ngay sau khi có công an thái bình bồi dưỡng kiến thức quốc

1
3 Thứ năm, ngày 22 tháng 6 năm 2017 Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày tHương binH - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) N gay sau khi Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Công an tỉnh đã chỉ đạo cấp ủy các đơn vị, công an các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện. Sau 1 năm, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lực lượng công an tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét trên các mặt. 100% đảng viên, cán bộ, chiến sĩ liên hệ bản thân, đề ra phương hướng tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Đại tá Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05, Đảng ủy Công an tỉnh đã chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, đề ra quy định, biện pháp phù hợp, thiết thực để thực hiện ở đơn vị mình. Trong sinh hoạt định kỳ hàng tháng, các đảng bộ, chi bộ cơ sở, đảng bộ công an các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng nội dung giáo dục về 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân và tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thảo luận, vận dụng vào việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hàng CÔNG AN THÁI BÌNH Tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác ngày. Đảng ủy Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị gắn kết các phong trào: Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị với phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”. Đề ra khẩu hiệu hành động “Đổi mới, chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả, ra sức lập công, vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng đảng bộ, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh. Nhiều đơn vị đã xây dựng tiêu chí cụ thể để thực hiện nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và 6 điều Bác Hồ dạy như Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện “2 xây, 3 chống”, gồm: xây dựng ý chí tấn công tội phạm; xây dựng đơn vị đạt danh hiệu thi đua cao nhất; chống vi phạm quy trình, chế độ công tác; chống tư tưởng ngại khó, sợ khổ; chống biểu hiện trung bình chủ nghĩa. Đảng bộ Công an thành phố Thái NguyễN TùNg H ướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), huyện Thái Thụy đẩy nhanh tiến độ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công (NCC) với cách mạng. Đưa chúng tôi đi thăm ngôi nhà mái bằng rộng 70m 2 đang được gấp rút hoàn thiện, ông Phạm Xuân Quý ở thôn Tứ Cường, xã Thụy Quỳnh, thương binh có tỷ lệ thương tật 61%, nhiễm chất độc hóa học không khỏi xúc động: Nhiều năm nay vợ chồng tôi sống trong căn nhà cấp bốn chỉ rộng hơn 30m 2 , xây từ năm 1940 đã xuống cấp nghiêm trọng, không an toàn trong mùa mưa bão. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hai con bị nhiễm chất độc hóa học, vợ lại bị khuyết tật nên có chút tiền nào dồn cả vào việc điều trị cho vợ con. Vì thế, dù có muốn sửa nhà cho an toàn nhưng tôi cũng không thể làm được. Bình thực hiện “Tham mưu giỏi, am hiểu pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, chủ động, sáng tạo trong công tác, trách nhiệm trước nhân dân”. Đảng bộ Công an huyện Đông Hưng thực hiện “Trách nhiệm tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết tốt, đời sống tốt”. Đảng bộ Phòng Tham mưu thực hiện “Lãnh đạo nêu gương, cán bộ chuyên cần”... Ngoài ra, các đơn vị còn duy trì, tổ chức tốt các hình thức lấy ý kiến nhân dân tham gia xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên Thái Thụy Xây dựng nhà ở cho người có công Đại tá Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh kiểm tra công tác nghiệp vụ tại Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Khi UBND xã thông báo gia đình tôi được nhà nước hỗ trợ xây mới nhà ở tôi rất phấn khởi. Ngoài số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình tôi còn được anh em, họ hàng giúp đỡ hơn 200 triệu đồng. Trong thời gian thi công, cán bộ xã, huyện thường xuyên qua lại xem xét tiến độ khiến tôi rất cảm động. Cùng chung niềm vui với ông Quý, gia đình ông Phạm Văn Thao ở thôn Tây Thuận, xã Hồng Quỳnh, thương binh có tỷ lệ thương tật 61% cũng vừa khởi công xây dựng nhà mới từ nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước. Ông Thao cho biết: Căn nhà tôi đang xây rộng 70m 2 , mái đổ bê tông, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Gần hết cuộc đời cống hiến cho cách mạng, nay được Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây nhà tôi rất phấn khởi. Theo Quyết định số 761 ngày 3/4/2017 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ kinh phí nhà ở cho NCC, Thái Thụy được hỗ trợ xây mới 38 nhà, sửa chữa 32 nhà thuộc nhóm đối tượng ưu tiên 1 theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Xác định việc xây mới và sửa chữa nhà ở cho NCC là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, vì vậy, ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của tỉnh, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai và đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện. Tính đến ngày 30/5/2017, toàn huyện có 27 nhà khởi công xây mới, trong đó nhiều nhà đã hoàn thiện, 11 nhà không xây mới năm 2017; có 14 nhà tu sửa, nhiều nhà đã tu sửa xong; có 4 hộ sửa chữa làm mái ngói còn lại 14 nhà không tu sửa trong năm 2017. UBND các xã đang triển khai ký tạm ứng tiền hỗ trợ đợt 1 theo mức của tỉnh quy định cho các hộ đang xây mới và sửa chữa. Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho NCC theo Quyết định số 761 của UBND tỉnh, Thái Thụy đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ xây mới và sửa chữa 42 nhà ở cho NCC từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Hiện nhiều nhà đã xây xong, một số nhà đang trong quá trình hoàn thiện, phấn đấu hoàn thành trước kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Hồ sơ nghiệm thu các công trình trên đã được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện gửi cho các xã ngay khi có quyết định của UBND tỉnh chấp thuận danh sách được hỗ trợ. Kinh phí đã chuyển qua Kho bạc Nhà nước huyện từ ngày 11/5/2017 để tạm ứng cho mỗi hộ 20 triệu đồng. TrầN TuấN Nhà ở của thương binh Phạm Văn Thao (thôn Tây Thuận, xã Hồng Quỳnh, huyện Thái Thụy) đang được xây dựng. H àng ngày hai buổi sáng, chiều, cụm loa truyền thanh thị trấn Đông Hưng (Đông Hưng) lại vang lên âm thanh của những chương trình quen thuộc. Để có được những thành quả như vậy không thể không nhắc đến bà Phạm Thị Oanh, Trưởng đài Truyền thanh, người phụ trách và gắn bó với Đài suốt 17 năm qua. Nhờ sự say mê và tâm huyết với nghề, bà đã giúp hệ thống truyền thanh thị trấn tạo được chỗ đứng, phát huy tốt vai trò tuyên truyền, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân. Tâm huyết với nghề Năm 2000, sau khi nghỉ hưu tại Đài Truyền thanh huyện Đông Hưng (nay là Đài TTTH huyện Đông Hưng), bà Oanh được mời về làm việc tại Đài Truyền thanh thị trấn. Khi ấy, một mình bà đảm nhận cả ba công việc, từ biên tập tin, bài, phát thanh cho đến quản lý thiết bị âm thanh. Bà Oanh tâm sự: Thời kỳ ấy hệ thống truyền thanh của thị trấn khá sơ sài, chỉ gồm 1 micro, 1 máy tăng âm cùng hệ thống loa phóng thanh đã cũ kỹ, xuống cấp. Để bảo đảm chất lượng âm thanh ổn định nhất, hầu hết mỗi lần thực hiện chương trình tôi đều phải đọc phát trực tiếp, điều này không hề dễ dàng bởi nếu đọc sai, đọc vấp hay gặp sự cố thì buổi phát thanh sẽ không thể thành công. Sát cánh cùng sự phát triển của Đài Truyền thanh thị trấn, đến nay, ngoài chương trình tiếp âm đài cấp trên, mỗi tuần, với vai trò biên tập kiêm phát thanh viên, bà Oanh chịu trách nhiệm sản xuất từ 2 - 3 chương trình truyền thanh địa phương, phản ánh kịp thời hoạt động của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, gương người tốt việc tốt, chuyển tải kiến thức khoa học kỹ thuật, phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe..., thu hút sự quan tâm của nhân dân. Ngoài tin, bài chịu trách nhiệm sản xuất, Đài còn xây dựng được đội ngũ cộng tác viên tích cực tại các khu dân cư, thường xuyên kết nối và cung cấp thông tin từ cơ sở. Theo bà Oanh, muốn làm công tác truyền thanh cơ sở, người cán bộ ngoài việc phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt thông tin còn cần có tình yêu nghề sâu sắc mới có thể bám trụ. Công việc vất vả, luôn phải theo sát các sự kiện, đi sớm về muộn, chưa kể những chương trình đột xuất, nếu chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì khó có thể gắn bó với nghề. Tích cực hoạt động xã hội Không chỉ tận tụy, trách nhiệm trong công việc, bà Oanh còn nhiệt tình với công tác đoàn thể. Cùng với 17 năm làm Trưởng đài Truyền thanh thị trấn, bà còn có nhiều năm làm Phó ban chuyên trách dân số, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 4. Bà thường xuyên tham gia cùng tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dân số - KHHGĐ, tham gia giảng dạy các lớp tập huấn cho chị em về Luật Hôn nhân gia đình, các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình... Năm 2009, bà vinh dự là 1 trong 8 cán bộ dân số tiêu biểu của tỉnh được đi dự hội nghị cán bộ dân số cơ sở tiêu biểu toàn quốc. Theo bà Oanh, chính những kiến thức thu nhận được trong quá trình công tác tại Đài Truyền thanh đã giúp bà có những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội, từ đó có thể tự tin truyền đạt lại cho mọi người, tăng sức thuyết phục đối với người nghe. Ông Đào Khương Duy, Bí thư Đảng ủy thị trấn Đông Hưng nhận xét: Bà Phạm Thị Oanh là cán bộ gương mẫu, ở vị trí Trưởng đài Truyền thanh, bà đã chỉ đạo Đài hoạt động hiệu THẢO TIÊN Bà Oanh trưởng đài quả, phát huy tốt vai trò là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn. Bên cạnh đó, Đài còn tham mưu với Đảng ủy thị trấn trong việc thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, có những bài viết phản ánh kịp thời tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương được người dân hết sức đón nhận. Bà Nguyễn Thị Len, tổ dân phố số 4, thị trấn Đông Hưng chia sẻ: Đối với công tác xã hội, bà Oanh là người năng động, nhiệt tình, quan tâm đến nguyện vọng của chị em, được chị em trong chi hội rất tín nhiệm và tôn trọng. Đối với người dân trong tổ, bà sống hòa nhã, thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, chúng tôi rất quý mến và coi bà Oanh là tấm gương để học tập. Với nỗ lực của bà Oanh cùng đội ngũ cán bộ Đài Truyền thanh thị trấn Đông Hưng, 16 năm liền Đài Truyền thanh thị trấn Đông Hưng được nhận giấy khen của UBND huyện; năm 2015 được UBND tỉnh tặng bằng khen về công tác phát thanh, truyền thanh cơ sở. quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử, tác phong, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân. Có thể khẳng định, ở Công an tỉnh, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã đi vào chiều sâu với những việc làm thiết thực, có sức lan tỏa sâu rộng, trở thành động lực thúc đẩy toàn lực lượng phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác đã đề ra, thể hiện bằng những việc làm cụ thể: đã thực hiện hiệu quả đề án cải cách hành chính ở các lĩnh vực công tác công an liên quan đến tổ chức và công dân, mô hình “một cửa” ở công an các huyện, thành phố phục vụ kịp thời các yêu cầu hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với lực lượng công an. Trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, lực lượng công an từ tỉnh đến huyện, xã đã chủ động kiểm soát tình hình, làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đoàn kết toàn dân, giải quyết hiệu quả tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân, không để xảy ra phức tạp kéo dài, tái phát “điểm nóng”. Về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tỷ lệ điều tra khám phá án đạt trên 83%, trong đó trọng án đạt 100%. Tập trung chỉ đạo đấu tranh vô hiệu hóa các đối tượng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, đảng dân chủ xã hội, hội dân oan, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời. Mở nhiều đợt tấn công trấn áp các loại tội phạm theo chuyên đề, do đó tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế và từng bước đẩy lùi tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, không có tội phạm hoạt động lộng hành theo kiểu “xã hội đen”. Kết quả đó đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Để khơi dậy, phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp của người cán bộ công an làm theo 6 điều Bác Hồ dạy và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thời gian tới, Đảng ủy Công an tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng nhà ở cho NCC tại Thái Thụy cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc như một số gia đình được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã xin rút không xây và sửa nhà nữa, một số hộ nằm trong danh sách sửa chữa nhưng do nhà ở quá xuống cấp nên xin chuyển sang hình thức xây mới… Điều này gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong giải thích, hướng dẫn đối tượng và bố trí kinh phí hỗ trợ. Ngoài ra, huyện đã tiếp nhận 14 đơn của gia đình NCC có đề nghị hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở. Trong đó một số hộ thuộc diện NCC không nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên 1 theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ nhưng nhà đã quá xuống cấp, không an toàn. UBND huyện Thái Thụy đã giao các phòng, ban chức năng thẩm định các hộ có đơn để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Bà Phạm Thị Oanh. Bám sát định hướng chỉ đạo của Sở Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm, công tác phát thanh - truyền thanh của Đài TTTH Đông Hưng và đài truyền thanh các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình thời sự, chuyên mục. Các chuyên đề tuyên truyền đều khắp, sâu rộng, phản ánh nhanh nhạy, kịp thời, chính xác nhiệm vụ chính trị của địa phương. 6 tháng đầu năm, Đài TTTH Đông Hưng đã sản xuất được 232 chương trình gốc với 1.982 tin, bài; cộng tác gần 400 tin, bài với Đài PTTH Thái Bình, Báo Thái Bình, trang thông tin điện tử, bản tin nội bộ huyện Đông Hưng. Công tác quản lý kỹ thuật và sự nghiệp truyền thanh cơ sở được thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Đài đã chỉ đạo, hướng dẫn đài truyền thanh các xã, thị trấn tiếp âm đầy đủ các chương trình của đài cấp trên, thực hiện tốt chương trình truyền thanh địa phương; có 3 đài cơ sở tại các xã Minh Tân, Chương Dương, Đông Á được lắp đặt mới thiết bị hệ thống; 8 đài khác được bổ sung nâng cấp trang thiết bị. Thời gian tới, Đài TTTH Đông Hưng tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền theo định hướng của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; phối hợp với các ngành, cơ sở duy trì sản xuất các chương trình địa phương, các chuyên mục: thuế, an toàn giao thông, vì an ninh Tổ quốc, pháp luật và đời sống... Từ ngày 19 - 22/6/2017, 200 học viên là trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể của 8 huyện, thành phố đã tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh do Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh tổ chức tại Bộ CHQS tỉnh. Trong thời gian 4 ngày, các học viên được học tập, nghiên cứu 6 chuyên đề: đường lối, quan điểm của Đảng về quốc phòng - an ninh; những nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng, Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Luật Dân quân tự vệ…; các nội dung về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện và thành phố; phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam… Việc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đầu năm đến nay, các cấp hội liên hiệp phụ nữ huyện Kiến Xương đã tổ chức xây dựng mô hình “Cặp lá yêu thương” giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chị em đã quyên góp, ủng hộ theo mô hình cụm xã được gần 9 triệu đồng hỗ trợ 30 cháu ở các xã, thị trấn. Nhiều cơ sở hội còn tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng mô hình “Cặp lá yêu thương” cấp xã, kịp thời chia sẻ với các cháu tật nguyền, hoàn cảnh éo le, giúp các cháu tới trường; tiêu biểu như hội liên hiệp phụ nữ các xã Quang Lịch, Quang Hưng, Quang Trung, Quang Bình nhận đỡ đầu và hỗ trợ cho 5 cháu với số tiền 300.000 đồng/tháng/cháu. Để phát huy tinh thần tương thân tương ái trong hội viên và thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kiến Xương tiếp tục tuyên truyền, vận động các cấp hội và hội viên nhân rộng mô hình “Cặp lá yêu thương” với nhiều hình thức giúp đỡ để trẻ em nghèo được đi học và có cuộc sống ổn định. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tượng 3 TấT ĐạT ĐÀi TTTh ĐÔNG hƯNG 6 tháng đầu năm sản xuất 1.982 tin, bài THẢO TIÊN Phụ Nữ KiếN XƯơNG Xây dựng mô hình “Cặp lá yêu thương” KHắc DuẩN

Upload: others

Post on 15-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ngay sau khi có Công an thái bình Bồi dưỡng kiến thức quốc

3Thứ năm, ngày 22 tháng 6 năm 2017

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày tHương binH - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017)

Ngay sau khi có Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ

Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Công an tỉnh đã chỉ đạo cấp ủy các đơn vị, công an các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện. Sau 1 năm, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lực lượng công an tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét trên các mặt. 100% đảng viên, cán bộ, chiến sĩ liên hệ bản thân, đề ra phương hướng tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Đại tá Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05, Đảng ủy Công an tỉnh đã chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, đề ra quy định, biện pháp phù hợp, thiết thực để thực hiện ở đơn vị mình. Trong sinh hoạt định kỳ hàng tháng, các đảng bộ, chi bộ cơ sở, đảng bộ công an các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng nội dung giáo dục về 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân và tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thảo luận, vận dụng vào việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hàng

Công an thái bình

Tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác

ngày. Đảng ủy Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị gắn kết các phong trào: Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị với phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”. Đề ra khẩu hiệu hành động “Đổi mới, chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả, ra sức lập công, vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng đảng bộ, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh. Nhiều đơn vị đã xây

dựng tiêu chí cụ thể để thực hiện nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và 6 điều Bác Hồ dạy như Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện “2 xây, 3 chống”, gồm: xây dựng ý chí tấn công tội phạm; xây dựng đơn vị đạt danh hiệu thi đua cao nhất; chống vi phạm quy trình, chế độ công tác; chống tư tưởng ngại khó, sợ khổ; chống biểu hiện trung bình chủ nghĩa. Đảng bộ Công an thành phố Thái NguyễN TùNg

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt

sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), huyện Thái Thụy đẩy nhanh tiến độ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công (NCC) với cách mạng.

Đưa chúng tôi đi thăm ngôi nhà mái bằng rộng 70m2 đang được gấp rút hoàn thiện, ông Phạm Xuân Quý ở thôn Tứ Cường, xã Thụy Quỳnh, thương binh có tỷ lệ thương tật 61%, nhiễm chất độc hóa học không khỏi xúc động: Nhiều năm nay vợ chồng tôi sống trong căn nhà cấp bốn chỉ rộng hơn 30m2, xây từ năm 1940 đã xuống cấp nghiêm trọng, không an toàn trong mùa mưa bão. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hai con bị nhiễm chất độc hóa học, vợ lại bị khuyết tật nên có chút tiền nào dồn cả vào việc điều trị cho vợ con. Vì thế, dù có muốn sửa nhà cho an toàn nhưng tôi cũng không thể làm được.

Bình thực hiện “Tham mưu giỏi, am hiểu pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, chủ động, sáng tạo trong công tác, trách nhiệm trước nhân dân”. Đảng bộ Công an huyện Đông Hưng thực hiện “Trách nhiệm tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết tốt, đời sống tốt”. Đảng bộ Phòng Tham mưu thực hiện “Lãnh đạo nêu gương, cán bộ chuyên cần”... Ngoài ra, các đơn vị còn duy trì, tổ chức tốt các hình thức lấy ý kiến nhân dân tham gia xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên

Thái Thụy

Xây dựng nhà ở cho người có công

Đại tá Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh kiểm tra công tác nghiệp vụ tại Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

Khi UBND xã thông báo gia đình tôi được nhà nước hỗ trợ xây mới nhà ở tôi rất phấn khởi. Ngoài số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình tôi còn được anh em, họ hàng giúp đỡ hơn 200 triệu đồng. Trong thời gian thi công, cán bộ xã, huyện thường xuyên qua lại xem xét tiến độ khiến tôi rất cảm động.

Cùng chung niềm vui với ông Quý, gia đình ông Phạm Văn Thao ở thôn Tây Thuận, xã Hồng Quỳnh, thương binh có tỷ lệ thương tật 61% cũng vừa khởi công xây dựng nhà mới từ nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước. Ông Thao cho biết: Căn nhà tôi đang xây rộng 70m2, mái đổ bê tông, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Gần hết cuộc đời cống hiến cho cách mạng, nay được Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây nhà tôi rất phấn khởi.

Theo Quyết định số 761 ngày 3/4/2017 của UBND

tỉnh về việc hỗ trợ kinh phí nhà ở cho NCC, Thái Thụy được hỗ trợ xây mới 38 nhà, sửa chữa 32 nhà thuộc nhóm đối tượng ưu tiên 1 theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Xác định việc xây mới và sửa chữa nhà ở cho NCC là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, vì vậy, ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của tỉnh, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai và đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện. Tính đến ngày 30/5/2017, toàn huyện có 27 nhà khởi công xây mới, trong đó nhiều nhà đã hoàn thiện, 11 nhà không xây mới năm 2017; có 14 nhà tu sửa, nhiều nhà đã tu sửa xong; có 4 hộ sửa chữa làm mái ngói còn lại 14 nhà không tu sửa trong năm 2017. UBND các xã đang triển khai ký

tạm ứng tiền hỗ trợ đợt 1 theo mức của tỉnh quy định cho các hộ đang xây mới và sửa chữa.

Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho NCC theo Quyết định số 761 của UBND tỉnh, Thái Thụy đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ xây mới và sửa chữa 42 nhà ở cho NCC từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Hiện nhiều nhà đã xây xong, một số nhà đang trong quá trình hoàn thiện, phấn đấu hoàn thành trước kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Hồ sơ nghiệm thu các công trình trên đã được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện gửi cho các xã ngay khi có quyết định của UBND tỉnh chấp thuận danh sách được hỗ trợ. Kinh phí đã chuyển qua Kho bạc Nhà nước huyện từ ngày 11/5/2017 để tạm ứng cho mỗi hộ 20 triệu đồng. TrầN TuấN

Nhà ở của thương binh Phạm Văn Thao (thôn Tây Thuận, xã Hồng Quỳnh, huyện Thái Thụy) đang được xây dựng.

Hàng ngày hai buổi sáng, chiều, cụm loa truyền thanh thị trấn

Đông Hưng (Đông Hưng) lại vang lên âm thanh của những chương trình quen thuộc. Để có được những thành quả như vậy không thể không nhắc đến bà Phạm Thị Oanh, Trưởng đài Truyền thanh, người phụ trách và gắn bó với Đài suốt 17 năm qua. Nhờ sự say mê và tâm huyết với nghề, bà đã giúp hệ thống truyền thanh thị trấn tạo được chỗ đứng, phát huy tốt vai trò tuyên truyền, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân.

Tâm huyết với nghềNăm 2000, sau khi nghỉ

hưu tại Đài Truyền thanh huyện Đông Hưng (nay là Đài TTTH huyện Đông Hưng), bà Oanh được mời về làm việc tại Đài Truyền thanh thị trấn. Khi ấy, một

mình bà đảm nhận cả ba công việc, từ biên tập tin, bài, phát thanh cho đến quản lý thiết bị âm thanh. Bà Oanh tâm sự: Thời kỳ ấy hệ thống truyền thanh của thị trấn khá sơ sài, chỉ gồm 1 micro, 1 máy tăng âm cùng hệ thống loa phóng thanh đã cũ kỹ, xuống cấp. Để bảo đảm chất lượng âm thanh ổn định nhất, hầu hết mỗi lần thực hiện chương trình tôi đều phải đọc phát trực tiếp, điều này không hề dễ dàng bởi nếu đọc sai, đọc vấp hay gặp sự cố thì buổi phát thanh sẽ không thể thành công.

Sát cánh cùng sự phát triển của Đài Truyền thanh thị trấn, đến nay, ngoài chương trình tiếp âm đài

cấp trên, mỗi tuần, với vai trò biên tập kiêm phát thanh viên, bà Oanh chịu trách nhiệm sản xuất từ 2 - 3 chương trình truyền thanh địa phương, phản ánh kịp thời hoạt động của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, gương người tốt việc tốt, chuyển tải kiến thức khoa học kỹ thuật, phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe..., thu hút sự quan tâm của nhân dân. Ngoài tin, bài chịu trách nhiệm sản xuất, Đài còn xây dựng được đội ngũ cộng tác viên tích cực tại các khu dân cư, thường xuyên kết nối và cung cấp thông tin từ cơ sở.

Theo bà Oanh, muốn làm công tác truyền thanh

cơ sở, người cán bộ ngoài việc phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt thông tin còn cần có tình yêu nghề sâu sắc mới có thể bám trụ. Công việc vất vả, luôn phải theo sát các sự kiện, đi sớm về muộn, chưa kể những chương trình đột xuất, nếu chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì khó có thể gắn bó với nghề.

Tích cực hoạt động xã hộiKhông chỉ tận tụy, trách

nhiệm trong công việc, bà Oanh còn nhiệt tình với công tác đoàn thể. Cùng với 17 năm làm Trưởng đài Truyền thanh thị trấn, bà còn có nhiều năm làm Phó ban chuyên trách dân

số, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 4. Bà thường xuyên tham gia cùng tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dân số - KHHGĐ, tham gia giảng dạy các lớp tập huấn cho chị em về Luật Hôn nhân gia đình, các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình... Năm 2009, bà vinh dự là 1 trong 8 cán bộ dân số tiêu biểu của tỉnh được đi dự hội nghị cán bộ dân số cơ sở tiêu biểu toàn quốc. Theo bà Oanh, chính những kiến thức thu nhận được trong quá trình công tác tại Đài Truyền thanh đã giúp bà có những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội, từ đó có

thể tự tin truyền đạt lại cho mọi người, tăng sức thuyết phục đối với người nghe.

Ông Đào Khương Duy, Bí thư Đảng ủy thị trấn Đông Hưng nhận xét: Bà Phạm Thị Oanh là cán bộ gương mẫu, ở vị trí Trưởng đài Truyền thanh, bà đã chỉ đạo Đài hoạt động hiệu THẢO TIÊN

Bà Oanh trưởng đài

quả, phát huy tốt vai trò là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn. Bên cạnh đó, Đài còn tham mưu với Đảng ủy thị trấn trong việc thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, có những bài viết phản ánh kịp thời tình hình kinh tế - xã hội tại địa

phương được người dân hết sức đón nhận.

Bà Nguyễn Thị Len, tổ dân phố số 4, thị trấn Đông Hưng chia sẻ: Đối với công tác xã hội, bà Oanh là người năng động, nhiệt tình, quan tâm đến nguyện vọng của chị em, được chị em trong chi hội rất tín nhiệm và tôn trọng. Đối với người dân trong tổ, bà sống hòa nhã, thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, chúng tôi rất quý mến và coi bà Oanh là tấm gương để học tập.

Với nỗ lực của bà Oanh cùng đội ngũ cán bộ Đài Truyền thanh thị trấn Đông Hưng, 16 năm liền Đài Truyền thanh thị trấn Đông Hưng được nhận giấy khen của UBND huyện; năm 2015 được UBND tỉnh tặng bằng khen về công tác phát thanh, truyền thanh cơ sở.

quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử, tác phong, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân.

Có thể khẳng định, ở Công an tỉnh, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã đi vào chiều sâu với những việc làm thiết thực, có sức lan tỏa sâu rộng, trở thành động lực thúc đẩy toàn lực lượng phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác đã đề ra, thể hiện bằng những việc làm cụ thể: đã thực hiện hiệu quả đề án cải cách hành chính ở các lĩnh vực công tác công an liên quan đến tổ chức và công dân, mô hình “một cửa” ở công an các huyện, thành phố phục vụ kịp thời các yêu cầu hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với lực lượng công an. Trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, lực lượng công an từ tỉnh đến huyện, xã đã chủ động kiểm soát tình hình, làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đoàn kết toàn dân, giải quyết hiệu

quả tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân, không để xảy ra phức tạp kéo dài, tái phát “điểm nóng”. Về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tỷ lệ điều tra khám phá án đạt trên 83%, trong đó trọng án đạt 100%. Tập trung chỉ đạo đấu tranh vô hiệu hóa các đối tượng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, đảng dân chủ xã hội, hội dân oan, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời. Mở nhiều đợt tấn công trấn áp các loại tội phạm theo chuyên đề, do đó tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế và từng bước đẩy lùi tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, không có tội phạm hoạt động lộng hành theo kiểu “xã hội đen”. Kết quả đó đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Để khơi dậy, phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp của người cán bộ công an làm theo 6 điều Bác Hồ dạy và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thời gian tới, Đảng ủy Công an tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng nhà ở cho NCC tại Thái Thụy cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc như một số gia đình được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã xin rút không xây và sửa nhà nữa, một số hộ nằm trong danh sách sửa chữa nhưng do nhà ở quá xuống cấp nên xin chuyển sang hình thức xây mới… Điều này gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong giải thích, hướng dẫn đối tượng và bố trí kinh phí

hỗ trợ. Ngoài ra, huyện đã tiếp nhận 14 đơn của gia đình NCC có đề nghị hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở. Trong đó một số hộ thuộc diện NCC không nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên 1 theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ nhưng nhà đã quá xuống cấp, không an toàn. UBND huyện Thái Thụy đã giao các phòng, ban chức năng thẩm định các hộ có đơn để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Bà Phạm Thị Oanh.

Bám sát định hướng chỉ đạo của Sở Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm, công tác phát thanh - truyền thanh của Đài TTTH Đông Hưng và đài truyền thanh các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình thời sự, chuyên mục. Các chuyên đề tuyên truyền đều khắp, sâu rộng, phản ánh nhanh nhạy, kịp thời, chính xác nhiệm vụ chính trị của địa phương.

6 tháng đầu năm, Đài TTTH Đông Hưng đã sản xuất được 232 chương trình gốc với 1.982 tin, bài; cộng tác gần 400 tin, bài với Đài PTTH Thái Bình, Báo Thái Bình, trang thông tin điện tử, bản tin nội bộ huyện Đông Hưng. Công tác quản lý kỹ thuật và sự nghiệp truyền thanh cơ sở được thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Đài đã chỉ đạo, hướng dẫn đài truyền thanh các xã, thị trấn tiếp âm đầy đủ các chương trình của đài cấp trên, thực hiện tốt chương trình truyền thanh địa phương; có 3 đài cơ sở tại các xã Minh Tân, Chương Dương, Đông Á được lắp đặt mới thiết bị hệ thống; 8 đài khác được bổ sung nâng cấp trang thiết bị.

Thời gian tới, Đài TTTH Đông Hưng tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền theo định hướng của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; phối hợp với các ngành, cơ sở duy trì sản xuất các chương trình địa phương, các chuyên mục: thuế, an toàn giao thông, vì an ninh Tổ quốc, pháp luật và đời sống...

Từ ngày 19 - 22/6/2017, 200 học viên là trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể của 8 huyện, thành phố đã tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh do Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh tổ chức tại Bộ CHQS tỉnh.

Trong thời gian 4 ngày, các học viên được học tập, nghiên cứu 6 chuyên đề: đường lối, quan điểm của Đảng về quốc phòng - an ninh; những nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng, Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Luật Dân quân tự vệ…; các nội dung về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện và thành phố; phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam…

Việc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Từ đầu năm đến nay, các cấp hội liên hiệp phụ nữ huyện Kiến Xương đã tổ chức xây dựng mô hình “Cặp lá yêu thương” giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Chị em đã quyên góp, ủng hộ theo mô hình cụm xã được gần 9 triệu đồng hỗ trợ 30 cháu ở các xã, thị trấn. Nhiều cơ sở hội còn tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng mô hình “Cặp lá yêu thương” cấp xã, kịp thời chia sẻ với các cháu tật nguyền, hoàn cảnh éo le, giúp các cháu tới trường; tiêu biểu như hội liên hiệp phụ nữ các xã Quang Lịch, Quang Hưng, Quang Trung, Quang Bình nhận đỡ đầu và hỗ trợ cho 5 cháu với số tiền 300.000 đồng/tháng/cháu.

Để phát huy tinh thần tương thân tương ái trong hội viên và thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kiến Xương tiếp tục tuyên truyền, vận động các cấp hội và hội viên nhân rộng mô hình “Cặp lá yêu thương” với nhiều hình thức giúp đỡ để trẻ em nghèo được đi học và có cuộc sống ổn định.

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninhcho đối tượng 3

TấT ĐạT

ĐÀi TTTh ĐÔNG hƯNG6 tháng đầu năm sản xuất 1.982 tin, bài

THẢO TIÊN

Phụ Nữ KiếN XƯơNGXây dựng mô hình “Cặp lá yêu thương”

KHắc DuẩN