i; -...

35
1 Kinh tế vĩ mô quý I năm 2017: Những điểm nổi bật Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế - Các nền kinh tế đầu tàu có nhiều chuyển biến, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng đang có nhiều cải thiện; - Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu chỉ giữ được đà tăng trong 2 tháng đầu năm và giảm khá mạnh trong tháng 3, do đó kết thúc quý I chỉ số giá chung và của hầu hết các nhóm mặt hàng trong đó có giá dầu đều giảm so với cuối năm 2016; - Diễn biến của thị trường ngoại hối trong quý I nhìn chung không có biến động lớn, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi kỳ vọng của thị trường, đồng USD đã mất giá ngay cả khi Fed tăng lãi suất, đồng GBP, EUR đã tăng giá so với USD – trái với xu hướng dự báo, đồng CNY và JPY đã lấy lại đà tăng; - Vàng tiếp tục hưởng lợi trước những diễn biến còn bất ổn về kinh tế, chính trị tại các nước lớn và rủi ro địa chính trị ở Syria, khủng bố tại các nước châu Âu; - Các thị trường chứng khoán toàn cầu diễn biến khởi sắc; - Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu đang quay trở lại, định hướng điều hành CSTT, đặc biệt tại một số NHTW chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc đã có dấu hiệu thắt chặt rõ rệt, điều đó đã tác động khiến lãi suất trái phiếu dài hạn có xu hướng gia tăng trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tín dụng có sự biến động tùy vào định hướng điều hành CSTT của mỗi quốc gia. Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước - Tăng trưởng kinh tế Quý I đạt mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây; - Diễn biến của sản xuất công nghiệp tiếp tục xấu đi do công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng giảm tốc so với cùng kỳ năm ngoái và công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm; - Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nếu loại trừ yếu tố giá đã tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái; - Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái do sự chững lại của cả 3 khu vực đầu tư, đặc biệt là sự suy giảm của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; - Xuất nhập khẩu đều đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó sự hồi phục mạnh của nhập khẩu đã khiến cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt trong quý I; - CPI bình quân đã tăng mạnh ở mức 4,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2016; - Thu NSNN đã có sự cải thiện tuy nhiên cơ cấu chi NSNN vẫn ở mức bất hợp lý; - Lãi suất huy động tăng chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn trong khi lãi suất cho vay ổn định, lãi suất liên ngân hàng diễn biến phù hợp; - Tỷ giá VND/USD diễn biến chủ động, không phản ánh áp lực; Giá vàng trong nước đã có diễn biến ngược chiều với giá vàng thế giới; - TTCK Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và diễn biến tích cực theo sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong khu vực.

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

1

Kinh tế vĩ mô quý I năm 2017: Những điểm nổi bật

Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế

- Các nền kinh tế đầu tàu có nhiều chuyển biến, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

cũng đang có nhiều cải thiện;

- Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu chỉ giữ được đà tăng trong 2 tháng đầu năm và giảm khá

mạnh trong tháng 3, do đó kết thúc quý I chỉ số giá chung và của hầu hết các nhóm mặt hàng

trong đó có giá dầu đều giảm so với cuối năm 2016;

- Diễn biến của thị trường ngoại hối trong quý I nhìn chung không có biến động lớn, bị ảnh

hưởng mạnh mẽ bởi kỳ vọng của thị trường, đồng USD đã mất giá ngay cả khi Fed tăng lãi

suất, đồng GBP, EUR đã tăng giá so với USD – trái với xu hướng dự báo, đồng CNY và JPY

đã lấy lại đà tăng;

- Vàng tiếp tục hưởng lợi trước những diễn biến còn bất ổn về kinh tế, chính trị tại các nước

lớn và rủi ro địa chính trị ở Syria, khủng bố tại các nước châu Âu;

- Các thị trường chứng khoán toàn cầu diễn biến khởi sắc;

- Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu đang quay trở lại, định hướng điều hành CSTT, đặc biệt

tại một số NHTW chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc đã có dấu hiệu thắt chặt rõ rệt, điều đó đã

tác động khiến lãi suất trái phiếu dài hạn có xu hướng gia tăng trong khi lãi suất cho vay

ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tín dụng có sự biến động tùy vào định

hướng điều hành CSTT của mỗi quốc gia.

Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước

- Tăng trưởng kinh tế Quý I đạt mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây;

- Diễn biến của sản xuất công nghiệp tiếp tục xấu đi do công nghiệp chế biến chế tạo có xu

hướng giảm tốc so với cùng kỳ năm ngoái và công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm;

- Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nếu loại trừ yếu tố

giá đã tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái;

- Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái do sự chững

lại của cả 3 khu vực đầu tư, đặc biệt là sự suy giảm của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài;

- Xuất nhập khẩu đều đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó sự hồi phục mạnh

của nhập khẩu đã khiến cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt trong quý I;

- CPI bình quân đã tăng mạnh ở mức 4,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2016;

- Thu NSNN đã có sự cải thiện tuy nhiên cơ cấu chi NSNN vẫn ở mức bất hợp lý;

- Lãi suất huy động tăng chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn trong khi lãi suất cho vay ổn định, lãi

suất liên ngân hàng diễn biến phù hợp;

- Tỷ giá VND/USD diễn biến chủ động, không phản ánh áp lực; Giá vàng trong nước đã có

diễn biến ngược chiều với giá vàng thế giới;

- TTCK Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và diễn biến tích cực theo sự khởi sắc của thị trường

chứng khoán trong khu vực.

Page 2: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

2

I. KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Kinh tế thế giới

Các nền kinh tế

đầu tàu có nhiều

chuyển biến

ngoại trừ Trung

Quốc

Kinh tế toàn cầu khởi đầu năm 2017 với nhiều chuyển biến trên mọi mặt: Hầu

hết các nền kinh tế đầu tàu đã phát đi những tín hiệu hồi phục tích cực trong

khi các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đang lấy lại đà tăng trưởng sau

một giai đoạn chững lại. Sự chuyển biến của kinh tế toàn cầu còn có thể nhìn

nhận thấy qua những thay đổi của diễn biến giá cả hàng hóa toàn cầu, biến

động lạm phát tại các quốc gia và sự thay đổi trong định hướng điều hành

chính sách của các NHTW trên thế giới. Những thay đổi đó đã tạo ra những

tác động chi phối đến dòng chảy lãi suất trong những tháng đầu năm, đồng

thời tác động không nhỏ đến diễn biến trên các thị trường ngoại hối, vàng,

chứng khoán.

Kinh tế Mỹ diễn biến tương đối khả quan khi các chỉ số vĩ mô trong quý I vẫn

duy trì đà tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng doanh số bán lẻ hàng hóa qua hai

tháng đầu năm hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 1 năm qua. Trên thị

trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp hiện chỉ ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2007

là 4,5% trong khi số việc làm được tạo ra hiện cũng đang ở mức cao nhất kể từ

thời điểm tháng 6 năm ngoái1. Trong khi đó, lạm phát vẫn trong chiều hướng

đi lên với mức lạm phát tháng 2 đã đạt 2,7%, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp

lạm phát vượt mức 2%. Mặc dù vậy, một điểm đáng chú ý là hoạt động sản

xuất có xu hướng giảm tốc, thể hiện qua chỉ số PMI toàn phần đi xuống liên

tục từ đầu năm đến nay, trong đó tháng 3 chỉ đạt 53,2 điểm – mức thấp nhất

trong vòng 6 tháng qua.

Tỷ lệ thất nghiệp

Diễn biến lạm phát (yoy)

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Mỹ (yoy)

Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ

Nguồn: Trading economicsics

Kinh tế khu vực châu Âu đang cho thấy những tín hiệu phục hồi rõ nét nhất,

thể hiện ở xu hướng mở rộng mạnh mẽ của khu vực sản xuất2, những diễn

biến tích cực của lạm phát3 và thị trường lao động4. Ngoài ra, kết quả thuận lợi

của cuộc bầu cử tại Hà Lan và hệ thống ngân hàng đang ổn định trở lại cũng

1 Số việc làm mới được tạo thêm ở Mỹ trong 2 tháng 1 và 2 lần lượt đạt 238.000 và 235.000 việc làm. 2 Chỉ số PMI toàn phần đạt các mức điểm cao lần lượ t 56 và 56,7 điểm trong hai tháng 2 và 3, trong đó tháng 3 là mức điểm cao nhất kể từ

tháng 4/2011. 3 Lạm phát tại Châu Âu gia tăng liên tục qua 3 tháng đầu năm 2017 trong đó tháng 3 đã chạm ngưỡng mục tiêu 2%. 4 Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 9,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.

Page 3: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

3

tiếp thêm sức mạnh cho đà phục hồi của khu vực. Vấn đề đặt ra đối với kinh tế

khu vực châu Âu hiện nay là sự trì trệ trong tiêu dùng5 vẫn chưa được giải

quyết và những lo ngại về tác động của những sự kiện chính trị sắp diễn ra

như cuộc bầu cử tại Pháp, Đức hay quá trình Anh đàm phán rời khỏi EU.

Tỷ lệ thất nghiệp

Diễn biến lạm phát (yoy)

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Châu Âu (yoy)

Chỉ số PMI sản xuất của Châu Âu

Nguồn: Trading economicsmics

Kinh tế Nhật Bản đang cho thấy sự phục hồi toàn diện trên nhiều mặt. Khu

vực sản xuất có 2 tháng đầu năm vẫn tiếp tục duy trì xu hướng mở rộng với chỉ

số PMI đều đạt mức trên 52 điểm. Trong khi đó, khu vực tiêu dùng tiếp tục đạt

tốc độ tăng trưởng dương kể từ đầu năm, trái ngược với xu hướng sụt giảm của

cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát có tháng thứ 4 tăng liên tiếp trong khi đó tỷ lệ

thất nghiệp hiện giảm xuống mức 3%. Một điểm đáng chú ý là cán cân thương

mại đang đạt được mức thặng dư lớn nhất trong hơn 6 năm qua nhờ kim ngạch

xuất khẩu danh nghĩa của nước này trong tháng 2/2017 đã tăng 11,3% so với

cùng kỳ năm ngoái – mức tăng mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây.

Tỷ lệ thất nghiệp

Diễn biến lạm phát (yoy)

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Nhật Bản

Chỉ số PMI khu vực sản xuất

Nguồn: Trading economics

5 Các số liệu gần đây cho thấy tăng trưởng bán lẻ hàng hóa của khu vực EU vẫn ở mức thấp, trong đó 2 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng

1,5% và 1,8% so với cùng kỳ.

Page 4: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

4

Kinh tế Anh vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định mặc dù những lo ngại

về tác động của sự kiện Brexit chưa kết thúc. Khu vực sản xuất tiếp tục mở

rộng trong 3 tháng đầu năm với chỉ số PMI luôn ở mức trên 53 điểm nhờ số

lượng đơn đặt hàng mới gia tăng. Lạm phát tăng liên tục và đã vượt ngưỡng

mục tiêu 2% trong khi thất nghiệp hiện giảm xuống mức thấp nhất trong vòng

nhiều năm qua. Tuy nhiên, những lo ngại về Brexit cũng đang tạo áp lực về

nguy cơ thu hẹp mức sống, gia tăng sức ép lạm phát và khả năng chi tiêu thực

tế giảm sút thể hiện qua doanh số bán lẻ hàng hóa chỉ tăng trưởng ở mức thấp

trong những tháng gần đây6.

Tỷ lệ thất nghiệp

Diễn biến lạm phát (yoy)

Doanh số bán lẻ hàng hóa

Chỉ số PMI khu vực sản xuất

Nguồn: Trading economics

Trái với những tín hiệu khả quan tại các nền kinh tế phát triển, tại Trung Quốc,

hoạt động sản xuất và tiêu dùng đều có chiều hướng chững lại trong những

tháng đầu năm, trong đó có tác động từ yếu tố mùa vụ. Xuất khẩu sau những

tháng đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ đã quay đầu giảm 1,3% trong tháng

2 do những lo ngại liên quan đến căng thẳng thương mại gia tăng giữa Trung

Quốc với một số đối tác quan trọng như Mỹ, Hàn Quốc. Lạm phát sau những

tháng liên tục đạt mức tăng trên 2% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn 0,8% và

0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững lại của hoạt

động sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Lạm phát tại Trung Quốc (yoy)

Doanh số bán lẻ hàng hóa của Trung Quốc

6 Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa tại Anh trong tháng 1 đã giảm xuống 1% mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua.

Page 5: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc (yoy)

Chỉ số PMI khu vực sản xuất

Nguồn: Trading Economics

Các nền kinh tế đang phát

triển và mới nổi lấy lại đà

tăng trưởng

Cùng với những tín hiệu khả quan đến từ các nền kinh tế đầu tàu, tăng

trưởng tại nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng đang

có nhiều cải thiện. Tại khu vực Mỹ La Tinh, những áp lực tồn tại từ

những năm trước như tình trạng gia tăng lạm phát và đồng nội tệ mất

giá đã giảm đi khá nhiều. Trong khi đó, sự phục hồi của giá cả hàng hóa

toàn cầu đã khiến tăng trưởng tại nhiều nền kinh tế như Brazil,

Venezuela, Argentina đang có những chuyển biến. Ngoài ra, tình hình

kinh tế tại các quốc gia xuất khẩu dầu như Nigeria và Nga cũng được

cải thiện mạnh mẽ nhờ đà hồi phục của giá dầu trong những tháng vừa

qua.

Tại khu vực châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, tình hình kinh tế tại Ấn Độ

và một số quốc gia Đông Nam Á vẫn diễn biến khá tốt. Trong khi Ấn

Độ và Indonesia đang triển khai các chương trình cải cách thuế quan

trọng là động lực thúc đẩy tăng trưởng thì Thái Lan được đánh giá sẽ

tăng tốc trở lại nhờ môi trường chính trị đã được thiết lập ổn định.

Chỉ số giá cả hàng hóa

toàn cầu giảm trong quý I

Trong 3 tháng đầu năm 2017, chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu đã có diễn

biến đảo ngược đáng chú ý so với cuối năm 2016. Nếu như trong 2

tháng đầu, chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu vẫn tiếp tục giữ được đà gia

tăng ổn định với mức tăng so với tháng trước lần lượt đạt 2,34% trong

tháng 1 và 1,48% trong tháng 2 thì bước sang tháng 3 đã quay đầu giảm

ở mức 3,83%. Diễn biến đó đã khiến kết thúc quý I, chỉ số giá cả hàng

hóa chung đã giảm nhẹ 0,13% so với cuối năm 2015.

Diễn biến của các nhóm hàng chính cũng bám sát theo diễn biến của chỉ

số giá hàng hóa chung. Cụ thể là, hầu hết các nhóm hàng như năng

lượng, lương thực thực phẩm, nông nghiệp thô đều giảm giá so với cuối

năm ngoái, ví dụ như khí thiên nhiên giảm 16,61%; dầu đốt giảm

9,75%, đường giảm 14%, cao su giảm 7%, đậu tương giảm 6,13%. Duy

chỉ có nhóm hàng kim loại vẫn giữ được đà tăng giá trong quý I do

nguồn cung khan hiếm và nhà đầu cơ đang tăng tích trữ. Chỉ số giá 6

kim loại cơ bản theo thống kê của IMF tiếp tục gia tăng 6,18% trong

quý I và là quý tăng thứ 5 liên tiếp, chuỗi tăng giá dài nhất kể từ năm

2010.

Giá dầu cũng chỉ giữ được đà tăng trong 2 tháng đầu năm nhờ được tiếp

tục hỗ trợ từ chính sách cắt giảm nguồn cung tại các nước xuất khẩu dầu

mỏ. Tuy nhiên đà tăng đã bị chặn lại trong tháng 3 do Mỹ vẫn tiếp tục

tăng số lượng giàn khoan dầu và nhiều quốc gia chưa thực hiện cắt giảm

sản lượng theo đúng cam kết. Theo đó, giá dầu WTI hiện ở mức 49,58

USD/thùng (giảm 4,67% so với cuối năm trước), giá dầu Brent ở mức

Page 6: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

6

51,97 USD/thùng (giảm khoảng 3,88% so với cuối năm trước).

Giá hàng hóa thế giới

Giá dầu thế giới

Nguồn: IMF commodity price index

Lạm phát toàn

cầu có xu hướng

gia tăng trở lại

Lạm phát toàn cầu có xu hướng gia tăng trong những tháng đầu năm 2017. Cụ

thể, theo thống kê của Focus Economics, lạm phát toàn cầu vào thời điểm hiện

tại đã vượt ngưỡng 4% so với cùng kỳ, cao hơn mức lạm phát 3,5% của năm

2016 và cũng là mức tăng cao nhất kể từ năm 2012 trở lại đây. Xu hướng gia

tăng của lạm phát có thể quan sát thấy ở cả nhóm các nền kinh tế phát triển

cũng như các nền kinh tế đang phát triển. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm

phát gia tăng chủ yếu dưới tác động của chuỗi tăng giá cả hàng hóa toàn cầu

kéo dài từ giữa năm 2016.

Lạm phát tại một số nền kinh tế phát triển Lạm phát tại khu vực châu Âu

Lạm phát tại một số nền kinh tế mới nổi châu Á Lạm phát tại một số nền kinh tế mới nổi khác

Nguồn: Bis Statistics

Page 7: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

7

2. Điều hành chính sách của NHTW các quốc gia

Xu hướng thắt

chặt CSTT đã trở

nên rõ nét hơn,

đặc biệt tại các

nền kinh tế chủ

chốt

Trong 3 tháng đầu năm 2017, có 29 NHTW đã thay đổi lãi suất điều hành trong

đó có 16 quốc gia tiến hành tăng lãi suất và 13 quốc gia cắt giảm lãi suất. Trong

đó, đáng chú ý có nhiều NHTW chủ chốt đã tiến hành tăng lãi suất như Fed,

PboC và NHTW Hồng Kông. Áp lực lạm phát đang gia tăng trên toàn cầu cũng

khiến nhiều quốc gia đang phát triển tại châu Á và châu Phi phải tăng lãi suất.

Trong khi đó, xu hướng cắt giảm lãi suất diễn ra chủ yếu tại các nền kinh tế

đang phát triển và mới nổi thuộc Đông Âu và khu vực Mỹ La Tinh trước áp lực

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tại Mỹ, Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25% lên mức 0,75 – 1% vào ngày 15/3.

Đây là lần tăng lãi suất thứ 3 của Fed từ cuối năm 2015 và lần thứ 2 chỉ trong

vòng 3 tháng. Theo lộ trình Fed sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất hai lần nữa trong

năm 2017.

Tại khu vực Châu Âu, NHTW châu Âu ECB vẫn quyết định giữ nguyên định

hướng nới lỏng CSTT trong quý I mặc dù các điều kiện kinh tế vĩ mô trong khu

vực đã có nhiều cải thiện và áp lực lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Tuy

nhiên, điểm đáng chú ý là bắt đầu từ tháng 4 quy mô của chương trình thu mua

tài sản đã được cắt giảm từ mức 80 tỷ EUR hàng tháng xuống còn 60 tỷ EUR .

Đồng thời, chủ tịch ECB cũng đưa ra cam kết ECB sẽ vận dụng tất cả các công

cụ CSTT cần thiết để đảm bảo mức mục tiêu lạm phát 2% đề ra. Điều này là

hàm ý cho khả năng thắt chặt CSTT nếu lạm phát tiếp tục gia tăng như hiện

nay.

Tại Nhật Bản, NHTW Nhật BoJ vẫn tiếp tục giữ nguyên định hướng và quy

mô các chương trình nới lỏng định lượng để hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu lạm

phát 2% và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, mặc dù cả hai mục tiêu trên đã có sự cải

thiện nhất định trong thời gian qua. Tiêu dùng cá nhân, nền tảng cốt lõi trong

chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe vẫn còn

chậm chạp do tiền lương vẫn còn tăng trưởng yếu trong khi thị trường lao động

sụt giảm.

Tại Trung Quốc, NHTW Trung Quốc đã điều chỉnh tăng hai lần các mức lãi

suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung dài hạn trên thị trường mở trong

3 tháng đầu năm 2017. Cụ thể, trong tháng 2 PBOC đã tăng lãi suất đối với các

thỏa thuận bán và mua lại giấy tờ có giá (repo) đảo ngược thời hạn 7 ngày từ

2,25% lên 2,35%; lãi suất qua đêm đối với các khoản vay ngắn hạn thuộc cơ

chế cho vay thường trực (SLF) từ 2,75% lên 3,1% và tăng lãi suất cho vay trung

hạn (MLF) thêm 0,1% lên mức 2,95% đối với khoản vay 6 tháng và 3,1% đối

với khoản vay 1 năm. Tiếp đó, đến tháng 3, PboC tiếp tục tăng lãi suất MLF 6

tháng lên 3,05%, MLF 1 năm lên 3,2% và lãi suất repo đảo ngược các kỳ hạn 7,

14 và 28 ngày lên lần lượt 2,45%, 2,6% và 2,75%.

Xu hướng thắt

chặt CSTT trên

toàn cầu khiến

lãi suất dài hạn

gia tăng

Lãi suất dài hạn đã có xu hướng gia tăng trên toàn cầu kể từ giữa năm 2016, đặc

biệt sau khi một số sự kiện chính trị quan trọng diễn ra như Brexit hay cuộc bầu

cử tổng thống Mỹ. Hiện tại, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại hầu khắp các

nền kinh tế chủ chốt đều tăng cao hơn so với năm ngoái, trong đó mức tăng

mạnh được ghi nhận tại Mỹ, Pháp và Ý. Cụ thể, so với thời điểm giữa năm

ngoái, lãi suất trái phiếu 10 năm tại Mỹ đã tăng thêm khoảng 1%, trong khi đó

mức tăng này tại các nước khu vực EU là từ 0,4% - 0,9%; Nhật có mức lãi suất

dài hạn tăng 0,23% - một nỗ lực lớn sau 9 tháng liên tục lãi suất trái phiếu dài

hạn của quốc gia này duy trì ở mức âm trong năm 2016.

Page 8: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

8

Trong khi đó, lãi

suất cho vay trên

các thị trường

tiền tệ, tín dụng

có sự vận động

khác nhau tùy

theo định hướng

điều hành CSTT

của mỗi quốc gia

Diễn biến lãi suất trái phiếu dài hạn tại một số nền kinh tế chủ chốt

Nguồn: OECD

Trái ngược với xu hướng gia tăng chung của lãi suất cho vay dài hạn, lãi suất

cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng tại các quốc gia có sự vận động

khác nhau, tùy thuộc vào định hướng điều hành lãi suất của mỗi NHTW. Tại

các nền kinh tế phát triển, trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn tại Mỹ có xu

hướng gia tăng phù hợp với định hướng thắt chặt CSTT thì lãi suất cho vay tại

hầu khắp các nền kinh tế chủ chốt khác như khu vực EU, Nhật, Anh vẫn trong

xu hướng giảm.

Diễn biến lãi suất cho vay ngắn hạn của một số nền kinh tế chủ chốt

Nguồn: OECD

Tương tự như vậy, dòng chảy lãi suất trên thị trường tín dụng cũng vận hành

theo những hướng khác nhau. Trong khi lãi suất cho vay tại Mỹ gia tăng ngay

sau khi Mỹ có quyết định tăng lãi suất cuối năm 2016, tăng nhẹ tại khu vực EU

trước khả năng thắt chặt lãi suất trong thời gian tới, giảm tại các nền kinh tế có

xu hướng nới lỏng chính sách như Nga, Brazil và hầu như không thay đổi tại

các nền kinh tế chưa có nhiều thay đổi trong điều hành chính sách như Nhật,

Anh.

-0.5

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

Đức

Canada

Ý

Pháp

Mỹ

Anh

Nhật

Page 9: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

9

Diễn biến lãi suất cho vay tại một số nền kinh tế chủ chốt từ tháng 1/2016 đến nay

Mỹ EU Nhật

Brazil Anh Nga

Nguồn: Trading Economics

3. Diễn biến thị trường ngoại hối, chứng khoán

Thị trường ngoại hối không bị sốc trước quyết định tăng lãi suất của Fed

Diễn biến chỉ số USD

Nguồn: investing.com

Đồng USD đã

mất giá ngay cả

khi Fed tăng lãi

suất

Diễn biến của thị trường ngoại hối trong quý I nhìn chung không có biến động

lớn. Bên cạnh những tác động từ diễn biến kinh tế vĩ mô, các đồng tiền chủ chốt

tiếp tục bị chi phối mạnh mẽ bởi kỳ vọng của thị trường đối với các định hướng

chính sách của các nước lớn, diễn biến xung quanh hiệp ước Brexit, tín hiệu từ

các cuộc bầu cử tại khu vực Châu Âu và sức mạnh của đồng bạc xanh.

Diễn biến của chỉ số USD index trong 3 tháng đầu năm nay đã giảm ở 2,02%

thấp hơn gần một nửa so với tổng mức giảm trong quý I/2016. Diễn biến giảm

của đồng USD đã xảy ra ngay cả khi nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu tốt.

Thực tế này được cho là một sự điều chỉnh cần thiết khi đồng USD đã tăng giá

liên tục kể từ sau kết quả bầu cử của Mỹ. Bên cạnh đó, những thất bại bước đầu

của chính quyền mới trong việc thông qua đạo luật y tế thay thế đạo luật

Obamacare đã có ảnh hưởng nhất định đến sức mạnh của đồng đô la. Ngoài ra,

những tín hiệu phản ánh định hướng sẽ duy trì trạng thái nới lỏng hơn so với kỳ

vọng của thị trường được phát đi sau các cuộc họp của Ủy ban thị trường mở

gần đây cũng có tác động đến diễn biến giảm của đồng USD. Phản ứng của thị

trường có thể thấy rõ vào những thời điểm ngay sau khi Fed tăng lãi suất trong

tháng 3 hoặc khi quyết định trì hoãn việc bỏ phiếu thông qua dự luật thay thế,

có lúc đồng USD đã giảm gần như liếp tiếp trong 06 ngày giao dịch với tổng

mức giảm lớn hơn 2% - gần bằng với mức giảm trong tháng 1. Kết thúc quý I,

chỉ số USD giao dịch ở mức 100.22.

Page 10: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

10

Diễn biến tỷ giá của các đồng tiền mạnh

7 Tháng 1 đồng EUR tăng 2,68%; đồng GBP tăng 1,95% so với đồng USD. 8 Ngày 15/3, đồng EUR tăng 1,24%; đồng 1,14% so với đồng USD. 9 Tháng 1 đống CAD tăng 3%; đồng AUD tăng 5,11% so với đồng USD.

1.03

1.05

1.07

1.09

2-J

an-1

7

9-J

an-1

7

16

-Jan

-17

23

-Jan

-17

30

-Jan

-17

6-F

eb-1

7

13

-Feb

-…

20

-Feb

-…

27

-Feb

-…

6-M

ar-1

7

13

-Mar

-…

20

-Mar

-…

27

-Mar

-…

EUR/USD

1.21.221.241.261.28

2-J

an-1

7

9-J

an-1

7

16

-Jan

-17

23

-Jan

-17

30

-Jan

-17

6-F

eb-1

7

13

-Feb

-…

20

-Feb

-…

27

-Feb

-…

6-M

ar-1

7

13

-Mar

-…

20

-Mar

-…

27

-Mar

-…

GBP/USD

Đồng GBP, EUR

đã tăng giá so với

USD – trái với xu

hướng dự báo

Ngay từ đầu năm, trước những áp lực về diễn biến kinh tế vĩ mô cũng như rủi ro

chính trị có thể gia tăng khi nhiều nước trong khu vực sẽ tiến hành bầu Chính phủ

mới, nhiều dự báo cho rằng 02 đồng tiền mạnh của khu vực Châu Âu nhiều khả

năng sẽ diễn biến theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra, kết

thúc quý I, đồng EUR đã tăng 1,29%; đồng GBP đã tăng 1,72% so với đồng

USD. Diễn biến của hai đồng tiền này trong quý I, bên cạnh những tín hiệu khả

quan về lạm phát, kinh tế và kỳ vọng của thị trường về định hướng điều hành

CSTT trong tương lai đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi diễn biến của đồng USD.

Điều này có thể thấy rõ nét thông qua diễn biến trong từng tháng. Xu hướng thay

đổi của GBP và EUR nhìn chung khá tương đồng, cả hai đều có xu hướng tăng

trong tháng 1 và tháng 3, trong đó đều tăng mạnh vào tháng 17 và giảm vào tháng

2 – diễn biến trái với xu hướng của đồng USD và đều tăng mạnh vào ngày 15/3

khi Fed tăng lãi suất8, trong đó đáng chú ý là đồng GBP đã tăng gần như liên tục

cho đến gần hết quý với tổng mức tăng đã lớn hơn 3%. Vào ngày giao dịch cuối

tháng 3, đồng GBP và đồng đã EUR chốt giao dịch ở mức 1.255 và 1.0652.

Bên cạnh đó, đồng AUD và đồng CAD mặc dù có diễn biến khác nhau qua các

tháng nhưng kết thúc quý I cả 02 đồng tiền này đều đã tăng giá so với đồng USD.

Trong đó cả đồng CAD và AUD đều tăng mạnh trong tháng 19 và diễn biến trái

chiều trong tháng 2 và tháng 3. Kết thúc quý I, đồng CAD và đồng AUD đã tăng

lần lượt là 0,89% và 5,72%; chốt giao dịch ở mức 1.3313 và 0.7629.

Đồng CNY và

JPY đã lấy lại đà

tăng

Trong quý I, đồng JPY đã tăng liên tục qua 3 tháng với tổng mức tăng là 4,71%

so với đồng USD. Xu hướng đó được hỗ trợ bởi những tác động cùng một lúc

của tình hình kinh tế trong nước, diễn biến giảm của đồng USD và nhu cầu tài

sản đầu tư an toàn trong bối cảnh còn nhiều bất ổn. Điều đó có thể nhận thấy

ngay sau những quyết định quan trọng liên quan đến nước Mỹ, cụ thể như đồng

JPY đã tăng liên tục từ ngày 14/3 đến gần cuối quý với mức tăng hơn 3%, gần

bằng với mức tăng trong tháng 1. Kết thúc tháng 3, đồng JPY giao dịch ở mức

111.39.

Mặc dù không có được diễn biến tăng liên tục như đồng JPY nhưng đồng CNY

cũng đã tăng 0,83% so với đồng USD sau 3 tháng giao dịch. Đồng CNY đã tăng

trong tháng 1, tháng 2 và giảm vào tháng 3 ở mức 0,28%. Đà giảm của đồng

CNY diễn ra ngay từ đầu tháng, có phần như phản ứng đón trước đà tăng của

USD sau quyết định nâng lãi suất của Fed. Tuy nhiên sau đó với động thái nâng

lãi suất tiền gửi trung hạn và lãi suất repo đảo ngược của PBoC, đồng CNY lập

tức điều chỉnh tăng trở lại cho đến hết tháng. Kết thúc tháng 3, tỷ giá đồng

USD/CNY giao dịch ở mức 6.8871.

Page 11: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

11

Nguồn: investing.com

Vàng tiếp tục hưởng lợi trước những diễn biến còn bất ổn của kinh tế, chính trị của các

nền kinh tế lớn

Diễn biến giá vàng thế giới

Nguồn: usagold.com

0.710.730.750.770.79

2-J

an-1

7

7-J

an-1

7

12

-Jan

-17

17

-Jan

-17

22

-Jan

-17

27

-Jan

-17

1-F

eb-1

76

-Feb

-17

11

-Feb

-17

16

-Feb

-17

21

-Feb

-17

26

-Feb

-17

3-M

ar-1

7

8-M

ar-1

71

3-M

ar-1

7

18

-Mar

-17

23

-Mar

-17

28

-Mar

-17

AUD/USD

1.291.311.331.351.37

2-J

an-1

77

-Jan

-17

12

-Jan

-17

17

-Jan

-17

22

-Jan

-17

27

-Jan

-17

1-F

eb-1

76

-Feb

-17

11

-Feb

-17

16

-Feb

-17

21

-Feb

-17

26

-Feb

-17

3-M

ar-1

78

-Mar

-17

13

-Mar

-17

18

-Mar

-17

23

-Mar

-17

28

-Mar

-17

USD/CAD

110112114116118120

2-J

an-1

7

7-J

an-1

7

12

-Jan

-17

17

-Jan

-17

22

-Jan

-17

27

-Jan

-17

1-F

eb-1

7

6-F

eb-1

7

11

-Feb

-17

16

-Feb

-17

21

-Feb

-17

26

-Feb

-17

3-M

ar-1

7

8-M

ar-1

7

13

-Mar

-17

18

-Mar

-17

23

-Mar

-17

28

-Mar

-17

USD/JPY

6.82

6.87

6.92

6.97

2-J

an-1

77

-Jan

-17

12

-Jan

-17

17

-Jan

-17

22

-Jan

-17

27

-Jan

-17

1-F

eb-1

76

-Feb

-17

11

-Feb

-17

16

-Feb

-17

21

-Feb

-17

26

-Feb

-17

3-M

ar-1

78

-Mar

-17

13

-Mar

-17

18

-Mar

-17

23

-Mar

-17

28

-Mar

-17

USD/CNY

Kết thúc quý I/2017, vàng đã đánh dấu một quý khởi đầu được xem là tốt nhất

trong năm nay. Xu hướng diễn biến của giá vàng, mặc dù không tăng quá mạnh

như về cơ bản khá tương đồng với cùng thời điểm so sánh của năm ngoái. Sau 3

tháng giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 8,41%; vàng kỳ hạn tháng 4 tăng hơn

8%, giao dịch ở ngưỡng 1.249,13 USD/oz. Vàng đã giữ được xu hướng gia tăng

trước những bất ổn về các chính sách kinh tế của Tổng thống Trump, kết quả

bầu cử tại một số nước lớn trong khu vực Châu Âu và những dữ liệu kinh tế

đáng quan ngại của nước Mỹ vào cuối tháng 3.

Trong quý I, vàng đã giữ đà tăng liên tục trong 3 tháng đầu năm. Trong quý,

diễn biến giảm của giá vàng chỉ diễn ra rõ nét nhất vào đầu tháng 3 trước kỳ

vọng mạnh của thị trường về việc điều chỉnh lãi suất của Fed, giá vàng đã giảm

gần như liên tục trong 09 ngày với tổng mức giảm lớn hơn 4%. Tuy nhiên, mức

giảm này đã được san bằng trong 06 ngày giao dịch tiếp theo sau khi Fed nâng

lãi suất. Đây là một diễn biến không đúng với những gì mà thị trường đã dự

báo và được xem là một sự điều chỉnh cần thiết trước những phản ứng nhanh

của giá vàng trong nửa đầu của tháng 3.

Page 12: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

12

Thị trường chứng khoán toàn cầu

10 Trong tuần cuối tháng 3, theo dữ liệu của Bank of America Merrill Lynch, nhà đầu tư đã rút tổng cộng 800 triệu USD khởi các quỹ chứng

khoán Mỹ và đổ 1.9 tỷ USD vào các quỹ chứng khoán châu Âu. Đây là tuần hút vốn mạnh nhất của chứng khoán EU trong 60 tuần qua.

TTCK toàn

cầu duy trì

đà tăng

điểm trong

quý I

Thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định trong quý I

năm 2017. Hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt đều giữ được đà tăng điểm,

trái ngược hoàn toàn với xu hướng mất điểm mạnh của quý I năm 2016.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán chủ chốt quý I/2016 so với quý I/2017

Nguồn: Bloomberg

Thị trường chứng khoán Mỹ với sự tiếp sức của nhiều thông tin hỗ trợ như đà cải

thiện kinh tế vĩ mô, kỳ vọng về các chương trình kích thích tài khóa của chính

quyền mới và hai đợt tăng lãi suất liên tiếp đã duy trì đà tăng điểm liên tục suốt từ

tháng 11 năm ngoái đến giữa tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 3, các

chỉ số chủ chốt đã bắt đầu quay đầu giảm nhẹ khi yếu tố tác động từ các thông tin hỗ

trợ bắt đầu trở nên bão hòa và những lo ngại mới phát sinh từ các mâu thuẫn chính

trị trong nội bộ Đảng Cộng hòa. Mặc dù vậy, kết thúc quý I, các chỉ số chủ chốt tại

Mỹ vẫn tăng điểm khá cao so với cuối năm ngoái, trong đó, Dow Jones tăng 3,64%;

S&P 500 tăng 4,52% và Nasdaq tăng 8,76%.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại Mỹ

Nguồn: Bloomberg

Tại khu vực Châu Âu, sự hồi phục của kinh tế khu vực, những diễn biến khả quan

của bầu cử tại Hà Lan đã tiếp sức cho đà leo dốc của các chỉ số chứng khoán trong

khu vực. Sự gia tăng diễn ra mạnh mẽ hơn trong nửa cuối tháng 3 khi các nhà đầu tư

bắt đầu có xu hướng chuyển vốn từ thị trường Mỹ có dấu hiệu bão hòa sang thị

trường khu vực EU10. Chỉ số Euro Stock đã đạt mức tăng 2,79% trong quý I với sự

gia tăng trên hầu khắp các thị trường chủ chốt: chỉ số DAX của Đức tăng 4,15%, chỉ

số CAC 40 của Pháp tăng 5,34%, chỉ số FTSE của Ý tăng 7,79%... Duy chỉ có thị

trường chứng khoán Anh với những lo ngại xung quanh việc Anh đã chính thức

khởi động Brexit nên kết thúc quý I chỉ đạt mức tăng nhẹ 0,74%.

-15.00%

-10.00%

-5.00%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

QI/2016

QI/2017

-10.00%

-5.00%

0.00%

5.00%

10.00%

Dow Jones S&P 500 Nasdaq

Page 13: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

13

4. Triển vọng kinh tế thế giới đến cuối năm 2017

Diễn biến các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại khu vực EU

Nguồn: Bloomberg

Tại Châu Á, diễn biến khả quan về kết quả kinh tế những tháng đầu năm của các

nền kinh tế trong khu vực và đà gia tăng của giá cả hàng hóa toàn cầu là những lực

đẩy kéo chứng khoán khu vực đi lên trong quý I. Chỉ số MSCI khu vực châu Á Thái

Bình Dương đạt mức tăng lên đến 8,79% chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm. Trong đó,

Hồng Kông là thị trường đón nhận mức tăng trưởng tích cực nhất khu vực với chỉ số

Hang Seng đạt mức tăng lên đến 10,28% so với cuối năm trước do lực mua từ phía

các nhà đầu tư đại lục gia tăng. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng tăng

trưởng tương đối tích cực với mức tăng 4,52% của chỉ số Shanghai. Ngay cả chứng

khoán Hàn Quốc trong bê bối chính trị cũng vẫn đứng vững với chỉ số Kopsi đạt

mức tăng 6,61% trong quý I. Trong diễn biến tích cực chung của toàn khu vực, chỉ

duy có chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã giảm 2,66% trong quý I.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại khu vực châu Á Thái Bình Dương

Nguồn: Bloomberg

Nhìn chung, với những diễn biến của kinh tế, chính trị của các nước lớn trên thế

giới, nhiều dự báo cho rằng sự bất ổn chưa dừng lại, diễn biến kinh tế mặc dù

đã có những tín hiệu đủ để truyền cảm hứng cho sự lạc quan trước mắt, tuy

nhiên rủi ro tiềm ẩn cũng đã có dấu hiệu xuất hiện, cụ thể là lạm phát, sự gia

tăng nợ Chính phủ và nợ của các hộ gia đình,…. Trong khi đó các diễn biến

chính trị cũng còn rất nhiều quan ngại. Tất cả các yếu tố đó sẽ cản trợ quá trình

bình thường hóa các chính sách quản lý kinh tế của các nước. Chính vì vậy,

trong những tháng còn lại của năm 2017 các nhận định vẫn hết sức thận trọng

đối với triển vọng kinh tế thế giới:

- Về tăng trưởng kinh tế, hầu hết dự báo của các tổ chức quốc tế đều thống nhất

trong nhận định cho rằng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đà phục hồi, với mức tăng

trưởng dự tính của quý II đạt được cao hơn so với quý I; bên cạnh đó thương

mại toàn cầu sẽ đạt được mức tăng trưởng khả quan hơn;

- Thị trường giá cả hàng hóa dự kiến sẽ tiếp tục có những biến động phức tạp

một phần do chịu tác động từ những diễn biến thiếu ổn định về nguồn cung trên

-10.00%

0.00%

10.00%

FTSE 100 Euro Stock DAX

-40.00%

-20.00%

0.00%

20.00%

HangSeng Nikkei 225 Shanghai

Page 14: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

14

KINH TẾ TRONG NƯỚC

1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I các năm 2015, 2016 và 2017

Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) Đóng góp của các khu vực

vào tăng trưởng quý I/2017

(Điểm phần trăm)

Quý I/2015 Quý I/ 2016 Quý I/2017

Tổng số 6.12 5.48 5,1 5.1

Nông, lâm nghiệp và thuỷ

sản 2.25 -1.31 2,03 0,24

Công nghiệp và xây dựng 8.74 7.16 4,17 1,46

Dịch vụ 5.68 5.98 6,52 2,65

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

sản phẩm 4.51 6.05 6 0.75

các thị trường, một phần do chịu tác động truyền dẫn từ sự thay đổi trên các thị

trường tài chính tiền tệ toàn cầu.

- Trên thị trường ngoại hối, nhiều dự báo cho rằng trong tháng tới, có thể đồng

USD sẽ tiếp tục xu hướng giảm, các đồng tiền chủ chốt khác sẽ tăng giá nhưng

không mạnh, ngoại trừ đồng JPY. Và trên thị trường xét trong dài hạn, duy nhất

chỉ có vàng được nhìn nhận sẽ tiếp tục diễn biến tích cực theo xu hướng gia

tăng.

- Thị trường chứng khoán toàn cầu có thể sẽ đón nhận những tín hiệu không

mấy lạc quan trong những quý sắp tới trước tác động của xu hướng tăng lãi suất

và những quan ngại về rủi ro địa chính trị tiềm ẩn. Các chuyên gia dự báo, chỉ

số chứng khoán của các nền kinh tế chủ chốt có thể đạt mức tăng từ 6% - 10,2%

nếu có tín hiệu tốt về lãi suất và các gói kích cầu của Chính phủ Mỹ. Trong tình

huống xấu nhất, nếu các nhà đầu tư quan ngại vấn đề giá cổ phiếu quá cao và nợ

công vượt trần thì thị trường chứng khoán toàn cầu có thể giảm trung bình 6,5%

trong năm 2017.

Tăng trưởng

kinh tế Quý I đạt

mức tăng thấp

nhất trong 3 năm

gần đây

Tăng trưởng kinh tế quý I/2017 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước –

đạt mức thấp nhất so với mức tăng của GDP trong quý I/2015 và quý I/2016.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,03% đóng góp 0,24

điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng

tăng 4,17%, đóng góp 1,46 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,52%, đóng

góp 2,65 điểm phần trăm.

So với cùng kỳ năm ngoái, nếu xét trên mức độ đóng góp của các nhóm ngành

có thể nhận thấy mặc dù đã có những cải thiện từ khu vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản, diễn biến tiếp tục thuận lợi của khu vực dịch vụ nhưng diễn biến tăng

thấp của ngành công nghiệp, xây dựng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng

tăng của GDP trong quý I.

Trong khi đó, xét trên góc độ sử dụng thì hiện tại tiêu dùng cuối cùng tiếp tục là

động lực dẫn dắt đà tăng GDP, với mức tăng 6,73% so với cùng kỳ năm 2016,

đóng góp 7,25 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong đó nổi bật là tiêu

dùng cuối cùng của hộ dân cư (đóng góp 6,65 điểm phần trăm). Tiếp đến là

đóng góp của tích lũy tài sản tăng 8,5%, đóng góp 2,27 điểm phần trăm. Tuy

nhiên mức tăng của hai cấu phần trên đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhập siêu

nên diễn biến của hoạt động xuất nhập khẩu đã làm giảm 4,42 điểm phần trăm

vào mức tăng trưởng chung.

Page 15: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

15

Nguồn: TCTK

Diễn biến chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo

Diễn biến chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo

11 IIP so với tháng trước trong Tháng 1 giảm 6,2%, tháng 2 giảm 2,1%, tháng 3 tăng 12,5%. 12 IIP trong quý I năm 2012 tăng 5,9%; năm 2013 tăng 5%; năm 2014 tăng 5,3%; năm 2015 tăng 9,3% và năm 2016 tăng 7,4%. 13 Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 2 tháng đầu năm tăng 9,1%; Chỉ số hàng tồn kho vào 1/3/2016 tăng 8,7% so với cùng

thời điểm năm 2015.

Diễn biến của sản xuất

công nghiệp tiếp tục

xấu đi

Trong 3 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp chưa có tín hiệu tích cực, thậm

chí đang có xu hướng diễn biến xấu đi so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến

của chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp theo tháng – IIP đã không giống

như các năm trước, giảm trong 2 tháng đầu năm nhưng vẫn chưa phản ánh

được xu hướng cải thiện vào tháng 311. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo

vẫn giữ vai trò chủ lực, công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm mạnh.

Trong quý I/2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,1% so với

cùng kỳ năm trước – thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây12. Trong các

ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,3% - đóng góp 5,9% điểm

phần trăm vào mức tăng chung. Tuy nhiên điều đáng chú ý là nhóm ngành này

đang có xu hướng giảm tốc so với cùng kỳ năm ngoái; ngành sản xuất và phân

phối điện tăng 9,4%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm, ngành cung cấp nước và

xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% đóng góp 0,1 điểm phần trăm và ngành

khai khoáng giảm 11,4% - làm giảm 2,5 điểm phần trăm so với mức tăng

chung.

Diễn biến IIP so với tháng trước

Diễn biến IIP so với cùng kỳ

Nguồn: TCTK

Diễn biến không tích cực của nhóm ngành công nghiệp, chế biến chế tạo còn

được thể hiện qua diễn biến của chỉ số tiêu thụ đã tăng thấp hơn và chỉ số tồn kho

đã tăng mạnh hơn so với cùng thời điểm so sánh của năm 2016. Chỉ số tiêu thụ

toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 2 tháng đầu năm tăng 7,9, chỉ số tồn

kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/3/2017 tăng 12,5%

so với cùng kỳ năm trước13.

Page 16: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

16

Nguồn: TCTK

Tiêu dùng tiếp

tục đóng vai trò

quan trọng dẫn

dắt tăng trưởng

về phía cầu

Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong 3 tháng đầu năm 2017

có nhiều biến động do chịu tác động của yếu tố thời vụ. Cụ thể, tổng mức bán

lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với tháng trước đạt mức tăng

khá mạnh 5,6% trong tháng 1, giảm mạnh 6,5% trong tháng 2 và nhanh chóng

hồi phục lại với mức tăng 1,03% trong tháng 3. Diễn biến này đã tích cực hơn

so với cùng kỳ năm ngoái14.

Tính chung quý I, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 9,1% của quý I

năm 2016. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt mức tăng 6,2%, thấp hơn mức tăng 7,5% của cùng

kỳ năm 2016.

Hoạt động tiêu dùng đã đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng GDP

chung trong quý I năm 2017, theo đó đóng góp của tiêu dùng cuối cùng trong

tăng trưởng GDP chung ở mức 7,25 điểm %, cao hơn khá nhiều mức đóng

14 Trong quý I năm 2016, tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có 2 tháng giảm so với tháng trước là tháng 2

và tháng 3 với mức giảm lần lượt là 3,28% và 3,4%; chỉ có tháng 1 đạt mức tăng 3,5% so với tháng trước.

Diễn biến chỉ số

PMI tiếp tục

phản ánh vai trò

dẫn dắt tăng

trưởng của

ngành sản xuất

trong nước

Kết thúc quý I, diễn biến của chỉ số PMI đã khép lại quý tăng mạnh nhất được

ghi nhận kể từ năm 2011. Trong 3 tháng đầu năm, PMI đã có diễn biến tích

cực, tháng sau cao hơn tháng trước, phản ánh điều kiện kinh doanh liên tục

được cải thiện mạnh mẽ. Sau khi giảm xuống mức 51,9 điểm vào tháng 1, chỉ

số này đã tăng mạnh lên mức 54,2 điểm vào tháng 2 và kết thúc tháng 3 ở mức

54,6 điểm - mức cao nhất trong 22 tháng qua và đứng đầu khu vực Đông Nam

Á. Diễn biến của chỉ số PMI trong 3 tháng đầu năm đã kéo dài chu kỳ cải

thiện tình hình sản xuất tại Việt Nam trong suốt 16 tháng.

Trong đó, tất cả các chỉ số thành phần phản ánh điều kiện kinh doanh được

khảo sát đều được cải thiện ở mức đáng kể nhất kể từ tháng 5/2015. Theo đó,

tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh kể từ tháng 2, đặc biệt là số

lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã nhanh hơn và đạt mức cao nhất kể từ

đầu năm đến nay. Diễn biến tích cực của đơn đặt hàng mới đã tác động lan tỏa

đến tốc độ tăng của sản lượng, việc làm, hoạt động mua hàng hóa đầu vào, tồn

kho hàng mua .

Theo đánh giá của Nikkei, các nhà sản xuất được khảo sát vẫn rất tự tin rằng

sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới, khi có tới 63% số thành viên nhóm khảo

sát dự báo tăng. Những dự báo số lượng đơn đặt hàng mới tăng, cùng với các

kế hoạch mở rộng kinh doanh, là nhân tố dẫn đến triển vọng tích cực.

Đồ thị Diễn biến chỉ số PMI trong Quý I năm 2017

Nguồn: nikkei.com

4849505152535455

Page 17: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

17

góp 5,39 điểm % của quý I năm 2016.

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu DV TD so với tháng trước và cùng kỳ (%)

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng đã loại trừ yếu tố giá (% yoy)

Nguồn: TCTK

Tổng vốn đầu tư

toàn xã hội sụt

giảm so với cùng

kỳ các năm trước

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I năm 2017 ước đạt 297,8 nghìn tỷ

đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32% GDP, thấp hơn đáng

kể tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ 2 năm liền trước. Trong cả ba khu vực,

hiện khu vực tư nhân vẫn tiếp tục duy trì vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư nói

chung với mức tăng trưởng tốt nhất đạt 13,8%. Trong khi đó, khu vực có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy sự sụt giảm mạnh mẽ nhất với tốc độ

tăng trưởng chỉ còn bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Tốc độ phát triển vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I các năm 2015 - 2017 so với

cùng kỳ năm trước (%)

Nguồn: TCTK

Quý I

2015 Quý I

2016 Quý I

2017

Tổng số 109,7 110,9 108,6

Khu vực Nhà nước 107,7 105,9 104,9

Khu vực ngoài Nhà nước 111,4 114,5 113,8

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 110,2 112,8 106,2

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực

hiện quý I ước tính đạt 45,4 nghìn tỷ đồng, bằng 15,6% kế hoạch năm và tăng

5,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng trưởng 9,2% của cùng kỳ

năm 2016. Sự chững lại này một phần mang tính quy luật hàng năm khi vốn

đầu tư từ ngân sách nhà nước thường giải ngân chậm trong những tháng đầu

năm.

Diễn biến vốn đầu tư từ NSNN

Page 18: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

18

Nguồn: TCTK

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng đầu năm 2017 ước tính đạt

3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2016, là mức tăng thấp nhất

trong 3 năm gần đây so với mức tăng trưởng lần lượt đạt 14,8% và 7% của

cùng kỳ hai năm liền trước. Điều này là lý do giải thích cho tình trạng tăng

trưởng chậm lại của nguồn vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài trong tổng vốn

đầu tư toàn xã hội.

So sánh diễn biến vốn FDI thực hiện qua các tháng năm 2015, 2016 và 2017

Nguồn: TCTK

Vốn FDI thu hút

mới, tăng thêm

và góp vốn mua

cổ phần gia tăng

77,6% so với

cùng kỳ năm

trước với nhiều

chuyển biến mới

Tính đến 20/3/2017, dòng vốn FDI thu hút mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ

phần ước đạt 7,71 tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,

riêng lượng vốn tăng thêm đã chiếm trên một nửa tổng vốn FDI khi đạt 3,94

tỷ USD, tăng tới 206,4% so với cùng kỳ năm 2016. Việc nhà đầu tư nước

ngoài mở rộng quy mô dự án tại Việt Nam đã giúp thu hút FDI mở màn khá

thuận lợi trong quý đầu tiên của năm 2017.

Các dự án tăng vốn nhiều nhất đều thuộc về những nhà đầu tư quen thuộc là

Samsung (tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh); Coca-Cola (tăng

vốn đầu tư 319,8 triệu USD tại Hà Nội); Khu công nghiệp Việt Nam

Singapore III (đầu tư 284,75 triệu USD tại Bình Dương)… Bên cạnh đó,

dòng vốn FDI đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đã có sự bứt phá trong

3 tháng đầu năm với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 823,6 triệu USD, vươn

lên vị trí thứ 2 trong số các đối tác đầu tư hàng đầu tại Việt Nam bằng khoảng

65% so với tổng vốn mà quốc gia này đầu tư trong năm 2016 là 1,26 tỷ USD.

Diễn biến vốn FDI thu hút mới và tăng thêm quý I/2017 so với quý I/2015 và 2016

Nguồn: TCTK

-

500.0

1,000.0

1,500.0

2,000.0

2,500.0

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

0

1000

2000

3000

4000

5000

Quý I/2015 Quý I/2016 Quý I/2017

Triệ

u U

SD

Vốn FDI thu hút mới Vốn FDI tăng thêm

Page 19: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

19

Trong bối cảnh hoạt động thu hút FDI mới trên toàn cầu đang gặp nhiều khó

khăn do sự dịch chuyển bất định của dòng vốn thì việc nhà đầu tư nước ngoài,

đặc biệt là các nhà đầu tư lâu năm, tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam

một lần nữa khẳng định rằng họ tin tưởng vào môi trường đầu tư và khả năng

phát triển thuận lợi của thị trường Việt Nam.

Xuất khẩu đạt

mức tăng cao so

với cùng kỳ năm

trước

Trong 3 tháng đầu năm 2017, hoạt động xuất khẩu diễn biến thuận lợi với kim

ngạch xuất khẩu qua các tháng đều tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 201615.

Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 43,7 tỷ USD, tăng 12,8% so với

cùng kỳ năm 2016, cao gấp 3 lần so với mức tăng trưởng 4,1% của quý I năm

ngoái. Trong đó hoạt động xuất khẩu đều có mức tăng trưởng cao trong cả hai

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước với mức tăng

trưởng quý I của 2 khu vực lần lượt đạt 13% và 12,1% so với cùng kỳ, cao

hơn nhiều tốc độ tăng trưởng lần lượt chỉ đạt 5,8% và 0,3% trong quý I/2016.

Sự phục hồi của xuất khẩu là nhờ các mặt hàng chế biến chế tạo vẫn duy trì

tốc độ tăng trưởng khả quan16, cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nói

chung và cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng này trong cùng

kỳ năm 2016. Trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản và khai

khoáng cũng đã có sự phục hồi trở lại17.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chế biến chế tạo chủ lực

QI/2017 so với QI/2016 và so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung

Nguồn: TCTK

Về cơ bản thì cơ cấu xuất khẩu không có nhiều thay đổi nhưng đã có sự dịch

chuyển về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh xuất khẩu vào Mỹ và EU đang gặp nhiều khó khăn do những

điều chỉnh về mặt chính sách thương mại, tăng trưởng xuất khẩu của Việt

Nam trong quý I tập trung khai thác các thị trường truyền thống trong khu vực

như Trung Quốc, Hàn Quốc, Asean. Cụ thể xuất khẩu vào Trung Quốc đạt

mức tăng trưởng mạnh nhất trong quý I lên đến 43,3%, tiếp đến là Asean tăng

21,8%, Hàn Quốc tăng 24,1% và Nhật tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Hai thị trường Mỹ và EU chỉ đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lần lượt 4,1%

và 4,2%, thấp hơn rất nhiều mức tăng trưởng thường xuyên ở mức 2 con số

trong những năm trước đây.

15 Kim ngạch xuất khẩu tháng 1 đạt 14,3 tỷ USD tăng 7,33%, tháng 2 đạt 13,1 tỷ USD, tăng 29,78% và tháng 3 ước đạt 16,3 tỷ USD, tăng

7,83% 16 Qua 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng 42,3% so với cùng kỳ, máy móc, thiết bị,

dụng cụ phụ tùng khác tăng 34,6%; dệt may tăng 10,2%%; giày dép tăng 10,5%; phương tiện, vận tải và phụ tùng tăng 21%,… 17 Qua 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 24,3% so với cùng kỳ; xuất khẩu cà phê tăng 30,7%; dầu thô tăng 29,7%; xăng

dầu tăng 53,7%; thủy sản tăng 6%,…

0

20

40

60

Tổng kim ngạch XK

Dệt may Giày dép Điện tử, máy tính và linh

kiện

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

khác

%

Quý I/2016 Quý I/2017

Page 20: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

20

Nhập khẩu tăng

mạnh so với năm

2016

Tỷ trọng XK vào các thị trường QI/2016 Tỷ trọng XK vào các thị trường QI/2017

Nguồn: TCTK

Tương tự xuất khẩu, nhập khẩu cũng tăng liên tục qua các tháng của quý I và

tăng với tốc độ cao18. Tính chung 3 tháng, nhập khẩu ước đạt 45,6 tỷ USD,

tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2016 (3 tháng đầu 2016 nhập khẩu giảm gần

4,4%). Trong đó, tốc độ tăng nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt

24,4%, cao hơn so với mức tăng 21,1% của khối doanh nghiệp FDI.

Sự gia tăng của nhập khẩu trong quý I chủ yếu là do nhập khẩu tư liệu sản

xuất tăng rất mạnh 22,7% so với cùng kỳ năm 2016 trong khi 3 tháng đầu năm

2016 nhập khẩu nhóm hàng này giảm 4,7%. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng có

tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2016 và tốc độ tăng của kim

ngạch nhập khẩu chung, ví dụ như máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng

22,5%, nguyên nhiên vật liệu tăng 22,7%, sắt thép tăng 45,4%, chất dẻo tăng

33,2%,...

Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng tăng mạnh ở mức 19,7% so với

cùng kỳ năm 2016, trái ngược với xu hướng giảm 8,3% của cùng kỳ năm

trước, trong đó nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng mạnh 82,1% trước tác động

kép của việc giảm thuế nhập khẩu của ASEAN và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

cho các dòng xe có dung tích xi-lanh thấp.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tư liệu sản xuất QI/2017 so

với QI/2016 và so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu chung

Nguồn: TCTK

18 Kim ngạch nhập khẩu tháng 1 đạt 13,2 tỷ USD, tăng 4,68% so với cùng kỳ 2016, tháng 2 đạt 15,2 tỷ USD, tăng 47,23%, tháng 3 đạt 17,4

tỷ USD, tăng 20,06%.

Page 21: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

21

Cán cân thương

mại nhập siêu

mạnh trong quý I

Nhập khẩu từ tất cả các thị trường đều có sự phục hồi nhưng tốc độ phục hồi

là khác nhau. Cụ thể, nhập khẩu từ Trung Quốc, Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản,

EU, Mỹ đều gia tăng mạnh ở mức hai con số so với cùng kỳ năm 2016, trái

ngược với xu hướng sụt giảm mạnh mẽ trong quý I năm ngoái19. Cơ cấu thị

trường nhập khẩu không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, với

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo sau là Hàn

Quốc, Asean, Nhật Bản.

Tỷ trọng NK từ các thị trường QI/2016 Tỷ trọng NK vào các thị trường QI/2017

Nguồn: TCTK

Cán cân thương mại thực hiện tháng 1 xuất siêu 1,15 tỷ USD, tháng 2 nhập

siêu 2 tỷ USD, tháng 3 ước nhập siêu 1,1 tỷ USD. Tính chung quý I năm

2017, nhập siêu ước đạt 1,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập

siêu 6,06 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu

4,16 tỷ USD. Nhập siêu đã gia tăng mạnh trở lại trong quý I năm nay do nhập

khẩu tăng mạnh phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Điều này trái ngược

hoàn toàn với quy mô xuất siêu 776 triệu USD trong quý I năm ngoái.

Diễn biến XK, NK và nhập siêu giai đoạn 1/2016 – 3/2017

Nguồn: TCTK

2. Lạm phát

19 Trong quý I/2016, nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 8%, Asean giảm 5,8%, Nhật Bản giảm 8,8%, EU giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước 20 CPI bình quân Q1/2015 tăng 0,74%; Q1/2016 tăng 1,25%. 21 CPI cơ bản bình quân Q1/2015 tăng 2,39%; Q1/2016 tăng 1,76%.

Diễn biến lạm phát trong ba tháng đầu năm nay có xu hướng tăng cao hơn so

với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tính đến hết tháng 3/2017 tăng

0,9% so với cuối năm 2016 (trong đó: tháng 1 tăng 0,46%, tháng 2 tăng 0,23%

và tháng 3 tăng 0,21% so với tháng trước). CPI bình quân quý 1/2017 tăng

4,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2016 và cao nhất trong 3 năm gần đây20.

Trong khi đó, CPI cơ bản bình quân quý 1 tăng 1,66% so với bình quân cùng kỳ

năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua21.

Page 22: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

22

Nguồn: Tổng cục thống kê

22 Xăng RON 92 giảm 280 đ/l, E5 giảm 223 đ/l; Dầu Diezen tăng 405 đ/l, dầu hỏa tăng 234 đ/l, mazut tăng 216 đ/l. 23 Giá bán lẻ gas tăng khoảng 45.000 đồng/bình (tương đương 14%) so với cuối năm 2016. 24 Quý 1/2017: giá bán thép trong nước điều chỉnh tăng 3 lần với tổng mức tăng 700.000 - 1.000.000 đồng/tấn.

Trong số 11 nhóm hàng hóa dịch vụ, ngoại trừ Bưu chính viễn thông có CPI

bình quân quý 1 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước thì chỉ số giá bình quân của

các nhóm còn lại đều tăng. Trong đó một số nhóm tăng mạnh nhất đó là:

+) Nhóm Thuốc và dịch vụ y tế có CPI quý I tăng 49,69% so với cùng kỳ năm

2016 (trong đó dịch vụ y tế tăng 68,63%) - đóng góp 2,66 điểm % vào mức tăng

CPI chung. Trong quý 1 có 13 tỉnh thành phố trên cả nước điều chỉnh giá dịch

vụ y tế bước 2.

+) Nhóm Giáo dục có CPI quý 1 tăng 10,2% so với cùng kỳ (trong đó giá dịch

vụ giáo dục tăng 11,80%), một số địa phương tiếp tục thực hiện tăng học phí

theo lộ trình từ năm 2016.

+) Nhóm Giao thông có CPI quý 1 tăng 9,78% - đóng góp 1,45 điểm % vào

mức tăng CPI chung. Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng thời gian gần

đây làm giá xăng dầu bình quân quý 1 tăng 34,9% so với cùng kỳ. Sau 6 đợt

điều chỉnh giá xăng dầu trong nước kể từ đầu năm, giá bán lẻ xăng có xu hướng

giảm nhẹ trong khi đó giá các mặt hàng dầu lại tăng cao22. So với cùng kỳ năm

2016.

+) Nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, CPI quý I tăng 0,99% so với cùng kỳ -

đóng góp 0,36 điểm % vào mức tăng CPI chung do yếu tố thời vụ khi hai tháng

đầu năm nay trùng với dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm tăng

cao.

+) Nhóm Nhà ở và VLXD có CPI quý 1 tăng 4,53% so với cùng kỳ. Giá một số

mặt hàng nhiên vật liệu xây dựng như giá khí hóa lỏng (LPG) nhập khẩu đã

tăng khoảng 60% khiến giá mặt hàng gas và khí đốt trong nước tăng cao23. Giá

thép thế giới có xu hướng tăng cộng với nhu cầu tiêu thụ trong nước đã đẩy giá

bán thép tăng mạnh24.

Ngoài ra, các nhóm hàng hóa còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ tính CPI có

mức tăng CPI quý I từ 1%-2% so với cùng kỳ năm 2016.

Page 23: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

23

Nguồn: TCTK

Một số VBPL chính sách quan trọng về điều tiết giá cả được ban hành trong tháng 3 năm 2017

Công văn số 1775/BCT-TTTN ngày 6/3/2017 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng RON 92: giảm 76 đồng/lít; Xăng E5: giảm 58 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: tăng

142 đồng/lít; Dầu hỏa: tăng 76 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 55 đồng/kg.

Công văn số 2284/BCT-TTTN ngày 21/3/2017 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng RON 92: giảm 708 đồng/lít; Xăng E5: giảm 661 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: giảm

609 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 657 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 528 đồng/kg.

Thông tư 23/2017/TT-BTC ngày 16/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BTC

ngày 19/1/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 của Chính phủ về

chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

3. Thu chi ngân sách Nhà nước

25 Quý I năm 2016, thu NSNN bằng 18% dự toán trong đó thu nội địa đạt 19,4% dự toán, thu từ dầu thô bằng 13,3% dự toán và thu từ hoạt

động XNK bừng 13,2% dự toán.

Như vậy, diễn biến tăng của CPI trong quý I tiếp tục chịu tác động từ xu hướng

tăng của một số nhóm hàng hóa theo thời vụ, sự gia tăng của giá các mặt hàng

do Nhà nước quản lý như xăng dầu và giá các dịch vụ công trong lĩnh vực như

Y tế, Giáo dục tiếp tục tăng theo lộ trình và diễn biến tăng giá của hàng hóa và

giá dầu thế giới trong 2 tháng đầu năm.

Thu chi NSNN

đã có thay đổi Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2017 ước tính đạt

216,7 nghìn tỷ đồng, bằng 17,9% dự toán năm. Trong đó thu nội địa 175,5

nghìn tỷ đồng, bằng 17,7%; thu từ dầu thô 9 nghìn tỷ đồng, bằng 23,4%; thu

cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 32,2 nghìn tỷ đồng, bằng

17,9%. Về cơ bản thu ngân sách trong quý I năm nay đã diễn biến khả quan hơn

so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sự phục hồi của hai nguồn thu từ hoạt động xuất

nhập khẩu và thu từ dầu thô25 .

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2017 ước tính đạt

229,1 nghìn tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển

32,6 nghìn tỷ đồng, bằng 9,1%; chi thường xuyên 173,2 nghìn tỷ đồng, bằng

19,3%; chi trả nợ lãi 23 nghìn tỷ đồng, bằng 23,2%. Chi trả nợ gốc từ đầu năm

đến thời điểm 15/3/2017 ước tính đạt 38,4 nghìn tỷ đồng, bằng 23,4% dự toán

năm. Trong cơ cấu chi của NSNN, chi đầu tư phát triển hiện chỉ chiếm khoảng

14% tổng chi, thấp hơn mức 17,6% của cùng kỳ năm 2016.

Page 24: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

24

Nguồn: GSO

4. Tình hình doanh nghiệp, việc làm

Tình hình doanh nghiệp

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

26 Tháng 3/2017: có 12.027 DN thành lập mới (tăng 120%) với tổng số vốn đăng ký 118.680 tỷ đồng (tăng 91%) so với tháng trước. 27 Quý 1/2017: có 3.268 DN phá sản (tăng 12%) và 9.942 DN tạm dừng kinh doanh (tăng 23,9%) so với cùng kỳ năm trước.

Qua 3 tháng đầu năm cả nước có 26.478 doanh nghiệp thành lập mới với tổng

số vốn đăng ký là 271.238 tỷ đồng - tăng 11,4% về số doanh nghiệp và tăng

45,8% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong tháng 3/2017 có số

lượng doanh nghiệp thành lập và vốn đăng ký mới đạt mức cao nhất trong hai

năm gần đây26, cho thấy cộng đồng doanh nghiệp vẫn tiếp tục tin tưởng và kỳ

vọng vào cơ hội kinh doanh từ thị trường.

Tuy nhiên, số doanh nghiệp phải giải thể và tạm dừng kinh doanh có thời hạn

trong quý 1 cũng tăng lên so với cùng kỳ27. Trong đó chủ yếu là các doanh

nghiệp nhỏ có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 92%.

Page 25: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

25

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

Tình hình lao động, việc làm

Nguồn: Tổng cục thống kê

Xét về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, tất cả các ngành nghề kinh doanh

trong quý 1 đều có số doanh nghiệp mới tăng lên so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó nhóm ngành Kinh doanh bất động sản, Xây dựng tiếp tục dẫn đầu nhờ

diễn biến khởi sắc của thị trường BĐS. Một số ngành có tỷ lệ gia nhập thị

trường cao trong năm trước vẫn đang duy trì được mức tăng trưởng cao như:

Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ, Tài chính ngân hàng và bảo hiểm,…

Xét về số lượng vốn đăng ký kinh doanh, quý 1/2017 ghi nhận sự chuyển biến

tích cực của một số ngành có tỷ lệ vốn kinh doanh suy giảm trong năm trước

như: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Khai khoáng; Dịch vụ việc làm và du lịch;

Dịch vụ lưu trú và ăn uống, cho thấy đời sống của người dân đã có sự cải thiện

nhất định và nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ tăng lên.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tính đến thời điểm cuối quý

1/2017 là khoảng 54,5 triệu người, trong đó số có việc làm là 53,4 triệu người -

tăng 0,1 triệu người so với cùng kỳ năm 2016. Số lao động thất nghiệp trong

quý 1 là khoảng 1,14 triệu người, cao hơn cùng kỳ nhưng đã giảm so với quý

trước. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở mức 2,3%, tỷ lệ thất

nghiệp trong độ tuổi thanh niên là 6,96% - tỷ lệ này mặc dù đã giảm trong thời

gian gần đây nhưng vẫn cao hơn nhiều lần tỷ lệ thất nghiệp chung, phản ánh

những khó khăn về việc làm của lực lượng lao động trẻ ở nước ta.

Page 26: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

26

Nguồn: TCTK

III. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ, CHỨNG KHOÁN

Một số VBPL chính sách quan trọng điều tiết hoạt động trên thị trường tiền tệ, ngân hàng được ban hành

trong tháng 3 năm 2017

Quyết định số 312/QĐ-NHNN ngày 14/3/2017 về việc đính chính một số nội dung tại Thông tư số 39/2016/TT-

NHNN (Thông tư 39) ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động

cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Quyết định 625/QĐ-NHNN ngày 30/3/2017 ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện

Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi

mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế

và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020

Quyết định số 637/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai

đoạn 2016-2020

Trong tổng số 53,4 triệu lao động trên 15 tuổi có việc làm, khu vực nông lâm

nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 40,6%; sau đó là khu vực công

nghiệp và xây dựng chiếm 25,5%; khu vực dịch vụ chiếm 33,9%. Có thể thấy

xu hướng chuyển dịch vẫn đi theo hướng giảm bớt lao động ở khu vực nông

lâm nghiệp thủy sản và tăng số lượng lao động ở khu vực công nghiệp xây dựng

và dịch vụ. Xu hướng chuyển dịch lao động này phù hợp với diễn biến của khối

doanh nghiệp và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước.

Lãi suất huy

động tăng chủ

yếu ở các kỳ hạn

dài

Trong 3 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động bình quân của nhóm các

NHTM khảo sát đã có sự thay đổi. Trong đó, lãi suất huy động bình quân kỳ

hạn ngắn (3 tháng, 6 tháng) tăng mỗi tháng giao động từ 0,01% – 0,02%/năm;

lãi suất huy động bình quân kỳ hạn dài từ 12 đến 36 tháng tăng mạnh hơn, giao

động trong khoảng từ 0,03% – 0,08%/năm. Diễn biến tăng của lãi suất huy

động không diễn ra trên diện rộng, chủ yếu là các NHTM CP có quy mô nhỏ,

lãi suất huy động tăng tập trung vào các kỳ hạn trên 12 tháng. Tuy nhiên việc

một số NHTM CP tăng lãi suất huy động dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi

VND ở mức 8,2% - 9,2%/năm, tập trung ở các kỳ hạn huy động dài từ ngày

20/3 đã thu hút sự chú ý của thị trường. Mặc dù vậy, nếu xem xét tổng thể các

diễn biến của thị trường tiền tệ (tăng trưởng tín dụng, huy động, diễn biến tỷ

giá,….) thì thực tế này được xem là động thái điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của

Page 27: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

27

Diễn biến lãi suất huy động bình quân của Khối

NHTM Nhà nước

Diễn biến lãi suất huy động bình quân Khối

NHTM Cổ phần

Nguồn: tổng hợp

28 Theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN kể từ ngày 1/7/2016, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ giảm dần từ mức 60% về 50% trong năm 2017 và 40% từ ngày 1/1/2018.

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

một số ngân hàng theo hướng tăng cường các nguồn vốn huy động ổn định, dài

hạn để một mặt đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo tuân thủ quy định

an toàn hoạt động ngân hàng28.

Kết thúc tháng 3 mặt bằng lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến trong

khoảng 0,2% - 1%/năm ở cả hai khối NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần, lãi

suất huy động VND có kỳ hạn phổ biến trong khoảng từ 4,8% - 7,5%/năm đối

với khối NHTM Nhà nước và trong khoảng từ 4,9% - 8%/năm đối với khối

NHTM cổ phần.

Diễn biến lãi

suất cho vay ổn

định

Lãi suất huy động USD tiếp tục ở mức 0% đối với tất cả các kỳ hạn ở cả khối

NHTM NN và NHTM CP, đối với cả huy động từ dân cư và từ TCKT.

Diễn biến lãi suất cho vay VND khá ổn định, phổ biến đối với các lĩnh vực ưu

tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước áp dụng lãi suất

cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-

10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở

mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối

với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho

vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.

Đồng thời, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó lãi

suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,8%/năm, lãi suất cho vay trung, dài

hạn ở mức 4,9-6,0%/năm.

Lãi suất liên

ngân hàng biến

động phù hợp

với diễn biến của

thị trường

Trong 3 tháng giao dịch đầu năm, về cơ bản lãi suất liên ngân hàng trong quý

I/2017 diễn ra khá phù hợp, lãi suất biến động mạnh chủ yếu đối với kỳ hạn

ngắn (qua đêm, 1 tuần, 1 tháng) vào các thời điểm giáp tết, điều chỉnh giảm ở

hầu hết các kỳ hạn trong tháng 2 và đồng loạt tăng trở lại vào tháng 3, ngoại trừ

kỳ hạn 12 tháng. Lãi suất đã tăng gần như liên tục từ ngày 8/3, trong đó tăng

mạnh trong hơn một tuần giao dịch cuối tháng – khá trùng hợp với diễn biến

tăng của lãi suất huy động.

Kết thúc tháng 3, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn từ qua đêm, 1 tuần đến 1

tháng đã tăng lần lượt là 1,48; 0,47 và 0,57 điểm phần trăm; lãi suất kỳ hạn 6

tháng tăng 0,39 điểm phần trăm và lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm nhẹ là 0,04

điểm phần trăm so với đầu năm.

Page 28: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

28

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng trong 3 tháng đầu

năm 2017

Diễn biến doanh số giao dịch liên ngân hàng trong 3

tháng đầu năm 2017

Nguồn: NHNN

29 Tháng 1 tỷ giá bán NHTM giảm 0,68%. 30 Tháng 3 tỷ giá bán NHTM giảm 0,09%.

Tỷ giá VND/USD

diễn biến chủ

động, không

phản ánh áp lực

Trong 3 tháng đầu năm, diễn biến của tỷ giá trung tâm có những bước điều

chỉnh đảm bảo sự ổn định cần thiết và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa

trong nước trước diễn biến của đồng USD, động thái chính sách của Mỹ và

Trung Quốc. Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng qua các tháng, mức điều

chỉnh tăng mạnh nhất là 16 đồng/ngày giao dịch và giảm thấp nhất là 10

đồng/ngày giao dịch. Mức độ biến động của tỷ giá trung tâm đã truyền dẫn tín

hiệu chủ động, đảm bảo ổn định tâm lý thị trường và có ảnh hưởng tích cực tới

năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước trong bối cảnh nhập siêu gia tăng.

Kết thúc Quý I năm 2017, tỷ giá trung tâm tăng 0,53% so với cuối năm ngoái và

tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, niêm yết ở mức 22.276 VND/USD.

Trong khi đó, tỷ giá niêm yết tại các NHTM có phần phản ứng trầm lắng hơn,

thậm chí là có diễn biến ngược với tỷ giá trung tâm. Trong quý I, tỷ giá giao

dịch USD của các NHTM đã giảm mạnh trong tháng 129, giảm nhẹ trong tháng

330 và tăng mạnh trong tháng 2. Nhìn chung từ đầu năm đến nay, tỷ giá giao

dịch USD của các NHTM đã tăng nhẹ khoảng 0,02% ở cả 2 chiều mua và bán.

Thực tế này đã phản ánh khá rõ trạng thái thuận lợi trong hoạt động kinh doanh

của các NHTM, đồng thời cũng phản ánh sự ổn định trong quan hệ cung – cầu

ngoại tệ trên thị trường. Kết thúc tháng 3, tỷ giá niêm yết của Vietcombank hiện

ở mức 22.720 – 22.790 VND/USD (mua vào - bán ra) và tỷ giá niêm yết của

Eximbank là 22.700 – 22.780 VND/USD (mua vào - bán ra).

Bên cạnh đó, tỷ giá giao dịch USD trên thị trường tự do đã giảm liên tục trong 3

tháng, giảm mạnh nhất vào tháng 1. Diễn biến này là sự điều chỉnh cần thiết sau

khi đã tăng quá mạnh vào tháng 12 năm ngoái. Kết thúc 3 tháng đầu năm, tỷ giá

giao dịch USD trên thị trường tự do đã giảm khoảng 1% ở cả 2 chiều mua vào

và bán ra. Xu hướng giảm mạnh trên thị trường tự do đã thu hẹp khoảng cách

chênh lệch giá bán USD trên hai thị trường, đến cuối tháng 3 tỷ giá giao dịch

trên thị trường tự do đã xấp xỉ với tỷ giá niêm yết của các NHTM.

Page 29: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

29

Diễn biến giá vàng trong nước 3 tháng đầu năm 2017

Diễn biến giá vàng trong nước và quốc tế quy đổi

Nguồn: sjc.com.vn

31 Tháng 1 tăng 0,82%; Tháng 2 tăng 0,04%.

Diễn biến tỷ giá VND/USD trong Quý I năm 2017

Nguồn: NHNN

Giá vàng trong

nước đã có diễn

biến ngược chiều

với giá vàng thế

giới

Trái với xu hướng tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sau 3 tháng

giao dịch đã giảm nhẹ ở mức 0,16% so với cuối năm ngoái. Trong 2 tháng đầu

năm, giá vàng đã bám sát diễn biến của giá vàng thế giới, mặc dù có tốc độ tăng

thấp hơn31. Tuy nhiên, bước sang tháng 3, giá vàng đã có diễn biến ngược với

giá vàng thế giới, đặc biệt vào nửa cuối tháng, giảm 0,97%. Diễn biến ngược so

với xu hướng của giá vàng thế giới trong tháng 3 cũng bị tác động mạnh bởi

nhu cầu ở trạng thái trầm lắng, ảm đảm của thị trường giao dịch trong nước.

Tính đến cuối quý I, nếu so với mức giá cao nhất đã từng đạt được trong quý là

38 triệu đồng/lượng thì giá vàng trong nước đã giảm gần 1,5 triệu đồng, giá

vàng trong nước giao dịch ở mức 36,34 – 36,56 triệu đồng/lượng (mua vào –

bán ra), chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới hiện tại là 2,167

triệu đồng/lượng.

22,000

22,200

22,400

22,600

22,800

23,000

23,200

23,400

Tỷ giá trung tâm Tỷ giá bán NHTM Tỷ giá bán tự do

Page 30: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

30

Nguồn: UBCK

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

600

630

660

690

720

750

3/1

/20

17

9/1

/20

17

13/1

/201

7

19/1

/201

7

25/1

/201

7

7/2

/20

17

13/2

/201

7

17/2

/201

7

23/2

/201

7

1/3

/20

17

7/3

/20

17

13/3

/201

7

17/3

/201

7

23/3

/201

7

29/3

/201

7

tỷ đồng

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HOSE Q1/2017

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Chỉ số HOSE

0

200

400

600

800

1000

1200

75

80

85

90

95

3/1

/20

17

9/1

/20

17

13/1

/201

7

19/1

/201

7

25/1

/201

7

7/2

/20

17

13/2

/201

7

17/2

/201

7

23/2

/201

7

1/3

/20

17

7/3

/20

17

13/3

/201

7

17/3

/201

7

23/3

/201

7

29/3

/201

7

tỷ đồng

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HNX Q1/2017

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Chỉ số HNX

500

550

600

650

700

750

01/2

016

02/2

016

03/2

016

04/2

016

05/2

016

06/2

016

07/2

016

07/2

016

08/2

016

09/2

016

10/2

016

11/2

016

12/2

016

01/2

017

02/2

017

03/2

017

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HOSE 2016 -

2017

Chỉ số HOSE

60

65

70

75

80

85

90

95

01/2

016

02/2

016

03/2

016

04/2

016

05/2

016

06/2

016

07/2

016

07/2

016

08/2

016

09/2

016

10/2

016

11/2

016

12/2

016

01/2

017

02/2

017

03/2

017

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HNX 2016 - 2017

Chỉ số HNX

TTCK diễn biến

tích cực Sau 3 tháng giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh

mẽ, xu hướng tăng diễn ra liên tục và qua từng tháng cả hai chỉ số VN-Index và

HNX-Index đạt những mức đỉnh mới. Chỉ số VN-Index chốt phiên giao dịch

cuối cùng của tháng 3 đạt 722,31 điểm - tăng 57,44 điểm tương đương 8,64%

so với cuối năm 2016. Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng mạnh 10,7 điểm tương

đương 13,35% và kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3 ở mức 90,82 điểm.

Thị trường đã có diễn biến tích cực ngay từ đầu năm –trái ngược với xu hướng

giảm của đầu năm 2016. Theo đó, trong tháng 1 chỉ số VN-Index tăng 4,87% và

HNX-Index tăng 5,42%. Bước sang tháng 2, đà tăng trưởng được giữ vững khi

VN-Index vượt qua mốc 700 điểm và duy trì trên ngưỡng này trong suốt tháng.

Thị trường tiếp tục diễn biến tích cực trong tháng 3 mặc dù chịu tác động bất lợi

từ việc cơ cấu danh mục của các quỹ ETF và quyết định tăng lãi suất của FED.

Chỉ số VN-Index đạt mức đỉnh 9 năm vào ngày 30/3 với 723,86 điểm, tăng

8,87% so với cuối năm trước. Chỉ số HNX-Index đạt đỉnh vào ngày 27/3 với

91,38 điểm, tăng 11,26 điểm tương đương 14,05%. Với đà tăng mạnh mẽ trên,

Việt Nam tiếp tục đứng trong nhóm những thị trường chứng khoán có mức tăng

trưởng cao trong khu vực.

Page 31: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

31

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: UBCK

0

1000

2000

3000

4000

5000

Jan

-16

Feb

-16

Mar

-16

Ap

r-16

May

-16

Jun-1

6

Jul-

16

Au

g-1

6

Sep

-16

Oct

-16

No

v-1

6

Dec

-16

Jan

-17

Feb

-17

Mar

-17

triệu cp

KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

2016 - 2017

HOSE HNX

0

20

40

60

80

100

Jan

-16

Feb

-16

Mar

-16

Ap

r-16

May

-16

Jun-1

6

Jul-

16

Au

g-1

6

Sep

-16

Oct

-16

No

v-1

6

Dec

-16

Jan

-17

Feb

-17

Mar

-17

nghìn tỷ đồng

GIÁ TRỊ GIAO DỊCH

2016 - 2017

HOSE HNX

Thanh khoản thị trường liên tục được cải thiện qua từng tháng và duy trì ở mức

cao. Tổng khối lượng giao dịch quý 1 đạt 11.942,27 triệu cổ phiếu với tổng giá

trị giao dịch hơn 214 nghìn tỷ đồng - tăng 12,65% về khối lượng và 38,96% về

giá trị so với cùng kỳ năm trước. Nếu như trong tháng 1 dòng tiền chỉ tập trung

vào nhóm cổ phiếu cơ bản và Blue-chips thì sang tháng 2 và tháng 3 nhóm cổ

phiếu nhỏ và vừa thu hút rất mạnh dòng vốn đầu cơ khiến thanh khoản của thị

trường tăng vọt. Các nhóm cổ phiếu luân phiên làm động lực dẫn dắt thị trường

nhưng đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng vẫn là nhóm Blue-chips và cổ

phiếu thuộc các ngành: Tiêu dùng (VNM, MSN), Ngân hàng (VCB, BID), Xây

dựng & Bất động sản (VIC, NVL, ROS, HBC).

Hoạt động của khối ngoại có đóng góp đáng kể vào diễn biến khởi sắc của thị

trường trong quý 1. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng trong cả ba tháng với tổng

giá trị đạt 3.472 tỷ đồng (cùng kỳ 2016 bán ròng 966 tỷ đồng). Trên sàn HOSE,

khối ngoại mua ròng 3.247 tỷ đồng với tâm điểm là cổ phiếu VNM (2.654 tỷ

đồng), ROS (647,5 tỷ đồng) và một loạt các cổ phiếu mới lên sàn được mua

ròng mạnh như: NVL (353,63 tỷ đồng), SAB (340,9 tỷ đồng), VJC (205,11 tỷ

đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng với giá trị 224 tỷ đồng trong quý 1,

tập trung ở các mã DBC (57 tỷ đồng), PVS (51,8 tỷ đồng), VGC (40,6 tỷ đồng),

VHL (40,3 tỷ đồng).

Page 32: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

32

Nguồn: UBCK

IV. TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM 2017

32 Bị ảnh hưởng từ việc Samsung Bắc Ninh giảm sản lượng điện thoại thông minh và máy tính bảng do sự cố Galaxy Note 7

-4,000

-3,000

-2,000

-1,000

0

1,000

2,000

3,000

4,000

Q1/2016 Q2/2016 Q3/2016 Q4/2016 Q1/2017

tỷ đồng

KHỐI NGOẠI MUA BÁN RÒNG

TRÊN HOSE 2016 - 2017

Mua ròng - Bán ròng

-200

0

200

400

600

800

Q1/2016 Q2/2016 Q3/2016 Q4/2016 Q1/2017

tỷ đồng

KHỐI NGOẠI MUA BÁN RÒNG

TRÊN HNX 2016 -2017

Mua ròng - Bán ròng

Kinh tế trong nước đã khép lại Quý I với một kết quả nhìn chung là không được

khả quan – thậm chí còn đặt ra thách thức rất lớn đối với mục tiêu tăng trưởng

kinh tế cho cả năm 2017 ở mức 6,7%. Diễn biến đó có phần đang đi ngược lại

với xu hướng của thế giới và khu vực. Tăng trưởng kinh tế đã đạt mức thấp nhất

trong 3 năm gần đây, trong đó không chỉ là sự sụt giảm về mặt số liệu thống kê

của các khu vực đóng góp vào GDP mà nó còn phản ánh nhiều tín hiệu đáng

quan ngại về tính ổn định và bền vững của tăng trưởng với những vấn đề đáng

chú ý như sau:

+ Các nhóm ngành giữ vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế đang có

xu hướng xấu đi, cụ thể là khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng

trưởng 4,17% - thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,16% của cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, ngành công nghiệp chỉ tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước, thấp

nhất kể từ năm 2011 trở về đây và Ngành xây dựng tăng 6,1%, thấp hơn tốc độ

tăng 8,6% của cùng kỳ năm 2016.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IIP) trong ba tháng đầu năm

2017 tăng 4,1%, thấp hơn nhiều so với con số 6,3% của cùng kỳ năm trước và

ghi nhận mức thấp nhất trong 5 năm. Xu hướng sụt giảm diễn ra đối với cả hai

nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành khai khoáng. Đáng chú ý

là sản lượng khai thác dầu thô trong quí 1/2017 chỉ đạt 3,4 triệu tấn thấp hơn

đáng kể so với quý I/ 2015, 2016 lần lượt đạt mức 4,2 và 4 triệu tấn; tăng

trưởng một số ngành chủ lực trong lĩnh vực chế biến, chế tạo có dấu hiệu chững

lại, ví dụ như ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học 32;

ngành da và các sản phẩm có liên quan,..…….

+ Các cấu phần đóng góp vào GDP từ phía cầu còn chậm chạp. Trong đó, tổng

mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng – động lực dẫn dắt chính ước tăng 9,2% so với

cùng kỳ năm trước nhưng nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,2% , thấp hơn mức tăng

7,5% của cùng kỳ năm 2016.

Page 33: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

33

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã loại trừ yếu tố

giá so sánh qua các tháng của quý I giai đoạn 2015 – 2017 (%)

Nguồn: TCTK

Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã giảm so với cùng thời điểm so sánh

của năm ngoái. Đáng quan tâm nhất là diễn biến giảm của vốn đầu tư từ khu

vực nhà nước và khu vực có vốn FDI. Trong khu vực Nhà nước, sẽ không có gì

phải bàn nhiều nếu lượng vốn đầu tư thực hiện từ NSNN giảm theo quy luật

(giải ngân thấp vào đầu năm) nhưng khi xem xét đầy đủ các cấu phần thu – chi

NSNN cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt là cơ cấu chi tiêu không

có sự thay đổi, bội chi NSNN vẫn gia tăng. Thậm chí các cấu phần chi không

khuyến khích chưa có sự cải thiện trong khi cấu phần chi đầu tư phát triển đang

có xu hướng kém dần. Tính đến 15/3/2017, chi đầu tư phát triển mới đạt 32,6

nghìn tỉ đồng, chỉ bằng 9,1% dự toán năm 2017 và giảm mạnh 18,7% so với

con số hơn 40 nghìn tỉ của cùng kỳ năm 2016.

Cơ cấu thu chi ngân sách và bội chi ngân sách quý I giai đoạn 2015 – 2017

Nguồn: TCTK

Trong khi đó, vốn đầu tư từ khu vực FDI lại có sự sụt giảm mạnh so với tốc độ

tăng của cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng vốn FDI thực

hiện theo quý tăng ở mức thấp, đặc biệt là diễn biến này đã hình thành trong 3

năm gần đây với mức tăng đã giảm khoảng ½ so với cùng kỳ so sánh của năm

trước.

0

2

4

6

8

10

12

14

1 tháng 2 tháng 3 tháng

2015

2016

2017

Page 34: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

34

So sánh tăng trưởng vốn FDI thực hiện và tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực nước

ngoài so với cùng kỳ thuộc quý I giai đoạn 2015 – 2017 (%)

Nguồn: NHNN

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế từ khu vực FDI hiện nay đang bị tập trung vào

một số tập đoàn lớn. Bằng chứng là vốn FDI đăng ký tăng mạnh nhưng chủ yếu

đến từ những dự án đã hoạt động tại Việt Nam như Samsung, Coca Cola,….

trong khi lượng đăng ký mới – phản ánh khả năng thu hút nguồn vốn đa dạng từ

bên ngoài có dấu hiệu tăng chậm lại ở mức 6,5%, thấp hơn nhiều so với mức

tăng ấn tượng trên 100% của quí I/2016. Thực tế đó sẽ tiềm ẩn rủi ro cao, không

bền vững nếu tập đoàn đó thay đổi chiến lược kinh doanh.

Mặc dù, các kết quả kinh tế còn nhiều vấn đề đáng quan tâm nhưng trong quý I,

các diễn biến tài chính, tiền tệ khá khả quan. Theo đó, các chỉ tiêu tiền tệ tăng

phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và các giải pháp điều hành của NHNN.

Tính đến ngày 30/3/2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,52%, tín dụng đối

với nền kinh tế tăng 4,03% so với đầu năm. Mặt bằng lãi suất nhìn chung không

có biến động lớn, việc điều chỉnh tăng không phổ biến và mang tính cân đối lại

nguồn vốn đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu mới về an toàn hoạt động ngân

hàng; tỷ giá được điều hành chủ động, hỗ trợ hợp lý cho hoạt động trao đổi

thương mại và truyền dẫn tín hiệu để thị trường có những bước điều chỉnh cần

thiết phù hợp với cung cầu về ngoại tệ trong nền kinh tế. Diến biến tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của Quý I giai đoạn

2015-2017

Nguồn: NHNN

-

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

14.0

16.0

Tốc độ tăng vốn FDI thực hiện so với

cùng kỳ quý I

Tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực

nước ngoài so với cùng kỳ quý I

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Page 35: i; - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/04/Bản-tin-kinh... · 0,9% trong tháng 2 và 3, chịu ảnh hưởng một phần từ sự chững

35

Bên cạnh đó, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ diễn ra khá ổn định,

hoàn thành gần 87% kế hoạch quý I/2017, trong đó đáng chú ý là việc phát

hành vượt kế hoạch các trái phiếu dài hạn với mức lãi suất khá hấp dẫn. Cuối

cùng đó là sự thăng hoa của thị trường chứng khoán với các mốc đỉnh mới,

thanh khoản thị trường dồi dào và sự tham gia sôi động của khối ngoại trên cả

hai sàn. Giá trị gọi thầu và trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm

Giá trị gọi thầu và trúng thầu TPCP kỳ hạn 15 năm

Nguồn: NHNN

Trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý I và trước những thách thức đặt ra

như đã phân tích ở trên, nhìn chung các dự báo đưa ra đối với tăng trưởng kinh

tế trong những tháng còn lại của năm 2017 kém lạc quan hơn so với những dự

báo đầu năm:

+ Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), quý

II/2017, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,6%, cả năm đạt 6,2%, thấp hơn mục

tiêu 6,7% được Quốc hội thông qua.

+ Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, tăng trưởng kinh tế những quý còn

lại của năm 2017 sẽ tiếp tục được cải thiện với mức tăng trưởng quý sau cao

hơn so với quý trước, tuy nhiên để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% là một nhiệm

vụ hết sức khó khăn.

+ Các tổ chức quốc tế cũng có chung nhận định về sự cải thiện tăng trưởng kinh

tế Việt Nam trong năm 2017 tuy nhiên mức tăng trưởng được dự báo nhìn

chung thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra: WB trong báo cáo mới nhất cập

nhật về tình hình tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương đã lần

thứ 3 liên tiếp hạ mức tăng trưởng 2017 của Việt Nam chỉ ước đạt khoảng

6,3%; IMF trong báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô mới nhất cập nhật 01/2017

cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 chỉ đạt khoảng 6,2%;

ADB dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2017 chỉ đạt khoảng 6,3% do còn tồn

tại nhiều áp lực thách thức.