nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

35
1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng báo cáo thực tập này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Đà Nẵng, tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Đỗ Như Ái Quỳnh

Upload: think-le

Post on 15-Aug-2015

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng báo cáo thực tập này là do chính tôi thực hiện, các số liệuthu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tàinghiên cứu khoa học nào.

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2013Sinh viên thực hiện

Đỗ Như Ái Quỳnh

Page 2: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

DANH MỤC VIẾT TẮT

NHTM Ngân hàng thương mạiTMCP Thương mại cổ phầnPGD Phòng giao dịchTL Tỷ lệTCKT Tổ chức kinh tếTCTD Tổ chức tín dụngGTCG Giấy tờ có giáCTCP Công ty cổ phầnCT TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạnDNTN Doanh nghiệp tư nhân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu Tên bảng TrangBảng 1 Tình hình huy động vốn của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012 9Bảng 2 Tình hình cho vay của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012. 10Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Đà Nẵng giai đoạn

2010 – 201211

Bảng 4 Danh mục hồ sơ cần cho hoạt động cho vay. 16Bảng 5 Tình hình dư nợ các doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng giai đoạn

2010-201224

Bảng 6 Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn giai đoạn 2010-2012

25

Bảng 7 Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng theohình thức đảm bảo trong giai đoạn 2010-2012

26

Bảng 8 Tình hình nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp của Navibank ĐàNẵng giai đoạn 2010-2012

27

Page 3: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

LỜI MỞ ĐẦU------

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động Ngân hàng là một trongnhững hoạt động mang tính chất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Bởi vì,đi cùng với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thì nhu cầu vốn là vô cùng cầnthiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơcấu kinh tế. Các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình khi là trung gianhuy động vốn, mở rộng đầu tư, tạo điều kiện thu hút vốn từ nước ngoài và phần nào trởthành công cụ đắc lực hỗ trợ Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả vàthực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) là một Ngân hàng mớithành lập và phát triển, tuy nhiên, với năng lực và sức mạnh vốn có cùng đội ngũ cán bộcông nhân viên trẻ, có tri thức, năng động, đầy nhiệt huyết, Ngân hàng đang từng bướckhẳng định vị thế của mình trong bản đồ các Ngân hàng ở nước ta. Suốt từ khi thành lập,Navibank đã nỗ lực hết mình và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏvào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước. Đây chính làlí do mà em chọn Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng là đơnvị thực tập trong thời gian qua.

Trong thời gian thực tập, em được tìm hiểu về các hoạt động tín dụng và nhiềuhoạt động khác trong Ngân hàng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị tại bộ phậntín dụng trong phòng giao dịch Ngô Quyền. Em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu nghiệpvụ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh ĐàNẵng” cho báo cáo thực tập của mình.

Báo cáo gồm có hai chương:Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh ĐàNẵngChương II: Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàngThương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng

Page 4: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

CHƯƠNG IGIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam ViệtNgân hàng TMCP Nam Việt trước đây có tên gọi là Ngân hàng TMCP Sông Kiên,

được thành lập theo giấy phép số 00057/NH - CP ngày 18/9/1995 do Ngân hàng Nhànước Việt Nam cấp và giấy phép số 1217/GP - UB ngày 17/10/1995 do Ủy ban Nhân dântỉnh Kiên Giang cấp. Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank, têngọi tắt: Navibank, Hội sở chính: 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh,điện thoại: (08) 39 142 738, fax: (08) 39 142 738, webside: http://navibank.com.vn,slogan: Điểm tựa tài chính – Nâng bước thành công.

Quá trình hình thành và phát triển của Navibank có thể chia làm hai giai đoạn chính:giai đoạn hình thành (1995-2006) và giai đoạn phát triển (2006 đến nay).

Trong giai đoạn 1995-2006, xuất phát điểm là một Ngân hàng TMCP nông thôn vớivốn điều lệ 1 tỷ đồng, ngân hàng Sông Kiên (tiền thân của Navibank) đã phải đối mặt vớikhông ít khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp, trình độ nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở vật chấtnghèo nàn, công nghệ lạc hậu. Hệ quả của thực trạng này là sự bó hẹp trong quy mô hoạtđộng và hiệu quả kinh doanh thấp.

Giai đoạn 2006 đến nay: ngày 18/5/2006 được ghi nhận như là cột mốc chiến lượctrong lịch sử hình thành và phát triển của Navibank bằng sự kiện chính thức chuyển đổimô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn thành Ngân hàng TMCP đô thị,chuyển đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chính thứcsử dụng tên Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank). Từ đó Navibak đã thực hiện mộtcuộc cải tổ hết sức ấn tượng.

Trải qua gần 18 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) đã khẳngđịnh được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởngnhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh.Hiện nay, Ngân hàng có mạng lưới kênh phân phối rộng khắp toàn quốc với 1 Hội sởchính, 1 Sở giao dịch, 19 chi nhánh, 70 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm tại 24 tỉnh/thànhtrên toàn quốc. Đưa vào hoạt động 32 máy ATM (trong đó 19 máy đặt tại TP. Hồ ChíMinh) và lắp đặt 359 POS trên toàn quốc. Về mạng lưới chấp nhận thẻ, Navibak đã pháttriển được 339 đơn vị chấp nhận thẻ. Tính đến 31/12/2011, Navibank hiện có quan hệ đại

Page 5: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

lý với hơn 100 tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nổi bật như CitiBank, Bank ofAmerica, Deutsche Bank và nhiều tổ chức khác.

1.2 Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng (Navibank Đà Nẵng)1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Navibank Đà Nẵng

Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng (Navibank Đà Nẵng) chính thứcthành lập và hoạt động theo quyết định số 39A/2006/QĐ-HDQT ngày 1/11/2006 của hộiđồng quản trị, là loại chi nhánh cấp 1 được hình thành theo quyết định số 0217/QĐ-NHNN ngày 25/10/2006 về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh cấp 1.Navibank Đà Nẵng là một trong 19 chi nhánh của ngân hàng TMCP Nam Việt. PGD đầutiên của Navibank Đà Nẵng được thành lập vào ngày 12/1/2007 tại 99 Núi Thành, quậnHải Châu, cũng từ đó Navibank Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng cơ sở làm việc mới ở chinhánh tại 441 Lê Duẩn, khá khang trang và thuận tiện cho khách hàng quan hệ, giao dịch.Chỉ sau chưa đầy 8 tháng kể từ ngày ghi danh trên bản đồ hoạt động ngân hàng của thànhphố Đà Nẵng, Navibank Đà Nẵng đã có 6 địa điểm giao dịch trải dài trên các phố phường,các trục đường chính của thành phố, bao gồm PGD Sơn Trà, PGD Hùng Vương, PGDNúi Thành, PGD Nguyễn Văn Linh, PGD Hòa Khánh, PGD Đống Đa.

Cùng với hàng loạt các chi nhánh khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, dưới sứcép cạnh tranh khủng khiếp, trong những ngày đầu tiên, Navibank Đà Nẵng phải đối mặtvới những yêu cầu hết sức khó khăn khi đồng thời phải thực hiện mục tiêu tăng trường thịphần, mở rộng mạng lưới kết hợp với đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh.Sau hơn 6 năm hoạt động, một khoảng thời gian chưa đủ dài để đánh giá hết được chấtlượng và hiệu quả kinh doanh của một chi nhánh, nhưng những gì đạt được hôm nay làthành quả của việc theo đuổi triết lí kinh doanh: Lấy yếu tố con người làm trọng tâm –Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết – Phát huy sáng tạo và gia tănggiá trị - Chia sẻ thành công.1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí

Ngân hàng TMCP Nam Việt được tổ chức theo mô hình trực tuyến và tham mưu.Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng. Các Phó giám đốc giúpGiám đốc chỉ đạo một số hoạt động, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quyếtđịnh của mình, đồng thời thay Giám đốc điều hành khi Giám đốc đi vắng. Các trưởngphòng ban có trách nhiệm chỉ đạo phòng ban của mình hoạt động theo đúng chức năng,nhiệm vụ của phòng được Giám đốc phân công.

Page 6: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Phòngdịch vụ

Phòngkế toán

Phònghànhchínhdân sự

Phòngquan hệkháchhàng

Phòngcôngnghệ

thông tin

Kiểmsoát nội

bộ

Giám đốc chi nhánh

Phó giám đốc chi nhánh

a) Sơ đồ tổ chức

b) Chức năng và nhiệm vụ các phòng banGiám đốc: là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh,

chịu trách nhiệm trước tồng giám đốc và pháp luật, ra quyết định phê duyệt, giám sát,kiểm soát, đôn đốc mọi hoạt động của chi nhánh và các phòng ban thuộc thẩm quyền.

Phó giám đốc: được giám đốc ủy quyền, thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạnnhất định trong việc hỗ trợ Giám đốc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Có quyềnhạn và nghĩa vụ trong kinh doanh theo các định chế của Ngân hàng Việt Nam.

Phòng dịch vụ: hướng dẫn khách hàng cách mở và sử dụng tài khoản, thực hiệncác hoạt động liên quan đến các loại tài khoản và thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi,chuyển tiền, chiết khấu cho khách hàng, thực hiện quản lí thu chi tiền mặt, ngân phiếu,thanh toán, phụ trách kiểm tra, bảo quản tiền mặt để phục vụ thanh toán cho khách hàng.

Phòng kế toán: quản lí các tài khoản tiền gửi tại chi nhánh, các khoản liên ngânhàng…nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lí, kiểm tra, hạch toán thu nhập,chi phí cũng như tài sản của chi nhánh. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, tổng hợp, cungcấp thông tin tài chính, lưu trữ, kiểm soát, bảo quản các chứng từ kế toán.

Phòng hành chính nhân sự: quản lí nhân sự tại chi nhánh, thực hiện các công táchành chính tổng hợp như hoạt động văn thư lưu trữ, mua sắm, cung ứng các loại vănphòng phầm để phục vụ cho các hoạt động của Ngân hàng.

Page 7: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Phòng quan hệ khách hàng: thực hiện các hoạt động về tín dụng, bảo lãnh, thanhtoán quốc tế, quản lí việc tìm kiếm khách hàng, thẩm định cho vay, giám sát theo dõinợ…

Phòng công nghệ thông tin: phụ trách các phần mềm liên quan đến lĩnh vực côngnghệ thông tin, chương trình tin học trong ngân hàng, truyền nhận dữ liệu với Hội sởchính và các phòng giao dịch trong toàn chi nhánh.1.2.3 Môi trường kinh doanha) Môi trường bên ngoài

Môi trường và thể chế hoạt động: hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay đã cónhững chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết, quảntrị nội bộ, tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển của các dịch vụ Ngânhàng hiện đại. Song đi sâu vào quá trình phát triển này cho thấy những bất cập chưa cótiền lệ nảy sinh, hệ thống Ngân hàng Việt Nam dễ bị tổn thương trước các biến động củamôi trường bên trong và bên ngoài.

Thị trường: Trong giai đoạn hiện nay, thị trường Ngân hàng Việt Nam đang gặpnhiều khó khăn. Những sự kiện như công khai nợ xấu hay tai tiếng của Ngân hàng ÁChâu (ACB), sự biến mất của thương hiệu Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)sau khi sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), hợp nhất ba Ngân hàng:Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SBC), Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng ViệtNam Tín Nghĩa… cùng những cuộc giảm lãi suất liên tiếp đã tác động xấu đến thị trườngngân hàng Việt Nam nói chung cũng như thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên đổ vỡđã không xảy ra, niềm tin với tiền đồng phần nào được củng cố cùng với sự phát triểnnhanh chóng của thành phố Đà Nẵng hứa hẹn nhiều cơ hội cho các ngân hàng.

Môi trường công nghệ: môi trường công nghệ phát triển càng nhanh càng đòi hỏicác doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để cạnh tranh, tăng quy mô sản xuất, tuynhiên điều này cũng đòi hỏi nguồn vốn nhiều hơn, nhu cầu vay vốn tăng lên. Nếu môitrường công nghệ nghèo nàn thì hoạt động của doanh nghiệp cũng không hiệu quả, từ đócũng làm giảm hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Hiện nay, chi nhánh Navibank đang sửdụng phần mềm hạch toán tại Ngân hàng với tên gọi Branch Transaction System.

Môi trường tự nhiên: bao gồm các hiện tượng như: hạn hán, luc lụt, hỏa hoạn, dịchbệnh… Môi trường tự nhiên không thuận lợi sẽ làm giảm đầu tư trong nền kinh tế. Điềunày không chỉ ảnh hưởng đến doanh số cho vay, mà còn ảnh hưởng đến khả năng trả nợcủa khách hàng, rủi ro tín dụng Ngân hàng, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng Ngânhàng đối với doanh nghiệp.

Page 8: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

b) Môi trường bên trong Năng lực tài chính: Tuy mới gia nhập vào hệ thống Ngân hàng ở Đà Nẵng vào

năm 2006 nhưng Navibank Đà Nẵng luôn duy trì được sự phát triển bền vững, an toànnhờ có năng lực tài chính ổn định. Cụ thể trong những năm gần đây, lợi nhuận của Ngânhàng liên tục tăng, lợi nhuận năm 2010 là 10.588 triệu đồng, năm 2011 và đến năm 2012đã tăng lên 22.861 triệu đồng. Bên cạnh đó, tổng tài sản có của Ngân hàng luôn duy trì ởcon số ổn định, năm 2010 là 1.142.645 triệu đồng, năm 2011 là 1.029.555 triệu đồng vànăm 2012 là 1.061.956 triệu đồng. Với số vốn tự có dồi dào cùng với sự ổn định trong cơcấu quản lý, Ngân hàng ngày càng nâng cao uy tín và chất lượng hoạt động của mình.

Nhân sự: Tính đến hết năm 2012 thì Navibank Đà Nẵng đã có 82 nhân viên, trongsố đó trên 80% có trình độ đại học, sau đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Khi mớiđược nhận vào làm việc tại Navibank thì nhân viên được đào tạo 5 kĩ năng cơ bản là ứngxử, soạn thảo văn bản, giao tiếp, lập kế hoạch công việc và quản lí thời gian. Đây lànhững yếu tố cơ bản để hoàn thành đội ngũ nhân viên tốt ở Navibank – Đà Nẵng. Đội ngũnhân viên là một nền tảng quan trọng cho sự thành công của mỗi Ngân hàng.

Cơ sở vật chất và công nghệ: Tuy vừa mới đi vào hoạt động từ năm 2006 nhưngNgân hàng có hệ thống cơ sở, vật chất được xây dựng khá khang trang, kiên cố, hệ thốngmáy móc, thiết bị còn rất mới. Ngân hàng cũng luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ vàohoạt động để phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngânhàng tiên tiến.

Hệ thống ATM/POS của Navibank chấp nhận được thẻ nội địa của 41 ngân hàngthành viên trong hệ thống Smartlink, BanknetVN, VNBC và ngược lại chủ thẻ Navicardcũng giao dịch miễn phí trên ATM/POS của các ngân hàng trong liên minh trên.

Hiện tại các nhân viên Ngân hàng đang ứng dụng phần mềm hạch toán BranchTransaction System, nó giúp các chuyên viên của ngân hàng có thể dễ dàng hơn trongviệc xem xét hay kết thúc một vài khoản vay. Ngoài ra, khi giao tiếp với khách hàng quamạng, nhân viên ngân hàng còn dùng một số phần mềm quen thuộc như skype, yahoo...

Mạng lưới: Trụ sở chính đặt tại số 441 Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố ĐàNẵng và 6 PGD trực thuộc bao gồm PGD Sơn Trà, PGD Hùng Vương, PGD Núi Thành,PGD Nguyễn Văn Linh, PGD Hòa Khánh, PGD Đống Đa.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Việt – Chi nhánh ĐàNẵng giai đoạn 2010 – 2012a) Kết quả huy động vốn

Page 9: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Bảng 1. Tình hình huy động vốn của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêuNăm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch2011/2010 2012/2011

Số tiềnTL(%)

Số tiềnTL(%)

Số tiềnTL(%)

Số tiềnTL(%)

Số tiềnTL(%)

Tiền gửi 1.327.317 100 1.441.284 100 1.529.555 100 113.967 8,6 88.271 6,1Dân cư 629.727 47,44 721.301 50,05 822.282 53,76 91.574 14,5 100.981 14,0TCKT 518.531 39,07 530.862 36,83 447,582 29,26 12.331 2,4 (83,280) (15,7)TCTD 179.059 13,49 189.121 13,12 259.691 16,98 10.062 5,6 70.570 37,3PháthànhGTCG

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012)Từ báo cáo kết quả kinh doanh trên, ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Nam

Việt – chi nhánh Đà Nẵng chỉ bao gồm tiền gửi dân cư, của các tổ chức kinh tế, tổ chứctín dụng là chủ yếu, không có huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá. Ngânhàng không chọn phương án phát hành các loại giấy tờ có giá do phức tạp và đòi hỏi chiphí cao, việc huy động vốn bằng phương pháp này chỉ được thực hiện ở Hội sở. Tuy phầnnào bị hạn chế về phương thức huy động vốn nhưng Ngân hàng TMCP Nam Việt – chinhánh Đà Nẵng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua việc nguồn vốnhuy động của chi nhánh không ngừng tăng lên qua từng năm.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đâycộng với uy tín của Ngân hàng, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có tri thức và các sảnphầm huy động đa dạng, tiện ích, phù hợp với nhu cầu của dân cư và các tổ chức kinh tếbằng cả nội tệ lẫn ngoại tệ, Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng đã thu hútngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch, mở tài khoản. Tổng nguồn vốn huy độngtrong ba năm chủ yếu là huy động từ dân cư, năm 2010 đạt 629.727 triệu đồng, chiếm47,44% tổng vốn huy động. Năm 2012, đạt đến 822.282 triệu đồng, chiếm 53,76% tổngvốn huy động và tăng 14% so với năm 2011. Đây là phương thức huy động có hiệu quảcần được phát huy và áp dụng những biện pháp Marketing phù hợp nhằm thu hút thêmnguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng.

Một bộ phận nguồn vốn huy động không kém phần quan trọng và chiếm tỉ trọng caođó chính là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tếđạt 518.531 triệu đồng, chiếm 39,07% tổng vốn huy động. Sang năm 2011, đạt 530.862

Page 10: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

triệu đồng, tăng 2,4% so với năm 2010 và đến năm 2012 thì con số này giảm xuống còn447.582 triệu đồng, tương đương giảm 15,7% so với năm 2011. Sở dĩ có tình trạng này làdo đây là giai đoạn kinh tế khó khan, các tổ chức kinh tế phải sử dụng vốn để trang trảicho các hoạt động kinh doanh của mình.b) Kết quả cho vay

Bảng 2. Tình hình cho vay của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012.(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêuNăm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch2011/2010 2012/2011

Số tiềnTL(%)

Số tiềnTL(%)

Số tiềnTL(%)

Số tiềnTL(%)

Số tiềnTL(%)

DS cho vay 1.171.833 100 1.350.117 100 108.937 100 133.284 11,4 1.196.180 (91,7)DS thu nợ 1.263.803 100 1.346.877 100 82.226 100 83.074 6,6 (1.264.651) (93,9)Dư nợ CK 732.480 100 722.345 100 540.253 100 (10.135) (1,38) (182.092) (25,2)Nợ quá hạn 1.334 100 3.598 100 2.529 100 (5.248) (79,7) 2.264 169,7Nợ xấu 1.002 100 2.498 100 1.460 100 1.496 149,3 (1.038) (41,6)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012)Trong năm 2010, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 1.171.833 triệu đồng, năm

2011 là 1.350.117 triệu đồng, ta thấy năm 2011 tăng 133.284 triệu đồng so với năm 2010với tốc độ tăng là 11,4% cho thấy năm 2011 doanh số cho vay có phần khả quan hơnnhưng lượng tăng không đáng kể. Sang năm 2012, doanh số cho vay giảm một lượng lớn1.196.180 triệu đồng với tỷ lệ giảm 91,7%. Nguyên nhân là do giai đoạn này lãi suất chovay khá cao, các kênh đầu tư không ổn định, thị trường vàng lên xuống liên tục làm chonền kinh tế bất ổn dẫn đến các ngân hàng thắt chặt tín dụng nên doanh số cho vay giảmđột ngột.

Về dư nợ cuối kì: dư nợ cuối kì của chi nhánh, năm 2010 đạt 732.480 triệu đồng.Năm 2011, dư nợ giảm nhẹ và ở mức 722.345 triệu đồng, giảm 10.135 so với năm 2010,tương đương mức giảm 1,38%. Bước sang năm 2012, dư nợ cuối kì ở mức thấp nhất trongba năm, cụ thể giảm 25,21% so với năm 2011, tương đương mức giảm 182.092 triệu đồng.

Về nợ quá hạn và nợ xấu: chi nhánh luôn duy trì ở mức an toàn cao (nhỏ hơn 5%).Nợ xấu của chi nhánh trong năm 2010 là 1.002 triệu đồng, đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấutăng rõ rệt, cụ thể tăng 1.496 triệu đồng, đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm 41,6% tươngứng mức giảm là 1.038 triệu đồng.c) Kết quả tài chínhBảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012

Page 11: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêuNăm2010

Năm2011

Năm2012

Chênh lệch2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền TL (%) Số tiền TL (%)Thu nhập 114.322 138.508 199.726 24.186 21,16 61.218 44,20Thu lãi 112.302 135.338 197.484 23.036 20,51 62.146 45,92Thu dịch vụ 1.330 2.340 2.160 1.010 75,94 (180) (7,69)Thu khác 690 830 82 140 20,29 (748) (90,12)Chi phí 103.734 117.868 176.864 14.134 13,63 58.996 50,05Trả lãi 80.999 93.556 143.273 12.557 15,50 49.717 53,14Chi từ hoạtđộng dịch vụ

555 560 750 5 0,90 190 33,93

Chi hoạtđộng

22.099 23.748 32.802 1.649 7,46 9.054 38,13

Chi khác 81 4 39 (77) (95,06) 35 875Lợi nhuận 10.588 20.640 22.861 10.052 94,94 2.221 10,76

(Nguồn: Báo cáo Tài chính Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012)Năm 2010, thu nhập của chi nhánh đạt 114.322 triệu đồng, bước sang năm 2011,

con số này là 138.508 triệu đồng, tăng 21,16%, tương đương 24.186 triệu đồng. Và đếnnăm 2012, thu nhập của chi nhánh đã tăng lên một cách đáng kể, cụ thể tăng 61.218 triệuđồng, tương đương 44,20% so với năm 2011. Trong đó, thu lãi chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếptheo là thu dịch vụ và cuối cùng là thu từ các hoạt động khác.

Do phải đối mặt với nhiều khó khăn như mới thành lập, áp lực cạnh tranh, khủnghoảng kinh tế…nên chi phí của chi nhánh liên tục tăng. Tổng chi phí năm 2010 là103.734 triệu đồng, đến năm 2011 là 117.868 triệu đồng, sang năm 2012 chi phí tiếp tụctăng 50,05%, lên mức 176.864 triệu đồng. Trong đó, chi trả lãi chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếptheo là chi hoạt động và cuối cùng là chi từ hoạt động dịch vụ.

Lợi nhuận của chi nhánh trong ba năm biến động theo chiều hướng tích cực, năm2010 là 10.588 triệu đồng. Sang năm 2011, lợi nhuận tăng thêm 10.052 triệu đồng so vớinăm 2010, tương đương 94,94%, con số này phản ánh hoạt động kinh doanh của Ngânhàng đang đi đúng hướng. Sang năm 2012, mặc dù kinh tế khó khăn, doanh số cho vaygiảm nhưng lợi nhuận của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng, tuy chỉ tăng 10,76% so với năm2011 nhưng đây vẫn là con số đáng khích lệ, một dấu hiệu đáng mừng trong nền kinh tếảm đạm hiện nay.

Page 12: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

CHƯƠNG IITÌM HIỂU NGHIỆP VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1 Những quy định chung về cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP NamViệt – chi nhánh Đà Nẵng2.1.1 Những quy định pháp lý về cho vay doanh nghiệp

Cho vay là một trong hoạt động quan trọng và cũng là hoạt động đem về thu nhậpchính cho Ngân hàng. Cho dù đối tượng đi vay là cá nhân hay tổ chức thì đều phải tuânthủ nghiêm ngặt các quy tắc tín dụng Ngân hàng cũng như các quy định pháp lí về chovay.

Quy định pháp lý về cho vay doanh nghiệp được áp dụng đối với chi nhánh làquyết định số 05/2006/QĐ – HĐQT – TD ngày 01/09/2006 về cho vay đối với kháchhàng trong hệ thống Ngân hàng.2.1.2 Đối tượng và điều kiện vay vốn

Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinhdoanh, các dự án đầu tư, xuất nhập khẩu… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm.2.1.3 Phương thức cho vay

Cho vay từng lần: phục phụ nhu cầu vay vốn như: vay tiêu dùng, vay xây dựng sửachữa nhà, mua nhà, mua đất, mua ôtô... Hình thức giải ngân: giải ngân 1 lần hoặc nhận nợtrong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 01 tháng, nếu quá thời hạn này màkhách hàng vẫn có nhu cầu nhận nợ thì phải được sự đồng ý của ngân hàng). Hình thứctrả nợ: định kỳ gốc lãi hàng tháng, ngân hàng có thể ân hạn trả gốc trong 03 đến 06 thángđầu.

Cho vay theo hạn mức: Nhóm khách hàng vay vốn theo hạn mức là những doanhnghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn (<1 năm)để phục vụ các nhu cầu về mua nguyên vật liệu, hàng hóa, chi trả lương công nhân viênnhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Ngân hàng sau khi nhận đủ các hồsơ của khách hàng tiến hành thẩm định, xem xét cấp mức tín dụng cho khách hàng. Hạnmức được cấp với thời hạn khoảng 03 năm, định kỳ tái xét 01 năm/lần. Thời gian của cáckhế ước nhận nợ phụ thuộc vào cách thức ngân hàng xác định chu kỳ kinh doanh, thờigian thiếu hụt nguồn trả nợ của doanh nghiệp.

Page 13: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Cho vay theo dự án: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự ánđầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.

Cho vay thấu chi: là hình thức cho vay qua đó Ngân hàng cho phép người vayđược chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trongkhoảng thời gian nhất định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi.

Cho vay luân chuyển: là hoạt động cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa. Doanhnghiệp khi mua hàng hóa có thể thiếu vốn, Ngân hàng sẽ cho vay để mua hàng và thu nợkhi khách hàng bán được hàng.2.1.3 Thời hạn vay

Cho vay cho ngắn hạn: thời hạn dưới 1 năm thường đáp ứng nhu cầu bổ sung vốnlưu động cho các doanh nghiệp.

Cho vay trung hạn: từ 1 đến 5 năm, tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiệnvận tải, trang thiết bị chóng hao mòn, xây dựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏphục vụ sản xuất có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Cho vay dài hạn: : từ 5 năm đến 20 năm, tài trợ cho dự án xây dựng trụ sở làm việc,nhà xưởng sản xuất, có vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian khấu hao dài ...

Page 14: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

2.2 Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà NẵngSơ đồ 2.1. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – chinhánh Đà Nẵng.

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận hồ sơđề nghị vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngânvà thanh lí hợp đồng tín dụng.

Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, baogồm từng bước đi khác nhau với kết quả cụ thể cho từng bước đi đó. Dưới đây là quytrình cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng:2.2.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn

Khách hàng:+ Giấy đề nghị vayvốn.+ Hồ sơ pháp lý.+ Phương án sảnxuất kinh doanh.+ Hồ sơ liên quanđến tài sản đảm bảo.

Chuyên viên quan hệkhách hàng thẩm định:+ Hồ sơ pháp lý.+ Tính khả thi củaphương án sản xuất kinhdoanh.+ Nguồn trả nợ gốc và lãi.+ Tính hợp pháp, hợp lệcủa tài sản đảm bảo.

Từ chối cho vayTrả lại hồ sơ chokhách hàng

Trưởng phòngxét duyệt

Bộ phận tái thẩm địnhQuyết định của

giám đốc

Ký hợp đồngthế chấp TSĐB

Ký hợp đồngtín dụng

Giải ngân

Kiểm tra saucho vay

Thu nợ gốc vàlãi theo định kì.

Page 15: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thiết lập quan hệ tín dụnglành mạnh và cũng là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ kháchhàng thực sự có nhu cầu về vốn tín dụng cũng như chứng minh được tính hợp pháp vềnhân cách khách hàng và tính tự nguyện đề nghị cho vay của khách hàng. Khi khách cóđề nghị vay vốn, đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, chuyên viên quan hệkhách hàng thông báo cho khách hàng biết về chính sách cho vay mà Ngân hàng hiệnđang áp dụng, tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho phù hợp, thương thảo sơbộ các điều kiện vay mà Ngân hàng có thể đáp ứng (lãi suất, thời hạn, hình thức đảm bảo,điều kiện ràng buộc…). Đối với khách hàng đã quan hệ tín dụng nhiều lần, chuyên viênquan hệ khách hàng hướng dẫn cho khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Các trường hợptừ chối khách hàng cần phải có ý kiến của trưởng/ phó phòng tín dụng hoặc giám đốc/ phógiám đốc chi nhánh.2.2.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn

Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: cán bộ Ngân hàng nhận hồ sơ đề nghị vay vốncủa khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và tính đúng đắn của bộ hồ sơ để tránhtình trạng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần. Các loại giấy tờ trong hồ sơvay vốn gồm có: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Bảng 4. Danh mục hồ sơ cần cho hoạt động cho vay.

TT DANH MỤC HỒ SƠBảnchính

Bảnsao

I Hồ sơ pháp lý khách hàng1 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.

2 Các giấy đăng kí kinh doanh tương ứng với từng lần thay đổi vốn (nếucó).

3 Giấy phép/ Giấy chứng nhận/ Chứng chỉ hành nghề (naếu bắt buộc theoquy định).

4 Giấy đăng kí mẫu dấu.

5 Giấy chứng nhận đăng kí mã số thuế/ xuất nhập khẩu (nếu có).

6 Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật.

7 Quyết định bổ nhiệm các chức danh quản lý, điều hành như: Chủ tịchHội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng.

8 Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp (phù hợp với giấy đăng kí kinhdoanh gần nhất).

9 Giấy chứng minh nhân dân/Passport + Hộ khẩu của người đại diện theo

Page 16: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

pháp luật, người đại diện vay vốn và Kế toán trưởng.10 Các hồ sơ giới thiệu về tổ chức, các hồ sơ khác (nếu có).

II Hồ sơ pháp lý khoản vay1 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (mẫu Navibank)

2 Biên bản họp Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên về việc vay vốnvà cử người đại diện doanh nghiệp để kí kết hợp đồng tín dụng, hợpđồng tài chính.

3 Các hồ sơ khác (nếu có).III Hồ sơ tình hình tài chính/ kinh doanh1 Báo cáo tài chính quyết toán thuế 2 năm gần nhất (Báo cáo kết quả kinh

doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minhbáo cáo tài chính) và các tờ khai VAT tương ứng:

- Nếu nộp thuế trực tiếp: Các tờ khai phải có mục tiếp nhận của cơquan thuế.

- Nếu nộp thuế qua mạng: Các tờ khai phải có kí hiệu chữ kí số(tax online).

2 Báo cáo tài chính kiểm toán/ nội bộ trong 2 năm (nếu có) và báo cáoquý gần nhất kèm theo tờ khai VAT.

3 Bảng cân đối số phát sinh: các khoản phải thu, hàng tồn kho, nợ vay,các khoản phải trả, tài sản dài hạn ứng với từng báo cáo tài chính.

4 Sao kê tài khoản giao dịch tiền gửi/ tiền vay tại các ngân hàng khác tốithiểu 6 tháng gần nhất (nếu có giao dịch).

5 Hợp đồng tín dụng tại các tổ chức tín dụng (nếu có vay).

6 Một số hợp đồng kinh tế đầu vào và đầu ra để thuyết minh cho phươngán kinh doanh.

7 Tài liệu giới thiệu công ty: các chi nhánh, sản phẩm, chứng từ chứngminh chất lượng sản phẩm, quản lý, lao động…

8 Các hồ sơ khác (nếu có).IV Hồ sơ chứng minh mục đích vay

Theo quy định đối với từng sản phẩm cụ thể (trong sản phẩm quy địnhgồm những chứng từ gì thì đơn vị liệt kê cụ thể).

V Hồ sơ tài sản đảm bảo1 Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá.

Page 17: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

2 Bất động sản2.1 Giấy chứng nhận quyền sở hữu, tờ khai lệ phí trước bạ/ tờ khai nộp tiền

sử dụng đất.

2.2 Các giấy tờ khác liên quan đến nguồn gốc (hợp đồng mua bán, chuyểnnhượng,

2.3 Nếu tài sản đảm bảo của bên thứ ba thì cung cấp thêm Hồ sơ pháp lí củabên thứ ba tùy theo chủ sở hữu là thể nhân hay pháp nhân: chứng minhnhân dân, hộ khẩu, sổ đăng kí tạm trú của vợ/ chồng của bên thứ ba,giấy tờ pháp lí thể hiện tình trạng hôn nhân (còn hiệu lực), giấy tờchứng minh mối quan hệ với bên vay.

3 Phương tiện vận tải (ngoại trừ tàu)3.1 Giấy đăng kí phương tiện giao thông.

3.2 Hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng.

3.3 Đối với phương tiện vận tải nhập khẩu: Tờ khai hải quan, tờ khai nguồngốc xe ôtô nhập khẩu, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kĩ thuật vàBVMT xe cơ giới nhập khẩu.

3.4 Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3.5 Các giấy tờ khác liên quan (nếu có).4 Hàng hóa, máy móc thiết bị4.1 Hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng.

4.2 Tờ khai nhập khẩu (đối với hàng hóa, máy móc mua từ nước ngoài).

4.3 Chứng nhận chất lượng/ nguồn gốc máy móc thiết bị.

4.4 Thiết kế kĩ thuật, cấu trúc máy móc thiết bị (nếu có).

4.5 Biên bản nghiệm thu lắp đặt, vận hành, chạy thử (nếu có).

4.6 Hồ sơ khác (nếu có).5 Cổ phiếu, quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng dân sự, thương mại.5.1 Cổ phiếu: giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cổ phiếu.

5.2 Quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng dân sự, thương mại:- Hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ, cho thuê tài sản.- Hóa đơn giá trị gia tăng.- Biên bản giao hàng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoan thành

hoặc các giấy tờ khác chứng minh trách nhiệm thanh toán củabên có nghĩa vụ thanh toán đã phát sinh.

Page 18: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

6 Bộ chứng từ xuất khẩu.

7 Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo khác (nếu có).Bản sao: là bản sao y có chứng thực không quá 6 tháng hoặc chuyên viên quan hệ

khách hàng đối chiếu với bản chính và ghi rõ “Đã đối chiếu với bản chính”, ký và ghi rõhọ tên của mình vào bản chụp. Người kiểm soát, trưởng đơn vị hoặc chuyên viên thẩmđịnh tín dụng nếu thấy cần thiết thì yêu cầu trực tiếp kiểm tra để đảm bảo tính chân thựccủa các hồ sơ.

Đối với tài sản đảm bảo: bản sao y chứng thực khách hàng cung cấp khi đề nghịvay vốn. Khách hàng sẽ giao bản chính cho Ngân hàng khi thế chấp/ cầm cố.

Chuyên viên quan hệ khách hàng kiểm tra tính đầy đủ, xác thực và hợp lệ của hồsơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng/ hoặc qua các kênh thông tin

- Kiểm tra hồ sơ khách hàng.- Kiểm tra hồ sơ vay vốn.- Kiểm tra mục đích vay vốn. Điều tra thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

Chuyên viên quan hệ khách hàng phải đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanhđể tìm hiểu thêm thông tin.

Kiểm tra, xác nhận thông tinChuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện qua các nguồn sau: hồ sơ vay vốn trước đâyvà hiện tại của khách hàng trong hệ thống, thông tin từ bạn bè, người thân…

Phân tích tư cách khách hàng vay vốnChuyên viên quan hệ khách hàng tìm hiểu, phân tích về tư cách và năng lực pháp luật,năng lực hành vi dân sự…

Phân tích, đánh giá tình hình tài chínhChuyên viên quan hệ khách hàng căn cứ vào báo cáo tài chính nộp thuế và báo cáo

tài chính nội bộ, qua đó phân tích tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh. Căncứ vào bảng cân đối kế toán để phân tích các chỉ số: doanh thu, lợi nhuận, các khoản mụcchi phí. Xem xét tính hiệu quả và hợp lí của các khoản mục.

Phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụngTra cứu thông tin trên trung tâm thông tin tín dụng www.cic.org.vn.

Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu vốn vay được phê duyệtChuyên viên quan hệ khách hàng tiến hành tính toán lãi và chi phí (các lợi ích có

thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt). Chuyên viên quan hệ khách hàng phải xemxét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.

Page 19: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vayĐầu tiên, cần phải xác định sơ đồ vị trí, tính thực tế của tài sản. Chuyên viên quan

hệ khách hàng cùng với chuyên viên thẩm định giá đi khảo sát tình hình thực tế.Khảo sát giá trị tài sản bằng cách tham khảo giá thị trường tại khu vực, nguồn

thông tin từ internet, dân địa phương, sàn bất động sản để từ đó định giá theo các tínhtoán của Ngân hàng.2.2.3 Xác định phương thức cho vay

Căn cứ vào nhu cầu thực tế, loại hình doanh nghiệp, loại hình kinh doanh củakhách hàng và quy chế cho vay của Ngân hàng để xác định được phương thức cho vayphù hợp.

Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán

Chuyên viên quan hệ khách hàng cùng với trưởng phòng tín dụng (hoặc ngườiđược ủy quyền) phối hợp với phòng phụ trách nguồn vốn để xem xét khả năng đáp ứngnguồn vốn vay.

Xác định lãi suất cho vay- Lãi suất cho vay không được thấp hơn sàn lãi suất (nếu có) của Ngân hàng TMCP

Nam Việt trong từng thời kì.- Lãi suất cho vay được xác định tùy thuộc vào mức độ rủi ro, thời hạn cho vay của

từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp đảm bảo tiền vayvà mức độ tín nhiệm… của khách hàng, đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chiphí quản lí món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.

Lãi suất phạt quá hạnBằng 50% lãi suất cho vay trong thời hạn đã được kí kết hoặc điều chỉnh theo thỏa

thuận trong hợp đồng tín dụng.2.2.4 Lập tờ trình thẩm định

Thẩm định tín dụng phải nêu rõ những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giáphương án vay của khách hàng cũng như đề xuất ý kiến với đề nghị của khách hàng.2.2.5 Tái thẩm định khoản vay

Ngân hàng TMCP Nam Việt quyết định quản trị khoản tiền vay bắt buộc phải đượctái thẩm định theo từng thời kì. Tuy nhiên, đối với những khoản vay dưới mức quyết địnhnày nhưng có tính chất phức tạp thì giám đốc (hoặc người được ủy quyền) có thể quyếtđịnh tái thẩm định.

Page 20: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

20 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Ít nhất hai cán bộ tham gia tái thẩm định. Thời gian tái thẩm định nằm trong thờigian quy định cho thẩm định gốc là không quá 3 ngày đối với khoản vay ngắn hạn vàkhông quá 5 ngày đối với khoản vay trung – dài hạn.2.2.6 Trình duyệt khoản vay

Chuyên viên quan hệ khách hàng: trình tờ thẩm định/ tái thẩm định cùng toàn bộhồ sơ vay vốn cho Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được ủy quyền).

Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được ủy quyền): kiểm tra, thẩm định lại toànbộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản thế chấp… theo quy định hiện hành.Sau đó, trình giám đốc duyệt.

Giám đốc (hoặc người được ủy quyền): ra quyết định phê duyệt khoản vay (có thểyêu cầu phòng tín dụng khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu trong trường hợp cần bổ sungđiều kiện vay vốn hoặc thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa nội dung tờ trình nếu cần). Nếutừ chối, cần phải ghi rõ lí do vào tờ trình thẩm định, sau đó gửi lại phòng tín dụng để soạnthảo văn bản trả lời khách hàng (do chuyên viên quan hệ khách hàng soạn thảo và giámđốc kí).2.2.7 Kí hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ

và tài sản đảm bảoSau khi kí hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, chuyên viên quan hệ khách hàng dự

thảo và trình cấp trên hợp đồng tín dụng kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng đảm bảo tiềnvay hoặc thông báo gửi khách hàng thực hiện các điều kiện để chấp nhận cho vay (nếucó). Việc cho vay của Ngân hàng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tíndụng. Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) sẽ là người quyết định về hợp đồng tín dụngvà hợp đồng đảm bảo tiền vay có phải đưa ra công chứng hay không.

Sau khi khoản vay được phê duyệt, Ngân hàng và khách hàng sẽ lập hợp đồng tíndụng/sổ vay vốn và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có).

- Soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn: chuyên viên quan hệ kháchhàng soạn thảo văn bản. Trường phòng tín dụng thực hiện xác nhận lại nội dung hợp đồngtín dụng.

- Kí kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay: hợp đồng tíndụng sau khi được kí kết thì phải được giám đốc Ngân hàng (hoặc người được ủy quyền)kí xác nhận.

- Làm thủ tục giao nhận giấy tờ, tài sản đảm bảo tiền vay.- Kiểm tra giấy tờ sau khi kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.- Công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm.

Page 21: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

2.2.8 Giải ngânChuyên viên quan hệ khách hàng kiểm tra, giám sát các điều kiện giải ngân, mục

đích, đối tượng, căn cứ để giải ngân, số tiền và hạn mức được giải ngân đã được thỏathuận trong hợp đồng tín dụng. Lưu ý đến các biến động bất thường về tình hình tài chínhcủa khách hàng.2.2.9 Kiểm tra, giám sát khoản vay

Quá trình theo dõi và kiểm soát sau cho vay là quá trình không kém phần quantrọng so với việc thực hiện tốt quy trình cho vay, bởi lẽ nếu làm tốt việc theo dõi quá trìnhtrả nợ, sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay của khách hàng thì Ngân hàng có thể phòngngừa được các rủi ro tín dụng như rủi ro mất vốn, từ đó tăng khả năng thu hồi nợ vay.

Quy trình thực hiện:Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn: trưởng/ phó phòng tín dụng

chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay, sau đó chuyên viên quan hệ kháchhàng trình kế hoạch cho cấp trên phê duyệt.

Thứ hai, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay: chuyên viên quan hệ khách hàng chủđộng thực hiện bản kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay. Trường hợp phát hiện khoản vaycó dấu hiệu rủi ro, chuyên viên quan hệ khách hàng cần chủ động báo cáo trưởng/ phóphòng tín dụng tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất.

Thứ ba, lập biên bản hoặc báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay: sau mỗi lần kiểm trasử dụng vốn vay, chuyên viên quan hệ khách hàng cần lập biên bản hoặc báo cáo kiểm trasử dụng vốn vay trình trưởng/ phó phòng tín dụng có ý kiến.2.2.10 Thu nợ gốc và lãi, xử lí những phát sinh

Thứ nhất, đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn: khi gần đến hạn trả nợ,chuyên viên quan hệ khách hàng gửi thông báo cho khách hàng về thời hạn trả nợ, tổng sốnợ mà khách hàng phải trả (nợ gốc và lãi), ngày đến hạn trả, sau đó trình trưởng/ phóphòng kí duyệt và gửi một bản sao thông báo về thời hạn trả nợ cho bộ phận kế toán cùngtheo dõi, phối hợp thu nợ đúng hạn. Nếu khách hàng có dấu hiệu trì hoãn trả nợ thì phảicó phương án xử lí kịp thời. Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn vì lí do kháchquan, khách hàng phải có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, chuyênviên quan hệ khách hàng xem xét thẩm định nhu cầu thực tế và báo cáo trưởng/ phóphòng tín dụng.

Thứ hai, thực hiện thu nợ: đến hạn trả nợ, chuyên viên quan hệ khách hàng phốihợp cùng bộ phận khách hàng để thực hiện thu nợ.

Page 22: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

22 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Thứ ba, chuyển nợ xấu: quá ngày đến hạn trả nợ (nợ gốc và lãi) và thời gian Ngânhàng gia hạn thêm cho khách hàng mà khách hàng không trả được nợ hay trả không đủ,chuyên viên quan hệ khách hàng phối hợp cùng bộ phận kế toán thực hiện việc chuyển nợxấu, đồng thời với việc chuyển nợ xấu, chuyên viên quan hệ khách hàng soạn thảo côngvăn gửi khách hàng thông báo về việc chuyển nợ xấu và trình trưởng/ phó phòng kí duyệt.Ngoài các thông tin liên quan đến việc chuyển nợ xấu, thông báo chuyển nợ xấu cần nêurõ các biện pháp tiếp theo của Ngân hàng nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn.

Thứ tư, xử lí tài sản đảm bảo để thu nợ: trường hợp khách hàng không trả nợ vayđúng hạn, đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, Ngân hàng nộp hồ sơ khởi kiện ratòa án để xử lý thu hồi nợ.2.2.11 Thanh lí hợp đông tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay

Khi khách hàng trả hết nợ, chuyên viên quan hệ khách hàng tiến hành phối hợp với bộphận kế toán đối chiếu, kiểm tra số tiền vay va lãi, phí để tất toán. Sau đó, thanh lí hợpđồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Trường hợp khách hàng có yếucầu, chuyên viên quan hệ khách hàng soạn thảo văn bản thanh lí hợp đồng trình trưởngphòng tín dụng kiểm soát và trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo kí biên bản thanh lí.2.2.12 Giải chấp tài sản đảm bảo

Xuất kho giấy tờ tài sản đảm bảo. Chuyên viên quan hệ khách hàng chịu tráchnhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ và tải sản đảm bảo. Tiến hành đăng kí xóa giao dịch đảmbảo: chuyên viên quan hệ khách hàng soạn thảo công văn đề nghị xóa giao dịch đảm bảo,hồ sơ khoản vay, biên bản bàn giao tài sản trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc kíduyệt.2.2.13 Lưu giữ hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay

Chuyên viên quan hệ khách hàng lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vaytheo thời hạn quy định của Ngân hàng TMCP Nam Việt.

Page 23: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

2.3 Tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh ĐàNẵng giai đoạn 2010 – 20122.3.1 Dư nợ theo loại hình doanh nghiệpBảng 5: Tình hình dư nợ các doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêuNăm2010

Năm2011

Năm2012

Chênh lệch2011/2010 2012/2011

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Tổng 476.110 468.400 351.163 (7.710) (1,62) (117.237) (25,0)

- CTCP 142.833 140.539 105.349 (2.294) (1,61) (35.190) (25,0)

- CT TNHH 238.055 234.765 175.582 (3.290) (1,38) (59.183) (25,2)

- DNTN 95.222 93.096 70.232 (2.126) (2,23) (22.864) (24,6)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Navibank Đà Nẵng)Theo Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp bao gồm các hình thức: công ty trách

nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và nhóm côngty. Tuy nhiên, đối tượng doanh nghiệp mà Ngân hàng giao dịch thường chỉ gồm: công tycổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân.

Từ bảng sô liệu trên, ta thấy, trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay doanhnghiệp của Ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Điển hình là trong năm 2011, tổng chovay doanh nghiệp giảm 7.710 triệu đồng, tương đương giảm 1,62%, nhưng đến năm 2012,con số giảm lên đến 117.237 triệu đồng, giảm gần 25% so với năm 2011. Sở dĩ có tìnhtrạng này xảy ra là do trong giai đoạn này, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sảnxuất kinh doanh đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải phá sản hay giải thể.

Phân tích cụ thể ở từng loại hình doanh nghiệp, ta cũng thấy được rằng doanh sốcho vay của mỗi loại hình doanh nghiệp đều có xu hướng giảm xuống. Đối với công ty cổphần, doanh số cho vay của năm 2011 chỉ giảm 1,61% so với năm 2010, nhưng đến năm2012, con số giảm đã lên đến 25%. Điều này cũng tương tự ở loại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân.

Về cơ cấu cho vay thì công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất, 50% doanhsố cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng, tiếp theo là công ty cổ phần với 30% và cuốicùng là doanh nghiệp tư nhân với 20%.

Page 24: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

24 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

2.3.2 Dư nợ cho vay theo thời hạnBảng 6. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn giai đoạn 2010-2012

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiềnTỷlệ(%)

Số tiềnTỷlệ(%)

Số tiềnTỷlệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Tổng 476.110 100 468.400 100 351.163 100 (7.710) (1,62) (117.237) (25,0)+Ngắnhạn

266.622 56,0 238.884 51,0 182.845 52,1 (27.738) (10,4) (56.039) (23,5)

+Trung,dài hạn

209.488 44,0 229.516 49,0 168.318 47.9 20.028 9,6 (61.198) (26,7)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Đà Nẵng)Trong thời gian qua, tình hình huy động vốn trung dài hạn của Ngân hàng còn gặp

nhiều khó khăn, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn cho chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn vàsử dụng vốn. Để đảm bảo an toàn cũng như tuân thủ các quy định của nhà nước, Ngânhàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, còn các các khoản cho vay trung – dài hạn rất hạnchế. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay ngắn hạn lớn còn do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp màNgân hàng cho vay trong địa bàn thành phố chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhucầu vốn lưu động thường cao hơn so với nhu cầu vốn vay trung – dài hạn.

Trong năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Ngân hàng là266.622 triệu đồng, tương đương 56%, còn lại là dư nợ cho vay trung dài hạn với 44%.Bước sang năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Ngân hàng giảm27.738 triệu đồng, tương đương 10,4%, trong khi đó dư nợ cho vay trung – dài hạn lạităng thêm 20.028 triệu đồng, mức tăng tương đương 9,6%. Con số tăng này cho thấyNgân hàng đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải thiện tình trạng cho vay trung – dài hạn.Năm 2012, với sự sụt giảm của tổng doanh số cho vay, cho vay ngắn hạn đối với doanhnghiệp của Ngân hàng cũng giảm theo, mức giảm là 56.039 triệu đồng, tương đương23,5%, cho vay trung – dài hạn đối với doanh nghiệp giảm 61.198 triệu đồng, tươngđương 26,7%.2.3.3 Dư nợ cho vay doanh nghiệp tho hình thức đảm bảoBảng 7. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng theo hình thứcđảm bảo trong giai đoạn 2010-2012

(ĐVT: Triệu đồng)

Page 25: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiềnTỷlệ(%)

Số tiềnTỷlệ(%)

Số tiềnTỷlệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Tổng 476.110 100 468.400 100 351.163 100 (7.710) (1,62) (117.237) (25,0)+Thế chấp 400.784 84,2 377.061 80,5 282.686 80,5 (23.723) (5,9) (94.375) (25,0)+Cầm cố 45.230 9,5 54.803 11,7 43.193 12,3 9.573 21,2 (11.610) (21,2)+Bảo lãnh 25.234 5,3 29.978 6,4 21.070 6,0 4.744 18,8 (8.908) (29,7)+TS hìnhthành từvốn vay

4.862 1,0 6558 1,4 4.214 1,2 1.696 34,9 (2344) (35,7)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Đà Nẵng)Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào khi cho vay cũng mong muốn thu hồi được khoản

vay khi đến hạn vì đó là cơ sở để hoạt động kinh doanh được duy trì và phát triển. Vì vậy,vấn đề đảm bảo tín dụng là rất cần thiết cho các Ngân hàng khi tiến hành cho vay. Theonghị định 178/1999/NĐ-CP về vấn đề đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng cũngnhư theo chỉ đạo của ban giám đốc, Ngân hàng chủ trương các khoản vay đối với doanhnghiệp phải có tài sản đảm bảo. Các hình thức đảm bảo mà Ngân hàng áp dụng là: thếchấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba vàbảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản đảm bảo đối với khoản vay là hết sứccần thiết, nhất là với đối tượng khách hàng doanh nghiệp đầy rủi ro.

Trong năm 2010, tổng dư nợ bình quân của khách hàng doanh nghiệp là 476.110triệu đồng, trong đó hình thức thế chấp tài sản luôn là hình thức được ưa chuộng tại cácNHTM, chiếm tỷ lệ lớn nhất 84,2%, tiếp theo là hình thức cầm cố tài sản với 9,5%, bảolãnh bằng tài sản của bên thứ ba 5,3% và cuối cùng là tài sản hình thành từ vốn vay với1%. Năm 2011, thế chấp tài sản giảm 23.723 triệu đồng, tương đương mức giảm 5,9%,trong khi đó các hình thức cầm cố, bảo lãnh và tài sản hình thành từ vốn vay lại tăng lênvới mức tăng lần lượt là 21,2%, 18,8%, 34,9%. Bước sang năm 2012, dư nợ cho vaydoanh nghiệp của Ngân hàng giảm 117.237 triệu đồng (25%), kéo theo đó, các hình thứcđảm bảo thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và tài sản hình thành từ vốn vay cũng giảm lần lượt25%, 21,2%, 29,7%, 35,7%.

Về nguyên tắc, khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng cóquyền xử lý các tài sản đảm bảo để thu nợ theo thỏa thuận. Tuy nhiên, việc Ngân hàng tựxử lý tài sản đảm bảo để thu nợ có thể gặp khó khăn do quy trình pháp lý quá phức tạp.

Page 26: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

26 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Đặc biệt là trong bối cảnh sức mua yếu hiện nay, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thịtrường bất động sản tiếp tục đóng băng, tài sản đảm bảo rất khó bán và thường có giá trịthấp hơn nhiều so với giá trị tài sản đảm bảo lúc định giá để cho vay. Việc này đã khiếncho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.2.3.4 Tình hình nợ quá hạnBảng 8. Tình hình nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng giaiđoạn 2010-2012

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêuNăm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch2011/2010 2012/2011

Số tiềnTỷ lệ(%)

Số tiềnTỷ lệ(%)

Sốtiền

Tỷ lệ(%)

Sốtiền

Tỷ lệ(%)

Sốtiền

Tỷ lệ(%)

Tổng 866 100 2.337 100 1.632 100 1.471 170 (705) (30,17)

- CTCP 260 30,02 701 30,00 483 29,60 441 170 (218) (30,10)

- CT TNHH 433 50,00 1.169 50,00 821 50,31 736 170 (348) (29,77)

- DNTN 173 19,98 467 20,00 328 20,09 294 170 (139) (29,76)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Đà Nẵng)Nợ quá hạn là khi đến kì hạn thanh toán mà khách hàng chưa có khả năng trả cho

Ngân hàng lãi hoặc vốn gốc. Nợ quá hạn được phân dựa vào QD-127/2005.Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tăng mạnh vào

năm 2011, con số tăng lên đến 1.632 triệu đồng, tương đương 170%, đến năm 2012, nợquá hạn đã giảm xuống 705 triệu đồng, tương đương 30,17% so với năm 2011, tuy nhiênsố giảm này còn rất thấp so với số tăng năm trước. Những kết quả này xảy ra do nền kinhtế giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác thunợ.

Tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn của công ty trách nhiệm hữuhạn chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 50%), tiếp theo là công ty cổ phần (30%) và cuốicùng là doanh nghiệp tư nhân (20%).

Từ những phân tích trên, ta thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng biến độngkhông ổn định và có xu hướng tăng lên (đặc biệt trong năm 2011), Ngân hàng cần cónhững biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình này.

Page 27: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

27 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

2.4 Nhận xét về hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Nam Việt –chi nhánh Đà Nẵng2.4.1 Kết quả đạt được

Ngân hàng đã triển khai và phát huy các sản phẩm tín dụng doanh nghệp hiện cóbao gồm cho vay bổ sung vốn kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vậtliệu…nhằm đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Các sản phẩmdịch vụ này tương đối đa dạng so với các Ngân hàng trên địa bàn. Thực hiện công khai,đơn giản hóa quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay nhưng vẫn đảm bảo tính an toàntrong quy trình cho vay.

Trước sự chỉ đạo của ban giám đốc, Ngân hàng đã có những cố gắng tích cực trongquá trình thực hiện cho vay nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạncũng như cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn trung dài hạn, giúp các doanhnghiệp ổn định phát triển, tìm được chỗ đứng trên thị trường.2.4.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

a) Những mặt còn tồn tạiTrong những năm qua, bên cạnh các kết quả đạt được thì không thể không kể đến

những hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cụ thể:- Ngân hàng chủ yếu giao dịch với công ty trách nhiệm hữu hạn (tỷ lệ lên đến 50%),

tuy nhiên con số này cũng rất hạn hẹp. Hiện nay, số lượng công ty cổ phần được thành lậpkhá nhiều do đó cần nguồn vốn để đầu tư sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị…đây là đôitượng tiềm năng, tuy nhiên Ngân hàng lại chưa tiếp cận được với loại hình doanh nghiệpnày.

- Kết quả cho vay doanh nghiệp chưa được mở rộng, thông thường bất cứ doanhnghiệp nào có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng đều phải có tài sản thế chấp hay được bảolãnh của bên thứ ba.

- Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp không đều, hay còn bị giảm qua các năm, năm2011, tổng cho vay doanh nghiệp giảm 1,62%, nhưng đến năm 2012, con số giảm gần25% so với năm 2011.

- Hầu hết dư nợ đều là ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn trong 3 năm luôn ở mức trên 50%,dư nợ trung – dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn thay đổi không ổn định, tăng vượt mức trong năm 2011, lên đến170%.

b) Nguyên nhân

Page 28: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

28 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Ngân hàng chưa có chiến lược phù hợp để tiếp cận với khách hàng tiềm năng làcác doanh nghiệp, còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng lớn.

Công tác huy động vốn để cho vay còn hạn chế, dẫn đến việc mở rộng cho vay cònnhiều khó khăn. Các khoản vốn huy động được hầu hết là ngắn hạn nên không chủ độngđược trong cho vay trung, dài hạn.

Các chính sách cho vay của Ngân hàng chưa thực sự toàn diện, mặc dù các chínhsách cho vay tuân thủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với chủ trương của Ngânhàng Nhà nước, song vẫn còn nhiều hạn chế, không có chính sách rõ ràng đối với từngđối tượng doanh nghiệp khác nhau, thiếu linh hoạt, chậm thay đổi trước những chuyểnbiến của nền kinh tế.

Thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng thường không đầy đủ, gâykhó khăn cho chuyên viên quan hệ khách hàng khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, xếphạng doanh nghiệp. Nguồn thông tin này hầu như ít được kiểm toán, độ chính xác khôngcao vì có những trường hợp doanh nghiệp cố ý điều chỉnh các chỉ tiêu để phù hợp vớiđiều kiện cho vay của Ngân hàng.

Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, khó khăn doanhnghiệp gặp phải mà Ngân hàng chưa phát hiện được để từ đó giúp đỡ kịp thời.

Tuy có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn toàn thành phố nhưng công tác tuyêntruyền, vận động chưa được bài bản, chủ yếu thực hiện tại công sở. Nhiều trung tâm buônbán, các khu vực dân cư còn ít thông tin về các dịch vụ của Ngân hàng.

Lái suất cho vay của Ngân hàng chưa linh hoạt khi có biến động lãi suất, mọi thayđổi đều phải lập hồ sơ trình giám đốc phê duyệt, do vậy thời gian giải ngân sẽ chậm lại, lỡmất cơ hội kinh doanh của khách hàng. Nhìn chung vấn đề cạnh tranh lãi suất còn hạn chế,đây là điều quan tâm nhất của khách hàng nhưng lại là hạn chế của Ngân hàng nên khó cóthể mở rộng thị phần tín dụng.

2.5 Một số kiến nghị2.5.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng

Từ những kết quả phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:a) Kiến nghị để mở rộng thị phần của Ngân hàng Thu hút và mở rộng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp

Khu vực miền Trung là vùng kinh tế đang phát triển, trong đó Đà Nẵng là thànhphố được xem là trung tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung với

Page 29: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

29 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

nhiều doanh nghiệp đang hoạt động.Vì vậy, Ngân hàng cần tìm mọi cách để thu hút cáckhách hàng này và tạo điều kiện cho sự thành đạt của khách hàng cũng như chính Ngânhàng.

Tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng quan hệ với các khách hàng doanhnghiệp truyền thống, khuyến khích khách hàng sử dụng khép kín các sản phẩm dịch vụcủa Ngân hàng. Để thực hiện thành công trong công tác khách hàng thì Ngân hàng phảithực hiện tốt chính sách lãi suất và phí dịch vụ, vì đây là công cụ cạnh tranh giữa cácNgân hàng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tận dụng triệt để các cơ hội xác lập mối quan hệ cánhân, tiếp xúc trực tiếp với tinh thần Ngân hàng là điểm tựa tài chính của doanh nghiệp,sẵn sàng là đối tác của tất cả các doanh nghiệp. Chủ động tìm đến và đặt quan hệ với cácdoanh nghiệp.

Đa dạng hóa các hoạt động cho vay doanh nghiệpĐể mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp, Ngân hàng cần phải đa dạng hóa các

hình thức cho vay. Ngoài hình thức cho vay cầm cố, thế chấp quyền sử dụng đất, nhà cửathì bên cạnh đó còn cho vay theo hình thức cầm cố các giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kìphiếu, trái phiếu kho bạc…hình thức này thường có rất ít rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cầnđẩy mạnh hoạt động cho vay theo phương thức này, đây cũng là biện pháp để thu hútkhách hàng đến với Ngân hàng.

Nâng cao chất lượng dịch vụHoạt động kinh doanh Ngân hàng đòi hỏi phải có chất lượng dịch vụ cao, trong khi

đó Ngân hàng không ngừng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Do đó, Ngânhàng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và có phong cách riêng của mình đểđặt được dấu ấn trong lòng khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ chính là nâng caolợi ích cho khách hàng, đó là nhanh chóng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng như:quan tâm đúng mức đến nhu cầu của khách hàng, thời gian xử lý hoạt động nhanh chóng,tư vấn cho khách hàng có hiệu quả, thái độ với khách hàng vui vẻ, thân thiện…

Tóm lại, nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những biện pháp hữu hiệu để giữkhách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới.

b) Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngânhàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng

Làm tốt công tác thẩm định trước khi cho vayThẩm định là khâu hết sức quan trọng không thể thiếu được của hoạt động tín dụng,

thẩm định tốt sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được những rủi ro.

Page 30: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

30 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Đối với đối tượng cho vay sản xuất kinh doanh có đảm bảo bằng tài sản thế chấpcầm cố hay bảo lãnh thì chuyên viên quan hệ khách hàng phải thẩm định đánh giá đúnggiá trị của tài sản đó trước khi cho vay. Sau cùng, chuyên viên quan hệ khách hàng thẩmtra người vay vốn và quyết định cho vay vốn.

Công tác theo dõi thu nợVốn hoạt động của Ngân hàng phần lớn là vốn đi vay từ dân cư và các tổ chức kinh tế,

vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì Ngân hàng phải thực hiện tốt công tác thu nợ để đẩynhanh vòng quay của vốn. Nhưng trong thực tế, vì rất nhiều nguyên nhân chủ quan vàkhách quan mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn gây rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy,để hạn chế rủi ro thì Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:

Cần áp dụng phương pháp thu nợ hợp lí cho từng khoản vay, nó sẽ giúp cho ngườiđi vay có điều kiện trả nợ đúng hạn, ngoài ra điều này còn giúp Ngân hàng không bị ứđọng vốn, cụ thể: đối với khoản vay ngắn hạn thì phương thức thu hồi nợ được áp dụngphổ biến là phương thức trả lãi định kì hằng tháng và nợ gốc thanh toán một lần. Còn đốivới khoản vay dài hạn thì nên áp dụng phương thức trả nợ gốc lãi định kì.

Chuyên viên quan hệ khách hàng nên thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng,tiếp cận thông tin liên quan đến khách hàng để có những biện pháp thu nợ hợp lí. Nếuthấy khách hàng hoạt động kinh doanh thuận lợi, việc sử dụng đúng mục đích thì khi đếnhạn, chuyên viên quan hệ khách hàng nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Còn nếu thấyviệc sử dụng vốn của khách hàng sai mục đích thì phải kịp thời tìm giải pháp xử lý thíchhợp, nếu thấy tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng không thuận lợi, chuyên viênquan hệ khách hàng giúp giải quyết bằng cách đề xuất ý kiến cho phép khách hàng kéodài thời hạn trả nợ.

Vấn đề xử lý nợ xấuNgân hàng cần hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá các khoản nợ, đặc biệt là nhóm

nợ xấu, từ đó đưa ra các phương án xử lí kịp thời.Khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, Ngân hàng cần phối hợp với doanh nghiệp để

tìm ra những nguyên nhân làm phát sinh, từ đó đưa ra biện pháp xử lí hợp lí cho từngtrường hợp cụ thể, đảm bảo giúp Ngân hàng thu được nợ.

Đối với khách hàng truyền thống, có uy tín đối với Ngân hàng, hoạt động kinhdoanh tạm thời bị thua lỗ, Ngân hàng cần xem xét khả năng và triển vọng trả nợ củadoanh nghiệp mà tiến hành cho doanh nghiệp gia hạn nợ. Đồng thời, Ngân hàng cần giúpđỡ, tư vấn cho doanh nghiệp trong các vấn đề tài chính, góp phần giúp doanh nghiệp từngbước tháo gỡ khó khăn.

Page 31: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, Ngânhàng cần kiên quyết thu nợ. Ngân hàng cần kết hợp với các cơ quan pháp luật để xử lý tàisản đảm bảo hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Đối với những doanh nghiệp quá hạn trả nợ do doanh nghiệp bị chậm thanh toán,không trả được nợ cho Ngân hàng đúng hạn thì Ngân hàng cần xem xét cho doanh nghiệpgia hạn nợ hợp lý. Nên chia thời gian gia hạn thành khoảng thời gian gắn liền với quátrình chu chuyển vật tư, hàng hóa, đảm bảo theo dõi, quản lý được sự vận động nguồnvốn của doanh nghiệp nhằm thu hồi được các khoản vốn vay.2.5.2 Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Nam Việt

Hội sở cần có những chính sách mới về lãi suất, điều kiện vay vốn, thủ tục đốivới các doanh nghiệp như: lãi suất cạnh tranh, thời gian xét duyệt thủ tục nhanh chóngnhằm đáp ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp.

Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thông tin thị trường như: tình hình kinh tếtrong và ngoài nước, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu và mong muốn củakhách hàng mục tiêu, các thay đổi trong chính sách của NHNN, công nghệ mới… để từđó xây dựng các kế hoạch, chiến lược phù hợp.

Đa dạng hóa các danh mục sản phẩm, dịch vụ. Nâng cao chất lượng phục vụkhách hàng. Cần tổ chức nhiều hơn các lớp bồi dưỡng hoạt động cho nhân viên, hằng nămnên khảo sát trình độ chuyên môn, hiểu biết về kinh tế - xã hội cũng như các kỹ năng củanhân viên.

Ngân hàng cũng nên gia tăng nguồn vốn để có thể đáp ứng được nhu cầu vaycủa khách hàng, liên kết với nhiều Ngân hàng ở trong và ngoài nước để tạo sự vững chắcvề uy tín cũng như chất lượng cho Ngân hàng.2.5.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần ban hành và chỉnh sửa một số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trườngkinh tế. Sửa đổi, bổ sung các điều kiện cho vay phù hợp với hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp theo cơ chế thị trường, tạo môi trường ổn định cho đầu tư sản xuất.

Triển khai xây dựng hệ thống khai thác dữ liệu thông tin và tư vấn tài chính giúpcho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ theo định hướng của Nhà nước. NHNN nên cógiải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Ngân hàng, đặc biệt là trung tâm thôngtin tín dụng (CIC). Có biện pháp xử lí nghiêm khắc khi các tổ chức tín dụng không chấphành việc cập nhật thông tin theo chế độ cung cấp thông tin tín dụng.

Cần rút ngắn thời gian đăng kí giao dịch đảm bảo. Nếu thời gian quá dài sẽ ảnhhưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng khi khách hàng cần giải ngân sớm.

Page 32: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

32 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

NHNN nên có kiến nghị với các cơ quan chức năng bảo vệ và thi hành luật phápnhư: Sở Tư pháp, Sở Địa chính, cơ quan công chứng… phối hợp chặt chẽ với nhau trongviệc thành lập Cơ quan đăng kí giao dịch tài sản đảm bảo, bộ phận bán đấu giá phát mãitài sản thế chấp, cầm cố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thu hồi vốn kịp thời,đầy đủ, qua đó Ngân hàng mới có thể mạnh dạn đẩy mạnh việc cho vay.2.5.4 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch sử dụng đất trên địa bànthì thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất phùhợp, ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp… Ngoài ra, chính quyền điaphương cũng nên thường xuyên tổ chức các chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệpnhư bồi dưỡng kiến thức pháp luật, thương mại, chương trình liên kết xuất khẩu, kích cầu,tổ chức nhiều hơn các hội chợ thương mại và quốc tế để các doanh nghiệp giới thiệu nănglực sản xuất kinh doanh của mình và tìm kiếm khách hàng… Nên thường xuyên tổ chứccác buổi tọa đàm giữa Ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn để tìm cách tháo gỡ nhữngkhó khăn, vướng mắc trong quan hệ cho vay khách hàng – Ngân hàng.

Page 33: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

KẾT LUẬN

Ngân hàng TMCP Nam Việt là một Ngân hàng mới hoạt động trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng trong những năm gần đây nhưng Ngân hàng đã và đang nỗ lực không ngừngđể nâng cao chất lượng kinh doanh cũng như chất lượng dịch vụ của mình.

Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích, hiểubiết hơn về thực trạng và các nghiệp vụ trong phòng giao dịch. Đi sâu vào là nghiệp vụcho vay doanh nghiệp, đối tượng, quy trình, kết quả… của nghiệp vụ này. Thông qua đó,tôi đã có dịp củng cố kiến thức đã học ở trường, đồng thời bổ sung thêm những kiến thứcthực tiễn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thiếu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn nênkhông thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm vànhững ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo cũng như các anh chị trong Ngân hàng để tôicó được nhiều kinh nghiệm tích lũy cho công việc sau này.

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo khoa Tài Chính –Ngân hàng, trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng, thầy giáo ThS Nguyễn Trần Thuần, Banlãnh đạo Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng và các anh chị công tác tạiphòng giao dịch Ngô Quyền, nơi tôi thực tập.

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2013Sinh viên thực hiện

Đỗ Như Ái Quỳnh

Page 34: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

34 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Xác nhận của đơn vị thực tập

Page 35: Nghiep vu-cho-vay-doanh-nghiep-cua-ngan-hang-nam-viet

35 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Đỗ Như Ái Quỳnh GVHD: ThS Nguyễn Trần Thuần

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tham khảo- Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng I – Khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Kinh tế

Đà Nẵng.- Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, TS Võ Thúy Anh, ThS Lê Phương Dung, NXB Tài

chính 2009.- Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê TP Hồ Chí

Minh 2007.Tài liệu khác

- Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Nam Việt.- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi

nhánh Đà Nẵng.- Một số báo cáo cùng đề tài.