mỞ ĐẦudanida.vnu.edu.vn/cpis/files/references/4report/luan an... · web viewthí dụ: vùng...

264
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh i

Upload: others

Post on 11-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng

quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ một

nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

i

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện Khoa

học và Công nghệ Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Mai Trọng

Thông và PGS.TS. Lại Huy Anh. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các

thầy hướng dẫn, những người đã đóng góp quan trọng cho sự thành công của luận

án.

Trong quá trình hoàn thành luận án, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ của

Phòng Địa lý Khí hậu, Phòng Cảnh quan Sinh thái, Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và

Tài nguyên Đất, các Phòng chuyên môn, Cơ sở Đào tạo sau Đại học và Ban lãnh

đạo Viện Địa lý mà trước hết là TS.NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ - Viện Trưởng. Cảm

ơn Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cho tác

giả tham gia các công trình nghiên cứu có liên quan.

Tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của PGS.TSKH.

Phạm Hoàng Hải, TS. Nguyễn Văn Vinh, GS.TS. Đào Đình Bắc, TS. Lại Vĩnh

Cẩm, TS. Vũ Thu Lan, PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân, KS. Nguyễn Thành Long

cùng sự hỗ trợ của các bạn đồng nghiệp ThS. Tống Phúc Tuấn, ThS. Nguyễn Thanh

Tuấn, CN. Lưu Thế Anh, CN. Nguyễn Ngọc Thành. Ngoài ra tác giả còn nhận được

nhiều ý kiến của các nhà khoa học khác thuộc Viện Địa lý, Khoa Địa lý - Đại học

Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các cơ

quan, các nhà khoa học nói trên cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều

kiện để tác giả hoàn thành bản luận án này.

Tác giả

Hoàng Lưu Thu Thủy

ii

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................................iii

CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................................vii

DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................viii

DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................ix

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN..............................................................................1

2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN...........................................................................................3

3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN..........................................................................................3

4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................3

4.1. Quan điểm nghiên cứu.....................................................................................................34.2. Quy trình và các phương pháp nghiên cứu...................................................................7

5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.....................................10

5.1. Giới hạn lãnh thổ............................................................................................................105.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu.......................................................................................10

6. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ.........................................................................................10

7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.........................................................................11

8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN......................................11

9. CƠ SỞ TÀI LIỆU...........................................................................................................12

9.1. Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án...............................................129.2. Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án...........129.3. Tài liệu, số liệu do luận án bổ sung, tính toán.............................................................13

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN......................................................................................13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG............................................................................14

1.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG LÃNH THỔ.......................................141.2. CÁCH TIẾP CẬN TỔNG HỢP....................................................................................151.3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN............................................................................................17

1.3.1. Khái niệm về cảnh quan và cảnh quan sinh thái.................................................17

iii

1.3.1.1. Cảnh quan.................................................................................................171.3.1.2. Cảnh quan sinh thái..................................................................................191.3.2. Đánh giá cảnh quan...............................................................................................211.3.2.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu đánh giá cảnh quan..............................211.3.2.2. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan......................................................24

1.4. SỰ GẮN KẾT GIỮA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG - MỘT NGUYÊN TẮC CHỦ ĐẠO CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...........................................................................................................................30

1.4.1. Khái niệm về quy hoạch phát triển và quy hoạch môi trường..........................301.4.1.1. Quy hoạch phát triển.................................................................................301.4.1.2. Quy hoạch môi trường..............................................................................311.4.1.3. Gắn kết quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển.........................321.4.2. Vài nét tổng quan về nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường...................34

1.5. TIẾP CẬN SINH THÁI CẢNH QUAN TRONG NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG........................................39

1.5.1. Khái niệm về chức năng môi trường....................................................................391.5.2. Tiếp cận sinh thái cảnh quan trong nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng

chức năng môi trường........................................................................................43

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................................47

Chương 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN........................................................................................................................................48

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN........................................482.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................482.1.2. Đặc điểm địa chất, địa mạo...................................................................................482.1.2.1. Đặc điểm địa chất khoáng sản..................................................................482.1.2.2. Đặc điểm địa mạo.....................................................................................502.1.3. Đặc điểm khí hậu....................................................................................................552.1.3.1. Các yếu tố khí hậu.....................................................................................552.1.3.2. Sinh khí hậu tỉnh Nghệ An.........................................................................582.1.4. Đặc điểm thuỷ văn..................................................................................................592.1.4.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối tỉnh Nghệ An............................................592.1.4.2. Trữ lượng nước mặt..................................................................................602.1.4.3. Đánh giá tài nguyên nước mặt..................................................................622.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn...................................................................................642.1.5.1. Các tầng chứa nước..................................................................................642.1.5.2. Trữ lượng nước dưới đất...........................................................................662.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng.............................................................................................672.1.6.1. Đất thủy thành...........................................................................................682.1.6.2. Đất địa thành.............................................................................................682.1.7. Đặc điểm thực, động vật........................................................................................70

iv

2.1.7.1. Tính đa dạng thực vật...............................................................................702.1.7.2. Tính đa dạng động vật...............................................................................732.1.7.3. Các vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.................................74

2.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI............................................................................782.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế..............................................................................782.2.1.1. Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản.................................................................792.2.1.2. Công nghiệp..............................................................................................802.2.1.3. Ngành dịch vụ...........................................................................................812.2.2. Hiện trạng sử dụng đất..........................................................................................832.2.2.1. Đất nông nghiệp........................................................................................832.2.2.2. Đất phi nông nghiệp..................................................................................852.2.2.3. Đất chưa sử dụng......................................................................................852.2.3. Dân cư, lao động và hạ tầng xã hội.......................................................................862.2.3.1. Dân số, dân tộc.........................................................................................862.2.3.2. Lao động, việc làm....................................................................................862.2.3.3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.......................................................872.2.3.4. Giáo dục - đào tạo.....................................................................................87

2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN.....................................................882.3.1. Địa động lực nội sinh và tai biến địa chất............................................................882.3.2. Địa động lực ngoại sinh, nhân sinh và tai biến liên quan...................................892.3.3. Hiện trạng môi trường không khí.........................................................................932.3.4. Hiện trạng môi trường nước mặt..........................................................................962.3.5. Hiện trạng môi trường nước dưới đất..................................................................982.3.6. Hiện trạng môi trường đất..................................................................................1012.3.7. Nhận định chung về tác động đến môi trường tự nhiên do hoạt động phát triển

kinh tế - xã hội..................................................................................................1032.4. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CẢNH QUAN SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN...............107

2.4.1. Quan điểm nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ phân vùng chức năng môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường........................................................107

2.4.2. Phân loại cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An.....................................................107

TIỀU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................................111

Chương 3: PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN............112

3.1. XÁC ĐỊNH CÁC CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG....................................................1123.2. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN...........................114

3.2.1. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường..................................................1143.2.2. Phương pháp phân vùng chức năng môi trường..............................................1173.2.3. Phân tích chức năng môi trường theo các đơn vị cảnh quan sinh thái..........1183.2.4. Hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường........................................1293.2.5. Kết quả phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An................................130

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..................................................................................................135

v

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG CHO MỤC ĐÍCH LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................136

4.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.........................................136

4.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH PHƯƠNG HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG LÃNH THỔ TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020..................................................138

4.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG CHO MỤC ĐÍCH LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG....140

KẾT LUẬN.......................................................................................................................148

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.............................................150

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...........................................................................................................................................I

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................II

PHỤ LỤC............................................................................................................................IX

vi

CHỮ VIẾT TẮT

Bảo vệ môi trường BVMT

Cảnh quan CQ

Cảnh quan sinh thái CQST

Công nghiệp CN

Cụm công nghiệp CCN

Chức năng môi trường CNMT

Diện tích tự nhiên DTTN

Đa dạng sinh học ĐDSH

Điều kiện tự nhiên ĐKTN

Đánh giá tác động môi trường ĐTM

Kinh tế - xã hội KT-XH

Khu công nghiệp KCN

Hệ sinh thái HST

Hiện trạng môi trường HTMT

Môi trường MT

Nghiên cứu sinh NCS

Phát triển bền vững PTBV

Phân vùng PV

Quy hoạch môi trường QHMT

Quy hoạch phát triển QHPT

Sử dụng hợp lý SDHL

Sản xuất SX

Trung bình TB

Tài nguyên thiên nhiên TNTN

Tiêu chuẩn cho phép TCCP

Vật liệu xây dựng VLXD

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko (1961)...................................25

Bảng 1.2: Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev (1966)..........................................26

Bảng 1.3: Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [39].....................................................27

Bảng 1.4: Hệ thống phân loại áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 [24].................................................................................................27

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)...............................................55

Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm).........................................................56

Bảng 2.3: Tổng số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm (ngày)......................................56

Bảng 2.4: Đặc trưng hình thái sông suối tỉnh Nghệ An.......................................................60

Bảng 2.5: Lưu lượng nước trung bình tháng trên các sông tỉnh Nghệ An...........................61

Bảng 2.6: Mực nước và lượng lũ lớn nhất trên sông...........................................................61

Bảng 2.7: Lưu lượng kiệt nhất đã quan trắc được trên sông................................................62

Bảng 2.8: Thống kê các điểm, khu vực đã tìm kiếm thăm dò nước dưới đất......................66

Bảng 2.9: Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất tỉnh Nghệ An..............................67

Bảng 2.10: Các nhóm đất chính tỉnh Nghệ An....................................................................67

Bảng 2.11: Thành phần loài động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư........................73

Bảng 2.12: Các loài động vật có giá trị kinh tế....................................................................77

Bảng 2.13: Tỷ trọng GDP của các ngành kinh tế trong tỉnh (%).........................................78

Bảng 2.14 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005.............................................84

Bảng 2.15: Cường độ xói lở bờ biển tại một số khu vực tỉnh Nghệ An.............................93

Bảng 2.16: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Nghệ An (12/2009). 94

Bảng 2.17: Thành phần hóa học nước sông hệ thống sông Cả............................................97

Bảng 2.18: Hệ thống phân loại CQST tỉnh Nghệ An.........................................................109

Bảng 3.1: Chức năng môi trường của các đơn vị cảnh quan cấp loại................................121

Bảng 3.2: Mô tả các đơn vị phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An...................131

Bảng 4.1: Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị chức năng môi trường trong bố trí các hoạt động phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020..........................................................................................................143

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 10b

Hình 1.2: Sơ đồ chung về đánh giá tổng hợp 24

Hình 2.1: Bản đồ mô hình số độ cao địa hình tỉnh Nghệ An 48b

Hình 2.2: Bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Nghệ An 49b,c

Hình 2.3: Bản đồ địa mạo - địa động lực tỉnh Nghệ An 50b,c

Hình 2.4: Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Nghệ An 58b

Hình 2.5: Bản đồ đẳng trị modun dòng chảy năm tỉnh Nghệ An 60b

Hình 2.6: Bản đồ đất tỉnh Nghệ An 67b

Hình 2.7: Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Nghệ An năm 2005 70b

Hình 2.8: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005 84b

Hình 2.9: Bản đồ phân cấp nguy cơ tai biến trượt lở đất 90

Hình 2.10: Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ ống, lũ quét miền núi Nghệ An 91

Hình 2.11: Sơ đồ cấp bậc phân vị và số lượng các đơn vị cảnh quan sinh thái tỉnh

Nghệ An

110

Hình 2.12: Bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An 110b,c

Hình 3.1: Bản đồ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An 130b,c

ix

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Ngày nay, ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới con người đang phải đối mặt

với một vấn đề ngày càng trầm trọng là sự ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân

chính là do sự phát triển KT-XH không chú trọng đến công tác BVMT. Trong quá

trình phát triển KT-XH của một vùng cần thiết phải lập QHMT để định hướng cho

việc quyết định một số vấn đề cốt lõi sau đây:

- Các ngưỡng giới hạn phát triển của vùng là bao nhiêu để không vượt quá

khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo, phục hồi tài nguyên?

- Khai thác, sử dụng tài nguyên như thế nào cho hợp lý và hiệu quả?

- Cách thức quản lý, BVMT có hiệu quả nhất trong phạm vi một vùng.

QHMT là một kiểu quy hoạch hoặc một hệ thống quy hoạch đặc biệt có tác

dụng như một công cụ quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên và môi trường

trong phạm vi một vùng lãnh thổ xác định. Mục tiêu cơ bản của QHMT là nhằm

hợp lý hoá, tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có của vùng đó. Môi

trường tự nhiên chỉ có khả năng hạn chế, chỉ chịu đựng nổi các mức sử dụng, khai

thác và chứa chất thải nhất định. Mức giới hạn này được gọi là khả năng chịu tải.

Khi tiến hành lập QHMT cho một địa phương hay một vùng kinh tế, các nhà

quy hoạch cần tính đến hai nhóm yếu tố cơ bản, đó là: Các yếu tố tác động đến quá

trình phát triển KT-XH và các yếu tố sinh ra trong quá trình phát triển KT-XH.

Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển KT-XH bao gồm: các ĐKTN,

nguồn TNTN và các điều kiện KT-XH [7].

Các yếu tố sinh ra trong quá trình phát triển KT-XH làm ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp đến môi trường sống của con người. Đó là sự cạn kiệt nguồn TNTN

và đa dạng sinh học; sự suy thoái đất, nguồn nước, rừng; ô nhiễm môi trường do

chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn...).

Như vậy, một trong những yêu cầu quan trọng để thiết lập cơ sở khoa học

cho việc lập QHMT là phải đánh giá được các yếu tố tự nhiên, KT-XH và HTMT

nhằm mục đích thành lập bản đồ phân vùng CNMT của lãnh thổ lập quy hoạch,

1

phục vụ cho việc đề xuất các phương án bố trí không gian hợp lý cho các hoạt động

phát triển KT-XH.

Từ trước đến nay ở nước ta trong quá trình lập các phương án QHPT KT-XH

của một địa phương hoặc của một vùng lãnh thổ chưa thực hiện QHMT gắn kết với

QHPT. Vì vậy, nhiều phương án QHPT kinh tế không đảm bảo được tính PTBV,

gây ra những hậu quả lớn như làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm vượt quá khả

năng chịu tải môi trường của lãnh thổ, gây ô nhiễm môi trường sống của con người,

gia tăng các sự cố và rủi ro về môi trường. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một quy

hoạch BVMT nhằm hạn chế và giảm thiểu những sự bất cập nẩy sinh nói trên do

thiếu sự lồng ghép giữa QHPT và QHMT.

Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn nhất nước ta,

16.498 km2. Địa hình rất đa dạng và phức tạp, thoải dần từ Tây bắc xuống Đông

nam với 83% diện tích là đồi núi. Nghệ An có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên như Pù

Mát, Pù Huống, Pù Hoạt với những khu rừng nguyên sinh quý giá, có tính đa dạng

sinh học cao và nguồn quỹ gen phong phú. Bờ biển Nghệ An dài 82km, có 6 cửa

lạch thuận lợi cho vận tải biển và phát triển cảng biển. Hiện tại cảng Cửa Lò là một

cảng lớn tiếp nhận hàng hoá cho các tỉnh lân cận và nước Lào.

Nghệ An có cấu trúc địa chất phức tạp, nhiều loại khoáng sản nhưng phân tán

và chất lượng không cao. Tuy nhiên, ở Nghệ An có mỏ đá quý Châu Bình (Quỳ Châu)

và mỏ thiếc (Quỳ Hợp) là hai loại khoáng sản quan trọng đã và đang được khai thác.

Cơ sở sản xuất công nghiệp Nghệ An tập trung chủ yếu tại thành phố Vinh,

ngoài ra còn có các cụm công nghiệp như: Nghĩa Đàn, bắc Quỳnh Lưu. Trong xu thế

phát triển của đất nước, ngành công nghiệp của tỉnh đang được đầu tư phát triển mạnh.

Nghệ An đã xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2010 và đã có

điều chỉnh quy hoạch này định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, trong QHPT này

không những chưa có phương án QHMT kèm theo mà ngay cả những giải pháp

BVMT, hạn chế ô nhiễm cũng chưa được đề xuất một cách đầy đủ. Vì vậy, ô nhiễm

môi trường sống, đặc biệt ở các khu vực đô thị, khu vực sản xuất CN, khai thác

khoáng sản, nuôi trồng thuỷ sản đã và đang xảy ra với mức độ ngày càng gia tăng.

2

Từ thực tế trên cho thấy, cần thiết phải nghiên cứu thiết lập cơ sở khoa học

đúng đắn cho việc lập quy hoạch BVMT nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững KT-

XH tỉnh Nghệ An. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội và môi trường phục vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An”.

2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN

- Phân tích điều kiện tự nhiên, KT-XH và hiện trạng môi trường nhằm thiết

lập cơ sở khoa học địa lý tổng hợp phục vụ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất hướng sử dụng hợp lý các đơn vị CNMT trong quá trình xây dựng

quy hoạch BVMT nhằm mục đích phát triển bền vững KT-XH tỉnh Nghệ An.

3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN

- Nghiên cứu phương pháp luận và các phương pháp đánh giá ĐKTN, TNTN

của một lãnh thổ theo cách tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp trên quan điểm sử dụng

hợp lý lãnh thổ phục vụ cho việc thiết lập căn cứ khoa học để thành lập bản đồ phân

vùng CNMT tỉnh Nghệ An.

- Đánh giá các thành phần tự nhiên, các yếu tố KT-XH và hiện trạng môi trường

làm căn cứ để thành lập bản đồ CQST tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000.

- Nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000

trên cơ sở phân tích CNMT của các đơn vị CQST.

- Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị lãnh thổ có các CNMT khác nhau làm

căn cứ khoa học phục vụ lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An.

4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống

Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh được gọi là một hệ thống. Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành các hệ thống các cấp thấp hơn và chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau.

3

Các thành phần tạo nên cấu trúc bên trong của một hệ thống có mối quan hệ tương hỗ mật thiết với nhau. Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần khác và có khi làm thay đổi cả hệ thống đó.

Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lý là các địa tổng thể, hay là các thể tổng hợp tự nhiên thì việc nhìn nhận đối tượng theo quan điểm hệ thống là rất cần thiết và là cách tiếp cận không thể thiếu được trong nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN của một lãnh thổ.

Quan điểm hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên cho phép xác định được cấu trúc không gian, qua đó phân tích được các chức năng của các thành phần, yếu tố tự nhiên tạo nên cấu trúc đứng và các chức năng của các địa tổng thể với nhau theo cấu trúc ngang trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Bên cạnh đó, quan điểm hệ thống cũng cho phép phân tích sự phân hóa theo lãnh thổ của các yếu tố động lực thành tạo, tạo nên những cơ sở khoa học để dự báo sự biến động của các thể tổng hợp tự nhiên.

Nghiên cứu CNMT của các lãnh thổ tự nhiên - các đơn vị CQST đã vận dụng quan điểm hệ thống để xem xét mối quan hệ tương hỗ mật thiết của 3 hệ thống chức năng tự nhiên, KT-XH, môi trường trong lãnh thổ khép kín của đơn vị CQST.

Bản thân mỗi đơn vị CQST đã có những chức năng tự nhiên riêng, được hình thành bởi tổ hợp các chức năng của các thành phần tạo nên đơn vị CQST đó. Bên cạnh đó mỗi đơn vị CQST lại có thể đảm nhiệm các chức năng về KT-XH và môi trường khác nhau trong sự thống nhất và điều hòa giữa tất cả các chức năng mà nó có thể đảm nhiệm.

- Quan điểm tổng hợp

Trong nghiên cứu địa lý, quan điểm tổng hợp là một quan điểm chủ đạo, xuyên suốt trong cách nhìn nhận và đánh giá các ĐKTN, TNTN, KT-XH. Bản chất của quan điểm này là khi nghiên cứu lãnh thổ, cần phải chú ý đến tất cả các hợp phần tự nhiên. Theo A.E. Fedina thì vận dụng quan điểm này phải chú ý tới việc phân tích sự phát sinh và sự phân hóa lãnh thổ, kiến trúc hiện đại của MT địa lý. Trong đề tài luận án, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện các ĐKTN và tài nguyên tỉnh Nghệ An theo các quy luật tự nhiên bị chi phối và các mối quan hệ tương hỗ của chúng trong tự nhiên làm cơ sở để phân vùng CNMT

4

lãnh thổ nghiên cứu. Để nghiên cứu một cách đầy đủ, đã thực hiện điều tra và cập nhật các thông tin cả về MT cũng như các điều kiện KT-XH của tỉnh Nghệ An.

Đánh giá tổng hợp ĐKTN, KT-XH và môi trường là một hướng nghiên cứu có mục đích và nội dung rất cụ thể, có ý nghĩa là xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho các mục đích ứng dụng, làm cơ sở để hoạch định chiến lược và thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển KT-XH bền vững cho các khu vực lãnh thổ khác nhau. Như vậy, nghiên cứu đánh giá tổng hợp là nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực nên khi thực hiện nghiên cứu cần phải có các quan điểm nghiên cứu có tính tổng hợp cao, từ đó lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu phù hợp và có tính khả thi.

- Quan điểm lãnh thổ

Trong nghiên cứu, đánh giá các đối tượng địa lý đều gắn liền với một lãnh thổ, một địa phương cụ thể. Các vấn đề cần nghiên cứu đều không tách rời khỏi lãnh thổ đó. Trong mỗi lãnh thổ đều có sự phân hóa nội tại, đồng thời lãnh thổ đó cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên các phương diện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cần đặt đối tượng trong một không gian lớn hơn không gian của đối tượng đó thì có thể hiểu, phân tích các vấn đề một cách chính xác và chắc chắn hơn.

Việc vận dụng quan điểm lãnh thổ trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án cho phép tác giả có thể nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện bản chất tự nhiên, kinh tế của các đơn vị CQST - là các đơn vị lãnh thổ, từ đó thực hiện công tác phân vùng CNMT theo các nguyên tắc cơ bản của công tác phân vùng địa lý, trong đó nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

- Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh

Mỗi sự vật, hiện tượng đều gắn với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Để có những đánh giá khách quan về đối tượng nghiên cứu cần phải xem xét đối tượng tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, đối tượng này cũng không ngừng vận động, phát triển theo thời gian, trong nghiên cứu phải xác định được sự biến đổi của nó trong một chuỗi thời gian cụ thể.

Khi đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ xây dựng QHMT lãnh thổ cần thiết phải xem xét lịch sử khai thác, sử dụng tài nguyên trong quá khứ cho đến thời điểm

5

hiện tại. Đồng thời, việc lập quy hoạch BVMT còn đòi hỏi nhất thiết phải có những hiểu biết cụ thể và tính đếm đến tất cả những gì có liên quan sẽ xảy ra trong tương lai và tại địa bàn nghiên cứu. Ta biết rằng, thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất và tổng hòa các mối quan hệ tương tác, trong đó đặc biệt quan trọng là sự tương tác giữa con người và tự nhiên. Trải qua hàng ngàn năm khai thác và sử dụng lãnh thổ tự nhiên, con người đã bỏ ra nhiều công sức để lựa chọn cách khai thác ĐKTN và TNTN sao cho phù hợp nhất nhằm đem lại càng nhiều hơn của cải vật chất từ hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên, quá trình này phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và nhận thức về thiên nhiên của mình, con người đã tạo nên những tác động rất lớn đến thiên nhiên, bao gồm cả các tác động tích cực và tiêu cực, đặc biệt là do thiếu hiểu biết về thiên nhiên con người đã tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý nên làm suy kiệt nguồn tài nguyên, phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên, làm suy thoái môi trường sống của chính con người. Mặt khác, trong tương lai của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn biến về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên chắc chắn sẽ gắn bó hơn và phức tạp hơn và chính con người phải chủ động điều chỉnh mối quan hệ ấy.

Từ thực tế này trong nghiên cứu địa lý, việc vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh để đánh giá đối tượng là không thể thiếu được.

- Quan điểm phát triển bền vững

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Con người ở Stokholm, Thụy Điển năm 1972 [11] đã đưa ra khái niệm về PTBV. Đặc biệt trong tuyên bố Rio về môi trường và phát triển tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất vào tháng 6/2007 tại Rio de Janeiro, Braxin đã nêu ra 27 nguyên tắc cơ bản liên quan đến môi trường và PTBV. Theo tinh thần của tuyên bố này, PTBV tập trung theo đuổi 3 mục tiêu quan trọng nhất, đó là “hiệu quả kinh tế; công bằng xã hội; bảo vệ môi trường”. Bảo vệ môi trường tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học ở mọi cấp bậc (nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường). Hiệu quả kinh tế là tối ưu hóa việc sử dụng TNTN, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo so với tài nguyên có thể tái tạo. Công bằng xã hội thể hiện cơ bản ở cách giải quyết vấn đề thừa hưởng các giá trị về sinh thái và văn hóa trong nội bộ một thế hệ và giữa các thế hệ với mục đích chính cuối cùng là: đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại

6

mà không làm tổn hại đến thế hệ mai sau, đáp ứng nhu cầu của họ về phương diện môi trường, PTBV có thể hiểu là sự phát triển mà môi trường được giữ vững, không bị ô nhiễm. Vì vậy công tác quản lý môi trường là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững.

Quan điểm PTBV được áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động phát triển KT-XH, đặc biệt là trong khai thác, sử dụng tài nguyên và trong công tác BVMT. Trong quá trình nghiên cứu, vấn đề chủ yếu của đề tài luận án là phân tích ĐKTN, TNTNvà môi trường phục vụ việc thành lập bản đồ phân vùng CNMT, tác giả đã vận dụng quan điểm PTBV để xem xét, đánh giá đúng bản chất và các đặc điểm của các tổng thể tự nhiên - các CQST, từ đó đề xuất những biện pháp khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lý đảm bảo cho sự PTBV và bảo vệ được môi trường.

4.2. Quy trình và các phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án gồm 3 bước:

Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KT-

XH và môi trường tỉnh Nghệ An

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên

- Thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1/100.000

Bước 2: Phân tích và đánh giá các chức năng môi trường

- Phân tích CNMT của các đơn vị CQST cùng với hiện trạng môi trường và

các loại tai biến thiên nhiên.

- Thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1/100.000.

- Phân tích định hướng tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh Nghệ An trong quy

hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020.

Bước 3: Đề xuất và kiến nghị

Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ cho việc lập QHMT

7

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

Phân tích,

đánh giá ĐKTN, KT-XH và môi trường

(1)

Phân tíchđánh giáCNMT

(2)

Đề xuất, kiến nghị

(3)

4.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

1) Phương pháp thu thập, phân tích xử lý số liệu và khảo sát thực địa

Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, NCS đã tiến hành thu thập có chọn

lọc nhiều tài liệu, số liệu, các đề tài, dự án nghiên cứu các cấp có liên quan đến lĩnh

vực và địa bàn nghiên cứu tỉnh Nghệ An. Đây là một việc làm rất quan trọng và

8

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểmkinh tế - xã hội

Hiện trạng MTvà tai biến thiên nhiên

Bản đồ CQST

Phân tích CNMT các đơn vị CQST

Bản đồ phân vùng chức năng môi trường

Phân tích định hướng tổ chức không gian trong PT KT-XH

Đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT

được thực hiện ngay từ đầu nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu phù hợp, có độ tin

cậy cao trên cơ sở kế thừa và các nguồn số liệu, tài liệu đã có. Cơ sở dữ liệu phục

vụ nghiên cứu được hệ thống hóa, sắp xếp và cập nhật theo các nội dung nghiên

cứu của đề tài và được xác định đầy đủ, chính xác các nguồn trích dẫn.

Một sự may mắn đối với bản thân NCS là trong vòng gần 10 năm qua (2002-

2010) đã trực tiếp được tham gia khảo sát, thực địa, thu thập số liệu và thực hiện nhiều

đề tài, dự án nghiên cứu triển khai của Viện Địa lý về lĩnh vực địa lý, tài nguyên và đặc

biệt là các vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là một sự thuận lợi rất lớn

đối với NCS, tạo nên sự hiểu biết đầy đủ hơn về địa bàn nghiên cứu, cũng như tạo cơ

hội trong việc thu thập tài liệu, số liệu và thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài

luận án đạt được chất lượng tốt hơn và có độ tin cậy cao hơn.

2) Phương pháp đánh giá tổng hợp

Sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp để xác định các mối quan hệ và những

tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên cũng như giữa các thể tổng

hợp với nhau, làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc động lực của

các CQ với sự phân hóa của các dạng tài nguyên. Phương pháp đánh giá tổng hợp được

sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án để phân tích mối quan hệ giữa 3 hệ thống tự

nhiên, KT-XH, môi trường phục vụ cho việc thành lập bản đồ CNMT tỉnh Nghệ An.

3) Phương pháp phân tích cảnh quan

Trong đánh giá CQ cho mục đích sử dụng hợp lý ĐKTN và TNTN thì phân

tích CQ là việc làm rất quan trọng và cần thiết [85], [86]. Việc phân tích CQ nhằm

làm sáng tỏ về thực trạng cấu trúc, chức năng, khả năng khai thác sử dụng của CQ

tự nhiên khác nhau, xác định các CNMT của các CQ để từ đó thực hiện việc thành

lập bản đồ phân vùng CNMT.

4) Phương pháp phân tích thống kê

Thống kê là một phương pháp chủ đạo trong việc xử lý và hệ thống hóa các

nguồn số liệu. Các nguồn số liệu được thu thập, cập nhật và xử lý thành các chuỗi

bằng các phương pháp thống kê toán học. Phân tích các chuỗi số liệu thống kê để

9

đánh giá về hiện trạng, diễn biến về lượng và chất của một số các yếu tố tự nhiên,

KT-XH và môi trường. Đối với tỉnh Nghệ An, trong quá trình đánh giá ĐKTN, KT-

XH và môi trường chúng tôi đã sử dụng nguồn số liệu thống kê với các chuỗi có độ

dài khác nhau, đảm bảo độ tin cậy về số liệu của từng loại yếu tố được đánh giá.

5) Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)

Bản đồ vừa là nội dung, vừa là phương tiện để thể hiện kết quả nghiên cứu

của luận án. Để đảm bảo tính thống nhất của tất cả các bản đồ được thể hiện và tính

khách quan, chính xác của các ranh giới khoanh vi, địa danh cần thiết phải kết hợp

các công cụ, phần mềm của hệ thông tin địa lý. Trong quá trình nghiên cứu, tất cả

các bản đồ của đề tài luận án được thành lập bằng phần mềm Mapinfor và được

quản lý trong cơ sở dữ liệu của GIS.

5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

5.1. Giới hạn lãnh thổ

Lãnh thổ nghiên cứu, thực hiện luận án nằm trong ranh giới hành chính tỉnh

Nghệ An.

5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu

- Đề tài luận án tập trung vào nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, KT-XH

và môi trường tỉnh Nghệ An nhằm thành lập bản đồ CQST tỷ lệ 1/100.000. Đây là

bản đồ cơ sở phục vụ việc nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh

Nghệ An cùng tỷ lệ. Bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An là sản phẩm nghiên

cứu quan trọng nhất và là sản phẩm cuối cùng của luận án.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, đặc biệt là từ bản đồ phân vùng

CNMT tỉnh Nghệ An, đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ công

tác lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An. Việc đề xuất định hướng sử dụng các đơn

vị CNMT sẽ góp phần làm hoàn thiện hơn về mặt cơ sở lý luận cũng như thực tiễn

của công tác lập QHMT phục vụ trong việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên

và BVMT theo hướng PTBV tại tỉnh Nghệ An.

10

Như vậy, giới hạn nội dung nghiên cứu của luận án là đánh giá ĐKTN, KT-

XH và MT phục vụ việc thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An, tỷ lệ

1/100.000.

6. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

- Luận điểm 1: Với cách tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp có thể khẳng định

Nghệ An là một lãnh thổ đa dạng về tự nhiên, tài nguyên, sinh thái với sự phân hóa

rõ rệt theo không gian lãnh thổ từ miền núi, trung du đến đồng bằng ven biển, từ đó

hình thành các CQST khác nhau, được gắn kết chặt chẽ trong một hệ thống phân vị

thống nhất, trật tự, trong đó mỗi đơn vị CQST có những đặc điểm và sắc thái riêng.

- Luận điểm 2: Bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An có đủ cơ sở khoa học

và thực tiễn, thể hiện được mối quan hệ tương hỗ đa chiều giữa các hợp phần tự

nhiên, tài nguyên, sinh thái và hoạt động KT-XH của con người, được phân chia

theo 2 cấp độ: cấp vùng chức năng môi trường; cấp tiểu vùng chức năng môi

trường. Mỗi đơn vị tiểu vùng có một chức năng môi trường chủ yếu, và có một vài

chức năng phụ.

- Luận điểm 3: Bản đồ CQST và bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An là

tiền đề cung cấp cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn cho công tác quy hoạch BVMT

tỉnh Nghệ An, đồng thời có thể sử dụng cho nhiều mục đích, nhiều ngành quản lý

khác nhau.

7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Lần đầu tiên thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An tỷ lệ

1/100.000 từ bản đồ phân loại CQST cùng tỷ lệ.

- Lần đầu tiên đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ cho

công tác lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An.

8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Ý nghĩa khoa học: Là một đề tài nghiên cứu dựa vào cách tiếp cận địa lý tổng

hợp với phương pháp áp dụng chính là đánh giá tổng hợp, luận án đã làm sáng tỏ

11

bản chất và quá trình biến động của các thành phần tự nhiên, thực trạng của hoạt

động KT-XH và những vấn đề môi trường có liên quan. Từ đó đề xuất hướng khai

thác sử dụng hợp lý lãnh thổ cho các mục đích phát triển KT-XH theo quan điểm

PTBV. Vì vậy, luận án đã góp phần hoàn thiện phương pháp luận đánh giá tổng hợp

đối với một đơn vị lãnh thổ trên quan điểm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

Ý nghĩa thực tiễn: Những kiến nghị định hướng bố trí các hoạt động phát

triển theo các đơn vị CNMT sẽ có giá trị như là một cơ sở khoa học đối với các nhà

hoạch định chính sách của địa phương trong quá trình thực hiện và điều chỉnh quy

hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

9. CƠ SỞ TÀI LIỆU

9.1. Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án

+ Số liệu quan trắc định kỳ và bổ sung về chất lượng môi trường hàng năm của tỉnh

Nghệ An do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thực hiện, năm 2005-2009.

+ 45 tài liệu nghiên cứu về lý luận đánh giá điều kiện tự nhiên vùng lãnh thổ, lý

luận về cách tiếp cận tổng hợp, lý luận về đánh giá cảnh quan; 19 tài liệu về quy

hoạch phát triển và quy hoạch môi trường và 35 tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường.

9.2. Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án

Ngoài các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến

luận án, bản thân NCS đã thu thập được các tài liệu thực tế thông qua các đề tài, đề

án mà NCS trực tiếp tham gia tại tỉnh Nghệ An và tại các khu vực khác như:

+ Mai Trọng Thông và nnk. Sử dụng hệ thông tin địa lý và phần mềm cẩm nang

môi trường để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ lập quy hoạch môi trường, Đề tài cấp

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001-2003).

+ Phùng Chí Sỹ và nnk. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung (thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng

Nam, Quảng Ngãi), Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC-08-03 (2001-2005).

12

+ Mai Trọng Thông và nnk. Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Vinh, tỉnh

Nghệ An, Đề tài cấp tỉnh Nghệ An (2002-2004).

+ Mai Trọng Thông và nnk. Phòng chống, kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi

trường. Kết quả hoạt động P1 của chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về

Tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (2005).

+ Lại Huy Anh và nnk. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế

tác hại lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đề tài cấp tỉnh Nghệ An (2008-2010).

+ Tống Phúc Tuấn và nnk. Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cho

đô thị Thái Hòa giai đoạn 2008-2020 có tính đến những năm tiếp theo, Đề tài cấp

tỉnh Nghệ An (2008-2010).

9.3. Tài liệu, số liệu do luận án bổ sung, tính toán

Luận án đã cập nhật các số liệu về ĐKTN, TNTN, và KT-XH đến năm 2009,

2010 (trừ các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, đất, hiện trạng rừng chỉ có đến năm 2005).

Tiến hành xây dựng bản đồ CQST tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1/100.000, đây là bản

đồ cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng CNMT. Luận án đã phân tích cấu trúc,

chức năng môi trường của cảnh quan, kết hợp với đánh giá tiềm năng, hiện trạng

khai thác, sử dụng các nguồn TNTN theo các đơn vị CQST để xây dựng bản đồ

phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An cùng tỷ lệ. Từ đó, đưa ra được định hướng sử dụng

các đơn vị chức năng môi trường phục vụ quy hoạch môi trường.

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc

trong 4 chương gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận trong đánh giá ĐKTN, TNTN và môi trường phục vụ

lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường

Chương 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường

phục vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An

Chương 3: Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An

13

Chương 4: Định hướng sử dụng các đơn vị chức năng môi trường cho mục đích

lập quy hoạch bảo vệ môi trường

Luận án được trình bày ở dạng văn bản với 150 trang đánh máy khổ A4, 25

bảng số liệu, 03 sơ đồ, 13 bản đồ và 99 danh mục các tài liệu tham khảo bằng tiếng

Việt và tiếng nước ngoài.

14

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI

NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ LẬP BẢN ĐỒ

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

1.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG LÃNH THỔ

Theo Minx [96] thì Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên, nguyên liệu, vật chất do tự nhiên tạo ra mà con người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống, và là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người.

Điều kiện tự nhiên là một khái niệm chỉ những vật thể và những yếu tố thiên nhiên mà trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất chúng có ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của xã hội loài người, nhưng không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất vật chất của con người.

Đánh giá là việc nhận định về khả năng, tiềm năng, tính khả thi của các phương án hoạt động phát triển, sử dụng của một chủ thể nào đó cho một đối tượng (khách thể) nào đó. Trong trường hợp này, chủ thể là các ĐKTN, TNTN tỉnh Nghệ An, khách thể là “Lập quy hoạch môi trường cho tỉnh Nghệ An”. Các đặc tính của khách thể ở đây không phải là các hoạt động phát triển đơn tính như các hoạt động trong phân vùng quy hoạch kinh tế trước đây được coi là công đoạn cuối cùng của việc thể chế hóa các kế hoạch phát triển vùng vào những năm 70 thế kỷ trước [6], [7], [8]. Ngày nay, các hoạt động này trong QHMT là kế hoạch cuối cùng mang tính tổng hợp, thỏa mãn nhiều yêu cầu. Trước đây các QHPT KT-XH thường chỉ chú trọng đến một vài hoạt động cơ bản như tiềm năng đất đai, nguyên liệu đầu vào, nguồn nhân lực mà không tính đến khả năng chịu tải, chất thải và tác động đến môi trường của các hoạt động đó. Các đặc tính của khách thể ở đây phải thỏa mãn 3 yêu cầu của phát triển bền vững, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và BVMT.

Tổ hợp của các yêu cầu đó đặt ra cho tất cả các hoạt động thông qua các công đoạn như điều tra, đánh giá các nguồn tài nguyên, kể cả KT-XH, đánh giá tác động đến môi trường, phân vùng CNMT, sau đó tiến hành quy hoạch BVMT.

15

Như vậy, đánh giá ĐKTN là sự ước lượng vai trò hay giá trị của các thành phần tự nhiên, hoặc đánh giá xác định mức độ thuận lợi của môi trường tự nhiên đối với một yêu cầu KT-XH nhất định.

Đánh giá tài nguyên được hiểu là việc xác định số lượng, chất lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến phát triển KT-XH, cũng như mức độ ảnh hưởng của các hoạt động KT-XH đến các dạng tài nguyên. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên không chỉ đơn thuần đối với từng loại tài nguyên riêng biệt mà còn có thể khai thác sử dụng kết hợp nhiều loại tài nguyên khác nhau trong một vùng lãnh thổ. Như vậy, đánh giá ĐKTN và TNTN là quá trình nhận thức các quy luật của cơ chế tác động tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH. Từ kết quả đánh giá có thể xác định được: 1) hướng phát triển các lĩnh vực khai thác lãnh thổ; 2) xác định mức độ huy động tối đa tài nguyên cho mục đích sử dụng; 3) xác định hướng PTBV của các lĩnh vực khai thác tài nguyên – lãnh thổ.

Việc làm này là hết sức cần thiết, ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển

KT-XH con người đã khai thác TNTN với nhiều mục đích khác nhau, song việc

khai thác đang ở tình trạng quá mức, nhiều khi vượt quá khả năng tự điều chỉnh và

phục hồi của các dạng tài nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng, làm tài nguyên suy

kiệt, ĐKTN và môi trường ngày càng suy thoái…

1.2. CÁCH TIẾP CẬN TỔNG HỢP

Nghiên cứu, phân tích CNMT của các đơn vị tổng hợp thể tự nhiên thực chất

là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố ĐKTN, MT và con người

trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có sự tác động

tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau. Muốn giải quyết được các vấn đề trên, đòi hỏi nội

dung nghiên cứu phải dựa trên quan điểm tổng hợp và có tính hệ thống hóa rất cao.

Hay nói cách khác, quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu không phải một thành

phần riêng lẻ mà là toàn bộ các hợp phần của hệ thống tự nhiên, MT trong mối quan

hệ tương hỗ [28].

Việc nghiên cứu sử dụng lãnh thổ trên quan điểm tổng hợp đã trải qua một

thời gian khá dài gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa học Địa lý trong nước và trên

16

thế giới như Vũ Tự Lập [35], [36], Lê Bá Thảo [55], Phạm Hoàng Hải [24], A.G.

Ixatrenko [30], Minkov [99]. Những công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Liên

Xô cũ về SDHL TNTN, BVMT mà tiêu biểu là các công trình của Docutraev vào

cuối thế kỷ thứ 19 [21], ông là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp trong

nghiên cứu các ĐKTN các vùng lãnh thổ cụ thể. Ông nhận định: “Tôn trọng và

nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cách thống nhất, toàn vẹn và không chia cắt,

chứ không phải tách rời chúng ra thành từng phần”. Với quan điểm này, ông cho

rằng sự tìm hiểu tự nhiên là nghiên cứu các mối quan hệ phát sinh, những tác động

tương hỗ có tính quy luật giữa các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên.

Sau Docutraev, quan điểm nghiên cứu tổng hợp được các nhà khoa học địa

lý Nga như S.V. Kalexnik, N.A. Xontxev, A.G. Ixatrenko tiếp tục hoàn thiện về lý

luận và thực tiễn trong các nghiên cứu đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ cho mục

đích phát triển KT-XH.

Ở nước ta, các nhà địa lý Việt Nam đã kế thừa và áp dụng cách tiếp cận tổng

hợp của các nhà địa lý Nga và Liên Xô cũ để thực hiện nhiều công trình nghiên cứu

theo hướng đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN và môi trường các vùng lãnh thổ

nhằm khai thác và sử dụng hợp lý TNTN phục vụ cho các mục đích phát triển KT-

XH cụ thể. Qua nhiều thế hệ, kể từ năm 1954 khi miền Bắc được giải phóng cho

đến nay, nhiều nhà địa lý tiêu biểu của nước ta đã từng bước áp dụng và nâng cao

giá trị khoa học và thực tiễn của cách tiếp cận địa lý tổng hợp trong các công trình

nghiên cứu đánh giá tổng hợp các đơn vị lãnh thổ tự nhiên [6], [7], [14], mà rõ rệt

và hiệu quả nhất là việc áp dụng phương pháp đánh giá CQ phục vụ quy hoạch sử

dụng hợp lý tài nguyên, BVMT theo quan điểm phát triển bền vững.

Lê Bá Thảo vào cuối những năm 1980 [55] đã đề cập việc nghiên cứu một

lãnh thổ không chỉ giới hạn ở chỗ điều tra các điều kiện và TNTN mà còn cả các

điều kiện KT-XH, bao gồm cả đời sống văn hóa và môi trường”. Ông cũng cho

rằng: “Thể tổng hợp lãnh thổ là một hệ thống có các mối liên hệ bên trong rất chặt

chẽ và chỉ có thể được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hệ thống (phân tích

17

cảnh quan). Theo ông, sản phẩm của nghiên cứu tổng hợp phải là các sơ đồ tổ chức

lãnh thổ hoặc quy hoạch lãnh thổ, thể hiện các kết quả nghiên cứu đạt được của

nhiều vấn đề, trong đó có 2 vấn đề chính sau đây:

- Đề xuất các biện pháp cụ thể để sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên và môi

trường nói chung, làm cho chất lượng của lãnh thổ không phải suy giảm mà ngày

một tốt hơn.

- Thiết kế một sự phân phối tối ưu sức sản xuất về mặt không gian, thời gian,

đồng thời phối hợp được hoạt động của các ngành sản xuất khác nhau trong từng vùng.

Nguyễn Văn Chiển [15] cho rằng trong khai thác lãnh thổ để phát triển KT-

XH “nếu chỉ chú ý khai thác một hợp phần mà không chú ý tới cả hệ thống thì có

thể gây tác hại khôn lường đối với các yếu tố khác hoặc toàn bộ hệ thống. Chính vì

vậy, khi tiến hành quy hoạch sử dụng một đơn vị lãnh thổ, phải xem xét nó toàn

diện như một tổng hợp thể”.

Như vậy, vấn đề nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ có những bước phát triển

chung, gắn liền với việc sử dụng hợp lý không gian sinh tồn. Mỗi một lãnh thổ đều

có tiềm năng và ưu thế riêng để phát triển, đó là lợi thế so sánh, nguồn lực phát

triển. Với quan điểm tổng hợp, đề tài đã xem xét tỉnh Nghệ An trong một hệ thống

tương đối toàn diện của các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn,

thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật) và các yếu tố KT-XH để đánh giá được tiềm năng

phát triển KT-XH theo hướng PTBV.

1.3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

1.3.1. Khái niệm về cảnh quan và cảnh quan sinh thái

1.3.1.1. Cảnh quan

“Cảnh quan” là thuật ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức - “Landschaft”, với

nghĩa là nước, miền, địa phương, khu vực, đã bắt đầu được sử dụng trong các sách

vở địa lý từ năm 1805. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì nền móng

của cảnh quan học mới được xây dựng trong các công trình nghiên cứu về bề mặt

18

Trái Đất của các nhà địa lý kinh điển Nga, Đức, Anh, Mỹ, Pháp, khái niệm cảnh

quan mang ý nghĩa khoa học là một thực thể lãnh thổ có mối liên quan tác động của

các thành phần nhưng cũng có nghĩa là phong cảnh.

Trong quá trình phát triển của cảnh quan học, đã có rất nhiều tác giả đưa ra

các quan điểm, học thuyết khác nhau về cảnh quan, thể hiện qua hàng loạt các định

nghĩa về cảnh quan với nội dung và cách diễn đạt không giống nhau. Có thể gộp các

định nghĩa ấy vào ba nhóm quan niệm cơ bản như sau :

- Cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với tổng thể địa lý thuộc

các cấp phân vị khác nhau. Ủng hộ quan điểm này gồm các nhà địa lý như: D.L.

Armand [1], Y.K. Eftromov, V.I. Prokaev, E.N. Lukasov,…

- Cảnh quan là một loại hình của những tổng thể địa lý tự nhiên (B.B.

Polưnop. N.A. Gvozdetxki);

- Cảnh quan là một đơn vị lãnh thổ trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên (N.A.

Xontxev, A.G. Ixatrenco, S.V. Kalesnik, Vũ Tự Lập…).

Tất cả các quan niệm trên đều coi CQ là một tổng thể tự nhiên. Sự khác biệt

giữa các quan niệm là ở chỗ coi CQ là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, hoặc CQ được xác

định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo quy nạp hay diễn giải [39], [99].

Về bản chất, CQ là một tổng thể tự nhiên phức tạp, vừa có tính đồng nhất,

vừa có tính bất đồng nhất [91]. Tính đồng nhất trong một đơn vị lãnh thổ, các thành

phần và tính chất của mối quan hệ giữa các thành phần coi như không đổi; tính bất

đồng nhất biểu thị ở hai mặt: 1) cảnh quan bao gồm nhiều thành phần khác nhau về

bản chất (địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật) tạo nên; 2) mỗi thành phần trong

cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.

Như vậy, có rất nhiều quan niệm về CQ, chúng tôi thống nhất với quan niệm

của Phạm Quang Anh [3] cho rằng: ”Cảnh quan là một đơn vị lãnh thổ tập hợp các

điều kiện tự nhiên tương tác với nhau trong quá trình vận hành để tạo ra một cấu

trúc, một ngoại hình và một thuộc tính sinh thái. Từ đó có một thuộc tính về giá trị

riêng (giá trị kinh tế, giá trị môi trường sinh thái và tính bền vững)”.

19

Từ quan niệm này, khi đánh giá cảnh quan, các nhà cảnh quan sinh thái phải

xuất phát từ quan điểm hệ thống và quan điểm tổng hợp.

Tính bền vững của cảnh quan: tính bền vững của cảnh quan được đặc trưng

bằng khả năng của chúng hoạt động bình thường trong một khoảng xác định của các

giá trị điều kiện tự nhiên và tác động nhân sinh (Sisenko, 1988).

Tính bền vững của cảnh quan phụ thuộc vào cường độ của các quá trình tự

nhiên, thường là các quá trình động lực, xói mòn, khô hạn và phụ thuộc vào tính

chất các quá trình tự nhiên và các quá trình nhân sinh phá hủy cấu trúc của nó

(Nguyễn Cao Huần, 2005). Trong thực tế, khi nghiên cứu địa lý và trên quan điểm

tổng hợp, các đơn vị cảnh quan như những địa tổng thể thường được sử dụng để

đánh giá cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.

1.3.1.2. Cảnh quan sinh thái

a. Sinh thái học

Năm 1866 Ernest Hackel đề xuất thuật ngữ “sinh thái học” (ecology) ngụ ý

hướng sự chú ý trong nghiên cứu về quan hệ giữa giới sinh vật với môi trường xung

quanh. Trong địa lý thường lấy con người làm trung tâm, tất cả cho con người, vì

con người, nhưng con người lại đang khai thác quá mức tài nguyên, tàn phá môi

trường tự nhiên, nghĩa là vẫn tồn tại sự đối lập giữa tự nhiên và xã hội. Theo

Nguyễn Thế Thôn [59] phải tìm được cái đối tượng cơ bản chung nhất của chúng,

cái mục tiêu chung nhất của chúng, đó là sinh thái. Sinh thái có trong tự nhiên (sinh

thái tự nhiên), trong KT-XH (sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp…) và mục tiêu

chung nhất của chúng là cân bằng sinh thái và PTBV lãnh thổ, tức là “phát triển

KT-XH và BVMT bền vững trong sự cân bằng sinh thái, hài hòa giữa tự nhiên và

xã hội, trong đó bao gồm cả con người và xã hội của nó trên lãnh thổ”. Trái đất

đang mất cân bằng sinh thái ngày càng trầm trọng, môi trường sống càng bị hủy

hoại. Loài người cấp thiết phải lựa chọn cân bằng sinh thái cho Trái đất. Vì vậy,

mục tiêu cân bằng sinh thái và PTBV là mục tiêu cao nhất cho sự phát triển và tồn

tại của xã hội loài người.

20

Sinh thái học được hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX. Sinh thái học

nghiên cứu tất cả các mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường. Đối

tượng nghiên cứu của sinh thái học là các hệ sinh thái trên trái đất.

b. Cảnh quan sinh thái

Thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” (Landscape Ecology) được đưa ra vào năm

1939 bởi nhà địa thực vật người Đức là Carl Troll.

Thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” theo Phạm Quang Anh [3] tương đồng với

các thuật ngữ: địa sinh thái (trường phái Tây Âu và Bắc Mỹ), sinh địa quần lạc học

(Biogeocenology). Ở Việt Nam nhìn chung chưa thống nhất về thuật ngữ này. Một

số nhà cảnh quan dùng thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” (Phạm Quang Anh, Nguyễn

An Thịnh, Nguyễn Văn Vinh [3], [83]), “cảnh quan sinh thái” (Nguyễn Thế Thôn)

và “địa hệ sinh thái” (Vũ Tự Lập). Đề tài luận án đã sử dụng thuật ngữ “cảnh quan

sinh thái” theo quan điểm của một số nhà cảnh quan Viện Địa lý.

Lý thuyết sinh thái cảnh quan là lý thuyết về lãnh thổ môi trường sống của

con người và mọi thể sinh vật. Những vấn đề của lý thuyết sinh thái cảnh quan cũng

chính là sự thống nhất từ khái niệm CQ và khái niệm HST. Con người sống trên các

CQ, trên các lãnh thổ tự nhiên khác nhau đồng thời cũng là sống trong các HST

khác nhau. Các lãnh thổ tự nhiên và các HST đều là môi trường sống của con

người. CQST là lãnh thổ môi trường sinh thái – lãnh thổ môi trường sống của con

người và mọi thể sinh vật, là đối tượng nghiên cứu về lãnh thổ của khoa học môi

trường và là đối tượng của quy hoạch và quản lý môi trường.

Mỗi một lãnh thổ có các chức năng sinh thái khác nhau, đóng vai trò là lãnh

thổ môi trường sống của con người và mọi thể sinh vật. Lãnh thổ có chức năng sinh

thái được gọi là lãnh thổ sinh thái.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, nảy sinh chiều hướng nghiên cứu các chức

năng sinh thái của các cảnh quan nhằm giải quyết các vấn đề sinh thái của lãnh thổ

môi trường sống trên các cảnh quan khác nhau [91], [99], [96].

21

Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan hay nghiên cứu sinh thái học

cảnh quan là một hướng phát triển kết hợp giữa sinh thái học và cảnh quan học.

Sinh thái cảnh quan được quan niệm là môn khoa học liên kết các khoa học tự nhiên

và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. Theo quan điểm này

Phạm Quang Anh đã nêu ra định nghĩa như sau: “Sinh thái cảnh quan là một ngành

tổng hợp của địa lý lấy các nhân tố vô sinh của cảnh quan làm nhân tố phát sinh để

phát triển và nghiên cứu sự hình thành, phân bố và quá trình phát triển của nhóm

sinh vật và cộng đồng con người”.

Nguyễn Thế Thôn (1994, 2000) khi kế thừa các khái niệm về cảnh quan của

địa lý học và HST của sinh thái học đã đưa ra định nghĩa CQST như sau: “Cảnh

quan sinh thái là tổng thể lãnh thổ hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức

năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển ở trên đó. Các cảnh

quan sinh thái được phân biệt với nhau theo cấu trúc cảnh quan và theo chức năng

sinh thái khác nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau”.

Sự tồn tại thống nhất các HST và các thành phần tự nhiên của CQ trong sinh

cảnh của HST được mang tên gọi là cảnh quan sinh thái. Như vậy, cảnh quan sinh

thái là sinh cảnh hay là nơi sống của HST và nó tồn tại như một lãnh thổ địa lý.

CQST có tính đa chức năng, bao gồm chức năng tự nhiên của cảnh quan,

chức năng sinh thái của các HST và cùng với chức năng KT-XH - là cơ sở của mọi

hoạt động KT - XH của con người.

1.3.2. Đánh giá cảnh quan

1.3.2.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu đánh giá cảnh quan

Cảnh quan là hệ thống hoàn chỉnh các hợp phần tự nhiên của lãnh thổ, các

thành phần trong CQ có chức năng của các thành phần tự nhiên và có tác động qua

lại với nhau. Như vậy, CQ là một tổng thể tự nhiên và đánh giá CQ thực chất là

đánh giá các tổng hợp thể tự nhiên cho mục đích cụ thể, đặc biệt là các mục đích

phát triển KT-XH, trong đó có cả mục đích lập QHMT lãnh thổ.

22

Đánh giá CQ có vai trò quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế,

giúp cho các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra những quyết định phù hợp với từng đơn

vị lãnh thổ cụ thể. Theo Nguyễn Cao Huần [27], đánh giá cảnh quan là bước trung

gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT.

Trong lĩnh vực nghiên cứu CQ và đánh giá CQ phục vụ mục đích phát triển

KT-XH thì đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực

hiện với nhiều trường phái khác nhau. Ở nước ngoài, phải kể đến những công trình

tiêu biểu của Docutsaev về địa tổng thể và các đới tự nhiên, L.S. Berg (1931) đã

công bố công trình “Các đới cảnh quan địa lý Liên Xô” - một công trình nổi tiếng

và là cơ sở hoàn thiện lý luận về CQ. Vào năm 1961, A.G. Ixatsenko đã công bố

công trình “Bản đồ cảnh quan Liên Xô tỷ lệ ¼.000.000 và vấn đề phương pháp

nghiên cứu”; năm 1965 ông cho ra đời công trình “Cơ sở cảnh quan học và phân

vùng địa lý tự nhiên” [30] trong đó ông đã trình bày cơ sở lý thuyết và các nguyên

tắc cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên; vào năm 1976, ông tiếp tục xuất bản

cuốn “Cảnh quan học ứng dụng” với những lý luận thực tiễn nhạy bén khi đề xuất

quan điểm ứng dụng trong nghiên cứu CQ. Ở một số nước khác ngoài Liên Xô cũ,

nhiều nhà địa lý cũng đưa ra các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng phục vụ các

mục đích cụ thể về sử dụng hợp lý TNTN. Có thể kể đến một vài công trình như:

Haase và Rchmid (1973) – hai nhà cảnh quan học của Đức đã ứng dụng nghiên cứu

CQ để thành lập bản đồ nông nghiệp ở CHDC Đức; ở Pháp, nhà cảnh quan học G.

Bertran (1968) đã công bố công trình “Phong cảnh địa lý tự nhiên toàn cầu”, trong

đó ông đưa ra quan điểm địa lý tiến triển theo hướng sinh quần học, còn phong cảnh

là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy được của CQ.

Ở Việt Nam, nghiên cứu CQ mới thực hiện trong khoảng gần 50 năm trở lại

đây, song những thành tựu đạt được cũng khá lớn. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập

(1963) đã công bố công trình “Địa lý tự nhiên Việt Nam” [16], trong đó trình bày về

các nguyên tắc cơ bản của phân vùng CQ được áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam.

Vào năm 1976, Vũ Tự Lập đã xuất bản công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt

Nam” [35] là một công trình tổng hợp có giá trị học thuật rất lớn trong khoa học địa

lý Việt Nam hiện đại.

23

Một loạt các công trình nghiên cứu đánh giá CQ thông qua việc thành lập các

bản đồ phân loại, phân vùng CQ các vùng lãnh thổ khác nhau theo hướng lý thuyết

và hướng ứng dụng đã được các nhà địa lý tự nhiên của Viện Địa lý, các trường Đại

học thực hiện thành công trong nhiều năm qua. Các công trình này đã góp phần to

lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việc sử dụng cách tiếp cận tổng hợp đánh giá

ĐKTN, và phương pháp đánh giá CQ ứng dụng nhằm đạt được các mục tiêu phát

triển khác nhau trong sử dụng hợp lý về bền vững các nguồn TNTN các vùng lãnh

thổ khác nhau của nước ta. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các nhà

địa lý tự nhiên Việt Nam theo hướng nghiên cứu CQ và CQ ứng dụng như sau: Tổ

phân vùng địa lý tự nhiên thuộc UBKHKT nhà nước đã công bố công trình "Phân

vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam" (1970); Nguyễn Thành Long đã viết bài

"Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan" (1992); các tác giả Nguyễn Thành

Long (1987), Phạm Hoàng Hải (1990), Nguyễn Văn Vinh (1992) đã nghiên cứu

thành lập các bản đồ CQST bằng tư liệu viễn thám cho các vùng địa lý khác nhau

(Tây Nguyên, Thanh Hoá, đồng bằng Nam bộ). Đặc biệt vào năm 1997, Phạm

Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã xuất bản cuốn chuyên

khảo "Cơ sở cảnh quan học trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo

vệ môi trường lãnh thổ" [24]. Trong cuốn sách này các tác giả đã đề cập những vấn

đề lý luận, phương pháp nghiên cứu và đánh giá CQ học theo hướng ứng dụng,

phân tích khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên dưới tác động của con người

và đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. Năm 1993 tập thể tác

giả phòng Địa lý tự nhiên, nay là phòng Sinh thái cảnh quan thuộc Viện Địa lý đã

xuất bản cuốn “Nghiên cứu, xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt

Nam”[39], hệ thống phân loại này được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng và xây

dựng bản đồ CQST phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Một công trình khác của Nguyễn Cao Huần [27] theo hướng nghiên cứu

đánh giá cảnh quan ứng dụng với các tiếp cận kinh tế - sinh thái đã đưa ra những

luận điểm và phương pháp đánh giá CQ lãnh thổ phục vụ cho việc hoạch định hoạt

động phát triển và đưa ra các quyết sách phù hợp cho các đơn vị lãnh thổ cụ thể.

24

1.3.2.2. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan

Đánh giá cảnh quan thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho

một mục đích cụ thể nào đó. Đánh giá cảnh quan cần làm rõ một số đặc trưng về đối

tượng đánh giá, mục đích đánh giá, nguyên tắc và phương pháp đánh giá.

- Đối tượng đánh giá là các tổng thể tự nhiên, đặc điểm cấu trúc chức năng,

động lực cảnh quan. Đối tượng đánh giá không phải là các đơn vị cá thể hay các

thành phần, yếu tố riêng biệt của tự nhiên mà là tổng hoà các mối quan hệ, các tác

động giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH [24].

- Mục đích đánh giá là sử dụng môi trường tự nhiên hợp lý nhất, hiệu quả

nhất, tối ưu nhằm đạt được sự PTBV.

- Nguyên tắc của đánh giá là thông qua các đặc điểm, tính chất hình thành

của các tổng thể tự nhiên và các đặc tính thành phần phát sinh để xác định mức độ

thích nghi của các thể tổng hợp tự nhiên cho các ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt.

Theo Phạm Hoàng Hải [24], nội dung đánh giá tổng hợp được khái quát theo mô

hình sau:

Hình 1.2: Sơ đồ chung về đánh giá tổng hợp

Phương pháp đánh giá cảnh quan được sử dụng trong quá trình phân tích đa

dạng CQ tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở phân tích các yếu tố thành tạo CQ, phân tích cấu

25

Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên

Đặc điểm sinh thái, đặc trưng kỹ thuật – công nghiệp

của các ngành sản xuất

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢPXác định mức độ thích hợp của các thể

tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể

Đề xuất kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên và

bảo vệ môi trường

trúc, chức năng CQ, đề tài tiến hành đánh giá các CNMT của CQ cho mục đích

PTBV, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp cho việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN

và BVMT tỉnh Nghệ An.

a. Phân loại cảnh quan

Phân loại CQ là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu, đánh giá CQ nhằm mục đích phân chia các tổng thể tự nhiên thành những đơn vị tự nhiên có cấp bậc từ lớn đến nhỏ (hoặc từ cao xuống thấp), thông qua việc phân tích cấu trúc (đứng và ngang) của các đơn vị tự nhiên đó với mục đích làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật phân hoá không gian của địa lý quyển. Kết quả phân loại CQ sẽ là những căn cứ quan trọng để thành lập bản đồ CQ cho một vùng lãnh thổ được xác định. Cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại CQ được nhiều người chấp nhận là đủ cơ sở khoa học và các chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp.

Sau đây giới thiệu khái quát một số hệ thống phân loại cảnh quan được thừa nhận khá rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam:

- Hệ thống phân loại của A.G Ixatsenko (1961), gồm 8 bậc: Nhóm kiểu

Kiểu Phụ kiểu Lớp Phụ lớp Loại Phụ loại Biến chủng (Thể loại).

Bảng 1.1: Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko (1961)STT Đơn vị Những dấu hiệu

1 Nhóm kiểuCó những nét tương tự địa đới của các CQ trong phạm vi địa ô và lục địa khác nhau.

2 Kiểu

Có cùng điều kiện nhiệt - ẩm, cấu trúc; đồng nhất về quá trình di động của các nguyên tố hóa học, các quá trình ngoại sinh, sự hình thành thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc các quần thể sinh vật.

3 Phụ kiểuCó những khác nhau theo tính địa đới bậc thứ và những dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc.

4 LớpMức độ tác động biến hình cao các nhân tố kiến tạo sơn văn tới cấu trúc đới của các CQ.

5 Phụ lớpỞ miền núi - sự phát triển triển đầy đủ của dãy vòng đai - theo chiều cao điển hình.

6 LoạiCùng chung nguồn gốc, kiểu địa hình, đá mẹ và cấu trúc hình thái ưu thế.

26

7 Phụ loại Có một vài đặc điểm về bối cảnh.8 Biến chủng Những đặc điểm theo khí hậu của địa phương

- Hệ thống phân loại của Nhikolaev (1966), gồm 12 bậc, áp dụng cho nghiên

cứu cảnh quan đồng bằng: Thống Hệ Phụ hệ Lớp Phụ lớp Nhóm

Kiểu Phụ kiểu Hạng Phụ hạng Loại Phụ loại.

Bảng 1.2: Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev (1966)STT Đơn vị Dấu hiệu

1 Thống Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lí trong cấu trúc lớp vỏ CQ.

2 HệCân bằng nhiệt ẩm và biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của các CQ.

3 Phụ hệTính địa ô của các đới làm phân bố lại nền tảng nhiệt ẩm của các đới.

4 LớpCấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao). Có hai lớp chủ yếu là đồng bằng và núi.

5 Phụ lớpSự phân hóa tầng trong cấu trúc CQ ở núi và đồng bằng làm phân hóa cường độ các quá trình địa lý tự nhiên.

6 Nhóm Những đặc điểm chế độ địa hóa theo mức độ thoát nước.7 Kiểu Những chỉ số sinh khí hậu.

8 Phụ kiểuMang dấu hiệu của kiểu nhưng ở cấp phụ kiểu thổ nhưỡng và phụ lớp quần thể thực vật mang tính chất là các quần thể chuyển tiếp.

9 Hạng Các kiểu địa hình phát sinh.10 Phụ hạng Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt.11 Loại Sự giống nhau của các dạng ưu thế.12 Phụ loại Ưu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.

Hai hệ thống phân loại này của các tác giả đều dựa trên một nguyên tắc

chung là sử dụng dấu hiệu địa đới và phi địa đới để phân chia các đơn vị. Theo

nhiều nhà nghiên cứu địa lý thì sự xen kẽ các dấu hiệu địa đới và phi địa đới chỉ là

một phương pháp quy ước, chưa phản ảnh được tương quan tự nhiên giữa các thể

tổng hợp địa lý.

27

- Hệ thống phân loại cảnh quan của Vũ Tự Lập (1983): đưa ra 4 cấp cho bản

đồ các kiểu cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/2.000.000, bao gồm: Lớp cảnh quan → Phụ

lớp cảnh quan → Hệ cảnh quan → Kiểu cảnh quan.

- Hệ thống phân loại cảnh quan do Phòng Địa lý tự nhiên, nay là phòng Sinh

thái cảnh quan, Viện Địa lý đưa ra năm 1993 cho việc nghiên cứu cảnh quan ở quy

mô toàn quốc cũng như ở các khu vực cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam [39].

Bảng 1.3: Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [39]TT Đơn vị Dấu hiệu đặc trưng

1 Hệ cảnh quanNền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng.

2 Phụ hệ cảnh quanChế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt - ẩm gây ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất.

3 Lớp cảnh quanĐặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.

4 Phụ lớp cảnh quan Sự phân tầng bên trong của lớp.

5 Kiểu cảnh quanĐặc điểm sinh khí hậu (kiểu thảm thực vật phát sinh - kiểu đất).

6 Phụ kiểu cảnh quanCác đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng lớn tới các điều kiện sinh thái.

7 Hạng cảnh quan Các kiểu địa hình phát sinh

8 Loại cảnh quanSự giống nhau tương đối của các dạng địa lý của thể cấu thành cảnh quan (sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất).

- Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải (1997) cho nghiên cứu

cảnh quan nhiệt đới và gió mùa Việt Nam [24].

Bảng 1.4: Hệ thống phân loại áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 [24]

STT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Một số ví dụ1 Hệ thống

cảnh quanĐặc trưng trong quy mô đới tự nhiên, được quy định bởi vị trí lãnh thổ so với vị trí Mặt trời và

- Hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa.

28

STT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Một số ví dụcác hoạt động tự quay của Trái đất.

2Phụ hệ cảnh

quan

Được quy định bởi hoạt động của hoàn lưu khí quyển trong mối tương tác giữa điều kiện nhiệt - ẩm ở quy mô á đới, quyết định sự tồn tại và phát triển của quần thể thực vật liên quan đến vùng sinh thái hệ thực vật.

- Phụ hệ thống CQ chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, ẩm với hệ thực vật Himalaya – cây cọ dầu.

3Lớp cảnh

quan

Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định quá trình thành tạo, thành phần vật chất mang tính phi địa đới, biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng, của cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu.

- Lớp CQ núi đặc trưng bởi quá trình di chuyển khe rãnh, rừng rậm thường xanh mưa mùa.- Lớp CQ đồi. Di chuyển bề mặt - khe rãnh.- Lớp CQ đồng bằng tích tụ vật chất.- Lớp CQ đảo ven bờ - quá trình tích tụ và di chuyển hỗn hợp.

4Phụ lớp

cảnh quan

Đặc trưng trắc lượng hình thái trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật: sinh khối, mức độ tăng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao.

- Phụ lớp CQ trên núi cao.- Phụ lớp CQ trên núi trung bình.- Phụ lớp CQ trên núi thấp.- Phụ lớp CQ trên cao nguyên cao.- Phụ lớp CQ đồng bằng ven biển.

5 Kiểu cảnh quan

Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến

- Kiểu CQ rừng rậm nhiệt đới, mưa mùa trên núi thấp,..- Kiểu CQ rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa

29

STT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Một số ví dụđộng của cân bằng nhiệt ẩm. trên núi thấp.

6Phụ kiểu

cảnh quan

Những đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan quyết định thành phần loài của kiểu thảm thực vật, quy định ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát sinh.

- Phụ kiểu CQ rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa với một mùa khô kéo dài, không có mùa đông lạnh.

7Loại (nhóm loại) cảnh

quan

Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, quyết định mối cân bằng vật chất của CQ qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sự tác động của các hoạt động nhân tác.

- Loại CQ cây bụi trảng cỏ nghèo kiệt trên đất xói mòn trơ sỏi đá vùng đồi.

Đối với các hệ thống phân loại này đều có chung một nguyên tắc là dựa trên

những nét tương đồng của các thể địa lý mà chia ra các cấp khác nhau. Số lượng

của các cấp phân vị phụ thuộc vào diện tích khu vực nghiên cứu, vị trí địa lý, tính

chất phức tạp mang tính địa phương của khu vực và chúng còn phụ thuộc vào mục

tiêu của việc phân loại để phân chia các cấp tương ứng.

b. Bản đồ cảnh quan

Bản đồ cảnh quan thể hiện các đối tượng và kết quả nghiên cứu mối quan hệ

tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên. Bản đồ cảnh quan phản ánh đầy đủ, khách

quan đặc điểm, quy luật hình thành, phân bố của các thành phần, yếu tố tự nhiên và

mối quan hệ giữa các đơn vị cảnh quan trên lãnh thổ.

Bản đồ cảnh quan phản ánh sự phân bố, cấu trúc và nguồn gốc của các thể

tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, lấy cảnh quan làm đơn vị cơ sở. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản

đồ, bản đồ cảnh quan thể hiện các cấp khác nhau của hệ thống phân vị địa lý tự

nhiên hoặc các bậc khác nhau của hệ thống phân loại cảnh quan. Bản chú giải bản

đồ cảnh quan được xây dựng theo các nguyên tắc sau đây:

30

- Nguyên tắc phát sinh hình thái

- Nguyên tắc tổng hợp

- Nguyên tắc đồng nhất tương đối

Các nguyên tắc trên liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau với mục tiêu cuối

cùng là xây dựng được một bản đồ CQ tổng hợp mà trên đó, không chỉ thể hiện một

cấu trúc đồng nhất của CQ mà còn phân biệt rõ được chức năng tự nhiên của chúng.

Tóm lại, nghiên cứu, đánh giá, phân tích cảnh quan để phân vùng CNMT là

một cách tiếp cận phù hợp dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn đúng đắn.

1.4. SỰ GẮN KẾT GIỮA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ QUY HOẠCH

MÔI TRƯỜNG - MỘT NGUYÊN TẮC CHỦ ĐẠO CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG

1.4.1. Khái niệm về quy hoạch phát triển và quy hoạch môi trường

1.4.1.1. Quy hoạch phát triển

Là một hành động lựa chọn, hoạch định, bố trí, sắp xếp các đối tượng được

quy hoạch theo không gian, theo cơ cấu hợp lý, nhằm thực hiện những định hướng,

mục tiêu chiến lược của kế hoạch theo những thời gian nhất định [8].

Quy hoạch mang tính không gian hoặc cơ cấu của sự triển khai, thực hiện kế

hoạch. Kế hoạch mang tính thời gian cùng với các định hướng, mục tiêu cho quy

hoạch. Bởi vậy, quy hoạch có tính không gian nhưng gắn với mục tiêu và thời gian

của kế hoạch, và kế hoạch có tính thời gian gắn với không gian của quy hoạch.

Quy hoạch và kế hoạch cùng được thực hiện với nhau trong một thể thống

nhất, được gọi là kế hoạch hóa.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội rõ ràng là một khâu quan trọng trong

toàn bộ quá trình kế hoạch hoá của nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch này phải gắn

kết chặt chẽ với chiến lược phát triển KT-XH chung của đất nước và làm căn cứ cho

xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng QHPT, nguồn tiềm năng phát triển cần

được điều tra, đánh giá một cách đầy đủ các yếu tố tác động đến quá trình phát triển

31

được thiết lập và định hình, hệ thống các quan điểm phát triển, xây dựng các

phương án phát triển và như vậy hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô đã được xác lập

trong từng phương án quy hoạch.

Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ [13] đã nêu rõ quá trình thực hiện QHPT

phải xuất phát từ công tác kế hoạch hoá, cụ thể là từ chiến lược đến quy hoạch và

cuối cùng là cụ thể hoá bằng các kế hoạch 5 năm và hàng năm. QHPT của các

ngành, các địa phương phải coi trọng yếu tố thị trường, tác động của khu vực và

quốc tế phát huy mạnh mẽ nguồn nội lực và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ

bên ngoài. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, những dự án đầu tư lớn và các dự án

hợp tác đầu tư với nước ngoài chỉ được xem xét khi chúng phù hợp với quy hoạch

đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, trong quy hoạch này vấn đề đánh giá HTMT và ĐTM của các mục

tiêu phát triển chưa được đề cập tới. Như vậy, công tác lập QHPT chưa được gắn kết

với công tác BVMT và quá trình phát triển khó có thể đạt được sự bền vững.

1.4.1.2. Quy hoạch môi trường

Thuật ngữ QHMT xuất hiện vào những năm 80’ của thế kỷ XX và được coi

là một ngành khoa học KT-XH môi trường mới mẻ. Vì vậy, còn tồn tại nhiều quan

điểm và phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này.

Theo định nghĩa của Alan Gilpin (1996) thì QHMT là “Sự xác định về các

mục tiêu mong muốn về kinh tế - xã hội đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các

chương trình quản lý để đạt được mục tiêu đó”.

Quan điểm của Ortolano (1984) về quy hoạch môi trường cũng tương tự như

của Gilpin và theo Ông nội dung của quy hoạch môi trường bao gồm quy hoạch sử

dụng đất, quản lý chất tồn dư và kỹ thuật đánh giá tác động môi trường.

Lê Thạc Cán (1994) sử dụng thuật ngữ “lập kế hoạch hóa môi trường”

(Environmental planning) là việc lập kế hoạch, trong đó các mục tiêu phát triển KT-

XH được xem xét một cách tổng hợp với các mục tiêu về môi trường nhằm đảm bảo

khả năng thực tế cho việc thực hiện phát triển bền vững.

32

ADB (1991) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng cần phải cân nhắc tới nhu

cầu phát triển bền vững bằng cách nhất thể hóa quản lý tài nguyên và môi trường.

Một số tác giả khác như Anne Bee (1990); Richard L.Meier (1990) có quan

điểm cần phải phân tích sâu giữa quy hoạch môi trường với các yếu tố sinh thái [8].

Trong tài liệu hướng dẫn về “Phương pháp luận quy hoạch môi trường” do

Cục Môi trường thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành (tháng

12/1998) đã đưa ra khái niệm về QHMT như sau: “Quy hoạch môi trường là quá

trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện

pháp trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT nhằm định hướng các

hoạt động phát triển trong khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”.

Thực chất của công tác QHMT là tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng

các thành phần môi trường phù hợp với các CNMT và ĐKTN trong vùng quy

hoạch. Mặt khác, công tác QHMT còn có thể là thực hiện việc điều chỉnh không

gian lãnh thổ và các thành phần MT làm sao để việc khai thác sử dụng chúng phù

hợp với chức năng môi trường. Như vậy, mục đích của QHMT vùng lãnh thổ là

điều hòa sự phát triển của ba hệ thống: tự nhiên - môi trường - kinh tế xã hội đang

tồn tại và hoạt động trong vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống KT-XH

phù hợp trong khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ được MT sống và

làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn (Đặng Trung Thuận [48]).

Tóm lại, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là những quan điểm về

PTBV bao gồm sử dụng hợp lý TNTN, nâng cao chất lượng môi trường sống, phát

triển KT-XH trong khả năng chịu tải giới hạn của các HST [48].

1.4.1.3. Gắn kết quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển

Trong tài liệu hướng dẫn: “Phương pháp luận quy hoạch môi trường” do

Cục Môi trường ban hành đã xác định mối quan hệ giữa QHMT với các quy hoạch

khác, đặc biệt là quy hoạch phát triển KTXH như sau [8]:

“Các hoạt động phát triển bao giờ cũng gây những ảnh hưởng tốt, xấu với

mức độ khác nhau đến tài nguyên và môi trường ở một phạm vi không gian và thời

33

gian nhất định. Do đó QHMT gắn chặt với quy hoạch kinh tế và quy hoạch phát

triển ngành trên một lãnh thổ xác định. Sự gắn bó này phải được thể hiện ngay từ

giai đoạn đầu của QHMT. QHMT phải luôn luôn bám sát QHPT KTXH ở tất cả các

giai đoạn quy hoạch để có sự thống nhất thay đổi, điều chỉnh kịp thời. Sự thống

nhất hay thay đổi, điều chỉnh các hợp phần trong cả hai loại quy hoạch trên được

thực hiện tại các cuộc họp xác định phạm vi, dàn xếp giữa những người làm công

tác phát triển với những nhà môi trường.

Những khó khăn sẽ xảy ra khi gắn QHMT vào QHPT: Những khó khăn

thường gặp phải là quyền lợi được hưởng về môi trường của các cộng đồng khác

nhau của những người gây ô nhiễm và người phải gánh chịu ô nhiễm...

...QHMT không phải là một quy hoạch độc lập với quy hoạch phát triển kinh

tế hay quy hoạch phát triển ngành bởi vì QHMT động chạm đến nhiều lĩnh vực khác

nhau: tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách, thể chế và tất nhiên cũng không lệ thuộc

vào hai loại quy hoạch trên. Nếu QHMT rơi vào một trong hai vị trí độc lập hay lệ

thuộc thì mục tiêu PTBV sẽ không đạt được hoặc là phát triển cứ phát triển còn môi

trường bị xem nhẹ hay là độc tôn”.

Phân tích những nhận định trên ta có thể thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa

QHMT với QHPT. Lĩnh vực môi trường vừa là tác nhân thúc đẩy, vừa là mục đích

của sự phát triển, đảm bảo không những cho sự PTBV mà còn đảm bảo cho sự tái

tạo tiềm năng, tái tạo nguồn lực theo các chu trình phát triển cao hơn. Mối quan hệ

giữa môi trường và sự phát triển KTXH là mối quan hệ thuận - nghịch khăng khít

với nhau. Trên thực tế người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển, trình độ

tiên tiến của một nền kinh tế hoặc của một vùng lãnh thổ thông qua việc đánh giá

cách ứng xử với những vấn đề môi trường.

Dựa vào quy QHPT KT-XH của một quốc gia, của từng ngành và từng vùng

lãnh thổ, thực hiện việc xem xét đầy đủ mọi mặt về môi trường sinh thái, từ đó xây

dựng QHMT. Trong bản quy hoạch cần thiết phải đưa ra những khuyến nghị nhằm

hợp lý hoá, tối ưu hoá QHPT KTXH.

34

Để đảm bảo được sự thống nhất và phù hợp với mối quan hệ giữa QHMT và

QHPT KTXH, trong quá trình xây dựng QHMT phải thực hiện các nguyên tắc và

nội dung như hướng dẫn: “Phương pháp luận QHMT” của Cục Môi trường.

- Các nguyên tắc:

+ Sự phù hợp của cấu trúc bố trí cơ cấu phát triển KT-XH với Luật BVMT

và các Luật về sử dụng hợp lý từng dạng TNTN về chất lượng MT nhằm PTBV.

+ Phối hợp lồng ghép với QHPT KT-XH, quy hoạch quản lý TNTN, sử dụng đất.

+ Kết hợp giữa các nhà khoa học và thực tiễn sẵn có phục vụ cho công tác

quản lý môi trường. Hoạt động QHMT được tiến hành trên cơ sở ứng dụng các

thành tựu khoa học và công nghệ liên ngành ở trình độ tiên tiến.

+ Thực hiện kiểm soát toàn bộ chất gây ô nhiễm ở mức độ phân chia chức năng

khác nhau, trong đó tổng lượng ô nhiễm thải ra không vượt quá giới hạn quy định.

- Các nội dung:

+ Nghiên cứu QHPT KT-XH: thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu về điều

kiện tự nhiên, hiện trạng và QHPT KT-XH tại địa phương hay vùng quy hoạch. Xây

dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về môi trường.

+ Phân vùng CNMT lãnh thổ phục vụ QHMT: căn cứ vào ĐKTN và QHPT

KT-XH tiến hành phân vùng chức năng lãnh thổ nghiên cứu phục vụ QHMT.

+ Dự báo và ĐTM từ các mục tiêu phát triển của phương án QHPT KT-XH:

tính toán, dự báo tải lượng các chất ô nhiễm và đánh giá những tác động đến môi

trường từ các chỉ tiêu phát triển của từng ngành kinh tế theo phương án QHPT KT-

XH của vùng lãnh thổ nghiên cứu.

+ Lập QHMT: đề xuất các giải pháp quy hoạch, xác định các dự án ưu tiên,

vùng ưu tiên và các giải pháp thực hiện quy hoạch.

+ Điều chỉnh QHPT KT-XH: đề xuất, kiến nghị nhằm điều chỉnh QHPT KT-

XH phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

+ Lập bản đồ quy hoạch BVMT: thể hiện các ý đồ quy hoạch BVMT (dạng

vùng, dạng điểm) trên bản đồ quy hoạch. Bản đồ thực hiện trong GIS ở các tỷ lệ

thích hợp.

35

1.4.2. Vài nét tổng quan về nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường

QHMT được hiểu là sự quản lý tập trung của toàn xã hội đối với các nguồn

tài nguyên trên trái đất.

Từ những năm 1960, loài người bắt đầu ý thức mạnh mẽ về các hiểm hoạ tự

nhiên (lũ lụt, động đất, hạn hán...). Sự gia tăng các hiểm hoạ này có một phần

nguyên nhân là sự phát triển thiếu tính toán của con người. Trong thời kỳ này khái

niệm môi trường mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các hệ thống có thể tái sinh và

không thể tái sinh cùng với việc nghiên cứu một phần về đô thị. Sau đó, các vấn đề

môi trường được mở rộng hơn, bao gồm cả vấn đề chất lượng cuộc sống.

Năm 1972, mối quan tâm về môi trường toàn cầu, về sự bền vững của các xu

hướng phát triển công nghiệp và đô thị được nêu ra trong hội nghị Stokholm. Năm

1974, vấn đề biến đổi khí hậu nói chung do bị ảnh hưởng của sự bùng nổ dân số,

của ô nhiễm môi trường và do sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên đã được

đề cập. Năm 1980, khái niệm “phát triển bền vững” liên quan đến việc bảo tồn các

nguồn tài nguyên sống và tăng cường sự thịnh vượng của con người đã được nêu ra

trước công chúng. Thực tế cho thấy: vấn đề phát triển mà bỏ qua khả năng cung cấp

của trái đất dẫn đến những hậu quả đáng kể tới chính cuộc sống của con người. Các

mối quan tâm cũng bắt đầu tập trung tới các nước thuộc Thế giới thứ ba. Cuối thập

kỷ 80, việc phát triển kinh tế và BVMT trở thành hai mặt ngang bằng của vấn đề

PTBV. Hội nghị thượng đỉnh ở Rio (Braxin) năm 1992 đã xem xét kỹ càng và hoàn

thiện hơn mục đích và quy mô của PTBV.

Cùng với các chương trình môi trường toàn cầu, vấn đề môi trường cũng bắt

đầu được đặc biệt quan tâm ở mức độ châu lục. Điều này thể hiện ở một loạt các kế

hoạch hành động môi trường của châu Âu (EU - cộng đồng châu Âu). Mức độ so

sánh hợp lý và sự phù hợp của các biện pháp đánh giá môi trường, các tiêu chuẩn ô

nhiễm, mạng lưới bảo tồn thiên nhiên và việc giúp đỡ tài chính trong cộng đồng

châu Âu được đưa ra và thực hiện.

36

Ở mức độ quốc gia, ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề môi trường bị ảnh

hưởng do các hoạt động KT-XH. Từ những năm 80 đến những năm 90, các chương

trình nghị sự về môi trường ở các quốc gia trở nên sôi động hơn. Chương trình nghị

sự 21 và các văn bản chính sách về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và lâm

nghiệp phản ánh các mối quan tâm của cả cộng đồng. Vấn đề cân bằng giữa phát

triển kinh tế và BVMT được chú trọng. Và “phát triển bền vững” thực sự trở thành

nguyên tắc hàng đầu trong mọi chính sách kinh tế - môi trường của nhiều quốc gia.

Dù việc hiểu và thực hiện chiến lược này không phải lúc nào cũng đạt kết quả cao

song nó cũng đã được thực hiện rộng rãi ở phạm vi quốc tế.

Hơn 20 năm qua, khái niệm sử dụng một cách bền vững các nguồn TNTN

trên trái đất đã chi phối suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế

cũng như các nhà nghiên cứu môi trường. Và thuật ngữ “phát triển bền vững” vượt

lên tất cả các thuật ngữ khác nói về sự bền vững chính thức được đưa vào công tác

lập quy hoạch. Các tranh cãi về thế nào là sự PTBV được nêu ra từ một thực tế

khách quan là: BVMT và phát triển kinh tế diễn ra đồng thời. PTBV không chỉ còn

là sử dụng nguyên, nhiên liệu để phát triển kinh tế, mà còn là thoả mãn các yêu cầu

cơ bản về con người và sinh thái. TNTN phải được sử dụng, thừa kế và tái tạo bởi

các thế hệ tương lai.

Trước đây, quy hoạch được thực hiện từ trên xuống dưới. Giờ đây, xu hướng

theo chiều ngược lại từ dưới lên đang được áp dụng rộng rãi và tỏ ra thực sự hữu

hiệu cả về lý thuyết lẫn thực hành. Trong cách làm này, chuyên môn của chuyên gia

kết hợp với ý kiến, quan điểm của người dân tạo ra các phương án quy hoạch tốt.

Trên thực tế, phương pháp này đã trở thành công cụ, là cầu nối giữa người lãnh đạo

(chính quyền) và người dân. Các phương án quy hoạch mang tính khả thi hơn, góp

phần giải quyết vấn đề “chất lượng cuộc sống” của người dân.

Trong quy hoạch, một chiến lược chủ đạo là “tạo sự cân bằng”. Có nghĩa là

sự cân bằng giữa nguồn tài nguyên chúng ta khai thác và nguồn chất thải sau khi sử

37

dụng số tài nguyên này. Nhu cầu phát triển phải cân bằng với khả năng cung ứng

của môi trường tự nhiên.

Hiện nay, vấn đề QHMT đã được quan tâm và phát triển ở nhiều nước trên

thế giới. Một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát

triển Châu Á (ADB)… đã ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn và giới thiệu kinh

nghiệm về QHMT ở nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian qua ADB đã xuất bản

3 tập tài liệu liên quan tới quản lý và quy hoạch môi trường, tài nguyên thiên nhiên

tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tập 3 của ADB là “Hướng dẫn Quy hoạch

thống nhất phát triển kinh tế kết hợp với môi trường vùng - Tổng quan về các

nghiên cứu quy hoạch phát triển môi trường vùng tại châu Á” (“Guidelines for

Intergrated Regional Economic - cum - Environmental Development Planning - A

Review of Regional Environmental Development Planning Studies in Asia”). Trong

tập tài liệu này ADB cũng đã phân tích kinh nghiệm QHMT vùng cho 8 dự án khác

nhau bao gồm: Lưu vực hồ Laguna và vùng Palawan (Philipin); Lưu vực sông Hàn

(Hàn Quốc), Lưu vực hồ Songkla; vùng Eastern Seabord, vùng công nghiệp

Samutprakarn (Thái Lan), vùng Segara Anakan (Indonesia); thung lũng Klang

(Malaysia). Trên cơ sở phân tích các kinh nghiệm nêu trên, ADB đã xây dựng

Hướng dẫn Quy hoạch thống nhất phát triển kinh tế kết hợp với môi trường vùng.

Ở châu Á, vấn đề QHPT phát triển mạnh nhất tại Nhật Bản. Khởi đầu từ

1957, quy hoạch phát triển cho các vùng nông thôn nhằm đạt được hiệu quả cho sử

dụng đất và các nguồn tài nguyên thông qua quy hoạch hoàn chỉnh, sự đầu tư của

công chúng vào cơ sở hạ tầng, tạo môi trường sống trong lành và thông qua các biện

pháp bảo tồn thiên nhiên.

Ở Việt Nam, ngày 25/6/1998 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng

đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Một trong những nội dung quan

trọng nhằm thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị là xây dựng tầm nhìn, chiến lược, quy

hoạch và kế hoạch BVMT. Cục Môi trường thuộc Bộ KHCN & MT (cũ) đã xây dựng

38

tầm nhìn đến năm 2020 về BVMT, Chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và

Kế hoạch hành động BVMT đến năm 2005.

Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 [12] (Điều 3, Chương I) đã quy

định: “Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập

quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường

ở trung ương và địa phương...”.

Thực tiễn cho thấy, ở nước ta công tác QHMT mới chỉ được quan tâm và

xem xét trong thời gian 5 năm trở lại đây. Trong khi đó QHPT KT-XH của các

vùng, các tỉnh, thậm chí các huyện đã được thực hiện từ hàng chục năm nay. Như

vậy, công tác QHMT đã đi sau một bước khá xa so với QHPT KT-XH. Từ thực tế

đó, công tác QHMT chỉ còn mang tính thẩm định về phương diện môi trường cho

các phương án QHPT KT-XH, từ đó có thể đề xuất và kiến nghị về phương diện

BVMT nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển đạt được sự bền vững. Vì vậy, thực

chất của công tác QHMT hiện nay là đề xuất một phương án quy hoạch BVMT trên

cơ sở xem xét phương án QHPT KT-XH.

Đối với những vùng đã có QHPT kinh tế hoặc đã hoạt động, quy hoạch

BVMT đóng vai trò thẩm định, xem xét những mặt hợp lý và không hợp lý của các

hoạt động này để chỉnh sửa, bổ sung sao cho hợp lý hơn. Thí dụ việc chuyển các cơ

sở sản xuất CN gây ô nhiễm sang vùng tập trung, xa khu dân cư hay việc bổ sung

các hệ thống xử lý chất thải là việc chưa làm bao giờ, nay được tiến hành.

Quy hoạch BVMT là công đoạn cuối để tiến hành các hoạt động phát triển

KT-XH.

Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch BVMT là một vấn đề mới đối với nước ta.

Các công trình nghiên cứu đầu tiên theo hướng này ở nước ta là của tổ chức Jica

(Nhật Bản) giúp thành phố Hà Nội quy hoạch. Kế đến là quy hoạch môi trường

thành phố Hạ Long, Đồng bằng sông Cửu Long do Đặng Trung Thuận, Lê Trình

thực hiện. Các đề tài: “Quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

(TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi)” (Mã số

39

KC.08.03) và: “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001-2010” (Mã số

KC.08.02) thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về bảo vệ môi

trường và phòng tránh thiên tai, được thực hiện trong các năm từ 2001-2004. Trong

các đề tài này, các kết quả nghiên cứu mang tính thử nghiệm về phương pháp luận

và mang tính thí điểm về việc lập quy hoạch môi trường cho một vùng lãnh thổ. Các

kết quả tuy chưa phải là “kết nối và lồng ghép” với quy hoạch tổng thể phát triển

KT-XH vì quy hoạch môi trường được thực hiện sau khi đã có quy hoạch tổng thể,

nhưng bước đầu đã thể hiện được nhiệm vụ thẩm định về công tác bảo vệ môi

trường cho các dự án phát triển trong quy hoạch.

Ở quy mô cấp tỉnh, đã có một số tỉnh thành đã và đang xây dựng quy hoạch

BVMT như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Vĩnh Long,

Bình Thuận, Quảng Ngãi… Cục Môi trường đã đặt vấn đề nghiên cứu cơ sở khoa học

QHMT và xây dựng bản hướng dẫn QHMT.

Ở Nghệ An, trong 2 năm 2003-2004, UBND thành phố Vinh và Sở Khoa học

Công nghệ đã tổ chức thực hiện “Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Vinh” và

giao cho Viện Địa lý thực hiện [60]. Trong bản quy hoạch này đã thực hiện việc đề

xuất những giải pháp kỹ thuật – môi trường cụ thể cho từng hạng mục quy hoạch

như: Quy hoạch quản lý và sử dụng nguồn nước, Quy hoạch hệ thống thoát nước và

xử lý nước thải, Quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn, Quy hoạch hệ thống quan trắc

môi trường… và đã đề xuất được những dự án môi trường cụ thể về BVMT thị xã,

môi trường công nghiệp, môi trường du lịch, môi trường nông thôn ngoại thành…

cần ưu tiên thực hiện trong suốt giai đoạn thực hiện quy hoạch phát triển. Bên cạnh

các giải pháp QHMT đề tài cũng đã đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch

BVMT thành phố Vinh như: Những giải pháp về kinh tế, tổ chức và tăng cường

năng lực quản lý môi trường, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức môi trường…

1.5. TIẾP CẬN SINH THÁI CẢNH QUAN TRONG NGHIÊN CỨU THÀNH

LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

40

1.5.1. Khái niệm về chức năng môi trường

Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất như là

một sự cảnh tỉnh rằng con người phải nghĩ cách khai thác sử dụng thiên nhiên theo

những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự

tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một

khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ

hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con

người trở thành một nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo

chiều hướng tích cực.

Quan niệm từ lâu đã trở thành phổ biến là con người coi môi trường là nơi ở,

sinh hoạt, là nguồn cung cấp mọi thứ nguyên, nhiên liệu, vật chất vô cơ và hữu cơ

cho cuộc sống. Nó cũng là địa bàn cho mọi hoạt động kinh tế. Điều khác biệt là ở

các nền kinh tế sơ khai người ta coi đó là những nguồn lợi vô tận và khi khủng

hoảng do sự thiếu hụt về nguồn cung do thiên tai hay sự bùng nổ dân số, hoặc do

việc sử dụng quá mức tài nguyên dẫn đến dịch bệnh, đói xảy ra thì xung đột xảy ra,

thường là chiến tranh.

Ngày nay khi con người hiểu ra rằng giữa môi trường và các hoạt động của

con người không phải chỉ là quan hệ thuận mà còn có các tác động ngược. Người ta

cũng hiểu thêm rằng các yếu tố của môi trường tồn tại không độc lập mà có tương

quan qua lại, tác động vào nhau tạo thành các hệ thống. Đây là các hệ thống động

lực, có các thuộc tính cơ bản như đã kể trên. Ngoài ra, nhận thức quan trọng nhất

của con người là môi trường có các ngưỡng chịu tải dưới các tác động tự nhiên cũng

như nhân tác. Các tác động tự nhiên có thể vượt quá giới hạn chịu đựng và rất khó

kiểm soát, nhưng những tác động nhân tác thì có thể kiểm soát được.

Người ta đã bắt đầu tập trung vào phân tích khái niệm môi trường, xem xét

những chức năng của chúng mà con người phải tuân thủ để đảm bảo cho môi trường

sống luôn luôn “khoẻ và lành mạnh”. Khái niệm môi trường cho đến nay được coi

là các hệ thống lãnh thổ và hoạt động tự nhiên, KT-XH, như là các cảnh quan cùng

với các quan hệ của các thành phần này với nhau, đó là một tập hợp các yếu tố vô

41

cơ, hữu cơ và các hoạt động của con người. Đó là một hệ thống động lực có quá

trình phát sinh, phát triển và tiến hoá không ngừng. Chúng có các thuộc tính như

động lực phát triển, tính ổn định, tính chống chịu, khả năng tự làm sạch, tính tổ

chức. Các thuộc tính này hoạt động theo các quy luật tự nhiên nhưng dưới sự tác

động của con người, chúng đã và đang bị biến đổi.

Môi trường có nhiều chức năng khác nhau. Thông thường người ta xác định

có 5 CNMT chính, đó là [93], [96]:

1. Là không gian sống của con người và các thể sinh vật.

2. Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và các hoạt KT-XH

của con người.

3. Là nơi chứa đựng và chuyển hóa các chất thải do con người tạo ra trong

hoạt động đời sống và KT-XH của mình.

4. Là nơi điều hòa môi trường, giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên

đối với con người và sinh vật.

5. Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người về môi trường sống.

V.S. Preobrazenski cho rằng một đơn vị lãnh thổ tự nhiên chứa đựng các chức

năng: sản xuất vật chất, tạo môi trường sống, bảo vệ tài nguyên, thông tin và thẩm mỹ.

Theo Nguyễn Thế Thôn [59] CNMT cũng chính là các chức năng sinh thái

của các đơn vị tự nhiên, là chức năng của các CQST. Trong môi trường tự nhiên,

các thành phần của môi trường sống không mang tính độc lập, riêng biệt với nhau

mà thường liên quan mật thiết với các thành phần môi trường khác và chuyển hóa

cho nhau trong thể thống nhất của lãnh thổ sinh thái. Như vậy, QHMT là quy hoạch

các lãnh thổ CQST theo các CNMT của lãnh thổ đó. Trong công tác QHMT các

CNMT luôn được xem xét một cách kỹ càng nhằm tạo ra sự phù hợp trong các

nhiệm vụ quản lý môi trường theo các mục tiêu phát triển KT-XH.

Từ những phân tích trên, có thể thấy môi trường có những chức năng và quy

luật hoạt động riêng của nó nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào các chức năng tự

nhiên và sự hoạt động của con người tại một khu vực, hoặc một vùng lãnh thổ nào

đó. Để phân tích được các CNMT của một vùng lãnh thổ, về mặt phương pháp luận

42

cần phải đánh giá được các chức năng tự nhiên mà trên thực tế đó là những khả

năng đáp ứng các nhu cầu về tài nguyên cũng như khả năng tổ chức cuộc sống của

con người. Con người khi khai thác các chức năng tự nhiên một cách hợp lý thì sẽ

không tạo nên sự xung đột với các CNMT của lãnh thổ đó. Nói cách khác, không

tạo nên sự cạn kiệt nguồn TNTN, sự suy thoái chất lượng các điều kiện sinh thái, sự

quá tải của CNMT mà đơn vị lãnh thổ đó có khả năng chịu được.

Theo Phạm Bình Quyền, Trần Yêm và nnk. (Định hướng QHMT tỉnh Quảng

Bình, Quảng Trị, Báo cáo tại hội thảo khoa học đề tài KC.08.07 tại Đồng Hới, ngày

8-10/8/2002) thì "vùng chức năng môi trường là một bộ phận lãnh thổ, trên đó các

hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với các điều kiện tự nhiên và tài nguyên môi

trường. Mỗi vùng có một phạm vi xác định theo yếu tố tự nhiên (không theo ranh

giới hành chính) có các đặc trưng riêng và giữ một vai trò nhất định trong nền kinh

tế địa phương. Cơ sở xác định các vùng CNMT là chất lượng môi trường của vùng

nghiên cứu, đánh giá về năng lực chịu tải môi trường, đánh giá về mức độ nhạy cảm

của các HST trước các yếu tố tự nhiên và các hoạt động KT-XH..."

Theo quan điểm của các tác giả này thì vùng CNMT được quyết định bởi các

hoạt động KT-XH với nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với ĐKTN và tài nguyên

môi trường. Chúng tôi cho rằng, việc xác định CNMT theo quan điểm này là chưa

thực sự phù hợp, bởi vì bản thân một đơn vị tự nhiên đã chứa đựng một CNMT

riêng của nó. Hoạt động KT-XH được tổ chức trên đơn vị tự nhiên môi trường đó

phải phù hợp với các chức năng của nó, nếu không sẽ làm biến đổi sự cân bằng tự

nhiên của đơn vị lãnh thổ đó.

Lê Quý An [4] cho rằng: “Nghiên cứu phân vùng các đơn vị CNMT là

khoanh gom các vùng lãnh thổ có đồng nhất các yếu tố môi trường và là sự phân

tích, đánh giá các biến đổi theo thời gian, không gian của tình hình môi trường do

quá trình phát triển KT-XH ở vùng lãnh thổ đó”. Để khoanh vùng các đơn vị

CNMT có thể sử dụng một số đặc trưng có tính nguyên tắc sau đây: các đặc điểm về

điều kiện tự nhiên; Các đặc điểm về phát triển KT-XH; Các đặc điểm về môi trường

và các đặc điểm về quản lý hành chính.

43

Theo quan điểm này, việc sử dụng ranh giới các đơn vị hành chính (đồng

bằng sông Hồng: cấp vùng, ranh giới các huyện: cấp phụ vùng, ranh giới tự nhiên

của các HST: cấp tiểu vùng) theo chúng tôi là chưa hợp lý bởi vì thông thường ranh

giới vùng CNMT mang tính tự nhiên hơn là tính hành chính.

1.5.2. Tiếp cận sinh thái cảnh quan trong nghiên cứu thành lập bản đồ phân

vùng chức năng môi trường

Lý thuyết CQST được ứng dụng trong nghiên cứu môi trường bởi vì môi

trường phân bố theo lãnh thổ mà CQST là lãnh thổ môi trường sống của con người

và mọi thể sinh vật, cho nên nghiên cứu CQST là nghiên cứu lãnh thổ môi trường

sinh thái. Đánh giá tác động và đánh giá chất lượng môi trường đều đánh giá trên

các CQST. Quy hoạch môi trường và quản lý môi trường cũng là quy hoạch và

quản lý các cảnh quan sinh thái [79], [91], [93], [96].

Như vậy, QHMT là quy hoạch các lãnh thổ CQST, trên cơ sở các chức năng

môi trường của lãnh thổ đó, có nghĩa là định ra các chức năng đối với môi trường

thành phần hay môi trường sinh thái tổng hợp của lãnh thổ.

Bản đồ CQST được phổ biến hiện nay ở nhiều nước trên thế giới trong các

công tác đánh giá tác động môi trường, hiện trạng môi trường và phân vùng CNMT.

Ở một số nước, chúng được gọi với tên khác là bản đồ các HST. Tuy phương pháp

thành lập có khác nhau, ngay cả ở hệ thống phân vị, nhưng điểm chung nhất là loại

bản đồ này thể hiện phân bổ không gian của các đơn vị lãnh thổ với sự thống nhất

tương đối của các yếu tố địa chất, địa mạo, nước ngầm, nước mặt, thảm thực vật,

các dạng đất đai, mức độ nhiễu loạn [46]. Trong bản đồ các HST ở Tây Samoa và

Hà Lan hay như ở Mỹ, Canada, Mexico, cách tiếp cận dùng để xác định ranh giới

và mô tả các đơn vị tùy thuộc vào sự phân tích các HST. Như vậy, một tập hợp các

yếu tố như khí hậu, địa vật lý, thủy văn, thổ nhưỡng, thực, động vật và sự sử dụng

của con người sẽ được dùng để tạo nên các vùng sinh thái hài hòa. Ảnh hưởng

tương đối của mỗi đặc điểm trong quá trình phân vùng sinh thái sẽ thay đổi theo

khu vực và độc lập với cấp độ trong hệ thống. Ở Canada giai đoạn 1970-1985 đã

kiểm kê tài nguyên cho diện tích 600000 km2 trên cơ sở các HST [46].

44

Ở Tây Âu, công tác phân vùng và hoạch định sử dụng lãnh thổ rất được chú

trọng vì diện tích hẹp, mức độ công nghiệp hóa cao, mức độ sử dụng lãnh thổ cao.

Ở Ucraina, việc sử dụng và quy hoạch lãnh thổ đều dựa vào các bản đồ cảnh quan.

Ở Liên Xô (cũ) các nhà quy hoạch phát triển vùng thường gắn với các vùng địa lý

tự nhiên hay cảnh quan và các đơn vị nhỏ hơn của chúng [98]. Thí dụ: vùng kinh tế

lớn (tỷ lệ 1/500.000 đến 1/300.000) thì dựa vào cấp địa tổng thể là vùng địa lý tự

nhiên, cảnh quan; miền kinh tế (tỷ lệ 1/300.000 đến 1/100.000) thì dùng các cảnh

quan hoặc tiểu vùng địa lý; các vùng chăn nuôi, nông nghiệp, công nghiệp, hành

chính (tỷ lệ 1/100.000 đến 1/25.000) dùng các tiểu khu, dạng cảnh quan; vùng dân

cư trung tâm điều dưỡng (tỷ lệ 1/5.000 đến 1/2.000) dùng các diện cảnh quan [46].

Ở Hà Lan, người ta chia ra 6 vùng sinh thái dựa vào các đặc điểm địa chất,

địa mạo, nước ngầm và độ cao. Các vùng lại được chi ra 37 tiểu vùng và dựa vào đó

để quy hoạch các vùng phát triển [46]. Tại hội nghị về CQST toàn thế giới tổ chức

tại Canada năm 1991, các nhà khoa học Hà Lan đưa ra quan điểm “Quy hoạch bảo

vệ như là cơ sở của sinh thái cảnh quan” (Conservation Planing as a Basic for

Landscape Ecology) [95].

Francoise Burel và Jacques Baudry trong cuốn “Landscape Ecology” [91] có

đề cập đến nghiên cứu các HST trong sinh thái cảnh quan đóng vai trò quan trọng

trong việc phát triển và quản lý các kiểu thảm thực vật và động vật. Từ năm 1983,

IALE đã đề cập đến dùng các nghiên cứu về sinh thái cảnh quan trong việc quản lý

đất đai và giới sinh vật trong các khu vực khác nhau. Các nghiên cứu về sinh thái

cảnh quan cũng đã phục vụ cho việc tính toán tính bền vững trong phát triển nông

nghiệp (Baudry, 1993).

Trong cuốn “Lập báo cáo hiện trạng môi trường – Sách tra cứu về phương

pháp tiếp cận” của Bộ Môi trường Canada, Viện Y tế về Môi trường quốc gia Hà

Lan (RIVM), Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) do Cục Môi trường

(Việt Nam) dịch và xuất bản năm 1996 [46] có đề cập đến ưu và nhược điểm của

các khuôn khổ và tổ chức không gian trong việc lập báo cáo HTMT. Trong đó có

nhấn mạnh tính ưu việt của phương pháp dùng bản đồ các HST làm gốc. Sự phân

45

tích các đặc tính môi trường như không khí, nước và đất đã được trình bày trong các

đơn vị không gian và chức năng là vùng cảnh quan. Cần có sự phân loại theo không

gian của các HST thực sự nhận biết được tổ hợp và tầm quan trọng của mọi yếu tố

giải thích cho việc tồn tại và phân vùng các HST (Omernik, 1995) [93].

Cảnh quan học giúp người QHMT nhận biết mối quan hệ chặt chẽ, tác động

lẫn nhau giữa các đơn vị lãnh thổ thông qua trao đổi vật chất và năng lượng, để từ

đó có các phương án bố trí việc sử dụng và chứa, phân hủy chất thải, nguyên, nhiên

liệu có hiệu quả. Mô hình cổ điển nhất được các nhà địa lý quy hoạch lãnh thổ áp

dụng nhiều là quan hệ giữa các hệ thống tự nhiên ở dạng chuỗi theo sườn dốc hoặc

lưu vực. Khái niệm này đã được biết đến từ lâu và nghiên cứu kỹ (Milne - 1935;

Vageler - 1955). Ở Việt Nam, Đặng Trung Thuận, Lê Trình và nhiều người khác đã

áp dụng phương pháp phân tích bản đồ CQST để QHMT; Lê Trình áp dụng các kết

quả của phân vùng cảnh quan vùng Đồng bằng sông Cửu Long (8 vùng) làm cơ sở

để QHMT [84]. Ngoài ra còn phải nói thêm rằng, các tác giả này cũng như các tổ

chức khác như Jica của Nhật Bản giúp Hà Nội làm phân vùng, hay như ở Cần Giờ

(khu dự trữ sinh quyển) cũng phân ra các đơn vị QHMT nhưng quy mô các đơn vị

kể trên rất khác nhau và chưa thống nhất chỉ tiêu phân chia. Điều đáng nói nhất là

các tác giả thống nhất quan điểm lấy các đơn vị CQST, vùng hay các đơn vị lãnh

thổ có phân cấp và tính thống nhất về quan hệ tương tác như hệ thống các đơn vị

CQST như chúng tôi đã trình bày để làm cơ sở phân tích cho công tác phân vùng

CNMT và QHMT có cơ sở hơn.

Quan điểm tiếp cận khác: quy hoạch cảnh quan (Landscape planing) đã được

sử dụng khá phổ biến ở các nước Tây Âu, Mỹ [93] bởi vì cảnh quan về bản chất tự

nhiên là một đơn vị lãnh thổ. Việc quy hoạch, tái tạo, khôi phục chúng để sử dụng

hợp lý là một việc làm cần thiết.

Theo quan điểm này, quy hoạch, khôi phục CQ là sự phân chia lãnh thổ ra

các đơn vị CQ theo mục đích sử dụng, có tính đồng nhất tương đối về các yếu tố và

quan hệ tương tác của chúng, để ra các biện pháp khôi phục CQ theo hướng có lợi

cho con người mà vẫn đảm bảo sự PTBV. Có thể lấy các ví dụ như công tác trồng

46

rừng trên đất trống đồi trọc là công việc khôi phục CQ bởi vì phải xác định rõ

nguồn gốc của các CQ ở đây là gì thì công cuộc tiến hành trồng rừng theo cấu trúc

tương tự mới có hiệu quả. Nói một cách khác, quy hoạch sinh thái cũng là một dạng

của QHMT. Tùy theo tỷ lệ lãnh thổ hay từng cấp phân vị, mục tiêu quy hoạch mà

nó trở thành một bộ phận bổ trợ đắc lực cho QHMT. Như Đặng Trung Thuận nhận

xét, ranh giới của các đơn vị trên bản đồ CQST không hoàn toàn trùng hợp với ranh

giới trên bản đồ QHMT bởi vì trong QHMT các yếu tố (quy luật) tự nhiên và xã hội

hòa quyện với nhau, có thể ở đơn vị lãnh thổ này các yếu tố tự nhiên được chọn làm

yếu tố trội, nhưng ở đơn vị lãnh thổ khác thì có thể ngược lại [48].

Các nhà khoa học Mỹ Joan Nassauer, Jm Thome làm việc ở phòng cảnh

quan kiến trúc đại học Minnesota và Pennsylvania [93] đề cập nhiều đến “khôi phục

cảnh quan” (Landscape Restoration) là quá trình tái tạo môi trường sống dựa trên cơ

sở cấu trúc của các CQ nhân sinh cổ truyền (có nghĩa là có cấu trúc gần giống với tự

nhiên). Khái niệm quy hoạch, tái tạo và khôi phục các cảnh quan thực chất là cải tạo

các cảnh quan đã bị thay đổi theo hướng có lợi cho con người thông qua việc lập lại

các cấu trúc tự nhiên để cân bằng sinh thái và các quy luật tự nhiên dần dần được

lập lại, công việc này phải dựa vào nghiên cứu lịch sử và hiện trạng cảnh quan.

Ở Việt Nam, việc sử dụng các nghiên cứu về địa lý tự nhiên và cảnh quan

học để xây dựng QHMT mới được áp dụng gần đây. Một phần do các nghiên cứu

theo hướng này chưa sâu, phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, dẫn đến tình trạng

việc dẫn tài liệu phục vụ cho các mục đích kinh tế đôi lúc chỉ là cho có cơ sở. Hầu

hết các công trình này trích các công trình của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự lập, Tổ

phân vùng thuộc UBKH & KT Nhà nước. Sau này, một số công trình như “Nghiên

cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, 1993”;

“Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi

trường lãnh thổ Việt Nam” NXB Giáo dục, Hà Nội, 1977”; “Phân vùng địa lý tự

nhiên Tây Nguyên” (Hà Nội – 1986) cũng được trích dẫn khá nhiều. Một số công

trình về phân vùng CNMT cho các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, huyện Cư Jut có

47

sử dụng bản đồ CQST hoặc các nghiên cứu theo hướng này để thành lập bản đồ

phục vụ cho QHMT [84], [90].

Đặng Trung Thuận cho rằng trong 5 công đoạn để quản lý môi trường thì

QHMT là công đoạn cuối cùng và ông đánh giá rất cao vai trò của các bản đồ

CQST để phân tích và thành lập các bản đồ phân vùng CNMT và QHMT và đã thực

hiện ở khu vực thành phố Hạ Long, Cẩm Phả [63].

Về mặt lý thuyết, các nhà quy hoạch đều công nhận phải dùng các tư liệu

mang tính tổng hợp như là bản đồ CQST nhưng trong thực tế chỉ có một vài công

trình đã dẫn ở trên là tuân thủ nguyên tắc này để QHMT (Đặng Trung Thuận, Lê

Trình, Trịnh Thị Thanh, Lê Quý An [4], [8], [48]). Hơn nữa các tư liệu nguồn về

các yếu tố, thành phần tự nhiên, KT-XH lãnh thổ lại không đồng bộ, hay số liệu

thống kê không tuân thủ quy định của nhà nước, dẫn đến không ít khó khăn cho

người làm công tác tổng hợp, thành lập các bản đồ cảnh quan cũng như các bản đồ

quy hoạch, trong đó có bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ theo

quan điểm phát triển bền vững mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Hướng tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp và tiếp cận cảnh quan học nhằm giải

quyết các nhiệm vụ thực tiễn sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT lãnh thổ là quan

điểm chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình nhìn nhận và đánh giá ĐKTN, TNTN,

KT-XH và môi trường lãnh thổ.

Từ ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý lãnh thổ trên cơ sở nghiên cứu địa lý tự

nhiên tổng hợp luận án đã tiến hành phân tích những vấn đề mang tính lý luận về

mối quan hệ giữa các chức năng tự nhiên và chức năng môi trường của các đơn vị

tổng hợp thể tự nhiên. Có thể thấy rằng: việc xác định các CNMT của các đơn vị

CQST là cơ sở để phân vùng chức năng môi trường và là một trong những căn cứ

khoa học phù hợp, đáng tin cậy để thực hiện việc xây dựng QHMT của một lãnh

48

thổ, tạo nên sự hài hòa phát triển của 3 hệ thống: tự nhiên, KT-XH và môi trường

nhằm đạt được sự phát triển bền vững.

49

Chương 2ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TỈNH NGHỆ AN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.1.1. Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, trên trục giao lưu

kinh tế - xã hội Bắc Nam, có toạ độ địa lý từ 180 33’ đến 200 01’ vĩ độ Bắc và từ 1030

52’ đến 1050 48’ kinh độ Đông: Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Phía Nam giáp với

tỉnh Hà Tĩnh, Phía Tây giáp với Lào, Phía Đông giáp với biển Đông.

Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.498 km2, là tỉnh có diện tích lớn

nhất nước ta (chiếm 5,1% diện tích cả nước). Dân số tính đến ngày 01/04/2009 là

3.113.055 người. Về hành chính, tỉnh Nghệ An có 17 huyện (7 huyện đồng bằng ven

biển và 10 huyện miền núi), 1 thành phố (TP. Vinh) và 2 thị xã (TX. Cửa Lò,

TX.Thái Hoà) [20] (hình 1.1).

Nghệ An có 419 km đường biên giới với CHDCND Lào và có 82 km đường

bờ biển. Chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống Nam khoảng 132 km và chiều rộng lớn

nhất từ Đông sang Tây khoảng 200 km [78].

2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa mạo

2.1.2.1. Đặc điểm địa chất khoáng sản

Lãnh thổ Nghệ An nằm trên phông chung giữa hai miền kiến trúc lớn trong

khu vực đó là miền kiến trúc Trường Sơn và miền kiến trúc Tây bắc, ở vị trí thuộc

miền rìa phía Đông bắc của địa khối Indosini.

Miền kiến trúc tân kiến tạo Tây bắc được nâng mạnh dạng vòm khối tảng với

biên độ > 1000m và dạng khối tảng bị khống chế: phía Tây bắc là đứt gãy cấp Sơn La

(nằm ngoài phạm vi nghiên cứu), phía Đông nam là đứt gãy Sông Cả. Đây là miền

kiến trúc phát triển kế thừa trên kiến trúc cổ (khối Phu Hoạt) bị hoạt hoá mạnh trong

50

Mezozoi, hình thành nên móng kết tinh với nhóm thành hệ kiến tạo lục nguyên Jura -

Kreta, và các phức hệ xâm nhập xuyên cắt lên các hệ tầng này. Đến Kainozoi, hoạt

động phun trào bazan và nâng mạnh dạng khối tảng với biên độ đạt tới 1500m nhưng

không đều, mạnh ở phía Tây bắc và yếu dần về phía Đông nam, tạo nên các khối kiến

trúc: Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Diễn Châu.

Miền kiến trúc tân kiến tạo Trường Sơn thể hiện là miền kiến trúc nâng mạnh

dạng tuyến với biên độ 1000-1500m, phát triển kế thừa từ khối kiến trúc uốn nếp cổ

cùng tên. Trong giai đoạn Tân kiến tạo hoạt động khá mạnh mẽ và về phía Đông

nam sự phân dị của khối này thể hiện rõ với phương cấu trúc chung là Tây bắc -

Đông nam, gồm các khối Tân kiến tạo: Hương Sơn, Nam Đàn và khối Vinh.

Thành phần thạch học lãnh thổ có sự phân dị khá rõ rệt theo các khối kiến

trúc. Trong khi Miền kiến trúc Tây Bắc Bộ phổ biến với các đá magma, biến chất,

trầm tích lục nguyên bị biến cải và biến vị mạnh, có sự phân bố xen kẹp phức tạp thì

Miền kiến trúc Trường Sơn chủ yếu là các thành tạo trầm tích lục nguyên thời kỳ

Ocdovic - Silua có cấu trúc dạng tuyến (hình 2.2). Điều kiện địa chất, kiến tạo là

một trong các yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nền móng CQ.

Lịch sử phát triển địa chất đã tạo cho khu vực nghiên cứu khá phong phú về

loại hình tài nguyên khoáng sản, từ nhóm khoáng sản quý hiếm (vàng, đá quý),

khoáng sản kim loại, vật liệu xây dựng, và khoáng sản nhiêu liệu, phân bón. Tuy

vậy, hiện tại có giá trị công nghiệp cao chủ yếu là nhóm khoáng sản phi kim loại.

Theo thống kê từ bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1/200.000 của Cục địa chất, Nghệ

An có 204 mỏ và điểm quặng [18], với trữ lượng ước tính: Thiếc - 82.000 tấn tinh

luyện, phân bố tại Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ...; Đá trắng - gần 310 tr.

tấn, tập trung ở Quỳ Hợp; Đá vôi - 600 tr tấn, ở Hoàng Mai, Đô Lương, Anh Sơn,

Tân Kỳ; Đá riolit xây dựng (đá đen) - 540 tr. m3; Đá ốp lát - xấp xỉ 1 tr. m3, riêng

điểm Tân Kỳ có khả năng sản xuất công nghiệp; Sét xi măng - 18,6 tr tấn; Sét gốm sứ

- 9 tr tấn; Sét chịu lửa - 200.000 tấn; Cuội, sỏi, cát xây dựng - ước tính 97 tr m 3; Đá

quý - trữ lượng dự báo tại Quỳ Châu, Quỳ Hợp là 50 tấn, đáng chú ý là các điểm

51

Châu Bình, Pom Lâu; Vàng - 15 mỏ, điểm mỏ ở dạng quặng gốc hoặc sa khoáng,

riêng mỏ Tà Sỏi có trữ lượng dự báo 8 tấn; Quặng Sắt - trữ lượng 6,2 tr. tấn, với 22

điểm mỏ, đều có quy mô nhỏ; Than - trên 4 tr tấn với 5 mỏ, điểm mỏ, riêng mỏ than

mỡ Khe Bố đạt 2,24 tr.tấn, mỏ than nâu Việt Thái và Đôn Phục gần 1 triệu tấn; Đá

bazan - trữ lượng dự báo 400 tr. tấn, tập trung ở Phủ Quỳ; Nước Khoáng: 11 điểm

nước nóng, nước khoáng, trong đó 3 điểm mới được phát hiện gần đây và 8 điểm đã

được thăm dò. Ngoài ra trên địa bàn Nghệ An cũng đã phát hiện nhiều loại hình

khoáng sản khác như barit, phôtphorit, than bùn... nhưng quy mô hạn chế.

Thực tế cho thấy, phần lớn các mỏ, điểm mỏ tại Nghệ An đều nằm ở vùng

núi, có trữ lượng nhỏ và bị phân tán nên việc khai thác chúng một cách hiệu quả cho

phát triển KTXH còn gặp nhiều rất khó khăn.

2.1.2.2. Đặc điểm địa mạo

Địa hình Nghệ An chủ yếu là núi trung bình - thấp, đồi và đồng bằng, chịu sự

tác động khác nhau của hoạt động Tân kiến tạo. Dựa vào phân tích trắc lượng hình

thái và chế độ hoạt động tân kiến tạo có thể chia lãnh thổ Nghệ An thành 4 nhóm, 8

phụ nhóm, 15 kiểu và 20 phụ kiểu (hình 2.3)[61]. Kiểu địa hình là đơn vị cơ bản

cho phân hóa của lớp, phụ lớp, hạng cảnh quan, bao gồm:

1. Dãy núi bóc mòn kiến tạo trên cấu trúc dạng địa luỹ, cấu tạo chủ yếu bởi đá biến

chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc đến dốc thoải với quá trình sườn thống trị:

trượt lở, di đẩy (deflucxi)

Đây là các dãy núi có độ cao khác nhau kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông

nam phân bố ven hai bờ sông Cả thuộc địa bàn các huyện Con Cuông, Tương Dương

và Kỳ Sơn. Các dãy núi có độ cao trung bình 1000-2000m, độ dốc sườn trung bình

khoảng 20-25o, cá biệt đạt tới >30o. Các sườn phần lớn cấu tạo bởi các đá biến chất.

Vỏ phong hoá có độ dày trung bình 1-2m, bị phong hoá khá mạnh, kém bền vững,

thường xảy ra trượt lở sâu trong vỏ phong hoá hay trượt kiểu di đẩy trên các sườn.

Do kiểu địa hình này chủ yếu phân bố dọc theo đới đứt gãy Sông Cả - đới có

tiềm năng địa chấn cao, bởi vậy các quá trình sườn thường bị kích thích và diễn ra

52

thường xuyên mà trên địa hình thể hiện là các khối tích tụ chân sườn khá dày. Kiểu

địa hình này có 3 phụ kiểu: thấp, cao, trung bình.

2. Dãy và khối núi bóc mòn - cấu trúc trên cấu trúc dạng vòm khối tảng, cấu tạo

chủ yếu là đá phun trào và trầm tích phun trào, độ chia cắt từ mạnh đến trung bình,

sườn dốc với quá trình sườn thống trị: đổ vỡ, sập lở

Phân bố trên các khối núi thấp kéo dài ôm lấy khối núi Phu Hoạt, có độ cao

dưới 1000m nằm ở phía bắc tỉnh Nghệ An chủ yếu thuộc huyện Quỳ Châu. Các sườn

núi được cấu tạo bởi các đá phun trào và trầm tích phun trào có độ bền vững khá lớn,

bởi vậy vỏ phong hoá trên các sườn mỏng nhưng đới vỡ vụn (saprolit) khá dày. Độ

dốc các sườn khá lớn (phần lớn >25o) đã tạo điều kiện cho các quá trình đổ lở, sập lở

các khối vật liệu trên sườn diễn ra nhất là trong các thời kỳ mưa lớn.

3. Dãy, khối núi bóc mòn - thạch học trên cấu trúc dạng vòm, vòm địa luỹ cấu tạo

chủ yếu bởi đá Macma xâm nhập, bị chia cắt mạnh, sườn dốc với quá trình sườn

thống trị: đổ vỡ, sập lở

Đây là các dãy, khối núi có độ cao từ 1500m đến trên 2000m với các sườn khá

dốc (25-30o) đôi chỗ rất dốc (trên khối Phu Hoạt), phân bố ở khu vực Quỳ Hợp và

phía tây nam huyện Kỳ Sơn và huyện Quế Phong. Vỏ phong hoá có bề dày biến đổi,

phần đỉnh khá mỏng hoặc trơ đá gốc, phần thấp và chân sườn tích tụ các vật liệu từ

trên đưa xuống. Các quá trình sườn diễn ra chủ yếu là đổ vỡ và sập lở phát triển trên

vỏ phong hoá lẫn tàn tích khá dày, đôi chỗ đến vài mét.

4. Khối núi bóc mòn - rửa lũa trên cấu trúc dạng khối tảng, cấu tạo bởi đá vôi, bị

chia cắt mạnh, sườn dốc đứng với quá trình sườn thống trị: đổ lở, rửa lũa

Kiểu này phân bố thành khối có diện tích nhỏ ở khu vực Quỳ Hợp. Đó là các

sườn rửa lũa, đổ lở được cấu tạo bởi đá vôi. Các quá trình rửa lũa khá điển hình thể

hiện trên bề mặt đỉnh tạo nên các dạng carư và các vách khá dốc (đến 45-50o) đến

dốc đứng có khả năng dẫn tới đổ lở nhưng không thường xuyên, có 2 phụ kiểu:

trung bình và cáo (3a-3b).

53

5. Dãy núi xâm thực - bóc mòn trên cấu trúc dạng uốn nếp, uốn nếp khối tảng cấu

tạo chủ yếu bởi đá trầm tích lục nguyên, bị chia cắt từ trung bình đến yếu. Sườn dốc

đến dốc thoải với quá trình sườn thống trị: di đẩy, rửa trôi bề mặt

Phân bố huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, và rải rác ở huyện Tân Kỳ dưới dạng

một số dãy núi thấp (độ cao 300-600m), cấu tạo bởi đá trầm tích. Các quá trình sườn

ở đây thể hiện yếu do độ dốc không lớn (15-20o) và các sườn ngắn, vỏ phong hoá

mỏng. Các quá trình phổ biến là rửa trôi bề mặt, đôi khi gặp quá trình di đẩy tàn tích.

Có 2 phụ kiểu: thấp và trung bình (5a; 5b).

6. Khối núi bóc mòn trên các cấu trúc khác nhau, bị chia cắt trung bình yếu, sườn

dốc thoải với quá trình sườn tổng hợp

Kiểu địa hình này phân bố trên các khối núi sót ở vùng đồi và đồng bằng ven

biển. Các khối núi có độ cao chỉ 300-400m và thấp hơn với các sườn dốc trung bình

15-20o, có độ dài sườn ngắn (chỉ khoảng trên dưới 100mét), bởi vậy quá trình sườn

xảy ra trên đó chủ yếu là quá trình bóc mòn tổng hợp.

7. Thung lũng, trũng kiến tạo - xâm thực với bề mặt dạng đồi phân bậc, bề mặt được

cấu tạo bởi trầm tích Neogen - Đệ Tứ, với quá trình ngoại sinh thống trị: rửa trôi, xói

rửa

Phân bố ở khu vực xã Lưu Kiên - Tương Dương dưới dạng thung lũng hẹp

và ngắn. Điều đặc biệt là thung lũng được cấu tạo bởi các trầm tích Neogen-Đệ tứ

có dạng bậc khá rõ. Các trầm tích có độ bền vững không cao nên dễ bị quá trình

ngoại sinh phá huỷ, tuy nhiên do có độ dốc không lớn cho nên các quá trình ở đây

chủ yếu là rửa trôi và xói rửa bề mặt.

8. Thung lũng, trũng xâm thực - bóc mòn với bề mặt dạng đồi và dãy đồi. Bề mặt

được cấu tạo bởi đá khác nhau với quá trình ngoại sinh thống trị: rửa trôi, xói rửa

Phân bố ở phía nam của hạ lưu thung lũng sông Cả thuộc huyện Thanh

Chương, thể hiện dưới dạng các đồi và dãy đồi thấp được cấu tạo bởi các đá khác

nhau với vỏ phong hoá tương đối dày. Sườn thung lũng có độ dốc khoảng 10-15o,

trên đó diễn ra quá trình chủ yếu là rửa trôi và xói rửa bề mặt.

54

9. Thung lũng xâm thực dạng đáy hẹp, bề mặt đáy cấu tạo bởi đá gốc khác nhau,

đôi chỗ có aluvi với quá trình ngoại sinh thống trị xâm thực xói lở

Đó là hệ thống thung lũng sông Cả, bao gồm cả sông chính và sông nhánh. Ở

vùng núi, sườn thung lũng khá dốc, đôi chỗ dạng bậc là các thềm xâm thực hoặc

tích tụ. Ở hạ lưu, vùng đồi và đồng bằng đồi chủ yếu là tích tụ, xói lở bờ.

Điều đáng lưu ý là thung lũng sông Cả chảy dọc theo đới đứt gãy lớn nên có

nền rắn bị phân cắt, nguy cơ chấn động địa chấn cao dễ kích thích các quá trình

sườn, có thể gây hậu quả làm biến đổi dòng chảy của sông.

10. Lớp phủ bazan dạng đồi thoải, ít bị phân cắt với quá trình ngoại sinh thống trị,

rửa trôi bề mặt

Đó là các bề mặt dạng đồng bằng đồi có độ cao khoảng trên 200m cấu tạo

bởi đác bazan, phân bố ở khu vực các huyện Nghĩa Đàn, Quì Hợp. Bề mặt kiểu địa

hình khá thoải, chỉ 8-10o, bởi vậy các quá trình địa mạo ngoại sinh thống trị chủ yếu

là rửa trôi bề mặt.

11. Đồi xâm thực dạng dãy có sườn lõm thoải, cấu tạo bởi các đá khác nhau trên

các cấu trúc khác nhau, bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi bề mặt

Địa hình đồi đóng vai trò là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng.

Có 2 dạng chủ yếu khác nhau về hình thái: Đồi thấp có độ cao <100m phân bố ở

các khu vực Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương với bề mặt khá thoải, chỉ 8-10 o

trên đó xảy ra chủ yếu là quá trình rửa trôi bề mặt; Đồi cao có độ cao 100-200m

phân bố ở các khu vực Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành với bề mặt có

độ dốc 10-15o trên đó xảy ra quá trình xâm thực và rửa trôi bề mặt. Có 2 phụ kiểu:

cao và thấp (11a; 11b).

12. Đồng bằng mài mòn - xâm thực - tích tụ đa nguồn gốc với bề mặt phân bậc nghiêng

thoải trên các cấu trúc khác nhau, bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi, xói rửa

Đó là dải đồng bằng hẹp nằm chuyển tiếp giữa vùng đồi và đồng bằng ở khu

vực huyện Yên Thành với bề mặt dạng phân bậc thoải. Đồng bằng có nguồn gốc

55

phức hợp bởi các quá trình bóc mòn và tích tụ. Độ dốc nhỏ (3-8o), quá trình diễn ra

chủ yếu là rửa trôi bề mặt, thể hiện là số (17) trên bản đồ địa mạo, địa động lực.

13. Đồng bằng xâm thực - tích tụ aluvi lượn sóng, nghiêng thoải trên các cấu trúc

khác nhau, bị biến đổi chủ yếu do rửa trôi bề mặt và Laterit hoá

Kiểu đồng bằng này được cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích trẻ có nguồn

gốc khác nhau thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc (Q IIIvp), và trầm tích hệ tầng Thiệu Hoá

(QIV1-2th). Các quá trình ngoại sinh tác động lên các thành tạo trầm tích chủ yếu là

quá trình laterit hoá và rửa trôi bề mặt.

14. Đồng bằng tích tụ sông biển bằng phẳng bị biến đổi bởi quá trình tích tụ xói lở

xâm thực

Phân bố ở dải ven biển của đồng bằng Nghệ An, được cấu tạo chủ yếu bởi

các trầm tích thuộc Hệ tầng Thái Bình với thành phần thạch học bao gồm các thành

tạo cát hạt mịn lẫn sét, sét bột lẫn ít cát mịn có màu xám sẫm, nâu vàng, có chỗ nâu

đen. Dải ven biển của đồng bằng hiện bị xói lở xâm thực mạnh ở một số nơi như ở

hạ lưu sông Lam đoạn từ Bến Thuỷ đến Cửa Hội.

15. Đồng bằng tích tụ sông biển đầm lầy bằng phẳng, bị biến đổi do quá trình đầm lầy

hoá

Kiểu địa hình này có diện tích hẹp ở ven biển phía bắc huyện Quỳnh Lưu.

Đồng bằng được cấu tạo bởi chủ yếu là Hệ tầng Thái Bình - phụ hệ tầng trên gồm

trầm tích sông hồ (abQIV3tb2), thành phần chủ yếu là bột sét chứa thân lá và mùn

cây. Các quá trình hiện đại ở đây chủ yếu là quá trình lầy hoá.

Tóm lại, quá trình địa chất, kiến tạo là nguồn gốc hình thành và phát triển

của địa hình lãnh thổ. Sự phân hóa tự nhiên theo độ cao địa hình là nguyên nhân

hình thành nên các lớp và phụ lớp CQ trong hệ thống phân loại CQ. Địa hình cũng

có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa của các yếu tố khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng,

sinh vật trong quá trình thành tạo các kiểu CQ và loại CQ tỉnh Nghệ An. Đây là các

yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Nghệ An.

56

2.1.3. Đặc điểm khí hậu

2.1.3.1. Các yếu tố khí hậu

Nghệ An có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh [66] và chia

làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lạnh.

Bức xạ tổng cộng trung bình năm đạt 106 Kcal/cm2 với khoảng 1592-1750

giờ nắng. Ở vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 24 oC (bảng

2.1) tương ứng với tổng nhiệt năm 8700oC. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, đạt 20oC

ở độ cao 700m, và khoảng 15-18oC ở độ cao 1100-1700m. Biên độ nhiệt năm dao

động trong khoảng 10,3-12oC.

Ở các vùng đồng bằng ven biển mùa lạnh kéo dài 3 tháng, từ tháng XII đến

hết tháng II năm sau. Tháng I là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 17-18oC.

Mùa nóng kéo dài 5 tháng từ tháng V đến tháng IX. Độ dài mùa nóng ngắn dần và

mùa lạnh dài ra khi lên đến vùng trung du, và núi cao.

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm1 Quỳ Châu 17,2 18,3 21,0 24,6 27,0 27,9 28,0 27,3 26,1 23,8 20,6 17,7 23,3

2 Quỳ Hợp 17,4 18,4 20,9 24,7 27,4 28,3 28,5 27,6 26,3 24,0 20,8 18,0 23,5

3 Tương Dương 18,0 19,2 22,1 25,5 27,5 28,2 28,1 27,4 26,3 24,2 21,0 18,3 23,8

4 Con Cuông 17,5 18,4 21,0 24,7 27,5 28,6 28,8 27,9 26,4 24,2 21,1 18,3 23,7

5 Tây Hiếu 17,0 17,8 20,5 24,2 27,2 28,4 28,6 27,6 26,2 23,8 20,7 17,8 23,3

6 Quỳnh Lưu 17,5 18,0 20,3 23,9 27,4 29,0 29,3 28,3 26,9 24,7 21,6 18,6 23,8

7 Đô Lương 17,7 18,4 20,8 24,5 27,6 29,0 29,2 28,1 26,6 24,5 21,5 18,7 23,9

8 Vinh 17,6 18,1 20,5 24,2 27,6 29,5 29,6 28,6 26,9 24,4 21,7 18,8 24,0

Nguồn: Phòng Khí hậu, Viện Địa lý [53]

Mùa đông trong khu vực thịnh hành gió Bắc và Đông bắc, mùa hè thịnh hành

gió Tây nam. Tốc độ gió mạnh nhất có thể gặp trong các cơn dông và bão lên đến

40m/s ở vùng đồng bằng và 30-35m/s ở khu vực miền núi.

Chế độ mưa trong khu vực phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa ít

mưa. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hè, kéo dài 6 tháng, từ tháng V đến

tháng X. Mùa ít mưa bắt đầu vào tháng XI và kết thúc vào tháng IV.

57

Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng khá rộng từ 950mm đến

trên 2000mm với 123-152 ngày mưa. Vùng đồng bằng và trung du có lượng mưa

vào khoảng 1500-1800mm/năm. Lượng mưa lớn trên gặp ở khu vực núi cao trên

1000m ở phía cực Tây (Mường Lống: 1954mm/năm) và vùng phía Nam của tỉnh

(Mông Sơn 1980mm/năm, Vinh: 1954mm/năm). Khu vực có lượng mưa thấp dưới

1200mm gặp ở khu vực Mường Xén, Tương Dương, nơi địa hình bị che khuất bởi

các dãy núi như Pu Hoạt, Bù Khạng (phía Bắc), Pu Lai Leng (phía tây) đã tạo nên

tâm khô hạn của lãnh thổ Việt Nam, tâm khô Mường Xén với lượng mưa năm dưới

1000 mm (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 Mường Xén 6,2 5,9 30,1 77,1 150,4 164,9 153,4 218,9 205,5 130,4 22,5 6,2 1171,5

2 Tương Dương 10,0 14,9 37,0 84,0 154,8 146,4 149,4 228,5 229,9 164,6 36,5 12,1 1268,1

3 Con Cuông 35,5 35,5 45,6 85,5 188,5 153,4 158,4 258,1 338,9 301,0 90,3 33,5 1724,2

4 Quỳ Châu 15,4 13,5 28,9 123,8 224,7 209,1 198,0 269,8 311,7 231,1 54,2 18,4 1698,4

5 Quỳ Hợp 20,2 22,3 31,4 87,3 197,8 198,9 178,9 280,6 292,2 231,3 48,2 20,7 1609,8

6 Tây Hiếu 19,6 22,0 31,9 67,7 154,2 166,5 167,7 256,5 340,5 280,6 62,7 24,6 1594,5

7 Quỳnh Lưu 17,9 23,2 30,4 54,3 109,2 133,1 115,9 222,6 413,6 341,0 83,5 33,7 1578,3

8 Đô Lương 28,8 32,6 39,6 78,8 155,3 132,0 149,4 245,1 382,8 328,2 100,5 37,8 1711,0

9 Vinh 53,5 43,6 49,2 63,5 139,9 114,2 124,5 193,3 474,9 442,1 182,8 73,0 1954,6

Nguồn: Phòng Khí hậu, Viện Địa lý [53]

Ở Nghệ An hàng năm vào mùa mưa thường có khá nhiều ngày mưa lớn

(>50mm) hoặc rất lớn (>100mm). Số ngày mưa lớn trung bình năm phổ biến là 5-10

ngày, trong đó khoảng 30-40% là ngày mưa rất lớn (bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tổng số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm (ngày)

TT TrạmI II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 Mường Xén 0 0 0 0 0,7 0,3 0,6 1,0 1,0 0,4 0 0 4,02 Tương Dương 0 0 0,1 0 0,4 0,5 0,6 1,0 1,2 0,7 0,2 0 4,83 Con Cuông 0 0 0 0,2 0,9 0,8 0,8 1,2 2,2 1,6 0,2 0 7,94 Quỳ Châu 0 0 0 0,2 0,8 0,9 0,6 1,2 1,9 1,3 0,1 0 7,15 Quỳ Hợp 0 0 0 0,3 1,1 1,3 0,9 1,6 1,4 0,9 0,0 0 7,46 Tây Hiếu 0 0 0 0,1 0,7 0,7 0,7 1,4 2,0 1,4 0,2 0 7,3

58

TT TrạmI II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

7 Quỳnh Lưu 0 0 0 0,1 0,5 0,7 0,5 1,3 2,4 1,9 0,3 0,1 7,88 Đô Lương 0 0 0 0,2 0,6 0,6 0,7 1,2 2,2 1,8 0,5 0,1 7,99 Vinh 0 0 0 0,2 1,0 0,6 0,6 1,2 2,8 3,1 0,7 0,2 10,3

Nguồn: Phòng Khí hậu, Viện Địa lý [53]

Mưa lớn trên diện rộng thường bắt đầu từ tháng V đến tháng XI nhưng tập

trung chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X. Nguyên nhân gây ra các đợt mưa lớn trong

khu vực nghiên cứu thường được sinh ra do các loại hình thế thời tiết bao gồm: bão,

áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh, rãnh thấp, xoáy thuận, gió

mùa tây nam, gió đông nam. Mưa rất lớn, trên diện rộng, gây lũ lụt thường là sự tổ

hợp của 2 hoặc 3 loại hình thế thời tiết hoặc xảy ra đồng thời, hoặc gối tiếp nhau.

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm dao động 80-90%. Vùng có độ

ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía

Nam huyện Kỳ Sơn, Tương Dương. Lượng bốc hơi từ 700-940mm/năm.

Gió mùa Tây nam trong mùa hè thường đem lại loại hình thời tiết đặc trưng

cho khu vực đó là hiện tượng khô nóng cho những vùng thấp ở độ cao dưới 700m

của Nghệ An. Số ngày khô nóng trung bình hàng năm là 20-70 ngày. Ở khu vực

đồng bằng trung bình hàng năm có 40 ngày khô nóng. Mức độ khô nóng biểu hiện

nghiêm trọng hơn cả ở các khu vực trong thung lũng sông Cả thuộc phía Tây của

tỉnh, ở đây trung bình hàng năm có 56-70 ngày khô nóng. Thời kỳ khô nóng hàng

năm kéo dài 4, 5 tháng, từ tháng IV, V đến tháng VIII, trong những tháng này trung

bình đều có trên 5 ngày khô nóng/tháng.

Bên cạnh tác động của gió Tây khô nóng trong mùa hè, dông cũng là một

hiện tượng thời tiết đặc biệt hay xuất hiện trong khu vực. Hàng năm trung bình có

40-112 ngày dông. Dông chủ yếu xuất hiện ở vùng núi của tỉnh.

Nghệ An cũng là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Mùa bão kéo dài

từ tháng VIII đến tháng X. Bão đem lại mưa to và gió bão trong đất liền có thể lên

59

tới 30-35 km/h, hoạt động của bão giảm nhanh khi tiến về vùng núi phía Tây. Trung

bình mỗi năm có 2-3 cơn bão.

2.1.3.2. Sinh khí hậu tỉnh Nghệ An

Điều kiện nhiệt ẩm của khí hậu là đơn vị cơ bản để phân chia cấp hệ, phụ hệ

cảnh quan. Trên cơ sở đánh giá điều kiện nhiệt - ẩm của lãnh thổ, chúng tôi đã

thành lập bản đồ phân loại sinh khí hậu tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000 (hình 2.4).

Hệ thống chỉ tiêu của bản đồ đựa trên điều kiện nhiệt ẩm, đây là điều kiện

quan trọng chi phối sự phát triển của các quần thể sinh vật.

Hệ thống chỉ tiêu:

1. Nhiệt độ không khí trung bình năm

I. Nóng: 25oC > TN > 22oC, tương ứng với đai cao dưới 300m

II. Ấm: 22oC ≥ TN > 20oC, tương ứng với đai cao 300-700m

III. Mát: 20oC ≥ TN > 18oC, tương ứng với đai cao 700-1100m

IV. Lạnh: 18oC ≥ TN > 15oC, tương ứng với đai cao 1100-1700m

V. Rất lạnh: TN ≤ 15oC, tương ứng với đai cao trên 1700m

2. Tổng lượng mưa năm

A. Mưa nhiều: RN ≥ 2000mm

B. Mưa vừa: 1500mm ≤ RN < 2000mm

C. Mưa ít: 1200mm ≤ RN < 1500mm

D. Mưa rất ít: RN < 1200mm

3. Độ dài mùa khô

a. Mùa khô ngắn: n ≤ 2 tháng khô

b. Mùa khô trung bình: n = 3÷4 tháng khô

d. Mùa khô dài: n ≥ 5 tháng khô

4. Độ dài mùa lạnh

1. Mùa lạnh ngắn: N = 1÷3 tháng lạnh

2. Mùa lạnh trung bình: N = 3÷4 tháng lạnh

60

3. Mùa lạnh dài: N ≥ 5 tháng lạnh

Tổ hợp nhiệt ẩm theo các ngưỡng sinh thái này trên lãnh thổ Nghệ An chia ra

được 24 loại sinh khí hậu ứng với các diễn thế khí hậu của thảm thực vật từ rừng rậm

nhiệt đới thường xanh, rừng ưa mưa, rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa…

Tóm lại, khí hậu là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên nó

quyết định đến các quá trình phong hóa hình thành thổ nhưỡng, đến sự phân bố và

chế độ thủy văn, đến sự phân bố và phát triển của sinh vật tạo nên sự đa dạng CQ

một lãnh thổ. Sự phân hóa của khí hậu là cơ sở chủ đạo trong việc phân hóa cảnh

quan, đặc biệt đối với các chỉ tiêu sinh khí hậu là cơ sở quan trọng trong việc phân

chia các phụ kiểu cảnh quan, loại cảnh quan. Những đặc trưng định lượng khí hậu

cực đoan quyết định thành phần loài của các kiểu thảm thực vật, vì thế thảm thực

vật Nghệ An cũng có sự phân hóa trong từng kiểu CQ của lãnh thổ. Sự kết hợp của

các quần xã thực vật với các loại đất qua các điều kiện khí hậu và các tác động của

con người là căn cứ để phân chia cấp Loại cảnh quan tỉnh Nghệ An.

2.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

2.1.4.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối tỉnh Nghệ An

Trong tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), trong đó có 6 là

các sông ngắn ven biển với chiều dài sông dưới 50 km, và duy nhất có sông Cả có

diện tích lưu vực là 15.346 km2 chiếm tới 93,1% diện tích tỉnh với chiều dài là 361

km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong

khu vực phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhưng không phân bố đều

trong toàn vùng. Vùng đồi núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông

suối phát triển mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung lưu địa hình gò đồi

mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km2. Tính chất cửa

sông hạn chế phát triển mạng lưới sông vùng hạ du, vì vậy mật độ sông suối ở đây

đạt dưới 0,8 km/km2. Đặc trưng hình thái các sông suối trong tỉnh Nghệ An được

trình bày trong (bảng 2.4).

61

Bảng 2.4: Đặc trưng hình thái sông suối tỉnh Nghệ An

TT

Tên sôngChiều dài sông

Chiều dài lưu vực

Diện tích

hứng nước

Độ cao bình quân lưu vực

Độ dốc bình quân lưu vực

Chiều

rộng bình quân lưu vực

Mật độ lưới sông

Hệ số không

đối xứng

Hệ số không

cân bằng lưới sông

Hệ số

uốn khúc

(km) (km) (km2) (km) (%) (km) (km/km2)

1Hoàng Mai 35,5 38 363 9,6 1,01 0,02 1,22 1,1

9

2 Khe Dừa 32 18,5 234 12,7 0,83 0,14 1,06 1,78

3 Độ Ông 21 14,7 114 7,8 0,6 1,44

4 Dừa 27 17,5 140 8 0,48 3 2,12

5 Bùng 48 35 753 21,5 0,83 4,75 1,5

6 Cửa Lò 52 31 400 12,9 0,66 -0,31 1,26 1,74

7 Cả 531 27200 294 18.3 89 0,6 -0,14 1,34 1,7

4

Nguồn:Mai Trọng Thông, 2005 [61]

Lưu vực sông Cả có dạng thuôn dài theo hướng Tây bắc - Đông nam. Các

sông suối phát triển lệch về phía bờ trái. Phần hạ du sông Cả với sự nhập lưu của

sông Hiếu và sông Ngàn Sâu (sông La) cùng với sự đổi hướng dòng chảy, độ dốc

lưu vực cũng như đáy sông giảm và dãy cồn cát ven biển cao hơn vùng đồng bằng

đã làm giảm khả tiêu nước ra biển, gây hiện tượng ngập lụt.

Ngoài lưu vực sông Cả, trong tỉnh còn có 6 lưu vực sông nhỏ chủ yếu diện

tích hứng nước dưới 500 km2. Những con sông này đổ trực tiếp ra biển vì vậy trong

những tháng mùa kiệt, nguồn nước của các sông này thường bị mặn xâm nhập

2.1.4.2. Trữ lượng nước mặt

62

Hàng năm, lượng nước trên bề mặt tỉnh Nghệ An đổ vào các sông suối trung

bình là 13,5 tỷ m3 nước ứng với lớp dòng chảy 820 mm với hệ số dòng chảy đạt

0,47. Cũng như mưa, lượng dòng chảy phân bố không đều trên lưu vực. Vùng có

lượng dòng chảy lớn nhất thuộc về lưu vực sông Hiếu với lớp dòng chảy đạt tới 960

mm, phần thượng du khuất gió lượng dòng chảy chỉ đạt 560 mm. So với lãnh thổ

nước ta, đây là khu vực có lượng dòng chảy thấp (hình 2.5).

Bảng 2.5: Lưu lượng nước trung bình tháng trên các sông tỉnh Nghệ An Đơn vị: m3/s

Trạm SôngF Tháng TB

năm(km2) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Yên Thượng Cả 23000 234 163 142 145 257 394 537 901 1328 1146 560 279 507

Quỳ Châu Hiếu 1500 43,3 36,4 31,6 31,3 54,1 79,7 85,7 118 173 156 86,0 55,6 79,2

Nghĩa Khánh Hiếu 3970 61,0 51,5 45,7 49,5 82,3 116 116 190 332 308 135 73,8 131

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]

Dòng chảy biến động qua các năm khá lớn, đạt hệ số biến động dòng chảy từ 0,25-0,30, thể hiện tính chất thất thường của lượng dòng chảy trên lưu vực. Lượng dòng chảy năm lớn nhất có thể gấp tới 4 lần năm nước nhỏ nhất. Tuy nhiên trong những năm gần đây lượng dòng chảy trên sông có xu hướng tăng nhưng không lớn (lượng dòng chảy tính đến năm 1999 tăng khoảng 1% so với lượng dòng chảy tính đến năm 1993). Trong năm lượng dòng chảy trên sông còn biến động mạnh mẽ hơn, chia thành hai mùa rõ rệt.

Mùa lũ: xuất hiện trên dòng chính từ tháng (VII-XI) nhưng chiếm tới 73,5% lượng dòng chảy năm. Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là tháng IX chiếm 21,8% lượng dòng chảy năm (bảng 2.7).

Do đặc điểm chế độ mưa lũ không đồng nhất ở hai bờ lưu vực nên lũ ít xuất hiện đồng bộ trên toàn bộ lưu vực vì vậy trên dòng chính sông Cả moduyn dòng chảy lũ không cao, trung bình moduyn đỉnh lũ Mmax = 400 l/s/km2. Do địa hình thấp, trũng và sự chuyển hướng dòng chảy ở đoạn cuối sông Cả ra biển nên lũ trên sông Cả thường xuyên gây ngập lụt cho khu vực đồng bằng hạ du dòng chảy lũ lớn nhất thời kỳ quan trắc được trình bày trong (bảng 2.8).

Bảng 2.6: Mực nước và lượng lũ lớn nhất trên sông

63

TT Điểm đo SôngF

(km2)Mực nước lớn nhất Lưu lượng lớn nhấtH(m) TGXH Q(m3/s) TGXH

1 Cửa Rào Cả 12800 57,34 27/8/73 5090 27/8/732 Dừa 20800 22,50 28/9/78 10200 28/9/783 Yên Thượng 23000 12,64 28/9/78 9140 28/9/784 Nghĩa Đàn Hiếu 3970 5750 30/9/625 Thác Muối Giăng 778 5100 27/9/78

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]

Mùa kiệt: moduyn dòng chảy trung bình đạt 10,3 l/s/km2. Ba tháng có dòng

chảy nhỏ nhất rơi vào tháng (II-IV) chiếm 7,4% lượng dòng chảy năm, tháng III có

lượng dòng chảy nhỏ nhất chiếm 2,3% lượng dòng chảy năm. Lượng nước nhỏ nhất

đã quan trắc được trên các sông suối của tỉnh được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2.7: Lưu lượng kiệt nhất đã quan trắc được trên sôngTT Điểm đo Sông F (km2) Q(m3/s) M(l/s/km2) TGXH1 Mường xén Cả 2620 8,6 3,28 21/4/892 Cửa Rào 12800 45,2 3,53 15/4/663 Dừa 20800 40,4 1,94 6/4/934 Yên Thượng 23000 47,8 2,08 24/2/995 Nghĩa Đàn Hiếu 3970 10,4 2,62 23/3/996 Thác Muối Giăng 778 2,67 3,43 14/9/70

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]

2.1.4.3. Đánh giá tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước mặt tỉnh Nghệ An được đánh giá theo các chỉ tiêu sau [74]:

1. Chỉ tiêu về nguồn nước: Tổng lượng nước năm và khả năng sử dụng thông qua hệ

số được sử dụng nước ở vùng nhiệt đới gió mùa: y = X – Z

Trong đó: y – lớp dòng chảy năm (mm)

X – lượng mưa trung bình năm (mm)

Z – lượng bốc hơi trung bình năm (mm)

Với y < 500mm: khu vực thiếu ẩm cho phát triển sinh vật

500 < y < 700 mm: khu vực đủ ẩm cho phát triển sinh vật

y > 700 mm: khu vực thừa ẩm cho phát triển sinh vật

64

2. Các tai biến tự nhiên liên quan đến tài nguyên nước

- Ngập lụt

- Hạn hán thiếu nước dùng

Theo các tiêu chí trên, tỉnh Nghệ An được phân chia thành các vùng như sau:

(1) Khu vực sông Hoàng Mai:

Thuộc huyện Quỳnh Lưu có diện tích 363km2, đây là khu vực có nguồn nước

hạn chế với tổng lượng nguồn nước năm là 150 triệu m3 ứng với lớp dòng chảy

450mm – thiếu ẩm cho phát triển của sinh vật.

Là lưu vực sông ngắn ở vùng ven biển, có vị trí địa lý thuận lợi phát triển cả

nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp tuy nhiên khả năng khai thác nguồn nước

trong khu vực thường khó khăn:

- Mùa lũ, do lượng mưa chủ yếu là do nhiễu động không khí thường lớn và tập

trung vì vậy, lũ xuất hiện trên lưu vực sông lớn, đổ trực tiếp ra biển qua cửa sông

hẹp nên thường xuyên bị ngập lụt.

- Mùa kiệt: Với hệ số cho phép khai thác nguồn nước là 0,33 vì vậy lượng

nước được phép khai thác rất thấp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước

trong khu vực. Cùng với vấn đề xâm nhập mặn không sử dụng được nguồn nước

đã gây tác động rất lớn đến vấn đề môi trường ở khu vực

(2) Khu vực Thượng nguồn sông Cả: gồm các huyện Con Cuông, Tương

Dương, Kỳ Sơn. Đây là khu vực khô hạn nhất của tỉnh Nghệ An với lượng dòng

chảy trung bình đạt dưới 500mm, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và thủy điện.

Vấn đề môi trường ở khu vực này thường gặp là:

- Thiếu nước sử dụng trong mùa khô

- Mâu thuẫn giữa phát triển thủy điện và các ngành khác như lâm nghiệp, thủy

sản...

(3) Khu vực trung lưu sông Cả: gồm 2 huyện Thanh Chương, Đô Lương. Đây

là khu vực có lượng dòng chảy ở mức đủ ẩm phát triển sinh vật với lớp dòng chảy

65

trung bình 650mm, thuận lợi cho việc khai thác sử dụng nguồn nước. Vấn đề môi

trường thường gặp ở đây là lũ và ngập lụt hàng năm. Do đây là dải đồng bằng hẹp,

kẹp giữa bờ sông Cả và dãy núi ven đường Hồ Chí Minh khi lũ lên cao phần trong

đồng không thoát kịp gây thường úng ngập.

(4) Khu vực sông Hiếu: bao gồm huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp,

Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Anh Sơn. Khu vực này có nguồn nước phong phú nhất so

với toàn tỉnh Nghệ An với lớp dòng chảy đạt tới 1000mm. Tài nguyên nước đáp

ứng được nhu cầu sử dụng nước trong vùng. Đây là khu vực có nhiều khoáng sản,

vấn đề môi trường ở khu vực này chủ yếu là ô nhiễm môi trường nước do khai thác

khoáng sản.

(5) Khu vực hạ du sông Cả: gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc,

Hưng Nguyên, Vinh... nguồn nước ở đây tương đối phong phú với lượng dòng chảy

trung bình năm đạt 730mm – thuộc vào loại thừa ẩm. Khả năng đáp ứng nguồn

nước ở khu vực này hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống công trình khai thác vì vậy

vấn đề môi trường thường gặp trong khu vực bao gồm:

- Khả năng sử dụng nước tại chỗ trong mùa kiệt rất kém do xâm nhập mặn vào

sông cũng như các vấn đề nuôi trồng thủy sản.

- Trong mùa lũ thường xuyên bị ngập úng: hiện có khoảng 13.150 ha ngập úng

thường xuyên, năm úng cao nhất lên tới 20.600 ha tập trung chủ yếu ở:

+ Vùng Diễn châu – Yên Thành: Ngập trên 6.000ha với thời gian ngập thường

kéo dài trên 5 ngày.

+ Vùng Nam Đàn – Hưng Nguyên – Nghi Lộc: Ngập trên 5.200havới thời gian

ngập thường kéo dài trên 5 ngày.

Tóm lại, thủy văn có vai trò quan trọng trong vận chuyển, phân bố lại vật chất

của cảnh quan, là môi trường diễn ra các quá trình hóa học và sinh học. Dòng chảy

đã tham gia vào quá trình xói mòn, rửa trôi hay bồi tụ...là những quá trình ngoại lực

tham gia hình thành các dạng địa hình. Chính các dòng chảy đã vận chuyển và bồi

đắp phù sa hình thành nên các đồng bằng ở hạ du. Tác động của dòng chảy mặt tạo

nên những loại đất đặc thù như đất phù sa, đất dốc tụ. Sự phân hóa của các loại đất

trên những đá mẹ khác nhau là chỉ tiêu phân chia các loại CQ.

66

2.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn

2.1.5.1. Các tầng chứa nước

Theo [73] địa bàn nghiên cứu được chia thành các đơn vị địa chất thuỷ văn cơ bản, bao gồm các đơn vị chứa nước chính và các thành tạo rất nghèo nước hoặc không chứa nước.

a. Các tầng chứa nước lỗ hổng

Các tầng chứa nước lỗ hổng tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ven biển của

tỉnh Nghệ An như đồng bằng Quỳnh Lưu - Diễn Châu. Bao gồm các thành tạo bở

rời Đệ tứ hình thành nên các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen.

a.1. Các tầng chứa nước Holocen

- Thành tạo Holocen thượng (qh3): Tầng chứa nước trong các trầm tích hiện

đại với nhiều nguồn gốc khác nhau: Sông, biển, sông - biển, biển - gió ... Độ giàu

nước của tầng này từ nghèo đến trung bình, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn

cung cấp nước rất quan trọng cho nhân dân, đặc biệt ở vùng ven biển Cửa Lò. Tỉ

lưu lượng các lỗ khoan vùng Vinh - Cửa Lò là 0,15-1,62 l/sm, thường gặp 0,2 -

1l/sm. Nước dưới đất của tầng Holocen thượng là không có áp.

- Thành tạo trầm tích hỗn hợp sông biển Holocen hạ - trung (qh1-2): Tầng

này phân bố không liên tục và bị phủ hoàn toàn. Nước có áp lực yếu, mực nước dao

động trong khoảng 0,5-5m, phổ biến 0,5-2m. Tỷ lưu lượng dao động từ 0,1-1 l/sm.

a.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp)

Đây là tầng chứa nước có diện phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông

Cả (khu vực thành phố Vinh, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn).

Nước dưới đất trong tầng chứa nước này thuộc loại có áp, với cột áp lực từ 1-50m,

trung bình 30m. Mực nước ổn định từ 0,2m ở trên mặt đất đến 4,5m dưới mặt đất.

Biên độ dao động mực nước thường đạt từ 1,5 đến 2m. Tầng chứa nước Pleistocen

có thể xếp vào loại rất giàu. Đây là tầng chứa nước phong phú nhất vùng, song hiện

nay đã bị nhiễm mặn một số nơi nên rất khó khai thác phục vụ cấp nước.

67

b. Các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt karst

b.1. Các tầng chứa nước các thành tạo lục nguyên hệ Triat (T2-3)

Bao gồm các thành tạo: T3 n-r đđ, T2 ql và T2a đt phân bố trải rộng trên khắp

cả tỉnh Nghệ An. Mức độ chứa nước của tầng chứa nước này rất không đồng nhất,

phụ thuộc vào thành phần đất đá và kích thước nứt nẻ. Nước dưới đất thường không

áp, ở vùng ven biển do bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ nên nước dưới đất ở đây có áp

lực. Tầng chứa nước này được xếp vào có mức độ chứa nước trung bình.

b.2. Các tầng chứa nước khe nứt karst các thành tạo cacbonat (C; C-P)

Nước dưới đất được chứa trong các khe nứt, hang hốc karst. Chiều dầy chứa

nước từ vài chục mét tới hơn 100m. Tầng chứa nước được đánh giá chung là trung

bình. Mực nước xuất hiện ở độ sâu 2-3m dưới mặt đất.

b.3. Các tầng chứa nước các thành tạo Paleozoi

Tầng chứa nước có nhiều mạch lộ nhưng đại đa số có lưu lượng rất nhỏ (0,5

l/s), chỉ có những mạch lộ liên quan đến các đứt gãy kiến tạo mới đạt đến 0,5-1 l/s.

Nhìn chung các tầng chứa nước Paleozoi hạ được xếp vào loại nghèo nước, chỉ có

lớp đá vôi, các đới huỷ hoại do hoạt động kiến tạo mới có ý nghĩa khai thác.

c. Các thành tạo địa chất rất nghèo hoặc thực tế không chứa nước

Ngoài các thể địa chất chứa nước đã mô tả ở trên, tất cả các thành tạo đất đá

dạng khối rắn chắc rất ít bị nứt nẻ, karst hoá và các trầm tích có thành phần sét, bột,

bột sét... chiếm ưu thế không có khả năng chứa nước hoặc chứa nước rất kém,

không có ý nghĩa đối với cung cấp nước đều được xếp chung vào các thành tạo rất

nghèo nước và cách nước.

2.1.5.2. Trữ lượng nước dưới đất

Trong vùng nghiên cứu, các công trình điều tra nghiên cứu trước đây chủ yếu

nhằm vào đối tượng chính là những tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ

tứ ở đồng bằng. Các tầng chứa nước khe nứt các thành tạo trước Đệ tứ chủ yếu mới

được nghiên cứu ở phần lộ vùng rìa hoặc những núi đồi sót giữa các đồng bằng.

68

Bảng 2.8: Thống kê các điểm, khu vực đã tìm kiếm thăm dò nước dưới đấtVùng tìm kiếm

thăm dòTrữ lượng đã được đánh giá (103m3/ng)

Tầng chứa nướcCấp A + B Cấp C1

Hoàng Mai 3,0 t2aVinh - Cửa Lò 3,1 3,5 qhNam Đàn 6,0 qpNguồn: Nước dưới đất các đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ [19]

Bảng 2.9: Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất tỉnh Nghệ AnTầng chứa

nướcQđ

m3/ngàyQt

m3/ngàyQt

m3/ngàyQtng

m3/ngàyHolocen 111.152 3.145 943 112.095

Pleistocen 35.958 2.625 787 36.745T3 n-r đđ 69.189 998 299 69.488

Tổng 218.328

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, 2001 [49].

Tóm lại, tiềm năng nước dưới đất tỉnh Nghệ An nhìn chung không phong phú, triển vọng khai thác tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ven biển và trong các đá bazan, mức độ giàu nước cục bộ, ranh giới mặn nhạt đan xen, không thuận lợi cho việc khai thác tập trung với quy mô lớn. Mặt khác, nước dưới đất ở Nghệ An có vị trí quan trọng trong việc cung cấp độ ẩm. Nhịp điệu phát triển của cảnh quan trong mùa ít mưa phụ thuộc nhiều vào tiềm năng nước dưới đất. Nước ngầm có tác động đến việc hình thành đất như quá trình glây, quá trình feralit hóa, quá trình laterit, bên cạnh đó, dòng chảy ngầm cũng là một trong những điều kiện cần thiết để hình thành nên các dạng địa hình Karst, các hồ nước ngọt.

2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng

Tài nguyên đất tỉnh Nghệ An hết sức đa dạng và phức tạp với 11 nhóm và 29 loại đất. Có thể phân đất đai tỉnh Nghệ An thành đất thuỷ thành và đất địa thành, trong đó phần lớn diện tích là đất địa thành (bảng 2.10, hình 2.6).

Bảng 2.10: Các nhóm đất chính tỉnh Nghệ An

Tên đấtDiện tích

(ha)Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng toàn tỉnh 1.649.853Trong đó: diện tích các loại đất (đã trừ sông suối và núi đá) 1.572.666 100

69

I. Đất thuỷ thành 247.774 15.75- Trong đó: Nhóm đất phù sa, dốc tụ 163.202 65.87II. Đất địa thành 1.325.008 84.25- Trong đó : + Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi (từ 170-200 m) 383.121 24.40+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên núi thấp (từ 170-200 m đến 800-1000m) 568.264 36.20+ Nhóm đất mùn vàng trên núi (800-1000 m đến 1700-2000 m) 302.185 19.24

Nguồn: Sở TN&MT Nghệ An, 2007 [52]

2.1.6.1. Đất thủy thành

Đất thủy thành có 247.774ha chiếm gần 16% diện tích đất toàn tỉnh. Phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, dốc tụ; nhóm đất mặn; nhóm đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa. Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000ha đất phù sa và nhóm đất cát. Đây là các nhóm đất có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Đất cát ven biển: 21.428ha (tập trung ở vùng ven biển), đất có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhưng kali dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất thích hợp cho trồng hoa màu, cây nông nghiệp ngắn ngày như rau, khoai, lạc, đỗ, dâu tằm, cây ăn quả v.v... khi sử dụng cần hết sức chú ý phát triển cây họ đậu, triệt để áp dụng phương thức xen canh, gối vụ.

- Đất phù sa: có diện tích 163.202ha; gồm các loại đất chính: đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa lầy úng, đất phù sa cổ có sản phẩm feralit. Nhìn chung các loại đất này thích hợp với canh tác cây lúa nước và màu. Đất phù sa tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, đây là địa bàn sản xuất lương thực chính của tỉnh, có ưu thế là chủ động tưới tiêu hơn so với các vùng khác. Phần lớn trong nhóm đất này là diện tích trồng lúa nước (khoảng 74.000ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông và đất phù sa cũ có địa hình cao thường trồng cây hoa màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Ngoài hai loại đất chính trên còn có đất cồn cát ven biển và đất bạc màu với diện tích nhỏ và có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp như nghèo các chất dinh dưỡng, đất cằn.

2.1.6.2. Đất địa thành

70

Có diện tích 1.325.008ha, chiếm hơn 84% diện tích tự nhiên). Các loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%), bao gồm các nhóm đất: Đất feralit đỏ vàng vùng đồi (dưới 200m); Đất xói mòn trơ sỏi đá; Đất đen; Đất feralit đỏ vàng trên núi thấp (từ 200-1000m); Đất mùn vàng trên núi (1000-2000m); Đất mùn trên núi cao.

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs):

Tổng diện tích 433.357ha, phân bố trên một phạm vi rộng lớn ở hầu khắp các huyện nhưng tập trung nhiều ở Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, tập trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá dày; ở các vùng thấp đất đỏ vàng trên phiến sét gặp nhiều trên các đồi đất tầng mỏng hoặc trung bình. Đất có thảm thực vật cây bụi là loại đất có độ phì khá; mùn từ 2-4%; đạm từ 0,1-0,25%; lân từ 0,06-0,07%; kali từ 1-2%; độ chua cao pHKCl < 4; thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, độ dày tầng đất phần nhiều trên 50cm, ở trên các vùng có thảm thực vật là cỏ và đất hoang hoá do bị xói mòn mạnh, tầng đất thường mỏng 30-50cm. Đây là loại đất đồi núi khá tốt, đặc biệt là về lý tính (giữ nước và giữ màu tốt). Tiềm năng loại đất này còn nhiều và tập trung thành vùng lớn, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

- Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết (Fq):

Tổng diện tích 315.055ha, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các giải đất phiến thạch kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông nam của tỉnh qua nhiều huyện miền núi và trung du như Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Tương Dương, Kỳ Sơn... Do thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn so với đất phiến thạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thường bị xói mòn mạnh, tầng đất tương đối mỏng và nhiều nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình đồi núi cao, thảm thực vật che phủ khá mới có độ dày tầng đất từ 50-70cm. Đất vàng nhạt trên sa thạch nghèo dinh dưỡng, ở các vùng núi cao lượng mùn 1,5-2,5%; ở vùng thấp lượng mùn thường không quá 1,5%.

- Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axit (Fa):

Diện tích hẹp, khoảng 217.101ha, phân bố rải rác ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu... Phần lớn đất vàng đỏ trên đá axit có thành phần cơ giới nhẹ; nghèo dinh dưỡng; bị xói mòn rửa trôi mạnh; độ chua lớn pHKCl < 4, ít có ý nghĩa trong sử dụng sản xuất nông nghiệp.

- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv):

71

Diện tích khoảng 34.064ha, phân bố rải rác ở các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Quỳ Hợp... Ngược lại với các loại đất khác, đất đỏ nâu trên đá vôi ở các vùng địa hình thấp thường có tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phong hoá và rửa trôi mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi có độ dày tầng đất khá > 50cm; độ phì ở đất đá vôi khá; mùn từ 2-4%; đạm trên 0,15%; đất chua pHKCl

< 4; độ no bazơ nhỏ dưới 50%. Đất thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây lâu năm như: cam, chè, cà phê, cao su...

- Đất nâu đỏ trên bazan (Fk):

Diện tích 14.711 ha, phân bố chủ yếu ở vùng kinh tế Phủ Quỳ. Hầu hết đất nâu đỏ trên đá bazan đã được sử dụng vào sản xuất, chủ yếu là trồng cao su, cà phê, cam, chanh, chè.... và cho hiệu quả cao. Đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất tốt, có tầng dày trên 1 m, địa hình khá bằng phẳng, ít dốc (< 100); độ phì cao; mùn từ 2 - 4%; đạm tổng số trên 0,15%; kali tổng số từ 0,1-0,15%; đất chua có độ pHKCl 4-5.

- Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao:

Loại đất này chiếm gần 20% diện tích đất. Tuy có độ phì cao (đạm, mùn, lân tổng số đều cao) song khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp bị hạn chế do tập trung chủ yếu trên núi cao, địa hình dốc và bị chia cắt mạnh. Diện tích đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp.

Tóm lại, các loại đất ở Nghệ An được hình thành và phân bố trên nền địa hình phức tạp. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, lượng mưa phân phối không đều theo mùa, các đá mẹ đa phần là trầm tích và phiến sét chua, do đó đã tạo cho Nghệ An có chủng loại thổ nhưỡng phong phú. Đặc điểm phân hóa của lớp vỏ thổ nhưỡng được xem xét trong việc phân chia các cấp phân vị CQ, đặc biệt trong việc xác định ranh giới các cấp phân vị bậc thấp như loại, nhóm loại, hạng CQ.

2.1.7. Đặc điểm thực, động vật

Với địa hình phần lớn là núi, lớp thảm phủ thực vật nói chung và lớp phủ rừng nói riêng của Nghệ An còn được bảo tồn tương đối tốt (hình 2.7), chiếm đến 47,8% (năm 2008) và tăng lên 51% (năm 2009) tổng diện tích tự nhiên [77].

2.1.7.1. Tính đa dạng thực vật

72

Lãnh thổ Nghệ An là nơi giao lưu, hội tụ không chỉ của ba khu vực gió mùa Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á mà còn là nơi giao thoa của sinh vật bản địa với các sinh vật di cư từ các khu hệ sinh vật phía Bắc từ Nam Trung Hoa xuống (khu hệ sinh vật á nhiệt đới và ôn đới ẩm) từ Malaixia – Indônêxia lên (khu hệ sinh vật nhiệt đới phương Nam) với luồng từ Ấn Độ - Mianma sang [25].

Trong tỉnh Nghệ An đã thống kê được khoảng gần 2500 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 23 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Khu vực có tính đa dạng thực vật giàu nhất là tại Vườn quốc gia Pù Mát, với 2.461 loài thực vật bậc cao có mạch, trong số đó có một số loài mới cho khoa học.

a. Thảm thực vật tự nhiên

* Đai cao dưới 800m

- Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng: Loại rừng này vẫn còn có cấu

trúc 4-5 tầng (chủ yếu còn phân bố ở Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên

nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt), còn phần lớn loại rừng này do

con người tác động nên cấu trúc chỉ còn 3-4 tầng, trong đó có 2-3 tầng cây gỗ.

- Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên đất phong hoá từ đá vôi:

Loại rừng này vẫn còn một số diện tích, ít bị con người tác động nên vẫn còn duy trì

được cấu trúc 3-4 tầng, trong đó 1-2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ. Loại

rừng này còn phần bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Pù Mát.

- Rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng: Loại rừng này hình thành do rừng bị

khai phá làm nương rẫy, được hình thành sau vài năm bị bỏ hoang hoá. Các loài cây

lá rộng mọc xen với tre nứa như: Re, Dẻ, Bứa, Trám, Gội, Hu đay, v.v.

- Rừng tre nứa: Chủ yếu gồm hai quần xã: quần xã Nứa và quần xã Mét.

- Rừng ngập mặn: rừng ngập mặn có diện tích hầu như không đáng kể mà

phần lớn là trảng cây ngập mặn với chiều cao 2-5 m. Các loài cây ngập mặn thường

gặp như: Ô rô trắng, Sam biển, Mắm quắn, Mắm biển, Quao nước, Cóc vàng, Giá,

Sú, Ráng, Vẹt dù, Trang, Đước, Cóc kèn, Tra biển, v.v.

73

- Trảng cây bụi, trảng cỏ: được hình thành bởi sự phá rừng để lấy đất canh tác,

sau vài năm đất bị xói mòn mạnh trở nên bạc màu không có khả năng canh tác, đất bị

bỏ hoá tạo nên trảng cây bụi, trảng cỏ với các loài cây chịu hạn mọc tiên phong.

Thảm thực vật tự nhiên ở dưới 300m phổ biến là rừng kín cây lá rộng thường

xanh nhiệt đới ẩm với ưu thế của các họ thuộc khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Nam

Trung Hoa trong đó có loài Erythrofohbeceon fordii (Lim xanh) [46]. Đây là một loài

có nguồn gốc ở Việt Nam hình thành trong đại Tân sinh [69], [70], [71]. Về phân bố

không gian chúng phổ biến ở miền Bắc đến Nghệ An và số cá thể ít dần về phía Nam.

Ở độ cao 300-800m, trong rừng đã có sự thay đổi về thành phần loài, các loài

Vatica spp. (Táu) thuộc họ Dầu (Dipterocapaceae) chiếm ưu thế [46] đặc trưng cho

khu hệ thực vật Malaysia – Indonesia. Chúng di cư sang Việt Nam vào kỷ Đệ Tam,

lan dần ra phía Bắc [70].

Tại khu vực khô Mường Xén, Tương Dương có rừng lá rộng rụng lá vào thời

kỳ khô với ưu thế của loài Lagerstroensia calyculata (Bằng lăng ổi) [9], [70]. Đây

là loài đặc trưng cho khu hệ không nóng Ấn Độ - Miến Điện.

* Đai cao từ 800m trở lên

- Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng: ở độ cao 800-1600m, Loại

rừng này có cấu trúc 4-5 tầng trong đó gồm có 2-3 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và

một tầng cây cỏ. Trong rừng này chiếm ưu thế là các loài trong họ Fagaceae (Dẻ),

Lauraceae (Long Não). Trong thành phần loài của kiểu rừng này còn có các loài

trong các họ khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa đặc trưng cho một

khu vực có chế độ nhiệt thiên về á nhiệt đới.

- Rừng kín thường xanh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng lá kim: ở độ cao trên

1600m, đặc trưng bởi các loài hạt trần Sa-mu Cunninghamia konishii, Pơ-mu

Fokienia hodginsii và Kim giao Decussocarpus wallichianus, loại rừng này có cấu

trúc 4-5 tầng, 2-3 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ. Những vùng rừng chưa bị

tác động phân bố dọc theo các núi cao ở phía Tây bắc của tỉnh Nghệ An.

74

- Rừng lùn: Loại rừng này ở độ cao trên 1500 m, ở những sườn đón gió mạnh.

Chiều cao cây khoảng 12 m, đường kính thân trung bình khoảng 12 cm, thân cong keo.

b. Các kiểu thảm thực vật nhân tác

- Trên các sườn đất dốc vùng đồi núi:

+ Rừng trồng thuần loại cây lâm nghiệp: Bạch đàn các loại, Thông, Keo …

+ Thảm cây công nghiệp dài ngày: Chè, cà phê, cao su, các loại cây ăn quả

+ Thảm cây nông nghiệp: Lúa nương, Ngô, Sắn,…

- Ở vùng đồng bằng:

+ Ở các khu dân cư: vườn cây ăn quả, vườn rau gia đình, hệ thống cây xanh,

cây bóng mát.

+ Trên đất canh tác gồm: thảm cây công nghiệp dài ngày và cây công nghiệp

ngắn ngày (lạc, đậu tương, vừng, mía…), thảm cây lương thực (lúa, ngô, khoai…).

2.1.7.2. Tính đa dạng động vật

Dựa vào điều kiện địa hình, sự phân bố thảm thực vật, tập tính hoạt động của

các loài động vật, tỉnh Nghệ An gồm có các kiểu sinh cảnh: sinh cảnh đồi núi đất,

sinh cảnh núi đá, sinh cảnh nương rãy, điểm dân cư.

a. Động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư

Tại khu vực nghiên cứu đã thống kê được 490 loài động vật có xương sống

trên cạn và lưỡng cư, bao gồm 124 loài thú, 293 loài Chim, 50 loài Bò sát và 23 loài

Ếch nhái. Trong số này, về thú có tới 41 loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong

Sách Đỏ Việt Nam, 38 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN và 18 loài có trong Nghị

định 48/NĐ-CP. Chim có15 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 10 loài trong

Sách đỏ IUCN, 2 loài trong Nghị định 48/CP-NĐ. Bò sát, Ếch nhái có 18 loài được

ghi trong Sách Đỏ, 2 loài trong Sách đỏ IUCN và 9 loài có trong Nghị định

48/2002/NĐ-CP. Sự phân phối các lớp, bộ, họ, loài của hệ động vật tỉnh Nghệ An

thể hiện ở bảng 2.11.

75

Bảng 2.11: Thành phần loài động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư

LớpBộ Họ Loài

Số lượng % Số lượng % Số lượng %Thú 12 48 31 35,2 124 25,3Chim 11 44 39 44,3 293 59,8Bò sát 1 4 15 17,0 50 10,2Ếch nhái 1 4 3 3,5 23 4,7Tổng cộng 25 100 88 100 490 100

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]

b. Côn trùng

- Thành phần loài: Đã ghi nhận được 390 loài côn trùng thuộc 2 bộ.

- Các loài quý hiếm:

+ Sách đỏ Việt Nam (2000): có 04 loài: Bướm phượng cánh đuôi nheo

Lamproptera curius (Fabricius); Bướm phượng cánh sau vàng Troides helena (Linn.);

Bướm phượng cánh kiếm Graphium antiphates (Cramer); Bướm khế Attacus atlas Linn.

+ CITES (2005): có 02 loài bướm – Bướm phượng cánh sau vàng Troides

helena (Linn.); Bướm phượng cánh sau vàng đốm mờ Troides aeacus (C. et R. Felder).

- Giá trị: Một số loài bướm đẹp như Bướm phượng cánh sau vàng Troides

helena (Linn.); Bướm phượng cánh sau vàng đốm mờ Troides aeacus (C. et R.

Felder); Bướm phượng cánh đuôi nheo Lamproptera curius (Fabricius); Bướm

phượng cánh kiếm Graphium antiphates (Cramer); Bướm khế Attacus atlas Linn.

c. Động vật thủy sinh

- Thành phần loài: 5 bộ, 14 họ, 51 loài

- Các loài quý hiếm: sách đỏ Việt Nam (2000): 2 loài.

Tóm lại: Thảm thực vật và khu hệ động vật chịu tác động tổng hợp của các yếu tố

địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và con người, chúng thể hiện một cách tự

nhiên trong cấu trúc không gian, cấu trúc thành phần, sinh khối, năng suất sinh học,

chu trình vật chất sinh học. Ngược lại, chính thảm thực vật tác động trở lại các yếu

tố thành phần của tự nhiên như: điều hòa khí hậu, chế độ thủy văn, các quá trình hình

76

thành đất và chống xói mòn, điều hòa các quá trình ngoại sinh và cuối cùng là cung

cấp các nhu cầu khai thác khác nhau cho con người (củi, gỗ, lâm sản, thuốc, lương

thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, phòng hộ, nghỉ ngơi, du lịch, nghiên

cứu khoa học…). Thảm thực vật thể hiện rất rõ sự phụ thuộc của tính đồng quy vào

các điều kiện môi trường, vẻ ngoài của thảm thực vật quyết định diện mạo của CQ.

2.1.7.3. Các vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

Hiện nay trên thế giới hầu như quốc gia nào cũng thành lập các vườn quốc

gia hay các khu bảo tồn thiên nhiên, đó là nơi bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên vừa

là “bảo tàng sống” của các loài động thực vật hoang dại. Theo số liệu thống kê

những năm 80 của thế kỷ 20, ở một số nước như: Mỹ đã xây dựng 699 khu bảo vệ

thiên nhiên chiếm 10% diện tích cả nước. Thụy Điển có 899 khu chiếm 8% diện

tích cả nước. Trung Quốc có 600 khu chiếm 5% diện tích cả nước. Các khu bảo tồn

thiên nhiên của Nhật Bản chiếm 20% diện tích cả nước.

Ở Việt Nam, theo số liệu công bố của tổ chức IUCN năm 2001 cho biết có

101 vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài/sinh cảnh, khu bảo vệ

cảnh quan với tổng diện tích là 2.182.659ha chiếm 6,6% diện tích cả nước.

Tỉnh Nghệ An theo công bố của IUCN có 1 vườn quốc gia và 2 khu bảo tồn

thiên nhiên đó là: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu

bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt với tổng diện tích 301.222ha chiếm 18% diện tích toàn

tỉnh. Và mới đây vùng Tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận ngày 29/04/2011

là khu dự trữ sinh quyển thế giới diện tích là 1,3 triệu ha.

1. Vườn quốc gia Pù Mát

Vườn quốc gia Pù Mát nằm phía Tây tỉnh Nghệ An thuộc 3 huyện Anh Sơn,

Con Cuông và Tương Dương.

+ Toạ độ:18046’38”-19019’42” vĩ độ Bắc;104031’52”-105003’08” kinh độ Đông

Vườn quốc gia Pù Mát được Chính phủ chính thức phê duyệt theo quyết định

số 174/2001/QĐ-TTg và đã thành lập Ban quản lý.

77

+ Diện tích: 177.113ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt có 91.113ha,

vùng đệm có 86.000ha.

+ Đa dạng thực vật: đã thống kê được 2.494 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc

202 họ (Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thanh Nhàn, 2004) của 6 ngành thực vật:

1. Psilotophyta: 1 loài 4. Polypodiophyta : 149 loài

2. Lycopodiophyta: 18 loài 5. Pinophyta : 16 loài

3. Equisetophyta: 1 loài 6. Magnoliophyta: 2.309 loài

Có 68 loài quí hiếm (phụ lục 6) trong đó:

- Đang nguy cấp (E): 1 loài - Hiếm (R): 21 loài

- Sẽ nguy cấp (V): 18 loài - Bị đe doạ (T): 14 loài

- Không biết chính xác (K): 14 loài

+ Tài nguyên thực vật trong số 2.494 loài có:- Cây làm thuốc: 1.105 loài

- Cây lấy gỗ: 426 loài

- Cây lương thực thực phẩm 367 loài

- Cây làm cảnh: 164 loài

- Cây cho dầu béo: 60 loài

- Cây cho tinh dầu: 43 loài

- Cây cho chất độc: 37 loài

- Cây lấy sợi: 24 loài

+ Đa dạng về động vật: (Nguồn số liệu do Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo

tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An công bố 2001). Bước đầu đã thống kê được 480 loài

có xương sống, trong đó: Lưỡng cư, Bò sát: 73 loài; Chim: 259 loài; Thú: 12 loài

Trong 112 loài thú có 73 loài thú lớn với 40 loài quí hiếm.

- Đang nguy cấp (E): 13 loài - Hiếm (R): 7 loài

- Sẽ nguy cấp (V): 19 loài - Bị đe doạ: 1 loài

2. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nằm phía Tây tỉnh Nghệ An. Phía Đông

giáp huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, phía Nam giáp huyện Con Cuông, Tương Dương,

phía tây giáp huyện Tương Dương. Có đỉnh Phu Luông cao 1570 m.

Toạ độ: 19015’ - 19020 vĩ độ Bắc, 104043’ - 105000 kinh độ Đông

Khu bảo tồn đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo dự án đầu tư

thành lập năm 1995, song ban quản lý chưa được thành lập (Theo IUCN - 2001).

78

+ Diện tích: 56.075 ha

+ Đa dạng thực vật: đã thống kê được 612 loài thực vật bậc cao có mạch

thuộc 117 họ thuộc 3 ngành thực vật: Polypodiophyta: 14 loài; Pinophyta: 9 loài;

Magnoliophyta: 589 loài

Có 31 loài thực vật quí hiếm, trong đó:

- Đang nguy cấp (E): 1 loài - Sẽ nguy cấp (V): 13 loài

- Hiếm (R): 6 loài - Không biết chính xác (K): 9 loài

+ Tài nguyên thực vật: Bước đầu đã thống kê được - Cây cho tinh bột: 12 loài

- Cây cho dầu béo: 15 loài

- Cây cho quả và hạt ăn được : 40 loài

- Cây cho rau ăn được: 17 loài

- Cây cho gia vị: 5 loài

- Cây cho tinh dầu: 9 loài

- Cây làm thuốc: 120 loài

- Cây cho vật liệu đan lát: 6 loài

- Cây cho chất nhuộm : 6 loài

- Cây cho tanin: 21 loài

- Cây cho gỗ: 220 loài

+ Đa dạng về động vật: Đã thống kê được 291 loài động vật có xương sống,

trong đó: Thú: 63 loài; Chim: 176 loài; Bò sát: 35 loài; Lưỡng cư: 17 loài

+ Có 38 loài quí hiếm trong đó:

- Đang nguy cấp (E): 11 loài - Sẽ nguy cấp (V): 12 loài

- Hiếm (R): 6 loài - Bị đe dọa (T): 9 loài

+ Tài nguyên động vật: Trong số 291 loài động vật có 218 loài có giá trị kinh

tế (bảng 2.12)

Bảng 2.12: Các loài động vật có giá trị kinh tếTT Nhóm động vật Chim Thú Bò sát Lưỡng thể Tổng1 Nhóm cho thịt 42 49 17 4 1122 Nhóm dược liệu 2 33 11 2 483 Nhóm cho da, lông 8 39 12 - 58

Tổng 52 121 40 6 218

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]

3. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

79

Dự án đầu tư thành lập khu bảo tồn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn phê duyệt, song ban quản lý chưa được thành lập (Theo Birdlife 2001).

Toạ độ: 19038’-20000’ vĩ độ Bắc, 104040’-105009 kinh độ Đông

Diện tích 67.934 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 56.837ha; khu phục hồi sinh thái: 11.097ha.

Khu bảo tồn nằm trong địa phận của 6 xã: Thông Thụ, Đồng Văn, Tiên Phong, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Trí Lễ của huyện Quế Phong.

+ Đa dạng thực vật: Chưa có thông tin

+ Đa dạng động vật: Bước đầu đã thống kê được 142 loài chim.

4. Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được UNESCO chính thức trao

bằng công nhận ngày 29/04/2011.

Toạ độ: 18034’45”- 19043’39” vĩ độ Bắc, 103057’27”-105030’05” kinh độ Đông

Diện tích: 1.303.278 ha, thuộc địa bàn 9 huyện miền núi: Cuông, Anh Sơn,

Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn,Thanh Chương, Tân Kỳ.

Với các chức năng bảo tồn: bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học; bảo tồn đa dạng

loài và gen.

+ Đa dạng thực vật: Chưa có thông tin

+ Đa dạng động vật: Chưa có thông tin

2.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2000 - 2008) là 10%, cao

hơn hẳn tốc độ tăng bình quân 8% của cả nước. Cơ cấu kinh tế của Nghệ An

cũng chuyển dịch khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa. Tỷ trọng trong GDP

của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 18,6% năm 2000 lên 32,07%

năm 2008. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm

đáng kể, từ 44,3% năm 2000 xuống còn 37,16% năm 2008. Khu vực dịch vụ

giảm từ 37,1% năm 2000 xuống 30,77% năm 2007. Tốc độ tăng trưởng GDP 6

tháng đầu năm 2009 đạt 5,72% (bảng 2.13).

80

Bảng 2.13: Tỷ trọng GDP của các ngành kinh tế trong tỉnh (%)TT Ngành nghề 2005 2006 2007 2008 2009

1 Nông - lâm nghiệp, thủy sản 34,41 33,05 31,02 30,77 29,88

2 Công nghiệp, xây dựng 29,30 30,35 32,0 32,07 32,46

3 Dịch vụ 26,29 36,6 36,98 37,16 37,66

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2008, 2009 [45]

2.2.1.1. Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản

Trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất

(85%), tỷ trọng của ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 7%, ngành thuỷ sản là 8%.

Trong ba nhóm ngành nông - lâm - thủy sản, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng

nhanh nhất, trung bình giai đoạn 2000-2008 là 10,5%/năm, nông nghiệp 5,8% và

lâm nghiệp 3,8%. Với tiềm năng của tỉnh và xu thế phát triển kinh tế chung của cả

nước, sự chuyển dịch trên là đúng hướng, tuy tốc độ chuyển dịch còn chậm.

a. Nông nghiệp

Trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong nông nghiệp và có xu hướng giảm khá

rõ (giảm 8,5% giai đoạn 2000-2008). Trong khi đó, tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng

khá nhanh 7,8%. Điều đó phản ánh rõ xu hướng đưa chăn nuôi trở thành ngành chính.

Trong cơ cấu trồng trọt, tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu, gia vị

tăng, tỷ trọng cây lương thực giảm. Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây công nghiệp

tăng nhanh là do việc phát triển cây công nghiệp mang lại hiệu quả cao hơn và có

giá trị hàng hóa lớn. Trong vòng 8 năm (2000-2008), diện tích cây công nghiệp

hàng năm tăng bình quân 2%/năm chủ yếu là mía, đậu tương, chè, cao su.

b. Lâm nghiệp

Sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong những năm gần đây thể hiện sự

chuyển dịch hợp lý. Đó là xu hướng chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm

nghiệp xã hội, lấy trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng làm chính. Tỷ trọng

81

của ngành trồng và nuôi rừng tăng 1,6% trong vòng 8 năm (2000-2008). Tính đến

năm 2008, diện tích rừng trồng của tỉnh đạt 101.850ha, tăng 37.380ha so với năm

2000, chiếm 13,7% diện tích rừng toàn tỉnh. Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp cũng

đang bắt đầu được chú ý, tỷ trọng tăng thêm 2,1% trong cùng giai đoạn.

c. Ngành thủy sản

Với diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, Nghệ An có tiềm năng lớn để

phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, cảng biển, vận

tải biển, đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hiện nay, thuỷ sản là ngành có tốc độ tăng

trưởng nhanh, đạt 17%/năm nhưng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thật rõ nét.

Trong vòng 11 năm (1996-2007), tỷ trọng của phân ngành khai thác giảm

3,6%; ngành nuôi trồng tăng thêm 0,9%. Hơn nữa, xu hướng chuyển dịch này vẫn

còn bấp bênh, không ổn định, nhất là giai đoạn gần đây.

2.2.1.2. Công nghiệp

a. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 29% giai

đoạn 2000-2008. Những phân ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất

trong giai đoạn này là công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác mỏ.

Năng lực công nghiệp chế biến ngày càng được mở rộng, sản phẩm phong

phú. Một số sản phẩm chủ lực đã được hình thành và có chỗ đứng vững chắc trên

thị trường như: bia, đường kính, xi măng, gạch các loại, bột đá trắng xuất khẩu. Một

số sản phẩm mới dần chiếm lĩnh được thị trường và đóng góp ngày càng lớn cho

GDP tỉnh: sữa, tinh bột sắn, dứa cô đặc, bao bì...

Các phân ngành CN chủ yếu hiện nay của tỉnh hầu hết vẫn thuộc những ngành

nghề truyền thống có trình độ công nghệ không cao, sử dụng nhiều lao động và

TNTN... hạ tầng các KCN chưa đáp ứng được yêu cầu để thu hút các dự án đầu tư.

b. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Đến nay tỉnh đã xây dựng được 110 làng nghề, trong đó có 45 làng nghề

được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh Nghệ An. Các làng nghề sản xuất

các mặt hàng: đóng tàu thuyền, chế biến nông sản, thực phẩm, mây tre đan, đá mỹ

nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, thêu ren, dệt thổ cẩm, ươm tơ.

82

Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu tăng đáng kể. Tính đến hết năm 2005 đã có hơn 23.000

lượt người được đào tạo nghề dưới nhiều hình thức.

Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh tăng

nhanh từ 651,6 tỷ đồng năm 2000 lên 1.643 tỷ đồng năm 2005, tăng bình quân

20,3%/năm trong giai đoạn 2001-2005.

c. Phát triển các khu công nghiệp

Theo [81] Nghệ An hiện tại có 4 KCN đang được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt

động. Bình quân một KCN của tỉnh có diện tích 322ha, đạt quy mô trung bình. Tính đến

tháng 12/2010, tỷ lệ lấp đầy các KCN của tỉnh chỉ đạt 34,4%, năm 2009 tỷ lệ này là

16%. Điều này phản ánh mức độ thu hút đầu tư của các KCN Nghệ An còn rất thấp.

Trong 4 KCN thì KCN Hoàng Mai đã lập quy hoạch chi tiết nhưng mới chỉ

có 3 dự án đang hoạt động nên tỷ lệ lấp đầy hiện tại là 16,2%, còn diện tích đang

triển khai dự án là 28%. KCN Bắc Vinh có tỷ lệ lấp đầy cao nhất 62,9%, diện tích

dự án đang triển khai là 10,6ha, chiếm 20,4%, còn lại 16,7% diện tích chưa triển

khai. KCN Nam Cấm có diện tích quy hoạch gấp 5,3 lần diện tích KCN Bắc Vinh,

và tỷ lệ lấp đầy cũng mới chỉ đạt 42,7%.

Ngoài ra, Nghệ An có có 5/20 huyện, thị thành phố có cụm công nghiệp

(CCN) được thành lập và đi vào hoạt động. Các CCN có diện tích trung bình là

14,2ha. Thành phố Vinh có 4 CCN là Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng

Đông. Các huyện còn lại là Diễn Châu, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳ Hợp mỗi huyện

có một CCN đã đi vào hoạt động.

Doanh thu của các KCN tỉnh Nghệ An ngày càng tăng nhanh, trong 6 năm

(2005-2010) doanh thu đã tăng lên trên 9 lần. Năm 2010 doanh thu chung của các

KCN là 2.382,3 tỷ đồng và lợi nhuận là 56.784 triệu đồng.

2.2.1.3. Ngành dịch vụ

Tỷ lệ đóng góp GDP trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 36,29 năm 2005 lên 37,66

năm 2009. Trong ngành dịch vụ các phân ngành có tốc độ tăng trưởng cao và tương

đối ổn định, luôn chiếm tỷ trọng lớn là: thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, khách

83

sạn và nhà hàng, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc và giáo dục đào tạo. Những lợi thế

phát triển của ngành dịch vụ (nhất là du lịch) vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

a. Dịch vụ thương mại

Tổng mức bán lẻ thị trường xã hội năm 2008 đạt 15.960,260 tỷ đồng, gấp 3 lần so

với năm 2000. Tỷ trọng doanh thu về khách sạn nhà hàng và doanh thu dịch vụ trong

tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã tăng từ 9,71% và 2,61% năm

2000 lên 12,2% và 5,5% năm 2008.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 26%/năm giai đoạn 2000-2008.

Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 146,694 triệu USD, gấp 6 lần so với năm 2000.

Các nhóm mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lạc, chè, gạo, đá vôi

trắng. Các mặt hàng nhập khẩu chính là xe máy, phân bón, gỗ tròn…

b. Du lịch

Trong những năm qua ngành du lịch Nghệ An có nhiều bước tiến mới như

trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, thành lập một số khu du lịch biển ở Quỳnh Lưu,

Diễn Châu, Nghi Lộc.

Lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng liên tục trong thời kỳ 2000 - 2008.

Năm 2008 đạt trên 1,9 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế chiếm 8,5%), tăng

275% so với năm 2000. Doanh thu du lịch đạt 355,798 tỷ năm 2008, mức tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2000-2008 là 23%.

Năm 2008 có 395 cơ sở ngành du lịch với hơn 9000 buồng, phòng; số phòng

đạt tiêu chuẩn quốc tế là 1600 phòng. Hiện trên địa bàn tỉnh có 01 khách sạn 4 sao, 04

khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao, đủ năng lực đón trên 2 triệu lượt khách mỗi năm.

Nhìn chung, du lịch Nghệ An trong những năm qua có nhiều tiến bộ và phát

triển nhanh. Tuy nhiên, các tiềm năng du lịch của tỉnh vẫn chưa khai thác hết, doanh

thu du lịch còn hạn chế, tỷ trọng ngành du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị

tăng trưởng dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở hạ tầng còn hạn chế; các sản

phẩm du lịch chưa đa dạng; chất lượng phục vụ còn hạn chế; công tác quảng bá xúc

tiến du lịch còn yếu; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong phát triển du lịch

còn bất cập, chưa tạo được mối liên kết với các tỉnh trong phát triển du lịch.

84

c. Một số ngành dịch vụ khác

Một số ngành dịch vụ như dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài

chính, ngân hàng cũng được mở rộng, nâng cấp và phát triển mạnh mẽ, về cơ bản đáp

ứng được nhu cầu của người dân, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Doanh thu do các loại hình dịch vụ này mang lại luôn tăng trong mấy năm qua.

2.2.1.4. Giao thông vận tải

+ Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam, qua các huyện ven biển và

thành phố Vinh, cùng với 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện

miền núi trung du là vùng nguyên liệu tập trung phong phú của Nghệ An. QL7,

QL46, QL48 chạy dọc từ Cảng biển Cửa Lò, qua QL1A, qua các xã miền núi cho

đến các Cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thủy, Thông Thụ sang nước bạn Lào. Các

tuyến tỉnh lộ ngang dọc tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn nối các huyện,

các vùng kinh tế với nhau và tỏa ra cả nước cũng như các nước trong khu vực.

+ Đường sắt: Có đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Nhánh

đường sắt Cầu Giát - Thái Hòa (Nghĩa Đàn) nối đường sắt Bắc Nam với vùng cây

công nghiệp dài, ngắn ngày và vùng trung tâm vật liệu xây dựng của tỉnh. Ga Vinh

là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nước.

+ Đường biển: Có cảng biển Cửa Lò (cách thành phố Vinh 15 km) đã đón

tàu 1,8 vạn tấn cập cảng. Hiện nay, cảng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng công

suất để đón tàu 2 vạn tấn phục vụ xuất , nhập khẩu hàng hoá.

+ Đường không: Có sân bay Vinh (cách ga Vinh 5 km), đã được nâng cấp và

mở rộng để máy bay hiện đại loại lớn có thể lên xuống dễ dàng và đang được mở

thêm tuyến bay đi các nước trong khu vực.

+ Cửa khẩu: Có 2 cửa khẩu đi sang nước CHDCND Lào là Cửa khẩu quốc tế

Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương). Hiện Bộ

Giao thông Vận tải sắp đầu tư tuyến giao thông: Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) đi

Thông Thụ để mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), rất thuận lợi cho việc

giao lưu với các nước khu vực phía Tây.

85

Giao thông nông thôn phát triển mạnh, từ năm 2000 đến nay các huyện đã

xây dựng được 1.198km đường nhựa; 3.790km đường bê tông xi măng, 404 cầu và

tràn dài 6.497m; tính đến nay có 466/473 xã có đường ô tô đến trung tâm.

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

2.2.2.1. Đất nông nghiệp

Năm 2005 tỉnh Nghệ An có 1.450.311,19ha đất nông nghiệp (chiếm 87,9%

diện tích tự nhiên). Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 249.046,74ha; đất lâm

nghiệp có 1.194.394,52ha; đất nuôi trồng thuỷ sản có 5.866,45ha; đất làm muối có

870,95ha và đất nông nghiệp khác có 132,53 ha (bảng 2.14, hình 2.8).

Bảng 2.14 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Tổng diện tích tự nhiên   1.649.853,22 100,01 Đất nông nghiệp NNP 1.450.311,19 87,91.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 249.046,74 15,11.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 193.547,24 11,71.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 104.297,14 6,31.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 684,84 0,01.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 88.565,26 5,41.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 55.499,50 3,41.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.194.394,52 72,41.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 405.683,21 24,61.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 577.213,17 35,01.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 211.498,14 12,81.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5.866,45 0,41.4 Đất làm muối LMU 870,95 0,11.5 Đất nông nghiệp khác NKH 132,53 0,02 Đất phi nông nghiệp PNN 113.691,88 6,92.1 Đất ở OTC 16.401,69 1,02.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 15.166,06 0,92.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1.235,63 0,12.2 Đất chuyên dùng CDG 51.466,62 3,12.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 589,84 0,02.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 3.535,71 0,2

86

TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ %2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 3.819,30 0,22.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 43.521,77 2,62.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 287,50 0,02.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6.750,96 0,42.5 Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng SMN 38.732,17 2,32.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 52,94 0,03 Đất chưa sử dụng CSD 85.850,15 5,23.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 13.270,46 0,83.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 61.379,69 3,73.3 Núi đá không có rừng cây NCS 11.200,00 0,74 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB 346,31 0,04.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT 76,11 0,04.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 0,00 0,04.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 270,20 0,0Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê đất đai toàn quốc 2005 [10].

- Đất sản xuất nông nghiệp: Năm 2005, tỉnh Nghệ An có 249.046,74ha đất

sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 193.547,24ha đất trồng cây hàng năm;

55.499,50ha đất trồng cây lâu năm.

- Đất lâm nghiệp: có 1.194.394,52ha, chiếm tới 72,39% diện tích tự nhiên;

trong đó đất rừng sản xuất có 405.683,21ha, đất rừng phòng hộ có 577.213,17ha và

đất rừng đặc dụng có 211.498,14ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích có 5.866,45ha; tập trung chủ yếu ở các

huyện thị vùng ven biển (Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, TX. Cửa Lò).

- Đất làm muối: Năm 2005, toàn tỉnh Nghệ An có 870,95ha đất làm muối.

- Đất phi nông nghiệp khác: có diện tích không đáng kể, khoảng 132,53ha.

2.2.2.2. Đất phi nông nghiệp

- Đất ở: có diện tích 16.401,69ha; trong đó đất ở đô thị có 1.235,63ha và đất

ở tại nông thôn có 15.166,06ha. Như vậy, mức độ đô thị hoá của tỉnh Nghệ An ở

mức độ thấp.

- Đất chuyên dùng: tổng diện tích đất chuyên dùng năm 2005 có 51.466,62ha

(chiếm 3,12% diện tích tự nhiên). Trong đó, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

87

có 589,84ha; đất quốc phòng, an ninh có 3.535,71ha; đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp có 3.819,30ha và đất có mục đích công cộng có 43.521,77ha.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có 287,5ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có 6.750,96ha

- Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: có 38.732,17ha

- Đất phi nông nghiệp khác: diện tích nhỏ không đáng kể, 52,94ha.

2.2.2.3. Đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng của tỉnh Nghệ An năm 2005 có 85.850,15ha (chiếm 5,2%

diện tích tự nhiên của tỉnh). Trong đó, đất bằng chưa sử dụng có 13.270,46ha; đất

đồi núi chưa sử dụng có 61.379,69ha và đất núi đá không có rừng cây có 11.200ha.

2.2.3. Dân cư, lao động và hạ tầng xã hội

2.2.3.1. Dân số, dân tộc

Năm 2005, dân số Nghệ An là 3.030.946 người, bao gồm 6 dân tộc cùng sinh

sống: người Kinh (86,25%); người Thái (9,59%), người Khơ Mú (1,07%) và còn lại

là các dân tộc Mông, Thổ, Ơ Đu.

Năm 2008, dân số Nghệ An là 3.123.084 người, đứng thứ 4 cả nước

(sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thanh Hoá), tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,15%. Mặc

dù tốc độ gia tăng dân số giảm nhưng mức tăng dân số vẫn còn 1%/năm (giai đoạn

2000 - 2008). Dự báo dân số Nghệ An đến năm 2020 có khoảng 3,5 triệu người.

Đây vừa là tiềm năng về nguồn lao động, tạo nên sức tiêu thụ hàng hóa lớn nhưng

cũng vừa là sức ép về việc làm và các vấn đề xã hội khác. Mặc dù quy mô dân số

lớn nhưng phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng và

miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2008 là 189 người/km2, đông nhất

là thành phố Vinh (2841 người/km2), thị xã Cửa Lò (1858 người/km2), thưa nhất là

Tương Dương (26 người/km2).

2.2.3.2. Lao động, việc làm

88

Hiện nay lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 55,2% tổng

dân số Nghệ An với tốc độ tăng bình quân là 4%/năm (giai đoạn 2001-2008). Hàng

năm số nhân khẩu đến tuổi bổ sung vào nguồn lao động và cần được giải quyết việc

làm khá lớn. Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (lao động nông

- lâm - ngư nghiệp chiếm 79% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh).

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn

và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Theo số liệu của Sở Lao động - Thương

binh xã hội nghệ An, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Nghệ An năm 2008 chiếm 35,7%

tổng số lao động toàn tỉnh, tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ,

lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử,... Như vậy trình độ chuyên môn và nghề

nghiệp của lực lượng lao động Nghệ An đang còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi

đặt ra của thị trường lao động.

2.2.3.3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Đến nay 466/473 số xã, phường, thị trấn đã có trạm y tế, trong đó 35% đạt

chuẩn ngành; 19/19 huyện thành thị có trung tâm y tế huyện. Hệ thống khám chữa

bệnh tư nhân đang phát triển nhanh, hiện đã có 8 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cấp

phòng khám đa khoa, 01 công ty cổ phần bệnh viện.

Các cơ sở khám chữa bệnh ở Nghệ An đã được nâng cấp nhưng tuy nhiên vẫn

chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cơ sở vật chất ngành y tế còn thiếu nhiều và lạc

hậu, số cơ sở vật chất, lực lượng y bác sỹ còn thấp hơn so với bình quân cả nước.

2.2.3.4. Giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nghệ An phát triển

cả về quy mô và chất lượng. Số cơ sở các cấp học, ngành học được phát triển ở tất

cả các vùng. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, hàng năm có khoảng 66,5%

học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được chuyển vào trung học phổ thông.

Toàn tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ theo

chuẩn quốc gia từ năm 1998; tháng 10/2005 được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập

89

giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cả 3 cấp học của bậc

phổ thông đạt trên dưới 98%.

Có 09 trường trung học phổ thông và 06 trường trung học cơ sở dân tộc nội

trú nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng văn hoá cho dân tộc ít người.

Đầu tư cho giáo dục tăng nhanh từ 512,3 tỷ đồng năm 2001 lên 953,4 tỷ

đồng năm 2005, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học.

Tóm lại, các hoạt động KT-XH là yếu tố bên ngoài tác động đến CQ, nhưng

kết quả các tác động đó là yếu tố động lực bên trong thành tạo nên CQ lãnh thổ.

Chính con người cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của CQ

thông qua các hoạt động KT-XH của mình, làm cho CQ biến đổi ở những mức độ

khác nhau. Chính vì vậy khi nghiên cứu CQ chúng ta phải xem xét chúng trong mối

quan hệ với các hoạt động KT-XH.

2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN

2.3.1. Địa động lực nội sinh và tai biến địa chất

Lãnh thổ Nghệ An bị chi phối bởi hai hệ thống đứt gãy phá huỷ kiến tạo [2]:

- Hệ thống đứt gãy và phá huỷ kiến tạo Sông Cả - Rào Nậy: Hệ thống đứt

gãy này kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông nam trên 450km từ bắc Xiêng Khoảng

qua Mường Xén - Anh Sơn - Cửa Lò và kéo dài ra biển, bao gồm 4 đới đứt gãy (đới

đứt gãy chính Sông Cả, và các đới đứt gãy sinh kèm Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Anh Sơn -

Thanh Chương). Trong đó đới đứt gãy chính sông Cả về phía Tây nam, có độ sâu

ảnh hưởng hơn 60km có khả năng phát sinh tai biến động đất đối với TP.Vinh với

cường độ cực đại Mmax = 6,1-6,5; h = 15-20km, Iomax = 8 [88]. Các đới đứt gãy

còn lại chỉ có khả năng phát sinh động đất ở mức cực đại 4,0-4,9 độ Richter nhưng

đã phát hiện các biểu hiện nước nóng, nhiệt độ cao nhất tại Pác Ma lên đến 63,5oC.

- Hệ thống đứt gãy Sông Đà - Sơn La: Trong lãnh thổ Nghệ An chỉ là các hệ

thống đứt gãy thứ cấp [67].

Tai biến địa chất liên quan đến đặc điểm địa động lực nội sinh:

90

- Phá hủy nền cấu trúc do đứt gãy kiến tạo và khả năng sinh chấn: dạng tai

biến này liên quan đến việc xây dựng các hồ đập lớn (hồ thuỷ điện). Khả năng phát

sinh động đất kích thích hồ chứa sẽ xảy ra đối với các hồ có quy mô dung tích trên

103 triệu m3 và chiều sâu lòng hồ trên 90m. Hiện tại trên địa bàn tỉnh mới chỉ có hồ

Bản Vẽ với chiều cao đập 137m và dung tích 1.834 triệu m3 là có khả năng xảy ra

động đất kích thích. Do đó, cần có quy hoạch và thiết kế phù hợp cho vùng hạ lưu,

đặc biệt tại các khu vực trung tâm kinh tế, chính trị.

- Khả năng nước dâng do sóng thần: không chịu ảnh hưởng của hoạt động

Tân kiến tạo trong vùng nghiên cứu, nhưng có thể chịu tác động do ảnh hưởng hoạt

động Tân kiến tạo khu vực, đặc biệt từ cung đảo Philippin. Theo Nguyễn Thế Tiệp

(2001) vùng ven biển Nghệ An sẽ phải chịu nguy cơ nước dâng do sóng thần với

nguồn từ vành đai động Thái Bình Dương, có khả năng dâng nước cao 2m, tiến vào

đất liền 10km và thời gian truyền sóng từ nguồn tới bờ biển trong khoảng 2h15’ đến

6h15’. Tần suất xuất hiện động đất có khả năng gây sóng thần là 10-12,5 năm [65].

2.3.2. Địa động lực ngoại sinh, nhân sinh và tai biến liên quan

Chế độ địa động lực ngoại sinh và tai biến liên quan là hệ quả của mối tương

tác giữa các cấu trúc địa chất, địa mạo, điều kiện khí hậu, lớp phủ thực vật và hoạt

động của con người. Trong phạm vi lãnh thổ Nghệ An, các quá trình địa động lực

ngoại sinh khá phong phú và đi kèm theo đó là những dạng tai biến khác nhau [62]:

- Quá trình liên quan nước chảy tràn: rửa trôi bề mặt, dưới bề mặt và xói rửa

Thường phát triển trên các bề mặt khá bằng thoải, độ dốc <8o như trên các bề

mặt san bằng sót (bề mặt đỉnh) và trên bề mặt đồng bằng. Tại các bề mặt sườn, sự

phát triển quá trình xói mòn rửa trôi đã hình thành nên hàng loạt các khe rãnh xói,

thậm chí cắt xẻ vào tận đá gốc. Các quá trình này thường biến đổi chậm, không gây

ra các sự cố môi trường trực tiếp nhưng tác động đáng lưu ý nhất của chúng là làm

thoái hoá đất, suy giảm năng suất sinh học, tác động mạnh đến đời sống của các hộ

nông dân, đặc biệt ở vùng núi. Mặt khác, cũng cần xem xét dạng tai biến này dưới

góc độ là quá trình gây bồi lắng nhanh các lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.

- Quá trình trọng lực nhanh (đổ vỡ, sập lở)

91

Thường phát triển trên các sườn có độ dốc >30o. Ở khu vực dãy Phu Xai

Lang Leng, Phu Đen Đinh, Phu Hoạt, Phu Nghếch và một số vùng khác. Quá trình

này còn phát triển ở các Taluy đường ở miền núi; ví dụ đường 7A, 7B, đoạn từ

Tương Dương – Mường Xén. Chỉ tính từ Mường Xén đến Mường Lống thống kê

được 65 điểm trượt Taluy, 12 điểm sạt lở lớn ở theo mặt sườn núi ở khu vực Khe

Nằm, Khánh Thành, Tha Do, Kim Đa. Hiện nay, quá trình khai thác khoáng sản

(nhất là đá xây dựng) đã làm thúc đẩy quá trình trọng lực nhanh và đã xảy ra những

sự cố nghiêm trọng gây thiệt hại không ít tính mạng và tài sản.

Thực tế trên địa bàn cho thấy, trượt lở đất chủ yếu xảy ra ở vùng núi của Tỉnh. Dựa vào tương quan giữa trượt lở đất với các yếu tố chi phối (độ dốc, lượng mưa, loại đất, thảm phủ...), Lại Huy Anh và cộng sự [2] đã xác định nguy cơ trượt lở sườn cao ở các vùng núi thuộc huyện Quế Phong, Kỳ Sơn và Thanh Chương (Hình 2.9).

92

0 15 30

kilometers

lllllllll

µµµµµµµµµ 000000000nnnnnnnnn

hhhhhhhhh

aaaaaaaaa

hhhhhhhhh

ttttttttt

hµ tÜnhhµ tÜnhhµ tÜnhhµ tÜnhhµ tÜnhhµ tÜnhhµ tÜnhhµ tÜnhhµ tÜnh

hhhhhhhhh

ããããããããã

aaaaaaaaa

105°26'24"

19°5

0'24"

19

°40'4

8"

105°26'24" 105°36'00"

20°0

0'00"

18

°33'3

6"

18°5

2'48"

18

°43'1

2"

105°36'00" 105°26'24" 105°26'24"

18°1

2'00"

18

°02'0

4"

105°07'12" 105°57'36"

105°07'12" 105°57'36" 104°48'00" 104°38'24"

19°3

1'12"

19

°21'3

6"

19°3

1'12"

19

°21'3

6"

19°4

0'48"

104°48'00" 104°38'24" 104°28'48"

104°19'12"

20°0

0'00"

19

°50'2

4"

104°28'48" 104°09'36" 104°00'00"

18°4

3'12"

104°19'12" 104°09'36" 104°00'00"

18°0

2'04"

18

°52'4

8"

18°1

2'00"

18

°33'3

6"

(Thu tõ tØ lÖ 1/100.000)

B¶n ®å c ¶nh b¸ o nguy c¬ l ò èng, l ò quÐt miÒn nói NghÖ An

Trô së UBND huyÖn

Trung b×nh

( Nguy c¬ lò èng-lò quÐt )c hó dÉn

RÊt thÊp

RÊt caoCao

ThÊp

3

5

5

4

3

3

4

3

1

2

Kú S¬nKú S¬nKú S¬nKú S¬nKú S¬nKú S¬nKú S¬nKú S¬nKú S¬n

4

2

1

3

5

Quú Ch©uQuú Ch©uQuú Ch©uQuú Ch©uQuú Ch©uQuú Ch©uQuú Ch©uQuú Ch©uQuú Ch©u

Quú Hî pQuú Hî pQuú Hî pQuú Hî pQuú Hî pQuú Hî pQuú Hî pQuú Hî pQuú Hî p

Thanh Ch ¬ngThanh Ch ¬ngThanh Ch ¬ngThanh Ch ¬ngThanh Ch ¬ngThanh Ch ¬ngThanh Ch ¬ngThanh Ch ¬ngThanh Ch ¬ng

Co n Cu«ngCo n Cu«ngCo n Cu«ngCo n Cu«ngCo n Cu«ngCo n Cu«ngCo n Cu«ngCo n Cu«ngCo n Cu«ng

Anh S¬nAnh S¬nAnh S¬nAnh S¬nAnh S¬nAnh S¬nAnh S¬nAnh S¬nAnh S¬n

T©n KúT©n KúT©n KúT©n KúT©n KúT©n KúT©n KúT©n KúT©n Kú

T ¬n g D ¬ngT ¬n g D ¬ngT ¬n g D ¬ngT ¬n g D ¬ngT ¬n g D ¬ngT ¬n g D ¬ngT ¬n g D ¬ngT ¬n g D ¬ngT ¬n g D ¬ng

QuÕ PhongQuÕ PhongQuÕ PhongQuÕ PhongQuÕ PhongQuÕ PhongQuÕ PhongQuÕ PhongQuÕ Phong

NghÜa § µnNghÜa § µnNghÜa § µnNghÜa § µnNghÜa § µnNghÜa § µnNghÜa § µnNghÜa § µnNghÜa § µnTh¸ i HoµTh¸ i HoµTh¸ i HoµTh¸ i HoµTh¸ i HoµTh¸ i HoµTh¸ i HoµTh¸ i HoµTh¸ i Hoµ

CHDCND L µ o

Thanh ho¸

S¬ ®å k hu v ùc nghiªn c øu

Hình 2.9: Bản đồ nguy cơ trượt lở đất các huyện miền núi Nghệ An

- Quá trình trọng lực chậm

Quá trình động lực trọng lực chậm bao gồm quá trình đất trôi đất, chảy trên

sườn dốc, rất phổ biến ở miền núi Nghệ An trên các sườn có độ dốc từ 25-30o. Bản

thân quá trình trọng lực chậm ít có khả năng gây tai biến và sự cố môi trường. Tuy

nhiên nếu lớp phủ thực vật bị phá huỷ thì các quá trình này là chuyển sang lũ bùn đá

và sạt lở sườn núi.

- Quá trình động lực dòng bùn đá (lũ ống, lũ quét)

Quá trình này chủ yếu phát triển trong các thung lũng hẹp vùng núi, đồi của

tỉnh. Số liệu ghi nhận được từ năm 1964 tới nay và một số văn liệu thời kỳ phong

kiến cho thấy đã từng xảy ra đến 134 trận lũ ống, lũ quét trên địa bàn. Gần đây, ở

Quế Phong (năm 2007), ở Quỳ Hợp (năm 2010) đã xảy ra lũ quét với những thiệt

hại nặng nề kể cả về sinh mạng, tài sản cũng như sự phá huỷ đồng ruộng. Sự phân

bố tiềm năng nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét trên địa bàn các huyện miền núi của

tỉnh được Lại Huy Anh và cộng sự [2] xác định tập trung ở miền núi của các huyện

Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Hợp (hình 2.10).

93

Hình 2.10: Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ ống, lũ quét miền núi Nghệ An

- Quá trình liên quan đến dòng chảy thường xuyên

Xâm thực sâu (thường quan sát thấy ở sông suối cấp I, cấp II) : Hoạt động

của dòng nước chủ yếu đào sâu lòng thường ít gây ra các tai biến và sự cố môi

trường. Tuy nhiên hoạt động xâm thực sâu là nguyên nhân phá huỷ các công trình

thuỷ lợi như mương, phai ở miền núi.

Xâm thực ngang: xói lở bờ phổ biến ở các sông suối cấp III và IV trở lên.

Hiện tượng này khá phổ biến dọc sông Nậm Mô và một số sông suối khác. Dọc theo

các nhánh sông lớn cũng đã ghi nhận được nhiều điểm sạt lở bờ, làm mất đất sản

xuất, ảnh hưởng xấu tới an toàn đê điều, nhà cửa. Xâm thực ngang kết hợp với lũ đã

làm đê sông Lam bị vỡ nhiều lần trong lịch sử, gây ngập lụt nặng nề.

Bồi tụ cửa sông: Đoạn hạ lưu sông Lam từ Bến Thuỷ đến Cửa Hội không chỉ

là một đới sinh động đất, mà còn là đới xói lở bờ trái rất nghiêm trọng. Cửa sông

Lam bị thu hẹp và bồi nông đáng kể do dòng dọc bờ và vật liệu từ đất liền đưa ra.

Quá trình bồi nông và bồi ven bờ lấp vùng cửa sông, đã ghi nhận được những tác

động tiêu cực đến chất lượng môi trường của bãi tắm Cửa Lò, ảnh hưởng tiêu cực

đến chiến lược phát triển du lịch biển của tỉnh.

- Quá trình động lực liên quan đến Karst và xói ngầm

94

Quá trình địa động lực liên quan đến hoạt động Karst ở Nghệ An phổ biến

tương đối rộng rãi ở khu vực lưu vực sông Cả trong khu vực Mường Lống, Nậm Cắn,

khu vực Nam Con Cuông (xã Chi Khê, Yên Khê), Tân Kỳ (Nghĩa Phúc, Tân Long),

Tương Dương (Yên Tĩnh), Nghĩa Đàn (Nghĩa Quang) và một số nơi ở Quỳ Châu,

Quỳ Hợp..., các quá trình chủ yếu là Karst ngầm gây sụt lún và mất nước. Tại khu

vực chìa khoá Tân Kỳ, tại Mường Lống Karst ngầm phát triển rất mạnh ở thung lũng

Mường Lống đã để lại hàng loạt các hố sụt Karst đường kính 2-8m, sâu 1-3m.

- Các quá trình liên quan tới động lực biển

Chủ yếu là quá trình gây ra xói lở bờ biển và của sông ven biển, liên quan

đến hoạt động của sông, sóng và dòng chảy ven bờ. Bờ biển Nghệ An có mức độ

nguy cơ do tai biến xói lở bờ biển tương đối nhỏ. Xói lở bờ biển tập trung ở Quỳnh

Lưu và Diễn Châu nhưng cường độ không lớn (bảng 2.15).

Ngoài ra, với việc khai thác mạnh vùng ven biển của tỉnh, đặc biệt là nước

ngọt, nuôi trồng thuỷ sản đã gây nên hiện tượng xâm nhập mặn khá nặng nề ở một

số huyện thị ven biển.

Bảng 2.15: Cường độ xói lở bờ biển tại một số khu vực tỉnh Nghệ An

TT Địa danhĐộ dài

(m)Cường độ (m/năm)

Đặc điểm bờ biểnGhi chú

1 Quỳnh Phượng 1200 4,4-11,4 Bờ biển thoải cấu tạo từ bùn cát

2 Quỳnh Bảng 1800 4,4-11,8 Bờ biển cát3 Quỳnh Lương 1600 4,4-11,4 Bờ biển cát4 Quỳnh Minh 1400 4,4-11,4 Bờ biển cát5 Quỳnh Nghĩa 800 4-6 Bờ biển cát, sỏi Kè đá6 Quỳnh Thuận 1200 4,4-11,1 Bờ biển cát, sỏi7 Quỳnh Long 1600 4,4-11,1 Bờ biển cát, sỏi8 Quỳnh Hải 1600 4,4-11,1 Bờ biển bùn cát9 Quỳnh Thọ 500 4,4-11 Bờ biển bùn cát10 Diễn Hùng 500 3,3-8,0 Bờ biển cát11 Diễn Hải 700 3,7-9,2 Bờ biển cát12 Diễn Thịnh 3900 8,1-18,6 Bờ biển cát13 Diễn Kim 4000 7,8-21 Bờ biển cát, cát pha14 Diễn Hải 2000 3,2-4,8 Bờ biển cát, cát pha

95

TT Địa danhĐộ dài

(m)Cường độ (m/năm)

Đặc điểm bờ biểnGhi chú

15 Nghi Hải 200 6,8-10,3 Bờ biển cát, cát pha16 Nghi Yên 1500 33-60 Bờ biển cát, cát pha

Nguồn: Báo cáo “Phòng chống, kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường” [62]

2.3.3. Hiện trạng môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô

thị, khu công nghiệp và một số các làng nghề. Các chất ô nhiễm không khí chính

được đánh giá là SO2, CO, NO2, bụi lơ lửng và tiếng ồn.

a. Môi trường không khí khu dân cư

Môi trường không khí khu dân cư chủ yếu bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất

của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải (nhà máy xi

măng Cầu Đước, nhà máy thuộc da Vinh, xi măng 12/9 và 19/5…). Các dạng ô

nhiễm này đều mang tính cục bộ và phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm hoạt động của

các cơ sở sản xuất cũng như thời gian có mật độ xe cộ đi lại.

Những khu vực dân cư nằm dọc đường giao thông, nhất là tại các nút giao

thông, ngã 3, ngã 4 và gần các nhà máy xi măng hầu như đều bị ô nhiễm bụi. Nồng

độ bụi thường vượt TCCP khoảng 1,1-1,2 lần. Nồng độ các loại khí độc (NO2, SO2)

cao hơn so với các khu vực khác, đều xấp xỉ TCCP [50].

Ở các khu vực nông thôn xa trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ môi trường

không khí hầu như chưa bị ô nhiễm bởi các khí độc mà chủ yếu bị ô nhiễm vì bụi do

hoạt động giao thông vận tải và các hoạt động khai thác đá, sản xuất vật liệu xây

dựng trên địa bàn (bảng 2.16).

Bảng 2.16: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Nghệ An (12/2009)

TT

Vị tríSO2

(μg/m3)

CO(µg/m3)

NO2

(μg/m3)

Bụi(μg/m3)

Độ ồn

(dBA)

1 Cồng VP Cty xi măng Hoàng Mai 183 1155 13 160 632 Ngoại vi KCN Nam Cấm (cách 100m theo 234 1458 65 171 64

96

TT

Vị tríSO2

(μg/m3)

CO(µg/m3)

NO2

(μg/m3)

Bụi(μg/m3)

Độ ồn

(dBA)

hướng đông bắc)3 TT thị xã Cửa Lò 156 1125 47 189 664 Ngoại vi KCN Diễn Hồng, Diễn Châu (cách

50m theo hướng ĐB)230 1758 139 240 74

5 Khu vực NMXM 12/9 và 19/5 395 12515 256 603 817 Khu di tích Kim Liên 116 991 6 191 748 KCN nhỏ Thung Khuộc, Quỳ Hợp (cách 50m

theo hướng ĐB)351 5608 178 394 78

9 KCN nhỏ Thung Khuộc, Quỳ Hợp (cách 50m theo hướng TN)

340 4960 139 504 78

10 KCN Bắc Vinh (cách 100m theo hướng TN) 225 981 30 270 7611 Ngã tư chợ Vinh 346 7509 195 443 8512 Ngã tư Bến Thủy 324 1551 102 308 7713 Ngã ba Quán Bánh 343 6506 201 380 8414 Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác

Hồ302 2007 68 149 72

15 Phường Cửa Nam, gần NMXM Cầu Đước 271 2398 121 374 8316 KCN nhỏ Nghi Phú (cách 50m theo hướng TN) 252 1147 26 158 7617 KCN Đông Vĩnh (cách 50m theo hướng ĐB) 267 1552 20 188 7318 KCN nhỏ Hưng Lộc (cách 50m theo hướng

TN)144 2427 29 192 72

TCVN 5937-2005 350 30.000

200 300 75

Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 [50]

b. Môi trường không khí khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí

là: sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất, công

nghiệp phân bón, giấy, đường, thực phẩm..., mức độ ô nhiễm như sau:

Tại các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng nồng độ bụi vượt TCCP 2-4 lần.

97

Tại các đơn vị sản xuất giấy: giấy sông Lam, xưởng chế biến bột giấy Con

Cuông khí thải lò hơi không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.

Tại nhà máy thuộc da Vinh: nhà máy không xử lý chất thải, nhất là chất thải

rắn nên môi trường không khí bị ô nhiễm nặng ở khu vực chứa chất thải do sự phân

huỷ chất hữu cơ.

Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm sự phân huỷ chất hữu từ

chất thải tạo ra các khí H2S, NH3. Đối với các làng nghề sản xuất gạch ngói (huyện

Tân Kỳ) có nồng độ các khí độc và bụi vượt TCCP 1,3-3 lần. Ngoài ra các làng

nghề sản xuất chiếu cói, mộc, chổi đót... cũng có dấu hiệu ô nhiễm về bụi.

c. Hiện trạng tiếng ồn giao thông và công nghiệp

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra do hoạt động của các cơ sở sản xuất như: gia công

cơ khí, sản xuất xi măng, khai thác vật liệu xây dựng... và trên các trục đường giao

thông vào những giờ cao điểm. Do đó, ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu xảy ra đối với các

khu vực dân cư đô thị trong các thành phố lớn và các khu dân cư tập trung gần

tuyến đường giao thông. Còn ở các vùng nông thôn không bị ô nhiễm bởi tiếng ồn.

Trên các tuyến đường giao thông, tuỳ thuộc vào từng thời điểm tiếng ồn có

những xung dao động rất lớn, có khi trên 90 dB.

2.3.4. Hiện trạng môi trường nước mặt

a. Dòng chảy cát bùn

Tỉnh Nghệ An có địa hình chủ yếu là núi thấp, đồi, độ dốc địa hình nhỏ và

chủ yếu là Feralit phát triển trên các nhóm đá Granit, riolit, cuội kết, sa thạch... vì

vậy cát bùn vào sông không lớn. Theo các tài liệu quan trắc cho thấy độ đục nước

sông dao động từ (150-300) g/m3 - thuộc vào loại trung bình.

* Nhiều năm: Lượng cát bùn biến đổi qua các năm lớn so với dòng chảy

nước, hệ số biến động dòng chảy cát bùn qua các năm cao, đạt trên 0,6.

* Trong năm: Lượng cát bùn tập trung chủ yếu là các tháng mùa lũ, đặc biệt

là các tháng đầu mùa lũ, chiếm tới (70-80)% lượng cát bùn cả năm. Cát bùn lớn

98

nhất trong năm rơi vào các tháng VII, VIII. Cát bùn nhỏ nhất trong năm xuất hiện

vào các tháng kiệt nhất, và trị số này thường xấp xỉ 0,1 kg/s.

b. Chất lượng nước

- Độ nhiễm mặn nước sông

Vùng biển tỉnh Nghệ An mang tính chất nhật triều không đều với biên độ

triều đạt 1,2-2,5 m. Độ mặn nước biển ở khu vực này đạt trung bình 26,5‰, lớn

nhất đạt tới 35,2‰ và nhỏ nhất đạt 1,7‰. Độ mặn nước biển theo dòng triều xâm

nhập sâu vào trong sông tới trên 20 km (tới vùng chân đồi).

Trên sông Cả tại Nam Đàn có sự đổi hướng dòng chảy khi nhận nước của sông

La (Ngàn Sâu) nên ranh giới độ mặn trung bình 1‰ ở km thứ 25 tính từ cửa sông.

* Vào mùa lũ (VI-XI): Khi nước sông trên thượng nguồn về nhiều hạn chế sự

xâm nhập mặn nên ranh giới độ mặn 1‰ trên sông Cả nằm ở cuối TP. Vinh.

* Vào mùa kiệt (XII-V): Đây là lúc độ mặn theo sóng triều xâm nhập sâu vào

trong sông, đoạn sông Cả thuộc TP. Vinh nhiễm mặn với độ mặn trên 1‰.

Trên sông Cấm trước khi có cống Nghi Quang, mặn xâm nhập vào sâu trong

sông tới km thứ 21 (Ngã ba Phương Tích).

Trên sông Bùng ranh giới mặn 1% tới Bảo Nham (cách cửa sông 24 km),

hiện nay đã xây dựng cống ngăn mặn Diễn Thành. Sông Hoàng Mai xâm nhập mặn

vào tới km thứ 22 từ của sông (Vực Mấu).

- Chất lượng nước

Chất lượng nước sông suối của sông Cả được đánh giá thông qua số liệu

quan trắc chất lượng nước tại trạm Dừa trên sông Cả và tại trạm Nghĩa Khánh trên

sông Hiếu (bảng 2.17) [74].

Bảng 2.17: Thành phần hóa học nước sông hệ thống sông Cả

Trạm pH

Ôxy tổn thất

(mg/l)

Độ khoáng

hóa(mg/l)

Hàm lượng ion (mg/l)Độ

kiềm(mge/l)

Ca++ Mg++ Na++K+ HCO3- SO4

-2 Cl- Fe+2+Fe+3 SiO2

99

Dừa7,0 1,7 139 17,9 5,9 9,3 98,6 4,9

2,1

0,08 14,9 1,6

Nghĩa Khánh

6,8 3,1 111 14,7 4,6 7,6 77,9 3,22,7

0,09 17,0 1,2

Nguồn: Hoàng Minh Tuyển, 2007 [74]

Từ số liệu cho thấy chất lượng nước sông Cả có đặc điểm chính sau:

Độ khoáng hoá nước sông dao động trong khoảng 110-140 mg/l, nước có

dạng bycacbonnat nhóm canxi kiểu I. Nước sông suối trong tỉnh Nghệ An có phản

ứng trung tính ngả sang kiềm yếu với độ pH dao động trong phạm vi trên dưới 7,0.

Nước sông mềm độ cứng thường nhỏ hơn 1,5 mg-e/l, còn độ kiềm 1,2-1,6 mg-e/l.

Hàm lượng các ion chính: HCO3- chiếm ưu thế trong tổng đương lượng các

anion, với hàm lượng 78-100mg/l. Trong số các cation thì ion Ca+2 chiếm ưu thế với

hàm lượng 15-18 mg/l, (Na++K+) với hàm lượng 7,5-9,5 mg/l và Mg+2 (4,5-6 mg/l).

Hàm lượng các ion SO4-2 và Cl- không cao, tương ứng là (3-5 mg/l) và (2-3 mg/l).

Hàm lượng Fe+2+Fe+3 dưới 1 mg/l.

Các chất biogen thì SiO2 có tỷ lệ nhiền hơn cả, với hàm lượng 15-18 mg/l.

Hàm lượng các chất hữu cơ có mặt trong nước sông suối trong tỉnh nhìn

chung rất thấp. Theo các số liệu quan trắc của trạm Dừa trên sông Cả cho thấy độ

oxy hóa nước sông thuộc vào loại nước rất nghèo chất hữu cơ.

Nhìn chung, nước sông Cả còn tương đối sạch có thể sử dụng cho các ngành

sản xuất và sinh hoạt (qua xử lý). Tuy nhiên, nước sông tại các đoạn chảy qua một

số khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư… đang bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau

do nước thải trực tiếp đổ ra sông, không qua xử lý.

c. Ngập lụt và ngập úng

Qua các số liệu thống kê có thể thấy lũ lụt trong tỉnh Nghệ An thường tập

trung vào các thời kỳ: lũ tiểu mãn (tháng V, tháng VI); lũ hè thu (tháng VII đến nửa

đầu tháng IX); lũ chính vụ (tháng IX, X và XI) và lũ muộn (tháng XII)

100

Trong 2 tháng IX và X, thường có những trận mưa kéo dài gây lũ, ngập úng

trên diện rộng. Các trận lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh gồm lũ

tháng IX/1978, tháng X/1988 và tháng IX/1996.

Lũ có thể làm vỡ đê và làm ngập úng diện tích rộng lớn khu vực Nam Đàn -

Hưng Nguyên - Nghi Lộc (khoảng 48.700ha). Ngoài ra còn có thể gây ảnh hưởng

tới khu vực từ hữu ngạn sông Hoàng Mai xuống phía Nam tới kênh Tố Khê và Sơn

Tịnh, và khu vực phía Nam kênh Vách Bắc. Thêm vào đó, mưa lớn còn có thể làm

ngập úng các đô thị và một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngay cả ở vùng

đồi và đồng bằng cao.

2.3.5. Hiện trạng môi trường nước dưới đất

a. Toàn tỉnh

Trên cơ sở kết quả quan trắc nước dưới đất từ năm 2005 đến năm 2009 trong

tỉnh Nghệ An và các kết quả nghiên cứu trước đấy có thể thấy được hiện trạng môi

trường nước dưới đất của toàn Tỉnh như sau [73]:

+ Độ pH: đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP)

+ Độ tổng khoáng hoá (M): dao động từ 0,085 đến > 3g/l, nước dưới đất biến

đổi từ siêu nhạt đến mặn.

+ Các hợp chất Nitơ: dao động từ 0,52 đến 56,8mg/l. Hàm lượng Amoni

(NH4+) dao động từ 0,14 đến 1,9mg/l theo quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT – Quy

chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống thì hàm lượng Amni <3mg/l.

+ Hàm lượng sắt tổng dao động từ 0,07 đến 39,92mg/l.

+ Hàm lượng Mangan biến đổi từ 0,002 đến 1,67 mg/l. Trong đó theo QCVN

09: 2008/BTNMT thì hàm lượng Mn phải nhỏ hơn 0,5 mg/l.

+ Các nguyên tố vi lượng như Asen, Thuỷ ngân, đều có hàm lượng nhỏ hơn

TCCP, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống.

+ Hầu hết các mẫu nước dưới đất có hàm lượng Coliforms vượt TCCP đặc

biệt là các mẫu nước lấy ở các giếng đào, một số mẫu nước có hàm lượng Coliform

vượt TCCP đến 300 lần.

101

b. Hiện trạng môi trường nước dưới đất vùng đô thị trọng điểm

- Thành phố Vinh:

Nước dưới đất khu vực thành phố Vinh tồn tại chủ yếu ở các tầng chứa nước

Holocen, Pleistocen và Triats. Kết quả phân tích mẫu từ trước đến nay cho thấy:

Tổng sắt: Phía Tây thành phố Vinh có hàm lượng sắt khá cao (khu vực nhà máy

xi măng Cầu Đước), có thể lên tới 30,95- 39,92 mg/l. TCCP cho ăn uống trực tiếp là

<0,3mg/l và tiêu chuẩn nguồn nước cấp (QCVN 09: 2008/BTNMT) là 5mg/l, nên ở

khu vực này nước dưới đất không sử dụng được vào ăn uống mà chỉ dùng để tắm, rửa.

Mangan: Đa số các mẫu nước có hàm lượng sắt cao đều kéo theo hàm lượng

mangan cũng cao, hàm lượng mangan cao nhất đạt 1,672 mg/l vượt TCCP.

Kết quả quan trắc nước dưới đất ở thành phố Vinh của Sở Tài Nguyên và

môi trường tỉnh Nghệ An (năm 2005-2009) cũng cho thấy nước dưới đất ở thành

phố Vinh có hàm lượng sắt và mangan vượt TCCP.

Nitrit (NO2-): Một số mẫu hàm lượng Nitrit khá cao, mẫu cao nhất đạt 26,47

mg/l, trong khi đó theo quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT của Bộ Y tế đối với nước

ăn uống và sinh hoạt, hàm lượng NO2-= 3mg/l.

Hầu hết các giếng đào ở khu vực thành phố Vinh đều bị nhiễm bẩn bởi chỉ

tiêu vi sinh, có những mẫu nước có hàm lượng Coliform vượt TCCP 800 lần.

Các nguyên tố vi lượng như As, Hg, Pb, tại các điểm quan trắc môi trường

nước dưới đất của thành phố Vinh (N3; N4; N5; N7) năm 2008 đều nhỏ hơn TCCP.

Nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen: ô nhiễm bởi Sắt, Mangan và đặc

biệt là nước dưới đất đã bị nhiễm mặn khá nhiều.

Tầng chứa nước Triat: nhìn chung còn khá sạch, nhưng đã bị nhiễm mặn ở

một số nơi ven biển.

- Các vùng đô thị khác:

Các vùng ven biển: TX Cửa Lò, Diễn Châu, Hoàng Mai v.v... nơi có địa hình

thấp, nước dưới đất đã bị nhiễm mặn. Nhìn chung chất lượng môi trường nước dưới

đất ở các khu vực này còn khá tốt, những chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu vẫn là: ô nhiễm

102

bởi các hợp chất Nitơ và chỉ tiêu vi sinh (hàm lượng NO3- trong mẫu nước ở thị trấn

Con Cuông đạt 46,0 mg/l).

c. Hiện trạng môi trường nước dưới đất tại khu vực khai thác thiếc

Mẫu nước dưới đất được lấy tại giếng đào ngay trong khu vực sản xuất thiếc

của Công ty TNHH Chính Nghĩa, Nghĩa Xuân, Minh Hợp, Quỳ Hợp. Kết quả phân

tích cho thấy: pH thấp hơp TCCP, đạt 6,22. Hàm lượng Mn cao hơn TCCP (đạt 0,63

mg/l), đặc biệt là hàm lượng thuỷ ngân trong nước khá cao, đạt 0,00260 mg/l gấp

hơn 2 lần TCCP.

d. Hiện trạng nhiễm mặn nước dưới đất

- Tầng chứa nước Holocen (qh)

+ Vùng Đồng bằng Quỳnh Lưu - Diễn Châu: Tầng chứa nước Holocen phân

bố thành dải kéo dài theo bờ biển Quỳnh Lưu đến Diễn Châu. Độ tổng khoáng hoá

biến đổi từ 0,05 g/l đến 2,88 g/l.

+ Vùng đồng bằng sông Cả: Tầng chứa nước Holocen ở đồng bằng sông Cả

phân bố chủ yếu ở Nghi Lộc, vùng Vinh - Cửa Lò và ven theo các thung lũng sông

Cả. Khác với hai đồng bằng trên, nước dưới đất đồng bằng sông Cả có độ tổng

khoáng hoá khá nhỏ, hình thành nên nước từ siêu nhạt đến nhạt. Độ tổng khoáng

hoá nhỏ nhất đạt 0,06 g/l và cao nhất đạt 0,94 g/l.

- Tầng chứa nước Pleistocen (qp)

Tầng chứa nước Pleistocen trong vùng nghiên cứu có diện phân bố ở đồng

bằng sông Cả. Độ tổng khoáng hoá: biến đổi từ 0,24 g/l đến 3,77 g/l, nước dưới đất

thuộc loại nhạt đến mặn.

2.3.6. Hiện trạng môi trường đất

a. Hiện trạng môi trường đất trong sản xuất nông nghiệp

Nghệ An có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 249.626,87 ha (2005).

Đất nông nghiệp khu vực đồng bằng có hàm lượng dinh dưỡng thấp, hàm

lượng Nitơ thấp, hàm lượng Kali tổng số dễ tiêu thuộc loại nghèo.

103

Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An còn sử dụng một lượng lớn

phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Lượng phân bón và thuốc bảo

vệ thực vật tổng dư trong đất nhất là ở những vùng thâm canh lúa, các vùng trồng

rau màu thì dư lượng này rất lớn. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý

(K2SO4), KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các

cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như Al3+, Fe3+, Mn2+

giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.

b. Hiện trạng môi trường đất do sản xuất công nghiệp

- Trong khai thác khoáng sản

Khu vực Tây Nghệ An là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản như thiếc, đá

quí, vàng, đá vôi…với trữ lượng lớn và diện phân bố rộng. Những năm vừa qua,

việc khai thác khoáng sản phát triển khá sôi động đã làm cho đất đai bị thay đổi tính

chất, đất bị thoái hoá, ô nhiễm và xuống cấp nghiêm trọng.

+ Ô nhiễm đất tại khu khai thác và chế biến thiếc Quỳ Hợp: Kết quả phân

tích hàm lượng kim loại nặng trong đất nằm trong khu vực ảnh hưởng của khu khai

thác thiếc cho thấy: Khu vực này đã bị ô nhiễm các kim loại nặng như As, Cu, Zn,

Cd. Đặc biệt, có nơi cách nguồn thải khu khai thác thiếc khoảng 20km hàm lượng

kim loại nặng cao hơn hẳn so với các mẫu còn lại và vượt TCCP tới hàng chục lần

như (hàm lượng As vượt TCCP 100 lần).

+ Khu khai thác đá xây dựng Hoàng Mai và các khu khai thác đá khác: Khu

khai thác đá xây dựng Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu) được khai thác bằng phương

pháp thủ công kết hợp với nổ mìn với qui mô lớn với diện tích khoảng 50.000-

60.000m2 hiện tại một phần bị hoang hoá.

Ngoài khu vực Hoàng Mai, đá vôi cũng được khai thác ở một số địa điểm

khác. Lèn Hai Vai (Diễn Châu), Bắc thị xã Cửa Lò, Rú Mượu (Hưng Nguyên), Quỳ

Hợp, Con Cuông.

104

Quá trình khai thác đá gây tác động tiêu cực đến môi trường, lớp đất bề mặt

bị phá hủy, tạo khe rãnh thì gió và các dòng nước tạm thời sẽ gia tăng hoạt động

thổi mòn và xói mòn, đưa bụi trầm tích đến các vùng trũng, gây ảnh hưởng đến hệ

sinh thái lân cận.

c. Thoái hoá môi trường đất do các quá trình tự nhiên

- Ảnh hưởng do quá trình nhiễm mặn

Đất nông nghiệp tại nhiều xã vùng cửa sông đã bị nhiễm mặn. Độ mặn có

chiều hướng giảm dần từ Quỳnh Lưu đến Nghi Lộc.

- Ảnh hưởng môi trường đất do rửa trôi, thoái hoá, giảm độ phì của đất

Đất xói mòn trơ sỏi đá vùng ven biển tỉnh Nghệ An có diện tích khoảng

5.159ha và được phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Quỳnh Lưu (Quỳnh Lập, Quỳnh

Long, Mai Hùng) 2.621ha; hai xã Nghi Yên và Nghi tiến 2.284ha. Đất bị xói mòn

rửa trôi mất lớp đất tầng mặt nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất này

thường nghèo, do đó khả năng canh tác trên loại đất này là không thể.

- Hiện tượng cát bay, cát chảy

Cát bay và cát chảy là hiện tượng phổ biến, 40% số xã có hiện tượng cát bay,

cát chảy. Trong đó phần lớn là ở các xã bãi ngang thuộc Nghi Lộc, Cửa Lò. Tại một

số xã sau mỗi đợt gió bão, tình trạng cát bay, cát chảy vào sâu nội đồng hàng chục

mét vùi lấp hoa màu và khu vực dân cư.

2.3.7. Nhận định chung về tác động đến môi trường tự nhiên do hoạt động phát

triển kinh tế - xã hội

1. Tác động của hoạt động kinh tế - xã hội đến môi trường không khí

+ Khu vực miền núi: Các điểm khai thác chế biến quặng và khai thác, sản

xuất vật liệu xây dựng. Đây là các cơ sở công nghiệp gây có nguồn gây ô nhiễm

không khí lớn, nhất là về bụi, tiếng ồn và CO.

105

+ Khu vực đồng bằng: các vùng tập trung dân cư nhất là nơi có mật độ dân

cư cao ở thành phố Vinh, chủ yếu bị ô nhiễm về bụi.

+ Khu vực các huyện ven biển nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu ô nhiễm về H2S.

+ Các điểm nút giao thông ngã ba, ngã tư... nơi có mật độ phương tiện tham

gia giao thông lớn. Đây là một nguồn gây ô nhiễm môi trường với nhiều loại khí

như: SO2, CO, NOx, bụi, và tiếng ồn...

2. Tác động của các hoạt động phát triển KT-XH đến môi trường nước mặt

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ

Trải dài 82 km bờ biển và diện tích đất bị nhiễm mặn lên tới trên 29000ha,

Nghệ An có địa hình thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay toàn tỉnh đã có 1400ha

mặt nước nuôi thuỷ sản nước lợ và còn có trên 1000ha có khả năng nuôi thuỷ sản,

song do sự thiếu quy hoạch, phương thức nuôi trồng chủ yếu vẫn là quảng canh, nên

diện tích các vùng đất ngập nước ven bờ đã bị thu hẹp. Trong những năm gần đây,

tỉnh đã đầu tư khu nuôi tôm công nghiệp Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng

Nguyên với tổng diện tích đã nuôi là 1157,9ha...

Với việc phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến một số hậu quả xấu

đối với môi trường nước, cụ thể:

- Phá vỡ hệ sinh thái vùng ven biển.

- Cạn kiệt nhanh nguồn nước dưới đất. Hơn thế việc giảm nhanh nguồn nước

dưới đất phía ven biển làm mất cân bằng áp lực, làm mặn hoá nguồn nước cũng như

đất những khu vực phía sâu trong đất liền.

Theo số liệu quan trắc chất lượng nước biển tại 6 cửa lạch của tỉnh Nghệ An

(nguồn: Trung tâm quan trắc & kỹ thuật môi trường Nghệ An, năm 2004) và số liệu

quan trắc của đợt khảo sát thực địa tháng 8/2005 của Viện Địa Lý, cho thấy:

Nước biển ven bờ bị nhiễm bẩn bởi các chất dinh dưỡng biểu hiện qua hàm

lượng NH3 quan trắc được đều vượt tiêu chuẩn cho phép của nước biển ven bờ dùng

106

cho các mục đích kể cả bãi tắm, nuôi trồng thuỷ sản và các mục đích khác. Các cửa

lạch nhỏ ở phía Bắc tỉnh Nghệ An là khu vực ô nhiễm chất dinh dưỡng nặng nề nhất.

- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt ở các khu vực đô thị đang gây ô nhiễm lớn đến

môi trường nước

+ Nước thải sinh hoạt

Chất lượng nước thải sinh hoạt ở thành phố Vinh có hàm lượng các chất dinh

dưỡng cao thể hiện qua tổng Nitơ cũng như Phốt Pho rất lớn, hàm lượng các chất

hữu cơ cao, tổng chất rắn lơ lửng và chất rắn tổng cộng cao. So với tiêu chuẩn về

giới hạn ô nhiễm cho phép của nước thải sinh hoạt cho thấy khu vực trung tâm

thành phố nước thải sinh hoạt ô nhiễm ở mức III và đối với các khu vực lân cận

(phường Bến Thuỷ, phường Đông Hưng) ô nhiễm ở mức II (TCVN 6772 : 2000).

+ Nước thải công nghiệp

Tại TP Vinh, kết quả đánh giá cho thấy: nước mặt tại tất cả các kênh dẫn nước

mặt và các kênh dẫn nước thải đang ở mức độ ô nhiễm từ nhẹ đến nặng. Toàn bộ lượng

nước bị ô nhiễm này được đổ vào sông Lam (đoạn cuối khi ra biển của sông Cả). Phạm

vi và mức độ ô nhiễm nguồn nước ở TP Vinh được đánh giá như sau:

- Vùng ô nhiễm nặng chủ yếu thuộc các phường Hưng Bình, Quang Trung,

Lê Mao, Hồng Sơn và xã Vĩnh Tân.

- Vùng ô nhiễm trung bình chủ yếu thuộc các phường Đông Vinh, Lê Lợi,

Đội Cung, Lê Mao, Hà Huy Tập và một phần diện tích các phường Hưng Dũng,

Trường Thi, xã Nghi Phú, xã Hưng Lộc.

- Vùng ô nhiễm nhẹ bao gồm địa phận xã Hưng Đông, một phần địa phận xã

Nghi Phú và trên sông Lam.

- Vùng bị ô nhiễm mặn trong mùa kiệt thuộc các xã Hưng Lộc, Hưng Hoà

Trên sông Lam, đoạn đi qua TP Vinh hàm lượng chất hữu cơ có xu hướng

ngày càng gia tăng, ví dụ năm 8/1999 hàm lượng BOD5, COD lần lượt đạt 7,5 mg/l

và 11 mg/l còn tháng 6/2005 các trị số này đạt tới 10 mg/l và 17 mg/l. Như vậy việc

107

BVMT đây cần phải có những biện pháp đúng và mạnh hơn nhằm giảm thiểu các

chất thải gây ô nhiễm môi trường.

- Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đang gây ô nhiễm môi trường lớn tại

một số khu vực

Khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng đang phát triển khá mạnh mẽ ở

Nghệ An. ở một số khu vực, việc khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang gây ô

nhiễm lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là khu vực khai thác và chế biến

thiếc ở khu vực các xã Châu Hồng, Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp.

Như đã phân tích trong phần các điểm nóng về MT, việc khai thác và chế biến

thiếc ở Quỳ Hợp đã gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất ở phạm vi khá

rộng. Nước thải đổ vào sông Nậm Thông là phụ lưu trực tiếp của sông Hiếu làm ô

nhiễm nguồn nước sông Hiếu với hàm lượng các chất dinh dưỡng đều vượt TCCP.

3. Tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường đất

Môi trường đất ở một số khu vực bị ô nhiễm do các chất thải chưa được xử

lý từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trường đất tại

một số khu vực khác nhau trong tỉnh Nghệ An như sau:

- Các quá trình suy thoái đất do con người làm cho đất bạc màu, thoái hoá

xảy ra ở các huyện đồng bằng như Yên Thành, Quỳnh Lưu.

- Tại khu vực khai thác và chế biến thiếc ở huyện Quỳ Hợp, môi trường đất

bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoá chất được sử dụng thải trực tiếp vào đất và

nước sông.

- Ô nhiễm đất do nước thải, rác thải sinh hoạt ở TP Vinh đã xảy ra ở tất cả

các điểm dọc theo tuyến nước thải của thành phố, biểu hiện rất rõ qua sự dư thừa

hàm lượng các chất hữu cơ gây ra hiện tượng phú dưỡng đối với cây trồng.

- Ở các huyện ven biển, ô nhiễm và thoái hoá tiềm năng đất rất lớn biểu hiện

ở các dạng tiềm năng phèn hoá, mặn hoá, cát bay, cát chảy, sạt lở, trượt lở.

4. Tồn đọng thuốc trừ sâu đã làm ô nhiễm môi trường nặng tại một số khu vực

108

Như đã trình bày trong phần các điểm nóng môi trường, tại một số khu vực

như: xóm Hồng Kỳ và Vũ Kỳ thuộc xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, xóm 1 và

xóm 2 thuộc xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn đã tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu

từ thời chiến tranh và tại thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, xóm Mậu II, xã Kim

Liên, huyện Nam Đàn, xã Nghi Mỹ huyện Nghi Lộc, xã Hưng Tây, huyện Hưng

Nguyên đã tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm môi trường đất

và nước nghiêm trọng, gây tổn hại đến sản xuất và đời sống của người dân địa

phương, đặc biệt là đối với sức khoẻ của con người.

Theo kết quả phân tích thì nguồn nước sinh hoạt bao gồm: nước mặt và nước

ngầm tầng nông ở các khu vực này bị ô nhiễm nặng, hàm lượng DDT và -666 rất

cao, vượt TCCP nhiều lần. Trong đất, hàm lượng các chất LINDAN, DDT, DDD,

DDE đều cao, nhất là LINDAN. Điều đó chứng tỏ ở các khu vực này ô nhiễm thuốc

trừ sâu đã thể hiện rất nặng nề, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho người dân địa

phương như: rụng tóc, thần kinh, não, nổi mụn ngứa, ung thư.

Hai kho thuốc ở thị trấn Dùng và xóm Mậu II được đưa vào danh sách các

điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ.

2.4. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CẢNH QUAN SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN

2.4.1. Quan điểm nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ phân vùng chức

năng môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường

Nghiên cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, tiến hành phân chia các đơn vị CQST có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ, không chỉ có giá trị khoa học mà còn mang giá trị thực tiễn đối với từng lĩnh vực ứng dụng cụ thể, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Ở đây, việc nghiên cứu CQST hướng tới phục vụ phân vùng CNMT là những bước cần thiết cho công tác QHMT để đảm bảo sự phát triển theo định hướng bền vững của vùng lãnh thổ.

109

Việc nghiên cứu, phân tích đặc điểm các thành phần tự nhiên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ CQST tỉnh Nghệ An. Do sự phân hóa đa dạng và phức tạp của đá nền, điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật...của lãnh thổ trên cơ sở các quy luật địa đới, phi địa đới và sự tác động qua lại của các nhân tố này đã tạo nên sự khác biệt về tự nhiên giữa các khu vực và trong các đơn vị CQST.

Sự phân hóa không gian của CQST một lãnh thổ là sự tổng hợp về mức độ phân dị của các hợp phần với các chức năng của mỗi hợp phần trong thành tạo cảnh quan là khác nhau. Chính vì vậy CQST tỉnh Nghệ An có tính chất đa dạng, phức tạp trong cấu trúc, chức năng, động lực phát triển, đây là nguồn gốc của vấn đề sử dụng hợp lý TNTN theo hướng bảo vệ môi trường.

2.4.2. Phân loại cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An

Để có được cách nhìn khoa học và tổng thể về điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An, chúng tôi đã tiến hành xây dựng bản đồ CQST tỉnh Nghệ An tỉ lệ 1/100.000.

Bản đồ cảnh quan sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An được thành lập dựa trên các nguyên tắc truyền thống trong nghiên cứu cảnh quan học, đó là: 1) phát sinh; 2) tổng hợp, và 3) đồng nhất tương đối.

Theo quan điểm cảnh quan, để thành lập bản đồ CQST, việc đầu tiên là thực hiện việc nghiên cứu, phân tích cấu trúc CQST. Dưới tác động của quy luật địa đới và phi địa đới, các đơn vị CQST được hình thành và tồn tại một cách khách quan trong lớp vỏ cảnh quan. Mỗi đơn vị CQST có một cấu trúc đứng khác biệt và có mối liên hệ với nhau theo sự di chuyển vật chất theo phương nằm ngang, hình thành cấu trúc ngang đặc thù của các đơn vị CQST. Từ việc phân tích hệ thống cấu trúc cho phép xác định các cấp phân vị trong hệ thống phân loại cảnh quan sinh thái.

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên khá lớn, do vị trí địa lý đặc thù và ĐKTN phức tạp đã tạo ra sự đa dạng và phong phú về cảnh quan sinh thái.

Trước hết về nền vật chất, một yếu tố quan trọng trong thành tạo cảnh quan sinh thái. Lãnh thổ Nghệ An là nơi gặp gỡ của hai miền kiến trúc lớn trong bình đồ kiến trúc chung của lãnh thổ Việt Nam, đó là miền kiến trúc Trường Sơn và miền kiến trúc Tây Bắc Bắc bộ, thuộc rìa phía Đông bắc của địa khối Indosini. Trong giai

110

đoạn thành tạo Paleozoi, Mezozoi, rồi đến tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại, các khối kiến trúc liên tục hoạt động với cường độ khác nhau đã tạo ra những nét lớn của địa hình núi trung bình, núi thấp, đồi và đồng bằng [62].

Khí hậu chịu tác động của hoàn lưu gió mùa với các luồng gió từ Đông bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á tạo nên một cơ chế gió mùa phức tạp trên lãnh thổ. Chính yếu tố nền địa hình và hoàn lưu khí quyển vùng này đã tạo ra sự phân hóa điều kiện sinh khí hậu cũng hết sức phức tạp và đa dạng. Các điều kiện sinh khí hậu kết hợp với sự đa dạng về vật chất làm cho lớp phủ thổ nhưỡng rất phong phú và đa dạng từ đất mùn alit trên núi cao, đất feralit, đất dốc tụ, đất phù sa, đất cát … Cuối cùng, lớp phủ thực vật là kết quả của điều kiện khí hậu và phát sinh thổ nhưỡng càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều.

Sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường đó, giới thực vật thích nghi và hình thành các đặc tính thường xanh ở các vùng ẩm ướt và rụng lá ở các vùng có mùa khô kéo dài, tạo nên hai quần thể rừng thường xanh mưa mùa và rừng nửa rụng lá trên nền nhiệt - ẩm khác nhau.

Sự đa dạng giữa các thành phần cấu tạo của từng cảnh quan và chúng có mối quan hệ chặt chẽ, luôn xâm nhập vào nhau đã tạo nên một cấu trúc đứng cũng khá đa dạng ở Nghệ An. Căn cứ vào mối liên hệ của thành phần cấu tạo trong cấu trúc đứng của mỗi cảnh quan chúng tôi đã tập hợp các đơn vị CQST theo hệ thống phân vị từ cấp cao xuống cấp thấp như sau:

Hệ → Phụ hệ → Lớp → Phụ lớp → Kiểu → Hạng → Loại cảnh quan sinh thái

Bảng 2.18: Hệ thống phân loại CQST tỉnh Nghệ AnĐơn vịCQST

Dấu hiệu đặc trưng Ví dụ

HệNền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng

Rừng nhiệt đới gió mùa

Phụ hệĐặc trưng bởi chế độ nhiệt ẩm do tính địa đới quy định, kết hợp với hoàn lưu gió mùa, quyết định sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực vật.

Rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Lớp Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định các quá trình thành tạo và thành

- Núi- Đồng bằng

111

phần vật chất mang tính phi địa đới. Điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu

Phụ lớpThể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể sinh vật.

- Núi trung bình- Núi thấp- Đồi

Kiểu

Đặc điểm sinh khí hậu quyết định kiểu thảm thực vật phát sinh.

Rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa trên núi thấp.- Rừng nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa trên đồi.

Hạng

Được phân chia theo tổ hợp địa mạo – thổ nhưỡng, trong đó kiểu địa hình và đá mẹ là cơ sở, nó quy định sự phát triển của các loại đất

Dãy núi khối tảng bóc mòn xâm thực cấu tạo từ đá granit trên núi trung bình.

Loại

Được phân chia theo sự phân hóa của nền nhiệt - ẩm, thổ nhưỡng, quần thể thực vật và các hoạt động nhân tác

Rừng tự nhiên trên dãy núi khối tảng bóc mòn xâm thực cấu tạo từ đá granit núi trung bình

Đặc điểm CQST cho thấy lãnh thổ Nghệ An thuộc hệ cảnh quan rừng nhiệt

đới gió mùa, phụ hệ cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Trong đó,

phụ Hệ được phân chia thành 2 lớp, 5 phụ lớp, 6 kiểu, 20 hạng và 164 loại CQST.

Cấp bậc phân loại và số lượng các đơn vị CQST ở mỗi cấp phân loại được minh hoạ

trong sơ đồ (hình 2.11). Sự phân hoá không gian của các đơn vị CQST được thể

hiện trên bản đồ CQST tỉnh Nghệ An tỉ lệ 1/100.000 (hình 2.12).

112

Hình 2.11: Sơ đồ cấp bậc phân vị và số lượng các đơn vị cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An

Phụ hệ CQST

Lớp CQST

Phụ lớp CQST

Kiểu CQST

Hạng CQST

Loại CQST

Hệ CQST rừng nhiệt đớí gió mùaPhụ hệ CQST rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Lớp Núi Lớp Đồng bằng

Núi TB Đồi

K1 K2 K3 K4 K5 K6

H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9a H10 H11 H13 H14 H15 H16H12 H17 H18 H19

8L 7L 7L 5L 8L 7L 7L 8L 14L 7L 5L 7L 7L 5L 8L7L 7L 15L 7L

H9b

18L

HỆ THỐNGPHÂN LOẠI

Núi thấp ĐB cao ĐB thấp

Hệ CQST

113

TIỀU KẾT CHƯƠNG 2

Nghệ An là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng. Bản đồ CQST tỉnh Nghệ

An thể hiện sự phân hóa không gian của các thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ và các

mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.

Kết quả phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tập trung vào các yếu tố thành

tạo các CQST trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy vai trò mang tính động lực thành

tạo nên cấu trúc và sự phân bố của các CQST rất rõ rệt, biểu hiện sự phân bố rất đa

dạng của yếu tố địa hình (địa hình núi, đồi, đồng bằng) cũng như các thành phần

khác của cảnh quan: đặc điểm nhiệt ẩm địa phương, lớp vỏ thổ nhưỡng, đặc điểm

thủy văn và nguồn nước, các quần xã sinh vật.

Từ kết quả phân tích này đã tiến hành xây dựng hệ thống phân loại cho bản

đồ CQST của tỉnh Nghệ An, và thể hiện kết quả nghiên cứu trên bản đồ CQST tỷ

lên 1/100.000. CQST tỉnh Nghệ An thuộc hệ CQST rừng nhiệt đới gió mùa, phụ hệ

rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa thành 2 lớp, 5 phụ lớp, 6 kiểu,

20 hạng và 164 loại.

114

Chương 3PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN

3.1. XÁC ĐỊNH CÁC CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên và đặc tính trội về môi trường có thể

xác định được ưu thế về CNMT của các đơn vị lãnh thổ tự nhiên thuộc tỉnh Nghệ

An như sau:

1. Chức năng cung cấp không gian sống của con người và các thể sinh vật

Con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương

thực và tái tạo chất lượng môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống

cần thiết nhất cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của

các loại không gian khác như: khai hoang, phá rừng,... Có thể phân loại chức năng

không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau đây:

- Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu

công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.

- Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng

cho giao thông.

- Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải

- Chức năng giải trí của con người

2. Chức năng cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và vật chất sống

Nhóm chức năng môi trường này gồm:

- Rừng tự nhiên, rừng trồng: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn ĐDSH,

lâm sản, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái;

- Cung cấp không gian để sản xuất lương thực và thực phẩm;

- Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất.

115

3. Chức năng chứa đựng, chịu tải và chuyển hóa chất thải do con người và tự nhiên

thải ra trong hoạt động đời sống và kinh tế - xã hội

Một đơn vị tự nhiên cũng có thể là nơi chứa và phân hủy chất thải. Trong quá

trình sống và hoạt động sản xuất con người luôn đào thải các chất thải vào môi

trường. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở Nghệ An đã

làm cho lượng chất thải tăng lên không ngừng, khả năng chứa đựng chất thải của

môi trường trở nên quá tải dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm.

4. Chức năng điều hòa môi trường, giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên

đối với con người và sinh vật

Hệ thống các đơn vị tự nhiên có chức năng điều hòa MT. Trên lãnh thổ Nghệ

An, ở các vùng núi do tác động của các hoạt động phát triển KT-XH các tai biến tự

nhiên như lũ quét, lũ ống, sạt lở, xói mòn đất đang có xu hướng gia tăng làm suy

giảm các chức năng điều hòa môi trường của lãnh thổ. Vì vậy, việc xác định và

phục hồi các khu vực tự nhiên có chức năng điều hòa môi trường trên địa bàn

nghiên cứu là cần thiết nhằm giảm nhẹ những tác động tiêu cực đối với hoạt động

sản xuất và đời sống của con người.

5. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người về môi trường sống

Trong môi trường có rất nhiều thành phần mang tính di truyền. Chúng bảo

tồn cấu trúc và tiến hóa trong không gian và thời gian. Thông tin di truyền đó được

bảo lưu và biến đổi. Các chức năng đó bao gồm:

- Nạp thông tin

- Bảo vệ thông tin để di truyền cho đời sau.

Ngoại cảnh và chức năng thông tin luôn gắn chặt với nhau. Vì thế trong việc

sử dụng tài nguyên, việc truy tìm nguồn gốc của chúng có ý nghĩa trong việc tận

dụng tài nguyên.

Đối với lãnh thổ Nghệ An, nơi có một vườn quốc gia, hai khu bảo tồn tự

nhiên và cả miền Tây được công nhận là khu dực trữ sinh quyển thế giới thì chức

116

năng này đặc biệt có ý nghĩa trong việc cung cấp và lưu giữ các nguồn gen, các loài

động, thực vật, các HST tự nhiên và nhân tạo, các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, các

di tích văn hóa…

Cần nói thêm rằng, ở Việt Nam hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về CNMT rất

ít đề cập đến chức năng thông tin. Vì vậy, khi thành lập các bản đồ CNMT, chức

năng thông tin thường không được thể hiện trên bản đồ và không giành được sự quan

tâm đúng mức, mặc dù trong hầu hết các tài liệu của nước ngoài, khi nghiên cứu về

CNMT đều đề cập đến chức năng thông tin vì nó có vị trí quan trọng [82], [92], [96].

3.2. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN

3.2.1. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường

Phân vùng CNMT là sự phân bố lãnh thổ ra các khu vực khác nhau dựa vào

các đặc điểm tự nhiên và môi trường của các đơn vị lãnh thổ. Đây là căn cứ khoa

học, giúp cho các nhà quy hoạch xem xét các phương án đầu tư phù hợp với các

chức năng đó, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, nhằm mục đích PTBV các vùng lãnh

thổ. Các nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và trên thế giới đã đưa ra một số

nguyên tắc khi thực hiện phân vùng CNMT lãnh thổ, trong đó có 3 nguyên tắc chủ

đạo liên quan đến phân tích chức năng tự nhiên, môi trường của các đơn vị tự nhiên

(các CQST) nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ và 3 nguyên

tắc cơ bản khi thực hiện phân vùng địa lý tự nhiên nói chung cũng như phân vùng

CNMT nói riêng.

Nguyên tắc 1: Phân vùng CNMT phải dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp các

chức năng tự nhiên – môi trường của các CQST

Thông qua công tác kiểm kê, đánh giá các ĐKTN, tài nguyên tại chỗ hoặc có

thể điều động từ ngoài vào và đối chiếu với các hoạt động phát triển để đánh giá

mức độ thuận lợi cho các hoạt động này. Để có thể phân vùng, bố trí các hoạt động

mới hoặc đã có người ta thường dùng khái niệm “tính thích hợp và mức độ phù hợp

của đất” (đất hiểu là nghĩa rộng). Trong trường hợp này các yếu tố được đánh giá

thuộc đầy đủ các thành phần như: đá mẹ, độ chia cắt ngang và sâu, độ cao, độ dốc,

117

địa hình, khí hậu, chế độ nước… Thông thường các đánh giá này được tiến hành

theo các phương pháp khác nhau. Nguyên tắc này rất được chú trọng trong công tác

đánh giá cho cây trồng, vật nuôi. Trong trường hợp có nhiều đối tượng được đánh

giá có cấp độ thuận lợi như nhau như hoạt động công nghiệp (thí dụ: thủy điện, khai

khoáng, chế biến…) và các hoạt động nông - lâm nghiệp khác thì phải xem xét đến

các yếu tố khác. Cần nói thêm rằng mức độ thuận lợi ở đây không hoàn toàn trùng

khớp với chức năng ưu thế của lãnh thổ [84]. Thí dụ chức năng phòng hộ chưa chắc

đã là thuận lợi nhất cho một vùng CNMT nào đó được phân chia. Do vậy nguyên

tắc này phải được nhìn nhận trong tổng thể lãnh thổ cần đánh giá và một đơn vị

lãnh thổ có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Các yếu tố tai biến, các hiện tượng cực đoan cũng phải được xem xét, kể cả

các hiện tượng xảy ra không theo quy luật. Đánh giá mức độ thuận lợi từng loại

chức năng của lãnh thổ phần lớn hiện nay dựa vào phân tích bản đồ CQST. Trịnh

Thị Thanh [8] viết: “Nghiên cứu về CQST trên cơ sở các đặc điểm (đồng nhất) về

địa hình, lớp phủ thực vật, mực nước ngầm, sự tác động của con người và mức độ

tác động của sông biển là cơ sở tốt cho việc quy hoạch…” Các CNMT được thể

hiện qua bản chất tự nhiên của các CQ và chừng mực nào đó cũng phụ thuộc vào sự

biến đổi của các CQ. Vì vậy khi thực hiện phân vùng CNMT cần đảm bảo một

nguyên tắc bao trùm, có ý nghĩa quyết định là dựa trên phân tích các chức năng tự

nhiên - môi trường của các CQ để thực hiện việc nhóm gộp các đơn vị CQST có

cùng CNMT nào đó vào một đơn vị phân vùng.

Nguyên tắc 2: Tôn trọng ngưỡng chịu tải của môi trường

Mỗi cảnh quan hay các HST đều có các mối cân bằng sinh thái thông qua

trao đổi vật chất và năng lượng [96]. Các tác động tự nhiên hay nhân tác có thể dẫn

đến sự xáo trộn trong cấu trúc. Sự tiêu thụ quá mức năng lượng và vật chất trong

các bậc dinh dưỡng dẫn đến sự dư thừa chất thải khiến cho sự phân huỷ hay tự làm

sạch của môi trường đều không còn hiệu quả. Sự kiện "Con dê ăn hết cả thành

Rôm" hay sự biến mất của các cánh rừng sồi, giẻ ở Trung Đông vào đầu công

118

nguyên, sự biến mất các nguồn gen do khai thác quá mức hay ô nhiễm... là những

bằng chứng của tác động vượt quá mức chịu tải. Nhiều con sông ở nước ta đã trở

thành sông chết. Nạn bê tông hoá đô thị dẫn đến ô nhiễm nước, tắc lưu thông.

Khả năng chịu tải (còn gọi là khả năng chịu đựng) là khả năng bảo tồn cấu

trúc môi trường dưới các tác động thông qua tính ổn định và khả năng tự phục hồi.

Đó là khả năng tự phân hủy chất thải, phát triển sinh khối. Môi trường là một hệ

thống tiến hóa do sự phát triển nội tại của nội cấu trúc và các tác động từ bên ngoài.

Sự suy thoái chất lượng MT được coi là phá vỡ mức chịu tải MT. Sức chịu tải môi

trường ở đây được hiểu như là khả năng thực hiện chức năng của mình dưới các tác

động như sử dụng tài nguyên, sản xuất, biến đổi bộ mặt môi trường thông qua các

hành động như khai thác, cải tạo bề mặt đổ thải, thay đổi trạng thái cân bằng, như

việc chuyển đổi thảm rừng ở đồng bằng hay thung lũng thành thảm cây nông nghiệp

tuy đã thay đổi phần lớn cấu trúc CQ, nhưng được con người chăm sóc cẩn thận đã

không gây ra các tác động xấu. Phân tích đánh giá khả năng chịu tải của môi trường

để tìm ra ngưỡng bảo vệ cấu trúc. Ở đây các khái niệm như khả năng tự phân hủy

chất thải động vật và vật chất rơi rụng, khả năng điều hòa, tự làm sạch… vẫn được

xác định một cách tương đối đơn giản bằng cách so sánh với các giới hạn cho phép.

Xác định khả năng chịu tải còn được đề cập đến như khả năng ổn định sản

xuất, cung cấp hay phân hủy chất thải do các hoạt động sử dụng tài nguyên tại chỗ

hoặc đưa từ bên ngoài vào. Lúc đó các chức năng phải được xem xét kỹ lưỡng giữa

khả năng sản xuất và cung cấp. Các nhà hoạch định thường tính toán khả năng cung

cấp nước, khoáng sản, vật liệu và tỷ lệ duy trì các HST dựa trên các chức năng của

vùng để đề ra các biện pháp nâng cao khả năng chịu tải môi trường.

Nguyên tắc 3: Bảo vệ, khôi phục môi trường và tài nguyên, tạo sự hài hòa các

hoạt động trong vùng

Xuất phát từ mục đích của phân vùng CNMT là phân chia lãnh thổ thành

nhiều đơn vị khác nhau, giúp cho việc tổ chức, quản lý các hoạt động sử dụng và

quản lý tài nguyên có hiệu quả lâu bền.

119

Bên cạnh đó, mỗi hoạt động KT-XH đều có thể đưa đến các xung đột. Có 3

dạng xung đột thường xảy ra, đó là các xung đột lãnh thổ (thí dụ tranh chấp nhau về

vị trí hay mục đích tôn giáo, hay liên quan đến chủ quyền, ảnh hưởng…), xung đột

tài nguyên và xung đột sinh thái (ví dụ việc đốt lò gạch gây thiệt hại đến mùa màng

các vùng chung quanh theo chiều gió). Vì vậy trong phân vùng CNMT phải tính

đến việc hòa hợp giữa các hoạt động. Có thể một CQ phù hợp với nhiều CNMT

khác nhau nhưng nếu bố trí không hợp lý sẽ cản trở lẫn nhau. Việc bố trí này phải

phù hợp với các mục tiêu QHPT kinh tế.

Nguyên tắc 4: Nguyên tắc phát sinh

Các CNMT (tự nhiên hoặc KT-XH) có nguồn gốc từ quan hệ qua lại giữa

các thành phần tạo ra các tính chất và chức năng ở các vùng khác nhau thì khác

nhau. Đó là thành quả lâu dài của sự phát triển để tạo ra các hoạt động như một hệ

thống. Các hoạt động này tuân theo quy luật tiến hóa của tự nhiên và phản ứng, tính

thích ứng của chúng dưới các tác động KT-XH. Tính thống nhất phát sinh của các

đơn vị phải được hiểu là tính tương đối thống nhất phát sinh trong suốt quá trình

phát triển của nó. Mỗi đơn vị phải là một khu vực thống nhất toàn vẹn, mặt khác lại

là một khu vực không đồng nhất.

Nguyên tắc 5: Nguyên tắc đồng nhất tương đối

Tính đồng nhất tương đối là tính đặc thù của các vùng CNMT vì trong đó

không thể có một hay vài chức năng đồng nhất trong cả lãnh thổ đơn vị đó.

Nguyên tắc 6: Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ

Nguyên tắc này đòi hỏi tính toàn vẹn của các đơn vị, không lặp lại và không

giống nhau toàn bộ, mặc dù các đơn vị ở xa nhau có thể có cùng các vùng chức

năng như nhau nhưng là các cá thể riêng biệt.

3.2.2. Phương pháp phân vùng chức năng môi trường

Là động tác phân chia lãnh thổ theo hệ thống tiêu chí tự nhiên – môi trường

thành các đơn vị có tính đồng nhất tương đối về mặt chức năng môi trường. Mỗi

120

đơn vị có thể có một vài chức năng khác nhau. Đây là sự kết hợp của các khoa học

địa lý và sinh thái học cho nên trong công tác thành lập loại bản đồ này kết hợp

nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng tựu chung lại có các nhóm phương pháp

chính sau đây:

- Phương pháp phân tích yếu tố: cho phép xác định các yếu tố thành phần

nào đóng vai trò chủ yếu trong chức năng vùng và các yếu tố nào đóng vai trò quyết

định đến biến động hay tính ổn định của các chức năng theo quan hệ nhân quả.

Phương pháp này cũng cho phép các quy hoạch quyết định các hành động phát triển

khu vực. Thí dụ chức năng sản xuất điện bằng thủy điện thì phải tính toán các chức

năng phòng hộ, điều tiết nước các vùng xung quanh và thượng nguồn. Trong trường

hợp này nếu các chức năng lãnh thổ nằm ở xa vùng hoạt động KT-XH thì phải áp

dụng biện pháp “chi – trả”.

- Phương pháp xác định các chức năng ưu thế, cần ưu tiên: môi trường có thể

có nhiều chức năng cùng một lúc nhưng cần xác định chức năng ưu thế để phục vụ

QHMT sau này. Trong đó có thể có nhiều đối tượng gây tranh cãi hiện tại như phát

triển khai thác, thủy điện, bảo tồn tự nhiên, du lịch,…

- Phương pháp phân tích ảnh hưởng môi trường: trong trường hợp này cần

phân tích các tác động xảy ra do các quá trình tự nhiên hay nhân tác để đánh giá

mức độ bền vững đối với các yếu tố khác. Thông thường để phân tích ảnh hưởng

của môi trường thường sử dụng phương pháp đánh giá tác động môi trường.

3.2.3. Phân tích chức năng môi trường theo các đơn vị cảnh quan sinh thái

Như đã đề cập trong chương 1, trong tự nhiên nói chung, các tổng hợp thể tự

nhiên hay các cảnh quan luôn mang trong mình các chức năng cơ bản trong quá

trình tồn tại và phát triển. Các chức năng cơ bản này của các cảnh quan tự nhiên

nhìn chung khá phong phú, đa dạng, bao gồm các chức năng bảo tồn, chức năng

kinh tế, chức năng phòng hộ bảo vệ, chức năng phục hồi tự nhiên và đặc biệt một

chức năng quan trọng liên quan nhiều đến các diễn thế phát triển của cảnh quan nói

riêng và của tự nhiên lãnh thổ nói chung đó là chức năng môi trường của các cảnh

121

quan. Tuy nhiên do tự nhiên luôn luôn biến đổi theo không gian và thời gian dưới

các tác động của các quá trình tự nhiên, nhân tác (động lực phát triển của tự nhiên)

nên các thành phần trong cấu trúc của nó cũng biến đổi theo và như vậy các chức

năng chung của tự nhiên, của các cảnh quan trong các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể

cũng mang tính chất động lực khá rõ, những biến đổi phù hợp với điều kiện mới.

Chính từ những đặc trưng nổi bật và mang tính quy luật đó của tự nhiên, có thể

khẳng định các thuộc tính cơ bản của tự nhiên và của các cảnh quan, các tổng hợp

thể tự nhiên trong nó, đặc biệt các thuộc tính về chức năng tự nhiên của cảnh quan

luôn mang tính động lực và không bất biến trong không gian và thời gian có nghĩa

là chúng có tính tiến hóa. Các đặc tính cơ bản này của cảnh quan có ý nghĩa hết sức

quan trọng, rất cần được xem xét, đề cập đến trong quá trình khai thác, sử dụng tự

nhiên mỗi một lãnh thổ cụ thể cho các mục đích thực tiễn.

Trong khuôn khổ của luận án, với mục tiêu phân tích làm rõ các CNMT của

tự nhiên làm cơ sở xây dựng bản đồ CNMT phục vụ mục đích lập quy hoạch bảo vệ

môi trường tỉnh Nghệ An, việc dựa trên đặc điểm các chức năng của các cảnh quan,

trong đó đặc biệt các CNMT của chúng được nhóm gộp lại trong khuôn khổ các

đơn vị lớn hơn, các đơn vị vùng chức năng được phân chia trên lãnh thổ sẽ mang

tính hợp lý, phù hợp, có ý nghĩa cả khoa học và ứng dụng thực tiễn thiết thực.

Cụ thể trên bản đồ cảnh quan tỉnh Nghệ An được xây dựng với 20 đơn vị cấp

hạng và 164 đơn vị cấp loại cảnh quan được phân chia, qua phân tích các đặc điểm

đặc trưng về cấu trúc và chức năng tự nhiên của từng hạng và loại cảnh quan và

nhất là phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết về các CNMT của chúng (xem bảng 3.1),

trong luận án đã lựa chọn và nhóm gộp các đơn vị hạng và loại cảnh quan thành các

vùng và tiểu vùng CNMT cho lãnh thổ nghiên cứu theo các tiêu chí và hệ thống các

chỉ tiêu phù hợp. Luận giải cụ thể được trình bày dưới đây:

Các đơn vị loại CQST được đánh giá dựa trên 5 chức năng môi trường chính

được cụ thể hóa phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu là tỉnh Nghệ An.

122

Để phân tích các CNMT của từng loại CQST chúng tôi đã phân tích khả

năng đảm nhiệm CNMT cụ thể của chúng. Khả năng này được thể hiện theo 3 cấp:

1. Khả năng đảm nhiệm thấp một CNMT cụ thể nào đó

2. Khả năng đảm nhiệm trung bình một CNMT cụ thể nào đó

3. Khả năng đảm nhiệm cao một CNMT cụ thể nào đó.

Xác định các CNMT cụ thể của các loại CQST được thể hiện trong bảng 3.1.

Phân tích kết quả xác định các CNMT của các đơn vị CQST có thể rút ra một

số nhận xét sau đây:

- Các loại CQST thuộc khu vực núi trung bình thể hiện ưu thế về CNMT

cung cấp thông tin, phòng hộ rừng đầu nguồn;

- Các loại CQST thuộc khu vực núi thấp thể hiện ưu thế về CNMT cung cấp

nguyên liệu, cung cấp năng lượng thông qua việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện.

Tại các khu vực thung lũng giữa núi có khả năng tổ chức các hoạt động sản xuất

lâm - nông kết hợp;

- Các loại CQST vùng đồi thể hiện ưu thế về CNMT cung cấp nguyên liệu,

bố trí cây trồng công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản,

và các tụ điểm dân cư;

- Các loại CQST vùng đồng bằng thể hiện ưu thế về CNMT tổ chức các

trung tâm đô thị, khu dân cư, các hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp và thủy sản.

- Chức năng chứa thải của các loại CQST được xem xét trên cơ sở phân tích,

đánh giá khả năng chịu tải của chúng, thông qua việc phân tích các tiêu chí như mặt

bằng chứa thải, độ ổn định nền rắn và khả năng lan truyền ô nhiễm.

123

Bảng 3.1: Chức năng môi trường của các đơn vị cảnh quan cấp loại(Ghi chú: mức đánh giá khả năng đảm nhiệm CNMT ở mức thấp, trung bình, cao tương ứng với

các số 1, 2, 3)

TTHạng cảnh quan sinh

thái

Loại CQST

Tổ chức không gian sống

Cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vật chất sống

Chứa thải

Điều chỉnh

(phòng hộ,

điều tiết lũ)

Lưu trữ và cung cấp thông tin

Cung cấp gỗ

củi

Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung

cấp nước

Cung cấp KS

và VLXD

Cung cấp

năng lượng

Nguồn gen,

bảo tồn ĐDSH

Danh lam thắng

cảnh, di tích văn

hóa lịch sử

Lúa, hoa màu

Cây CN dài

ngàyGia súc

1

Dãy núi bóc mòn xâm thực, cấu tạo từ đá granit

N1 1 3 3N2 2 2 1N3 1 1 1N4 2 2 1N5 1 1 1N6 1N7 1 1 1N8 1

2

Dãy núi khối tảng bóc mòn, xâm thực cấu tạo từ đá trầm tích lục nguyên

N9 1 3 2N10 2 2 2 1N11 1 1 2 1N12 1 1 1 1 1N13 1 1 1 1N14 1 1 1N15 1 1 1 1 1

3 Thung lũng giữa núi

Nt1 2 1 1 1Nt2 2 1 1Nt3 2 1Nt4 1 3 1 2

124

TTHạng cảnh quan sinh

thái

Loại CQST

Tổ chức không gian sống

Cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vật chất sống

Chứa thải

Điều chỉnh

(phòng hộ,

điều tiết lũ)

Lưu trữ và cung cấp thông tin

Cung cấp gỗ

củi

Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung

cấp nước

Cung cấp KS

và VLXD

Cung cấp

năng lượng

Nguồn gen,

bảo tồn ĐDSH

Danh lam thắng

cảnh, di tích văn

hóa lịch sử

Lúa, hoa màu

Cây CN dài

ngàyGia súc

Nt5 2 1Nt6 2Nt7 1 1 1

4

Dãy núi khối tảng bóc mòn, xâm thực cấu tạo từ đá bazan

Nt8 2 1 2Nt9 1 3 3 1

Nt10 2 1Nt11 2 1 1Nt12 2 1 1 1 1

5

Dãy núi khối tảng bóc mòn, xâm thực cấu tạo từ đá vôi

Nt13 1 1 1 2Nt14 1 1 1 2 1Nt15 1 1 1 1Nt16 1 1Nt17 1 1 1Nt18 1 1Nt19 1Nt20 1 1 1 1

6

Dãy núi khối tảng bóc mòn, xâm thực cấu tạo từ đá biến chất

Nt21 1 1 3 3 1Nt22 1 1 1 2 1Nt23 1 1 1 1 1 1Nt24 1 2 1 1Nt25 1 2 1 1 1Nt26 1 2 1 1Nt27 2 1 1 1

125

TTHạng cảnh quan sinh

thái

Loại CQST

Tổ chức không gian sống

Cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vật chất sống

Chứa thải

Điều chỉnh

(phòng hộ,

điều tiết lũ)

Lưu trữ và cung cấp thông tin

Cung cấp gỗ

củi

Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung

cấp nước

Cung cấp KS

và VLXD

Cung cấp

năng lượng

Nguồn gen,

bảo tồn ĐDSH

Danh lam thắng

cảnh, di tích văn

hóa lịch sử

Lúa, hoa màu

Cây CN dài

ngàyGia súc

7

Dãy núi khối tảng bóc mòn, xâm thực cấu tạo từ đá macma axit

Nt28 1 3 3 1Nt29 2 1 1 1 2 2Nt30 1 1 2 1 1 1Nt31 1 2 1 2 1Nt32 1 1 2 1 1 1Nt33 1 1 2 1 1Nt34 2 1 2 1 2

8

Dãy núi khối tảng bóc mòn, xâm thực cấu tạo từ đá trầm tích lục nguyên

Nt35 1 2 1 1 1Nt36 1 3 2Nt37 2 1 1 2 1Nt38 1 1 2 1 1Nt39 2 2 1 1 1Nt40 1 1 1 1 1Nt41 1 2 1 1Nt42 2 1 2 1

9 Thung lũng giữa đồi

Đ1 2 1 1 1 2 2Đ2 2 1 1 1Đ3 1 1 2 1 1Đ4 1 2 2 1 1Đ5 1 2 2 1Đ6 2 1 1Đ7 1 1 2 1Đ8 2 2 1 1 1 1

126

TTHạng cảnh quan sinh

thái

Loại CQST

Tổ chức không gian sống

Cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vật chất sống

Chứa thải

Điều chỉnh

(phòng hộ,

điều tiết lũ)

Lưu trữ và cung cấp thông tin

Cung cấp gỗ

củi

Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung

cấp nước

Cung cấp KS

và VLXD

Cung cấp

năng lượng

Nguồn gen,

bảo tồn ĐDSH

Danh lam thắng

cảnh, di tích văn

hóa lịch sử

Lúa, hoa màu

Cây CN dài

ngàyGia súc

Đ9 1 1 2 1 1Đ10 1 2 1 1 1Đ11 1 2 1 1 1Đ12 2 1 1 1 1Đ13 1 1 2 1Đ14 2 1 1Đ15 1 1 2Đ16 1 2 1Đ17 1 1 2 1 1Đ18 1 2 1 1Đ19 2 1 1 2 1 1Đ20 1 2 1Đ21 2 1 2 1Đ22 1 1 2 2Đ23 2 2 1 1 1Đ24 1 2 1 1Đ25 1 2 1 1Đ26 1 1 2 1 1Đ27 1 1 1Đ28 1 1 1 1Đ29 1 1 1 1Đ30 1 2 1 1Đ31 1 2 1 1

127

TTHạng cảnh quan sinh

thái

Loại CQST

Tổ chức không gian sống

Cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vật chất sống

Chứa thải

Điều chỉnh

(phòng hộ,

điều tiết lũ)

Lưu trữ và cung cấp thông tin

Cung cấp gỗ

củi

Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung

cấp nước

Cung cấp KS

và VLXD

Cung cấp

năng lượng

Nguồn gen,

bảo tồn ĐDSH

Danh lam thắng

cảnh, di tích văn

hóa lịch sử

Lúa, hoa màu

Cây CN dài

ngàyGia súc

Đ32 2 1 1 2 1 1 1

10 Đồi cấu tạo từ phù sa cổ

Đ33 1 1 2 2 1 1Đ34 1 2 1 2 1 1 1Đ35 1 1 1 1 2 2 1Đ36 1 2 1 1 1Đ37 1 2 1Đ38 2 1 1 1Đ39 2 1 2 1 1 1

11Đồi cấu tạo từ trầm tích phun trào

Đ40 2 1 1 2 2Đ41 1 2 1 1 1Đ42 1 2 1 1Đ43 1 2 1 1Đ44 2 1 1 1 1

12Đồi thấp cấu tạo bởi đá bazan

Đ45 2 3 1 2 1Đ46 3 1 3 1 2 1Đ47 1 2 2 2 1Đ48 1 2 1 1 1Đ49 1 2 1 1Đ50 1 2 1 1Đ51 2 1 2 1 1

13Đồi thấp cấu tạo bởi đá vôi

Đ52 1 1 1 2Đ53 1 1 1 1Đ54 1 1 1

128

TTHạng cảnh quan sinh

thái

Loại CQST

Tổ chức không gian sống

Cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vật chất sống

Chứa thải

Điều chỉnh

(phòng hộ,

điều tiết lũ)

Lưu trữ và cung cấp thông tin

Cung cấp gỗ

củi

Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung

cấp nước

Cung cấp KS

và VLXD

Cung cấp

năng lượng

Nguồn gen,

bảo tồn ĐDSH

Danh lam thắng

cảnh, di tích văn

hóa lịch sử

Lúa, hoa màu

Cây CN dài

ngàyGia súc

Đ55 1 2 1Đ56 2 1 1Đ57 1 1 1 1Đ58 1 1 2 2 1

14Đồi thấp cấu tạo bởi đá biến chất

Đ59 1 1Đ60 2 1 1Đ61 1 2 1 1 1Đ62 1 2 1 3Đ63 1 2 1 2Đ64 1 2 1Đ65 2 1 1 1 1

15Đồi thấp cấu tạo bởi đá macma axit

Đ66 2 1 1 1Đ67 1 2 2Đ68 1 2 1 1 1Đ69 1 2 1Đ70 2 1 1 2 1

16

Đồi thấp cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên

Đ71 2 1Đ72 1 1 1 3 1 2Đ73 2 1 1 2 2 1 1Đ74 1 1 2 3 1Đ75 1 2 1 1 1Đ76 1 2 1 1Đ77 2 1 1

129

TTHạng cảnh quan sinh

thái

Loại CQST

Tổ chức không gian sống

Cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vật chất sống

Chứa thải

Điều chỉnh

(phòng hộ,

điều tiết lũ)

Lưu trữ và cung cấp thông tin

Cung cấp gỗ

củi

Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung

cấp nước

Cung cấp KS

và VLXD

Cung cấp

năng lượng

Nguồn gen,

bảo tồn ĐDSH

Danh lam thắng

cảnh, di tích văn

hóa lịch sử

Lúa, hoa màu

Cây CN dài

ngàyGia súc

Đ78 2 1 1 2 1 1 1

17Đồng bằng mài mòn tích tụ

ĐB1 1 2 2ĐB2 2 1 1 1 2 1 1ĐB3 2 2 1ĐB4 2 1 1 1 1 1ĐB5 2 3 2 1ĐB6 1 3 1 1ĐB7 3 1 2 2

18

Đồng bằng tích tụ bằng phẳng tích tụ từ trầm tích bùn - sét

ĐB8 1 3 2ĐB9 1 3 1ĐB10 1 1 2ĐB11 1 2ĐB12 2 2 1 1ĐB13 1 1 1ĐB14 2 2 2 2 1ĐB15 1 2 1 1 1ĐB16 2 1 1 2 1ĐB17 1 3 2ĐB18 1 2 1ĐB19 1 1 1 1 2 1ĐB20 2 3 2 1ĐB21 2 3 2 1ĐB22 3 1 3 1

130

TTHạng cảnh quan sinh

thái

Loại CQST

Tổ chức không gian sống

Cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vật chất sống

Chứa thải

Điều chỉnh

(phòng hộ,

điều tiết lũ)

Lưu trữ và cung cấp thông tin

Cung cấp gỗ

củi

Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung

cấp nước

Cung cấp KS

và VLXD

Cung cấp

năng lượng

Nguồn gen,

bảo tồn ĐDSH

Danh lam thắng

cảnh, di tích văn

hóa lịch sử

Lúa, hoa màu

Cây CN dài

ngàyGia súc

19

Đồng bằng tích tụ bằng phẳng lượn sóng, cấu tạo bởi trầm tích thô

ĐB23 1 1 2 2ĐB24 1 1 2 1ĐB25 2 2 1ĐB26 3 1 1 2 2 1ĐB27 2 2 1 2 1ĐB28 1 3 2 1ĐB29 3 1 1 2 2 1

131

3.2.4. Hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường

Về lý thuyết các vùng CNMT phải được phân chia theo các nguyên tắc phân vùng. Điểm còn vướng mắc hiện nay là chưa lập được hệ thống phân chia phù hợp bởi vì các CNMT không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ (chức năng không thay đổi ở bất kỳ một tỷ lệ nào). Thực tế cho thấy, các lãnh thổ có quy mô khác nhau thì việc phân vùng CNMT cũng sẽ khác nhau.

Tuy rằng, khi thực hiện phân vùng CNMT như đã trình bày, phải đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của công tác phân vùng địa lý tự nhiên, đặc biệt là nguyên tắc đồng nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Song trên thực tế, khi thực hiện phân vùng CNMT, việc lựa chọn các tiêu chí phân vùng có những điểm khác biệt so với phân vùng tự nhiên hoặc phân vùng CQST. Sự khác biệt này thể hiện như sau: đối với công tác phân vùng tự nhiên hoặc CQST hệ thống phân vị thể hiện sự phân cấp từ trên xuống theo đặc điểm khái quát của đối tượng phân vùng. Ở các cấp khác nhau thì đối tượng chủ đạo có những biểu hiện khác nhau thông qua việc phân tích các dấu hiệu (chỉ tiêu) của các đơn vị phân vùng. Còn đối với phân vùng CNMT, mặc dù cũng có hệ thống phân cấp (vùng, tiểu vùng CNMT) song không thể đưa ra được các chỉ tiêu cho các cấp khác nhau vì trên thực tế xảy ra 2 trường hợp:

a) Một đơn vị tự nhiên (một đơn vị CQST) có thể đảm nhận 1 hoặc vài CNMT, không phụ thuộc đơn vị tự nhiên đó thuộc cấp nào trong hệ thống phân cấp đã được xác định (ví dụ: 1 vùng cảnh quan núi trung bình có thể đảm nhận chức năng cung cấp tài nguyên, chức năng điều hòa, chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin).

b) Một CNMT nào đó có thể được đảm nhiệm bởi 1 hoặc vài đơn vị CQST (ví dụ: chức năng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất có thể được đảm nhiệm bởi các vùng, tiểu vùng CQST núi cao, núi trung bình; hoặc chức năng tổ chức không gian sống có thể được đảm nhiệm bởi các tiểu vùng CQST đồi, đồng bằng - đồi, đồng bằng…).

Từ thực tế này, trong quá trình thực hiện phân vùng CNMT nghiên cứu sinh đã lựa chọn hệ thống tiêu chí phân vùng dựa vào dấu hiệu về đặc điểm tự nhiên và các tiêu chí về môi trường được phản ánh trong mỗi đơn vị CQST, đó là:

1) Dấu hiệu về đặc điểm tự nhiên: cảnh quan núi, đồi, đồng bằng với quần hệ sinh vật khác nhau (rừng, thảm thực vật).

2) Tiêu chí về môi trường của đơn vị lãnh thổ, bao gồm:

- Dấu hiệu về MT nền có tính ổn định cao (môi trường địa chất, địa mạo, nước, thổ nhưỡng);

132

- Dấu hiệu về tai biến tự nhiên (lũ, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, xói mòn đất...);

- Dấu hiệu về sử dụng lãnh thổ cho các hoạt động SX; tổ chức không gian sống.

- Dấu hiệu về khả năng chịu tải.

Việc phân vùng CNMT được thực hiện trên cơ sở phân tích hệ thống các tiêu chí nói trên đối với các loại CQST khác nhau.

Từ những phân tích lý thuyết về chức năng tự nhiên – môi trường của các đơn vị tự nhiên (các CQST) có thể xác định rằng:

Vùng chức năng môi trường là một vùng tự nhiên mà trong đó bao gồm các đơn vị CQST tương đối đồng nhất về các CNMT.

Ở phạm vi nghiên cứu lãnh thổ cấp tỉnh Nghệ An, với tỉ lệ bản đồ 1/100.000, phân vùng CNMT được thực hiện ở 2 cấp:

- Cấp vùng được phân chia dựa trên sự nhóm gộp các loại CQST có sự tương đồng về CNMT chủ đạo (ví dụ: chức năng điều chỉnh, tổ chức sản xuất,....).

- Cấp tiểu vùng là các đơn vị được phân chia trong khuôn khổ cấp vùng CNMT có sự đồng nhất tương đối và sự khác biệt về CNMT cụ thể (ví dụ: chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, CN, đô thị....). Bên cạnh đó, tiêu chí này khi phân chia cấp tiểu vùng đã xem xét lồng ghép thêm các tiêu chí/dấu hiệu về môi trường nền, về tai biến tự nhiên, về sử dụng lãnh thổ trong hoạt động KT-XH hiện tại và cuối cùng là dấu hiệu về khả năng chịu tải của các đơn vị cấp loại CQST.

Như vậy, thực chất của việc phân vùng CNMT là tiến hành phân tích các CNMT mà các đơn vị CQST có thể đảm nhiệm được, có xem xét đến ảnh hưởng của hoạt động phát triển KT-XH và hiện trạng, xu thế biến đổi MT của vùng lãnh thổ nghiên cứu.

3.2.5. Kết quả phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ AnDựa trên phân tích CNMT của các đơn vị CQST, áp dụng các nguyên tắc và

tiêu chí phân vùng CNMT nêu trên, chúng tôi đã thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An tỉ lệ 1/100.000. Kết quả, lãnh thổ tỉnh Nghệ An được phân chia thành 5 vùng CNMT (A, B, C, D, E) với 14 tiểu vùng. Trong đó, vùng A được chia thành 2 tiểu vùng (A1, A2), vùng B được chia thành 2 tiểu vùng (B1, B2), vùng D được chia thành 4 tiểu vùng (D1, D2, D3, D4) và vùng E được chia thành 5 tiểu vùng (E1, E2, E3, E4, E5) (hình 3.1). Đặc điểm của từng vùng và tiểu vùng CNMT được mô tả ở bảng 3.2.

133

Bảng 3.2: Mô tả các đơn vị phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An

Vùng CNMT Vị trí

Tiểu vùng

CNMT

Đặc điểm tự nhiên – sinh thái chính Hiện trạng môi trường CNMT

Chức năng môi trường khác có thể

đảm nhiệm

A: Điều chỉnh và cung cấp thông tin

Vùng núi tây bắc các huyện Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn

A14370km2

Vùng núi TB, mưa khá, thảm thực vật tự nhiên tương đối tốt.

- Chất lượng MT lý - hoá tốt;- Xảy ra đá đổ, đá lở; Nguy cơ trượt lở, lũ quét ở mức rất cao- Đa dạng sinh học bị đe doạ;- Dân cư thưa thớt;- Hầu như không có chất thải.

Phòng hộ; cung cấp nguồn gen; bảo tồn đa dạng sinh học

- Điều tiết dòng chảy.- Cung cấp tài nguyên tại chỗ (nguyên liệu: lâm sản, khoáng sản).- Cung cấp năng lượng thủy điện.

A22569km2

- Vùng núi thấp, cấu tạo bởi đá đá biến chất và trầm tích lục nguyên. Mưa từ vừa đến TB- Thảm thực vật tự nhiên là chủ yếu, ngoài ra còn có nương rẫy và lúa nước ở các thung lũng hẹp.

- Có dấu hiệu ô nhiễm đất, nước, không khí cục bộ tại một số điểm khai thác khoáng sản và VLXD;- Nguy cơ trượt lở ở mức cao, lũ ống, lũ quét ở mức TB đến cao;- Một số nơi đất bị xói mòn mạnh, trơ lộ đá gốc.

Điều tiết dòng chảy;Cung cấp năng lượng thuỷ điện

- Trồng rừng;- Tổ chức sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ lợi, du lịch;- Cung cấp thông tin;- Khai thác khoáng sản

B: cung cấp thông tin, lưu giữ nguồn gene, và hoạt

Vùng núi TB và núi thấp phía tây-tây nam Anh Sơn, Con Cuông,

B1942km2

- Núi TB, rừng tự nhiên tốt.- Mưa khá, tầng đất trung bình, chất lượng khá.

- Chất lượng MT lý hoá tốt;- Nguy cơ trượt lở ở mức cao, lũ ống, lũ quét ở mức trung bình.

Cung cấp thông tin, lưu giữ nguồn gen và phát triển du lịch.

- SX vật chất xanh.- Điều hoà môi trường

B22433km2

- Núi thấp-trung bình;- HST rừng tự nhiên, xen rừng trồng, nương rãy.

- Chất lượng MT lý hoá tốt;- Nguy cơ trượt lở ở mức cao - rất cao, lũ quét, lũ ống ở mức

Bảo vệ rừng; Sản xuất lâm – nông nghiệp

- Phát triển du lịch;- Thuỷ điện nhỏ và

134

Vùng CNMT Vị trí

Tiểu vùng

CNMT

Đặc điểm tự nhiên – sinh thái chính Hiện trạng môi trường CNMT

Chức năng môi trường khác có thể

đảm nhiệm

động du lịch

T.Dương, Kỳ Sơn.

TB, phía Nam huyện Kỳ Sơn có nguy cơ cao.

vừa- Điều hoà môi trường

C: Vùng sản xuất

nông nghiệp

ven sông Cả

Dọc thung lũng sông Cả từ Bắc Con Cuông đến Kỳ Sơn

C490km2

- Thung lũng kiến tạo hẹp, vách dốc, có chế độ địa động lực nội ngoại sinh tương đối mạnh.- Đất tương đối bằng, có nguồn gốc dốc tụ, bãi bồi, bậc thềm cổ.- HST nhân tác với các quần xã cây trồng nông nghiệp

- Chất lượng MT có biểu hiện ô nhiễm cục bộ, đặc biệt dọc tuyến QL;- Có biểu hiện ô nhiễm nước cục bộ ở một số tụ điểm dân cư;- Nguy cơ lũ quét, lũ ống ở mức trung bình. Tại một số khu vực núi có nguy cơ cao.- Thường bị ngập vào mùa lũ.

Sản xuất nông nghiệp ven sông Cả.

- Cung cấp dịch vụ du lịch; Phòng chống lũ.

D. Cung cấp tài nguyên; tổ chức các hoạt động sản xuất

Vùng đồi Nghĩa Đàn – Tân Kỳ

D11885km2

- Đồi lượn sóng, Các HST: rừng trồng, cây công nghiệp, hoa màu, lúa nước.

- Chất lượng MT khá tốt;- Có biểu hiện ô nhiễm nhẹ nước tại Thị xã Thái Hoà, TT. Tân Kỳ, TT. Quỳ Hợp;- Ô nhiễm bụi phổ biến đối với hệ thống giao thông.- Xói lở bờ sông;- Xói mòn đất ở mức trung bình.

- Sản xuất cây công nghiệp và hoa màu;- Chăn nuôi đại gia súc.

- Tổ chức khu dân cư;- Dự trữ nước;- Phát triển vườn rừng, đồi rừng;- Cung cấp VLXD.- Chứa thải, xử lý chất thải.

Vùng núi thấp-đồi đá vôi Tân

D2299km2

Núi đồi đá vôi sót, hệ sinh thái đặc trưng, bị tác động mạnh.

- Chất lượng MT lý – hoá tốt;- Nguy cơ lũ quét ở mức TB;- Sập lở, hoà tan rửa lũa làm

Bảo tồn đa dạng sinh học; hệ sinh thái núi đá vôi

- Bảo vệ rừng để điều tiết nguồn nước;- Khai thác có lựa

135

Vùng CNMT Vị trí

Tiểu vùng

CNMT

Đặc điểm tự nhiên – sinh thái chính Hiện trạng môi trường CNMT

Chức năng môi trường khác có thể

đảm nhiệmKỳ biến đổi tính chất nước dưới

đất.chọn đá vôi;

Vùng đồi Yên Thành – Tân Kỳ

D3746km2

Đồi, núi thấp, thảm rừng trồng, cây công nghiệp, hoa màu, lúa nước.

- Chất lượng MT khá tốt; - Tương đối thiếu nước;- Xói mòn ở mức trung bình.

Trồng, bảo vệ rừng để điều tiết nguồn nước, tạo cảnh quan du lịch;

- Tổ chức khu dân cư.- SX cây CN, hoa màu.- Chứa thải.

D. Cung cấp tài nguyên; tổ chức các hoạt động sản xuất

Vùng đồi Anh Sơn – Thanh Chương

D4670km2

- Địa hình đồi là chủ yếu;- Chế độ khí hậu nóng ẩm, tạo nên sự phong hoá mạnh nền đất đá.- Thảm phủ thực vật hạn chế với các HST vườn rừng, vườn đồi, nương rãy.- Khoáng sản chính là đá vôi.

- MT hoá lý nhìn chung tốt;- Có biểu hiện ô nhiễm nhẹ ở các đô thị, đặc biệt là ô nhiễm không khí;- Có dấu hiệu ô nhiễm từ kho thuốc trừ sâu cũ.- Đất bị xói mòn rửa trôi khá mạnh;- Nguy cơ trượt lở, lũ quét, lũ ống ở mức trung bình.

Tổ chức không gian sống; sản xuất nông lâm nghiệp; khai thác khoáng sản đá vôi.

- Cung cấp vật liệu xây dựng;- Chứa thải.

E. Cung cấp không gian phát triển đô thị; Tổ chức sản xuất đa ngành

TP. VinhE1

68,3km2

- Địa hình bằng phẳng, hơi nghiêng về đông nam;- Chủ yếu đất cát, đất mặn, mặn phèn, glây.- HST nhân tác: cây trồng nông nghiệp và cây trồng đô thị, xen các thuỷ vực.

- Biểu hiện ô nhiễm nguồn nước ở nhiều địa điểm do chất thải sinh hoạt, CN và bệnh viện; - Chịu tác động mạnh của xói lở bờ sông, ngập úng cục bộ;

Cung cấp không gian phát triển đô thị, trung tâm kinh tế, chính trị, dịch vụ, thương mại và các khu, cụm CN; kết hợp sản xuất nông nghiệp.

- Không gian văn hóa;- Chứa thải có lựa chọn.

TX. Cửa Lò

E224,8km2

- Địa hình trảng cát lượn sóng thoải;

- Trực tiếp hứng chịu nhiều thiên tai, đặc biệt là bão; có

Cung cấp không gian phát triển du lịch,

- Phát triển du lịch biển - đảo, nghỉ

136

Vùng CNMT Vị trí

Tiểu vùng

CNMT

Đặc điểm tự nhiên – sinh thái chính Hiện trạng môi trường CNMT

Chức năng môi trường khác có thể

đảm nhiệm- Đất cát, đất mặn, mặn phèn.- HST nhân tác: cây trồng nông nghiệp, cây trồng phòng hộ ven biển, cây trồng khu dân cư.

hiện trượng xói lở - bồi tụ bờ biển;- Có biểu hiện ô nhiễm nguồn nước trên các bãi biển và vùng cửa sông

dịch vụ biển; không gian sống;Nuôi trồng thuỷ sản.

dưỡng- Bảo tồn HST đất ngập nước;- Bảo vệ đất liền đới nội đồng;

Vùng E (tiếp)

Ven biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu

E398km2

- Địa hình cồn cát xen trũng nội đồng, đới bán ngập;- Đất cát, đất mặn, đất phèn;- Hệ sinh thái cây dựa biển, cây trồng nông nghiệp.

- Chịu tác động mạnh của bão;- Khan hiếm nước ngọt;- Xói lở bờ biển;- Chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước; nuôi trồng thuỷ sản; phát triển du lịch.

- Cung cấp không gian phát triển diêm nghiệp- Phát triển ngành đánh bắt và chế biến hải sản;

Dải đồng bằng Quỳnh Lưu – Đô Lương – Nam Đàn – Nghi Lộc

E41535km2

Địa hình đồng bằng đa nguồn gốc; HST cây trồng nông nghiệp mang tính chủ đạo.

- Chất lượng môi trường nhìn chung đảm bảo;- Có hiện tượng nhiễm mặn nước mặt và nước dưới đất.

Cung cấp không gian phát triển đô thị, sản xuất nông nghiệp; phát triển du lịch.

- Bố trí phát triển KCN, CCN, làng nghề.- Có thể lựa chọn vị trí phù hợp để bố trí nơi chứa thải, xử lý chất thải.

Đô Lương, Nghi Lộc, Nam Đàn

E5404km2

Núi, đồi sót không liên tục trên bề mặt đồng bằng; thảm thực vật rừng trồng, trảng cỏ - cây bụi

- Chất lượng môi trường tốt;- Xói mòn đất khá mạnh.

Trồng, bảo vệ rừng để giữ gìn CQ, phát triển du lịch, điều hoà sinh thái; bố trí hợp lý các cơ sở SXCN

Có khả năng chứa và xây dựng các khu xử lý chất thải

137

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Phân vùng CNMT là hướng nghiên cứu còn mới mẻ phục vụ cho công tác

lập quy hoạch BVMT để gắn kết với QHPT. Đưa nội dung CNMT để đánh giá một

lãnh thổ tự nhiên đã được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới sử dụng

bằng cách tiếp cận tổng hợp và cách tiếp cận CQST.

Phân tích các chức năng môi trường của các đơn vị CQST đã xác định khả

năng đáp ứng từng CNMT của những đơn vị CQST khác nhau.

Trên cơ sở phân tích dấu hiệu về đặc điểm tự nhiên và các tiêu chí môi

trường, các dấu hiệu về hoạt động kinh tế - xã hội và khả năng chịu tải của các đơn

vị CQST, đã xác định tiêu chí phân vùng CNMT và thành lập bản đồ phân vùng

chức năng môi trường tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000. Trong đó đã chia lãnh thổ

Nghệ An ra thành 5 vùng và 14 tiểu vùng chức năng môi trường. Đây là cơ sở khoa

học và thực tiễn để thực hiện việc lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An nhằm mục

đích sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển KT-XH và BVMT, đảm bảo sự PTBV.

138

Chương 4ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

CHO MỤC ĐÍCH LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đất nước ta đang ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình khai thác

và sử dụng tài nguyên đang diễn ra một cách mạnh mẽ và môi trường đang trở

thành nơi chứa mọi loại chất thải, đây là nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm

trọng về môi trường mà về lâu dài rất khó khắc phục. Để PTBV, khi thực hiện các

hoạt động phát triển, cần phải xem xét, cân nhắc mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

giữa quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên với các biện pháp quản lý và BVMT.

Vì vậy, quy hoạch BVMT chính là xây dựng cơ sở khoa học quan trọng để ngay từ

đầu chúng ta có thể đề xuất việc tổ chức sản xuất lãnh thổ một cách hợp lý theo một

chiến lược chủ đạo là “tạo sự cân bằng”, có nghĩa là sự cân bằng giữa nguồn tài

nguyên chúng ta khai thác và nguồn chất thải sau khi sử dụng số tài nguyên này,

đáp ứng một trong những nguyên tắc của PTBV là nhu cầu phát triển phải cân bằng

với khả năng cung ứng của môi trường tự nhiên.

Quy hoạch BVMT phải gắn chặt với quy hoạch kinh tế và quy hoạch phát

triển ngành. Lĩnh vực MT vừa là tác nhân thúc đẩy, vừa là mục đích của sự phát

triển, đảm bảo không những cho sự PTBV mà còn đảm bảo cho sự tái tạo tiềm

năng, tái tạo nguồn lực theo các chu trình phát triển cao hơn.

Vì vậy, quy hoạch BVMT phải đảm bảo được các mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian

CNMT (theo 5 CNMT cơ bản).

- Điều chỉnh các hoạt động phát triển và quản lý chất thải nhằm đảm bảo môi

trường sống trong sạch cho con người.

139

- Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ.

- Tổ chức quản lý môi trường theo khu vực hoặc theo vùng quy hoạch.

Từ việc phân tích mối quan hệ giữa QHPT và quy hoạch BVMT nói trên,

người lập quy hoạch BVMT trước khi tiến hành công việc cần nghiên cứu kỹ

phương án QHPT để xác định một số vấn đề môi trường cần được xem xét và giải

quyết trong phương án quy hoạch BVMT của mình, đó là:

- Xác định những vấn đề môi trường ưu tiên (sử dụng quá mức TNTN; sử

dụng đất đai không hợp lý; bố trí các khu công nghiệp, khu đô thị chưa đảm bảo cân

bằng sinh thái; chất lượng môi trường nước, không khí bị suy giảm; các loại chất

thải thải ra môi trường tại chỗ đe dọa môi trường sống).

- Xác định ảnh hưởng đến môi trường do các phương án phát triển (xu hướng

biến đổi chất lượng môi trường không khí, nước so với TCCP; sự tác động của chất

thải đến sức khỏe cộng đồng; xu hướng các sự cố môi trường; sự suy giảm các HST,

đa dạng sinh học, các loài và môi trường sống của sinh vật; suy giảm việc cung cấp

các nguồn tài nguyên, sự thay đổi về công việc và kinh tế của con người,…).

Xuất phát từ các nguyên tắc, mục tiêu và các nội dung của quy trình lập

QHMT được trình bày trong mục 1.4.1.3 có thể nhận định: phân vùng CNMT lãnh

thổ tự nhiên là căn cứ khoa học quan trọng và xác đáng được sử dụng trong nghiên

cứu lập quy hoạch BVMT, bởi vì phân vùng CNMT là sự thể hiện theo không gian

lãnh thổ hệ thống các chức năng tự nhiên - kinh tế - môi trường của các đơn vị tổng

thể tự nhiên tồn tại trên lãnh thổ. Theo cơ sở lý luận thì quy hoạch BVMT là “sự sắp

xếp, tổ chức sử dụng lãnh thổ làm sao để đạt được sự cân bằng một cách tương đối

giữa các hoạt động phát triển với khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên” nên

khi lập quy hoạch BVMT các vùng CNMT đã được phân tích, xác định theo hệ

thống các tiêu chí phân chia cụ thể sẽ là những căn cứ tin cậy cho nhà lập quy hoạch

sử dụng để xem xét khả năng bố trí không gian các hoạt động phát triển một cách

phù hợp, đảm bảo được sự cân bằng giữa hoạt động phát triển và môi trường.

140

4.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH PHƯƠNG HƯỚNG QUY

HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG LÃNH THỔ TRONG QUY HOẠCH PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

Trong báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm

2020, các vùng lãnh thổ được quy hoạch phát triển như sau [78]:

1. Phần lãnh thổ miền núi bao gồm 10 huyện thuộc hai vùng núi Tây bắc và

Tây nam

a. Vùng núi Tây bắc

- Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su,

cam), cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả (mía, dứa);

- Phát triển chăn nuôi gia súc;

- Bảo vệ tốt rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng Pù Huống, kết

hợp khoanh nuôi tái sinh; phát triển trồng rừng nguyên liệu;

- Phát triển CN khai thác và tinh luyện thiếc, khai thác và chế biến đá bazan,

đá trắng; phát triển CN dệt may, xây dựng thêm các nhà máy chế biến nông, lâm sản;

xây dựng các nhà máy thủy điện; xây dựng các công trình thủy lợi kết hợp thủy điện.

b. Vùng núi Tây nam

- Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp như: chè, mía, cam, sắn;

- Phát triển chăn nuôi: trâu, bò, dê;

- Phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng

hộ và khu bảo tồn tự nhiên Pù Mát, bảo vệ nguồn nước, thực hiện chương trình định

canh định cư và sản xuất nông – lâm nghiệp kết hợp;

- Xây dựng khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá ốp lát);

- Xây dựng các nhà máy thủy điện vừa (Khe Bố, Bản Vẽ, Thác Muối);

- Xây dựng công trình thủy lợi kết hợp thủy điện (Thác Muối).

2. Vùng ven biển

- Phát triển cây lương thực (lúa) và cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng);

- Phát triển nuôi trồng và chế biến thủy hải sản;

141

- Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm;

- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, ngói), đồ

gốm sứ, các sản phẩm cơ khí, hóa dầu, điện và điện tử, chế biến nông - lâm - thủy sản;

- Đẩy mạnh phát triển du lịch và các dịch vụ khác;

- Lấp đầy khu công nghiệp Nam Cấm, xây dựng KCN Hoàng Mai;

- Nâng cấp, hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thành phố

Vinh, thị xã Cửa Lò và các thị trấn, thị tứ, mở rộng và hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật

phục vụ phát triển kinh tế như sân bay, bến cảng, đường sắt, đường bộ, hệ thống đê

biển, các công trình cấp thoát nước.

Phân tích về phương hướng QHPT các vùng lãnh thổ trong quy hoạch phát

triển KT-XH của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Việc phân chia lãnh thổ tỉnh Nghệ An thành 02 vùng núi (Tây bắc và Tây

nam) và 01 vùng đồng bằng ven biển khi thực hiện phương án QHPT KT-XH mới

chỉ dựa trên sự phân hóa về yếu tố địa hình của lãnh thổ, trong khi trên thực tế

ĐKTN của Nghệ An có sự phân hóa rất đa dạng trong mối quan hệ với nhiều yếu tố

khác như địa chất, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng… Tập hợp các yếu tố tự nhiên

trong mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ tạo thành các tổ hợp tự nhiên hay là những

cảnh quan với những đặc điểm phân bố và phân hóa rất đa dạng ở lãnh thổ Nghệ

An. Nhằm mục đích sử dụng hợp lý và bền vững lãnh thổ trong phát triển KT-XH,

việc xác định các hướng phát triển các vùng lãnh thổ phải dựa trên những đặc điểm

và bản chất của các đơn vị tổng hợp tự nhiên thể hiện bằng các đơn vị CQST để bố

trí các hoạt động phát triển một cách phù hợp. Trong trường hợp này, sử dụng bản

đồ phân vùng CNMT trên cơ sở bản đồ phân loại CQST do NCS thành lập là thích

hợp, bởi vì trên bản đồ lãnh thổ tự nhiên Nghệ An được phân chia khá chi tiết thành

164 loại CQST với đặc điểm ĐKTN khác nhau và tất nhiên cũng có những chức

năng tự nhiên và chức năng kinh tế khác nhau.

- Do thiếu những thông tin cần thiết về đặc điểm và bản chất của sự phân bố

và phân hóa của ĐKTN nên các nhà hoạch định khi đề xuất phương hướng phát

triển KT-XH theo lãnh thổ chưa thật phù hợp. Đối với hai vùng lãnh thổ miền núi,

việc bố trí các hoạt động phát triển chưa căn cứ vào chức năng tự nhiên – môi

142

trường của từng đơn vị tự nhiên trong mỗi vùng nên khi lập quy hoạch đã tạo nên sự

trùng lập, nhất là trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp (cả hai vùng đều phát triển

mạnh cây công nghiệp dài ngày, chăm sóc bảo vệ rừng, trồng rừng nguyên liệu,

phát triển chăn nuôi gia súc…). Bên cạnh đó, cũng do thiếu thông tin về CNMT của

các vùng lãnh thổ nên khi đề xuất phương hướng phát triển cũng chưa nêu được

những vấn đề môi trường nảy sinh trong trường hợp phương án quy hoạch được

thực hiện.

4.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG MÔI

TRƯỜNG CHO MỤC ĐÍCH LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Từ các kết quả phân tích cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn đã trình bày,

một lần nữa có thể khẳng định: phân vùng CNMT trên cơ sở xem xét mối quan hệ

giữa 3 hệ thống chức năng tự nhiên, KT-XH và MT là một khâu nghiên cứu không

thể thiếu được khi thực hiện quy hoạch BVMT nhằm mục đích lồng ghép vào quy

hoạch phát triển KT-XH để đảm bảo SDHL lãnh thổ theo quan điểm PTBV.

Các đơn vị CNMT mà thực chất là các đơn vị tổng thể tự nhiên (hoặc các đơn

vị CQST) được xem xét, phân tích về phương diện môi trường (khả năng chịu tải) để

xác định các CNMT mà chúng có thể đảm nhiệm một cách lâu dài và ổn định.

Trên bản đồ đã thể hiện các khoanh vi vùng và tiểu vùng CNMT với hệ

thống chú giải mô tả các CNMT chính mà các đơn vị vùng và tiểu vùng có thể đảm

nhiệm (hình 3.1). Khi thực hiện phân vùng NCS đã chọn đơn vị cơ sở để phân chia

các vùng CNMT là đơn vị tiểu vùng. Điều này phù hợp với nguồn số liệu thu thập

và sử dụng để thành lập bản đồ chuyên đề, các bản đồ cơ sở (bản đồ phân loại

CQST) ở tỷ lệ 1/100.000.

Bản đồ phân vùng CNMT được NCS thành lập là một bản đồ cơ sở có tính

khoa học cao, đáng tin cậy phục vụ cho việc thành lập bản đồ quy hoạch BVMT mà

thực chất là bản đồ quy hoạch (sắp xếp, tổ chức không gian) các hoạt động phát

triển trên các đơn vị lãnh thổ một cách hợp lý cả về ĐKTN, TNTN và môi trường.

143

Trong mục 4.3 này, NCS đã thực hiện việc đề xuất định hướng sử dụng các

đơn vị CNMT phục vụ việc lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An hay nói cách khác

là đề xuất cụ thể khả năng bố trí các hoạt động phát triển theo phương án quy hoạch

đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An trên các đơn vị CNMT.

Trong quy hoạch tổng thể phát tiển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 các

đối tượng quy hoạch (các hoạt động phát triển) khá đầy đủ thuộc tất cả các lĩnh vực

KT-XH (các khu đô thị, khu dân cư, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch

– dịch vụ, cơ sở hạ tầng, văn hóa – giáo dục, thể thao…). Vì là đề tài luận án tiến sĩ

mang tính chất nghiên cứu nên nhiều đối tượng quy hoạch sẽ không được đề xuất

bố trí trên các đơn vị phân vùng CNMT bởi vì trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ

1/100.000 chúng không được thể hiện được bằng các khoanh vi vùng.

Vì lý do trên NCS chỉ tập trung vào để xuất định hướng sử dụng các đơn vị

CNMT có chức năng cung cấp tài nguyên sản xuất tại chỗ, chức năng sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp và chức năng tổ chức không gian sống.

Việc đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị phân vùng CNMT trong quy

hoạch các hoạt động phát triển, đặc biệt là các hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất

nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, phát triển đô thị cần đảm bảo được các yêu

cầu sau đây:

- Phù hợp về nhu cầu sinh thái (đối với cây, con), các yêu cầu về mặt bằng và

khả năng chứa chất thải (đối với các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp), khả

năng cung cấp tài nguyên tại chỗ (đối với các hoạt động khai thác khoáng sản, vật

liệu xây dựng, nguyên liệu phục vụ chế biến)… của các hoạt động phát triển.

- Đảm bảo mức độ phù hợp giữa đặc điểm và yêu cầu về BVMT của các hoạt

động phát triển với các CNMT chính của các vùng và tiểu vùng CNMT nhằm lựa

chọn và đề xuất bố trí không gian hoạt động phát triển với mục tiêu là đảm bảo sự

ổn định lâu dài và hài hòa trong phát triển của hệ thống KT-XH, môi trường tại khu

vực được bố trí.

Mỗi vùng và tiểu vùng là sự tổ hợp của các đơn vị CQST, thống nhất tương

đối về đặc điểm động lực phát sinh và có chung lãnh thổ. Các vùng và các tiểu vùng

144

tuy không lặp lại về mặt không gian song có thể có những chức năng tự nhiên – sinh

thái giống nhau, ngoài những chức năng riêng được hình thành do nguồn gốc phát

sinh khác nhau của chúng. Cũng tương tự như vậy, các vùng, tiểu vùng CNMT

cũng có thể đảm nhiệm một vài CNMT khác nhau, trong đó có những CNMT đặc

thù riêng cho mỗi vùng, tiểu vùng và cũng có những CNMT chung mà mỗi vùng,

tiểu vùng tự nhiên đều có thể đảm nhiệm. Ví dụ: ở vùng đồi núi các vùng, tiểu vùng

có thể đảm nhiệm các chức năng chung như trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác

khoáng sản, tổ chức sản xuất lâm – nông kết hợp; ở các vùng, tiểu vùng đồng bằng

ven biển và vùng đồng bằng cao có thể đảm nhiệm các CNMT như phát triển đô thị,

khu dân cư mới, sản xuất nông nghiệp, phát triển các cụm dân cư v.v…

Vì vậy, khi đề xuất định hướng bố trí các hoạt động phát triển trên lãnh thổ,

cần phải xem xét ngoài yêu cầu đã nêu trên, tất cả các CNMT (chính và phụ) mà

mỗi vùng, tiểu vùng tự nhiên có thể đảm nhiệm và phải ưu tiên các CNMT chủ đạo

(CNMT quan trọng nhất) để bố trí các hoạt động phát triển phù hợp nhất.

Mặt khác, vì một vài lý do khác như:

- Do đặc điểm và tính chất của các hoạt động phát triển khác nhau (ví dụ: đặc

điểm sinh thái khác nhau của cây trồng công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả…; Tính

chất của các hoạt động phát triển công nghiệp: loại hình sản xuất, khả năng tập

trung và phân tán của chúng, nhu cầu về nguyên liệu tại chỗ…).

- Do nhu cầu phát triển nên trong quy hoạch, các mục tiêu định lượng có thể

rất lớn, vì vậy một hoạt động phát triển nào đó không thể chỉ bố trí ở một vùng nào

đó phù hợp nhất về CNMT vì có thể xảy ra khả năng là tại khu vực đó không đủ

diện tích không gian để bố trí.

Với các lý do nêu trên, khi đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT để

bố trí, tổ chức không gian cho các hoạt động phát triển, NCS đã đề xuất bố trí một

hoạt động phát triển nào đó có mức độ phù hợp và tương đối phù hợp trên một vài

vùng, tiểu vùng CNMT khác nhau.

Kết quả đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT để bố trí các hoạt

động phát triển hợp lý (quy hoạch BVMT) được trình bày trong bảng 4.1.

145

Bảng 4.1: Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị chức năng môi trường trong bố trí các hoạt động phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020

VùngCNMT

Vị tríTiểu vùng

CNMTCNMT chính

Chức năng môi trường khác có thể

đảm nhiệmĐịnh hướng hoạt động phát triển

A: Điều chỉnh và cung cấp thông tin

Vùng núi tây bắc các huyện Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn

A14370km2

Phòng hộ; cung cấp nguồn gen; bảo tồn đa dạng sinh học

- Điều tiết dòng chảy;- Cung cấp tài nguyên tại chỗ (nguyên liệu: lâm sản, khoáng sản);- Cung cấp năng lượng thủy điện.

- Bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đầu nguồn, khoanh nuôi tái sinh rừng;- Sản xuất lâm nghiệp; - Kết hợp khai thác thuỷ điện nhỏ.

A22569km2

Điều tiết dòng chảy;Cung cấp năng lượng thuỷ điện

- Trồng rừng;- Tổ chức sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ lợi, du lịch;- Cung cấp thông tin;- Khai thác khoáng sản.

- Khoanh nuôi, phục hồi và bảo vệ rừng tự nhiên;- Trồng rừng kinh tế kết hợp rừng phòng hộ (nguyên liệu giấy, ép ván, cánh kiến…);- Xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ;- Khai thác khoáng sản (thiếc, đá granit, đá trắng).

B: cung cấp thông tin, lưu giữ nguồn gene, và hoạt động du

Vùng núi TB và núi thấp phía tây-tây nam Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ

B1942km2

Cung cấp thông tin, lưu giữ nguồn gen và phát triển du lịch

- SX vật chất xanh.- Điều hoà môi trường

- Bảo vệ nghiêm ngặt HST rừng tự nhiên trong vườn quốc gia Pù Mát; - Phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá.

B22433km2

Bảo vệ rừng; Sản xuất lâm – nông nghiệp

- Phát triển du lịch;- Thuỷ điện nhỏ và vừa

- Bảo vệ, khoanh nuôi phát triển rừng tự nhiên;- Phát triển rừng SX, hoạt động lâm – nông nghiệp;- Xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ;- Khai thác văn hoá bản địa trong hoạt động du lịch;

146

VùngCNMT

Vị tríTiểu vùng

CNMTCNMT chính

Chức năng môi trường khác có thể

đảm nhiệmĐịnh hướng hoạt động phát triển

lịch Sơn.- Phát triển thuỷ điện nhỏ;

C: Vùng SX nông nghiệp

ven sông Cả

Dọc thung lũng sông Cả từ Bắc Con Cuông đến Kỳ Sơn

C490km2

Sản xuất nông nghiệp ven sông Cả.

Cung cấp dịch vụ du lịch; Phòng chống lũ.

- Xây dựng hành lang phát triển KT-XH dọc QL7;- SX nông nghiệp phục vụ nhu cầu tại chỗ (lúa, màu);- Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, thương mại phục vụ phát triển các khu vực phụ cận.

D. Cung cấp tài nguyên; tổ chức các hoạt động sản xuất

Vùng đồi Nghĩa Đàn – Tân Kỳ

D11885km2

- Sản xuất cây công nghiệp và hoa màu;- Chăn nuôi đại gia súc.

- Tổ chức khu dân cư;- Dự trữ nước;- Phát triển vườn rừng, đồi rừng;- Cung cấp VLXD.- Chứa thải, xử lý chất thải.

- Phát triển cây CN (cà phê, cao su, chè, mía), cây ăn quả (cam, chanh);- Phát triển các khu công nghiệp chế biến ở Phủ Quỳ;- Phát triển đất trồng cỏ chăn nuôi bò sữa, trâu bò thịt;- Khai thác, chế biến đá trắng ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn;- Xây dựng hồ chứa thủy lợi – thủy điện ở Nghĩa Đàn;- Lựa chọn vị trí phù hợp xây dựng khu chứa và xử lý chất thải tập trung (Tân Kỳ, Nghĩa Đàn);

Vùng núi thấp - đồi đá vôi Tân Kỳ

D2299km2

- Bảo tồn đa dạng sinh học; hệ sinh thái núi đá vôi

- Bảo vệ rừng để điều tiết nguồn nước;- Khai thác có lựa chọn đá vôi;

- Khoanh nuôi, bảo tồn hệ sinh thái núi đá vôi;- Phát triển dược liệu, cây đặc sản của HST núi đá vôi;- Khai thác đá vôi có lựa chọn và theo định mức nhất định;

Vùng đồi Yên Thành – Tân Kỳ

D3746km2

Trồng, bảo vệ rừng để điều tiết nguồn nước, tạo cảnh quan du lịch;

- Tổ chức khu dân cư.- Sản xuất cây công nghiệp, hoa màu.- Chứa thải.

- Phát triển rừng SX, phát triển các vùng cây ăn quả, cây CN ngắn ngày;- Xây dựng cảnh quan và tạo hạ tầng phát triển du lịch gắn liền với khu vực đồng bằng;- Xây dựng các hồ chứa thuỷ lợi quy mô nhỏ;- Lựa chọn các vị trí phù hợp có thể xây dựng bãi rác,

147

VùngCNMT

Vị tríTiểu vùng

CNMTCNMT chính

Chức năng môi trường khác có thể

đảm nhiệmĐịnh hướng hoạt động phát triển

khu xử lý rác cho cả khu đồng bằng;D. Cung cấp tài nguyên; tổ chức các hoạt động sản xuất

Vùng đồi Anh Sơn – Thanh Chương

D4670km2

Tổ chức không gian sống; sản xuất nông lâm nghiệp; khai thác khoáng sản đá vôi.

- Cung cấp vật liệu xây dựng;- Chứa thải.

- Phát triển nông lâm nghiệp;- Xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái;- Xây dựng hồ chứa thuỷ điện - thủy lợi quy mô vừa;- Khai thác có định mức đá vôi, cát xây dựng;- Có khả năng xây dựng khu chứa và xử lý chất thải cho cả khu đồng bằng;

E. Cung cấp không gian phát triển đô thị; Tổ chức sản xuất đa ngành

TP. VinhE1

68,3km2

Cung cấp không gian phát triển đô thị, trung tâm kinh tế, chính trị, dịch vụ, thương mại và các khu, cụm CN; kết hợp SX nông nghiệp.

- Không gian văn hóa;- Chứa thải có lựa chọn.

- Phát triển TP. Vinh thành đô thị loại 1 và các khu, cụm CN;- Phát triển hệ thống cây xanh, công viên, hồ sinh học nhằm đảm bảo cảnh quan và điều hoà môi trường;- Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở môi trường trong thành phố để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị;- Xây dựng hệ thống đê bao dọc bờ biển để điều tiết mặn và giảm xói lở bờ biển.

TX. Cửa Lò E224,8km2

Cung cấp không gian phát triển du lịch, dịch vụ biển; không gian sống;Nuôi trồng thuỷ sản.

- Phát triển du lịch biển – đảo, nghỉ dưỡng;- Bảo tồn HST đất ngập nước- Bảo vệ đất liền đới

- Bảo vệ HST thái đất ngập nước, rừng phòng hộ ven biển;- Phát triển hạ tầng và dịch vụ du lịch;- Đa dạng hoá các loại hình du lịch (du lịch biển- đảo, du lịch văn hóa, tắm biển, nghỉ dưỡng...).

148

VùngCNMT

Vị tríTiểu vùng

CNMTCNMT chính

Chức năng môi trường khác có thể

đảm nhiệmĐịnh hướng hoạt động phát triển

nội đồng;

Ven biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu

E398km2

Bảo vệ HST đất ngập nước; nuôi trồng thuỷ sản; phát triển du lịch.

- Cung cấp không gian phát triển diêm nghiệp;- Phát triển ngành đánh bắt và chế biến hải sản.

- Khoanh nuôi, bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước;- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ;- Phát triển chế biến thuỷ hải sản, kinh tế làng nghề;- Phát triển các điểm, tuyến du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.

Vùng E (tiếp)

Dải đồng bằng Quỳnh Lưu – Đô Lương – Nam Đàn – Nghi Lộc

E41535km2

Cung cấp không gian phát triển đô thị, sản xuất nông nghiệp; phát triển du lịch.

- Bố trí phát triển KCN, CCN, làng nghề;- Có thể lựa chọn vị trí phù hợp để bố trí nơi chứa thải, xử lý chất thải.

- Bố trí sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp năng suất cao;- Phát triển kinh tế làng nghề;- Khai thác VLXD (sét, cát xây dựng);- Bố trí các điểm dân cư, đô thị, các khu, CCN;- Xây dựng có lựa chọn các bãi thải và khu xử lý chất thải.

Đô Lương, Nghi Lộc, Nam Đàn

E5404km2

Trồng, bảo vệ rừng để giữ gìn cảnh quan, phát triển du lịch, điều hoà sinh thái; bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất CN

Có khả năng chứa và xây dựng các khu xử lý chất thải

- Trồng rừng, bảo vệ phục hồi rừng;- Khai thác hiệu quả điều hoà môi trường và vị thế liền kề trong đồng bằng để phát triển du lịch;- Bố trí các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm; cây ăn quả;- Có thể lựa chọn vị trí xây dựng bãi và khu xử lý chất thải cho khu vực đồng bằng.

149

Phân tích về kết quả đề xuất bố trí không gian các hoạt động phát triển của

quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 trên các đơn vị CNMT,

hay nói cách khác là đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ cho

việc lập quy hoạch BVMT có thể rút ra những nhận định sau đây:

- Trong thực tế xây dựng QHPT hiện nay, khi luận chứng việc bố trí theo

không gian lãnh thổ của các hoạt động phát triển, các nhà QHPT do thiếu những căn

cứ khoa học về mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên trong sự hình

thành các đơn vị tổng hợp thể tự nhiên cũng như thiếu hiểu biết đầy đủ về hệ thống

chức năng tự nhiên, KT-XH và MT của chúng nên kết quả mới chỉ đưa ra những

định hướng bố trí theo không gian chung chung, thiếu cụ thể cho cả một vùng địa

hình rộng lớn, đồng thời cũng chưa đưa ra được sự nhận định về mức độ hợp lý của

việc bố trí không gian của các hoạt động phát triển. Vì vậy, nhiều phương án QHPT

đã không khả thi, phải điều chỉnh nhiều lần khi triển khai thực hiện.

- Việc đề xuất bố trí các hoạt động phát triển trên các đơn vị tự nhiên được

phân chia thành các vùng, tiểu vùng CQST với các CNMT cụ thể tạo nên sự phù

hợp và có tính khả thi tương đối cao, đảm bảo được yêu cầu của quan điểm về sử

dụng hợp lý ĐKTN, TNTN và BVMT đáp ứng được nguyên tắc chủ đạo của quan

điểm PTBV là phát triển phải gắn liền với BVMT.

Với những nhận định trên, có thể rút ra kết luận quan trọng là: Để đảm bảo

QHPT đạt tính khả thi và có hiệu quả cao, cần thiết phải thực hiện song song việc

xây dựng quy hoạch BVMT nhằm mục đích gắn kết và lồng ghép những vấn đề về

sử dụng hợp lý lãnh thổ và những vấn đề môi trường nảy sinh vào trong công tác

QHPT, đặc biệt là trong phần tổ chức phát triển không gian của lãnh thổ được quy

hoạch. Bản đồ phân vùng CNMT được thành lập trên cơ sở đánh giá ĐKTN,

TNTN, KT-XH và môi trường nhằm mục đích phân tích và xác định mối quan hệ

tương hỗ các chức năng tự nhiên - kinh tế xã hội - môi trường của các đơn vị tự

nhiên là một căn cứ khoa học và thực tiễn quan trọng phục vụ lập QHMT của lãnh

thổ tỉnh Nghệ An.

150

KẾT LUẬN

Nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng hợp ĐKTN, tài nguyên môi trường, KT-

XH xác lập cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạnh BVMT, SDHL lãnh thổ, xây

dựng quy hoạch phát triển KT-XH theo hướng phát triển bền vững là đòi hỏi cấp

bách, mang tính thời sự. Đây cũng là mục tiêu mà luận án hướng tới.

Luận án đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra với

các kết quả như sau:

1. Đã phân tích và tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và trên

thế giới trong nghiên cứu đánh giá cảnh quan với cách tiếp cận tổng hợp, cũng như

cơ sở lý luận của hướng tiếp cận sinh thái cảnh quan trong nghiên cứu thành lập bản

đồ phân vùng chức năng môi trường lãnh thổ tỉnh Nghệ An.

2. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn ở vùng Bắc Trung bộ, với ¾ diện tích tự

nhiên là núi, đồi và vùng đồng bằng ven biển kéo dài trên 80km thể hiện sự phân hóa

đa dạng, phức tạp của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường cũng

như sự phong phú của các hoạt động kinh tế - xã hội. Các yếu tố thành tạo các tổng

hợp thể tự nhiên, thành tạo cảnh quan đã tạo nên sự đa dạng trong cấu trúc, chức năng

của các cảnh quan sinh thái lãnh thổ, hình thành nên hệ thống cảnh quan sinh thái

phức tạp, được thể hiện trên bản đồ CQST tỷ lệ 1/100.000 với 01 phụ hệ, 02 lớp, 05

phụ lớp, 6 kiểu, 20 hạng và 164 loại CQST.

3. Xuất phát từ cơ sở lý luận về hệ thống các chức năng của các CQST, đã

phân tích, tổng hợp các CNMT theo các đơn vị cấp loại CQST. Trên cơ sở lựa chọn

các tiêu chí/dấu hiệu về đặc điểm tự nhiên, môi trường, khả năng chịu tải, dấu hiệu

về sử dụng lãnh thổ cho các hoạt động KT-XH đã xây dựng hệ thống tiêu chí phân

vùng CNMT lãnh thổ tỉnh Nghệ An. Kết quả là trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000, đã phân

chia lãnh thổ tỉnh Nghệ An thành 5 vùng và 14 tiểu vùng CNMT.

151

4. Trên cơ sở bản đồ phân vùng CNMT đã thực hiện việc đề xuất định hướng

sử dụng các đơn vị CNMT trong việc bố trí các hoạt động phát triển nhằm đảm bảo

sự phát triển hài hòa giữa các chức năng tự nhiên - môi trường và kinh tế - xã hội

của từng đơn vị CNMT. Kết quả là đã đề xuất, bố trí một số hoạt động phát triển

tương đối phù hợp trên các đơn vị cấp tiểu vùng CNMT có chức năng điều chỉnh,

cung cấp tài nguyên tại chỗ, tổ chức sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, công

nghiệp, tổ chức không gian sống, hoạt động du lịch, khai thác khoáng sản, bảo vệ

nguồn gen và bảo tồn đa dạng sinh học.

5. Bản đồ phân vùng CNMT là một đóng góp mới về phương diện phương

pháp luận cho công tác xây dựng quy hoạch BVMT lãnh thổ, là cơ sở khoa học tin

cậy cần thiết cho việc lập bản đồ quy hoạch BVMT và có thể là căn cứ cho các nhà

hoạch định chính sách sử dụng để điều chỉnh quy hoạch phát triển cho địa phương.

Luận án đã hoàn thiện quy trình thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường

cho lãnh thổ Nghệ An, có thể xem xét để áp dụng cho các vùng lãnh thổ tự nhiên

tương tự.

6. Từ các kết quả nghiên cứu đạt được có thể rút ra nhận định: để có được

một bản quy hoạch BVMT có tính khả thi phục vụ lập QHPT đảm bảo phát triển

bền vững cho một lãnh thổ, cần thiết phải xem xét, đánh giá tổng hợp ĐKTN và

môi trường của lãnh thổ đó, xác định đầy đủ các đặc điểm, tính chất và chức năng

tự nhiên - kinh tế - môi trường của từng đơn vị tổng hợp thể tự nhiên (hay các đơn

vị CQST), từ đó đề xuất hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ thông qua việc sắp xếp các

hoạt động phát triển phù hợp với chức năng tự nhiên, chức năng kinh tế cũng như

khả năng chịu tải của môi trường. Đạt được mục đích này, quy hoạch BVMT thực

sự là một công cụ cần thiết được sử dụng trong quá trình thực hiện QHPT vì đó là

căn cứ khoa học quan trọng để giúp cho các nhà hoạch định chính sách thực hiện

được nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển KT-XH đáp ứng mục đích sử dụng hợp lý

điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

152

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Kết quả thành lập bản đồ phân vùng CNMT cho tỉnh Nghệ An là một căn cứ

khoa học đáng tin cậy nhằm mục đích sử dụng hợp lý ĐKTN và TNTN theo quan

điểm phát triển bền vững. Tuy nhiên, ở tỷ lệ 1/100.000 có mức độ khái quát khá lớn

nên khi sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ quy hoạch phát triển cho khu vực có

quy mô nhỏ hơn (cấp huyện hoặc liên xã) hoặc phục vụ cho mục đích phát triển cụ

thể (quy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp, du lịch...) thì cần phải nghiên cứu áp dụng

các vấn đề lý luận cũng như quy trình xây dựng bản đồ phân vùng CNMT ở tỷ lệ

lớn (50.000, 25.000, 10.000...). Đây là một hướng nghiên cứu mà NCS thấy cần tiếp

tục thực hiện trong quá trình hoạt động nghiên cứu của mình sau này.

153

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Mai Trọng Thông, Hoàng Lưu Thu Thủy, Nguyễn Xuân Hậu, Lê Phú Cường, Nguyễn Thị Hiền (11/2004), Nghiên cứu xây dựng bản đồ chất lượng môi trường không khí tổng hợp trong hệ thông tin địa lý (GIS), Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn số 11(527) | 2004 (tr25– tr32).

2. Mai Trọng Thông, Hoàng Lưu Thu Thủy, Lê Phú Cường (12/2005), Nghiên cứu thành lập bản đồ tổng hợp chất lượng môi trường không khí TP Vinh bằng GIS, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn số 12(540) | 2005 (tr33 – tr38).

3. Mai Trọng Thông, Hoàng Lưu Thu Thủy (10/2006), Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp vùng núi khô hạn Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 20/2006 (tr72 - tr76).

4. Mai Trọng Thông, Hoàng Lưu Thu Thủy, Nguyễn Đăng Mậu (12/2006), Sử dụng phương pháp tích hợp trong ARCVIEW GIS để xây dựng dữ liệu bản đồ phục vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn số 552* (tr6 - tr12).

5. Hoàng Lưu Thu Thủy (10/2007), Đề xuất một số biện pháp, chính sách và công cụ môi trường để quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia, Những vấn đề Môi trường và phát triển bền vững vùng Đông bắc dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, (tr187-tr192).

6. Mai Trọng Thông, Hoàng Lưu Thu Thủy, Phạm Thị Lý (11/2007), Thành lập bản đồ Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Vinh bằng phương pháp tích hợp bản đồ trong ARCVIEW GIS, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn số 563, (tr41 - tr46)

7. Tống Phúc Tuấn, Hoàng Lưu Thu Thủy (12/2008), Hiện trạng tai biến và tiềm năng tai biến môi trường tự nhiên tỉnh Nghệ An, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 3 (tr233-242), Hà Nội.

8. Hoàng Lưu Thu Thủy (6/2010), Nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng

chức năng môi trường tỉnh Nghệ An, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội

nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, (tr931-tr940), Hà Nội.

I

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. D.L. Armand (1983), Khoa học về cảnh quan, Nxb KH-KT, Hà Nội.

2. Lại Huy Anh (2010), Nghiên cứu hiện trạng, nguyên nhân, đề xuất giải pháp phòng chống lũ ống, lũ quét tỉnh Nghệ An, Viện Địa Lý, Hà Nội.

3. Phạm Quang Anh, Nguyễn An Thịnh (2005), Cơ sở sinh thái cảnh quan (Lý luận và thực tiễn). Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

4. Lê Quý An và nnk. (2001-2004), Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001-2010, Đề tài thuộc chương trình KHCN cấp nhà nước, Mã số KC.08.02.

5. Lê Huy Bá (2000), Sinh thái môi trường đất, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM.

6. Báo cáo khoa học của chương trình và đề tài 1978-1981. Chương trình Đồng bằng sông Cửu Long.

7. Báo cáo khoa học của chương trình Điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên 1976-1980. Hà Nội, 1984.

8. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (1998), Phương pháp luận quy hoạch môi trường, Hà Nội.

9. Bộ Lâm nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng (1983). Báo cáo kết quả điều tra rừng các tỉnh Nghệ Tĩnh. Hà Nội.

10. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2007). Số liệu tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2005, Hà Nội.

11. Các văn bản pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường, (1972).

12. Các văn bản pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường (1994). Luật Bảo vệ Môi trường. Hà nội.

13. Chỉ thị số 32 /1998/CT-TTg ngày 23 tháng 09 năm 1998 của Thủ tướng Chính Phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến 2010

II

14. Nguyễn Văn Chiển (chủ biên) (1983), Tây Nguyên, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Nxb KH-KT Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Chiển (1970), Địa chất miền Bắc Việt Nam, Hà Nội

16. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1963), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục

17. Nguyễn Ngọc Chính, Chu Văn Dũng (1997), Cần bảo vệ khu rừng Sa mu cổ ở Nghệ An, Tạp chí Lâm nghiệp số 7/1997, tr 22-23, Hà Nội.

18. Cục Địa chất Việt Nam, 1996, “Bản đồ địa chất và khoáng sản”, các tờ Khang Khay – Mường Xén, Vinh, Hà Tĩnh – Kỳ Anh, Xiêng Khoảng - Tương Dương tỉ lệ 1/200.000, Lưu trữ Cục địa chất, Hà Nội.

19. Cục Địa chất Việt Nam (1998). Nước dưới đất các đồng bằng ven biển Bắc trung bộ.

20. Cục thống kê Nghệ An, 2010. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2009.

21. Docutraev V.V (1948), Học thuyết về các vùng tự nhiên, Matxcova.

22. Phạm Ngọc Đăng và nnk (2004), Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

23. Phạm Ngọc Đăng và nnk (2006), Đánh giá môi trường chiến lược, Nxb Xây dựng Hà Nội.

24. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thế Thôn (2001), Địa chất môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Võ Văn Hồng (2005), Bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học miền núi Nghệ An. Bản đánh máy.

27. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Cao Huần (2006), Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Báo cáo tổng kết dự án, Khoa Địa lý, Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội.

III

29. Hoàng Huệ (1996). Xử lý nước thải. Nxb Xây dựng Hà Nội.

30. Ixatrenko A.G. (1965), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, Tiếng Nga, Nxb Đại học tổng hợp Matxcơva, và tiếng Việt. Nxb KH-KT Hà nội (người dịch Vũ Tự Lập).

31. Ixatsenko A.G. (1985), Cảnh quan học ứng dụng. Nxb KH-KT, Hà Nội.

32. Kaletxnik X.V (1970), Những quy luật địa lý chung của Trái đất, Nxb KH-KT Hà Nội.

33. Lê Văn Khoa (2001), Nông nghiệp và Môi trường, Nxb Nông nghiệp. Hà nội.

34. Hoàng Văn Khổn và nnk (1997), Điều tra địa chất đô thị Vinh, Lưu trữ Cục địa chất.

35. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Nxb KH-KT, Hà Nội.

36. Vũ Tự Lập (1978), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục phần I, II, III. Hà Nội.

37. Nguyễn Thành Long (1987). Nghiên cứu cảnh quan Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat, Tạp chí các khoa học về trái đất, số 3, Hà Nội.

38. Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Thế Vĩnh (1992), “Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan”. Hội thảo về sinh thái cảnh quan: Quan điểm và phương pháp luận. Trung tâm Địa lý tài nguyên, Hà Nội.

39. Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Vinh và nnk. (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Viện Khoa học Việt Nam.

40. Liên minh Châu Âu, Viện điều tra quy hoạch rừng (2001), Thông tin các khu bảo tồn hiện có và đề xuất ở Việt Nam, Tập 1, Miền Bắc, Birdlife Hà Nội.

41. Luật Bảo vệ môi trường năm (2006), Nhà xuất bản Tư pháp.

42. Nguyễn Quang Mỹ (2002). Địa mạo động lực. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

43. Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống xói mòn, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

IV

44. Đỗ Hoài Nam (2003), Phát triển kinh tế xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

45. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2008, 2009. Cục Thống kê

46. Paul C. Rump - UNEP, DeIA (1996), “Lập báo cáo hiện trạng môi trường”, Sách tra cứu về phương pháp luận và cách tiếp cận, Cục Môi trường dịch và xuất bản, Hà Nội.

47. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb KH-KT. Hà Nội.

48. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hải Dương (2002), Hội thảo về phương pháp luận quy hoạch môi trường, Hải Dương.

49. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An (2001), Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An.

50. Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An (2009), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009.

51. Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An (2006), Hiện trạng sử dụng đất, Hiện trạng rừng tỉnh Nghệ An năm 2005.

52. Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An (2007), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, UBND tỉnh Nghệ An.

53. Số liệu lưu trữ, Phòng Khí hậu, Viện Địa lý

54. Đỗ Trọng Sự và nnk (2001), Đặc điểm thủy địa hoá nước dưới đất vùng ven biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ, Viện Nghiên cứu Địa chất và khoáng sản.

55. Lê Bá Thảo (1978), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb KH-KT Hà Nội.

56. Nguyễn Văn Thắng (2002), Môi trường và đánh giá tác động môi trường, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

57. Nguyễn Thế Thôn (1993), Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế, Trung tâm KHTN và CNQG, Hà Nội.

58. Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi trường phát triển bền vững, Nxb KH-KT.

59. Nguyễn Thế Thôn (2007), Địa lý sinh thái môi trường, Nxb KH&KT

60. Mai Trọng Thông và nnk (2004), Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Báo cáo tổng hợp, Viện Địa lý.

V

61. Mai Trọng Thông và nnk (2005), Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp, Viện Địa lý.

62. Mai Trọng Thông và nnk (2005), Phòng chống, kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường, Kết quả hoạt động P1 thuộc chương trình SEMLA. Báo cáo tổng hợp, Viện Địa lý.

63. Đặng Trung Thuận (2003), Quản lý môi trường bằng quy hoạch môi trường (278-299). “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam”. Nxb Chính trị Quốc gia.

64. Đặng Trung Thuận, Nguyễn Thế Tiến (2003), Phân vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Báo cáo Hội thảo chương trình KC. 08. Đồ Sơn.

65. Nguyễn Thế Tiệp (2001), Điều tra các loại hình tai biến địa chất, và đặc điểm phóng xạ đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp làm giảm nhẹ thiên tai, Phân Viện Hải Dương Học, Trung Tâm KHTN&CNQG, Hà Nội.

66. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, Nxb KH-KT, Hà Nội.

67. Cao Đình Triều, Phạm Huy Long (2002), Động đất, đứt gãy lãnh thổ Việt Nam, Nxb KH-KT Hà Nội.

68. Nguyễn Văn Trương (1993), Những vấn đề kinh tế sinh thái Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

69. Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KH-KT, Hà Nội.

70. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật Việt Nam trên quan điểm sinh thái học, Nxb KH&KT Hà Nội.

71. Thái Văn Trừng (1999), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb KH-KT Hà Nội.

72. Tống Phúc Tuấn, Mai Trọng Thông và nnk (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, Báo cáo tổng hợp, Viện Địa lý.

73. Trịnh Ngọc Tuyến (2005), Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh Nghệ An, Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

VI

74. Hoàng Minh Tuyển (2007), Nghiên cứu xây dựng khung hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Cả, Viện Khoa học Khí tượng, thủy văn và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

75. Trần Tý (1992), Vai trò của thảm thực vật trong cảnh quan sinh thái ở vùng nhiệt đới gió mùa Việt Nam, Trung tâm Địa lý – Tài nguyên, Hà Nội.

76. Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật môi trường Nghệ An (2006), Hiện trạng môi trường đô thị, công nghiệp và làng nghề tỉnh Nghệ An, TP. Vinh

77. Tổng cục thống kê Việt Nam, Website điện tử: www.gso.gov.vn

78. UBND tỉnh Nghệ An (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

79. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1981), Đánh giá kinh tế và phi kinh tế tác động của con người tới môi trường, Nxb “khoa học” Moscow, (tiếng Nga).

80. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2007), Bản đồ đất, rừng năm 2005, tỉnh Nghệ An, tỉ lệ 1/100.000.

81. Lương Thị Thành Vinh (2011), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An, Luân án tiến sỹ, ngành Địa lý học, Mã số 62-31-95-01, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

82. Nguyễn Văn Vinh (2003), Phân vùng chức năng môi trường, Viện Địa lý, Hà Nội.

83. Nguyễn Văn Vinh và nnk (2006), Những vấn đề về sinh thái cảnh quan Việt Nam, Viện Địa lý, Hà Nội.

84. Nguyễn Văn Vinh (2005), Một số vấn đề về phân vùng chức năng môi trường áp dụng cho tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Địa chính số 5-2005.

85. Nguyễn Văn Vinh (2006), Bản đồ Cảnh quan sinh thái tỉnh Bắc Giang phục vụ mục đích quy hoạch lãnh thổ, tỷ lệ 1/100.000, Liên Hiệp hội KH-KT Việt Nam, Hà Nội.

86. Nguyễn Văn Vinh và nnk (2008), Thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Bắc Ninh phục vụ quy hoạch môi trường, Viện Địa lý, Hà Nội.

87. La Văn Xuân, Nguyễn Đình Hoè, Ngô Quang Toàn (1997), Địa mạo Tân kiến tạo khu đô Thị Vinh, Lưu trữ Liên đoàn bản đồ địa chất.

VII

88. Nguyễn Đình Xuyên (1992), Bản đồ phân vùng tiềm năng động đất lãnh thổ Việt Nam, tỉ lệ 1/1.000.000, Lưu trữ Viện Vật lý địa cầu.

89. Nguyễn Trọng Yêm và nnk (1985), Chuyển động hiện đại và sự thành tạo khe nứt hiện đại trũng Sông Hồng, Đề tài 48 – 02- 03, Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường.

90. Trần Yêm (2001), Những vấn đề tài nguyên và môi trường liên quan đến khai thác than ở Quảng Ninh (lấy vùng Hòn Gai, Cẩm Phả và lân cận làm ví dụ), Luận án tiến sỹ địa lý, chuyên ngành: Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, Mã số 1.07.14.

Tiếng Anh:

91. Francoise Burel and Jacques Baudry (1999), Landscape Ecology, Science Publichers, Inc. USA.

92. John A. Bissonette (2003), Landscape Ecology and Resource Management, Island Press.

93. Olaf Bastian and Uta Steinhardt (2002), Development and Perspectives of Landscape Ecology, Kluver Academic Publishers.

94. IUCN (2000), Red List of Threatened Animal, IUCN, Gland, Switzerland.

95. World Congress of Landscape Ecology. Ottawa Canada, July 21-25/1991.

Tiếng Nga:

96. Боков В. А. (1996), Геоэкосистемы, Изд. Таврия, Симферополь Россия.

97. Крацниский А.У.(1983), Проблемы Заповедников, Изд. Промышленность, Москва, Россия.

98. Минц А.А. (1968), Экономическая оценка природных ресурсов в условий производства . Серия Географ.Вып.6 , 1968.

99. Милков Ф. Н. (1966), Географические ландшафты и практические вопросы,. Изд. Смысль, Москва, Россия.

VIII

PHỤ LỤC

MỘT SỐ ẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU

IX

1