tÀi liỆu bỒi dƯỠng thƯỜng xuyÊn

12
SGIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ----------------------- TÀI LIU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Tên chuyên đề: TCHC HOẠT ĐỘNG NGOI KHÓA MÔN TING VIT CHO HC SINH TIU HC Người biên son: GVC. Lê Xuân Dũng Gia Lai, tháng 7 năm 2018

Upload: others

Post on 05-Apr-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

-----------------------

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

Tên chuyên đề:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH

TIỂU HỌC

Người biên soạn: GVC. Lê Xuân Dũng

Gia Lai, tháng 7 năm 2018

MỤC LỤC

1. Tìm hiểu chung về hoạt động ngoại khóa và ngoại khóa môn Tiếng Việt

ở Tiểu học ...................................................................................................... 1

1.1 Hoạt động ngoại khóa là gì? ............................................................... 1

1.2. Hoạt động ngoại khóa Tiếng Việt. ..................................................... 1

2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa tại các trường Tiểu học. ........ 1

2.1. Vai trò:................................................................................................ 1

2.2. Ý nghĩa: .............................................................................................. 1

3. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu học ............... 2

3.1.Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa tại các trường Tiểu học ... 2

3.2. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu học ........ 2

4. Mục đích của Hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu học ............ 3

5. Yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu

học ................................................................................................................. 3

6. Quy trình tiến hành tổ chức một hoạt dộng ngoại khóa môn Tiếng Việt ở

Tiểu học ......................................................................................................... 3

6.1. Thiết kế hoạt động đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu của

hoạt động về các mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ ..................................... 3

6.2. Chuẩn bị: ............................................................................................ 4

6.3. Phần tổ chức thực hiện (cho một hoạt động ngoại khóa) .................. 5

7. Gợi ý một số hình thức tổ chức Hoạt động ngoại khóa Tiếng Việt ở Tiểu

học ................................................................................................................. 6

1

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG VIỆT

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1. Tìm hiểu chung về hoạt động ngoại khóa và ngoại khóa môn Tiếng

Việt ở Tiểu học

1.1 Hoạt động ngoại khóa là gì?

Hoạt động ngoại khóa là hoạt động được tổ chức ngoài giờ các môn

học. Hoạt động ngoại khóa là hoạt động thống nhất hữu cơ với hoạt động

giáo dục trong giờ học trên lớp. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên

lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp.

Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học

chính khóa và là sân chơi tự nguyện tham gia của học sinh.

1.2. Hoạt động ngoại khóa Tiếng Việt.

Hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt là hình thức học tập môn Tiếng

Việt ngoài giờ lên lớp.

2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa tại các trường Tiểu học.

2.1. Vai trò:

- Là nơi thể hiện, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp.

- Là dịp, là cơ hội để học sinh bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó khẳng

định vị trí của mình.

- Là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của học sinh: chủ

thể, chủ động, tích cực.

- Là dịp tốt để thu hút cả 3 lực lượng giáo dục cùng tham gia: gia đình,

nhà trường và xã hội.

Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa thực sự là cần thiết, là bộ phận

không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể ở trường tiểu học nói riêng và

trường phổ thông nói chung. Thông qua các hoạt động sẽ rèn cho học sinh

tinh thần giám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.2. Ý nghĩa:

- Giúp học sinh củng cố, bổ sung những tri thức đã được học qua các

môn học ở trên lớp.

2

- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác của đời

sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của học sinh.

- Là cơ sở để học sinh tự so sánh bản thân với người khác, mở rộng kĩ

năng đánh giá cho học sinh.

- Hình thành và phát triển kĩ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với

sự phát triền chung cảu các em ( kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức,…)

- Giúp học sinh hình thành và phát triển tín chủ thể tích cực, tự giác tham

gia trong các hoạt động chính trị, xã hội. Bồi dưỡng cho các em thái độ đúng

đắn với các hiện tương tự nhiên, xã hội, có trách nhiệm với công việc chung.

3. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu học

3.1.Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa tại các trường Tiểu học

Hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu học đóng vai trò quan

trọng trong việc tạo ra những hình thức học tập sinh động, đa dạng, phong

phú và góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt: Học sinh có điều kiện

sử dụng Tiếng Việt trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, ứng dụng,

phản ứng nhanh, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, diễn tả ý

nghĩ, tình cảm của mình, bổ trợ cho các tiết học chính khoá.

Tóm lại: Hoạt động ngoại khoá tạo ra môi trường học tập đầy đủ, hài

hoà, trọn vẹn (vì giờ học chính khoá giới hạn về không gian, thời gian). Nên

gọi hoạt động này bằng tên gọi khác để lột tả được tầm quan trọng của nó:

Học tập Tiếng Việt ngoài giờ lên lớp.

3.2. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu học

- - Góp phần phát triển 4 kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết) sử dụng Tiếng

Việt và củng cố khắc sâu các tri thức Tiếng Việt.

- - Góp phần khơi dậy hứng thú, nuôi dưỡng hứng thú học tập Tiếng

Việt.

- - Học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt trong nhiều hoàn cảnh giao

tiếp khác nhau, ứng dụng, phản ứng nhanh, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn

ngữ nghệ thuật., diễn tả ý nghĩ, tình cảm của mình, bổ trợ cho các tiết học

chính khóa.

3

4. Mục đích của Hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Mục đích của hoạt đông ngoại khóa là nhằm củng cố, khắc sâu những tri

thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học

sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn

5. Yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu

học

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động gắn liền với hoạt động

dạy và học, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Hướng học sinh vào các hoạt động tập thể có tổ chức, có mục đích giáo

dục cụ thể.

- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần củng cố, nâng cao kiến

thức, kỹ năng giáo dục nhân cách cho học sinh.

- Nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm tâm

sinh lý học sinh tiểu học, phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt.

6. Quy trình tiến hành tổ chức một hoạt dộng ngoại khóa môn Tiếng Việt

ở Tiểu học

6.1. Thiết kế hoạt động đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu của

hoạt động về các mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ

6.1.1. Đặt tên

Trước hết giáo viên xác định tên gọi của hoạt động cần tổ chức, bởi vì:

- Tên gọi của hoạt động là cơ sở để xây dựng nội dung và lựa chọn hình

thức thực hiện.

- Tên gọi có tác dụng định hướng về mặt tâm lý và kích thích được tích

cực, tính sẵn sang của học sinh ngay từ đầu.

Ví dụ: để mừng xuân mới, ta có một số hoạt động Hoạt động ngoại khóa

có những tên gọi sau:

+ “Tiếng hát chim sơn ca” trong chương trình Hội diễn Văn nghê mừng

Đảng – mừng Xuân.

+ “Thầy đồ tý hon” trong chương trình Hội thi viết chữ đẹp, thư pháp…

Ngoài ra, ta có thể đặt những tên khác nhằm tăng thêm tính chất gần gũi,

hấp dẫn, nhộn nhịp, ấn tượng….cho hoạt động : Hội chợ, Trò chơi dân gian,

Ẩm thực 3 miền…

4

6.1.2. Xác định yêu cầu giáo dục.

Sau khi lựa chọn tên Hoạt động ngoại khóa, cần xác định rõ mục tiêu hoặc

yêu cầu giáo dục của Hoạt động ngoại khóa để chỉ đạo triển khai, định hướng

hoạt động. Cần chú ý vào 3 yêu cầu giáo dục sau:

a) Yêu cầu giáo dục về nhận thức HĐNK nhằm cung cấp cho hs những

hiểu biết, những thông tin gì?

b) Yêu cầu giáo dục về kĩ năng: qua HĐNK thực tế, cần bồi dưỡng hình

thành cho hs nhũng kĩ năng gì?

c) Yêu cầu giáo dục về thái độ: qua đó giáo dục cho hs về mặt tình cảm,

thái độ gì?

6.2. Chuẩn bị:

6.2.1. Ý nghĩa của việc chuẩn bị cho một Hoạt động ngoại khóa.

Việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho một Hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa rất lớn

đối với hiệu quả của các Hoạt động ngoại khóa:

- Lên kế hoạch cụ thể giúp cho giáo viên hoạt động có mục đích cụ thể,

không bị phân tán.

- Chuẩn bị tốt giúp cho gv tự tin hơn, ít căng thẳng hơn khi thực hiện

nhiệm vụ của mình.

- Khi lên kế hoạch rõ ràng, giáo viên sẽ chủ động hơn, bình tĩnh hơn để

giải quyết những tình huống bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện.

6.2.2. Những việc cần làm trong khâu chuẩn bị.

Lập kế hoạch chuẩn bị cho một Hoạt động ngoại khóa đòi hỏi giáo viên

phải vạch ra được tất cả các yếu tố, điều kiện cần chuẩn bị trước khi hoạt

động, những công việc và phương thức thực hiện công việc, và ai là người

đảm nhận công việc đó. Cụ thể là:

a) Giáo viên cần xác định rõ và liệt kê những nội dung công việc dự định

sẽ thực hiện theo một trình tự nhất định.

b) Để giải quyết một nội dung công việc cụ thể, giáo viên phải dự kiến

cách thức, biện pháp tương ứng để thực hiện nội dung công việc đó. Tóm lại

giáo viên phải đưa ra một hệ thống các biện pháp để tiến hành Hoạt động

ngoại khóa. Các biện pháp này không bất biến mà có thể thay đổi trong quá

trình thực hiện, vì vậy cần có một biện pháp dự trữ.

5

c) Người thực hiện: dự kiến và phân công nhiệm vụ cho từng người.

- Giáo viên: giữ vai trò chủ đạo, quan tâm, đôn đốc, động viên, hỗ trợ học

sinh và liên kết các lực lượng giáo dục khác.

- Học sinh: chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị.

- Các lực lượng giáo dục khác: quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện.

d) Phương tiện vật chất: Dự trù kinh phí, sân bãi, chuẩn bị dụng cụ và thiết

bị cần thiết.

e) Thời gian: Dự kiến phân bổ thời gian cho từng công việc và toàn bộ

hoạt động.

f) Địa điểm: chuẩn bị trang hoàn địa điểm, dự trù những yếu tố ảnh hưởng

do điều kiện tự nhiên và khách quan gây nên.

6.3. Phần tổ chức thực hiện (cho một hoạt động ngoại khóa)

6.3.1. Tổng kết và rút kinh nghiệm ban tổ chức công bố kết quả chung

của các đội, trao giải và rút ra một số kinh nghiệm cho những lần tổ chức

sau.

6.3.2. Ý nghĩa của việc đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tiến hành

Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động đánh giá giúp giáo viên nhận biêt được kết quả hoạt động có

phù hợp với mục tiêu đề ra hay không, những điều đã thực hiện tốt và những

việc chưa đạt yêu cầu, đồng thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu

quả của Hoạt động ngoại khóa.

Việc đánh giá là cơ sở để gv thực hiện bước kế tiếp là rút kinh nghiệm.

Nếu việc đánh giá đạt yêu cầu sẽ giúp gv điều chỉnh, định hướng đúng đắn

trong những Hoạt động ngoại khóa kế tiếp.

6.3.3.Nội dung đánh giá và rút kinh nghiệm

Nêu ra tất cả những công việc đã thực hiện tốt hoặc chưa đạt yêu cầu,

những công việc chưa thực hiện được. Khi nêu hiệu quả của công việc cần

nêu rõ ai là người thực hiện công việc đó để tiện cho việc tìm nguyên nhân

ảnh hưởng và khâu rút kinh nghiệm tiếp theo. Khi trình bày những thành tích

đạt được cần phải có dẫn chứng minh họa rõ ràng, cụ thể, chính xác và đầy

đủ. Giáo viên cũng có thể sử dụng một số thang đánh giá về hiệu quả giáo dục

đối với các em học sinh để tham khảo khi đánh giá hiệu quả của Hoạt động

ngoại khóa (tuy nhiên cần phải thận trọng khi đưa ra chuẩn đánh giá).

6

Tiếp theo giáo viên sẽ tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân, điều kiện

ảnh hưởng đến việc thực hiện Hoạt động ngoại khóa. Trong phần này cần đề

cập đên những nguyên nhân chủ quan (năng lực của người thực hiện, việc

chuẩn bị chưa kĩ càng, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng) lẫn

những nguyên nhân khách quan (những điều kiện về cơ sở vật chất, các

phương tiện hỗ trợ, thời gian, không gian, thời tiết….).

Sau khi phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động, giáo viên sẽ

tổ chức rút kinh nghiệm. Trong phần này cần hệ thống được những việc đã

thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và hoàn thiện. Đồng thời hệ thống những

việc chưa làm được hoặc chưa thực hiện tốt nhằm đưa ra phương hướng điều

chỉnh khắc phục. Tóm lại gv phải đưa ra được những đề xuất, kiến nghị thật

cụ thể, chi tiết nhằm tối đa những năng lực đã có và hạn chế những thiếu

khuyết trong các hoạt động tiếp theo.

Việc đánh giá rút kinh nghiệm thường được thực hiện khi kết thúc hoạt

động, nhưng cũng có thể thực hiện theo từng giai đoạn nếu thấy cần thiết.

Việc làm này có thể do các giáo viên tự thực hiện hoặc kết hợp với các lực

lượng giáo dục khác cùng thực hiện. Chúng ta có thể tổ chức cho cả giáo viên

và hs cùng thực hiện, hoặc giáo viên tổ chức cho các em hs tự nhận xét và rút

kinh nghiệm để phát huy tính tích cực, chủ động và tự quản của các em học

sinh.

7. Gợi ý một số hình thức tổ chức Hoạt động ngoại khóa Tiếng Việt ở

Tiểu học

- Ngoại khóa về văn học dân gian ( dành cho học sinh khối lớp 5).

- Ngoại khóa đọc và giới thiệu sách thư viện ( theo lớp ).

- Tổ chức trò chơi ngôn ngữ.

- Ngoại khóa về sân khấu dân gian.

* Ngoại khóa về Tổ chức trò chơi ngôn ngữ

Tên hoạt động: “VUI HỌC, HỌC VUI”

I Mục đích, yêu cầu

- Nhằm giáo dục cho các em tinh thần tự giác, tham gia tích cực vào

mọi hoạt động và phong trào của thành Đoàn phát động cũng như Trường và

Liên Đội đã đề ra.

7

- Giáo dục cho các em biết phát huy tinh thần tụ giác và trách nhiệm

của bản thân trong học tập.

- Giúp học sinh thoải mái, nâng cao hứng thú học tập, củng cố kiến

thức học tập trên lớp một cách nhẹ nhàng có hiệu quả.

- Các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng mang tính giáo dục của

hoạt động.

- Nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh.

II Đối tượng tham gia

Khách mời: Đại diện ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng khối 3, giáo

viên chủ nhiệm của các lớp.

Thành phần tham dự: Tập thể học sinh khối 3

Đội tham gia: 3 đội, mỗi đội 5 người

III. Thời gian, địa điểm

Địa điểm: Ở nhà đa năng

Thời gian: 8h00 đến 10h30 thứ 7 ngày tháng năm 2018

IV. Ban tổ chức

Ban giám khảo: Hàn Quyên, Thu, Thảo Nguyên………..

Thư kí: Nhàn, San, Nữ

Người điều khiển: Ái nhi, Hậu…….

V. Kinh phí tổ chức

Phần quà: 3 phần quà (nhất 200.000đ, nhì 150.000đ , ba 100.000đ)

VI. Tiến độ thực hiện

– Ngày / /2018 : Biên soạn dự thảo kế hoạch.

– Ngày / /2018: Góp ý kế hoạch lần cuối để ban hành.

– Ngày / /2018 : Tổ chức hoạt động.

VII. Các hoạt động cụ thể

- Lời khai mạc (2 phút)

- Giới thiệu chương trình, tuyên bố lý do (2 phút)

- Nội dung: 4 phần + Phần 1: Ô chữ kì diệu

8

+ Phần 2: Văn nghệ

+ Phần 3: Thử tài làm văn

+ Phần 4: Tổng kết

Phần 1: Ô chữ kì diệu ( 20 phút )

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi gợi ý theo chủ đề dựa vào khả

năng của học sinh.

Mục đích:

- Phát triển tư duy, tích cực suy nghĩ cho học sinh.

- Rèn trí thông minh, phản xạ nhanh cho học sinh.

- Ôn tập và củng cố vốn Tiếng việt cho học sinh

Luật chơi:

Các đội lựa chọn câu hỏi tùy ý. Mỗi câu hỏi có 1gợi ý để giải 1 hàng

ngang. Giải được 1 hàng ngang các đội sẽ ghi được 10 điểm. Sau 4 hàng

ngang đoán được ô chữ hàng dọc sẽ được 50 điểm. Sau 7 hàng ngang đoán ô

chữ hàng dọc được 30 điểm. Sau 11 hàng ngang đoán ô chữ hàng dọc được 10

điểm. Kết thúc trò chơi đội nào ghi được nhiều điểm thì chiến thắng. Thời

gian trả lời cho mỗi câu là 15 giây. Nếu 3 đội chơi không đưa được câu trả lời

thì nhường quyền cho khán giả, nếu khán giả không trả lời được thì chương

trình đưa ra đáp án.

- Dòng 1: Được học tiếp lên lớp trên ( gồm hai tiếng, bắt đầu bằng chữa

L).

- Dòng 2: Đi thành hàng ngũ diễu hành qua lễ đài hoặc đường phố để

biểu dương sức mạnh (gồm hai tiếng, bắt đầu bằng chữ D).

- Dòng 3: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt

đầu bằng chữ S).

- Dòng 4: Lịch học trong nhà trường (gồm ba tiếng, bắt đầu bằng chữ

T).

- Dòng 5: Những người thường được gọi là phụ huynh học sinh (gồm

hai tiếng, bắt đầu bằng chữ C).

- Dòng 6: Nghỉ giữa buổi học (gồm hai tiếng, bắt đầu bàng chữ R).

- Dòng 7: Học trên mức khá (gồm hai tiếng bắt đầu bằng chữ H).

9

- Dòng 8: Có thói xấu này thì không thể họ giỏi (gồm hai tiếng, bắt đầu

bằng chữ L).

- Dòng 9: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm hai tiếng, bắt đầu

bằng chữ G).

- Dòng 10: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (gồm 2 tiếng, bắt

đầu bằng chữ T).

- Dòng 11: Người phụ nữ dạy học (gồm hai tiếng, bắt đầu bằng chữ C).

Các từ ở cột được in đậm có nghĩa là buổi lễ đầu năm học mới.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Phần 2: Văn nghệ ( 10 phút)

Mỗi đội biểu diễn một tác phẩm văn nghệ ( kể chuyện, múa, kịch…)

Phần 3: Thử tài làm văn ( 15 phút )

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị câu khởi đầu bắt buộc, giấy bút để làm

bài cho học sinh.

Mục đích:

10

- Rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết.

- Phát triển trí thông minh, rèn luyện kĩ năng nói và viết cho học sinh.

Luật chơi:

Các đội hoàn thành câu chuyện nhỏ dựa vào câu khởi đầu bắt buộc

trong thời gian 5 phút. Số điểm của các đội dựa vào chất lượng sản phẩm của

câu chuyện. Số điểm được tính theo mức như sau: 50 điểm, 30 điểm, 20 điểm.

Câu khởi đầu bắt buộc là: “ Hôm qua, tôi đi học.

Phần tổng kết 4: 6 phút

- Công bố kết quả, trao phần thưởng cho các đội.

- Rút kinh nghiệm, dặn dò.

- Dọn vệ sinh.

-----------------------------------------------------------------