mÔ - Đun 18: toÀn cẦu hÓaesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/module-18-toan-cau-hoa.doc · web...

60
Teaching and Learning for a Sustainable Future © UNESCO 2010 MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓA GIỚI THIỆU Nếu trong thế giới tự nhiên, biến đổi khí hậu là quá trình ảnh hưởng chủ yếu tới PTBV, thì song song với nó, trong thế giới loài người, toàn cầu hóa là quá trình tạo ra những cơ hội cũng như rào cản cho sự PTBV. Toàn cầu hóa đang diễn ra, kết nối con người, vùng lân cận, thành phố, khu vực, và các quốc gia đến gần nhau hơn bao giờ hết. Điều này khiến cuộc sống con người chúng ta trên thế giới gần gũi với nhau hơn thông qua thực phẩm chúng ta ăn, quần áo chúng ta mặc, âm nhạc chúng ta nghe, thông tin chúng ta thu nhận, và những ý tưởng chúng ta nung nấu. Đôi khi, nhắc tới kết nối giữa con người trên khắp hành tinh là nhắc tới “ngôi làng toàn cầu”. Tại đó, biên giới giữa các quốc gia và rào cản quốc tế bị xoá nhòa, và thế giới – theo cách nói ẩn dụ – càng trở nên nhỏ bé hơn. Về mặt kinh tế, quá trình này được thúc đẩy bởi những dòng chảy tài chính và thương mại quốc tế. Về góc độ chuyên môn, quá trình này được thúc đẩy bởi công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông đại chúng. Và quan trọng hơn, còn thúc đẩy bởi những phương tiện nhân văn như giao lưu văn hóa, di cư, và du lịch quốc tế. Như một nhà bình luận đã nhận xét, chúng ta hiện nay đang sống trong một thế giới được kết nối. Toàn cầu hóa không phải là một quá trình mới. Toàn cầu hóa đã tăng tốc một cách nhanh chóng kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, và hiện nay có tác động mạnh mẽ tới con người, môi trường, chính phủ các quốc gia, phát triển kinh tế, và sự phồn thịnh của con người ở các quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều trong số những tác động này mang lại lợi ích, nhưng Jimmy Carter – cựu tổng thống Mỹ, cũng chỉ ra rằng có rất nhiều người không được hưởng những lợi ích đó:

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Teaching and Learning for a Sustainable Future© UNESCO 2010

MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓA

GIỚI THIỆU

Nếu trong thế giới tự nhiên, biến đổi khí hậu là quá trình ảnh hưởng chủ yếu tới PTBV, thì song song với nó, trong thế giới loài người, toàn cầu hóa là quá trình tạo ra những cơ hội cũng như rào cản cho sự PTBV.

Toàn cầu hóa đang diễn ra, kết nối con người, vùng lân cận, thành phố, khu vực, và các quốc gia đến gần nhau hơn bao giờ hết. Điều này khiến cuộc sống con người chúng ta trên thế giới gần gũi với nhau hơn thông qua thực phẩm chúng ta ăn, quần áo chúng ta mặc, âm nhạc chúng ta nghe, thông tin chúng ta thu nhận, và những ý tưởng chúng ta nung nấu.

Đôi khi, nhắc tới kết nối giữa con người trên khắp hành tinh là nhắc tới “ngôi làng toàn cầu”. Tại đó, biên giới giữa các quốc gia và rào cản quốc tế bị xoá nhòa, và thế giới – theo cách nói ẩn dụ – càng trở nên nhỏ bé hơn. Về mặt kinh tế, quá trình này được thúc đẩy bởi những dòng chảy tài chính và thương mại quốc tế. Về góc độ chuyên môn, quá trình này được thúc đẩy bởi công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông đại chúng. Và quan trọng hơn, còn thúc đẩy bởi những phương tiện nhân văn như giao lưu văn hóa, di cư, và du lịch quốc tế. Như một nhà bình luận đã nhận xét, chúng ta hiện nay đang sống trong một thế giới được kết nối.

Toàn cầu hóa không phải là một quá trình mới. Toàn cầu hóa đã tăng tốc một cách nhanh chóng kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, và hiện nay có tác động mạnh mẽ tới con người, môi trường, chính phủ các quốc gia, phát triển kinh tế, và sự phồn thịnh của con người ở các quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều trong số những tác động này mang lại lợi ích, nhưng Jimmy Carter – cựu tổng thống Mỹ, cũng chỉ ra rằng có rất nhiều người không được hưởng những lợi ích đó:

Toàn cầu hóa, theo định nghĩa của những người giàu có như chúng ta, là một điều gì đó rất đẹp đẽ… Chúng ta nói về internet, chúng ta nói về điện thoại di động, chúng ta nói về máy tính – Nhưng điều này không có ảnh hưởng gì đến 2/3 dân số trên thế giới.

Nguồn: Trích dẫn bài phát biểu của ngài Jimmy Carter

Những vấn đề này khiến cho việc hiểu biết về toàn cầu hóa, các hình thức hợp tác đa dạng, động lực và ảnh hưởng của toàn cầu hóa trở thành một chủ đề giáo dục cực kì quan trọng. Hiểu biết giúp giới trẻ nhận thức sâu sắc những ảnh hưởng về mặt xã hội, văn hóa, và chính trị từ tác động toàn cầu hóa của hội nhập kinh tế và công nghệ truyền thông – đồng thời cũng cung cấp cho giới trẻ khả năng đánh giá những chi phí và lợi ích đối với cuộc sống của các em trong cộng đồng và đối với

Page 2: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

những người khác trên thế giới. Điều này tạo ra những khía cạnh quan trọng về mặt đạo đức cũng như khía cạnh cần phân tích khi nghiên cứu toàn cầu hóa.

MỤC TIÊU

Nắm được các khái niệm cơ bản, quá trình, và các xu hướng toàn cầu hóa

Đánh giá được các tác động của toàn cầu hóa và phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu

Nắm được tính chất có liên quan đến nhau giữa các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa

Nhìn nhận được sự phức tạp khi giảng dạy về toàn cầu hóa; và

Xây dựng cơ sở lí luận để tích hợp quan điểm toàn cầu vào việc Dạy và học vì một tương lai bền vững

CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ngày càng có thêm nhiều trao đổi, liên kết trên thế giới

2. Phương pháp tiếp cận đường tròn đồng tâm và hệ thống

3. Toàn cầu hóa là gì?

4. Các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa

5. Đánh giá về toàn cầu hóa

6. Những nghiên cứu khác về toàn cầu hóa

7. Hoạt động tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anderson, S., Cavanagh, J. and Lee, T. (2005) Field Guide to the Global Economy, 2nd edition, Institute for Policy Studies, Washington DC.

Bardhan, P. (2005) Globalization, Inequality and Poverty: An Overview, University of California, Berkeley.

Bhagwati, J. (2004) In Defense of Globalization, Oxford University Press, New York.

406

Page 3: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Bhalla, S. (2002) Imagine There’s No Country. Poverty, Inequality, and Growth in the Era of Globalization, Institute for International Economics, Washington DC.

Broad, R. and Cavanagh, J. (2008) Development Redefined: How the Market Met its Match, Institue for Policy Studies, Washington DC.

Held, D. et al.(1999) Global transformations: politics, economics and culture, Stanford University Press, Stanford CA.

Hicks, D. and Holden, C. (eds) (2007) Teaching the Global Dimension: Key Principles and Effective Practice, Routledge, London.

Lash, S. and Lury, C. (2007) Global Culture Industry: The Mediation of Things, Polity Press, London.

Reich, R. (2007) Supercapitalism: The Transformation of Business, Democracy, and Everyday Life, Vintage Books, New York.

Richardson, R. (2004) Here, There and Everywhere: Belonging, Identity and Equality in Schools, Trentham Books, Stoke-on-Trent.

Steger, M. (2008) Globalisation: A Very Short Introduction, Oxford University Press, Oxford.

Steger, M. (2009) Globalisation: The Great Ideological Struggle of the twenty-first Century, Rowman and Littlefield, Lanham MD.

Stiglitz, J. (2002) Globalisation and Its Discontents, Norton & Company Inc., New York.

Stiglitz, J. (2006) Making Globalization Work, Norton and Company, Inc., New York.

Veseth, M. (2005) Globaloney: Unraveling the Myths of Globalisation, Rowman and Littlefield, Lanham MD.

Wolk, M. (2004) Why Globalisation Works, Yale University Press.

World Commission on the Social Dimension of Globalisation (2004) A Fair Globalisation: Creating Opportunities for All, International Labour Organisation, Geneva.

CÁC TRANG THÔNG TIN

ActionAid

Center for Global Development

407

Page 4: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Centre for Research on Globalization (Canada) – Global Research

Center for Strategic and International Studies (State University of New York) – Globalization 101

Focus on the Global South

Global Policy Forum

Brookings Institute Center for Global Economy and Development

Oneworld.net – Globalisation Guide

UN Millennium Development Goal Indicators Database

WIDER (World Institute for Development Economics Research)

World Bank – Inequality Around the World

World Commission on Globalisation: A Fair Globalisation – Creating Opportunities for All

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi muốn được gửi lời cảm ơn đến Trung tâm nghiên cứu về toàn cầu hóa Yale đã cung cấp cuốn “Small Screen, Smaller World” – có trong bản CD của chương trình này.

XÂY DỰNG MÔ - ĐUN

Chương này do John Fien viết cho UNESCO

Quỹ Japanese Funds- in -Trust hỗ trợ xuất bản mô - đun này

408

Page 5: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

HOẠT ĐỘNG 1: NGÀY CÀNG CÓ THÊM NHIỀU TRAO ĐỔI, KẾT NỐI TRÊN THẾ GIỚI

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

XIN CHÀO THẾ GIỚI! CHÚC MỘT BUỔI SÁNG TỐT LÀNH!1

Mỗi ngày của chúng ta được kết nối với những ý tưởng, những quá trình và những sản phẩm trên khắp thế giới. Để lấy ví dụ, chúng ta hãy xem lịch trình một buổi sáng của một học sinh bất kì.

Khi phân tích bất cứ từ nào trong câu chuyện dưới đây, bạn hãy nghĩ xem vào mỗi buổi sáng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, cái gì sẽ kết nối một bạn trẻ với toàn cầu . Có tất cả bao nhiêu kết nối toàn cầu mà bạn có thể tìm ra?

Khi tôi tỉnh dậy, tôi gấp chăn ga lại, bước xuống giường và xỏ chân vào đôi dép lê. Sau đó tôi đi vào nhà tắm, tắm táp bằng xà bông và nước. Khi quay trở lại phòng ngủ của mình, tôi cởi bộ pyjamas và mặc quần áo, đi giày để đến trường. Tôi cẩn thận nhìn ra ngoài cửa sổ để xem thời tiết. Trời lạnh và có mưa, tôi quyết định tốt hơn là nên mặc một chiếc áo khoác để giữ ấm. Tôi xuống cầu thang rồi đi vào nhà bếp, ăn một bát ngũ cốc và uống một tách cà phê trong khi đang xem chương trình của CNN. Khi nhận ra mình đã trễ, tôi vội vàng lên nhà để đánh răng. Và khi trở xuống, tôi kéo khóa áo khoác, đội mũ, cầm lấy những cuốn sách và lao ra khỏi cửa, chạy thẳng đến bến xe buýt.

Hãy đọc lại câu chuyện một lần nữa, và lần này là với tất cả những kết nối toàn cầu được bao hàm trong đó.

Câu hỏi 1: Câu chuyện “Xin chào thế giới. Chúc một buổi sáng tốt lành” lựa chọn tình huống thường gặp để cố gắng gần gũi với học sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Hãy viết lại cả hai dạng của câu chuyện để mô tả được chính xác hơn một buổi sáng của các bạn trẻ ở đất nước bạn.

Thông thường, khi nghĩ về toàn cầu hóa, người ta thường xem xét đến góc độ văn hóa, kinh tế, và môi trường của toàn cầu hóa. Và đây cũng chính là những điểm cần chú trọng trong mô - đun này vì chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến viễn cảnh PTBV.

1 Good morning world!

409

Page 6: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Tuy nhiên, một góc độ quan trọng của toàn cầu hóa và giáo dục vì sự PTBV chính là việc nuôi dưỡng ý tưởng cần phát triển sự hiểu biết về quốc tế và một nền văn hóa toàn cầu vì hòa bình.

CON TRAI CỦA NGƯỜI THỢ LÀM MŨ TRỞ THÀNH TRỢ LÍ TỔNG THƯ KÍ LIÊN HIỆP QUỐC

Robert Muller, con trai của một thợ làm mũ, sinh năm 1923 tại một khu vực có tranh chấp ở Bỉ. Ông lớn lên tại Alsace-Lorraine, một khu vực có quá nhiều sự bất ổn cả về chính trị lẫn văn hóa của Pháp – nơi ông bà của ông đã phải thay đổi quốc tịch đến 5 lần (Pháp, Đức, Pháp, Đức, và Pháp) dù không dời khỏi làng.

Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Robert Muller sống dưới sự cai trị của Đức quốc xã và bị Gestapo bỏ tù. Sau đó ông trở thành người tị nạn, và là một thành viên của phong trào kháng chiến Pháp.

Vào cái đêm cuối cùng của cuộc chiến, Pháp được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức, ông đã đứng trên bãi chiến trường và khóc cho tất cả những người trẻ tuổi đã hi sinh. Trong đêm đó, ông đã thề sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự hòa bình.

Vào năm 1947, Robert Muller đã giành giải trong một cuộc thi viết luận của Liên hợp quốc. Giải thưởng là một kì thực tập tại văn phòng mới thành lập của Liên hợp quốc tại New York. Ông đã cống hiến 40 năm tiếp theo cho Liên hợp quốc, làm những công việc hậu trường về vấn đề hợp tác toàn cầu để mang lại một nền hòa bình lâu dài cho thế giới. Ông đã trải qua nhiều cấp bậc ở Liên hợp quốc và sau đó được tín nhiệm vào vị trí cao nhất: Trợ lí Tổng thư kí. Ông được gọi thân mật là “Thiên sứ của sự hi vọng” vì tinh thần hòa bình và những đóng góp cho Liên hợp quốc của ông.

GIÁO TRÌNH CƠ BẢN VỀ THẾ GIỚI

Vì những đóng góp trong việc xây dựng một nền văn hóa toàn cầu vì hòa bình, ông đã được trao tặng danh hiệu Hiệu trưởng danh dự của Trường đại học Liên hợp quốc về hòa bình tại Costa Rica. Ông cũng đã được trao giải Albert Schweitzer vì nhân loại, giải Eleanor Roosevelt Man of Vision, và giải Công dân thế giới của quỹ Nuclear Age Peace.

Năm 1989, UNESCO cũng đã trao tặng cho ông giải thưởng Giáo dục vì hòa bình để công nhận Giáo trình cơ bản về thế giới mà ông đã viết. Giáo trình này đưa ra 4 lĩnh vực kiến thức cơ bản về:

1. Hành tinh của chúng ta trong vũ trụ

2. Nơi chốn của chúng ta theo thời gian

3. Gia đình của toàn nhân loại

4. Điều kì diệu của mỗi cuộc đời.

410

Page 7: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Câu hỏi 2: Rất nhiều người coi toàn cầu hóa là những thứ đại loại như tài chính và thương mại quốc tế, những công ti đa quốc gia, internet, những bộ phim Hollywood hay Boolywood, và những mối đe dọa tới bản sắc và văn hóa địa phương. Tại sao bạn nghĩ rằng Giáo trình cơ bản về thế giới của Robert Muller là một điều gì đó rộng hơn thế?

CHA ĐẺ CỦA NỀN GIÁO DỤC VỀ TOÀN CẦU

Nhờ kết quả của Giáo trình cơ bản về thế giới mà Robert Muller được coi là “Cha đẻ của nền giáo dục về toàn cầu”. Đây chính là thử thách mà ông nêu ra cho chính phủ và giáo viên:

Một đứa trẻ được sinh ra ngày nay sẽ giống như người lớn, phải đối mặt gần như hằng ngày với những vấn đề có tính toàn cầu và phụ thuộc lần nhau, như hòa bình, thực phẩm, chất lượng cuộc sống, lạm phát, hay việc khan hiếm các nguồn tài nguyên.

Cậu bé (cô bé) đó chính là một thành viên, và cũng là người được hưởng lợi hoặc nạn nhân của toàn bộ cơ cấu xã hội. Và các em có thể hỏi những câu rất chính đáng “Tại sao em không được cảnh báo? Tại sao em không được giáo dục tốt hơn? Tại sao giáo viên không nói với em về những vấn đề này và chỉ cho em biết rằng các hành vi của em sẽ liên quan đến một xã hội loài người phụ thuộc lẫn nhau”.

Do đó, nhiệm vụ và mối quan tâm của các chính phủ là phải giáo dục một cách thích hợp cho trẻ em về thế giới mà các em sẽ sinh sống. Chính phủ phải cung cấp tin tức về những hành động, những nỗ lực, và những kiến nghị của các tổ chức toàn cầu... cho giới trẻ biết. Và phải chuẩn bị hành trang để các em gánh vác trách nhiệm đối với những hậu quả mà hành động của con người gây ra và quan tâm giúp đỡ cho hơn vài tỉ người khác trên Trái đất.

Nguồn: Muller, R. (1982) New Genesis. Shaping a Global Spirituality, Doubleday, New York.

Câu hỏi 3: Khi bạn đọc về những lí luận đầy tính thuyết phục như trích dẫn này, sẽ thấy rất dễ hiểu là tại sao mọi chương trình giáo dục lại cần có một quan điểm mạnh mẽ về toàn cầu. Tuy nhiên nhiều nơi trên thế giới không có các chương trình giáo dục như vậy. Theo bạn, nguyên nhân nào khiến những người soạn thảo chương trình giảng dạy hay là giáo viên không chú ý đến quan điểm toàn cầu?

Câu hỏi 4: Đối với bản thân bạn, thì nguyên nhân là gì?

Hãy giữ câu trả lời cho câu hỏi 2, 3 và 4 trong sổ tay học tập của bạn và bạn sẽ quay trở lại với các câu hỏi này một lần lữa ở phần hoạt động tổng kết mô - đun này.

411

Page 8: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

HOẠT ĐỘNG 2: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐƯỜNG TRÒN ĐỒNG TÂM VÀ HỆ THỐNG

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

UNESCO - GIẢI THƯỞNG GIÁO DỤC VÌ HÒA BÌNH

Cùng với Robert Muller, nhiều nhà giáo dục và nhà hoạt động vì hòa bình khác trên toàn cầu đã giành được giải thưởng Giáo dục vì hòa bình của UNESCO. Đó là:

1981 Helena Kekkonen (Phần Lan)

1986 Paulo Freire (Brazil)

1990 Rigoberta Menchú Tum (Guatemala)

1992 Mother Teresa của Calcutta

1994 Hòa thượng Payutto (Thái Lan)

1996 Chiara Lubich (Italy)

Năm 1997 François Giraud (Pháp)

2000 Toh Swee-Hin (Australia)

Năm 2001 Đức giám mục Nelson Onono-Onweng (Uganda)

Năm 2006 Christopher Gregory (Sri Lanka)

HAI CÁCH TIẾP CẬN ĐỐI VỚI CHỦ ĐỀ TOÀN CẦU HÓA TRONG GIÁO DỤC

Một nhà giáo dục toàn cầu không được nhận giải thưởng vinh dự này là Robin Richardson. Tuy nhiên, ông là một trong những nhà tư tưởng quan trọng trên thế giới về toàn cầu hóa và giáo dục.

Robin làm việc tại Anh với vai trò một chuyên gia tư vấn về giáo dục đa văn hóa và chống phân biệt chủng tộc. Có một thời gian ông làm Chánh thanh tra tại một trong những tổ chức giáo dục của London. Ông cũng đã làm tư vấn hoặc giảng viên trong một loạt các tổ chức nhà nước và một số cơ quan khác ở Anh, ở hầu hết các nước Tây Âu, và ở Australia, Cộng hòa Séc, Israel, Kenya, Lesotho, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Phi và Hoa Kì.

412

Page 9: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Kể từ lâu, vào năm 1980 ông đã viết những cuốn sách giáo khoa như “Thế giới trong mâu thuẫn”,”Tiến bộ và đói nghèo” và “Hành tinh trong khủng hoảng”. Vì vậy, bất cứ điều gì ông viết về toàn cầu hóa và giáo dục tại nhiều thời điểm, bạn có thể chắc chắn rằng những tài liệu này không chỉ rất đáng học hỏi và sâu sắc, mà còn có giá trị trong việc giảng dạy hàng ngày.

Trong một cuốn sách gần đây “Nơi đây, nơi đó và mọi nơi: Sở hữu, bản sắc và công bằng trong trường học” (Here, There and Everywhere: Belonging, Identity and Equality in Schools), Robin Richardson đối chiếu hai phương pháp tiếp cận để tìm hiểu về toàn cầu hóa và ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Đó là phương pháp đường tròn đồng tâm và phương pháp tiếp cận hệ thống. Sự khác nhau giữa hai phương pháp này rất quan trọng vì đây là cơ sở cho những khác biệt lớn không những trong tư duy về bản chất của toàn cầu hóa mà còn trong triết lí giáo dục.

Phương pháp đường tròn đồng tâm

Robin Richardson đã lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết ”Lark Rise to Candleford” để mô tả phương pháp đường tròn đồng tâm. Tác giả cuốn tiểu thuyết truyện này là Flora Thompson đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống của tác giả tại một ngôi làng nhỏ ở nước Anh vào những năm 1880:

Vào mùa hè, ở bên kia khu vườn là những cánh đồng yến mạch, lúa mạch, và lúa mì rì rào, xào xạc theo ngọn gió, không gian ngập tràn mùi phấn hoa và mùi hương của đất.

Các cánh đồng bằng phẳng và trải dài tít tắp đến một hàng cây ở mãi đường chân trời. Đối với những đứa trẻ vào thời đó, những cái cây chính là đường ranh giới đánh dấu thế giới của bọn trẻ.

Vượt ra thế giới ngoài những hàng cây, những đứa trẻ được nghe kể một thế giới rộng lớn hơn, nơi có những ngôi làng tương tự như thế, và còn có những thị xã, thành phố, biển, rồi vượt qua biển là các quốc gia khác nơi mà con người sử dụng những thứ ngôn ngữ khác biệt. Cha của bọn trẻ đã kể như vậy. Nhưng đối với những đứa trẻ, trong thế giới nhỏ bé bao quanh bởi hàng cây, thì cái thế giới rộng lớn ấy chỉ là một ý tưởng và chưa được nhận biết. Trong khi đó, tất cả mọi thứ trong thế giới riêng của bọn trẻ rõ ràng hơn, và có nhiều màu sắc hơn.

Robin Richardson sử dụng đoạn văn này của cuốn “Lark Rise to Candleford” để mô tả cái nhìn theo đường tròn đồng tâm về thế giới.

413

Page 10: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Bên trong vòng tròn trong cùng chính là thế giới chúng ta nhìn và sờ thấy, nghe và ngửi được. Đó là thế giới của riêng chúng ta. Bên ngoài vòng tròn này là các khu vực địa phương, biên giới quốc gia, đại dương, và các quốc gia tít tận cùng của thế giới. Mỗi vòng lan toả xa dần từ tâm của vòng tròn tạo thành những đường tròn đồng tâm, giống như khi bạn ném một hòn đá vào trong một hồ nước.

Phương pháp đường tròn đồng tâm thường được sử dụng trong giáo trình môn địa lí, lịch sử và các môn khoa học xã hội khác.

Câu hỏi 5: Mô tả một chương trình học bạn đã dạy - hoặc có thể là đã học - dựa trên phương pháp đường tròn đồng tâm.

Câu hỏi 6: Theo bạn, các ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì?

Phương pháp tiếp cận hệ thống

Robin Richardson cho rằng phương pháp đường tròn đồng tâm có một vấn đề, giống vấn đề của mô hình kết nối thế giới ngày nay, vì đã bỏ qua rất nhiều kết nối khác nhau trên nhiều phạm vi. Ông viết:

... Hiện nay sẽ không thể hiểu được thế giới địa phương của bạn nếu bạn không đặt nó trong các hệ thống lớn hơn nhiều, mà trong các hệ thống đó các đường chân trời và ranh giới quốc gia phần lớn bị xoá nhoà. Khi nói "Ở đây", điều này không chỉ là trung tâm của những đường tròn đồng tâm mà còn là nơi mà rất nhiều hệ thống toàn cầu khác nhau gặp gỡ, ví dụ: hệ thống các nền kinh tế, chính trị, sinh thái và văn hóa.

Nguồn: Richardson, R. (2004) Here, There and Everywhere: Belonging, Identity and Equality in Schools, Trentham Books, Stoke-on-Trent, trang 12.

414

Page 11: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Điều này có nghĩa rằng thực sự chúng ta sẽ không hiểu đầy đủ về vòng tròn trung tâm hay là bất kì điều gì xung quanh nó, nếu chúng ta không coi nó là một phần của một thứ gì đó lớn hơn và phức tạp hơn nhiều. Như vậy, cần vẽ trên các đường tròn đồng tâm những mô tả về các hệ thống thế giới, trong đó có bốn điều quan trọng nhất là kinh tế, chính trị, sinh thái và văn hóa.

Biểu đồ cho thấy, các hệ thống hoạt động như những đường đai truyền động trong một động cơ, chúng quay và sắp xếp thế giới cá nhân và thế giới địa phương của chúng ta đồng thời diễn ra với các sự kiện và các quá trình tại các địa điểm khác trong hệ thống. Robin Richardson kết luận rằng đây là một cơ sở thực tế hơn để thiết kế chương trình giảng dạy và đề xuất rằng nên đưa từ khoá "phụ thuộc lẫn nhau" vào giảng dạy.

Phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế là một khái niệm cơ bản trong môn địa lí. Phụ thuộc lẫn nhau về sinh thái là một khái niệm cơ bản trong môn sinh học và hóa học. Phụ thuộc lẫn nhau về chính trị là trung tâm của mọi nghiên cứu về quan hệ nhân quả trong môn lịch sử. Phụ thuộc lẫn nhau về văn hóa, trong đó có sự hội nhập, ảnh hưởng và vay mượn qua lại và giao thoa, là một đặc điểm liên tục diễn ra trong các môn nghệ thuật, thiết kế, kịch, văn học, âm nhạc, và công nghệ.

Nguồn: Richardson, R. (2004) Here, There and Everywhere: Belonging, Identity and Equality in Schools, Trentham Books, Stoke-on-Trent, trang 13.

Trong thực tế, tình hình thậm chí còn phức tạp hơn bởi vì không thể tiếp tục xem giáo trình giảng dạy bao gồm các môn học riêng biệt được nữa. Các vấn đề to lớn mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt đều có tính liên ngành - như các chủ đề về nông nghiệp bền vững, giới và sự phát triển, dân số, cũng như trong chủ đề toàn cầu hóa này.

415

Page 12: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Do đó, cần phải nhìn thấy rằng các hệ thống vận hành thế giới ngày nay đang đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Nếu các chuyên gia làm việc riêng rẽ đã không thể giải quyết được các vấn đề to lớn trên thế giới thì việc giáo viên và học sinh nghiên cứu các môn học riêng rẽ với nhau trong lớp học cũng sẽ không hiệu quả. (xem mô - đun 6 hoạt động 2)

Câu hỏi 7: Theo bạn Giáo trình Cơ bản về thế giới sử dụng phương pháp tiếp cận đường tròn đồng tâm hay hệ thống? Tại sao?

LỚP HỌC TOÀN CẦU Ở CÁC NƠI TRÊN THẾ GIỚI

Trên khắp thế giới các giáo viên đang làm gì để giúp học sinh hiểu được phương pháp tiếp cận hệ thống và hiểu được thế giới đang ngày càng tăng kết nối? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu những quá trình, vấn đề, và tác động nào?

Hãy di chuột đến các quốc gia được đánh dấu trên bản đồ sau và xem một số giáo viên trả lời như thế nào cho các câu hỏi trên.

[Click vào đây để in thông tin này]

Câu hỏi 8: Bạn hãy chọn ba bài giảng bổ ích để dạy và mô tả các hệ thống mà học sinh đang học. Và hãy giải thích tại sao bạn cho rằng những bài giảng này là bổ ích.

416

Page 13: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

HOẠT ĐỘNG 3: TOÀN CẦU HÓA LÀ GÌ?

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Toàn cầu hóa mô tả một môi trường thế giới mà trong đó hàng hoá, vốn, con người, thông tin và ý tưởng có thể dịch chuyển tương đối tự do và thường xuyên trên phạm vi quốc tế. Những nội dung trong hoạt động trước đã giúp học sinh hiểu về một số trong rất nhiều các tác động của toàn cầu hóa. Hoạt động này sẽ nhìn lại toàn cầu hóa, đưa ra bằng chứng và ví dụ, và làm rõ các ý nghĩa khác nhau của toàn cầu hóa và các động cơ đằng sau quá trình toàn cầu hóa trên thế giới.

Qua Giáo trình Cơ bản về thế giới và các ví dụ giáo dục về toàn cầu, chúng ta có thể thấy rằng toàn cầu hóa nhấn mạnh sự trao đổi văn hóa, và xây dựng một nền văn hóa toàn cầu vì hòa bình. Tuy nhiên, rất nhiều người chỉ quan tâm đến toàn cầu hóa kinh tế.

TÓM TẮT LỊCH SỬ VỀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Toàn cầu hóa kinh tế đã làm vai trò và quyền lực của thị trường toàn cầu trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống hàng ngày của người dân trên thế giới so với vai trò chính trị của các quốc gia. Dù vậy, các quy trình kinh tế của toàn cầu hóa không phải là mới. Trong suốt hàng ngàn năm, con người đã mua và bán với nhau từ những khoảng cách rất xa.

Ví dụ, Con đường tơ lụa đã nối Trung Quốc và Châu Âu qua khu vực Trung Á từ thời Trung Cổ. Các nhà hàng hải lớn của Trung Quốc, Cheng Ho (hoặc Zheng He), đã thực hiện bảy hành trình đến Đông Nam Á, Ấn Độ, vịnh Ba Tư, và Châu Phi vào giữa những năm 1405 và 1433 sau Công nguyên và thành lập ra các cảng thương mại lớn. Trong thực tế, Châu Phi được coi là xứ “El Dorado” của Trung Quốc trong thế kỉ thứ 15 cũng như Nam Mĩ được coi là xứ “El Dorado” của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từ thế kỉ thứ 16 trở đi.

Tuy nhiên, theo dòng lịch sử không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Hơn 10 triệu người Châu Phi đã bị bán qua châu Mĩ trên 35.000 chuyến tàu trong cuộc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương từ những thế kỉ thứ 16 cho đến thế kỉ thứ 19. Các công ti Đông Ấn của Anh được thành lập để giao dịch với Đông Ấn (Indonesia), nhưng kết thúc giao dịch lại chủ yếu giữa tiểu vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc. Khi gửi cotton, lụa, thuốc nhuộm màu chàm và trà trở lại Anh, công ti thu được lợi nhuận cao nhất bằng cách buộc các nông dân Ấn Độ trồng cây hoa thuốc phiện để sản xuất thành thuốc phiện tại các nhà máy của công ti và sau đó đem bán vào Trung Quốc bất chấp ý muốn của Hoàng gia Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến các cuộc chiến tranh Nha phiến giữa Trung Quốc và Anh.

417

Page 14: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 cũng là một khoảng thời gian đánh dấu sự gia tăng nhanh chóng của sự dịch chuyển tự do của hàng hóa, vốn và con người. Công nghệ mới - điện báo và tàu hơi nước – đã khiến truyền thông và vận chuyển quốc tế trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn và rẻ hơn rất nhiều. Vào năm 1914, gần như tất cả các nước Châu Phi, Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbe đã trở thành thuộc địa của các nước Châu Âu. Để gia tăng sự giàu có và quyền lực, các nước Châu Âu đã sử dụng sức mạnh quân sự để cai trị thuộc địa, sử dụng nguồn lao động rẻ, gần như là nô lệ, và được sử dụng gần như miễn phí nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Những nguồn tài nguyên này được gửi đến các nhà máy đặt tại các cường quốc thực dân, nơi họ lại củng cố nền công nghiệp và sự tăng trưởng kinh tế cho Châu Âu và Bắc Mỹ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù trở thành những nước độc lập về chính trị nhưng hầu hết các thuộc địa cũ vẫn gắn với nền kinh tế toàn cầu với vai trò nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn lao động giá rẻ, và là thị trường nhập khẩu sản phẩm. Rất ít quốc gia thành công trong việc phá vỡ mô hình này. Và quá trình này còn được gọi là chủ nghĩa thực dân mới.

Trong 50 năm qua, toàn cầu hóa kinh tế đã được đẩy mạnh bởi năm yếu tố quan trọng sau:

1. Để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và đầu tư, các chính phủ đã tư nhân hóa nhiều dịch vụ và các ngành công nghiệp mà trước đây thuộc quyền sở hữu của nhà nước, bỏ kiểm soát kinh tế để mở rộng vai trò thị trường. Các chính sách cho vay và phát triển của các tổ chức và ngân hàng quốc tế để mở cửa các nền kinh tế cho hàng hóa, dịch vụ, hoạt động và ý tưởng quốc tế.

2. Các tập đoàn đa quốc gia đã thay thế chính phủ trở thành những cỗ máy thống trị nền kinh tế và rất nhiều trong số đó đã trở nên lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn hơn hầu hết các quốc gia.

3. Sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ, đặc biệt là trong sản xuất, truyền thông và giao thông vận tải trong những thập kỉ gần đây đã mang đến cách mạng thông tin và dịch vụ, thay thế cho cách mạng công nghiệp.

4. Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông đã đẩy mạnh sự gắn kết toàn cầu thông qua nhiều hoạt động hàng ngày hơn. Đồng thời tạo nên một “ý thức toàn cầu", làm điều này trở thành phổ biến và qua đó thúc đẩy ngày càng có nhiều hơn nữa kết nối toàn cầu.

5. Sự tăng thu nhập bình quân đầu người nhờ những quá trình này đã kích thích tiêu dùng tăng mạnh và tạo ra một chu kì liên tục (có thể gọi là vòng xoáy) của sản xuất và tiêu dùng.

Năm yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể trong hoạt động 4. Điểm quan trọng cần lưu ý là các yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, các tiến bộ trong công nghệ thông tin và tin học làm giảm thời gian và chi phí của truyền thông toàn cầu, và qua đó đẩy mạnh các yếu tố kinh tế. Việc thông tin liên lạc nhanh hơn, dễ dàng hơn và rẻ hơn đã kích hoạt việc chuyển tiền điện tử với số lượng lớn và việc tổ chức sản xuất trên quy mô đa lục địa. Vì vậy, ngày nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới có được quy

418

Page 15: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

mô hoạt động trên toàn cầu. Ví dụ, một chiếc ô tô gia đình giờ đây thường bao gồm các bộ phận từ khắp nơi trên thế giới.

Nguồn: Ranson, D. (2001) The No-nonsense Guide to Fair Trade, New Internationalist Publication, trang 98.

Hãy xem một bộ phim hoạt hình về chuỗi sản xuất - cung cấp TV toàn cầu, bao gồm các nghiên cứu trường hợp từ Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico. (Nếu bạn đang sử dụng CDRom xin vui lòng bấm vào đây.)

Không chỉ là kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế là một phần phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta - nhưng toàn cầu hóa không chỉ ở góc độ kinh tế. Có rất nhiều ví dụ và hình thức khác của toàn cầu hóa có thể tìm thấy trong mọi mặt của cuộc sống hàng ngày, giống như chúng ta đã thấy trong câu chuyện “Xin chào thế giới. Chúc một buối sáng tốt lành”.

Những loại ví dụ và hình thức nào sẽ thuyết phục bạn rằng toàn cầu hóa là một phần phổ biến trong đời sống hàng ngày? Hãy chọn sáu loại bằng chứng để phân tích cụ thể hơn.

Câu hỏi 9: Từ các ví dụ về toàn cầu hóa mà bạn đưa ra, hãy liên hệ với các nội dung trong Giáo trình Cơ bản về thế giới của Robert Muller.

Câu hỏi 10: Hãy tóm tắt những gì bạn đã học được cho đến nay về toàn cầu hóa trong cuốn sổ tay học tập của bạn.

Một số định nghĩa

Toàn cầu hóa là một quá trình trong đó người dân và các quốc gia trên thế giới đang được kéo lại ngày càng gần nhau hơn, về góc độ kinh tế và văn hóa, thông qua thương mại, công nghệ thông tin, du lịch, giao lưu văn hóa, các phương tiện truyền thông đại chúng và giải trí đại chúng. Những tác động này thể hiện nhanh chóng đến nỗi đã trở thành trọng tâm của nhiều nghiên cứu và bài viết.

Thomas Friedman là một trong những tác giả nổi tiếng nhất viết về toàn cầu hóa. Những cuốn sách của ông bao gồm: “Gậy Lexus và cây ôliu”, “Thế giới phẳng”, “Nóng, phẳng và chật chội”. Friedman đã nhái lại phương châm của Olympic "xa hơn, nhanh hơn, cao hơn" để chỉ ra rằng toàn cầu hóa đang chuyển động "xa hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, và sâu hơn" rất nhiều để thành "thế giới phẳng". Đây là cái mà Marshall McLuhan gọi là “ngôi làng toàn cầu".

Như vậy, toàn cầu hóa có thể được định nghĩa là:

... việc mở rộng hơn, làm sâu sắc thêm và tăng tốc quá trình kết nối trên toàn thế giới ở mọi góc độ của cuộc sống, từ văn hóa đến hình sự, từ tài chính đến môi trường. Đây là “một sự thay đổi toàn cầu” - có nghĩa là, một thế giới đang

419

Page 16: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

được những tác động của kinh tế và công nghệ đúc nặn thành một diễn đàn kinh tế và chính trị chung.

Nguồn: Held, D. et al. (1999) Global Transformations: What is Globalisation?

Định nghĩa này tương tự với định nghĩa của Joseph Stiglitz, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới và là người giành được giải Nobel kinh tế. Stiglitz định nghĩa toàn cầu hóa như sau:

... Là sự hội nhập chặt chẽ hơn của các nước và các dân tộc trên thế giới ... do việc giao thông liên lạc giảm chi phí một cách đáng kể, và do việc dỡ bỏ các rào cản con người dựng lên với dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, vốn, kiến thức, và công dân qua lại giữa biên giới các quốc gia.

Nguồn: Stiglitz, J. (2004) Globalisation and its Discontents.

Một số học giả cho rằng những định nghĩa này quá hẹp vì chúng không làm nổi bật được những góc độ khác nhau của toàn cầu hóa. Ví dụ, Cuốn bản đồ bất bình đẳng thế giới của Đại học California đã chỉ ra rằng chúng ta cần phải nhận ra ít nhất bốn phương diện.

Toàn cầu hóa kinh tế

... là sự kết nối ngày càng mạnh mẽ các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, thông qua thương mại quốc tế, các luồng tài chính lưu chuyển và giao thông, và vai trò ngày càng quan trọng của đầu tư quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia.

Toàn cầu hóa môi trường

... là ảnh hưởng ngày càng gia tăng trên toàn cầu từ những hoạt động của con người lên môi trường, và là ảnh hưởng ngày càng gia tăng từ những thay đổi môi trường toàn cầu lên con người.

Toàn cầu hóa văn hóa

... là sự kết nối giữa các ngôn ngữ, cách sống, và cũng là sự lo lắng về tính chất hoà nhập toàn cầu khi có sự lây lan của ngôn ngữ và văn hóa Bắc Mỹ và Châu Âu.

Toàn cầu hóa chính trị

... bao gồm sự công nhận với quy mô rộng hơn đối với các tiêu chuẩn chính trị toàn cầu. Bao gồm quyền con người, dân chủ, quyền của người lao động, tiêu chuẩn về môi trường, cũng như sự tăng cường phối hợp hành động của các chính phủ và các cơ quan quốc tế.

420

Page 17: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Những góc độ khác nhau của toàn cầu hóa thường phải được nghiên cứu riêng để có được một bức tranh phân tích chi tiết. Tuy nhiên, các góc độ này lại liên kết và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó một bức tranh đầy đủ của mỗi góc độ phải bao gồm các mối quan hệ với những góc độ khác. Joseph Stiglitz và Thomas Friedman là hai trong số những tác giả về toàn cầu hóa kinh tế đã viết nhiều về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Ví dụ, cuốn sách tiếp theo cuốn Thế giới phẳng của Friedman là cuốn “Nóng, phẳng và chật chội”, còn Stiglitz lại là một trong những tác giả chính của Báo cáo năm 2007 của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu.

Câu hỏi 11: Với bốn góc độ của toàn cầu hóa trong bài văn “Xin chào thế giới. Chúc một buổi sáng tốt lành!”, hãy tìm ra một ví dụ của từng góc độ. Đồng thời hãy bổ sung thêm một ví dụ cho từng góc độ từ cuộc sống của bạn.

421

Page 18: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

HOẠT ĐỘNG 4: CÁC ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY TOÀN CẦU HÓA

Qua hoạt động trên, chúng ta đã thấy toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi nhiều phương tiện có liên quan đến nhau. Chúng ta đã xác định được một vài ví dụ về động lực thúc đẩy toàn cầu hóa như: sự thúc đẩy thương mại tự do, các công ti đa quốc gia, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, và chủ nghĩa tiêu dùng.

Sự thúc đẩy thương mại tự do

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, và đặc biệt vào những năm 80, chính phủ các quốc gia đã dỡ bỏ nhiều rào cản đối với thương mại quốc tế thông qua những hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Những hiệp ước này đã đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy cái gọi là thương mại tự do, bao gồm:

Loại bỏ thuế quan (thuế đánh vào hàng nhập khẩu) Loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu (hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu) Tạo ra các vùng mậu dịch tự do trong đó có thuế quan rất thấp hoặc không có

thuế quan, đất đai rẻ và nhân công có kĩ năng nhưng có thể kiểm soát Giảm hoặc loại bỏ việc kiểm soát luồng vốn chạy ra khỏi một quốc gia, nhờ đó

lợi nhuận có thể dễ dàng quay về nước chủ quản hoặc nước đánh thuế thấp Giảm thiểu, loại bỏ hoặc điều chỉnh trợ cấp dành cho doanh nghiệp trong

nước để cho các công ti nước ngoài có thể cạnh tranh mà không gặp trở ngại nào khi không có ưu tiên cho ngành và các doanh nghiệp trong nước

Thành lập các công ty con trực thuộc các công ti đa quốc gia để hỗ trợ các công ti đa quốc gia sản xuất rẻ hơn tại đất nước sở tại

Hài hoà luật sở hữu trí tuệ và công nhận quyền sở hữu trí tuệ xuyên biên giới (ví dụ như bằng sáng chế được Trung Quốc công nhận sẽ có hiệu lực tại Mĩ hay ngược lại).

Những cải cách về kinh tế và thương mại này là trọng tâm của nền kinh tế thị trường tự do, nền kinh tế có thể tạo ra rất nhiều cơ hội cho mậu dịch và đầu tư quốc tế. Tận dụng những cơ hội mới ở thị trường nước ngoài, những công ti lớn có thể sử dụng nguyên liệu thô từ các đất nước khác nhau đồng thời đặt nhà máy sản xuất cũng như điểm bán hàng đến khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, trong rất nhiều hình thức của toàn cầu hóa mà chúng ta biết, một trong những khía cạnh nổi trội nhất của toàn cầu hóa chính là sự phụ thuộc vào thương mại tự do. Thương mại tự do nhận được sự ủng hộ của các ngân hàng phát triển quốc tế và các quốc gia có nền kinh tế mạnh như Anh, Mĩ và Nhật, đây là ba nước sở hữu 89% các tập đoàn đa quốc gia. Gần đây, Trung Quốc và Ấn Độ đang trở thành những thế lực mạnh mẽ ủng hộ mậu dịch tự do vì hàng hóa của họ đang bắt đầu chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Đặc điểm nổi

422

Page 19: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

bật này của toàn cầu hóa là nền tảng của một triết lí kinh tế - chính trị có tên gọi là Chủ nghĩa tân tự do.

Những chính sách thương mại tân tự do có mục đích thúc đẩy mậu dịch tự do nhưng rất nhiều người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển cho rằng những chính sách đó sẽ không tạo ra thương mại công bằng. Do đó có nhiều chiến dịch đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn tại nơi diễn ra các cuộc họp quốc tế của những nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế, giơ cao biểu ngữ và áp phích “Thương mại công bằng – Không phải thương mại tự do”. Để phản đối toàn cầu hóa, nhiều chiến dịch đã khéo léo sử dụng một trong những công cụ tốt nhất của toàn cầu hóa là internet. Hãy xem thêm thông tin…

Câu hỏi 12: Bạn sẽ chọn “Thương mại tự do” hay “Thương mại công bằng”? Vì sao? Bạn có được ý tưởng này từ đâu?

Các tập đoàn đa quốc gia

Có vẻ vô lí, hoặc ít nhất là không thiết thực nhưng hàng tuần lại có những xe tải bốn bánh sản xuất tại Nhật chở những thùng Coca-cola đến một cộng đồng người Mayan sống tại vùng hẻo lánh của Yucatan thuộc Mexico, trong khi cộng đồng ở đây đang thiếu điện và nước. Điều tương tự cũng xảy ra tại rất nhiều vùng ở Châu Phi và Châu Á

Câu hỏi 13: Tại sao điều này có thể xảy ra?

Một cách giải thích là bán nước uống có ga thì có lợi nhuận còn nước thì không. Điều này đã được giải thích trong mô - đun Tiêu dùng bền vững.

Có hai quá trình tạo nên nghịch lí này. Quá trình thứ nhất là những chính sách kinh tế và thương mại tân tự do chúng ta đã đọc ở phần trước. Các chính sách tân tự do ưu tiên cho các doanh nghiệp tư nhân và hạn chế đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng xã hội để hỗ trợ cho giáo dục, sức khỏe, giao thông công cộng, và nhà ở đóng góp vào phúc lợi xã hội.

Quá trình thứ hai là sự ảnh hưởng ngày càng mạnh của các tập đoàn đa quốc gia. Một tập đoàn đa quốc gia là một công ti lớn trong sản xuất và buôn bán quốc tế. Những tập đoàn lớn nhất có địa bàn cung cấp nguyên liệu thô và sản xuất tại rất nhiều quốc gia khác nhau, và thậm chí thường sản xuất các bộ phận khác nhau của một sản phẩm tại những quốc gia khác nhau để tận dụng lợi thế về chi phí.

Trong các hàng hoá chúng ta tiêu thụ, ngày càng có nhiều đồ sản xuất bên ngoài quốc gia của chúng ta và là sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia, mà mục đích của các tập đoàn này làm lợi cho những ông chủ cũng như những cổ đông của họ. Rất nhiều công ti đã có các chương trình trách nhiệm xã hội tích cực để hỗ trợ cộng đồng. Tuy nhiên, khi so sánh tổng doanh thu của công ti và tông sản phẩm quốc nội

423

Page 20: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

GDP của các quốc gia, thì trong 100 tổ chức kinh tế lớn nhất trên thế giới, có 51 là các tập đoàn trong khi chỉ có 49 là các quốc gia. Hãy đọc thêm…

Khi hoạt động các tập đoàn đa quốc gia lớn đến mức vượt qua ranh giới quốc gia thì họ được gọi là các tập đoàn xuyên quốc gia. Họ có thể sát nhập với những tập đoàn đa quốc gia hay xuyên quốc gia khác để tạo nên những tổ chức mạnh hơn. Do đó, các tập đoàn đa quốc gia có khả năng tác động mạnh đến các luật lệ và quy định đầu tư và thương mại thế giới, để các quy định này mang lại lợi nhuận cho họ.

Hãy tìm hiểu về hoạt động của 5 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất trên thế giới:

Unilever – Công ty lớn nhất thế giới về thực phẩm và xà phòng với các cửa hàng có mặt ở 150 nước trên khắp thế giới. Công ti này bán nhiều loại sản phẩm đa dạng như bột giặt Omo, trà Lipton, xà phòng Dove và kem Magnum.

Gazprom – Công ty lớn nhất tại Nga và công ti khí đốt lớn nhất trên thế giới, và mới 10 năm tuổi.

Levi’s – Công ti sản xuất quần bò, và đã tồn tại 150 năm.

Shell – Công ty năng lượng hoạt động trên 140 quốc gia, và có mạng lưới các trạm xăng dầu, đây được cho là mạng lưới bán lẻ lớn nhất trên thế giới.

McDonald’s – Thương hiệu nổi tiếng nhất về thức ăn nhanh với trên 30.000 cửa hàng có mặt tại 120 quốc gia.

Giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông

Công nghệ cũng là một nhân tố chính thúc đẩy toàn cầu hóa. Những tiến bộ về giao thông và đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm chuyển biến đời sống kinh tế. Vận tải cỡ lớn (container) cùng tàu chở hàng trọng tải lớn đã góp phần làm việc vận chuyển trở nên nhanh gọn và tiết kiệm chi phí. Và những sáng kiến trong công tác hậu cần và vận chuyển hàng không khiến việc vận chuyển nhiều loại hàng hoá, ví dụ hoa ở Châu Phi đến máy tính ở Trung Quốc, có thể đến các thị trường khác chỉ trong một đêm. Tuy nhiên, những động lực thúc đẩy toàn cầu hóa mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây lại là sự phát triển liên tục về công nghệ thông tin và truyền thông. Mạng internet toàn cầu và khả năng giao dịch tài chính qua internet là những công cụ mới, rất giá trị để trợ giúp cho các công ti:

Nhận biết các cơ hội kinh tế mới và mở rộng các cơ hội sẵn có Phân tích xu hướng kinh tế trên khắp thế giới nhanh và chuẩn xác hơn Thanh toán, chuyển tiền và lợi nhuận nhanh gọn và dễ dàng Liên lạc và đưa ra quyết định nhanh chóng Hợp tác với những đối tác ở xa.

Đọc thêm về vai trò của internet đối với toàn cầu hóa.

424

Page 21: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Sự phát triển của internet chỉ là một trong rất nhiều biểu hiện của toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang đóng một vài trò quan trọng trong việc kết nối con người và những ý tưởng trên khắp thế giới – từ báo chí, radio và TV, đến phim của Hollywood và Bollywood, cho đến internet, google, web 2.0, Twitter, Facebook và các cuộc gọi quốc tế miễn phí thông qua Skype. Tất cả đều góp phần hỗ trợ cho việc liên lạc tới khắp nơi trên thế giới trở thành là một phần quen thuộc và gần như không có gì đáng chú ý, hay gọi là một phần bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Trong việc bình thường hóa những hoạt động toàn cầu, các phương tiện truyền thông đã giúp tạo nên một “ý thức toàn cầu” hay “hình ảnh toàn cầu” giống như một “cảm giác chia sẻ chung của đông đảo cộng đồng toàn cầu, được gắn kết với nhau bằng những quá trình của toàn cầu hóa, những thứ đang hàng ngày thu hẹp khoảng cách hành tinh của chúng ta”. Và, thông qua đó, kinh nghiệm về toàn cầu hóa và những mô hình văn hóa và tư tưởng của thế giới được tạo ra cho toàn cầu hóa sẽ cùng thúc đẩy sự toàn cầu hóa kinh tế, văn hóa và chính trị lớn hơn, mạnh hơn. Hãy đọc thêm…

Đây có thể là một quá trình làm giàu thêm cho rất nhiều người, mở mang trí óc của họ đến với những ý tưởng và trải nghiệm mới, làm vững mạnh thêm những giá trị toàn cầu, trong nền văn hóa toàn cầu của sự hiểu biết và hòa bình. Tuy nhiên, một vài nhà bình luận đã nhận ra rằng việc tập trung của một lượng lớn các ngành giải trí và quảng cáo tại Mĩ đã góp phần làm giảm tính đa dạng của toàn cầu hóa.

Người ta sử dụng những từ như “Coca cola hoá”, “McDonal hóa”, và “Disney hóa” để ám chỉ cách sống của nước Mĩ đã trở thành một lí tưởng toàn cầu. Trên thế giới, những thương hiệu này gắn liền với nước Mĩ và đại diện cho sự thống trị của đất nước này trên phạm vi toàn cầu. Coca-cola, Disney và McDonals có vô số các cửa hàng, hằng trăm website, tiêu tốn hàng tỉ đô la dành cho quảng cáo, và qua đó lan tràn phong cách phương Tây trên toàn thế giới. Trong rất nhiều hậu quả mà quá trình này tạo nên, có thể kể đến việc văn hóa bản địa bị phai nhạt và sự phủ nhận các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới cũng như những trải nghiệm văn hóa. Hãy đọc thêm…

Chủ nghĩa tiêu dùng

Một đặc điểm chính trong các sản phẩm tinh thần mà toàn cầu hóa tạo ra là sự thương mại hoá cuộc sống thường ngày. Những chủ đề và ý nghĩa của những bộ phim Mĩ và Châu Âu, các chương trình truyền hình và quảng cáo đã làm các quan điểm vật chất về tiêu chuẩn của "một cuộc sống tốt" hoặc "một cuộc sống đáng để sống” trở thành "bình thường".

Do đó, một tác động văn hóa mà toàn cầu hóa tạo ra là đã hình thành nên một thứ văn hóa tiêu dùng toàn cầu.

Phần này đã được phân tích trong mô - đun 9.

425

Page 22: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Những động lực thúc đẩy toàn cầu hóa có liên quan với nhau

Một điểm quan trọng cần chú ý là chủ nghĩa tiêu dùng vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa đang liên tục diễn ra. Chủ nghĩa tiêu dùng là sản phẩm của truyền thông, công nghệ thông tin và việc bình thường hóa lối sống phương Tây; và đến lượt nó, chủ nghĩa tiêu dùng lại làm tăng doanh thu các sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia và thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế. Trong các hoạt động này, các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa có quan hệ tỉ lệ thuận, củng cố cho nhau.

Câu hỏi 14: Hãy vẽ một biểu đồ để minh họa mối quan hệ giữa các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa.

Có thể lấy ngành sản xuất kinh doanh âm nhạc thế giới để làm ví dụ minh họa cho việc bốn động lực có quan hệ đến nhau. 90% doanh thu âm nhạc là từ 5 tập đoàn: EMI Records, Sony, Vivendi Universal, AOL TimeWarner và BMG. “Năm ông lớn” này sản xuất và bán những bản ghi âm tại tất cả thị trường lớn trên toàn thế giới, nhưng trụ sở chính thì đặt tại Mĩ, đây là thị trường lớn nhất thế giới.

Vivendi Universal là công ti lớn nhất trong “Năm ông lớn”, nắm 29% thị trường âm nhạc và sở hữu toàn bộ hoạt động thu âm hoặc cung cấp bản quyền trên 63 quốc gia. Đối thủ lớn nhất của Vivendi là AOL, chiếm 15,9% thị trường.

Mỗi công ti cũng kinh doanh những lĩnh vực khác ngoài hoạt động âm nhạc, trong đó có cả sản xuất và phân phối phim, phát hành, sản phẩm điện tử và viễn thông. Điều đó giúp họ tăng phạm vi ảnh hưởng nhằm sở hữu nhiều thị trường hơn trong lĩnh vực giải trí toàn cầu.

Hãy nghiên cứu thêm về ngành sản xuất kinh doanh âm nhạc toàn cầu.

Câu hỏi 15: Hãy giải thích tại sao ngành sản xuất kinh doanh âm nhạc toàn cầu minh họa cho thương mại tự do, các tập đoàn đa quốc gia, các động lực truyền thông và tiêu dùng thúc đẩy toàn cầu hóa.

Những lí thuyết về toàn cầu hóa

Các học giả đã sử dụng nhiều lí luận khác nhau để giải thích mối quan hệ giữa các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa. Do đó có một số lí thuyết khác nhau về toàn cầu hóa.

Hãy đọc bảng tóm tắt và phân tích về ba lí thuyết toàn cầu hóa sau:

Thuyết hệ thống thế giới Thuyết văn hóa thế giới Thuyết chính thể thế giới.

426

Page 23: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GiÁ VỀ TOÀN CẦU HÓA

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này

Toàn cầu hóa đã diễn ra với nhiều cách thức khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới, và cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau về nó.

Ban-Ki Moon - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

Một loạt các cuộc khủng hoảng có liên quan với nhau đã xảy ra trong 2 năm qua: khủng hoảng tài chính, tăng giá lương thực và dầu, biến đổi khí hậu, đại dịch cúm, và rất nhiều nữa. Hợp tác chính trị để giải quyết những vấn đề này không chỉ là một hành động đẹp mà đây còn là nhu cầu cần thiết trên toàn cầu.

Thực sự kinh ngạc về mức độ liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau trên khắp toàn cầu. Tháng 4 năm 2009, vi rút cúm H1N1 lần đầu tiên tại một ngôi làng ở Mexico. Đến tháng 7, vi rút đã có mặt ở hơn 100 quốc gia. Sự sụp đổ của tập đoàn anh em nhà Lehman vào tháng 9 năm 2008 đã ảnh hưởng lan truyền trên toàn thế giới chỉ trong vài ngày: ngay cả những ngôi làng hẻo lánh nhất ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh cũng cảm nhận được cú sốc này khi thu nhập giảm, các dự án đầu tư bị hủy bỏ, và giá xuất khẩu giảm. Cũng như vậy, sự thay đổi đột biến về khí hậu ở các vùng Châu Âu, Australia, Châu Á, và Châu Mĩ trong những năm gần đây đã góp phần làm tăng giá lương thực - ảnh hưởng xấu tới người nghèo và gây ra sự bất ổn và tình trạng khó khăn ở nhiều quốc gia.

Không có quốc gia hay bất cứ nhà lãnh đạo thế giới nào có thể giải quyết những vấn đề này một mình...

Hợp tác toàn cầu có vai trò quyết định trong nỗ lực chấm dứt khủng hoảng tài chính. Trong khi tình hình nền kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn, lợi ích của hợp tác tài chính và tiền tệ giữa các nền kinh tế lớn là điều có thể thấy rõ ràng. Tương tự, chúng ta đã chứng kiến sự hợp tác hiệu quả trước đại dịch H1N1. Hợp tác là hiệu quả nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu. Bây giờ chúng ta hãy cùng mang sức mạnh của việc hợp tác toàn cầu để ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nghèo, và sản xuất lương thực. Chúng ta hãy cùng bắt đầu phục hồi kinh tế để kinh tế không chỉ mạnh mẽ mà còn phải công bằng, rộng khắp và bền vững – đưa toàn bộ thế giới đi lên. Và nếu chúng ta không làm điều đó ngay bây giờ, tại thời điểm của khủng hoảng, thì khi nào?

Còn tiếp ...

427

Page 24: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Yukio Hatoyama, Thủ tướng Nhật Bản

Trật tự kinh tế hoặc các hoạt động kinh tế địa phương ở bất kì quốc gia nào đều phải được xây dựng qua rất nhiều năm tháng, phản ánh màu sắc của truyền thống, thói quen, và phong cách sống của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa đã xảy ra mà không coi trọng các giá trị phi kinh tế, các vấn đề môi trường hay việc tài nguyên bị hạn chế. Nếu chúng ta nhìn lại những thay đổi trong xã hội Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh, tôi tin rằng không hề cường điệu khi nói rằng nền kinh tế toàn cầu đã làm tổn hại đến các hoạt động kinh tế truyền thống và phá hủy cộng đồng địa phương.

Vốn và phương tiện sản xuất hiện nay có thể được chuyển dễ dàng qua biên giới. Tuy nhiên, con người không thể di chuyển dễ dàng như vậy. Theo lí thuyết thị trường, con người đơn giản là những chi phí nhân sự, nhưng trong thực tế con người tạo nên kết cấu của cộng đồng địa phương, và là hiện thân của lối sống, truyền thống và văn hóa. Một cá nhân nhận được sự tôn trọng là một con người khi có một công việc và một vai trò trong cộng đồng địa phương và có thể duy trì được sinh kế cho gia đình mình.

Còn nữa ...

William Clinton, cựu Tổng thống Mĩ

Ngày nay, chúng ta phải bám vào logic không thay đổi được của toàn cầu hóa – đó là tất cả mọi thứ từ sức mạnh của nền kinh tế đến sự an toàn của các thành phố của chúng ta, đến sức khoẻ của nhân dân ta, đều phụ thuộc vào các sự kiện xảy ra không chỉ trong phạm vi biên giới nước ta mà còn ở phần còn lại của thế giới... Toàn cầu hóa là không thể đảo ngược.

Còn nữa ...

Vandana Shiva, chuyên gia môi trường của Ấn Độ

Những gì chúng ta đang làm đối với người nghèo, dưới cái tên toàn cầu hóa, là tàn bạo và không thể tha thứ. Điều này đặc biệt rõ rệt ở Ấn Độ. Chúng ta chứng kiến những thảm họa ngày một lan rộng của toàn cầu hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp.

Còn nữa ...

Phòng Thương mại quốc tế

Nói về toàn cầu hóa là nói về hoạt động kinh tế trên toàn thế giới - về các thị trường mở, cạnh tranh và dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và kiến

428

Page 25: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

thức... Toàn cầu hóa đã làm cho nền kinh tế thế giới hiệu quả hơn và đã tạo ra hàng trăm triệu công ăn việc làm, chủ yếu, nhưng không phải duy nhất, ở các nước đang phát triển. Nó tạo ra đường phát triển xoắn ốc đi lên cho việc làm và sự thịnh vượng cho các quốc gia nắm bắt được quá trình này, mặc dù lợi ích sẽ không đến được với tất cả mọi người trong cùng một lúc.

Còn nữa ...

Hãy xem toàn cầu hóa được nhìn nhận như thế nào ở nước bạn hoặc ở một nơi nào đó của thế giới có tình hình giống đất nước của bạn.

Toàn cầu hóa được nhiều người ủng hộ mạnh mẽ nhưng cũng có nhiều người chỉ trích. Tuy nhiên, bản thân toàn cầu hóa là không tốt và cũng không xấu. Sự đánh giá về toàn cầu hóa do đó phụ thuộc vào người đang bày tỏ quan điểm, kinh nghiệm của họ về toàn cầu hóa, và tác động của toàn cầu hóa trên cuộc sống của họ. Quan điểm như thế nào cũng còn phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế, chính phủ, sự tiếp cận các phương tiện viễn thông v.v… có cho phép họ hưởng thụ những lợi ích của toàn cầu hóa hay không.

Câu hỏi 16: Hãy tóm tắt những điểm có lợi và bất lợi chủ yếu của toàn cầu hóa.

Câu hỏi 17: Bạn đứng ở vị trí nào để bình luận về toàn cầu hóa: (i) với tư cách là một cá nhân, và (ii) với tư cách là một giáo viên?

Câu hỏi 18: Bạn sẽ gặp phải vấn đề đạo đức khó xử nào nếu quan điểm về toàn cầu hóa của bạn với tư cách là một cá nhân và với tư cách là một giáo viên là tương đối giống nhau?

Câu hỏi 19: Bạn sẽ gặp phải vấn đề đạo đức khó xử nào nếu quan điểm về toàn cầu hóa của bạn với tư cách là một cá nhân và với tư cách là một giáo viên là rất khác nhau?

Hãy xem lại các nguyên tắc mà bạn nên làm theo khi giảng dạy về một vấn đề gây tranh cãi như toàn cầu hóa, và so sánh với quan điểm của các giáo viên khác.

429

Page 26: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

HOẠT ĐỘNG 6: NHỮNG NGHIÊN CỨU SÂU HƠN VỀ TOÀN CẦU HÓA

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Những người ủng hộ toàn cầu hóa đã đưa ra nhiều dẫn chứng để minh chứng cho việc toàn cầu hóa đã và đang cải thiện điều kiện sống như thế nào trên khắp thế giới. Ví dụ như:

Tỉ lệ người dân ở những nước đang phát triển có mức sống dưới 1USD/ngày đã giảm một nửa chỉ trong vòng 20 năm

Tuổi thọ trung bình ở những nước đang phát triển tăng gần gấp đôi kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, và đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển

Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang có xu hướng giảm ở hầu hết những nước đang phát triển

Tình hình dân chủ cũng có những tiến bộ đáng kể. Vào năm 1900, rất ít quốc gia thực hiện chế độ bỏ phiếu phổ thông. Nhưng đến năm 2000, đã có 62,5% quốc gia áp dụng thực hiện chế độ này

Tỉ lệ người dân có chế độ dinh dưỡng dưới 9.200 kJ/ngày giảm từ 56% vào giai đoạn giữa thập kỉ 60 xuống còn dưới 10% trong những năm đầu thập kỉ 90.

Trong giai đoạn từ 1950 đến 1999, tỉ lệ người biết chữ trên toàn thế giới tăng từ 52% lên 81%. Trong đó tỉ lệ biết chữ ở nữ giới đã có những tiến bộ đáng kể. Tỉ lệ biết chữ ở nữ giới so với nam giới từ năm 1970 là 59% thì đến năm 2000 con số này đã là 80%.

Tuy nhiên, nhóm phản đối toàn cầu hóa cho rằng những tiến bộ này đến từ nhiều nguyên nhân khác và không phải do toàn cầu hóa, ví dụ như chính sách quốc gia về cải cách giáo dục, hay cải cách ruộng đất. Một số người khác tranh luận rằng những tiến bộ kể trên vẫn có thể đạt được ngay cả khi không diễn ra toàn cầu hóa như hiện nay và không có các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.

Hãy nghiên cứu các câu hỏi chính sau đây về tác động xã hội của toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa đã và đang tác động thế nào đến nữ giới?

Toàn cầu hóa có phải là nguyên nhân của đói nghèo?

Tại sao có nhiều người phản đối toàn cầu hóa đến vậy?

430

Page 27: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Phải chăng toàn cầu hóa đe dọa nghiêm trọng đến tính đa dạng của các nền văn hóa?

Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, năm 2002, Tổ chức lao động quốc tế của Liên hợp quốc đã thành lập một Ủy ban độc lập nghiên cứu về tác động xã hội của toàn cầu hóa.

Nhiệm vụ của Ủy ban là điều tra nhu cầu của người dân trước những thay đổi to lớn mà toàn cầu hóa tạo ra đối với cuộc sống, gia đình, công việc và cộng đồng. Ủy ban đã nghiên cứu những tác động xã hội của toàn cầu hóa, những nhận thức đa dạng của công chúng về quá trình toàn cầu hóa cũng như tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Năm 2004, Ủy ban đã cho công bố bản báo cáo chính thức với tên gọi “Toàn cầu hóa công bằng: tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người”.

Báo cáo này ghi nhận những lợi ích mà toàn cầu hóa mang lại, nhưng đưa ra kết luận rằng các chính sách, quy định toàn cầu hóa là không đồng đều ở cấp độ quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Điều này có thể giải thích bởi sự thống trị của các quy định, chính sách theo trường phái Tân tự do (neo-liberal). Sự không đồng đều này có nghĩa là toàn cầu hóa đang khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn với phần lớn mọi người.

“Dưới con mắt của phần lớn người dân trên toàn thế giới, cả nam và nữ, toàn cầu hóa đã không đáp ứng được những nhu cầu đơn giản của người dân về một công việc ổn định, sinh kế cho mỗi gia đình và một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái họ.”

Nguồn: World Commission on the Social Dimension of Globalisation (2004) A Fair Globalisation: Creating Opportunities for All, International Labour Organisation, Geneva.

Báo cáo này cho rằng đây là kết quả từ sự mất cân đối nghiêm trọng trong hệ thống kinh tế toàn cầu, mà “không thể chấp nhận được về mặt đạo đức và không bền vững về mặt chính trị”. Báo cáo cũng cảnh báo rằng, chúng ta đã chạm đến một cuộc khủng hoảng về các quy định, chính sách trong các thể chế chính trị ở cả phạm vi quốc gia hay trên toàn thế giới. Và đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng xem xét lại những thể chế đang quản lí điều hành kinh tế thế giới, mà theo báo cáo này thì phần lớn các luật lệ và chính sách dưới các thể chế này đang bị ảnh hưởng bởi những quốc gia hay một vài tổ chức có quyền lực lớn. Báo cáo nêu ra rằng những ảnh hưởng tiêu cực của các quy định, chính sách là do tình trạng thương mại tự do đã đặt ưu tiên chủ yếu cho kinh tế và tài chính, chứ không cho xã hội, trong đó có những điều kiện hỗ trợ quyền con người cũng như những nguyên tắc hợp tác đoàn kết quốc tế. Kết quả đáng buồn mà tình trạng này mang lại có thể nhìn thấy từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, khi giá thực phẩm tăng và tác động trực tiếp đến những tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương nhất trên khắp thế giới.

431

Page 28: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Câu hỏi 20: Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng những nhà lãnh đạo các quốc gia sẽ quan tâm hơn đến báo cáo “Toàn cầu hóa công bằng: tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người”?

Toàn cầu hoá ảnh hưởng đến an ninh lương thực và sức khoẻ

Thông qua các trường hợp nghiên cứu ở 5 quốc gia Armenia, Bangladesh, Ghana, Nicaragua và Zambia, Chương trình lương thực thế giới của Liên hợp quốc đã nghiên cứu thấy khủng hoảng tài chính quốc tế sẽ tác động đến tình hình an ninh lương thực. Những trường hợp nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng xác thực về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hộ gia đình. 5 quốc gia này được lựa chọn cẩn thận để có thể đại diện và từ đó suy ra kết luận chung cho những quốc gia có tình hình kinh tế, xã hội tương tự.

Sau đây là các kết quả nghiên cứu chính:

Cả 5 quốc gia đều bị sụt giảm sản lượng xuất khẩu, với hệ quả trực tiếp là tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Ở Zambia, ngành công nghiệp khai thác đồng đã phải sa thải ¼ số lao động. Trong khi đó ở Bangladesh, khoảng 300.000 công việc bị cắt giảm do tình hình xuất khẩu suy giảm trong ngành sản xuất sợi đay và quần áo.

Lượng tiền gửi về cho gia đình của những người đi xuất khẩu lao động nước ngoài cũng đã suy giảm đáng kể. Ví dụ tại Armenia, lượng tiền gửi về là nguồn thu nhập chính của ¼ dân số nhưng nay nguồn thu nhập này đã giảm đi 1/3. Trong khi đó ở Ghana trong giai đoạn 2008-2009 nguồn thu nhập này bị sụt giảm 16%.

Tiền tệ của những quốc gia này cũng bị mất giá so với những ngoại tệ mạnh khác. Đồng nội tệ Kwacha của Zambia đã mất 1/3 giá trị, trong khi đồng nội tệ Dram của Armenia và Sidi của Ghana mất 25% giá trị so với đồng đôla Mĩ. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, tăng giá lương thực, nhiên liệu và phân bón. Đặc biệt, Zambia là nơi mà tình trạng tăng giá lương thực tăng nhanh chóng.

Tóm lại, những nhóm dân cư phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất là lực lượng lao động tay nghề thấp ở khu vực đô thị, các hộ gia đình có thu nhập dựa vào tiền gửi của người thân đi lao động ở nước ngoài, lao động bị mất việc làm trong các ngành nghề xuất khẩu, lao động trong lĩnh vực khai khoáng, du lịch và những hộ gia đình nghèo.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng các hộ gia đình ở những quốc gia này đang phải vật lộn tìm cách thích nghi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các giải pháp bao gồm:

Đa dạng hóa các nguồn thu nhập Cho con thôi học Trì hoãn hay giảm chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe Tiêu thụ những loại thực phẩm rẻ tiền, có hàm lượng dinh dưỡng thấp

432

Page 29: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Giảm số bữa ăn trong ngày.

Tuy nhiên, hệ quả tất yếu của hành động này là tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng cao ở trẻ nhỏ. Ở Bangladesh, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã đạt con số 20%. Các bà mẹ nay phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc, do đó họ có ít thời gian để chăm sóc con cái. Cùng với đó là tỉ lệ lao động trẻ em đang gia tăng. Việc cắt giảm các khoản chi cho chăm sóc sức khỏe đối với những công nhân mỏ bị mất việc ở Zambia cũng rất đáng lo ngại vì tỉ lệ người lây nhiễm HIV/AIDS đang tăng cao ở quốc gia này.

Câu hỏi 21: Hãy so sánh ảnh hưởng mà khủng hoảng tài chính thế giới gây ra cho an ninh lương thực và tình trạng sức khỏe của người dân ở quốc gia bạn so với một trong các quốc gia được nghiên cứu trong Chương trình lương thực thế giới.

Toàn cầu hoá làm chậm tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs)

Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2009 đã dự đoán rằng GDP toàn cầu sẽ suy giảm lần đầu tiên trong lịch sử kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Đây là hệ quả thất bại của các chính phủ trong việc không điều hành hiệu quả hệ thống tài chính và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa. Báo cáo này dự báo các quốc gia phương Nam sẽ phải đối mặt với một khoản thâm hụt tài chính khoảng 270 đến 700 tỉ USD do suy thoái toàn cầu, và đối mặt với tình trạng các tài khoản nợ và thâm hụt cán cân thương mại gia tăng.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng số người phải sống trong tình trạng đói nghèo (với mức thu nhập dưới 1,25USD/ngày) sẽ tăng thêm khoảng 46 triệu người trong năm 2009 (con số này sẽ là 53 triệu với những người có mức sống dưới 2USD/ngày). Con số tăng lên do nguyên nhân: tiền lương bị cắt giảm, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và lượng tiền ngoại hối gửi về suy giảm.

Khủng hoảng tài chính thế giới cũng là nguyên nhân chính làm chậm tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ. Chẳng hạn, khi những gia đình nghèo quyết định cho con cái thôi học, nguy cơ họ sẽ không đưa con trở lại trường sau cuộc khủng hoảng, hay những đứa trẻ sẽ không thể học bù lượng kiến thức đã mất trong khoảng thời gian không tới trường là rất lớn. Báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo rằng, do những tác động của khủng hoảng tài chính, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại những quốc gia đang phát triển có thể tăng thêm trung bình từ 200.000 đến 400.000 trường hợp một năm trong thời kì từ năm 2009 đến năm 2015 – theo kế hoạch sẽ là năm hoàn thành các Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ.

Mặc dù khủng hoàng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mĩ và Châu Âu, nhưng các nước đang phát triển lại chịu hậu quả nặng nề nhất. Theo báo cáo Giám sát tiến trình Mục tiêu thiên niên kỉ toàn cầu năm 2009, đây là một cuộc “khủng hoảng tay ba” gồm khủng hoảng kinh tế, tăng giá lương thực, và biến đổi khí hậu đang tấn công những tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

433

Page 30: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Báo cáo nhận định: “Nếu nhìn lại giai đoạn trước cuộc khủng hoảng, thế giới đã đạt được khá nhiều tiến bộ trên nhiều phương diện trong đó có việc giảm tỉ lệ đói nghèo, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cải thiện tình trạng giáo dục và giảm số trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS mới. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính đã giáng những đòn nặng nề vào các nước đang phát triển. Và khi không có nhiều quốc gia, kể cả các nước ở phương Bắc hay phương Nam, đã đưa ra chương trình ứng phó hợp lí trong hoàn cảnh này.

Vấn đề của những nước đang phát triển cũng đồng thời là vấn đề của các nước phát triển. Ví dụ, những gì Châu Âu đang làm nhằm hồi phục sau khủng hoảng, chẳng hạn qua việc điều chỉnh chế độ thương mại mậu dịch, sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới.

Bền vững toàn cầu phải đi đôi với phát triển con người, chúng ta cần tránh tình trạng bảo hộ mậu dịch, mà cần tạo điều kiện cho việc khôi phục sản xuất ở các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.”

Source: Donnelly, C. (2009) Development: MDG Goals Face ‘Triple Crisis’.

Câu hỏi 22: Theo bạn cần phải làm gì để đẩy nhanh tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ?

Phi toàn cầu hóa (Deglobalisation)

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã đòi hỏi chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến việc tăng cường kiểm soát quá trình toàn cầu hóa.

Tại hội nghị năm 2009 để giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (chiếm 80% tổng GDP toàn thế giới) đã thống nhất thành lập diễn đàn kinh tế quốc tế G20 thay thế cho nhóm G8. Việc thành lập G20 góp phần tăng cường tiếng nói của các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (gọi tắt là BRICs) đồng thời đưa đến sự thống nhất về việc mở rộng số lượng thành viên điều hành của Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Trong hội nghị, G20 đã thống nhất những nguyên tắc hay giá trị cơ bản để đảm bảo cho các hoạt động kinh tế cân bằng, ổn định và phát triển mạnh mẽ. Những nguyên tắc này bao gồm:

Chúng ta có trách nhiệm phải đưa ra những chính sách vĩ mô đúng đắn và hợp lí nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế dài hạn đồng thời tránh gây nên tình trạng mất cân đối trên phạm vi toàn cầu

Chúng ta có trách nhiệm chống lại chế độ bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức, ủng hộ cơ chế thị trường mở, thúc đẩy cạnh tranh công bằng, lành mạnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp và đổi mới ở mỗi quốc gia

434

Page 31: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Chúng ta có trách nhiệm phải đưa ra những nguyên tắc và chính sách khuyến khích hợp lí để đảm bảo cho thị trường tài chính và các thị trường khác có thể hoạt động tốt dựa trên cơ chế bảo vệ quyền sở hữu, minh bạch, liêm chính và khuyến khích các doanh nghiệp phân phối hiệu quả các nguồn lực để xây dựng cho một nền kinh tế bền vững

Chúng ta có trách nhiệm tăng cường hệ thống giám sát, cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình cho thị trường tài chính, nhằm phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư

Chúng ta phải có trách nhiệm đối với tương lai bằng việc sản xuất, tiêu dùng bền vững và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Chúng ta có trách nhiệm phải đầu tư vào con người, cung cấp giáo dục, đào tạo, điều kiện làm việc tốt, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, và có trách nhiệm chống lại tình trạng đói nghèo, phân biệt đối xử và tất cả các hình thức cô lập xã hội khác

Chúng ta có trách nhiệm phải công nhận tất cả các nền kinh tế, dù giàu hay nghèo, đều là đối tác xây dựng một nền kinh tế toàn cầu ổn định và cân đối. Trong đó những lợi ích của tăng trưởng kinh tế mang lại phải được phân phối rộng rãi và công bằng cho mỗi quốc gia. Chúng ta cũng có trách nhiệm phải đạt được những mục tiêu phát triển quốc tế đã cùng đặt ra

Chúng ta có trách nhiệm phải đảm bảo cho hệ thống điều hành kinh tế và tài chính quốc tế thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế thế giới và những thách thức mới của toàn cầu hóa.

Nguồn: G20 Leaders Statement: The Pittsburgh Summit.

Câu hỏi 23: Hãy xem xét các nguyên tắc này có thể mang lại lợi ích gì. Bạn hãy chọn ra (i) 2 nguyên tắc mà bạn cho là có ích lợi lớn nhất tới những người nghèo nhất trên thế giới, và (ii) 2 nguyên tắc có ít ích lợi nhất? Giải thích vì sao bạn có sự lựa chọn đó.

Có nhiều câu hỏi đặt ra cho tương lai của toàn cầu hóa, bởi thực tế là nhiều quốc gia đã xây dựng những chương trình kích thích kinh tế để đẩy mạnh sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu và tăng chiều hướng xuất khẩu. Do đó:

“Càng ngày chúng ta càng nhận ra rằng, thế giới sẽ không quay trở lại tình thế như trước - khi thế giới tập trung phụ thuộc vào những người Mĩ chi tiêu tự do nữa. Bởi vì cuộc khủng hoảng vừa qua đã khiến rất nhiều người phá sản và vẫn chưa có ai đứng ra thay thế vị trí tiêu dùng của họ.

Thêm vào đó, dù các quốc gia có cùng thống nhất hay chỉ đơn phương thực hiện, thì vẫn sẽ có những quy định kiểm soát được đặt ra để hạn chế lưu chuyển vốn, mà việc tài chính tự do luân chuyển trước đó chính là nguồn gốc cho tình trạng khủng hoảng hiện nay.”

Nguồn: Bello, W. (2009) The Virtues of Deglobalisation.

435

Page 32: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Walden Bellon là giám đốc của Tổ chức Focus on the Globan South, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Ấn Độ, Philipine và hợp tác với Học viện Nghiên cứu Xã hội của Trường đại học Chulalongkorn ở Thái Lan. Ông cho rằng “hình ảnh xã hội toàn cầu” thường đi kèm theo toàn cầu hóa đang có một số thay đổi nhất định do tác động từ những sự kiện kinh tế toàn cầu trong năm 2008 và 2009. Ông cho rằng, xu thế thúc đẩy tự do thương mại, phát triển kinh tế tư nhân, cũng như giảm thiểu vai trò của nhà nước theo trường phái Tân tự do (neo-liberal) vẫn còn mạnh mẽ. Và song hành cùng xu thế này, những khuynh hướng chống đối toàn cầu hóa “mà một vài năm trước đó là hoàn toàn không có lại đang và sẽ trở thành lớn mạnh”.

Đúng như vậy, tạp chí The Economist cũng đưa ra nhận định rằng “Hội nhập kinh tế thế giới đang rút lui trên hầu hết mọi lĩnh vực, và trong khi các tập đoàn vẫn tiếp tục những chuỗi phân phối toàn cầu của mình thì: như một chuỗi kết nối thông thường, sẽ có cả những mắt xích yếu và mắt xích khỏe. Và sẽ đến lúc nguy cơ xảy ra, nếu các tập đoàn vẫn coi cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh này là thành công.”

Câu hỏi 24: Bạn có nghĩ rằng các khuynh hướng phát triển này sẽ phá hoại những động lực thúc đẩy toàn cầu hóa không? Tại sao?

Quan điểm “Phi toàn cầu hóa” được đưa ra để thay thế quan điểm toàn cầu hóa theo trường phái tân tự do. Ông Bello đã nêu ra 11 nhân tố trụ cột cho quá trình “phi toàn cầu hóa”, chủ yếu giành cho các nước đang phát triển. Nhưng ông cũng khẳng định: “quá trình này có liên quan đến các nền kinh tế tư bản tập trung”. Những nhân tố trụ cột này là:

1. Sản xuất phục vụ thị trường trong nước phải đóng vai trò động lực của nền kinh tế, chứ không phải sản xuất để xuất khẩu.

2. Phải áp dụng nguyên tắc hỗ trợ kinh tế địa phương để thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở cấp địa phương cũng như trong phạm vị quốc gia nếu điều này có thể thực hiện với một mức chi phí hợp lí để đảm bảo cho sự bền vững của cộng đồng.

3. Phải sử dụng các chính sách thương mại, bao gồm hạn ngạch và hàng rào thuế quan, để bảo vệ nền kinh tế nội địa khỏi sự tàn phá của những loại hàng hoá giá rẻ do hưởng trợ cấp.

4. Phải sử dụng các chính sách công nghiệp, bao gồm trợ cấp, hàng rào thuế quan và thương mại, để tiếp sức và củng cố ngành sản xuất nội địa.

5. Cần áp dụng những biện pháp đã bị trì hoãn lâu dài liên quan đến việc phân phối thu nhập và đất đai công bằng (kể cả việc cải cách đất đai ở thành phố). Những biện pháp này có thể tạo nên một thị trường nội địa sôi động, đóng vai trò mũi nhọn cho nền kinh tế và tạo ra những nguồn lực tài chính địa phương cho việc đầu tư.

6. Không tập trung quan tâm vào tăng trưởng kinh tế, mà tập trung vào cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ làm giảm áp lực lên môi trường.

7. Cần thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng các công nghệ thân thiện môi trường trong cả ngành nông nghiệp và công nghiệp.

8. Không thể phó mặc các quyết định kinh tế chiến lược cho thị trường hay giải pháp công nghệ. Thay vào đó, cần mở rộng phạm vi tham gia dân chủ vào

436

Page 33: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

việc ra quyết định trong nền kinh tế để tất cả các vấn đề quan trọng, ví dụ như nên tăng hay giảm phát triển ngành công nghiệp nào, ngân sách nhà nước cho khu vực nông nghiệp nên chiếm tỉ trọng bao nhiêu, v.v phải được thảo luận và lựa chọn một cách dân chủ.

9. Người dân phải có quyền điều hành, giám sát đối với khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước. Quá trình này cần được hợp pháp hóa bằng các văn bản pháp luật.

10.Chế độ sử hữu nhà nước nên được chuyển sang hình thức sở hữu kinh tế hỗn hợp bao gồm hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hạn chế tầm ảnh hưởng của các tập đoàn xuyên quốc gia.

11.Những tổ chức tài chính toàn cầu như Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nên được thay thế bằng những tổ chức khu vực, lấy nền tảng là sự hợp tác chứ không phải dựa trên nguyên tắc tự do thương mại và lưu chuyển dòng vốn.

Nguồn: Bello, W. (2009) The Virtues of Deglobalisation.

Câu hỏi 25: Hãy xem xét các nhân tố trụ cột này có thể mang lại ảnh hưởng, lợi ích gì. Bạn hãy chọn ra (i) 2 nhân tố trụ cột mà bạn cho là có ích lợi lớn nhất tới những người nghèo nhất trên thế giới, và (ii) 2 nhân tố trụ cột có ít ích lợi nhất?

437

Page 34: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

HOẠT ĐỘNG 7: HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT

Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.

Hàng năm, UNESCO và Đại học Liên hợp quốc thường tổ chức một hội nghị bàn về những vấn đề liên quan đến toàn cầu hóa. Những đề tài của hội nghị là:

Toàn cầu hóa dưới góc độ con người – Mang lại lợi ích cho tất cả mọi người

Toàn cầu hóa và di sản văn hóa phi vật thể: cơ hội, mối đe dọa và thách thức

Đảm bảo cho tương lai bền vững: toàn cầu hóa và giáo dục vì sự PTBV Khoa học và công nghệ trong kỉ nguyên toàn cầu hóa Những hành trình hướng tới một tương lai chung: thay đổi vai trò của giáo

dục đại học trong một thế giới toàn cầu hóa Toàn cầu hóa và ngôn ngữ: xây dựng trên nền tảng di sản phong phú của

chúng ta Châu Phi và toàn cầu hóa: bài học từ quá khứ, chuẩn bị cho tương lai

Câu hỏi 26: Trong những hội nghị trên, bạn mong muốn tham gia vào hội thảo nào nhất? Tại sao?

Bạn đã đánh dấu 3 câu hỏi (2, 3 và 4) trong hoạt động 1 để trả lời liên quan đến phần cuối của mô - đun này. Dựa vào kiến thức thu thập được từ nội dung trong mô - đun này, hãy trả lời các câu hỏi đó một lần nữa.

Câu hỏi 27 (từ câu hỏi 2): Rất nhiều người coi toàn cầu hóa là những thứ đại loại như tài chính và thương mại quốc tế, những công ti đa quốc gia, internet, những bộ phim Hollywood hay Boolywood, và những mối đe dọa tới bản sắc và văn hóa địa phương. Tại sao bạn nghĩ rằng Giáo trình Cơ bản về thế giới của Robert Muller là một điều gì đó rộng hơn thế?

Câu hỏi 28 (từ câu hỏi 3 và 4) Hãy đọc lại lần nữa những lí lẽ đầy sức thuyết phục của Robert Muller về nền giáo dục toàn cầu. Trong phạm vi hiểu biết của mình về toàn cầu hóa, bạn hãy nêu ra lí do cần phải đưa toàn cầu hóa vào chương trình giảng dạy?

Một đứa trẻ được sinh ra ngày nay sẽ giống như người lớn, phải đối mặt gần như hằng ngày với những vấn đề có tính toàn cầu và phụ thuộc lần nhau, như

438

Page 35: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

hòa bình, thực phẩm, chất lượng cuộc sống, lạm phát, hay việc khan hiếm các nguồn tài nguyên.

Cậu bé (cô bé) đó chính là một thành viên, và cũng là người được hưởng lợi hoặc nạn nhân của toàn bộ cơ cấu xã hội. Và các em có thể hỏi những câu rất chính đáng “Tại sao em không được cảnh báo? Tại sao em không được giáo dục tốt hơn? Tại sao giáo viên không nói với em về những vấn đề này và chỉ cho em biết rằng các hành vi của em sẽ liên quan đến một xã hội loài người phụ thuộc lẫn nhau”.

Do đó, nhiệm vụ và mối quan tâm của các chính phủ là phải giáo dục một cách thích hợp cho trẻ em về thế giới mà các em sẽ sinh sống. Chính phủ phải cung cấp tin tức về những hành động, những nỗ lực, và những kiến nghị của các tổ chức toàn cầu... cho giới trẻ biết. Và phải chuẩn bị hành trang để các em gánh vác trách nhiệm đối với những hậu quả mà hành động của con người gây ra và quan tâm giúp đỡ cho hơn vài tỉ người khác trên Trái đất.

Nguồn: Muller, R. (1982) New Genesis. Shaping a Global Spirituality, Doubleday, New York.

Đọc lại những nguyên nhân mà ông David Hicks đưa ra giáo dục toàn cầu. (David Hicks là tác giả mô - đun Giáo dục tương lai)

Câu hỏi 29: Hãy sử dụng các ý tưởng từ đoạn viết trên đó để xem lại câu trả lời cho câu hỏi 28 của bạn.

439

Page 36: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Chào thế giới. Chúc một buổi sáng tốt lành!Khi tôi thức giấc trên một chiếc giường ấm áp (được thiết kế theo kiểu Trung Đông cổ đại và chỉnh sửa tại Bắc Âu và ngày nay, được đóng bằng gỗ thông Scandinavi rồi sau đó được xuất khẩu đến nước tôi), tôi kéo lại tấm ga trải giường (được làm từ cotton trước đây chỉ trồng ở Ấn Độ, nhưng ngày nay được một công ti thuộc sở hữu người Anh tại Trung Quốc trồng, kéo sợi và may) và gấp chăn (làm bằng len từ lông cừu, loài cừu này trước kia được thuần hóa và nuôi thành bầy tại Trung Đông, tổ tiên loài này đã đi từ Tây Ban Nha đến Australia, nơi mà len được lấy trước khi xuất khẩu tới Ý trên một con tàu đăng kí tại Liberia, con tàu này gồm các thuyền viên người Phillipin nhưng các thuyền viên cấp cao lại là người Anh – rồi được kéo sợi và dệt trước khi xuất khẩu trở lại nước tôi, và được bán trong một cửa hàng thuộc sở hữu của Thụy Điển), bước ra khỏi giường và đặt chân lên đôi dép (trông rất giống loại giày da đanh của người Bắc Mĩ bản địa, nhưng ngày nay được sản xuất tại Thái Lan, sử dụng một loại sợi tổng hợp từ Singapore, bằng máy móc thiết bị của Nga). Rồi tôi bước vào phòng tắm (một kiểu mới phát triển dựa trên hình thức sơ khai kiểu Ý), rửa ráy với xà phòng (được phát minh bởi người Gauls cổ từ nước Pháp ngày nay nhưng được làm từ dầu cọ Nigieria bởi một công ti liên doanh Hà Lan – Anh Quốc có chi nhánh tại hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, và được đăng quảng cáo trên tivi nhãn hiệu Nhật Bản do một diễn viên Hollywood gốc Tây Ban Nha đóng) và nước (được lọc bởi công nghệ hóa học từ Canada tại một nhà máy xử lí thuộc sở hữu của một công ti Pháp).

Quay trở lại phòng ngủ, tôi mặc quần áo để đến trường (quần jeans và áo sơ mi, cả 2 đều được sản xuất tại El Salvador, nhưng được người dân tại hầu hết các quốc gia sử dụng), đi giày (sản xuất tại Việt Nam do một công ti Pháp phân phối, làm bằng da thuộc dựa trên quy trình được phát triển đầu tiên tại Ai Cập và cao su từ Malaysia). Tôi nhìn qua cửa sổ để xem tình hình thời tiết – trời lạnh và đang mưa – rồi tôi quyết định cần mặc thêm đồ ấm. Xuống tầng dưới, tôi vào bếp và ăn một bát ngũ cốc (được chế biến dựa trên công thức nguyên gốc từ Thụy Sĩ, làm từ loại hạt được trồng tại Mexico, một công ti của Mĩ sản xuất ) và uống một cốc cà phê (“cà phê chiến lược” Tanzanian – với đường sản xuất tại Caribê và sữa lấy từ giống bò của Bỉ) trong khi đó tôi cũng xem kênh CNN – tôi xem tin tức về một cuộc bầu cử tại Pakistan, một cuộc họp các lãnh đạo cấp cao thế giới tại Doha, Qatar, một sứ mệnh gìn giữ hòa bình mới của Liên hợp quốc tại Trung Phi (với những người lính đến từ Fiji, Đan Mạch và Hà Lan), kết quả các trận đấu World Cup giữa Uruguay và Ác-hen-ti-na, và về đám cưới của một diễn viên Bollywood người Ấn Độ. Chợt nhận ra mình sắp bị muộn, tôi chạy lên tầng để đánh răng (tâp quán của người Trung Quốc). Xuống tầng dưới, tôi kéo chiếc túi (làm từ sợi nylon New Zealand và dầu I-rắc – nhưng tên thương hiệu được đặt theo tên 1 thành phố ở Nêpan), cho sách vào túi (Nhà xuất bản của Anh nhưng phân phối rộng rãi trên mạng internet toàn cầu) và ra khỏi nhà tới bến xe buýt (một chiếc xe Volvo của Thụy Điển chạy bằng dầu diesel của I-ran và là đóng góp tích cực cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu – cũng không hẳn là tệ nếu so với những học sinh được cha mẹ chở đến trường trên những chiếc xe hơi sản xuất tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Braxin, Mỹ, Nam Phi hay Anh Quốc).

440

Page 37: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Những đóng góp của Robert Muller cho Liên hợp quốc

Các chương trình của Liên hợp quốc và các tổ chức đã sáng lập và đồng sáng lập

Quỹ đặc biệt cho sự phát triển kinh tế (đã dẫn tới Chương trình Phát triển Liên hợp quốc)

Chương trình lương thực thế giới Hội đồng lương thực thế giới – Hội đồng cấp Bộ trưởng đầu tiên của Liên

hợp quốc Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/GATT Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc Quỹ quay vòng cho thăm dò tài nguyên thiên nhiên Trung tâm khoa học và công nghệ Liên hợp quốc Hiệp hội phát triển quốc tế Ủy ban và trung tâm các tập đoàn xuyên quốc gia Liên hợp quốc Kế hoạch hành động vì môi trường Địa Trung Hải

Các hội thảo và chương trình quốc tế đã sáng lập và xúc tiến tại Liên hợp quốc

Hội nghị giới trẻ thế giới (1970) Hội thảo môi trường Liên hợp quốc đầu tiên tại Stockholm, Thụy Điển

(1972) Hội thảo dân số Liên hợp quốc đầu tiên (1974) Hội thảo nguồn nước thế giới Liên hợp quốc (1977) Hội thảo về vấn đề sa mạc hóa Liên hợp quốc (1977) Hội thảo khoa học và công nghệ Liên hợp quốc (1979) Hội thảo Liên hợp quốc thứ 2 về nguồn năng lượng mới và tái tạo (1981) Hội nghị toàn cầu về lão hóa (1982) Hội nghị không gian vũ trụ Liên hợp quốc lần 2 (1982) Hội thảo khí hậu thế giới đầu tiên của Liên hợp quốc (1982) Năm thế giới vì người khuyết tật (1981) Năm quốc tế vì những người bản xứ (1983) Năm quốc tế vì gia đình (1984)Những hành động của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an đã sáng lập hoặc tác động Nghị quyết của Đại hội đồng về việc hoàn trả các tác phẩm nghệ thuật về

quốc gia xuất xứ Sự thông qua của Đại hội đồng về Hiệp ước quốc tế chống khủng bố Quyết định của Đại hội đồng về việc tổ chức lễ kỉ niệm 40 năm thành lập

Liên hợp quốc Nghị quyết của Đại hội đồng về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1972)

441

Page 38: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Hiệp ước của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chống không tặc

Hỗ trợ việc ra đời và thực hiện các ý tưởng

Sáng lập ra Quỹ dân số Liên hợp quốc

Sáng lập ra Quỹ kiểm soát lạm dụng ma túy Liên hợp quốc

Chuyển đổi Liên hiệp du lịch thành Tổ chức du lịch thế giới

Sáng lập ra Điều phối viên cứu trợ thiên tai Liên hợp quốc.

Chuyển đổi Công ước Paris và Berne thành Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

Trường đại học Liên hợp quốc, Tokyo

Trường đại học vì hòa bình Liên hợp quốc, Costa Rica

Điều động quân đội Liên hợp quốc từ Thụy Điển đến Peru để thực hiện công việc tái thiết sau thảm họa thiên nhiên.

442

Page 39: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Các lớp học toàn cầu ở các nơi trên thế giới

Lebanon – Kết nối với toàn cầu

Lớp học này diễn ra trong một trường tiểu học tại Lebanon. Các em học sinh đang làm việc theo từng nhóm nhỏ trên sàn nhà. Một nhóm đang lắp ráp một bức tranh ghép hình thế giới nhưng nó có vẻ khó hơn sự tưởng tượng vì tất cả các châu lục có màu sắc giống nhau. Nhóm thứ hai đang học lời của bài "We are the world" để hát vào sự kiện Buổi sáng của các bậc cha mẹ sắp tới. Nhóm thứ ba đang sử dụng một bộ công cụ học tập của UNICEF để xây dựng bốn tòa nhà Tây Phi khác nhau từ thẻ in. Còn những đứa trẻ trong nhóm thứ 4 đang nhìn vào bản vẽ và bản đồ khi giáo viên đọc một câu chuyện kể về thị trấn này đã được hình thành như thế nào theo mong muốn và quan tâm của những người dân đã sống ở nơi đây qua hàng thế kỉ.

Canada – Trồng ca cao và sô cô la

Trong một trường học ở Canada, các nhóm học sinh 10 tuổi đang ngồi xung quanh bàn học. Mỗi nhóm có một thanh sô cô la và một con dao nhỏ. Mỗi học sinh đóng vai là một người Châu Phi trồng ca cao, một thương gia địa phương, một quan chức chính phủ Châu Phi, người quản lí của công ti vận tải, chủ sở hữu một nhà máy sô cô la, một công nhân nhà máy, quan chức chính phủ Canada, và một nhân viên bán hàng địa phương. Một poster lớn có hình một thanh sô cô la được dán trên cái bảng đen ở trước căn phòng.

Thanh sô cô la được chia thành các phần theo mức thu nhập của mỗi người trong chuỗi hàng hóa. Giáo viên giải thích xem mỗi người, từ nhân viên bán hàng địa phương và ngược dần về người trồng ca cao, sẽ được trả bao nhiêu trong giá bán

443

Page 40: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

thanh sô cô la. Khi giáo viên giải thích xong, học sinh đóng vai nào sẽ lấy một miếng từ thanh sô cô la tương ứng với thu nhập được chia, và ăn phần được chia đó.

Các học sinh đóng vai người nông dân trồng ca cao trong các nhóm sẽ trở nên lo lắng về những mảnh sô cô la rất nhỏ còn lại cho nông dân! Sau bài thực hành này, giáo viên hướng dẫn lớp thảo luận về bất công trong hệ thống lương thực thế giới. Sau đó cô giáo hướng dẫn các nhóm phân chia thanh sô cô la mới cho các thành viên trong nhóm một cách công bằng hơn.

Malaysia - chuỗi cung cấp thực phẩm toàn cầu

Nghiên cứu về chủ đề thực phẩm, học sinh trong một lớp 7 ở Malaysia vừa hoàn thành một bài học trong đó các em được làm bánh quy gừng. Tất cả các nhãn nguyên liệu đều được giữ lại cho bài học tiếp theo, tên và địa chỉ của tất cả các công ti có sản phẩm được sử dụng đều được ghi lại.

Sau đó mỗi học sinh viết thư cho một công ti để hỏi thông tin về các nguồn nguyên liệu của công ti đó. Ba tuần sau, khi đã có hầu hết các câu trả lời, lớp học đã có thể tìm ra nguồn gốc của tất cả các nguyên liệu và các tuyến đường đã vận chuyển nguyên liệu đến Kuala Kumpur, qua đó tìm hiểu ví dụ minh họa khái niệm phụ thuộc lẫn nhau.

Kenya – Nạn phân biệt chủng tộc

Phòng học của học sinh lớp 9 ở Kenya trông giống như một phòng xử án. Cách sắp xếp những chiếc bàn đã nói lên điều này. Các học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan chức tòa án, các nhân chứng và luật sư.

Lớp học đưa ra xử án tất cả sách giáo khoa và tác giả bị buộc tội sản xuất những tài liệu giảng dạy có tính phân biệt chủng tộc. Ví dụ: sự thiên lệch trong việc sử dụng bảng biểu và hình ảnh trong cuốn sách địa lí chủ yếu là từ quan điểm của các công ti Châu Âu, việc chọn lọc sử dụng các bằng chứng lịch sử về ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân ở châu Á, và việc bỏ sót hoàn toàn các kinh nghiệm của phụ nữ v.v. Đây là các bằng chứng mà các thẩm phán và bồi thẩm đoàn toà án xem xét.

Brazil - Nạn thất nghiệp

Lớp học này đang diễn ra ở Brazil, trong đó một nhóm nhỏ các thanh niên nam và nữ không biết đọc đang thảo luận sôi nổi về một bài báo ngắn viết về tác động xã hội của nạn thất nghiệp. Giáo viên đã áp dụng phương pháp đọc do ông Paolo Freire đưa ra ở khu vực Mĩ Latinh, và sử dụng những kinh nghiệm từ đời sống hàng ngày của học sinh trong lớp để phát triển cả kĩ năng đọc lẫn kĩ năng xã hội của các em. Điều quan trọng ở trong kĩ năng xã hội là xây dựng nhận thức cho các em để hiểu ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia và các xu thế thương mại toàn cầu lên nạn thất nghiệp ở địa phương.

444

Page 41: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Australia - Du lịch

Lớp học ở Australia diễn ra trong giờ học âm nhạc của những học sinh ở độ tuổi 14-15, đang trong buổi tổng duyệt cho Postcards, một vở nhạc kịch họ viết về ảnh hưởng của du lịch đến Châu Á. Đây là lời của một trong những bài hát các em viết:

T-shirts, nhẫn và đế lót li –

Một số quà lưu niệm chúng ta có thể đem về nhà để khoe

Thiên đường của những người mua sắm – nơi chúng ta có thể mua được tất cả.

Chúng ta không cần mặc cả ở thị trường nội địa.

Đền thờ, tôn giáo, phong tục, truyền thống –

Chúng ta đang ở đây để xem xét và nói như thể đã biết.

Những du khách kĩ tính tìm kiếm đồ tốt;

Là những người quan trọng họ không có nhiều thời gian.

Tôm hùm, rượu Martini, cô gái trong bộ bikini –

Chỉ là những con số trong cửa sổ, nồi lẩu thập cẩm.

Kinh doanh là kinh doanh: chúng ta trả tiền cho niềm vui mong manh của chúng ta

Cung và cầu; tiền của chúng tôi là đơn vị đo lường.

Ngồi dậy và lắng nghe

Tập suy luận

Nhiều hơn nhu cầu của riêng bạn

Nhiều hơn những con mắt nhìn

Lời nói thêm:... Tập tài liệu quảng cáo này là nói dối.

445

Page 42: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Các bộ phận trong một chiếc xe hơi gia đình

Nguồn: Ranson, D. (2001) The No-nonsense Guide to Fair Trade, New Internationalist Publications, trang 98.

Các con số thống kê thực tế về quyền lực các công ti

Trong số 100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới, có đến 51 là các tập đoàn, chỉ có 49 là các quốc gia (dựa trên so sánh doanh thu của công ti và thu nhập bình quân GDP của các quốc gia).

Tập đoàn Doanh thu (triệu USD)

Quốc gia GDP

( triệu USD)

446

Page 43: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Wal-Mart Stores

351,139 Thụy Điển 354,115

Exxon-Mobil 347,254 Ả Rập Saudi 309,778

Royal Dutch Shell

318,845 Úc 304,527

BP 274,316 Đan Mạch 254,401

General Motors

207,349 Hy Lạp 213,698

Toyota Motor Corp

204,746 Ireland 196,388

Chevron 200,567 Thái Lan 176,602

DaimlerChrysler

190,191 Argentina 183,309

ConocoPhillips 172,451 Bồ Đào Nha 173,085

Tổng 168,357 Venezuela 138,857

Nguồn: Steger, M. (2008) Globalisation: A Very Short Introduction, 2nd edition, Oxford University Press, Oxford, p. 51. See also: Anderson, S. and Cavanagh, J. (2000) Top 200: The Rise of Corporate Global Power, Institute for Policy Studies, Washington DC

447

Page 44: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Cơ sở lí luận cho giáo dục toàn cầu

David Hicks

Giáo dục toàn cầu là thuật ngữ quốc tế được sử dụng để mô tả một hình thức giáo dục trong đó:

Giúp chúng ta hiểu được mối liên kết giữa cuộc sống của mình với những người khác trên toàn thế giới

Tăng sự hiểu biết về những ảnh hưởng về kinh tế, văn hóa, chính trị và môi trường đang định hình cuộc sống của chúng ta.

Phát triển các kĩ năng, thái độ và giá trị để giúp chúng ta cùng nhau tạo ra sự thay đổi và kiểm soát cuộc sống của chính mình.

Hành động để xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn, trong đó các nguồn tài nguyên và quyền lực được chia sẻ công bằng hơn.

Giáo viên thường nói về nhu cầu cần phải đưa vấn đề toàn cầu vào chương trình giảng dạy và qua đó học sinh có thể phát triển một tầm nhìn và quan điểm toàn cầu về các sự kiện và các vấn đề hiện nay. Điều này khác với thuật ngữ "quốc tế" chỉ đề cập đến kết nối giữa các quốc gia với nhau, ví dụ như “mối quan hệ quốc tế”. Khái niệm trọng tâm ở đây là “sự phụ thuộc lẫn nhau”, trong đó nhấn mạnh đến mạng lưới các mối quan hệ phức tạp đang tồn tại giữa con người, địa điểm, các vấn đề và sự kiện trên thế giới ngày nay. Trọng tâm của giáo dục toàn cầu là tìm hiểu quan hệ kết nối giữa địa phương và toàn cầu vì các khía cạnh này có liên quan chặt chẽ với nhau và có liên quan đến tất cả các môn học.

Giáo dục toàn cầu đặc biệt chú trọng vào quá trình giảng dạy cũng như nội dung truyền đạt, trong đó sử dụng phương pháp tiếp cận dạy và học thông qua trải nghiệm và có sự tham gia. Giáo dục toàn cầu dựa trên hai kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong giáo dục (Richardson 1990). Truyền thống thứ nhất chú trọng vào việc lấy người học làm trung tâm của giáo dục và việc phát triển cá nhân. Truyền thống thứ hai chú trọng vào vai trò của giáo dục trong việc tạo dựng một xã hội công bằng và hợp lí hơn. Vì vậy, giáo dục toàn cầu nhấn mạnh việc thay đổi cả cá nhân và xã hội, bởi vì không thể thay đổi được một thứ nếu không có thứ kia.

Cuộc sống hàng ngày của một cá nhân sẽ không còn ý nghĩa nếu không được đặt trong bối cảnh cuộc sống trong một xã hội toàn cầu. Đặc biệt quá trình toàn cầu hóa đang thay đổi bộ mặt của hành tinh. Chúng ta hiện đang đối mặt với sự đa dạng, đa chiều của các mối liên kết toàn cầu, với việc quốc gia và địa phương chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện và các quyết định ở nơi khác. Trật tự thế giới hiện nay đang bị thay đổi bởi ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Có nhiều hình thức hội nhập lớn hơn, ví dụ Liên minh Châu Âu, các tập đoàn đa quốc gia, dòng nhạc pop và thời trang, nhưng đồng thời cũng có nhiều sự phân đoạn lớn hơn, ví dụ: sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, xung đột dân tộc và tôn giáo, các phong trào xã hội.

448

Page 45: MÔ - ĐUN 18: TOÀN CẦU HÓAesd.ehou.edu.vn/.../2014/07/MODULE-18-Toan-cau-hoa.doc · Web viewCác học sinh sẽ đóng vai làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn, các quan

Các Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992, 2002 đã nêu bật những vấn đề quan trọng về môi trường và phát triển cần được giải quyết nếu chúng ta muốn tạo dựng một xã hội công bằng hơn và bền vững hơn về mặt sinh thái. Những vấn đề này đều có khía cạnh toàn cầu, khía cạnh quốc gia, và khía cạnh địa phương. Và giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về các vấn đề này. Trong quá khứ, các nhà giáo dục thường tập trung vào mức độ của vấn đề hơn là tập trung vào các giải pháp. Do đó, giáo dục toàn cầu trong thế kỉ 21 là nền giáo dục với tinh thần hi vọng và lạc quan, nhìn nhận quyền và trách nhiệm của cả thế hệ hiện tại và tương lai.

Chủ nghĩa thực dụng và vị lợi chạy theo giá trị thị trường trong xã hội ngày nay thường mâu thuẫn với những việc cần phải làm để hướng tới một xã hội công bằng và bền vững hơn. Tuy nhiên, các truyền thống như giáo dục toàn cầu sẽ đề cập đến điều kiện nhân văn rộng lớn hơn, và qua đó có thể truyền cảm hứng cho giáo viên và việc giảng dạy. Đây là một điều kiện cơ bản để xây dựng nên một chương trình giáo dục hiệu quả. Đã đến lúc phải chia sẻ và truyền bá rộng rãi các kinh nghiệm thực tiễn tốt và các sáng kiến mới. Thế hệ tương lai có thể đòi hỏi các nhà giáo dục phải làm như vậy vào thời điểm này.

Các tài liệu nên đọc

DfES (2005) Developing a Global Dimension in the School Curriculum, London: DfES.

Development Education Association (2009) Global Learning, DEA, London.

Hicks, D. and Holden, C. (eds) (2007) Teaching the Global Dimension: Key principles and effective practice, London: Routledge.

Standish, A. (2009) Global Perspectives in the Geography Curriculum Reviewing the Moral Case for Geography, Routledge, London.

Young, M. and Commins, E. (2009) Global Citizenship: The handbook for primary teaching, Cambridge: Chris Kington/Oxford, Oxfam.

Nguồn: Hicks, D. (2009) Global Education

449