nguyỆt san cỎ thƠm online sỐ 8 – nĂm...

66
NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE SỐ 8 – NĂM 2018 Tranh “Huyền Thoại Rồng Tiên” 2018 của Họa sĩ Thanh Trí, Sacramento USA

Upload: buinhu

Post on 05-Aug-2018

226 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE SỐ 8 – NĂM 2018

Tranh “Huyền Thoại Rồng Tiên” 2018 của Họa sĩ Thanh Trí, Sacramento USA

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE - SỐ 8 – NĂM 2018 MỤC LỤC

VĂN: KHÍ PHÁCH NHÀ THƠ TRƯỚC BẠO QUYỀN – Tùng Nguyên ẦU Ơ … GIÓ ĐƯA BỤI CHUỐI SAU HÈ – Tiểu Thu DÒNG SÔNG VĨNH BIỆT, Phần B – Tiên Sha Lê Luyến XIN CHO TÔI ĐƯỢC SỐNG – Nguyễn Lân MỘT NGÀY THÁNG TƯ – Ỷ Nguyên CÁI BẬT LỬA ZIPPO – Phương Duy TDC THÁNG TƯ, VÙI ĐẤT LẠ! – Đoàn Xuân Thu Melbourne NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM TIỀN ĐỒN – Linh Phương XE BÁN HÀNG LƯU ĐỘNG – Vưu Văn Tâm Germany KHI NGƯỜI ĐÀN ÔNG VIỆT NẤU ĂN – hoangdungfa LA NOTE UNIVERSELLE “SI” - Diễm Hoa NHỮNG MẢNH ĐỜI – Đỗ Bình Paris THƠ NHẠC CA NGÂM - Nguyễn Phú Long KỶ NIỆM HOA ĐÀO THỦ ĐÔ HOA THỊNH ĐỐN 2018 – Trần Chí Phúc

BIÊN KHẢO: KHỦNG BỐ DƯỚI LĂNG KÍNH PHÁP LÝ – TP Nguyễn Văn Thành 1923 TÌNH THƠ HOÀNG TRÙNG DƯƠNG – Tâm Minh Ngô Tằng Giao “ANH GÙ Ở NHÀ THỜ ĐỨC BÀ” của Victor Hugo – Phạm Văn Tuấn QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG – Hải Bằng HDB

THƠ: TIẾT THÁO NGUYỄN KHOA NAM - Hạ Thái Trần Quốc Phiệt CHUỒN CHUỒN KIM & PHÂN LY – Nguyễn Vô Cùng NGÀY VUI TRẨY HỘI ANH ĐÀO & QUÊ HƯƠNG ƠI – Thái Hưng PGH NGHE TIẾNG QUẠ / VUỐT QUẠ & HOA - Cao Mỵ Nhân / Lý Hiểu (Thơ xướng họa) TODAY / HÔM NAY – Ý Nhi / Thanh Thanh (Việt hóa) VỊNH TRANH GÀ LỢN / VẬN NƯỚC – Vũ Hoàng Chương / Nguyễn Kinh Bắc (Thơ xướng họa)

NGUYỆT BẠCH & LỤC BÁT NỞ HOA – Tuệ Nga TUỔI MÙA THU - Đỗ Thị Minh Giang GỌI HỒN XỨ VIỆT – Kim Oanh Melbourne THÁNG NĂM & CHIỀU ƠI QUÊ NGOẠI - Phan Khâm GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG & VÌ CÓ EM – Trần Quốc Bảo Richmond KHAI TỪ & MƯỜI LĂM NĂM CÓ ĐẢNG – Tạ Quang Trung

KHÔNG CÓ EM, BIỂN NGỪNG VỖ SÓNG – Bùi Thanh Tiên

THƠ MỘNG - Cao Nguyên SƯƠNG KHÓI TÌNH THƠ & NIỀM ĐAU QUÊ MẸ – Hoa Văn THE PEDDLER OF FLOWERS / NGƯỜI BÁN HOA DẠO – Amy Lowell / Tâm Minh Ngô Tằng Giao (Thơ Chuyển Ngữ)

KHI VỀ NGANG ĐỒN CŨ – Nguyễn Kinh Bắc VẦN THƠ THÁNG TƯ – Đỗ Bình Paris TRI KỶ - Nguyễn Thị Ngọc Dung MỘT NGÀY – Nguyên Anh

HỘI HỌA/NHIẾP ẢNH: LẠC VÀO KHUNG TRANH, Phần 1 – Nguyễn Thị Ngọc Dung CON NGƯỜI NHỎ BÉ – Lê Văn Khoa TUYẾT ĐẦU XUÂN – Việt Bằng Maryland HOA XUÂN – Ảnh: Minh Châu/ Phạm Văn Tuấn/ Phan Anh Dũng BỘ TRANH HUYỀN THOẠI RỒNG TIÊN – Thanh Trí Sacramento

NHẠC: HẸN MỘT NGÀY VỀ - Nhạc & lời: Lê Văn Khoa - Tiếng hát:

Ban Hợp Ca ANH (NHỚ GÌ KHÔNG ANH) – Nhạc & lời: Nguyễn Văn Đông - Tiếng hát: Tâm Hảo SÀI GÒN NẮNG NHỚ MƯA THƯƠNG – Nhạc: Nhật Bằng; lời:

thơ Nguyễn Thị Ngọc Dung - Tiếng hát: Hiếu Thuận RỪNG CHƯA THAY LÁ – Nhạc: Huỳnh Anh – Lời: Hoàng Ngọc Ẩn - Tiếng hát: Quỳnh Lan MUÔN TRÙNG XA EM VỀ – Nhạc & lời: Vũ Đức Nghiêm -

Tiếng hát: Vũ Trung Hiền SÀI GÒN CÒN MÃI TRONG TÔI - Nhạc & lời: Lê Dinh - Tiếng

hát: Khắc Dũng THEO BƯỚC CHÂN VỀ – Nhạc & lời: Hồ Bảng - Tiếng hát:

Hương Giang TÌNH CHẾT ĐI KHÔNG NGỜ – Nhạc & lời: Vĩnh Điện - Tiếng

hát: Lệ Thu NÓI LÊN LỜI ẤY – Nhạc & lời: Nguyễn Tuấn - Tiếng hát: Nhất Huy VẦN THƠ THÁNG TƯ – Thơ: Đỗ Bình – Tiếng ngâm: Vân Khánh HOA ĐÀO HOA THỊNH ĐỐN – Nhạc & lời & tiếng hát: Trần Chí Phúc TUỔI MÙA THU – Nhạc & lời: Nguyễn Hữu Tân - Tiếng hát:

Tâm Thư CHIỀU ƠI QUÊ NGOẠI – Nhạc: Nguyễn Tất Vịnh - Lời: thơ

Phan Khâm – Tiếng hát: Thùy Dương

*** LÊ VĂN KHOA ***

NGUYỆT BẠCH

Tâm sự ai đan gió lững lờ

Tình Non, Ý Nước kết thành thơ

Dăm vần cảm tác chiều u uẩn

Mấy cánh sầu tư tuyết dật dờ

Thế sự mang mang rừng tịch mịch

Đêm dài hun hút núi hoang sơ

Nửa vầng nguyệt bạch Kinh vô tự

Bến Giác, Thuyền Nan vẫn hẹn chờ.

Tuệ Nga

LỤC BÁT NỞ HOA

Con tằm ươm Kén nhả Tơ

Còn tôi ươm Mộng thả Thơ cùng đời

Nằm trong tổ Kén ngủ vùi

Sớm mai thức giấc thấy đời Như Hoa...

Như tơ tằm óng lụa là

Như Thơ Lục Bát Nở Hoa Bốn Mùa,

Như trời nắng, như trời mưa

Như bông Huệ nở giữa mùa tịnh trai

Nằm trong tổ, Kén thảnh thơi

Thơ tư duy, Nhạc tuyệt vời, mây xanh ...

Bài ca đẹp Mộng Thanh Bình

Tơ ngà áo lụa kinh thành, Em tôi,

Mùa Xuân Đào Thắm, Mai Cười

Có Vần Lục Bát Giữa Đời Nở Hoa...

Tuệ Nga

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.

Khai Sáng Non Sông Lạc Hồng: Hùng Vương Thập Bát Thế Thánh Lập Quốc

Bảo Tồn Nòi Giống Tiên Rồng: Văn Lang Trăm Họ Cồ Việt Noi Gương

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tiên.

Người có tâm thiện đều có lòng hướng về cội nguồn với tấm lòng biết ơn.

Hải Bằng. HDB

*

Loài người xuất hiện trên trái đất cách nay hàng triệu năm. Nhiều nền văn minh cổ đã biến mất trong lòng đại dương hay chôn sâu trong lòng trái đất. Các nhà khảo cổ vẫn say sưa đi khắp thế giới để cố tìm ra gốc tích loài người. Bộ xương người cổ nhất được tìm thấy tại Phi Châu; và văn minh loài người hiện được tin là phát triển sớm nhất tại lục địa này.

Kể từ khi các nhà bác học khám phá ra chuỗi mã số DNA của con người thì đề xuất cho rằng thủy tổ loài người là do quá trình tiến hóa từ loài vượn-người và việc phủ nhận di truyền tử (gene) của những lý thuyết gia Mác-xít không còn giá trị nữa.

Theo Việt Sử Thông Luận của nhà lý dịch XY Lý Ðông A (Nguyễn Hữu Thanh, 1920, Kim Bảng, Hà Nam), lịch sử phát triển của xã hội loài người có thể chia làm ba giai đoạn:

1. Giai đoạn nhiên sinh là thời kỳ con người sống hoàn toàn dựa vào thiên nhiên. 2. Giai đoạn quần tụ sinh là lúc con người đã biết quần tụ thành những bộ tộc hay bộ lạc nhờ sự phát

triển của tri thức qua quá trình cọ sát với ngoại cảnh. 3. Giai đoạn quốc tộc sinh là lúc con người tiến bộ đã biết gom dân và chọn tộc tượng (totem) để tổ chức

thành một quốc gia. Trong giai đoạn này, tộc Việt bắt đầu dựng quốc gia vào thời đại vua Hùng cách nay khoảng 5000 năm và thật là ngạc nhiên đầy thích thú khi các niên đại của các di tích đo bằng phóng xạ C 14 đã tỏ ra phù hợp với những điều ghi trong sử liệu của ta và của Tầu.

Quốc Tổ Hùng Vương

Ðền Hùng xây tại xã Hy Cương, huyện Phong Châu, Vĩnh Phú

Kiến trúc gồm ba tầng đền đài trên núi cao 170 mét có đủ loại cây cối Ngày Giỗ: mồng Mười tháng Ba âm lịch

Cây có gốc, con người có tổ tiên. Tìm về nguồn gốc cội nguồn là tuân theo tiếng gọi thiêng liêng trong

lòng con người nhằm bảo tồn nòi giống, thành phần của thế giới loài người.

Người Việt có hạnh phúc là biết được quốc gia tổ tiên đã hình thành trên dải đất Việt cách nay 4880 năm kể từ thời đại Hồng Bàng với 18 đời vua Hùng dựng nước Lạc Việt.

Tìm về nguồn gốc để thắp nén hương tưởng nhớ. Ðó là cách tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã dầy công tạo dựng và vun đắp cho cuộc sống của nòi Việt chúng ta, mà lòng biết ơn chính là gốc của đạo làm người. Tổ tiên nòi Việt xuất phát từ đâu? Những huyền thuyết trong lịch sử Việt có giá trị thực tiễn như thế nào? Và, tại sao con người có tâm hồi hướng về nguồn gốc tiên tổ của mình? Ðó là những câu hỏi của những con người còn thiết tha đến vận mệnh của nòi giống dân tộc.

*

Tìm Về Nguồn Gốc Nòi Giống Việt Dựng Lại Khung Sử Việt: Nòi Giống Việt Xuất Hiện từ Lúc Nào và từ Ðâu

Cũng trong Việt Sử Thông Luận của Lý Ðông A, dân tộc Việt là một trong ba dân tộc: Việt, Hán và Di và đã có mặt từ xa xưa trên dải đất Trung Hoa. Lúc đó, Việt được gọi là Viêm và vị vua đầu tiên gọi là Viêm Ðế (thuộc Hỏa: sắc đỏ); trong khi đó, vua nòi Hán gọi là Hoàng Ðế (Thổ: sắc vàng). Giống Hán mạnh hơn và đã đẩy lùi giống Việt đần xuống phía Nam tói đất Phong Châu ở đó quốc gia Việt đầu tiên đã hình thành còn ghi trong sử sách. Ngày nay, nhiều di tích phát hiện được cho thấy người Việt cổ đã có mặt tại vùng Sơn Vi, tỉnh Phú Thọ (Vĩnh Phú). Ðó là những đồ đá đào thấy ở Núi Ðọ (Thanh Hóa) của người Việt cổ cách nay khoảng ba hoặc bốn chục ngàn năm. Nền Văn Hóa Sơn Vi cho thấy người Việt cổ đã biết chế tác các công cụ bắng đá có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn. Dấu vết của nền văn hóa này còn tìm thấy rải rác từ Lào Cay đến Nghệ Tĩnh; và từ Sơn La đến vùng sông Lục Nam. Tiếp đó chuyển sang nền Văn Hóa Hòa Bình. Di tích của nền văn hóa này điển hình là những công cụ bằng đá cuội trong cách sinh sống bằng săn bắn và hái lượm cách nay khoảng mười ngàn năm. Trong giai đoạn này, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra việc trồng lúa. Bên cạnh đo,Ô về nghệ thuật, đã thấy có phát triển qua các hình khắc trên vách đá trong Hang Ðồng Nội (Hà Sơn Bình), các đồ trang sức bằng vỏ ốc biển, và thổ hoàng để làm màu đỏ. Việc chôn các dụng cụ theo người chết cho thấy có tin tưởng sự tồn tại của cõi âm. Tiếp đó là nền Văn Hóa Bắc Sơn (Thái Nguyên) có mức phát triển cao hơn qua kỹ thuật mài đá. Công cụ lâu đời nhất được tìm thấy là chiếc rìu được mang tên là Rìu Bắc Sơn có niên đại xác nhận cách nay khoảng mười ngàn năm. Chiếc rìu này giúp việc gọt đẽo các dụng cụ bằng tre hay gỗ được dễ dàng hơn và làm tăng năng suất

trong nghề nông. Trong giai đoạn này, đồ gốm đã xuất hiện. Trong các hang động ở Bắc Sơn đã có những phiến đá khắc những đường tròn, vuông, hình chữ nhật, rẻ quạt, và những đường thẳng song song; có những đồ trang sức bằng đá có lỗ xỏ để đeo, và các bếp nấu ăn. Tiếp đó là Văn Hóa Quỳnh Văn ở Nghệ Tĩnh với những di tích sinh sống ở vùng ven biển. Sự di chuyển từ vùng núi rừng xuống vùng biển là một biểu hiện văn minh tiến bộ của loài người cổ đại. Những chiếc rìu Quỳnh Văn được ghè đẽo công phu hơn rìu Bắc Sơn; đồ gốm Quỳnh Văn tinh xảo hơn; các chày đá và bàn nghiền cũng tốt hơn. Ngoài ra các nhà khảo cổ còn tìm thấy các đốt xương xống và các vẩy cá biển lớn cho thấy có thể việc đánh cá để sinh sống đã xuất hiện cách nay khoảng 5000 năm. Khai quật các mộ tròn cho thấy người chết đã được trói và chôn theo tư thế ngồi xổm. Tục chôn như thế rất phổ biến qua nhiều dân tộc trên thế giới với niềm tin sợ người chết trở lại làm hại người còn sống; nhưng lại chôn gần nhà để có sự gần gũi tâm linh. Trên lưu vực sông Hồng từ Hoàng Liên Sơn đến vùng ven biển Hải Phòng, Thái Bình và Sông Mã, các nhà khảo cổ đã phát hiện được những công cụ và vũ khí bằng đồng, và gọi là Văn Minh Sông Hồng. Tại miền Trung, các nhà khảo cổ phát hiện được nhiều di tích bằng đồng và sắt. Ðó là Văn Hóa Sa Huỳnh phát triển cách nay khoảng 4000 năm.

Trong Nam, các phát hiện về khảo cổ cho thấy sự tồn tại của Văn Hóa Ðồng Nai và Óc Eo với rất nhiều di tích đền đài và những ngôi mộhình kim tự tháp và những đồ trang sức bằng vàng, bạc. Các phát hiện trên cho phép suy ra rằng nòi Việt đã sinh hoạt quần tụ và đã tiến vào trình độ văn hóa trồng trọt và nuôi gia súc cách nay khoảng mười ngàn năm; và cho tới khoảng ba ngàn năm trước Tây Lịch, thì người Việt đã tiến vào kỷ nguyên của một cuộc sống có tổ chức quy củ dưới hình thức của một quốc gia. Ðó là thời đại mà sử sách goi là Thời Ðại Hồng Bàng bắt đầu từ năm 2879 trước Tây Lịch (cách nay 4880 năm).

Kỷ Nguyên Lập Quốc Ðầu Tiên Thời Ðại Hồng Bàng

Sau khi người Hán từ Thiên Sơn tràn xuống chiếm lĩnh Thái Sơn, người Việt phải lui về Phong Châu (kể từ lưu vực sông Dương Tử và Ngũ Hồ trở xuống phía Nam) dựng nước khởi thủy là Kinh Dương Vương có tên là Lộc Tục, con của vua Ðế Minh, cháu ba đời của vua Thần Nông (Trung Hoa: vua đầu tiên là Phục Hi; kế là vua Thần Nông). Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ, có vợ là Thần Long Nữ, sinh con trai đặt tên là Sùng Lãm, hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân (Rồng) lấy Âu Cơ (Tiên) sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Sau đó cha dẫn năm mươi con xuống vùng biển ngăn nước làm ruộng; Mẹ dẫn năm mươi con phá rừng lập rẫy. Ðó là truyền thuyết nòi Bách Việt nguyên dòng dõi Tiên Rồng. Con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên nối ngôi, xưng là Hùng Vương, đổi tên nước là Văn Lang và dựng kinh đô ở Phong Châu. Triều đại Hùng Vương truyền được 18 đời và được tôn là Thập Bát Thánh Hùng Vương, có đền thờ tại Núi Nghĩa Lĩnh (Lâm Thao, Phú Thọ). Trong thời đại Hồng Bàng, về cơ cấu lãnh đạo thì có Hoàng Ðế Lạc Long Quân, Lạc Vương (Hùng Vương), Lạc Hầu, Lạc Tướng, Tiên Chỉ và Lý Trưởng; về sinh hoạt, người Việt có tục vẽ mình, ăn trầu, nhuộm răng, thờ cúng tổ tiên, các vị thần, và cắt tóc ngắn; có chữ viết (loại chữ Môn), xem thiên văn, có quy lịch; về khí cụ: đã biết sử dụng đồ đồng và sắt; đã biết chăn nuôi chó, trâu, bò, gà, heo, voi, nhưng chưa có dấu về ngựa; về khí giới: chế các cung, nỏ, và giáo; về Ðạo: đã có ý niệm về mọi việc do Trời định; đã biết cúng tế Trời Ðất, Thần và tu Tiên; về nghệ thuật: đã phát triển ca vũ cùng với các loại trống, khèn, sáo cồng, chuông và lục lạc; nặn tượng, vẽ và

khắc. Tóm lại, văn hóa thời đại Hồng Bàng đã khá tốt, đúng với chữ “Văn” trong tên nước Việt là Văn Lang (Lang là làng hay là nước)

Ý Nghĩa của Những Huyền Thoại trong Cổ Sử Việt Những huyền thoại trong cổ sử trên thế giới hầu như nước lâu đời nào cũng có. Người Hy Lạp thờ thần Apollo, tin đó là con của Zeus ố Thần Mặt Trời. Apollo là vị thần của công lý; của sắc đẹp nam giới; và của cac môn nghệ thuật. Huyền thoại thường viện dẫn tới thần linh để giải thích những sự kiện siêu việt nhằm truyền đi những thông điệp tới quảng đại quần chúng hãy còn niềm tin tuyệt đối nơi thần quyền. Những thông điệp đóÔ nói lên lòng tự hào về nguồn gốc cùng ý chí bảo tồn và phát huy nòi giống. Vì mục đích đó, các huyền thoại phản ánh sâu xa những giá trị tư duy của thời đại. Huyền thoại Rồng ố Tiên và Trăm Trứng: Rồng và Tiên chỉ là những ý niệm của người xưa; Rồng là biểu tượng của uy dũng vô song, tự do vẫy vùng trên mây và dưới nước; mang dương tính; Tiên là biểu tượng của toàn mỹ, dịu hiền và bác ái vô biên, mang âm tính; Trăm Trứng tượng trưng cho Bách Việt. Tổ Tiên ta–Lạc Long Quân (Rồng) và Âu Cơ (Tiên) dựng nước và chọn hai tộc tượng này nhằm nói lên bản tính của nòi Việt: hiền-uy-nhân-dũng. Sự tích này nói lên ý chí tự do, lòng hòa ái, và tinh thần bất khuất của dân tộc chống lại sự lấn chiếm của nòi Hán. Huyền Thoại Tiên Dung và Chử Ðồng Tử: Tiên Dung là con gái của vua Hùng thứ III; Chử Ðồng Tử là người làng Chử Xá; cha chết đi để lại cho cái khố để che thân thì Chử lại lấy liệm cho cha đỡ lạnh; Tiên Dung du hành đến tắm ở Bến Chử Gia; Chử không kịp chạy đi nơi khác nên bị phát hiện nằm dấu mình trong đống cát chỗ Tiên Dung đang tắm; cảm động vì lòng hiếu của Chữ; lại vì tấm thân con gái đã vô tình phơi bầy trước mắt chàng trai họ Chử, công chúa cho đó là do Trời định, nên chấp nhận kết duyên với Chử; sau đó họ Chử tu Ðạo Tiên và dùng phép lạ để cứu nhân độ thế, rồi hai vợ chồng cùng lên Cõi Tiên. Sự tích nói lên sự kiện là chữ hiếu và chữ tiết đã là nền tảng của văn hóa Việt được coi trọng hơn cả tinh thần giai cấp. Ðền thờ Tiên Dung và Chử Ðồng Tử hiện còn tại làng Chữ Xá, nay là xã Dạ Hoa, Sơn Nam. Huyền Thoại Phù Ðổng Thiên Vương: Ðời vua Hùng thứ VI, có giặc Ân xâm phạm nước ta. Nhà vua nhớ lời báo mộng của Tiên Ðế Lạc Long Quân, bèn cho người đi rao truyền lời cầu hiền giúp nước. Sứ giả tới làng Ðổng (Bắc Ninh) thì có một cậu bé tên Gióng được ba tuổi mà chỉ biết nằm ngửa và không nói, bỗng thốt lên tiếng xin nhà vua đúc cho ngựa, roi, giáp, và nón sắt, để cậu ta dẹp giặc. Khi mọi thứ đã đầy đủ, cậu bé vươn vai đứng dậy trở thành một chàng trai to lớn khác thường, mặc giáp, đội nón, cầm roi, rồi nhẩy lên ngựa xông ra đánh giặc; khí thế dũng mãnh phi thường; trai tráng khắp nơi ùn ùn kéo theo, nhổ tre làm gậy đánh giặc. Chẳng mấy chốc giặc tan, cậu phi ngựa thẳng lên Núi Sóc, huyện Kim Hoa, rồi biến mất. Vua Hùng nhớ ơn phong cậu là Phù Ðổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại làng Phù Ðổng, lấy ngày 9/3 âm lịch làm ngày giỗ. Vua Lê Thái Tổ phong cậu làm Xung Thiên Thần Vương và cho tạc tượng thờ ở chân núi Sóc. Sự tích nói lên tinh thần cầu hiền tài ra giúp nước và sử dụng giới trẻ vào công cuộc cứu quốc: cậu bé nằm mà không nói tượng trưng cho tuổi trẻ chưa được sử dụng và tin tưởng trao cho trách nhiệm; roi, giáp, nón, và ngựa sắt nói lên sự đổi mới trong việc sử dụng vũ khí; nhổ tre nói lên việc dân làng vùng lên đánh giặc; sự kiện cậu bé lên trời hàm ý không kể công và hưởng thụ. Huyền Thoại Sơn Tinh và Thủy Tinh: Vua Hùng thứ XVIII có nàng công chúa tên là Mỵ Nương sắc đẹp tuyệt trần. hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh, đều muốn cưới nàng về làm vợ. Nhà vua ra ước cho ai đem lễ vật tới trước thì gả công chúa cho. Sơn Tinh tới sớm hơn nên cưới được Mỵ Châu. Thủy Tinh ghen tức, hóa phép dâng nước đánh Sơn Tinh. Nước dâng lên thì núi lại trồi cao thêm. Kết quả Thủy Tinh phải bỏ cuộc. Sự tích nói lên xã hội thời đó không phân biệt giai cấp cao thấp; quý sự công bằng, và tôn trọng lời hứa.

Tiếp đó, hầu như trang sử Việt nào cũng như kho truyện truyền khẩu dân gian đều có những huyền thoại như: Từ Thức (đời Nhà Trần) lạc Ðào Nguyên lấy được Giáng Hương và được lên cõi Tiên; rồi nhớ quê hương mà xin trở lại cõi phàm; sau luyến tiếc thì không làm sao trở lại cõi Bồng Lai nữa (thắng cảnh Ðộng Bích Ðào tức Hang Từ Thức, ở xã Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hóa.)

Sự tích ngày Tết nấu bánh chưng và bành dầy để cúng Trời Ðất: bánh chưng vuông tượng trưng cho Ðất; bánh dầy tròn tượng trưng cho Trời (Âm và Dương) cùng với ý niệm Trời và Ðất kết hợp tạo ra vũ trụ và muôn loài. Huyền Thoại Thần Kim Quy (Thần Rùa Vàng) giúp An Dương Vương xây Cổ Loa Thành và trao cho Nỏ Thần để giữ nước khiến quân Phương Bắc Triệu Ðà bao phen xâm lăng đều thất bại. Sau vì lòng hiếu hòa, kết thông gia với Triệu Ðà, nhà vua đã bị trúng kế phản gián: con rể là Trọng Thủy đã dụ Mỵ Châu tiết lộ các cách phòng phủ và đánh tráo Nỏ Thần. Kết cuộc Triệu Ðà chiếm được nước Âu Lạc; Mỵ Châu bị vua cha chém, còn Trọng Thủy thì tự vẫn. Truyện cho thấy đân tộc ta đã biết xây thành, đắp lũy, và dùng cung nỏ đặc chế để thắng giặc; đặt lòng cả tin vào địch là tự sát; cha chém con là trọng tình nước hơn tình nhà; Trọng Thủy tự vẫn là trọn tình nghĩa vợ chồng. Ðó chẳng phải là một thiên đại bi hùng sử của tiền nhân để dời sau suy ngẫm sao? Sự tích Ngô Quyền được Thần Tướng Phùng Hưng báo mộng giúp đánh tan quân Nam Hán; Ðinh Bộ Lĩnh thủa nhỏ cờ lau tập trận, cưỡi rồng vượt sông, lập ra triều đại Nhà Ðinh, mở ra kỷ nguyên nước nhà độc lập sau 1000 năm Bắc Thuộc; Lý Công Uẩn dời đô Hoa Lư về Ðại La Thành và mơ thấy Rồng Vàng nên đã đổi tên kinh thành là Thăng Long (thế kỷ XI); Lý Thường Kiệt truyền đi một bài thi hịch “Nam Quốc Sơn Hà” nhằm kích động toàn tướng, sĩ, quân, và dân đoàn kết đánh tan quân Tống xâm lược; Trần Hưng Ðạo nhận được Thanh Gươm Báu ba lần đánh thắng đại quân Mông Cổ và chém đứt hết đầu của những tên Phạm Nhan phản quốc; Lê Lợi cũng được trao Thần Kiếm, cùng với 18 vị chí hữu lập Hội Thề Lũng Nhai, quyết một lòng cứu nước chống quân Minh; khi thành công thì trả lại Gươm Thiêng tại Hồ Hoàn kiếm. Trong suốt chiều dài của gần 5000 năm lập quốc, còn nhiều huyền thoại nữa không kể ra hết. Trong một thời đại mà quảng đại quần chúng tin tưởng vào thần linh thì huyền thoại là một phương tiện hữu hiêu lái quần chúng đi theo một hướng nào đó. Trong sử Việt thì hướng đó là tình cảm nồng nàn yêu nước thương nòi; ý chí đoàn kết, hy sinh bảo vệ độc lập và tự do, chống cường quyền và áp bức. Ðó cũng là những câu thơ đầy kích cảm:

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng

(Ca dao)

Lấy đại nghĩa thắng hung tàn Lấy chí nhân thay cường bạo

(Nguyễn Trãi) Ngày nay trong thời đại văn minh đã tiến bộ, người ta còn sử dụng huyền thoại nữa không? Xin thưa là: huyền thoại không còn nhưng người ta vẫn còn dựa vào tâm lý “tôn sùng thần tượng” của con người để đưa ra những “tân huyền thoại” (neo-myth) nhằm lôi cuốn số người nhẹ dạ cả tin hoặc thiếu bản lĩnh. Tân huyền thoại thường được dựng lên bằng cách bóp méo hoặc che dấu sự thật nhằm thần tượng hóa một nhân vật hoặc ngược lại bôi nhọ một người hay một tập thể.

Những tân huyền thoại kể từ năm 1945 đến nay chỉ là những vết nhơ của lịch sử không muốn kể ra ở đây; còn về tâm lý tôn sùng thần tượng thì đó là biểu hiện của một tâm hồn kém cỏi, thiếu kiến thức lại đầy tham vọng cao mà tự mình không thể thực hiện được mà phải dựa vào người khác để làm nổi bật mình. Nền giáo dục tiến bộ hiện đại đã và đang cố gắng tẩy xóa hiện tượng tôn thờ thần tượng trong tâm lý con người bằng cách xây dựng tính tự tin và lòng thật thà.

Tại Sao Con Người Có Lòng Hồi Hướng về Quốc Tổ Con người vốn có lòng quyến luyến với quê hương dù đó là quê nghèo cằn cỗi. Xa quê hương đã trên 25 năm, nhiều người Việt kể cả các thanh niên lai hoặc sinh ở hải ngoại, lòng vẫn không nguôi nhớ về quê cha, đất tổ. Ðó phải chăng chính là nguyên tố trong dòng máu Việt tộc kết tạo nên từ những tinh tố của môi trường thiên nhiên từ ngàn xưa, và đã khiến cho con người nẩy sanh những tình cảm thiết tha trở về với cội nguồn của dân tộc nhằm bảo vệ bản tố nòi giống, không phải để phân biệt mà là để tương tác với các bản tố khác ngõ hầu tiến trình văn hóa nhân loại tiếp tục phát triển không ngừng. Lòng hồi hướng cũng nói lên tính biết ơn của con người-có-văn-hóa đối với công đức của tiền nhân tỷ như lòng biết ơn của con cái đối với công nuôi nấng của các đấng sinh thành kể từ khi con cái còn trong trứng nước. Người Việt quả có hạnh phúc lớn là có và biết rõ nguồn gốc lâu đời của quốc tổ. Ghi ơn Quốc Tổ là một trong những giá trị văn hóa của xã hội loài người cần được bảo tồn và phát huy. Nhưng chính người Việt phải có những nỗ lực yêu thương và đoàn kết để bảo tồn và phát huy quốc hồn, quốc túy thì mới xứng đáng có được những cá nhân và các tổ chức có thực lực ngưỡng mộ và hỗ trợ.

Hội Ðền Hùng (Viết theo tài liệu của Trương Thìn)

Hàng năm, Hội Ðền Hùng diễn ra từ ngày 6 đến 11 tháng ba âm lịch (Chính hội là 10 tháng 3). Ðịa điểm tổ chức lễ hội: Núi Nghĩa Linh, xã Hy Cương, Huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội suy tôn các vua Hùng, dòng vua mở nước và dựng nước.

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.

Muốn đến Ðền Hùng, từ Hà Nội, bạn có thể đi bằng xe hơi, xe lửa, tàu thủy lên tới thành phố Việt Trì rồi từ đó tới đền Hùng chỉ chừng hơn chục cây số.

Theo tục lệ, ba làng sở tại là Cổ (Cổ Tích), Vi (Vi Cương), Trẹo (Trẹo Phú) cùng tổ chức rước tới đền. Ðám rước có voi (nan), ngựa (gỗ) với ý nghĩa muôn loài quy phục vua Hùng; đồng thời cũng là tượng trưng việc “chú rể

Sơn Tinh” mang quân đi đón “cô dâu Ngọc Hoa” trong lễ thách cưới và đưa dâu. Ðám rước cỗ chay và mâm ngũ quả không được thiếu với lễ vật là bánh chưng, bánh dầy; nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vưa Hùng đã dạy dân trồng lúa.

Cuộc tế chính thức được tiến hành vào sáng mồng mười tháng ba. Sau khi Tế, ở Ðền Thượng có múa hát Xoan thờ và trình thánh. Ðây là loại hát mùa xuân (Xoan), dân ca của Phú Thọ. ở Ðền Hạn có hát ca trù (còn gọi là hát tơ, hát ả đào), cũng là loại hát thờ trước cửa đình. Sân Ðền Hạ có đu tiên. Ðu làm theo hình guồng lấy nước ở miền núi, có từ 4 đến 8 bàn đu (ghế ngồi). Mỗi bàn đu có 2 cô tiên (cô gái Mường trẻ đẹp) ngồi. Ðu quay như guồng nước chảy. Các cô tiên vừa đu vừa hát:

Này lên! Này lên! Này lên!

Lên non cổ tích, lên đền Hùng Vương...

Trong lễ hội, trai gái còn rủ nhau chơi Ném Còn - Một trò chơi độc đáo của thanh niên nam nữ vùng núi. Vào những thập niên đầu thế kỷ này, người Mường con mang trống đồng về dự hội. Thực hiện trò diễn “Chàm thau” (đâm trống đồng), “đâm đứng” (lối giã gạo trong cối gỗ hình thuyền dài, do phụ nữ trình tấu). Người “đâm đứng” tay phải cầm chày, tay trái cầm bó lúa, trở lừa đều theo nhịp chày. Cuộc biểu diễn mang mục đích cầu mùa nghè nông...

Hội Ðền Hùng không chỉ thu hút mọi người bởi những sinh hoạt văn hoá đặc sắc, mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cuội nguồn dân tộc của các thế hệ ngươì Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

*

Sau năm 1975, nòi giống Bách Việt lại một lần nữa làm một cuộc đại di tản: Cha bồng, Mẹ dắt, băng núi, vượt biển, tỏa ra trăm hướng tìm Ðất Sống, song lòng vẫn luôn luôn hướng về Quốc Tổ, sớm tối mong ngày đất nước thực sự trở lại cảnh Quốc Thái, Dân An, mọi người thực sự được sống trong ấm no, hạnh phúc, có dân chủ pháp trị: hiến pháp, nhân quyền, và pháp quyền được thượng tôn, ngõ hầu nòi giống Tiên Rồng được rạng danh: Hiền mà Uy; Nhân mà Dũng; ngang hàng chen vai sát cánh cùng với các nước khác trong nỗ lực kiến tạo một nền hòa bình và tiến bộ chung cho cả nhân loại.

Khai Sáng Non Sông Lạc Hồng: Hùng Vương Thập Bát Thế Thánh Lập Quốc

Bảo Tồn Nòi Giống Tiên Rồng: Văn Lang Trăm Họ Cồ Việt Noi Gương *

Hiện vật tìm thấy Phùng Nguyên, Phú Thọ

Hải Bằng. HDB

THÁNG NĂM

Lật tờ lịch đầu tháng năm

Làm sao em cứ đăm đăm nhìn hoài

Bao nhiêu thống khổ lạc loài

Nhà tan nước mất trải dài non sông…

Phan Khâm

CHIỀU ƠI QUÊ NGOẠI

Quảng Trị mình xa nhớ thiết tha

Mưa chiều nắng sớm cũng can qua

Xuân về mấy độ tha hương nhỉ!

Quảng Trị gần thương Quảng Trị xa

Lặn lội thân cò khóc nỉ non

Mùa hè đỏ lửa tháng sinh con

Mẹ ở đầu ghềnh cha cuối thác

Chiều ơi quê ngoại nắng chon von

Ai về ngoài Ngoại con theo với

Quê Mẹ Đông Hà thuở chiến chinh

Mẹ lấy chồng gian nan chới với

Giống như đời Mẹ cũng đao binh

Chiến chinh hề! Chinh chiến quê hương

Một thuở Nguyễn Hoàng rất dễ thương

Chủ nhật Mẹ ngồi hong tóc ướt

Đông Hà nhìn trộm Mẹ trong gương… Phan Khâm

Mời nghe ca khúc “Chiều Ơi Quê Ngoại” do nhạc sĩ Nguyễn Tất Vịnh phổ nhạc https://www.youtube.com/watch?v=grMgeqg9acg

*** Mời nghe ca khúc “Sài Gòn Còn Mãi Trong Tôi” của Nhạc sĩ Lê Dinh, sáng tác tháng 4, 2018, trong phần Nhạc ***

https://www.youtube.com/watch?v=QzUpMMkvlK8

THÁNG TƯ, VÙI ĐẤT LẠ! Đoàn Xuân Thu Melbourne

Cứ mỗi độ tháng Tư về, những người tha hương như chúng ta lại nhớ, lại bùi ngùi trong tấc dạ với

lòng thương cảm hướng về đồng bào ruột thịt, đã bỏ mình trên bước đường trốn chạy Chủ nghĩa

Cộng sản (CS), để tìm tự do.

Về thân phận những người Việt Nam tỵ nạn CS, phiêu bạt quê người, nhà thơ Du Tử Lê viết về cái

chết: "Vùi đất lạ thịt xương e khó rã/ Hồn không đi sao trở lại quê nhà?"

***

Bán đảo Kuku chỉ là môt trong hàng chục trại tỵ nạn CS dành cho người Việt Nam khắp vùng Đông

Nam Á. Kuku là một rẻo rừng dừa trên đảo Jemayah, thuộc quần đảo Anambas, tỉnh Riau, cách thủ

đô Jakarta của Nam Dương hơn 1300km.

(Kuku có nghĩa là “Cậu”, theo tiếng Hoa! Vì cách đây hơn nửa thế kỷ có một người Tàu đã đến đây

khai hoang để trồng dừa. Ông là một người tốt bụng, thường giúp đỡ dân nghèo nên được mọi người

thương mến gọi bằng “Cậu”. Sau đó, dân địa phương ở đây đặt tên rừng dừa này là Kuku.)

Từ năm 1979 đến giữa thập niên 1980, có lần lượt khoảng 40.000 thuyền nhân Việt Nam đã đặt chân

lên Kuku. Cả Nam Dương thì con số này lên đến 180.000 thuyền nhân.

Khi những thuyền nhân Việt Nam (VN) cuối cùng rời trại tỵ nạn Kuku để chuyển về trại tỵ nạn Galang,

chờ đi định cư ở một nước thứ ba; Kuku lại trở về hoang vắng, tiêu điều như thuở ban sơ.

Cả một rẻo rừng rộng lớn, từng xôn xao bóng hàng chục ngàn người tỵ nạn năm nào, bây giờ chỉ là

một vạt rừng dừa xanh ngăn ngắt, hoang vu!

Bãi biển thênh thang ngày xưa bây giờ hẹp lại vì rừng lấn dần ra biển! Cầu tàu, rồi các dãy lều tạm cư

đã biến mất vào hư vô? Chỉ còn xác mấy chiếc thuyền vượt biên trơ sườn; vì cát biển theo hàng vạn

đợt thủy triều, nắng gió đã chôn vùi phần đáy, nhưng vẫn còn ráng nhú mũi ghe lên nắm níu, như một

bia mộ của một thời dâu bể!

Ðâu rồi lán trại, chùa, nhà thờ, văn phòng Cao ủy? Ðâu rồi trạm xá? Ðâu rồi bãi đáp trực thăng trên

đỉnh đồi?

Những năm 80, hàng ngày có cả chục, cả trăm người chết… Xác tấp vào bờ hoang, xác trôi bập bềnh

giữa biển, xác nằm vắt trên ghe… Thảm lắm!

Các câu chuyện thuyền nhân bi thảm đó như thể mới vừa xảy ra hôm qua đó thôi!

Khi những người năm cũ trở lại rừng xưa đã khép, không còn gì nữa cả. Nếu còn chỉ là mộ thuyền

nhân nằm rải rác trên đồi thân nhân đến viếng mộ phải băng qua con suối hoặc trảng cỏ và những con

dốc cheo leo.

“Con tôi chết! Chồng tôi chết! Vợ tôi chết… Hiện giờ còn đang nằm lại ở Ku ku!”

Mỗi ngày ít nhất có một người chết. Khi họ chết rồi cũng không có gì để liệm, chỉ có một bộ đồ dính

thân. Bà con đào một cái lỗ, hạ huyệt, lấy một cục đá hay cành cây viết họ tên người chết mà thôi.

“Mộ phần thuyền nhân hoang phế, mộ bia nghiêng ngả, bể gãy, cỏ mọc cao tới đầu rất thảm thương”

khiến người trở lại không cầm được nước mắt trong hoàng hôn bủa lưới nhanh trên biển, ráng chiều

từ từ lặn xuống cuối chân mây!

***

Ngày định mệnh! 30 tháng Tư, năm 1975! Dương Văn Minh đầu hàng và Sài Gòn sụp đổ!

Tướng VC Trần Văn Trà lừa phỉnh: "Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng mà chỉ có dân tộc

Việt Nam thắng Mỹ".

Để sau đó quân nhân dẫu cấp bậc thấp nhấp trong hàng sĩ quan là Thiếu úy đều phải đi tù, ít nhứt là 3

năm.

Cấp Đại úy hoặc Thiếu tá có người bị tù đày tới 10 năm. Nên: “Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp/Chốn

rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu/ Mười năm mặt sạm soi khe nước? Ta hóa thân thành vượn cổ sơ!”

(Bài thơ “Ta Về” của Tô Thùy Yên).

Ra tù cũng đâu dễ gì yên, lại tiếp tục bị kềm kẹp, bị o ép, bị đày ải. Từ một nhà tù nhỏ ra một nhà tù

lớn hơn. Đâu cũng là tù… thì làm sao mà sống?

Chỉ còn một con đường ra biển. Dẫu biết chuyến hải hành trên những chiếc thuyền ọp ẹp là lành ít dữ

nhiều. Nhưng thà chết một lần còn hơn chết lần mòn trong gông cùm CS.

Nên người mẹ phải cắt ruột mình đưa con ra ngã ba sông! “Đất lành, quê, giờ là đất dữ/ Cải tạo xong,

an phận không xong, thì phải chịu, nén lòng vượt biển/ đưa con buồn, vàm, ngã ba sông.

…Vào chỗ chết om ra chỗ sống/ tử biệt buồn hay nỗi sanh ly?/ thuyền ra biển, ngàn trùng biển sóng vỗ

ngàn sao - dõi mắt con đi.

Đêm ác mộng nhớ ngày năm cũ/ đưa con buồn, vàm, ngã ba sông/ xót má xa con, trời vần vũ/ đêm

mịt mùng... má sợ bão giông.

Con chạm đảo, má mừng hết biết/ công an hầm hè, hỏi nó đâu?/ “nó vượt biên rồi, giờ đỡ khổ/ còn

thân già... nhốt... cũng chẳng sao”.

Còn đã có gia đình có vợ, có con rồi thì phải chẻ hai, xẻ đàn ta nghé. Người cha, tù cải tạo 10 năm về,

dắt con đi trước. Vợ ở lại lỡ có bất trắc gì thì ở ngoài còn có người bươn chải để thăm nuôi.

"Năm 1987, lúc đó tôi mới 15 tuổi, tôi đâu có ngờ đó là lần cuối tôi còn thấy mặt mẹ. Thuyền chở theo

114 người, ra khơi, may mắn là được tàu Tây Đức vớt và đưa trại tỵ nạn Hong Kong. Năm 1988, tôi

qua Úc!

Năm 1989, nghe nói trại tỵ nạn toàn vùng Đông Nam Á sắp đóng cửa vào tháng Tư, không thể chờ

được nữa, mẹ tôi liều chết ra đi.”

"Mẹ tôi mất khi tàu đã gần tấp vô đảo. Thi thể được bà con chôn cất trên đảo Kuku! Trong nhiều năm

liền, tôi vẫn thấy mẹ tôi trong giấc mơ!”

"Sao mình có thể để mẹ nằm lại lẻ loi nơi đảo vắng? Dù mỗi lần thăm, là một đường xa vạn dặm, mất

hai ngày rưỡi chỉ để đi-về."

Băng qua một trảng cỏ, vượt qua một sườn dốc, cây cối rậm rạp để lên viếng mộ nằm cạnh một bãi

đáp trực thăng, chỉ có tiếng gió xào xạc và vài tiếng chim lẻ loi trên ngọn đồi u tịch!

Khi ánh nắng cuối ngày sắp tắt, trước lúc rời đảo về lại đất liền, nguời con chí hiếu nầy đi một vòng

thắp những nén nhang cho những đồng bào xấu số vùi thân nơi đất lạ, nằm lại ở Kuku.

***

“Bao năm qua rồi về lại Kuku chiều

thu lá rụng sóng biển khóc, khóc

thương người uổng tử! Rụng lá vàng,

sao nỡ rụng lá xanh?

Vượt trùng dương, ngàn cơn bão, em

đã đến Nam Dương: đất nước ngàn,

vạn đảo; em chạm cửa thiên đường,

cửa chưa mở… cơn sốt rừng ập đến,

chiều thu buồn, em nằm lại Kuku!

Hòm cao ủy phủ thân người yêu dấu,

thay vòng tay anh ấm… tấm nilong/

Mộ chí đề tên, ngày em mất, mả

lạn… tàn phai sương gió thời gian/ Mộ chí khắc bằng dao để lòng đau… anh nhớ…

Rượu cay đắng mang theo/ rửa cốt người yêu dấu/ chiếc nhẫn cưới còn đây, thương hoài… tay áp út/

Bài thơ khóc em chiều Kuku ngàn thu vĩnh biệt; anh mang hài cốt em theo mình vĩnh biệt Kuku! Kuku!

Chiều thu lá rụng/ rụng lá vàng, sao nỡ rụng lá xanh?”

“Tháng Sáu, năm 1982, sau một chuyến hải hành gian nan đã đến được Kuku, Nam Dương. Mừng vì

đến được bến bờ tự do chưa thỏa thì đau đớn thay chỉ hai tháng sau, cơn sốt rừng ác tính đã mang vợ

tôi đi mãi mãi!” Một thuyền nhân tỵ nạn ở Ku ku ngày xưa hồi tưởng: “Tôi đã chôn theo em gương,

lược, áo quần! Chiếc nhẫn cưới em vẫn còn đeo trên ngón tay áp út!

Mộ em trên sườn đồi, cạnh bãi đáp trực thăng, là một vùng đất sét pha cát, khá xốp, chứ không phải

đá núi nên chiếc quan tài của Cao ủy trong đó xác bọc bằng một tấm nilong lúc hạ huyệt cũng sâu tới

hai thước đất.

Một chiếc thánh giá bằng gỗ đơn sơ, tên em và ngày mất được khắc lên trên đó.

Giờ khai quật, cẩn trọng đào xuống gần hai tiếng đồng hồ, chiếc áo quan hiện ra, nắp ván thiên đã

mục rã thành cát bụi sau thời gian dài đăng đẳng…

Trên nền xi-măng của bãi trực thăng dưới cơn mưa nặng hạt, tôi thu nhặt toàn bộ mẩu xương cốt,

những di vật, gương lược và chiếc nhẫn cưới ngày xưa trên ngón tay áp út tôi đã từng chôn theo em,

được bỏ trong chiếc bọc ni long.

Hài cốt được hỏa thiêu dần dần biến thành tro trắng! Cát bụi đã trở về cát bụi!

Nhìn lên đỉnh đồi phủ mờ mây trắng như một dải khăn tang nghìn trùng xa cách

Xin tạ ơn đất trời Kuku, dẫu quê người, vẫn rộng lượng cho xác thân em tạm nương náu suốt 37 năm

qua.

Ngày xưa, khi chiếc tàu Cao ủy xa dần Kuku, tôi đã thầm nói lời từ biệt với em và hẹn ngày trở lại. Bây

giờ tôi trở lại vì ai nỡ bỏ em mồ hoang cỏ lạnh cho đành phải không?

Trời Kuku bỗng đổ một cơn mưa rừng nhiệt đới! Cơn mưa rừng nhiệt đới ngày xưa phân ly, tôi đi, em

ở! Và cơn mưa rừng nhiệt đới chiều nay tôi trở về Ku Ku để tìm lại em…”

***

Năm 1954, hơn cả triệu đồng bào miền Bắc chạy trốn chủ nghĩa CS di cư vào Nam; nhiều gia đình đã

phải chịu cảnh phân ly.

Phim: ‘Chúng tôi muốn sống’ ngày ấy không phải là một phim chỉ để tuyên truyền mà là lời cảnh báo

rất ghê rợn trên con đường vượt thoát chủ nghĩa CS.

Hành trình vượt biển, vượt biên cả triệu đồng bào ruột thịt của chúng ta sau ngày 30 tháng Tư mất

nước còn thê thảm hơn, gấp vạn lần!

Có những chiếc thuyền mà tất cả thuyền nhân đã vùi thây trong lòng biển cả!

Đồng bào ruột thịt của chúng ta cũng hằng biết rằng đặt chân xuống thuyền là phó thác số phần mình

cho nhiều rủi ít may. Nhưng tại sao hàng hàng lớp lớp lũ lượt nhau ra biển?

Chỉ có câu trả lời duy nhứt đúng là: Thà chết! Còn hơn là sống mòn mỏi trong gông cùm của một đời

nô lệ!

Là: Chủ nghĩa Cộng sản còn đáng sợ hơn cái chết!

Thánh kinh cũng dạy rằng: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”.

CS Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam tự do đã làm bao gia đình ly tán, phân ly! Đó là tội ác!

Tháng Tư lại trở về trên quê người viễn xứ! Xin hãy rót xuống một giọt rượu để giải oan cho những cái

chết tức tưởi trong cuộc biển dâu nầy!

Đoàn Xuân Thu Melbourne

TUỔI MÙA THU

Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ Năm canh dài thức đủ năm canh. (Ca dao) Mẹ già quê cũ tuổi mùa thu

Trần gian mòn mỏi tóc sương mù

Lưu lạc phương xa thân viễn xứ

Thuở nào con ước mộng phù du.

Võng đưa kẽo kẹt buổi chiều thu

Mẹ hát ca dao vọng tiếng ru

Âu yếm nhìn con say giấc ngủ

Nụ cười thánh thiện nét vô tư.

Lòng Mẹ như sông sâu biển rộng

Cả đời vất vả nuôi đàn con

Khôn lớn con vào miền gió lộng

Sầu lo lòng Mẹ héo phai mòn.

Còn lại chặng đời trong bóng xế

Mẹ già quạnh quẽ buổi hoàng hôn

Vẫn còn tỉ mỉ từng đường chỉ

Kết nối thành mền gởi tặng con.

ĐT Minh Giang

Mời nghe Tuổi Mùa Thu do Nguyễn Hữu Tân phổ nhạc

https://www.youtube.com/watch?v=ZJ6qKAuAbtA

NHỮNG CHUYẾN ĐI TIỀN ĐỒN Hồi Ký: Linh Phương Ngày đầu năm trong ký ức tôi chợt nhớ về những chuyến đi trình diễn văn nghệ Cây Mùa Xuân trước năm 1975 thời Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa... Tôi thường đi đàn ủy lạo tinh thần các anh chiến sĩ nơi tiền đồn: qua các vùng chiến thuật xa xôi sỏi đá, trên những con tàu tuần duyên qua các sông rạch miền Tây hoặc đi thăm kể chuyện vui đàn hát an ủi các thương binh tại các quân y viện nơi các anh đang được điều trị. Lúc ấy, mỗi khi Xuân về tôi tự nguyện đi theo phái đoàn văn nghệ, lúc thì nhóm nhỏ, khi thì nhóm lớn; ban nhạc tôi chia nhau đi công tác và hoàn thành tốt đẹp.

Nhiều chuyến đi trong đời tạo nên những kỷ niệm khó quên nào hỉ nộ ái ố như quyển sách có nhiều chương chia từng phần: Sau khi chào đời như thế nào, thời đi học, thời dạy học, thời đi làm văn nghệ, sinh hoạt trong nhà thờ, những tháng năm trong ngục tù, dạy học ở hải ngoại, các shows nhạc đã thực hiện v.v... tất cả tích tụ trong tôi như một show nhạc kịch ca cảnh, một bản trường ca chia ra nhiều chương tiêu biểu cho mỗi giai đoạn sống của mình, gồm nhiều màu sắc âm thanh, nhiều biến cường dynamic bất ngờ xảy đến không báo trước. Tôi ngụp lặn trong biển đời chơi vơi sóng gào gió thét. Đến tuổi này, mái tóc không còn xanh, nay chỉ là một cô phụ ngồi bên ánh đèn lật lại những trang sách, tìm chút dư hương ngày cũ tỉ tê với chính mình và chạnh lòng nhớ quê hương, nhớ về những ngày xưa lưu luyến với từng hình ảnh như khúc phim quay ngược thời gian hiện ra trước mắt mình...

***

Trường Nhạc Célicia

Tôi nhớ lại có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thường đến trường Nhạc Célicia của thân phụ tôi để tập dượt đàn như Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, Giáo sư Hùng Lân dạy nhạc lý, Giáo sư Phạm Gia Nhiêu dạy Violin, Giáo sư Nguyễn Cầu dạy Piano, Quái kiệt Trần văn Trạch. Và Giáo sư Piano Jacqueline người Việt lai Pháp từ Paris về, Luật sư Nguyễn Phước Đại, Bác sĩ Bùi Duy Tâm, Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết, tay trống Huỳnh Hường, Huỳnh Hiếu, Thầy Paul Gẩm, nhạc trưởng nhà thờ Đức Bà cũng là tay Trompette xuất sắc, chú Phát Saxo của Hải Quân, Soạn giả cải lương bác Năm Châu, Thi sĩ Đinh Hùng, Thi sĩ Hồ Điệp, Kịch sĩ La Thoại Tân v.v... thường đến Trường Nhạc Cécilia do ba tôi làm giám đốc.

Cũng mỗi khi có công tác văn nghệ thì các nghệ sĩ nói trên thường đến gặp ba tôi để nhờ ông giúp kiếm nhạc công, thành lập ca đoàn, thành lập ban nhạc, mượn nhạc cụ hoặc mượn nơi để tập dượt... Quanh năm suốt tháng trường Cécilia ngày đêm không ngưng tiếng nhạc, nhất là vào dịp lễ trọng thể năm 1963 có Đại Hội Thánh Mẫu ở nhà thờ Đức Bà - sau đại hội được đổi tên là Vương cung Thánh đường- tại Thủ đô Saigon với một chương trình vĩ đại có hằng trăm Hồng Y, Giám Mục trên thế giới tụ về đó, chưa kể cả ngàn tu sĩ giáo dân cùng các ông lớn của chính phủ. Ca đoàn và ban nhạc trên ba trăm ca viên, một trăm nhạc sĩ tập dượt ba tháng ròng rã, trong số này có tôi vừa là “chú ký viên” vừa là nhạc sĩ nhóc cầm chầu, vừa đệm nhạc phụ vừa chạy việc linh tinh khi giờ trình diễn đến.

Thuở đó, tôi mới có mười hai mười ba tuổi thì đã được thân phụ cho kèm các em nhỏ học Violin bước đầu hoặc Piano, nói theo bên Mỹ bây giờ là tutor, để tôi luyện tập sự kiên nhẫn và khai phá sáng tạo sư phạm, nhất là em nào kém cõi môn Piano là ba giao cho tôi “kèm cặp” các em. Khi nào có các phóng viên nhà báo đến làm phóng sự chụp ảnh thì tôi là cô giáo cầm cây thước, mở to họng để hát

và họ chụp ảnh đăng trên báo; tôi nhìn thấy mà “ớn” luôn. Đến nay, khi tôi nhìn tấm ảnh của gần nửa thế kỷ về trước làm mình “mắc cỡ” quá sức!

Nhà báo Chu Tử, Thi sĩ Trần Dạ Từ, và cây viết truyện phiếm với bút hiệu Tú Kếu của báo Sống thường đến trường nhạc để luyện dương cầm. Các chú ngại học với giáo sư cùng tuổi, họ đề nghị với ba tôi để tôi dạy kèm Piano. Ba chú nhà báo này đến trường Nhạc Célicia tập đàn để tìm âm nhạc cho đầu óc giảm bớt căng thẳng bên tòa soạn, còn tôi cứ áp dụng như giáo sư nhạc. Khi các chú gõ phím đàn sai nhịp hoặc trật số ngón tay là tôi dùng thước kẻ đập vào tay. Chú Chu Tử la: “Đau chú, từ từ tao đàn đúng chứ mày bắt tao đàn đuợc như mày phải có thì giờ chứ...! Chú Tú Kếu kêu: “Con bé nầy “lấy le làm tàng hoài.” Mày để chú tập chứ, từ từ nó cũng “dzô “cái đầu già này!” Chú Dạ Từ thì tĩnh hơn:“Từ từ đã cháu, chú mầy dốt phải cầm chừng chú chứ.... hề .. hề...!”

Mỗi chú đều than với ba tôi là tôi dạy nghiêm khó khăn quá nhưng các chú vẫn đến trường nhạc học và trả bài đàn đều đặn, nhất là chú Thi sĩ Dạ Từ chịu khó chăm ngồi tập đàn với máy đánh nhịp(métronome) gõ đều.

Nhớ lại hơn năm mươi năm trước, thời gian đó thật tuyệt vời! Thời Chánh phủ Việt Nam Cọng Hòa, âm nhạc nghệ thuật như pháo nổ rực rỡ trên nền trời. Với tuổi trẻ sung mãn và nhiều nhiệt huyết; với cây đàn Organ Fafisa dây buộc trên lưng, tôi hăng hái leo lên chiếc quân xa, lên trực thăng đến tiền đồn đàn hát cho các anh nghe. Biết bao kỷ niệm ăm ắp trong tim, ký ức thường trở về với tôi, nhất là những ngày đầu năm như hiện tại và tôi nâng niu như báu vật không có gì thay thế được!

Thương Lắm Các Anh Chiến Sĩ

Thật vậy, có đến bên cạnh các anh tôi mới hiểu được sự gian khổ, chịu đựng của các anh. Thời tiết lạnh bên ngoài thì phải có chút gì làm cho ấm áp, phải có thuốc lá hút hay trà cà phê mà uống. Nhưng khi quân nhân đứng gác mà hút thuốc thì cũng lo cộng quân nhìn thấy rồi bắn tỉa hay nhắm tọa độ mà xạ kích. Có nhiều tiền đồn đóng quân quá xa, không dễ tiếp viện thức ăn nước uống hoặc thư từ thành phố; các anh sống chịu đựng với tinh thần can đảm cao ngất thật đáng nể phục và kính trọng. Các anh thường trải nỗi lòng mình sau những đêm văn nghệ ngồi bên giao thông hào với tâm sự nhớ gia đình, nhớ vợ con, người yêu cách trở, những gương mặt sạm đen vì gió núi, đất biển, đôi mắt thụt sâu căng từng đêm, nhưng tinh thần kiên trì chiến đấu không mỏi mệt.

Tôi nhớ mãi câu chuyện cho đến nay mà tôi vẫn dạt dào thương mến anh chiến sĩ, người đã lột chiếc nhẫn và dây chuyền vàng cho tôi khi biết được đêm qua Việt Cộng pháo kích và đạn pháo rớt nhằm trên sân khấu, những nhạc cụ mà trong số đó có cây đàn Fafisa đầu tiên của tôi bị hư hại. Chỉ trước đó ít phút, tôi vừa rời sân khấu chạy xuống phía dưới để tìm nước uống... Và tôi đã thoát chết trong tích tắc nhưng cây đàn thì không còn nữa!

Tôi nghĩ đến chuyến đi ủy lạo kế tiếp làm sao có đàn đây, tất phải quay về hậu cứ thôi. Tôi còn đang buồn khóc thì anh Được bước đến an ủi tôi và nói :

- Không sao đâu em, vật đi thế thân. Em thoát chết, của đi thay người, về lại Sài Gòn em sắm cái khác nhé!

Tôi nghẹn ngào: “Đâu phải dễ đâu anh, phải “còm-măng” tận bên Ý cả tháng đàn mới về, rồi làm sao em đàn trong những chuyến đi tới còn nhiều chương trình lắm! Làm sao đây?”

Lúc ấy, anh Được cởi sợi dây chuyền vàng và chiếc nhẫn dúi vào tay tôi nói :

- Em cầm lấy chút này mà kiếm cây đàn khác đi, anh phụ giúp em để em có tiền mua đàn khác nhé!

Tôi ngạc nhiên và xúc động về tấm lòng của một chiến sĩ có tâm hồn thương nghệ sĩ và anh cũng thường nghe biết tôi trong các chuyến lưu diễn, mấy lần trước khi tôi đến trại của anh ủy lạo và đàn hát, anh đều đem nước uống lên cho ban nhạc. Có lần tôi nói đùa:

- Sao chỉ có nước lạnh dzậy xếp ? Bia đâu cho nhạc sĩ uống coi? Uống nước đâu có sung đâu mà đàn!

Nghe xong anh lắc đầu cười xoà... Hình ảnh người anh chiến sĩ với nhiều thương cảm vẫn còn đọng lại trong lòng tôi đến giờ này không quên.

Có lần đoàn chúng tôi đi thăm quân y viện có các thương binh đang được điều trị. Chúng tôi ca hát, mang quà biếu tặng các anh, chúng tôi đi qua mỗi ghế bố có các anh nằm, có anh bị thương nơi đầu, có anh được băng bó nơi chân tay, có anh nằm thiếp đi không biết phái đoàn vào thăm viếng. Tôi đi sang buồng bên cạnh tìm xem còn có sót anh thương binh nào hay không? Tôi vừa bước vào chưa kịp lên tiếng chào thì có một thương binh nằm bất động, tôi không thấy cánh tay đâu, hai chân bị băng bột. Anh gọi tôi :

- Chị ơi đến giúp tôi cái này. Cần lắm!

Tôi đến gần, anh ra dấu và nói: Chị lấy giùm tôi dưới ghế bố có cái lon. Tôi cúi xuống lấy cái lon không rồi đưa: Đây anh!

Anh đưa mắt nhìn tôi vẻ mỏi mệt. Anh nói :

- Xin chị giúp cho tôi... tiểu! Chị cầm giùm tôi “con ch…” cho tôi tiểu nha chị... Giúp tôi đi tôi mắc quá!

Tôi hết hồn khi nghe anh nói thế... nhưng tôi lưỡng lự thầm nghĩ rằng mình cũng phải làm để giúp anh.

- Chị kéo quần xuống đi, nhờ chị cầm giùm mới tiểu được, không thì ướt quần hết không có quần khác để thay!

Ối dào! Lần đầu trong đời tôi gặp tình thế này, nhưng thấy anh khẩn khoản quá. Tôi đành phải một tay cầm cái lon, tay kia kê “con ch…” anh bị đạn cắt đi một khúc. Tôi vừa đế anh thông tiểu vừa hỏi cho đỡ thẹn:

- Vậy chớ gia đình anh có biết tin anh ở đây chưa?

Anh lắc đầu không nói. Khi xong phận sự, tôi hỏi địa chỉ giúp anh để báo tin cho người nhà đến thăm, nhưng anh nói: “Không cần đâu!” Sau này, tôi mới biết anh đã có người yêu nhưng anh từ chối không cho cô ta gặp mặt. Và từ đó, thỉnh thoảng tôi vẫn thắc mắc chuyện anh ấy ra sao? Thời gian có khép lại những nghiệt ngã để anh tiếp tục sống không? Hay như cơn gió vô tình đã mang anh đến chốn nào?

Những Chuyến Đi Văn Nghệ

Rồi con thuyền sinh hoạt văn nghệ đưa tôi đến nhiều bờ bến, từ các đài phát thanh, đến các sân khấu lớn nhỏ, đến các trại Long Bình, Phan Rang, Phan Thiết, Cam Ranh Bay, Bãi Thị Nại Qui Nhơn Bình Định, Gò Găng, Phù Cát , Đức Phổ Quảng Ngãi rồi xuống miền Tây sông nước Long An Mỹ Tho, Mỹ Luông đến Phụng Hiệp, Trà Vinh trên các sông ngòi, những nhánh sông, con kinh ngã Bảy của miền Hậu giang như mạng lưới nhện rộn rã tiếng ghe máy, tàu đò trên sông, qua vàm, qua phà... Ngày xa xưa ấy, mỗi lần chờ đợi sắp lên phà thì tôi được nghỉ chân ăn bánh mì, bánh ít, nem chua, mía ghim hay trái cây địa phương mà khách khó lòng từ chối bởi lời rao của các em bán hàng túa đến mời chào.

Hình ảnh quay ngược về lúc tôi lên tàu đò chuyển bến từ Rạch Giá đi An Thới, Phú Quốc phải qua một đêm. Trên tàu có khoảng vài ba mươi người nếu tôi nhớ không lầm, phần đông là các quân nhân, những chị vợ lính ra đảo thăm chồng hoặc mua hàng. Tôi đi chuyến tàu này lúc gần Tết để sáng ngày sau sẽ đến thăm trại tù có người bạn làm y sĩ, đồng thời tôi sẽ làm buổi trình diễn văn nghệ cho đồng bào.

Tàu đò đi trong đêm một lúc. Tôi nằm suy nghĩ sắp xếp chương trình cho buổi sinh hoạt văn nghệ sáng và chiều phục vụ đồng bào tại An Thới. Thình lình ở gần cuối khoang có tiếng xôn xao: Làm sao đây? Bả sắp đẻ rồi... Không có bà mụ. Có ai biết đỡ đẻ không? Tiếng nói tiếng la dồn dập xen lẫn tiếng khóc rồi tiếng người chồng: ‘Ráng lên! Em ráng lên!” Tôi đến gần chị và dỗ dành: ‘Chị chờ chút xíu, tôi không biết có ai phụ đỡ chị không, tôi biết chút chút!’ Tôi nói với anh chồng: ‘Anh tìm nước nấu lên đi...’ Người chồng réo người tài công. Anh tài công nói: “Đây làm gì có củi lửa cha nội. Thôi! Chờ chút”.

Nói rồi anh ta lấy cái nồi múc nước nấu bằng lò dầu trong khi tôi ôm sản phụ từng hồi từng hồi chị quặn đau đẻ vừa thở hỗn hễn vừa la ông chồng đang ngồi chờ nước nóng.

- “Tại anh đó! Cũng tại anh! Đã nói thôi rồi mà còn... Có con trai đủ rồi còn ham...”

Anh chồng nói: “Thì kiếm thêm con gái cho nó đủ...” Cả tàu đò cười ồ lên nhưng một lúc sau chị la lên vì cơn quặn thắt làm tôi quýnh quáng... Dù tôi có học một chút về căn bản phụ đỡ đẻ ở vài nhà hộ sinh Sài Gòn hay theo chị bạn lúc thực tập khi các bà lâm bồn. Ví dụ như lúc khám thế nào để biết dạ con nở sâu bao nhiêu mới có đủ cho đứa bé chui ra hoặc cắt rún hay đỡ khéo đứa bé, nếu không biết cách khi đứa bé mới ra ngoài không khí trơn tuột có thể rớt như chơi vì còn dính bê bết máu, nước ối.

Nhưng lần này trên con tàu nhỏ bé thật sự không có ai phụ với tôi việc này, vì chị rên rỉ kêu la làm tôi bối rối. Tôi rửa tay trước khi khám sâu vào người chị. Tôi nói: “Ráng lên hít sâu vào và rặn mạnh! Chị làm theo lời tôi mấy lần mà tôi vẫn không thấy đầu đứa bé. Tôi khám lần nữa mới biết nó mới ló cái chân. Như vậy nó nằm ngược đầu, làm sao đây? Tôi đâu có học thủ thuật cách xoay ngược đứa bé ra bằng đầu đâu, nhưng thấy bà ấy la quá chợt nhớ có đọc chuyện Nữ hoàng Cleopatra lúc sinh con tư thế phải đứng khom lưng chứ không nằm như mình thường thấy biết mà vẫn sinh con được. Tôi làm liều kêu người chồng kiếm gối hay vật gì kê lưng bà cao lên, chồng bà cầm chắc hai cánh tay vợ đang ghì để tôi thọc sâu bàn tay vào trong để xoay chân em bé đẩy từ trái vòng qua phải như kim đồng hồ thật nhanh để cho đầu em xoay xuống, miệng tôi không ngớt kêu chị lấy hơi sâu, đẩy mạnh và rặn hết sức để hai tay tôi kéo đầu em ra. Tôi hối anh chồng rửa dao và hơ lửa sẵn để cắt rún. Thế rồi bé gái ra khỏi bụng mẹ khóc oa oa làm tôi và mọi người trên tàu thở phào nhẹ nhõm. Nhìn qua ánh đèn, tôi

thấy cả cánh tay tôi đầy máu. Tôi nói với anh chồng: Khi tàu đò cập bến, anh phải đem chị và em bé lên bệnh viện liền để làm thuốc và hậu trị.

Tôi trải qua những giờ phút căng thẳng và mệt mỏi nhưng hạnh phúc và cảm thấy Thuợng Đế cho tôi đôi bàn tay không phải để đàn mà còn cho tôi biết con người còn làm nên những điều kỳ diệu khác qua đôi tay sáng tạo yêu thương từ trái tim mình.

Biết bao nhiêu điều, bao nhiêu việc tôi muốn nói đến mỗi giai đoạn của đời tôi sau năm 1975 ở trong nhà tù với tội danh họ gán cho tôi là thành phần phản cách mạng, xúi giục quần chúng. Bây giờ đã mấy mươi năm, tờ giấy lệnh tha đã vàng ố còn nằm trên bàn nhà tôi tại Hoa Kỳ này lại làm tôi nhớ những chiến sĩ đã có lòng thương mến tôi nơi Chí Hòa, nơi trại giam đã tìm cách quăng các viên thuốc bổ, bọc muối xả, vài tán đường v.v... tiếp sức cho tôi qua cửa buồng hay mỗi khi tôi đi “làm việc” với tên chấp pháp hay trưởng khu. Tôi bước đi không nổi vì đã bị chúng tra tấn tàn bạo. Tôi bước đi và té ngả nhiều lần, bước chân đi khập khễnh về xà lim biệt giam. Các anh cũng bị cộng sản bắt vào nhà tù với cùng tội danh như tôi, nhưng tinh thần các anh vẫn kiên cường. Dù phải ở trong buồng giam tập thể, các anh vẫn sinh hoạt, sáng tạo những việc rất đáng khâm phục. Các anh khích lệ tinh thần cho tôi nơi chốn khổ hình, tôi không biết mặt biết tên nhưng vẫn nhớ như việc xảy ra ngày hôm qua. Mỗi khi tôi đi ngang buồng tập thể, các anh hát vói ra câu nhạc “Mùa Đông Của Anh” do Trần Thiện Thanh viết mà đổi lời. Thay vì câu: “Xưa hôn em một lần rồi đau thương trọn kiếp” v.v. thì họ hát:

- Xưa hôn Phương một lần, rồi anh ho lao gần chết. Em đi đi, coi chừng đừng “Bánh hỏi thịt quay” có ý nhắn tôi coi chừng họ hỏi cung và “quay” có nghĩa là đánh đập.

Ngày tôi bị chúng bắt chỉ có một bộ đồ trên người, hơn ba năm ngồi trong nhà tù cộng sản, nếu các anh không giúp cây kim sợi chỉ hay nắp lon sửa bò lượm được khi tắm nắng để cắt quần dài thành quần ngắn, để phần cắt có được chiếc áo lá cho bớt lạnh, vì bộ đồ trên mình tôi chà lết trong tù: vải đã mòn. Nghĩa cử cao đẹp của các anh - tôi không thể kể hết ra đây - đã cho tôi sống sót trở về đời. Tôi xin cúi đầu cảm tạ các anh nghìn lần và mãi mãi.

Những mùa Xuân đi qua trong đời là những dấu ấn kỷ niệm không phai nhòa trong tôi. Bởi vì tôi đã được nếm nhiều hạnh phúc có nụ cười lẫn những mùi vị mật ngọt đắng cay chua xót và nước mắt. Tất cả tích tụ trong tim tôi làm thành những dòng nhạc sáng tạo đan thành những âm thanh từ đôi bàn tay Thượng Đế ban cho. Xin cảm ơn Ngài. Tạ tình người. Cảm ơn tất cả!

Linh Phương

THƠ MỘNG

Hôm nay em nói cần Thơ Mộng

dễ dàng thôi thả lỏng tâm hồn

nhìn ngắm Thơ nơi chân trời rộng

nghe dịu êm âm vọng trùng khơi

Trên nước biếc có con thuyền nhỏ

chở đầy hoa rực rỡ tuyệt vời

từng cánh trổ xanh vàng tím đỏ

mỗi đóa hoa chứa một điệu cười

Những điệu cười xinh tươi dí dỏm

được điểm trang từng đốm sương hồng

như tay anh ôm vòng vai nhỏ

tỏa nhiệt nồng từng ngõ tim rung

Thơ rất Mộng gợi tình khởi động

điệu cười hoa sóng sánh môi hôn

em ngước mặt đón dòng hơi ấm

tiếp truyền vào cửa ngõ tâm hồn.

Cao Nguyên

Tác Phẩm “Anh Gù của Nhà Thờ Đức Bà” của Đại Văn Hào Victor Hugo

Phạm Văn Tuấn

1- Loại Tác Phẩm: Tiểu Thuyết. 2- Tác giả: Victor Hugo (1802 – 1885) 3- Loại cốt truyện: truyện tình lịch sử. 4- Thời gian của cốt truyện: thế kỷ thứ 15. 5- Địa điểm: nước Pháp. 6- Xuất bản lần đầu tiên: 1831 với tên tiếng Pháp: Notre Dame de Paris.

Bản dịch sang tiếng Anh năm 1833: The Hunchback of Notre Dame. 7- Tên tiếng Anh của Tác Phẩm: The Hunchback of Notre Dame.

I/ Cốt truyện Vua Louis thứ 11 của nước Pháp sắp sửa cho Hoàng Tử lớn nhất cưới cô Công Chúa Margaret của xứ Flanders nên vào khoảng đầu tháng 1 năm 1482, nhà vua đang trông chờ các đại sứ của miền Flanders tới Triều Đình Pháp. Ngày trọng đại này trùng với ngày Lễ Hiển Linh (Epiphany) và một buổi lễ thế tục, đó là Đại Hội các Kẻ Khùng (the Festival of the Fools). Suốt trong một ngày, các người dân Paris lộn xộn và ồn ào đang tụ tập trước Lâu Đài Công Lý (the great Palace of Justice) để coi một vở kịch về luân lý và họ sẽ chọn ra một Hoàng Tử của các Kẻ Khùng (the Prince of the Fools). Đám đông này đúng ra đang chờ đợi các quan khách của miền Flanders tới nơi, nhưng trong khi phái đoàn này còn đang bị chậm chễ thì Gringoire, một nhà thơ nghèo nàn và cũng là một kẻ đần độn, đã ra hiệu cho vở kịch bắt đầu. Trong khi phần đầu đang diễn ra thì vở kịch bị ngưng lại bởi vì đoàn rước của nhà vua đi qua, rồi tiến vào trong Hoàng Thành. Sau khi đoàn rước đi khỏi, vở kịch không được tiếp tục nên đám đông la hét, đòi chọn lựa Hoàng Tử của các Kẻ Khùng. Hoàng Tử của các Kẻ Khùng phải là một người đàn ông có hình dạng xấu xí, quái dị. Các thí sinh từng người một, đều muốn trình diện bộ mắt xấu xí của mình nên họ đã thò mặt vào trong một khung cửa bằng kính, rồi đám đông sẽ la ó và chế giễu cho tới khi nào có một bộ mặt ghê tởm hơn xuất hiện khiến cho thí sinh này lập tức được công nhận là Hoàng Tử của các Kẻ Khùng.

Bây giờ tới lượt Quasimodo, anh gù kéo chuông của Nhà Thơ Đức Bà. Trên trái đất này, không có một sinh vật nào xấu xí hơn anh chàng ta. Một bên mắt của Quasimodo bị một cái bướu đen nhỏ che lấp, các răng của anh ta lộ ra trên cái môi dưới như các ngà voi nhỏ, lông mày thì màu đỏ và rậm rạp còn cái mũi to lớn của anh ta thì cong xuống về phía chiếc môi trên, giống như cái mõm của một con chó. Hai cánh tay của Quasimodo kéo dài từ vai xuống, lủng lẳng như hai cánh tay vượn. Mặc dù anh ta bị điếc từ nhiều năm làm nghề kéo chuông với tiếng chuông vang lớn như tiếng sấm tại Nhà Thờ Đức Bà, anh chàng Quasimodo này lại có đôi mắt rất sắc bén. Được chọn lựa do đám đông và được hoan hô, Quasimodo cảm thấy tự hào ngay và cũng nghi ngờ về danh dự này khi đám đông mặc cho anh ta chiếc áo dài kỳ cục rồi đưa anh ta lên kiệu cao hơn đầu của các người đi dự Lễ Hội. Từ vị trí thuận lợi này, Quasimodo giữ yên lặng một cách xứng đáng trong khi đoàn diễn hành của các kẻ khùng đi dạo trên các đường phố của thành phố Paris, và họ chỉ dừng lại để coi một cô gái gypsy đang nhẩy múa, đó là cô Esmeralda vừa duyên dáng, vừa lôi cuốn khán giả. Cô ta còn có một con dê nhỏ đã được huấn luyện để nhẩy theo tiếng trống nhỏ của cô ta. Cặp hai người và vật này đã từng trình diễn trong nhiều đường phố của thành phố Paris dù cho có một số người cho rằng Esmeralda là một mụ phù thủy do bởi sức lôi cuốn khán giả rất đông của cô gái này. Vào lúc khuya của tối hôm đó, thi sĩ Gringoire đi bộ trên một đường phố Paris. Ông ta không có nơi trú ngụ, không có tiền vì đang mắc nợ và ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Trong đêm tối lạnh lùng này, ông ta đã nhìn thấy cô Esmeralda rảo bước đằng trước ông ta. Rồi bỗng nhiên có một người chùm đầu bằng vải đen từ trong bóng tối xông ra, túm bắt lấy cô Esmeralda. Cùng vào lúc này, Gringoire nhận thấy Quasimodo là người đồng hành với kẻ chùm đầu màu đen kể trên rồi tên Quasimodo này đã đánh Gringoire bằng một cú đập mạnh. Ngay lúc sau, có một người cưỡi ngựa từ đường phố bên cạnh, ông này đã nhìn thấy cô Esmeralda bị người chùm đầu màu đen bắt cóc nên đã ra lệnh cho người kia phải thả cô gái ra hay là sẽ bị mất mạng. Các kẻ tấn công đã bỏ chạy. Cô Esmeralda đã hỏi tên của ân nhân đã cứu giúp mình: đó là Đại Úy Phoebus de Chateaupers. Kể từ lúc này, Esmeralda đã yêu Phoebus một cách vô vọng. Thi sĩ Gringoire đã không bận tâm để khám phá ra câu chuyện bắt cóc bị thất bại nhưng nếu ông ta biết rõ, ông ta sẽ kinh sợ hơn bởi vì người đồng hành với Quasimodo là người chùm đầu màu đen, đây chính là ông Claude Frollo, phó giám mục của Nhà Thờ Đức Bà. Ông Frollo là con người trước kia nổi tiếng là ngay thẳng nhưng hiện nay, bởi vì bị cô đơn và vì đang tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm, nên ông ta đã sa ngã vào tục gọi hồn và thuật giả kim (alchemy). Phó giám mục Frollo quen biết Quasimodo khi tên gù này còn là một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi trước cửa Nhà Thờ Đức Bà. Quasimodo đã trung thành như một kẻ nô lệ đối với ông Frollo, nó hành động mà không cần thắc mắc khi ông Frollo bảo nó đi bắt cóc cô gái gypsy xinh đẹp. Ông Frollo dự tính mang cô gái này về giữ trong một căn phòng nhỏ của nhà thờ, để ông ta có thể thưởng thức vẻ duyên dáng của cô gái khi nhàn rỗi. Trong khi ông Frollo và Quasimodo bỏ chạy về ngôi giáo đường, thi sĩ Gringoire tiếp tục đi tới rồi lạc vào một khu vực xấu xa của thành phố Paris. Bị các kẻ côn đồ tóm bắt, thi sĩ Gringoire bị đe dọa sẽ bị giết nếu không có một người đàn bà nào trong động bất lương này chịu cưới ông ta. Khi không có người nào muốn lập gia đình với anh chàng thi sĩ xanh xao và gầy ốm này, một sợi dây thòng lọng được choàng vào cổ thi sĩ Gringoire. Bỗng nhiên, Esmeralda xuất hiện và tự nguyện chấp nhận Gringoire làm chồng, nhưng chàng thi sĩ này không được vui hưởng một đám cưới, bởi vì trái tim của Esmeralda đã thuộc về Đại Úy Phoebus và cô ta chỉ cứu giúp chàng thi sĩ vì thương hại. Vào thời đại này, các phiên tòa của thành phố Paris thường hay bắt bớ các người dân vô tội trên đường phố, xét xử họ và kết án họ mà không cần quan tâm tới công lý. Quasimodo đã bị nhiều người nhìn thấy khi hắn ta là Hoàng Tử của các Kẻ Khùng và đã bị nhận diện khi hắn ta đang đứng ngắm nhìn cô gái gypsy nhẩy múa. Vì vậy có tin đồn rằng Esmeralda đã là một mụ phù thủy và Quasimodo cũng là một tên phù thủy nam. Quasimodo bị đưa đến tòa án, bị tố cáo là có liên lạc bí ẩn với một nhóm băng đảng nên bị kết án phải chịu đánh bằng roi và đeo gông trước công chúng. Quasimodo đã chịu hình phạt này một cách nhẫn nại nhưng sau khi chiếc lưng gù của anh ta bị đánh bằng roi, anh ta đã cảm thấy khát nước dữ dội. Tới lúc này, cô gái gypsy Esmeralda đã leo lên khán đài và đưa bình nước vào miệng thâm xì của Quasimodo.

Đã từ lâu, Quasimodo chỉ biết cha nuôi là ông phó giám mục Frollo khi ông ta nuôi hắn từ khi anh ta còn là một đứa bé dị dạng, nhưng tới nay, vẻ đẹp và tấm lòng nhân hậu đã làm thức tỉnh trái tim sơ khai của Quasimodo, và anh gù này bắt đầu biết yêu, một thứ tình yêu vô vọng. Cũng vào lúc này, ông phó giám mục Frollo bất ngờ cũng nhìn thấy cảnh chịu nạn của Quasimodo, nhưng rồi ông ta đã lẻn đi thật nhanh. Sau này Quasimodo đã nhớ lại sự phản bội của ông tu sĩ. Một hôm, Đại Úy Phoebus đã tiếp tân một bà quý phái tại một tòa nhà nhìn xuống quảng trường mà Esmeralda đang nhẩy múa. Cô gái gypsy này đã bị dày vò bởi tình yêu đối với viên đại úy Phoebus nên đã dạy cho con dê nhỏ cách đánh vần tên của viên đại úy bằng các khối gỗ có viết các chữ cái. Khi thấy con dê nhỏ thực hiện được trò đọc tên người này, bà quý phái đã cho rằng Esmeralda là một mụ phù thủy, tuy nhiên sau đó, Đại Úy Phoebus đã gặp người con gái gypsy và hẹn hò với cô ta vào đêm hôm sau. Trong khi đó, thi sĩ Gringoire đã gặp ông phó giám mục Frollo và ông này đã ghen tức với thi sĩ bởi vì có tin đồn rằng Gringoire đã là người chồng của cô Esmeralda. Gringoire đã cắt nghĩa cho ông Frollo hiểu rằng Esmeralda không yêu anh ta và trái tim cùng con mắt của cô này chỉ hướng về Đại Úy Phoebus. Do tuyệt vọng không thể giành được cô Esmeralda cho mình, ông Frollo đã đi theo Đại Úy Phoebus và hỏi xem ông ta đang đi đâu. Viên đại úy nói rằng ông ta có một buổi hẹn gặp cô Esmeralda, vì vậy viên tu sĩ đã đề nghị tặng cho ông đại úy một món tiền để mua lấy cơ hội ẩn nấp trong căn phòng mà hai người sẽ hẹn hò gặp nhau và ông ta làm ra bộ muốn khám phá xem Esmeralda có thực là cô gái mà Đại Úy Phoebus đã đề cập tới, vì vậy viên đại úy đã ưng thuận. Khi biết rằng cô gái chính là Esmeralda, ông Frollo đã nhẩy ra khỏi nơi ẩn nấp rồi đâm viên đại úy bằng một con dao găm. Esmeralda đã không nhìn thấy người yêu của mình bị tấn công trong bóng tối, rồi khi cô ta ngất đi, Frollo đã bỏ trốn. Đám đông dân chúng đã tụ tập chung quanh, họ cho rằng mụ phù thủy đã hãm hại Đại Úy Phoebus, họ bèn đưa cô gái gypsy vô ngục. Câu chuyện phù thủy của cô Esmeralda bắt đầu lan truyền đi khắp nơi. Trong vụ xét xử cô gái này, Esmeralda bị kết tội vì nghề phù thủy, phải thú tội trước cửa lớn của Nhà Thờ Đức Bà rồi sẽ bị đưa tới đoạn đầu đài và sẽ bị treo cổ trước công chúng. Sau đó, Đại Úy Phoebus đã không bị chết nhưng ông ta đã giữ im lặng bởi vì không muốn dính dấp vào vụ án phù thủy. Khi Esmeralda bị đưa tới Nhà Thờ Đức Bà, cô ta đã nhìn thấy Đại Úy Phoebus và đã gọi ông ta, nhưng viên đại úy đã tảng lờ không biết gì hết, vì vậy Esmeralda biết rằng mình sắp đi tới đoạn đường cùng Khi Esmeralda tới trước viên phó giám mục để xưng tội và sám hối, ông Frollo đã đề nghị sẽ cứu cô gái nếu cô này bằng lòng thuộc về ông ta nhưng cô gái gypsy đã từ chối. Bỗng nhiên, Quasimodo xuất hiện trước cửa chính, nó ôm lấy Esmeralda rồi đưa cô ta về một nơi an toàn trong nhà thờ. Quasimodo đã dấu Esmeralda trong căn phòng nhỏ của mình, tại nơi này có một cái đệm nằm và nước uống, và nó cũng mang đồ ăn lại cho cô gái. Nó khóa cửa phòng lại bởi vì nó e ngại các người theo dõi có thể tới nơi an toàn này, nhưng không thể bắt cô gái đi vì căn phòng đã bị khóa. Quasimodo e ngại rằng cô gái gypsy sẽ ghê sợ khi gặp mặt nó, nên nó chỉ mang thức ăn lại cho cô ta vào ban đêm. Viên tu sĩ Frollo biết rằng cô gái gypsy đã ở gần ông ta ngay trong nhà thờ, ông ta đã lấy được chìa khóa căn phòng và đã gặp Esmeralda vào một buổi tối. Khi cô gái gypsy đang chống cự lại viên tu sĩ một cách tuyệt vọng thì Quasimodo đi vô, kéo ông Frollo ra ngoài. Dù cho giận dữ tràn đầy, anh ta đã thả ông tu sĩ run sợ và để cho ông ta bỏ chạy. Một hôm, đám đông dân chúng nghèo khó đã tới nhà thờ, họ đòi hỏi rằng mụ phù thủy phải bị giao nạp cho họ. Ông Frollo thì vui vẻ vì việc này nhưng Quasimodo đã chặn và khóa các cửa lớn. Khi đám đông dùng tới cây gỗ lớn để phá cửa, Quasimodo đã ném đá từ trên xuống bởi vì nhà thờ đang được sửa sang. Rồi khi đám đông dựng các thang cao vào vách tường của nhà thờ để leo lên, anh gù Quasimodo đã xô các thang này xuống mặt đất khiến cho cả trăm người chết và hàng chục người bị thương ở bên dưới. Sau đó, các người lính của nhà vua tới để can thiệp vào cuộc xung đột. Nhìn xuống bên dưới, Quasimodo tưởng rằng những người lính này tới để bảo vệ cô Esmeralda, anh gù bèn trở về căn phòng nhỏ của mình thì với sự ngạc nhiên, anh ta thấy cửa phòng để mở và cô Esmeralda đã bị đưa đi đâu mất tích. Thực ra, ông Frollo đã đưa cho Gringoire chiếc chìa khóa căn phòng và dẫn nhà thơ này vô nhà thờ, tới căn phòng nhỏ. Gringoire đã thuyết phục Esmeralda rằng cô ta nên bỏ trốn bởi vì nhà thờ đã bị phong tỏa. Cô

gái gypsy đã đi theo Gringoire và nhà thơ này đã dẫn cô gái tới một con thuyền đang đậu và trên đó có ông Frollo đang chờ sẵn. Do sợ hãi vì bạo hành của ông Frollo, Gringoire đã bỏ chạy. Một lần nữa, ông Frollo đã đề nghị sẽ cứu cô gái nếu Esmeralda thuộc về ông ta, nhưng cô gái đã từ chối. Sau lần bỏ chạy này, Esmeralda đã trú ân trong căn phòng nhỏ của một người đàn bà điên khùng. Tại nơi này, các người lính đã tìm ra cô gái gypsy rồi kéo cô ta tới chỗ xử án vào sáng sớm ngày hôm sau. Trong khi đó, Quasimodo đi lang thang trong nhà thờ để tìm kiếm Esmeralda. Trên đường đi tới cái tháp nhìn xuống cây cầu Notre Dame, Quasimodo bắt gặp ông Frollo đang đứng, tưoi cười vì cảnh trí bên dưới. Theo hướng nhìn của viên tu sĩ, Quasimodo nhìn thấy một đoạn đầu đài được dựng nên trên Công Trường De la Grève, rồi trên sàn của đoạn đầu đài đã có một người đàn bà mặc áo trắng, đó chính là cô Esmeralda. Cô gái gypsy này bị xét xử vì hai tội ác: giết người và làm nghề phù thủy, cô ta bị kết án treo cổ. Quasimodo đã nhìn thấy chiếc dây thòng lọng choàng vào cổ cô gái rồi chiếc sàn được hạ thấp xuống, chiếc xác người đã đu đưa trong gío buổi sáng. Sau đó, Quasimodo đã túm lấy ông Frollo rồi đẩy ông ta qua bức tường mà ông đang tựa người vào. Vào lúc này, anh gù này đã hiểu rõ mọi việc mà ông Frollo đã làm, đã đưa tới cái chết của cô gái gypsy và anh ta đã nhìn thấy cái xác của ông Frollo ở dưới chân cái tháp của nhà thờ cũng như cái xác người mặc áo trắng trên cái giá treo cổ. Sau khi cô Esmeralda và ông Frollo đã chết, người ta không tìm thấy anh gù Quasimodo đâu cả. Rồi sau đó, dưới thời đại của Vua Charles VIII, căn hầm Montfaucon là nơi mà các thi thể của các kẻ tội phạm bị chôn lấp, nay được mở ra để xác định tàn tích của các kẻ tội phạm nổi tiếng. Trong số các bộ xương, có xương của một người đàn bà mặc áo trắng và của một người đàn ông có cánh tay ôm choàng lấy thi thể của người đàn bà này, xương lưng của người đàn ông thì gẫy khúc còn một chân của người đó ngắn hơn chân kia, và vì xương cổ của người này không bị gẫy nên người ta cho rằng anh ta không bị treo cổ. Khi các người khám phá ra hai bộ xương này, họ đã tìm cách tách rời hai kẻ đó ra thì hai bộ xương đã tan rã thành bụi. II/ Các nhân vật chính trong truyện 1) Quasimodo: là anh gù kéo chuông trong Nhà Thờ Đức Bà. Khi còn là một đứa bé sơ sinh, Quasimodo đã bị bỏ rơi trước cửa nhà thờ. Anh ta bị điếc vì tiếng chuông quá lớn. Quasimodo là một con người cực kỳ xấu xí, với các răng nhô ra như các ngà voi nhỏ, bị một cái bướu đen che lấp một bên mắt, có tóc đỏ và lông mày đỏ tua tủa dựng lên. Do bởi hình hài gớm ghiếc, Quasimodo đã được đám đông quần chúng của thành phố Paris chọn làm Vua của các kẻ khùng nhân ngày Lễ Hiển Linh được cử hành vào năm 1482. Trong một buổi lễ hội, Quasimodo đã nhìn thấy cô gái gypsy Esmeralda nhẩy múa trước mặt mình. Khi anh gù này bị đeo gông, Esmeralda đã đưa nước cho anh ta uống. Kể từ khi đó, Quasimodo đã là nô lệ tận tụy của Esmeralda và trong nhiều trường hợp, anh ta đã cứu giúp cô gái gypsy khỏi tay ông phó giám mục Frollo, là ân nhân của anh ta. Khi Esmeralda bị treo cổ do âm mưu của Frollo, Quasimodo đã đẩy vị tu sĩ kể trên từ tháp chuông trên cao xuống đất, rồi anh gù đã khóc cho hai người mà anh ta đã từng thương yêu. Các năm về sau, khi cái hầm mộ Montfaucon là nơi chôn lấp các kẻ tội phạm, được mở ra, người ta đã nhìn thấy một bộ xương của một người đàn bà trong chiếc áo trắng và bộ xương của người này ở trong vòng tay của một người đàn ông dị hình với xương sống cong lệch. Khi người ta đụng chạm tới hai bộ xương này thì tất cả di cốt biến thành tro bụi. 2) Esmeralda: là cô gái gypsy đáng yêu và có lòng tốt, cô ta mang một thứ bùa hộ mạng để sau này đi tìm kiếm gia đình. Cô Esmeralda đã nhẩy múa với con dê Djali để kiếm sống. Sau khi cô gái gypsy này được Đại Úy Phoebus cứu thoát khỏi một vụ bắt cóc, cô ta đã chấp nhận hẹn gặp Đại Úy Phoebus tại một căn nhà ở gần Cầu St. Michel. Tại nơi này, viên đại úy đã bị Frollo đâm bằng một con dao găm nhưng Esmeralda lại bị quy cho tội ác này. Khi bị tra tấn, cô gái gypsy đã thú nhận mọi tội lỗi và bị kết án treo cổ.Do sự giúp đỡ của Quasimodo, cô Esmeralda đã trốn thoát được rồi ẩn náu trong nhà thờ.

Khi đám đông tấn công nhà thờ, Gringoire đã đánh lừa cô gái gypsy để rồi cô ta phải trốn tránh trong khu nhà ở tồi tàn của một người đàn bà điên mà thực ra, người đàn bà này chính là mẹ của Esmeralda khi bọn lưu manh đã bắt cóc cô bé gypsy. Các binh lính của Đại Úy Phoebus đã tìm ra nơi ẩn náu của Esmeralda. Mặc bộ đồ trắng, Esmeralda bị treo cổ vào buổi sáng sớm. 3) Pierre Gringoire: là một thi sĩ nghèo túng và ngu đần, đã yêu Esmeralda. Ông thi sĩ này đã viết ra một vở kịch để làm vừa lòng viên Đại Sứ Flemish tại Lâu Đài Công Lý. Sau khi bị bọn lưu manh bắt giữ và bị đe dọa sẽ bị treo cổ, Gringoire được trả tự do khi cô Esmeralda hứa hẹn sẽ cưới anh chàng thi sĩ này nhưng đám cưới sẽ không bao giờ được thực hiện. Do lời xúi dục của Frollo, Gringoire đã dụ dỗ người con gái gypsy ra khỏi nơi an toàn để rồi cô ta bị bắt. 4) Đại Úy Phoebus de Chateaupers: là người được Esmeralda yêu thương. Viên sĩ quan này đã cho Frollo biết nơi hẹn hò với cô gái gypsy rồi bị đâm do vị tu sĩ ghen tuông. Khi Esmeralda bị tố cáo về tội ác, Phoebus đã để cho cô gái gypsy bị xét xử bởi vì ông ta e ngại cho danh tiếng của ông ta. Không lâu sau đó, ông ta đã quên Esmeralda và cưới người bạn gái bà con là Fleur-de-Lys. 5) Claude Frollo: là phó giám mục của Nhà Thờ Đức Bà (Notre Dame), trước kia ông này là một tu sĩ đúng đắn, nhưng về sau đã theo đuổi nghề giả kim (alchemy) và tục lệ gọi hồn (necromancy) cũng như theo đuổi các phụ nữ.

Do muốn chiếm hữu cô Esmeralda, ông Frollo đã sai Quasimodo đi bắt cóc cô gái này. Bởi vì cô gái gypsy đã được Đại Úy Phoebus cứu thoát, nên ông tu sĩ muốn giết viên đại úy. Khi Esmeralda bị xét xử về tội ác, ông Frollo đã đề nghị cứu thoát cô ta nếu Esmeralda bằng lòng thuộc về ông ta.

Do không chiếm đoạt được Esmeralda, ông Frollo đã vui cười khi nhìn từ nhà thờ xuống đường phố, thấy cô gái gypsy đã bị treo cổ tại Quảng Trường De Grève. Quasimodo đã nhìn thấy ông nhà tu này vui cười nên đã xô ông ta té ngã từ trên nóc nhà thờ xuống đất. III/ Nhận xét về Tác Phẩm “Anh Gù của Nhà Thờ Đức Bà”

Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ hàng đầu của phong trào Lãng Mạn Pháp (the French Romantic movement) cho nên không những ông đã sáng tác ra một cuốn truyện hấp dẫn mà còn cho các nhân vật trong

truyện các đặc tính lãng mạn ở trong hoàn cảnh hiện thực, nhờ vậy những nhân vật này đã trở nên các hình ảnh lớn lao của văn chương. Cuốn truyện “Anh Gù của Nhà Thờ Đức Bà” đã có đủ các phẩm chất của một cuốn tiểu thuyết hay: cốt truyện hấp dẫn, các nhân vật có đủ các đặc tính sâu sắc và tác phẩm đã nói lên được rằng Thượng Đế đã tạo ra con người theo hình ảnh không hoàn toàn của Ngài, nhưng con người đã có được tự do để vượt qua các giới hạn và thực hiện được các điều cao cả. Tác giả Victor Hugo có cảm hứng viết ra cuốn truyện “Anh Gù của Nhà Thờ Đức Bà” khi ông viếng thăm ngôi Nhà Thờ Đức Bà và nhìn thấy chữ “Định Mệnh” (Fate) khắc trên bức tường u tối của một trong các tháp của ngôi giáo đường. Vào thời đại của Victor Hugo, các người Thiên Chúa Giáo đã coi con người là một sinh vật nửa súc vật, nửa thiên thần (half animal and half spirit) và nhà văn đã trình bày cả sự xấu xa, thấp hèn cũng như vẻ đẹp và tấm lòng cao thượng. Mỗi nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đều được xây dựng trên một ý tưởng cố định: Claude Frollo là con người đam mê dục vọng, Esmeralda tượng trưng cho vẻ đẹp trinh nguyên, Quasimodo thì trung thành… các nhân vật này đã đóng các vai trò tự nhiên cho tới khi kết cuộc. Claude Frollo đã từ bỏ các đức tính đạo đức và lòng yêu thương để sa ngã vào sự đam mê rồi đi tới tâm lý điên cuồng. Quasimodo thì bị giằng co giữa tình yêu đối với cô gái gypsy và tấm lòng yêu thương ông phó giám mục và ông này cũng là người đã bảo vệ nó. Hai sự trung thành này đã tạo nên sư xung đột và như vậy, anh gù phải lựa chọn một. Khi người tu sĩ tìm cách tiêu diệt cô gái gypsy thì anh gù Quasimodo đã đẩy chủ nhân của mình từ trên cao xuống đất chết. Tác giả Victor Hugo đã mô tả anh gù vừa thô kệch, vừa cao thượng. Esmeralda được mô tả là một cô gái đẹp, ngây thơ và trong trắng, cô gái này đã sinh sống trong một xã hội đầy bạo lực và tội lỗi, và trong cuốn truyện, chỉ có một người yêu cô gái gypsy một cách hoàn toàn và không vị lợi, đó là anh gù Quasimodo, và anh gù này đã chọn cái chết sau khi cô gái gypsy bị kết án. Cả hai người vô tội và tàn tật này đã kết hôn với nhau trong nhà hầm Montfaucon và họ đã hòa hợp với nhau trong vẻ đẹp vật chất và tinh thần. Ngoài ra Ngôi Giáo Đường và Công Trường De Grève cũng là hai biểu tượng: Nhà Thờ Đức Bà mang hình ảnh đẹp đẽ và tâm linh còn Công Trường De Grève là nơi thấp hèn và tội lỗi. Vào năm 1828, Đại Văn Hào Victor Hugo đã đến thăm Nhà Thờ Đức Bà Paris nhiều lần để ngắm nhìn lối kiến trúc cổ kính của ngôi giáo đường và ông đã có ý tưởng muốn viết ra một cuốn tiểu thuyết mang tính cách lịch sử, lấy bối cảnh là xã hội của thành phố Paris vào cuối thời Trung Cổ, vào thời gian trị vì của Vua Louis XI. Tác phẩm “Anh Gù của Nhà Thờ Đức Bà” đã mang đầy đủ tính chất triết lý bi quan, mô tả định mệnh đã đưa các nhân vật trong truyện tới chỗ hủy diệt. Tác phẩm này được bắt đầu viết vào năm 1829, chia làm 11 quyển và được xuất bản vào năm 1831. Trong tác phẩm này, Đại Văn Hào Victor Hugo đã ca ngợi vẻ đẹp của lối kiến trúc Gothic của ngôi giáo đường. Tác phẩm “Anh Gù của Nhà Thờ Đức Bà” đã được dựng thành phim nhưng nội dung của cuốn truyện bị sửa đổi để cho phần kết thúc không bi thảm. Vào năm 1939, loại phim ảnh cổ điển do Charles Laughton đóng vai anh gù Quasimodo còn cô Maureen O’Hara đóng vai cô gái gypsy Esmeralda. Bộ phim Pháp thực hiện vào năm 1956 đã theo sát nguyên bản, các tài tử chính là Anthony Quinn và Gina Lollobrigida./.

Phạm Văn Tuấn

Bài Xướng: VỊNH TRANH GÀ LỢN

Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành

Gà lợn om xòm rối bức tranh

Rằng vách có tai, thơ có họa

Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.

Mắt gà huynh đệ bao lần quáng

Lòng lợn âm dương một tấc thành

Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn

Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.

Khánh Hội, SG Tết Năm Thìn 1976 Vũ Hoàng Chương

Kính Họa: VẬN NƯỚC Vận nước chao ơi quá đoạn đành!

Từ ngày "huynh đệ" dứt tương tranh

Phố phường tràn ngập bao cờ đỏ

Rừng thẳm chôn vùi hết tuổi xanh

Xót bậc tài hoa nằm dưới mộ

Thương người dũng tướng chết theo thành

"Bắc Nam xum họp" đầy mai mỉa (*)

Sóng biển đêm trường vọng thất thanh

Nguyễn Kinh Bắc 28/8/2014 (*) Bắc Nam xum họp Xuân nào vui hơn! (Hồ Chí Minh)

KHI VỀ NGANG ĐỒN CŨ

Đâu những ngày qua rạng chiến công

Và đâu khói súng đượm cay nồng

Xưa sao ngạo nghễ bao hào lũy

Nay lại tiêu điều một bến sông

Đất nước thanh bình thôi máu lửa

Dân tình thống khổ mắc xiềng gông

Bao nhiêu kỷ niệm mùa tao loạn

Đã khuất mờ theo dấu ngựa hồng

Nguyễn Kinh Bắc Cầu Sông Bé 1980

KHI NGƯỜI ĐÀN ÔNG VIỆT NẤU ĂN Hoangdungfa

Đang lúc “dầu sôi lửa bỏng” cả sự nghiệp 25 năm, công lao gầy dựng của tôi trên đất Mỹ này đang đi vào… sọt rác, thì bà vợ của tôi, cô ta tỉnh bơ bỏ đi làm cái công việc mà cô ấy ưa thích là: phát ngôn viên cho đài phát thanh. Trước khi đi cô ấy còn cẩn thận dặn tôi rằng: - Anh dọn dẹp xong, dắt mấy đứa nhỏ đi nhà hàng ăn nha!

Tôi cảm thấy trong lòng thật giận dữ, lẫn rối bời giống hệt cái cảm giác của ngày 30 tháng Tư, 1975, lúc chúng tôi bắt buộc phải rời bỏ đất nước ra đi. Sôi sục trong tôi nguyên vẹn cái cảm giác ngơ ngác, hoang mang, hụt hẫng, sợ hãi không biết bám víu vào đâu… nhưng tôi đã cố không nói gì, để mặc kệ cô ấy làm gì thì làm! Mấy đứa con gái của tôi cùng mấy đứa bạn, kể cả cô con gái út của tôi đã phải xin nghỉ phép, mang cả bạn trai từ Cali về phụ giúp. Chúng nó ra sức giúp bố vứt bỏ, thu dọn cả một cái trung tâm điện tử rộng lớn, trong suốt mấy tuần lễ. Cả một cơ ngơi làm ăn to lớn, do hai vợ chồng chúng tôi chăm chỉ làm việc suốt bao nhiều năm. Đã giúp cho biết bao nhiều người có công ăn việc

làm, và cho cả chúng tôi có đủ tiền nuôi dạy con cái nên người, giúp đỡ cha mẹ hai bên nội ngoại, kể cả anh em, họ hàng. Vậy mà hôm nay đành phải đóng cửa “dẹp tiệm”. Công ty đóng cửa, dẹp tiệm không phải vì chúng tôi vô dụng, không phải vì lười biếng, hay chán ghét cái công việc đang làm, mà vì thời thế đã thay đổi. Công việc của công ty chúng tôi là đại diện cho tất cả các hãng điện tử nổi tiếng trên toàn thế giới như Canon, Yamaha, RCA, Mitsubishi, Pioneer v…v… Sửa chữa, trao đổi các sản phẩm điện tử còn trong vòng bảo đảm(warranty), hợp đồng với các trung tâm mua bán điện tử lớn như Best Buy, Costco, Circuit City v…v… đồng thời còn có những hợp đồng rất lớn với quận hạt, đảm trách sửa chữa máy móc điện tử cho các trường đại học, các trường trung tiểu học. Nhưng theo đà tiến triển kỹ thuật cao của ngày nay, máy móc điện tử trở nên rẻ như bèo, khi bị hư hỏng thì thiên hạ vứt bỏ và mua luôn cái mới hoặc còn trong vòng bảo đảm thì các đại lý đổi luôn cho cái khác mới toanh. Thế nên trung tâm chúng tôi bị… thừa, đành quyết định đóng cửa về hưu trong lúc còn rất… trẻ, lúc đấy tôi mới được sáu mươi. Ông bà ta xưa nay cũng có nói: Trời có ban lộc cho ai, thì chu kỳ cũng trong vòng hai mươi năm mà thôi. Quả là đúng như thế, sau 20 năm làm ăn nhộn nhịp khấm khá, thì công việc bắt đầu đi xuống, chúng tôi phải sa thải bớt nhân viên và ngay lúc đó tôi còn bị một cú shock về sức khỏe, phải trải qua một cuộc mổ tim trầm trọng suýt chết. Bà vợ tôi khuyên nên sang nhượng lại cho người khác, nhưng tôi ngoan cố nhất định không chịu. Tôi cố kéo dài thêm 5 năm nữa, nhưng không khá hơn được chút nào nên đành buông tay, trong sự hoang mang, hụt hẩng. Như thế đấy, mấy tuần nay bố con chúng tôi đã phài hì hục thu dọn, vứt bỏ mọi thứ, thật đau lòng quá sức. Hôm nay các anh hùng có vẻ thấm mệt và cũng đã trễ quá rồi, tôi đề nghị đưa mấy đứa con đi ăn tối, nhưng chúng nó bảo: - Tụi con mệt quá, không muốn đi ăn nhà hàng, về nhà có gì ăn nấy.

Tôi nghe thấy thế, bèn ghé chợ mua thịt bò, khoai tây, cà chua xà lách về làm cho chúng nó ăn. Chúng ăn no nê, xong còn khen rối rít. - Chời ơi, bố làm steak ngon quá, cảm ơn bố rất nhiều. We love you bố.

Ăn xong, tôi còn oạch người ra rửa chén, rửa chảo, dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, phờ cả người! Tối hôm đó, bà vợ của tôi được nghe tôi càm ràm, lẫn trong đó có một chút khoe khoang: - Nè nói cho em biết, anh cả ngày đã làm việc mệt nhọc, về còn phải đi chợ nấu ăn dọn dẹp cho cả lũ chúng

nó, còn em thì chỉ lo đi chơi…bla…bla…

Bà vợ của tôi cười cười, nhỏ nhẹ nói (bà ấy lúc nào cũng thế): - Ủa, anh không biết là em đã làm những công việc này trong suốt 40 năm rồi sao! Anh cũng đâu có bao giờ

nghe em kể lể có đúng không?

Em vẫn nghe nói: “đàn ông họ không để ý để tứ gì đâu, muốn cho họ biết điều gì thì phải nói thẳng ra với họ, may ra thì họ mới biết”. Vậy sẵn đây em xin nói với anh một lần, cho anh biết, không thì anh chẳng bao giờ biết cả. Anh nghĩ coi, từ lúc em lấy anh làm chồng cho tới bây giờ là đã 40 năm. Em đã sanh con đẻ cái cho anh,

nuôi nấng dạy dỗ cho chúng nên người như ngày hôm nay. Ngoài ra còn chăm sóc cha mẹ hai bên nội

ngoại, anh em, bà con, cô bác. Ai cần gì em cũng giang tay. Em cũng đã kề vai sát cánh với anh, chăm lo xây

dựng sự nghiệp với anh. Chuyện lớn chuyện nhỏ, trong ngoài, gia đình, con cái, bạn bè kể cả công việc làm

ăn gì…gì..của anh em cũng lo ráo nạo. Còn anh, ngoài việc kiếm tiền và lo lắng cho sự nghiệp của chính

mình, chắc anh chẳng còn đầu óc đâu để lo toan những chuyện khác nữa, có đúng không?

Còn nữa, như anh đã nói rằng:

- Trong lúc “dầu sôi lửa bỏng”, mọi người đang phải oạch người ra dọn dẹp, mà em lại đành lòng bỏ đi…

chơi tỉnh bơ. Sự thật chính là vì chúng ta lúc nào cũng bất đồng ý kiến. Em thì muốn rũ bỏ hết, ra đi tay

không, cho nhẹ nhàng tấm thân. Còn anh thì lại, cái gì cũng muốn giữ. Em vẫn hiểu rằng đó là cả một sự

nghiệp lâu năm của anh, trong một lúc buông bỏ đâu phải dễ. Cho nên để tránh kẻ giữ người buông, lời

qua tiếng lại, em mới bỏ đi chơi chỗ khác để tùy anh định liệu.

Thôi không nói nữa đâu, anh đang nhăn như con khỉ ăn ớt kìa, anh lại sắp sửa buông ra một câu gì đó làm

em… đau lòng!

Chời ơi, tôi chỉ nói có một câu, mà cô ta giảng cho một thôi một hồi. À, mà cô ta nói cũng đúng đấy, tôi buông ra một câu: - Tính kể công sao đây!

Thật sự, nếu vợ tôi không kể lể dài dòng, chắc tôi sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến những công lao mà vợ tôi đã làm cho tôi, cho gia đình chúng tôi. Tôi cho rằng, mọi điều tôi có được như ngày hôm nay là đương nhiên, tất cả những người đàn ông khác trên cõi đời này, cũng có được những thứ giống như tôi mà thôi. Có gì lớn lao đâu, tất cả những người đàn bà trên thế gian này đều phải làm như thế cơ mà, việc gì mà phải kể lể… lôi thôi. Nhưng mà… bây giờ về hưu rồi, rảnh rỗi nhìn lại xung quanh bạn bè, tôi có thì giờ suy ngẫm tí chút, tôi nghiệm thấy rằng tôi đã may mắn hơn rất nhiều người đàn ông khác, ông Trời đã cho tôi rất nhiều. Ông đã cho tôi, một người đàn bà thật biết điều, thật dễ thương, có nghĩa là đã cho tôi tất cả. Cho nên kể từ nay tôi quyết định sẽ là người hằng ngày nấu cơm cho vợ tôi ăn.

Kể từ đó, tôi đích thân đi chợ, học cách nấu ăn trên Youtube, hay trên các đài truyền hình. Tôi nấu ăn khá ngon, mọi người nói thế. Tôi lấy làm khoái chí vô cùng. Một hôm, tôi đang lay hoay nấu cháo gà cho vợ tôi ăn, thì tôi lỡ tay... (tôi đang bị Gout nên chân tay rất hay đau và yếu)… làm rớt nguyên cả nồi cháo xuống đất nghe cái rầm. Vì là cháo đặc nên cháo đã văng lên rất cao, văng cả lên đầu, lên cổ vào cả mặt mũi tay chân của tôi. Trong khi đó thì vợ tôi đang xem phim bộ Đại Hàn trên lầu, cô ta kể lại rằng: - em có nghe một cái rầm! nhưng nghĩ chắc chẳng có gì nghiêm trọng.

Thật ra lúc đó cô ta đang say mê xem phim bộ Đại Hàn tới đoạn hồi hộp, căng thẳng quá cho nên cô ta không thể rời bỏ màn hình được. Lúc đó nhân vật chính trong phim đang bị… phỏng nặng rất là… nghiêm trọng! Thế là tôi bị phỏng, không nghiêm trọng lắm như trong phim, các mảng cháo văng lên đầy đầu đầy cổ, nhưng may chỉ bị một vệt nhỏ trên đầu vì nhờ có tóc bao phủ, một vệt lớn ở trên má là hơi trầm trọng vì là da non, và

thêm một vệt nhỏ ở mu bàn chân, vì chân lúc đó đang mang đôi dép to bản nên khi cháo đổ xuống đỡ đi rất nhiều nên chẳng lấy gì làm nóng lắm. Tuy nhiên “nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”. Thế là, nếu mà có ai hỏi đến tôi liền bi thảm hoá nó ra cho…người ta thương ha..ha.. - Chời ơi, mặt mũi sao thế?

- Thì đang nấu cháo cho vợ ăn, lỡ tay làm rớt cái nồi to tổ bố xuống đất, cháo văng tung toé cho nên mới bị

phỏng nặng đến như thế đấy.

- Ôi! tội nghiệp cho người chồng tốt quá!

Bé, cô em vợ của tôi tới thăm, nhìn thấy mặt mũi tôi như thế, cũng hốt hoảng hỏi thăm tới tấp: - Anh Năm làm sao mà mặt mũi thấy ghê zậy?

Thế là tôi lại có dịp than van kể lể dong dài, gặp cô em này thì khỏi chê, cô có một cái tật rất…dễ thương, là chuyện gì cũng thổi phồng lên cho vui cửa vui nhà. Cô lập tức gọi cho bà chị vợ của tôi ở Cali, sôi nổi kể rằng: - Chời ơi, chị ba biết không anh Năm ảnh bị phỏng hết cả nửa người, từ đầu đến chân luôn!

Điểm này cô ấy diễn tả đúng sát với sự thật, vì tôi phỏng 1 tí trên đầu, 1 tí trên mặt, 1 tí dưới chân nói ngắn gọn là từ đầu đến chân ha..ha… rồi cô huyên thuyên kể lể tự sự… Chị ba của vợ tôi hết hồn hỏi tới: - Lúc đó con Năm ở đâu?

- Chỉ đang coi phim Đại Hàn trên lầu …

(bla....bla…tha hồ to chuyện) Sau khi cúp điện thoại với cô em vợ, chị Ba vội vàng gọi ngay cho một bà chị vợ khác ở Las Vegas: - Chị Hai ơi, chồng con Năm bị phỏng nặng lắm!

Thế rồi hai bà chị vợ tha hồ bàn ra tán vào, hai bà tán sao đó mà bà chị Hai ở Las Vegas lập tức gọi ngay cho vợ của tôi mắng nhiếc thậm tệ: - Đồ con quỷ cái, tại sao cả ngày mày cứ nằm ngửa ra coi phim Tàu, mà không chịu nấu cơm, nấu nước gì

cho thằng chồng mày ăn, để cho nó phải tự nấu đến nỗi bị phỏng nặng cả người như vậy hả Năm? (bả làm

như bả trông thấy tôi bị phỏng nặng như thế nào! từ nửa người bây giờ đã trở thành phỏng cả người rồi)

Trong khi mấy bà chị vợ nói qua nói lại, thì cô em vợ gọi ngay cho cô em dâu của bà vợ tôi để thông báo câu chuyện tôi bị phỏng nặng. Cô em dâu lập tức gọi cho vợ tôi, nhằm lúc vợ tôi đang ở trong nhà thương thăm ông anh họ bị tai biến mạch máu não, nên không trả lời điện thoại được, làm cô em dâu sốt cả ruột! Khi gọi được vợ tôi rồi, cô ta nhắng lên: - Chời ơi, chị làm gì mà không trả lời điện thoại của em vậy?

- Chị đang ở trong nhà thương, làm gì có “sóng” mà trả lời điện thoại.

Mới nghe tới đó, vợ tôi cũng chưa kịp nói gì thêm, thì cô em dâu đã vội vả cúp điện thoại, gọi ngay cho ông chồng: - Chời ơi! anh mau về gấp đi vô nhà thương với chị Năm, anh Năm bị phỏng nặng không biết sống chết ra

sao kìa?

- Nhà thương nào?

- Không biết!

Thằng em vợ tôi hoảng hồn, gọi điện thoại cho vợ của tôi hỏi cho rõ sự tình, thì ra… là chuyện “Cái Lông Gà”. Không biết các bạn có biết chuyện Cái Lông Gà không nhỉ? Tiện đây tôi cũng xin kể lại cho ai chưa biết, để khi ai nói “Ôi chuyện cái lông gà đấy mà” thì hiểu ngay ý của vấn đề là gì.

Câu chuyện nó như thế này: Một hôm, ông Cơ đi làm về, công việc ở sở đã mệt nhọc điều tiếng, nhức cả đầu, bực cả mình, về tới nhà lại còn gặp cái cảnh vợ khóc con la…chịu hết nổi, mặt ông nhăn như cái bị. Bà vợ dọn cơm ra, trên mâm có đĩa gà mái tơ luộc thơm phức, bên trên có cả lá chanh thái chỉ, đĩa muối tiêu chanh, bên cạnh còn có tô canh nước luộc gà rắc ngò rí đượm thêm tí tiêu, trông ngon tuyệt trần. Mâm cơm hấp dẫn như thế, mà cũng chẳng giúp cho ông nguôi ngoai được tí nào những bực dọc trong người. Ông lơ đãng gắp miếng gà nõn nà có vướng mấy sợi lá chanh thái chỉ, chấm ngập vào đĩa muối tiêu chanh, đưa vào mồm, vừa nhai được vài nhai thì ông vội nhổ ra và hét toáng lên: - Giời ôi! đàn bà con gái gì mà luộc gà, luộc vịt vẫn còn vướng cả nạm lông to tướng như thế này cơ chứ!

Bà vợ nghe la, hết hồn chạy lên xem thử, thì ra trên miếng thịt gà nõn nà ấy ngoài những sợi lông tơ, thì còn có một cái gốc của cái lông gà mà khi làm lông, bà đã bất cẩn không xem kỹ nên còn sót lại. Nên khi ông bỏ miếng thịt gà vào mồm nhai, thì bị đâm vào lợi thốn có tí síu thôi, nhưng sẳn đang cáu tiết ông la toáng lên để trút bớt cơn bực dọc mang về từ sở. Bà vợ chống chế: - Giời hỡi giời, chỉ có tí lông tơ thế này, mà ông bảo cả nạm lông là sao?

- Một tí gì mà một tí, ăn vào khạc ra cả đám lông như thế, chảy cả máu mồm đây nầy!

Thế là lời qua tiếng lại, vang cả xóm. Chẳng may bà hàng xóm vốn có tính tò mò, tọc mạch, lại lãng tai nghe loáng thoáng câu được câu mất, chồng bà vừa về tới nhà bà vồ ngay lấy nói nhỏ vào tai ông: - Này ông, ông Cơ nhà bên đau ốm làm sao mà khạc ra cả con gà, hộc cả máu mồm, đỏ nhoen nhoét ra cả

đấy!

- Kinh thế cơ à!

- Này chuyện riêng nhà người ta, đừng có mà đi nói lung tung lên cả đấy, nghe chửa!

Thế rồi ngày hôm sau ông hàng xóm đi nhậu, trong lúc say, chợt nhớ có câu chuyện loáng thoáng trong đầu, ông lè nhè kể: - Này các ông có biết ông Cơ hàng xóm nhà tôi không? Ông ấy bị quỷ ám, ma nhập hay sao đấy, mà bỗng

dưng khạc ra cả bầy gà bay khắp xóm!!!

- Ôi giời ! kinh thế cơ à !!!

Câu chuyện thế đấy, từ cái lông gà mà biến thành cả bầy gà, còn bay cả khắp xóm nữa mới ghê chứ, thiệt…tình! Trở về câu chuyện phỏng “nặng” của tôi. Miệt mài cả tháng trời, chăm sóc các vết phỏng với những nhánh Aloe Vera mát rượi, khiến da mặt tôi trở nên láng mướt, đẹp trai hơn hồi trước khi bị phỏng. Hết phỏng, tôi lại nấu cơm cho vợ tôi ăn. Hôm nay ta nấu món gì đây! Tôi mở tủ lạnh, thấy có mấy trái cà chua. À, có cà chua tại sao mình lại không làm món cà chua phá xí nhỉ? Biết sơ sơ về món này, tôi bèn mở tủ đá tìm thịt heo xay, không có tí thịt heo xay nào cả, tôi chỉ thấy có miếng thịt heo, lấy nó ra cầm trên tay không biết làm gì với miếng thịt heo này đây! Vợ tôi vừa khoác cái xách tay lên vai chuẩn bị đi Gym, thì nghe tôi nói không biết làm sao với miếng thịt heo, bèn lên tiếng chỉ điểm. - Không có heo xay, thì anh cứ băm miếng thịt heo này ra thành thịt heo băm.

Nói xong vợ tôi mở cửa ra đi, hai tiếng đồng hồ sau trở về, thấy nàng ta tôi hớn hở nói: - Anh vừa băm xong miếng thịt, mệt muốn chết!

- Úi chời, mất hai tiếng đồng hồ mà anh chỉ mới băm xong miếng thịt, em còn tưởng về tới nhà là đã có cà

chua pha xí ăn rồi đấy chứ.

Nói xong nàng bỏ cái xách tay xuống, săn tay áo lên. Mở tủ lấy bún tàu, nấm mèo, ngâm vào nước nóng, rửa mấy trái cà chua, vạt một phần nhỏ trên trái cà chua, móc ruột, để sẵn. Tiện tay băm nhỏ mấy miếng cà chua thừa với một hai trái cà chua nữa để làm nước sốt. Vớt bún tàu ra vắt ráo cắt khúc, nấm mèo rửa sạch, thái

chỉ, cắt củ hành hạt lựu, bỏ tất cả vào tô thịt tôi mới băm lúc nãy, cho mắm muối bột ngọt, tiêu, đập quả trứng vào trộn đều, nhồi vào mấy trái cà chua đã được móc ruột ban nãy. Thịt còn thừa để làm nước sốt cho ngon. Cô ta bắt cái chảo lên để nóng, cho tí dầu ụp mặt cà chua phần có nhồi thịt xuống, chiên vàng, lăn trở vài cạnh của trái cà cho hơi vàng các cạnh. Cà chua chiên vàng nhưng phần thịt nhồi bên trong chưa chín, cô ta gắp ra cho vào cái khay bằng nhôm, đút vào lò đã được vặn sẵn 400 độ: - Mình “broil” chúng nó lên.

Trong khi chờ đợi cà chua chín, cô lại dùng cái chảo chiên cà chua ban nãy, cho thêm tí dầu, cho tí hành băm vào chiên cho vàng, đổ thịt băm còn thừa ban nãy vào, đảo lên cho chín vàng, xong đổ cà chua băm vào làm nước sốt. Nêm nếm mắm muối bột ngọt, cho thêm tí ketchup cho ngon ngọt đậm đà, màu sắc lại đẹp thêm. Đến lúc này thì cà chua đút lò đã chín vàng rồi, mang ra bày lên một cái đĩa sứ sâu, cái đĩa có vân màu xanh dương trông thật đẹp. Xong đâu đấy, cô ta đổ nước sốt thịt cà chua vừa làm ban nãy, lên trên mặt của đĩa cà chua, rắc tí tiêu cho thêm mấy cọng ngò xanh lên cho đẹp, khi ăn thì càng thơm ngon. - Xong rồi, dọn cơm lên ăn đi anh.

Thôi chết, nãy tới giờ tôi say sưa theo dõi bà vợ tôi làm cà chua pha xí, quên bắc nồi cơm rồi, làm sao đây? -Thì chờ nấu cơm chứ sao! Thế đấy, tôi chỉ nhìn bà vợ của tôi làm một món ăn đơn giản thôi, mà tôi đã thấy thần kinh căng thẳng quá mức. Vậy mà suốt 40 năm nay, cơm gà cá gỏi lúc nào cũng bày sẵn trước mặt tôi, tôi xem chẳng ra gì, vì tưởng cứ búng tay là xong. Có gì to tát đâu! Càng nghĩ, tôi càng muốn nấu cơm, rửa bát, giặt đồ, lau chùi nhà cửa chăm sóc cho vợ của tôi. Được thể, nàng ta cứ ỳ ra, hết đọc sách, rồi xem phim, hết nghe nhạc rồi quay ra viết lách, làm thơ, vớ va vớ vẩn suốt cả ngày. Tới giờ ăn tôi lại hỏi: - Hôm nay em muốn ăn gì?

- Ăn sườn cốt lết với rau trộn.

Nghe thế tôi mừng húm, vì món này là món tủ của tôi, mỗi lần tôi làm cho vợ tôi ăn, ăn xong là vợ tôi khen lấy khen để, ăn hết rồi còn thòm thèm, có khi ăn luôn qua cả phần của tôi nữa đấy chứ. Thế này nhé, để tôi chỉ “mánh” cho những ông nào muốn nấu cơm cho vợ ăn giống như tôi. Không những biết cách nấu sao cho nhanh, cho ngon lành, sạch sẽ mà còn phải biết đi chợ sao cho rẻ, cho tươi nữa các ông ạ. Trước tiên là chúng ta học cách đi chợ cái đã. Cứ mỗi thứ tư, trong thùng thơ của nhà các ông thể nào cũng sẽ có mấy tờ báo quảng cáo của các chợ, rêu rao là thịt thà cá mú đại hạ giá (on sale). Đại hạ giá không có nghĩa là các loại thức phẩm hư thối, sắp hết hạn, bán tống bán tháo, mà chính là những thức ăn vẫn tươi tốt, ngon lành. Họ rao bán rẻ, mục đích là dụ chúng ta tới chợ. Khi tới chợ, chúng ta sẽ mua được đúng các món họ rao bán đại hạ giá, lòng thật rộn ràng vui thích. Mà khi vui rồi, thì thế nào chúng ta cũng sẽ mua thêm, không ít thì nhiều những món hàng chẳng có đại hạ giá tí nào cả, nhưng tiện tay lại hay cần dùng đến, ở nhà lại sắp hết, thế là cứ mua thôi… đó là một cách làm ăn chính đáng và rất thành công ở xứ Mỹ này. Tuy nhiên, từ từ rồi chúng ta sẽ kiểm soát được bản thân chúng ta, nhất quyết chỉ mua những mặt hàng nào đại hạ giá của hôm ấy mà thôi. Tôi đã lên đến bực thượng thừa rồi, cho nên các chợ búa, khó lòng mà móc hết tiền của tôi cho những món hàng không trong tình trạng đại hạ giá. Tôi nhất quyết chỉ mua đúng món nào tôi cần mà thôi. Hôm nay tôi chỉ mấy ông cách làm món sườn cốt lết nướng nhé. Thứ tư này, sườn cốt lết bán đại hạ giá các ông ạ. Tới hàng thịt nhìn vỉ thịt cốt lết hồng hào tươi nguyên, thật thích mắt, mỗi vỉ có đến tám miếng to, hơi nhiều cho hai người ăn, nhưng không sao các ông cứ mua đi, tôi sẽ chỉ cách các ông tích trữ sau, nhớ ghé hàng rau mua một ít sà lách, một trái dưa leo, một trái cà chua, về trộn lên ăn với thịt sườn nướng là hết ý. Đem vỉ thịt tám miếng về, rửa sạch lau khô. Hôm nay tôi chỉ dùng có hai miếng cho tôi và vợ tôi, còn sáu miếng kia, lấy plastic gói riêng từng miếng, bỏ vào một cái zip log cho vào tủ đá, để dành bữa khác. Tôi ướp hai miếng thịt với tỏi bột, muối, tiêu và một tí bột ngọt, để sang một bên cho thịt thấm, nếu bạn ngại bột ngọt thì không cho vào cũng không sao. Thật sự ông trùm bột ngọt Ajinomoto và các nhà nghiên cứu cho

rằng, bột ngọt dùng mỗi lần một tí thì chẳng hề gì, chỉ giúp cho chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn mà thôi, tuy nhiên những người bị dị ứng, ăn thức ăn có bột ngọt thì cảm thấy tê tê đầu lưỡi, thế thì không nên đụng tới làm gì. Trong khi chờ cho thịt thấm, thì chúng ta bắt nồi cơm điện, đồng thời rửa rau để cho ráo, thái cà chua, và dưa leo, thái thêm một chút hành tây ngâm dấm, để chốc nữa trộn với sà lách, cà chua, dưa leo. À sẵn đây tôi cũng chỉ mấy ông làm dầu giấm đơn giản. Phần cho hai người ăn: 1 muỗng cà phê đường 1/3 muỗng cá phê muối 2 muỗng canh nước sôi 1 muỗng canh giấm đỏ 1 muỗng canh dầu Olive Lấy một cái chén nhỏ, cho đường, muối và hai muỗng canh nước sôi vào quậy cho tan, cho giấm đỏ, dầu olive

vào quậy đều, cho hành tây thái mỏng vào ngâm. Khi ngồi vào bàn ăn, chúng ta mới trộn vào tô sà lách, cà

chua, dưa leo đã chuẩn bị sẵn khi nãy. Các ông hình như đang sốt ruột vì tưởng tôi quên nướng thịt có phải không? Yên trí, chúng ta chỉ cần có 5 phút để nướng chín thịt mà thôi. À các ông cần phải sắm một cái Portable Grill.

Cái grill này có nhiều cỡ, cái nhỏ nhất chỉ nướng mỗi lần một miếng, cái trung bình thì hai miếng cái lớn thì bốn

miếng…v…v… tùy mấy ông muốn sắm cỡ nào thì sắm, theo tôi thì nên mua loại hai miếng là hợp với hoàn cảnh

lúc này của chúng ta nhất. Cái Grill này rất hữu dụng các ông ạ. Chúng ta có thể nướng cá, nướng tôm, heo, bò,

gà hoa quả rau cải gì cũng được hết. Tránh được các món xào đầy dầu mỡ. Sắp tới giờ ăn, chúng ta hãy dọn bàn tươm tất cho hai người ăn. Nhớ trình bày y như khi chúng ta ăn tối ở trên

Cruise vậy đó nhé. Mấy ông cũng có thể bước ra ngoài vườn, cắt một nhánh hoa, hay cành lá nào hay hay, cắm

vào một cái ly bé bé, đặt ở giữa bàn trông càng đẹp mắt. Trước giờ ăn chừng năm bảy phút, mấy ông gọi to

lên: Bà xã ơi, chuẩn bị ăn cơm nha. Trong khi bà vợ nhẩn nha, tắt TV, tắt computer từ từ đi xuống, thì chúng ta cắm điện vào cái grill đợi nó nóng

lên, thoa chút dầu hay bơ rồi cho miếng thịt cốt lết ướp khi nãy lên nướng, chỉ cần 5 phút là ta đã có miếng

thịt chín vàng cả hai mặt thật hấp dẫn. Ăn với sà lách trộn, cơm nóng, hay bánh mì tây cũng được, muốn uống

tí wine thì cứ việc thoải mái. Thế đấy, hôm thì heo, hôm thì bò, bữa thì cá salmon nướng, tha hồ hầu vợ!

À, lại có ông còn kêu lên rằng: Vợ tôi, nó chỉ thích ăn thức ăn Việt Nam thôi. Thế thì hơi gay go đấy, thức ăn Việt Nam thì phải bỏ nhiều công phu lắm. Để tôi nghĩ xem, sẽ chỉ cho các ông

món nào cho thật độc đáo đây. Món Giả Cầy nhựa mận vậy nhé. Món này thì khổ công lắm nhưng ngon, bà xã

các ông mà thấy các ông nấu được món này cho các bà ấy ăn, thì bảo đảm các bà sẽ cảm động đến chết ngất

đi được. Có một tờ báo Phụ Nữ Mỹ nói rằng: Nhìn các ông lúc lay hoay nấu nướng, dọn dẹp thấy sao mà quyến rũ quá,

khiến mấy bà cảm thấy phấn khích (turn on) vô cùng. Thú thật tới tuổi này rồi, chúng ta cũng chẳng mong mấy

bà phấn khích đâu nhỉ! Đã phục vụ nấu nướng, mà còn kiêm thêm cái phần phấn khích của mấy bà nữa thì

chúng ta có mà đi chầu tổ sớm, phải không các ông? Món nhựa mận này là do bà cô Hồng của tôi thường hay nấu cho chúng tôi ăn khi còn bé. Bà cô Hồng là người

thay thế mẹ tôi, nuôi dạy mấy anh em chúng tôi nên người, từ khi tôi mới lẫm đẫm biết đi. Món nhựa mận,

nguyên thủy là nấu bằng thịt chó, nhưng thịt chó thì hơi… ghê ghê, nên một số dân Bắc Kỳ đã thay thế bằng

thịt lợn, cho nên mới có cái tên là Giả Cầy*.(không biết có phải giải thích Giả Cầy là gì không nhỉ?)

Nấu món này, chúng ta lại phải đi chợ thôi, kỳ này phải đi chợ Việt Nam hay chợ Đại Hàn, mới có những thứ

chúng ta cần. Đây là lối nấu Giả Cầy bên Mỹ, có thể chúng ta phải thay thế gia vị này bằng gia vị khác, nhưng

cũng ngon không kém đâu các ông ạ. Để tôi viết xuống những món chúng ta cần phải mua, để không khi về tới nhà lại thiếu cái này, hụt cái kia thì

hỏng cả việc:

- Một khúc đùi heo trước, có móng có da chọn

miếng nhỏ, da mỏng thịt tươi.

- Một hộp măng còn nguyên miếng to

- Rau ngổ (ngò ôm)

- Gia vị căn bản: (nhiều hay ít là còn tùy vào cái

chân giò lớn hay nhỏ)

- Một miếng riềng bắng hai ngón tay, 3 củ hành

tím khô, 3 nhánh tỏi (tất cả giả nhỏ)

- 2 muỗng canh mắm tôm

- 1 muỗng canh muối

- 1 muỗng ca phê tiêu

- 1 muỗng cà phê bột ngọt (tùy ý)

- Một hũ nhỏ Yaourt trắng (plan) thay thế mẻ

(Mẻ là cơm nguội cấy với một loại vi khuẩn tốt

nào đó, ủ một thời gian thì trở thành mẻ, có vị

chua, thơm dùng để ướp thịt, khi nấu sẽ thêm

phần mềm mại, thơm ngon)

Trước tiên chúng ta chuẩn bị lò nướng ở ngoài sân, cho cái chân heo lên nướng đều cho tới khi cháy đen lớp

da ngoài, hơi cháy đen thôi nha các ông. Nướng xong mang vào bếp cạo rửa sạch, lúc này thì lớp da cháy đen

trôi mất, chỉ còn lại lớp da vàng ruộm trông thật hấp dẫn. Nhớ để ý, làm sạch mấy cọng lông còn sót ở mấy kẽ

móng chân heo, kẻo không thì lại thành chuyện Cái Lông Gà thì khổ. Cạo rửa, lau khô cái chân heo xong đâu

đấy, chúng ta chặt nó ra thành những miếng nhỏ bằng ba ngón tay, bỏ vào một tô lớn. Trộn với tất cả gia vị,

nhồi kỹ để chừng hai giờ đồng hồ cho thấm. Măng hộp đổ ra để cho ráo, cắt miếng vừa ăn, canh làm sao cho

cân xứng với miếng thịt heo khi đổ ra đĩa trông mới đẹp mắt. Khi thịt đã thấm, chúng ta bắt một chảo lớn lên

bếp, để lửa lớn. Đợi cho chảo thật nóng cho tí dầu, trút tô thịt vào đảo cho thịt săn lại, chín đều, mùi thơm sẽ

bốc lên điếc mũi. Sau đó chúng ta lại trút tất cả chảo thịt vào một nồi cỡ trung bình, cho tí nước vào cái chảo

còn sót những chất gia vị khi chiên thịt, tráng đều rồi trút vào nồi thịt, cho thêm nước vào nồi ở mức sâm sấp,

vặn lửa riu riu hầm chừng 20 phút, lấy chiếc đũa săm vào lớp da của miếng thịt, thấy hơi mềm thì chúng ta

trút măng vào hầm tiếp, thêm khoảng 15 hay 20 phút nữa, đến khi thử thấy móng heo mềm rục vừa ý mình,

thì nêm nếm lại cho vừa miệng bà xã. Móng heo có người thích mềm rục, có người muốn sừng sực, tùy vào bà

xã của các ông nhé. Món này có màu vàng của măng, màu nâu lợt của thịt và nước sốt. Chúng ta hãy tìm một

cái đĩa sâu màu rượu chát, múc thịt cho vào đĩa cho mấy cọng rau ngổ lên mặt thì tuyệt đẹp và ngon “ba chê”.

À, nhớ là ăn với bún mới đúng điệu đấy nhé. (Đi chợ nhớ mua gói bún). Món này hơi nhiêu khê, nhưng với tất

cả tấm lòng, quyết phục vụ cho bà xã vui, thì món nào chúng ta cũng nấu được các ông ạ. Cố lên nhé.

Cần gì thì cứ gọi cho tôi, tôi sẽ chỉ thêm cho các ông cách nấu nhiều món ngon của Việt Nam, rất giản dị, bổ và

còn rẻ nữa! Số điện thoại của tôi đây: 1-800-hầubàxã.

Hoangdungfa 11/6/2016

TTHHEE PPEEDDDDLLEERR OOFF FFLLOOWWEERRSS I came from the country

With flowers,

Larkspur and roses,

Fretted lilies

In their leaves,

And long, cool lavender.

I carried them

From house to house,

And cried them

Down hot streets.

The sun fell

Upon my flowers,

And the dust of the streets

Blew over my basket.

That night

I slept upon the open seats

Of a circus,

Where all day long

People had watched

The antics

Of a painted clown.

AAMMYY LLOOWWEELLLL

(1874-1925)

NNGGƯƯỜỜII BBÁÁNN HHOOAA DDẠẠOO

Tôi từ vùng quê ra

Mang theo gánh hàng hoa,

Hoa hồng, hoa phi-yến,

Hoa huệ đẹp thướt tha

Phô muôn cánh kiêu xa,

Hoa lan-hương mặn mà.

Tôi chở gánh hoa tươi

Đến khắp cửa nhà người,

Xuôi phố phường nóng nực

Đi rao bán mọi nơi.

Muôn tia sáng vừng dương

Rơi trên những cánh hoa,

Bụi đường bay nhạt nhòa

Vương trên gánh phong sương.

Đêm đó tôi ngả lưng

Ngủ ngoài trời chập chờn

Trên ghế rạp xiếc lạ,

Nơi mà suốt ngày qua

Thiên hạ cười hể hả

Coi chú hề giễu trò

Mặt vẽ đủ màu hoa.

TTÂÂMM MMIINNHH NNGGÔÔ TTẰẰNNGG GGIIAAOO

(chuyển ngữ)

LA NOTE UNIVERSELLE “SI”

Depuis l’ antiquité, la femme est considérée au moyen de son évolution comme une vertu. Si la vertu, suivant la conception pure et sentimentale devient une fleur dans son jardin, la musique, elle, en est son parfum. Quant à l’homme, il est toujours né enfant. Se transformant, changeant, créant depuis le foetus, l’homme écoute les battements du coeur: un rythme aisé, inspiré, souffle des superstitions innées. Il est né dans le rythme. Il est fait pour changer le rythme. La mythologie musicale remonte au temps jadis d’Hermès, créateur de la Nature sophistiquée, qui a inventé le premier instrument de musique à l’aide des entrailles d’une tortue. Un don criminel, une harmonie de conquête. Mais aux yeux d’Apollon, c’est une découverte, la mythologie grecque a eu une admiration immense à son égard, et l’a considéré comme un Dieu. Dans toutes les ruines grecques antiques, la musique a posé ses empreintes. Certes, les sons, les voix ne résonnent plus jusqu’à nous, mais les écritures et même les poses des danses, des chants restent gravées sur les pierres dans l’entonnoir du temps. Au 6 è siècle avant J.C., la musique a dépassé l’extrême, la frontière lui est devenue inconnue. N’était-elle pas la gloire par laquelle l’homme a profité de sa conquête pour inspirer son déclin? Dans l’abîme des connaissances, l’homme l’a changée et l’a transformée. Elle représente pour lui une source d’inspirations constantes, elle achève ses sentiments, exploitée par lui-même dans sa courbe de variations constantes. Elle est telle

qu’elle est, comme l’homme devient quelqu’un tel qu’il est. Par contre, l’homme a trouvé son emploi juste dans la mesure où elle s’offre à lui, afin qu’il puisse l’examiner, l’écouter, et puis la changer. Au 3è siècle avant J.C., Confucius a écrit: “ Le but de l’homme dans le monde n’est pas de créer la musique, mais de la changer”. Certes, l’homme de la tribu l’a imitée en transformant la danse traditionnelle en chasse rituelle. En frappant longtemps sur un tronc de bambou vide, l’homme a trouvé un son, un son net, équilibré, évolué. Il en a fait usage dans sa vie professionnelle. Équilibre plus recherché, plus instinctif que chez l’animal, conséquence d’un piège mesquin, d’une conquête destructive. Dès l’usage du fer et du bronze, l’homme a trouvé ce qu’il a cherché. Les six premières notes d’une gamme représentent pour lui une profonde exploitation de l’univers, les derniers degrés de l’aristocratie. Dès lors, l’homme crée, invente suivant ses recherches, sa victoire, ou sa déception. Mais il lui manquait une septième sens, le sens de l’extrême, pouvoir abusif d’une nouvelle colonisation. Il fallut attendre jusqu’à 2è siècle avant J.C.pour que l’Orient ait senti le septième sens: la note “SI” est considérée comme universelle, favorable à la diplomatie globale, et à la réunion commune des pays. Tel est l’être humain dans son pouvoir musical et sa force rythmique, comme l’est la musique dans sa nature créative et sa vie immortelle, parce que l’homme doit tout à sa musique, tandis que la musique, elle se suffit ...

Diễm Hoa

TODAY Today I will watch the sun As it leaves the velvet sky Today I will gaze at the moon As it shines throughout the night. Today I will not let my fears Control my hopes and dreams. Today I will not judge people For how they look or seem. Today I will smile at my enemies And walk away with pride. Today I will speak my mind And not keep everything inside. Today I will sing as loud as I can And really hear my voice. Today I will make my own decision And be able to live with that choice. Today I will take a chance Rather than being afraid. Today I will try not to hurt People with what I say. Today I will listen To that voice in my heart, And not confuse it with my head. Today I will follow The road less traveled by Than the one that's already been led. And if Today ever die If Today ever end, Then tomorrow I will wait Tomorrow I will try again. Ý NHI (Y Nhi Thi Thai)

HÔM NAY Hôm Nay tôi ngắm vầng dương Rời bầu trời đẹp êm nhường như nhung. Hôm Nay tôi ngắm vầng trăng Toả soi ánh sáng vặc-vằng đêm thâu. Hôm Nay tôi quẳng lo âu, Ðể tim hy-vọng, để đầu mộng-mơ . Hôm Nay tôi xét người ta Không qua định-kiến, không qua ngoại-hình. Hôm Nay tôi cười tươi xinh Với kẻ thù, hãnh diện mình bước đi . Hôm Nay tôi nói điều gì Mình thật-sự nghĩ, chẳng chi giấu nào. Hôm Nay tôi hát như gào, Nghe mình thực-sự cất cao tiếng mình. Hôm Nay tôi quyết phân minh, Giữ sự chọn-lựa đinh-ninh trọn đời. Hôm Nay tôi chớp cơ thời, Không còn sợ-sệt ngại lời nói ra. Hôm Nay tôi gắng ngâm-nga Từ hay, ý đẹp, tránh va-chạm người. Hôm Nay tôi lắng lòng tôi Ðể nghe tình-cảm sục-sôi trong hồn, Ðừng cho lý-trí ép dồn! Hôm Nay tôi chọn con đường của tôi, Dù đường thưa vắng bóng người, Còn hơn nẻo cũ: lề xoi, lối mòn! Và Hôm Nay nếu không tròn, Nếu Hôm Nay cũng chẳng còn Hôm Nay, Thì tôi sẽ đợi Ngày Mai, Tôi lại gắng nữa, không phai chí mình... THANH-THANH Việt-hóa

Đôi bạn Irises – Ảnh: Minh Châu Richmond VA

THƠ NHẠC CA NGÂM Nguyễn Phú Long

Trong những chương trình giải trí của các trung tâm lớn sản xuất đĩa nhạc thường thường ngoài mấy bản đơn ca, song ca, hợp ca… người ta đã gài vài tiết mục khác như một hai vở kịch ngắn hay màn giới thiệu áo dài mục đích để thay đổi không khí cũng là để cho đầy đĩa, cho đúng khoảng thời gian dự trù. Bây giờ tình thế đã khác xưa, nhất là tại hải ngọai, không gian lui tới xa xôi, thời gian tất bật, tuy thỉnh thoảng vẫn còn những hình thức đại nhạc hội, tổ chức bán vé cho quý khán thính giả vào rạp tại một vài địa phương đông dân ngồi thưởng thức như Sài Gòn, nhưng một công đôi việc, mục đích chính là để thâu vô đĩa nhựa rồi tung ra thị trường to rộng hơn, lợi hơn. Những sản phẩm văn nghệ đó thực hiện công phu, rất quý có thể giữ làm tài liệu, có thể mua về dễ dàng từ các tiệm thương mại, sách báo ngoài phố cho cả gia đình thưởng thức. Rồi lâu lâu ta còn mở xem lại vẫn ở nhà thoải mái khỏi phải di chuyển tới rạp đỡ tốn tiền và thì giờ. Mặt khác chúng ta cũng có cơ hội thưởng thức ca nhạc khi tham dự các hội đoàn, cơ quan, tiệc cưới, sinh nhật, ra mắt sách... nói chung là những khi tập hợp cùng sinh hoạt với nhau. Trường hợp này đôi khi cũng thấy mời các ca sĩ chuyên nghiệp cho linh đình, nhưng nhiều phần chương trình văn nghệ do ban tổ chức địa phương tự đảm trách, ban nhạc cũng là địa phương để tiết kiệm. Nó mang tính tài tử, nhiệt tình, gần gụi. Còn vấn đề trình diễn thì khách mời cũng có thể đóng góp được, cũng chẳng cần đủ tiêu chuẩn nhà nghề, vì “hát hay không bằng hay hát”. Tuy nhiên thường rất ít mục diễn kịch mà đôi khi lại có ngâm thơ… Ở đây ngâm thơ thường do người lớn tuổi ít biết hát, nhân trong buổi hội họp xung phong đóng góp, biểu diễn cho vui. Và đó cũng là trường hợp từ suy nghĩ của một số người chứ chẵng lẽ mấy vị này, chỉ biết ngồi khui chai nước ngọt dung lượng 2 lít ở trên bàn, gắp cục đá vào ly, mời chào, còn để người khác lo mọi chuyện, làm thế nó hơi có vẻ ít hợp tác, chia xẻ. Vì lý do có tính cách hiếm hoi, bất chợt, tình cờ như vậy nên chuyện ngâm thơ tại hải ngọai, không hẳn là một bộ môn nghệ thuật sâu rộng phát triển cần nghiên cứu học tập. Tuy không mấy phổ thông nhưng đôi khi chúng ta vẫn thấy có người yêu thơ với chất giọng thiên phú đã nhiệt tình, vô vị lợi, dốc lòng cống hiến bà con địa phương thưởng thức những vần điệu tuyệt vời khi có dịp như chị Hoàng Bạch Mai ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn nhớ hồi xưa có ban ngâm thơ Tao Đàn của Đài phát thanh Sài Gòn , với thi sĩ Đinh Hùng đã làm say mê thính giả, nhất là mấy người lớn tuổi, vào ban đêm sau những ngày giờ làm việc mệt nhọc cần chút thư giãn thảnh thơi. Ta cũng không quên mấy ban ngâm thơ nổi tiếng tại quê nhà đã tụ tập nhau với các nghệ sĩ sử dụng những nhạc cụ, phần lớn là cổ truyền như đàn tranh, nguyệt, nhị, sáo. Tại Sài-Gòn có Hồng Vân, đã thực hiện những đĩa ngâm thơ giá trị giới thiệu các bài thơ bất hủ của các thi nhân nổi danh từ trước đến nay kể cả ít người hiện sống nơi hải ngọai gửi về nhờ thực hiện. Thuở trước ngâm thơ thường do “tức cảnh sinh tình”, nổi hứng, bất chợt, nghêu ngao cho mình, cho bè bạn hoặc trước đám đông thí dụ như trường hợp bài Ngày Xưa Đi Học (trong tập Biết Bao Nhiêu Tình, 2001) kể chuyện một ông Lão rong chơi sông núi, khi gặp các quan viên sở tại ở đình làng bèn ực chén rượu mời, trổ tài, ngâm một bài thơ, rồi sau, vì vậy, được dân xã thôn đề nghị dừng bước sông hồ, mời ở lại làm ông Đồ dậy học: Bẩy bước thành thơ rất thảnh thơi! Giữa đình, ứng khẩu, đọc khơi khơi

Bình, bình, trắc, trắc, bình, bình, trắc Tình tứ, văn chương…đẹp tuyệt vời! Làng xóm xầm xì… Ồ? Lạ nhỉ! Ông đồ già xách túi rong chơi Được neo ngồi lại “xoa” đầu trẻ Lũ nhỏ ê a hãi quá trời! Lúc đó không có âm nhạc hòa theo như bình thường bây giờ. Lúc đó nhiều trường hợp khác cũng vậy. Thơ tây phương cũng chỉ tụ họp nhau đọc nghe thôi, không đệm nhạc và không có ngâm như Việt Nam ta. Mà tiếng nhà nghề ngày nay gọi như thế là hát chay, ngâm chay. Một lần, năm 2016 khoảng tháng Mười, nhà văn Phạm Văn Tuấn ở thủ đô Washington đã gửi cho tôi qua một E-mail với nội dung tóm tắt như sau: “ Tại một buổi hội thơ của người Mỹ, các người Mỹ chỉ đọc thơ tiếng Mỹ. nhưng khi một thi sĩ Việt Nam tham dự và đóng góp vào buổi họp, thì thi sĩ Việt Nam này mang theo một nhạc sĩ thổi sáo, và một nhạc sĩ đệm đàn tranh…cả ba người vừa ngâm thơ, vừa thổi sáo vừa hòa đàn. Công việc “phối hợp nhạc và thơ” này làm cho các cử tọa Mỹ vỗ tay quá xá!” Cũng xin xác nhận, ở đây, ngâm là động từ không phải danh từ. Cũng chẳng phải là nói đến một thể lọai văn chương gọi: Ngâm; thí dụ như Cung Oán Ngâm, Chinh Phụ Ngâm mà Vũ Ngọc Phan bảo: ngâm trước, hát sau (Tục Ngữ Dân Ca Việt Nam 1978); còn Nguyễn Xuân Kính nói ngược lại (Thi Pháp Ca Dao, 1992). “Ngâm thơ ở đây” có lẽ thoát thai từ đọc sớ, văn tế, và việc “thôi xao” của thi nhân thường làm sau khi sáng tác một bài thơ. Tôi nói “có lẽ” vì những mục này thường xẩy ra lan man chỗ nọ nơi kia, lúc này thời khác không kiểm chứng được. Sớ, văn tế thì ai cũng biết, nay chỉ xin phép kể câu chuyện “Thôi Xao” như sau: Hồi xưa, ở bên Tầu, có thí sinh tên Giả Đảo (779-843) đang trên đường về kinh ứng thí, ban đêm qua khu rừng thấy một ngôi chùa, bốn bề âm u tịch mịch, bèn làm hai câu thơ: Điểu túc trì trung tạo, Tăng thôi nguyệt hạ môn. (Trên cành chim trú qua đêm Cổng chùa sư đẩy êm đềm dưới trăng - NPL tạm dịch thoát ý.) Song nghĩ lại, chữ Thôi (đẩy) không đạt, vì giữa đêm khuya nhà chùa đóng cửa cài then làm sao đẩy. Nên thay vào đó chữ Xao (gõ) có lẽ đúng hơn: Điểu túc trì trung tạo, Tăng xao nguyệt hạ môn. Về sau, thấy gõ cũng chẳng hay vì giữa khu rừng u tịch, tiếng gõ làm ồn ào, chim đang ngủ trên cành, hốt hoảng vỗ cánh bay xa, sẽ hư mất cảnh… thành ra anh ta ngồi trên lưng con lừa, tiếp tục nhịp bước, thu ngắn quãng đường đi, lúc mặt trời đã nhô lên xa xa, suy nghĩ mãi mà cũng chẳng biết quyết định sao! Lúc đó quan Đại Doãn Hàn Dũ tự Thoại Chi một thi văn gia lớn, nổi tiếng đời Đường quê ở Nam Dương thuộc Đăng Châu chợt đi qua, hết thẩy mọi người đều tôn trọng phải dạt ra tránh, riêng Giả Đảo vẫn nghênh ngang giữa lộ nên đã bị giữ lại khép tội vô lễ. “Bẩm quan Lớn… Con chót hớ hênh ông xá tội.”…Giả Đảo trình bầy cái lơ đãng của mình, thì ngay quan Hàn Dũ cũng phân vân không biết nên dùng chữ nào. Thôi hay Xao! Rồi hai người cùng bàn luận văn thơ và Giả Đảo được bỏ qua lỗi bất kính! Chuyện chỉ có vậy. Nhưng đã nói lên từng chữ trong câu thơ nó quan trọng dường nào! Thôi và Xao có nghĩa khác nhau, quyết định dùng đúng trong một hoàn cảnh còn khó thế, huống chi những chữ cùng diễn tả về một ý nghĩa nhưng mức độ cao thấp, nặng nhẹ khác nhau. Thí dụ như: biết nhau, quen nhau, thân nhau, mến nhau, yêu nhau, thương nhau, lấy nhau…

Tiện đây xin mở dấu ngoặc nói thêm thơ Giả Đảo phong cách cô đơn thường là ngũ ngôn tứ tuyệt trầm tĩnh, ít bồng bột có khi ba năm mới xong mấy câu, nguồn Wikipedia: Nhị cú tam niên đắc Nhất ngâm song lệ lưu. (Ba năm làm được đôi câu Một ngâm hai giọt lệ sầu tuôn rơi - NPL tạm dịch thoát ý) “Nhị cú tam niên đắc” thì hơi chậm, chẳng bù với bây giờ, nhất là người Việt mình, làm thơ nhanh quá, nhiều quá! Nơi tôi cũng có mấy nhà thơ “Cầm bút cầm hơi mãi đến giờ, Chẳng phải cầu mong gì để lại, Mà cho thời khắc bớt ngu ngơ.” Khép ngoặc. Về sau người ta coi câu chuyện “thôi xao” như một sự tích. Hai chữ “Thôi Xao” mang ý nghĩa, làm xong bài thơ nên thôi xao lại, tức là phải đọc, nghe, suy nghĩ, đắn đo, tính toán xem về âm điệu, ý tưởng, luật lệ có cần chỉnh sửa gì không rồi mới kể là xong việc. Mà đọc với tinh thần trân trọng để hết tâm hồn vào nội dung bài thơ như thế thì cũng như ngâm rồi! Hoài Thanh trong tác phẩm “Chuyện Thơ” xuất bản năm 1978 do nhà Tác Phẩm Mới, ông viết: “Đối với việc ngâm thơ: một số người cho rằng, thơ thì phải đọc mới tiếp thu được đúng nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Còn ngâm lên thì e rằng bài nào rồi cũng như bài nào. Một bài thơ mà được ngâm đúng cách thì sẽ có thêm rất nhiều sức để đi sâu vào tâm tư.” Bùi Ngọc Tuấn bầy tỏ: “Giống tôi, Nguyên Hồng không thích ngâm thơ, ghét nữa. Giọng véo von trầm bổng làm mất âm điệu ngôn ngữ. Nó giết chết nhạc của thơ”(Bùi Ngọc Tuấn, Góc Nhìn #305) Tôi nghe vậy thấy hơi lạ, bán tín bán nghi, đối với những cây cổ thụ, nên “kính nhi viễn tri”. Nhưng vẫn yêu thích ngâm thơ. Tại sao ngâm lại làm mất âm điệu ngôn ngữ nhỉ? Ngược lại thì đúng hơn. Có điều một người ngâm bài thơ hai lần, cố gắng lắm nó cũng khó thể nào giống nhau hoàn toàn. Và không bao giờ có nhiều người “hợp ngâm” như ca khúc. Có lẽ lý do thơ không được chỉ định rõ ràng từng chữ trường đoản cao thấp làm mực thước như âm nhạc. Vậy người ngâm bài thơ cũng là sáng tạo, tùy hứng, và chuyện ‘ngâm đúng cách’ của Hoài Thanh có thể vẫn du di được phần nào. Tiếp theo xin, cài răng lược, nói sang lãnh vực ca nhạc đôi câu. Trình bầy lời ca một bản nhạc người ca sĩ cứ theo mấy nốt có sẵn trầm bổng dài ngắn mà phát âm theo thôi, đã đành là cũng khó, rất khó, dễ thì ai chẳng làm ca sĩ được, nhưng tập luyện kỹ, nhiều và nhận xét học hỏi từ kẻ khác nữa, diều chỉnh đúng thì hy vọng ông trời không phụ. Giọng ốpera lấy hơi cả từ bụng, khó, không phù hợp với người mình nhiều, giọng tenor sắc nét, âm vực cao như xé không gian tỉnh người, mà giọng thổ trầm trầm lừng khừng thong dong như tiếng đại hồ cầm thỏai mái cũng quý. Do sự cấu tạo khác nhau về âm sắc, mỗi người lại có một chất giọng riêng, đặc biệt người nghe thì cứ nghe là biết ngay, ý thích khác nhau, âm thanh giống như mầu sắc, nhân tâm tùy mạng mỡ làm sao đồng lòng được. Lý thuyết có lẽ như vậy nhưng từ lý thuyết đến thực hành cũng xa. Xin mạn phép quý nhạc sĩ, ca sĩ, tôi chẳng phải người trong nghề, chưa biết chắc đúng hay sai, xin cứ múa rìu tí cho đậm đà, cho le. Giả dụ về sau trường hợp có ý kiến chỉnh sửa hữu lý thì cũng là dịp học hỏi thêm, “quân tử” sẽ nói lại, không sao đâu! Nhạc sĩ viết bản nhạc là để cho các ca sĩ trình bầy, ca hát, trái lại tác phẩm của nhà thơ không chỉ nhằm một mục đích như thế cho nên các “ngâm sĩ”cần phải chọn lựa mấy áng thơ phù hợp những bài nào có thể đem ra trình bầy cho khán thính giả được. Tuy thơ và nhạc là hai bộ môn hỗ trợ nhau rất khắng khít. Nhiều nhạc sĩ đã lấy thơ phổ thành bài ca, nhiều bài ca có lời là mấy vần thơ tuyệt vời, điều đó hẳn mọi người biết rồi. Nhưng xin nhấn mạnh ở đây là đôi khi mở

đầu trình bầy ca khúc ca sĩ đã có sáng kiến chọn ngâm thêm vài câu thơ làm khán thính giả chú ý cũng là nét nghệ thuật độc đáo tỷ dụ như ca sĩ Hoàng Oanh vẫn thường biểu diễn. Đôi khi, thay vì mở đầu, người ta để mấy câu thơ ngâm ở giữa bản nhạc như bài “Đôi Câu Gửi Về” do ca sĩ Quỳnh Lan trình bầy cũng hay. Đọan trên vừa giới thiệu sự kết hợp hài hòa giữa thơ và nhạc. Nay xin thêm, trường hợp đặc biệt, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã sáng tác ca khúc Đò Dọc, tóm tắt và phỏng theo nội dung tiểu thuyết cùng tên của văn sĩ Bình Nguyên Lộc rất độc đáo. Trường hợp “thơ nhạc giao duyên” (TNGD) bây giờ thấy không phổ biến. Tân cổ giao duyên thì vẫn còn. TNGD vắng bóng có lẽ vì muốn trình bầy cần nhiều nhạc cụ khác nhau và hai diễn viên này ít liên hệ với nhau, khó hòa hợp. Một điểm quan trọng nói ra hơi thừa, vì ai cũng biết: Ngâm hay hát cần phát ngôn rõ ràng có thế thì người nghe mới nắm dược đại ý đầu đuôi. Bây giờ chắc ít ai dám nghĩ chuyện đem trình bầy cả vở kịch thơ trên sân khấu vì nhiều phần thiếu khán giả, không đủ sở hụi, mới lại khó kiếm nhiều kịch sĩ ngâm thơ, thí dụ vở Kiều Loan bốn màn nổi tiếng một thời với hơn mười vai chưa kể đám lính và lũ trẻ. Nhân tiện xin cám ơn thi hữu Đoàn Ngọc Kiều Nga, con gái cưng tiền bối Mai Lâm, đã tặng tôi tập kịch thơ rất hiếm này. Trình bầy bài thơ chẳng thể lập lại hai lần như trường hợp nhiều bản nhạc. Do đó theo ngu ý của tôi, thì bài thơ ngâm phải hơi dài, có cốt truyện và thời lượng cần khoảng bốn hay năm phút. Đừng giới thiệu những bài ngắn quá để cứ phải ngâm nga như thầy cúng ở cuối mỗi đọan, câu thêm giờ, và riêng tôi, thể lục bát thì không dám trình bầy nhiều đâu, rất khó, kinh nghiệm một lần khi đang ngâm đoạn mở đầu truyện Thúy Kiều, nó ô-tô-ma-tích chuyển sang cò lả, ru em, sa mạc… lúc nào không hay ngó quanh mấy khán thính giả ngủ gà, ngủ gật. Còn một điểm khá quan trọng, dù hát hay ngâm cũng cần phải “diễn” nữa! Tuy diễn khi ngâm thơ giản dị, nhẹ nhàng hơn. Thí dụ cầm cái quạt phe phẩy hoặc cuốn sách khoan thai qua lại. Hồi 75 bọn Ngố vào Sài Gòn chẳng cho ca sĩ diễn tả như giơ tay cao quơ quơ nhìn vào bầu trời, mơ mộng tưởng tượng đang bắt con bướm trong không khí là chẳng được, phải đứng im mà hát sau thấy làm thế là sai, đã sửa lại, đã cho nghệ sĩ trình diễn được tự do thả hồn sống với nội dung như cũ. Đôi khi vì nhu cầu của bản nhạc, một mình ca sĩ diễn chưa đủ ta thấy còn nhiều người cùng xuất hiện phụ diễn để sân khấu thêm tưng bừng, sôi nổi, hấp dẫn. Hiện thời có vài chương trình ca nhạc truyền hình hàng tuần ca sĩ ngồi yên trên ghế để hát khiến cho phần diễn khó khăn có thể cũng là trở ngại làm họ không bầy tỏ trọn vẹn được tinh thần bài bản. Ngược lại khi thấy cặp song ca nam nữ vừa ca vừa diễn quá mùi có thể đó cũng là một trong nhiều lý do khiến ông chồng đề nghị vợ ở nhà “có rau ăn rau, có cháo ăn cháo” chẳng muốn cho tập luyện theo nghiệp cầm ca, môn nghệ thuật hấp dẫn, ăn khách hiện có giá trị đang được nhiều người mến chuộng. Thực tế làng ca nhạc Việt Nam đã thấy nữ ca sĩ đi hát có bà mẹ luôn luôn đi cùng để chắc chắn sẵn sàng can thiệp lúc hữu sự. Còn cả trường hợp khác, không bao giờ song ca với ai. Đấy là tình trạng giữ gìn thuở trước, bây giờ, thời buổi tân tiến, chuyện nhỏ, và dù nhỏ đôi lúc vẫn không được chấp thuận thí dụ khi có kẻ muốn “khớp con ngựa ngựa ô…” đưa nàng về dinh, nhưng lại ra điều kiện là phải từ giã nghiệp cầm ca khiến “Nàng” cần suy nghĩ kỹ. Đây chẳng hẳn là “môn đăng hộ đối”, vẫn là chuyện tình, và mọi sự ở đời cũng nên cân nhắc, bỏ nghề ca hát sẽ nhận được gì, tiền bạc, danh vọng, hạnh phúc,có xứng đáng, ba-lăng (balance) không? Nói đến trình diễn là nghĩ ngay đến sân khấu nơi các ca sĩ ngâm sĩ cầm micro hành nghề. Ở đó, tất cả các nghệ nhân ai nấy đều cố gắng sửa sọan, son phấn, ăn mặc rực rỡ. Đạo diễn chỉ bảo kỹ thuật tường tận. Những chiếc áo dài đặc biệt quê hương đôi khi đã được các nhà thiết kế sáng tạo tân kỳ: cổ hở, cộc tay, vạt ngắn vạt dài, lủng lỗ tùm lum… và diễn viên biểu diễn đã làm độc giả nhìn đôi khi cảm tưởng lạ lùng sửng sốt. Ôi chao kìa

như họ chẳng mặc quần! Tuy nhiên rất may: mới chỉ thấy những cảnh đó dưới ánh đèn mầu rực rỡ thôi, ngoài phố chưa gặp, bớt đụng xe! Chắc ai nấy đều đồng ý là trên sân khấu, các diễn viên trẻ đẹp được ưa chuộng hơn, có ưu thế hơn. Còn nhớ: “Ngày xưa có anh Trương Chi Người thì thật xấu hát thì thật hay.” Đó cũng là một thí dụ về sự thất bại, ôm hận, đời đời của...“Anh Trương Chi!!! Tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung… Anh thương nhớ oán trách cái cuộc từ ly não nùng.” Còn biết mới đây đâu đó phát sinh kỹ thuật hát nhép, khán giả biết ngay, không ưa, nhiều kẻ la ó cho là lừa bịp. Để kết thúc, lại có người nhận xét “với sự đa âm của ngôn ngữ thơ bên trời Tây, chả thể nào nghe có vần có điệu như những thể lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú của trời Đông nơi ngôn ngữ là độc âm” (Trịnh Bình An, Thơ Limerich, trích đặc san hội Cao Niên 2017). Điều này đúng, nhưng theo tôi khi đem những thể thơ “của trời Đông” để ngâm lên dù chỉ với mục đích thưởng thức cũng vẫn khó khăn vô cùng. Thực ra, nói chung, việc gì cũng khó. Nhưng với sự quyết tâm theo đuổi thì ca sĩ và cả “ngâm sĩ” nữa, những kẻ biết mình may mắn có tí chất giọng trời cho hơn người, nếu muốn, cứ tiếp tục nghiên cứu, sửa sọan, luyện tập vẫn hy vọng thành công, đạt mục đích. Mục đích ấy là gì? Thành công như thế nào? Cố văn sĩ Võ Phiến mô tả trong cuốn tùy bút “Sống và Viết” 1996, bài Nhà Văn: ”Ca hát cho người nghe, diễn kịch cho người xem, ngoài khoản thu tiền vé vào cửa, lại còn được hưởng thêm những tràng pháo tay kêu đôm đốp. Như vậy cung ứng cho các nhu cầu vật chất thì được đáp ứng bằng vật chất, mà cung ứng khoái thích tinh thần cho người đời thì ngoài khoản lợi lộc vật chất (vẫn thu kỹ) còn được đền đáp bằng lợi lộc tinh thần. Đừng nghĩ vật chất là “thực” tinh thần là “hư” mà xem nhẹ nó. Không nhẹ đâu.” Thực vậy, sau đó tác giả liền kể một thí dụ về lợi lộc tinh thần “không nhẹ đâu” rất hấp dẫn, xin miễn chả nêu ra đâu, bài cũng hơi dài. Võ Phiến lại chỉ đề cập tới ca hát và diễn kịch, chẳng lý tới ngâm thơ. Có thể vì ngâm thơ trên sân khấu bây giờ rất hãn hữu ít ỏi.

Nguyễn Phú Long - Tháng 6, 2017

Hoa Anh Đào - Ảnh: Minh Châu Richmond VA

GỌI HỒN XỨ VIỆT

( Kính tặng Bác Vũ Hối - Kỷ niệm Xuân 2011)

Melbourne rực rỡ hoa lòng

Rồng bay Phượng múa trời hồng Úc Châu

Vườn thơ tô điểm muôn màu

Ai đem nét bút lộn nhào thời gian

Cảo thơm Vũ Hối vang vang

Gọi hồn xứ Việt sang trang sử đời

" Việt Nam quê Mẹ ta ơi

Trong từng nhịp thở đất trời trở trăn" *

Lời tình con chữ giăng giăng

"Vân tự" lơ lững băn khoăn lữ hành

" Thủy tự" vượt sóng chòng chành

" Phong tự" hương gió thơm lành vấn vương

" Hoả tự" hừng hực yêu thương

" Trúc tự" bay lượn quê hương khải hoàn

Cảm ơn Người đôi tay vàng

Lấp sông vá biển giang san chẳng dời.

Kim Oanh

* Cảm xúc với lời thơ của Bác Vũ Hối viết tặng Kim Oanh - Melbourne 15/02/2011

Chuyện Nghe Kể Lại

MỘT NGÀY THÁNG TƯ Ỷ NGUYÊN

(Xin cảm tạ Cựu Đại Tá HQ Bùi Cửu Viên đã cho biết những

chi tiết xác thực để Ỷ Nguyên hoàn thành bài viết này)

Tôi cùng gia đình đã may mắn thoát ra khỏi Việt Nam vào ngày cuối tháng Tư năm 1975 trên chiếc tầu buôn khổng lồ đã từng cứu giúp đoàn người chạy loạn từ miền Trung vào Saigon trước ngày mất nước. Và từ ngày đó tới nay, mỗi năm cứ vào độ tháng Tư, tất cả người dân Việt Nam tha phương không ai là không hồi tưởng lại ngày di tản lịch sử này. Mới đây nhân đọc bài viết của nhà văn Tiểu Tử kể về những giai thoại của ngày di tản 1975, tôi lại liên tưởng tới một câu chuyện thực hi hữu mà tôi đã được nghe Uyên Lê, một người bạn thân quen đồng thời là nhân vật chính trong truyện này, kể lại nên muốn chia sẻ cùng bạn đọc nhân ngày 30 tháng 4 tới đây. Với ước nguyện của người kể, biết đâu bài viết ngắn ngủi này lại chẳng là nhịp cầu nối kết tình thân giữa người gia ơn và người thọ ơn qua một thời gian quá dài không mẩy may tìm ra dấu vết mà Uyên Lê vẫn còn khép kín tâm tư cho đến tận bây giờ. Ngày đó vợ chồng Uyên Lê và 4 người con đang sống hạnh phúc bên nhau trong căn nhà lý tưởng tại trung tâm thành phố Biên Hoà. Chồng nàng, anh Bùi Chư, đang là Trung Uý Bộ Binh đóng ở căn cứ Biên Hòa. Còn Uyên Lê làm việc cho phái bộ Mỹ ngay tại Long Bình. Mỗi sáng anh Chư đưa vợ đi làm chiều về đón vợ. Cuộc sống an vui của họ, những tưởng được kéo dài đến bất tận, nào ngờ, như một định mệnh đã an bài khiến Uyên Lê bỗng sớm trở thành goá phụ sau cái chết bất ngờ của anh Bùi Chư vào ngày 16 tháng 1 năm 1972 trên đường anh đi công tác ở Vùng 3 Chiến Thuật. Anh đã vĩnh viễn ra đi để lại người vợ trẻ đang tuổi thanh xuân cùng đàn con nhỏ dại. Lúc đó đứa con gái lớn nhất mới hơn 5 tuổi, đứa em kế 4 tuổi, thứ đến là bé trai 2 tuổi và cô út mới bốn tháng còn bú sữa mẹ. Ba năm thiếu vắng bóng chồng, ba năm đơn độc bươn chải để lo cho cuộc sống. Uyên Lê thấy thời gian sao mà dài đằng đẵng! Nàng cố vượt qua cảnh đời nghiệt ngã, thờ chồng và gắng gượng nuôi nấng các con. Ngày ngày Uyên Lê vẫn tiếp tục làm việc cho phái bộ Mỹ tại Long Bình, sáng sáng, sau khi lo điểm tâm cho các con, để chúng ở nhà với bà ngoại, nàng ra bến đón xe lam tới sở làm. Công việc văn phòng quen thuộc và bận rộn mà nàng đã làm từ năm 1967 tại Phòng Nhân Viên "Civilian Personnel Office (CPO)" thuộc Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự "Defense Attaché Office (DAO)" cho đến giờ, đã giúp nàng sớm khuây khoa. Những tất bật với cuộc sống hàng ngày khiến nàng có cảm tưởng không còn chút thời gian riêng tư nào để nghĩ tới người chồng vắn số. Cứ tưởng như anh đang đi công tác xa nhà. Nhưng sau bữa cơm chiều, chăm sóc, dậy bảo các con học hành, và khi chúng đã lên giường ngủ, một mình lủi thủi dọn dẹp bếp nước là lúc Uyên Lê cảm thấy ngậm ngùi...cô đơn trống vắng. Vào những ngày đầu tháng Tư năm 1975, khi tình hình đất nước như đang đi vào một khúc quanh lịch sử, hàng ngày đến sở, Uyên Lê thực hoang mang lo sợ với những lời xì xầm bàn ra tán vào của bạn bè về việc nên đi hay nên ở... Rồi nhiều câu hỏi được đặt ra mà chẳng có câu trả lời... Nếu đi thì đi đâu, đi bằng cách nào, ai đưa mình đi, ai sẽ cưu mang mình v.v... Ai nấy đều mịt mờ như cóc ngồi đáy giếng. Quanh nàng các bạn đồng nghiệp vắng mặt dần dần, thưa thớt hẳn đi. Sáng nay còn gặp người này, người kia, hôm sau đã thấy mất hút. Chẳng ai dám nói với ai một câu, cũng không một lời từ biệt, cứ lẳng lặng mà ra đi. Những người còn lại không ai còn tâm trí đâu mà làm việc ngoại trừ lo xé bỏ các giấy tờ và huỷ bỏ các hồ sơ cẩn mật, vì biết chắc rằng sớm muộn gì quân đội và chính phủ Mỹ cũng rút khỏi Việt Nam. Cho nên việc đến sở chỉ là để nghe ngóng tin tức xem sao. Những lời đồn vô căn cứ từ đâu đưa tới qua những câu vè mà Uyên Lê phải nghe mỗi lần có mặt tại sở đã làm nàng lo lắng không ít: "Đi lính cho ngụy thì tha, nhân viên sở Mỹ lột da đóng giầy". Giả dụ nếu phải ở lại thì những người làm việc cho sở Mỹ như nàng chắc chắn sẽ không được yên thân. Uyên Lê không muốn

nghĩ đến những cảnh trả thù tra tấn của Cộng Sản mà họ hàng nhà nàng đã phải gánh chịu năm 1955 khi ở lại miền Bắc. Lý do nữa là gia đình nàng theo đạo Thiên Chúa Giáo, thêm vào đó ông thân sinh cũng như cậu em trai đều là sĩ quan cao cấp trong quân đội VNCH tại miền Nam mà nàng lại là nhân viên sở Mỹ từ bao năm nay, tất sẽ bị quy cho tội làm CIA cho Mỹ có "nợ máu" với nhân dân. Do đó bằng mọi giá là phải ra đi dù rằng trước mắt chưa biết sẽ đi đâu và đi bằng cách nào. Ông xếp của Uyên Lê khuyên nàng nên sắp đặt để đưa gia đình đi theo phái đoàn cố vấn Mỹ ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt. Uyên Lê thực bối rối không biết phải xử trí ra sao vì nàng không được phép đem theo cha mẹ hoặc anh em ngoại trừ 4 đứa con. Còn phân vân hơn nữa là nàng vừa mới đoạn tang chồng vài tháng trước đó. Không lẽ bây giờ bỏ anh ấy nằm một mình giữa đồng hoang hiu quạnh không người thăm viếng? Rồi còn ông bố, đang bị kẹt ở Kon Tum, Ban Mê Thuột, mẹ và cả nhà trông tin ông từng ngày. Nhất định Uyên Lê không thể ra đi một mình được, nên cứ nấn ná chưa thể trả lời dứt khoát với ông xếp. Ở sở làm thì xôn xao như vậy mà về đến nhà thì các em lại bàn nên đi vượt biên theo đường biển bằng tầu của Hải Quân mà em trai của Uyên Lê là Quốc Tuấn, Đại Uý An Ninh Hải Quân chắc chắn sẽ có cách nào đó để đưa cả gia đình đi cùng một lúc. Uyên Lê bàn với cậu em đành phải nói dối với mẹ là gia đình sẽ đi ra Vũng Tầu lánh nạn pháo kích ít bữa để mẹ bớt lo, vì cụ chưa muốn đi lúc này, còn muốn đợi tin tức của cụ ông đang bị kẹt ở trên Ban Mê Thuột. Vậy là mọi người bắt đầu chuẩn bị đồ ăn thức uống, quần áo, phòng bị cho những bất trắc có thể xẩy đến cho cuộc hành trình này. Chiều hôm ấy, 29 tháng 4 năm 1975, một buổi chiều Thứ Ba bất thường, cả Saigon như đang sôi động về chuyện tìm đường thoát ra khỏi Việt Nam trước khi Cộng quân ập vào thành phố. Theo sự xếp đặt mà Quốc Tuấn đã thông báo thì mọi người, gồm gia đình Uyên Lê 5 người; mẹ nàng, 2 cậu em trai và 2 cô em gái còn độc thân, vợ chồng Tuấn, vợ chồng cô em gái với một đứa con nhỏ, thêm 2 người em trai bên chồng, tổng cộng là 17 người tất cả, phải chia ra từng nhóm nhỏ để tránh sự dòm ngó của lối xóm. Mọi người sẽ đều phải tập trung tại bến Bạch Đằng lúc 7 giờ chiều ngày hôm đó. Như dự định và sự đồng thuận của đại gia đình, Uyên Lê cùng 4 đứa con và bà ngoại thuê xe lambretta tới điểm hẹn là bờ sông Saigòn, góc sát Hải Quân Công Xưởng, cuối đại lộ Cường Để và Bến Bạch Đằng. Lúc đứng đợi ở bến tầu, Uyên Lê ngó quanh để kiểm điểm số người trong gia đình hiện diện và yên tâm là mọi người đều có mặt và quanh quẩn bên nhau. Vào giờ đó, ngay nơi bến tầu, người ta ở đâu kéo đến đông thế, tay bồng tay bế, tay xách nách mang, gọi nhau ơi ới. Xe hơi, xe Honda, xe đạp vứt bỏ ngổn ngang ở vỉa hè và trên bãi cỏ gần bờ sông. Người người chạy ngược chạy xuôi, đổ xô ra phía bờ sông nơi có chiếc cầu thang dẫn lên boong một chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đang đậu sát bờ. Trời về chiều, gíó từ sông Saigon thổi hắt lên khiến ai nấy đều cảm nhận được cái lạnh se se da thịt, nhất là mẹ của Uyên Lê, cụ vốn yếu đuối nên suýt xoa run cầm cập. Lúc đó đã hơn 7 giờ tối mà Tuấn không làm sao len được chân vào trong đám người đang vây kín ở xung quanh cây cầu đưa lên boong của chiếc Soái Hạm Trần Hưng Đạo, HQ #1. Mấy chị em Uyên Lê hoang mang đứng đợi rải rác ở cầu tầu Bến Bạch Đằng, xa hẳn với chiếc chiến hạm. Người nào người nấy đều không che dấu được nỗi hốt hoảng lo âu là vì không biết Tuấn có lọt được lên tầu hay chưa? Tuy biết em nàng đang cố gắng hòan thành trách nhiệm, nhưng trong thâm tâm nàng vẫn lo sợ làm sao. Nàng nghĩ, giả thử cho dù Tuấn lên được tầu và gặp được cấp chỉ huy và họ đồng ý cho Tuấn đem gia đình lên, nhưng liệu Tuấn có dám đưa cả gia đình 17 người lên tầu giữa một rừng người đang chờ đợi ở chung quanh không? Liệu mọi người có để yên cho gia đình nhà nàng lên tầu dễ dàng như thế không? Nghĩ vậy, Uyên Lê thấy ruột gan cồn cào, phập phồng lo lắng.

Internet

Trời tối dần, màn đêm bắt đầu bao trùm cả khu vực. Uyên Lê vẫn đứng tại chỗ để chứng kiến tận mắt cảnh chen lấn của thiên hạ leo lên boong tầu. Từ xa, trong bóng tối lờ mờ, Uyên Lê thấy người ta đang xô đẩy nhau để tràn lên tầu mà cầu thang lúc đó đang được bắt đầu kéo lên. Họ gọi nhau ơi ới, chen lấn nhau, có người rớt xuống sông. Cửa cầu thang phía trên tầu đã đóng lại, những người đứng phía dưới nơi bờ sông gọi nhau inh ỏi, la hét, gào thét. Một cảnh tượng rối ren đến hãi hùng làm Uyên Lê không thể định thần nổi, trống ngực đập liên hồi. Nàng một tay ôm ghì đứa con út vào lòng, một tay ôm lấy bờ vai mẹ. Nước mắt giàn giụa. Miệng lâm râm cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Mọi người trong gia đình nàng vẫn đứng yên nơi bờ sông để đợi tin tức của Tuấn. Chừng nửa giờ sau, Tuấn quay lại, mặt mày hớt hơ hớt hải, anh lắc đầu thất vọng và nói với mọi người: "Nguy to rồi, không sao liên lạc được với bất cứ Sĩ Quan Hải Quân nào ở trên Soái Hạm vì không thể len chân lên tầu được." Trong giây phút thập tử nhất sinh ấy, có thể Uyên Lê là người lo lắng nhất. Nàng thì thầm khấn nguyện một mình: "Chúa ơi! chuyện gì sẽ xẩy ra nếu chúng con không thoát khỏi nơi này đêm nay?" Lúc bấy giờ là khoảng 9 giờ tối. Mọi người đứng nhìn nhau lo lắng không biết phải xử trí ra sao. Ngó qua Tuấn, Uyên Lê thấy xót xa làm sao, mặc dầu không nhìn rõ mặt em nhưng nàng cũng cảm thấy như em nàng đang bối rối và lo lắng trong tuyệt vọng. Mới hôm qua, trông Tuấn thật trịnh trọng oai phong trong bộ quân phục sĩ quan Hải Quân mầu trắng lúc ghé nhà Uyên Lê để thông tin, vậy mà lúc này đây trong bộ thường phục, trông cậu ta thất sắc và tiều tụy đến thế. Nhìn sang chiếc chiến hạm khổng lồ của Hải Quân VN, hình như tầu đang rục rịch rời bến. Uyên Lê lo sợ đến phát run. Quay sang mẹ, nàng thấy thương mẹ vô cùng. Cụ đang mân mê lần chuỗi tràng. Lâm râm cầu nguyện. Trong bối cảnh chờ đợi nôn nóng đến cực độ lúc ấy, Uyên Lê thoáng nghe mẹ nàng lập bập nói nhỏ với Tuấn: "Thôi chắc không đi thoát đâu con ơi, hãy nghỉ chân tại bến tầu này đợi cho đến sáng sẽ trở về nhà, chứ gìờ này cũng tối quá rồi". Mọi người im lặng như thể đồng tình với cụ. Trong giây phút tưởng như tuyệt vọng này, bỗng dưng xa xa nghe có tiếng tầu máy chạy sình sịch dưới sông và dần dần tiến sát vào bờ nơi gia đình Uyên Lê đang đứng chờ. Tuấn mừng khôn tả vội đưa hai tay lên miệng làm ống loa la lớn: "Tuấn đây, Tuấn đây, có ai đó cho đi với". Thấp thoáng dưới canô, một người sĩ quan Hải Quân duy nhất trên đó có lẽ đã nhận ra dấu hiệu của Tuấn nên đã ép canô sát vào tận bờ. Sau đó, vị sĩ quan này thả cầu thang cho mọi người bước lên. Tuấn ôm chầm lấy anh ta để tỏ lòng biết ơn và rủ anh cùng đi, nhưng anh khước từ không thể đi được vì vợ con còn kẹt lại. Thế rồi hai người ngậm ngùi từ biệt nhau. Tuy không điểm danh lúc đó nhưng Tuấn và Uyên Lê đinh ninh mọi người trong gia đình đều có mặt trong Canô trước khi Tuấn lái vòng ra phía ngoài để tiến tới chiếc Soái Hạm HQ #1, đang từ từ rời bến. Đứng trước tay lái, Tuấn vẫn còn run lẩy bẩy vì anh không thể nào ngờ rằng gia đình anh lại may mắn gặp được vị cứu tinh. Một phép lạ mà người sĩ quan Hải Quân vừa rồi đã ban cho gia đình nhà anh. Thực ra Tuấn chưa từng gặp mặt, biết tên và cũng không hề có sự sắp đặt nào trước đó, vậy mà bỗng tự nhiên anh ta lái canô đến đúng chỗ gia đình Tuấn đang đợi ở bờ sông và trao lại chiếc canô này cho Tuấn. Tuấn hít một hơi thật dài, thở ra thoải mái và thì thầm khấn nguyện ơn trên. Khi canô cập sát vào cửa phía sau của chiến hạm, Tuấn dặn mọi người hãy bình tĩnh ngồi im để anh lên mở cửa. Cũng vì Tuấn là người tiếp nhận chiếc Soái Hạm HQ #1 này khi quân đội Hoa Kỳ trao tặng cho Hải Quân Việt Nam mấy tháng trước đây nên anh hầu như có đủ mọi chìa khóa và thông thạo các phòng, các ngõ ngách của chiến hạm này - Khi cánh cửa sau của chiến hạm HQ #1 mở ra, một luồng ánh sáng rọi thẳng xuống canô làm mọi người chóa mắt. Một anh lính Hải Quân, đứng ngay nơi bên trong để tiếp giúp từng người leo lên tầu. Tuấn nói với anh lính đứng đó: "Đây là tất cả mọi người trong gia đình tôi." Qua ánh sáng lờ mờ từ chiếc bóng đèn mầu vàng treo nơi vách tầu tỏa ra, Uyên Lê thấy vợ chồng Tuấn đưa mẹ lên trước, rồi lần lượt tới phiên mọi người và Uyên Lê lên sau cùng với đứa con gái út. Khi mọi người đã thực sự vào trong hầm tầu, Tuấn trở ra thả cho chiếc canô tự do trôi bồng bềnh theo dòng nước và quay vào phía trong để lo đưa gia đình leo lên chiếc thang bện bằng giây thừng là phương tiện duy nhất dẫn lên boong tầu và các phòng phía trên. Uyên Lê là người luôn luôn đi sau cùng để kiểm điểm từng người sợ nhỡ có thiếu ai. Khi tất cả đã lên hết phía trên boong, nàng mới lần mò bước lên cầu thang, nàng nghĩ mình là người sau cùng lên boong tầu với cô con gái út bế bên nách. Bỗng dưng nàng nghe anh lính đứng cạnh đầu cầu thang quát to và chỉ tay về phía người đàn ông trên tay ẵm một em bé đang tiến tới sau lưng nàng: "Ông là ai?", bất

thần ông ta trả lời: "Tôi là chồng bà này..." trong khi một tay ông ta chỉ thẳng vào Uyên Lê. Ngay lúc đó, tự nhiên Uyên Lê cảm thấy như có ai đó đang níu áo nàng lại, rồi bỗng nàng buột miệng nói không đắn đo, không suy nghĩ: "Ông xã tôi...!". Như để trả lời câu hỏi của anh lính. Thực bất ngờ, thực kỳ lạ không sao giải thích nổi là tại sao nàng đã thốt ra câu trả lời như thế. Trong khung cảnh nhốn nháo và tranh tối tranh sáng đó, Uyên Lê chẳng thể nào nhìn rõ mặt người đàn ông này để biết ông ta là ai, hình hài dáng vóc ra sao, nàng hoàn toàn mất chủ động và đầu óc hình như trống rỗng trong lúc hỗn độn đó. Khi mọi người trong gia đình đã có mặt đầy đủ trên boong tầu, Uyên Lê mới hoàn hồn và chợt nhớ lại sự việc vừa xẩy ra. Nàng đã kể lại cho mẹ nghe câu chuyện về người đàn ông lạ đó. Cụ nói: "Tốt thôi con, giúp được người ta trong lúc này là một điều nên làm". Nhưng riêng Uyên Lê, tâm trí nàng cứ rối bời với sự kiện lạ lùng vừa xẩy đến cho nàng. Nàng phân vân tự hỏi tại sao cả gia đinh nàng không ai nhận diện ra người đàn ông ấy trong hai lần di chuyển - lần đầu là khi bước xuống canô, và lần sau là khi lên tầu chiến. Chính Uyên Lê và Tuấn đã kiểm điểm kỹ càng số người trong gia đình mà. Một ý nghĩ thoáng qua..., chắc hẳn người đàn ông đó phải có mặt ở trong canô từ trước, khi canô này còn đậu tại bến trong khu vực quân sự của Hải Quân Công Xưởng và ngồi khuất ở đâu đó trong canô nên không ai để ý tới. Ý nghĩ này giúp nàng định thần được phần nào mối hoang mang từ lúc trả lời anh lính ở trên tầu. Nhưng nàng vẫn thắc mắc là tại sao anh lính đó lại hỏi đúng người đàn ông không thuộc vào gia đình nhà nàng, hay anh ta đã đếm đủ số người mà Tuấn đã cho biết lúc đầu, nên thấy dư người mới hỏi. Nàng nghi hoặc … Có lẽ nào hồn thiêng của anh Chư, chồng nàng đã hiện hồn về để tiễn chân mẹ con nàng lên đường? Nhưng rồi Uyên Lê thở ra một hơi dài như cố xua đuổi những thắc mắc hoang tưởng mãi ám ảnh tâm trí nàng trong lúc bấy giờ. Được biết, chiếc Soái Hạm Trần Hưng Đạo HQ #1 này có thể chở khoảng 2 ngàn người nhưng tối hôm đó Uyên Lê có cảm tưởng người ta còn đông hơn thế nữa. Họ ngồi chen chúc từ dưới hầm tầu cho đến đầy ắp trên boong, do đó dễ dầu gì mà tìm kiếm ra nhau trong lúc này, huống hồ người đàn ông mà Uyên Lê không thể hình dung ra được một mảy may dấu vết lại là một vấn đề quá mù mịt. Hình như ông ta xuất hiện chớp nhoáng trong đời Uyên Lê như để nhận lãnh sự cứu mạng của nàng rồi mất dạng. Và từ giây phút đó trở đi nàng cũng không hề thắc mắc hoặc nghĩ ngợi gì đến người đàn ông ấy nữa. Nhưng câu chuyện di tản chưa chấm dứt ở đây ... Khi chiếc Soái Hạm HQ #1 này chạy tới ngã tư sông Lòng Tảo, Xoài Rạp cách Saigon độ 30 hải lý thì bị mắc cạn không chạy thêm được nữa. Mũi nhọn của tầu chúi vào bờ, đèn báo nguy tiếp cứu chớp lia liạ. Lúc này bà con trên tầu vẫn chưa ổn định được vị trí chỗ ngồi của mình. Vẫn còn nhốn nháo, chẳng ai để ý đến những gì đang diễn tiến ở xung quanh. Nghĩ đã lên được trên tầu rồi là yên thân. Nhưng gia đình Uyên Lê thì khác, nỗi lo sợ lại ập đến với mọi người khi Tuấn cho hay là tầu đang bị mắc cạn. Ai nấy đều bàng hoàng tự hỏi...việc gì sẽ xẩy ra đêm nay nữa đây. Nếu tầu không ra khỏi vùng nước cạn này và nếu Việt Cộng phát hiện thì tình cảnh của mọi người trên tầu chắc chắn sẽ bi đát không thể lường được. Lúc bấy giờ đã là 12 giờ khuya. Ngồi trên boong tầu, giữa sông nước bao la mà sao Uyên Lê cảm thấy như mồ hôi đầm đìa thân thể. Nàng rùng mình sợ hãi. Uyên Lê chợt nghĩ và tự hỏi cái may mắn có thể đến với gia đình nàng lần thứ hai nữa chăng? Rồi nàng vội xua đuổi điều nghi hoặc này đi và quây quần với mọi người trong gia đình cầu nguyện hầu cho quên đi những nỗi lo lắng trong giây phút kinh hoàng đó. Chỉ trong chớp nhoáng, mọi người trên tầu cũng đã biết rõ tình trạng của Soái Hạm HQ #1 nên ai nấy đều nhốn nháo đứng ngồi không yên, do đó mỗi lần có một tầu Hải Quân chạy ngang qua, mọi người đều lao nhao kêu cứu, vậy mà chẳng một tầu nào dừng lại khiến sự lo lắng trong lòng Uyên Lê lại dâng tràn tột đỉnh. Tim nàng như thắt lại, ruột gan hầu như muốn đứt ra từng đoạn. Ước chừng một giờ đồng hồ sau đó, từ xa xa một tầu Hải Quân của QĐVNCH chạy ngược chiều về phía tầu HQ #1. Khi chiếc tầu này đến sát tầu HQ #1 và đậu song song cạnh nhau khoảng chừng 5-7 thước, mọi người trên tầu HQ #1 la lên mừng rỡ. Vậy là bất chấp lời kêu gọi và ngăn cản từ máy phóng thanh của Dương Vận Hạm HQ#801 nói vọng sang khuyên bà con hãy bình tĩnh để họ tìm cách cứu giúp. Một số người trên tầu HQ#1 vì quá sợ hãi đã nhẩy sang tầu tiếp cứu khiến trên tầu phải bắn mấy phát súng chỉ thiên để ngăn chặn vậy mà cũng có đến hơn 100 người đã sang được tầu #801. Được biết

Đại Tá Hải Quân Bùi Cửu Viên lúc đó cũng có mặt trên Dương Vận Hạm HQ #801, nhưng chỉ là trong tư thế một người đi lánh nạn CS mà thôi. Với cương vị là một sĩ quan HQ cao cấp của QĐVNCH, ông đã từng được huấn luyện và tiếp nhận lái chiếc Dương Vận Hạm #501, tương tự như chiếc HQ #801 này từ căn cứ Hải Quân Mỹ ở Philadelphia về Việt Nam năm 1962 nên đã sốt sắng nhận lời đề nghị của Hạm Trưởng B. của DVH #801 để đứng ra trực tiếp lo phần vận chuyển giúp Soái Hạm HQ #1. Sau hơn một giờ đồng hồ xoay sở chật vật, khó khăn và dè dặt, chiếc Soái Hạm Trần Hưng Đạo HQ #1 đã được vận chuyển ra khỏi vùng nước cạn. Lúc này con tầu đã thong dong trên mặt nước, Uyên Lê mới lấy lại bình tĩnh và tiếp tục cầu nguyện. Nàng thầm cảm ơn bề trên đã thực sự giúp gia đình nàng cũng như hơn 6 ngàn người trên hai con tầu thoát khỏi cảnh nguy ngập trong đường tơ kẽ tóc. Với gia đình nàng thì đây là lần may mắn thứ hai kể từ lúc tiếp nhận chiếc ca-nô của người sĩ quan HQ ân huệ để lên Soái Hạm HQ #1. Đúng là con người ta sống chết đều có số cả, nếu không tại sao chiếc Duơng Vận Hạm HQ #801 đã chạy cách xa Sàigòn cả hơn hải lý mà vị thuyền trưởng còn quyết định cho quay lại để cứu giúp soái hạm HQ #1 và việc gì đã xui khiến để ĐT Bùi Cửu Viên lại có mặt trên tầu HQ #801 lúc đó để đứng ra lo liệu. Nghĩ đến điều này Uyên Lê tin rằng chắc hẳn phải có bàn tay của đấng thiêng liêng cứu độ nên mới sắp xếp mọi việc ăn khớp với nhau như thế chứ? Soái Hạm Trần Hưng Đạo HQ #1 sau đó tiếp tục chạy theo sau Dương Vận Hạm #801 ròng rã trong 3 ngày ba đêm trên Biển Đông trước khi tới căn cứ Subic, Phi Luật Tân. Từ đó tất cả đồng bào di tản trên Soái Hạm HQ #1 được chuyển sang hạm đội 7 của Hoa Kỳ (7th Fleet) chạy thẳng tới đảo Guam. Thời gian qua mau... thấm thoắt đã 40 năm định cư và thành đạt trên đất lạ quê người. Uyên Lê đã tìm được hạnh phúc mới và sinh thêm được một bé gái. Cháu đã ra đại học và hiện đang làm việc tại thành phố New York. Và bốn đứa con thơ dại ngày nào giờ cũng đã có bằng nọ cấp kia và có công ăn việc làm ổn định ở nhìều tiểu bang trên nước Mỹ. Bây giờ Uyên Lê đã là bà nội bà ngoại trong một đại gia đình. Quốc Tuấn, cậu Đại Uý Hải Quân của ngày di tản năm xưa giờ cũng đã tốt nghiệp Kỹ Sư ở California và đã có hai con, cũng như mấy người em trai em gái của nàng và cả hai cậu em trai chồng đều đã có chức phận trong xã hội Hoa Kỳ và có con có cháu đầy nhà. Giờ đây Uyên Lê đã về hưu tại thành phố sa mạc Albuquerque, tiểu bang New Mexico sau nhiều năm làm việc với cộng đồng người Việt tại đây qua các chương trình y tế, giáo dục và cuối cùng là hãng Bảo Hiểm Nhân Thọ (Life Insurance Company). Cuộc sống được đền bù và nhàn nhã bên người chồng hiền lành đạo đức. Nhưng đôi khi dĩ vãng chợt hiện về khiến Uyên Lê không thể không nhớ đến câu chuyện Ngày Di Tản năm xưa để rồi lại thấy lòng phân vân và tự hỏi không biết người đàn ông mà nàng nhận làm chồng trong một phút bất thần ấy bây giờ đời sống ra sao, có hạnh phúc và đón được vợ con đến bến bờ tự do hay không? Duy có một điều làm Uyên Lê suy nghĩ mãi và không sao giải nghĩa cho riêng mình là sự gì, điều gì đã thúc đẩy nàng thốt ra lời nhận sằng, "ông xã tôi" với người đàn ông xa lạ kia. Rồi nàng mơ hồ tự hỏi hay là vong linh của anh Bùi Chư, chồng nàng đã hiển linh muốn cứu giúp người đàn ông đó để trả ơn kiếp trước nên đã khiến nàng thốt ra lời nhận quàng nhận xiên để ông ta được chấp nhận lên tầu? Cho tới bây giờ, hình ảnh huyễn hoặc của người đàn ông xa lạ trong bóng đêm hôm đó vẫn là một kỳ bí thực khó quên trong đời nàng.

Riêng người viết, sau khi được nghe kể lại câu chuyện hi hữu này, cũng rất ngạc nhiên và thắc mắc để đi đến một niềm tin về tiền kiếp của con người, đã khiến cho Uyên Lê đột nhiên giúp một người mà nàng không hề quen biết - một người đàn ông xa lạ mà bỗng dưng nàng gọi là chồng. Phải chăng đó là do bản tính nhân hậu của Uyên Lê luôn luôn nghĩ về người khác, muốn giúp đỡ người nên trong tư tưởng của nàng đã có những chủng tử nhân ái mà bất chợt thốt ra bằng lời nói: ông Xã tôi…

Ỷ NGUYÊN (Maryland – April 2018)

THƠ THÁNG TƯ - ĐỖ BÌNH PARIS

MẢNH VỠ Giơ tay vói ánh *trăng mờ Tìm xem vết tích dại khờ đầy vơi? Dắt nhau lẻn trốn *lên trời, Hỏi thăm *chú cuội một thời xa xăm! *Hằng Nga nương bóng hương trầm Cây đa cổ tích lệ thầm trong mơ! Dây tơ đứt đoạn bao giờ? Hương xưa tàn tạ vật vờ thế ư ?! Người về tìm cõi chân như, ta buồn từ thuở thực hư bẽ bàng! Gió về tưởng khúc ca vang... Tàn thu lạnh buốt sắc vàng tả tơi! Thông reo như khóc than đời, Phồn hoa lũ sậy lả lơi êm đềm. Say hương ta ngắm trăng lên, Tóc xanh điểm bạc từ đêm ngỡ ngàng! Nước non sầu buổi tan hoang, Thần tiên chắp cánh, phòng loan hững hờ! Yêu em viết mấy vần thơ, Chờ nhau suốt kiếp thẫn thờ bến mê! Theo em quên nẻo đường về, Trăm năm chợt tỉnh lời thề có nhau!? Thiên thai lạc giấc mơ đầu, Ðập gương tìm bóng hỏi câu ân tình, Bẽ bàng mảnh võ lặng thinh! Nửa vầng trăng cũ lung linh nghê thường. Ta về trả cõi yêu đương, Còn nghe âm hưởng thiên đường ngày xưa...! (Trăng: lý tưởng; Lên trời: Mỹ quốc; Em, Hằng Nga: Tự do; Chú cuội: Kissinger)

TRĂN TRỞ Tháng tư gió lạnh phương này Bỗng dưng ta muốn thật say quên đời Rượu chưa nhấp, lòng chơi vơi! Đã nghe tiềm thức vọng thời tóc xanh. Chiến trường sinh tử mong manh Mịt mù khói lửa vây quanh lối về!

Bạn bè bỏ lại cõi mê Hồn phiêu rũ sạch lời thề năm xưa. Còn ta ngơ ngẩn bốn mùa Ngồi đây gẫm cuộc được thua tháng ngày Xót đàn chim hạc chân mây Bờ quê biển đảo đổi thay chia lìa! Bãi hoang vùi dấu mộ bia Đồi xưa cỏ mọc buồn kia lưng trời! CÓ MỘT NGÀY Đêm gió tuyết nghe nỗi sầu trăn trở Nhớ Sài Gòn như nhớ khúc tình thơ Thuở tóc xanh mộng ước đầu dang dở Tháng tư về bão cuốn mất niềm mơ! Em ngày đó dáng buồn hơn nhánh liễu Cây bên đường rũ lá bóng liêu xiêu Đời câm lặng tượng đá cũng tiêu điều Trên hè phố người nằm không chăn chiếu! Đã lâu lắm ta chưa về Hà Nội, Vẫn mơ hồ như cổ tích xa xôi! Kìa Phố Cổ trong mơ chiều chợp tối Chẳng nhận ra người năm cũ đâu rồi ?! Đời nghiệt ngã gió có ngày xoay hướng Ta sẽ về tìm chút nắng quê hương Thăm dòng sông đi hết những con đường Để được thấy miền quê xưa tâm tưởng.

Mời nghe Vân Khánh ngâm thơ “Có Một Ngày” trong phần Nhạc https://www.youtube.com/watch?v=ansG6Zhpbjk

MỘT NGÀY

Trong buổi sáng yên lặng tinh khiết

tôi đã thấy trong mắt em

nét dịu dàng của bạch thỏ

nhí nhảnh của họa mi vàng

và vẻ tươi mát như bầu trời xanh!

Khi trưa về nóng bỏng chói chang

tôi đã cảm được trong em

nỗi tư lự của thi nhân

dáng thơ ngây của nai tơ

và vẻ buồn phiền như chú quạ đen!

Trong chiều về thoáng nhẹ mây bay

em bỗng hiện ra…

tinh ranh như cáo

và hợm hĩnh như công đang khoe sắc!

Khi màn đêm buông xuống

em chỉ còn là…

đòi hỏi bình thường

một mời mọc ân cần của táo xanh!

Một ngày trôi qua…

vừa đủ để thấy

những đổi thay nhanh chóng nơi em

với những đậy che thật khéo bên ngoài

thật chán nản!

và cứ thế …

đêm lại về nữa rồi!

NGUYÊN ANH

“Vẫy tay chào em” – hoa dogwood đầu Xuân - Ảnh: Phan Anh Dũng

KỶ NIỆM HOA ĐÀO THỦ ĐÔ HOA THỊNH ĐỐN 2018

Trần Chí Phúc Hồi còn ở Việt Nam trước năm 1975 tôi chưa từng thấy hoa đào; chỉ tưởng tượng qua mấy câu thơ Đường Thi hay thơ văn miền Bắc:“ Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già…”

Cho đến khi cư ngụ ở San Jose thuộc miền Bắc California, khoảng cuối tháng 1, tháng 2 và tháng 3 dương lịch, mới có dịp thưởng thức nhiều loại hoa đào - tiếng Anh gọi là “Cherry Blossoms”, màu hồng nhạt cho đến hồng đậm.

Tết Âm lịch thường ở cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 Dương lịch, những cành hoa đào nở được bày bán và đồng hương mua về cắm để đón Tết.

Ở San Francisco có vườn Golden Gate Park, trồng mấy chục cây hoa đào, khoảng tháng 3 nở đẹp thu hút nhiều du khách, trong đó có tôi và bằng hữu từ San Jose lái xe lên khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Ngắm hoa đào nở, không khí phải có chút lành lạnh, trong cái lạnh của mùa đông còn lãng vãng, nhú lên mầm xanh của mùa xuân, của nụ hoa đào màu hồng quyến rũ, khêu gợi tình yêu lãng mạn.

Có một dịp Tết, dạo quanh chợ hoa ở Quận Cam, Nam Cali, thấy mấy cành hoa đào cắm trong thùng nước bày bán, có lẽ mang từ nơi xa đến, ngoài trời nóng khoảng hơn 80 độ F; thấy màu hoa đào trở nên lạc lõng trong khung cảnh lúc đó.

Tôi đã viết ca khúc “Cali Mùa Xuân Hoa Đào Nở ” thập niên 90, thu âm với giọng ca Bích Ngọc đưa vào CD Chào Em Năm 2000. Có lẽ đồng hương ở miền Bắc Cali trong thời tiết se lạnh, mới cảm nhận được vẻ đẹp của hoa đào.

Tôi vẫn nghe tin tức về hoa đào ở vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn của nước Mỹ; vẫn ước ao có dịp ngắm.

Cuối tháng 3 năm 2014, tôi lên vùng Hoa Thịnh Đốn trình diễn nhạc và nhân tiện thưởng thức hoa đào. Nhưng hoa đào chưa nở, phải đợi khoảng 10 ngày nữa. Và đành bay trở về California lòng tiếc nuối.

Năm nay từ Ohio, gần hơn, tôi quyết phải ngắm hoa đào Thủ đô cho bằng được, và cố gắng tìm cảm hứng để viết một ca khúc làm kỷ niệm như đã hứa với bẳng hữu.

Thời tiết thay đổi làm các tiên đoán sai thời gian hoa đào nở rộ, tôi ở thêm vài ngày để chờ ngắm hoa và mua một vé máy bay khác cho ngày trở về chốn cũ.

Ngày thứ sáu, 6 tháng 4, 2018 tôi được bạn chở tới hồ Tidal Basin, người đi tấp nập, những cây hoa đào nở rộ. Có tới 3000 cây hoa đào trồng xung quanh bờ hồ, tạo nên một khung cảnh thơ mộng bát ngát.

Thủ đô của đại cường quốc Hoa Kỳ quả thật xứng đáng với sự nể trọng của thế giới. Ngoài những tòa nhà về hành chánh, quân sự, có Bạch Ốc, Quốc Hội… mang vẻ nghiêm trang thì cả một vườn hoa đào tươi thắm khi mùa Xuân về vẽ nét thi vị cho thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Có nhiều khu vườn hoa đào nở khắp nơi trên thế giới, nhưng hoa đào Hoa Thịnh Đốn không thể thiếu trong danh sách của du khách, chỉ vì đây là Thủ đô Mỹ Quốc.

Tôi xin lạc đề, đầu năm 1995 ghé Đà Lạt ngắm hoa đào, chỉ vài cây lác đác, màu hoa hồng sậm, có người gọi là Bích Đào. Nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã viết bài hát Ai Lên Xứ Hoa Đào tả khung cảnh hoa đào Đà Lạt thật thơ mộng. Rồi nhạc sĩ Thanh Sơn viết bản Mùa Hoa Anh Đào, không biết lấy cảm hứng từ đâu, được phổ biến rộng rãi.

Nghe tin báo chí trong nước rằng thập niên 90, Nhật Bản có tặng cho Đà Lạt 50 cây hoa anh đào để trồng, nhưng không biết các cây hoa đào đó bây giờ ra sao, còn hay mất.

Thỉnh thoảng báo trong nước đăng lên một vài bức hình hoa đào nở ở Sapa, ờ vùng rừng núi miền Bắc, lòng xúc động. Nhưng có bạn bảo rằng thật ra chỉ có vài cây đào nở mà thôi, khi đưa tin tức và hình ảnh thì tạo sự tưởng tượng phong phú cho người đọc.

Có một lần ghé thăm ngôi chùa ở vùng San Diego, California trên một mảnh đất triền núi, có trồng một số cây hoa đào nở nhân mùa Tết. Tôi gợi ý với sư trụ trì rằng nếu trồng chừng một vài trăm cây hoa đào, để khi mùa hoa nở thì tổ chức lễ hội hoa đào, cho các du khách Phật tử đến thường thức, hành hương, uống trà xanh sản xuất từ rừng núi Việt Nam. Vừa văn hóa, vừa tôn giáo, vừa ẩm thực, sẽ tạo nên nét đặc biệt cho ngôi chùa Việt Nam nơi xứ người. Nhưng chi phí trồng một cây hoa đào vài trăm đô la, phải chờ khoảng mười năm hoặc vài chục năm trở lên thì hoa mới nở đẹp. Không biết là có ngôi chùa nào thực hiện được ý tưởng đó hay không?

Được ngắm cả ba ngàn cây hoa đào nở cùng một lúc, một rừng hoa đào, phải cấp chính quyền mới làm được. Phải có đất đai, có tài chánh và giữ gìn, chăm sóc. Ở một đất nước Việt Nam bây giờ khi mà môi trường sống của con người đang bị ô nhiễm nặng nề; rừng núi cây bị chặt phá, nguồn nước bị thủy điện chận lại, sông hồ bị thải chất dơ; thì mới trân trọng quí mến và thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp vườn hoa đào Hoa Thịnh Đốn.

Tôi may mắn được có những bức hình và đoạn phim ôm đàn với hoa đào vùng này. Cả rừng du khách chen chúc với hoa đào, tìm một bức hình ưng ý không dễ.

Hoàn tất ca khúc mang tên Hoa Đào Hoa Thịnh Đốn, xin chép lời ca như sau:

HOA ĐÀO HOA THỊNH ĐỐN

Hoa đào khoe sắc mừng đón Xuân về

Trời Hoa Thịnh Đốn nắng Xuân tràn trề

Chào muôn du khách bốn phương cận kề

Mơn man cánh hoa hồn say ý thơ

Hoa đào thủ đô nước Mỹ, đẹp như câu thơ Đường Thi, lưu luyến bao khách tình si.

Lang thang giữa ngàn hoa đào, bâng khuâng nhớ người năm nào, mắt môi xinh tựa hoa đào.

Hoa cười trong gió người cũ phương trời.

Vườn hoa đào thắm bóng ai xa xôi

Ngàn năm hoa nở dáng em xuân hồng

Giai nhân với hoa ai đẹp biết không.

Đào hoa khoe sắc cho ai nhớ mong.

Nét nhạc dễ nghe dễ hát, lời ca khuôn sáo trong văn thơ, đưa được tên “hoa đào thủ đô nước Mỹ, trời Hoa Thịnh Đốn” để làm món quà văn nghệ tặng cho đồng hương vùng đất này. Tôi có cho bằng hữu nghe thử, thăm dò thì thấy người ở vùng Hoa Thịnh Đốn thích bài này; còn kẻ ở phương trời khác thì thờ ơ!

Cũng mong là mỗi dịp Xuân về, mỗi lần hoa đào nở thì bài ca Hoa Đào Hoa Thịnh Đốn vang lên, như một kỷ niệm. Hoa đào mỗi năm đều nở khá giống nhau, nhưng người thì thay đổi.

Tôi thích nhất câu “ Ngàn năm hoa nở dáng em xuân hồng “, dáng cây hoa đào hay dáng người yêu đều đẹp. Hoa đào vẫn nở từ ngàn xưa, dáng giai nhân vẫn mãi đẹp trong ký ức cho dù thời gian phôi pha.

Cám ơn bằng hữu Phan Anh Dũng, Võ Thành Nhân giúp cho được ngắm hoa đào thủ đô Mỹ Quốc.

Xin ghi lại lời ca nốt nhạc trong bản ký âm và đoạn video với hình ảnh hoa đào năm 2018 và tiếng hát tiếng đàn của tác giả bài Hoa Đào Hoa Thịnh Đốn. Xin bấm vào: https://www.youtube.com/watch?v=ksMnTJNnmKI

Trần Chí Phúc

Mời nghe “Hoa Đào Hoa Thịnh Đốn” qua tiếng hát của chính tác giả trong phần Nhạc https://www.youtube.com/watch?v=ksMnTJNnmKI

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE SỐ 8 – NĂM 2018

Tranh “Huyền Thoại Rồng Tiên” 2018 của Họa sĩ Thanh Trí, Sacramento USA