ĐẠi hỌc quỐc gia thÀnh phỐ hỒ chÍ...

140
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA/BỘ MÔN: KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2015. TÊN CÔNG TRÌNH: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI. KE-45 phường Tân Thuận Tây, Q7.Thành phố Hồ Chí Minh. SINH VIÊN THỰC HIỆN: CHỦ NHIỆM : LÊ THỊ ÁNH Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội THÀNH VIÊN: HOÀNG THỊ HÀNH Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội LÂM HÙNG THANH Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội LÝ THỊ NÉN Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội Người hướng dẫn: THS. TẠ THỊ THANH THỦY, GIẢNG VIÊN KHOA: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN. TP.HCM. NGÀY 03/03/2015

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA/BỘ MÔN: KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2015.

TÊN CÔNG TRÌNH: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI

TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI.

KE-45 phường Tân Thuận Tây, Q7.Thành phố Hồ Chí Minh.

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

CHỦ NHIỆM : LÊ THỊ ÁNH Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội

THÀNH VIÊN: HOÀNG THỊ HÀNH Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội

LÂM HÙNG THANH Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội

LÝ THỊ NÉN Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội

Người hướng dẫn: THS. TẠ THỊ THANH THỦY, GIẢNG VIÊN KHOA: CÔNG TÁC

XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.

TP.HCM. NGÀY 03/03/2015

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên đầy đủ Viết tắt

1 Bộ Lao động thương binh và Xã hội BLĐTB&XH

2 Bảo trợ trẻ em Việt Nam BTTE VN

3 Uỷ ban Nhân Dân UBND

4 Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM

5 Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNP

6 Tổ chức Bảo vệ quyền trẻ em UNICEF

7 Giáo sư.Tiến sĩ GS.TS

8 Nhà xuất bản NXB

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:.......................................................................2

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................2

3. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.............14

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................18

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI........23

6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................25

7. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN............................................26

8. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................................................................................27

9. KHUNG PHÂN TÍCH........................................................................................28

10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................29

PHẦN II : NỘI DUNG..................................................................................................30

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG HỌC TẬP CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI...............................................................................................................30

1. Tổng quan về trường tình thương bà Mười .(Địa chỉ: Đường KE-45 phường Tân Thuận Tây, Q7.TP.HCM..........................................................................30

2. Thực trạng chung:........................................................................................33

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh tại trường tình thương bà Mười...............................................................................................35

4. Nguyên nhân và hướng giải quyết nhữngvấn đề khó khăn trong học tập của học sinh tại trường tình thương Bà Mười........................................................41

Chương II: Hành vi, thái độ của trẻ nghèo, trẻ có hoàn cảnh khó khăn đối với việc học tập.....................................................................................................................44

1. Tâm lý của trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn...........................................44

2. Việc học tập của trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương bà Mười................................................................................................................ 48

Chương III.Điểm mới trong phương pháp giảng dạy và định hướng tại trường tình thương bà Mười…………………………………………………………………. …. 49

1. Điểm mới trong phương pháp giảng dạy tại trường tình thương bà Mười…49

2. Định hướng công tác giáo dục tại trường tình thương bà Mười.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................61

I. Kết luận...............................................................................................................61

II. Khuyến nghị.......................................................................................................62

1. Đối với gia đình...........................................................................................62

2. Về phía nhà trường.....................................................................................63

3. Về cộng đồng xã hội....................................................................................63

PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................................64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................104

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Tóm tắt công trình

Công trình nghiên cứu được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và khuyến nghị.

Phần 1:

Mở đầu, phần này tác giả nêu lên tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của đề tài, cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu, giới hạn, đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

Phần 2:

Trong chương này, dựa vào những thông tin mà tác giả đã thu thập đượctrong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã nên lên lịch sử hình thành và phát triển của lớp học tình thương này. Phần thực trạng giáo dục nêu lên những khó khăn về điều kiện học tập của trẻ nhập cư tại cơ sở trường tình thương bà Mười kèm những phân tích và dẫn chứng cụ thể. Trong phần này tác giả đã tập trung mô tả kết quả nghiên cứu về điều kiện học tập và những khó khăn trong học tập của trẻ em nghèo, trong đó tác gải chia ra nhiều phương diện khác nhau về mặt chủ quan và khách quan trong trường học, gia đình, và bản thân trẻ em nghèo. Tác giả đã thu thập và đưa ra những dẫn chứng khách quan, đêt làm rõ hơn về thuận lợi và khó khăn cơ bản nhất của trẻ có hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải tại trường tình thương Bà Mười.

Từ đó trình bày những điểm mới và sự khác biệt trong phương pháp dạy và học tại trường tình thương Bà Mười giúp chúng ta có những hướng phân tích vấn đề phù hợp nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ tình trạng khó khăn mà cơ sở cũng như những học sinh nghèo của lớp tình thương bà Mười đang gặp phải.

Phần 3:

Trong phần này tác giả đã thu thập một loạt ý kiến đóng góp của các đối tượng nghiên cứu, các đối tượng được lựa chọn trong quá trình phỏng vấn, để từ đó tổng hợp lại thành những hướng giải pháp thiết thực. Mỗi hướng giải pháp được nên lên đều có những thế mạnh, những nét riêng. Tuy nhiên việc lựa chọn hướng giải pháp nào, ai là người thực hiện, còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, thời điểm cụ thể riêng của trường tình thương bà Mười. Trong phần này tác giả đã tổng kết những kết quả của cuộc nghiên cứu và đưa ra đề xuất của mình để góp phần giảm những khó khăn, nâng cao

2

chất lượng dạy và học cho trẻ em nghèo đang theo học tại trường tình thương bà Mười tại phường Tân Thuận Tây, Q7.Tp Hồ Chí Minh.

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Một trong vấn đề khá quan trọng của xã hội hiện nay là việc các trẻ theo cha mẹ đến thành phố kiếm sống ngày càng phổ biến và với số lượng lớn ngày càng tăng. Vậy khi các em lên thành phố với cha mẹ cuộc sống các em sẽ như thế nào? các em có được học hành theo trường, theo lớp hay phải phụ giúp gia đình, như các em đi bán vé số, đánh giầy, lượm ve chai, lang thang trên các nẻo đường… thay vì được ngồi trên ghế nhà trường như khi còn ở thôn quê.? Với những câu hỏi đó đã có rất hiều các nhà hoạt động xã hội, hoạch định chính sách giáo dục trong đó vấn đề giáo dục được quan tâm nghiên cứu nhất là giáo dục đối với các trẻ em nghèo, một vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên trên thực tiễn lại có rất ít đề tài nghiên cứu cụ thể về vấn đề giáo dục trẻ em nghèo tại các trường tình thương, nhưng đa phần các lớp học tình thương chỉ được phản ánh nhiều thông qua các bài báo nhất là báo giáo dục và tuổi trẻ như các bài báo : Lớp học tình thương của mẹ Năm Tốt, lớp học tình thương Vạn Đò, trường tình thương Hòa Hảo....

Và các đề tài trên chỉ nghiên cứu một hiên trạng khá chung chung hoặc tập trung vào một vấn đề và làm rõ vấn đề đó, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh, những ảnh hưởng, hay phương pháp giáo dục mà hiện nay các trường tình thương đang áp dụng.

Việc nghiên cứu chưa thể tổng quát được thực trạng những vấn đề mà trẻ có hoàn cảnh khó khăn gặp phải trong giáo dục ở các trường tình thương cũng như những phương pháp dạy học các em sao cho đạt hiệu quả?. Nhận thấy được những mặt hạn chế của các đề tài nói trên, nhóm chúng tôi đã tập trung nghiên cứu“Vấn đề giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương Bà Mười” Trong đó chúng tôi sẽ tập trung làm rõ về phương pháp dạy và học, điều kiện học tập của trẻ tại trường tình thương và những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của các em. Để từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện hơn vấn đề chính yếu mà trẻ gặp phải ở đây là gì. Đồng thời tìm ra các giải pháp mới nhằm giải quyết, cải thiện vấn đề đó.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.

Tổng quan về tình hình trẻ trẻ em nghèo của cả nước (2005-2013) và tại thành phố Hồ Chí Minh.

3

Tình hình trẻ em nghèo của cả nước:

Nghèo ở trẻ em là một vấn đề đáng quan ngại. Mặc dù chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ trẻ em sống trong đói nghèo do chưa có một phương pháp đánh giá nghèo ở trẻ em được thống nhất ở cấp quốc gia, song theo các tính toán sơ bộ của UNICEF và Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, năm 2008 ở Việt Nam cứ ba trẻ em thì có một em nghèo. Thống kê này được tính theo bộ các chỉ số đa ngành chuẩn quốc tế với định nghĩa nghèo ở trẻ em bao gồm việc các em không được tiếp cận với y tế, giáo dục, điều kiện vệ sinh, không được khai sinh và các yếu tố khác. Phát triển kinh tế xã hội nhanh cũng đặt ra các các thách thức mới. Ví dụ, cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Tỷ lệ ly hôn tăng và di cư vì động cơ kinh tế về cơ bản đã làm thay đổi cấu trúc gia đình truyền thống. Gánh nặng buộc phải kiếm đủ tiền để nuôi gia đình dẫn đến hệ quả là năm 2006 có 7% các bà mẹ và 22% các ông bố không có thời gian chăm sóc con cái hàng ngày.

Theo giáo sư- tiến sĩ khoa học Đào Trọng Nhi, chủ nhiệm ủy ban văn hóa gióa dục thanh niên cho biết: Theo báo cáo của dịa phương hiện cả nước có khoảng 3,2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em nghèo. Trong đó có khoảng 1,4 triệu trẻ em khuyết tật, 147 nghìn trẻ mồ côi, 12 nghìn trẻ em lang thang, 12,5 nghìn trẻ bị nhiễm HIV ,27 nghìn trẻ em lao động sớm, 5,7 nghìn trẻ em nghiện ma túy và 247nghìn trẻ em bị xâm hại tình dục.

Với sự hỗ trợ của UNICEF, Việt Nam gần đây đã xây dựng một cách tiếp cận về nghèo dành riêng cho trẻ em. Đó là cách tiếp cận đa chiều, dựa trên quyền của trẻ em, tổng hợp 8 lĩnh vực: giáo dục, dinh dưỡng, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội. Nếu không được đáp ứng 2 trong 8 nhu cầu ấy được coi là nghèo, thì nước ta có khoảng 1/3 số lượng trẻ em (tương đương gần 7 triệu) nghèo dưới 16 tuổi vào năm 2006.

Chính vì vậy, sự bất bình đẳng ở trẻ em các gia đình nghèo và không nghèo ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng về vấn đề dinh dưỡng, theo số liệu mới nhất, Việt Nam có khoảng 31,9% trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi (Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2/2009). Khoảng 1/3 số trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do suy dinh dưỡng kéo dài. Cứ ba trẻ em dưới 5 tuổi thì có hơn một em chưa được tiêm chủng đầy đủ. Gần 1/2 tổng số trẻ em không được tiếp cận với thiết bị vệ sinh hợp vệ sinh ngay tại gia đình và 2/3 trẻ em không có được một quyển truyện tranh hay một quyển sách dành cho thiếu nhi để đọc, khoảng  20% trẻ em bị thiếu cân và suy dinh dưỡng.Tai nạn thương tích trẻ em là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ từ 1 tuổi trở lên đại dịch HIV

4

ở trẻ em tỷ lệ tương đối thấp, nằm trong nhóm có nguy cơ cao như trẻ mại dâm và trẻ có sử dụng ma túy. Nhưng đến năm 2012, số người nhiễm HIV ước tính tăng lên khoảng 280.000 người trong đó có khoảng 5.500 trẻ em (xấp xỉ 2%).

Với tỷ lệ di cư và tình trạng gia đình tan vỡ tăng lên, trẻ em Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cao hơn bị lạm dụng, bóc lột, bạo lực và xao nhãng. Năm 2006, có 40% trẻ em nghèo sống ở các vùng nông thôn trong khi đó tỷ lệ trẻ em nghèo sống ở các thành phố là khoảng 10%. Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất là ở các vùng núi phía Bắc, tới 78% ở Tây Bắc và Đông Bắc và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 60% trẻ em được xác định là nghèo. Tình trạng chênh lệch về giáo dục vẫn còn tồn tại với khoảng 75% trẻ em thành phố được học mẫu giáo trong khi chỉ có 51% trẻ em nông thôn được học mẫu giáo.

Tỷ lệ nghèo ở các cộng đồng dân tộc thiểu số năm 2008 dù đã giảm xuống vẫn ở mức 49,8% trong khi tỷ lệ nghèo ở người Kinh chiếm đa số chỉ có 8,5%. Thực tế là trẻ em là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% tổng số trẻ em nghèo ở Việt Nam. Do gặp phải khó khăn về ngôn ngữ và đường đi học xa và khó khăn nên năm 2006, chỉ có hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành tiểu học trong khi đó tỷ lệ này ở trẻ em người Kinh là 86%. Tỷ lệ trẻ em đi học trung học ở dân tộc thiểu số là 65% và ở trẻ em người Kinh là gần 82%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy do chi phí giáo dục cao nên gần 1/3 số hộ gia đình dân tộc thiểu số có một con bỏ học trước khi học hết một lớp trong khi tỷ lệ này ở các gia đình người Kinh là 16%.Năm 2006, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi ở khu vực Tây Bắc là 30/1.000 ca sinh sống, cao hơn ba lần so với tỷ lệ của người Kinh chiếm đa số ở khu vực Đông Nam (8/1.000 ca sinh sống). Nguy cơ trẻ em nghèo dưới 5 tuổi tử vong trước khi tròn 5 tuổi cao gấp hai lần so với trẻ em ở các gia đình khá giả. 

Báo cáo về dự thảo kết quả giám sát của việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 cho biết, theo chuẩn nghèo quốc tế, tính theo mức 2 USD/người/ngày, số người nghèo năm 1993 khoảng 62,1 triệu người, thì đến năm 2004 mới giảm xuống còn khoảng 49,3 triệu người. Đến năm 2012, chỉ còn 11,5 triệu người - so với năm 1993 đã giảm 81,5% tương ứng 50,6 triệu người thoát nghèo. Tuy nhiên, tính theo chuẩn do Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê đang áp dụng thì số người nghèo năm 1993 khoảng 40,5 triệu; và đến năm 2012 còn 15,3 triệu người. Còn tính theo chuẩn nghèo quốc gia, tỷ lệ nghèo còn thấp hơn, năm 2005 là 22,3%; năm 2010 là 14,2%; và 9,6% vào cuối năm 2012, tương ứng với khoảng 2,1 triệu hộ nghèo.Về quy mô, kết quả giảm nghèo diễn ra ở tất cả các vùng, miền, thành thị và nông thôn trong các nhóm đối tượng. Năm 2005 có sáu vùng tỷ lệ nghèo ở mới hơn 20%, năm 2010 có bốn vùng tỷ lệ nghèo hơn 20%, đến năm 2012 chỉ còn miền

5

núi Tây Bắc chiếm tỉ lệ hộ nghèo 28,8%. Qua kênh của Ngân hàng Chính sách xã hội, từ năm 2005- 2012 có gần 19 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, giúp 2,4 triệu hộ thoát nghèo. Tổng doanh số cho vay đạt 199.036 tỷ đồng, trung bình mỗi năm có hơn 28,4000 tỉ đồng.  Đến năm 2011, 100% người nghèo và người dân tộc thiểu số đã được mua thẻ bảo hiểm y tế- khoảng hơn 15 triệu người. Có hơn 1,6 triệu đối tượng cận nghèo có bảo hiểm y tế. Trong hai năm 2011, 2012 có 29 triệu lượt người nghèo, dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Với thực trạng nghèo đáng lo ngại như vậy, nhà nước ta cũng đã có những chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ trẻ em nghèo như Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức họp tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chủ trì cuộc họp tham dự còn có Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp; Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Hoàng Văn Tiến cùng các ủy viên trong Hội đồng tại cuộc họp, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Hoàng Văn Tiến báo cáo về kết quả vận động của Quỹ trong năm 2013. Theo đó, nguồn vận động vượt mức kế hoạch, tổng nguồn tiền và hiện vật tài trợ đạt trên 62 tỷ, đạt 125% kế hoạch năm, trong đó nguồn vận động trực tiếp qua Quỹ BTTEVN là 26,3 tỷ đồng. Căn cứ trên nhu cầu của địa phương và nguồn lực vận động, Quỹ BTTEVN(bảo trợ trẻ em Việt Nam) đã triển khai các hoạt động hỗ trợ cho 37.643 trẻ em tại 63 tỉnh, thành phố, tương ứng với tổng kinh phí 67 tỷ 756 triệu đồng (trong đó ngân sách 4,9 tỷ, nguồn vận động 62 tỷ 856 triệu đồng).

Mục tiêu năm 2014 của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là: Vận động đạt 87 tỷ đồng (tăng 40,3 % so với năm 2013); Hỗ trợ cho 58.000 trẻ em (tăng 16,7% so với năm 2013) thông qua các chương trình hỗ trợ của Quỹ.

Một trong những nội dung chính của cuộc họp là thảo luận, xin ý kiến các thành viên Hội đồng Bảo trợ về công tác vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em năm 2014 với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Các ủy viên của Hội đồng Bảo trợ Quỹ đã có những ý kiến đóng góp, những gợi ý để xây dựng công tác vận động, huy động nguồn lực cao nhất hỗ trợ cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng miền khó khăn. Đồng thời, các đại biểu cùng nhau thảo luận để có những hình thức hỗ trợ hiệu quả nhất cho trẻ em nghèo.

Tháng Hành động Vì Trẻ em năm 2010 (15/5-15/6) có chủ đề “Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em”, chính là nhắm tới việc tạo điều kiện và cơ hội để mọi trẻ em được chăm sóc, giáo dục, bảo vệ tốt hơn trong gia đình và được tiếp cận các dịch vụ xã hội.

6

Bộ luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng đã đưa ra các tiêu chí cụ thể trong việc giáo dục bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em, ngoài ra còn có nhiều từ do các tổ chức khác thực hiện như chương trình phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo phát thẻ bảo hiểm y tế miến phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em nghèo..

Trẻ em nghèo sống trong các hộ gia đình nghèo và thường là đông con, ít có cơ hội hưởng các quyền cơ bản của trẻ em, nên việc quan tâm chăm sóc trẻ em càng được nhà nước ta chú trọng thực hiện. Trong những năm trở lại đây trẻ em nghèo đứng ở vị trí cao nhất về tỷ lệ trẻ em trải qua các thiếu thốn nghiêm trọng về nhu cầu nước sạch, thông tin, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Tình hình trẻ em nghèo tại TP.HCMTheo kết quả điều tra dân số tổng cục thống kê hiện nay, TP.HCM có khoảng 38.690 hộ nghèo (chiếm 2.1% tổng số hộ dân trên địa bàn). Thực hiện chương trình giảm nghèo, nhiều quận đưa ra những giải pháp phù hợp với đặc điểm địa bàn dân cư như quận 5 và quận 6 là hai quận điển hình đưa người dân thoát nghèo bền vững. Cụ thể, chỉ tính đầu năm 2013, những quận khu trung tâm như quận 1 mới có 1/10 phường vượt nghèo, quận 3 có 12/14 phường, thì ở quận 6 (xa trung tâm) đã có 14/14 phường không còn hộ nghèo dưới 12 triệu đồng/năm. Theo Phó Chủ tịch UBND quận 6 Ngô Thành Luông, biện pháp mà quận áp dụng là hỗ trợ "cần câu" thay vì tặng "con cá", nghĩa là tập trung hỗ trợ học nghề và nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cho các hộ nghèo để họ có thể tự tạo việc làm. Trung bình mỗi năm, quận đã giúp hơn 1.000 hộ dân nâng thu nhập, thoát nghèo và hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 3 (trước 2 năm so với kế hoạch) khi không còn hộ nghèo có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm. Quận 5 là địa phương thứ hai của TP.HCM hoàn thành mục tiêu giảm nghèo, tăng hộ khá bằng giải pháp khảo sát, phân loại, nắm chắc mức sống, điều kiện sống, lao động việc làm của hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực như hỗ trợ vốn tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

Theo Phó Trưởng ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm TP.HCM. Nguyễn Văn Xê, các hộ nghèo đều hạn chế về trình độ, tay nghề và thậm chí, một số thành viên trong gia đình ý thức kỷ luật kém… Bởi vậy, bên cạnh giới thiệu họ tới các doanh nghiệp làm việc, TP.HCM còn tăng cường giải pháp về cho vay vốn, tự tạo việc làm. Từ nhiều nguồn lực cho vay vốn ưu đãi và quỹ tín dụng… các hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo hiệu quả. Năm 2013, TP.HCM giảm 122.000 hộ nghèo so với năm 2009. Cuối năm 2013, thành phố nỗ lực kéo giảm còn dưới 1% số hộ nghèo và kết thúc sớm

7

chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 3 trước 2 năm so với kế hoạch trên toàn thành phố.

Đây là thông tin từ hội thảo “Vấn đề nghèo khu vực đô thị và lấy ý kiến dự thảo đề cương báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012” do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tổ chức ngày 7-3.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ nghèo khu vực thành thị năm 2012 giảm còn khoảng 4,3%. Còn điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2013 cho thấy, tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia ở một số tỉnh, thành phố rất thấp: Hà Nội 2,66%; Đà Nẵng 0,83%; TP Hồ Chí Minh 0%; Bình Dương 0%, Đồng Nai 0,66%, Bà Rịa - Vũng Tàu 0,95%. Đây cũng là sáu địa phương nâng chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quốc gia

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Xê, địa phương này không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015. Qua năm năm thực hiện giai đoạn 3 (2009-2013) của chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố, tổng số hộ nghèo thành phố theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm, giảm từ 152.328 hộ đầu năm 2009 xuống còn 10.300 hộ vào cuối năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,4% xuống còn 0,57% trên tổng hộ dân thành phố.

Mặc dù, người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo của TP.HCM được xác định trên tiêu chí thu nhập, nhưng thành phố đã có các chính sách hỗ trợ chăm lo tới các lĩnh vực thiết yếu của nhu cầu cuộc sống mà người nghèo đang thiếu hụt hoặc khó khăn. Như: chính sách về hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, huy động hơn 2.700 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo, trong giai đoạn 3 giải quyết cho hơn 44 nghìn lượt lao động và 322 lao động nghèo xuất khẩu lao động; chính sách hỗ trợ nhà ở; các chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí và trợ giúp an sinh xã hội khác.

Còn ông Đặng Văn Bất, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết: Thủ đô có khoảng 45.700 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,6% theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015. Trong đó, hơn 90% số hộ nghèo sống ở khu vực nông thôn và chỉ có gần 9% số hộ nghèo sống ở khu vực thành thị. Hộ nghèo ở khu vực thành thị số lượng không nhiều nhưng phần lớn lại là các hộ khó có khả năng thoát nghèo. Ngoài chính sách giảm nghèo chung, Hà Nội cũng ban hành một số chính sách có mức hỗ trợ cao hơn mức Nhà nước quy định, như: hỗ trợ trực tiếp người dân vùng dân tộc, miền núi (150.000 đồng/người dân khu vực 2, 200.000 đồng/người dân khu vực 3); hỗ trợ 100 kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo… và một số chính sách hỗ trợ đặc thu, như: hộ nghèo được vay vốn với phí 0,3%/tháng, hộ cận nghèo

8

0,4%/tháng; trợ cấp hằng tháng cho người nghèo già yếu không tự phục vụ, người nghèo bị bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động…

Qua hai cuộc khảo sát nghèo đô thị năm 2009 và năm 2012 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, ông Nguyễn Phong, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu cho biết: Kết quả điều tra nghèo đô thị với tám chiều đói nghèo, gồm: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội đã cho thấy bức tranh đầy đủ hơn về tình trạng nghèo ở hai thành phố này.

Mặc dù có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn Hà Nội nhưng TP.HCM lại có tỷ lệ nghèo cao hơn đối với tất cả các chiều thiếu hụt khía cạnh xã hội. Ở cả hai thành phố, ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ nhà ở phù hợp (dịch vụ điện, nước, rác thải) và tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp. Tại TP.HCM tỷ lệ người không có thẻ bảo hiểm y tế cao (42,8%). Tại hai thành phố, người dân ở khu vực nông thôn và người dân di cư chịu thiếu hụt ở tất cả các chiều nhiều hơn người dân thành thị và dân có hộ khẩu”.

Theo cục thống kê về dân số kết quả cuộc điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 (1/10/2004) ở TP HCM cho thấy, hiện nay toàn TP có 1.844.548 người đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước chiếm 30,1% dân số toàn TP (6.117.251 người). Theo số liệu thống kê năm 2000, số người không có hộ khẩu thường trú chỉ chiếm 15,2% (730.878 người). Tỷ lệ này tăng dần theo thời gian, năm 1998 là 12,9% trên toàn địa bàn TP. Mặc dù có thể có những sai số nhất định, thực tế cũng cho thấy rõ ràng trong 5 năm trở lại đây số người không có hộ khẩu thường trú đã tăng đáng kể, ít nhất là từ 700.000 đến 1 triệu người.

Tỷ lệ tăng cơ học của TP. HCM cũng gia tăng rõ rệt, nếu thời kỳ 1979-1989 là 0,02%, thì thời kỳ 1989-1999 là 0,84% và thời kỳ 1999-2004 là 2,33%. Sự gia tăng này đã kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ tăng chung của Thành phố tương ứng với 3 thời kỳ trên là 1,63%, 2,36% và 3,6%. Điều đó càng làm cho vai trò tăng cơ học rõ nét hơn nếu gắn nó trong tình hình tỷ lệ tăng tự nhiên của Thành phố liên tục giảm tương ứng với 3 thời kỳ vừa nêu là 1,61%, 1,52% và 1,27%. Hoặc nói cách khác, thời kỳ 1999-2004 có tốc độ tăng dân số cao hơn hẳn tốc độ dân số của các thời kỳ trước và chủ yếu là do tăng cơ học nhanh vượt bậc. Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của dân nhập cư qua các thời kỳ như sau:

- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người

9

- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1994-1999 là: 86.753 người

- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người.

TP.HCM hiện có trên 7.750.000 dân (số liệu thống kê tháng 12 năm 2012 của Cục Thống kê thành phố); toàn thành phố hiện nay có tổng số 1.135.131 trẻ em (nếu tính cả trên 300.000 trẻ em số diện tạm trú thì số trẻ em quản lý là trên 1.430.000 em - theo số liệu của Ngành Công an quản lý), trong đó có gần 70.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó, có 8.499 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, mồ côi cha mẹ, trẻ bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật là 5.682 em; trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học: 126 em; trẻ em nhiễm và có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS: 3.289 em; trẻ em nghèo, cận nghèo 39.343 em…(Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 – 2020).

Trong những năm gần đây có rất nhiều các loại sách báo, các bài viết, các bài nghiên cứu luận văn, nhất là các nghành khoa học xã hội quan tâm đến vấn đề giáo dục đối với trẻ em nghèo và là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội ta hiện nay. Trẻ em nghèo thường bắt nguồn từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ ly tán hoặc những gia đình nhập cư từ nông thôn lên thành phố sinh sống, nên họ không đủ điều kiện cũng như giấy tờ hợp pháp để cho con em mình đến học ở những trường công lập (trường nhà nước) nên việc các em vào học ở những ngôi trường tình thương là không tránh khỏi thậm chí còn rất nhiều. Trong nội dung buổi thảo luận nghiên cứu và vận động chính sách về tác động kinh tế xã hội của di cư tại địa phương đi và địa phương đến" mà Viện nghiên cứu phát triển xã hội đề cập đến nội dung ở Việt Nam cản trở lớn nhất tới sự ra đời của bất kì chính sách bảo trợ xã hội cho người di cư là do quan điểm khá phổ biến coi người dân di cư như là gánh nặng của các dịch vụ công cộng và là các nhân tố gây mất ổn định xã hội ( ví dụ: người di cư bị xã hội nhìn nhận là dễ nhiễm các tệ nạn xã hội như là sử dụng ma túy, mại dâm, và các hành động phạm pháp khác). Trong khi đó những đóng góp tích cực của di dân cho các khu vực đô thị thì hầu như không được ghi nhận, thậm chí ở các nơi đi có rất ít thông tin về tác động của người di cư đến gia đình và cộng đồng của họ đến quê hương.

Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:

Chỉ ra những đóng góp của người di cư tại khu vực đô thị đến thông qua việc hình thành và tham gia vào thị trường lao động cũng như là tạo ra các hiệu quả kinh tế.

Làm sáng tỏ giả thuyết "Người di cư đồng nghĩa với các gánh nặng về các dịch vụ xã hội" và "Người di cư có nghĩa là các tệ nạn xã hội" ở điểm đến đô thị. Xem xét tác

10

động của người di dân đối với cộng đồng nơi đi. Vận động cho các chính sách bảo trợ xã hội cho người di cư.

Trước những hạn chế về mặt kiến thức nêu trên dự án nghiên cứu và vận động chính sách có mục đích là để: Cung cấp những hiểu biết về tác động kinh tế xã hội của di dân nông thôn- đô thị đến địa phương nơi đi và nơi đến thông qua một cuộc điều tra quốc gia về đi dân; và sử dụng các kết quả nghiên cứu cho việc vận động chính sách bảo trợ xã hội cho người di cư.

Nghiên cứu này hướng tới việc làm thay đổi các quan điểm tiêu cựcvề di dân, khẳng định những đóng góp tích cực của người di cư cho quá trình phát triển trong khi vấn lưu ý đến các mặt tiêu cực khác mà di cư có thể gây ra.

Xét thấy các nghiên cứu trên có đề cập tới những mặt tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của việc di cư và nhập cư, từ đó giúp mọi người có cái nhìn mới mẻ hơn về nhóm đối tượng này, nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp cụ thể và các chính sách hỗ trợ cho người dân nhập cư, song chư đưa ra những thông tin về tình hình học tập của trẻ nhập cư, cũng như những khó khăn và hướng giải quyết nó.

Qua tình hình nghiên cứu chúng ta có thể thấy được những bất cập và khó khăn do nhập cư gây ra ảnh hưởng lớn đến mỗi quốc gia. Đó chính là gánh nặng cản trở quá trình phát triển trến toàn thế giới. Một trong những vấn đề đó nổi cộm lên là thực trạng về điều kiện sống, học tập và phát triển cũng như những trở ngại trong cuộc sống của trẻ em nghèo, sống nhập cư - thế hệ tương lai của đất nước- đây cũng là vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm chuyên sâu làm rõ.

Công tác xã hội học đường đã phát triển từ rất sớm và khá mạnh ở các nước trên thế giới nhưng đối với Việt Nam chương trình này còn khá mới mẻ và chỉ được chú trọng trong thời gian gần đây. Tại Anh dịch vụ công tác xã hội học đường được đưa vào trường học vào năm 1891.Tiếp đó công tác xã hội học đường phát triển ở Thủy Điển và ngày càng phát triển mạnh ở một sống nước khác chính vì vậy chương trình công tác xã hội đã chú trọng đào tạo nhân viên xã hội nhằm thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Nhân viên xã hội học đường còn đảm nhiệm các công việc với trẻ khuyết tật, các nhóm trẻ dễ bị tổn thương và những học sinh vô gia cư hoặc đóng vai trò là chuyên gia phòng ngừa.

Một trong số những tài liệu nói về đề tài này có cuốn " Công tác xã hội trường học" do David Rduppr soạn thảo đã đưa ra cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu cho người học công tác xã hội đồng thời phát triển những hoạt động can thiệp phù hợp mà xác định được hàng loạt những vấn đề nằm trong môi trường học đường.

11

Tuy nhiên về vấn đề công tác xã hội tại trường tình thương lại chưa được tác phẩm đề cập đến.

Tạo hội thảo "phát triển nghề công tác xã hội học đường" do trường đại học mở thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với tổ chức UNICEP Việt Nam tổ chức ngày mồng 10 tháng 6 tại thành phố Hồ Chí Minh. Thạc sĩ Lê Chí An- trưởng bộ môn công tác xã hội khoa xã hội học và công tác xã hội (Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam cho thấy không riêng Việt Nam mà cả các nước đang phải đối diện với nhiều vấn đề trong trường học. Có thể thấy đó là vấn đề học sinh bỏ học, bạo lực trong học đường, vấn đề sức khỏe. Cần có những biện pháp thông qua con đường công tác xã hội học đường giúp học sinh thoát khỏi những tổn thương, thiếu thốn. Điều đó cũng cho thấy hiện nay đã có một số trường học đã quan tâm và đẩy mạnh mô hình này.

Nhìn nhận ở một góc độ nhà nghiên cứu Thạc sĩ Đỗ Văn Bình cho rằng: "Ở Việt Nam trong những năm qua các vấn đề xã hội của học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng, vai trò giáo dục của gia đình, cộng đồng cũng như một số hạn chế của cơ chế chính sách giáo dục đã được nhiều chuyên gia cũng như toàn xã hội quan tâm phân tích, góp ý và một số thử nghiệm mô hình công tác xã hội học đường đã được triển khai và đạt kết quả tốt.

Do vậy việc xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội nói chung và công tác xã hội học đường nói riêng là một giải pháp quan trọng nhằm góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác trẻ em cũng như các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.

Nền giáo dục và trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nền tảng của sự phát triển một đất nước và liên quan đến vận mệnh của một quốc gia. Một đất nước giàu mạnh, có nền kinh tế phát triển là một đất nước có nền giáo dục tốt, luôn ưu tiên đầu tư cho chất lượng giáo dục và tất cả mọi người đều được hưởng nền giáo dục ấy “giáo dục cho mọi người”. Do vậy, vấn đề giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là giáo dục chuyên biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu.

Vì sự phát triển toàn diện con người Việt Nam luôn là mục tiêu và động lực cao nhất của sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, “Phát triển con người Việt Nam năm 2011” (2012), GS. TS. Đỗ Hoài Nam đã đề cập một số vấn đề nổi bật về phát triển con người Việt Nam ở trên nhiều phương diện như kinh tế, môi trường và xã hội,...Trên phương diện xã hội, tác giả cũng đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội như

12

vấn đề bình đẳng giới đặc biệt là trong giáo dục và đào tạo, chính sách, pháp luật, thực hiện quyền trẻ em, chất lượng của nền giáo dục Việt Nam. Đặc biệt là tác giả đã phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém và thách thức của hệ thống giáo dục, nguyên nhân của những yếu kém. Nhưng tác giả chưa đề cập và phân tích nhiều đến vấn đề giáo dục dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn, cũng như các phương pháp giải quyết nó mà tác giả chỉ đề cập chung chung đến cả hệ thống giáo dục Việt Nam.

Cũng nói đến vấn đề giáo dục của nước nhà, trong cuốn “Xã hội học giáo dục” nhìn dưới góc độ của Xã hội học tác giả Lê Ngọc Hùng cũng đã khái quát khá rõ nét về hệ thống giáo dục. Đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội, giáo dục và con người trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề thời sự của giáo dục được phân tích một cách có chọn lọc để làm rõ những giả thuyết khoa học về mối tương tác của các yếu tố xã hội với giáo dục.

Tác giả đã đưa ra những hướng nghiên cứu như sau:

Phân tích vị trí và vai trò của xã hội học giáo dục trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn.

Giới thiệu cách tiếp cận hệ thống xã hội và xem xét hệ thống giáo dục trong bối cảnh lịch sử và những vấn đề của hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Trình bày mối quan hệ giữa cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội với giáo dục, qua đó đặt cơ sở cho việc nghiên cứu thiết chế giáo dục và vấn đề bình đẳng xã hội trong giáo dục.

Xem xét mối quan hệ giữa thiết chế giáo dục với một số thiết chế cơ bản của xã hội như kinh tế, pháp luật và văn hóa.

Tập trung nghiên cứu vấn đề phân hóa xã hội và bình đẳng xã hội trong giáo dục.

Phân tích vị trí, vai trò của giáo dục nhà trường trong mối quan hệ với dân số và gia đình.

Có thể nêu ra một số hướng và công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả trong nước như sau:

GS.TS. Vũ Dũng (2012)nghiên cứu về sự thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay.

Mai Quỳnh Nam và các đồng nghiệp (2004)đã nghiên cứu “về trẻ em, gia đình và xã hội”. Ở đây các tác giả đã phân tích sự quan tâm của xã hội, vai trò của gia đình đối

13

với sự chăm sóc và giáo dục trẻ em, những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vấn đề giúp đỡ các em . . .

Tác giả Vũ Thị Nho (1995)đã nghiên cứu “sự ảnh hưởng của giáo dục mẫu giáo đến khả năng thích ứng học tập của học sinh đầu tiểu học”.

Tác giả Phạm Tất Dong (2012) đã nghiên cứu về “sự phát triển giáo dục của một số nước trên thế giới hướng tới xã hội học tập và ở Việt Nam hiện nay trong bước khởi đầu định hướng xây dựng xã hội học tập”.

Trong đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng công trình nghiên cứu của Phạm Tất Dong và của GS.TS. Vũ Dũng để làm tài liệu tổng quan của bài nghiên cứu.

GS.TS Phạm Tất Dong với tác phẩm"Cấu trúc mô hình xã hội học tập ở Việt Nam" NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. Tác giả đã tìm hiểu về sự phát triển, cấu trúc, hệ thống giáo dục và đưa ra một số mô hình xã hội học tập của một số nước trên thế giới như của Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Đức...

Tìm hiểu về sự phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay trong bước khởi đầu định hướng xây dựng xã hội học tập. Trong phần này tác giả tìm hiểu sâu về hệ thống giáo dục ở Việt Nam trong những thập niên 2001- 2010 từ giáo dục ở xã, phường, thị trấn cho đến giáo dục và đào tạo do cấp trung ương quản lí, trung tâm học tập cộng đồng, giáo dục từ xa, giáo dục chuyên biệt. . . Và đưa ra một số cấu trúc mô hình xã hội học tập trên một số địa bàn xã, phường, quận theo giai đoạn.

- GS.TS.Vũ Dũng"Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay" NXB Từ điển Bách khoa, 2012.

Trong công trình nghiên cứu này, tác giả quan tâm đề cập đến thực trạng thích ứng xã hội của nhóm người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em lang thang. Trong phần này chúng tôi chỉ chú trọng tìm hiểu về nhóm trẻ nghèo.

Nhóm trẻ em nghèo, tác giả tìm hiểu về thực trạng đi làm kiếm sống của các em, thực trạng đi học, đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm. Tìm hiểu về những khó khăn chủ yếu của trẻ em nghèo.

Tìm hiểu về thực trạng thích ứng của trẻ em yếu thế về mặt nhận thức (suy nghĩ của các em về cuộc sống hiện tại, tương lai và cách thức giải quyết) và về hành vi (thích ứng của các em qua hoạt động học tập, qua các hoạt động kiếm sống và với sự thiếu thốn tình cảm).

Nhận xét về các nghiên cứu:

14

Hai công trình nghiên cứu trên đã bổ sung thêm nguồn tài liệu cho bài nghiên cứu của chúng tôi cũng như giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về hệ thống giáo dục của Việt Nam, các trung tâm học tập cộng đồng và giáo dục chuyên biệt. Những vấn đề khó khăn của trẻ nghèo gặp phải cũng như về đời sống, những suy nghĩ của các em về cuộc sống hiện tại và tương lai. Đó cũng là những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm và tìm hiểu.

Những nghiên cứu về vấn đề giáo dục trẻ em, giáo dục chuyên biệt và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở trong nước là rất đa dạng và đây là cũng vấn đề xã hội, vấn đề nhân đạo. Những nghiên cứu này phân tích về những khó khăn, thực trạng của vấn đề và nhìn nhận vấn đề từ góc độ kinh tế, xã hội và một số khía cạnh tâm lý, song những nghiên cứu này chưa đi sâu tìm hiểu về hệ thống giáo dục cho trẻ em nghèo tại các trung tâm học tập cộng đồng cũng như những khó khăn và nhu cầu học tập của các em.

Hầu hết các tác phẩm trên đều đã đi sâu tìm hiểu vấn đề giáo dục theo một hướng riêng. Các tác phẩm cũng đã nói lên một vấn đề khá nhức nhối hiện nay đó là vấn đề giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn chưa được quan tâm đúng mức cũng như các mối nguy hiểm luôn rình rập với các em.Trong giới hạn tìm hiểu của mình, chúng tôi xin được đề cập đến một số tác phẩm đã kể trên. Tuy nhiên, trong hầu hết các tác phẩm đã nêu và một số tác phẩm mà chúng tôi đã tham khảo, tìm hiểu, thì chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề “Giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường tình thương” con em các gia đình nhập cư. Và để hiểu sâu hơn về đối tượng này chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu “Vấn đề giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường tình thương Bà Mười” làm thí điểm cũng như đi nghiên cứu những giải pháp giáo dục riêng tại một số các trường thương có những điểm gì giống và khác và sự khác biệt giữa các trường tình thương với biệt hệ thống giáo dục chung của Việt Nam hiện nay.

3. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Lý do chọn đề tài.

Mọi chiến lược phát triển của quốc gia đều hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm. Thực tế đã chứng minh rằng ở các nước tiên tiến và các nước công nghiệp mới, chính sách đầu tư và phát triển con người đã mang lại hiêu quả kinh tế cao. Vì thế giáo dục trở thành chìa khóa giàu có và thịnh vượng cho mỗi quốc gia. Ở Việt Nam giáo dục được coi là chính sách hàng đầu, là ưu tiên số một. Về vai trò giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành một chân lý của thời đại mang tên Người. Đó là sự phát triển giáo dục có thể kéo theo sự tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy tiến bộ xã hội; giáo dục có thể biến một nước nghèo nàn lạc

15

hậu thành một cường quốc tiên tiến trên thế giới, vì vậy cần phải đầu tư phát triển mạnh giáo dục-đào tạo. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào tháng 9 /1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rõ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Kể từ đó đến nay, trong vòng hơn 60 năm, dân tộc Việt Nam đã ra sức xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại.

Để mọi người đều được bình đẳng xã hội trong giáo dục, Điều 10 Luật giáo dục (2005) quy định rõ:

“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành ”Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải bỏ học vẫn chiếm tỉ lệ rất cao (Con số đáng báo động này được công bố tại "Hội thảo Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam”, do Bộ Giáo dục & Đào tạo và UNICEF phối hợp tổ chức sáng 11-9/2014, tại Hà Nội; theo đó có tới 1,1 triệu trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học.) vì lý do kinh tế, do không nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của địa phương hay các em không có hứng thú học tập do phương pháp giảng dạy cũ rích, nhàm chán nên các em không có ý chí vượt lên hoàn cảnh. Và trong các hoạt động vui chơi, giải trí tinh thần các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chưa được hưởng những hoạt động phù hợp với điều kiện của các em, hoặc thiếu nơi vui chơi, thiếu các trò chơi và ít được tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật vẫn còn phổ biến.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học ở độ tuổi thiếu nhi nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do gia đình các em quá nghèo, không có tiền cho con em mình đi học. Với đặc điểm này, nổi cộm lên với địa bàn Phường Tân Thuận Tây, quận 7 thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng người dân đông và có nhiều hộ gia đình làm nghề đánh bắt cá ngoài sông Tân Thuận, sống ngoài ghe hoặc là những người di dân lên thành phố tìm việc làm, dân chủ yếu là ở trọ, làm những công việc có mức thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Vì vậy con cái của họ cũng chưa có đủ điều kiện tham gia học tập tại các trường, lớp trong thành phố. Phần còn do tư tưởng của họ không muốn cho các em đi học mà muốn các em ở nhà phụ giúp gia

16

đình, không được đến trường như bao đứa trẻ khác nên bà Mười, một con người tốt bụng hiếm có đã đem cái chữ, con số đến cho các em, đã thành lập nên ngôi trường tình thương mang tên bà Mười, nhằm xóa mù chữ cho trẻ, dạy trẻ biết sống, cách làm người. Hiện nay, trường tình thương bà Mười đang thu hút nhiều trẻ em, con của các hộ gia đình nghèo, có mức thu nhập thấp đến học vì họ không thể lo đủ cho con em mình đến học những nơi có điều kiện học tập cao hơn.

Theo thống kê của Viện xã hội học thì công việc hàng ngày, trẻ em lang thang Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống bằng đủ mọi nghề, kết quả khảo sát ở báng 4 cho thấy nghề các em thường làm nhiều nhất là thu lượm phế liệu (31,5% ở thành phố Hồ Chí Minh, 29,5% ở Hà Nội, tiếp theo là làm thuê như gánh nước, phụ việc, chuyển hàng (23,1% ở thành phố Hồ Chí Minh, l4,5% ở Hà Nội). Các nghề bán sách báo, ăn xin cũng được các em hay làm, ngoài ra là các việc khác như bán hàng rong, bán vé số, đánh giầy... Trong quá trình lang hang nhiều em còn tham gia vào những nghề kiếm ăn không lương thiện hoặc bị lôi kéo, ép buộc làm việc xấu như: ăn cắp (34,7% ở Thành phố Hồ Chí Minh, 4,5 % ở Hà Nội), trấn lột (6,2% ở Thành phố Hồ Chí Minh, 4,5% ở Hà Nội), đánh nhau (42% ở TPHCM, 6,5% ở Hà Nội, canh gác thuê (7,8% ở TPHCM, 10% ở Hà Nội)... Rõ ràng rằng vấn đề trẻ lang thang luôn gắn với các tệ nạn xã hội, kể cả mại dâm, nghiện hút mà cuộc điều tra chưa có điều kiện để khai thác hết. Như vậy, việc giải quyết vấn đề trẻ em lang thang còn mang ý nghĩa góp phần tích cực giải quyết các tệ nạn xã hội trong trẻ em mà hiện nay đang có xu hướng gia tăng.(Viện xã hội học.https://voer.edu.vn).

Để trẻ em nghèo được đi học đầy đủ, thì điều kiện tiên quyết chính là phải biết đọc, biết viết và được học lên ở những lớp cao hơn. Đó là cái nền tảng cơ bản nhất để theo học ở các cấp học sau này. Chính vì vậy việc"Tìm hiểu vấn đề giáo dục cho trẻ em nghèo tại trường tình thương bà Mười" nhằm mục đích làm rõ thực trạng và tìm hiểu rõ những khó khăn trong đời sống học tập của các em, đồng thời có cái nhìn sâu hơn về những phương pháp dạy học ở trường tình thương Bà Mười như thế nào? có nét gì khác biệt so với phương pháp dạy học ở các trường khác, điều này ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu và chất lượng học tập của các em?

Trẻ không được giáo dục là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trẻ chưa ngoan và trẻ phạm pháp, dễ sa ngã vào các tệ nạn của xã hội. Nó không chỉ liên hệ đến sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ mà còn từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự và an toàn xã hội. Giáo dục ở đây bao gồm cả sự quan tâm dạy dỗ của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Vì vậy, để xã hội không còn tồn tại những đứa trẻ hư, trẻ phạm pháp, trẻ thất học thì cần nhiều sự nỗ lực, sự quan tâm của mỗi người, mọi

17

thành phần xã hội, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất cho mọi trẻ em đều được đến trường học tập, nhất là các bậc cha mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm, dạy bảo con em mình.

Với những lý do trên nhóm chúng tôi chọn đề tài “tìm hiểu vấn đề giáo dục trẻ em nghèo tại trường tình thương bà Mười” (tại Trung tâm học tập cộng đồng KE5 đường Huỳnh Tấn Phát - phường Tân Thuận Tây - Quận 7-TP. HCM) để ngiên cứu. Thông qua đề tài nhóm muốn đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm xây dựng một mô hình góp phần giảm tải các vấn đề giáo dục còn tồn đọng chưa được giải quyết, để giúp các trẻ em nghèo có cơ hội và điều kiện học tâp tốt hơn.

3.2 Mục tiêu của đề tài và nhiệm vụ:

3.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu và làm rõ thực trạng về các vấn đề giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải trong học tập tại lớp học tình thương Bà Mười.

3.2. 2. Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu thực trạng về giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương bà Mười

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập (học sinh, nhà trường, giáo viên, gia đình….)

- Mong muốn của trẻ, nhu cầu, ước vọng của trẻ khi học tập ở trường tình thương bà Mười.

- Mô hình giáo dục phù hợp với trẻ tại trường tình thương Bà Mười.

- Những đề xuất và khuyến nghị trong công tác giảng dạy tại trường tình thương Bà Mười.

3.3.3.Nhiệm vụ của đề tài:

Vớí mục tiêu đã đặt ra cuộc nghiên cứu phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Tìm hiểu về điều kiện học tập của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương bà Mười và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ.

- Phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến:

+ Nhu cầu học tập:

+ Thái độ học tập của trẻ em nghèo.

18

- Tìm hiểu về Mô hình giáo dục phù hợp với trẻ tại trường tình thương Bà Mười:

+ Chương trình đào tại trường tình thương so với hệ thống giáo dục chung của Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam.

+ Phương pháp giảng dạy của giáo viên tại trường tình thương so với các mô hình giáo dục của các trường tình thương khác.

+ Ưu nhược điểm của cách thức giảng dạy và học tập tại trường tình thương

- Mong muốn của trẻ tại trường tình thương Bà Mười.

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghi nhằm giúp trẻ em nghèo có điều kiện học tập tốt hơn.

Hình 1: Trẻ đang tham gia hoạt động vẽ tranh)

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

4.1. Lý thuyết sử dụng trong đề tài.

Thuyết nhận thức:

Nội dung chính của thuyết:

Nhận thức là sự hiểu biết của cá nhân về sự vật. Thuyết nhận thức chủ trương mỗi cá nhân có một suy nghĩ và hiểu biết riêng về sự vật, cách thu nhận và diễn giải các thông tin, đánh giá các kinh nghiệm, các phán đoán và quyết định cách ứng xử. Tất cả các khái niệm này được Piaget gọi là cấu trúc nhận thức. Cấu trúc nhận thức là cách người ta suy diễn sự vật, phân tích các thông tin, tạo ra sự hiểu biết về sự vật, ảnh hưởng đến cảm xúc và ứng xử. Nói cách khác cảm xúc và cách ứng xử của con người là sản phẩm

19

của cấu trúc nhận thức khi đánh giá các thông tin đến từ thế giới xung quanh cá nhân (nhận thức quyết định cảm xúc và hành vi). Cấu trúc nhận thức được hình thành phát triển bằng học hỏi qua kinh nghiệm sống của bản thân và qua sự quan sát học hỏi từ ngoại cảnh. Những kinh nghiệm mới phù hợp với nhu cầu nhận thức được sát nhận vào nó, ngược lại khi gặp những kinh nghiệm mới trái ngược với cấu trúc nhận thức, người ta sẽ chỉnh sửa lại cấu trúc nhận thức để chứa đựng được kinh nghiệm mới. Áp dụng lí thuyết nhận thức vào bài nghiên cứu, nhóm muốn thấy được sự khác nhau của trẻ em nghèo tại trường tình thương bà Mười trong quá trình học tập. Bên cạnh đó việc ứng dụng chương trình công tác xã hội trong trường học thành công và phát triển như thế nào là phụ thuộc vào nhận thức của mỗi khách thể trong đề tài nghiên cứu mà chúng em đưa ra.

Thuyết học tập xã hội

Thuyết học tập xã hội được bắt đầu từ nguồn gốc của quan điểm học tập của Tarde. Trong đó, ông nhấn mạnh ý tưởng về học tập xã hội thông qua ba qui luật bắt trước: sự tiếp xúc gần gũi, bắt chước người khác và sự kết hợp cả hai. Cá nhân học cách hành động và ứng xử của người khác qua quan sát hoặc bắt chước.

Thuyết này được sử dụng để giải thích cho hành vi tội phạm liên quan đến việc đột nhập và phá hoại hệ thống máy tính tại các trường đại học (hacker máy tính). Và có thể được sử dụng để điều chỉnh hành vi.

Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuyết này vào bài nghiên cứu để điều chỉnh hành vi đối với một số học sinh có hành vi lệch lạc. Ví dụ: việc bố trí, sắp xếp một hành vi lệch lạc ngồi cạnh một học sinh có hành vi tốt. Như vậy, cách cư xử của học sinh tốt sẽ giúp cho học sinh kia nhận thấy hành vi chưa đúng của mình và chỉnh sửa. Tuy nhiên, học sinh có hành vi tốt cũng có thể sẽ bị nhiễm hành vi lệch lạc của học sinh kia, đây chính là kết quả trái ngược không mong đợi.

Lý thuyết hệ thống sinh thái. (Ecology systems):Lý thuyết hệ thống chỉ sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Theo Barker: “Hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và ranh giới dễ nhận biết”. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu tố này. Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống. Có thể định nghĩa ba cấp độ hệ thống như sau:

20

Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy.

Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân như gia đình, nhóm làm việc, và những nhóm xã hội khác.

Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình.

Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế cộng đồng và nền văn hóa.Trẻ em cũng có thể được hiểu trong mối quan hệ gia đình với bố mẹ (như con trai và con gái ở bất kỳ độ tuổi nào) hoặc, với nghĩa ẩn dụ, hoặc thành viên nhóm trong một gia tộc, bộ lạc, hay tôn giáo, nó cũng có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một thời gian, địa điểm cụ thể, hoặc hoàn cảnh, như trong "một đứa trẻ vô tư" hay "một đứa trẻ của những năm sáu mươi".

Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow

Trong hệ thống lý thuyết về quản trị và động viên, thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow là thuyết có được một sự hiểu biết rộng lớn.

Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao. Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:

* Những nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác.

21

* Những nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn, không bị de đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ…

* Những nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội…

* Những nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác, được người khác tôn trọng, địa vị …

* Những nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước…Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người. Maslow cho rằng làm thỏa mãn các nhu cầu ở cấp thấp là dễ làm hơn so với việc làm thỏa mãn những nhu cầu ở cấp cao vì nhu cầu cấp thấp là có giới hạn và có thể được thỏa mãn từ bên ngoài. Ông còn cho rằng đầu tiên các nhu cầu ở cấp thấp nhất hoạt động, nó đòi hỏi được thỏa mãn và như vậy nó là động lực thúc đẩy con người – nó là nhân tố động cơ. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì nó không còn là yếu tố động cơ nữa, lúc đó các nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện.

4.2. Thao tác hóa khái niệm

Sau đây là một số khái niệm cơ bản của đề tài, những phân tích về định hướng của các khái niệm này chính là kim chỉ nam trong quá trình trong quá trình xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

Khái niệm trẻ em:

Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn." hiệp nước này được 192 của 194 nước thành viên phê duyệt. Một số định nghĩa tiếng Anh của từ trẻ em bao gồm thai nhi.

 Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng thành. Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhóm không để đưa ra những quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải luôn có người giám hộ. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

22

Dưới góc độ xã hội , trẻ em là những người chưa đến tuổi trưởng thành đang trong giai đoạn phát triển và vẫn lệ thuộc vào gia đình ,sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng lớn từ môi trường xã hội nhất là giáo dục và nhỏ hơn 18 tuổi.

Khái niệm nghèo và trẻ em nghèo:

Nghèo: diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki số ra mới nhất vào ngày 13/02/2015))

Trẻ em nghèo:

Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004

của Việt Nam, trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 (mười sáu) tuổi

(Điều 1). Vậy trẻ em nghèo là những công dân dưới 16 tuổi thuộc

diện nghèo.

Trong đề tài này, nhóm chúng tôi hiểu trẻ em nghèo theo nghĩa chỉ đánh giá tình trạng trẻ em nghèo theo quan điểm thứ nhất, tức là thông qua đánh giá thu nhập hộ gia đình của trẻ.

Trẻ em nghèo ở Việt Nam: Là một khái niệm mà ở lứa tuổi trẻ em chưa có sự phân chia rõ ràng. Mọi trẻ đều bình đẳng về mọi mặt- kinh tế, chính trị, xã hội... Nếu có sự phân chia dựa vào chuẩn của người lớn, mà thực tế là chuẩn của gia đình - nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Như vậy, ở đây chỉ có thể dựa vào nguồn gốc trẻ em để xác định và phân biệt trẻ em con gia đình nghèo hay trẻ em con gia đình khá giả. Tình trạng nghèo đói của gia đình đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc lên cuộc đời của trẻ. Mỗi em một vẻ, mỗi em một hoàn cảnh nhưng đều có chung một tên là “trẻ em nghèo”. Các em không được đến trường, phải lao động kiếm tiền, không có thời gian vui chơi… trẻ em trong các gia đình nghèo sẽ luôn nằm trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói. ( Trẻ em trong các gia đình nghèo: Cần sự chung tay của toàn xã hội)

16:45, ngày mồng 06 Tháng 11/ 2013)

23

Giáo dục.

Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.[1] Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.( Bách khoa toàn thư tại trang wed http://vi.wikipedia.org/số ra mới nhất 13/02/2015).

 "Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người…” (Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục chuyên nghiệp Đại Học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)

Nói cách khác Giáo dục là quá trình truyền đạt kinh nghiệm, tri thức cho thế hệ ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.

4.3. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện, nhóm đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có sử dụng phương pháp định tính làm công cụ chủ yếu để thu thập thông tin bao gồm: phỏng vấn sâu, phân tích thông tin nội dung và khái quát các vấn đề trong thực tiễn với 30 mẫu hỏi được đưa ra phỏng vấn.Trong đó bao gồm: 23 trẻ học sinh tiểu học và 2 cô giáo, cùng Bà Mười người sáng lập ra ngôi trường tình thương này , 1 chị quản lý và 3 tình nguyện viên đã theo lớp học được hơn 2 năm nay.

Bên cạnh đó để có thể khai thác thông tin tối đa phục vụ cho bài nghiên cứu nhóm đề tài có kết hợp với cả phương pháp có tham dự, tìm hiểu thêm từ các nguồn tài liệu sắn trên các phương tiện thông tin như: Báo, đài, internet.. Để làm rõ hơn phong phú hơn nội dung bài nghiên cứu của mình.

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Dựa vào mục đích của đề tài đã xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài đó Tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến vấn đề giáo dục và thực trạng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương Bà Mười, đồng thời làm rõ phương pháp giáo dục tại trường so với phương pháp chung của bộ giáo dục.

24

5.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Tại trường tình thương bà Mười, nhà của trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

- Thời gian: Từ 10 tháng 10 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015

5.3. Giới hạn nghiên cứu.

Với cách nhìn của ngành công tác xã hội, có rất nhiều vấn đề cần bàn và phân tích trong vấn đề giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng với cấp độ nghiên cứu vi mô, do thời gian, kinh phí và chuyên môn có hạn nên nhóm nghiên cứu chỉ xin đề cập đến vấn đề giáo dục trẻ em nghèo tại trường tình thương Bà Mười (phường Tân Thuận Tây- quận 7 TP. Hcm). Sở dĩ nhóm lựa chọn địa điểm này do nhóm đã có thời gian thực tập và làm việc taị trường được 3 tháng, nhóm được tiếp xúc, va chạm và hòa vào cuộc sống chung của trẻ tại đây. Điều đó dễ dàng hơn khi nhóm tiếp xúc và quay trở lại sinh hoạt cùng với trẻ.

Bên cạnh đó trong suôt quá trình thực tập nhóm cũng đã vận dụng tối đa các kiến thức có được đê tìm hiểu về nhưng vấn đề giáo dục mà trẻ gặp phải trong suốt quá trình học tập của mình. Tuy nhiên do thời gian có hạn và thiếu về trình độ chuyên môn thực tiến nên kết quả mà nhóm đạt được chưa được như mong muốn.

Phạm vi nghiên cứu chỉ khoanh vùng có giới hạn và tiến hành trong một thời gian hạn hẹp cộng thêm những hạn chế về mặt khoảng cách nên nhóm chỉ tập chung nghiên cứu về những khó khăn mà trẻ đang găp phải cũng như phương pháp giáo dục dành cho trẻ tại trường có những khác biệt gì so với phương pháp giáo dục chung của bộ giáo dục, đồng thời tìm hiểu mộ số các nhu cầu của trẻ tại trường.

Hình 2. Các bé điều chỉnh hàng ngũ trước khi vào lớp.

25

6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.

Một trong những chiến lược phát triển quốc gia hiện nay đó là giáo dục, “Giáo dục là một cách để thoát nghèo” đúng như vậy ở Việt Nam giáo dục được coi là chính sách hàng đầu, là ưu tiên số một. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều trẻ không được đến trường và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do gia đình các em không có đủ điều kiện, để cho con em mình đi học.

Trẻ em nghèo thường bắt nguồn từ những gia đình nhập cư lên thành thị sinh sống, họ thiếu thốn nhiều mặt như không đủ các giấy tờ, thủ tục hợp pháp, để cho con em mình đến học ở những trường công lập, trường nhà nước. Chính vì vậy mới có các ngôi trường, lớp học tình thương được hình thành với mong muốn là cho trẻ được đến trường, nhằm giảm bớt phần nào gánh nặng trong giáo dục của xã hội, giúp trẻ có được cuộc sống tương lai tốt hơn.

Để trẻ em nghèo được đi học cao hơn không chỉ gói gọn ở việc xoá mù chữ mà đó là hành trang cho các em có tương lai tươi sáng hơn, ít nhất trẻ cũng phải biết đọc, biết viết được lên học ở tất cả các cấp: "Tìm hiểu vấn đề giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương bà Mười" nhằm mục đích làm rõ thực trạng và tìm hiểu rõ những khó khăn trong đời sống học tập của các em, đồng thời tìm hiểu những phương pháp dạy học ở trường tình thương bà Mười như thế nào? có nét gì khác biệt so với phương pháp dạy học ở các trường khác, điều này ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu và chất lượng học tập của các em?

Hình 3: Một giờ học tại trường tình thương

26

Công tác giảng dạy tại trường tình thương Bà Mười hiện nay có nhiều tiến bộ hơn so với trước đây, trong trường có 2 giáo viên có trình độ chuyên môn cao được đào tạo bài bản, và kinh nghiệm dạy học khá dày dặn, đảm bảo đúng với phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục.

Với tấm lòng cao cả và tình thương yêu to lớn của Bà Mười dành cho các em đã được xã hội ghi nhận, thấy được những khó khăn mà Bà gặp phải về tài chính cũng như việc giảng dạy từ đó các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí biết đến và các trang mạng xã hội được đăng tải lên rất nhiều, từ đó cũng được địa phương, các nhà hảo tâm giúp đỡ tạo điều kiện để duy trì hoạt động của trường ngày càng tốt hơn. Hiện nay các tổ chức phi chính phủ cũng đang hoạt động tại trường ngày càng nhiều, số lượng tình nguyện viên đến cũng tăng, cơ sở vật chất của ngày càng hoàn thiện, phương pháp giảng dạy cũng đa dạng và linh hoạt hơn, ngoài các môn học chính trường còn tổ chức dạy một số môn phụ như vẽ, anh văn,... Bên cạnh đó thì cũng xuất hiện những khó khăn về việc giảng dạy mà chủ yếu là phía tình nguyện viên với đặc thù đa số người có trình độ chuyên môn là không nhiều vì thế việc truyền đạt kiến thức không đạt như mong muốn đó là vấn đề hầu như các trường tình thương nào cũng không tránh khỏi.

7. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN.

7.1 Ýnghĩa lý luận:

Với tính chất và đặc trưng của đề tài và với kết quả nghiên cứu đạt được sẽ làm phong phú thêm hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và những ai quan tâm đến đề tài. Bổ sung thêm một lượng kiến thức cho các nhà hoạt động xã hội trong công tác với trẻ em, nhất là chuyên ngành công tác xã hội.

7.2, Ý nghĩa thực tiễn:

- Qua đề tài này nhóm ghiên cứu có điều kiện để áp dụng các lý thuyết đã học vào thực hành nâng cao năng lực cho bản thân từ đó nắm vững các kiến thức áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, nhõm cũng hiểu rõ hơn về các loại hình giáo dục và các vấn đề mà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vướng phải để được đến trường và quá trình học tập tại trường.

Đồng thời chúng tôi mong muốn đóng góp vào công việc mô tả các vấn đề giáo dục mà trẻ có hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải. Từ đó mong rằng xã hội sẽ có cái nhìn tích cực hơn với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

27

Và đề tài nhóm cũng mong các nhà hoạch định, nhà công tác xã hội sẽ có thêm nhiều chương trình, chính sách và cộng đồng cùng quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

8. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.

1) Thực trạng về vấn đề giáo dục trẻ tại trường tình thương bà Mười hiện nay?

2) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến những hoạt động học tập của trẻ tại trường tình thương bà Mười?

3) Mô hình giáo dục trường tình thương bà Mười có gì khác biệt so với các trường tình thương khác và so với chuẩn chung của Bộ giáo dục Việt Nam?

4) Các phương pháp giảng dạy của trường tình thương Bà Mười hiện tại có phù hợp với năng lực học tập của trẻ hay không?

5) Có những đề xuất kiến nghị nào để góp phần cải thiện chất lượng học tập tại trường tình thương Bà Mười

9. KHUNG PHÂN TÍCH.

28

10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.

Thực trạng về trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong học tập của trẻ

các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ

Sự khác biệt về phương pháp giảng dạy giữa các trường tình thương.

Vấn đề giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương bà Mười

Những điểm mới và hiệu quả của việc áp dụng những phương pháp giảng dạy mới tại trường TT bà Mười

29

Đề tài nghiên cứu được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị.

Phần nội dung bao gồm 3 chương:

Chương I: Thực trạng về điều kiện học tập và các yếu tố ảnh hưởng trong học tập của trẻ tại trường tình thương bà Mười.

Chương II: Hành vi, thái độ của trẻ nghèo, trẻ có hoàn cảnh khó khăn đối với việc học tập

Chương III: Điểm mới trong phương pháp giảng dạy và những định hướng giáo dục tại trường tình thương bà Mười

PHẦN II : NỘI DUNG.

30

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG HỌC TẬP CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI.

1. Tổng quan về trường tình thương bà Mười .(Địa chỉ: Đường KE-45 phường Tân Thuận Tây, Q7.TP.HCM.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Bà Mười

Người thành lập trường.

Chị Phượng

Quản lý chính.

Chị Hằng

Quản lý nhân sự

Anh Thịnh

Quản lý cở sở vật chất

Anh Dưỡng

Quản lý về chương trình học tập

Giáo viên Tìnhnguyện viên

Học sinhGhi chú: Chỉ đạo

Tương tác:

31

Nép mình bên chân cầu Tân Thuận là một lớp học khá đặc biệt mà người dân ở đây quen gọi với cái tên thân mật là “Lớp học tình thương Bà Mười”. Ý tưởng xây dựng một lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, cơ nhỡ bắt đầu từ khi Bà Mười (tên thật là Lữ Thị Lệ Nương) đồng cảm với số phận bấp bênh của lũ trẻ nhem nhuốc nghĩ về con chữ, tập đánh vần, viết từng nét chữ bởi sự hướng dẫn của sinh viên mùa hè xanh.vì lý do đó năm 1999 lớp học được thành lập. Thời điểm ban đầu cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, lớp học chỉ dạy tạm bợ ở ven sông. Cảm động trước hình ảnh những đứa trẻ ham học cũng như tấm lòng nhân ái của Bà Mười, chính quyền đã tạo điều kiện cho lớp học chuyển về cơ sở cách đây được vài năm (đường KE-45 phường Tân Thuận Tây, Q7.Tp Hồ Chí Minh).

Lớp học dành cho bọn trẻ “ba không” không nhà, không hộ khẩu, không khai sinh, bởi đa phần học sinh đều là những trẻ mồ côi, con dân lao động từ các tỉnh miền Tây hay là con em sống lênh đênh sông nước ghe xuồng, nay dây mai đó. Ngoài giờ lên lớp các em còn tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau,.. Mặc dù không có giáo viên cố định, cũng không có đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách chỉnh tề, nhưng nơi đây vẫn là một lớp học đúng nghĩa, vì đến đây các em được học tập, học cách đọc, cách viết và được yêu thương. Lúc đầu bà Mười tập hợp những đứa trẻ nghèo ngoài đường phố dạy trẻ biết đọc, biết viết nhằm mục đích xóa mù chữ và dành một góc nhỏ trong nhà làm lớp học, thế nhưng số lượng trẻ ngày càng tăng ngôi nhà không còn đủ chỗ cho việc đứng lớp bập bẹ mà đánh vần được cái tên của mình nhưng không có một chỗ học ổn định lớp học phải thay đổi chỗ học liên tục nên số lượng trẻ đến trường cũng không đều trẻ lúc đến lúc không khiến cho giáo viên đứng lớp cũng nản và thường thì họ chỉ dạy các em một thời gian rồi nghỉ. Ban đầu lớp học được thành lập nhằm mục đích để tập hợp những đứa trẻ nghèo ngoài đường phố để cho chúng biết bập bẹ mà đánh vần được cái tên của mình. Sau này khi số lượng các em đi học ngày một nhiều hơn, đến nay đã có 25 em đang theo học tại trường, có nhiều em có lực học khá tốt nên nơi đây như một lớp học phổ cập cho các em. Lớp học đã có tổ chức rõ ràng, quy định giờ giấc vào học, cũng đã mời cô giáo về để đứng lớp dạy các em. Điều quan trọng nhất là đã đem được cái chữ tới cho các em, để các em có thể biết cái chữ, học đạo đức làm người. Sau hơn mười năm hoạt động, lớp học tình thương bà Mười đã đạt được những kết quả tốt trong việc giảng dạy và giúp các em tiếp cận con chữ cùng những tri thức mới. Đây là nơi rèn luyện nếp sống đạo đức, giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Thương lũ trẻ nghèo khổ bà Mười còn xin nhiều việc làm thêm cho các em như phụ giữ xe, phụ quán nước để các em có thêm kinh phí để trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Bà Mười còn ấp ủ dự đinh sẽ nhờ các trường dạy nghề

32

về lớp dạy cho các em, để sau này nếu không có điều kiện học cao hơn thì cũng có cái nghề mà mưu sinh.

Đối tượng chính của lớp học đó là những em nhỏ nghèo không có điều kiện theo học tại các trường công lập trên địa bàn Quận 7.Bà Mười là người trực tiếp đứng ra cai quản lớp học từ khâu vật chất lẫn thuê giáo viên dạy các em trong những năm về trước. Nhưng do tuổi tác đã cao nên. Một năm trở lại đây Bà Mười giao cho chị Phượng sinh viên năm 3 của trường luật quản lý chính của lớp học. Ngoài ra thì còn có một đội ngũ 26 tình nguyện viên khác tham gia hỗ trợ lớp học và hai giáo viên đứng lớp chính được chị Phượng thuê để phục vụ cho quá trình giảng dạy khối lớp 1,2, 3 còn khối lớp 4 thì do các tình nguyện viên tại trường học chịu trách nhiệm giảng dạy. Với tổng số lượng trẻ tại lớp học hiện tại là em. Ngoài việc học tập là chính lớp học còn hay tổ chức các hoạt động sinh hoạt dạy kỹ năng sống , nâng cao nhận thức cho các em hay các hoạt động vui chơi vào buổi sáng thứ bảy hàng tuần do các tình nguyện viên tổ chức.

Cơ sở vật chất trang thiết bị tại trường đã được cải thiện và phát triển hơn rất nhiều so với 14 năm về trước, tuy nhiên số lượng trẻ học phân phối ở cả 4 khối lớp nên nhu cầu cơ sở vật chất ngày càng tăng và cơ sở thì còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được. Hiện tại 4 khối lớp chỉ có hai phòng học chính các em phải học lớp ghép, trẻ không có sân chơi riêng phục vụ cho quá trình học tập mặc dù dụng cụ học tập được nhà trường ban phát trẻ không phải nộp bất cứ chi phí nào xong trẻ ở đây vẫn chịu nhiều thiệt thòi do trường học không đủ nguồn nhân lực có chất lượng để đứng lớp, trẻ không được học đầy đủ các môn thei quy trình đào tạo của bộ giáo dục mà chỉ được học hai môn toán tiếng việt đó là một sự thiếu hụt rất lớn trong việc gáo dục tai trường.

Về kinh phí hoạt động lớp học chủ yếu là do Bà Mười trực tiếp đứng ra lo liệu, ngoài ra cũng có một số các nhà thiện nguyện hộ bên ngoài hỗ trợ nhưng với một số lượng nhỏ chủ yếu họ chỉ giúp đỡ về mặt tinh thần là chính và chưa có một tổ chức nào chính thức đứng ra tài trợ cho lớp học.

Với sứ mệnh và mục đích của mình hiện tại lớp học tình thương đang có …trẻ theo học, tuy nhiên việc dạy trẻ như thế nào? làm sao cho trẻ có hứng thú và chuyên tâm vào việc học cho hết tiểu học ,tiếp đó là học cao hơn để trỏ thành người có ích cho xã hội đó cũng là một thách thức đặt ra cho các nhà giáo trong viêc giáo dục trẻ tại đây.

33

Hình 4:Những bức ảnh kỷ yếu của lớp họ.

2. Thực trạng chung:

Thuận lợi:

Các tình nguyện viên, giáo viên đứng lớp của trường tình thương bà Mười chủ yếu là sinh viên với số lượng khá đông (hiện có 26 bạn) đến từ các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố như: Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Công Nghiệp, Hành Chính Marketing, Tự Nhiên, Bách Khoa, Kiến Trúc, Kinh Tế,...

Các bạn rất năng động, hoạt bát sáng tạo không chỉ trong việc dạy học cho các em mà còn trong các hoạt động nữa. Ngoài ra trường còn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện, cá nhân, các đoàn thể khác nhau.

Chính quyền địa phương luôn quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để việc dạy và học của thầy trò được hoàn thành tốt, nhất là vấn đề an ninh.

Đồng thời nhà trường cũng có đầy đủ các đồ dùng cần thiết để phục vụ cho việc học của các em như: Tủ đựng sách, đồ dùng học tập, quạt trần mát, bảng sinh hoạt chủ điểm, nhà kho chứ đồ dùng của các em.... Tuy còn thiếu thốn nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu cơ bản của các em trong trường.

Một nhân tố có thể nói rất quan trọng giúp học sinh ở đây vượt qua khó khăn trong việc đến trường là lòng nhiệt tình tâm huyết, yêu thương từ Bà Mười, cô giáo và các

34

bạn tình nguyện viên đã cổ vũ mạnh mẽ vận động các em đến lớp. Qua đó nâng cao điều kiện học tập cho các em.

Khó khăn:

Khó khăn của các trường tình thương nói chung và trường tình thương bà Mười nói riêng là thiếu kinh phí, cơ sở vật chất để phục vụ việc học và là nơi quy tụ phần lớn là các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với các độ tuổi khác nhau, nhiều em đã quá độ tuổi đến trường, hoặc có vấn đề về tâm sinh lý nên việc dạy các em lại vất vả hơn, trong khi đó trường lại thiếu giáo viên có trình độ chuyên môn hay kỹ năng sư phạm đứng lớp mà chủ yếu là các tình nguyện viên chưa có kỹ năng sư phạm đứng lớp. Vả lại các em học kém thì nhiều mà về nhà lại thêm cái tội nhác học, gia đình ít quan tâm chú trọng đến việc học nữa nên việc dạy dỗ nâng cao chất lượng học tập cho các em rất khó khăn. Các em ở đây đa phần là học sinh yếu kém lại còn nghịch, quậy, lười học nên rất khó tiếp cận và dạy dỗ.

Còn phía các em học sinh nơi đây là các em không có điều kiện, thời gian để đến trường học hành, do hoàn cảnh, kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ ít quan tâm dạy dỗ, các em cũng phải lao động sớm để phụ giúp gia đình. Các em gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức do thời gian đến trường không cố định mà bữa học, bữa nghỉ và thường các trường tình thương đều không có điều kiện mở dạy đầy đủ các môn học theo đúng chương trình đào tạo của Bộ giáo dục.

Một điểm đáng lưu ý nữa đối với các em ở trường tình thương bà Mười là cha mẹ các em công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh nên hay di chuyển nay đây mai đó và cho con đi học được một thời gian, rồi chán thành phố gia đình lại chuyển về quên sống, nên có em chỉ kịp làm quen với trường, với lớp và bạn bè, chứ chưa kịp học hành gì cả. Nhiều phụ huynh chưa chú trọng đến việc học của con, họ cứ mải mê kiếm tiền, nhằm cải thiện cuộc sống khó khăn hiện tại nên đã để con em mình mù chữ, thiếu học, dốt nát học hành không đến nơi đến chốn..... Buộc con cũng phải lao động phụ thêm cho cha mẹ khi các em đang còn trong độ tuổi đi học.

Trung tâm học tập và phát triển cộng đồng (Trường tình thương bà Mười) có quy mô nhỏ, với 2 cô giáo và các bạn tình nguyện viên nhân sự còn nhiều hạn chế, các bạn cũng gặp khó khăn trong việc dạy khi mà kỹ năng sư phạm không có và các hoạt động ngoại khóa chưa được thực hiện tốt, các hoạt động còn mang tính chất vật chất nhiều hơn tinh thần, các em đi tham gia hoạt động để lấy quà, lấy phần thưởng hơn là các hoạt động mang tính giáo dục.

35

Bên cạnh đó độ tuổi của các em còn nhỏ, đang tuổi ăn, tuổi chơi nên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Các em cũng ít được tham gia vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống, không được học thêm bổ sung kiến thức chỉ được học toán và tiếng việt không được học một môn nào khác. Vì không có hộ khẩu nên các trường chính quy không nhận học. Một số em thông minh, ham học, hát hay, vẻ đẹp, . . . Lại không có điều kiện phát triển.

Hình 5:Lớp ghép tại trường tình thương.

Trong việc giảng dạy cũng gặp những khó khăn nhất định như: Các em lười học, không chịu học bài làm bài về nhà, đội ngũ giáo viên thì thiếu trầm trọng về trình độ dạy luôn theo phương pháp dạy truyền thống, cũng như việc phải thay phiên nhau đứng lớp. Các bạn tình nguyện viên cũng vậy khó sắp xếp thời gian hợp lí cho cả việc học và việc tham gia tình nguyện của mình. Về cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học tập của các em.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh tại trường tình thương bà Mười.

3.1. Về phía nhà trường

Học tập luôn là một hoạt động trọng tâm của học sinh và là vấn đề nhà trường, phụ huynh và xã hội chú trọng quan tâm nhất. Trung tâm hỗ trợ học tập và phát triển cộng đồng được gọi là trường tình thương bà Mười đang tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học tập và phát triển nhân cách một cách tốt hơn.Khi theo học tại trường các em hoàn toàn được miễn học phí không phải đóng bất cứ một khoản chi tiêu nào hầu hết các em học ở đây được cung cấp sách vở, cặp, bút mực.....miễn phí. Theo bà Mười người sáng lập ra ngôi trường cho hay: " Về vật chất các em ở đây không phải đóng

36

học phí, tất cả các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên được nhà trường hỗ trợ về sách vở, quần áo, đồ dùng học tập....Trước kia mới thành lập trường thì bà Mười tự lo lấy cho các em, nhưng bây giờ các nhiều người càng biết đến trường nên ván đề về sách vở, bút mực....là không phải lo nữa, có khi dùng không hết nên cho các trường khác họ dùng kẻo để lâu ngày nó sẽ hỏng, khi nào mình cần họ sẽ hỗ trợ lại cho mình" ( trích biên bản phỏng vấn sâu số 1). Đồng thời nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng cho quá trình học tập của các em hiện nay nhà trường cũng có tủ đựng sách, đồ dùng học tập, quạt trần mát, bảng sinh hoạt chủ điểm, nhà kho chứ đồ dùng của các em.... Tuy còn thiếu thốn nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu cơ bản của các em trong trường.

Hình 6:Một số trang thiết bị dạy và học.

Đây là một ngôi trường tình thương được dựng lên với hình thức là xóa mù chữ cho các em, nhưng đồng thời giúp các em học hỏi thêm kiến thức, phát triển các mối quan hệ bạn bè, giáo dục nhận thức nhân cách hay hơn là khi các em phải suốt ngày lang bạt ngoài đường kiếm tiền phụ giúp gia đình. Trẻ em được học ở trường đến khi nào lên đến lớp 5 hết bậc tiểu học thì được ra trường và xin vào những trường công của nhà nước nếu gia đình em đủ diều kiện về tài chính, giấy tờ hợp pháp cho các em. Nếu có em nào không theo được chương trình bị lưu ban 3, 4 năm vẫn được tiếp tục học tại trường. Ngoài ra trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, rèn luyện đạo đức cho các em như chương trình sinh hoạt chủ điểm vào ngày thứ 4 mỗi tuần. Vì trường là trường tình thương nên có nhiều bạn sinh viên biết đến qua báo,

37

facebook, ti vi... Đến tình nguyện dạy cho các em nên từ đó các hoạt động giáo dục nhân cách hay sinh hoạt chủ điểm vào mỗi tuần được tcác bạn tình nguyện viên ổ chức mạnh mẽ sôi nổi gây hào hứng với các em.

Công tác giáo dục tại trung tâm hỗ trợ và học tập cộng đồng ( trường tình thương bà Mười) bà Mười và các bạn tình nguyện viên cũng như những ai đã từng và đang đến hỗ trợ cho trường đánh giá cao, mang tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc. Hầu hết các em ở đây có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt gia đình em đều nghèo như em: A ở lớp 1, D.T ở lớp 3.....các em bị mồ côi cha hoặc mẹ từ nhỏ, mẹ đi làm xa công việc không ổn định. Các em sống với ông bà nội đã già nên tuổi cao sức yếu, nhà lại nghèo nên khó có thể cho các em đến lớp thường xuyên, mỗi lần đến lớp bà Mười, các bạn tình nguyện viên phải khuyên giải, khuyến khích, động viên an ủi.... Hỗ trợ các em về đồ dùng học tập, quần áo....để các em đi học đầy đủ hơn.

Trong phương pháp giảng dạy và học ở trường có cân bằng giữa trình độ và kiến thức. Trường chú trọng nhất là chất lượng giáo dục cho học sinh là chính. Vì vậy hình thức dạy học phải được sử dụng một cách đơn giản, thực tế cho các em đễ hiểu, đễ tiếp thu và nhớ bài Theo bạn tình nguyện viên tên M cho biết: " Trong quá trình dạy, khó nhất là phần toán do các em ở độ tuổi lười học ham chơi nhiều hơn về nhà lại không có ai kèm cặp nên những bài toán phức tạp khó hơn chút xíu cũng không làm được với lại sự nghịch ngợm, quậy phá của các em khiến mình cũng có lúc nản nhưng mình ngĩ khi đã là tình nguyện viên ở đây thì mình dạy phải có trách nhiệm và nhiệt huyết đối với các em"

Học sinh ở trường tuy hơi quậy phá do tính chất tâm lý độ tuổi, bị ảnh hưởng từ môi trường sống như gia đình, sự va chạm xã hội nên các em ít được quan tâm ương bướng, lì lợm hơn. Tuy nhiên phần lớn các em cũng biết nghe lời thầy cô giáo trong trường, lễ phép chăm chỉ tham gia các hoạt động tập thể cũng rất quan tâm say mê trong việc học. Ví dụ như: Vào thứ 6 mỗi tuần, sau cuối buổi học các em phải tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học, lau chùi bàn ghế, để chào đón một tuần học tiếp theo sao cho sạch sẽ. Đồng thời làm bài tập cô giáo ra mỗi lúc rãnh rỗi. Chính vì vậy bà Mười, 2 cô giáo và các bạn tình nguyện viên rất yêu quý các em, xem các em như cháu như em của mình. Ở đây các mối quan hệ thân thiết không chỉ dừng lại tình cô trò mà còn có những tình cảm xuất phát từ gia đình , thể hiện ở cách xưng hô Bà Mười- con thân thiết gần gũi chan hòa sâu đậm. Mỗi một năm qua nhà trường có biết bao nhiêu biết động về tình hình học sinh và giáo viên trong trường, các em chuyển đi, chuyển vào, đội ngũ giảng đạy thay đổi do các cô giáo nghỉ không lí do, các bạn tình nguyện viên bận việc này việc nọ không đến dạy thường xuyên được. Nhiều phương pháp giáo dục

38

cũng được đổi mới, tiến độ dạy và học cũng được điều chỉnh lại. Ban đầu mất rất nhiều thời gian cho công tác này có đợt các em không có ai dạy chán nản bỏ học luôn sau này có thêm các bạn tình nguyện viên giúp sức rồi trở lại ởn định hơn. Mật độ dân cư ở đâu khá đông chủ yếu là dân nhập cư chuyển đến, nghèo và việc làm không ổn định, lâu đài.

Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em học sinh, bà Mười cho biết thêm: "Học sinh trường hiện nay là 25 em đi học đều đặn ổn định của tất cả 4 lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Tuy nhiên, tương lai các em sau này phụ thuộc nhiều vào gia đình, có những em theo học ở trường đến lớp 4 xong chuẩn bị sang lớp 5 gia đình chuyển đi nơi khác và như vậy đã có nhiều em bỏ học từ đó luôn. Tại trung tâm giáo dục cộng đồng (trường tình thương bà Mười) điều kiện của các em đang ngày càng được đảm bảo hơn trước. Ở đây cũng có một số học sinh các biệt hay quậy phá, nghịch ngợm do sự tiếp xúc va chạm với cuộc sống của các em quá sớm hoặc sự cô lập không chú tâm đến việc hoc hành là ảnh hưởng đến bạn bè xung quanh. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của trường tình thương. Chị Phượng sinh viên năm 3 trường đại học luật, chị đã làm tình nguyện viên ở đây cũng khá lâu rồi nên được bà Mười tin tưởng giáo trọng trách quản lí lớp học chi sẻ thêm: " Còn một số học sinh cá biệt như em An cha mẹ li dị, em ở với mẹ với dượng mẹ đi làm suốt ngày 9, 10 giờ đếm mới về nhà. Em nghịch ngợm, kì lợm phá phách nhất lớp 1 thì mấy bạn tình nguyện viên phải dùng biện pháp răn đe hơn là khuyên bảo dạy dỗ. Ngoài ra còn có em Quyên bị tự kỉ, ít nói học lực kém nên phải bố trí cho một bạn thường xuyên theo dõi kèm cặp em giúp em biết cách tập trung và chú trọng học tập. Cũng theo ý kiến chia sẻ của bà Mười: " Sẵn sàng thu nhập các em vào học, mặc dù không có giấy tờ khái sinh đầy đủ, chỉ mong các em vào lớp vào trường học ổn định ngoan ngoãn là được rồi" tai trường các em học sinh nhận được sự quản lí, hỗ trợ của cô giáo, của các bạn tình nguyện viên trong việc dạy học và nâng cao nhận thức, ổn định tinh thần cho các em sớm hòa nhập cùng với thầy cô bạn bè và phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh.

Một nhân tố có thể nói rất quan trọng giúp học sinh ở đây vượt qua khó khăn trong việc đến trường là lòng nhiệt tình tâm huyết, yêu thương từ bà mười, từ cô giáo và các bạn tình nguyện viên đã cổ vũ mạnh mẽ vận động các em đến lớp. Qua đó nâng cao điều kiện học tập cho các em.

3.2 Về phía gia đình.

Nếu gia đình là tế bào của xã hội thì việc xã hội hóa trẻ sẽ phải bắt đầu từ phía gia đình. Vai trò của giáo dục gia đình dành cho mỗi chúng ta là vô cùng quan trọng và tất

39

yếu. Một gia đình có nền giáo dục tốt có sự quan tâm yêu thương của cha mẹ dành cho con cái thì trẻ sẽ lãnh hội được những giá trị đạo đức và tinh thần quý báu. Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Thực tế đối với trẻ ở trung tâm hỗ trợ học tập và phát triển cộng đồng (trường tình thương bà Mười) thì lại khác, mỗi em có một hoàn cảnh khác nhau, nhìn chung là còn nhiều khó khăn. Hầu hết các em sinh ra trong những gia đình khó khăn, cái ăn mặc nhiều khi còn thiếu thốn huống chi nói đến chuyện đến trường. Như lời của bà Mười đã tâm sự: "trẻ ở đây thường là con của những công nhân, cha mẹ làm nghề lao động phổ thông chạy xe ôm, bán vé số hay bán hoa quả dạo....." là con của những người nhập cư nên rất khó khăn trong việc tìm chỗ học cho con cái. Theo như lời của em D. T. N. Ng em biết: "Ba của con thì đi làm thuê, làm thợ Hồ, còn mẹ thì ở nhà làm nội chợ. (trích biên bản phỏng vấn số 13). Đôi khi các em phải chịu nhiều thiệt thòi rất nhiều so với các bạn cùng trăng lứa, chính vì thế trường tình thương bà Mười được thành lập phần nào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các bậc phụ huynh ở nơi đây. Ngoài việc học các em còn phải làm các công việc giúp đỡ gia đình đôi khi phải dẫn đến nghỉ học để ở nhà như việc cha mẹ đi làm các em phải ở nhà trông em giúp cha mẹ, giặt đồ, nấu cơm..... Sinh ra trong những gia đình khó khăn nên phần nào các em cũng hiểu được hoàn cảnh của gia đình mình và làm theo. Khi được hỏi: Đi học con có gặp khó khăn gì không? Bé đã trả lời dạ có, đó là những lúc con bận bà bắt con trông em, rửa chén, hay giặt đồ, với lại đường xa con lại đi bằng xe đạp đường lại đông nên con cảm thấy sợ sợ ạ " ( trích biên bản phỏng vấn số 11)

Như em M.V.P đã chia sẻ: "Phía dưới em còn có 2 em nhỏ nữa nên cứ buổi nào trường cho nghỉ học, hay bố mẹ em bận việc quá không có ai trông em thì đành để ở nhà trông em, nấu cơm...Nên em bị mất bài".

Lại còn vấn đề nữa là các em vào học ổn định chưa được bao lâu thì cha mẹ vì lí do công việc, gia đình, họ hàng lại phải chuyển đi chỗ khác hay về quê làm ăn sinh sống nên các em phải di chuyển cùng cha mẹ mặc dù trường lớp nhà em mới bắt đầu quen. Thử hỏi nếu cứ đi học trong tâm trạng thất thường buổi đi buổi nghỉ như vậy thì làm sao các em có thể tiến bộ tập trung vào học hành được, vì vậy cũng không hiếm gặp những tình trạng các em học và bị ở lại đến 1, 2 năm.

Ngoài ra các em còn phải chịu áp lực từ gia đình, miếng cơm manh áo, khiến các em đôi lúc cảm thấy hụt hẩng về tình cảm, chăm sóc của gia đình, từ đó các em dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: ăn cắp vặt, internet....khiến các em khó tập trung vào học một cách chuyên sâu. Ngoài ra ở trung tâm học tập và phát triển cộng đồng

40

( trường tình thương bà mười ) còn có một sống em một buổi đi học, một buổi phải đi bán vé số phụ giúp cha mẹ kiếm thêm đồng ra đồng vào, có hôm không bán được vé số các em lại phải nghỉ học bán cho hết chỗ vé số ấy. Vừa đi học vừa phải nơm nớp lo sợ như vậy khiến các em khó có thể tập trung học hành.

Tuy nhiên, có nhiều gia đình cũng quan tâm đến vấn đề học tập của con cái mình, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con cái, họ cũng có nhận thức cao hơn trước. Một số gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn thì hay cho con mình tiền tiêu vặt. Khi nhà trường gọi điện hỏi thăm hay có việc gì cần gặp luôn sẵn sàng tham gia đầy đủ. Về nhà có kiểm tra bài vở của các em xem các em học tập thế nào như eem D. T. N. Ng chia sẻ: "Tối nào ba mẹ cũng nhắc nhở học bài nhưng không kèm mà em tự học, trừ khi nào em không hiểu bài thì ba mẹ hay chị của em mới kèm em học ạ. (trích biên bản phỏng vấn số 13)

Nhìn chung về phía gia đình đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng trong học tập của con em mình.

Như vậy có thế thấy yếu tố gia đình có tác động không nhỏ đến việc học tập và phát triển của trẻ. Điều này không thể đòi hỏi sự thay đổi ngày một ngày hai mà nó cần có một lộ trình, cần có thời gian và những sự hậu thuẫn khác từ nhà trường, phía chính quyền địa phương, cùng với sự phát triển kinh tế gia đình ngày càng vững chắc thì con em mới có cơ hội học tập cao hơn.

3.3 Về phía các tổ chức xã hội

Ở đây là lớp học tình thương có thể nói về mặt các tổ chức xã hội nhất là lực lượng các bạn tình nguyện viên là sinh viên của các trường cao đẳng đại học trên địa bàn và từ các nơi đến nữa. Các bạn rất năng động, hoạt bát sáng tạo không chỉ trong việc dạy học cho các em mà còn trong các hoạt động nữa. Ở đây có Chị Phượng là sinh viên trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, đã thay bà Mười quản lí lớp học cũng đã giao nhiệm vụ cho các tình nguyện viên tại cơ sở đảm bảo nhiệm vụ của lớp học: Anh Dưỡng chịu trách nhiệm ra đề thi hàng tháng và kỳ cho các em. Anh T làm kho vật chất, anh Th kho sự kiện và chị D, anh K bên hậu cần. Chị cũng cho biết: "tình nguyện viên hiện tại là 26 người, trước kia thì có tới 70 người gồm các trường đại học như: Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Công Nghiệp, Hành Chính Marketing, Tự Nhiên, Bách Khoa, Huslip, Kiến Trúc, Kinh Tế, Giao Thông Vận Tải..."

Ngoài ra các tổ chức từ thiện, các hoạt động tình nguyện của sinh viên các trường khác nhau cũng đến thăm lớp và tặng quà cho các em. Ngoài ra các em còn nhận được quà từ các vị ân nhân, nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ từ các đoàn thể khác nhau. Theo thông

41

tin từ bà Mười cho biết: " Vào các dịp lễ, tết, trung thu, 1/6....... Thì có nhiều tổ chức đến và làm hoạt động từ thiện tặng quà, sách cặp, vở.... nhiều lắm! Mới hôm đây mà có chú bên nước ngoài về làm từ thiện vì biết được trường qua internet nên đã đến thăm và tặng cho lớp học một cái tủ đựng sách và quà, cặp cho các em, bà Mười cũng ra dự" (Trích biên bản phỏng vấn sâu số 1).

Khi hỏi Cô N về vấn đề : có hay tham gia sinh hoạt với các em không? cô cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào? Cô trả lời: Cô chỉ đi dạy từ thứ 2 đến thứ 6 là cô nghỉ rồi, cô không hay tham gia sinh hoạt với các em , những hoạt động ở trường đều do các bạn sinh viên đảm nhiệm. Nhưng thỉnh thoảng cũng có một số tổ chức đến thăm hỏi tặng quà cho các em, tài trợ bút, sách vở bánh kẹo.... Cô cũng tạo điều kiện cho họ giao lưu làm quen với các em vào những giờ trẻ được ra chơi. (trích biên bản phỏng vấn số 3)

không những thế những hoạt động ở đây còn có tổ chức phi chính phủ bên dự án " cầu hàn" về tài trợ và tổ chức các hoạt động vào mỗi thứ 4 hàng tuần cho các em rất vui và bổ ích, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hát giữa đám đông, sáng tạo trong hình vẽ........rất nhiều hoạt động khác nữa. Có thể nói hoạt động ở trường tình thương bà Mười rất có hiệu quả và luôn được các em tham gia hưởng ứng nhiệt tình nhưng bến cạnh đó cũng có một số em không có thời gia cũng như điều kiện tham gia nên số lượng học sinh tham gia chưa thực sự đầy đủ.

Đây là một số nhân tố động viên động viên tinh thần, khích lệ việc học của các em, tạo niềm tin định hướng ước mơ tương lai cho các em sau này, giúp cuộc sống các em ngày càng tốt hơn. Điều này sẽ đóng góp trong việc xây dựng một xã hội phát triển toàn diện, trẻ em là tương lai của đất nước.

4. Nguyên nhân và hướng giải quyết nhữngvấn đề khó khăn trong học tập của học sinh tại trường tình thương Bà Mười.

a) Nguyên nhân.

Từ những thực trạng trên cho thấy mọi trẻ em đều có nhu cầu được học tập, phát triển như nhau muốn có trình độ học vấn cao hơn, song các điều kiện kinh tế, xã hội cản trở nhiều đến chất lượng sống cũng như trong việc học tập của các em. Như bà Mười đã chia sẻ: " Khó khăn cơ bản của các em học sinh nơi đây chủ yếu là về hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, bố mẹ ít quan tâm dạy dỗ thời lượng học trên lớp ít hơn các trường ở ngoài. Vả lại các em học kém thì nhiều về nhà lại thêm cái tội nhác học nữa nên việc dạy dỗ nâng cao chất lượng học tập rất khó khăn". Nguyên nhân là do hầu hết ba mẹ các em là dân nhập cư ở các tỉnh lẻ như: miền tây, nên công việc không ổn định

42

trình độ văn hóa thấp, ít quan tâm chú trọng đến việc học tương lai của con em nhưng mà khó khăn lớn nhất bây giờ phải kể đến cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy. Đồ dùng học tập của các em đều do các nhà tài trợ, hảo tâm người ta giúp cho sách, vở, bút, rồi đến tủ đựng sách…nên cũng đỡ được phần nào. Còn về giáo viên thì có 2 cô Nga và các bạn sinh viên nhưng các bạn sinh viên ngoài việc đến lớp dạy cho các em còn có việc học của mình nữa nên nhiều lúc rất bận không lên lớp được. Các em ở đây đa phần là học sinh yếu kém bọn trẻ nó nghịch, quậy, lười học nên rất khó để dạy và cho lên lớp" ( trích biên bản phỏng vấn sâu số 1)

Kinh tế là một yếu tố có tính chất quyết định mọi vấn đề của cuộc sống, con người. Đối với việc học tập của trẻ em đời sống kinh tế gia đình, mức độ quan tâm của cha mẹ là rất quan trọng tác động rất lớn đến điều kiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục đặc biệt, giáo dục chủ động có chất lượng cao là không được đáp ứng. Thu nhập gia đình thấp cản trở đến việc học tập, không có tiền đóng góp các khoản chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục có chất lượng thấp không được đáp ứng đầy đủ điều kiện cho các em phát triển đó là một nỗi khổ hay khó khăn lớn đối với trẻ em nghèo. Do đó, các em phải theo học tai các trường tình thương.

Thu nhập thấp, kinh tế gia đình khó khăn buộc các em phải lao động sớm cùng với gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi này phải có quyền được học tập đầy đủ, được vui chơi giải trí để thỏa mãn trí tưởng tượng sáng tạo của mình, nhưng chúng không thể thực hiện được đầy đủ các quyền đó và đó cũng chính là một bức xúc lớn trong toàn xã hội hiện nay. Được chị P. cho biết thêm: " Nhiều em gia đình khó khăn lắm, cha mẹ bận đi làm tối ngày không có thời gia đâu mà quan tâm đến con cái nữa, Các em thì đang còn nhỏ độ tuổi trong lớp cũng không đồng đều có đứa đi học đúng tuổi có đứa đi học muộn. Các em đang trong độ tuổi ăn tuổi chơi nên rất lười học, thích chơi hơn học. Phần vì các em hầu hết là kinh tế gia đình khó khăn, lại đông anh chị em nữa nên nhiều gia đình không đủ tiền cho các em đi học, nên nhiều em phải ở nhà phụ giúp gia đình kiếm tiền nên thường đi học quá so với độ tuổi quy định ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí học tập"

"Nghèo đói và dốt nát" thường là bạn đồng hành của nhau. Cái nghèo không vượt qua được cái dốt, cái dốt cứ bám theo hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ kì này qua kì khác làm cho con người xã hội tụt hậu so với các địa phương, kìm hãm sự phát triển xã hội.

Thời gian thực tập vừa qua chúng tôi cũng đã thấy rõ và thu nhận được những thông tin hữu ích, biết được các em học sinh ở đây đa phần học trung bình và yếu kém, chỉ

43

có một số em là học lực khá, biết vươn lên trong học tập. Tuy vậy cô giáo và các bạn tình nguyện viên luôn cố gắng dạy dỗ bảo ban các em, "Các em mặc dù học yếu nhưng cũng ngoan lại dễ thương nữa nên mình cũng cố gắng dạy cho các em" ( trích bản phỏng vấn sâu số 4)

Chúng tôi có hỏi qua giáo viên đứng lớp giảng dạy các em học sinh cảm thấy khó khăn cơ bản ở đây là gì? Nguyên nhân?

Theo giáo viên tại trường chia sẻ: “ trẻ em ở đây phần lớn quậy phá và lì lợm rất khó là dạy bảo các em ở đây học rất kém. Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài nhất là em Q bị bệnh tự kỉ. Có nhiều em học mấy năm rồi mà không được lên lớp, không được tốt nghiệp vì sức học của các em còn quá yếu không đủ tiêu chuẩn để lên lớp nếu có cho lên lớp trên. Mỗi năm, một lớp chỉ có vài ba em lên lớp thôi!" (trích biên bản phỏng vấn số 3)

Vì là trường tình thương nên chất lượng không thể so sánh với các trường khác, cả trường chỉ có 2 cô giáo dạy chính dạy lớp 1,2,3 được trả lương hàng tháng. Nhưng cũng chỉ là 1 triệu đồng số tiền đó không thể đủ chi tiêu cho sinh họt cho 2 cô, các lớp còn lại thì đều do các bạn tình nguyện viên đảm nhiệm, nên các bạn cũng gặp khó khăn trong việc dạy khi mà kĩ năng sư phạm không có. Tuy vậy tất cả mọi người đều đến với lớp học bằng tình tương yêu trẻ vì một tấm lòng cao cả mà không có mục đích tư lợi. Trên thực tế ở trường có một số em học sinh hơn tuổi so với lớp các em đang học, điều này dẫn đến sự mất đồng đều giữa các em học sinh, khiến các em cảm thấy ngại ngùng, e thẹn khi đến lớp như có em Quyên đã 13 tuổi mới học lớp 2. Việc trẻ em đi học không đúng tuổi cũng gây ra những trở ngại lớn đối với trường tình thương bà Mười.

b) Hướng giải quyết khó khăn tại trường.

Trước những hoàn cảnh khó khăn về điều kiện học tập không đáp ứng nhu cầu như vậy nhưng trường cũng có em học cao lên đến lớp 11, đến đại học cũng có một em, những em nào đủ điều kiện tốt nghiệp tiểu học sẽ được chuyển qua bên trường tình thương Ánh Linh để tiếp tục học tiếp.

Nhà trường luôn mong sao có sự kết hợp khăng khít giữa gia đình và nhà trường, quan tâm nhiều hơn nữa đến với các em, tạo mọi điều kiện để các em học tập được tốt hơn. Bên cạnh đó nhà trường cũng mong sự chung tay góp sức giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các bạn tình nguyện viên cho trường vì trường không thể đủ chi phí mời cô giáo về dạy được để góp phần ổn định việc học cũng như để các gia đình ổn định hơn trong việc nuôi dạy con cái. Cần thiết hơn hết các buổi dạy kĩ năng sống cho các em dạy

44

thêm các môn đạo đức, tự nhiên xã hội, âm nhạc, mỹ thuật...... Để các em học hỏi thêm kiến thức.

Trước những khó khăn, thách thức đó nhà trường cũng đưa ra những biện pháp nhất định để giải quyết tháo gỡ khó khăn: nỗ lực hết mình trong việc dạy các em theo kịp chương trình học, những em nào học yếu sẽ có những phương pháp dạy thích hợp thay vì dạy chung với cả lớp thì tách những em đó ra ngồi riêng ra từng góc kèm riêng. Các cô thầy tại trường thì luôn động viên nhắc nhở các em học tập, theo kịp với các bạn, không đặt nặng vấn đề, gây áp lực cho các em mà luôn dùng tình thương, ân cần nhẹ nhàng chỉ bảo ảm hóa trẻ. Xuất phát từ tấm lòng cao cả đó cả thầy và trò trường tình thương bà Mười ngày càng gắn bó với nhau, mối quan hệ của họ không đơn giản chỉ là tình thầy trò mà vượt lên trên nó đó chính là tình anh em trong gia đình thu nhỏ.

Chương II: Hành vi, thái độ của trẻ nghèo, trẻ có hoàn cảnh khó khăn đối với việc học tập

1. Tâm lý của trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Trẻ em nghèo là dạng trẻ em được xếp vào dạng trẻ em sống trong hoàn cảnh đặc biệt hoặc nhóm dễ bị tổn thương. Theo kiến thức trong cuốn sách "An sinh nhi đồng và gia đình" do Nguyễn Thị Nhẫn và Nguyễn Minh Hiền biên soạn nhìn chung thì tâm trạng của trẻ sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thường có các đặc điểm tâm lí như:

Mất đi sự ham thích và sinh lực: Trẻ đau khổ. Lo lắng sợ sệt có thể ngồi im một chỗ suốt ngày, không ham thích bất kì một hoạt động gì. Trẻ buồn lo lắng và rất khó tập trung. Đôi khi căng thẳng quá trẻ trở nên hiếu động bứt rứt chạy nhảy khắp nơi không thể ngồi yên, dễ bị kích động.

Hung hăng phá phách: Trẻ đâm ra hung hăng phá phách khi có cảm xúc mạnh do không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói, trẻ có thể đánh đập người khác khi em thấy căng thẳng, tức giận và sợ hãi Trẻ bắt chước những hành vi hung hăng vì trẻ từng là nạn nhân của hành vi bạo lực. Trong nhiều trường hợp trẻ không tin tưởng vào người lớn nếu trẻ từng bị người lớn đối xử thô bạo. Tuy nhiên khi trẻ mồ côi cha hoặc mẹ lại bám chặt người lớn như sợ bị bỏ rơi.

Buồn bã khó tính và dễ nổi cáu: Trẻ không phải lúc nào cũng nói về tâm trạng của mình, có thể trẻ vì quá bối rối hoặc sợ hãi nên không xác định được tâm trạng của mình hoặc không biết nói thế nào để diễn tả tâm trạng của mình. Trẻ có cái nhìn tiêu

45

cực về bản thân, những diễn dịch tiêu cực về các kinh nghiệm riêng và những quan điểm tiêu cực về tương lai..

Không nói thật: Vì trẻ ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những gì đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn, cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe

Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực. Những người lớn mà các em thường gặp thường có vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật ở lứa tuổi này là hoạt động với bạn bè cùng độ tuổi nhưng phải chung hoàn cảnh, cùng cảnh ngộ Và nó ảnh hưởng không nhỏ đến đến hoạt đông học tập. Hiện tượng tâm lý đó xuất phát từ những nguyên nhân sau: trước hết, do cùng độ tuổi, cùng học tập, sinh hoạt, vui chơi, các em dễ dàng hiểu và thông cảm với nhau. Thứ hai, nhóm bạn thân là môi trường thuận lợi nhất để các em trao đổi, tâm sự những điều thầm kín của bản thân mình, dễ dàng nêu ra.Thứ ba, chỉ trong nhóm bạn bè các em mới thỏa mãn được nhu cầu tự khẳng định mình.

Tại Việt Nam các dạng trẻ được đề cập đến thường là: Trẻ bị bỏ rơi, trẻ thiếu chăm sóc, trẻ bị ngược đãi lạm dụng và trẻ khuyết tật... Trong đó trẻ em nghèo đang học ở trường tình thương bà Mười cũng là một dạng trẻ được đề cập đến và cần nhiều quan tâm hơn.

Về đặc điêm tâm lý của trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương Bà Mười:

Cũng như bao trẻ ở lứa tuổi mới lớn khác các em có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương Bà Mười muốn thể hiện mình, muốn gây được sự chú ý từ người khác, có được sự quan tâm đặc biệt từ gia đình hoặc ảnh hưởng từ gia đình, xã hội khiến trẻ có thể trở nên rất hiếu động hoặc trầm tính và mắc phải một số các hành vi thái độ như: lười học, ngại học, trốn học, bỏ học, nói dối thầy cô và cha mẹ hay không hoàn thành việc học tập, hung hăng , gây gổ với bạn bè

Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hiện đang học tập ở trung tâm học tập cộng đồng( trường tình thương bà Mười) về cơ bản các em được giáo dục tốt về nhân cách, tuy nhiên do đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn muốn thể hiện mình, chưa có sự quan tâm đặc biệt từ gia đình hoặc ảnh hưởng từ gia đình, xã hội khiến trẻ có thể trở nên rất hiếu động hoặc trầm tính và mắc phải một số các hành vi thái độ như: lười học, ngại học, trốn học, bỏ học, nói dối thầy cô và cha mẹ hay không hoàn thành việc học tập, hung

46

hăng , gây gổ với bạn bè. . . các hành vi đó có thể do tâm lý không muốn đến trường hoặc đến trường mà không tập trung vào bài vở, do trẻ phát triển chậm về mặt trí tuệ bẩm sinh, chỉ số thông minh thấp, lúc nhỏ mắc một số bệnh di chứng ảnh hưởng tới thần kinh, phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn các em, hoặc các em thiếu tinh thần, động lực thúc đẩy học tập như; các em cảm thấy không có hứng thú, nghị lực học bài, làm bài để thực hiện mục đích thư nhận kiến thức qua bài làm, bài học hay tác động từ hoàn cảnh khách quan mang tới trẻ chưa tìm được phương pháp học thích hợp.Ví như em N.C.T khi được hỏi con có hay bắt nạt bè không? Thì em trả lời:

“Dạ không, ngược lại thì có cô à, con hay bắt nạt các bạn hơn tại con là chị mà ( cười to)”

Trung tâm hỗ trợ và học tập cộng đồng (trường tình thương bà Mười) là nơi quy tụ nhiều em học sinh ở các độ tuổi khác nhau, phần nhiều đều các em đều quá độ tuổi đến trường, chủ yếu là dân nhập cư tù các tỉnh miền tây lên thành phố làm ăn sinh sống. Mặc dù những đặc điểm vùng miền khác nhau, giữa cô và trò, độ tuổi cũng khác nhau, nhưng khi tiếp xúc với các em ở đây chúng tôi nhận thấy rằng: Trẻ tuy nghịch ngợm, lúc đầu rất khó tiếp xúc, nhưng chỉ sau vài lần gặp tlà thiết lập được mối quan hệ khá thân với trẻ. Trẻ trở nên đáng yêu và gần gũi hơn với mọi người nếu chúng ta thật sự quan tâm đến chúng. Đôi lúc trẻ hay có những cuộc cãi vã, thậm trí là đánh lộn, nhưng đó chỉ là tính trẻ con thích chọc ghẹo nhau hay đố kỵ nhau một việc gì đó chứ không có ác í gì, nên lúc đầu trẻ có thể giận dỗi nhau nhưng lát sau trẻ lại trở nên thân thiết và tiếp tục chơi chung. Trẻ biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau và thường đi học về cùng nhau, có những em chỗ ở gần nhau nên khi đi học đều được ba mẹ cho đi học chung chở đi nên mối quan hệ giữa trẻ xóa bỏ được hàng rào ngăn cách khiến trẻ trở nên gần gũi hơn.

Khi xung đột giữa trẻ xảy ra chúng tôi kịp thời ngăn chặn, can thiệp giải quyết, điều chỉnh lại hành vi của trẻ, cho trẻ nhận thấy hành vi điểm không tốt khi đánh bạn đánh bạn ví dụ như gây đến hậu quả gì? Đồng thời đưa ra các hình phạt thích hợp cho trẻ mỗi lần vi phạm. Mặt khác, nhà trường luôn có những lời dạy học sinh từ buổi đầu giờ lên lớp, như 5 điều bác Hồ dạy, để học sinh hiểu và luôn nhớ để làm theo. Thứ 4 hàng tuần đều tổ chức các buổi sinh hoạt chủ điểm dạy cho trẻ các kĩ năng sống cần thiết: cách đối xử với người trên dưới, cách đối xử với bạn bè, các kĩ năng cần thiết về vệ sinh thân thể, sức khỏe hay các hoạt động chỉ mang tính chất vi chơi do các bạn tình nguyện viên phối hợp với trường tổ chức.

47

Trong những tiết dạy hay giờ ra chơi chúng tôi đều chơi với các em hỏi các em về vấn đề đến trường, đa số các em đều rất hứng thú, em N. cho biết: " Đi học vui lắm, được chơi với các bạn với cô giáo với anh chị tình nguyện viên được chơi nhiều trò chơi và nhận quà nữa con rất thích"

hay em N.H con thích đi học chỉ với lí do: "Ở nhà ba mẹ cứ bắt con trông em hoài, đi học được chơi thích hơn"

Tuy nhiên mục đích đến trường của các em không chỉ là vì các em hứng thú với việc học tập, mà vì khi đi học các em được tiếp xúc với thầy cô giáo, với bạn bè với người xung quanh, có không gian cho các em thiết lập các mối quan hệ và quan trọng hơn hết giúp các em rèn giũa các kĩ năng sống cần thiết cho mình. Các em có nhu cầu muốn trở thành một phần của tập thể, là một thành viên của lớp học phần lớn các em tìm thấy sự hứng thú qua sự tiếp xúc với bạn bè, thầy cô giáo của mình. Một số em có tinh thần ham học hỏi rất tốt nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn, nên không đáp ứng được nhu cầu học tập của các em, khiến cho các em không thể phát triển toàn diện về trí thức.

Ở các trường công lập trường của nhà nước ngoài các môn tiếng việt, toán các em được học thêm các môn đạo đức, tự nhiên và xã hội đặc biệt là được học tiếng anh. Nhưng ở trường tình thương lại không có. Đó là một phần thiệt thòi lớn mà các em gặp phải trong quá trình học. Hỏi em M.V.P: Hỏi em M.V.P: “Ngoại trừ các môn học chính tại lớp hiện nay thì em có mong muốn được học thêm các môn học khác nữa không? Tại sao?

Tl: Dạ có như môn đạo đức, âm nhạc, mỹ thuật, tiếng anh... Những môn đó rất hay và cũng rất cần thiết đối với con ạ. (trích dẫn biên bản phỏng vấn số 10).

Tại trường tình thương Bà Mười cũng có nhiều trường hợp đặc biệt như: Trẻ bị thiểu năng trí tuệ, trẻ chậm phát triển, trẻ bị tự kỉ hiếu động ..... Các em được áp dụng các chương trình giảng dạy đặc biệt vì các em không thể theo kịp chương trình học. Một phần mức độ tiếp thu của các em còn quá chậm, cần có chương trình dạy phù hợp sát với thực tế học lực của các em, giảng dạy theo tiến trình phù hợp xuyên suốt không gián đoạn giữa môn này với môn kia. Để các em tiếp thu bài tốt hơn nâng cao chất lượng học tập. Phần khác có nhiều trẻ còn mặc cảm tự ti, về hoàn cảnh của mình nên chưa chưa mở lòng được với cô giáo và các bạn. Đối với những trường hợp trẻ hiếu động là em H, em A, em Đ thường không làm chủ được hành động của mình, thường có phản ứng hoảng loạn và hay gây hấn tấn công trẻ khác và thầy cô giáo nhất là khi thay đổi giáo viên và hay thay đổi thói quen.....

48

Tuy nhiên, đối với trẻ có hoàn cảnh khó khăn ít được sự quan tâm đúng mức của cha mẹ, nhà nghèo, là dân nhập cư nên không có giấy tờ hộ khẩu đầy đủ để cho các đi học trường công nên trung tâm học tập cộng đồng (trường tình thương bà Mười) lại là nơi cho các em cái chữ, phát triển nhân cách cho các em.

2. Việc học tập của trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương Bà Mười.

Về lịch học của trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương Bà Mười:

Hình 7: (lịch trực giáo viên và tình nguyện viên)

Cũng giống như các trường học khác, các em đang theo học tại trường tình thương Bà Mười cũng tham gia học tập theo lịch học, thời khóa biểu chi tiết của trường và các em sẽ phải đến trường tham gia lớp học 6 ngày/ tuần, 2 buổi/ngày. Trong đó buổi chiều là buổi học thêm của các em, tuy là buổi học thêm nhưng cũng có một số em vẫn tham gia lớp học tích cực và nghiêm túc, bên cạnh đó cũng có một số em lại nghỉ học hoặc có em nghỉ học buổi sáng và đi học buổi chiều.Thời gian đi học: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần tuy nhiên các em vẫn đến trường vào sáng thứ 7 đê đượctham gia các hoạt động sinh hoạt ngoại giờ, ngoại khóa do các thầy các cố trong trường đứng ra tổ chức kết hợp cùng với sự hỗ trợ từ phía bạn tình nguyện viên. Buổi sáng học từ 7h00 đến 10h00, buổi chiều từ 13h00 đến 16h00 chỉ riêng sáng thứ 7 thì lịch sinh hoạt bắt đầu muộn hơn từ lúc 8 giờ và kết thúc có thể muộn hoặc sớm hơn thời gian quy định học một chút không quy định. Tuy nhiên thì dù kéo dài đến đâu các buổi sinh hoạt vẫn không kéo dài quá 11 giờ trưa.

49

Về tinh thần học tập trẻ tai trường tình thương Bà Mười.

Nói chung trẻ có tinh thần học tốt, các em thường hay giơ tay phát biểu xây dựng bài . Số ượt phát biểu trong lớp của một em trung bình là 4 lần/1 ngày và ít nhất không ké hơn 1 lần. Sở dĩ số lượng chênh lệch như vậy do sức học của các em tại các lớp học và môn học không đồng đều.

Ví dụ như đối với học sinh lớp 2 thì môn Toán các em lại học tốt hơn môn Tiếng nên số lựt giơ tay xây dựng bài sẽ cao hơn.

Tinh thần học tốt là vậy. Thế nhưng do ở độ tuổi còn nhỏ, việc ham chơi là không tránh khỏi, nhất là ảnh hưởng tâm lí đám đông nên cũng có rất nhiều em không làm bài tập trước khi đến lớp, nhất là lớp 2 phải có đến 70% các em đến lớp mà chưa chuẩn bị bài. Cho nên một hiện tượng thường thấy trong các hoạt động học tập của các em đó là thầy cô giáo trong lớp ở mỗi buổi đầu giờ thường danh một khoảng thời gian cho các em làm lại bài tập đã giao hoặc sẽ yêu cầu làm hết bài tập trên lớp trước khi cho trẻ kết thúc buổi học, mà ít khi giao bài tập về nhà cho trẻ hoàn thành đúng theo yêu cầu của giáo viên . Xong cũng có nhiều em thì lại rất hăng hái tham gia xây dựng phát biểu xây dựng bài tại lớp và các bài tập ở nhà nên đó cũng là một điểm tốt đáng học hỏi và cũng có nhiều trẻ khác học theo sự siêng năng đó chứ không chỉ tiếp thu những điều xấu. giải quyết các bài tập ngay tại lớp.

Ý thức khi bị điểm thấp, cao: Trẻ khi bị điểm kém thường thể hiện ra nét mặt buồn bã, thế nhưng chỉ sau đó khoảng đọ 10 phút là trẻ lại quên tất cả, trẻ không thái độ thù hằn hay tỏ vẻ cáu giận với giáo viên bạn bè. Còn đối với những trẻ được điểm cao thì hay khoe với bạn bè thấy cô và khuôn mặt đương nhiên là tươi cười. Thế nhưng có nhiều trẻ lại có vẻ thờ cảm thấy buồn khi điểm thấp và có cố gắng ở lần sau, bên cạnh đó thì còn nhiều em chưa có ý thức cao trong học tập. một số em rất chịu khó học tập và nghe giảng và trong giờ học còn nói chuyện riêng nhiều.

Chương III: Điểm mới trong phương pháp giảng dạy và những định hướng giáo dục tại trường tình thương bà Mười

1. Điểm mới trong phương pháp giảng dạy tại trường tình thương bà Mười:

Công tác giảng dạy tại trường tình thương Bà Mười hiện nay có nhiều tiến bộ hơn so với trước đây, trong trường có 2 giáo viên có trình độ chuyên môn cao được đào tạo bài bản, và kinh nghiệm dạy học khá dày dặn, đảm bảo đúng với phương pháp của Bộ Giáo Dục.

50

Tấm lòng cao cả và tình thương yêu to lớn của Bà Mười đối với các em đã được xã hội ghi nhận, thấy được những khó khăn mà Bà gặp phải về tài chính cũng như việc giảng dạy từ đó các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí biết đến và các trang mạng xã hội được đăng tải lên rất nhiều, từ đó cũng được địa phương, các nhà hảo tâm giúp đỡ tạo điều kiện để duy trì hoạt động của trường ngày càng tốt hơn. Hiện nay các tổ chức phi chính phủ cũng đang hoạt động tại trường ngày càng nhiều, số lượng tình nguyện viên đến cũng tăng, cơ sở vật chất của ngày càng hoàn thiện, phương pháp giảng dạy cũng đa dạng và linh hoạt hơn, ngoài các môn học chính trường còn tổ chức dạy một số môn phụ như vẽ, anh văn,... Bên cạnh đó thì cũng xuất hiện những khó khăn về việc giảng dạy mà chủ yếu là phía tình nguyện viên với đặc thù đa số người có trình độ chuyên môn là không nhiều vì thế việc truyền đạt kiến thức không đạt như mong muốn đó là vấn đề hầu như các trường tình thương nào cũng không tránh khỏi.

Sự khác biệt trong phương pháp giảng dạy tại các trường tình thương Mô hình lớp học tình thương hoạt động trên cơ sở từ thiện và lòng nhân ái, các trẻ ở đây hầu hết xuất thân từ những gia đình lao động nghèo, nhập cư, mồ côi…. mỗi em có một hoàn cảnh khác nhau, nhìn chung là còn nhiều khó khăn. Hầu hết các em sinh ra trong những gia đình khó khăn, cái ăn mặc nhiều khi còn thiếu thốn huống chi nói đến chuyện đến trường. Chính vì thế mô hình lớp học tình thương là một mô hình thiết thực, nhằm giúp đỡ cho các em cái chữ, cái đạo làm người. Mô hình lớp học tình thương, là một mô hình xã hội hóa giáo dục nên rất được nhiều người ủng hộ và khuyến khích, Với mô hình này người dạy gần gũi với các em nên các em tiếp thu nhanh và tiếp nhận kiến thức đầy đủ. Đây là một mô hình tương đối nhiều trong xã hội ngày nay và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công cuộc xã hội hóa giáo dục hiện nay và nó đang được phổ biến rộng rãi trong cả nước. Riêng khu vựa TP.HCM hiện nay có khoảng 8 Lớp học tình thương. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu có hạn nhóm đề tài chỉ xin đề cập so sánh với 3 trường tình thương là trường tình thương ấp Tân Lập, trường tình thương Thiên Ân và trường tình thương Hòa hảo thông qua việc đi khảo sát thực tế hai trường Hòa hảo và Tân lập cộng thêm việc tìm hiểu thông tin trên mạng, các bài nghiên cứu về trường Thiên Ân của đề tài nghiên cứu.......để làm rõ hơn nội dung đề tài nghiên cứu.

Nội dung Trường TT bà Mười

Trường tình thường Ấp Tân Lập.

Trường TT Thiên Ân.

Trường TT Hòa Hảo

51

Thời gian học

Từ thứ 2 đến thứ 6.

Từ thứ 2 đến thứ 6. Buổi 3 tiếng. Tối từ 18g-19g30

Môn học. Toán, Tiếng Việt, Vẽ và đang thử nghiệm 2 môn Địa Lý và Lịch Sử. Ngoài ra các em còn được học cả tiếng Anh và tiếng Hàn .

Toán và tiếng Việt và những kiến thức vi tính căn bản.

Toán và tiếng Việt.

Toán và tiếng Việt.

Phương pháp dạy học

Một thầy nhiều trò, và học theo kiểu lớp ghép 1,2 và 3,4,5. Trong đó 3,4,5 do một giáo viên đứng lớp giảng dạy.

Tuy nhiên nếu trẻ nào học quá kêm thì nhà trường sẽ bố trí bồi dưỡng riêng cho các em theo cách dạy một thầy một trò.

Một thầy nhiều trò. Chủ yếu do ông bà Tư đứng lớp. Theo phương pháp đặc biệt đó là không dạy các em theo kiểu học chữ “a”, hay “b” trước mà theo kiểu dạy trẻ bằng cách “ liên tưởng từ, câu, chữ” ông xâu chuỗi vốn từ, sự liên tưởng đến câu chữ khác. Điều này lặp đi lặp lại sẽ giúp các em hiểu bài thuộc và hiểu bài nhanh hơn.

Một thầy nhiều trò.

Một thầy nhiều trò. Theo kiểu đọc hiểu.

 Vui chơi sinh hoạt.

Vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần các em được các tình

diễn ra vào thứ 7 hàng tuần và đầu và mỗi cuối buổi học các

52

nguyện viên tổ chức các trò chơi, hoạt động ngọai khóa như đá bóng, vẽ làm hoa, cách vệ snh thên thể, học võ, ...

em phải vệ sinh lớp học sạch sẽ mới được ra về, nhằm tạo thói quen sạch sẽ cho các em ở “trường cũng như ở nhà” lớp học sạch sẽ học bài mới hiệu quả.

Điều kiện cần và đủ để vào trường học.

Trẻ có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường, thiếu các thủ tục giấy tờ nhập học và nằm trong độ từ 5trở lên.

Là những em nhỏ không đủ điều kiện theo học tại các trường công lập

Trẻ có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường, thiếu các thủ tục giấy tờ nhập học và nằm trong độ từ 8- 18 tuổi.

Trẻ em nghèo, trẻ vô gia cư, trẻ mồ côi.

Nguồn tài trợ, 

Các nhà hảo tâm từ mọi nơi và được nhận tài trợ từ anh T bên tổ chức Korean Foundation for World Aid Dự án cầu hàn.

Từ các nhà hảo tâm, các nhà thiện nguyện và tình nguyện viên mà chủ yếu là sinh viên đến từ các trường đại học trong làng đại học.

Chủ yếu là do phía nhà Thờ tự xoay xở, không có nguồn kinh phí từ bên ngoài.

Chủ yếu do 2 ông bà tự lo liệu dựa vào quán cơm chay.

Người phụ trách giảng dạy.

Giáo viên và tình nguyện viên.

Ông bà Tư và một số các bạn tình nguyện viên khác.

Các sơ là người đứng lớp chính và một số các nhà thiện nguyện khác hỗ trợ.

Ông Hùng và con trai bên cạnh đó cũng có sự hỗ trợ từ các

53

bạn tình nguyện viên.

Từ bảng so sánh trên ta có thể thấy rằng điểm chung của tất cả các trường tình thương đều đi đến một mục đích đó là hỗ trợ các trẻ có hoàn cảnh khó khăn, xóa mù chữ cho trẻ mong muốn trẻ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và ở mỗi trường khác nhau lại có những điều kiện giáo dục khác nhau, áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của mỗi trường. Ở đây đề tài nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu tất cả các vấn đề mà chỉ chuyên tâm tìm hiểu một khía cạnh chính đó là phương pháp giáo dục các trường có sự khác biệt như thế nào so với trường tình thương Bà Mười để làm rõ hơn vấn đề đang quan tâm nghiên cứu.

Hiện nay trường tình thương Bà Mười đang nhận và dạy những trẻ có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở các trường công lập khác, một điểm đặc biệt mà ở các trường công lập khác không có là các em được học miễn phí hoàn toàn, nhà trường luôn tạo điều kiện để các em học tốt nhất có thể, tại đây các em luôn được Bà Mười cùng giáo viên và các bạn tình nguyện viên yêu thương bằng cả tấm lòng, luôn răn dạy các em nên người, việc làm này hết sức nhân văn và cao cả của Bà Mười khi đã thành lập nên trường này.

Xã hội này cũng rất may mắn khi không ít những người như Bà Mười, cùng với lòng thương người, muốn chia sẻ khó khăn đối với những mảnh đời kém may mắn thi Cách nay gần 6 năm, ở khu vực Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, một ngôi trường dành cho các em trong hoàn cảnh như thế đã được ra đời với tên gọi: trường Tình Thương Thiên Ân, trường tình thương được thành lập với mục đích xóa nạn mù chữ cho các em và phần nào giúp cho các em có điều kiện được theo các lớp phổ cập trung học ban đêm của nhà nước.  Cũng giống như trường tình thương bà Mười học sinh là những đứa trẻ đi theo cha mẹ, nhưng trẻ không có cơ hội học tập tại các trường ở thành phố và vì cha mẹ trẻ không có đủ giấy tờ tùy thân nên khó có được công việc làm ổn định ,thiếu việc làm. Nên trẻ phải phụ giúp cha mẹ bằng các công việc như lượm ve chai, đi bán vé số... để trang trải thêm cuộc sống gia đình.

Về thời gian học của các em được chia làm hai buổi: sáng, chiều. nhưng giờ học thì ít hơn so với trường Bà Mười, mỗi buổi học chỉ diễn ra 3 tiếng. Các thầy cô giáo là những người trong xứ đạo trình độ chuyên môn thấp hơn trường bà Mười. Độ tuổi nhập học trễ hơn. Các em bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 5. Sau lớp 5, các em sẽ có kỳ thi

54

chính thức. Nếu đậu, các em sẽ tiếp tục các lớp đêm dạy cho người lớn. Khi các em kha khá, có một chút kiến thức thì sẽ được vô trường phổ cập ban đêm của nhà nước.  Phần lớn trường tình thương Thiên Ân không có các bạn tình nguyện viên như ở trường tình thương bà Mười, ở đây chỉ có một số các Sơ và những người thiện nguyện ở giáo xứ đến giúp.

Chương trình học chỉ học hai môn tiếng Việt và toán mà thôi, vì đây là lớp xoá mù chữ chứ không phải là lớp chính thức. Các em chỉ học trong vòng 3 tiếng đồng hồ, buổi sáng hay buổi chiều mỗi ngày. Nhưng đại đa số các em lại không học hết được chương trình vì chừng vài năm thì bố mẹ lại dọn đi chỗ khác. Ít nhất các em cũng có sổ học bạ là học hai môn Toán và tiếng Việt để nó có thể chuyển sang một trường nào khác để nó tiếp tục. Mỗi năm có khoảng 20 đến 30 em thi để chuyển ra ngoài học lớp 6 nhưng chất lượng còn kém. Con số này cao hơn rất nhiều so với trường tình thương bà Mười nhưng trường tình thương bà Mười lại đào tạo, giáo dục thật chắc, thật vững mới cho lên cấp. Trường tình thương Thiên Ân Còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, tại đây chưa nâng tầm quan trọng của việc học chủ yếu là xóa mù chữ, kinh phí thì khó khăn thiếu đội ngũ truyền thông nên các nhà thiện nguyện, tình nguyện viên, các tổ chức phi chính phủ chưa biết đến nhiều.về phương pháp giảng dạy chỉ ở mức sở khai, chưa theo kịp chương trình mới của bộ giáo dục. Các em không được học thêm những môn khác ngoài toán- văn và các kỹ năng sống. Ước mơ của các bé cũng chưa được định hướng rõ ràng. Với một môi trường khá phức tạp như vậy làm cho những suy nghĩ của các em trong tương lai cũng mờ nhạt và đơn giản đi.

Với sứ mệnh và mục đích của mô hình lớp học tình thương là như vậy, hiện tại lớp học tình thương bà Mười, rất quan tâm đến việc dạy trẻ như thế nào và làm sao cho trẻ có hứng thú và chuyên tâm vào việc học cho hết tiểu học ,tiếp đó là học cao hơn để trở thành người có ích cho xã hội đó cũng là một thách thức đặt ra cho bà, cho cô giáo và các tình nguyện viên nơi đây. Bởi vì phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng tác động đến kết quả học tập của trẻ. Làm sao để giáo dục tốt, để truyền tải kiến thức hiệu quả tới các em, đây là vấn đề lớp học tình thương bà Mười quan tâm nhất và đặt lên hằng đầu.

Cũng bằng tấm lòng, tình thương yêu nhân ái cao cả như bà Mười, đã thành lập nên trường tình thương bà Mười hay còn gọi là trung tâm học tập cộng đồng đồng, tại K5E, phường Tân Thuận Tây, Q7.TP.HCM Thì ông bà Huỳnh Văn Phê và và Huỳnh Thị Lành (70 tuổi) ở Ấp Tân Lập một ấp thuộc vùng sâu, vùng xa của xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương cũng thành lập trường tình thương mang tên “trường tình thương ấp Tân Lập”. Hai con người, hai ngôi trường tình thương tên gọi khác

55

nhau, nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cao cả là đem được cái chữ tới cho các em, để các em có thể biết cái chữ, học đạo đức làm người”, đối tượng của hai trường tình thương đó là những em nhỏ không đủ điều kiện theo học tại các trường công lập. Tại vì gia đình em nghèo, Cuộc sống của họ vẫn còn nhiều khốn khó, đối với nhiều gia đình ở đây, mưu sinh cả ngày cũng chưa đủ miếng ăn cho cả gia đình, khi cơm ăn còn không đủ, thì nói gì đến chuyện học hành của con cái. Nhiều em nhỏ, mới 7, 8 tuổi đã phải đi làm cùng bố mẹ để kiếm miếng cơm manh áo và Hầu hết là dân nhập cư chuyển đến nên các em không có giấy tờ tùy thân hợp lí như: Giấy khai sinh, hộ khẩu… Số lượng trẻ hiện nay tại trường tình thương ấp Tân Lập là 30 trẻ, vì trường này trong khu vực làng đại học quốc gia TP.HCM nên các sinh viên tình nguyện ở đây rất nhiều, sinh viên ở nhiều Câu lạc bộ, sinh viên các trường Đại học An ninh, Trung cấp Cảnh sát, Đại học Luật… đã tranh thủ ngày nghỉ, giờ nghỉ đến đứng lớp phụ giúp ông bà Tư, dạy các cháu múa hát, sinh hoạt tập thể, giáo dục công dân. Cũng như ở trường tình thương ấp Tân Lập thì trường tình thương bà mười các em học sinh cũng được các bạn tình nguyện viên ở các trường: đại học luật, đại học Nguyễn Tất Thành.... về đây dạy học, cung cấp sách vở, bút thước và theo học miễn phí.Tại đây các em được tạo điều kiện tốt nhất để có thể tới lớp. Ngoài việc học tập là chính lớp học còn hay tổ chức các hoạt động sinh hoạt dạy kỹ năng sống, nâng cao nhận thức cho các em hay các hoạt động vui chơi vào buổi sáng thứ bảy hàng tuần do các tình nguyện viên tổ chức .

Kinh phí hoạt động của các lớp học tình thương chủ yếu là là do những người thành lập trường trực tiếp đứng ra lo liệu, ngoài ra cũng có một số các nhà thiện nguyện hộ bên ngoài hỗ trợ nhưng với một số lượng nhỏ chủ yếu họ chỉ giúp đỡ về mặt tinh thần là chính và chưa có một tổ chức nào chính thức đứng ra tài trợ cho lớp học nhưng so với các trường tình thương khác thì trường tình thương bà Mười được may mắn hơn khi anh T bên tổ chức Korean Foundation for World Aid Dự án cầu hàn đang hỗ trợ lớp học cả về mặt vật chất lẫn tham gia dạy các em một số các kỹ năng và môn học như tiếng Anh và tiếng Hàn.

Trẻ em tại trường tình thương bà Mười, được học ở trường đến khi nào lên đến lớp 5 hết bậc tiểu học thì được ra trường và xin vào những trường công của nhà nước nếu gia đình em đủ diều kiện về tài chính, giấy tờ hợp pháp cho các em. Nếu có em nào không theo được chương trình bị lưu ban 3,4 năm vẫn được tiếp tục học tại trường. Ngoài ra trường cũng tổ chức dạy theo từng năng lực học của mỗi em, các em được thi học kì, thi lên lớp nhưng khi lên lớp mà năng lực học yếu thì các em sẽ được cho xuống lớp dưới để bồi dưỡng thêm. Năm học 2013-2014 ở trường tình thương bà

56

Mười đã có 5 em lớp 1 được lên lớp 2 nhưng khi lên lớp 2 chỉ có 2 em theo kịp chương trình học lớp hai, còn lại các em không theo kịp chương trình học do sức học đang yếu, khả năng tiếp thu còn chậm nên các em được đẩy xuống lớp 1 học lại, bồi dưỡng kiến thức thật chắc, mới cho thi lên lớp hai .Ở trường tình thương bà Mười những em nào lên được lớp 5 sẽ có thêm 2-3 tiếng đồng hồ đến các trung tâm khác học thêm kiến thức, nhằm chuẩn bị tốt cho việc thi lên cấp trung học cơ sở thật tốt, đạt được hiệu quả cao, tất nhiên việc đưa các em đi học ở trung tâm đều được các bạn tình nguyện viên đưa đón tận tình, được trường cung cấp chi phí để đi học. Đó cũng là một điểm mới trong việc giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả giúp trẻ tiến lên cấp học cao hơn. Bên cạnh việc giáo dục kiến thức, cần giáo dục kĩ năng sống cho các em trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, rèn luyện đạo đức cho các em như chương trình sinh hoạt chủ điểm vào ngày thứ 4 mỗi tuần. Vào thứ 6 mỗi tuần, sau cuối buổi học các em phải tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học, lau chùi bàn ghế, để chào đón một tuần học tiếp theo sao cho sạch sẽ. Ở trường tình thương ấp Tân Lập thì việc sinh hoạt cho các em được diễn ra vào thứ 7 hàng tuần và đầu và mỗi cuối buổi học các em phải vệ sinh lớp học sạch sẽ mới được ra về, nhằm tạo thói quen sạch sẽ cho các em ở “trường cũng như ở nhà” lớp học sạch sẽ học bài mới hiệu quả.

Trong phương pháp giảng dạy và học ở trường có cân bằng giữa trình độ và kiến thức. Trường chú trọng nhất là chất lượng giáo dục cho học sinh là chính. Vì vậy hình thức dạy học phải được sử dụng một cách đơn giản, thực tế cho các em đễ hiểu, đễ tiếp thu và nhớ bài. Trường tình thương ấp Tân Lập cũng vận dụng phương pháp giáo dục cũng đơn giản, dễ hiểu nhất đối với các em,theo nhóm chúng tôi nghiên cứu được thì phương pháp giáo dục tại trường tình thương bà Mười cũng có những điểm giống với trường tình thương ấp Tân Lập là “dạy cho trẻ làm sao cho nó dễ hiểu nhất thôi!”.Theo như nhóm đã nghiên cứu ,ở trường tình thương ấp Tân Lập thì ông Tư đã có những phương pháp giáo dục có thể nói là hữu hiệu và phù hợp với trẻ ở đây. Phương pháp giảng dạy của ông rất hay như: chữ i có thể thêm dấu móc đằng trước sẽ trở thành chữ u, bằng cách “liên tưởng từ, câu, chữ”. Ông quan niệm Những đứa trẻ khi mới vào lớp học thì kiến thức của chúng hoặc không có hoặc như một đám rừng và phải được khai phá. Chính vì vậy nên ông đã tìm mọi cách đơn giản nhất để dạy cho chúng từng chữ, từng số. Ví dụ như đối với môn toán, các đứa trẻ được dạy cách làm toán bằng que, đếm ngón tay và cả đọc thơ khi làm toán. Đối với môn tiếng việt, thay vì dạy những chữ cái theo cách phổ thông (A, O học trước) thì ông lại bắt đầu dạy chữ I vì ông cho rằng chữ I là chữ đơn giản nhất và có thể ghép với những nét khác để tạo thành chữ mới. Kết quả là các em đều thuộc hết bảng chữ cái, các con số, các phép tính một cách nhanh chóng và nhớ rất lâu. Chúng tôi thấy đó là một sự sáng tạo trong cách dạy học

57

của ông. Sau khi kết thúc khoá học ở lớp học tình thương, các em được chính quyền cấp giấy khai sinh, giấy tạm trú để có thể tiếp tục học ở những trường bên ngoài. Đó cũng là một lợi ích mà các em có được khi đến với lớp học tình thương này. Phương pháp dạy học của ông Tư khá hay và sang tạo ông không dạy đơn thuần như trước là theo bảng chữ cái mà dạy theo cách xâu chuỗi vốn từ, sự liên tưởng đến câu chữ khác. Điều này lặp đi lặp lại sẽ giúp các em hiểu bài thuộc và hiểu bài nhanh hơn. Bây giờ nhiều nơi đã áp dụng phương pháp dạy học này điều đó chứng tỏ nó rất hay và cũng rất hợp lí. Nhưng bên cạnh đó, trường tình thương bà Mười lại áp dụng một phương pháp dạy học khác, hiện nay thì có nhiều tiến bộ hơn so với trước đây, trong trường có 2 giáo viên có trình độ chuyên môn cao được đào tạo bài bản, và kinh nghiệm dạy học khá dày dặn nên các cô giáo luôn theo sát các em, ra bài tập theo năng lực học, giảng dạy kết hợp với tranh ảnh minh họa, bài hát, thi đua giữa các tổ, các cá nhân học sinh với nhau ….Trước đây trường tình thương bà Mười trẻ không được học đầy đủ các môn theo quy trình đào tạo của bộ giáo dục mà chỉ được học hai môn toán tiếng việt đó là một sự thiếu hụt rất lớn trong việc giáo dục tai trường, nhưng hiện nay thì các em đã được học thêm môn Tự Nhiên Và Xã Hội, để hiểu hơn về thiên nhiên môi trường thế giới xung quanh. Phải biết kết hợp cả phương pháp giáo dục chủ động và phương pháp giáo dục truyền thống nhằm tạo không khí sôi nổi không gây nhàm chán, Không phải chỉ cho các em làm bài tập nhiều mới hiểu mà còn phải cho các em tham gia các hoạt động xen kẽ nhiều hình thức khác nhau thì hiệu quả dạy học mới cao được. Trường đang áp dụng dạy theo lối học phổ thông một thầy nhiều trò, nhưng có lúc cô giáo đứng lớp ốm hay tình nguyện viên bận thì các lớp phải học ghép, nên lớp có thể một giáo viên kiêm luôn 2 lớp. Phương pháp giáo dục tại đây không thể sánh được với các trường nhà nước những trường được đầu tư bài bản, ở đây cách dạy của các cô còn mang theo kiểu truyền thống hơn là chủ động.

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu phương pháp giáo dục tại trường tình thương bà Mười thì nhóm thấy, Phương pháp giáo dục ở trường đã phần nào chủ động linh hoạt hơn trước, tuy còn nhiều thiếu sót và hiệu quả chưa cao nhưng cũng phù hợp với phương pháp, chương trình của Bộ Giáo Dục.

Một điểm khác biệt nữa mà nhóm đã nghiên cứu được ở các trường tình thương là ở trường tình thương ấp Tân Lập ngoài việc dạy chữ, dạy đạo làm người các em còn được học vi tính, những kiến thức vi tính căn bản giúp các em tiếp cận làm quen với môi trường công nghệ thông tin để sau này các em lên những cấp bậc học cao hơn không bị bỡ ngỡ. Nhưng đối với trường tình thương bà Mười thì phần dạy vi tính căn bản cho các em chưa có, vì cơ sở vật chất ở đây còn nhiều thiếu thốn. không đủ điều

58

kiện cho việc học vi tính cơ bản. Chính vì vậy tranh thủ, vận động nguồn lực của các cá nhân, tổ chức, quan trọng hơn là sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước đến với các trường tình thương là vô cùng quan trọng. Góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục- đào tạo.

Không chỉ nghiên cứu riêng về trường tình thương ấp Tân Lập để tìm ra sự khác biệt trong phương pháp dạy học tại trường tình thương bà Mười mà tác giả còn nghiên cứu Tại trường tình thương Hòa Hảo tại số 1B đường liên khu 5-11-12 khu phố 5 phường, Q.Bình Tân, TP.HCM nơi có đến 70-80 các trẻ em nghèo, trẻ mồ côi theo học tại lớp học do 2 ông Đinh Mạnh Hùng phụ trách các bé chỉ được học 2 môn chính là Toán và Tiếng Việt, còn các môn kỹ năng khác trẻ không được học như trường tình thương Bà Mười. Tổng thể số trẻ tại đây có thể dao động trong khoảng 80 trẻ, số lượng trẻ đến lớp học không ổn định, có khi cả lớp chỉ có 15- 20 trẻ khi lại rất đông. Đó cũng là một trong những khó khăn trong việc quản lý trẻ tại lớp. Độ tuổi trẻ từ 5-13 tuổi từ lớp 1 đến lớp 8. Cũng giống như trường tình thương Bà Mười hiện tại trường Tình thương Hòa Hảo cũng có nhiều các bạn tình nguyện viên đến từ các trường trung học, phổ thông, đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đến hỗ trợ giảng dạy cho các em. Tuy nhiên về cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều lớp học chưa có một nơi học ổn định mà học tại nhà của trọ của ông Bà Hùng nên trẻ tại đây chỉ được học vào buổi tối trong khoảng thời gian từ 18g đến 19g30 hàng ngày và các em chỉ được học 2 môn chính là Toán và Tiếng Việt. Trên thực tế thì trước đây trẻ tại đây cũng từng được các bạn sinh viên dạy tiếng Anh cho trẻ, thế nhưng do thời gian học vào buổi tối, lại do số trẻ không ổn định, các bạn học sinh, sinh viên lại không sắp xếp được thời gian học nên việc dạy tiếng Anh cho trẻ không được duy trì lâu và cũng chính lớp học được tổ chức vào buổi tối và khu vực đi vào nhà ở của Ông Hùng lại hẻo lánh nên các tình nguyệt viên có phần e ngại khi đi qua con đường đó. Thế nên việc quyên góp thì có nhưng để gắn bó lâu dài với lớp học thì ít. Việc học của trẻ chủ yếu do ông Hùng và con trai ông trực tiếp giảng dạy theo lối học để biết cái chữ, chứ không có phương pháp học cụ thể hay có giáo viên đứng lớp đều đặn và chuyên trách như trường tình thương Bà Mười và trường cũng chính vì thiếu lớp học nên tại đây trẻ phải dùng ghế xanh làm bàn, ngồi bệt dưới sàn nhà và ngồi theo nhóm chứ không có lớp hay bàn ghế ngồi đàng hoàng như trường tình thương Bà mười. Tại đây trẻ không được nhiều các tổ chức hay nhà tài trợ biết đến và hỗ trợ nhiều, hầu như các chi phí để mua dụng cụ học tập đều do ông bà Hùng dựa vào quán cơm chay để trang trải và lo cho các em tại đây những phần cơm miễn phí, trong khi trường tình thương Bà Mười lại nhận được sự tài trợ của cả một tổ chức nước ngoài Korean Foundation for World Aid Dự án cầu hàn. Đó là một số các

59

thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình học của trẻ tại trường tình thương Hòa Hảo so với trường tình thương Bà Mười.

Tại trường tình thương bà Mười còn có một điểm đặt biệt nữa đó là việc các giáo viên thay đổi cách thức giảng dạy và truyền đạt cho phù hợp với năng lực của học sinh. Các em được tách ra làm các lớp nhỏ để có thể siết chặt việc học của từng em hơn. Bên cạnh đó Có những lớp như lớp 1, lớp 2 ngoài giáo viên đứng lớp chính nhà trường còn bố trí giáo viên phụ kèm, giáo viên chính giảng dạy còn giáo viên quản phụ các giờ tập đọc, làm toán....còn có những học sinh cá biệt thì nhà trường tách riêng ra học theo chương trình học riêng, có phương pháp giáo dục cứng rắn hơn đối với những học sinh thuộc đối tượng này. Mỗi buổi, thì có một bạn tình nguyện viên hay một giáo viên kèm một em riêng, dạy riêng cho các em làm toán, tập đọc khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ.

Đó chính là những sáng tạo, mới mẻ trong phương pháp giáo dục của trường tình thương bà Mười so với các trường tình thương khác mà nhóm đã nghiên cứu được ở trên. Những phương pháp giáo dục đang áp dụng tại trường tình thương bà Mười phù hợp cho từng đối tượng học sinh, những phương pháp giáo dục đang ngày càng được nhà trường đổi mới, “pháp giáo dục chủ động thay thế cho phương pháp giáo dục truyền thống”, mặc dù phương pháp giáo dục chủ động tại các trường tình thương khi đổi mới, vận dụng vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Đổi mới phương pháp giáo dục chủ động hơn, sáng tạo hơn qua đó nâng cao công tác giảng dạy và ngày càng gia tăng chất lượng đào tạo trong mái trường tình thương nói riêng và góp phần không nhỏ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay.

2. Những định hướng trong công tác giáo dục tại trường tình thương bà Mười.

Từ thực trạng trên cho thấy mọi trẻ em đều có nhu cầu được học tập và tương lai muốn học thêm để có trình độ học vấn cao hơn đó là tốt nghiệp cấp 3 tiến xa hơn là đại học và có được nghành nghề ổn định trong tương lai như giáo viên, bác sĩ, công an... song các điều kiện về kinh tế, tự nhiên và xã hội đã cản trở không ít tới con đường học vấn của các em.

Kinh tế thấp kém.

Kinh tế là yếu tố có tính chất quyết định mọi vấn đề của cuộc sống con người. Đối với việc học tập của trẻ em, đời sống kinh tế gia đình tác động lớn đến điều kiện trẻ em tiếp cận được với các dịch vụ giáo dục, đặc biệt giáo dục có chất lượng cao.

Thu nhập của gia đình thấp đã cản trở việc học tập, không có tiền đóng góp các khoản chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ học tập có chất

60

lượng không được đáp ứng là nỗi khổ của trẻ em nghèo.

Thu nhập thấp, kinh tế gia đình khó khăn còn buộc trẻ em phải tham gia lao động sớm với gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi này có quyền được học tập, song không thể thực hiện được quyền, đó chính là một bức xúc lớn mà bản thân trẻ em không thể khắc phục được.

Điều kiện xã hội

Nghèo về kinh tế kéo theo nghèo về nhận thức. Chính vì kinh tế khó khăn các bậc phụ huynh trong các gia đình nghèo không có điều kiện đi học hoặc không có thời gian tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông cho nên nhận thức họ về vai trò cuả giáo dục đối với con cái còn kém. Nhiều phụ huynh học sinh chưa chú ý đến việc học tập của con, họ quan niệm "cơm chưa có ăn làm sao lo cho việc học cái chữ được"còn kém. Chính vì nhận thức sai lầm đó cộng với nỗi lo miếng cơm manh áo mà họ đã để con em mình chịu mù chữ và dốt nát, buộc con phải cùng theo cha mẹ đi lao động, sản xuất khi các em còn trong tuổi đi học như lượm ve chai, bán vé số...."Nghèo đói và dốt nát" thường là bạn đồng hành với nhau, cái nghèo không vượt qua được cái dốt cứ bám theo hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, làm cho con người, xã hội tụt hậu so với các địa phương ngay bên cạnh mình. Chính cái nghèo khiến con người ta bị hạn chế nhận thức trong tất cả các các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Chính vì vậy lãnh đạo các cấp ban ngành giáo dục, nhất là lãnh đạo địa phương cần quan tâm hơn nữa, tạo mọi điều kiện để con em trong địa phương mình ai cũng có điều kiện được đến trường nhất là đối với các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương đến sự phát triển chung của ngành giáo dục cả nước góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân nhất là các thế hệ trẻ tuổi những chủ cột của nước nhà. Bởi chỉ có nhận thức được thay đổi thì xã hội mới có thể thay đổi nó quyết định đến sự phồn vinh của cả một quốc gia dân tộc nên cần phải được đầu tư quan tâm phát triển.

Do vậy lãnh đạo địa phương cần quan tâm đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Không được lơ là trong việc chăm lo xây dựng trường lớp, chăm lo đến đội ngũ giáo viên tại trường và nhất là chính quyền các cấp ban nghành có liên quan cần có chính sách, cơ chế quản lý hợp lý trong việc hỗ trợ các gia đình khó khăn về kinh tế giúp cho cuộc sống họ có bước phát triển hơn, đầu tư vào giáo dục không chỉ là con trẻ, đội ngũ giáo viên mà cả phụ huynh học sinh. Vì chỉ có thay đổi được nhận thức thì mọi mặt mới có thể phát triển hơn được.

Truyền thông giáo dục

61

Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú phù hợp với các đối tượng có mức sống thấp. Công tác định hướng giáo dục tại trường phải có sự đề ra kế hoạch cụ thể, những phương pháp giáo dục chủ động, tăng cường hơn nữa công tác truyền thông như: Lên báo đài, facebook trường, youtobe.... để thu hút đông đảo các bạn tình nguyện viên tạo ra một lực lượng nhân sự lâu dài, bền bỉ cho trường ngoài ra còn thu hút được các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đến giúp đỡ cho trường. Phải có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để quan tâm hỗ trợ các em trong việc học tập, đồng thời gia đình cần có nhận thức đúng đắn xem việc học tập là quan trọng. Song song đó cũng cần thường xuyên kiểm tra để biết được trình độ hiện tại của từng em thế nào.

Tăng cường công tác kiểm tra giáo dục hàng tháng và kì cho các em để biết được lực học của các em thế nào, tiến bộ hay không để từ đó có cách điều chỉnh phù hợp, đề ra những phương pháp giáo dục chủ động hơn.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

I. Kết luận

Với đề tài “vấn đề giáo dục đối với trẻ em nghèo” chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số các khó khăn gặp phải trong vấn đề giáo dục của trẻ em tại trường tình thương bà Mười. Chúng tôi đi sâu tìm hiểu những khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình học tập, nguyên nhân tác động đến việc học của trẻ và mong muốn của trẻ em nghèo trong học tập, từ những thông tin những ý kiến, quan điểm hay dữ liệu thu thập được từ phía phụ huynh, thầy cô, bạn bè hay chính bản thân các em học sinh chúng tôi đưa ra một số các kết luận sau.

Mọi trẻ em đều có nhu cầu được vui chơi và học tập. Thế nhưng thực tế cho thấy việc học tập của các em có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần.

Trẻ em nghèo gặp phải nhiều vấn đề trong giáo dục, đó là không có tiền đi học tại các trường lớn, không có phương tiện đi học và có đủ dụng cụ học tập, phương pháp dạy của giáo viên chưa đáp ứng được so với nhu cầu của học sinh, giáo viên đứng lớp còn thiếu trình độ chuyên môn. Cơ sở vật chất tại trường chưa đáp ứng được trong công việc học tập của trẻ nên phải học lớp ghép, nhà trường chưa tổ chức các cuộc thi phát triển tài năng, rèn luyện thể dục thể thao, sân chơi vui chơi giải trí cho trẻ... mà đa phần chỉ tổ chức cho trẻ các hoạt động mang tính chất giải trí chung chứ trẻ chưa cóp

62

cơ hội để bộ lộ năng lực thật sự của mình. Tuy nhiên khi đến với trương học này thì trẻ cũng có những mặt lợi như được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học đó là đi học không cần giấy tờ, không phải đóng học phí, nội quy trường học không quá gắt gao, thầy cô luôn nhiệt tình và hỗ trợ động viên trẻ tích cực học, không có thái độ khing bỉ hay hăm dọa đánh đập trẻ,..

Và nguyên nhân dẫn đến những vấn đề trên đó có thể là do từ phía do gia đình khó khăn về kinh tế, không đủ chu cấp cho các em các công cụ thiết yếu cho việc học, đa phần cha mẹ các em là người dân nhập cư, trình độ học vấn thấp , nên không đủ trình độ để dạy các em hoặc cha mẹ lo toan với việc mưu sinh nên không có thời gian kèm cặp con học và có rất ít thời gian để quan tâm đến các em.

Về phía nhà trường nguồn nhân lực phục vụ cho công việc giảng dạy còn kém về trình độ chuyên môn nên rất khó khăn trong việc truyền tải và tìm một phương pháp giáo dục chủ động cho các em, cơ sở vật chất thì thiếu thốn, các em khó tập tập trung trong bài giảng do học lớp ghép, thầy cô thì khó quản lý lớp. Các em chỉ được học hai môn toán và tiếng khiến cho các em bị thiếu hụt một lượng kiến thức về xã hội rất lớn đó là một thiệt thòi của các em khi theo học tại trường điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục của trẻ tại trường.

Còn chính bản thân các em do cuộc sống gia đình phải bươn chải, các em lo kiếm tiền giúp do đình .Nên nhiều em không có thời gian đến lớp thường xuyên cũng như không có thời gia học tập tại nhà và dễ dàng bị lôi kéo tham gia bởi những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Tuy có nhiều vấn đề đang còn gặp nhiều khó khăn, nhưng mô hình trường học tình thương cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực, mang lại hiệu quả trong việc giáo dục các em có hoàn cảnh khó khăn cần được học tập và giáo dục các em không còn phải suốt ngày lang thang ngoài đường bán từng tờ vé số, hay chỉ ở nhà bồng bế em..... . Việc duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn nữa mô hình trường học tình thương sẽ góp phần tạo điều kiện thay đổi cuộc sống các em bước đầu là xóa tan nạn mù chữ và rèn cho các nhân cách của một con người góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

II. Khuyến nghị

Với đề tài “vấn đề giáo dục đối với trẻ em nghèo ” chúng tôi đã tìm ra được một số các vấn đề trong giáo dục trẻ đang gặp phải ở 3 khía cạnh đó là nguyên nhân, thực trạng và

63

mong muốn của trẻ. Nên chúng tôi xin đưa ra một số các giải pháp giúp trẻ em nghèo có thể có được điều kiện học tập tốt hơn.

1. Đối với gia đình.

Gia đình nên quan tâm đến trẻ hơn, dành thời gian giao lưu, nói chuyện, tâm sự hoặc sự quan tâm như hỏi thăm chuyện học hành, bạn bè, trường lớp với trẻ, dành cho trẻ nhiều thời gian học tâp hơn tại nhà. Cố gắng kèm trẻ học nếu không thể giúp trẻ học được thì phụ huynh có thể ngồi cùng trẻ răn trẻ học bài xong mới được đi ngủ và thường xuyên nhắc trẻ học bài và làm bài tập ở nhà, kiểm tra bài vở trẻ thường xuyên.Nếu gia đình quá khó khăn thì có thể cho trẻ kiếm tiền phụ giúp gia đình nhưng nên cho trẻ phụ vào thời gian ngoài giờ lên lớp hoặc là thứ 7, chủ nhật thay vì bắt trẻ phải bán nguyên buổi như hiện tại hoặc lôi trẻ đi làm cùng đến 9g tối mới về khiến trẻ mệt mỏi không có hứng thú để học.Khi các em có thành tích học tốt, thưởng cho các em những cuộc đi chơi hoặc cuối tuần cho các em đi công viên, sở thú để các em có tinh thần học tập tốt hơn

Cố gắng mua cho trẻ đầy đủ dụng cụ học tập và các phương tiện khác phụ vụ cho việc học của trẻ.

2. Về phía nhà trường.

Nên đầu tư trang thiết bị nhiều hơn đủ để cung cấp cho quá trình dạy và học tai trường. Nâng cấp trình độ đội ngũ giáo viên đứng lớp cũng như tìm kiếm thêm nguồn nhân lực đủ để giảng dạy cho trẻ tất cả các môn học theo chương trình đào tạo của bộ giáo dục. Thực hiện việc tổ chức các lớp học kỹ năng sống cho các em, nhất là kỹ năng giao tiếp và ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống.có sự quan tâm đồng đều giữa các em học sinh, áp dụng các phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả và lôi cuốn, gây hứng thú học tập ở các em. Ngoài ra, nhà trường cũng nên tổ chức các hoạt động dã ngoại, thăm quan để các em hiểu rõ hơn về đất nước và biết yêu cuộc sống này. Phần thưởng là một lợi ích có sức hấp dẫn và khả năng thay đổi thái độ học tập, tạo động lực thúc đẩy học tập.

3. Về cộng đồng xã hội.

Tạo mọi điều kiện để các em có được nơi vui chơi và học tập thoải mái, hỗ trợ trẻ về mặt vật chất cũng như tinh thần cho các em có điều kiện học tập tốt hơn, có tâm lý thoải mái tự tin hơn trong cuộc sống. Đảng và nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ trẻ em nghèo có điều kiện học tập tốt như những trẻ em khác và có những chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những người giáo viên đang theo giảng dạy tại các trường dành

64

cho trẻ em nghèo và có công tác quản lý giám sát tốt trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu này.

Với vai trò là một cán sự xã hội tương lai chúng tôi mong muốn đóng góp thêm tiếng nói, giải pháp thiết thực trong việc tìm một hướng đi cho trường tình thương, đó là nhà nước ta có một cơ chế chính sách hợp lí, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành, các cơ quan có trách nhiệm đối với lớp tình thương, với giáo viên và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập của trẻ cũng như trong việc phát triển nhân cách. Có sự đối xử công bằng, trong cơ hội tiếp cận chương trình, chính sách giáo dục của trẻ trong xã hội sẽ. Bởi ai cũng có quyền được đi học và được phát triển tài năng của mình, nhất là trẻ em. Thì vấn đề giáo dục là mục tiêu hàng đầu của quốc gia dân tộc và trẻ em nghèo thật sự cần lắm những sự quan tâm đó.

PHẦN PHỤ LỤC

TIÊU CHÍ PHỎNG VẤN SÂU

Nội dung của các câu hỏi phỏng vấn sâu tập trung vào việc khảo sát và đánh giá thái độ, xác định nhu cầu của đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng đến thông qua 3 tiêu chí phỏng vấn tưpng ứng với các đối tượng chính là học sinh, phụ huynh, giáo viên và các tình nguyện viên, bên cạnh đó nhóm thực hiện cũng thông qua việc phỏng vấn người dân xung quanh để từ đó có thể hiểu và xác định được thực trạng của vấn đề giáo dục trẻ em nghèo tại trường tình thương, những điểm mới và sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục ở lớp học tình thương bà Mười so với phương pháp giáo dục tại các trường tình thương khác, những yếu tố tác động đến giáo dục tại trường tình thương bà Mười. Tất cả nhằm hướng đến một mục tiêu cuối cùng là tìm ra những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục dành cho trẻ em nơi đây.

Thứ nhất: Đối với mẫu phỏng vấn người quản lí cơ sở, giáo viên, tình nguyện viên thì các mẫu được chọn phỏng vấn phải là những đối tượng đã có quá trình thực tập hoặc tình nguyện tại cơ sở này. Các đối tượng này phải thực sự quan tâm đến các vấn đề mà lớp học tình thương đang gặp phải, hay là những dự định trong tương lai của trường. Đối với mẫu đối tượng này thì nhóm chúng tôi đã có quá trình tham gia thực tập và tình nguyện chung, nên việc phỏng vấn tìm hiểu về các đối tượng tương đối thuận lợi.

Thứ hai: Với người dân xung quanh trường thì họ phải là người sống gần trường nhiều năm, có sự quan tâm và có sự qua lại tương tác với trường.

Thứ 3: Đối với mẫu phỏng vấn trẻ thì phải là trẻ học ở trường tình thương (có danh sách cụ thể), có độ tuổi nhất định có thể nhận thức được vấn đề. Hơn nữa đây là những

65

em có quá trình học tập tại lớp khá dài và ổn định.

Đối với mẫu phụ huynh được chọn phỏng vấn thì yêu cầu họ đã và đang có ít nhất một học sinh đang theo học tại trường.

Câu hỏi phỏng vấn có lựa chọn, đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn.

Bảng hỏi phỏng vấn sâu.

Người quản lý cơ sở.

1. Trường được thành lập khi nào?

2. Tổng số lượng số lượng trẻ hiện tại đang theo học tai trường là bao nhiêu?

3. Số lượng trẻ học các lớp là bao nhiêu? Độ tuổi trung bình của trẻ?.

4. Số lượng trẻ đã ra trường và tiếp tục học các cấp bậc cao hơn là bao nhiêu trẻ?

5. Ai là người trực tiếp giảng dạy cho các em? Số lượng giáo viên và tên tình nguyện viên tại trường là bao nhiêu? Thời gian làm việc của họ như thế nào?

6. Ở trường các em được học những môn học nào và được rèn luyện các kỹ năng gì?

7. Trường có được sự tài trợ từ bên ngoài hay không? Đó là những nguồn nào?

8. Các phương pháp giảng dạy được áp dụng tại trường hiện nay?

9. Với phương pháp học đó thì khả năng tiếp thu bài giảng của trẻ như thế nào? Nhất là đối với những học sinh có sức học kém thì nhà trường đã có hình thức đào tạo thế nào?

10. Các phương pháp đó có điểm gì đặc biệt so với phương pháp giáo dục chung của Bộ giáo dục?

11. Trường có họp mặt với phụ huynh học sinh thường xuyên không? Và phụ huynh các em có thường hỏi han đến sức học của con em mình hay không?

12. Những thuận lợi và khó khăn tại trường là gì?

66

13. Những mong muốn để xây dựng và phát triển lớp học tình thương ngày càng phát triển hơn?.

Về phía các tình nguyện viên và giáo viên

1.Lý do để đến với lớp học là gì?.

2. Thời gian bạn tham gia hoạt động tại lớp học là bao lâu?

3. Công việc chính của bạn trong lớp học là gì?

4.Trong quá trình hoạt động tại trường bạn gặp phải những thuận lợi và khó

5.khăn như thế nào?

2. Những khó khăn gặp phải, cũng như thuận lợi có được trong quá trình dạy việc học cũng như việc quản lí lớp và dạy học cho trẻ?

3. Khó khăn lớn nhất của lớp học hiện nay là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?.

4. Theo bạn thì phương pháp giáo dục hiện tai ở trường có phù hợp với trẻ hay chưa? Và bạn nhận thấy phương pháp giáo dục tại trường có những điểm gì đặc biệt về so với chuẩn chung của bộ giáo dục.

5. Nhà trường tạo điều kiện gì cho các em học sinh đang theo học tại trường?

6. Theo bạn với mô hình và phương pháp giáo dục hiện đang áp dụng tại trường có tạo được nền tảng vững chắc trong con đường học vấn của các em trong tương lai hay không?

7.. Bạn có hay tham gia sinh hoạt với các em không? bạn cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào?

8.. Bạn có thể cho nhận xét và đánh giá về thái độ học tập, rèn luyện, chất lượng giáo dục tại trường hiện nay đối với trẻ?

9. Bạn có những đề xuất và mong muốn gì về điều kiện học tập, phương pháp dạy học cũng như cách khắc phục những khó khăn trở ngại cho các em học sinh nơi đây?

Đối với giáo viên hoặc tình nguyện viên đã từng giảng dạy tại các trường tình thương khác có thể hỏi thêm câu hỏi (bạn thấy phương pháp giảng dạy tại trường tình thương

Bà Mười có gì khác biệt so với các lớp học tình thương khác mà bạn đã từng giảng dạy?

Về phía gia đình.

1: Gia đình mình đang sống ở đâu? Sống được khoảng bao lâu tại đó?

67

2: Nguồn thu nhập chính của gia đình?

3: Mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại?.

4: Gia đình đưa trẻ vào lớp học bà Mười nhằm mục đích gì?

5: Gia đình thấy môi trường giáo dục tại trường ra sao? Chất lượng giáo dục có điểm gì mà gia đình thấy tốt và điểm gì cần cải thiện?

6: Gia đình có thường xuyên cho trẻ tiền tiêu vặt không?

7: Buổi tối gia đình có hay kiểm tra bài vở của các em không?.

8: Gia đình có hay cho em đi chơi đâu vào dịp cuối tuần không?.

9: Gia đình dự tính cho em đi học lớp tình thương bà Mười lâu dài không ? tại sao?

10. Những đóng góp, ý kiến nguyện vọng cho việc dạy và học tại trường?

Về phía trẻ.

1. Em tên gì? đang học lớp mấy, em được bao nhiêu tuổi?

2. Em đang sống cùng ai? Công việc của họ là gì?

3. Đến trường em có thấy vui hay không? tại sao?

4. Giáo viên và tình nguyện viên đối xử như thế nào với em?

5. Em học có hiểu bài hay không?

6. Ngoại trừ các môn học chính tại lớp hiện nay thì em có mong muốn được học thêm các môn học khác nữa không? Tại sao?

7. Nếu cho em đi học trường lớn hơn thì em sẽ học tại đó hay vẫn học tại trường này? Vì sao?

68

Biên bản phỏng vấn sâu số 1:

Phỏng vấn viên: Lê Thị Ánh

1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: NG. T. L. N. Chức vụ: Người thành lập trường.

Tuổi: 80 Giới tính: Nữ

2. Ngày phỏng vấn: 15/11/2014 Thời gian: 15h20' đến 16h40'

3. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4. Nội Dung phỏng vấn: ( lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Dạ. Con chào bà ạ! Thưa bà cho con hỏi bà lớp học này được thành lập bao nhiêu lâu rồi ạ?

TL: Uh. Chào con! (cười vui vẻ) lớp học này được thành lập từ năm 1999, lớp học bắt đầu được nhen nhóm từ vỉa hè. Sau đó bà đã đứng ra lo liệu cho các em có chỗ học, có giáo viên tới dạy. Lớp học năm lần bảy lượt phải di chuyển từ nơi này qua nơi khác, nên rất khó khăn.

Pvv: Hiện nay cả trường có bao nhiêu học sinh ạ?

TL: Hiện nay, thì cả trường có hai phòng học và 4 khối lớp từ lớp 1 tới lớp 4, gồm 35 em học sinh. Với quản lý chính là Phượng, bà giao tất cả cho chị Phượng quản lí. Và

69

bà Mười cũng chỉ đứng ra thuê hai cô Nga dạy khối lớp 1, 2 và 3 còn khối lớp 4 thì do các tình nguyện viên của trường phụ trách giảng dạy.

Pvv: Dạ. Hoàn cảnh của các em học sinh ở đây thế nào ạ?

TL: Hầu hết các em học sinh ở đây đều là con gia đình nghèo, nhập cư lên thành phố sinh sống làm ăn, có đứa thì cha mẹ làm công ty, làm hồ, buôn bán dạo.... này nọ, có đứa thì bị mồ côi cha hoặc mẹ từ nhỏ, mẹ đi làm ăn xa, công việc không ổn định. Các em sống với ông bà nội đã già, tuổi cao sức yếu, nhà lại nghèo nên khó có thể cho các em đến lớp thường xuyên, khi các em đến lớp thì bà Mười và các bạn tình nguyện viên đều phải khuyến khích, động viên an ủi....... Trường còn phải hỗ trợ cho các em về đồ dùng học tập, quần áo,........để các em đi học đầy đủ hơn.

Pvv: Động lực nào thúc đẩy bà mở lớp học cho các em ạ?

TL: Bà (cười hiền hậu) thương bọn trẻ nó nghèo, lại không có giấy tờ hợp pháp để xin vào mấy trường công học, mà các em suốt ngày cứ lông nhông ngoài đường thấy thương lắm nên Bà Mười đã đứng ra lo liệu cho các em có chỗ học, có giáo viên tới dạy.

Pvv: Thưa bà, bà có thể cho con biết về những thuận lợi và khó khăn từ khi bà thành lập lớp học tình thương này ạ?

TL: Khó khăn thì nhiều con ạ. Lớp học tình thương phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần, nên hồi đầu trẻ cũng nản học, thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất. Tại vì dạy ở đây thì đồng lương ít ỏi, tụi nhỏ lại nghịch phá nữa, giờ có hai cô "Nga" dạy ở đây cũng chỉ là các cô thương tụi nhỏ chứ đồng lương chả đáng là bao đâu con.

Những năm trước thì Bà Mười phải là người trực tiếp đứng ra cai quản lớp học từ khâu vật chất lẫn tìm giáo viên dạy cho các em. Còn một năm trở lại đây khi chị Phượng đang là sinh viên năm 3 của trường Đại học Luật tới dạy tại lớp học Bà Mười thì chị đã giúp bà quản lý lớp học này, thế nên bà cũng đỡ vất vả phải chạy đi chạy lại.

Pvv: Đâu là khó khăn lớn nhất ạ?

TL: Khó khăn thì nhiều lắm con, "Khó khăn cơ bản của các em học sinh ở đây chủ yếu là về hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, bố mẹ ít quan tâm dạy dỗ và thời lượng học trên lớp ít hơn các trường ở ngoài. Vả lại các em học kém thì nhiều mà về nhà lại thêm cái tội nhác học nữa nên việc dạy dỗ, nâng cao chất lượng học tập rất khó khăn". Nguyên nhân là do hầu hết ba mẹ các em là dân nhập cư ở các tỉnh lẻ như: Miền tây, miền Trung, …. nên công việc không ổn định, trình độ văn hóa thấp, ít quan tâm chú

70

trọng đến việc học tương lai của con em" nhưng mà khó khăn lớn nhất bây giờ phải kể đến cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy. Đồ dùng học tập của các em đều do các nhà tài trợ, hảo tâm người ta giúp cho sách, vở, bút, rồi đến tủ đựng sách…nên cũng đỡ được phần nào. Còn về giáo viên thì có 2 cô đều tên là Nga và các bạn sinh viên nhưng các bạn sinh viên ngoài việc đến lớp dạy cho các em còn có việc học của mình nữa nên nhiều lúc rất bận không lên lớp được. Các em ở đây đa phần là học sinh yếu kém bọn trẻ nó nghịch, quậy, lười học nên rất khó để dạy bảo và cho lên lớp.

Pvv: Mối quan hệ giữa bà và các bạn tình nguyện viên với các em học sinh trong trường ra sao ạ? Thái độ mọi người thế nào?

TL: Bà (cười ) rất tốt. Thì các bạn cũng tham gia nhiệt tình hỗ trợ cả về dạy và tổ chức các hoạt động, trò chơi cho các em. Nói chung là mọi hoạt động đều nhờ các bạn sinh viên của Phượng nhiều lắm.

Pvv: Con thấy hầu hết các em rất quý bà Mười phải không ạ?

TL: Bà (cười) uh. Bọn trẻ nó quý bà lắm, mỗi lần bà ra thăm thì bọn trẻ đều nhốn nháo hỏi thăm, chào hỏi ngoan ngoãn, chúng nó cũng thương bà lắm!

Pvv: Vào các dịp lễ, tết, thì trường có hay được quà từ các vị ân nhân, hay có sự giúp đỡ hỗ trợ từ các đoàn thể, tổ chức nào không ạ?

TL: Vào các dịp lễ, tết như trung thu, ngày 1/6,....Thì cũng có nhiều tổ chức đến và làm các hoạt động từ thiện tặng quà, sách cặp, vở.... nhiều lắm! Mới hôm đây vừa có chú bên nước ngoài về làm từ thiện tại trường, vì biết được trường qua internet nên đã đến thăm và tặng cho lớp học một cái tủ đựng sách và một số quà, cặp sách cho các em, bà Mười cũng ra dự.

Pvv: Nhà trường và các bạn tình nguyện viên tạo điều kiện gì cho các em học sinh đang theo học tại trường?

TL: Các em ở đây không phải đóng học phí, tất cả các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên được nhà trường hỗ trợ về sách vở, quần áo, đồ dùng học tập,.... Trước kia mới thành lập trường thì bà Mười tự lo lấy cho các em, nhưng bây giờ có nhiều người cũng biết đến trường nên vấn đề về sách vở, bút mực,....là không phải lo nữa, có khi dùng không hết nên cho các trường khác họ dùng kẻo để lâu ngày nó sẽ hỏng, khi nào mình cần họ sẽ hỗ trợ lại cho mình.

Đến lớp học tình thương thì các em không đòi hỏi phải có giấy khai sinh, hộ khẩu nào cả. Mà các em chỉ cần đi học đầy đủ là được, nhà em nào xa thì bà mua vé xe buýt cho

71

các em đi, cuối năm em nào học giỏi thì cũng được thưởng cho một chiếc xe đạp để đi học. Khi nào nhà đủ điều kiện kinh tế hoặc giấy tờ thì lũ trẻ có thể chuyển qua trường tiểu học Phù Đổng. Ủy ban nhân dân phường Tân Thuận Tây cũng đã cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho các em học tập.

Pvv: Bà nghĩ như thế nào về phương pháp giảng dạy đang được áp dụng tại trường mình ạ?

TL: Ở đây chỉ có hai cô giáo chính dạy lớp 1 và lớp 2, 3 còn lớp 4 là do các bạn sinh viên thay nhau dạy. Các cô thì cũng đã nhiều tuổi rồi, cô Nga dạy lớp 2, 3 thì có kinh nghiệm hơn vì cô dạy cũng đã lâu, cô đã từng dạy ở nhiều trường tình thương khác. Hầu hết bọn trẻ chỉ được học Văn và Toán thôi! Còn các môn khác thì lồng ghép vào trong các hoạt động sinh hoạt thứ 7 hàng tuần. Các bạn sinh viên ở đây thì không phải là học về chuyên môn sư phạm nên cũng khó cho các bạn nhưng bà thấy các bạn đã rất nhiệt tình tham gia cống hiến cho lớp học rồi.

Pvv: Thưa bà, ở trường học có nhiều hợp trẻ nản lòng và muốn bỏ học không ạ? Và nếu có thì bà có phương pháp gì để thúc đẩy các em quay lại trường?

TL: Bà cũng hay ra thăm lũ trẻ để xem chúng học hành thế nào. Lỡ gặp các em ở ngoài đường hoặc biết đứa nào cúp học là bà lại hỏi liền tại vì sao mà không đi học. Nếu bố mẹ nói ở nhà phụ giúp không cho các em đi học thì bà tới tận nhà, kiểu gì cũng phải cho lũ trẻ đi học.

Pvv: Thưa bà, điều bà mong muốn và quan tâm nhất để phát triển lớp học tình thương này là gì ạ?

TL: Bà mong lớp học sẽ có cơ sở vật chất đầy đủ và khang trang hơn, các bạn sinh viên cũng đến với các em nhiều hơn, lớp học sẽ luôn được duy trì và ngày càng phát triển để mang lại kiến thức cho bọn trẻ.

Pvv: Dạ. Cảm ơn bà rất nhiều ạ. Chúc bà sống khỏe, vui vẻ ạ.

72

Biên bản phỏng vấn sâu số 2:

Phỏng vấn viên: Lê Thị Ánh

1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: Chị H.T.M P. Chức vụ: Người quản lý của trường.

Giới tính: nữ Trình độ học vấn: Đại học

2. Ngày phỏng vấn: 15/11/ 2014 Thời gian từ: 9h30' đến 10h45'

3. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4. Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Chị tham gia công tác tình nguyện ở đâu được bao lâu rồi ạ?

TL: Chị tham gia ở đây cũng được 2 năm rồi đó em.

Pvv: Trường được thành lập khi nào ạ?

TL: Lớp học tình thương Bà Mười đã đi vào giảng dạy từ trước năm 1999 nhưng không có một chỗ học ổn định nên lớp học phải thay đổi chỗ học liên tục và số lượng trẻ đến trường cũng không đều, trẻ lúc đến lúc không khiến các giáo viên đứng lớp cũng nản và thường thì họ chỉ dạy các em một thời gian rồi nghỉ. Nhưng nhờ sự chịu khó, tâm huyết của bà Mười đến vận động trẻ đến lớp và kêu gọi các tình nguyện viên đến lớp dạy trẻ nên lớp học cứ thế được duy trì dù gặp rất nhiều khó khăn, cho đến 3 năm trước chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho Bà mượn khu sinh hoạt

73

chung của phường làm lớp học. Từ đây trường tình thương Bà Mười được thành lập tại trung tâm học tập cộng đồng tại đường KE-45 - phường Tân Thuận Tây , Q.7, Tp Hồ Chí Minh.

Pvv: Tổng số lượng trẻ hiện tại đang theo học tại trường là bao nhiêu ạ ?

TL: Tổng số lượng trẻ đến nay đã có 37 em đang theo học tại trường, trong đó lớp 2 có 5 trẻ, lớp 3 có 7 trẻ, lớp 4 có 5 em, lớp 5 có 1 em và lớp 1 có 19 trẻ.

Pvv: Dạ. Vậy độ tuổi trung bình của trẻ đang theo học tại trường là bao nhiêu ạ?

Tl: Độ tuổi trung bình của trẻ là từ 7 đến 16 tuổi, do có một số trẻ đi học muộn.

Pvv: Số lượng trẻ đã ra trường và tiếp tục học các cấp bậc cao hơn là bao nhiêu trẻ?

Tl: Có 1 em đã ra trường và đang học đại học.

Pvv: Tình nguyện viên tại trường là bao nhiêu? Thời gian làm việc của họ như thế nào?

Tl: Tất cả là có gần 70 tình nguyện viên đến từ các trường đại học như: Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Công Nghiệp, Hành Chính Marketing, Tự Nhiên, Bách Khoa, Huslip, Kiến Trúc, Kinh Tế, Giao Thông Vận Tải,…..

Pvv: Vậy ai là người trực tiếp giảng dạy cho các em?

Tl: Gồm 10 tình nguyện viên và 2 giáo viên đứng lớp chính.

Pvv: Ở trường các em được học những môn học nào và được rèn luyện các kỹ năng gì?

Tl: Các em chủ yếu chỉ được học môn Toán và Tiếng Việt. Hiện tại đang đưa môn Lịch sử và Địa lý vào dạy thử đối với học sinh lớp 4 và lớp 5.

Còn về dạy các kĩ năng thì hồi trước tổ chức sinh hoạt các kỹ năng như vẽ tranh, đóng kịch, dạy võ tự vệ cho các em vào thức 7 còn bây giờ thì chuyển qua chiều thứ 4. Bên cạnh đó, vào các tối thứ 3,5,7 các em sẽ học tiếng Anh và tiếng Hàn.

Pvv: Trường mình có được sự tài trợ từ bên ngoài hay không? Đó là những nguồn tài trợ nào?

Tl: Trường thì cũng được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, từ các nhà hảo tâm, các tình nguyện viên và các bạn sinh viên. Và ở thời điểm hiện tại thì có anh T bên tổ chức Korean Foundation for World Aid Dự án Cầu hàn đang hỗ trợ lớp học cả

74

về mặt vật chất lẫn tham gia dạy các kỹ năng sống và một số môn học như tiếng Anh và tiếng Hàn cho các em.

Pvv: Các phương pháp giảng dạy đang được áp dụng tại trường hiện nay và chị có nhận xét gì về phương pháp giảng dạy đó?

Tl: Dạy theo lối truyền thống một thầy và nhiều trò, nhất là các lớp phải học ghép nên trong một lớp học một giáo viên có thể kiêm luôn 2 lớp.

Phương pháp giáo dục tại đây không thể sánh được với các trường nhà nước, những trường được đầu tư bài bản. Ở đây cách dạy của các thầy cô còn mang theo kiểu truyền thống hơn là chủ động, vì hai cô ở đây cũng đã nhiều tuổi không đủ sức trẻ, sức khỏe như chúng mình, cô đến với lớp cũng chỉ vì lòng tâm huyết với nghề và tình thương với trẻ. Còn các bạn sinh viên hầu như các bạn không có kinh nghiệm hay các kĩ năng sư phạm, chưa bao giờ học qua lớp đào tạo sư phạm nhưng các bạn dạy rất nhiệt tình và có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy để làm sao cho trẻ dễ hiểu và dễ tiếp thu bài.

Pvv: Với phương pháp giảng dạy đó thì khả năng tiếp thu bài giảng của học sinh như thế nào? Nhất là đối với những học sinh có sức học kém thì nhà trường đã có những hình thức đào tạo thế nào?

Tl: Các em học sinh tiếp thu bài không được tốt vì do thiếu giáo viên có chuyên môn và lớp học nên có một số lớp bắt buộc phải học chung lớp khiến trẻ mất tập trung. Tuy nhiên cũng nhờ vậy mà có một số em học lớp dưới có thể làm bài của lớp trên, nhất là môn tiếng việt và trẻ lớp 1 đôi khi có thể viết được các bài văn theo dạng đề của lớp 2. Còn đối với các em học sinh yếu kém thì trường sẽ cử giáo viên, tình nguyện viên kèm riêng ngoài giờ học.

Pvv: Các phương pháp đó có điểm gì đặc biệt so với phương pháp giáo dục chung của Bộ giáo dục?

Tl: Điểm đặc biệt nhất trong phương pháp giáo dục của trường là giáo viên được phép dùng thước hỗ trợ việc răn đe học sinh, học sinh không bị đuổi học dù nghỉ nhiều buổi học không lý do và học sinh được cấp phát hoàn toàn miễn phí các dụng cụ học tập, thậm trí hỗ trợ luôn tiền xe.

Pvv: Trường có họp mặt với phụ huynh học sinh thường xuyên không? Và phụ huynh các em có thường hỏi han đến việc học của con em mình hay không?

75

Tl: Một năm thì gặp mặt phụ huynh từ 3-4 lần. Phụ huynh thì cũng ít khi quan tâm hỏi han về việc học của con em mình, mà họ thường giao phó hoàn toàn trách nhiệm cho các giáo viên, tình nguyện viên tại trường. Nhiều phụ huynh coi đây không phải là lớp học mà là nơi để giữ trẻ, sáng ở xa thì đưa đi tối đón như một quy luật.

Pvv: Chị nhật xét gì về các em học sinh ở đây?

Tl: Đa phần các em học sinh ở đây đều là con của những người dân nhập cư, gia đình nghèo khó và các giấy tờ không đầy đủ để cho con em mình vào học các trường công lập. Nói chung thì các em cũng rất là ngoan, chỉ có một số em gọi là cá biệt thôi, nhưng trẻ cũng biết nghe lời và học hỏi.

Pvv: Em được biết chị đang là sinh viên, vậy khi thay bà Ng. T. L. N quản lí lớp học chị gặp những khó khăn gì trong việc học của chị cũng như việc quản lí lớp sao cho được tốt ạ?

Tl: Có chứ, chị thấy khó nhất là việc sắp xếp thời gian sao cho phù hợp để vừa học vừa quản lí được trường đều được tốt, tiếp đón các anh chị bên tổ chức phi chính phủ và các bạn tình nguyện viên . Có lúc buổi trưa chị ghé qua bao quát tình hình thế nào, rồi buổi chiều chị lại phải đi học. Nhưng cũng có lúc chị phân công cho các bạn tình nguyện viên khác đến giúp đỡ chị trông coi lớp, để sao cho mình không ở đó nhưng mình vẫn biết rõ tình hình như thế nào.

Pvv: Chị nhật xét như thế nào về lớp học tình thương bà Mười?

TL: Lớp học đang còn nhiều thiếu thốn, lúc chị mới vào đây dạy thì chị cũng gặp rất nhiều khó khăn như bọn trẻ không nghe lời, dụng cụ học tập thiếu đủ thứ, bọn trẻ nó quậy phá nghịch, siêng chơi hơn siêng học vả lại có những đứa quá tuổi đến trường nên rất khó dạy, tâm lí rụt rè hay e thẹn mặc cảm nên cần nhiều thời gian giảng dạy hơn. Nhưng các em cũng ngoan và biết lễ phép, nghe lời thầy cô. Nhiều em gia đình khó khăn lắm, cha mẹ bận đi làm tối ngày nên không có thời gia quan tâm đến con cái nữa, các em thì đang còn nhỏ và độ tuổi của các em trong lớp cũng không đồng đều, có đứa đi học đúng tuổi có đứa đi học muộn. Các em đang trong độ tuổi ăn tuổi chơi nên rất lười học, thích chơi hơn học. Phần vì các em hầu hết là kinh tế gia đình khó khăn, lại đông anh chị em nữa nên nhiều gia đình không đủ tiền cho các em đi học và nhiều em phải ở nhà phụ giúp gia đình kiếm tiền nên thường đi học muộn so với độ tuổi quy định nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí học tập.

Pvv: Theo chị khó khăn lớn nhất của lớp học hiện nay là gì?

76

TL: Khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượng dạy học, sự tiếp thu bài của học sinh còn kém nên mỗi năm chỉ có 1, 2 em được lên lớp thôi, còn lại là phải tiếp tục học và rèn luyện thêm đến khi nào chắc thì mới cho lên lớp. Với lại ở đây thiếu nguồn nhân sự, chỉ có 2 cô giáo là được trả lương chính thức nhưng đồng lương cũng ít ỏi lắm vì kinh phí nhà trường có hạn, còn các bạn tình nguyện viên thì giúp đỡ cũng rất nhiều và nhiệt tình nhưng các bạn không chủ động được thời gian của mình, nhiều bạn đăng kí đi dạy được mấy hôm thì bận việc này việc kia hay không dạy được bọn trẻ nên từ đó không đi nữa. Chị cảm thấy khó khăn nhất là về nguồn nhân lực, không chủ động được thời gian và không làm việc được lâu dài với các em.

Pvv: Chị có những mong muốn gì để xây dựng và phát triển lớp học tình thương hơn ạ?.

Tl: Chị mong các em được bố mẹ hỗ trợ, quan tâm nhiều hơn và nhà trường sẽ có đủ lớp và giáo viên, cơ sở vật chất để cho việc dạy và học được tốt hơn.

Pvv: Chị đánh giá như thế nào về khả năng giúp đỡ của ngành công tác xã hội trong việc giải quyết những khó khăn, cũng như thúc đẩy sự phát triển của loại hình lớp học tình thương này?

TL: Chị nghĩ rất cần một nhân viên công tác xã hội có chuyên môn để giúp đỡ cho lớp học, nhưng ở thời điểm hiện tại đây là một lớp học tình thương nên việc dạy học cho các em là quan trọng nhất. Chị cần có một lực lượng tình nguyện viên tới dạy học một cách lâu dài, để chị đào tạo được một lực lượng nòng cốt . Nhưng tất cả là để giúp các em nhỏ có cái chữ để sống tốt hơn, để có thể cố gắng vươn lên thoắt khỏi cuộc sống bôn ba khắp nơi kiếm sống. Chị Phượng chỉ hi vọng sẽ có nhiều người hiểu vai trò của các công việc xã hội là giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Pvv: Cảm ơn chị rất nhiều và chúc chị sẽ ngày càng trẻ, khoẻ để tiếp tục cống hiến cho xã hội.

77

Biên bản phỏng vấn sâu số 3.

Phỏng vấn viên: Lê Thị Ánh

1.Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: Ng. Ng. N Chức vụ: Giáo viên phụ trách lớp 2 và 3.

Giới tính: Nữ

Ngày phỏng vấn: 22/4/ 2014 Thời gian từ: 9h45' đến 10h45'

Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Chào cô ạ! Cô tham gia phụ trách lớp nào ở trường tình thương bà Mười ạ?

TL: Cô tham gia phụ trách lớp 2 và 3 luôn.

Pvv: Cô đã công tác ở đây được bao lâu rồi?

TL: Cũng được gần 3 năm rồi, hồi trước cô có dạy ở đây nhưng sau đó cô chuyển sang bên trường kia dạy, sau đó cô lại trở về dạy ở đây (cô cười).

Pvv: Cô nhận xét như thế nào về lớp học tình thương bà Mười?

TL: Lớp học tình thương Bà Mười, vì đây là trường tình thương nên không thể bằng với những trường công lập được. Ở đây chỉ dạy 2 môn Văn và Toán thôi! Và thủ tục vào học thì không cần nộp giấy tờ gì cả, phụ huynh có nhu cầu cho con em đi học là có

78

thể đưa vào học. Nhưng ở đây đa phần là con của những người lao động nhập cư ở các tỉnh miền Tây lên thôi, nhà nghèo không có điều kiện cho con em đi học các trường công. Trường thì chỉ có hai phòng, lớp học còn là lớp ghép nên rất khó khăn, ồn ào và nóng nực. Nhưng các em đi học cũng rất đầy đủ, ngoan ngoãn lễ phép.

Pvv: Qua việc trực tiếp đứng lớp giảng dạy và tiếp cận với các em học sinh cô cảm thấy khó khăn cơ bản ở đây là gì ? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

TL: Trẻ em ở đây phần lớn là rất quậy phá và lì lợm nên rất khó dạy bảo, các em lại học rất kém nữa. Trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu bài, nhất là em Q bị bệnh tự kỉ. Có nhiều em học mấy năm rồi mà không được lên lớp, không được tốt nghiệp vì sức học của các em còn quá yếu không đủ tiêu chuẩn để lên lớp nếu có cho lên lớp trên, mỗi năm một lớp và chỉ có vài ba em được lên lớp thôi.

Pvv: Mối quan hệ giữa cô và các em học sinh ở lớp học tình thương như thế nào?

TL: Mối quan hệ giữa cô và các em học sinh ở đây cũng tốt. Các em học sinh ở đây nói chung thì cũng nghe lời, ngoan ngoãn lễ phép nhưng còn một số em thì đang còn nghịch, hay quậy phá mà đặc biệt lớp 2 và 3 còn có nhiều em quậy phá nhất. Có trường hợp nào quậy quá mà cô nói không nghe là cô nhờ đến bạn D can thiệp cho cô, mỗi khi có vấn đề gì quan trọng cô phải báo lại với bạn Ph quản lí nơi đây.

Pvv: Theo cô, học sinh đến đây học có những nhu cầu gì về hiện tại và tương lai sau này?

TL: Theo cô nghĩ thì các em đến đây nhu cầu trước tiên đó là học tập, được làm quen, vui chơi với bạn bè và thầy cô, cũng có một số em học rất giỏi, học khá, học có mục đích và có ước mơ nhưng rất ít, chỉ có một vài em. Đa số các em có ước mơ làm công an, bác sĩ, giáo viên,.....

Pvv: Cô có hay tham gia sinh hoạt với các em không? Cô cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào?

TL: Cô chỉ đi dạy từ thứ 2 đến thứ 6 là cô nghỉ rồi, cô không hay tham gia sinh hoạt với các em, những hoạt động ở trường đều do các bạn sinh viên tổ chức thực hiện. Nhưng thỉnh thoảng cũng có một số tổ chức đến thăm hỏi tặng quà cho các em, tài trợ dụng cụ học tập, bánh kẹo,.... Cô cũng tạo điều kiện cho họ giao lưu làm quen với các em vào những giờ trẻ được ra chơi.

Pvv: Cô có ý kiến, đề xuất mong muốn gì về điều kiện học tập và cách khắc phục những khó khăn trở ngại cho các em học sinh nơi đây?

79

TL: Cô thì cô cũng không có đề xuất gì nhiều, chỉ mong rằng cơ sở vật chất của trường ngày càng hoàn thiện hơn để các em có điều kiện học tập được tốt hơn. Những em nào nghịch quá nên có những biện pháp mạnh hơn nữa để rèn luyện các em và cũng mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị tổ chức khác nhau, sự quan tâm của phụ huynh, nhà trường đến với các em để rèn luyện trẻ đi đúng hướng trong việc học cũng như phát triển nhân cách.

Pvv: Cô thấy phương pháp giảng dạy tại trường tình thương Bà Mười có gì khác biệt so với các lớp học tình thương khác mà cô đã từng giảng dạy ạ?

TL: Ngày trước cô có dạy bên trường tình thương Ánh Linh, bên ấy cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi hơn nên việc giảng dạy cũng được thuận lợi. cũng như các trường tình thương khác, trường tình thương bà Mười cũng đang áp dụng một phương pháp dạy học có nhiều tiến bộ hơn so với trước đây, là các cô giáo luôn theo sát các em, ra bài tập theo năng lực học, giảng dạy kết hợp với tranh ảnh minh họa, bài hát, thi đua giữa các tổ, các cá nhân học sinh với nhau,…. Trước đây trường tình thương bà Mười các em không được học đầy đủ các môn theo quy trình đào tạo của Bộ giáo dục mà chỉ được học hai môn Toán và tiếng việt, đó là một sự thiếu hụt rất lớn trong việc giáo dục cho các em học sinh tại trường, nhưng hiện nay thì các em đã được học thêm môn Tự Nhiên Và Xã Hội nên hiệu quả dạy học mới được nâng cao.

Pvv: Cảm ơn cô, chúc cô sức khỏe và hạnh phúc ạ!

80

Biên bản phỏng vấn sâu số 4:

Phỏng vấn viên: Lâm Hùng Thanh

1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: Ng.T.T Chức vụ: TNV

Giới tính: Nam Trình độ học vấn: Đại học

2. phỏng vấn: 6 /5/ 2014 Thời gian từ: 10h đến 11h15'

3. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

.4. Nội dung phỏng vấn:

(lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Thời gian bạn tham gia hoạt động tại lớp học là được bao lâu rồi?

Tl: Từ tháng 8/2013 đến nay.

Pvv: Lý do để bạn đến với lớp học là gì?

Tl: Lúc đầu là được người khác giới thiệu đến sinh hoạt cho vui, nhưng sau khi đến lớp học này mình nhận thấy các em cần đến mình nên mình gắn bó với trường cho tới nay.

81

Pvv: Công việc chính của bạn trong lớp học là gì?

Tl: Từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2014 là dạy còn sau đó đến nay mình là phó quản lý trực tiếp tại trường.

Pvv: Trong quá trình hoạt động tại trường bạn gặp những thuận lợi và khó khăn cả trong quá trình dạy học cũng như việc quản lí lớp trường?

Tl: Thuận lợi là các em ở đây sống rất tình cảm và có sự hỗ trợ từ các tình nguyện viên khác. Còn về khó khăn là có một số em rất khó dạy, phụ huynh còn ít quan tâm và do mình cùng các bạn tình nguyện viên còn đang học nên mình gặp khó khăn trong việc quản lý các tình nguyện viên và sắp xếp thời gian, lịch làm việc học tập của bản thân mình để đến trường.

Khó khăn về mặt tài chính: còn thiếu thốn, không có đủ tiền để chi trả cho giáo viên hoặc thuê giáo viên có đủ năng lực chuyên môn thực thụ. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhất là không đủ lớp để học.

Pvv: Khó khăn lớn nhất của lớp học hiện nay là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?.

Tl: Là thiếu nguồn nhân lực dạy học. nguyên nhân là do thiếu nguồn tài chính nên không thuê được các thầy cô có đủ trình độ nghiệp vụ sư phạm để dạy trẻ.

Pvv: Theo bạn thì phương pháp giáo dục hiện tại ở trường có phù hợp với trẻ hay chưa?

Tl: Với cách dạy học hiện tại ở trường thì mình thấy nói phù hợp thì cũng chỉ là đối với một số trẻ, bởi đa phần trẻ đến đây đều là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ đường phố nên chúng được trải nghiệm rất nhiều và cũng rất quậy phá, lì lợm vì vậy cách dạy ở trường vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, có lúc thì uốn nắn các em nghe theo, đôi lúc cũng không thể nào kiểm soát được đối với một vài em.

Pvv: Bạn nhận thấy phương pháp giáo dục tại trường có những điểm gì đặc biệt so với chuẩn chung của Bộ giáo dục của nước ta hiện nay?

Tl: Mình thấy điều đặc biệt nhất trong phương pháp giáo dục tại trường đó là để quản lý được trẻ thì cần đến sự hỗ trợ của cây thước dài. Vì trẻ rất ngoan cố và lì lợm nên khó mà trị được chúng, mỗi lần mà không nói bằng miệng được thì phải giơ cây thước lên đánh một cái cho đau chúng mới chừa. Tất nhiên bố mẹ trẻ thì ủng hộ chứ không có ý kiến gì trong việc giáo viên dùng cây hỗ trợ việc răn đe các em tại trường.

Pvv: Nhà trường tạo điều kiện gì cho các em học sinh đang theo học tại trường?

82

Tl: Không thu học phí, phát dụng cụ, đồ dùng học tập miễn phí cho các em, dù trẻ nghỉ học không lý do nhiều buổi vẫn tiếp tục cho học bình thường, đôi với trẻ học yếu thì có giáo viên kèm riêng. Đặc biệt hiện tại có em T đang học lớp 5 nhà trường có cho kinh phí để em học thêm ngoài các môn học chính ở trường.

Pvv: Theo bạn với mô hình và phương pháp giáo dục hiện đang áp dụng tại trường có tạo được nền tảng vững chắc trong con đường học vấn của các em trong tương lai hay không?

Tl: Thật sự thì giáo dục là một chuyện, còn tùy thuộc vào ý thức các em nữa, nên mình nghĩ rằng nền tảng căn bản thì có vững chắc thì mình không đảm bảo.

Pvv: Bạn có hay tham gia sinh hoạt với các em không? Bạn cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào?

Tl: Mình ít khi tham gia hoạt động với các em, nhưng khi mình sinh hoạt thì mình nhận thấy các buổi sinh hoạt chưa thật sự hiệu quả vì chưa thu hút được nhiều trẻ đến trường, có hôm chỉ lác đác vài trẻ.

Pvv: Bạn có thể cho nhận xét và đánh giá về thái độ học tập, rèn luyện của trẻ tại trường?

Tl: Có nhiều trẻ đến học không có mục đích, chúng chỉ xác định việc đến trường như một khu vui chơi với bạn bè, được ăn quà bánh, nên chúng không thật sự tập chung vào học, về nhà bố mẹ lại không quan tâm việc học của con ra sao nên chúng thường hay bỏ bê việc học, ít khi làm và học bài ở nhà.

Pvv: Bạn có những đề xuất và mong muốn gì về điều kiện học tập, phương pháp dạy học cũng như cách khắc phục những khó khăn trở ngại cho các em học sinh nơi đây?

Tl: Mình mong sẽ có đủ phòng học cho trẻ, có đủ giáo viên, phụ huynh quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ được đến trường, trẻ tích cực học tập hơn nữa.

Pvv: Cảm ơn bạn rất nhiều và chúc bạn có sức khỏe tốt, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

83

Bản phỏng vấn sâu số 5:

Phỏng vấn viên: Lâm Hùng Thanh.

1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: Ng.V. D. Chức vụ: Tình nguyện viên, ra đề thi.

Giới tính: Nam Trình độ học vấn: Đại học

2. Ngày phỏng vấn: 29/4/ 2014 Thời gian từ: 10h đến 11h15'

3. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4. Nội dung phỏng vấn: ( lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Anh đã tham gia tình nguyện ở đây được bao lâu rồi? Lý do anh đến với lớp học là gì?

TL: Anh tham gia sinh hoạt ở đây cũng đã được gần một năm rồi, lúc ấy trường cũng đang còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy.

Pvv: Anh giữ vai trò gì ở trường tình thương vậy ạ ?

TL: Anh cũng đang làm tình nguyện viên ở trường này, trước đây anh có tham gia giảng dạy và anh dạy lớp 1, đôi lúc dạy luôn 2, 3, 4 vì lúc ấy không có giáo viên để

84

dạy nên anh phải vừa chạy đi chạy lại dạy các lớp khác nhau, gọi là chạy show đó (cười). Còn bây giờ thì anh chỉ phụ trách lớp 4 với quản lí cơ sở vật chất ở đây như vật dụng học tập, sách vở, giá sách,…Và ra đề thi tháng và học kỳ cho các em thôi!

Pvv: Anh nhận xét như thế nào về lớp học tình thương Bà Mười?

TL: Lớp học tình thương Bà Mười được mở ra để dạy chữ cho các em có hoàn cảnh khó khăn hiếu học mà không có điều kiện học tập và các thầy cô ở đây chỉ có hai cô dạy cố định còn lại là những tình nguyện viên là các bạn sinh viên đến từ các trường đại học khác. Nên lớp thường xuyên thiếu giáo viên đứng lớp, mà cũng có hôm thì đông và có ngày thì không có giáo viên đứng lớp. Về cơ sở vật chất thì còn nhiều thiếu thốn và các em đến lớp không đồng đều, bữa học bữa nghỉ.

Pvv: Qua việc đứng lớp giảng dạy trước đây của anh và việc ra đề thi tháng và học kỳ cho các em, anh cảm thấy khó khăn cơ bản ở đây là gì ? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

TL: Trong thời gian anh tham gia tình nguyện ở đây, khó khăn đối với anh là trình độ của các em học sinh còn chênh lệch, thời gian học tập của các em không nhiều nên các em thường xuyên nghỉ học nhiều và điều đó đã gây khó khăn cho người giáo viên đứng lớp. Nguyên do là các em còn nhỏ và lệ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh gia đình, mà các em ở đây đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên việc học của các em cũng không được gia đình chú trọng quan tâm.

Pvv: Mối quan hệ giữa anh và các em học sinh ở lớp học tình thương như thế nào?

TL: Mối quan hệ giữa anh và các em ở đây rất tốt, các em luôn yêu thương, quý mến và tôn trọng các thầy cô và thấy được tình cảm của học sinh, các thầy cô đã và đang đem hết tâm huyết để truyền đạt lại những kiến thức cho các em.

Pvv: Anh đánh giá như thế nào về đồ dùng học tập và những trang thiết bị trong trường hiện nay và cách sử dụng các vật dụng đó của các em như thế nào ạ?

TL: Hiện tại đồ dùng học tập dành cho các em cũng đã tạm đủ như sách vở, bút, thước, bàn ghế, . . . Tuy nhiên trang thiết bị còn thiếu thốn. Các em cũng rất có ý thức trong việc sử dụng và bảo quản các dụng cụ học tập cũng như các trang thiết bị của lớp.

Pvv: Theo anh học sinh đến đây học có những nhu cầu gì về hiện tại và tương lai sau này?

TL: Các em đến đây đều chung một mục đích là kiếm cái chữ để sau này thực hiện những ước mơ nhỏ nhoi của mình và phần nào phụ giúp cho gia đình sau này.

85

Pvv: Anh có hay tham gia sinh hoạt với các em không? Anh cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào?

TL: Các bạn tình nguyện viên cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi vào ngày thứ 7 hàng tuần và cuối tuần nào mình cũng cố gắng đến trường để tham gia với các em. Các hoạt động đó diễn ra rất vui, bổ ích mà cũng đơn giản, điều đặc biệt là các em rất thích thú, tích cực tham gia.

Pvv: Anh có ý kiến, đề xuất mong muốn gì về cơ sở vật chất cho các em học sinh nơi đây?

TL: Anh mong muốn rằng sẽ có nhiều tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ hơn nữa không chỉ về vật chất mà cả mặt tinh thần của các em. Nếu cả hai mặt đó mà được đáp ứng đầy đủ sẽ tốt biết bao.

Pvv: Dạ, em cảm ơn anh nhiều ạ. Chúc anh mạnh khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

Bản phỏng vấn sâu số 6:

Phỏng vấn viên: Lâm Hùng Thanh.

1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: Ng.P.T. Chức vụ: Tình nguyện viên, phụ trách kho vật liệu.

Giới tính: Nam Trình độ học vấn: Đại học

2. Ngày phỏng vấn: 6 /5/ 2014 Thời gian từ: 10h đến 11h15'

3.Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4.. Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Anh đang tham gia phụ trách lớp học nào ở trường tình thương Bà Mười?

TL: Anh cũng là tình nguyện viên, cũng giống như D thì trước đây anh có tham gia giảng dạy, anh dạy lớp 1, đôi lúc dạy luôn 2, 3, 4 vì lúc ấy không có giáo viên để dạy nên anh phải vừa chạy đi chạy lại cùng với anh D dạy các lớp khác nhau, mà bọn anh cũng là đang sinh viên nên thời gian lên lớp cũng không nhiều nên phải sắp xếp thay nhau để lên lớp với các em. Sau đó mới có thêm các bạn tình nguyện viên khác như: M, H, . . . (cười hóm hỉnh). Bây giờ thì anh không tham gia giảng dạy nữa mà chỉ quản lí cơ sở vật chất ở đây, đồ dùng giá sách và hỗ trợ các cá nhân, tổ chức nào muốn đến

86

trợ giúp cho các em như tặng quà, cho các vật dụng học tập hay tổ chức sinh hoạt cho các em thôi!

Pvv: Anh đã tham gia tình nguyện ở đây được bao lâu rồi?

TL: Anh cũng tham gia tình nguyện ở đây cũng gần được một năm rồi.

Pvv: Anh nhận xét như thế nào về lớp học tình thương Bà Mười?

TL: Theo nhận xét của riêng anh thì trường học này còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn nhiều thứ lắm, không chỉ về vật chất mà cả giáo viên giảng dạy nữa, đặc biệt là những người thật sự có tâm huyết với trường, với các em nhỏ này.

Pvv: Qua việc đứng lớp giảng dạy trước đây của anh để tiếp cận với các em học sinh anh cảm thấy khó khăn cơ bản ở đây là gì ? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

TL: Như các em biết đấy, các em học sinh ở đây đều có hoàn cảnh rất khó khăn, không được đến trường và sớm va chạm cuộc sống xã hội nên việc tiếp cận với các em là rất khó, đừng nói là dạy các em, bắt các em ngoan ngoãn học tập theo lời chỉ dạy của mình mà anh phải mất rất nhiều thời gian và sử dụng mọi phương pháp mới tiếp cận được với các em thì các em mới chịu học hành.

Pvv: Mối quan hệ giữa anh và các em học sinh ở lớp học tình thương như thế nào?

TL: Mối quan hệ giữa anh và các em học sinh ở đây là rất tốt, anh cảm thấy rất vui mỗi khi anh đến trường đều được các em chạy lại quấn quýt nói cười, hay có những em tâm sự những khó khăn, chia sẻ vui buồn với mình.

Pvv: Anh đánh giá như thế nào về đồ dùng học tập và những trang thiết bị trong trường hiện nay và cách sử dụng các vật dụng đó của các em như thế nào ạ?

TL: Đồ dùng học tập của các em thì tạm đủ thôi, nhưng về trang thiết bị của trường thì chưa đầy đủ lắm như thiếu phòng học, máy tính, . . .

Còn về cách sử dụng các vật dụng học tập của các em thì rất tốt, bởi mọi vật dụng học tập ở đây đều để phục vụ cho việc học của các em nên các em đều có ý thức bảo quản và thực hiện theo đúng quy định của trường đã đề ra về cách sử dụng các vật dụng học tập.

Pvv: Theo anh học sinh đến đây học có những nhu cầu gì về hiện tại và tương lai sau này?

TL: Theo anh thì tất cả các em học sinh đến trường đều có nhu cầu là học tập và thực hiện những ước mơ trong tương lai.

87

Pvv: Anh có hay tham gia sinh hoạt với các em không? Anh cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào?

TL: Anh cũng thường xuyên tham gia sinh hoạt chung với các em, chỉ trừ có việc bận thì anh mới không tham gia thôi chứ có thời gian là anh có mặt ở trường.

Theo anh thì các hoạt động vui chơi tổ chức cho các em diễn ra cũng rất vui, các em cũng hứng thú tham gia nhưng các hoạt động còn ít và còn thiếu sáng tạo.

Pvv: Anh có nhận xét, đánh giá như thế nào về kiến thức học tập hiện tại và tương lai của các em sau này ạ?

TL: Hiện tại các em chỉ có học hai môn Toán và Tiếng việt còn các môn khác thì không có học như đạo đức, mỹ thuật, khoa học tự nhiên và xã hội, . . . Nên so với các em học sinh ở các trường học bình thường khác thì các em còn thiếu nhiều kiến thức và chắc chắn điều đó sẽ là khó khăn cho các em sau này. Các thầy cô cũng không muốn các em thiếu nhiều kiến thức như vậy đâu mà trường mình không đủ điều kiện để mời các thầy cô có chuyên môn, cũng như có đủ giáo viên về dạy cho các em hay có cơ sở vật chất tốt hơn để phục vụ cho việc học của các em được tốt hơn.

Pvv: Anh có ý kiến, đề xuất hay mong muốn gì về điều kiện học tập cũng như chất lượng học tập và cách khắc phục những khó khăn trở ngại cho các em học sinh nơi đây?

TL: Anh mong rằng trường học này sẽ được xã hội quan tâm giúp đỡ để các em có cơ hội học tập tốt hơn. Đặc biệt là những bạn trẻ có nhiệt huyết, có sức trẻ hãy đến đây cùng chung sức xây dựng một trường học tình thương vững mạnh và giúp các em thực hiện những ước mơ, hoài bão mà các em đã và đang nuôi dưỡng.

88

Bản phỏng vấn sâu số 7:

Phỏng vấn viên: Lâm Hùng Thanh.

1.Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: Ng.P.T Chức vụ: Tình nguyện viên

Giới tính: Nam Trình độ học vấn: Đại học

2. Ngày phỏng vấn: 5 /12/ 2014 Thời gian từ: 13h30 đến 115h45'

3.Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4. Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Lý do của bạn để đến với lớp học là gì ?.

Tl: Mình vừa tốt nghiệp đại học và đang trong thời gian xin việc làm tại thành phố nên mình cũng có khá nhiều thời giang rảnh rỗi và mình cũng thích tham gia các hoạt động cộng đồng, muốn giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được học hành, biết cái chữ.

Pvv: Thời gian bạn tham gia hoạt động tại lớp học là bao lâu?

Tl: Mình tham gia lớp học này từ tháng 9 vừa rồi à.

Pvv: Công việc chính của bạn trong lớp học là gì?

Tl: Mình tham gia giảng dạy 2 lớp là lớp 3 và lớp 4, ngoài ra còn phân công các em làm vệ sinh lớp học và tham gia các hoạt khác.

89

Pvv: Những khó khăn gặp phải, cũng như thuận lợi có được trong quá trình dạy việc học cũng như việc quản lí lớp và dạy học cho trẻ?

Tl: Về mặt khó khăn của mình hiện tại là mình không có kinh nghiệm sư phạm nên chưa khơi dậy tinh thần học tập của các em. Còn về mặt thuận lợi thì trong lớp học cũng có một số tình nguyện viên hỗ trợ và đôi lúc các em cũng ngoan.

Pvv: Khó khăn lớn nhất của lớp học hiện nay là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

Tl: Nói về khó khăn của lớp học thì nhiều lắm vì đây là trường tình thương mà, như thiếu giáo viên, tình nguyện viên giảng dạy, cơ sở vật chất còn kém và thiếu kinh phí. Nguyên nhân là do không có nguồn tài trợ về kinh phí và đây là thời gian các bạn sinh viên đang chuẩn bị thi học kì nên các bạn sinh viên không thường xuyên lên trường được.

Pvv: Theo bạn thì phương pháp giáo dục hiện tại ở trường có phù hợp với trẻ hay chưa? Và bạn nhận thấy phương pháp giáo dục tại trường có những điểm gì đặc biệt về so với phương pháp giáo dục chuẩn chung của bộ giáo dục?

Tl: Theo mình thì các em ở đây còn thiếu nhiều kiến thức lắm như các kiến thức về đạo đức, lịch sử, xã hội, . . . Các em chỉ được cung cấp kiến thức cơ bản về môn Toán và Tiếng việt thôi. Tùy theo mỗi tình nguyện viện mà có những phương pháp giảng dạy riêng như các tình nguyện viên nam thì sẽ sử dụng tính kỉ luật cao hơn.

Pvv: Nhà trường tạo điều kiện gì cho các em học sinh đang theo học tại trường mà chuyển sang các trường các học tập?

Tl: Nhà trường sẽ tạo điều kiện, khuyến khích các em theo học các trường khác nếu các em muốn và có môi trường học tốt hơn.

Pvv: Theo bạn với mô hình và phương pháp giáo dục hiện đang áp dụng tại trường có tạo được nền tảng vững chắc trong con đường học vấn của các em trong tương lai hay không?

Tl: Theo mình thì không vì các em có chỉ biết chữ và tính toán, còn thiếu rất nhiều kiến thức.

Pvv: Bạn có hay tham gia sinh hoạt với các em không? Bạn cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào?

Tl: Trước đây mình cũng ít tham gia sinh hoạt với các em nhưng bây giờ thì tham gia nhiều hơn. Các buổi sinh hoạt diễn ra thường xuyên với nhiều hoạt động khác nhau phù hợp với lứa tuổi của các em.

90

Pvv: Bạn có nhận xét và đánh giá gì về thái độ học tập, rèn luyện, chất lượng giáo dục tại trường hiện nay đối với trẻ?

Tl: Các em chưa có tính kỉ luật cao trong học tập của, chất lượng giáo dục chưa được tốt lắm so với mục tiêu đạt ra của Ban quản lý, các buổi học còn thiếu sinh động và chưa thực sự tạo cảm hứng học tập cho các em.

Pvv: Bạn có những đề xuất và mong muốn gì về điều kiện học tập, phương pháp dạy học cũng như cách khắc phục những khó khăn trở ngại cho các em học sinh nơi đây?

Tl: Có đầy đủ đội ngũ giáo viên, tình nguyện viên đứng lớp đều đặn, thường xuyên và có kinh nghiệm sư phạm, có cơ sở vật chất đầy đủ và đưa thêm các môn học xã hội như lịch sử, địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, đạo đức vào giảng dạy cho các em.

Pv: Bạn thấy phương pháp giảng dạy tại trường tình thương Bà Mười có gì khác biệt so với các lớp học tình thương khác mà bạn đã từng giảng dạy?

Tl: So với các trường khác mình từng tham gia giảng dạy thì trường tình thương Bà Mười vẫn tốt hơn các trường khác bởi ở đây phần lớn tình nguyện viên đều là sinh viên nên kiến thức hay các hoạt động vui chơi sẽ có nhiều sáng tạo, vui hơn và có nhiều điểm mới hơn.

Pvv: Cảm ơn bạn rất nhiều, chúc bạn một ngày vui vẻ và thành công trong cuộc sống.

91

Bản phỏng vấn sâu số 8:

Phỏng vấn viên: Lý Thị Nén.

1.Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: ph.B.kh Chức vụ: Tình nguyện viên.

Giới tính: Nam Trình độ học vấn: Đại học

2.Ngày phỏng vấn: 6 /5/ 2014 Thời gian từ: 10h đến 11h15'

3.. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4.. Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Lý do của bạn để đến với lớp học là gì ?

Tl: Mình thấy hoàn cảnh của các em rất khó khăn nên mình muốn giúp các em.

Pvv: Thời gian bạn tham gia hoạt động tại lớp học là bao lâu?

Tl: Mình biết về trường này thì lâu rồi nhưng mới tham gia gần đây thôi.

Pvv: Công việc chính của bạn trong lớp học là gì?

Tl: Mình rất ít tham gia giảng dạy mà chỉ tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Pvv: Những khó khăn gặp phải, cũng như thuận lợi có được trong quá trình dạy việc học cũng như việc quản lí lớp và dạy học cho trẻ?

Tl: Cũng như các tình nguyện viên khác thì mình cũng gặp rất nhiều khó khăn như không có kinh nghiệm sư phạm, các em không nghe lời và quậy phá. Còn về mặt thuận lợi là các em cũng chịu học nên mình cũng thích dạy.

92

Pvv: Khó khăn lớn nhất của lớp học hiện nay là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

Tl: Khó khăn của lớp học hiện nay là thiếu giáo viên, tình nguyện viên giảng dạy, thiếu cơ sở vật chất. Nguyên nhân là thiếu kinh phí.

Pvv: Theo bạn thì phương pháp giáo dục hiện tại ở trường có phù hợp với trẻ hay chưa? Và bạn nhận thấy phương pháp giáo dục tại trường có những điểm gì đặc biệt về so với phương pháp giáo dục chuẩn chung của bộ giáo dục?

Tl: Theo mình thì so với điều kiện của trường hiện nay và hoàn cảnh, trình độ của các em thì phương pháp giảng dạy như vậy là cũng được.

Pvv: Nhà trường tạo điều kiện gì cho các em học sinh đang theo học tại trường mà chuyển sang các trường các học tập?

Tl: Nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện cho các em theo học các trường khác nếu các em muốn và trường học đó tốt hơn.

Pvv: Theo bạn với mô hình và phương pháp giáo dục hiện đang áp dụng tại trường có tạo được nền tảng vững chắc trong con đường học vấn của các em trong tương lai hay không?

Tl: Theo mình thì không vì các em còn thiếu rất nhiều kiến thức.

Pvv: Bạn có hay tham gia sinh hoạt với các em không? Bạn cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào?

Tl: Mình cũng thường xuyên tham gia sinh hoạt ngoại khóa với các em. Các buổi sinh hoạt diễn ra rất vui.

Pvv: Bạn có nhận xét và đánh giá gì về thái độ học tập, rèn luyện, chất lượng giáo dục tại trường hiện nay đối với trẻ?

Tl: Các em cũng chưa thực sự nghiêm túc trong việc học, các em vẫn thích chơi hơn thích học.

Pvv: Bạn có những đề xuất và mong muốn gì về điều kiện học tập, phương pháp dạy học cũng như cách khắc phục những khó khăn trở ngại cho các em học sinh nơi đây?

Tl: Các tình nguyện viên đứng lớp sẽ được đào tạo hoặc có kinh nghiệm sư phạm, có cơ sở vật chất đầy đủ.

Pvv: Bạn thấy phương pháp giảng dạy tại trường tình thương Bà Mười có gì khác biệt so với các lớp học tình thương khác mà bạn đã từng giảng dạy?

93

Tl: Mình chưa tham gia trường tình thương nào, đây là lần đầu mình tham gia nên mình không biết.

Pvv: Cảm ơn bạn rất nhiều, chúc bạn một ngày vui vẻ và thành công trong cuộc sống.

Phía trẻ: Bản phỏng vấn sâu số 9:

Phỏng vấn viên: Hoàng Thi Hành

1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ và tên: Ng.P.T Giới tính: Nam

2. Ngày phỏng vấn:6 /5/ 2014 Thời gian từ: 10h đến 11h15'

3. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4. Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

Pvv: Em tên gì? Đang học lớp mấy, em được bao nhiêu tuổi?

Tl: Em tên là L.D.L, học lớp 2 và em 8 tuổi.

Pvv: Em đang sống cùng ai? Công việc của họ là gì?

Tl: Em sống với bố mẹ, ông bà và các anh chị của em nữa. Bố mẹ em làm ở cảng, còn các anh chị của em cũng đi học nhưng học ở trường khác cơ.

Pvv: Đến trường em có thấy vui hay không? Tại sao?

Tl: Dạ có ạ. ở lớp em được chơi với các bạn và có thầy cô dạy rất hay.

Pvv: Giáo viên và tình nguyện viên đối xử như thế nào với em?

Tl: Các thầy cô rất thương chúng em ạ. Bạn nào đánh nhau hay quậy lắm thì các thầy cô sẽ phạt đứng quay mặt vào tường ạ.

Pvv: Em học có hiểu bài hay không?

Tl: Dạ có nhưng có lúc em cũng không hiểu ạ.

94

Pvv: Ngoại trừ các môn học chính tại lớp hiện nay thì em có mong muốn được học thêm các môn học khác nữa không? Tại sao?

Tl: Em thích học vẽ, học hát và thích chơi nữa.

Pvv: Nếu cho em đi học trường lớn hơn thì em sẽ học tại đó hay vẫn học tại trường này? Vì sao?

Tl: Dạ. Em chưa biết ạ. Nhưng mà học ở đây được ăn nhiều quà mà lại ít phải làm bài tập ở nhà nữa cô.

Pvv: Cảm ơn em! Chúc em luôn vui vẻ và đạt được nhiều điểm 10 nhé!

Biên bản phỏng vấn sâu số 10.

Phỏng vấn viên: Lý Thị Nén

1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Người được phỏng vấn: M. V. P

Ngày phỏng vấn: 22/ 04/ 2014 Thời gian phỏng vấn: 9h00 - 9h30

Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười.

4.. Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

H: Con đang học lớp mấy?

TL: con đang học lớp 4

H: Con học có giỏi không?

Tl: Con học cũng bình thường ạ, 2 năm con phải ở lại lớp 4 rồi (cười).

H: Thế con có thích đi học không?

TL: Dạ. Con thích đi học lắm ạ, đi học vui lắm.

H: Đi học có gì vui mà con thích đi học vậy?

TL: Đi học được chơi với các bạn, được chơi những trò chơi của thầy cô giáo, và được bà Mười thương con nữa.

H: Thế các bạn có hay bắt nạt con không?

TL: Dạ không. Nhưng đứa nào chọc con thì con đánh lại thôi ạ ( cười).

H: Con thấy cô giáo, các anh chị tình nguyện viên ở đây thế nào?

95

TL: Dạ. Rất tốt ạ đôi lúc con nghịch thì hay la mắng con nhưng đều muốn tốt cho con mà thôi!

H: Đi học con có gặp khó khăn gì không?

TL: Dạ có, đó là những lúc con bận bà bắt con trông em, rửa chén, hay giặt đồ, với lại đường xa con lại đi bằng xe đạp đường lại đông nên con cảm thấy sợ sợ ạ.

H: Chương trình học có khó với con không?

TL: Dạ có, nhiều lúc bài khó quá con không làm được, vậy là các cô giáo phải giảng lại bài con mới hiểu sau ạ.

H: Nhà con có mấy anh chị em?

TL: Nhà con có 4 anh em.

H: Con là con thứ mấy?

TL: Con thứ 2 ạ.

H: Thế ba mẹ con làm nghề gì?

TL: Dạ. làm công nhân ạ, cũng đi làm gần đây thôi cô.

H: Đi học cha mẹ có hay cho tiền ăn vặt không?

Tl: Có. Nhưng thỉnh thoảng thôi à.

H: Đi học xong con có về nhà coi lại bài không?

TL: Dạ có buổi tối con mới học.

H: Thế con học được mấy tiếng, ba mẹ con có hay bày cho con học không?

TL: ở nhà con học được 2 tiếng, ba mẹ cũng hay kiểm tra bài tập của con.

H: Ngoài thời gian học trên trường con có học thêm môn nào nữa không?

TL: Dạ không.

H: Tại sao vậy?

TL: Dạ. Nhà con nghèo lắm không có tiền đi học ạ.

H: Vậy con có muốn học thêm các môn khác nữa không và đó là những môn gì?

Tl: Dạ có như môn đạo đức, âm nhạc, mỹ thuật, tiếng anh... Những môn đó cũng rất cần thiết đối với con ạ.

96

H: Những môn khó hay bài tập khó con thường làm thế nào?

Tl: Dạ. Con đem đến trường hỏi cô giáo ạ.

H: Ở nhà có làm phụ giúp cho cha mẹ việc gì không?

TL: Dạ có nấu cơm, trông em, giặt đồ quét nhà.. Con đều làm được à ( cười toe).

H: Con thấy các hoạt động sinh hoạt chủ điểm ở trường như thế nào?

TL: Dạ rất vui và bổ ích, lí thú à còn có nhiều quà nữa ( cười to).

H: Con có đầy đủ dụng cụ học tập không?

TL: Dạ có.

H: Thế dụng cụ học tập là mẹ mua cho con hay là ai mua?

TL: Dạ. Trường cung cấp cho con hết ạ.

H: Những lúc buồn con thường tâm sự cùng ai?

TL: Con thường tâm sự cùng em trai con.

H: Sao con không tâm sự với bố mẹ?

TL: Mẹ con đi tăng ca suốt có thời gian đâu cho con tâm sự (buồn).

H: Thế về nhà ba mẹ có hay nói chuyện với con không?

TL: Dạ cũng có.

H: Sau này con ước mơ được làm gì?

TL: Con ước mơ trở thành công an.

H: Tại sao con lại ước mơ trở thành công an?

TL: Con ước mơ trở thành công an để đi bắt tội phạm bảo vệ cho mọi người.

H: Thế muốn trở thành công an trước tiên con phải làm gì nhỉ?

TL: Con phải học thật giỏi ạ ( cười khúc khích).

Uh. Đúng rồi cô cảm ơn con đã dành thời gian nói chuyện vói cô, chúc con ngày càng học giỏi nhé!

97

Biên bản phỏng vấn sâu số 11.

Phỏng vấn viên: Hoàng Thị Hành

1.Thông tin các nhân người được phỏng vấn.

Tên; N. C.T Giới tính: Nữ

2Ngày phỏng vấn: 22/ 04/ 2014 Thời gian phỏng vấn: từ 14h45 đến 15h15

3. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4. Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

H: Chào con, con đang học lớp mấy nhỉ?

TL: Dạ con học lớp 1

H: Con học có giỏi không?

TL: Dạ giỏi ạ, giỏi nhất lớp 1 đó cô ( cười)

H: Con có thích đi học không?

TL: Dạ có chứ ạ

H: Tại sao vậy?

TL: Tại vì đi học được chơi với bạn bè, thầy cô thích lắm ạ

H: Ba mẹ con làm nghề gì?

TL: Ba mẹ con đều làm công nhân ạ

H: Thế đi học ba mẹ có hay cho con tiền ăn vặt không?

TL: Dạ. Chỉ những hôm nào con ở lại trường thôi

98

H: Con có chơi với các bạn trong lớp không?

TL: Dạ có chứ ạ, trong lớp ai con cũng chơi hết

H: Thế con có bị các bạn bắt nạt không?

TL: Dạ không, ngược lại thì có cô à con hay bắt nạt các bạn hơn tại con là chị mà ( cười to)

H: Thế đi học cô giáo dạy có

dễ hiểu không?

TL: Dạ hiểu. Nhưng đôi khi hay mắng to quá cô à.

H: Thế có khi nào con muốn bỏ học không?

TL: Dạ không

H: Tại sao vậy?

TL: Ở nhà chán lắm cô à chỉ khi nào con bệnh thôi! Chứ con đi học đầy đủ lắm đi học thích hơn nhiều.

H: Thế ba mẹ có hay bày cho con học không?

TL: Ba mẹ đi từ sáng sớm tối về đâu có thời gian dạy cho con đâu cô

H: Con có hay tham gia các hoạt động trong trường tổ chức không?

TL: Dạ có chứ cô tham gia vui mà với tham gia lại có quà nữa con thích lắm

H: Thế ước mơ sau này của con là gì?

TL: Dạ trở thành bác sĩ ạ

H: Tại sao con lại thích làm bác sĩ?

TL: Làm bác sĩ chữa được nhiều bệnh cứu người mà cô.

Uh. Đúng rồi, tương lai con sẽ là một bác sĩ giỏi nếu con cố gắng học tập. Cô chúc con đạt được những ước mơ của mình.

Cô cảm ơn con đã dành thời gian nói chuyện vói cô, chúc con ngày càng học giỏi nhé!

99

Biên bản phỏng vấn số 12:

Phỏng vấn viên: Lâm Hùng Thanh

Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Tên : D. T. N. Ng Giới tính: Nữ

Ngày phỏng vấn: 08/04/2014

2. Thời gian phỏng vấn: 9h00 - 9h3

3. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười

4.Nội dung phỏng vấn: (lược bỏ phần chào hỏi)

H: Con đang học lớp mấy?

TL: con đang học lớp 2

H: Con học có giỏi không?

Tl: Dạ không, con chỉ được học sinh khá thôi.

H: Thế con có thích đi học không?

TL: Dạ có. Con rất thích đi học ạ, đến trường có thầy cô, có bạn bè chơi cùng, trò chuyện nên vui lắm.

H: Đi học có gì vui mà con thích đi học vậy?

TL: Đi học được chơi với các bạn, được thầy cô giáo dạy những điều hay.

H: Con thấy các thầy cô giáo, các anh chị tình nguyện viên ở đây thế nào?

TL: Dạ, các thầy cô ở đây đều rất tốt và thương chúng con.

H: Thế các bạn có hay bắt nạt con không?

100

TL: Dạ có, nhưng ai bắt nạt con thì con đều mách với cô ạ.

H: Đi học con có gặp khó khăn gì không?

TL: Dạ không, bởi em là con út trong nhà nên ai cũng thương con hết, ở nhà con chẳng cần làm gì mà chỉ học thôi, đi học thì ngày nào ba mẹ cũng đưa đón bằng xe máy.

H: Chương trình học có khó với con không?

TL: Dạ không.

H: Nhà con có mấy anh chị em?

TL: Nhà con có 3 chị em.

H: Con là con thứ mấy:

TL: Con là út ạ, chị và anh của con thì đi làm rồi, chỉ có con là đi học thôi.

H: Thế ba mẹ con làm nghề gì?

TL: Dạ. Ba của con thì đi làm thuê còn mẹ thì ở nhà làm nội chợ.

H: Đi học cha mẹ có hay cho tiền ăn vặt không?

Tl: Có. Ngày nào ba mẹ cũng cho 20 hay 10 ngàn ạ.

H: Đi học xong, về nhà con có xem lại bài vở không?

TL: Dạ có buổi tối con mới học

H: Thế con học được mấy tiếng, ba mẹ con có hay bày cho con học không?

TL: Buổi tối con học từ 7 giờ đến 9 giờ là con đi ngủ hay xem phim với ba mẹ. Tối nào ba mẹ cũng nhắc nhở em học bài nhưng không kèm mà em tự học, trừ khi nào em không hiểu bài thì ba mẹ hay chị của em mới kèm em học ạ.

H: Ngoài thời gian học trên trường con có học thêm môn nào nữa không?

TL: Dạ không

H: Tại sao vậy?

TL: Dạ. Con không thích mà học nhiều mệt lắm.

H: Những môn khó hay bài tập khó con thường làm thế nào?

TL: Con hỏi ba mẹ hay chị của em mà cũng không làm được thì con đem đến trường hỏi cô giáo ạ.

101

.H: Ở nhà có làm phụ giúp cho cha mẹ việc gì không?

TL: Dạ có, như quyét nhà, rửa chén . . .

H: Con thấy các hoạt động sinh hoạt chủ điểm ở trường như thế nào?

TL: Dạ rất vui và bổ ích, lí thú à mà còn có nhiều quà nữa (cười to).

H: Con có đầy đủ dụng cụ học tập không?

TL: Dạ có.

H: Thế dụng cụ học tập là mẹ mua cho con hay là ai mua?

TL: Dạ. Trường cung cấp cho con hết ạ

H: Những lúc buồn con thường tâm sự cùng ai?

TL: Con thường tâm sự với ba mẹ ạ.

H: Sau này con ước mơ được làm gì?

TL: Con ước mơ trở thành cô giáo.

H: Tại sao con lại ước mơ trở thành cô giáo mà không phải là bác sĩ hay công an, nhà thiết kế thời trang. . .?

TL: Dạ. Con chỉ thích làm cô giáo để được đi dạy thôi.

H: Thế muốn trở thành giáo viên trước tiên con phải làm gì nhỉ?

TL: Con phải học thật giỏi ạ (cười khúc khích)

Uh. Đúng rồi, cô cảm ơn con đã dành thời gian nói chuyện vói cô, chúc con ngày càng học giỏi nhé!

102

PHỤ LỤC /CÁC HÌNH ẢNH

103

104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:

Nguyễn Thị Oanh (năm 1997), "An sinh xã hội và các vấn đề xã hội", đại học mở bán công TPHCM, khoa phụ nữ học

Đoàn Huy Oánh (2005), “Tâm lý sư phạm”. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Tp. HCM.

Phạm Tất Dong (năm 2012), "Nghiên cứu về sự phát triển giáo dục của một số nước trên thế giới hướng tới xã hội học tập và ở Việt Nam hiện nay trong bước khởi đầu định hướng xây dựng xã hội học tập". NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh

Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan (năm 20005) Nhập môn xã hội học - NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 92 - 93.

Mai Quỳnh Nam (2004), “Trẻ em, gia đình và xã hội”. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

GS.TS.Vũ Dũng.(năm 2012) "Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay". NXB Từ điển Bách khoa,

Internet:

http://vieetnamnet.vn/chinhtri/200912/TPHCM-người - nhập -cư -dong- gop-30-GDP-882394.

http://google.com.vn

http://www.unicef.org/vietnam/vi/resources_12938.html

. http://www.nfvc.org.vn/

(http://www.unicef.org/vietnam/vi/children.html.

. http://www.gopfp.gov.vn/

http:// www. Slideshare.net/forman/tam-ly-tre-em-co-hoan-canh-kho-khan .

//www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=20819 .

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mobile_tintucxh/item/22548302.html.

105

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OneStoryaWeek/ThienAnSchool-PAnh-07302008095651.html.

http://giaoxuthienan.net/forum/thiu-nhi/1218-trng-tinh-thng-thien-an-khai-ging-nm-hc-2013-2014.html

www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document.../get_file?uuid.

http://www.lophoctinhthuonghoahao.com/tin-tuc/114-den-lop-khong-chi-de-hoc.html