khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · web viewtiếp theo là...

25
KHẢO SÁT NHANH VỀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỀ KHU VỰC CHÍNH THỨC: DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG NHÂN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ------------------- A. TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 1 1. Thông tin cơ bản Nghiên cứu được tiến hành tại hai khu công nghiệp gần Hà Nội, gồm khu công nghiệp Thăng Long và khu công nghiệp Quang Minh. Ban đầu, nghiên cứu dự định tập trung khảo sát tại khu công nghiệp Thăng Long. Tuy nhiên, tỷ lệ phản hồi của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp này thấp một cách bất thường. Chỉ có hai trong số gần 50 doanh nghiệp đã liên lạc đồng ý trả lời phỏng vấn, mặc dù nhóm nghiên cứu đã rất nỗ lực liên hệ và thuyết phục các doanh nghiệp 2 . Điều này có thể do các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên thị trường nên họ rất ngại phải tiết lộ thông tin vào thời điểm nhạy càm này. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định tiến hành thêm một số cuộc phỏng vấn với các chủ doanh nghiệp tại một khu công nghiệp tương tự khu công nghiệp Thăng Long (khu công nghiệp Quang Minh). Việc liên hệ phỏng vấn tại khu công nghiệp Quang Minh dựa trên các mối quan hệ cá nhân. Khu công nghiệp Quang Minh có các yếu tố phù hợp để thay thế cho khu công nghiệp Thăng Long trong mẫu nghiên cứu. Thứ nhất, cũng giống như khu công nghiệp Thăng Long, hầu hết các nhà đầu tư tại khu công nghiệp Thăng Long đến từ Nhật Bản. Thứ hai, khu công nghiệp Quang Minh rất gần khu công nghiệp Thăng Long (cùng nằm trên đường từ sân bay Nội Bài đến trung tâm Hà Nội và chỉ cách nhau 15 phút đi xe). Tựu chung lại, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn được 4 chủ doanh nghiệp, hai ở khu công nghiệp Thăng Long và hai ở khu công nghiệp Quang Minh Vài nét về khu công nghiệp Thăng Long 1 Nguyễn Ngọc Anh (DEPOCEN) 2 Đầu tiên, nhóm nghiên cứu gửi thư giới thiệu của Ngân hàng Thế giới và Oxfam, sau đó gọi điện cho doanh nghiệp 1

Upload: others

Post on 09-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

KHẢO SÁT NHANH VỀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỀ KHU VỰC CHÍNH THỨC: DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG NHÂN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

-------------------

A. TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP1

1. Thông tin cơ bản

Nghiên cứu được tiến hành tại hai khu công nghiệp gần Hà Nội, gồm khu công nghiệp Thăng Long và khu công nghiệp Quang Minh. Ban đầu, nghiên cứu dự định tập trung khảo sát tại khu công nghiệp Thăng Long. Tuy nhiên, tỷ lệ phản hồi của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp này thấp một cách bất thường. Chỉ có hai trong số gần 50 doanh nghiệp đã liên lạc đồng ý trả lời phỏng vấn, mặc dù nhóm nghiên cứu đã rất nỗ lực liên hệ và thuyết phục các doanh nghiệp2. Điều này có thể do các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên thị trường nên họ rất ngại phải tiết lộ thông tin vào thời điểm nhạy càm này. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định tiến hành thêm một số cuộc phỏng vấn với các chủ doanh nghiệp tại một khu công nghiệp tương tự khu công nghiệp Thăng Long (khu công nghiệp Quang Minh). Việc liên hệ phỏng vấn tại khu công nghiệp Quang Minh dựa trên các mối quan hệ cá nhân. Khu công nghiệp Quang Minh có các yếu tố phù hợp để thay thế cho khu công nghiệp Thăng Long trong mẫu nghiên cứu. Thứ nhất, cũng giống như khu công nghiệp Thăng Long, hầu hết các nhà đầu tư tại khu công nghiệp Thăng Long đến từ Nhật Bản. Thứ hai, khu công nghiệp Quang Minh rất gần khu công nghiệp Thăng Long (cùng nằm trên đường từ sân bay Nội Bài đến trung tâm Hà Nội và chỉ cách nhau 15 phút đi xe). Tựu chung lại, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn được 4 chủ doanh nghiệp, hai ở khu công nghiệp Thăng Long và hai ở khu công nghiệp Quang Minh

Vài nét về khu công nghiệp Thăng Long

Khu công nghiệp Thăng Long do tập đoàn Sumitomo liên doanh với công ty cơ khí Đông Anh, thành lập năm 1997. Khu công nghiệp này nằm ở huyện Đông Anh, về phía bên kia sông Hồng so với nội thành Hà Nội. Các nhà đầu tư coi đây là một địa điểm lý tưởng vì khu công nghiệp này nằm giữa đường đi từ sân bay Nội Bài đến trung tâm thủ đô Hà Nội. Đây được xem là một khu công nghiệp lớn và là một trong những khu công nghiệp thành công nhất ở miền bắc Việt Nam. Trong khu công nghiệp này có 85 nhà đầu tư trong đó 67 nhà máy sản xuất, còn lại là các văn phòng. Có nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư tại đây như Canon, Yamaha. Các công ty đầu tư vào khu công nghiệp này chủ yếu là các công ty sản xuất hàng xuất khẩu

Vài nét về khu công nghiệp Quang Minh

Khu công nghiệp Quang Minh được thành lập năm 2001 và được xem là môt trong 7 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Khu công nghiệp này nằm ở huyện Mê Linh (trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Giống như khu công nghiệp Thăng Long, địa điểm của khu công

1 Nguyễn Ngọc Anh (DEPOCEN)2 Đầu tiên, nhóm nghiên cứu gửi thư giới thiệu của Ngân hàng Thế giới và Oxfam, sau đó gọi điện cho doanh nghiệp

1

Page 2: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

nghiệp Quang Minh được xem là lý tưởng vì nằm giữa đường đi từ sân bay Nội Bài đến trung tâm Hà Nội. Khu công nghiệp này thu hút cả các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước chủ yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

2. Kết quả nghiên cứu3

Tác động của suy thoái kinh tế

Hầu hết các doanh nghiệp FDI từ các doanh nghiệp kỹ thuật cao đến các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại hai khu công nghiệp này đều chịu tác động của suy thoái kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Có những bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đường như chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy các nhà đầu tư trong các khu công nghiệp này vào tình trạng khó khăn . Hầu hết các nhà máy phải cắt giảm sản xuất, chỉ có một hoặc hai nhà máy vẫn duy trì được sản xuất. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra từ tháng 11/12 năm 2008, do các nhà máy này đều định hướng xuất khẩu, nên sản lượng của các nhà máy ở hai khu công nghiệp Thăng Long và Quang Minh đều bị giảm đáng kể, đặc biệt là các nhà máy sản xuất đồ điện tử, ô tô, và các hợp đồng nhỏ khác. Ví dụ, tình hình sản xuất khó khăn ở khu công nghiệp Thăng Long thể hiện rõ qua việc lượng nước công nghiệp trong khu công nghiệp này đã giảm khoảng 30-40%.4

Mặc dù không bị hủy quá nhiều đơn đặt hàng, nhưng vẫn có những bằng chứng cho thấy số lượng đơn đặt hàng đã giảm đi đáng kể. Do đó, doanh số bán hàng và sản lượng của các doanh nghiệp FDI giảm đi đáng kể, một số doanh nghiệp giảm doanh số bán khoảng 30 – 40% (Nissin), và thậm chí là 50% (Inoac). Các đơn đặt hàng bị hủy, giảm doanh số bán hàng và sản lượng do đó lượng hàng xuất khẩu giảm đáng kể, vì các doanh nghiệp được thành lập tại hai khu công nghiệp này nhằm mục đích sản xuất hàng xuất khẩu5.

Trong năm 2008, nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn và các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn để tuyển đủ lao động. Cơ hội tuyển dụng rất nhiều và người lao động tha hồ lựa chọn việc làm. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng kể từ tháng 11 năm 2008. Gần như không có nhu cầu tuyển dụng lao động và không có việc làm khuyết.

Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp về sức ép tài chính trong suốt các cuộc phỏng vấn, nhưng dường như các nhà đầu tư trong khu công nghiệp Thăng Long phải vạch ra một kế hoạch tài chính nhằm đương đầu với các khó khăn tài chính hiện tại. Đặc biệt, ban quản lý công ty Thăng Long (một doanh nghiệp FDI) phải lập lại kế hoạch trả tiền thuê đất (chuyển từ trả tiền trước sang trả tiền hàng tháng)

Chiến lược đối phó với khủng hoảng

3 Trong bối cảnh cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế, mức lương thấp ở Việt Nam là một lợi thế quan trọng. Các nhà quản lý không phải cắt giảm lương hay lao động nhiều như tại các nước khác. Dòng tiền mặt đóng vai trò rất quan trọng và lương là một nhân tố quan trọng trong dòng tiền đó. Trong một số trường hợp, nhà quản lý các công ty mẹ có thể cân nhắc đến việc chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam.4 Điều này được phản ánh phần nào khi trong thời gian nhóm nghiên cứu liên hệ để phỏng vấn, có một số nhà máy tạm thời đóng cửa cả tháng/ tuần..5 Có những lời đồn đại rằng các công ty ở một số lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Đó là các công ty kỹ thuật cao, công ty dược phẩm và dụng cụ y tế. Trong một cuộc phỏng vấn, một công ty kỹ thuật cao cho biết doanh số bán hàng của họ tăng 10% trong khi con số này năm ngoái là 30%

2

Page 3: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

Đối mặt với khủng hoảng kinh tế, tất cả các doanh nghiệp được phỏng vấn đều cắt giảm chi phí bằng nhiều cách khác nhau.

Tiết kiệm chi phí

Các công ty được phỏng vấn cắt giảm chi phí bằng cách tăng cường tiết kiệm như cắt giảm chi phí điện, văn phòng phẩm và chi phí nhân công (bao gồm cả không trả tiền làm thêm giờ, giảm số ca lao động, trả lương 70% cho ngày nghỉ, khuyến khích người lao động tự nguyênh nghỉ việc).

Giảm sản xuất

Vì hầu hết các doanh nghiệp trong hai khu công nghiệp đã từng sử dụng lao động thời vụ và lao động tạm thời, đây là những người lao động dư thừa đầu tiên. Do những công nhân này được thuê theo các hợp đồng ngắn hạn, các doanh nghiệp có xu hướng để cho họ nghỉ sau khi hợp đồng hết hạn

Theo thông tin do đại diện công ty quản lý KCN Thăng Long cho biết, từ cuối 2008 đến nay các công ty trong KCN đã phải giảm 3.000 chỗ làm trong tổng số 50.000 chỗ làm trong KCN, và các doanh nghiệp hầu như không tuyển dụng mới. Tuy nhiên qua phỏng vấn công nhân và các nguồn thông tin khác trên báo chí, dường như số chỗ làm bị cắt giảm trên thực tế tại KCN thăng Long có thể còn lớn hơn nhiều.

Các doanh nghiệp FDI trong KCN thường chọn cách khuyến khích công nhân “tự nguyện nghỉ việc” thay vì “sa thải”. Vì sa thải công nhân phải tuân theo một qui trình chặt chẽ qui định trong Bộ luật Lao động và có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Thực tế, đại diện công ty quản lý KCN Thằng Long nhận xét hầu như không có trường hợp nào trong số 3000 công nhân đã nghỉ việc theo báo cáo là thuộc trường hợp “sa thải”.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi đưa ra quyết định đối với các lao động dài hạn đã qua đào tạo. Doanh nghiệp có xu hướng giữ lại những nhân viên chủ chốt và quan trọng trong khi khuyến khích những người còn lại xin nghỉ việc. Các doanh nghiệp không trực tiếp cắt giảm lao động. Thay vào đó, họ khuyến khích những người tự nguyện nghỉ, người lao động sẽ nộp đơn xin nghỉ việc để được một số quyền lợi như nhận được khoản trợ cấp tương đương với một hoặc hai tháng lương. Một vấn đề khác là cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trong dịp Tết, điều này khuyến khích người lao động xin nghỉ việc để lấy tiền trợ cấp về nhà ăn Tết.

Tuy nhiên, cắt giảm sản xuất, đặc biệt là các lao động dài hạn, dường như là một quyết định khó khăn đối với các doanh nghiệp bởi vì chi phí để tuyển lại và đào tạo sau đó. Do đó, họ cắt giảm một số khoản chi phí như sắp xếp chia sẻ công việc, khuyến khích người lao động nghỉ dài ngày, chi trả 70% lương cho những lao động nghỉ ở nhà một thời gian. Cùng với việc duy trì thái độ làm việc của những lao động được giữ lại, trong khi vẫn trả lương cho họ, các doanh nghiệp yêu cầu nhân viên làm các việc như dọn dẹp, trông nom và giữ gìn nhà máy.

Tìm khách hàng/đơn đặt hàng mới

Một trong những giải phái được để xuất là tìm khách hàng và đơn đặt hàng mới. Trong khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế, các công ty nhận ra rằng họ đã trông chờ quá nhiều vào các

3

Page 4: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

đơn đặt hàng từ các nhà sản xuất lớn. Số đơn đặt hàng giảm xuống, các doanh nghiệp giờ đây đang cố gắng chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm khác.

Tích lũy hàng hóa

Đối với các công ty sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, để giữ cho người lao động hy vọng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại sẽ sớm vượt qua, các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì sản xuất ở mức độ tối thiểu và tích lũy hàng hóa

4

Page 5: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

B. TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TRONG KHU CÔNG NGHIỆP6

1. Đặc điểm công nhân lao động trong khu công nghiệp – Họ là ai?

Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của công nhân khu công nghiệp chính là luồng lao động di cư từ những tỉnh thành khác tới, chiếm phần lớn trong đó là các tỉnh phía bắc như Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Bắc Giang, Ninh Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Hà Tây… Theo thời báo Kinh tế Việt nam (2009), trong số 737.500 công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội, 70% là người lao động nhập cư. Xuất phát điểm của họ thường từ những hộ làm ruộng thiếu đất hoặc có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn.

Cải cách ruộng đất ở nông thôn Việt nam diễn ra vào năm 1993 cấp đất cho những thành viên hiện tại trong hộ vào thời điểm đó. Chính sách thực hiện là không cấp đất cho những trường hợp sinh sau năm 1993 và cũng không thu hồi đất của những trường hợp mất sau thời điểm đó. Vì vậy, những thành viên hộ sinh năm 1994 trở về đây, đồng nghĩa với lứa tuổi 18 trở xuống không được cấp đất. Một lớp thanh niên bước vào độ tuổi lao động 18 (khu công nghiệp tuyển lao động từ 18-24 tuổi) ở nông thôn đã bị đặt trước sẵn trong điều kiện thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Và đây là nguyên nhân đầu tiên được nhắc tới khi được hỏi tại sao bạn rời quê đi làm tại khu công nghiệp7 (Hộp 1).

Hộp 1 - Đi làm công nhân do không có đủ ruộng ở quê Nữ công nhân Nguyễn Thị H, quê ở Phú Thọ. Nhà gồm bố mẹ, anh trai và em trai. Cả nhà gồm 5 nhân khẩu mà chỉ có 4 sào ruộng, không chăn nuôi được gì. Chỉ có em trai đang đi học còn cô và anh trai đều đi làm công nhân khu công nghiệp do đất ruộng ít. Hiện giờ chỉ có bố mẹ làm ruộng ở quê.

Ảnh: Thông báo tuyển lao động – Chỉ tuyển 18-24 tuổi

Phần lớn công nhân lao động nhập cư thuê nhà ở trọ. Một mặt do không phải công ty nào cũng có ký túc xá cho công nhân. Mặt khác, thời gian ca kíp cũng khiến công nhân không cảm thấy thoải mái với nội quy trong ký túc xá. 2 hoặc 3 công nhân chung nhau phòng trọ khoảng 8-10m2.

Một đặc điểm nữa của công nhân khu công nghiệp là vị trí làm việc công nghiệp của họ. Mỗi công nhân đảm nhiệm công việc cụ thể, ở một khâu cụ thể trong một dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nên họ được nhà máy đào tạo nghề trong một thời gian ngắn (tối đa chỉ khoảng 1 6 Nguyễn Thị Thu Phương (Trung tâm Phân tích và Dự báo – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), 2/2009. Đây là hợp phần báo cáo nghiên cứu trường hợp về đối tượng công nhân ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, phục vụ Đánh giá nhanh tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, và Đánh giá nghèo 2008. Thực hiện bởi Trung tâm Phân tích và Dự báo, Oxfam Anh và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn tổng cộng 18 nữ công nhân và 5 nam công nhân từ 19 đến 27 tuổi tại nơi ở trọ của họ gần KCN Thăng Long. Trong đó, có 3 cuộc thảo luận nhóm (1 nhóm nam, và 2 nhóm nữ). Trong tổng số 18 nữ công nhân, 5 công nhân đã mất việc, 7 công nhân hiện đang nghỉ chờ việc hưởng 70% lương, 5 công nhân đang làm việc nhưng sắp tới cũng nghỉ chờ việc hưởng 70% lương, và 1 công nhân đang làm việc. Trong số nữ công nhân, có 5 người hiện đang vừa đi làm, vừa đi học trường Trung cấp ngay cạnh khu công nghiệp. Trong tổng số 5 nam công nhân, 3 người hiện đang làm việc (2 người làm ở khu bếp) và 2 người đang nghỉ chờ việc hưởng 60, 70% lương.7 Có tới 9/16 người đề cập tới nguyên nhân ít ruộng đất khi nói tới lý do di cư tìm việc làm. Bên cạnh đó, 5 trường hợp nhắc đến việc bạn bè, họ hàng giới thiệu tìm việc khi học xong lớp 12. Cũng có nguyên nhân liên quan tới thu nhập thấp ở nông thôn – như thu nhập thấp từ nông nghiệp (2 trường hợp), hay thu nhập từ những nghề khác (2 trường hợp).

5

Page 6: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

tháng với những vị trí yêu cầu trình độ kỹ thuật, có những vị trí đơn giản chỉ cần 2 ngày). Chính vì công việc đòi hỏi thao tác công nghiệp cụ thể nên không có sự phân biệt lớn về kỹ năng giữa công nhân lâu năm và công nhân mới vào nghề. Tuy nhiên, làm việc trong dây chuyền công nghiệp đòi hỏi sức ép cao về tính chính xác, độ tập trung, cường độ và số lượng sản phẩm, khiến cho ưu thế nghiêng về những công nhân trẻ, có sức khỏe tốt.

Để đảm nhận một vị trí với thao tác nhất định trong dây chuyền sản xuất, công việc không đòi hỏi trình độ cao ở công nhân. Vì vậy, trình độ công nhân phần lớn là tốt nghiệp lớp 12, đủ để qua đợt kiểm tra đầu vào với những kỹ năng đơn giản8. Cá biệt khi đơn hàng nhiều, nếu thiếu người thì vẫn có công ty tuyển tốt nghiệp hết cấp 2. Chỉ có công nhân kỹ thuật thì mới yêu cầu trình độ trung cấp.

Công việc làm theo ca – đây là một trong những yêu cầu bắt buộc khi tuyển lao động. Có nhà máy làm 3 ca (ca sáng từ 6h sáng đến 2h chiều, ca chiều từ 2h chiều đến 10 tối, ca đêm từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau). Có nhà máy làm 2 ca (ca ngày từ 8h sáng đến 8h30 tối, ca tối từ từ 8h30 tối đến 8h sáng hôm sau). Theo đúng Luật lao động, lương làm ca và làm thêm đều được trả gấp rưỡi. Các nhà máy đều chạy hết công suất và huy động công nhân làm ca, làm thêm giờ khi đơn hàng nhiều. Tuy nhiên, dưới sức ép số lượng sản phẩm, công việc làm ca thực sự rất vất vả ngay cả đối với sức trẻ.

Nữ giới vẫn chiếm phần lớn công nhân9. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tính chất công việc sản phâm, có những công ty chiếm đến trên 90% nữ lao động, ví dụ như lắp linh kiện điện tử. Có những phân xưởng toàn công nhân nam, ví dụ sản xuất bộ phận xe máy, hay công việc nặng nhọc độc hại.

Theo nhận định các công nhân được phỏng vấn, chiếm khoảng trên 80% công nhân khu công nghiệp chưa lập gia đình10. Nhiều nữ công nhân đã xác định làm công nhân khu công nghiệp cũng chỉ tạm thời, vài năm sẽ lấy chồng và sẽ làm việc khác (tuy cũng chưa biết được sẽ làm việc gì). Một mặt, công nhân lâu năm chắc chắn sẽ khó xin việc ở công ty khác do các công ty đều chỉ tuyển ở lứa tuổi trẻ từ 18-24, nên họ cũng muốn duy trì hợp đồng khi điều kiện sức khoẻ còn cho phép. Mặt khác, làm việc ca kíp 12 tiếng/ngày thì không phù hợp với việc có gia đình và con cái.

Vốn xã hội của nhóm công nhân nhập cư khá lớn. Họ là những người cùng quê hoặc ở cùng xóm trọ nên hỗ trợ lẫn nhau rất nhiều. Những người cùng quê thông tin cho nhau về cơ hội việc làm. Theo một công nhân nữ cho biết, khi 60-70% người cùng xã đi làm ăn xa, lượng thông tin việc làm họ có được là rất nhiều. Một công nhân quê ở Vĩnh Phúc cho biết nếu không có những thông tin từ những người đồng hương đã đi làm tại khu công nghiệp, họ sẽ phải qua môi giới mất vài triệu. Họ còn cho nhau mượn tiền, giúp nhau trong đời sống, mách việc lương cao…

Tuy nhiên, công nhân không cảm nhận được vai trò của công đoàn. Các hoạt động công đoàn không được thường xuyên. Vai trò của công đoàn chưa được thể hiện trong việc hỗ trợ công nhân về thông tin việc làm và thu nhập.

8 16/18 người được phỏng vấn cho biết có trình độ tốt nghiệp hết lớp 12. Có 2 trường hợp đã học xong cao đẳng.9 Theo thời báo Kinh tế Việt nam (2009), trong số 737.500 công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội, 60% là phụ nữ.10 Chỉ có 1/23 người được phỏng vấn đã lập gia đình.

6

Page 7: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

2. Khủng hoảng kinh tế – Thời điểm khủng hoảng và biến động lao động

Quý 4 năm 2008 được ghi nhận là cột mốc kinh hoàng của thời kỳ khủng hoảng đối với công nhân khu công nghiệp. Từ tháng 10/2008, nhiều công ty bắt đầu ít việc đi và lượng công nhân mất việc tăng đột biến. Những người phỏng vấn mô tả hình ảnh hàng loạt nam nữ công nhân sau khi trả đồ, mất việc tràn ra đường trước cổng khu công nghiệp, ôm nhau khóc vào tháng 11/2008 đi đôi với những con số nghỉ việc lên đến hàng nghìn.

Trong quý 1 năm 2009, vẫn diễn ra những đợt mất việc tuy với số lượng ít hơn. Theo báo VNExpress (2/2009), Ban Quản lý KCN Bắc Thăng Long cho biết, chỉ trong 2 tháng trước Tết Kỷ Sửu 2009, toàn khu công nghiệp đã có gần 1.000 công nhân phải thôi việc do các công ty cắt giảm nhân lực (Hộp 2).

Thời điểm cắt giảm công nhân trước Tết trùng với thời điểm công nhân hết hợp đồng lao động 1 năm. Thường ra Tết là một loạt các công ty tuyển lao động. Nên sau 1 năm hợp đồng, đợt gần Tết là một loạt công nhân được thông báo công ty không ký tiếp hợp đồng nữa. Hộp 2 - Khu công nghiệp Thăng Long có tỷ lệ lao động mất việc làm chiếm gần 20% tổng số lao động. Panasonic: thông báo cắt giảm 500 công nhân tại bộ phận sản xuất đĩa quang máy tính. Công ty Nissei: sau đợt cắt giảm 1.600 lao động hồi trước tết, hiện tại công ty lại tiếp tục dán thông báo do công ty không có đơn đặt hàng, nên khuyến khích công nhân nghỉ việc tự nguyện. Canon cắt giảm 1.200 lao động. Sumimoto: cắt giảm 1.500 lao động vào tháng 12/2008, sau Tết, thông báo cắt giảm 600 lao động.

Ông Nguyễn Phú Điệp, phụ trách phòng quản lý lao động tại ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp Hà Nội cho biết, đến nay 19 doanh nghiệp tại khu chế xuất - khu công nghiệp Hà Nội đã cắt giảm 4.300 lao động. Dự kiến trong năm nay sẽ có khoảng 10.000 lao động ở khu công nghiệp Thăng Long mất việc làm, chiếm gần 20% tổng số lao động tại đây.

Số lượng công nhân làm việc trong các dây chuyền nghỉ việc cũng kéo theo lượng lao động dư thừa trong khối phục vụ đời sống công nhân. Tổ bếp ăn giảm khối lượng người phục vụ 30%.

Số lượng cắt giảm thường phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp: doanh nghiệp nhiều công nhân thường giảm số lượng lớn, ví dụ như từ 6.000 lao động xuống 1.000 lao động, từ 15.000 xuống 10.000, từ 1.000 lao động xuống 800 lao động, còn doanh nghiệp quy mô nhỏ, ví dụ chỉ khoảng 600 lao động thì chưa thấy giảm số lao động mà chỉ giảm khối lượng việc hoặc cho nghỉ chờ việc.

Hiện tượng cắt giảm công nhân cũng tùy thuộc vào mặt hàng sản phẩm. Có một số trường hợp công ty không giảm quy mô lao động ví dụ sản xuất hàng gia dụng (dao, kéo…) nhưng cũng giảm số lượng tăng ca do có ít đơn đặt hàng hơn. Lượng công nhân nghỉ việc thường thấy nhiều hơn ở các công ty lắp ráp đồ điện tử. Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào thị trường đầu ra. Công nhân nhận thấy công ty nào có sản phẩm xuất đi thị trường Mỹ thì cắt giảm số lượng lớn hơn so với xuất đi thị trường Nhật hay thị trường thứ 3 (để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm).

Song song với việc giảm số lượng công nhân, các công ty tiếp tục thông báo cho công nhân nghỉ việc ngắn hạn hưởng 60-70% lương. Hiện tượng này nổi lên sau Tết, khoảng từ tháng 2/2009. Công nhân được nghỉ tết dài hơn, đến 10 ngày. Có công ty cho nghỉ 3-4 tháng. Có

7

Page 8: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

công ty thông báo nghỉ 20 ngày rồi lại nghỉ tiếp 2 tuần. Những lo ngại vì khó có thể tuyển dụng được lao động đã qua đào tạo, nhất là lao động lành nghề, sau khi thời kỳ khủng hoảng đi qua đã khiến các công ty không muốn cắt giảm nhóm công nhân này.

Một số các trường hợp bị sa thải rải rác cũng được ghi nhận khi các công ty tăng cường kỷ luật khắt khe. Bất cứ một lỗi nhỏ không tuân thủ nội quy sản xuất cũng bị bắt lỗi và sa thải ngay trong ngày.

3. Thay đổi về công việc và thu nhập của công nhân khu công nghiệp thời kỳ khủng hoảng – Họ bị tác động như thế nào?

3.1. Đối với công nhân giữ được hợp đồng lao động trong nhà máy11

a. Những thay đổi về công việc

Khối lượng công việc ở các nhà máy trong khu công nghiệp giảm hẳn. Công nhân khu công nghiệp trước đây làm ca khoảng 10 -12 tiếng/ngày, nhưng bây giờ giảm ca, chỉ còn làm hành chính. Thường các công ty giảm xuống hoạt động sản xuất chỉ khoảng 3 ngày/tuần, 4 giờ/ngày, không làm thứ 7, chủ nhật.

Công việc chỉ được duy trì ở vài tổ sản xuất với sản lượng rất thấp (Hộp 3). Công nhân có khi chỉ cần thực hiện công việc 5 phút xong lại nghỉ 10 đến 15 phút. Đối với những tổ không có việc, công nhân được bố trí đi làm vệ sinh, lau chùi máy móc, quét dọn, xếp hàng vào kho, cắt cỏ… Nếu hết cả việc phụ, thì công nhân vẫn phải ở vị trí sản xuất của mình trong những ngày đến nhà máy.

Hộp 3 - Công nhân lắp ráp thiết bị điện tử: Khối lượng việc và năng suất giảmCông ty có 3 xưởng sản xuất (bộ điều khiển tivi, chip, loa). Quy mô trước khoảng 5.000 lao động, sau 2 đợt giảm khoảng 60% công nhân. Xưởng sản xuất chip và loa: giảm từ 8 dây chuyền trong 1 xưởng xuống chỉ còn 1 dây chuyền hoạt động với khoảng 100 công nhân. Xưởng bộ điều khiển tivi giảm từ 8 xuống còn 6 dây chuyền hoạt động. Trước đây từ đầu năm cho đến tháng 7,8/2008: chạy khoảng 6.000 sản phẩm/dâychuyền/ngày, thì nay chỉ khoảng 3.000 sản phẩm. Trong tháng 2 này, công nhân đứng không trong dây chuyền sản xuất 2 ngày/tuần.

b. Những thay đổi về thu nhập

Trong thời kỳ khó khăn, các nhà máy có thể đưa ra một số cách tiết kiệm chi phí, nhưng không thể giảm lương cơ bản của công nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do mức lương cơ bản ở các khu vực và trên thị trường lao động đều có xu hướng tăng. Nguyên nhân thứ hai là do chính sự tăng lương ở các nhà máy trong khu công nghiệp để thu hút lao động, đặc biệt khi có nhiều đơn hàng. Nếu không tăng lương, các nhà máy có thể phải đối mặt với việc công nhân đình công (Hộp 4).

11 18/23 người được phỏng vấn hiện vẫn giữ được hợp đồng lao động trong nhà máy. Tuy nhiên, có 9 người hiện không có đủ việc làm thường xuyên nên có thời gian trong tuần/tháng nghỉ chờ việc, và có 5 công nhân nữa biết mình sắp tới cũng không có đủ việc làm thường xuyên. Không có việc làm thường xuyên đồng nghĩa với việc họ sẽ chỉ hưởng 60 -70% lương cơ bản cho những ngày nghỉ ở nhà. Có 1 trường hợp quản lý nhóm vẫn giữ được hợp đồng lao động nhưng đang mang bầu nên sắp tự nguyện xin nghỉ việc và quay về quê.

8

Page 9: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

Hộp 4 – Đình công đòi tăng lươngKhi thấy các nhà máy khác trong khu công nghiệp tăng lương, nữ công nhân nhà máy X trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã tham gia đình công 2 đợt trong tháng 10 và tháng 11 năm 2008 đòi tăng lương. Kết quả mức lương cơ bản của cô được tăng lên từ 1.120.000 đồng lên 1.220.000 đồng/tháng. Tuy vậy, cô vẫn phàn nàn rằng “Mức lương này vẫn thấp hơn mức lương 1.300.000 đồng/tháng của một số người bạn cùng đợt vào các công ty khác”.

Vì vậy, để thu hút và giữ được người lao động ở lại với nhà máy, không thể giảm lương công nhân. Ngược lại, tiền lương cơ bản của công nhân vẫn được tăng lên trong năm 2008. Công nhân thường được xét tăng lương mỗi năm một lần, khoảng 8%.

Tuy mức tiền lương cơ bản trong năm 2008 có tăng lên chút ít, thu nhập của họ bị giảm đi bởi phần lớn công nhân sống dựa vào thu nhập làm thêm, tăng ca, tăng giờ. Trước đây, nếu công nhân làm 4 ngày/tuần – 12 tiếng/ngày, họ được khoảng 2 triệu đồng/tháng. Làm thêm cả thứ 7 và chủ nhật, được loại lao động xuất sắc, có phụ cấp quản lý, công nhân cao nhất cũng được khoảng 3 triệu đồng/tháng. Từ khi khủng hoảng lan truyền đến khu công nghiệp, không có đơn hàng khiến công nhân không làm ca kíp, làm thêm, mức lương của họ chỉ dừng lại ở lương cơ bản, dao động khoảng 1 triệu 3/tháng. Và trong tình trạng nghỉ chờ việc hưởng 70% lương cho những ngày nghỉ, họ chỉ còn khoảng 1 triệu/tháng. Mặt khác, với giá cả leo thang, với tiền ăn ở rồi các chi phí sinh hoạt tối thiểu khác, mức lương thấp không thể giúp họ trụ lại được khu công nghiệp (Hộp 5).

Hộp 5 – Lương tăng không theo kịp giá cả tăngCách đây 2 năm, một phòng trọ cho 2 -3 người ở chỉ ở mức khoảng 250.000 đồng/tháng, nay đã tăng lên 400.000 đồng/tháng – tức là tăng 60%. Năm 2008, lương một công nhân từ 1.250.000 đồng/tháng tăng được 100.000 đồng/tháng nhưng tiền nhà đã tăng thêm 30.000 đồng/tháng, điện nước cũng tăng thêm 10.000 đồng/tháng, chưa kể đến chi phí tiền chợ tăng. Giá bữa ăn của công nhân trước đây nếu chỉ 10.000 đồng/ngày, nay cũng đã tăng lên khoảng 20.000 đồng/ngày, giá gạo trước chỉ 5.000 đồng/kg, nay cũng phải 10.000 đồng/kg, bình quân chi phí tiền chợ tăng đến 50%. Tính ra, công nhân nào cũng nhận thấy mức tăng lương không đủ để bù đắp giá cả tăng lên12.

Bên cạnh lương cơ bản, các công nhân được nhận thêm các khoản trợ cấp hàng tháng. Hầu như công ty nào cũng hỗ trợ công nhân trợ cấp đi lại 200.000 đồng/tháng, trợ cấp chuyên cần 50.000 đồng/tháng, trợ cấp làm ca, trợ cấp nhà ở 50.000 đồng/tháng. Trưởng nhóm được thêm trợ cấp trách nhiệm 50.000 đồng/tháng, ở vị trí quản lý cao có thể được 300.000 hoặc 500.000 đồng/tháng. Những công việc nặng nhọc độc hại, ví dụ như nhiệt luyện, được thêm trợ cấp độc hại 200.000 đồng/tháng.

Công nhân được tham gia bảo hiểm y tế, có bảo hiểm xã hội. Nếu làm việc trên 1 năm thì họ được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Nữ công nhân cũng được hưởng các chế độ thai sản theo quy định. Tuy nhiên, phần lớn nữ công nhân chưa lập gia đình và có lúc họ bị ràng buộc bởi những quy định trong công ty như “làm việc 6 tháng trở lên mới được kết hôn”.

Trong thời kỳ khó khăn, các chế độ đãi ngộ cũng bị giảm xuống. Nghỉ chờ việc khiến các công nhân bị cắt trợ cấp chuyên cần. Công ty thông báo rút bớt trợ cấp, ví dụ cắt trợ cấp đi lại. Ngoài ra, phân loại lao động và trừ lương với nhóm lao động đạt chất lượng thấp nhất cũng chính là một hình thức cắt giảm lương của công nhân trong thời kỳ khủng hoảng.12 23/23 trường hợp phỏng vấn đều đề cập tới việc tăng giá cả, chi phí ăn ở, mức tăng lương thấp hơn mức tăng giá.

9

Page 10: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

c. Những thay đổi về hình thức và các điều khoản của hợp đồng lao động

Thông thường, công nhân mới tuyển chọn được thử việc 3 tháng, sau đó được ký hợp đồng chính thức 1 năm, 3 năm và có thể sau đó ký vô thời hạn. Tuy nhiên, khu công nghiệp Bắc Thăng long cũng mới được thành lập nên nhiều nhất là các công nhân được ký hợp đồng 3 năm.

Các công ty cũng lường trước được những khó khăn trước mắt nên từ 10/2008, nhiều công nhân chỉ được ký tiếp hợp đồng với thời hạn ngắn như 3 hoặc 6 tháng. Có thể thấy việc sàng lọc công nhân qua xếp hạng lao động và thời hạn ký tiếp hợp đồng . Những công nhân được coi là có tay nghề - trong nhóm được công ty muốn giữ lại – được ký tiếp hợp đồng 1 năm, còn với nhóm công nhân kém tay nghề hơn thì được ký hợp đồng ngắn hạn hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngay cả với nhóm lao động được ký hợp đồng 1 năm, do việc nghỉ chờ việc hưởng 70% lương cũng khiến họ chán nản và chưa chắc công ty đã giữ chân được những người này.

3.2. Đối với công nhân mất việc làm13

a. Ai là người bị mất việc đầu tiên?

Những trường hợp đầu tiên bị mất việc chính là nhóm công nhân mới vào. Công nhân mới được tuyển dụng với hợp đồng thử việc 3 tháng không được ký tiếp hợp đồng. Những công nhân mới được vài tháng cũng trong tình trạng tâm lý lo sợ bị sa thải đầu tiên nên tự nguyện viết đơn xin thôi việc.

Tiếp theo là những công nhân nhận thấy xếp loại lao động của mình thấp nhất trong tổ sản xuất, họ sợ bị sa thải không được hỗ trợ nên cũng tự nguyện xin thôi việc (Hộp 6).

Hộp 6 – Xếp hạng lao động hay sang lọc công nhân? - Lo sợ bị sa thải nên tự nguyện xin thôi việc để hưởng trợ cấpCông ty con của tập đoàn X – tổng số có 5000 lao động. Công ty ra thông báo do không có đủ đơn đặt hàng nên khuyến khích công nhân viết đơn xin tự nguyện thôi việc. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được 1 tháng lương, nhưng chỉ áp dụng cho 2000 lao động đầu tiên nộp đơn xin thôi việc. Chính vì vậy, công nhân sợ mất việc mà lại không nằm trong số 2000 lao động kia – không được hỗ trợ nên vội viết đơn xin nghỉ.

Xếp hạng lao động ở công ty Y – Tất cả các công nhân trong 1 dây chuyền phải tự xếp hạng A, B, C, D (hạng A xuất sắc nhất) với yêu cầu phải có 1% loại D, 10% loại C, 70% loại B và 19% loại A. Tết 2009: loại A được 1triệu7, loại B được 1triệu4, loại C được 500 nghìn, còn loại D được 14000.

Xếp hạng lao động ở công ty Z – Công nhân phải tự xếp hạng A, B, C, D (hạng A xuất sắc nhất). Tết 2008, công nhân được 130% tháng lương thứ 13. Tết 2009, loại A được 1 tháng

13 Có 5 /23 trường hợp bị mất việc làm trong quá trình phỏng vấn. Trong đó, 1 trường hợp tự nguyện nghỉ để nhận 2 tháng lương hỗ trợ tìm việc làm mới, 1 trường hợp tự xin nghỉ do lương quá thấp, 3 trường hợp còn lại cho biết không được ký tiếp hợp đồng lao động, và không thấy đề cập tới có được nhận trợ cấp hỗ trợ tìm việc làm mới hay không. Trong quá trình phỏng vấn, không có trường hợp nào bị bắt lỗi sa thải. Tất cả các trường hợp này hiện đều đang tìm cơ hội có việc làm mới tại Khu công nghiệp.

10

Page 11: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

lương và 500.000 đồng, loại B được 1 tháng lương và 300.000 đồng, loại C được 1 tháng lương và 150.000 đồng, loại D được 1 tháng lương. Công nhân phải tự bình bầu trong nhóm sao cho chỉ có 15% loại A, 30% loại B, 20% loại C, 35% loại D.

Một mặt, xếp loại lao động là hình thức phân loại để thưởng Tết. Tuy nhiên, đây cũng là hình thức báo động lao động loại C, D không đảm bảo yêu cầu. Công nhân loại C, D sợ sa thải cũng vội viết đơn xin nghỉ để hưởng trợ cấp thôi việc.

Bên cạnh đó, cũng thấy xuất hiện những trường hợp viết đơn xin thôi việc thực chất vì quá chán nản chờ việc hoặc lương quá thấp. Họ kỳ vọng nhận trợ cấp thôi việc với 1-2 tháng lương rồi xin được một công việc khác với thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, tìm được việc trong giai đoạn khó khủng hoảng này cũng rất khó. Họ trở thành đối tượng mất việc làm. Nữ công nhân công ty X cho biết chính vì giá cả tăng, với mức lương cơ bản 1.200.000 đồng/tháng và thêm tiền trợ cấp khoảng 200.000 đồng/tháng, cô đã tự nguyện xin nghỉ việc khi thấy mình có mức lương thấp không đủ chi tiêu.

Đối tượng mất việc làm một cách thụ động dưới hình thức bị sa thải cũng xuất hiện nhiều. Theo phản ánh của một số công nhân, trong thời kỳ khủng hoảng này, đội quản lý giám sát rất chặt chẽ, và bắt lỗi sa thải công nhân với bất kỳ lý do vi phạm kỷ luật nào – không phân biệt nặng nhẹ. Hiện tượng bắt lỗi sa thải này mới chỉ xuất hiện trong giai đoạn khủng hoảng14.

b. Mất nguồn thu nhập

Do tính chất công việc làm ca vất vả, nên phần lớn công nhân không có việc làm thêm ngoài sản xuất trong khu công nghiệp. Vì vậy, đối với công nhân mất việc, phần lớn họ mất nguồn thu nhập duy nhất, không có nguồn thu nhập nào để trang trải chi phí sinh hoạt nếu trụ lại tìm việc ở khu công nghiệp. Tùy từng công ty, họ có thể được nhận vài tháng lương để có tiền tiêu trong thời gian tìm việc làm mới (Hộp 7). Theo phản ánh, mức trợ cấp tối đa là 2 tháng, trong khi đó, tình trạng cắt giảm lao động từ tháng 10 năm trước, thậm chí là trước đó, và vẫn duy trì hiện nay, khoảng trên dưới nửa năm.

Hộp 7 – Công nhân đột ngột nhận trợ cấp và mất việcCông nhân được chấm điểm từ 1 đến 5. Điểm 5 dành cho công nhân xuất sắc nhất. Sau đó, công nhân không được thông báo gì, chỉ thấy gọi lên một nhóm được ký tiếp hợp đồng 1 năm. Ngày sau, một nhóm khác được gọi lên ký hợp đồng 3 tháng. Ngày tiếp sau, nhóm thứ 3 được gọi lên, thông báo chấm dứt luôn hợp đồng, đề nghị trả luôn đồ, ra khỏi công ty, nghỉ việc luôn trong ngày.

Trong nhóm những công nhân mất việc, những công nhân Điểm 1 không được hưởng trợ cấp thêm gì, chỉ được trả nốt tháng lương. Còn những công nhân đạt Điểm 3, 4 được hỗ trợ thêm nửa tháng lương nữa.

Công việc hàng ngày của đội ngũ công nhân mất việc còn trụ lại thành phố là hàng ngày ra bảng tin để tìm kiếm cơ hội nộp đơn xin thi tuyển.

c. Nguồn hỗ trợ từ phía công ty

14 Một năm trước, nếu có đi muộn vài phút, hay vô tình đeo vòng khi đang sản xuất thì cũng không bị sa thải. Nhưng hiện nay, dù chỉ một lỗi nhỏ cũng bị sa thải.

11

Page 12: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

Theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, cần phải có cơ chế hỗ trợ lao động mất việc do khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn chưa cụ thể được vấn đề này. Theo pháp luật lao động, người lao động mất việc sẽ được hưởng trợ cấp mất việc, mỗi năm làm việc được hỗ trợ một tháng lương từ chủ sử dụng lao động. Nhưng vấn đề nảy sinh khi không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng trả khoản tiền này cho người lao động.

Thực tế cho thấy, trong thời kỳ khủng hoảng, bản thân doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn nên hỗ trợ từ phía công ty với công nhân là rất thấp. Đối với những trường hợp tự nguyện viết đơn xin nghỉ việc, công ty thường hỗ trợ 1 tháng lương. Có những trường hợp được hỗ trợ 2 tháng lương – nhưng thực chất, những trường hợp này nghỉ việc ngay trước Tết nên 1 tháng lương chính là phần thưởng Tết của họ. Cũng có trường hợp chỉ được hỗ trợ ½ tháng lương do mới vào làm việc chưa đầy 1 năm. Chính sách này tùy vào từng công ty.

Đối với những trường hợp công nhân bị “bắt lỗi” và sa thải, họ không được hỗ trợ gì. Dễ nhận thấy nhất là những trường hợp công nhân bị xếp hạng lao động thấp và không tuân thủ nội quy sản xuất.

Khoản hỗ trợ tiền đi lại cho những lao động nhập cư mất việc cũng không được công ty nào đề xuất. Những công nhân mất việc, trả đồ, ra khỏi cửa công ty là coi như không còn mối liên hệ ràng buộc nào ngoại trừ việc sẽ được thanh toán nốt tiền lương và trợ cấp (nếu có) qua thẻ ATM vào cuối tháng và 6 tháng sau đến nhận sổ Bảo hiểm xã hội (với những trường hợp làm việc trên 1 năm). Thực tế, phần lớn công nhân mất việc là công nhân mới vào, nên họ không hưởng lợi từ việc đã đóng bảo hiểm xã hội tại công ty trong vài tháng. Đối với những công nhân được trả lại sổ bảo hiểm, họ không thể rút tiền ra, cũng không cất giữ để sử dụng tiếp. Công nhân chưa thực sự nhận thấy vai trò của bảo hiểm xã hội.

d. Những thay đổi về cơ hội lựa chọn công việc

Trước thời kỳ khủng hoảng, khả năng di chuyển lao động được coi là rất cao ngay trong nội bộ khu công nghiệp. Các công ty trong khu công nghiệp liên tục thông báo các nhu cầu cần tuyển lao động với mức lương cụ thể. Vì vậy, công nhân có thể lựa chọn công việc phù hợp hơn. Công nhân cảm thấy lao động nặng nhọc, đặc biệt khi đơn hàng nhiều, không chịu được sức ép có thể xin nghỉ việc và nộp đơn xét tuyển vào nhà máy khác để có công việc nhẹ nhàng hơn, hoặc một mức lương cao hơn.

Dịp thời gian sau Tết, Bảng tin của Khu công nghiệp thường dán kín các thông báo tuyển chọn hàng trăm lao động nhưng hiện nay chỉ thấy lác đác vài thông báo với số lượng tuyển chọn vài người. Công nhân mất việc hay nghỉ chờ việc khó có thể kiếm việc làm ở nhà máy khác trong khu công nghiệp. Công nhân mất việc không coi trọng lương thấp hay cao, miễn có thông báo tuyển dụng phù hợp là đăng ký.

Ảnh: Bảng thông tin tuyển dụng lao động thưa thớt thông báo

4. Ảnh hưởng tới đời sống của công nhân khu công nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng – Họ đối phó như thế nào?

4.1. Đối với công nhân giữ được hợp đồng lao động trong nhà máy

12

Page 13: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

Cắt giảm chi tiêu, sử dụng các khoản tiết kiệm, không gửi tiền về gia đình

Trong thời kỳ khủng hoảng, tất cả các khoản chi tiêu đều được tiết kiệm đến tối đa (Hộp 8). Khoản mục đầu tiên được nhắc đến là tiền ăn. Ăn sáng bị hủy bỏ, nếu đến công ty làm việc – được ăn 1 bữa đã có thịt cá, thì công nhân chỉ tự túc ăn thêm 1 bữa trong ngày với thức ăn rẻ tiền như đậu phụ, rau. Tiết kiệm ăn uống giúp công nhân giảm chi tiêu đi khoảng 500.000 đồng/tháng. Tiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi mà chỉ nhắn tin.

Hộp 8 – Chi tiêu của công nhânMột nữ công nhân cho biết: Tiền trọ gồm điện nước cũng phải đến khoảng 200.000 đồng/tháng. Đồ dùng lặt vặt như sữa tắm, dầu gội, xà phòng… hết khoảng 100.000 đồng/tháng. Điện thoại, sinh nhật, đám cưới cũng tốn tiền. Quần áo thỉnh thoảng cũng hay mua. Về quê 3-4 lần/tháng, cũng hết khoảng 100.000 đồng tiền đi lại, chưa kể tiền quà cho mọi người ở nhà. Tiền ăn sáng có khi cũng hết khoảng 150.000 đồng/tháng, tiền ăn 1 bữa trong ngày cũng hết khoảng 300.000 đồng/tháng. Tháng nào có khách đến chơi, lại tốn thêm tiền. Nếu ốm đau thuốc men thì lại còn tốn nữa. Nên không để dư được đồng nào. Bây giờ ít việc, ít tiền thì ngủ trừ bữa. Tự túc chỉ ăn 1 bữa rau đậu trong ngày, còn 1 bữa thì đã có thịt ăn trong công ty. Gạo mang ở nhà lên, chỉ phải tốn 5.000 đồng/ngày rau đậu ăn dè.

Chi tiêu nam công nhân: tiền trọ khoảng 160.000đồng/tháng. Tiền ăn bình thường nhất cũng phải 100.000 đồng/tháng nếu tự nấu ăn – cũng chỉ thỉnh thoảng tự nấu ăn, còn ra ngoài ăn cũng hết 10.000 đồng/suất là ít nhất, không thì cũng phải 15.000 đồng. Sinh nhật ăn uống cũng hết 150.000 đồng/lần. Đám cưới cũng từ 50.000-200.000 đồng/đám tùy từng đám thân quen. Tiền thuốc lá cũng tốn. Bây giờ, ít tiền thì vay mượn mà chi tiêu ít đi thôi.

Tuy nhiên, có khi họ vấp phải khoản chi tiền trọ tăng lên vì công nhân cùng phòng trọ mất việc về quê trong khi không tìm được ai ở cùng để chia sẻ tiền phòng trọ. Có những công nhân chấp nhận đi xa thêm để tìm được phòng trọ có người ở cùng để giảm bớt tiền trọ. Ốm đau, có bầu, có con nhỏ khiến chi tiêu thuốc men không thể tiết kiệm được.

Thời điểm trước khủng hoảng, nhờ vào làm tăng ca, tăng giờ, công nhân còn có thể tiết kiệm được. Thường những công nhân nữ nhiều tuổi tiết kiệm được nhiều hơn. Nữ công nhân có tiền tiết kiệm thường gửi về nhà nhờ bố mẹ giữ hộ hoặc chuẩn bị lấy chồng. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp do còn thanh niên trẻ, chưa ý thức tiết kiệm, lương thấp nên không tiết kiệm được gì. Có những nữ công nhân tiết kiệm được 500.000 đồng – 800.000 đồng/tháng hoặc cao nhất 1 triệu đồng/tháng. Hoặc có trường hợp 3-4 lần trong năm cũng tiết kiệm được khoảng 500.000 đến 600.000 đồng/lần. Thực tế, phần lớn công nhân trẻ không bị trách nhiệm nuôi dưỡng người thân, nên họ cũng chưa có ý thức tiết kiệm để gửi tiền về.

Tất cả công nhân đều không thể có tiền tiết kiệm trong thời kỳ này. Họ đều phải dùng đến số tiền tiết kiệm trước đây để cho chi tiêu trong thời gian chờ việc. Không thể tiết kiệm được đồng nghĩa với việc không có tiền gửi về nhà. Mặt khác, với giá cả leo thang và không thể hạn chế hơn nữa các chi phí phát sinh, nhiều công nhân phải vay mượn lẫn nhau hoặc vay mượn từ bạn bè ở quê. Có hiện tượng tiền gửi ra cho công nhân chờ việc (Hộp 9).

Hộp 9 – Tiền gửi ra cho công nhân chờ việcNữ công nhân hiện đang nghỉ chờ việc hưởng 70% lương. Em đang chán nản vì lại nhận được thông báo nghỉ việc tiếp 20 ngày nữa. Vì hiện nay đang là công nhân vừa đi làm, vừa đi

13

Page 14: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

học thêm trung cấp nghề, nên em còn khoản tiền học phí hàng tháng hơn 200.000 đồng. 70% tiền lương không đủ cho chi tiêu và học phí, em phải xin thêm bố mẹ ở quê.

Còn nam công nhân hiện cũng đang nghỉ chờ việc hưởng 70% lương vừa vay 500.000 đồng trong tháng vừa rồi. Em không vay các bạn cùng trọ và cùng công ty vì tất cả đều đang khó khăn. Khoản tiền này em về quê lấy gạo và vay của người bạn cùng quê.

Chờ việc trong xóm trọ với những thay đổi tâm lý

Công nhân dành thời gian rỗi của mình trong xóm trọ. Tâm lý không có việc làm, nghỉ chờ việc hưởng 70% lương khiến công nhân rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán chường. Mặt khác, công nhân luôn trong sức ép bị sai thải hoặc chấm dứt hợp đồng (Hộp 10).

Hộp 10 - Các công ty cũng khắt khe hơn trong việc “bắt lỗi” sa thải công nhân Công nhân luôn trong tình trạng chịu áp lực, không thoải mái, lúc nào cũng có thể bị nghỉ việc. Nhiều công nhân cho biết “có khả năng sẽ còn nhiều người phải nghỉ việc thêm vì bị bắt lỗi nhiều quá”.

Nội quy chặt chẽ được áp dụng. Trước đây, công nhân ốm mệt có thể nghỉ ở phòng y tế được 1 tiếng, nay đúng 30 phút là phải quay lại sản xuất. Công nhân khám sức khỏe không đảm bảo cũng bị cho nghỉ việc. Công nhân không đi được ca 3 cũng bị cho nghỉ việc. Trước đây công nhân nghỉ không phép 2 -3 ngày không sao, bây giờ nghỉ không phép cũng bị cho nghỉ việc. Công nhân phải làm việc phụ như đứng cắt cỏ mà ngồi xuống cũng bị cho nghỉ việc. Nữ công nhân đeo vòng, bông tai, nhẫn (nếu chưa có gia đình) cũng bị cho nghỉ việc. Công nhân đi muộn 1 phút bị trừ tiền trợ cấp chuyên cần và nửa ngày công.

Càng nghỉ chờ việc, càng có nhiều tin đồn gây tâm lý hoang mang. Họ phập phồng với tin đồn sẽ nghỉ cả tháng, hay nửa tháng luôn. Công nhân mệt mỏi với tâm lý không thể đi đâu kiếm việc được vì tin tức chỗ nào cũng không có việc. Công nhân trong xóm trọ chỉ biết dành thời gian quanh quẩn ngồi chơi tán gẫu với nhau. Đến chơi với người quen ở xa không phải là lựa chọn trong thời kỳ tiết kiệm chi tiêu.

Ảnh: Nữ ngồi chơi trong xóm trọ cho hết ngày

Về quê chờ việc trong thời gian ngắn

Phần lớn công nhân chọn giải pháp về quê chờ việc nếu thời gian chờ việc dài, đặc biệt với trường hợp quê gần và có nhiều người quen dễ nhận được thông tin việc làm. Về quê để đỡ tiền sinh hoạt, nhất là trong điều kiện không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp. Thậm chí chỉ cần nghỉ 2-3 ngày là lại về quê nếu chi phí đi lại không tốn kém – đối với những người ở tỉnh giáp ranh Hà Nội. Hiện tượng này nhận thấy khi các xóm trọ có đến 50 hoặc 70% phòng trọ đóng cửa. Có những xóm trọ không cho thuê được phòng.

Ngoài 3 cách thức đối phó phổ biến trên, có số ít tìm việc khác có thu nhập thấp hơn ở trong khu công nghiệp (ví dụ như làm bếp) hay ở ngoài khu công nghiệp như làm thợ cơ khí, gội đầu, bán hàng, nấu cơm, đưa cơm… Tuy nhiên, thực tế đây là số ít đã từng đi làm thêm từ trước, có kinh nghiệm, có thông tin. Mặt khác, với những công nhân chờ việc, không biết được thời gian mình sẽ nghỉ dài ngắn như thế nào nên cũng khó tìm việc làm thêm.

14

Page 15: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

Với những công nhân đang vừa học vừa làm. Khoảng thời gian được giãn việc, chờ việc, họ tập trung cho việc học. Ngay cạnh khu công nghiệp Thăng long là trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng long. Hiện nay, 70% học viên đang theo học ở trường là công nhân Khu công nghiệp. Nhà trường hết sức tạo điều kiện vừa học vừa làm cho các em (Hộp 11).

Hộp 11 - Hỗ trợ động viên học viên công nhânĐầu năm 2009 thấy có thông báo 125 trường hợp mất việc, giãn việc, Nhà trường lập tức động viên các em cố gắng tận dụng thời gian nghỉ việc cho việc học và thực hiện một số hình thức hỗ trợ: hỗ trợ thủ tục vay vốn cho học sinh sinh viên – khoảng 30% học viên có nhu cầu này; cho phép chậm đóng học phí 3 tháng; chuyển sang hình thức đóng học phí theo kỳ, theo tháng, khi nào các em có tiền; cho bảo lưu kết quả học tập 1 hoặc 2 năm; cố gắng giữ mối liên kết với doanh nghiệp để hỗ trợ tuyển lựa học viên vào làm trong khu công nghiệp.

Tuy nhiên, cường độ lao động 12 tiếng/ngày và đi học 4,5 tiếng/ngày khiến học viên thường ngại thông tin cho nhà máy biết mình vừa học vừa làm vì sợ quản lý lo lắng giảm năng suất.

4.2. Đối với công nhân mất việc làm

Về quê hẳn không quay lại cũng là giải pháp được lựa chọn bởi những người đã lập gia đình, có con nhỏ, không đủ điều kiện sinh sống ở thành phố. Đối với nữ công nhân, công việc làm thêm ca kíp không phù hợp với hoàn cảnh đã lập gia đình. Họ chấp nhận quay về quê làm ruộng, hoặc kiếm việc gì đó làm. Còn lại, phần lớn họ về quê một thời gian để nghe ngóng tình hình và sẽ quay lại tìm việc.

Bên cạnh đó, những công nhân mất việc ở lại chờ việc trong xóm trọ ven khu công nghiệp. Họ cũng về quê nghỉ đợt Tết vừa rồi với khoảng thời gian dài hơn năm trước. Thông thường, những năm trước họ làm việc có khi tới 29 Tết và mùng 4 Tết đã quay trở lại, nhưng năm nay, sớm nhất cũng mùng 10 mới thấy công nhân quay trở lại. Một phần là do các nhà máy cho công nhân nghỉ Tết dài hơn. Một phần lý do là vốn xã hội lớn nên những công nhân mất việc và chờ việc ở quê đều có thể nhận được tình trạng thông tin tuyển dụng thưa thớt nên họ cũng không vội quay trở lại khu công nghiệp.

Khi trụ lại và quay lại khu công nghiệp, họ dùng tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền ít ỏi tiết kiệm được để trụ lại thành phố, chờ cơ hội việc làm. Chờ cơ hội việc làm ở khu công nghiệp chỉ có với đối tượng trẻ, vì với những bạn đã làm việc được khoảng hơn 3 năm ở khu công nghiệp, ở tầm 25-27 tuổi, rất khó xin việc vì các nhà máy ưu tiên tuyển người trẻ. Khi hết tiền, họ xin tiền từ người thân hoặc vay mượn bạn bè. Tất cả các khoản chi tiêu của họ được tiết kiệm tối đa (ví dụ như ngủ bù ăn, mang đồ ăn ở quê lên, xin vào ký túc cho đỡ tiền trọ, ăn dè xẻn.)

Nếu thời kỳ khủng hoảng kéo dài, tiếp tục không thể có cơ hội có việc làm, họ sẽ chấp nhận về quê làm công nhân lương thấp hơn. Về quê làm ruộng là phương án cuối cùng được nhắc đến.

Đi học cũng được coi là một cách đối phó trong thời kỳ này. Công nhân mất việc có trí phấn đấu thì quyết định sẽ đi học tiếp trung cấp, học nghề. Họ có thể vay tiền, xin tiền trụ lại vừa học vừa làm. Tuy nhiên, do chỉ mới tiếp cận được với nhóm đối tượng sắp tốt nghiệp nên không thể đưa ra kết luận về nhóm đối tượng mới vào học. Với khoản chi phí tiền học không nhỏ - ví dụ 270.000 đồng/tháng đối với trung cấp kế toán, gánh nặng sẽ là dấu hỏi cho các

15

Page 16: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

em, ngay cả khi các em được tiếp cận tới nguồn vốn vay học sinh sinh viên 800.000 đồng/tháng.

5. Hệ lụy công nhân thất nghiệp thời khủng hoảng

Ảnh hưởng đến gia đình, các thành viên còn lại

Với đặc điểm lao động nhập cư, phần lớn công nhân tại khu công nghiệp là lao động trẻ thoát ly nông nghiệp. Họ ly hương để đỡ gánh nặng cho gia đình nên không có mối ràng buộc trách nhiệm đóng góp cho gia đình ở quê. Do vậy, tiền gửi về cho gia đình của họ không đóng vai trò quan trọng đối với đời sống gia đình họ ở quê. Tác động thông qua tiền gửi về đối với đời sống gia đình ở quê là chưa rõ rệt.

Tuy nhiên, cũng có một bộ phận công nhân hỗ trợ cho anh, chị hoặc em vẫn còn đang đi học, nhất là khi những đối tượng này cùng ly hương. Trong trường hợp này, công nhân mất việc và đang chờ việc không có khả năng gửi tiền cho anh, chị hoặc em ăn học (hộp 12). Hoặc những trường hợp công nhân vừa học vừa làm, họ cũng phải xin thêm tiền từ gia đình trong hoàn cảnh khó khăn này. Hệ quả có thể tăng gánh nặng cho gia đình ở quê.

Hộp 12 – Không có tiền gửi giúp em ăn họcNữ công nhân M. lo lắng “Không biết tháng tới xoay tiền ở đâu để gửi cho em đây!” Gia đình buôn bán nhỏ ở quê, 7 anh chị em. Anh cả đã ra ở riêng, có 2 chị em gái đi làm ở khu công nghiệp (1 đã viết đơn xin nghỉ). Một em học trung cấp ở Mỹ đình, còn lại 3 em còn nhỏ (đang đi học cấp 1 và cấp 2). Trước đây, với đồng lương 1.400.000 đồng/tháng, M cố gắng làm thêm cũng được khoảng 2 triệu thu nhập. Hàng tháng, M trợ cấp 1 triệu cho em học trung cấp. Từ tháng 12/2008, M nghỉ chờ việc hưởng 70% lương.

Nam công nhân K. đang nghỉ chờ việc hưởng 70% lương cũng có em học đại học, còn bố mẹ ở quê. Tiền trọ của K hết khoảng 200.000 đồng/tháng, tiền ăn khoảng 1triệu nay tiết kiệm giảm xuống 400.000 đồng/tháng. Năm ngoái, K cũng gửi được 3 lần tiền cho em. Năm nay, trước Tết, K cũng gửi cho em được 1 lần. Mỗi lần gửi cho khoảng 400.000-500.000 đồng. Bây giờ, K không thể gửi được tiền cho em mà hiện đang vay nợ 500.000 đồng.

Một trong những tác động lên gia đình chính là đối với những trường hợp công nhân mất việc và chờ việc quay về quê. Hệ quả có thể xảy ra đối với những nhà có ruộng sẽ giảm bớt lao động làm thuê hoặc người thuê ruộng. Điều này có thể làm tăng số lượng lao động dôi dư ở quê. Tuy nhiên, điều này chưa được kiểm chứng.

Ảnh hưởng tới khu vực địa phương tại chỗ quanh khu công nghiệp

Ảnh hưởng tới khu vực địa phương tại chỗ quanh khu công nghiệp rõ nét nhất chính là sự suy giảm tiêu dùng dịch vụ cung cấp cho lao động nhập cư (Hộp 14). Phần lớn các nhà trọ buộc phải đóng cửa đến 70% số phòng. Cho dù có hạ giá phòng, cũng không có công nhân thuê vì hầu hết họ đã phải về quê. Các dịch vụ ăn uống khác do vậy cũng suy giảm theo.

Hộp 14 – Sụt giảm mạnh các dịch vụ cho lao động nhập cư

16

Page 17: Khảo sát nhanh về tác động xã hội của khủng hoảng … · Web viewTiếp theo là tiết kiệm đến tiền đi lại, rồi điện thoại cũng hạn chế gọi

Xã Võng La có 60% đất chuyển đổi cho khu công nghiệp Thăng Long. Đất nông nghiệp còn lại một số ít bị bỏ hoang do úng lụt vì chưa quy hoạch được kênh mương nội đồng. Kinh tế địa phương được định hướng chuyển đổi sang cung cấp dịch vụ cho khu công nghiệp và cung cấp công nhân cho khu công nghiệp (tuy với số lượng ít - chỉ có khoảng 200 lao động địa phương làm việc trong khu công nghiệp). 25% GDP của xã phụ thuộc vào việc cung cấp dịch vụ cho lao động của khu công nghiệp.

Tiền đền bù đất đai 65 triệu/sào của người dân địa phương được đầu tư vào nhà trọ, quán ăn, dịch vụ cho công nhân khu công nghiệp. Trong đó, cung cấp nhà trọ gần như là sinh kế duy nhất của nhiều hộ (200/1500 hộ). Thời điểm khủng hoảng xảy ra lại trùng vào thời kỳ đầu của Giai đoạn 3 mở rộng khu công nghiệp. Chính vì vậy, một số thôn bắt đầu đầu tư nhà trọ thì gặp cú sốc, không có công nhân thuê, bị ứ vốn ở các căn phòng trống.

Về mặt an ninh trật tư, khu vực quanh khu công nghiệp vẫn được coi là thiếu an toàn với nhiều tệ nạn như cướp điện thoại, cướp xe, ăn trộm trong xóm trọ. Hiện tượng này không thấy tăng thêm kể từ khi khủng hoảng. Tuy nhiên, số lượng công nhân còn lại chờ việc suốt ngày quanh quẩn trong các xóm trọ, không đi làm, thu nhập khó khăn cũng rất tiềm ẩn nguy cơ gia tăng thêm tệ nạn ở địa phương.

17