kẾ hoẠch quẢn lÝ mÔi trƯỜng

133
2015 URBAN DEVELOPMENT AGENCY– MINISTRY OF CONSTRUCTION MANAGEMENT OF URBAN DEVELOPMENT PROJECTS DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TIỂU DỰ ÁN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (MDR-UUP) KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Upload: vandieu

Post on 31-Jan-2017

221 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

2015

URBAN DEVELOPMENT AGENCY– MINISTRY OF CONSTRUCTION

MANAGEMENT OF URBAN DEVELOPMENT PROJECTS

DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TIỂU DỰ ÁN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (MDR-UUP)

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Page 2: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

URBAN DEVELOPMENT AGENCY - MINISTRY OF CONSTRUCTION MANAGEMENT OF URBAN DEVELOPMENT PROJECTS

DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TIỂU DỰ ÁN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

Page 3: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 1

MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................ 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN ............................................................... 4

1.1. BỐI CẢNH ............................................................................................................ 4

1.1.1. Bối cảnh chung của dự án ............................................................................... 4

1.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc của Dự án .................................................................. 1

1.1.3. Mục tiêu và phạm vi của EMP ........................................................................ 1

1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ...................................................................................................... 2

1.2.1. Pháp luật của Việt Nam ....................................................................................... 2

1.2.2. Chính sách của Ngân hàng Thế giới .................................................................... 4

1.3. MÔ TẢ CÁC HẠNG MỤC BỔ SUNG ..................................................................... 4

1.3.1. Gói thầu CT – PW 2.9: Công trình chống ngập các điểm cục bộ quận Ninh Kiều 4

1.3.2. Hạng mục xây dựng Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt thuộc (gói thầu CT – PW 2.10) ...................................................................... 7

1.3.3. Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam (CT – PW 2.10) .................... 9

1.3.4. Đường trong khu Lia ........................................................................................... 9

1.3.5. Đường vành đai phi Trường (tuyến B) ................................................................. 9

1.3.6. Cải tạo các tuyến đường Trưng Nữ Vương, Lê Thái Tổ, Hàng Gòn, Trường Chính Trị phường Lê Bình quận Cái Răng ................................................................. 10

1.3.7. Xây mới các trường học .................................................................................... 10

1.3.8. Cải tạo các trường học ...................................................................................... 12

1.3.4.5. Nâng cấp, cải tạo trường Khuyết tật thành phố Cần Thơ ................................. 14

1.3.9. Xây dựng Trạm Y Tế ....................................................................................... 14

1.3.10. Xây dựng công viên Hùng Vương ................................................................ 15

1.4. KHU VỰC ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ................................................................ 15

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC DỰ ÁN ................................................. 18

2.1. ĐỊA LÝ VÀ KHÍ HẬU ............................................................................................ 18

2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI .............................................................................. 19

2.2.1. Quận Ninh Kiều: ............................................................................................... 19

2.2.2. Quận Bình Thủy: ............................................................................................... 20

2.2.3. Quận Cái Răng: ................................................................................................. 21

2.2.4. Quận Ô Môn: .................................................................................................... 22

2.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG .................................................................................................... 22

2.4. MÔI TRƯỜNG ....................................................................................................... 23

3.1. CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TIỀM TÀNG ......................................................... 25

3.2. NHẬN DẠNG CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG ..................................................... 25

3.2.1. Loại hình, quy mô của tác động ......................................................................... 25

3.2.2. Tác động kinh tế xã hội ..................................................................................... 33

3.2.3. Tác động tiềm tàng đến tài sản văn hóa vật thể .................................................. 33

Page 4: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 2

3.2.4. Tác động tiềm tàng đến sinh cảnh tự nhiên ........................................................ 33

3.3. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HẠNG MỤC ... 34

3.3.1. Tác động do hạng mục chống ngập lụt và chỉnh trang đô thị (gói thầu CT – PW 2.9) ............................................................................................................................. 34

3.3.2. Tác động do xây dựng đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt. (gói thầu CT- PW 2.10) ............................................................................... 35

3.3.3. Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam (gói thầu CT-PW2.4) ........... 36

3.3.4. Đường trong khu Lia ......................................................................................... 38

3.3.5. Đường vành đai Phi Trường (tuyến B) (gói thầu CT-PW 1.9) ............................ 40

3.3.6. Cải tạo các tuyến đường Trưng Nữ Vương, Lê Thái Tổ, Hàng Gòn, trường Chính Trị phường Lê Bình quận Cái Răng (gói thầu CT-PW 2.2) .......................................... 41

3.3.7. Xây mới các trường học .................................................................................... 43

3.3.8. Cải tạo, các trường học ...................................................................................... 45

3.3.9. Xây trạm Y tế .................................................................................................... 46

3.3.10. Xây dựng công viên Hùng Vương ................................................................... 49

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............................................... 51

4.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ............................................................................... 51

4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHÍNH ............................................................. 52

4.3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẶC THÙ THEO VỊ TRÍ CỤ THỂ ......................................... 66

4.4. QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG VỀ MẶT TÀI NGUYÊN VĂN HÓA VẬT THỂ ............. 76

4.5. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ................................................... 76

4.5.1. Mục tiêu và cách tiếp cận .................................................................................. 76

4.5.2. Giám sát và thực hiện chính sách an toàn của nhà thầu ...................................... 76

4.5.3. Quan trắc chất lượng môi trường ....................................................................... 76

4.6. VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN EMP ........................... 80

4.6.1. Vai trò và trách nhiệm thực hiện EMP. .............................................................. 80

4.6.2. Trách nhiệm đặc biệt của PPMU, CSC và IEMC ............................................... 83

4.6.3. Báo cáo ............................................................................................................. 85

4.6.4. Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực quản lý và giám sát môi trường ................. 86

4.6.5. Các chương trình đào tạo được đề xuất .............................................................. 86

4.6.4. Ước tính chi phí thực hiện EMP ........................................................................ 88

CHƯƠNG 5: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ......................................................... 91

5.1. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN. ............................................................. 91

5.2. QUÁ TRÌNH THAM VẤN VÀ KẾT QUẢ ............................................................. 91

5.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN ......................................................................................... 96

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. ................................................................................................ 97

Page 5: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 3

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên & Môi trường

BYT Bộ Y tế

BXD Bộ Xây dựng

BKHCN Bộ Khoa học & Công nghệ

BĐKH Biến đổi khí hậu

BQLDA/PMU Ban Quản lý Dự án

CBCNV Cán bộ công nhân viên

CTR Chất thải rắn

CTRNH Chất thải rắn nguy hại

ĐTM Đánh giá Tác động Môi trường

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ESU Đơn vị môi trường và xã hội của BQLDA

KTXH Kinh tế xã hội

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PCCC Phòng cháy chữa cháy

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường

SGTVT Sở Giao thông vận tải

SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD Tiêu chuẩn Xây dựng

TCN Tiêu chuẩn ngành

TXL Trạm xử lý

TC-KT Tài chính – kinh tế

UBND Ủy ban nhân dân

Page 6: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1. BỐI CẢNH

Bối cảnh chung của dự án

Thành phố Cần Thơ là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hơn 120 năm

phát triển và đã đạt được rất nhiều những thành tựu về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của thành phố vẫn còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Một số công trình

đang xuống cấp, đặc biệt là các công trình thoát nước, kênh rạch và hồ chứa nước; còn một số

vùng thì điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn toàn chưa phát triển hoặc phát triển rất ít ảnh hưởng đến

chất lượng cuộc sống của người dân và cảnh quan đô thị. Với thực trạng như đã nêu trên,

thành phố Cần Thơ đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phát triển về

cơ sở hạ tầng và kinh tế, xã hội trong tương lai. Do vậy, việc đề xuất và thực hiện dự án Nâng

cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án Cần Thơ dưới sự hỗ trợ của Ngân

hàng Thế giới sẽ mang lại lợi ích rất to lớn cho thành phố Cần Thơ trên nhiều lĩnh vực như:

cơ sở hạ tầng của các khu vực dân cư được hoàn thiện, cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao

điều kiện sống của người dân, các tuyến đường, kênh, hồ được cải tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho các

đơn vị, cơ quan nhà nước.

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện tại 6 thành phố Mỹ

Tho (tỉnh Tiền Giang), Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Trà Vinh

(tỉnh Trà Vinh) và thành phố Cần Thơ. Mỗi tiểu dự án bao gồm 4 hợp phần và 1 hợp phần của

Bộ Xây dựng:

Hợp phần 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong khu vực có thu nhập thấp

- Hợp phần 1 bao gồm việc cung cấp các hỗ trợ để nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 31 trong

khu vực thu nhập thấp bao gồm: (i) Xây dựng, cải tạo nâng cấp đường giao thông và

làm xe; (ii) Xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước (iii) Cải thiện điều kiện vệ sinh

môi trường bằng việc cải tạo hoặc xây dựng hệ thống cống rãnh công cộng, xây dựng

các bể tự hoại, cũng cấp các dịch vụ quản lý tự hoại, và các kết nối từ nhà dân đến

cống công cộng; (iv) cải thiện cấp nước bao gồm lắp đặt các kết nối đồng hồ đo; (v)

cung cấp các kết nối nhà có đồng hồ đo điện và chiếu sáng công cộng trên các tuyến

dân cư và đường phố; và (vi) xây dựng và phục hồi chức năng của các cơ sở hạ tầng

xã hội như trường học, chợ, nhà cộng đồng, và không gian xanh.

Hợp phần 2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1,2 có liên quan

- Hợp phần 2 bao gồm: Cung cấp hỗ trợ để cải thiện cơ sở hạ tầng chính và thứ cấp

phục vụ và hưởng lợi của khu thu nhập thấp bao gồm: (i) đường bộ; (ii) các đường

cung cấp nước; (iii) và hệ thống cống rãnh thoát nước; (iv) Hệ thống điện; (v) kè sông,

kênh, rạch; và (vi) các cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, chợ, nhà cộng đồng, và

không gian xanh.

Hợp phần 3: Khu tái định cư

- Hợp phần 3 bao gồm việc cung cấp các hỗ trợ để chuẩn bị khu tái định cư cho người

bị ảnh hưởng, bao gồm xây dựng các trường mần non, tiểu học, trung học và cơ sở hạ

tầng.

Hợp phần 4 – Hỗ trợ thực hiện và quản lý dự án

Page 7: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 5

- Hợp phần 4 hoạt động sẽ tập trung vào Cung cấp hỗ trợ cho việc thực hiện dự án, quản

lý, giám sát, giám sát và đánh giá, bao gồm cả các cuộc kiểm toán.

Hợp phần 5 – Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Xây dựng thực hiện NUUP

- Hợp phần 5 bao gồm việc cung cấp các hỗ trợ cho Bộ Xây dựng đối với: (i) phát triển

một chương trình nâng cấp đô thị quốc gia; (ii) thiết kế một cơ sở dữ liệu đô thị quốc

gia hoạt động trên chỉ số đô thị trọng điểm; (iii) xây dựng các chiến lược thích ứng

biến đổi khí hậu cho các thành phố ven biển đặc biệt là ở các vùng đồng bằng sông

Cửu Long; và (iv) hỗ trợ khác để phối hợp và thực hiện dự án.

Các hạng mục đầu tư của tiểu dự án Cần Thơ được tóm tắt ở bảng dưới đây: Bảng 1: Tóm tắt các hạng mục đầu tư được đề xuất của Dự án

STT Giai

đoạn Miêu tả Giá cả Vốn IDA % vốn

IDA

1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 22.17 16.46 74%

1.1 1 11 LIAs 8.91 6.23

1.2 2 Nâng cấp hạ tầng của 20 LIA 13.12 10.09

1.3 2 Mua sắn thiết bị vệ sinh 0.14 0.14

2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1,2 có liên quan 31.77 24.29 76%

2.1 1 Mạng lưới đường ống phân phối nước sạch cho khu LIA 1 0.11 0.11

2.2 2 Nâng cấp và mở rộng đường giao thông ở quận Cái Răng 3.30 2.51

2.3 2 Cải tạo hồ Bún Xáng và các kệnh rạch ở lưu vực thoát nước hồ Bún Xáng

24.26 17.93

2.4 2 Construction of drain/sewer in Nguyen Viet Hong Street 0.18 0.18

2.5 2 Cải tạo rạch Sao 3.10 2.75

2.6 2 Mua sắn các thiết bị vệ sinh và quản lý thoát nước thải 0.81 0.81

3. Khu Tái định cư 7.65 3.43 45%

3.1 1 & 2 Bồi thường hỗ trợ tái định cư 1.95 0

3.2 1 Xây dựng khu tái định cư Bình Thủy 3.43 3.43

3.3 1 & 2 Ngân sách chưa phân bổ theo hợp phần 1, 2 và 3 2.27 0

4. Hỗ trợ thực hiện và quản lý dự án 11.28 8.78 78%

4.0 Chi phí tài liệu chuẩn bị dự án 1.43 0

4.1 1 Hỗ trợ thực hiện ban đầu 0.29 0.29

4.2 1 & 2 Chương trình Quản lý, thiết kế và thực hiện 4.02 4.02

4.3 1 Thẩm định độc lập giai đoạn2 0.09 0.09

4.4 1 Giám sát thi công giai đoạn 1 (Hợp phần. 1, 2, & 3) 1.31 1.31

4.5 2 Giám sát thi công giai đoạn 2 (Hợp phần. 1, 2, & 3) 2.33 2.33

4.6 1 & 2 Quản lý tài chính và kế toán 0.26 0.26

4.9 1 & 2 Hỗ trợ cho Ban quản lý 0.35 0.35

4.10 1 & 2 Chi phí hoạt động của PMU bao gồm: Lương nhân viên Ban quản lý, chi phí văn phòng và các chi phí cần thiết khác

1.20 0.13

Tổng hợp chi phí của 4 hợp phần 72.87 52.96 73%

Trong giai đoạn thực hiện dự án, đã tiết kiệm được một khoản tiền, và số tiền này được dùng để bổ sung một số hạng mục đầu tư như sau:

Page 8: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 1

Bảng 2: Tổng hợp các đề xuất kỹ thuật cho hạng mục bổ sung

STT Hạng mục đầu tư Mô tả Địa điểm Gói thầu 1 Chống ngập cục bộ các

điểm quận Ninh Kiều - Làm hệ thống thoát nước thải riêng biệt đường Lý Tự Trọng – Phan Văn Trị,

đại lộ Hòa Bình, với chiều dài ống D400: 1.890,7m, 94 hố ga; - Cải tạo mặt đường, hệ thống thoát nước, cây xanh, vỉa hè, chiếu sáng đường

30/4 từ công viên đến Mậu Thân. Tổng chiều dài tuyến là 573,2 m; - Chống ngập nút giao Võ Văn Kiệt – Mậu Thân: Nâng cấp mặt đường, vỉa hè,

hố trồng cây và nâng cấp hệ thống thoát nước; - Cải tạo hệ thống vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng đại lộ Hòa Bình đoạn từ cầu

Ninh Kiều đến công viên Lưu Hữu Phước; - Tuyến thoát nước D1000 từ Trần Văn Hoài đến Mậu Thân

Quận Ninh Kiều

CT-PW - 2.9

2 Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt

Đầu tư xây dựng Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt quy mô lòng đường 21m, vỉa hè, dải phân cách; đầu tư hệ thống cấp thoát nước, chiếu sang công cộng, cây xanh, vỉa hè với tổng chiều dài là 475 m

Quận Bình Thủy

CT-PW - 2.10

3 Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam

Đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường hiện trạng từ 5 -7m lên 6 -15m, đầu tư hệ thông cấp nước, chiếu sáng công cộng, cây xanh, vỉa hè tổng chiều dài là 5,262m

Quận Ninh Kiều

4 Đường trong khu LIA Đầu tư, nâng cấp mở rộng mặt đường từ 2,5m đến 4m cho các hẻm nhánh bổ sung cho các Lia 1, Lia2, Lia 3, Lia 6, Lia 7, Lia 8, Lia 16, Lia 19, Lia 20, Lia 29 và Lia 30. Đầu tư hệ thống cấp, thoát nước, chiếu sáng công cộng. Tổng chiều dài là 4.9km

Quận Ninh Kiều, Bình

Thủy, Ô Môn và Cái Răng

CT-PW-1.1 đến CT- PW-

1.6

5 Đường Vành Đai Phi trường (tuyến B)

Đầu tư nâng cấp đường vành đai phi trường (tuyến B) từ 9m lên 11m; đầu tư hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng, cây xanh, vỉa hè tổng chiều dài tuyến là 1.342m

Quận Bình Thủy

CT- PW - 1.9

6 Cải tạo các tuyến đường Trưng Nữ Vương, Lê Thái Tổ, Hàng Gòn, Trường Chính Trị phường Lê Bình thuộc quận Cái Răng

Cải tạo mặt đường bê tông nhựa rộng từ 5,5m đến 7m, đầu tư hệ thống vỉa hè rộng từ 2 đến 4m và hệ thống hạ tầng đi kèm. Tổng chiều dài là 2.682m

Quận Cái Răng

Page 9: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 2

STT Hạng mục đầu tư Mô tả Địa điểm Gói thầu 7 Xây mới các trường học - Trường THCS Hưng Phú; quy mô 20 phòng học và các phòng chức năng với

quy mô 1 trệt, 2 lầu, diện tích khu đất là 6.989m2 - Trường Tương Lai; quy mô 3 tầng, 1 trệt, 2 lầ, diện tích là 1.607,50m2. - Trường tiểu học Bình Thủy 2 quy mô 20 phòng học, 17 phòng chức năng với

diện tích là 7.959m2 - Trường mần non Thới Nhựt 2 quy mô 14 phòng học và các phòng chức năng

quy mô 1 trệt, 2 lầu. Diện tích khu đất là 3. 263m2 - Trường mần non khu dân cư 91B; quy mô 18 phòng học và các phòng chức

năng, 1 trệt, 2 lầu. Diện tích khu đất là 4.774m2 - Trường dạy nghề cho người khuyết tật

Quận Cái Răng, Bình Thủy, Ninh

Kiều

CT-PW - 2.11, CT-PW - 2.12 CT-PW - 2.13

và CT-PW – 2.14

8 Cải tạo các trường học - Trường tiểu học Lê Bình 1: Xây mới các phòng chức năng, khối hành chính quy mô 1 trệt, 2 lầu diện tích xây dựng là 1.500m2; Cải tạo sân sân chơi, nhà vệ sinh, nhà ăn, nhà để xe. Diện tích toàn trường là 3.291m2;

- Trường tiểu học Trần Hưng Đạo với tổng diện tích khu trường: 5.636 m², trong đó diện tích xây mới: 1.284,72m², diện tích khu cải tạo lại: 616,68m², diện tích khu thể thao: 546,2m², diện tích sân gạch: 2446,61m² và diện tích thảm cỏ cây xanh: 592,93m²;

- Trường Mần Non Sao Mai quy mô 1 trệt, 2 lầu với 8 phòng học và phòng chức năng. Tổng diện tích toàn trường là 1.512m2;

- Trường mần non phường Bình Thủy quy mô 1 trệ, 2 lầu với 10 phòng học và 10 phòng chức năng, nhà bếp với diện tích là 1.866m2;

- Trường khuyết tật thành phố Cần Thơ: Xây mới khối phòng học (Khối A và Khối B) quy mô 1 trệt, 1 lầu Diện tích xây dựng là 672m2, khối nhà ăn 250m2, Cải tạo nhà thi đấu đa năng diện tích là 736,7m2.

Quận Cái Răng, Bình Thủy, Ninh

Kiều

CT-PW - 2.11, CT-PW - 2.12 CT-PW - 2.13

và CT-PW – 2.14

9 Xây dựngTrạm Y tế - Trạm Y tế phường Trà Nóc, diện tích xây dựng: 265,95 m2. Bao gồm: 01 tầng trệt, 02 tầng lầu;

- Trạm Y tế phường Châu Văn Liêm với diện tích xây dựng là 253m2

Quận Bình Thủy, Ô Môn

CT-PW 2.13 và CT- PW 1.3

10 Xây dựng Công viên Hùng Vương

- Xây dựng công viên Hùng Vương tại vị trí bến xe cũ của thành phố. Diện tích là 3.800m2

Quận Ninh Kiều

Page 10: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 1

Các hạng mục bổ sung được thực hiện theo Quyết định số 544/QĐ –UBND ngày 11/02/2015 của UBND thành phố Cần Thơ về việc bổ sung danh mục công trình sử dụng vốn kết dư thuộc Dự án đầu tư xây dựng.

Mục tiêu và nguyên tắc của Dự án

Mục tiêu của dự án:

- Thúc đẩu sự tăng trưởng bền vững, công bằng và có sự tham gia xã hội;

- Giúp xóa bỏ tình trạng nghèo tại các khu đô thị thông qua cải thiện đời sống và điều

kiện vệ sinh môi trường của dân nghèo sinh sống tại đây, sử dụng các biện pháp lập kế

hoạch có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và tác động tới các quá trình lập kế

hoạch để các kế hoạch này mang tính tổng hợp và hỗ trợ người nghèo nhiều hơn.

Nguyên tắc của dự án:

- Dự án được lập dựa trên nguyên tắc sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các giai

đoạn quan trọng là chuẩn bị, thiết kế và thực hiện dự án, là điều kiện tiên quyết để đáp

ứng có hiệu quả nhu cầu của những khu vực này.

- Việc thiết kế nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ phải tính đến khả năng chi trả và sự tình

nguyện của cộng đồng dân cư và của chính quyền địa phương. Để làm được điều này,

các cơ sở hạ tầng cần phải được thiết kế theo các tiêu chuẩn chức năng phù hợp để

đảm bảo rằng càng có nhiều người được hưởng lợi càng tốt.

- Hạn chế đến mức thấp nhất việc di dời hay tái định cư nhằm duy trì nền tảng quan hệ

xã hội của các cộng đồng.

- Dự án dự kiến sẽ cải thiện điều kiện sống của tất cả cư dân sinh sống trong khu vực dự

án, bất kể vị thế họ đã có đăng ký hay chưa.

- Dự án có sự tham gia đa ngành bằng cách cung cấp trọn gói nâng cấp cơ sở hạ tầng

cấp 3 ở các khu dân cư thu nhập thấp hơn là đầu tư riêng lẻ.

Mục tiêu và phạm vi của EMP

Mục tiêu chính của EMP:

- Đề ra các biện pháp giảm thiểu để giảm nhẹ các tác động tiềm ẩn được xác định trong

giai đoạn thực hiện các hạng mục bổ sung.

- Xây dựng chương trình giám sát môi trường nhằm theo dõi và đánh giá hiệu quả của

các biện pháp giảm thiểu;

- Dự toán chi phí thực hiện toàn bộ kế hoạch quản lý môi trường

- EMP cũng sẽ được tuân thủ theo Khung pháp lý môi trường của dự án Nâng cấp đô thị

vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phạm vi của EMP:

- EMP này được lập để xác định các tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu và quản

lý các tác động môi trường và xã hội được thực hiện trong suốt quá trình thi công và

vận hành của 10 gói thầu sử dụng vốn kết dư được trình bầy tại Bảng 2.

Page 11: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 2

1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) tuân theo các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

của Nhà nước Việt Nam cũng như các quy định về chính sách an toàn của Ngân hàng Thế

giới.

1.2.1. Pháp luật của Việt Nam

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

- Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

- Luật Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực vào 2008/01/07;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội Việt Nam, kỳ họp thứ XII, kỳ họp thứ năm;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về

quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 29/01/2007 của Chính phủ Ban hành việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ ban hành về Quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước Đô thị và khu công nghiệp;

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

- Nghị định số 59/2015/ND-CP ngày 18/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng;

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 03/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hướng dẫn chung lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển

Page 12: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 3

chính thức của nhóm 5 Ngân hàng (Ngân hàng phát triển Châu Á, Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản, Ngân hàng tái thiết Đức, Ngân hàng Thế giới);

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc, 07 thông số vệ sinh lao động.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về Ban hành danh mục các chất thải nguy hại;

- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 Về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng";

- Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ TN&MT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm

2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động

môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 10/03/2009 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

- Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”;

- Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế về ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt".

- Thông tư số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường, bao gồm:

- QCVN 01:2009/BYT–Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;

- QCVN 02:2009/BYT–Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

- QCVN 03:2008/BTNTM - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 43:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

Page 13: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 4

- Quy chuẩn 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn các chất thải nguy hại;

- QCVN 08:2008/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường. Phân loại;

- TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại. Phân loại;

- TCVN 7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.

1.2.2. Chính sách của Ngân hàng Thế giới

Các chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới được kích hoạt bởi tiểu dự án thành phố Cần

Thơ. Các tác động và biện pháp giảm thiểu liên quan đến tái định cư bắt buộc được trình bày

chi tiết trong một tài liệu riêng (được nêu ra trong bản EIA đã được phê duyệt)

Quy trình vận hành (BP) và thủ tục của Ngân hàng (BP):

- Đánh giá môi trường – Thủ tục/Quy định (OP/BP4.01)

- Môi trường sống tự nhiên (OP/BP4.04)

- Hướng dẫn của NHTG về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS Guidelines)

- Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin

1.3. MÔ TẢ CÁC HẠNG MỤC BỔ SUNG

1.3.1.Gói thầu CT – PW - 2.9: Công trình chống ngập các điểm cục bộ quận Ninh Kiều

1.3.1.1. Thoát nước thải đường Lý Tự Trọng – Phan Văn Trị, đại lộ Hòa Bình

Thiết kế hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải được thu gom trên hệ thống riêng biệt, xử

lý sơ bộ ngầm bằng hệ thống hố ga, sau đó được thu dẫn về trạm xử lý nước thải của thành

phố (Dự án KfW) đảm bảo nước thải khi thải ra môi trường phải được xử lý.

a. Cơ sở lựa chọn thông số thiết kế

- Tiêu chuẩn cấp nước (TCXDVN 33-2006): 4001/ người/ ngày;

- Mật độ dân số phường Tân An: 15.173 người/ km2;

Page 14: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 5

- Tỷ lệ gia tăng dân số (Niên Giám 2010): 1,078%;

- Thời đoạn tính toán: 30 năm.

b. Hệ thống thoát nước thải

- Chiều dài ống Þ400 : 1.890,7m

- Độ dốc thiết kế : i=0.2%

- Cao độ đáy cống đầu tuyến (P1) : +1.01

- Cao độ đáy cuối tuyến ( P10) : +0.80

- Số lượng hố ga : 94 hố

- Ống uPVC D168 đấu nối hố thu nước hộ dân với hố ga.

- Kích thước hố thu nước hộ dân : 0,6x0,6m.

c. Phương án kết cấu công trình

- Hố thu nước hộ gia đình : Bản đáy bê tông M150, tường xây gạch M100, phía trên nắp

đan BTCT đá 1x2 M250.

- Hố ga: Kích thước 1,2x1,2m kết cấu BTCT M250, nắp hố ga bằng Composite tải trọng

125KN.

- Đường ống thu nước hộ gia đình : Ống uPVC D168 dày 7.6mm.

- Đường ống thoát nước thải : Ống BTCT đúc sẵn đường kính D400 tải trọng thiết kế

125KN.

- Gối cống đúc sẵn BTCT M250.

1.3.1.2. Cải tạo mặt đường, hệ thống thoát nước, cây xanh, vỉa hè, chiếu sáng đường 30/4 đoạn từ công viên đến Mậu Thân

Tổng chiều dài toàn tuyến là 573,2m, các hạng mục công trình là lắp đặt hệ thống thoát nước

D1000 và nâng cấp mặt đường làm bù vênh lớp cấp phối đá dăm và thảm bê tông nhựa nóng

đến cao độ theo thiết kế, lát mới vỉa hè.

a. Giao thông:

- Tải trọng trục thiết kế: 12T.

- Mặt đường BTNN: Cấp cao A1.

- Modul đàn hồi sau khi hoàn thiện:

+ Thảm 1 lớp BTNC 9,5 Ett ≥186,60 Mpa (trên mặt đường hiện trạng)

+ Thảm 2 lớp BTNC 9,5 bà BTNC 12,5 Ett ≥189,43 Mpa (trên mặt đường hiện trạng).

+ Thảm 2 lớp BTNC 9,5 bà BTNC 12,5 và bù vênh cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 19

Ett ≥203,56 Mpa (trên mặt đường hiện trạng).

+ Hoàn trả mặt đường đào thi công cống, Ett ≥175,95 Mpa (đào mặt đường hiện trạng

thi công cống).

b. Hệ thống thoát nước

- Tổng chiều dài tuyến : 573,2m

- Chiều dài ống Þ1000 : 529,0m

- Độ dốc thiết kế : i=0.1%

- Cao độ đáy cống đầu tuyến (H1) : +0.40

Page 15: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 6

- Cao độ đáy cuối tuyến (H19) : -0.03

- Số lượng hố ga : 19 hố

- Số lượng hố thu nước mặt : 59 hố

- Ống HDPE Þ200 đấu nối hố thu nước mặt với hố ga.

- Kích thước hố thu nước mặt : 0,6x0,8m.

c. Lát với vỉa hè

Sau khi nâng cao vỉa hè, phương án cải tạo đề xuất thay mới bằng vật liệu gạch terrazzo để

đồng bộ cả khu cực.

- Bó vỉa hiện hữu là bó vỉa bê tông đúc → tiến hành băm mặt trên của bó vỉa.

- Đổ bê tông lên bề mặt bó vỉa hiện hữu đã băm mặt → đảm bảo kích thước đúng thiết

kế

d. Hệ thống chiếu sáng Lắt đặt hệ thống chiếu sáng công cộng với thông số như sau:

- Loại đèn Led 120W.

- Chiều cao treo đèn: h = 10m.

- Khoảng cách trung bình giữ các đèn: e < 28m

1.3.1.3. Chống ngập Nút giao Võ Văn Kiệt – Mậu Thân

Hạng mục chống ngập nút giao thông Võ Văn Kiệt – Mậu Thân gồm có nâng cấp mặt đường,

vỉa hè, hố trồng cây và hệ thống thoát nước. Các hạng mục như sau:

- Hạng mục: Nâng cấp mặt đường, vỉa hè, hố trồng cây:

+ Điều chỉnh bán kính vòng xoay tiểu đải từ 13m về 9m;

+ Cao độ khống chế quanh tiểu đảo nút là +2,17m.

- Hạng mục: Nâng cấp cải tạo hệ thống thoát nước

+ Nâng cấp hố ga, hố cáp quang bằng cao trình mặt đường thiết kế: (17 hố);

+ Thay mới hố thu nước mặt hiện trạng xuống cấp, bằng hố thu nước mặt mới: M1,

M2, M3, M4, M5,M7, M8, M9 (8 hố);

+ Bổ sung thêm hố thu nước mặt mới: M1’, M2’, M3’, M4’, M5’, M6 (6 hố);

+ Thay mới một số nắp hố ga, nắp hố cáp quang xuống cấp bằng nắp hố ga, hố cáp

quang mới.

1.3.1.4. Cải tạo vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, đại lộ Hòa Bình đoạn từ cầu Ninh Kiều

đến công viên Lưu Hữu Phước

a. Cây xanh dải phân cách:

Nhằm mang lại sự đồng bộ và lựa chọn cây xanh thích hợp, phương án cải tạo đề xuất di dời

các cây sau:

- Di dời các cây dương hiện hữu (cây già cỗi, có tầm thấp, phát triển không đều).

- Di dời các cây hoàng hậu: còi cọc, không phát triển, ít ra hoa, tán không đều.

- Di dời các cây bằng lăng.

Page 16: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 7

Đề xuất trồng mới bổ sung cây hoàng hậu thay thế vào các vị trí di dời, cây mới trồng bố trí

cách khoảng 10m.

- Đối với cây bụi thấp:

+ Giữ lại hàng cây ác ó viền bao quanh dày 0.25m, cao 0,2m.

+ Nền bên trong trồng cỏ lá gừng.

b. Cây xanh vỉa hè:

- Đối với khu vực vỉa hè, cây xanh trồng chủ yếu là cây sao, do đó phương án cải tạo

tập trung:

+ Thay thế các cây trồng loại khác bằng cây sao, các cây thay thế bao gồm cây

phượng, xà cừ tây ấn, cây cau…

+ Đối với các cây sao hiện hữu đã trồng nhưng phát triển không tốt (điều kiện đất bên

dưới, thiếu chất dinh dưỡng bảo trì định kì) cũng đề xuất thay thế, trồng lại cây mói,

duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

+ Bổ sung loạt cây sao mới vào các vị trí trống, bảo đảm khoảng cách đều nhau từ 8 –

10m.

1.3.1.5. Tuyến thoát nước D1000 từ Trần Văn Hoài đến Mậu Thân

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng: L=320m.Tuyến thoát nước mới D1000 được bố trí cách

vỉa hè (Phía chợ Xuân Khánh) khoảng 2.0-3.0m Hướng thoát tuyến mới chia làm hai hướng

chính:

- Hướng 1: Đấu nối hố ga hiện trạng trên đường Mậu Thân thoát sau đó được thu gom

về nhà máy xử lý nước thải của thành phố (KWF)

- Hướng 2: Đấu nối hố ga hiện trạng trên vỉa hè (Đoạn từ Mậu Thân – Rạch Tham

Tướng) thoát ra rạch Tham Tướng, hướng này chủ yếu thoát nước mưa

1.3.2. Hạng mục xây dựng Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ

Văn Kiệt thuộc (gói thầu CT – PW - 2.10)

Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt dài 475m, đây là tuyến

đường được xây dựng mới với quy mô lòng đường 21m, vỉa hè và dải phân cách. Đầu tư hệ

thống cấp, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh trên vỉa hè. Khu đất xây dựng công trình Đường

nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt có diện tích đất xây dựnglà

15.500 m2,có hiện trạng là khu đất ruộng trống (chủ yếu là cỏ dại và cây bụi nhỏ) đã được

giải tỏa đền bù theo quy hoạch. Tứ cận của khu đất như sau:

- Phía Đông Bắc: Giáp khu Ngân Thuận;.

- Phía Tây Nam: Giáp đường Võ Văn Kiệt;

- Phía Đông Nam: Giáp đất quy hoạch;

- Phía Tây Bắc: Giáp đất quy hoạch.

Thiết kế trắc dọc tuyến :

- Thiết kế dốc dọc tim đường đoạn nối với đường Võ Văn Kiệt: 5,54%.

Page 17: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 8

- Thiết kế dốc dọc tim đường đoạn nối với đường khu Ngân Thuận: 1,88%.

Thiết kế trắc ngang tuyến: Quy mô theo quy hoạch được duyệt nhưng dãy phân cách theo yêu cầu Chủ đầu tư chỉnh lại từ 6m thành 3m.

- Dốc ngang mặt đường bê tông nhựa: 2,0%.

Kết cấu áo đường mềm:

Kết cấu áo A1: (Eyc155 Mpa)

- Bêtông nhựa hạt mịn (BTNC 9.5), dày 5cm, K0.98.

- Tưới nhựa dính tiêu chuẩn 0.5kg/m2.

- Bêtông nhựa hạt trung (BTNC 12.5), dày 7cm, K0.98.

- Tưới nhựa dính tiêu chuẩn 1kg/m2.

- Cấp phối đá dăm loại 1 dày 20cm, K0.98, dmax = 25

- Cấp phối đá dăm loại 2 dày 36cm, K0.98, dmax = 37.5

- Vải ĐKT TS50 (hoặc tương đương).

- Cát K>=0.98 dày 50cm, E=40MPa.

- Cát K>=0.95 dày 50cm.

- Cát K>=0.9

- Vải ĐKT TS50 (hoặc tương đương).

- Đào bỏ lớp hữu cơ dày 80cm bù phụ bằng cát K>=0.9

Kết cấu vỉa hè:

- Lát gạch TERRAZZO (40X40X3.5)cm B20.

- Lớp bê tông đá 4x6 vữa xi măng B7.5

- Lớp cát đầm chặt K=0.95.

- Bó vỉa bê tông đá 1x2 B20,

- Xây bó tường gạch thẻ 20cm cao 60cm.

Cây xanh:

- Giữa dãy phân cách trồng cỏ đậu phộng kết hợp trồng cây cau trắng, có chu vi móng

cây >= 35cm, chiều cao móng cây >= 1.4m, khoảng cách giữa các cây trồng là 6m.

Xen giữa các cây cao là hồng lọc cắt xén đường kính >=60cm, cao >=100cm.

- Vỉa hè trồng cây sao chu vi gốc cây >=20cm, chiều cao cây đến vuốt lá >= 5m,

khoảng cách giữa các hố trồng 8m, tại vị trí các góc giao đường cây trồng cách góc

giao mỗi bên 18m.

Cao độ nền đường thiết kế lấy theo quyết định số 1576/QĐ-UBND.

- Cao độ mép nền đường +2.5m (theo hệ cao độ quốc gia)

- Cao độ đỉnh bó vỉa +2.7m (theo hệ cao độ quốc gia)

- Cao độ đỉnh bó vỉa theo thiết kế có điều chỉnh lại từ +2.7m thành +2.65m (do bó vỉa

cấu tạo gờ 3cm, vạt góc đãm bảo xe lên xuống dễ dàng)

- Cao độ đấu nối với đường hiện trạng:

Page 18: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 9

- Cao độ mép đường Võ Văn Kiệt khoảng +1.88m

- Cao độ mép đường Khu Ngân Thuận khoảng +1.99m

Giải pháp thiết kế trắc ngang:

- LG 36m (6-10.5-3-10.5-6): 6 làn (mỗi bên 3 làn)

- Vỉa hè 4.5m; mặt đường mỗi bên 10.5m, dãy phân cách 3m.

- (Vỉa hè theo quy hoạch 6m chỉnh lại 4.5m do mặt bằng chỉ giải phóng được 36m, đắp

đê san lấp tạo dốc)

1.3.3. Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam

Hệ thống giao thông:

Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường hiện trạng từ 5 – 7 m lên đến 6- 15 m, tổng chiều dài

toàn tuyến là 5,262m. Đầu tư đồng bộ hệ thống cấp nước thoát nước, điện chiếu sáng, cây

xanh, vỉa hè.

Hệ thống cấp nước:

- Sử dụng hệ thống tuyến ống phân phối HDPE D114, bố trí nằm trên vỉa hè phía sát

nhà dân, chiều sâu chôn ống tối thiểu 50cm. Bề rộng phui đào 30cm, đắp trả bằng cát

đầm chặt K≥0.95 và bên trên là lớp kết cấu vỉa hè đường.

- Cấp nước cho công tác PCCC: Đầu tư trụ cứu hoả D125 tại 15 vị trí.

Hệ thống thoát nước:

Được chia làm hai hệ thống gồm:

- Hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước bẩn: Nước thải sinh hoạt được thiết kế thu dọc

bên phải cho từng hộ dân và đấu nối vào hệ thống hố ga nằm dưới vỉa hè đường, sau

đó chuyển tải theo cống D400mm, sau đó được thu gom về nhà máy xử lý nước thải

của thành phố (KWF).

- Hệ thống thoát nước mưa: thu gom nước mưa cho phần mặt đường và các tuyến

đường nhánh, hẻm nhánh đấu nối ra tuyến đường của dự án bằng các cống tròn BTCT

đường từ D400mm đến D1500mm.

1.3.4. Đường trong khu LIA

Đầu tư, nâng cấp mở rộng mặt đường từ 2,5m đến 4m cho các hẻm nhánh bổ sung cho các Lia

1, 2, 3, 6, 7, 8, 16, 19, 20, 29 và 30. Đầu tư hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng.

Tổng chiều dài là 4,9km.

- Đầu tư mặt đường BTXM mác 250#.

- Đầu tư hệ thống cống thoát nước D300 và hố ga BTCT với khoảng cách 25/30m một

hố.

- Đầu tư hệ thống cột điện bê tông li tâm cao 8m và bộ bóng đèn tiết kiệm điện 70W.

1.3.5. Đường Vành đai phi Trường (tuyến B)

Đầu tư mở rộng vành đai phi trường (tuyến B) từ 9m lên 11 m. Tổng chiều dài toàn tuyến là

1,34km. Đầu tư hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng, cây xanh, vỉa hè.

Hệ thống giao thông

Page 19: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 10

- Loại đường phố: Đường phố khu vực .

- Tốc độ thiết kế: Vtk = 60 km/h.

- Cấp kỹ thuật : Cấp 60

- Loại mặt đường: Cấp cao A1 ( BTN rải nóng)

- Mo đun đàn hồi yêu cầu tối thiểu: Eycmin > = 120 MPa

- Tải trọng tính toán tiêu chuẩn : Tải trọng trục 100 kN

- Bề rộng mặt đường theo quy hoạch: 4.5 + 11.0 + 4.5 =20mét. Trong đó:

+ Mặt đường xe chạy rộng 11.0 mét.

+ Vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 4.5 mét

Hệ thống thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước mưa được thu gom từ các hố ga và thoát theo đường cống đấu nối

với Hệ thống thoát nước của đường Mậu Thân - Sân bay Trà Nóc và Hệ thống thoát

nước của đường Trần Quang Diệu. Sử dụng các ống BTCT có đường kính 800

- Cống sử dụng cống tròn BTCT 800 quay ly tâm. Cống dọc sử dụng cống 800 vỉa

hè, cống qua đường sử dụng cống 800 tải trọng H30. Độ dốc dọc cống 800 là

0.12%.

1.3.6. Cải tạo các tuyến đường Trưng Nữ Vương, Lê Thái Tổ, Hàng Gòn, Trường Chính

Trị thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng

Cải tạo mặt đường bê tông nhựa rộng từ 5,5m – 7m đầu tư hệ thống vỉa hè rộng từ 2 – 4m và

hệ thống hạ tầng đi kèm. Tổng chiều dài là 2,7km.

Hệ thống giao thông

- Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa có chiều rộng từ 5,5m đến 7m

- Kết cấu vỉa hè gạch Block tự chèn dày 6cm bên trên lớp cát đệm đầm chặt tạo phẳng

dày 5cm.

- Bó vỉa dùng loại bê tông đúc sẵn M200, kích thước 250x300x1000

- Tấm đan rãnh BT M200, có kích thước 250x500x50

Hệ thống thoát nước

- Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước chung, nước mưa và nước thải được thu gom

trên cùng một đường ống. Đường kính của cống được xác định dựa trên lưu lượng

nước mưa và nước thải cho khu vực.

1.3.7. Xây mới các trường học

1.3.7.1. Xây dựng trường Trung học cơ sở Hưng Phú

Tổng diện tích khu đất xây dựng trường Trung học cơ sở Hưng Phú là 6.989 m² thuộc phường

Hương Phú. Khu đất trên đã được UBND thành phố Cần Thơ quy hoạch là đất dành cho giáo

dục, thuộc sự quản lý của UBND phường Hưng Phú. Hiện trạng khu đất là đất bằng chưa sử

dụng.Xây dựng các hạng mục sau:

- Khối phòng học xây mới: bao gồm 01 tầng trệt, 02 tầng lầu với tổng diện tích xây

dựng là: 1.634 m². Diện tích sử dụng: 4.634 m².

Page 20: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 11

- Khối nhà đa năng xây mới: diện tích 496,5 m2.

- Cổng, tường rào, nhà bảo vệ: Bố trí cửa cổng chính bằng cửa song thép hộp đẩy trên

ray thép hình. Cổng – hàng rào thoáng:313,2 m. Nhà bảo vệ: diện tích: 9m2

- Cây xanh, sân trường, cột cờ Nền đường bê tông cốt thép diện tích 1.146 m². Nền sân

thể thao ngoài trời bê tông cốt thép diện tích 450 m² và nền sân cờ lát gạch tự chèn

diện tích 1.520 m².

- Cấp – Thoát nước ngoại vi: Xây mới và cải tạo mương thu nước xây gạch không nung

B300, B400. Xây mới ống thoát nước BTLT Þ400.

1.3.7.2. Xây dựng Trường Tương Lai

Diện tích khu đất là 1.779m2 thuộc phường Cái Khế quận Ninh Kiều. Trường được xây

dựng trên diện tích đất trường cũ bao gồm: Khối nhà chính: 3 tầng 1 trệt + 2 lầu. Diện tích:

1.607,50m2.

- Sân đan BTCT + sân trồng cây xanh + hệ thống thoát nước: Diện tích sân đan làm mới

= 725,36m2, diện tích sân trồng cây xanh = 209,0m2. Sân Đan BTCT để xe 30 chổ

chạy vào nhà xe;

- Cổng tường rào nhà bảo vệ: trục đường CMT8: Tổng chiều dài: L = 43,4md. Tường

rào trục đường Tôn Thất Tùng: Tổng chiều dài = 41,15md. Tường rào phía sau và

tường rào giáp bệnh viện: Tổng chiều dài, L = 83,3md.

- Nhà xe 2 bánh (xây mới). Diện tích nhà xe : 34,10m2

1.3.7.3. Xây dựng Trường mầm non Thới Nhựt 2

Tổng diện tích khu đất xây dựng trường là 3.264m2 thuộc địa bàn khu dân cư Thái Nhựt,

phường An Khánh, quận Ninh Kiều. Khu đất trên đã được UBND thành phố Cần Thơ quy

hoạch là đât dành cho giáo dục do UBND quận Ninh Kiều quản lý. Hiện trạng khu đất là đất

sạch chưa sử dụng.

Xây dựng trường mầm non Thái Nhựt 2 quy mô là 1 trệt 2 lầu với 14 phòng học và phòng

chức năng, diện tích khu đất xây dựng là 3.263m2.

- Khối nhà chính: Bao gồm 01 tầng trệt, 02 tầng lầu. Diện tích xây dựng: 1.238 m².

- Khu phòng giặt, sấy, là, kho quần áo sạch, sân phơi có mái che: Bao gồm: 01 trệt.

Diện tích xây dựng: 19 x 4,9 = 93,1 m²

- Nhà xe: Bao gốm: 01 trệt. Diện tích xây dựng: 13,1 x 5 = 65,5 m2.

- Nhà bảo vệ: Diện tích: 4mx4m.

- Cổng – hàng rào: Hàng rào kín: 170,8m. Hàng rào song sắt: 62,1m.

- Sân đường – cây xanh thảm cỏ: Nền gạch bê tông tự chèn (Sân trường). Tổng diện tích

lát gạch là: 1350m². Nền đường nhựa: Diện tích đường nhựa: 231m².

- Cấp điện ngoài nhà: Bố trí 8 trụ đèn cao 8m chiếu sáng cho toàn bộ sân trường.

- Cấp - thoát nước ngoài nhà: Thu nước bằng mương gạch xây B400: 57m Ống thoát

nước BTLT Þ400: 176m.

1.3.7.4. Xây dựng trường mầm non khu dân cư 91B

Page 21: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 12

Tổng diện tích khu đất xây dựng là 5.578,6m2 nằm trên địa bàn khu dân cư 91B, phường An

Khánh, quận Ninh Kiều. Khu đất trên đã được UBND thành phố Cần Thơ quy hoạch là đất

dành cho giáo dục, do UBND quận Ninh Kiều quản lý. Hiện trạng khu đất trên là đất bằng

chưa sử dụng Cụ thể: Xây dựng trường mầm non khu dân cư 91 B quy mô 1 trệt, 2 lầu với 18

phòng học và phòng chức năng. Tổng diện tích khu đất là 4.774m2.

- Khối 18 phòng học và các phòng chức năng: 01 tầng trệt, 02 tầng lầu. Diện tích xây

dựng: 1.733,8 m2.

- Hàng rào xung quanh + nhà bảo vệ: Cổng, hàng rào chính: 182,64m, hàng rào phụ:

90,49m. Nhà bảo vệ: Diện tích: 12m2.

- Nhà xe giáo viên (2 nhà xe): Diên tích xây dựng: 18mx2,5m.

- Hệ thống PCCC – báo cháy – chống sét

- Hệ thống điện ngoại vi: trí 4 trụ chiếu sáng cao 8m và 5 bộ đèn cầu D400 phục vụ

chiếu sáng ngoại vi công trình.

- Sân đường nội bộ + cây xanh thảm cỏ: Diện tích phần sân lát gạch block bêtông:

1885,8m2, diện tích phần sân lát gạch block bêtông lục giác dày 50mm M250:

484m2,diện tích phần sân đan bê tông cốt thép: 86m2; Diện tích trồng cỏ lá gừng:

1034m2.

1.3.7.5. Trường dậy nghề cho người Khuyết tật

Trường dậy nghề cho người Khuyết tật được xây dựng tại phường Long Tuyền, quận Bình

Thủy với diện tích khu đất là 833m2 với quy mô là 8 phòng học (mỗi phòng rộng khoảng

96m2), 05 phòng chức năng.

1.3.8. Cải tạo các trường học

1.3.4.1. Nâng cấp, cải tạo trường tiểu học Trần Hưng Đạo

Tổng diện tích khu trường: 5.636 m², trong đó diện tích xây mới: 1.284,72m², diện tích khu

cải tạo lại: 616,68m², diện tích khu thể thao: 546,2m², diện tích sân gạch: 2446,61m² và diện

tích thảm cỏ cây xanh: 592,93m². Diện tích nâng cấp, cải tạo đều nằm trong khuôn viên

trường cũ bao gồm các hạng mục sau:

Cảitạo:

Cải tạo khối quản trị (khối A)

- Cải tạo: bao gồm01 tầng trệt, 01 tầng lầu.Diện tích: 8.30mx39.60m.

- Xây mới: Bao gồm 01 tầng trệt, 01 tầng lầu.Diện tích: 8.30mx39.60m. Khu nhà vệ

sinh: Xây mới khu vệ sinh và tầng lầu, xây mới hầm tự hoại, xây mới tường trục 2, lắp

đặt thiết bị vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, lắp mới cửa sổ S3 nhà vệ sinh.

Xây mới

Cải tạo khối phòng học 3 tầng (khối B): Bao gồm 01 tầng trệt, 02 tầng lầu. Diện tích:

9,60mx30,0m

Page 22: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 13

Xây mới khối phòng học 3 tầng (Khối C) Bao gồm 01 tầng trệt, 02 tầng lầu. Diện tích

xây dựng: 810.12m². Diện tích sử dụng: 2.430.36m².

Xây dựng khối nhà ăn Bao gồm: 01 trệt, 01 lầu. Diện tích xây dựng:

9,8mx12.0m+25.3mx10.0m

Và các công trình phụ trợ khác: Cổng rào, cột cờ, nhà bảo vệ, sân nền….

1.3.4.2. Nâng cấp, cải tạo Trường Mần non Sao Mai

Tổng diện tích khu trường: 1.512m², trong đó diện tích xây dựng mới là: 636,71m², diện tích

sân gạch: 294m² và diện tích thảm cỏ cây xanh: 221m². Diện tích cải tạo mở rộng nằm trong

khuôn viên trường.Bao gồm các hạng mục sau:

Khối phòng học: Bao gồm 01 tầng trệt, 02 tầng lầu. Diện tích xây dựng :475,18m².

Diện tích sử dụng: 1.425,54m²

Cổng – hàng rào, nhà bảo vệ, sân nền , cây xanh

- Hàng rào tường xây gạch: 101,010m.

- Hàng rào song sắt: 44,050m. Tường phần dưới xây gạch D100, phần trên sử dụng

song thép hộp 30x60x2mm.

- Móng, cột, đà BTCT đá 1x2, mác 200 toàn khối.

- Nền móng gia cường cừ tram L=5m, 25 cây/m2.

- Nhà bảo vệ: Diện tích: 2,40mx2,40m

1.3.4.3. Nâng cấp, cải tạo trường tiểu học Lê Bình 1

Tổng diện tích xây dựng là: 3.291 m2, nằm trong khuôn viên trường cũ với các hạng mục sau:

Phần xây mới:

- Khối nhà chức năng: Bao gồm 01 tầng trệt, 02 tầng lầu Diện tích xây dựng: 496,62 m².

- Khối nhà phục vụ: Diện tích: 54,95 m2.

- Cổng chính + Nhà bảo vệ. Bố trí cửa cổng chính bằng cửa song thép hộp đẩy trên ray

thép hình. Diện tích: 3mx3m = 9m2.

Phần cải tạo

- Cải tạo sân đường, cột cờ: Nền sân bê tông diện tích 1.837 m²;

- Cải tạo 2 khối lớp học;

- Cải tạo hàng rào;

- Cấp thoát nước ngoại vi;

- Cấp điện ngoại vi;

- Phòng cháy chữa cháy.

1.3.4.4. Nâng cấp cải tạo trường mầm non Bình Thủy

Phần xây mới

- Khối phòng học xây mới (khối A): Bao gồm: 01 tầng trệt, 01 tầng lầu, Diện tích xây

dựng: 336m2.

Page 23: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 14

- Khối phòng học xây mới (khối B): Bao gồm: 01 tầng trệt, 01 tầng lầu. Diện tích xây

dựng: 336m2.

- Khối nhà ăn xây mới: 01 tầng. Diện tích 250m2.

Phần cải tạo

Khối nhà thi đấu đa năng cải tạo: 01 tầng trệt, 01 tầng lầu. Diện tích xây dựng:

736.7m2.

- Phòng cháy chữa cháy khối A, khối B, khối nhà ăn, khối nhà thi đấu đa năng.

- Hồ nước PCCC.

1.3.4.5. Nâng cấp, cải tạo trường Khuyết tật thành phố Cần Thơ

Phần xây mới

- Khối phòng học xây mới (khối A): Bao gồm: 01 tầng trệt, 01 tầng lầu, Diện tích xây

dựng: 336m2.

- Khối phòng học xây mới (khối B): Bao gồm: 01 tầng trệt, 01 tầng lầu. Diện tích xây

dựng: 336m2.

- Khối nhà ăn xây mới: 01 tầng. Diện tích 250m2.

Phần cải tạo

Khối nhà thi đấu đa năng cải tạo: 01 tầng trệt, 01 tầng lầu. Diện tích xây dựng:

736.7m2.

- Phòng cháy chữa cháy khối A, khối B, khối nhà ăn, khối nhà thi đấu đa năng.

- Hồ nước PCCC.

1.3.9. Xây dựng Trạm Y Tế

1.3.5.1. Di dời, xây mới Trạm Y tế phường Trà Nóc

Trạm Y tế phường Trà Nóc nằm tại đường Nguyễn Chí Thanh, quận Bình Thủy, do diện tích

sử dụng không đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Do vậy sẽ xây dựng trạm

Y tế mới tại phường Trà Nóc - quận Bình Thủy. Trong khi xây dựng thì trạm y tế cũ vẫn hoạt

động bình thường, sau khi hoàn thành sẽ chuyển sang hoạt động tại trạm y tế mới. Khu đất

trên đã được UBND thành phố Cần Thơ quy hoạch, do UBND phường Trà Nóc quản lý. Hiện

trang khu đất hiện nay là đất bằng chưa sử dụng. Quy mô đầu tư xây dựng như sau:

- Khối nhà trạm: Diện tích xây dựng là 265,95 m2. Bao gồm: 01 tầng trệt, 02 tầng lầu

- Cổng – hàng rào: Cổng, hàng rào thoáng: 57,39m; Hàng rào kín: 13,777m. Bố trí cửa

cổng chính bằng cửa song thép hộp đẩy trên ray thép hình.

- Mái che khu để xe: Diên tích khu để xe là 19,66 m2.

- Sân nền: Diện tích phần sân lát gạch bê tông tự chèn: 139,47m2; Diện tích phần sân

đan bê tông cốt thép: 29,66m2.

- Khu xử lý nước thải 10,19m2 với công suất 3m3/ngày đêm.

- Cấp - thoát nước ngoại vi

- Cấp điện ngoại vi: Bố trí một trạm biến áp 3 pha 160 KVA cung cấp điện sinh hoạt

cho công trình; Bố trí 6 trụ chiếu sáng cao 6m.

Page 24: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 15

- Phòng cháy chữa cháy, chống sét.

1.3.5.2. Xây mới trạm Y tế phường Châu Văn Liêm

Đầu tư xây dựng mới trạm y tế tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn với diện tích khu đất

là 253m2. Khu đất xây dựng trạm Y tế đã được UBND thành phố quy hoạch, do UBND quận

Ô Môn quản lý. Hiện trạng khu đất là đất bằng chưa sử dụng, đã được đền bù, giải tỏa mặt

bằng theo quy hoạch. Các hạng mục công trình bao gồm:

- Khối nhà trạm: quy mô 1 trệt, 2 lầu, diện tích xây dựng là 198,56m2

- Cổng, hàng rào thoáng: 40,39m; Hàng rào kín: 10,777m. Bố trí cửa cổng chính bằng

cửa song thép hộp đẩy trên ray thép hình.

- Mái che khu để xe: Diện tích khu để xe: 20,66 m2.

Sân nền: Diện tích phần sân lát gạch bê tông tự chèn: 121,2m2; Diện tích phần sân đan

bê tông cốt thép: 25,60m2.

- Khu xử lý nước thải 10m2 với công suất khoảng 3m3/ngày đêm.

- Cấp - thoát nước ngoại vi (hệ thống thoát nước được đấu nối vào hệ thống chung của

quận).

1.3.10. Xây dựng công viên Hùng Vương

Dự án xây dựng công viên Hùng Vương nằm ở phường Thới Bình, quận Ninh Kiều. Dự án

được xây dựng tại vị trí bến xe khách cũ của thành phố (đã được di dời ra vị trí khác) nên

không phải tiến hành thu hồi đất,đây là sự chuyển đổi chức năng sử dụng đất từ một bến xe

sang công viên phục vụ mục đích công cộng. Tổng diện tích khu đất là 3.800m2 được bố trí

như sau:

Các chức năng chính của công viên là:

- Các quảng trường – không gian trống;

- Khu vui chơi trẻ em

- Không gian tĩnh – các khu vườn

1.4. KHU VỰC ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN

Vùng ảnh hưởng của dự án bao gồm vùng dự án và các công trình phụ trợ gồm các tuyến

đường vận chuyển vật liệu, trạm xử lý nước thải kết nối và bãi rác thải sinh hoạt được liệt kê

dưới đây:

Các vật liệu xây dựng chính sử dụng chính của dự án là cảt, đá, xi măng, thép... Nguồn vật

liệu này sẽ được hợp đồng cung cấp với các cơ sở kinh doanh/khai thác cát trên điạ bàn

thành phố, đặc biệt các quận lân cận như Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn...

Hiện nay trên địa bàn quận Ninh Kiều các bãi chứa vật liệu xây dựng có khả năng cung cấp

đủ đủ các loại vật liệu thi công cần thiết cho quá trình thi công dự án. Các bãi chứa vật liệu

xây dựng có đầy đủ trang thiết bị như: cho phép xà lan trọng tải từ 100 - 200 tấn neo đậu dễ

dàng, xáng cạp, xe tải 3-15 tấn, bãi chứa từ 2.000- 10.000m2. Tuyến đường vận chuyển

Page 25: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 16

nguyên vật liệu thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ. Một số nguồn nguyên vật liệu xây

dựng cung cấp trên địa bàn thành phố Cần Thơ như sau:

Bãi chứa vật liệu xây dựng Quận Ô Môn - Cửa hàng Vật liệu xây dựng Phước Hải, có diện tích 5000 m2

Bãi chứa vật liệu xây dựng Quận Bình Thủy - Cửa hàng Vật liệu xây dựng Phan Thành, có diện tích 10.000 m2

Bãi chứa vật liệu xây dựng Quận Ninh Kiều - Doanh nghiệp tư nhân Tấn Thịnh, có diện tích 3000 m2

Bãi chứa vật liệu xây dựng Quận Cái Răng - Cửa hàng Vật liệu xây dựng Công Lập, có diện tích 3000 m2

Dự án thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Cần Thơ (KFW)công suất 30.000

m3/ngày đêm (giai đoạn 1) và mở rộng đến tổng công suất là 60.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 2)

trên diện tích 21ha, do Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Cần Thơ làm Chủ đầu

tư. Mục tiêu của dự án là xây dựng hệ thống thu gom mới và nâng cấp cải tạo tuyến cống cũ

để thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của 10 phường bao gồm An Phú, An Lạc, An Hòa,

Xuân Khánh, Thới Bình, Cái Khế, Tân An, An Cư, An Hội và An Nghiệp của quận Ninh

Kiều. Nguồn vốn được cấp từ Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) với tổng nguồn vốn đầu tư

18,723 triệu Euro. Dự án đã được khởi công tại quận Ninh Kiều trong năm 2007 và thời gian

đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012. Các hệ thống thoát nước của một số Khu LIAtại quận

Ninh Kiều và hệ thống thoát nước của khu vực Hồ Bún Xáng sẽ đấu nối và liên kết mạng lưới

thoát nước nằm trong dự án KFW theo thỏa thuận số 54/SXD ngày 21 tháng 06 năm 2011.

Vị trí của bãi đổ bùn của dự án nằm trong khu đất xây dựng của nhà máy xử lý nước thải Cái

Sâu, phường Phú Thứ, quận Cái Răng (KFW) đã được phê duyệt theo công văn số 180 ngày

30 tháng 05 năm 2011 của chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ. Cam kết bảo vệ môi trường

của dự án cũng đã được xác nhận bởi UBND quận Cái Răng số 25/GXN-UBND ngày 13

Page 26: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 17

tháng 07 năm 2011. Bùn thải từ hoạt động nạo vét các kênh rạch và hồ trong vùng dự án cũng

sẽ được vận chuyển và xử lý tại bãi này.Dự án bãi đổ bùn để tiếp nhận bùn thải từ nạo vét

cống rãnh của thành phố vận hành vào quý 3 năm 2011 được quản lý bởi Xí Nghiệp thoát

nước Cần Thơ. Diện tích 3.500m2 và mở rộng diện tích khoảng 5-6ha theo công văn số

1980/UBND-KT, của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ngày 30 tháng 05 năm 2011.

Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (xà bần), chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ dự án sẽ

hợp đồng với các đơn vị chức năng trên địa bàn thành phố Cần Thơ thu gom, vận chuyển và

xử lý tại khu xử lý chất thải rắn Ô Môn, quận Ô Môn. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Ô Môn

được đầu tư xây dựng với quy mô 47 ha tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần

Thơ. Dự án chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 hiện đã cơ bản hoàn thành các hạng mục và

đang vận hành nhà máy xử lý đốt rác vào tháng 9/2014, riêng giai đoạn 2 có diện tích 27

ha.Hiện nay, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Ô Môn đã được lắp đặt 07 lò đốt với công suất

15 tấn/ngày, 01 lò đốt công suất 150 tấn/ngày và 01 lò đốt công suất 250 tấn/ngày và đang

tiếp nhận rác của 04 quận (Ô Môn, Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy). Đơn vị quản lý vận

hành là Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư công nghệ Ecotech Việt Nam (Ecotech), dây

chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ đốt rác bằng khí tự nhiên.

Page 27: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 18

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC DỰ ÁN

2.1. ĐỊA LÝ VÀ KHÍ HẬU

Vị trí địa lý

Sáu gói thầu, gồm : CT- PW - 2.9: Hạng mục công trình chống ngập các điểm cục bộ quận

Ninh Kiều, CT- PW-2.10 hạng mục Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường

Võ Văn Kiệt và 4 gói CT- PW-2.11, CT- PW-2.12, CT- PW-2.13, CT- PW-2.14: Xây dựng

cơ sở hạ tầng xã hội được thực hiện dự án tại 4 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô

Môn, thành phố Cần Thơ.

Quận Ninh Kiều được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng

01 năm 2004 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội

thành của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ cũ. Quận Ninh Kiều có diện tích tự

nhiên 2.922,4 ha với dân số 206.213 người (hơn 95% là thị dân) sinh sống tại 13 phường.

Ranh giới hành chính của quận Ninh Kiều như sau:

- Phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long.

- Phía tây giáp huyện Phong Điền.

- Phía nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng.

- Phía bắc giáp quận Bình Thủy.

Quận Bình Thủy được thành lập theo Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của

Chính phủ, hiện có 08 phường với diện tích tự nhiên 7.068,23 ha, dân số 111.076 người. Trên

địa bàn quận có Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân khu 9, sân bay quốc tế Cần Thơ, cảng Cần

Thơ, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, nhiều đơn vị sản xuất kinh

doanh thuộc các thành phần kinh tế, có 07 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; 01 di tích lịch

sử văn hóa cấp thành phố. Ranh giới hành chính của quận Bình Thủy như sau:

- Bắc và Tây Bắc giáp quận Ô Môn.

- Tây và Tây Nam giáp huyện Phong Điền.

- Nam và Đông Nam giáp quận Ninh Kiều.

- Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Bình Minh của Tỉnh Vĩnh Long.

Quận Cái Răng được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng

1 năm 2004 của Chính phủ Việt Nam. Quận Cái Răng có 7 phường bao gồm: Ba Láng, Hưng

Phú, Hưng Thạnh, Lê Bình, Phú Thứ, Tân Phú, Thường Thạnh. Là quận nằm ở cửa ngõ phía

nam của thành phố, có Quốc lộ 1A đi qua, ngay từ khi mới thành lập, quận Cái Răng đã được

xem là trọng điểm phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ. Ranh giới hành chính của quận

Cái Răng như sau:

- Bắc giáp quận Ninh Kiều, ranh giới là sông Cần Thơ.

Page 28: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 19

- Nam giáp huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang.

- Tây giáp huyện Phong Điền, Cần Thơ và một phần của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu

Giang.

- Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long.

Quận Ô Môn là quận nội ô trực thuộc thành phố Cần Thơ (được thành lập trên cơ sở tách ra

từ huyện Ô Môn thành quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ theo Nghị định 05/2004/NĐ-CP của

Chính phủ), có diện tích 13.222 hecta, trong đó diện tích nông nghiệp 10.130,7 ha, diện tích

phi nông nghiệp 3.590 ha; dân số toàn quận hiện nay khoảng 135.970 người (trong đó các dân

tộc thiểu số chiếm 5,32% dân số, tín đồ các tôn giáo chiếm 34,45% dân số)

- Bắc giáp quận Thốt Nốt;

- Nam giáp quận Bình Thủy và huyện Phong Điền;

- Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp;

- Tây giáp huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ.

Về đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Phường Châu Văn Liêm, Phường Thới Hòa,

Phường Thới An, Phường Phước Thới, Phường Trường Lạc, Phường Thới Long, Phường

Long Hưng.

Khí hậu

Khí hậu Cần Thơ mang đặc điểm chung của khí hậu Tây Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa, có tính

chất cận xích đạo. Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa

khô và mùa mưa. Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn

(khoảng 2,50C). Độ ẩm trung bình của các tháng trong năm là 86,6%, chênh lệch độ ẩm giữa

các tháng là không lớn. Từ tháng 6 đến tháng 10 có độ ẩm cao nhất, những tháng có độ ẩm

thấp nhất trong năm là tháng 2 và tháng 3. Lượng mưa có sự phân hoá theo vùng nhưng

không rõ rệt. Nhìn chung khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn hơn khu vực Đông Nam thành

phố. Mưa ở Cần Thơ phân hoá theo mùa rất sâu sắc, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng

11, tập trung từ 92 – 97% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với

tổng lượng mưa chỉ đạt khoảng 100 mm, chiếm khoảng 3 – 8% lượng mưa cả năm. Mưa tập

trung nhiều nhất vào tháng 9, tháng 10, khoảng 270 mm. Tháng 2 ít mưa nhất, chỉ khoảng 2

mm.

2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2.1. Quận Ninh Kiều:

a. Điều kiện kinh tế:

Hoạt động thương mại - dịch vụ ổn định và phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu dịch vụ trên địa bàn tháng 11/2015 đạt 6.472 tỷ đồng, 11 tháng 59.278 tỷ đồng; trong

tháng cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 148 hộ cá thể, với tổng vốn đầu tư 24.994 triệu

Page 29: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 20

đồng, thu hút 373 lao động; giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

trên địa bàn tháng 11 ước thực hiện 2.079 tỷ đồng, trong đó, do quận quản lý ước đạt 1.339 tỷ

đồng, 11 tháng đạt 10.470 tỷ đồng, đạt 349% chỉ tiêu giao.

Tình hình thu chi ngân sách đến ngày 30 tháng 11 năm 2015: tổng thu ngân sách trong kế

hoạch là 699.311 triệu đồng, đạt 102,95% chỉ tiêu thành phố; 101,08% chỉ tiêu quận. Trong

đó, nguồn thuế công thương nghiệp được 292.096 triệu đồng, đạt 77,62%, thuế thu nhập cá

nhân 88.893 triệu đồng, đạt 138,46%, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 13.644 triệu đồng, đạt

109,15%, tiền sử dụng đất 134.377 triệu, đạt 134,38%, lệ phí trước bạ 112.717 triệu đồng đạt

115,61%, phí, lệ phí 21.312 triệu đồng, đạt 304,46%, thuế bảo vệ môi trường 374 triệu đồng,

đạt 24,93%, ghi thu ghi chi 5.525 triệu đồng đạt 44,20% và thu khác 30.373 triệu đồng, đạt

149,62% chỉ tiêu. Tổng chi là 605.755 triệu đồng, đạt 99,90% chỉ tiêu thành phố giao và bằng

90,25% dự toán của HĐND quận

b. Văn hóa – Xã hội

Thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, các chương trình phát thanh truyền hình, tổ

chức phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm các sự kiện, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

c. Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm lần thứ 33 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11;

tổ chức chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường

mầm non”; tổ chức hội thi kể chuyên, vẽ tranh, tuyên truyền giới thiệu sách; kiểm tra chuyên

ngành; kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm các trường có tổ chức bếp ăn tập thể; tiếp đoàn

kiểm tra công nhận chống mù chữ - phổ cập giáo dục năm 2015 thành phố, các đoàn kiểm tra

công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc thực hiện xây dựng các

công trình trường học.

2.2.2. Quận Bình Thủy:

a. Điều kiện kinh tế:

Năm 2015, các chỉ tiêu kinh tế của quận Bình Thủy đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nổi bật là

thu ngân sách đạt trên 233 tỉ đồng, đạt trên 125% dự toán thành phố giao. Giá trị sản xuất

công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 15.953 tỉ đồng (Giá so sánh 2010) đạt 106,35% chỉ tiêu

thành phố. Ở lĩnh vực nông nghiệp quận tập trung hỗ trợ nông dân đẩy mạnh ứng dụng khoa

học kỹ thuật vào sản xuất, kết nối tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của

nông dân, đồng thời, phê duyệt và triển khai Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, đào tạo

nghề ba phường Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông gắn với tiêu chí nâng chất phường

văn hóa giai đoạn 2015 – 2020”, tạo tiền đề để quận đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Từ nguồn vốn được giao trong năm 2015 là 140,898

tỷ đồng, quận đã bố trí vốn cho 70 danh mục công trình với khối lượng thực hiện ước cả năm

đạt trên 164 tỷ đồng, đạt 116,49% kế hoạch, giải ngân 136,171 tỷ đồng, đạt 96,64% kế

hoạch. Trong năm, quận đã khởi công mới 25 công trình, hoàn thành 21 công trình. Ngoài ra,

Page 30: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 21

quận vận động xã hội hóa 141,763 tỷ đồng, đạt 105,1% kế hoạch để phục vụ công tác xây

dựng cơ bản trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng nhà thông tin khu vực, nhà đại đoàn

kết, nâng cấp các cầu, đường, hẻm tại các phường, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa

bàn.

b. Văn hóa – xã hội

Đặc biệt là tập trung vận động xã hội hoá chăm lo tết, cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn

cảnh khó khăn được vui xuân đón tết , thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, các

đồng chí lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh… Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt

động thương mại - dịch vụ gắn với kiểm soát, quản lý chặt giá cả thị trường. Sắp xếp các điểm

chợ Tết, đảm bảo trật tự, văn minh, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân.

2.2.3. Quận Cái Răng:

a. Điều kiện kinh tế:

Theo UBND quận Cái Răng, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 phát triển ổn

định, trật tự, kỷ cương đô thị dần đi vào nề nếp, đảm bảo an sinh xã hội. Công tác xã hội hóa

trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, các hoạt động văn hóa – văn nghệ diễn ra

sôi nổi. Cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm thực hiện; công tác giải quyết đơn khiếu

nại tố cáo được tập trung, số lượng đơn khiếu kiện giảm so với cùng kỳ. Quốc phòng được

tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong đó, ước 6 tháng

đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thực hiện được 2.172,8 triệu

đồng, đạt 51,7% kế hoạch năm. Tổng diện tích lúa thực hiện là 826ha, đã thu hoạch 716ha lúa

đông xuân với sản lượng đạt 4.868,8 tấn, đạt 69,7%. Tổng thu ngân sách đến ngày 31-5-2014

là 165.904 triệu đồng, đạt 52,36%. Đến nay, đã giải ngân xây dựng cơ bản được

55.544/94.876 triệu đồng, đạt 58,54%. Đồng thời, quận đã cấp 1.960 giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất các loại với diện tích 92,25ha.

b. Văn hóa – xã hội

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện tốt

công tác nâng cấp, nâng chất các phường văn hóa và các khu vực văn hóa trong toàn quận;

tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, kiểm tra các hoạt động

quảng cáo, đảm bảo vẽ mỹ quan đô thị.

Page 31: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 22

2.2.4. Quận Ô Môn:

a. Kinh tế

Về sản xuất công nghiệp: Trong tháng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

ước thực hiện được 942 tỷ 035 triệu đồng (giá so sánh năm 2010). Nâng tổng giá trị thực hiện

từ đầu năm đến nay được 2.839 tỷ 006 triệu đồng, đạt 23,4%/KH, so cùng kỳ tăng 12%.

Về Thương mại – dịch vụ: phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá các loại hình. Tổng số

cơ sở thương mại và dịch vụ trên địa bàn quận hiện tại là 5.655 cơ sở, tăng 50 cơ sở trong quý

I/2015, với khoảng 12.045 lao động.

Về sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục phát triển cả chăn nuôi và trồng trọt. Nâng cao chất lượng

sản phần bằng thành tựu khoa học kỹ thuật

b. Văn hóa – xã hội

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện tốt

công tác nâng cấp, nâng chất các phường văn hóa và các khu vực văn hóa trong toàn quận;

tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, kiểm tra các hoạt động

quảng cáo, đảm bảo vẽ mỹ quan đô thị. Đẩy mạnh công tác xây dựng phường văn hóa Châu

Văn Liêm. Xây dựng kế hoạch nâng chất phường văn hóa và các khu vực văn hóa năm 2015,

Kế hoạch tổ chức ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3.

c. Giáo dục đào tạo

Chuẩn bị nội dung tiếp đoàn Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố kiểm tra công nhận trường

Mầm non Trường Lạc đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường

lợp giai đoạn 2015 – 2020 định hướng đến năm 2030. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy

và học; tổ chức nhiều phong trào, hội thi cấp quận để chọn nguồn bồi dưỡng dự thi cấp thành

phố. Tham dự các phong trào, hội thi cấp thành phố đều đạt thứ hạng cao.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, từ đầu năm học 2014 – 2015 đến nay, đã vận động “3 đủ”

chăm lo cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 1.352.780.000 đồng, so

cùng kỳ năm học trước tăng 463.281.000 đồng.

2.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG

Thành phố Cần Thơ có năm nhà máy xử lý nước: Cần Thơ 1 (50.000 m3/ngày), Cần Thơ 2

(40.000 m3/ngày), Trà Nóc (10.000 m3/ngày), Hưng Phú (10.000 m3/ngày) và Ô Môn (2.400

m3/ngày). Nguồn nước thô được thu hồi từ Hậu, Cần Thơ và sông Ô Môn.

Cả hai quận Bình Thủy và Ninh Kiều không có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt, và chỉ có

một tỷ lệ phần trăm nhỏ của những con hẻm có hệ thống thoát nước đầy đủ. Năng lực thoát

nước của các hồ và kênh rạch hiện có là người nghèo, dẫn đến tình trạng ngập úng và lũ lụt ở

địa phương sau khi mưa lớn. Mực nước lũ có thể đạt khoảng 0,3 - 0,4 m ở một số nơi, kéo dài

trong vài giờ. Trong 31 khu thua nhập thấp, nước thải và chất thải sinh hoạt không được thu

tiền nhưng được thải / xử lý trực tiếp vào hồ và kênh rạch, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Page 32: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 23

Chất thải rắn đô thị được thu thập chủ yếu từ 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô

Môn). Năng lực thu gom và vận chuyển khoảng 416 tấn / ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải là

55% tổng lượng chất thải của thành phố. Hai bãi rác phục vụ thành phố: (i) Khu liên hợp xử

lý chất thải rắn Ô Môn được đầu tư xây dựng với quy mô 47 ha tại phường Phước Thới, quận

Ô Môn, thành phố Cần Thơ và (ii) Bãi đổ bùn thải Cái Sâu, phường Phú Thứ, quận cái Răng

với tổng diện tích 3,5ha; nó có thể được mở rộng đến 6 ha. Việc mở rộng bãi đổ bùn thải tại

Phú Thứ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2011. Đây là hai bãi đổ thải sẽ tiếp nhận chất

thải phát sinh từ các hạng mục bổ sung của Tiểu dự án thành phố Cần Thơ.

2.4. MÔI TRƯỜNG

Phân tích các mẫu không khí cho thấy chất lượng không khí đã xấu đi do bụi và khí thải xe

cộ. Nồng độ ô nhiễm không khí và mức độ tiếng ồn cao, và không phù hợp với các tiêu chuẩn

quốc gia hiện hành.

Bề mặt nước trong khu vực tiểu dự án đang bị ô nhiễm với các chất hữu cơ và vi sinh vật từ

chất thải và nước thải. Nồng độ BOD5, COD, N là 1,2 - cao hơn ngưỡng quy định 4,3 lần.

Các Coliform là 10 - cao hơn so với ngưỡng hiện 100 lần.

Nguồn nước ngầm tại địa phương bị ô nhiễm bởi ammonia và coliform trong 4 quận của khu

vực dự án, vượt ngưỡng tiêu chuẩn bởi 1,8-24 lần. Ô nhiễm nước ngầm có khả năng gây ra

bởi nước thải rò rỉ từ giếng bỏ hoang hoặc không đúng cách kín; việc sử dụng quá mức phân

bón cũng có thể góp phần gây ô nhiễm nước ngầm.

(Nguồn: báo cáo giám sát môi trường – Dư án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu

Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ)

Bảng 3. Kết quả phân tích chất lượng bùn nạo vét

STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả quan trắc QCVN 43:2012/BTN

MT

QCVN 03:2008/BTN

MT B1 B2 B3 B4 B5 B6

1 pH - 6,7 6,8 6,6 6,8 6,7 6,8 - -

2 Cu mg/K

g 22,4 32,7 25,7 68,7 20 18

197 70

3 Zn mg/K

g 40,0 34,7 65,0 90 38,0 33,7

315 200

4 Pb mg/K

g 29,5 28 41,1 43 20,5 22

91,3 120

5 As mg/K

g KPH KPH 1

KPH

KPH

KPH

17 12

6 Hg mg/K

g 0,03*103 KPH KP

H KPH

KPH

KPH

0,5 0,49 *103 ***

Thời gian lấy mẫu: 20/8/2015

Vị trí: các mẫu bùn nạo vét được lấy tại 6 vị trí như sau

- B1: Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, phường Châu Văn Liêm

- B2. Trường mần non Sao Mai, phường Châu Văn Liêm

- B3: Trường mầm non Bình Thủy

Page 33: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 24

- B4: Trạm Y tế phường Trà Nóc

- B5: Trường mầm non KDC 91B

- B6: Trường mần non Thới Nhựt 2

Kết quả phân tích cho thấy mẫu bùn tại điểm trên có các chỉ tiêu phân tích đều đạt QCVN

43:2012/BTNMT và – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng trầm tíchQCVN 03:2008/BTNMT -

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất.

Page 34: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 25

CHƯƠNG 3:NHẬN DẠNG CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG

3.1. CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TIỀM TÀNG

Việc thực hiện các hạng mục: Công trình chống ngập cục bộ quận Ninh Kiều (gói thầu CT –

PW - 2.9) và hạng mục Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt

(gói thầu CT – PW - 2.10), Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam (CT-PW-2.4);

Đường trong khu LIA; Đường vành đai Phi trường (CT-PW - 1.9); Cải tạo các tuyến đường

phường Lê Bình, quận Cái Răng (CT-PW - 2.2); Xây mới các trường học, Cải tạo, nâng cấp

các trường học, Xây dựng trạm Y tế; Xây dựng công viên Hùng Vương: xây dựng cơ sở hạ

tầng, sẽ tạo ra những tác động tích cực đến điều kiện môi trường và các dịch vụ hạ tầng của

thành phố Cần Thơ nói chung và bốn quận Ninh Kiều và Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn nói

riêng. Tác động tích cực quan trọng của dự án như sau:

- Giao thông đô thị Giao thông đô thị: Xây dựng những con đường mới và cải thiện một

số tuyến đường đô thị hiện có sẽ làm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông đáp ứng cho

mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng trong khu vực. Việc xây dựng đường giao thông mới sẽ

làm tăng giá trị đất dọc con đường và kết nối khu vực, góp phần vào sự phát triển kinh

tế-xã hội của thành phố và khu vực trong trung và dài hạn.

- Thoát nước mưa và nước thải: Nâng cao năng lực của hệ thống thoát nước, thu gom và

xử lý nước thải, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường để đảm bảo sức khỏe của người

dân, góp phần cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, và góp phần vào sự phát triển chung

của thành phố.

- Hạ tầng xã hội (trường học, trạm Y tế): Nâng cao điều kiện dậy và học của giáo viên và

học sinh từ đó tào cơ sở nâng cao chất lượng dạy và học, và chất lượng khám chữa bệnh

ban đầu cho người dân địa phương.

3.2. NHẬN DẠNG CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG

3.2.1. Loại hình, quy mô của tác động

Một đánh giá tổng quan nhất về các tác động tiêu cực được trình bày trong bảng dưới. Đây là

những đánh giá khái quát và đầy đủ cho các hạng mục sử dụng vốn kết dư của dự án:

Loại hình và quy mô của các tác động tiêu cực tiềm tàng chia theo các Hạng mục: Công trình

chống ngập các điểm cục bộ quận Ninh Kiều thuộc (gói thầu CT –PW – 2.9) và Hạng mục

Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt thuộc (gói thầu CT –PW

– 2.10), Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam (CT-PW-2.4); Đường trong khu

Lia; Đường vành đai Phi trường (CT-PW - 1.9); Cải tạo các tuyến đường phường Lê Bình,

quận Cái Răng (CT-PW - 2.2); Xây mới các trường học, Cải tạo, nâng cấp các trường học,

Xây dựng trạm Y tế; Xây dựng công viên Hùng Vương, sử dụng vốn kết dư dự án thuộc dự án

nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – tiểu dự án thành phố Cần Thơ được tóm tắt

trong bảng dưới đây.

Các giai đoạn hoạt động của Tiểu dự án gây tác động tới môi trường tự nhiên và xã hội ở các mức độ khác nhau. Việc xác định các nguồn gây tác động môi trường khi triển khai Tiểu dự án được phân theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn I - Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: Lập báo cáo đầu tư dự án, thiết kế, đền bù và giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn...

Page 35: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 26

- Giai đoạn II - Giai đoạn xây dựng: San nền, thi công xây dựng các hạng mục công trình, kỹ thuật và lắp đặt thiết bị...

- Giai đoạn III – Giai đoạn vận hành.

Báo cáo này sử dụng bảng ma trận tác động để sàng lọc các tác động theo thể loại riêng (vật

lý, sinh học, xã hội...) và theo từng hợp phần hạng mục công trình của Tiểu dự án. Mức độ tác

động được quy định như sau: N – không ảnh hưởng; L: thấp – đối với các công trình nhỏ, ảnh

hưởng nhỏ, cục bộ, có thể đảo ngược, tạm thời; M: trung bình– đối với các công trình nhỏ

trong đô thị/các khu vực nhạy cảm, các công trình qui mô vừa với các ảnh hưởng trung bình

có thể đảo ngược, giảm thiểu và quản lý được, cục bộ và tạm thời; H: cao – đối với các công

trình qui mô vừa trong các vùng đô thị hẹp và vùng nhạy cảm, các công trình qui mô lớn với

các tác động đáng kể (về xã hội và môi trường), trong đó một số tác động không thể phục hồi

được và yêu cầu đền bù. Các tác động khác còn lại của dự án (sau khi thực hiện các biện pháp

giảm thiểu) được trình bày trong Mục 4 là hầu như không đáng kể.

Nhìn chung, các hoạt động của 10hạng mục xây dựng bổ sung của Tiểu dự án thành phố Cần

Thơsẽ chỉ liên quan đến xây dựng các công trình dân dụng qui mô nhỏ và vừa, do vậy chỉ gây

các tác động tạm thời cục bộ, có thể đảo ngược và có thể được giảm thiểu thông qua áp dụng

công nghệ tốt, và các hoạt động quản lý xây dựng đòi hỏi phải được giám sát sát xao các nhà

thầu và tham vấn cộng đồng địa phương.

Page 36: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 27

Bảng 3.1. Mức độ của các tác động tiêu cực của dự án

Hợp phần Vật lý Sinh học Xã hội Các tác động khác

Ghi chú

Không khí, tiếng ồn, rung động

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng, các nơi cư trú tự nhiên

Cá, hệ sinh thái thủy sinh

Thu hồi đất, tái định cư

Dân tộc bản địa

Tài sản văn hóa vật thể

Xáo trộn đối với cuộc sống cư dân

Lụt lội cục bộ và an toàn giao thông

Tác động bên ngoài khu vực dự án

1. Công trình chống ngập các điểm cục bộ quận Ninh Kiều (CT- PW - 2.9):Hệ thống thoát nước thải riêng biệt Lý Tự Trọng- Phan Văn Trị, đại lộ Hòa Bình; Cải tạo mặt đường, hệ thống thoát nước, cây xanh, vỉa hè, chiếu sáng đường 30/4 từ công viên đến đường Mậu Thân; Chống ngập nút giao Võ Văn Kiệt – Mậu Thân, Cải tạo hệ thống vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng đại lộ Hòa Bình từ đại lộ Hòa Bình đến công viên Lưu Hữu Phước; tuyến thoát nước D1000 từ Trần Văn Hoài đến Mậu Thân

Tiền xây dựng L L L N N N N N M L L Các tác động qui mô nhỏ được trình bày trong Qui tắc môi trường thực hành (ECOPs) (xem trong bảng 5.1 bên dưới)

Các công trình này được xây dựng trên các tuyến hiện hữu đã có sẵn mặt bằng nên không có thu hồi đất và TĐC.

Các vấn đề có thể bao gồm nhu cầu đất đắp từ bên ngoài lụt lội cục bộ, ảnh hưởng đến giao thông, kinh doanh buôn bán của các hộ dân sống trong khu vực.

Ảnh hưởng tới giao thông, đi lại và kinh doanh buôn bán của các hộ dân dọc hai bên đường Đại Lộ Hòa Bình và đường 30/4.

Xẩy ra tình trạng ngập úng cục

Xây dựng M M M N N N N N M M M

Page 37: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 28

Hợp phần Vật lý Sinh học Xã hội Các tác động khác

Ghi chú

Không khí, tiếng ồn, rung động

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng, các nơi cư trú tự nhiên

Cá, hệ sinh thái thủy sinh

Thu hồi đất, tái định cư

Dân tộc bản địa

Tài sản văn hóa vật thể

Xáo trộn đối với cuộc sống cư dân

Lụt lội cục bộ và an toàn giao thông

Tác động bên ngoài khu vực dự án

bộ tại khu vực thi công.

Operation M N L N N N N N N N Đảm bảo vận hành và bảo dưỡng đầy đủ liên quan đến quản lý chất thải, nước thải sẽ

2.Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt (CT- PW - 2.10)

Hạng mục: Đầu tư xây dựng đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt (quy mô lòng đường 21m vỉa hè, tiểu đảo; đầu tư hệ thống cấp nước, thoát nước, chiếu sáng công cộng, cây xanh vỉa hè tổng chiều dài 475m)

Tiền xây dựng. L L L N N N N N L N N Tuyến đường này được làm mới trên khu đất đã đền bù giải tỏa mặt bằng theo quy hoạch nên không có thu hồi đất và TĐC

Khối lượng vật liệu đào đắp trung bình, các tác động bên ngoài công trường (các nguồn vật liệu và bãi đổ thải); có thể gây lụt cục bộ

Xây dựng M M L N N N N N

M M M

Vận hành M L L L N N N N L M N tác động về an toàn giao thông, tiếng ồn

3.Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam (CT-PW - 2.4)

Tiền xây dựng L N N N N N N N N N N Các công trình quy mô vừa với những tác động nhỏ (xem thêm

Xây dựng M M M N N N N N L M M

Page 38: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 29

Hợp phần Vật lý Sinh học Xã hội Các tác động khác

Ghi chú

Không khí, tiếng ồn, rung động

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng, các nơi cư trú tự nhiên

Cá, hệ sinh thái thủy sinh

Thu hồi đất, tái định cư

Dân tộc bản địa

Tài sản văn hóa vật thể

Xáo trộn đối với cuộc sống cư dân

Lụt lội cục bộ và an toàn giao thông

Tác động bên ngoài khu vực dự án

chú giải (2) dưới đây)

Tuyến đường này được mở rộng theo đường hiện trạng, phần đất mở rộng là đất trống theo chỉ giới đường giao thông đã đền bù và giải tỏa mặt bằng theo quy hoạch.

Khối lượng vật liệu đào đắp trung bình, các tác động bên ngoài công trường (các nguồn vật liệu và bãi đổ thải); có thể gây lụt cục bộ

Vận hành M N L N N N N N N N N tác động về an toàn giao thông, tiếng ồn

4. Đường trong khu LIA ( CT – PW - 1.1, CT – PW - 1.2, CT – PW - 1.3, CT – PW - 1.4, CT – PW - 1.5 và CT – PW - 1.6)

Tiền xây dựng L N N N N M N N L L N Có 148 hộ BAH với diện tích là 1.184m2. Tuy nhiên, qua tham vấn, toàn bộ các hộ BAH đã tự nguyện hiến đất cho dự án.

Các công trình quy mô vừa với những tác động nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây)

Xây dựng M M M N N N N N M M M

Vận hành L L N N N N N N N N N

5. Đường vành đai phi trường (tuyến B)

Page 39: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 30

Hợp phần Vật lý Sinh học Xã hội Các tác động khác

Ghi chú

Không khí, tiếng ồn, rung động

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng, các nơi cư trú tự nhiên

Cá, hệ sinh thái thủy sinh

Thu hồi đất, tái định cư

Dân tộc bản địa

Tài sản văn hóa vật thể

Xáo trộn đối với cuộc sống cư dân

Lụt lội cục bộ và an toàn giao thông

Tác động bên ngoài khu vực dự án

Tiền xây dựng L N N N N N N N N N N Các công trình quy mô vừa với những tác động nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây)

Tuyến đường này xây dựng trên khu đất trống đã đền bù và giải tỏa mặt bằng theo QH.

Xây dựng M M M N N N N N L M M Khối lượng vật liệu đào đắp trung bình, các tác động bên ngoài công trường (các nguồn vật liệu và bãi đổ thải); có thể gây lụt cục bộ

Vận hành M N N N N N N N N M N tác động về an toàn giao thông, tiếng ồn

6. Cải tạo các tuyến đường phường Lê Bình, quận Cái Răng (CT-PW - 2.2)

Tiền xây dựng L L L N N N N N L L N Các công trình quy mô vừa với những tác động nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây

Tuyến đường này được mở rộng theo đường hiện trạng, phần đất mở rộng là đất trống theo chỉ giới đường giao thông đã đền bù và giải tỏa mặt bằng theo QH.

Xây dựng M M L N N N N N M M M

Vận hành M N N N N N N N N L N

Page 40: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 31

Hợp phần Vật lý Sinh học Xã hội Các tác động khác

Ghi chú

Không khí, tiếng ồn, rung động

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng, các nơi cư trú tự nhiên

Cá, hệ sinh thái thủy sinh

Thu hồi đất, tái định cư

Dân tộc bản địa

Tài sản văn hóa vật thể

Xáo trộn đối với cuộc sống cư dân

Lụt lội cục bộ và an toàn giao thông

Tác động bên ngoài khu vực dự án

7. Xây dựng mới các trường học

Tiền xây dựng L N N N N N N N L L N Các công trình quy mô vừa với những tác động nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây

Xây dựng mới tại các khu đất đã bồi thường, giải tỏa mặt bằng theo quy hoạch cho mục đích giáo dục.

Nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận hành

Xây dựng M M L N N N N N M M L

Vận hành L M M N N N N N L L N

8. Nâng cấp, cải tạo các trường học

Tiền xây dựng L N N N N N N N L L N Các công trình quy mô vừa với những tác động nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây

Nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận hành

Xây dựng M M L N N N N N L M L

Vận hành L M M N N N N N N L N

9. Xây dựng trạm Y tế

Tiền xây dựng L N N N N N N N L L N Các công trình quy mô vừa với những tác động nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây

Nước thải sinh hoạt và chất thải

Xây dựng M M L N N N N N L L L

Vận hành L M M N N N N N N L N

Page 41: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 32

Hợp phần Vật lý Sinh học Xã hội Các tác động khác

Ghi chú

Không khí, tiếng ồn, rung động

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng, các nơi cư trú tự nhiên

Cá, hệ sinh thái thủy sinh

Thu hồi đất, tái định cư

Dân tộc bản địa

Tài sản văn hóa vật thể

Xáo trộn đối với cuộc sống cư dân

Lụt lội cục bộ và an toàn giao thông

Tác động bên ngoài khu vực dự án

rắn sinh hoạt trong quá trình vận hành

Nước thải y tế và chất thải rắn y tế nguy hại

10. Xây dựng công viên Hùng Vương

Tiền xây dựng L N N N N N N N L L N Các công trình quy mô vừa với những tác động nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây

Nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình vận hành

Xây dựng M M M N N N N N L M M

Vận hành L L L N N N N N L L N

Chú ý: (1) Các tiêu chuẩn sau được sử dụng để đánh giá các mức độ ảnh hưởng: N –không ảnh hưởng; L – Các công trình nhỏ, ảnh hưởng nhỏ, cục bộ, có thể đảo ngược, tạm thời; M – Các công trình nhỏ trong đô thị /các khu vực nhạy cảm, các công trình qui mô vừa với các ảnh hưởng trung bình có thể đảo ngược, giảm thiểu và quản lý được, cục bộ và tạm thời; H – Các công trình qui mô vừa trong các vùng đô thị hẹp và vùng nhạy cảm, các công trình qui mô lớn với các tác động đáng kể (về xã hội và môi trường) không thể đảo ngược được và yêu câu đền bù; Cả M và H cần giám sát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu cũng như năng lực đầy đủ về các chính sách an toàn.

(2) Các công trình qui mô vừa và nhỏ, hầu hết các tác động là cục bộ, tạm thời và có thể được giảm thiểu thông qua áp dụng các thực hành quản lý và công nghệ tốt và với sự giám sát, quan trắc và tham vấn chặt chẽ với cộng đồng địa phương.

Page 42: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 33

3.2.2. Tác động kinh tế xã hội

a) Tác động thu hồi đất:

Đối với 10 hạng mục xây dựng, nâng cấp và mở rộng bổ sung của Tiểu dự án thành phố Cần

Thơ, có 9 hạng mục (ngoại trừ hạng mục số 4 - Nâng cấp mở rộng các đường trong khu LIA)

đều được xây dựng hoặc mở rộng trên diện tích đất đã được đền bù, giải tỏa mặt bằng theo quy

hoạch (đất sạch phục vụ cho các dự án phát triển theo quy hoạch của Thành phố), hoặc đất hiện

có trong khuôn viên các trường học/cơ sở nên các tác động về thu hồi đất và tái định cư là không

có và khá thuận lợi dưới sự hỗ trợ của chính quyền các cấp tại địa bàn dự án.

Riêng đối với hạng mục số 4 - Nâng cấp mở rộng các đường trong khu LIA sẽ mở rộng các

tuyến đường hiện trạng từ 5 - 7m lên 6 -15m sẽ ảnh hưởng tới đất thổ cư và hàng rào của 21 hộ

gia đình với diện tích bị ảnh hưởng là 9.342m2. Tuy nhiên, trong quá trình tham vấn, các hộ bị

ảnh hưởng này đã đồng ý tự nguyện hiến đất phục vụ dự án. Do đó, đối với hạng mục này chỉ có

thu hồi đất nhưng không phải bồi thường, hỗ trợ hoặc tái định cư.

Do vậy, nhìn chung những tác động về thu hồi đất và tái định cư khi thực hiện đầu tư xây dựng

và nâng cấp 10 hạng mục bổ sung của Tiểu dự án là không đáng kể và có thể kiểm soát được.

Chi tiết đánh giá đối với từng hạng mục sẽ được trình bày tại mục 3.3 bên dưới.

b) Tác động rà phá bom mìn và vật liệu nổ:

Nhằm mục đích đảm bảo an toàn an toàn trong suốt thời gian triển khai xây dựng các hạng mục

bổ sung của dự án, các hoạt động rà phá bom mìn, vật liệu nổ sẽ được lên kế hoạch chi tiết và

thực hiện một cách cẩn trọng. Phạm vi dự kiến thực hiện rà phá bom mìn được tiến hành với các

hạng mục công trình, bao gồm: xây dựng và mở rộng đường, xây dựng và mở rộng các trường

học, trạm y tế.

c) Tác động xã hội khác:

Tác động xã hội tiềm tàng khác lên các cộng đồng địa phương như những người có liên quan đến

giao thông, an toàn đường bộ, an toàn công cộng, hoặc sự gián đoạn trong quá trình giải phóng

mặt bằng, xây dựng và vận hành sẽ được đánh giá tại mục 3.3 bên dưới.

3.2.3. Tác động tiềm tàng đến tài sản văn hóa vật thể

Trong khu vực thực hiện dự án không có các tài sản văn hóa vật thể.

3.2.4. Tác động tiềm tàng đến sinh cảnh tự nhiên

Tất cả các khu vực dự án chủ yếu nằm trong đất đô thị, không có hạng mục nào sử dụng đất nông

thôn được dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Do vậy, sẽ không có tác động đáng kể nào

đến cảnh quan do các hoạt động thi công xây dựng của dự án.

Page 43: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 34

3.3. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HẠNG MỤC

3.3.1. Tác động do hạng mục chống ngập cục bộ quận Ninh Kiều (gói thầu CT – PW 2.9)

– Làm hệ thống thoát nước thải riêng biệt Lý Tự Trọng - Phan Văn Trị, đị lộ Hòa Bình;

– Cải tạo mặt đường, hệ thống thoát nước, cây xanh, vỉa hè, điện chiếu sáng đường 30/4 từ công viên đến Mậu Thân. Tổng chiều dài 573,2m;

– Chống ngập nút giao Võ Văn Kiệt – Mậu Thân: Nâng cấp mặt đường, vỉa hè, hố trồng cây và nâng cấp hệ thống thoát nước;

– Cải tạo hệ thống vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng đại lộ Hòa Bình đoạn từ cầu Ninh Kiều đến công viên Lưu Hữu Phước;

– Tuyến thoát nước D1000 từ Trần Văn Hoài đến Mậu Thân

Giai đoạn tiền thi công:

Tác động thu hồi đất và tái định cư:

Các hạng mục công trình này đều được thực hiện trên các tuyến đường/cống thoát nước hiện hữu

nên không có thu hồi đất, tái định cư.

Tác động từ hoạt động rà phá bom mìn:

Các hạng mục công trình này đều được thực hiện trên các tuyến đường/cống thoát nước hiện

hữu, hoạt động rà phá bom mìn đã được thực hiện khi đầu tư xây dựng các tuyến này, nên trong

quá trình thực hiện cải tạo những tuyến này sẽ không phải thực hiện công việc rà phá bom mìn.

Giai đoạn thi công xây dựng:

Không khí, tiếng ồn, rung:

– Hoạt động xây dựng sẽ tạo ra các nguy hại về không khí, tiếng ồn, độ rung, giao thông và các nhà thầu sẽ được yêu cầu để có những hành động để giảm thiểu các tác động. Mùi và các tạp chất khác sẽ gia tăng do việc nạo vét, vận chuyển và xử lý bùn ướt chứa các kim loại nặng và hàm lượng hữu cơ cao, từ một khu vực đông dân cư, với cách tiếp cận khó khăn.

– Thiết kế chi tiết đã bao gồm các vấn đề về quản lí bùn bao gồm: Nạo vét, vận chuyển bằng xe tải mui kín và đổ thải ở bãi thải thích hợp, và một bản Kế hoạch quản lý bùn/vật liệu nạo vét (DMMP) sơ bộ được tư vấn TKCT và IEMC phối hợp chuẩn bị cũng yêu cầu cần có hợp đồng đổ thải từ các nhà thầu thi công.

Giao thông:

– Các hạng mục này đều nằm ở các vị trí giao thông quan trọng, có mật độ giao thông cao. Quá trình thi công có thể làm ảnh hưởng tới quá trình đi lại của người dân, làm tăng quãng đường các phương di chuyển do phải đi đường vòng, gây ùn tắc giao thông cục bộ, gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.

Đất, nước, bùn:

– Quá trình nạo vét, đào, đắp vận chuyển nguyên vật liệu thi công có thể gây ảnh hưởng nếu chất thải không được xử lý.

– Việc nâng cấp trong mùa mưa có thể gây ngập úng tạm thời ở một vài địa điểm.

Page 44: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 35

Giai đoạn vận hành

An toàn đường bộ:

– An toàn đường bộ có thể sẽ là những tác động quan trọng trong quá trình hoạt động của đường. Kinh nghiệm cho thấy rằng tình trạng này có thể được quản lý, nhưng nâng cao kiến thức của người dân về các quy định và thực tiễn sử dụng đường bộ cũng như giám sát và thực thi tốc độ lái xe và hành vi có thể giúp giảm thiểu các tác động

– Trong dài hạn, mặt đường kém do việc bảo trì và xe tải quá tải có thể sẽ ảnh hường do ngân sách không đủ để bảo dưỡng kịp thời và thực thi hiệu quả các quy định. Những cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề này.

Không khí, ồn và rung:

– Ảnh hưởng không khí, tiếng ồn, độ rung trong vùng dự án sẽ được tăng lên tuy nhiên các tác động sẽ là nhỏ do mật độ thấp của lưu lượng giao thông. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương cần phải nhận thức được các biện pháp khác nhau có thể được sử dụng để giảm tác động tiềm tàng về bụi, tiếng ồn, và rung động.

– Trong dài hạn khi lưu lượng giao thông cao, tổng hợp của bụi, khí cạn kiệt, tiếng ồn, độ rung có thể là một vấn đề tích lũy nhưng điều này có thể được giảm nhẹ thông qua kế hoạch dài hạn.

3.3.2. Tác động do xây dựng đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn

Kiệt (gói thầu CT- PW - 2.10)

Gia đoạn tiền thi công:

Thu hồi đất và tái định cư:

Diện tích đất sẽ sử dụng để xây dựng hạng mục đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với

đường Võ Văn Kiệt là 1.500m2. Tuy nhiên, phần diện tích đất này đã được đền bù, giải tỏa mặt

bằng (đất sạch phục vụ cho các dự án phát triển theo quy hoạch của Thành phố). Do vậy, đối với

hạng mục này sẽ không có tác động về thu hồi đất hay di chuyển mồ mả.

Hoạt động rà phá bom mìn:

Hoạt động rà phá bom mìn sẽ phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng tuyến đường này để giảm

thiểu các tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìnkhi thi công đào đắp, xây dựng tuyến đường.

Gia đoạn thi công xây dựng:

Không khí, tiếng ồn, rung:

– Trong quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng, hoạt động của máy hạng nặng, thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Khu vực dự án có dân số thấp và hầu hết các các khu vực xây dựng được đặt tại các khu vực mở, các tác động tiềm năng được coi là vừa phải, khu trú, tạm trú, có thể được giảm nhẹ thông qua quản lý và thực tiễn xây dựng tốt. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 200 m từ nguồn phát thải có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tuy nhiên các tác động sẽ nhỏ và tạm thời. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

Page 45: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 36

– Đối với các khu vực dân cư nằm hơn 100m từ khu vực dự án, các tác động trên là không đáng kể.

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động

Đất, nước:

Trong san lấp mặt bằng, đất mặt (bao gồm đất hữu cơ và cát) sẽ được đào (khoảng 4.693,3 m3) và được sử dụng cho san lấp mặt. Tổng khối lượng đất và cát để được vận chuyển từ mỏ đá và các nguồn để xây dựng kè là khoảng 20.181,2 m3.Cát dùng cho san lấp mặt bằng sẽ được vận chuyển từ quận Thốt Nốt. Tất cả nguồn nguyên liệu sẽ được kiểm soát bởi các quy định về môi trường của các hợp đồng xây dựng

Chất thải/bùn:

Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Người ta ước tính rằng đối với 150 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 75 kg chất thải/ngày.

An ninh xã hội và an toàn lao động:

– Khoảng 150 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng và an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

Giai đoạn vận hành:

An toàn đường bộ:

– An toàn đường bộ có thể sẽ là những tác động quan trọng trong quá trình hoạt động của đường. Kinh nghiệm cho thấy rằng tình trạng này có thể được quản lý, nhưng nâng cao kiến thức của người dân về các quy định và thực tiễn sử dụng đường bộ cũng như giám sát và thực thi tốc độ lái xe và hành vi có thể giúp giảm thiểu các tác động

– Trong dài hạn, mặt đường kém do việc bảo trì và xe tải quá tải có thể sẽ ảnh hường do ngân sách không đủ để bảo dưỡng kịp thời và thực thi hiệu quả các quy định. Những cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề này.

Không khí, ồn và rung:

– Ảnh hưởng không khí, tiếng ồn, độ rung trong vùng dự án sẽ được tăng lên tuy nhiên các tác động sẽ là nhỏ do mật độ thấp của lưu lượng giao thông. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương cần phải nhận thức được các biện pháp khác nhau có thể được sử dụng để giảm tác động tiềm tàng về bụi, tiếng ồn, và rung động.

– Trong dài hạn khi lưu lượng giao thông cao, tổng hợp của bụi, khí cạn kiệt, tiếng ồn, độ rung có thể là một vấn đề tích lũy nhưng điều này có thể được giảm nhẹ thông qua kế hoạch dài hạn

3.3.3. Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam (gói thầu CT-PW-2.4)

Giai đoạn tiền thi công:

Page 46: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 37

Tác động thu hồi đất và tái định cư:

Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam, được mở rộng theo nền đường hiện tại, phần

mở rộng đường là phần đất trống đã được quy hoạch hai bên đường do vậy không có thu hồi đất

và tái định cư.

Hoạt động rà phá bom mìn:

Hoạt động rà phá bom mìn sẽ phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng tuyến đường này để giảm

thiểu các tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìnkhi thi công đào đắp, xây dựng mở rộng

tuyến đường.

Giai đoạn thi công xây dựng:

Không khí, tiếng ồn, rung:

– Trong quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng, hoạt động của máy hạng nặng, thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Khu vực dự án có dân số thấp và hầu hết các các khu vực xây dựng được đặt tại các khu vực mở, các tác động tiềm năng được coi là vừa phải, khu trú, tạm trú, có thể được giảm nhẹ thông qua quản lý và thực tiễn xây dựng tốt. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 200 m từ nguồn phát thải có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tuy nhiên các tác động sẽ nhỏ và tạm thời. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

– Quá trình thi công trong khu vực dân cư cho nên các phát sinh về khí thải, tiếng ồn và độ rung sẽ ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động sinh hoạt hàng này của người dân.Tuy nhiên, khoảng cách nằm hơn 100m từ khu vực dự án, các tác động trên là không đáng kể.

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động.

Nước thải sinh hoạt:

– Dự kiến lượng nước sử dụng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trình khoảng 45 lít/người/ngày (sử dụng lao động địa phương). Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 80% lưu lượng nước cấp. Với lượng công nhân làm việc tại công trường là 100 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là: Q = (100 người x 80 lít/người/ngàyx0.8= 6400 (l/ngày)= 6,4(m3/ngày).

– Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là không lớn nên ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là ở mức THẤP và có thể giảm thiểu được;

– Khu vực thi công nằm gần hồ Bún Xáng và rạch phía Nam nên lượng đất cát, rác thải có thể theo nước mưa cuốn trôi xuống sông. Tuy nhiên do quy mô thi công không lớn nên tác động này chỉ ở mức trung bình, mặt khác nó có thể được hạn chế bằng các biện pháp quản lý trên công trường.

Chất thải/bùn

Page 47: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 38

Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Uớc tính với 100 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 50 kg chất thải/ngày.

Khối lượng đào đắp xây dựng tuyến đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam với chiều dài 5.262m (ống cấp nước, cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải, điện chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè,...) ước tính dựa trên chiều dài tuyến, chiều rộng và chiều sâu chôn cống theo các thông số thiết kế, tính toán như sau:

- Khối lượng đào: 5.200 m3

- Khối lượng đắp: 4.300 m3

An ninh xã hội và an toàn lao động

– Khoảng 100 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng và an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

Giai đoạn vận hành:

An toàn đường bộ,

– An toàn đường bộ có thể sẽ là những tác động quan trọng trong quá trình hoạt động của đường. Kinh nghiệm cho thấy rằng tình trạng này có thể được quản lý, nhưng nâng cao kiến thức của người dân về các quy định và thực tiễn sử dụng đường bộ cũng như giám sát và thực thi tốc độ lái xe và hành vi có thể giúp giảm thiểu các tác động

– Trong dài hạn, mặt đường kém do việc bảo trì và xe tải quá tải có thể sẽ ảnh hường do ngân sách không đủ để bảo dưỡng kịp thời và thực thi hiệu quả các quy định. Những cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề này.

Không khí, ồn và rung

– Ảnh hưởng không khí, tiếng ồn, độ rung trong vùng dự án sẽ được tăng lên tuy nhiên các tác động sẽ là nhỏ do mật độ thấp của lưu lượng giao thông. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương cần phải nhận thức được các biện pháp khác nhau có thể được sử dụng để giảm tác động tiềm tàng về bụi, tiếng ồn, và rung động.

– Trong dài hạn khi lưu lượng giao thông cao, tổng hợp của bụi, khí cạn kiệt, tiếng ồn, độ rung có thể là một vấn đề tích lũy nhưng điều này có thể được giảm nhẹ thông qua kế hoạch dài hạn.

3.3.4. Đường trong khu LIA

Giai đoạn tiền thi công.

Thu hồi đất và tái định cư

Hạng mục nâng cấp, mở rộng đường trong khi LIA, ảnh hưởng tới đất thổ cư và hàng rào của

148 hộ gia đình với 1.184m2. Tuy nhiên trong quá trình tham vấn các hộ bị ảnh hưởng, người

dân trong khu vực tự nguyện hiến đất. Do đó hạng mục này không có tái định cư.

Hoạt động rà phá bom mìn:

Page 48: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 39

Hoạt động rà phá bom mìn sẽ phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng tuyến đường này để giảm

thiểu các tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn khi thi công đào đắp, xây dựng mở rộng các

tuyến đường.

Giai đoạn thi công xây dựng.

Không khí, tiếng ồn, rung

– Trong quá trình xây dựng, hoạt động của máy móc, thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Khu vực dự án có dân số trung bình, các tác động tiềm năng được coi là vừa phải, khu trú, tạm trú, có thể được giảm nhẹ thông qua quản lý và thực tiễn xây dựng tốt. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 200 m từ nguồn phát thải có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tuy nhiên các tác động sẽ nhỏ và tạm thời. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

– Quá trình thi công trong khu vực dân cư cho nên các phát sinh về khí thải, tiếng ồn và độ rung sẽ ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động sinh hoạt hàng này của người dân. Theo tính toán của tổ chức WHO, với khoảng cách xa hơn 100m từ khu vực dự án, thì các tác động trên là không đángkể. Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình nằm ở phía giáp các nhánh đường nâng cấp trong các khu Lia có khoảng cách từ 20 - 100m nên sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác động này trong suốt quá trình thi công. Do vậy, trong quá trình thi công Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động để hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng này.

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động

Nước thải sinh hoạt của công nhân

– Dự kiến lượng nước sử dụng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 45 lít/người/ngày (sử dụng lao động địa phương). Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 80% lưu lượng nước cấp. Với lượng công nhân làm việc tại công trường là 50 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là: Q = (50 người x 80 lít/người/ngàyx0.8= 3200 (l/ngày)= 3,2(m3/ngày).

– Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là không lớn nên ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là ở mức THẤP và có thể giảm thiểu được.

Chất thải/bùn

Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Người ta ước tính rằng đối với 50 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 25 kg chất thải/ngày.

An ninh xã hội và an toàn lao động

– Khoảng 50 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng và an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

Page 49: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 40

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

Giai đoạn vận hành

An toàn đường bộ,

– An toàn đường bộ có thể sẽ là những tác động quan trọng trong quá trình hoạt động của đường. Kinh nghiệm cho thấy rằng tình trạng này có thể được quản lý, nhưng nâng cao kiến thức của người dân về các quy định và thực tiễn sử dụng đường bộ cũng như giám sát và thực thi tốc độ lái xe và hành vi có thể giúp giảm thiểu các tác động

– Trong dài hạn, mặt đường kém do việc bảo trì và xe tải quá tải có thể sẽ ảnh hường do ngân sách không đủ để bảo dưỡng kịp thời và thực thi hiệu quả các quy định. Những cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề này.

Không khí, ồn và rung

– Ảnh hưởng không khí, tiếng ồn, độ rung trong vùng dự án sẽ được tăng lên tuy nhiên các tác động sẽ là nhỏ do mật độ thấp của lưu lượng giao thông. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương cần phải nhận thức được các biện pháp khác nhau có thể được sử dụng để giảm tác động tiềm tàng về bụi, tiếng ồn, và rung động.

3.3.5. Đường Vành Đai Phi Trường (tuyến B) (gói thầu CT-PW -1.9)

Giai đoạn chuẩn bị:

Thu hồi đất và tái định cư

Hạng mục đường đường vành đai Phi Trường (tuyến B) được xây dựng trên khu đất trống, đã

được đền bù và giải tỏa mặt bằng(đã được UBND thành phố Cần Thơ quy hoạch là đất dành cho

giao thông). Hiện trạng khu đất hiện này là đất bằng chưa sử dụng.

Hoạt động rà phá bom mìn:

Hoạt động rà phá bom mìn sẽ phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng tuyến đường này để giảm

thiểu các tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìnkhi thi công đào đắp, xây dựng mở rộng

tuyến đường.

Giai đoạn thi công:

Không khí, tiếng ồn, rung

– Trong quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng, hoạt động của máy hạng nặng, thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Khu vực dự án có dân số thấp và hầu hết các các khu vực xây dựng được đặt tại các khu vực mở, các tác động tiềm năng được coi là vừa phải, khu trú, tạm trú, có thể được giảm nhẹ thông qua quản lý và thực tiễn xây dựng tốt. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 100 m từ nguồn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, tuy nhiên các tác động tiếng ồn khu vực dự án là tạm thời và không liên tục trong cả ngày. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

– Đối với tuyến đường vành đai Phi Trường xây dựng mới này, các khu dân cư lân cận đều nằm cách xa hơn 100m từ khu vực dự án, do vậy, các tác động trên là không đáng kể.

Page 50: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 41

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động

Nước thải sinh hoạt

– Dự kiến lượng nước sử dụng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 45 lít/người/ngày (sử dụng lao động địa phương). Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 80% lưu lượng nước cấp. Với lượng công nhân làm việc tại công trường là 20 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là: Q = (50 người x 80 lít/người/ngàyx0.8= 3200 (l/ngày)= 3,2(m3/ngày).

– Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là không lớn nên ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là ở mức THẤP và có thể giảm thiểu được.

Chất thải/bùn

Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Người ta ước tính rằng đối với 50 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 25 kg chất thải/ngày.

An ninh xã hội và an toàn lao động

– Khoảng 50 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng và an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

Giai đoạn vận hành

An toàn đường bộ,

– An toàn đường bộ có thể sẽ là những tác động quan trọng trong quá trình hoạt động của đường. Kinh nghiệm cho thấy rằng tình trạng này có thể được quản lý, nhưng nâng cao kiến thức của người dân về các quy định và thực tiễn sử dụng đường bộ cũng như giám sát và thực thi tốc độ lái xe và hành vi có thể giúp giảm thiểu các tác động

– Trong dài hạn, mặt đường kém do việc bảo trì và xe tải quá tải có thể sẽ ảnh hường do ngân sách không đủ để bảo dưỡng kịp thời và thực thi hiệu quả các quy định. Những cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề này.

Không khí, ồn và rung

– Ảnh hưởng không khí, tiếng ồn, độ rung trong vùng dự án sẽ được tăng lên tuy nhiên các tác động sẽ là nhỏ do mật độ thấp của lưu lượng giao thông. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương cần phải nhận thức được các biện pháp khác nhau có thể được sử dụng để giảm tác động tiềm tàng về bụi, tiếng ồn, và rung động.

– Trong dài hạn khi lưu lượng giao thông cao, tổng hợp của bụi, khí cạn kiệt, tiếng ồn, độ rung có thể là một vấn đề tích lũy nhưng điều này có thể được giảm nhẹ thông qua kế hoạch dài hạn

3.3.6. Cải tạo các tuyến đường Trưng Nữ Vương, Lê Thái Tổ, Hàng Gòn, Trường Chính Trị

phường Lê Bình quận Cái Răng (gói thầu CT-PW -2.2)

Giai đoạn chuẩn bị:

Page 51: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 42

Thu hồi đất và tái định cư

Gói thầu CT-PW-2.2 được xây dựng và mở rộng trên nền đường hiện hữu, phần mở rộng nằm

trên đất ven đường đã được UBND thành phố Cần Thơ quy hoạch là chỉ giới giao thông. Diện

tích phần đất mở rộng này đã được đền bù, giải tỏa theo quy hoạch.Do vậy, không có thu hồi đất

và tái định cư.

Hoạt động rà phá bom mìn:

Hoạt động rà phá bom mìn sẽ phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng tuyến đường này để giảm

thiểu các tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn khi thi công đào đắp, xây dựng mở rộng

tuyến đường.

Giai đoạn thi công xây dựng:

Không khí, tiếng ồn, rung

– Trong quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng, hoạt động của máy hạng nặng, thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Khu vực dự án có dân số thấp và hầu hết các các khu vực xây dựng được đặt tại các khu vực mở, các tác động tiềm năng được coi là vừa phải, khu trú, tạm trú, có thể được giảm nhẹ thông qua quản lý và thực tiễn xây dựng tốt. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 200 m từ nguồn phát thải có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tuy nhiên các tác động sẽ nhỏ và tạm thời. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

– Hiện trạng các khu vực dân cư gần nhất nằm cách xa khoảng 50m - 100m từ khu vực dự án, nên các tác động trên là đáng kể nếu nhà thầu không tuân thủ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động. Nhìn chung, các tác động này chỉ là tạm thời, ngắt quãng có thể giảm thiểu được.

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động

Nước thải sinh hoạt

– Dự kiến lượng nước sử dụng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 45 lít/người/ngày (sử dụng lao động địa phương). Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 80% lưu lượng nước cấp. Với lượng công nhân làm việc tại công trường là 20 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là: Q = (100 người x 80 lít/người/ngàyx0.8= 6400 (l/ngày)= 6,4(m3/ngày).

– Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là không lớn nên ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là ở mức THẤP và có thể giảm thiểu được.

Chất thải/bùn

Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Người ta ước tính rằng đối với 100 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 50 kg chất thải/ngày.

Page 52: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 43

An ninh xã hội và an toàn lao động

– Khoảng 100 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng và an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

Giai đoạn vận hành

An toàn đường bộ,

– An toàn đường bộ có thể sẽ là những tác động quan trọng trong quá trình hoạt động của đường. Kinh nghiệm cho thấy rằng tình trạng này có thể được quản lý, nhưng nâng cao kiến thức của người dân về các quy định và thực tiễn sử dụng đường bộ cũng như giám sát và thực thi tốc độ lái xe và hành vi có thể giúp giảm thiểu các tác động

– Trong dài hạn, mặt đường kém do việc bảo trì và xe tải quá tải có thể sẽ ảnh hường do ngân sách không đủ để bảo dưỡng kịp thời và thực thi hiệu quả các quy định. Những cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết những vấn đề này.

Không khí, ồn và rung

– Ảnh hưởng không khí, tiếng ồn, độ rung trong vùng dự án sẽ được tăng lên tuy nhiên các tác động sẽ là nhỏ do mật độ thấp của lưu lượng giao thông. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương cần phải nhận thức được các biện pháp khác nhau có thể được sử dụng để giảm tác động tiềm tàng về bụi, tiếng ồn, và rung động.

– Trong dài hạn khi lưu lượng giao thông cao, tổng hợp của bụi, khí cạn kiệt, tiếng ồn, độ rung có thể là một vấn đề tích lũy nhưng điều này có thể được giảm nhẹ thông qua kế hoạch dài hạn

3.3.7. Xây mới các trường học

Xây dựng các trường THCS Hưng Phú; trường Tương Lai; Trường tiểu học Bình Thủy 2;

Trường mầm non Thái Nhựt 2, trường mầm non khu dân cư 91B và trường Khuyết tật (gói thầu

CT-PW-2.11, CT-PW-2.12, CT-PW-2.13 và CT-PW-2.14)

Giai đoạn tiền thi công

Tác động thu hồi đất và tái định cư

Hạng mục này sẽ được vây dựng mới trên nền đất trống đã được UBND thành phố Cần Thơ quy

hoạch là đất dành cho giáo dục, hiện trạng khu đất là đất bằng chưa sử dụng, đã được đền bù giải

tỏa mặt bằng theo quy hoạch. Do vậy, các hạng mục trên không có thu hồi đất và tái định cư.

Hoạt động rà phá bom mìn:

Hoạt động rà phá bom mìn sẽ phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng các trường học này để

giảm thiểu các tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn tồn dư trong chiến tranh khi thi công

đào đắp, xây dựng các công trình này.

Giai đoạn thi công xây dựng:

Không khí, tiếng ồn, rung

Page 53: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 44

– Trong quá trình xây dựng, hoạt động của máy hạng nặng và thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 200 m từ nguồn phát thải có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tuy nhiên các tác động sẽ nhỏ và tạm thời. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

– Đối với các khu vực dân cư nằm xa hơn 100m từ khu vực dự án, các tác động trên là không đáng kể. Tuy nhiên, đối với các hộ dân xư sống gần các khu vực trên. Phát thải bụi và không khí bởi vận chuyển đất và cát sẽ gây ra ô nhiễm không khí và tiếng ồn cho cư dân sống dọc đường.

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động

Chất thải/bùn

Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Ước tính rằng đối với 100 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 50 kg chất thải/ngày.

An ninh xã hội và an toàn lao động

– Khoảng 100 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng và an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

Giai đoạn vận hành

Nước thải

– Sau khi xây dựng xong các trường này có khoảng 1.200 học sinh và đội ngũ giáo viên giảng

dạy tại trường. Mỗi người ước tính sử dụng 80l nước/ngày, khối lượng nước thải bằng

khoảng 80% khối lượng nước cấp. Lượng nước thải ước tính bằng 76,8 m3. Tuy nhiên, do

học sinh chỉ học một buổi sáng/chiều tại trường, lượng nước thải có thể chỉ tính bằng 1/3,

ước tính vào khoảng 25,6 m3.

– Nước thải từ các nhà vệ sinh sẽ được thu gom xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn được xây ngầm

dưới các nhà. Nước thải sau xử lý bể tự hoại sẽ được đấu nối thoát nước (cống D400, hố ga)

với hệ thống cống thoát nước chung của khu vực.

Rác thải

– Mỗi người trung bình phát sinh 0.5kg/ngày rác sinh hoạt. Khối lượng rác thải sinh hoạt vào

khoảng 450kg/ngày. Tuy nhiên, do học sinh chỉ học một buổi sáng/chiều tại trường, lượng

chất thải rắn sinh hoạt có thể chỉ giảm còn 1/3, ước tính vào khoảng 600kg/ngày. Hợp đồng

với URENCO thu gom,vận chuyển và xử lý tại khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Ô Môn, quận

Ô Môn.

Page 54: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 45

– Chất thải nguy hại: bóng đèn hỏng. Lượng chất thải này phát sinh không nhiều, ước tính

khoảng 50kg/năm. Hợp đồng với các đơn vị chức năng trên địa bàn thu gom, vận chuyển và

xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định.

3.3.8. Cải tạo, các trường học

Trường Tiểu học Lê Bình 1; trường tiểu học Trần Hưng Đạo; Trường Mầm non Sao Mai; trường mầm non phường Bình Thủy, trường Khuyết tật thành phố Cần Thơ (gói thầu CT-PW-2.11, CT-PW-2.12, CT-PW-2.13 và CT-PW-2.14)

Giai đoạn tiền thi công

Tác động thu hồi đất và tái định cư

– Đối với các trường cải tạo, và mở rông, diện tích đất xây dựng là nằm trong khuôn viên trường cũ, do vậy không có tác động về thu hồi đất và tái định cư.

– Trong quá trình cải tạo học sinh, sẽ được học tại các nhà văn hóa và trung tâm dậy nghề của phường.

Hoạt động rà phá bom mìn:

Hoạt động rà phá bom mìn sẽ phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng các trường học này để

giảm thiểu các tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìntồn dư trong chiến tranh khi thi công

đào đắp, xây dựng các công trình này.

Giai đoạn thi công xây dựng

Không khí, ồn, rung

– Trong quá trình xây dựng, hoạt động của máy hạng nặng và thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 200 m từ nguồn phát thải có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tuy nhiên các tác động sẽ nhỏ và tạm thời. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

– Đối với các khu vực dân cư nằm xa hơn 100m từ khu vực dự án, các tác động trên là không đáng kể. Tuy nhiên, đối với các hộ dân xư sống gần các khu vực trên. Phát thải bụi và không khí bởi vận chuyển đất và cát sẽ gây ra ô nhiễm không khí và tiếng ồn cho cư dân sống dọc đường.

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động

Chất thải rắn

– Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Ước tính rằng đối với 100 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 50 kg chất thải/ngày.

An ninh xã hội và an toàn lao động

– Khoảng 100 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng

Page 55: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 46

và an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

– Trong quá trình xây dựng, mật độ các xe chuyên trở nguyên vật liệu có thể làm ắc tắc giao thông trên khu vực và tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu

Giai đoạn vận hành

Nước thải

– Các trường này có khoảng 1.500 học sinh và đội nguc giáo viên giảng dạy tại trường. Mỗi

người ước tính sử dụng 80l nước/ngày, khối lượng nước thải bằng khoảng 80% khối lượng

nước cấp. Lượng nước thải ước tính bằng 96m3. Tuy nhiên học sinh chỉ học 1 ca sáng hoặc

chiều ở trường nên lượng nước thải được tính bằng 1/3 tương đương 32m3.

– Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh sẽ được thu gom xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn được

xây ngầm dưới các nhà. Nước thải sau xử lý bể tự hoại sẽ được đấu nối thoát nước (cống

D400, hố ga) với hệ thống cống thoát nước chung của khu vực.

Rác thải

– Mỗi người trung bình phát sinh 0.5kg/ngày rác sinh hoạt. Khối lượng rác thải sinh hoạt vào

khoảng 750kg/ngày. Hợp đồng với URENCO thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu liên hiệp

xử lý chất thải rắn Ô Môn, quận Ô Môn.

Chất thải nguy hại: bóng đèn hỏng. Lượng chất thải này phát sinh không nhiều, ước tính

khoảng 20 kg/năm. Hợp đồng với các đơn vị chức năng trên địa bàn thu gom, vận chuyển và

xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định.

3.3.9. Xây trạm Y tế

Giai đoạn và tiền thi công

Tác động thu hồi đất và tái định cư

Hạng mục nàysẽ được vây dựng mới trên nền đất trống đã được UBND thành phố Cần Thơ quy

hoạch là đất dành cho giáo dục, hiện trạng khu đất là đất bằng chưa sử dụng và đã được đền bù,

giải tỏa mặt bằng theo quy hoạch. Do vậy, các hạng mục này không có thu hồi đất và tái định cư.

Hoạt động rà phá bom mìn:

Hoạt động rà phá bom mìn sẽ phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng các trạm y tế này để giảm

thiểu các tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìntồn dư trong chiến tranh khi thi công đào

đắp, xây dựng các công trình này.

Giai đoạn thi công xây dựng:

Không khí, ồn, rung

– Trong quá trình xây dựng, hoạt động của máy hạng nặng và thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát

Page 56: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 200 m từ nguồn phát thải có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tuy nhiên các tác động sẽ nhỏ và tạm thời. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

– Đối với các khu vực dân cư nằm xa hơn 100m từ khu vực dự án, các tác động trên là không đáng kể. Tuy nhiên, đối với hạng mục này các hộ dân cư sống gần, sát cạnh các khu đất xây dựng nên sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống của các hộ gia đình lân lận trong giai đoạn thi công.. Bên cạnh đó, phát thải bụi và không khí bởi vận chuyển đất và cát sẽ gây ra ô nhiễm không khí và tiếng ồn cho cư dân sống dọc đường vào khu đất dự án.

Ảnh. Hiện trạng khu đất xây dựng Trạm y tế phường Trà Nóc

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động

Chất thải rắn

– Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Ước tính rằng đối với 100 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 50 kg chất thải/ngày.

An ninh xã hội và an toàn lao động

– Khoảng 100 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng và an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

– Trong quá trình xây dựng, mật độ các xe chuyên trở nguyên vật liệu có thể làm ắc tắc giao thông trên khu vực và tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu

Giai đoạn vận hành

Page 57: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 48

Nước thải

– Sau khi đi vào hoạt động, mỗi ngày 2 trạm xá sẽ thăm khám cho khoảng 50 bệnh nhân, và 6 y bác sỹ khám chữa bệnh. Do đó nước thải sẽ tính bằng 80% nước cấp, lượng nước thải ước tính là 3,5m3. Nước thải phát sinh từ trạm xá chủ yếu là nước thải sinh hoạt được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của trung tâm quận.

– Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh sẽ được thu gom xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn được xây ngầm dưới các khu nhà và được khử khuẩn trước khi thải ra môi trường. Nước thải sau xử lý bể tự hoại sẽ được đấu nối thoát nước (cống D400, hố ga) với hệ thống cống thoát nước chung của khu vực.

– Lượng nước thải y tế (phát sinh từ nước rửa dụng cụ khám chữa bệnh,…) thì được đưa vào hệ thống khu xử lý nước thải của trạm với diện tích khoảng 10m2, công suất 3m3/ngày để xử lý trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của trung tâm quận.

Buøn

hoài l

öu

Khí thaûi

saïch

Hieáu kh í (Aerobic)

MBBR

Giaù theå vi sinh ñoäng

MBR

Maøng loïc sinh hoïc

Module khöû

muøi kh í thaûi

(Deodozirer)

Oxit hoùa

(Oxidic)

Khöû truøng

UV/Chlorinne

(Disinfectant)

Maùy Plasma

Ozone

Module phaùt ra tia

töû ngoaïi

(Ultra Violet)

O3

O3

Heä giaùm saùt online

(CCTV)M

aùy tính vaän haønh töï ñoäng

SCADA (RmS)

SÔ ÑO À CO ÂNG NGHEÄ

HEÄ THOÁNG XÖÛ LYÙ NÖÔÙC THAÛI Y TEÁ

Hè gom vµbé läc r c

N­íc th¶i

y tÕ

Ng¨n xö lý

bïn (YÕm khÝ)

YÕm khÝ bËc 1

(Anaerobic)

Côm

RA

ST

YÕm khÝ bËc 2(Anoxid)

N­íc x¶ s¹ch

(§¹t cét B quy ®Þnh gi trÞ C

cña QCVN 28:2010/BTNMT

Page 58: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 49

Rác thải

– Mỗi người trung bình phát sinh 0.5kg/ngày rác sinh hoạt. Khối lượng rác thải sinh hoạt vào khoảng 125kg/ngày.

– Chất thải nguy hại: bóng đèn hỏng, bông băng, gạc y tế có chứa dịch từ quá trình khám chữa bệnh, thuốc hỏng, hết hạn,…. Lượng chất thải này phát sinh không nhiều, ước tính khoảng 20 kg/năm, sẽ được thu gom lưu trữ tại thùng kín chuyên dụng và hợp đồng với đơn vị chức năng, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định đối với chất thải rắn nguy hại.

3.3.10. Xây dựng công viên Hùng Vương

Giai đoạn tiền thi công.

Tác động thu hồi đất và tái định cư:

Diện tích đất bị ảnh hưởng khi xây dựng công Viên Hùng Vương là 3.800m2, tuy nhiên, được xây dựng trên nền Bến xe cũ của thành phố, nên không phải bồi thường về đất đai. Do đó tác động này là không đáng kể.

Tác động từ hoạt động rà phá bom mìn:

Hạng mục công trình này được xây dựng tại bến xe cũ của thành phố, nên hoạt động rà phá bom mìn đã được thực hiện khi đầu tư xây dựng bến xe này, do vậy trong quá trình xây dựng công viên Hùng Vương sẽ không phải thực hiện công việc rà phá bom mìn.

Giai đoạn tiền thi công xây dựng.

Không khí, tiếng ồn, rung

– Trong quá trình xây dựng, hoạt động của máy hạng nặng và thiết bị vận chuyển chất thải và vật liệu xây dựng sẽ tạo ra bụi và các khí thải và do đó có thể làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung trong khu vực dự án và môi trường. Người lao động trên các công trường xây dựng sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu vì họ làm việc ở khu vực gần các nguồn phát thải tiếng ồn. Các hộ gia đình trong khu vực trong phạm vi 200 m từ nguồn phát thải có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tuy nhiên các tác động sẽ nhỏ và tạm thời. Các nhà thầu phải có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và rung động trong quá trình xây dựng.

– Đối với các khu vực dân cư nằm xa hơn 100m từ khu vực dự án, các tác động trên là không đáng kể. Tuy nhiên, đối với các hộ dân xư sống gần các khu vực trên. Phát thải bụi và không khí bởi vận chuyển đất và cát sẽ gây ra ô nhiễm không khí và tiếng ồn cho cư dân sống dọc đường.

– Độ ồn: Tại công trường xây dựng, tiếng ồn và độ rung động cao hơn bình thường do số lượng lớn các xe tải và máy móc xây dựng. Thông thường, mức độ tiếng ồn trong các công trường xây dựng tại giờ cao điểm có thể đạt 80-85 dBA. Ở khoảng cách 5 mét từ máy ủi, máy xúc, nghiêng búa, mức độ tiếng ồn có thể được hơn 90 dBA. Mức độ tiếng ồn này có thể gây ra mệt mỏi, giảm thính giác và mất tập trung cho công nhân và dẫn đến tai nạn lao động

Chất thải/bùn

Các chất thải rắn xây dựng như cát, đá, bao xi măng, sắt, thép, mảnh gỗ vụn, thùng chứa, vv cũng như chất thải sinh hoạt từ các công nhân dự kiến là nhỏ và có thể được quản lý bởi URENCO. Ước tính rằng đối với 50 công nhân dự kiến sẽ có khoảng 25 kg chất thải/ngày.

An ninh xã hội và an toàn lao động

– Khoảng 50 công nhân được dự kiến trong các công trường xây dựng, và một số có thể đến từ các khu vực khác; Do đó, lực lượng lao động địa phương có thể phá vỡ trật tự công cộng và

Page 59: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 50

an ninh trong khu vực. Quản lý công nhân trên công trường phải nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh.

– Trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động và an toàn công trường để giảm các nguy cơ về tai nạn.

Giai đoạn vận hành

Nước thải

– Khi đi vào hoạt động trung bình một ngày công viên đón tiếp khoảng 250 người. Mỗi người

ước tính sử dụng 80l nước/ngày, khối lượng nước thải bằng khoảng 80% khối lượng nước

cấp. Lượng nước thải ước tính bằng16m3.

– Toàn bộ nước thải phát sinh được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn được xây ngầm

dưới các nhà vệ sinh công cộng được bố trí trong công viên. Nước thải sau xử lýđược đấu nối

vào hệ thống thoát nước thải chung của thành phố tại khu vực.

Rác thải

– Mỗi người trung bình phát sinh 0.5kg/ngày rác sinh hoạt. Khối lượng rác thải sinh hoạt vào

khoảng 450kg/ngày. Tuy nhiên, do học sinh chỉ học một buổi sáng/chiều tại trường, lượng

chất thải rắn sinh hoạt có thể chỉ giảm còn 1/3, ước tính vào khoảng 150kg/ngày.Hợp đồng

với URENCO thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Ô Môn,

quận Ô Môn.

– Chất thải nguy hại: bóng đèn hỏng. Lượng chất thải này phát sinh không nhiều, ước tính

khoảng 30kg/năm. Hợp đồng với các đơn vị chức năng trên địa bàn thu gom, vận chuyển và

xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định.

Page 60: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 51

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dựa trên đánh giá các tác động tiêu cực được trình bày trong chương 3 (của báo cáo ĐTM đầy

đủ) và các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong Mục 3 ở trên, mục này trình bày Kế hoạch

Quản lý môi trường (EMP) cho 2 gói thầu CT – PW – 2.9, CT – PW – 2.10, CT – PW – 2.11, CT

– PW – 2.12, CT – PW – 2.13, CT – PW – 2.14 sử án dụng vốn kết dư của dự án nâng cấp đô thị

vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ. EMP nhận diện các hành động

sẽ được tiến hành trong dự án bao gồm chương trình giám sát môi trường và tổ chức thực hiện,

có xem xét đến nhu cầu phải tuân thủ các qui định của chính phủ và các chính sách an toàn của

NHTG bao gồm cả những hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn của NHTG.

4.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Như là một phần của EIA, một kế hoạch quản lý môi trường (EMP) là một công cụ an toàn điển

hình được sử dụng trong nhiều dự án và gồm những thông tin hướng dẫn quá trình giảm thiểu và

quản lý các tác động môi trường tiêu cực trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Tại Việt Nam,

một EMP điển hình gồm một danh sách những biện pháp giảm thiểu sẽ được thực hiện bởi các

nhà thầu, một chương trình giám sát môi trường, các sắp xếp về mặt tổ chức và một dự toán cho

chi phí giám sát.

Hiện Việt Nam có một khung pháp lý liên quan đến việc chuẩn bị EIA báo cáo đánh giá tác động

môi trường (EIA), các tiêu chuẩn môi trường, bảo vệ và quản lý rừng, tài sản văn hóa và các khía

cạnh khác liên quan đến xây dựng và vận hành các công trình, thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng tại

Việt Nam. Kế hoạch EMP trình bày tại đây là phù hợp với các qui định nêu trên.

Để thực hiện có hiệu quả EMP, BQL DA sẽ (a) Thiết lập một Ban Môi trường và Xã hội (ESU)

chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện EMP đúng tiến độ, bao gồm giám sát, quan trắc, báo

cáo và xây dựng năng lực liên quan đến các vấn đề an toàn; (b) Chỉ định Tư vấn giám sát thi

công (CSC) cùng chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện chính sách an toàn của nhà thầu như

là một phần của hợp đồng xây dựng và yêu cầu này sẽ được đưa vào điều khoản tham chiếu

(TOR) của CSC, và (c) Thuê các tư vấn trong nước có trình độ làm Tư vấn giám sát môi trường

độc lập (IEMC) để trợ giúp ESU thực hiện nhiệm vụ của mình.

Các biện pháp giảm thiểu trong EMP được chia làm hai phần cơ bản: i) ECOPs và ii) các biện

pháp giảm thiểu đặc thù cho từng vị trí của dự án. Thứ nhất, Thành phố đã xây dựng và sẽ dùng

Các qui tắc môi trường thực tiễn trong xây dựng đô thị (Urban ECOPs). Bản ECOPs này phác

họa các tác động điển hình ở mức độ thấp tiêu biểu có thể xảy ra trong một loạt các hoạt động

xây dựng của dự án. ECOPs cũng gồm các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động này và một

quy trình để đưa các biện pháp giảm thiểu vào trong các hợp đồng xây dựng của các nhà thầu.

Trong giai đoạn thiết kế chi tiết các giải pháp kỹ thuật cho mỗi hợp đồng, tư vấn thiết kế kỹ thuật

sẽ đưa vào trong hợp đồng các phần cụ thể của ECOPs ứng với hợp đồng đó, cũng như các biện

pháp cụ thể được xác định trong EMP.

Thứ hai, tất cả các tác động riêng/đặc thù tại từng vị trí dự án mà các biện pháp giảm thiểu không

được đưa vào trong ECOPs chung hoặc các tác động này xảy ra ở một mức độ cần đến các biện

Page 61: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu Dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 52

pháp giảm thiểu khác vượt ra khỏi phạm vi ECOPs, sẽ được mô tả chi tiết hơn trong EMP. Các

biện pháp giảm thiểu cho các tác động này được phân tích chi tiết ở Mục 4.3 bên dưới.

Các hoạt động sẽ được tiến hành để giảm thiểu các tác động gây ra do thu hồi đất và tái định cư

được trình bày riêng biệt (như trong Kế hoạch tái định cư) và chúng cũng được thực hiện và

giám sát riêng.

4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHÍNH

Dưới đây là các biện pháp giảm thiểu. Các loại tác động gồm có:

- Phát thải bụi

- Ônhiễm không khí

- Các tác động tiếng ồn và rung động

- Ônhiễm nước

- Kiểm soát thoát nước, trầm tích và bùn cặn lắng

- Quản lý kho dự trữ và các mỏ đất đá vật liệu

- Chất thải rắn

- Quản lý vật liệu nạo vét

- Phá vỡ thảm thực vật và các tài nguyên sinh thái

- Quản lý giao thông

- Gián đoạn các dịch vụ tiện ích

- Phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng

- An toàn lao động và an toàn công cộng

- Truyền thông đến các cộng đồng dân cư địa phương

- Thủ tục đối với cácphát hiện ngẫu nhiên

Page 62: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 53

Bảng 4.1 Các biện pháp giảm thiểu lấy từ Quy tắc thực hành môi trường cho các công trình đô thị (ECOPs)

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

1. Phát sinh bụi Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ pháp luật, các quy định Việt Nam về chất lượng môi trường không khí.

Nhà thầu phải đảm bảo việc giảm thiểu sự phát sinh bụi và người dân địa phương sẽ không coi việc phát sinh bụi là phiền toái ; nhà thầu phải thực hiện một kế hoạch kiểm soát bụi để duy trì môi trường lao động an toàn và giảm thiểu sự xáo trộn cho các khu dân cư/nhà ởxung quanh.

Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi (ví dụ: sử dụng xe tưới nước mặt đường, che phủ nơi tập kết vật liệu,…) như được yêu cầu

Vật liệu khi được bốc dỡ và vận chuyển phải được cố định, che phủ một cách thích hợp để ngăn chặn sự rơi vãi của đất, cát, vật liệu hoặc bụi.

Bãi tập kết nguyên vật liệu và đất lộ thiên phải được che chắn, bảo vệ để chống xói mòn bởi gió. Khi lựa chọn vị trí các bãi này phải tính đến hướng gió và vị trí của các điểm nhạy cảm xung quanh.

Công nhân cần sử dụng mặt nạ phòng chống bụi ở những nơi mức độ bụi vượt quá giới hạn quy định

QCVN05:2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí

2. Ô nhiễm không khí Tất cả các phương tiện vận chuyển cần tuân theo các quy định Việt Nam về kiểm soát giới hạn phát khí thải cho phép.

Các phương tiện vận chuyển tại Việt Nam phải được kiểm tra định kỳ về sự phát khí thải và được cấp chứng nhận “Giấy chứng nhận về Tuân thủ về kiểm tra Chất lượng, An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT;

Không được đốt chất thải hoặc vật liệu xây dựng (ví dụ: nhựa đường, vv…) trên công trường.

Các trạm xử lý, trộn bê tông cần đặt xa các khu dân cư

TCVN 6438-2005: Các phương tiện đường bộ. Giới hạn tối đa cho phép về phát thải khí.

Số 35/2005/QD-BGTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

QCVN 05:2009/BTNMT: Quy

Page 63: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 54

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí

3. Các tác động từ tiếng ồn và rung động

Nhà thầu có trách nhiệm thực thi các quy định của Việt Nam liên quan đến tiếng ồn và độ rung.

Tất cả các phương tiện cần phải có “Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT; để tránh việc máy móc phát sinh tiếng ồn quá mức do không được bảo dưỡng đầy đủ

Khi cần thiết, phải thực hiện các biện pháp để giảm độ ồn tới mức độ chấp nhận được; có thể bao gồm việc lắp các thiết bị giảm thanh, giảm âm hoặc đặt máy thi công có độ ồn lớn trong khu vực được cách âm

Tránh hoặc giảm thiểu việc giao thông vận chuyển đi qua khu dân cư cũng như tránh đặt các trạm chế biến vật liệu trong khu vực dân cư (như trộn xi măng)

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn

QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

4. Ô nhiễm nước Nhà thầu cần có trách nhiệm thực thi các quy định của Việt Nam về việc xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận .

Phải cung cấp nhà vệ sinh di động hoặc xây dựng nhà vệ sinh cho công nhân xây dựng trên công trường. Nước thải từ nhà vệ sinh cũng như nhà bếp, nhà tắm, bồn chậu rửa bát… sẽ được đổ vào bể chứa để để vận chuyển ra khỏi công trường hoặc xả vào hệ thống nước thải thành phố; không cho phép bất cứ sự xả thải trực tiếp nào đến các nguồn nước được.

Nước thải vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam cần được thu gom vào bể, bồn chứa và đưa ra khỏi công trường bởi đơn vị thu gom chất thải được cấp phép.

Sắp xếp hợp lý việc thu gom, chuyển dòng hoặc ngăn chặn dòng nước thải từ các hộ dân để đảm mức tối thiểu về việc xả nước thải hoặc tắc nghẽn và ngập úng cục bộ

Trước khi thi công, nhà thầu cần phải có tất cả các giấy phép/chứng chỉ đổ thải nước thải và các hợp đồng đổ nước thải cần thiết.

Khi hoàn thành các công việc xây dựng, bể thu, thùng gom nước thải và bể tự

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước ngầm; Bổ sung QCVN nước mặt

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy định kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

QCVN 40: 2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

Page 64: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 55

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

hoại sẽ được xử lý an toàn hoặc đóng lại, trám bít có hiệu quả. TCVN 7222: 2002:

Yêu cầu chung về nhà máy xử lý nước thải tập trung;

5. Kiểm soát thoát nước, trầm tích và bùn cặn lắng

Nhà thầu cần theo sát thiết kế thoát nước chi tiết có trong các kế hoạch thi công, nhằm ngăn nước mưa gây ra ngập úng cục bộ hay xói mòn đất dốc và các khu vực đất không được gia cố bảo vệ tạo nên lượng lớn bùn đổ vào các dòng nước địa phương

Đảm bảo hệ thống thoát nước luôn bảo dưỡng sạch bùn và các rác thải khác. Các khu vực trong dự án, trong công trường không bị xáo trộn bởi các hoạt

động xây dựng cần được giữ nguyên điều kiện hiện trạng. Việc đào đắp, phát quang, mái đắp đất sẽ được duy trì phù hợp với các tiêu

chuẩn kỹ thuật xây dựng, bao gồm các biện pháp như lắp đặt cống, rãnh thoát nước hay sử dụng thực vật che phủ.

Để tránh nước rửa trôi mang theo bùn, cặn lắng có thể ảnh hưởng xấu đến dòng nước, cần phải lắp đặt các công trình kiểm soát bùn, cặn lắng tại những điểm cần thiết để làm chậm lại hoặc chuyển hướng dòng chảy và bẫy giữ bùn cặn lắng cho đến khi thiết lập được thảm thực vật. Các cấu trúc kiểm soát bùn có thể bao gồm rãnh đất, gờ đá, bể lắng bùn, bao rơm, hệ thống bảo vệ đầu vào của mương thoát nước, hàng rào đan, rào chổi.

Tháo rút nước và dẫn dòng: trong trường hợp các hoạt động thi công cần phải thực hiện trên địa hình sông nước (ví dụ: xây dựng cống hoặc cầu vượt, xây tường chắn, công trình chống xói mòn), các khu công trường cần được tháo rút nước để việc xây dựng được thực hiện trong điều kiện khô thoáng. Nước chứa bùn, trầm tích cần được bơm từ khu công trình đến công trình kiểm soát bùn, trầm tích phù hợp để xử lý trước khi đổ lại vào dòng nước.

Sử dụng kỹ thuật như đắp bờ; dẫn hay chuyển dòng trong quá trình thi công để hạn chế sự hiện tượng xáo trộn trầm tích của dòng nước

Nắn dòng hoặc xây dựng đê quai sẽ yêu cầu các biện pháp giảm thiểu đặc thù

TCVN 4447:1987:

Công tác đất – quy

phạm thi công

Thông tư số

22/2010/TT-BXD quy

định về an toàn xây

dựng

QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Page 65: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 56

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

trong kế hoạch quản lý môi trường EMP

6. Quản lý kho dự trữ và mỏ đất đá vật liệu

Những mỏ đất đá, vật liệu hoặc kho dự trữ quy mô lớn sẽ cần có các biện pháp quản lý, giảm thiểu đặc thù nằm ngoài phạm vi biện pháp đã xác định trong bản “Quy tắc thực tiễn môi trường đô thị (ECOPs) này”

Tất cả các địa điểm được sử dụng phải được xác định trước đó theo các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được phê duyệt. Cần tránh các khu vực nhạy cảm như các điểm danh lam thắng cảnh, các khu vực sinh cảnh tự nhiên, các khu vực gần các nguồn tiếp nhận nhạy cảm hoặc khu vực khác gần nguồn nước Phải xây dựng mương mở xung quanh khu dự trữ vật liệu để chặn nước thải.

Đối với mỏ vật liệu được mở lần đầu, cần dự trữ lớp đất mặt và sau này sẽ sử dụng lại lớp đất này để khôi phục lại khu mỏ trở về lại gần với điều kiện tự nhiên ban đầu

Phải xây tường bao cho khu vực đổ thải nếu cần thiết. Việc sử dụng thêm các khu vực mới cho việc dự trữ, tập kết hay khai thác vật

liệu cần thiết cho quá trình thi công phải được phê duyệt trước bởi các kỹ sư xây dựng

Khi các chủ sở hữu đất bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng khu vực đất của họ cho việc dự trữ, tập kết vật hay khai thác mỏ vật liệu, các chủ sở hữu này phải được đưa vào kế hoạch tái định cư của dự án.

Nếu cần có đường dẫn vào công trường thì đường dẫn này phải được xem xét trong đánh giá môi trường.

7. Chất thải rắn Việc quản lý các chất thải nguy hại không được đưa vào trong ECOPs này và sẽ được đưa vào phần các biện pháp giảm thiểu cụ thể, đặc thù

Trước khi thi công, nhà thầu phải chuẩn bị một quy trình kiểm soát chất thải (lưu trữ, cung cấp thùng, kế hoạch quét dọn công trường, kế hoạch dỡ bỏ các thùng, vv) và nhà thầu phải tuân thủ chặt chẽ quy trình này trong các hoạt động xây dựng.

Trước khi thi công, nhà thầu phải có tất cả các giấy phép hoặc chứng chỉ đổ chất thải cần thiết.

Nghị định số 59/2007/ND-CP về quản lý rác thải

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất nguy hại

Page 66: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 57

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu hành vi vứt rác bừa bãi và việc xử lý đổ rác thải một cách cẩu thả. Tại tất cả các trí trên công trường, nhà thầu sẽ cung cấp các thùng rác, thùng chứa và các phương tiện thu gom rác thải.

Trước khi được thu gom và đổ thải bởi một đơn vị được cấp phép (ví dụ URENCO), chất thải rắn có thể được lưu giữ tạm thời trên công trường tại vị trí đã được phê duyệt bởi Tư vấn Giám sát Xây dựng và các chính quyền địa phương liên quan.

Các thùng, container chứa chất thải sẽ được đậy nắp và phải đảm bảo bền trong các điều kiện thời tiết và ngăn được các động vật ăn rác thối.

Không được đốt hay chôn lấp chất thải rắn trên công trường Vật liệu có khả năng tái chế như các tấm ván gỗ cho các công trình mương

rãnh, thép, vật liệu giàn giáo, bao bì, vv… sẽ được thu gom và tách riêng tại hiện trường từ các nguồn thải khác để tái sử dụng, sử dụng để san lấp, hoặc bán.

Nếu không được loại bỏ khỏi công trường, chất thải rắn hoặc các rác thải xây dựng phải được xử lý tại một khu vực đã được xác định và phê duyệt bởi Tư vấn Giám sát Xây dựng và được đưa vào quy trình kiểm soát chất thải rắn. Trong bất cứ trường hợp nào, nhà thầu cũng không được phép tiêu hủy hay đổ thải, vật liệu vào các khu vực nhạy cảm về môi trường như các khu sinh quyển tự nhiên hoặc trong dòng nước

Các chất thải hóa học thuộc các loại bất kỳ phải được đổ thải tại khu chôn lấp thích hợp đã được phê duyệt và tuân thủ với các yêu cầu quy định địa phương. Nhà thầu phải có các giấy chứng nhận đổ thải cần thiết.

Việc đổ thải các vật liệu có chứa amiăng hoặc các chất độc hại khác phải được thực hiện bởi các công nhân được đào tạo và được cấp chứng chỉ chuyên môn.

Dầu mỡ đã qua sử dụng sẽ được đưa ra ngoài khu công trường đến công ty tái chế dầu được phê duyệt.

Dầu đã qua sử dụng, chất bôi trơn, vật liệu làm sạch… đã sử dụng để bảo dưỡng phương tiện, máy móc sẽ được thu gom vào các thùng chứa và chuyển

Page 67: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 58

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

ra khỏi công trường bởi các công ty tái chế dầu chuyên dụng để xử lý tại khu xử lý chất thải nguy hại đã được phê duyệt

Dầu đã qua sử dụng và các vật liệu đã bị ô nhiễm dầu có khả năng chứa PCBs sẽ được lưu trữ cẩn thận để tránh rò rỉ hoặc gây ảnh hưởng đến công nhân. Cần phải liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh để được hướng dẫn thêm.

8. Quản lý vật liệu nạo vét

Việc quản lý các vật liệu nạo vét có khối lượng lớn hoặc vật liệu nạo vét bị ô nhiễm không nằm trong phạm vi ECOPs này và sẽ được đưa vào phần các biện pháp giảm thiểu đặc thù

Nhà thầu phải lập kế hoạch nạo vét gồm có lịch trình, phương pháp để đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông, sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường. Nhằm đảm bảo việc nạo vét tuân thủ với các quy định môi trường, những người ra quyết định chủ chốt (chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên môi trường, công ty dịch vụ công cộng, Tư vấn Giám sát xây dựng…) cần được tham gia và nhất trí trong mỗi quyết định chính trong quá trình chuẩn bị và thực hiện kế hoạch nạo vét.

Các tính chất của vật liệu/bùn nạo vét cần được xác định bằng cách lấy mẫu và phân tích nếu chưa đánh giá được đầy đủ trong quá trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Phải có các biện pháp giảm thiểu riêng đối với vật liệu nạo vét bị ô nhiễm.

Đảm bảo rằng kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét phải cân nhắc đến yếu tố môi trường trong việc xác định các lựa chọn đổ thải ngắn hạn và dài hạn, xem xét các phương pháp giảm nạo vét và tối đa hóa việc sử dụng các vật liệu nạo vét một cách có lợi

Nước rỉ, tách ra từ các vật liệu/bùn nạo vét không được phép chảy vào dòng nước mà không được lọc hoặc xử lý thích hợp.

Vật liệu nạo vét được thu gom để xử lý theo quy trình như các quy định Việt Nam về thu gom chất thải, để đảm bảo vật liệu nạo vét được vận chuyển, lưu giữ, xử lý và quản lý một cách an toàn và thân thiện với môi trường

Những đơn vị tham gia việc xử lý vật liệu nạo vét phải có chuyên môn và phải

Nghị định số 59/2007/ND-CP về quản lý rác thải.

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

Page 68: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 59

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

được cấp chứng chỉ. Khu san lấp vệ sinh cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, dựa trên mức độ ô

nhiễm tiềm tàng. Trong trường hợp bùn nạo vét được đổ ở bãi rác, cần phải xây dựng một khu/ô dành riêng cho việc chôn lấp chất nguy hại nếu vật liệu nạo vét bị ô nhiễm kim loại nặng.

9. Phá vỡ sự bao phủ thực vật và tài nguyên sinh thái

Nhà thầu sẽ chuẩn bị Kế hoạch quản lý việc giải phóng mặt bằng (GPMB), tái sinh thảm thực vật và phục hồi theo các quy định để Kỹ sư Xây dựng duyệt trước. Kế hoạch GPMB phải được Tư vấn Giám sát Xây dựng phê duyệt và phải được tuân thủ nghiêm ngặt bởi nhà thầu. Các khu vực được giải tỏa cần giảm thiểu ở đến mức có thể.

Giải phóng mặt bằng trong khu vực rừng phải được sự cho phép của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nhà thầu cần bóc tách lớp đất mặt khỏi những khu vực mà đất mặt sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động cải tạo, bao gồm các hoạt động tạm thời như lưu trữ, dự trữ…; lớp đất mặt đã bị bóc ra sẽ được lưu trữ trong các khu vực đã thống nhất với Tư vấn giám sát xây dựng để sau này sử dụng cho việc tái tạo thảm thực vật và sẽ được bảo vệ đầy đủ.

Không được phép sử dụng hóa chất để giải tỏa, phát quang cây cối Cấm đốn chặt bất cứ cây nào trừ khi được cho phép một cách rõ ràng trong kế

hoạch giải tỏa cây cối, thực vật. Khi cần, dựng hàng rào bảo vệ tạm thời để bảo vệ hiệu quả những cây cần bảo

tồn trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động nào trong khu vực. Không được làm xáo trộn các khu vực có tầm quan trọng tiềm năng như tài

nguyên sinh thái trừ khi có sự cho phép trước đó của Tư vấn Giám sát Xây dựng. Tư vấn Giám sát xây dựng cần tham khảo ý kiến của BQLDA, Tư vấn Giám sát môi trường độc lập (IEMC) và các chính quyền địa phương có liên quan. Các khu vực quan trọng tiềm năng này bao gồm các khu vực gây giống hoặc chăn nuôi chim hoặc động vật, các vùng sinh sản của cá, hoặc bất cứ khu vực không gian xanh nào được bảo vệ.

Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11

Page 69: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 60

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Nhà thầu phải đảm bảo rằng không có hiện tượng săn bắn, bẫy hay đánh thuốc các loài động vật diễn ra.

10. Quản lý giao thông Trước khi xây dựng, thực hiện tham vấn chính quyền và cộng đồng địa phương và cảnh sát giao thông.

Sự gia tăng đáng kể các lượt phương tiện giao thông cần được đưa vào giải quyết trong kế hoạch thi công và phải được phê duyệt trước đó. Việc phân tuyến giao thông, đặc biệt đối với của các xe cơ giới hạng nặng, cần phải tính đến các khu vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện, và chợ.

Cần lắp đặt hệ thống chiếu sáng vào ban đêm nếu cần để đảm bảo an toàn giao thông

Đặt các biển báo xung quanh khu vực xây dựng để tạo điều kiện cho an toàn giao thông, cung cấp các chỉ dẫn đến các khu vực khác nhau của công trường, và cung cấp các chỉ dẫn và biển cảnh báo an toàn.

Sử dụng các biện pháp kiểm soát an toàn giao thông, bao gồm các biển hiệu đường bộ/sông/kênh và người phất cờ để cảnh báo tình huống nguy hiểm

Tránh vận chuyển vật liệu xây dựng trong giờ cao điểm. Hành lang cho người đi bộ và phương tiện cơ giới trong và ngoài khu vực xây

dựng cần được cách ly với công trường và có thể tiếp cận một cách dễ dàng, an toàn và thích hợp. Biển hiệu phải được lắp đặt thích hợp cả ở đường thủy và đường bộ tại những nơi cần thiết.

Luật giao thông vận tải số 23/2008/QH12

Luật xây dựng số 16/2003/QH11

Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

Thông tư số 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn xây dựng

11. Gián đoạn các dịch vụ tiện ích

Đối với việc gián đoạn có kế hoạch hoặc không có kế hoạch đến các dịch vụ tiện ích như nước, khí, điện, internet: nhà thầu phải thực hiện tham vấn trước và có kế hoạch dự phòng những tình huống bất ngờ với chính quyền địa phương về hậu quả khi dịch vụ cụ thể bị hỏng hoặc gián đoạn hay tạm ngừng cung cấp.

Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích có liên quan để thiết lập các lịch trình xây dựng phù hợp.

Cung cấp thông tin cho các hộ dân bị ảnh hưởng về lịch trình làm việc cũng như sự gián đoạn, tạm ngừng cung cấp các dịch vụ dự kiến (ít nhất 5 ngày

Nghị định số 73/2010/ND-CP về xử phạt hành chính các vấn đề an ninh và xã hội

Page 70: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 61

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

trước) Cần tránhviệc tạm ngừng cung cấp nước cho khu vực nông nghiệp Nhà thầu cần đảm bảo cấp nước thay thế cho cư dân bị ảnh hưởng trong trường

hợp tạm ngừng cấp nước kéo dài hơn 1 ngày. Bất kỳ thiệt hại nào đối với hệ thống đường dây cáp của các hệ thống tiện ích

hiện có phải được được báo cáo cho chính quyền và sửa chữa càng sớm càng tốt.

12. Phục hồi các vùng bị ảnh hưởng

Các vùng giải tỏa như mỏ lộ thiên không còn được sử dụng, các khu vực đổ thải , thiết bị trên công trường, lán trại cho công nhân, khu dự trữ, giàn giáo và bất kỳ vùng tạm nào được sử dụng trong quá trình thi công các hạng mục của dự án sẽ được phục hồi cảnh quan, cung cấp hệ thống thoát nước phù hợp và trồng lại cây cối, thực vật đầy đủ

Bắt đầu trồng cây, tái tạo thực vật sớm nhất khi có thể. Những loài thực vật bản địa thích hợp sẽ được lựa chọn để trồng và phục hồi địa hình tự nhiên.

Các đống đất đá và sườn dốc bị đào bới phải được lấp lại và trồng cỏ để chống xói mòn;

Tất cả các vùng bị ảnh hưởng sẽ được tạo cảnh quan và thực hiện ngay các biện pháp sửa chữa, phục hồi cần thiết, bao gồm tạo không gian xanh, xây đường bộ, cầu và các công trình hiện trạng khác.

Trồng cây xanh tại các vùng đất trống và sườn dốc để ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự sạt lở và duy trì sự ổn định cho sườn dốc.

Đất bị ô nhiễm các chất hóa học hoặc chất nguy hại sẽ được chuyển đi và chôn lấp tại các bãi đổ thải phù hợp.

Khôi phục đường và cầu bị hư hỏng do các hoạt động của dự án.

Luật về bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11

13. An toàn lao động và an toàn công cộng

Nhà thầu cần tuân thủ mọi quy định của Việt nam về an toàn lao động. Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch hành động để ứng phó với các rủi ro và các

tình huống khẩn cấp. Chuẩn bị các dịch vụ cứu thương khẩn cấp ngay tại công trường Tập huấn cho công nhân các quy định an toàn nghề nghiệp

Thông tư số 22/2010/TT-BXD về các quy định an toàn xây dựng

Page 71: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 62

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Nếu sử dụng các phương pháp gây nổ, cần vạch ra các biện pháp giảm thiểu và các biện pháp đảm bảo an toàn trong Kế hoạch quản ly môi trường

Đảm bảo cung cấp những thiết bị bảo vệ, miếng bịt tai chống ồn cho công nhân sử dụng máy móc gây tiếng ồn như đóng cọc, nổ, trộn… để kiểm soát tiếng ồn và bảo vệ công nhân.

Trong quá trình phá dỡ các cơ sở hạ tầng hiện có, công nhân và người dân cần được bảo vệ khỏi mảnh vụn rơi vãi bằng các biện pháp như đặt máng trượt, kiểm soát giao thông và sử dụng các khu vực hạn chế người ra vào.

Lắp đặt các hàng rào, rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm/biển báo khu vực cấm xung quanh khu công trường để chỉ rõ cho người dân nguy hiểm có thể xảy ra

Nhà thầu sẽ cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng rào, rào chắn, dấu hiệu cảnh báo, hệ thống chiếu sáng để ngăn chặn tai nạn giao thông cũng như các rủi ro khác cho người dân và các khu vực nhạy cảm

Nếu những báo cáo đánh giá trước đây chỉ ra có thể có bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại (UXO), việc giải tỏa vật liệu nổ này phải được thực hiện bởi người có chuyên môn và phải theo kế hoạch chi tiết được phê duyệt bởi Kỹ sư Xây dựng.

Chỉ thị số 02 /2008/CT-BXD về các vấn đề an toàn và vệ sinh trong các đơn vị xây dựng

TCVN 5308-91: quy định kỹ thuật về an toàn trong xây dựng

Quyết định số 96/2008/QD-TTg về giải tỏa bom mìn sót

14. Truyền thông đến cộng đồng địa phương

Duy trì kênh liên lạc mở với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư liên quan; nhà thầu sẽ phối hợp với các chính quyền địa phương (lãnh đạo phường/xã, thôn) để thỏa thuận về lịch trình, kế hoạch cho các hoạt động xây dựng tại những khu vực gần với khu vực nhạy cảm hoặc những thời điểm nhạy cảm (ví dụ những ngày lễ hội tôn giáo)

Các bản sao tiếng Việt của Quy tắc thực tiễn môi trường đô thị (ECOPs) và của các tài liệu an toàn môi trường liên quan khác sẽ được cung cấp cho cộng đồng địa phương và người lao động tại công trường.

Việc giảm, mất các không gian vui chơi và các bãi đỗ xe: Sự mất các tiện nghi trong quá trình thi công thường không tránh khỏi việc gây bất tiện cho người dân tại các khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên, việc tham vấn sớm những đối tượng

Nghị định số

73/2010/ND-CP về xử

phạt hành chính các vi

phạm an ninh và xã hội

Page 72: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 63

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

bị ảnh hưởng sẽ tạo cơ hội để điều tra, nghiên cứu và thực hiện những phương án thay thế

Phổ biến các thông tin của dự án cho những thành phần bị ảnh hưởng (ví dụ chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các hộ dân bị ảnh hưởng…) thông qua họp cộng đồng trước khi khởi công;

Cung cấp một địa chỉ liên lạc, tiếp xúc với cộng đồng để từ đó những bên quan tâm có thể nhận được thông tin về các hoạt động trên khu vực, tình hình của dự án và kết quả thực hiện dự án;

Cung cấp mọi thông tin, đặc biệt là những phát hiện về kỹ thuật, bằng ngôn ngữ mà người dân có thể hiểu được và bằng hình thức tiện dụng cho những dân quan tâm và những cán bộ được bầu thông qua việc chuẩn bị tờ rơi và các thông cáo báo chí, khi những phát hiện quan trọng được đưa ra trong giai đoạn dự án;

Theo dõi những mối quan tâm của cộng đồng và những thông tin yêu cầu khi dự án triển khai

Phản hồi những thắc mắc qua điện thoại và thư viết một cách kịp thời và đúng mực;

Thông báo cho cư dân địa phương về kế hoạch xây dựng, lịch trình làm việc, sự gián đoạn các dịch vụ, các tuyến đường vòng và các tuyến xe buýt tạm thời, các hoạt động nổ và phá dỡ một cách thích hợp;

Cung cấp tài liệu kỹ thuật và bản vẽ cho Ủy ban Nhân dân tại cộng đồng dân cư đặc biệt là phác thảo khu vực thi công và kế hoạch quản lý môi trường (EMP) của khu công trường Bảng thông báo sẽ được dựng tại tất cả các vị trí công trường để cung cấp

thông tin về người quản lý công trường, cán bộ môi trường, cán bộ y tế và an

toàn, số điện thoại và thông tin về các nội dung khác như vậy người bị ảnh

hưởng có thể có kênh để nói lên mối quan tâm và những đề nghị của mình.

15. Thủ tục đối với các Nếu nhà thầu phát hiện thấy các khu vực khảo cổ, các khu lịch sử, di tích và vật thể, Luật di sản văn hoá số

Page 73: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 64

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

phát hiện ngẫu nhiên bao gồm hầm mộ hoặc các phần mộ riêng lẻ trong quá trình đào bới hoặc xây dựng, nhà thầu sẽ:

Dừng các hoạt động xây dựng trong khu vực phát hiện ngẫu nhiên;

Phân định rõ ràng vùng hoặc khu vực có phát hiện;

Bảo vệ khu vực để ngăn chặn bất cứ thiệt hại hoặt mất mát các vật thể có thể

lấy đi được. Trong trường hợp vật cổ có thể di dời hoặc các di tích nhạy cảm,

bố trí một người bảo vệ ban đêm cho đến khi chính quyền địa phương có thẩm

quyền hoặc Sở Văn hóa và Thông tin tiếp quản;

Báo cáo cho Tư vấn giám sát xây dựng, Tư vấn giám sát xây dựng có trách

nhiệm báo cho chính quyền địa phương hoặc trung ương có thẩm quyền về tài

sản văn hóa của Việt Nam (trong vòng 24h hoặc sớm hơn);

Chính quyền địa phương hoặc trung ương có liên quan sẽ chịu trách nhiệm

bảo vệ và cách ly khu vực trước khi quyết định thủ tục tiếp theo. Việc này sẽ

đòi hỏi một đánh giá sơ bộ về phát hiện này. Ý nghĩa và tầm quan trọng của

những phát hiện được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau liên quan đến di

sản văn hóa; bao gồm giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử, giá trị khoa học hay

nghiên cứu, giá trị xã hội và kinh tế;

Quyết định về cách xử lý các phát hiện là trách nhiệm của cơ quan có thẩm

quyền. Điều này có thể bao gồm thay đổi bố trí (như khi tìm thấy một di tích

văn hóa hoặc khảo cổ quan trọng mà không thể dịch chuyển), bảo tồn, cách ly,

phục hồi và cứu hộ;

Nếu khu văn hóa và/hoặc di tích có giá trị cao và việc bảo tồn khu vực được

các nhà chuyên môn kiến nghị và được cơ quan quản lý các di tích văn hóa

yêu cầu, chủ dự án sẽ cần phải tiến hành thay đổi thiết kế để thích ứng với yêu

cầu và bảo tồn khu vực;

28/2001/QH10.

Luật di sản văn hoá sửa

đổi, bổ sung số

32/2009/QH12.

Nghị định số

98/2010/ND-CP bổ

sung và sửa đổi

Page 74: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 65

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Các quyết định liên quan đến việc quản lý các phát hiện sẽ được thông báo

bằng văn bản bởi cơ quan hữu quan;

Các công việc xây dựng chỉđược tiếp tục sau khi được cấp phép từ các cơ

quan chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về an toàn của di sản.

Page 75: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 66

4.3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẶC THÙ THEO VỊ TRÍ CỤ THỂ

Bảng sau trình bày các tác động đặc thù theo vị trí cụ thể và các biện pháp giảm thiểu không được trình bày đầy đủ trong việc áp dụng Qui tắc thực hành môi trường (ECOPs). Điều này là do tác động không phải là loại điển hình và không được bao gồm trong ECOPs (do tính nghiêm trọng của tác động vượt quá phạm vi các biện pháp giảm thiểu trong ECOPs, hoặc đơn giản là do bản chất quá mức cụ thể của các biện pháp giảm thiểu cần thiết ).

Bảng 4.2 Các tác động và biện pháp giảm thiểu đặc thù của các hạng mục sử dụng vốn

kết dư của dự án

HẠNG MỤC 1:Chống ngập và chỉnh trang đô thị (Gói thầu CT – PW - 2.9)

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Không có tác động thu hồi đất và tái định cư; Quá trình thực hiện cải tạo những tuyến này sẽ không phải thực hiện

công việc rà phá bom mìn.

Giảm thiểu Không yêu cầu

Giai đoạn Xây dựng

Tác động Không có tác động nào khác ngoài ECOPs

Giảm thiểu Không khác với ECOP

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng, các đặc điểm kỹ thuật, kết hợp thêm các điều kiện trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Sử dụng vốn kết dư của thành phố (IDA)

Giám sát Tư vấn giám sát/BQLDA

Giai đoạn Vận hành

Tác động Các tai nạn giao thông tăng, do đường tiêu chuẩn cao hơn cho phép giao thông nhanh hơn và nhiều hơn.

Vỉa hè, độ dốc nền đường và hệ thống thoát nước sớm bị hỏng hóc do không bảo dưỡng đầy đủ.

Hỏng hóc bề mặt đường do xe chở quá tải.

Giảm thiểu Đảm bảo rằng các điều khoản an toàn giao thông, bao gồm các biển báo, đèn và vạch kẻ làn đường được lắp đặt trong quá trình xây dựng được bảo dưỡng có hiệu quả và lâu dài, và được thay mới nếu cần.

Đảm bảo rằng kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố, và ngân sách liên quan được xem xét đầy đủ để giữ cho đường như ở điều kiện mới hoàn thành.

Đảm bảo rằng với trợ giúp của cơ quan quản lý giao thông, xe quá tải sẽ không được phép lưu thông trên đường.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch hoạt động và vận hành của thành phố

Trách nhiệm Công ty cấp thoát nước đô thị

Công tybảo dưỡng đường bộ đô thị

Nguồn vốn Thành phố

Page 76: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 67

Giám sát Thành phố

HẠNG MỤC 2: Xây dựng đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt (gói thầu CT- PW - 2.10)

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Không có tác động thu hồi đất và tái định cư; Tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn khi thi công đào đắp, xây

dựng tuyến đường.

Giảm thiểu Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Giai đoạn Xây dựng

Tác động: Giải phóng mặt bằng, bao gồm dọn dẹp cây và thảm thực vật một cách bừa bãi, vượt quá chỉ giới công trường.

Lượng đất đắp nhỏ yêu cầu để đắp nền đường(khoảng 20.811,2m3) –được lấy từ các mỏ đất không được kiểm soát.

Giao thông xây dựng gây nguy hiểm trong khu vực công trường và cho cả các khu dân cư và khu khác bên ngoài công trường.

Rung động từ các máy móc xây dựng gây hư hại cho các tòa nhà gần kề Các xưởng trộn bê tông và nhựa đường (nếu được xây dựng tại công

trường) sẽ phát sinh khí thải và nước thải gây ô nhiễm.

Giảm thiểu Đảm bảo rằng nhà thầu chuẩn bị và thực hiện kế hoạch quản lý môi trường đặc thù theo vị trí cụ thể (như được yêu cầu theo hợp đồng) đối với mỗi khía cạnh của các công trình – giải phóng mặt bằng, đào đắp đất, thoát nước tạm thời và lâu dài, các công tác lát vỉa hè, an toàn công trường và giao thông. Cụ thể là, bên cạnh các yêu cầu chung đặt ra trong ECOPs, cần phải: – Đảm bảo rằng không cắt cây cối bên ngoài biên giới xác định của

công trường. – Đảm bảo rằng từ khi bắt đầu xây dựng, thoát nước trên công trường

là hoạt động đuợc ưu tiên hàng đầu, và hệ thống gồm các rãnh thoát, bẫy cát, các cấu trúc giảm dòng chảy, etc.

– Đảm bảo rằng các khu mỏ vật liệu được khai thác, vận hành, đóng mỏ và phục hồi theo cách như được làm với các vị trí đào đắp trong các công trình của dự án, và những điều này phải được đưa vào trong các yêu cầu trong các hợp đồng và Kế hoạch quản lý môi trường (EMP)

– Đảm bảo rằng nền đường được xây một cách có hệ thống, để không phải vận chuyển vật liệu hai lần, và với bề mặt xây dựng được ổn định ngay khi nó được hoàn thành.

– Đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ công trình đất đã xác định trong hợp đồng, sẽ gồm các phương pháp tự nhiên, ví dụ như trồng cỏ, cây bụi và các biện pháp nhân tạo như lát đá, bê tông, gia cố bằng sợi hay vải địa kỹ thuật phù hợp với các điều kiện trên công trường khi quá trình thi công đang được tiến hành hoặc kết thúc.

– Đảm bảo rằng các thiết bị sửa chữa máy móc, các khu lưu trữ vật

Page 77: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 68

liệu, và máy móc sản xuất, như các xưởng chế biến vật liệu, được đặt tại các vị trí xa kênh mương, sông suối, các khu dân cư, và các khu nhạy cảm khác.

– Đảm bảo rằng tất cả tài xế, công nhân vận hành máy móc xây dựng,…phải đủ trình độ và có chứng chỉ hành nghề và được đào tạo và tuân thủ kế hoạch quản lý giao thông.

– Đảm bảo rằng các máy móc sản xuất, như xưởng trộn bê tông và nhựa đường được trang bị hệ thống thu bụi, được vận hành và bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn, và được kết nối bằng các ống và kênh mương tới các hố bẫy thu sa lắng và chất thải cho xử lý sơ bộ nước thải.

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng được kết hợp với các điều kiện trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Tín dụng: Sử dụng vốn kết dư của dự án(IDA)

Giám sát Tư vấn giám sát /BQL DA

Giai đoạn Vận hành

Tác động: Các tai nạn giao thông tăng, do đường tiêu chuẩn cao hơn cho phép giao thông nhanh hơn và nhiều hơn.

Vỉa hè, độ dốc nền đường và hệ thống thoát nước sớm bị hỏng hóc do không bảo dưỡng đầy đủ.

Hỏng hóc bề mặt đường do xe chở quá tải.

Giảm thiểu Đảm bảo rằng các điều khoản an toàn giao thông, bao gồm các biển báo, đèn và vạch kẻ làn đường được lắp đặt trong quá trình xây dựng được bảo dưỡng có hiệu quả và lâu dài, và được thay mới nếu cần.

Đảm bảo rằng kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố, và ngân sách liên quan được xem xét đầy đủ để giữ cho đường như ở điều kiện mới hoàn thành.

Đảm bảo rằng với trợ giúp của cơ quan quản lý giao thông, xe quá tải sẽ không được phép lưu thông trên đường.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố

Trách nhiệm Công ty bảo dưỡng đường bộ đô thị

Nguồn vốn Thành phố

Giám sát Thành phố

HẠNG MỤC 3: Đường nối quanh hồ Bún Xáng và rạch phía Nam (gói thầu CT- PW - 2.4)

Giai đoạn tiền xây dựng

Tác động Không có tác động thu hồi đất và tái định cư; Tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn khi thi công đào đắp, xây

dựng mở rộng tuyến đường

Giảm thiểu Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Page 78: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 69

Giai đoạn xây dựng

Tác động Tác động tới giao thông, chất lượng nguồn nước hồ Bún Xáng và rạch phía Nam

Giảm thiểu Như được đề xuất trong ECOPs; Trong quá trình xây dựng:

- Có hệ thống thoát nước trên công trường; phải có hố ga lắng cặn trên công trường trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung tại khu vực dự án;

- Phân luồng giao thông, biển báo công trường đầy đủ; - Tránh vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm; - Bố trí trạm trộn bê tông, máy móc thi công có độ rung lớn xa công

trình nhà dân; - Đất đá thải được thu gom, phải được che chắn và vận chuyển xử lý

để tránh bị cuốn theo nước mưa chảy tràn, ảnh hưởng đến chất lượng nước và sinh vật thủy sinh của hồ Bún Xáng và rạch phía Nam

- Nước thải sinh hoạt của công nhân phải được thu gom, xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn (nhà vệ sinh tự hoại di động) trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung tại khu vực dự án.

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng được kết hợp với các điều kiện trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Tín dụng: Sử dụng vốn kết dư của dự án (IDA)

Giám sát Tư vấn giám sát /BQL DA

Giai đoạn vận hành

Tác động Gia tăng lưu lượng giao thông, rủi ro tai nạn giao thông.

Giảm thiểu Biển báo giao thông lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, chỉ dẫn tốc độ rõ ràng, dễ quan sát.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành bảo trì của thành phố

Trách nhiệm Thành phố

Nguồn vốn Thành phố

Giám sát Thành phố

HẠNG MỤC 4: Đường trong LIA

Giai đoạn tiền xây dựng

Tác động Thu hồi đất: ảnh hưởng tới đất thổ cư và hàng rào của 148 hộ gia đình với 1.184m2.Tuy nhiên trong quá trình tham vấn các hộ bị ảnh hưởng, người dân trong khu vực tự nguyện hiến đất. Do đó hạng này không phải bồi thường hay di dời tái định cư;

Tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn khi thi công đào đắp, xây dựng mở rộng các tuyến đường.

Giảm thiểu Thực hiện theo RP cập nhật của dự án

Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và

Page 79: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 70

xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Giai đoạn xây dựng

Tác động Tác động tới giao thông, ảnh hưởng tới sinh hoạt của các hộ dân (tình trạng mất nước, nước thải…)

Giảm thiểu Như được đề xuất trong ECOPs; Trong quá trình xây dựng:

- Có hệ thống thoát nước tạm thời trên công trường - Phân luồng giao thông, biển báo công trường đầy đủ; - Tránh vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm; - Bố trí trạm trộn bê tông, máy móc thi công có độ rung lớn xa công

trình nhà dân; - Có lịch thi công thông báo cho người dân biết để có kế hoạch cho

sinh hoạt không bị ảnh hưởng; - Đất đá thải được thu gom theo đúng quy định

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng được kết hợp với các điều kiện trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu xây dựng

Nguồn vốn Vốn kết dư của dự án (IDA)

Giám sát Tư vấn giám sát /BQL DA

Giai đoạn vận hành

Tác động Gia tăng lưu lượng giao thông, rủi ro tai nạn giao thông.

Giảm thiểu Biển báo giao thông, chỉ dẫn tốc độ rõ ràng, dễ quan sát.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo trì của Thành phố

Trách nhiệm Thành phố

Nguồn vốn Thành phố

Giám sát Thành phố

HẠNG MỤC 5: Đường vành đai Phi Trường (tuyến B) (gói thầu CT- PW - 1.9)

Giai đoạn tiền xây dựng

Tác động Không có tác động thu hồi đất và tái định cư; Tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn khi thi công đào đắp, xây

dựng mở rộng tuyến đường

Giảm thiểu Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Giai đoạn xây dựng

Tác động Tác động tới giao thông

Giảm thiểu Như được đề xuất trong ECOPs Trong quá trình xây dựng:

Page 80: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 71

- Có hệ thống thoát nước trên công trường

- Phân luồng giao thông, biển báo công trường đầy đủ

- Tránh vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm

- Bố trí trạm trộng bê tổng, máy móc thi công có độ rung lớn xa công trình nhà dân, đền thờ.

- Đất, đá thải phải được thu dọn đổ thải theo đúng quy định

Cơ chế thực hiện Điều kiện hợp đồng, bổ sung cho các biện pháp trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Tín dụng IDA

Giám sát Tư vấn giám sát /BQL DA

Giai đoạn vận hành

Tác động gia tăng lưu lượng giao thông, rủi ro tai nạn giao thông.

Giảm thiểu Biển báo giao thông, chỉ dẫn tốc độ rõ ràng, dễ quan sát.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành bảo trì của thành phố

Trách nhiệm Thành phố, Sở giao thông vận tải

Nguồn vốn Thành phố

Giám sát Thành phố

HẠNG MỤC 6: Cải tạo các tuyến đường Trưng Nữ Vương, Lê Thái Tổ, Hàng Gòn, Trường Chính Trị thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng (gói thầu CT- PW - 2.2)

Giai đoạn tiền xây dựng

Tác động Không có tác động thu hồi đất và tái định cư; Tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn khi thi công đào đắp, xây

dựng mở rộng tuyến đường.

Giảm thiểu Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Giai đoạn xây dựng

Tác động Tác động tới giao thông

Giảm thiểu Như được đề xuất trong ECOPs Trong quá trình xây dựng:

- Có hệ thống thoát nước trên công trường

- Phân luồng giao thông, biển báo công trường đầy đủ

- Tránh vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm

- Bố trí trạm trộng bê tổng, máy móc thi công có độ rung lớn xa công trình nhà dân, đền thờ.

- Đất đá thải có được thu gom và xử lý theo đúng quy định

Page 81: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 72

Cơ chế thực hiện Điều kiện hợp đồng, bổ sung cho các biện pháp trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Tín dụng IDA

Giám sát Tư vấn giám sát xây dựng /BQLDA

Giai đoạn vận hành

Tác động Gia tăng lưu lượng giao thông, rủi ro tai nạn giao thông.

Giảm thiểu Biển báo giao thông, chỉ dẫn tốc độ rõ ràng, dễ quan sát.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành bảo trì của thành phố

Trách nhiệm Thành phố

Nguồn vốn Thành phố

Giám sát Thành phố

HẠNG MỤC 7: Xây dựng các trường mới

Giai đoạn tiền xây dựng

Tác động Không có thu hồi đất và tái định cư; tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn tồn dư trong chiến tranh khi

thi công đào đắp, xây dựng các công trình này.

Giảm thiểu Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Giai đoạn xây dựng

Tác động An toàn lao động, giao thông

Giảm thiểu Các biện pháp trong Ecops. Ngoài ra thực hiện: - Che chắn khu vực xây dựng - Không vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm.

- Bố trí trạm trộng bê tổng, máy móc thi công có độ rung lớn xa công trình nhà dân, đền thờ.

- Đất , đá thải phải được thu dọn đổ thải theo đúng quy định

Cơ chế thực hiện Điều kiện hợp đồng, bổ sung cho các biện pháp trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Tín dụng IDA: Sử dụng vốn kết dư của dự án

Giám sát Tư vấn giám sát xây dựng /BQLDA

Giai đoạn vận hành

Tác động Nước thải, sự cố cháy nổ

Giảm thiểu Có hệ thống chữa cháy, hệ thống chống sét, có bể phốt xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả vào hệ thống cống chung, bùn cặn được nạo vét định kỳ

Page 82: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 73

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo trì của trường học

Trách nhiệm Quản lý của trường học, Thành phố

Nguồn vốn Trường học

Giám sát Quản lý của Trường học, Thành phố

HẠNG MỤC 8: Cải tạo các trường học

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Không có tác động thu hồi đất và tái định cư; Tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn tồn dư trong chiến tranh khi

thi công đào đắp, xây dựng các công trình này.

Giảm thiểu Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Giai đoạn Xây dựng

Tác động An toàn giao thông Học tập của học sinh

Giảm thiểu Đảm bảo rằng nhà thầu chuẩn bị và thực hiện kế hoạch quản lý môi trường đặc thù theo vị trí cụ thể (như được yêu cầu theo hợp đồng) đối với mỗi khía cạnh của các công trình – giải phóng mặt bằng, đào đắp đất, thoát nước tạm thời và lâu dài, các công tác lát vỉa hè, an toàn công trường và giao thông. Cụ thể là, bên cạnh các yêu cầu chung đặt ra trong ECOPs, cần phải: – Che chắn khu vực xây dựng – Cảnh báo tới ban giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh ở các

trường tiểu học và mầm non để quản lý các em không tập trung hay qua lại sát phía hàng rào trường Trong quá trình xây dựng trường, học sinh của trường sẽ học nhờ tại địa điểm khác do trường thuê.

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, được kết hợp với các điều kiện trong ECOPs;

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Tín dụng

Giám sát Tư vấn giám sát/BQLDA

Giai đoạn vận hành

Tác động Nước thải, sự cố cháy nổ

Giảm thiểu Có hệ thống chữa cháy, hệ thống chống sét, có bể phốt xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả vào hệ thống cống chung, bùn cặn được nạo vét định kỳ

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo trì của trường học

Trách nhiệm Quản lý của trường học, Thành phố

Page 83: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 74

Nguồn vốn Trường học

Giám sát Quản lý của Trường học, Thành phố

HẠNG MỤC 9: Xây dựng Trạm Y tế

Giai đoạn tiền xây dựng

Tác động Không có tác động thu hồi đất và tái định cư; Tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn tồn dư trong chiến tranh khi

thi công đào đắp, xây dựng các công trình này

Giảm thiểu Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Giai đoạn xây dựng

Tác động An toàn lao động, giao thông

Giảm thiểu Các biện pháp trong Ecops. Ngoài ra thực hiện: - Che chắn khu vực xây dựng - Không vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm.

- Bố trí trạm trộng bê tổng, máy móc thi công có độ rung lớn xa công trình nhà dân, đền thờ.

- Đất , đá thải phải được thu dọn đổ thải theo đúng quy định

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, được kết hợp với các điều kiện trong ECOPs;

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Tín dụng

Giám sát Tư vấn giám sát/BQLDA

Giai đoạn vận hành

Tác động Nước thải, rác thải y tế, sự cố cháy nổ

Giảm thiểu Có hệ thống chữa cháy, hệ thống chống sét, có bể phốt xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả vào hệ thống cống chung, bùn cặn được nạo vét định kỳ; rác thải y tế đươc hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý theo đúng quy định

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo trì của Trạm

Trách nhiệm Quản lý của Trạm Y tế, Thành phố

Nguồn vốn Trạm Y tế

Giám sát Quản lý của Trạm Y tế, Thành phố

HẠNG MỤC 10: Xây dựng công viên Hùng Vương

Giai đoạn tiền xây dựng

Tác động Không có tác động thu hồi đất và tái định cư; Tác động/nguy cơ có thể tìm thấy bom mìn tồn dư trong chiến tranh khi

Page 84: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 75

thi công đào đắp, xây dựng các công trình này.

Giảm thiểu Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chuyên trách tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ để bảo đảm độ chính xác khi thi công và đảm bảo an toàn tính mạng về người và tài sản của người trực tiếp thi công và người dân xung quanh;

Công tác rà phá bom, mìn nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng và được thực hiện trước giai đoạn san lấp mặt bằng.

Giai đoạn xây dựng

Tác động An toàn lao động, giao thông

Giảm thiểu Các biện pháp trong Ecops. Ngoài ra thực hiện: - Che chắn khu vực xây dựng - Không vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm.

- Bố trí trạm trộng bê tổng, máy móc thi công có độ rung lớn xa công trình nhà dân, đền thờ.

- Đất , đá thải phải được thu dọn đổ thải theo đúng quy định

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, được kết hợp với các điều kiện trong ECOPs;

Trách nhiệm Nhà thầu

Nguồn vốn Tín dụng

Giám sát Tư vấn giám sát/BQLDA

Giai đoạn vận hành

Tác động Nước thải, rác thải, sự cố cháy nổ

Giảm thiểu Có hệ thống chữa cháy, hệ thống chống sét, có bể phốt xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả vào hệ thống cống chung, bùn cặn được nạo vét định kỳ; rác thải hợp đồng thu gom với URENCO

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo trì của thành phố

Trách nhiệm Đơn vị Quản lý công viên, Thành phố

Nguồn vốn Thành phố

Giám sát Đơn vị Quản lý của công viên, Thành phố

Page 85: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 76

4.4. QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG VỀ MẶT TÀI NGUYÊN VĂN HÓA VẬT THỂ

Khu vực dự án không có tài nguyên văn hóa vật thể

4.5. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Cần thiết phải thiết kế chương trình giám sát, quan trắc và thực hiện chương trình này với tần

suất thích hợp để có khả năng ghi lại việc thực hiện tổng thể các công trình của dự án cũng

như các ảnh hưởng ngắn hạn gây ra bởi các hoạt động xây dựng. Chương trình giám sát, quan

trắc môi trường sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng ở cả 3 mức độ:

Giám sát mức độ tuân thủ với các biện pháp giảm thiểu, Giám sát dựa trên cộng đồng, và Quan trắc các thông số môi trường thiết lập trong bản Báo cáo đánh giá tác động môi

trường (EIA) cho từng công trình.

4.5.1. Mục tiêu và cách tiếp cận

Mục tiêu chính của chương trình Giám sát Môi trường là để đảm bảo rằng (a) các tác động

tiêu cực của dự án được giảm thiểu; (b) EMP được thực hiện có hiệu quả; và (c) EMP là đủ để

giảm thiểu các tác động tiêu cực. Do việc giám sát thực hiện kế hoạch tái định cư được thực

hiện tách biệt, chương trình giám sát môi trường sẽ bao gồm (a) giám sát sự thực hiện chính

sách an toàn của nhà thầu trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng, (b) quan trắc chất

lượng môi trường, (c) quan trắc tính hiệu quả của EMP.

4.5.2. Giám sát và thực hiện chính sách an toàn của nhà thầu

Ba mức độ giám sát sẽ được thực hiện: giám sát thường xuyên, giám sát định kỳ, và giám sát

cộng đồng như sau:

- Giám sát thường xuyênsẽ được thực hiện bởi Tư vấn giám sát thi công (CSC) như được phân công bởi BQL DA. CSC sẽ đưa các kết quả giám sát vào các báo cáo tiến độ của dự án.

- Giám sát định kỳ (6 tháng một lần): là một phần của giám sát tổng thể đối với kế hoạch quản lý môi trường (EMP), Ban môi trường và xã hội (ESU) được hỗ trợ bởi Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) cũng sẽ giám sát sự thực hiện của nhà thầu 6 tháng/lần và kết quả sẽ được báo cáo cho BQL DA và NHTG và Sở TNMT thành phố Cần Thơ

- Giám sát cộng đồng: Giám sát bởi cộng đồng địa phương sẽ được thực hiện theo các hướng dẫn thực hành của chính phủ với trợ giúp về quản lý và kỹ thuật từ BQL DA.

4.5.3. Quan trắc chất lượng môi trường

Ngoài việc giám sát tuân thủ các biện pháp giảm thiểu, thì một chương trình quan trắc môi

trường được tiến hành trong 3 giai đoạn của dự án.

Page 86: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 77

Bảng 4.2 Chương trình quan trắc môi trường

STT Hạng mục quan trắc Giai đoạn trước thi công và Thi công

Giai đoạn Vận hành Các tiêu chuẩn

I Quan trắc chất lượng không khí

1. Thông số quan trắc Nhiệt độ; Độ ẩm, Tổng bụi PM10, tiếng ồn, độ rung, CO, NO2, SO2, HC

QCVN 05 :2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT

2. Tần suất quan trắc

6 tháng/lần 1 lần trong năm đầy vận hành

3. Vị trí quan trắc - 2 điểm tại công viên Lê Hữu Phước

- 2 điểm tại đại lộ Hòa Bình

- 2 điểm tại đường 30/4

- 2 điểm tại đường nối Khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt

- 1 điểm tại trường THCS Hưng Phú

- 1 điểm tại trường tiểu học Trần Hưng Đạo

- 1 điểm tại trạm y tế Trà Nóc

-1 điểm tại trường mầm non khu dân cư 91B

II Quan trăc chất lượng nước mặt

1.Thông số quan trắc pH, nhiệt độ, DO, TSS, BOD5, COD, DO, dầu mỡ, Coliform

- 1điểm tại công viên Lê Hữu Phước

- 1 điểm tại đại lộ Hòa Bình

- 1 điểm tại đường 30/4

- 1 điểm tại đường nối Khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt

- 1 điểm tại trường THCS Hưng Phú

- 1 điểm tại trường tiểu học Trần Hưng Đạo

- 1 điểm tại trạm y tế Trà Nóc

-1 điểm tại trường mầm non khu dân cư 91B

QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN 14:2008/BTNMT; 40:2011/BTNMT

2.Tần suất quan trắc 6 tháng/lần 1 lần trong năm đầy vận hành

3.Vị trí quan trắc

III Quan trắc chất lượng nước thải

1. Thông số quan trắc

pH, nhiệt độ, DO, TSS, T-N, T-P, BOD5, COD, dầu mỡ, Coliform

QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN 14:2008/BTNMT; QCVN 40:2009/BTNMT

2. Tần suất quan trắc

6 tháng/lần 1 lần trong năm đầy vận hành

Page 87: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 78

STT Hạng mục quan trắc Giai đoạn trước thi công và Thi công

Giai đoạn Vận hành Các tiêu chuẩn

3. Vị trí quan trắc - 2 điểm tại công viên Lê Hữu Phước

- 2 điểm tại đại lộ Hòa Bình

- 2 điểm tại đường 30/4

- 2 điểm tại đường nối Khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt

- 1 điểm tại trường THCS Hưng Phú

- 1 điểm tại trường tiểu học Trần Hưng Đạo

- 1 điểm tại trạm y tế Trà Nóc

-1 điểm tại trường mầm non khu dân cư 91B

Page 88: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 79

Bảng 4.3. Ước tính tổng lượng mẫu giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng

Hạng mục

xây dựng

Đại lộ Hòa Bình

Công viên Lê Hữu Phước

Đường nối khu hành chính quận Bình

Thủy

Trường THCS Hưng Phú

Trường tiểu học Trần Hưng

Đạo

Trạm Y tế phường Trà

Nóc

Trường mầm non khu dân cư

91 B

Tổng số

mẫu

Tổng hời gian

thi công 11 11 4 15 15 12 15

Số mẫu nước

mặt 1 1 1 1 1 1 1 8

Số mẫu nước

Thải 2 2 2 1 1 1 1 10

Số mẫu không

khí (1 đợt) 2 2 2 1 1 1 1 10

Tổng số đợt

quan trắc 2 2 1 2 2 2 2 13

Tổng số mẫu

nước mặt 2 2 2 2 2 2 2 14

Tổng số mẫu

nước thải 4 4 2 2 2 2 2 18

Tổng số mẫu

không khí 4 4 2 2 2 2 2 18

* Sẽ được điều chỉnh theo DMMP

Page 89: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 80

Bảng 4.4. Ước tính chi phi lấy mẫu và phân tích

(Tỷ giá1USD = 24.000 VNĐ)

STT Nội dung Đơn vị Khối lượng Đơn giá Tổng cộng

VNĐ USD

1 Mẫu không khí Mẫu 18

2,010,391 36,187,038

1,508

2 Mẫu nước mặt Mẫu 14

2,088,454 29,238,356

1,218

3 Mẫu nước thải Mẫu 18

2,088,454 37,592,172

1,566

4 Chi khác Trọn gói 1

50,000,000 50,000,000

2,083

Tổng cộng 153,017,566

6,376 Tổng cộng (sau làm tròn) 153,018,000

6,376

4.6. VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN EMP

4.6.1. Vai trò và trách nhiệm thực hiện EMP.

Bảng 4.5 và Hình 4.1 tóm tắt vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan và các mối quan hệ

trong quá trình thực hiện EMP với PPMU. Trách nhiệm của CSC và IEMC trình bày chi tiết

trong mục 4.6.1

Ban Quản lý dự án (PMU-MOC), Bộ Xây dựng (MoC) sẽ chịu trách nhiệm giám sát hợp nhất

tổng thể và đảm bảo chất lượng của dự án. Trong khi thành phố có trách nhiệm thực hiện

EMP, PMU-MOC sẽ bảo đảm chất lượng và vai trò giám sát bao gồm tất cả các khía cạnh an

toàn. Thành phố sẽ gửi tất tiến trình thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn và báo cáo giám

sát cho PMU-MOC. Bộ Xây dựng cũng sẽ chịu trách nhiệm ký hợp đồng và quản lý Tư vấn

giám sát môi trường độc lập (IEMC) giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường của

dự án. Chi phí của IEMC lấy từ ngân sách Bộ Xây dựng, và không phải là phần chi phí thực

hiện EMP của thành phố. Hình và bảng bên dưới tóm tắt vai trò và trách nhiệm của các bên

liên quan trong việc thực hiện EMP. Vai trò và trách nhiệm của ESU, PPMU, CSC, và IEMC

như sau:

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Các biện pháp giảm

thiểu sẽ được bao gồm trong tài liệu đấu thầu và chi phí được bao gồm trong hồ sơ dự thầu

xây dựng

CSC là chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện biện pháp giảm thiểu hàng ngày. Chi phí

được bao gồm trong hợp đồng dịch vụ CSC

IEMC sẽ chịu trách nhiệm giám sát môi trường trong đó bao gồm (i) hỗ trợ ESU/PPMU thực

hiện giám sát, theo dõi và (ii) báo cáo việc thực hiện thông qua các báo cáo giám sát định kỳ.

Page 90: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 81

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức thực hiện EMP

Bảng 4.5: Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong hệ thống giám sát môi trường

Mô tả Vai trò và trách nhiệm 1a

Dựa trên báo cáo hàng quý của IEMC, PMU-MOC có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo định kỳ để trình Ngân hàng Thế giới

1b PMU-MOC gửi thông báo đến PPMU về kế hoạch làm việc của IEMC, nhận được báo cáo của IEMC và giám sát việc thực hiện các đề xuất thoả thuận và theo dõi việc gửi báo cáo hàng tháng từ cán bộ chính sách an toàn PPMU

1c PMU-MOC với sự hỗ trợ của IEMC cung cấp hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện EMP của PPMU

2a PPMU cử cán bộ phụ trách (ESU) xem xét và kiểm tra các nội dung liên quan đến môi trường trong Hợp đồng đấu thầu các hạng mục xây dựng của dự án để đảm bảo thực hiện đúng với EMP PPMU cử cán bộ phụ trách (ESU) giám sát, quản lý và thực hiện các hoạt động EMP và chỉ định CSC giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp an toàn của nhà thầu bao gồm cả việc thực hiện chương trình giám sát môi trường. PPMU/ESU sẽ thiết lập một đường dây nóng thông tin liên lạc với cộng đồng địa phương để tiếp nhận khiếu nại, ý kiến và/hoặc kiến nghị từ người dân địa phương và/hoặc của cộng đồng trong suốt giain đoạn giải phóng mặt bằng và thời kỳ xây dựng.

2b Căn cứ vào các báo cáo hàng quý của IEMC, PPMU có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo định kỳ để trình Sở TN & MT tỉnh.

2c IEMC được hợp đồng bởi PMU-MOC sẽ hỗ trợ PPMU/ESU để thực hiện EMP phù hợp với quy định môi trường của Chính phủ cũng như các chính sách của Ngân hàng Thế giới. Qua tham khảo ý kiến với Sở TNMT, IEMC sẽ thiết lập một chương trình giám sát môi trường cụ thể cho dự án được thực hiện bởi CSC tại địa điểm quan trọng như thể hiện trong các tài liệu thiết kế chi tiết.

3a Nhà thầu: Trước khi tiến hành xây dựng, với sự hướng dẫn tổng thể của IEMC

Page 91: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 82

Mô tả Vai trò và trách nhiệm sẽ chuẩn bị kế hoạch quản lý môi trường cho từng vị trí xây dựng cụ thể (SEMP) trong quá trình giải phóng mặt bằng cũng như quá trình xây dựng gửi đến CSC và/hoặc PPMU để được xem xét và phê duyệt. Trong quá trình thi công, nhà thầu phải nộp một báo cáo hàng tháng về các vấn đề an toàn, biện pháp giảm thiểu và kết quả trong suốt thời gian xây dựng. Trong trường hợp có sự cố, nhà thầu sẽ tham khảo ý kiến CSC/PPMU. PPMU/CSC: đánh giá SEMP và có thể đề nghị thay đổi nếu cần thiết cho phù hợp với các yêu cầu pháp lý cũng như với từng trường hợp cụ thể. CSC có trách nhiệm giám sát hàng ngày và giám sát việc thực hiện chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của nhà thầu.

3b CSC nộp báo cáo giám sát định kỳ các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường cho PPMU; khuyến cáo cho PPMU đình chỉ một phần hoặc hoàn toàn công trình xây dựng nếu không đáp ứng các biện pháp an toàn lao động và các yêu cầu về bảo vệ môi trường như trong hợp đồng. PPMU đánh giá các báo cáo định kỳ của CSC để đảm bảo tuân thủ các biện pháp giảm thiểu.

3c Cộng đồng: theo điều kiện thực tế của Việt Nam, cộng đồng có quyền và trách nhiệm thường xuyên giám sát công tác bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng để bảo vệ quyền lợi và an toàn của cho người dân đồng thời giám sát việc tuân thủ và thực hiện hiệu quả các biện pháp giảm thiểu của nhà thầu và/hoặc PPMU. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, cộng đồng sẽ báo cáo CSC/PPMU và/hoặc gọi cho đường dây nóng. PPMU: Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho cộng đồng địa phương tham gia trong việc giám sát môi trường và các hoạt động giám sát. PPMU/CSC sẽ xem xét và đáp ứng các yêu cầu và/hoặc kiến nghị của cộng đồng để đảm bảo rằng các tác động tiêu cực có thể được giảm thiểu.

4a Nhà thầu: Thực hiện EMP được yêu cầu trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng, bao gồm tự theo dõi và nộp báo cáo thực hiện. IEMC: định kỳ giám sát, theo dõi việc thực hiện toàn bộ EMP của dự án bao gồm tập huấn kiến thức cho cán bộ của PPMU/ESU, cộng đồng, CSC và các nhà thầu khi cần thiết. Khóa tập huấn sẽ được thiết kế để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện và báo cáo EMP.

4b Cộng đồng: Hỗ trợ và hợp tác với IEMC trong quá trình giám sát định kỳ và cung cấp thông tin về các liên quan đến việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu của nhà thầu IEMC: giúp tăng cường năng lực của cộng đồng địa phương và các cơ quan có liên quan thông qua việc chuẩn bị các tài liệu liên quan cần thiết để theo dõi, giám sát, báo cáo và chuẩn bị cơ sở dữ liệu IEMC: hỗ trợ PPMU và cộng đồng để thực hiện các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông (IEC) trong Hợp phần 4 có liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn giao thông...

4c CSC: Hỗ trợ, phối hợp với IEMC để thiết lập, thu thập thông tin cần thiết về các thông số môi trường tại hiện trường và các thông tin cho quá trình xây dựng IEMC: Giám sát việc thực hiện EMP mỗi 3 tháng bao gồm cả việc nộp báo cáo hiện trường. Tổng hợp cơ sở dữ liệu, kết quả của quá trình quan trắc môi trường, giám sát và hỗ trợ PPMU trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu. IEMC: Phối hợp với CSC về giám sát và chuẩn bị báo cáo về hiệu quả thực hiện EMP; nâng cao năng lực cho cán bộ CSC thông qua một chương trình đào tạo về giám sát môi trường

Page 92: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 83

4.6.2. Trách nhiệm đặc biệt của PPMU, CSC và IEMC

Ban quản lý dự án cấp thành phố (PPMU)

PPMU có trách nhiệm để thực hiện EMP trong suốt giai đoạn thiết kế chi tiết và giai đoạn thi

công xây dựng. Thực hiện EMP trong giai đoạn vận hành là trách nhiệm của các cơ quan khai

thác sử dụng công trình. PPMU sẽ thành lập một đơn vị môi trường và xã hội (ESU) để đảm

bảo thực hiện kịp thời và hiệu quả EMP bao gồm chuẩn bị các báo cáo về việc tuân thủ chính

sách an toàn theo yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng thế giới.

PPMU/ESU chịu trách nhiệm đảm bảo các bên liên quan trong các điều khoản hợp đồng của

gói thầu xây dựng của dự án tuân thủ EMP, ECOPs và các EMP đặc biệt.

PPMU/ESU là trách nhiệm thông báo đến chính quyền địa phương, cơ quan cấp tỉnh, cấp

quốc gia, và với các bên liên quan chịu trách nhiệm thực hiện EMP đặc biệt là Sở Tài nguyên

và Môi trường, các phường xã trong vùng dự án trong suốt quá trình lập quy hoạch, giám sát,

vận hành và quản lý.

PPMU/ESU sẽ phối hợp với cộng đồng để khuyến khích họ tích cực tham gia trong quá trình

lập quy hoạch. quản lý và thực hiện dự án bao gồm giám sát việc thực hiện các biện pháp

giảm thiểu cá tác động của nhà thầu.

Để đảm bảo thực hiện EMP hiệu quả và kịp thời, PPMU/ESU sẽ thuê tư vấn môi trường quốc

gia để hỗ trợ trong việc giám sát thực hiện EMP. Trách nhiệm của Tư vấn giám sát môi

trường độc lập (IEMC) sẽ được mô tả trong phần sau.

Đối với giám sát và theo dõi quá trình tuân thủ của nhà thầu. PPMU sẽ chịu trách nhiệm: (a)

Kiểm tra các chỉ số thực hiện dự án liên quan đến môi trường, (b) kiểm tra không báo trước để

đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu đang được thực hiện như được trình bày trong hợp

đồng xây dựng của nhà thầu, (c) xem xét báo cáo định kỳ của tư vấn giám sát thi công xây

dựng (CSC) để đảm bảo phù hợp với các biện pháp giảm thiểu và (d) Căn cứ vào các báo cáo

định kỳ của CSC và IEMC, PPMU sẽ chuẩn bị báo cáo về việc tuân thủ các biện pháp giảm

thiểu tác động môi trường của dự án trình Ngân hàng Thế giới và Sở Tài nguyên và Môi

trường (tiến độ nộp báo cáo đến Ngân hàng thế giới là 6 tháng một lần).

PPMU sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có liên quan đến cấp nước, vệ sinh môi

trường, thu gom chất thải rắn và giám sát quá trình vận hành và bảo trì trong quá trình thực

hiện dự án.

Tư vấn giám sát xây dựng (CSC)

CSC có trách nhiệm giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của nhà thầu trong

quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng, bao gồm cả giám sát tự theo dõi được thực hiện

bởi nhà thầu. Đối với biện pháp an toàn, trách nhiệm chính của CSC sẽ bao gồm nhưng không

giới hạn như sau:

Page 93: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 84

Hỗ trợ IEMC thiết lập, thu thập và cung cấp thông tin về chỉ số môi trường quan trọng trên

công trường và công trình xây dựng.

Đảm bảo thi công xây dựng công trình phù hợp với EMP được phê duyệt, các chỉ số có liên

quan và hoạt động chuẩn hóa các văn bản về giám sát và giảm thiểu tác động môi trường.

Theo dõi việc thực hiện biện các pháp giảm thiểu của nhà thầu, đề xuất và triển khai các biện

pháp bổ sung trong kịp thời để hoàn thành các biện pháp giảm thiểu phù hợp với yêu cầu quản

lý an toàn môi trường của dự án.

Lập kế hoạch hành động, giải pháp cấp bách để đối phó với vấn đề môi trường, tình huống

khẩn cấp và bồi thường thiệt hại xảy ra trong quá trình xây dựng.

Đề nghị PPMU đình chỉ thi công một phần hoặc hoàn toàn công trình xây dựng nếu an toàn

lao động và các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hợp đồng không tuân thủ.

Tổ chức thường xuyên các cuộc thảo luận với các doanh nghiệp và các bên liên quan khác để

cung cấp thông tin về kế hoạch thực hiện và chương trình làm việc cần thiết để nâng cao nhận

thức của người dân về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng.

Nhà thầu xây dựng

Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổng thể ở tất cả các khía cạnh của công trình bao gồm các

khía cạnh môi trường được quy định trong hợp đồng giữa nhà thầu và PPMU.

Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và

tuân thủ theo EMP được phê duyệt trong suốt quá trình xây dựng. Trong quá trình chuẩn bị

“các phương án kỹ thuật”, nhà thầu sẽ nghiên cứu báo cáo đánh giá tác động môi trường của

dự án đã được phê duyệt và đề xuất một phương pháp xây dựng bao gồm biện pháp bảo vệ và

giảm thiểu môi trường phù hợp với các khuyến nghị của EMP được phê duyệt.

Các phương pháp thi công của nhà thầu sẽ được trình lên PPMU và CSC để xem xét cũng như

gửi đến IEMC khi cần thiết. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, các phương pháp thi công sẽ được

đánh giá tính khả thi và tính pháp lý (các luật, nghị định, thông tư và các quy định khác) trước

khi điều chỉnh để phê duyệt đối với từng trường hợp cụ thể.

Trong quá trình thi công công trình, nhà thầu xây dựng sẽ được giám sát chặt chẽ bởi PPMU,

CSC, IEMC, các cơ quan môi trường và cộng đồng địa phương trên cơ sở thực hiện EMP.

Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

IEMC có trách nhiệm hỗ trợ PPMU trong thực hiện EMP và tư vấn cho CSC, nhà thầu và

cộng đồng thực hiện chương trình giám sát theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng

Thế giới. Một khi các phương thức hoạt động chi tiết của chương trình giám sát môi trường

được thảo luận bởi PPMU và cán bộ giám sát của Ngân hàng Thế giới, IEMC sẽ chịu trách

nhiệm kiểm tra hàng quý và hỗ trợ cán bộ của PPMU để giám sát tổng thể hoạt động dự án

nhằm đảm bảo chính sách bảo vệ môi trường thống nhất của Chính phủ và Ngân hàng Thế

Page 94: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 85

giới được áp dụng và giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án. IEMC sẽ chịu trách

nhiệm: (1) hỗ trợ đào tạo và tăng cường năng lực quản lý xây dựng cho các cán bộ

PPMU/ESU gồm các kỹ sư chuyên ngành và các chuyên gia tư vấn (CSC) trong việc giám sát

việc thực hiện EMP của nhà thầu, (2) đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

và trường học trong vùng dự án, (3) giám sát các thông số môi trường để đánh giá tác động

tổng thể của dự án, và (4) thiết lập chương trình đào tạo môi trường trong nội dung của Hợp

phần 4.

Trách nhiệm cụ thể của IEMC bao gồm:

Đảm bảo EMP sau khi được phê duyệt và tất cả các thoả thuận về vốn vay dự án liên quan

đến các biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng và tuân thủ đầy đủ trong quá trình thực

hiện dự án.

Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu được cung cấp bởi nhà thầu và CSC trong

quá trình thực hiện, đưa ra các đề xuất và kiến nghị với PPMU nếu cần cải thiện, bổ sung cho

phù hợp các yêu cầu về an toàn.

Báo cáo định kỳ (mỗi 3 tháng) đến PPMU về việc thực hiện EMP trong quá trình thực hiện dự

án.

Thiết lập các quá trình chuẩn, phương pháp và hình thức hỗ trợ PPMU và CSC đánh giá sự

tiến bộ của nhà thầu trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động và hoạt động

giám sát.

Hỗ trợ cán bộ môi trường của PPMU xem xét và kiểm tra các phần liên quan đến môi trường

trong (dựa vào ECOP) tài liệu hợp đồng của các hạng mục xây dựng của dự án để đảm bảo

phù hợp với các chính sách bảo vệ môi trường và biện pháp giảm thiểu tác động và các yêu

cầu giám sát.

Đo đạt, lấy mẫu và giám sát các thông số môi trường định kỳ (mỗi 3 tháng một lần) trong suốt

thời gian của hợp đồng giám sát môi trường.

Hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu và thực hiện các chương trình đào tạo về giám sát môi trường và

giám sát đối với nhà thầu. CSC và đội ngũ cán bộ có liên quan của PPMU (cán bộ môi trường

và các điều phối viên của các gói thầu).

Thông qua PPMU, thảo luận với các doanh nghiệp có liên quan (nếu cần thiết) để tìm các giải

pháp phù hợp nhằm giảm thiểu các rủi ro bất ngờ liên quan đến vệ sinh môi trường.

4.6.3. Báo cáo

PMU sẽ chuẩn bị báo cáo hai lần mỗi năm để trình Ngân hàng Thế giới, bao gồm việc tuân

thủ với EMP. Các báo cáo sẽ bao gồm kết quả giám sát và đánh giá của IEMC về tiến độ dự

án và việc thực hiện EMP. Các báo cáo này sẽ bao gồm các vấn đề liên quan khác như sau:

Sự tuân thủ thực hiện các biện pháp giảm thiểu của nhà thầu

Page 95: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 86

Các vấn đề vệ sinh môi trường và nước thải

Tình hình lũ lụt, ngập úng tại khu vực thực hiện dự án

Tắc nghẽn hoặc gián đoạn giao thông

Hiệu suất của hệ thống cấp nước

Chất lượng nước mặt nước tại nguồn tiếp nhận nước thải

Tiềm năng rủi ro liên quan đến dự án

Chất lượng nước ở các sông (Hậu, Ô Môn và Bình Thủy), các rạch (Ngỗng, Sao và rạch phía

nam của hồ Bún Xáng) và hồ Bún Xáng

Các biện pháp hỗ trợ hộ bị ảnh hưởng bởi dự án tái định cư tại địa điểm trên khía cạnh môi

trường

Tư vấn với cộng đồng địa phương trong vùng dự án

4.6.4. Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực quản lý và giám sát môi trường

Đánh giá năng lực thực hiệnbiện pháp bảo vệ môi trườngcho thấy cáccán bộ củaPPMUvẫn

còn hạn chế cáckiến thứcvềan toàn của WBcũng như kiến thức vềmôitrườngvà các vấn đềxã

hội. Trong trường hợp không đủ kiến thức và kỹ năng có thể dẫn đến rủirocho quá trìnhthực

hiệncác yêu cầuvề các biện pháp giảm thiểutrongEMP. Theo yêu cầu của cácchính sáchcủa

Ngân hàng Thế giới, chương trình nâng cao năng lực sẽ được thực hiện. Quá trình nâng năng

lựcthông quahỗ trợ kỹ thuậtsẽ giúpPPMUthực hiệncác yêu cầu về an toàn. Chương trình trợ

kỹ thuậtsẽcung cấpcác hỗ trợ kỹ thuậtcần thiếtcho PPMUtrong việc thực hiện hợp đồng với

các nhà thầucũngviệc thực hiệnEMP.

Phạm vi của chương trình hỗ trợ kỹ thuật gồm hỗ trợ từ các chuyên gia và tập huấn các kiến

thức về các yêu cầu biện pháp an toàn và thủ tục thực hiện dự án cũng như các kiến thức cụ

thể về các yêu cần và phương thức thực hiện các biện pháp an toàn cho các cán bộ dự án, tư

vấn và nhà thầu. Chương trình này sẽ bao gồm hỗ trợ trong việc chuẩn bị tài liệu và thực hiện

chương trình đào tạo về quản lý môi trường và giám sát môi trường cho các nhà thầu, CSC và

đội ngũ cán bộ có liên quan của PPMU (cán bộ môi trường và các điều phối viên của các gói

thầu) để làm nhiệm vụ của họ. Đồng thời giúp đội ngũ cán bộ môi trường của của PPMU xem

xét các tài liệu hợp đồng của các gói thầu cho các hạng mục xây dựng của dự án để đảm bảo

tuân thủ theo chính sách bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động và yêu cầu giám sát như

được cung cấp trong hướng dẫn chung về môi trường theo yêu cầu của PPMU nhằm tăng

cường thực hiện dự án hiệu quả nhất.

Do đặc thù, địa điểm và quy mô xây dựng. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo sẽ được

cung cấp ít nhất trong 3 năm đầu tiên thực hiện dự án. Các chuyên gia của WB sẽ tham gia

trong việc xây dựng năng lực đặc biệt trong các hoạt động đào tạo.

4.6.5. Các chương trình đào tạo được đề xuất

Bảng 4.4 cung cấp các ví dụ về các khóa đào tạo cơ bản về các biện pháp an toàn trong quá

trình thực hiện dự án. Các chương trình đào tạo sẽ được phát triển và thực hiện bởi đội ngũ hỗ

trợ kỹ thuật. PPMU/IEMC với sự hỗ trợ của đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật sẽ thực hiện chương trình

đào tạo cho các nhà thầu, CSC và các nhóm liên quan khác.

Page 96: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 87

Các chương trình đào tạo cụ thể và phù hợp khác sẽ được phát triển và thỏa thuận giữa

PPMU, IEMC và đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật nhằm thực hiện các biện pháp an toàn trong quá

trình thực hiện dự án dựa trên một đánh giá lại nhu cầu và hiện trạng thực hiện các biện pháp

an toàn

– Đối tượng đào tạo: bao gồm cán bộ PPMU, ESU, kỹ sư chuyên ngành, CSC, các nhà thầu

xây dựng, chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng trong các khu vực dự án. Tập

huấn cho công nhân và lái xe là trách nhiệm của nhà thầu.

– Lịch trình đào tạo: Ít nhất 1 tháng trước khi thi công các hợp đồng đầu tiên. Chương trình

đào tạo có thể được điều chỉnh phù hợp với tiến độ thực hiện các tiểu dự án/hợp đồng.

– Tần suất đào tạo: Các chương trình đào tạo cơ bản được đề xuất trong Bảng 7.6 sẽ diễn ra

sáu tháng một lần và nội dung của được cập nhật phù hợp với các vấn đề thực hiện. Tần

suất và nội dung đào tạo sẽ được đánh giá lại trong quá trình thực hiện tùy theo nhu cầu.

Dự kiến chương trình đào tạo cho cán bộ PPMU sẽ tiếp tục trong ba năm thực hiện. Ba

ngày tập huấn cho CSC và các nhà thầu cũng có kế hoạch sẽ diễn ra hai lần một năm ít

nhất trong hai năm.

Bảng 4.6: Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý và giám sát môi trường

I. Nhóm mục tiêu

PPMU

Tiêu đề khóa học Báo cáo, giám sát và quan trắc môi trường

Thành phần tham gia

Cán bộ phụ trách kỹ thuật và môi trường

Tần suất đào tạo Ít nhất 1 tháng trước khi bắt đầu thi công hợp đồng đầu tiên. Đào tạo tiếp theo sẽ được tổ chức khi cần thiết.

Thời gian Bốn ngày đào tạo, tổ chức hai lần một năm và sau đó được lặp đi lặp lại trên một cơ sở hàng năm trong ba năm thực hiện.

Nội dung Quản lý môi trường chung liên quan đến dự án và các yêu cầu của WB và Sở Tài nguyên Môi trường Các khía cạnh của giám sát môi trường chung Thực hiện và giám sát các biện pháp giảm thiểu Sự tham gia của cộng đồng trong việc theo dõi giám sát môi trường Hướng dẫn và giám sát nhà thầu, CSCs và đại diện cộng đồng trong việc thực hiện giám sát môi trường. Sử dụng các hình thức giám sát môi trường Ứng phó và kiểm soát rủi ro Tiếp nhận và nộp báo cáo Nhu cầu đào tạo các lĩnh vực khác khi được xác định

Cơ quan chịu trách nhiệm

PPMU, IEMC với sự hỗ trợ của nhóm tư vấn kỹ thuật

II. Nhóm mục tiêu

CSC,NHÀ THẦU, CHÍNH QUYỀN XÃ/PHƯỜNG, ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG

Tiêu đề khóa học Thực hiện các biện pháp giảm thiểu

Thành phần tham gia

CSC,cán bộ quản lý xây dựng trên công trường, cán bộ môi trường của nhà thầu, chính quyền phường, xã

Page 97: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 88

Tần suất đào tạo Sau khi đấu thầuvà xác địnhdựa trên nhu cầu

Thời gian 3 ngàyđào tạo cho CSC và các nhà thầu và 2 ngày đào tạo cho những người khác, được lặp đi lặp lại hai lần một năm tùy thuộc vào nhu cầu

Nội dung Tổng quan về giám sát môi trường Các yêu cầu giám sát môi trường Vai trò và trách nhiệm của nhà thầu và CSC Phạm vi và phương pháp giám sát môi trường Ứng phó và kiểm soát rủi ro Tuyên truyền các hình thức giám sát và hướng dẫn cách điền vào các bảng và báo cáo rủi ro Chuẩn bị và nộp báo cáo

Nhu cầu đào tạo các lĩnh vực khác khi được xác định

Cơ quan chịu trách nhiệm

PPMU, IEMC với sự hỗ trợ của nhóm tư vấn kỹ thuật

III. Nhóm mục tiêu

CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG NHÂN

Tiêu đề khóa học An toàn vệ sinh môi trường

Thành phần tham gia

Đại diện cộng đồng và/hoặc công nhân

Tần suất đào tạo Khi thích hợp

Thời gian Một ngày trình bày và một ngày tập huấn dựa vào công việc cụ thể, mỗi năm hai lần, đượclặp đi lặp lại khi cần thiết

Nội dung Trình bày sơ lược về bảo vệ môi trường và tổng quan về môi trường

Vấn đề quan trọng đòi hỏi của cộng đồng và lao động chú ý của để giảm thiểu rủi roan toàn (đường thuỷ, thiết bị, máy móc, hố đào) cũng như biện pháp giảm ô nhiễm (bụi,khói khí, sự cố tràn dầu, quản lý chất thải...

Quản lý an toàn và vệ sinh môi trường trên công trường

Biện pháp giảm thiểu tại công trường xây dựng

Biện pháp an toàn về điện,cơ khí, giao thông vàô nhiễm không khí

Phương pháp đối phó với các tình huống khẩn cấp

Nhu cầu đào tạo các lĩnh vực khác khi được xác định

Cơ quan chịu trách nhiệm

PPMU, nhà thầu với sự hỗ trợ của IEMC

4.6.4. Ước tính chi phí thực hiện EMP

Chi phí EMP sẽ bao gồm (i) chi phí cho việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu bởi nhà thầu,

(ii) chi phí cho giám sát của CSC, (iii) chi phí cho tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC),

(iv) giám sát chất lượng môi trường,(v) chi phí quản lý của PPMU bao gồm hỗ trợ hỗ trợ kỹ

thuật cho việc thực hiện các biện pháp an toàn và đào tạo. Chi phí ước tính cho việc thực hiện

EMP không bao gồm chi phí tái định cư, RP và EMDP.

Chi phí cho việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng sẽ là một phần

của chi phí trong hợp đồng trong khi chi phí giám sát SEMP bởi CSC được quy định trong hợp

đồng giám sát thi công công trình. Chi phí cho hoạt động của PPMU liên quan đến EMP lấy từ

Page 98: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 89

chi phí quản lý dự án bao gồm chương trình đào tạo cơ bản và phụ cấp cho người dân tham

gia vào chương trình giám sát. Sau khi dự án được hoàn thành,chi phí giám sát môi trường sẽ

được lấy từ ngân sách của thành phố.

Sự tham gia củađại diện cộng đồng trong thực hiện EMP là tự nguyện và không có lương. Theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy định

giám sát đầu tư của cộng đồng và Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số

80/2005/QĐ-TTg về “chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trong xã, phường được tính

trong chi phí dự toán của mặt trận Tổ quốc xã, phường và được bảo đảm bởi ngân sách của ủy

ban nhân dân xã, phường. Chi phí tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, giám sát đầu tư của cộng

đồng ở cấp huyện và cấp tỉnh được tính trong dự toán chi phí của Mặt trậnTổ quốc xã, phường

và được bảo đảm bởi ngân sách của ủy ban nhân dân các xã, phường".

Sự tham gia của đại diện cộng đồng trong việc thực hiện EMP là tự nguyện, và không có lương.

Do đó, để khuyến khích sự tham gia của các thành viên cộng đồng, chi phí cho thiết bị, vật liệu

được sử dụng để giám sátvà chi phí cho những người đã tham gia thực hiện giám sát cũng được

quan tâm.

Bảng 4.5cung cấp nguồn quỹ cho việc thực hiện EMP bao gồm chi phícho chương trình quan

trắc chất lượng môi trường.

Page 99: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 90

Bảng 4.5: Ước tính chi phí thực hiện EMP trong suốt quá trình thực hiện dự án

(Tỉ giá 1USD=20,800VND)

Nguồn vốn Chi phí

(VND) Chi phí (USD)

(a) Áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong suốt quá trình xây dựng

Một phần trong hợp đồng của Hợp phần 1, 2, 3

- -

(b) Giám sát tuân thủ các biện pháp an toàn trong suốt quá trình xây dựng

Một phần trong hợp đồng CSC của Hợp phần 4

- -

(c) Ban giám sát an toàn (ESU) củaPPMU Một phần chi phí PPMUcủa Hợp phần 4

- -

(d) Quan trắc chất lượng môi trường cho gói thầu CT – PW 2.9 và 2.10, 2.11, 2.12, 2.13, 2.14

Được bao gồm trong chi phí hợp đồng CSC

153,018,000 6,376

(e) Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Một phần chi phí của MoC - -

(f) Chương trình nâng cao năng lực Được bao gồm trong hợp đồng tư vấn CSC và IEMC

Page 100: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 91

CHƯƠNG 5: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

5.1. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN.

Trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường, tham vấn cộng đồng là một điều kiện cơ bản để

đảm bảo sự chấp nhận của cộng đồng về dự án cũng như để hạn chế tác động bất lợi và các vấn

đề không được nhận ra bởi nhóm thực hiện nghiên cứu. Trong thực tế, nếu cộng đồng tham gia

vào giai đoạn đầu của quá trình chuẩn bị dự án, thì sau đó có thể xây dựng một mối quan hệ

chặt chẽ giữa các cộng đồng và các nhóm dự án, và họ có thể cung cấp các đề xuất giá trị trước

khi thực hiện dự án.

Các nhiệm vụ tham vấn cộng đồng cần thiết để:

- Tuân thủ điều 21 trong Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành 23/06/2014

- Đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 27/2015/ TT-BTNMT ngày 29/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường. Thông tư về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

- Ngoài ra, tham vấn cộng đồng đối với báo cáo ĐTM bao gồm chính sách bảo vệ môi trường của WB (theo OP4.01)

Mục đích của tham vấn cộng đồng:

- Để công bố thông tin về các hợp phần của dự án và các hoạt động dự án được đề xuất với cộng đồng tại khu vực dự án và các bên liên quan.

- Để lấy ý kiến; hiểu được mối quan tâm và mức nhạy cảm của chính quyền địa phương và cộng đồng về các vấn đề môi trường đã có trong khu vực dự án; đặc biệt là vấn đề mà không được ghi nhận bởi nhóm thực hiện EIA. Trên cơ sở này, các mối quan tâm của cộng đồng có thể được giải quyết một cách hợp lý trong quá trình lập dự án, và trong việc lựa chọn các giải pháp thiết kế.

- Thực hiện đánh giá chi tiết và toàn diện tất cả các tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu hiệu quả nhất nhằm giải quyết một cách chính xác những tác động bất lợi đến môi trường.

Nguyên tắc cơ bản của tham vấn cộng đồng:

- Tạo điều kiện tham gia cho người dân địa phương và chính quyền trong khu vực dự án càng sớm càng tốt;

5.2. QUÁ TRÌNH THAM VẤN VÀ KẾT QUẢ

Trong quá trình chuẩn bị EIA, tham vấn cộng cồng của dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng

sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cần Thơ đã được thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của

WB. Kết quả của tham vấn trong giai đoạn thực hiện đã được mô tả trong EIA đã được phê

duyệt.

Trong quá trình thực hiện hạng mục: Công trình chống ngập các điểm cục bộ quận Ninh Kiều (gói thầu CT – PW - 2.9) và hạng mục: Đường nối khu hành chính quận Bình Thủy với đường Võ Văn Kiệt (gói thầu CT – PW - 2.10). Xây dựng cơ sở hạ tầng (Gói thầu CT – PW - 2.11, CT – PW - 2.12, CT – PW - 2.13, CT – PW - 2.14) đây là những hạng mục được bổ sung mới đợt 1 của dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ. Do đó, khi lập báo cáo EMP chúng tôi đã tiến hành tham vấn với các đối tượng này để phổ biến thông tin dự án, tham vấn ý kiến về các tác động môi trường sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện, trả lời những thắc mắc của người dân liên quan đến các vấn đề về môi trường.

Page 101: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 92

Tham vấn cộng đồng của tư vấn đang được thực hiện tại khu vực dự án. Các ý kiến phản hồi của người bị ảnh hưởng dự án, các tổ chức địa phương sẽ được cập nhật vào báo cáo EMP.

Thời gian tiến hành tham vấn được thực hiện vào tháng 12 năm 2015.

Trong thời gian tham vấn, các cuộc họp tham vấn cộng đồng được tổ chức tại UBND Tân An, An Hội, An Cư, Xuân Khánh, An Lạc, An Phú và Cái khế thuộc quận Ninh Kiều; phường Bình Thủy, Trà Nóc thuộc quận Bình Thủy và phường Châu Văn Liêm thuộc quận Ô Môn.

Thành phần tham dự cuộc họp có người dân bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương (UBND xã / phường), phi chính phủ (ví dụ như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) địa phương, đại diện PMU và tư vấn TKCT.

Nội dung của các cuộc họp:

- Mô ta về dự án: Vị trí, thời gian dự kiến xây dựng, các hạng mục sẽ được đầu tư xây dựng;

- Các tác động có thể ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình triển khai xây dựng và sử dụng;

- Biện pháp giảm thiểu các tác động

- Tiếp nhận các ý kiến, góp ý của cộng đồng cho Kế hoạch quản lý môi trường.

Kết quả của các cuộc họp được nêu trong bảng dưới dây:

Page 102: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 93

Bảng 5.1. Tổng hợp nội dung các cuộc họp tham vấn cộng đồng

Địa điểm Thời gian Thành phần tham dự Trả lời của PPMU

Số lượng Ý kiến

UBND phường Bình Thủy

8h 30

– 10h

ngày

20/12/

2015

24 người tham dự (có 21 hộ đại diện), bao gồm:

- Đại diện một số hộ gia đình trong khu vực dự án

- Đại diện PMU,

- Đại diện UBND phường,

- Tư vấn

- Đề nghị nhà thầu thi công thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khi thi công

- Chất thải phải được dọn dẹp, không để chất thải xây dựng gây ảnh hưởng tới giao thông và mất cảnh quan

- Đề nghị, có thời gian thi công hợp lý không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân

- Các vấn đề đã được đề cập trong báo cáo

- PPMU đông ý với các ý kiến trên

UBND phường

Tân An

8h 30 – 10h ngày

02/12/2015

12 người tham dự (có 06 hộ đại diện), bao gồm:

- Đại diện một số hộ gia đình trong khu vực dự án

- Đại diện PMU,

- đại diện UBND phường,

- Tư vấn

- Đề nghị nhà thầu có kế hoạch thi công hơp lý, quan tâm đến vấn đề nước thải, làm hệ thống thống thoát nước tạm thời khi thi công.

- Làm đến đâu dọn gọn đến đóm tránh các vật liệu xây dựng bừa bãi gây mất mỹ quan và làm ảnh hưởng tới giao thông

- Các vấn đề đã được đề cập trong báo cáo

- PPMU đông ý với các ý kiến trên

UBND phường

An Hội

8h 30 – 10h ngày

09/12/2015

20 người tham dự (có 07 hộ đại diện), bao gồm:

- Đại diện một số hộ gia đình trong khu vực dự án

- Đại diện PMU,

- đại diện UBND phường,

- Tư vấn

- Người dân hoàn toàn ủng hộ dự án, dự án được tiến hành sẽ đảm bảo môi trường sống của cộng đồng.

- Đề nghị chủ đầu tư chọn lựa nhà thầu và giám sát một cách nghiêm ngặt, đảm bảo nhà thầu thực hiện một cách nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu môi trường đã ghi trong báo cáo

- Các vấn đề đã được đề cập trong báo cáo

- PPMU đông ý với các ý kiến trên

Page 103: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 94

UBND phường

An Cư

8h 30 - 10h ngày

03/12/2015

12 người tham dự (có 08 hộ đại diện), bao gồm:

- Đại diện một số hộ gia đình trong khu vực dự án

- Đại diện PMU,

- đại diện UBND phường,

- Tư vấn

- Khi thi công cần chú ý đến các vấn đề nước thải, việc thay thế cay xanh phải đảm bảo đến an toàn giao thông.

- Nhà thầu công khai kế hoạch thi công chi tiết để người dân có thể nắm được

- Các vấn đề đã được đề cập trong báo cáo

- PPMU đông ý với các ý kiến trên

UBND phường

Xuân Khánh

14h – 16h ngày

08/12/2015

17 người tham dự (có 13 hộ đại diện ), bao gồm:

- Đại diện một số hộ gia đình trong khu vực dự án

- Đại diện PMU,

- đại diện UBND phường,

- Tư vấn

- Dự án sẽ đem lại bộ mặt khang trang – sạch đẹp cho khu vực và thành phố, người dân hoàn toàn ủng hộ dự án.

- Đề nghị nhà thầu thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM

- Các vấn đề đã được đề cập trong báo cáo

- PPMU đông ý với các ý kiến trên

UBND phường An Lạc

14h – 16h ngày

04/12/2015

14 người tham dự (có 10 hộ đại diện), bao gồm:

- Đại diện một số hộ gia đình trong khu vực dự án

- Đại diện PMU,

- đại diện UBND phường,

- Tư vấn

- Đoạn đường 30/4 là đường huyết mạch của thành phố vì vậy đề nghị nhà thầu có kế hoạch thi công hợp lý không làm ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt của người dân.

- Có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước, rác thải, không khí và tiếng ồn.

- Các vấn đề đã được đề cập trong báo cáo

- PPMU đông ý với các ý kiến trên

UBND phường

An Phú

8h – 10 h ngày

07/12/2015

17 người tham dự (có 13 hộ đại diện), bao gồm:

- Đại diện một số hộ gia đình trong khu vực dự án

- Đại diện PMU,

- Hệ thống thoát nước đường 30/4 hiện nay đã bị xuống cấp, không đảm bảo đảm thoát nước, gây khó khăm trong giao thông khi trời mưa hoặc thủy triều lên

- Khi thi công làm đường thoát nước tạm thời

- Đề nghị nhà thầu thực hiện nghiêm các biện pháp giảm thiểu môi

- Các vấn đề đã được đề cập trong báo cáo

- PPMU đông ý với các ý kiến trên

Page 104: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 95

- đại diện UBND phường,

- Tư vấn

trường.

- Thành lập giám sát cộng đồng

Page 105: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 96

5.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN

Bản dự thảo cập nhật EMP được gửi xuống UBND phường/xã và niêm yết công khai cho chính

quyền địa phương và người dân khu vực dự án có cơ hội được biết và xem xét. Vào tháng 12

năm 2015. Các ý kiến phản hồi từ phía địa phương được tiếp nhận để hoàn thiện bản EMP cập

nhật cuối cùng.

Bản cập nhật EMP sau khi được phê duyệt sẽ được gửi lên WB để công bố trên InfoShop tại

Washington DC. Cùng với đó EMP tiếng Anh và tiếng Việt sẽ được công khai tại WB Việt

Nam. Đồng thời là quá trình công bố thông tin và niêm yết EMP cập nhật tại UBND các

phường/xã vùng dự án.

Page 106: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 97

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

Nhìn chung, tác động của dự án là tích cực, thỏa mãn nhu cầu của người dân về các dịch vụ đô

thị. Các tác động của dự án bao gồm: Cải thiện điều kiện sống của cư dân thành phố, nâng cao

chất lượng môi trường cho người dân địa phương…

Trong quá trình thực hiện dự án, một số tác động tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới môi trường và cuộc

sống của người dân địa phương. Các tác động này có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện

các biện pháp giảm thiểu (ECOPs).

Page 107: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 98

Phụ lục: Biên bản tham vấn cộng đồng

Page 108: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 99

Page 109: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 100

Page 110: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 101

Page 111: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 102

Page 112: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 103

Page 113: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 104

Page 114: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 105

Page 115: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 106

Page 116: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 107

Page 117: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 108

Page 118: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 109

Page 119: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 110

Page 120: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 111

Page 121: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 112

Page 122: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 113

Page 123: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 114

Page 124: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 115

Page 125: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 116

Page 126: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành ph

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung

ành phố Cần Thơ

ờng (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 117

Page 127: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 118

Page 128: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 119

Page 129: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 120

Page 130: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 121

Page 131: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 122

Page 132: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 123

Page 133: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cần Thơ

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các hạng mục phát sinh bổ sung 124