Ảnh bìa sách “trường ca tiền sử việt nam” · 3 giới thiệu sách “trƯỜng...

70
1 Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam”

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

1

Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam”

Page 2: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

2

Page 3: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

3

Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt Thường - Hồng Bàng thị - Văn Lang Hùng Vương đến thời Hai Bà Trung] của tác giả Đỗ Văn Bình (thành viên của Nhóm sưu tập khảo cứu thời Tiến sử Việt Nam) được biên soạn dưới dạng sử thi, theo thể thơ lục bát viết về thời kỳ dựng Nước Việt Cổ (cách ngày nay hơn 7.000 năm) cho đến Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40~43 sau Công nguyên). Giấy phép xuất bản theo quyết định số:1003-VHTT-KH ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin với số đăng ký kế hoạch xuất bản in trên ấn phẩm là: ĐKKHXB 1408 – 2014/CXB/23 – 111/VHTT. Mã số sách chuẩn quốc tế : 978-604-50-3512-2 Sách bìa cứng, khuôn khổ (19,5cm x 26 cm), dầy gần 500 trang, giấy tốt; Số lượng in xuất bản lần đầu là 1.000 cuốn; in tại Công ty TNHH MTV in Báo Hà Nội mới (số 35, phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm , Hà Nội) Trong ấn phẩm có hơn 600 ảnh tư liệu in mầu (chủ yếu là Ngọc Phả, Tộc Phả, di vật, chứng tích, di tích, Mồ Mả, Đình, Chùa, Đền, Miếu, Quán thờ cúng Tổ Tiên Đất Việt. . . còn lưu dấu đến

Page 4: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

4

nay), và đặc biệt là Phần thứ 3 (326 trang) chú giải và giới thiệu các tư liệu, căn cứ và kết quả bước đầu khảo cứu biên soạn nội dung “TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM” Ban biên tập Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin nhận xét như sau: “TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM” của tác giả Đỗ Văn Bình là một thể loại thơ (trường ca lục bát) dựa theo chính sử Việt Nam từ thời dựng nước tới thời Hai Bà Trưng và được bổ sung nhiều tư liệu mới phát triển trong dân gian . Đây là một bộ sách công phu, nghiêm túc ; xuất phát từ lòng yêu Tổ Quốc và Dân Tộc ...” Sách không mang tính thương mại, chủ yếu để bổ sung hồ sơ trình Đảng - Nhà Nước, các cấp, các ngành,các giới và phổ biến trong nhân dân các địa phương để cùng nhau phối hợp - bảo tồn - gìn giứ và minh định những di tích-di vật –di chỉ…; vật thể và phi vật thể liên quan đến thời Tiền sử Việt Nam còn lại đến ngày nay. Sách phát hành được gần một năm và đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi ủng hộ rất tích cực; chúng tôi xin tiếp thu và chân thành cảm ơn tất cả; Do số lượng không đủ đáp ứng và để tiếp tục phổ cập trao đổi rộng rãi hơn; Chúng tôi xin trích giới thiệu 03 phần: Lời nói đầu, Mục lục và phần nội dung thơ của sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM” lên mạng Internet : . . . . . . . . . . . . . . Lần giới thiệu này chúng tôi đưa lên đầy đủ thơ của cả 12 chương (Chương 11: Triệu Vũ Đế dựng nước Nam Việt, nhà XB Văn hóa Thông tin chưa cho phép đăng tải vào thời điểm đó) ; Ngoài ra nội dung các chương khác đã có sửa chữa bổ sung hoàn thiện hơn so với sách đã xuất bản lần đầu. Rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, góp ý, phản hồi. Xin chân thành cảm ơn tất cả; Mọi người có thể liên hệ trao đổi với chúng tôi qua ĐTD Đ: 0913077099, hoặc qua mail: [email protected]

Page 5: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

5

Trung Tâm Văn Hóa Hội Người Cao Tuổi Việt Nam

Nhóm Sưu Tập Khảo Cứu Thời Tiền Sử

Tác giả: Đỗ Văn Bình - Hà Nội, 2007 - 2014

TRƯỜNG CA

TIỀN SỬ

VIỆT NAM

“Bàn Cổ, Việt Thường - Hồng Bàng Thị

Văn Lang Hùng Vương - Đến Thời Hai Bà Trưng”

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - THÔNG TIN

Page 6: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

6

MỤC LỤC

TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM “BÀN CỔ, VIỆT THƯỜNG - HỒNG BÀNG THỊ

VĂN LANG HÙNG VƯƠNG - ĐẾN THỜI HAI BÀ TRƯNG”

Lời nói đầu

Phần thứ nhất: Nội dung TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM

* Tìm về nơi khởi đầu Cội Nguồn dân tộc Việt

* Chương 1: Địa Mẫu - Đế Thiên Phục Hy - Cực Lạc Quốc - Nước Phật khởi thuỷ

* Chương 2: Nước Viêm Bang - Đế Viêm cùng Hữu Sào - Toại Nhân khai sáng công cụ lao động lần thứ nhất - tăng sức sản xuất xã hội

* Chương 3: Đế Khôi (Đế Thần)mở ra thời đại Thần Nông với Nông nghiệp bản thể căn gốc của mọi sự phát triển nhân sinh

* Chương 4: Từ Đế Tiết - Đế Thừa đến Đế Minh và Tam Toà Đức Chúa Ông - Khởi vận Hồng Bàng, mở mang bờ cõi

* Chương 5: Sa Môn Phật Giáo Việt cổ - Quốc Đạo Nước Xích Quỷ và cách mạng công cụ lần thứ hai - đỉnh cao sức sản xuất xã hội

* Chương 6: Thời đại Kinh Dương Vương - Nối vận Hồng Bàng Thị - mở nước Văn Lang

* Chương 7: Lạc Long Quân - Quốc Mẫu Âu Cơ nối tiếp dòng giống Tiên - Rồng

* Chương 8: Nước Văn Lang trong Thời đại các Vua Hùng

* Chương 9: Lược kể một số huyền thoại, truyện cổ chép trong các ngọc phả và thư tịch về thời Hồng Bàng - Văn Lang

* Chương 10: An Dương Vương và nước Âu Lạc

* Chương 11: Triệu Vũ Đế dựng nước Nam Việt

* Chương 12: Hai Bà Trưng Phất cờ khởi nghĩa, khôi phục giang san, Tiếng thơm lừng vang Bách Việt.

* SỐNG KHÔN CHẾT THIÊNG

* MẠCH NGUỒN DÒNG GIỐNG RỒNG TIÊN

* TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM PHẦN KẾT

Page 7: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

7

Phần thứ 2: Giới thiệu các Trường ca liên quan

* GIỚI THIỆU SÁCH THƠ: “ LỊCH SỬ NƯỚC TA” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

* GIỚI THIỆU PHẦN MỞ ĐẦU: TRƯỜNG CA “CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ”

của tác giả Đỗ Văn Bình

Phần thứ 3: Chú giải và giới thiệu các tư liệu và kết quả bước đầu khảo cứu

biên soạn “TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM” * Tìm về nơi khởi đầu Cội Nguồn dân tộc Việt – Việt Thường Thị

* Chương 1: Địa Mẫu - Đế Thiên Phục Hy - Cực Lạc Quốc - Nước Phật khởi thuỷ

* Chương 2: Nước Viêm Bang - Đế Viêm cùng Hữu Sào - Toại Nhân khai sáng công cụ lao động lần thứ nhất - tăng sức sản xuất xã hội

* Chương 3: Đế Khôi (Đế Thần)mở ra thời đại Thần Nông với Nông nghiệp bản thể căn gốc của mọi sự phát triển nhân sinh

* Chương 4: Từ Đế Tiết - Đế Thừa đến Đế Minh và Tam Toà Đức Chúa Ông - Khởi vận Hồng Bàng, mở mang bờ cõi

* Chương 5: Sa Môn Phật Giáo Việt cổ - Quốc Đạo Nước Xích Quỹ và cách mạng công cụ lần thứ hai - đỉnh cao sức sản xuất xã hội

* Chương 6: Thời đại Kinh Dương Vương - Nối vận Hồng Bàng Thị - mở nước Văn Lang

* Chương 7: Lạc Long Quân - Quốc Mẫu Âu Cơ nối tiếp dòng giống Tiên - Rồng

* Chương 8: Nước Văn Lang trong Thời đại các Vua Hùng

* Chương 9: Lược kể một số huyền thoại, truyện cổ chép trong các ngọc phả và thư tịch về thời Hồng Bàng - Văn Lang

* Chương 10: An Dương Vương và nước Âu Lạc

* Chương 11: Triệu Vũ Đế dựng nước Nam Việt

* Chương 12: Hai Bà Trưng Phất cờ khởi nghĩa, khôi phục giang san, Tiếng thơm lừng vang Bách Việt.

Page 8: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

8

Lời nói đầu: Hàng ngàn năm qua, việc khảo cứu thời tiền sử Việt Nam ta đã được các Tiền Nhân thực hiện và đạt nhiều kết quả; Sang đến 10 năm đầu thế kỷ 21 càng được sáng tỏ hơn do những thành tựu nghiên cứu phát hiện mới từ nhiều ngành khoa học tổng hợp soi chiếu. Tiếp bước quá trình này “Nhóm nghiên cứu thời Tiền sử” của chúng tôi do PGS Triết học Đỗ Tòng chủ trì lại tập trung khảo cứu đưa ra những cái “mới” được biết (tính đến 2011) so với những thành tựu đã có (chủ yếu là Ngọc Phả, Tộc Phả, di vật, chứng tích, di tích, Mồ Mả, Đình Chùa Đền Miếu Quán thờ cúng Tổ Tiên Đất Việt. . . còn lưu dấu đến nay). Trước đó, đã có các nhóm của Ông Lê Túc (sách “Cội Nguồn”); Bùi Văn Nguyên (sách “Việt Nam và cội nguồn trăm Họ”); Vũ Tuấn Doanh (sách “Lịch sử Bách Việt thời đại trước công nguyên”); Đỗ Tòng (các sách “Họ Đỗ Việt Nam” 2 tập và “Suy nghĩ về những khoảng trống trong thời kỳ tiền sử nước ta” ... đã có khảo cứu biên dịch một số trong những cái “mới” đó; nhưng còn thiếu và chưa làm rõ được hệ thống mồ mả - di tích - di chỉ - di vật của Tổ Tiên Đất Việt hơn 7.000 năm trên thực địa còn lại đến ngày nay. Trong quá trình trực tiếp tham gia “Nhóm nghiên cứu thời Tiền sử” sưu tập khảo cứu làm Bộ sách “Những khám phá mới, nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ” do PGS Triết học Đỗ Tòng làm chủ biên; chúng tôi đã bắt đầu tiến hành biên khảo “Trường ca Bàn Cổ Việt Thường - Hồng Bàng Thị - Văn Lang Hùng Vương đến thời Hai Bà Trưng” ( gọi tắt là “Trường ca Tiền sử Việt Nam”) bằng thơ lục bát, nhằm giới thiệu tóm tắt bước đầu về Thế - Thứ mạch nguồn Tổ Tiên hơn bảy ngàn năm với bao kỳ tích rực rỡ- hùng tráng và những gì còn lại cho đến ngày nay nêu trong nội dung khám phá và nhận thức mới ở bộ sách trên; coi như thêm một kênh thông tin thể loại “sử thi” công khai để bạn đọc gần xa cùng tiếp tục tìm hiểu khảo cứu thời Tiền sử nước nhà. Và vì vây ở đây chung tôi thành Tâm xin tạ lỗi trước Tổ Tiên Đất Việt linh thiêng đại xá cho sự tự tiện trong việc sử dụng các ngôn từ, danh xưng, danh phong, húy kỵ, tư liệu cá nhân và đánh giá, nhận xét... đã viết ra (dù bất kỳ lý do mục đích nào) trong toàn bộ trường ca Tiền sử Việt Nam này !

Nội dung và phần chú giải dưới đây của Trường ca liên quan đến tiền sử nước ta (ghi hoặc không ghi dẫn nguồn) đều khai thác, chọn lọc, tổng hợp từ bộ sách nói trên và các bộ sách (phả, thư tịch, phả ký, chép sử, các bộ kinh Phật...) đang lưu giữ tại nhà thờ “Triệu Tổ Bách Việt” ở Vân Nội, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội, được ông Nguyễn Vân Tằng là Trưởng Tộc Họ Nguyễn Vân ( Đường Thượng Nguyên Trưởng - dòng Trưởng Bách Việt) đã dày công biên dịch, chú giải, giới thiệu, cung cấp; đồng thời trong 06 năm liên tiếp (2006- 2011) ông Nguyễn Vân Tằng đã trực tiếp hướng dẫn nhóm nghiên cứu khảo sát thực địa tất cả các khu Mộ và di tích tiền sử được nêu ra trong Trường ca này . Chúng tôi đã tham khảo các cuốn sách: “Lịch sử Bách việt thời đại trước công nguyên” do Vũ Tuấn Doanh biên dịch - năm 2000; “Việt Nam và Cội nguồn trăm Họ” tác giả Bùi Văn Nguyên - NXB khoa học Xã hội - 2000; cuốn “Cội nguồn” do nhóm tìm hiểu cội nguồn của Ông Lê Túc biên dịch trước đây; cuốn “Sự thật gốc tích nước nhà Việt Nam - Tổ Tiên Dân Tộc Việt đời đời rực rỡ”do Ông Tạ Việt Dũng (chuyên viên cao cấp, Nhà nghiên cứu Văn minh Việt Cổ ) chủ biên ( 8/2013);”Đạo thờ Tổ Tiên dân tộc Việt-Tích Trời Tích Đất Sử Nhà” của Trung tâm nghiên cứu các hiện tượng và khả năng đặc biệt (11/2013). Ngoài ra còn có rất nhiều đình, chùa, đền, miếu-Mộ, các khu di chỉ - di tích phức hợp khác; với tượng thờ, hoành phi, câu đối, di môn, bia đá, phả Tộc, sắc phong ... các di vật, đồ tuỳ táng ở các di chỉ khảo cổ; các cuốn sách, tư liệu, tài liệu liên quan từ nhiều nguồn - lĩnh vực khác qua các thời kỳ và những truyền thuyết dân gian truyền miệng ở các làng quê còn lưu giữ cho đến tận ngày nay được chúng tôi in thành 03 tập “Album ảnh và bản đồ sưu tầm khảo cứu các di tích tiền sử

Page 9: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

9

Việt Nam”, 02 tập “Di chỉ, di vật, cổ vật, trống đồng thời tiền- sơ sử Viêt Nam”và 02 tập “Thời tiền sử Việt Nam và thế giới qua bản đồ” đã giúp chúng tôi tổng hợp, chắt lọc, tóm tắt đưa vào chú giải cho Trường ca này. Chúng tôi đã đọc các bài chuyên khảo, từ nhiều lĩnh vực khác nhau, nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Việt với nền văn minh Việt cổ trong văn hoá phương Đông và lịch sử nhân loại; được đăng tải trên mạng internet đến thời điểm hiện nay; tham khảo một số tác phẩm dạng sử thi có viết về thời Tiền sử Việt Nam (“Đại Viêt sử thi” quyển I của Hồ Đắc Duy; Bát Quái và Đạo Lý Cổ Việt của TĐ Nguyễn Việt Nho; NHỚ VỀ NGUỒN GỐC VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh, MD.PhD; Hùng Việt sử ca của Bách Việt 18, diễn thơ dựa trên Sử thuyết HÙNG VIỆT. Sử thi các dân tộc Việt Nam; Đại Nam quốc sử diễn ca - Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái; ...) để mở rộng so sánh đối chiếu biên khảo . Bản Trường ca tiền sử Việt nam dự thảo lần thứ 3 đã được đọc trước “Nhóm nghiên cứu thời Tiền sử VN”, xin ý kiến trực tiếp của các ông PGS Đỗ Tòng, ông Nguyễn Vân Tằng, ông Tạ Việt Dũng, ông Nguyễn Mạnh Can và ông Trương Công Thụ (nguyên Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Thanh Hoá)... được tiếp tục nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung; đến 2013 mới chốt nội dung để trình Tổ Tiên Đất Việt linh thiêng soi xét; sau đó cùng các nhà ngoại cảm Tạ Việt Dũng hiện là Trưởng Nhóm Sưu Tập Khảo Cứu

Thời Tiền Sử (chuyên viên cao cấp, Nhà nghiên cứu Văn minh Việt Cổ ), Nguyễn Văn Liên (Cư sĩ Làng Vân là Con Trưởng Ông Nguyễn Vân Tằng- Trưởng Tộc Họ Nguyễn Vân kế thừa Đường Thượng Nguyên trưởng“Thiệu Tổ Bách Việt”) và Tiến sỹ Lã Duy Lan hiệu đính thống nhất hoàn chỉnh đến mức như hiện nay. Nhân dịp “Trường ca Tiền sử Việt Nam” ra mắt lần đầu chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ dẫn, góp ý tận tình của các Ông-Bà nói trên; cảm ơn tất cả các nhà nghiên cứu - khảo cứu - biên dịch ... đi trước tạo nên thành tựu giúp chúng tôi rộng đường nhận thức; cảm ơn các vị Thủ từ; các Sư, Thầy ... trông giữ các Đình, Chùa, Đền, Miếu, Mộ, Quán,di tích, di chỉ, di vật cùng những người liên quan khác;cảm ơn gia dình, họ tộc nội ngoại và đặc biệt cảm ơn vợ và hai con của tôi đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình sưu tập khảo cứu làm các Bộ sách “Những khám phá mới, nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ”, ”Sự thật gốc tích nước nhà Việt Nam - Tổ Tiên dân tộc Việt đời đời rực rỡ” và Trường ca Tiền sử Việt Nam này .

Được biên soạn ra trên cơ sở khảo cứu nhiều năm các di sản vật thể và phi vật thể còn lại đến

ngày nay (trong 7 năm lại đây một số di tích di vật năm trước còn năm sau đã bị mất bởi nhiều

lý do); chúng tôi vô cùng lo lắng trước thực trạng di sản vẫn đang tiếp tục bị hủy hoại, biến

dạng ... khiến cho sự minh định giải mã thiếu đi một số cơ sở thực tế. Trong hai thời kỳ nước ta

bị đô hộ; Tiên Hiền Đất Việt đã phải tìm mọi cách che giấu nguỵ trang đánh lạc hướng hoặc chủ

động cho chuyển đi nơi khác để bảo toàn các di sản văn hóa lịch sử dân tộc Việt, khiến kẻ thù

không thể biết để triệt phá hết được (mặc dù chúng đã thực hiện “phá nhầm còn hơn bỏ

sót”);Giặc ngoại xâm và lũ bán nước cầu vinh không những triệt phá, tước đoạt, đánh tráo, bôi

nhọ mà còn chủ động dàn dựng tạo nên mọi cái có thể theo mưu đồ của chúng để làm tê liệt ý

chí quật cường tinh thần dân tộcViệt, để chúng dễ bề cai trị. Việc này dẫn đến ngày nay đã có

nhiều sự nhầm lẫn ngộ nhận gây ra những sai lầm đáng tiếc (ví dụ như Trung tâm kinh đô

Phong Châu của thời kỳ Hồng Bàng-Văn Lang (2882 năm) có rất nhiều dấu hiệu, căn cứ xác

quyết là ở Hà Đông - Thanh Oai, Hà Nội, thì hiện vẫn đang cho là Khu vực Đền Hùng-Việt Trì,

Phú Thọ). Tất nhiên là Tiên Hiền Đất Việt cũng để lại nhiều đầu mối và mã khóa tàng thư ... bí

mật chỉ dẫn trao truyền qua nhiều thế hệ để đời sau tìm đến đúng sự thật; Vậy nên sẽ có nhiều

Page 10: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

10

kiến giải từ các nguồn khác nhau cho một vấn đề mà cái nào cũng đều có căn cứ “cơ sở” cả!?;

thành ra phải biết lắng nghe nhau, đừng kỳ thị, phải thành Tâm, tin tưởng Tổ Tiên Đất Việt Anh

Hào Rực Rỡ mà bền bỉ, kiên trì, công Tâm, bác ái, đoàn kết hướng Thiện mở rộng Tâm Thức mà

cùng nhau tìm về mới mong minh định và thống nhất được..

Chúng tôi cũng xin mạn phép đưa nội dung cuốn “Lịch sử nước ta” do Việt Minh tuyên

truyền bộ xuất bản (quyển số 5) tháng 02 năm 1942 bằng thơ lục bát nối vào giai đoạn sau để

độc giả tiện theo dõi toàn bộ lịch sử nước nhà.. Trường ca Tiền sử Việt Nam ra mắt lần này

tính nghệ thuật sử thi còn thấp, nặng về xúc cảm, kể lể, do cố gắng ghép nối để biểu đạt được ý

niệm dòng chảy mạch nguồn thế thứ liên tục theo thời gian. Các nhân vật tiền sử đưa ra với

nhiều tên khác nhau (kể cả khác nhau do dịch thuật) đều có căn cứ ghi chép để lại; nhưng để tiện

gieo vần ghép vận mà nhiều chổ chưa thể hiện rõ được cái nào có trước cái nào có sau, đâu là

danh xưng, đâu là phong tặng hoặc thần thoại hóa lên... Sự kiện thành tựu, tinh hoa đặc tả bằng

ngôn từ chưa thật đắt và đắc địa lại bị mang nội hàm “hiện đại”; điển tích , điển cố đời sau lại

dùng biểu đạt chuyện đời trước;một số ảnh-bản đồ dùng minh họa hoặc tham khảo tự lấy trên

mạng internet .v.v. Tất cả là do chúng tôi chỉ mới tập trung cung cấp và truyền tải những nội dung

thông tin tổng hợp và sử liệu mới; lại không phải là nhà chuyên môn, chưa có nhiều kinh nghiệm

viết lách soạn ra nên còn có nhiều bất cập khiên cưỡng và sỏi sạn; Chúng tôi cũng mạnh dạn xin

giới thiệu thêm một đoạn mở đầu: “Trường ca Con Người và Vũ Trụ” của tác giả Đỗ Văn Bình

tổng hợp từ trong Tri thức cổ xưa của Tiên Hiền Đất Việt +các thông điệp mới trao truyền tiên báo

giai đoạn chuyển đổi hiện nay; đang được soạn thảo dự định đưa vào nội dung xuất bản lần hai.

Với tấm lòng chân thành, chúng tôi xin phép trình bày trước những điều trên ngõ hầu đạt được

sự cảm thông, chia sẻ, luận bàn góp ý để lần xuất bản sau được tốt hơn. Đặc biệt cuốn sách này

(nhất là nội dung phần chú giải) chắc chắn còn nhiều sai sót, trùng lặp, thiếu nhất quán và có

các vấn đề tồn nghi cần tiếp tục được minh định; vì vậy chúng tôi rất mong được sự quan tâm

luận bàn, góp ý, phê bình, đóng góp, sửa đổi, bổ sung của quí vị, để cùng nhau tìm về đúng C ộ i

N g u ồ n D â n T ộ c V i ệ t - Sự Thật Hoành Tráng- Huy Hoàng của Thời Tiền Sử Việt Nam và

các vấn đề liên quan.

Thành kính dâng lên “Trường ca Tiền sử Việt Nam” nén Tâm Hương mộc

mạc tri ân Tổ Tiên Đất Việt !

Phúc Lành Anh Linh Tiên Tổ Cội Nguồn Dân Tộc Việt muôn đời toả sáng

và mãi mãi Trường Tồn !!!

Xin chân thành Tạ ơn tất cả ! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 (Giáp Ngọ)

Tác giả biên soạn Trường ca:

Đỗ Văn Bình

Page 11: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

11

TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM “BÀN CỔ, VIỆT THƯỜNG - HỒNG BÀNG THỊ

VĂN LANG HÙNG VƯƠNG - ĐẾN THỜI HAI BÀ TRƯNG”

Phần thứ nhất: Nội dung TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM

*Tìm về nơi khởi đầu Cội Nguồn dân tộc Việt

Cây có Gốc - Nước có Nguồn Con Người phải có Tổ Tôn giống nòi

Nhân sinh Thiên - Địa ngẫm soi Cây mất gốc rễ, lộc chồi nẩy không ?

Sông dài, biển rộng mênh mông Nguồn mà cạn Nước, biển-sông có còn ?

Xưa nay hậu duệ cháu con Tìm Tông vấn Tổ sắt son “Đạo Nhà”*

* Đạo giữ gìn Mồ Mả và thờ cúng Tổ Tiên

Mạch nguồn cội rễ dân ta Bao đời tuôn chảy gần xa khắp miền

Tìm lại gốc gác Tổ Tiên Hồn quê - Hồn Nước linh thiêng nẻo về

Thành Tâm hướng Thiện xóa Mê Một lòng con cháu tìm về Cội Xưa

Ngoại xâm triệt phá, dối lừa Xuyên tạc, đánh tráo, dẫn đưa sai đường

Hai kỳ đô hộ bi thương Bao lần chuyển đổi cương thường Triều ca

Đúng sai Lịch sử Nước Nhà ? Bốn ngàn năm lẻ hay là vạn năm ?

Rồng - Tiên dòng giống thăng trầm ? Trời Nam mở Nước, Thiện Tâm Nhân Hoà

Hỏi đâu trong cõi Sa Bà*

Cát lầm dâu bể vẫn là sáng trong Lạc Hồng huyết mạch ghi lòng

Page 12: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

12

Vẫn là vấn Tổ tìm Tông tỏ bày Kể từ dựng nước tới nay

Ngọt bùi, mặn nhạt, đắng cay vô thường Về Nguồn ngàn vạn con đường

Tiền nhân lớp lớp minh tường thấp cao Tổ Tiên - Dân Việt anh hào

Cháu con đông đúc, lẽ nào dám quyên Nay cơ vận đến diệu huyền

Thiên - Địa - Nhân hội đủ Duyên tỏ tường Đồng Tâm - Trí - Lực mười phương Rõ ra Đức Tổ - Công Tôn bao đời

Hồn thiêng sông núi biển trời Đúc hun, lưu giữ đến thời mở ra Mạch nguồn Tiền Sử Nước Nhà Ẩn trong dân dã để mà đến Duyên

“Cơ sở nhi tri giả” 1.4* tuyên:

( : Cơ sở - nền tảng - nguồn gốc Tổ Tiên xưa để lại)

“Bách Việt Ngọc phả mật truyền Tâm thư” 1.5*

“Cổ Lôi Ngọc Phả” 1.6* cũng như Phổ Đường Nguyễn Tộc Thánh Từ 1.7* còn đây

Chú giải cổ sử đủ đầy “Thánh, Thần, Tiên, Phật” nơi này “Phong Châu”

Bách Việt Thiệu Tổ nhiệm mầu “Đường Thượng Nguyên Trưởng” cao sâu 1.8* vẫn còn ...

Huyền thoại - cổ tích Nước non Ẩn tàng gửi lại cháu con nối dài

Truyền thừa mật ngữ hậu lai Bách Việt Thiệu Tổ 1.9* Nguyên khai huy hoàng ...

Page 13: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

13

Chuyện rằng từ thuở Hồng Hoang Vũ Trụ - vô cực, hỗn mang khôn lường

Đến khi Trái Đất định phương Cân bằng động, Hệ Thái Dương qui tàng

Địa cầu nhẫn nại cưu mang Chúng sinh chung sống muôn vàn yêu thương

Thiên - Địa - Nhân, chuyển Vô thường “Đổi cực” 1.9*, “Hồng Thủy” 1.10*, tai ương bao lần

Sinh Linh ba cõi trầm luân Hoà đồng - tương hợp - tự thân giữ mình

Loài người bốn Kỷ quần sinh 1.11*

Trải bao biến đổi chuyển mình đi lên … Đông Nam Á cổ, một miền

Người xưa đã mấy vạn niên ở rồi

Cộng đồng “Bách Việt” 2.1* (百 粵?) một thời

Nối dòng Việt gốc, giữ nòi giống xưa “... Phả ghi: Hơn vạn năm thừa

Ba Vì - Tây Vực 2.2* Người xưa đi về Tản Viên Núi Tổ gốc quê

Biển lùi - Biển tiến 2.3* sơn khê vô thường Nước rút mở rộng quê hương

Dựa sườn đồi, núi mở đường vươn xa ... Bấy giờ người Việt cổ ta

Lôi Bàng - sông Tích 3* lập gia ở rồi

Đá ong - “Thạch Thất” 4* nhà đồi Bình An5* gốc cổ là Nôi “Việt Thừng” 6* (Việt Thường 粤 常)*

Chùa Long Vân 7* vẫn khói hương

Vân Lôi 8* đền cũ tỏ tường dấu xưa Vạn niên mộ cổ - giếng chùa 9*

Đôi tượng voi đá ong 10* xưa vẫn còn ... Nắng mưa chẳng nhạt lòng son

Đình xây ngói đỏ, đa tròn bóng xanh Mạch nguồn giữ mãi trong lành

Làng quê phồn thịnh yên lành nên thơ

Page 14: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

14

“Ông Bàn Cổ” (“Ông Tứ Tượng”) 11* dân vẫn thờ Từ trong tâm thức tỏ mờ uyên nguyên12 *

Hẳn rằng vạn cổ hữu duyên

“ĐẾ VƯƠNG LỊCH ĐẠI”13*vĩnh truyền đến nay

Bình Yên 5 * vùng đất xứ này “Cảnh Tiên” 14* Mộ Tổ, nơi đây cội nguồn

[Mộ Ngài “Nguyên Thuỷ Thiên Tôn”

Vạn năm lẻ vẫn trường tồn nước non] Chung quanh trăm (100) đống - gò con

Ẩn tàng cốt tích Tổ Tôn cùng thời ...

Để bí mật truyền đời con cháu Tích [ “Lôi Bàng” lưu dấu đồi cây:15*

…“ Bàng Tinh xưa loạn nơi đây Trăm (100) con phá phách, đất này chẳng an

Lạc Long Quân đến dẹp tan Xác chúng Hóa hết, lấp san đồi gò ...”

Truyền nhau bảo vệ chăm lo Cảnh Tiên Đền Tổ, giữ cho muôn đời ...”] 16*. . .

Chương 1: Địa Mẫu - Đế Thiên Phục Hy Cực Lạc Quốc - Nước Phật khởi thuỷ -

Bảy ngàn (7.000) năm trước đổi dời

Chuyển sang Cần Kiệm 17* gặp thời mở mang Buổi đầu Chủ Mẫu 18* đảm đang

Khai sơn phá thạch, sửa hang làm nhà Động đá cổ - dưới gốc đa

Mộ - Đền Địa Mẫu 19* nơi Bà ở xưa Đồi Cực Lạc 20* trải sớm trưa

Che hang, chắn gió, tránh mưa, một thời Mở mang Đế Nghiệp nối đời

Tích xưa “Đội đá vá trời” 21* nơi đây

“Nữ Oa” khăn vấn tóc mây Lỗ hang làm Ổ, dạn dày mưu sinh

Page 15: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

15

“Nguyên Thiên Tôn Bà” đăng trình “Tây Vương Mẫu” - Đạo quang minh diệu huyền

“Địa Mẫu Chân Kinh” lưu truyền Đạo hoằng khai mở mọi miền cõi dương

Tam nhật Mậu nén Tâm hương Hư Không Địa Mẫu 22* mười phương An lành …

Tiếp sau Cực Lạc nổi danh Địa Linh - Nhân Kiệt quần anh trong ngoài

“Đế Hoà” 23* xuất chúng thiên tài Phục Hy Đại Đế 24* là Ngài hoằng dương

Cỏ cây bện, tết y thường

“Việt Thừng” 25*(Việt Thường 粤 常) là gốc, tỏ tường dân ta “Thuỷ Tổ nghề lúa nước nhà

Hoà Hy: họ Lúa - cây Đa tích này” 26* Bát Quẻ 27a* vạch - Cửu Cung 27b* xây

Lục Kinh 27c* - Đạo Dịch 28 * của Thầy Phục Hy Minh Triết Việt gốc truyền đi

Thiên - Địa - Nhân, nhất thể vi thái hoà Muôn năm đơm nụ nở hoa

Công lao Khai sáng Ông - Bà, Thánh - Tiên” 29 *

‘Thiên Không Giáo Chủ - Đế Thiên Hư Không Giáo Chủ, lưu truyền đến nay’ 30*

‘Trời cao sánh với Đất dày “Vuông - Tròn” * Đạo Dịch gốc đây “Ông - Bà”

* Lí - Li 31*, chồng - vợ giao hoà Âm - Dương, Thái Cực * một mà là hai’ 32*

Đền Thiên Cổ * ẩn thờ Ngài Hy Sơn Miếu Tổ * hương đài núi mây

“Tây Phương cổ tự” * xưa nay 33* Kim Long - Cực Lạc, vùng này Địa linh

Lôi Bàng gốc tích phát sinh Tây Vực tuệ giác định hình nghiệm ra

Mênh mông trời đất bao la Núi chầu - sông tụ, gần xa yên lành

Page 16: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

16

Tản Viên sừng sững vây thành Suối nguồn, sông Tích, uốn quanh dáng Rồng 34*

“Tây Phương - Cực Lạc - Kim Long35” * Núi đồi lớp lớp xa trông chầu về

Thanh Long - Bạch Hổ lưỡng thê 36* Hai bên che chở, án về Sài Sơn 37*

Ngũ hành luân chuyển, vuông - tròn Bốn phương - tám hướng nước non qui về

Đất - Trời hoà quyện sơn khê [72 Bộ tộc 38 * một quê giao hoà

‘Việt Thừng*(Việt Thường粤 常), Tây Vực Tổ ta’ 39* Hoà đồng “Bách Việt”* rộng xa mọi miền

“Trăm bộ Chúa núi” - bình yên

Dân khang vật thịnh, khắp miền âu ca] Trong “Thần Độc Cước” 40* hiếu hoà

Ngoài “Phật Di Đà” 41a * giáo hoá chúng sinh “Đế Thính” 42* bảo vệ dân mình

“Đức Thiên Tôn” 41b * thấu Nghĩa Tình: Từ Bi Bao năm hương khói tụng trì

A Di Đà Phật! nhớ ghi tâm lòng Tây Phương - Cực lạc - Kim Long

Ba ngôi cổ tự bên trong vẫn thờ Tây Phương - chùa Thượng đến giờ Đôi câu đối chẳng phai mờ còn kia:

“Điếm thất truyền Kinh ngưng thử Địa

Tây Phương hữu Phật tín tư sơn” Hậu lai ghi nhớ công ơn

Tháng tư ngày sóc (1/4 âl), Hy Sơn giỗ Ngài Mộ phần Bảo Tháp, Bia cài

Tây Phương – Cực Lạc, lâu dài linh thiêng Phục Hy Đại Đế mối giềng

Muôn sau vẫn vững như Kiềng chẳng sai Tháng mười ngày thứ mười hai (12/10 âl)

Tổ Bà hiển hóa, linh bài: Diệu Vân Câu Lậu sơn đỉnh phong trần

Page 17: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

17

Bảy ngàn năm vẫn tri ân Đạo Nhà Mộ Thần Độc Cước tại gia

Trên đồi Cực Lạc nền nhà chùa xây Ông Tứ Tượng Miếu - Mộ đây

Kim Long sang, phía bên này bờ sông Mộ phần Đế Thính đồi trong43*

Tây Phương - Cực Lạc - Kim Long tụ về

Bao ngàn năm một miền quê’ 44*

[Nước Phật khởi thuỷ , sơn khê non bồng

Sắc - không, không sắc - sắc không A Di Đà Phật! niệm trong Ngân Hà

Thái Cực 45* - Ba cõi gần xa Tây Phương - Cực Lạc vẫn là hồn quê

Tử sinh tâm thức đi về Cõi Người bọt sóng bến mê vô thường

Thiện nghiệp tiếp dẫn mười phương Kiên tâm chính niệm mở đường siêu linh

Tây Phương Cực Lạc vãng sinh A Di Đà Phật giảng Kinh Niết Bàn …] 46*

Chương 2: Nước Viêm Bang Đế Viêm cùng Hữu Sào - Toại Nhân

khai sáng công cụ lao động lần thứ nhất-tăng sức sản xuất xã hội

Đế Viêm47* nối nghiệp giang san [Mở nhiều đột phá nhân gian lưu truyền

Dùi gỗ tạo lửa đầu tiên Là “Toại Nhân” đó Thánh Hiền sáng tâm

“Hữu Sào”* sào lỗ* cho dân Nhà trên cây nữa, giữ thân nối đời

Đóng xe, thuyền đi các nơi Đồ Vật thông dụng cử người lo chung

Luyện đất - đá, tạo lửa nung Công cụ thạch khí, đồ dùng gốm thô

Tập trung lớn ở cố Đô

Page 18: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

18

Mở mang phát triển cơ đồ khắp nơi] 48* [Quốc Oai đô hội một thời

Hoàng Xá động - xưởng, cứu đời còn đây] 49* Đế Viêm* + “Hoả Đức Tiên” 50* xây

Viêm Bang no đủ, ơn dầy chẳng quyên

Hữu Sào + Toại Nhân Thánh Tiên

Mở nền Kỷ, Nghệ lưu truyền rộng xa

Lửa thiêng biến đổi mọi nhà

Ngàn sau nhân loại ai mà dám quyên ...

*** Bấy giờ đệ tử “Hiến Viên” 51a*

Họ Hoàng, quê gốc ở miền Sơn Tây Theo Đế Viêm học nghệ 51b* hay

Ham nghề, hiếu học - người này trí cơ Trong ngoài tin tưởng ai ngờ

Hiến Viên đã tính trở cờ lâu nay

[Thấy Đế 47* già yếu, mưu bày

Cướp Ngôi thoán nghịch định gây cơ đồ “Hữu Sào”+ “Toại Nhân” hồi Đô *

Hiến Viên* hoảng sợ “giương cờ Đế Viêm”* “Tuần du phương Bắc viễn biên!” *

Nên đi thoát được; đến miền Thiểm Tây47* Đế Viêm mất tại nơi này] 52*

Người nằm đâu? hỡi Đất dày Trời cao ! ? [Vân du Hồn Đế lên cao

Cổ Nam về Tổ, nhập vào Động thiêng ‘Mây vàng’ Hoàng Xá sơn miên

Ba ngày vẫn phủ đỉnh Thiên non bồng Đền Mộ vọng, trước Cửa Đông

Khói hương tưởng nhớ, dằn lòng nguôi ngoai?! . . .] 53* Tháng tư mồng bốn (4/4 âl) giỗ Ngài

Sâu trong Tâm thức, Hương Đài lưu danh... Hoàng Hậu sau đến Phượng Thành Ở cùng con Cả, đất lành dựng xây...

Page 19: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

19

Kể tiếp Cố Đô nơi đây “Chùa Vàng” dựa núi nơi này chẳng sai

[Hoàng Kim tự * - Cổ Phật đài Có tượng Viêm Đế thờ Ngài anh linh “...Về sau “Tam Tạng thỉnh Kinh”

Qua đây lễ để đăng trình Tây Phương...”* Trải bao biến đổi vô thường

Chùa Vàng* còn đó, tỏ tường chuyện xưa . . .] 54* [Sài Sơn 34* dầu dãi nắng mưa

“Thiên Phúc tự”* với hồ xưa, thuỷ Đình * Nơi đây giáo hoá nhân sinh

Ba năm tu học thoát mình lập gia

Lạc Hầu, Lạc Tướng của ta Muốn làm quan, vẫn phải qua lệ này…] 55*

Cực Lạc - Hoàng Xá - Chùa Thầy

Thuở ấy luôn tụ đủ đầy quần anh Một vùng non nước như tranh

Quốc Oai 49* xưa chính Đô thành “Viêm Bang” 56*…

Chương 3: Đế Khôi (Đế Thần) mở ra thời đại Vua Thần Nông với Nông nghiệp bản

thể - căn gốc của mọi sự phát triển nhân sinh

Thăng trầm là cõi nhân gian Những năm sau nữa, phía Nam chuyển dời

Tiên Lữ - Đình Sở 57*- đất trời Phụng Châu 58* linh địa, một thời dân đông

Thần Nông 59* nối tiếp cha ông Vô Vi tự 60*, chùa Tiên Rồng 61* là đây Trầm Sơn 62*, chùa động 63* bên này

Bên kia Thổ Ngoã 64* sau này “Trăm gian” 65a*. . . Thần Nông khi nhỏ chẳng an

Cha bị phản; Mẹ nguy nan khôn lường Chợ Rồng Đất65 b*, chốn náu nương

Hữu Sào cùng Vợ yêu thương nuôi Ngài

Page 20: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

20

Lớn lên nối nghiệp chí trai Trăm bộ Chúa núi, phò Ngài tiến công

Đuổi Hiến Viên, định non sông Lập nên thời đại Thần Nông huy hoàng “Thổ Long”- Trung Vực65c * nhìn sang

Còn gò-Miếu, với ruộng làng Thần Nông Khu Mộ - Miếu cạnh bờ sông

Hữu Sào yên nghỉ + cộng đồng tư gia

Đình - Đền thờ nữa, chẳng xa Bên kia bờ rạch, nhìn ra sông này

Bộ Vũ Ninh65 d* ấy đến nay Đổi thành Chương Mỹ65 e *, vẫn đây thôn làng ...

Đế Thần 66* mộ giữa đồng quang “Cây Hoàng Anh” 67* toả lọng vàng chở che

Núi, đồi, sông, rạch chầu về Giữ “Mả Ông Kép” 68* nhạc quê yên bình

Mộ “Lão Long Cát” 69* đinh ninh

Cũng gần bên đó, nghĩa tình sóng đôi 70* Thầy Cha, Thầy cả con rồi

“Vô Vi tự” đấy là Nôi học hành Kể rằng: Nguồn cội lưu danh

Nơi đây chùa Đọ 71* đất lành bình yên Mộ Phật Mẫu -“Thích Quyền Quyền” 72*

Mẹ Đế Thần, vẫn an nhiên giữa Trời “Ân Quang Tháp”73* đá truyền đời

Tháng tư mồng một (1/4 âl) giỗ Người thiên thu ... Mạch Núi ấy còn nơi khí tụ

Cây xum xuê tán rủ tháng năm Đồi Thổ Ngõa 74* Tổ Mẫu nằm

Giữa làng “Tiên Lữ” 75* bao năm vơi đầy

Vợ Cả Thần Nông Mộ đây Hai chín tháng chín (29/9 âl) hóa ngày khói hương

Trải bao dâu bể vô thường Dòng Đế Thần 76*vẫn Triều Cương nối dài . . .

Page 21: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

21

“Tịch Điền” 77* lễ trọng chẳng sai “Văn minh lúa nước” * thờ Ngài Thần Nông

Từ xa xưa - Lễ xuống đồng Mà nay vẫn giữ, giống dòng Việt ta

Phương Nam bầu trời bao la “Sao Thần Nông” 78* ngự, giúp ta định thời

Chiêm - mùa phát triển nơi nơi Nền Nông nghiệp gốc, muôn đời âu ca

“Thần Nông bản thảo kinh” 79* nhà Luyện thuốc chữa bệnh, bôn ba cứu người

Nếm lá, tìm ra chè tươi Nay thành trà uống - công Người đầu tiên

Thuốc Nam 80*, “Trà Đạo” 81* - Tiên - Hiền

Gốc Thần Nông đó lưu truyền đến nay

“Chùa Trầm Hang” đó, xưa đây Giữa Kinh Đô Cổ 82a* đến nay vẫn còn

Mồng một tháng sáu (1/6 âl), dấu son Là ngày Ngài (Thần Nông) hoá, Phả còn khắc ghi

“Chính Nhân Minh Sứ”82b* trị vì Ngàn sau Bia miệng truyền đi chẳng mòn

Đế Thần - rạng rỡ nước non Thời Thần Nông ấy vàng son muôn đời . . .

Chương 4 : Từ Đế Tiết - Đế Thừa

đến Đế Minh và Tam Toà Đức Chúa Ông Khởi vận Hồng Bàng, mở mang bờ cõi.

Mạch nguồn tiếp nối chẳng ngơi Nghiệp Cha: Đế Tiết 83* xây đời vinh quang

Cùng em trai mở rộng sang Qua Chu Diên 84*, nhánh Hát giang đấy rồi

Đất Tương 85* đầm phá, bãi bồi Trị thuỷ ngăn mặn, gò đồi mở mang

Page 22: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

22

Công Người khai khẩn đất hoang Tôn Đức Thánh Cả - Thành Hoàng làng “Đôi” 86*

Con trai không có truyền ngôi Chuyển em kế nghiệp tiếp rồi mở mang

Đế Thừa 87* phát triển vinh quang

Sở Minh Công 88* chỉ gốc làng Sở (楚) xưa Mộ phần Đế Tiết (Thánh Kỳ) nắng mưa Hoa Vàng Thuần Lãm, nay chưa xây gì !?

Đế Thừa hai (2) Vợ - Phả ghi Tiên Châu khu Mộ, giờ thì còn đâu ?!

Trường học, cột điện lấn đầu Hai khu Mộ ấy tầng sâu vẫn còn ...

Dân Thuần Lãm (Phú Lãm) vẫn sắt son Tháng Giêng mồng chín (09/01) lễ tròn cả hai*

Đại Tế Lễ, đám rước dài

Mở mang bờ cõi, Đức - Tài dấu in Nơi đây sâu lắng niềm tin

Đền - Chùa vẫn đó uy nghiêm phụng thờ Thánh Kỳ - Thánh Hai 90* chuyển cơ Để con cháu mở cõi bờ mênh mông ...

* * * Ba con của Sở Minh Công

Nghi Nhân - Minh Khiết - cặp Rồng sinh đôi Nguyễn Long Cảnh nữa út rồi 91*

Tam hùng hào kiệt đến hồi định minh Đông -Tây chẳng sợ Nghê, Kình

Bắc - Nam phát triển, nước mình an bang Ba Ngài giúp Cha mở mang

Hồng Bàng đến vận ẩn tàng sinh sôi “Đế Minh” 92* anh Cả nối ngôi

“Đế Nghi” - “Cổ Bắc” đôi hồi lại qua 93* “Ba Công Long” gắng phò Vua 94* Yên bình thuở ấy bốn mùa núi sông

“Bách Việt Thiệu Tổ” 95* giống dòng

Page 23: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

23

Tôn Vinh “Tam Phủ Công Đồng” 96* nước ta [“Định Công” - có “chùa Liên Hoa” Đế Minh phần mộ chính là nơi đây

“Khương Đình”, quê vợ hai xây Đất vườn Chùa cổ - khu này Mộ Vua] 97*

“Thái Khương Công Pháp” chẳng thua Là “Phong Lôi trận” kế thừa về sau ...

“Phúc Đình” tên tự nhiệm màu

Thờ “Phúc-Lộc-Thọ”** chữ đầu là đây

Ba Vương: “Xích Quỹ” thời này

“Minh Khiết Dực Thánh” đến nay vẫn thờ ... “Nghi Nhân” đảm lược trí cơ

Mở mang phía Bắc cõi bờ dài lâu

Cổ Bắc Đế Nghi mở đầu Làm Vua nước Sở - Ô Châu*, ít về 98*

Đế Lai con Cả hồi quê 99*

[Đế Ai là cháu, cận kề nôi ngôi Nhánh Đế Nghi cũng luân hồi

“Cổ Bắc” truyền nối, lâu rồi thành quê “Sở Hùng Thông* dựng sơn khê

Xuân Thu chiến quốc nghĩ về lương dân” Rồi Lão Lai tử* Hiền nhân...

Vẫn dòng dõi ấy nay lần về đâu? Tiên Hiền Bách Việt cơ cầu

Cổ Nam - Cổ Bắc ai sầu chuyện xưa

Thăng trầm trải mấy nắng mưa Muôn đời ghi nhớ Người xưa Tiên Hiền ...

Còn “Nam Thiên Vương” 101* Phả biên

“Đại Lý Vương Quốc” an nhiên Chúa vùng Tự nhập “Xích Quỷ” lo chung

Thái Sư - thao lược tận trung Nước nhà “Công - Chính - Nghiêm - Minh” hùng ca

Vững bền non Nước Phúc Nhà Tổ Tiên Một đời Vua Sáng - Tôi Hiền

Page 24: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

24

Vợ Cả, La Nội mộ yên khu Đền

Ba trai đều bậc Tiên Hiền “Ngài” (Nguyễn Long Cảnh) về qui ẩn ở miền đầm, ao

Thanh Trì Đất rộng - Trời cao Sông Tô uốn lượn hoà vào Nhuệ giang

Xuôi về Đại Áng phía Nam Mộ - Đền Cổ Nguyệt (Nguyệt Áng) 102a* ở làng, cửa Tây

Thờ Nguyễn Long Cảnh nơi này Lý Lang Công Đại Vương 102 b* đây lưu truyền ...

Ngàn sau Bia - Phả không quyên Tượng Ba Ngài* ngự các Đền suy tôn

Trải bao bĩ thái Càn - Khôn “Tam Giới Thiên Chúa”103 a* Quốc hồn “Thượng Tiên”

Mười hai, tháng hai (12/2 âl) thường niên Các Đền tế lễ, lưu truyền đến nay

Hai mươi tháng hai (20/2 âl): Đản ngày “Tam Toà Đức Chúa Ông”103 b* đây trường tồn ...

Chương 5: Sa Môn Phật Giáo Việt cổ Quốc Đạo Nước Xích Quỷ và cách mạng công cụ lần thứ

hai - đỉnh cao sức sản xuất xã hội

Trở lại thời ấy mạch nguồn Cha truyền con nối sắt son định rồi

Đế Minh khi mới ở ngôi Có vợ chính thất, tên Người “Ngoan Nguy” 104*

Dòng “Thần Long Đỗ” 105* ân - uy “Vân Lôi” 106* quê gốc, thiên di Tây Hồ

Nghi Tàm - Xuân Đỉnh điểm tô Nông - Ngư phát triển Ngõa Hồ lâu nay

Đạo sinh Tạo Hóa sắp bày Khuê Thư Nguyễn Đỗ, đến ngày chuyển cơ

Duyên Trời kết tóc xe tơ Sao Ông Nguyệt Lão lập lờ anh - em? ! 107*

Lòng ngay gửi chốn cửa Thiền

Page 25: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

25

Trung trinh hướng thiện, dẫu duyên bẽ bàng Nguyễn Minh Khiết - Đỗ Đoan Trang 108* Ông - Bà sinh một Hoàng nam khác người

Nguyễn Quảng - Lộc Tục 109* ra đời Tiết rằm tháng tám (15/8 âl)* sáng ngời ánh trăng

Gió Thu nâng cánh Chim Bằng

Đung đưa trái bưởi tròn căng , trĩu cành

Động Tiên núi đá mây xanh *Ngày sinh 15/8 âl là theo sưu tầm khảo cứu của Tiến sĩ Lã Duy Lan

[Hai mươi ngày Đản, rạng ngời tháng hai (20/2 âl) Khí Xuân dung dưỡng Anh Tài

Đi qua rét lộc, rét đài vẫn xanh

Động Tiên 200* núi đá mây lành

*Ngày sinh 20/02 âl là theo biên dịch của dịch giả Hà Khắc Khoan…] Tuổi thơ nhuần thấm Đạo hành Thiện Duyên ...

Mẹ cùng các Cậu quan chiêm Cửa Thiền Khai Ngộ một miền Linh Quang

Gốc từ “Đạo Dịch” ánh vàng Nâng tầm Tuệ Giác Pháp Đàn độ sinh

Sa Môn Phật Giáo Việt 201* mình Sa Bà Giáo Chủ 202* đăng trình từ đây

Phú Lão-Lạc Thủy Duyên may Hoà Bình gốc cổ nơi này truyền xa

Xưa đến nay niệm Phật Bà Bồ Tát Hương Vân Cái 203* - dân ta theo Người ... [Bài khai Hương/tán lư hương trong các kinh điển Phật Giáo :

“Lô hương sạ nhiệt Pháp giới mông huân

Chư Phật hải hội tất giao vân Truy xứ kết tường vân Thành ý phương ân

Tri Phật hiện toàn thân”

“Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha tát” ! (3 lần) ] 204*

Niệm chú Bát Nhã Ba La Mật Đa: “Yết Đế ! Yết Đế ! Ba La Yết Đế ! Ba La Tăng Yết Đế !Bồ Đề Sa Bà Ha ! Ma Ha Bát Nhã Ba La

Mật Đa !”(3 lần)

Page 26: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

26

Thuở ấy Xích Quỷ đẹp tươi Ba Vương hòa hợp, Đạo - Đời hỗ tương

“Ốc Tổ” là bậc Thánh Vương Phong Đô đắc địa muôn phương tụ về

Bồi hồi Cực Lạc nhớ quê Đến nay Đạo Việt nẻo về Giác Tâm

Hoằng khai gốc phải ươm mầm Kinh Dương Vương quyết nâng tầm dựng xây

“Đại Bi tự” 223* Ba La đây “Lôi âm Bảo Sái” nơi này “Đế Kinh” 224*

Vua muốn Giáo hoá quần sinh 202* Thỉnh Mẹ từ Động Tiên linh200* Đạo hành

Mênh mông mây trắng - đồng xanh Chùa xưa hiển hiện Cửa Lành mở ra

Bao người theo “Bụt” (Buda) 226* lại qua

“Sa Bà Giáo Chủ” 202* chính Bà nơi đây

“Bà La Môn” 227* cũng Đạo này Đất “Tam La”cổ 228* - chùa nay đâu rồi?!

Còn đây Miếu - Mộ Người thôi

“Bát Nhã Ba La Mật” 229* muôn đời Tâm Kinh

“Yết Đế, Yết Đế” Đạo mình “Ba La Yết Đế” Tâm Minh Ngộ rồi

“Ba La Tăng Yết Đế” thôi Bên kia Bờ Giác, luân hồi sạch không

“Bồ Đề Sa Bà Ha” đồng Thành tựu Tuệ Giác liên thông Niết Bàn

“Ma Ha Bát Nhã” siêu phàm “Ba La Mật”, Phật Mẫu đàm “Tâm Kinh”

Vô Thượng Thần Chú Đại Minh Chuyển Pháp Mật Tạng: Tâm mình “Úm Lam!”

Rằng “Nam mô” sạch cõi phàm “Tát đa nẫm tam miệu tam một đà”

“Câu đê nẫm đát điệt tha”

“Án Chiết Lệ Chủ Lệ” ta sáng lòng

Page 27: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

27

“Chuẩn Đề Sa Bà ha!” thông “Bộ Lâm!” Minh Định sắc không Tịnh Đàn . . .

*Mật Tạng bộ 3-No1077-tr185-tr186: Phật thuyết “Pháp Thất câu đê Phật Mấu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh” nói chú là: - “Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam một đà câu đê nẫm.Đát điệt tha: Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề Sa Bà Ha !”

Chúng sinh chẳng kể hèn sang Tín thành Tâm niệm, vẻ vang nẻo về

Qua được bến Giác - bờ mê Nhờ Hương Vân Cái - Chuẩn Đề Mẫu đây

Biết bao Chư Phật sau này Thành tựu Tuệ Giác, tỏ bày tri ân

Tháng tư ngày tám (8/4 âl) xoay vần

Đản sinh Phật Mẫu Hương Vân đến ngày Hoá nhật rằm tháng bảy (15/7 âl) nay “Vu Lan” – “xá tội” tích này mà ra ...

Phật Mẫu còn tám (8) em mà 230* Phò Vua dựng Nước mở ra đổi đời

(“Con cóc là Cậu Ông Trời Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho !”) 231 *

“Bát Bộ Kim Cương” 230* công to

Pháp - Bảo - Điền khí luyện lò dụng công Đánh Ma Mạc, giữ non sông

Tử Di Sơn có góp công tám (8) Ngài

Vũ khí đồng kết đức tài Trong ngoài phối hợp nối dài chiến công

Trống Đồng báu vật Tổ Tông Quốc - Nhân - Thiên - Địa, đủ trong đấy rồi

Bốn bên mặt trống cóc ngồi Dấu Tổ nghề đó, 232* cứu đời nghĩa nhân

Kính [“Thượng báo tứ trọng ân” “Hạ ... tam trừ khổ”] 233* cho dân muôn nhà

“Gò Thiềm Thừ” đất Ba La 234* [“Phương phần bảo vật” đây là Mộ xưa

Page 28: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

28

“Nghiễm nhiên Vạn cổ” nắng mưa Hai bia con cóc Đền xưa câu thề “Chi hạng Lưu hương” sơn khê

“Thiên thu thường tại”] 235* Kinh đề Kim Cương 236*

Cứu khổ Ba La mở đường Phổ cúng Giàng ấy bốn phương tụng trì “Bát Bộ Kim Cương” (niệm) thỉnh đi

“Quyến - Sách - Ái - Ngữ”, gia trì yêu thương ...

Chương 6: Thời đại Kinh Dương Vương Nối vận Hồng Bàng Thị - mở nước Văn Lang

Nhân sinh Thiên - Địa hoằng dương

Lộc Tục 120* khôn lớn, lên đường giúp Cha Tử Di Sơn đánh Mạc Ma 205*

Kinh Châu – Dương Việt đất là phong “Vương” Tài cao chí lớn mở đường

Lập nhiều công tích lo lường gần xa Tận Tâm tận lực phò Cha

“Chú + Cậu” 206* trợ giúp Nước - Nhà bình an

Thuở ấy cương vực mênh mang Cha - Chú - Cậu - Cháu - họ - hàng chung lo

“Dương Tử giang” 207* Bắc cõi bờ Mênh mông Nam Hải dương cờ phía Đông

Cực Tây - Ba Thục cộng đồng 208* Phía Nam giáp với Chiêm - dòng Hồ Tôn 209*

Đế Minh truyền ngôi cho con Cha - Chú - Bách tộc đồng tôn Đức – Tài

“Xích Quỷ” 210* ( ) núi lớn - sông dài Địa cầu mạch chủ chẳng sai đất lành

Mười lăm Bộ 211* tụ quần anh

“Kinh Dương Vương” (涇陽王) “Phúc Lộc” danh muôn đời 212*

“Tam Đa” chữ “Lộc” này thôi

Page 29: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

29

Tranh , Tượng thờ tự, đến hồi định minh

Tam Đa hiển hóa anh linh

Phúc – Lộc – Thọ , Tổ Tiên mình Người ơi !… Kể rằng khi ở Ngôi Trời 213*

“Phong Châu” 214*, Người định Đô rồi an bang

Địa giới Bắc: Chu Diên giang

Phía Nam giáp với Nam Sang hoà hài Đông: Bể Nam Hải chẳng sai

Tây: sông kéo dài giáp nẻo Trầm Sơn

Đồng bằng – Rừng – Biển, đâu hơn ? Sông ngòi chằng chịt, ruộng vườn, đồi, ao

Nông - Lâm - Thuỷ sản dồi dào Phong Châu cẩm tú với bao thôn làng [Bến Ong, Bạch Hạc, Ngân Giang *

Xuôi xuống Động Lãm vòng sang Huyền Kỳ Chinh Lương, Nhân Trạch nhớ ghi] 215*

“Bến, Bãi Ong” 216* - chữ là gì ? : “Phong Châu” ! Bác Lãm - Quang Lãm qui chầu 217*

“Nhà Trên” “Hoa Cái Sơn” 218* đầu Vân Lôi Núi xưa ba (3) cấp phân ngôi

Cửu Cung Bát quái, định rồi dựng xây* Trên cùng Đền Thượng xen cây

Tam Toà Đức Chúa Ông, đây nơi thờ Cấp hai Đền Trung Dương cơ

Ốc Tổ*- Ngũ Vị* phối thờ chính đây

Cấp ba bao bọc nơi này Đất hình tám cánh sen vây ôm vòng

Suối nhỏ uốn lượn nước trong Hai hai (22) Đền - Sở, đây Long, Qui chầu

“Bát Diệp Thừa Tương”*Phong Châu

Trung Tâm linh khí nhiệm mầu Nam Bang

Hai tư (24) “Trung Đường” 219* mở mang Xung quanh đủ bảy hai (72) làng 220* chẳng dư

Page 30: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

30

“Nam Thiên thất thập nhị từ” 221* Đình Do Lộ vẫn còn “thư tịch” 222* này . . .

Hồng, Bàng, Thị ở nơi đây Kỳ hoa dị thảo, sắp bày tự nhiên Ba giống cây quí lưu truyền

Đều cho quả ngọt diệu huyền Phong Châu Phía Đông bờ bãi nối nhau

Biển nông, đầm, phá rất giầu cá tôm Thủy triều lên xuống sớm hôm

Chim muông tụ hội bãi cồn hàng giang Thuở ấy Hồng Hạc nhiều đàn

Đại Bàng biển, lượn nghút ngàn trùng khơi *Chim Hồng Hạc đẹp,duyên dáng hiền hòa,chung thủy, bay rất giỏi( hàng trăm Km);được coi là một trong những loài động vật trung thành sẽ di chuyển cùng nhau khi gặp các mối nguy hiểm đe dọa; chim con sẽ được nuôi bằng một loại sữa giàu chất béo và protein được sinh ra từ trong đường ruột của chim bố mẹ. Chúng sống ôn hòa, không có kẻ thù và gần như không bị săn đuổi. **Chim Đại Bàng Biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm,tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao.

Trống Đồng ghi khắc cả rồi Cây lạ – Chim quí đây thôi Hồng - Bàng

Nay còn “Hồng Xốm” Đình làng Xoay vần Biển cạn; Thị, Bàng về đâu ? ! …

Lôi Phong* chín (9) Họ buổi đầu Họ Nguyễn đến trước bắc cầu trung cung

Tiếp sau mỗi Họ một vùng Tám (8) Họ tám (8) hướng hợp cùng mở mang

Thuỷ Tổ Cửu Tộc rõ ràng

Những Người mở Đất lập làng xưa đây Đắp bờ cát lọc thành dầy

Khử phèn, ngăn mặn, ao đầy nước trong Người Việt Thường, vẫn ghi lòng

Cái thời ăn nước Ao trong “Việt Trì” Đào khe dẫn nước sông đi

Chín (9) Họ chín (9) suối định kỳ tưới tiêu Hoa màu tươi tốt phì nhiêu

“Cửu Tuyền” khi ấy lập nhiều kỳ công Sau này gọi là “Cửu Long”

Toà Tượng Mồ Mả Cha Ông Việt Thường

Page 31: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

31

Lưu tồn dấu tích định phương “Phong Châu đồ bản”* minh tường chuyện xưa

Khắc lên đá cổ truyền thừa Sa Pa thung lũng nắng mưa chẳng mòn

Mường Hoa bãi đá dấu son Tổ Tiên để lại cháu con nhiều điều ...

Hồng Bàng – Xích Quỹ hùng siêu Một Thời rực rỡ, lập nhiều Kỳ Công

Muôn sau con cháu Tâm đồng Kinh Dương Vương đã nối vòng Càn-khôn

Ngọc Hoàng Cửu Nghũ Chí Tôn “Ông Trời”- “Ốc Tổ”, Phả còn khắc ghi

“Nam Bang Thánh Tổ” niệm đi Vua Cha Ân Đức gia trì muôn phương …

Kể tiếp Mộ “Kinh Dương Vương”212*? Qua bao thật giả, lo lường, trước sau Kinh ghi “Hoa Nhụy” 237* tầng sâu

Huyệt mộ chữ “Vạn” 238 bốn đầu vào ra 239* Ở ngay Vân Lôi (Vân Nội) 240* chẳng xa

Trung tâm Xốm cổ 241* ấy là Phong Châu Có Bia ghi rõ từ lâu242*

“Xích Quỹ” 210* Quốc Tổ, mở đầu “Kinh Vương ...” 243* Mười lăm tháng tám (15/8 âl) cõi Dương

Ngày sinh Thánh Tổ Nam Phương Đức Ngài Hai nhăm của tháng mười hai (25/12 âl)

Ngày Hóa Thánh Tổ, Linh Đài khói hương ... [Âm phù hiển hóa mười phương

Thỉnh “Đức Ông”* được muôn đường khang ninh Thế Tôn, A Nan đăng trình

Lành thay!!! chứng nghiệm định minh tỏ tường...]* * * *

Các vợ của Vua 212* yêu thương Bà Cả “Long Nữ” 244* cương thường vẹn hai

Con “Động Đình Quân” 245* chẳng sai Từ Nam Dương Tử 207*, sông dài - Hồ sâu

Page 32: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

32

Tào khang vạn lý nhiệm mầu Về làm dâu đất Phong Châu 214* linh đài

Trăm năm tơ tóc trúc - mai Năm trai sinh được đức tài song song

“Hoàng Hậu Xích Quỹ” 246* đồng lòng “Sơn Hà Xã Tắc” giúp chồng dựng xây

Đường Lâm - Bất Bạt, xưa đây 247*

Phát triển nghề mở đất này tằm tang

“Bà Chúa Tằm” 248* của muôn làng “Quán Xích Hậu” 249* đó, ẩn tàng tích xưa

“Đăng Ngạn” 250* bao quản nắng mưa “Lôi Phong” 251* nối Động Đình xưa câu thề

Nước non vạn lý sơn khê “Thượng Ngàn Thánh Mẫu” 252* đi về hiển linh

Trọn đời Trung - Hiếu - nghĩa - Tình Đến khi Người hoá ẩn mình Văn La 253*

[Giếng cổ với ba cây đa Sau “Miếu Xích Hậu” 254* Mộ Bà tầng sâu !?

Cõi người lắm nỗi cơ cầu Vẫn mong xây lại? nhiệm mầu khói hương ! ...] 255*

Ngày Giỗ mùng ba tháng ba Lễ “Miếu Xích Hậu”- giếng, đa trước Đình

Tết bánh Trôi - Chay nước mình Là lễ cúng Mẫu Thánh Minh Thượng Ngàn ...

Cơ duyên “Phúc – Lộc” định an Năm con nối nghiệp rỡ ràng trước sau

Nguyễn Khoản - Sùng Lãm (Lạc Long Quân) nhiệm mầu 256* Nghiệp Cha nối tiếp mở đầu Văn Lang 257*

Nguyễn Huề phú quí chẳng màng Gắn bó rừng núi, bản làng khang ninh

[“Ngũ Vị Tôn Ông” - nghĩa tình “Chầu Bà Tứ vị” - dân mình thờ theo] 258*

Thuở ấy trụ cột chống chèo Năm người 5 việc tuân theo Cha mình

Page 33: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

33

[Nguyễn Nghiêm - Thần Gió* anh linh Thiên tai địch hoạ, hết mình chăm lo Nguyễn Quyền - Thần Mây* công to

Lương thực ngũ cốc ấm no mọi nhà

Nguyễn Huề - Thần Chớp* gần xa

Khai thác lâm sản vẫn là nghề xưa

Nguyễn Bé được tôn Thần Mưa 259*

Giữ cho thời tiết bốn mùa yên an Nguyễn Khoản (Lạc Long Quân) - Thần Sấm* rõ ràng

Trị thuỷ - khai thác, mở mang cõi bờ Ngũ Phúc Tinh Quân* gây cơ

Ngũ phương Yết Đế * phụng thờ là đây...] 260*

Chương 7: Lạc Long Quân - Quốc Mẫu Âu Cơ, nối tiếp dòng giống Tiên - Rồng

Kể tiếp: Sùng Lãm 256*(Lạc Long Quân) công dầy

Cha truyền ngôi báu dựng xây cơ đồ “Phong Châu” - Tổ Địa 214* kinh đô

“Văn Lang” 257*(文郎) quốc hiệu điểm tô sử vàng Mười lăm Bộ 211** vững giang san

Đế Lai (con trai Đế Nghi) 261* khi ấy “Cổ Nam” tìm về Cùng “Âu Cơ” xuống thăm quê” 262*

Phong Đô văn vật khéo mê lòng Người Cơ duyên như đã mỉm cười

Đế Lai ở lại các nơi tu hành 263* [Chùa Huyền Nhạc* giữa đồng xanh

“Bác Lãm trại - Long Biên thành”] 264* ngày xưa [Lên “Tây Phương” nữa, nắng mưa Sài Sơn quyết chí sớm trưa tu hành

Đế Lai quả vị viên thành “Như Lai Phật Tổ” lưu danh non Sài

Giúp Tất Đạt Đa* hậu lai

Page 34: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

34

Đắc Đạo thành Phật nối dài đến nay

Khi hoá Người (Đế Lai)* ẩn Núi này Khói hương thành kính xưa nay phụng thờ...] 265*

Còn Long Quân gặp Âu Cơ

Rồng - Tiên hội ngộ, xe tơ duyên Trời Nước Non rừng biển nơi nơi

Âu Cơ - Sùng Lãm rạng ngời núi sông

Sinh thời Quốc Mẫu 261* dụng công Phát triển tơ tằm bãi rộng: Tiên Châu 266*

Chăm lo quân đội công đầu Tôn “Bà Chúa Lính” 267* đời sau đồng lòng

Còn Hùng Long Quân 256* thần thông Trừ ma, đuổi quỷ, yên lòng muôn nơi*

Diệt Bàng Tinh đã kể rồi “Lôi Bàng” gốc Tổ an Nôi “Việt Thường”...

Xưa Lý Ngư Tinh nhiễu nhương Làm hại Ngư Phủ, ngăn đường vào ra

Đông Hải nổi sóng can qua Long Quân bày trận Ngư tà mắc mưu

Diệt trừ quái, giải oán cừu Hà Nam - Phủ Lý danh lưu ẩn truyền ...

Hồ Tây danh địa diệu huyền Nguyên xưa núi đá cổ miền Hồ Tinh

Cáo chín đuôi hại dân tình Long Quân dâng nước, Nghê - Kình bủa vây

Hồ Tinh bị triệt chết ngay “Đầm xác cáo” chính là đây Tây Hồ ...

Tứ Linh Địa bọc Phong Đô

Lôi Bàng Đất Tổ, Tây Hồ tiếp sau Trầm Lĩnh nữa rất nhiệm mầu

Bốn là Phủ Lý ngõ hầu chẳng xa

Page 35: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

35

Vạn năm đã có dân ta Năm vùng Linh Địa ai mà dám quyên

Long Quân truyện tích lưu truyền Hiển linh biến hóa diệu huyền khắp nơi

Vua sáng hành đạo thay Trời “Lạc Long Quân” được muôn đời gọi “Cha” 268*

Cuối đời qui ẩn Bình Đà 269* Ba Gò - Đồng Thượng: Mộ là Thổ Long 270*

Đây an thê thiếp cũng đông Mạch nguồn linh địa giữa lòng Phong Châu

Hai tám tháng hai (28/2 âl) nhiệm mầu Là ngày Ngài (“Lạc Long Quân”) hoá, Ân sâu ghi long

Thụy là “Hùng Lãm” chân “Long”

Tự ghi “Phúc Thọ” trọn vòng “Tam Đa”*

“Phúc-Lộc-Thọ”* thờ mọi nhà

Tích xưa Nguồn Cội, truyền xa giống dòng …

Bình Đà đại lễ hồi Long Hàng năm nô nức Đình trong - Đền ngoài ...

Còn “Tết Đoan Nghọ” hỡi ai Là Giỗ Quốc Mẫu Linh Đài Âu Cơ

Mùng năm tháng năm (5/5 âl) Dân thờ “Vía Bà” ngày ấy đến giờ “Đoan Dương”

Khi hoá Đồng Láng*- Mộ thường Về sau Cát Táng cõi Dương Đạo - Đời

Chùa Tường Quang* trở thành nơi Mộ Quốc Mẫu giữa Đất - Trời mênh mông ...] 271*

Chương 8: Nước Văn Lang trong Thời đại các Vua Hùng

Muôn năm công đức Tổ Tông Giữ gìn lãnh thổ, núi sông quê nhà

[Mạch nguồn cội rễ dân ta Vẫn là dòng giống Mẹ - Cha: Tiên - Rồng

Âu Cơ Quốc Mẫu khai thông

Page 36: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

36

100 Vua Nhà Hùng, nòi giống dài lâu “Hùng Quốc Vương Lân” * 雄國王, là đầu “Phúc Tâm” tên chữ, nguyện cầu hiển linh

Dư hai trăm năm đăng trình Cả thời mở ấy, Thánh Minh rõ ràng

Miếu thờ ở Thắng Lãm Trang Mộ Ngài Mả Đế, cuối làng Vân Lôi (Vân Nội)

Hai tám tháng năm (28/5 âl) giỗ rồi “Hoàng Trung Nhân Lý Hậu” ngôi Tổ Bà

Mộ tại Đồng Trúc, Tiên La Hoá ngày hai sáu, Giêng (26/01) là tháng Âm

Phúc Thiên - Phúc Địa ươm mầm “Phúc Tâm” truyền nối mạch ngầm muôn sau

Nhà Hùng huyết mạch nhiệm màu Văn Lang Quốc hiệu, nối nhau trị vì

Hai ngàn năm lẻ (2.662 năm ?) qua đi Trăm Vua*vẫn đóng Đô kỳ Phong Châu] 272*

Vua trước đẻ ra Vua sau Không phải “một bọc”, nhắc nhau chớ nhầm

Lòng Người nay còn phân vân Huyền thoại – Sự thật, trầm luân lâu rồi

Mở lòng đón nhận được thôi Di tích – Miếu Quán, đến hồi định minh

Phả ghi thờ cúng Chùa - Đình Trăm Vương huyết thống hiển linh nhiệm mầu …

[Nước non vận hội bể dâu Thiên tai địch hoạ, mưu cầu lợi danh

Các Bộ có khi tranh giành Vua kém tài đức, dân lành tổn thương

May có mười tám (18) vị Vương

Đức - Tài đầy đủ đảm đương cơ đồ

Niềm tin vẫn tụ Phong Đô Mười tám Thời Đại*, điểm tô sử vàng

*Mỗi một thời đại có một Vua tiêu biểu mở đầu tiếp sau còn có nhiều Vua nối nhau trị vì cho đến khi mở ra thời đại kế tiếp. Thời gian và số Vua của các thời đại theo tự nhiên, nên không giống nhau .Các Vua của 18 thời đại nói chung cũng như trong từng thời đại nói riêng đều cùng huyết thống dòng dõi cha truyền con nối

Page 37: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

37

Bảo toàn - kiến tạo - mở mang Vươn ra Biển lớn đem hàng giao lưu

Xuống Nam, lên Bắc đã nhiều Châu Phi, Châu Mỹ; thảy đều từng qua Hải hành* truyền thống dân ta Giàu sang phát triển mở ra thịnh cường …

Người Việt tỏa đi bốn phương Nay thành Đại Tộc; cố hương có về ? !

Cội Nguồn non nước sơn khê Đình, Chùa, Miếu , Quán chốn quê – thôn làng

Ngàn sau Dân Việt - Văn Lang Niệm Tên nguyện nhớ muôn vàn yêu thương:

“Quốc” “Kiến” “Hoa” “Nghi” “Quân” vương Đến “Chiêu” “Nghi” “Vĩ” “Định” đường kiên “Trinh”

“Võ” “Việt” “Triệu” “Anh” “Triều” đình “Tạo” “Hỗn” “Duệ” kết đinh ninh lời thề

Thống nhất non nước sơn khê Muôn dân trăm họ nhớ về Hùng Vương * 273*

* * * [Chuyện xưa lại kể cho tường

Âu Cơ sinh bọc trăm Vương như Thần ? * “Nhất bào - Bách noãn” Thiên ân

Bởi 100 Vua hoá: Mộ phần Phong Châu ! “Cửu vĩ đầu tinh” nhiệm mầu

Là chín (9) Miếu - Quán - Mộ sâu ẩn tàng: Mả Đế Vân Nội, khang trang

Quán Miếu số một, cạnh làng gần thôi

Hơn bảy mươi Vua đây rồi Anh Linh Thiên Cổ Chính ngôi Miếu Đường

Chúa Tể vĩnh viễn nhất phương

Hoàng Anh* cổ thụ soi gương mắt Rồng

Khí Thiêng: Nam - Bắc - Tây - Đông

Giữ cho huyết mạch Lạc Hồng dân ta Miếu Quán tiếp theo chẳng xa

Page 38: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

38

Hai (2) Văn Phú đó, Văn La ba (3) rồi Động Lãm số bốn (4) đây thôi

Năm (5) Trinh Lương nữa, sáu (6) ngôi Huyền Kỳ Bảy (7), tám (8) Bác Lãm ân uy

Chín (9) hai Mộ Tháp, nội suy đủ rồi !

Chữ Tâm chứa hết cả thôi * “Nhất bào bách noãn” đây rồi chứ đâu] 274*

Chuyện dân gian Việt thuộc làu Vẫn cần thấu hiểu, ý sâu ẩn tàng

Phả ghi việc Họ - việc làng Chỉ nói người chết, luận càng phải tinh

Huyền thoại - dân gian nước mình Hàm chứa sử - phả, lý tình khúc nhôi 275*

[Nói trăm con, một bọc thôi Ý là một gốc, thờ rồi hiểu ra

Đồng bằng - sông - biển, theo Cha Năm mươi (50) Vua ấy dân ta thờ Thần

Hà Bá - Thổ địa hộ dân Long Thần - Đình Miếu, sông gần - biển xa

Năm mươi (50) theo Mẹ - Đạo nhà “Sơn Thần, Thổ Địa” hoặc là “Quan Ôn”

Phụng thờ ở chốn núi non Xưa nay dân Việt mãi còn khói hương “Bách Thần Sơn Thuỷ” Tổ Đường

Trăm Vua Hùng đấy, mười phương phụng thờ. . .] 276*

Lại kể Nhà Hùng chuyển cơ [Vua cuối Phả chép bấy giờ “Duệ (My) Vương” 277*

Cả trăm năm 277* * vững cương thường Về già nghiệp quả vô thường - đa đoan

Thời ấy Ba Thục bất hoàn

Page 39: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

39

Cần Tướng ổn định an toàn biên cương (Thục Phán - Hào Trưởng xứ Mường

Buổi đầu khởi nghiệp quê hương Hoà Bình)] 288 a* Triều Hùng tin tưởng giao binh

Lạc Tướng Ba Thục, tự mình kế sâu Gây dựng lực lượng đối đầu

Lấn dần từng bước, mưu cầu thoán ngôi Duệ Vương khi ấy già rồi

Vương quyền danh lợi lắm người mưu toan Hai mươi con trai hàm oan

Từ người Tỳ Thiếp (vợ bé) 288 b* lăng loàn gian manh Sáu nàng Công chúa tinh anh

Cũng bị hãm hại, dân lành hoang mang Mong cứu sự nghiệp vẻ vang

Truyền ngôi con rể Tuấn Lang thay mình]278a*

Sơn Thánh - “Tả” - “Hữu”278b*trung trinh Lập nhiều công tích hết mình giúp Vua

Cơ Trời vận nước hơn thua Xoay vần bĩ thái nắng mưa thường tình

Tuấn Lang là bậc anh minh Biết Phán đoạn nghĩa dứt tình cướp ngôi

Nhà Hùng giữ đã khó rồi Lại lo dân nước đến hồi lao đao

Cùng Vợ (Ngọc Hoa công chúa) thu xếp thấp cao

Để không hệ luỵ vướng vào oan khiên [Nào ngờ chính sự đảo điên

Từ bà vợ bé (Tỳ Thiếp) mạo quyền Duệ Vương (My Vương) Trong ngoài sắp đặt lo lường

Cô - cháu phối hợp mọi đường, bủa vây Mưu gian đến cơ vận này

Nào còn ai dám tỏ bày chính - nguyên Thục Phán nôn nóng cướp quyền

Ra tay bức hại Vua hiền - tôi trung] 279* Vậy là bĩ vận Nhà Hùng ? !

Thế cuộc đã chuyển bi hùng - bể dâu ! …

Page 40: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

40

Điểm lại Hồng Bàng từ đầu Dư hai ngàn tám (2800? 2822?) năm lâu đủ dài

“Ốc Tổ” (Kinh Dương Vương) mở vận chẳng sai

Một trăm linh tám (108 Vua) Anh Tài nối nhau

Vua - Tôi gìn giữ trước sau Bách Việt thuở ấy, đứng đầu Thánh Vương

“Thiệu Tổ Bách Việt”* - Từ Đường Vẫn còn lưu giữ, minh tường vinh quang ...

Gốc từ Cực Lạc – Viêm Bang Phát triển tiếp nối, lan sang mọi miền

Hải hành thế giới đầu tiên Văn Minh truyền bá, Tiên Hiền mở mang

Lập bao kỳ tích vẻ vang Mười tám (18) Thời đại rỡ ràng đỉnh cao

Bốn phương giao hảo ra vào Mười lăm bộ vẫn kết giao hiếu hoà

Giang sơn toàn vẹn - gần xa Dân khang vật thịnh, nước nhà yên an

Hồng Bàng đến hết Văn Lang

Thời oanh liệt đó, vẻ vang muôn đời Tri ân công đức biển - trời

Muôn năm dân Việt khắp nơi phụng thờ

Cho nên trong Phả ghi thơ:

[“Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương 212 * Nhất thống sơn hà thập bát Vương

Dư bách Đế truyền thiên cổ tạc Ức niên hương hoả ức niên phương”] 280 **

Đến nay linh hiển minh tường

“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”* muôn đời

Di sản Văn Hóa loài Người Nhân loại kính ngưỡng Đạo Đời dâng hương !!!

Page 41: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

41

Phả còn minh định tỏ tường:

Trung Vương bậc “Thánh” Miếu Đường uy nghi

Bản Sư Thích Ca Mâu Ni (là Ốc Tổ)

Nam Bang Thánh Tổ 212*- nhớ ghi Phật Đài Cùng với Phật Tổ Như Lai (là Đế Lai)

Phật là Tiên Tổ, nguyên khai Đạo Nhà

[Toà Cửu Long chùa Việt ta Thờ ở Tam Bảo (chính là) Ông Cha Việt Thường] 281*

A Di Đà Phật mười phương Nam Vô Phật Chuẩn Đề Vương Mẫu Hoàng

Tâm Kinh Bát Nhã Hào Quang Pháp mầu nhiệm ấy rỡ ràng cõi Dương

“Sôi Kinh - nấu sử” cho tường

Kinh là Sử đó - mở đường Nghĩa Nhân …

Chương 9: Lược kể một vài truyện, tích cổ chép trong các Ngọc phả và thư tịch

về thời Hồng Bàng - Văn Lang

TRUYỆN TRẦU CAU VÀ TRUYỆN KIỀNG BẾP – ĐẦU RAU

Truyện cổ - huyền thoại trong dân Ẩn tàng thông điệp tỏ dần mai sau

Trước Văn Lang: “Truyện Trầu Cau” Và “Truyện Kiềng Bếp - Đầu Rau” lưu truyền:

“Đế Thừa” thời ấy diệu huyền Song sinh một cặp , hữu duyên hai Ngài

“Minh Khiết” - “Nghi Nhân”, trẻ trai Anh Tài tuấn tú như hai Tiên đồng

Page 42: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

42

Hai giọt nước, khác biệt không? !

Đều ham du ngoạn, xuống Đông lên Đoài Nghi Nhân một bữa vãng lai

Tây Hồ gặp được anh đài khuê thư Cùng Ngoan Nguy*, ước bấy chừ

Hẹn ngày tái ngộ tiệp dư gia đường ... Lần sau Minh Khiết đơn phương

Tình cờ gặp được Đỗ Nương* hòa hài

Nghỏ lời mong kết Trúc Mai

Tiểu Thư khi ấy tưởng Ngài Nghi Nhân Thuận lòng duyên hợp Châu Trần

Hai Ngài trình bẩm một lần Mẹ Cha Đế Tiết - Đế Thừa cười khà: ...

“Anh Cả lo trước, rồi là đến em !” Nghi Nhân vâng mệnh, chẳng xem

Giúp anh lo việc sớm đem dâu về Kiệu hoa Gia đáo cập kê

Em ra chào Chị, trăm bề rối ren

Té ra “Chị Dâu” là “Em” Người từng đã hẹn, ước nguyền kết đôi

Mộng duyên ấy, lỡ hết rồi Ông Tơ Bà Nguyệt, hỡi ôi phong trần ...

Chị dâu khi ấy phân vân

Người này sao giống mười phần chồng ta

Sau rồi ăn cơm cả nhà

Ai cầm đũa trước nghĩ là chồng đây ... Thoi đưa thấm thoắt tháng ngày

Nhầm lẫn khó tránh, đã gây buồn phiền Cả ba sau rõ chuyện riêng

Chồng thiếu tin tưởng, Vợ hiền nghĩ suy

Nghi Nhân khi ấy ra đi “Chiên Đàn” (Man chiềng) lập trại, sầu bi nguôi lòng

Minh Khiết nạp Thiếp song song

Page 43: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

43

Phai nhạt vợ Cả, tình nồng vợ hai

Hai Bà đều có con trai Kế vị, trưởng, thứ - đúng, sai thói thường ? !

Bà Cả đảm lược nhún nhường

Trong hoàn cảnh đó chọn đường đi tu

Cùng chín (9) Cậu, cháu vân du Động Tiên, Lạc Thủy phòng Trù định an ...

Bấy giờ Nghi Nhân bàng hoàng

Vần xoay con Tạo, dở dang cả rồi

Lòng u uẩn, chẳng đôi hồi Xin lên Cổ Bắc lập Ngôi trị vì ...

Chuyện Xưa kể lại lâm li Nay thành cổ tích vân vi truyền đời

Hai Ông, chỉ một Bà thôi Xưa nay Kiềng vẫn vững ngồi ba (3) chân

Đầu Rau Ông Bếp trong dân Ba hòn, ba cục vẫn cần có nhau

Bếp dù biến cải Tây, Tàu Thổ Công - Táo Bếp muôn sau vẫn Thờ

Cưới hỏi xưa, đến bây giờ Cau - Trầu mâm lễ Bàn Thờ quyên đâu

Mẹ chồng mà chẳng đón Dâu Ôm Bình Vôi lánh, lúc sau mới về ?

Đâu chỉ “quê thói - đất lề” (Đất Lề - quê thói !) Đạo Việt ứng xử mọi bề vì nhau

Tình nồng, vôi quyện trầu cau* Duyên trần chưa hết, kiếp sau luân hồi

“Truyện Trầu Cau” tích này thôi Ngàn năm thêu dệt, răn đời nghĩa nhân ...

Âu Cơ với Lạc Long Quân Phải chăng “Tần Tấn” duyên trần tái lai ... ?

Muôn năm ân nghĩa sắc tài Xoay vần Con Tạo, hòa hài trước sau...

* * *

Page 44: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

44

Quay về Văn Lang n g õ h ầ u

Một thời rực rỡ, rất giầu chuyện xưa

Lược kể vài chuyện truyền thừa

Tích nào có trước ta đưa lên đầu . . .

“ T R U Y Ệ N T H Á N H G I Ó N G ” Như “ T ruyện Thánh Gióng” nhiệm màu

Một “Tứ - Bất - Tử” ngàn sau phụng thờ:

… ‘Hùng Vương thứ sáu (6) bấy giờ (trong các tích truyện có bản ghi là HV thứ 3)

Vùng Đại Ơn 282* giặc dương cờ Bạch quân 283*

Mắt xanh, tóc bạc, mũi bần Da trắng bệch, lại bắn cung rất tài

Chèo thuyền, tay chân dẻo dai

Khi ẩn, lúc hiện bên ngoài Thạch Linh 284*

Nhiễu nhương, sát hại dân mình Kỳ thị-tàn ác động binh hại đời

Gây thù chuốc oán khắp nơi

Tộc Lão 283* tai ác, Đạo Trời chẳng dung

Quang Lãm làng Gióng trong vùng Có chàng tuổi trẻ anh hùng Nguyễn Cương

Con trai Công Chúa 285* - mà thường Bởi Cha - Mẹ chẳng được Vương tác thành

Không màng phú quý lợi danh Sống trong dân, với phúc lành nghĩa ơn

[Ba nong cà - bảy nong cơm Ngọc thực 7 Tổng, Gióng (là tiếng) Nôm tên làng

Chữ là Đồng phủ (ấu phục) lái sang

Phù Đổng thuở ấy cưu mang bấy chày

Thủ lĩnh trẻ trâu vùng này] 286 *

Xin Vua đánh giặc - sắp bày Hoả công

Cánh đồng lau sậy mênh mông

Page 45: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

45

Bỗng thành biển lửa tấn công kẻ thù

[Thạch Linh thành khói mịt mù

Cả vùng Chương Mỹ, giặc thù sạch không

Tận sức - tận lực lập công

Ngài hoá - lưng ngựa tại đồng Sóc đây

Thiên Quan - Thanh Lãm đất này] 287*

Miếu - Mộ “Ông Sóc”, đến nay vẫn còn

Tháng tư mồng tám sắt son

Ngày Giỗ Ngài đó cháu con phụng thờ

Thánh Gióng - linh ứng chuyển cơ

Thiên Vương Phù Đổng, dân thờ muôn năm

Truyện thật một trăm phần trăm

Đã thành huyền thoại ngàn năm nhiệm mầu …’

TRUYỆN “SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY” Truyền thừa Đạo Lý cao sâu

“Lang Liêu” Hiếu Nghĩa, bền lâu Vuông - Tròn

(con trai thứ 18 của Vua Hùng)

[“Bánh Giầy - Bánh Chưng”]* sắt son

(bánh giày, bánh Dầy, bánh Dày)

Là chuyện lựa chọn được Con Đức - Tài

Vua Hùng thứ sáu (hay thứ 7?) truyền Ngai (Ngai Vàng)

Mở thi ẩm thực, “Lang Trai” (con trai Vua Hùng) tự làm

Sơn hào hải vị Bắc - Nam

Của ngon - món lạ, trân cam rất nhiều

Đến Mâm Lễ của Tiết Liêu (Lang Liêu-con thứ 18)

Bánh Giầy tròn trắng, mỹ miều ở trên

Bánh chưng dưới, buộc lạt mềm

Bốn sợi Giang nhỏ, trên nền Dong xanh

Chín ô vuông, thấy rõ rành

Cửu Cung Việt Dịch - Đạo hành Tổ Ta

Dâng lên Vua, bánh chế ra:

Page 46: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

46

Nếp, hành, đậu, thịt, muối, là dân gian

Luộc lâu, nhỏ lửa, bền gan

Kết Tinh - Trí - Lực - Tâm - Can Đạo Nhà

Tròn trên, vuông dưới sắp ra

Thành đôi, liên kết đây là Đạo Sinh

Đất vuông, tám hướng hữu tình

Trời tròn vời vợi cao minh ôm vòng

Âm - Dương một cặp song song

Ông - Bà, Cha - Mẹ đẹp lòng cả thôi

Vua Hùng nghe - thấy lạ rồi

Yêu cầu bóc bánh mọi người cùng ăn

Tiết Liêu chiết lạt sợi tăm Lá Dong bóc lửng, dây nằm lớp lang

Hai sợi chéo, hai sợi ngang

Đĩa chồng, lật úp, lá mang ra ngoài

Kéo dây chéo trước chẳng sai

Ngang sau: tám miếng hình hài như nhau

Dụng Tâm tình lý cao sâu

Công bằng - bình đẳng dài lâu vững bền

Miếng bánh lớp xanh in lên

Tượng Thiên bao khắp mọi miền phong vân

Giữa: hành - thịt - đậu là Nhân

Nếp là tượng Địa, bọc cân vuông rồi

Thiên - Địa - Nhân cả đây thôi Bánh Chưng, lạ miệng ăn rồi chẳng quyên

Bánh Giầy trong cặp hữu duyên

Cắt qua Tâm thấy Thiên liền Địa Nhân

Dụng Tâm ứng xử rất cần

Thiên Thời - Địa Lợi - được Nhân Thái Hòa ... Mọi người thán phục xuýt xoa

Cặp Bánh ngon, lạ, giao hòa cao sâu

Page 47: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

47

Vua Hùng chẳng để đợi lâu

Phán truyền Ngôi báu đứng đầu Lang Liêu Về sau biến cải cũng nhiều

Giầy Dò, bánh tét ... bao nhiêu luận bài

Nhưng Đạo Việt Dịch chẳng phai

Âm - Dương Tạo Hóa hòa hài bền lâu ...

TRUYỆN “SƠN TINH – THỦY TINH”

Hùng Vương mười tám (18) nhiệm mầu

Với bao truyện tích, đời sau lưu truyền

Ly kỳ - Bi tráng - Hữu duyên

Nhân văn - Đạo lý - lợi quyền, từ Tâm

Phả ghi việc thật, tránh nhầm

Chính - Tà, Thiện Ác, gieo mầm hậu sinh

Kể chuyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh”

Vua Hùng kén rể, định minh rõ rồi

Sơn Tinh - Nguyễn Tuấn thắng thôi

Thủy Tinh - Thục Phán, khôn nguôi hận sầu ...

Thánh Tản tài đức cao sâu

Kiên Thần Tả - Hữu, phò chầu giúp Vua

An dân, trị Quốc bốn mùa

Giữ gìn cương vực, thi đua tài bồi

...“Thao giang thủy nhiếu cư Nhân hộ

Tản Lĩnh vân du nhập Đức Môn

Nhật noãn Tiên Cúc Thư cảnh sắc

Phong hòa nguyệt quế phún thu linh

Hát Giang tam lộ phân cẩm thủy

Nghĩa Lĩnh quần sơn tự Cổ Lôi”... (Thơ trong Ngọc Phả)

Vua giao Thánh Tản nối Ngôi

Thục Phán trở mặt, thế rồi chiến tranh

Cầu viện, mưu chiếm “Phong Thành”*

Page 48: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

48

Lập Đồn, chiếm đất, hoành hành nhiều nơi

Vua nghe Thánh Tản cho vời:

Linh Lãng Công ngụ ở nơi Châu Hồng

Con cầu tự của Ngư ông

Võ - Văn tài giỏi, tinh thông hơn người

Vua phong Đại Tướng - mệnh Trời

Chỉ huy thủy - bộ nhằm nơi giặc thù

Quân Thục dồn lực - mật khu

Vây hãm, quyết liệt, rối bù hai bên

Đất - Trời bỗng cuộn mây đen

Quân Thục hoảng sợ, ta liền phản công

Thục Phán thua, chẳng cam lòng

Yên bình trở lại, Vua phong thưởng nhiều

Trong đó đặc biệt hùng siêu

Hy sinh lẫm liệt khi tiêu diệt thù:

“Đông Hải Đại Vương”* thiên thu

Truy phong tước hiệu, lập khu phụng thờ

Động Lãm: Đền - Mộ đến giờ

Linh thiêng hương khói tỏa mờ uyên nguyên

Ngài là Phò Mã, kể thêm

Xích Vân Công Chúa ngày đêm đợi Ngài

Khi nghe tin dữ chẳng sai

Tự mình tuẫn tiết theo Ngài hợp song

Mộ - Đền Hạ Vực giữa đồng

Nguyễn Phục - Bạch Tước bên chồng, Đền riêng

Tất cả nay vẫn linh thiêng !!! ...

Chuyện xin kể tiếp mối giềng Thánh siêu:

… Đại Tướng (Lĩnh Lãng) một bữa tiêu diêu

Đến khu Huyền Nhạc, nói điều linh thiêng*

Dân tình hiểu được mối giềng

Rồi Ngài hóa hiển về miền Thiên Cao

Vua, tôi cảm kích anh hào

Page 49: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

49

Về nơi Ngài hóa, Tế, trao sắc bằng

Phong tặng “Đại Vương Lĩnh Lãng

Chánh Linh Đại Thánh” kỵ vàng phục y

Tháng 5, lế Vọng (15/5) hành trì

Miếu thờ hương khói chuẩn y lệ rồi ...

***

Thục Phán dã tâm cướp ngôi

Cùng với Cao Lỗ (Nỗ), Hầu Lôi phản thần

Xây Thành Ốc, dụng Nỏ Thần

Thánh Tản biết được âm thầm phản công

Bạch Kê núi ở giữa sông

Đỉnh thắt cổ bồng, gần sát thành Loa

Người thường không thể vượt qua

Anh em Sơn Thánh*+Ngọc Hoa vẫn vào Anh em Sơn Thánh* gồm: Thánh Tản Viên - Cao Sơn - Quý Minh

Đột nhập đêm, từ trên cao

Phá Thành, gần sáng vượt hào thoát ra

Cứ xây lại đổ như ma

Quân Thục bí mật dò la, vu hồi

Phục binh bắt giết hết rồi

Bi hùng kể lại khôn nguôi lệ nhòa ...

Sơn Thánh + Công Chúa Ngọc Hoa

Mười tám tháng tám (18/8 âl) Thành Loa hóa rồi

Phía Bắc, sát Thành: Mộ Đôi

Là gò Bái Vọng, sau rồi có Thơ:

… “Loa Hải tận trung lưu hiển tích

Phúc Nguyên Phò Mã đáo Thanh Khê

Ngọc Hoa tiết liệt toàn chung thủy

Vạn đại lưu truyền tích Bạch Kê”…

Đỉnh đồi Thổ Ngõa an về

Mộ - Miếu Thánh Tản, bốn bề gió mây

Cao Sơn - Quý Minh, gò cây

Page 50: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

50

Núi Trầm, ao trước Đình này: Long Môn

Mộ phần đến nay vẫn còn

Tiên Hiền nước Việt sắt son chẳng nhòa ...

*** Ở trên mới điểm Tinh Hoa

Còn bao Tướng Sĩ tham gia hóa rồi

Bao Đời binh lửa nhiều nơi

Võ, Văn, Nghệ, Kỷ ... nhiều người tham gia

“Sơn Tinh - Thủy Tinh” nước nhà

Lưu truyền Mồ mả Ông Bà Tổ Tiên

Sơn Tộc - Thủy Tộc, mối giềng

Sau theo cấp bậc, qui riêng xa gần

Đã là “Sơn Thủy Bách Thần”

Thảy đều qui tập mộ phần Phong Châu

Thủy Tinh - Sơn Tinh ở đâu

Hóa về nơi ấy qui chầu thảnh thơi

Địa danh Thủy Tộc nhiều nơi

Ngư liền Kình, Ngạc tiếp thời Trạch, Chiên ... (Ngư Kình, Ngạc Ngư, Trạch Ngư, Chiên Ngư, gò Con Cá Vàng ... )

Sơn Tộc có khắp mọi miền

“Đống Hổ”, “Đống Mã” chân liền “Đống Voi” ...

Dân gian tự luận mà soi

“Thiên Nga”, “Mục Tỉnh”, hẳn hoi “Giải Kỳ”...

“Hoàng Anh Mộc Đống” nhớ ghi

Lưu danh Mồ Mả hậu kỳ không quyên

Đây là thông điệp ẩn truyền

Giữ Đạo thờ cúng Tổ Tiên Nước Nhà ...

TRUYỆN “TIÊN DUNG – CHỮ ĐỒNG TỬ”

Kho tàng chuyện cổ của ta

Tiên Dung - Chàng Chử cũng là chuyện hay

Hùng Vương mười tám (18) trước đây

Tiên Dung Công Chúa một ngày đầu thu

Page 51: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

51

Thuyền Rồng xuôi nước vân du

Khúc Giang bãi nổi, che dù tắm Tiên

Sắp bày Nguyệt Lão xe duyên

Đúng nơi Chàng Chử ngại phiền ẩn thân

Biết là duyên nghiệp Châu Trần

Công Chúa chủ động, ân cần kết giao Chứng Tâm Trời - Nước - Trăng - Sao

Một đêm ân ái, Thiên Cao có ngờ Thục Phán, Cao Lỗ chực cơ

Bao vây, phóng hỏa, phớt lờ ngay gian

Giết ngay chàng Chử cự can

Tách Tiên Dung, lập mưu gian sắp bày Tâu Vua rằng loạn dân này

Đã dám xúc phạm ngâu vầy Tiên Dung

“Chứng cớ”cho thấy bất trung

Thần đã giết hết, trừ hung họa này !?...

Thục Phán mưu tính lâu nay

Lấy Tiên Dung - được kế hay trong ngoài

Công Chúa biết rõ oan, sai

Tỏ bày đã khó, lâu dài chẳng an

Quyết lòng xuống tóc qui an

Ở chùa Hương Tích, khổ nàn mong qua

Thục Phán - Cao Lỗ chẳng tha

Đốt chùa thiêu hết, nói là hỏa tai

Than ôi ! bĩ vận trần ai

Dấu tích Mả Thí* địa đài bi thương ... Dấu tích Mả Thí*: khu nghĩa địa cổ ở địa giới giữa ba làng Vân Nội – Văn La – Văn Phú, nay ở

khoảng giữa 2 phường Phú La và Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội.

Dân xây Ô Quán (Quán Quạ) khói hương

Mồng bảy tháng bảy (7/7ÂL) lệ thường Thuyền Hoa

Phú Lãm, Đại Hữu nhập hòa

Rước hai (2) Bài Vị xuôi Đò Ngân Giang

Đoạn sông Khúc Thủy cuối làng

Bắc cầu tre nối thông sang hai bờ

Page 52: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

52

An hai (2) Linh vị Quán Ô

Một đêm hương khói tỏ mờ linh thiêng

Hôm sau rước trở về Nguyên*

*Trở về chổ cũ, nơi vẫn thờ 2 Bài vị ở Phú Lãm và Đại Hữu

Cầu tre tháo dỡ, “Chử - Tiên” về Trời ...

Mấy ngàn năm chẳng xa vời

Chuyện xưa có thật nay thời lại không

Ngân Giang khúc xạ sông Hồng

Bãi giữa Khúc Thủy thành đồng Khoái Châu* ...

Dương gian chưa đủ nhiệm mầu

Nâng tầm Vũ Trụ - cao sâu Ngân Hà Ô Thước đầu quạ trọc ra

Cứ năm đến hẹn, kết là Cầu thôi

Ngưu Lang - Chức Nữ gặp rồi

Vợ Chồng Ngâu vẫn mong hồi mưa Ngâu ....

Cổ tích - huyền thoại nhiệm mầu

Đều có gốc rễ cao sâu ẩn tàng

Bể dâu biến cải nhân gian

Cốt Hồn Việt vẫn vững vàng dài lâu ...

Chương 10: Thục Phán - An Dương Vương và nước Âu Lạc

Kể tiếp Văn Lang đoạn sau

[Âu Lạc tiếp nối - đứng đầu: Thục Vương

[Bấy giờ Bắc Quốc chiến trường

Bảy(7) nước tranh bá, liệu đường tính sao ?] 289*

[Dựng lên Thành Xoáy (ốc) xây cao

“Bảy Giò” dựa núi, ra vào, giáp sông] 290*

Làm mãi mà thành chẳng xong

Bởi luôn bị phá, dân lòng chưa yên

[Sau nhờ Thần Quy mới nên

“Linh Quang Kim trảo”] 291*, vững bền thủ công

Page 53: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

53

“Phong Khê - Khả Lãm” 292* giáp sông

Vua có “Thành Xoáy” (ốc) * giữa lòng Phong Châu 214*

Tướng Cao Lỗ 293* góp công đầu

Gạch múi cam kết, móng sâu vững bền

[“Hệ thống Nỏ Thần” bắn tên

Da trâu - Dây Nỏ bện, bền lại dai

Lẫy Nỏ móng Rùa chẳng sai

Tên đồng mười (10) mũi, ống cài phóng ra

Lũy thành xoáy - mở dần ra

Liên châu cài đặt, thủ mà lại công …] 294*

[Hơn hai trăm (>200-TCN), trước lịch công

Nhà Tần xâm chiếm cộng đồng phương Nam

Năm đạo quân - Tướng tham lam

Đồ Thư - hiệu uý - cử làm chỉ huy

Tràn xuống Bách Việt thị uy

Năm vạn binh ấy hiểm nguy khôn luờng

Rất nhanh, chiếm đất Lục Lương

Đông Nam 3 đạo hợp đường Phiên Ngung

Hai đạo Tây Nam lùng nhùng

Đào kênh, xẻ núi qua vùng hiểm nguy

Dân Ngũ Lĩnh chẳng sống quỳ

Liên tục chống trả, có khi giả hoà

Nhà không - vườn trống lùi xa

Địch (Nhà Tần) Nam tiến mãi, quay ra khó về

Cạn lương, khí hậu khác quê

Tây , Âu, Điền Việt … bốn bề bủa vây

Đồ Thư bị giết vùng này

Nhân dân Ngũ Lĩnh chung tay diệt thù

Thuỷ Hoàng mất - Tần rối mù

Sơn Đông nổi dậy phục thù các nơi

Chục năm đánh chiếm hại Người

Giờ Tần thua chạy, đáng đời sài lang

Page 54: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

54

Tần suy; Hán nổi Lưu Bang

Lo Hung Nô, lại trấn an chư hầu

Bách Việt chưa thuộc vào đâu] 295*

[Nên Nhâm Ngao mới khởi đầu ly khai

(Nhâm Ngao, Nhâm Hiếu, Vương Hiếu là các cách dịch Phả khác nhau cho tên một người...)

Cùng Triệu Đà tính trong ngoài

Lập nước Nam Việt lâu dài một phương] 296*

[Tiếp tục đánh An Dương Vương

Thuỷ bộ phối hợp hai đường bao vây

Công phá Thành Xoáy (ốc) nhiều ngày

Biết không thắng được, bèn quay nghị hoà] 297

Hai bên kết nối thông gia

Cho Trọng Thuỷ ở rể nhà Thục Vương

Mỵ Châu - Trọng Thuỷ yêu đương

Mối tình trong sáng, ai lường kế sâu

Đến cơ, Trung - Hiếu làm đầu

Nỏ Thần tráo lẫy “phép mầu” hoá không

Cha giết con, vợ lìa chồng

Thục Vương hết nghiệp, đã trông thấy rồi

Năm chục (50) năm Vua ở ngôi 298*

Thành Xoáy (ốc) bị chiếm, Nước rồi cũng xong

Triệu Đà thắng, Thục Phán vong

Mưu sâu kế hiểm - đau lòng hai con

Mỵ Châu - Trọng Thuỷ chẳng còn

Thành Loa (Xoáy) giếng Ngọc - Mộ con ngậm ngùi 299*

Cuộc đời đắng - ngọt, buồn - vui

Bể dâu biến đổi, dập vùi nhân tâm

An Dương Vương cũng thăng trầm

Công tích sự nghiệp Quốc Quân dân thờ

[Mộ phần Vân Nội, ẩn cơ

Sau “Nhà Triệu Tổ”, qua bờ đường ngang …] 300*

Page 55: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

55

Chương 11: Triệu Vũ Đế dựng nước Nam Việt

Tiền Sử Nước Việt sang trang Đến triều Nam Việt mở mang cõi bờ

[“Triệu Đà” (chính là) - Nguyễn Thận (Lý Thận) bấy giờ

Là con Hùng Dực Công*, cơ vận tàn Hùng Dực Công* là em trai Hùng Duệ Vương - lúc này là cuối Vận Nhà Hùng

Sớm mồ côi Mẹ, gian nan Bị mẹ kế Mẫu làm càn đuổi đi

Cha nghiện rượu chẳng giúp gì

Sống cùng Bà Ngoại hàn vi qua ngày

“Nhâm Ngao” thấy tướng mạo hay (Chữ có hai phiên âm: “Hiêu” và “Ngao”; lại có người dịch là Vương Hiếu?)

Thu xếp* Nguyễn Thận, sắp bày trong quân

Tiến cử từng bước dần dần

Thành con nuôi của Giám - Thần Triệu Cao

Đánh Hung Nô rất anh hào

Tần phong Hiệu Úy, công lao Triệu Đà (Thánh Chèm nức tiếng gần xa

Là Lý Ông Trọng - Úy Đà này đây)* *Một số tài liệu Trung Quốc (như “Quảng Dư Ký”, “Đại Thanh Nhất Thống Chí”, v.v.)

chép là Nguyễn Ông Trọng

Cơ Trời như được sắp bày Tần sai đánh Thục, vận may cận kề

Nhâm Ngao tâm vẫn nguyện thề

Giúp cho Nguyễn Thận quay về giành Ngôi

Như chương 10 đã kể rồi

Vây đánh Âu Lạc, đôi hồi khó phân

Bởi Thục Phán có Nỏ Thần

Nhâm Ngao chết bệnh, thêm phần khó khăn Bình giang thời ấy cách ngăn

Hai bên dàn trận nhiều lần giằng co

Tương kế - tựu kế, liệu lo

Giành được thắng lợi, công to con đầu (Trọng Thủy)

Page 56: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

56

Nội trị, đối ngoại chư hầu Quân - quyền, dân - nước kết cầu chung riêng

Sắp bày thu xếp mối giềng

Sau khi thắng lợi, lập riêng cơ đồ

Nước Nam Việt - Phiên Ngung Đô

Đất đai gần kín bản đồ Văn Lang

Xưng Triệu Vũ Đế * đàng hoàng

Nam Việt Hoàng Đế * sánh ngang Hán triều] 301* *Các Danh xưng của Triệu Vũ Đế khi lập nước Nam Việt

Truyền ngôi: Triệu Hổ 302* cháu yêu

Về Phong Châu gốc Vương Triều Hùng xưa

Bao năm chìm nổi, nắng mưa

Truân chuyên dựng nước cho vừa lòng dân

Hoàn thành Quốc nghiệp - Quốc ân

“Nam di Đại Trưởng Lão” thần về quê 303*

*Danh xưng của Triệu Vũ Đế khi về dưỡng già ở thành Khả Lãm – Phong Khê

Ở thành “Khả Lãm - Phong Khê” 291*

Giữ ngôi báu, cháu thường về thăm Ông ...

Ngót trăm năm giữ non sông

Năm đời truyền nối Lạc Hồng vẻ vang ... Nhà Hán xâm lấn giang san

Đại quân năm đạo tham tàn bủa vây

Phiên Ngung binh lửa tràn đầy

Lữ Gia Thừa Tướng phá vây mở đường

Phò Vua dũng cảm can trường

Cùng đường tử trận, nêu gương cứu đời

Quân Nam Việt tản nhiều nơi

Nhiều năm sau vẫn không ngơi phục thù . . .

Nước nhà vận bĩ, rối mù

Hậu duệ Nhà Triệu: Tây Vu xây thành

Xa Luỹ nay là Đông Anh

“Tây Vu Vương” tự xưng danh một vùng

Page 57: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

57

Mười bốn năm tỏ lòng Trung

Cơ-Vận-Lực yếu cáo chung “Vương triều”

Mộ trong thành chắc cô liêu

Bởi đời nay nói: “Vương Triều Cổ Loa”... ***

Còn bao sự tích nhạt nhòa Tiên Hiền Đất Việt giao hòa tiêu diêu

Xả thân vì Nước rất nhiều

Mộ phần có được bao nhiêu qui về

[Mộ Triệu Vũ Đế * gần kề

Đình Vân Nội *, gốc Bồ Đề nhìn sang

Không xa Thành Xoáy cuối làng *

Thành không còn nữa, ẩn tàng móng sâu] 305*

Mộ Triệu Văn Vương (huý Hồ)* đời sau

Đưa về Tây - đất Phong Châu: Linh Thành*

Lăng Minh Vương (huý Anh Tề)* vẫn lưu danh

Là Bảo tàng cổ ở thành Quảng Châu

Chôn theo Ngọc Tỷ nhiệm mầu Một trăm mười bốn (114) Ấn đâu? có còn ? !

Vần xoay biển cạn, non mòn Hai Vua sau cuối, mộ còn ở đâu ?

Ai Vương, Dương Vương bể dâu !?

Nào ai tính được trước sau cho tròn !? …

Chương 12: Hai Bà Trưng Phất cờ khởi nghĩa, khôi phục giang san, tiếng thơm lừng vang Bách Việt.

Trở lại vận mệnh nước non Nước tuy đã mất, vẫn còn lòng dân

Sau Lữ Gia, có nhiều lần

Các nơi vẫn chống Hán quân bạo tàn

Đất Lôi Phong 214* của Trời Nam

Nhà Hùng Định306* có hai (2) nàng đẹp xinh (Lý và Huệ)

Page 58: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

58

Võ - Văn - tài - sắc - nghĩa - tình

Trên có anh Cả (Khổng Khắc) 307* ẩn mình giúp cho Dưới còn Khổng Chủng 308* em lo

Được Mẹ Man Thiện 309* luyện cho chu toàn Quân Sư Năng Tế 310* lo toan

Chu Diên tướng sĩ hợp đoàn Mê Linh 311* Giặc vây đàn áp nghĩa binh

Lạc Tướng Hùng Định 306* hy sinh chống càn Trường kỳ kháng chiến gian nan

[Kết giao Họ Đặng, bảo toàn dài lâu Đặng Lý (Định, Nghiêm ?) - Trưng Trắc tình sâu

Trưng Nhị lại lấy anh đầu Đặng Xuân] 312* Bấy giờ lực lượng nghĩa quân

Hợp đoàn tập luyện, nên cần thời gian Hạ Bằng 313* lập cứ chống càn

Giặc đến, ta đã đánh tan vài lần [Tô Định 314* giở thói “Chiêu dân”

Mời ngay đại diện nghĩa quân “nghị hoà” Một vì nghĩa khí quân ta

Hai để chuẩn bị gần xa chu toàn

Đặng Lý (Định ?) + Đinh Lượng một đoàn *Trước khi khởi nghĩa thì Nguyễn Trình Nghiêm (Lý? Định? khác nhau do các bản dịch) là em Nguyễn Trình Xuân lấy Trưng Trắc, còn Nguyễn Trình Xuân là anh lại lấy em là Trưng Nhị. (Sau này để tránh Mã Viện đàn áp Anh em Nguyễn Trình Xuân đổi họ là Đặng Xuân, Đặng Diễn, Đặng Tiến, Đặng Trần.)

Vào Phủ Tô Định, mất còn sợ chi ! Giặc mua chuộc chẳng được gì

Bèn chuốc rượu độc, Lượng thì gục ngay

Đặng Lý (Định?) vung kiếm ra tay

Bị tên bắn trúng, thoát vây chạy về; Khổng Chủng đón anh hôn mê

Vết thương quá nặng, hồn về qui tiên …] 315* Quân thù thâm độc, đảo điên

Đặng Lý (Định?) - Đinh Lượng: Tiên Hiền chí cao Phong Châu 214* nổi sóng ba đào

Page 59: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

59

Tô Định hiểm ác, Trời nào dung tha !

“Nay vì nợ Nước, thù nhà *! “Thề xin nối nghiệp Ông Cha Họ Hùng” !

Hai Bà Trưng quyết đồng lòng

Dựng cờ, truyền Hịch tiến công giặc thù

Vừng Dương xua sạch mây mù Khắp nơi nổi dậy cùng thu Biên Thành

Sáu lăm (65) Quận, Phủ yên lành Lũ giặc Tô Định tan tành tháo thân

Phong Đô lập Quốc An Dân Phương Nam Đế Nữ xoay vần mở ra

Góp công giành lại nước nhà [Hơn bảy mươi (70) Tướng gần xa anh tài

Hai mốt (21) Nữ Tướng trong ngoài] 318*

Trước sau lo tính lâu dài cho dân

Nhưng rồi nhà Hán dốc quân Mã Viện 319* hiểm độc, sát nhân hung tàn

Ta chưa lo kịp liên hoàn

Đã bị chia cắt, đánh đòn tung thâm Bộ chỉ huy lại phân tâm

Chặn xa, vây gần chẳng kịp cứu nhau Thế là vận nước bể dâu

Hai Bà tuẫn tiết, hận sầu khôn nguôi ...

Mộ phần an ở Cổ Lôi 320*

Tháng hai ngày sáu hóa rồi sử ghi

Mồng chín tháng ba định kỳ Đại tế lễ rất uy nghi Điện tiền

Miếu Đường Phú Lãm: “Linh Tiên” Ân sâu nghĩa nặng Tiên Hiền Anh linh

Đền thờ khắp Bách Việt mình 321* Công tích vang vọng sử trình tráng ca:

‘Những năm bốn mươi bốn ba (40~43 SCN), Đầu Công Nguyên ấy nước nhà bình an

Page 60: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

60

Cửu Chân, Hợp Phố, Nhật Nam .v.v.

Sáu lăm thành, quận: tôn làm “Bà Vương” 322*

Nữ Lưu Anh Tiết Quật Cường

Hai Bà Trưng đó Sáng gương muôn đời !.’ ...

* * *

TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM *SỐNG KHÔN CHẾT THIÊNG

Ngàn sau tiếp bước bao người Để nay non nước được thời yên an

Sử trình gìn giữ giang san Tiên Hiền nam nữ vô vàn kể ra …

Phả ghi Ân Đức các Bà Tám tư ngàn (84.000) Vị: Tiên Na (La) - Tiên Đào

Tượng thờ Tam Bảo - Thanh Cao Biểu trưng Phụ Nữ công lao bao đời

Từ thời Mẫu hệ xa vời Chuyển sang Phụ hệ vẫn ngời sáng trong

Vạn Linh Tứ Phủ Công Đồng Tinh hoa các Mẫu, kết vòng Càn - Khôn

Nghĩa Mẹ như nước trong Nguồn

Vĩnh hằng tuôn chảy chẳng buồn ai đong Cội Nguồn Huyết Mạch ghi lòng

“Nghĩa Lĩnh”*- mộ địa ẩn trong đất này Hoàng Hậu, Vương Phi xưa đây

Mỵ Nương, công chúa ... nơi này cả thôi Hai Bà Trưng ! Nhớ khôn nguôi

Cùng vạn Tướng, sĩ hoá rồi thiên thu Hy sinh lẫm liệt thắng thù

Tầng tầng lớp lớp âm phù địa linh ...

*Hai khu nghĩa địa cổ ở Kinh Đô Phong Châu (Nghĩa Lĩnh) an táng 84.000 các bà Hoàng Hậu, Vương Phi, Mỵ Nương,

công Chúa, tỳ Thiếp ... ở Châu Tiên La và châu Tiên Đào . *Tại Tam Bảo các chùa có Tòa tượng Cửu Long tượng trưng

“Rồng-Tiên” Sơn Thủy Bách Thần, trong đó có tượng 2 vị Tiên: một Tiên dâng trái Na, một Tiên dâng trái Đào, biểu thị

cho 2 khu nghĩa địa an táng tám vạn bốn ngàn (84.000) các Hoàng Hậu, Vương Phi, Mỵ nương, công chúa nói trên

Page 61: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

61

Muôn sau kết nối hậu sinh

Tháng ba mồng tám (8/3) định hình lịch Dương

Phụ Nữ và Hai Bà Vương

Quốc Tế kỷ niệm, lệ thường Việt Nam Giỗ Cha, tháng Tám (8) dân làm

Tháng ba (3) Giỗ Mẹ luận đàm nghĩa ân Nay còn di tích Mộ Phần

Bách Thần Sơn Thủy muôn dân vẫn thờ Tòa Cửu Long Việt ứng cơ

Biểu trưng Linh Địa chẳng chờ định minh

Phong Châu là Đất Đế Kinh Địa Long “Cửu Vỹ Đầu Tinh” lưu truyền

Là chín (9) Miếu - Quán diệu huyền Trăm Vua Hùng hóa, Mộ miền “Cửu Văn”

Xứ này từng cụm ba căn So le tam giác, Mộ nằm nối nhau

Kiểu như Ông Bếp đầu rau “Đông Trù Tư Mệnh”, muôn sau thỉnh về ...

Đời nay sao vẫn u mê Phong Châu hồn cốt, chẳng về khói hương ?

Trùng trùng Tam giới hiển Dương Thiên-Địa-Nhân tự Minh Đường Làng Vân ...

Ngẫm xem con tạo xoay vần

Vì đâu “Nghĩa Lĩnh” chịu phần xót xa

Đời sau có biết chăng là

Hàng trăm nghĩa địa vậy mà còn đâu Thực dân phong kiến Tây , Tầu

Bao lần triệt phá, cơ cầu tai ương Hậu sinh nay vẫn chưa tường

Phát triển đổi mới, phải lường Đạo sinh

Sâu rễ - bền gốc định minh

Để con cháu khỏi tự mình hại Thân

Mồ Mả di tích rất cần

Page 62: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

62

Giữ gìn - tôn tạo, phải Dân cùng làm

Nhiều nơi trót lỡ, đừng tham Biết rồi nên liệu chớ làm xót đau

Nhà cửa đường sá trên đầu Xác thân – quan – quách, tầng sâu mất còn ?!

Phách Hồn vương vấn cháu con !?

Âm phù trợ giúp nước non giống nòi

Phật - Tiên - Thần - Thánh gương soi

Từ Bi Hỷ Xả, nguyện noi theo cùng ...

TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM *MẠCH NGUỒN DÒNG GIỐNG RỒNG TIÊN

Nay cùng nhìn lại Gốc chung Mạch Nguồn dòng dõi Anh Hùng Rồng -Tiên

Kể từ sơ khởi: Bình Yên Long Vân Tự với Cảnh Tiên Mộ Đền

Sang đến Cực Lạc xây nền Nước Phật khởi thủy một miền dài lâu

Địa Linh: Long - Hổ qui chầu Tây Phương - Cực Lạc, bắc cầu “Kim Long”

“Địa Mẫu Chân Kinh” ghi lòng Tam nhật Mậu lễ, nối vòng bình yên “Lễ cầu vọng thấu Cung Tiên

Nơi Tây Vương Mẫu diệu huyền chứng minh”

( Địa Mẫu Chân Kinh- trích trong “Bách Việt Ngọc Phả truyền thư”)

Đế Thiên (Phục Hy) truyền dạy Dịch Kinh Âm - Dương diễn dịch: Nghĩa Tình “Rồng - Tiên”

Muôn sau Đạo Pháp hoằng truyền

“Tây Phương - Cực Lạc” Quê Tiên* nẻo về

Viêm Bang rộng mở sơn khê

*“Quê Tiên chốn cũ là nơi trở về”( Địa Mẫu Chân Kinh- trích trong “Bách Việt Ngọc Phả truyền thư”)

Page 63: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

63

Hỏa Đức Tiên* Mẫu, bộn bề lo toan

Nhiều phát kiến mới mở mang Vẫn an nhiên với hai (2) Bàn Cờ Tiên*

Quốc Oai (Quốc Uy) linh địa diệu huyền Chi Long gân mạch Tản Viên chuyển về

“Thập bát danh sơn” một quê Bên ni Linh Tượng, bên tê Non Sài

Núi Thầy (Sài Sơn) có một không hai Long - Ly - Qui - Phượng hòa hài cả đây

Thiên Phúc tự là Chùa Thầy Cũng là Chùa Cả nơi đây “Đất Rồng”

Trước chùa “Long Chiếu” thinh không

“Hàm Rồng” tiếp với “Ao Rồng” bóng mây “Nhật - Nguyệt Tiên Kiều” sắp bày

“Nanh (Sừng) Rồng” tả, hữu nơi này địa linh “Ngọc Rồng” là tòa Thủy Đình

“Núi Đầu Rồng” nữa, trời sinh vậy rồi

“Long Đầu Tự” tọa đây thôi

Địa danh tên gọi muôn đời nhớ ghi ... Rồng – Tiên Nguồn Mạch duy trì

Phụng Châu-Trầm Bản thời kỳ Thần Nông Trung tâm Chùa Động Tiên Rồng

“Long Tiên Tự” ở giữa lòng Kinh Đô

Trầm Hang, Thiên - Địa đường đồ Phật Đài trong Động tỏa mờ uyên nguyên

Quang Minh Chính Đại an nhiên “Chùa Rồng Tiên” nữa, gần miền “Long Môn”

Bên kia “Tiên Lữ” trường tồn

Bên này Trầm Lĩnh cốt hồn Vô Vi ... Qua Chu Diên đất Thánh Kỳ

“Cửu Tuyền”, “Cửu Tộc” dấu ghi rất nhiều “Tòa Cửu Long” Việt huyền siêu

Biểu trưng đầy đủ những điều cốt căn

Page 64: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

64

Chín Họ - Chín suối: Cửu Long Cũng là “Chín Miếu - Mộ Rồng” trăm Vua

Tản Viên ba đỉnh, bốn mùa Tiếp Thiên nối Địa, truyền thừa Phong Châu

“Tam đầu cửu vỹ” nhiệm mầu Mạch nguồn vẫn nối từ đầu đến đuôi

“Cửu Vỹ Đầu Tinh” đây thôi Chín Miếu Mộ đó luân hồi Đạo sinh

“Tiên Na - Tiên Đào” định minh Phần trên đã nói - dân mình khói hương

“Sa Bà Giáo Chủ” trung phương

Là “Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Cửu Trùng”

“Thiên - Địa - Nhân” hợp hòa chung “Bách Thần Sơn Thủy Nhà Hùng” triều cương

Bình Đà - Đình Tổ Miếu Đường Một trăm linh tám (108) Thánh Vương ảnh thờ

Tam Quan Vân Nội ẩn cơ Phía sau cổng ấy “Điện Thờ Bách Linh”

“Mạnh ư Hồng Bàng Dã” minh Trưởng Hồng Bàng Thị nghĩa tình vẫn đây

Vậy là Nguồn Mạch Cội Cây “Rồng - Tiên” dòng giống Xưa Nay còn dài ...

TRƯỜNG CA TIỀN SỬ VIỆT NAM -*PHẦN KẾT

Giờ đây nhìn lại toàn bài Trường ca mong chẳng nhạt phai Đạo Nhà

Mạch Nguồn - Gốc gác dân ta Vẫn là dòng giống Ông Bà - Rồng Tiên

Định Minh Tiền Sử - Tiên Hiền Cũng là góp nhặt đủ Duyên đến ngày

Nôm na vẫn chuyện Xưa Nay Những mong mở rộng - tỏ bày mọi nơi ...

Tổ Tiên Đất Việt Rạng ngời Minh Quang Nhật Nguyệt muôn nơi rỡ ràng

Page 65: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

65

Phúc dầy - Ân Đức mênh mang Làm sao bia đá - bảng vàng đủ ghi

Linh Thiêng mải miết phù trì Mong sao con cháu biết đi đường dài ...

Nay đang chuyển đổi trong ngoài Vàng thau lẫn lộn, đúng sai khó tường

Nhìn ra Thế Giới nhiễu nhương Vẫn là Nhân - Quả vô thường chúng sinh

Vũ Trụ - Trái Đất chuyển mình Qui luật lớn nhỏ định hình nay mai …

Sống điều cốt tử: Hòa Hài Minh tường Nguồn Cội, Gương Đài ngẫm soi

Hỡi ai thương Nước thương Nòi Hãy cùng Đoàn Kết trong ngoài Một muôn

Nếu quay lưng lại Cội Nguồn Tương Lai chẳng có, mà buồn Nay đây

Thờ ơ - vô cảm - theo bầy Dễ bị ngộ nhận dắt dây sai đường

Từ Bi - An Tịnh - Hiền Lương Thiện Tâm làm lõi, Yêu Thương bắc cầu

Mở lòng Bác Ái nhớ câu Tề Gia - An Quốc bắt đầu từ Thân

Phúc Thiên - Phúc Địa - Phúc Nhân

Biết ơn Nguồn Cội - Phúc phần tái lai

Đức năng thắng số hoạnh Tài Người Hiền tích “Phúc - Đức - Tài” vì Dân

Đêm tàn - Mai sáng xoay vần Những năm chuyển tiếp, sống cần khác đi

An Nhiên “Sinh Ký Tử Qui” Tịnh “Thân - Khẩu - Ý”, hành trì tự Thân

Tám tư ngàn Pháp hồng trần Từng giây sống Thiện, chuyên cần tạo Duyên

Cội Nguồn soi lối về Nguyên* *Về Nguyên tức trở về với Gốc Tổ Tiên Dân Tộc Rạng rỡ Linh Thiêng theo qui luật của vòng xoáy

trôn Ốc Tiến Hóa đi lên trong Tâm Thế Cao hơn ...

Page 66: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

66

Mở ra Thời Mới, Thiên liền Địa – Nhân ...

Tinh hoa Nhân loại góp phần

Rõ ra Việt Tộc Chủ Nhân khởi đầu

Văn Minh Phương Đông dài lâu

Nay là cầu nối nhiệm mầu Chuyển Luân

Tâm Linh Vũ Trụ xoay vần Việt Nam Linh Địa Thiên Ân huy hoàng

Gian nan bởi lửa thử vàng Vượt lên thử thách - Vinh Quang muôn đời

Vững Tâm sống Thiện Người ơi Ở đâu cũng có Phật - Trời độ sinh …

Nôm na bộc bạch Trần Tình Góp lời minh định Hiển Linh Cội Nguồn !

Page 67: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

67

Page 68: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

68

Page 69: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

69

Giấy phép xuất bản Trường ca Tiền sử Việt Nam của Nhà xuất

bản Văn Hóa Thông Tin cấp ngày 28/7/2014.

Page 70: Ảnh bìa sách “Trường ca Tiền sử Việt Nam” · 3 Giới thiệu sách “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” “TRƯỜNG CA TIỀN SỬVIỆT NAM” [Bàn Cổ Việt

70