i b...thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của ls lnh được dự...

10
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 20/8) VN - Index 984,67 0,37% HNX - Index 102,98 0,38% D.JONES CK Mỹ 25.962,44 0,66% STOXX CK C.Âu 3.350,23 0,56% CSI 300 CK TQ 3.787,73 0,09% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 21/8) SJC Ng.đ/L 41.800 0,36% Quốc tế USD/Oz 1.504,60 0,28% Tgiá USD/VND BQ LNH 23.120 - 0,00% EUR/USD 1,1095 0,09% Du WTI USD/th 56,34 0,43% Cho vay là hoạt động cốt lõi nhưng mức độ phụ thuộc vào hoạt động này của mỗi ngân hàng khác nhau, thể hiện qua sự khác biệt về tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản. Mặc dù, việc ít phụ thuộc vào hoạt động cho vay giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tập trung nhưng điều này không đồng nghĩa rằng càng ít phụ thuộc vào hoạt động cho vay thì càng tốt. Bởi vì, nếu tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản thấp nhưng các tài sản còn lại phần lớn là tài sản xấu, tài sản có rủi ro cao, sinh lời kém thì việc ít phụ thuộc không có nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, việc phụ thuộc nhiều hay ít vào hoạt động cho vay còn phụ thuộc vào "khẩu vị rủi ro" của mỗi ngân hàng. Tin nổi bật 'Đo' mức độ phụ thuộc của ngân hàng vào hoạt động cho vay Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 98.000 tỷ đồng từ đầu năm Thị trường có 27 ví điện tử nhưng 5 "ông lớn" nắm thị phần tới 90% Nợ công 3,2 triệu tỷ, dự án ODA đi gọi vốn đã có vấn đề Thương chiến không chỉ toàn 'màu hồng' với ASEAN Thứ Tư, ngày 21/8/2019 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Upload: others

Post on 16-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 20/8)

VN - Index 984,67 0,37%

HNX - Index 102,98 0,38%

D.JONES CK Mỹ 25.962,44 0,66%

STOXX CK C.Âu 3.350,23 0,56%

CSI 300 CK TQ 3.787,73 0,09%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 21/8)

SJC Ng.đ/L 41.800 0,36%

Quốc tế USD/Oz 1.504,60 0,28%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 23.120 - 0,00%

EUR/USD 1,1095 0,09%

Dầu

WTI USD/th 56,34 0,43%

6

Cho vay là hoạt động cốt lõi nhưng mức độ

phụ thuộc vào hoạt động này của mỗi ngân

hàng khác nhau, thể hiện qua sự khác biệt về

tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản. Mặc

dù, việc ít phụ thuộc vào hoạt động cho vay

giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tập

trung nhưng điều này không đồng nghĩa rằng

càng ít phụ thuộc vào hoạt động cho vay thì

càng tốt. Bởi vì, nếu tỷ trọng dư nợ cho vay

trong tổng tài sản thấp nhưng các tài sản còn

lại phần lớn là tài sản xấu, tài sản có rủi ro

cao, sinh lời kém thì việc ít phụ thuộc không

có nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, việc phụ thuộc

nhiều hay ít vào hoạt động cho vay còn phụ

thuộc vào "khẩu vị rủi ro" của mỗi ngân hàng.

Tin nổi bật

'Đo' mức độ phụ thuộc của ngân hàng vào

hoạt động cho vay

Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 98.000

tỷ đồng từ đầu năm

Thị trường có 27 ví điện tử nhưng 5 "ông lớn"

nắm thị phần tới 90%

Nợ công 3,2 triệu tỷ, dự án ODA đi gọi vốn đã

có vấn đề

Thương chiến không chỉ toàn 'màu hồng' với

ASEAN

Thứ Tư, ngày 21/8/2019

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Page 2: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

2

'Đo' mức độ phụ thuộc của ngân

hàng vào hoạt động cho vay

Cho vay là hoạt động cốt lõi của NH nhưng mức độ phụ thuộc vào hoạt

động này của mỗi NH khác nhau, thể hiện qua sự khác biệt trong tỷ trọng

dư nợ cho vay trong tổng tài sản. Thống kê 28 NHTM VN cho thấy, có

thể phân chia tỷ trọng dư nợ cho vay trong TTSa làm 3 nhóm: (i) Nhóm

có tỷ trọng cho vay >70%, gồm: PGBank (79%), BIDV (76%), VietinBank

(75%), NamABank (72%), ACB (71%), VPBank (71%), SHB (70%) và VIB

(70%). Nhóm này hầu hết là các NH top trên về quy mô, cho thấy về cơ

bản, NH quy mô càng lớn càng phụ thuộc vào hoạt động cho vay; (ii)

Nhóm có tỷ trọng cho vay 60-<70%, gồm: LienVietPostBank (68%),

BacABank (68%), VietCapitalBank (67%), Saigonbank (67%), Eximbank

(66%), VietBank (66%), HDBank (66%), Kienlongbank (65%), Sacombank

(64%), OCB (63%), Vietcombank (62%), TPBank (61%) và VietABank

(60%); (iii) Nhóm có tỷ trọng cho vay <60%, gồm: MB (59%), SCB (59%),

SeABank (59%), ABBank (54%), Techcombank (51%), NCB (51%), MSB

(38%). Một số NH top trên về quy mô có tỷ trọng cho vay khá thấp có thể

kể đến Vietcombank, MB, Techcombank và SCB. Tuy nhiên, SCB và

Techcombank là 2 trường hợp đặc biệt. Techcombank vài năm trở lại đây

dồn nguồn lực lớn vào tăng trưởng TPDN. Đây là nguyên nhân quan

trọng khiến tỷ trọng cho vay của Techcombank thuộc hàng thấp nhất hệ

thống. Với SCB, TTS chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các khoản phải thu và

lãi dự thu khổng lồ, lên đến trên 100.000 tỷ đồng (bằng 1/5 TTS). Trong

khi đó, về bản chất, đa phần các khoản phải thu và lãi dự thu này xuất

phát từ hoạt động cho vay. Vậy nên tỷ trong cho vay trong TTS của SCB

bị "méo mó" nặng nề, không đủ tin cậy để xem xét trong tương quan với

NH khác. Mặc dù việc ít phụ thuộc vào hoạt động cho vay giúp DN giảm

thiểu được rủi ro tập trung nhưng điều này không đồng nghĩa rằng càng

ít phụ thuộc vào hoạt động cho vay càng tốt. Nếu tỷ trọng dư nợ cho vay

trong TTS thấp nhưng các tài sản còn lại phần lớn lại là tài sản xấu, tài

sản có rủi ro cao nhưng sinh lời kém thì việc ít phụ thuộc cũng không có

nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, việc phụ thuộc nhiều hay ít vào hoạt động cho

vay cũng phụ thuộc vào "khẩu vị rủi ro" của mỗi NH.

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

3

Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng

hơn 98.000 tỷ đồng từ đầu năm

Theo BC trái phiếu tuần của CTCK Bảo Việt, tuần qua, NHNN thực hiện

hút ròng 2.980 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, NHNN phát hành mới

41.999 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức LS 2,75%/năm) trong khi có 38.999

tỷ đồng đáo hạn. Trên kênh OMO, NHNN phát hành mới 20,4 tỷ đồng

với LS ở mức 4,75%. Bốn tuần gần đây, lượng bơm/hút ròng của NHNN

qua kênh OMO và tín phiếu ở mức tương đối thấp. Diễn biến này cho

thấy thanh khoản hệ thống NH tương đối ổn định. LK từ đầu năm tới nay,

NHNN đã hút ròng 98.487 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở. Trong

khi đó, LS LNH trong tuần qua tiếp tục duy trì ở mức thấp quanh 3%/năm.

Cụ thể, kỳ hạn qua đêm, 1&2 tuần giảm nhẹ, lần lượt từ mức 2,9%/năm;

3,1%/năm và 3,2%/năm xuống mức 2,65%/năm; 3,05%/năm và

3%/năm. Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH

được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới.

Thị trường có 27 ví điện tử nhưng

5 "ông lớn" nắm thị phần tới 90%

Vụ Thanh toán NHNN cho biết, lĩnh vực Fintech tại VN đang có sự tăng

trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trong Q.II2019, tốc độ tăng

trưởng thanh toán DV mobile banking đạt trên 160%. Trong khi đó, tỷ lệ

này trong KV chỉ đạt 60-80% (Thái Lan 80% đã được xem là mức tăng

trưởng cao). Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng DV trên thị

trường VN đã tăng hơn 2 lần từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016

lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực

khác nhau. Trong đó lĩnh vực thanh toán đóng vai trò chủ đạo với 27

công ty đã được NHNN cấp giấy phép cung ứng DV trung gian thanh

toán đang hoạt động. Sv các nước, VN có nhiều lợi thế để DN Fintech

phát triển nhanh hơn nữa. Quy mô dân số khá lớn sv các nước trong KV,

khoảng hơn 96 triệu dân ở thời điểm hiện tại. Trong đó, trên 65% dân số

sinh sống ở nông thôn, nơi mà mạng lưới NH còn ít. Tỷ lệ người trưởng

thành có tài khoản NH mới chỉ 45,8 triệu người, chiếm 63% năm 2018.

CSHT viễn thông có nhiều thuận lợi khi VN nằm trong top 20 nước có

người dân sử dụng Internet nhiều nhất, số người dùng Internet chiếm

khoảng 52% dân số. 51 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, chiếm

tới 55% dân số. Dư địa cho DN Fintech còn nhiều nhưng khung pháp lý,

quy định cho lĩnh vực này còn nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho

rằng, sự phát triển của Fintechs có thể bị hạn chế bởi quy định tỷ lệ sở

hữu của NĐTNN… Dự kiến ban đầu room ngoại tham gia vào DN

Fintech là 30% nhưng NHNN vẫn đang dự thảo, xin ý kiến cộng đồng,

có thể là 30% nhưng cũng có thể là 49%,…. Trên thị trường hiện nay có

Page 4: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

4

27 ví điện tử nhưng có sự phân hóa mạnh, thị phần 90% (cả số lượng giao

dịch, giá trị giao dịch) chỉ nằm trong tay của 5 công ty trung gian thanh

toán. Đáng lưu ý, những công ty này đều có sở hữu của nước ngoài, mức

sở hữu từ 30%, thậm chí đến hơn 90%. Điều này đặt ra quan ngại lớn

rằng lĩnh vực thanh toán, thị trường tiền tệ có thể bị thao túng từ NĐTNN,

ảnh hưởng tới CSTT, an ninh dữ liệu quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của

CQQL đối với thị trường Fintech suy cho cùng là đảm bảo lợi ích của

người dùng. Nhưng đi cùng với đó, NHNN sẽ tạo hành lang pháp lý sao

cho vẫn thúc đẩy DN được đổi mới sáng tạo. Trong đó, Sandbox là 1

trong những giải pháp hàng đầu, NHNN đang là đơn vị đi đầu trong các

bộ ngành về cơ chế này.

Page 5: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

5

Việt Nam đứng thứ 9 châu Á -

Thái Bình Dương về cạnh tranh

phát triển trung tâm dữ liệu

Theo BC Chỉ số cạnh tranh của Trung tâm dữ liệu (TTDL) 2019 của

Cushman & Wakefield, ASEAN sẽ là KV phát triển nhanh nhất về các

TTDL trong 5 năm tới, với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm dự kiến

(CAGR) là 13% trong 2019-2024. Các công ty công nghệ lớn như Google,

Alibaba và Amazon Web Service đã mở rộng hệ thống CSHT điện toán

đám mây tại ASEAN trong những năm gần đây. Toàn bộ KV châu Á -

Thái Bình Dương dự kiến sẽ có CAGR khoảng 12% sv cùng kỳ, nhanh

hơn 6,4% của Bắc Mỹ và Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi là 11,1%.

Đến đầu năm 2021, châu Á-Thái Bình Dương dự báo sẽ vượt qua Bắc

Mỹ trở thành KV TTDL lớn nhất theo quy mô thị trường. Tổng thị trường

cho các TTDL đồng vị trí châu Á-Thái Bình Dương dự báo ở mức 28 tỷ

USD vào 2024, sv 23,4 tỷ USD của Bắc Mỹ. Đặc biệt, Singapore được

xếp hạng thị trường TTDL mạnh thứ 3 trên thế giới. Trong KV châu Á-

Thái Bình Dương, Malaysia đứng thứ 4, với các quốc gia ASEAN khác

là Thái Lan, ở vị trí thứ 7, VN đứng thứ 9 và Indonesia đứng thứ 11. "Lực

lượng lao động trẻ và năng động của Indonesia và VN sẽ thúc đẩy CNTT,

bùng nổ thương mại điện tử và NH số. Nhu cầu lưu trữ dữ liệu trên khắp

ASEAN chính là tiềm năng to lớn cho các TTDL… Cho đến khi hệ thống

CSHT ở Thái Lan, Indonesia và VN đủ hoàn thiện để hỗ trợ các TTDL

liệu hoạt động một cách trơn tru, các nhà khai thác TTDL sẽ tiếp tục tập

trung vào Singapore và các thị trường mới nổi này".

Kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc

khá lớn vào cầu nội địa trong

những năm tới, ngay cả khi không

có cải cách kinh tế đặc biệt thì vẫn

tăng trưởng 6,5%

BC KT VN: Điểm sáng của châu Á giữa bối cảnh căng thẳng thương mại

của bộ phận Nghiên cứu KT và Thị trường toàn cầu UOB dự đoán tăng

trưởng của KT VN sẽ đạt 6,7% và mức lạm phát ở khoảng 3,4%. Theo

đó, VN sẽ trở thành 1 trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng KT

nhanh nhất thế giới. Dữ liệu từ McKinsey Global Institue City Cope Data

Base ước tính, đến 2030, VN sẽ có 21 triệu hộ gia đình có thu nhập hơn

7.500 USD/năm. Tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng chính là động

lực thúc đẩy nền KT. TS.Manop Udomkerdmongkol - chuyên gia KT

UOB Thái Lan nhận định:"Triển vọng KT VN là tương đối tươi sáng. Tăng

trưởng KT VN sẽ dựa vào cầu nội địa khá lớn trong những năm tới.

Chúng tôi cho rằng ngay cả khi không có cải cách KT đặc biệt thì VN

Kinh tế Việt Nam

Page 6: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

6

cũng sẽ đạt được mức tăng trưởng KT 6,5%". VN đã trở thành 1 thị

trường trọng điểm tại châu Á cho nhà SX nước ngoài di dời cơ sở SX

trong tình thế căng thẳng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Với

những thế mạnh như địa lý gần với TQ, lao động trẻ, mức lương cạnh

tranh, đặc quyền thương mại đến từ nhiều phía và chính sách khuyến

khích đầu tư nước ngoài, VN được đánh giá là một thị trường đầu tư hấp

dẫn ở Châu Á, tạo nên hướng tăng trưởng tích cực cho nền KT của quốc

gia trong những năm tới. Trong thời gian trung đến dài hạn, 1 động lực

chính thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của VN sẽ là cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4 (Intrustry 4.0). Điều này có tiềm năng giúp mở rộng

quy mô nền KT VN ở mức từ 28,5 tỷ USD đến 62,1 tỷ USD, tương đương

với tốc độ tăng trưởng KT 7-16%/năm, cho đến 2030. Dự đoán NHNN

VN sẽ duy trì LS tái cấp vốn ở mức 6,25% trong 2019. Với mức LS huy

động hiện tại, CSTT tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi giúp GDP tăng trưởng

đều đặn và giữ được sự ổn định về giá. Để chuẩn bị cho những thay đổi

đến từ các yếu tố bên ngoài, việc duy trì chính sách là rất quan trọng,

đặc biệt là giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Nợ công 3,2 triệu tỷ, dự án ODA

đi gọi vốn đã có vấn đề

Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, vẫn tồn tại những dự án sử dụng

vốn vay ODA chưa hiệu quả từ khâu huy động, dẫn đến việc thực hiện,

sử dụng vốn kém hiệu quả, tạo ra nhiều hệ luỵ cho nền KT. Công tác

phân bổ, giao kế hoạch cho từng dự án cụ thể chưa thực hiện kịp thời,

ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân. Cụ thể, trong 2018, mức

giải ngân vốn ODA , vốn vay ưu đãi cấp phát từ NSTW chỉ đạt 53,65 kế

hoạch, 5th đầu năm 2019, nguồn vốn này mới giải ngân #2.000 tỷ đồng,

đạt 7%. “Đây là số liệu giải ngân rất thấp, cần sớm có giải pháp quyết

liệt để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc”. Công tác quản lý sử dụng

nguồn vốn vay nước ngoài còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt tỷ lệ giải

ngân còn thấp so với kế hoach giao. Một số dự án đã ký kết nhưng chưa

được các Bộ, ngành tổng hợp BC cơ quan có thẩm quyền đưa vào Kế

hoạch đầu tư công trung hạn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải

ngân cam kết với nhà tài trợ. Năm 2018, tổng số Hiệp định vay đã ký kết

là 18 Hiệp định vay với tổng trị giá 1,5 tỷ USD. Nợ công ở ngưỡng 3,2

triệu tỷ đồng, BQ mỗi người dân gánh 32 triệu đồng. Về mặt số liệu, nợ

công sv GDP đã giảm. Các chỉ tiêu nợ đến ngày 31/12/2018 đều đạt và

thấp hơn rất nhiều sv chỉ tiêu nợ công đã được Quốc hội cho phép. Cụ

thể, nợ công chỉ còn 58,4% GDP (mức trần Quốc hội cho phép là 65% GDP).

Page 7: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

7

Cái giá phải trả cho thương chiến

toàn cầu là bao nhiêu?

Theo BC của Bloomberg Economics, các yếu tố bất ổn trong lĩnh vực

thương mại có thể khiến GDP thế giới 0,6% trong năm 2021 sv kịch

bản không có chiến tranh thương mại. Con số này gấp đôi mức thiệt hại

mà chính sách thuế quan của Mỹ với TQ gây ra cho KT thế giới. Nếu

dựa trên ước tính GDP toàn cầu đạt 97.000 tỷ USD vào 2021 của IMF,

thế giới sẽ mất 585 tỷ USD. TQ bị ảnh hưởng lớn nhất với GDP 1%.

“Các dòng tweet (của ông Trump) có sức mạnh lớn hơn cả chính sách

thuế quan”. Sự mâu thuẫn giữa các dòng tweet về đàm phán thương

mại với TQ khiến DN gặp khó đưa ra quyết định đầu tư và tuyển dụng.

Để đối phó với những “cơn gió ngược”, FED đa hạ LS 0,25% trong tháng

7. Tuy nhiên, CSTT có thể được sử dụng để giảm thiểu tác động của

các cú sốc KT nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn thiệt hại.

Thương chiến không chỉ toàn

'màu hồng' với ASEAN

Trong những tháng cuối năm 2019, các nền KT ASEAN có thể phải đối

mặt với những “cơn gió ngược” liên tiếp đến từ bên ngoài do căng thẳng

thương mại Mỹ-Trung leo thang. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã

bắt đầu ảnh hưởng tới ASEAN từ cuối năm 2018. Theo số liệu do Nikkei

Asian Review thu thập, tăng trưởng GDP Q.II của 5/6 nền KT lớn của

KV này (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và VN) đều

giảm tốc sv Q.I. Trong đó, Thái Lan và Singapore chịu thiệt hại lớn nhất

vì nhu cầu XK các mặt hàng SX chính, như đồ điện tử, suy yếu. Ngày

19/8, Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng 2019 từ 3,3-3,8% xuống 2,7-3,2%

do XK suy yếu. Singapore cũng hạ dự báo tăng trưởng KT 2019 xuống

0-1%, từ mức 1,5-2,5%. Được cho là hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển

SX ra khỏi TQ nhưng VN và Philippine lại đang chật vật vì các vấn đề

nội tại… Các chính phủ và NHTW tại ASEAN đang chịu áp lực lớn với

nhiệm vụ phải phục hồi nền KT thông qua các biện pháp tiền tệ và tài

chính trong những tháng tới. Theo chuyên gia phân tích CMC Markets:

“Các quốc gia ASEAN sẽ phải đối mặt với tình trạng suy giảm trong lĩnh

vực SX, các rủi ro thương mại cũng như xu hướng dịch chuyển chuỗi

cung ứng trong vài quý tiếp theo. Ngoài biện pháp hạ LS, các nhà hoạch

định chính sách có thể phải triển khai các biện pháp kích thích tài chính,

giảm thuế và trợ cấp lao động nếu KT rơi vào suy thoái nghiêm trọng”.

Kinh tế Quốc tế

Page 8: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

8

Tuần trước, Thái Lan công bố gói kích thích trị giá 316 tỷ Baht (10,2 tỷ

USD) để hỗ trợ nông dân và những người có thu nhập thấp để kích thích

tiêu thụ trong nước và giảm bớt tác động từ bên ngoài. Thủ tướng

Singapore cho biết tình hình hiện nay không đảm bảo để chính phủ

ngay lập tức kích thích KT. Tuy nhiên, nếu tình hình tồi tệ hơn, chính

phủ sẽ can thiệp kịp thời. Đầu tháng 8, NHTW Thái Lan và Philippines

đồng loạt hạ LS 0,25% xuống lần lượt 1,5% và 4,25%. Trước đó, NHTW

Indonesia tháng 7 cũng hạ LS lần đầu tiên trong gần 2 năm qua.

Page 9: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

9

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/

https://hnx.vn/vi-vn/hnx.html

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

https://goldprice.org/vi

http://www.sjc.com.vn/

https://www.sbv.gov.vn/TyGia/faces/TyGia.jspx?_afrWindowMode=0&_afrLoop=20457854754928

577&_adf.ctrl-state=1a9g0kizgf_4

Tin Tài chính - NH https://bizlive.vn/tai-chinh/ngan-hang-nha-nuoc-da-hut-rong-hon-98-nghin-ty-dong-tu-dau-nam-

3517699.html

https://vietnamfinance.vn/do-muc-do-phu-thuoc-cua-ngan-hang-vao-hoat-dong-cho-vay-

20180504224227425.htm

http://cafef.vn/thi-truong-co-27-vi-dien-tu-nhung-5-ong-lon-nam-thi-phan-toi-90-

20190820140741197.chn

Tin KT vĩ mô http://cafef.vn/viet-nam-dung-thu-9-chau-a-thai-binh-duong-ve-canh-tranh-phat-trien-trung-tam-du-

lieu-20190820110502344.chn

http://cafef.vn/chuyen-gia-thai-lan-kinh-te-viet-nam-se-phu-thuoc-kha-lon-vao-cau-noi-dia-trong-

nhung-nam-toi-ngay-ca-khi-khong-co-cai-cach-kinh-te-dac-biet-thi-van-tang-truong-65-

20190820191607621.chn

http://cafef.vn/no-cong-32-trieu-ty-du-an-oda-di-goi-von-da-co-van-de-20190821071046488.chn

Tin KT Quốc tế https://ndh.vn/quoc-te/cai-gia-phai-tra-cho-thuong-chien-toan-cau-la-bao-nhieu-1254202.html

https://ndh.vn/quoc-te/thuong-chien-khong-chi-toan-mau-hong-voi-dong-nam-a-1254220.html

Page 10: i b...Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của LS LNH được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới. Thị trường

10

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG LS LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân/ Doanh nghiệp DNTN/ DN Ngân sách nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng TD TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức TD TCTD

Nhả đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)