hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

23
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN CÁP QUANG TREO KẾT HỢP DÂY CHỐNG SÉT YÊU CẦU KỸ THUẬT Mã số: 86-09-KHKT-TC

Upload: phamhuong

Post on 02-Feb-2017

221 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

THUYẾT MINH DỰ THẢO

TIÊU CHUẨN CÁP QUANG TREO KẾT HỢP DÂY CHỐNG SÉT

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Mã số: 86-09-KHKT-TC

Hà Nội 2009

Page 2: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN

1. Tên đề tài

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cáp quang treo kết hợp dây chống sét

(OPGW)

Mã số: 86-09-KHKT-TC

2. Đặt vấn đề

2.1 Đặc điểm tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước.

Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn thông, mạng

thông tin sử dụng cáp quang cũng đang được đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng. Hệ

thống thông tin sử dụng cáp quang cho phép cung cấp các dịch vụ băng rộng tới các

thuê bao, trong đó một trong các thành phần quan trọng là hệ thống cáp quang treo

trên đường dây điện lực. Thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã và đang

triển khai nhiều loại cáp quang treo này với các tiêu chuẩn kỹ thuật không thống nhất.

Tiêu chuẩn cáp quang kết hợp dây chống sét chưa được xây dựng về vấn đề đo kiểm,

đánh giá chất lượng vì chứng nhận hợp chuẩn chưa thống nhất. Đặc biệt trong giai

đoạn hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như VNPT, FPT, Viettel,

EVN… đang gấp rút triển khai các dịch vụ ứng dụng qua cáp quang tới khách hàng.

Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn cáp quang quang kết hợp dây chống sét là cần thiết và

cấp bách.

Hiện tại có rất nhiều chủng loại cáp sợi quang được sản suất (VINA LSC, FOCAL),

nhập khẩu (France Telecom, Pirelly, Alcatel...) vào nước ta với nhiều đặc điểm tham

số kỹ thuật khác nhau. Mặc dù tiêu chuẩn cáp sợi quang TCN 68-160:1996 đã được

dùng để đánh giá chất lượng cáp, nhưng tiêu chuẩn này chưa được cập nhật và chưa

đủ để đánh giá được cáp trong thời điểm hiện nay do chỉ đưa ra đặc thù chung của

loại cáp quang cũng như do sự cập nhật các chỉ tiêu sợi quang trong những năm gần

đây.

Các tổ chức quốc tế như ITU, ETSI, IEC… có ban hành các tiêu chuẩn cáp quang

quang kết hợp dây chống sét, cụ thể ITU ban hành chuẩn L.26, IEC ban hành chuẩn

IEC 60794-4. Trên cơ sở các chuẩn này và tiêu chuẩn liên quan đã ban hành, các cơ

1

Page 3: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

quan quản lí viễn thông các nước đã lựa chọn và ban hành bộ tiêu chuẩn cáp quang

quang kết hợp dây chống sét nhằm thống nhất hóa các chỉ tiêu kỹ thuật của các nhà

sản xuất khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng triển khai cáp quang treo

trên thực tế.

Hiện tại, một số nhà sản xuất đã công bố các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm cáp

quang, vì vậy việc đo kiểm, đánh giá cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu

chuẩn đã được ban hành nhằm phục vụ công tác đo kiểm đánh giá hợp chuẩn sản

phẩm chính.

2.2 Tình hình sử dụng, quản lí cáp quang treo trên thực tế

- Trong nước:

Tính đến 2006, hệ thống cáp quang do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư là khoảng

13.030 km, trong đó khoảng 5.260 km cáp quang nội hạt và 7.770 km cáp quang liên

tỉnh. Với khối lượng cáp quang điện lực kể trên, kết hợp với các tuyến cáp quang trao

đổi giữa các Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) và Công ty Viễn thông Quân đội

(Viettel), hệ thống truyền dẫn cáp quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam có chiều

dài xấp xỉ 18.000 km và đã kết nối đến tất cả các tỉnh, thành phố. Hệ thống cáp quang

điện lực đã tới 469/629 quận/huyện, tương đương 75% các quận/huyện trên phạm vi

toàn quốc.

EVN đã tiến hành nâng cấp đường trục cáp quang Bắc - Nam lên 2,5 Gbps và đã

hoàn thành và cuối năm 2003. Vào thời điểm cuối năm 2004, EVN Telecom đã chính

thức khai trương cổng kết nối quốc tế Móng Cái - Trung Quốc - Hông Hông (cáp

quang đất liền) với dung lượng 2,5 Gbps. Cổng ghép nối kênh quốc tế thứ 2 đi Hồng

Kông qua đường Lạng Sơn với dung lượng kết nối 2,5 Gbps cũng đã được chính thức

khai trương vào giữa năm 2005. Cả 2 cổng kết nối đều sẵn sàng nâng cấp lên 10 Gb/s

khi có nhu cầu.

Trong năm 2005, song song với việc phát triển hệ thống truyền dẫn phục vụ BTS (các

trạm thu phát sóng của hệ thống di động CDMA – 450 MHz) các tuyến truyền dẫn

đường trục Bắc - Nam, đường truyền dẫn quốc tế và các tuyến truyền dẫn kết nối tạo

mạch vòng cũng được đầu tư và dần đưa vào vận hành an toàn hệ thống truyền dẫn

2

Page 4: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong các công trình đưa vào vận hành năm 2005,

đặc biệt có thể kể đến các tuyến truyền dẫn sau:

- Các tuyến truyền dẫn dung lượng 2,5Gbps được đầu tư đồng bộ với đường dây 500

kV mạch 2 bao gồm tuyến Phú Lâm - Pleiku – Đà Nẵng và tuyến Hà Tĩnh - Nho

Quan - Thường Tín.

- Tuyến truyền dẫn dung lượng 2,5 Gbps Nho Quan – Nam Định – Thái Bình - Hưng

Yên - Hải Dương cũng đã được đưa vào sử dụng không chỉ tạo nên các tuyến truyền

dẫn liên tỉnh cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ mà còn sử dụng dự phòng cho mạch

truyền dẫn Bắc – Nam qua Hoà Bình. Để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống truyền

dẫn trong thời gian tới đặc biệt là đường trục Bắc - Nam, trong năm 2005 Tập đoàn

đã phối hợp với Công ty Viễn thông Quân đội khởi công xây dựng tuyến cáp quang

Hà Nội - Huế và khẩn trương hoàn thành các thủ tục xây dựng tuyến truyền dẫn mạch

3 với dung lượng 10 Gbps.

Hiện tại, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia đang quản lý 6.294 km cáp quang,

trong đó:

- Cáp quang trên ĐZ 500 kV là 3.350 km (kể cả ĐZ 500 kV mạch 1,2).

- Cáp quang trên ĐZ 220 kV là 2.841km.

- Cáp quang trên ĐZ 110 kV và trung/hạ áp là 102 km (một số tuyến OPGW

chưa bàn giao cho Điện lực).

- Ngoài nước:

Công ty Truyền tải điện Ấn Độ có hạ tầng 19.000 km cáp quang trải dài trên khắp

mọi miền đất nước Ấn Độ, có giấy phép kinh doanh dịch vụ đường dài nội địa và có

giấy phép công nhận là một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service

Provider).

Tập đoàn Điện lực KEPCO (Hàn Quốc) đã triển khai mạng cáp OPGW với chiều dài

hơn 13.000 km vào cuối năm 2006, trên cơ sở đó hình thành một mạng lõi cáp quang

rộng khắp cả nước phục vụ sản xuất kinh doanh điện năng. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng

cáp quang rộng lớn cũng đóng vai trò làm bàn đạp chiến lược giúp KEPCO phát triển

kinh doanh các dịch vụ viễn thông như Truyền hình cáp (CATV) và Leased line.

3

Page 5: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

+ Nhiều tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU (International Telecommunication

Union), IEC (International Electrotechnical Commissinon), ISO (International

Organization for Standardization), TIA (Telecommunications Industry Association),

EIA (Electronic Indutries Alliance), CENELEC (European Committee for

Electrotechnical Standardization), ETSI (European Telecommunications Standards

Institute) hay quốc gia như ANSI (American National Standards Institute), ASTM

(American Society for Testing and Materials) và ICEA (Insulated Cable Engineer’s

Assocation) và một số các quốc gia khác như Australia, New Zealand cũng ban hành

một số các tiêu chuẩn về cáp quang kết hợp dây chống sét.

Tình hình quản lý cáp quang

Hiện nay ngành đã ban hành các tiêu chuẩn cáp sợi quang nói chung, và một số lọai

cáp quang ứng dụng cho mạng truy nhập hay mạng lõi nói riêng nhưng chưa xây

dựng được bộ tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng riêng cho cáp quang kết hợp dây chống

sét.

2.3 Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn

a. Lý do

+ Cáp quang kết hợp dây chống sét là loại cáp quang được sử dụng khi xây dựng

cùng với đường dây truyền dẫn và phân phối điện. Loại cáp như vậy kết hợp các chức

năng của dây chống sét và dây thông tin. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa xây

dựng tiêu chuẩn cáp quang treo kết hợp dây chống sét sử dụng trên mạng viễn thông

Việt Nam.

+ Các đề tài đã nghiên cứu trước đây chưa đề cập đầy đủ tiêu chuẩn của cáp quang

treo kết hợp dây chống sét.

+ Do chưa xây dựng tiêu chuẩn cáp quang treo kết hợp dây chống sét nên hiện nay

các đơn vị không có sở cứ để lựa chọn cáp quang kết hợp dây chống sét đảm bảo chất

lượng dẫn đến sử dụng cáp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất

lượng truyền dẫn và đặc biệt tuổi thọ của cáp quang kết hợp dây chống sét rất ngắn.

4

Page 6: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

Để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho giai đoạn sắp tới cần phải xây dựng một bộ tiêu

chuẩn kỹ thuật cho cáp quang kết hợp dây chống sét, nhằm tạo sự thống nhất trong

quá trình lựa chọn triển khai cáp treo.

Việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn cáp quang kết hợp dây chống sét dựa trên việc

rà soát các tiêu chuẩn cáp quang quang kết hợp dây chống sét của các tổ chức quốc tế

và tiêu chuẩn cáp treo trong nước, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với mạng

viễn thông Việt Nam.

b. Mục đích

Xây dựng được bản dự thảo tiêu chuẩn cáp quang treo kết hợp dây chống sét và các

bài đo kiểm tra, đánh giá các loại cáp treo này để phục vụ cho việc đánh giá chất

lượng, quản lý và lựa chọn cáp quang treo kết hợp dây chống sét phù hợp cho các nhà

khai thác dịch vụ viễn thông.

Tiêu chuẩn cáp quang treo kết hợp dây chống sét được ban hành sẽ là cơ sở để các

doanh nghiệp sản xuất và sản xuất làm cơ sở để đánh giá chất lượng cáp phục vụ cho

công tác sản xuất, mua sắm cáp quang sử dụng trên mạng Viễn thông Việt Nam đảm

bảo chất lượng để nâng cao chất lượng dịch vụ Viễn thông.

3. Tổng quan về cáp quang treo kết hợp dây chống sét

Optical fiber ground wire (OPGW) là một loại cáp được sử dụng khi xây dựng

cùng với đường dây truyền dẫn và phân phối điện. Loại cáp như vậy kết hợp các chức

năng của dây chống sét và dây thông tin. Cáp OPGW có cấu trúc ống với một hoặc

nhiều sợi cáp quang bên trong, bao quanh là các lớp thép và dây nhôm. Cáp OPGW

chạy giữa các cột điện cao thế. Cáp liên kết các cột liền kề với đất, và bảo vệ dây dẫn

cao thế khỏi sốc do sét. Các sợi quang bên trong cáp có thể sử dụng cho việc truyền

dữ liệu tốc độ cao, hoặc cho các tiện ích của ngành điện để bảo vệ và điều khiển

đường dây tải điện, cho tiện ích truyền thoại và dữ liệu, hoặc có thể cho thuê hoặc

bán cho bên thứ 3 để xây dựng đường thông tin cao tốc giữa các thành phố.

Sợi quang bản thân nó là một vật cách điện và bảo vệ chống lại sự cảm ứng từ

đường dây điện và từ sét, nhiễu bên ngoài và xuyên âm. Các cáp OPGW điển hình

chứa các sợi quang đơn mốt với suy hao thấp, cho phép truyền dẫn tốc độ cao trên

5

Page 7: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

khoảng cách xa. Hình thức bên ngoài của OPGW tương tự như cáp ACSR, thường

dùng dây bọc kim loại.

Cáp OPGW là một phương tiện thông tin có một số ưu điểm so với cáp chôn

ngầm. Chi phí lắp đặt cho một km thấp hơn so với cáp chôn ngầm. Hơn thế, các kênh

quang học được bảo vệ tránh ảnh hưởng của cáp cao thế phía dưới (và nhờ độ cao của

OPGW tính từ mặt đất). Một kênh thông tin qua cáp treo OPGW có lợi do khả năng

ảnh hưởng do đào xới, chẳng hạn, là thấp.

Có thể lắp đặt thêm nhiều sợi quang so với nhu cầu thông tin nội bộ để có thể

cho phép nhu cầu tương lai và cũng để cho thuê hoặc bán cho các công ty viễn thông.

Chi phí thuê các “cáp rỗi” này có thể là nguồn doanh thu đáng kể cho nhà cung cấp.

Đường dây phân phối điện hạ thế cũng có thể mang theo các cáp OPGW, tuy

nhiên, nhà cung cấp có thể lắp đặt các cáp ADSS (all-dielectric self-supporting). Các

cáp này đôi chút tương tự như các dây dẫn điện thoại và cáp truyền hình.

Vật liệu

Các yêu cầu về điện và cơ khí được thỏa mãn nhờ sự kết hợp đặc biệt của các vật

liệu, AlMgSi, thép mạ kẽm và thép bọc nhôm. Thành phần truyền tin thực sự - các sợi

thủy tinh – được sắp xếp trong ống thép không gỉ, cùng với chất độn chống ẩm, để

bảo vệ tốt hơn.

Thiết kế

Từ một lõi làm từ nhôm, AlMgSi, thép hoặc thép bọc nhôm, sự kết hợp giữa

các ống thép không gỉ và các vật liệu trên tạo thành lớp thứ nhất, thêm một hoặc

nhiều lớn tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật tĩnh và điện. Đồng thời lõi có thể thay thế

bằng ống thép không gỉ.

Cả ba dây ở lớp trong cũng như lõi có thể thay thế bằng ống thép không gỉ chứa các sợi thủy tinh. Các ống thép được bọc kín và, sử dụng chất độn đặc biệt, bảo vệ cho các sợi thủy tinh. Số lượng sợi tối đa trong cáp OPGW chuẩn là 72.

6

Page 8: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

Cấu trúc OPGW thông

thường AACSR/ACS

94/47 1C

OPGW sợi đơn

mốt

OPGW cấu trúc

đặc biệt

OPGW cấu trúc

đặc biệt

dây dẫn hợp kim

nhôm ống thép dây ACS

Đặc điểm

Trở kháng cao

Các sợi quang được gắn kín

Các sợi quang được bọc lỏng

Độ giãn dài của sợi quang < 0.01 % để đảm bảo độ tin cậy cao nhất

Cấu trúc nhỏ gọn, lên tới hơn 100 sợi quang

7

Page 9: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

Mô hình lắp đặt cáp OPGW và các thiết bị phụ trợ trên đường dây điện lực

4. Sở cứ và tài liệu tham khảo để xây dựng tiêu chuẩn

4.1 ITU-T

- ITU-T L.26 - Optical fibre cables for aerial application (Cáp quang treo)

Khuyến nghị này trình bày các thuộc tính, cấu trúc và một số phương pháp đo kiểm

tra cho cáp quang treo nhưng không áp dụng cho cáp OPGW.

Các tham số hình học và truyền dẫn được trình bày theo 2 loại thuộc tính:

Thuộc tính sợi

Thuộc tính cáp

Khuyến nghị ITU-T L.26 được ITU-T nhóm 6 nghiên cứu ban hành vào năm 2002.

8

Page 10: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

4.2 IEC

IEC 60794-4, Sectional specification: Aerial optical cables along electrical power

lines

Tiêu chuẩn này xuất bản năm 2003, bao gồm các yêu cầu kỹ thuật về đặc tính điện,

cơ và quang đối với cáp quang treo kể cả cáp OPGW, OPPC, MASS, ADSS và

OPAC. Ngoài ra còn đưa ra một số phương pháp đo kiểm tra đối với các loại cáp này.

4.3 Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 6745-3:2000: Cáp sợi quang. Phần 3: Quy định kỹ thuật từng phần

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với cáp sợi quang đơn mode được dùng chủ

yếu cho mạng viễn thông công cộng.

4.4 Tiêu chuẩn ngành

11 TCN 19-2006: Qui phạm trang bị điện. Phần II : Hệ thống đường dẫn điện.

Qui phạm này quy định các yêu cầu đối với hệ thống đường dẫn điện, trong đó có

đường dây chống sét kết hợp cáp quang.

4.5 So sánh nội dung các tài liệu chính

- Khuyến nghị ITU-T L26 áp dụng cho cáp sợi quang treo ngoài trời với sợi

quang đơn mode. Khuyến nghị này cho ta các chỉ tiêu về thuộc tính cơ học và

môi trường.

- Tài liệu IEC 60794-4 trình bày các chỉ tiêu về đặc tính điện, cơ và quang và

các phương pháp đo kiểm tra cho cáp sợi quang quang kết hợp dây chống sét.

- Tiêu chuẩn TCVN 6745-3:2000 trình bày các chỉ tiêu hình học, truyền dẫn, cơ,

môi trường và các phương pháp đo kiểm tra cho các loại cáp sợi quang đơn

mode.

- Qui phạm 11 TCN 19-2006 trình bày chi tiết các yêu cầu đối với hệ thống

đường dây điện, trong đó bao gồm cáp quang kết hợp dây chống sét.

Nhận xét:

9

Page 11: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

- Xét về các tham số quang, truyền dẫn và hình học thì khuyến nghị của ITU-T

là chi tiết và trình bày cho các ứng dụng trong viễn thông hơn so với tiêu

chuẩn của IEC.

- Xét về tham số cơ học, môi trường thì tiêu chuẩn IEC 60794 trình bày chi tiết

hơn so với khuyến nghị của ITU-T, đặc biệt là các bài đo kiểm tra cơ, môi

trường.

- Một số yêu cầu kỹ thuật của khuyến nghị ITU-T tham chiếu đến tiêu chuẩn

IEC 60794.

4.5 Lựa chọn sở cứ chính

Sở cứ chính dùng trong biên soạn dự thảo đề tài này sẽ dựa vào các tiêu chuẩn,

khuyến nghị nêu trên để lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật cho phù hợp với mục đích và

yêu cầu của đề tài, trong đó chủ yếu là chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-

4. Ngoài ra, một số nội dung được viện dẫn từ qui phạm trang bị điện 11 TCN 19-

2006.

5. Phương pháp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn

- Tiêu chuẩn được biên soạn dựa theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu

chuẩn quốc tế và trong nước chuyển thành nội dung của tiêu chuẩn ngành phù

hợp với mạng viễn thông Việt Nam, trong đó sở cứ quan trọng nhất được chấp

nhận gần như nguyên vẹn là IEC 60794-4.

- Tên tiêu chuẩn đề xuất là: Cáp quang treo kết hợp dây chống sét (OPGW-

Optical Ground Wire Cables)

5.1 Cấu trúc tiêu chuẩn

Dự thảo TCVN được cấu trúc theo hướng dẫn của Vụ KHCN – Bộ thông tin và

truyền thông bao gồm:

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

10

Page 12: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

4. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÁP QUANG TREO KẾT HỢP DÂY

CHỐNG SÉT

PHỤ LỤC A: CÁC PHÉP ĐO KIỂM TRA (Tham khảo)

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5.2 Bảng tham chiếu

Dự thảo tiêu chuẩn được xây dựng theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn về nội dung.

Tuy nhiên cấu trúc theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hơi khác nên phần cuối của dự thảo cũng

được mô tả rõ ràng bằng bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn như bảng sau. Dể phù hợp với

ứng dụng và mục đích của Tiêu chuẩn Việt Nam, phần phạm vi được xây dựng mới cho phù

hợp.

86-09-KHKT-TC Tài liệu viện dẫn Sửa đổi bổ sung

1.PHẠM VI ÁP DỤNG Tự xây dựng dựa trên yêu

cầu của 86-09-KHKT-TC

2.TÀI LIỆU VIỆN DẪN Tự xây dựng dựa trên yêu

cầu của 86-09-KHKT-TC

3.THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH

NGHĨA

Tóm tắt từ các phần định

nghĩ của tài liệu IEC

60794

4.YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI

VỚI CÁP QUANG TREO KẾT

HỢP DÂY CHỐNG SÉT

4.1 Yêu cầu về suy hao IEC 60794-4 Chấp thuận một phần

4.1.1 Hệ số suy hao Mục 4.2.1

Attenuation

coefficient

Chấp thuận nguyên vẹn

4.1.2 Tính đồng nhất suy hao Mục 4.2.2 Chấp thuận nguyên vẹn

11

Page 13: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

Attenuation

uniformity

4.1.2.1 Sự gián đoạn suy hao Mục 4.2.2.1

Attenuation

discontinuities

Chấp thuận nguyên vẹn

4.2 Bước sóng cắt của sợi quang Mục 4.3 Cut-off

wavelength of cable

fibre

Chấp thuận nguyên vẹn

4.3 Nhuộm màu sợi quang Mục 4.4 Fibre

colouring

Chấp thuận nguyên vẹn

4.5. Thành phần cáp Mục 5 Cable element Chấp thuận nguyên vẹn

4.5.1 Lõi có rãnh Mục 5.1 Slotted core Chấp thuận nguyên vẹn

4.5.2 Ống nhựa Mục 5.2 Plastic tube Chấp thuận nguyên vẹn

4.5.3 Băng sợi Mục 5.3 Ribbon Chấp thuận nguyên vẹn

4.5.4 Ống kim loại Mục 5.4 Metallic tube Chấp thuận nguyên vẹn

4.5.4.1 Ống kim loại trên lõi

quang

Mục 5.4.1 Metallic

tube on the optical

core

Chấp thuận nguyên vẹn

4.5.4.2 Sợi quang trong ống kim

loại

Mục 5.4.2 Fibres

directly located in a

metallic tube

Chấp thuận nguyên vẹn

4.6. Cấu trúc cáp sợi quang Mục 6 Optical fibre

cable construction

Chấp thuận một phần

4.6.1 Đặc điểm chung Mục 6.1 General Chấp thuận nguyên vẹn

12

Page 14: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

4.6.2 Cấu trúc các thành phần cáp Mục 6.2 Lay-up of

the cable elements

Chấp thuận nguyên vẹn

4.6.3 Độn lõi cáp Mục 6.3 Cable core

filling

Chấp thuận một phần

4.6.4 Thành phần gia cường Mục 6.4 Strength

members

Chấp thuận nguyên vẹn

4.6.4.1 OPGW Mục 6.4.1 OPGW,

OPPC and MASS

Chấp thuận nguyên vẹn,

có lược bỏ nội dung không

liên quan

4.6.5 Lớp vỏ trong Mục 6.5 Inner sheath Chấp thuận nguyên vẹn

4.6.6 Lớp vỏ ngoài Mục 6.6 Outer sheath Chấp thuận nguyên vẹn

PHỤ LỤC A: CÁC PHÉP ĐO

KIỂM TRA

Chấp thuận nguyên vẹn

A.1 Phân loại phép đo kiểm tra Mục 9.1

Classification of testsChấp thuận nguyên vẹn

A.2 Khả năng chịu căng Mục 9.2 Tensile

performance

Chấp thuận nguyên vẹn

A.3 Thử nghiệm biến dạng-ứng

suất của cáp kim loại

Mục 9.3 Stress-strain

test on metallic cables

Chấp thuận nguyên vẹn

A.4 Khả năng lắp đặt Mục 9.4 Installation

capability

Chấp thuận nguyên vẹn

A.4.1 Uốn cong nhiều lần Mục 9.4.2 Repeated

bending

Chấp thuận nguyên vẹn

A.4.2 Khả năng chịu va đập Mục 9.4.3 Impact Chấp thuận nguyên vẹn

13

Page 15: Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn

A.4.3 Khả năng chịu ép Mục 9.4.4 Crush Chấp thuận nguyên vẹn

A.4.4 Vị trí xoắn cáp Mục 9.4.5 Kink Chấp thuận nguyên vẹn

A.4.5 Khả năng chịu xoắn Mục 9.4.6 Torsion Chấp thuận nguyên vẹn

A.5 Khả năng chịu nhiệt Mục 9.5 Temperature

cycling

Chấp thuận nguyên vẹn

A.6 Ngắn mạch 11 TCN 19-2006: phụ

lục I.2.3

Chấp thuận nguyên vẹn

A.7 Độ tương tích với đầu nối Mục 9.12 Fitting

compatibility

Chấp thuận nguyên vẹn

A.8 Khả năng chống thấm Mục 9.13 Water

penetration

Chấp thuận nguyên vẹn

A.9 Áp lực gió 11 TCN 19-2006:

mục II.5.25

Chấp thuận nguyên vẹn

14