nghiÊn cỨu phÁt triỂn thỊ trƢỜng bẢo hiỂm phi...

27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: QUẢN MÃ SỐ : 62.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2017

Upload: doanhanh

Post on 12-Feb-2018

220 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ THU THUỶ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC

NGÀNH: QUẢN

MÃ SỐ : 62.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2017

Page 2: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

Công trình đƣợc hoàn thành tại:

Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Thành

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Phản biện 2: TS Nguyễn Duy Lạc

Phản biện 3: PGD.TS Hoàng Văn Hoan

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường tại:

Trường Đại học Mỏ - Địa chất, vào hồi giờ ngày tháng năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Hà Nội

- Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Page 3: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát

triển của một quốc gia nói chung, của từng địa phương tại mỗi quốc gia nói riêng. Vai trò này thể hiện thông qua việc ổn định kinh tế, giảm thiểu thiệt hại và phòng ngừa rủi ro cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm trong xã hội khi không may gặp rủi ro; Góp phần tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội…

Tại Việt Nam, hiện tại đã có 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Trong bối cảnh nền kinh tế đang khởi sắc trở lại, nhu cầu mua bảo hiểm cũng ngày càng gia tăng, thị trường BHPNT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thị trường BHPNT Việt Nam vẫn bị đánh giá là chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác được triệt để những tiềm năng mang tính vùng, miền, địa phương tại Việt Nam.

Vĩnh Phúc là một tỉnh nhỏ nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp đã và đang tạo ra nhiều tiềm năng cho các DNBH trong và ngoài tỉnh tham gia. Bên cạnh đó là các chính sách đẩy mạnh, hỗ trợ, phát triển du lịch, nông nghiệp, nông thôn và xây dựng của tỉnh đang tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trong tương lai. Theo đó là tốc độ tăng trưởng doanh thu trên thị trường giai đoạn 2011 – 2015 trung bình khoảng 20%/năm, rất cao so với mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ bồi thường trên doanh thu phí bảo hiểm khoảng 29%, được đánh giá là tỷ lệ tương đối an toàn. Vì vậy, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Vĩnh Phúc được đánh giá là thị trường tiềm năng lớn và hấp dẫn.

Song mặt trái của bức tranh này là tiềm năng thị trường khai thác ở mức thấp, tỷ lệ đóng góp của doanh thu phí vào GRDP so với mặt bằng chung của cả nước chưa cao, tình trạng cạnh trạnh diễn ra phức tạp trong nhiều năm qua, hiệu quả kinh doanh trên thị trường ngày càng có xu hướng giảm, trình độ hiểu biết của đại bộ phận người dân về bảo hiểm còn nhiều hạn chế, hiệu quả quản lý và giám sát thị trường BHPNT của các cơ quan chức năng chưa đồng bộ và hiệu quả…

Với mong muốn tìm ra các biện pháp kịp thời nhằm khắc phục những tình trạng bất ổn, khai thác tốt tiềm năng của thị trường và tận dụng những lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh nhằm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong tương lai, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tìm ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường BHPNT địa phương, nghiên cứu ở cấp tỉnh.

- Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi về không gian: Thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: + Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập trong giai đoạn 2011 - 2015. + Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong năm 2015.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Page 4: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

2

- Nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận và thực tiễn.

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường BHPNT, thị trường BHPNT địa phương.

- Nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó tập trung nghiên cứu:

+ Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc. + Đánh giá thực trạng phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc thông qua phân

tích một số tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường BHPNT địa phương. + Phân tích và lượng hoá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát triển của

thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở quán triệt phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng quan tài liệu liên quan đến thị trường BHPNT, nhằm hệ thống hoá những vấn

đề lý luận về TTBHPNT và phát triển TTBHPNT, làm cơ sở phương pháp luận cho việc đánh giá thực trạng TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Thực hiện thảo luận với một số chuyên gia tại một số DNBH uy tín trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường BHPNT địa phương theo hướng phát triển bền vững.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhằm lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc:

+ Tác giả thu thập số liệu thứ cấp về thống kê một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Vĩnh Phúc, số liệu có liên quan đến thị trường BHPNT Việt Nam và Vĩnh Phúc.

+ Tác giả thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp thảo luận nhóm với chuyên gia, tại các DNBH uy tín trên thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Những đóng góp về khoa học của luận án

- Về mặt lý luận: + Góp phần bổ sung, phát triển lý luận về khoa học kinh tế bảo hiểm nói chung và thị

trường BHPNT nói riêng. + Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vần đề lý luận về phát triển thị trường BHPNT

theo hướng phát triển bền vững. - Về mặt thực tiễn: + Phân tích và lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến

sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. + Phân tích và đánh giá thực trạng, tiềm năng, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển

thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững. +Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

7. Điểm mới của luận án.

- Quan điểm về phát triển thị trường BHPNT địa phương được đưa ra trên cơ sở kế thừa, phát triển lý luận về “Thị trường BHPNT” và lý luận về “Phát triển”, khác với các công trình nghiên cứu trước đó, chỉ nghiên cứu trên cơ sở lý luận về “Thị trường BHPNT”.

- Quan điểm về phát triển thị trường BHPNT địa phương được xem xét toàn diện trên các góc độ: Nhà nước, DNBH và người tham gia bảo hiểm.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường BHPNT trên cơ sở lý luận về “Thị trường BHPNT”, lý luận về “Phát triển” và lược khảo ý kiến chuyên gia.

Page 5: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

3

- Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, xác định được những nhân tố cốt lõi ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, tài liệu tham khảo và 4 phụ lục, luận án có kết cấu 4 chương.

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đền đề tài luận án và định hướng nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường BHPNT địa phương. Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 -

2015. Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh phúc.

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm phát triển và thị

trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan niệm phát triển.

Thuật ngữ “Phát triển” được dùng khá rộng rãi, nhưng chưa có quan điểm nào thống nhất, trên mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, có những quan điểm khác nhau:

* Theo giáo trình Triết học Mác –Lênin: Phát triển theo quan điểm biện chứng duy vật là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.

* Theo từ điển Oxford: Phát triển là sự gia tăng dần của sự vật để nó trở nên tiến bộ hơn, mạnh hơn”.

* Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Phát triển là sự mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh.

Các khái niệm trên của phát triển bao hàm cả sự gia tăng về mặt lượng và chất, là nền tảng để đưa ra khái niệm phát triển trên các lĩnh vực cụ thể.

* Trong lĩnh vực xã hội: Phát triển xã hội là kết quả mà xã hội đạt được khi tạo dựng đầy đủ khả năng cần thiết trong tổ chức các nguồn lực, tài lực và vật lực để khắc phục các thách thức và tranh thủ các cơ hội mà cuộc sống đem lại trong suốt tiến trình lịch sử.

* Trong lĩnh vực kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.

Khái niệm phát triển trong lĩnh vực xã hội và kinh tế cho thấy: Sự biến đổi về lượng trên lĩnh vực kinh tế là tiền đề vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội và sự biến đổi về chất trên lĩnh vực kinh tế thể hiện thông qua khả năng đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội và giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội khác.

* Phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện

tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau. Quan niệm phát triển bền vững được nêu ra tại rất nhiều hội thảo, hội nghị của các tổ

chức, tập đoàn kinh tế tại Việt Nam trong những năm qua. Và mặc dù có nhiều quan niệm về phát triển bền vững, song hầu hết các quan niệm đều đồng ý ba mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững là (1) thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, trong mối quan hệ với (2) đảm bảo tính bền vững môi trường sinh thái, và (3) đảm bảo công bằng xã hội.

Lập luận về phát triển bền vững đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi, nhưng lập luận về tính bền vững môi trường thì ngay lập tức đã có được sự nhất trí rộng rãi, quan niệm phát

Page 6: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

4

triển bền vững ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn căn bản cho mọi hoạch định mục tiêu và chiến lược phát triển. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

1.1.2.1. Trên thế giới Luận án tiến sỹ của Tanveer Ahmad Darzi (2012), khoa Nghiên cứu Kinh doanh và

Tài chính, trường đại học Kaskmir, Ấn Độ nghiên cứu đề tài: "Hoạt động tài chính của ngành công nghiệp bảo hiểm trong thời kỳ hậu tự do hóa ở Ấn Độ".

Nghiên cứu của Aranee Treerattanapun (2011), nghiên cứu thuộc dự án Wharton Research Scholars, trường đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ về đề tài: "Tác động của văn hoá đến tiêu dùng bảo hiểm phi nhân thọ".

Nghiên cứu của Georges Dionne, HEC Montreal, Cannada; Pierre-Carl Michaud, UQAM, Canada; Jean Pinquet, Universite’ Paris Ouest, France (2012) về đề tài: “Đánh giá những phân tích lý thuyết và thực nghiệm về thông tin bất đối xứng trong an toàn đường bộ và bảo hiểm ô tô”. 1.1.2.2. Tại Việt Nam

Luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Minh Phụng (2009) - Học viện Tài chính về đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm trong điều kiện hội nhập và mở cửa”.

Luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Công Trung (2015) - Đại học Kinh tế quốc dân về đề tài “Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam”. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

1.1.3.1. Trên thế giới Bài nghiên cứu của giáo sư Georges Dionne (2011) - trường đại học Montreal,

Canada về đề tài: "Tổng quan những nghiên cứu gần đây về cung bảo hiểm phi nhân thọ". Bài nghiên cứu của tiến sĩ Mohan Kumar và tiến sĩ G.Brinda trên tạp chí các ấn

phẩm nghiên cứu và khoa học quốc tế (2015) với đề tài: “Nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng và đại lý bảo hiểm về việc tăng vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực bảo hiểm ở Ấn Độ”.

Luận án tiến sĩ của Michael Zboron (2015), trường đại học Southampton với đề tài: “Bảo lãnh phát hành bảo hiểm và môi giới trên thị trường BH London: Vai trò của uy tín và niềm tin trong quá trình ra quyết định bảo hiểm”. 1.1.3.2. Tại Việt Nam

Luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Thị Xuân Dung (2012) - Đại học Kinh tế Quốc dân về đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam”.

Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Công Hiệp (2014) - Học viện Tài chính về đề tài “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong điều kiện hội nhập”

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Nga (2015) - Học viện Tài chính về đề tài “Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam”. 1.1.4. Một số nhận xét từ tổng quan nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu về quan niệm “Phát triển” cho thấy, quan niệm phát triển đã được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Trong khi BHPNT là một lĩnh vực kinh doanh rủi ro và dựa trên nền tảng lòng tin của người tham gia BH đối với những cam kết của DNBH, và rủi ro của người tham gia bảo hiểm cũng chính là rủi ro của DNBH. Vì vậy, phát triển thị trường BHPNT theo quan điểm của tác giả không chỉ quan tâm trên góc độ kinh tế, mà cần quan tâm đến cả góc độ xã hội và môi trường, nhằm đảm bảo hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa các bên có liên quan. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu phát triển thị trường BHPNT theo quan niệm phát triển bền vững là phù hợp với xu thế phát triển KT-XH hiện nay.

Page 7: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

5

Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài cho thấy, thị trường BHPNT đã được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau như: (1) Chính phủ; (2) Doanh nghiệp BHPN; (3) Người tham gia bảo hiểm và đại lý bảo hiểm.

Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy, đã có nhiều vấn đề liên quan đến thị trường BHPNT Việt Nam đã được nghiên cứu như: (1) Các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường BHPNT Việt Nam; (2) Giải pháp phát triển thị trường BHPNT thị trường BHPNT; (3) Giám sát thị trường BHPNT.

Các công trình nghiên cứu này đã rất có ý nghĩa đối với luận án của tác giả trong việc tham khảo nghiên cứu lý luận về BHPNT, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường BHPNT. 1.1.5. Khoảng trống nghiên cứu

Trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam nêu trên, đều chưa đưa ra được khái niệm về phát triển TTBHPNT và phạm vi nghiên cứu cũng không đề cập đến một địa phương cụ thể, mang tính điển hình nào tại Việt Nam.

Quan điểm phát triển hiện nay phải theo hướng phát triển bền vững, tuy nhiên chưa có công trình nào nêu trên nghiên cứu đến cơ sở lý luận về phát triển thị trường BHPNT cũng như các giải pháp phát triển thị trường BHPNT theo hướng phát triển bền vững.

Các luận án đều xác định các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường BHPNT trên cơ sở đặc thù của thị trường BHPN. Đồng thời, các luận án nêu trên chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để tìm ra được nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BHPNT. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng thị trường BHPNT chưa mang tính trọng tâm.

Các giải pháp mà các luận án đưa ra, chưa có luận án nào đề cập đến nhóm giải pháp mang tính điển hình địa phương tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng chưa có luận án nào hệ thống hoá những giải pháp trên cơ sở kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng. 1.2. Định hƣớng nghiên cứu 1.2.1. Định hướng nghiên cứu về phát triển thị trường BHPNT địa phương

1.2.1.1. Định hướng nghiên cứu lý luận về phát triển thị trường BHPNT địa phương Luận án sẽ nghiên cứu khái quát về thị trường BHPNT, khái quát về phát triển thị

trường BHPNT địa phương, nghiên cứu ở cấp tỉnh. 1.2.1.2. Định hướng nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc

Luận án sẽ phân tích, đánh giá, tổng hợp thực trạng phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở lý luận đã xây dựng trong chương 1. 1.2.1.3. Định hướng đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, cùng với những phân tích, đánh giá định hướng, mục tiêu phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Định hướng, mục tiêu phát triển thị trường BHPNT Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030; Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2.2. Quy trình nghiên cứu của luận án

Để có thể đánh giá được thực trạng phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, trên có sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, luận án thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Nghiên cứu định tính: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án trong chương 1, nhằm xác định được các câu hỏi nghiên cứu:

- Phát triển thị trường BHPNT địa phương trên cơ sở lý luận nào? Trên góc độ nhìn nhận của chủ thể nào? Được hiểu như thế nào? - Có những tiêu chí nào phản ánh sự phát triển thị trường BHPNT địa phương?

- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của TTBHPNT địa phương?

Page 8: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

6

Bước 2: Nghiên cứu định tính về thực trạng thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, luận án tiếp tục xác định câu hỏi nghiên cứu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào? Có thể đưa ra những nhóm giải pháp phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc nào từ việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng trên?

Bước 3: Nghiên cứu định lượng. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, bằng việc sử dụng bảng hỏi với thang đo Likert 5 điểm, kích thước mẫu là 100. Xây dựng mô hình phương trình hồi quy bội, sử dụng phần mềm SPSS để lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng và sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo.

Bước 4: Kết luận về kết quả nghiên cứu, từ đó làm căn cứ đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến thị trường BHPNT trên thế giới và tại Việt Nam, qua nghiên cứu tổng quan cho thấy:

Các nghiên cứu về phát triển thị trường BHPNT chủ yếu trên cơ sở lý luận về thị trường BHPNT, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu phát triển thị trường BHPNT trên cơ sở lý luận về phát triển.

Trong đó, các công trình nghiên cứu đã luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường BHPNT, xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường BHPNT trên cơ sở đặc thù của thị trường BHPNT mà chưa đánh giá và lượng hoá được sự mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường BHPNT.

Để thực hiện theo hướng nghiên cứu này, chương 2 của luận án sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề mà các công trình nghiên cứu có liên quan chưa đề cập đến trên cơ sở kế thừa và phát triển những lý luận về thị trường BHPNT. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển thị trường BHPNT tiếp cận từ lý luận về “Phát triển” và lý luận về “Thị trường BHPNT”. Trong đó, luận giải toàn diện ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát triển thị trường BHPNT địa phương; Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường BHPNT địa phương trên cơ sở lý luận về “Phát triển” và đặc thù của thị trường BHPNT.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ĐỊA PHƢƠNG

2.1. Lý luận về thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ

2.1.1 Khái niệm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Thị trường BHPNT là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các sản phẩm, dịch vụ bảo

hiểm phi nhân thọ. Nói cách khác, thị trường BHPNT là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về các sản phẩm BHPNT. 2.1.2. Các thành tố cơ bản của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

2.1.2.1. Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ a. Khái niệm về bảo hiểm phi nhân thọ. * Khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ “Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo

hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả tiền phí bảo hiểm còn doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

Bảo hiểm được phân thành hai nhóm lớn là: Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) và Bảo hiểm Phi nhân thọ (BHPNT). Trong đó theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (2000):

Page 9: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

7

“Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”. “ Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiêm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ” Nếu như đối tượng của BHNT chỉ là con người và có tính chất tiết kiệm, thì đối tượng của BHPNT bao gồm tài sản, TNDS, tính mạng và tình trạng sức khoẻ con người và không có tính chất tiết kiệm

* Khái niệm sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ Trên cơ sở khái niệm về bảo hiểm, BHNT, BHPNT, sự phân tích những khác biệt cơ

bản giữa BHNT và BHPNT có thể hiểu về sản phẩm BHPNT như sau: Sản phẩm BHPNT là những cam kết của DNBH đối với người tham gia bảo hiểm về

việc bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi có các rủi ro bảo hiểm xảy ra đối với tài sản, trách nhiệm dân sự và tính mạng, tình trạng sức khoẻ không thuộc đối tượng của BHNT.

b. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ. Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm, ý nghĩa mà BHPNT được phân chia thành các

nhóm như sau:

Hình 2.1. Các loại bảo hiểm phi nhân thọ

2.1.2.2. Các chủ thể tham gia vào thị trường - Nhà nước – Người tổ chức thị trường. - Người mua - Người tham gia bảo hiểm. - Các trung gian bảo hiểm: - Người bán. - Các tổ chức khác.

2.1.2.3. Phí BH phi nhân thọ: Chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: Mục tiêu định giá; Tần suất tổn thất và chi phí trung bình/1 tổn thất; Cầu về sản phẩm; Yếu tố cạnh tranh; Sự can thiệp của Nhà nước. 2.1.2.4. Cung, cầu và cạnh tranh của thị trường BHPNT

- Cầu về BHPNT: Là mong muốn tham gia các dịch vụ BHPNT và có khả năng tham gia của một bộ phận người tiêu dùng.

- Cung trên thị trường BHPNT: Là tổng số lượng các dịch vụ BHPNT mà DNBH có khả năng cung ứng trên thị trường để thỏa mãn cầu về BHPNT trong một thời kỳ nhất định.

- Cạnh tranh: Là đặc trưng của thị trường nói chung, nhưng ở thị trường BHPNT cạnh tranh thường gay gắt hơn. 2.1.2.5. Điều kiện của quá trình giao dịch.

BH

tự nguyện

BHTNDS

BH

tài sản

BẢO

HIỂM

PHI

NHÂN

THỌ

BH

bắt buộc

BH con người

PNT

BẢO

HIỂM

PHI

NHÂN

THỌ

Page 10: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

8

- Điều kiện vật chất. - Các quy tắc, tập quán, thông lệ ứng xử của các chủ thể khi tham gia giao dịch. 2.1.3. Đặc điểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

- Sự ra đời của thị trường: TTBHPNT ra đời muộn hơn so với các thị trường khác. - Phạm vi hoạt động của thị trường: TTBHPNT có phạm vi hoạt động rất rộng lớn,

trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Hàng hoá trao đổi trên thị trường – các sản phẩm BHPNT: Là các sản phẩm vô

hình, luôn gắn liền với những rủi ro bất ngờ. - Hoạt động của các chủ thể tham gia vào thị trường: Trên TTBHPNT, các doanh

nghiệp vừa cạnh tranh với nhau quyết liệt, vừa phải tìm cách liên minh với nhau và phân chia thị trường.

- Mối quan hệ giữa thị trường BHPNT trong nước và thị trường BH quốc tế: TTBHPNT trong nước có mối quan hệ mật thiết với TTBH quốc tế thông qua hoạt động đồng BH, tái BH.

- Quản lý Nhà nước đối với thị trường: TTBHPNT nói riêng chịu sự quản lý và chi phối chặt chẽ của Nhà nước thông qua luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác. 2.1.4. Phân loại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Để có thể hiểu cặn kẽ về thị trường BHPNT thì cần phân loại theo những tiêu khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. 2.1.4.1. Căn cứ vào khả năng cung ứng dịch vụ BHPNT: Thị trường BHPNT bao gồm: (1) Thị trường thực tế; (2) Thị trường tiềm năng. 2.1.4.2. Căn cứ theo phương thức hình thành phí BHPNT: Thị trường BHPNT bao gồm (1) Thị trường độc quyền; (2)Thị trường cạnh tranh. 2.1.4.3. Căn cứ vào phạm vi địa lý của thị trường BHPNT: Thị trường BHPNT bao gồm (1) Thị trường quốc tế; (2) Thị trường quốc gia; (3)Thị trường địa phương. 2.2. Lý luận về phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ địa phƣơng 2.2.1. Khái niệm về phát triển TTBHPNT địa phương

Trên cơ sở lý luận về “Phát triển”, lý luận về “Thị trường BHPNT”, và nội dung về “Phát triển bền vững”, có thể khái niệm về sự phát triển TTBHPNT địa phương như sau:

Phát triển thị trường BHPNT địa phương là tập hợp những biện pháp, công cụ và chính sách được các chủ thể áp dụng nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn, kết hợp với các mục tiêu xã hội và môi trường, đảm bảo hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Địa phương - Doanh nghiệp BHPNT- Người tham gia bảo hiểm, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường BHPNT quốc gia và thế giới.

Sở dĩ luận án đưa ra khái niệm trên vì tác giả cho rằng, sự phát triển thị trường BHPNT địa phương, ngoài chịu ảnh hưởng bởi các chính sách chung của Chính phủ, còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách quản lý của địa phương và các yếu tố đặc thù mang tính địa phương như: tự nhiên, kinh tế, xã hội và các lợi thế so sánh khác của địa phương. Vì vậy, để phát triển thị trường BHPNT địa phương theo hướng bền vững, cần nghiên cứu các vấn đề trên cả góc độ Nhà nước, DNBHPNT và người tham gia bảo hiểm. 2.2.2. Các hình thức phát triển thị trường

a. Phát triển theo các thành tố của thị trường: Bao gồm các hình thức phát triển thị trường sau: (1) Phát triển khách hàng; (2) Phát triển người bán; (3) Phát triển các tổ chức trung gian; (4) Phát triển sản phẩm; (5) Phát triển yếu tố cạnh tranh.

b. Phát triển theo hình thức thị trường: Bao gồm các hình thức phát triển thị trường sau: (1) Phát triển theo chiều rộng; (2) Phát triển theo chiều sâu; (3) Phát triển hỗn hợp.

c. Phát triển theo mục tiêu: Bao gồm các hình thức phát triển thị trường sau: (1) Phát triển kinh tế; (2) Phát triển xã hội; (3)Phát triển bền vững.

Có nhiều hình thức phát triển thị trường BHPNT và mỗi hình thức sẽ phù hợp trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Và cùng với việc thực hiện các mục tiêu phát triển

Page 11: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

9

nhanh và bền vững tại Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng, sự phát triển của thị trường BHPNT là tất yếu khách quan. Vì vậy, luận án nghiên cứu phát triển thị trường BHPNT địa phương ở cấp tỉnh theo hình thức hỗn hợp, tức là phát triển cả chiều rộng và chiều sâu theo hướng phát triển bền vững. 2.2.3. Sự cần thiết phải phát triển thị trường BHPNT địa phương

- Thị trường BH phi nhân thọ địa phương vừa là bộ phận cấu thành, vừa là nơi triển khai các dịch vụ BH của thị trường BHPNT quốc gia.

- Tính đặc thù địa phương. 2.2.4. Mục tiêu phát triển thị trường BHPNT địa phương

- Về mặt kinh tế: Phải hướng tới sự tăng trưởng ổn định về doanh thu và lợi nhuận trong dài hạn, sự gia tăng đều số lượng các DNBH tham gia vào thị trường, sự gia tăng số thuế nộp vào ngân sách địa phương.

- Về mặt xã hội: Phải góp phần xây dựng xã hội công bằng hơn, làm cho cuộc sống người dân địa phương an bình hơn, có môi trường sống hài hoà và ngày càng nhiều an sinh.

Nâng cao nhận thức của người dân về các dịch vụ BH, giảm thiểu những hành động trục lợi bảo hiểm, những rủi ro từ những hành động thiếu ý thức.

- Về mặt môi trường: Phải hướng tới việc cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ BH môi trường, tham gia vào các hoạt động khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và các chương trình hành động vì môi trường tại địa phương.

- Về Biện pháp quản lý và giám sát thị trường: Phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích sự đối thoại giữa các chủ thể tham gia vào thị trường và tham gia trên tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ, tự do. 2.2.5. Tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ địa

phương

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các tiêu chí phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc, quan điểm của Nhà nước, các nhà khoa học, đặc thù của thị trường BHPNT địa phương tại Việt Nam, cùng với phương pháp thảo luận chuyên gia, tác giả luận giải một số tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển thị trường BHPNT địa phương theo hướng bền vững.

Bảng 2.1. Tổng hợp hệ thống một số tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển

thị trƣờng BHPNT địa phƣơng

Tiêu chí Tính chất

Trên góc độ kinh

tế

Tăng trưởng ổn định về doanh thu

Kế thừa, phát triển Trịnh Thị Xuân Dung (2012), thảo luận chuyên gia

Sự tăng trưởng ổn định về lợi nhuận

Sự gia tăng đều về số lượng doanh nghiệp BHPNT tại địa phương

Số tiền bồi thường

Số tiền nộp ngân sách địa phương

Trên góc

độ xã hội

Sự phân bổ lợi nhuận từ sự tăng trưởng trên Phát hiện mới, thảo luận chuyên gia

Năng lực quản trị, điều hành Kế thừa, Trịnh Thị Xuân Dung (2012)

Sự gia tăng số lượng lao động có trình độ cao

Phát hiện mới, thảo luận chuyên gia

Khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm của KH Phát hiện mới, thảo luận chuyên gia

Khả năng triển khai các dịch vụ BHPNT tại các địa bàn khó khăn, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Phát hiện mới, thảo luận chuyên gia

Các chương trình hành động vì cộng đồng tại Phát hiện mới, thảo luận

Page 12: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

10

Tiêu chí Tính chất

địa phương chuyên gia

Trên góc

độ môi

trƣờng

Các sáng kiến cung cấp dịch vụ bảo hiểm môi trường

Phát hiện mới, thảo luận chuyên gia

Khả năng khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra

Phát hiện mới, thảo luận chuyên gia

Các chương trình hành động vì cộng đồng tại địa phương

Phát hiện mới, thảo luận chuyên gia

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ

địa phƣơng

2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường tổng quát: Bao gồm các nhân tố mang tính chất vĩ

mô, ảnh hưởng đến các nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp và môi trường vi mô như:

(1) Môi trường pháp lý; (2) Môi trường Kinh tế; (3) Môi trường xã hội; (4) Môi trường tự nhiên. 2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp: Bao gồm các nhân tố thuộc về môi

trường ngành bảo hiểm, có ý nghĩa định hướng sự cạnh tranh trong ngành

(1) Số lượng, loại hình các doanh nghiệp BHPNT; (2) Yếu tố bảo hiểm nội ngành; (3)Tập quán kinh doanh (Văn hóa mua bảo hiểm); (4) Tình trạng cạnh tranh trên thị trường. 2.3.3. Nhóm nhân tố vi mô: Bao gồm các nhân tố(1) Chiến lược kinh doanh bền vững của các DNBHPNT; (2) Các kênh phân phối sản phẩm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển thị trường BHPNT địa phương, trên cơ sở đặc thù của thị trường BHPNT và cơ sở lý luận về phát triển theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời, nghiên cứu sự phát triển này từ các góc độ của Nhà nước, của các DNBHPNT và người tham gia bảo hiểm. Theo đó, phát triển thị trường BHPNT địa phương được hiểu như sau:

Phát triển thị trường BHPNT địa phương là tập hợp những biện pháp, công cụ và chính sách được các chủ thể áp dụng nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn, kết hợp với các mục tiêu xã hội và môi trường, đảm bảo hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Địa phương - Doanh nghiệp BHPNT- Người tham gia bảo hiểm, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường BHPNT quốc gia và thế giới.

Với cách tiếp cận như trên, chương 2 của luận án cũng đã xây dựng và luận giải được hệ thống các tiêu chí cơ bản, cũng như các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường BHPNT địa phương.

Đây là cơ sở khoa học để luận án đánh giá thực trạng phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc thông qua phân tích một số chỉ tiêu cơ bản và đánh giá, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3 của luận án.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

3.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc 3.1.1. Thị trường BHPNT Việt Nam

Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành của thị trường BHPNT Việt Nam đó là việc Công ty Bảo hiểm Việt Nam (sau này là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 1 năm 1965.

Đến nay, tính đến cuối năm 2015 thị trường BHPNT Việt Nam đã có 29 công ty BHPNT thuộc nhiều khối DN khác. Cùng với đó là hàng nghìn sản phẩm BH ra đời, phát triển đã đáp ứng cơ bản nhu cầu BH của người dân.

Page 13: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

11

3.1.2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc

Đánh dấu sự hình thành của thị trường BHPNT Vĩnh Phúc đó là việc Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 01 năm 1997.

Tính đến cuối năm 2015 thị trường BHPNT Vĩnh Phúc có 9 công ty, văn phòng đại diện thuộc nhiều khối doanh nghiệp khác nhau. Từ chỗ người dân Vĩnh Phúc chỉ có hội tiếp cận một số dịch vụ BHPNT truyền thống, đơn giản đến các dịch vụ BHPNT phức tạp, thiết thực với nhu cầu, mang tính đặc thù địa phương. 3.1.3. Đặc trưng của thị trường BH phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc

Thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc có một số đặc trưng so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước như sau: (1) Đặc trưng về DNBH; (2) Đặc trưng về chiến lược kinh doanh; (3) Đặc trưng về chính sách nộp thuế tại địa phương; (4) Đặc trưng về sự gắn kết giữa địa phương với các Công ty BHPNT chưa cao; (5) Đặc trưng về cơ quan quản lý và giám sát thị trường. 3.2. Thực trạng phát triển của thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc 3.2.1. Trên góc độ kinh tế

3.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu So với tốc độ tăng trưởng của thị trường BHPNT cả nước giai đoạn 2011 - 1015, tốc

độ tăng trưởng doanh thu phí BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc tương đối cao và ổn định, đặc biệt trong 3 năm 2013, 2014, 2015.

Bảng 3.1. Doanh thu phí bảo hiểm thị trƣờng BHPNT Vĩnh Phúc và Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015.

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đ) 145,444 161,426 181,285 231,18 282,34

Tỷ lệ tăng (%) 19,38 11,00 18,50 20,86 22,34

Tỷ lệ tăng của thị trường Việt Nam (%) 17,56 10,2 7 12,45 17,18

(Nguồn: Báo cáo KQKD của 9 Công ty BHPNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến 2015; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm)

3.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận. Lợi nhuận trên thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc năm sau luôn cao hơn năm trước,

nhưng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu phí BHPNT cũng có xu hướng giảm. Bảng 3.2. Lợi nhuận trên thị trƣởng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đ) 38,295 40,906 44,397 48,632 53,74

Tốc độ tăng(%) 12,89 10,59 8,97 9,54 10,53

Tỷ lệ LNTT/Doanh thu phí BH gốc 26,32 25,34 24,49 21,03 19,03

Bồi thường (Tỷ đ) 55,37 54,66 43,90 61,77 68,79

Tỷ lệ BT/DT phí BH gốc(%) 38,07 33,445 22,95 26,72 24,36

(Nguồn: Báo cáo KQHĐ của 9 Công ty BHPNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến 2015)

3.2.1.3. Số tiền bồi thường Tổng số tiền bồi thường mà các DNBH trên địa bàn tỉnh thực hiện chi trả giai đoạn

2011 – 2015 gần 300 tỷ đồng, cùng với thủ tục chi trả ngày càng nhanh chóng. Tỷ lệ bồi thường trên thị trường BHPNT Vĩnh Phúc trung bình giai đoạn 2011 - 2015 là 29,5% và đang có xu hướng tiếp tục giảm. 3.2.1.4. Tỷ lệ đóng góp của doanh thu phí vào GDRP: Tỷ lệ doanh thu phí đóng góp vào GRDP của tỉnh năm sau cao hơn năm trước, cho thấy sự đóng góp ngày càng lớn của ngành BHPNT vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, nếu so với của toàn thị trường BHPNT Việt Nam năm 2015 là 2% thì tỷ lệ gần 1% của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc tương đối thấp.

Page 14: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

12

Bảng 3.3. Tỷ lệ đóng góp của doanh thu phí vào GDRP theo giá hiện hành của thị

trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015

Năm Doanh thu phí

(Tỷ đồng)

GDRP

(Tỷ đồng)

Tỷ lệ doanh thu phí đóng

góp vào GDRP (%)

2011 145,444 52.899,212 0,275

2012 161,426 52.880,772 0,305

2013 181,285 60.428,455 0,300

2014 231,180 64.290,214 0,360

2015 282,340 70.074,752 0,403

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2015; Báo cáo KQKD của 9 Công ty BHPNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến 2015)

3.2.1.5. Số tiền nộp vào ngân sách tỉnh: Số tiền nộp vào ngân sách tỉnh từ các DNBH trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua các loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và một số loại phí, lệ phí khác. Trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tiền nộp vào ngân sách thì các DNBH lại nộp theo Công ty mẹ.

Bảng 3.4. Số tiền nộp ngân sách tỉnh của các DNBHPNT trên địa bàn tỉnh

giai đoạn 2011 -2015.

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Số tiền nộp vào ngân sách tỉnh (tỷ đồng)

10,185 11,789 14,141 18,726 23,149

Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách tỉnh (%)

0,044 0,067 0,059 0,071 0,091

(Báo cáo KQKD của 9 Công ty BHPNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến 2015) 3.2.2. Trên góc độ xã hội

3.2.2.1. Sự phân bổ lợi nhuận từ sự tăng trưởng trên Việc tính toán lợi nhuận chủ yếu để phục vụ công tác chi trả lương cho CBCNV và

chi quản lý. Đồng thời, việc phân phối, sử dụng lợi nhuận do Tổng Công ty quyết định. 3.2.2.2. Số lượng doanh nghiệp

Số lượng DNBHPNT có trụ sở, chi nhánh, văn phòng trên TTBHPNT không gia tăng. Tuy nhiên, có rất nhiều Công ty BHPNT không có trụ sở, văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc nhưng thực hiện khai thác trên địa bàn Vĩnh Phúc. 3.2.2.3. Năng lực quản trị điều hành - Điểm sáng: Trình độ đội ngũ quản lý của các Công ty đều xu hướng phát triển tốt, điều này được thể hiện ở đội ngũ các trưởng, phó phòng. - Hạn chế: Trình độ của các lãnh đạo của các DNBH. 3.2.2.4. Sự gia tăng số lượng lao động: Số lượng lao động trong lĩnh vực BH, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, số lượng đại lý hoạt động chuyên nghiệp có xu hướng giảm.

Bảng 3.5. Số lƣợng đại lý BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Đại lý 900 1.000 1.150 1.300 1.400

Đại lý tổng hợp 115 94 80 75 60

Đại lý tổ chức 26 28 40 45 50

(Nguồn: Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc) 3.2.2.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm của KH: Sự đa dạng về sản phẩm BH, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực truyền thống; Sự phát triển của kênh phân phối sản phẩm nhưng chưa mang tính chiều sâu.

Page 15: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

13

3.2.2.6. Khả năng triển khai các dịch vụ BHPNT tại các địa bàn khó khăn, ít dân cư sinh sống, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn: Thể hiện nổi bật ở một số sản phẩm BH như: (1) BH cho đối tượng hưu trí; (2) Bảo hiểm cho hội viên hội phụ nữ; (3) Giảm phí bảo hiểm sinh mạng cho đối tượng thương, bệnh binh,..Tuy nhiên, việc triển khai các dịch vụ bảo hiểm tại các vùng nông thôn, miền núi chưa được quan tâm. 3.2.3. Trên góc độ môi trường

3.2.3.1. Các sáng kiến cung cấp dịch vụ bảo hiểm môi trường Chưa có sản phẩm bảo hiểm nào được triển khai.

3.2.3.2. Khả năng khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra góp phần bảo vệ môi trường: (1) Thông qua hoạt động bồi thường đối với những rủi ro bảo hiểm do thiên tai; (2) Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tham gia bảo hiểm. 3.2.3.3. Các chương trình hành động vì môi trường tại địa phương Các DNBH trên địa bản tỉnh đã rất tích cực trong việc hưởng ứng các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường tại địa phương. 3.3. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển của thị trƣờng BHPNT

tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường tổng quát

(1) Môi trường pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm * Văn bản pháp luật: Trong giai đoạn 2011 - 2015, lĩnh vực BHPNT có 18 văn bản quy

phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, theo hướng lành mạnh, tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ DNBH, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BH; Sự hỗ trợ, chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên một số khía cạnh liên quan đến BHPNT như các hoạt động xây dựng, chăn nuôi,…, đã tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường BHPNT.

* Cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm: Tại Vĩnh Phúc, hoạt động kinh doanh BHPNT, chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý theo quy định tại điều 121 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, tại Vĩnh Phúc chưa có văn phòng của bất kỳ cơ quan quản lý Nhà nước nào trong lĩnh vực BHPNT.

* Thực trạng tổ chức quản lý và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với hoạt động BHPNT tại tỉnh Vĩnh Phúc: Việc thực hiện nghiêm túc các quy định về đấu thầu bảo hiểm xây dựng tại một số cơ quan, ban ngành trong tỉnh; Triển khai thành công nhiều dịch vụ bảo hiểm mang tính an sinh xã hộị; Triển khai thành công dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp.

(2) Tình hình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 Thông qua phân tích tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy,

Vĩnh Phúc có điều kiện rất tốt để phát triển bền vững TTBHPNT. Một số chỉ tiêu cơ bản được luận án phân tích, đánh giá: GRDP; Cơ cấu kinh tế theo ngành; Giá trị sản xuất công nghiệp; Giá trị sản xuất Nông, lâm và thuỷ sản; Giá trị sản xuất ngành xây dựng; Thu Ngân sách tỉnh; GRDP bình quân đầu người; Chính sách thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc.

(3) Môi trường tự nhiên. * Vị trí địa lý: Những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế; Đang xích gần hơn với các

trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế. * Điều kiện tự nhiên: Nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử văn hoá;

Thiên nhiên tươi đẹp; Tiềm năng phát triển du lịch hấp dẫn; Giá trị của những tiềm năng này đang ngày càng được nâng cao.

* Các vấn đề môi sinh - môi trường: Vĩnh Phúc có điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi so với cả nước nhưng trong những năm qua Vĩnh Phúc vẫn phải chịu những tổn thất do môi trường gây ra. 3.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp

(1) Tình trạng cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh đã khiến số lượng và chất lượng các dịch vụ BHPNT ngày càng gia tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tham gia BH. Tuy nhiên, những hình thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH

Page 16: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

14

đang diễn ra ngày càng phức tạp, tập trung chủ yếu trên một số mặt sau: Cạnh tranh về phí bảo hiểm; Cạnh tranh về chi trả hoa hồng; Cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính

(2) Số lượng DNBH. Bảng 3.6. Số lƣợng các Công ty BHPNT trên thị trƣờng BHPNT

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lượng Công ty BHPNT 6 7 7 8 8 8 8

Số lượng VP đại diện 2 4 4 1 1 1 1

Tổng 8 11 11 9 9 9 9

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc) Ngoài ra, có rất nhiều DNBH không có trụ sở, văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc

nhưng thực hiện khai thác trên địa bàn Vĩnh Phúc. (3) Tập quán kinh doanh: Vĩnh Phúc vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn

hoá dân gian đặc sắc, phần nào hình thành thói quen tham gia BH theo các mối quan hệ, hay việc giải quyết các vấn đề liên quan đến BH theo quan điểm “thấu tình đạt lý” khá phổ biến.

(4) Yếu tố bảo hiểm nội ngành: Là một trong những yếu tố mang lại sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thị trường BHPNT Vĩnh Phúc trong những năm qua. 3.2.3. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô.

(1) Chiến lược kinh doanh bền vững của DNBH trên địa bàn tỉnh: Chủ yếu tập trung khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống; Chủ yếu tập trung ở những địa bàn thuận lợi; Ít các hoạt động cộng đồng tại địa phương

(2) Kênh phân phối sản phẩm: Phân phối trực tiếp chiếm khoảng 65% - 70% tổng doanh thu toàn thị trường, trong khi đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo hiểm không nhiều.

(3) Yếu tố thương hiệu và văn hoá kinh doanh: Thương hiệu rất quan trọng, đặc biệt là những thương hiệu truyền thống của Việt Nam. DNBH gặp khó khăn trong quá trình phát triển văn hoá kinh doanh do trình độ dân trí của người dân Vĩnh Phúc còn thấp. 3.2.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển thị trường BHPNT

tỉnh Vĩnh phúc qua phỏng vấn chuyên gia.

Xây dựng mô hình phương trình hồi quy bội, sử dụng phần mềm SPSS để lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng và sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo. Kết quả phân tích hồi quy cho kết quả như sau:

Y = 2,626 + 0,108.X1 + 0,345.X2 + 0.197 X3 + 0,264.X4 - 0,463.X5 + 0,022.X6 - 0,046.X7 + 0,307.X8 - 0,001.X9 - 0,104.X10 + 0,009.X11

Bảng 3.13. Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tới sự phát triển thị trƣờng BHPNT

tỉnh Vĩnh Phúc.

STT Biến Tên gọi Mức độ tác động

(Beta)

Các nhân tố ảnh hƣởng tích cực

1 X2 Môi trường KT-CT 0,345

2 X8 Chiến lược kinh doanh của các DNBH 0,307

3 X4 Sự phát triển của hội nhập quốc tế 0,264

4 X3 Môi trường tự nhiên 0,197

5 X1 Môi trường pháp lý 0,108

6 X6 Yếu tố bảo hiểm nội ngành 0,022

7 X11 Thương hiệu và văn hoá kinh doanh 0,009

Các nhân tố ảnh hƣởng tiêu cực

8 X5 Tình trạng cạnh tranh trên thị trường -0,463

9 X10 Kênh phân phối sản phẩm -0,104

10 X7 Tập quán kinh doanh -0,046

11 X9 Số lượng DNBHPNT trên thị trường -0,001

Page 17: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

15

3.4. Đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc

Qua kết quả phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc và những phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy: 3.4.1. Một số kết quả đạt được

3.4.1.1 Trên góc độ kinh tế Một là, tốc độ tăng trưởng doanh thu cao. Hai là, lợi nhuận trước thuế năm sau cao hơn năm trước. Ba là, tỷ lệ bồi thường tương đối thấp.

3.4.1.2. Trên góc độ xã hội. Một là, số lượng đại lý bảo hiểm ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi trong

việc phân phối sản phẩm đến người tham gia bảo hiểm. Hai là, đáp ứng nhu cầu cơ bản về sản phẩm của khách hàng thông qua số lượng sản

phẩm triển khai trên thị trường. Ba là, năng lực quản trị điều hành có xu hướng phát triển. Bốn là, ngày càng nhiều các sản phẩm dành cho những đối tượng khó khăn được.

3.4.1.4. Trên góc độ môi trường Một là, khả năng khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra góp phần bảo vệ

môi trường thông qua một số dịch vụ BH. Hai là, các chương trình hành động vì môi trường tại địa phương đã và đang được

thực hiện tích cực từ phía các DNBH. 3.4.2. Một số hạn chế

3.4.2.1. Trên góc độ kinh tế. Một là, hiệu quả kinh doanh có xu hướng giảm. Hai là, tỷ lệ đóng góp của doanh thu phí vào GRDP nhỏ so với mặt bằng chung của

cả nước. Ba là, số tiền nộp vào ngân sách tỉnh thấp.

3.4.2.2. Trên góc độ xã hội. Một là, sự phân bổ lợi nhuận chưa có sự hài hoà giữa địa phương – DNBH – Người

tham gia bảo hiểm. Hai là, số lượng đại lý BHPNT tăng nhưng lại thiếu những đại lý BH chuyên nghiệp,

có trình độ hiểu biết sâu về bảo hiểm. Ba là, số lượng DNBHPNT không gia tăng nhưng có rất nhiều DNBHPNT ngoài địa

bàn tỉnh thực hiện khai thác trên địa bàn Vĩnh Phúc. Điều này vừa phản ánh tình hình phức tạp vừa phản ánh sự thiếu hấp dẫn của thị trường.

Bốn là, số lượng sản phẩm BH tăng nhanh nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực truyền thống và đơn giản.

Năm là, thị trường phát triển mất cân đối. 3.4.2.3. Trên góc độ môi trường Các sáng kiến cung cấp dịch vụ bảo hiểm môi trường chưa có tại Vĩnh Phúc.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Một là, chính quyền tỉnh chưa quan tâm đến sự phát triển của thị trường BHPNT,

chưa tạo ra được môi trường kinh doanh để các DNBH gắn bó với địa phương. Hai là, các DNBH vẫn chưa có đủ động lực, sự yên tâm để thực hiện các chiến lược

kinh doanh bền vững, gắn bó với địa phương. Ba là, các DNBH chưa tạo ra những kênh hữu hiệu để tuyên truyền rộng rãi về mục

đích, ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm. Bốn là, ý thức người dân Vĩnh Phúc về việc tham gia các dịch vụ BHPNT chưa cao.

Page 18: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

16

3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan Một là, sự quản lý và giám sát thị trường BHPNT của các cơ quan quản lý chưa chặt

chẽ và hiệu quả. Hai là, cơ hội để nâng cao trình độ nhận thức về các dịch vụ BHPNT của người dân

Vĩnh Phúc chưa nhiều. Bà là, hoạt động môi giới chưa phát triển.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua những phân tích trên có thể thấy, Vĩnh Phúc là một tỉnh có điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, tình hình chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với mặt bằng chung của cả nước. Tuy nhiên, trên thị trường tồn tại rất nhiều những hạn chế khiến thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây, tuy có sự phát triển nhưng sự phát triển này chưa mang tính bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả phân tích này phù hợp với kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia của luận án, có 83% số chuyên gia cho rằng thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 phát triển và phát triển nhanh, nhưng có 95% số chuyên gia cho rằng thị trường phát triển chưa mang tính bền vững.

Mà hạn chế lớn nhất chính là tình trạng kém hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu phí bảo hiểm có xu hướng giảm trong khi doanh thu tăng cao và tỷ lệ bồi thường có xu hướng giảm.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là sự quản lý chưa chặt chẽ, công tác giám sát, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao của cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực BHPNT, sự quan tâm chưa đúng mức của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với sự phát triển của thị trường BHPNT, sự quản lý chưa đồng bộ, sát thực của các Tổng Công ty mẹ, việc theo đuổi cũng như chú trọng mục tiêu trước mắt của các Công ty BH thành viên trên địa bàn tỉnh và sự nhận thức chưa đầy đủ về các dịch vụ BHPNT của đại đa số người dân Vĩnh Phúc, đã khiến thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc rơi vào tình trạng cạnh tranh phức tạp, kém hấp dẫn.

Từ thực tế này, để thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc có thể phát triển theo hướng bền vững. Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực BHPNT, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp BHPNT trong tỉnh yên tâm thực hiện các chiến lược kinh doanh bền vững, tạo niềm tin đối với người tham gia bảo hiểm, cũng như cần sự nhìn nhận lại về chiến lược phát triển của các doanh nghiệp BHPNT và sự thay đổi thói quen tham gia bảo hiểm của người dân Vĩnh Phúc.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và thị trƣờng bảo hiểm phi

nhân thọ Việt Nam đến năm 2020, dự báo đến năm 2030.

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1.1. Quan điểm phát triển Phát triển toàn diện, lấy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm hiệu quả

kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài) làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân. 4.1.1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 và dự báo đến năm 2030

Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh phát triển của cả nước, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt

Page 19: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

17

mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21. 4.1.1.3. Dự báo doanh thu trên thị trường BHPNT Vĩnh Phúc trên cơ sở một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Trên cơ sở xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính, đặt doanh thu trong mối quan hệ với một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và số liệu tính toán, dự báo các chỉ tiêu này theo tốc độ tăng trưởng bình quân để dự báo doanh thu phí BH gốc trên thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 và 2025, 2030.

Bảng 4.6. Bảng dự báo doanh thu trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu 2020 2025 2030

GRDP bình quân đầu người (triệu đồng) 76,60 87,68 100,36

Tỷ lệ tăng dân số (%) 1,11 1,01 0,91

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (triệu đồng) 7.667.180 13.877.307 25.117.402

Doanh thu phí bảo hiểm (triệu đồng) 459.100 609.400 878.000

(Nguồn: Tính toán của tác giả) 4.1.2. Mục tiêu phát triển thị trường BHPNT Việt Nam

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phát triển thị trường BH phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội; bảo

đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tăng cường tính an toàn, bền vững, hiệu quả của thị trường và khả năng đáp ứng nhu

cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân. 4.1.2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020, dự kiến đến năm 2030

Tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt 3% - 4% GDP vào năm 2020, đạt 4%-5% vào năm 2030. Theo như cơ cấu hiện nay, BHPNT sẽ đóng góp từ 1,5% đến 2% GDP.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành BH tăng gấp 4 lần so với năm 2010. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh BH phấn đấu sẽ tuân thủ hoàn toàn các

nguyên tắc quản lý, giám sát BH do Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế ban hành. Những mục tiêu này cho thấy sự phát triển thị trường BH nói chung, thị trường

BHPNT nói riêng được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm và kỳ vọng rất lớn. 4.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc 4.2.1. Cơ hội đối với sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1.1. Về hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài Chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh

bảo hiểm, đặc biệt là các hoạt động quản lý giám sát từ xa. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý.

4.2.1.2. Sự điều chỉnh chính sách phát triển của Nhà nước, của tỉnh. Đã tạo điều kiện thuận lợi để các Công ty BHPNT mở Chi nhánh, Văn phòng đại

diện tại Vĩnh Phúc. 4.2.1.3. Tiềm năng khai thác trên thị trường

- Mức độ khai thác so với tiềm năng của thị trường: - Số lượng sản phẩm - Tỷ lệ bồi thường

4.2.1.4. Sự phát triển kinh tế trong những năm qua, mục tiêu đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

GRDP của tỉnh trung bình giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân khoảng 6,3%/năm (cả nước ước tăng 5,8%/năm), khoảng 7,5% - 8% vào năm 2020. 4.2.1.5. Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đối ngoại

Sự phát triển của hệ thống giao thông đối ngoại; Sự phát triển nhanh chóng của Thủ đô Hà Nội về phía Bắc,.. đã, đang và sẽ mang lại cơ hội phát triển cho các ngành lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp hướng về xuất khẩu trong đó có lĩnh vực bảo hiểm.

Page 20: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

18

4.2.1.6. Cơ hội về thị trường hàng hóa và đầu tư từ các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Hiệp định hợp tác với Hàn Quốc; Hiệp định thương mại với Cộng Hòa Liên Bang Nga; Hiệp định hợp tác xuyên Thái bình Dương (TPP),… Các hiệp định này đã mở ra cơ hội cho sự phát triển thị trường BHPNT Việt Nam, trong đó có TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2.2. Thách thức đối với sự phát triển bền vững thị trường BHPNT

4.2.2.1. Đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các mục tiêu: Ngắn hạn và dài hạn, giữa doanh thu và lợi nhuận, giữa tăng trưởng và phát triển, giữa kinh tế, xã hội và môi trường, giữa mở rộng hoạt động tại các vùng thành phố, thị xã và vùng nông thôn, miền núi. 4.2.2.2. Giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa các bên có liên quan: Đó là giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - DNBH - Địa phương, giữa DNBH - Người lao động, giữa BNBH - Người tham gia bảo hiểm, giữa DNBH - xã hội 4.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực: Với 11 khu công nghiệp và 183 dự án từ 13 quốc gia, vùng lãnh thổ đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Vĩnh Phúc. Việc phát triển nguồn nhân lực nhằm có thể cung ứng các dịch vụ BH cho các khu công nghiệp, đặc biệt là đón bắt những có hội khi TPP đi vào thực tế là thách thức đối với các DNBH trong tỉnh. 4.2.2.4. Phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp: Phù hợp với xu hướng áp dụng hình thức quản lý tập trung, thắt chặt hơn trong việc phát triển đội ngũ nhân viên gián tiếp từ phía các Tổng công ty mẹ. 4.3. Định hƣớng phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc 4.3.1. Phát triển TTBHPNT Vĩnh Phúc phù hợp với mục tiêu phát triển TTBHPNT Việt Nam 4.3.2. Phát triển TTBHPNT phù hợp với mục tiêu phát triển KT - XH, chính trị của tỉnh 4.3.3. Phát triển thị trường gắn với phát triển bền vững. 4.3.4. Phát triển thị trường theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá 4.3.5. Phát triển thị trường theo hướng trọng tâm, trọng điểm, phát huy lợi thế của tỉnh 4.4. Giải pháp phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc 4.4.1. Nhóm giải pháp tăng cường sự ảnh hưởng tích cực của các yếu tố đến sự phát

triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc

4.4.1.1. Hoàn thiện chính sách quản lý và giám sát thị trường BHPNT tỉnh. Những phân tích, đánh giá, lượng hoá trong chương 3 đã cho thấy, môi trường pháp

lý là một trong năm yếu tố có ảnh hưởng tích cực lớn đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua.

* Giải pháp tổng quát: Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về hoạt động KDBH, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn.

* Giải pháp cụ thể - Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý đối

với lĩnh vực KDBH, thể chế hoá những nội dung, công việc liên quan đến lĩnh vực này như: Cụ thể hoá những quy định về việc tham gia bảo hiểm của các đơn vị hành chính sự nghiệp, quy định về việc tham gia bảo hiểm tại các đơn vị trường học trên địa bàn …

Tổ chức đối thoại với các DNBH để lắng nghe ý kiến, đề xuất của DNBH đối với những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan quản lý NN tại địa phương.

Chỉ đạo các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh phối hợp, hợp tác, thực hiện những kiến nghị, đề xuất của DNBH phù hợp với các quy định hiện hành. 4.4.1.2. Tận dụng tiềm năng phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhằm tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững thị trường BHPNT

Theo các phân tích, đánh giá, lượng hoá trong chương 3 cho thấy: Yếu tố Môi trường KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc là yếu tố có mức ảnh hưởng tích cực lớn nhất đến sự phát triển của thị trường BHPNT.

* Mục tiêu tổng quát phát triển KT-XH đến 2020

Page 21: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

19

Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống người dân; môi trường được bảo vệ bền vững.

* Giải pháp để thực hiện mục tiêu trên Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển; đẩy mạnh phát triển

doanh nghiệp; tăng cường đạo tạo và thu hút nguồn nhân lực; đồng thời có các giải pháp về môi trường và các giải pháp về cơ chế chính sách,…

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, thành, thị, ngành, lĩnh vực để đảm bảo phát triển tổng thể, đồng bộ giữa kinh tế - xã hội, môi trường với quốc phòng an ninh.

* Các giải pháp cụ thể - Về phía các Tổng Công ty Bảo hiểm: Cần yêu cầu các công ty bảo hiểm thành viên

xây dựng các đề án chiến lược phát triển giai đoạn 2016 – 2025; Đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu sản phẩm mang tính đặc thù của Vĩnh Phúc trong các lĩnh vực như: môi trường, vật nuôi, cháy nổ xe cơ giới,…; Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm khách hàng vĩ mô nhằm giúp các công ty BHPNT trong tỉnh khai thác tốt tiềm năng của thị trường.

- Về phía các doanh nghiệp BHPNT trong tỉnh; Cần chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp tốt, tin học giỏi; Chủ động xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, trình các công ty mẹ để có biện pháp hỗ trợ phù hợp; Chủ động hơn trong việc nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm tiềm năng mang tính đặc thù của Vĩnh Phúc, đồng thời xây dựng kế hạch khai thác cụ thể trình các Công ty mẹ hỗ trợ kinh phí ban đầu. 4.4.1.3. Tận dụng lợi thế của môi trường tự nhiên nhằm thu hút đầu tư vào thị trường BHPNT tỉnh.

* Về phía các cơ quan chức năng trong tỉnh: Đầu tư mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển KT-XH tạo tiền đề cho sự phát triển thị trường BHPNT; Tăng cường công tác quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh BHPNT trên địa bàn; Cần có những chính sách phù hợp về đất đai, về thủ tục hành chính, đặc biệt là việc quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm xây dựng lắp đặt.

* Về phía các DNBH: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương trong việc tiếp cận, khai thác dịch vụ BH nông nghiệp, sức khoẻ, xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng lớn tại địa phương. 4.4.1.4. Nắm bắt thế mạnh về phát triển, hội nhập quốc tế

Theo các phân tích, đánh giá, lượng hoá trong chương 3 cho thấy: Yếu tố phát triển hội nhập quốc tế là yếu tố có mức ảnh hưởng tích cực lớn thứ ba đến sự phát triển của thị trường BHPNT.

* Giải pháp tổng quát: Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá với các quốc gia trên thế giới, với các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm thu hút đầu tư phù hợp với điều kiện KT-XH của Vĩnh Phúc. Chủ động và tích cực trong việc tận dụng các cơ hội của hội nhập quốc tế mang lại nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy đầu tư, phát triển KT-XH.

* Giải pháp cụ thể - Các cơ quan chức năng trong tỉnh: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao;

Tập trung làm tốt công tác quy hoạch và đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng; Tiếp tục hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư.

- Về phía các DNBH: Chủ động tìm đến các công ty môi giới bảo hiểm nhằm tiếp cận các DN nước ngoài đang hoạt động trong các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc; Tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ của các quan chức năng trong tỉnh; Chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về các dịch vụ BH quốc tế, có trình độ ngoại ngữ giỏi, đội ngũ cán bộ quản lý có tư duy hiện đại có khả năng làm việc độc lập với các đối tác nước ngoài. 4.4.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động có liên quan bảo hiểm nội ngành.

Page 22: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

20

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa những hoạt động bảo hiểm đối với những khách hàng nội ngành của một số Công ty BHPNT. 4.4.1.6. Các DNBH cần thực hiện xây dựng các chiến lược kinh doanh bền vững

Theo kết quả phân tích, đánh giá, lượng hoá trong chương 3, chiến lược kinh doanh của các DNBH theo hướng bền vững đang là nhân tố có mức độ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thị trường BHPNT Vĩnh Phúc lớn thứ hai sau nhân tố môi trường KT-XH

* Giải pháp tổng quát: Xây dựng các chiến lược kinh doanh bền vững để phát triển giá trị doanh nghiệp hoặc thúc đẩy sự phát triển giá trị doanh nghiệp thông qua quản lý rủi ro, cắt giảm chi phí, tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xây dựng lộ trình cụ thể nhằm tạo dựng giá trị trên. * Giải pháp cụ thể

- Đối với các Tổng công ty mẹ: Quan tâm, chú trọng hơn nữa vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường địa phương nơi mở các văn phòng, chi nhánh, công ty con; Xây dựng các phần mềm quản lý dự liệu đồng bộ các công ty BH thành viên; Nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm BHPNT mang tính đặc thù của Vĩnh Phúc; Xây dựng các chính sách đãi ngộ nhằm giữ chân người tài, tạo dựng giá trị lan toả trong tương lai.

- Đối với các công ty BHPNT trên địa bàn Vĩnh Phúc: Chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tập trung thay vì mô hình quản lý theo hướng phân tán; Tăng cường thực hiện tính minh bạch, đạo đức kinh doanh và tuân thủ các cam kết với khách hàng; Tăng cường hơn nữa công tác quản trị rủi ro trước và sau khi nhận bảo hiểm. 4.4.1.7. Phát triển thương hiệu, văn hoá kinh doanh nhằm thay đổi tập quán kinh doanh

* Giải pháp tổng quát Các DNBH vẫn cần chú trọng đến việc xây dựng, cải thiện thương hiệu, văn hoá kinh

doanh theo hướng hiện đại, phù hợp với chủ trương chung của các Công ty mẹ. Bên cạnh đó, các Công ty BH cần chú trọng hơn đến việc xây dựng, cải thiện thương

hiệu, văn hoá kinh doanh theo hướng gần gũi, thân thiện với người dân Vĩnh Phúc. * Giải pháp cụ thể Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương

trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm đến với người dân. Xây dựng các chính sách chăm sóc khách hàng, đãi ngộ sau bán hàng phù hợp với

văn hoá, lối sống từng địa phương trong tỉnh. Thái độ tiếp xúc với khách hàng cần kiên trì, nhẫn nại, gần gũi, quyết đoán, phù hợp

với tính cách của người dân các vùng tỉnh lẻ. 4.4.2. Nhóm giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đến sự phát triển

thị trường BHPNT

4.4.2.1. Giải pháp hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Theo kết quả từ chương 3 cho thấy: Tình trạng cạnh tranh phức tạp trên thị trường

đang là nhân tố cơ bản, có mức tác động tiêu cực lớn nhất đến sự phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

* Nội dung của giải pháp Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý và giám sát thị trường BHPNT nhằm

hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như: Giảm phí, trích hoa hồng và chi trả hoa hồng sai quy định, giải quyết bồi thường ngoài phạm vi bảo hiểm, cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính.

* Giải pháp cụ thể - Về phía các cơ quan chức năng trong tỉnh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo ra môi

trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm phòng chống những biểu hiện tiêu cực trong quá trình hoạt động của các Công ty BHNT thành viên tại địa phương.

Page 23: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

21

Cần có những chỉ đạo kịp thời, sâu sát hơn nữa đến các vấn đề đấu thầu bảo hiểm, vấn đề can thiệp hành chính trong lĩnh vực BHPNT, nhằm tăng cường tính minh bạch cho thị trường BHPNT.

- Về phía các công ty mẹ. Các công ty mẹ cần tuân thủ và kiểm tra chặt chẽ hơn nữa việc tuân thủ các quy định của

pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với các công ty thành viên. Cần có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chính sách hoa hồng đại lý. Xây dựng những chính sách giao khoán phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp với điều

điện đặc thù địa phương. Cần xây dựng các chiến lược phát triển và phát triển bền vững từ các công ty BHPNT

thành viên, trên cơ sở đó các công ty mẹ sẽ tổng hợp được chiến lược phát triển chung, phù hợp và khai thác được lợi thế của từng địa phương.

- Về phía các công ty BHPNT Vĩnh Phúc. Các công ty cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo

hiểm, các chính sách cạnh tranh, đặc biệt là chính sách về hoa hồng. Tăng cường sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa các công ty BHPNT trong tỉnh. - Về phía người tham gia bảo hiểm Chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các điều khoản của các dịch vụ BH

trước khi tham gia nhằm thực hiện đúng nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm của chính mình.

Đây là dịch vụ sau bán hàng, nên cần từ bỏ thói quen tham gia bảo hiểm vì các khoản chiết khấu, trích lại từ các DNBH.

Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tham gia các dịch vụ BHPNT. 4.4.2.2. Phát triển kênh phân phối sản phẩm theo chiều sâu

* Nội dung giải pháp Tiếp tục nghiên cứu phát triển mạng lưới bán hàng trực tiếp. Tiếp tục phát triển mạng lưới cộng tác viên từ các đơn vị, trường học, ngân hàng,

showroom ô tô, xưởng sữa chữa ô tô. Nghiên cứu phát triển kênh phân phối qua mạng internet, qua dịch vụ tin nhắn. * Giải pháp cụ thể - Đối với các công ty mẹ: Có chính sách hộ trợ tài chính, đào tạo cho các công ty BH

thành viên trong việc phát triển hệ thống đại lý BH; Xây dựng chương trình đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với văn hoá vùng miền tại Vĩnh Phúc; Xây dựng chế độ đãi ngộ đại lý cấp Tổng công ty, nhằm động viên, khuyến khích, thu hút nhân tài.

- Đối với các công ty BHPNT trên địa bàn Vĩnh Phúc: Lập kế hoạch cụ thể về việc tuyển dụng đại lý, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch hợp tác với các đại lý bảo hiểm nhân thọ; Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp trong từng giai đoạn; Xây dựng chính sách hỗ trợ cho đại lý tuỳ theo kết quả hoạt động của đại lý; Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục, các Phòng giáo dục, cơ quan BHXH, các trường học để triển khai các dịch vụ BH con người; Phối hợp chặt chẽ với Phòng cảnh sát PCCC trong việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ; Phối hợp với Sở Giao thông, Ban quản lý các dự án, Kho bạc để triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt; Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, Showroom để triển khai bảo hiểm xe cơ giới; Cần phải giao khoán cả mục tiêu phát triển đại lý đến tất cả các bộ phận, các cán bộ trong công ty. 4.4.2.3. Chính sách thu hút các DNBH gia nhập vào thị trường

Cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút thêm các DNBH mở chi nhánh, hoạt động kinh doanh hiệu quả như: Có chính sách ưu đãi về đất, thủ tục hành chính,…

Tăng cường và mở rộng đào tạo kiến thức quản trị doanh nghiệp, kinh doanh. Tổ chức tốt công tác thông tin kinh tế, xã hội nhằm tạo điều kiện cho các DNBH tiếp

Page 24: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

22

cận thông tin thị trường một cách dễ dàng. Hỗ trợ các DNBH trong công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về

các dịch vụ BHPNT. Đưa giáo dục BH vào các chương trình ngoại khoá trong nhà trường, nhằm nâng cao

hiểu biết về bảo hiểm cho thế hệ trẻ và giáo dục ý nghĩa nhân văn của các dịch vụ BH. 4.4.3. Một số giải pháp quản lý khác nhằm phát triển bền vững TTBHPNT Vĩnh Phúc

4.4.3.1. Về mặt kinh tế * Mục tiêu của giải pháp Khai thác tốt tiềm năng của thị trường nhằm gia tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí

kinh doanh, từ đó tăng trưởng bền vững về lợi nhuận cho các DNBH trên địa bàn tỉnh, làm tiền đề phát triển bền vững về mặt xã hội và môi trường của thị trường BHPNT, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế tỉnh.

* Nội dung giải pháp (1) Chính sách hoa hồng - Đối với các Tổng công ty mẹ Cần quản lý chặt chẽ hạn mức chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khai thác của

các công ty BHPNT thành viên. Quản lý chặt chẽ hơn nữa việc cấp, thu hồi các ấn chỉ bảo hiểm, danh sách khách

hàng tham gia bảo hiểm, nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ việc cấp ấn chỉ và quản lý danh sách khách hàng theo phương thức thủ công.

Chỉ thực hiện đối với những đại lý, cộng tác viên đã qua những khoá đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề của Hiệp hội Bảo hiểm hoặc từ các tổ chức đào tạo bảo hiểm uy tín được Bộ Tài chính công nhận.

(2) Chính sách quản lý hoạt động khai thác và bồi thường của các Công ty BHPNT. Nhanh chóng cập nhật danh sách khách hàng tham gia BH trên trang wed của DN. DNBH cần phối hợp với các cấp chính quyền trong việc triển khai các sản phẩm bảo

hiểm trong một thời gian đủ dài, nhằm giúp các DNBH có đủ thời gian thu hồi vốn, tránh bị thiệt hại do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Cần có những biện pháp mạnh để hạn chế các cá nhân trong các cơ quan chính quyền tham gia can thiệp vào hoạt động khai thác, bồi thường của các DNBH. 4.4.3.2. Về mặt xã hội

* Nội dung của giải pháp (1) Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Cơ quan quản lý nhà nước cần có những quy định chặt chẽ trong việc thi, cấp chứng

chỉ hành nghề cho đại lý chuyên nghiệp. Về phía các DNBH Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng hệ thống điểm đại lý thống

nhất trên cơ sở đó để làm hệ số xác định mức hoa hồng thực tế cho đại lý. Xây dựng và triển khai hệ thống hoa hồng, nhằm tạo ra tính linh hoạt trong việc chi trả hoa hồng đối với từng loại dịch vụ BHPNT trong mỗi thời kỳ.

(2) Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm. Đối với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, những đối tượng thuộc

các địa bàn khó khăn có cơ hội tham gia các dịch vụ BH. Đồng thời có những cam kết trong việc tham gia BH về mặt thời gian nhằm giúp các DNBH có thể bù đắp một phần những chi phí khai thác ban đầu, khuyến khích các DNBH triển khai các dịch vụ BH đến những đối tượng này. 4.4.3.3. Về mặt môi trường

Các cấp chính quyền, các đoàn thể tại địa phương cần phối hợp, chỉ đạo, động viên các DNBH trên địa bàn tỉnh tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động chung tay với cộng đồng bảo vệ môi trường sống tại địa phương.

Page 25: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

23

Cần có những biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với DNBH trong hoạt động bồi thường.

Đoàn thanh niên của Tỉnh cần chủ động xây dựng các chương trình phù hợp để các DNBH trong tỉnh tham gia vào các chương trình hành động vì môi trường tại Vĩnh Phúc.

Xem xét trong việc đưa một số Công ty BHPNT uy tín tại địa phương vào các ban như: Ban phòng chống lụt bão, ban phong chống dịch bệnh gia xúc, gia cầm…

DNBH cần chủ động phối hợp với Phòng Cảnh sát môi để có thể sớm tiếp cận, triển khai dich vụ bảo hiểm này môi trường. 4.5. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để các giải pháp trên có tính khả thi và hiệu quả, nhằm phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững, đảm bảo và hài hoà được lợi ích của địa phương, người tham gia bảo hiểm và DNBH, luận án đưa ra một số kiến nghị sau:

- Đối với Chính phủ Ngoài việc hoàn thiện hệ thống văn bản chuyên nghành, cần củng cố và phát huy

hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương. Tăng cường hơn nữa trong việc thực hiện chỉ đạo các chính sách hỗ trợ bảo hiểm kết

hợp trong các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội. Xem xét việc nộp một phần hoặc toàn bộ thuế TNDN của các Công ty BHTV tại địa

phương để tăng cường mối gắn kết, trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền địa phương với doanh nghiệp.

- Đối với Bộ Tài Chính Tăng cường đội ngũ cản bộ quản lý, cộng tác viên trong nước cả về số lượng và trình

độ quản lý, am hiểu đặc thù thị trường BHPNT từng địa phương. Hoàn thiện mô hình quản lý Nhà nước về kinh doanh BH tại địa phương, xem xét

trong việc phối hợp, thống nhất với các đơn vị trong việc quản lý thị trường BHPNT. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các quy định, các văn bản

liên ngành trong việc giám sát, kiểm tra các Công ty bảo hiểm thành viên của các DN kinh doanh dịch vụ tài chính có bảo hiểm tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bộ Tài chính nhanh chóng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn thị trường phục vụ cho công tác quản lý toàn thị trường nói chung và quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các địa phương nói riêng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, củng cố, hoàn thiện chế độ bảo hiểm đang là nhu cầu cấp thiết tại tại một số địa phương trong đó có Vĩnh Phúc như: Bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm môi trường.

Xem xét việc hướng dẫn quy định về hạn mức chi hoa hồng, thay vì quy định hạn mức trần về hoa hồng.

- Đối với Cục quản lý giám sát bảo hiểm Cần chủ động hơn nữa trong việc giám sát từ xa và tăng cường kiểm tra tại chỗ đối

với các Công ty BHTV tại các địa phương. Cần bám sát theo dõi hơn nữa diễn biến thị trường, tăng cường kiểm tra theo chiều

ngang tại các tỉnh, thành phố nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại các công ty BHPNT thành viên.

- Đối với Hiệp hội bảo hiểm. Nghiên cứu xây dựng và ban hành quy tắc hợp tác chống cạnh tranh không lành

mạnh giữa các DNBH, xây dựng và cụ thể hoá những văn bản thoả thuận hợp tác về các nghiệp vụ bảo hiểm đến các công ty BHPNT thành viên tại các địa phương trong cả nước.

Xây dựng nội dung các chương trình đào tạo nguồn nhân lực mang tính địa phương.

Page 26: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

24

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển TTBHPNT địa phương theo hướng bền vững, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015, cùng với phân tích mục tiêu, định hướng, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, luận án đã đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường BHPNT:

Một là, nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của các nhân tố tích cực. Hai là, nhóm giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực. Ba là, nhóm giải pháp quản lý khác nhằm phát triển bền vững TTBHPNT Vĩnh Phúc. Trong đó, việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không

lành mạnh là giải pháp mang tính cấp thiết nhất hiện nay nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BH, có lợi cho sự phát triển của DNBH. Các giải pháp nhằm tận dụng lợi thế về môi trường KT – XH tỉnh và xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững của DNBH là nền tảng để phát triển bền vững TTBH trên góc độ kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm phát triển thị trường BHPNT trên góc độ xã hội và môi trường sẽ đem lại tính đột phát cho Vĩnh Phúc, bởi không những góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững TTBH trên góc độ kinh tế mà còn có tác dụng lan toả ý thức, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân đối với sự phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc.

Đồng thời, để các nhóm giải pháp trên có tính khả thi và hiệu quả, luận án đã đưa ra các nhóm kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính, Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp và kiến nghị trên sẽ góp phần phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững trong tương lai.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc”, luận án đã đạt được những kết quả sau:

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những lý luận về “Phát triển” và lý luận về “Thị trường BHPNT”, luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về phát triển TTBHPNT địa phương theo hướng phát triển bền vững. Trong đó, luận án đã đưa ra quan điểm, mục tiêu phát triển TTBHPNT địa phương, luận giải các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá sự phát triển TTBHPNT địa phương. Từ đó, làm căn cứ khoa học đánh giá thực trạng TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.

Đồng thời, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường BHPNT tỉnh trong thời gian qua, luận án đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra được những tích cực, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó,.

Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc trong mối quan hệ với các mục tiêu định hướng phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án đã chỉ ra những tiềm năng, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần vào sự phát triển của TTBHPNT Việt Nam, vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc.

Page 27: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6345/Tom tat LATS... · 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2012), “Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại

Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (521), tr. 52- 54.

2. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2012), “Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: Cơ hội đan

xen thách thức”, Tạp chí Kinh tế và dự báo,(523), tr. 29- 31. .

3. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

tỉnh Vĩnh Phúc: Tiềm năng và hạn chế”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (543), tr. 48- 50.

4. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trần Thị Thu Hà (2013), “Nâng cao hiệu quả quản lý đại lý tại

các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (545),

tr. 47- 49.

5. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Từ phát triển thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ ở Hàn Quốc và Australia”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (557), tr. 70- 71.

6. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2015), “Đánh giá tính bền vững của thị trường BHPNT tỉnh

Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (05/2015), tr. 12- 14.

7. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2016), “Một vài nhận định về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (624), tr. 65- 67.