môi trường nước ngầm

Kết quả quan trắc nitơ vô cơ trong nước ngầm tại các hệ thống trang trại Lợn của Văn

Giang được chúng tôi trình bày trong bảng 3.22.

Bảng 3.22: Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc ngầm tại các trang trại Lợn

huyện Văn Giang

Giá trị NH4

+ (mg/L) NO3

+ (mg/L)

6/2012 7/2012 8/2012 6/2012 7/2012 8/2012

Nhỏ nhất 0,26 2,58 1,76 0,22 0,09 0,04

Lớn nhất 6,60 8,39 7,26 0,53 0,42 0,32

Trung bình 2,94 4,70 3,06 0,40 0,27 0,11

Trung vị 2,26 4,08 2,41 0,40 0,26 0,09

Độ lệch chuẩn 2,13 2,13 1,65 0,10 0,08 0,08

QCVN09/BTNMT 0,1 15

Tần xuất vượt chuẩn 100% 0%

QCVN01/BYT 3 50

Tần xuất vượt chuẩn 47,22% 0%

3.3.4. Đánh giá chung

82.5731.31

801

309

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

COD BOD5

VAC - AC

VC - C

Page 28: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

28

Qua việc nghiên cứu và đánh giá các vấn đề môi trường tại các trang trại chăn nuôi Lợn

trên địa bàn huyện Văn Giang ta có thể rút ra những nhận xét chung về tình hình xử lý chất thải

của các trang trại như sau:

Nguồn thải phát sinh từ các hệ thống trang trại lợn chủ yếu là phân thải và nước thải

chuồng trại với khối lượng vào khoảng hơn 30 tấn phân thải/ngày và 600 m3 nước thải/ngày.

Trong đó, hai hệ thống VAC và AC có khối lượng phát thải nhiều nhất. Đây là nguồn thải có khả

năng gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là môi trường nước khi chúng có chứa nồng độ cao

của các hợp chất hữu cơ và các chất dĩnh dưỡng.

Hiện nay, chất thải của trang trại được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong

đó các biện pháp phổ biến nhất là: biogas, bón cho cây trồng, cho cá ăn. Các biện pháp này được

sử dụng với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống trang trại.

Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp xử lý nhưng chất thải của các trang trại chưa được

xử lý triệt để vẫn có một lượng lớn chất thải được thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường. Mặt

khác, bản thân mỗi biện pháp xử lý vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa có biện pháp nào có

thể giải quyết triệt để nguồn thải phát sinh từ các chuồng nuôi Lợn.

Về chất lượng môi trường, tiếng ồn và mùi từ các trang trại chăn nuôi chỉ tác động

trong phạm vi 100 m trở lại do đó chỉ có các trang trại nằm trong khu dân cư là gây ra các vấn đề

về tiếng ồn và mùi cho người dân xung quanh.

Môi trường nước của các hệ thống trang trại Lợn được cho là vấn đề môi trường nổi cộm

nhất khi nước mặt bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng, trong khi đó nước ngầm bị

nhiễm NH4+ ở mức khá cao. Ô nhiễm nước mặt trong các ao nuôi cá của hệ thống VAC và AC có mức

độ nhẹ hơn nhiều lần so với mức độ ô nhiễm nước mặt trên các kênh mương, ao hồ xung quanh các hệ

thống VC và C.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước của các hệ thống trang trại Lợn là do

nguồn chất thải phát sinh quá lớn, chưa được xử lý triệt để trước khi xả thải vào các nguồn nước

tiếp nhận.

3.4. Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình môi trƣờng tại các trang trại chăn nuôi Lợn

trên địa bàn huyện Văn Giang.

3.4.1. Giải pháp về mặt quản lý, tổ chức

Quy hoạch vùng phát triển các trang trại Lợn

Ban hành các văn bản pháp luật quản lý các vấn đề môi trường trong sản xuất chăn

Page 29: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

29

nuôi.

Phát triển các trang trại lợn theo đúng các tiêu chí của QCVN 01/BNNPTNT về trang

trại Lợn sinh học.

Định hướng và khuyến khích người dân phát triển trang trại Lợn theo kiểu hệ thống

VAC hoặc AC.

3.4.2. Giải pháp về mặt kinh tế

Vấn đề nguồn vốn là một trong những trở ngại lớn đối với các chủ trang trại, do

nguồn vốn hạn hẹp nên rất ít các chủ trang trại tập trung vào việc xây dựng các công trình xử lý

chất thải.

Cần cải tiến cơ chế tín dụng, tăng hình thức cho vay vốn trung và dài hạn.

Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, thực hiện tốt quyết định số 423/2000/QĐ-

NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về Chính sách tín dụng ngân hàng

đối với kinh tế trang trại.

Tạo lập cơ chế để chủ các trang trại có thể tiếp cận vay vốn ưu đãi từ các nguồn vốn

thuộc kinh phí môi trường.

3.4.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật

Cần phải cải tiến và phối kết hợp các biện pháp này với nhau để nâng cao hiệu quả xử

lý.

Thực hiện nghiên cứu xây dựng mô hình trang trại Lợn sinh thái.

Nghiên cứu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch và sản xuất sạch hơn cho các trang

trại Lợn.

Nghiên cứu cải tiến các biện pháp xử lý cũ, phát triển các biện pháp xử lý chất thải

mới.

3.4.4. Giải pháp tuyên truyền – Giáo dục

Trang bị và nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cho các cán bộ

khuyến nông.

Tuyên truyền, giáo dục người dân đặc biệt là chủ các trang trại về ý nghĩa của việc áp

dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Mở các lớp tập huấn đào tạo kỹ năng quản lý chất thải tổng hợp cho các chủ trang

trại.

Page 30: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

30

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Về tình hình phát triển của các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

Các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang chủ yếu được hình thành

trong giai đoạn 2000-2010 theo 4 kiểu hệ thống: VAC, AC, VC và C.

Số lượng Lợn nuôi bình quân trong các trang trại là từ 208-630 con/trang trại. Các trang

trại nằm bên ngoài khu dân cư chiếm tỷ lệ cao với 66,67%. Điều kiện chuồng trại của các trang

trại là tương đối bảo đảm khi tỷ lệ chuồng nuôi kiên cố chiếm trên 90%.

Diện tích đất của các trang trại cũng biến động lớn tùy theo các kiểu hệ thống. Trong

đó, hai hệ thống VAC và AC có diện tích lớn hơn cả với bình quân hơn 1ha/trang trại, trong khi

đó hệ thống VC chỉ có diện tích bình quân vào khoảng 1.000 m2, còn hệ thống C chỉ vào khoảng

500 m2.

Về tình hình xử lý chất thải tại các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn là khoảng 30 tấn chất thải rắn và

600 m3 nước thải/ngày.

Hiện tại các trang trại nuôi Lợn của Văn Giang áp dụng khá nhiều các biện pháp xử lý chất

thải khác nhau trong đó phổ biến nhất là các biện pháp như: Biogas với 47,62%; bón cho cây là

38,10%; sử dụng làm thức ăn cho cá với 52,38%; thu gom phân để bán 28,57%, ủ compose là

9,52%. Tuy nhiên tỷ lệ chất thải không xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường vẫn còn ở mức

cao với 28,57%.

Chất lượng môi trường nước mặt của các trang trại Lợn là khá xấu. Trong đó, mức độ ô

nhiễm nước ở các ao nuôi Cá trong mô hình VAC và AC nhẹ hơn nhiều so với mức độ ô nhiễm ở

các ao, hồ, kênh, mương xung quanh hai hệ thống VC và C.

Nước ngầm hầu hết các trang trại Lợn đều bị nhiễm bẩn nitơ vô cơ, trong đó nồng độ

NH4+ đã vượt quá ngưỡng cho phép của QCVN09/BTNMT và QCVN01/BYT.

Mùi và tiếng ồn phát sinh từ các trang trại nuôi Lợn chỉ tác động trong phạm vi 100 m

quanh trang trại nên chỉ các trang trại nằm trong khu dân cư mới ảnh hưởng tới đời sống của

người dân.

Kiến nghị

Tập trung giải quyết triệt để các vấn đề môi trường hiện tại ở các khu vực chăn nuôi

Lợn theo quy mô trang trại bằng cách thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về chính sách, kinh

Page 31: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

31

tế, kỹ thuật và truyền thông.

Đưa ra những định hướng và quy hoạch cụ thể cho các trang trại chăn nuôi Lợn trong đó phải

gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu về bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi, đặc biệt là nghiên cứu

xây dựng các mô hình trang trại sinh thái và áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn vào các

trang trại chăn nuôi Lợn góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi trong thời gian tới.

References

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo đánh giá xã hội một số trang trại chăn

nuôi lợn Việt Nam. Hà Nội 2010.

2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2011). Thông tư số 27/2011/BNNPTNT- Quy

định về quy chế và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Hà Nội 2011.

3. Lê Văn Cát (2007). Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và phốt pho. NXB Khoa học và

Công nghệ. Hà Nội 2007.

4. Nguyễn Quế Côi và cộng sự (1992). Đánh giá thực trạng sản xuất chăn nuôi lợn tại khu

vực Đồng bằng sông Hồng. Kỷ yếu các kết quả Nghiên cứu Khoa học. Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam.

5. Nguyễn Quế Côi, Đặng Hoàng Biên và cộng sự (2007a). Đánh giá thực trạng kiểu

chuồng trại chăn nuôi lợn quy mô nông hộ ngoại thành Hà Nội. Báo cáo Khoa học Viện

chăn nuôi 2007.

6. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trầng Minh Hạnh (2007b). Nghiên cứu xác định

mô hình chăn nuôi lợn hướng lạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực Đồng

bằng châu thổ sông Hồng. Báo cáo Khoa học Viện chăn nuôi 2007.

7. Cục Chăn nuôi (2006). Tổng kết chăn nuôi trang trại tập trung giai đoạn 2001-2006, định

hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015. Hà Nội 2006.

8. Cục Chăn nuôi (2008). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thống kê số lượng gia

súc, gia cầm 2008.

9. Đào Lệ Hằng (2008). Chăn nuôi trang trại: thực trạng và giải pháp, Thông tin chuyên đề

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 4/2008 trang 16.

Page 32: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

32

10. Ngô Ngọc Hưng, Huỳnh Kim Định (2008). Mô phỏng sự ô nhiễm nước kênh từ hoạt

động của mô hình vườn-ao-chuồng (VAC). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Số 12/2008, trang 46-51.

11. Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên (1997). Xây dựng mô hình nuôi lợn nái ngoại trong

các hộ nông dân với quy mô từ 8 đến 10 con nái/hộ. Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa

học Viện chăn nuôi, Hà Nội. Trang 63 – 64.

12. Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên (2000). Nghiên cứu chuồng nuôi lợn công nghiệp

trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam. Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học Viện

chăn nuôi 2000, Hà Nội. Trang 21 – 22.

13. Phạm Nhật Lệ, Phạm Duy Phẩm, Đàm Quang Hòa, Trịnh Quang tuyên và cộng sự

(2001). Nghiên cứu mô hình chăn nuôi lợn chất lượng cao xuất khẩu ở các hộ nông dân

miền Bắc. Báo cáo khoa học 2001, Viện chăn nuôi, Hà Nội. Trang 268 – 270.

14. Lương Đức Phẩm (2009). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXB

Giáo dục Việt Nam.

15. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Giang (2012). Danh sách: Tổng

hợp các hộ gia đình sản xuất theo hướng trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang năm

2011.

16. QCVN 01:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống, Hà Nội

2009.

17. QCVN 01-14:2010/BNNPTNT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn

an toàn sinh học, Hà Nội 2010.

18. QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Hà Nội

2008.

19. QCVN 09: 2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Hà

Nội 2008.

20. Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Hoàng Khai Dũng và Hồ Thị Lam Trà (2010). Đánh giá

chất lượng nước mặt xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học và

Phát triển 2010, Tập 8 số 2. Trang 296-303.

21. Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Vũ Đình Tôn và Hồ Thị Lam Trà (2011). Đánh giá

mức độ ô nhiễm nước mặt tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011. Tập 9 số 3. Trang 393-401.

Page 33: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

33

22. Lâm Vĩnh Sơn, Nguyễn Trần Ngọc Phương (2011). Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý

nước thải chăn nuôi bằng mô hình Biogas có bổ sung bã mía. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học

Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011. Trang 89 – 105.

23. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Duy Điều, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân (2009). Đánh

giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Tạp chí Chăn nuôi số 4/2009. Trang

10-16.

24. Tổng Cục Thống kê (2011). Số liệu thống kê: số lượng các trang trại, các loại vật nuôi

chính ở nước ta giai đoạn 1990- 2010.

25. Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Phạm Văn Duy (2008). Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải

bằng bể Biogas của một số trang trại chăn nuôi lợn vùng Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí

Khoa học và Phát triển 2008. Tập 6 số 6. Trang 556-561.

26. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, Hồ Thị Lam Trà, Lê Hữu Hiếu, Đào Tiến Khuynh

(2009). Xử lý và sử dụng chất thải trong các hệ thống chăn nuôi trang trại tỉnh Hưng

Yên. Tạp chí chăn nuôi,

27. Hồ Thị Lam Trà, Cao Trường Sơn và Trần Thị Loan (2008). Ảnh hưởng của chăn nuôi

lợn tại hộ gia đình tới chất lượng nước mặt. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn. Số 10 tháng 10/2008. Trang 55-60.

28. Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Tiến Thông và Đàm

Tuấn Tú (2010). Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn

trang trại tập trung. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 23 tháng 4/2010.

29. TCVN 5994 – 1995: Chất lượng nước-Hướng dẫn lấy mẫu nước mặt

30. TCVN 6000 -1995: Chất lượng nước-Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

31. TCVN 6001 – 1995: Chất lượng nước-Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5)

– Phương pháp pha loãng và nuôi cấy. Hà Nội 1995.

32. TCVN 6202 – 1999: Chất lượng nước-Xác định phốt phát – Phương pháp molipdat

amon. Hà Nội 1999.

33. TCVN 6179 – 1996: Chất lượng nước-Xác định amoni – Phương pháp quang phổ cầm

tay. Hà Nội 1996.

34. TCVN 6941-1999: Chất lượng nước-Xác định nhu cầu oxy hóa học. Hà Nội 1999.

35. TCVN 7323-2: 2004: Chất lượng nước – Xác định nitrat. Hà Nội 2004.

36. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang (2012). Số liệu thống kê giai đoạn 2000 -2010.

Page 34: Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các ạ ợn trên đị …...6 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên

34

37. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang (2012). Báo cáo: tình hình thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội năm 2011 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012.

38. Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Giang Phúc, Trịnh Quang

Tuyên (2004 a). Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm thiểu ô

nhiễm môi trường và nâng cao năng xuất chăn nuôi. Báo cáo Khoa học Phân thải

chăn nuôi gia súc. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội trang 156-168.

39. Phùng Thị Vân, Nguyễn Văn Lục, Trịnh Quang Tuyên (2004b). Ứng dụng một số giải

pháp khoa học công nghệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn. Báo cáo khoa học phần

chăn nuôi gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội, Trang 169-176.

40. Phùng Thị Vân, Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Văn Lục (2004c). Ứng dụng một số giải

pháp kỹ thuật vào xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm thiểu ô

nhiễm môi trường và nâng cao năng xuất chăn nuôi. Báo cáo Khoa học Phân thải chăn

nuôi gia súc. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội trang 183-193.

Tiếng Anh

41. American public health association (1976). Standard methods for examination of water

and wastewater, APHA Washington DC.

42. Kurosawa, K. N. H. Do, H. T. Nguyen, T.L.T.Ho, T.L.H.Tran, T.C.Nguyen and

K.Egashira (2006). Temporal and spatial variations of inorganic nitrogen levels in

surface and groundwater around Hanoi, Viet Nam. Communications in Soil Science and

Plant analysis. No 37, pp 403-415.

43. Murder A. (2003). The guest for sustaible nitrogen removal technologies. Wat. Sci

Techbol. Vol 48, No 1, pp 67-75.

44. Maurer. M (2003). Nutrient in Urien: Energetic aspect of removal and recovery. Wat.Sci.

Technol. Vol 48, No 1, pp 37-46.

45. Thị Lam Tra HO, Truong Son CAO, Thi Loan TRAN, Kiyoshi KUROSAWA and

Kazuhiko EGASHIRA (2010). Assessment of surface and ground water quality in pig-

raising vilages of Haiduong province in Vietnam. Journal of the Faculty of agriculture

Kyushu university. Vol 55, No 1, Feb 2010. pp 123-130.