nguyễn quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng...

34
ÐƯỜNG VLA MÃ Phn 1 Nguyn Quý Đại Roma là thđô ca Ý dân shơn 2,7 triu din tích 1.285,3 km², nếu tính ckhu vc ngoi ô chung quanh là 3,8 triu. (din tích Ý 301336 km² dân s58,1 triu) Roma nm trung tâm vùng phía Tây bán đảo Ý, hp lưu ca hai dòng sông Aniene và sông Tiber. Lch sRoma tri dài hơn 2500 năm, tng là thđô ca Vương Quc La Mã, Cng Hòa La Mã và Đế Chế La Mã, là nơi quyn lc thng trTây Âu và các vùng đất giáp bin Địa Trung Hi trong hơn 700 năm. Tthế kth8, Roma trthành thđô qua các thi đại ca Giáo Hoàng đến năm 1870. Năm 1871 Roma trthành thđô ca Vương Quc Ý. Năm 1946 quc gia này chính thc đổi tên thành Cng Hòa Ý. (Italienische Republik). Thành phRoma là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trca Ý. Được xếp th11 trong nhng thành phcó nhiu du khách (cũng là nơi có nn móc túi) cao nht thế gii. Ý còn có nhiu danh lam thng cnh khác như Milano, Napoli, Florenz, Venezia…đặc bit thành Verona nơi còn di tích ca chuyn tình Roneo và Julia (1). Bán đảo ý có nhiu bãi

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

ÐƯỜNG VỀ LA MÃ Phần 1 Nguyễn Quý Đại

Roma là thủ đô của Ý dân số hơn 2,7 triệu diện tích 1.285,3 km², nếu tính cả khu vực ngoại ô chung quanh là 3,8 triệu. (diện tích Ý 301336 km² dân số 58,1 triệu) Roma nằm ở trung tâm vùng phía Tây bán đảo Ý, hợp lưu của hai dòng sông Aniene và sông

Tiber. Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm, từng là thủ đô của Vương Quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Đế Chế La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Địa Trung Hải trong hơn 700 năm. Từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô qua các thời đại của Giáo Hoàng đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương Quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng Hòa Ý. (Italienische Republik). Thành phố Roma là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Ý. Được xếp thứ 11 trong những thành phố có nhiều du khách (cũng là nơi có nạn móc túi) cao nhất thế giới. Ý còn có nhiều danh lam thắng cảnh khác như

Milano, Napoli, Florenz, Venezia…đặc biệt thành Verona nơi còn di tích của chuyện tình Roneo và Julia (1). Bán đảo ý có nhiều bãi

Page 2: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

biển đẹp nên người Việt ở miền nam Đức hàng năm thường nghỉ hè tắm biển Ý. Người theo đạo Công Giáo thì hành hương đến Roma. Roma có Toà Thánh Vatican và nhiều Vương Cung Thánh Đường, điạ danh nổi tiếng thế giới. Trên đường phố Roma chúng ta thường gặp nhiều Nữ tu, Linh mục nhiều sắc dân khác nhau về tu học. Các dòng tu Việt Nam đều có nhà khách riêng để các tu sĩ đến Roma tiếp tục học tại các Đại học. Có nhiều nơi còn phòng trống thì cho khách hành hương mướn lại. Chúng tôi đến nhà khách Foyer Phát Diệm. Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt quản lý cho biết: Foyer Phát Diệm do cha Luca Trần Văn Huy khởi công xây ngày Thánh Giuse 19.03.1949 và khánh thành ngày 18.02.1950. Năm 1964 cha Pherô Vũ Kim Điện từ VN sang quản lý và tu sửa được sự bảo trợ bởi các Đức Cha: Anselmô Tađêô Lễ Hữu Từ, ĐC Phaolô Bùi Chu Tạo, Đức TGM Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình. Tháng 2 năm 1969 cha Điện hoàn tất công việc tu sửa, xây thêm nhà dài gấp đôi, cao tầng như hiện nay. Nhà nghỉ nầy thay đổi nhiều danh xưng như: Procurea Vietnamita – Casa San Giuseppe del Convitto Vietnamita – Missio Phat Diem- từ ngày 20.10.1983 đổi là FOYER PHAT DIEM được công báo rộng rãi trên Internet. Là nhà khách đón tiếp các Hồng Y- Giám mục- Linh mục- Tu sĩ, cũng như tiếp du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới về Roma. Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từng ở trên lầu 4 hơn 6 năm trước khi ngài được tấn phong Hồng Y và giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Vatican.

Thành tích của Foyer Phát Diệm

-Cuối năm 1975 Đức Hồng Y Jean Villot, Quốc vụ khanh Tòa Thánh tặng cho „ HUY CHƯƠNG BẠC“ -Ngày 22.06.1980 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tới chúc lành nhân dịp các Đức Cha Việt Nam về Roma dự AD LIMINA APOSTOLORUM -Năm 1982 Chính phủ Ý cho bằng khen về

Page 3: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

các phục vụ xã hội. Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt du học Roma năm 1965 từng làm Cha xứ của Ý, nghỉ hưu ngài về làm quản lý Foyer Phát Diệm. Soeur Bề trên Anna Maria Phạm Thị Kim Tuyến cùng 7 Souer thuộc dòng Mến Thánh Giá phục vụ công việc, hai năm được nghỉ phép một lần về thăm quê hương. Số tiền thu được gởi về cho Giáo Phận Phát Diệm Việt Nam. Nhà Nguyện đẹp yên tĩnh buổi sáng từ 5:50 đã nghe tiếng kinh nguyện cầu, mùa hè các Souer mặc áo dòng màu trắng giống như những con chim bồ câu trong nét đẹp hiền từ (mùa lạnh mặc áo dòng đen) những bản thánh ca của các Souer hát rất hay theo tiếng đàn trầm bổng du dương, Thánh lễ do cha Quản lý chủ tế.

Những buổi ăn tối thật vui trong một đại gia đình. Các Souer phục vụ rất tận tình dù trên đất Ý nhưng tưởng như mình đang sống tại Việt Nam, phong cảnh nơi đây đẹp, hoa lá xanh tươi, có nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm thấy bình an thỏa mái … Hàng ngày các Souer phải thức dậy từ 5 giờ sáng. Du khách ăn điểm tâm từ 7 giờ, ăn tối phải trước 20 giờ. Điểm tâm đầy đủ cà phê, trà, sữa, đôi khi cháo gà, xôi, bánh mì… Hơn 40 năm sau tôi được thưởng thức món thịt bằm xào sả ớt thơm ngon, gợi cho tôi nhớ lại sau 1975 trong trại tù cải tạo được Mẹ thăm nuôi cho hợp thịt gà kho sả ớt, lúc đó ngửi mùi thơm để ăn khoai sắn, làm gì có cơm trắng thơm ngon. Cha Duyệt là người giúp ĐHY Nguyễn Văn Thuận lúc ốm đau nhắc lại ngài đã nói „lúc có răng không có thức ăn, lúc có thức ăn không có răng để ăn“ vì ĐHY bị 13

năm trong lao tù CSVN thiếu thực phẩm đói khổ…

Thời tiết đầu tháng 9 vẫn còn nóng, các Souer cho mượn dù,

Page 4: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

nón cũng như chỉ dẫn đường đến các địa danh của Roma. Nhắc nhở mọi người cẩn thận túi tiền không cánh mà bay, vì bọn móc túi ở Roma rất tài tình. Chúng tôi luôn cẩn thận mỗi lần xuống Metro, lên tàu điện, đi xe Bus, nhóm chúng tôi chỉ có 5 người luôn cảnh giác nhưng cũng bị móc mất 200€ trên xe bus. Bọn móc túi ăn mặc sang trọng như du khách cũng cầm bản đồ…để mình lầm là du khách, mất cảnh giác là chúng đã ra tay! Chương trình do anh Nguyễn Văn Rị sắp xếp hướng dẫn, Anh Rị là người từng được yết kiến ĐGH Gioan Phaolo II hai lần: năm 1995 và năm 2000, Anh là người Đức gốc Việt đầu tiên nhận huy chương cao quý Hiệp Sỹ Toà Thánh năm 2002, anh có nhiều cống hiến xuất sắc trong việc làm chứng đức tin Công giáo và phục vụ Giáo hội. Bởi vậy anh rất rành các điạ danh như: Colosseo – Thánh đường Phaolô ngoại thành – Radio Vatican – Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả- Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan- Hang Toại Đạo- Thánh Đường Chiesa S. Maria Della Scalat là nơi thờ phượng cố ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Tòa Thánh Vatican – Thác nước Fontana Trevi… Hệ thống Metro (M) ở Ý chỉ có hai đường A-B hai đường gặp nhau ở Termini. Đường A từ Basttistini đến Annagnina và đường B từ Laurentina đến Ribibbia. Ticket đi trong ngày 6€ cho một người, có thể đi tất cả các lọai xe công cộng (mua ở tiệm bán thuốc lá hay máy tự động).

Đấu trường La Mã Colosseo

Colosseum hay Colosseo, cao 48, dài 189 m, rộng 156 m. Tường bên ngoài có chu vi 545 m và phải dùng 100.000 m3 đá travertine, được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng sắt, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Có thể chứa 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên(CN) dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất thời Titus được xây ở Đế chế La

Page 5: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

Mã hoàn thành năm 80 sau CN, được chỉnh sửa thời hoàng đế Domitian. Đấu trường Colosseo được sử dụng gần 500 năm, sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Đấu trường nơi đấu của võ sỹ, còn được dùng làm trình diễn tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Đấu trường được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, pháp đài… Theo thời gian bị hoang phế, năm 1349 một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam. Một phần lớn lượng đá từ đó bị lấy đi để xây dựng các cung điện, nhà thờ và các công trình khác, lớp đá cẩm thạch bọc bên ngoài được sử dụng cho các lò vôi, còn lõi sắt và đồng thì bị ăn cắp. Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Colosseo ngày nay là bức tường gốc, nơi nầy được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc đồ sộ đẹp nhất còn sót lại. Là nơi du lịch hấp dẫn của Roma, hằng năm vào thứ sáu Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng vẫn có cuộc diễn hành cầm đuốc đến Colosseo…

Way of the Cross of Good Friday. http://www.youtube.com/watch?v=Xihv9s1Kdo4

Thánh Phaolô/Paulus/ SaintPaul ngoại thành

2. Lịch sử Vương Cung Thánh Đường Phaolô . Theo tài liệu Thánh Phaolô đã bị chặt đầu tại tu viện Trois-Fontaines, trên via Laurentina ở Roma. Thi thể của ngài, trong nhiều thế kỷ, đã được giấu trong một quan tài của gia đình. Mãi tới năm 313, sau khi hoàng đế Constantino

ban hành tự do tôn giáo trong đế quốc Roma, người ta mới bắt

Page 6: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

đầu có các nghi lễ công khai tôn kính và viếng mộ thánh Phaolô, thi hài Thánh Phaolô được đặt trong ngôi mộ cạnh đường Ostiense, phần mộ thánh Phaolô trở thành nơi hành hương và tôn kính của các Kitô hữu. Trên mộ ngài người ta thiết lập một nhà tưởng niệm nhỏ (cella memoriae). Theo sách Giáo Chủ (Liber Pontificalis), chính Hoàng đế Costantin I khởi công xây dựng thánh đường trên mộ thánh Phaolô và được thánh hiến ngày 18.11.324 thời ÐGH Silvestro I (314-†335) thánh đường nguyên thủy này tương đối nhỏ bé. Thánh đường to lớn hơn được xây năm 386 được hoàn thành dưới thời Hoàng Ðế Onorio năm 395. Thánh đường có 5 gian, có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột cẩm thạch. Là thánh đường lớn nhất của Kitô giáo trước khi Ðền Thờ Thánh Pherô được kiến

thiết. Suốt trong 15 thế kỷ Vương Cung Thánh Ðường nhiều người đến thăm và cầu nguyện. Thời Phục Hưng thánh đường Phaolô vẫn được để nguyên. Đáng tiếc ngày 15 và 16.7.1823, do sự bất cẩn của một người thợ bị hỏa hoạn thiêu rụi. Hai kiến trúc

sư Bosio và Belli khuyên nên xây lại hoàn toàn mới, họa lại mô hình cũ. Được nhiều giai cấp từ văn hóa, chính trị ủng hộ Ðức Lêô XII để ngài xây lại. Ngài gửi thư “Ad plurimas easque gravissimas” ngày 25.1.1825 mời gọi các Giám mục mở cuộc lạc quyên cho công trình tái thiết. Lời kêu gọi được các nơi hưởng ứng và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương xứ Ai Cập tặng các cột bằng đá trắng và Nga Hoàng Nicola I tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai gian bên. Thánh đường mới được khánh thành năm 1854, công trình tái thiết kéo dài 100 năm. Năm 1928 xây thêm 4 cổng 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini. Khuôn viên bên ngoài nhà thờ có 150 cột, tất cả đều là một khối duy nhất. Cửa đồng là

Page 7: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

một kiệt tác của nghệ thuật Bizantine do Giovanni VII đặt làm ở Constantinople. Thánh đường dài 136 m, rộng 65 m, cao 29.7 m. có 5 gian, được chia bằng 24 cột, trên trần nạm vàng hình ảnh đẹp lộng lẫy, chung quanh trên những đầu cột theo hình chữ nhật có chân dung 264 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phêrô cho đến Ðức Gioan Phaolô II và Benedict XVI, phần cuối bên tay phải nhìn lên còn những hình tròn trống cho chân dung các ĐGH kế tiếp. Bức tranh khảm ở hậu cung do các hoạ sĩ miền Venezia thế kỷ 13 thực hiện: Chúa Kitô ngồi trên ngai, giữa thánh Pherô và Anrê ở bên phải, và thánh Phaolô và Luca ở bên trái. Dưới chân ngài có hình nhỏ ÐGH Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm Innocenzo III và người kế vị Gregorio IX, là những vị cho thực hiện bức tranh khảm ấy. ÐGH Piô IX khánh thành Thánh đường Phaolô ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 Giám mục đến Roma để dự lễ tuyên bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội.

lớn nhất của Vatican (Mộ Thánh Phaolô)

Dưới bàn thờ chính có một tấm đá bằng cẩm thạch mỗi chiều 2.12×1.27 m, ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành là mộ của thánh Phaolô. Trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do

Arnolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Cái tán này chỉ bị hư hại sơ trong trận hỏa hoạn năm 1823 và được trùng tu sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ diễn ta các thánh Pherô, Phaolô, Luca và Biển Ðức. Thánh đường Phaolô là một trong bốn Vương Cung Thánh Đường

Page 8: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

Tượng Thánh Phaolo trên tay có quyển sách và chiếc gươm biểu tượng: ngài là người đã viết nhiều thư cho các giáo đoàn thời sơ khai, ngài viết tất cả 14 bức thư như gửi giáo đoàn thành Roma, thành Thessaloniki, thành Epheso… và lòng

nhiệt thành chinh phục tâm hồn con người cho niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Thánh Phaolô là người đã đi bách hại những người tin theo Chúa Giêsu nhưng sau này được biến đổi thành người đi rao giảng về Chúa Giêsu và trở nên người bị bách hại. “Đức mến thì nhẫn nhục,

hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.” (ICr 13, 4-8)

Thánh đường Chiesa S. Maria Della Scala

Thờ Ðức Mẹ Scala ở Quảng trường Santa Maria della Scala, số 23, ở khu Trastevera nơi đây có bàn thờ và hài cốt của cố ĐHY Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928 - †2002). Nhiều Kito hữu thăm viếng và cầu nguyện đặc biệt là người Việt Nam. Nhóm chúng tôi cầu nguyện xin cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận ban phước lành cho những người bị tù vì đấu tranh bất bạo động cho tự do, dân chủ bên quê nhà, chính ngài là nạn nhân bị 13 năm tù dưới chế độ CSVN độc tài.

Ngày 4 tháng 7 năm 2013 ở Roma đã cử hành thánh lễ qua qúa trình điều tra cấp giáo phận về án phong chân phước cho cố ĐHY, kết thúc hồ sơ phong Chân Phước cho cố ĐHY

Page 9: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

Nguyễn Văn Thuận tổ chức tại tòa Giám quản giáo phận Roma, do Hồng y Augustino chủ tọa cùng với sự tham dự của năm Hồng y thuộc Tòa Thánh và đến từ Việt Nam là GM. Võ Đức Minh, GM. Nguyễn Như Thể và LM. Huỳnh Công Minh, Tổng đại diện Giáo phận Sàigòn. Hiện nay có hơn 2000 hồ sơ phong chân phước (Thánh) chưa được thực hiện. Năm 2014 Tòa thánh Vatican sẽ phong thánh cho hai cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII trong một buổi lễ chung vào ngày 27.4.2014. Thành phố Roma có nhiều di tích lịch sử, trải qua 300 cấm đạo, máu các Thánh Tông Đồ đã đổ ra nơi đây để xây dựng Giáo Hội ở thế gian. Di tích là những Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng thế giới. Đường về La Mã dài nên chúng tôi tham khảo tài liệu chia làm các phần „Đường Về La Mã I, II…„ Để độc giả tiện việc góp ý, tham khảo.

Phần II Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô

Phần III Hang Toại Đạo,Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan và Đức Bà Cả

Nguyễn Quý Đại

Tham khảo tài liệu, hình trên Internet. Das neu Universal Lexikon (Bertelsmann)

Bài đọc thêm về chuyện tình Roneo và Juliet

1/ Romeo và Juliet được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ. Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo-con trai họ Montague và Juliet-con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet (do là dạ tiệc hoá

Page 10: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó). Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Laurence bí mật làm lễ cưới. Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu sắc. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona. Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã tuyệt vọng, Juliet rút dao tự vẫn. Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.

Page 11: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

ÐƯỜNG VỀ LA MÃ Phần 2 Nguyễn Quý Đại

I. Ðền Thờ Thánh Phêrô/ Petrus/ Saint Peter

Trong khu vực hý trường của Hoàng Ðế Nerone, giữa sông Tevere, đồi Gianicolo và Vatican nơi mà Hoàng Ðế La Mã

từng ra lệnh hành hình các tín hữu Kitô, cũng là nơi thánh Phêrô chịu tử đạo và thi hài ngài được an táng tại nghĩa trang đó cùng với các vị tử đạo khác. Hý trường này do Hoàng đế Caligola/ Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus (triều đại 37-41) khởi xướng và được Nerone/ Nero Claudius

Caesar Augustus Germanicus (triều đại 54-68) hoàn tất, dùng làm nơi đua xe ngựa, các giác đấu đánh nhau với các dã thú.

Chúa Giêsu Kitô giao trọng trách cho Phêrô thành lập Giáo Hội ở trần gian để rao giảng Tin Mừng. „Thầy trao cho con chìa khóa nước trời“. (Mt 16,19). Trên lá cờ Hội Thánh Công Giáo Vatican nửa vàng nửa trắng với chiếc chìa khóa. Thời kỳ bị cấm đạo ông Phêrô lén lút sống trong các hang Toại Đạo, nâng đỡ đức tin cho Kitô hữu. Phêrô bị quân nghịch đạo bắt giam đói, khát, lạnh lẽo, cô đơn, nhưng vẫn vui lòng chịu đựng. Phêrô bị kết tội đóng đinh như Chúa Giêsu, Phêrô

Page 12: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

khiêm nhượng xin đóng đinh ngược khác với Chúa Giêsu để kính trọng Thầy của mình. Chiếc chìa khóa nơi tay Thánh Phêrô biểu tượng ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội đã được Chúa Giêsu trao cho.

ÐGH Anacleto thứ 3 của Giáo Hội, từ năm 77 đến 88, đã xây nhà nguyện nhỏ dâng kính Thánh Phêrô. Về sau Hoàng Ðế ConstantinI (Flavius Valerius Aurelius Constantinus 280-337) trị vì Đế Quốc La Mã là một vị vua vĩ đại trong lịch sử Hậu Cổ đại, có công lớn trong việc gầy dựng nên nền văn minh Châu Âu sau thời kỳ cổ điển. Ông là vị Hoàng Đế đầu tiên theo Kitô giáo, là người ban Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát các tín đồ Kitô giáo trong toàn Đế quốc. Hoàng Đế cho xây ngôi thánh đường vĩ đại gồm 5 gian và tồn tại cho đến cuối thế kỷ 15. Theo tài liệu năm 324, Hoàng Ðế Constantin I ngự xuống khu vực Vatican với quân gia hùng hậu phủ phục trước mộ Thánh Phêrô, cởi bỏ hoàng bào, cầm chiếc xẻng lớn và chính ngài bắt đầu đào, xác định khu vực xây Vương Cung Thánh Ðường mới. Hoàng Ðế cũng đổ đầy và vác trên vai 12 giỏ đất là biểu tượng tôn kính 12 Tông Ðồ. Con của ngài là Hoàng Ðế Constantius II vinh dự hoàn tất công trình to lớn xây Ðền Thờ vào năm 349, sau 25 năm kiến thiết.

Các bức họa và hình khắc cổ kính cho thấy Ðền Thờ do Hoàng Ðế Constantin I xây không khác lắm so với các Vương Cung Thánh Ðường khác ở Roma về kiến trúc. Nhưng qua các thế kỷ, Thánh Ðường này càng trở nên phong phú nhờ sự tu bổ của các vị Giáo Hoàng cũng như của các ông Hoàng nước Ý. Ðền Thờ Thánh Phêrô thay đổi trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong 12 thế kỷ Ðền Thờ này được tu sửa những bức tường được gắn cẩm thạch quí giá, các bàn thờ được tô điểm hơn, và hậu cung được trang trí bằng những bức tranh khảm, xử dụng gỗ hương tốt từ rừng xứ Liban, kim loại bóng loáng, những cánh cửa đồng từ vùng Bizantine với vải vóc do các thương gia miền Venezia nhập cảng, các gạch men từ

Page 13: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

miền Lomoge, kiếng từ vùng Renana, các bức thảm từ Thổ Nhỉ Kỳ, Arập Sicilia, vải vóc của Ý, Anh, Tây Ban Nha, các đèn và bình hương bằng vàng bạc, tất cả được dùng để trang trí cho Ðền Thờ, nhà dành cho tu sĩ cũng như các nhà nguyện, bàn thờ và các tượng đài khác.

Các Hoàng Ðế và Vua Chúa đến Ðền Thờ Thánh Phêrô để được các Ðức Giáo Hoàng phong vương: Carlo Ðại Ðế là vị đầu tiên được Ðức Leo III (795-†816) đội triều thiên tấn phong vào dịp lễ Giáng Sinh năm 800. Sau khi chào Hoàng Ðế với danh hiệu “Carlo Augusto Ðại Hoàng Ðế Thái Bình của dân Roma”, ÐGH dùng dầu thánh xức cho Hoàng Ðế và thắt gươm cho ông giữa tiếng reo vui mừng của người Pháp và Ý. Sau vị Ðại Ðế này, những người kế vị ông là Lotario và Ludovico II, và bao nhiêu vị khác cho đến Federico III đều được phong vương trước mộ Thánh Phêrô. Cũng như hòn đá ở Campidoglio (nay là Tòa Ðô Chính Roma), giữ gìn tinh hoa sống động nhất của tinh thần Roma trong thời Trung Cổ và Phục Hưng, tảng đá phủ thi hài Thánh Phêrô được coi là nơi rất Thánh của thế giới, được Kitô hữu tôn kính.

Thời kỳ giáo triều được chuyển sang Avignon (1309-1377), trong 73 năm ÐGH ở Avignon, Ðền Thánh Phêrô bị bỏ hoang hư hại, tường thành đổ nát. ÐGH Nicolo V (1447-†1455) là người đầu tiên quyết định tiến hành việc xây Ðền Thánh Phêrô mới, và ủy thác cho kiến trúc sư Bernardo Rossellino nhiệm vụ xúc tiến. Theo dự án của nhà kiến trúc này, Ðền Thờ mới có một cổng phía trước và có hình thánh giá với một mái vòm lớn ở giữa và khu hậu cung có hình bán nguyệt.

Sau khi phá hủy một phần của Ðền Thờ, bắt đầu xây khu hậu cung Ðền Thờ mới. Nhưng ÐGH Nicolo qua đời tháng 3 năm 1455, công trình bị ngưng lại. Các vị kế vị dường như từ bỏ ý tưởng xây Ðền Thờ mới, và chỉ nghĩ tới việc trang trí và phong phú Ðền Thờ cũ. Mãi cho đến thời ÐGH Giulio II della

Page 14: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

Rovera (1503-†1513) tiếp tục công trình bị bỏ dỡ dang, Kiến trúc sư Michelangelo tới Ðền Thánh Phêrô xem nơi nào có thể đặt mộ của ÐGH Giulio II khi ngài qua đời, Michelangelo trình bày họa đồ cho ngài nơi thích hợp nhất chính là khu hậu cung dưới thời Ðức Nicolo V xây chưa xong, và khuyên ÐGH Giulio II tiếp tục công trình bỏ dỡ. ÐGH hỏi phí tổn bao nhiêu, Michelangelo trả lời là 100 ngàn đồng vàng. Ðức Giulio đáp: “Hãy làm với 200 ngàn đồng”, và ngài sai hai kiến trúc sư San Gallo và Donato Bramante xây lại Ðền Thờ hoàn toàn mới.

Khi Bramante nhận lệnh của ÐGH Giulio II (1503-†1513) phá bỏ Ðền Thờ cũ để xây Ðền thờ mới, tức là Ðền Thánh Phêrô ngày nay. Dân Roma kinh ngạc theo dõi việc phá Ðền Thờ cũ và họ đặt tên cho ông Bramante là “Kiến trúc sư phá nhà”. Trong những năm ấy nhiều dự án nối tiếp nhau, cho đến khi Michelangelo lúc đó gần 70 tuổi, bắt đầu xây mái vòm. Sau khi Michelangelo qua đời năm (1564), 4 kiến trúc sư khác tiếp tục. Mặt tiền do Carlo Maderno làm xong năm 1614.

Theo tiến trình lịch sử Ðền Thờ cổ do Hoàng Ðế ConstantinI xây năm 320. Ðền Thờ mới xây lại từ đầu thế kỷ 16, dưới sự điều khiển của 12 kiến trúc sư, có những người nổi tiếng như Bramante, Michelangelo, Raffaello và Maderno. Ðền Thờ cũ cũng như mới đều được xây trên mộ của Thánh Phêrô trong nghĩa trang cạnh hý trường của Hoàng Ðế Nerone. Mái vòm to lớn của Ðền Thờ do Michelangelo vẽ kiểu nhìn xuống thành Roma. Hàng cột vòng do kiến trúc sư Bernini vẽ giống vòng tay nhân ái của Mẹ mở rộng tiếp đón mọi người.

Ngày 18.11.1626, ÐGH Urbano VIII thánh hiến Ðền Thờ mới, nhân kỷ niệm 1300 năm thánh hiến Ðền Thờ do Hoàng Ðế Costantino xây lúc đầu tiên. Về sau kiến trúc sư Giuseppe Valadier thực hiện hai đồng hồ ở mặt tiền đền thờ vào năm

Page 15: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

1822. Dưới đồng hồ bên trái có quả chuông chu vi 7.2 m, nặng 9.3 tấn.

II. Ðặc Tính Của Ðền Thờ

1. Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô (Đền Thờ) lớn nhất thế giới Kitô giáo. Theo kiến trúc sư Giuseppe Valadier (1812): từ nền tầng hầm Ðền Thờ tới mái vòm cao 136 mét, diện tích 22,067 m², mặt tiền cao 46 m và chiều ngang 115 m. Các cột cao 29 m, đường kính 2.65 m. Tiền đường từ vòng cung Carlo Magno tới vòng cung Costantino dài 140 m. Chiều ngang đền thờ là 150 m; chiều dài là 187 m. So sánh với các Đền Thờ khác: Ðền Thánh Phaolô/ Paulus của Anh Giáo ở London dài 152.20 m, nhà thờ Chính Tòa Milano dài 134.17m, nhà thờ Chính Tòa Cologne dài 132 m, nhà thờ thánh Petronio ở Bologna dài 131.73 m, đền thánh Phaolô ngoại thành ở Roma dài 126.64 m. Ðền Thánh Phêrô có thể chứa được 54 ngàn người, nhưng các đại lễ ÐTC cử hành, thường chỉ có 10 ngàn người ngồi dự lễ.

2. Thánh Đường có 46 bàn thờ, bàn thờ cuối cùng được Ðức Piô 9 (1846-†1878) thánh hiến ngày 16.1.1856. Tất cả 9 bàn thờ dâng kính Ðức Mẹ với nhiều tước hiệu khác nhau. Tầng hầm nền đền thờ tương ứng với nền nguyên thủy từ thời Hoàng đế Constantin I. Trong tầng hầm này có nhiều nhà nguyện

chung quanh mộ thánh Phêrô, với những bàn thờ để các linh mục cử hành thánh lễ. Mộ của 147 ĐGH trong tổng số 264 ĐGH cũng được đặt tại đây. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, nhân kỷ niệm một năm lên ngôi Giáo Hoàng 16.10.1979, ngài cho mở một cổng cao 2.5 m rộng 2.3 m để các tín hữu có thể

Page 16: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

bước vào mộ Thánh Phêrô dưới hầm Ðền Thờ. Hãng ENEL dùng những kỹ thuật tân kỳ nhất để thẩm định đầy đủ tất cả những vấn đề của nghĩa trang, các kỹ sư đề ra phương pháp giảm bớt sự thay đổi nhiệt độ dưới hầm, gắn hệ thống đèn điện mới giữ nhiệt và hệ thống an ninh.

3. Trong số 5 cửa vào Ðền Thờ, có một cửa chỉ được mở ra vào Năm Thánh gọi là Cửa Thánh. Cửa năm Thánh 2000 đã được ÐTC mở trong đêm vọng Giáng sinh 24-12-1999. Cửa này được đóng lại vào ngày 6-1-2001.

4. Mái vòm Ðền Thờ có chu vi bên trong là 42.7 m , chu vi bên ngoài là 58 m và cao 50.35 m. Tính từ nền tới đỉnh cao nhất của mái vòm với thánh giá là 135.2 m. Thánh giá trên đỉnh cao 4.87 m và thanh ngang rộng 2.65 m. Trọng lượng của mái vòm theo các nhà toán học Boscovich, Le-Leur và Lacquer, là 56,208,837.46 kilô.

Ngoài 2 cầu thang vòng để du khách leo lên mái vòm, còn có 9 cầu thang khác, 7 cái lớn và 2 cái nhỏ, mặc dù đi từ bên trong Ðền Thờ, nhưng đều dẫn tới cùng một điểm đích. Bàn thờ chính của Ðền Thờ được gọi là bàn Thờ Tuyên Xưng đức tin, được xây ngay bên trên mộ Thánh Phêrô theo lệnh của Ðức Clemente VIII (1592-†1605). Bàn thờ có tán che và 4 cột vòng bằng đồng đen chống đỡ do Bernini thực hiện. Tượng các thiên thần ở trên mỗi góc cao 3.5 m. Tán che đền thờ được khánh thành ngày 29.6.1633.

Dưới bàn thờ này, có một bàn thờ khác của ÐGH Callisto II (1119-†1124) và bên dưới đó lại có một bàn thờ khác nữa của Ðức Gregorio Cả (590-604). Ði xuống sâu hơn, người ta gặp một khối hình vuông, bọc cẩm thạch trắng và đá vân đỏ. Ðó là đài do Hoàng Ðế Constantin I thực hiện để kính nhớ Thánh Phêrô Tông Ðồ và có lẽ trong dịp lễ tưởng niệm chiến thắng của ông tại Cầu Milvio ngày 28.10.312.

Page 17: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

5. Tượng thánh Phêrô bằng đồng, có từ thế kỷ 13, được tôn kính trong Ðền Thờ: chân phải cũng như trái của ngài bị mòn sáng bóng màu vàng do sự tôn kính của hàng triệu bàn tay Kitô hữu đặt tay hay hôn chân. Theo một truyền thống cổ kính, ngày 29.6 mỗi năm, lễ thánh Phêrô, người ta mặc phẩm phục Giáo Hoàng cho tượng thánh Phêrô.

6. Tượng Ðức Mẹ Sầu Bi (Pietà) ở bên tay phải, khi mới bước vào Ðền Thờ -, bằng cẩm thạch trắng, diễn tả Mẹ Maria đang ẵm xác Chúa Giêsu từ trên thánh giá mới tháo xuống, do Michelangelo thực hiện năm 1500 khi mới 25 tuổi và là tác phẩm duy nhất mang chữ ký của ông. Tên ông được khắc vào vệt áo băng qua ngực Ðức Mẹ. Cho đến năm 1972, du khách có thể đến gần ngắm tượng, nhưng một người điên Hungari, quốc tịch Úc, đã leo qua rào dùng búa đập vào tượng nhiều lần trước khi bị cản lại. Mũi Ðức Mẹ bị đập vỡ. Người ta thu thập các mảnh vở và gắn lại. Hiện nay người ta đặt kính chắn đạn để bảo vệ kiệt tác nghệ thuật này, nhưng khách viếng thăm cũng khó chiêm ngưỡng pho tượng này hơn so với trước kia.

7. Trong số ngôi mộ của các nhân vật trong Ðền Thờ thánh Phêrô, có 3 phụ nữ là nữ bá tước Matilde di Canossa, Hoàng hậu Cristina Thụy Ðiển, và Maria Clementina, Hoàng hậu Anh Quốc. Hoàng hậu Cristina thoái vị sau khi trở lại Công Giáo và được mời tới sống trong triều đình Giáo Hoàng và qua đời tại Roma năm 1689. Tượng trình bày cảnh bà chịu phép rửa lần thứ hai ở Innsbruck.

III. Quảng Trường Thánh Phêrô

Page 18: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

Quảng trường Thánh Phêrô hình bầu dục, một chiều dài 196 m, và chiều rộng 148 m, với diện tích khoảng 4 hécta và có hàng cột vòng cung bao quanh như vòng tay chào đón tín hữu. Hàng cột này do kiến trúc sư Bernini kiến thiết, tổng cộng có 284 cột, mỗi bên 142 cột, đường kính ở vòng lớn nhất đường kính 1.45 m. Các cột được xếp thành hàng 4 với 3 lối đi, lối giữa rộng nhất. Hàng cột cao 18.60 m, bên trên có 140 pho tượng, cao 3.24 m do các môn đệ của Bernini thực hiện trong khoảng thời gian từ 1656 đến 1667.

Từ cột tháp Obelisk ở giữa quảng trường tới mặt tiền Ðền Thờ khoảng cách 191 m, trong khi khoảng cách giữa hai tượng thánh Phêrô và Phaolô là 76.73 m. Trên mặt tiền có các pho tượng cao 5.65 m. Hai bên có hai bồn phun nước (fontaine) giống nhau.

Cột tháp Obelisk (Tháp bút) ở giữa quảng trường hình kim tự tháp bằng đá Granit từ núi đá Assaun Ai Cập, được Eliopoli đưa về Roma theo ý muốn của Hoàng đế Nerone, với mục đích tuyên dương hý trường do ông khởi xướng. Cột bị đổ và bỏ bê trong nhiều thế kỷ, Các Giáo Hoàng (Nicolo V 1447-†1455, Phaolô II 1464-†1471, Phaolô III 1534-†1549). Các ngài muốn dựng cột này trước Ðền Thờ Thánh Phêrô, nhưng sự khó khăn trong việc di chuyển và dựng tháp khiến cho nhiều kiến trúc sư nản chí, mãi cho đến đời ÐGH Sixto V/ Sixtus V (1585-†1590), dự án đó mới thành hình.

Cột tháp được khởi công di chuyển ngày 30.4.1585 đến dựng tại quảng trường ngày 10.9.1585. Công trình này đòi sự hợp lực của hơn 900 người, với 140 con ngựa và dùng 47 cần trục cùng với 5 đòn bẩy. Theo lệnh ban hành trong công trình dựng cột các công nhân phải tuyệt đối giữ im lặng và chỉ được nhận lệnh từ kiến trúc sư Domenico Fontana mà thôi. Dân chúng hiếu kỳ không được đến gần. Ðức Sixto V còn ra lệnh phạt tử hình những người vượt quá ranh giới và gây tiếng ồn ào.

Page 19: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

Theo sự tích lưu truyền trong khi tiến hành dựng cột, thì những sợi dây thừng đỡ cột đá bị giãn ra và có nguy cơ bị đứt. Tình trạng thật nguy hiểm, một trong những người thợ là ông Bresca, vốn là một thủy thủ đã quen với các dây chão, ông ta hô lớn: “Hãy đổ nước vào các dây thừng”. Nhận thấy tình trạng nguy ngập, kiến trúc sư Domenico Fontana vội ra lệnh thi hành ngay lời khuyên đó và tai nạn được tránh thoát. Cột tháp cao từ bệ lên tới đỉnh 41,23 m và nặng 326 tấn. Sau khi hoàn thành công việc, ông Bresca được thưởng thay vì bị tử hình. Ông được triệu tới trước ÐGH và ngài yêu cầu ông hãy xin một ơn. Ông Bresca xin cho mình và dòng dõi được đặc ân cung cấp lá dừa cho Tòa Thánh để làm lễ Chúa Nhật Lễ Lá. Lời thỉnh cầu được chấp nhận và từ đó cho đến ngày nay gia tộc Bresca ở miền Liguria vẫn cung cấp lá dừa cho Vatican.

Năm 1586, Ðức Sisto cho đặt trên tháp cây thánh giá lớn bằng sắt, trong có chứa mảnh thánh giá thật của Chúa Giêsu. Ở bệ tháp có khắc chữ: “Ðây là thánh giá của Chúa. Các quyền lực đối nghịch hãy trốn chạy. Sư tử của chi tộc Giuda đã chiến thắng”. Ngoài ra còn có câu: “Chúa Kitô chiến thắng. Chúa Kitô hiển trị. Chúa Kitô thống trị. Chúa Kitô bảo vệ dân ngài khỏi mọi nghịch cảnh”. Ở Roma có tất cả 37 cột đá (Tháp bút) mang từ Luxor- Assuan Ai Cập về, cao nhất là cột ở Đền Thánh Gioan ở Lateranô: cao 32,18 m, nặng 460 tấn.

Tông đồ Phêrô và Phaolô đến Roma đi rao giảng Tin Mừng về Chúa Cứu Thế, các ông bị bắt, bị đánh đập, bị tra tấn bỏ ngục tù và bị kết án: Thánh Pherô bị đóng đinh trên Thánh giá, Thánh Phaolô bị chặt đầu, đầu rơi, máu đổ để tô thắm trang sử mầu nhiệm và lập nên Giáo Hội theo Thánh Ý Chúa.

Nguyễn Quý Đại (www.hoamunich.wordpress.com)

Page 20: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

Tham khảo từ Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ số 269 và Internet

Phim the Vatican City Documentary dài 57 phút

http://www.youtube.com/watch?v=U-VW_wDNJzc

Page 21: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

ÐƯỜNG VỀ LA MÃ Phần 3

Nguyễn Quý Đại

1  

lâu

Lịch sử 300 năm đầu của Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, xét về phương diện bên ngoài, thật là thê thảm: tiếp theo Đấng Sáng Lập, Các Tông Đồ, Môn Đệ và những kẻ tin theo Người đã bị cấm đạo và bách hại, nghĩa là mất quyền công dân, bị tước đoạt tài sản, bị bỏ tù, tra tấn dả man và bị

hành quyết, thậm chí sau khi chết không còn được chôn cất trong mộ lộ thiên, mà phải xuống hầm sâu, do đó có các hang toại đạo Catacombe. Nhưng sau nhiều đời mà các Hoàng Đế Roma hết sức tàn ác với Đạo Công Giáo như thế, thì từ năm 313 Hoàng đế Constantin I, ký một sắc lệnh „chiếu chỉ“ ở Milano (Mailänder Vereinbarung/ Edit of Mailan) chính thức tha đạo. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử nhân loại, thay đổi hẳn bộ mặt của nền văn minh La Mã đời.

Hoàng đế Constantin I sinh năm 280, năm 306 trị vì Đế quốc La Mã cho đến khi mất †22.5.337 được tôn vinh là một Đại

Page 22: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

2  

Đầu của tất cả các thánh đường ở Roma và trên thế

h Giáo Hội vào

Đế. Năm 313-318 ngài cho xây Đền Thánh đầu tiên cho Đức Giáo Hoàng (Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan) ở Điện Laterano để dâng kính Chúa Cứu Thế, (Basilica di San Giovanni in Laterano), là Nhà Thờ Chính Tòa của Roma. Thánh Đường nầy được ĐGH Sylvester (triều đại 314-†335) thánh hiến năm 324 và từng mang danh hiệu là „OMNIUM URBIS ET ORBIS ECCLESIARUM MATER ET CAPUT“, Mẹ vàgiới.

Triều đại ĐGH Gregorio I (590-†604) đền thờ được dâng kính thêm cả hai Thánh Gioan (a) Tẩy Giả và Thánh Gioan (b) Tông Đồ (tiểu sử hai Thánh Gioan theo mục A và B kế tiếp). ĐGH Lucio II đã ấn định tên đền thờ như hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan Laterano nhiều lần bị tàn phá vì địch quân, động đất, hỏa hoạn, và bỏ rơi suốt hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời tới Avignon, Pháp, được xây lại như ngày nay thời ĐGH Sixto V (1585-†1590). Trong Thánh Đường nầy, đã nhóm họp các Công Đồng Laterano để cải cácnhững năm 1123, 1139, 1179, 1215 và 1512.

Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Từ ngoài vào bên phải đền thờ có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantin I được ĐGH. Silvestro I triều đại 314-†335 rửa tội nơi đây). Quảng trường nhỏ bên hông trái, có tháp bút Obelisk cao 32,18m (cao nhất ở Roma) nguồn gốc tháp bút nầy của vua Ai Cập Thutmosis III (trị vì từ 1479-†1458 v. Chr.) dựng ở phía đông đền Amun

Page 23: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

3  

hớ ngài. Trên bàn thờ àn thờ gỗ cổ, theo truyền thuyết thì Thánh

Phêrô và các đấng kế vị l

Theben (Karnach Lurxo) Năm 337 được Hoàng đế Constantin I cho mang về Roma...

Ðền Thờ Thánh Gioan tại Laterano, nhắc nhở cho Kitô hữu "Hồng Ân bí tích Rửa Tội", di tích thời đầu hưng thịnh của Thiên Chúa Giao ở Roma. Năm 1300 Đức Bonifacio VIII đã ký sắc chỉ khai mạc Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Chính giữa đền thờ có phiến đá che mộ của ĐGH Martin V (1417-1431) để ghi nchính còn giữ cái b

àm lễ tại đó.

Bậc Thang Thánh

Scala Sancta/ the Holy Stairs/ Heilige Treppe ở trong nhà thờ nằm đối diện với Đền Thờ Thánh Gioan Laterano. (Theo truyền thuyết, Cầu Thang Thánh là những bậc đá đã thấm máu Chúa Giêsu, do Hoàng Hậu Helena bốc ra từ Dinh Tổng Trấn Pontius Pilatus ở Jerulalem đem về. Đã thấm máu Chúa Giêsu vì sau khi bị đánh đòn rách da, chảy máu đầm đià, Pilatus dẫn Người qua cầu

thang đó để chỉ cho dân thấy mà thương với câu bất hủ “ECCE HOMO” Nầy Là Người Ấy.

Thang Thánh có 28 bậc bằng đá cẩm thạch trắng bọc gỗ cho khỏi mòn, nằm chính giữa, hai bên có hai cầu thang bằng đá để sử dụng chung. Kito hữu với lòng sủng kính cầu nguyện đi lên Cầu Thang Thánh bằng đầu gối. Như đã nói trên, Thang

Page 24: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

Thánh nầy được đưa về Roma khoảng năm 326 sau CN do Hoàng hậu Flavia Iulia Helena (248-†330) là vợ của Hoàng đế Constantius và mẹ của Hoàng đế Constantin I. Hoàng hậu Helena nhờ đức tin và lòng sùng đạo của bà đã ảnh hưởng rất nhiều đến Constantin I là vị Hoàng đế đầu tiên chịu phép rửa tội. Bà cũng là người tìm kiếm được cây thánh giá thật của Chúa Giêsu. Ba cây thánh giá được tìm thấy trên núi Canve cùng với các mũi đinh và tấm bảng gắn trên thánh giá. Hoàng hậu Helena cho xây một thánh đường nguy nga trên đỉnh

4  

quý báu là cây thánh giá của Chúa ột Thánh

Canve và cho đặt thánh tích Giêsu trong cung thánh. Helena còn cho xây mđường khác trên núi Olive. Bà được

Hang Toại Đạo Catacombe

tôn vinh là một vị Thánh

Từ Đền Thánh Gioan Laterano đi xe bus số 128 đến hang toại đạo, tài xế xe bus không thông báo tên các trạm đến, nên phải đếm bao nhiêu trạm để xuống Catacombe. Đường chính giữa đi lên đồi giữa

những hàng cây xanh điểm vài cánh hoa màu rực rỡ, từ xa đã nghe tiếng kinh cầu nguyện, ở bên trái là nhà nguyện kinh thánh ĐGH. Sixto/ Sixtus và thánh nữ Cecillia (xem tiếp phần C) Du khách phải xếp hàng mua vé, người lớn phải trả 8€, bên phải lối vào hang Toại Đạo có hướng dẫn viên giải thích các ngôn ngữ (Anh, Pháp, Đức....). Từ 12 đến -14 giờ nhân viên nghỉ trưa không làm việc.

Page 25: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

5  

đến thế kỷ XV. Các nhà khảo cổ đã khám

Hang toại đạo Catacombe là nghĩa địa cổ kính nhất từ thế kỷ I của người Kitô hữu trong các thời bắt đạo vì người theo đạo mất quyền công dân, không được chôn cất trên mặt đất như người dân thường, nên phải tìm chỗ chôn trong lòng đất. Hãy lưu ý rằng, đây không phải là nơi các tin hữu sinh sống, như nhiều người trước kia tưởng lầm, tuy các tín hữu đã tụ họp bên phần mộ những Thánh Tử Đạo và các người thân vào những dịp dâng Thánh Lễ và cầu kinh. Thánh nữ Cecillia và các Giáo Hoàng mai táng ở đây là: Thánh Sixto, Thánh Antero, Thánh Fabiano, Thánh Lucio I và Thánh Eutichiano, với bia mộ nguyên ngữ Hy Lạp, từ ĐGH. Callisto trở đi cho đến cuối thế kỷ III. Các phần mộ này được ĐGH Callisto nới rộng, sau đó ĐGH. Damasco cho tu sửa thêm các bức vẽ trên tường và được tôn kính cho phá được hơn 40 hang toại đạo các đườcộng trên 12 km².

ng hầm ngang dọc tổng

Các hang Toại Đạo là đường hầm rộng, hẹp khác nhau nhiều tầng sâu 7 hay 8m dưới lòng đất, sâu nhất là 22 hay 25m. Càng xuống sâu càng lạnh và tối hơn. Hai bên

đường hầm có đào các hộc giống như quan tài để mai táng xác người với y phục và đồ trang sức lúc còn sống. Người ta lập các hộc bằng đá cẩm thạch hay bằng đất sét nung, bên ngoài có viết hay khắc tên người chết. Những mộ xưa nhất bằng tiếng Hy lạp, sau này thì bằng tiếng La Tinh các chữ "Trong

Page 26: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

6  

từ đá,

ng trong tâm hồn của con người. Chúa

an bình" và các hình khác nhau như chim bồ câu, cành vạn tuế, hay chạm trổ các cảnh từ kinh thánh cựu ước và tân ước. Cảnh Tổ phụ Abraham tế lễ, Moshe cho nước vọt ra Noe trong tàu, Daniel trong hàm sư tử. Chúa Giêsu cho Ladaro sống lại, các hình tượng trưng cho Bí tích Thánh thể, bí tích rửa tội...

Các đường hầm này cũng thường gặp nhau tại những phòng rộng lớn khác nhau gọi là để chôn cất nhiều người trong cùng một gia đình. Các hộc chôn cất hài cốt các vị tử đạo, bên trên có vòm thường được trang hoàng với các bức vẽ. Ngày nay phần lớn các nghĩa địa này trống rỗng, vì đã bị đào bới ăn cắp đồ cổ, đồ trang sức vàng bạc. Hài cốt được cải táng đến nơi khác. Hang toại đạo còn là nơi hành hương và tưởng nhớ những Kitô hữu phải trốn cầu nguyện trong những điều kiện khắc nghiệt như thế để bảo vệ đức tin của mình. Dù bất cứ thời đại nào, chế độ độc tài, đàn áp, cấm đạo không thể đè bẹp được đức tin thiêng liêdạy: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,23-24).

Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả / Santa Maria Maggiore/ Sankt Marien Schnee.

Thánh đường Đức Maria xây vào thế kỷ thứ 4 dưới thời ĐGH Liberio/ Liberius Theo truyền thuyết, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với ông Thị trưởng Giovanni/ John/ Johannes. Ông đồng ý hiến tặng dinh cơ của mình để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, nhưng không biết nên làm những gì. Nhà quí tộc này và Đức Thánh Cha trong một đêm đã cùng mơ thấy Đức Trinh

Page 27: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

7  

ư

khung thứ 3 vào ngày lễ

Nữ yêu cầu xây một thánh đường tôn vinh Mẹ tại đồi Esquiline, nơi có tuyết phủ một cách lạ th ờng vào đêm 5 tháng 8. Theo sự hướng dẫn của Mẹ nhà Thờ được xây tại địa điểm như hiện nay.

Ngôi thánh đường này mang tên là Vương Cung Thánh Đường Liberio, được ĐGH Sixtô III cung hiến cho Đức Maria sau khi Công Đồng Chung Epheso năm 431 tuyên bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ngôi thánh đường chính là một sự nhắc nhở tuyệt đẹp về tình yêu và lòng tôn kính mà Giáo Hội tặng cho Mẹ Thiên Chúa. Danh xưng “Cả” được thêm vào danh hiệu “Thánh Đường Đức Bà” bởi vì đây là ngôi thánh đường đầu tiên được xây cất ở Tây phương để tôn kính Đức Mẹ, là một trong bốn Vương Cung Thánh Đường lớn ở Roma. Việc cung hiến Đền thờ Đức Bà Cả được cử hành vào ngày 5-8 hằng năm, Dựa theo truyền tụng ấy, người ta gọi là lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết. Trên trần đền thờ ởđược mở ra để những cánh hoa hồng trắng rơi xuống bàn thờ ghi dấu sự kiện tuyết rơi một cách kỳ diệu trên Đồi Esquiline hồi thế kỷ 4.

Bên trong thánh đường lưu giữ máng cỏ nơi Chúa Hài Nhi chào đời, máng cỏ biểu lộ lòng tôn kính ngài. Mùa giáng sinh chúng ta thường hát nhạc phẩm Hang Belem „Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem... „. Ơn gọi của Mẹ là đưa

Page 28: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

8  

ảo Trợ của dân n

xừ

u nhóm

Mẹ ban phước lành cho quê hương Việt Nam của

chúng ta đến với Chúa Giêsu. Tất cả các ĐGH tiền nhiệm đều đến tạ ơn Mẹ sau khi được bầu. Ngày 14.3.2013 ĐGH Phanxicô viếng Thánh Đường đầu tiên tạ ơn Đức Mẹ. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 4 tháng 8, ĐGH Phanxicô nói đến Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Bthành Roma: “ngày 5 tháng 8, dâtưởng nhớ Mẹ, Chúng ta hãy cầu hãy cùng nhau dâng một lời chúc m

thành Roma chúng tôi in Mẹ che chở chúng ta, ng Mẹ…”

Những ngày đầchúng tôi 4 người và 1 cháu bé. Hai ngày sau thêm 3 người đến từ Munich cùng hiệp thông cầu nguyện tại Thánh Đường Đức Bà Cả. Cầu xin Mẹ nhận lời cầu nguyện của chúng con

và gìn giữ chúng con bên Mẹ. Xin Mẹ chăm sóc chúng con như một người mẹ bảo bọc những đứa con yếu đuối của Mẹ. Cầu xinchúng con tôn giáo không bị đàn áp, sớm có tự do dân chủ và giàu mạnh „Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…“

Đài phun nước Trevi tráng lệ, Fontana di Trevi/ Trevi-Brunnen

Roma có nhiều đài phun nước nhưng nổi tiếng là đài phun nướcTrevi, đi Metro trên tuyến đường A: Battistini- Anaginia, xuống trạm Spagna là trung tâm thành phố hay trạm

Page 29: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

9  

Barberini-Fontana Trevi, rất nhiều

ắc tỏ lòng tôn kính ĐGH. có công trong việc xây dựng. ĐàClement XII trao vương miện.

du khách tìm đài phun

Theo tài liệu năm 1730 ĐGH. Clement XII triều đại (1730 -† 1740), tổ chức cuộc thi xây dựng lại đài phun nước. Năm 1732-1762 xây theo thiết kế của Nicola Salvi và Baroque phong cách tân cổ điển. Đài phun nước Trevi bao gồm một mặt

tiền cung điện, được thiết lập giống như một khải hoàn môn. Vật liệu sử dụng là đá cẩm thạch lấy từ Carrara, nguyên thủy là miệng của một máng dẫn nước thời La Mã cổ đại cung cấp nước cho thành phố từ nguồn nước tinh khiết cách đó hơn 10km, nước phun lên và đổ vào một bể cạn lớn. Đài phun nước Trevi cao 26m, rộng 50m, ở giữa đài phun là tượng hai vị thần Neptune và Oceanus. Trung tâm của đài phun là bức tượng thần biển khổng lồ đứng trên cỗ xe được điều khiển bởi hai vị thần đầu người thân cá. Phía trên là bốn bức tượng đại diện cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong hốc trái và phải của Oceanus là những bức tượng, tượng trưng cho sức khỏe và sinh sản...Những hàng chữ kh

nước Trevi.

i phun nước được ĐGH.

Page 30: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

10  

a vai bên trái. Ước nguyện có thành sự hưng du khách không tiếc khi ném đồng tiền

ăm thành phố thu được 1

ều thì các danh lam thắng cảnh đẹp và những di

tích qua các thời hưng thịnh của Giáo Hội Công Giáo.

Đài Trevi được tu sửa qua những năm: 1872,1989,1991 và 1999 giữ được nét đẹp cổ kính, từ lâu Trevi là nơi gửi gắm ước mơ, hy vọng của rất nhiều du khách. Theo truyền thuyết ngày xưa người ta đến đây uống một ngụm nước và ném tiền,

ngày nay người ta thường ném xuống đài phun nước hai đồng tiền, một dành cho các mơ ước riêng, hai trở lại Rome thêm một lần nữa. Để lời cầu ước linh nghiệm, du khách nhớ quay lưng lại, ném tiền xuống

nước bằng tay phải quthật hay không? nxuống hồ nước trong xanh. Hàng ntriệu Euro cho cơ quan Caritas giúp người nghèo. Một tuần lễ ở Roma qúa ngắn, chúng tôi mong trở lại Roma với nhigiờ hơn để đi thăm

Nguyễn Quý Đại

Con chân thành cảm ơn Cha Trần Mạnh Duyệt quản lý nhà nghỉ Phát Diệm, góp ý để bài viết hoàn hảo sáng tỏ hơn.

Tài liệu đọc thêm

A/ Gioan Tẩy Giả, Johannes der Täufer/ John the Baptist hay Gioan Tiền Hô, sinh khoảng năm 6 TCN - mất khoảng năm 36 SCN) là một nhà giảng đạo là một vị tiên tri lớn trong các tôn giáo như Kitô giáo (Christianity), Hồi giáo (Islam), Bahá'í Faith... Ông đã dẫn đầu một phong trào rửa tội tại sông Jordan.

Page 31: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

11  

húa Giêsu tại sông Jordan. Phúc âm theo Thánh Luca: ẹ ông- bà Elizabeth - là ương đầu tiên của Tin

Theo Tân Ước, Gioan là người sống du mục và khổ hạnh đã thu hút được nhiều môn đệ loan truyền cho sứ vụ hoạt động của Chúa Giêsu, ông thực hiện nghi thức thanh tẩy (phep rửa) cho CGioan là anh em bà con với Giêsu vì mchị họ của Maria mẹ Giêsu. Trong chMừng, Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” Phúc Âm: Mt 14, 1-12

trảm quyết? Tại sao Thánh Gioan bị

anh là bà Herodias, Gioan lên tiếng ằng: Vua không được lấy vợ của anh như lời Kinh Thánh: ” Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng…”(Ga 1, 6-7 ). Vua muốn giết Gioan nhưng lại sợ dân chúng vì họ coi Gioan như một tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Herode, con gái Herodia là Salome nhảy múa trước mặt mọi người, đã

Vua Herode lấy vợ củaquở trách, khuyên vua rNgài“ (Mc 6, 18). Đúng

làm cho Herode vui thích. Vua hứa sẽ ban cho nó bất cứ điều gì nó xin.

Ðược mẹ dặn trước nên nó nói: “Xin vua chặt đầu Gioan Tẩy Giả / Enthauptung des heiligen Johannes des Täufers/Beheading of St. John the Baptist“. (Hình họa lại trên Internet)

Page 32: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

12  

sai người đi chặt đầu Gioan trong ngục (le m trao cho

ất

Vua lo buồn nhưng vì đã trót hứa trước các người đang dự tiệc, nên đã truyền nho, ngày 29 tháng 8) và để đầu Gioan trên đĩa đeSalome... Các môn đồ của Gioan đến lấy xác thầy và chôn cở Samaria. Thánh đường Gioan (St. Johannes-Kathedrale) ở Bờ Tây (Westjordanland) luu giu mộ phần của Thánh Gioan Tẩy Giả. Hàng năm, 24 tháng sáu là ngày tưởng niệm sinh nhật Thánh Gioan.

Phim Thánh Gioan Tẩy Giả http://bit.ly/16GkjZG

B/ Thánh Gioan Tông đồ Apostel Johannes/John the Apostle, một trong Mười hai tông đồ của Chúa Giêsu. Gioan cùng với Phêrô/Petrus và Giacôbê/Jakobus, là nhân chứng trong việc Giêsu cho con gái ông Jairus sống lại (Mark 5:37), Giêsu biến hình (Mt 17:1), Chua cau nguyen trong Vườn Cây Dầu (Gethsemane) (Mt 26:37). Ông và Phêrô được sai vào thành phố để thực hiện các việc chuẩn bị cho bữa ăn tối cuối cùng (Lc 22:8). Trong bữa ăn, ông được ngồi bên cạnh và ngả đầu vào ngực Giêsu (John 13:23-25). Gioan cũng là môn đệ duy nhất đứng dưới chân thánh giá trên đồi Calvary cùng với mẹ Maria và các phụ nữ khác. Ông cũng đã đón Maria về chăm sóc theo như lời trối của Giêsu (John 19:25-27). Theo Kinh Thánh Gioan và Phêrô là hai ngườvà chính ông là người đầu tiên tinlại (John 20:2-10). Nhiều đoạn t"người môn đệ được Chúa yêu q20 (?) qua đời năm †101 sau CN.

i chạy về hướng ngôi mộ đá rằng Giêsu thực sự đã sống rong Tân Ước gọi Gioan là uý". Thánh Gioan sinh năm

Page 33: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

13  

h đạo truy tìm những người theo Chúa Cecilia bí mật

độ can đảm và cương à kết án tử

ơc giáo hội vinh thăng làm Thánh Nữ Đồng Trinh Tử Đạo. Tại nơi thánh nữ chào đời, giáo hội

ng để tôn vinh

đến Roma, nếu muốn ở nhà khách Phát điạ chỉ

a chỉ Foyer Phat Diệm www.foyerphatdiem.net

(C) Thánh nữ Cecilia là vị Thánh quan thầy của các ca nhạc sĩ trong Giáo Hội Công Giáo. Cecilia từ thuở thiếu thời, cô đã tỏ ra đã say mê Thánh nhạc, đóng góp một phần rất lớn khai triển nền thánh nhạc va sáng tác

những bản thánh ca. Cecilia kết hôn với Valerian người ngoại đạo và thuộc gia đình giàu có, nhưng Cecilia đã thuyết phục chồng theo đạo và đồng ý giữ cho cô đồng trinh. Trong thời gian bácgiúp đỡ những người nghèo và những Kitô hữu bị vây bắt. Valérien và Cecilia không chịu tế thần, không chịu dâng hương cho thần ngoại. Chính vì thái quyết như thế đã khiến quan quân La Mã bực tức vhình hai người. Cecilia đã đư

đã cho xây cất một Vương Cung Thánh ĐườCecilia.

Du khách hành hươngDiệm thì liên lạc qua

đị

thêmTài liệu tiếng Đức đọc

Mailänder Vereinbarung http://bit.ly/16isdpI

Das Edikt von Mailand, Januar 313.

http://bit.ly/16I1fVP

Page 34: Nguyễn Quý Đạicó nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm

14  

HUhttp://bit.ly/1iqIZpbU

Nguyễn Quý Đại