mỞ ĐẦu 1. tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- ng bich ngoc- tv.pdf · đáp ứng...

23
1 MĐẦU 1. Tính cp thiết của đề tài nghiên cu DNNVV có vai trò r t lớn trong quá trình tăng trưởng kinh t ế ca nhiu quc gia trong đó có Việt Nam. DNNVV chiếm khong 98% slượng cơ sở sn xut kinh doanh ca cnước, thu hút khong 45% lực lượng lao động trên toàn quc. Chính vì vy nhu cu thông tin vsc khe hay vthế tài chính ca DNNVV thhin qua BCTC ngày càng tăng đặc biệt trong điều kin nn kinh tế thtrường mca hi nhp toàn cu. Tuy nhiên, nhiu người cho rng những quy định pháp lý vBCTC hiện hành được xây dng chyếu cho các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn thường không phù hp vi loi hình DNNVV do skhác bit vmt quy mô, mức độ phc tp trong hoạt động và quan trọng hơn nữa là nhu cu của đối tượng sdng thông tin doanh nghip công b. Kết qulà nhiu DNNVV, đặc bit các doanh nghip thiếu ngun lc, kinh nghim gp nhiều khó khăn khi lập BCTC theo khung pháp lý hin nay, tđó dẫn đến chất lượng báo cáo tài chính chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu người sdng. Bi vy, hoàn thin hthng BCTC cho DNNVV da trên khnăng cung cấp thông tin ca doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu người sdng trthành yêu cu tt yếu. Trong thi gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu hướng đến công tác kế toán ca DNNVV, nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét mt cách klưỡng nhu cu và mức độ ảnh hưởng của BCTC đến quyết định của người sdụng thông tin, để tđó so sánh với thc trng lp và trình bày BCTC ca DNNVV. Xut phát tthc tế trên, tác gila chn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hthng BCTC cho doanh nghip nhvà va Việt Nam” nhằm đáp ứng nhu cu thiết thực đó. 2. Tng quan tình hình nghiên cu 2.1. Nhng nghiên cứu trong nước và trên thế gii 2.1.1. Chun mc báo cáo tài chính quc tế cho doanh nghip nhvà va (IFRS for SME) Tkhi IFRS for SMEs được ban hành, đã có ngày càng nhiều nhng nghiên cu tìm hiểu quan điểm của các bên liên quan đến vic áp dng chun mực này để lp BCTC cho DNNVV ti các quc gia như nghiên cứu ca Sian and Roberts (2008), Schutte and Buys (2011), Quagli (2012) 2.1.2. Nhu c u s d ng thông tin trên báo cáo tài chính c a doanh nghi p nh và v a 2.1.2.1. Đối tượng sdng báo cáo tài chính ca doanh nghip nhvà va Đối tượng sdụng BCTC thường được nhắc đến là nhà đầu tư, chủ n, nhà cung cp, nhân viên, công đoàn, khách hàng, chính phủ, đối thcnh tranh và công chúng. Tuy nhiên, đối tượng sdng thông tin kế toán của DNNVV thường khác vi doanh nghip ln. Đã có nhiều nghiên cu ca các hc gitrên thế giới quan tâm đến vấn đề này như nghiên cu ca Barker và Noonan (1996), Page (1981), Page (1984), Collis và Jarvis (2000), Sian và Roberts (2009), Đặng Đức Sơn và cộng s(2006), Srijunpetch (2009), Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Trn ThThanh Hi (2015). 2.1.2.2. Mục đích sử dng báo cáo tài chính doanh nghip nhvà va

Upload: others

Post on 13-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

DNNVV có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia

trong đó có Việt Nam. DNNVV chiếm khoảng 98% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh

của cả nước, thu hút khoảng 45% lực lượng lao động trên toàn quốc. Chính vì vậy nhu cầu

thông tin về sức khỏe hay vị thế tài chính của DNNVV thể hiện qua BCTC ngày càng tăng

đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều

người cho rằng những quy định pháp lý về BCTC hiện hành được xây dựng chủ yếu cho

các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn thường không phù hợp với loại hình DNNVV do

sự khác biệt về mặt quy mô, mức độ phức tạp trong hoạt động và quan trọng hơn nữa là

nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin doanh nghiệp công bố. Kết quả là nhiều DNNVV,

đặc biệt các doanh nghiệp thiếu nguồn lực, kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn khi lập BCTC

theo khung pháp lý hiện nay, từ đó dẫn đến chất lượng báo cáo tài chính chưa cao, chưa

đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống BCTC cho DNNVV

dựa trên khả năng cung cấp thông tin của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu người sử dụng

trở thành yêu cầu tất yếu.

Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu hướng đến công tác kế toán của

DNNVV, nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét một cách kỹ lưỡng nhu cầu và mức độ

ảnh hưởng của BCTC đến quyết định của người sử dụng thông tin, để từ đó so sánh với

thực trạng lập và trình bày BCTC của DNNVV. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn

đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống BCTC cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”

nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực đó.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Những nghiên cứu trong nước và trên thế giới

2.1.1. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for

SME)

Từ khi IFRS for SMEs được ban hành, đã có ngày càng nhiều những nghiên cứu

tìm hiểu quan điểm của các bên liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực này để lập BCTC

cho DNNVV tại các quốc gia như nghiên cứu của Sian and Roberts (2008), Schutte and

Buys (2011), Quagli (2012)

2.1.2. Nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.2.1. Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối tượng sử dụng BCTC thường được nhắc đến là nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung

cấp, nhân viên, công đoàn, khách hàng, chính phủ, đối thủ cạnh tranh và công chúng. Tuy

nhiên, đối tượng sử dụng thông tin kế toán của DNNVV thường khác với doanh nghiệp

lớn. Đã có nhiều nghiên cứu của các học giả trên thế giới quan tâm đến vấn đề này như

nghiên cứu của Barker và Noonan (1996), Page (1981), Page (1984), Collis và Jarvis

(2000), Sian và Roberts (2009), Đặng Đức Sơn và cộng sự (2006), Srijunpetch (2009),

Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Trần Thị Thanh Hải (2015).

2.1.2.2. Mục đích sử dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

Page 2: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

2

- Nhà quản lý: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng BCTC của các SME được sử dụng

bởi đội ngũ quản lý nhưng tác dụng quan trọng nhất của nó là xác thực lại kết quả hoạt

động đã diễn ra và ít phục vụ cho mục tiêu quản lý hằng ngày như nghiên cứu của

Carsberg và cộng sự (1985), Sian và Roberts (2009)

- Cổ đông: chủ sở hữu/cổ đông không tham gia quản lý mới là đối tượng quan trọng

sử dụng báo cáo SME vì lợi ích kinh tế của họ từ khoản đầu tư đơn lẻ này là rất lớn và họ

không có nhiều thuận lợi để đa dạng hóa loại hình đầu tư như các nhà đầu tư khác trên thị

trường chứng khoán (Sian và Roberts, 2006, AcSB, 2007)

- Cơ quan thuế: Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển và đang phát triển đã chỉ ra

rằng cơ quan thuế là một trong những đối tượng chính sử dụng BCTC của các công ty nhỏ

(Barker và Noonan, 1996)

- Ngân hàng: ngân hàng là người sử dụng BCTC SME quan trọng nhất bởi vay

ngân hàng là một trong những nguồn vốn vay chính của các SME (McMahon, 1999;

Zuelch và Burghardt, 2010; Burns, 2007; Đặng Đức Sơn và cộng sự ,2008)

2.1.3. Mức độ quan trọng của các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu cụ thể trên báo

cáo tài chính

2.1.3.1. Mức độ quan trọng của các báo cáo tài chính

Mức độ quan trọng của từng báo cáo trong bộ BCTC là khác nhau. Đa số các

nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy BCTHTC và BCKQHĐKD là những báo cáo được

chú ý hơn cả (Md. Asaduzzaman, 2016; Howard Van Auken và Yang, 2015; Đặng Thị

Thúy Hằng, 2016)

2.1.3.2. Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu công bố cụ thể trên báo cáo tài chính

Nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu cụ thể các thông tin được công bố

nào là quan trọng đối với việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Điển hình

như nghiên cứu của Mirshekary và Saudagaran (2005), Benjamin và Stanga (1977),

Baker và Haslem (1973), Đặng Đức Sơn và cộng sự (2006), Đặng Thị Thúy Hằng

(2016).

2.1.4. Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và

vừa

Jill Collis & Robin Jarvis (2000) nhận định, trong khi mục đích BCTC của các

doanh nghiệp lớn là cơ sở để đánh giá trình độ lãnh đạo của ban quản lý thì đối với các

doanh nghiệp nhỏ, điều này hoàn toàn không phải mà thay vào đó, báo cáo chỉ đóng vai

trò như là cầu nối giữa chủ doanh nghiệp – nhà quản lý với ngân hàng. Ở các doanh

nghiệp nhỏ này, phạm vi sử dụng thông tin thu hẹp đáng kể so với doanh nghiệp lớn, các

thông tin này chủ yếu phục vụ cho ngân hàng (Diệu Thiện, 2018) và công tác điều hành

quản lý, do đó cần thiết phải có những bộ BCTC khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp

(LJ Stainbank, 2010).

2.1.5. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam

Nhận thức được vai trò của BCTC như một “phong vũ biểu” đo lường tình hình tài

chính trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều nghiên cứu

gần đây đã tập trung chuyên sâu vào vấn đề này như nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh

(2008), Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Kim Cúc (2009), Lê Hoàng Phúc (2014), Nguyễn Thị

Thanh Hòa (2017), Hoàng Vũ Hải (2019)

Page 3: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

3

2.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu

Qua tổng quan các nghiên cứu được trình bày ở trên, tác giả rút ra một số kết luận

và “khoảng trống” của các nghiên cứu trước đây như sau: Thứ nhất, những nghiên cứu về

người sử dụng thông tin trên BCTC DNNVV chủ yếu tập trung ở các nước phát triển. Thứ

hai, một số nghiên cứu tại Việt Nam về BCTC mới chỉ tập trung vào ảnh hưởng của BCTC

đến quyết định nhà đầu tư vào doanh nghiệp niêm yết. Thứ ba, chưa có nhiều nghiên cứu so

sánh đối chiếu thực trạng lập và trình bày BCTC của bên cung cấp thông tin là các DNNVV

với nhu cầu sử dụng thông tin doanh nghiệp. Thứ tư, các nghiên cứu về BCTC của DNNVV

hầu như đều bị giới hạn phạm vi về thời gian. Vì vậy, cần có các nghiên cứu sử dụng dữ

liệu gần với hiện tại để cung cấp các thông tin cập nhật về vấn đề này.

3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Luận án nhằm nghiên cứu hoàn thiện BCTC của

DNNVV trên cả 2 giác độ lý luận và thực tiễn.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận chung về DNNVV và BCTC của DNNVV;

- Tìm hiểu nhu cầu và mức độ quan tâm đến hệ thống BCTC DNNVV của các đối

tượng sử dụng thông tin (SDTT) bên ngoài doanh nghiệp (DN) để thấy rõ BCTC và nhóm

thông tin kế toán quan trọng ảnh hưởng đến quyết định người SDTT;

- Làm rõ các quy định pháp lý về BCTC của DNNVV tại Việt Nam;

- Tìm hiểu thực trạng lập và trình bày thông tin trên BCTC của DNNVV, đánh giá

về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế;

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC của DNNVV Việt Nam.

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như trên, luận án đặt ra một số câu hỏi nghiên

cứu như sau:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận chung về DNNVV và BCTC của DNNVV là gì?

Thứ hai, thông tin trên BCTC của DNNVV có ảnh hưởng như thế nào đến công

việc của người sử dụng so với các nguồn thông tin khác? Bên cạnh đó, những BCTC và

nhóm thông tin cụ thể nào trên BCTC của DNNVV có ảnh hưởng đến người sử dụng, và

mức độ ảnh hưởng như thế nào?

Thứ ba, chất lượng thông tin trên BCTC của DNNVV được các đối tượng sử dụng

thông tin đánh giá như thế nào?

Thứ tư, Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành có vai trò như thế nào với việc

lập BCTC của DNNVV? Có cần thiết phải ban hành Chuẩn mực kế toán dành riêng cho

DNNVV ở Việt Nam hay không?

Thứ năm, việc lập và trình bày thông tin trên BCTC của DNNVV đã đáp ứng quy

định của pháp luật và yêu cầu sử dụng thông tin của người sử dụng chưa?

Thứ sáu, cần hoàn thiện hệ thống BCTC DNNVV Việt Nam như thế nào để đáp ứng

chiến lược phát triển DNNVV tại Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Page 4: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

4

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống BCTC và các thông

tin cụ thể trình bày trên BCTC của DNNVV Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tìm hiểu nhu cầu thông tin trên BCTC của DNNVV

của những đối tượng SDTT bên ngoài DN, cụ thể là ngân hàng, nhà đầu tư và cơ quan

thuế. Luận án cũng tìm hiểu việc vận dụng quy định pháp lý để lập BCTC của DNNVV

Việt Nam nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng BCTC.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả đã sử dụng kết hợp các

phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, gồm: phỏng vấn trực diện một- một, phỏng

vấn qua điện thoại. Đối tượng được phỏng vấn gồm 16 người đại diện cho nhóm SDTT

bên ngoài DN và 13 người đại diện cho nhóm trực tiếp vận dụng quy định pháp lý và am

hiểu về vấn đề lập và trình bày BCTC của DNNVV.

- Phương pháp điều tra thông qua sử dụng bảng hỏi về hệ thống BCTC và thông tin cụ

thể trên từng BCTC của DNNVV. Sau khi tham khảo ý kiến từ các nhà nghiên cứu, bảng hỏi

được gửi đến người SDTT và kế toán tại các DNNVV Việt Nam. Kết quả khảo sát được nhập

liệu và xử lý thống kê mô tả trên phần mềm SPSS 22.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Tác giả nghiên cứu hồ sơ tài liệu kế toán của

DNNVV nhằm nghiên cứu sâu vấn đề ở một số trường hợp điển hình, từ đó minh họa và

làm sáng tỏ những ý kiến phỏng vấn thu thập được.

5.2. Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu của luận án được trình bày dưới dạng sơ đồ mục tiêu và cách

thức tiếp cận như sau:

6. Một số lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu của luận án

6.1. Lý thuyết về thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (decision-usefulness

theory)

Page 5: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

5

Cơ sở để xác định người sử dụng và nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của doanh

nghiệp được dựa trên lý thuyết về thông tin hữu ích. Lý thuyết này coi kế toán là quy trình

cung cấp thông tin phù hợp cho đối tượng sử dụng thông tin. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ

nên trình bày trên BCTC những thông tin có ích cho việc ra quyết định của người sử dụng.

6.2. Lý thuyết người đại diện (agency theory)

Lý thuyết người đại diện giải thích tại sao việc cung cấp thông tin tài chính là một

trong các giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhóm chủ sở hữu và nhóm quản trị

doanh nghiệp. BCTC được cung cấp bởi các doanh nghiệp cho người sử dụng sẽ mang lại lợi

ích cho cả hai bên. Một mặt, việc cung cấp thông tin giúp tăng trách nhiệm giải trình của đội

ngũ quản lý và tránh chủ nghĩa cơ hội. Mặt khác, nó giúp cổ đông, nhà đầu tư của doanh

nghiệp giảm chi phí đại diện trong việc kiểm soát mối quan hệ này.

6.3. Lý thuyết tín hiệu (signaling theory)

Từ nội dung cơ bản của lý thuyết tín hiệu, có thể thấy rằng các DNNVV cần tuân

thủ quy định pháp lý về lập và trình bày BCTC một cách nghiêm ngặt, chính xác nhằm

cung cấp thông tin kế toán (tức tín hiệu) trung thực và minh bạch cho thị trường để các đối

tượng bên ngoài đánh giá đúng về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.

6.4. Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory)

Đối với nội dung của luận án, lý thuyết các bên liên quan là nền tảng cho cơ quan

quản lý Nhà nước trong việc ban hành các quy định pháp lý liên quan đến việc lập và trình

bày thông tin trên BCTC của DNNVV, cũng như các biện pháp xử lý vi phạm. Những quy

định pháp lý này cần đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, giữa doanh nghiệp công bố

thông tin và người sử dụng thông tin cũng như giữa các đối tượng sử dụng thông tin với

nhau.

7. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn

Kết quả của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, cụ thể được thể hiện ở những

đóng góp sau:

Về mặt lý luận:

- Thứ nhất, luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề về DNNVV, hệ thống

BCTC của DNNVV và nhu cầu thông tin trên BCTC của DNNVV. Luận án chỉ ra những nhân tố

ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin trên BCTC của DNNVV.

- Thứ hai, luận án khái quát về quá trình phát triển, vai trò của DNNVV ở Việt Nam

và những đặc điểm của DNNVV Việt Nam ảnh hưởng đến BCTC của DNNVV.

Về mặt thực tiễn:

- Thứ nhất, luận án tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng đối với thông tin trên

BCTC của DNNVV Việt Nam trên 2 khía cạnh: vai trò của BCTC so với các nguồn thông

tin khác trong việc ra quyết định của người SDTT và mức độ quan tâm của người sử dụng

đến các thông tin trên BCTC của DNNVV Việt Nam.

- Thứ hai, luận án đánh giá thực về quy định pháp lý và việc vận dụng quy định

pháp lý để lập và trình bày BCTC của DNNVV Việt Nam.

- Thứ ba, luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCTC của

DNNVV Việt Nam, gồm: Giải pháp đối với quy định pháp lý về BCTC của DNNVV và

giải pháp đối với việc vận dụng quy định pháp lý về BCTC của DNNVV và đưa ra những

Page 6: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

6

điều kiện để thực hiện giải pháp từ phía người sử dụng, Nhà nước, DNNVV và các bên

liên quan khác.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, các danh mục tài liệu và Phụ lục, luận án bao gồm 3

chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 2: Thực trạng hệ thống BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhu cầu thông tin trên báo cáo

tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa và những ảnh

hưởng đến kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong mục này, luận án đã trình bày, khái quát những cách tiếp cận trên thế giới để

định nghĩa về DNNVV bao gồm tiêu chuẩn phân loại DNNVV của Liên minh Châu Âu

EC, một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam. Tiếp đến, luận án khái quát vai trò của

DNNVV trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đặc điểm của DNNVV

cũng được phân tích để từ đó luận án nêu lên những ảnh hưởng đến công tác kế toán của

DNNVV

1.1.2. Nhu cầu thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1. Nhu cầu thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

BCTC lập bởi các doanh nghiệp, bao gồm DNNVV về cơ bản nhằm mục đích là

cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng thông tin kế

toán của DNNVV thường khác với doanh nghiệp lớn. Vì vậy việc xác định người sử dụng

và mục đích sử dụng BCTC trở nên rất quan trọng, đặc biệt khi phát triển hoặc đơn giản

hóa chuẩn mực BCTC cho DNNVV.

- Nhà quản lý: BCTC của các DNNVV được sử dụng bởi đội ngũ quản lý nhằm

mục đích xác thực lại kết quả hoạt động đã diễn ra và ít phục vụ cho mục tiêu quản lý hằng

ngày.

- Cổ đông: Chủ sở hữu/cổ đông không tham gia quản lý là đối tượng quan trọng sử

dụng báo cáo DNNVV vì lợi ích kinh tế của họ từ khoản đầu tư đơn lẻ này là rất lớn và họ

không có nhiều thuận lợi để đa dạng hóa loại hình đầu tư như các nhà đầu tư khác trên thị

trường chứng khoán

Page 7: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

7

- Cơ quan thuế sử dụng BCTC để đánh giá lợi nhuận gộp, kiểm tra lương giám đốc,

các báo cáo đó có được kiểm toán ngoại trừ không. Rất nhiều người sử hữu doanh nghiệp

nhỏ thấy việc phải báo cáo là nghĩa vụ pháp lý cho mục đích thuế.

- Ngân hàng: là người sử dụng BCTC DNNVV quan trọng nhất bởi vay ngân hàng

là một trong những nguồn vốn vay chính của các DNNVV.

1.1.2.2. Yêu cầu về chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp

nhỏ và vừa

Trong mục này, luận án trình bày những đặc điểm của một thông tin trên BCTC

được coi là tốt như dễ hiểu, phù hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, xác nhận, đúng

kỳ. Khi DNNVV cung cấp thông tin trên BCTC cần chú ý đến những đặc điểm này để

đảm bảo thông tin cung cấp là hữu ích, đáp ứng nhu cầu người sử dụng.

1.2. Khái quát về báo cáo tài chính trong doanh nghiệp và những nhân tố ảnh

hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1. Khái quát về báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Nội dung phần này đề cập đến những vấn đề cơ bản của báo cáo tài chính trong

doanh nghiệp như mục đích, tác dụng của báo cáo tài chính; các yếu tố và ghi nhận các

yếu tố của báo cáo tài chính; nguyên tắc của việc lập và trình bày báo cáo tài chính của

doanh nghiệp

1.2.2. Quy định pháp lý về báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy định pháp lý về BCTC về cơ bản thuộc quy định pháp lý về kế toán. Và dù

doanh nghiệp thuộc quy mô lớn hay nhỏ và vừa thì kế toán của doanh nghiệp cũng chịu sự

điều tiết chung của hệ thống các quy định pháp lý. Nhìn chung, khung pháp lý về kế toán

các quốc gia thường bao gồm các thành tố sau:

Luật kế toán: là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất do quốc hội (hoặc cơ quan lập

pháp tương đương) nghiên cứu và ban hành.

Văn bản hướng dẫn: Ở nhiều quốc gia, các cơ quan hành pháp (chính phủ và các cơ

quan chức năng) ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của Luật.

Hệ thống chuẩn mực kế toán: là hệ thống các nguyên tắc và phương pháp kế toán.

Chuẩn mực kế toán được thiết lập với các chức năng chủ yếu là hướng dẫn nghiệp vụ kế

toán nhiều hơn là các quy định quản lý kế toán. Cơ quan nghiên cứu, ban hành chuẩn mực

kế toán cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia có hệ thống luật pháp khác nhau.

Các quy định của thị trường chứng khoán: Các cơ quan quản lý thị trường chứng

khoán cũng ban hành một số quy định liên quan đến kế toán, chủ yếu là các quy định về

báo cáo và công khai tài chính đối với các công ty có niêm yết chứng khoán trên các sở

giao dịch.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và

vừa

Ngoài việc đáp ứng quy định tối thiểu theo pháp luật về việc lập và công bố thông

tin trên BCTC thì việc cung cấp thông tin này còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác

như:

- Trình độ kế toán của người lập báo cáo tài chính của DNNVV

Page 8: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

8

- Chi phí và lợi ích của việc cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính

- Quy mô doanh nghiệp

- Nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính

- Cơ sở hạ tầng kế toán

1.3. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1. Báo cáo tình hình tài chính

BCTHTC phản ánh một cách tổng quát tình hình về tài sản, nợ phải trả và nguồn

vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm.

a. Trình bày BCTHTC

BCTHTC phải được trình bày riêng biệt thành hai phần thông tin chính là phần tài

sản, phần nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Hai phần này có thể trình bày theo chiều

dọc hoặc theo chiều ngang kiểu hai bên.

b. Nội dung BCTHTC

Phần tài sản: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh

nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành 2 loại bao gồm tài sản dài hạn và tài

sản ngắn hạn

Phần nguồn vốn: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn vốn hình thành nên các

loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành 2 loại bao gồm

nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCKQHĐKD phản ánh một cách tổng quát tình hình kết quả hoạt động kinh doanh

trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, các yếu tố liên quan trực tiếp đến

BCKQHĐKD là các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí, từ đó xác định kết quả kinh

doanh.

a. Trình bày BCKQHĐKD

Dựa vào tính chất và chức năng của các yếu tố khác nhau cấu thành nên các khoản

doanh thu, thu nhập và chi phí cũng như tính trọng yếu của chúng mà các thông tin về

doanh thu, thu nhập, chi phí, lợi nhuận được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt hay

thành chỉ tiêu gộp trên BCKQHĐKD. Song đối với các hoạt động khác (hoạt động không

tạo ra doanh thu của doanh nghiệp) thì cần phải trình bày thành chỉ tiêu riêng rẽ khỏi hoạt

động kinh doanh bình thường để cung cấp thông tin cho người sử dụng thông tin thấy

được tính chất và mức độ của chúng.

b. Nội dung BCKQHĐKD

BCKQHĐKD cần bao gồm các khoản mục tối thiểu sau:

- Doanh thu

- Chi phí tài chính

- Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết hoặc liên doanh được kế toán

theo phương pháp vốn chủ sở hữu

- Chi phí thuế

Page 9: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

9

- Lãi lỗ trước thuế liên quan đến ngừng hoạt động gồm: lãi lỗ trước thuế từ thanh

lý tài sản, bộ phận liên quan đến hoạt động bị ngừng; lãi lỗ do ghi nhận theo giá trị hợp lý

sau khi trừ chi phí bán hoặc thanh toán nợ liên quan đến hoạt động không còn tiếp tục.

- Lãi hoặc lỗ

- Phần sở hữu trong các khoản thu nhập khác của công ty liên kết, liên doanh được

kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

- Từng khoản mục thuộc khoản thu nhập tổng hợp khác (OCI) được phân loại theo

tính chất.

- Tổng các khoản thu nhập

1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCLCTT là một BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền

phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

a. Trình bày BCLCTT

BCLCTT được trình bày thành 3 phần tương ứng 3 hoạt động, trong từng phần

được chi tiết thành các dòng để phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến việc hình thành và sử

dụng các khoản tiền theo từng loại hoạt động. Tuy nhiên, xuất phát từ phương pháp lập

báo cáo mà trình bày phần “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” được kết cấu các

chỉ tiêu khác nhau (theo phương pháp trực tiếp hay theo phương pháp gián tiếp)

b. Nội dung BCLCTT

Nội dung của BCLCTT gồm 3 phần sau:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: gồm các chỉ tiêu phản ánh việc hình

thành luồng có liên quan các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền có liên quan đến việc mua

sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc

các khoản tương đương tiền.

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền có liên quan đến việc thay

đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

1.3.4. Thuyết minh BCTC

a. Trình bày Thuyết minh BCTC

Bản thuyết minh BCTC được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong

BCTHTC, BCKQHĐKD và BCLCTT cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan

trong Bản thuyết minh BCTC.

b.Nội dung của Thuyết minh BCTC

Thuyết minh BCTC bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

- Chi tiết kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

- Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính

- Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh.

Page 10: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

10

- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và một số hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu

- Các kiến nghị

1.4. Chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới

và bài học cho Việt Nam

1.4.1. Chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới

Trong mục này, luận án tập hợp một số quy định về báo cáo tài chính của DNNVV

trên thế giới như Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho DNNVV IFRS for SMEs,

Chuẩn mực báo cáo tài chính cho DNNVV tại Mỹ, và Chuẩn mực báo cáo tài chính cho

DNNVV tại một số quốc gia khác như Singapore và Trung Quốc.

1.4.2. Bài học cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm về việc xây dựng Chuẩn mực BCTC của DNNVV trên thế giới,

việc áp dụng luôn IFRS for SME cho các DNNVV Việt Nam là chưa phù hợp do các

doanh nghiệp lớn Việt Nam vẫn đang áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam chứ không

phải IASs/IFRSs. Việc yêu cầu áp dụng đầy đủ chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng không

hợp lý do những đặc thù và trình độ của DNNVV có sự khác biệt với các doanh nghiệp

lớn. Áp dụng không đầy đủ chuẩn mực kế toán quốc gia như Việt Nam hiện nay chỉ là tạm

thời vì việc cắt xén, lược bớt nội dung các chuẩn mực hiện tại có thể dẫn đến giảm tính hệ

thống và nhất quán của chuẩn mực kế toán và chính sách kế toán áp dụng ở các doanh

nghiệp. Vì vậy, xu hướng lựa chọn ở Việt Nam là ban hành riêng chuẩn mực kế toán cho

DNNVV, dựa trên IFRS for SMEs, nhằm đảm bảo việc lập BCTC đơn giản nhưng đáng

tin cậy.

Kết luận chương 1

Như vậy chương 1 đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về loại hình DNNVV như

tiêu chuẩn phân loại, vai trò trong nền kinh tế, đặc điểm DNNVV và những ảnh hưởng đến

công tác kế toán của DNNVV. Những nội dung chính về BCTC trong doanh nghiệp như

mục đích tác dụng của BCTC, nguyên tắc lập và trình bày BCTC cũng được khái quát

trong phần này. Ngoài ra, chương 1 cũng xem xét nhu cầu sử dụng thông tin, yêu cầu về

chất lượng thông tin trên BCTC của DNNVV. Tiếp đến, tác giả nghiên cứu, làm rõ hệ

thống BCTC của DNNVV, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về BCTC của DNNVV ở một

số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt nam

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

2.1.1. Tiêu chuẩn phân loại và quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở Việt Nam

Page 11: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

11

2.1.1.1. Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

2.1.1.2. Quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Sau hơn 10 năm phát triển, DNNVV đã thay đổi nhanh chóng cả về chất và lượng.

Theo “Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017” của Tổng cục Thống kê (2018), thì năm

2017, số lượng DNNVV là 507.860 doanh nghiệp chiếm khoảng 98% tổng số doanh

nghiệp của cả nước tăng 52,1% (tương đương 174 nghìn doanh nghiệp) so với thời điểm

01/01/2012. Tính đến hết năm 2018, có gần 250 DNNVV niêm yết trên cả 3 sàn chứng

khoán Việt Nam, chiếm khoảng 15% tổng số doanh nghiệp niêm yết (gần 1.600 doanh

nghiệp) và chiếm 0,04% DNNVV.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang trong giai đoạn đầu, thì việc duy trì

và phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các doanh

nghiệp vừa và nhỏ là định hướng chiến lược đúng đắn và cực kỳ quan trọng. Nó không

những phù hợp với quy luật khách quan và xu thế hội nhập quốc tế mà còn mang lại lợi

ích lâu dài cho đất nước.

2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

DNNVV đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và

chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và đóng góp gần

50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hằng năm

DNNVV tạo khối lượng việc làm lớn cho nền kinh tế. Số lượng lao động làm việc

cho các DNNVV chiếm 29,4% năm 2000 nhưng con số này đã nhanh chóng tăng lên hơn

44% năm 2017, thu hút hơn 11 triệu việc làm (Tổng cục Thống kê, 2018)

DNNVV thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế.

DNNVV góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Nếu năm 2007 thu nhập

trung bình năm của người lao động vào khoảng hơn 20 triệu cho doanh nghiệp nhỏ và gần

30 triệu cho doanh nghiệp vừa thì đến năm 2014 con số này đã tăng lên gần 70 triệu cho

doanh nghiệp nhỏ và gần 80 triệu cho doanh nghiệp vừa (VCCI, 2015)

DNNVV góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ảnh hưởng đến báo

cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV trên thế giới nói chung và DNNVV ở Việt Nam nói riêng có nhiều đặc

điểm đặc trưng, khác biệt với những doanh nghiệp quy mô lớn và hoàn toàn không phải là

phiên bản thu nhỏ của doanh nghiệp lớn. Những đặc điểm này có ảnh hưởng nhất định đến

hệ thống BCTC của DNNVV như sau:

Một là, các DNNVV ở Việt Nam thường không phải là các doanh nghiệp đại

chúng. Điều này lý giải tại sao hệ thống BCTC của DNNVV Việt Nam đơn giản hơn

của doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Việt

Nam đã có những bước phát triển nhất định, nhà đầu tư cũng đang trở thành một trong các

đối tượng quan trọng sử dụng BCTC của DNNVV. Vì thế, nhiều DNNVV đã tự nguyện lựa

chọn các quy định pháp lý áp dụng cho doanh nghiệp lớn

Hai là, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các DNNVV thường tập trung vào những

ngành nghề kinh doanh chính. Các quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp thường hiếm khi xảy ra. Do

Page 12: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

12

vậy DNNVV Việt Nam chỉ áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy

đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực do không phát sinh hoặc do quá phức

tạp không phù hợp với DNNVV. Chính vì thế, các chỉ tiêu trên BCTC của DNNVV cũng đơn

giản hơn rất nhiều so với BCTC của doanh nghiệp lớn.

Ba là, do các nguồn lực và yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán có giới hạn, nên

việc đầu tư vào trang thiết bị, nguồn nhân lực cho công tác kế toán ở các DNNVV có

nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng thông tin trên BCTC cung cấp cho các đối tượng sử

dụng không cao.

2.2. Nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh

nghiệp nhỏ và vừa và mức độ đáp ứng nhu cầu

2.2.1. Khảo sát về nhu cầu thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp

nhỏ và vừa Việt Nam

2.2.1.1. Nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại

a. Vai trò của báo cáo tài chính so với các nguồn thông tin khác

6/7 cán bộ tín dụng được phỏng vấn đều cho rằng những nhân tố như “uy tín của

doanh nghiệp và chủ sở hữu của doanh nghiệp”, “tình hình tài chính”, “giá trị tài sản đảm

bảo” là những nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Ngân hàng. 5 trong số

7 người được hỏi cho rằng BCTC là một thủ tục bắt buộc phải có để ngân hàng đưa ra

quyết định cho vay nhưng không phải là nguồn thông tin quan trọng nhất bởi tính minh

bạch của các thông tin trên báo cáo.

Chính vì vậy, khi yêu cầu xếp hạng các thông tin mà Ngân hàng quan tâm thì thông

tin trên BCTC đứng thứ 3 cùng với thông tin về phương án sử dụng vốn, sau thông tin về

tài sản đảm bảo và thông tin về uy tín của doanh nghiệp cũng như uy tín của chủ sở hữu.

b. Xu hướng sử dụng BCTC trong việc đưa ra quyết định cho vay của ngân hàng

Xu hướng sử dụng BCTC trong tương lai khi ngân hàng đưa ra quyết định cho vay là

điều tất yếu bởi các lý do sau:

Thứ nhất, việc xử lý tài sản đảm bảo là biện pháp cuối cùng của các ngân hàng

buộc phải thực hiện để xử lý các món nợ xấu bởi những rắc rối liên quan đến tòa án và xác

định giá trị tài sản

Thứ hai, theo xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay, các doanh

nghiệp muốn niêm yết để huy động vốn từ nhà đầu tư sẽ phải hoàn thiện BCTC theo

hướng minh bạch hóa và đáng tin cậy hơn.

2.2.1.2. Nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của nhà đầu tư

Các nhà đầu tư khẳng định, tùy thuộc vào việc lựa chọn phương pháp đầu tư mà họ

quan tâm đến các vấn đề khác nhau của doanh nghiệp. Nếu đầu tư dựa trên phương pháp

phân tích theo yếu tố cơ bản, thì sức khỏe của công ty niêm yết thể hiện qua BCTC, kế

hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán là

những nhân tố quan trọng. 2/5 người trả lời phỏng vấn nhận thấy BCTC của các doanh

nghiệp niêm yết là nguồn thông tin rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định liên

quan đến mua, bán và nắm giữ các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Mặc dù vậy, cũng

không ít người (3/5) cho rằng BCTC của các doanh nghiệp thường được công bố chậm nên

Page 13: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

13

phù hợp hơn với các quyết định dài hạn. Mặt khác, tính minh bạch của thông tin trên các

báo cáo cũng cần phải xem xét lại.

2.2.1.3. Nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của cơ quan thuế

Cơ quan thuế nhận thức được động cơ về thuế của DNNVV nhưng họ cho rằng

BCTC là một phần của thông tin sẽ được sử dụng để kiểm tra tờ khai thuế thu nhập doanh

nghiệp. Họ thường xuyên sử dụng BCĐKT và BCKQHĐKD. Đây là thông tin hữu ích

đóng vai trò như nguồn thông tin ban đầu của cơ quan thuế

Trong bộ tiêu chí đánh giá rủi ro phục vụ thanh tra thuế, Tổng cục thuế đưa ra 5

nhóm tiêu chí. Trong đó, nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp

căn cứ trên BCĐKT và BCKQHĐKD là một trong 5 yếu tố góp phần đánh giá rủi ro phục

vụ thanh tra thuế doanh nghiệp.

2.2.2. Khảo sát về mức độ quan tâm của người sử dụng đến các thông tin trên

báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

2.2.2.1. Mức độ quan tâm đến từng báo cáo tài chính

a. Kết quả từ phỏng vấn bán cấu trúc

- Đối tượng sử dụng là ngân hàng thương mại

Đa số cán bộ tín dụng đều chỉ ra 2 loại báo cáo là BCTHTC và BCKQHĐKD là tương

đối quan trọng. BCLCTT thường không được các ngân hàng chú trọng nhiều. Đối với

Thuyết minh BCTC, cán bộ tín dụng chưa sử dụng nhiều mà thường kiểm tra ngay vào sổ chi

tiết một số tài khoản quan trọng đối với họ mà doanh nghiệp nộp lên.

- Đối tượng sử dụng là nhà đầu tư

Nhà đầu tư đánh giá BCKQHĐKD và BCTHTC là quan trọng nhất. Thuyết minh

BCTC cũng được đánh giá tương đối cao. Ảnh hưởng của BCLCTT đến quyết định của

nhà đầu tư phụ thuộc vào nhận thức của nhà đầu tư, nhà đầu tư cá nhân hay nhà đầu tư tổ

chức.

- Đối tượng sử dụng là cơ quan thuế

Khi được hỏi trong hệ thống BCTC, thanh tra thuế quan tâm đến báo cáo nào và vì

sao, thì các cán bộ thuế đều nhất trí về tầm quan trọng của BCKQHĐKD và BCĐKT. Việc

so sánh và phân tích chỉ số ban đầu cũng đều dựa vào các số liệu trên hai báo cáo này.

b. Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi

Ngoài việc phỏng vấn bán cấu trúc người sử dụng, luận án cũng thực hiện khảo sát

trên diện rộng để đưa ra kết luận về nhu cầu của người sử dụng thông tin trên BCTC của

DNNVV.

Bảng 2.2: Mức độ quan tâm của người sử dụng đối với từng BCTC của DNNVV

C3.1 C3.2 C3.3 C3.4

N Valid 341 341 341 341

Missing 0 0 0 0

Mean 3.55 3.78 3.32 3.49

Std. Deviation 1.489 1.330 1.417 1.372

Page 14: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

14

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 22)

Từ kết quả khảo sát cho thấy, người sử dụng đánh giá cao vai trò của BCTHTC và

BCKQHĐKD với mức điểm trung bình mean = 3.55 với BCTHTC và mean = 3.78 với

BCKQHĐKD (gần với thang điểm 4 trong thang đo Likert 1-5). BCLCTT được người sử

dụng đánh giá là tương đối quan trọng với mức điểm trung bình mean =3.32. Thuyết minh

BCTC cũng được người sử dụng đánh giá ở mức độ khá cao (mean = 3.49) xấp xỉ

BCTHTC và cao hơn BCLCTT.

2.2.2.2. Mức độ quan tâm đến các chỉ tiêu cụ thể trên BCTC

a. Kết quả từ phỏng vấn bán cấu trúc

- Đối tượng sử dụng là NHTM

Trên BCKQHĐKD, các ngân hàng quan tâm chủ yếu đến chỉ tiêu Doanh thu. Đối

với BCTHTC, các cán bộ tín dụng cho rằng, họ chỉ quan tâm đến những chỉ tiêu trọng yếu

trong bảng, chiếm tỷ trọng từ 10% tổng tài sản/nguồn vốn trở lên. Khi được hỏi về Thuyết

minh BCTC, cán bộ tín dụng quan tâm đến những thông tin thuyết minh cho khoản phải

thu, phải trả.

- Đối tượng sử dụng là nhà đầu tư

Mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến các thông tin khác nhau trên BCTC là khác

nhau. Với BCKQHĐKD, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận để xác

định biên lợi nhuận gộp. Với BCTHTC, thì tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà nhà

đầu tư quan tâm đến những thông tin khác nhau. Trên BCLCTT, dòng tiền từ hoạt động

kinh doanh là dòng tiền chính và thường xuyên của doanh nghiệp. Với Thuyết minh

BCTC, nhà đầu tư đánh giá cao những doanh nghiệp có Thuyết minh BCTC rõ ràng, đầy

đủ. Những BCTC có nhiều “khoản mục mù” sẽ là một điểm trừ khi xem xét quyết định

đầu tư.

- Đối tượng sử dụng là cơ quan thuế

Đối với BCKQHĐKD và thuyết minh các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD, những con số

về doanh thu và chi phí sẽ giúp cán bộ thuế có những nhận định ban đầu và đối chiếu với

tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với BCTHTC, cán bộ thuế quan tâm đầu tiên đến

khoản mục Thuế GTGT được khấu trừ, Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước và

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Cán bộ thuế không sử dụng nhiều BCLCTT.

b. Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi

Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 22 trên mẫu khảo sát cho thấy mức độ quan

tâm của người sử dụng đến từng thông tin trên BCTC DNNVV là khác nhau.

Nhóm các thông tin có mức độ quan tâm lớn (3.5<mean<=4)

Nhóm các thông tin có mức độ quan tâm tương đối lớn (3<mean<=3.5)

Nhóm các thông tin có mức độ quan tâm trung bình (2.8<mean<=3.0)

2.2.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin trên báo cáo tài chính của doanh

nghiệp nhỏ và vừa

Page 15: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

15

Đa số đều khẳng định BCTC chưa đáp ứng hoặc mới đáp ứng một phần nhu cầu

người sử dụng. Họ cho rằng, BCTC chưa cung cấp đầy đủ thông tin, và đặc biệt là chưa

phản ánh trung thực, hợp lý tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quy định pháp lý hiện hành không yêu cầu DNNVV phải lập

BCLCTT. Với những doanh nghiệp tự nguyện lập BCLCTT, có thể lựa chọn giữa 2

phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mặc dù vậy, kết quả

khảo sát nhu cầu thực tế của người sử dụng thông tin lại chỉ ra rằng BCLCTT lập theo

phương pháp trực tiếp sẽ hữu ích hơn.

Bảng 2.3: BCLCTT lập theo phương pháp nào sẽ hữu ích hơn cho người sử dụng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid PP truc tiep 218 63.9 63.9 63.9

PP gian tiep 123 36.1 36.1 100.0

Total 341 100.0 100.0

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 22)

Ngoài ra, theo IFRS for SME, DNNVV bắt buộc lập Báo cáo thay đổi vốn chủ sở

hữu, tuy nhiên theo chế độ kế toán Việt Nam, một bộ BCTC không bao gồm báo cáo này.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin trên

BCTC DNNVV, tác giả cũng tìm hiểu nhu cầu của loại báo cáo này. Gần 80% người trả

lời đều đồng ý với việc thông tin thay đổi VCSH là cần thiết cho người sử dụng.

Bảng 2.4: Nhu cầu về thông tin thay đổi VCSH của DNNVV

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Co 271 79.4 79.4 79.4

Khong 70 20.6 20.6 100.0

Total 341 100.0 100.0

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 22)

Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu trên đây có thể thấy rằng mức độ đáp ứng

nhu cầu thông tin của người sử dụng chưa cao một phần do các vấn đề về quy định pháp

lý. Ngoài ra, người sử dụng cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng thông tin bị ảnh hưởng

do chính bản thân doanh nghiệp.

BCTC đã bị các doanh nghiệp “chế biến”, “xào nấu” nên có thể không phản ánh

đúng thực trạng doanh nghiệp. Đặc biệt, thông tin trên Thuyết minh BCTC chưa đáp ứng

nhu cầu của người sử dụng. “Đa số các doanh nghiệp lập BCTC chưa hề quan tâm đến tính

hiệu quả của thông tin”.

2.3. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt

Nam

2.3.1. Quy định pháp lý về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt

Nam

Page 16: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

16

2.3.1.1. Quy định pháp lý hiện hành về báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việt Nam

Luật Kế toán là văn bản về kế toán có giá trị pháp lý cao nhất, được Quốc hội ban

hành. Luật kế toán mới nhất được Quốc hội ban hành là Luật kế toán 2015 ngày 20/11/2015

và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 nhằm thay thế cho Luật kế toán 2003.

Theo sau Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam là những quy định và hướng dẫn

các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, làm cơ sở ghi

chép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực

trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày 26/8/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế

độ kế toán DNNVV thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 30/9/2006 và có hiệu lực thi

hành từ 1/1/2017.

2.3.1.2. Quy định pháp lý áp dụng tại DNNVV để lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc khảo sát bằng bảng hỏi trên diện rộng cho thấy tỷ lệ các DNNVV tuân theo

hướng dẫn của Thông tư 133/ Quyết định 48 và Thông tư 200 là tương đương. Tỷ lệ các

DNNVV lập BCTC có tham chiếu thêm chuẩn mực kế toán Việt Nam khá thấp, chỉ chiếm

11.5%.

Bảng 2.6: Quy định pháp lý áp dụng tại đơn vị

Quydinh

Số lượng Tỷ lệ

Thong tu 133/ Quyet dinh 48 204 42.6

Thong tu 200/2014/TT-BTC 220 45.9

Tham chieu them Chuan muc ke toan Viet Nam 55 11.5

Khác 0 0

Tổng 479 100.0

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 22)

Từ đó cho thấy chuẩn mực kế toán vẫn chưa phổ biến và chưa thực sự có ích đối

với DNNVV, nên việc tuân thủ và vận dụng chuẩn mực kế toán vào thực tế còn hạn

chế.

2.3.2. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt

Nam

2.3.2.1. Khảo sát về tầm quan trọng của từng báo cáo tài chính từ phía doanh nghiệp

nhỏ và vừa và so sánh với mức độ quan tâm từ phía người sử dụng

Khi được hỏi về “tầm quan trọng của từng BCTC trong hệ thống BCTC của

DNNVV” thì 5/7 kế toán trưởng trả lời phỏng vấn đều khẳng định vai trò của BCTHTC và

BCKQHĐKD. BCLCTT và Thuyết minh BCTC chưa được đánh giá cao và kế toán cũng

không chú trọng lập.

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi trên diện rộng cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 2.8: Đánh giá về tầm quan trọng của từng BCTC từ phía DNNVV

Page 17: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

17

C4.1 C4.2 C4.3 C4.4

N Valid 323 323 323 323

Missing 0 0 0 0

Mean 3.65 3.82 2.92 3.04

Std. Deviation 1.091 1.154 1.236 1.045

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 22)

So với mức độ quan tâm của người sử dụng thông tin về từng BCTC, có thể thấy

một số điểm tương đồng cũng như khác biệt.

Bảng 2.9: So sánh tầm quan trọng của từng BCTC giữa người sử dụng và người cung

cấp thông tin

BCTHTC BCKQHĐKD BCLCTT TMBCTC

Người sử dụng 3.55 3.78 3.32 3.49

Người cung cấp 3.65 3.82 2.92 3.04

Nguồn: tác giả tổng hợp

2.3.2.2. Thực trạng vận dụng quy định pháp lý về lập và trình bày Báo cáo tài chính

doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

a. Về số lượng BCTC

Theo khảo sát mẫu điển hình gồm 10 doanh nghiệp vừa và 10 doanh nghiệp nhỏ, thì

kết quả cho thấy 20/20 doanh nghiệp đều lập BCTHTC, BCKQHĐKD và Thuyết minh

BCTC theo đúng quy định của chế độ hiện hành.

Trong tổng số 20 bộ BCTC DNNVV Việt Nam mà tác giả khảo sát, ngoài 6 doanh

nghiệp vừa niêm yết trên thị trường chứng khoán bắt buộc phải lập BCLCTT theo quy

định, thì có 8/14 DNNVV tự nguyện lập BCLCTT (tỷ lệ trên 50%). Mức độ chi tiết của

Thuyết minh BCTC ở các doanh nghiệp khác nhau là rất khác nhau.

b.Về trình bày BCTC

c. Về phương pháp lập BCTC

20/20 DNNVV trong mẫu khảo sát đều tuân thủ phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể

được hướng dẫn trong chế độ kế toán để lập BCTHTC và BCKQHĐKD. Riêng đối với

BCLCTT, trong 8 DNNVV lập BCLCTT thì có đến 5 doanh nghiệp sử dụng phương pháp

trực tiếp.

d.Về nội dung BCTC

i. Vấn đề liên quan đến ước tính kế toán

15/20 doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trong

đó có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà hàng tồn kho có nhiều khả năng bị

giảm giá trị do lỗi mốt, quá hạn, hỏng hóc như lĩnh vực trang trí nội thất, thủy sản. Một số

doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì xác định mức dự phòng chưa

đúng dẫn đến tình trạng trích lập thừa hoặc thiếu. Một số doanh nghiệp thay đổi phương

pháp khấu hao của TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp.

Page 18: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

18

ii. Vấn đề liên quan đến phân loại khoản mục

Một số doanh nghiệp còn lúng túng và sai sót trong việc lập chỉ tiêu “Tiền và tương

đương tiền” trên BCTHTC. Một số khoản mục trên BCKQHĐKD ghi nhận không đúng.

Có doanh nghiệp còn nhầm lẫn trong việc ghi nhận doanh thu, thay vì việc ghi nhận doanh

thu theo VAS 14- “Doanh thu và thu nhập khác” thì họ lại ghi nhận theo VAS 15- “Hợp

đồng xây dựng”. Thậm chí, chi phí lãi vay không được hạch toán đúng, đủ; chi phí quản lý

doanh nghiệp cũng không được kết chuyển toàn bộ vào báo cáo kết quả kinh doanh, mà

“treo” lại một phần trên BCTHTC.

Trong quá trình lập BCLCTT, không ít các doanh nghiệp còn lúng túng và mắc

nhiều sai sót như đối với khoản lãi tiền gửi không kỳ hạn nhận được trong kỳ, nhiều doanh

nghiệp lại ghi nhận là luồng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư (thay vì ghi nhận là luồng

tiền từ hoạt động kinh doanh)

iii. Vấn đề liên quan đến Thuyết minh BCTC

Trong quá trình khảo sát nội dung và phương pháp lập Thuyết minh BCTC của

DNNVV, tác giả nhận thấy có một số vấn đề liên quan đến:

- Phương pháp kế toán Hàng tồn kho

- Phương pháp khấu hao TSCĐ

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, thu nhập khác

- Thông tin bổ sung về Tiền

- Thông tin bổ sung về Hàng tồn kho

- Thông tin bổ sung về Tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình

- Thông tin bổ sung về Tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình

- Thông tin bổ sung về tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác

- Thông tin bổ sung về Tình hình tăng giảm Nguồn vốn chủ sở hữu

- Thông tin bổ sung về Doanh thu và thu nhập khác

- Thông tin bổ sung về Chi phí SXKD theo yếu tố

2.4. Đánh giá về thực trạng hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ

và vừa Việt Nam

2.4.1. Những kết quả đạt được

2.4.1.1. Quy định pháp lý về báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt

Nam

2.4.1.2. Vận dụng quy định pháp lý về báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và

vừa Việt Nam

- Về số lượng BCTC

- Về trình bày BCTC

- Về phương pháp lập BCTC

- Về nội dung BCTC

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế

2.4.2.1. Quy định pháp lý về báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Page 19: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

19

a. Về chuẩn mực kế toán cho báo cáo tài chính

- Các quy tắc kế toán bị bó buộc trong một vài hệ thống tài khoản đã định sẵn và

các bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch cụ thể

- Tính cập nhật của VAS so với IAS/IFRS là chưa cao

- Chỉ có một hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng chung cho cả doanh nghiệp lớn

và DNNVV. Mặc dù DNNVV được miễn áp dụng một số chuẩn mực tuy nhiên phạm vi

của nhiều chuẩn mực vẫn khá rộng mà hoạt động kinh doanh và nhu cầu thông tin của

DNNVV còn hạn chế nên việc áp dụng chuẩn mực chưa có tính khả thi và mang lại hiệu

quả cao

b. Về chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Đối với BCLCTT: Việt Nam chỉ khuyến khích doanh nghiệp lập BCLCTT chứ

không bắt buộc. Những doanh nghiệp lập BCLCTT có thể lựa chọn lập theo phương pháp

trực tiếp hoặc gián tiếp, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu người sử dụng

- Đối với Thuyết minh BCTC: không có tiêu chuẩn chung nào quy định về độ chính

xác và rõ ràng của thông tin trên Thuyết minh BCTC

- Đối với Báo cáo thay đổi VCSH: Việt Nam không quy định DNNVV phải trình

bày Báo cáo thay đổi VCSH riêng biệt như IFRS for SMEs, mà chỉ yêu cầu trình bày trong

Thuyết minh BCTC

2.4.2.2. Vận dụng quy định pháp lý về báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và

vừa Việt Nam

- Về số lượng: gần 50% DNNVV không lập BCLCTT

- Về phương pháp lập: 3/8 doanh nghiệp tự nguyện lập BCLCTT vẫn lập theo

phương pháp gián tiếp

- Về nội dung

+ Vấn đề liên quan đến ước tính kế toán

+ Vấn đề liên quan đến phân loại khoản mục

+ Vấn đề liên quan đến Thuyết minh BCTC

2.4.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Lao động kế toán trong DNNVV về cơ bản mới được tuyển dụng, trẻ về tuổi nghề.

trình độ và yêu cầu của các nhà quản lý doanh nghiệp chưa cao, chưa nhận thức đúng vai

trò của thông tin trên BCTC. Ngoài ra, thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

ở Việt nam còn khá đơn giản, nhiều hoạt động phức tạp được đề cập trong chuẩn mực kế

toán chưa phát sinh trong thực tiễn của các doanh nghiệp hoặc phát sinh không thường

xuyên. Vì vậy, các vấn đề này ít được các doanh nghiệp quan tâm. Ngoài những lý do

khách quan dẫn đến sai sót vô ý, thông tin trên BCTC còn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi ý

muốn chủ quan của nhà quản lý doanh nghiệp, cố tình gian lận để trình bày BCTC theo

mục đích riêng của từng doanh nghiệp

Page 20: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

20

Kết luận chương 2

Trong chương 2, ba nhóm vấn đề chính là quy định pháp lý liên quan đến BCTC của

DNNVV, nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của DNNVV và việc vận dụng quy định pháp

lý để lập và trình bày BCTC của DNNVV Việt Nam được xem xét, tìm hiểu trong mối quan hệ

chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở những thông tin thực tế thu được, tác giả đánh giá những ưu điểm

cũng như hạn chế. Đây là tiền đề để tác giả đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống

BCTC của DNNVV Việt Nam ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

3.1. Chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện báo cáo tài chính của

doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

3.2.2. Nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của

doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và

vừa Việt Nam

3.3.1. Giải pháp đối với quy định pháp lý về báo cáo tài chính của doanh nghiệp

nhỏ và vừa

3.3.1.1. Chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Giải pháp ngắn hạn

Trước mắt, cần nhanh chóng thực hiện công việc Bộ Tài chính đang triển khai đó là

rà soát lại các chuẩn mực đã ban hành áp dụng chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần, quy mô trong nền kinh tế để có những chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt

động kinh doanh và cập nhật theo nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế phiên bản hiện nay

đang áp dụng cũng như xu hướng thay đổi trong thời gian tới

b.Giải pháp dài hạn

Về nội dung bộ chuẩn mực kế toán mới dành cho DNNVV, mặc dù về cơ bản dựa

trên IFRS for SMEs do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành cũng cần phải

nghiên cứu, xem xét kỹ vì trong 35 phần thì nội dung một số phần (như phần 9, 19, 24, 27,

31, 34,…) chưa thật sự cần thiết phải ban hành để đưa vào áp dụng ngay tại Việt Nam.

Với những nội dung ban hành, luận án cho rằng cũng nên theo chiến lược của Bộ

Tài chính áp dụng đối với bộ chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp hiện nay, đó là tiếp cận

sát với chuẩn mực quốc tế, gần như chuyển ngữ từ chuẩn mực quốc tế, chỉ biên tập lại,

chỉnh sửa một số nội dung không phù hợp với điều kiện và đặc thù của DNNVV Việt

Nam.

3.3.1.2. Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Page 21: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

21

a. Về kết cấu hệ thống Báo cáo tài chính

Luận án đề xuất những BCTC bắt buộc DNNVV phải lập bao gồm

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (lập theo phương pháp trực tiếp)

- Thuyết minh BCTC

- Báo cáo thay đổi VCSH (lập riêng hoặc kết hợp trên BCKQHĐKD)

b. Về những những quy định cụ thể trên từng báo cáo tài chính

- Báo cáo tình hình tài chính

+ Về vấn đề trích lập dự phòng giảm giá tài sản

+ Đối với hàng tồn kho không có giao dịch trên thị trường

+ Đối với các khoản đầu tư tài chính thiếu giao dịch thực tế tại ngày lập BCTC

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Làm rõ các khái niệm sử dụng trong việc lập và hiểu BCLCTT như Tiền, Các

khoản tương đương tiền, các khoản tiền gửi, Phân loại luồng tiền, Luồng tiền từ hoạt động

kinh doanh

+ Làm rõ quy trình lập BCLCTT phương pháp trực tiếp

- Thuyết minh BCTC

+ Đưa ra quy định chung về độ chính xác và rõ ràng trong Thuyết minh BCTC

+ Một số khoản mục quan trọng chưa có quy định phải có thuyết minh để bổ sung

thông tin: như khoản phải thu khách hàng, vay và nợ ngắn hạn, vay và nợ dài hạn, phải trả

người bán, giá vốn hàng bán, chi phí đi vay

3.3.2. Giải pháp đối với việc vận dụng quy định pháp lý về lập và trình bày báo

cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3.2.1. Về số lượng báo cáo tài chính

3.3.2.2. Về phương pháp lập báo cáo tài chính

3.3.2.3. Về nội dung báo cáo tài chính

a. Vấn đề liên quan đến ước tính kế toán

- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Để đảm bảo rằng các thông tin trong BCTC được trình bày trung thực và hợp lý,

các doanh nghiệp cần phải xác định chính xác đối tượng trích lập dự phòng và mức dự

phòng cần trích lập

- Xác định mức trích khấu hao phù hợp

b. Các vấn đề liên quan đến phân loại khoản mục

- Các khoản tương đương tiền

- Việc ghi nhận và trình bày một số khoản mục chi phí trong BCKQHĐKD.

- Việc ghi nhận doanh thu trong các hợp đồng xây dựng

Page 22: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

22

- Các khoản mục trên BCLCTT

c. Vấn đề liên quan đến việc thuyết minh Báo cáo tài chính

Khi lập Thuyết minh BCTC, người lập phải sử dụng lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ

hiểu và có sự thống nhất với những số liệu trên các báo cáo tài chính. Các chuẩn mực kế

toán, chế độ và chính sách kế toán phải được áp dụng thống nhất trong cả niên độ kế toán.

Bản thuyết minh cần trình bày lý do và những ảnh hưởng nếu có sự thay đổi trong các nội

dung này. Thuyết minh BCTC phải trình bày được những thông tin sau:

- Các giao dịch, sự kiện hoặc hoạt động mới so với báo cáo tài chính của kỳ trước

gần nhất;

- Những thay đổi trong chính sách kế toán và những ảnh hưởng của sự thay đổi đó;

- Các thông tin trọng yếu mà chưa được trình bày trong báo cáo tài chính giữa niên độ

trước và việc trình bày các thông tin này trong thuyết minh báo cáo tài chính phải trên cơ sở lũy

kế từ đầu niên độ đến ngày lập báo cáo tài chính giữa niên độ hiện tại

3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Luận án đưa ra điều kiện cần thiết để hoàn thiện hệ thống BCTC của DNNVV, theo

hướng tiếp cận 4 nhóm là

- Về phía Nhà nước

- Về phía Người sử dụng thông tin

- Về phía DNNVV

- Về phía các bên liên quan

Kết luận chương 3

Chương 3 đã tổng hợp những nội dung chính về yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của

việc hoàn thiện hệ thống BCTC của DNNVV, đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ

thống BCTC của DNNVV trên cả hai phương diện khung pháp lý, và việc vận dụng khung

pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Để các giải pháp đề xuất ở trên có thể thực

hiện tốt trong thực tế, cần có những thay đổi về mặt quy định pháp lý của Nhà nước, nhận

thức của người sử dụng, sự hỗ trợ của các bên liên quan, và quan trọng nhất là sự thay đổi

từ chính bản thân các DNNVV Việt Nam.

Page 23: MỞ ĐẦU 1. Tính c p thi t c tài nghiên c u tat luan an- Ng Bich Ngoc- TV.pdf · đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống

23

KẾT LUẬN

Sức khỏe hay vị thế tài chính của DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe

chung của nền kinh tế dẫn đến những yêu cầu về việc lập báo cáo tài chính cho DNNVV

ngày càng được chú trọng hơn. Ở Việt Nam, nhà nước có những quy định riêng về kế toán

và BCTC cho các DNNVV, tuy nhiên những quy định này vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay theo hướng hội nhập, vì thế BCTC của các DNNVV

Việt Nam vẫn chưa phát huy được vai trò vốn có của nó, điều này có ảnh hưởng đến hiệu

quả đầu tư, lòng tin của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Chính vì vậy, việc hoàn

thiện hệ thống BCTC của DNNVV trở thành yêu cầu tất yếu, góp phần thúc đẩy quá trình

phát triển của DNNVV nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Từ yêu cầu cấp thiết

đó, tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài làm luận án là “Hoàn thiện hệ thống BCTC

của DNNVV ở Việt Nam”.

Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã đạt được các kết quả sau:

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về loại hình DNNVV nói

chung, phân tích về mặt bản chất, xem xét nhu cầu sử dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến

việc cung cấp thông tin trên BCTC của DNNVV. Đặc biệt, luận án đã làm rõ lý thuyết về

tính hữu ích của thông tin, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết người

đại diện làm định hướng cho việc khảo sát và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống

BCTC của DNNVV. Đồng thời, nghiên cứu, làm rõ BCTC của DNNVV ở một số quốc gia

trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Luận án trình bày khái quát những đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam, làm rõ nhu

cầu của người sử dụng thông tin trên BCTC của DNNVV. Trên phương diện cung cấp

thông tin, luận án làm rõ những quy định pháp lý về BCTC của loại hình doanh nghiệp này

cũng như thực trạng vận dụng quy định pháp lý để lập và trình bày BCTC của DNNVV

Việt Nam. Qua đó, luận án đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế về hai nhóm vấn đề

là khung pháp lý, và việc áp dụng khung pháp lý để cung cấp BCTC cho người sử dụng

của các DNNVV.

Luận án đã làm rõ yêu cầu, nguyên tắc và nội dung hoàn thiện hệ thống BCTC của

DNNVV Việt Nam, đồng thời nêu lên những điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp

Những nội dung trình bày trên đây đã đáp ứng về cơ bản những mục tiêu nghiên

cứu đề ra. Luận án góp phần hoàn thiện hơn hệ thống BCTC của DNNVV Việt Nam từ

góc độ lý luận cũng như thực tiễn, nhằm cung cấp thông tin hữu ích hơn cho người sử

dụng. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên nội dung luận án khó tránh khỏi

những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, những ý kiến đóng góp quý báu

từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để luận án được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!