k55 khmt hongvu thutran trangma van yen vu den bu vedan1 loan1

29
Đề tài : VỤ ĐỀN BÙ Ô NHIỄM VEDAN Môn: Kinh tế môi trường Lớp: K55 Khoa học môi trường Gv: TS Nguyễn Phương Loan Nhóm báo cáo : 1.Vũ Thị Hồng 2.Trần Thị Thu 3.Ma Thị Quỳnh Trang 4.Lò Thùy Vân 5.Phan Thị Yến 03/15/2022 1 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen

Upload: nura-rikuo

Post on 01-Jan-2016

14 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 1

Đề tài:VỤ ĐỀN BÙ Ô NHIỄM VEDAN

Môn: Kinh tế môi trườngLớp: K55 Khoa học môi trường

Gv: TS Nguyễn Phương LoanNhóm báo cáo :1. Vũ Thị Hồng2. Trần Thị Thu3. Ma Thị Quỳnh Trang4. Lò Thùy Vân5. Phan Thị Yến

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 2

• Nội dung cơ bản gần đủ, phần tác động còn thiếu TT

• Trình bày rườm rà• Trách nhiệm của các bên chưa đủ• Phần chi trả đền bù chưa rõ ràng

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 3

NỘI DUNG

I. Giới thiệu công ty Vedan

II. Hành vi vi phạm

III.Tiến trình vụ kiện

IV.Bài học kinh nghiệm

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 4

I. GIỚI THIỆU CÔNG TY VEDAN Địa điểm: Đặt tại xã Phước Thái – Long Thành – Đồng Nai,

giấy phép đầu tư số 171 A/GP. Diện tích 120 ha nằm cạnh sông Thị Vải. Họat động chính thức từ năm 1993.

Vốn: Công ty Vedan có 100% vốn đầu tư từ tập đoàn Vedan Đài Loan. Tổng vốn đầu tư đến nay là 460.724.000 USD.

Lĩnh vực hoạt động: sản xuất các sản phẩm chính: Bột ngọt, lysine, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), thức ăn chăn nuôi, phân bón và một số sản phẩm công nghệ sinh học…

Công ty hoạt động đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái và xả nước thải chưa qua xử lý đầu độc sông Thị Vải.

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 5

II. HÀNH VI VI PHẠM1. Hành vi vi phạm

1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy của Vedan => Vi phạm khoản 8 và khoản 11, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.

2. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và tài liệu liên quan khác cho cơ quan chức năng => Vi phạm khoản 4, Điều 27,Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.

3. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước đối với trại chăn nuôi heo => Vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.

4. Không lập báo cáo ĐTM mà đã xây dựng và hoạt động đối với Nhà máy, phân xưởng => Vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.

5. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường =>Vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.

6. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường =>Vi phạm khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.

7. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép =>Vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị định 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài nguyên nước.

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 6

Kết luận về hành vi vi phạm của Vedan

1. Hành vi vi phạm của Công ty Vedan là hành vi tái phạm, có tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, coi thường pháp luật Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2. Công ty Vedan có nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác rất tinh vi, gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường sinh thái sông Thị Vải và đã trốn nộp phí bảo vệ môi trường.

3. Hành vi vi phạm của công ty Vedan chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để khởi tố vụ án hình sự về môi trường.

4. Cần tiến hành xử phạt hành chính với mức và khung hình phạt cao nhất để răn đe và buộc công ty này phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả.

II. Hành vi vi phạm

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 7

2. Phạm vi mức độ ảnh hưởng.Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải từ bể chứa bán âm và sau khi lên men bột ngọt Lysin có dung tích 6.000 – 7.000 m3 và bồn chứa 15.000m3 ra cầu cảng số 2. Tổng lượng dịch thải là 105.600 m3/tháng, tương đương 3.520 m3/ngày.

Thông số ô nhiễm

Đơn vị tínhKết quả phân

tíchTCVN

5945:2005Số lầm vượt

Độ màu PT-Co 183.750 50 3.675

COD mgO2/l 238.000 80 2.957

BOD5 mgO2/l 52.850 50 1.057

TSS mg/l 13.690 100 136

Bảng 1: Các thông số ô nhiễm trong dịch thải

II. Hành vi vi phạm

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 8

II. Hành vi vi phạm.2… mức độ ảnh hưởng.

• Lượng bùn thải từ xưởng tinh bột là 24.000 m3/tháng tương đương 800 m3/ngày và nước thải từ Nhà máy bột ngọt và Lysine thải xuống mương thoát nước giải nhiệt có tổng lương 46.800 m3/tháng tương đương 1.560 m3/ngày với hàm lượng chất ô nhiễm đều vượt quá TC cho phép.

• Trước vụ việc 9/2008, nước thải của công ty có được xử lý tại 3 hệ thống xử lý nước :

─ Hệ thống XLNT chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB, kết hợp bùn hoạt tính.

─ Hệ thống XLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21 hồ sinh học tự nhiên.─ Hệ thống XLNT sản xuất Lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh học hiếu khí bùn

hoạt tính.

Công suất thải trung bình 5.000 - 5.800 m3/ngày.

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 9

3. Xác định phạm vi và mức độ ảnh hưởng Có 4 phương pháp:• Phương pháp thống kê: thống kê và đánh giá lưu lượng và tải

lượng các chất ô nhiễm từ các nguồn thải chính trên lưu vực.• Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mô hình MIKE 21 để

đánh giá phạm vi lan truyền ô nhiễm và mức độ ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Vải tương ứng với các nguồn thải khác nhau xác định tỷ lệ gây ô nhiễm của Công ty Vedan đối với sông Thị Vải.

• Sử dụng các thông tin và dữ liệu quan trắc môi trường để phân vùng ô nhiễm: dùng nhiều dữ lệu quan trắc khác nhau từ năm 1999 đến năm 2009.

• Phương pháp ảnh vệ tinh: hỗ trợ xác định phạm vi lan truyền ô nhiễm trên lưu vực sông thị vải và các vị trí nuôi trồng thủy sản trên lưu vực.

II. Hành vi vi phạm.

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 10

a. Kết quả phân tích và đánh giá ô nhiễm trên sông Thị Vải

Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm bằng mô hình MIKE 21: Từ việc xả thải của công ty Vedan cho thấy phạm vi ảnh hưởng khoảng 25 km đối với dòng chính của sông Thị Vải. Trong đó 12km ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

Kết quả quan trắc chất lượng nước: của tổng cục Môi Trường và các địa phương từ 1999 – 2008 cho thấy: Toàn bộ chiều dài dòng chính sông Thị Vải khoảng 31,5 km đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 12 - 15 km đoạn ngang qua khu vực Công ty Vedan bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

II. Hành vi vi phạm3. Phạm vi và mức độ…

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 11

b. Phân vùng ô nhiễm Vùng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng: Bao gồm các xã Long Phước,

Phước Thái (Long Thành - Đồng Nai); và một phần các xã Long Thọ, Phước An (Nhơn Trạch - Đồng Nai), và Mỹ Xuân (Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu).

Chiều dài sông Thị Vải thuộc vùng này khoảng 12 km. Tổng diện tích là 3.294 ha.

Vùng ô nhiễm nghiêm trọng: Bao gồm các xã Long Phước, Phước Thái (Long Thành - Đồng Nai); Long Thọ và Phước An (Nhơn Trạch - Đồng Nai), Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ (Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu Thạnh An (Cần Giờ - TP HCM.)

Ô nhiễm trên dòng chính sông Thị Vải kéo dài về phía thượng lưu khoảng 1,7 km. Tổng diện tích là 5.152 ha.

Vùng ô nhiễm: Gồm một phần các xã Long Phước, Long Thọ và Phước An (Đồng Nai); thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Phước, xã Phước Hòa (Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu) và xã Thạnh An (Cần Giờ - TP HCM).

Ô nhiễm trên dòng chính sông Thị Vải và kéo dài về phía thượng lưu khoảng 2 km. Tổng diện tích là 11.500 ha.

II. Hành vi vi phạm3. Phạm vi và mức độ…

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 12

Các khu vục ô nhiễm Tỉ lệ % công ty Vedan phải chịu theo đánh giá của viện MT và TN

Khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng

89%

Khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng 30,3%

Khu vực bị ô nhiễm 10,1%

Bảng 2: Tỷ lệ gây ô nhiễm và trách nhiệm của công ty Vedan đối với các khu vực bị ô nhiễm.

II. Hành vi vi phạm3. Phạm vi và mức độ…

Kết quả phân vùng ô nhiễm

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 13

c. Tác động Môi trường:

Nước thải của Vedan đã biến dòng sông Thị Vải thành dòng sông chêt ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và hệ sinh thái sung quanh. Sức khỏe:

Tăng nguy cơ mắc bệnh như: ung thư, bệnh về da, tiêu hóa…. Do quá trình hấp thụ và tích lũy các chất ô nhiễm từ các nguồn thức ăn, tiếp xúc với nước ô nhiễm có nồng độ ô nhiễm cao trong thời gian dài. Kinh tế:

Trong vùng ô nhiễm, có khoảng 2.600 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản của 2 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP HCM bị ảnh hưởng. Chất lượng nước sông không thể dùng phục vụ

cho sinh hoạt và tưới tiêu được.

II. Hành vi vi phạm3. Phạm vi và mức độ…

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 14

3. Sự thật bị che lấp??

Tại sao Vedan xả thải trong 14 năm mà cơ quan hữu trách ở địa phương không hề nắm bắt được???

Phía công ty:• Đối phó với cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, Vedan

có biện pháp xây dựng hệ thống ngầm đổ nước thải và có đối sách “ngọt ngào” với quan chức môi trường

• Đối phó với dư luận xã hội, Vedan đến cơ quan đại diện phía nam ở Tp.HCM, một tờ báo trung ương để đón “nhà báo” ở đây đến Vedan “đãi đằng”, “hiếu hỉ”!

II. Hành vi vi phạm.

04/19/2023 15

II. Hành vi vi phạm.3. Sự thật…Phía cơ quan quản lý:

• Thờ ơ, thiếu trách nhiệm hay lơ là trong công tác quản lý?

• Tiếp tay cho tội phạm: “Vedan vốn đã quá quen giải mã những lời răn đe ấy, Vedan hiểu phải làm gì ”; lại còn đề xuất khen thưởng Vedan, đề nghị cấp phép xả thải cho Vedan.

─ Vedan trình hồ sơ nhà máy, cơ quan chức năng đã phải duyệt xét bản vẽ, sơ đồ hệ thống xử lý xả nước thải phải đến hơn chục năm sau mới phát hiện được hệ thống ống ngầm.

─ Chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn: “Tôi rất ngạc nhiên với cách giới hữu quan xử lý vấn đề của Công ty Vedan. Khi đã “bắt quả tang” công ty này đổ nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải như báo chí đã nêu thì đã có thể xử lý ngay, chứ còn “xem xét” gì nữa”.

HongVu ThuTran TrangMa Van Yen

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 16

III. TIẾN TRÌNH VỤ KIỆN

1.Mở đầu tiến trình•Từ năm 1994 đến 1995.⁻10/1994 người dân tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu đòi bồi thường do nước sông Thị Vải ô nhiễm làm chết tôm cá (40 tỷ đồng )⁻12/1994 Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Sở KH-CN& MT Đồng Nai tiến hành điều tra, xử lý việc sản xuất gây ô nhiễm của công ty Vedan.⁻6/1995 công ty Vedan thừa nhận đã gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải và khu vực lân cận Đồng ý bồi thường.⁻11/1995 cuộc họp giữa đại diện địa phương và đại diện công ty Vedan chốt lại tổng tiền đền bù là 15 tỷ đồng nhưng với danh nghĩa “hỗ trợ phát triển ngư nghiệp”.

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 17

•Từ năm 2006 đến 2008.–6/2006 theo Cục Bảo vệ môi trường- Bộ TN&MT, kết quả điều tra, khảo sát và lấy mẫu đột xuất phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của công ty Vedan cho thấy các mẫu phân tích đều có thông số ô nhiễm.–9/2008 Cục cảnh sát môi trường và đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt quả tang công ty Vedan xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.–Vedan thừa nhận những sai phạm có hệ thống (lắp đặt hệ

thống bơm, đường ống ngầm kĩ thuật) và thừa nhận từ năm 1994 đến nay xả trực tiếp ra sông Thị Vải 44.800 m3 nước thải.

19/9/2008 đoàn kiểm tra liên ngành Bộ TN&TM lập biên bản xử lý hành chính đối với công ty Vedan

…III. Tiến trình vụ kiện1. Mở đầu

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 18

2. Quá trình vụ kiện• Năm 2010, sau 2 năm kể từ khi bị bắt quả tang xả nước

thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải thì Vedan vẫn không chịu bồi thường.

• 30/7/2010 anh Nguyễn Lam Sơn (tỉnh Đồng Nai) là người dân đầu tiên nộp đơn khởi kiện công ty Vedan.

Cùng ngày Hội luật sư tỉnh Đồng Nai cử một đoàn luật sư xuống các địa phương bị ảnh hưởng của việc ô nhiếm sông Thị Vải giúp đỡ nông dân bị thiệt hại khởi kiện công ty Vedan.

• Cuối tháng 7/2010 nông dân 3 tỉnh chịu thiệt hại (Đông Nai, BR-VT, TP. HCM) đã nộp đơn kiện công ty Vedan.

• Bộ TN&MT cũng đã 3 lần gửi công văn mời Ban Chủ tịch HĐQT công ty Vedan tại Đài Loan sang làm việc song không lần nào sang.

…III. Tiến trình vụ kiện

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 19

Khó khăn khi khởi kiện Vedan.• Luật pháp Việt Nam còn lạc hậu và có nhiều lỗ hổng so với nền kinh

tế thị trường.• Trước Vedan chưa có vụ tiền lệ

Khó khăn trong tiến hành kiện tụng, xét xử• Phạm vi vụ kiện lớn, gây tác hại trên diện rộng (trên địa bàn 3 tỉnh)

Khó khăn trong việc điều tra, đánh giá mức độ thiệt hại.• Người chịu thiệt hại là nông dân, người nghèo, trình độ hiểu biết về

pháp luật đối với môi trường còn rất hạn chế.Khả năng thu thập chứng cứ, tranh tụng trước tòa còn lúng

túng, khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại• Lỗ hổng trong hệ thống giám sát môi trường có lợi cho bên gây hại• Thời gian khởi kiện còn rất ít (từ ngày lập biên bản xử lý vi phạm

thời hạn khởi kiện trong vòng 2 năm từ 19/9/2008 đến 19/9/2010)

…III. Tiến trình vụ kiện2. Quá trình

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 20

Khó khăn về mặt pháp lý.• Yêu cầu bồi thường không được tòa chấp nhận do thiếu

chứng cứ:– Theo nguyên tắc tòa xét xử và quyết định dựa trên cở sở

chứng cứ trực tiếp nhưng những chứng cứ thu thập được lại mang tính gián tiếp.

– Không thể chứng minh việc ô nhiễm sông Thị Vải chỉ do công ty Vedan gây ra.

• Tòa án chỉ chấp nhận 1 phần của nguyên đơn, phần không được chấp thuận nguyên đơn phải chịu án phí.– Việc đưa ra mức đòi bồi thường thiệt hại bao nhiêu là hơp lý,

sẽ phải cân nhắc giữa mức yêu cầu và mức bồi thường chấp nhận được.

• Việc thi hành án trong thực tế còn nhiều khó khăn.

…III. Tiến trình vụ kiện2. Quá trình

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 21

Vụ kiện nhiều lúc gần như đi vào “bế tắc”.

Các hệ thống siêu thị trên toàn quốc và người dân đồng loạt “tẩy chay” sản phẩm của Vedan Công ty Vedan buộc phải đưa ra quyết định thanh toán 100% mức bồi thường, sau nhiều lần đưa ra mức bồi thường không hợp lý.Vedan chấp nhận bồi thường vô điều kiện cho nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh

…III. Tiến trình vụ kiện2. Quá trình

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 22

3. Quá trình bồi thường Tổng hợp 11.000 đơn khiếu nại của nông dân các địa

phương, số tiền đòi Công ty Vedan bồi thường là 1.225 tỷ đồng.

Ngày 24-9, Hội Nông dân 3 tỉnh đề nghị Vedan hỗ trợ 45% kinh phí thiệt hại do tự khai báo với hộ đánh bắt thuỷ sản và 48% thiệt hại cho hộ nuôi trồng với tổng số tiền 596,6 tỷ đồng.

Cụ thể, tỉnh Đồng Nai 120 tỷ đồng, TP.HCM 135,5 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu trên 296 tỷ đồng.

Công ty Vedan không chấp nhân số tiền này và tính toán đưa ra mức thiệt hại rất thấp => Nông dân 3 tỉnh gửi đơn kiện công ty Vedan

…III. Tiến trình vụ kiện

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 23

Công ty Vedan có thái độ không thiện chí, ngoan cố bồi thường từng bước, đề nghị “hỗ trợ” thiệt hại cho các hộ nông dân khởi kiện để họ rút đơn:

•Tháng 4 /2009 họ đưa mức bồi thường 6 tỷ đồng đối với tỉnh BR-VT, Đồng Nai 7 tỷ đồng và TpHCM(kèm 5 tỷ hỗ trợ gián tiếp xây dựng quỹ phúc lợi như xây dựng hạ tầng, làm khuyến nông…)

• 20/7/ 2010 họ nâng mức bồi thường lên 10 tỷ đồng với tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, 12 tỷ đồng với tpHCM và 15 tỷ đồng với Đồng Nai.

•26/7/2010 tiếp tục nâng mức bồi thường cho nông dân thành phố HCM là 16 tỷ đồng và 30 tỷ đồng đối với Đồng Nai

• 28/7/2010 tăng mức tiền bồi thường với TP.HCM lên 30 tỷ đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu lên 40 tỷ đồng và Đồng Nai lên 60 tỷ đồng.

•Ngày 5/8/2010,Vedan nâng mức bồi thường: Bà Rịa – Vũng Tàu là 50 tỷ đồng, TPHCM 40 tỷ đồng và Đồng Nai 70 tỷ đồng.

=> Nông dân và chính quyền các tỉnh không chấp nhận mức bồi thường trên. 19

…III. Tiến trình vụ kiện3. Quá trình bồi thường

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 24

Trước sự tẩy chay sản phẩm Vedan Ngày 9/8/2010,Vedan đồng ý bồi thường 100% (theo

con số Viện TNMT ) huyện Cần Giờ 45.7 tỷ đồng/839 hộ dân, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 53,619 tỷ đồng/1.255 hộ nông dân.

Mức bồi thường cho người dân tại 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch sẽ căn cứ theo diện tích nuôi, trồng thực tế bị ô nhiễm.Ngày11/8/2010 Vedan đã đồng ý bồi thường cho nông dân tỉnh Đồng Nai số tiền 119,581 tỷ đồngVedan đền bù cho mỗi tỉnh chi phí điều tra xác minh thiệt hại số tiền 500 triệu đồng và hơn 3 tỷ đồng cho Viện Môi trường tài nguyên(IER) và Viện Hóa học.

…III. Tiến trình vụ kiện3. Quá trình bồi thường

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 25

Hình phạt xử lý

Quyết định 131/QĐ-XPHC của Bộ TN-MT 6/10/2008:•Phạt hành chính 267,5 triệu đồng. •Các hành vi vi phạm hành chính không xử phạt tiền do hết thời hiệu xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.•Đình chỉ hành vi xả nước thải và dịch thải sau lên men ra môi trường cho tới khi có biện pháp xử lý nước thải và dịch thải sau lên men đạt QCKT về chất thải.•Cấm hoạt động xả chất thải (dịch thải sau lên men, nước thải, dd bùn thải) không đạt TC Việt Nam về môi trường cho phép (QCKT Quốc gia về chất thải) ra môi trường.•Truy thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp là: 127,2 tỷ đồng.•Có trách nhiệm chi trả đền bù thiệt hại, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với các tổ chức và cá nhân bị thiệt hại.

…III. Tiến trình vụ kiện3. Quá trình bồi thường

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 26

Quyết định số 1999/QĐ-BTMT ngày 6/10/2008:•Đình chỉ 6 tháng giấy phép xả thải của Vedan•Yêu cầu cải tạo hệ thống thu gom xử lý nước thải theo quy định, thuận tiện cho kiểm tra, giám sát.•Tạm ngưng hoạt động 4 nhà máy: Tinh bột mì tươi, Lysine, Nhiệt điện 12 MW, PGA => khắc phục ô nhiễm.•Nước thải của các nhà máy hiện được thu gom vào 3 hệ thống xử lý trước khi thải ra sông Thị Vải.•Cải tạo khu vực chứa chất thải( chất thải thông thường và chất thải nguy hại)•Vedan có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi kinh tế- xã hội cho người lao động, tổ chức cá nhân đã ký hợp đồng làm việc với công ty.

…III. Tiến trình vụ kiện3. Quá trình bồi thường

…hình phạt…

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen

Phương thức thanh toán.

Đợt 1: thanh toán 50% khoản tiền bồi thường cho người dân các tỉnh trong vòng 7 ngày kể từ ngày các bên ký thỏa thuận.

Đợt 2: thanh toán 50% còn lại chậm nhất là đến ngày 14/01/2011

Để đảm bảo cho việc thanh toán đợt 2, Vedan sẽ mở thư bảo lãnh thanh toán không hủy ngang và vô điều kiện cho số tiền và lịch trình thanh toán tại Ngân hàng Bangkok chi nhánh Tp.HCM.

Hai bên cam kết kể từ lúc thỏa thuận này được kí kết và có hiệu lực, nông dân các tỉnh tạm ngưng và cam kết không khởi kiện Vedan sau khi Vedan thi hành xong việc đền bù.

…III. Tiến trình vụ kiện3. Quá trình bồi thường

27

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 28

Vụ kiện công ty Vedan của người dân trên sông Thị Vải đã giành thắng lợi để lại nhiều bài học kinh nghiệm:

Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Cần có sự kết hợp đúng đắn giữa sự phát triển kinh tế -xã hội và

bảo vệ môi trường =>phát triển công nghiệp hóa theo hướng thân thiện với môi trường

Sự kết hợp của người dân và chính quyền địa phương trong các vấn đề môi trường, tài nguyên, xã hội…

Cần hoàn thiện về luật pháp và có những hình phạt mang tính răn đe mạnh cho các doanh nghiệp gây ô nhiễm ở Việt Nam

Kiên quyết ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường Cần đầu tư các hệ thống thiết bị quan trắc tiên tiến làm việc tự động

=> theo dõi chất lượng môi trường, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

04/19/2023 HongVu ThuTran TrangMa Van Yen 29

Ý nghĩa Cuộc chiến môi trường ở đây đã kết thúc nhưng

cuộc chiến đạo đức chưa kết thúc! Đem lại công bằng cho người dân địa phương Thành công của vụ kiện tạo tiền lệ cho công tác

cưỡng chế hành vi vi phạm pháp luật Góp phần hoàn thiện khung pháp lý hiện hành của

pháp luật Việt Nam.